Gerald Ford,

một tổng thống

"bất đắc dĩ" 

 

(LÊN MẠNG Thứ hai 15, Tháng Giêng 2007)

 

Nguyễn Anh Tuấn

 

 

Trong kiếp nhân sinh dài hơn 93 năm của ông Gerald Ford, có khá nhiều thành tích cá nhân khiến cho ông thật sự hănh diện, tưởng chừng như đem lại niềm vui sướng tuyệt đỉnh khi đạt được hoài băo mơ ước. Chẳng hạn như hồi niên thiếu, khi cậu Ford được phong chức Eagle Scout của Hướng Đạo sau khi đă liên tiếp đoạt được 21 phù hiệu khác nhau tượng trưng cho khả năng và kinh nghiệm tự mưu sinh (Nấu nướng, Dựng lều, Cứu thương, Công dân giáo dục,...) đ̣i hỏi ở một hướng đạo sinh. Hoặc như lúc anh sinh viên Ford, chơi môn banh cà-na (football của Mỹ) cho đội tuyển của trường Đại học Michigan, được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong trận đấu với đội tuyển của trường Đại học Minnesota vào năm 1934. Hoặc lúc ông mới tập tễnh bước vào chính trường nhưng đă đạt được chiến thắng vinh quang, khi bất ngờ thắng trước đối thủ lợi hại hơn nhiều là đương kim dân biểu Bartel Jonkman trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hoà vào năm 1948. Hoặc vào một buổi sáng tại Grand Rapids, khi được thành hôn với người phụ nữ xinh đẹp nhất của thành phố là Elizabeth Warren, và v́ quá vui mừng lụp chụp trong bộ đồ ngày cưới nên Gerald Ford đă xỏ hai chiếc giầy khác mầu, một đen một nâu!

 

Thế nhưng cái ngày ông trở thành vị phó tổng thống của Hoa Kỳ không mang lại cái hào quang kỳ diệu như ông mơ tưởng. Vào tháng Mười năm 1973, vị phó tổng thống lúc bấy giờ là Spiro Agnew đă phải ra đi trong nhục nhă với việc từ chức sau khi bị toà án tại tiểu bang Maryland kết tội trốn thuế và hối lộ. Tổng thống Richard Nixon đă chọn ông Ford thay v́ những nhân vật nổi tiếng khác như John Connally, Nelson Rockefeller hoặc Ronald Reagan, chỉ v́ lư do đơn giản là các lănh tụ ở Quốc Hội thời đó sẽ dễ dàng chuẩn thuận cho ông thay v́ những tên tuổi kia. Lúc bấy giờ, Gerald Ford là một dân biểu kỳ cựu của đảng Cộng Hoà ở Hạ Viện trong suốt 25 năm liền, leo dần đến chức vụ Trưởng khối Thiểu số, và chỉ c̣n cầu mong đạt được niềm mơ ước lớn nhất là một ngày nào đó trở thành Chủ tịch Hạ Viện. Cho dù đây là niềm mơ ước khó hiện thực bởi v́ đảng Dân Chủ đă nắm quyền đa số áp đảo tại đây trong suốt thời gian dài bắt đầu từ năm 1954. Thế nhưng khi được ông Nixon mời làm phó tổng thống để thay thế cho ông Agnew, ông Ford cũng vui mừng khoe với vợ rằng chức vụ này cũng là "một kết thúc tốt đẹp" cho sự nghiệp của ḿnh.

 

Nhưng thật ra cái kết thúc đó chưa đến hẳn. Đến mấy tháng sau, vào ngày 9 tháng Tám năm 1974, th́ nó mới đến, khi ông Ford chứng kiến, cùng với hàng trăm triệu người dân Hoa Kỳ khác qua màn ảnh trực tiếp truyền h́nh, việc TT Nixon quyết định tuyên bố từ chức để tránh bị Quốc Hội buộc tội và băi nhiệm trong vụ x́-căng-đan Watergate. Sự kiện này đă giúp ông Ford bước lên đỉnh cao của sự nghiệp, trở thành vị tổng thống thứ 38 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, một vị tổng thống đầu tiên không do người dân lựa chọn bằng một cuộc phổ thống đầu phiếu, sau khi đă trở thành một vị phó tổng thống cũng lần đầu tiên nhận chức vụ cũng không do dân chúng bầu chọn. Từ ngữ "một tổng thống bắt đắc dĩ" (an accidental president) được khai sinh từ đó, bởi v́ ông Ford chưa bao giờ có tham vọng hay mơ ước được làm vị nguyên thủ quốc gia, nhưng do những ngẫu nhiên của lịch sử, đă được thời thế bất ngờ đẩy đưa vào chức vụ tối cao của đệ nhất siêu cường trên hoàn vũ. Bản tính đôn hậu, b́nh dị và chân thật đến gần như ngây thơ của ông sau này cũng được kiểm chứng bằng nhiều h́nh ảnh đáng nhớ khác. Sau khi bất ngờ biết tin ḿnh bỗng chốc sẽ lên ngôi tổng thống Hoa Kỳ, ông Ford đă làm một hành động b́nh dị nhất thay v́ hồi hộp xúc động mạnh: đó là ông đă leo lên giường ngủ ngon một cách b́nh thản, tiếng ngáy đều vang lên dễ dàng và nhanh chóng.

 

Trong bài diễn văn ngắn đọc khi nhậm chức trong một căn pḥng của Toà Bạch -c mà ông nói với cử toạ đang hiện diện đó là "một cuộc nói chuyện thẳng thắn giữa những người bạn", những lời nói b́nh dị và chân thật của ông đă đem lại một sinh khí mới để phá tan đi cái bầu không khí căng thẳng đầy tranh chấp đang ngự trị tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng như bao trùm lên toàn nước Mỹ trong thời gian dài của vụ khủng hoảng đầy tai tiếng Watergate. H́nh ảnh cởi mở và bộc trực của ông tương phản với nét giảo quyệt đầy tính toán của người tiền nhiệm là ông Nixon. Ông Ford đi thẳng vào vấn đề khi nói: "Cơn ác mộng của chúng ta đă qua đi. Hiến Pháp của Hoa Kỳ có hiệu lực. Tại quốc gia này, người dân làm chủ." Và đúng như lời nhận định của nhiều người về đức tính không tự măn, ông Ford cũng thành thật với quốc dân đồng bào: "Tôi cũng nhận thức rơ rằng quư vị đă không bầu cho tôi qua lá phiếu trực tiếp của cử tri. Và v́ thế cho nên tôi muốn quư vị chuẩn thuận tôi vào chức vụ này với những lời cầu nguyện."

 

Giới truyền thông cũng dành nhiều thiện cảm cho ông lúc ban đầu, nhất là sau một thời gian dài theo dơi để điều tra vụ x́-căng-đan Watergate trong gần hai năm trời. Nội vụ bắt đầu từ việc một số thành phần phe Cộng Hoà đột nhập văn pḥng trung ương của đảng Dân Chủ ở khách sạn Watergate để đặt máy nghe lén, sau đó bị đổ bể và điều tra có sự dính líu và bao che từ các nhân vật cao cấp trong chính quyền Nixon, và sau cùng là quyết định của Tối Cao Pháp Viện buộc Toà Bạch -c phải giao nộp những cuộn băng nghe lén để lộ ra những bằng chứng chủ mưu che đậy tội phạm từ chính cá nhân ông Nixon. Việc này dẫn đến kết quả ông Nixon bị Hạ Viện buộc tội, và trong lúc chờ đợi Thượng Viện xét xử (nhiều phần là sẽ kết tội), ông Nixon đă quyết định từ chức để tránh nhận lănh cái phán quyết nhục nhă lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ. Chính nhờ ở đức tính cởi mở và thẳng thắn của ông Ford mà báo giới cũng như người dân Mỹ đều hoan nghênh cho nên uy tín của ông đă tăng vọt một cách mau chóng. Từ một nhân vật được ít người biết đến, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống, các bảng thăm ḍ dân ư cho thấy sự ủng hộ dành cho ông Ford vọt lên đến mức 70%. Những h́nh ảnh ban đầu của ông cũng chứng tỏ một tính t́nh b́nh dị, không kiêu căng, như việc buổi sáng sớm vẫn khoác áo ngủ ra trước nhà để nhặt lấy tờ nhật báo hàng ngày như mọi người dân b́nh thường khác. Hoặc trong một buổi họp tại Pḥng Bầu Dục, tức là văn pḥng quyền lực tối cao nhất trên thế giới, lúc con chó cưng của ông vô t́nh phóng uế ra sàn nhà, khi một người lính phục dịch vội chạy lại để sửa soạn chùi hốt, TT Ford đă đưa tay cản ngăn để tự tay làm lấy cái công việc "thu dọn chiến trường", với câu nói b́nh dân và bất hủ: "Bất cứ người đàn ông nào cũng phải biết tự trọng để tự hốt phân chó của ḿnh thay v́ nhờ người khác làm dùm."

 

Thế nhưng chỉ hơn một tháng sau đó th́ một hành động bất ngờ của ông Ford, một quyết định gây nhiều bất măn lúc bấy giờ và tốn nhiều giấy mực nhất trong báo giới, đă khiến cho uy tín của ông tụt giảm mau lẹ, và góp phần vào sự thất cử của ông trong kỳ bầu cử vào cuối năm 1976. Đó là quyết định ân xá, tha bổng cho ông Nixon và quyết định không truy tố và buộc tội về những hành vi hay lỗi lầm của vị tổng thống tiền nhiệm.

 

Theo lời của kư giả Evan Thomas, trong một bài tổng kết đăng trên tuần san Newsweek mới đây, khi ông Ford tâm sự với dân biểu Tip O'Neill, Trưởng khối Đa số tại Hạ Viện lúc bấy giờ, về quyết định trọng đại của ḿnh muốn tha bổng ông Nixon th́ ông O'Neill đă trả lời một cách thẳng thắn:

 

"Tôi nói cho anh biết ngay, cái đó nó sẽ khiến cho anh sẽ bị thất cử sau này. Tôi hy vọng đây không phải là một cuộc điều đ́nh hay thoả thuận ngầm nào đó."

"Không, không có thoả thuận ngầm ǵ cả," ông Ford trả lời một cách b́nh thản.

"Thế th́ tại sao anh lại làm cái tṛ điên khùng như vậy?" ông O'Neill hỏi tiếp.

 

Ông Ford trả lời rằng ông Nixon giờ đây đă trở thành "một kẻ đau đớn", và cô Julie (con gái của Nixon) cứ liên tiếp gọi cho ông để than phiền kể lể rằng thân phụ của cô đang bị xuống tinh thần rất nặng. Ông O'Neill vẫn không hoàn toàn tin tưởng vào lời thuyết phục này, nhưng ông Ford vẫn nhất quyết đi đến quyết định của ḿnh, với bài diễn văn ngắn đọc vào sáng Chủ Nhật trên màn ảnh truyền h́nh với nhiều lư lẽ biện minh.

 

Những lời cảnh báo của ông O'Neill không sai chút nào. Phản ứng giận dữ, bực tức nổi lên khắp nơi. Ngay cả trong bộ tham mưu thân cận của TT Ford, không một ai ủng hộ quyết định này. Các chính trị gia phe Dân Chủ th́ lên tiếng chỉ trích thậm tệ, tố cáo có sự âm mưu hay thoả thuận ngă giá từ trước giữa hai ông Nixon và Ford. Ngay cả bên phe Cộng Hoà cũng có nhiều người bất măn và chống đối, dẫn đến việc ra tranh cử đối đầu với ông trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hoà vào đầu năm 1976 bởi một chính trị gia cực hữu là Ronald Reagan. Tất cả các bài xă luận của các tờ báo lớn ở Hoa Kỳ đều lên án hành động này. Tờ New York Times th́ cho rằng đây là "một cuộc can thiệp khù khờ sai lầm, và là một đ̣n giáng mạnh vào uy tín cá nhân của một vị tổng thống". Tờ Washington Post th́ so sánh việc này không khác chi là "một hành động tiếp tục bao che tội lỗi". Tờ Los Angeles Times th́ cho rằng "quyết định ân xá là một lầm lẫn, đi ngược lại với nguyên tắc cơ bản của một nền dân chủ pháp trị, đó là mọi người dân, kể cả tổng thống, đều b́nh đẳng trước pháp luật." Nghị sĩ Edward Kennedy th́ kết án đây là "một hành động phản bội lại ḷng tin của dân chúng" với câu nói: "Phải chăng chúng ta có một nền pháp lư cho người dân b́nh thường, và một nền công lư khác chỉ dành cho những kẻ có quyền thế?" Thậm chí phát ngôn viên Toà Bạch -c lúc bấy giờ là Jerry terHorst cũng từ chức để phản đối.

 

Mối thiện cảm ban đầu bỗng tan biến nhanh chóng, và được thay thế bằng nhiều lời đồn đoán về một âm mưu hay thoả thuận ngầm nào đó đă được dàn xếp từ trước. Cho dù là quyết định tha bổng là một đặc quyền mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đă dành riêng cho tổng thống mà không cần phải nêu lư do để biện minh. Cũng như việc chấp nhận quyết định tha bổng hay ân xá, tự nó cũng đă được coi như là một lời thú tội. Đây cũng là một trong những chi tiết mà ông Ford muốn nhắc cho nhiều người biết khi kể lại một án lệnh của Tối Cao Pháp Viện xảy ra vào năm 1915 trong vụ tranh tụng giữa Burdick và chính phủ Hoa Kỳ, trong đó có đoạn nói rằng "một quyết định ân xá là đă có quy tội, và khi chấp nhận ân xá tức là mặc nhiên đă có thú tội." Cho dù là quyết định của ông Ford sau này đă được lịch sử chứng minh là đă giúp cho Hoa Kỳ vượt qua một thời kỳ đen tối đầy nghi kỵ và chia rẽ trong một giai đoạn khó khăn của đất nước, để từ đó dồn mọi nỗ lực vào những công tác thiết thực và hữu ích hơn.

 

Muốn hiểu cho rơ cái không khí sôi động đầy giận dữ của đa số quần chúng lúc bấy giờ, người ta phải sống lại cái thời gian kéo dài từ năm 1972 đến 1974 khi mà mọi sinh hoạt trong nước đều cô đọng lại trong những sinh hoạt và thủ đoạn giằng co diễn ra trên chính trường ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Quyết định tha thứ không phải là một chuyện đơn giản và dễ thực hiện, cho dù Thánh Kinh lúc nào cũng đầy rẫy các lời khuyên răn và các sách báo về tâm lư học đều nói đến những ích lợi thực tiễn của hành động tha thứ. Bởi v́ trong vụ này, kẻ phạm tội lại là một vị nguyên thủ quốc gia của một nước dân chủ hàng đầu trên thế giới, nhưng lại cố t́nh và ngang nhiên chà đạp lên luật pháp. Và cái h́nh thức cũng như thời điểm tuyên bố của ông Ford, trong một bài diễn văn đọc vào buổi sáng ngày Chủ Nhật, cũng không đem lại bầu không khí thoải mái và tự nhiên, chỉ càng khiến cho sự nghi ngờ về một âm mưu bao che của người dân càng tăng trở lại như lúc trước.

 

Ông Richard Ben-Veniste, trưởng nhóm công tố viên trong vụ điều tra Watergate, trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post ngày 29-12-06, đă kể lại nhiều chi tiết lư thú. Lúc ông Nixon từ chức, cuộc điều tra để đưa ra toà xử án h́nh sự các ṭng phạm gồm các nhân vật cao cấp trong nội các Nixon như các ông Haldeman (tổng trưởng Toà Bạch -c), Ehrlichman và John Mitchell (tổng trưởng tư pháp) vẫn tiếp diễn và sau đó một số đă phải thọ án nằm tù. Lúc mới lên nhậm chức tổng thống, những dấu hiệu cho thấy là quyết định ân xá mà ông Ford có thể áp dụng sau này, nhiều phần sẽ là một quyết định đứng đắn sau khi đă nghiên cứu kỹ lưỡng cũng như để cho tiến tŕnh công lư được tiến hành theo đúng thủ tục thời gian. Tức là nếu có muốn ân xá th́ cũng phải đợi cho xong vụ điều tra để đưa ra toà xét xử công khai để xem là có phạm tội hay không. Trong một cuộc họp báo tổ chức 19 ngày sau khi ông lên nhận chức vụ mới, khi được báo giới hỏi về một trường hợp giả định về việc có thể ân xá cho ông Nixon hay không trong tương lai, TT Ford đă trả lời rằng nên để cho tiến tŕnh pháp lư được diễn tiến đến hồi kết cuộc. Bởi v́ nếu ông có lấy những quyết định sớm hơn th́ điều đó sẽ là "những quyết định thiếu chín chắn và không đúng lúc." Thế nhưng chỉ 11 ngày sau đó, tức là đúng 30 ngày sau khi ông lên nhậm chức, ông Ford đă thay đổi thái độ. Cho rằng ông Nixon sẽ khó có được một bồi thẩm đoàn vô tư để được xét xử về tội trạng của ḿnh, cũng như là việc từ chức đă đem lại quá nhiều đớn đau ê chề cho cả gia đ́nh ông Nixon và để chấm dứt những chia rẽ trong nước hầu tạo t́nh đoàn kết quốc gia, ông Ford quyết định tha bổng về tất cả những lỗi lầm mà ông Nixon đă phạm phải cũng như "có thể phạm vào" trong thời gian làm tổng thống.

 

Thế nhưng thời gian cũng làm xoá nhoà đi những t́nh cảm sôi nổi lúc bấy giờ, giống như câu nói của nhiều tay văn sĩ trong các truyện t́nh ướt át mỗi khi đưa ra những lời khuyên cho những kẻ thất t́nh về liều thuốc mầu nhiệm của thời gian. Ba thập niên sau quyết định đặc biệt gây nhiều tranh căi lúc đó, hành động ân xá của ông Ford dường như cuối cùng đă được đa số công nhận là một quyết định đứng đắn và hữu ích cho quyền lợi chung của đất nước. Ngay cả một trong những chính trị gia đă từng kết án và chỉ trích mạnh mẽ nhất quyết định của ông Ford cũng đă xoay chiều, đổi giọng. Đó là nghị sĩ Ed Kennedy, khi đến dự buổi trao tặng giải thưởng cao quí của Viện Kennedy mang tên là Profile in Courage (Chân dung của sự Can đảm), tổ chức vào năm 2001 cho cựu TT Ford, với lời tuyên dương đầy xúc động: "TT Ford đă làm đúng. Quyết định can đảm của ông đă giúp cho chúng ta có thể bắt đầu bước vào giai đoạn hàn gắn những đổ vỡ, cũng như đẩy lùi được tấn thảm kịch Watergate về sau lưng."

 

Sau khi tin tức về vụ từ trần của ông Ford vào những ngày cuối năm vừa qua, mọi người đă thi nhau đề cao con người của ông, tuy lên nắm quyền trong một hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử và chỉ tại chức trong một thời gian ngắn ngủi khoảng 29 tháng, là một lănh tụ kiểu mẫu với những đức tính ôn hoà, thực tiễn đáng quí. Thái độ "hoà hợp hoà giải" của ông Ford lúc làm tổng thống, tức là chịu hợp tác và giang tay đón nhận những ư kiến của phe đối nghịch bên đảng Dân Chủ, đă được khen ngợi và nhắc lại nhiều lần trong những ngày qua, như là một lời khiển trách nhẹ nhàng hay gián tiếp về cách hành xử của vị tổng thống đương nhiệm, George W. Bush.

 

Lúc c̣n tại chức, ông Ford là một vị tổng thống bị các diễn viên hài hước châm biếm nhiều nhất với các màn bắt chước một số cử chỉ vụng về bộp chộp, để đi kèm với từ ngữ "an accidental president" theo nghĩa đen, tức là dễ lập cập gây ra nhiều tai nạn lặt vặt. Nổi tiếng nhất là anh Chevy Chase trong chương tŕnh truyền h́nh Saturday Night Live, mở đầu cho một truyền thống hài hước để bắt chước và châm biếm các vị lănh tụ quốc gia nổi tiếng của chương tŕnh này trong suốt 30 năm qua. Đó là những h́nh ảnh như khi ông lụp chụp trong lời ăn tiếng nói (chẳng hạn như khi cho rằng Ba Lan, vào thời điểm năm 1975, không nằm dưới quyền của Liên Sô), hoặc khi ông bước xuống cầu thang ở máy bay đă bị vấp té, như trong một chuyến công du sang Áo.

 

Thế nhưng thực sự không hoàn toàn đúng như vậy. Trong thực tế, ông Ford có lẽ là một trong những lực sĩ xuất sắc nhất chiếm được ghế ngồi lănh đạo ở Toà Bạch -c. Bởi lư do đơn giản ông từng là một cầu thủ môn banh cà-na trong đội tuyển của Đại học Michigan, cùng với những biệt tài thể thao đa dạng khác như trượt tuyết và khiêu vũ. Ngay cả h́nh ảnh nhiều người muốn đánh bóng cho ông Ford là một lănh tụ ôn hoà, chừng mực, ngay thẳng, không có "mưu mô quỷ quyệt" của một chính trị gia nhà nghề, như h́nh ảnh của tài tử Jimmy Stewart trong phim "Mr Smith Goes to Washington", cũng khác xa sự thật. Bởi v́ trong sự nghiệp của một vị dân cử dài với hơn 25 năm ở Hạ Viện, ông Ford thật ra là một chính trị gia chuyên nghiệp, rành rơi trong những vụ điều đ́nh, thoả thuận hay dàn xếp trong hậu trường để đạt được mục đích mong muốn. Nhưng là một chính trị gia trong đúng cái nghĩa tốt đẹp nhất của nó, đó là biết dùng quyền lực để phục vụ một cách hữu hiệu nhất cho quyền lợi của người dân.

 

Một tiểu sử b́nh thường

 

Gerald Ford Jr. sinh ra đời vào ngày 14 tháng 7 năm 1913 tại Omaha, tiểu bang Nebraska với cái tên cúng cơm thật sự là Leslie Lynch King Jr. Cha ruột của ông là một tay ăn chơi, nhà giầu nhưng lại có tính vũ phu, đánh vợ ḿnh ngay trong đêm đầu tiên của tuần trăng mật v́ nổi cơn ghen khi thấy vợ ḿnh đă cười trước mặt một thanh niên lạ mặt. Sau đó Leslie King Sr. c̣n hăm doạ và dí dao vào vợ ḿnh lúc người sản phụ này vừa mới sinh đứa con trai đầu ḷng. Quá sợ hăi, nên hai mẹ con phải chạy trốn về quê ngoại ở thành phố Grand Rapids, tiểu bang Michigan, và tại đây gặp được một ân nhân là một người đàn ông tên Gerald Ford. Hai người kết hôn và từ đó cậu bé King đổi tên họ thành Gerald Ford Jr., và sau này cũng nhờ sự quen biết và tiến cử của ông dượng ghẻ nên cậu Ford Jr. mới bắt đầu nhảy vào chính trường.

 

Trong thời gian là sinh viên, cậu thanh niên Ford là một cầu thủ xuất sắc của trường Đại học Michigan, có khả năng và sức khoẻ đặc biệt để chơi được cùng lúc cả hai vị trí center (ở dàn tấn công) cũng như linebacker (của hàng pḥng thủ) của môn football Mỹ. Được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất trong mùa banh năm 1934 lúc đang học năm thứ tư ở đại học, cậu Ford đă được hai đội football nhà nghề là Detroit Lions và Green Bay Packers chiêu dụ để có thể khoác áo cầu thủ chuyên nghiệp cho bộ môn thể thao hàng đầu của Hoa Kỳ. Thế nhưng vào thời điểm của thập niên 30, đồng lương của một thể tháo gia, cho dù là chuyên nghiệp, cũng không béo bở đến gần như vô lư là hàng chục triệu Mỹ-kim như thời nay, cho nên đă khiến cho Gerald Ford Jr. quyết định theo học trường Đại học Luật khoa tại Yale và tốt nghiệp vào năm 1941.

 

Ông bắt đầu làm quen với sinh hoạt chính trị khi t́nh nguyện tham dự vào chương tŕnh vận động tranh cử cho ứng viên Wendell Willkie của phe Cộng Hoà trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1940. Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, Ford t́nh nguyện gia nhập quân đội, phục vụ trong Hải quân tại vùng Thái B́nh Dương. Sau khi Thế Chiến chấm dứt, ông trở về Grand Rapids để hành nghề luật sư, và thực sự dấn thân nhiều hơn vào chính trường từ năm 1948 sau khi thắng trước đối thủ là một dân biểu đương nhiệm trong kỳ bầu cử sơ bộ.

 

Ông cũng là người biết giữ kín những điều bí mật. Trong mùa vận động tranh cử vào năm 1948, ông xin cầu hôn với một thiếu phụ xinh đẹp, Elizabeth Warren, từng là một nữ vũ công chuyên nghiệp nhưng vừa mới ly dị chồng. Ông nói cho vị hôn thê biết là cần phải giữ kín chuyện hứa hôn của hai người nhưng không nói rơ tại sao. Lư do chính là, theo lời khuyên và nhận định của nhiều cố vấn chính trị lúc bấy giờ, việc kết hôn với một phụ nữ đă ly dị sẽ khiến cho ông Ford có thể mất nhiều phiếu từ khối dân bảo thủ, vốn là một thành phần cử tri trung kiên và siêng đi bầu nhất trong mùa bầu cử sơ bộ. Chỉ sau khi thắng rồi th́ hai người mới thành hôn. Ông trở thành dân biểu liên bang cho một đơn vị tại tiểu bang Michigan từ năm 1949 cho đến ngày được lựa chọn làm phó tổng thống.

 

Gerald Ford Jr. gia nhập vào chính trường tại Quốc Hội chỉ hai năm sau đợt đầu tiên của một số vị dân cử trẻ khác đă từng phục vụ trong Thế Chiến II như John F. Kennedy và Richard Nixon, phần đông đều có cùng nhận định và quan điểm chính trị là Hoa Kỳ cần phải có một vị thế mạnh trên toàn cầu để có thể ngăn ngừa ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, và cùng lúc phát triển lư tưởng tự do. Nhưng Dân biểu Ford th́ không có tham vọng lớn, chịu an phận với một chức vụ dân biểu trong Uỷ ban Công Chánh (Public Works Committee), đặc trách nghiên cứu và chuẩn chi các chương tŕnh phát triển hạ tầng cơ sở. Đây là nơi mà vị dân biểu trẻ bắt đầu tập sự để học hỏi những kinh nghiệm và giá trị của những kế hoạch công chánh, đem lại phúc lợi thiết thực và công ăn việc làm cho cử tri, một trong những thành tích quan trọng mà các vị dân cử cần phải có để khoe và có thể kêu gọi cử tri tiếp tục tái ủng hộ trong những lần tranh cử kế tiếp. Sau đó, ông được bổ nhiệm vào một uỷ ban béo bở hơn là Uỷ Ban Chuẩn Chi (Appropriations Committee), nơi kiểm soát hầu bao của tất cả các chương tŕnh hoạt động của một chính phủ. Sau này, ông Ford đă từng viết trong hồi kư: "Tại Uỷ Ban Chuẩn Chi mới là nơi có thực quyền nhất. Đây là sẽ lănh vực chuyên môn mà ḿnh nhắm tới trong tương lai, đó là định đoạt việc chi tiêu ngân sách của nhà nước."

 

Ông cũng có một tham vọng hay ước mơ to lớn là một ngày nào đó có thể trở thành Chủ tịch Hạ Viện. Để t́m cách đạt được hậu thuẫn và hỗ trợ sau này, ông theo đuổi kế hoạch gây quỹ cho đảng cũng như cho các vị dân cử đồng viện để có dư tiền bạc chi tiêu trong các mùa vận động tranh cử thường xuyên, bằng cách đi đây đó khắp nơi. Những cuộc vận động gây quỹ liên tiếp, kéo dài gần như liên tục đến 200 ngày trong một năm, đă phải khiến ông không có mặt ở nhà thường xuyên. Điều này dễ đưa tới những rủi ro cho hạnh phúc gia đ́nh, nhất là cho vợ con phải sống cô đơn trong nhiều ngày. Hạnh phúc gia đ́nh không đổ vỡ, nhưng vợ của ông, bà Betty, bắt đầu uống rượu để quên sầu lẻ bóng và dần dần trở thành nghiện nặng. Sau này bà Ford là đệ nhất phu nhân đầu tiên đă can đảm thú nhận sự nghiện ngập của ḿnh một cách công khai và nhất quyết t́m cách đối phó thay v́ che giấu. Nhờ nỗ lực và uy tín của bà, một trung tâm điều trị có tên là Betty Ford Clinic đă được thành lập vào năm 1982, chú trọng vào việc chữa trị các bệnh nhân muốn cai rượu và ma tuư. Bà Ford cũng là người phụ nữ đă can đảm thố lộ quyết định cắt vú để chữa bệnh ung thư ngực, một điều được coi là tối kỵ không dám nói đến, một sự xấu hổ cần phải che giấu đối với phụ nữ lúc bấy giờ (năm 1974). Quyết định can đảm và khôn ngoan của bà đă mở đường khai phóng cho hàng trăm ngàn phụ nữ khác không c̣n e ngại hay t́m cách che giấu về căn bệnh quái ác này và sau đó đă góp phần lớn trong việc chữa trị thành công nếu như được phát giác sớm. V́ những hành động can đảm tiên phong đó, nên sau này bà Ford đă được trao tặng nhiều huân chương cao quư như Presidential Medal of Freedom (vào năm 1991) và Congressional Gold Medal (vào năm 1999).

 

Ford đă làm bạn cũng như nể phục ông Nixon từ thập niên 40, khi hai người c̣n là thành viên của một hội có tên là House Chowder and Marching Society, quy tụ những vị dân cử trẻ phe Cộng Hoà. Và điều này, ít được nhiều người biết đến, giải thích một phần nào lư do cá nhân về t́nh bạn bè lâu năm đă ảnh hưởng lên quyết định ân xá của TT Ford sau này, theo sự phân tích và nhận xét của nhiều người, trong đó có nhà báo Bob Woodward qua bài viết trên tờ Washington Post ngày 29-12-06. Sau khi Nixon thắng cử vào cuối năm 1968, ông Ford được bầu làm Trưởng khối Thiểu số (đảng Cộng Hoà) ở Hạ Viện. Trong thời gian này, ông cũng đă trung thành với ông Nixon qua quyết định hỗ trợ tổng trưởng tư pháp John Mitchell muốn t́m cách buộc tội (impeach) một vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện là ông William O. Douglas.

 

Trong thời gian đầu của vụ tai tiếng Watergate, ông Ford vẫn c̣n trung thành giúp đỡ cho ông Nixon. Theo sự yêu cầu của Toà Bạch -c, ông Ford đă dùng thế lực của ḿnh ở Hạ Viện để khiến cho Uỷ ban Ngân hàng (Banking Committee) không mở rộng vụ điều tra liên quan đến xuất xứ của những tờ giấy bạc 100 Mỹ-kim nằm trong túi những can phạm. Ngay cả sau khi được ông Nixon đền đáp bằng việc bổ nhiệm vào chức vụ phó tổng thống thay thế cho ông Agnew, ông Ford vẫn tiếp tục đi đây đó để cổ vơ cho các kế hoạch của chính quyền, một chính sách gián tiếp giải toả bớt áp lực từ vụ Watergate. Tuy nhiên, dần dần nhiều tài liệu được khui ra báo hiệu một chiều hướng không mấy thuận lợi cho Toà Bạch -c, và từ đó th́ ông Ford bắt đầu cảm thấy ái ngại, không c̣n dám mạnh miệng biện hộ cho việc làm của chính quyền Nixon. Ông t́m cách đi ra xa khỏi thủ đô để tránh né các lời hỏi hóc búa của báo giới. Sự xa cách này cũng khiến cho người ta bớt nghi ngờ rằng hai ông Nixon và Ford có thể đă có cơ hội để bàn tán hay tính toán về một giải pháp trong tương lai, trong đó nếu như ông Nixon từ chức th́ liệu ông Ford sẽ ân xá hay không. Điều đó không có nghĩa là đă không có một sự dàn xếp khéo léo nào đó giữa hai người, qua trung gian của một nhân vật thứ ba để bàn về vấn đề này, nhất là vào những ngày chót trước khi ông Nixon đi đến quyết định từ chức.

 

Nhân vật trung gian chính là Đại Tướng Alexander Haig, lúc bấy giờ là tổng trưởng ở Bạch Cung, giữ vai tṛ gần như là xử lư thường vụ tổng thống để điều hành nội các trong lúc ông Nixon th́ thu ḿnh về cố thủ trong tư dinh để mưu t́m sinh lộ. Ông Haig muốn bảo vệ cho TT Nixon nhưng đồng thời cũng muốn ông ra đi trước khi bị Hạ Viện buộc tội và Thượng Viện xét xử là có tội. Và nếu như ông Nixon chịu từ chức, ông Haig muốn rằng ông sẽ được bảo vệ khỏi bị buộc tội h́nh sự.

 

V́ thế nên mới có cuộc tiếp xúc với ông Ford. Vào sáng ngày 1 tháng 8-1974, Tướng Haig gọi cho PTT Ford và nói rằng sẽ sang để bàn về một chuyện khẩn v́ "t́nh h́nh càng ngày càng nghiêm trọng". Nhưng khi đến nơi, ông Haig lại ngần ngừ không muốn nói v́ có mặt phụ tá của ông Ford là Bob Hartmann. Đến chiều, Tướng Haig trở lại và lần này, lúc hai người nói chuyện riêng, ông Haig cho biết là Bạch Cung vừa mới nộp một cuộn băng thu thanh theo lệnh của Tối Cao Pháp Viện, và điều này sẽ cho thấy có đủ bằng chứng để kết tội ông Nixon có hành vi cản trở công lư khi áp lực CIA t́m cách ngăn chặn cuộc điều tra của FBI. Đồng thời ông Haig cũng nói rằng một vị tổng thống có thể từ chức và được ân xá bởi người kế nhiệm. Ông để lại hai tài liệu: hồ sơ thứ nhất giải thích quyền hạn đặc biệt của vị tổng thống Mỹ và tài liệu thứ hai không ǵ khác hơn là lá thư ân xá. Đúng một tuần sau, ông Nixon tuyên bố từ chức.

 

Sau này, khi bị Quốc Hội chất vấn, ông Ford cho rằng đă không có một sự thoả thuận ngầm nào giữa hai người. Và ông Haig cũng đă nhiều lần phủ nhận có sự thoả thuận hay điều đ́nh. Nhưng đối với công luận lúc bấy giờ, uy tín của ông Ford tụt giảm và ông phải liên tiếp t́m cách trấn an những sự nổi loạn từ trong nội bộ của đảng Cộng Hoà, bộc lộ qua quyết định của ông Ronald Reagan muốn ra tranh cử trong kỳ sơ bộ, một điều chỉ xảy ra khi nào uy tín của vị tổng thống đương nhiệm bị sút giảm thậm tệ. Trong kỳ vận động tranh cử năm 1976, v́ hậu quả này nên ông Ford, vào thời điểm tranh cử đối đầu với ông Jimmy Carter, đă bị dẫn trước khá xa, mặc dù đối thủ của ông chỉ là một nhân vật tầm thường, ít người biết tiếng, một thống đốc một tiểu bang nhỏ (Georgia) ở miền nam Hoa Kỳ. Và sau cùng, cũng đă thất cử cho dù vào những tuần chót, ông đă gần như san bằng cách biệt, nếu như không có bị vạ miệng như câu tuyên bố rằng Ba Lan không nằm trong ảnh hưởng của Liên Sô. Một h́nh ảnh khác của ông Ford cũng đă để lại một ấn tượng không mấy hào hùng ǵ cho lắm, đối với kẻ viết bài này, là trong lúc đọc bài diễn văn công nhận thất cử, ông Ford đă quá xúc động, rồi khóc và nói không nên lời, phải nhờ vợ đọc tiếp cho xong bài diễn văn đă soạn sẵn.

 

Gerald Ford và người Việt tỵ nạn

 

Khi tin tức ông Ford mới mất được loan báo, có nhiều độc giả và thân hữu của người viết bài đă hỏi chuyện để được nghe ư kiến b́nh phẩm. Theo thói quen, kẻ này đă trả lời rằng chưa có đọc đầy đủ tài liệu để có thể đưa ra nhận xét khách quan và chính xác. Một số cho rằng ông Ford có công rất nhiều với tập thể người Việt tị nạn, nhất là qua quyết định tăng cường thêm, vào giờ chót, cho việc bốc các gia đ́nh người Việt cũng như một số cô nhi rời khỏi Việt Nam vào những giờ phút thập tử nhứt sinh của Việt Nam Cộng Hoà. Và do đó nên đề nghị là hăy viết một bài để ca ngợi và tỏ ḷng tiếc thương cho một lănh tụ đáng mến. Kẻ này cũng đồng ư với nhận định rằng việc làm của ông Ford đă có công rất nhiều trong sự h́nh thành của cộng đồng người Việt tị nạn lúc ban đầu, để dần dần lớn mạnh như ngày nay. Một vị tổng thống Mỹ khác cũng góp phần quan trọng vào sự hưng thịnh và phát triển của khối người Việt tị nạn trong những ngày đầu khó khăn ấy. Đó là cựu TT Jimmy Carter. Nhờ có các chính sách nhân đạo của đảng Dân Chủ vào thời đó, qua các kế hoạch hỗ trợ dân sinh và phúc lợi như welfare, food stamps rộng răi, và nếu không có các chương tŕnh tài trợ để học việc như CETA, giúp cho một số lượng đông đảo người Việt vừa được hưởng trợ cấp vừa học nghề để có thể hội nhập dễ dàng và mau lẹ vào cuộc sống mới. Nhờ thế mới có một bước đầu thoải mái và may mắn để dần dần gây dựng lại cơ nghiệp một cách mạnh tiến và phát triển cộng đồng mau lẹ. Giá như khối lượng người Việt tị nạn đến vào lúc mà phe Cộng Hoà lên nắm quyền với chủ trương của Dân biểu Newt Gingrich, hoặc TT Bush ngày nay, đặc biệt chủ trương cắt thuế có lợi cho nhà giầu, và giảm thiểu tối đa các chương tŕnh dân sinh phúc lợi, th́ có lẽ cái ngày đầu khó khăn đó c̣n kéo dài, làm chậm bước tiến phát triển mạnh mẽ của khối di dân gốc Việt, nếu so sánh với các cộng đồng di dân khác. Chương tŕnh định cư cho các đợt thuyền nhân tị nạn cũng được chính quyền Carter mở rộng để cho thành phần "boat people" được ồ ạt nhập cư vào nước Mỹ. Nhờ bước đầu may mắn nhiều thuận lợi đó, tập thể người Việt tị nạn làm ăn sinh sống và phát triển mau chóng để rồi sau đó quay sang bảo trợ cho các đợt thân nhân khác sang định cư tại Hoa Kỳ. Điều trớ trêu nghịch lư là nhiều người Việt tị nạn được hưởng nhiều quyền lợi về dân sinh do các chính sách của đảng Dân Chủ chủ trương nhưng lại cứ luôn mồm ủng hộ đảng Cộng Hoà v́ cứ lầm tin vào luận điệu tuyên truyền "Cộng Hoà chống Cộng, Dân Chủ phản chiến". Ngay cả cựu TT Reagan, được nhiều người Việt ca tụng như là một lănh tụ chống Cộng số một, cũng không phải là một chính trị gia mặn ṃi ǵ lắm cho quyền lợi thiết thực của cộng đồng người Việt tị nạn. Thật ra ông Reagan c̣n bài bác mạnh mẽ các chính sách trợ cấp welfare, food stamps cho người nghèo, trong các bài diễn văn thường đưa ra các thí dụ về một số thành phần Mỹ đen lấy tiền trợ cấp để đi mua bia và cho đó không phải là kế sách hay của chính phủ.

 

Tuy nhiên, việc đề cao hay ca ngợi những lănh tụ là chuyện bằng thừa, đă có nhiều cơ quan ngôn luận thân thiện của mỗi phe thực hiện một cách đắc lực trong quá khứ. Nỗ lực đóng góp nhỏ nhoi của người viết bài này là chỉ nhằm đóng góp và thu thập những sự kiện ít được để ư đến để giúp cho người đọc có một cái nh́n đầy đủ và sáng suốt hơn.

 

Trong số các bài viết ca ngợi hay cảm tạ ông Ford, người ta để ư đến bài viết bằng tiếng Anh của một người Việt là Phạm Xuân Quang, được đăng trên tờ báo uy tín là Washington Post vào ngày 30-12-06. Ông Quang là một sĩ quan phi công của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và có người cha cũng là cựu chiến sĩ của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Vào thời điểm 30-04-1975, ông Quang lúc đó c̣n là một cậu bé mới lên 10, theo chân cha mẹ lên đường di tản. Bài viết kể lại một số việc làm đáng khen của ông Ford như đă yêu cầu Quốc Hội cấp ngân khoản cấp bách để giúp đỡ cho người tị nạn cũng như đă đến viếng thăm các trại tị nạn như ở Fort Chaffee, Arkansas.

 

Những người thích đề cao ông Ford th́ cho rằng ông có ḷng nhân đạo, qua h́nh ảnh ông bế một em bé cô nhi Việt Nam trong chiến dịch Babylift vào giờ chót, cũng như đă t́m cách ráo riết vào giờ chót để vớt cho được khoảng 130,000 người Việt vào thời điểm đó, với câu nói "nếu không làm được như vậy, th́ quả là chúng ta (Hoa Kỳ) phải thấy xấu hổ lương tâm sau khi đă bị nhục nhă thanh danh (v́ thua trận)". Thế nhưng trong trường hợp này, cũng là những lời nói bất nhất của một chính trị gia thiếu bản lănh và viễn kiến. Trong những cuộc phỏng vấn dành cho Bob Woodward và Christine Parthemore của tờ Washington Post vào năm 2004 và 2005, mà nội dung chỉ được tiết lộ sau khi ông qua đời, ông Ford tỏ ư trách chính quyền Mỹ trước đây (thời Eisenhower) đă chọn lầm đồng minh là miền Nam Việt Nam như quân đội Pháp để rồi sau đó bị thất bại như Pháp đă bị ở Điện Biên Phủ vào năm 1954. Ông nói: "Chúng ta đă chọn lầm chiến tuyến của những người trong địa phương này." (We were on the wrong side of the locals). Ư ông muốn nói là Hoa Kỳ, cũng giống như Pháp, đă đánh lầm về ư chí của người Việt là cương quyết chống Pháp và sau đó chống Mỹ trong công cuộc giành độc lập. Sự kiện này cho thấy là ông Ford, giống như ông Rumsfeld và TT Bush sau này, là những chính trị gia tiêu biểu của Hoa Kỳ, tức là thiếu hiểu biết một cách rất ngu dốt về cuộc chiến Việt Nam. Họ không phân biệt được đâu là ḷng yêu nước của người dân Việt và đâu là sự lợi dụng của Việt Minh, với sự trợ lực hùng hậu của Trung Cộng và Liên Sô, để cướp công giành độc lập của toàn dân trong công cuộc kháng chiến. Và trong cái đất nước Việt Nam đó, cũng có một phân nửa không chấp nhận chế độ cộng sản và cương quyết đấu tranh cho một thể chế tự do nhờ ở sự viện trợ của Hoa Kỳ, để rồi cuối cùng lại bị đồng minh phản bội sau khi đă đạt được mục đích là giành được thế phân chia với hai khối Trung Cộng và Liên Sô. Hơn nữa, trong thập niên 60, ông Ford, trong cương vị là Trưởng khối Thiểu số, đă từng chỉ trích mạnh mẽ TT Johnson là đă không làm mạnh tay hơn nữa để giành lấy chiến thắng tại Việt Nam. Chính v́ lời chỉ trích này mà TT Johnson đă bực ḿnh và mắng trả lại rằng tại v́ ông Ford chơi football mà không đội nón sắt nên đầu óc mới bị bệnh hoạn "ngu đần" như vậy.

 

Ông tỏ vẻ như áy náy trước cảnh đồng minh VNCH bị bỏ rơi nên đă t́m cách vận động với Quốc Hội để được cấp viện khẩn cấp. Nhưng trong bài diễn văn đọc tại trường Đại học Tulane vào ngày 23-4-1975 để chính thức tuyên bố sự rút lui của Hoa Kỳ ra khỏi chiến trường Việt Nam, ông tuyên bố một cách thẳng thừng: "Ngày hôm nay, Hoa Kỳ có thể t́m lại được niềm tự hào cũ đă có trước đây. Nhưng niềm tự hào đó không phải được giành lại bằng một cuộc chiến (như tại Việt Nam), coi như đă chấm dứt đối với người Mỹ... Những diễn biến xảy ra, tuy có thê lương, nhưng không có nghĩa là báo động một ngày tận thế hay ngày tàn của vị thế lănh đạo của Hoa Kỳ." Một lời nói phủi tay tàn nhẫn và thiếu trách nhiệm. Và rồi, đúng ngày 30 tháng 4 oan nghiệt, ông cũng b́nh thản đi đánh golf khi biết tin VNCH cáo chung.

 

Khách quan mà nói, hành động của ông Ford vẫn đáng khen, c̣n tính nhân bản, nhiều hơn nếu so với ông James Schlesinger, tổng trưởng quốc pḥng Mỹ lúc bấy giờ, muốn tháo chạy khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt, và chẳng muốn đèo bồng thêm bất cứ một người Việt nào khác, cho dù đă từng cộng tác với chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, điều này (việc quyết định bốc thêm người Việt vào giờ chót của ông Ford) cũng chỉ là lương tâm của một người Mỹ, thật ra vẫn đầy tính nhân bản, đến phút cuối đă ư thức được một trong những hậu quả tai hại của việc ḿnh đă làm trước đây, là đă quyết định bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà qua quyết định chấm dứt can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam. Điều này đă thể hiện qua một đạo luật, gọi là Case-Church Amendment, được thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 1973, trong đó nói rơ quyết định cấm chính quyền Mỹ can thiệp quân sự tại Đông Nam Á nếu như không có sự ưng thuận của Quốc Hội, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 1973. Đạo luật này có nghĩa là TT Mỹ đă không c̣n quyền quyết định để điều hành về cuộc chiến tại Việt Nam nữa, và đă được thông qua với một tỉ lệ đa số áp đảo 278-124 tại Hạ Viện, và 64-26 tại Thượng Viện. Nghĩa là ngay cả như Tổng thống muốn phủ quyết (veto) th́ Quốc Hội cũng dư phiếu để vượt qua (override) một lần nữa.

 

Kết quả này cho thấy là đa số người dân, chính trị gia và chính quyền Mỹ, trong đó có ông Ford và tân đại sứ Mỹ sau này là Martin (nhậm chức sau ngày 19-6-1973), đă biết rơ về quyết định này từ gần 2 năm trước ngày oan nghiệt bỏ rơi miền Nam Việt Nam.

Thành ra những cố gắng của ông Ford vào giờ chót như kêu gọi Quốc Hội viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam Cộng Hoà (để bị từ chối) hoặc sau đó quyết định tăng thêm số người được quân đội Mỹ giúp phương tiện di tản, và việc làm của ông Martin trong những giờ phút cuối tại toà đại sứ Mỹ ở Sàig̣n, cũng chỉ là những biện pháp "quá ít và quá trễ" (too little, too late), một hành động v́ cắn rứt lương tâm muốn xoá bớt một phần nào cái mặc cảm tội lỗi đă bỏ rơi một đồng minh đáng thương, hơn là ḷng thành tâm muốn giúp đỡ thực sự. Nó cũng bạc bẽo không thua ǵ những giọt nước mắt cá sấu.

 

Chỉ tiếc là những khuôn mặt được coi là "chất xám" của phía Việt Nam Cộng Hoà thời đó, những chính trị gia tưởng rằng có kinh nghiệm và hiểu biết về chính trường ở Hoa Kỳ với lư do là đă ăn học hay làm việc tại xứ sở này, như quư ông phụ tá Hoàng Đức Nhă, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng, đại sứ Bùi Diễm, v.v... đă không nh́n ra sự thật lồ lộ đă ghi thành đạo luật rơ rệt như vậy. Thật ra th́ họ chẳng có ư thức ǵ hay biết nhận xét rơ từ thời điểm ấy (19-06-1973) để có thể báo cáo kịp thời cho giới lănh đạo ở trong nước là quyết định bỏ rơi miền Nam Việt Nam đă được viết rành rành thành văn bản.

 

Hoặc giả là họ có biết nhưng không dám nói chăng? Đáng tiếc thay!

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas đầu tháng Giêng 2007

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá