Đền Thờ An Dương Vương trong thành Cổ Loa.

 

 

         

 Bức Tượng Mỵ Châu không có đầu trong Miếu Thờ Mỵ Châu ở xă Cổ Loa.

Ảnh trong Du Kư “ Đă hơn 30 năm rồi.”

 

 

 

 

Một?

Hai?

Ba..?

    

         

 

 

 

 

 

 

 

 Đă hơn 30 năm rồi. Du kư Huỳnh Văn Lang. Trang 216, 217, 218. Trích:

          Xă Cổ Loa ở bên kia sông Hồng, cách Hà Nội 18 cây số. Ở đó có đền thờ Vua Thục An Dương Vương ( 257-207). Năm 1995 và năm 2001 tôi đă đến viếng đền này hai lần mà vẫn c̣n muốn trở lại.

Nhà Thục chỉ có một đời vua, nhưng theo tôi là một thời cổ sử phong phú về mọi mặt, chính trị, văn hóa và xă hội, một dấu ngoặc lịch sử vô cùng quan trọng, như là Âu Lạc thay thế cho Văn Lang, không phải chỉ thay thế tên nước mà là thay thế tất cả cơ cấu chánh trị, xă hội và cả kinh tế. Những khai quật khảo cổ gần đây ở Cổ Loa chứng minh điều đó, chỉ nói đến trên 10 ngàn mũi tên bằng đồng, một trống đồng Đông Sơn cũng đủ.

Thiết nghĩ thời Âu Lạc là đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn. Tôi vẫn nặng t́nh với chuyện t́nh Trọng Thủy/ Mỵ Châu, với cái Giếng Ngọc và bức tượng không đầu. Rất tiếc ở đây không phải là chỗ để nói dông dài về đời nhà Thục.

          Năm năm trứơc làng Cổ Loa c̣n thưa người ở, phố phường c̣n nhỏ. Tuy nhiên năm ấy Cổ Loa c̣n giữ được cái không khí tôn nghiêm của một đền thờ, của một thời lịch sử xa xưa nếu không nói là huyền thọai.

Bây giờ trong xă Cổ Loa đă có hai đền biệt lập, một đền là cung vua và hoàng gia sống, một đền là triều đ́nh nơi vua gặp quần thần. Đâu đâu cũng ngăn nắp, bàn thờ trang bị sang trọng hơn trứơc. Miếu thờ Mỵ Châu được trùng tu tốt, đẹp hơn. Chỉ có Giếng Ngọc là xem ra c̣n bê bối, không được giữ sạch, cũng như ao sen có tượng của Cao Lỗ khô cạn, đầy rác của mấy quán gần đó xả xuống. Hiện cảnh làm đau ḷng nhất cho loại du khách như tôi là nhà của tư nhân tha hồ giành nhau xây cất, cao thấp, lớn nhỏ sát bên đền miếu, không c̣n để chỗ cho đền miếu có một không gian vưà đủ để tŕnh bày cái thể diện của nó. Rất tiếc.

Đến viếng các chùa Kampuchea tôi có cảm giác nhẹ nhàng, thơ thới, đó là nhờ rào dậu quanh chùa rộng lớn, chùa có vuờn cây cổ thụ rộng bao quanh. Trong khi chùa chiền Việt Nam làm cho tinh thần du khách mệt mỏi, có cảm giác khó chịu nếu không nói là ác cảm.

Cây đa cổ thụ năm năm trứơc tôi thấy ở cửa Miếu Mỵ Châu nay không c̣n nữa. Người ta đă không chịu mất công giữ cây đa ấy. Họ bảo rằng cây đa ấy đă chết nên họ đào gốc bỏ đi, trồng thay vào đó là một cây đa khác nay mới cao hơn một thước. Đó là một sai lầm nếu không nói là đần độn. Cây đa có chết th́ cứ để nó chết tại chỗ, lần lần nó sẽ mọc lại. Một mẩu rễ nhỏ của cây đa chết cũng có thể, hoặc mau hoặc lâu, làm mọc lên cây đa mới. Cây đa không bao giờ chết tuyệt trừ khi nó bị người đào tận gốc rễ bỏ đi.

          Chán chường, tôi ra ngoài, vào một quán nhỏ gọi một chai nứơc lọc, tôi hỏi bà chủ quán sao người ta có thể cất nhà bừa băi quanh đền như vậy được? Bà chủ quán có vẻ giận, bà nói lớn như muốn cho nhiều người cùng nghe:

          - Mấy ông đuổi bọn tôi như đuổi tà, để lấy đất cất nhà lầu, cất biệt thự của mấy ông. Chúng tôi phải làm nhà ở đây để ở chứ chúng tôi c̣n đi đâu được.

          Lúc chúng tôi đi về, vợ chồng tôi và một cô em mải nói chuyện nên đáng lẽ chúng tôi phải quẹo trái để ra cổng làng chúng tôi lại đi thẳng, tức đi vào làng, khu sau chợ. Vào đấy mới biết thế nào là ẩm ướt, thế nào là bẩn, là nhơ nhớp. Đường đi th́ bùn lầy, nước đọng, hai bên đường rác rến chồng chất, có thể cả năm rác không được hốt đi. Nhà cửa nghèo nàn không thể tưởng được, không khi nặng mùi xú uế của người và thú vật.

                             Ngưng trích “Đă hơn 30 năm.”

          Quí vị vừa đọc một đọan trích trong tác phẩm “Đă hơn 30 năm rồi!” của tác giả Huỳnh Văn Lang, sách phát hành ở Hoa Kỳ, Tháng Bẩy 2006.

          Khi “Đă hơn 30 năm rồi!” đến Rừng Phong, tôi lửng lơ con cá vàng với nó, nôm na là tôi không muốn đọc nó. Tôi vẫn nghĩ những người Việt viết hồi kư, du kư.. sau năm 1975 ở hải ngọai như ông Huỳnh Văn Lang là những người đẻ bọc điều, những người Việt có nhiều may mắn, ông HV Lang là một trong một số ít người Việt không phải sống cuộc sống khốn khổ mà Định Mệnh bắt dân tộc Việt phải sống.

Thế kỷ 20 là thế kỷ dân tộc Việt Nam phải chịu nhiều tai họa đau thương nhất lịch sử dân tộc, những người Việt sống, và chết, trong Thế kỷ 20 là những người Việt khốn khổ, khốn nạn nhất.

          Tôi đă định viết “..những người Việt sống, và chết, trong Thế kỷ 20 là những người bất hạnh nhất..”, nhưng tôi không dùng tiếng “bất hạnh” v́ tôi thấy tiếng đó nhẹ quá, nó không diễn tả được một phần ngh́n t́nh trạng khổ đau của dân tộc tôi trong Thế kỷ 20.

Những người, như tác giả “Đă hơn 30 năm rồi!” tuy cũng là người Việt, không phải là người Việt suông mà c̣n là người Việt sống trong Thế kỷ 20, nhưng không phải chịu những khổ đau của dân tộc Việt. Trong Thế kỷ 20 dân tộc Việt khốn khổ vẫn có những con dân sống sung sướng, yên vui suốt đời, vẫn có những người sung sướng ngay từ trong ḷng mẹ. Những công tử con nhà giầu, ra đời trong gia đ́nh giầu sang, lớn lên đẹp trai, học giỏi, thông minh; đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, bom đạn, máu lửa, người chết thảm, người sống buồn đau, các công tử lên phi cơ AirFrance bay sang Pháp du học, thành tài, trở về nước giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền, vợ đẹp, con khôn. Lọai người đẻ bọc điều ấy được hưởng đủ mọi thứ đặc quyền mà không phải đóng góp ǵ cả. Đến ngày oan nghiệt trời long, đất ngả nghiêng, khi bọn cướp nước khiêng ảnh Già Hồ vào Dinh Độc Lập, các ông đẻ bọc điều đă thoát thân ra sống ung dung, thoải mái ở nước ngoài. Rồi, không phải năm, muời năm mà là hai mươi, ba mươi năm, khi bọn Cộng Sản trong nước đói ră họng chó ghẻ, phải đầu hàng bọn tư bổn, phải nới lỏng ḱm kẹp, phải để cho các bố, các mẹ chúng nó ở nứơc ngoài về nước, các ông đẻ bọc điều đàng hoàng từ nứơc ngoài trở về thăm quê hương khổ đau. Trong số những người ấy có ông Huỳnh Văn Lang.

Tôi không chờ đợi những người đẻ bọc điều sống hơn nửa đời ở ng̣ai nước Việt nói, hay viết, điều ǵ hay, có lợi cho dân tộc. Không bị bọn Cộng sản hành tội, không bị bọn Cộng sản làm cho nhục nhă, không mất vợ, mất con v́ bọn Cộng sản, làm sao những người ấy căm thù bọn Cộng. Tôi không chờ, không đ̣i những người Việt đẻ bọc điều phải căm thù Cộng sản, tôi không đọc những ǵ họ viết, tôi không nghe những ǵ họ nói.

Nhưng dù sao th́ “Đă hơn 30 năm rồi” một chiều cũng đến Rừng Phong. Một người bạn nào của tôi ở Cali gửi quyển sách cho tôi qua Nhà Sách Tự Lực, người bạn gửi sáh không để tên, tôi mở xem vài trang. Những trang tác giả viết về Thành Cổ Loa làm tôi nhớ lại ngày xưaà

Năm 1948àNhững ngày xanh biếc trong ḍng thời gian.. Năm ấy tôi 15 tuổi, tôi là nhân viên Ban T́nh Báo Đặc Biệt Gia Lâm, tôi là liên lạc viên của cơ quan; thời ấy trên khắp nước Việt Nam có cả chục ngàn chú nhỏ làm liên lạc viên như tôi, ngày ngày đi chân đưa báo cáo đi trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Một thời tôi được đưa về sống một ḿnh trong một trạm giao liên trong Thành Cổ Loa. Thường th́ những báo cáo từ Hà Nội gửi ra, theo người vuợt sông Hồng sang Đông Anh, Phúc Yên trong đêm, đến trạm liên lạc trong Thành Cổ Loa lúc năm, sáu giờ sáng. Tôi đem những báo cáo ấy về cơ quan ở Yên Phong, Bắc Ninh. Tôi được bố trí sống trong nhà một anh chị thành phần khá giả trong xă. Anh chị mới kết hôn. Nhà rộng mà chỉ có anh chị. Nhà ngói năm gian, sân gạch, bể nứơc, cây mít. Tôi ngủ trên cái giường bên cạnh bàn thờ ở gian giữa. Sáng dậy, nhận báo cáo, tôi xuống bếp thổi cơm trong cái niêu đất. Tôi biết thổi cơm, tôi biết dùng rơm. Cái niêu đất vừa đúng một bát cơm. Tôi trưng một quả trứng vịt trong một cái niêu đất khác. Ăn xong bát cơm là tôi mang báo cáo đi. Niêu cơm, niêu trưng trứng để bên bể nước, chị chủ nhà rửa dùm. Gạo, trứng, nứơc mắm chị chủ mua hộ.

Tôi sống khoảng sáu tháng trong Thành Cổ Loa, co những buổi tối tôi xách thùng ra bên giếng múc nước lên tắm. Đó là cái giếng gọi là Giếng Ngọc Cổ Loa trong lịch sử của dân tộc tôi. Thới ấy tôi biết chuyện Thần Kim Quy giúp Vua Thục dựng nên Thành Cổ Loa, tôi biết chuyện T́nh Mỵ Nương-Trọng Thủy, tôi biết cái giếng có cây đa to bên cạnh cùng những phiến đá là nơi người ta truyền tụng Trọng Thủy nhẩy xuống tự vẫn, nước giếng này dùng để rửa những viên ngọc trai rất tốt. Nhưng ở tuổi thiếu niên, tôi chẳng để ư ǵ đến những chuyện ấy. Không một lần tôi vào đến sân đền thờ An Dương Vương. Bây giờ tôi muốn biết, muốn thấy th́ không c̣n được nữa.

          Tôi sẽ viết về những ngày xưa tôi sống trong thành Cổ Loa trong một dịp khác.

Hôm nay, tôi mời quí vị đọc chuyện Cổ Loa, chuyện Việt Cộng Bắc Kỳ đểu cáng qua lời kể của ông Huỳnh Văn Lang.

 

          Đă hơn ba mươi năm rồi. Trang 237, 238. Trích:

          Tôi nhớ vào những năm 1978, 1979 đă đổ bể vụ bà vợ của một đại tướng Việt Cộng dùng máy bay quân sự chở hàng lậu. Nguyên tắc trong xă hội gọi là xă hội chủ nghĩa là “quyền lực sinh ra quyền lợi,” nghĩa là trong chế độ cộng sản không có quyền thi người ta không tài nào có tiền được. Ở các nứơc dân chủ th́ ngược lại, người ta phải có tiền mới có quyền, nếu không tiền phải có đảng chi cho, dân chủ khác với độc tài đảng trị ở chỗ đó. Trong xă hội Việt Nam sau 1975 các ổ, hay những trung tâm buôn lậu bộc phát ghê gớm, phát triển đến chóng mặt như ở Lạng Sơn, Rạch Giá, An Giang, Hạ Long.

Đọc truyện của Nhà văn Bảo Ninh thấy kể có bọn buôn lậu thuốc phiện, sau khi xây cất những biệt thự, lâu đài ở Cao Bắc Lạng vung tiền mua cả một khu đất rộng ở Hà Nội, trong khu có nguyên một nghĩa trang công cộng.

          Tôi biết một số khách sạn ở Hạ Long, Cát Bà được xây cất bằng tiền lời buôn lậu của các cán bộ Đảng. Năm 1995, tôi đến viếng Vịnh Hạ Long và Cát Bà, tôi ở ba ngày trong một khách sạn 40 pḥng. Khách sạn này xây cất đến trên dưới 1 triệu đô Mỹ. Mẹ chủ nhân là một bà già người Hà Tĩnh rất quê, răng đen, ăn trầu, quê mùa không thể tưởng nhưng rất thật thà. Chính bà cho tôi biết khách sạn của con bà, một đại úy có đi Bê, tức đi vào Nam đánh Mỹ, khi về được giải ngũ và đă đi buôn lậu làm giầu. Ngoài khách sạn này trị giá 10 tỷ đồng bạc Việt Nam, anh con bà c̣n có nhà ở Hà Nội, Thái Nguyên. Một đại úy về hưu, lương hưu khoảng 500.000 đồng VN một tháng, làm sao có được một tài sản lớn quá đến như thế. Rất tự nhiên bà cụ cho tôi biết là có rất nhiều bạn đồng ngũ của con bà cũng buôn lậu như con bà nhưng giầu gấp mấy anh con bà.

          Cũng năm 1995 tôi về Hà Nội ở 3 tuần lễ, lấy pḥng 15 đô một ngày trong một khách sạn nhỏ. Mỗi sáng, trước khi tôi đi ra khỏi khách sạn, bà chủ khách sạn thường mời tôi ngồi uống trà, trước cửa có đủ thứ hàng quà sáng, tôi muốn ăn ǵ cứ nói bà sẽ bảo người mua vào cho. Bà này rất thích nói chuyện, có lẽ để giải tỏa những ẩn ức của bà. Bà là cán bộ Đảng, sau ngày thống nhất được về Hà Nội sống. Đây là căn nhà của cha mẹ bà để lại, bà sửa thành khách sạn nhỏ có 3 pḥng cho du khách thuê.

Trong cả 10 lần tôi hầu trà bà tôi đều nghe bà nói đến một chuyện đại khái:

-“ Tụi chúng nó cũng như tôi thôi, về thành cùng một lúc với tôi. Lúc về chúng nó nghèo rớt, vậy mà bây giờ tiền đâu mà chúng nó cất nhà lầu hai, ba cái, đồ đạc, máy điều ḥa toàn đồ nhập, con chúng nó thay xe mới như thay áo, đêm đêm đua xe rầm rầm ngoài đường, la ó không cho dân phố ngủ..”

Không cần ai hỏi, bà xuống giọng nói nhỏ:

-“Chúng nó buôn lậu, ông ạ.”

          Ba mươi năm rồi. Trang 241, 242, 243. Trích:

          Ăn cướp.

          Dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam”, miền Bắc đă đánh chiếm miền Nam, việc làm mà Jean Lacouture gọi là autocoloniasation: tự thuộc địa hóa hay tự đô hộ. Tôi th́ tôi cho đó là việc phần nửa dân tộc này ố miền Bắc ố đô hộ phần nửa dân tộc kia ố miền Nam. Gọi như thế mới đúng. Nhưng gọi bằng tên ǵ th́ đô hộ vẫn đồng nghĩa với hăm hiếp, cướp bóc. Chính người Cộng sản xưa nay vẫn nói như vậy. Và đúng như vậy. Miền Bắc đă hăm hiếp, đă giết người, cướp của của dân miền Nam một cách trắng trợn và đại qui mô.

          Bạn tôi là Nhà văn Nguyễn Hiến Lê- một bỉnh bút của Tạp chí Bách Khoa - trước 1975 vẫn có cảm t́nh với Cộng sản, anh luôn trông mong Cộng sản miền Bắc vào giải phóng miền Nam cho sớm để chấm dứt những tệ nạn của miền Nam. Chính anh đă viết như thế trong Hồi Kư của anh (Tập Ba ). Sau Tháng Tư 1975, anh chứng kiến cảnh miền Bắc cướp bóc miền Nam như thế nào. Đầu tiên là những bất động sản. Nhà cửa, ruộng đất của những người bỏ chạy ra nước ngoài, của những người bị gọi là Ngụy phải đi cải tạo, những người bị đuổi đi vùng gọi là kinh tế mới, đều bị cán bộ miền Bắc chiếm đọat. Nhà văn Nguyễn Hiến Lê kể trong Hồi Kư của anh, trang 33, tập 3, như sau:

          “ Đang đêm, bộ đội ập vào nhà, bắt người trong nhà phải ra khỏi nhà ngay để chúng chiếm nhà, tỉnh ủy ra lệnh bắt mấy trăm gia đ́nh ngụ trong cư xá xây cất từ đời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm phải đi ngay để nhà cho cán bộ cách mạng ở. Những người bị mất nhà không được bồi thường mặc dầu họ đă mua, đă trả hết tiền mua những căn nhà ấy từ lâu.”

          Trang 89, Hồi Kư, tác giả Nguyễn Hiến Lê viết:

          “Đảng chủ trương: Muốn xây dựng chế độ mới th́ phải san phẳng chế độ cũ, phải đuổi hết viên chức cũ để anh em cách mạng chia nhau tất cả những chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, phải chiếm hết nhà cửa, tiền vàng của chúng. Chúng ta chi nhau mỗi người một số. Đó là quyền của ta.”

          Năm 1985, Đảng cho bán, cho mua “hóa giá” những nhà cửa bọn đảng viên, bộ đội chiếm của dân miền Nam. Đây là thủ đọan hợp thức hóa, hợp pháp hóa những nhà cửa, vuờn đất đă bị cướp đọat bất hợp pháp. Đảng h́nh thành một giai cấp chủ điền, chủ đất ngàn lần giầu có hơn ông cha của tôi là những đại điền chủ miền Nam ngày xưa. Thế rồi những bất động sản ấy trong một sớm, một chiều, trở thành vàng cây, vàng kư. Căn phố nhỏ số 160 đường Phan Đ́nh Phùng, Sài G̣n, nay bị đổi là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, tôi mua năm 1957 khoảng 5.000 đô, bây giờ bán giá thấp nhất cũng được 600.000 đô, hơn 100 lần trong 50 năm. Năm 2001, tôi về VN, cho một cô em tôi 1.000 đô để cô mua một căn nhà nhỏ và một miếng đất sạn sỏi 20.000 thước vuông trên đường Sài G̣n đi B́nh Dương. Năm năm sau, 2005, tôi lại về VN. Cô em tôi đến thăm nói hồi này em khá rồi, anh không cần phải giúp em nữa. Cô nói cô bán đi một nửa miếng đất, được gần 200 triệu đồng, tức là gần 12.000 đô. Giá tăng hơn 10 lần trong 5 năm.

          Xin kể để thưa với quí vị rằng: Nghề ăn cướp làm giầu to và nhanh lắm!

          Ngưng trích “Đă hơn 30 năm.”

 

          Ngay trong những tháng đầu tiên bọn Bắc Cộng ngơ ngáo dắt nhau vào Thủ Đô Sài G̣n, khi cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam chưa bị bọn Bắc Cộng thọoc huyết, người Sài G̣n đă nói với nhau:

          - Nước Việt Nam là một.

          Người Việt Nam là hai.

          Tiền Việt Nam là ba!

          Trứơc Tháng Tám, 1975, tháng bọn Bắc Cộng đổi tiền, ở Sài G̣n có ba thứ tiền:

          - Tiền Quốc Gia Việt Nam Cộng Ḥa.

          - Tiền của bọn Chính Phủ Lâm Thời Miền Nam.

          - Tiền của bọn Bắc Cộng.

          - Người th́ có hai người Việt: người Bắc, người Nam.

Nhưng không phải nước Việt Nam là một, mà có hai nứơc Việt Nam.

Tôi sẽ viết về hai nước Việt Nam trong một bài khác.

 

                                      CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá