Chưa thấy quan tài, chỉ thấy quan tiền:

cử tri Mỹ chưa kịp nh́n ra ngoài

Monday, September 15, 2008 

 

Nguyễn Xuân Nghĩa

 

 

 

 

Trong mùa bầu cử tổng thống - như một đám rước bốn năm lại một lần tưng bừng kéo dài tới hơn một năm - người dân Hoa Kỳ lại... cài lông đà điểu lên đầu, và chui vào cát. V́ vậy, họ có thể bầu lên một vị lănh đạo có rất ít kinh nghiệm về quốc tế. Cho quốc tế lại có thêm vài năm khốn đốn.

Không phải vậy sao?

Suốt tuần qua, ngoài vụ thiên tai tại Vịnh Mexico, dư luận Mỹ theo dơi hai chuyện quan trọng nhất với họ. Thứ nhất, liên danh Obama/Biden có thâu hẹp được khoảng cách với đối phương không. Thứ hai, Thống Đốc Sarah Palin trong liên danh McCain/Palin có đủ kinh nghiệm làm phó tổng thống không. Lồng bên dưới hai vấn đề ấy là nhiễu âm và tin tức về đ̣n phép đấu đá giữa hai phe. Cũng phải thôi, chuyện bầu lên một tổng thống là quyết định rất quan trọng cho dân Mỹ. Nghiêm chỉnh lắm, họ quan tâm đến quan tiền và bỏ phiếu theo quyền lợi trợ cấp hay thuế khóa. Các nhà phân tách chính trị Mỹ đều nói như vậy.Vấn đề là cũng trong thời gian ấy, từ khi đại hội của hai đảng kết thúc cho tới bây giờ, thế giới có nhiều biến động khả dĩ làm cái lọc cho dư luận Hoa Kỳ trắc nghiệm khả năng lănh đạo của các ứng cử viên. Mà truyền thông và dư luận lại không có vẻ chú ư.

Thảng hoặc như có tường thuật th́ nhắc tới việc 80% dân Pháp ủng hộ Nghị Sĩ Barack Obama, một tỷ lệ c̣n cao hơn trung b́nh hơn 70% của dân Đức, dân Anh! Obama mà coi đó là thành tích th́ thứ nhất không đáng đắc cử và thứ hai chắc chắn thất cử. Với đa số dân Mỹ - nhất là loại “Mỹ ruộng” mà Obama đă lỡ coi thường - Âu Châu không là khuôn vàng thước ngọc về cả nội trị lẫn đối ngoại! Năm xưa, John Kerry cũng được 70% dân Âu Châu ủng hộ và nổi tiếng là có máu Tây mà có nên cơm cháo ǵ đâu!

Hăy nói đến chuyện rất gần đă.

Tuần qua, t́nh h́nh Nam Mỹ có nhiều biến cố lạ mà không bật nổi một tia chớp trên màn ảnh tranh cử của Mỹ. Xứ Bolivia có thể lâm nội chiến. Tổng Thống Evo Morales của xứ này là người thiên tả có ác cảm với Hoa Kỳ và Bolivia sẽ là một hồ sơ nóng cho tân tổng thống Mỹ. Lư do rất nóng là xứ Venezuela ngày càng gay gắt chống Mỹ. Cả hai nước đều trục xuất đại sứ Mỹ về nước. Và các oanh tạc cơ chiến lược của Nga đă bay lượn trên ṿm trời Venezuela!

Trong khi ấy - trời đất ơi - chế độ hung đồ Hugo Chavez của xứ này lại vừa kư thỏa ước hợp tác về dầu khí với Hà Nội, dùng Việt Nam làm bậc thềm tiến vào thị trường Á Châu. Nếu không chúi mũi vào chuyện bầu cử, dư luận Mỹ có thể khám phá là trái đất... h́nh tṛn. Liên Bang Nga, Georgia, Venezuela, Việt Nam và Trung Quốc trong cái thế liên hoàn hơi ngược ngạo! Như vậy, Thứ Trưởng Ngoại Giao John Negroponte làm ǵ trong bốn ngày tại Việt Nam? Đừng hỏi Sarah Palin mà hỏi ngay Joe Biden về chuyện đó.

Nhân tiện hỏi thêm là xứ láng giềng của Venezuela là Colombia gặp bất ổn v́ lực lượng du kích cộng sản FARC lại quậy phá. Lực lượng này được Cuba và Venezuela yểm trợ. Bao giờ Liên Bang Nga sẽ nối lại liên lạc với các lănh tụ lăo thành của FARC mà Liên Xô đă huấn luyện năm xưa? Họ đang ngồi xe lăn trong viện dưỡng lăo hay sẽ ráp nối lại mối liên lạc với thế hệ mới?

Đây là ta chưa nói đến xứ Nicaragua, và tổng thống cũng đă “lăo thành” Daniel Ortega của xu hướng thân cộng năm xưa. Ortega từng là “đối tượng xử trí” của chính quyền Reagan (và nhân vật đáng chú ư của Negroponte khi ông c̣n là đại sứ tại Honduras), nay lại lên giọng chống Mỹ.

Cùng Venezuela, Nicaragua là xứ hiếm hoi trên mặt địa cầu đă công nhận hai nước “Cộng ḥa” Abkhazia và Nam Ossetia do... Hồng Quân Nga thiết lập tại Georgia!

Đă nói tới Nam Mỹ, trận băo Ike có quét qua xứ Cuba.

Nhưng trong khi sóng gió chính trị và ngoại giao nổi lên khắp vùng, Cuba lại im lặng vô tuyến, chứ không đánh đu với tinh ở Venezuela, Bolivia hay Nicaragua. Đáng chú ư lắm chứ, mà không thấy nháng một tấm h́nh trên màn ảnh tranh cử tại Mỹ. Chuyện các tổ chức tội ác và buôn lậu ma túy đang xé Mexico thành nhiều mảnh cũng vậy. Không đáng chú ư!

Trong hoàn cảnh đó, Hoa Kỳ có nên gấp rút thông qua Hiệp Định Tự Do Ngoại Thương với một đồng minh c̣n lại trong khu vực, là Colombia, hay không? Ứng cử viên Obama có dám thách thức nghiệp đoàn AFL-CIO và xu hướng bảo hộ mậu dịch của Quốc Hội Dân Chủ mà ủng hộ việc phê chuẩn hiệp định này không? Thống Đốc Palin có thể không biết tên của tổng thống Colombia là Alvaro Uribe, nhưng chắc chắn là sẽ ủng hộ hiệp định mà chính quyền Bush đă thương thuyết. Liệu đó có phải là cái tội “kéo dài triều đại Bush” không?

Trên đà quật khởi, bao giờ Putin lại nối ṿng tay lớn với Argentina, Chile và Brazil? Ảnh hưởng của mấy chuyện ấy lên nguồn năng lượng nhập cảng vào Mỹ là ǵ?

Rơ ràng là nhiều chuyện xảy ra ngay tại Trung Nam Mỹ lại chưa được cử tri Hoa Kỳ chú ư.

Nh́n từ bên ngoài, người dân Hoa Kỳ có thể không mấy chú ư đến thiên hạ sự v́ nhiều vấn đề đa đoan của một xứ quá lớn. Thượng đế, phá thai, hôn nhân đồng tính, quyền ôm súng, hay ôm con đi làm vài ngay sau khi sinh nở, v.v... mới là đề tài hấp dẫn! Liệu việc Obama là cái thai ba tháng trong bụng mẹ khi bà mới 17 tuổi mà khai thành 18 (và khi thân phụ vẫn đang có vợ) có nặng kư hơn việc cô con gái Bristol của Sarah Palin mang bầu ở tuổi vị thành niên và ngoài hôn nhân không?

Với một số dư luận và truyền thông Mỹ, đấy mới là chuyện lớn! Chúng ta phải giật ḿnh v́ những chuyện phù du tới lợm giọng đó của Hoa Kỳ.

Nhưng, ai ơi xin đừng tuyệt vọng!

Bất cứ ai - dù khờ khạo như Jimmy Carter, đắc cử nhờ chuyện bại trận tại Việt Nam và vụ Watergate - bước vào Ṭa Bạch Cung cũng sẽ ngồi trước một bàn cờ về an ninh và quyền lợi tối thượng của đất nước Hoa Kỳ. Khi ấy sẽ cầu xin Thượng Đế phù hộ cho ḿnh sáng trí!

Dù George W. Bush ra đi, Hoa Kỳ vẫn chưa ra khỏi cuộc chiến chống lại các lực lượng Hồi Giáo cực đoan dùng khủng bố làm phương pháp khuynh đảo thế giới Hồi Giáo và đánh Mỹ làm gương. Hoa Kỳ đang ở giữa cuộc chiến tranh ư thức hệ với tư tưởng Hồi Giáo quá khích, trong khi các đồng minh khác đều muốn thỏa hiệp và bộ máy chiến tranh của Minh Ước NATO th́ chỉ chạy khi có sức đẩy của Mỹ. Làm sao tranh thủ các nước Hồi giáo ôn ḥa từ Trung Đông qua Trung Á tới Đông Nam Á và hâm nóng nhiệt huyết của Âu Châu, đồng thời triệu tiêu mọi khả năng lũng đoạn của khùng bồ Hồi Giáo?

Núp sau Liên Hiệp Quốc và nỗ lực “đa phương quốc tế” của Liên Hiệp Âu Châu không là giải pháp, trừ phi muốn quay lưng với mối họa đó! Lập luận của trí thức và các phần tử ưu tú Hoa Kỳ và Âu Châu không khỏa lấp được vấn đề này. Càng hy vọng ngồi tiến vào ghế tổng thống, Obama càng khám phá ra sự thật bẽ bàng ấy.

Thí dụ Georgia là một minh chứng khác.

Sau Georgia, đến lượt Ukraine có thể bị Vladimir Putin uy hiếp, rồi tới ba nước Cộng Ḥa Baltic, các nước Đông Âu cũ. Putin không là người điên mà hiểu rất rơ quy luật “mềm nắn, rắn buông”. Mềm là các nước Tây Âu, nổi bật nhất là nước Đức, v́ c̣n cần ống dưỡng khí - sai rồi - khí đốt, của Nga. Họ càng ngại tiếp nhận Ukraine và Georgia vào NATO v́ sợ phải v́ điều V của Hiến Chương NATO mà bước ra đỡ đạn cho hai hội viên mới đang nằm trong tầm đạn của Nga. Bài học Afghanistan vẫn c̣n đó: các nước Âu Châu trong NATO đang ngán ngẩm và muốn rút khỏi chiến trường này!

Làm sao chứng tỏ sự cứng rắn của Hoa Kỳ để can ngăn Liên Bang Nga đừng sấn tới nếu lại núp sau manh giáp bằng đậu phụ của Tây Âu trong nỗ lực thương thảo với Nga? Nếu lại lùi ở Georgia th́ sẽ c̣n lùi tới đâu nữa? Tới Venezuela hay Nicaragua tại Trung Mỹ? Lúc đó dầu thô sẽ đậu giá ở đâu?

Khi thấy quan tài th́ ai ai cũng đổ lệ.

Khi phải lănh đạo, tổng thống nào của Mỹ cũng sẽ phải ứng phó với những thách đố ấy, có khi ứng phó khác hẳn với những chủ trương ôn ḥa thời tranh cử. Trường hợp Bush-Cheney là một thí dụ. Khi tranh cử, Bush có lập trường khiêm cung và ôn ḥa về đối sách ngoại giao của Mỹ. Khi c̣n là Tổng Trưởng Quốc Pḥng của George H. Bush (ông Bush cha), Dick Cheney chủ trương không tiến vào Baghdad lật đổ Saddam Hussein trong cuộc chiến ở vùng Vịnh năm 1991.

Sau đó, sau vụ khủng bố 9-11, cả hai đều xoay ngược quan điểm rồi mang tội hiếu chiến!

Nh́n từ bên ngoài, thế giới có thể không hiểu v́ sao mà giữa thời chiến, Hoa Kỳ có thể tranh luận gay gắt trong nội bộ về lẽ chiến-ḥa. Đó là “hội chứng 'Đào cốc Lục tiên'” của xă hội Mỹ.

Tám tay cao thủ trong truyện “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung thường xuyên tranh căi với nhau về chuyện vu vơ. C̣n gieo họa cho người khác v́ yểm trợ không đúng cách: mỗi phe lại dồn nội lực cho một phái ở xứ khác làm chân khí rối loạn! Hoặc xé xác đối phương làm nhiều mảnh, rồi phủi tay ra đi bất kể hậu quả! Obama đ̣i lập ra lịch tŕnh rút chạy khỏi Iraq; tinh vi hơn, Biden đ̣i xé xứ này làm ba trước khi rút...

Nhưng, đó là lư luận thời tranh cử. Nếu chẳng may có ngồi vào bàn cờ vào Tháng Giêng tới, họ sẽ thấy ra sự thật và quyết định khác! Và Hoa Kỳ lại mang tiếng là ưa lật lọng!

Người dân Hoa Kỳ thường nông nổi và có sự hiểu biết nông cạn về thiên hạ sự v́ xứ sở quá lớn và lịch sử quá mỏng. Khi lên cầm quyền, lănh đạo Hoa Kỳ cũng thường lấy quyết định có ảnh hưởng sinh tử đến thiên hạ mà không biết, hoặc không cần biết. V́ vậy, nước Mỹ hào phóng và đầy từ tâm vẫn cứ bị thế giới nghi ngờ, và đả kích.

Tuy nhiên, nói đi th́ cũng nên nói lại. Thế giới không có khả năng giải quyết được chuyện của thế giới. Âu Châu không giải quyết nổi chuyện Âu Châu - từ vùng Balkans 10 năm về trước tới vùng Caucasus ngày nay, tại Georgia và Ukraine. Cả thế giới đó đều nói đến hồi tàn của đế quốc Mỹ, đến khủng hoảng của kinh tế Mỹ, và sự căng mỏng của thế lực quân sự Hoa Kỳ trên toàn cầu. Trí thức thiên tả - tức là phần tử ưu tú bên đảng Dân Chủ - cũng phụ họa theo lập luận đó.

Và bốn năm một lần khi đám xiệc tranh cử gây om ṣm trong dư luận, dân Mỹ cũng tin như vậy. Họ không thấy ra sự suy thoái c̣n thê thảm hơn của các cường quốc kinh tế khác - Nhật, Âu và thậm chí Trung Quốc - và sự suy nhược của bộ máy quân sự của các đồng minh Âu Châu.

Thế rồi, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ lại è cổ ra gánh nợ, kể cả nợ xương máu của chiến tranh. Tổng thống mới sẽ lại phải lấy quyết định về một trật tự thật ra vẫn cũ.

Cho nên, c̣n vui với màn xiệc tranh cử th́ hăy cứ vui...

 

 

 

 

 

     
Bài Cũ :  Tháng 6/08. Tháng 7 /2008   Tháng 8/08.  9/08. 10/08. 11/08. 12/08  xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có  nhiều tài liệu, bài vở mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo