Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 28
Đi t́m chính sách của Truman


TÂM TRẠNG LO ÂU Ở TRUNG QUỐC
Đến tuần đầu tháng 9 là sự tưng bừng vui vẻ, phấn khởi v́ chiến thắng ở Côn Minh đă phải nhường bước cho một bầu không khí đầy lo âu, nghi kị và mưu đồ đen tối. Người Trung Quốc, người Pháp và người Mỹ đều thất vọng, chán nản và ở trong một trạng thái bực dọc. Nếu Đông Dương là một ḷ lửa th́ Trung Quốc là ngọn núi lửa đang sôi sục và sẵn sàng bùng nổ.
Trong khu vực của OSS, xuất hiện nhiều bộ mặt mới. Một số là những tay kỳ cựu đă hoạt động lâu năm trong nội địa Trung Quốc. Số khác mới toanh, mới từ Mỹ đến, quá chậm để phục vụ chiến tranh nhưng lại lợi hại cho các hoạt động hậu chiến.
Helliwell cho tôi biết đủ thứ chuyện đă xảy ra ở Côn Minh, Trùng Khánh và Diên An, hàng loạt vấn đề mà OSS, Wedemeyer, Hurley và Tưởng đang phải đương đầu. Các toán Mercy của chúng tôi đă gặp vô vàn khó khăn với người Nga, Nhật và quân của Mao, từ vụ t́m cứu thê thảm tướng Wainwright từ một trại tù binh Nhật ở Măn Châu Lư cho đến cái chết vô nghĩa của John M. Birch trong khi tiến hành chiến dịch t́m cứu ở Suchow.
Một vấn đề hoàn toàn khác và t́nh h́nh rối loạn ở Côn Minh, đang lan tràn một cách nguy hiểm những tin đồn đại về nội chiến. Thống đốc Long Vân đe doạ làm đảo chính chống lại Quốc dân đảng và định bắt giữ tất cả người Mỹ và các đồ viện trợ của Đồng minh ở Vân Nam để làm con tin. Wedemeyer đă yêu cầu Heppner bảo vệ tính mạng và tài sản người Mỹ trong trường hợp có nổi loạn và trung tá A.T. Cox(1) đă được lệnh bố pḥng các cơ sở của OSS, toà Lănh sự Mỹ, trụ sở Hội Chữ thập đỏ và các quyền lợi khác của Mỹ.
Nhưng vấn đề hàng đầu đối với Wedemeyer và Hurley vẫn là họ đang bị Pháp và Anh làm áp lục về việc kiểm soát Đông Dương. Heppner lại ở Côn Minh nên ngay đêm hôm tôi tới, Helliwell và tôi đă cùng ông bay về Trùng Khánh để gặp các đại diện Đại sứ quán và Chiến trường thảo luận về các hoạt động của tôi ở Đông Dương và về chính sách của Mỹ.
Giữa lúc t́nh h́nh nóng bỏng th́ USS - Trung Quốc lại phải cải tổ tổ chức. Không c̣n cần đến nhũng tổ phá hoại biệt kích và đánh du kích nữa, nên phải đưa họ về nước. Nhiệm vụ phái đoàn OSS sau chiến tranh ở Trung Quốc hoàn toàn chuyên về công tác t́nh báo và phản gián mà thôi. Helliwell đă được chỉ định cầm đầu Nha Mật vụ mới lập.
Đến trưa, Heppner cho chúng tôi biết c̣n có nhiều vấn đề khác đă gây phiền toái cho người Mỹ. Quentin Roosevelt đă được xem những lời trích dẫn trong một bản giác thư của Bộ ngoại giao do J.C Dunn(2) viết. Bản giác thư nói về cuộc gặp gỡ ngày 29-8 giữa Tưởng phu nhân với Tổng hống Truman, trong đó Tổng thống đă chỉ rằng “đă không đi tới một quyết định nào” liên quan đến tương lai của Đông Dương trong cuộc thảo luận mới đây của Tổng thống với tướng De Gaulle(3). Tôi rất băn khoăn về t́nh trạng mập mờ trong lập trường của Mỹ và hỏi Heppner nhưng ông cũng lúng túng. Đại sứ Hurley đă tỏ ra muốn thấy không có ǵ tốt hơn là một “Đông Dương dân chủ”, và hay nhất là thuộc quyền bảo trọ của Quốc dân Đảng. Trong các công văn chính thức mới đây gửi về Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao, ông đă có nhiều dịp lên án “đế quốc” Anh, Pháp và Hà Lan. Nhưng rơ ràng là ông không vừa ḷng với Hồ Chí Minh và việc Cộng sản nắm chính quyền nên đă muốn cho rút toán OSS về và để Tưởng đối phó với mọi vấn đề. Đại sứ cũng đă yêu cầu có một sự giải thích làm sáng tỏ chính sách Mỹ nhưng chỉ nhận được của Washington một câu trả ḷi ngắn gọn “không có ǵ thay đổi”. Nhưng chính sách lại đang thay đổi, ít nhất cũng trong phạm vi thi hành. Mặc dù có điều xác nhận “không có quyết định” của Tổng thống Truman và “không thay đổi” của Bộ Ngoại giao, thực tế lại cho thấy chúng ta không c̣n chống đối một cách tích cực những mưu mô của người Pháp nhằm chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực nếu cần.
Tôi nêu vấn đề có thể đă đến lúc OSS nên rút lui khỏi hội trường. Heppner không đồng ư - OSS nhất định sẽ vượt qua được khi nào mà chúng ta có được một lập trường dứt khoát rành mạch của Nhà Trắng.
ĐI BÊN R̀A CÁC LỐI THOÁT
Chúng tôi tới Trùng Khánh lúc khoảng 2 giờ 30 và đi thẳng ngay tới Đại sứ quán. Tướng Olmsted(4) chủ tŕ cuộc hội nghị và mở đầu nói rằng Đông Dương trước đây phần nào đă bị lăng quên giữa nhiều vấn đề cấp bách khác. Nhưng những sự kiện mới xảy ra đă đ̣i hỏi Chiến trường phải đi thẳng vào các vấn đề của khu vực này. Heppner tỏ ư vừa ḷng và giới thiệu tôi báo cáo cho hội nghị biết t́nh h́nh mới nhất.
Tôi nêu ra nhiệm vụ chung đối với toàn Đông Dương, nhấn mạnh vào chỉ thị đặc biệt tháng 4 của Nhà Trắng về hoạt động của chúng tôi ở Trung Quốc, và các mối quan hệ với M.5 ở Côn Minh, sau đó nói đến vai tṛ hiện nay của phái đoàn OSS ở Hà Nội. Tôi báo cáo tổng hợp về các sự kiện xảy ra từ khi chúng tôi đến Hà Nội, tả lại tóm tắt sự xung đột của các thế lực chính trị và mối quan hệ giữa người Mỹ, người Pháp và người Việt Nam. Tôi vạch rơ vị trí trung lập của chúng tôi đối với nguyện vọng của nước Pháp và hoài băo của người Việt nhằm nắm quyền kiểm soát Việt Nam. Nhưng, tôi nói trên trường chính trị chúng ta đă đạt tới một điểm, mà ở đó chúng ta gặp cực kỳ khó khăn để tiếp tục giữ được lập trường trung lập, v́ vậy vấn đề được đặt ra là phải có một sự xem xét lại lập trường này.
Tướng Olmsted đă hỏi một cách chính xác về những chỉ thị công tác ban đầu của tôi và sau này đă có ǵ thay đổi trong đó không? Tôi đáp lại là tướng Donovan đă chỉ thị cho tôi một cách đơn giản là tiến hành các hoạt động bí mật chống Nhật ở Đông Dương, và thiết lập một mạng lưới t́nh báo có hiệu lực để phục vụ cho tướng Wedemeyer. Đáp lại câu hỏi của bí thư Đại sứ quán Paxton(5) về những chỉ thị sử dụng các lực lượng và phương tiện của Pháp; tôi nói là hoàn toàn chính đáng được sử dụng họ trong chừng mực mà điều đó không phải là một cách để khuyến khích hay giúp đỡ người Pháp thực hiện ư đồ muốn chiếm lại thuộc địa cũ của họ bằng vũ lực. Tôi lại nhắc lại rằng tướng Wedemeyer và Đại sứ Hurley đều biết rơ về các chỉ thị công tác nói trên và tôi đă được sự ủng hộ đầy đủ của Hành dinh Chiến trường và ở một mức độ thấp hơn, của Đại sứ quán.
Paxton phát biểu là nhiệm vụ của tôi thuộc lănh vực quân sự nên Đại sứ quán không có sự lănh đạo trực tiếp, trừ trường hợp cố vấn về mặt chính trị nếu được hỏi ư kiến. Chúng tôi hoàn toàn đồng ư về điểm này, nhưng vấn đề chính sách Mỹ là một vấn đề của Đại sứ quán nên tôi hỏi là từ tháng 4, chính sách đă có ǵ thay đổi không. Paxton trả lời là chỉ thị cuối cùng của Bộ Ngoại giao đă được ghi trong công hàm ngày 7-6 của Thứ trưởng Ngoại giao Grew. Heppner và tôi xác nhận là có được biết công hàm đó và hỏi thêm là như thế chúng tôi có thể hiểu là chỉ thị tháng 4 vẫn c̣n có giá trị đối với tôi. Lúc này, tướng Olmsted xen vào, tỏ ư muốn biết bản công hàm tháng 6 là ǵ.
Paxton tuyên bố bản công hàm ghi “không thay đổi” trong chính sách nhưng cũng thêm vào đó những điều nhập nhằng. Thứ trưởng Grew đă vạch ra rằng khái niệm của Roosevelt về vấn đề uỷ trị đối với Đông Dương hầu như đă bị gạt bỏ ở hội nghị San Francisco. Lúc đó Mỹ đă nhấn mạnh vào việc phải có một biện pháp tự trị tiến bộ cho tất cả các nước phụ thuộc. Grew đă nêu rơ ư kiến của Tổng thống Truman là vấn đề sẽ được giải quyết sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng vào thời điểm thích hợp nào th́ phải hỏi chính phủ Pháp để có được một “sự trả lời tích cực”. Theo ông, chính qua những lời gián tiếp này mà Tổng thống muốn nói là đă không đạt tới một quyết định nào về tương lai của Đông Dương.
“Được!”, Olmsted lại hỏi, “Thế rồi sao?”. Trong tuần lễ đó (tuần lễ từ 2-9), Đại sứ Hurley đă phải thảo luận với Wedemeyer một dự án khá hóc búa của Pháp ở Washington, đề đạt coi Đông Dương như là một vùng đất đai của địch đầu hàng trong khu vực của Anh dưới quyền đô đốc Mounbatten. Người Pháp c̣n đề nghị thêm: đối với viên chỉ huy Nhật, tướng Tsuchihashi th́ bản thân tướng này sẽ đầu hàng với người Trung Quốc trên lănh thổ Trung Quốc, nhưng c̣n việc đầu hàng của quân ông ta th́ sẽ giao cho người Pháp thuộc quyền Bộ chỉ huy Anh tiếp nhận.
Theo Paxton, đề nghị của Pháp đă đặt Đại sứ chúng ta vào một vị trí rắc rối đối với Tưởng. Thực may mắn là Washington đă không chịu khuất phục hoàn toàn và đă giữ lập trường là nếu người Pháp tranh thủ được sự đồng t́nh của Anh và Trung Quốc về vấn đề đó th́ Mỹ cũng sẽ vui ḷng chấp nhận hành động theo, và tướng Mac Arthur sẽ không có ǵ bị phản đối trên các lănh vực quân sự.
Olmsted ngắt lời, nói rằng rơ ràng là tướng Mac Arthur sẽ khó mà biện minh được cho việc sửa đổi lại Mệnh lệnh chung số 1 qua việc cắt xén các nghị quyết của Hội nghị Potsdam và đưa người Pháp vào số các nước Đồng minh đă được chỉ định tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Nhưng ông thêm, Tưởng sẽ không bao giờ đồng ư cho phép một nước không tham gia vào cuộc chiến tranh châu Á - Thái B́nh Dương - nước Pháp - đứng ra nhận sự đầu hàng các lực lượng Nhật trên chiến trường do ông phụ trách. Theo Olmsted, tướng Wedemeyer đă thảo luận các vấn đề này với Thống chế và bác sĩ K.C. Wu(6) và người Trung Quốc sẽ trả lời dứt khoát là “không!”.
Đến đây, Heppner nhận xét vấn đề khó xử của Đông Dương khi nào cũng là một điều rnâu thuẫn của Mỹ trước những quyền lợi của Pháp và các nguyên tắc về dân chủ của Mỹ. Qua việc trao đổi thư tín riêng với một người nào đó trong Bộ chỉ huy Đông Nam Á (SEAC), ông đă được biết vào khoảng 30-8, Bộ Ngoại giao Mỹ đă báo cho Bishop, bí thư uỷ ban Mỹ ở New Delhi, rằng Mỹ không có ư định phản đối việc Pháp quay lại cai trị Đông Dương, và nói rộng ra, không có vấn đề xem lại chủ quyền Pháp đối với Đông Dương. Nhưng Bộ Ngoại giao vẫn không ngớt nhắc lại đó không phải là chính sách của Mỹ nhằm giúp Pháp chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực. Heppner nói tiếp: Bộ c̣n báo cho Bishop biết Mỹ mong muốn Pháp phục hồi lại quyền cai trị với danh nghĩa là yêu sách của Pháp đă được nhân dân Đông Dương ủng hộ và sự ủng hộ đó đă được chứng minh bằng những sự kiện tiếp sau. Nói một cách khác đi, lập trường của chúng ta sẽ là đứng ngoài và để cho Pháp chiếm lại quyền cai trị, ngay cả bằng vũ lực, miễn là chúng ta không giúp đỡ và chỉ chờ xem kết quả.
Helliwell, vẫn ngồi yên từ đầu, bật lên nói là điều mà tất cả chúng tôi thắc mắc: chính sách ǵ mà như vậy? Chúng ta có giúp người Pháp chiếm lại quyền hay không? Chúng ta có giúp Hồ Chí Minh thiết lập một chế độ “dân chủ” cho đồng minh Nga của chúng ta không? Hay là chúng ta đă “hoá dại” và quên hết những lời lẽ hào nhoáng trong Hiến chương Bắc Đại Tây Dương, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, và v.v…?
Tất cả chúng tôi chờ Paxton trả lời, nhưng tướng Olmsted đă phá vỡ sự im lặng kéo dài và tuyên bố là chúng ta không thể thay đổi được chính sách cũ mà cũng chẳng làm ra được chính sách mới, nhưng chắc là chúng ta có đầy đủ khả năng để giải thích được chính sách hiện hành. Cuối cùng, Paxton đă gợi ư là chúng tôi nên xem xét đến một điểm trong chính sách nói trên có liên quan cả đến người Pháp và Việt Minh.
Đối với người Pháp, chúng ta ở trong một thế không hay ho ǵ là không có khả năng hỗ trợ về tiếp tế hậu cần để giúp họ từ Chiến trường Trung Quốc trở lại Đông Dương. Do đó chúng ta phải để cho người Trung Quốc, tuy không muốn, nhưng lại là người duy nhất có điều kiện giúp đỡ cho người Pháp. Không cần phải có chúng ta xen vào giữa họ. V́ vậy chúng ra sẽ không làm ǵ cả.
C̣n về Hồ Chí Minh, ông đă chiếm lại được vị trí của ḿnh, nhưng đang cưỡi trên con ngựa rừng không yên, và chỉ cầm được một dây chằng. Trong khi Mỹ chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Chính phủ lâm thời Việt Nam th́ không thấy có ǵ phải cam kết giúp đỡ họ. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể ủng hộ về mặt tinh thần, một cách không chính thưc và kín đáo nhưng không có ǵ quan trọng. Chúng ta sẽ biến, khi người Nhật đă được giải giáp và hồi hương.
Đó là quan điểm của Paxton và đó cũng là một ư kiến giúp đỡ khá hay ho, đẹp đẽ của một nhân viên Đại sứ quán. “Nhưng”, tôi hỏi, “thế c̣n OSS”? Cảm thấy có ít nhiều gay gắt nên Olmsted vội trả lời: “Trước đă làm ǵ th́ các anh cứ đúng như thế mà làm. Nhiệm vụ của các anh là thu xếp với người Nhật và người Trung Quốc về việc đầu hàng của người Nhật. Các anh c̣n phải làm hồ sơ về các tội phạm chiến tranh. Và sau hết là nhiệm vụ lâu dài của các anh. Vấn đề quan hệ quốc tế với Pháp, Trung Quốc và Việt Nam là một vấn đề thuộc Bộ Ngoại giao giải quyết”.
Chúng tôi chuyển sang các vấn đề khác. Cơ quan tham mưu Chiến trường đă theo dơi các báo cáo và đặc biệt chú ư đến các sự kiện xảy ra mới đây ở Sài G̣n. Tướng Wedemeyer lo lắng t́nh h́nh đó có thể vượt ra ngoài tuyến 16 và muốn thường xuyên nắm được tin tức. Theo gợi ư của Heppner, tôi kể lại tất cả những điều mà tôi đă được nghe nói ở Hà Nội: sự lo sợ của người Pháp, phản ứng của người Việt và mối quan tâm của người Nhật. Tôi cho rằng, mặc dù sự rối loạn xảy ra trên khu vực của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) nhưng nó cũng có thể tác động mạnh mẽ một cách dễ dàng sang khu vực thuộc chiến trường Trung Quốc. Lúc này, vấn đề được thu hẹp trong sự tranh chấp chính trị giũa những người Việt đang t́m cách kiểm soát chính phủ và chỉ có những tác động ngoài lề đối với dân chúng Pháp và Trung Quốc. Nhưng với việc quân Anh sắp tới Sài G̣n để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và lại có người Pháp theo đuôi người Anh th́ có thể nổ ra rối loạn nghiêm trọng. Một điều quan trọng cuối cùng tôi nêu lên là đă có một toán chuyên gia OSS - AGAS Mỹ nào đó đi cùng với đội tiền trạm Anh và chắc chắn rằng họ cũng sẽ phải đối phó với những vấn đề mà chúng tôi đă gặp ở Hà Nội.

Olmsted và nhiều sĩ quan đă ngạc nhiên khi nghe nói một toán OSS đă được phái đi theo các hoạt dộng của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) và đă yêu cầu được biết rơ thêm. Heppner nói ngay đó là một hoạt động quan trọng và ông chỉ được phép tiết lộ rằng Uỷ ban hỗn hợp Bộ Ngoại giao, Chiến tranh và Hải quân (SWNCC) đă ra lệnh tiến hành hoạt động này và đă thông báo cho tướng Wedemeyer và Đại sứ Hurley biết.
Olmsted muốn kết thúc hội nghị và hỏi xem có ai hỏi ǵ thêm không. Tôi đưa ra một câu hỏi cuối cùng: Nếu tôi tiếp tục xúc tiến các hoạt động chiến tranh chính trị ở Đông Dương th́ nhóm chúng tôi sẽ ra sao? Mọi người im lặng. Sau hết Olmsted hỏi lại tôi muốn nói ǵ qua danh từ chiến tranh chính trị và theo ông nghĩ th́ Paxton đă trả lời câu hỏi đó trước rồi. Nhưng Paxton lại nói ngay là ông không đả động ǵ đến vấn đề này mà chỉ làm việc giải thích chính sách đă được công bố của Mỹ.
Một cách bộc trực, Olmsted nhận là đă không hiểu câu hỏi của tôi và nói rằng nếu chỉ thị mà tôi nhận được là xúc tiến chiến tranh chính trị và cái mà tôi làm trong chiến tranh chính trị đó phù hợp với chính sách của Mỹ th́ tôi có thể bằng mọi cách “cứ cho tiến hành”. Mọi người đều cười, cuộc hội nghị bế mạc.
Cũng như trong phần lớn các cuộc hội họp ở cấp Chiến trường và Đại sứ quán, mọi người đều vui vẻ và không phải cam kết điều ǵ. Đối với tôi, các cuộc hội họp như vậy chỉ có mỗi một mục đích để nói cho những người làm quyết định biết rằng người chấp hành đă quyết định làm việc này hay việc khác, tuỳ theo vấn đề được đưa ra thảo luận.
Chúng tôi được Walt Robertson, Bộ trưởng cố vấn về các vấn đề kinh tế, mời dự buổi cơm chiều và đêm đó ở lại Trùng Khánh. Nhưng đại tá W.P. Davis(7) bên cơ quan OSS đă báo cho Heppner có công văn khẩn từ Côn Minh gửi tới. Davis đưa ra 2 tin làm náo động mọi người. Một là việc sơ tán các tù binh chiến tranh Mỹ từ Sài G̣n. Hai là lính của Long Vân đă cướp phá các kho tiếp tế của Mỹ trong vùng Côn Minh. Thiếu tướng H.S. Aurand, chỉ huy hậu cần, yêu cầu OSS giúp đỡ ngăn chặn không để cho các kho tàng khác của Mỹ tiếp tục bị cướp đoạt. Heppner đă điện trao đổi với Aurand và sau 15 phút nói chuyện liên tục, đă quyết định trở về Côn Minh ngay tức khắc. Ông xin cáo từ Robertson và chúng tôi chạy đi t́m toán lái máy bay. Phải sau nhiều giờ nữa, chiếc C.47 của chúng tôi mới cất cánh nổi. Tiếp đó, chúng tôi được mời ăn lương khô và nước lạnh. Tất nhiên trên máy bay không có đá…

PHƯƠNG ÁN “EMBANKMENT”( 8 )
Trong lúc nghỉ xả hơi sau một ngày kiệt sức, tôi hỏi Heppner cho biết có điều ǵ không b́nh thường đă xảy ra chung quanh chiến dịch của OSS trong Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) và ở phía nam Đông Dương. Về mặt này, tôi biết quá ít, ngoài tin Ed Taylor đă ṛi Kandy đi hoạt động, tin ở đó chúng ta tham gia vào việc giúp đỡ phong trào “Thái tự do”, xúc tiến điều đ́nh với Chính phủ Giải phóng Thái; và Heppner cũng c̣n có ít nhiều mối quan hệ ràng buộc với các lợi ích của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á.
Heppner đă kể cho Helliwell và tôi nghe phần đầu câu chuyện mà không đầy ba tuần lễ sau đă kết thúc bằng tấn bi kịch và đưa đến người Mỹ nạn nhân thương vong đầu tiên sau chiến tranh ở Đông Dương.
Vào tháng Giêng, Bộ trưởng Stettinius đă báo cho tướng Donavan biết về những cố gắng của Bộ Ngoại giao để điều tra t́nh h́nh các tù dân sự Mỹ (CIS) và tù binh chiến tranh ở Nhật và trên đất Nhật chiếm đóng. Hội Chữ thập đỏ quốc tế đă thực hiện được một số vụ cứu trợ nhân đạo nhưng chỗ được chỗ không và c̣n tuỳ thuộc vào ư thích nhất thời của người chỉ huy Nhật tại chỗ. Stettinius thấy cần phải báo cho Chính phủ biết các trại tù binh ở đâu, số lượng và t́nh trạng các công dân Mỹ bị giam giữ v.v…
Bộ Ngoại giao đă nhờ Marcel Junod(9), F.B. James(10), và Camille George(11) điều đ́nh lập một mạng lưới thông tin giữa Mỹ và Nhật thông qua chính phủ Thuỵ Sĩ. Đồng thời, Bộ Chiến tranh cũng đặt ra Ban MIS - X trong Cục T́nh báo quân sự để giúp giải thoát các quân nhân trốn tránh khỏi bị bắt giữ v.v…
Ở Chiến trường Trung Quốc, nhiệm vụ này được giao cho AGAS. Nhưng các tù nhân dân sự th́ không được tổ chức nào quản lư, nên chỉ c̣n nhờ vào hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Quốc tế. Donovan được giao nhiệm vụ này và đă chỉ thị cho Ban T́nh báo (SI) thuộc SEAC và Chiến trường Trung Quốc đảm nhận việc xác định các trại, lập danh sách tù binh chiến tranh và tù thường dân, cộng tác chặt chẽ với AGAS. Trong những tháng c̣n chiến tranh năm 1945, OSS đă rất thành công trong các chiến dịch t́nh báo này mà đỉnh cao là việc tung ra hoạt động các toán “Mercy”.
Allen Dulles đă báo cho Donovan biết việc Nhật thăm ḍ hoà b́nh qua các cuộc tiếp xúc với OSS, Donovan cũng được biết về sự tiến triển của bom hạt nhân và ít nhiều tin tức về kết quả thử nghiệm ở New Mexico. Trong thời kỳ Hội nghị Potsdam, Donovan đă lường trước được việc đầu hàng sắp xảy ra của Nhật và đă thông báo cho Taylor ở Kandy và Heppner ở Trùng Khanh biết. Dựa vào các báo cáo của OSS về sự ngược đăi, lộng hành trong một số trại của Nhật, Donovan đă đề nghị với Tham mưu trưởng Liên quân là phải có biện pháp bảo vệ các công dân Mỹ trong các trại tù binh ở Đông Nam Á trong trường hợp Nhật đầu hàng một cách đột ngột. Uỷ ban phối hợp Bộ Ngoại giao, Chiến tranh, Hải quân đă nghiên cứu vấn đề Mỹ tham gia công tác hậu chiến ở Bộ Tư lệnh Đông Nam Á (SEAC) và đă đồng ư để các nhân viên người Mỹ sẽ phải ở lại SEAC ít nhất cho tới khi có các sĩ quan Cục Đối ngoại Mỹ đến làm việc tại Thái Lan và các nơi khách chỉ có những người Mỹ, nhân viên của OSS mới được miễn trừ.
Nhưng Bishop lại báo qua con đường không chính thức, cho Heppner biết là Bộ Ngoại giao Anh đă phân công cho các quan chức ngoại giao và lănh sự ở nhiều Bộ chỉ huy các lực lượng ở Đông Nam Á làm cố vấn chính trị dưới quyền Maberly Ester Dening(12) của SOE(13). Theo Bishop th́ nhiệm vụ của của số cán bộ này là điều tra bảo cáo về t́nh h́nh kinh tế và chính trị vùng Nhật chiếm đóng trước đây. Ngoài ra, Dening cũng nói cho Bishop biết tự người Anh sẽ phụ trách vấn đề “bảo vệ” quyền lợi của Đồng minh trong các vùng đất chiếm đóng và các vấn đề liên quan đến quyền lợi Mỹ th́ có thể giải quyết thông qua ông ta, Dening, cho tới khi các cơ quan lănh sự Mỹ mở cửa trở lại.
Đó quả là một t́nh h́nh không thể chấp nhận được. Donavan đă chỉ thị cho OSS - Đông Nam Á và Heppner ở Trung Quốc cứ lặng lẽ theo gương người Anh, tổ chức ra các toán OSS ở Đông Nam Á để đi theo quân đội chiếm đóng Anh vào Thái Lan, Đông Dương, Nam Dương, Malaysia và Bornéo. V́ vậy, vào cuối tháng 7, phương án Embankment đă được đưa ra thực hiện nhằm phái khoảng 50 sĩ quan, binh lính được huấn luyện và trang bị cho những nhiệm vụ đặc biệt của OSS, AGAS để đi cùng các “đơn vị xung kích” đầu tiên của Anh vào Đông Dương.
Người Mỹ liền bị đơn vị đặc nhiệm 136 của SOE coi như là những người cạnh tranh, và thực tế đơn vị này đă đỡ đầu cho các toán SLFEO của Pháp vào hoạt động ở Đông Dương, đồng thời chống lại toán t́nh báo Mỹ. Người Mỹ vẫn được coi là chống thực dân và bị người Pháp nguyền rủa, do đó càng bị ghét cay ghét đắng.
Và trong một quyết định vào giờ chót, thiếu tướng D.D. Gracey(14), Tư lệnh lực lượng chiếm đóng Anh ở Đông Dương đă gạt bỏ hoàn toàn phương án Embankment ra khỏi chiến dịch Đông Dương. Heppner điện cho huân tước Mounbatten phản đối hành động độc đoán này của Gracey và Mounbatten đă phải bắt ông bạn ḿnh cho phép một toán t́nh báo Mỹ đă bị thu nhỏ lại rất nhiều, chỉ có 17 người, được phép hoạt động vào ngày 2-9, đi trước cả đội quân của Gracey.
Phụ trách phương án Embankment là một thiếu tá nổi tiếng 28 tuổi (sau là trung tá) A. Peter Dewey(15). Trước đó, anh ta đă được Whitaker chọn, định để bổ sung cho hoạt động của tôi ở Bắc Đông Dương. Chúng tôi đă biết Dewey từ khi c̣n ở Bắc Phi, biết rơ các thành tích nổi bật của anh trong công tác t́nh báo và chiến tranh chính trị. Heppner, Whitaker, Helliwell và tôi đều bằng ḷng, v́ có Dewey ở miền Nam th́ toán Đông Dương của chúng tôi sẽ được tăng cường rơ rệt, nên chúng tôi đồng thanh yêu cầu giao nhiệm vụ cho anh ta.
Dewey đến hành dinh của SEAC vào cuối tháng 7, và việc đầu tiên là bắt liên lạc với tôi Chúng tôi thoả thuận cùng nhau phối hợp hoạt động, trao đổi tin tức và nhận xét. Tất cả công văn và báo cáo của chúng tôi dều được chuyển theo hai chiều qua Côn Minh.
Mặc dù tuyến công tác của chúng tôi bị hạn chế bởi ranh giới quân sự ở vĩ tuyến 16, nhưng hoạt động của OSS Đông Nam Á và OSS Chiến trường Trung Quốc đă được phối hợp với nhau, theo tín hiệu của Heppner.
Từ khi nổ ra sự kiện Ngày Độc lập, tôi không theo dơi được t́nh h́nh kế hoạch Embankment nữa, tôi phải nhờ đến Heppner. Khi tướng Gracey bị Mounbatten gạt bỏ th́ chỗ dựa của Dewey vào người Anh cũng “bị suy yếu”. Dewey trở thành con người không được hoan nghênh ở đó. Gracey đă cho phối thuộc toán OSS nhỏ bé của anh vào Ban Chỉ huy Đơn vị xung kích của SEAC vào SàI G̣n, dưới quyền trung tá người Anh Cass. Người ta cho Dewey biết phải tự xoay xở lấy, không nên chờ đợi sự hỗ trợ về tiếp tế quân sự của người Anh. Điều đó cho phép Dewey tự do hoạt động mà không cần phải có sự giải thích đối với Cass hoặc Gracey trong vấn đề tù binh và tù thường dân của Đồng minh, quyết định quy chế tài sản Mỹ, điều tra các tội phạm chiến tranh và thực hiện các chỉ thị khác của OSS.
Được hành động một cách độc lập, Dewey đă không để phí thời gian. Trong khi người Anh chuẩn bị một cách chu đáo cho một cuộc hành quân “thực sự” để vào Sài G̣n, dự kiến vào tuần lễ thứ hai trong tháng 9, th́ Dewey đă phái một tổ tiền trạm bốn người(16) do trung uư Counasse cầm đầu để tiến hành trước các hoạt động về tù binh chiến tranh và tù thường dân. Chiếc phi cơ C.47 của họ đă hạ cánh vào lúc 3 giờ chiều ngày chủ nhật 2-9, xuống một đường bay nhỏ của Nhật gần sân bay chính Sài G̣n.
Sau bất ngờ của sự việc toán chúng tôi hạ xuống Hà Nội ngày 22-8, người Nhật chắc cũng đă dự đoán sẽ có nhiều khả năng nhiều toán khác của Đồng minh tới nên họ không c̣n bị bất ngờ. Khi phi cơ đỗ lại, nhiều xe quân sự đă lao tới để gặp người Mỹ. Theo báo cáo của Counasse th́ một toán Nhật khoảng 30 sĩ quan và lính do một đại tá có sĩ quan tuỳ tùng đă ra đón toán t́nh báo “một cách trịnh trọng”. Để cho đoàn có một quy chế chính thức, Counasse đă tự phong quân hàm cấp thiếu tá, các người khác là đại uư, trung uư.
Ngày 4-9, trong khi tôi từ Hà Nội bay đi Côn Minh, Dewey cùng với 4 người nữa đă đến tăng cường thêm cho toán ở Sài g̣n(17). Chiều hôm đó, Dewey đă điện cho hành dinh ở Candy là Counasse đă phát hiện được 4.549 tù binh chiến tranh Đồng minh(18) trong đó có 214 người Mỹ(19), bị giam tại hai trại trong vùng Sài G̣n. Những người ốm nặng đă được bắt đầu chuyển đi từ ngày 5: chính là ngày mà chúng tôi đang hội họp ở Trùng Khánh; tất cả người c̣n lại sẽ được sơ tán vào sáng ngày 6. Bức điện Heppner nhận được chiều hôm đó nói về việc người Anh tranh giành với người Mỹ về việc sử dụng đường không và các tù binh Mỹ đă không được ưu tiên trước. Sợ rằng các tù binh của chúng ta bị bỏ bê, tướng Wedemeyer ngay chiều hôm đó đă ra lệnh cho máy bay Mỹ từ Côn Minh bay tới Sài G̣n để giúp cho việc sơ tán người Mỹ.
Vào khoảng nửa đêm th́ phi cơ của chúng tôi tới gần Côn Minh, chúng tôi đă nh́n lờ mờ thấy cái hồ lớn ở đó và đến đúng 1 giờ sáng ngày 6 chúng tôi về tới khu nhà vắng vẻ của OSS. Heppner và Helliwell phải đối phó ngay với các vụ cướp phá trụ sở OSS của quân lính Long Vân trong khi tôi tiếp tục nghiền ngầm về những điều lộn xộn tối nghĩa của cái gọi là hội họp “chính trị” mà chúng tôi đă tiến hành ở Trùng Khánh.
Chú thích:
(1) Sĩ quan OSS phụ trách trung tâm huấn luyện biệt kích Trung Quốc ở Côn Minh
(2)  Trợ lư Ngoại trưởng
(3) Tổng thống Truman gặp tướng De Gaulle tại Nhà Trắng ngày 22-8-1945 và sau đó đă nói với bà Tưởng rằng De Gaulle đă đảm bảo với ông là nước Pháp sẽ cho tiến hành ngay từng bước để cho Đông Dương được độc lập. Tổng thống cũng nói với bà Tưởng biết là không có vấn đền “thảo luận về quyền uỷ trị”.
(4)  Thiếu tướng J. Olmsted, G.5 Hành dinh quân Mỹ ở Trung Quốc, thay mặt Hành dinh tại hội nghị.
(5)  J.H. Paxton, bí thư thứ hai Đại sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh, thay mặt Đại sứ quán tại hội nghị
(6)  Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
(7)  Đại tá Davis, Phó Ban OSS - Trung Quốc
( 8 ) “Đập ngăn sông”
(9)  Trưởng phái đoàn của Uỷ ban Quốc tế Chữ thập đỏ tại Nhật
(10)  Đại diện Hội Chử thập đỏ Mỹ tại Genève
(11)  Bộ trưởng Thuỵ Sĩ tại Nhật
(12)  tức Sir Esler, Cố vấn chính trị Anh thuộc Bộ Tổng tư lệnh tốc cao SEAC, Giám đốc SOE ở SEAC
(13)  Nha Công tác đặc biệt Anh, tương tự OSS của Mỹ
(14)  Thiếu tướng Douglas D. Gracey, sinh năm 1894, tư lệnh Lục quân Đồng minh ở Đông Dương năm vĩ tuyến 16, cầm đầu phái đoàn kiểm tra Đồng minh của Bộ Tư lệnh Đông Nam Á và Đông Á (SEAC - SAC), tư lệnh sư đoàn 20 Ấn Độ. Đến Sài G̣n ngày 13-9-1945, đi ngày 28-1-1946.
(15) Trung tá A. Peter Dewey (1917-1945), sĩ quan chỉ huy kế hoạch Embankment của OSSNam. Nghiên cứu lịch sử Pháp ở Yale, thạo tiếng Pháp, phóng viên ở Paris của báo Chicago Daily News (1930-1940), gia nhập quân đội Ba Lan ở Pháp mùa xuân 1940, sau khi Pháp thua trận, trốn sang Lisbon và trở về Mỹ, làm ở cơ quan điều chỉnh công tác Xô Mỹ. Gia nhập quân đội Mỹ năm 1942, hoạt động t́nh báo ở châu Phi và Trung Đông. Được OSS tuyển mộ ở Alger 1943 và phái sang công tác ở hành dinh SEAC tháng 7-1945. Bị du kích Việt Minh giết nhầm ở ngoại ô Sài G̣n ngày 26-9-1945. đột nhập vào Nam Việt
(16)  Nhóm tiền trạm gồm Trung uư Counasse, thượng sĩ Nardella, thượng sĩ Hejna và trung sĩ Paul
(17) gồm Đại uư Bluechel, đại uư Frost, trung uư Bekker, trung uư Wicker. Ngày hôm sau đến thêm 3 người nữa là các đại uư White, Coolidge và Warner.
(18)  gồm: trại BOBT 1.681 người (920 Anh, 592 Hà Lan, 194 Úc, 5 Mỹ), trại 5E 2.686 người (1.394 Anh, 1.164 Hà Lan, 101 Úc, 209 Mỹ)
(19)  gồm của sư đoàn 36 (120 người), Hạm tàu Houston (86 người), VPB 117 (3 người), VPB 25 (2 người), trung đoàn phóng pháo cơ 308 (3 người)

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

34 - 35 - 36

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: