MINH THỊ

 

LỊCH SỬ ĐĂ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA M̀NH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA M̀NH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên

֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV ֎ Lottery

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Vở Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Diễn Đàn ֎ Learning ֎ Sports ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Video/TV ֎ Lottery ֎ Đà Lạt ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNN

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapital vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNG

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vViệt ThứcvViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nh

vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân

vTin MớivTiền PhongvXă Luận vvv

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong

vS.G.EchovSài G̣nvThế GiớivTCCSvLuật Khoa 

vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ

vST/HTVvvThống KêvĐiều Ngự

 

 

 

Trăm Việt trên vùng định mệnh

 

 

Phạm Việt Châu 

 

 

 

  1 - 2 - 3

 

 

 

 

 

LTS:

Học giả Phạm Việt Châu thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa, và từng là Giáo Sư Anh Ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Ông cũng từng là nhân viên nồng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên, là trưởng phái đoàn đầu tiên của VNCH ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Sau khi ngày miền Nam VN lọt vào tay cộng sản, học giả Phạm Việt Châu đă tuẫn tiết ít hôm sau đó (xin đọc thêm phần tiểu sử ở đây).

Tập biên khảo Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đă được ấn hành nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa (Sài G̣n) trong khoảng thời gian 1969-1974. Trong lời bạt cho lần xuất bản tập biên khảo này tại Hoa Kỳ (1997), nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét về sự xuất hiện của loạt bài Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh như sau:

… Sau hiệp định ngưng chiến kư kết ở Paris, Hoa Kỳ giao lại cho chính quyền miền Nam vai tṛ chính yếu trong cuộc chiến tranh tự vệ, chuẩn bị rút lui “trong danh dự” khỏi một cuộc phiêu lưu làm phân hóa trầm trọng xă hội Hoa kỳ. Những người Việt Nam lạc quan thời bấy giờ thấy le lói một niềm hy vọng mới, hy vọng bằng chính sức ḿnh duy tŕ và bảo vệ được một chính thể tự do, dân chủ thực sự, trong quan hệ mật thiết với các nước lân bang, và nhất là thoát ra ngoài ảnh hưởng của các cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đại cường. Đó là cụm từ như “thân phận da vàng”, “nỗi buồn nhược tiểu”, “chiến tranh uỷ nhiệm” trở thành thời thượng trong các bài b́nh luận chính trị, trong các lời ca phản chiến. Bây giờ, chúng ta mới thấy niềm hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng, khi miền Bắc không hề bỏ ư định thôn tính miền Nam dù Hoa kỳ có rút lui, dù phải đốt cháy cả Trường Sơn. Nhưng xin bạn đọc trở lui lại thời kỳ sôi động đầy hoang mang ấy, thời kỳ khắc khoải đi t́m đường của cả một thế hệ, bạn đọc mới thấy những lời viết của Phạm Việt Châu tác động mạnh mẽ như thế nào. Ông cho chúng tôi một căn cước mới, một niềm hănh diện mới, một gia đ́nh mới, và dĩ nhiên, một hướng đi mới.

Gần 40 năm sau khi loạt bài được đăng tải lần đầu, cùng với các tranh chấp biên giới và lănh hải giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ phương Bắc (và với cả các lân bang Trăm Việt), những điều chứa đựng trong Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh ngày càng minh bạch và đầy ư nghĩa.

 

 

 

Dẫn Nhập

 

Cho đến khi người viết cầm bút viết những ḍng này, năm 1968, học sinh Việt từ Nam chí Bắc vẫn c̣n phải đọc trong sách những ḍng đầu địa lư về xứ sở ḿnh: nước Việt Nam ở về phía Đông bán đảo Ấn-Hoa!

Cái bản chất lệ thuộc trong địa danh Ấn-Hoa đă hạ nhục tất cả các quốc gia độc lập trong khu vực, cũng như cái bản chất chư hầu trong quốc hiệu An-Nam đă làm cho người Việt chúng ta phải tủi hổ khi nghe người khác gọi ḿnh và đă quyết liệt xóa bỏ bằng chính máu của ḿnh.

Tại sao lại Ấn-Hoa, Ấn-Trung hay Ấn-độ Chi-na (Indochine)? Có phải v́ trước đây người Tây phương khi nh́n về Đông phương đă không thấy ǵ hơn là hai quốc gia khổng lồ này? Một vùng gồm nhiều nước có vẻ hỗn tạp, không thể ghép vào Ấn v́ chẳng phải là Ấn, không thể ghép vào Hoa v́ cũng chẳng phải là Hoa, nhưng không đáng được mang một cái tên riêng, vậy âu đặt luôn là Ấn-Hoa cho dễ nhớ. Tây phương đă nghĩ vậy và đă làm vậy. Cũng với cung cách ấy, họ c̣n gọi khu vực chúng ta ở bằng những danh hiệu đầy tính chất lệ thuộc khác như Tiểu-Hoa (Little China) theo người Anh, như Ngoại-Ấn (L’Inde Extérieure) theo một số học giả Pháp.

Tuy nhiên, chậm lắm là sau Thế chiến II, người Tây phương cũng đă phải mở mắt rộng hơn để nh́n rơ hơn những ǵ đă xẩy ra khi cả thế giới nhược tiểu bừng bừng trổi dậy, nhất là ở vùng địa đầu tối quan yếu này. Với tiếng nói của một số dân nhiều hơn Liên Sô, nhiều hơn dân Hoa Kỳ và bằng toàn thể dân số Mỹ-la-tinh hợp lại[1] cùng trổi lên điệp khúc đ̣i tự do, giải phóng, đ̣i chỗ đứng riêng biệt trong tập thể nhân loại, th́ tất nhiên âm vang của nó không thể không buộc người khác phải chú ư.

Sử gia D.G.E. Hall, giáo sư đại học ở Luân Đôn, đă lớn tiếng nhắc nhở người Tây phương không nên gọi vùng đất ở miền Đông Nam Châu Á này bằng bất cứ danh từ ǵ có liên quan đến hai chữ Trung Hoa và Ấn Độ. V́ gọi như vậy, chắc chắn sẽ bị người trong vùng phản đối và hơn nữa c̣n là cố ư phủ nhận sự cá biệt của khu vực này, tức phủ nhận một sự thực lịch sử. Vẫn theo ông, sự thực lịch sử đó là: dù có chịu ảnh hưởng rơ rệt của văn minh Hoa và Ấn, vùng đất này từ xưa đến nay vẫn có một nền văn hóa riêng biệt không thể chối căi được. Nghệ thuật và kiến trúc ở Angkor, Pagan, Trung Java và các khu vực nguyên là nước Chiêm Thành cũ rơ ràng khác xa nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ. Ngay cả đến Việt Nam, nơi đă bị ngựi Tàu cai trị từ năm 111 trước Công nguyên tới 939 sau Công nguyên, và dưới đời nhà Hán đă trở nên đối tượng cho một nỗ lực Hán hóa khốc liệt, vẫn phát triển một hướng đi riêng và vẫn bảo tồn được bản chất văn hóa cá biệt với những cỗi rễ tiếp nối từ thời tiền bị trị [2].

Đi xa hơn, học giả W.G. Solhiem, thuộc đại học Hawaii, đă vạch rơ ràng việc đặt cái tên Ấn Hoa cho vùng này phản ảnh kiến thức ấu trĩ của Tây phương về trào lưu du nhập văn hóa. Ông đă chứng minh ngược lại là chẳng những ánh sáng văn minh đầu tiên không phải từ Ấn và Hoa chiếu rọi vào miền Đông Nam mà chính là từ miền Đông Nam tỏa lên và tỏa sang Hoa và Ấn. Qua các cuộc khai quật có hệ thống trong ṿng 10 năm nay (nhất là giai đoạn từ 1963 đến 1968 tại Non Nok Tha, Bắc Thái), nhóm chuyên viên thuộc hai trường đại học Otago (Tân-Tây-Lan) và Hawaii (Mỹ) đă chứng minh một cách khá chính xác rằng: về nông nghiệp, miền Đông Nam Châu Á đă trồng lúa (gạo) từ trên 3.000 năm trước Công nguyên, nghĩa là trước Ấn Độ và Trung Hoa ít ra là 1.000 năm; về kỹ thuật, miền Đông Nam Châu Á đă biết đúc đồng bằng khuôn đôi sa thạch từ 2.300 đến 3.000 năm trước C.N., nghĩa là trước Ấn Độ 500 năm và trước Trung Hoa 1.000 năm [3].

Vậy th́, hăy trả cái ǵ của César cho César. Vùng đất mà chúng ta đang nói tới cùng các quần đảo lớn nhỏ bao bên ngoài ở miền Đông Nam châu Á, chúng ta hăy gọi nó là Đông Nam Á, một cái tên đúng đắn nhất y cứ vào Châu và vị trí trong Châu, như người ta đă gọi Đông Âu, Bắc Âu, Nam Mỹ, Trung Mỹ, v.v…

Toàn thể Đông Nam Á gồm các nước Việt Nam, Lào, Kam-pu-chia, Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Phi-líp-pin, Mă Lai Á và hai mẩu đất phân ly trong khu vực Mă Lai là Singapore và Brunei (thuộc Anh). Để chỉ rơ ràng hơn, người ta gọi bán đảo vào đại lục Á Âu trước có tên Ấn Hoa nay là Đông Nam Á Lục Địa (Southeast Asia Mainland), phần c̣n lại là Đông Nam Á Hải Đảo (Southeast Asia Islands) gồm chuỗi đảo chạy ṿng cung từ eo biển Malacca tới Luzon nối liền Ấn Độ Dương với Thái B́nh Dương.

Thực ra th́ danh xưng Đông Nam Á đă xuất hiện từ năm 1943 trong cái tên của Bộ Tư Lệnh Liên Hợp Anh Mỹ (Anglo-American Southeast Asian Command) đặt tại Tích Lan. Đặt một bộ tư lệnh riêng cho một vủng trong thế chiến không thể là một chuyện ngẫu nhiên của Đồng Minh mà chắc chắn bắt nguồn từ một nhu cầu có tính cách chiến lược. Tầm quan trọng của toàn thể khu vực vày đă đặc biệt gây sự chú ư trước hết cho những người chỉ huy quân đội các phe lâm chiến, sau nữa tới các nhà lănh đạo của các đế quốc. Đó lả điều bất hạnh nhất cho nhân dân Đông Nam Á mà chứng cớ đă rành rành trước mắt chúng ta ngày nay, khi Đông Nam Á trở nên vùng tranh chấp hàng đầu của hai đế quốc Cộng Sản và Tư Bản.

Trở ngược lại trước Thế chiến 2, chúng ta thấy nhân dân các nước trong vùng đều chịu chung một số phận bị Tây phương thống trị. Trừ Thái Lan, dù chưa chính thức bị trị, nhưng cũng đă kinh qua nhiều phen tủi nhục v́ sự chèn ép của Tây phương. Trong trạng huống ấy, đế quốc Tây phương đă trở thành kẻ thù số một trước mắt nhân dân Đông Nam Á. Và dĩ nhiên, họ đă vùng lên chống lại.

Suốt thế kỷ qua, nhân dân Đông Nam Á đă viết những trang sử đấu tranh thật anh dũng. Tuy nhiên, trong cuộc đổi đời vĩ đại và khá đột ngột (từ một xă hội sống thụ động trong nền nếp được áp định sang một xă hội luôn luôn xáo động với các ư thức, tư trào mới), họ đă không kịp sửa soạn để tự định đoạt lấy số phận bằng chính huớng đi của ḿnh. Nhóm này đă lao theo chiêu bài Đại Đông Á của Nhật và đă vỡ mộng khi thấy Nhật chẳng qua cũng chỉ mưu đồ thay thế Tây phương trong vai tṛ thống trị. Nhóm khác đă khoác vội lấy bộ áo xă hội đỏ v́ tưởng đó là lá bùa chống thực dân hữu hiệu nhất. Nhưng khoác vào th́ dễ, cởi ra th́ khó! Như con thiêu thân đă chịu đèn, họ vẫn tiếp tục lao vào lửa và vô t́nh đă trở thành tay sai của một trong những đế quốc gian manh nhất thế kỷ: Đế Quốc Cộng Sản. Một số người khác, có thể là những nhóm ôn ḥa hơn, hoặc đôi khi đă được kẻ thống trị tự trao trả độc lập (trong một cái thế  không thể đừng.) Nhận mà không tốn công nhiều, họ trở thành những đứa con phung phí, chỉ biết dựa vào nước mẹ đỡ đầu cho tới khi chợt thấy ḿnh không c̣n đứng nổi một ḿnh nữa th́ đă quá muộn. Nghĩa là đă đem dân tộc họ trở lại t́nh trạng bị trị, dĩ nhiên dưới một h́nh thức khác xảo quyệt hơn, của đế quốc Tư Bản.

Cái thảm kịch chung của thế giới nhược tiểu là ở đó, nhưng cái thảm kịch của riêng Đông Nam Á lại c̣n khốc liệt gấp bội do nơi vị trí định mệnh của toàn vùng.

Nói đến vị trí định mệnh, trước hết chúng tôi nghĩ đến h́nh ảnh cái ḷ pha trộn các món văn hoá, sản phẩm tư tưởng từ mọi ngă và mọi thời kỳ của lịch sử loài người. Trong quá tŕnh phát triển, Đông Nam Á đă có những sắc thái sinh hoạt riêng biệt, đồng thời cũng tiếp nhận hai nền văn minh Hoa, Ấn cùng tất cả các h́nh thái, tín ngưỡng thuộc các tôn giáo lớn của nhân loại. Sang kỷ nguyên mới, thế giới mở rộng, Đông Nam Á lại tiếp nhận một cách cởi mở nền văn hóa Âu Tây. Một sự điều hợp kỳ lại giữa cái mới và cái cũ, giữa bảo thủ và tiến bộ, giữa tĩnh và động, có lẽ không ở đâu bộc lộ rơ rệt cho bằng xă hội vùng này. Trạng thái đặc biệt ấy không phải chỉ là một sự pha trộn Đông Tây kiểu Nhật Bản qua ly rượu champagne bên đĩa cá sống sashimi cổ truyền, mà hơn thế nữa, c̣n là sự phơi bày diễn tŕnh văn minh nhân loại như có người đă h́nh dung "văn-hóa thời đại đồ đá cộng sinh cùng các pḥng thí nghiệm năng lực nguyên tử" (stone age cultures coexisting with atomic energy laboratories). [4]

Chuyển sang giai đoạn đấu tranh ư thức hệ, Đông Nam Á một lần nữa lại là mảnh đất thử lửa của các lực lượng đối kháng trên mặt đất. Dầu muốn dầu không, như định mệnh đă an bài, Đông Nam Á cũng đă bị nhuộm xanh nhuộm đỏ lỗ chỗ khắp nơi. Và hơn bất cứ nhóm dân nào trên thế giới, người dân Đông Nam Á đă kinh qua những thử thách mới từ chiếc bánh bằng bột-lọc-trộn-thủy-tinh ngoài phủ kem hồng của Mạc Tư Khoa đến những đồng đô la tuy thơm mùi giấy nhưng bên trong đă được tẩm sẵn vi trùng đồi bại ở bên kia Thái B́nh Dương. Những kinh nghiệm bằng máu và nước mắt ấy đang chói lên từ nội tâm những kẻ có ư thức và sẽ là ánh lửa làm phản tỉnh những phần tử c̣n mê ḷa trong ảo vọng nương nhờ ngoại viện. Tuy nhiên, cho đến khi giác ngộ đủ triệt để ngơ hầu chuyển hoá thời cơ, nhân dân Đông Nam Á nhất là nhân dân Việt, vẫn c̣n tiếp tục phải hứng chịu những đ̣n thù từ đôi bên quật xuống.

Thành ra cái tính chất khai phóng trong việc tiếp nhận các tư trào mới nếu đă làm cho Đông Nam Á trở thành nơi đúc kết tinh hoa của tư tưởng loài người, th́ trên thực tế cũng đă là mối họa triền miên có tính cách lịch sử, lúc âm ỉ, khi bộc phát, luôn luôn treo trên đầu nhân dân Đông Nam Á: đó là nhu cầu bành trướng quyết liệt của Trung Hoa về phương Nam. Nhu cầu ấy từ lâu đă trở thành quốc sách và dù cho Trung Hoa có ở trong chế độ quân chủ, dân chủ, tư bản hay độc tài cộng sản, mưu đồ Nam tiến vẫn được tiếp tục duy tŕ, tuy chiến lược có thể thay đổi, mỗi thời một khác.

Bàn tiếp đến cái mà chúng tôi gọi là vị trí định mệnh, nếu đứng trên b́nh diện nhân văn, chúng tôi đă nghĩ đến h́nh ảnh cái ḷ pha trộn các món văn hoá, th́ đứng trên b́nh diện nhân chủng, chúng tôi lại thấy h́nh ảnh cái hồ lớn nằm kề lục địa Đông Á để hứng lấy và bao bọc tất cả những bầy cá bị săn đuổi từ các ḍng suối ḍng sông tản lạc về: chúng tôi muốn nói tới các bộ tộc Bách Việt qua nhiều đợt nam thiên dưới áp lực của Hán tộc.

Ngày nay, xét về xă hội Người tại Đông Nam Á, những nhà nghiên cứu nhân chủng không khỏi ngạc nhiên khi thấy một khu vực có vẻ hỗn tạp nhất nếu nh́n thoáng qua bên ngoài, lại cũng là nơi tương đối rất thuần nhất nếu đào sâu bới rễ bên trong. Thật vậy, trừ những sắc dân cổ c̣n lại rất ít và khối người Trung Hoa mới h́nh thành gần đây, tất cà thành phần dân số chính cấu tạo nên tập thể Đông Nam Á ngày nay đều bắt nguồn từ chủng-tộc Bách Việt, mà các nhà nhân chủng học Tây-phương khi phân loại thường gọi là Indonesian hay Malay [5].

Milton W. Meyer, giáo sư sử học ở California, đă xác nhận "Khởi đầu từ năm 2.500 trước CN, từ phương Bắc, các giống người Malay đă mang theo văn hóa tiểu Mă xuống vùng này. Họ là tổ tiên của những dân tộc Phi-luật-tân, Indonesia, Mă Lai, Việt Nam, Thái Lan và Miến Điện. Những cuộc di cư của họ đă xảy ra trong nhiều thế kỷ. Đất gốc của họ là lănh thổ Trung Hoa ngày nay và họ đă tạo nên những đợt nam thiên triền miên tiếp diễn xuống khắp vùng Đông Nam Á” [6].

Với h́nh ảnh cái hồ, chúng tôi cũng nghĩ tới đoạn đường chót của cuộc hành tŕnh lịch sử. Thật vậy, chúng ta không c̣n đường nào, nơi nào để mà thiên di xa hơn nữa. Cửa ngơ thế giới đă khép lại trong khi áp lực từ phương Bắc, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác vẫn tiếp tục đè nặng xuống. Chúng tôi cũng không thể nghĩ khác hơn là ư nghĩ của những người Thái-anh-em ở bên kia bờ sông Cửu về cùng một mối lo chung của nhân dân Trăm Việt trên vùng định mệnh này. Ư nghĩ ấy đă được cựu ngoại trưởng Thái Thatnat Khoman phát biểu "Không c̣n chỗ nào cho chúng tôi lùi (thêm) được nữa! Do đó, với chúng tôi, nơi đây là kháng điểm đầu tiên và cũng sẽ là kháng điểm cuối cùng." [7]

Là kháng điểm cuối cùng, thật thế! Cái ư nghĩ bi tráng ấy phải được cảm chiêu sâu sắc để từ đó khơi dậy ư thức đề kháng tự nhiên, chẳng riêng với Trung Hoa mà c̣n với tất cả các cường lực khác.

Từ lâu, miền đất rộng lớn bao la ở cực nam đă bị người Âu nhanh chân đoạt được và chuyển h́nh từ thuộc địa thành các tân quốc gia của riêng giống da trắng. Ngay bây giờ, ngọn cờ của các đế quốc thực dân Tây Âu cũ vẫn c̣n bay phất phới bên trong và sát cạnh Đông Nam Á, như Bồ ở Timor, Pháp ở Tân Calidonie, Anh ở Brunei, ở Solomon, ở Gilbert, Ellice, vv… “Lănh thổ” của Mỹ cũng vốn nằm kề Đông Nam Á với các quần đảo Caroline và Mariana (thủ phủ: Guam); ấy là chưa nói đến các căn cứ quân sự c̣n đầy dẫy ngay trong vùng. Cùng góp phần chia sẻ ảnh hưởng, người ta c̣n thấy Nga, với những tấn công ngoại giao mới, với hải lực ngày càng tăng cường hùng hậu ở ngay vịnh Bengal gần kề; và Nhật với cuộc xâm lăng kinh tế đă và vẫn c̣n đang được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, điều đáng quan ngại hơn cả vẫn là những mầm ảnh hưởng xấu mà đế quốc đă gieo được trong ḷng các dân tộc Đông Nam Á. Chính những mầm này đă nẩy nở thành tầng lớp tay sai của các đế quốc và đă đưa đến sự phân hóa giữa các dân tộc và trong nội bộ mỗi dân tộc trong vùng. Sự phân hóa ấy đă làm suy yếu toàn thể khu vực và đă là chướng ngại quan trọng nhất cho mọi nỗ lực kết khối để sống c̣n và tiến bộ.

Nh́n thẳng vào quá tŕnh h́nh thành và tiếp nối để sắp đặt đường đi nước bước cho mai sau, nh́n thẳng vào những vấn đề gai góc nhất để t́m giải pháp xác đáng, nh́n thẳng vào mặt những đế quốc hiện đại đang xâu xé vùng đất này để cùng quyết tâm đối phó, nh́n thẳng vào những vết rạn phân cách các dân tộc anh em để cùng đưa tay bắc môt nhịp cầu kết hợp, đó là công việc mà thế hệ hôm nay yêu dân tộc, yêu quê hương, yêu vùng đất đă nuôi dưỡng ḿnh nên làm và phải làm. Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh mong được là một đóng góp nhỏ bé trong muôn một.

 

Ghi chú:

[1] Tính tới 1971, toàn thể Đông Nam Á gồm 285 triệu dân.

[2] D.G.E. Hall, A History of Southeast Asia, MacMillan (London, 1964, trang 4.)

[3] National Geographic Magazine, số tháng 3 năm 1971.

[4] Milton W. Meyer, Southeast Asia Đ A Brief History, Littlefield: Adam and Co. , 1965.

[5] Chúng tôi tạm dùng nguyên tiếng Anh Indonesian và Malay chỉ chủng tộc để phân biệt với người Indonesia và người Mă Lai Á khi cần chỉ dân mang quốc tịch các xứ này.

 

[6] Như chú thích (4).

 

[7] Reader’s Digest số 533, bộ 89, tháng 9 năm 1966.

CHƯƠNG 1: DẤU CHÂN BÁCH VIỆT

 

Phải đi đường con don, con dím,

Đường con trâu, con ḅ lẩn trong rừng.

Ai có ḅ bện thừng mà buộc;

Ai có trâu làm xẻo mà lôi;

Ai có con đeo địu, mang nôi.

. . .

(hành ca trên đường nam thiên của bộ tộc Thái)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những Chủ Nhân Đầu Tiên

 

Trước khi đề cập tới các dân tộc Bách Việt hiện làm chủ khắp miền Đông Nam Á sau nhiều đợt nam thiên, chúng ta hăy lược kiểm lại những giống người cổ sơ trước đây đă sinh ra và tiếp nối ở vùng đất này.

Cũng như ở nhiều địa điểm khác trên thế giới, Đông Nam Á đă có dấu tích những người Vượn đầu tiên. Người Vượn này được gọi là Pithecanthropus[1], và v́ các di chỉ đều ở trên đảo Java [2] nên cũng c̣n được gọi là người Ja Va. Sự chuyển hóa sang Người Vượn được ước định xảy ra vào thời khoảng bắt đầu hồng tích kỳ (pléistocène).

Người Vượn, theo thời gian, đă biến đổi sang h́nh thái người Linh Trưởng (homo sapiens). Loại người được coi là Linh Trưởng cổ nhất Đông Nam Á là người Wadjak, dấu vết được t́m thấy ở Wadjak gần bờ biển phía nam đảo Java. Khảo nghiệm những chiếc sọ đă đào được, người ta cho rằng người Linh Trưởng Wadjak đă xuất hiện vào cuối hồng tích kỳ hay kế sau hồng tích kỳ, nghĩa là vào khoảng trên dưới 20 ngàn năm trước.

Loại người kế tiếp có những đặc điểm biểu lộ rơ rệt tính chất négroid (da đen), trong đó có hai nhóm chính là Australoid và Veddoid. Giống Australoid, cùng giống tương tự là Veddoid, đă lan tràn khắp các hải đảo Đông Nam Á. Khi đặt chân được lên đại lục, họ liền tiến về phía tây đến tận bán đảo Ấn Độ. Giống Australoid ngày nay c̣n sót lại ở miền núi tại Úc, Phi Luật Tân, Mă Lai Á (bộ lạc miền núi Senoi và Sakai). Giống Veddoid c̣n thấy rải rác ở một vài đảo nhỏ thuộc quần đảo Indonesia và ở Tích Lan. Ngay cả vùng Nam Ấn ngày nay cũng thấy có giống dân pha Veddoid. Trên toàn vùng Đông Nam Á, so với tổng số dân hiện hữu th́ những sắc dân cổ này chỉ được coi như một thiểu số không mấy quan trọng.

 

Bách Việt

 

Sắc dân chiếm đa số trên toàn vùng hiện nay, như chương trên đă nói, là dân Bách Việt, hoặc Indonesian, hoặc Malay.

Về Bách Việt, trước hết theo Từ Hải, danh xưng này là tiếng để chỉ “chỗ hỗn tạp gồm bảy tám ngày dặm của trăm giống Việt từ Giao Chỉ đến Cối Khê, mỗi xứ đều có gịng họ riêng.”

Dài ḍng hơn, chúng ta cũng đă được biết qua Ngô Thời Sỹ “Xét theo thiên Vũ Công, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao th́ ở về ngôi sửu, cùng một phận đă tinh truyện với nước Ngô. Cơi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi v́ miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt.” [3]

Đào Duy Anh kê rơ thêm một số địa điểm “U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở An Nam.” [4]

Gần đây, Lăng Thuần Thanh (Ling Shun Sheng), giáo sư đại học Đài Loan, c̣n ghi thêm một vùng nữa cho dân Bách Việt, đó là tỉnh Hồ Nam, nơi trước kia vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Tam Lư Đại Phu nước Sở là Khuất Nguyên đă bị đầy tới. Trong khi bị đầy, Khuất Nguyên đă phóng tác ra Cửu Ca (trong bộ Sở từ), và theo họ Lăng, nếu xét kỹ Cửu ca th́ người ta sẽ nhận ra những h́nh ảnh mô tả các cuộc tế lễ tại địa phương này giống hệt h́nh ảnh đă được vẽ trên trống đồng Đông Sơn của dân Lạc Việt [5]. Ông Lăng cũng chủ trương rằng “trước kia trung tâm đồng bằng Dương tử là nơi cư ngụ của giống người Indonesia mà sử sách Trung Hoa gọi là Bách Việt hay Lạc Việt.” [6]

Nói chung, ta thấy các xứ Việt nằm kế tiếp từ hữu ngạn sông Dương Tử qua lưu vực Việt Giang, Hồng Hà, tới tận b́nh nguyên sông Mă. Khu vực này được ghi nhận vào cuối đời Chiến quốc ở Trung Hoa (thế kỷ 3 trước Công nguyên). Đó là một vài nhóm Việt đă tổ chức thành quốc gia, c̣n những nhóm khác ở rải rác khắp vùng tây nam Trung Hoa th́ không biết là bao nhiêu.

Vào thời này, Thục Phán, thủ lănh Âu Việt, đă thâu gồm được cả Lạc Việt và hợp tên hai nhóm Việt này lại là Âu Lạc[7]. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất được Trung Hoa, Tần bèn sai Đồ Thư mang quân đi chinh phục Bách Việt (214 trước Công nguyên). Trong cuộc giao tranh với quân Tần, dân Bách Việt ở Hoa Nam ngày nay đă áp dụng lối đánh du kích dai dẳng, tiêu hao dần quân địch và đă giết được tướng Đồ Thư trong một trận phục kích. Tuy nhiên về sau quân Tần vẫn thắng v́ đông đảo và có tổ chức hơn. Người Bách Việt bị bại trận bèn thiên di đi nơi khác hoặc lui vào ẩn trong miền rừng núi. Chỉ có Âu Lạc ở miền cực nam nên tránh được nạn binh đao. Nam Việt (tức Việt Nam Hải) bị trực tiếp cai trị và cải là quận Nam Hải. Sau quan uư quận Nam Hải là Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc và nhập chung cả ba xứ Việt cũ thành đế quốc Nam Việt. Lúc Đế Quốc Nam Việt thành h́nh th́ phần lớn các xứ Việt nhỏ miền Bắc đă suy sụp, tuy nhiên chắc chắn c̣n lại hai nước Mân Việt và Đông Việt. Nhưng chẳng bao lâu sau, năm 135 trước Công nguyên, Mân Việt bị nhà Hán đánh chiếm, năm 111 trước Công nguyên tới lượt Nam Việt, c̣n Đông Việt cũng chỉ tồn tại được ít năm sau là bị thôn tính nốt (do cùng tướng Dương Bộc, người đă đánh chiếm Nam Việt).

Như vậy sang đầu thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, không c̣n quốc gia Việt nào tồn tại, nhưng các tổ hợp Việt nhỏ vẫn sống rải rác đầy dẫy ở Hoa Nam và vùng Đông Nam Á. Nhiều tổ hợp vẫn tiếp tục đấu tranh và không bị Hán thôn tính. Bộ tộc Việt ở quận Chu Nhai thuộc Hải Nam đă bền vững chống Hán suốt nửa thế kỷ để giữ nền tự trị, cho đến năm 46 trước Công nguyên th́ nhà Hán phải bỏ hẳn ư định xâm chiếm vùng này. Theo Hán Thư, Giả Quyên Chi đă tâu với vua Hán xin bỏ cuộc chinh phục v́ “dân Lạc Việt ở quận Chu Nhai vốn c̣n man rợ không khác loài cầm thú, cha con quen tắm cùng sông, quen uống bằng mũi, do đó không đáng đặt đất này thành quận huyện.” Kẻ thất trận nào mà chẳng nại ra được lư do chính đáng để lui quân!

Kể từ thế kỷ 1 (sau Công nguyên), ngoài những nhóm đă thiên di xuống Đông Nam Á, các phần tử Việt c̣n lại ở vùng Dương Tử lần lần bị đồng hoá, c̣n các bộ tộc ở đông nam Trung Hoa th́ bị người Hán di cư xuống chiếm mất các b́nh nguyên màu mỡ và đẩy vào những miền đất cằn cỗi.

Ở tây nam Trung Hoa, tộc Lư [8] tức Thái đă quy tụ thành Vương quốc Đại Lư. C̣n ở Đông Nam Á, sau Lạc Việt (lúc ấy đă bị Tàu đô hộ), hai vương quốc khác cũng lần lượt thành h́nh trong thế kỷ đầu Công nguyên là Phù Nam ở miền nam lục địa và Lâm Ấp (sau đổi là Chiêm Thành) ở Trung Việt ngày nay.

 

 

Nam Thiên Và Các Bộ Tộc

 

Về những cuộc nam thiên của các bộ tộc Bách Việt, thực sự chúng ta không nắm vững được từng giai đoạn chính xác, nhất là trong thời kỳ đầu tiên với nhiều đợt khác nhau kéo dài trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, với những dữ kiện đă có, trực tiếp qua những diễn biến lịch sử đă được ghi nhận và gián tiếp qua sự khảo sát về nhân chủng, ta có thể tạm chia ra làm bốn thời kỳ để tiện nh́n dấu chân tiền nhân một cách rành rẽ hơn.

Thời kỳ một phỏng định qua nhiều đợt rời vào khoảng giữa thiên kỷ thứ ba đến cuối thiên kỷ thứ hai trước Công nguyên bao gồm các sắc dân Cựu Malay (Proto Malay), Tân Malay (Deutero Malay) và Lạc Việt.

Thời kỳ hai phỏng định từ đầu thiên kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ 3 trước Công nguyên với các nhóm Môn và Khmer.

Thời kỳ ba vào khoảng từ cuối thế kỷ 3 tới thế kỷ 7 gồm các bộ tộc Miến (trong đó có Pyu).

Thời kỳ bốn là đợt di cư ào ạt của người Thái vào thế kỷ 13 (sau khi Vương quốc Đại Lư bị Mông Cổ phá vỡ) và những đợt nhỏ kế sau.

Mỗi thời kỳ đă được đánh dấu bằng các nhóm dân lớn đóng vai tṛ chính đáng trong đợt nam thiên. Nhưng không phải là không có những nhóm dân khác, với số lượng ít hơn, cùng chia sẻ cuộc hành tŕnh giữ ṇi dựng nghiệp. Thí dụ, ngay trước khi có cuộc di cư ào ạt của người Thái vào thế kỷ 13 th́ một số tập thể nhỏ người Thái đă hiện diện rải rác ở Đông Nam Á từ Miến Điện (được gọi là Shan) tới Bắc Việt (được gọi là Tây). Trong khoảng thời gian giữa các đợt chính và ngay cả từ thế kỷ 13 đến thời kỳ gần đây vẫn có những toán di cư nhỏ rời Hoa Nam xuống Đông Nam Á.

 

Thời kỳ 1

 

Những bộ tộc Bách Việt di tản xuống Đông Nam Á trong thời kỳ đầu tiên được nhiều nhà nghiên cứu cho là đang ở thời đại văn hoá đồ đá mới. Họ đem văn hoá đồ đá mới xuống thay thế cho văn hoá đồ đá giũa (mesolithic) tức văn hoá Bắc Sơn Hoà B́nh. Cũng có người cho là họ đă tiến sang thời đại đồ đồng, hoặc ở thời đại kim thạch hợp dụng. Nhưng dù là họ ở thời đại nào, một đặc điểm mà ai cũng công nhận nơi họ là phương pháp cấy lúa ruộng nước (thuỷ canh hay nông hệ sawah) mà họ đem theo. Điểm này đă giúp những người nghiên cứu phân biệt được họ với những thổ dân cổ chỉ có biết đốt rừng làm rẫy (hoả canh hay nông hệ ladang).

Tạm gác lại nhóm Lạc Việt mà chúng tôi sẽ đề cập tới trong chương sau, chúng ta có thể theo dơi ngay nhóm Indonesian c̣n lại, tức người Malay. Người Malay đă nam thiên thành hai đợt chính. Malay đợt trước (cựu) có lẽ di chuyển rải rác từng nhóm nhỏ, nên thường sinh hoạt lẫn lộn với các sắc dân đă có trước ở đây và đồng thời pha giống nhiều ít với các sắc dân ấy. Malay đợt sau (tân) thiên di ào ạt hơn, tạo thành những tập thể lớn và choán các vùng màu mỡ. Họ xuống các đảo Đông Nam Á, thường chiếm ngụ các vùng b́nh nguyên nhỏ ở duyên hải, nên cũng c̣n được gọi là Malay duyên hải. Xét về nhân chủng họ c̣n giữ được khá nhiều bản sắc “da vàng miền nam” của các sắc dân Bách Việt. Ngày nay, họ là thành phần dân cư chính của Mă Lai Á, Indonesia, Phi Luật Tân.

Khi choán các đảo, họ tiến từ Mă Lai sang Sumatra, Java, rồi Bornéo, Cèlèbes, sau cùng mới tới quần đảo Phi Luật Tân. Lúc đầu họ tới Phi Luật Tân rất ít, măi đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, họ mới từ các đảo miền nam kéo sang với số lượng lớn. Lúc này, các sắc dân Bách Việt ở Đông Nam Á hải đảo cũng theo gót lục địa đă tiến tới thời đại đồ sắt. Nền văn hoá đồ đồng, đồ sắt theo khuôn mẫu và h́nh thức nghệ thuật Lạc Việt lan tràn khắp nơi. Tại Phi, các sắc dân gốc Bách Việt ngày nay chiếm trên 90%, trong khi thổ dân cổ chỉ có vào khoảng dưới 10% và thường ở trong vùng rừng núi. Danh từ “Tagalog” ở Phi cũng giống như danh từ “Người Kinh” (người miền xuôi) của ta, thường để phân biệt với người Thượng (người miền núi). Người miền Xuôi ở các đảo vẫn theo truyền thống ruộng nước từ hai ngh́n năm nay.

 

Thời kỳ 2

 

Thời kỳ nam thiên thứ nh́ gồm người Môn và Khmer. Người Môn từ Nam Trung Hoa xuống Đông Nam Á qua vùng Cửu Long thượng. Dường như cho tới khi di tản xuống phương Nam họ không hề tiếp xúc với văn minh Trung Nguyên của Hán tộc. Họ tiến vào Hạ Miến qua các hành lang sông Salween và Sittang, tụ tập thành những tổ hợp đầu tiên ở vùng bờ biển, trước hết tại Thaton, sau tại Kosma và Pegu. Người Môn ở Hạ Miến có liên hệ chặt chẽ với các sắc dân Pwo Karen. Dường như họ đă chiếm lĩnh địa bàn sinh tụ của sắc dân này và trở nên kẻ thống trị. Ngôn ngữ Pwo Karen chịu ảnh hưởng rơ rệt ngôn ngữ Môn. Người Môn là những nhà nông giỏi, họ cũng là những thương gia, thợ đóng thuyền và nhà hàng hải thạo nghề. Tuy nhiên họ chưa đặt chân xuống các hải đảo. Nơi họ tiến xa nhất là vùng bắc bán đảo Mă Lai do đường xuôi theo Chao Phraya.

Tổ hợp Môn đầu tiên quy tụ như một quốc gia toạ lạc gần Lavo, cực bắc vịnh Thái Lan và được biết đến qua tên Ấn là Draravati. Qua các cuộc tiếp xúc buôn bán bằng đường biển, người Môn đă sớm tiếp nhận văn minh Ấn Độ và sau này truyền thụ lại cho người Khmer, Miến và Thái.

Người Khmer có lẽ đă theo chân người Môn xuống Cửu Long thượng, nhưng lại rẽ về phía đông và định cư ở Thượng Lào và cao nguyên Korat. Họ choán cả hai bên bờ sông Cửu Long và sau này thành lập quốc gia đầu tiên là Chân Lạp (Chen La). Tới hậu bán thế kỷ thứ sáu, người Khmer bắt đầu lấn dần vương quốc Phù Nam ở phía Nam. Sang thế kỷ 9, Khmer đă bành trướng rất rộng với trung tâm ở gần Biển Hồ (Tonlé Sap) và phía tây lan ra tới tận lề Ấn Độ Dương sau khi chiếm được đất Môn ở vịnh Thái Lan. Cuộc kết hợp giữa hai nhóm Môn và Khmer đă tạo thành một nền văn hóa hợp nhất rực rỡ một thời, nền văn hoá của những người vốn cùng gốc nhưng đă nam thiên theo hai ngă khác nhau.

 

Thời kỳ 3

 

Thời kỳ 3 là những đợt nam thiên của dân Pyu và Miến. Dân Pyu trước kia có lẽ là nhóm người quan trọng nhất về mặt chính trị ở trung tâm châu thổ Irrawaddy tại Miến Điện. Dân Pyu nguyên ở vùng đông Tây Tạng, đă thiên di về nam vào thế kỷ 3 xuôi theo ngọn sông Salwee và Cửu Long ở tây Vân Nam rồi đi chếch về hướng tây tới đồng bằng Irrawaddy.

Người Pyu lập quốc vào khoảng cuối thế kỷ 6 sang đầu thế kỷ 7, kinh đô là Srikshetra ở hạ lưu sông Irrawaddy. Tuy nhiên, từ thế kỷ 4 hay 5, người Trung Hoa đă ghi nhận “có một giống dân văn minh quy tụ tại vùng đất ba ngàn lư phía nam Vân Nam” để chỉ nguời Pyu. Dấu vết đổ nát c̣n lưu lại tới ngày nay của kinh đô Srikshetra làm theo kiểu Ấn, cho người ta một ư niệm về sự quan trọng của quốc gia Pyu thời xưa, cũng như sự liên hệ mật thiết giữa Pyu với Ấn Độ về thương mại và văn hoá. Ảnh hưởng chính trị của Pyu suy tàn dần và mất hẳn ở Hạ Miến vào thế kỷ 8 sau khi có cuộc tây chiến của người Palaung và Karen vào vùng Minbu-Magwe.

Người Pyu rất giỏi về âm nhạc. Vào năm 800-802, vương quốc Đại Lư đă gửi cống vua Đức Tôn nhà Đường nhiều nhạc công người Pyu. Người Pyu cũng rất thiện chiến. Trong đạo quân Đại Lư tấn công quân đô hộ Tàu ở Giao Châu năm 863 cũng có rất nhiều chiến sĩ Pyu.

Khi quốc gia Pyu đă suy th́ lại có một nhóm dân khác có liên hệ rất gần về huyết tộc với Pyu, được gọi là bộ tộc Miến, từ phía bắc tràn xuống tạo thành đợt di cư thứ hai. Bộ tộc này đă tiếp xúc với Trung Hoa và chịu ít nhiều ảnh hưởng. Họ cũng đă học được ở người Shan (Thái) thuật kỵ mă, thuật chiến đấu ở vùng núi và cả cách làm ruộng bậc. Họ kết tụ thành một tập thể có tổ chức, trước ở Trung Miến sau xuống phía nam vùng Minbu-Magwe mà họ đoạt lại của người Palaung và Karen. Sau cùng họ tiến về phía tây tới thung lũng Chindwin và phía bắc tới vùng Shwebo, rồi kết hợp với những nhóm nam thiên trước mà tổ chức dần dần thành quốc gia Miến Điện.

 

Thời kỳ 4

 

Thời kỳ 4 là các đợt nam thiên của người Thái từ Vân Nam xuống.

Vào đầu thế kỷ 2, người Hán bắt đầu ḍm ngó vùng Vân Nam, một vùng gồm các giống dân Bách Việt, đa số là người Thái, sống một cách biệt lập. Năm 120, người Hán mở được một đường thông thương sang Ấn qua vùng Cửu Long thượng, Salween và Irrawaddy. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bộ tộc Thái kết tụ lại dần và kiểm soát được thung lũng Thái Hoà (sau này là vùng hồ Đại Lư), nên đường thông thương Hoa Ấn bị tắt nghẽn. Bẵng đi mấy thế kỷ, tới năm 648, nhà Đường lại tính mở lại đường này, nên đem quân đến chiếm khu vực Thái Hoà. Các bộ tộc Thái lúc ấy đă lập thành sáu tiểu quốc, cùng sát cánh đánh lui được quân Đường.

Năm 713 (có sách chép là 730) thủ lănh tiểu quốc Mông Xá ở miền nam là B́ La Cáp (Piloko) thống nhất được cả sáu tiểu quốc lập ra vương quốc Đại Mông. Đại Mông được đổi thành Đại Lệ và sau cùng là Đại Lư [9]. Ngày nay thành Thái Hoà, thủ phủ của vương quốc này vẫn c̣n được gọi là thành Đại Lư (Tali). Thành Thái Hoà toạ lạc ở một vùng hồ có núi non bao bọc mặt tây và mặt đông, và là cửa ngơ từ bắc xuống nam theo triền sông. Từ vị trí kiên cố ấy, Đại Lư đă chống đỡ và đánh bại được hai cuộc tấn công của quân nhà Đường vào năm 751 và 754.

Về nguồn gốc tập thể Thái của vương quốc Đại Lư, có người cho là “từ nhóm Bách Việt sinh tụ chủ yếu ở miền nam sông Dương Tử thiên di theo hướng Tây Nam vào miền nam Vân Nam…” vào khoảng thiên kỷ thứ nhất truớc Công nguyên [10]. Thật ra th́ từ trước, vùng Vân Nam cũng vốn đă có những bộ tộc Bách Việt sống rải rác nhưng chỉ sau khi đế quốc Nam Việt bị Hán thôn tính th́ vùng này mới được quy tụ đông đảo. V́ người Thái chẳng phải đâu xa lạ, chính là bộ tộc Lư thuộc nhóm Âu Việt ở Quảng Tây trong những đế quốc Nam Việt cũ. Họ bỏ quê hương ra đi v́ không chịu sống dưới sự đô hộ của người Hán, và cũng bởi thế mới tự xưng là Thái. Thái có nghĩa là tự do, là thoát khỏi. Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam Chích Quái cũng có kể lại là sau khi Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, một phần dân Nam Việt đă bỏ nước di cư lập ra nước Nam Chiếu (Đại Lư). Tuy nhiên, trên phần đất cũ vẫn c̣n nhiều người Lư ở và họ đă đóng góp xương máu vào cuộc khởi nghĩa chống Hán của Hai Bà Trưng. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tiền biên, quyển nhị, đă ghi quân Hai Bà tới đâu như gió lướt tới đó, các bộ tộc Man, bộ tộc Lư ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo [11].

Khi quốc gia đă đủ vững mạnh, Đại Lư liền đem quân sang đánh quân Tàu (nhà Đường) ở Giao Châu. Trận đánh này cũng có dân địa phương nội ứng. Thủ phủ Đại La (Hà Nội) đă hai lần thất thủ. Lần thứ nhất vào năm 860, quan đô hộ nhà Đường là Lư Hộ phải bỏ thành chạy về Tàu. Lần thứ hai, 863, quan đô hộ Thái Tập phải tự tử, tướng nhà Đường là Nguyên Duy Đức bị tử trận. Đến năm 866, quân Đại Lư ở Giao Châu bị Cao Biền đánh bại hẳn.

Sau Đại Lư suy dần. Năm 1253, Đại Lư bị tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) phá vỡ hoàn toàn [12]. Chính trong dịp này, dân Thái của vương quốc Đại Lư, lại một lần nữa bỏ quê hương ra đi. Họ thiên di xuống Đông Nam Á theo hành lang Irrawaddy, Salween, Chao Phraya (Menam), Cửu Long để thâm nhập vào đất Miến, đất Môn, và đất Khmer lúc ấy.

Các vùng này từ trước cũng đă có những người Thái ở, nhưng chỉ từ sau cuộc nam thiên lớn lao này các bộ tộc Thái mới thực sự làm chủ đưọc khu trung tâm Đông Nam Á lục địa và dần dần lập ra các vương quốc hùng mạnh như Ayuthia (1351) và Lan Xang (1353), tiền thân của Xiêm (Thái Lan) và Lào.

 

Ghi Chú: [1] Tiếng Hy Lạp: Pithelos là Khỉ. Anthropos là Người.

[2] Năm 1891, nửa phần trên bộ xương sọ Pithecanthropus đă được đào thấy ở gần làng Trinil bên sông Solo. Năm 1936, một sọ giống sọ 1891 tại Sangiran trên sông Solo. Năm 1939, một sọ và năm 1941 một xương hàm dưới ở trung Java.

[3] Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án (bản dịch của Hội Việt Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hóa Á Châu), Sài g̣n: Văn Hoá Á Châu, 1960, trang 9.

[4] Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hoá Sử Cương, Huế; Quan Hải Tùng Thư, 1938.

[5] Bài thuyết tŕnh New Interpretation of the Decoration Designs on the Bronze Drums of Southeast Asia của Lăng Thuần Thanh tại Hội Nghị Tiền Sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Congress) lần thứ tư tại Phi Luật Tân năm 1953.

[6] Thật ra Lạc Việt chỉ là một bộ phận của Bách Việt. Các nhà khảo cứu Trung Hoa thường hay đồng hóa danh từ Bách Việt với Lạc Việt. Không phải riêng Lăng Thuần Thanh mà c̣n nhiều người khác nữa như Lă Tư Miên trong Yên Thạch Tạp Kư, Giang Ứng Lương trong Vân Nam Nhật Báo (ngày 15 tháng 2 năm 1957) đều dùng danh từ Lạc Việt thay cho Bách Việt khi hai ông xếp các bộ tộc Choang (Quảng Tây), Thái (Vân Nam, Thái Lan, Lào), Lê (Hải Nam), Chủng Gia, Bố Y (Quư Châu), Tày, Nùng (Bắc Việt) vào nhóm Lạc Việt.

[7] Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh trăm con, chia làm hai nhóm, nhóm theo mẹ lên rừng, nhóm theo cha xuống biển, gợi cho ta giả thuyết: trước thời đại Hùng Vương, hai bộ tộc Việt, Lạc (Long Quân) và Âu (Cơ) đă từng phen phối hợp nhưng sau lại chia tay để kiếm sống. Âu lui lên rừng (sâu vào nội địa Việt Bắc, Quảng Tây), Lạc xuôi xuống biển (đồng bằng sông Hồng). Truyền thuyết v́ đó đă được dựng lên để con cháu nhớ lấy họ hàng thân tộc. V́ vậy, sau này chẳng cứ người Việt sông Hồng (Lạc) mà cả người Thái miền Việt Bắc, Hoa Nam (Âu) cũng có chuyện Pú Lương Quân lấy Sao Cải sinh trăm con tương tự.

Dầu sao chúng tôi cũng chỉ nêu lên câu chuyện Lạc và Âu ở đây như một giả thuyết trong khi chờ đợi những chứng cớ cụ thể, v́ trong phạm vi khoa học không thể lấy một huyền thoại làm lập cước điểm để phác hoạ những nét vận hành lớn của lịch sử.

[8] và [9] Sử ta và sử sách Âu Mỹ thường hay gọi Đại Lư là Nam Chiếu (Nam Chao) v́ đều dựa vào tài liệu của Tàu. Người Tàu lúc đầu gọi Đại Lư là Quy Nghĩa (có ư chỉ xứ đă quy phục “thiên triều”), sau gọi là Nam Chiếu (vua nhỏ mền Nam). Những nước chung quanh Tàu thường đều có hai tên gọi, một tên tự xưng, một tên bị đặt. Tên tự xưng thường có chữ Đại, đó là một cách phản ứng lại thái độ kẻ cả của Trung Nguyên.  

[10] Đặng Nghiêm Vạn, tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, số 78, Hà Nội, 1965, trang 40.

[11] Sở chí phong mỵ, Cửu Chân Nhật Nam Hợp Phố giai ứng chi (bản dịch do Bộ Văn Hoá xuất bản năm 1967 tại Sài g̣n đă dịch Man, Lư là “người Man và người quê mùa.” Đây là một sơ sót đáng tiếc.

[12] Chính đạo quân Mông Cổ này sau khi chiếm được Đại Lư đă tràn xuống đánh Đại Việt. Trước khí thế hung hăn của giặc, vua Trần Thái Tông liền rút quân về Hưng Yên, bỏ ngỏ thành Thăng Long cho giặc chiếm (1257). Sau vài tháng chỉnh bị lại quân sĩ, vua Trần đă phản công và phá tan quân Mông Cổ trong một trận đánh khốc liệt và chớp nhoáng ngày 29-1-1258 tại Đông Bộ Đầu bên bờ sông Hồng phía đông thành Thăng Long.

 

 

CHƯƠNG 2

 

HẠT GIỐNG NẨY MẦM

 

Lạc Việt, Nền Móng Văn Minh Tiền Hoa Ấn

 

Bộ tộc Lạc Việt đă lập quốc từ bao giờ và đă từ đâu thiên di xuống b́nh nguyên sông Hồng là một điều đă làm tốn khá nhiều giấy mực nhưng cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.

Nếu chỉ bằng vào truyền thuyết th́ chúng ta sẽ gặp ngay một trận hoả mù về thời gian với 20 vị vua họ Hồng Bàng nối tiếp nhau chia sẻ một chuỗi dài 26 thế kỷ, và với cái gốc tích cũng mù mờ không kém thời gian. Truyền thuyết Hồng Bàng không giúp được chúng ta một cách thiết thực trong việc xác định thời kỳ lập quốc. Nhưng, từ đó chúng ta có thể rút ba điểm căn bản làm những nét chữ đậm mở đầu trang sử Việt – ba điểm căn bản mà tiền nhân muốn nói lên trong truyền thuyết:

1. Dân tộc ta từ phương bắc thiên di xuống miền nam.

2. Các bộ tộc Bách Việt từ rừng sâu núi cao tới đất bằng bể lớn đều có liên hệ với nhau về chủng tộc.

3. Hùng Vương thứ nhất là người lập quốc của nhóm Lạc Việt.

Ngoài những điểm vớt lại được ở trên, những chuyện khác về sơ kỳ thời đại Hồng Bàng chỉ đáng coi là những huyền thoại tương tự như thuyết Tam Hoàng Ngũ Đế của Hán tộc. V́ vậy, từ Lạc Long Quân chuyển sang Hùng Vương cũng giống như từ Thuấn sang Vũ, ḍng lịch sử đă nhảy vọt một bước dài từ những chuyện hoang đường mù mờ qua thời kỳ có thể tin được.

Thật ra th́ đă từ lâu, người Việt vẫn mặc nhiên coi tổ hợp Lạc Việt sông Hồng h́nh thành từ Hùng Vương, cụ thể là đă thờ Hùng Vương trong ngai vị quốc tổ (chứ không truy lên tới Lạc Long Quân hay thần Nông). Th́ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Yên) kinh đô Văn Lang c̣n đó, đền Hùng c̣n kia, lẽ nào dễ mà phủ nhận cho được!

Nhưng cho dù có cùng chấp nhận như vậy th́ chúng ta vẫn hăy c̣n kẹt ở niên đại Hùng Vương. Nếu chủ trương Hùng Vương đệ nhất lập quốc vào thiên kỷ 3 trước Công nguyên th́ phải phủ nhận 18 đời Hùng Vương (có người đưa ra giả thuyết 18 ḍng vua?). Nếu chủ trương chỉ có 18 đời Hùng th́ phải lui ngày lập quốc xuống ít ra là 2.000 năm. Theo chủ trương sau, thử tính ngược lại 18 đời Hùng Vương với trung b́nh mỗi đời 25 năm, ta sẽ có một khoảng thời gian trên bốn trăm năm. Nếu kể từ khi Thục Phán thống nhất được Âu Việt và Lạc Việt (năm 257 trước Công nguyên) th́ Hùng Vương thứ nhất lập quốc vào khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên. Nhận định này cũng ứng hợp với điều đă ghi trong Việt Sử Lược nói về một dị nhân ở bộ Gia Ninh, đời Chu Trang Vương, thu phục được các bộ lạc bằng tài ảo thuật mà làm nên nước Văn Lang và tự xưng là Hùng Vương [1]. Đời Trang Vương nhà Chu là khoảng đầu thế kỷ 7 trước Công nguyên (696-682). Đến đây vấn đề dường như hơi có vẻ sáng tỏ, nhưng khốn nỗi sử sách cũng lại c̣n ghi năm Tân Măo đời Thành Vương nhà Chu, tức 1109 trước Công nguyên, có nước Việt Thường ở phía nam xứ Giao Chỉ sai sứ đem chim bạch trĩ sang cống. Nếu y cứ vào điểm này th́ lại thấy rơ ràng ít ra bộ tộc Việt ở đây cũng đă lập quốc từ thiên kỷ 2 trước Công nguyên.

Tóm lại về thời điểm lập quốc, chúng ta hăy tạm coi c̣n là một nghi vấn lịch sử. Chỉ biết rằng người Lạc Việt đă có mặt ở b́nh nguyên sông Hồng hằng thiên kỷ trước Công nguyên. Đó cũng là lư do khiến chúng tôi xếp cuộc thiên di của bộ tộc Lạc Việt vào thời kỳ đầu tiên.

Thời đại Hùng Vương không để lại nhiều dấu vết đủ cho chúng ta suy cứ để có một h́nh ảnh rơ ràng về chặng đường tạo h́nh xă hội. Tuy nhiên, bằng vào những di vật ta đào được, ta có thể quả quyết về mặt văn hoá quốc gia cổ này đă tiến sâu vào thời đại đồng thau với một nghệ thuật tinh vi cao độ.

Kể từ khi văn hoá Đông Sơn được phát hiện (1924), các học giả Tây cũng như Đông không ngớt bàn tán xôn xao. Thực chất chói lọi của nền văn hoá này đă làm cho nhiều người thấy ngợp, và v́ quá ngợp họ đă nảy ra sự nghi ngờ về những người đă tạo dựng ra nó. Thật thế, có lẽ họ đă không mấy bằng ḷng khi khám phá ra rằng nhiều thế kỷ trước Công nguyên, đám dân hèn nô lệ kia (người Việt dưới thời Pháp thuộc) lại có thể làm chủ nhân ông một nền văn hoá rực rỡ đến thế, một nền văn hoá mà họ đă phải ví với văn hoá Hallstatt, LaTêne (Heine Geldern) hay Saint Acheul, Mas d’Asil (Victor Goloubew). Do đó họ đă t́m đủ cách chứng minh di chỉ Đông Sơn chỉ là một ngành của Hán tộc, như trường hợp V. Goloubew, Friedrich Hirth, Olov Janse [2] hay chỉ là tầm chót của cánh tay văn minh Tây phương vươn dài tới như H. Geldern, Callenfeis v.v…

Dầu sao, sự thật có bị bóp méo đến đâu rồi cũng vẫn là sự thật. V́ nền văn minh Lạc Việt không chỉ thể hiện ở văn hoá Đông Sơn mà c̣n tiềm ẩn ở khắp mặt sinh hoạt của quốc dân Việt từ mấy ngh́n năm nay. Nhưng nếu chỉ bằng vào những vật liệu cụ thể, chắc chắn những người tỏ ư nghi ngờ tạo năng của nhóm dân này cũng đă phải sửng sốt trước những phát hiện mới. Thí dụ cụ thể là trống đồng Đào Thịnh (Yên Bái, 1960) với những hoa văn tuyệt vời không kém trống đồng Ngọc Lũ mà rơ ràng c̣n cổ hơn trống đồng này hàng thế kỷ.

Từ khi Âu Việt và Lạc Việt thống hợp, văn minh sông Hồng lại càng phát triển rực rỡ hơn. Thành Cổ Loa được xây dựng vào thời ấy đă là một công tŕnh kiến trúc làm ngạc nhiên những người quan sát. René Despierres trong Cổ Loa, Capital Du Royaunme Âu Lạc đă cho rằng h́nh thể chung của thành ngoài c̣n sót lại (gồm ba lớp dài tổng cộng 17 cây số) không kém ǵ những công sự cổ của thành Paris cất sau nhiều thế kỷ. Đă thế lại c̣n “nỏ thần” được trang bị cho việc thủ thành. Năm 1959 dân công làm đường đă đào được trên một vạn mũi tên đồng đúc ngay dưới chân thành. Sự kiện này chứng tỏ truyền thuyết nỏ An Dương Vương là có thật, tuy rằng nó chẳng thần hôn thánh ám ǵ nhưng có thể đă là một thứ máy bắn một lần nhiều mũi tên, hoặc một phương thức bắn hàng loạt về cùng một hướng, vào cùng một đích, của nhiều đội cung thủ theo nhịp lệnh. Đàng nào cũng là một kỹ chiến thuật tiền tiến đương thời.

Cho nên, những người viết sử hôm nay, nếu thành thực với ḿnh với người tất không thể nào phủ nhận được công tŕnh xây dựng nền văn minh chói lọi nhất và cổ nhất Đông Nam Á của bộ tộc Lạc Việt. Dưới ánh sáng của khoa khảo cổ, người ta đă thấy những vết tích của nền văn minh này ở rải rác khắp Đông Nam Á, kể cả ngoài hải đảo. Do đó, đă một thời người ta đua nhau đi t́m đồ đồng Đông Sơn không những chỉ ở miền Bắc Việt Nam mà c̣n măi tận Kampuchia, Indonesia, Phi-líp-pin.

Trong thời kỳ đầu bị người Tàu đô hộ, dân Lạc Việt vẫn c̣n bảo tồn trọn vẹn được nền văn hoá riêng biệt. Chỉ cho đến khi Mă Viện mang quân sang đàn áp cuộc nổi dậy do Hai Bà Trưng lănh đạo th́ nhóm Việt sông Hồng mới thực sự phải đương đầu với nỗ lực Hán hoá khốc liệt của người Hán. Những người Việt miền xuôi trực tiếp sống dưới sự cai trị của quan quân Tàu đă chịu một phần ảnh hưởng không nhỏ. Những người Việt chạy về nam đă tiếp nhận văn minh Ấn. Chỉ c̣n nhóm Việt lui về rừng núi (như dân Mường) là giữ được nền nếp sinh hoạt cổ truyền. Chính trong nền nếp sinh hoạt ấy mà sau này các động miền núi đă cung cấp cho dân tộc những bậc anh hùng cứu quốc vĩ đại nhất trong lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi.

 

Lâm Ấp, Hạt Nhân Tái Sinh Ngoài Ṿng Ảnh Hưởng Hán Tộc

Khi đại quân của Hai Bà Trưng tan vỡ ở Cẩm Khê (Vĩnh Yên) và thế bức hai bà phải tự tận (năm 43) th́ bọn tuỳ tướng c̣n lại dẫn tàn quân chạy về quận Cửu Chân (vùng Thanh Nghệ). Sau Mă Viện đem quân vào đánh, một số tướng lănh trong đó có Đô Dương bị thua đành phải ra hàng, c̣n một số khác phải lui về phía cực nam phối hợp cùng thổ dân (bộ tộc Chàm trong nhóm Lạc Việt) giữ huyện Tượng Lâm và tiếp tục kháng cự. Măi 59 năm sau (năm Nhâm Dần đời Ḥa Đế nhà Đông Hán, tức 102) nhà Đông Hán mới đặt xong nền cai trị ở đất này.

Tuy nhiên Tượng Lâm vẫn c̣n là đất quật khởi. Năm 192, dưới sự lănh đạo của Khu Liên (Ch’u Lien hay K’iu Lien) [3], dân Tượng Lâm (Hsiang Lin) khởi nghĩa đánh chiếm huyện đường và giết được viên huyện lệnh người Hán. Sứ thử đất Giao Chỉ là Phàn Diễn thống lĩnh đội binh Giao Chỉ và Cửu Chân hơn một vạn người xuống đàn áp, nhưng quân sĩ không những đă không tuân lại c̣n tỏ ra ủng hộ phe khởi nghĩa và trở lại chống kẻ đô hộ. Trước t́nh thế cực kỳ rối ren, Hán triều đành cử Chúc Lương xuống làm Thái Thú Cửu Chân, Trương Kiều làm Thứ Sử Giao Chỉ lo việc b́nh định. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc giao tranh, quân Hán vẫn không lấy lại được phần đất phía nam quận Nhật Nam (Je Nan) do Khu Liên chiếm giữ.

Khu Liên những mong bắc tiến đoạt lại toàn thể đất Lạc Việt cũ, nhưng với một lực lượng quá nhỏ, mộng lớn không thành nên ông đành dừng lại ở phần đất bé nhỏ phía nam mà xưng vương. Vùng đất giải phóng được mệnh danh là vương quốc Lâm Ấp (Lin Yi) gồm huyện Tượng Lâm và một vài huyện khác cũng thuộc quận Nhật Nam bao gồm khu Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay. Sau khi xưng vương, một mặt Khu Liên lo chỉnh đốn nội trị để làm vững mạnh căn cứ, một mặt sắp đặt công cuộc thâu đoạt lại Giao Châu và truyền ư chí ấy lại cho con cháu.

Năm 270, ḍng dơi Khu Liên thất truyền, Phạm Hùng (Fan Hsiung) là cháu ngoại lên nối ngôi, lại khởi binh đánh phá Nhật Nam và Cửu Chân. Việc đă khiến cho Đào Hoàng, Thứ Sử Giao Châu, phải dâng sớ về triều đ́nh nhà Tấn tŕnh bày tự sự để xin giữ nguyên binh số khi nhà Tấn có ư định giảm quân ở các châu quận. Năm 349, Phạm Văn (Fan Wen) mang quân đánh vào tới tận miền nam đồng bằng sông Hồng. Nhưng không may ông mất trên đường hành quân nên thứ sử Giao Châu là Nguyễn Phu đă đoạt lại tất cả đất đai ông chiếm được. Năm 399, Phạm Hồ Đạt (Fan Hu Ta) mang quân chiếm Nhật Nam, Cửu Chân rồi đánh thốc vào Giao Chỉ, nhưng sau bị Thái Thú Đỗ Viện đánh bại. Năm 413, Phạm Hồ Đạt, một lần nữa lại tấn công Cửu Chân, song rốt cuộc cũng bị đánh bại và lần này bị Thứ Sử Giao Châu là Đỗ Tuệ Độ mang quân sang tận Lâm Ấp chém giết tàn hại (năm 420).

Sử dụng quân sự măi không xong, đă có lần người Lâm Ấp dùng ngoại giao để xin lĩnh lại Giao Châu với Tống triều. Việc không những đă không đạt được kết quả lại c̣n gây thêm sự chú ư cho bắc phương, nên chẳng bao lâu sau quân Tống không dưng tiến đánh sâu vào nội địa Lâm Ấp, tàn sát, đốt phá khủng khiếp và cướp mất trên 100.000 cân vàng (năm 446). Từ đó Lâm Ấp không c̣n dịp nào gây rối được quân đô hộ nữa, những nhà lănh đạo Lâm Ấp bèn tính đường tiến dần xuống phương nam. Xứ Lâm Ấp cũng có thời được gọi là Hoàn Vương (Huan Wang) nhưng từ năm 808 về sau th́ đổi hẳn là Chiêm Thành (Champa).

 

Phù Nam, Cây Cầu Bắc Xuống Miền Nam

Nằm gần Lâm Ấp, choán hết miền nam lục địa Đông Nam Á là xứ Phù Nam. Theo tài liệu của Trung Hoa th́ vương quốc Phù Nam được thiết lập từ thế kỷ 1. Sử sách hiện nay c̣n rất mù mờ về thời kỳ lập quốc của xứ này. Truyện truyền khẩu kể lại rằng ngày xưa có một người Ấn Độ đặt chân tới nơi đây cưới một công chúa địa phương là nàng Liễu Diệp (Liu Ueh) và cùng vợ lập nên vương triều mới. Thực ra chuyện này không có liên quan ǵ đến sự h́nh thành xứ Phù Nam, v́ đó chỉ là chuyện vua Kaundinya và nữ thần Nagi Soma trong thần thoại Ấn Độ đă được dân gian hoá trong khu vực Phù Nam Chiêm Thành. Tuy nhiên so sánh với sử Lạc Việt th́ ta thấy thời kỳ lập quốc của Phù Nam tương ứng với thời kỳ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa này do giai cấp quư tộc Lạc Việt phát động và lănh đạo. Khi Hai Bà thất thế, nhiều nhóm quư tộc di tản về nam. Nhưng không lẽ một giống dân rất thạo nghề đi biển như dân Lạc Việt lại chỉ sử dụng đường bộ sao? Có thể có nhiều toán rút về nam bằng đường biển lắm chứ. Và nếu vậy biết đâu họ lại chẳng là những người sáng lập ra một tân quốc gia ở miền cực nam của bán đảo này? Sự tích lũy vàng bạc châu báu mà người Trung Hoa thường nói đến trong sử sách không những ở Lâm Ấp mà c̣n ở cả Phù Nam đă là một điều rất đáng chú ư khi nghĩ đến giả thuyết này.

Người ta không biết khi lập quốc, vương quốc này có tên là ǵ, chỉ biết khi tiếp xúc với Trung Hoa (thế kỷ 3) th́ tên nước là Phnom (người Tàu phiên ra là Phù Nam) có nghĩa là núi non. Di tích cổ nhất về Phù Nam được đào thấy ở Vơ Cảnh gồm bản kinh Phật bằng chữ Phạn và một bản văn Nam Ấn vào tiền bán thế kỷ 3. Như vậy có nghĩa là Phù Nam đă tiếp nhận văn minh Ấn Độ vào trước thời kỳ này. Khởi đầu Phù Nam lập quốc ở vùng Đồng Nai và châu thổ sông Cửu Long, xong lan qua Biển Hồ (Tonlé Sap) rồi ṿng sang tận Châu Thổ Chao Phraya xuống bán đảo Mă Lai. Trong suốt năm trăm năm, Phù Nam đạt tới mức độ cường thịnh nhất vào thế kỷ 5, nhưng sang thế kỷ 6 th́ yếu dần và bị Chân Lạp thôn tính.

Chiêm Thành và Phù Nam ngày nay không c̣n đất đứng riêng trong tập thể Đông Nam Á. Người Chàm đă trở về với khối gia đ́nh Lạc Việt, tức người Việt Nam hiện đại. C̣n người Phù Nam đă đồng hoá với tộc Môn Khmer. Tuy nhiên vai tṛ của hai quốc gia này trong thời kỳ đầu Công nguyên thật là quan trọng, v́ nó chính là gạch nối giữa tổ hợp vừa suy sụp (đế quốc Nam Việt) với những tổ hợp đang h́nh thành ở lục địa cũng như hải đảo để giữ cho giống ḍng Trăm Việt c̣n măi tiếp nối.

 

------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] “Chí Chu trang vương thời, Gia ninh bộ hữu dị nhân yên, năng dĩ ảo thuật, phục chư bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đô ư Văn Lang, hiệu Văn Lang quốc, dĩ thuần chất vi tục, kết thẳng vi chính, truyền thập bát gia xưng Hùng Vương.” (Việt Sử Lược)

[2] Trường hợp Olov Janse mới thật là kỳ khôi! Trong những bài đầu tiên khi viết về Đông Sơn sau các cuộc khai quật mà chính ông ta được đảm nhiệm, ông ta đă mô tả như nguồn cội nền văn hoá này là từ người Trung Hoa đời Hán (The Illustrated London News, ngày 13 tháng 7 năm 1935), nhưng rồi thời gian trôi qua, bị mê hoặc bởi những cuộc viễn chinh tưởng tượng của H. Geldern mà thực chất chỉ có thể làm hứng thú lũ trẻ nhỏ tiểu học, ông ta đă xoay ngược luận điệu lại mà cho rằng văn hoá Đông Sơn được tạo lập bởi ảnh hưởng của giống người Tocharéens từ vùng Pont Euxin miền Hắc Hải trên đường đông trinh trước Công nguyên. Ông ta đă tự mâu thuẫn ở mặt này, nhưng lại rất vững lập trường ở mặt khác; đó là sự quyết tâm phủ nhận giá trị chủ động nền văn hoá đó của bộ tộc Lạc Việt. Suốt trong bài diễn văn “Nguồn gốc văn minh Việt Nam” đọc tại giảng đường Viện Đại Học Huế đầu năm 1959 (bản dịch đăng liên tiếp trong các số Đại học 12, 13 và 14 do Viện Đại Học Huế ấn hành năm 1959 và 1960), ông ta đă bôi bác ra không biết bao nhiêu chuyện kỳ quái để cố nói lên một cách vụng về ảnh hưởng văn minh phương tây trong thời cổ đại ở đất nước này. Một thí dụ nhỏ: những nấm mồ kẻ chết đường ở Bắc Việt mà dân chúng thường cầu khẩn bằng cách xếp đá cục cho cao lên và thường gọi là Ông Đống, dưới mắt O. Janse nó chính là biểu tượng thần Hermès của người Hy Lạp mà dân Giao Chỉ đă tiếp nhận cách phụng thờ từ đạo quân viễn chinh ở Hắc Hải tới.

[3] Những chữ trong ngoặc được kê thêm để độc giả tiện kê cứu những sách viết về Lâm Ấp (Lin Yi) hoặc Chiêm Thành (Champa) và Phù Nam (Funan) của các tác giả Âu Mỹ.

 

 

CHƯƠNG 3: HÀNG HÀNG TIẾP NỐI

 

 

Giống ḍng Trăm Việt c̣n măi nối tiếp: thật vậy, đó là một điều xác quyết nổi bật trong lịch sử Đông Nam Á và sẽ c̣n là niềm tin tỏa sáng chiếu rọi măi vào vùng sâu thẳm tương lai.

Ngoài nỗ lực khôi phục tổ quốc vào thế kỷ 10 của tộc Việt, điều xác quyết cũng c̣n được thể hiện qua công cuộc tạo dựng Kampuchea của tộc Khmer, Ayuthia rồi Xiêm, Lan Xang rồi Lào của tộc Thái, Miến Điện của tộc Miến và Pyu, Sravijaya, Singhasari, Majapahit… của tộc Malay vùng Hải đảo.

 

Dân Tộc Khmer Và Vương Quốc Kampuchea

 

Trong khi Phù Nam suy dần th́ Chân Lạp (Chen La), một vương quốc nhỏ ở vùng nam Lào và bắc Kampuchea ngày nay bắt đầu bành trướng xuống vùng trung tâm Phù Nam. Chân Lạp là quốc gia đầu tiên của nhóm Khmer miền đông, đă tồn tại từ năm 550 đến 802 với gần như không có biến cố quan trọng nào được ghi lại. Tới năm 802, một vương triều mới xuất hiện do Jayavarman II lập nên, vừa thừa hưởng văn hóa Phù Nam vừa triệt để tiếp nhận và khai triển thêm văn minh Ấn, đă bành trướng đến độ cực thịnh vào thế kỷ 12. Đó là đế quốc Angkor hay Khmer, danh hiệu rất quen thuộc với những người đọc sử, tuy nhiên quốc hiệu chính thức mà người Khmer tự gọi là Kambuja, cái tên sau này đă được phục hồi lại và được phiên ra là Kampuchia (Kampuchea).

Đế quốc Khmer đă có thời choán khắp vùng trung tâm Đông Nam Á lục địa. Văn hóa Khmer được thế giới biết đến nhiều nhất qua kiến trúc Angkor Thom – Angkor Wat (Đế Thiên Đế Thích). Vua Suryavarman II, trị v́ từ 1113 đến 1150 đă dựng Angkor Wat, ngôi đền cho tới nay vẫn được coi là vĩ đại nhất hoàn cầu trong các kiến trúc tôn giáo cổ. Vài chục năm sau, vua Jayavarman VII (1181-1218) lại khởi công dựng Angkor Thom, khu hoàng cung kỳ dị với những tháp đá có tượng đầu người bốn mặt.

Sau thời kỳ cực thịnh này, đế quốc Angkor bắt đầu suy. Những cuộc chiến tranh với các nước láng giềng đă làm Angkor mất dần ṃn cả dân lẫn đất, nhất là trước sự h́nh thành và bành trướng của Ayuthia (Xiêm) và Lan Xang (Lào). Năm 1431 trong một cuộc tấn công của Ayuthia, Angkor Thom thất thủ, triều đ́nh Kampuchea phải thiên về vùng Phnom Penh (1434). Lui về vùng Phnom Penh, người Khmer đă bỏ quên Angkor Thom – Angkor Wat không những trên thực tế, mặc cho rừng cây che phủ cố đô, mà c̣n cả trên tinh thần, đánh mất hẳn cái khả năng tạo tác của thời đại huy hoàng xưa.

Kể từ cuối thế kỷ 17, sau khi sáp nhập hoàn toàn Chiêm Thành vào đất Việt, chúa Nguyễn liền tính đến vùng Đồng Nai, Cửu Long, làm cho Kampuchea bắt đầu phải chịu thêm một áp lực nặng nề từ phương bắc, không kém ǵ áp lực từ phương tây do người Thái tạo nên. Năm 1688, nhân xuống dẹp giặc Hoàng Tiến [1] giúp vua Chettha IV (Nặc Ông Thu), quân Việt đă chiếm luôn đất Prey Nokor (Sài g̣n), Kâpéâp Srêkatrey (Biên Ḥa). Năm 1698, vùng đất này được chúa Nguyễn Phúc Chu phân thành dinh, huyện và đặt quan cai trị. Rồi với kế tàm thực cho di dân định cư trước, di quân b́nh định sau, chỉ trong ṿng năm, sáu chục năm người Việt đă lấy trọn vùng Nam Việt ngày nay một cách êm thắm.

Bị kẹt giữa hai gọng ḱm Việt và Xiêm, phần đất Kampuchea c̣n lại cũng luôn luôn nằm trong t́nh trạng lệ thuộc một trong hai nước. Cũng đă nhiều lần Kampuchea cầu bên nọ rồi lại viện bên kia làm cho đôi bên đụng chạm binh đao, nhưng tới năm 1846, Huế và Bangkok cùng thỏa thuận tấn phong cho Ang Duong làm vua th́ nước này bị chia hẳn thành hai vùng ảnh hưởng: tây và bắc với Xiêm, đông và nam với Việt. T́nh trạng này tồn tại cho đến khi người Pháp đặt nền đô hộ.

 

Người Thái Lập Quốc

 

Trở lại mạt kỳ vương quốc Phù Nam, tại Đông Nam Á lục địa, miền đông vẫn c̣n tồn tại xứ Lâm Ấp cũ, trong khi sát cạnh Lâm Ấp có Chân Lạp mới dấy lên như vừa đề cập ở trên, vùng trung tâm th́ có một quốc gia nhỏ được khai sinh, vương quốc Dvaravati, c̣n miền tây bắc th́ có một quốc gia Pyu thường được gọi theo tên kinh đô là Srikshetra.

Dvaravati do bộ tộc Môn lập thành, trung tâm tại Lopburi, bắc Bangkok ngày nay. Sang thế kỷ 8, một nhóm Khmer đă tiêm nhiễm văn minh Ấn độ từ Dvaravati thiên di lên miền bắc lập nên vương quốc Haripunjaya gần Chiêng Mai. Sang thế kỷ 11, Dvaravati bị Angkor sáp nhập, nhưng Haripunjaya th́ c̣n tồn tại cho tới khi có sự xáo trộn toàn thể vùng thượng Chao Phraya (1238). Chính Sukhotai đă bành trướng và thanh toán Haripunjaya. Sukhotai tồn tại chừng hơn một thế kỷ th́ bị một quốc gia Thái thứ nh́ là Ayuthia xuất hiện ở vùng hạ Chao Phraya qui phục. Tân vương quốc Ayuthia thành lập năm 1351 do sự chuyển quyền từ người Khmer sang người Thái ở Dvaravati cũ. Năm 1767, Ayuthia bị Miến Điện đánh chiếm, nhưng chỉ ít năm sau (1782) một vị tướng Thái lại khôi phục được quốc gia, đặt tân đô ở Bangkok và lập nên vương triều Chakri, vương triều c̣n tồn tại đến ngày nay, trải qua quốc hiệu Xiêm và Thái Lan.

Đồng thời với Ayuthia, những người Thái ở tả ngạn sông Cửu long cũng thành lập một vương quốc khác nữa tên là Lan Xang (có nghĩa là vạn tượng) vào năm 1353. Lan Xang là tiền thân của xứ Lào ngày nay, và đối với người Lào, vương quốc này là thời đại hoàng kim của quốc sử.

Người Lào vẫn thường lấy làm hănh diện về sự tiếp nối liên tục một ḍng họ hoàng gia duy nhất suốt sáu trăm năm (không kể 200 năm theo truyền thuyết trước khi Lan Xang lập quốc). Fa Ngoum [2], vị vua lập quốc, là một chiến sĩ lẫy lừng một thời. Suốt 20 năm trị v́ (1353-1373), Fa Ngoum không lúc nào ngơi nghỉ trong công cuộc mở rộng bờ cơi và b́nh định xứ sở. V́ vậy, phải đợi đến người kế vị ông là Sam Sên Thai (1373-1416) Lan Xang mới thực sự sống trong ḥa b́nh, được tổ chức chỉnh đốn lại và có thể chế rơ ràng. Áp dụng một chính thể quân chủ chuyên chế, Sam Saen Thai tự tuyển chọn các viên chức cao cấp ở triều đ́nh trong đám hoàng tộc, c̣n những chức vụ thấp hơn có thể là người trong hoàng tộc hoặc thứ dân. Năm 1376, nhà vua ra lệnh kiểm tra dân số và kết quả cho thấy trong nước có 300.000 đàn ông Thái và 400.000 đàn ông các bộ tộc khác. Nếu cộng thêm đàn bà, trẻ con, sư săi th́ tổng số chừng 2 triệu. Dựa vào con số đàn ông Thái, nhà vua lấy vương hiệu là Phya Sam See Thai, vị chúa 30 vạn Thái. Theo người Lào kể lại (có lẽ được phóng đại) th́ quân đội Lan Xang thời đó gồm có 150.000 quân sĩ thuộc bộ binh, kỵ binh và tượng binh, và 200.000 phụ lực quân thuộc thành phần cơ hữu của các địa phương.

Từ đầu thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17, Lan Xang đă nhiều lần xung đột với các lân bang, đặc biệt là cuộc tranh chấp Chiêng Mai với Xiêm và Miến. Trong vụ này, tuy Lan Xang không đạt được mục tiêu quân sự, đành để xứ Chiêng Mai lọt vào tay Miến (sau này Xiêm chiếm lại của Miến), nhưng Setthathirath, vị hoàng tử Lào, trên đường rút lui đă mang theo được về nước Phật ngọc Pra Keo, một báu vật của Chiêng Mai thời đó (1547). Lan Xang cũng đă có nhiều lần đụng chạm với Đại Việt qua những cuộc quấy phá ở biên thùy trong khi Việt đang có chiến tranh với Trung hoa. Để trả thù triều đ́nh Việt đă có lần xua quân chiếm đóng kinh đô Mương Swa, tức Luang Prabang (Prabang: Phật vàng) sau này.

Đầu thế kỷ 18, trong cuộc tranh chấp giữa các ông hoàng Lan Xang, người Việt đă giúp Sai Ong Hué trở lại ngôi báu ở Vientiane. Nhưng đồng thời cháu đích tôn vua Lan Xang cuối cùng (Souligna Vongsa) là Kitsarath chạy lên Luang Prabang lập triều đ́nh ở đó (1707). Và 6 năm sau, một ông hoàng khác trong hoàng tộc lập một triều đ́nh thứ ba ở Champassak, một ḿnh riêng cơi Hạ Lào. Nước Lan Xang thống nhất chấm dứt từ đó và xứ Lào trở thành ba tiểu quốc luôn luôn ở trong t́nh trạng bán lệ thuộc dưới sự kiềm chế của cả Việt và Xiêm. T́nh trạng này kéo dài cho đến khi bị Pháp đô hộ.

 

Tổ Hợp Miến Điện

 

Ngược lên vùng tây bắc Đông Nam Á, quốc gia Srikshetra của người Pyu về sau bị bộ tộc Miến từ phương bắc tràn xuống lấn lướt mất. Quốc gia đầu tiên do người Miến lập ra cũng ở lưu vực Irrawaddy vào năm 949, kinh đô là Pagan. Dưới thời Anawrahta (1044-1077), đất Miến được bành trướng rất rộng nhờ những cuộc chinh phục đất đai chung quanh của người Pyu, Môn và Shan. Từ sau thời Anawrahta, người Miến được sống yên ổn đă phát triển văn hóa Phật giáo tới mức cao độ và đă xây ngôi chùa đầu tiên và lớn nhất Ananda vào năm 1090. Triều đại Pagan là thời hoàng kim của Miến, trong đó có dấu vết văn minh xưa c̣n t́m thấy rất rơ rệt qua những kiến trúc đổ nát nơi cố đô. Triều đại này chấm dứt vào năm 1287 v́ sự tàn phá của quân Mông cổ dưới thời Hốt Tất Liệt (Kublai Khan).

Đất Miến là nơi đă diễn ra những cuộc tranh chấp liên tiếp; tranh chấp không những giữa Miến với các lân bang mà đồng thời c̣n giữa các sắc dân trong vùng với nhau. Những nỗ lực nhằm kết hợp hoàn toàn vùng vào một mối đă tạo thành những cái mốc nổi bật trong diễn tŕnh lập quốc. Sau thời kỳ đế quốc Pagan (1044-1287), lịch sử Miến c̣n ghi nhận hai thời kỳ kết hợp khác khởi đầu vào thế kỷ 16 và thế kỷ 18.

Vào thế kỷ 16, ḍng vua Toungoo đă đánh bại các tiểu quốc Shan, Môn và buộc các bộ tộc này phải chấp nhận quyền hành của triều đ́nh Miến. Miến Điện tuy thống nhất nhưng gần như suốt thế kỷ vẫn luôn luôn nằm trong t́nh trạng chiến tranh giữa chính quyền trung ương với các thành phần ly khai và với vương quốc láng giềng Ayuthia. Vào thế kỷ 18, ḍng vua Miến Konbaung hưng khởi lên và đánh bại người Môn. Các vua trong triều đại này đă chinh đông phạt tây nhiều phen, nhất là với các lực lượng Assam, Manipur và Xiêm. Từ 1766 tới 1770 quân Trung hoa cũng đă bốn lần tràn sang Miến nhưng lần nào cũng bị thất bại. Vương triều này tồn tại tới cuối thế kỷ 19 th́ bị đế quốc Anh tiêu diệt cùng với sự chiếm đóng toàn thể lănh thổ Miến.

Các Vương Quốc Hải Đảo

Qua vùng hải đảo, nhiều nhóm dân ở đây đă tiếp xúc với văn minh Ấn độ rất sớm qua các thương gia Ấn, do đó ngay từ thời kỳ đầu Công nguyên người ta đă ghi nhận được một số tổ hợp rải rác từ nam bán đảo Mă Lai tới Java. Sử sách Trung hoa c̣n ghi chép về một sứ đoàn do vua Devawarman ở Java gửi tới kinh đô Trung quốc vào năm 132.

Trong giai đoạn đầu, vương quốc tiếng tăm nhất lịch sử ở vùng này là Srivijaya, phát xuất từ Palambang đảo Sumatra. Một vài quốc hiệu khác cũng thường được đề cập tới như Malayu cũng ở Sumatra, Taruma, Kalinga ở Java, nhưng dường như không mấy quan trọng.

Tới thế kỷ 7 và 8, Srivijaya tiến đến mức cực thịnh. Ảnh hưởng của vương quốc này không những bao trùm hết Sumatra, tây và trung bộ Java, mà c̣n hầu khắp bán đảo Mă Lai. Srivijaya kiểm soát hoàn toàn hai eo biển chiến lược Malacca và Sunda, nên đồng thời chế ngự đường hàng hải từ Trung hoa sang Ấn độ. Năm 767, Srivijaya đă đem chiến thuyền lên vịnh Bắc Việt và tiến sâu vào sông Hồng tấn công quân đô hộ nhà Đường làm cho kinh lược sứ Trương Bá Nghi nhân đấy phải đắp La Thành để pḥng ngự. Năm 772, triều đại Sailendra đă xây đền Borobudur, một ngôi đền kỳ lạ bao phủ từ chân đến ngọn đồi với 400 tượng Phật và năm cây số hành lang chạy ṿng lên đỉnh. Sang thế kỷ 8, Srivijaya lại can thiệp vào lục địa trong việc giúp Jayavarman II cầm quyền ở Chân Lạp, và nhờ đó Chân Lạp nhỏ bé đă chuyển ḿnh để thành đế quốc Angkor hùng cường.

Tới thế kỷ 13, tên Srivijaya không c̣n được nhắc nhở tới nữa. Người ta cũng chưa biết rơ vương quốc này đă sụp đổ hay cải danh trong trường hợp nào. Trong khi đó th́ cái tên Malayu, một thuộc quốc cũ của Srivijaya, lại nổi bật lên. Năm 1292 khi ghé Sumatra trên đường về Âu châu, Marco Polo đă ghi nhận Malayu là quốc gia duy nhất c̣n tồn tại ở đó.

Trở về Java, triều khi triều đại Phật giáo Sailendra di chuyển trung tâm chính trị sang nam Sumatra, Ấn giáo lại bắt đầu hưng khởi lên ở nhiều tiểu quốc vùng trung và đông đảo này. Tiểu quốc được biết đến nhiều nhất vào đầu thế kỷ 10 ở Java là Mataram. Năm 1006, Mataram phân ra làm hai nước mà một là Kediri nổi tiếng v́ có hải lực hùng hậu. Năm 1222, vương quyền Kediri bị lật đổ bởi một tân quốc gia có tên là Singhasari. Singhasari là một quốc gia khá hùng cường nhưng chỉ tồn tại có 70 năm. Dưới triều vua cuối cùng là Kertanarara (1268-1292), Singhasari đă kiểm soát được toàn thể Java, Bali và một phần bán đảo Mă lai. Tuy nhiên, có đối thủ chính là tổ hợp Sumatra th́ Singhasari lại không sao thắng được.

Kertanagara được mô tả như một vị anh hùng có mộng lớn thống nhất toàn vùng Indonesia nhằm tạo lập một đế quốc lớn mạnh và cũng để đương đầu với quân Mông Cổ lúc ấy đang ḍm ngó các quần đảo Đông Nam Á Châu. Việc thống nhất Indonesia không thành, nhưng kế hoạch chống quân Mông Cổ, Kertanagara đă xếp đặt chu đáo, trong đó có việc bắt tay chặt chẽ với Chiêm Thành để t́m thế nương tựa. Lúc ấy Chiêm thành đă liên kết với Đại Việt, cho nên khi quân Mông cổ mượn đường bộ tiến qua Đại Việt để đánh Chiêm th́ liền bị chặn lại. Quân Mông Cổ không chiếm được Việt th́ cũng không thể nuốt trôi Chiêm; mà cũng không đoạt được đất Chiêm th́ cũng không có thể có địa bàn yểm trợ cho cuộc chinh phục lâu dài các hải đảo miền nam. Nghe tin Việt và Chiêm đă cùng phá tan Mông Cổ trong năm 1285 và 1288, Kertanagara rất hứng khởi, nên khi sứ đoàn Mông Cổ vừa đặt chân tới Singhasari (1289) với yêu cầu qui phục liền bị ông đuổi về lập tức. Năm 1293, khi quân Mông Cổ đổ bộ vào lănh thổ Singhasari th́ Kertanagara đă bị sát hại v́ tranh chấp nội bộ; tuy nhiên, những người kế vị ông cũng đă điều khiển cuộc kháng chiến đánh bại quân xâm lăng.

Từ khi triều đ́nh bị khuấy đảo v́ vụ mưu sát đẫm máu trong đó vua và một số đ́nh thần bị giết, một vị hoàng tử đă chạy sang tiểu quốc láng giềng là Majapahit. Khi khôi phục được toàn thể Singhasari, ông hoàng này đă làm cho Majapahit trở thành tên của một đế quốc lớn bao gồm đông Java, Madura, Bali. Một nhà cai trị nổi tiếng dưới triều vua Hayam Wuruk là tể tướng Gaja Mada (tại quyền từ 1330 đến 1364) đă có công bành trướng ảnh hưởng Majapahit sang Sumatra và bán đảo Mă lai, do đó ông được coi như người tái lập tổ hợp thống nhất Indonesia sau thời kỳ Srivijaya.

Trong thế kỷ 14, Majapahit được coi là đế quốc lớn nhất Đông Nam Á. Nhờ có hải lực hùng hậu, Majapahit đă kiểm soát khắp vùng biển Indonesia đồng thời đă thống nhất thế giới Malay bằng Ấn giáo. Tuy nhiên, so sánh với Srivijaya trước th́ Majapahit đă tồn tại trong một thời gian quá ngắn. Vững chân được qua thế kỷ 15, tới đầu thế kỷ 16 th́ đế quốc bắt đầu tan ră, tan ră không phải v́ ngoại xâm nhưng v́ sự phát triển mạnh mẽ của Hồi Giáo. Nhiều tiểu quốc cải giáo, ảnh hưởng như vết dầu loang từ đảo này sang đảo khác, cho tới khoảng 1540 th́ chính trung tâm đế quốc ở đông Java cũng bị Hồi hóa, và cái tên Majapahit cũng biến mất theo. Kể từ đó toàn vùng Indonesia chỉ c̣n những tiểu quốc nhỏ tồn tại được một hai thế kỷ sau th́ thảy đều rơi vào ṿng kiểm soát của bàn tay thực dân tây phương.

 

 

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] Nguyên có đám quân nhà Minh không chịu khuất phục nhà Thanh, rút xuống vùng Cửu Long (khi ấy là đất bảo hộ của Việt Nam) xin chúa Nguyễn cho tá túc (1679). Sau đám người này dấy loạn đánh nhau với triều đ́nh Kampuchea tính chuyện hùng cứ một phương. Chúa Nguyễn được tin bèn cho quân đi dẹp. Tướng giặc là Hoàng Tiến bị giết, đám giặc này tan.

[2] Theo truyền thuyết, Khoun Borom là chúa tể mặt đất đă chia đất cho các con trị v́. Người con trưởng là Khoun Lo được trao cho đất Mương Swa. Fa Ngoum là ḍng dơi Khoun Lo đă từ Mương Swa đánh chiếm các vùng kế cận mà lập ra Lan Xang.

 

 

 

 

CHƯƠNG 4: TỪ BỊ TRỊ TỚI ĐỘC LẬP

 

 

Tây Ban Nha rồi Mỹ tại Phi-líp-pin, Ḥa Lan tại Indonesia, Anh tại Mă Lai và Miến Điện, Pháp tại Việt Nam, Kam-pu-chia và Lào, năm đại diện thực dân Tây phương đă thống trị và tạo nên một khoảng thời gian vô cùng đen tối trong lịch sử toàn vùng Đông Nam Á. Thái tuy ngoài ṿng lệ thuộc trực tiếp nhưng cũng không khỏi chịu đựng nhiều sự chèn ép của Tây phương và v́ vậy có thể coi như một khu vực bán thuộc địa của hai đế quốc Anh và Pháp.

Mô tả sơ lược diễn biến lịch sử từ đụng chạm với Tây-phương chuyển qua giai đoạn bị trị tới khi thâu hồi độc lập của các quốc gia trong vùng, chúng tôi chỉ nhằm nối mau chóng quá khứ xa xưa với khoảng thời gian trước mặt để sau đó tạo dịp đề cập thẳng tới những chuyện đang xảy ra hôm nay [1]. V́ vậy chúng tôi cũng bỏ qua không tŕnh bày phương thức tiến hành chủ nghĩa thực dân của Tây phương và việc phân tích những chuyển biến lớn lao trên b́nh diện xă hội mặc dầu đó là những điều rất quan trọng trong những va chạm Đông Tây đầu tiên.

Trở ngược lại thời gian, chúng tôi xin khởi đi từ thế-kỷ 16 với khu vực quần đảo Nam Hải qua câu chuyện Tây Ban Nha và thuộc địa Phi-líp-pin.

 

Hải Đảo Thuộc Tây Ban Nha và Mỹ: Phi-líp-pin

 

Những người Âu chép thế giới sử có cái nh́n các phần đất khác ngoài Châu Âu một cách rất chủ quan đến gần như bất công. Phần đất nào chưa có vết chân người Âu đặt tới th́ họ mặc nhiên coi như đất c̣n trinh nguyên chưa có loài người sinh sống. V́ vậy cái việc đặt chân lên những phần đất ấy của người Âu đầu tiên được khoác cho một động từ rất kêu là khám phá ra (découvrir).

Với cung cách ấy, sử Phi Luật Tân do người Âu Mỹ viết đă bắt đầu bằng câu “Fernando Magélan đă khám phá ra quần đảo này ngày 16 tháng 3 năm 1521”. Công bằng và hợp lư hơn, chúng ta phải nói nhóm người Âu đầu tiên đến tiếp xúc với dân ở quần đảo Nam Hải này do Magélan cầm đầu. Magélan nguyên là một nhà hàng hải Bồ Đào Nha, nhưng hồi đó phục vụ cho chính phủ Tây Ban Nha.

Hai mươi mốt năm sau, triều đ́nh Madrid cho người trở lại và đặt tên cho quần đảo là Phi-líp-pin (Philippines) theo tên hoàng-tử Philip (sau này là quốc vương Philip đệ nhị của Tây Ban Nha) và đặt nền đô hộ xứ này suốt 350 năm. Cho đến năm 1899, Tây Ban Nha nhượng lại quần đảo cho Mỹ sau trận chiến tranh giữa hai nước. Việc nhượng lại đă được thi hành theo thỏa ước Paris với giá 20 triệu Mỹ-kim mà Mỹ phải trả cho Tây.

Cuối thời Tây Ban Nha đô hộ, có một nhóm trí thức du học Châu Âu về đă lănh đạo một cuộc nổi dậy đ̣i bỏ chế độ thuộc địa biến Phi-líp-pin thành một tỉnh của Tây Ban Nha để dân Phi được hưởng quyền công dân như dân Tây Ban Nha. José Rizal, y sĩ kiêm điêu khắc gia, thi sĩ và tiểu thuyết gia, là người nổi bật nhất trong nhóm lănh đạo. Ông bị bắt, bị khép vào tội phiến loạn và bị bắn chết năm 1896. Cuộc nổi dậy không v́ thế mà bị dập tắt, trái lại c̣n lan rộng ra nhiều tỉnh trở thành một phong trào cách mạng chủ trương lật đổ quyền thống trị của Tây.

Sau mấy tháng chống cự mặt đối mặt với quân đội thống trị, quân cách mạng túng thế phải rút vào vùng rừng núi tiếp tục chiến đấu với chiến thuật du kích. Tới tháng 8 năm 1897 đôi bên điều đ́nh ngưng chiến. Nhưng sau chiến thắng của Hải Quân Mỹ ở vịnh Manila ngày 16 tháng 5 năm 1898, chưa đầy một tháng kể từ khi khởi chiến giữa Tây Ban Nha và Mỹ, th́ quân cách mạng lại chỉnh bị lại hàng ngũ và tuyên bố quốc gia Phi độc lập.

Emilio Aguinaldo, người lănh đạo quân cách mạng thời ấy, vốn thừa kế sự nghiệp của nhóm trí thức khởi xướng, nhưng lại chủ trương thực hiện độc lập hoàn toàn và cải tạo xă hội mạnh mẽ chứ không chấp nhận những đ̣i hỏi vá víu như trước, nên đă được nhân dân Phi ủng hộ nhiệt liệt. Tháng 1 năm 1899, ngay sau khi trở nên tổng thống của nền Cộng hoà Phi, ông bị lực lượng thống trị kế tiếp là quân đội Mỹ săn đuổi vào vùng rừng núi và tới năm 1901 th́ bị bắt. Năm 1902 là năm Mỹ tuyên bố b́nh định xong toàn quần đảo.

Thực dân Tây Ban Nha trong thời kỳ c̣n ngự trị trên quần đảo Phi vẫn mượn tay bọn đội lốt giáo quyền Gia Tô để cai quản và bóc lột nhân dân xứ này. Chuyển sang Mỹ, chủ nhân ông mới lại có lũ tay sai mới, đó là những ca xích [2] và sau này là giới luật gia, thương mại và kỹ nghệ Mỹ học. Chính quyền Mỹ đă cố gắng thu xếp để cho lớp người này kế vị lănh đạo Phi theo kiểu Mỹ. Năm 1916, Mỹ ban hành một đạo luật (The Jones Act) cho phép dân Phi bầu dân biểu và sau đó Mỹ cũng đă hẹn trao trả độc lập cho Phi vào năm 1946 (Tydings-McDuffie Act năm 1934). Theo hiến pháp do quốc hội Phi soạn ngày 14 tháng 5 năm 1935, nước Phi tự trị dưới quyền bảo hộ của Mỹ thành h́nh ngày 15 tháng 12 cùng năm do Manuel Quezon làm tổng thống. Ông này được tái đắc cử năm 1941.

Ngày 8 tháng 12 năm 1941, quân Nhật đổ bộ lên Phi. Sau khi thất thủ Bataan và Corregidor, Quezon và chính phủ của ông chạy sang Mỹ. Trong thời gian cầm quyền, Quezon vừa là tổng thống bù nh́n trong tay tướng Mỹ Douglas McArthur, vừa là lănh tụ đảng duy nhất mang danh là đảng Quốc Gia (Nacionalita), quy tụ những phần tử ca xích chủ điền, sét ty (chetty), v.v… Khi quân Nhật chiếm đảo này th́ cũng chính những phần tử trên của đảng quốc gia đứng ra bắt tay với Nhật và do Jose P. Laurel, nhân viên tối cao pháp viện trong chế độ cũ, cầm đầu. Thành phần cộng tác với Nhật trong đảng quốc gia nhiều đến nỗi sau khi McArthur mang quân tái chiếm Phi, chính phủ Phi lưu vong ở Mỹ trở về cũng không biết xử trí làm sao và chính McArthur cũng lọt vào thế kẹt không thể thực hiện ư định sửa trị “bọn phản động” của ông.

Đầu năm 1946, trong cuộc vận động bầu cử tổng thống đầu tiên của nước Phi “độc lập”, đảng quốc gia đă tự phân hoá làm hai với thành phần đa số lấy tên đảng mới là đảng Tự Do (Liberal Party) do Manuel Roxas cầm đầu, và phần thiểu số c̣n lại vẫn mang danh nghĩa đảng Quốc Gia dưới sự lănh đạo của Sergio Osmena. Roxas nguyên là bộ trưởng không bộ và giám đốc cơ quan trưng mua ngũ cốc (để tiếp tế cho quân Nhật) trong chính phủ Laurel, đă đắc cử trong cuộc bầu cử này.

Nước Phi độc lập coi như đă thành h́nh, mặc dù là một thứ độc lập rất giới hạn trong bàn tay khuynh loát của kẻ thống trị cũ là đế quốc Mỹ.

 

Hải Đảo Thuộc Hoà Lan: In- đô-nê-sia

 

Vào đầu thế kỷ 16, tại quần đảo Nam Dương, giữa lúc đế quốc Majapahit đang tự sụp đổ và sự phân ly đang làm suy yếu toàn thể khu vực th́ người Âu lũ lượt kéo sang và đă tạo được ảnh hưởng một cách dễ dàng. Bồ Đào Nha đă xây dựng được cơ sở thương mại trên quần đảo hương liệu Moluccas trước tiên. Tiếp theo là Hoà Lan với những tàu buôn xuất hiện vào năm 1596 ở vùng đảo Bantan tây Java.

Trong cuộc ganh đua kiếm thị trường, Hoà Lan cũng bắt chước Anh thành lập công ty Đông Ấn tung vào Indonesia hoạt động, Suốt thế kỷ 17, Hoà Lan đă lần lượt thắng các công ty Âu Châu khác và dần dần hiện diện khắp vùng biển này. Hoạt động thương mại được kèm theo hoạt động quân sự rồi chính trị. Công ty Hoà Lan không những chỉ củng cố các đảo Moluccas với những pháo thành kiên cố rải trên các điểm trọng yếu của thương lộ trong vùng, mà đồng thời cũng c̣n kiểm soát luôn cả các eo biển Moluccas và Sunda, và làm cho các tiểu quốc Indonesia suy yếu dần v́ sự khống chế về kinh tế và chính trị.

Sang thế kỷ 18, công ty Đông Ấn của Ḥa Lan đă đạt được nền tảng hoạt động sâu rộng trên các đảo lớn nhỏ. Lợi tức ngày càng nhiều tràn lan trên những diện tích đất đai ngày càng lớn làm cho Ḥa Lan phải lo bảo vệ những quyền lợi bất chính đă thâu đoạt được. Cuộc xâm lược của Ḥa Lan được ghi dấu bằng những nét đậm nhất trong 20 năm đánh chiếm Java, một hải đảo quan trọng bậc nhất trong quần đảo. Trước hết là tây Java lọt vào tay công ty Ḥa Lan năm 1752, trung Java năm 1755 sau khi các toán kháng chiến cuối cùng của tiểu quốc Mataram bị dẹp tan, và đông Java vào năm 1772. Các công ty Ḥa Lan đă triệt để khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiên và nhân lực Indonesia, c̣n quyền chính trị địa phương vẫn được duy tŕ bằng cách đặt các tiểu vương bù nh́n để trấn an dân chúng.

Sang đầu thế kỷ 19, v́ ảnh hưởng trận Âu chiến do Napoléon gây nên, Ḥa Lan đă bị Anh thế quyền thống trị ở Java từ 1811 đến 1816. Khi Anh trao trả lại cựu thuộc địa cho Ḥa Lan theo hiệp ước hậu chiến giữa hai nước, th́ công ty Đông Ấn mất hẳn quyền hành, việc cai trị được chuyển qua chính phủ Hoàng gia.

Cũng ngay thời đó, Java đă trải qua 5 năm (1825-1830) đấu tranh mưu đồ lật đổ chế độ thuộc địa do Diponegoro, hoàng thân đất Jogjakarta cầm đầu. Dân chúng đă nổi dậy v́ bị bóc lột quá sức, nên khi chiếm được vùng nào quân khởi nghĩa bèn tàn sát tức khắc những kẻ thâu thuế tàn bạo gồm người Âu và người Tàu [3] tại địa phương. Về sau, người Ḥa Lan mưu bắt Diponegoro trong một cuộc điều đ́nh và đem đày ông ta ở nam Sulawesi.

Indonesia tiếp tục sống im ĺm trong nô lệ, măi tới đầu thế kỷ 20 ảnh hưởng bởi các phong trào quốc gia Á Châu, nhất là cuộc nổi dậy chống Tây Ban Nha của dân Phi do Aguinaldo lănh đạo, những phần tử trí thức trong nước mới bắt đầu tụ tập lại thành đoàn thể để hoạt động cứu quốc. Tuy nhiên những phong trào đầu tiên mới chỉ thâu hẹp trong phạm vi văn hóa và kẻ tiền phong phải được kể đến trước hết là công chúa Raden Adjeng Kartini xứ Jepara. Bà đă hô hào cải tổ nền giáo dục bản xứ theo Tây phương, và nhất là đă đẩy mạnh công việc giáo dục phụ nữ. Theo chân bà, bác sĩ Wahidin Soedirohoesodo cũng đứng ra thành lập hội Budi Utomo năm 1908 nhằm chấn hưng tinh thần quốc gia qua tổ chức học đường.

Bốn năm sau, một chính đảng đầu tiên đă được thành lập: đảng Hồi-giáo Sarekat Islam. Đảng chủ trương tranh đấu ôn ḥa và công khai để đ̣i hỏi cho Indonesia được tự trị trong đế quốc Ḥa Lan. Trên đường phát triển, đảng đă tuyên truyền chủ trương chống người Ḥa Lan, người Tàu và cả giới phong kiến Indonesia, nên đă thu hút được khá nhiều đảng viên. Năm 1919 số đảng viên đă lên tới hai triệu rưỡi. 1919 cũng ghi dấu cao điểm bành trướng tột cùng của đảng này, v́ ngay sau đó đảng dần dần bị tan ră do sự bất ḥa của các khuynh hướng tôn giáo, quốc gia và cộng sản trong nội bộ.

Năm 1920, nhóm Mác xít trong đảng Hồi Giáo tách ra thành lập đảng Cộng Sản, cộng đảng đầu tiên ở Á châu. Cộng Sản hoạt động khá sôi nổi trong các cuộc sách động biểu t́nh, đ́nh công. Nhưng tới năm 1926, trong một cuộc nổi dậy vội vă với hai trăm chiến sĩ tại Batavia, đảng này đă bị chính quyền thống trị dẹp tan, rồi ruồng bố khắp nơi và đem đi đầy ở tây Irian 1.300 đảng viên.

Năm 1927, Sukarno, một kỹ sư trẻ tuổi, đă đứng ra thành lập đảng Quốc Gia. Chủ trương của đảng là tranh thủ độc lập bằng cách bất hợp tác với người Ḥa Lan trong tinh thần tự tín, không bạo động. Hoạt động vỏn vẹn được hai năm, khi số đảng viên mới lên tới 10 ngàn th́ đảng Quốc Gia cũng bị giải tán. Chính quyền Ḥa Lan đă bắt Sukarno và nhiều lănh tụ khác rồi cũng đem đầy sang tây Irian.

Trong thế chiến 2, quân Nhật đă tấn công Indonesia vào tháng 3 năm 1942 và đă chiến thắng mau chóng khắp các đảo. Tùy theo các cuộc điều động đơn vị hành quân, bộ tư lệnh Nhật đă giao cho lục quân quản trị đảo Java, hải quân đảo Kalimantan, Sulawesi và các đảo nhỏ, c̣n Sumatra th́ được ghép chung với Mă Lai trong vai điều hành cai trị. Người Nhật đă đưa Sukarno về Java và đặt ông ta vào chức Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Trung ương thiết lập hồi tháng 9 năm 1943. Ngày 17 tháng 7 năm 1945 Hội Đồng Tối Cao Chỉ Đạo Chiến Tranh của Nhật quyết định trao trả độc lập cho Indonesia và một Uỷ Ban Dự Bị Độc Lập cũng được tổ chức. Tuy nhiên chưa đầy một tháng sau th́ Nhật đầu hàng (ngày 15 tháng 8 năm 1945). Uỷ Ban Dự Bị Độc Lập bèn vội vă tuyên cáo nền độc lập của Tân Cộng Hoà Indonesia trước quốc dân và thế giới (ngày 17 tháng 8 năm 1945).

Sau khi công bố độc lập, Uỷ Ban Dự Bị Độc Lập đă bầu Sukarno làm tổng thống và Hatta phó tổng thống; đồng thời một hiến pháp cũng đă được ban hành. Sukarno đă thành lập nội các và Hội Đồng Quốc Gia Trung Ương với 135 hội viên. Nền Cộng Ḥa Indonesia được tô điểm thêm bằng Ngũ Niệm Pantja Sila, nền tảng ư thức chính trị của Sukarno: Thượng Đế, Tổ Quốc, Nhân Bản, Tự Do và Công Lư.

Lợi dụng thời gian sáu tuần lễ từ khi Indonesia tuyên bố độc lập tới lúc quân Anh nhân danh Đồng Minh đến chấp nhận sự đầu hàng và tước khí giới quân đội Nhật, chính phủ Sukarno đă cố gắng vô bờ bến trong việc tổ chức cơ quan hành chánh từ trung ương xuống thôn ấp. Chính phủ cũng thành lập một đạo quân trang bị nhẹ bằng chính vũ khí của Nhật lén chuyển giao. Tuy nhiên, để tránh tiếng về việc Đồng Minh cho là những nhân vật cầm quyền đều là những phần tử cộng tác với Nhật, Sukarno cũng tức thời mở cửa cho giới thanh niên chống Nhật thuộc khuynh hướng xă hội tham dự vào guồng máy chính trị. Hội Đồng Quốc Gia Trung Ương nguyên chỉ đóng vai tṛ tư vấn đă được mở rộng và đổi thành cơ quan lập pháp. Chính phủ tổng thống chế do chính Sukano cầm đầu bị giải tán và Sjahrir thuộc đảng Xă Hội được đề cử đứng ra thành lập nội các trách nhiệm trước lập pháp. Bốn chính đảng đă được tái lập và hoạt động hợp pháp trong thời kỳ này là đảng Hồi Giáo Masjumi, đảng Quốc Gia, đảng Xă Hội, đảng Cộng Sản.

Cũng tương tự như t́nh trạng miền Nam Việt Nam sau thế chiến, quân Anh đă mang theo quân Ḥa Lan tới Indonesia ngay ít lâu sau những đợt đổ bộ đầu tiên. Anh đă trở lại Miến và Mă, nên cũng muốn giúp Pháp và Ḥa Lan trở lại cựu thuộc địa để cùng nương tựa nhau mà tạo lại thời vàng son của thực dân ở Đông Nam Á. Đứng trước sự trở lại của người Ḥa Lan, dù có nhiều áp lực nội bộ (nhất là của quân đội) đ̣i giải quyết bằng quân sự, nhưng chính phủ Sjahrir và các chính phủ kế tiếp vẫn thương thuyết để t́m một lối thoát đỡ đổ vỡ hơn. Về vùng kiểm soát, lúc ấy Ḥa Lan đă chiếm được một số thành phố trên hai đảo Java và Sumatra, nhưng chính phủ Cộng Ḥa vẫn nắm trọn được hầu hết dân chúng trên hai đảo chính này. Tại các nơi khác, Ḥa Lan đă chiếm cứ dễ dàng hơn và chiếm đến đâu Ḥa Lan lập tiểu bang và vùng tự trị đến đó.

Tới tháng 3 năm 1947 sau nhiều lần gặp gỡ, các nhà lănh đạo Indonesia và đại diện Ḥa Lan đă kư thỏa ước Lingadjati với nhau. Theo đó, Ḥa Lan công nhận Cộng Ḥa Indonesia gồm đảo Java và Sumatra, nhưng ngược lại, chính phủ Cộng Ḥa phải công nhận sự khai sinh của một Liên Hiệp Indonesia gồm thành phần Cộng Hoà Indonesia, Kalimantan và Đại Đông (từ Sulawesi tới tây Irian). Và sau hết, Liên Hiệp Indonesia phải nằm trong Khối Thịnh Vượng Ḥa Lan cùng với Tây Ấn thuộc Ḥa Lan. Bên cạnh hệ thống chính trị ba tầng “Công Ḥa – Liên Hiệp – Khối Thịnh Vượng”, thỏa ước c̣n có điều khoản “nỗ lực quân sự của cả hai bên đều phải giảm để duy tŕ ḥa b́nh”.

Thỏa ước được kư kết nhưng không có ai thi hành; bốn tháng sau mặc nhiên coi như bị xé bỏ. Lực lượng Ḥa Lan thay v́ được sút giảm th́ lại tăng viện liên tục. Tới tháng 7 năm 1947, lực lượng này đă lên tới 150.000 người. Thấy đă đủ mạnh, Ḥa Lan liền ra quân tấn công. Tuy nhiên Ấn và Úc đă tức khắc kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc can thiệp, nên cuộc chiến đă bị chận lại. Dù sao, sau một thời gian hành quân ngắn ngủi, Ḥa Lan cũng đă chiếm được nhiều vùng đồn điền và hầm mỏ giàu có ở Java và Sumatra. Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đă mặc nhiên cho Ḥa Lan giữ lại những vùng đất ấy. Tháng giêng 1948, hai bên kư một thỏa ước mới, thỏa ước tự nó biểu lộ rơ rệt sự yếu thế về quân sự của Indonesia. Nhưng chưa đầy một năm sau (tháng 12 năm 1948), Ḥa Lan lại tung quân tấn công lần thứ nh́. Với chiến thuật chớp nhoáng, sử dụng vũ khí nặng và không yểm, Ḥa đă chiếm được thủ đô Indonesia, bắt giữ hầu hết các lănh tụ trong đó có cả tổng thống Sukarno và thủ tướng Hatta, và đem đầy họ ra đảo Bangka ngoài khơi Sumatra.

Hành động của Ḥa Lan đă bị cả thế giới lên án. Chính quốc Ḥa Lan bị rung động v́ áp lực ngoại giao ở khắp nơi. Hơn nữa, quân đội Indonesia đă phân tán và áp dụng chiến thuật du kích làm cho quân Ḥa Lan không thể tổ chức guồng máy hành chánh ở những nơi mới chiếm được. Ḥa Lan tự thấy ḿnh bi sa lầy, sa lầy giữa công luận quốc tế và ngay cả giữa đất thuộc địa cũ, nay là đất thù nghịch. Nên, sau cùng, Ḥa Lan lại phải đưa các lănh tụ Indonesia về Java và điều đ́nh. Một hội nghị bàn tṛn đă được tổ chức tại Ḥa Lan giữa chính phủ Ḥa Lan, đại diện Cộng Ḥa Indonesia và các tiểu bang do Ḥa Lan thành lập để giải quyết cho xong vấn đề.

Kết quả của hội nghị bàn tṛn là việc thành lập Cộng Ḥa Liên Hiệp Indonesia gồm 15 tiểu bang do Ḥa Lan đỡ đầu kết hợp với Cộng Ḥa Indonesia cũ. Như vậy, ngoài trừ phần đất tây Irian Ḥa Lan vẫn ngoan cố giữ lại [4] c̣n tất cả lănh thổ Indonesia đă được qui về một mối, dù dưới h́nh thức liên hợp lỏng lẻo. Căn cứ vào kết quả trên, Cộng Ḥa Liên Hiệp Indonesia đă được công bố thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1949, vẫn với Sukarno, tổng thống, và Hatta, thủ tướng. Bảy tháng sau, nội bộ Liên Hiệp nảy sinh ra nhu cầu thống nhất thực sự, do đó các tiểu bang đă họp lại, cùng đồng ư hủy bỏ h́nh thức liên hiệp và đổi lại danh hiệu là Cộng Ḥa Indonesia như xưa.

 

Khu vực Mă-Lai

Đất Mă Lai và các hải đảo Indonesia trước đây đă cùng chia sẻ những lớp phế hưng của toàn thể khu vực, nhất là trong hai thời đại Srivijaya và Majapahit. Vào thế kỷ 13, bán đảo Mă Lai bị tân vương quốc Thái lấn xuống và tạo ảnh hưởng được tại Bắc phần. Tới thế kỷ 15, một tiểu quốc độc lập đă thành lập chung quanh khu vực Malacca, Nam bán đảo. Giới cai trị thành phố giàu có này đă tiếp nhận Hồi giáo. Về sau, Malacca đă gửi cống vật sang triều Minh bên Trung hoa và rải được Hồi giáo về miền Đông trên đường giao thương.

Sang thế kỷ 16, người Âu bắt đầu ḍm ngó Malacca. Bồ-đào-nha đă chiếm được trước tiên (1511), sau tới Ḥa Lan (1641). Khi người Ḥa thay thế người Bồ th́ thủ phủ toàn khu thuộc địa được dời từ Malacca về Batavia đảo Java. Ngay từ thời đó, ngưới Âu đă nhận thấy vùng Nam bán đảo Mă Lai là một cứ quan trọng. Kẻ nào kiểm soát được bán đảo cũng đồng thời kiểm soát được eo biển Malacca – thủy lộ chính giữa Nam và Đông bộ Á châu. V́ vậy theo chân người Bồ và Ḥa, người Anh cũng bắt đầu t́m cách tiến tới khu vực này.

Năm 1786, những phần tử đánh mướn của công ty Đông Ấn Anh do Francis Light cầm đầu đă xâm nhập được vào vùng Penang nhờ trao đổi vũ khí cho Kedah (tiểu quốc Bắc Mă) trong cuộc chiến tranh với Xiêm. Kế đó, sau khi chiếm được đảo Java (1811) và tạo ảnh hưởng được trên khắp vùng đảo nhỏ nam Mă Lai, Stanford Raffles đă xây dựng nên thương cảng Singapore [5] năm 1819. Tới năm 1826, Singapore, Penang và Malacca được kết hợp lại dưới tên Thuộc Địa Eo Biển (Straits Settlements) của công ty Đông-Ấn và đến năm 1867 khu này mới trở thành thuộc địa chính thức của chính phủ Anh.

Vào giữa thế kỷ 19, người Tàu đă lũ lượt kéo sang Mă Lai để buôn bán và làm phu mỏ. Số người Tàu đông đảo được tổ chức thành các bang hội dưới sự điều khiển của giới thương gia đă gây hỗn loạn trên nhiều tiểu bang Mă Lai, tạo cơ hội cho người Anh can thiệp. Từ 1874 đến 1888, bốn tiểu bang trung Mă Perak, Selangor, Negri Sembilan và Pahang lần lượt lọt vào tay người Anh dưới h́nh thức đất bảo hộ. Hội đồng cố vấn tiểu bang do người Anh lập ra gồm có thống đốc Anh, tiểu vương, đại diện dân địa phương và, thật kỳ lạ, c̣n có cả đại diện giới thương mại Trung hoa. Mầm mống sự bành trướng quyền chính trị của người Tàu trên đất mă khởi đầu từ bàn tay thực dân Anh và làm xáo trộn tập thể Mă Lai ngày nay. Ít năm sau (1895), bốn tiểu bang này được đặt chung dưới quyền một viên toàn quyền ở Kuala Lumpur và tạo thành h́nh thức liên bang đầu tiên.

Tới năm 1914 các vùng đất miền đông và bắc gồm các tiểu bang Terengganu, Kelantan, Kedah và Perlis cũng được đặt dưới sự bảo hộ của Anh, nhưng các tiểu bang này vẫn được đứng biệt lập không liên kết vào liên bang. Tóm lại lúc ấy, vùng Mă Lai thuộc Anh được chia ra làm ba khu vực với h́nh thức chính trị khác nhau: khu Thuộc Địa Eo Biển, khu các Tiểu Bang Liên Kết (The Federated States) và khu các Tiểu Bang Không Liên Kết (The Unfederated States).

Sang vùng đảo Kalimantan, trước kia vương quốc Brunei cổ kính đă một thời bành trướng khá mạnh, nhưng đến thế kỷ 16 th́ chỉ c̣n lại phần duyên hải nhỏ bé ở Bắc đảo. Công ty Đông Ấn của Anh đă bành trướng được tới vùng này vào đầu thế kỷ 18 và đă đặt được cơ sở trên đảo Lubuan. Đến năm 1847 đảo này trở nên thuộc địa chính thức của Anh. Và tới năm 1888 th́ phần đất c̣n lại của Brunei cũng rơi nốt vào ṿng bảo hộ, đồng thời với Sarawak và Sabah kế cận.

Trong thời Anh thuộc, toàn vùng bán đảo Mă Lai và bắc phần đảo Kalimantan, không có phong trào giải phóng nào đáng kể. Ư thức quốc gia rất yếu ớt và t́nh trạng phân hóa địa phương (các tiểu bang với cơ cấu chính quyền riêng) và tranh chấp chủng tộc (Mă, Hoa, Ấn). Nhà cầm quyền Anh đă cố t́nh duy tŕ những t́nh trạng bất lợi cho dân thuộc địa này để dễ bề cai trị.

Trong thế chiến II, tháng 12 năm 1941, quân Nhật đă bất thần tấn công và đă đạt được thắng lợi mau chóng khắp vùng biển Malacca. Đuổi được Anh ra khỏi Mă Lai, Nhật bèn tạm sáp nhập Mă Lai và Sumatra làm một cho dễ bề kiểm soát. Nhật không đặt riêng một cơ chế hành chánh nào cho toàn vùng: tiểu bang nào vẫn lo việc của tiểu bang nấy, c̣n trên hết là bộ tư lệnh Nhật tại địa phương. Sau khi Nhật đầu hàng, người Anh bèn tức khắc trở lại Mă (tháng 9 năm 1945) để giải giới Nhật. Tại đây, trước hết Anh thành lập một cơ cấu quân chánh nói là tạm điều hành việc bảo đảm an ninh và phân phối thực phẩm cho dân chúng trong ṿng sáu tháng. Nhưng vào cuối năm 1945, Anh đă uy hiếp các tiểu vương bằng cách dọa xét lại tội trạng cộng tác với Nhật của họ để buộc kư vào minh ước liên hiệp, một h́nh thức tái chấp nhận quyền đô hộ của Anh. Cả 9 tiểu bang Mă Lai cùng Penang và Malacca hợp lại thành Liên Hiệp Mă Lai (Malay Union) đặt dưới sự bảo hộ của Anh, c̣n Singapore vẫn giữ t́nh trạng một xứ thuộc địa riêng.

Nhận thấy rơ sự tráo trở của Anh, những người quốc gia Mă đă tập hợp lại với nhau trong Tổ Chức Quốc Gia Mă Lai Thống Nhất (United Malay National Organization) để đấu tranh cho quyền lợi nhân dân Mă. Hai năm sau, Anh nhượng bộ một phần bằng cách cải đổi Liên Hiệp Mă Lai thành Liên Bang Mă Lai (Federation of Malay), ngày 1 tháng 2 năm 1948, và hứa hẹn sẽ nới quyền dần để tiến tới tự trị. Tân Liên Bang vừa thành lập được ít lâu th́ cuộc nổi dậy của Cộng-sản do Hoa kiều chủ động bùng nổ, tháng 6 năm 1948. Chính quyền các tiểu bang Mă một mặt vẫn cộng tác chặt chẽ với các lực lượng Liên Bang của Anh để chống lại du kích quân Cộng Sản, mặt khác vẫn xúc tiến việc tranh thủ độc lập một cách ôn ḥa.

Sau cùng, tháng 1 năm 1956 hội đàm Luân Đôn giữa chính phủ Anh và nhóm đại diện Mă do Tengku (Hoàng thân) Abdul Rahman cầm đầu đă đưa đến kết quả Anh chấp nhận trao trả độc lập cho Liên Bang Mă Lai. Ngày 31 tháng 8 năm 1957, Liên Bang Mă Lai chính thức được độc lập. Ngày 1 tháng 9, vị quốc vương Mă Lai (được gọi là Yang di Pertuan Agong) đầu tiên được bầu ra đảm trách vai tṛ tượng trưng uy quyền quốc gia. Chính quyền thực sự trong tay thủ tướng do Tengku Abdul Rahman đảm nhiệm.

Hiến pháp liên bang quy định lập pháp gồm hai viện. Thượng viện có nhiệm kỳ sáu năm với 38 nghị sĩ, mỗi tiểu bang hai nghị sĩ (11 tiểu bang) c̣n 16 nghị sĩ do quốc vương chỉ định. Hạ viện có nhiệm kỳ năm năm và gồm 100 dân biểu (riêng năm 1959 bầu 104 dân biểu). Về hành pháp, cơ chế Mă Lai có điểm đặc biệt là quốc vương chọn một dân biểu có uy tín nhất làm thủ tướng. Thủ tướng đề cử thành phần nội các trong số các nghị sĩ và dân biểu.

Cuộc bầu cử đầu tiên theo hiến pháp mới của liên-bang được tổ chức ngày 19 tháng 8 năm 1959. Liên minh của Tengku Abdul Rahman chiếm 73 trong số 104 ghế ở Hạ viện. Các phần tử đối lập chia nhau 31 ghế gồm Mặt Trận Xă Hội (Socialist Front) 8 ghế, đảng Hồi Giáo Liên Mă (Pan Malayan Islamic Party) 13 ghế, đảng Nhân Dân Cấp Tiến (People Progressive Party) 5 ghế, đảng Mă Lai (Malayan Party) 1 ghế và 4 ghế độc lập.

Miến-Điện Với Thực Dân Anh

Sang đầu thế kỷ 19, trong sự bành trướng thế lực trên đất Arakan ở Tây bộ Hạ Miến, Miến đă va chạm với quân đô hộ Anh ở Ấn độ và kết quả dẫn tới cuộc chiến tranh Anh Miến thứ nhất kéo dài trong hai năm. V́ thế yếu, người Miến phải kư ḥa ước Yandabo ngày 24 tháng 2 năm 1826, theo đó Miến chịu mất đất Arakan, Tenasserim và phải bồi thường chiến phí cho Anh.

Kế hoạch mà người Anh áp dụng trong việc chiếm đánh Miến Điện cũng giống như kế hoạch của Pháp trong công cuộc xâm lăng Đông dương:

- Chiếm cứ từng khu vực.

- Củng cố nơi đă chiếm được.

- Rồi gây hấn để lấy cớ đánh chiếm khu vực khác.

Mục tiêu gần nhất của Anh là Pegu, v́ Pegu chen vào giữa hai hạt Arakan và Tenasserim mà Anh đă đoạt được. Dầu sao Anh cũng đă phải mất 25 năm vừa để củng cố các hạt trên, vừa để tạo cơ hội thuận tiện. Cuối cùng, cơ hội thuận tiện đă đến do một biến cố nhỏ xảy ra ở Hạ Miến: hai viên thuyền trưởng Anh đă vi phạm luật lệ Miến và bị trưởng hạt Pegu bắt giữ. Để làm yên vụ này, triều đ́nh Miến đă cất chức viên trưởng hạt (!), nhưng nhà cầm quyền Anh ở Ấn độ vẫn gây khó dễ đủ điều và sau hết đă đem quân tấn công Pegu, Pegu lọt vào tay Anh ngày 20 tháng 12 năm 1852, và như thế là cũng ngày này toàn thể Hạ Miến bị đặt dưới sự cai trị của Anh.

Miến điện lúc đó chỉ c̣n miền Thượng xương xẩu. Tuy thế, tham vọng của Anh nào đă thỏa măn: dưới con mắt con buôn, Anh đă nh́n thấy ngay cần phải nắm trong tay toàn thể ḍng sông Irrawaddy để tới nam Trung Hoa trong cuộc chạy đua kiếm thị trường với Pháp và Mỹ. Anh đă ép triều đ́nh Miến kư thương ước 1862 để thuyền bè Anh có thể sử dụng tự do sông Irrawaddy. Năm năm sau, nhân Thượng Miến có loạn, Anh lại tiến thêm bước nữa là đ̣i vua Miến bỏ các sắc thuế hàng hóa giao hoán giữa hai miền Thượng Hạ để thâu lợi nhiều hơn trong việc buôn bán với Trung Hoa. Miến tự biết thế yếu của ḿnh nên đă nhẫn nhịn nhiều điều, song trước những hành động quá đáng của Anh như việc trợ giúp người Karen đỏ ở Karenni nổi loạn đ̣i phân ly và việc lấn đất biên giới ở vùng Manipur, Miến đă phản ứng bằng cách giao thiệp với Pháp để t́m sự giúp đỡ hầu gây thế lực; do đó bang giao Anh Miến trở nên căng thẳng và đi dần đến chỗ bế tắc.

Khi ấy Pháp đang hành quân mạnh ở Bắc Việt và Anh thấy rơ nếu Pháp chiếm xong Đông Dương th́ tất sẽ nhảy vào Thượng Miến qua ngă biên giới Miến Lào ở kinh độ 101 Đông. Đồng thời, nhân đường thủy Irrawaddy gặp trở ngại, bọn thương gia Anh và Tàu ở Rangoon (thủ đô Hạ Miến) bị thiệt tḥi cũng ráo riết thúc đẩy Anh can thiệp mở đường. Hai vấn đề phải cấp bách giải quyết ấy đă đưa Anh đến quyết định đánh chiếm nốt Thượng Miến. Ngày 14 tháng 11 năm 1885 Anh xuất quân, ngày 28 tháng 11 cùng năm, kinh thành Mandalay thất thủ, vua Miến xin hàng. Sở dĩ Anh đă thắng nhanh chóng như vậy là nhờ tấn công bất thần. Thượng Miến không hề tiên liệu sự việc xảy ra nên không có một chuẩn bị tối thiểu nào để pḥng ngự. Thế là kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1886, Anh chính thức cai trị toàn thể đất Miến.

Trước cuộc chiến tranh cuối cùng của Anh và Miến, trong vùng Hạ Miến do người Anh cai trị, người Anh thường chỉ mong sao giữ yên mà không quan tâm đến sự thay đổi nền hành chánh cổ truyền. Nhưng kể từ khi toàn thể Thượng Miến rơi vào tay Anh, người Anh phải thường trực đương đầu với các vụ nổi dậy ở khắp nơi, dù nhỏ nhưng không phải là không làm rầy kẻ thống trị [6] . Do đó Anh bèn quyết định cải tổ nền chính trị cho dễ kiểm soát bằng cách tổ chức lại hệ thống và cơ quan công quyền rập khuôn theo mẫu thuộc địa Ấn độ và đồng thời biến luôn đất Miến thành một tỉnh của Ấn. Tuy nhiên, năm 1917, Anh hứa cho Ấn hưởng qui chế tự trị, nhưng “tỉnh Miến” của Ấn lại bị gạt ra ngoài sự cải tố quan trọng này. Vụ 1917 đă gây sóng gió cho nhà cầm quyền Anh ở địa phương với những sự chống đối mạnh mẽ của dân Miến; và từ đó, mầm mống nổi dậy đấu tranh chính trị cũng bắt đầu. Sự chống đối của kẻ bị trị cũng đă có ảnh hưởng lớn nên đến năm 1923 Anh đành hứa sẽ áp dụng qui chế tự trị đối với Miến như đă làm đối với Ấn.

Trước thời kỳ 1917-1918, các hoạt động chống đối chính quyền thống trị được nhuộm màu sắc Phật giáo và thực sự cũng chưa thoát ra khỏi cái vỏ Phật giáo [7] . Đoàn thể đấu tranh đ̣i hỏi sự “tôn trọng giáo quyền, bảo vệ giáo sản và duy tŕ giáo chế” được mệnh danh là Hội Thanh Niên Phật Tử. Nhưng từ 1917, trong sự phẫn nộ chung của quần chúng Miến trước chính sách bất công của Anh giữa Miến và Ấn, Hội Thanh Niên Phật Tử đă biến đổi mau chóng từ h́nh thức tranh đấu tôn giáo sang tranh đấu chính trị và cải tên là Tổng Hội Các Tập Đoàn Miến Điện. Cũng trong thời kỳ này, năm 1920, sinh viên đă tổ chức thành công một cuộc băi khóa toàn quốc từ tiểu học đến đại học để chống đối những chương tŕnh giáo dục có liên quan đến một trường đại học mới. Cuộc băi khóa vĩ đại này đă đánh dấu bước đầu chặng đường tranh đấu của sinh viên, mà chính giới họ đă sản sinh ra những nhà lănh đạo lớn cho Miến sau này.

Song hành với sự đối kháng của giáo hội Phật giáo và của sinh viên học sinh, nông dân Miến cũng đă nổi dậy vào cuối năm 1930 để đ̣i lại ruộng đất. Nguyên từ khi chiếm được Hạ Miến, Anh đă thấy ngay vùng này là nơi sản xuất lúa gạo lư tưởng để cung cấp cho Ấn Độ và Âu châu. Người Anh khuyến khích người Thượng Miến di cư xuống và đồng thời c̣n mở rộng cửa đón cả người Tàu, người Ấn qua. Vào đầu thế kỷ 20, có những thời kỳ người Ấn sang làm ăn ở Miến đă đạt tới con số khủng khiếp là nửa triệu mỗi năm. Người Tàu và người Ấn, với những kinh nghiệm thương mại sẵn có, đă đua nhau bỏ tiền cho vay để thu lúa của nông gia sau mỗi vụ mùa. Dần dần, họ trở nên những tay độc quyền phân phối và sản xuất lúa gạo. Sau thế chiến thứ nhất, phân nửa số đất trồng trọt ở Hạ Miến lọt vào tay địa chủ không trực tiếp cày cấy mà hầu hết là ngoại nhân. Trong sự khốn đốn cùng cực, dân Miến đă nghe theo tiếng gọi khởi nghĩa của Saya San một cách cuồng nhiệt và từ trung tâm điểm xuất phát ở Tharrawaddy, phong trào này đă lan rộng mau chóng ra khắp vùng trung châu. Tuy nhiên,v́ ô hợp kém tổ chức, nên dù phong trào bộc khởi mạnh mẽ cũng vẫn bị tan ră trước sức phản công của lực lượng thống trị.

Sang thời Thế chiến II, quân Nhật đă tiến vào Hạ Miến đầu năm 1942 và đă hạ thành Rangoon một cách dễ dàng. Người Anh rút lên Thượng Miến rồi sang Ấn.Tuy chiếm đóng Miến suốt bốn năm, nhưng Nhật chưa bao giờ kiểm soát hoàn toàn được đất nước này, phần v́ phải chống đỡ những cuộc tấn công liên tiếp của Đồng Minh, phần v́ phải nhượng bộ một ít quyền hành đối nội cho chính người Miến để thu phục nhân tâm.

Thế chiến II đă tạo cơ hội cho Miến đạt được những tiến bộ rất đáng kể trên đường tự điều khiển. Về quân sự, một đạo quân Miến đă được Nhật thành lập và vơ trang nhưng chính người Miến chỉ huy. Tổ chức quân đội trẻ trung này (lúc đầu c̣n gọi là Quân Đội Độc Lập, đến cuối 1942 đổi là Quân Đội Pḥng Vệ) do Aung San, một trong số 30 chiến sĩ cách mạng được Nhật đào tạo ở hải ngoại về, lănh đạo. Ngày 1 tháng 8 năm 1943 Nhật cho phép những người quốc gia Miến công bố Miến độc lập. Bác sĩ Ba Maw được ủy thác đứng ra lập chính phủ dưới sự giám hộ của Bộ Tư Lệnh Nhật. Aung San đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng quốc pḥng, c̣n quyền Tổng Tư Lệnh Quân Đội (khi đó đă được cải danh là Quân Đội Quốc Gia) được trao cho Ne Win.

Tuy tham gia chính phủ thân Nhật, nhưng hầu hết các nhà lănh đạo Miến cũng đă nh́n thấy rơ mưu đồ thống trị Đông Á của Nhật. Hơn nữa, trên khía cạnh diễn tiến chiến tranh, độc quyền hoành hành của Nhật ở Thái B́nh Dương cũng đă chấm dứt. Các đảo chiến lược lần lượt rơi vào tay Mỹ và càng ngày người ta càng thấy viễn ảnh đen tối bao trùm lên phía Nhật. Ư thức được điều đó, Aung San và các đồng chí của ông liền t́m cách thành lập các tổ chức chống Nhật bí mật ở khắp nơi với sự trợ giúp của Đồng Minh từ ngoài vào, đồng thời ông cũng cố giữ cho Quân Đội Quốc Gia Miến không bị Bộ Tư Lệnh Nhật ở Miến trực tiếp chỉ huy. Sau này, các lực lượng chống Nhật trong quần chúng và cả trong số những nhân viên cao cấp của chính phủ Ba Maw đă được qui tụ lại dưới danh nghĩa Liên Minh Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít (LMNDTDCPX). Trong liên minh cũng có cả các phần tử Cộng sản ở những chức vụ lănh đạo.

Đầu năm 1945 đồng minh lần lượt chiếm lại gần hết đất Miến. Bác sĩ Ba Maw theo Nhật chạy sang Thái Lan để lại Aung San với tổ chức quân đội của ông làm lá bài mặc cả. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng, người Anh bèn tức khắc phủ nhận nền độc lập phôi thai của Miến điện. Anh tuyên bố tái cai trị Miến ít nhất là ba năm rồi mới cho hưởng chế độ tự trị.

Chính sách mập mờ của Anh làm cho các nhà lănh đạo của Miến thất vọng. LMNDTDCPX không chịu cộng tác với thống đốc Anh là Dorman Smith trong việc tổ chức guồng máy cai trị theo hiến pháp 1935. Aung San lên tiếng đ̣i hỏi phải có bầu cử tức khắc để lập tân hiến pháp và tiến tới chính phủ tự trị ngay. Smith đă cố gắng t́m một vài lănh tụ Miến chịu cộng tác để đẩy ra làm b́nh phong, nhưng tất cả những nhân vật được quần chúng ủng hộ đă cùng đứng về một phía và cùng quyết tâm chống lại sự tŕ hoăn trao trả độc lập của Anh. Đă có lần Smith định bắt giam Aung San, nhưng tướng tư lệnh quân đội Anh ở Miến là Briggs đă can thiệp kịp thời, v́ ông sợ dân chúng Miến sẽ nổi dậy.

Suốt năm 1946, mít tinh biểu t́nh, đ́nh công băi thị được tổ chức liên miên, làm cho tân thống đốc Hubert Rance phải thỏa hiệp với Aung San bằng cách nhường sáu trong số chín ghế của ủy ban hành pháp cho LMNDTDCPX, trong đó chính Aung San làm chủ tịch ủy ban.

Tuy đạt được một thắng lợi lớn lao trước người Anh nhưng liên minh lại vấp phải sự lủng củng nội bộ. Đó là vấn đề tranh chấp quyền hành của nhóm thiểu số Cộng Sản. Nguyên từ trước, khi tổ chức liên minh, Aung San đă cố gắng làm tan loăng cá tính của các đoàn thể hội viên trong tập hợp mới để nhằm hoàn thành các mục tiêu chung của quốc gia. Nhưng nhóm Cộng sản th́ lại tính chuyện khác: họ luôn luôn lợi dụng tổ chức chung để mưu đạt những súy đồ riêng. Một mặt họ lănh phần chính huấn cho quân đội nhằm giữ thế chỉ đạo cho quân đội, mặt khác họ nỗ lực tham gia tổ chức thợ thuyền để cầm đầu các nghiệp đoàn. Khi Aung San lên làm chủ tịch ủy ban hành pháp, lănh tụ Cộng Sản là Than Tun thấy không được giao phó chức vụ ǵ quan trọng trong chính phủ, liền ra lệnh cho các nghiệp đoàn tổng đ́nh công để phản đối. Lúc ấy Aung San đang được quần chúng Miến tôn sùng như một vị anh hùng số một của quốc gia. Hành động chống đối dại dột của đảng Cộng sản đă là một sai lầm lịch sử quan trọng, v́ đă gặp phản ứng quyết liệt của Aung San. Phe Aung San đă khai trừ tất cả các phần tử cộng sản ra khỏi LMNDTDCPX và gạt bỏ ảnh hưởng cộng sản khỏi quân đội và các nghiệp đoàn; do đó sau này đảng Cộng Sản đă bị loại ra khỏi sinh hoạt chính trị hợp pháp của Liên Hiệp Miến.

Kể từ khi nắm được ủy ban Hành pháp, Aung San và các đồng chí của ông đă tiến rất mau trong công cuộc đấu tranh ôn ḥa đ̣i độc lập hoàn toàn cho xứ sở. Hiệp ước được kư kết giữa thủ tướng Anh Attlee và Aung San ở Luân Đôn ngày 27 tháng 1 năm 1947 là thành quả cuối cùng của cuộc vận động liên tục của LMNDTDCPX. Do hiệp ước này, một cuộc bầu cử quốc hội lập hiến đă được thực hiện vào tháng tư, trong đó ứng viên của Liên Minh chiếm gần hết tổng số ghế.

Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp th́ bỗng nhiên ngày 19 tháng 7 năm 1947 Aung San và một số ủy viên khác trong Uỷ Ban Hành Pháp bị ám sát [8] . U Nu, phó chủ tịch Liên Minh, được chỉ định lên thay, và ngay ngày hôm sau thành lập một Uỷ Ban Hành Pháp mới, vẫn với thành phần không cộng sản.

U Nu [9] đă cố gắng tiếp tục sự nghiệp Aung San trong chương tŕnh thâu hồi toàn vẹn độc lập và thống nhất quốc gia. Tân Hiến Pháp đă ra đời ngày 24 tháng 9 năm 1947 theo đúng tiêu chuẩn mà trước đó Aung San đă vạch ra trong diễn văn đọc trước quốc hội nhân dịp khai mạc khóa đầu tiên.

Ngày 4 tháng 1 năm 1948 Anh chính thức trao trả độc lập hoàn toàn cho Miến, đánh dấu kết quả những nỗ lực không ngừng của những người quốc gia Miến trong công cuộc đấu tranh: một mặt kiên tŕ và khôn khéo để thoát khỏi những thủ đoạn chính trị xảo quyệt của Anh, một mặt b́nh tĩnh và sáng suốt tránh sự thôi thúc bạo động của phe quá khích.

 

Kam-pu-chia Và Pháp

 

Năm 1859, Ang Duong mất, con trưởng là Norodom lên nối ngôi. Khi ấy Pháp đang tấn công miền nam Việt Nam, và dù chưa nuốt hẳn được đất này, Pháp cũng đă bắt đầu để mắt tới vùng Biển Hồ màu mỡ.

Norodom mới lên ngôi được hơn một năm th́ trong triều có nội phản, ông phải lưu vong sang Bangkok. Do thư giới thiệu của một giám mục người Pháp ở Kam-pu-chia tên là Miche, Norodom đă được Xiêm giúp tàu đưa về Đế Đô. Từ đó Norodom bị giằng co giữa hai thế lực Pháp và Xiêm. Người Pháp nhờ bám sát cạnh Norodom nên có lợi thế hơn. Qua nhiều lần thôi thúc và đe dọa của đại diện Pháp từ Sài G̣n tới, tháng 4 năm 1864 Norodom đành kư vào bản hiệp định bán nước chấp nhận nền bảo hộ của Pháp.

Chiếm được Kam-pu-chia, Pháp liền cấp tốc xúc tiến việc điều đ́nh với Xiêm v́ cho đến khi ấy Xiêm vẫn coi Kam-pu-chia là nước chư hầu. Sau nhiều cuộc thương thuyết, năm 1867 Pháp quyết định nhượng đứt cho Xiêm hai tỉnh miền tây bắc (Battanbang và Siem Reap) để đổi lấy sự công nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Kam-pu-chia.

Lúc đầu người Pháp c̣n bận rộn ở Việt Nam nên không quan tâm nhiều đến cơ chế cai trị ở Kam-pu-chia. Về sau, khi đă rảnh tay hơn, Pháp liền đ̣i Kam-pu-chia để cho Pháp có toàn quyền cải tổ nền hành chánh từ gốc tới ngọn, trừ những h́nh thức lễ nghi chung quanh ngai vàng. Sự đ̣i hỏi này đă gây bất măn không nhỏ cho hoàng gia, nhưng trước họng đại pháo trên tàu chiến mà thống soái Sài G̣n Charles Thomson đem hờm sẵn ngay trước hoàng cung, Norodom lại một lần nữa phải nhượng bộ và kư tân hiệp ước (tháng 6 năm 1884).

Khi hiệp ước được thi hành th́ viên khâm sứ Pháp cạnh triều đ́nh nghiễm nhiên trở nên nhân vật số một trong nước. Dưới quyền ông ta có các công sứ Pháp ở các tỉnh trực tiếp trông coi việc cai trị trong tỉnh. Nhà vua chỉ c̣n ở ngôi với tính cách tượng trưng cho truyền thống quốc gia và tôn giáo.

Sau 1887, Kam-pu-chia trở thành một tiểu bang của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp (Đông Pháp). Toàn thể Liên Bang được đặt dưới sự điều khiển của một viên toàn quyền do chính phủ Pháp bổ nhiệm. Về cung cách cai trị, Pháp đă thành lập guồng máy then chốt là người Pháp, phụ thuộc trực tiếp là công chức và chuyên viên Việt được đem từ Việt Nam sang, c̣n người Khmer chỉ đóng vai tṛ rất khiêm tốn, phần nhiều là những chức vụ hạ tầng cạnh dân chúng. Tuy nhiên người Pháp vẫn khéo léo duy tŕ cái vỏ uy quyền của quốc vương bằng cách dàn bày sự tôn kính bề ngoài để thần dân vẫn có cảm tưởng là nhà vua thực sự cầm quyền: ban hành luật pháp theo truyền thống; điều khiển công việc hành chánh; chỉ đạo tối cao mọi Phật sự và trách nhiệm trước sự sống c̣n của dân tộc Khmer. Nhờ vậy thần dân vẫn tiếp tục trung thành với quốc vương, tức trung thành với người Pháp.

Để chắc ăn hơn, người Pháp không những đă kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi của quốc vương mà đồng thời c̣n can thiệp trực tiếp vào việc phong vương nữa. Theo cổ lệ, tân vương được phong là do di chiếu của nhà vua mới băng, nếu không có di chiếu th́ phải được hoàng tộc lựa chọn. Nhưng khi Norodom mất vào năm 1904, khâm sứ Pháp đă can thiệp phế bỏ việc lập thái tử để dành ngôi cho em vua là Sisowath chỉ v́ Sisowath đă tỏ ra trung thành với chính phủ bảo hộ bằng cách giúp Pháp dẹp nhiều cuộc nổi dậy.

Sisowath được con là Monivong kế vị năm 1927. Năm1941 Monivong chết, Pháp thấy thái tử Monireth có ư mưu đồ tranh thủ độc lập sau thất trận của Pháp ở Âu châu và thắng thế của Nhật ở Á châu, nên đă loại ông ta mà chọn Norodom Sihanouk (cháu ngoại Monivong nhưng lại thuộc ḍng nội Norodom) lên kế vị. Sihanouk lúc ấy được coi là c̣n quá trẻ (đang học trung học ở Sài-g̣n) và dễ bảo, nhưng sau này đă chứng tỏ cho Pháp thấy là Pháp đă lầm lẫn trong sự nhận định về ông.

Tính đến cuối Thế Chiến II, Pháp đă kiểm soát chặt chẽ được đất Kam-pu-chia chừng 60 năm. Trong thời bị trị, Kam-pu-chia vẫn giữ được cá tính quốc gia riêng biệt nhưng về kinh tế th́ hoàn toàn lệ thuộc vào các quyền lợi của người Pháp ở Nam Việt, c̣n về sự mở mang dân trí th́ cũng chịu chung số phận với Lào, nghĩa là bị Pháp bỏ mặc. Ngoại trừ con cháu hoàng gia và những nhà khá giả được gửi đi Sài G̣n hay Hà Nội ăn học, thanh niên trong xứ chỉ biết đến ngôi trường cổ lỗ của giáo hội Phật Giáo lập ra ở các làng mạc từ bao nhiêu đời trước. Măi đến năm 1935 mới có một trường học được mở và năm 1939 là năm mà ngành giáo dục Kam-pu-chia đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự cấp bằng tú tài bản xứ cho bốn học sinh tốt nghiệp đầu tiên.

Về hoạt động chính trị, không giống nhiều quốc gia cùng cảnh ngộ khác ở Đông Nam Á, Kam-pu-chia không có một phong trào dành độc lập nào đáng kể trước Thế Chiến II. Cuối thế chiến, một chiến sĩ cách mạng Khmer sinh trưởng tại nam Việt-Nam đă hoạt động đơn độc ở Phnom Penh để gây mầm bắt rễ tư tưởng tự lập tự cường vào quần chúng, đó là Sơn Ngọc Thành. Năm 1937, Thành xuất bản tờ báo Khmer đầu tiên Nagara Vatta với luận điệu bài Pháp. Năm 1941, ông ta tổ chức cuộc biểu t́nh của tăng giới Phật Giáo chống nhà cầm quyền Pháp. Bị Pháp ruồng bắt, ông phải trốn sang Thái Lan và sau đó sang Nhật.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Kam-pu-chia cũng như Viêt Nam và Lào được Nhật cho công bố độc lập, một nền độc lập không hề được chuẩn bi trước làm cho chính những người công bố cũng không khỏi ngỡ ngàng. Chính phủ độc lập được thành lập, quốc vương Sihanouk kiêm vai tṛ thủ tướng, c̣n Sơn Ngọc Thành, lúc ấy đă được Nhật đem về, giữ chức vụ ngoại trưởng. Trong sự chuyển quyền cai trị từ tay Pháp sang tay Nhật, giới lănh đạo Kam-pu-chia đă phân hóa thành hai phe rơ rệt. Phe thân Pháp chiếm đa số trong chính phủ, dù làm việc với Nhật nhưng vẫn ngầm trông đợi sự trở lại của người Pháp v́ mang sẵn tinh thần công chức ỷ vào chủ Pháp cũ. Phe này được quốc vương ủng hộ. Phe thân Nhật bài Pháp do Sơn Ngọc Thành cầm đầu, tuy không có nhiều vây cánh trong chính phủ nhưng lại có quần chúng, nhất là Phong Trào Khmer Issarak (Khmer Tự Do) và tổ chức Thanh Niên Áo Xanh (phong trào thanh niên Vichy) do chính người Pháp lập nên trước đây.

Ngay ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, phe Thành liền đảo chánh và bắt giữ tất cả Tổng Trưởng thân Pháp để nắm thế chủ động. Sihanouk rút khỏi chức vị Thủ Tướng, Thành liền thế chân và lập chính phủ mới.

Giữa lúc ấy, Pháp đă đem được quân vào lại Sài G̣n (tháng 9 năm 1945) nhờ sự giúp đỡ của tướng Anh Gracey trong mưu đồ hỗ tương tái chiếm thuộc địa của bọn thực dân đang núp dưới nhăn hiệu quân Đồng Minh. Trước t́nh thế thật là đen tối không lối thoát, Sihanouk ngỏ ư với hoàng tộc xin thoái vị để nhường ngôi cho hoàng thân Monireth, người đáng lẽ đă kế vị Monivong năm 1941. Ư kiến này bị đă bị hoàng thân Norodom Montana phản đối, chính Sơn Ngọc Thành cũng khuyên Sihanouk nên b́nh tĩnh tại vị.

Ngày 16 tháng 10 năm 1945, người Pháp núp cạnh quân Anh, Ấn đă bắt giữ Thành tại Phnom Penh và buộc tội ông ta có hoạt động đe dọa nền an ninh của lực lượng Đồng Minh và phương hại đến quyền lợi của Kam-pu-chia. Tuy bắt giữ Thành nhưng Pháp cũng tự cảm thấy rất khó xử, v́ khi ấy Thành đang thực sự có uy tín lớn lao trong quần chúng. Sau cùng, Pháp đành áp dụng biện pháp mềm dẻo là đem Thành sang Pháp cho yên chuyện.

Chiếm xong Sài G̣n, đô đốc Thierry D’Argenlieu liền được cử làm Cao Uỷ Pháp ở Đông Dương. Vừa nhận chức, ông ta liền yêu cầu Kam-pu-chia gửi ngay đại diện tới để thảo luận về những mối liên hệ Pháp-Khmer mới. Về phía Kam-pu-chia, t́nh thế đă đổi khác rơ ràng bất lợi cho Pháp: người Khmer đă nếm mùi độc lập, dù là thứ độc lập nửa vời, nhưng cũng đủ cảm thấy một hứng khởi không nhỏ trong ḷng họ. Đặc biệt lúc ấy hoàng thân Sisowath Youtévong mới ở Pháp về nước và đă kịp thời nắm vai tṛ lănh đạo cuộc vận động độc lập. Đáp lại lời yêu cầu tái lập mối liên hệ của D’Argenlieu, Sihanouk đă đồng ư cử đại diện nhưng nhấn mạnh đến điều kiện tiên quyết là cuộc đàm phán sẽ không vi phạm đến chủ quyền Kam-pu-chia và phái đoàn Kam-pu-chia phải được đối xử như một phái đoàn của một quốc gia độc lập. Pháp đồng ư trên nguyên tắc và một Uỷ Ban Nghiên Cứu Pháp-Khmer (Commission D’Études Franco-Khmères) được thành lập, cùng làm việc để dung ḥa quyền lợi đôi bên. Ngày 7 tháng 1 năm 1946 tạm ước Pháp-Khmer đă được kư kết. Tạm ước công nhận Kam-pu-chia là một quốc gia tự trị trong khối Liên Hiệp Pháp.

Nhưng, giấy tờ là một chuyện, trên thực tế Pháp đă thi hành tạm ước một cách “linh động” đến nỗi t́nh trạng liên hệ Pháp-Khmer đă trở lại gần giống như trước 1945. Quân đội hoàng gia Kam-pu-chia tuy được thành lập, nhưng thực chất chỉ là một thứ lính phụ thuộc của quân Liên Hiệp Pháp và Bộ Tư Lệnh Pháp vẫn nắm trọn quyền “duy tŕ trật tự” trong xứ.

Từ khi Sơn Ngọc Thành bị bắt, những phần tử theo Thành bỏ ra bưng hay trốn sang Thái Lan rất nhiều. Họ qui tụ lại với nhau làm sống lại phong trào Khmer Issarak dưới sự hỗ trợ của người Thái. Nhưng khi Thái bị buộc phải trả lại hai tỉnh Battambang và Siem Reap (1946) [10] th́ một số nhân vật lănh đạo đă phải lưu vong sang Bangkok, một số quay về Phnom Penh nói là qui chính phủ nhưng thực sự là để đấu tranh chính trị trong ṿng được coi là hợp pháp. Nhóm này cộng tác với nhũng phần tử trẻ cấp tiến của hoàng thân Sisowath Youtévong lập ra Đảng Dân Chủ. C̣n một số khác tiếp tục lén lút kháng chiến trong rừng núi, như Dap Chhuon với tổ chức Giải Phóng Dân Tộc Khmer (Comité Khmer De Libération Nationale).

Trong hai cuộc bầu cử Hội đồng Tư vấn tháng 9 năm 1946 và Quốc hội tháng 12 năm 1947, Đảng Dân Chủ đều đại thắng. Sự kiện này đă góp phần không nhỏ vào diễn tiến dẫn đến hiệp ước ngày 8 tháng 11 năm 1949, trong đó Pháp hé mở cho Kampuchia chút quyền đối nội.

Tại Phnom Penh, nhiều chính phủ, do thủ tướng được quốc vương chỉ định thành lập, lần lượt thay nhau đổ v́ sự gây khó của Lập Pháp [11] . Trong khi ấy các phe vơ trang chống đối cũng ngày càng bành trướng, mạnh nhất vẫn là các nhóm Khmer Issarak cũ. Về phía Cộng sản, sau khi được chuyển từ miền đông Nam Việt sang tỉnh Prey Veng, các cán bộ địa phương cũng được lệnh ráo riết tổ chức các ủy ban hành kháng trong vùng ảnh hưởng từ cấp Miên xuống đến Srok, Khum, Phum.

Trước t́nh trạng bế tắc, Sihanouk đă giải tán Quốc hội (tháng 9 năm 1949) với ư nghĩ như vậy chính phủ sẽ mạnh hơn và góp phần đắc lực hơn với Pháp trong việc thanh toán các phe kháng chiến. Không ngờ sau hai năm không quốc hội, t́nh trạng quốc gia đă sa lầy lại càng sa lầy thêm. Cuối cùng Sihanouk đành phải cho bầu cử lại. Và, trong cuộc bầu cử tháng 9 năm 1951, phe Dân Chủ lại chiếm được 54 trong số 78 ghế. Ngay sau khi có kết quả bầu cử, chính phủ Huy Kanthoul đă lấy ḷng đảng Dân chủ bằng cách yêu cầu Pháp cho Sơn Ngọc Thành về nước.

Dù đă hứa với Pháp là sẽ không hoạt động chính trị nữa, nhưng khi về nước Thành liền xuất bản tờ báo tranh đấu Khmer Krok (Khmer Vùng Dậy) và trong một cuộc viếng thăm tỉnh Takeo, Thành đă tuyên bố thẳng thừng là có sự ra đi của người Pháp nền độc lập của Kam-pu-chia mới hoàn toàn được bảo đảm và sự ổn cố sinh hoạt chính trị quốc gia mới thực sự vững bền.

Tờ báo bị đóng cửa, nhưng Thành đă có tiếng nói khác, đó là một đài phát thanh bí mật đặt trong vùng Siem Reap. Chọn ngày kỷ niệm Nhật đảo chính Pháp 9 tháng 3, Thành đă công bố trên đài phát thanh chương tŕnh mà ông gọi là sự thúc đẩy đấu tranh cho tự do của Kam-pu-chia. Thành được giới trẻ ủng hộ khá mạnh mẽ. Lực lượng Issarak của Thành lúc ấy mới qui tụ lại chừng ba ngàn quân nay đă được củng cố và tăng cường nhờ sự cộng tác của Keo Tak lănh tụ nhóm kháng chiến ở tỉnh Battambang.

Trông đợi Sơn Ngọc Thành buông xuôi hoạt động chính trị không xong, Sihanouk lại giải tán Quốc hội lúc ấy đang do đảng dân chủ thao túng. Nhưng t́nh h́nh vẫn không v́ thể mà khả quan hơn. Sau Sihanouk nhận thấy cần phải tách hẳn khỏi Pháp may ra mới gỡ lại được sự ủng hộ của quần chúng, và từ ư niệm ấy ông ta đă quyết định đi một nước cờ thật cao làm đảo lộn hẳn t́nh thế.

Tháng 3 năm 1953, Sihanouk dời Kampuchia bay sang Âu châu và Mỹ. Ở đâu ông cũng lên tiếng đả kích Pháp âm mưu tái thuộc địa hóa Kam-pu-chia. Tới tháng 6, ông ta tới Bangkok và tuyên bố chỉ trở về khi Kam-pu-chia được hoàn toàn độc lập. Tuy nhiên, Sihanouk đă không ở lại Bangkok. Ông ta về tỉnh biên giới Battambang và sau đó tới Siem Reap, một tiểu khu do quân đội Khmer kiểm soát, nhưng vẫn không chịu về Phnom Penh. Thủ tướng Penn Nouth, tướng Nhiek Tioulong và tổng trưởng quốc pḥng Sirik Matak đă tiếp tay với ông trong những kế hoạch bí mật nhằm đối phó với Pháp trong mọi t́nh thế, trong đó có cả việc sử dụng quân lực để kháng cự khi cần.

Quân Pháp khi ấy đă quá mệt mỏi trước một viễn ảnh không sáng sủa ǵ đối với Pháp trong cuộc chiến tranh Đông dương nên đă tỏ ra không muốn gây thêm chuyện với Sihanouk. Ngày 4 tháng 7 năm 1953 Pháp tự công bố sẵn sang hoàn tất việc trao trả độc lập cho ba quốc gia Đông Dương. Đă có kinh nghiệm trước lời hứa và việc làm của Pháp, để chắc ăn hơn, Kam-pu-chia đă nắm ngay cơ hội đ̣i hỏi được tức khắc có chủ quyền về quốc pḥng, tư pháp và tiền tệ. Pháp nhượng bộ. Thế là từ ngày 1 tháng 9 năm 1953, toàn thể lănh thổ Kampuchia được chính thức đặt dưới quyền kiểm soát của chính phủ hoàng gia. Ít ngày sau, một Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Khmer được tách ra khỏi Bộ Tư Lệnh Quân Lực Pháp. Trong một thỏa ước riêng biệt kư vào tháng 10 năm 1953, quân Pháp chỉ c̣n ở lại miền đông sông Cửu Long để hành quân phối hợp cùng ba tiểu đoàn Khmer. Quyền chỉ huy cảnh sát và quyền Tư pháp cũng đều được giao lại cho người Khmer.

Khi về Phnom Penh, nghiễm nhiên Sihanouk đă trở nên v́ anh hùng vĩ đại của dân tộc trước mắt quần chúng. Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, Sihanouk đă vượt trồi lên, hạ uy tín của các lănh tụ đối lập, kể cả quốc gia lẫn cộng sản. Ngay đến Sơn Ngọc Thành trong một buổi phát thanh cũng đă phải tuyên bố “tôi đă lầm lẫn khi nghĩ rằng quốc vương của chúng ta chỉ là công cụ của người Pháp. Thực ra ngài chính là một nhà đại ái quốc”.

 

Và Sau Cùng Trường Hợp Xứ Lào

Cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm xong Việt Nam và Kam-pu-chia, Pháp liền tính chuyện chiếm xứ Lào để đặt nền đô hộ. Công cuộc thôn tính xứ Lào thật là dễ dàng, trước sau chỉ nhờ tài xoay sở khéo léo của một tay thực dân giang hồ khét tiếng: Auguste Pavie [12] . Sau đó là những thu xếp, mặc cả giữa Pháp, Thái Lan, Anh (khi ấy đang đô hộ Miến) và Trung Hoa.

Điều đ́nh ổn thỏa xong, Pháp tập trung những mẩu múng vốn nát bấy v́ nội chiến và ngoại xâm, tạo thành vương quốc Lào trong Liên Bang Đông Dương. Tuy phủ thống sứ Pháp được thành lập ở Vientiane từ năm 1899, nhưng vương quốc Lào chỉ thực sự tập họp được đầy đủ các phần đất như ngày nay từ năm 1905, và gồm: tiểu vương quốc Luang Prabang với các tỉnh Luang Prabang, Sayaboury, Sầm nứa và hai quận miền nam Phong Saly (nhà vua ở Luang Prabang vẫn được giữ ngôi vị dưới sự bảo trợ của Pháp, nhưng tất cả các quan lại đều do Pháp chỉ định); tiểu vương quốc Xieng Khuang vốn đă được sát nhập vào Vientiane từ 1832; vùng Champassak ở Hạ Lào; và hai tỉnh miền Bắc là Nam Tha và Phong Saly.

Trong thời kỳ đô hộ Đông Dương, có thể nói người Pháp được yên ổn nhất ở xứ Lào. Có ba cuộc biến động trên xứ Lào làm cho chính quyền thống trị phải can thiệp vào là ba cuộc biến động do dân thiểu số gây ra: bộ lạc Khả ở vùng cao nguyên Boloven và Attopeu từ 1901 đến 1907; các châu Thái ở Phong Saly từ 1914 đến 1916; và sau cùng là cuộc nổi dậy của dân Mèo vào năm 1919. Dân Mèo nổi lên đánh phá suốt hai năm, sau người Pháp phải dùng đến biện pháp chặn tất cả các nguồn tiếp tế gạo thóc mới dẹp yên được.

Trong Thế Chiến II, tháng 7 năm 1941 quân Nhật tiến vào Đông Dương và sang tháng 8 năm 1941 th́ kư với Pháp một hiệp ước về xứ Lào, theo đó vương quyền Luang Prabang được tăng cường bằng cách kiểm soát thêm các tỉnh Vientiane, Xieng Khuang, Nam Tha, và nhà vua được lập một nội các gồm thủ tướng và bốn tổng trưởng. Vị phó vương (Maha Oupahat) lúc ấy là hoàng thân Phetsarath được chỉ định làm thủ tướng.

Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và tuyên cáo chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở phần đất này. Chính phủ Phetsarath nghiễm nhiên trở thành chính phủ đầu tiên đảm trách công việc quản trị toàn xứ Lào dưới sự giám hộ của Nhật.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng đồng minh. Xứ Lào rơi vào t́nh trạng giao động và một vài nơi như Khammouane và Savannakhet đă xẩy ra những sự hỗn loạn. Theo sự qui định trong bản kư kết đầu hàng với Mỹ của Nhật, đáng lẽ Nhật phải tiếp tục duy tŕ trật tự ở nhũng vùng quân đội Nhật c̣n trấn đóng, nhưng hầu hết các nơi, Nhật đều bỏ mặc. Đặc biệt là ở Lào, Nhật đă không can thiệp, một phần v́ quân số quá ít ỏi, một phần v́ những sự dấy động địa phương lại đang có khuynh hướng bài Pháp, không ăn nhằm ǵ đến Nhật.

Theo quyết nghị của hội nghị Potsdam, quân Trung hoa phải tiếp thu miền bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 (ngang Saravane) trở lên, nhưng quân Trung Hoa tiến quá chậm nên măi đến tháng 9 mới tới Lào. Trong khi đó th́ Pháp quân đă đoạt lại Champassak và chuẩn bị tiếp chiếm toàn xứ.

Ngày 18 tháng 8 năm 1945, hoàng thân Phetsarath ở Vientiane công bố trước quốc dân nền độc lập và thống nhất của quốc gia Lào dưới vương chế Luang Prabang. Phetsarath triệu tập một hội đồng mệnh danh là Lào Tự Do (Lao Issara) trong đó có những nhân vật trong hoàng tộc, trong giới thượng lưu và cả một số người Việt nguyên là công chức cao cấp của Lào. Xét về thành phần chính trị th́ hội đồng gồm một số nhân vật có thành tích chống Nhật, một số được coi là bài Pháp và một số khác tin tưởng ở đường lối ôn ḥa là có thể thâu hồi toàn vẹn độc lập nhờ thiện chí của người Pháp.

Cuối tháng 8, một lực lượng nhỏ của Pháp được thả dù xuống gần Vientiane để giải thoát những viên chức Pháp hiện c̣n bị Nhật giam giữ. Thái độ và hành động của các sĩ quan Pháp làm cho Lào Tự do nhận thấy Pháp có vẻ muốn lập lại “trật tự” kiểu thuộc địa thời tiền chiến. Hoàng thân Phetsarath đă cố giữ không cho quân Pháp vào thủ đô bằng cách điều đ́nh nhưng sau cùng Pháp vẫn lọt vào được Vientiane. Cùng khi ấy họ thả dù một nhóm khác xuống Luang Prabang và vài ngày sau vua Sisavang Vong công bố sự chấp nhận của hoàng gia về việc tái tục nền đô hộ của Pháp.

Ngày 10 tháng 10, Luang Prabang cất chức thủ tướng và luôn cả chức phó vương của hoàng thân Phetsarath. Phản ứng lại, một hội đồng nhân dân được triệu tập ngay sau hai ngày sau đó tại Vientiane đă công bố một bản hiến pháp tạm để làm căn bản cho sự thành lập một chính phủ Lào tự do. Đồng thời hội đồng đă cử phái đoàn lui tới Luang Prabang nhiều lần để thuyết phục nhà vua rút lại những sắc lệnh đă được công bố do người Pháp xúi giục và chấp nhận tân hiến pháp. Sau cùng nhà vua đă chấp nhận. Ngày 23 tháng 4 năm 1946 vua Sisavang Vong chính thức trở nên quốc vương toàn xứ Lào trong chế độ quân chủ lập hiến sau lễ đăng quang theo nghi thức cổ truyền.

Nhưng trong khi đó th́ quân Pháp đă từ phía nam tiến lên chiếm cứ nhiều nơi. Vientiane rơi vào tay Pháp ngày 25 tháng 3 năm 1946. Các nhóm kháng chiến Lào Tự Do lần lượt tan ră, phần vượt sông Mékong chạy sang Thái, phần rút vào rừng để tổ chức lại thành những toán du kích nhỏ. Tất cả những yếu nhân của chính phủ Lào Tự Do cũng đào thoát sang Thái và tiếp tục hoạt động với danh nghĩa chính phủ lưu vong tại Bangkok dưới sự điều khiển của hoàng thân Phetsarath.

Sau khi chiếm được Vientiane và Luang Prabang, Pháp xúc tiến ngay việc tổ chức ủy ban Pháp Lào để tạo một thỏa ước về mối liên hệ trong tương lai giữa hai nước và thành lập một chính phủ hoàng gia Lào thân Pháp. Uỷ ban liên hợp trên đă công bố văn kiện đầu tiên ngày 27 tháng 8 năm 1946, theo đó Pháp công nhận quốc gia Lào thống nhất dưới quyền trị v́ của quốc vương ở Luang Prabang trong một chế độ quân chủ lập hiến. Cũng thi hành theo văn kiện này, Pháp đă tổ chức một cuộc tuyển cử là v́ ở mấy thị trấn (tháng 12 năm 1946) cho đủ lệ bộ cái áo khoác ngoài của một chế độ thuộc địa trá h́nh mới.

Trong khi ấy nhóm lưu vong ở Thái gồm những phần tử ưu tú nhất xứ Lào bắt đầu lục đục với những chủ trương đường lối khác biệt của ba ông hoàng lănh đạo. Hoàng thân Phetsaratah là người bài Pháp, có tinh thần quốc gia cực đoan và bảo thủ. Em ông là hoàng thân Souvanna Phouma cũng chủ trương phải có độc lập hoàn toàn nhưng lại thiên về đường lối ôn ḥa, nghĩa là, theo ông, có thể bắt tay cộng tác với Pháp để thâu hồi độc lập dần dần. Một người em khác, hoàng thân Souphanouvong, đảng viên đảng Cộng Sản Đông Dương, không có chủ trương riêng biệt nào khác ngoài chủ trương của đảng, nghĩa là tiếp tục trường kỳ kháng chiến trong chiến lược chung toàn vùng.

Hiệp ước mới 1949 được kư kết, Pháp công nhận quốc gia Lào tự trị trong khối liên hiệp Pháp và nới rộng quyền ngoại giao cho Lào trong đó có cả quyền xin làm hội viên Liên Hiệp Quốc. Sự kiện này đă lôi cuốn một số khá đông nhân vật lưu vong trở về hợp tác, trừ hai hoàng thân Phetsarath và Souphanouvong.

Chiến tranh Đông dương ngày càng khốc liệt hơn. Tháng 8 năm 1950, hoàng thân Souphanouvong, biến hẳn thành phần Lào Tự Do do ông cầm đầu sang tổ chức vơ trang thiên Cộng (Pathet Lào).

Cũng trong năm ấy, với một cố gắng mong b́nh định xứ Lào cho yên bề nào hay bề nấy, Pháp tiến thêm bước nữa về mặt chính trị bằng cách hứa với những nhà lănh đạo Lào là sẽ sớm trao trả độc lập hoàn toàn cho Lào.

Tháng 10 năm 1953, lời hứa ấy đă được đoan lại trên giấy tờ sau khi có cuộc tấn công ồ ạt vào xứ Lào của lực lượng Cộng Sản Việt và Lào. Dĩ nhiên đó chỉ là nền độc lập trên lư thuyết, c̣n thực tế, Pháp chỉ nhả hẳn miếng mồi Lào sau khi bị thất trận nhục nhă ở Điện Biên để phải kư kết hiệp định đ́nh chiến Genève 1954. Nhưng ngay cả sau 1954, khổ nạn của xứ Lào vẫn chưa hết, v́ thoát được Pháp th́ Lào lại rơi vào ṿng tranh chấp ảnh hưởng của hai khối đế quốc Cộng sản và Tư bản; và cũng như Việt Nam, Lào đă phải gánh chịu một cuộc chiến tranh tàn khốc dài dặc sau này.  

 

------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] Hai chương 3 và 4 chỉ nhằm giới thiệu lướt qua những diễn biến lịch sử từ khi khi lập quốc tới ngày nay của từng nước. Riêng về Việt Nam, độc giả có thể t́m đọc ở bất cứ sách sử nào, hoặc ngay trong các sách giáo khoa bậc trung học, do đó chúng tôi xin mạn phép được bỏ qua.

[2] Ca-xích (casique) : Những lănh chúa hay tù trưởng các sắc dân Phi trước kia. Ngày nay được hiểu một cách đặc biệt như là những thành phần phú hào có nhiều ruộng nương và uy quyền, nhất là uy quyền về chính trị trong một vùng.

[3] Ḥa Lan đă mở đất Java cho người Tàu tràn vào. Ngay từ thế kỷ 18 đă có hàng trăm ngàn người Tàu di cư sang.

[4] Ḥa đă viện cớ rằng tây Irian là đất của 800.000 người Papua da đen, hoàn toàn khác giống với dân Indonesia. Về sau, qua nhiều cuộc điều đ́nh bất thành, Indonesia sử dụng quân đội đoạt lại năm 1962. Liên hiệp quốc đă can thiệp và “giữ thể diện” cho Tây phương bằng cách đề nghị dân chúng Papua tự do lựa chọn trong một cuộc đầu phiếu vào năm 1969. Sau cuộc đầu phiếu Irian đă chính thức được coi là thuộc lănh thổ Indonesia.

[5] Singapua (Sigapura) có nghĩa là Sư thị. Singa: sư tử; Pura: thành thị. Người Tàu phiên âm là Tân gia ba.

[6] Sau khi vua Miến là Thibaw đầu hàng, phần lớn quân đội Miến không chịu buông khí giới và đă phân tán vào rừng núi đánh du kích. Ngoài ra c̣n năm hoàng thân Miến, mỗi người chiêu binh tập mă chiếm giữ một vùng gây thành t́nh trạng loạn lạc khắp Thượng Miến và về sau lan tràn cả xuống Hạ Miến.

[7] V́ áp dụng tổ chức cai trị kiểu Ấn nên mặc nhiên người Anh đă phủ nhận giáo quyền ở Miến. Thực ra Phật giáo đă được coi như quốc giáo từ triều đại Pagan thế kỷ 11 và tập đoàn lănh đạo tăng già trong các thời vua Miến vẫn c̣n nhiều phạm vi trong việc đời. Sau này, khi đă độc lập thủ tướng U Nu lại tái xác nhận Phật giáo là quốc giáo trong một tu chính án hiến pháp năm 1961.

[8] Khi bị ám sát, Aung San mới vừa 32 tuổi. Ngày nay cái tên Aung San đối với người Miến vẫn c̣n mang một uy lực làm cho người nói đến phải cúi đầu, cái chết của Aung San vẫn c̣n làm cho người nhắc lại phải rướm lệ. Năm 1967, để tạo phong trào chống lại vụ gây loạn của học sinh Hoa kiều ở Miến (trước ảnh hưởng cách mạng văn hóa tại chính quốc), sinh viên Miến đă không cần phải viện dẫn lư thuyết cao sâu ǵ mà chỉ tung ra một đ̣n hiểm ác là hô hoán lên rằng bọn “Tàu đỏ” đă phóng uế lên chân dung Aung San (không biết có thật không hay bịa đặt), thế là cả Rangoon ào ào đứng dậy nhào vào chiến dịch chống Tàu một cách cuồng nhiệt. Nếu chính quyền không ngăn chặn kịp thời th́ hậu quả không biết đến đâu mà lường.

[9] Trong các tài liệu lịch sử U Nu c̣n có thể được gọi là Thakin Nu. Danh hiệu Thakin có nghĩa là chủ nhân được một nhóm cách mạng gia trẻ tuổi trước Thế chiến II tự đặt để biểu trưng quyết tâm làm chủ đất nước và cũng để nhạo báng kẻ thống trị. Chữ Thakin được dịch từ tiếng Ấn Sakib ra, một danh từ người Ấn dùng để gọi người Âu một cách tôn kính. C̣n chữ U trong ngôn ngữ Miến có nghĩa là chú, bác, được ghép luôn với tên chính để tỏ ḷng ngưỡng mộ các bậc trưởng thượng.

[10] Hai tỉnh này là đất mà Pháp đă nhượng cho Thái năm 1867. Sang đầu thế kỷ 20 Pháp đă t́m cách lấy lại (qua các cuộc thương nghị 1902, 1904 và 1907), nhưng đến năm 1941, do sự can thiệp của Nhật, Pháp lại phải tái nhượng cho Thái. Thoát khỏi tay Pháp, dân chúng trong vùng đă tự cho là được giải phóng và nhờ sự khuyến khích của chính phủ Thái họ đă tổ chức Phong trào Khmer Issarak với chủ trương giải phóng một lănh thổ Khmer c̣n lại trong tay người Pháp.

[11] Phe dân chủ luôn luôn chủ trương bài Pháp và chống cả Sihanouk nên đă được sự ủng hộ khá mạnh của dân chúng. Trong cuộc bầu Hội đồng Tư vấn năm 1946, Dân chủ chiếm 50 ghế, Tự do của hoàng thân Norodom Norindeth (thân Sihanouk) chiếm 16 ghế và các phần tử độc lập chiếm 5 ghế. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 1947, Dân chủ chiếm 55 c̣n Tự do chiếm 20. Từ khi Youtévong mất v́ bịnh lao năm 1947, đảng Dân chủ hoàn toàn nằm trong tay nhóm Sơn Ngọc Thành.

[12] Nhật kư và tự thuật của Auguste Pavie được in trong cuốn Mission Pavie en Indochine, Paris 1898-1904.

 

 

 

 

Phần II

NHỮNG BÀI HỌC TRƯỚC MẮT

 

 

Xứ Thái : Tự Thích Ứng Để Sinh Tồn

Indonesia: Kinh Nghiệm Liên Hiệp Quốc Cộng

Malaysia: Trường Hợp Một Pḥng Tuyến Vỡ

Phi-líp-pin: Xă Hội Sa Lầy

Miến Điện: Trước Ba Trận Tuyến

Kampuchea: Một Thế Trung Lập Chông Chênh

Xứ Lào: Chiến Tranh Qua Ba Hiệp Định Ḥa B́nh

Việt Nam: Vài Tiêu Mốc Nhận Định Về Cuộc Chiến 60-73

 

 

CHƯƠNG 5:

XỨ THÁI: TỰ THÍCH ỨNG ĐỂ SINH TỒN

 

Thái là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á đă thoát khỏi thời kỳ bị Tây phương thống trị. Điều may mắn ấy một phần nhờ ở vị trí trái độn giữa hai lực lượng thực dân Anh ở phía tây và nam, và Pháp ở phía đông, một phần nhờ ở phương lược ngoại giao khôn ngoan và óc canh tân của các triều vua từ Rama IV (1851) về sau. Điểm chủ yếu trong phương lược ngoại giao của Thái được tóm gọn trong phương châm “tự thích ứng để sinh tồn” của giới lănh đạo Thái.

 

Canh Tân Và Cách Mạng

 

Vào cuối thời Rama III nền bang giao giữa Thái và Tây phương, nhất là Anh, đang ở t́nh trạng rất căng thẳng, v́ vua Rama III từ chối không chịu xét lại hiệp ước 1825 mà chính ông đă kư kết với Công ty Đông Ấn của Anh. Theo hiệp ước này, Tây phương không hoàn toàn được tự do buôn bán ở đất Thái. Giữa lúc chiến tranh có triệu chứng sắp bùng nổ th́ Rama III băng hà.

Rama IV (1851-1868), tức Mongkut, lên kế vị. Tiên khởi, nhà vua cải thiện bang giao với Tây phương bằng cách mở rộng các cửa biển cho tất cả các nước vào buôn bán; tiếp theo ông khởi đầu canh tân xứ sở, trong đó có cả việc mời người Tây phương tới huấn luyện và cố vấn người bản xứ. Rama IV lên ngôi lúc đă 46 tuổi. Trong suốt thời thanh niên, ông đă trải qua nhiều năm trong nếp áo tu sĩ Phật giáo. Ông thông hiểu nền văn hóa cổ truyền của Thái Lan và cũng am tường khá nhiều ngôn ngữ và khoa học Tây phương[1] . Ngay từ khi chưa lên ngôi, ông đă qui tụ được một nhóm người có khuynh hướng canh tân trong triều đ́nh. Nhóm người này sau đó đă trở thành rường cột quốc gia dưới triều đại ông. Nhận định của Rama IV và nhóm cận thần của ông là Thái không đủ sức chống lại sức bành trướng của các lực lượng đế quốc thực dân Tây phương, v́ vậy chính sách đúng đắn nhất của Thái là phải tự thích ứng để sinh tồn giữa những lực lượng ấy.

Rama V (1868-1910) tức Chulalongkorn, kế vị Rama IV đă tiếp tục con đường canh tân xứ sở. Trong suốt 42 năm trị v́, ông đă tạo cho Thái một nền hành chánh và một tổ chức quân đội hữu hiệu. Tuy nhiên, cùng dưới triều ông, một số lớn đất đai mà trước đây Thái đă chiếm được của Kampuchia, Lào và Mă lai đă phải nhượng lại cho Pháp và Anh[2] .

Việc nhượng lại đất này đă xảy ra sau một thời gian điều đ́nh đôi lúc khá gay go giữa Thái và Anh, Pháp. Dù sao chính quốc Thái cũng c̣n được để yên nhờ sự tranh chấp về quyền lợi giữa Anh, Pháp trong mưu đồ bành trướng. Hiệp ước Anh Pháp 1896 bảo đảm nền trung lập của đồng bằng Chao Phraya và do đó Thái vẫn được công nhận là một quốc gia độc lập, ít ra là trên giấy tờ.

Sang thời Rama VI (1910-1925), tức Wachirawut, chính sách của Rama V vẫn được tiếp tục thi hành và phát triển đến độ Thái đă nghiễm nhiên trở nên một quốc gia có lời ăn tiếng nói trên trường quốc tế. Rama VI đă được du học ở Anh quốc, v́ vậy ông đă không ngần ngại đứng vào phe đồng minh trong thế chiến I, dù gặp sự chống đối của Hôi đồng Cố vấn trong triều đ́nh (các vị này vẫn bất măn về việc chèn ép lấn đất của Đế quốc Anh Pháp dưới thời Rama V). Thái đă gửi một đạo quân sang Pháp để tham chiến trong phe đồng minh và do đó đă có đại diện trong ḥa hội quốc tế Versailles.

Rama VI mất năm 1925, không có con nối dơi, nên được người em là Prajadhipok (Rama VII) kế vị. Hai triều đại Rama VI và Rama VII có nhiều sự khác biệt nhau mà nguyên do chính là ở cá tính của hai ông. Rama VI là người tự tin luôn luôn hành động theo ư chí của chính ḿnh. Ông đích thân trông nom việc nước, tự bày tỏ quan điểm của ḿnh một cách rành rẽ với những người cộng sự và bắt buộc những người này phải thi hành đúng ư ḿnh một khi đă hiểu rơ và chấp thuận. Thậm chí có những tư tưởng thấy cần phổ biến trong quốc dân, ông đă không nề hà viết những bài báo kư dưới nhiều bút hiệu khác nhau với những đề tài về chính trị nhiều khi nẩy lửa. Rama VII th́ trái lại, ông quá e dè nhút nhát, thiếu tự tin nên không kiếm soát nổi triều chính. Việc nước, việc dân lần lần nằm gọn trong sự thao túng của một số hoàng tộc quốc thích. Những người này ngày càng trở nên độc đoán chuyên quyền, không những lẫn át cả quyền hành mà c̣n ngăn cản cả ư chí canh tân hóa chính thể (trong đó có ư định lập hiến) của nhà vua nữa. Những sự kiện ấy đă dẫn đến cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Thái.

Năm 1932, một nhóm sĩ quan cao cấp và viên chức hành chánh hạng trung đă tổ chức một cuộc chính biến nhằm chấm dứt sự chuyên chế của hoàng gia và thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến.

Có ba yếu tố chính đă dẫn đến sự kiện này: Thứ nhất là sự sút giảm quyền hành của hoàng gia về tâm lư, nguyên do v́ những tư tưởng dân chủ ở Âu châu mà lớp thị dân đă hấp thụ được cộng thêm với sự e dè nhút nhát của Rama VII trong việc trị quốc. Thứ hai là sự phát triển của những thành phần Tây học trong cơ cấu chính quyền, những người này nắm giữ những chức vụ chuyên nghiệp và luôn luôn bất măn về sự độc quyền lănh đạo ở những vai tṛ then chốt hơn của hoàng thân quốc thích ngay cả trong địa hạt chuyên môn của ḿnh. Và sau cùng là sự suy sụp của nền tài chính quốc gia, một sự suy sụp do ảnh hưởng về chính sách kinh tế thiếu khả quan từ nhiều năm trước mà Rama VII phải thừa hưởng.

Hai nhân vật nổi bật nhất trong số những người lănh đạo cách mạng là Phibun Songkhram, người cầm đầu nhóm sĩ quan cao cấp, và Pridi Phanomyong, giáo sư luật trường đại học Chulalongkorn, đại diện nhóm thanh niên trí thức.

B́nh minh ngày 24 tháng 6 năm 1932, quân đội thuộc phe cách mạng tiến vào thành phố Bangkok và chiếm giữ tất cả các cơ sở trọng yếu. Tuyên ngôn chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế được phóng ra và sau đó nhà vua được mời ngồi lại ngai vàng trong một chính thể có hiến pháp. Chỉ trong ít ngày sau, cuộc chính biến không đổ máu đă hoàn toàn thành công. Nhà vua chấp nhận một bản hiến ước tạm thời. Nhóm gây chính biến mệnh danh là đảng Nhân Dân tự biến thành quốc hội lâm thời và tự thành lập chính phủ. Tới ngày 10 tháng 12 năm 1932, nghĩa là chưa đầy sáu tháng kể từ ngày chính biến, một hiến pháp chính thức đă được công bố và áp dụng, trong đó có đề cập tới một quốc hội gồm 156 nghị sĩ, một nửa do dân bầu, một nửa do nhà vua chỉ định.

Ít lâu sau cuộc chính biến, một nhóm quân đội và dân sự do hoàng thân Boworadet, cựu tổng trưởng quốc pḥng, cầm đầu, đă nổi lên chống chính phủ. Khi nhóm quân này tiến tới gần kinh đô th́ bị quân chính phủ đánh tan. Cuộc nổi loạn này đă làm cho các nhà lănh đạo đảng Nhân dân có cớ đàn áp hoàng gia bằng cách bỏ tù hoặc buộc lưu vong ra khỏi xứ một số hoàng thân quốc thích. Hai năm sau, cả chính vua Rama VII cũng bị truất phế và bị trục xuất sang Anh quốc. Các nhà lănh đạo chính quyền đón Ananda Mahidol, cháu vua Chulalongkorn (Rama V) lúc ấy mới 16 tuổi và đang học ở Thụy sĩ về làm vua.

 

Thế Chiến II Với Sách Lược Hàng Hai

 

Cùng lúc ấy, t́nh h́nh quốc tế đang chuyển biến sang một khúc quẹo lớn: thế giới lâm vào ṿng chiến tranh, và Thái thật sự bối rối trước những báo hiệu của một trận chiến ngay tại Đông Nam Á mà một bên là Nhật, một bên là Anh Mỹ.

Giữa giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, Phibun Songkhram đă lên làm thủ tướng thay Phraya Phahon (1938). Phibun không những đă giữ vai tṛ then chốt trong cách mạng 1932, mà c̣n là nhân vật cương quyết dẹp tan cuộc nổi dậy của phe bảo hoàng. Ông là người có cá tính sắc bén, hành động quyết liệt. Nắm giữ bộ Quốc pḥng từ 1934 đến 1938, ông đă hoàn toàn là trụ cột của quân đội Thái. Khi lên nắm chính quyền, ông biến đổi đảng Nhân Dân đang từ chủ trương ôn ḥa sang chủ trương quá khích và do đó dẫn đến chủ nghĩa quốc gia cực đoan giống như Đức, Ư, Nhật thời ấy.

Những năm trước chiến cuộc Thái b́nh dương, Phibun Songkhram và Pridi Phanomyong đă sát cánh nhau tạo một ư thức mới nhằm chấn hưng tinh thần dân tộc Thái, triệt hạ tổ chức và sự lũng đoạn của nhóm Hoa kiều trong xứ và sau đó c̣n mưu tính cả chuyện thanh toán chế độ thực dân ở Đông Nam Á lục địa. Cùng với ư chí đó, vào năm 1939. Phibun đă đổi quốc hiệu từ Xiêm sang Mường Thái (Xứ Thái). Khi lấy tên Mường Thái, nhũng người lănh đạo Thái đă mơ tưởng đến vùng đất vượt ra ngoài biên giới Xiêm cũ. Những ư tưởng ấy đă đă được thể hiện qua những tuyên ngôn, diễn từ, sách báo, tuyên truyền mà nhũng người viết sử sau này đă gọi là chủ nghĩa Đại Thái.

Năm 1941, quân Nhật tiến nhanh như vũ băo về phía nam Thái b́nh dương và đẩy lùi Anh Mỹ ở khắp các mặt trận. B́nh minh ngày 8 tháng 12, Nhật tiến vào vịnh Thái Lan mà không thông báo trước cho chính phủ Thái. Đại sứ Nhật ở Bangkok đưa điều kiện hoặc là cho quân đội Nhật mượn đường đánh Anh ở Miến Điện và Mă Lai hoặc là chấp nhận chiến tranh với Nhật. Dĩ nhiên chính phủ Thái đă chọn con đường nhượng bộ, một phần v́ không thể đương đầu nổi với Nhật, một phần v́ một số lớn các nhà lănh đạo Thái khi ấy vốn có khuynh hướng “thà để Á châu cho Nhật lănh đạo trong chủ trương Đại Đông Á c̣n hơn để cho đế quốc Tây phương thống trị măi người da vàng”.

Do đó, quân đội Nhật đă đồn trú ở đất Thái dưới danh nghĩa lực lượng liên minh chứ không phải quân chiếm đóng. Thái kư hiệp ước thân hữu và liên kết với Nhật, và sau đó tuyên chiến với đối phương của Nhật là Anh Mỹ.

Sự kiện này dù sao cũng giúp Thái Lan bảo toàn được chủ quyền đối nội. C̣n vấn đề đối ngoại th́ theo chủ trương của thủ tướng Phibun sẽ “tùy cơ ứng biến”. Chủ trương ấy được diễn tả đầy đủ trong câu nói của Phibun với vị tham mưu trưởng của ông năm 1942 “Phe nào mà ông nghĩ là sẽ thua trong trận chiến tranh này phe đó sẽ là kẻ địch của chúng ta”[3] .

Đó chính là chính sách tự thích ứng để sinh tồn của Thái mỗi khi phải đương đầu với các lực lượng ngoại bang quá mạnh. Sự né tránh đó của các nhà lănh đạo Thái c̣n tỏ ra khôn ngoan hơn khi Pridi Phanomyong đă lập tức rời khỏi nội các để sang làm phụ chính cho quốc vương ngay khi quân đội Nhật đổ bộ lên đất Thái. Đồng thời nhân vật số hai này đă trở thành lănh tụ của các lực lượng chống Nhật bí mật ở Thái và luôn luôn bắt liên lạc với Trung Hoa, Anh và Mỹ. Ngoài ra tới năm 1944, khi thấy Nhật lăn mau trên đà thất trận, Phibun đă tự ư rút lui nhường ghế thủ tướng cho một nhân vật hạng thứ là Khuang Aphaiwong thay thế. Khuang đă cầm quyền cho tới khi Nhật đầu hàng.

Chính t́nh trạng nước đôi ấy đă cứu Thái sau Thế chiến 2. Lực lượng chống Nhật của Thái chẳng qua chỉ là con tẩy ś trong canh bài quốc tế. Nhờ con tẩy ấy mà Thái không bị liệt vào hàng ngũ các nước bại trận. Vấn đề được giải quyết thật là giản dị: Quốc vương Thái chỉ việc chọn một nhân vật theo phe đồng minh để thiết lập chính phủ cho “Nước Thái Tự Do” thay thế chính phủ thân Nhật cũ. Nhân vật đó không ai khác hơn là nguyên đại sứ Thái ở Mỹ Seni Pramoj. Ông này đă ly khai chính phủ Phibun ngay từ khi Phibun bắt tay với Nhật.

 

Diễn Biến Chính Trị Hậu Thế Chiến

 

Nếu chính sách đối ngoại của Thái đă tỏ ra khôn khéo trong sự bảo toàn được chủ quyền quốc gia th́ ngược lại t́nh trạng nội bộ của Thái lại lâm vào cảnh bi đát rối ren đáng tiếc. Nền kinh tế Thái bị suy sụp trong thời hậu chiến. Chính trường Thái diễn ra cảnh tranh chấp tang thương. Đảng Nhân dân, cơ chế ṇng cốt của chính thể Thái hoàn toàn tan ră. Điều nguy hiểm nhất là t́nh trạng mất tinh thần, vô kỷ luật của các cơ quan quân chính trong thời giao động đă gây nên sự thối nát, tham nhũng trầm trọng trong chính quyền.

Giữa lúc ấy, Pridi đă đứng ra thành lập chính phủ mới với ư định cố gắng cứu văn lại t́nh thế bằng cách công bố hiến pháp mới và tổ chức bầu cử quốc hội. Nhưng công việc chưa tiến hành được bao nhiêu th́ xảy ra vụ ám sát (ngày 9 tháng 6 năm 1946) vua Ananda Mahidol (Rama VIII). Chính quyền đă tỏ ra bất lực, hoặc cố ư bất lực, trong việc t́m ra hung thủ và nguyên cứ vụ ám sát. Trong nước, t́nh h́nh đă rối ren lại càng rối ren thêm; đến nỗi Pridi phải từ chức, nhượng lại ghế thủ tướng cho Thamrong Nawasawat, một nhân vật độc lập và bảo thủ.

Hành động từ chức của Pridi chỉ là một h́nh thức nhượng quyền bề ngoài, c̣n bên trong Pridi vẫn là người nắm thực quyền. V́ vậy, t́nh h́nh suy sụp đă không v́ sự thay đổi ngoại diện này mà cứu văn được. Chính phủ không kiểm soát nổi guồng máy hành chánh và nhất là các quân binh chủng. Ngày 8 tháng 11 năm 1947, một cuộc đảo chính do quân đội chủ trương đă xảy ra làm cho Pridi phải chạy ra khỏi xứ, c̣n Thamrong và các nhân vật khác thuộc phe Pridi phải lẩn trốn để khỏi bị bắt.

Những người tổ chức đảo chính không muốn gặp nhũng khó khăn mới trong vấn đề ngoại giao cũng như sự chống đối trong nội bộ nên đă mời Khuang Aphaiwong, lănh tụ đảng Dân chủ, ra thành lập chính phủ chuyển tiếp cho tới khi tổ chức bầu cử vào tháng 1 năm 1948. Cuộc bầu cử được tổ chức khá tốt đẹp và một chính phủ chính thức ra đời với sự hợp thức hóa của quốc hội và sự công nhận của ngoại quốc. Nhưng vỏn vẹn chưa đầy hai tháng, khi vừa bắt tay vào việc giải quyết một số vấn đề cấp thời trong xứ, th́ Khuang lại bị lục quân lật đổ để dành ghế thủ tướng cho Phibun.

Từ đó, chính quyền Thái luôn luôn ở trong tay quân đội. Những quân nhân nắm chính quyền không c̣n phải lo đương đầu với phe dân sự, nhưng lại phải thường trực đối phó với các âm mưu, các tranh chấp ngay trong hàng ngũ quân đội. Ngày 1 tháng 10 năm 1948, nhiều sĩ quan ở bộ tham mưu lục quân bị bắt giữ và bị buộc tội phản loạn. Tháng 2 năm 1949, một sự biến động đă xảy ra ở ngay giữa Bangkok do thủy quân lục chiến phát khởi để yểm trợ sự trở về của Pridi. Vụ biến động bị dẹp tan và một cuộc thanh trừng đẫm máu chưa từng thấy trong lịch sử Thái đă được phe cầm quyền thực hiện bằng cách sát hại một số khá đông sĩ quan, viên chức và chính trị gia. Năm 1950, một trong hai lănh tụ ṇng cốt của vụ đảo chánh 1947 bị trục xuất ra ngoại quốc v́ bị gán cho có ư tưởng phản loạn. Tháng 6 năm 1951, hải quân và thủy quân lục chiến lại gây chính biến và bắt cóc Phibun. Vụ này bị lục quân và không quân dẹp tan trong ba ngày hỗn chiến.

Hai bộ mặt quan trọng mới xuất hiện trong vai tṛ lănh đạo chống đảo chánh và trở nên người hùng của thời cuộc là tướng Phao Sriyanon, tổng giám đốc cảnh sát và tướng Sarit Thanarat, tư lệnh quân khu Bangkok. Chiếc ghế thủ tướng của Phibun nhờ hai nhân vật này nên vẫn vững, tuy nhiên cái thế kiềng ba chân tạm vững lúc ấy càng ngày càng thành khập khiễng. Phao và Sarit đều được coi là người có thể thay thế Phibun. Dĩ nhiên mỗi người đều muốn vượt trổi lên, nên có sự ganh đua ngấm ngầm nhưng quyết liệt, đặc biệt là trong việc kéo bè kết nhóm. Năm 1957, Phao nắm chức bộ trưởng nội vụ trong chính phủ Phibun, c̣n Sarit làm tổng tư lệnh quân đội. Phe cánh của Sarit trong chính phủ cũng khá mạnh. Tới khi có nhiều sự việc xảy ra làm cho uy tín của Phibun và Phao tổn thương, nhất là vụ bầu cử (tháng 2 năm 1957) bị báo chí và sinh viên tố cáo là gian lận, th́ Sarit bắt đầu lập kế hoạch hành động. Và việc dự trù đă xảy ra: ngày 16 tháng 9 năm 1957, một cuộc đảo chánh êm đẹp và thành công. Phibun trốn ra khỏi xứ, c̣n Phao vài ngày sau cũng bị bắt buộc lưu vong. Cuộc bầu cử được một chính phủ chuyển tiếp tổ chức lại. Khi bầu cử xong, tướng phụ tá cho Sarit là Thanom Kittikachon đứng ra lập nội các c̣n Sarit th́ sang Mỹ trị bệnh.

Tháng 10 năm 1958, Sarit đột ngột về nước. Ông giải tán tất cả cơ cấu chính quyền lúc ấy và tự đứng ra thành lập một chính phủ theo đường lối độc tài quân phiệt. Sarit cũng giải tán quốc hội và đặt tổ chức đảng phái cùng nghiệp đoàn ra ngoài ṿng pháp luật. Ông lập lại chế độ kiểm duyệt báo chí, triệt hạ đối lập, nhất là những thành phần thiên cộng. Ông cũng có những hành động mạnh trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc hàng ngũ chính quyền và tạo lai sự ổn cố chính trị trong thể chế độc tài mà ông gọi là “tạm thời trong t́nh trạng đặc biệt”.

Năm 1963 Sarit mất, Thanom lên kế nhiệm. Chính sách không có ǵ thay đổi quan trọng. Nền chính trị độc tài quân phiệt đă tạm giữ được sự ổn định chính trường trong nhiều năm, nhưng là thứ ổn định nghẹt thở đă làm cho nhân dân Thái bất măn không ít.

Măi tới 1968, Thanom mới nặn ra được một hiến pháp mới hé mở cho chính trị nghị trường sinh hoạt trở lại. Tṛ chơi dân chủ kiểu Mỹ bắt đầu, hỗn loạn kiểu Mỹ cũng nảy sinh. Phe đối lập đă không ngớt “chọc giận” chính quyền bằng cách bỏ phiếu chặn đứng nhiều dự luật. Cái ṿng lẩn quẩn độc tài quân phiệt và dân chủ hỗn loạn, dân chủ hỗn loạn và độc tài quân phiệt lại xoay vần đến một cuộc đảo chính (ngày 17 tháng 11 năm 1971).

Trong cuộc đảo chính này, Thanom đă giải tán quốc hội và chính phủ, đ́nh chỉ thi hành hiến pháp, ban hành quân luật trên toàn quốc, thiết lập quyền cai trị của Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Cả hai ủy ban đều do Thanom cầm đầu!

Đ̣n quyết liệt của Thanom có vẻ đang lái con tàu Thái xoay mũi về hướng Mỹ nhiều hơn nữa. Nhưng nếu thiên hướng hữu khuynh quá mạnh th́ lại sẽ có thiên hướng tả khuynh làm cho thăng bằng. Người quan sát bên ngoài chỉ c̣n biết chờ những diễn biến mới xảy ra sau này để khẳng định sự tồn tại đường hướng cổ truyền của một dân tộc, con đường tự thích ứng để sinh tồn.  

 

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] Vua Mongkut đă là tu sĩ Phật giáo trong 27 năm. Ông đă học La tinh, toán và thiên văn với các giáo sư ngoại quốc và học tiếng Anh với ba nhà truyền giáo Mỹ. Ông cũng mời nhiều người ngoại quốc làm cố vấn và dạy học, mà một thời đă có tới 84 ngoại nhân ở Bangkok. Một người Anh trong số những giáo viên của con vua Mongkut ngày nay c̣n được nhiều người biết tiếng là bà Anna Leonowens, nhờ viết cuốn sách kể lại thời gian ḿnh ở hoàng cung Siêm (Anna and the King of Siam).

[2] Trong đó có các tỉnh Sipsong Chuthai, Luang Prabang và Vientiane của Lào, vùng tây bộ Kampuchia và 4 tỉnh Kedah, Perlis, Kelantan, Trengganu thuộc Mă Lai.

[3] Net Khemayothin, Công tác bí mật của đại tá Yothi (Thái ngữ), Bangkok, 1957, trang 1, trích dẫn qua Government and Politic of Southeast Asia, ấn bản kỳ 2, New York, Cornell University Press 1966, trang 20.

 

CHƯƠNG 6: INDONESIA: KINH NGHIỆM LIÊN HIỆP QUỐC CỘNG

 

Nasakom

 

Indonesia, quốc gia đông dân cư vào hàng thứ năm trên thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, đă là nơi mà cuộc đấu tranh để thống nhất diễn ra liên tục không lúc nào ngừng. Sau thế chiến II, Ḥa Lan đă núp bóng quân Anh trở lại vùng này và mưu toan chia nát các hải đảo để dễ bề tái lập quyền thống trị. Indonesia đă đấu tranh để giữ vẹn toàn lănh thổ, một lănh thổ nằm dài trên 1/8 đường xích đạo với 3.000 hải đảo lớn nhỏ. Cuối cùng nhân dân Indonesia đă thắng. Nhưng ngay từ trong cái thắng để thống nhất ấy lại nẩy mầm chia rẽ, chia rẽ giữa Java (đảo trung tâm) và ngoại đảo, giữa chính trị và quân sự, giữa giá trị cũ và giá trị mới, giữa khuynh hướng tự do và khuynh hướng độc tài; sau hết và trầm trọng hơn hết: giữa cộng sản và không cộng sản.

Sukarno đă đặt chỗ đứng của ḿnh ngay trên những vết rạn nứt ấy – nghĩa là ông ta tự biến thành mối dây liên hiệp các lực lượng chống đối. Ba lực lượng ṇng cốt là Quốc Gia, Tôn Giáo và Cộng Sản đă được Sukarno coi là thành tŕ của chế độ và được mệnh danh là NASAKOM[1] .

Ḷng sùng đạo (Hồi) và tinh thần quốc gia của nhân dân Indonesia đă được khích động mạnh mẽ trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân. Niềm tin ở Thượng đế và Tổ quốc là hai tín niệm đầu tiên trong ngũ niệm Pantja Sila mà Sukarno đă dùng làm nền tảng ư thức chính trị. C̣n về Cộng sản, trong suốt thời gian cầm quyền, Sukarno cũng đă cố gắng duy tŕ. Hai lần Cộng sản nổi dậy, hai lần bị quân đội dẹp tan và cũng hai lần Sukarno lại cho phép tái lập để hoạt động công khai.

Khi thực dân cũ không c̣n là mối đe dọa nữa Sukarno bèn tính chuyện bành trướng thế lực. Từ khi hội nghị Á-Phi được tổ chức ở Bandung (1955) con người Sukarno bắt đầu nổi bật trong số nhỏ các lănh tụ mới mẻ của nước nhược tiểu. H́nh ảnh những biển người vĩ đại hành động đồng loạt theo lệnh của lănh tụ tại Hoa lục (thăm viếng năm 1956) đă làm cho Sukarno bị mê hoặc. Ông noi theo con đường của Trung cộng và chủ trương lập trục Djakarta-Bắc Kinh mưu đồ lănh đạo Á-Phi trong khối quốc tế mà ông gọi là lực lượng Đang Lên (NEFO) để chống lại bọn Tân Thực dân Đế quốc (NECOLIM).

Tân Thực dân Đế quốc dưới mắt Sukarno chính là những cường quốc tư bản, do đó ông dùng cộng sản làm lợi khí đấu tranh. Trong khi dưới mắt phe không cộng sản., Trung cộng được coi là loại đế quốc hàng đầu. Họ cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, đang là mục tiêu trong mưu đồ bành trướng của Trung cộng, vậy Djakarta phải coi chừng Trung cộng và chặn tay của tân đế quốc này (tức đảng cộng sản địa phương) trước tiên.

Sự chia rẽ trầm trọng nhất của Indonesia khởi nguyên từ đó. Vết nứt từ quan niệm trên đă lần sang nền tảng NASAKOM để rồi lôi cuốn theo sự sụp đổ của chế độ và cái chết tập thể của gần nửa triệu con người trong một cuộc thanh trừng khủng khiếp. Thất bại của Sukarno cũng là thất bại điển h́nh của mưu toan liên hiệp NASA với KOM tại các quốc gia chưa có kinh nghiệm thực thi chế độ dân chủ đại nghị và chưa thoát khỏi bàn tay lũng đoạn của các đế quốc bên ngoài.

 

Chế Độ Sukarno

 

Từ 1950 đến 1965, chế độ Sukarno tại Cộng ḥa Indonesia được chia đều làm hai thời kỳ: Thời kỳ dân chủ đại nghị và thời kỳ dân chủ hướng dẫn (démocratie dirigée).

Thời kỳ áp dụng chế độ dân chủ đại nghị (hiến pháp ngày 15 tháng 8 năm 1950) thực ra chỉ là giai đoạn tập sự bước vào sinh hoạt dân chủ kiểu Tây phương. Mấy năm đầu tiên, đảng Hồi giáo Masjumi (Hồi giáo Cấp tiến) và đảng Quốc gia đă chia nhau cầm quyền và luôn luôn nắm đa số phiếu ở Quốc hội. Ít năm sau, đảng Cộng sản lớn mạnh lên cùng một số đảng nhỏ khác chia sẻ ghế làm cho quốc hội trở nên quá ôm đồm, nhiều khuynh hướng. T́nh trạng chính trường mất thăng bằng. Các thủ tướng kế nhiệm nhau không c̣n t́m nổi sự ủng hộ đủ lớn để vượt qua những khó khăn. Phân hóa địa phương đă trở thành một mối đe dọa nền thống nhất, nhất là vụ khởi loạn ở Sumatra năm 1956.

Trước t́nh thế ấy, đảng Hồi giáo Masjumi và đảng Xă hội đ̣i phải tạo thông cảm giữa Java và Ngoại đảo bằng cách mời cựu thủ tướng Hatta (người gốc Sumatra) đứng ra lập nội các. Nhưng Sukarno không chấp nhận giải pháp vá víu ấy. Ông yêu cầu phải trở về với hiến pháp 1945 với chế độ mà ông mệnh danh là Dân Chủ Hướng Dẫn.

Đảng Hồi giáo Masjumi đă vận động các đảng không cộng sản khác bác bỏ đề nghị của tổng thống v́ cho rằng trở lại hiến pháp 1945 là thoái bộ, sinh hoạt dân chủ tự do sẽ mất, quyền hành sẽ nằm gọn trong tay tổng thống. Cuộc vận động chống đối thành công: quốc hội bỏ phiếu không tán thành việc tái áp dụng hiến pháp 1945. Tổng thống Sukarno phản ứng lại quyết liệt bằng cách giải tán quốc hội. Hai đảng Masjumi và Xă hội bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật. Báo chí đối lập bị đóng cửa. Nhiều lănh tụ quốc gia bị bắt giữ, trong đó có ba cựu thủ tướng là Sjahrir (đảng Xă hội), Muhammad Natsir và Burhanuddin Harahap và cựu chủ tịch Cơ quan Hành pháp Kháng chiến Sjafruddin Prawiranegara người đă thế Sukarno trong khi ông này bị Ḥa bắt giam năm 1948.

Để thay quốc hội, Sukarno đă đặt ra một Hội đồng Đại biểu Nhân dân, cụ thể là đại biểu đảng phái và nghề nghiệp, gồm 280 hội viên chỉ định. Đồng thời, một hội nghị tư vấn nhân dân cũng được triệu tập định kỳ năm năm một lần với chừng 600 đại biểu gồm tất cả hội viên Hội đồng Đại biểu Nhân dân cộng thêm đại biểu các địa phương.

Trong các thời kỳ áp dụng chế độ dân chủ hướng dẫn, đường lối đối ngoại của Sukarno càng ngày càng thiên sang khối Cộng, xa rời chủ trương đứng giữa cũ. Ngay trong nội bộ, Sukarno đă cố t́nh nâng đỡ cộng sản, làm cho phe không cộng sản bất măn. Sự bất măn bị dồn nén đă đẩy đảng cực hữu Darul Islam (Quốc tế Hồi giáo) tới hành động điên rồ: ám sát tổng thống. Vụ ám sát thất bại, các nhà lănh đạo Darul Islam bị bắt. Hậu quả của hành động này là Sukarno càng thiên cộng hơn và càng cố mưu tính triệt hạ các đảng hữu phái. Cho đến khi đảng cộng sản đủ mạnh để lấn lướt các đảng khác th́ Sukarno coi là đă tạm ổn về mặt chính trị. Trở ngại quan trọng nhất trong công cuộc đẩy mạnh cách mạng tiến tới dưới mắt Sukarno chính là và chỉ c̣n là quân đội.

Quân đội Indonesia là một tổ chức có truyền thống. Các tướng lănh đều đă cầm quân từ thời kháng chiến chống Ḥa Lan, v́ vậy đối với quần chúng họ là những anh hùng cứu quốc. Trong sinh hoạt quốc gia, quân đội luôn luôn đứng ngoài chính trị. Nhưng xét lập trường các sĩ quan cao cấp qua những lời phát biểu và đôi khi cả hành động cụ thể, người ta có thể nhận thấy họ có tinh thần quốc gia cực đoan, có ảnh hưởng truyền thống Hồi giáo, chống cộng, chống sự hiện diện của Hoa kiều và do đó chống luôn cả chủ trương bắc cầu Djakarta-Bắc Kinh của tổng thống.

Sau cùng Sukarno đành hoăn thi hành kế hoạch này lại, dù Bắc kinh đă lên tiếng ủng hộ và sẵn sang viện trợ vũ khí nhẹ. Trong những năm qua, các tướng lănh đă có nhiều bất đồng ư kiến với tổng thống, nhưng Sukarno thường phải tự điều giải hơn là dám có hành động quyết liệt. Với sự cố vấn của lănh tụ Cộng đảng, Sukarno đă dự liệu bứng nốt cái trở ngại khó chịu nhất này đi khi hoàn tất giai đoạn một của cuộc cách mạng [2] . Và ngày 25 tháng 9 năm 1965, Sukarno đă long trọng tuyên bố “Chúng ta bắt đầu bước sang giai đoạn hai của cuộc cách mạng Indonesia, giai đoạn tiến tới xă hội chủ nghĩa”.

Năm ngày sau (30 tháng 9) th́ xảy ra cuộc chính biến, khởi đầu bằng hành động bắt giết các tướng lănh. Cuộc chính biến đă đưa tới sự sụp đổ của chế độ Sukarno và sự tan ră của đảng Cộng sản.

 

Đảng Cộng Sản

 

Nhưng trước khi xét lại chính biến và hậu quả của nó, tưởng cũng nên nh́n qua quá tŕnh hoạt động của đảng Cộng sản. Chính đảng này đă đóng vai tṛ then chốt tạo nên chính biến và đă phải hứng chịu thảm họa khốc liệt do một thế lực mù quáng khác gây nên – thế lực tôn giáo !

Đảng Cộng sản Indonesia được thành lập từ 1920, ba năm sau cuộc Cách mạng tháng 10 ở Nga. Lănh tụ đầu tiên của đảng là Tan Malaka, nguyên là phần tử thuộc đảng Dân chủ Xă hội cũ (do Sneevliet, người Ḥa Lan, lập nên).

Sau vụ nổi dậy thất bại 1926, Tan Malaka đă trốn sang Bangkok và tự ư rút ra khỏi hệ thống Cộng sản quốc tế; trong khi ấy một lănh tụ quá khích là Musso đă lánh sang Nga.

Năm 1935, Musso được lệnh Stalin trở về Indonesia tái lập Cộng đảng. Trong nhiều năm, Musso đă không làm nên tṛ trống ǵ. Măi tới sau ngày Indonesia công bố độc lập (1945), chính phủ Sukarno kêu gọi các công dân hoạt động qui tụ lại thành chính đảng để tham gia sinh hoạt chính trị, th́ Cộng đảng mới thực sự được tập hợp và tổ chức lại. Khi đảng đă đủ mạnh, ngày 18 tháng 9 năm 1948, Musso lại ra lệnh vơ trang nổi dậy ở Madiun, Đông Java, dù khi ấy Cộng Ḥa Indonesia c̣n đang tranh chấp với Ḥa Lan. Cuộc nổi dậy đă bị quân đội phá vỡ làm cho đảng viên Cộng sản phải lẩn trốn vào vùng rừng núi Trung Java. Musso và nhiều lănh tụ khác đă bị bắt và bị giết.

Trong khi cộng đảng đang tan ră thi Tan Malaka về nước. Ông ta qui tụ các du kích quân lại, thành lập đảng Murba Mác xít, một thứ Cộng sản quốc gia, và mở chiến dịch đấu tranh chống chính quyền Indonesia, chống quân xâm lược Ḥa và chống cả những phần tử cộng sản thân nga, Murba hoạt động vỏn vẹn được vài tháng th́ Tan Malaka bị quân đội bắt và xử tử [3] .

Năm 1950, giữa lúc cộng sản đang tan tác th́ một nhân vật trẻ tuổi rất lỗi lạc là Dipa Nusantara Aidit đă từ ngoại quốc trở về tập hợp và chỉnh đốn lại đảng. Aidit là một cán bộ cao cấp đă trốn thoát sau vụ Madiun. Với tài lănh đạo và tháo vát đặc biệt của Aidit, chỉ trong một thời gian ngắn cộng đảng đă lại trở ra hoạt động công khai. Năm 1952 số đảng viên qui tụ chừng 8.000. Nhưng sau đó, nhờ sự ủng hộ tài chánh dồi dào của Hoa kiều và cả của Bắc Kinh, và với sự hỗ trợ tinh thần của chính tổng thống Sukarno, đảng CS đă phát triển tới một mức độ kỳ diệu: hai triệu đảng viên vào năm 1955. Cũng năm này, trong cuộc bầu cử ở Java, cộng sản đă chiếm 20,6% phiếu; sang năm 1957, số phiếu CS hốt được vọt lên 27,4%.

Mười năm sau, cộng đảng đă phát triển tới số đảng viên ba triệu, cộng thêm 16 triệu đoàn viên trong các tổ chức phụ thuộc. Những tổ chức phụ thuộc có số đoàn viên như sau : Đoàn Nông Dân (BTI) 8,5 triệu, Tổ Chức Nghiệp đoàn Thợ thuyền (SOBSI) 3,5 triệu, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản (Pemuda Rakjat) hai triệu và Đoàn Phụ Nữ Cộng Sản (Gerwani) 2 triệu.

Lư do mà Sukarno đă nâng đỡ Cộng đảng là v́ ông ta muốn CS có ưu thế hơn trong liên hiệp NASAKOM để duy tŕ thân hữu với Trung cộng về mặt đối ngoại hầu thành lập trục Bắc Kinh-Djakarta mà khuynh đảo thế giới “thứ ba” [4] .

Về phía CS, Aidit đă trắng trợn ve vuốt Sukarno bằng cách nhiều lần lên tiếng ca tụng Ngũ niệm Pantja Sila, dù ngay tín nhiệm đầu tiên về Thượng đế đă hoàn toàn phản lại ư thức Mác xít. Aidit cũng triệt để ủng hộ Sukarno trong cuộc chiến tranh chống Mă Lai Á sau khi liên bang này được thành lập[5] . Và sau cùng, Aidit đă không quên săn sóc đến sức khỏe của tổng thống bằng cách yêu cầu Bắc Kinh gửi riêng một y sĩ chuyên môn tới để lo bệnh đau thận cho Tổng thống.

Sang năm 1965, Sukarno bi đau luôn, và ai cũng nh́n thấy rơ là khi ông ta nằm xuống th́ thế ba chân NASAKOM cũng sụp đổ theo. Thực tế cho tới 1965, đảng CS đă quá mạnh để có thể nói là chỉ c̣n thế hai chân: Cộng sản và không CS. Chủ chốt bên phe không cộng sản là tổ chức Hồi giáo [6] và quân đội (trừ Không Quân thiên cộng). T́nh trạng thù nghịch giữa hai phe đă căng thẳng đến độ không c̣n có thể chấp nhận chung sống chuyện kẻ c̣n người mất chỉ là vấn đề thời gian.

Do đó, vai tṛ vị y sĩ của Sukarno đă trở nên vô cùng quan trọng. Và không biết ông ta đă báo cáo như thế nào về sức khỏe của tổng thống mà đảng Cộng sản vội vă đi tới quyết định đảo chánh để giữ tay trên.

 

 

 

 

Chính Biến Và Hậu Quả

 

Đêm 30 tháng 9 năm 1965, năm ngày trước ngày kỷ niệm 20 năm thành lập quân đội, chính biến đă mở màn bằng hành động đột kích vào tư thất các tướng lănh cao cấp nhất của quân đội. Kết quả ba tướng, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Ahmad Yani, bị giết tại nhà, ba tướng khác bị bắt đem về căn cứ không quân Halim hành quyết, riêng tướng Nasution, tổng trưởng Quốc pḥng, đă thoát chết trong gang tấc, tuy bản thân bị thương và con gái năm tuổi bị bắn chết.

Người chỉ huy trực tiếp chính biến là trung tá Untung, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cận vệ Phủ Tổng thống. Untung giải thích hành động của ḿnh là cốt nhằm đập tan cuộc đảo chánh đang được hội đồng tướng lănh dự trù. Tiếp tay với Untung ngay từ phút đầu là một số đơn vị có CS xâm nhập, Tư lệnh Không quân Dhani và căn cứ không quân Halim, các đoàn viên Thanh niên và Phụ nữ Cộng sản trong vùng (được huấn luyện sử dụng vũ khí tại Halim).

Ngày ra quân đầu tiên kể như hoàn toàn thành công. Tờ Harian Rakjat, nhật báo chính thức của đảng CS đă in lên trang nhất bức vẽ một nắm tay to lớn trên đề chữ GESTAPU đang đấm vào mặt một viên tướng Indonesia. GESTAPU là chữ viết tắt “Gerakam September Tiga Puluh” có nghĩa là “ Cuộc Vận Động 30 Tháng 9”. Tờ báo cũng hô hào dân chúng hăy hưởng ứng cuộc vận động và sẵn sàng đối phó với mọi biến chuyển của thời cuộc.

Biến cố đă xảy ra hoàn toàn bất lợi cho phe cộng. V́ ngay ngày hôm sau, tướng Suharto, tư lệnh Lực Lượng Trừ Bị Chiến Lược (KOSTRAD) đă tung quân tiến chiếm các vị trí trọng yếu, kể cả căn cứ không quân Halim. Sự chống trả ở thủ đô của phe tạo chính biến rất yếu ớt. Tại các quân khu khác quân đội cũng dần dần làm chủ t́nh thế. Nasution đă cùng Suharto lập kế hoạch b́nh định trên toàn quốc. Sự phẫn nộ trong quân đội cũng như trong quần chúng đă lên cao đến cực độ từ khi người ta phổ biến các tấm h́nh các tướng lănh bị giết và loan truyền những câu chuyện có thể đă được phóng đại về những cái chết thê thảm của họ. Trong tang lễ các tướng lănh bị hạ sát (mà Sukarno và hầu hết nhân viên Hội đồng Tổng trưởng của ông không dự), Tư lệnh Hải quân đă thốt lên một tiếng duy nhất sikat, có nghĩa là quét sạch, trước đám sinh viên Hồi giáo. “Sikat” đă trở nên một khẩu hiệu khủng khiếp. Thanh niên Hồi giáo đă biết họ phải làm ǵ với sự tiếp tay của quân đội họ cũng biết là phải quét sạch những ǵ. Thế là cuộc thanh trừng trên toàn quốc bắt đầu bùng nổ.

Tại thủ đô, trụ sở đảng CS và nhà riêng lănh tụ Aidit bị triệt hạ. Thanh niên CS và Hồi giáo đánh giết nhau ngay trên đường phố. Trong khi tại các địa phương khác, đâu đâu cũng thấy máu đổ người chết, nhất là ở Java và ḥn đảo nhỏ Bali. Quân đội đóng vai phối trí hành quân, nhưng chính thành phần chủ động là thanh niên Hồi giáo. Họ tổ chức thành từng đoàn, vơ trang bằng súng ống của quân đội hoặc bằng dao nhọn, sục sạo vào các làng xóm kiểm soát từng gia đ́nh với sự chỉ điểm của phần tử chống cộng địa phương. Họ đă bắt đi hàng xâu đảng viên CS và thủ tiêu ở một ven sông hốc núi nào đó. Nhiều nơi các chi bộ CS có vơ trang đă chống cự mănh liệt. Nhưng nơi nào CS càng cựa quậy th́ lại càng bị tàn sát dă man. Ở Trung Java, có làng được kiểm kê là 100% Cộng sản, tất cả dân làng đă bị bắt và bị giết hết chỉ trừ trẻ con. Aidit, lănh tụ Cộng đảng đă trốn thoát khỏi thủ đô, nhưng vài tuần sau cũng bị bắt tại Trung Java và bị hành quyết.

Cuối cùng 1965, tổng thống Sukarno đă công bố con số người bị giết là 87.000, nhưng một nhân viên trong phái đoàn điều tra của chính phủ cho rằng tổng thống đă chỉ nói ra 1/10 con số thực [7] . Chính phủ đă che dấu sự thực để cho tấm thảm kịch Indonesia được dịu bớt trước mắt thế giới. Ai cũng biết là số người chết c̣n cao hơn nhiều. Con số có thể chấp nhận được ít ra cũng xấp xỉ nửa triệu [8] .

Song song với chiến dịch “triệt hạ Cộng sản” địa phương (mà người Indonesia gọi là Ganjang Kommunis), sinh viên ở Djakarta cũng đốt phá luôn ṭa đại sứ Trung cộng trong khu Hoa kiều Glodok. Hoa kiều khắp nơi bị khủng bố đến nỗi Trung cộng phải đem tàu đến chở dần về Hoa lục. Hàng ngày luôn luôn có hàng ngàn gia đ́nh Trung hoa ăn chực nằm nhờ ở bến tàu để đợi có chỗ ra đi.

Sang năm 1966, tuy những ngày khủng khiếp đă qua, nhưng Indonesia vẫn c̣n tiếp tục sống trên sự xáo động mạnh về chính trị. Sukarno đă cố gắng lấy lại uy quyền một cách tuyệt vọng. Thanh niên, sinh viên liên tục xuống đường đ̣i lật đổ tổng thống. Hoạt động hăng hái nhất là Mặt trận Sinh viên Hành động (KAMI) và Mặt Trận Học sinh Hành động (KAPPI). Sau cùng, tới ngày 12 tháng 3 năm 1967, hội đồng Tư vấn Nhân dân do tướng Nasution giữ ghế chủ tịch đă bỏ phiếu truất phế Sukarno và bầu tướng Suharto lên thay.

 

Sukarno rời bỏ chức vị tổng thống năm 1967, nhưng thực sự chế độ Sukarno đă chấm dứt từ năm 1965. Lâu đài NASAKOM do Sukarno xây dựng đă tan ră từ đó, nếu có c̣n lại ǵ th́ chỉ là một bài học đáng giá chẳng những cho các quốc gia Đông Nam Á mà c̣n cho tất cả các nước nhược tiểu trên thế giới.

 

------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] Chữ tắt của ba chữ Nasionalism, Agama, và Komunism.

[2] Năm 1964, Aidit đă nói “khi hoàn tất giai đoạn một của cuộc cách mạng mà chúng ta đang tiến hành, chúng ta sẽ cùng phối hợp với các thành phần tiến bộ khác trong xă hội để đem tổ quốc tới cách mạng xă hội mà không cần vơ trang đấu tranh”.

[3] Sau này, khi ngả về phía cộng sản, Sukarno đă cố cứu văn những đổ vỡ Quốc Cộng trong quá khứ bằng cách đề cao Tan Malaka là anh hùng dân tộc. Năm 1962 bản tiểu sử Tan Malaka đă được chính thức công bố trong đó có đề cập đến cái chết của ông mà nhà cầm quyền đă che đậy bằng cách cho là bị bắn lầm.

[4] Ngày 17 tháng 8 năm 65 trong lễ kỷ niệm Độc lập, Sukarno c̣n đề cập đến một cái trục ḷng tḥng hơn từ Djakarta qua Phnom Penh tới Hà Nội, Bắc Kinh, và B́nh Nhưỡng (Bắc Hàn).

[5] Trong dịp này Sukarno đă rút Indonesia ra khỏi tổ chức Liên hiệp quốc.

[6] Đảng Hồi giáo Cấp tiến Masjumi đă bị giải tán năm 1960, sau này chỉ c̣n đảng Hồi giáo Bảo Thủ Nahdatul Ulama với 6 triệu đảng viên hoạt động và 20 triệu đoàn viên hỗ trợ.

[7] John Hughes, Indonesia Upheaval, David McKay, 1967.

[8] Báo chí ngoại quốc qua sự điều tra riêng đă đưa ra những con số khác biệt nhau : Tờ Life ước tính 400.000, tờ Washington Post nửa triệu, tờ New York Times cho là trên nửa triệu, c̣n tờ Economist ở Luân đôn gói tṛn một triệu (trong đó Java 800.000, Bali 100.000, c̣n 100.000 tại Sumatra và các đảo khác).

 xem tiếp 

 

 


SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: