Tháng 4-2008 nhớ lại đêm 29-4-1975,

                                       

đêm dài nhất của Sài-G̣n.

              

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––

                                                             

MƯỜNG GIANG

               (Bai duoc luu tru tai ThuvienVietNam.com & HuongveBinhThuan.org)

 

 

           

            ‘ Sao quên được, tháng tư đen mất nước

            máu nhuộm hồng cả sóng biển xanh mơn

            xương trắng phơi khắp sông núi Trường Sơn

            người chết thảm, nơi bến tàu sân đợi

            sau quên được những phút giờ hấp hối

            trong chiến hào, giữa đồn vắng không tên

            lính tuyệt vọng, nh́n mấy trắng cô đơn

            chờ pháo bạn, ngóng phi tuần trở lại..

 

            Ôi những lời thơ nhức nhối, khiến cho người Sài G̣n và các quân, dân, cán, chính cũng như đồng bào chiến cuộc miền Trung, đă có mặt tại thủ đô, trong đêm 29 rạng ngày 30-4-1975, làm sao quên được ?. Đây là giây phút cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), những ai may mắn sống sót, sẽ không thể quên nổi, cái đêm hôm ấy là đêm ǵ, trong thân phận Việt Nam, mà thời gian như dài vô tận.

 

            Đêm đó cả Sài G̣n-Chợ Lớn và Gia Định đều bị cúp điện. Nhưng trên trời cao, trong cái khoảnh không gian bao quanh Sài G̣n, lúc đó lại được soi sáng mờ mờ ảo ảo, bằng đủ các loại đèn của máy bay trực thăng, cho tới trưa ngày 30-4-1975 mới dứt. Sau này, dân đen Sài G̣n và những người di tản ra ngoại quốc, qua báo chí cùng tài liệu mật được Mỹ công bố, mới biết được : Đêm 29-4-1975, là thời gian cuối cùng của Hoa-Kỳ tại Nam VN. Cũng trong đêm đó, nhờ sự bảo vệ của các đơn vị c̣n lại của QLVNCH bị bỏ rơi và bán đứng, đang tử chiến với cọng sản đệ tam quốc tế ở dưới đất, nên siêu cường Mỹ, đă an toàn rời khỏi Sài G̣n, trong danh dự, bằng hằng trăm trực thăng đáp khẩn cấp, trên các mái nhà khắp đô thành, trong khuông viên cơ quan Dao và Toà Đại Sứ.

 

            Đêm đó cũng là giờ thứ 25 của VNCH và chính tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh, đă ra lệnh cho quân đội miền Nam buông súng đầu hàng, cũng như kư lệnh đuổi Mỹ ra khỏi nước. Đây là hai đề tài dai dẳng và nhức nhối của những trang cận sử tháng tư đen. Chính nó, đă gây nên cuộc bút chiến, giữa các vị khoa bảng, trí thức xôi thịt của miền Nam, trong số này có rất nhiều người từng đâm sau lưng người lính trận. Đây cũng là dịp ngàn vàng hiếm hoi, để họ được sống lại cái thuở tự do báo chí của năm nào nơi quê nhà. Bởi vậy trên diễn đàn và báo chí hải ngoại, người ta lại đánh nhau bằng bọt mép và chữ nghĩa. Tóm lại suốt thời gian rất dài, không ai chịu thua ai, người nào củng cố vận dụng tất cả văn phong, dao to búa lớn, qua cái danh giá dơm của những tờ ‘ đại nhật báo ‘ để muôn đời sống măi với lập trường ‘ ba làng ấm ớ ‘ của ḿnh. Rốt cục, nhờ ánh sáng mặt trời soi sáng gần hết những bí ẩn của cận sử, trong đó có hai vấn đề liên quan tới Dương Văn Minh. Nhờ vậy mới chấm dứt được cuộc đấu vơ mồm vô duyên, đă làm phiền ḷng cũng như tốn giấy bút và thời gian quư báu của người Việt tị nạn cọng sản khắp hoàn cầu.

 

            Th́ ra, cả hai hành động ra lệnh cho QLVNCH đầu hàng cũng như đuổi Mỹ ra khỏi Sài G̣n, đều không phải là quyết định của tổng thống Dương Văn Minh và nội các hai ngày của ông.

          Theo tài liệu của cựu đại sứ Pháp thời VNCH, viết trong tác phẩm ‘ Saigon et moi ‘, được Vũ Văn Hồ tóm dịch và phát hành tại Paris ngày 23-3-1985, cũng như tài liệu của Hứa Hoành, trong ‘ Nam Kỳ Lục Tỉnh số IV ‘, th́ ông Dương Văn Minh chỉ làm theo lệnh của cọng sản Hà Nội. Riêng việc đuổi Mỹ, thi do Đại Sứ Martin của Hoa Kỳ nhờ phổ biến. Đọc Phạm Bá Hoa, nơi trang 235 của tuỳ bút ‘ Đôi ḍng ghi nhớ ‘, về việc chính ông Dương Văn Minh, đă xác nhận năm 1991 tại Paris, trong bàn tiệc lúc đó có Trần Văn Đôn và Nguyễn Linh Chiểu.

           Chính Đại Tá Chiểu đă hỏi Dương Văn Minh, tại sao mới nhậm chức có một ngày, đă đuổi Mỹ ?.

Tổng thống Minh đă trả lời :’Moa không đuổi họ, bản văn (đuổi Mỹ) được phổ biến trên đài phát thanh vào sáng sớm ngày 29-4-1975, do chính Martin viết và nhờ Moa phổ biến. Có vậy Mỹ mới rút khỏi Sài G̣n trong danh dự ‘.

 

            Như vậy hai sự kiện quan trọng nhất của cận sử VN đă được chính những người trong cuộc xác nhận bằng văn tự, chứ không phải là miệng đời, cho nên không thể nào nói là bịa chuyện hay là v́ ghét người mà bôi bác. Sự thật lúc đó người Mỹ đă phải tam rời khỏi mảnh đất đau khổ VN, v́ nơi này không c̣n một giá trị ǵ nữa, để mà nấn níu ḥng đổi chác và lợi dụng Có điều hành động tháo chạy của Hoa Kỳ vào giờ thứ 25, thật là tàn nhẫn và lố bịch.

           Năm 1954, người Pháp sau khi bị quốc dân VN đánh bại tại Điện Biên Phủ, lúc đó dù đă kiệt sức. Nhưng Họ vẫn cố gắng giữ thể diện, bằng cách tạo hoàn cảnh để rút quân về nước trong danh dự và tự trọng. Ngoài ra vào giờ 25 trên đất Bắc, người Pháp cũng không đem con bỏ chợ, khi tận lực giúp đỡ các đơn vị của Quân Đội Quốc Gia VN đang chiến đấu tại đó, và hơn một triệu người Việt, không muốn sống chung với cọng sản, được di cư vào t́m tự do tai miền Nam. Riêng người Mỹ, sau khi đă liên kết được với Trung Cộng, hoạch định thế chiến lược mới, nên phải rút khỏi VN.

          Để có lư do biện minh với thiên hạ, Hoa Kỳ đă ngụy tạo một hiệp định ngưng bắn giả tạo mà thực chất là đă bán đứng đồng minh của ḿnh cho kẻ thù chung năm 1973. Rồi trong giờ phút hấp hối của VNCH nhưng với nguời Mỹ lúc đó, nếu muốn có thể lật ngược thế trận một cách dễ dàng, để bắt cọng sản quốc tế phải rút về phía bên kia vỹ tuyến 17, như họ đă từng đánh đuổi cả triệu quân Trung Cộng và Bắc Hàn, trong cuộc chiến Cao Ly năm 1950.

 

            Nhưng than ôi Mỹ đả cúi mặt chịu nhục nhă, trốn chạy khỏi Nam VN trong đêm tối, bằng các trực thăng đáp khẩn trên mái nhà, qua sự bảo vệ của QLVNCH trong giờ phút hấp hối dưới đất. Tàn nhẫn hơn, đám lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Ṭa Đại Sứ, c̣n bắn trái khói đạn cay vào rừng người VN trước mặt, đă từng phục vụ cho họ hết ḷng, lúc đó đang cần chạy khỏi nước để cứu mạng.

 

            Hành động trên đă nói lên đầy đủ bản chất thật của người Mỹ : ‘Tiền trao cháo múc ‘, hay đúng hơn Mỹ vào VN v́ quyền lợi của họ thế thội.

 

1 - NGƯỜI MỸ VÀO VIỆT NAM :

 

            Người Mỹ bắt đầu ḍm ngó thương trường VN từ thời Vua Gia Long Nhà Nguyễn. Thế chiến II (1939-1945) Mỹ lại vào Việt Nam để chống lại quân phiệt Nhật và cuối cùng là trực tiếp tham dự Đông Dương thế chiến 2 (1960-1975). Từ sau năm 1991, Liên Xô và cọng sản Đông Âu tan ră, Trung Cộng lên thay thế làm bá chủ cọng sản đệ tam quốc tế, hằng lăm le dă tâm nuốt trọn vùng Á Châu và toàn cầu. Sự biến chuyển chính trị trên , khiến người Mỹ phải xét lai hay nói đúng hơn là dịp để Mỹ thực thi kế hoạch cuối cùng ‘ Bất chiến tự nhiên thành ‘.Thế là chiến dịch ‘ t́m lính Mỹ mất tích tại VN ra đời ‘, để Bắc Bộ Phủ công khai cho phép Hoa Kỳ quay lại chiến trường cũ vào năm 1985 và hợp thức hóa từ ngày 3-2-1995, qua cái gọi là văn pḥng liên lạc ‘ Việt-Mỹ ‘mở tại Hà Nội. Tóm lại, Hoa Kỳ đă tới nước ta qua các giai đoạn :

 

+ MỸ ĐẾN VN T̀M THƯƠNG TRƯỜNG :

 

            - 1803 : một tàu buôn Mỹ tên Fame do thuyền trưởng Jermiar Brigo’s đến VN xin giao thương nhưng vua Gia Long không chấp thuận.

            - 1819 : Hai tàu buôn Mỹ khác tên Franklin và Marmion vào cửa Cần Giờ (Vũng Tàu) và theo sông Đồng Nai vào tới Gia Định Thành, tức Sài G̣n ngày nay nhưng v́ ngôn ngữ hai nước bất đồng, nên cuối cùng hai chiếc tàu trên lại quay ra biển.

            - 1833 : Một chiến hạm Mỹ tên Peacock do Hạm trưởng Edmund Robert, được Tổng Thống Mỹ Andrew Jackson , đề cử làm sứ thần đến Đại Nam giao thiệp xin mua bán. Ngày 1-1 năm đó, hai chiếc tàu trên tới hải phận Đà Nẳng nhưng v́ gặp bảo, nên không thể vào vịnh để cặp bến. Do trên tàu phải chạy xuống núp băo tại Vũng Rô, Phú Yên và được tiếp xúc với chánh quyền địa phương bằng tiếng Latin, qua sự thông dịch của một một tu sĩ Thiên Chúa Gíáo. Theo nữ giao sư Ellen Hammer, một học giả về Đông Phương, th́ trong lần tiếp xúx đó, vua Minh Mạng đă chính thức cho phép người Mỹ vào VN buôn bán giao dịch nhưng không hiểu sao, hai chiếc tàu trên đă không tới Đà Nẳng, sau khi rời Vũng Rô.

           

+ MỶ VÀO VN ĐỂ CHỐNG NHẬT TRONG THẾ CHIẾN II (1939-1945) :

 

            Ngày 9-3-1945, Nhật tấn công và giải giới toàn bộ lực lượng quân đội viễn chinh của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương. Sau đó quân Nhật từ Hoa Nam tràn xuống chiếm đóng Việt-Miên-Lào. Bán đảo Mă Lai, lúc đó là thuộc địa của Anh Cát Lợi, cũng rơi vào tay quân phiệt Nhật. Từ đó, khắp lănh thổ VN luôn bị quân Đông Minh oanh tạc.

 

            Để thâu lượm các tin túc t́nh báo cũng như tiếp xúc giải cứu các phi công Đồng Minh bị Nhật bắn hạ bắt giữ, Anh-Mỹ đă thành lập một cơ quan t́nh báo đặc biệt gọi là GBT, chuyên hoạt động trên lănh thổ VN. Nhưng cỡ sở này đă bị Nhật khám phá được và dẹp tan. Sau ngày 9-3-1945, khi người Nhật chính thức trở thành chủ nhân ông Đông Dương, Để tiếp tục hoạt động tại mặt trận này, cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ đă cử một nhóm sĩ quan OSS ( tiền thân của CIA), trong đó có Trung Úy Dan Phelan, Thiếu Uư Allison Thomas.. nhảy dù xuống các căn cứ của Việt Minh tại Việt Bắc, để phối họp chống Nhật. Chính trong giai đoạn này, để mua chuộc, người Mỹ đă cho bộ đội VM rất nhiều vũ khí cá nhân cũng như cộng cộng, đồng thời huấn luyện hướng dẫn họ cách sử dụng các loại súng cối, đại bác, ném lựu đạn, đặt ḿn bẩy.. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh v́ bị thả hai trái bom nguyên tử, th́ cũng chính những sĩ quan t́nh báo này, đă giúp cho lực lượng VM cướp được chính quyền trong tay người Việt Quốc Gia, tại Hà Nội ngày 3 tháng 9 năm 1945. Bởi vậy, nên khi toán sĩ quan OSS từ Côn Minh, do Đại Uư Archimedes APatti cầm đầu, tới Hà Nội, đă được Hồ Chí Minh và các lănh đạo khác trong Bắc Bộ Phủ đón tiếp rất trọng thể.

 

            Tại Nam Kỳ, cũng có một nhóm OSS gồm 17 người, do Thiếu Tá A.Perter Deway cầm đầu, theo chân quân Anh-Ấn tới đây để giải giới quân Nhật, trú đóng phía bên này vĩ tuyến 16. Nhưng toán sĩ quan t́nh báo này đă phản đối quân Anh-Ấn, khi thấy họ đă công khai cho thực dân Pháp vào lại Sài G̣n, để tiếp tục đàn áp và bức hại người VN. Do đó, toán sĩ quan OSS này đă bị tướng Anh Gracey trục xuất khỏi Nam Kỳ. Tuy nhiên Thiếu Tá Peter và nhiều sĩ quan OSS khác trong toán, đă bị chết thảm tại Sài G̣n, do sự tấn công lầm của lực lượng VM kháng chiến tại đây.

 

            Ngoài ra trong thời gian tù 1945-1954, Chính phủ Mỹ đả cử các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao Kennet London, Abbot Lowmoffat.. do James O’Sullivan làm Tổng Lănh Sự tại Hà Nội. Nhưng rồi chỉ một thời gian ngắn, khi biết được Hồ Chí Minh hoạt động cho Đệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, nên người Mỹ đă cuốn cờ bỏ chạy khỏi miền Bắc.

 

+ MỶ THAM DỰ CUỘC CHIẾN ĐÔNG DƯƠNG 2 (1955-1975) :

 

            Tháng 12-1949, Trung Công coi như làm chủ hoàn toàn Hoa Lục , khi Lâm Bưu b́nh định xong đảo Hải Nam và Lư Hán tại Vân Nam cũng xin đầu hàng. Ngày 18-1-1950, ả Liên Xô lẫn Tàu Công là nước đầu tiên công nhận chế độ cọng sản của VC tại Hà Nội. Để trả đũa, Hoa Kỳ cũng công nhận Chính Phủ Quốc Gia VN của Quốc Trưởng Bảo Đại, đồng thời tiếp tục viện trợ quân sự cho thực dân Pháp, chống lại cọng sản VN, qua bức b́nh phong Mặt Trận Kháng Chiến Việt Minh.

 

            Tháng 6-1950, Thế Chiến III bùng nổ tại bán đảo Triều Tiên, giữa phe cọng sản Trung Cộng, Bắc Cao và Lực lượng Liên Hiệp Quốc. Sau khi chiến cuộc chấm dứt, đệ tam quốc tế coi như chỉ chiếm được nửa nước Cao Ly. Để ngăn chận vết dầu loang của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, lan tràn tới các phần đất c̣n lại của Châu Á, nên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ mới đẻ ra cái gọi là Thuyết Domino vào ngày 1-2-1950 (Theo tài liệu mật NSC 649 vừa được giải mă). Trong chiến lược này, VN được chọn làm quốc sách, như một tiền đồn ngăn chận làn sóng đỏ lúc đó.

 

            Thật sự đây chỉ là một cái cớ, mang các danh từ hào nhoáng, để che đậy công cuộc mậu dịch song phương và hoà b́nh, của bọn tư bản lái súng Mỹ, đang lảng vảng sau bức b́nh phong của Ṭa Bạch Ốc, mà bất cứ thời nào từ trước tới nay, đều không thay đổi. Tóm lại v́ lợi nhuận của bọn lái buôn và nước Mỹ, nên lúc nào cũng phải kiếm cớ để có chiến tranh khắp nơi. Như vậy Mỹ mới điều ḥa nền kinh tế tài chánh để cung ứng nhu cầu quốc gia không bị xáo trộn v́ nạn thất nghiệp. Mở rộng chiến tranh Đông Dương lúc đó, để bọn tài phiệt lái súng, tiêu thu cho hết số vũ khí tồn kho, từ thời thế chiến I và II, đồng thời có dịp bày bán các sản phẩm mới của cuộc chiến hiện đại.

 

            Giống như nền kinh tế thị trường hiện tại, chúng ta xài các sản phẩm mang nhiều quốc tịch khác nhau nhưng thật sự gần hết đều là của Mỹ được làm tại ngoại quốc, v́ nhân công rẻ và tránh thuế nặng. Tương tự, các sản phẩm chiến tranh thời đó, mang nhiều nhăn hiệu như Liên Xô, Trung Cộng, Do Thái, Đông Âu.. thật sự đều là hàng Mỹ chính hiệu. Chẳng hạn chiến xa T54, xe vận tải Molotova, Zill.. cứ tưởng là do Nga-Tàu chế, thật sự là hàng của các xe Ford và Christie.. Cũng nhờ chiến tranh VN, ông khai gia tăng ngân sách quốc pḥng, ngoại viện và bắt dân đóng thuế thêm 10%. Song song các đại công ty Mỹ như Howard Hughes, Lockheed Aircraft, General Dinamic, General Electric.. nhờ hợp tác với Bộ Quốc Pḥng, nên hốt được nhiều tỷ đô la. Bởi tất cả viên trợ cho VNCH đều miễn thuế nhập khẩu và đổi hàng thành tiền, khấu trừ vào ngân khoản viện trợ hằng năm.

 

            Tóm lại nhờ chiến tranh VN, cả nước Mỹ và các đồng minh ăn ké liên hệ như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan.ăn nên làm ra. Để thu hoạch được mối lợi to lớn trên, Ṭa Bạch Ốc phải đẻ ra một cuộc chiến dai dẳng, được các nhà quân sự gọi là ‘ đánh nhau có giới hạn ‘.

           Cũng v́ lư do trên, mà qua cuộc chiến gần 20 năm, quân đội Mỹ tham chiến tại VN, có thể nói là chưa bao giờ được trang bị đầy đủ các phương tiện, cũng như cung ứng quân số để đạt tới chiến thắng. Rồi với lư do không được chọc giận Liên Xô-Trung Cộng, nên chính phủ Mỹ cấm quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH, không được vượt vỹ tuyến 17 để tấn công Bắc Việt. Nhờ vậy cọng sản Hà Nôi luôn vững tâm có một hậu phương lớn, an toàn, không bao giờ sợ phản tặc đâm sau

 

            Nên đừng lấy làm lạ, khi thấy gần như suốt cuộc chiến Hoa Kỳ chỉ viện trợ cho VNCH những thứ quân dụng và vũ khí lỗi thời như súng trường Garant M1, đại bác không giật 57 ly, súng cối 60-81 ly, đại bác ṇng dài 105-155 ly.. bởi Mỹ chỉ muốn Miền Nam sống thoi thóp mà thôi. Tóm lại chỉ v́ bản chất chính trị con buôn, quyền lợi ích kỷ, nên Mỹ đă t́m đủ mọi cách để biến quốc gia của kẻ khác, gần như một tiền đồn của ḿnh, để thử nghiệm hiệu quả của các phát minh súng-đạn. Cũng từ đó, hai miền Nam-Bắc VN, đả trở thành vật tế thần, để các siêu cường của hai khối, quảng cáo vũ khí chiến lược và ư thức hệ.

 

            Nhưng người Mỹ cũng đă tiêu phí trong cuộc chơi giỡn mặt với tử thần trên, qua số tiền 165 tỷ mỹ kim, tiền xương máu đóng góp của người dân. Về quân đội Hoa Kỳ, có 58.022 người chết, 300.000 bị thương và 2500 mất tích. Riêng VN cả hai miền Nam-Bắc chết 1,9 triệu người và 4,5 triệu người khác bị thương. Cả nước từ biên giới Hoa-Việt tới Cà Mâu-Hà Tiên, trên núi dưới biển, nông thôn cũng như thành thị, nơi nào cũng bị bom đạn của ngoại quốc, do chính người VN hai miền đem về tàn phá tận tuyệt, năo nùng.

 

            Để được đem quân vào VN, người Mỹ đă đồng mưu với các tướng lănh bản địa, để giết chết một tổng thống. Để có lư do chính đáng được người dân và quốc hội Hoa Kỳ tán trợ, Chính phủ Mỷ đưa ra chiến lược hào nhoáng là ‘ vào Nam VN để giúp ngăn chận sự xâm lược của cọng sản miền bắc ‘.

             Do đó ngày 7-3-1965, theo lệnh của tổng thống Johnson, một sư đoàn TQLC Mỹ gồm 3500 người, đầu tiên đă đến Đà Nẳng và cứ thế tới cuối năm 1967, quân số Hoa Kỳ tham chiến tại Nam VN đă hơn nửa triệu người.

 

            Trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ 2 này, có một sự kiện đặc biệt nhất, đó là việc hiện diện đông đảo của bọn kư giả, nhà báo, cơ quan truyền thông.. những đỉnh cao của nền văn minh duy lư da trắng. Nhưng cũng chính bọn này đă táng tận lương tâm của con người, đảo lộn trắng đen, nói càng viết bậy, để hướng dẫn dư luận thế giới trong đó có Mỹ, nhất là vụ VC tổng công kích VNCH vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Rơ ràng nhất là lúc đó, Bắc Việt gần như nướng sạch cán binh, bộ đội khắp các chiến trường, kể cả tại Huế và Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài G̣n. Thế nhưng chỉ v́ những cái lưỡi tắc kè thay da đổi tiếng, nên VC tuy thua ở Nam VN nhưng lại chiến thắng trong màn ảnh truyền h́nh khắp các thủ đô Ba Lê, Luân Đôn, Hoa Thịnh Đón..

            Cũng từ đó, nhân dân Mỹ đă bắt đầu phản đối chiến tranh và đ̣i rút quân về nước. Nhưng lư do chính cũng vẫn là nền kinh tế, tài chính Mỹ đang có dấu hiệu suy thoái. Sự kiện này đả thực sự bộc phát mạnh vào năm 1971, làm Mỹ phải hai lần phá giá đồng đô la nhưng vẫn không thể nào cứu văn kịp. Đây cũng là dịp để cho bọn tư bản lái súng có cớ chuyển tiền bạc công ty ra ngoại quốc đầu tư, làm cho nạn thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

 

            Đây là cơ hội ngàn năm một thuở, để bọn điệp viên Liên Xô, Trung Cộng, Việt Cộng.. phối hợp với bọn tư bản Mỹ phản chiến, châm ng̣i cho cuộc bạo động khắp nước Mỹ, đ̣i rút quân về nước. Phong trào trên lan nhanh, từ California, Massachussetts, Newyork.. tới thủ đô Hoa Thịnh Đốn Tưới thêm xăng vào lửa, là bọn đại tài phiệt Do Thái, những siêu quyền lực cầm trịch trong guồng máy lănh đạo Ṭa Bạch ốc, cũng gây áp lực, bắt chấm dứt chiến tranh VN, để dồn hết ngân sách ngọai viện dành cho Irael tại Trung Đông. Chính tên ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia cho TT. Nixon là Henry Kissinger, người Mỹ gốc Do Thái, đă nhúng tay vào tất cả các âm mưu, trong việc ngụy tạo một hiệp ước ngưng bắn giả mạo vào năm 1973, để bán đứng VNCH cho khối cọng sản quốc tế, đổi lấy quyền lợi cho Do Thái tại Trung Đông.

 

            Hậu quả của phong trào phản chiến trên, khiến cho giới dân cử Mỹ v́ muốn kiếm phiếu trong lần sau, nên phải mị dân bằng cách ban hành nhiều đạo luật quái gở, hầu hết đều làm lợi cho cọng sản mà điển h́nh nhất là War Power Art kư năm 1973, gần như trói tay tống thống và hành pháp Mỹ. V́ vậy cọng sản Bắc Việt đă công khai xé bỏ bản hiệp ước vừa mới kư tại Ba Lê chưa ráo mực, xua quân cưỡng chiếm miền Nam.

 

            Tháng 5-1975, Henry Winston, chủ tịch đảng cọng sản Mỹ đến thăm Hà Nội, đă công khai tuyên bố :’ chiến thắng của CSVN cũng là chiến thắng của đảng CS.Hoa Kỳ ‘.C̣n chủ tịch bù nh́n của Mặt Trận Ma-Nguyễn Hữu Thọ tại Mạc Tư Khoa th́ nói :’ chiến thắng của Bắc Việt là do công lao của Mỹ, đă viện trợ chính trị và cổ vơ cho họ ‘.Nhưng mai mỉa và nhức nhối tận cùng là lời của Lê Đức Thọ :’ Năm 1954 CSVN thắng Pháp tại Ba Lê , c̣n năm 1975 CSVN lại thắng VNCH tại Hoa Thịnh Đốn"

 

2 - MỸ BỎ VIỆT NAM :

 

            Mỹ tới VN chỉ lợi ích và chiến lược. Bởi vậy sau khi đă bắt tay được Trung Cộng vào ngày 21-2-172, song song với việc đă chế tạo thành công tàu ngầm nguyên tử cùng hỏa tiễn liên lục địa Polaris, th́ cái ư nghĩa sử dụng Nam Việt Nam, để làm tiền đồn ngăn chận làn sóng đó đả không c̣n tồn tại. Thêm vào đó là sự ngu xuẩn của Kissiger khi quá tin vào lời hứa cuội của Liên Xô, tại hội nghị ḥa hoăn Helsinki-Phần Lan, là sẽ kềm chế VC. Bởi vậy để thưởng cộng trước, Mỹ qua đề nghị của Kiss cho Liên Xô được hưởng ưu tiên tối huệ quốc.

 

            Cũng v́ vậy, nên lúc nào cặp Nixon-Kissiger cũng coi VNCH như là một thuộc địa của ḿnh không hơn không kém. Ngoài việc nhiều lần làm mất mặt chính quyền miền Nam trên trường quốc tế, Mỹ c̣n sử dụng viện trợ như là một thứ áp lực gông cùm, bắt ép một quốc gia đang có chủ quyền, dân chúng và lănh thổ, phải ngồi chung trong bàn hội nghị với công cụ của cọng sản Bắc Việt, qua danh xưng MTGPMN, mà Mỹ đă biết rất rơ ràng.

          Cuối cùng cũng lấy viện trợ, bắt buộc VNCH phải kư hiệp định ngưng bắn vào năm 1973, trong đó Mỹ công nhận MTGPMN như một chính quyền thứ hai củng như cho bộ đội Bắc Việt ở lại miền Nam, làm cho QLVNCH phải bó tay, để cho cọng sản đệ tam tiếp tục tấn công cưỡng chiếm miền nam. Sau ngày 30-4-1975, tướng Alexander Haig, một cựu bộ trưởng thời TT.Nixon đă viết :’ chúng tôi gạt Tổng Thống VNCH là Nguyễn Văn Thiệu, kư vào bản hiệp ước ngưng bắn năm 1973 tai Ba Lê, bằng cách gởi nhiều bức thơ viết tay của Nixon. Theo nội dung những bức thơ đó, thi Nixon nhân danh nước Mỹ, cam kết sẽ sử dụng quân đội và pháo đài bay B52 trở lại trên chiến trường, nếu Bắc Việt tiếp tục xâm lăng VNCH.

          Ngoài ra Nixon c̣n to miệng hứa là sẽ tiếp tục quân viện cho miền nam, trên nguyên tắc mà hai nước đă kư kết từ trước ‘ 1 đổi 1 ‘.Nhưng than ôi tất cả chỉ là sự lừa bịp của một siêu cường đang lănh đạo khối tự do lúc đó, với một đồng minh từng sánh vai sống chết với ḿnh, trong lúc đang hấp hối v́ thù trong giặc ngoài. Cho nên Mỹ đă phủi tay, khi đem được tù binh về nước, giúp TT Nixon đắc cử thêm một nhiệm kỳ (1971-1975).

 

            Bởi vậy vào ngày 21-1-1973, tại Ba Lê trong khi các nguyên thủ trên thế giới liên hệ, đang nổ rượu Champagne nói là để ăn mừng v́ ḥa b́nh tại VN. Khôi hài hơn hết, là sự việc hai tên đại bịp Kissinger và Lê Đức Tho được cái gọi là Uỷ Ban giải Nobel Ḥa B́nh tại Nauy, phát giải thưởng. Th́ cũng lúc đó, cọng sản Bắc Việt đă xử dụng chính bộ đội mà Mỹ cho phép ở lại tại lănh thổ Nam VN, tấn công đồng loạt các cứ điểm VNCH tại Cửa Việt (Quảng Trị), Kon Tum, Kiến Tường.. Nhưng quan trọng hơn hết là tại Sa Huỳnh (Quảng Ngăi), B́nh Thuận và Trại Biệt Động Quân Biên Pḥng Tống Lê Chân (B́nh Long)..

 

            Tiếp theo khi biết chắc Mỹ đă phủi tay thật sự không bao giờ can thiệp vào chiến tranh VN, nên tháng 12-1974, Bắc Việt xua đại quân tấn chiếm quận Thường Đức (Quảng Nam), Phước Long, Ban Mê Thuột và toàn thể Miền Nam vào ngày 30-4-1975.

 

3- MỸ CHẠY KHỎI VN TRONG ĐÊM TỐI, TRÊN MÁI NHÀ :

 

            Từ khi có ư định phủi tay bỏ Nam VN, nên cuối năm 1974, ṭa đại sứ Mỹ tại Sài G̣n, đă bắt đầu lập bản dự thảo kế hoạch rút số viên chức c̣n lại, cũng như di tản những thành phần bản xứ có liên hệ với họ. Đó là chiến dịch ‘ Talon Vice ‘, sau được đổi thành ‘ Frequent Wind ‘.Theo sử liệu bật mí mới đây, sở dĩ kế hoạch trên vào phút chót, trở thành ‘ đầu gà đít vịt ‘, là do sự bất đồng ư kiến giữa đại sứ Mỹ Martin và phái bộ quân sự Hoa Kỳ (Dao). Nhưng đây cũng chỉ là cái cớ, để phần nào làm nhẹ bớt tội tắc trách của ông đại sứ. Cũng theo tài liệu, sự thất bại c̣n có rất nhiều lư do khác, chẳng hạn do tướng Smith, trưởng cơ quan Dao, đă tiết lộ kế hoạch chạy của Mỹ, trong bữa tiệc do Tổng Cục Tiếp Vận tổ chức trong đêm giáng sinh 24-12-1974.

 

            Tin này lập tức được loan truyền rộng rải, nên thay v́ Mỹ di tản các thành phần quan trọng có nguy hai tới tánh mạng khi VC vào, lại chỉ vớt toàn bọn nhà giàu, Chệt-Tàu Chợ-Lớn, me Mẽo, bọn c̣ mồi phá thối chính quyền VNCH, trong đó có nhiều sư-cha, văn nhân, nghệ sĩ.. và đặc biệt là bọn tướng-tá, ăn không ngồi chơi xơi nước tại các cơ quan đầu năo trung ương về quân sự cũng như hành chánh. Bọn này đa số đều giàu có về tiền bạc cũng như quyền thế và phe cánh Mỹ, nên ra đi ngoài gia đ́nh nội ngoại ba đời, c̣n có cả con sen thằng ở.

            Sau rốt là do đại sứ Martin tới giờ phút chót, vẫn c̣n ngu xuẩn, cả tin vào sự hẹn hứa của Bắc Việt, nên nuôi ảo vọng thương thuyết, khi chấp nhận điều kiện ‘ đổi ngựa ‘ hết Nguyễn Văn Thiệu, tới Trần Văn Hương và cuối cùng là Dương Văn Minh. Nhưng kết cuộc, Mỹ đă bị VC bịp xă láng, nên đă phải bỏ chạy nhục nhă trong đêm tối 29-4-1975, khắp các mái nhà Sài G̣n, đến nỗi quên cả cuốn và vác cờ theo. Thật là một tṛ hề vô cùng sĩ nhục của siêu cường Hoa Kỳ, lănh tụ của phe thế giới tự do.

 

            Theo bản dự thảo ban đầu, chiến dịch di tản gồm có bốn giải pháp, tùy theo hoàn cảnh để thi hành như :

1- Dùng hàng không dân sự để di tản người tại phi trường Tân Sơn Nhất.

2- Sử dụng các vận tải cơ C123,130 và C5 để bốc người tại Sài G̣n cũng như các tỉnh lân cận.

3- Sử dụng các loại thương thuyền có sẵn tại bến Bạch Đằng.

4- Dùng trực thăng bốc người từ Sài G̣n, đưa ra các chiến hạm.

 

            Sau khi quân đoàn I và II tan ră, ngày 1-4-1975 cơ quan Dao đă cho thành lập , một cơ quan điều hợp di tản, gọi tắt là DCC tại Tân Sơn Nhất và giải pháp (4) dùng trực thăng bốc người được chọn, nếu phi trường Tân Sơn Nhất bất khiển dụng.

 

            Ngày 3-4-1975, Dao lại thành lập thêm Toán Thiết Kế đặc biệt, có nhiệm vụ thanh lọc, để xác nhận tổng số người VN cần di tản và tới ngày 7-4-1975, có 70.000 người được lên danh sách. Ngay sau đó, Dao đă tổ chức một đoàn xe Bus, chuyên chở họ từ tư gia vào phi trường TSN. V́ hầu hết sân thượng tại Sài-G̣n, Chợ-Lớn và Gia-Địng, không đủ tiêu chuẩn để cho các loại trực thăng H46 và H53 đáp, nên Dao phải trưng dụng tất cả các trực thăng nhỏ của hăng Air American, do CIA thuê mướn, bốc người khắp nơi về Dao, sau đó trực thăng lớn mới chở họ ra chiến hạm.

 

            Ngày 9-4-1975, Bắc Việt xua đại quân tấn công Xuân Lộc. Cơn phẫn nộ của QLVNCH và dân chúng được bộc phát tại đây. Sư Đoàn 18 BB, Lữ Đoàn 1 Dù, Thiết đoàn 5 kỵ binh, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân + Nghĩa Quân Long Khánh, chẳng những đă chận đứng cộng quân tại chiến trường mà c̣n tiệu diệt cả vạn quân xâm lăng phương bắc, khiến cho Hà Nội lại la làng là Mỹ bội tín đem bom nguyên tử vào thả tại VN.

 

            Do t́nh h́nh chiến trường biến động khắp nơi, báo hiệu nguy cơ miền nam sắp mất, nên Dao đă mướn nhà thầu sửa chữa các sân thượng tại đây, đồng thời yêu cầu toà đại sứ cho đốn cây cổ thụ trước sân, để làm băi đáp khi hữu sự nhưng đă bị Martin phản đối và bác bỏ.

 

            Ngày 16-4-1975, tướng Home Smith, chỉ huy trưởng Dao, ra lệnh đóng cửa các PX, đồng thời bắt buộc các quân nhân không cần thiết và tất cả nhân viên dân chính cùng gia đ́nh, đều phải hồi hương.

 

            Ngày 24-4-1975 thời tổng thống Trần văn Hương, do t́nh h́nh chiến sự bùng nổ dữ dội lhắp nơi, nên đại sứ Martin mới cho thi hành giải pháp (3) trong chiến dịch Frequeent Wind, sử dụng tất cả các thương thuyền trống, sau khi đă giở hàng để di tản. Trong lúc đó, v́ tuân thủ theo lệnh của chính phủ VNCH, nên hầu hết các máy bay quân sự của Mỹ khi rời Sài G̣n đều trống không, dù có rất nhiều người đang sắp hàng ngày lại ngày, để chờ phương tiện xuất ngoại.

 

            Ngoài việc di tản quân nhân, viên chức ṭa đại sứ rời VN, ngày 4-4-1975, Dao lại cho thực hiện chiến dịch ‘ Baby Lift ‘, di tản 250 em mồ côi VN tại các cô nhi viện sang Hoa Kỳ, bằng vận tải cơ khổng lồ C5A-Galaxy. Tháp tùng trong chuyến đi này, c̣n có 37 nữ thơ kư và phân tách viên của Dao, với nhiệm vụ giúp đỡ và săn sóc các em trong suốt cuộc hành tŕnh. Nhưng than ôi công tác đầy nhân đạo này, đă bị bàn tay bí mật nào đó phá vỡ ngay. Bởi vậy máy bay vừa mới cất cánh, th́ đă rớt xuống ngay tại đầu phi đạo tan tành. Rốt cục chỉ c̣n sống sót 175 người. Tới nay sự việc trên vẫn chưa được soi sáng , nên đâu biết ai là thủ phạm đă gây nên tai nạn thương tâm cho các em bé mồ côi khốn khổ trên.

 

            Tại Subic Bay-Phi Luật Tân, ngày 17-4-1975, lực lượng đặc nhiệm 76 của Hải quân Hoa Kỳ, vừa mới cặp bến để tu bổ và sửa chữa tàu bè, sau một thời gian dài đă tham dự cuộc hành quân Eagle tại Ấn Độ Dương, th́ lại nhận được lệnh rời bến, tới chờ lệnh tại biển Nam Hải, ngoài hải phận Nam VN.

 

            Những ngày cuối cùng của tháng 4-1975, t́nh h́nh chiến sự tại miền Nam vô cùng sôi động. Khắp nơi, những đơn vị c̣n lại của QLVNCH gồm Sư đoàn Dù, Sư đoàn TQLC, các Liên Đoàn Kỵ Binh, Pháo Binh, Lực Lượng III Xung Kích, Sư đoàn 18, 5, 25, 22, các Sinh viên sĩ quan Trường Vơ Bị QG.Đà Lạt, Chiến Tranh Chính Trị, Thủ Đức, Học Viện Sĩ quan Cảnh sát, khóa sinh HSQ-Binh sĩ quân dịch các Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, Quang Trung, Lực lượng Địa Phương Quâm-Nghĩa Quân, Cảnh sát Dă chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông thôn cả Nhân Dân Tự vệ.. phối họp với Không quân, Hải quân và Quân đoàn IV, gần như tử chiến với mấy trăm ngàn cán binh-bộ đội cọng sản Bắc Việt, từng giây phút, suốt đêm ngày.. trong nổi đoạn trường máu lệ. Tất cả đă lấy xương thịt và thân xác, thay súng đạn ngăn chận xe tăng, đại pháo và biển giặc, v́ người Mỹ đă cúp hết quân viện từ ngày 25-4-1975.

 

            Đêm 28-4-1975, Nguyễn Thành Trung hay Đinh Thành Trung, con rớt của một cán bộ tập kết ở Bến Tre, nằm vùng trong không quân VNCH. Thi hành theo lệnh của Văn Tiến Dũng, tổng tham mưu trưởng quân đội VC, lái A37 giội bom phi trường Tân Sơn Nhất. Theo Lê văn Trí, tư lệnh KQ cọng sản miền bắc, th́ VC đă dùng các máy bay của QLVNCH đă bỏ lại tại các phi trường Đà Nẳng, Phù Cát để oanh tạc Sài G̣n. Sáng 28-4-1975, sáu chiếc A37 được chuyển vào sân bay Thanh Sơn (Phan Rang), do Trung làm phi đội trưởng, hợp với các phi công Băc Việt gồm Từ Để, Nguyễn văn Lục, Hoàng Mai Vượng, Hàn Văn Quảng và một tên phi công phản tặc khác của VNCH là Trần văn On. V́ các máy bay trên không mở đèn, hơn nửa lực lượng pḥng vệ ở dưới đất tửơng là bạn, nên chúng mới toàn mạng. Vụ oanh tạc trên đă làm hư hại 3 chiếc Hỏa Long AC119, vài chiếc C47 nhưng quan trọng nhất là đă tạo t́nh trạng hỗn loạn tại phi trường, đang có nhiều người đợi máy bay di tản. Ngoài ra c̣n có nhiều đoạn phi đạo bị bom và đạn pháo kích làm hư hỏng, không c̣n sử dụng được. Trước t́nh trạng hỗn loạn này, tướng Smith ra lệnh giới nghiêm Dao 24/24, trong khi đó tại ṭa đại sứ, Matin vẫn bất động.

 

            Sau này qua các tài liệu báo chí, đọc được nhiều chuyện vui cười ra nước mắt, liên quan tới sự người Mỹ tiếp tục quân viện cho VNCH, theo tinh thần hiệp định Ba Lê 1975 và những lời hứa của Nixon, từ các thơ riêng viết tay. Thật sự để có lư do hạ cánh những vận tải cơ khổng lồ C5, người Mỹ giả bộ chở tới một vài khẩu súng đại bác 105 ly thời Thế chiến 1, ít trăm bộ nón sắt cháo ḷng không giống ai. Tàn nhẫn nhất trong số những thứ rác phế thải này, có nhiều thùng băng cá nhân đă xử dụng. Biết Hoa Kỳ đă tận tuyệt rồi nhưng chính phủ VNCH vẫn giả đ̣ tương kế tựu kế, họp báo đăng tin, để phần nào giữ lại chút niềm tin cho người lính đang xả thân nơi chiến trường, trong giờ thứ 25 đối mặt với thù trong giặc ngoài. Riêng Mỹ th́ mục đích đến là để chuyển tải tất cả hồ sơ mật và những vật dụng máy móc điện tử quư giá về nước.

 

            Lạ lùng nhất là lúc 3 giờ sáng ngày 29-4-1975, tại Dao có 3 chiếc vận tải cơ C130, thường trực chuyển người ra chiếm hạm. Nhưng không biết v́ lẽ ǵ, lại chở từ biển vào Sài G̣n, ba quả bom con heo tiểu nguyên tử (Blue 82 Daisy Cutter), loại bom 15.000 Lbs, mà QLVNCH đă sử dụng tại mặt trận Xuân Lộc-Long Khánh vừa qua. Khôi hài hơn là trong lúc các huyên viên Mỹ-Việt đang h́ hục tháo gỡ đem bom vào kho, th́ một phi công Hoa Kỳ lại bạch thoại trên vô tuyến, khiến cho CS Bắc Việt bắt được tần số và nă ngay hỏa tiễn 122 ly vào phi trường, làm cháy một vận tải cơ C130 đang bốc người. Thế là Dao chấm dứt kế hoạch di tản bằng máy bay lớn ra hạm, v́ phi trường đă bất khiển dụng.

 

            Trong lúc những lănh đạo của Miền Nam đang trầm kha trong ảo vọng thương thuyết ḥa hợp để kết thúc cuộc chiến, th́ đúng nửa đêm 29-4-1975 cũng là giờ mà cộng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, chọn là giờ ‘ G’ ngày ‘ N’ tổng tấn công dứt điểm VNCH. Sài G̣n đă rối loạn v́ hơn mấy chục sư đoàn cộng sản Bắc Việt đă áp sát thủ đô. Một số đại pháo được tập trung nă vào các khu vực đông dân cư trong nội thành. Phần khác là do đám quan quyền, ngày thường ngồi trên ăn đủ, cùng với bọn nhà giàu, me Mẽo.. tới tấp ra đi, khiến cho ḷng người càng thêm tơi tả, không biết đâu mà ṃ. Tuy rằng trung ương không c̣n đại bàng nhưng khắp bốn hướng, quân lực VNCH vẫn chiến đấu dũng mănh, gần như lấy máu xương của chính ḿnh để ngăn cản bước tiến của giặc. Lữ đoàn 4 Nhảy Dù, Sư Đoàn TQLC, Sư đoàn 18 BB, Lực lượng III Xung Kích, Liên đoàn 4 Biệt Động Quân, Sư đoàn 22 BB, Giang Đoàn 54 Tuần Thám, Lực Lượng Địa Phương Quân + Nghĩa Quân.. và đặc biệt là Chiến Đoàn 3, thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, từ ngày 26-4-1975, đă được lệnh về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu.

 

            Nhưng giữa lúc người lính bộ đang lội trong biển máu thù, th́ trên trời gần hết những phi công anh hùng của QLVNCH đă ngoảnh mặt phủi tay ra đi không trở lại, hoặc bay về đất Thái hay hướng thẳng biển đông. Khiến cho phi trường Tân Sơn Nhất thêm hiu quạnh thảm thê với xác người nằm bất động, lẫn lộn với quân trang quân dụng , cơ phận máy bay, vũ khí và những lính quèn hèn mọn, giờ phút cuối vẫn ở lại tử thủ với phi trường.

 

            Nhưng không phải ai cũng tham sống sợ chết, chỉ muốn hưởng vinh hoa phú quư mà người Mỹ hứa hẹn. Vẫn c̣n vài chiếc Hoả Long AC119 K, cùng với hai khu trục A1 Skyraider, đă không ngừng lên xuống, nă đạn pháo, thả hỏa châu, soi sáng giúp quân bạn đang chiến đấu dưới đất. Kiên cường nhất là Trung Úy Phi Công Nguyễn Văn Thành, xuất thân từ Thiếu Sinh Quân. Ông đă lái AC119 bắn phá những vị trí pháo của VC quanh phi trường, nhờ vậy nhiều người trong số này có tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu tư lệnh KQ, cựu chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, cựu phó tổng thống VNCH.. mới bay được trực thăng riêng từ tư gia ở Tân Sơn Nhất, ra chiến hạm đi Mỹ. Thương thay người hiền không bao giờ sống lâu, nên Trung Uư Thành đă găy cánh vào lúc 6 giờ 46 phút, rạng sáng ngày 29-4-1975, khi chíếc hỏa long của ông bị một hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 chém đứt cánh may bay và bốc cháy trên bầu trời.

 

            9 giờ 30 sáng ngày 29-4-1975, Sài G̣n đă hỗn loạn khắp nơi. Do trên tướng Smith yêu cầu đại sứ Martin cho thi hành giải pháp ‘ 4’ trong chiến dịch di tản, nhưng đă bị từ chối. Nguyên do v́ đại sứ Mỹ lúc đó vẫn c̣n ngây thơ tin rằng tổng thống VNCH Dương văn Minh, có khả năng hoà hợp, ḥa giải với VC để văn hồi ḥa b́nh cho VN. Cùng ngày, từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Kissinger đă gọi điện khẩn cấp sang Sài G̣n, ra lệnh cho đại sứ Martin phải di tản gấp. Từ đó, Martin mới cho lệnh đốn cây đa cổ thụ trước sân toà đại sứ vào lúc 11 giờ 01 phút, để làm băi đáp cho trực thăng. Đây cũng là thời gian, Martin gơi ư nhờ TT. Dương văn Minh giả bộ đuổi Mỹ trên đài phát thanh Sài G̣n. Có như vậy siêu cường Hoa Kỳ mới chạy khỏi VN trong danh dự, đồng thời giúp TT Minh có chính nghĩa.

 

            Nhờ bài bản xuất sắc, diễn viên ăn khớp, Martin đă cứu nước Mỹ phần nào bớt mất mặt trước đồng minh thuộc phe thế giới tự do, cũng như đàn em kẻ thù Liên Xô-Trung Cộng. Nhưng đồng thời Martin chính là người đă phá hỏng kế hoạch di tản, v́ lúc chịu thi hành th́ trời đă tối, nên các tài xế xe bus đều nghĩ việc, khiến cho nhiều người có tên trong danh sách di tản không được đón. Để cứu văn t́nh thế nguy cấp tồi tệ trên, tướng Smith đă cho các loại trực thăng nhỏ của hăng Air American đi bốc người thế xe bus.. nhưng đă quá trễ.

 

            Ba mươi ba năm về trước, người Sài G̣n làm sao quên được cảnh tượng hai ngày 29 và 30-4-1975, nếu có dịp đi ngang qua ṭa đại sứ Hoa kỳ, kế toà đại sứ Pháp và nhà thờ Tin Lành, nằm trong chu vi các đường Hồng Thập Tự, Hai Bà Trưng và đại lộ Thống Nhất. Có thể gọi được là một biển người, đă tụ tập trước hai cánh cổng sắt vô tri của ṭa đại sứ. Lúc đó người nào giơ hai tay lên cao, trong đó ngoài các giấy tờ c̣n có những nắm đô la dầy cộm, với những tiếng gào thét, van nài nghe thật là bi thiết năo nuột, trước những cặp mắt gần như lạc thần lạnh lẽo của lính thủy quân lục chiến Mỹ. Ai cũng lăm lăm tay súng có gắn lưỡi lê, làm như đang lăm le sẵn sàng phanh thây xé xác bất cứ ai, muốn xé rào vượt cổng.

 

            Cùng lúc quang cảnh phía bên trong khuông viên của ṭa đại sứ cũng đâu có khác ǵ bên ngoài. Sóng người đang đùn ép, xô lấn, cấu xé với nhau để tới cho được chân tường, dẫn vào cầu thang lên sân thượng, nơi đoàn trực thăng dùng làm băi đáp lên xuống, để bốc người ra chiến hạm. Màn đêm lúc đó như được Thượng Đế ban thêm ân huệ, nên cứ kéo dài hơn, để cho những kẻ chờ đợi nuôi chút hy vọng mỏng manh trong cơn tuyệt vọng. Tóm lại đến giờ phút hỗn loạn đó, th́ không ai c̣n cần chú ư làm ǵ tới danh sách nửa. Bốc người tại chỗ, có nghĩa là ai mạnh chen được tới trước th́ đi, khiến cho hằng vạn người từng giúp Mỹ rất đắc lực như thơ kư, thông dịch viên, nhân viên t́nh báo, cảnh sát ch́m.. cứ ngóng cổ chờ di tản, rốt cục sáng ra mới biết Mỹ đă đi hết rồi.

 

            Để thi hành chiến dịch di tản bằng trực thăng, tướng tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ là Carey từ chiến hạm bay vào ṭa đại sứ lúc 13 giờ 15 ‘ chiều 29-4-1975 và hạ cánh tại Dao. Cùng lúc có một Toán Không Lưu do thiếu tá KQ Dave Cox chỉ huy. Họ dọn dẹp sân thượng và chỉ dẫn đoàn trực thăng từ biển vào bốc người. Trong lúc đó súng cối và đại bác của VC quanh Sài G̣n nổ tới tắp.

 

            15 giờ 06 phút chiều 29-4-1975, một đoàn 12 chiếc trực thăng Mỹ, chở TQLC do trung tá J.L Bowltan chỉ huy, thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 76 tới bố trí quanh Dao để giữ an ninh. Đoàn trực thăng lên xuống bốc người không ngớt, mỗi chiếc chở một lần từ 50-60 người.

 

            Nhưng cuộc di tản đă gặp trở ngại v́ băi đáp trực thăng trúng đạn pháo kích của VC bốc cháy. Trong lúc sự liên lạc giữa toán không lưu và các phi công cũng bi trục trặc v́ máy truyền tin bị hỏng, trong khi trung tâm tiếp vận đài tại Sài G̣n hoàn toàn tê liệt.

 

            Những giờ phút cuối, để giải quyết số người c̣n ứ đọng, Mỹ phải dùng các loại trực thăng lớn CH6 và H53 đáp ngay tại băi đậu xe trước ṭa đại sứ. Song song với trực thăng Mỹ, trực thăng của KQ.VNCH cũng bốc người ra đi từng đoàn. Thành phố đă bị cúp điện hoàn toàn từ 6 giờ 30 tố́ 29-4-1975. Khắp nơi trời đất tối thui, dân đen th́ run rẩy núp kín trong nhà để giữ mạng, phần lính tráng c̣n lại, từ quan tới thuộc cấp, ai củng cố chóng con mắt chờ sáng trong các giao thông hào, đợi phép lạ mà tổng thống Dương văn Minh đă hứa là sẽ tới vào sáng ngày 30-4-1975.

 

            Sài G̣n đă chết từ đó, chỉ c̣n có tiếng quạt của các loại trực thăng gầm hét đinh tai điếc óc, nơi khoảng không gian mà Mỹ c̣n làm chủ, nhờ sự bảo vệ của QLVNCH trong giờ thứ 25 dưới đất. Đây cũng là những lời thóa mạ cuối cùng của người Mỹ trước khi về nước, để lại ngh́n đời trên xác chết chưa chôn của miền nam VN trong thế kỷ XX.

 

            Cũng lúc đó, nơi các nẻo đường vắng ngắt dẫn về thương cảng, bến tàu Sài G̣n, từng chặp từng chặp lai xao động bởi tiếng máy nổ ṛn của đủ loại xe dân, lính.. xen lẫn đâu đó là các tràng súng ngắn. Lúc này bọn sĩ quan đào ngủ, bọn nhà giàu bất lương, bọn văn nghệ sĩ cà chớn một thời phá nát miền nam.. cũng ôm đầu chạy trối chết, tới các bến tàu, để t́m đường vượt thoát cọng sản, trên các chiến hạm Hải quân và Thương thuyền đang hối hả nhổ neo ra khơi. Súng nổ, đạn cối rơi, hỏa tiễn xuyên phá, tiếng trực thăng gào thét.. như những giọt nước mắt trước cơn mưa thống hận VN, ba mươi năm qua cũng vẫn là những h́nh ảnh và âm thanh , mà người Sài G̣n đă cảm nhận trước vài giờ, khi toàn thể non sông Hồng Lạc bị đắm ch́m trong vũng bùn ô uế của xă nghĩa thiên đàng.

 

            Đúng 9 giờ tối đêm 29-1-975 cuộc di tản tại Dao kết thúc. Người Mỹ vội cho thiêu hủy toàn bộ những ǵ c̣n lại trong toà nhà này, mà một thời được coi như một ṭa tiểu bạch ốc ở phương đông. Chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh lúc 12 giờ đêm, bỏ lại đằng sau ṭa nhà trong biển lửa.

 

            Riêng tại ṭa đại sứ Mỹ, sự di tản đă gặp rất nhiều khó khăn v́ đèn không đủ soi sáng hiện trường, c̣n băi đáp th́ quá nhỏ không thích hợp cho các loại trực thăng lớn, Tuy nhiên việc bốc người vẫn được tiếp tục, từ 11 giờ đêm 29-4-1975 cho tới 3 giờ sáng ngày 30-4-1975. Sự liên lạc bằng vô tuyến giữa Sài G̣n và Hoa thịnh Đốn cũng chấm dứt lúc 1 giờ 06 phút, khi trạm liên lạc vệ tinh tại Dao đă bị phá hủy. Để nối liên lạc giữa Mỹ và toà đại sứ, Không quân Hoa Kỳ phải thiết lập một trạm liên viễn thông vệ tinh trên chiếc C130, nhưng vẫn không mấy hiệu quả.

 

            3 giờ sáng ngày 30-4-1975, bộ ngoại giao Mỹ ra lệnh cho ṭa đại sứ Sài G̣n chấm dứt di tản nhưng Martin không chịu thi hành, v́ lúc đó tại chỗ vẫn c̣n hơn 12.000 chờ bốc ra chiến hạm. Tới 4 giờ 56’ sàng, chính Tổng thống Ford ra lệnh bằng điện thoại, bắt buộc ông đại sứ phải rời VN. Do không c̣n cách nào lựa chọn, Martin đành phải bỏ lại 420 người đang đợi, trong số người này có cả nhân viên của toà đại sứ Nam Hàn. Martin ra đi đơn độc với con chó nhỏ tên Nitnoy, trên chiếc trực thăng CH46, do Đại Uư Thủy Quân Lục Chiến tên G.Berry lái.

 

            Từ phút đó, chỉ c̣n lại toán lính TQLC Mỹ giữ an ninh ṭa đại sứ. Họ rút hết vào bên trong ṭa nhà, đóng cửa sắt và lên trên sân thượng đợi. Đúng 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trực thăng ngoài biển bay vào đón họ, chấm dứt sự hiện hữu lần thứ ba của người Mỹ trên nước VN, tính tṛn 21 năm , từ lúc tướng Edward Landale của CIA đặt chân tới Sài G̣n. T́nh đồng minh, đồng hướng và chiến hữu giữa VNCH cùng Hoa Kỳ, cũng chấm dứt từ đó.

 

            Theo tài liệu được Mỹ công bố, th́ ṭa đại sứ và Dao ngày 29 rạng 30-4-1975 chỉ di tản được 7014 người, phần lớn không có tên trong danh sách được lập lúc ban đầu. Để hoàn thành công tác trên, người Mỹ đă xử dung trực thăng của Sư đoàn 7 Không quân và Hạm Đội 7 tại Thái B́nh Dương. Suốt thời gian chiến dịch, chỉ có một A6 bị mất tích, một trực thăng AH1J. Cobra rớt xuống biển và 2 lính TQLC Mỹ bị tử thương khi VC pháo kích vào Dao tại phi trường Tân Sơn Nhất.

 

            Tuy người Mỹ đả chính thức rời Sài G̣n vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975 nhưng trọn ngày đó cho tới hôm sau 1-5-1975, nhiều trực thăng của Không quân VNCH khắp nơi bay tới Hàng Không Mẫu Hạm Midway, đang bỏ neo ngoài khơi Vũng Tàu để xin đáp. V́ có quá nhiều người, nên Mỹ đă phải xô nhiều trực thăng xuống biển, để làm băi đáp cho các trực thăng tị nạn. Dù việc làm trên có thiệt hại hằng triệu mỹ kim nhưng cũng đă cứu vớt đươc nhiều chiến binh trong giờ phút cuối cùng, không c̣n một lựa chọn nào khác hơn, trong khi nước đă mất.

           

            Ba mươi năm trước hay bây giờ, người Mỹ cũng chỉ nghỉ đến quyền lợi của quốc gia ḿnh mà thôi. Bởi vậy muốn đem quân vào VN, người Mỹ phải giết một tổng thống dân cử của bản xứ. Rồi để rút quân an toàn về nước, khi đă đạt xong mục đích chiến lược kinh tế của ḿnh, Mỹ lại dùng áp lực quân viện, để bắt buộc đồng minh của ḿnh, kư vào một hiệp ước giả mạo phi luân. Cuối cùng dùng nó để bán đứng quốc gia VN, chôn vùi tương lai của dân tộc anh hùng trong ṿng nô lệ của cọng sản đệ tam quốc tế., suốt thời gian từ đó tới bây giờ. Tất cả đúng như lời Sir R.Thompson đă viết năm 1989 trong tác phẩm ‘ Make for the hill ‘, đại ư ông nói rằng, sự sống của miền nam VN đă bị bán đứng , v́ cảnh cấu xé của nước Mỹ.

           Riêng Nixon, nhân vật chính đă cùng Kissiger đạo diễn tấn thảm kịch VN hôm nay, cũng đă viết những lời sám hối trong ‘ No More VietNam ‘.Ông viết rằng, tôi đă nh́n thấy những vấn đề nan giăi của hiệp định Ba Lê, nhất là sự thỏa hiệp, cho phép bộ đội Bắc Việt công khai ở lại và xâm lăng miền Nam . Nhưng đau đớn nhất, có lẽ là lời phát biểu của M. Gauvin, nguyên Ủy Viên Giám Sát Quốc Tế (ISCC) tại VN. Ngay khi thấy CS Hà Nội ngang nhiên xé bỏ hiệp định ngưng bắn mà chúng vừa kư kết chưa ráo mực, tấn công xâm lăng VNCH, bất chấp cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. V́ vậy ông đă viết bài đăng trên tờ The Times số 59362 ngày 5-4-1975 rằng, sự thất bại của VNCH đă bắt nguồn từ hiệp định Ba Lê, v́ nó chẳng bao giờ phản ảnh được ư muốn và nguyện vọng của dân-nước VNCH.

 

            Một thập niên sau ngày Mỹ bỏ chạy khỏi Sài G̣n trong đêm tối trên mái nhà, do những biến chuyển chính trị thế giới, quan trọng nhất là sự ḥa hoăn giữa Nga-Hoa cũng như sự liên hệ của Mỹ và Trung Cộng có chiều hướng thay đổi. Để chiếm phần ưu tiên, người Mỹ lại t́m cách mon men trở lại Đông Dương lần thứ 4 vào tháng 4-1985. Bởi vậy một phái đoàn cao cấp của Mỹ , do Richard Armitage cầm đầu, cùng với phụ tá ngoại trưởng Mỹ là Paul Wolfon Witz (đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương ), lần đầu tới Hà Nội, với chiêu bài ‘ t́m lính Mỹ mất tích và hài cốt quân Hoa Kỳ c̣n tại VN’.

            Sự kiện giằng co úp mở giữa hai nước, cho tới khi phái đoàn nghiên cứu Mỹ do cựu bộ trưởng quốc pḥng Mc.Namara, sau khi thăm viếng Hoa Lục về, đă tiết lộ âm mưu Trung Cộng đang có dă tâm muốn trở thành Á Châu và Thái B́nh Dương. V́ thế Hoa Kỳ mới mở pḥng liên lạc giữa hai nước vào ngày 3-2-1995 và nối lại bang giao năm 1996. Một Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sau 22 năm chiến tranh chấm dứt, đă chính thức xác nhận sự b́nh thường hoá ngoại giao với VC.

           

            Tóm lại lịch sử đă ngừng lại và quay tṛn đúng vào thời điểm cũ trên đất nước tội nghiệp VN. Cả hai : Tài phiệt Hoa Kỳ và cọng sản đệ tam quốc tế cũng đều v́ quyền lợi riêng tư của ḿnh, nên muối mặt đổi thù thành bạn. Lần này không c̣n có chiêu bài VN là tiền đồn chống cộng, nên người Mỹ đă công khai tới VN qua danh phận lái buôn lái súng.

            Hiện trong cộng đảng cầm quyền đă manh nha hai phe theo Tàu, theo Mỹ. Nhưng dù VN có theo phe nào chăng nửa, th́ chắc chắn đất nước chúng ta cũng sẽ bị cuốn hút theo vết xe lịch sử, khi Trung Cộng công khai gây nên thế chiến lần thứ 4 tại Á Châu-Thái B́nh Dương.

 

            Đọc và viết lịch sử, không phải để khóc hận than thân, mà là lấy đó làm một kinh nghiệm để hành động cứu nước trong thực tại và tương lai. Năm 1954, khi cộng sản đệ tam chiếm được miền bắc, một số ít trí thức khoa bảng chạy vào làm trùm tại VNCH, nên họ chẳng hề biết ǵ về kinh nghiệm sống chung với VC.

            Ngày 30-4-1975, khi VC chưa vào Sài G̣n, số trí thức khoa bảng trên lại ù trốn chạy sang Mỹ hay ngoại quốc. Họ không hề biết thế nào là sự đổi đời của phận người xuống hàng súc vật. Ở ngoại quốc, v́ quá tự do, nên vẫn chứng nào tật đó, coi sự hiểu biết của ḿnh ngang hàng với lănh tụ, muốn ai cũng phải theo ư và đứng sau lưng ḿnh.

           Họ v́ không sống thật với lịch sử nên chẳng bao giờ có kinh nghiệm lịch sử, vẫn ảo tưởng xây lâu đài và chức phận trên cát biển, vẫn ngây thơ muốn ḥa hợp ḥa giải, với một đảng cướp tàn bạo bất lương, qua bảy mươi năm chỉ lừa bịp lường giết đồng bào và bán nước ḿnh mà thôi. Tệ nhất là ḿnh và gia đ́nh lúc nào cũng thích sang giàu hạnh phúc nơi thiên đường Âu Mỹ, mà mồm th́ luôn xuí người khác, nếu đi hết biển, th́ phải trở về để làm nô lệ cho cộng sản .

 

            Cũng may bọn người này không nhiều và ngày nay hầu hết đều giống như những b́nh vội ǵa nua, mà Phan Khôi từng ví với bọn cán ngố miền bắc trong tác phẩm ‘ Trăm Hoa đua nở ‘, chỉ nổ trên giấy hay nằm trơ trọi trong góc đời hiu quạnh về chiều..

 

            Thảm thê cho thân phận nhược tiểu VN -/-

 

Xóm Cồn

Quốc Hận 30-4-2008

Mường Giang

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

- Bí mật Dinh Độc Lập  -TS Nguyễn Tiến Hưng.

- Larry Engelmann (nước mắt trước cơn mưa, bản Việt của Nguyễn Bá Trác).

- Không ḥa b́nh, chẳng danh dự -Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch.

- Những ngày cuối cùng của VNCH của Nguyễn Khắc Ngữ..

- Báo chí hải ngoại (PNDD, KBC, Tiền Phong, Hồn Việt..)

-Khi Đồng Minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hưng

- Chiến sử VNCH của Phạm Phong Dinh

- Chiến tranh VN toàn tập của Nguyễn Đức Phương

           

 

           

 

 

 

 

 

  1. Kim Âu

  2. Mapquest

  3. Thời Thế

  4. Chính Nghĩa Là Của Chúng Ta

  5. Nợ Núi Sông

  6. Ta Về Giữa Độ Tàn Thu

  7. Nửa Đêm Nghe Hồn Sử Gọi

  8. Tiếng Nói Công Lư

  9. Gian Đảng Phở Ḅ

  10. Băng Đảng Việt Tân

  11. Thiên Cổ Tội Nhân

  12. Vàng Rơi Không Tiếc

  13. Câu Chuyện Về Một Đứa Trẻ

  14. Chiến Khu Ma Của Việt Tân

  15. Ăn Thây Ma

  16. Cũng C̣n May Mắn

  17. Ngày Đà Lạt 2003

  18. Đỗ Hùng

  19. Nguyễn Mạnh Trinh

  20. Phùng Ngọc Sa

  21. Nguyễn văn Chức

  22. Nhác Trông Lờn Lợt Màu Da

  23. Cái Hợp Pháp Cái Chánh Đáng

  24. Tṛ Hề Việt Tân

  25. Văn Học Ưng Khuyển

  26. Tội Ác Của Im Lặng

  27. Pradva

  28. Sớ Táo Quân

  29. Mối Thù Quốc Hận

  30. Trần Xuân Ninh Bị Loại

  31. Hoàng Đạo Thế Kiệt

  32. Khúc Quanh Sinh Tử

  33. Đi Dây Hay Kéo Cánh

  34. Lằn Ranh Quốc Cộng

  35. Cạm Bẫy Dân Chủ

  36. Mặt Thật

  37. Hoàng Duy Hùng

  38. Mặt Thật Mặt Trận VT

  39. Chính Thống - Chệch Hướng?

  40. Dương Như Nguyện

  41. Đinh Thạch Bích

  42. Hoàng Hải Thủy

  43. Trần Kiêm Đoàn

  44. Đỗ Hoàng Gia

  45. Trúc Đông Quân

  46. Nguyễn Mạnh Quang

  47. Nửa Ngày Lao Tù

  48. Đọc "Tôi Phải Sống"

  49. Khi Việt Tân Bị Bể Bạc

  50. Từ Từ X́ Ra

  51. Việt Tân - Việt Cộng

  52. Liên Minh Rùa Sẻ

  53. Bản Lên Tiếng 53

  54. Thư Không Niêm

  55. 53 Cơ Sở Lên Tiếng

  56. Không Tham Gia Chọn Ngày TN

  57. Trần Xuân Ninh, Houston

  58. Nguyễn Đ́nh Sài Tố Cáo

  59. Hồng Y Sepe

  60. Liên  Minh Thần Thánh

  61. Quan Niệm Chính Thống

  62. Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn

  63. Khái Niệm Về Số Trong Dịch

  64. Ngày Độc Lập

  65. Trung Đông Máu Lửa

  66. Tha La Xóm Đạo

  67. Là Một - Là Hai - Là Ba

  68. Đỉnh Gió Hú

  69. Con Người Vô Dụng

  70. State of Denial