Chính quyền với nhà báo:

Đâu là sự thật giữa hai nhận định? 

(LÊN MẠNG Thứ hai 9, Tháng Mười 2006)

 

Nguyễn Anh Tuấn

(VNN)

 

Cuốn sách của nhà báo nổi tiếng Bob Woodward "State of Denial" có thể được coi là tác phẩm thứ ba trong bộ sách của ông nói về hậu trường chính trị của "triều đại" George W. Bush, thường được giới truyền thông cũng như bộ máy tuyên truyền của chính quyền gọi là nhiệm kỳ của một tổng thống trong thời chiến (wartime presidency). Hai cuốn trước của ông thuộc loại sách được bán chạy nhất trong danh sách các cuốn bestsellers và ông được coi như là một trong hai nhà báo có được những nguồn tin mật, thuộc loại "thâm cung bí sử" được lấy từ trong hậu trường, đáng tin cậy nhất, nổi tiếng cùng thời với đồng nghiệp Carl Bernstein của tờ Washington Post từ năm 1974 trong loạt bài phanh phui vụ x́-căng-đan Watergate để rồi cuối cùng dẫn đến sự ra đi trong nhục nhă lúc bấy giờ của vị nguyên thủ quốc gia đệ nhất siêu cường là TT Richard Nixon. Người thứ hai là ông Seymour Hersh, nhà báo nổi tiếng với các loạt bài phanh phui một số x́-căng-đan như vụ lính Mỹ bắn giết thường dân tại Mỹ Lai trong thời chiến tại Việt Nam hoặc vụ lính Mỹ tra tấn hành hạ tù nhân Iraq tại nhà tù Abu Ghraib. Cả hai người được giới truyền thông tại Hoa Kỳ đánh giá là hai nhà báo viết phóng sự ăn khách và nổi tiếng nhất, nhất là nhờ vào các nguồn tin có xuất xứ bí mật nhưng rất xác đáng, người đầu lấy những nguồn tin thẳng từ trong chính quyền c̣n người thứ hai th́ được cung cấp bởi những nguồn tin từ ngoài chính quyền hoặc qua một đường khác.  

Nội dung những cuốn sách của ông Woodward thuật lại những tranh căi trong nội bộ của nội các Bush kể từ sau biến cố 9/11 dẫn đến cuộc tấn công phục hận tại A Phú Hăn và sau đó lan sang quyết định lật đổ chế độ Saddam Hussein bằng vụ xâm chiếm Iraq, với những hệ luỵ vẫn c̣n dằng dưa gây khốn đốn cho Hoa Kỳ đến ngày nay. Đọc các cuốn sách của ông, người ta sẽ thích thú được nghe kể lại gần như nguyên văn các cuộc tṛ chuyện hay tranh luận trong hậu trường bởi các viên chức cao cấp trong chính quyền liên quan đến các quyết định trọng đại dẫn đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của Hoa Kỳ cũng như của cả thế giới. Cũng như sẽ được ông giải thích hay diễn tả một cách sống động, bằng một văn phong đặc sắc và hấp dẫn, những quan niệm hay thay đổi trong tư duy của các nhân vật trọng yếu này mà không cần phải nêu rơ xuất xứ của những nguồn tin bí mật đó.  

Hai cuốn đầu tiên là "Bush at War" (TT Bush đang lâm chiến) và "Plan of Attack" (Kế hoạch tấn công) thuật lại khá đầy đủ về con người của TT Bush trong thời kỳ dầu sôi lửa bỏng dưới một lăng kính hết sức tốt đẹp để cho thấy h́nh ảnh một lănh tụ siêu cường sẵn sàng mạnh tay với kẻ thù, nhưng lúc nào cũng giữ vững niềm tin và ư chí cương quyết để thực hiện một sứ mạng táo bạo và trọng đại. Tuy cũng đưa ra nhiều chi tiết lư thú gợi ra nhiều khuyết điểm cá nhân đáng lo của nhiều nhân vật trong nội các kể cả TT Bush, nội dung hai cuốn này vẫn giúp tạo ra h́nh ảnh một người hùng trong ḷng những người ủng hộ ông Bush. (Cả hai cuốn này đă được tóm dịch và đăng trong loạt bài nhiều kỳ qua ng̣i bút của Mai Loan trong mùa hè năm 2004.) V́ thế cho nên mà Uỷ Ban Trung Ương của Đảng Cộng Hoà đă quảng cáo rầm rộ về sách này trên trang nhà của diễn đàn điện tử của đảng ḿnh trong mùa bầu cử vào năm 2004. Thế nhưng lần này đối với cuốn thứ ba mới ra, phe đối lập thuộc đảng Dân Chủ sẽ không ngần ngại quảng cáo không công cho nó, hoặc nói theo lời châm biếm của nhà báo John Dickerson, có lẽ sẽ được biếu tặng miễn phí cho các kư giả và phóng viên săn tin tại các cuộc tranh luận và vận động bầu cử hiện nay.  

Trước khi đi sâu vào nội dung của cuốn sách State of Denial, chúng ta hăy nói về cơn chấn động mà nó đă gây ra trên chính trường ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington) vào cuối tuần qua. Từ khởi thuỷ, ngày phát hành chính thức đă được ấn định là thứ Hai 02/10. Tuy nhiên, một phần nội dung của nó, nhất là vài chi tiết gây chấn động, cũng đă được tiết lộ một phần nào trước đó trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt ông Woodward trong chương tŕnh truyền h́nh nổi tiếng và uy tín 60 Minutes của đài CBS được chiếu vào tối Chủ Nhật 01/10. Tuy cuộc phỏng vấn chỉ được chiếu vào tối Chủ Nhật những đài CBS đă x́ ra nội dung nẩy lửa này vào ngày thứ Sáu trước đó như là một h́nh thức quảng cáo hữu hiệu nhất. Thậm chí, một tờ báo lớn khác là tờ New York Times cũng đă nhanh tay mua được một cuốn và t́m cách phân chia công tác để đọc cấp tốc hầu có thể viết bài b́nh luận trước tất cả các tờ báo khác. Tờ Washington Post (mà ông Woodward là phụ tá tổng thư kư) dĩ nhiên cũng bắt đầu cho đăng loạt bài nói về cuốn sách này. Do đó, đến cuối ngày thứ Sáu 29/09, trước khi sách được chính thức phát hành, nó đă được vọt lên hàng đầu trong danh sách được đặt mua của Amazon cũng như của nhà đại phát hành Barnes & Noble. Nhà đại xuất bản Simon & Schuster dĩ nhiên không bỏ lỡ cơ hội để khai thác sự kiện để kiếm lợi nhuận hơn nữa một cách mau lẹ, quyết định đổi ngày phát hành chính thức sớm hơn. Mặc dù đă ấn hành lần đầu 750,000 cuốn, ngay trong ngày đầu họ đă quyết định phải bắt đầu in tiếp cho đợt thứ hai! Và qua ngày hôm sau, th́ lại phải in thêm cho ấn bản đợt ba! Sau bài phỏng vấn trên chương tŕnh 60 Minutes và loạt bài đăng nhiều kỳ trên tờ Washington Post, cũng như trên tuần san Newsweek, th́ một lô các chương tŕnh đối thoại hay phỏng vấn trên truyền h́nh sẽ thi nhau mời phỏng vấn ông Woodward như NBC News, Larry King Live, ABC News, Charlie Rose, NPR v.v... Theo lời tác giả, th́ hầu hết những tin tức trong sách được lấy ra từ những cuộc phỏng vấn với hầu hết các thành viên trong hội đồng an ninh quốc gia của TT Bush, cũng như các phụ tá cao cấp và rất nhiều chuyên gia quan trọng khác có dính líu đến chính sách của cuộc chiến Iraq trên nhiều lănh vực từ quân sự, ngoại giao và t́nh báo. Chỉ có riêng TT Bush và PTT Cheney lần này không có trực tiếp trả lời các cuộc phỏng vấn.  

Sở dĩ cuốn sách dày 573 trang này được nói đến nhiều v́ nó được coi như là một quả bom nổ tung trên chính trường, có hậu quả đánh đổ tất cả những luận điệu dối trá của chính quyền Bush từ trước tới nay nhằm đánh lừa dân chúng Hoa Kỳ, che giấu những sự thật bi quan liên quan đến t́nh h́nh đen tối tại chiến trường Iraq và vẫn cứ tiếp tục đưa ra những lời trấn an hay hứa hẹn về một tương lai tốt đẹp. Nó vẽ lên h́nh ảnh của một chính quyền thiếu định hướng (clueless), không thành thật (dishonest) và được điều hành một cách tắc trách (dysfunctional), không có kỷ luật và kém hữu hiệu. Những chi tiết nhỏ nhặt trong hậu trường lần đầu tiên được "bật mí" sẽ khiến cho mọi người đều say mê theo dơi c̣n hơn cả truyện trinh thám hay kiếm hiệp. Chẳng hạn như chi tiết về tổng trưởng phủ tổng thống Andrew Card đă hai lần khuyến cáo TT Bush nên cách chức ông tổng trưởng quốc pḥng Donald Rumsfeld, lần thứ nh́ c̣n có thêm sự đồng t́nh của đệ nhất phu nhân Laura Bush. Hoặc một phó tổng thống như ông Dick Cheney lúc nào cũng bị ám ảnh rằng chế độ Saddam Hussein đă che giấu đâu đó kho vũ khí độc hại tàn sát có tầm mức quy mô nên có lúc đă thúc giục nhân viên thuộc cấp của ḿnh nửa đêm gọi dựng đầu dậy ông David Kay tại Iraq để đưa ra những tin tức về toạ độ của một vài nơi t́nh nghi có chứa các kho vũ khí này. (Sau khi quân đội Mỹ toàn chiếm Iraq, Hoa Kỳ đă gửi một phái đoàn Iraq Survey Group gồm 1,200 chuyên viên thanh sát vũ khí độc hại dưới quyền điều động của ông Kay để đến Iraq lùng sục cho bằng được dấu vết của các kho vũ khí này, nguyên nhân chính để biện minh cho lư do tấn công Iraq. Một năm sau đó, ông Kay được điều động về trụ sở trung ương của CIA ở Langley và sau khi nộp bản phúc tŕnh chính thức với những tin tức động trời th́ liền bị âm thầm cách chức, chuyển sang làm việc trong một pḥng nhỏ không có cửa sổ và cũng không có điện thoại hay máy fax để liên lạc. Nhưng chính ông Kay đă thốt ra câu nói bất hủ "Tất cả chúng ta đă lầm" (We were all wrong!) về tin tức của cái gọi là kho vũ khí độc hại tại Iraq trong cuộc họp điều trần tại Thượng Viện Mỹ sau đó.) Hoặc những lời tiết lộ về việc ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng dưới thời TT Nixon, cũng đă được mời đến Toà Bạch -c để được tham vấn một cách bí mật. Hoặc những hành động ngạo mạn không giấu giếm của ông Rumsfeld với các thành viên khác trong nội các, như trả lời với ông tổng trưởng phủ tổng thống Card rằng "Anh biết rằng tôi không phải tường tŕnh cho anh hay? Có chuyện ǵ th́ ông ấy (TT Bush) phải gọi thẳng cho tôi." Hoặc c̣n tệ hơn thế nữa, không thèm trả lời bà Condoleezza Rice cho dù bà này có là cố vấn an ninh quốc gia hay ngoại trưởng, đến nỗi ông Bush phải nhảy vào can thiệp, một cách nửa đùa nửa thật: "Này, anh phải nhớ nhấc điện thoại trả lời cho Condi đấy nhé, phụ nữ người ta gọi mà không thèm trả lời, coi sao được?"  

Nhân vật Rumsfeld này cũng được ông Woodward đánh giá là một lănh tụ kiêu căng, phách lối và độc đoán với thuộc cấp nhưng cũng ma lanh với thủ thuật "bàn tay bọc cao su" (rubber glove syndrome), tuy có ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhiều quyết định quan trọng nhưng bao giờ cũng t́m cách "chùi mép rất kỹ", không để lại dấu vết rơ ràng nào để có thể bị chỉ trích sau này. Chỉ riêng những chi tiết này không thôi cũng đủ cho mọi người say mê đón đọc và các sử gia sau này sẽ tha hồ luận bàn về những thay đổi và hậu quả tai hại của những quyết định trong thời gian cầm quyền này. Như việc ông Jay Garner, trung tướng hồi hưu được cử làm toàn quyền đầu tiên nhưng sau đó đă bị thay thế nhanh chóng bởi một nhân vật khác của Toà Bạch -c là ông Paul Bremer, đă nói thẳng về những sai lầm trong chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian đầu khi có dịp hội kiến riêng với ông Rumsfeld để đề nghị một số những biện pháp hầu có thể cải thiện t́nh h́nh, nhưng rồi chỉ nghe được câu trả lời: "Tôi nghĩ là ḿnh chẳng có thể làm ǵ hơn được, bởi v́ chúng ta đang ở trong t́nh thế như hiện nay vậy." (I don't think there is anything we can do, because we are where we are.) Hoặc như ông Ken Ademan, một cựu thứ trưởng thời TT Reagan và cũng là một người bạn thân lâu đời với ông Rumsfeld, trước đó từng cực lực ủng hộ chủ trương tấn công Iraq nhưng rồi sau đó vô cùng thất vọng về việc làm của chính phủ Bush trong kế hoạch b́nh định tại Iraq, đă chán nản trước thái độ vô trách nhiệm của giới lănh đạo như ông Rumsfeld. Trong một cuộc nói chuyện riêng hồi tháng 3 năm 2006 giữa ông tổng trưởng quốc pḥng với một số cựu viên chức cao cấp để được nghe ư kiến đóng góp trung thực của họ, ông Adelman đă hỏi ông Rumsfeld xác định đâu là những vấn đề gai góc để giải quyết thành công hầu mong giành được thắng lợi tại Iraq. Ông Rumsfeld đă t́m cách tránh né bằng cách nói rằng vấn đề này quá phức tạp nên có cả hàng trăm vấn đề gai góc phải giải quyết nên ông không thể liệt kê được. Ông Adelman cho rằng đây là một hành động vô trách nhiệm bởi v́ khi ông Rumsfeld không đưa ra danh sách những vấn đề nào cần phải giải quyết, tức là sau này khó có người nào có thể buộc tội ông đă không giải quyết thành công vấn đề đó. Trong khi trước đó, trong thời gian chủ động cuộc chiến trước ngày khai hoả, ông Rumsfeld đă giành độc quyền và hất cẳng Bộ Ngoại Giao của ông Colin Powell trong các buổi họp liên bộ để lên kế hoạch, v́ thông thường các chính sách hay kế hoạch b́nh định hay tái thiết thường nằm trong thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao.  

Sự xuất hiện của cuốn sách vào thời điểm này quả là điều bất lợi to lớn cho TT Bush cũng như phe đa số cầm quyền thuộc đảng Cộng Hoà. Bởi v́ chỉ mới vài tuần trước, trong một loạt các cuộc lễ lạc để tưởng niệm và ghi nhớ vụ biến cố khủng bố 9/11 đă xảy ra 5 năm về trước, và với sự phụ hoạ của một lô các bài diễn văn nẩy lửa của ông Bush nói về tội ác của các nhóm Hồi-giáo quá khích, uy tín của ông Bush xem chừng như không c̣n ở mức thấp lẹt đẹt nữa mà có phần đi lên chút đỉnh, nhất là bộ máy tuyên truyền của Bạch Cung đă khéo léo lèo lái sự quan tâm của quần chúng vào một chủ đề thuận lợi hơn là sự quyết tâm của chính quyền Bush trong việc bảo vệ an ninh cho người dân Mỹ thay v́ cứ phải nghe hoài những tin tức bất lợi tại chiến trường Iraq. Thế nhưng bỗng nhiên, một bản phúc tŕnh tối mật lại được tiết lộ trên tờ New York Times, dưới dạng một bản Thẩm Định T́nh Báo Quốc Gia (National Intelligence Estimate, NIE) đúc kết ư kiến nhất trí của 16 cơ quan liên hệ trong ngành t́nh báo của Hoa Kỳ, với nội dung chính cho rằng cuộc chiến tại Iraq càng làm cho mối nguy về khủng bố toàn cầu càng ngày càng lan rộng thêm. Điều này đă phá tan đi cái luận cứ chính của chính quyền Bush muốn thuyết phục người dân Mỹ tiếp tục tin rằng cuộc chiến tại Iraq, cho dù chưa mang lại những kết quả khả quan bây giờ, nhưng rồi sẽ đem lại thành quả tốt là dẹp tan được mối nguy khủng bố. Và giờ đây, sự xuất hiện của cuốn sách mới này với những tin tức trong hậu trường cho thấy một thực trạng bi quan hơn những ǵ mà chính quyền từ bấy lâu nay vẫn rêu rao, càng khiến cho những mối hoài nghi về khả năng cũng như thực tâm của chính quyền Bush càng gia tăng hơn nữa và càng khó có cơ may để chối căi hay biện bạch.  

Nếu xét về mặt sách lược, nội dung cuốn sách này sẽ làm tiêu ṃn đi những cố gắng của chính quyền Bush muốn củng cố niềm tin của dân chúng Mỹ để mong giữ được sự ủng hộ trong cuộc chiến lâu dài c̣n nhiều chông gai trước mặt. Bởi v́ trong suốt hơn một năm qua, những cố gắng về mặt tuyên truyền xuyên qua các bài diễn văn hay các cuộc họp báo của TT Bush đều không đạt được mục đích mong muốn: đó là vừa dám thẳng thắn công nhận một số những sự kiện tồi tệ tại chiến trường Iraq để chứng tỏ là ông Bush cũng biết nhận thức về thực trạng khó khăn đă và đang xảy ra, nhưng đồng thời cũng phác hoạ một niềm tin lạc quan cần thiết để cho người dân c̣n có thể tiếp tục ủng hộ trong cuộc chiến này. Theo lời của một viên chức cao cấp trong Bạch Cung cho biết th́ TT Bush muốn tỏ cho người dân Mỹ biết rằng ông đủ thành thật để nhận chân ra cái khó khăn mà Hoa Kỳ đang gặp phải, nhưng đồng thời vẫn giữ vững niềm tin vào chính nghĩa tất thắng của ḿnh.  

Cuốn "State of Denial" sẽ khiến cho cái cố gắng thuyết phục theo chiều hướng trên trở thành vô vọng. Tác giả Woodward cho rằng TT Bush đă không thành thật với người dân Hoa Kỳ khi nói về những ǵ đang xảy ra tại Iraq cũng như về những diễn biến sẽ c̣n tồi tệ hơn nữa trong tương lai. Thế nhưng lời chỉ trích nặng nề nhất của tác giả - nằm ch́nh ́nh ở ngay trên cái tựa ở trang b́a của sách - không phải có ư muốn nói rằng ông Bush là con người dối trá, mà đúng hơn ông ta đang là một người không có định hướng (clueless), cứ tiếp tục phủ nhận mọi tin tức bất lợi và tiếp tục rêu rao những tin tức lạc quan trái ngược đến nỗi cuối cùng có lẽ chính ḿnh cũng không nhận thức được đâu là sự thật. Thật ra th́ người dân có thể không buồn phiền, tức giận hay trách cứ ǵ TT Bush việc ông không muốn nh́n nhận những sự thật bi quan trước công chúng, v́ trong một chừng mực nào đó, người ta vẫn thông cảm được chuyện sỉ diện cũng như những khó khăn tế nhị của một lănh tụ hay chính trị gia không muốn nh́n nhận thất bại hay lỗi lầm một cách công khai. Nhưng người dân cũng hy vọng rằng ít ra ông cũng phải biết nhận chân được cái sự thật bi quan đó với chính cá nhân ông, bằng không th́ quả là điều tai hại vô cùng cho đất nước. Chữ Denial có nghĩa là từ chối hay phủ nhận, và State có nghĩa là t́nh trạng, trạng thái hay cũng có nghĩa là một đất nước. Cái tựa State of Denial có thể dùng để diễn tả tâm trạng riêng của TT Bush, cũng như của cả bộ tham mưu cao cấp của ông, có lẽ cũng vẫn c̣n sống trong một cái thế giới ảo tưởng nào đó, cứ tiếp tục trong trạng thái chối căi hay phủ nhận mọi thực tế đắng cay hay phũ phàng đang xảy ra quanh ḿnh để rồi hy vọng rằng nó sẽ không xấu như vậy. Trong lúc đó th́ ḿnh cứ tiếp tục rêu rao những nhận định đầy lạc quan trước quần chúng, lúc đầu th́ lừa dối người ngoài và công luận những rồi cuối cùng có thể cũng lừa dối luôn cả chính ḿnh.  

Trong cuộc phỏng vấn của chương tŕnh 60 Minutes của đài CBS, ông Woodward đi thẳng vào lời nhận định chính: TT Bush và bộ tham mưu của ông đă đều đặn lừa dối (consistently misled) người dân và Quốc Hội Hoa Kỳ về những ǵ đang xảy ra tại Iraq khi cứ luôn miệng nói rằng mọi sự đều tốt đẹp và tiến triển trong khi t́nh h́nh thật sự đă trở nên tồi tệ hơn với các phe phiến quân càng ngày càng lớn mạnh và t́nh h́nh bạo động càng ngày càng gia tăng hơn nữa. Theo lời của ông Woodward th́ hiện nay tại Iraq trung b́nh có khoảng 900 vụ tấn công của phe phiến quân xảy ra mỗi tuần, tức là đổ đồng có một vụ nổ bom hay bắn phá xảy ra mỗi 15 phút, và t́nh trạng này c̣n tồi tệ hơn nữa trong năm 2007 theo sự nhận xét của tất cả các chuyên gia quân sự và t́nh báo trong vùng. (Vào đầu tháng 5 năm 2003 khi TT Bush đáp xuống hàng không mẫu hạm Lincoln trong quân phục oai hùng của một phi công để tuyên bố chiến thắng với tấm biểu ngữ nổi tiếng "Mission Accomplished", có khoảng vài vụ tấn công lẻ tẻ mỗi ngày). Trong khi đó th́ TT Bush và Ngũ Giác Đài th́ cứ tiếp tục nói rằng "-, không có ǵ đâu, mọi sự rồi sẽ tốt đẹp thôi." Những lời tuyên bố thiếu ngay thẳng này vẫn được tiếp tục loan tin mặc dù rằng đă có những báo cáo trong nội bộ nói rơ về t́nh trạng tồi tệ và bi quan đă xảy ra. Theo lời của ông Woodward th́ hồi tháng 2 năm 2005, ngoại trưởng Rice đă cử một phụ tá thân tín và đắc lực là ông Philip Zelikow đến Iraq để điều tra cho rơ và thẩm định t́nh h́nh cho chính xác. Với sự vụ lệnh đặc biệt cho phép thanh sát bất cứ nơi nào và phỏng vấn bất kỳ nhân vật nào tại Iraq, sau thời gian làm việc và trong một bản phúc tŕnh mật gửi về Hoa Kỳ, ông Zelikow báo động rằng Iraq đă trở thành "một đất nước phá sản" (a failed state), một từ ngữ nặng nề báo hiệu một t́nh thế xấu tồi tệ mà TT Bush dĩ nhiên bao giờ cũng muốn tránh né không muốn gợi lên cho dân chúng Mỹ biết. Cùng lúc đó th́ tất cả các vị tướng chỉ huy tại chiến trường đều tường tŕnh về Hoa Thịnh Đốn rằng cuộc xung đột này đă bước qua giai đoạn "không thể đạt thắng lợi về mặt quân sự" (military unwinnable).  

Nhà báo Woodward c̣n cho rằng mặc dù chiến dịch tuyên truyền nhằm đánh lừa dư luận đă được chính quyền Bush đem ra áp dụng trong chiến dịch tấn công Iraq ngay từ những ngày đầu ở giai đoạn phác thảo kế hoạch, nó c̣n được đem ra sử dụng một cách táo bạo hơn nữa trong thời kỳ tái tranh cử của ông Bush vào năm 2004: "Những báo cáo mật cho thấy rằng con số các vụ tấn công của phiến quân ở Iraq tăng vọt trong mùa hè, từ khoảng 1750 vụ trong tháng 6 bỗng vọt lên thành hơn 3000 vụ trong tháng 8... Rất nhiều các đơn vị cảnh sát hay quân đội tân tuyển đă bị hạ sát sau khi mới vừa xong khoá huấn luyện... Có khoảng từ 30 đến 50% thực lực của các đơn vị lính Iraq đều tự ră ngũ hoặc bỏ về nhà." Trong khi đó th́ bộ máy tuyên truyền của TT Bush và phe Cộng Hoà vẫn cứ rêu rao về chuyện chủ quyền của Iraq đă được chuyển giao lại cho người Iraq với một tân chính phủ để sửa soạn cho một cuộc bầu cử quốc hội mới và coi đó như là một thành quả to lớn chứng tỏ sự lớn mạnh của chính quyền địa phương, trên đường phát triển thành một quốc gia độc lập theo chủ nghĩa dân chủ tự do theo mô h́nh mong ước của những chiến lược gia tân-bảo-thủ đầy mộng tưởng.  

Cũng theo lời ông Woodward, vào mùa xuân năm nay, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Mỹ đă phúc tŕnh một bản báo cáo mật với nội dung đáng lo ngại: "Một biểu đồ đi kèm theo bản nhận định để đo lường con số các vụ tấn công xảy ra từ tháng 5-2003 đến tháng 5-2006. Nó cho thấy có nhiều giai đoạn mà con số các vụ tấn công giảm xuống đáng kể, thế nhưng con số hiện nay về các vụ tấn công của phiến quân vào quân đội Mỹ hay chính quyền Iraq đang ở mức cao nhất chưa bao giờ có, vượt qua con số 3500 vụ trong một tháng." (Trong tháng 7 vừa qua, con số này c̣n vượt qua mức 4500 vụ.) Thế nhưng bản báo cáo chính thức của Ngũ Giác Đài cho Quốc Hội Mỹ lại đưa ra những kết luận gần như trái ngược. Vào ngày 26 tháng 5, bản phúc tŕnh này nói rằng "sự lôi cuốn cũng như động lực thúc đẩy các vụ bạo động sẽ bắt đầu tan dần vào đầu năm 2007."  

Trước những tiết lộ bí mật khá bất lợi đó, chính quyền thường t́m cách ra tay để triệt hạ ngay uy tín của người đưa tin, giống như thủ đoạn vẫn thường áp dụng từ trước tới nay với tất cả những ai dám gióng lên tiếng nói khác với lập trường của nhà nước. Thế nhưng điều này có hơi khó khăn v́ lần này kẻ mang tin xấu đến là cá nhân ông Woodward, nhà báo duy nhất được chính quyền Bush chia sẻ tất cả những thông tin kín đáo nhất trong hậu trường để viết lên hai cuốn sách đầu tiên là Bush at War và Plan of Attack, với nội dung và kết quả thuận lợi và tốt đẹp cho TT Bush. Thật ra cũng có khá nhiều cây bút cũng như nhà báo, cùng nhiều cơ quan truyền thông khác thiên vị hay có thiện cảm với chính quyền Bush và phe Cộng Hoà (như đài Fox News và tờ Wall Street Journal), nhưng nếu như hai cuốn sách trên được viết bởi các kư giả trong phe này th́ lại không được đón đọc nồng nhiệt cũng như không tạo được uy tín đáng kể như dưới ng̣i bút của nhà báo Bob Woodward. Hơn thế nữa, trong vụ x́-căng-đan tiết lộ danh tính bí mật của một nhân viên CIA trước đây là bà Valerie Plame khiến cho chính quyền Bush bị lên án nặng nề là có óc bè phái và luôn t́m cách triệt hạ uy tín và sự nghiệp của những tiếng nói chống đối, ông Woodward cũng vô t́nh đóng góp một bằng chứng có lợi cho lập luận của chính quyền. Tuy trong vụ này ông Scooter Libby, đổng lư văn pḥng của PTT Dick Cheney, đă phải mất chức và ngồi chờ ra toà để nghe xét xử về tội man khai và cản trở công lư, nhưng ông Woodward và Robert Novak là hai nhà báo đă chính thức lên tiếng cho rằng họ đă nhận được tin tức tiết lộ về danh tính của bà Valerie Plame từ ông Richard Armitage, phó tổng trưởng ngoại giao dưới thời ông Colin Powell. V́ ông Armitage không phải là người thân thiện hay cùng phe với nhóm cực hữu trong nội các Bush, nên chuyện ông tiết lộ danh tính bà Plame được chính quyền Bush biện minh rằng điều đó là dấu hiệu cho thấy đă không có cái gọi làâm mưu của Toà Bạch -c muốn triệt hạ uy tín của bà Plame và người chồng là cựu đại sứ Joe Wilson, người đă viết bài tố cáo những sai trái trong các bài diễn văn của TT Bush. Ông Armitage là một trong số các nhân vật cao cấp trong chính quyền Bush, cùng với ông Libby và ông Karl Rove, phụ tá chính trị cao cấp nhất trong Toà Bạch -c, đă tiết lộ danh tính bà Plame cho người ngoài và báo giới biết. Nhưng ông Woodward cũng đă biện minh cho hành động này và cho rằng cuộc điều tra để t́m xuất xứ của nguồn tin là một sự vi phạm lên quyền tự do ngôn luận và báo chí đă được bảo vệ bởi Đệ Nhất Tu Chính Án. Phe hữu đă dùng lời nhận xét của ông Woodward bênh vực chính quyền và cho rằng cuộc điều tra để xét xử ông Libby của công tố viên đặc biệt Fitzgerald là điều vô bổ, một đ̣n chính trị bè phái do phe tả áp lực để dựng lên. V́ thế cho nên giờ đây, khó có thể quay ra để tố ngược ông Woodward lại là công cụ của phe tả muốn công kích phe hữu cầm quyền!  

Thật ra cũng đă có khá nhiều cuốn sách của nhiều nhà báo uy tín khác và một số các chuyên gia đă viết về những sự thật chung quanh đề tài khủng bố Hồi-giáo và cuộc chiến tại Iraq. Xin được lược kê một số cuốn tiêu biểu.  

Trước hết là cuốn The Assassins' Gate: America in Iraq (Cổng Hoả Ngục: Hoa Kỳ lạc lối vào Iraq) của nhà báo George Parker, một trong những cây bút chủ lực của tuần san The New Yorker. Tác giả tự nhận là người theo phe cấp tiến nhưng ủng hộ cuộc chiến tại Iraq để lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein ngơ hầu có thể thiết lập một nền dân chủ tự do tại quốc gia Hồi-giáo này. Tuy nhiên theo sự nhận xét của tác giả Parker, những lư tưởng cao đẹp đó đă bị đánh đổ bởi lập trường tự kiêu của TT Bush sau vụ 9/11, thay v́ dựa vào sự đoàn kết và hỗ trợ của nhiều đồng minh khác nhau như chủ trương và chính sách lâu đời của tất cả các vị tổng thống tiền nhiệm, giờ đây quyết định chủ trương Hoa Kỳ có thể đơn phương ra tay tấn công kẻ thù để xác định lại vị thế đệ nhất siêu cường của ḿnh. Cuốn sách lột tả những cuộc tranh luận trong nội bộ chính quyền Bush liên quan đến chủ trương tấn công Iraq, đặc biệt là những vụ tranh giành đấu đá gay gắt giữa bộ quốc pḥng và bộ ngoại giao khiến cho chính sách của chính quyền Bush tại Iraq trở thàụnh một đống hổ lốn. Nội dung cuốn sách tŕnh bày những hậu quả tai hại của những kế hoạch thiếu chiều sâu, những chính sách thiếu thống nhất v́ tranh căi này đă dẫn đưa đến t́nh trạng hỗn loạn, mất an ninh, và bạo động càng ngày càng tồi tệ tại Iraq sau ngày quân đội Mỹ nắm quyền kiểm soát trên toàn lănh thổ Iraq, để rồi sau cùng dẫn đưa đến sự khó khăn mỗi ngày mỗi lớn mạnh cho Hoa Kỳ.  

Cuốn thứ hai có tựa đề là Fiasco: The American Military Adventure in Iraq (Cuộc Phiêu Lưu Quân Sự của Mỹ tại Iraq: Một Thất Bại) của nhà báo Thomas Ricks. Tác giả là phóng viên chiến trường của tờ nhật báo Washington Post, kể lại những chi tiết về kế hoạch của cuộc chiến này, và nhận định rằng những vị chỉ huy dân sự cao cấp nhất tại Ngũ Giác Đài là các ông Donald Rumsfeld (tổng trưởng), Paul Wolfowitz (phó tổng trưởng) và Douglas Feith (thứ trưởng) đă phác thảo "một kế hoạch chiến tranh tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ," không đầy đủ quân số cần thiết cũng như đă không có tí khái niệm nào về những hậu quả sẽ xảy ra sau cuộc chiến. Do đó mới xảy ra cảnh khi quân đội tiến chiếm xong thủ đô Baghdad một cách thần tốc, để rồi phải ngơ ngác và phân vân v́ thiếu chuẩn bị, khoanh tay đứng nh́n cảnh hôi của xảy ra khắp thành phố, tạo nên một không khí hỗn loạn, vô trật tự, làm mồi cho tinh thần nổi loạn của nhiều thành phần chống đối dần dần trở thành phiến quân gây rối loạn sau này. Đến khi quân đội Mỹ bắt đầu ra tay th́ lại thiếu kinh nghiệm nên những kế hoạch đối phó trở thành phản tác dụng với những chiến thuật đối phó mạnh tay quá đáng, vô t́nh khiến cho người dân Iraq bất măn và quay sang chiến tuyến đối nghịch để chống lại đoàn quân giải phóng, khiến cho cuộc chiến diệt trừ phiến quân trở thành khó nuốt hơn là cuộc chiến tấn công đè bẹp lực lượng quân sự của chế độ Saddam Hussein. Dựa vào những cuộc điều tra sâu rộng, phỏng vấn đủ mọi thành phần dân quân Iraq cũng như các binh sĩ và sĩ quan trong quân đội Mỹ, nhà báo Thomas Ricks đă vẽ lại toàn cảnh hoạt động đa diện của lực lượng chiếm đóng với những đợt tấn công vũ băo dùng sức mạnh quân sự quá đáng không cần thiết để tiễu trừ các toán tàn quân, rồi đến những cuộc bắt bớ hàng ngàn thanh thiếu niên bị t́nh nghi, những cuộc lùng soát vào nhà của thường dân bất kể ngày đêm, và những vụ tra tấn hành hạ tù nhân. Tuy cuốn sách không khai thác nhiều đến khía cạnh đặc thù của những xung đột nội tại đă có từ lâu giữa những sắc dân và hệ phái Hồi-giáo khác nhau tại Iraq, một trong những nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn nội chiến sau này, nhưng nó cũng đă phân tích khá đầy đủ những diễn biến tại chiến trường để có thể đi đến kết luận về sự sa lầy của Hoa Kỳ tại Iraq.  

Cuốn thứ ba có cái tựa khá dài là Cobra II: The inside story of the invasion and occupation of Iraq (Rắn Hổ Mang II: Nội t́nh của cuộc xâm chiếm Iraq) do hai tác giả Michael Gordon và Bernard Trainor đồng soạn thảo. Cobra II là ám hiệu truyền tin mà Lục quân Mỹ dùng để nói về chiến dịch hành quân tiến về Baghdad và hai tác giả này, người đầu là phóng viên chiến trường kỳ cựu của tờ New York Times và người thứ hai là trung tướng hồi hưu của Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ, cũng đă cùng nhau viết chung một cuốn sách ăn khách vào năm 1995, The Generals' War, thuật lại chi tiết về cuộc hành quân Băo Sa Mạc, do liên quân Mỹ và đồng minh dưới thời TT Bush Bố tiếng công để đẩy lui quân đội Iraq của Saddam Hussein ra khỏi Kuwait.  

Sau khi những khó khăn và thất bại mà quân đội Mỹ gặp phải tại Iraq, phần lớn là do sự thiếu chuẩn bị v́ quá lạc quan của các viên chức dân sự lănh đạo ở Bộ Quốc Pḥng và Toà Bạch -c, được đưa ra công luận, ngoại trưởng Condoleezza Rice, trong một lần cố gắng biện minh cho lư do của cuộc chiến, đă nói rằng chính quyền Bush đă phạm nhiều lỗi lầm chiến thuật, có lẽ đến cả ngàn lỗi khác nhau, nhưng chiến lược theo đuổi để lật đổ chế độ Saddam Hussein là một chiến lược đúng. Nhưng hai ông Gordon và Trainor th́ phản bác ngược lại, cho rằng nhờ ở tài năng và vũ khí tinh nhuệ của các quân nhân Mỹ, biết linh động trong chiến thuật để ứng biến trước những diễn biến thay đổi ở chiến trường nên đă giúp cho t́nh h́nh tại Iraq không trở nên tồi tệ hơn v́ cái chiến lược lầm lạc và tệ hại từ ban đầu của những nhà lănh đạo tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hai sai lầm chiến lược lớn nhất của bộ tham mưu cao cấp trong chính quyền Bush đă được nói nhiều đến từ đó đến nay: thứ nhất là sự thất bại về tin tức t́nh báo liên quan đến kho vũ khí tàn sát có tầm mức quy mô (WMD) được dùng làm luận cứ chính cho việc tấn công Iraq; và kế đến là quá xem nhẹ công tác b́nh định Iraq sau thời chiến. Cuốn sách cũng vạch ra những khiếm khuyết trầm trọng trong kế hoạch hành quân trước ngày khai hoả, đáng lư ra phải khiến cho những nhân vật lănh đạo phải biết quan tâm thay v́ lơ là. Chẳng hạn như chi tiết về việc khi CIA đă lên danh sách khoảng 950 địa điểm là nơi t́nh nghi có chứa các kho vũ khí độc hại th́ các tướng lănh tham mưu đă yêu cầu tăng quân số để có thêm đủ người bảo vệ các kho vũ khí này, bằng không th́ phe tàn quân của Saddam sẽ t́m cách tẩu tán. Thế nhưng, với bản tính cao ngạo cố hữu, ông Rumsfeld cương quyết giữ vững lập trường là sẽ đánh cuộc chiến tấn công Iraq lần này với một "lực lượng nhẹ" nhưng tinh nhuệ với các vũ khí tinh khôn. V́ ông muốn chứng minh cho mọi người thấy sự thông minh của ông đă dám cách mạng hoá bộ máy chậm chạp và tinh thần ù ĺ cố hữu của các tướng lănh trong bộ tổng tham mưu quân đội bao giờ cũng muốn chống lại những biện pháp cải tổ. Kết quả là sau ngày chiếm xong Iraq, trên đường đi truy lùng Saddam và các nhân vật đầu năo của chế độ, các kho vũ khí này đă bị bỏ lơ, để cho tàn quân của Saddam tẩu tán khắp nơi, trở thành nguồn tiếp liệu lớn lao sau này của biết bao vụ ôm bom tự sát cũng như hàng ngàn các vụ tấn công bằng ḿn nội hoá, gây khốn đốn và tử thương phần lớn cho số quân nhân thiệt mạng tại chiến trường Iraq.  

Cuốn sách diễn tả đầy đủ cuộc tiến quân thần tốc của đoàn quân Mỹ khi tiến về thủ đô Baghdad và sự nhanh lẹ ứng biến của các sĩ quan chỉ huy ở chiến trường để sớm nhận chân ra rằng kẻ thù chính của họ không phải là quân đội chính quy của Iraq, mà là những thành phần dân quân ô hợp, một số đông c̣n là dân Ả Rập ngoại quốc, áp dụng những chiến thuật của phe du kích chống lại đoàn quân viễn chinh. Những chi tiết mới lạ này đă báo trước về mối hiểm nguy của một phong trào phiến quân đang càng ngày càng lớn mạnh, thế nhưng hầu như không có lănh tụ nào ở Hoa Thịnh Đốn chịu nh́n ra.  

Trong khi các quân nhân Mỹ phải nhanh chóng thay đổi chiến thuật để đối đầu với một kẻ thù ma lanh, ẩn hiện bất thường và biết trà trộn trong dân chúng, th́ chính quyền Bush ở trung ương lại lo t́m cách thay đổi chiến lược cho thời hậu chiến để chuyển qua giai đoạn tái thiết. Các vị tướng lănh của Mỹ được lệnh sửa soạn cho kế hoạch rút bớt quân, trong khi trên thực tế th́ các toán quân giữ ǵn an ninh tại Iraq gồm quân đội và cảnh sát tại địa phương, trớ trêu thay, đă bị giải nhiệm tập thể do bởi các sắc lệnh của Toàn quyền Paul Bremer. Hậu quả thê thảm là trong khi t́nh h́nh hỗn loạn bắt đầu gia tăng, lực lượng giữ ǵn an ninh cơ hữu của Iraq bị giải tán và một số lớn c̣n tham gia vào phe phiến quân v́ bị đẩy vào đường cùng, th́ quân đội Mỹ lại lo án binh để sửa soạn rút lui trong khi đúng ra phải được tăng cường để đảm nhiệm thêm vai tṛ giữ ǵn an ninh hầu có thể ổn định được t́nh h́nh trước khi các kế hoạch tái thiết dân sự được bắt đầu khởi công.  

Cuốn sách cũng chỉ trích khá nặng nề các tướng lănh cao cấp trong quân đội Mỹ, từ Đại tướng Tommy Franks, tư lệnh tối cao ở chiến trường Iraq cho đến các đại tướng tư lệnh liên quân trong Bộ Tổng Tham Mưu ở Ngũ Giác Đài, phần lớn đều khiếp sợ trước ông tổng trưởng Rumsfeld nên đă không dám nói lên nhận xét và quan điểm độc lập của ḿnh là một tướng lănh quân sự, sẵn sàng đưa ra những ư kiến chuyên môn cho dù có đi ngược lại hay làm phật ư những cấp chỉ huy dân sự của ḿnh. Như trường hợp của Đại tướng Không quân Richard Myers, tổng tham mưu trưởng, được đánh giá như là một người có tinh thần hoà hợp nhưng không có khả năng tŕnh bày ư kiến riêng của ḿnh. Hoặc Đại tướng Lục quân Eric Shinseki, với nhận xét nổi tiếng trước đó rằng cuộc hành quân tiến chiếm Iraq đ̣i hỏi phải có khoảng vài trăm ngàn quân nhân Mỹ đến trú đóng. Sau khi ư kiến của ḿnh bị bác bỏ một cách công khai bởi hai ông sếp dân sự là Wolfowitz và Rumsfeld và được coi như là bị cho ngồi chơi xơi nước chờ đến ngày măn nhiệm và về hưu, ông Shinseki đă không c̣n dám lên tiếng ǵ nữa. Riêng tướng Franks th́ bị chê bai nặng nhất, bị đánh giá là "đă không thực sự biết nhận chân ra kẻ thù của ḿnh là ai, cũng như không hiểu rơ thực chất của cuộc chiến mà ḿnh được giao phó trọng trách."  

Trở về với cuốn sách State of Denial của ông Woodward, lần này bộ máy tuyên truyền ở Bạch Cung cũng khó ḷng chỉ trích tác giả là một trong số những phần tử "thù ghét ông Bush" (Bush-haters), tức là những kẻ chỉ thích đi t́m những sơ hở để chỉ trích và chống đối, mà không chịu để ư đến công tác khó khăn trước mặt mà chính quyền Bush đang dồn mọi nỗ lực để giải quyết là mối hiểm nguy của phong trào Hồi-giáo quá khích tiếp tục lan rộng và lúc nào cũng vẫn chực chờ để tấn công vào quyền lợi của Hoa Kỳ. Đầu tiên là lời nhận xét của phát ngôn viên Toà Bạch -c, ông Tony Snow, với lời phát biểu rằng cuốn sách này cũng chẳng có điều ǵ mới lạ, chỉ nói lên quan điểm của một số nhỏ tướng lănh hay viên chức chính quyền bất măn v́ quan điểm của ḿnh không được nghe theo nên quay ra tiết lộ chi tiết để chỉ trích chính quyền. Hoặc giả về những khiếm khuyết của chính quyền trong thời gian qua th́ ông Snow nói rằng mọi người cũng đều đă biết rồi. Riêng ông Andrew Card th́ biện minh một cách gượng gạo rằng ở cương vị là tổng trưởng phủ tổng thống, khi bắt đầu bước vào nhiệm kỳ hai, ông có nhiệm vụ phải bàn thảo đến việc có thể thay đổi bất cứ nhân sự nào trong nội các, kể cả chức vụ của ông. Dĩ nhiên, người ta đang chờ đợi xem bà Laura Bush có lên tiếng phủ nhận hay không, cho dù Bạch Cung đă lên tiếng xác nhận rằng TT Bush vẫn tiếp tục tín nhiệm ông Rumsfeld. Cũng có một vài cố gắng để chỉ trích cuốn sách từ phía chính quyền Bush nhưng đă bị phản tác dụng. Như trường hợp của bà Rice khi cho rằng đă không nhớ là có cuộc nói chuyện với ông Tenet, trùm t́nh báo CIA, khi ông này đến báo động về mối nguy của al-Qaeda trước khi vụ khủng bố 9/11 xảy ra.  

Đây là một trong những chi tiết mới lạ có thể làm mồi cho cuộc tranh căi mới nhất hiện nay giữa hai phe chống và bênh ông Bush trong việc phê phán giữa hai ông TT Clinton và Bush để biết xem ai là người đă có cố gắng và quan tâm thực sự về mối nguy của tổ chức al-Qaeda trước khi bọn chúng ra tay. Từ nhiều năm qua, bộ máy tuyên truyền của phe hữu đă khéo léo dàn dựng h́nh ảnh hào hùng của ông Bush, một vị nguyên thủ quốc gia đă can đảm nhận lănh vai tṛ cứu quốc, dám có những hành động cứng rắn, tuy có thể làm phật ḷng nhiều người và đồng minh, kể cả các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, nhưng tựu trung vẫn là theo đuổi mục đích cao đẹp là bảo vệ và ǵn giữ an ninh cho người dân và đất nước Hoa Kỳ, cho dù trước đó ông có thể bị đánh giá là một chính trị gia c̣n non kém về đối ngoại. Ngụ ư của chiến dịch này là muốn nói rằng chính quyền Clinton, trước ngày xảy ra biến cố 9/11, đă không có những biện pháp cứng rắn cần thiết để dẹp tan bọn al-Qaeda từ trong trứng nước nên mới để xảy ra cớ sự 9/11. Trong vụ này, ai đúng ai sai, ai yêu nước hơn ai trong kế hoạch tận diệt Osama bin Laden, lịch sử sẽ hạ hồi phân giải trong khi những người ủng hộ của mỗi phe vẫn tiếp tục công kích lẫn nhau.  

Nhưng lần này chi tiết được tiết lộ trong cuốn sách State of Denial khá lư thú. Ông Woodward kể rằng trong ngày 10 tháng 7 năm 2001, ông George Tenet, tổng giám đốc cơ quan t́nh báo CIA, sau khi được báo cáo bởi một phụ tá đặc trách pḥng chống khủng bố là J. Cofer Black là có nhiều nguồn tin t́nh báo mật cho thấy là có mối nguy của bọn khủng bố có thể tấn công, nên đă tức tốc đến Toà Bạch -c để gặp bà Rice, cố vấn an ninh quốc gia lúc bấy giờ. Mặc dù chưa xin được hẹn trước, ông Tenet đă cấp tốc lên xe và gọi xin được gặp gấp bà Rice v́ cả hai thầy tṛ ông Tenet hy vọng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ giúp báo động cho bà Rice về một mối nguy khẩn cấp về khủng bố mà họ đang lo sợ. Tuy nhiên, cả hai đều tỏ ra thất vọng v́ bà Rice đă tỏ vẻ "khoác tay" (brush-off) đuổi khéo, và nói rằng kế hoạch để phối hợp hành động đối phó với bin Laden đă được xúc tiến. Bà c̣n cho rằng TT Bush không muốn xét đến những biện pháp lẻ tẻ như kiểu đập ruồi (ngụ ư chê bai những việc làm của chính quyền Clinton đối với al-Qaeda trước đó) nên sẽ chú tâm đến một kế hoạch sâu rộng hơn để giải quyết vấn đề này. Sau khi chi tiết này được loan ra, bà Rice chối rằng không nhớ có gặp ông Tenet trong dịp này, cũng như việc bà khoác tay không thèm hỏi han thêm hay đếm xỉa ǵ đến bọn khủng bố là một điều "không thể hiểu nổi" (incomprehensible), ngụ ư là bà không thể nào tệ như vậy. Tuy nhiên, sau đó vài giờ, bộ ngoại giao đă phải đính chính, xác nhận có cuộc gặp gỡ giữa ông Tenet và bà Rice tại Bạch Cung vào ngày 10 tháng 7 nhưng không nhớ là có bàn đến đề tài khủng bố và Osama bin Laden. Hơn thế nữa, bộ ngoại giao c̣n nói rằng bà Rice, trong thời gian làm cố vấn an ninh quốc gia, khi nhận được những tin tức quan trọng ǵ về bọn khủng bố, đều có thông tin cho các nhân vật quan trọng khác trong nội các như ông Rumsfeld hay tổng trưởng tư pháp John Ashcroft. Nếu điều này là đúng th́ quả sẽ gây bất lợi cho chính quyền Bush v́ nó chứng tỏ là hai tháng trước ngày xảy ra vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, đă có những báo cáo lên cấp cao nhất về những mối nguy tấn công của al-Qaeda nhưng họ đă không có hành động tích cực nào để pḥng ngừa. Từ trước tới nay, luận cứ chính để biện minh cho việc làm của chính quyền Bush là họ không có nhận được những báo cáo rơ ràng nào về một âm mưu tấn công Hoa Kỳ từ bọn khủng bố nên không thể nào có thể pḥng ngừa được một vụ tấn công táo bạo và bất ngờ xảy ra như biến cố 9/11. Sau này bộ tham mưu ở Bạch Cung c̣n t́m cách đổ lỗi khéo cho các cơ quan an ninh và t́nh báo như FBI và CIA là đă không biết phối hợp nhiều nguồn tin khác nhau để có thể tiên đoán về một vụ tấn công có thể xảy ra. Giờ đây việc ông trùm CIA Tenet, theo lời kể của nhà báo Woodward, kể rằng đă có báo cáo cho bà Rice vào đầu tháng 7 năm 2001 có thể được coi như là đ̣n trả đũa của ông và các công chức kỳ cựu trong ngành t́nh báo muốn đổ tội ngược lại cho bộ tham mưu ở Toà Bạch -Oc.  

Một chi tiết khác khá lư thú, và chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người, kể cả những thành phần phe Cộng Hoà ủng hộ chính quyền Bush, đó là tin về những cuộc viếng thăm bí mật của ông Henry Kissinger đến Toà Bạch -c để cố vấn bộ ba Bush - Cheney - Rumsfeld trong vụ khó khăn liên quan đến cuộc chiến dằng dai tại Iraq. Ông Woodward kể rằng ông Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ dưới thời TT Nixon trước đây, là nhân vật cố vấn ngoài chính quyền có vai tṛ quan trọng trong chiến lược hiện nay của Toà Bạch -c. Những ư kiến cố vấn của ông Kissinger được đưa ra dựa theo những kinh nghiệm mà ông đă thu thập được sau cuộc chiến gây chia rẽ nặng nề trong chính trường Hoa Kỳ hơn 30 năm trước đây, cuộc chiến tại Việt Nam. Cũng theo ông Woodward, th́ ông Kissinger đă khuyên ông Bush là phải "tiếp tục bám trụ vào" (to stick it out) và chớ nên tơ tưởng đến chuyện rút quân. Để nhấn mạnh đến điểm này, có lần ông Kissinger đă gọi ông Michael Gerson, phụ tá đặc trách việc thảo diễn văn cho ông Bush, đến để đưa coi một bản sao về báo cáo của ông đă viết cho TT Nixon trước đây. Trong đó, ông Kissinger đă từng viết: "Việc rút quân Mỹ ra khỏi chiến trường cũng giống như việc cho ăn đậu phọng muối vậy, càng cho th́ càng đ̣i ăn thêm. Nếu bắt đầu cho rút quân Mỹ, th́ dân chúng sẽ càng bắt đầu đ̣i rút quân hơn nữa."  

Đọc sách của ông Woodward, người ta dễ nh́n ra suy luận của ông để thấy rằng hai ông Cheney và Rumsfeld, những viên chức cao cấp trẻ được giữ những chức vụ trọng yếu trong nội các dưới thời hai chính quyền Nixon và Ford cách đây hơn 30 năm, lúc nào cũng hoài niệm về vị thế và vai tṛ quan trọng của họ, mong muốn tiếp tục được củng cố sức mạnh của ngành hành pháp. Cho dù vụ x́-căng-đan Watergate và cuộc rút lui quân Mỹ ra khỏi Đông Dương để chấm dứt cuộc chiến tại vùng Đông Nam Á đă tạm thời chấm dứt ngang việc thăng tiến của họ trên hoạn lộ, nhưng định mệnh đă đưa đẩy xui khiến cho một cậu công tử mang tên George W. Bush, lên nắm quyền vào năm 2001, dưới sự hướng dẫn và lèo lái của hai ông Cheney và Rumsfeld, để có thể tiếp tục hoàn thành giấc mộng mà họ đă ấp ủ từ hơn 30 năm trước, với sự hỗ trợ và cố vấn của ông Kissinger. Nhất là việc cậu con Bush, tuy non kém về đối ngoại nhưng lại có đức tính cương quyết ngổ ngáo đặc biệt, lại thêm có mặc cảm nặng với một ông bố có thành tích sáng chói về mọi mặt là cựu TT George H. Bush nên lúc nào cũng muốn làm ngược lại với những ǵ bố ḿnh đă làm, nên đă nhiều lần bác bỏ những lời khuyên can của những cựu viên chức cao cấp và kỳ cựu của đảng Cộng Hoà thân thiện với bố ḿnh như các ông Brent Scowcroft (cố vấn an ninh quốc gia) hay George Schultz (ngoại trưởng).  

Bộ ba Kissinger - Rumsfeld - Cheney cho rằng dưới trào TT Reagan, ngành hành pháp có thể đă bắt đầu khôi phục được uy tín và sức mạnh của ḿnh, nhất là sau khi kẻ thù quan trọng nhất là Liên Sô đang trên đường suy sụp. Tuy nhiên vụ x́-căng-đan Iran-Contra liên quan đến việc Hoa Kỳ bí mật bán vũ khí cho Ba Tư để lấy tiền viện trợ cho phe phiến quân Contra nổi loạn chống đối chính quyền thiên tả ở Nicaragua, đă nổ ra khiến cho uy tín của ngành hành pháp lại bị suy sụp một thời gian.  

Đó có thể cũng là một lư do giải thích tại sao nhiều người cho rằng chính hai ông Cheney và Rumsfeld mới thực sự là những người nắm quyền quan trọng nhất trong chính quyền Bush, cũng như tại sao ông Bush không thể nào cách chức ông Rumsfeld trước những sai lầm to lớn và lồ lộ gây bất măn cho nhiều người.

Chẳng trách sao mà cuốn State of Denial trở thành một cuốn bestseller trước khi nó được tung ra thị trường.  

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas