Biến cố 9/11:

5 năm sau nh́n lại 

(Thứ tư 13, Tháng Chín 2006)

 

Nguyễn Anh Tuấn

 

Nhiều người có thể b́nh phẩm rằng một hay hai nhân vật nào đó đă làm nên lịch sử, hay đúng hơn là đă thay đổi lịch sử theo một chiều hướng khác. Nhưng khó có ai dám nói rằng 19 con người "vô danh tiểu tốt" đă làm thay đổi bộ mặt của lịch sử nhân loại, kể từ đầu thiên niên kỷ này. Thế nhưng điều đó có thể đă xảy ra, nếu không là lịch sử thế giới, th́ ít ra cũng là lịch sử của Hoa Kỳ, cho dù là hiện nay có lẽ phần đông dân chúng Mỹ không c̣n nhớ đến cái tên của Mohammed Atta, người được coi như là thủ lănh của nhóm 19 tay cảm tử Hồi-giáo quá khích chủ động trong vụ nổ bom khủng bố thần kỳ và kinh hoàng nhất trong lịch sử.  

Thật vậy, vào buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, bừng con mắt dậy, người dân Hoa Kỳ đă phải kinh hoàng chứng kiến, qua màn ảnh trực tiếp truyền h́nh, những đổ nát tang thương trên xứ sở thanh b́nh và giầu mạnh của họ. Hai toà nhà chọc trời của World Trade Center ở Nữu Ước (New York) bị cháy tan tành và đổ sụp, trụ sở của Ngũ Giác Đài bị tấn công và cháy rụi ở một góc, và một cánh đồng ở tiểu bang Pennsylvania trở thành mồ chôn của của hàng chục du khách trên một chiếc máy bay phản lực: đó là những biểu tượng về sự giầu mạnh kinh tế, uy quyền quân sự và thanh b́nh trong nội địa đă bị tấn công một cách mạnh bạo đầy thách thức. Sau những hoang tàn đổ nát kinh hoàng lúc ban đầu, người ta tính ra có khoảng gần 3000 nạn nhân xấu số bị thiệt mạng, và hàng ngàn người khác bị thương, có thể nói đó là hậu quả tang thương to lớn nhất xảy ra trong một ngày của nước Mỹ kể từ sau ngày cuộc nội chiến xảy ra ở chiến trường Antietam xảy ra vào năm 1862.  

Lịch sử của Hoa Kỳ, và của cả thế giới, cũng đă thay đổi sau ngày đó. Năm năm sau, cùng với hai cuộc chiến do Hoa Kỳ chủ động tại A Phú Hăn (Afghanistan) và Iraq, cái thế giới mới xảy ra sau cơn biến động 9/11 gây ra bởi 19 tay không tặc Hồi-giáo cực đoan quả thật càng trở nên rối rắm hơn, nếu không muốn nói là nhiều bi quan bất định hơn mọi dự tính của mọi người khi mới bắt đầu bước vào thiên niên kỷ mới. Tổ chức khủng bố al-Qaeda có thể đă bị đánh tả tơi đến gần như bầm dập và những thủ lănh của họ phải lẩn trốn trong những hang động ở núi rừng trùng điệp vùng biên giới giữa A Phú Hăn và Hồi Quốc (Pakistan), nhưng cái lư tưởng đầy nọc độc và hận thù của nó quả thật đă lan rộng đi đến khắp nơi.  

Sự việc biến cố 9/11 làm thay đổi bộ mặt của Hoa Kỳ một cách đột ngột như một bi kịch quả đă trở thành gần như là một điều được mọi người đồng thuận: những chính sách và kế hoạch điều hành của chính quyền Hoa Kỳ dưới triều đại của TT Bush gần như chỉ xoay quanh chủ đề duy nhất này sau cái ngày oan nghiệt đó. Thế nhưng một số những thay đổi cũng đă sớm xảy ra ngoài dự trù của mọi người. Thật vậy, có ai dám ngờ rằng, cả một quốc gia với toàn dân đồng ḷng đoàn kết dưới lá quốc kỳ của họ sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, giờ đây lại chia rẽ sâu xa hơn bao giờ hết? Có ai dám nghĩ rằng khi TT Bush long trọng tuyên hứa với thế giới "những kẻ gây đổ nát cho những toà nhà này sẽ sớm nghe tiếng trả lời của chúng ta", mà đến 5 năm sau đó, Osama bin Laden và đồng bọn vẫn c̣n sống nhởn nhơ đâu đó để tiếp tục gieo rắc nỗi bất an và Hoa Kỳ th́ đang lúng túng như trong cảnh sa lầy tại chiến trường ở Iraq?  

Kết quả đầu tiên của vụ khủng bố 9/11 là tinh thần đoàn kết quốc gia lên cao chưa từng thấy, biểu hiện qua lá quốc kỳ của họ. Không ai bảo ai, và cũng không cần đến bộ máy tuyên vận của nhà nước, người người tự động đi mua lá cờ sao sọc của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ để treo trước nhà hay trên xe của họ. Chỉ trong ngày 11 tháng 9, hệ thống siêu thị Wal-Mart bán hơn 116,000 lá cờ, và qua ngày hôm sau con số thương vụ c̣n tăng lên đến mức hơn 250,000 lá được tiêu thụ. Toàn dân trong nước, vốn vẫn c̣n đang chia rẽ trầm trọng và ngang ngửa theo hai phía Cộng Hoà và Dân Chủ, sau dư âm của vụ tranh căi đếm phiếu gay cấn nhất trong lịch sử giữa hai ông Bush và Gore vào cuối năm 2000, bỗng nhiên dẹp bỏ hết những nghi kỵ tị hiềm nhỏ nhặt đó để cùng đồng ḷng đoàn kết đứng sau lưng vị nguyên thủ quốc gia của họ. Những dân biểu cực hữu như ông Dick Armey ở tiểu bang Texas (thủ lănh khối đa số Cộng Hoà ở Hạ Viện) và cực tả như bà Maxine Waters ở tiểu bang California đă ôm chầm lấy nhau để chia sẻ nỗi mất mát đớn đau chung của đất nước thân yêu của họ. Cũng như TT Bush đă ôm chầm lấy nghị sĩ Tom Daschle, trưởng khối Dân Chủ và nắm giữ quyền hành của một chủ tịch Thượng Viện, một người lúc nào cũng chủ trương đả phá những chính sách và kế hoạch của phe Cộng Hoà dưới chính quyền Bush. Những chính trị gia bảo thủ đều nhất loạt chỉ trích hay phản đối những luận điệu của các ông Jerry Falwell và Pat Robertson, những mục sư cực hữu khá ăn khách thích rao giảng trên các làn sóng truyền thanh và truyền h́nh, cho rằng vụ 9/11 là hành động của Thượng Đế muốn răn đe hay trừng phạt Hoa Kỳ v́ những sa đoạ và đồi truỵ gây ra bởi "những thành phần tà giáo, những bọn thích phá thai, những phụ nữ thích đấu tranh đ̣i quyền b́nh đẳng và những bọn đồng tính luyến ái". Cùng lúc đó th́ nhiều chính trị gia và các nhà báo hay b́nh luận gia khuynh tả cũng lên án bà Susan Sontag, một nhà văn khá nổi tiếng, khi bà cho rằng vụ khủng bố này là kết quả trả đũa cho những tội phạm mà Hoa Kỳ đă gây ra trên thế giới từ nhiều năm qua.  

Vụ tấn công khủng bố 9/11 quả thật đă đánh tan đi cái không khí an b́nh mà Hoa Kỳ và thế giới tưởng chừng như đă được hưởng sau thời gian dài của cuộc Chiến Tranh Lạnh đă chấm dứt sau ngày cáo chung của chế độ cộng sản Sô Viết. Nó cũng mau chóng đánh tan một cách đột ngột cái cảm giác hay tinh thần tự tin không hề sợ bị tấn công của người dân Hoa Kỳ, bởi v́ nó cho thấy là dù với sức mạnh tuyệt luân của đệ nhất siêu cường về kinh tế và quân sự, lại được hai lá chắn thiên nhiên ở hai bờ bởi hai đại dương, lục địa Hoa Kỳ lần đầu tiên đă bị tấn công trực xạ bởi những kẻ thù đang nằm ẩn nấp đâu đó trong những hang động của núi rừng A Phú Hăn.  

Tất cả những yếu tố đó đă khiến cho dân chúng Mỹ bắt đầu tự đặt ra nhiều câu hỏi để t́m hiểu và giải quyết vấn đề. Tờ tuần báo có uy tín là Newsweek đă đăng loạt bài chủ đề với h́nh b́a có tựa đề là "V́ sao họ lại thù ghét chúng ta?" Những cuốn sách nói về Hồi-giáo bỗng một sớm một chiều trở thành những cuốn bán chạy nhất. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một phản ứng nội tạng khó tránh khỏi: đó là tinh thần hay đúng hơn là cái ước muốn cần phải trả đũa, hay phải trả thù cho những oan hồn của khoảng 3000 thường dân Mỹ vô tội đă chết tức tưởi, cũng như là để phục hận cho cái tự ái lẫn niềm tự hào to lớn của đệ nhất siêu cường này, dù ǵ chăng nữa, cũng không thể nào để cho bất cứ kẻ thù nào có thể xem thường được. Cái tinh thần "phải làm một cái ǵ đó để trả thù" này đă lan rộng lên khắp mọi tầng lớp dân chúng, kể cả các thành phần chức sắc tôn giáo, vốn thường không chủ trương lấy bạo lực để giải quyết vấn đề. Trong buổi lễ tưởng niệm và truy điệu các nạn nhân đă chết, tổ chức tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington D.C.) ba ngày sau vụ 9/11, bài hát để chấm dứt chính là bài "Battle Hymn of the Republic" (bài Chiến Đấu Ca của nền Cộng Hoà).  

Chính quyền Mỹ đă nhanh chóng chụp lấy thời cơ và cao trào muốn trả thù này để đưa ra một chương tŕnh đáp ứng rộng lớn trên nhiều địa hạt. TT Bush đă nhanh chóng và lớn tiếng kết luận rằng ngày 11 tháng 9 là ngày Hoa Kỳ đă phải lâm chiến. Cũng chính kể từ ngày này, ông đă tuyên bố rằng ông sẽ không c̣n cần phải phân biệt thế nào là những kẻ chủ mưu khủng bố thực sự và những phần tử chỉ có cái tội là dung chứa họ, bởi v́ tất cả những thành phần đó đều là kẻ thù của Hoa Kỳ. "Hoặc là anh ở về phía chúng tôi (Hoa Kỳ), hoặc là anh ở phe đối nghịch", câu nói bất hủ này trở thành nội dung chính của cái gọi là "chủ thuyết Bush" sau này. Kể từ đây, Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay ngồi không để chờ cho một vụ tấn công khác có thể xảy ra, mà nó sẽ ra tay trước để trừ hậu hoạ, tức là nếu cần Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng tấn công kẻ thù trước khi hắn có thể hay có ư định ra tay. Chủ thuyết tiền kích này cũng không phải chỉ nhắm vào kẻ thù duy nhất là al-Qaeda mà c̣n nhắm luôn tất cả những quốc gia hay chính thể nào dung túng hay hỗ trợ những tổ chức khủng bố với những loại vũ khí tàn sát quy mô WMD (weapons of mass destruction), chắc chắn sẽ bị Hoa Kỳ đối phó để dứt điểm, cho dù những mối hiểm nguy đó chỉ mới ở trong giai đoạn sơ khai. Và lần này Hoa Kỳ không chỉ giới hạn trong công tác đối phó những biểu hiện hay triệu chứng của tinh thần khủng bố này, mà nó sẽ c̣n đẩy mạnh hơn nữa để giải quyết đến những nguyên nhân của tinh thần khủng bố Hồi-giáo.  

Cái gọi là chủ thuyết tiền kích của Bush này đă dựa trên hai niềm tin khá mâu thuẫn: một mặt tin rằng Hoa Kỳ có đủ sức mạnh để làm thay đổi trật tự thế giới nhưng mặt khác, cũng biết rằng Hoa Kỳ có thể dễ dàng bị tấn công hay uy hiếp bởi những vụ tấn công có thể dữ dội hơn nữa trong tương lai. Phó Tổng thống Dick Cheney, một trong những tay diều hâu cực hữu có uy quyền nhất trong chính quyền Bush, nhân vật huyền bí thường được nhiều người trong giới truyền thông và giới am tường đánh giá là người lèo lái thật sự chính quyền Bush, chính là người đă đề ra cái chủ thuyết này, thường được gọi là "chủ thuyết 1%", theo tiết lộ của tuần báo uy tín Economist, trong số đề ngày 31/08 vừa qua. Theo đó, nếu như chỉ có 1% cơ hội hay xác suất rằng quân khủng bố sẽ thủ đắc được các loại vũ khí tàn sát quy mô, Hoa Kỳ sẽ phản ứng như rằng đó là một điều tất yếu và chắc chắn sẽ xảy ra.  

Biến cố 9/11 quả thật đă đem lại một sự ủng hộ to lớn cho TT Bush. Thật vậy, sau ngày vụ khủng bố xảy ra, uy tín của ông Bush, đang từ ở mức trung b́nh trên 50% dân chúng Mỹ ủng hộ, bỗng một sớm một chiều vọt lên ở mức cao ṿi vọi trên 90%, cao đến tận vút trên không gian, nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ (stratospheric level). Đây là mức uy tín cao nhất trong lịch sử của dân chúng Mỹ giành cho một vị tổng thống, cao hơn cả mức trên 80% của TT Bush Bố sau chiến thắng thần tốc của liên minh do Hoa Kỳ lănh đạo đè bẹp đạo quân của Iraq chỉ trong vài ngày khiến cho đạo quân xâm lăng của lănh tụ Saddam Hussein phải tuyên bố rút lui khỏi xứ Kuwait trong cuộc chiến tại vùng Vịnh Ba Tư lần đầu tiên xảy ra vào năm 1991. Hơn thế nữa, khác với sự ủng hộ của dân chúng giành cho những vị tiền nhiệm khác thường là không kéo dài lâu bởi đặc tính thiếu kiên nhẫn cố hữu của người dân Hoa Kỳ - như trường hợp của cựu TT Bush Bố, chỉ chưa đầy một năm sau đă bị tụt giảm uy tín nặng nề đến nỗi ông phải thất bại trước một ứng viên tầm thường thuộc loại vô danh tiểu tốt lúc bấy giờ là Bill Clinton - lần này uy tín cao của dân Mỹ giành cho ông Bush đă kéo dài trong một thời gian khá lâu. Trong suốt 16 tháng sau đó, uy tín này không bao giờ tụt xuống dưới mức 60%, một tỷ lệ ủng hộ tốt đẹp kéo dài nhất kể từ sau cuộc Đệ Nhị Thế Chiến. Biến cố 9/11 cũng làm tăng thêm uy tín của TT Bush trong một khía cạnh khá riêng tư, biến h́nh ảnh của ông từ một cậu công tử nhà giầu đầy may mắn nhờ ở thế lực của gịng họ gia đ́nh ḿnh, giờ đây thoát ra khỏi cái ảnh hưởng bao trùm của ông bố để trở thành một lănh tụ cứng rắn và cương quyết.  

Chính nhờ ở mức uy tín dâng cao và kéo dài này mà chính quyền Bush đă tiếp tục củng cố cho quyền hạn của ngành hành pháp mỗi ngày một to lớn hơn, để rồi sau đó dẫn đến những quá trớn gây tác hại quật ngược trở lại. Liền sau đợt khủng bố 9/11 xảy ra, chính quyền Bush đă t́m cách đẩy mạnh những hoạt động nhằm củng cố cho quyền lực của ngành hành pháp bao trùm lên trên cả hai ngành lập pháp và tư pháp, một sự trên chân đè bẹp chưa từng thấy từ sau thời kỳ cầm quyền lâu dài của cựu TT Franklin Roosevelt trong suốt hai thập niên 1930 và 1940. TT Bush cũng tự phong cho ḿnh là một "vị tổng thống thời chiến" (a war president) hầu dễ khoác cho ḿnh cái hào quang của một lănh tụ anh hùng có nhiệm vụ cứu quốc nhưng đồng thời cũng dễ biện minh cho một số biện pháp cứng rắn (như siết chặt những quyền tự do cá nhân, theo dơi thông tin bất chính của người dân) với lư do khẩn cấp cho nhu cầu an ninh của quốc gia. Chính những quyết định quá trớn này sau đó đă quay ngược lại và gây khó khăn nhiều cho uy tín của TT Bush cũng như chính quyền Hoa Kỳ, như việc cho phép thâu lén thông tin của người dân mà không cần có trát của toà, hoặc việc thiết lập các toà án quân sự đặc biệt để xét xử các nghi can khủng bố mà không đếm xỉa đến những quyền được bảo vệ căn bản, việc giam giữ các nghi can ở nhà tù đặc biệt tại căn cứ Guantanamo Bay v.v... Ngay cả mặc dù lúc đó vẫn không có sự chống đối ở Quốc Hội, nếu không muốn nói là đa số các vị dân cử - dù là phe đối lập thuộc đảng Dân Chủ - đều không dám lên tiếng khuyên ngăn v́ sợ bị chụp mũ là thiếu tinh thần ái quốc, TT Bush vẫn quyết định đơn phương trên nhiều lănh vực mà không cần phải thông báo cho các lănh tụ ở Quốc Hội biết theo tinh thần của Hiến pháp và truyền thống phân quyền lâu đời tại quốc gia này. Chính sự lấn quyền đến gần như xem thường chức năng của ngành lập pháp đă khiến cho nghị sĩ bảo thủ Chuck Hagel, của đảng Cộng Hoà, đă phải chỉ trích là chính quyền Bush đă quá xem thường vai tṛ của Quốc Hội và đối xử với viện này như là "một thứ phiền toái hiến định" (a constitutional nuisance).  

Nếu như biến cố 9/11 giúp tăng thêm sức mạnh và uy tín cho phe Cộng Hoà th́ nó cũng làm yếu đi phe đối lập là đảng Dân Chủ. Từ gần 50 năm qua, phe Cộng Hoà thường được dư luận Mỹ đánh giá là có khả năng hơn trong lănh vực an ninh quốc pḥng. Các lănh tụ của phe Dân Chủ đều ư thức được nhược điểm này của họ dưới con mắt của quần chúng Mỹ nhưng vẫn lúng túng không t́m ra được lối thoát. Thoạt đầu, họ cố gắng thay đổi mục tiêu tranh đấu để mong nhấn mạnh đến những địa hạt sở trường như là kinh tế, xă hội như giáo dục và y tế, dân sinh. Thế nhưng, trong cuộc bầu cử toàn quốc vào năm 2002, phe Cộng Hoà lại tiếp tục thắng thế v́ biết khai thác sở trường của ḿnh bằng cách nhấn mạnh đến yếu tố an ninh quốc pḥng, nhất là sau khi những h́nh ảnh kinh hoàng của vụ 9/11 vẫn chưa phai mờ trong tâm thức của đa số quần chúng. Không những củng cố thêm quyền hành với đa số mạnh hơn ở Hạ Viện, phe Cộng Hoà cũng c̣n giành lại được đa số, dù mong manh, ở trên Thượng Viện. Đây là một chiến thắng to lớn của TT Bush và phe Cộng Hoà v́ trong lịch sử chính trị nước này, thông thường đảng của vị tổng thống đương quyền bao giờ cũng chuốc lấy thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ do bởi phản ứng bực tức thông thường của người dân. Thế nhưng kết quả bầu cử cuối năm 2002 là một bất ngờ to lớn, chứng tỏ sự bén nhạy của bộ máy đảng Cộng Hoà biết khai thác nhược điểm chính trị của đối phương cũng nhu tinh thần lo sợ hoang mang của dân chúng Mỹ. Qua đến kỳ bầu cử năm 2004, khi phe Dân Chủ đưa ra ứng viên John Kerry, quyết định không tránh né đề tài an ninh quốc pḥng cũng bị thất bại, tuy v́ những lư do khác. Tuy bộ tham mưu của ông Kerry muốn đưa ra h́nh ảnh của một ứng viên, từ lúc trai trẻ đă không trốn tránh trách nhiệm để lên đường ṭng quân dẹp giặc, với những thành tích của một cựu sĩ quan hải quân Hoa Kỳ, phe Cộng Hoà cũng đă thành công trong kế hoạch làm lu mờ đi h́nh ảnh oai hùng này bằng cách tung ra một chiến dịch hoả mù của một nhóm mang tên là Swift Boat Veterans for Truth nhằm bôi nhọ thành tích cá nhân của ông. Hơn thế nữa, sự việc và thái độ thay đổi lập trường về chiến tranh, từ chiến tranh tại Việt Nam cho đến chiến tranh tại Iraq, đă được phe Cộng Hoà khai thác triệt để hầu tạo ra h́nh ảnh của một người bất nhất, sẵn sàng lật lọng hầu đạt được những quyền lợi nhất thời. Cho dù là trong thực tế, hầu như tất cả các chính trị gia cũng như lănh tụ ở Mỹ đều phải có những lúc thay đổi lập trường của ḿnh cho phù hợp với t́nh thế hiện tại để tiếp tục giữ vững hay bảo vệ quyền lợi của ḿnh, một thái độ thường bị người Việt chê là đón gió trở cờ nhưng lại được người Mỹ biện minh bằng từ ngữ "thực dụng" (pragmatic). Chính v́ thế mà trong cuộc bầu cử năm đó, mặc dù phe Dân Chủ vận động được rất đông đảo cử tri đến thùng phiếu để lật ngược thế cờ, nhưng cuối cùng TT Bush cũng lại được tái đắc cử, lần này với con số phiếu ủng hộ cao nhất từ trước tới nay. Trong cả hai kỳ bầu cử năm 2002 và 2004, không ai phủ nhận được ảnh hưởng quan trọng của biến cố 9/11 đă ảnh hưởng lên tâm lư của đa số quần chúng Mỹ. Trong kỳ bầu cử năm 2002, nếu được hỏi về đề tài "làm sao để bảo vệ cho nước Mỹ được vững mạnh", cử tri bao giờ cũng chọn lựa phe Cộng Hoà nhiều hơn là phe Dân Chủ với một tỉ lệ áp đảo 70/30. Đến năm 2004, trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng Hoà, tất cả các diễn giả đều khơi lại sự kiện 9/11 để nhằm nhắc đến những bài học cần rút ra từ đống tro tàn đổ nát đó.  

Thế nhưng cái tinh thần hài hoà, bỏ qua những tị hiềm đảng phái để cùng đoàn kết đă không thể nào kéo dài măi được. Điều éo le là mức độ thay đổi từ thái cực này sang thái cực khác lại có thể diễn ra nhanh chóng như vậy; cái tinh thần đoàn kết quốc gia sau ngày 11 tháng 9 năm 2001 đă trở thành sự chia rẽ trầm trọng và sâu xa trong ḷng quần chúng Hoa Kỳ trước ngày bầu cử tổng thống vào cuối năm 2004. Sự thay đổi này được thể hiện sớm nhất vào đầu năm 2004 với sự xuất hiện của một ứng viên cấp tiến, cựu thống đốc Howard Dean, với lập trường phản chiến dứt khoát và rơ rệt. Sự xuất hiện của ông Dean, ban đầu chỉ là một nhân vật tầm thường nhưng sau đó có tiềm năng trở thành một ứng viên có nhiều phiếu ủng hộ nhất bên đảng Dân Chủ, là một sự phản kháng của một số đông cử tri, không những chỉ muốn chống lại chủ trương và chính sách của chính quyền Bush, mà c̣n muốn chống luôn cả cái bộ máy lập pháp và những lănh tụ của đảng Dân Chủ, những người mà ông Dean và nhóm ủng hộ ông cho rằng đă không có cái can đảm dám nói lên sự thật và để cho ông Bush lợi dụng các vụ tấn công khủng bố để mặc t́nh thao túng chính quyền. Và sự thay đổi t́nh cảm và tư duy đó không chỉ giới hạn trên địa hạt chính trị mà nó c̣n lan sang nhiều lănh vực khác. Chẳng thế mà ca sĩ nổi danh Neil Young, sau vụ 9/11 năm 2001, đă sáng tác bản nhạc "Let's Roll" (Hăy đứng lên để lăn xả vào) nhằm đề cao tinh thần anh dũng của các nạn nhân vụ nổ bom trên bầu trời Pennsylvania đă can đảm chống lại nhóm không tặc, nhưng giờ đây th́ lại hăng hái cất lên tiếng nói đ̣i hạ bệ và xử tội TT Bush. Trong kỳ bầu cử năm 2004, con số cử tri Mỹ tức giận hay chán ghét vị tổng thống đương quyền đă lên đến mức cao nhất trong lịch sử.  

Nguyên nhân cốt lơi của tinh thần chia rẽ bè phái hiện nay chính là cuộc chiến tranh tại Iraq, cho dù rằng từ khởi thuỷ, cả hai phe Cộng Hoà lẫn Dân Chủ đều ủng hộ giải pháp tấn công Iraq bằng vũ lực. Hai ngày sau khi vụ 9/11 xảy ra, một cuộc thăm ḍ dân ư cho thấy là có đến 78% dân chúng Mỹ nghĩ rằng Saddam Hussein không nhiều th́ ít cũng có dính líu đến vụ khủng bố này. Có đến 80% cử tri phe Cộng Hoà và 69% phe Dân Chủ đều ủng hộ cuộc chiến đánh Iraq.  

Dĩ nhiên, những tay diều hâu bảo thủ đều cố t́m cách tạo ra những mối liên hệ giữa tổng thống Saddam của Iraq với tổ chức al-Qaeda. Điển h́nh như trường hợp của ông Paul Wolfowitz, phó tổng trưởng quốc pḥng, trong một cuộc họp của bộ tham mưu chính quyền tại Camp David sau vụ 9/11, đă nhiều lần tranh luận với chủ trương Hoa Kỳ cần phải tấn công vào Iraq thay v́ A Phú Hăn. Tuy vậy bên phe Dân Chủ cũng c̣n có nhiều vị đại biểu chống đối và hoài nghi, với 126 dân biểu và 21 nghị sĩ không ủng hộ nghị quyết vào tháng 10 năm 2002 cho phép TT Bush có quyền khai chiến với Iraq. Sự chống đối của phe Dân Chủ càng ngày càng tăng dần khi mà chính quyền Bush không t́m được sự đồng thuận của quốc tế qua một nghị quyết thứ hai trên Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc, để rồi nổ bùng lên thành sự giận dữ và chỉ trích thẳng thừng khi những sự thật về cái gọi là kho vũ khí tàn sát quy mô của chế độ Saddam Hussein được chính các chuyên viên t́nh báo của Hoa Kỳ thú nhận là hoàn toàn sai lầm hay được dựng đứng để khích động dân chúng và cổ vơ cho lập trường chủ chiến của chính quyền Bush. Ngày nay, yếu tố khiến cho phe tả chán ghét hay chỉ trích thậm tệ TT Bush chính là v́ họ nghĩ rằng chính quyền này đă lợi dụng biến cố 9/11 để đưa Hoa Kỳ chủ động cuộc chiến tại Iraq và cuối cùng phải chịu cảnh sa lầy đầy tai hại và tốn kém như hiện nay.  

Thế nhưng, sự chia rẽ bè phái nặng nề trong chính trường Hoa Kỳ không phải chỉ giới hạn hay có nguyên nhân v́ cuộc chiến tại Iraq, mà nó c̣n được thúc đẩy bởi tinh thần trục lợi chính trị, sẵn sàng khai thác sơ hở hay sở đoản của đối phương, nhất là từ phía Cộng Hoà đang cố gắng lợi dụng tối đa vụ 9/11 để có thể lấy phiếu của cử tri nhiều hơn. Chẳng hạn như vụ thất cử của nghị sĩ Max Cleland của tiểu bang Georgia, một cựu chiến sĩ gan dạ đă để lại một phần thân thể của ḿnh trên chiến trường Việt Nam. Ông Cleland chống đối dự luật thành lập Bộ Nội An v́ lư do cần phải có luật lệ bảo vệ quyền lợi cho công chức trong bộ này trước khi tính đến chuyện thành lập. Chính TT Bush từ buổi ban đầu cũng không có ư định ủng hộ việc thành lập một phủ bộ mới này trong nội các. Nhưng bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Hoà đă tấn công tài t́nh để chỉ trích và tố cáo rằng ông Cleland không là một con người yêu nước, lại nhút nhát không dám cương quyết đối phó với kẻ thù khủng bố (v́ không ủng hộ việc thiết lập Bộ Nội An) nên không đáng tín nhiệm để được tái đắc cử nghị sĩ. Kết quả thua cuộc của ông Cleland vào năm 2002 là một thất bại cay đắng cho riêng ông nhưng nó cũng càng khơi động tinh thần thù ghét phe đảng khiến cho phe này hay phe kia khó ḷng hoà hợp với đối phương mà chỉ chực chờ mong có dịp để trả thù hay phục hận. Tinh thần muốn phục thù hay rửa hận đó c̣n đeo đuổi cho đến kỳ bầu cử vào đầu tháng 11 năm nay cũng như sẽ c̣n kéo dài sau đó nữa.  

Tuy vậy, sự chia rẽ bè phái này cũng có những nguyên nhân khác biệt về chính kiến giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến (hay phóng khoáng) của người dân Mỹ, cho dù nó không được đào sâu hay đă bị lơ là không nghiên cứu đến.  

Giờ đây, phe cấp tiến với lập trường khuynh tả ở Hoa Kỳ bắt đầu mạnh dạn nói lên chủ trương phản chiến của ḿnh mà không sợ bị chụp mũ. Một cuộc thăm ḍ dân ư do trường đại học MIT (Massachusetts Institute of Technology) thực hiện vào tháng 11 năm 2005 cho thấy rằng có khoảng 59% dân chúng phe Dân Chủ ủng hộ cuộc chiến tấn công A Phú Hăn, trong khi tỉ lệ ủng hộ bên phe Cộng Hoà lên đến 94%. Trong một cuộc thăm ḍ dân ư khác do viện Century Foundation thực hiện để đánh giá về những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao, hai nhóm cử tri đối nghịch này cũng đă đưa ra những tiêu chuẩn khác biệt: Phe bảo thủ th́ cho việc dẹp tan được tổ chức al-Qaeda là ưu tiên hàng đầu trong khi đối với phe thiên tả, mục tiêu này chỉ đứng hàng thứ mười.  

Thoạt mới nh́n, người ta dễ dàng có nhận định rằng dường như 5 năm sau vụ 9/11, có lẽ cũng không có những đổi thay ǵ mới lạ trong chính trường Hoa Kỳ: một vị tổng thống gây nhiều chia rẽ nhất lịch sử, hoặc thương hoặc ghét với mức độ cuồng tín như nhau, với khối lượng cử tri chống đối hay cực đoan ngang ngửa, hoặc theo đảng Cộng Hoà lúc nào cũng sẵn sàng vỗ ngực tự nhận là yêu nước, quấn vào người lá quốc kỳ để biểu dương tinh thần ái quốc đầy cương quyết và cao độ, hay ngược lại theo đảng Dân Chủ lúc nào cũng chỉ thích chú trọng và lo lắng vào các đề tài kinh tế và dân sinh hơn là khủng bố. Thế nhưng nếu chịu khó t́m hiểu kỹ lưỡng hơn, người ta có thể nh́n thấy những thay đổi sâu xa khá quan trọng.  

Sự thay đổi quan trọng nhất là việc lo âu đến đề tài an ninh quốc gia. Vào năm 2000, mặc dù đă có nhiều loạt tấn công khủng bố xảy ra khắp nơi, kể cả vụ tấn công vào toà nhà WTC vào năm 1993, chỉ có 12% dân chúng Mỹ quan tâm đến các vấn đề thời sự quốc tế để cho rằng nó có tầm mức và ảnh hưởng đáng quan tâm nhất. Ngày nay, đề tài này đă trở thành mối quan tâm trọng yếu nhất.  

Cái bóng mờ của biến cố 9/11 nhiều phần vẫn c̣n ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa mùa vào tháng 11 sắp tới. Ken Mehlman, chủ tịch trung ương của Đảng Cộng Hoà, cho rằng câu hỏi chính mà cử tri lần này quan tâm đến sẽ là "Quư vị có tin rằng Hoa Kỳ đang trong thời chiến hay không?", ngụ ư là nếu đồng ư tức là sẽ ủng hộ chính sách của đương kim TT Bush với những biện pháp cứng rắn đă ban hành để có thể tiếp tục lèo lái đất nước đến thắng lợi sau cùng trong cuộc chiến này. Thế nhưng, phe Dân Chủ cũng mạnh dạn phản pháo lại một cách trực tiếp, khi lư luận rằng chính v́ cuộc chiến tại Iraq mà TT Bush và bộ tham mưu của ông đă dẫn dắt quân đội Mỹ vào một cách sai lầm, cộng thêm với việc lơ là cho nhiều vấn đề dân sinh cũng như an ninh trong nội địa, giờ đây Hoa Kỳ đang lâm vào một thế sa lầy tại Iraq cũng như trở thành bất an hơn trên chính nội địa của ḿnh v́ đă trở thành mục tiêu thù ghét của nhiều đối phương nguy hiểm cùng chĩa mũi dùi tấn công vào.  

Sự chú tâm vào đề tài an ninh quốc pḥng cũng phản ảnh một nét thay đổi quan trọng khác trong tư duy và sinh hoạt của người dân Mỹ, đó là tinh thần âu lo về khả năng của một vụ tấn công khác có thể xảy ra trong tương lai. Từ trước đó, người dân Mỹ đă nổi tiếng với tinh thần ích kỷ, không thèm đếm xỉa ǵ đến những việc hay biến cố xảy ra khắp nơi, một phần v́ có tinh thần chủ quan cho rằng lục địa ở Bắc Mỹ này là hậu cứ an toàn nhất, được bảo vệ bởi một quân đội hùng mạnh nhất thế giới, và không có quốc gia nào dám có ư định tấn công, kể cả kẻ thù đáng gờm và nguy hiểm nhất là Liên Sô dưới thời Chiến Tranh Lạnh, v́ sợ khả năng trả đũa tận diệt bởi hoả lực và vũ khí hạch tâm của Hoa Kỳ. Biến cố 9/11 đă làm vỡ đi huyền thoại an b́nh đó. Và cái tinh thần âu lo đó vẫn c̣n đeo măi cho đến bây giờ. Cho dù rất khó cho một vụ 9/11 thứ hai có thể xảy ra trên nước Mỹ, cũng như đă không có một vụ tấn công khủng bố nào xảy ra tại lục địa này trong thời gian 5 năm qua, không một nhân vật nào trong chính quyền Bush hiện nay, và kể cả những chính quyền sắp tới, có thể mạnh dạn để bảo đảm với toàn dân rằng là họ đă thành công bảo vệ đất nước để không có một vụ tấn công kiểu 9/11 có thể xảy ra. Cuộc chiến tại Iraq với sự sa lầy và lúng túng hiện nay của quân đội Mỹ với khoảng 140,000 quân c̣n tiếp tục trú đóng mà không tài nào rút chân ra được cho dù rất muốn v́ nhiều áp lực chính trị, với khoảng 2,700 quân nhân thiệt mạng và hàng chục ngàn người lính khác bị thương sau hơn 3 năm rưởi làm chủ chiến trường, cho thấy cái sức mạnh giới hạn của Hoa Kỳ khi muốn dùng vũ lực để làm khí giới thay đổi cục diện thế giới. Cái thất bại nhục nhă khi không t́m ra được chút bằng cớ ǵ về cái gọi là kho vũ khí tàn sát quy mô ở Iraq cho thấy cái nhược điểm to lớn và yếu kém của ngành t́nh báo Hoa Kỳ, cho dù được trang bị bởi những dụng cụ và vệ tinh tân tiến và tinh vi nhất thế giới. Ngoài ra một chi tiết nhỏ trong lănh vực đối nội cũng nêu rơ một nhược điểm to lớn của Hoa Kỳ. Đó là vụ băo Katrina vào năm 2005, đúng hơn là phản ứng tồi tệ và chậm chạp của chính quyền trung ương để đối phó với một tai ương, vốn đă được đoán trước để pḥng ngừa, đă cho thấy rơ h́nh ảnh của một chính quyền đă thực sự không chuẩn bị đầy đủ để đối phó hữu hiệu khi một cơn biến động to lớn có thể xảy ra trong tương lai, đúng như lời cảnh báo của nhiều uỷ ban trên Quốc Hội đă nghiên cứu trong thời gian qua.  Sau cùng, biến cố 9/11 cũng đem lại một thay đổi nhỏ trong lịch sử, biến triều đại của TT Bush trở thành một đề tài đáng bàn căi sâu rộng trong tương lai. Trước ngày vụ không tặc và nổ bom xảy ra vào tháng 9 năm 2001, ông Bush có lẽ được đánh giá như là một vị tổng thống tầm thường, nhiều phần là may mắn, có số may nhờ ở hồng phúc của gia đ́nh quyền thế từ nhiều đời cũng như ở thân phụ từng là cựu tổng thống, cũng như nhờ ở thời cơ thuận lợi do phe Cộng Hoà chiếm đa số trên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đem lại chiến thắng không mấy vinh quang để bước vào Toà Bạch -c. Ông có thể là một lănh tụ hay chính trị gia gây chia rẽ, nhưng nhiều phần là những chia rẽ nhỏ nhoi không đáng kể. Thế nhưng giờ đây th́ đất nước Hoa Kỳ đă chia rẽ trầm trọng hơn bao giờ hết về nhân vật George W. Bush này. Những người ủng hộ tuyệt đối th́ coi đây là một nhân vật làm thay đổi lịch sử theo chiều hướng bảo thủ như thần tượng Ronald Reagan của họ. Phe chống đối th́ chỉ trích mạnh bạo, và coi ông là một tai hoạ giáng xuống đất nước này, có thể nói là một vị tổng thống bết bát và tệ hại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thế nhưng, sau biến cố 9/11, rơ ràng là không ai có thể cho rằng cái tên George W. Bush chỉ là một chi tiết nhỏ không đáng kể trong gịng lịch sử.

 

Nguyễn Anh Tuấn

Houston, Texas

xem tiếp phần 3  >>>>>

 

xem phần 1 >>>>>>>>>