Chủ Nhiệm Tuần Báo Chính Nghĩa Kim Âu và Nhà Văn Phan Nhật Nam tại Ramada Plaza Hotel, Garden Grove, Cali  (Jan 4 - 2007)>>>>>>>>

 

 

Fred Kaplan

 

 

 

 

 

Tự do chỉ là một từ khác -

Diễn văn huyễn hoặc của Bush với những dân tộc bị áp bức trên thế giới

 

 

Tiểu Phi dịch

 

 

 

Với những người nhận thấy xu hướng "trở lại hiện thực" trong chính sách đối ngoại của Mỹ gần đây, hôm nay Tổng thống George W. Bush đến Praha để nói rằng không phải như vậy.

Nói chuyện tại một hội nghị của các nhà hoạt động dân chủ từ khắp thế giới, Bush nhắc lại lời hiệu triệu "chấm dứt chuyên chế", tuyên bố rằng những nước đang trên "đường đến tự do… hẳn t́m thấy nơi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ một người bạn trung thành" và nói với những người đang sống dưới chính thể chuyên chế là "Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ áp bức các bạn. Chúng tôi luôn ủng hộ tự do của các bạn."

Diễn từ này, theo lời Bush, nhắc lại "chương tŕnh nghị sự tự do" đă được đề ra trong Diễn từ Nhậm chức lần thứ hai của ông ta vào tháng 1 năm 2005 – nhưng hoàn toàn không đề cập đến dù một chi tiết nhỏ nhất về những thất bại và bước lùi thảm hoạ (cũng không nhắc đến những quan niệm nguỵ biện đă bị vạch trần) trong hai năm rưỡi kể từ hồi đó.

Rất nhiều người cho rằng Diễn từ Nhậm chức lần thứ hai của Bush là không tưởng. Bài diễn văn ông ta đọc ở Praha hôm nay nhiều nhất cũng chỉ là huyễn hoặc. "Người ta có thể cưỡng lại tự do, có thể tŕ hoăn (tiến tŕnh) tự do, nhưng không thể phủ nhận tự do", Bush đă nói vậy trong tiếng vỗ tay. Đây là một ư niệm cao quư, nhưng không một sinh viên sử học hay chính trị nào có thể nghiêm túc coi nó là sự thật.

Và rằng, nếu điều đó là sự thật, nếu – như Bush đă nói trong rất nhiều dịp - tự do là món quà Chúa ban cho và v́ vậy là trạng thái tự nhiên của loài người, th́ việc tự do nở hoa là tất yếu, và không người nào, kể cả tổng thống của nước Mỹ, cần phải nhấc một ngón tay để biến nó thành sự thật.

Điều đó có thể giải thích tại sao vị tổng thống sùng đạo này lại hành động v́ tư tưởng tự do ít đến như vậy.

"Trong con mắt của nước Mỹ", Bush nói, "các nhà bất đồng chính kiến dân chủ ngày hôm nay chính là các nhà lănh đạo dân chủ tương lai. V́ vậy, chúng tôi đang có những biện pháp mới nhằm tăng cường sự ủng hộ cho họ."

Rồi ông ta kể những biện pháp ḿnh đă làm: "Mới đây, chúng tôi đă thành lập Quỹ Bảo vệ Nhân quyền (Human Rights Defenders Fund) để giúp chi trả phí tổn thuê luật sư bào chữa và chi phí y tế của các nhà hoạt động (dân chủ) bị các chính phủ áp bức bắt giam hoặc đánh đập." Ông ta không nói rơ, nhưng website của Bộ Ngoại giao cho biết rằng quỹ này có 1 triệu đô la. (Triệu, chứ không phải tỷ.)

Một biện pháp khác: "Tôi rất ủng hộ Văn kiện Praha (Praha Document) mà hội nghị này dự định đưa ra, trong đó tuyên bố rằng "việc bảo vệ quyền con người là cực kỳ cấp thiết đối với nền hoà b́nh và an ninh quốc tế." Việc ủng hộ này chẳng tốn chút sức lực hay sự mạo hiểm nào.

Cuối cùng ông ta nói: "… tôi đă yêu cầu ngoại trưởng Rice gửi chỉ thị tới tất cả các đại sứ Mỹ ở những nước không có tự do: Hăy t́m gặp các nhà hoạt động dân chủ. Hăy t́m gặp những người đang đ̣i hỏi quyền con người." Vấn đề ở đây là liệu các nhà hoạt động đó có muốn gặp đại sứ Mỹ không đă chứ.

Năm ngoái, khi Rice yêu cầu Quốc hội Mỹ phê chuẩn 75 triệu đô la để giúp đỡ các phong trào dân chủ ở Iran, các nhà hoạt động dân chủ Iran đă nói rằng họ không cần số tiền đó - rằng bất cứ sự liên quan nào đến tiền bạc của Mỹ cũng làm tổn hại đến uy tín của họ và khiến họ giống như gián điệp.

Phần sau trong bài diễn văn, Bush nói thêm rằng Mỹ "đă tăng gần gấp đôi ngân sách cho các dự án dân chủ". Một viên chức báo chí của Hội đồng Bảo an Quốc gia (National Security Council) đă gửi qua email cho tôi một báo cáo số liệu của Nhà Trắng trong đó ghi rơ chi tiết là Bush đang yêu cầu 1.5 tỷ đô la vào năm tài chính 2008 dành cho "Dân chủ, Quản trị, và Nhân quyền" – và số tiền này đă tăng nhiều so với ngân sách 700 triệu đô la vào năm 2001. Dựa vào tài liệu ngân sách (hay thậm chí cả một cuộc phỏng vấn không chính thức của tôi với một "viên chức hành chính lâu năm"), không thể đoán được là số tiền này sẽ đi về đâu, và cho những khoản nào. Việc số tiền này có ư nghĩa hay không cũng không rơ ràng. (Tôi sẽ viết tiếp về vấn đề này nếu như và khi tôi t́m hiểu được.)

Bush tiếp tục, "Chúng tôi làm việc cùng các thành viên trong nhóm G-8 nhằm thúc đẩy sự phát triển của một xă hội dân sự mạnh mẽ ở Trung Đông qua những sáng kiến như Diễn đàn v́ Tương lai (Forum for the Future)." Diễn đàn này nổi tiếng là không răng [1] , không nghĩa vụ và không có đầu tư đáng kể nào.

"Chúng tôi chúc mừng người dân Yemen về cuộc bầu cử tổng thống bước ngoặt của họ." Vâng, xin cảm ơn. Giờ th́ hăy giúp đỡ thực sự đi.

"Chúng tôi kiên quyết ủng hộ người dân Lebanon, Afghanistan và Iraq trong công cuộc bảo vệ những lợi ích dân chủ chống lại những kẻ thù quá khích."

Chúng ta hăy xem xét lại đoạn này. Một vấn đề lớn ở Lebanon, bắt đầu từ cuộc ngừng bắn vào mùa hè năm ngoái, là các nhà lănh đạo phương Tây đă chẳng làm ǵ giúp chính phủ của Thủ tướng Fouad Siniora xây dựng quyền lực của ḿnh để có thể trung lập hoá Hezbollah và ngăn chặn ảnh hưởng của Syria và Iran.

C̣n về Iraq, không hiểu Bush đang nói về "kẻ thù quá khích" nào - người Sunnis mà phe Shiite đang tấn công, phe Shiite mà người Sunnis đang tấn công, một nhóm nhỏ jihad người nước ngoài mà cả hai phe đó lúc th́ tấn công lúc lại xúi giục? Nói cách khác, như Bush thường làm trong quá khứ, ông ta đă thu nhỏ mối pha trộn phức tạp giữa nhiều tầng xung đột bè phái và những cuộc nội chiến ở bậc thấp thành một cuộc đấu tranh đen-trắng của các chiến sĩ (đấu tranh cho) tự do chống lại bọn khủng bố.

Trong bài diễn văn của ḿnh, Bush nhận xét là một số người chỉ trích chương tŕnh nghị sự tự do của ông ta với lư do là "chấm dứt chuyên chế sẽ gây ra hỗn loạn", và những người này đề cập đến bạo lực ở Afghanistan, Iraq và Lebanon. Bush bác bỏ nhận xét của họ: "Nhưng hăy nh́n xem ai là kẻ gây ra bạo lực. Đó là bọn khủng bố, bọn quá khích."

Ông ta được một điểm có lư về Afghanistan - mặc dù ngay cả ở đó, ông ta đă không hề đề cập đến việc Taliban lợi dụng cơ hội và tạo được một vị trí trong xă hội Afghanistan như thế nào. Nhưng ở Lebanon, thậm chí nếu Hezbollah là thế lực duy nhất gây ra hỗn loạn, cần thừa nhận rằng họ không chỉ thành lập một quân đội ngoài ṿng pháp luật, mà c̣n cả một đảng chính trị được ḷng dân với một số ghế trong nghị viện. Nói cách khác, nếu coi nền dân chủ bầu cử và chủ nghĩa khủng bố là hai thế lực xung khắc nhau – chưa nói đến việc coi nền dân chủ bầu cử là thuốc chữa chủ nghĩa khủng bố - tức là hiểu sai động lực của những xă hội này.

Bush thừa nhận rằng Palestine đă bầu Hamas lên cầm quyền. "Nhưng", ông ta nhận xét, "dân chủ không phải chỉ là một chuyến đi duy nhất đến ḥm phiếu. Dân chủ đ̣i hỏi các đảng phái đối lập có ư nghĩa, một xă hội dân sự mạnh mẽ, một chính phủ thực thi luật và đáp ứng đ̣i hỏi của người dân. Các cuộc bầu cử có thể giúp đẩy nhanh việc thành lập những thể chế đó." (người viết nhấn mạnh.)

Ông ta nói đúng – trừ câu cuối cùng. Đúng là dân chủ đ̣i hỏi một tổng hợp thể chế phức tạp. Nhưng bầu cử không phải khi nào cũng giúp đẩy nhanh việc thành lập chúng; các cuộc bầu cử thường chỉ tăng cường sức mạnh – và trao tiếng nói chính trị - cho những phe phái hiếu chiến nhất trong một xă hội, nhất là khi bầu cử được tổ chức ở những nơi không có những thể chế đó.

Bush nói nhiều về những nền dân chủ đang nở hoa ở Trung và Đông Âu thời Liên Xô suy thoái và cuối cùng sụp đổ. Nhưng những nước đó thành công chính bởi v́ họ có một số kinh nghiệm với những loại thể chế này. Hơn nữa, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, ḷng căm ghét sâu xa đối với ách áp bức của Liên Xô đă đẩy họ, theo bản năng, về phía phương Tây - kẻ thù của Liên bang Xô-viết - để t́m hỗ trợ và cảm hứng.

Những hoàn cảnh này không thích hợp ở Trung Đông. Khi nói chuyện với thính giả từ những nền dân chủ mới ở Trung và Đông Âu, Bush nói, "Người Afghanistan và người Iraq xem các bạn là một mẫu h́nh của tự do." Nhưng chẳng có bằng chứng nào cho thấy – và chẳng có lư do nào khiến họ làm như vậy. Không hề có một dấu hiệu nào cho thấy có một Váccla Havel hay Natan Sharansky, cũng chẳng hề có một Mikhail Gorbachev hay Boris Yeltsin – trong bất kỳ một nước Ả rập nào hiện nay.

Cuối cùng, liệu có ai có thể xem xét các chính sách của Bush - ngược lại với những lời ông ta nói – và đưa ra kết luận (như ông ta đă tự tả ḿnh) rằng ông ta là một "tổng thống bất đồng chính kiến"?

Ông ta nói, "Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những kẻ đă áp bức các bạn…" Nhưng ông ta đă gửi viện trợ khổng lồ, bao gồm cả viện trợ quân sự, tới Pakistan, Ai Cập và Saudi Arabia; ông ta chúc mừng những tiến bộ chính trị của Kazakhstan; và ông ta mời lănh đạo Albania ăn tối theo nghi thức nhà nước.

Có nguyên nhân cho sự ủng hộ (các nhà nước nói trên). Những tính toán đằng sau các lư do đó có thể là đúng. Nhưng nói rằng "Chúng tôi sẽ không bao giờ tha lỗi cho những kẻ áp bức các bạn" và "chúng tôi luôn ủng hộ tự do của các bạn" – trong khi rơ ràng là chúng ta không và không thể làm như vậy – là đạo đức giả. Nó làm cho những tính toán chính trị thực tế (Realpolitik) – mà các cường quốc có lúc phải thực hiện – có vẻ bẩn thỉu hơn mức cần thiết. Tồi tệ hơn, việc đó làm lu mờ những trường hợp mà chúng ta thực sự hành động v́ lương tâm; nó gây ra sự nghi ngờ với những lư tưởng chúng ta nắm giữ và thể hiện một cách chân thành.

Với George W. Bush, vào thời điểm mà vị trí và sự tín nhiệm vào nước Mỹ đang liên tục giảm sút, tự do chỉ là một từ khác khi chẳng c̣n ǵ để nói nữa. [2]

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá