Từ  Nhóm Bút Việt&Trung Tâm Văn Bút Việt Nam đến Hội Văn bút Giải Phóng:

 

Một vài vấn đề liên quan đến lược sử

Trung Tâm Văn bút Việt Nam

 

Nguyễn Tà Cúc

 

 

 

            Ngày 21.8, tôi gửi một lá thư riêng cho nhà văn Nhật Tiến. Chủ đích của bức thư này là báo cho ông biết sự bất đồng ư kiến của tôi sau khi có dịp đọc trên mạng Chương I, Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (1957-1975) và v́ thế, không muốn nhận được sách tặng cũng như không thể tiếp tục coi ông như một văn hữu sau thời gian hai năm qua.

            Bởi thế, tôi rất ngạc nhiên được thấy ông biến lá thư riêng ấy thành "một lá thư phản bác" kèm vào cái-gọi-là bài "trả lời" đội dưới một cái tên rất đao to búa lớn "Vài vấn đề xoay quanh cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút VN (1957-1975) của Nhật Tiến" để tiện tung lên mạng Internet. Dĩ nhiên, tôi cũng có thể phản ứng bằng cách gửi một bài chính thức--là bài này-- tới vài chủ host các website đă nhận và chính họ quyết định cho đăng/post  lá thư riêng ấy [phải chăng đó cũng là chủ đích mà Nhật Tiến nhắm vào?]  nhưng tôi sẽ không bao giờ rơi vào một cái bẫy quá sơ đẳng để tranh luận với một người đă chứng tỏ tư cách khi phổ biến thư riêng. Tôi quả có suy đi xét lại hầu giảm khinh cho ông bằng cách tự hỏi: Hay ông không biết đó là một bức thư riêng? Nhưng có rất nhiều lư do chống lại giả thuyết đó. Thứ nhất, lá thư ấy không hề phổ biến trên một tờ báo giấy--kể cả trên tạp chí Khởi Hành mà tôi hiện là Thư kư Ṭa soạn-- hay báo mạng nào. Thứ hai, nó không được xác định bằng hai chữ "Thư ngỏ" theo luật bất thành văn của làng cầm bút.

            Thế nên, ông cần biết rằng ông đă phổ biến công khai một lá thư riêng nếu chưa biết.  Hăy khoan nói tới Luật Bản Quyền vội, bất cứ một thiếu nhi nào sinh trưởng tại Hoa Kỳ, nơi ông tỵ nạn từ năm 1979, đều được dậy dỗ nhắm tôn trọng những sản phẩm trí tuệ riêng tư của người khác như thư từ, nhật kư. Một người sinh trưởng ở Việt Nam, chắc chắn phải học được bài học giáo dục đầu đời, rằng tâm sự kín dấu của người khác, không cần là bạn hữu, phải được tôn trọng mà không bao giờ được phép sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh hay với lư do nào, trừ phi có sự đồng ư bằng văn bản của họ.

            Nhưng nếu tôi có thể bỏ qua sự vô phép đó-- v́ tin ở những tài liệu mà tôi có, sẵn sàng đợi đến khi thuận tiện để trưng ra rồi đợi sự góp ư của hội viên, độc giả và các nhà nghiên cứu khác khi viết lược sử Ủy Ban Văn Nghệ sĩ-Bị Cầm tù/Trung tâm Văn bút Việt Nam&Văn bút Lưu vong&Văn bút Hải ngoại--tôi vẫn có bổn phận làm sáng tỏ ngay một số điều liên quan đến Tạp chí Khởi Hành v́ tôi là Thư kư Ṭa soạn của tạp chí này. Tuy không đi xa hơn lá thư riêng thượng dẫn, tôi cũng muốn tỏ ḷng tôn trọng độc giả và một vài diễn đàn trên mạng đă đăng bài nói trên bằng cách, trước hết, sẽ tŕnh bày về lời giới thiệu hoàn toàn sai sự thực về lá thư riêng ấy, rồi lập lại những câu hỏi mà cho đến nay tôi tin ông vẫn chưa [hay không bao giờ] trả lời được để độc giả Khởi Hành tiện theo dơi. Đồng thời, những vấn đề ấy nếu được tŕnh bày trong tinh thần nghiên cứu, cũng chứng minh một lần nữa rằng, loại "tác phẩm" quá sơ sài về sự kiện nhưng đầy giọng điệu "đấu tố" của tác giả như trường hợp này, sẽ không bao giờ góp được chút ǵ vào nỗ lực chung nhắm khôi phục và ǵn giữ di sản Miền Nam.

            Trong bài thượng dẫn, ông đă nhắc đến lá thư riêng của tôi, tạp chí Khởi Hành và chủ nhiệm Viên Linh qua lời dẫn nhập như sau:

 

            "Sau khi cuốn sách mới ra của tôi “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút VN (1957-1975)”, do nhà Huyền Trân phát hành ngày 15-8-2016 (và post lên online), tôi nhận được một lá thư của cô Nguyễn Tà Cúc, Tổng thư kư báo Khởi Hành do ông Viên Linh làm Chủ nhiệm, trong đó cô phản bác lại những ư kiến của tôi về việc ông Viên Linh...." [Nhật Tiến, bài đă dẫn]

 

            Sự thật ra sao? Tôi "cô Nguyễn Tà Cúc" không hề gửi bất cứ "lá thư phản bác" nào cho ông  "về việc ông Viên Linh...." " sau khi cuốn sách  “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút VN (1957-1975)”, do nhà Huyền Trân phát hành ngày 15-8-2016 (và post lên online)",  nhất là với danh nghĩa "[Tổng] thư kư báo Khởi Hành". Cuốn sách đó không hề quan trọng đến nỗi Thư kư Ṭa soạn Khởi Hành Nguyễn Tà Cúc phải "gửi thư phản bác". Nó cũng hầu như vô giá trị về khía cạnh tài liệu để tôi, với tư cách nghiên cứu, phải phí th́ giờ "phản bác". Đó là một điều hoàn toàn không có thật khiến tôi rất xấu hổ v́ đă có thời, trong ṿng hai năm nay,  coi tác giả như một người quen.

            Sự thật như sau: Trước khi sách được xuất bản, ngày 26.7, ông gửi cho tôi một email mấy ḍng, câu cuối nhắc đến việc "chất vấn" nhà thơ Viên Linh, báo cho biết sắp xuất bản một cuốn sách liên quan đến Văn bút Việt Nam trước 1975. Tôi hơi ngạc nhiên v́ Viên Linh không từng là hội viên trước 1975, nhưng vẫn trả lời vào ngày 27.7 bằng vài sự kiện liên quan đến Văn bút Việt Nam và Văn bút Việt Nam Hải ngoại rồi kết thúc bằng thái độ rơ rệt không quan tâm tới cuốn sách đó. Dù thế, tôi vẫn hứa sẽ đến lấy sách vào ngày 15.8 nhưng phải hoăn lại v́ lư do sức khỏe qua mấy lá thư đề ngày 16,17 và 19.8. Ngày 20.8,  ông sốt sắng gửi liền một bản PDF.  Tôi phải từ chối không mở ra đọc v́ hầu như không bao giờ đọc sách bằng PDF online. Hơn nữa, đó không phải là một thứ sách cần đọc ngay như tôi đă thành thật bầy tỏ "không quan tâm" từ đầu.   Ngày hôm sau, tôi được một bạn ở Việt Nam cho biết về Chương I post trên một website trong nước. Tôi đọc rất kỹ và quyết định báo cho ông biết, qua một lá thư riêng gửi đi cũng bằng email vào ngày 21.8, về cảm tưởng khái quát chứ không phải "phản bác", liên quan đến Chủ tịch Thanh Lăng và Tổng Thư Kư Phạm Việt Tuyền thuộc Trung Tâm Văn bút Việt Nam theo như một số tài liệu đă có. Là một người được hứa tặng sách, tôi có bổn phận trả lời khi không muốn nhận cuốn sách đó nữa. Là một người nghiên cứu có chủ trương luôn luôn t́m cách liên lạc với các nhân chứng nhắm cho họ một cơ hội phát biểu có thể là cuối cùng, tôi hoàn toàn muốn tránh xa những loại hồi ức bỗng nhiên xuất hiện với lời mạt sát một người quen biết với tác giả, tương tự  như ông đă nhắc tới Viên Linh trong đoạn thượng dẫn. Cho nên, không tỏ thái độ một cách ngay thẳng c̣n là một sự  coi thường chính tôi.   

            Nhưng lá thư riêng đó lại bị ông tự tiện phổ biến trên Internet để, lần này, có cớ đưa  tạp chí Khởi Hành, nhà văn quá cố Mặc Đỗ và nhà thơ Viên Linh vào. Thứ chỉ trích hung hăn đội sùm sụp chiếc mũ "trả lời" đó, đă được tô điểm bằng nhiều điều cao cả từ Trung Tâm Văn bút Việt Nam đến Văn hóa Miền Nam, mào đầu bằng một lời dẫn kỹ lưỡng với chủ tâm  hướng hẳn người đọc vào một ngả khác [ngả Viên Linh và Khởi Hành], lại ngầm xách- động- quần- chúng khi lôi kéo tập thể Quân lực Việt Nam Cộng ḥa sang một vấn đề không liên quan đến họ.

 

 

            Đọc đoạn thượng dẫn, lập tức một số độc giả trên mạng có thể suy luận rằng tôi-Thư kư Ṭa soạn đă lên tiếng thay cho Viên Linh-Chủ nhiệm&Chủ bút Khởi Hành để nhân danh tạp chí Khởi Hành "phản bác" tác giả về thành tích của Chủ tịch Thanh Lăng và Tổng Thư kư Phạm Việt Tuyền. Nhưng như bất cứ độc giả nào đă đọc, [ngoài việc lá thư này là một lá thư riêng] tôi đă bàn đến mấy vấn đề trầm trọng như, thứ nhất, vụ Chủ tịch Thanh Lăng vu khống dân chúng &chính phủ Miền Nam trước 1975 với sự im lặng của Ban Thường Vụ, nghĩa là của cả Phó Chủ tịch Nhật Tiến; và thứ hai, vụ Vũ Hạnh.

            Trước khi trở lại bức thư riêng thượng dẫn, tôi xin được bầy tỏ với độc giả rằng, dù ông có kèo nài thế nào chăng nữa, cũng không thay đổi được ư kiến của tôi. Ông không thể nhân danh một người trong cuộc để viết lược sử của một hội quan trọng như Văn Bút Việt Nam mà tùy tiện đóng khuôn sự kiện cùng nhân sự Hội vào lối suy diễn lọt khỏi bối cảnh chiến tranh và/hay Hiến chương Văn Bút Quốc tế và Điều lệ Văn bút Việt Nam. Chính Hiến chương và Điều lệ này sẽ cam đoan quyền phát biểu của mọi người, không kể thù hay bạn, về quá khứ của Hội và/hay về tư cách hội viên và/hay thành viên Ban Chấp Hành của Chủ tịch Thanh Lăng và Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền; đồng thời,  không cho phép ông ngăn cản bất cứ một ai khi núp sau những biến động, có khi đẫm máu, bằng cách viện cớ rằng họ đă không có mặt tại thời điểm đó nên không có tư cách phê phán.

            Bởi thế, cũng là người trong cuộc, ông không thể than oán hay căm giận những người bất đồng quan điểm với ông. Thật ra, chúng đại diện cho một thứ dịp may hy hữu đưa ông trở lại quá khứ trên một con tàu thinh lặng, một con tàu không c̣n chất đầy hành lư một thời bám đầy bụi bậm nhân sinh, để định tâm thanh thản đánh giá chính bản thân và Hội.  Người đọc sẽ tri ân khi ông bước xuống và cống hiến những ǵ trải nghiệm được, không chỉ qua thất bại mà cũng thành công của ông, của hội. Nhưng hành khách trên con tàu đó không chỉ có riêng ông. Sân ga mà ông lên hay xuống cũng không phải một nơi duy nhất con tàu ấy từng khởi hành hay đỗ bến.

            Tôi đă viết lá thư riêng gửi tới Nhật Tiến trong tinh thần khách quan đó. Từng giữ chức Trưởng Ủy ban Nhà văn-Bị Cầm tù sau 1975 thay thế nhà văn/Trung tá Không quân Trần Tam Tiệp dù chỉ trong một thời gian chưa đầy nửa năm, tôi đ̣i hỏi một sự tự kiểm phân minh của chính tôi hay bất cứ một nhân sự nào từng giữ bất kỳ chức vụ nào thuộc Trung Tâm Văn bút Việt Nam nếu viết về Trung tâm này từ Việt Nam, Lưu vong tới Hải ngoại.  Không những tôi sẽ lập lại những suy nghĩ trong lá thư riêng ấy để chứng tỏ ông vẫn chưa trả lời được mà c̣n kèm tài liệu, không phải để trả lời ông, mà để chứng minh rằng làm bất cứ một công việc ǵ mà thiếu tài liệu nhưng quá thừa tự tin đều đồng nghĩa với phá hoại cả.

             Để công bằng cho các hội viên khác, tôi chỉ nhắc tới Chủ tịch Thanh Lăng và Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền, hay đôi khi Phó Chủ tịch Nhật Tiến nếu cần, những người tôi coi như phải nhận trách nhiệm vào những năm họ giữ các chức vụ quan trọng nhất trong phần vụ điều hành Trung tâm Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975.

 

           

1- Trung tâm Văn bút Việt Nam [Trung Tâm VBVN] trước 1975

            1.1- Chủ tịch Thanh Lăng vi phạm Hiến chương Văn bút Quốc tế & Điều lệ Nhóm Bút Việt/Trung Tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975: Vu khống Dân chúng và Chính phủ Miền Nam

            Chính Nhật Tiến đă phải công nhận điều Thanh Lăng phát biểu vào mùa Xuân 1975 là không có thật:

- "  'Tết năm nay, đối với Trung Tâm Văn Bút Việt Nam là một cái Tết tha hương, v́ cũng như nhân dân Miền Nam, nhà văn Việt Nam đang sống trong một nhà tù lớn, một chốn ly thân trong thân phận vong thân...' (tạp chí  Nhà Văn, số Xuân Ất Măo, trang 115-   Tài liệu của Nguyễn Tà Cúc) 'Nhà văn Việt Nam đang sống trong một nhà tù lớn', đây là một lời “thậm ngôn” được phát biểu trong một tâm trạng bực bội, bất măn không phản ảnh đúng với thực tế VN trước 1975... "  [Nhật Tiến, Từ Nhóm Bút Việt đến TTVB, Chương VI, trang 184/185 hay https://nhavannhattien.wordpress.com/chuong-v-van-but-voi-doi-song-xa-hoi-chinh-tri/ - Nhật Tiến, nếu tôi không nhầm,  hơi có sơ xuất trong sách về phần này. Theo Mục Lục, phần này lẽ ra phải nằm ở Chương V [như trên mạng], nhưng nếu độc giả dở trang 150, sẽ thấy Nhật Tiến đề nhầm là Chương VI-Tôi phải nói trước để cảnh cáo Nhật Tiến hầu ngăn chận việc ông vu oán cho tôi là đă trích nhầm số chương. Như thế cuốn sách này đă không có Chương V mà lại có tới 2 Chương VI]

            Do đó, chính Thanh Lăng đă vi phạm Hiến chương Văn Bút Quốc tế khi vu khống dân Miền Nam và chính phủ Miền Nam. Đoạn hiến chương này do chính Nhật Tiến ghi ra: "[...] Các hội viên PEN tự cam kết chống lại các tệ nạn như: xuyên tạc ư nghĩa của tự do xuất bản báo chí, cố ư lừa dối, và bóp méo các sự kiện nhằm những mục đích chính trị và cá nhân…" Ông có thể chạy trốn lương tâm nhưng không thể chạy trốn Văn bút Quốc tế. Thế nên, ông không thể viết về lược sử của Trung Tâm VBVN mà bào chữa về sự vi phạm có thể đưa đến sự trục xuất của Trung Tâm VBVN nếu có người tố cáo. Sau 1975, ông kết luận "đây là một lời “thậm ngôn” được phát biểu trong một tâm trạng bực bội, bất măn..."[Nhật Tiến, sđd]

            Không, thưa ông Phó, ông Chủ tịch của ông đă "cố ư lừa dối, và bóp méo các sự kiện nhằm những mục đích chính trị và cá nhân" v́ bao nhiêu nhà văn hay người dân Miền Nam cũng có những "tâm trạng bực bội, bất măn" tương tự vào t́nh cảnh lúc đó nhưng mấy ai dám tuyên bố Miền Nam là "một nhà tù lớn một chốn ly thân, trong thân phận vong thân "[Thanh Lăng]? Nếu không đồng ư với Thanh Lăng  th́ câu hỏi kế tiếp đương nhiên sẽ phải đặt ra, rằng Trung Tâm Văn Bút Việt Nam tổ chức và chủ trương ra sao mà thậm chí một ông Phó ngồi ngay ở Sài g̣n lại không biết ǵ về hoạt động của người Chủ tịch cũng tại ngay Sài g̣n?

            Thế nên, cho tới nay, ông vẫn chưa hề trả lời câu hỏi của tôi "Anh, Phó chủ tịch Nhật Tiến, ở đâu khi Thanh Lăng đại diện cho anh, cho TT VBVN phát biểu như thế?" Vâng, tôi đang nói về "TRƯỚC 1975" để ông không thể sử dụng lối tẩu thoát kiểu "người quân tử ...vẫn đi cửa hậu" qua lối lư luận:  "sau 1975 ở Sài G̣n khét lẹt bầu không khí khủng bố" [Nhật Tiến]. Tôi rất muốn biết ai đă "khủng bố" Phó Chủ tịch Nhật Tiến TRƯỚC 1975 để đến nỗi không thể làm tṛn nhiệm vụ hội viên của Trung tâm Văn Bút Việt Nam và Quốc tế mà ông đă "cam kết" khi không lên tiếng phản đối --chứ chưa nói "chống lại"--Thanh Lăng?

           

            1.2 Bào chữa bằng cách không nhận trách nhiệm một cách ngay thẳng & đổ lỗi cho hoàn cảnh Miền Nam trước 1975

            Để bào chữa cho Thanh Lăng, ông đưa một lư luận rất dễ bị phản đối: "Và tuy là một lời nói hồ đồ, đáng trách nhưng cũng chỉ v́ ư thức về hiểm họa CS khi đó c̣n hời hợt chứ không ai trong các Hội viên Văn Bút v́ thế mà quy tội cho LM.Thanh Lăng là Cộng Sản cả !" NT, Chương V, sđd]

            Có đúng là "ư thức về hiểm họa CS khi đó c̣n hời hợt" không? Có phải chính ông đă "hồ đồ, đáng trách" khi "suy bụng" các chức sắc Văn bút "ra bụng" toàn dân toàn quân Miền Nam không? Hay ông nhân danh ai mà đ̣i đại diện cho "các Hội viên Văn Bút" khác để phát biểu về Thanh Lăng? Ông sử dụng thứ lư luận "ỷ lại" đổ lỗi chung này hơi nhiều, thí dụ như:

 

- [...] Phải hiểu đó là một sự buông thả dễ dăi, một căn bệnh của trí thức miền Nam ở thời kỳ đó. Trong t́nh cảnh miền Nam phải đối đầu với CS, sự can thiệp xin trả tự do cho Vũ Hạnh như thế tất nhiên là sai trái. Và những sai trái kiểu đó cũng đă xẩy ra ở  nhiều nơi, nhiều ngành hẳn đă góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ miền Nam...[Nhật Tiến, Chương VI, sđd]

           

            Và đến bây giờ, chứ không phải những năm trước 1970, ông c̣n có một nhận xét làm người đọc có thể không khỏi sửng sốt: "Mà nói cho ngay, hồi đó Vũ Hạnh cũng chẳng phải là thứ CS thuần thành..." [Nhật Tiến, Chương VI, sđd].  Nhà văn Hồ Trường An sẽ là người chứng minh Vũ Hạnh là "thứ CS thuần thành" trong phần dưới đây.

 

Hoàng Xuân Giang – Phạm Nhuệ Giang – Hoàng Xuân Sơn (tờ báo che mặt)-Trịnh Công Sơn – Hoàng Ngọc Tuấn-

Ngô Vương Toại (người đứng sau HXS là Trần Tiển Tự) ảnh chụp năm 1967 trước Hội Họa Sĩ Trẻ.

(tư liệu của Đinh Cường)

 

           

Ngoài ra, nếu ông đă cố t́nh lôi kéo Quân lực Việt Nam Cộng ḥa vào việc này, tôi cũng xin được mạn phép nhắc rằng nếu không có "ư thức về hiểm họa CS" th́ trước 1975,  đă không có trường Vơ Bị Quốc Gia tại Đà Lạt nơi thanh niên t́nh nguyện nhập ngũ. Hay sinh viên Văn khoa Ngô Vương Toại bị thành đoàn Cộng sản bắn đổ ruột ngay trên sân khấu trong một buổi tŕnh diễn của Trịnh Công Sơn tại Đại học Văn Khoa vào ngày 20 tháng 12. 1967? Hay cuộc sát hại sinh viên Luật khoa Lê Khắc Sinh Nhựt [h́nh như tên anh không phải "Nhật" như vẫn thấy xuất hiện trên báo chí] ngay tại Đại học Luật khoa Sài G̣n vào ngày 28 tháng 6 năm 1971? Anh Sinh Nhựt là thành viên trong Liên danh Lư Bửu Lâm (Chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên Kiến trúc) thắng cuộc bầu cử Ban Đại diện Tổng hội SVSG niên khoá 1970 – 1971 được tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 1971. Hay cuộc thủ tiêu sinh viên Lê Hữu Bôi, Cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên vào năm Mậu Thân, 1968, tại Huế?

 

 

            Sau nữa, ông trả lời sao về việc anh chị em trong giới cầm bút đă ra mặt chống lại nhân sự Cộng sản gài vào giới báo chí hay giáo dục khiến dẫn đến các cuộc khủng bố của Thành đoàn vơ trang Cộng sản nằm vùng tại Sài g̣n? Hai thí dụ điển h́nh:  Thư kư Ṭa soạn Chính Luận Từ Chung bị bắn tử thương ngay trước tư gia và nhà văn Chu Tử bị ám sát hụt tuy Chu Tử không tin ông đă bị người Cộng sản mưu sát [1]. Ông giải thích sự "án binh bất động" trước vấn đề Vũ Hạnh bằng cách đỗ lỗi chung cho "ư thức về hiểm họa CS khi đó c̣n hời hợt" hay sử dụng quyền tự do phát biểu [mà Trung Tâm VBVN chủ trương]. Trừ phi ông không cư ngụ ở Sài g̣n hay đang ở ...trong tù như ông Chủ tịch tuyên bố, tôi có thể hầu như chắc chắn rằng anh em văn nghệ lúc đó dư biết Vũ Hạnh là ai khi căn cứ trên chỉ 3 thí dụ sau đây của 3 nhà văn/nhà thơ thuộc nhiều giới, gồm cả báo chí và giáo dục, nghĩa là những giới mà Thanh Lăng, Phạm Việt Tuyền, Nhật Tiến cũng thuộc vào:

 

 

Ø  Nguyên Sa-Nhà thơ, chủ nhiệm tạp chí Hiện Đại; sáng lập 2 trường trung học tư thục Văn Học và Văn Khôi; giáo sư Triết, Phân khoa Văn Khoa; giáo sư trường trung học Chu Văn An, Văn Lang, Nguyễn Bá Ṭng, Hưng Đạo, Quốc gia Nghĩa tử vv; hội viên [Phó Chủ tịch?] Trung Tâm VBVN và Phó Chủ tịch Tổng hội Giáo giới Việt Nam; tốt nghiệp Khóa 24, Trường Sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức, 1966-Sau 1975, ông cùng nhà văn Trần Tam Tiệp [chủ bút tập san Lư Tưởng, Binh chủng Không Quân] dự thảo một cuộc vận động táo bạo tại Pháp: tái lập Trung Tâm VBVN nhưng đổi tên thành Trung Tâm VBVN Lưu vong. Cùng với sự hợp tác của nhà văn Minh Đức Hoài Trinh [cả ba đều định cư tại Pháp lúc đó], Trung Tâm VBVN tái sinh tại hải ngoại nhờ sự tranh đấu quyết liệt của nhà văn Joseph Brodsky, Đại hội đồng Văn bút Quốc tế, Rio de Janero, 1978.

 

            Trong cuốn Hồi kư xuất bản tại Hoa Kỳ, nhà thơ Nguyên Sa thuật lại cuộc đụng độ giữa Chu Tử với Vũ Hạnh  mà theo ông, dẫn đến cuộc mưu sát của Thành đoàn Cộng sản dành cho Chu Tử. Trước đó, Vũ Hạnh, dưới bút hiệu Cô Phương Thảo, tấn công dữ dội nhà văn Chu Tử điển h́nh bằng một bài viết đê hạ, đăng ngay trên báo Công Lư cũng ở Sài g̣n. Ông thuật lại như sau:

            -"[...] Và đao phủ thủ họ Vũ, họ Lữ hét lên những tiếng hô sắt máu trong một buổi chém treo ngành tàn bạo bội phần. Chém! Chém! Chém! Văn hoá đồi trụy! Chém! Yêu cuồng sống vội! Chém! Chủ nghĩa hiện sinh! Chém!

            Chém! Chém! Chém! Giữa những tiếng hô sắt máu của tờ Tin Văn của bộ ba Lương, Phương, Hạnh, phối kiểm bởi Hoàng Hà, như một bộ phận trong một guồng máy to lớn hơn gồm những tổ chức gọi là nhân dân như Hội thảo, như Ủy ban, như Lực Lượng. Lực Lượng Văn Hoá Dân tộc. Bảo vệ Văn hóa Dân tộc. Phong trào chống Văn hoá Đồi Trụy. Giữa thế thừa thắng xông lên của văn học cách mạng, tiếng nói của Chu Tử được dơng dạc cất lên hăy từ từ, hăy cho tôi nói. Tác giả tiểu thuyết Yêu, dơng dạc nói xin qúy vị nh́n lại cho kỹ. Văn học nghệ thuật Miền Nam không đương nhiên kém, xấu, không phải là đồi trụy như ai kia khẳng định. Tiểu thuyết Yêu không đồi trụy, cũng không hiện sinh, đó chỉ là một chuyện t́nh. Lăng mạn? Có. Nhưng đồi trụy th́ không thể nói như thế được. Dù cho người phê b́nh đứng trên lập trường hiện thực xă hội cũng không thể muốn gọi cuốn sách nào là đồi trụy cuốn sách ấy đương nhiên trở thành đồi trụy. Không phải chỉ có những mối t́nh của giai cấp công nông mới là những mối t́nh đẹp, không phải mối t́nh của những thành phần tiểu tư sản đương nhiên yêu cuồng sống vội, đồi trụy, hiện sinh. Cũng như không phải cứ tác phẩm đề cao giai cấp công nông, ngợi ca căm thù giai cấp, tung hô Vô Sản chuyên chính, giang hồ trường trị đương nhiên là tác phẩm có giá trị và những văn những thơ khác đều là đồ bỏ. Tiếng nói của Chu Tử trong mục Ao Thả Vịt của báo Sống, về cách thế phê b́nh văn học của Vũ Hạnh, con người Vũ Hạnh, gốc gác của nhà phê b́nh xă hội không làm cho Vũ Hạnh vui. Lữ Phương không vui. Nguyễn Ngọc Lương không vui. Hoàng Hà nhận báo cáo của bộ ba Lương, Phương, Hạnh cũng không vui[...] Chu Tử ra khỏi nhà, lên đường đi làm, bị kẻ ám sát bắn gục ngay trước cửa nhà...

            "[...] Về mặt con người, Vũ Hạnh chỉ làm công việc mà anh ta phải làm, là một cán bộ cộng sản hoạt động trong ngành giáo dục và văn nghệ, nhiệm vụ của anh ta là đánh phá, là bôi đen những tác phẩm không đi theo đường lối văn chưong hiện thực như một dọn đường cho cái gọi là "cách mạng". Những chi tiết về Vũ Hạnh vừa bật ra làm Chu Tử đưa tay ngăn tôi lại. Tác giả tiểu thuyết Yêu hỏi tôi:" -Anh nói Vũ Hạnh đă bị bắt về t́nh nghi là cán bộ cộng sån?" Tôi trả lời bạn tôi hồ sơ của Vũ Hạnh nói như thế. Những cơ quan an ninh bắt giữ giáo viên tên Dũng, một cán bộ Cộng sản, muốn tha sau một thời gian giam giữ, cần đến một Hội đoàn trong ngành giáo dục đứng ra đóng vai tṛ bảo lănh. Bạn tôi, giáo sư Nguyễn Hữu Chỉnh và giáo sư Nguyễn Văn Khánh phụ trách công việc này, đưa hồ sơ này cho tôi coi và tham khảo ư kiến. Những thầy giáo hiền hoà chọn lựa từ trước khi đọc hồ sơ. Người ta muốn ḿnh bảo lănh để tha ông thầy giáo này ra th́ ḿnh bảo lănh, dù sao cùng là dân cầm phấn. Tổng Hội Giáo Giới đă đề nghị tha, và nhận bảo lănh giáo viên tên Dũng có bút hiệu là Vũ Hạnh. Rồi tôi quên hẳn chuyện Vũ Hạnh cho tới thời kỳ Đệ nhị Cộng Hoà, thời kỳ hỗn quân hỗn quan, thời kỳ đảo chính chỉnh lư của những năm sáu mươi, tên Vũ Hạnh xuất hiện nhiều, những bài đánh phá văn học nghệ thuật miền Nam của Vũ Hạnh dưới những bút hiệu khác nhiều hơn, đánh thăm ḍ rồi đánh lớn, ngang nhiên, tôi t́m hiểu và khi biết rơ ai là ai, th́ không thấy c̣n đáng quan tâm nữa. Tôi không ghi nhận Chu Tử có đổi thay nào trên diện mạo khi tôi nói, khi tôi tường thuật những sự kiện cũng như khi đưa ra những ư kiến chủ quan [...]

 

            "

Chúng tôi ngồi xuống trên một bậc thềm, anh bạn đưa tôi tờ báo Sống, tôi nh́n tờ báo không cầm lấy, tôi cười, anh bạn cười gượng gạo, anh mở lớn tờ báo, chỉ ngón tay vào muc Ao Thả Vit. Anh nói: -"-Đọc đi!" Toi nói ông Ao Thả Vịt này th́ lại nổ đây, nhưng ḿnh vào đây rồi, nổ hay không nổ cũng vậy thôi. Anh bạn không trả lời tôi, anh chỉ nhắc lại: "-Đọc đi!"  Tôi đọc. Bài Ao Thả Vịt của Chu Tử nổ thật. Quả bom cỡ nặng. Ng̣i nổ của quả bom là chính tôi. Ao Thả Vit nói Vũ Hạnh là một cán bộ Cộng sản đang phung phá văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam. Nhân chứng duος viện dẫn là Nguyên Sa, người đă biết rơ hồ sơ Cộng sán của Vũ Hạnh, Nguyên Sa khẳng định Vũ Hạnh tên thật là Dũng, cán bộ Dũng đă bị an ninh của Đệ Nhất Cộng Hoà bắt giữ, t́nh h́nh chính trị đổi thay, Dũng với tên Vũ Hạnh và nhiều biệt hiệu khác vùng lên tung ra những tác phẩm hiện thực xă hội, căn bản là chủ nghĩa Mác xít Lê nin nít, với chiếc xe chuyên chở duy vật biện chứng, đánh phá những nhà văn không thực hiện tác phẩm theo đường lối hiện thực xă hội. Tôi cảm thấy ngất ngư, thấy người nóng ran, thấy có nhiều mồ hôi trên đầu tóc mới cắt và trên trán trên cổ mồ hôi lẫn với những sợi tóc con. [...] Hai chúng tôi cùng cười. Tôi muốn nói với người bạn đồng ngũ có ḷng tốt: Chu Tử viết ra như thế là đúng..." [Nguyên Sa, Hồi Kư, trang 32-33, 224-225, Nhà xuất bản Đời, Hoa Kỳ 1998]

 

           

Ø  Viên Linh-Nhà thơ/nhà văn/nhà báo: Được coi như tác gia duy nhất đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong hầu hết các tạp chí văn học trước 1975, do đó cũng là người duy nhất có nhiều kiến thức có thể tin tưởng được liên quan đến giới nhà văn hàng đầu và văn sử Miền Nam- Ông từng là kư giả nhật báo Ngôn Luận, 1955,  Tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong, 1956; Thư kư Ṭa soạn các Nhật báo Nhật báo Dân Ta, 1964, Nhật báo Dân Tiến, 1965, Nhật báo Đất Tổ, 1965, Nhật báo Tiền Tuyến, 1966-1972; Thư kư Ṭa soạn các Tuần báo Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, 1967, Màn Ảnh [đổi tên từ Điện Ảnh],  Hồng, 1967-1968, Khởi Hành 1969-1972 Chủ bút Diễn Đàn, 1969, Chủ nhiệm & chủ bút tạp chí Thời Tập 1973-1975.  Sau 1975, ông lập lại Thời Tập [2 lần vào những năm 1978, 1985] và Chủ nhiệm& Chủ bút tạp chí Khởi Hành [Hoa Kỳ- với sự cộng tác của Thư kư Ṭa soạn Nguyễn Tà Cúc]. Ông tham gia Văn bút Việt Nam Hải ngoại trong khỏang gần 10 năm, giữ nhiệm vụ Phó rồi Chủ tịch Trung Tâm VBVN Hải ngoại.

 

"THỨ HAI 13-4

            "[...] Dịp khác, là không thể tới dự buổi nói chuyện của ông Vũ Hạnh; vừa trở lại văn đàn sau gần ba năm mất tự do. Buổi nói chuyện do Văn Bút tổ chức tại thính đường trường Q[uốc] G[ia] Â[m] N[hạc] và K[ịch] [N]ghệ], với đề tài “Nghĩ về một số hiện tượng trong sinh hoạt văn nghệ hiện nay". Tuy không đi dự, tôi đă đọc bài tường thuật trên V[iệt] T[ấn] X[ă], và đang đọc nguyên văn bài nói chuyện đăng làm 2 kỳ trên báo Bách Khoa. Vũ Hạnh, cách đây lối 4 năm, là người tôi đă có dịp nói chuyện mà không được ông trả lời, về một nhận định của ông về Thơ Tự Do (trong tham vọng chung của ông qua những bài nhận định, phê b́nh, muốn đưa ra một thuyết lư cho Văn nghệ Nam V.N. như văn chương phải phục vụ đại đa số quần chúng cần lao, phải đề cao, dân tộc tính).  Bài viết của tôi đăng trên số 27 tờ Nghệ Thuật, nhằm thương xác với ông Vũ Hạnh về câu khẳng định của ông là thơ tự do sở dĩ c̣n sống là nhờ ở ḷng tự ái (của những người khởi xướng) nhiều hơn. Tiếc thay, ông Vũ Hạnh đă để ông Lữ Phương đứng ra viết-bài trả lời thay thế. (Ông Lữ Phương hiện đă ra khu, và được chọn làm Thứ trưởng Thông Tin trong một Chính Phủ do MTGPMN thành lập.)

            "Ông Vũ Hạnh hôm qua lại đăng đàn nhằm đưa ra những nhận định của ông về sinh hoạt văn nghệ miền Nam sau ba năm nghiền ngẫm trong nhà giam. Ông giải thích t́nh trạng văn nghệ miền Nam hiện nay trong một quan điểm quen thuộc ở quá khứ. Chắc chắn như thể trong những năm ông vắng mặt, một diễn đàn trống vẫn chờ đợi ông trở về để tiếp tục thuyết lư./.[ Viên Linh, "Nhật kư Văn nghệ", Khởi Hành Số 50, trang 2, Thứ năm Ngày 23.4.1970]

 

 

Ø  Hồ Trường An,  nhà văn/nhà báo: cộng tác với tạp chí Bách Khoa, Tin Văn, Tiểu Thuyết Tuần San, Minh Tinh; với  nhật báo Tranh Thủ, Tiền Tuyến; tốt nghiệp Khóa 26 (1968) Trường Bộ Binh Sĩ Quan Thủ Đức. Trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị tại hai Chi Khu Trị Tâm và Lái Thiêu tỉnh B́nh Dương 1969-1971, Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn III và Quân Khu 3 cho tới tháng 4/75. Sau 1975, ông nổi tiếng qua các tác phẩm "miệt vườn" Miền Nam và các hồi ức về giới nghệ sĩ tân cổ nhạc; Tổng thư kư Tập san Quê Mẹ, Paris; xuất bản một tập Thơ, hoạt động tích cực nhiều năm trong Trung Tâm VBVN Hải ngoại.

            -"Đă bao lần, Vũ Hạnh và bà Vân Trang giao cho bà Phương Đài công tác đi dụ dỗ nữ nghệ sĩ Kim Cương. Bà Phương Đài đă thành công. Đă bao lần, Vũ Hạnh đem tên cán bộ văn nghệ Ba Thành dụ Thụy Vũ vào mật khu, dụ tôi đào ngũ để theo phe bên kia. Cả hai, Vũ Hạnh và Ba Thành, thất bại. Thụy Vũ lỡ mê tên đại úy “ngụy” có bút hiệu Tô Thùy Yên, c̣n tôi là thứ. ham chơi, làm sao chịu được sự bó buộc cực khổ trong bưng biền cho được.

            "Năm 1967  Vũ Hạnh rủ tôi cộng tác với tạp chí Tin Văn do nhà văn Nguyễn Nguyên (tên thật là Nguyễn Ngọc Lương) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Thật ra tờ tạp chí nầy do tên bộ trưởng bộ Thông Tin Văn Hoá của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Lưu Hữu Phước cùng tên đầu năo ngành tuyên huấn của Mặt Trận là Trần Bạch Đằng (bút hiệu Hưởng Triều) ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu giật dây. Ban biên tập có: Nguyễn Hiến Lê, Vi Huyền Đắc, Nguyễn văn Xuân, Phan Du, Nguyễn Hữu Ba, Thiên Giang, Lê Cao Phan, Lữ Phương, Minh Quân, Vân Trang, Mặc Khải, Biên Hồ, Phan Trần Duyên, Hà Kiều...

            Từ khi tờ Tin Văn ra đời th́ nhà của anh hề cải lương Ngọc Trai ở đối diện nhà Thụy Vũ (gần chợ Vườn Chuối) rộn rịp các văn nghệ sĩ. Hề Ngọc Trai là anh cùng cha khác mẹ với nữ nghệ sĩ Kim Cương, con ông bầu Nguyễn Ngọc Cương và nữ nghệ sĩ hát bội Năm Nhỏ. Th́ ra hề Ngọc Trai cũng là thứ thân Cộng đang tiếp tay em gái ḿnh là Kim Cương, móc nối với Sáu Chiến đang hoạt động ở Cục R. Kim Cương cứ thậm thụt với Vũ Hạnh lui tới nhà Ngọc Trai và thăm viếng ông thân sinh ra tôi luôn. Ông Nguyễn Ngọc Cương là bạn thân của ba tôi nên Ngọc Trai và Kim Cương gọi ba tôi bằng “chú” và xưng “con” ngọt xớt.

            Đùng một cái, tờ Tin Văn bị đóng cửa. Hà Kiều, Ngọc Trai bị bắt. Thiên Giang, Lữ Phương trốn vào mật khu. Bà Vân Trang thu xếp việc nhà xong cũng vào mật khu theo chồng. Vũ Hạnh bị bắt giam và sau đó ít lâu Phương Đài cũng bị bắt. Nhờ chủ tịch Trung tâm Văn bút là Linh mục Thanh Lăng can thiệp nên những văn nghệ sĩ thân Cộng và Cộng sản chính công đều lần lượt được phóng thích. Trong đó phải kể: Vũ Hạnh, Miên Đức Thắng, Phương Đài, Ngọc Sương (chị ruột của thi sĩ Bích Khê). Trước khi nhập ngũ, tôi ưa đến thăm Vũ Hạnh ...[Ngặt một nỗi anh xấu miệng quá. anh chê bai, khích bác những nhà văn không cùng lập trường v́ anh tự cho ḿnh là một chiến sĩ văn nghệ, cần phải chiến đấu cho chủ nghĩa và cho lư tưởng cộng sản[...] And dùng tên con gái anh là Phương Thảo để nạo người khác sát ván. Nạn nhân của anh là nhà thơ Bàng Bá Lân, học giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nhà văn kiêm luật sư Trần Thanh Hiệp...

            "[...] Chị Liên, vợ anh, là một đảng viên Cộng sản có bí danh là chị Ba Hưng, chuyên hoạt động nội thành ở vùng Hoà Hưng [...] Cũng sau ngày 30.4.75, nhờ chỗ quen biết cũ với nhà văn Lữ Phương, Thứ trưởng bộ Thông Tin Văn Hoá của MTGPMN và Vũ Hạnh, tôi vào làm việc tại Thư viện Quốc gia, giữ phần thanh lọc loại sách dịch. Làm việc chung với tôi có: Huỳnh văn Ṭng (giáo sư); Châu Anh, T. Giang Tân (nhà báo); Nguyễn Sĩ Nguyên (dịch giả); Tường Linh (nhà thơ); Minh Quân (nhà văn nữ); Thu Mai (nhà báo). Vũ Hạnh và Lữ Phương thỉnh thoảng lại đó sinh hoạt. Một hôm Trần Bạch Đằng, tên đầu năo chóp bu ngành Tuyên Huấn, cũng tới đó sinh hoạt. Ông ta mặc áo bốn túi như Hoàng Đức Nhă, cách ăn mặc tuy chải chuốt  nhưng rất quê mùa. Hàm răng bịt vàng khiến ông ta trông giống một tên cờ gian bạc lận hay một gă du däng chuyên chém mướn ở miệt Cái Vồn, Cái Răng. Trần Bạch Đằng bảo: "- Những nhà văn, nhà thơ dẫu có muốn viết tốt cho cách mạng nhưng v́ không hiểu rơ đường lối cách mạng, họ đă phạm rất nhiều lỗi lầm. Họ đáng được thưởng ba cái bánh nhưng cũng phải đánh họ ba roi. Như anh Vũ Hạnh đây, hồi ảnh chủ trương tờ Tin Văn với Nguyễn Ngọc Lương, ảnh viết cái lời phi lộ tôi phải sửa ba bốn lần mà cũng chưa xong. Sau hết, chính tôi phải viết lời phi lộ rồi kư tên ảnh cho... nó gọn!" Tội nghiệp cho Vũ Hạnh! Ngày xưa anh viết văn, độc giả thức giả miền Nam trọng vọng anh bao nhiêu th́ giờ đây bọn khỉ rừng xanh hoạnh hoẹ chê bai, mạt sát anh đủ điều. Anh ngồi như phỗng đá tượng sánh, mặt tái ngắt!" [Hồ Trường An, Cơi kư ức trăng xanh, trang 84-86, 88-89, 1991-Viết tại Pháp, xuất bản tại Canada]

 

            Tóm lại, trước hết, về mặt tranh đấu sống c̣n với người Cộng sản, sự im lặng của ông Phó Chủ tịch Nhật Tiến trước lời phát biểu của Chủ tịch Thanh Lăng có khác nào công nhận sự "giải phóng" của họ? Họ đă tuyên truyền láo xược như thế với thế giới v́ sự sống c̣n của cuộc chiến do họ gây ra tùy thuộc một phần lớn vào thủ đoạn tuyên truyền, nay chính một ông Chủ tịch hội Văn Bút quy tụ cả trăm hội viên  đại diện cho văn nghệ sĩ và trí thức cả nước, theo chính lời xác nhận bằng sự im lặng của ông Phó, th́ chúng ta Miền Nam căi làm sao được? Sau nữa, hội viên Vũ Hạnh đă được biết đến như một cán bộ nằm vùng qua ba chứng cớ trên. Không những Vũ Hạnh lợi dụng quyền tự do phát biểu để "chê bai, khích bác những nhà văn không cùng lập trường v́ anh tự cho ḿnh là một chiến sĩ văn nghệ, cần phải chiến đấu cho chủ nghĩa và cho lư tưởng cộng sản" [Hồ Trường An] mà c̣n phỉ báng độc giả của những tác gia này. Đây là một chứng cớ:

-"[...] Nhưng lại có một số lượng đáng kể nam nữ thanh niên từng là độc giả nhiệt thành của Yêu, của Loạn...Trong lớp trẻ ấy có thể nh́n thấy một số sinh viên học sinh Trung học ở Đệ nhị cấp, một số công chức tư chức, những cô bán hàng có thừa thăi ít th́ giờ, và một số nhỏ những cô gái quê trốn nhà lên tỉnh giúp việc trong các gia đ́nh lắm bạc nhiều tiền, hoặc tập tễnh làm me Mỹ me Tây ở các ngơ hẻm. Tất nhiên không kể gái điếm, vũ nữ, bợm hút là những độc giả trung thành của loại sách ấy ..."[Cô Phương Thảo-bút hiệu của Vũ Hạnh, "Chu Tử và tác phẩm: Hiện tượng sách bán chạy của Chu Tử trong năm 1963 có ư nghĩa ǵ?", Tuần báo Công Lư, Năm thứ X, Bộ Mới, số 1, trang 2-Loạt bài này của Vũ Hạnh đăng liên tiếp trong 2 tuần, Số 1, 24/30 Tháng 10. năm1964 đến Số 2, từ 30. 10/5. 11 năm 1964-Tờ Công Lư do Liên Hoa Phùng Thị Bút làm Chủ nhiệm&Chủ bút với Tiểu Dân/Tổng Thư Kư và Nguyễn Sỹ Hồng/Giám đốc Trị sự]]

 

            Như thế, ba ông Thanh Lăng, Phạm Việt Tuyền và Nhật Tiến ở đâu mà không chiếu theo Hiến chương VBQT hầu bênh vực quyền tự do tư tưởng của những phụ nữ kém may mắn thuộc giới "những cô gái quê trốn nhà lên tỉnh giúp [...], hoặc tập tễnh làm me Mỹ me Tây ở các ngơ hẻm [...] gái điếm, vũ nữ..." bị Vũ Hạnh mạt sát?  Mà chỉ nhân danh Hiến chương này để bênh vực Vũ Hạnh một cách ồn ào và hoàn toàn một chiều?!

            Chỉ hai vấn đề nêu trên đủ biểu hiện sự non nớt về chính trị và văn nghệ mà tôi không tin ông Phó chủ tịch đă học được một bài học đích đáng, nhất là  khi c̣n hớn hở lên tiếng bào chữa đến hơn 40 năm sau bằng cách đổ lan trách nhiệm sang người khác rồi tự hào vẫn " Đâu có quá muộn " [https://nhavannhattien.wordpress.com/vai-van-de-xoay-quanh-cuon-tu-nhom-but-viet-den-trung-tam-van-but-vn-1957-1975-cua-nhat-tien/] cho một câu phát biểu quá có lợi cho người Cộng sản của Chủ tịch Thanh Lăng.

 

            Sự không có "ư thức về hiểm họa CS trước 1975" sẽ lại làm cho ông sa lầy vào những lời phát biểu đáng được gọi là "hồ đồ, đáng trách" [mượn lời ông] sau 1975 về việc "ḥa giải dân tộc" khiến cho nhiều nhân sự trong cộng đồng hải ngoại phải lên tiếng trả lời. Tôi rất tiếc sẽ phải kèm những phản ứng này vào phần chú thích [2] để thứ nhất, chứng minh tôi không bịa đặt; thứ hai, để ông tiện "phản bác" với văn hữu, độc giả cùng cộng đồng hải ngoại, chứ không phải với tôi, và cuối cùng thứ ba, tôi sẽ sử dụng sự kiện này vào phần kết thúc.

 

2. Vi phạm luật Bản Quyền khi phổ biến lá thư riêng của độc giả Nguyễn Tà Cúc

            Nhật Tiến chắc chắn đă vi phạm Luật Bản Quyền khi cho phổ biến một lá thư riêng. Những lá thư riêng, gửi đi bằng bất cứ phương tiện nào kể cả  bằng email, dù dài hay ngắn, vẫn được coi là thư riêng và được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Nhưng trên hết thẩy, luật pháp tuy nghiêm ngặt nhưng chưa nghiêm ngặt bằng sự tự trọng khiến người ta không bị chỉ huy bởi một thứ bản năng bị thúc đẩy bởi phản ứng nhất thời. Trong bức thư đó, tôi có nhắc đến danh tính một số người và tuy không xúc phạm họ, vẫn là những tin tức riêng tư. Một người đọc, không theo dơi và trao đổi cùng một vấn đề qua thư riêng, th́ rất dễ hiểu lầm tôi hay người được tôi nhắc đến, trong trường hợp này là nhà văn Ngô Thế Vinh [3].

            Dù vậy, tôi vẫn cho là một sự may mắn. Khi ông phổ biến một lá thư [riêng] để bào chữa cho nhu cầu đuổi theo đ̣i "trả lời" một người đă quyết định tuyệt giao với ḿnh là đă tự chứng tỏ tâm địa để tôi tiện đánh giá. Rồi ra, những nơi đăng bài đó của ông sẽ nhận ra hành động khả nghi của một người tự nhận cầm bút lâu năm đă cư ngụ từ lâu tại một quốc gia có luật pháp rơ ràng. Ông dở toàn điều nhân nghĩa của một thứ luật rừng ḥng bào chữa che đậy cho sự phạm luật của ḿnh. Ông nhân danh một người bạn văn hay một ông Phó Chủ tịch Văn bút Việt Nam để sử dụng một thứ luật rừng như thế? Như tôi sẽ tiếp tục "chất vấn" tiếp đây.

 

3. Phản bác một bức thư riêng?!

            Điều cần hỏi bây giờ là tại sao Nhật Tiến phải xả thân ra "phản bác" một bức thư riêng? Nhất là phải cố t́nh bẻ lá thư ấy sang hướng tạp chí Khởi Hành [và Viên Linh]? Tại sao phải hết sức thúc dục đọc một cuốn sách mà tôi đă báo trước "không quan tâm" [phải chăng để đọc các đoạn chỉ trích 2 người bạn] trong khi dư biết tôi đang cần đối phó với một vấn đề cấp bách hơn? Tôi đă tŕnh bày chi tiết về sự thúc giục ấy với chứng cớ để văn hữu và độc giả có thể hiểu sự bất thường này. Như vậy,  để dễ cho ông suy ngẫm, tôi xin đặt vấn đề ngược lại:

            Ông gửi cuốn sách đến cho tôi nhân danh một bạn văn?

            Hay ông nhân danh Cựu Phó Chủ tịch Văn bút Việt Nam? Nếu thế,  tôi sẽ không đọc mà chỉ cảm ơn v́ tôi đă nói rơ "không quan tâm" trong thư ngày 27.7.

            Hay ông nhân danh một nhà văn hải ngoại từng tuyên bố không có tự do cầm bút ở hải ngoại trong một cuộc phỏng vấn của đạo diễn Trần Văn Thủy vào năm 2003:

                -"Trần Văn Thủy : Ở Mỹ, người cầm bút có đủ tự do để viết tất cả những ǵ ḿnh muốn viết chứ ?

            -"Nhật Tiến: Về đại thể th́ ai cũng cho là như thế, nhưng thu hẹp vào những cộng đồng nhỏ nhoi "th́ vấn đề có khác, nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ...." [Nhật Tiến, Hành tŕnh chữ nghĩa- Tṛ chuyện với Trấn Văn Thủy-"https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-20/"] [2]

 

            Hay ông nhân danh một người có tuổi nhận xét về thế hệ trẻ hơn tại hải ngoại, đa phần là con cháu của người tỵ nạn, rằng họ tiếp tục sự hận thù từ "cha ông" của họ:

            -"Trần Văn Thủy: Nhưng giới trẻ trong cộng đồng th́ phải khác chứ, họ không bị ràng buộc ǵ với "quá  khứ và đa số, tại thời điểm năm 2003 này, nhiều thành phần trẻ không hề biết cuộc chiến ở Việt Nam là cái ǵ.

            -"Nhật Tiến: Đồng ư là như thế, nhưng họ vẫn được dạy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù. "Phong trào tuổi trẻ “Nối bước cha anh” là một ví dụ cụ thể. Kiến thức về Cộng Sản VN đối với họ là kiến thức của những thập niên từ 50 đến 80 do cha ông truyền lại. .." [Nhật Tiến, Tṛ chuyện với Trần Văn Thủy  (Tại tư gia Nhật Tiến ở California ngày 22-1-2003), trích trong Nhật Tiến, Hành Tŕnh Chữ Nghĩa, Chương 20, Nhà xuất bản Huyền Trân, khoảng 2012-Bản trên mạng https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-20/- Cuộc phỏng vấn này cũng xuất hiện trong cuốn Nếu đi hết biển..., Trần Văn Thủy]

            Nếu ông nhân danh một nhà văn từng tuyên bố với người trong nước rằng hải ngoại không có tự do cầm bút, thậm chí "cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ"; hoặc nhận xét một cách thiển cận kiêu căng rằng giới trẻ hải ngoại "được dạy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù" vv và vv th́ chắc chắn tôi đă cho cuốn sách của ông vào- nơi -gió- cát [diễn nôm là xọt rác].

            Sau khi đọc những thí dụ đảo ngược trên, hy vọng ông sẽ hiểu ngay và không nên bào chữa cho một hành động không thể bào chữa được. Chỉ v́ ông nhân danh một người bạn nên tôi mới phải đọc [Chương I] và buộc phải có lời nhận xét TRONG CHỖ RIÊNG TƯ --v́ là người có giáo dục chứ không thuộc loại "bôi mặt đánh nhau" -- KHI TÔI KHÔNG THỂ KHEN NGỢI cuốn sách của một tác giả tôi từng có quen biết.

 

4- Mặc Đỗ và Đại Hội Đồng Văn bút Quốc tế Đông Kinh

             Nhật Tiến vẫn chưa trả lời được các "chất vấn" của nhà văn/dịch giả Mặc Đỗ trên tờ Tin Sách số 39, tháng 9.1965, rằng,  thứ nhất, có phải các anh nhân danh TOÀN THỂ "nhà văn Việt Nam" đi ...du lịch miễn phí; và thứ hai, tại sao các anh không phổ biến tin tức sau khi tham dự các Đại hội đồng Văn bút Quốc tế?

-"Cho tới hôm nay tôi chưa hết khó chịu mỗi khi nghe nói tới PEN, tới những hoạt động của hội viên PEN nhân danh nhà văn Việt- Nam. Chắc chưa ai quên PEN Việt- Nam được h́nh thành như thế nào để kịp dự hội nghị Đông- Kinh. Tôi buồn thấy một số nhà văn chúng ta ít kiêu hănh quá. Giả thử hồi đó họ biết kiêu hănh hơn, từ chối không bán rẻ tên tuổi lấy một chuyến đi, văn chương Việt- Nam sẽ vinh hạnh hơn. Đừng nói nhận là hi sinh, v́ văn chương Việt -Nam không cần ai phải hi sinh hết. Mà hi sinh nỗi ǵ, hồ sơ PEN Đông- Kinh c̣n đó để minh chứng kết quả của sự có mặt của PEN Việt -Nam. Chẳng qua có một số ít người nhân danh đám đông những người cầm bút Việt -Nam để đi du lịch, hoặc nếu có thể, để quảng cáo tên tuổi cho riêng ḿnh, văn chương và nhà văn Việt Nam có lợi ǵ? Từ vụ Đông- Kinh tới nay, bao lần có hội viên PEN đi dự hội nghị ở ngoại quốc, nhất nhất đều nhân danh các nhà văn VN, nhưng thử hỏi họ đi về có ai biết tới, họ đă nhân danh nhà văn VN làm được những ǵ ở hội nghị?..." [Lê Phương Chi,  Mục "Trao đổi kinh nghiệm trên lĩnh vực văn chương" -Tin Sách phỏng vấn nhà văn Mặc Đỗ, Tin Sách Số 39, Trang 25, Tháng 9.1965]

 

            Ông Phó Chủ tịch không hiểu tiếng Việt hay cố t́nh không hiểu câu hỏi của Mặc Đỗ? Đó là hai chất vấn hoàn toàn hữu lư: thứ nhất, Trung Tâm VBVN không có quyền nhân danh toàn thể nhà văn Việt Nam [Miền Nam]; thứ hai, một hội đă nhận trợ cấp của chính phủ-- thậm chí từng phải mượn Ṭa soạn của một nhật báo do chính phủ đó thành lập làm trụ sở tạm để nạp đơn xin lập hội--  hầu đại diện một phần bộ mặt văn hóa của quốc gia phó hội th́ đương nhiên có bổn phận phải cho công chúng biết hoạt động của họ.  

            Nhưng mấu chốt ở đây là lời phát biểu rất sát phạt của Mặc Đỗ về sự thành lập của Trung Tâm VBVN cuộc phó hội để xin gia nhập tại Đại hội đồng VBQT Đông Kinh, 1957:  Nhật  Tiến không có khả năng hiểu nối sự sát phạt này. Nhưng sự khẳng định " Chắc chưa ai quên PEN Việt- Nam được h́nh thành như thế nào để kịp dự hội nghị Đông- Kinh" của Mặc Đỗ lẽ ra phải làm một ông phó Chủ tịch im lặng và nên im lặng rất lâu thay v́ "trả lời" một cách rất tệ hại bằng cách chỉ trích mà không có tài liệu dẫn chứng. Tôi sẽ cố gắng đưa ra lời giải thích của chính tôi sau; nhưng hăy đọc lời tường thuật về một cuộc họp bầu Ban Thường vụ vào năm 1969, nghĩa là 4 năm sau Mặc Đỗ có lời sát phạt đă dẫn:

            - " Thôi âu cũng là duyên tiền định. Bỗng dưng trụ sở của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam lại cắc cớ đặt ngay cạnh chợ cầu ông Lănh, nơi các bạn hàng rau, hàng cá vẫn sinh hoạt hàng ngàу. Bữa Chủ nhật 9-11-69, đúng như giấy mời, Văn Bút đă khai mạc phiên đại hội thường niên [...] Chương tŕnh đề là 9 giờ 30 nhưng các cụ khệnh khạng măi đến 11 giờ 30 mới khai mạc. Chủ Tịch Thanh Lăng mở đầu bằng một bài diễn văn vô cùng văn chương, chữ nghĩa. Gọi là đại hội cho nó hách chứ đếm cả ngày vẫn không quá được hai chục đấng. Quư vị “tai to, mặt nhớn" trong làng không thiếu, cụ Vi Huyền Đắc, cụ Vũ Hoàng Chương, cụ Phạm Việt Tuyền, Nhật Tiến v.v... [...] Bà Xuân Nhă nghĩ ngợi xa xôi sao đó lại dắt theo phu quân Bùi Xuân Uyên. Ông Uyên nói mấy năm nay, bây giờ ông mới đi họp. Ghê thế. Trong mục báo cáo hoạt động của Trung Tâm năm qua, phần tài chánh được thông qua v́ ông Huỳnh Thiên Kim không thể tới dự được v́ lư do gia đ́nh. Tới phần hoạt động, Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền bị các văn hữu chất vấn tơi bời hoa lá về vụ cử phái đoàn đi dự hội nghị Văn Bút Quốc tế tại Pháp. Nào bất công, nào không đàng hoàng. Có người đặt ra tại sao ông Thanh Vân, một thi sĩ ít người biết, mới vào hội mấy tuần, không có tên trong ban chấp hành lại được mũ áo đi Tây v.v... Vấn đề này vẫn c̣n đang giằng co chưa đi đến đâu th́ bỗng dưng hai vị  mần văn hóa Phổ Đức và Hoàng Hương Trang đứng lên xin từ chức, rút lui khỏi ban thường vụ.  Đại hội căi nhau ỏm tỏi về vụ bầu lại ban chấp hành hay chỉ bầu lại những người xin từ chức. Cụ Vũ Hoàng Chương tác giả thơ SayMây nói ông Phạm Việt Tuyền làm Tổng thư kư lâu quá rồi, bây giờ cũng nên rút lui đi kẻo người ta ghét. Ông Tuyền chưa kịp phản ứng, chưa kịp nói câu nào, cụ Vũ Hoàng Chương lại bảo, Suốt mười năm nay ông Phạm Việt Tuyền chăm chỉ lắm, lại được tín nhiệm nữa nên có lẽ chẳng có ai thay ông đâu. Nhà thơ Bàng Bá Lân, phó chủ tịch của hội đứng lên đ̣i từ chức để Đại hội bầu lại. Chủ tịch Thanh Lăng thuyết phục một hồi nên ông không từ chức nữa với điều kiện sẽ đi họp không đều v́ bận việc và dạo này Saigon kịt xe quá. Cuối cùng đâu lại vào đó. Có đại hội cũng như không có đại hội... " [Nguyễn Thiệp, Đại Úy, Pḥng Báo chí, Cục Tâm Lư Chiến-"Thời sự Nghệ Thuật", Khởi Hành Số 30, trang 2-3, Thứ năm Ngày 20.11.1969]

            Nếu bản tường thuật này đúng th́ cho thấy ít nhất có 3 điều bất thường. Thứ nhất, danh sách hội viên, có thể lên tới hàng trăm nhưng hiện diện trong cuộc bầu cử Ban Thường Vụ chưa được tới 20 người. Nếu lấy lư do có hội viên cư ngụ tại những thành phố xa, tại Miền Trung chẳng hạn để giải thích cho sự vắng vẻ này cũng vô lư v́ tôi đếm được khoảng 60 hội viên cư ngụ tại Sài g̣n, Gia Định vv... có tên trong cuốn Niên-giám văn-nghệ-sĩ và hiệp-hội văn-hóa Việt-Nam, 1969-1970. Đó là chưa kể đến những hội viên khác không có tiểu sử trong cuốn niên giám này.

            Thứ hai, cuộc bầu cử này không tuân hành Điều lệ Trung Tâm VBVN khi đă đề cử nhân sự vào Ban Thường Vụ ngay trong buổi họp, nghĩa là phản lại Điều lệ Khoản X, điều a) và c). Theo hai điều ấy  th́ "Hàng năm 4 nhân-viên trong Ban Chấp-Hành theo thứ tự thâm niên sẽ rút lui và sẽ không có quyền tái cử trước thời hạn một năm." và c) "[...]Mỗi người trong Nhóm có quyền đề cử một hay nhiều ứng-cử-viên được người đó ưng thuận, tên của ứng-cử viên được đề cử sẽ được gửi tới Tổng-Thư-kư ít nhất là 7 ngày trước Đại-hội-đồng thường niên. Danh-sách các ứng-cứ-viên sẽ được niêm yết trước ngày Đại-hội 3 ngày và  người trong Nhóm theo danh sách này mà lựa chọn đủ số 4 người vào chỗ khuyết của Ban Chấp-Hành. Nếu số ứng cử viên không đủ th́ Ban Chấp-Hành tuyển cử ủy-viên vào chỗ khuyết." Theo luật này th́ BCH có quyền cử "ủy viên vào chỗ khuyết" nhưng vấn đề ở đây là người được cử vào không muốn nhận, mà khi nhận lại cho BCH biết trước là không đi họp thường xuyên được!

            Thứ ba, vấn đề cử người ra ngoại quốc phó Hội, nghĩa là ...đi du lịch miễn phí nếu người được đề cử không xứng đáng. Quả thật, danh tính người được nhắc đến rất xa lạ với sinh hoạt thơ văn Miền Nam bấy giờ [và sau này]. Không hiểu v́ lẽ ǵ mà nhà thơ/họa sĩ hội viên Hoàng Hương Trang và thi sĩ /hội viên Tú Kếu đă nghiêm khắc chấn chỉnh mấy vị đầu năo Trung Tâm VBVN nhiều lần trước dư luận:

"[...] Song em cũng nhà thơ nhà phú

Cũng thạo nghề một cú hai câu

Cần chi khuếch đại, tô mầu

Mặt người ví đít cô đầu, chán ghê

Thẳng mà nói anh chê em đấy

Chê em rằng em thấy chưa tinh

Chê em chẳng biết phê b́nh

Hoặc là ấm ức chút t́nh dở dang!

Nếu không phải, xin nàng giải thích

Dựa vào đâu công kích văng tê

Sao em biết rơ vấn đề

"Không ra đĩ đực, dở nghề thầy tu ?"

 Theo anh nghĩ, hơi ngu một chút

Chắc có thầy Văn Bút nhà quê

Vô tài chẳng chịu lộn về

Cứ ỳ  ra măi, làm “ê" mặt nàng

Nàng tức khí bèn phang thật mạnh

Bị ngứa rồi hung tánh nổi lên

Khiến cho ông Phạm Vét Tiền

 Сây "Quen ăn cắp" phải điên cái đầu!

[Tú Kếu, "Nữ sĩ, đít cô đầu, râu tu xuất", B́a Khởi Hành Số 46, Thứ năm Ngày 26.3.1970]

 

                Trước khi ông Phó bất b́nh v́ bài thơ đen của Tú Kếu có mấy hỗn danh "Phạm Vét Tiền" hay "Сây Quen ăn cắp", xin ông nhớ lại quyền "tự do phát biểu" mà ông đă dành cho Vũ Hạnh,  người đă xỉ mạ gái quê nghèo v́ chiến tranh phải lên thành phố làm thuê, vũ nữ, gái điếm, me Tây me Mỹ chỉ v́ họ thích đọc Chu Tử. Phần tôi, dĩ nhiên là tôi không hưởng ứng. Tôi chỉ coi nó như một tài liệu để kiểm chứng những tài liệu khác về Phạm Việt Tuyền.

            Ngoài cuộc họp trên, tôi c̣n có một tài liệu nữa về một cuộc họp khác, vào năm 1962. Tại cuộc họp này, tỷ số bầu Ban Thường vụ Trung Tâm VBVN là 10/17, nghĩa là Trung Tâm VBVN có tổng cộng 17 hội viên và Ban Thường vụ được bầu gồm...10 người! Trong cuộc bỏ phiếu lần này, Nhật Tiến và Vũ Hạnh được cử làm đồng-Phó Tổng Thư kư! Đúng là giặc ngồi...bên cạnh nhà ngươi đó!

-" [...]  Nhưng lại dời vào ngày 17 tháng 6 v́ số hội viên có mặt không đủ số : hội viên đến tám mươi, mà số hiện diện chỉ được hai mươi, phải được quá bán mới hợp lệ. Tới đây, có cuộc trao đổi ư kiến khá sôi nổi. Ông quyền chủ tịch xin hội viên hiện diện lưu ư ở chỗ : hội viên có đến tám mươi, nhưng hội viên đóng niên liễm chỉ được có ba mươi lăm người, như thế th́ mười bảy hội viên là đủ số để Đại hội đồng khai mạc. [...] Có ư kiến: sau khi ban Thường vụ mới được cử, nên gởi thơ nhắc lại các hội viên chưa đóng niên liễm, cho họ hay nếu quá một tháng không được lời phúc đáp, tức là họ mặc nhiên xin ra hội. Ư kiến này được đa số tán thành và hai mươi hôi viên ra về, để tuấn sau, đến có mười bảy.

            Và kết quả cuộc bầu cử ban Thường vụ nhiệm ḱ 1962-63 như sau :

Chủ tịch : Thanh - Lăng Đinh - Xuân - Nguyên / Phó chủ tịch : Vi Huyền Đắc, Nghiêm- Xuân-Viet/ Tổng thư kí : Pham-Việt-Tuyền/ Phó tổng thư kí : Bùi Nhật Tiến, Vũ- Hạnh Nguyễn Đức-Düng..." [Nguiễn Ngu Í, Mục "Sinh Hoạt", Bách Khoa Số 133, Ngày 15.7.1962] [4]

               

                Ông giải thích ra sao về số hội viên ít ỏi này? Có nhắc đến những lần họp chỉ có khoảng trên dưới 20 hội viên tham dự, nhất là khi tự nhận đă viết biên bản của nhiều cuộc họp? Trí nhớ của ông kém hay là một thứ trí nhớ có chọn lựa nên sẽ có giải thích được tại sao Trung Tâm VBVN ngang nhiên phá Điều lệ khi chính ông "liệt kê" [chữ của ông] như sau: "Việc đổi tên này là do Chủ tịch Thanh Lăng thực hiện  trong nhiệm kỳ thay thế Chủ tịch Vũ Hoàng Chương v́ đau yếu nên nhường lại." [Chương III, (Phần phản bác nhà thơ Du Tử Lê-Chú thích của NTC), sđd]. Hóa ra cái chức Chủ tịch một Trung Tâm Văn bút có thể "nhường" cho bất cứ ai hay sao? Và tại sao lại nhường cho Thanh Lăng mà không nhường cho ai khác?! Thế nên khi tôi nói ngay từ đầu cuốn sách của ông là một cuốn sách "vô giá trị" trên phương diện tài liệu là tôi không nghiêm khắc lắm đâu. Nếu muốn, chỉ một chi tiết này đủ để khai triển về các cuộc bầu cử Ban Thường vụ, danh sách hội viên đích thực, phần vụ của nhân sự thuộc Ban Thường Vụ, thời gian mỗi thành viên của Ban Thường vụ nằm giữ các chức vụ vv... những câu hỏi mà ai cũng có quyền hỏi và t́m giải đáp.

            Sở dĩ tôi đă nhận xét cuốn sách về Nhóm Bút Việt và TT VBVN của Nhật Tiến là "vô giá trị" v́ vô t́nh hay cố ư, tác giả chỉ nói đến những thành tích tốt đẹp mà không hề nhắc tới những vấn đề gay go, từ nội bộ cho đến chính trị, đă gây nhiều phản ứng bất thuận lợi, ngay trước 1975 từ nhiều hội viên, những hội viên có uy tín như Thư kư Ṭa soạn Trần Phong Giao vv...Sự kiện này lại cho thấy Nhật Tiến không thể lu loa, đưa số hàng một trăm, hàng hai trăm hội viên vv để đe dọa những ai không cùng quan điểm với ông: Trên thực tế, qua nhiều chứng liệu khác nhau, Trung Tâm VBVN chỉ được lănh đạo bằng vài hội viên suốt thời gian sống c̣n của nó với khoảng trên dưới 20-30 hội viên thực sự hoạt động với Trung Tâm khiến mối liên hệ của vài người lănh đạo này, qua chính quyền Miền Nam hay qua người Cộng sản, đă khiến việc ghi lại lược sử của Trung Tâm này càng trở thành khó khăn hơn.

            Bởi thế, tôi nhắc đến những chi tiết đó, không để chê bôi, mà để cảnh cáo. Thứ nhất, những vấn đề trên là những vấn đề có thể dùng để đánh giá một hội đoàn. Thứ hai, đó cũng có thể dùng làm một lư do giải thích tại sao Thanh Lăng và Phạm Việt Tuyền tự ngồi trong nhà tù do chính các ông lập ra nên không theo nổi các biến cố trong nước và ngoại quốc. Trong nước th́ các ông túm tụm vào một ṿng tṛn rất nhỏ, nhận bổng lộc triều đ́nh, xênh xang áo măo, tự tung tự tác chọn người cho đi ngoại quốc phó Hội, lại ngang nhiên mạo cáo người khác. Đến khi nước mất nhà tan th́ các ông Thanh Lăng, Phạm Việt Tuyền mềm nắn rắn buông, biến Văn Bút Việt Nam thành Văn bút Giải phóng! [Nhật Tiến, sđd, trang 193- https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/]

            Đó mới chỉ là một vấn đề tương đối đơn giản thôi. Tôi chưa cần bàn đến  Đại Hội Đồng Văn bút Quốc tế Đông Kinh vội. Sau hết, về vấn đề Mặc Đỗ: Nhật Tiến, khi được cho tài liệu, không đề nguồn tờ Tin Sách! Phải chăng ông không muốn độc giả biết bạn-của-Mặc-Đỗ [chính là ...tôi] đă chuyển cho ông bản sao b́a tờ Tin Sách và các trang liên quan đến Văn Bút [trang 25-28]? Vâng, sử dụng tài liệu của một người để tấn công bạn người ấy th́ cũng hơi lỗ măng đấy. Nhưng có một độc giả ở Hà Nội nếu đọc đến đây chắc chắn phải cười dài: Đó là tài liệu của anh ấy gửi tặng để giúp tôi nghiên cứu về Mặc Đỗ.

 

5-Vấn đề Thanh Lăng và Phạm Việt Tuyền

            Hai vấn đề mà Viên Linh đă nêu ra là sự im lặng của cả Thanh Lăng lẫn Phạm Việt Tuyền sau 1975 và ảnh hưởng của Cộng sản trong tổ chức VBVN. Ngoài Thanh Lăng, nếu tôi muốn nghiên cứu về Phạm Việt Tuyền và những hoạt động khác của vị Tổng Thư kư kiêm sáng lập viên khá lâu đời của TT VBVN, chắc cũng không khó khăn ǵ. Quá khứ của Phạm Việt Tuyền sẽ bắt kịp với ông ta khi sau 1975, Trần Kim Tuyến định cư tại Anh quốc và Phạm Việt Tuyền được ra khỏi nước để sang Pháp vào khoảng đầu hay giữa thập niên 1980. Ông sẽ tham dự Trung tâm Âu châu--nơi vẫn c̣n nhân chứng-- thuộc Trung Tâm VB VN Hải ngoại và người nghiên cứu sẽ có một cơ hội để xét đoán ông một cách công bằng. Nhưng đó là chuyện sau này, bây giờ hăy xét về chức chủ nhiệm nhật báo Tự Do, tờ báo khởi đầu nghi vấn về sợi dây thừng cột Nhóm Bút Việt [và TT VBVN?] với "ông trùm Mật Vụ" Trần Kim Tuyến qua người Tổng Thư kư mà Nhật Tiến ca ngợi hết lời này.

 

            5.1 Thanh Lăng

            Thanh Lăng đă không dừng ở câu tuyên bố Miền Nam là một nhà tù. Trong một cuộc tiếp xúc với một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ sang viếng thăm Việt Nam Cộng Ḥa vào tháng 2.1975, Thanh Lăng c̣n kết án chính phủ VNCH và Hoa Kỳ một cách nghiêm trọng hơn. Vào khoảng 10 giờ sáng, ngày 27 tháng 2, 1975, ông bầy tỏ quan điểm với họ rằng  Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ "đă hợp tác với chính phủ Việt Nam Cộng ḥa để ngụy tạo những sự kiện mà họ viện chứng rằng đó chính là những sinh hoạt của Cộng sản hầu tạo dựng một bầu không khí bất an nhắm tạo cảm tưởng Miền Nam vừa cần thêm viện trợ vừa có lư do để nhà cầm quyền đàn áp giới đối lập." [5]

            Luận điệu "Miền Nam không cần viện trợ thêm, chính phủ VNCH ngụy chứng để dễ đàn áp" vv thượng dẫn có xuất xứ từ đâu? Có phải từ người Cộng sản không?  Thanh Lăng đưa ra phán xét cực kỳ nguy hiểm cho Miền Nam khi sắp sửa mất [nếu tôi đọc đúng ngày giờ của buổi trao đổi này], khi bị cắt viện trợ vũ khí, quân đội Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n hỏa lực pḥng không để yểm trợ bộ binh vv... trong khi xe tăng Trung Hoa, súng đạn Nga Xô gia tăng vv th́ có phải Thanh Lăng là Cộng sản nằm vùng không? Hay là một kẻ hoạt đầu chính trị? Nhật Tiến sẽ phải cố gắng rất nhiều hơn nữa nếu muốn giải đáp sự bí ẩn này, cũng như để phê b́nh Mặc Đỗ. Tôi chỉ nói lên một sự thật: Xuất thân là một nhà giáo, Nhật Tiến không từng nắm giữ một chức vụ cao cấp nào trong chính quyền lại không có những thành tích văn nghệ văn hóa như Mặc Đỗ; ông cũng không phải là một người nghiên cứu tài hoa và tiên phong đang dấn lần vào chính trị như Thanh Lăng.

            Bởi thế, lối giải thích kiểu đổ lỗi chung chung cho Miền Nam thời đó chỉ thiệt hại thêm cho Thanh Lăng mà không giúp phác họa được một trong những chân dung trí thức [Công giáo] nổi tiếng nhưng có lẽ bí ẩn nhất của Miền Nam. Ông qua đời rất lặng lẽ và hơi bất ngờ vào năm 1988, nghĩa là c̣n quá trẻ so với một sự nghiệp đáng lẽ đang chờ đợi nếu Miền Nam không mất, chỉ một tháng sau viết lời sám hối về việc Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận. Tôi dùng chữ "bí ẩn" v́, tuy sự nghiệp của nhà văn học sử Thanh Lăng vẫn tồn tại qua nhiều công tŕnh nghiên cứu đặc sắc về văn học Việt Nam, h́nh ảnh Thanh Lăng với một số người Miền Nam vẫn là một ông linh mục luôn đeo kính mát đen, thừa chải chuốt, dư th́ giờ xuống đường tham dự các buổi biểu t́nh như "Kư giả đi ăn mày" hay sẵn sàng tuyên bố những câu nẩy lửa chẳng dính dáng ǵ đến Phong Hóa, Phan Khôi vv, những đề tài ông giảng dậy tại Đại học Văn khoa. Bởi thế, ngoài tác phẩm nghiên cứu, rất khó t́m được bất cứ tài liệu nào về cuộc đời giảng dậy hay hoạt động của ông đi xa hơn vài tấm ảnh hay những mẩu viết lẻ tẻ.  

            Thanh Lăng đại diện cho hai h́nh tượng tương phản. Một là phía tĩnh của nhà văn sử học Miền Nam, người sớm khám phá sự quyến rũ và giá trị vô song của phương pháp nghiên cứu dựa trên văn bản đến nỗi trở thành, có lẽ, nhà sưu tập văn bản đầu tiên của Miền Nam sẵn sàng bỏ tiền bỏ công lùng sách báo hiếm chỉ để nghiên cứu. Một kia là phía động của ông Chủ tịch Trung Tâm Văn bút Việt Nam, xem ra rất say mê "ánh đèn sân khấu" chính trị nhưng có nhiệt huyết, dù có khi, nhầm chỗ. Có thể nói, ông cũng khá cô độc, không thuộc hẳn một nhóm nào tuy rất muốn trở thành nhà văn. Trong một cuộc phỏng vấn do tạp chí Nhà Văn thực hiện vào đầu năm 1975, ông chỉ nhận tên Thanh Lăng nhưng không nhận tên thật Đinh Xuân Nguyên, tâm sự đang viết một tiểu thuyết  [bản thảo có tên Vũng lầy về lịch sử 50 năm qua].  Để có một chân dung Thanh Lăng phản ảnh được nhiều mặt đó, sẽ đ̣i hỏi một sự giải thích cặn kẽ, phối hợp nhiều chi tiết từ tiểu sử ṭng học tại ngoại quốc tới những chấn động chiến tranh đă đẩy ông tiến tới một thứ utopia trong đó người Cộng sản không hề ghê sợ như đồn đại.  

            Nhưng sẽ không có sự giải thích nào lại bắt đầu được từ sự từ chối hay bào chữa cho phần đời rất nhỏ, rất đáng tiếc-- mà tại đó, Thanh Lăng đă vu cáo chính phủ Việt Nam Cộng ḥa cùng làm thiệt hại cho Miền Nam-- như Nhật Tiến đă làm và đă thất bại. Cảm tưởng của tôi là ông không đủ sức hiểu Mặc Đỗ và Viên Linh đă đành, những người có nhận xét về Trung Tâm VBVN nhưng càng không đủ sức hiểu Thanh Lăng, người cùng Hội. Và đó mới chính là điều đáng tiếc nhất. Cho Thanh Lăng, người viết về Phan Khôi đầu tiên nhưng không học được bài học Phan Khôi.

 

            5.2. Phạm Việt Tuyền và "Trùm Mật vụ" Trần Kim Tuyến: Từ Nhật báo Tự Do đến Nhóm Bút Việt

            Như mọi người đă biết, nhật báo Tự Do do Mặc Đỗ và nhóm Quan Điểm thành lập. Ông từng giữ chức Đổng lư văn pḥng Bộ Thông Tin. Chính ông kư nghị định cho phép nhật báo Tự Do ra đời. Trong một cuộc phỏng vấn do tôi thực hiện, ông đă nói rơ về hoàn cảnh xuất hiện và kết thúc của tờ báo này như sau:

            -“Nghị định cho phép Tự Do chính tôi kư [...] tôi tập hợp ban chủ trương, suốt thời kỳ Tự Do hoạt động, mọi sự việc hoàn toàn do chúng tôi. Khởi đầu trào di cư có một số là chuyên viên báo, để bày một nơi làm việc cho những anh em đó, đồng thời dựng lên tiếng nói của người di cư và đề cao lư tưởng tự do dân chủ, tôi bàn với [Vũ Khắc] Khoan (hồi đó cùng ở bộ Thông tin) nên cho ra một tờ báo. Tôi đứng ra mời anh Tam Lang v́ ảnh to đầu nhất trong đám nhà báo di cư và rất đứng đắn. Có giấy phép rồi phải lo t́m vốn. May sao có tổ chức quốc tế International Rescue Committee (IRC) đại diện tới SG là ông Joseph Buttinger sẵn sàng tài trợ cho tờ báo. Nếu chúng tôi không biết rơ về gốc gác và chủ trương của IRC th́ nhất định không t́m và nhận tài trợ và đă không có tờ Tự Do, hoàn toàn không có chuyện chính phủ [Ngô Đ́nh] Diệm can dự. Tuyệt đối chính quyền Việt Nam không bỏ ra một xu nào. Từ phút đầu tôi nghĩ ra, bàn với Khoan đồng ư cho tới ngày cuối cùng của tờ báo tuyệt đối không một ảnh hưởng nào từ bất kỳ đâu tới đường lối hoạt động của tờ Tự Do[... ] mỗi ngày tôi viết một bài ngắn in ở góc trái cuối trang nhất [tức là mục Quan Điểm, Lập Trường] , viết xong ghé ṭa báo nộp anh Tam Lang rồi đi lo công viêc; ít khi tôi ngồi lâu ở ṭa báo trừ một thời kỳ trưa nào tôi cũng phải đến để gợi ư cho họa sĩ Phạm Tăng vẽ tranh ngạo [hí họa] chính trị mỗi ngày (họa sĩ này ít gần chính trị nhưng vẽ được).  Tờ báo thành công rực rỡ đồng thời với chính quyền quốc gia di xuống Hải pḥng rồi rút lui hẳn khỏi miền Bắc. Có một số nhân viên Thông tin Bắc việt muốn nhẩy vào ban chủ trương Tự Do nhưng không được [...] Lâu ngày, tôi không nhớ rơ bao lâu sau, tôi hay tin chính quyền họ Ngô đang muốn nắm giữ tờ báo. Tôi bàn với Khoan nếu muốn gỡ thế kẹt sau đó sẽ khó chi bằng chấm dứt hoạt động để mặc họ sau đó ra báo khác hăy tiếp tục. Quyết định bỏ Tự Do tôi bàn với Khoan, Đinh Hùng rồi hỏi ư anh Tam Lang, anh đồng ư tiến hành. Bỏ Tự Do có nghĩa là bỏ lại hết những sở hữu, sở đắc của ṭa báo. (Một thời gian ngắn sau đó báo được tái bản với một chủ nhiệm, không có ban chủ trương, và một ban biên tập chọn lọc.)  Đến khi Tự Do lọt vào tay điều khiển của Trần Kim Tuyến th́ khác…”  [Mặc Đỗ trả lời phỏng vấn của Nguyễn Tà Cúc "Văn học Miền Nam, báo Tự Do, nhóm Quan Điểm và Văn học Hải ngoại", Khởi Hành, http://damau.org/archives/32050]

 

 

 

Mặc Đỗ sáng lập nhật báo Tự Do [khoảng cuối 1954-đầu 1956]với Tam Lang, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng [Tài liệu của Nguyễn Tà Cúc]

 

 

            Mặc Đỗ không nhắc đến Phạm Việt Tuyền, dĩ nhiên, v́ Phạm Việt Tuyền không cùng vai vế với ông, mà chỉ nhắc đến Trần Kim Tuyến, người "điều khiển" tờ Tự Do sau khi nhóm này biết trước và buông bỏ để khỏi bị chính quyền lợi dụng. Ngoài việc đoạt tên một tờ báo, Phạm Việt Tuyền đă a ṭng để lấy nguyên cả kiểu chữ "Tự Do" do nhóm Mặc Đỗ tŕnh bày làm của ḿnh hầu lường gạt độc giả. Sự sang đoạt ấy được ngụy danh rất khéo léo, đến nỗi 60 năm sau vẫn có nhiều người nhầm. Giáo sư Lê Xuân Khoa, trong một bài viết mới đây về Như Phong Lê Văn Tiến, một nhân viên nhưng có tên trong nhóm chủ trương tờ Tự Do/Mặc Đỗ, đă viết về một cuộc "bàn giao" không hề có thực. Nhưng cũng nhờ bài viết của Lê Xuân Khoa, tôi có thể kiểm chứng nguồn tin của Mặc Đỗ hầu xác định vai tṛ của Tổng Thư Kư Phạm Việt Tuyền /Nhóm Bút Việt qua vai tṛ chủ nhiệm Tự Do với mối liên lạc với Trần Kim Tuyến:

            -"Tôi gặp anh Như Phong lần đầu tiên là vào khoảng cuối năm 1956 khi t́nh cờ có mặt trong một buổi chuẩn bị bàn giao tờ báo Tự Do từ nhóm Tam Lang, Mặc Đỗ, Như Phong (khi đó Như Phong đang làm Thư kư ṭa soạn) chuyển sang cho Phạm Việt Tuyền làm Chủ nhiệm. Anh Như Phong sẽ ở lại với chức vụ Tổng Thư kư Ṭa soạn [...]Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do là do vai tṛ đặc biệt của Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống (thực chất là Cơ quan T́nh báoTrung ương, hay đơn giản là Sở Mật Vụ.) Anh Tuyền là bạn học cũ rất thân với BS Tuyến v́ cả hai đều là Công giáo gốc từ Phát Diệm, nhờ đó anh được đưa vào Phủ Tổng thống làm Tham vụ Chuyên môn và được tài trợ làm tờ tuần báo Tân Kỷ Nguyên. Năm 1956, khi nhật báo Tự Do có quan điểm chỉ trích chính quyền và đă có ba người bị bắt là Mặc Thu, Hiếu Chân (Nguyễn Hoạt) và Phạm Tăng th́ BS Tuyến, vốn quen biết với nhiều trí thức độc lập và đảng phái quốc gia, đă dàn xếp vụ án chính trị này. Kết quả là ba nhà báo Tự Do được thả, Phạm Việt Tuyền làm Chủ nhiệm và Như Phong Tổng Thư kư Ṭa soạn [...] Khoảng giữa 1957, do trung gian của BS Trần Kim Tuyến và Phạm Việt Tuyền, Cố vấn chính trị Ngô Đ́nh Nhu đă có những cuộc thảo luận với Giáo sư Nguyễn Đăng Thục về một sách lược vận dụng truyền thống văn hóa Á châu để liên kết các nước trong khu vực chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản [...] Kết quả cuộc thảo luận Ngô Đ́nh Nhu-Nguyễn Đăng Thục năm 1957 là sự ra đời của Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á châu (gọi tắt là Hội Văn Hóa Á Châu) do GS Nguyễn Đăng Thục làm Chủ tịch và tôi làm Tổng Thư kư [...] Sở dĩ chuyện Hội VHAC được nhắc đến ở đây là v́ anh Như Phong cũng có liên quan trong những ngày đầu thành lập hội. V́ được Như Phong thuyết phục về tầm nh́n và sứ mệnh của nhật báo Tự Do, Phạm Việt Tuyền đă nói với anh về dự án thành lập Hội VHAC,và Như Phong đă góp ư với Phạm Việt Tuyền và Trần Kim Tuyến về chiến lược văn hóa..." [Lê Xuân Khoa, "Như Phong- Một Trí Thức Yêu Nước",  Ngày 21. 8. 2016

http://www.diendantheky.net/2016/08/le-xuan-khoa-nhu-phong-mot-tri-thuc-yeu.html]

 

 

 

Nhật báo Tự Do, Xuân 1959  [từ nhóm Mặc Đỗ, sau khi họ bỏ đi nhưng trên thực tế, báo của họ vẫn chưa đóng cửa v́ chưa có nghị định, theo lời Mặc Đỗ] do Trần Kim Tuyến  giao cho Phạm Việt Tuyền. Hai chữ " Tự Do" lấy thẳng từ kiểu chữ nhật báo Tự Do của nhóm Mặc Đỗ nhắm không cho độc giả của tờ báo này biết đă có một sự "sang tay"

 

            Bài viết thượng dẫn của Lê Xuân Khoa có mấy điểm đáng lưu ư chỉ cần bỏ qua vài lầm lẫn của một người không trong cuộc. Những lầm lẫn đó là: Thứ nhất việc "nhật báo Tự Do có quan điểm chỉ trích chính quyền và đă đă có ba người bị bắt là Mặc Thu, Hiếu Chân (Nguyễn Hoạt) và Phạm Tăng" [Lê Xuân Khoa, sđd] vào năm 1956  không thể xẩy ra được v́ đă là báo của chính quyền dựng nên th́ đời nào dám "chỉ trích chính quyền"?! Tôi c̣n có bản sao nguyên cuốn báo Người Việt Tự Do, Xuân Đinh dậu 1957 do Mặc Thu chủ trương với bài tựa ca ngợi và đăng ảnh Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm với chú thích "Nụ cười quyết thắng của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm".

 

            Thứ hai, Lê Xuân Khoa đă thuật lại về  một cuộc "bàn giao" chỉ có trong tưởng tượng: Sở dĩ Như Phong có mặt trong cuộc sang tay có một không hai trong văn sử Miền Nam này v́ ông là người duy nhất đồng ư hợp tác với Phạm Việt Tuyền sau khi Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Đinh Hùng và Tam Lang đồng ư bỏ tờ Tự Do. Nhưng lấy công tâm mà nói th́ chắc Như Phong cũng không biết khi ông chỉ được mướn vào làm nhân viên của cả hai thời Tự Do. Nhưng có một điều chắc chắn: đó là một tờ nhật báo quá thành công v́ chủ trương quy tụ tác gia hai miền Nam Bắc [Số Xuân 1955 có bài Hồ Hữu Tường] để vừa chứng minh tinh thần đoàn kết vừa giới thiệu được các tác gia xuất thân từ Miền Bắc di cư. Chính sự thành công vượt mức này đă khiến chính phủ đương thời nḥm ngó khiến dẫn đến sự buông bỏ của Nhóm Quan Điểm-Mặc Đỗ. Tờ báo này c̣n thành công đến nỗi sau khi chính người sáng lập nó [Mặc Đỗ] đă tŕnh bày lai lịch, vẫn c̣n nhiều kẻ [mà tiểu sử quá tầm thường] cố t́nh tạo một huyền thoại với họ là nhân vật chính.

            Chính v́ thế, tôi c̣n có thể suy luận rằng, nếu đúng như sự nghi ngờ của Mặc Đỗ, đă không bao giờ có nghị định đóng cửa tờ Tự Do để phải có một nghị định khác tái sinh nó. Nghĩa là chủ nhiệm Phạm Việt Tuyền càng thừa biết ông đă tham dự vào một vụ sang đoạt tài sản và tài sản trí tuệ của một nhóm nhà văn khác. Nhưng như đă nhận xét, phần đầu của sợi dây thừng Trần Kim Tuyến-Phạm Việt Tuyền đă được Lê Xuân Khoa xác định quá rơ không chỉ riêng qua nhật báo Tự Do mà c̣n qua tờ tuần báo Tân kỷ nguyên được Phủ Tổng thống tài trợ. Sợi dây ấy dẫn tới đâu? Có thể đă tới thẳng Nhóm Bút Việt.

            Chính Nhật Tiến ghi lại trong Chương 1 rằng địa chỉ trụ sở trong đơn xin phép hoạt động của Nhóm Bút Việt chính là ṭa soạn báo Tự Do-Trần Kim Tuyến & Phạm Việt Tuyền:

            -"Ngày 21 tháng 10 năm 1957 Nhóm được cấp giấy phép hoạt động ở trụ sở số 25 Vơ Tánh Sài G̣n (đây chỉ là địa chỉ mượn của báo Tự Do để làm giấy tờ mà thôi), do 3 vị đứng tên là Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển và Nguyễn Hoạt  và do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Hữu Châu kư trên Nghị Định số 111-BNV-/NA/P5 có nội dung chính như sau 'Nhóm Bút Việt, danh hiệu quốc tế P.E.N Việt Nam, trụ sở đặt tại số 25 đường Vơ Tánh Sài G̣n, được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam đúng với bản Điều Lệ của Hội đă được duyệt y (đính theo Nghị định này) và trong phạm vi của Dụ số 10 ngày 6-8-50 ấn định quy chế các Hiệp Hội.'" [Nhật Tiến, sđd]

           

            Như vậy, có khác nào Nhật Tiến kết án Đỗ Đức Thu, Vương Hồng Sển và Nguyễn Hoạt man trá với chính quyền khi mở ngoặc để giải thích rằng họ chỉ mượn "địa chỉ của báo Tự Do để làm giấy tờ mà thôi"?! Trên thực tế, ông  đă tự tiện một cách rất vô ư thức khi thêm một câu giải thích [" (đây chỉ là địa chỉ mượn của báo Tự Do để làm giấy tờ mà thôi)"] vào bản "Điều lệ Nhóm Bút Việt" v́ nguyên bản khi nộp đơn không hề có câu đó. Bản Điều lệ 1957 được đăng lại trong Niên -Giám Văn -Nghệ-Sĩ và Hiệp-Hội Văn -Hóa Việt-Nam, trang 720 với một chú thích số (2) cuối trang như sau: "Trụ sở đă rời tới số 157 đường Phan Đ́nh Phùng Saigon" chỉ v́ cuốn Niên giám này được xuất bản vào năm 1970.

             Kế đó, ông ghi lại trong Chương I, nhóm Bút Việt được "Cơ quan Văn hóa Á Châu nhận lời yểm trợ" và trong chương IV, c̣n báo cho độc giả biết về Phạm Việt Tuyền rằng:

            -"Vào tháng 10-1961, trong vai tṛ Chủ nhiệm nhật báo Tự Do, ông đă cho mở trên báo này một trang Văn học Nghệ thuật lấy tên là  'Tác giả, tác phẩm và công chúng' nhằm phổ biến những bài giới thiệu tác phẩm mới tới người đọc và hỗ trợ phong trào thưởng thức và phê b́nh sách do Trung Tâm Văn Bút chủ trương..."[Nhật Tiến, sđd].

 

            Tới đây th́ h́nh ảnh sợi dây thừng đó, theo tôi, có thể được h́nh dung như sau qua tin tức cùa Mặc Đỗ, Lê Xuân Khoa và Nhật Tiến về sự liên lạc đặc biệt giữa Trần Kim Tuyến và Phạm Việt Tuyền, người giữ chức Tổng Thư kư TT VBVN từ 1961 tới 1975, nghĩa là khoảng trên dưới 15 năm, một thời gian rất khó hiểu so với Điều Lệ có quy định những điều kiện về việc bầu cử hầu ngăn ngừa một hội viên độc quyền nắm giữ  một chức vụ:

-Ông Trùm Mật vụ Trần Kim Tuyến chỉ định Phạm Việt Tuyền vào nắm chức chủ nhiệm Nhật báo Tự Do, sang đoạt tờ báo từ một nhóm cầm bút trí thức kư giả di cư từ Miền Bắc sáng lập và điều hành được đại chúng ưa chuộng.

-Nhóm Bút Việt được thành lập và tham dự Đại hội đồng Văn bút Quốc tế Đông Kinh, 1957. Trụ sở mới đầu đặt ở Ṭa soạn báo Tự Do. Phạm Việt Tuyền là một trong những người sáng lập

-Ngân quỹ của Nhóm Bút Việt do Cơ quan Văn hóa Á Châu tài trợ. Cơ quan Văn hóa Á Châu do Chính phủ cho phép thành lập sau cuộc bàn thảo giữa cố vấn Ngô Đ́nh Nhu và Giáo sư Nguyễn Đăng Thục.

-Từ năm 1961, nhật báo Tự Do cho đăng mục "Tác giả, tác phẩm và công chúng" nhắm hỗ trợ sinh hoạt văn nghệ của TT VBVN.

-Cũng từ năm 1961, Phạm Việt Tuyền liên tiếp nắm chức Tổng Thư kư của Trung Tâm VBVN và liên tiếp ra ngoại quốc tham dự Đại hội Đồng Văn bút Quốc tế.

            Sự lập tâm sang đoạt nhật báo Tự Do rồi sử dụng nó như một chân đứng để có trụ sở thành lập Nhóm Bút Việt [hầu mau chóng được cấp giấp phép hoạt động cho kịp cuộc phó Hội tại Đông Kinh?] và nhận tài trợ ngay từ chính phủ đă lập nó rất đáng làm chúng ta suy nghĩ.

           

6-Trung Tâm Văn Bút Việt Nam sau 1975

           

            Có 2 điều chứng tỏ Thanh Lăng, Phạm Việt Tuyền lẽ ra không nên gia nhập Văn bút Việt Nam và Quốc tế. VBQT lập ra để làm ǵ? Để bảo vệ quyền tự do phát biểu, đó là sứ mạng quan trọng nhất của các Trung Tâm Văn bút. VBQT có nhiều ủy ban, nhưng Ủy ban Văn nghệ sĩ-Bị cầm tù vẫn là một ủy ban được quan tâm nhiều nhất. Chính Thanh Lăng đại diện cho Trung Tâm VBVN phản đối nhiều lần về sự đàn áp của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa tới VBQT. Nhưng khi có thử thách thực sự, khi phải đối đầu với bạo quyền Cộng sản, họ đă làm ǵ?

            Thứ nhất, họ làm một cái lỗi rất lớn là không cầu cứu với Văn bút Quốc tế vào những ngày cuối của VNCH như các nhà văn Hungary đă làm [6]. Từng là Trưởng Ủy ban Văn nghệ sĩ-Bị cầm tù và nghiên cứu về lịch sử tranh đấu của VBQT qua Ủy Ban này, tôi có thể hầu như bảo đảm một điều: lời kêu cứu ấy sẽ lập tức được chú ư. Dĩ nhiên, không ai đoán trước được kết quả thế nào nhưng VBQT chắc chắn không bỏ rơi một Trung Tâm hội viên. Chính v́ được mục kích lịch sử tranh đấu đó, được thấy một chiếc ghế trống biểu trưng  cho sự vắng mặt của văn nghệ sĩ bị cầm tù trong mỗi phiên họp Đại Hội Đồng VBQT mà sau 1975, Nguyên Sa nẩy ra ư định phục hoạt Trung Tâm VBVN, thành công trong việc chuyển nó thành Lưu Vong v́ VBQT phải thực hành Hiến chương của họ, không thể phó mặc số phận một Trung Tâm hội viên vào bàn tay bạo quyền. Nhật Tiến có thể không biết nhưng  Phạm Việt Tuyền và Thanh Lăng thường xuyên tham dự Đại hội Đồng VBQT không thể không biết, như Nguyên Sa đă biết và lợi dụng dụng được bài học Hungary.

            Thứ hai, họ dùng "triện son" của Trung Tâm VBVN để "chứng nhận" [chữ của Nhật Tiến]..."Văn bút Giải phóng"! Thật là hạp ư người Chủ tịch Thanh Lăng: cách đó chỉ mới chưa đầy 3 tháng, ông vừa tuyên bố "Trung Tâm Văn Bút VN, nhân dân Miền Nam, nhà văn Miền Nam đang sống trong một nhà tù lớn" th́ nay đă được "giải phóng" có triện son chứng nhận đàng hoàng!

 

            6.1 Một bài học bị bỏ lỡ: Vô t́nh hay cố ư?

            Lúc đó, 1957 là một năm thử thách của Văn Bút Quốc Tế. Hungary vừa bị Hồng quân Liên xô chiếm đóng. Kể từ đó trở đi, Trung Tâm Văn bút Hungary án binh bất động v́ bị đàn áp, không báo cáo cho Văn bút Quốc Tế biết về thực trạng các nhà văn đang bị bỏ tù hay đàn áp mặc dù trước đó, Tổng thư kư Gaza Képés đă gửi lời cầu cứu tới cộng đồng quốc tế vào những phút giây cuối cùng của quốc gia này. Một nhóm nhà văn Hungary trốn thoát, tố cáo sự bất lực đó với VBQT. Paul Tabori [Pál Tábori, 1908 Budapest-1974 London] một kư giả/dịch giả/nhà viết phân cảnh cho phim ảnh người Hungary lưu vong, mở một cuộc vận động cho văn nghệ sĩ bị cầm tù trên toàn thế giới và thành công trong việc buộc Trung Tâm Hungary phải lănh trách nhiệm nhiều hơn nữa đối với hội viên trong bất cứ điều kiện nào. Trung Tâm Hungary bị án treo rồi sau khi hứa sẽ cố gắng, được trở lại Văn Bút Quốc tế hai năm sau. Nhà văn Václav Havel thuật lại cuộc bỏ phiếu gay go tại Đại hội đồng Văn bút Quốc tế Đông kinh lần thứ 29 vào năm 1957 giữa hai phe Đông Tây nhắm quyết định số mệnh Trung Tâm Hungary [Václav Havel , Literature and Tolerance: Views from Prague , 1994].

            Nhóm Bút Việt lên đường tham dự, chính thức xin gia nhập Văn bút Quốc tế tại Đông Kinh, vào tháng 9. 1957. Phạm Việt Tuyền là một trong phái đoàn gồm 5 người được cử đi.  Nhưng Trung Tâm VBVN không hề biết họ đang tiến vào tâm băo thời thế của cuộc Chiến tranh Lạnh. Trước đó một năm, vào tháng 11. 1956, Chủ tịch Văn bút Quốc tế André Chamson, đồng thời cũng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Trung Tâm Văn bút Pháp, gửi một điện thư khẩn cấp tới Ban Điều hành một cuộc hội nghị của tổ chức UNESCO tại New Delhi báo động về sự cầu cứu khẩn cấp của Trung Tâm Văn bút Hungary [7]. Ông cho biết đă được các Trung Tâm khác đồng ư cứu giúp Trung Tâm này. Ông nhân danh hàng ngàn nhà văn trên thế giới yêu cầu UNESCO dùng mọi cách, kể cả các phương tiện từ Liên Hiệp Quốc, rồi hứa sẽ hợp tác với UNESCO để thành lập những hội nhà văn có tính cách quốc tế trong nỗ lực đó.

             Bản báo cáo [tiếng Pháp] của Văn bút Quốc tế cho năm 1957 không những ghi lại chương tŕnh hội nghị tại Đông Kinh mà c̣n thêm một chi tiết rằng, vào tháng 3.1957, một số nhà văn Hungary tỵ nạn dùng trụ sở VBQT Glebe House và đă có một cuộc họp trong 3 ngày để lập Hội Những Nhà văn Hungary Hải ngoại, trụ sở sẽ đặt tại London. Theo lời Nguyên Sa, chính Hội này là một thứ tiền thân của Trung Tâm VBVN Lưu vong.

            6.2 Sự im lặng của Thanh Lăng sau 1975

            Về sự im lặng, không lên tiếng cho anh em văn nghệ sĩ, của Thanh Lăng sau 1975, Nhật Tiến có một sự giải thích khá là ...đi cửa hậu, đại khái như Hội đă bị giải tán, ai cũng bị cầm tù, bắt bớ, người ra đi yên lành không có quyền đặt dấu hỏi lôi thôi vv và vv. Sự giải thích ấy đương nhiên là đúng. Cho tất cả mọi người. Người ra đi và người ở lại. Trừ ông Chủ tịch Thanh Lăng. V́ ông đă tiếp tục tích cực can dự vào sinh hoạt văn nghệ chính trị sau 1975 qua vụ Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận th́ không có lư do ǵ ông không thể phát biểu về TT VBVN.

            Nhưng quan trọng nhất vẫn là một lời xin lỗi của Thanh Lăng vể việc Đức Giám mục [sau này được phong Hồng Y] Nguyễn Văn Thuận có thể dùng để giải nghĩa hay bù đắp được việc ông im lặng trước cảnh tù đày bắt bớ của chính hội viên thuộc hội của ông nhưng vẫn tham dự vào những hoạt động rất khó hiểu sau 1975 không? Lấy lư do Văn bút Việt Nam "bị giải tán" để im lặng là một điều vô lư. Tôi rất được muốn biết ai đă "giải tán" Trung tâm Văn bút Việt Nam: "sau 1975, TT Văn Bút đă bị giải tán, LM. Thanh Lăng đâu c̣n tư cách Chủ tịch..." [Nhật Tiến, sđd] Tại sao tôi hỏi câu hỏi đó dù biết thừa câu trả lời: Trên nguyên tắc, Trung tâm Văn bút Việt Nam vẫn c̣n hiện diện tại Văn bút Quốc tế cho tới khi người Việt tỵ nạn xin được thay thế tổ chức này bằng Trung Tâm Văn bút Việt Nam Lưu vong, 1978. Thêm một điều nữa có thể làm ông Phó Nhật Tiến kinh ngạc: Văn bút Quốc tế không dung thứ lư do "tṛn trịa" đó không phải một lần mà tới hai lần, nhất là lần thứ hai  khi Trung Tâm Hungary trở nên bất lực sau khi quốc gia của họ bị Liên Xô chiếm đóng.

            Tuy thế, trong lá thư riêng ấy, một cách không chi tiết, cuối cùng, tôi đă tỏ ḷng thông cảm cho Thanh Lăng khi nêu vụ Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận. Tôi là người từng giao cho Nhật Tiến mấy tài liệu quan trọng kể cả tài liệu về lời tuyên bố của Thanh Lăng để nay ông tùy tiện bào chữa. Tôi cũng đă giao tài liệu Tin Sách cho ông để nay ông thừa cơ chỉ trích Mặc Đỗ, một người bạn rất thân với tôi. Đó là chưa kể tài liệu về giải thưởng của chính ông trước 1975 khi cần để chứng minh với người khác. Hay tài liệu từ Tạp chí Nhà Văn vv... [Lẽ ra ông cần phải nghiêm chỉnh và lương thiện hơn khi muốn đối thoại sau khi đă vay mượn tài liệu của tôi.] Nghĩa là tôi không thiếu tài liệu đến nỗi phải "dẫn dắt người đọc đi tới ư nghĩ rằng LM. Thanh Lăng đă làm nhiều điều xằng bậy ở Văn Bút" như Nhật Tiến suy diễn. 

            Trái lại, tôi đă đặt vấn đề một cách công khai và chính thức về câu tuyên bố "xằng bậy" và bây giờ, vài sự "xằng bậy" khác của Thanh Lăng. Nhật Tiến sẽ không bao giờ có độc quyền giải thích lời vu khống đó. Bất cứ người dân Miền Nam nào đă sinh sống trong khỏang 1954-1975, c̣n sinh sống tại Miền Nam hay tại xứ sở tự do này hoặc bất cứ ở đâu, tại bất cứ thời điểm nào, tin rằng họ đă bị Chủ tịch Thanh Lăng  vu khống sẽ được hưởng quyền phản bác và quyền không đồng ư với ông.

 

            6.3  Văn bút...Giải phóng?

 

            Thứ hai, dù nhân danh lư do nào chăng nữa th́ ông cũng không nên bào chữa cho việc "chứng nhận"...Văn bút Giải phóng dù chỉ trên văn bản như chính ông  thuật lại như sau ở Chương VI:

-"Thế là tôi hí hoáy thảo một cái giấy chứng nhận và giao cho Cụ Hinh đánh máy, như sau :

GIẤY CHỨNG NHẬN

Nay chứng nhận : ---- là:   Hội viên của Hội Văn Bút Giải Phóng [...] Làm tại Sài G̣n ngày 1-5-1975 [...] trên ảnh có đóng triện son đỏ chói." [Nhật Tiến, sđd, trang 193- https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/]

 

           

            Như thế lẽ ra, cuốn sách này phải có tên "Từ Nhóm Bút Việt&Trung Tâm VBVN tới Hội Văn bút  Giải phóng" với triện son của Trung Tâm Văn bút Việt Nam "chứng nhận" mới chính xác v́ nếu tôi không nhầm, có tới hơn 1 người được thành hội viên của Trung Tâm lạ đời này! Nói ra đây không phải để chê trách ǵ nhau, nhưng chỉ để cho thấy, Thanh Lăng và Phạm Việt Tuyền đă đi ngược lại rất nhiều thứ từ Điều Lệ cho đến  Hiến chương Văn bút và, bởi thế, dĩ nhiên, gây ra rất nhiều vấn đề mà Nhật Tiến có muôn cũng không thể nào giải th1ihc cho xuôi được. Cũng may c̣n có Nguyên Sa và Trần Tam Tiệp và rất nhiều hội viên khác đă chứng tỏ được bản lănh của người Việt/Miền Nam sau 1975 và người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.

 

7-Tổng kết

            Như đă tŕnh bày từ đầu, đối với tôi, phản bác Nhật Tiến --một người quá nghèo nàn về tài liệu lại xem ra rất dễ bị kích thích bởi những cảm xúc không kềm chế được qua cách viết nóng nẩy-- là một chuyện dễ dàng, nhưng phản bác một người mà tôi biết rơ đă thua kém tôi quá sức về kiến thức chuyên môn và khả năng lư luận th́ không quân tử chút nào.

            Do đó, ông chớ nên làm tôi xấu hổ một lần nữa bằng cách vu cho là đă "phản bác" qua một lá thư riêng mà tôi chỉ mới phát biểu vài cảm tưởng sơ khởi. V́ ông không biết chút nào về nghệ thuật phản bác. Khác với lối lập luận nhược liệt và tinh thần ỷ lại của ông, linh hồn của nghệ thuật phản bác cư trú ở ngôi nhà tài liệu phải do chính tác giả xây dựng. Bằng những tài liệu thu thập và suy nghiệm cùng kiểm chứng trong nhiều năm, linh hồn ấy chứng tỏ bản lănh của nó trước hết bằng sự không-vọng động để khỏi bị chi phối bởi những nguồn tin xem ra thiếu chính xác, thậm chí vu khoát; sau nữa bằng sự chủ động đi t́m sự thực trên cuộc hành tŕnh riêng hầu tránh đuổi theo loại huyễn tưởng, thứ huyễn tưởng gây ra bởi tâm trí nặng ám chướng của t́nh cảm yêu ghét nhất thời khiến ng̣i bút hóa đậm màu hư đản.

            Nói một cách khác, ngôi nhà ấy cũng có thể ví như một con người, phía mặt là tài liệu và phía sau là cách giải đáp. Nếu ráp lại mà không vừa, con người ấy trở nên dị h́nh dị tướng. Đó là cách "trả lời" của Nhật Tiến. Đó là cách viết cuốn sách này của Nhật Tiến. Người đọc chỉ cần đọc Chương đầu và Chương cuối là biết ngay vị trí cuốn sách này ở đâu ngay thời này, đừng mong ǵ đến mai sau.

            Tôi vẫn quan niệm rằng tôi có thể bất đồng ư kiến với các bạn tôi, nhưng chúng tôi chọn làm việc chung cho một mục đích chung. Tôi sẵn sàng cho tôi một cơ hội để t́m hiểu và phân tích về những nhà văn cần trong lănh vực nghiên cứu [8]. Tôi chủ trương anh chị em nếu làm việc chung với nhau được về bất cứ việc ǵ, hăy hợp tác với nhau. Không ai có thể đồng ư với ai hoàn toàn. Ngày nào không thể dung thứ được nhau nữa th́ quay đi.

            Đúng thế, quay đi,  hà cớ ǵ phải sử dụng tới những thủ đoạn tầm thường như thế, thưa ông Nhật Tiến? V́ có nhân danh bất cứ điều cao cả nào th́ phổ biến thư riêng, hay lấy [nhiều] tài liệu của người khác rồi lẳng lặng sử dụng ngay tài liệu ấy vào việc chỉ trích bạn của người ta, hoặc xuất kỳ bất ư "bôi mặt đánh nhau" th́ cũng vẫn là một thứ thủ đoạn. 

            Như đă nói trên, tôi coi như chấm dứt vấn đề về lá thư riêng của tôi đă bị Nhật Tiến phổ biến  sau khi phải làm sáng tỏ một sự vu khoát liên quan đến tạp chí Khởi Hành. Tôi sẳn sàng cho tất cả những người tôi nhắc tới đấy quyền phản bác và tôi sẽ rất tri ân nếu được nhận lời chỉ bảo về những sai lầm, nếu có.- [NTC]

 

CHÚ THÍCH

 

1- Độc giả có thể đọc ư kiến của Chu Tử về vụ mưu sát ông trong cuốn Chu Tử Không Hận Thù, Nhật báo Sống tŕnh bày và xuất bản, 188 trang, 1966, Sàig̣n- Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, khoảng 1980.  

Nhật báo Sống đă ghi lại một cách chi tiết biến cố này qua nhiều phần trong một Mục lục đầy đủ, như sau: Chu Tử: Không Hận Thù: I- Chu Tử trước mũi súng sát nhân II. Trong  phẫn nộ thương yêu của công luận. III- Những suy nghiệm sinh tử của bản thân [tự truyện do Chu Tử viết về cảm nhận và suy ngẫm trong và sau khi bị mưu sát. IV-Trước ng̣i bút thân ái của các văn hữu. V- Chu Tử và anh em Sống. VI- Phản ứng chung của báo giới trong và ngoài nước; và VII- Chu Tử với H́nh ảnh liên quan đến vụ mưu sát.

Đằng khác, độc giả cũng có thể t́m đọc một tài liệu bằng tiếng Anh [dịch từ tiếng Việt] một bản Báo cáo về "Dự thảo chương tŕnh Ám  sát và Khủng bố tại Sài g̣n" do VNCH tịch thu được. Phần cuối của tài liệu này, xác nhận Chu Tử đă bị CS mưu sát, hiện lưu trữ tại The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University.  Tài liệu nói trên đề ngày 10.5.1967 và  23.5.1967-- được chính phủ Hoa Kỳ bạch hóa và lưu giữ một phóng ảnh vào ngày 25.11. 2008 -- trong đó có ghi tên Huỳnh Văn Long, người đặc công Việt Cộng nhận nhiệm vụ hạ sát kư giả Từ Chung và Chu Tử.  Huỳnh Văn Long đă được tưởng thưởng huân chương thành tích đệ tam đẳng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam- [http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=F034600991054]

Tuy thế, cũng không có cách nào chứng minh được tài liệu này là chính xác.

2-Về phản ứng của một số nhân sự trong cộng đồng hải ngoại liên quan đến cuộc phỏng vấn của Trần Văn Thủy với Nhật Tiến, độc giả có thể xem vài đoạn trích dẫn tiêu biểu kèm đây. Bài phỏng vấn đó đă được đăng trong cuốn Nếu đi hết biển...,  2004, Hoa Kỳ , do nhà văn Hoàng Khởi Phong xuất bản, nhưng thuộc chương tŕnh nghiên cứu về cộng đồng người Việt hải ngoại  do William Joiner Center/UMB  chủ trương qua “Chương Tŕnh Nghiên Cứu thuộc "University of Massachusetts tại Boston”.  Trần Văn Thuỷ, nhà đạo diễn phim ảnh xuất thân từ chế độ Cộng Sản tại Miền Bắc, là nghiên cứu viên năm thứ ba- năm cuối của chương tŕnh nghiên cứu này. Nhà văn Miền Nam Nhật Tiến tỵ nạn sang Hoa Kỳ bằng đường biển và định cư tại đây. Những tác gia phát biểu dưới đây đều xuất thân tại Miền Nam và hiện tỵ nạn tại Hoa Kỳ.

Ø  TRẦN NGHI HOÀNG, Đọc Nếu Đi Hết Biển... của Trần Văn Thủy-Những nhịp cầu tre- Không nối được hai bờ của một đại dương *BÀI BA- NHẬT TIẾN: Vẫn Chim hót trong lồng

 

            -"Nhật Tiến nói: "Điều bất hạnh cho dân tộc ta là những người đă hy sinh trong cuộc chiến vừa qua đều đă mang nhận thức ḿnh đă hy sinh cho chính nghĩa. Chống Mỹ xâm lược là chính nghĩa mà bộ đội đă theo đuổi. Bảo vệ miền Nam tự do là chính nghĩa mà những chiến sĩ VNCH sẵn sàng đổ máu. Sự hy sinh của cả hai phía đều mang một ư nghĩa chính đáng, nhưng rút cục thực chất của cuộc chiến chỉ là một sự tương tàn khủng khiếp mà thủ phạm là những kẻ lănh đạo đă cam tâm làm con bài cho ngoại bang ở cả hai phía."

            -"Trần Văn Thủy: Với anh, tôi không ngại luận bàn những vấn đề chính trị tuy đă cũ nhưng cảm nhận của tôi có đôi chỗ khác anh. Nếu những người bộ đội, những người lính tham gia chiến tranh mà tới nay vẫn thực sự ư thức là họ hy sinh cho chính nghĩa, th́ quả là điều đáng mừng. Nhưng tôi nghĩ, đối diện với cuộc sống hiện nay, tâm trạng thực trong cuộc đời thực, số đông không hoàn toàn là như thế. C̣n những người đă nằm xuống, tức là những người đă hy sinh như anh nói, chúng ta chẳng thể biết chính xác là họ nghĩ ǵ khi xung trận. Lại nói về những người cầm quyền bên này hay bên kia. Theo chỗ tôi hiểu không phải ai ai cũng có ư thức cam tâm làm con bài cho ngoại bang. Trong số họ, cũng không ít người có đầu óc dân tộc, tinh thần dân tộc..." (NĐHB, trang 69)

            Nhật Tiến đưa ra hai mẫu số: Miền Bắc chống Mỹ xâm lược; miền Nam bảo vệ tự do. Ngay ở trong hai mẫu số đă có một sự mâu thuẫn khôi hài bất khả lư giải! Miền Nam bảo vệ tự do, NT từng sống ở miền Nam từ bao nhiêu năm trước tháng Tư 1975, Nhật Tiến có thể xác minh được là miền Nam có tự do hay không nên người lính Cộng Ḥa mới cần phải bảo vệ. Và nhất là người Mỹ có xâm lăng miền Nam hay không mà miền Bắc lại cần phải đưa quân vào để chống? Rơ ràng là Nhật Tiến đă đem cái "chủ trương thật" của miền Nam, làm vế đối với chiêu bài tuyên truyền để tiến quân của Việt Cộng miền Bắc! [...] Trần Văn Thủy không trả lời ǵ hết với Nhật Tiến. Tuy nhiên, "ḥa giải, ḥa hợp" không chưa hết, mục đích, chỉ tiêu công tác của Trần Văn Thủy được triệt để thi hành. Trái banh lại được Trần Văn Thủy tung ra, và Nhật Tiến lại lần nữa đá… tung vào lưới chính ḿnh:

            -" Trần Văn Thủy: Rơ ràng ḥa hợp, ḥa giải là cần, là "sinh lộ" cho dân tộc ta như anh nói, nhưng tôi không nghĩ nó là thần dược chữa bách bệnh như mất dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công như anh hy vọng đâu. Nhưng trên tiến tŕnh ḥa hợp ḥa giải đó, anh nghĩ sao về những khuynh hướng cực đoan trong cộng đồng VN ở hải ngoại đại để như những chủ trương không du lịch Việt Nam, không gửi tiền về trợ giúp thân nhân cũng như các công tác từ thiện ở VN, không tiêu thụ những sản phẩm từ trong nước, và cả việc tẩy chay, gây rối khi những ca sĩ từ trong nước qua đây tŕnh diễn?

            -" Nhật Tiến: Tôi cảm thông tâm trạng của những người c̣n duy tŕ những chủ trương cứng rắn đó, nhưng con đường cưú nước của họ chỉ là một thứ đường ṃn vô dụng không đem lại một lợi ích nào cho dân tộc nếu không muốn nói là lại c̣n làm cản trở bước tiến của dân tộc. . . ." (NĐHB, trang 72)

            Trần Văn Thủy giả vờ nhắc sơ về món thuốc "ḥa hợp, ḥa giải" chưa chắc đă trị được các chứng "mất dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công". Nhưng Trần Văn Thủy lại tránh không đào sâu vào những căn bệnh này. Trần Văn Thủy lại lái câu hỏi qua một hướng khác cho Nhật Tiến trả lời: Những khuynh hướng "chống Cộng" cực đoan trong cộng đồng VN ở hải ngoại!!! Cái dở là Nhật Tiến đă không biết hỏi lại Trần Văn Thủy về cái khuynh hướng "tối cực đoan" của chủ nghĩa Cộng Sản: Nhân dân Việt Nam trong nước hiện bị chia làm hai "loại" chính: Đảng viên và không Đảng viên. Rồi sau đó là cán bộ nồng cốt và không nồng cốt; rồi th́ bao nhiêu thứ khác. Như vậy có là cực đoan hay không? Tôn giáo bị kiểm soát, những người trí thức phát biểu cho dân chủ, cho tự do và cho quyền sống bị quản chế, cầm tù. Quyền tự do ngôn luận báo chí chưa có. Những tệ nạn mà Trần Văn Thủy đưa ra như "mất dân chủ, (thực ra, đă có dân chủ bao giờ đâu mà nói là mất!!!) nghèo nàn, chậm tiến, tham nhũng, bất công. Như vậy là có cực đoan hay không? Sự cực đoan bảo vệ "ngôi vị và quyền lực tập đoàn". Nếu tôi bảo rằng những người Việt tị nạn hải ngoại sở dĩ có "cực đoan" trong vấn đề chống Cộng, là v́ họ đang chống những tệ nạn, những thối nát, hư hoại, băng ră v.v..(chính Trần Văn Thủy có nêu ra và tôi, Trần Nghi Hoàng có bổ sung thêm bên trên) mà Đảng Việt Cộng và Nhà Nước đă tạo ra và đang cật lực giữ ǵn bảo vệ th́ Trần Văn Thủy sẽ trả lời sao? Tất nhiên là Trần Văn Thủy lại tránh né không trả lời ǵ hết!!! Biết là Trần Văn Thủy sẽ tránh né không trả lời, tôi vẫn thích Nhật Tiến phải nên hỏi..." [Diễn đàn Gió-O, Ngày 25. 5. 2004, http://www.gio-o.com/trannghihoangnhattien.html]

 

Ø  ĐẠI-ĐƯƠNG, Có tử tế không? - Tự do Ngôn luận ( Phê b́nh về cuốn Nếu Đi Hết Biển... của Đạo Diễn Trần Văn Thủy và các nhà văn lớn đă từng vựợt biển t́m Tự Do)

 

            "Khi được hỏi ở Mỹ người cầm bút có đủ tự do để viết tất cả những  ǵ ḿnh muốn viết chứ th́ Nhật Tiến đáp "Cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ", Tr 75.  Tại sao Nhật Tiến lại dùng ngôn ngữ hằn học đối với những người bất đồng tư duy? Chẳng lẽ, mọi người phải suy nghĩ y chang như thông điệp, phán truyền của Nhật Tiến th́ đầu óc mới khỏi đông đá. Người Việt hải ngoại sao chưa cám ơn trời đất v́ từ nay đă có Nhật Tiến suy nghĩ  dùm cho mọi chuyện?[...]  Hoàng Khởi Phong trả lời Trần Văn Thủy "Ở hải ngoại th́ không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, th́ hà cớ ǵ phải vừa viết vừa cảnh giác đề pḥng cộng đồng biểu t́nh chống đối". Tr 126. Hầu hết những nhân vật góp phần chính yếu trong Nếu Đi Hết Biển...  đều cố t́nh đánh đồng chủ trương và hành động trấn áp tự do ngôn luận của Cộng sản Việt Nam với người Việt hải ngoại. Sự so sánh này quá khập khễnh khiến người ta liên tưởng đến những mưu đồ thiếu-tử-tế của những  kẻ chỉ v́ quyền lợi tủn mủn của bản thân [...] Người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại biểu t́nh, ra tuyên ngôn,  tuyên cáo, vận động hành lang Quốc Hội nhằm đ̣i lại quyền tự do ngôn luận cho mọi người Việt Nam, nhất là đồng bào quốc nội. Họ liền bị chụp mũ "chống cộng cực đoan".[...]  Mỗi người đều có hoàn cảnh và phương tiện riêng biệt để đấu tranh  cho quyền tự do ngôn luận miễn không vi phạm luật pháp tại quốc gia sở tại. Người sống tử tế không bao giờ sợ bị chỉ trích, hoặc phát khùng khi chẳng thuyết phục được kẻ khác. Biết chấp nhận dị biệt may ra mới trở thành người tử tế. Ngược lại, dễ biến thành tồi tệ." [Tạp Chi' Người Dân @ www.nguoidan.net, Ngày 17.8. 2004- https://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture.vietnamese/nz2HSLMjO6U."

Ø  ĐINH TỪ THỨC, Chuyện đi, về – Đọc Nếu đi hết biển...

            "Tuy nhận ḿnh là người xuất thân từ miền Nam trước đây, nhà văn Nhật Tiến muốn thoát khỏi vị trí bên này hay bên kia, đứng trên b́nh diện dân tộc để nh́n lại cuộc chiến. Và từ vị trí này, ông cho rằng: “con đường ḥa hợp ḥa giải dân tộc là sinh lộ duy nhất để đem quê hương ra khỏi t́nh trạng mất tự do dân chủ, nghèo nàn, chậm tiến và tràn lan tệ nạn tham nhũng và bất công như hiện nay”. Ông Nhật Tiến đă có can đảm, đề cập tới một đề tài cấm kỵ (ta-bu), điều mà nhiều người thường tránh, v́ sợ bị hiểu lầm. Tại sao “ḥa giải” vốn là chuyện tốt đẹp đă trở thành đề tài cấm kỵ? V́ không phải một ḿnh ông Nhật Tiến cổ vơ ḥa giải. Cộng Sản Việt Nam cũng đă làm điều này, khiến tiếng nói của ông Nhật Tiến như một tiếng vang từ Hà Nội. Do đó, dễ bị hiểu lầm. Tất nhiên, một nhà văn chỉ sử dụng ngôn ngữ để diễn tả ư nghĩa thực của nó. Nhưng với Cộng Sản, ngôn ngữ là một thứ cạm bẫy dùng để lừa lọc. Nhà văn nói “một tháng” để chỉ 30 ngày. Nhưng trong ngôn ngữ của Cộng Sản, “một tháng” có thể là trên dưới 10 năm, như trong vụ Cải Tạo. Ông Nhật Tiến đă coi ḥa hợp ḥa giải như một phương thuốc chữa bách bệnh. Có thể ông kỳ vọng hơi nhiều, nhưng đó là chuyện khác. Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao phải ḥa giải dân tộc? Dân tộc ta có chia rẽ, có thù hận nhau tới mức phải coi ḥa giải là điều kiện tiên quyết để giải quyết mọi vấn đề hay không? [...]

            Rồi đến cuộc chiến Quốc Cộng, chính nhà văn Nhật Tiến cho rằng lănh đạo của cả hai miền đều là tay sai ngoại bang. Vậy nếu ông Nhật Tiến đúng, chính những tay sai này là vai chánh trong cuộc tương tàn ba mươi năm, người dân hai miền chỉ là nạn nhân, đâu phải họ giết nhau v́ hận thù. Cái gốc của hận thù không bắt nguồn từ dân, bởi đó, đặt vấn đề ḥa giải dân tộc, là sai. Muốn giải quyết vấn đề hận thù, phải truy tận gốc. Nó bắt nguồn từ hai guồng máy cai trị tại Bắc và Nam. Chính quyền miền Nam đă tan biến từ năm 1975. Chỉ c̣n lại chính quyền miền Bắc hiện đang cai trị cả nước. Đây chính là nguồn gốc c̣n lại của hận thù. Nguyên do của hận thù là bất công. Cá nhân hay tập thể tạo bất công, là gây bất ḥa, đưa tới hận thù. Trên lư thuyết, Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện đang nắm quyền cai trị phải chịu trách nhiệm về những bất công do ḿnh gây ra từ 60 năm qua. Nhưng trên thực tế, hơn hai triệu đảng viên cũng chỉ là công cụ của một nhóm thực sự nắm quyền hành, đó là Bộ Chính Trị. Dù núp dưới danh nghĩa ǵ, cái nhóm này, thực sự chỉ là một băng đảng ăn cướp. Đừng ngần ngại gọi họ bằng tên thật của họ.[...]

            Nhà văn Nhật Tiến khẳng định: “Tôi chưa và cũng chẳng bao giờ lại chủ trương ḥa giải, ḥa hợp với độc tài hay bạo lực”. Nhưng với những người có lập trường cứng rắn đối với độc tài hay bạo lực, ông Nhật Tiến lại nói rằng “con đường cứu nước của họ chỉ là một thứ đường ṃn vô dụng” chẳng những không có ích, c̣n cản bước tiến của dân tộc. Ông chủ trương “Ổn định và phát triển”, nhưng lại nói thêm: “Dĩ nhiên, ổn định không có nghĩa là cam chịu làm tôi tớ cho giai cấp cầm quyền…” Nếu giai cấp cầm quyền cứ ngồi ĺ, tiếp tục độc tài, tham nhũng và coi dân như tôi tớ, có nên t́m cách loại bỏ nó đi không? Và làm như vậy, có phạm vào chủ trương “ổn định” không? [...]

            Các ông Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Trương Vũ đều mong muốn ḥa giải, nhưng ḥa giải giữa ai với ai? Ḥa giải dân tộc, hay ḥa giải giữa người dân với nhau, là đặt sai vấn đề. Không ông nào nêu được bằng chứng là các thành phần dân tộc chống đối lẫn nhau. Dân trong nước không chống nhau, chẳng những không chống những người đă ra đi, c̣n tỏ ra rất âu yếm. Những người ra đi không chống dân trong nước. Gần ba triệu người, mỗi năm gửi về cỡ ba tỷ Đô La Mỹ, tính đổ đồng, mỗi đầu người gửi về hơn một ngàn Đô La. Nếu chống nhau, đâu có gửi nhiều tiền như vậy. Người ra đi, cũng như người trong nước, nếu có chống, là chống tập đoàn cai trị.

            Phải chăng quư vị chủ trương ḥa giải với nhà cầm quyền? Điều này cũng không ổn, v́ hai lẽ: Trước hết, người dân trong nước, cũng như những người đă ra đi, đâu có lầm lỗi điều chi mà phải ḥa giải với thủ phạm đă gây tội ác? Thứ đến, dù có muốn ḥa giải với nhà cầm quyền, cũng không được. Họ đâu có muốn. Chính ông Trương Vũ đă khẳng định: “Lănh đạo trong nước th́ rơ ràng là chưa thực ḷng ḥa hợp, ḥa giải. Nó chỉ nằm trên khẩu hiệu và nghị quyết”. Các quư vị cổ vơ ḥa giải đều ghi nhận báo chí, sách vở trong nước vẫn tiếp tục miệt thị quân dân chế độ cũ. Báo chí, và các phương tiện truyền thông khác, đều phản ảnh đường lối của nhà cầm quyền, không phải quan điểm của tư nhân. Cổ vơ “ḥa giải dân tộc” trong khi dân tộc không xung đột, là đặt sai vấn đề. Nếu chủ trương dân tộc thôi chống đối, ḥa giải với nhà cầm quyền, trong khi đại đa số dân tộc là nạn nhân và nhóm cầm quyền gây tội ác, là ḥa giải ngược. Thủ phạm tiếp tục gây tội ác, mà vận động nạn nhân từ bỏ nỗ lực đ̣i hỏi công lư, không phải là cố gắng ḥa giải, mà là vận động đầu hàng, bỏ chính nghĩa để hợp tác với phường phi nghĩa.

            Câu cuối cùng của Lời Giới Thiệu viết: “Những đối thoại của họ đă làm ngắn đi nhịp cầu của con sông đă làm phân cách dân tộc Việt Nam, và khiến cho những sự thật, dù nó không thể kém đi phần đau thương, trở nên dễ thấu hiểu và cảm nhận hơn, từ cả hai phía”. Cần nhắc lại một lần nữa, không có con sông nào ngăn cách dân tộc Việt Nam. Chỉ có sự ngăn cách giữa băng đảng cai trị, và khối dân tộc bị trị. Tiếng nói của quư vị trong tập sách này, chỉ có thể đóng vai nhịp cầu thông cảm, nếu được nghe từ cả hai phía. Sách đă được xuất bản ở hải ngoại. Nếu nó không được ra mắt ở trong nước, nhịp cầu qua sông sẽ biến thành một thứ nhịp cầu nửa vời, một thứ cạm bẫy cho người bên này, v́ tưởng “ngụy kiều” là cầu thật. Ai dùng nó, sẽ rớt xuống sông, trong khi phía bên kia không có ảnh hưởng ǵ cả. Quư vị lên tiếng trong sách đă tỏ ra công bằng, chỉ trích cả hai phía. Nhưng nếu chỉ có một phía được nghe, tiếng nói của quư vị đă bị xử dụng như một công cụ gây bất ḥa với cộng đồng gần ḿnh, trong khi quư vị mong mỏi ḥa giải với những người ở xa. Và sau hết, nếu tiếng nói của quư vị chỉ có một phía được nghe, làm sao tạo được sự cảm nhận từ cả hai phía, như ông Bowen giới thiệu? Rút cục, cố gắng ḥa giải của quư vị, đă gây thêm bất ḥa!   [Diễn đàn Da Màu, Ngày 13. 2.2009- http://damau.org/archives/3973]

3- Tôi có nhắc đến nhà văn Ngô Thế Vinh trong lá thư riêng thượng dẫn. Để công bằng cho ông, độc giả có thể đọc loạt bài “Mặc Đỗ, Một đời không quy ẩn: Từ những năm Tiền Bến hải đến Văn học Miền Nam và Văn học Biển ngoài” tại Diễn đàn Gió-o, Nhà văn Lê Thị Huệ chủ trương

[http://www.gio-o.com/HoLieu/NguyenTaCucMacDoMotDoiKhong1.htm]

 

4-Nguyên văn bản tin tường thuật về cuộc họp Trung Tâm VBVN do Nguiễn Ngu Í thuật:

-" Đại hội đồng thường niên nhóm Bút Việt họp tại trụ sở ngày 10 tháng 6 năm 1962. Nhưng lại dời vào ngày 17 tháng 6 v́ số hội viên có mặt không đủ số : hội viên đến tám mươi, mà số hiện diện chỉ được hai mươi, phải được quá bán mới hợp lệ. Tới đây, có cuộc trao đổi ư kiến khá sôi nổi. Ông quyền chủ tịch xin hội viên hiện diện lưu ư ở chỗ : hội viên có đến tám mươi, nhưng hội viên đóng niên liễm chỉ được có ba mươi lăm người, như thế th́ mười bảy hội viên là đủ số để Đại hội đồng khai mạc. Ông Tổng thư kí đem Điều lệ nhóm ra đọc điều thứ 4, đại khái quá sáu tháng hội viên nào không đóng niên liễm, kể như mặc nhiên ra hội. Mà trong số hội viên, có những bạn từ ngày vô hội chưa hể làm tṛn cái bổn phận đầu tiên này (nghĩa là từ mấy năm nay !), cũng không tham gia một hoạt động nào của hội.

Có ư kiến họp ngay để khỏi mất công, mất th́ giờ, v́ kinh nghiệm năm rồi cho thấy, ḱ họp thứ nh́ ít đông hơn ḱ thứ nhất. Có ư kiến nên dời lại tuần sau, chừng ấy số hội viên có bao nhiêu, Đại hội đồng vẫn hợp lệ - để khỏi ai sau này nói đi nói lại, và để giữ ḥa khí với anh chị em trong nhóm.

Có ư kiến: sau khi ban Thường vụ mới được cử, nên gởi thơ nhắc lại các hội viên chưa đóng niên liễm, cho họ hay nếu quá một tháng không được lời phúc đáp, tức là họ mặc nhiên xin ra hội. Ư kiến này được đa số tán thành và hai mươi hôi viên ra về, để tuấn sau, đến có mười bảy.

Và kết quả cuộc bầu cử ban Thường vụ nhiệm ḱ 1962-63 như sau :

Chủ tịch : Thanh - Lăng Đinh - Xuân - Nguyên/ Phó chủ tịch : Vi Huyền Đắc, Nghiêm- Xuân-Viet.

Tổng thư kí : Pham-Việt-Tuyền./ Phó tổng thư kí : Bùi Nhật Tiến, Vũ- Hạnh Nguyễn Đức-Düng.

Thủ quĩ : Trực-Ngôn Nguyễn -Văn-Giậu/ Kiểm soát viên: Lê Văn-Hoàn, Nguyễn Hữu-Ngư, Trương-Xuân-Miễn.

Và ban chấp hành của niên khóa 196263 đă là tất cả mười bảy hội viên có mặt tại Đại hội đồng.

[Nguiễn Ngu Í, Mục "Sinh Hoạt", Bách Khoa Số 133, Ngày 15.7.1962]

 

5-"FR THANH LANG ACCUSED US EMB OF COOPERATING WITH GVN TO FABRICATE INCIDENTS OF ALLEGED COMMUNIST ACTIVITY TO CREATE ATMOSPHERE OF INSECURITY BOTH TO CREATE IMPRESSION SVN NEEDS MORE AID AND ALSO ALLOW GOV'T TO SUPPRESS OPPOSITION...." Margaret P. Grafeld Declassified/Released US Department of State EO Systematic Review 05 JUL 2006 https://aad.archives.gov/aad/createpdf?rid=202139&dt=2476&dl=1345

6-Lời cầu cứu của Nhà văn Hungary khi Nga Xô tiến chiếm quốc gia họ:

"ATTENTION ATTENTION DEAR LISTENERS! YOU WILL HEAR NOW THE APPEAL OF THE FEDERATION OF HUNGARIAN WRITERS, THIS IS THE APPEAL OF THE FEDERATION OF HUNGARIAN WRITERS TO EVERY WRITERS IN THE WORLD, TO ALL SCIENTISTS, TO ALL WRITERS’ FEDERATIONS, TO ALL SCIENTIFIC ASSOCIATIONS, TO THE INTELLECTUAL ELITE OF THE WORLD. WE ASK YOU ALL FOR HELP AND SUPPORT. THERE IS BUT LITLE TIME. YOU KNOW THE FACTS. THERE IS NO NEED TO GIVE YOU A SPECIAL REPORT. HELP HUNGARY. HELP THE HUNGARIAN PEOPLE. HELP THE HUNGARIAN WRITERS. HELP! HELP! HELP!

Độc giả cũng có thể t́m đọc cuốn Culture et guerre froide của Jean-François Sirinelli, Nhà xuất bản Presses Paris Sorbonne, 2008, về tổ chức VBQT trong thời Chiến tranh Lạnh. Đây là 1 đoạn chú thích có liên quan đến VBQT và sự giúp đỡ TT VB  Hungary: "Le Pen international a diffusé l'appel à l'aide des écrivains hongrois signé par le secrétaire du PEN Club hongrois, Geza Képés, les messages des centres PEN à la BBC et à Radio Free Europe, le message d'André Chamson à Nehru, alors que se tenait à New Delhi la conférence del'UNESCO" [Trang 284, sđd]

 

7-Điện thư của André Chamson gửi tới và được ghi lại trong nghị tŕnh của một cuộc họp của UNESCO  tại New Delhi, Ngày 27.11.1956

            -"II. International PEN Club

 "PRESIDENT GENERAL CONFERENCE UNESCO, NEW DELHI.

DEEPLY MOVED BY DRAMATIC APPEAL FOR HELP WRITERS HUNGARIAN PEN CENTRE I IMMEDIATELY CONSULTED NITIONAL PEN CENTRES TO ASK THEIR AGREEMENT. STRENGTHENED BY FERVENT AGREEMENT MAJORITY OF CENTRES IN FAVOUR OF TOTAL AID I DEEM IT MY DUTY WITHOUT AWAITING END OF CONSULTATIONS TO TRANSMTT YOU THIS APPEAL AND EXPRESS TO YOU ON MY PERSONAL BEHALF AND AS SPOKESMAN FOR THOUSANDS OF WRITERS THE WORLD OVER OUR GRIEF AND ANGUISH, REQUEST YOU SEEK ALL MEANS INCLUDING RECOURSE UNITED NATIONS TO ENSURE PRESERVATION HUNGARIAN COLLEAGUES. WOULD BE READY IF YOUT DEEM NECESSARY TO COLLABORATE WITH YOU IN FORMING COMMITSION OF WRITERS WITH INTERNATIONAL APPEAL TO PARTICIPATE IN THIS EFFORT.

ANDRE CHAMSON OF ACADEMIE TRANCAISE PRESIDENT INTERNATIONAL PEN CLUB."

8- Tôi đă chỉ trích Nhật Tiến khá gay gắt trước đây về lời phát biểu của ông với đạo diễn Trần Văn Thủy. Cách đây 2 năm, ông làm một việc tốt cho nên tôi đă t́m tới và cho ông một cơ hội để giải thích về những hoạt động trong quá khứ khiến gây phản ứng khắp nơi trong cộng đồng tỵ nạn như đă dẫn. Là một người phê b́nh, tôi cần phải công bằng. Có điều Nhật Tiến chưa đủ thân với tôi để hiểu rằng, muốn bảo đảm cho sự công bằng ấy,  tôi luôn dành một thời gian dài để quan sát và ghi nhận về một vấn đề mà tôi muốn nghiên cứu trước khi phát biểu. Ngược lại, đôi khi có một biến cố giúp tôi rút ngắn được thời gian này, thí dụ trường hợp Nhật Tiến. Đối với tôi, đó là một dịp may hăn hữu để tôi có thể kết luận một cách chính xác mà không tốn công sức cho lắm. -[NTC]

 

 

 


 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036


 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Associated Press

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v

v American Free Press v

vNational Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v Học Xá

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣