Liệu cuộc chiến tại Iraq

giúp bảo vệ được an ninh

tại nội địa Hoa Kỳ?

 

Mai Loan

 

 

Một trong nhưng luận cứ mà TT Bush và những người ủng hộ ông thường đem ra để biện minh cho cuộc chiến tại Iraq là quân đội Mỹ phải mất công đem quân sang tận chốn xa xôi ấy để diệt trừ bọn khủng bố hầu có thể tránh được hậu hoạn là bọn chúng có thể đem các loại vũ khí độc hại sang tấn công lên các thành phố lớn trên nội địa của Hoa Kỳ. Do đó, cuộc chiến tại Iraq được coi như là một chiến lược pḥng thủ bên ngoài ṿng đai của nước Mỹ, cho dù nó ở xa đến hàng ngàn dặm và gây nhiều khó khăn lẫn tốn kém. Nói một cách đơn giản, Hoa Kỳ phải đánh bọn al-Qaeda và những thành phần Hồi-giáo cực đoan tại chiến trường khốc liệt ấy là để khỏi phải đương đầu với chúng trên chiến trường ở New York và những thành phố khác trong nước Mỹ. Những luận cứ khác th́ đă được dẹp bỏ v́ sai trái (như cái gọi là để diệt trừ kho vũ khí tàn sát quy mô) hoặc ít c̣n được nhắc tới v́ không đủ sức thuyết phục (như cái gọi là để gieo rắc mầm tự do dân chủ để làm ngọn đuốc dẫn đường cho một sự canh tân và biến đổi vùng Trung Đông theo một trật tự thế giới mới).  

TT Bush tin tưởng như vậy, hay muốn người dân Mỹ nh́n cuộc chiến tại Iraq qua lăng kính đó. Trong bài diễn văn đọc nhân dịp kỷ niệm 5 năm biến cố khủng bố 9/11 xảy ra, ông tấn công và chỉ trích những người chống đối chính sách của ông bằng cách đưa ra lập luận rằng cho dù Hoa Kỳ có rút quân khỏi Iraq th́ những bọn khủng bố cũng sẽ không từ bỏ chuyện tấn công chém giết. Chúng sẽ tiếp tục nhắm tới mục tiêu, sẵn sàng lao ḿnh vào để tấn công mạnh bạo hơn nữa một khi lính Mỹ rút lui. Ông phát biểu: "Bọn chúng sẽ không để cho chúng ta được yên ổn. Chúng sẽ đeo đuổi chúng ta. Sự an nguy của Hoa Kỳ tuỳ thuộc vào kết quả của trận chiến đang diễn ra hiện nay trên những đường phố tại Baghdad."  

Lập luận này đúng hay sai? Có lẽ phải chờ một thời gian nữa mới có câu trả lời chính xác và có sức thuyết phục. Trong lúc chờ đợi, người ta chỉ có thể nh́n cả hai phe bênh hay chống đều tiếp tục tranh căi cũng như phân tích về t́nh h́nh hay thẩm định về sự thành bại của cuộc chiến này, nhất là với những tốn kém về tài vật và nhân mạng mỗi ngày mỗi dâng cao. Con số quân nhân Mỹ đă bỏ mạng cho cuộc chiến này đă lên gần con số 2700, nếu cộng với số thiệt mạng của các quân nhân các nước cùng tham dự trong liên minh với Hoa Kỳ th́ có lẽ cũng bằng với con số nạn nhân bị thiệt mạng trong biến cố khủng bố 9/11. Và ngân sách quốc gia th́ đă hao phí đi cho chiến dịch này khoảng 400 tỉ Mỹ-kim một cách lăng xẹt với những hậu quả tai hại về thâm thủng ngân sách cho những thế hệ kế tiếp trong khi chỉ có các nhà đại tư bản chủ nhân các ngành trong kỹ nghệ chiến tranh là tiếp tục làm giầu. Đó là chưa kể đến con số thiệt mạng cho phía người dân Iraq, ước chừng khoảng 100,000, cả lính lẫn thường dân đều bị chết oan trong cuộc chiến này và một xứ sở tan hoang cần phải tái thiết rộng răi từ hạ tầng cơ sở. Cũng là con người như nhau, nhưng có ai thèm để ư đến sinh mạng của người dân nước nhược tiểu hay bị trị.  

Đa số những người chống đối chính sách của chính quyền Bush đều cho rằng Iraq không phải là chiến trường quan trọng nhất cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Những kẻ thù đối đầu với quân đội Mỹ tại nơi này thật ra cũng không hoàn toàn có liên hệ hay gắn bó ǵ với những kẻ đă tấn công vào nội địa nước Mỹ hơn 5 năm về trước, cho dù họ có cùng tôn giáo và chia sẽ niềm căm thù nước Mỹ. Đa số những phần tử phiến quân tại Iraq, thành phần gây khó khăn và thiệt hại nặng nề cho nỗ lực của quân lực Mỹ trong những năm qua, đều là những người dân địa phương ở Iraq chứ không phải là những người trong một đạo binh quốc tế trong chiến dịch đi gieo rắc khủng bố khắp nơi. Theo sự nhận định của nhiều chuyên gia am tường về khủng bố, nhiều phần là những thành phần phiến quân này sẽ không tiếp tục theo đuổi để tấn công những mục tiêu là quân lính hay cơ sở vật chất của Hoa Kỳ một khi quân đội Mỹ rút lui khỏi chiến trường Iraq. Một trong những chuyên gia đó là ông John Mueller, giáo sư về chính trị học chuyên về an ninh quốc pḥng tại trường Đại học Ohio State ở Columbus, đă nhận định: "Lư luận này đă được đem ra áp dụng rồi, như trong thời chiến tranh Việt Nam, họ bảo rằng nếu rút khỏi chiến trường Việt Nam sớm th́ quân đội Mỹ sẽ phải đối đầu với quân cộng sản tại chiến trường ở thành phố San Diego. Thật đúng là một luận cứ phi lư đến ngớ ngẩn và lố bịch."  

Tuy nhiên, Toà Bạch -c và những người ủng hộ triệt để TT Bush như trường hợp của Thủ Tướng Tony Blair của Anh Quốc th́ cho rằng lịch sử sau này sẽ phán xét một cách tốt đẹp hơn về cuộc chiến này. Họ cho rằng nó cần phải được đánh giá hay phê b́nh trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, với một mục đích cao đẹp hơn là giải trừ được một chế độ độc tài phi nhân trên thế giới. Nhưng điều quan trọng hơn hết là biến cố 9/11 đă đem lại một bài học quí giá cho Hoa Kỳ là kể từ nay, quốc gia này bắt buộc phải lo đối phó với những mối hiểm nguy từ xa trước khi nó có thể tiến vào nội địa ḿnh.  

Trong bài diễn văn đọc nhân dịp kỷ niệm này, TT Bush đă phải thú nhận một lần nữa (sau khi đă bị những người chống đối nhấn mạnh nhiều lần) là chế độ của Saddam Hussein không có dính líu ǵ đến vụ 9/11. Tuy vậy, sau khi vụ khủng bố 9/11 nổ ra, sự hiện hữu của chính quyền ông Hussein tự nó đă là một mối hiểm nguy mà Hoa Kỳ không thể nào xem thường được, và do đó cần phải mở cuộc tấn công trước để lật đổ chế độ này. Việc ông có thuyết phục được nhiều người nghe cho hợp lư hay không cái luận cứ này là chuyện ông không màng tới, cho dù là đa số công luận và chính phủ các nơi trên thế giới hiện nay có vẻ như không chia sẻ quan điểm đó. Miễn là một đa số cử tri ở Hoa Kỳ c̣n có thể tin tưởng ở chủ trương này là đủ.  

TT Bush nói rằng "al Qaeda và những thành phần quá khích tại khắp nơi trên thế giới" đă đổ về Iraq để chống lại sự vươn lên của một nền dân chủ c̣n non trẻ. Theo ông th́ những thành phần đang hợp tác với bọn dư đảng của chế độ Saddam Hussein (đảng Baath) để cố đẩy cho quân đội Mỹ phải rời khỏi Iraq. Nếu như Hoa Kỳ rút lui th́ Osama bin Laden và đồng đảng sẽ chiếm được một cứ địa an toàn với nhiều tài nguyên mới. TT Bush nhấn mạnh: "Chúng ta không thể để cho t́nh trạng đó xảy ra. Hoa Kỳ sẽ ở lại chiến đấu trong cuộc chiến này."  

Một số những chuyên gia khác th́ nhận định rằng Iraq ngày nay vô t́nh cũng đă trở thành trận tuyến chính có tầm mức chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Chẳng hạn như ông James Phillips, chuyên viên tư vấn đặc trách về Trung Đông cho viện nghiên cứu Heritage Foundation ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đă lập luận rằng chính tài liệu tuyên truyền của al Qaeda đă nói lên mục tiêu của ḿnh là thiết lập được "một tiểu quốc trong một quốc gia" trên lănh thổ Iraq để dùng như một địa bàn an toàn và làm trung tâm huấn luyện cho những đội quân t́nh nguyện mới. Trong một bài phân tích mới đây, ông Phillips cho rằng tổ chức al-Qaeda (mà các lănh tụ Ả Rập đều xuất thân từ thành phần Hồi-giáo Sunni) sẽ dễ dàng hoạt động hơn tại một số tỉnh ở Iraq, như miền Trung Tây, thay v́ tại hai quốc gia Hồi-giáo khác là Hồi Quốc (Pakistan) và A Phú Hăn (Afghanistan) v́ những dân Ả Rập sẽ dễ bị lộ diện hơn khi di chuyển trong hai nước Hồi-giáo này. Ông Phillips viết: "Nếu như Hoa Kỳ bỏ rơi Iraq th́ đất nước này sẽ trở thành như một nước A Phú Hăn khác, tức là một quốc gia làm nguồn cho khủng bố có thể gieo rắc cho những vụ tấn công, chém giết và lật đổ chính quyền kéo dài trong nhiều thập niên tới."  

Những phân tích gia khác th́ cho rằng lập luận này đă đơn giản hoá vấn đề và gom tất cả những thành phần chống lại Hoa Kỳ vào một khối đồng nhất và gọi là "bọn khủng bố". Đă đành là trong số những nhóm phiến quân tấn công quân đội Mỹ và gây bất ổn lớn tại nhiều phần đất trên Iraq trong thời gian qua là "những chiến sĩ ngoại quốc" (foreign fighters) gồm những thanh niên Ả Rập và Hồi-giáo tại nhiều quốc gia khác đă t́nh nguyện và xung phong gia nhập vào lực lượng kháng chiến tại đây trong cái gọi là "cuộc thánh chiến" (jihad) chống lại thế lực của phương Tây và Hoa Kỳ để bảo vệ cho lư tưởng tôn giáo của họ.  

Như trường hợp của lănh tụ al-Qaeda tại Iraq, Abu Musab al-Zarqawi, một hung thần khủng bố gieo rắc kinh hoàng tại Iraq trong thời gian qua và đă bị quân đội Mỹ triệt hạ bằng một vụ thả bom vài tháng trước. Trùm khủng bố al-Zarqawi là một người Ả Rập Sunni gốc Jordan, luôn luôn chủ trương triệt hạ những người Shiite có tinh thần hợp tác với Hoa Kỳ, và là thủ phạm chính cố t́nh tạo thêm sự thù hận giữa hai khối Sunni và Shiite, góp phần cho t́nh trạng bất ổn có cơ nguy dẫn đến một cuộc nội chiến tại Iraq.  

Tuy nhiên những thành phần đó cũng chỉ chiếm một thiểu số trong lực lượng phiến quân chống lại quân đội Mỹ tại Iraq mà phần đông là thành phần quân dân thuộc phe Sunni đang lo sợ cho một sự thay đổi mới sẽ làm thiệt hại cho quyền lợi và sự an nguy của họ. Dưới thời của lănh tụ Saddam Hussein, khối Sunni tuy chỉ chiếm thiểu số tại Iraq, nhưng lại là thành phần được hưởng nhiều quyền lợi nhất v́ tất cả các chức vụ quan trọng trong chính quyền đều nằm về tay nhóm này. Giờ đây với sự thay đổi thứ bậc và quyền lực mới dẫn ra sau sự can thiệp của Hoa Kỳ, phe Shiite sẽ chiếm đa số cầm quyền và do đó có thể sẽ có những biện pháp để trả đũa cho những chính sách thiên vị hay ngược đăi lúc trước, hay ít ra là cũng tước đoạt đi nhiều quyền lợi của khối dân Sunni. Những thành phần phiến quân này, đa số gốc Sunni, có thể tranh đấu để mong bảo vệ những mục đích cục bộ cho quyền lợi riêng tư của họ, chứ không phải chỉ muốn nhắm tới mục tiêu tối hậu là tận diệt Hoa Kỳ.  

Đó là chưa kể trong tiến tŕnh xâm chiếm Iraq, cho dù là với mục đích cao cả là để giải phóng quân dân và đất nước này khỏi ách kềm kẹp của một lănh tụ độc tài, quân đội Mỹ vô t́nh đă tạo nên nhiều đạo quân mới chống lại sự có mặt của ḿnh. V́ nhiều lư do khác nhau, từ sự bất tài và ngạo mạn của các lănh tụ ở Ngũ Giác Đài như tổng trưởng Rumsfeld đă không tiên liệu đầy đủ cũng như không chịu sửa sai cho đến sự khác biệt về văn hoá và chủng tộc, tự phương cách làm việc của quân đội Mỹ cũng đă tạo nên nhiều kẻ thù mới không ai khác hơn chính là những người dân tại Iraq.  

Một chi tiết nhỏ tuy không được TT Bush nhắc tới nhưng tất cả các tướng lănh chỉ huy ở chiến trường đều phải nhận thức đến một sự thật phũ phàng gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Mỹ cũng như thêm khó khăn cho triển vọng thành công của sứ mạng. Đó là sự hiện hữu của người lính Mỹ tại chiến trường, thay v́ có công dụng giảm bớt các vụ bạo động, lại biến cho t́nh h́nh tại Iraq càng ngày càng bạo loạn và bất an hơn, một điều nghe có vẻ như nghịch lư. Cái mặt trận quan trọng nhất mà Hoa Kỳ phải tốn bao xương máu và tiền bạc đổ vào hoá ra đă được tạo nên từ sự xâm lăng của quân đội Mỹ. Chính v́ thế mà vị chỉ huy cao cấp ở chiến trường, Trung tướng Peter Chiarelli, tư lệnh lực lượng liên quân tại Iraq, đă phải nh́n nhận: "Chúng ta phải hiểu rằng cung cách mà chúng ta đối xử với người Iraq có ảnh hưởng trực tiếp đến con số người tham dự vào lực lượng phiến quân mà chúng ta đang đối phó." Theo lời của vị tướng này th́ ít nhất đă có 1/3 dân số trên toàn Iraq đều coi quân đội Mỹ là mối hiểm nguy to lớn cho nền an ninh của nước họ.

Ông tổng trưởng Rumsfeld đă phải từng thú nhận về sự khó khăn để diệt trừ được hết các nhóm phiến quân: "Câu hỏi chính cần đặt ra là: Liệu chúng ta có bắt giữ, tiêu diệt được những phần tử khủng bố nhanh hơn tốc độ mà các trường đạo giáo (madrassas) và các giáo chủ cực đoan tiếp tục chiêu dụ được những toán quân t́nh nguyện mới để huấn luyện và thúc giục họ lao vào cuộc chiến chống đối chúng ta?" Không ai muốn trả lời câu hỏi đó nhưng rơ ràng là quân đội hùng mạnh của đệ nhất siêu cường vẫn c̣n tin vào chủ trương dùng sức mạnh tuyệt luân và vượt trội của ḿnh để đè bẹp đối phương: hoặc là bắt giữ hoặc là tiêu diệt. Thế nhưng trong cuộc săn đuổi kẻ thù để bắt giữ hay tiêu diệt những bọn khủng bố hay phiến quân này, quân đội Mỹ cũng đă gây thiệt mạng cho nhiều nạn nhân vô tội, thường được biện minh bằng một từ ngữ giả dối và độc ác: những thiệt hại dính chùm (collateral damage). Ngụ ư của từ ngữ này bao gồm những nạn nhân vô tội phải gánh chịu hậu quả v́ trót sinh ra hay phải sống gần gũi với những kẻ xấu nên bom đạn vô t́nh không thể nào phân biệt nổi để tránh né. Từ ngữ này cũng đă coi nhẹ mạng sống của con người, nhất là ở phe đối nghịch, v́ coi đó là những thiệt hại, đổ vỡ liên hệ tựa như khi đập phá một căn nhà th́ có thể làm hư hại những căn nhà dính chùm gần đó. Nó không được tôn trọng đúng mức để coi họ là những nạn nhân vô tội đáng thương mà những người chủ động cuộc chiến trước khi ra tay cần phải đắn đo suy nghĩ kỹ về hậu quả khốc hại của những quyết định trọng đại. Một nạn nhân không thể được đánh giá như là một món đồ bị hư hại (damaged).  

Khi các đoàn xe tăng Mỹ tiến vào sào huyệt của các phiến quân, bắn phá nhiều cơ sở và cuối cùng khám phá được nhiều kho vũ khí to lớn mà bọn này đă tích trữ từ lâu, nhiều khi họ lại chẳng bắt được những tay phiến quân nào v́ chúng đă được hệ thống giao liên báo động trước để t́m cách lẩn trốn ra xa. Thế nhưng trong nhiều trường hợp, trong lúc săn đuổi kẻ thù các quân nhân Mỹ có thể bắn chết nhiều trẻ em hay phụ nữ người Iraq đă không có th́ giờ để tránh xa những vùng lửa đạn. Hoặc những cái gọi là "bom tinh khôn" (smart bombs) cuối cùng cũng có thể rót vào những nhà thương, hay những đám tiệc tùng của dân trong làng. Hàng trăm vụ "đáng tiếc" đó cứ xảy ra thường xuyên và càng tạo thêm kẻ thù cho quân đội Mỹ. Với truyền thống và văn hoá đặc thù của dân Ả Rập là phải t́m mọi cách trả thù để rửa hận cho các nạn nhân, cứ mỗi một người dân Iraq bị chết dưới bàn tay của người Mỹ là sẽ có từ 2 đến 3 thân nhân của họ như anh em, chú bác v.v... có mối căm hờn với đoàn quân xâm lược và sẽ quyết chí t́m đủ phương cách tấn công phục hận, kể cả việc tự nguyện hy sinh bản thân ḿnh miễn là gây thiệt hại được cho đối phương một cách nặng nề. Trong hoàn cảnh khó khăn của đoàn quân viễn chinh, lạ nước lạ cái, ngôn ngữ bất đồng và văn hoá khác biệt, các toán quân giải phóng của Hoa Kỳ nh́n đâu cũng thấy mối nguy của kẻ thù trà trộn trong dân chúng nên đành phải dùng những biện pháp pḥng ngừa quá cứng rắn cho chắc ăn cho dù có xúc phạm đến nhân phẩm của người dân địa phương. Đó là những đồn canh để kiểm soát gắt gao sự giao thông bất kể chuyện những người bị khám xét có phải bị dang nắng hay nằm dài giữa đường hàng giờ đồng hồ, hoặc những cuộc truy lùng khám xét từng nhà dưới họng súng đe doạ mà không kể ǵ đến truyền thống và phẩm giá của người phụ nữ trong nước này, hoặc những quyết định bắt giam tất cả mọi trai tráng trong làng để cho khỏi có một tên nào có thể tiếp tay cho bọn phiến quân theo đúng với chủ trương "bắt lầm hơn tha lầm". T́nh thế đó dĩ nhiên không thể nào tạo được sự cảm thông của người dân địa phương, mà ngược lại nó đă đẩy họ vào con đường chống lại để tham gia hay hỗ trợ ngầm cho phe phiến quân.  

V́ thế cho nên, trong thực tế con số những phần tử Hồi-giáo cực đoan theo al-Qaeda trong lực lượng phiến quân ở Iraq chống lại quân đội Mỹ, tuy đóng vai tṛ quan trọng chủ động lúc ban đầu nhưng cũng chỉ là một thiểu số nhỏ. Chính sự tham dự mỗi ngày mỗi tăng của người dân tại địa phương vào chiến tuyến chống lại quân đội Hoa Kỳ sau khi đă là nạn nhân của những cuộc truy lùng hay khám xét gây nhục nhă đến danh dự và phẩm giá, hoặc đă có thân nhân họ hàng là nạn nhân của những vụ tấn công của quân lính Mỹ, đă góp phần tăng thêm sức mạnh và kéo dài sự sinh tồn của lực lượng phiến quân này.  

Một số các chuyên gia khác th́ cho rằng chính quyền Bush đă đơn giản hoá vấn đề khi cho rằng một nhóm quân Hồi-giáo quá khích từ nhiều nước khác nhau đă t́m cách đổ về Iraq để từ đó lănh đạo khối dân trong một trận chiến chống lại quân đội Hoa Kỳ. Theo lời nhận định của ông Juan Cole, một giáo sư chuyên dạy về lịch sử Trung Đông và Nam Á của trường Đại học Michigan, th́ "nếu như khối dân Sunni nắm được quyền tự chủ đất nước họ th́ chắc chắn là họ sẽ không làm ngơ trước bọn khủng bố đang t́m cách tấn công và phá hoại tài sản và hạ tầng cơ sở của Iraq."  

Hơn thế nữa, không phải tất cả những phần tử khủng bố Hồi-giáo ở Iraq hiện nay đang lăm le và mong muốn chống lại thành tŕ của quân đội Mỹ tại chiến trường này để rồi từ đó sẽ đổ xô tràn sang Hoa Kỳ để tấn công tiếp. Cuộc chiến đấu hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia, là một cuộc tranh đấu về ư thức hệ chứ không phải là một cuộc chiến để giành lấy đất đai. Chính v́ thế mà cuộc xung đột tại Iraq đă làm cho phe al-Qaeda, vốn đă không được cảm t́nh ngay cả trong ḷng khối dân Ả Rập và Hồi-giáo sau biến cố 9/11 ngoại trừ một thiểu số cũng hả hê khi thấy một nước khổng lồ như Hoa Kỳ cũng phải thảm bại nhục nhă, có cơ hội để chứng minh cho những thành phần có cảm t́nh trong vùng thấy rằng họ đang cố gắng chống chọi lại với kẻ thù Hoa Kỳ trong một sứ mạng bảo vệ cho những người dân Hồi-giáo từ lâu đă bị áp bức.  

Nói một cách tổng quát, chính quyền Bush muốn cử tri Mỹ nh́n cuộc chiến tại Iraq như là một cuộc tranh đấu do Hoa Kỳ lănh đạo để chống lại một đạo quân khủng bố thuần nhất, dưới quyền điều động của một bộ chỉ huy trung ương với mục tiêu là sẽ tạo ra một vụ tấn công tương tự như vụ 9/11 hay tệ hơn thế nữa. Chiến dịch tuyên truyền gieo rắc sự sợ hăi trong ḷng người dân Mỹ không nhiều th́ ít cũng đă thành công trong lúc ban đầu với kết quả là đa số dân chúng cũng như Quốc Hội Mỹ đều ủng hộ cho một giải pháp tấn công Iraq của TT Bush vào năm 2002 đi ngược lại những nguyên tắc đạo lư và ngoại giao lâu đời. Tuy nhiên trong thực tế, phong trào khủng bố Hồi-giáo là một sự hỗn hợp của nhiều tổ chức địa phương với nhiều mục tiêu cục bộ có thể tṛng tréo lên nhau với những phương tiện hay h́nh thức đấu tranh tương tự v́ có cùng cảm hứng và hoàn cảnh, nhưng không nhất thiết là có cùng mục đích cũng như chịu sự chi phối của một ban lănh đạo duy nhất.  

Và đó chính là điều mà đa số các chuyên gia trong lănh vực này đều cho rằng luận cứ của chính quyền Bush muốn coi cuộc chiến tại Iraq là một chiến trường chính yếu cho cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu là một nhận định không đầy đủ và thiếu suy xét. V́ vậy, nó sẽ không giúp cho Hoa Kỳ dễ dàng đạt được thắng lợi trong tương lai để có thể tự hào rằng chính nghĩa tự do và dân chủ của ḿnh sẽ thắng chủ nghĩa quá khích cực đoan chỉ muốn gieo rắc kinh hoàng lên người dân. Ấy là chưa kể trong cuộc chiến hiện nay tại Iraq, sự yếu kém và bất tài của bộ máy lănh đạo ở Ngũ Giác Đài đă góp phần không nhỏ cho những khó khăn mỗi ngày mỗi dồn đến cho Hoa Kỳ, vừa không mong đạt được những thành quả lạc quan như mong muốn lúc ban đầu mà c̣n đem đến thêm nhiều kẻ thù mới. Cũng như việc không cân nhắc kỹ lưỡng đến quyền lợi của Mỹ mà phải chịu áp lực nặng nề của khối Do Thái ảnh hưởng mạnh lên chính trường Hoa Kỳ nên nhiều khi đă đồng hoá quyền lợi của Do Thái với quyền lợi của nước Mỹ, vô t́nh tạo thêm sự chống đối (tức là thêm thù bớt bạn) khắp nơi như trong cuộc xung đột giữa Do Thái và Palestine hoặc tổ chức Hezbollah tại Lebanon trong cuộc chiến hồi tháng Bảy vừa qua.  

Theo lời nhận xét của tiến sĩ Jessica Stern, giáo sư chính trị học tại trường Đại học Harvard, lư do có thể đểạ giải thích tại sao đă không có một vụ tấn công to lớn nào đă xảy ra tại nội địa Hoa Kỳ trong ṿng 5 năm qua không phải là những toán quân khủng bố đang bị đè bẹp và nằm chết dí tại chiến trường Iraq bởi sự có mặt của quân đội Mỹ. Mà có lẽ là nhờ ở nỗ lực về t́nh báo và công an khá hữu hiệu của chính quyền Mỹ trong thời gian qua, với khả năng và phương tiện dồi dào cộng với tinh thần cảnh giác cao độ. Giáo sư Stern cho rằng "thật ra cũng rất khó cho bất cứ một nhóm khủng bố nào có thể đến từ một quốc gia khác để âm mưu tổ chức và thực hiện cho bằng được một vụ tấn công tương tự như vụ 9/11."  

Riêng cuộc chiến tại Iraq, với những mộng ước quá chủ quan lúc ban đầu của phe tân bảo thủ giờ đây đă trở thành ảo tưởng, mối ưu tư hiện nay của các tướng lănh ở chiến trường cũng như các lănh tụ dân sự ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn là làm sao có thể rút lui được để khỏi tốn hao thêm thiệt mạng và tốn kém cho Hoa Kỳ nhưng lại không gây ra một sự bất an nguy hiểm hơn là cuộc nội chiến giữa hai phe Sunni và Shiite nổ bùng lan rộng ra. Chiến tranh thường tạo ra những hậu quả không lường trước được (unintended consequences) theo đúng nghĩa của nó. Đó là t́nh trạng rối ren bất định tại Iraq mà Hoa Kỳ phải đối phó, không phải chỉ cho chính quyền Bush mà có thể cho cả vị tổng thống kế tiếp cũng như cho cả nhân loại.  

Chiến tranh, nói theo binh thư của Tôn Tử cách đây hàng ngàn năm, bao giờ cũng được đặt trên một nền tảng là mưu mẹo dối trá. Cuộc chiến tại Iraq có lẽ sẽ được lịch sử đánh giá là đă đặt trên nền tảng tự dối trá mà Hoa Kỳ đă giăng ra và phải lănh đủ.

 

Mai Loan

Houston, Texas 19-09-2006

 

 

xem tiếp phần 3  >>>>>

 

xem phần 1 >>>>>>>>>