Ảnh hưởng của Milton Friedman trong tư tưởng tự do kinh tế 

 

 

Thư năm 28, Tháng Mười Hai 2006

 

 

Nguyễn Anh Tuấn

 

 

Năm 2006 đánh dấu sự ra đi của hai kinh tế gia cao niên nổi tiếng của Hoa Kỳ là John Kenneth Galbraith và Milton Friedman, tuy cả hai đă bước qua cái tuổi cửu thập cổ lai hi nhưng vẫn c̣n rất tích cực hoạt động cho đến ngày giă từ cơi đời. Người đầu mất vào tháng Tư, hưởng thọ 98 tuổi, và người sau vừa mới từ trần vào tháng trước ở tuổi thọ 94; cả hai tuy là bạn bè thân thiết nhưng lại có quan điểm và chủ trương đối chọi trong kinh tế học, cũng như thường được coi như là kỳ phùng địch thủ trong cuộc tranh luận lư thú về vai tṛ của chính quyền trong kinh tế vĩ mô (macroeconomics) trong nhiều thập niên qua.

 

Trên nhiều diễn đàn khác nhau, cả hai vị giáo sư kinh tế học lăo thành đă cống hiến cho cử toạ khắp nơi những cuộc đối đáp hào hứng rất tương phản về h́nh thức lẫn nội dung: một cao (ông Galbraith cao 6 feet 8) và một lùn (ông Friedman cao 5 feet 3), đại diện cho hai trường phái lớn trong kinh tế học của thế kỷ 20, đối nghịch giữa cấp tiến và bảo thủ. Tuy không đạt được giải Nobel về kinh tế học, giáo sư Galbraith được coi như là một trong những kinh tế gia được nhiều người đọc và biết đến nhất với hơn 33 cuốn sách do ông trước tác trong thời gian dài dạy môn kinh tế học tại trường Đại Học Harvard. Được coi như là linh hồn cũng như bộ óc tối cao cho các vị tổng thống bên đảng Dân Chủ từ F.D. Roosevelt cho tới Kennedy và Johnson, ông là người cổ xuư không ngừng nghỉ và mạnh mẽ nhất cho khuynh hướng cấp tiến trong chính quyền, theo mô h́nh của Keynes trong kinh tế học, theo đó chính quyền phải có trách nhiệm can thiệp vào công tác dân sinh và sinh hoạt kinh tế trong nước qua các chính sách thuế má hay chi tiêu công cộng để cung cấp công ăn việc làm cho người dân cũng như để giảm bớt sự cách biệt giầu nghèo quá cao trong dân chúng.

 

Ngược lại, giáo sư Friedman, được giải Nobel vào năm 1976 với công tŕnh lớn nhất là sự phân tích về ảnh hưởng của tiền tệ trong việc điều tiết kinh tế quốc gia, có thể được coi như là kinh tế gia có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới sau Keynes, nhất là trong ba thập niên chót của thế kỷ 20. Ông cũng được coi là cha đẻ của chủ thuyết tiền tệ trong kinh tế học (monetarism), đề cao khuynh hướng bảo thủ làm nền tảng soi đường cho các lănh tụ như Thủ Tướng Margaret Thatcher của Anh, TT Ronald Reagan và các chính quyền phe Cộng Hoà.

 

Có thể nói John Maynard Keynes, một bá tước người Anh, là kinh tế gia được biết đến nhiều nhất cũng như là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất lên các chính sách cầm quyền trong suốt nhiều thập niên trước đó, kể từ sau cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế vào năm 1929. Các đề tài nghiên cứu trong tập "Lư Thuyết Tổng Quát" (General Theory) về kinh tế học của ông được coi như là kinh điển được học nằm ḷng cho biết bao thế hệ sinh viên theo học môn này và sau đó đă đem ra áp dụng khi có cơ hội hành xử quyền kinh bang tế thế. Theo Keynes, th́ các chính quyền phải có bổn phận giúp đỡ cho các nền kinh tế tư bản vượt qua thời kỳ suy thoái khó khăn cũng như t́m cách ngăn cản những thời kỳ phát triển quá độ để không bị rơi vào t́nh trạng lạm phát. Đầu tiên là ảnh hưởng của chính quyền trong các chính sách thuế khoá cấp tiến để tạo sự quân b́nh kinh tế: đánh thuế cao lên những thành phần giầu, có lợi tức cao để san sẻ cho những thành phần nghèo bị đánh thuế thấp, hay là miễn đóng thuế hoặc thuế âm, tức là được chính phủ tài trợ thêm thay v́ phải đóng thuế (thường gọi là earned income tax credit trong xă hội Hoa Kỳ ngày nay). Trong cương vị này, chính phủ đă đóng vai tṛ tái phân phối mức thu nhập (redistribution of revenues) của quốc gia (thu nhập được phân phối lần đầu qua đồng lương cao thấp khác nhau của nhiều thành phần trong xă hội) để giúp san bằng hố sâu ngăn cách giầu nghèo, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bất ổn trong xă hội. Từ ngữ cấp tiến (progressive) thường được đồng nghĩa với phóng khoáng (liberal) trong chính trị để đối chọi với quan niệm bảo thủ (conservative), nhưng có lẽ bắt nguồn từ việc áp dụng chính sách thuế khoá để phân biệt hai chủ trương khác biệt. Khuynh hướng bảo thủ th́ chủ trương một thuế suất đồng nhất (flat rate tax) tức là mọi người đều phải trả cùng một tỉ lệ cho dù lợi tức cao hay thấp, hoăc khuynh hướng ngược lại theo thuế suất cấp tiến, tức là trả tiền thuế từng phần: thuế suất thấp ở mức lợi tức thấp, và chỉ gia tăng để áp dụng lên phần lợi tức cao hơn mức thấp đó. Lấy thí dụ của flat rate tax là 20%, một nhân công nghèo có lợi tức hàng năm là 10,000 đồng sẽ phải đóng thuế là 2000, nhiều phần sẽ là một gánh nặng khá lớn khiến cho họ càng gặp khó khăn hơn để sinh sống. Nhưng với một vị tổng giám đốc hay chủ nhân ông với lợi tức cao, cỡ một triệu đồng một năm th́ phải đóng thuế 200,000 đồng, tuy là một số tiền khá lớn, nhưng với phần c̣n lại là 800,000 đồng cũng dư sức giúp cho họ cho một cuộc sống giàu sang, thừa thăi. Trong trường hợp của progressive tax th́ những vị triệu phú này sẽ phải đóng thuế theo một công thức khác: 20% ở số tiền 10,000 đầu tiên, sau đó tăng dần như 25% cho số tiền từ 10,000 đến 50,000; rồi 30% từ 50,000 đến 100,000; và 40% từ phần lợi tức cao hơn 100,000. Công thức này thoạt đầu có vẻ rắc rối nhưng có lẽ là công bằng và tạm ổn nhất v́ mọi người đều chịu cùng một thuế suất cho một mức lợi tức nào đó, và chỉ phải đóng thuế nhiều hơn trên những phần lợi tức ḿnh kiếm nhiều hơn, với lư lẽ biện minh là dù có đóng thêm tiền thuế cao hơn trên phần lợi tức đó cũng không ảnh hưởng nặng cho những thành phần được gọi là giầu có này.

 

Sau đó, chính phủ có thể vay nợ (qua việc bán công khố phiếu) để phát động các chương tŕnh chi tiêu công cộng như xây cất đường sá, trường học, công trường v.v... để giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều thành phần dân chúng thất nghiệp trong nước, giúp cho họ có lợi tức để tiêu thụ, từ đó cũng đẩy mạnh bộ máy sản xuất kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, chính phủ cũng cần phải nhảy vào thị trường để can thiệp trong nhiều trường hợp cần thiết, tuy không cần điều khiển hoàn toàn như ở dưới chính thể cộng sản. Để bảo đảm cho sinh hoạt kinh tế trong nước được phát triển tốt đẹp, nhiều lúc chính phủ c̣n phải để ư xem xét để tránh cho những t́nh trạng cạnh tranh bất chính, đầu cơ tích trữ v.v... có thể khiến cho sinh hoạt kinh tế trong nước bị xáo trộn. Những người sinh sống dưới thời Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975 có lẽ vẫn c̣n nhớ đến những kinh nghiệm này mỗi khi giá các nhu yếu phẩm như gạo, sữa, xăng dầu tăng giá vùn vụt. V́ lẽ đó mà trong kinh tế học, chính quyền c̣n có chức năng điều tiết (regulation) như kiểm soát, ấn định giá cả, đặt ra những quy định buôn bán hay hành nghề, làm ăn v.v... Ngay cả ở Tây Âu và Hoa Kỳ, cho đến đầu thập niên 70, việc kiểm soát và ấn định giá cả (price control) vẫn c̣n là một chính sách được áp dụng. Nếu có thể nói một cách đơn giản và b́nh dân hơn, chủ thuyết của Keynes là tiêu biểu cho khuynh hướng cấp tiến của đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ.

 

Nhưng đối với Friedman th́ chính quyền gần như phải có những chức năng gần như ngược lại: đó là đừng xen vào sinh hoạt kinh tế, và hăy để nó tự hoạt động và phát triển theo một định luật tự nhiên của thị trường tự do giữa cung và cầu. Trong góc cạnh này, người ta có thể coi Friedman như là môn đệ chân truyền của Adam Smith, cha đẻ của ngành kinh tế học, với chủ trương thả lỏng tự do sinh hoạt (laissez faire) với quan niệm cho rằng chính phủ nào càng ít xía vào chuyện của người dân th́ càng hữu hiệu chừng đó. Theo Friedman th́ chính phủ cần phải cắt giảm thuế tối đa và xă hội này sẽ hưởng lợi và phát triển tốt đẹp nhất khi người dân được toàn quyền lựa chọn theo ư riêng của ḿnh. Rơ ràng không khác ǵ những chủ trương của phe bảo thủ như TT Bush và đảng Cộng Hoà lúc nào cũng hô hào lá bài tax cut cũng như đề cao quyền lựa chọn cá nhân khi đề nghị cải tổ chính sách hưu bổng hồi năm ngoái. Kế hoạch hưu bổng, thường được gọi là an sinh xă hội, thực hành tại Mỹ từ năm 1936, là một chính sách do nhà nước bắt buộc mọi người dân khi đi làm có lợi tức phải đóng một phần nhỏ, gọi là tiền thuế an sinh xă hội, để cho nhà nước quản lư dùm, pḥng khi đến tuổi về hưu sẽ trả lại cho người dân dưới h́nh thức tiền trợ cấp hưu bổng. Sở dĩ nhà nước bắt buộc dân chúng phải đóng thuế trước v́ quan niệm nếu để cho dân chúng tự ư để dành tiền riêng của ḿnh cho mai hậu th́ có thể nhiều người sẽ không có tinh thần tự giác cao và biết để dành, rồi có thể tiêu pha hết số tiền kiếm được, và đến khi về già th́ sẽ không có tiền về hưu. Nhưng TT Bush và những người ủng hộ kế hoạch cải tổ hưu bổng th́ cho rằng nên để cho người dân tự ư đầu tư số tiền để dành đó thay v́ để cho nhà nước quản lư, và trong đường dài có thể số tiền tiết kiệm đó có thể sinh lợi nhiều hơn là tiền để cho chính quyền quản lư.

 

Phải nói là cho đến cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, các lư thuyết của Friedman không được xem trọng không những ở các giảng đường đại học mà cũng không lôi cuốn được nhiều chính trị gia theo đuổi để áp dụng cho các chính sách cầm quyền, mặc dù ông đă là một chuyên gia nghiên cứu lâu năm cũng như là một giáo sư thực thụ về kinh tế học từ năm 1948. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1964, TT Johnson chủ trương chính sách theo Keynes với các chương tŕnh phát triển công cộng to lớn trong khi đối thủ bên đảng Cộng Hoà là Barry Goldwater th́ chọn ông Friedman làm cố vấn kinh tế. Kết quả là ông Johnson thắng lớn. Nhưng ông Friedman cũng c̣n được coi như là người khai sáng và đẩy mạnh một phong trào gọi là Trường phái Kinh tế học tại Chicago, tức là một nhóm các kinh tế gia bảo thủ ngay trong phân khoa kinh tế tại trường Đại Học Chicago. Nhóm này và nhiều đồ đệ của ông sau đó đă đạt nhiều tiếng vang lớn với khoảng một chục người đoạt các giải Nobel về kinh tế học. Friedman và các môn đồ của ông được coi như là một lực lượng đáng nể làm đối trọng với trường phái cấp tiến gồm các giáo sư nổi tiếng tại MIT và Đại Học Harvard như Paul Samuelson, John Kenneth Galbraith. Nhưng có lẽ một trong những chi tiết nhỏ phản bác lại lập luận của Keynes đă giúp cho tên tuổi và uy tín của ông Friedman bỗng được mọi người chú ư và bắt đầu nể phục nhiều hơn: đó là việc ông là người đầu tiên đă sớm tiên đoán một hiện tượng hi hữu chưa bao giờ xảy ra khi một nền kinh tế gặp cùng lúc hai trạng thái xấu là lạm phát và nạn thất nghiệp cao, với cái tên gọi kép đặc biệt stagflation (gồm có stagnation và inflation).

 

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, thế giới trải qua một thời kỳ kinh tế phát triển tốt đẹp và lâu dài. Chủ thuyết của Keynes bước vào thời kỳ vàng son trong các quốc gia phương Tây với các chính sách chi tiêu công cộng được đẩy mạnh để tạo công ăn việc làm cho người dân và gia tăng sự phú cường của quốc gia. Thế nhưng giữa lúc đó, Friedman là người đơn độc đă lên tiếng cảnh giác rằng những chính sách dựa trên lư thuyết của Keynes sẽ là những yếu tố tạo nên những khó khăn kinh tế sau này. Từ giữa thập niên 60, Friedman đă tiên đoán rằng thời kỳ kinh tế tăng trưởng mănh liệt sắp chấm dứt. Ông cảnh báo rằng không những lạm phát sẽ tăng mà nạn thất nghiệp cũng tăng, một khái niệm khó được chấp nhận vào thời ấy. Lúc bấy giờ gần như mọi người đều chấp nhận sự tương quan giữa mức lạm phát và nạn thất nghiệp theo một chiều hướng đảo ngược: nếu chính quyền thả lỏng chính sách tiền tệ, tức là tăng số tiền lưu hành trong nước, sẽ dẫn đến việc gia tăng mức lạm phát, nhưng cũng giúp cho nạn thất nghiệp giảm xuống. V́ với lưu lượng tiền tệ rộng răi, người dân dễ tiêu xài mạnh bạo hơn, tạo ra nhu cầu tiêu thụ và từ đó sẽ tạo thêm công ăn việc làm. Ngược lại, nếu chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ, giúp cho mức lạm phát xuống thấp th́ lại có nguy cơ gia tăng nạn thất nghiệp v́ nhu cầu tiêu thụ tụt xuống dẫn đến việc hăng xưởng bớt sản xuất, và bớt cần nhân công giúp việc. Trong quá khứ,ụ chưa bao giờ có cả hai hiện tượng đối nghịch cùng xuất hiện là mức lạm phát và nạn thất nghiệp đều gia tăng cùng lúc.

 

Nhưng Friedman là người đầu tiên đă nêu lên mối nguy đó, và điều này đă xảy ra vào thập niên 70, và chính giáo sư kinh tế học Paul Samuelson, một môn đệ của trường phái Keynes và cũng đoạt giải Nobel về kinh tế học, đă gọi hiện tượng đó là stagflation. Sự phân tích và tiên đoán của Friedman được coi như là một thành công nổi bật một cách choáng váng đáng khâm phục, và có lẽ chính là yếu tố quan trọng nhất khiến cho Viện Hàn Lâm Nobel ở Thuỵ Điển đă trao giải cho ông vào năm 1976.

 

Friedman là một người khiêm tốn khi cho rằng những thành công mà ḿnh đạt được là do nhiều yếu tố may mắn đến bất ngờ: Là con của một gia đ́nh di dân nghèo gốc Đông Âu sang lập nghiệp tại Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20 đă khiến cho ông được trở thành một công dân Mỹ thay v́ của một quốc gia cộng sản. Rồi sau đó trong thời gian học tại Đại Học Rutgers, ông có cơ may được thọ giáo với hai vị thầy nổi tiếng là Arthur Burns và Homer Jones. Người đầu, sau này lên chức Thống Đốc Ngân Hàng Liên Bang Mỹ (Fed Bank), truyền cho ông tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học cũng như việc t́m ṭi chính xác trong kinh tế học; và người thầy thứ hai đă hướng dẫn ông chú ư vào các học thuyết tiền tệ cũng như đă giúp tiến dẫn ông lên bậc cao học ở trường Đại Học Chicago.

 

Sự may mắn cũng lại tiếp tục đến với ông theo kiểu bất ngờ: Trong lớp học đầu tiên ở Chicago, v́ tên họ của ông bắt đầu bằng chữ F nên ông được xếp ngồi gần với một nữ sinh viên khác có tên họ gần nhất là Rose Director. Sáu năm sau đó, hai người kết hôn với nhau. Và chính bà Rose Friedman, một giáo sư kinh tế học giống như chồng, đă giúp ông khá nhiều trong sự nghiệp sau này. Friedman cho rằng khi ông mới bắt đầu nổi tiếng th́ ít có ai dám lên tiếng chỉ trích hay phê b́nh các bài nghiên cứu của ông cho dù thấy có điểm nào đó rất dở. Thế nhưng vợ ông, bà Rose, th́ dám nói thẳng điều này, và đă giúp cho ông học hỏi được nhiều điều quư giá hơn.

 

Cũng trong thời gian theo học tại Chicago, Friedman được thụ huấn với một vị giáo sư nổi tiếng khác là Jacob Viner, lúc bấy giờ được coi như là một trong những lư thuyết gia sáng giá cũng như là sử gia về tư tưởng kinh tế học. Giáo sư Viner đă thuyết phục được cậu sinh viên Friedman nhận thức rằng một lư thuyết kinh tế học không chỉ là mớ lư luận suông hay rời rạc mà có thể được khai triển thành một chính sách hợp lư và vững vàng để có thể đem ra áp dụng trong thực tế. Rồi đến khi được một học bổng của trường Đại Học Columbia để soạn luận án tiến sĩ, Friedman lại được học chung với Simon Kuznets, một kinh tế gia lỗi lạc khác sau này cũng đoạt giải Nobel. Công tŕnh của ông Kuznets chính là việc đầu tiên có thể tính ra được tổng số mức thu nhập và sản xuất trong nước (thường gọi là mức GDP), tức là khả năng tiêu thụ và sản xuất của nền kinh tế Hoa Kỳ. Một khi đă tính ra được công thức để đo lường những con số này, chính quyền có thể bắt đầu tiên đoán rằng liệu nền kinh tế đang khả quan hơn hay trên đường co cụm lại. Luận án tiến sĩ của Friedman đă làm nền tảng giúp cho hai người soạn ra cuốn sách có nhan đề là "Lợi Tức Từ Những Người Hành Nghề Tự Do".

 

Sự kiện này cũng mở màn cho những cuộc tranh căi thường đi kèm với con người Friedman sau này. Một trong những khám phá của cuốn sách trên đă cho thấy là Hội Y Khoa Hoa Kỳ (American Medical Association, AMA) có áp lực độc quyền để ảnh hưởng lên việc ấn định lợi tức của các vị bác sĩ hành nghề y khoa, cũng như giới hạn số sinh viên được thu nhận, tạo nên t́nh trạng khan hiếm bác sĩ; hậu quả là người tiêu thụ (bệnh nhân) không được hưởng lợi với tiền lệ phí thấp, một điều chỉ có thể xảy ra nếu như có số lượng đông đảo các bác sĩ hành nghề cũng như được quyền cạnh tranh tự do. Sau khi đọc được bản thảo, hội AMA phản đối kết luận này và dùng áp lực để buộc nhà xuất bản đ́nh hoăn việc phát hành sách. Đại học Columbia cũng đ́nh chỉ việc cấp bằng tiến sĩ cho ông trong 5 năm trời. Thế nhưng cả hai tác giả đều không nhượng bộ, và về sau th́ cuốn sách cũng được xuất bản với nội dung không thay đổi.

 

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, Friedman giă từ cuộc sống của một công chức để trở về với vai tṛ của một nhà nghiên cứu ở trường Đại Học Chicago, trở thành giáo sư thực thụ từ năm 1948, và bắt đầu nhắm tới việc đả phá những lập luận của Keynes. Với khả năng tŕnh bày lưu loát, giải thích những vấn đề khô khan trong kinh tế học một cách đơn giản và dễ hiểu, ông bắt đầu chinh phục được nhiều người nghe theo. Giáo sư Robert Solow của trường MIT, một người đoạt giải Nobel và cũng thường đối chọi với ông Friedman, đă gọi ông là "một trong những nhà tranh luận hùng biện của muôn đời". Chính sự say mê tranh luận này đă khiến cho tên tuổi của Trường phái Kinh tế học Chicago bắt đầu nổi tiếng, trở thành một mô h́nh hấp dẫn cho mọi người bắt chước trong những việc bàn luận về kinh tế cũng như chính trị sau này. Từ năm 1966 ông liên tục viết các bài b́nh luận kinh tế trên tuần san Newsweek trong ṿng 18 năm dài để đề cao tinh thần tự do kinh tế cho cả một thế hệ chưa từng bao giờ được nghe nói đến khái niệm này. Cũng trên diễn đàn của tờ Newsweek, Friedman và Paul Samuelson, một giáo sư kinh tế nổi tiếng của MIT theo trường phái Keynes và cũng đoạt giải Nobel, đă thay phiên nhau tranh luận hết sức hào hứng và lư thú, giúp mở mang kiến thức cho nhiều tầng lớp người đọc. Friedman cũng thành công lớn trên diễn đàn truyền h́nh. Từ cuối thập niên 70, qua chương tŕnh truyền h́nh công cộng PBS, ông và vợ ông, bà Rose Friedman, đă thực hiện một loạt mười chương tŕnh phóng sự mang tên là "Free to Choose" (Tự Do Lựa Chọn) để tổng kết và chia sẻ những kinh nghiệm và suy tư của họ về các chủ đề tự do từ cá nhân cho đến kinh tế và chính trị. Loạt phim tài liệu này đưa tên tuổi của ông Friedman càng nổi tiếng hơn, và cuốn sách tóm gọn với cùng tựa đề đă trở thành một cuốn sách bán chạy bestseller (trong thể loại không phải là tiểu thuyết) trong năm 1980 với hơn 1 triệu cuốn. Sau khi về hưu và rời khỏi trường Đại Học Chicago, Friedman được mời làm chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu tại Viện Hoover của trường Đại Học Stanford. Và chính tại đây ông đă tiếp tay công việc nghiên cứu cho đến ngày qua đời vào tháng 11, hưởng thọ 94 tuổi.

 

Kinh tế học đă được coi là một môn khoa học (Economic Science), tuy chỉ là khoa học nhân văn, thay v́ là khoa học thực nghiệm như y khoa, vật lư, hoá học v.v... thường đưa ra những kết luận khá chính xác và có tính thuyết phục cao. Nhưng đối với kinh tế học, dựa trên nhiều yếu tố t́nh cảm khó tiên đoán chính xác như là quyết định hay ư thích của người tiêu thụ v.v... th́ chuyện phân tích, b́nh phẩm cũng như kết luận có thể dẫn đến những điều có phần hơi trái ngược cũng là chuyện b́nh thường. Và điều này có lẽ là yếu tố chính để giải thích sự khác biệt đối chọi giữa tư duy và cách nh́n của hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến.

 

Đối với người Việt, kinh tế học có lẽ cũng ít được chú trọng, kể cả trong học đường. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, v́ bắt chước theo mô h́nh của Pháp, nên môn kinh tế học chưa được thiết lập thành một phân khoa riêng biệt, mà chỉ được dành ở cấp cao học, và cũng chỉ là một trong những nhánh của phân khoa trường Luật. Riêng với kẻ viết bài này, thú thật là ngay những năm học đầu tiên về môn kinh tế học tại Pháp vào giữa thập niên 70 sau khi đă thất bại ở môn Y Khoa, cũng không cảm thấy hấp dẫn ǵ lắm với lư thuyết về tiền tệ của Friedman. Lư thuyết của Keynes xem ra có phần dễ hiểu hơn v́ đă được chứng nghiệm qua các chương tŕnh hành động của chính phủ tại nhiều quốc gia. Thoạt đầu, lư thuyết về tiền tệ xem ra cũng có phần rắc rối, khó nhớ và khó định h́nh như các định nghĩa về M1, M2, M3 v.v... Theo định nghĩa của Ngân Hàng Trung Ương Hoa Kỳ, thường quen gọi là Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserves Bank), M1 là tổng số lượng tiền tệ lưu hành trong nước, thông thường gồm tiền mặt, chi phiếu du lịch (travelers' checks) và tiền trong các trương mục ở ngân hàng (checking accounts). M2 là M1 cộng với khối lượng tiền trong các trương mục tiết kiệm (savings accounts) và các trương mục kư thác định kỳ (dưới 100,000 Mỹ-kim như certificate of deposit CD). Và M3 là M2 cộng với khối lượng các trương mục kư thác lớn khác (trên 100,000 Mỹ-kim), tiền Eurodollars (tức là số dollars lưu hành ngoài nội địa nước Mỹ, phần đông là ở Âu Châu) và quỹ của các định chế tài chính đầu tư khác. Nói chung, M3 thường được coi như là tổng hợp về khối tiền lưu hành (money supply) để phân tích về ảnh hưởng của tiền tệ lên sinh hoạt kinh tế.

 

Nói một cách đơn giản, ta có thể tạm hiểu rằng nếu như lưu lượng tiền tệ trên thị trường không tăng theo kịp đà tăng trưởng kinh tế, tức là người dân không có dư tiền để tiêu thụ, th́ hàng hoá sẽ bị ế ẩm, dẫn đến hậu quả giây chuyền là cửa hiệu đóng cửa, hăng xưởng sa thải nhân công v́ bớt sản xuất, và cuối cùng là nền kinh tế bị co cụm lại, thường gọi là thời kỳ suy thoái kinh tế. Ngược lại, khi lưu lượng tiền tệ trên thị trường gia tăng ồ ạt, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế (chẳng hạn như khi Ngân Hàng Trung Ương giảm mức lời thật thấp khiến cho bà con thi nhau vay nợ), tức là giới tiêu thụ có nhiều tiền để xài trong khi thị trường không cung ứng hàng hoá kịp, mức cầu nhiều hơn cung, th́ giá hàng sẽ thi nhau lên giá, tạo ra t́nh trạng lạm phát v́ đồng tiền mất giá. Chính quyền, qua trung gian của các ngân hàng trung ương, có khả năng điều tiết lưu lượng tiền tệ qua nhiều phương cách như: mua hoặc bán công khố phiếu, giảm mức cho vay discount rate hay prime rate đối với các ngân hàng tư (thường được chú ư nhiều ở Hoa Kỳ). Tuỳ theo t́nh h́nh và sự nhận xét cũng như tiên đoán của các vị thống đốc ngân hàng trung ương, nhất là của Hoa Kỳ (Fed) hay của Liên Hiệp Âu Châu (ECB), việc tăng hay giảm phân lời này thường được coi như là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để ảnh hưởng lên lưu lượng tiền tệ trong nước. Nếu như nghĩ rằng nền kinh tế có thể sắp bước vào thời kỳ suy thoái, ngân hàng trung ương có thể quyết định giảm phân lời (như trường hợp Fed của Mỹ đă liên tục giảm trong nhiều năm liền trước đây) để cho các ngân hàng tư có thể khuyến khích người dân và hăng xưởng thi nhau vay mượn để tiêu dùng hay đầu tư cho sản xuất. Hậu quả trước tiên là bộ máy kinh tế tiếp tục hoạt động, không rơi vào t́nh trạng suy thoái do t́nh trạng tiêu thụ mạnh mẽ này. Ngược lại, nếu như nguy cơ lạm phát có thể gia tăng, ngân hàng trung ương sẽ quyết định tăng phân lời, siết chặt lại khả năng vay mượn v́ mọi người đều ngại mắc nợ với tiền lời cao. Đối với các nhà lănh đạo của ngân hàng trung ương, việc họ quan tâm nhất là trong lúc phải giảm bớt lưu lượng tiền tệ bằng cách siết chặt khả năng vay mượn, họ phải tính toán áp dụng cho đến mức nào và thời điểm nào để cho nó không dẫn đến nguy cơ co cụm trở lại khi người dân bớt tiêu thụ đi.

 

Ngoài khái niệm đơn giản kể trên về vai tṛ của lưu lượng tiền tệ, lư thuyết của Friedman cũng đóng góp được những kiến thức hữu ích và giá trị trên nhiều địa hạt:

 

* Thứ nhất là đưa ra một lựa chọn khác với Keynes để giải thích về vai tṛ của chính quyền bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ cũng như giáo dục công cộng, trợ cấp dân sinh cũng như xoá đói giảm nghèo v.v... Giải pháp lựa chọn này có thể được tóm gọn trong cuốn sách "Capitalism and Freedom" (Tư Bản Chủ Nghĩa và Tự Do) xuất bản vào năm 1962, trong đó Friedman cho rằng cả hai yếu tố này đều liên kết chặt chẽ với nhau: nếu không có tự do kinh tế, tức là tư bản chủ nghĩa, th́ sẽ không có tự do chính trị. Theo Friedman th́ chính quyền không nên quá can thiệp vào đời sống của người dân, ngoài việc khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát cho việc làm ăn buôn bán hay các hợp đồng thương mại được tôn trọng, giúp tạo nên một khung nền cho việc lưu hành tiền tệ, và sau cùng cũng nên bảo vệ cho những thành phần kém may mắn. Cuốn sách này vạch ra một lô khoảng 14 hoạt động mà đáng lẽ chính phủ Mỹ không nên dính vào: trợ giúp giá nông phẩm, ấn định hạn ngạch hay thuế suất lên các món hàng nhập cảng, kiểm soát giá cả, ấn định mức lương tối thiểu, đặt để những quy định hành nghề trong nhiều ngành, động viên hay trưng binh cưỡng bách (conscription) trong thời b́nh, độc quyền đảm nhận ngành bưu điện v.v... Không phải tất cả những ư kiến của ông đều được chấp thuận, nhưng trong nhiều trường hợp, chính phủ cũng đă giảm bớt sự can thiệp vào. Chẳng hạn quyết định cho phép ngành gửi thư là một dịch vụ sinh lợi, qua việc không coi đó là một độc quyền của nhà nước để từ đó nảy ra những đại công ty như FedEx sau này. Chế độ động viên cưỡng bách đă được chính thức băi bỏ kể từ năm 1973, trùng hợp với thời điểm mà tinh thần phản chiến của đa số dân chúng Mỹ lên đến cao độ. Trong cuộc tranh luận về đề tài này với Đại tướng William Westmoreland, lúc bấy giờ là tư lệnh lục quân Mỹ, ông Friedman đă gọi đội quân trưng binh này là "một đạo quân nô lệ" (an army of slaves) không phù hợp trong thời b́nh: tại sao nhà nước lại không thể thuê mướn những người lính t́nh nguyện với đồng lương tương ứng theo thị trường?

 

* Kế đến, lư thuyết của Friedman đă giúp cách mạng hoá tư duy và cách nh́n của các nhà kinh tế học cũng như chính trị gia cầm quyền về hai hiểm hoạ lớn là lạm phát và nạn thất nghiệp. Trước khi được Friedman phân tích và chứng minh rơ ràng, tất cả các chính quyền trong thời hậu chiến đều tin vào mối tương quan theo chiều hướng đối chọi giữa hai mối nguy này: nếu giảm lạm phát th́ sẽ tăng thất nghiệp, hoặc nếu muốn tạo công ăn việc làm cho người dân th́ phải chịu thả lỏng khối tiền tệ lưu hành và chấp nhận t́nh trạng lạm phát. Sự tương quan này đă được chứng minh một cách khoa học qua việc thu lượm các thống kê dài hạn bởi một kinh tế gia người Tân Tây Lan (New Zealand) để trở thành một lư thuyết mang tên ông, gọi là Biểu đồ Phillips.

 

Nhưng Friedman cho đó là một ảo tưởng. Theo ông, việc tung tiền vào thị trường để "kích cầu" (kích thích nhu cầu) hầu tạo thêm công ăn việc làm sẽ khiến cho giới nhân công dễ lầm tưởng rằng đồng lương đă gia tăng theo thời giá, nên hăng hái đi xin việc làm. Họ hy vọng và đ̣i hỏi được trả lương cao và khi không đạt được th́ sẽ thất vọng, sẽ xin bỏ việc hay có thể bị chủ nhân sa thải, khiến cho t́nh trạng thất nghiệp trở lại một cái mức mà ông Friedman gọi là "mức tự nhiên" (national rate), tức là trong xă hội bất cứ lúc nào cũng phải có một tỉ lệ nào đó (khoảng 3-4%) người thất nghiệp không liên can ǵ đến các chính sách của nhà nước. Nếu như chính phủ cứ nhất quyết tăng lưu lượng tiền tệ để mong tạo công ăn việc làm hầu giảm mức thất nghiệp dưới "mức tự nhiên" th́ chỉ hoài công, và trong đường dài sẽ tạo thêm một hiểm hoạ xấu khác là gia tăng mức lạm phát. Sự phân tích độc đáo này cũng là nhận xét của giáo sư kinh tế học Edmund Phelps, người vừa mới đoạt giải Nobel năm nay. Do đó, theo Friedman, các chính phủ chỉ nên áp dụng một khuôn khổ ổn định cho việc lưu lượng tiền tệ, tức là ấn định một mức tăng trưởng nào đó cho khối lượng tiền tệ, một quy luật sau này thường được gọi là chủ thuyết tiền tệ (monetarism).

 

Thật ra th́ không phải ông Friedman vơ đoán mà là đă tổng kết các dữ kiện nghiên cứu trong lâu dài (cả trăm năm) để đi đến kết luận này. Đó là công tŕnh sáng tác của ông, cùng với một kinh tế gia khác là Anna J. Schwartz, để hoàn thành vào năm 1963, cuốn sách dày 800 trang có tựa đề là "Monetary History of the U.S., 1867-1960" (Lịch Sử Tiền Tệ của Hoa Kỳ), được nhiều người coi như là một tuyệt phẩm trong sự nghiệp của Friedman. Theo đó, Friedman cho rằng khối lượng tiền tệ lưu hành trong nước cũng như có thể vay mượn được một cách dễ dàng từ ngân hàng mới chính là yếu tố quan trọng nhất để ảnh hưởng lên nền kinh tế. Để chứng minh cho lập luận của ḿnh, Friedman đă đưa ra những con số để chứng minh rằng có một liên hệ nhân quả giữa khối lượng tiền tệ và giá cả trên thị trường, cũng như tất cả những cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử nước Mỹ, kể cả cuộc Đại Suy Thoái năm 1929, đều bắt đầu bằng một giai đoạn mà lưu lượng tiền tệ bị giảm thiểu. Friedman giải thích rằng Cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế năm 1929 và cơn suy thoái kéo dài cho đến năm 1933 không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân như nhiều người đă giải thích hay tin tưởng từ trước: thị trường chứng khoán Wall Street sụp đổ, chính phủ lập lên hàng rào bảo hộ mậu dịch, hoặc là tiến tŕnh tất nhiên trong chu kỳ theo tư bản chủ nghĩa v.v... Theo Friedman, sự khó khăn ban đầu để rồi trở thành một cơn đại hoạ có nguyên nhân chính là do ở Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đă siết chặt lưu lượng tiền tệ thay v́ phải thả lỏng, khiến cho khoảng 40% các ngân hàng tư phải sập tiệm v́ không đủ khả năng giải quyết nhu cầu của khách hàng.

 

* Và sau cùng, các nghiên cứu của Friedman đă tạo nền tảng cho những lư thuyết sau này về mức tiêu thụ. Theo Keynes th́ khi lợi tức của người dân gia tăng th́ mức tiết kiệm của họ cũng gia tăng theo. Nếu suy rộng ra từ vi mô (microeconomics) sang vĩ mô (macroeconomics) tức là gom tất cả các trường hợp cá nhân để thành một thực thể lớn hơn là quốc gia, th́ khi các nước trở nên giầu có, th́ cũng gia tăng mức tiết kiệm theo, ít tiêu xài hơn, dẫn đến một mối lo ngại xa là có thể rơi vào t́nh trạng suy thoái. Những thống kê kinh tế quả có chứng minh điều này, nhưng chỉ đúng đến một giới hạn nào thôi: mặc dù người giầu đều có mức tiết kiệm cao hơn người nghèo, nhưng khi tổng gộp lại th́ mức tiết kiệm của các quốc gia giầu có cũng không gia tăng lên theo.

 

Friedman giải thích điều có vẻ nghịch lư này bằng một lư thuyết được gọi là giả thiết về lợi tức thường trực. Ông lư luận rằng người dân không phải tiêu xài nhất thiết so với đồng lương kiếm được trong năm đó, mà thật ra là dựa theo một mức gọi là "lợi tức thường trực" (permanent income), tức là mức lương trung b́nh mà họ nghĩ rằng ḿnh kiếm được trong lâu dài. Nói một cách khác, nếu một người thường có lợi tức khoảng 100,000 Mỹ kim một năm, nhưng đến năm đó v́ một lư do nào khiến bị mất việc, hay làm ít giờ hơn nên lợi tức tụt xuống c̣n 50,000 th́ không phải là họ hoàn toàn cắt đôi tất cả những tiết mục tiêu xài, mà chỉ giảm một phần nào thôi, nhiều khi rất nhỏ và nếu cần th́ xài vào tiền để dành lúc trước, nếu như họ nghĩ rằng họ sẽ nhanh chóng kiếm lại lợi tức như cũ trong thời gian sắp tới. Ngược lại, nếu như một công nhân có đồng lương nghèo cỡ 10,000 Mỹ-kim một năm, bỗng nhiên may mắn trúng số được 10,000 th́ cũng không có nghĩa là họ sẽ tăng mức tiêu thụ của họ lên gấp đôi, v́ kinh nghiệm dạy cho họ biết là phải cần tiết kiệm hơn để pḥng cho thời gian tới, nhất là nếu khi họ ư thức rằng đồng lương trong tương lai cũng không thay đổi ǵ.

 

Dĩ nhiên không phải tất cả những đề nghị của Friedman đều được nhiều người tán đồng, cho dù đă trải qua thử thách của thời gian. Như việc cổ động phát phiếu trợ cấp học đường (vouchers) để cho phụ huynh có thể dùng tiền đó và tự tiện chọn lựa trường tư cho con em theo học thay v́ phải đi học trường công, v́ trong thực tế chính sách này chỉ có tác dụng giúp đỡ cho những gia đ́nh giầu có lại được hưởng thêm trợ cấp để cho đi học trường tư, gây ra hố sâu ngăn cách to lớn hơn nữa. Nhưng nổi bật hơn hết, Friedman được nhiều người chú ư đến là sức mạnh của những tư tưởng hay sáng kiến. Có nhiều điều không hoàn toàn đúng hẳn. Ông nghĩ rằng càng giảm thuế th́ nhà nước sẽ càng giảm chi tiêu công cộng, thế nhưng điều đó đă không xảy ra, chính phủ càng ngày càng chi tiêu mạnh bạo hơn khiến cho ngân sách bị thâm thủng trầm trọng và dài hạn. Ông muốn chính phủ cần phải giới hạn mức tăng trưởng của lưu lượng tiền tệ, nhưng trong thực tế khối tiền tệ lưu hành rất khó được định h́nh để kiểm kê một cách rơ rệt và chắc chắn. Thế nhưng, những điều đó chỉ là tiểu tiết. Trong gần nửa thế kỷ, ông đă mạnh mẽ và hăng hái cổ xuư cho những tư tưởng của ḿnh, cho dù có đi ngược lại những ư kiến hay ưa thích của xă hội đương thời. Và cuối cùng ông đă được nhiều người công nhận và thán phục. Đặc biệt nhất là chủ trương tự do kinh tế như quyền tư hữu, cạnh tranh theo định luật cung cầu tự nhiên của thị trường, lúc trước c̣n là một khái niệm xa lạ xen lẫn hoài nghi đối với nhiều người, nhưng sau này đă được nhiều chính giới, từ hữu sang tả, đều giang tay đón nhận, như các chính quyền của Pinochet tại Chí Lợi vào thập niên 70 cho đến các chính quyền cộng sản như Trung Cộng và Việt Cộng sau này.

 

Sự ra đi của ông để lại nhiều tiếc thương và thán phục cho nhiều người, trong đó có kẻ viết bài này, cũng nhờ có cơ may học lỏm bỏm được vài khái niệm về kinh tế học để sau này có hứng t́m ṭi và phân tích lan man trên nhiều lănh vực rộng lớn khác.

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas 26-12-2006

 

 

 

 

 

 

xem tiếp phần 3  >>>>>

 

xem phần 1 >>>>>>>>>

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá