Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 24
Những câu chuyện rắc rối


BĂO TÁP TRONG MỘT ẤM TRÀ
Sáng hôm sau tôi nhận được một điện khẩn của Helliwell, nói tôi phải giải quyết một số vấn đề của toán Sainteny - họ thiếu lương thực, thất lạc điện gửi về Côn Minh, và cái gọi là mối đe doạ Nhật nhiễu phá hệ thống thông tin của họ.
Một vấn đề lớn là đại biện lâm thời Pháp trong một cuộc đối thoại gay gắt với Đại sứ quán của ta, đă yêu cầu giải thích điều mà Pháp gọi là “Mỹ không thực hiện điều thoả thuận cho phép Pháp tiếp tục được vận chuyển người Pháp và vật liệu sang Hà Nội”.
Đây đúng là một ư đồ của Pháp nhằm lợi dụng khai thác địa vị của Mỹ ở Trung Quốc. V́ thực tế, không có một sự thoả thuận nào giữa Mỹ và Pháp có liên quan đến sử dụng, vận chuyển hay về các mặt nào khác của quân đội Pháp ở Trung Quốc. Chỉ có những thoả thuận được thi hành giữa Trung Quốc và Pháp, có liên quan đến Mỹ chăng nữa th́ chỉ do lúc đó tướng Wedemeyer giữ vai tṛ Tổng tham mưu trưởng của Tưởng. Để tránh va chạm với Trung Quốc, người Pháp đă quay sang phía OSS, nêu ra điều thoả thuận về hoạt động của OSS - DGER trước đây. Heppner đă báo cho Pháp biết là thoả thuận OSS - DGER đă hết hiệu lực từ khi chiến tranh kết thúc, c̣n việc cấm vận hiện nay là do chính phủ Trung Quốc quyết định. Heppner cũng đă thông báo cho họ hay tướng Wedemeyer đă thay mặt Tưởng ra lệnh cấm OSS không được chuyên chở những nhân viên không phải là người Mỹ vào Đông Dương trong lúc này. Ông đă gợi ư cho Pháp nên gặp Tưởng.
Cơn băo táp này, tất nhiên cũng chỉ do Sainteny gây ra để chống lại tôi. Sainteny đă gửi điện tín khuấy động người Pháp ở Trùng Khánh và Calcutta về một âm mưu Hoa - Mỹ nhằm gạt Pháp ra khỏi Đông Dương và việc OSS bày mưu lập kế để thay thế nền cai trị của Pháp bằng Chính phủ Hồ Chí Minh do Cộng sản đỡ đầu.
Hai bức điện điển h́nh, do Sainteny tiết lộ ra sau này, có ghi(1):
“Chúng tôi phải đối phó với một cuộc vận động hỗn hợp của Đồng minh nhằm loại Pháp ra khỏi Đông Dương. Chỉ có Chính phủ (Paris) mới có thể chống lại ở tầm cỡ quốc tế… Điều đó cũng cần phải được hiểu là, vào giờ phút này, bắc Đông Dương không c̣n là thuộc Pháp”.
:
“Thái độ của Đồng minh đối với nước Pháp có nguy cơ làm cho chúng ta hoàn toàn bị mất mặt… làm việc ǵ tôi cũng phải thông qua Patti. Tôi nhấn mạnh rằng thực tế trong lúc này, thái độ của Đồng minh có hại hơn là của Việt Minh. Chỉ Leclerc hoặc De Gaulle mới có thể và cần hoạt động”.
Chiều hôm đó tôi đến gặp Sainteny và thấy ông buồn bă. Nhưng lần này tôi rất bực bội. Ông dễ dàng công nhận là đă báo cáo về Trung Quốc rằng tôi đă không hợp tác chặt chẽ, ông và toán của ông coi như bị cầm th́ tại chỗ và t́nh h́nh đă trở nên nghiêm trọng hơn v́ người gác Nhật đă được “thay thế” bằng những người An Nam bất lực và hay báo thù.
Tôi hỏi một cách cộc cằn tại sao ông lại kêu ca với Trùng Khánh về việc thiếu thốn lương thực… và nếu quả thực thế th́ tại sao lại không cho tôi biết trước khi báo cáo về Trùng Khánh. Sainteny hơi lúng túng và tỏ ra bực bội v́ thấy bị hỏi về những điều nhỏ nhen này. Ông thanh minh là đă có nói điều dó trước khi những người “bồi An Nam” bỏ trốn đi, mà người Pháp th́ không được phép ra ngoài để mua bán ǵ… Tôi hiểu ngay vấn đề lương thực thực sự chỉ là một cái cớ. Sainteny bảo tôi không nên quá quan tâm đến những người Pháp ở Trùng Khánh v́ họ không nắm được việc Sainteny phải đối phó với những người “Cộng sản Việt Nam chống đối” và bọn lính Nhật kiêu căng đang bao vây. Ông cho “dân” Trùng Khánh chỉ biết “ăn bánh ngọt, uống trà” trong khi Đông Dương đang suy sụp. Đó chỉ là một quan điểm cục bộ hẹp ḥi của cá nhân Sainteny; v́ chắc chắn ông biết rằng các nhà ngoại giao Pháp ở Trùng Khánh đang cố gắng giải quyết cho xong với Tưởng vấn đề độc quyền lănh thổ của Pháp ở Trung Quốc… Tôi cho rằng những điều xuyên tạc và bịa đặt của Sainteny đă chẳng giúp ǵ được trong việc nâng cao địa vị của Pháp ở địa phương hay trên trường quốc tế.
Tôi có hỏi tại sao ông ta lại đặt tôi vào cái thế phải giải thích những câu chuyện vụn vặt đó mà tôi đă không gây ra và cũng chẳng nắm được…
Tôi không thật nắm chắc được động cơ của Sainteny. Đây cũng có thể chỉ là những vấn đề nhỏ nhen cá nhân. Nhưng cũng rất có khả năng là ông đă cố ư bịa ra chuyện để đánh lừa, lấy cớ là Pháp thiếu, không có đủ cơ sở tiếp tế hậu cần ở Hà Nội để xin tăng thêm số người Pháp ở Đông Dương. Nhưng dù động cơ thật của ông là ǵ đi nữa th́ mưu mô làm mất uy tín của Mỹ ở Hà Nội hay ở Trung Quốc cũng đă chẳng có ảnh hưởng ǵ tới người Trung Quốc và bất kể thế nào th́ họ cũng vẫn là lực lượng chiếm đóng.
Tôi nói với Sainteny là tôi có gặp ông Hồ buổi sáng và đă đề cập đến việc gặp gỡ giữa hai bên, như ông ta đă yêu cầu, nhưng ông Hồ cho biết rằng ông không có ư định muốn có sự gặp gỡ trong thời điểm đặc biệt này.
Tôi muốn làm dịu bớt lời chối từ của ông Hồ nên có ư kiến có lẽ nên thu xếp một cuộc gặp gỡ vào những ngày sau. Sainteny nhún vai: “Không quan trọng! Chúng tôi sẽ làm điều mà chúng tôi phải làm. Mặc kệ!”. Tôi hỏi xem ông có nhận được phản ứng ǵ của Paris đối với chính phủ mới của Hồ Chí Minh không. Câu trả lời của ông mập mờ, chẳng đâu vào đâu. Như sực nhớ ra, Sainteny nói là Paris đă có kế hoạch riêng của họ, và thực sự cũng chẳng phải lo lắng ǵ đến các hoạt động của bọn “đỏ” ở Đông Dương.
Cuộc nói chuyện đă kéo quá dài. Tôi ra về và Sainteny nhắc lại việc những “cai ngục” người Nhật của ông ta đă được những người “Cộng sản An Nam” thay thế. Điều gợi ư của tôi để toán của ông rời khỏi Dinh và chuyển đến một trụ sở ít phức tạp hơn gần Phái đoàn Mỹ, được đáp lại là ông chỉ đóng ở nơi nào mà “sự công nhận chính thức chủ quyền Pháp” được ghi nhận. Ông c̣n cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng, nếu ông không thể làm ǵ khác hơn nữa th́ ít nhất ông cũng cần phải duy tŕ “sự có mặt của Pháp” bằng cách chiếm đóng trụ sở cũ của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
MỘT BỨC ĐIỆN GỬI CHO TRUMAN
Nếu như người Pháp băn khoăn lo lắng về chiến lược của Tưởng định gạt họ ra khỏi Đông Dương th́ ông Hồ và Việt Minh của ông cũng chẳng yên tâm trước những mưu đồ của Trung Quốc đối với tương lai sự lănh đạo của họ. Từ sáng sớm, Vơ Nguyên Giáp đă gửi cho tôi một thư yêu cầu tôi chuyển bức công điện sau đây của ông Hồ gửi Tổng thống Truman.
“Để đảm bảo có kết quả cho vấn đề mà Uỷ ban liên tịch các nước Đồng minh có nhiệm vụ phải giải quyết ở Việt Nam, yêu cầu để cho phái đoàn Mỹ được làm một thành viên của Uỷ ban nói trên và đặt quan hệ với Chính phủ chúng tôi… Chúng tôi yêu cầu cho Chính phủ chúng tôi, chính quyền duy nhất hợp pháp ở Việt Nam,và là người duy nhất đă chiến đấu chống Nhật (sic) (hoạt động quân sự do Mặt trận Việt Minh và sĩ quan Mỹ tiến hành), có quyền có đại diện trong Uỷ ban đó.
Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ kư thay”.

Tôi cho rằng đây chỉ là một sự tính toán, táo bạo và có thể không có hiệu quả của ông Hồ để có được một vị trí giữa các nước có quyền quyết định về tương lai của Đông Dương. Nếu chỉ có Trung Quốc là cường quốc chiếm đóng duy nhất th́ đó là một triển vọng không thể chấp nhận được đối với ông. Sự công nhận của quốc tế, nếu đạt được, sẽ củng cố cả vai tṛ của phong trào độc lập và địa vị lănh đạo của cá nhân ông. Có hay không có điều đó th́ sự mong muốn cho Mỹ tham gia một cách tích cực vào việc quyết định đường lối chính sách, sẽ chỉ cốt để cân bằng lại đối với những mục đích lợi dụng của Trung Quốc, Pháp và Anh. Điều khá mỉa mai là trong khi ông công bố một cách thành thực là đă kháng chiến chống Nhật, th́ lại đúng là nhờ vào sự cộng tác tích cực của Nhật mà Chính phủ ông mới hoạt động được. Tỷ dụ như ngay mới đây, Nhật đă lặng lẽ để lại cho người Việt tất cả bộ máy cảnh sát dân sự, trừ việc canh gác nhà Ngân hàng Đông Dương và các hoạt động của Hiến binh Nhật.
Tôi không muốn chuyển bức điện của ông Hồ mà lại không có sự thảo luận với ông nên đă t́m gặp ông vào giữa buổi sáng hôm đó. Cùng với ông, c̣n có Hoàng Minh Giám(2). Chúng tôi đi thẳng ngay vào đề là tôi không thể gửi được bức điện cho Tổng thống Truman. Đó là một vấn đề ngoại giao vượt ra ngoài quyền hạn của tôi. Nhận xét đó không làm cho ông Hồ bối rối. Với nụ cười cởi mở thường thấy và lộ thái độ thoải mái, ông nói ông hoàn toàn thông cảm việc tôi không thể trực tiếp liên lạc với Nhà Trắng nhưng chắc cũng có thể gợi ư cho ông cách nào đó để liên lạc với Truman; điều đó mới thực là quan trọng.
Không đợi tôi kịp trả lời, ông quay sang Giám và bảo Giám giải thích về nội dung bức điện. Giám đang chờ, và bằng một thứ tiếng Pháp lưu loát, nói bức điện có hai mục đích: thứ nhất là tranh thủ sự có mặt của một người tham dự vô tư, nếu được Mỹ là tốt nhất, trong các cuộc thương lượng giữa Trung Quốc và Pháp, v́ họ có thể làm nguy hại cho nền độc lập và sự toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam, và thứ hai, khuyến khích cho các nước Đồng minh công nhận Chính phủ Lâm thời của ông Hồ là đại diện duy nhất và hợp pháp của nhân dân Việt Nam trong các vấn đề có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam…
Giám giải thích điểm hai c̣n bao gồm việc sắp đặt cơ cấu tổ chức và vai tṛ của các phái dân tộc chủ nghĩa khác nhau, một điều quan trọng đối với ông Hồ, nếu như ông phải cùng với họ nắm một loại chính quyền hợp pháp nào đó…
Theo Giám lập luận th́ việc Đồng minh công nhận Chính phủ Lâm thời chậm chừng nào th́ chỉ làm suy yếu địa vị lănh đạo của họ chừng đó và chỉ làm lợi cho Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng trong việc dựng lên bộ máy cai trị thân Trung Quốc. Đến đây ông Hồ xen vào nói rằng t́nh h́nh cấp bách phải làm cho Mỹ dùng ảnh hưởng của ḿnh đối với Trung Quốc, bắt họ phải chấp nhận Chính phủ Lâm thời của ông như “một chính phủ đă tồn tại trước khi bọn bù nh́n thân Quốc dân Đảng vượt biên giới vào Việt Nam”.
Không công nhận cách lập luận trên, tôi chỉ nhắc lại chính sách của Mỹ: Mỹ không có kế hoạch can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Dương, bất kể ở phía người Trung Quốc, người Pháp hay người Việt và hơn nữa, theo tôi hiểu th́ đại diện duy nhất Đồng minh phụ trách tiếp nhận đầu hàng ở miền bắc Đông Dương sẽ là người Trung Quốc. Nhân viên Mỹ đi cùng đoàn tiếp nhận đầu hàng Trung Quốc chỉ là những người trước đây đă được phái tới lực lượng chiến dấu Trung Quốc để làm cố vấn quân sự, không có nhiệm vụ chính trị và không có quyền đại diện chính phủ Mỹ trong các công việc quốc tế.
Tôi nêu ư kiến một cách thẳng thắn. V́ thật là sai lầm nếu như dấy lên một hy vọng về việc Mỹ làm trung gian khi tôi biết rằng điều dó sẽ không thể có. “Ông già” mẫn cảm hiểu vấn đề và với một thái độ chịu đựng trang trọng, ông nói ông đánh giá cao và tôn trọng lập trường của Mỹ. Nhưng nếu tôi làm ơn chuyển hộ ông bức điện, dù chỉ về Trùng Khánh thôi, th́ ông cũng rất sung sướng. Có lẽ cũng có người nào đó “ở cấp cao” sẽ thông hiểu được cảnh ngộ của người Việt Nam.
Về sau, coi như là một việc nhân nhượng với họ, tôi nhận sẽ chuyển điện về cho Đại sứ Hurley, nhưng cũng nói với ông Hồ rằng tôi sẽ không thể đoán trước được Đại sứ sẽ có hành động ǵ không.
Trong thâm tâm tôi, tôi cho rằng nỗ lực đó sẽ không mang lại kết quả; và thực sự đúng là như vậy.

Tôi cũng thông báo cho ông Hồ biết Sainteny yêu cầu có cuộc đàm thoại. Ông suy nghĩ một lát rồi hỏi xem mục đích để làm ǵ? Tôi nói chỉ có thể phỏng đoán là nhằm để bàn về vai tṛ tương lai của Pháp ở Đông Dương. Ông Hồ nhẹ nhàng đáp lại là thực tế trong lúc này không c̣n ǵ phải thảo luận với Sainteny nữa, trừ phi, ông nói thêm, đó là việc quân đội Pháp trở lại Việt Nam, và nếu như Sainteny có ư như vậy th́ tốt hơn hết là nên chờ cho sự việc xảy ra đă rồi hăy gặp nhau. Ông nói nếu như Sainteny có điểm ǵ có tính chất xây dựng cần tŕnh bày trong khuôn khổ một thông báo chính thức của Paris, th́ ông ta nên gửi cho Chính phủ Lâm thời xem xét. Rơ ràng là vấn đề đă kết thúc và tôi không nói ǵ thêm nữa.
Giám rời khỏi pḥng, tôi cũng xin rút lui nhưng ông Hồ nói tôi ở lại. Ông mới được tin nhiều quan chức quan trọng Pháp ở Paris đến Trùng Khánh để điều đ́nh với Tưởng về vấn đề đặc quyền ngoại giao ở Thượng Hải, Thiên Tân, Hán Khẩu và Quảng Châu. Tất nhiên, những cuộc điều đ́nh đó sẽ không được tiến hành mà không có ảnh hưởng lớn đến quy chế tương lai của Việt Nam. Đi sâu thêm, ông Hồ tỏ vẻ lo ngại về vấn đề quyền sở hữu và quản lư đường xe lửa Vân Nam phủ đi từ Hà Nội về Côn Minh và vấn đề khai thác sử dụng cảng Hải Pḥng. Ông b́nh luận một cách buồn bă rằng thật là một điều kinh khủng khi thấy ở Yalta cũng như ở Postdam, các cường quốc Đồng minh đă quyết định những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà không có một sự chiếu cố nhỏ nhặt nhất đối với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Tôi không đồng ư và có một quan niệm khác. Sự quan tâm chủ yếu của Tổng thống Roosevelt đối với vấn đề Đông Dương ở Cairo, Tehéran và Yalta là số phận tương lai của dân tộc Việt Nam. Ông đă đề cập một cách hoàn toàn đầy sức thuyết phục tới vấn đề tự trị cho nhân dân Việt Nam với Stalin và cả Churchill, cũng như đă nói riêng với Tưởng, và đă giành được sự ủng hộ hết ḷng của Stalin và Tưởng. Trong khi bảo vệ sự nghiệp của Việt Nam, Roosevelt đă bày tỏ một cách minh bạch là ông chỉ mong muốn chấm dứt chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương ngay cả khi cần phải trả giá bằng sự bất hoà với Anh, và làm gián đoạn mối quan hệ Mỹ - Pháp.
Hơn nữa, tôi nói, Tổng thống cũng đă thấy Tưởng công khai tuyên bố lập trường không can thiệp của ḿnh, và tôi nhắc cho ông Hồ biết, chỉ trước đó 4 hôm, Tưởng nói lặp lại lập trường nói trên và tuyên bố:
“… Tuân theo các điều khoản trong bản hiệp định của Đồng minh mới đây, ngoài việc phái các lực lượng tới để tiếp nhận đầu hàng của Nhật trong vùng bắc vĩ tuyến 16, chúng tôi không có tham vọng đất đai ở Đông Dương thuộc Pháp. Chúng tôi mong rằng người Việt Nam sẽ từng bước thực hiện được nền độc lập của họ qua con đường tụ trị, và qua đó thực hiện được những điều khoản của Hiến chương Đại Tây Dương…”(3).
Một lần nữa, lại nổi lên vấn đề những người Việt Quốc gia vượt qua biên giới trong gồng gánh của lực lượng chiếm đóng của Lư Hán. Giáp và tôi đă thảo luận vấn đề này từ mấy hôm trước và đă kết luận là có thể dẫn đến những cuộc xung đột nghiêm trọng. Tôi đă báo cáo cho Tổng hành dinh Chiến trường và Đại sứ quán khả năng tiềm tàng có thể nổ ra rối loạn nội bộ, và thậm chí xung đột vũ trang, nếu như những người Việt Quốc gia từ Trung Quốc ở về lại có ư định muốn đánh đổ Chính phủ Lâm thời.
Ông Hồ và tôi nói đến đó th́ Giám trở vào, mang theo một bức điện. Ông có tin quân Trung Quốc đă qua biên giới ngày 27-7 ở Cao Bằng và đă tước vũ khí của một phân đội nhỏ Việt Minh đóng ở Lạng Sơn. Nhưng khoảng một giờ sau, bộ đội tăng cường của Việt Minh từ nông thôn kéo đến đă phản công đánh cho quân Trung Quốc phải rút lui và chịu điều đ́nh để có đường tự do đi về phía nam. Người Trung Quốc đă phải yêu cầu Việt Minh thông qua một tổ chức chính quyền liên hợp ở cấp tỉnh để đảm bảo duy tŕ pháp luật và trật tự trong tỉnh. Xem ra th́ biện pháp cuối cùng có thể được lựa chọn sẽ là một chính phủ quân quản vĩnh cửu. Nhưng sau những cuộc thảo luận sôi nổi, mọi người đă nhất trí thành lập một chính quyền liên hợp cấp tỉnh gồm 2 đại biểu của Việt Minh, 2 của Phục Quốc và 3 người độc lập.
Ông Hồ lắc đầu phản đối, cho đó là một điều không thể chấp nhận được: bọn Phục Quốc từ lâu đă là bù nh́n của Nhật và không thể tin cậy được. Giám giải thích là Phục Quốc gồm có ba đảng quốc gia do Nhật đỡ đầu, một trong số đó do Trần Trọng Kim lănh đạo. Ông Hồ ngắt lời và nói là Phục Quốc đă được tổ chức ra từ trước Thế chiến thứ nhất, với sự bảo trợ của Phan Bội Châu, “một học giả chính trực, một người quốc gia chân chính” với nhiều hoài băo về một sự cộng tác Nhật - Việt. Trong thời niên thiếu,, ông nói, tôi đă có nghĩ đến việc đi theo phong trào Đông Du phục vụ cho châu Á của Tiến sĩ Châu. Nhưng sau này, thấm nhuần một tinh thần độc lập chống sự đô hộ của ngoại quốc mạnh mẽ, ông đă quyết định chuyển đi theo hướng tây - sang Pháp.
Ông Hồ và Giám đưa ra nhiều tài liệu về sự cộng tác của Phục Quốc với quân xâm lược Nhật và ông Hồ cũng nhắc lại kinh nghiệm bản thân của ông với nhóm lưu vong ở Trung Quốc trong vai tṛ của “những tên đầy tớ trung thành của Quốc dân Đảng”. Những người cộng tác thù địch này sẽ chẳng mang lại được ǵ thêm cho chế độ mới và rơ ràng ở đây chỉ là một việc ông Hồ phải ngậm bồ ḥn làm ngọt.
Trước khi tôi ra về, ông Hồ lại nhắc lại sự mong mỏi khẩn thiết của ông là tôi sẽ báo cáo cho Trùng Khánh tất cả những ǵ đang xảy ra ở miền Bắc này.
MỘT BỨC ĐIỆN GỬI CHO “ÔNG TAM”
Tôi có dấu vết đầu tiên về việc ông Hồ có ư định giải quyết vấn đề những người Việt Quốc gia đă xuất dương qua một bức thư tôi nhận được trong ngày hôm sau của Vơ Nguyên Giáp. Ông yêu cầu tôi trên cơ sở cảm t́nh cá nhân, chuyển giúp ông một bức điện cho “ông Tam”. Bức điện tỏ ra vô thưởng vô phạt và thông thường tôi không cho nó ẩn ư nào khác.
“Của: Vơ Nguyễn Giáp, tức Văn
Gửi cho: ông Tam, nhờ AGAS chuyển
Việt Minh đă thành lập Chính phủ Cộng hoà Lâm thời. Nhân danh cá nhân tôi, mời ông về Hà Nội”.
Nhưng tôi cảnh giác v́ thấy ông Hồ đă tỏ ra lo lắng trong khi thảo luận về các đảng phái thân Trung Quốc. Tôi thoáng có ư nghĩ là Giáp có thể có ư đồ muốn xoay xở với Việt Minh. Nhưng tôi đă gạt bỏ ngay ư nghĩ đó, v́ sự trung thành của Giáp đối với ông Hồ và Việt Minh là một điều không thể nghi ngờ được. Nhưng yêu cầu của Giáp là không b́nh thường. Từ trước, chỉ có ông Hồ nhờ tôi chuyển điện tín và nội dung các bức điện bao giờ cũng rơ ràng.
Điều làm tôi thắc mắc là cái “ông Tam” này, ông Tam duy nhất mà AGAS có liên lạc là Nguyễn Tường Tam(4), lănh tụ đảng Đại Việt, thân Nhật, hợp tác với Việt Nam Quốc dân Đảng, nổi tiếng chống Cộng sản và lại chính là người mà Sainteny đă bí mật liên lạc thăm ḍ cách đó khoảng một tháng. Điều làm tôi thắc mắc là Giáp, vốn là một trợ thủ chủ yếu của ông Hồ, mà chỉ do sáng kiến cá nhân dám mời lănh tụ của một đảng đối lập về gặp ở Hà Nội. Có ǵ bảo đảm cho Giáp là tôi sẽ không thảo luận về bức thư này với ông Hồ, mà Giáp th́ cũng chẳng yêu cầu tôi phải giữ bí mật. Với cách lập luận đó, tôi cho rằng Giáp đă hành động với sự đồng ư của ông Hồ và tôi đă chuyển bức điện đi.
Nhưng tôi vẫn phân vân không hiểu tại sao lại có bức điện này. Nó có thể sẽ mang lại cho Việt Minh lợi lộc ǵ? Hay đây là một cái bẫy chỉ nhằm để bắt cóc hoặc ám sát? Chắc không phải như vậy. Việc thủ tiêu Tam sẽ không ngăn trở được mục đích cuối cùng của Việt Nam Quốc dân Đảng là nhằm tiêu diệt Việt Minh do Cộng sản lănh đạo.
Có lẽ ông Hồ, một bậc thầy mưu lược, đă suy nghĩ theo cái kiểu người Mỹ chúng ta: “nếu anh không đánh được họ, th́ hăy theo họ”. Một chiến thuật mà ông đă từng sử dụng và thu được ít nhiều thành công. Qua suy nghĩ, tôi cho rằng ông Hồ không thể hoà trộn Việt Minh của ông với Quốc dân Đảng mà có thể chỉ là việc một lănh tụ chủ chốt trong các đảng chống Cộng sẽ bị lôi kéo bằng cách mua chuộc, o ép, doạ nạt, hoặc một cái ǵ đó mà vẫn không từ bỏ đảng ḿnh để đi theo với Việt Minh… Tôi yêu cầu Bob Knapp, một chuyên gia về chiến tranh chính trị của chúng tôi, giúp tôi phân tích t́nh huống mới này. Chúng tôi bắt đầu từ sự việc ai cũng đă biết là ông Hồ và Tam đă cộng tác với Trương Phát Khuê ở Đồng minh Hội trong những năm 1943-1944 và kiểm lại tất cả các t́nh huống mà chúng tôi đă biết về họ.
Vào mùa hè 1943, qua sự tiếp xúc của OSS với những người Cộng sản Trung Quốc trong Quốc dân Đảng, tướng Tiêu Văn đă t́m gặp ông Hồ, lúc đó là tù chính trị của Trương. Tiêu và ông Hồ đă đi tới một quan hệ gần gũi nhau về lư tưởng và đến cuối tháng 7, Trương đă đưa ra một đề nghị xin thả ông Hồ gửi cho Tổng Bí thư Quốc dân Đảng Trung Quốc. Đề nghị đó được chấp nhận vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, với điều kiện ông Hồ sẽ được giải thoát khỏi bị tù đày, nhưng được giữ lại dưới quyền kiểm soát của Trương để làm công tác chính trị trong Việt kiều. Trương yêu cầu ông Hồ giúp chấn chỉnh tổ chức Đồng minh Hội, v́ nó đă chẳng có hiệu lực ǵ từ khi thành lập vào mùa thu 1942 và đang bị xâu xé v́ mâu thuẫn nội bộ.
Mặc dù có sự tranh chấp giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Quốc dân Đảng, ông Hồ cũng đă thành công trong việc làm cho Đồng minh Hội trở thành một liên minh có hoạt động, đáp ứng được yêu cầu của Trương về mặt tổ chức, kỷ luật, công tác t́nh báo. Khi ông Hồ rời Trung Quốc về biên giới Việt Nam vào tháng 8-1944, ông có khá nhiều kẻ thù, nhưng đồng thời cũng có nhiều bạn bè trong số các lănh tụ bất măn của khối chống Cộng trong Đồng minh Hội. Nguyễn Tường Tam là một trong số này.
Knapp và tôi đi đến kết luận là khi ông Hồ được tin quân Lư Hán kéo bọn tay chân cũ trong Đồng minh Hội đi theo họ, trong số đó đặc biệt có bọn Việt Nam Quốc dân Đảng đáng căm thù th́ ông đă dự đoán Trung Quốc có kế hoạch định lật đổ ông để thay thế bằng một tên bù nh́n thân Trung Quốc ngoan ngoăn. Nếu quả thực họ có mưu đồ như vậy, th́ ông Hồ cũng biết rằng chính phủ và lực lượng quân sự rất hạn chế của ông sẽ không thể đối phó được với sức mạnh quân sự của Tưởng.
Nhưng c̣n một vấn đề rầy rà khác cho ông Hồ là việc có thể có hoặc sẽ có một “hoạt động” Trung - Pháp, nhằm lật đổ ông, tiêu diệt Việt Minh và trao trả Việt Nam lại cho Pháp.
Chúng tôi có được bản giải thích của cơ quan nghiên cứu R&A của OSS về lời tuyên bố của Tưởng ngày 24-8, mà tôi đă có dịp nói đến ít nhiều trong cuộc gặp gỡ với ông Hồ, và đặc biệt là về chính sách 14 điểm của Quốc dân Đảng trong việc chiếm đóng Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt lưu ư đến việc các nhà Trung Quốc học của OSS chúng ta cho rằng chính phủ Trung Quốc không có ư định muốn để cho ḿnh bị sa lầy ở Đông Dương. Thái độ trước đây của Tưởng đối với người Việt Nam đă được tŕnh bày cho Roosevelt ở Cairo tháng 11-1943, h́nh như vẫn c̣n có giá trị. Lúc đó Tưởng đă phát biểu là người Việt Nam không phải là người Trung Quốc, không để bị đồng hoá với xă hội Trung Quốc và Tưởng không có quyền lợi về đất đai ở Đông Dương.
Nhưng, lời tuyên bố mới nhất về chính sách của Trung Quốc lại không chịu ghi nhận phong trào độc lập của Việt Nam và việc thành lập của một Chính phủ Việt Minh. Thay vào đó, nó lại công nhận chủ quyền Pháp đối với Đông Dương và bao hàm việc Trung Quốc sẽ xúc tiến cộng tác với Pháp ở tầm cỡ quốc tế để giải quyết vấn đề quyền lợi Trung - Pháp tại Đông Dương.
Như thế rơ ràng là Hồ Chí Minh và Chính phủ “thực tế” của ông đă không có một vai tṛ ǵ trong kế hoạch sau chiến tranh của Quốc dân Đảng Trung Quốc và sự ủng hộ trước đây của Trương Phát Khuê đối với những người Quốc gia Việt Nam, dù cho đă được Trùng Khánh chuẩn y, cũng không có góp phần ǵ vào trong cái mưu đồ to lớn của Thống chế - nhằm làm cho Trung Quốc chiếm địa vị ưu thế trên bàn hội nghị hoà b́nh với nước Pháp.
Giả sử sự phân tích của chúng tôi là đúng đắn, th́ việc mời Tam, trong khi những người cộng tác chính trị với ông c̣n đang trên đường đi từ Vân Nam vào Việt Nam, có nghĩa là ông Hồ đă cố gắng vận dụng chiến thuật một cách cừ khôi trội hơn người Trung Quốc… Ông Hồ biết rằng Tam đă không được Tiêu Văn trọng vọng ở Đồng minh Hội và bị Vũ Hồng Khanh, lănh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng, đối xử một cách thậm tệ. Cũng có khả năng Tam và Đại Việt của ông có thể bị cắt đứt khỏi Đồng minh Hội. Cũng có thể ông được ép nhận một Bộ trong Chính phủ mới và một số ghế nào đó trong Quốc hội cho những người theo ông. Hành động đó, nếu thành công, chắc chắn sẽ mở rộng cơ sở của chính phủ Việt Minh và đồng thời lại làm suy yếu các đảng phái đối lập từ Trung Quốc về.
Chú thích
(1) “Xem lịch sử”, J. Sainteny
(2)  Lănh tụ đảng Xă hội và là bạn thân của ông Hồ
(3) Tuyên bố của Tưởng được đăng trên tờ Trung ương Nhật báo ngày 25-8-1945 ở Côn Minh.
(4) Nguyễn Tường Tam (1910-1963), nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh, đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng. Đảng này dựa vào Trung Quốc như một đồng minh để giành độc lập dân tộc, chống lại sự kiểm soát quốc gia của Pháp. Khi thế lực của Nhật bắt đầu thống trị Đông Dương (1940), Tam chuyển sang nhờ sự viện trợ của Nhật để chống Pháp và lập ra đảng Đại Việt dân chính (gọi tắt là đảng Đại Việt). Pháp đă đàn áp và bắt giam các lănh tụ của đảng này. Tam trốn thoát sang Trung Quốc (1942) và theo Việt Nam Quốc dân Đảng của Vũ Hồng Khanh ở Côn Minh. Đây là “Việt Nam Quốc dân Đảng” thứ hai, mặc dù Tam không lộ rơ mặt ở Trung Quốc nhưng Tam và đảng Đại Việt đă được xác định là những người Quốc gia thân Nhật. Trương Phát Khuê quyết định bắt giam Tam (1944) để “dạy cho ông một bài học”. Ngay trước khi họp Đại hội Đồng minh Hội lần thứ hai (3-1944), Trương thả Tam và mời làm đại biểu dự Đại hội ở Liễu Châu và ở đó Tam đă gặp Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng. Mùa thu 1945, ông Hồ tranh thủ sự ủng hộ của Tam và trao cho Tam chức Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ Liên hiệp Lâm thời (1-1946). Khi được mời dẫn đầu đoàn dự Hội nghị Fontainebleau, Tam đă cáo ốm và cùng với Vũ Hồng Khanh đă trốn sang Trung Quốc rồi qua Hongkong.
Tháng 2-1947, Tam, Khanh và một số lănh tụ Đồng Minh Hội khác đă tham gia các hội nghị ở Nam Kinh và Quảng Châu để lập ra Mặt trận Dân tộc Thống nhất nằm tranh thủ sự ủng hộ của chính phủ ông Hồ và thuyết phục Bảo Đại làm người phát ngôn cho họ. Nhưng họ đă thất vọng với người Pháp và Bảo Đại đă từ chối đứng trung gian hai bên Việt Minh và Pháp. Tháng 10-1947, Tam rút lui khỏi phong trào ủng hộ Bảo Đại và hoạt động chính trị, nhưng vẫn tiếp tục viết báo từ hải ngoại chống lại sự can thiệp của Pháp và Mỹ vào Việt Nam.
Trong cuộc nổi dậy của Phật giáo 1963, Tam đă tự vẫn (7-1963) để phản đối sự đàn áp của chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: