US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

CÀN KHÔN ĐĂ CHUYỂN

 

 

Lời dẫn: Tác gỉa  Kim Âu Hà văn Sơn là một trong ba người đúng đầu Ban Tổ Chức cuộc Biểu T́nh chống Phan Văn Khải gồm có Nguyễn văn Tánh, Nguyễn văn Tần và Hà văn Sơn (phát ngôn nhân). Sau cuộc biểu t́nh này chính ông Hà văn Sơn -một thành viên kỳ cựu của CĐVNHK - đă chỉ trích việc CĐVNHK kéo dài nhiệm kỳ tới 12 năm là vô lư và sau đó ông cùng với hai ông Nguyễn văn Tánh, Nguyễn văn Tần đă vận động tổ chức cuộc tập hợp và bầu lại CĐNVQG/HK tại New York. Tuy là thành viên sáng lập nhưng  Kim Âu Hà văn Sơn chỉ giữ vai tṛ một nhà báo độc lập để nhận định t́nh h́nh và tham vấn cho bằng hữu làm việc.

 

 

Buổi sáng chủ nhật ngày 19-6-2005, chúng tôi bắt đầu chuyến đi dài ngày lên Washington D.C để tham gia điều động cuộc đấu tranh phản kháng chuyến Mỹ du của Phan văn Khải. Tất cả mọi phương tiện cần thiết như những văn bản, tuyên cáo (letter of request), thỉnh nguyện thư (letter of petition) , thông cáo báo chí ( press release) đều đă được hoàn chỉnh nằm trong laptop và "flash memory key".

Xe khởi hành đúng 11 giờ sáng, dự trù 7 giờ tối, Nguyễn văn Tần sẽ đón chúng tôi tại nhà hàng Saigon House. Đă năm năm nay, sau lần tổ chức cuộc biểu t́nh vào ngày Veterans Day 2000, tôi chưa trở lại tuyến đường này. Thảng hoặc có tới Greenville, South Carolina v́ công việc nhưng chỉ giới hạn từ Charlotte về Nam. Xa hơn, hầu như chỉ dùng đường hàng không. Chỉ riêng một công tác cho chương tŕnh “Việt Nam 30 năm Quốc Hận” đă mất đến 5 chuyến bay khứ hồi.

Năm năm về trước, đoàn xe van -ba chiếc- chở anh em trong gia đ́nh Biệt Kích Nhảy Bắc nối đuôi nhau đến Washington D.C phó hội. Chuyến trở về dừng chân tại trạm nghỉ bên đường ở North Carolina, ghé đài tử sĩ Việt Nam Memorial bất ngờ gặp một cựu Special Forces Hoa Kỳ. Lần tương ngộ với một người bạn đồng minh cũ lưu măi trong ḷng tôi một kỷ niệm “Hổ Nhớ Rừng”.

Bouba, người lính thuộc Liên đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Việt nam, lúc đó hồi hưu làm công việc kiểm soát công tác bảo tŕ tại trạm nghỉ và đài tưởng niệm những người đồng đội cũ của anh tại đấy.

Có lẽ công việc b́nh lặng thường nhật của một công chức đă bào ṃn những hoài niệm của một quá khứ hào hùng. Để rồi quá khứ đó vụt sống lại khi sắc áo, màu mũ của những người bạn Việt Nam bỗng tràn ngập trong anh, giữa một buổi trưa mùa đông lạnh giá.

 

“Nhớ thuở ta tràn qua lửa đạn

Âm vang Thần Chết réo bên tai”

 

Tôi không thể quên sự ngượng ngập của Bouba khi ḷ ḍ đến hỏi thăm lúc anh em chúng tôi vừa từ đài tưởng niệm đi ra. Sau vài câu thăm hỏi, Bouba tự giới thiệu là một cựu thiếu tá thuộc Liên Đoàn 5 Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Việt Nam và như để chứng minh; anh lấy từ trong bụng áo ra một chiếc Green Beret có phù hiệu giống hệt những chiếc Green Beret mà chúng tôi đang đội trên đầu.

Tôi và Bouba ôm lấy nhau, tuần tự hơn hai chục anh em đều làm cử chỉ ưu ái này.

 

Giữa trời đông tháng gía tại một trạm nghỉ ven xa lộ 85 vùng North Carolina, những người lính cũ không cùng một tổ quốc từng tham gia cuộc chiến Việt Nam đều ngưỡng mộ và tri ân lẫn nhau.

Ngày đó là ngày 12 tháng 11 năm 2000, trước đó một hôm, buổi trưa Ngày Veterans Day, hàng chục ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ thuộc mọi binh chủng Hải Lục Không quân tham chiến ở Việt Nam đă chào đón và tri ân đoàn quân Vietnamese Commandos khi đoàn chúng tôi đến thăm, đặt ṿng hoa tưởng niệm những người lính Hoa Kỳ đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do cho Việt Nam ở Bức Tường Đen.

 

Sau khi thăm hỏi, hàn huyên, chụp với nhau mấy bức h́nh kỷ niệm; chúng tôi bùi ngùi chia tay Bouba.

 

Giọt lệ nhớ rừng trong mắt của người cựu chiến binh Bouba đọng măi trong ḷng tôi từ đó. Giọt lệ đó khai sáng cho tôi một điều: chỉ có những người thực sự chiến đấu và hy sinh cho một lư tưởng mới thể hiện sự ưu ái lẫn nhau một cách thành thật khi cuộc chiến đă trở thành quá khứ.

 

Đi Washington D.C lần này, chuyến trở về chắc chắn tôi sẽ ghé trạm nghỉ năm xưa với hy vọng gặp lại người lính cũ Bouba nhưng có lẽ lần gặp gỡ người lính đấy đă và sẽ măi măi chỉ là một kỷ niệm.

Đồng hành với tôi trên con đường dài hơn 600 dặm hôm nay, có cựu đại tá Phùng Ngọc Sa (từ Sandiego bay qua nhà tôi từ tuần trước họp măt với Tần và tôi để thảo Kháng Thư và Press Release), cô con gái lớn của tôi và chú em Ninh đi theo quay phim. Vừa lái, tôi vừa nói chuyện với anh Sa về những biến chuyển đến chóng mặt của những sự kiện. Xe băng băng qua những địa danh tôi đă thuộc ḷng từ trước đây mấy năm. Con đường dù dài đến đâu nhưng đă khởi hành th́ cũng sẽ đến đích. Qua Richmond, gần 6 giờ chiều, trời vẫn sáng trưng. Mùa hè ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ mặt trời đi ngủ muộn. Điện thoại reo vang, đầu bên kia là giọng nói của Tần:

-” Ông đến đâu rồi?”

-“Vừa qua Richmond. Khoảng 7 giờ 15 sẽ tới Eden.”

-” Khỏi tới Eden làm ǵ. Tôi sẽ đợi ông ngay trước cửa Saigon House.”

-” OK! Sao cũng được”

Nói xong tôi cúp máy, khoảng chục phút sau, dường như nóng ruột, Tần lại gọi tới.

- “Khoảng mấy giờ th́ ông tới?”

- “ Làm ǵ nóng ruột dữ vậy? Lần sau “moi” sẽ mướn trực thăng.”

- “ Ông nội ơi! Chuyện c̣n bề bề mà không ai lo đây ông à”

- “ Th́ tụi tôi lên sớm là để giúp ông giải quyết mọi việc chứ c̣n ǵ nữa.”

- “ Bây giờ ông tới đâu rồi?”

- “ Để coi exit mấy đă .OK! exit 68, một tiếng nữa gặp nhau”

- “ Frederichburg, đúng rồi. Vậy khi nào đụng 495 gọi ngay để tôi chỉ đường vào cho nhanh.”

Tôi cúp máy nói vọng về phía sau:

-“Tội nghiệp! Không biết có chuyện ǵ mà Tần có vẻ căng thẳng quá anh Sa”

-” Hư.ư.. ừm công việc nhiều quá chứ ǵ”

-“Biết vậy anh em ḿnh mới lên sớm một hôm. Nhiều việc phải có cả 'team' mới gỉai quyết được”

-“Công việc chung mà. Ông Tần ở đầu sóng ngọn gió, có ba đầu sáu tay cũng lo đâu xuể.”

-” Rất may là c̣n có những người cộng tác rất nhiệt thành. Anh mà gặp cậu Lâm với, cô Chi, chị Ngọc, anh Th́n, anh Đoàn, chú Toàn anh mới thấy thương họ.”

Một lúc sau, bảng chỉ đường cho biết đă gần đến xa lộ 495, tôi gọi cho Tần theo như hướng dẫn xe rẽ vào Arlington thoáng chốc xe vào đến khu Saigon House. Đúng 7:15, Tần đứng ngay bên cạnh xe đợi chúng tôi. Bước xuống xe, tôi hỏi:“ Bây giờ đi đâu?”

Tần bắt tay tôi và anh Sa thăm hỏi xong rồi nói:“ Ông Phúc Dù muốn mời các anh đến nhà để thù tiếp các ông.”

-” Sao ông không nói ông Phúc để xong việc, thảnh thơi rồi hăy tính chuyện tiệc tùng.”

-” Ông Phúc nói phải để ông tiếp mấy ông mới được. Không th́ lại giận dỗi. Mà tôi th́ c̣n nhiều việc quá”

Không c̣n cách nào khác, mặc dù hơi mệt sau chín tiếng đồng hồ trên đường thiên lư cũng phải đến nhà ông bạn Phúc mới xong. Nghĩ tới việc về đến nhà Tần rồi quay lại trong khi con gái đă hẹn với bạn học đón ở Eden, tôi quyết định mướn khách sạn đối diện với Saigon House ngủ tạm một đêm. Lấy pḥng xong, Tần đưa tôi và anh Sa đến nhà ông bạn Phúc Dù. Minh Châu, anh Nhung và vợ chồng chủ báo Thời Đại đă hiện diện. Anh em mừng gặp mặt, chuyện tṛ đến gần nửa đêm. Tin vui do chị Linh chủ nhiệm báo cho biết linh mục Đinh Xuân Long sẽ đưa một phái đoàn từ North Carolina về tham gia đấu tranh. Tần th́ nóng ruột v́ máy móc bị hư không in ra được những văn bản cần thiết. Tôi nói Tần đừng lo, sáng mai chuyển các hồ sơ vào “memory key” mang ra cho tôi là mọi việc coi như xong.

Nửa đêm, Tần đưa tôi và anh Sa về tới khách sạn rồi mới quày quả về nhà.

Điểm lại công việc sắp tới, đi tắm và sau đó mới an tâm đi ngủ lấy sức cho ngày mai.

Sáng sớm tôi vừa làm vệ sinh xong th́ Tần đă gơ cửa. 7 giờ, hai chúng tôi kéo nhau ra Kinko. Chỉ trong ṿng hơn nửa tiếng số lượng tài liệu và hồ sơ đă in ra đầy đủ. Lúc này - bạn ta - mới thở ra: - “ Vậy là xong, tôi lo không ngủ được ông Sơn à.”

Tôi cười hỏi:“ Bây giờ c̣n ǵ mắc mứu làm luôn cho xong để chiều này c̣n họp với các cộng đồng bạn chứ!”

Tần vui vẻ:“ Chỉ c̣n việc đón người ở xa đang tới nữa thôi. Bây giờ về khách sạn trả pḥng, thu xếp đồ đạc bỏ lên xe đi ăn sáng rồi kéo nhau về nhà tôi. Máy móc đủ cả, ông ở nhà làm việc, ḿnh c̣n một số việc phải bàn, sau đó tôi phân công anh em đi đón người cho kịp.”

Trả pḥng xong, chúng tôi kéo nhau ra Phở Xe Lửa cũng đă gần 11 giờ. Tại đây, chúng tôi gặp lại đoàn Dallas , Houston và một số đoàn tới D.C sớm. Hầu như toàn thể quư đồng hương, quư chiến hữu từ khắp thế giới về tham dự cuộc biểu t́nh tố cáo tội ác của bạo quyền Cộng Sản nhân dịp tên đồ tể Phan văn Khải đặt chân đến vùng đất của Tự Do đều hăng hái dù sức lực có hao ṃn v́ những cuộc hành tŕnh dài dằng dặc.

Ngồi cùng bàn với đoàn Houston, tiếp chuyện với những niên trưởng quân đội tuổi tác đă qua thất thập và mấy chị c̣n trẻ tuổi thấy ḷng vui như mở hội.

“Thiên ư - Nhân tâm” rốt lại ḷng người hải ngoại vẫn chung nguyện ước xóa bỏ bạo quyền Cộng Sản tại Việt Nam để dân tộc Việt Nam sớm được sống trong một xă hội có TỰ DO, DÂN CHỦ và NHÂN QUYỀN.

Gần 12 giờ trưa, Phở Xe Lửa đă thưa người, chúng tôi chuẩn bị về nhà ông Tần. Khi mở cửa bước ra khỏi quán, tôi đụng đầu Nguyễn Hữu Chánh cũng đang mở cửa đi vào.

Ra phía ngoài đốt điếu thuốc, chuyện văn với mấy anh em đang vui bỗng thấy một người từ trong Phở Xe Lửa đi ra. Ông bạn này đến hỏi tôi về giờ giấc xe đón và đưa đi biểu t́nh ngày mai. Biết ông ta ở trong nhóm Nguyễn Hữu Chánh, sau khi nói rơ thời gian biểu, tôi chua thêm: “ Nhưng các ông đừng đem biểu ngữ của chính phủ đến nhé v́ như thế chúng tôi buộc ḷng phải ngăn chặn.”

Ông bạn đối diện vội nói:“ Không đâu ! Chúng tôi chỉ mang cờ thôi.”

Vừa dứt câu, ông bạn này bỗng hỏi tôi:“ Nếu tôi không lầm th́ ông tên là Sơn, người Đà Lạt th́ phải?”

Hơi ngạc nhiên, tôi trả lời:“ Đúng tôi tên Sơn, Hà văn Sơn và là người Đà Lạt. Ngày xưa người ta hay gọi tôi bằng biệt danh..”

Đến đây th́ ông bạn đối diện la lên:“ Đan đây! Đan khóa 21 đây. Sơn ơi”

Tôi cũng ngỡ ngàng:“Nguyễn Quang Đan, Tuỳ viên của tướng Lân TQLC hả?

Đan nói với tôi: “Lần trước ở chỗ bà Trinh, tôi với ông gặp nhau nhưng cả hai cùng vội đi, rồi ông biến mất luôn. Nhiều lần tôi trở lại D.C có ư t́m ông nhưng không gặp. Lần này th́ ông phải cho tôi số điện thoại để liên lạc nhé.”

Nhận ra bạn cũ, đưa và nhận số điện thoại xong lại chia tay. Trên đường về nhà Tần, tôi nói với anh Sa không hiểu tại sao Đan lại ở trong nhóm của Nguyễn Hữu Chánh.

Trong lúc ngồi soát xét lại công tác, chúng tôi quyết định chỉ lo cho cuộc biểu t́nh thành công và loại bỏ việc huy động bà con đến May Flower bởi v́ việc đạo đạt kháng thư vào Quốc Hội Hoa Kỳ choán mất khá nhiều thời gian.

Buổi chiều gần tới giờ họp, chúng tôi rời nhà Tần đến Saigon House. Đại diện các Tổ Chức Cộng Đồng tuần tự đến đông đủ. Cuộc họp về chương tŕnh biểu t́nh ngày 21 tháng sáu rất sôi nổi trong bầu không khí cởi mở, dân chủ. Tinh thần cuả cuộc biểu t́nh được xác định là hoàn toàn bất bạo động, thượng tôn luật pháp Hoa Kỳ để tránh tổn thất và những hậu quả xấu. Chia tay các vị đại diện xong. Xe chúng tôi có Hồ văn Sinh mới xuống phi trường lúc chiều cùng về; vừa tới nhà, ngồi chưa nóng chỗ đă có điện của chị Linh báo đoàn của Linh mục Đinh Xuân Long trên đường vào D.C.

Tần và tôi lại vội vă ra xe. Nửa đêm đến trước Saigon House gặp phái đoàn North Carolina. Sau khi bàn tính, chúng tôi dự định đưa đoàn đến nhà chị Linh, bỏ một số người, số c̣n lại theo chúng tôi về nhà Tần chờ sáng. Đến nhà chị Linh cũng may có đủ chỗ cho toàn đoàn ngủ lại. Lúc đó đă hơn một giờ. Chúng tôi về nhà cố ngủ vài tiếng.

Sáng sớm thứ Ba, 21 tháng 6 năm 2005, tại khu Thương xá Eden vùng Fall Church tiểu bang Virginia, khoảng cách Toà Bạch Ốc độ hai mươi phút lái xe, Ban Tổ Chức của “Tổ Chức Các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tị Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại chống Phan Văn Khải” đă có mặt từ sáu giờ để điều động các xe buses đưa đồng hương từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự cuộc biểu t́nh chống phái đoàn Phan Văn Khải tại công viên LaFayette, đối diện Toà Bạch Ốc nằm trên Pennsylvania Avenue NW, Washington DC.

Đúng 7 giờ sáng đoàn xe rời Eden, những nhóm đến trễ chỉ c̣n cách dùng phương tiện riêng. Sau khi đoàn buses đi khuất. Tần cũng lái xe đi đường tắt vào D.C. Trên xe chúng tôi lúc này vừa đủ 7 người, cô con gái của tôi rủ bạn đến tham gia biểu t́nh với bà con. Đến Lafayette, xe tấp vào bên đường chúng tôi kéo nhau xuống xe và chuyển hết những vật dụng cần thiết cho cuộc biểu t́nh xuống. Tần đưa xe đi t́m chỗ đậu. Lúc này tại La Fayette đă có một số đông người Việt Nam tụ lại. Một xe bus nhóm đồng bào ở Georgia lên cũng đang chuẩn bị vào khu vực biểu t́nh, vài chiếc áo vàng mang ḍng chữ phản phúc, lạc loài Freedom March trông thật ngứa mắt. Anh Sa bảo tôi: “ Những tên đầu sỏ Phở Ḅ - Việt Tân như Đặng Vũ Chấn, Trần Xuân Ninh, Lê Quyền, Trần Đông Đức c̣n chẳng mặt mũi nào mặc áo này đến đây.”

Chiếc xe truck chở dàn âm thanh lớn do Mă Lợi đă đến đang t́m chỗ đậu. Tôi đến lấy chiếc micro, kêu gọi đồng hương tập trung vào khu vực được phép biểu t́nh, đối diện với ṭa Bạch Ốc.

Đến 8 giờ sáng, đă có hơn 500 đồng hương tụ tập tại sân cỏ công viên, trong lúc các chiếc xe bus, xe van của những cộng đồng tại các tiểu bang lân cận đang lần lượt kéo về đậu dài dọc theo đường H, sau công viên.

Vào lúc cao điểm, khoảng 9 giờ sáng, theo sự ước tính chung với các cơ quan truyền thông th́ số đồng hương tham dự cuộc biểu t́nh có thể lên đến trên 1,000 người. Đây là một con số ngoài sự dự tính của Ban Tổ Chức, cũng như của ông Nguyễn Văn Tần, chủ tịch CDNVQG tại Hoa Thịnh Đốn, Maryland & Virginia, đang đảm nhận chức vụ Trưởng Ban Tổ Chức Cuộc Biểu T́nh chống Phan Văn Khải của CDNVQGTNCS Hải Ngoại!

Theo như chương tŕnh, th́ các công tác đă được soạn thảo và phân công cho các đại diện của 18 cộng đồng từ khắp nơi về hợp tác, kể cả các cộng đồng từ Âu Châu, và nhóm Hưng Ca.

Vào lúc 9 giờ, tại công viên LaFayette, cựu đại tá Trương Như Phùng, THCCS, thuộc phái đoàn Houston đă điều khiển nghi thức chào quốc kỳ giữa một rừng cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Hoa Kỳ, Laos, Canada, Nhật Bản...

Sau đó là bài diễn văn ngắn gọn của BS Trương Ngọc Tích, CDVN tại Hoa Kỳ. Vào khoảng 9:15, trong lúc ông Nguyễn Văn Tánh đang đọc diễn văn th́ th́nh ĺnh có tiếng la hét, báo động rằng phái đoàn CSVN đang đứng trước tiền đ́nh Toà Bạch Ốc nh́n qua thách thức đám biểu t́nh (thật ra đây là một sự nhầm lẫn v́ những người đứng trước cửa White House lúc đó là nhân viên của Phủ Tổng Thống đang đứng quan sát đoàn biểu t́nh!).

Lập tức không ai bảo ai, không đợi lệnh của BTC, cả rừng người mang cờ xí, biểu ngữ rời công viên Lafayette, chạy băng qua đường Pennsylvania, tiến sát đến hàng rào sắt của Toà Bạch Ốc và đồng la to những khẩu hiệu chống Phan Văn Khải và tập đoàn CSVN... Sự việc đồng bào tràn qua bên kia đường đă xảy ra trong chớp nhoáng, ngoài dự tính của BTC cũng như của nhân viên công lực, của cơ quan Secret Service.

Tuy nhiên không hiểu v́ lư do nào mà các nhân viên an ninh đă không tỏ ra mạnh tay đối với đám người biểu t́nh, nhất là việc họ thi hành luật lệ bảo vệ an ninh chống khủng bố sau ngày 11-9-02. Họ chỉ ra dấu hiệu ngăn cản không cho đồng bào tiếp tục leo lên bệ gạch hàng rào trước Toà Bạch Ốc và không cho các loa phóng thanh cầm tay chĩa qua hàng rào hướng vào trong phủ tổng thống.

Khí thế bừng bừng của đám biểu t́nh càng lúc, càng tăng, cả ngàn người không ai bảo ai tự động xuống đường trên mặt lộ trước tiền đ́nh Toà Bạch Ốc, một sự kiện trái với điều lệ trong giấy phép xin biểu t́nh. Đúng vào thời điểm này khoảng 9:30 sáng, phía đầu đường Pennsylvania và đường 18th, một đoàn xe công xa màu đen được dẫn đầu bởi nhiều cảnh sát lái xe gắn máy từ từ tiến vào khu vực The White House cách đoàn biểu t́nh khoảng 300 feet. Khi đoàn biểu t́nh phác giác được chiếc limousine đen có gắn 2 lá cờ Mỹ và cờ đỏ VC chở thủ tướng cộng sản Phan Văn Khải đang tiến đến th́ biển người biểu t́nh với cờ xí băng băng chạy đến đoàn xe với tất cả sự phẫn nộ, ḷng căm hận một kẻ thù mà mấy chục năm qua đă làm cho họ và đồng bào trong nước chịu quá nhiều cảnh khổ đau. Rất may cho Phan Văn Khải, chiếc xe limousine màu đen chở ông ta đă quẹo vào cổng trước khi đoàn biểu t́nh tiến đến nơi!

Rớt lại sau cùng là nhóm báo chí Cộng Sản do có thái độ thiếu giáo dục nên đồng bào biểu t́nh buộc ḷng phải ra tay dậy dỗ chúng.

Sau khi Phan văn Khải đă vượt thoát vào trong khuôn viên Toà Bạch Ốc, đoàn biểu t́nh án ngữ trước cổng chánh khá lâu để tiếp tục hô to những khẩu hiệu chống Khải. Lúc này các nhân viên mật vụ Secret Service với chiếc xe truck lớn bít bùng màu vàng bắt đầu hoạt động để chận đứng đoàn biểu t́nh đang tụ tập trước cổng chính Toà Bạch Ốc.

Từ khu vực biểu t́nh các loa phóng thanh đă gây ra những âm thanh vang động đến tận trong Toà Bạch Ốc, nên các nhân viên công lực đă yêu cầu đoàn biểu t́nh trở về vị trí biểu t́nh đă được quy định từ lúc đầu và không được hướng các loa phóng thanh về phía Toà Bạch Ốc nữa. Tuy nhiên, BTC cũng cố gắng điều đ́nh với nhân viên công lực để được tiếp tục tuần hành bên kia đường trong ṿng trật tự và đồng bào biểu t́nh tiếp tục tuần hành dẫn đầu là nhóm Hưng Ca. Cùng tham dự cuộc biểu t́nh c̣n có các nhóm đồng bào thiểu số người Hmong, Thượng, cộng đồng người Lào, Miên, Tây Tạng và nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa Ngụy Kinh Sinh và nhóm cựu quân nhân Hoa Kỳ (Vietnam Vets) tranh đấu cho các gia đ́nh POW-MIAs gồm các ông Jerry Kiley, Ted Sampley, Mike Benge và các đồng đội là những đồng minh lúc nào cũng sát cánh với cộng đồng người Việt Tị Nạn từ bao năm qua.

Trong lúc phái đoàn CSVN đang yết kiến Tổng thống Bush để xin cầu viện th́ đoàn biểu t́nh trước Toà Bạch Ốc vẫn bền tâm vác cờ, trương biểu ngữ theo sau đoàn Hưng Ca đồng ca những bài ca chiến đấu, chống Cộng đầy dân tộc tính. Đồng thời trên băi cỏ của công viên LaFayette, các vị lănh đạo tinh thần, các Phật tử vẫn kiên tâm ngồi tuyệt thực cầu nguyện cho quốc thái dân an, được tự do tôn giáo, nhân quyền tại quê nhà. Ban tổ chức tiếp tục chương tŕnh bằng bài diễn văn của Linh Mục Đinh Xuân Long và sau đó ông Phùng Ngọc Sa đọc bản Tuyên Cáo Chung của toàn thể Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Cộng Sản.

Trong khoảng thời gian này, một nhóm Việt Gian mặc âu phục đen ngừng xe van gần cổng định t́m cách vào tham dự buổi hội kiến đă bị đoàn biểu t́nh xuống đường đuổi chúng chạy về phía đường 18th. Được biết bên trong khuôn viên Toà Bạch Ốc, các hăng truyền h́nh quốc tế với những giàn micro, camera, satelite đă thiết trí sẵn để trực tiếp truyền h́nh buổi họp báo đang bày tỏ cử chỉ thất vọng khi được biết chương tŕnh họp báo tại Vườn Hồng (Rose Garden) đă bị hủy bỏ vào giờ chót và vị khách quư trong ngày của tổng thống Hoa Kỳ đă phải ra về bằng cổng hậu để tránh đoàn biểu t́nh của những người dân của đất nước ông ta đang la ó, đả đảo phía bên ngoài cổng chính!

Quá 12 giờ trưa cuộc biểu t́nh chính thức chấm dứt, ngồi nghỉ lại công viên chờ anh em công tác thu dọn cờ quạt, biểu ngữ gặp mặt nhiều đồng hương thăm hỏi lẫn nhau ai cũng nói cuộc biểu t́nh chống Phan Văn Khải trong ngày thứ Ba tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đă được xem là thành công vẻ vang về mặt chính trị nhất từ trước tới nay.

Trong lúc đi lại tiếp xúc với đồng bào, vô t́nh đứng lắng nghe một cô đang hăng hái kể chuyện. Sau khi dứt lời, cô ta bỗng hỏi :“ Có phải anh Sơn không?”

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng biết là người quen nên nói:“ Bỏ cặp mắt kiếng đen ra, anh Sơn đây!”

Cô gái bỏ kiếng xuống và tôi bật cười :“ Nina Ngọc Nhung! Té ra đoàn Hawaii là nhóm của em. Vậy sao hôm qua trong cuộc họp anh không thấy em.”

Nhung hỏi tôi:“ Chị đâu rồi? Hôm qua em bận không tới họp được.”

- Chị ở nhà! Anh đi với cháu gái lớn.

Tiếp nối câu chuyện, Nhung gọi cô em gái tên Ngọc Hiếu đến giới thiệu với tôi một lúc rồi tạm biệt sau khi có lời mời tôi ra Hawaii một chuyến.

Một lát sau, tưởng đoàn biểu t́nh đă về hết, 4 tên trong phái đoàn cộng sản lén ra ngoài quan sát, và thăm ḍ tin tức. Chúng bị đồng bào c̣n ở lại La Fayette phát giác.

Chính nữ sinh Ngọc Hiếu đă đến hỏi một trong 4 tên đó bằng tiếng Anh: Các ông từ đâu đến. ?

Một tên trong bọn vội nói, chúng tôi đến từ Nhật Bản. Vô phúc cho hắn, Ngọc Hiếu biết tiếng Nhật v́ ở Hawaii nên lập tức xổ một tràng tiếng Nhật, tên đó v́ không biết tiếng Nhật, nên cứng họng. Một tên VC khác vội đính chính: chúng tôi từ VN đến, thế là cô Ngọc Hiếu mắng cho bọn nầy là “đồ nói láo” . Cô la lớn, VC đó bà con ơi. Thế là đồng bào vây bọn chúng lại, vừa hô hoán vừa đánh tên VC nầy. Do chủ trương của BTC, đây là một cuộc biểu t́nh ôn ḥa và bất bạo động, v́ thế một số người có ḷng đă vội can thiệp. Vừa lúc đó cảnh sát kịp xuất hiện vây lại để bảo vệ hắn, tên VC nầy phải xuất tŕnh sổ thông hành do Hà Nội cấp, mới lộ rơ hắn là ngựi trong phái đoàn của Phan Văn Khải.

Sau đó khoảng mười phút Lê Tuấn chạy đến chào tôi, bà BS Toại tất tưởi chạy theo, tôi la lên :“ Về theo đoàn ngay đi c̣n quay lại đây làm ǵ?”

- Em t́m đôi dép!

- Mày về đi! Chị Toại mua lại cho nó đôi dép xịn hơn.

Sau khi mọi người trong Ban Tổ Chức đă rời khu vực biểu t́nh. Chúng tôi quyết định về Eden t́m chỗ ngồi nghỉ đợi hai giờ vào Quốc Hội Hoa Kỳ trao Kháng Thư.

Sau khi đến văn pḥng TNS Mel Martinez, Dân biểu Tom Davis, Dân Biểu Christopher Smith làm nhiệm vụ xong, ra khỏi quốc hội đă hơn 5 giờ.

Về đến Saigon House nơi sẽ có một bữa tiệc bốn phương hội ngộ đă 5:30. Mấy anh em trong Uỷ Ban Phối Hợp Đấu Tranh Liên Cộng Đồng Tại Hoa Kỳ ngồi kiểm điểm lại công tác. Nhiều đoàn từ xa đă tới nhưng Saigon House lại mất điện, buổi họp mặt v́ thế không được như ư. Nguyễn Tường Thược cáo từ về New Jersey ngay.

Lúc bắt tay ông Thược, tôi nhắc nếu được nhớ gởi cho tôi một phiên bản phỏng vấn truyền h́nh lúc sáng.

V́ không khí trong quán quá nóng, tôi và anh Sa ra ngoài hút thuốc. Cô Vương Ư Như ghé đến, gặp anh Sa là người quen đứng lại nói chuyện, cô ta cho biết có vụ xô xát tại đường 14 và có người bị bắt.

Buổi tối về nhà Tần chúng tôi nhận được thông tin rơ hơn về chuyện xảy ra tại May Flower và trường hợp Jerry Kiley bị bắt.

Sáng sớm hôm sau, anh Lê Trung về tới Georgia gọi cho tôi, kể lại chuyện Lê Tuấn bị câu lưu. Tôi trách anh ta sao không cản mà để cho Tuấn làm như vậy.

Trung nói với tôi không ai ngờ được v́ chuyện xảy ra quá nhanh.

Nói chuyện xong, tôi cúp điện thoại, ḷng ngậm ngùi v́ sự tổn thất không đáng có. Người đi đấu tranh mà chẳng chút kinh nghiệm, lấy tỵ hiềm, đố kỵ và loè bịp làm động lực, chắc chắn chỉ gieo họa cho người khác.

Ngay Ban Tổ chức là những người dạn dày kinh nghiệm để hiểu rằng tâm lư con người trong đám đông chỉ là một chiếc lá bị cuốn theo ḍng cuồng lưu, dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu chăng nữa cũng chỉ hạn chế chứ không thể ngăn chặn được sự bột phát cuả quần chúng.

May mắn làm sao, trong cuộc biểu t́nh tại La Fayette, cơ quan công lực Hoa Kỳ hầu như án binh bất động nên cuộc biểu dương khí thế của Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại mới đạt được thành công mĩ măn.

Phải chăng càn khôn đă chuyển, thời cơ của dân tộc đă tới hồi “hết bĩ đến thái”

 

 

Kim Âu