Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DÂN-TỘC  SINH-TỒN 

 

 

Quyển   I 

 

1964 

 

 

Tái bản 06. 2006 

 

 

         

 

 

Người không chết

 

 

Anh với tôi chưa từng chung họp mặt.

Có bao giờ Anh biết đến tôi đâu.

Tôi biết Anh qua tưởng-tượng muôn màu,

Qua chủ-nghĩa "Sinh-tồn" , qua những chuyện

Mà những bạn đă từng chia nguy-hiểm,

Chia gian-lao, chia khổ-cực cùng Anh

Kể tôi nghe với một giọng chơn-thành

Trong phút nghỉ những ngày dài chiến-đấu.

Chỉ có thế mà thôi, nhưng cũng đủ

Để hồn tôi măi hướng đến bên Anh

Tôi nguyện đem tất cả tuổi xuân xanh,

Tất cả máu của cuộc đời trai trẻ

Và tất cả những chi là đẹp-đẽ,

Những chi là cao-quí của ḷng tôi

Đóng góp vào cuộc chiến-đấu không thôi

Cho chủ-nghĩa " Sinh-tồn" Anh khởi-xướng.

 

Tôi lần bước theo mọi ḍng tư-tưởng

Cố t́m ra những mạch suối Anh khơi

Gom về làm Nguồn Sống mạnh muôn đời

Bảo-đảm sự sinh-tồn dân Đại-Việt.

Đem trí- năo vun bồi nền lư-thuyết

Anh dựng lên với cả tấm chơn-t́nh

Yêu non sông, tôi gắng sức b́nh-sinh

Cố thẳng tiến trên đường Anh đă vạch

Tôi nghe vẳng như có lời thống-trách

Của Anh thầm rót nhẹ nhẹ vào tai

Mỗi khi tôi chán nản trước chông gai

 

Hay mệt-mỏi muốn dừng chơn đứng lại

Thuyền đời tôi, Anh là tay giữ lái,

Anh là tay điều-khiển cả buồm chèo.

Anh với tôi, xa cách biết bao nhiêu.

Nhưng quả thật, cũng là gần gũi lắm.

 

 

Đường cách-mạng, Anh là người hướng dẫn.

Bàn chơn Anh dày dạn với phong-trần

Đă ḍ thăm khắp các nẻo xa gần,

Đă lượng hết những khó khăn nguy-hiểm.

Từ thuở bé, được gia đ́nh huấn-luyện

Để trở thành người chiến-sĩ xung-phong,

Kinh-nghiệm đầy, nghị lực vững không cùng,

Anh già-giặn cho cuộc đời tranh-đấu.

Tôi là kẻ chưa từng trông thấy máu,

Bàn chơn non mới giẵm bước lên đường,

Màu da xanh chưa dạn với phong-sương,

Trí bỡ-ngỡ thơ ngây khờ khạo quá.

Đường Anh vạch, hiểm-nguy và vất vả,

Tôi cố theo, nhưng chậm-chạp vô-ngần.

Anh với tôi, mới thấy tưởng như gần.

Nhưng kỳ thật, có một trời cách biệt.

 

Kể từ lúc cả non sông Đại-Việt

Đắm ch́m trong khói lửa ngập lưng trời

V́ bàn tay đẩm máu của lũ người

Vô tổ-quốc và của loài xâm-lược,

Anh đă vội băng ḿnh lên phía trước.

Để đàn em chậm chạp bước lần theo.

Bóng dáng Anh bỗng khuất dưới sương chiều

Và mất hút, không c̣n ai được thấy;

Nhưng đường lối Anh đi c̣n lại đấy,

Bọn chúng tôi theo măi quyết không lùi

V́ trong tim, trong cân-năo chúng tôi,

Cây " Sinh-tồn" đă đâm chồi nảy nhánh

Tung những hạt giống đầy mầm sống mạnh

Gieo khắp nơi trên dải nước non này.

Đời Anh đang sống với chúng tôi đây,

Nó sẽ sống với lớp người sẽ tới.

 

 

Anh với chúng tôi không c̣n tựu-hội,

Nhưng lúc nào, Anh cũng có gần bên

Bọn chúng tôi để khuyến-khích, ngợi khen,

Để khuyên nhủ, vỗ-về, hay khiển-trách.

Đường tranh-đấu gay-go Anh đă vạch

Sau chúng tôi, bao kẻ sẽ noi theo,

Anh sẽ là người chỉ ngơ xây nêu

Để dẫn-dắt họ đi về đúng chỗ.

Và những kẻ có nhiệt-tâm phụng-sự

Sẽ lấy Anh làm hướng đạo luôn luôn

Bởi v́ Anh, tác giả thuyết " Sinh-tồn"

Anh sống măi với giống ṇi Đại-Việt.

 

NHA-TRANG

23-8-50

ĐẰNG  PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

 

 

VAI  TUỒNG  CỦA  TƯ-TƯỞNG

TRONG  XĂ-HỘI  LOÀI  NGƯỜI

 

 

 

I- SỰ LIÊN-QUAN GIỮA TƯ-TƯỞNG VÀ HÀNH-ĐỘNG

 

 

 

"Người chỉ là một cây sậy, cây sậy yếu nhứt của Tạo-vật; nhưng đó là một cây sậy biết suy nghĩ." Câu nói trên đây của một nhà hiền-triết Tây-phương đă chỉ tỏ một cách rơ rệt đặc-tánh của con người.

 

Xét về phương-diện thể-xác, người không khác cầm thú bao nhiêu. Giác-quan của con người không hơn ǵ giác-quan loài súc-vật. Về thị-quan, thính-quan, và khứu-quan, người lại c̣n kém một vài giống như giống chó giống mèo.

 

Những h́nh-tượng người nhờ trí-thức cảm-giác mà có cũng tồn-tại và liên-hợp nhau trong trí người y như trong trí loài thú, theo một cơ-cấu tạo nên thói quen là điều rất trở ngại cho sự suy tưởng. Người vốn là nô-lệ của tập-quán, của năo nhơn-tuần.

 

Ngoài ra, người c̣n là nô-lệ của khoái-lạc nữa. Hoạt-động của người luôn luôn bị quyền-lợi chi-phối. Người lúc nào cũng tự-nhiên hướng về phía thỏa măn được quyền-lợi vật-chất hay tinh-thần ḿnh.

 

Tuy vậy, người vẫn khác thú ở chổ người có ư-thức, có trí khôn. Người không phải lúc nào cũng hành-động theo những phản ứng tự-nhiên như loài súc-vật. Trừ ra những trường-hợp nguy-hiểm và cấp-bách trong đó họ hoàn toàn tuân theo những bản-năng, những xúc-cảm của ḿnh một cách vô-ư-thức, những con người trí óc b́nh-thường luôn luôn có xu-hướng suy-luận về những hành-động của ḿnh. Đối tượng của sự suy-luận này có thể là nguyên-nhân hay cứu-cánh của sự hành-động. Nhưng nó cũng có thể là sự t́m ṭi những phương-tiện, cách thức hành-động để đạt mục-đích một cách dễ dàng và chắc chắn.

 

Như vậy, trong phần lớn những công việc làm của người, ta đều có thể nhận thấy một tư-tưởng làm gốc. Phát-sanh từ một ư muốn, tư-tưởng đưa người đến chỗ cân nhắc, đắn đo sự lợi hại, phải trái của công việc ḿnh định làm một cách kỹ lưỡng. Chỉ sau khi nhận thấy rằng công việc ấy phải và không có không xong, người mới hăng hái đứng ra hành-động.

 

Tư-tưởng của người thật ra không phải hoàn-toàn hợp-lư. Trong đời sống ư-thức của người, tiềm-thức hăy c̣n có một ảnh-hưởng lớn lao và tư-tưởng người tùy-thuộc những bản-năng, những nhu-cầu của người một cách chặt chẽ. Lắm khi nó chỉ dùng để biện-chánh cho những hành-động vô-ư-thức của người.

 

Thêm nữa, dầu cho người có thoát-ly được ảnh-hưởng của tiềm-thức, sự suy luận của người cũng không sao đi đến chổ hợp-lư hoàn-toàn. Như thế là v́ hệ-thống suy-luận nào cũng phải đặt nền tảng trên một định-đề tiên-quyết không chứng-minh được.

 

Trong tất cả những khoa-học, không khoa nào chánh-xác và có tính-cách thuần-lư bằng toán-học. Các định-đề toán-học liên-hợp nhau trong một hệ-thống suy-luận hết sức chặt-chẽ. Tuy nhiên, hệ-thống suy-luận này phải phát-xuất từ một công-ước hay một định-lư căn-bản không chứng-minh được.

 

Khoa h́nh-học cổ-điển đặt nền-tảng trên định-lư Euclide. Đối với những người công-nhận định-lư này, khoa h́nh-học cổ-điển có một giá-trị tuyệt-đối. Nhưng nếu ta phủ-nhận định-lư Euclide th́ tất cả hệ-thống h́nh-học cổ-điển đều sụp đổ hết. Khoa h́nh-học phi-Euclide do một nhà toán học cận-đại đưa ra, chính dựa vào một định-lư phủ-nhận định-lư Euclide.

 

Sau hết, ta có thể nhận thấy rằng người ta lắm khi cùng dựa vào một định-lư như nhau mà lại đi về hai ngă chống chọi nhau; hay trái lại, dựa vào hai định-lư trái ngược nhau mà lại đi đến một kết-quả như nhau. Hệ-thống triết-lư nào cũng phát-xuất từ một giáo-tổ, nhưng sau đó, môn-đồ lại phân ra hai phe tả hữu xung-đột lẫn nhau, mà phe nào cũng tự xem ḿnh là nhóm thọ được chơn-truyền. Trái lại, hai căn-bản triết-lư khác nhau có thể đưa đến một chủ-trương tương-tự. Mạnh tử quả quyết rằng người tánh thiện, Tuân tử, trái lại, cho rằng người tánh ác, nhưng cả hai đều đồng ư với Khổng tử công-nhận rằng nền-tảng của chánh-trị phải là sự giáo-hóa người theo nhơn nghĩa.

 

Vậy, tánh-cách hợp-lư của tư-tưởng con người thật là giới-hạn, nhưng dầu sao, nó vẫn là một yếu-tố quan-trọng của đời sống con người. Chính nó làm cho con người phân-biệt với thú, chính nó làm cho hành-động của người có tánh-cách người.

 

Nơi những người cổ-sơ, tư-tưởng đến sau hành-động. Nhưng từ khi người thoát khỏi trạng thái cầm-thú để tiến đến trạng-thái nhơn-loại, tư-tưởng thường có trước hành- động và hướng-dẫn sự hành-động của người, ít nhứt là trong những biến-cố quan-trọng của đời người. Không có nó, người thiếu ḷng tin tưởng và không hăng-hái trong sự hành- động, nhứt là khi sự hành-động này có tánh-cách nguy-hiểm hay lâu dài. Không có nó, hành-động người thiếu vẻ duy-nhứt, đă không đem đến kết-quả ǵ mà có khi lại c̣n mâu-thuẫn nhau nữa.

 

Bời vậy, muốn cho hành-động ḿnh đưa đến một công-tŕnh hữu-ích, người cần có một tư-tưởng làm nền móng, vạch sẵn mục-đích cho ḿnh, và cần phải hết ḷng tin nơi tư-tưởng ấy. Hành-động càng khó khăn, càng nguy-hiểm, càng lâu dài, th́ tín-ngưỡng càng phải mạnh mẽ và tư-tưởng càng phải vững chắc. Có một tư-tưởng đúng đắn làm căn-bản và một ḷng tín-ngưỡng nhiệt-thành nơi tư-tưởng ấy rồi, người sẽ tận-tâm, tận-lực hành-động bền gan chiến-đấu, dẫu gặp khó khăn nguy-hiểm cũng không chán nản, bỏ cuộc nửa chừng.

 

 

 

II- TƯ-TƯỞNG CHỦ-ĐỘNG VÀ SỰ HOẠT-ĐỘNG CHÁNH-TRỊ

 

 

 

Tư-tưởng có ảnh-hưởng rất nhiều đến sự hành-động của người; nó là một trong những điều-kiện quyết-thắng của người. Những nhà chánh-khách cổ-kim đă hiểu rơ sự quan-trọng của tư-tưởng nên đă luôn luôn dựa vào nó để giữ vững trật-tự xă-hội hay để lôi cuốn quần-chúng theo ḿnh mà làm một việc ǵ.

 

Charles Morgan, một tiểu-thuyết-gia Anh, đă bảo: "Lịch-sử loài người là lịch-sử của trí-tuệ họ ".  Dầu không hoàn-toàn tán-đồng ư-kiến đó, chúng ta cũng phải công-nhận rằng tư-tưởng đă đóng một vai-tuồng chánh-yếu trong lịch-sử loài người. Những hoạt động chánh-trị của người, tức là những hoạt-động có liên-quan đến sự tổ-chức xă-hội, tổ-chức những cơ-quan cai-trị, tổ-chức sự liên-lạc giữa những người nắm chánh-quyền và dân-chúng, phần lớn đều bị sự chi-phối của những tư-tưởng chánh-trị.

 

Chúng ta có thể bảo rằng từ khi biết suy-nghĩ, biện-luận, người đă t́m lư lẽ để biện-minh cho sự tồn-tại của chánh-quyền. Họ đưa ra những tư-tưởng vạch rơ ư nghĩa của đời sống chung, nêu ra những qui-tắc mà người phải noi theo trong sự cư-xử với nhau, và trong sự đối-đăi với cơ-quan chỉ-huy đoàn-thể.

 

Những tư-tưởng này thường được lồng vào một hệ-thống triết-lư rộng răi hơn, bao gồm cả vơ-trụ-quan và nhơn-sinh-quan, làm nền-tảng cho mọi suy-luận. Vị-trí loài người trong vơ-trụ cũng như vị-trí mỗi hạng người trong xă-hội đều được qui-định rạch ṛi.

 

Nhà cầm quyền luôn luôn t́m cách giáo-hóa những người đặt dưới sự điều-khiển của ḿnh, cho họ tin nơi những tư-tưởng được đưa ra, sống theo một quan-niệm, một ư hướng chung, và khép ḿnh trong những qui-tắc nhứt-định. Nhờ đó, mọi người trong xă-hội có thể sống điều-ḥa nhau và chấp-nhận oai-quyền của cơ-quan cai-trị. Trật tự xă-hội bởi đó mà được kính nể một cách đúng đắn và tự-nhiên

 

Toàn-thể những quan-niệm, ư-hướng và qui-tắc chi-phối đời sống một xă-hội hợp lại làm cái ư-thức-hệ của xă-hội ấy. Tất cả những lực-lượng vật-chất và tinh-thần của xă-hội, đều hướng đến chổ bảo-vệ và duy-tŕ ư-thức-hệ, cho nên thế-lực của ư-thức-hệ đối với xă-hội hết sức mạnh mẽ.

 

Người bị nhào nắn trong khuôn khổ một xă-hội từ bé đến lớn tự-nhiên có một nếp sống phù-hợp với ư-thức-hệ của xă-hội ấy. Thói quen làm cho mọi người công-nhận rằng nếp sống đó là một nếp sống hợp-lư, và những người muốn thoát-ly khỏi khuôn khổ ấy đều bị xem là hạng người quái-đản. Thái-độ chiều theo thói tục của đại-đa-số người trong xă-hội làm cho ư-thức-hệ có một sức mạnh vô-h́nh mà thật là hùng-hậu.

 

Áp-lực của ư-thức-hệ đối với cá-nhơn trong xă-hội rất mănh-liệt, và đồng-thời cũng rất có hiệu lực, v́ người không nhận thấy nó. Thế-lực của ư-thức-hệ đối với xă-hội mạnh mẽ đến nỗi nhà cầm quyền cũng phải noi theo nó mới tồn-tại được.

 

Trong lịch-sử, nhiều người đă nắm được đại quyền trong tay mà đă phải nếm mùi thất-bại trong việc cố gắng sửa chữa lại xă-hội, v́ họ đă vi-phạm ư-thức-hệ lưu-hành. Vương An Thạch ờ Tàu, Hồ Quí Ly ở Việt Nam, Joseph II ở Áo đều không thực-hiện được chương-tŕnh cải-cách của ḿnh, mặc dầu đă ở trên tột đỉnh của quyền-thế.

 

Bởi đó, nhà cầm quyền thường phải noi theo ư-thức-hệ của xă-hội. Trong mọi công cuộc kinh-dinh, mọi chương-tŕnh kiến-thiết, mọi phương-lược, chánh-sách, họ đều phải dựa vào nó mới lôi kéo được quần-chúng theo họ.

 

Muốn đánh đổ nhà cầm quyền của một xă-hội, người ta không thể chỉ dựa vào vơ-lực suông, trừ ra khi nào sự chênh lệch lực-lượng quá lớn lao khiến cho người ta có thể chế-ngự được đối-phương một cách nhanh chóng.

 

Những kẻ đi chiếm nước người muốn thành-công dễ dàng bao giờ cũng phải đưa ra những lư lẽ biện-chánh cho hành-vi xâm-lược và sự đô-hộ của họ, để cho dân nước bị công-kích tán-thành họ, hay ít nhứt, cũng chấp-nhận sự ngự-trị của họ.

 

Những tư-tưởng mà bọn người xâm lược đưa ra có thể tôn-trọng ư-thức-hệ cũ của xă-hội họ chiếm-đoạt. Và sau khi xây dựng xong chủ-quyền của họ, bọn người xâm-lược này để cho dân-chúng xă-hội bị chiếm-đoạt sống theo nền nếp cũ, chỉ cố gắng hướng về phía họ sự tôn-trọng mà trước kia dân-chúng đó dành cho nhà cầm quyền cũ.

 

Nhưng bọn người xâm-lược cũng có thể đem một ư-thức-hệ mới thay vào ư-thức-hệ cũ. Sau khi xây-dựng được chủ-quyền của ḿnh và tổ-chức được một chế-độ cai-trị vững chắc, họ đem phổ-biến những tư-tưởng chánh-trị của họ, và lần lần uốn nắn đời sống của nhóm người họ chinh-phục theo những quan-niệm, ư-hướng và qui-tắc của họ.

 

Những nhà cách-mạng muốn cướp được chánh-quyền cũng phải t́m cách chứng tỏ rằng công cuộc hoạt-động của ḿnh hợp với chánh-nghĩa. Họ có thể là những người tôn thờ ư-thức-hệ cũ, và lấy cớ nhà cầm quyền không xứng đáng với nhiệm-vụ hay thi-hành sai những nguyên-tắc chánh-trị do ư-thức-hệ cũ nêu ra, để hô hào dân-chúng theo họ mà lật đổ nhà cầm quyền. Trong trường-hợp đó, khi nắm được chánh-quyền, những nhà cách-mạng này tiếp tục duy-tŕ ư-thức-hệ cũ, chỉ sửa chữa một vài điểm mà họ cho là sai lầm, và bài trừ những tệ-chánh mà nhà cầm quyền trước lưu lại.

 

Quan-niệm cách-mạng này là quan-niệm cách-mạng cổ ở nước ta và nước Tàu. Trong hơn hai mươi thế-kỷ, người Việt-Nam và người Trung Hoa đă làm cách-mạng theo lối Vơ Thang, nghĩa là chỉ nghĩ đến việc thay đổi chánh-sách và nhà cầm quyền chớ không nghĩ đến việc thay đổi cả ư-thức-hệ của xă-hội.

 

Nhưng cũng có khi sự bất-b́nh của những nhóm người sống trong một chế-độ bất-công đưa đến những kết-quả tai-hại cho ư-thức-hệ chi-phối xă-hội. Không những oán ghét người thống-trị, người bị thống-trị c̣n ghét luôn đến những tư-tưởng, những quan-niệm mà người thống-trị đưa ra để biện-chánh và duy-tŕ quyền lực của ḿnh. Họ cho rằng tất cả những sự cơ-cực, khổ sở của họ đều do ư-thức-hệ cũ gây ra. Những nhà cách-mạng có thể đưa ra những tư-tưởng mới, bày tỏ một quan-niệm tổ-chức xă-hội mới, dựa vào những nguyên-tắc khác với những nguyên-tắc làm căn-bản cho ư-thức-hệ cũ.

 

Những tư-tưởng chánh-trị mới này, nếu thích-hợp với nguyện-vọng của dân-chúng, th́ sẽ được họ hoan-nghinh và chấp-nhận. Những người mê say nó th́ noi theo nó mà tranh-đău chống lại nhà cầm quyền dựa vào ư-thức-hệ cũ, và chống lại những nhóm cách-mạng khác, theo những xu-hướng chánh-trị khác.

 

Nhóm cách-mạng nào thành-công trong cuộc chiến-đău này cũng t́m cách hủy-diệt ư-thức-hệ cũ và những xu-hướng chánh-trị cạnh-tranh với lư-tưởng ḿnh. Cùng với sự củng-cố chánh-quyền bằng vơ-lực, họ phổ-biến lư-tưởng đó ra. Bằng sự tuyên-truyền, bằng sự giáo-dục, họ t́m cách gột rửa hết ảnh-hưởng của ư-thức-hệ cũ và của những xu-hướng chánh-trị khác để cho tư-tưởng chánh-trị họ phụng thờ được hưởng địa-vị độc-tôn. Nhờ địa-vị độc-tôn này, tư-tưởng chánh-trị đó lần lần uốn nắn đời sống xă-hội theo quan niệm nó đưa ra, và tạo cho xă-hội một ư-thức-hệ mới thích-hợp với nó. Đó là quan-niệm cách-mạng thời cận-đại được thực-hiện một cách triệt-để ở nước Pháp năm 1789 và nước Nga năm 1917.

 

Muốn tiêu-diệt những tư-tưởng nghịch với ḿnh, nhà cầm quyền cũng phải dùng một tư-tưởng khác làm căn-bản. Tư-tưởng này có thể dựa vào ư-thức-hệ cũ của xă-hội hay dựa vào một ư-thức-hệ mới. Nhưng dầu sao, nó cũng phải chỉ rơ chổ sai lầm của tư-tưởng kia, để cho những kẻ thừa-hành việc đàn-áp tư-tưởng kia và những người trung- lập có cảm-tưởng rằng việc đàn-áp ấy là một việc làm chánh-đáng.

 

Một chánh-sách đàn-áp chỉ dựa vào vơ-lực suông thế nào cũng đưa đến sự thất-bại. Mà nếu nó có thành-công đi nữa, th́ sự thành-công ấy cũng phải trả một giá rất đắt. V́ những người bị đàn-áp vẫn tin rằng tư-tưởng ḿnh là đúng, và vui ḷng chết v́ nó; người trung-lập cũng bất-b́nh v́ sự tàn-bạo của chánh-phủ và có cảm-t́nh với nạn-nhơn của sự tàn-bạo ấy. Như thế uy-tín của chánh-phủ thế nào cũng phải bị lung lay.

 

Những tư-tưởng làm căn-bản cho hành-vi những người cầm vận-mạng các dân-tộc từ trước đến giờ có khi thành thật, có khi chỉ là một tấm màn che đậy những lư do ẩn-áo khác. Nhưng trong trường-hợp nào, nó cũng phải được tín-nhiệm mới thành-công được, và mới chủ-trương được sự hành-động của một số đông người trong xă-hội.

 

Lúc con người c̣n ở trong trạng-thái bán-khai th́ những tư-tưởng chủ-động có vẻ thô-sơ giản-dị lắm. Những vị tù-trưởng gây sự cố-kết trong bộ-lạc ḿnh bằng tư-tưởng cho rằng tất cả mọi người trong bộ-lạc đều do một ông tổ mà sanh ra. Những vị giáo-chủ đă xây-dựng tôn-giáo ḿnh trên một thuyết khởi-nguyên và một vơ-trụ-quan huyền-bí. Những nhà vua cổ-thời th́ duy-tŕ thế lực của ḍng họ ḿnh bằng thuyết thiên-mạng.

 

Trong tất cả những tổ-chức cổ-sơ ấy, tư-tưởng thường hay hỗn-hợp với cá-nhơn chủ-trương nó. V́ thế, nhiều nhà hướng-dẫn quần-chúng đă t́m cách làm cho người ta tín-ngưỡng nơi ḿnh trước khi bắt họ thi-hành tư-tưởng của ḿnh. Do đó mà phát-sanh những câu sấm-ngữ, những câu chuyện huyền-hoặc, những mưu-mẹo kỳ-khôi của những nhà cầm quyền thuở trước.

 

Nhưng con người càng ngày càng tiến-hóa, khoa-học mở mang thêm măi, óc phê-b́nh cũng lần lần phát-triển, những tư-tưởng mộc-mạc thô-sơ, những mưu-mẹo ngây thơ không đủ sức gây sự tin- tưởng cần-thiết nữa. Muốn tạo ra một phong-trào mạnh mẽ, những chánh-khách phải nêu ra nhiều tư-tưởng sắp đặt thành hệ-thống, luận-điệu chặt chẽ, mạch-lạc phân-minh. Đó là những lư-thuyết chánh-trị được nhiều người tôn thờ làm chủ-nghĩa, và làm nền-tảng cho những ư-thức-hệ của những xă-hội văn-minh.

 

 

III- ĐIỀU-KIỆN QUYẾT-THẮNG CỦA MỘT TƯ-TƯỞNG CHỦ-ĐỘNG

 

 

Dầu cho tư-tưởng chủ-động là một ư-tưởng thô-sơ hay là một lư-thuyết có căn-bản vững chắc cũng thế, muốn nắm phần thắng-lợi, nó phải có một số điều-kiện thiết-yếu.

 

Trước hết, tư-tưởng chủ-động phải có tánh-cách thiết-thật, đi sát tâm-lư và quyền-lợi quần-chúng. Một lư-thuyết chánh-trị hoàn-toàn không-tưởng không sao có thể thành-công được. Tuy nhiên, sự thật phũ phàng rất khó cám dỗ con người. Ngay đến những kẻ chỉ tranh-đấu v́ quyền-lợi thiển-cận cũng không mấy khi dám vỗ ngực tuyên-bố rằng ḿnh chỉ nhắm một mục-đích ích-kỷ. V́ đó, muốn cho người hoạt-động một cách hăng hái bền bỉ và sẵn sàng hy-sinh cho một công-nghiệp chung, cần phải có một lư-tưởng cao-siêu có thể hấp-dẫn quần-chúng.

 

Những lư-thuyết chánh-trị đă thành-công trên thế-giới từ trước đến nay là những lư-thuyết đă dung-ḥa được tánh-cách thiết-thật và không-tưởng. Ở Trung-Quốc, tư-tưởng Đạo gia và Mặc gia đă thất-bại v́ quá không-tưởng, trong khi tư-tưởng Pháp gia thất-bại v́ quá thiết-thật. Chỉ có tư-tưởng Nho gia, nhờ dung-ḥa được lư-tưởng và thật-tế một cách đồng đều, nên mới thành-công được lâu dài.

 

Ngoài ra, tư-tưởng chủ-động c̣n phải có tánh-cách giản-dị, dễ hiểu, để cho người tầm-thường thấy rơ sự cần-ích và chánh-đáng của nó mà hưởng-ứng theo.

 

Những chánh-khách cận-đại đă nhận thấy những điều-kiện quyết-thắng của tư-tưởng chủ-động. Do đó họ t́m cách đơn-hóa những lư-thuyết khó hiểu của họ. Lược bỏ hết những phần luận-lư cao-siêu, họ tóm tắt chương-tŕnh và chủ-nghĩa của họ trong một vài tiêu-ngữ làm khẩu-hiệu tranh-đấu. Những tiêu-ngữ ấy là kết-tinh của lư-thuyết. Nó phản-chiếu một h́nh-ảnh lư-tưởng và gọn gàng, dễ hiểu đủ sức kích-thích một người trí óc tầm-thường.

 

Nhờ một phương-pháp tuyên-truyền nhồi sọ, những khẩu-hiệu ấy có thể phổ-biến trong dân chúng. Nếu những yêu-sách nó gợi ra phù-hợp với nguyện-vọng nhiều người, nó có thể tạo ra một hạng người nhiệt-tin, phụng thờ lư-thuyết như là một tôn-giáo, mặc dầu nhiều khi không ai hiểu phần h́nh-nhi-thượng của lư-thuyết ấy ra sao, và cố-nhiên không biết luận-lư của nó đúng hay sai. V́ thế, ta thấy rất nhiều lư-thuyết chánh-trị dựa vào những tư-tưởng không thể giảI-thích được bằng khoa-học hay kinh-nghiệm, luận-lư rất sai lầm mà được một số người xem như là một chơn-lư cao-siêu, thần thánh, bất-khả xâm phạm.

 

 

IV- SỰ XUNG-ĐỘT GIỮA NHỮNG TƯ-TƯỞNG CHÁNH-TRỊ  TRONG THẾ-GIỚI HIỆN ĐẠI

 

 

Thế-kỷ thứ 20, các lư-thuyết chánh-trị đă được mờ mang đến một mực độ chưa từng thấy trong lịch-sử và mọi cuộc chiến-đấu chánh-trị hiện giờ đều mang dấu hiệu của một cuộc xung-đột tư-tưởng. Trong trận thế-chiến thứ nhứt, hai bên đối-lập đă bắt đầu lưu tâm đến việc phổ-biến ra quần-chúng những lư-luận biện-chánh cho mục-đích ḿnh đeo đuổi. Về phương-diện này, việc tổng-thống Mỹ Wilson nêu ra 14 điểm làm nền tảng cho công cuộc tổ-chức thế-giới thời hậu-chiến đă đánh dấu cho một kỷ-nguyên mới.

 

Với sự thành-công của đảng cộng-sản ở nga năm 1917 và sau đó, của các đảng phát-xít ở Ư và quốc-xă ở Đức, công-tác tuyên-truyền đóng một vai tuồng quan-trọng trong đời sống chánh-trị các nước. Trong trận thế-chiến thứ nh́, hai khối đối-lập nhau đă vận dụng những phương-tiện khổng lồ để giành phần phải về ḿnh trước dư-luận quốc-tế.

 

Sau khi chiến-tranh kết-liễu, các nước chiến-thắng lại phân ra làm hai khối xung đột nhau. Giữa hai khối này, chiến-tranh thật sự chưa nổ bùng ra, nhưng trận giặc tuyên-truyền đă thấy diễn ra một cách vô cùng ráo riết.

 

Ghép vào cuộc xung-đột giữa hai khối Mỹ Nga, lại c̣n có những cuộc xung-đột khác nữa. Những dân-tộc bị trị đứng lên giành độc-lập phải đương đầu lại các đế-quốc xâm-lược. Ngoài ra, những nước ban đầu cùng ở trong một khối với nhau, sau lại đâm ra chống chọi lẫn nhau. Nhiều quốc-gia thân Mỹ trước đây nay quay ra chủ-trương trung-lập. Và trong khối cộng-sản th́ sau Tito lại đến Trung-Cộng đứng lên chống lại Nga.

 

Trong những nguyên-nhơn gây ra những cuộc xung-đột trên này, tất-nhiên là quyền-lợi đóng một vai tuồng không nhỏ. Nhưng trong tất cả những nhóm đứng lên tranh-đấu, không nhóm nào là không dựa vào một lư-thuyết chánh-trị. Trong cuộc chiến-đấu gay go này, những nhóm nắm lấy ưu-thế là những nhóm khéo léo trong sự tuyên-truyền và dựa vào một hệ-thống tư-tưởng hấp-dẫn được quần-chúng.

 

Nước ta cùng ở trong một trào-lưu chung tràn ngập cả thế-giới, nên cũng bị ảnh-hưởng lây. Cuộc đấu-tranh tự giải-phóng của dân-tộc ta đă bị bọn cộng-sản lợi-dụng để phụng-sự cho khối Nga. Nhờ một tổ-chức chặt chẽ, một bộ máy tuyên-truyền tinh-xảo và một chánh sách khéo léo, họ đă lôi kéo được một phần quần-chúng theo họ. Những nhóm chánh-trị khác đă đứng lên chống chọi lại cọng-sản, nhưng lại theo nhiều xu-hướng khác nhau nên không cố kết nhau được.

 

Sự xung-đột giữa người Việt-nam với thực-dân cũng như của các nhóm chánh-trị Việt-Nam với nhau đă bị ảnh-hưởng nặng nề của thời-cuộc quốc-tế. V́ không nhóm nào nắm phần thắng-lợi hoàn-toàn nên đất nước Việt-Nam bị phân đôi, và ở mỗi phần, sự xung-đột giữa hai phe cọng-sản và quốc-gia, giữa các phe phái cọng-sản với nhau, và giữa các xu-hướng quốc-gia khác nhau, cũng không kém phần mănh-liệt. Kết-quả là dân-chúng Việt-nam bị điêu-đứng khổ-sở, và sống măi trong một bầu không-khí chiến-tranh, không thể kiến-thiết xứ sở được.

 

T́nh-trạng này không thể kéo dài ra măi. Muốn thoát khỏi sự bế tắc hiện nay, người Việt-Nam cần phải cố kết nhau lại làm một khối tranh-đấu cho quyền lợi chung. Mà muốn được như thế, chúng ta cần phải có một nền tư-tưởng chánh-đáng làm gốc.

 

Quyển sách này ra đời là để đóng góp một phần công-nghiệp vào việc đả-phá những tư-tưởng sai lầm và xây-dựng một lư-thuyết thích-hợp cho dân-tộc Việt-Nam. V́ đó, nó chia ra làm hai phần. Phần đầu nghiên-cứu về những chủ-nghĩa chánh-trị danh tiếng đă ra đời ; phần sau tŕnh bày một chủ-nghĩa quốc-gia đă được một nhà lănh-tụ cách-mạng nêu ra từ năm 1939 và sau đó được nhiều anh em chiến-sĩ vun bồi tu-bổ thêm. Tác-giả mong ước rằng những bạn độc-giả của quyển sách này sẽ không ngần ngại phê-b́nh sửa chữa nó và nên thêm ư-kiến để cho người quốc-gia Việt-Nam có được một nền tư-tưởng căn-bản khả dĩ dùng làm một lợi-khí tranh-đấu cho sự sống c̣n chung của toàn-thể dân-tộc Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: