Chủ Nhiệm Tuần Báo Chính Nghĩa Kim Âu và Nhà Văn Phan Nhật Nam tại Ramada Plaza Hotel, Garden Grove, Cali  (Jan 4 - 2007)>>>>>>>>

 

 

 

Paul Wolfowitz và vụ tai tiếng

tại Ngân Hàng Thế Giới

 

Khi Tổng thống Bush bổ nhiệm ông Paul D. Wolfowitz vào chức vụ Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới cách đây hai năm, Toà Bạch Ốc đă phải cố gắng dập tắt sự chống đối của nhiều quốc gia Âu Châu. Đa số các nước này đều coi ông Wolfowitz, một chính trị gia nổi bật thuộc phe tân-bảo-thủ và cũng là lư thuyết gia cổ động mạnh mẽ cho cuộc chiến tấn công Iraq, là một nhân vật biểu tượng rơ rệt nhất cho tính tự kiêu và ngạo mạn của Hoa Kỳ, tự coi ḿnh là đệ nhất siêu cường và xem thường tất cả các quốc gia đồng minh khác, sẵn sàng đơn phương hành động mà không thèm đếm xỉa ǵ đến các tổ chức hay định chế quốc tế. Trong thời gian đầu, dường như ông Wolfowitz đă đánh tan những nỗi lo ngại đó, và dồn nhiều nỗ lực để đẩy mạnh chính sách trợ giúp cho các quốc gia nghèo đói tại Phi Châu mà chính quyền Bush đă đề ra. Thế nhưng, những biến động trong những tuần lễ qua tại định chế tài chính này, dẫn đến quyết định từ chức của ông Wolfowitz, bắt đầu hiệu lực vào cuối tháng Sáu, cho thấy là mọi chuyện không có vẻ ǵ là êm thắm tốt đẹp trong mối tương quan giữa Hoa Kỳ và các nước khác. Và nhiều lời chỉ trích dồn dập chĩa mũi dùi về ông Wolfowitz từ nhiều phía khác nhau - từ nghiệp đoàn đại diện cho khoảng 10,000 nhân viên trong Ngân Hàng cho đến nhiều viên chức cao cấp, cũng như đa số các thành viên trong Hội đồng Quản trị với quyết định kết tội việc làm sai trái của ông Wolfowitz - cho thấy là vụ tranh giành xung đột này không thể chỉ đơn thuần v́ nguyên do một vụ tai tiếng liên quan đến chuyện nâng đỡ và tăng lương quá lố cho người bạn t́nh của ông.

Nh́n một cách kỹ lưỡng hơn, người ta sẽ nhận thấy rằng cuộc xung đột này - nên hay không nên ‘bứng’ ông chủ tịch Wolfowitz - là một cuộc tranh luận về vai tṛ của TT Bush và mối quan hệ của chính quyền ông đối với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt nhất là qua các định chế quốc tế nổi tiếng như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency, IAEA). Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ thời điểm chiến tranh Iraq nổ ra vào năm 2003, các tổ chức quốc tế này nhiều lúc đă thấy ḿnh như phải cố gắng tranh đấu để chống chọi lại sự chèn ép của Toà Bạch Ốc, dưới chế độ Bush, muốn áp đặt nhiều tham vọng và dự tính của Hoa Kỳ lên khắp nơi.

Thoạt đầu, phe ông Wolfowitz và Bạch Cung vẫn giữ thái độ cương quyết theo kiểu "kiên định lập trường" cố hữu, không nhận tội cũng như không chịu xuống nước nh́n nhận những lỗi lầm của ḿnh, sau đó c̣n quay ra đả kích những tiếng nói chỉ trích là đă cố ư dựng lên một "chiến dịch bôi nhọ" (smear campaign). Một số các bỉnh bút gia thuộc phe tân-bảo-thủ đă lên tiếng bênh vực cho ông Wolfowitz trên nhiều diễn đàn khác nhau, cho rằng đây chỉ là "chuyện bé xé ra to" kiểu "bới bèo ra bọ" v́ tại Ngân Hàng Thế Giới cũng có hàng trăm nhân viên cao cấp khác cũng ăn lương hậu hĩ nhưng lại không bị bới móc đến. Nhà báo David Rieff, trong một bài báo trên tờ Los Angeles Times, cho rằng ông Wolfowitz đă bị sập bẫy khi bước vào văn pḥng chủ tịch của cơ quan này. Theo ông Rieff th́ tại hầu hết các định chế quốc tế, đa số các nhân viên tùng sự, phần đông là thành phần chuyên viên trí thức thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, đều có nhiều hoài nghi hay thành kiến về các chính sách của Hoa Kỳ vốn thường muốn áp đặt ư muốn của ḿnh. Do đó, bất cứ vị chủ tịch nào do Hoa Kỳ lựa chọn và đặt để đều không ít hay nhiều cũng gặp sự chống đối ngấm ngầm. Ngay cả ông chủ tịch tiền nhiệm là James Wolfensohn, một chuyên viên tài chánh trong lănh vực ngân hàng và cũng được nể trọng với nhiều công tác bác ái, cũng gặp nhiều chống đối lúc ban đầu. Và cũng giống như ông Wolfowitz, thoạt đầu ông Wolfensohn cũng mang một hoài băo nhằm cải tổ Ngân hàng này. Nhưng điều khác biệt lớn là khi ông Wolfensohn đến đảm nhiệm công việc mới, ông không có một "tiền án" là vụ tai tiếng và thất bại trong hồ sơ Iraq của ông Wolfowitz. Hơn nữa, ông Wolfensohn cũng không mang theo những phụ tá trung thành với chính quyền Bush nhưng lại không có tí kinh nghiệm ǵ trong các định chế quốc tế cũng như không có chút chuyên môn nào trong lănh vực phát triển, như Kevin Kellems, cựu phát ngôn viên của PTT Dick Cheney và Robin Cleveland, nhân viên trong Bộ Ngân Sách.

Phát ngôn viên của Bạch Cung, ông Tony Snow, th́ cho rằng có thể ông Wolfowitz đă phạm vào một số sai lầm, nhưng không phải là thứ "đáng để bị mất chức" (firing offense). C̣n tờ báo Wall Street Journal, trong một bài xă luận chính, cho rằng phe chống đối gồm các chính quyền hèn nhát ở Âu Châu muốn chống lại những nỗ lực của ông Wolfowitz muốn thanh tẩy một định chế tham nhũng và nhỏ nhen là Ngân Hàng Thế Giới. Nhiều người phe ủng hộ ông Wolfowitz th́ cho rằng đây là một đ̣n trả thù thiếu công bằng của những kẻ đối lập với chính quyền Bush, muốn tấn công để ‘rửa hận’ cho vụ chèn ép của Hoa Kỳ trong chính sách đơn phương ra tay tấn công Iraq trước đây. Thế nhưng cuối cùng th́ sự chống đối đă tăng mạnh khiến cho Toà Bạch Ốc đành phải chấp nhận thua cuộc, sau khi đă giàn xếp để giữ thể diện bằng một thông cáo kiểu nước đôi của hội đồng quản trị của Ngân Hàng Thế Giới cho rằng "ông Wolfowitz đă hành xử với thiện ư (good faith) cho quyền lợi chung và do đó sẽ quyết định từ chức vào cuối tháng Sáu."

Khi sửa soạn đảm nhiệm chức vụ mới ở cơ quan này vào mùa xuân năm 2005, ông Paul D. Wolfowitz quả thật đă có cố gắng nới rộng ṿng tay để tiếp xúc với nhiều viên chức cao cấp trong ban giám đốc của Ngân Hàng. Trong nhiều cuộc họp hay tiếp xúc riêng rẽ, ông thường lấy sổ tay ra để ghi chép chi tiết, cũng như đặt nhiều câu hỏi có tính cách tôn trọng tính chuyên môn và kinh nghiệm của những viên chức này, mà phần đông đều tỏ ra hoài nghi về thân thế cũng như đường lối làm việc của ông, đặc biệt là vai tṛ chủ động trong cuộc chiến Iraq, với những hệ luỵ thê thảm cho đến ngày nay. Nhưng ông đă nói thẳng với họ rằng đây là một công việc mới, một trách nhiệm mới, khác với chuyện Iraq của quá khứ. Và ông sẵn sàng dấn thân cho mục tiêu cao cả của Ngân Hàng Thế Giới là t́m cách giảm bớt t́nh trạng nghèo đói tại nhiều phần đất trên toàn cầu. Ông sẽ lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm nơi họ, những chuyên viên kỳ cựu trong ngành, cũng như dựa vào sự hướng dẫn chuyên môn của họ. Nhiều người đă tỏ ra cảm phục trước thái độ khiêm cung này. Một viên chức cao cấp từng tham dự trong những cuộc tiếp xúc này đă kể lại chi tiết: "Sau khi họp về, tôi kể lại cho nhiều người khác rằng dường như sẽ không có đụng độ. Ông ta có vẻ dễ coi, thông minh, ăn nói dễ nghe và phát ngôn những điều rất hợp lư." Nhưng rồi liền sau đó th́ vị này lại kết luận ngay: "Để rồi ông ta chẳng có làm theo những điều ǵ ḿnh đă hứa hẹn."

Chỉ sau hơn hai năm, ông Wolfowitz đă phải ra đi trong nhục nhă, sớm hơn dự trù của nhiệm kỳ 5 năm, trở thành một biểu tượng ngạo mạn, bất tài và đạo đức giả, điển h́nh cho đa số các viên chức cao cấp của chính quyền Bush trong thời gian qua, lúc nào cũng nghĩ rằng ḿnh có chính nghĩa để biện minh cho mọi hành động, và chỉ quan tâm nhiều đến những mục tiêu hay h́nh ảnh cá nhân của ḿnh thay v́ cho quyền lợi chung của tổ chức. Nhưng nhiều người biết rơ về nhân vật này, trong đó có nhiều thân hữu hay những người ủng hộ và phục tài ông, đều cho rằng họ có thể nh́n thấy trước những mầm mống đem tới thất bại cho ông Wolfowitz. Trong suốt sự nghiệp chính trị kéo dài 34 năm tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington) tại các văn pḥng ở Bộ Ngoại Giao hay Bộ Quốc Pḥng trải dài dưới bốn triều đại tổng thống từ thời Nixon, chỉ trừ một thời gian ngắn rời chính trường khi làm Khoa trưởng về Cao học chính trị và bang giao quốc tế tại trường Đại học Johns Hopkins dưới thời TT Clinton, ông Wolfowitz đă tạo được một vị thế riêng đặc biệt cho ḿnh. Ông nổi tiếng là một chính trị gia táo bạo, sẵn sàng đả phá tất cả những quan niệm lâu đời và truyền thống trong lănh vực ngoại giao, một nhà trí thức có thái độ và cung cách ôn hoà nhưng lại cứng rắn trong tư tưởng và ư thức. Nhưng đồng thời cũng lại là một nhà quản lư rất tồi.

Theo lời của những người hiểu biết rơ về ông Wolfowitz cho biết th́ đúng ra không nên để cho ông nắm việc điều hành một định chế quốc tế nằm dưới quyền quyết định của hơn 180 chính phủ trên thế giới, với một bộ máy hành chánh to lớn gồm hơn 10,000 nhân viên. Theo lời thuật lại của ông Fred Ikle, một cựu viên chức cao cấp trong chính quyền và đă từng tiến cử ông Wolfowitz vào làm việc ở Cơ quan Tài giảm Binh bị vào năm 1973, cho biết th́ "làm việc ở Ngân Hàng Thế Giới không có được sự bảo vệ chắc chắn bằng làm việc trong chính quyền." Ông Ikle nói: "Làm ở trong đây, anh sẽ không có ai ở bên trên sẵn sàng ủng hộ hết ḿnh những ǵ anh muốn làm." Một viên chức cao cấp khác, cũng đă từng làm việc với ông Wolfowitz trong suốt thời gian dài, xin được giấu tên để có thể phê b́nh thẳng thắn, đă kể với nhà báo Karen DeYoung của tờ Washington Post rằng kiến thức uyên bác của ông Wolfowitz rất đáng thán phục, nhưng mà ông ta sẽ không có đủ khả năng để điều hành một công tác nào đó, cho dù chỉ nhỏ nhặt như "một đoàn xe tang ngắn chỉ có vài chiếc."

Nguyên do chính khơi nguồn cho vụ tai tiếng dẫn đến việc bay chức sớm của ông Wolfowitz là vụ giàn xếp để tăng lương cho bà Shaha Ali Riza, một viên chức của Ngân Hàng Thế Giới trước khi ông Wolfowitz đến nhận nhiệm sở mới nhưng đồng thời cũng là người bạn t́nh của ông. Nhưng những lời chỉ trích khá cay độc nhắm về phía ông Wolfowitz, và đặc biệt được phơi bày trước công chúng gây bối rối không ít cho uy tín cá nhân và danh dự của ông, với nhiều chi tiết được tiết lộ cũng như kết luận của một uỷ ban điều tra đặc biệt, đă cho thấy nhiều khó khăn chồng chất từ lâu trong sự xung đột giữa ông Wolfowitz và một số phụ tá thân cận đă gần như đối đầu với rất nhiều các viên chức cao cấp trong ban giám đốc cũng như hầu hết các thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ngân Hàng Thế Giới.

Theo lời của đa số các viên chức của tổ chức Ngân Hàng này cũng như các thành viên trong hội đồng quản trị đại diện cho những chính phủ liên hệ, th́ đằng sau cái bề ngoài có vẻ hợp tác của ông Wolfowitz, thật ra là một thái độ cao ngạo, xem thường mọi người khác không cùng quan điểm với ḿnh đều là ngu dốt hay tham nhũng, hoặc ù ĺ, chống lại những chính sách cải tổ. Thêm vào đó là thái độ nghi kỵ rồi bất hợp tác với những ai không chia sẻ quan điểm của ḿnh, cho dù là đồng minh hay nhân viên cùng tổ chức. Trong thời gian làm phó tổng trưởng quốc pḥng dưới thời ông Donald Rumsfeld, ông Wolfowitz và những viên chức thuộc hạ đều nghi ngờ về các chuyên viên của Cơ quan T́nh báo Trung ương CIA hay của Bộ Ngoại Giao là đă không tích cực điều tra, và có vẻ như không coi chế độ Saddam Hussein như là một mối nguy cho sự an ninh của Hoa Kỳ. Ông cũng kịch liệt chống đối nhận định của Đại tướng Eric Shinseki, Tư lệnh Lục quân Mỹ và nhiều chuyên viên khác khi họ đă cảnh báo rằng một cuộc chiến tấn công Iraq phải đ̣i hỏi một con số lính Mỹ tham chiến lớn hơn. Ông cũng đưa ra những dự phóng về Iraq thời hậu Saddam hoàn toàn sai bét khi cho rằng tiền bán dầu thô của Iraq sẽ đủ để trang trải cho chi phí của cuộc chiến này (cho đến nay, ngân quỹ nhà nước Hoa Kỳ đă hao tốn hơn 600 tỉ Mỹ-kim). Trong thời gian làm việc tại Ngân Hàng Thế Giới, ông Wolfowitz cũng có thái độ tương tự, hoài nghi tất cả những vị phó chủ tịch khác nếu như không tuân lệnh ông hoặc có quan điểm khác biệt, và từ đó loại bỏ tất cả những viên chức này ra khỏi bộ máy điều hành của tổ chức, và giao phó tất cả những quyết định trọng đại cho những phụ tá cật ruột của ông được đem từ chính quyền Bush sang, cho dù những người này không phải là những chuyên gia trong lănh vực này.

Hậu quả tất nhiên là sự chống đối và bất măn dâng cao trong nhiều tầng lớp nhân viên và viên chức, và trong nhiều trường hợp đă có những cố gắng để chống lại những quyết định ban đầu của ông, dẫn đến những cuộc giằng co nội bộ khiến cho bộ máy của Ngân Hàng mất tính hiệu năng, và hố sâu ngăn cách giữa cấp lănh đạo và nhân viên càng ngày càng gia tăng. Và do đó khi vụ tai tiếng về chuyện tăng lương đặc biệt cho bà Riza được x́ ra, những người chống đối ông Wolfowitz đă không ngần ngại cũng như không bỏ lỡ dịp may này để tấn công về sơ hở sai lầm này. Điều làm cho phe chống đối càng hăng máu và nhất quyết t́m mọi cách để hạ bệ ông Wolfowitz khỏi chức vụ chủ tịch Ngân Hàng cho được v́ trước đó ông thường chỉ trích những người chống đối là những thành phần chỉ muốn bảo vệ những truyền thống thư lại của một định chế ù ĺ và tham nhũng. Thế nhưng giờ đây, việc ông t́m cách áp lực để tăng lương cho người t́nh của ông là bà Riza mang đầy h́nh thức của một việc làm thiếu lương thiện và công chính, không khác ǵ những hành động mua chuộc và tham nhũng mà ông vẫn thường lớn tiếng chỉ trích.

Nội vụ bắt nguồn từ ngày ông Wolfowitz được bổ nhiệm vào chức vụ mới này. Bà Shaha Riza, một người gốc Bắc Phi, là một chuyên viên lâu năm của Ngân Hàng Thế Giới, và hai người đă cặp bồ với nhau trước ngày ông Wolfowitz được bổ nhiệm vào chức vụ mới. Tuy nhiên, nội quy của tổ chức này không cho phép một nhân viên cấp trên được liên hệ t́nh ái với thuộc cấp để tránh t́nh trạng bao che hay bè phái hoặc có thể gây áp lực với cấp dưới. Do đó, chuyên viên cố vấn pháp luật của Ngân Hàng đă đề nghị nên chuyển bà Riza ra khỏi hệ thống hành chính của Ngân Hàng; và để đền bù sự thiệt hại bất ngờ phải đổi chỗ làm này th́ Ngân Hàng có thể tăng thêm lương cho bà. Sau đó, ông Wolfowitz đă đích thân giàn xếp với pḥng nhân viên của Ngân Hàng để biệt phái bà Riza sang làm việc cho Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhưng vẫn ăn lương của Ngân Hàng. Đồng thời, cũng c̣n tăng thêm ngạch trật và tiền lương, và tăng khá cao, từ 133,000 Mỹ-kim lên đến $194,000, tức là c̣n cao hơn cả lương của Tổng trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice, mà lại c̣n được miễn thuế! Đây là một mức tăng lương quá lố dễ khiến cho nhiều người dị nghị, v́ không dựa trên tiêu chuẩn nghề nghiệp nâng cao mà chỉ v́ có quan hệ đặc biệt với "sếp lớn". Hơn nữa, ông Wolfowitz cũng giàn xếp để cho bà Riza tiếp tục được tăng lương tự động trong vài năm tới để có thể được hưởng lương cao khoảng 245,000 Mỹ-kim. Thật ra trong những cơ quan hay định chế quốc tế, con số những viên chức cao cấp với đồng lương cao như vậy cũng khá nhiều, nhưng phần đông đều là những chuyên gia kỳ cựu với số thâm niên công vụ rất cao.

Khi nội vụ đổ bể, đầu tiên qua một bài của kư giả Al Kamen trên tờ Washington Post, và sau đó trên tờ Financial Times, thuật lại những lời tiết lộ của nghiệp đoàn nhân viên Ngân hàng cũng như một tổ chức giám sát độc lập, Government Accountability Project, ông Wolfowitz tỏ vẻ ân hận về sự sơ hở của ḿnh. Ông nói: "Nh́n lại vấn đề, tôi mới tiếc rằng giá mà tôi đừng có nên dính líu vào chuyện giàn xếp này. Tôi đă phạm vào lỗi lầm, và tôi rất lấy làm ân hận." Và ông kêu gọi mọi người hăy tỏ ra "thông cảm" (some understanding) hoàn cảnh cá nhân của ông lúc ấy đang cô đơn khi từ bỏ Bộ Quốc Pḥng sang Ngân Hàng Thế Giới. Nhưng khi bà Alison Cave, chủ tịch nghiệp đoàn nhân viên của ngân hàng, tố cáo rằng đây là một mức tăng lương quá cao, dường như đă vi phạm vào nội qui và thủ tục hành chánh, th́ ông Wolfowitz tỏ ra cứng đầu và thách thức. Nhất là sau khi ông định lên tiếng xin lỗi chính thức trước đám đông nhân viên đang tụ họp th́ bị hầu hết mọi người la ó với nhiều tiếng kêu là "hăy nên từ chức". Ông cho rằng mọi sự sẽ để cho hội đồng quản trị quyết định, và bắt đầu thuê một luật sư nổi tiếng là William Bennett để biện minh và phản công.

Ông Wolfowitz tuyên bố rằng sẽ không từ chức và t́m cách chối tội, cho rằng chính ông đă tham khảo với tất cả những người có trách nhiệm để xem xét hồ sơ và chuẩn thuận cho vụ biệt phái và tăng lương này, tức là gồm có hội đồng quản trị, cố vấn pháp luật của Ngân hàng, uỷ ban giám sát và pḥng nhân viên. Tuy nhiên, nhiều viên chức liên hệ đă phủ nhận lời của ông Wolfowitz. Ông Robert Danino, cố vấn pháp luật của Ngân hàng, một cựu thủ tướng nước Peru, cho rằng ông chỉ đưa ra lời cố vấn tổng quát rằng bà Riza không thể tiếp tục ngồi tại Ngân Hàng v́ nội quy không cho phép. Thoạt đầu, ông Wolfowitz c̣n chống đối ư kiến này, và đưa hồ sơ sang uỷ ban giám sát để mong được ư kiến thuận lợi hơn, và từ đó về sau, không bao giờ thèm tham khảo ư kiến của ông Danino nữa. C̣n ông Ad Melkert, chủ tịch của uỷ ban giám sát, th́ viết một lá thư ngỏ để minh xác rằng uỷ ban của ông tuy đồng ư trên nguyên tắc là phải biệt phái bà Riza cũng như nên tăng lương để đền bù, nhưng họ không có dính líu ǵ đến việc quyết định tăng lương bao nhiêu. Riêng ông Xavier Coll, phó chủ tịch Ngân Hàng đặc trách pḥng nhân viên, đă khai rằng ông Wolfowitz đă áp lực ông phải giữ những chi tiết về việc tăng lương cho bà Riza cho kín đáo, đừng để các ông Danino và Melkert được biết. Chính ba nhân vật này về sau trở thành những tiếng nói kết tội ông Wolfowitz mạnh mẽ nhất, dẫn đến kết luận của uỷ ban điều tra đặc biệt cho rằng ông Wolfowitz đă phạm lỗi. Từ đó trở đi th́ nhiều thành viên trong hội đồng quản trị càng mạnh dạn hơn nữa trong việc đ̣i cách chức hay áp lực ông Wolfowitz phải từ chức, để rồi sau cùng Toà Bạch Ốc đành phải nhượng bộ. Nhất là sau khi giám đốc điều hành là ông Graeme Wheeler, một chuyên viên gốc Tân Tây Lan và đưọc chính ông Wolfowitz chọn lựa vào chức vụ này, đă nói thẳng với sếp của ḿnh rằng đă đến lúc ông Wolfowitz phải ra đi để bảo vệ cho uy tín của Ngân Hàng.

Thật ra th́ sự việc giàn xếp để biệt phái và tăng lương đặc biệt này, một khi được tiết lộ ra ngoài, có thể cũng chưa đủ áp lực mạnh để khiến ông Wolfowitz phải bị mất chức, nếu như ông ta không tự chuốc vào ḿnh những kẻ thù khác từ trong nội bộ của tổ chức này. Trong một định chế quốc tế uy tín, với những truyền thống ngoại giao tương kính lẫn nhau, cũng như tinh thần t́m sự đồng thuận trước khi đi đến những quyết định, ông Wolfowitz đă gây khó chịu cho nhiều người khi coi đây là một cơ quan trong chính phủ mà ông mặc t́nh thao túng. Điển h́nh là việc ông tự mang hai nhân vật phụ tá cao cấp từ chính quyền Bush để làm một bộ tham mưu riêng, qua mặt tất cả những vị phó chủ tịch khác. Đó là ông Kevin Kellems, một cựu phụ tá làm việc trong văn pḥng PTT Dick Cheney, giữ vai tṛ phát ngôn viên; và bà Robin Cleveland, một cựu viên chức trong Bộ Ngân Sách ở Toà Bạch Ốc, và được phong chức "cố vấn cao cấp" nhưng lại có thẩm quyền như một vị chánh văn pḥng. Chính bà Cleveland, một người chẳng có chút kinh nghiệm nào trong lănh vực phát triển tại các nước nghèo nhưng lại có một thái độ cư xử khá trịch thượng với nhân viên, là người thường tiếp xúc với các viên chức cao cấp của Ngân Hàng để thừa lệnh ông Wolfowitz và ra lệnh cho họ, khiến cho sự bực tức và chia rẽ càng nặng nề hơn.

Trong ṿng 18 tháng sau khi ông Wolfowitz nhậm chức, trong số 29 viên chức cao cấp nhất của ban giám đốc Ngân Hàng, th́ đă có phân nửa đều quyết định ra đi thay v́ ở lại phục vụ tại tổ chức này v́ bực tức hay phản đối việc làm của ông Wolfowitz. Trong số những người bất măn và "đụng độ" này có ông Christiaan Poortman, phó chủ tịch đặc trách vùng Trung Đông, người đă chống lại quyết định của ông Wolfowitz muốn Ngân Hàng Thế Giới phải cấp phát tài trợ cho Iraq trong các chính sách tái thiết và b́nh định. Ông Poortman và nhiều chuyên gia khác chống đối v́ cho rằng Iraq không phải là một quốc gia nghèo đói với kho tài nguyên dồi dào về dầu hoả. Sau đó ông Poortman bị áp lực thuyên chuyển sang Kazakhstan, nên phản đối và xin từ chức. Một phó chủ tịch khác là ông Gobind Nankani, đặc trách vùng Phi Châu, cũng từ chức sau nhiều lần tranh căi với văn pḥng của ông Wolfowitz cứ đ̣i cắt giảm bớt nhân viên đặc trách vùng này.

Ông Dennis De Tray, một cựu thành viên trong hội đồng quản trị, cho rằng phần lớn các uỷ viên của hội đồng quản trị đều chống đối chiến dịch bài trừ tham nhũng của ông Wolfowitz v́ tính cách cực đoan nhưng lại thiếu công bằng và nhất quán trong tiêu chuẩn. Chẳng hạn như khi ông Wolfowitz khuyến cáo rằng không nên cho vay tiền đến những nơi mà chế độ tham nhũng thường ăn chặn vào ngân khoản tài trợ, nhưng rồi ông lại tích cực đẩy mạnh việc cứu xét cấp ngân khoản tài trợ phát triển cho các nước như Iraq, A Phú Hăn và Hồi Quốc (Pakistan), vốn là những quốc gia nổi tiếng với tệ nạn tham nhũng tràn lan. Điều này cho thấy tính đạo đức giả của lời nói, cũng như càng khiến cho nhiều người nghi ngờ rằng ông đă dùng tài nguyên của Ngân Hàng Thế Giới để phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ, nhất là tại 3 quốc gia trên, trong cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Tương tự như vậy, khi ông Wolfowitz quyết định cúp viện trợ cho nước Uzbekistan v́ lư do chống tham nhũng trong chính quyền nước này, nhiều viên chức của Ngân Hàng đều hoài nghi và bực tức, một số c̣n tố cáo rằng đây là hành động trả đũa việc chính quyền Uzbekistan chấm dứt việc hợp tác với Hoa Kỳ qua quyết định không c̣n cho phép Không quân Mỹ sử dụng không phận nước này để mở các cuộc hành quân tại A Phú Hăn.

Cung cách làm việc của ông Wolfowitz và hai phụ tá cao ngạo của ông là Kevin Kellems và Robin Cleveland cũng góp phần vào sự thất bại sau này khi họ tự chuốc lấy nhiều kẻ nội thù. Khi ông Wolfowitz ra quyết định tự ư đ́nh chỉ các chương tŕnh trợ giúp cho vay đến các nước như Cam Bốt, Cộng Hoà Congo, Ấn Độ, Kenya và nhiều quốc gia khác, hội đồng quản trị của Ngân Hàng đă phản đối mạnh mẽ bằng cách ra lệnh ông phải đưa ra một chính sách rơ ràng và nhất quán, nhưng rồi sau đó khi thấy kế hoạch của ông cũng không đầy đủ và thiếu chuẩn bị, hội đồng này cũng phản đối luôn. Khi ông Wolfowitz tự tiện quyết định cúp một chương tŕnh trợ giúp y tế tại Ấn Độ, ông gây bực ḿnh và làm bỉ măt không ít cho đại diện của quốc gia bảo trợ chương tŕnh này là Anh Quốc. Lập tức, đại diện cho nước Anh trong hội đồng quản trị là tổng trưởng Hilary Benn, đă t́m cách trả đũa bằng cách cúp ngân khoản tương tự của một chương tŕnh khác. Nội vụ sau đó đă được giàn xếp ổn thoả, nhưng cũng kể từ đó nó khiến cho ông Benn và một đồng minh khác, tổng trưởng tài chính Gordon Brown của Anh Quốc, rất khó chịu về thái độ cao ngạo của ông Wolfowitz. Và điều này cũng giải thích v́ sao trong vụ xung đột lần này, nhiều quốc gia đồng minh thân cận với Hoa Kỳ như Anh Quốc, đă không c̣n hết ḷng chung sức với Hoa Kỳ mà đă sẵn sàng áp lực mạnh mẽ để cất chức ông Wolfowitz.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ư với chủ trương diệt trừ tham nhũng tại các quốc gia nhận trợ giúp từ Ngân Hàng Thế Giới bằng cách đe doạ các chính quyền địa phương là có thể bị cúp trợ giúp nếu không có cải tổ. Tuy nhiên, họ lại không đồng ư với thái độ tự ḿnh quyết định của ông Wolfowitz mà không tham khảo ư kiến của nhiều chuyên gia, vốn có kinh nghiệm lâu năm cũng như từng thấu hiểu rơ hơn về t́nh trạng của những quốc gia này. Kể từ ngày thành lập sau Hội nghị tại Bretton Woods, tiểu bang New Hampshire, vào năm 1944, Ngân Hàng Thế Giới và tổ chức song sinh khác là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế được coi như là những định chế quan trọng và cần thiết trong sứ mạng xoá đói giảm nghèo trên nhiều phần đất chậm tiến trên thế giới.

Tuy nhiên, cung cách điều hành của các định chế này nhiều khi không thực sự giúp đỡ cho quyền lợi thiết thực của các nước nghèo. Thí dụ đơn giản nhất là tiếng nói của các quốc gia nghèo này chẳng bao giờ được lắng nghe để biết xem nguyện vọng và ưu tiên hàng đầu của họ ra sao. V́ lư do dễ hiểu là quyền quyết định nằm trong tay các "cổ đông", tức là các nước đóng tiền vào quỹ điều hành. Quốc gia nào có phần hùn nhiều nhất, như Hoa Kỳ với khoảng 17%, coi như có ảnh hưởng lớn nhất. Điều này dẫn đến một thực tế là các nước giầu mạnh và có phần hùn cao như Nhật Bản, khối Âu Châu và Hoa Kỳ coi như nắm quyền quyết định để tiếp tục chi phối một chính sách thật ra cũng chỉ là để giữ nguyên cán cân quyền lực dựa trên sức mạnh kinh tế. Lời chỉ trích này, phát xuất từ những người chống đối Ngân Hàng Thế Giới thuộc phe khuynh tả, thật ra cũng khá xác đáng v́ đa số các quốc gia giầu mạnh, cho dù vẫn mang tiếng là làm việc nghĩa với những chính sách trợ giúp nhân đạo, nhưng thật tâm vẫn muốn duy tŕ t́nh trạng như cũ, tức là nếu có giúp người nghèo th́ cũng chỉ là giúp để đủ ăn hầu khỏi sinh ra hỗn loạn và bất an, chứ không bao giờ có thực tâm muốn giúp cho những người nghèo đói thoát ra khỏi cảnh tù túng để có thể trở thành giầu có ngang hàng như ḿnh.

Khách quan mà nói, cái gọi là chính sách diệt trừ tham nhũng trong đường hướng cải tổ của ông Wolfowitz tại Ngân Hàng Thế Giới cũng chẳng đem lại những thành quả khả quan nào để có thể tự hào. Theo lời của nhà báo Trudy Rubin, kể lại trong một bài báo đăng trên tờ Sacramento Bee, đề ngày 25-4, th́ thành tích của ông Wolfowitz trong chiến dịch tái thiết và b́nh định Iraq thời hậu Saddam, lúc ông c̣n nắm chức phó tổng trưởng quốc pḥng, cũng rất tệ hại, đầy rẫy những dấu vết tham nhũng, làm ngơ để cho những nhà thầu có móc ngoặc lớn như Halliburton được mặc t́nh chia chác, hưởng lợi và phung phí trên ngân quỹ của nhà nước (vốn là tiền thuế của đa số người dân Hoa Kỳ như chúng ta). Vụ tai tiếng này đang bị điều tra bởi văn pḥng của vị Tổng Thanh tra đặc biệt của Bộ Quốc Pḥng, và chỉ cần mở trang Web của văn pḥng (http://www.sigir.mil) người ta có thể thấy nhiều chi tiết không tốt đẹp về các hồ sơ này, thật ra khó có thể dùng để làm thành tích ủng hộ việc chọn lựa ông Wolfowitz vào chức vụ chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới.

Hơn nữa, khi nói đến chuyện tham nhũng trong các chương tŕnh tài trợ để phát triển tại các quốc gia nghèo, nhiều người chỉ liên tưởng đến các chính quyền độc tài, quan liêu tại các địa phương, đă t́m cách thông đồng hay cắt xén vào các chương tŕnh tài trợ này. Thật ra một thành phần hưởng lợi không kém trong các chương tŕnh tài trợ là các đại công ty tài phiệt của Hoa Kỳ. Hăy lấy thí dụ của nước Chad, một quốc gia nghèo đói thuộc Phi Châu. Từ trước tới nay, các viên chức ở Ngân Hàng Thế Giới đều biện minh cho chương tŕnh tài trợ để xây dựng đường ống dẫn dầu, dài 620 dặm trong nội địa Chad ra đến tận bờ biển thuộc lân bang Cameroon, là nhờ đó sẽ giúp cho Chad và Cameroon thu nhập được lợi tức do dầu thô xuất cảng và có dư tiền để giúp cải thiện cho đời sống của người dân trong nước. Cho dù rằng mọi người đều biết hai quốc gia này thường nằm dưới quyền cai trị của các chế độ độc tài. Tuy nhiên, một chi tiết khác cũng đáng lưu ư là không phải chỉ có chính quyền địa phương trục lợi, mà nhiều công ty dầu hoả khác, như đại tổ hợp Exxon-Mobil, đă dựa vào kế hoạch và ngân khoản tài trợ của Ngân Hàng Thế Giới và nhiều định chế tài chính khác để bảo đảm cho các công tŕnh xây cất tại Chad. Hậu quả là không những chỉ có TT Idriss Déby của Chad được hưởng lợi, dùng tiền để mua thêm súng ống thay v́ xoá đói giảm nghèo, mà tiền lời vào kho bạc của Exxon-Mobil cũng tăng lên đáng kể. Chẳng thế mà ông Lee Raymond, tổng giám đốc đại công ty dầu hoả này, đă nhận được tiền thưởng bonus 400 triệu Mỹ-kim khi quyết định về hưu, trong khi Exxon-Mobil chỉ bỏ ra một ngân khoản nhỏ nhoi có 600,000 Mỹ-kim để bảo vệ cho môi trường trong vùng khai thác dầu hoả tại Chad.

Điều khó khăn lớn nhất cho ông Wolfowitz, cũng như cho bất cứ chính trị gia Hoa Kỳ nào thích lớn tiếng lên lớp để dậy dỗ người khác, như trong chính sách bài trừ tham nhũng tại các quốc gia đang phát triển, là chính cá nhân họ, những lănh tụ của Hoa Kỳ, phải tự ḿnh nêu gương sáng, không có một t́ vết hay sai lầm nào để có thể bị tấn công. Chẳng hạn như trong chính sách đề cao dân chủ, tự do và nhân quyền, những lời nói đầy hoa mỹ của chính quyền Bush đă không c̣n giá trị thực sự, mà đă trở thành những lời nói trống rỗng và đạo đức giả, khi chính quyền này sau đó đă làm ngơ trước những vụ vi phạm nhân quyền và chà đạp tự do, dân chủ tại nhiều quốc gia mà nơi đó Hoa Kỳ đang cần sự cộng tác cho quyền lợi riêng. Đó là những trường hợp đă xảy ra tại các quốc gia như Hồi Quốc, Ai Cập khi Hoa Kỳ làm ngơ trước việc chính quyền các nước này bắt giam những người bất đồng chính kiến. Đó cũng là trường hợp đă xảy ra tại Việt Nam, khi ông TT Bush và ngoại trưởng Rice quyết định rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm (CPC) và ngỏ lời khen ngợi nhà cầm quyền Việt cộng một cách không ngượng miệng nhân dịp hội nghị APEC hồi cuối năm ngoái.

Nói tóm lại, vụ tai tiếng về ông Wolfowitz tại Ngân Hàng Thế Giới là một thí dụ điển h́nh v́ sao chính quyền Bush tiếp tục gặp nhiều rắc rối trong thời gian qua, không những tại quốc nội mà c̣n trên nhiều diễn đàn quốc tế khác. Nó cho thấy là một khi con người tự coi là ḿnh thông minh hơn, đúng hơn, có nhiều tiền và sức mạnh hơn, có chính nghĩa hơn, và do đó không thèm đếm xỉa ǵ đến những ưu tư của những người khác, th́ họ sẽ không bao giờ chịu nh́n nhận lỗi lầm, cũng như chẳng bao giờ chịu nh́n thấy thất bại sẽ đến trừ khi nào nó đổ ập xuống. Trong lănh vực đối nội, mặc dù đă có nhiều lời cảnh cáo và can gián, Toà Bạch Ốc vẫn c̣n tự tin cho đến khi kết quả bầu cử thất bại thê thảm vào đầu tháng 11 th́ mới bắt đầu sáng mắt, và thay đổi bằng việc cách chức ông Donald Rumsfeld. Trên trường quốc tế, thái độ ngạo mạn của ông Wolfowitz cũng như cung cách tự kiêu của Toà Bạch Ốc, lúc đầu cứ nằng nặc xác định rằng TT Bush vẫn cương quyết tín nhiệm ông, cho dù là hầu hết các chuyên viên trong định chế này cũng như đa số các thành viên trong hội đồng quản trị đại diện cho đa số các quốc gia khác trên thế giới đều đă sẵn sàng để cách chức, cho thấy là dường như ông Wolfowitz cũng không ngờ tại sao sự chống đối lại mạnh mẽ như vậy. Và cứ tưởng rằng ḿnh lúc nào cũng đúng, cũng không thèm đoái hoài ǵ đến những tiếng nói cảnh giác khác.

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

nguyenanhtuan@sbcglobal.net

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá