Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 10
Một phiên họp của “bộ óc”

ĐỘI OSS
Vào lúc tôi rời Szemao ngày 12-5, Spaulding cùng với một đội 20 người đang điều khiển sau trạm thu tin dọc biên giới, tôi rất hài ḷng. Trở về Côn Minh, tôi suy ngẫm làm sao để mở rộng những hoạt động của chúng tôi ở bên trong bằng những phương tiện của Sabattier và của ông Hồ có tại chỗ.
Hồi đó Ban tham mưu của tôi ở Côn Minh đă tăng thêm những người mới từ Mỹ đến: trung uư (sau đó là đại uư) Roger P. Bernique, thuộc Lục quân; trung uư (sau đó là đại uư) Carleton Swift Jr., thuộc Hải quân và nhiều lính nghĩa vụ có tŕnh độ cao được huấn luyện về tiếng Pháp và tiếng Việt. Với đội ấy và với sự giúp đỡ của những chuyên viên khác ở ban tham mưu OSS, chúng tôi bắt đầu cuộc hoạt động SI đối với Đông Dương trên qui mô đầy đủ.
Ngay trước khi tôi bay trở về, một chỉ thị mới của chiến trường đă chỉ thị cho OSS “ngăn cản sự vận chuyển và phá hoại đường bộ và đường sắt từ Trấn Nam Quan đến Hà Nội”. Chỉ thị có một giọng cấp bách khác thường: “…trong trường hợp tất cả các đường sắt nằm trong hoạt động này, những đường sắt nào có thể tháo dỡ được th́… phá hủy, cả cầu và đường hầm cũng phá hủy. Ít nhất phải có những khúc đường bộ hay đường sắt dài 10 dặm sẽ không thể hoạt động được nữa. Không để cho người Nhật sử dụng đuờng giao thông… tâấ cả các hầm hố và các ụ đất (sẽ) được gài ḿn… ( phải) tiến hành việc phá hủy các kho tàng tiếp tế của Nhật trong hoặc gần Hà Nội… các đội quân phá hoại phải bắt tù b́nh khi nào có thể đuợc”.
Helliwell và tôi thảo luận bức điện ấy. Thật lạ lùng, chỉ thị quá chi tiết nhưng lại không xác định được mục tiêu rộng lớn; và chúng tôi đều ngạc nhiên về một anh chàng tài tử nào đó ở Bộ tham mưu đă vạch ra chỉ thị đó.
Đây là một công việc thuộc SO/OG(1) chứ không phải thuộc SI, nhưng chúng tôi cũng hỏi Helliwell xem ông ta có chỉ thị ǵ cho tôi không. “Ngài đại tá hay nổi khùng” ấy, như ở một vài cơ quan thường gọi Helliwell như vậy, cáu kỉnh nói: “Đây là khu vực của anh, anh hăy tới đó”. Rơ ràng đó là lần đầu tiên tôi được báo cho biết là sựu phân công của tôi đi xa hơn việc t́nh báo bí mật. Với một giọng có phần gay gắt, Heliiwell báo cho tôi biết rằng nhiệm vụ của tôi bao hàm toàn bộ những hoạt động bí mật và chiến tranh chính trị. Helliwell nói rằng những chỉ thị của tướng Donovan cho Heppner đă đặc biệt nhấn mạnh rằng Whitaker và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước ông ta(2) về những hoạt động ở Đông Dương. Vào lúc tôi vừa mới bắt tay vào hoạt động SI, tất cả những điều đó làm cho tôi ngạc nhiên phần nào nhưng Helliwell tiếp tục bảo đảm với tôi là tôi sẽ được tiếp xúc và được sự ủng hộ đầy đủ với tất cả các bộ phận tham mưu và ông ta tin rằng họ sẽ cộng tác với tôi.
Ngày hôm sau, Heppner, Whitaker và Quentin Roosevelt(3) từ Trùng Khánh đến ở lại đây một thời gian ngắn. Họ cùng nhập bọn với Helliwell, Duncan Lee và tôi trong một dịp hiếm có - một bữa ăn Trung Quốc được sửa soạn đặc biệt với nhiều món ăn và chúng tôi ngồi nhắm rượu trắng Trung Quốc với rượu mạnh Ecosse của Anh suốt đêm. Những chuyến đi thăm thường xuyên lẫn nhau giữa cái nhóm nhỏ bé tin cậy nhau của chúng tôi được coi như những phương tiện duy nhất để chúng tôi quan hệ với nhau và trao đổi ngay thẳng với nhau những tin tức và quan điểm về chính sách và những hoạt động của Mỹ và tăng cường những liên hệ làm việc của chúng tôi bằng một mối quan hệ cá nhân.
Heppner có một cái đầu lạnh và chúng tôi biết dựa một cách tin cậy vào sự phán đoán vững chắc của ông ta. Ông ta rất lịch thiệp và được ban tham mưu của ḿnh ủng hộ mạnh mẽ, nhưng khi cần có thể cứng rắn được. Được tướng Donovan hoàn toàn tin cậy và được biết riêng về những cuộc thảo luận của Nhà Trắng, ông ta thường đụng phải vấn đề tế nhị nhất với các thủ lĩnh Trung Quốc, nhưng ông ta không bao giờ tỏ ra một thái độ quá bận rộn với một sự mệt mỏi khi nghe hay xem xét những vấn đề của chúng tôi, hoàn toàn ngược lại, bao giờ ông ta cũng vui vẻ và sẵn sàng.
Whitaker dược Donovan giao cho thâm nhập các giới của người Pháp ở Trùng Khánh để báo cho Washington những kế hoạch của Pháp. Đối với công việc được giao ấy, ông ta có lợi thế là đă trải qua 20 năm ở châu Âu như một nhà văn và nhà báo Mỹ. Ông ta có bạn bè ở khắp châu Âu, đặc biệt trong những người Pháp, và có một phong cách tao nhă, một nhân cách xuất sắc và một sự hiểu biết sâu sắc về chính trị châu Âu. Ông ta có mặt trên sân khấu với tư cách là một nhà báo khi Hội Quốc liên suy tàn và chết, đă tới Matxcơva để t́m “sự thật” và trở về vỡ mộng, và đă viết cả một loạt bài từ Ethiopia đến Tây Ban Nha và từ cuộc thanh lọc của Hitler năm 1934 đến cuộc chính biến ở Viên với tư cách phóng viên chiến tranh. Ông ta cảm thấy rằng ḿnh bị ràng buộc một cách sâu sắc với cuộc chiến tranh chống nước Đức và nước Nhật, và hy vọng nước Mỹ cuối cùng sẽ khắc phục được sự yếu ớt của ḿnh là cái đă từng phá hoại Hội Quốc liên cũ.
Helliwell là một nhân vật quyết định và ông ta đau khổ như một người đang ốm ở khi những quyết định chính trị làm tŕ hoăn những kế hoạch và hành động của ḿnh. Ông ta ít tỏ ra sôi nổi, nhưng thỉnh thoảng những cơn bực dọc của ông ta làm cho ông ta trở nên giận dữ, ông ta không phải là một người ưa những sự nhỏ nhặt hay những ác cảm. Khi khí sắc tươi tỉnh, ông ta hăng hái thúc đẩy mọi hoạt động, ủng hộ và khích lệ, lôi kéo mọi người theo ḿnh và tự ḿnh lao vào việc một cách hăng hái nhất.
Quentin Roosevelt là cháu Tổng thống Theodore Roosevelt. Chắc chắn anh ta được đặt tên theo tên người chú đă bị giết trong Thế chiến thứ nhất. Hồi ấy anh ta mới 25 tuổi hay vào khoảng đó, và được bạn bè gọi là anh “Q”. Anh ta có vẻ rất thoải mái trong môi trường Trung Quốc và nói tiếng Trung Quốc khá thành thạo. Bố anh ta, Theodore Roosevelt Jr., là một người bạn cũ và thân thiết của Tưởng và vợ. Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là anh ta hiểu biết sâu sắc suy nghĩ của các cố vấn của Tưởng, anh ta cũng là một người bạn tốt và là một người kể chuyện tế thị.
Duncan Lee là một nhà Trung Quốc học; đẻ ở Trung Quốc, bố mẹ là những nhà truyền giáo, nói thạo tiếng Trong Quốc, có phần văn vẻ nữa. Trong đời sống b́nh thường, ông ta là một luật sư cũng giống như những luật sư khác và cũng đă từng tốt nghiệp trường Đại học Oxford. Lee cũng đă từng làm trưởng chi nhánh Viễn Đông của OSS ở Washington, nơi chúng tôi gặp nhau lần dầu tiên, và kiến thức của ông ta rất có ích cho chúng tôi. Ông ta là người dễ ưa và dễ làm quen.
CARBONADO

Những tin tức quan trọng vào buổi chiều do Heppner cung cấp là tuyệt mật. Wedemever (vừa mới từ Washington về) đang chuẩn bị một cuộc tấn công đần tiên của Mỹ ở Trung Quốc, theo tên mật mă là Carbonado. Đó là một cuộc tấn công trên đất liền, dọc theo đường Quế Lâm - Liễu Châu - Nam Ninh để bảo vệ khu vực Quảng Châu - Hongkong, sau đó mở những cảng lớn ở phía nam Trung Quốc để tiếp nhận quân đội từ châu Âu và Phillipine đến. Ngày mở đầu cuộc hành quân được dự định chỉ c̣n ba tháng rưỡi nữa, tức là vào ngày 1-9, và cuộc tấn công kết thúc vào ngày 1-11-1945.
Để dạo đầu cho Carbonado, Wedemeyer cần mở một cảng nhỏ Fort Bayard (Chanchiang) nằm trên bán đảo Lôi Châu, cách Quảng Châu chừng 250 dặm về phía tây nam, như là một căn cứ tiếp tế sắp tới để duy tŕ cuộc tấn công Carbonado.
Hepper nhấn mạnh tầm quan trọng của những hoạt động của OSS chúng tôi, v́ Wedemeyer và Bộ tham mưu của ông ta buộc chúng tôi cung cấp rất nhiều tin tức t́nh báo và phải quấy rối người Nhật ở khu vực tấn công được dự tính. Tướng Mc Clure(4) cũng yêu cầu OSS mở đầu cuộc hành quân này bằng cách đánh du kích (SO), phá hoại (OG) và hoạt động tâm lư (MO). Điều đó đặc biệt quan trọng để ngăn quân Nhật ở Đông Dương tăng cường những vị trí của họ nằm trên khu vực của những cuộc hành quân Carbonado. Tất nhiên, đó là những điểm đặc biệt trong bản chỉ thị mà Helhwell và tôi đă chế giễu. Whitaker nói rằng khu Hà Nội - Trấn Nam Quan sẽ là “người yêu” của tôi và tuyến Trấn Nam Quan - Nam Ninh sẽ bị hạm đội Mỹ cắt đứt.
Khi báo cho tôi, Whitaker nói rằng ông ta đă gặp tướng Pechkov và Sabattier, thấy rơ họ sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi và hỏi ư kiến của tôi. Helliwell nhăn mặt, tôi nhận thấy thế, khi Heppner và Lee ngồi lùi ra với những bộ mặt nghiêm trọng c̣n Q th́ nở một nụ cười sung sướng. Tôi suy nghĩ một lát và nói: “Chắc chắn như vậy, sao lại không? Chỉ cần chúng tôi có đủ thời gian và được ủng hộ về hậu cần, và nếu như người Pháp không phản đối đánh nhau ở Trung Quốc”. Nhưng tôi nói với ông ta rằng, theo chỗ tôi biết về điều kiện của họ và về những kế hoạch của họ, tôi hoài nghi việc đánh nhau ở Trung Quốc được đặt lên một vị trí cao trong danh mục những ưu tiên của họ. Hơn nữa, tôi cho rằng mục tiêu duy nhất của họ lúc này là tránh khỏi người Nhật càng xa càng hay. Thật ra nếu ông ta hỏi tôi, tôi sẽ gợi ư là nên gửi họ đến một trung tâm hồi phục ít ra là 6 tháng nữa. Whitaker im lặng một lát với một vẻ khổ sở, để lộ ra một sự thất vọng đối với tôi. Sau đó ông ta hỏi: “Làm thế nào ông định hoạt động Đông Dương mà không có người Pháp được?”. Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn và trong khi mọi người đều lặng thinh, tôi nói: “Ta hăy xem John có thật nghiêm túc không? Các ông đă nh́n thấy những người lánh nạn chưa? Những đội quân ấy, thật ra, không nh́n thấy bất cứ một thứ vũ khí hiện đại nào hay học những chiến thuật mới nào từ năm 1940. Họ vẫn c̣n sống trong Thế chiến thứ nhất”. Whitaker không thể giữ măi tư thế cũ. Mọi người phá lên cười v́ cái điều tôi đă phát hiện ra ấy, tôi trở thành cái bia của một sự đùa cợt nhỏ của Whitaker - ông ta giễu cợt tôi suốt buổi. Điều đó đă làm cho tôi rụt lại một lúc.
Khi những tiếng la hét và những tiếng cười ha hả lắng đi, Q nói với chúng tôi rằng Pechkov là một vấn đề nặng nề với tướng Hà Ứng Khâm, v́ ông ta đ̣i hỏi mọi thứ cung cấp và vậnn chuyển, và yêu cầu trang bị “4.000”(?) người Pháp chiến đấu để đánh người Nhật ở Đông Dương. Ông Jean Daridan, đại diện của Đại sứ quán Pháp ở Trung Quốc, đă khẩn nài Đại sứ quán Mỹ dùng ảnh hưởng của ḿnh đối với Tưởng nhằm tổ chức những hoạt động bí mật của Pháp ở Đông Dương. Tướng Cheng Cheng, Bộ trưởng chiến tranh Trung Quốc, đă hai lần từ chối gặp Pechkov cũng như Sabattier để thảo luận vấn đề về sử dụng các lực lượng Pháp ở Trung Quốc. Ông ta lịch sự bảo họ đến gặp tướng Hà.
Heppner ước đoán về con số quân đội mà Sabattier có thể tập hợp được trong thực tế. Ông ta nghe nói tới những con số khác nhau, từ 1.000 đến 6.000người. Dù nhiều đến đâu, ư kiến của ông ta là những số quân ấy có thể được sử dụng tốt nhất như những đội quân yểm trợ ở các khu vực hậu phương của Cục quân nhu (thuộc OSS). Whitaker nghĩ tới việc có thể sử dụng một số ít vào công tác t́nh báo, miễn là OSS giữ quyền kiểm soát các hoạt động. Helliwell gợi ư rằng nếu Sabattier tổ chức được vài trăm người tự nguyện và có năng lực th́ họ có thể sử dụng vào những hoạt động du kích và phá hoại. Rơ ràng là có một vai tṛ dành cho một số đội quân người Pháp trong các kế hoạch của Đồng minh nếu họ bằng ḷng chấp nhận sự lănh đạo và kiểm soát của Đồng minh.
Theo sự gợi ư của Whitaker và Helliwell, tôi đă đề nghị đưa M.5 về gần Côn Minh để thu xếp việc tuyển lựa và huấn luyện một đội quân nhỏ cho những hoạt động SI, SO và OG. Heppner không đồng ư. Thay vào đó, ông ta yêu cầu tôi triển khai một kế hoạch mà ông ta và Whitaker đă vạch ra với Sabattier ở Trùng Khánh. Wedemeyer và Donovan rất nhạy cảm với quan hệ với người Pháp và, ông ta nói, tốt hơn cả là nên bàn luận vấn đề đó lúc đầu ở cấp Chiến trường và Đại sứ quán. Mc Clure sẵn sàng thảo luận với tướng Sabattier về khả năng sử dụng một số hạn chế quân Pháp phối hợp với người Trung Quốc ở đông bắc Trung Quốc. Whitaker đồng ư rằng chúng ta ở Côn Minh không nên dính vào chuyện này cho đến lúc mọi việc được sáng tỏ ở Trùng Khánh. Đặc biệt về sự tranh chấp giữa những người Pháp theo De Gaulle ở M.5 và Bộ tham mưu Pháp ở Trùng Khánh. Ông ta cũng thấy những cuộc xung đột cá nhân giữa Sabattier, Alessandri và Pechkov. Hai người sau này đều là những sĩ quan lê dương(5), đă từng cộng tác với phái De Gaulle thuộc SLFEO/Calcutta trong một chiến dịch mà Sabattier bị gọi về Pháp, theo ông ta nói.
Tôi nêu lên vấn đề người Việt Nam, mô tả lại những cuộc tiếp xúc mới đây của tôi, và nói rằng tôi tán thành sử dụng lực lượng dự trữ chưa đặt quan hệ ấy. Phản ứng đầu tiên của những vị khách Trùng Khánh của chúng tôi là tiêu cực. Whitaker và Roosevelt đều cảm thấy người Pháp và người Trung Quốc sẽ mếch ḷng với sự tiếp xúc của chúng ta với những người Cộng sản Việt Nam. Heppner cũng thấy trước vấn đề ấy, nhưng cho rằng lúc này chúng ta vẫn chưa có một sự lựa chọn nào, và ông ta thấy không có ǵ gay go trong vấn đề ấy chừng nào chúng ta tách khỏi chính trị và hành động êm thấm, ở cấp thấp. Lee và Helliwell tán thành sử dụng người của Hồ Chí Minh, nhưng rất thận trọng. Với một vẻ hoài nghi, Lee muốn biết xem chúng tôi làm thế nào để cho Tai Li không khám phá ra được việc này. Tôi nói: “Để việc đó cho tôi”, và Whitaker hết sức ủng hộ tôi và nói với họ rằng tôi đă từng thành công ở Ư, khi làm việc bên cạnh những người Cộng sản, những người quân chủ và những kẻ phát xít Ư mà không để họ khám phá ra những hoạt động đồng thời tiến hành ấy.
Cuộc nói chuyện chuyển sang những sự kiện ở Trùng Khánh. Whitaker nói với chúng tôi rằng 6 tuần lễ trước khi xảy ra cuộc đảo chính của Nhật, đại tá Jacques Guilermag(6) đă đích thân báo tin cho Wedemeyer rằng người Nhật đang hoạt động mạnh mẽ ở Đông Dương và hậu quả là người Pháp thấy trước ḿnh sẽ bị tước mất vũ khí và quyền lực. Ấy thế mà, khi điều đó xảy ra, người Pháp đă tỏ ra ngạc nhiên và kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ. Sau đảo chính, Pechkov đă đưa ra những yêu sách vô nghĩa lư của một phong trào kháng chiến không tồn tại và muốn trách cứ Mỹ về sự sụp đổ ấy, đúng như Vichy và Catroux đă làm năm 1940. Việc họ thiếu nh́n xa và thiếu kiên quyết chống lại đă để cho Nhật giành được một sự kiểm soát chiến lược không chối căi được ở Đông Nam Á và đặt Trung Quốc vào một thế nguy hiểm. Cả Tưởng lẫn Wedemeyer đều tỏ ra hết sức thất vọng với người Pháp.

DE GAULLE VÀ QUỸ ĐẠO NƯỚC NGA

Ba ngày trước cuộc đảo chính, đại sứ Pháp ở Washington, Henri Bonnet, đă vẽ lên cho Bộ Ngoại giao chúng ta một bức tranh rực rỡ về “cuộc kháng chiến của Pháp ở Đông Dương và có một số đông những người bản xứ tham gia”. Ông ta yêu cầu Mỹ giúp đỡ cho những người maquisards(7) giúp thành lập một tổ chức dân sự hỗn hợp và chấp nhận việc ủy nhiệm tướng Blaizot liên lạc với tướng Wedemeyer. Bonnet được nói cho biết là không có những người maquisards ở Đông Dương, những kế hoạch dân sự c̣n quá sớm và tướng Weaemeyer khi được hỏi đă trả ḷi rằng lúc này ông ta không cần đến một sĩ quan Pháp ở Bộ tham mưu của ḿnh.
Whitaker cũng được biết một sức ép nặng nề vẫn đang được thực hiện. Tướng De Gaullle đă nói với đại sứ chúng ta ở Paris, Jefferson Caffery, rằng người Pháp ở Đông Dương đă tổ chức một “cuộc chiến đấu thực sự” nhưng không được sự giúp đỡ của cả người Mỹ lẫn người Anh. De Gaulle cho biết rằng người Mỹ được chỉ thị không giúp đỡ ǵ cả và người Anh cũng đi theo sự lănh đạo của Mỹ. De Gaulle nói rằng ông ta không hiểu được chính sách của Mỹ. Chúng tôi phải làm thế nào đây, chẳng lẽ lại kéo nước Pháp vào quỹ đạo nước Nga chăng? Nước Pháp không cần trở thành Cộng sản, nhưng nếu như chính sách của chúng ta không thay đổi th́ ông ta sợ sẽ xảy ra như thế, dù ngược lại với ư muốn của ông ta.
Mườ́ ngày sau cuộc đảo chính, khi người Pháp đang vượt qua biên giới Trung Quốc, Bonnet vẫn cố thuyết phục Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao rằng những người maquisards vẫn chống cự một cách anh dũng ở Đông Dương, rằng chỉ v́ thiếu viện trợ của Mỹ nên họ không thể chiến đấu tốt được. Whitaker nói với chúng ta đă gửi hàng trăm tấn hàng cho người Pháp trong cuộc rút lui của họ, nhưng đă bị người Nhật nhặt được. Tôi không thể nào không nói lên nhận xét của ḿnh rằng khi nh́n thấy hoàn cảnh cơ cực của đội quân Pháp, th́ người ta không thể nào tin được rằng chúng ta đă không thả dù tiếp tế cho họ chút nào.
Sau đó Heppner báo cho chúng tôi rằng đă nghe được những tin đồn từ các nguồn của Pháp nói rằng chính sách của Mỹ về Đông Dương đă thay đổi và trong cuộc nói chuyện riêng với các nhân vật chính thức cao cấp Pháp ở Hội nghị San Francisco ở Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao chúng ra đă nói rằng Mỹ không bao giờ nghi ngờ về chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Heppner nói rằng ông ta đă kiểm tra các nguồn tin ấy ở Hurley và Wedemeyer và biết rằng chính sách của Mỹ không thay đổi. Quay sang tôi, ông ta nói: “Những chỉ thị của Donovan cho ông vẫn giữ nguyên. Chúng ta không được cộng tác bằng bất cứ cách nào với kế hoạch trở về của Pháp. Nói cách khác, cho đến lúc nào ông không nghe thấy một cái ǵ khác từ 109 (tên mật mă của tướng Donovan), th́ vẫn tiếp tục làm như đă đồng ư”. Whitaker nói thêm rằng khi nào và nếu như chính sách thay đổi, 109 sẽ thay đổi sự phân công của tôi đối với bên nước.
Xen kẽ với những cuộc thảo luận ấy về Đông Dương, đă có những cuộc nói chuyện về những vấn đề khác, bao gồm cả hoạt động của Cộng sản Trung Quốc - OSS ở Diên An, dự án đặc biệt của Helliwel (“Chim ưng”) để thâm nhập Triều Tiên và dự án SEAC-OSS ở miền Nam Đông Dương và Thái Lan. Cuộc gặp mặt kết thúc rất muộn.
BẢN BÁO CÁO ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG HỒ

Tôi đă nhận được một báo cáo t́nh báo thú vị của Hồ Chí Minh, cùng với hai bài viết chính trị gửi cho phái đoàn Mỹ ở hội nghị Liên Hợp Quốc. Tôi đưa hai bài ấy cho Whitaker, ông ta quyết định chuyển tiếp cho Đại sứ quán Mỹ; một bài gửi cho giới lănh đạo Mỹ, Trung Quốc, Anh và Liên Xô, và bài kia là một bức thư ngỏ cho Liên Hợp Quốc(8) . Cả hai bài đều kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.
Những văn kiện ấy đều kư tên “Quốc dân đảng Đông Dương (Annam)”. Cái tên ấy có nghĩa là một chi nhánh của Quốc dân đảng (Trung Quốc); nhưng theo tôi, nguồn gốc thật sự của nó là Việt Minh. Đảng quốc dân Đông Dương là một nhóm gồm 5 đảng đă hợp nhất vào Đồng minh Hội năm 1942, nhưng sau đó đă lập thành Đông Dương Độc lập Đồng minh Hội. V́ những văn kiện ấy là từ ông Hồ gửi đến, nên tôi không nghi ngờ ǵ rằng ông đă dùng cái tên cũ để không lộ ra chân tướng của Việt Minh. Ngay cả trong bản viết bằng tiếng Anh, đường lối của đảng ông đă được tŕnh bày mạnh mẽ và rơ ràng.
Bản báo cáo t́nh báo kèm theo những bài viết gồm một số trang đánh máy có pha thêm những mẩu chuyện về những mối liên hệ thân thiện Pháp - Nhật và sự đau khổ của người Việt Nam v́ cả hai đều làm cho họ thất vọng; tất cả những điều đó chúng tôi đều trừ hao đi v́ những lư do chính trị. Tuy nhiên, nó cũng cho một thông tin có ích để nhận biết một vài đơn vị của sư đoàn Nhật Bản 37, chỗ đóng quân của nó chỉ mới cách đây vài ngày và tên của một vài sĩ quan cao cấp. Mở đầu như thế không phải là xấu, Pḥng tác chiến của chúng tôi đă xác nhận một phần của nó và c̣n tỏ ra muốn chấp nhận những điều c̣n lại. Tôi lấy làm hài ḷng và Whitaker cũng tỏ ra cảm kích.
Mấy ngày sau đó, tôi nhận được qua đường dây một bản báo cáo thứ hai của ông Hồ với nhiều tin tức quân sự hơn. Lần này báo cáo đă cung cấp những chi tiết về việc xây dựng công sự mới của Nhật và những cải tiến công sự hiện có do Pháp xây dựng ở vùng Cao Bằng và trên đường về Hà Nội. Việc xác định lần đầu tiên những đơn vị của Quân đoàn 38 của Nhật và đặc biệt những đơn vị của Sư đoàn 32 ở vùng biên giới Cao Bằng đă gây nên một hứng thú to lớn ở pḥng tác chiến của chúng tôi cũng như ở cấp Chiến trường.
Ông Hồ đă gắn một mảnh giấy nhỏ viết bằng tiếng Anh hỏi xem hai văn kiện chính trị có đáng gửi đi San Francisco không. Tôi nói với người mang thư đến - người này đợi tôi trả lời - rằng những văn kiện ấy đă được gửi đến các nhà chức trách hữu quan ở Trùng Khánh, nhưng tôi không thể chắc chắn là chúng đến được với phái đoàn ở San Francisco. Về sau, tôi đă có thể xác định rằng đó là lần đầu tiên ông Hồ có ư định đưa sự nghiệp của ḿnh tới sự chú ư của Liên Hợp Quốc. Tất nhiên, đó là 32 năm trước khi một Chính phủ Việt Nam độc lập được thừa nhận là hội viên của nó.
Chú thích ;

(1) Tổ công tác đặc biệt, lực lượng biệt kích phá hoại
(2) Heppner
(3) Thiếu tá, sĩ quan liên lạc của OSS với Tưởng
(4) Trung tướng, tham mưu trưởng chiến trường Trung Hoa, tư lệnh quân dă chiến Mỹ tại Trung Quốc
(5) Légions: lực lượng quân đội gồm những người nước ngoài mang quốc tịch Pháp.
(6) Tuỳ viên quân sự Pháp tại Đại sứ quấn ở Trùng Khánh
(7) Du kích chiến khu - tiếng Pháp
(8) Lời kêu gọi được viết bằng 2 thứ tiếng Việt và Anh

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: