MINH THỊ

 

LỊCH SỬ ĐĂ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA M̀NH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA M̀NH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên

֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV ֎ Lottery

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Vở Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Diễn Đàn ֎ Learning ֎ Sports ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Video/TV ֎ Lottery ֎ Đà Lạt ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNN

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapital vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNG

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vViệt ThứcvViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nh

vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân

vTin MớivTiền PhongvXă Luận vvv

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong

vS.G.EchovSài G̣nvThế GiớivTCCSvLuật Khoa 

vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ

vST/HTVvvThống KêvĐiều Ngự

 

 

 

Trăm Việt trên vùng định mệnh

 

 

Phạm Việt Châu 

 

 

 

 1 - 2 - 3

 

 

 

 

Phần III

 

 

TRONG TẦM TAY ĐẾ QUỐC HIỆN ĐẠI

 

Cộng Sản Có Mặt

Tư Bản Mỹ

Áp Lực Truyền Kiếp: Người Hán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG 13: CỘNG SẢN CÓ MẶT

 

 

Nói tới đế quốc hiện đại là phải nói tới Cộng Sản, trong đó gồm có các cơ cấu đầu năo quốc tế và các tổ chức địa phương. Từ khi tranh chấp trong nội bộ thế giới CS bùng nổ – bên ngoài là tranh chấp quyền giải thích chủ nghĩa, thực chất là v́ quyền lợi quốc gia – th́ thế giới CS bị chia năm xẻ bảy, trong đó có hai khối chính do Nga và Tàu cầm đầu. Sau khi toàn thắng ở Hoa Lục, CS Trung Quốc đă phải dành một thời gian lo việc nội chính, sau đó mới tính tới chuyện Đông Nam Á. C̣n Nga, v́ nhu cầu tranh chấp với Tàu, măi gần đây mới quan tâm đến việc gây ảnh hưởng mạnh hơn ở vùng này.

V́ không được lănh đạo trực tiếp, trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển, CS Đông Nam Á đă chiến đấu khá đơn độc; lực lượng CS bành trướng không đều và không đủ mạnh để tạo thành một phong trào rộng khắp toàn vùng. Cuộc đấu tranh vũ trang của CS Việt Nam tuy có sôi nổi nhưng cũng chỉ giới hạn trong khu vực Đông Dương mà thôi, mặc dầu sau này đă được toàn thế giới CS tích cực yểm trợ.

Về phương thức đấu tranh, CS Đông Nam Á đă đi theo đường lối vũ trang khởi nghĩa để từ đó mưu tính tạo ra những cuộc chiến tranh cách mạng, hầu đánh quỵ hẳn lực lượng cầm quyền. Đường lối này có vẻ ngả theo phương thức tiến hành của CS Trung Quốc[1] và khác hẳn phương thức mà các đảng CS Á Châu khác đă và đang theo đuổi [2].

Giai đoạn phôi thai của CS ở Đông Nam Á được ghi chung vào thời kỳ giữa Thế chiến I và Thế chiến II. Trong thời kỳ này, CS đă lập đảng ở tất cả các nước (nếu đảng CS Đông Dương đưọc coi như đảng chung của cả ba xứ Việt, Lào, Kam-pu-chia) và sau đó đă phát triển mạnh nhờ Thế chiến II. Thế chiến II là thời kỳ các đảng CS vừa củng cố được cơ cấu lănh đạo, vừa tự thực tập đấu tranh vũ trang trên tầm mức nhỏ. Khởi nghĩa có cường độ cao và chiến tranh thực sự chỉ được tung ra sau thế chiến: Việt, Lào, Kam-pu-chia được lồng vào cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946, Phi-Líp-Pin với cuộc nổi dậy năm 1947, Miến, Mă, Indonesia vào năm 1948 [3].

Trên một phần tư thế kỷ lẩn quẩn trong cuộc đấu tranh, khi công lúc thủ, CS Đông Nam Á vẫn chưa nh́n thấy viễn ảnh đoạn chót con đường đă vạch. Các Cộng đảng Phi, Mă, Indonesia, Miến đă và c̣n đang bị dồn vào thế kẹt. Cộng đảng Thái th́ mới trong thời kỳ chuyển hướng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và chiến tranh du kích hơn nữa. Chỉ có CS Việt, Lào, Kam-pu-chia tương đối tiến xa hơn cả; nhất là CS Việt, chẳng những đă nắm trọn chính quyền một nửa nước mà hiện cũng đang cố gắng chia sẻ chính quyền ở phân nửa nước c̣n lại.

 

Thời Kỳ Phôi Thai Tiền Thế Chiến

 

 

Indonesia

 

Dấu vết tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Á là nhóm Mác-xít Hoà Lan trong Hiệp Hội Dân Chủ Xă Hội thành lập tại thuộc địa Indonesia năm 1914, ba năm trước cuộc cách mạng tháng 10 ở Nga. Sneevliet, người cầm đầu Hiệp Hội Dân Chủ Xă Hội, đă bị chính quyền thuộc địa bắt năm 1918, nhưng trước đó, ông đă cấy được cái mầm Mác xít vào một số người Indonesia và họ đă kế tục sự nghiệp dở dang của ông.

Lúc đầu, nhóm Mác xít bản xứ gia nhập đảng Hồi giáo Sarekat với mưu tính dần dần nắm trọn đảng này. Nhưng sau không thành công, họ đă tách ra thành lập đảng Cộng Sản (1920). Chiêu bài tuyên truyền của đảng trong giai đoạn phôi thai là đánh Hoà dành độc lập, chứ không hướng nỗ lực thực thi chủ nghĩa, phát động đấu tranh giai cấp. Dầu sao, Cộng đảng Indonesia cũng lấy lực lượng thợ thuyền làm đối tượng lôi cuốn để bành trướng đảng. Nhiều nghiệp đoàn lao động đă chịu ảnh hưởng mạnh của Cộng đảng, nhưng sau vụ thất bại 1926, các tổ chức này như rắn không đầu cũng tan ră dần, hoặc mất tiềm lực đấu tranh cách mạng.

Nhóm Cộng sản đầu tiên ở Indonesia đă được Quốc Tế 3 (Quốc Tế Cộng Sản) công nhận. Rơ ràng, Mạc Tư Khoa đă trông chờ nơi Indonesia như một địa điểm khởi phát để gây dựng phong trào cộng sản toàn vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau này, làn sóng Cộng sản đă không dồn từ miền Nam lên, mà lại luôn luôn từ đảng Cộng Sản Trung Hoa từ miền Bắc tràn xuống.

 

Mă Lai

 

Một đảng cộng sản khác cũng ra đời rất sớm ở Đông Nam Á là đảng Cộng sản Mă Lai. Nguyên Hoa kiều hải ngoại, hầu hết ở Đông Nam Á, là một nguồn yểm trợ tài chánh rất mạnh cho phong trào cách mạng Tôn Dật Tiên. Sau này Quốc Dân Đảng và Cộng đảng cũng noi theo vết cũ t́m mọi cách lôi cuốn Hoa kiều vào đoàn thể. Phân bộ Quốc Dân Đảng ở Mă Lai thành lập vào khoảng đầu thập niên 1920, trong đó hệ phái tả khuynh khá đông đảo và có hậu thuẫn mạnh trong các trường học và tổ chức lao động. Thủ lănh nhóm cộng sản trong Quốc Dân Đảng là Fu Ta Ching, cán bộ Cộng đảng Trung Hoa, được gửi tới Singapore năm 1925.

Khi mối đoàn kết Quốc Cộng ră tan ở Hoa Lục vào năm 1927, th́ Hoa kiều ở Mă cũng bị ảnh hưởng lây làm cho phe Cộng phải tính việc tách ra thành một đảng riêng. Việc này không mấy khó khăn, v́ nhóm Mác xít đă có sẵn các tổ chức chịu ảnh hưởng, quan trọng nhất là Tổng Liên Đoàn Lao Động Nam Dương. Cho nên, chỉ một năm sau họ đă cho ra đời một chính đảng mới có tên là Đảng Cộng Sản Nam Dương – một cái tên có vẻ bao vùng vượt cả ra ngoài lănh thổ Mă Lai, v́ người Tàu vẫn thường dùng chữ Nam Dương (Nan Yang) để chỉ toàn miền Nam Đông Nam Á (mà sau này nhiều người quen dùng để chỉ riêng Indonesia.) Đảng Cộng Sản Nam Dương sau đổi tên là Đảng Cộng Sản Mă Lai và rút phạm vi hoạt động về địa phận Mă Lai kể từ khi Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập.

Năm 1930, cán bộ Quốc Tế 3 người Pháp tên là Serge Lefranc bị bắt ở Singapore, đă tiết lộ hầu hết đầu dây mối nhợ hệ thống Cộng sản mới thành lập ở Đông Nam Á làm cho Cộng đảng Mă Lai bị xáo trộn mạnh v́ những vụ bắt bớ. Cũng trong vụ này, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đă bị Anh bắt giữ ở Hương Cảng. Trong thập niên 30, Mă Cộng đă hoạt động rất mạnh và thu hút được nhiều Hoa kiều v́ trong tuyên truyền họ đă dùng ḷng thù ghét Nhật Bản hơn là dùng chính lư thuyết cộng sản làm động cơ lôi cuốn, nhất là từ khi Nhật đánh Măn Châu (1931.) Nhưng dù bành trướng đến đâu, Cộng đảng cũng không bắt đưọc rễ sâu vào trong dân Mă gốc. Điểm này đă đưa Cộng sản đến chỗ què quặt, và sau Thế Chiến II, khi Cộng đảng nổi dậy th́ lập tức chiến tranh nhân dân như đă dự liệu biến thành chiến tranh mang nặng tính chất chủng tộc.

 

Đông Dương

 

Sinh sau đẻ muộn hơn hai đảng trên, nhưng sau này đă được coi là thành công nhất trong các tổ chức Cộng sản ở Đông Nam Á, là Đảng Cộng Sản Đông Dương, ra đời năm 1930 ở Hương Cảng.

Nguyên trước thời kỳ này, khi đang làm uỷ viên Đông phương bộ của Quốc Tế Cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc đă thành lập Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (TNCMĐCH) ở Quảng Châu (năm 1924). Nhưng TNCMĐCH chưa được coi là tổ chức Cộng sản. Chính Nguyễn Ái Quốc đă nh́n nhận động lực chủ yếu ở Việt Nam lúc ấy là đám thanh niên thuộc giai cấp tiểu tư sản, nên phải tổ chức đám thanh niên này làm đầu tàu để phát động một phong trào cách mạng có khuynh hướng vô sản ở Việt Nam, sau đó mới có cơ sở tiến hành công tác lập ra đảng Cộng sản được.

Các cán bộ TNCMĐCH được tung về nước hoạt động. Họ đă tuyên truyền vận động các bạn bè lập các nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, và đem chủ nghĩa áp dụng thực tiễn vào một vài cuộc đấu tranh nho nhỏ của công nhân với tính cách trắc nghiệm. Khi số đảng viên đă lên tới hàng trăm, họ bèn thành lập ba đảng Cộng sản riêng biệt ở ba kỳ: Đông Dương Cộng Sản Đảng ở Bắc kỳ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn ở Trung kỳ, và An Nam Cộng Sản Đảng ở Nam kỳ. Cả ba tổ chức đều tự nhận là Cộng sản chính thống, nhưng lại ḱnh chống nhau kịch liệt, nất là giữa Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng. Nhận thấy t́nh thế nguy ngập có thể đi đến đổ vỡ v́ tổ chức mới c̣n trong trứng nước, Nguyễn Ái Quốc lại nhân danh uỷ viên Đông phương bộ, phụ trách Đông Nam Á vụ, triệu tập hội nghị ở Hương Cảng để bàn việc thống nhất. Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn đă không chịu cử đại biểu dự hội nghị, nhưng sau nhờ Nguyễn Ái Quốc gửi thư phê b́nh và đề nghị đoàn kết, tổ chức này mới chịu gia nhập [4].

Tổ chức thống nhất lúc đầu lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, sau có sự bàn luận lại về danh xưng mới đổi ra là Đảng Cộng Sản Đông Dương. Sự đổi tên vừa nhằm mở rộng địa bàn hoạt động vừa để biểu lộ sự song hành với đảng “anh em” Cộng Sản Nam Dương (Mă Lai) mà trên nguyên tắc cũng do Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo trong vai tṛ phụ trách Đông Nam Á (tuy nhiên, trên thực tế đảng CSND liên lạc trực tiếp với đảng Cộng sản mẹ ở Hoa Lục.)

Về nhân sự, thành phần lúc đầu của đảng CSĐD gồm nửa Việt nửa Tàu. Theo tài liệu chính thức của đảng, sau khi được thành lập, số đảng viên tổng cộng 565 người th́ đă 300 là Hoa kiều, phần c̣n lại gồm 85 là người ĐDCS đảng, 61 người của ANCS đảng, 119 của ĐDCS Liên Đoàn và 54 Việt kiều ở Xiêm và Hương Cảng [5].

Trong chương tŕnh hành động của đảng, cũng giống như đảng CS Indonesia, những người cộng sản Việt Nam đă tự đặt ra một giai đoạn hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền trước khi tiến sang cách mạng xă hội. Bản luận cương do tổng bí thư của đảng là Trần Phú thảo ra có đoạn “Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, bởi v́ cách mạng chưa có thể trực tiếp giải quyết được những vấn đề tổ chức xă hội chủ nghĩa, sức kinh tế trong xứ c̣n rất yếu, các di tích phong kiến c̣n nhiều sức mạnh… V́ những điều kiện ấy cho nên thời kỳ bấy giờ cách mạng có tính chất thổ địa và phản đế … Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm cách mạng xă hội chủ nghĩa” [6].

 

Các Nước C̣n Lại

 

Ngoài ba đảng CS Indonesia, Mă Lai và Đông Dương, phong trào cộng sản cũng bắt đầu lan tràn tới Thái, Miến và Phi-Líp-Pin, nhưng tất cả đều yếu ớt.

Thái là nước duy nhất không bị Tây phương trực tiếp thống trị, giới hoạt động chính trị có tinh thần quốc gia bảo thủ, c̣n về phía quần chúng, ngay cả sau cách mạng 1932, ḷng tôn quân cũng vẫn c̣n mạnh, do đó cộng sản đă không tạo được động cơ thúc đẩy đấu tranh để thu hút đảng viên. Tổ chức cộng sản đầu tiên thành h́nh năm 1929 gồm hầu hết là Hoa kiều, người Thái quá ít không đáng kể. Tổ chức này hoạt động hoàn toàn trong ṿng bí mật, số đảng viên không có là bao, đă thế lại bị luật chống cộng 1933 chi phối, làm cho gần như bị tiêu diệt.

Tương tự như Thái, thập niên 20 tại Miến cũng chỉ ghi nhận những hoạt động rất giới hạn của Cộng sản. Có điều khác biệt là tại Miến, Cộng sản đă thâm nhập vào từ cửa ngơ Ấn Độ chứ không phải từ Trung Hoa, v́ cho đến 1937, Miến vẫn bị chính quyền thống trị Anh coi là một tỉnh của Ấn. Cuối thập niên 20, đảng CS Nam Dương (Mă Lai) đă cố bành trướng sang Miến nhưng không thành công. Từ 1930, chủ nghĩa cộng sản lư tưởng (đồng hoá chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa thực dân để chuyển đấu tranh giai cấp sang đấu tranh chống chính quyền thống trị) đă hấp dẫn khá mạnh thanh niên sinh viên Miến. Nhưng phải đợi đến năm 1939, đảng CS Miến mới chính thức được thành lập.

Tại Phi-Líp-Pin, đảng CS đă được thành lập năm 1930, sau khi đă thâm nhập vào tổ chức thợ thuyền và hiệp hội tá điền. Cộng đảng Phi thành h́nh nhờ chính Cộng đảng Mỹ gây mầm bắt rễ. Những cán bộ của đảng đă cố gắng khai thác ḷng bất măn cao độ của nông dân nghèo khó ở Luzon trong sự bóc lột của điền chủ. Đại hội đầu tiên của đảng được triệu tập bí mật tại Manila vào tháng 5 năm 1931, đă quy tụ 40 đại biểu từ 13 tỉnh về. Cũng trong năm này, đảng Cộng sản bị nhà cầm quyền đặt ra ngoài ṿng pháp luật. Sau đó nhiều cán bộ cao cấp bị bắt giữ. Măi tới năm 1938 nhờ sự can thiệp của Cộng đảng Mỹ, nhóm lănh tụ Phi Cộng mới được phóng thích. Thấy đứng riêng rẽ bất lợi, nhóm cộng sản bèn sát nhập vào đảng Xă Hội để dễ bề hoạt động. Đảng Xă Hội vốn là một tổ chức hợp pháp, tranh đấu ôn hoà, nhiều nhân vật chủ chốt trong đảng có óc bài cộng. Nhưng từ khi tiếp nhận nhóm cộng sản, đảng này bị nhuộm đỏ dần và sau cùng chuyển hẳn sang khuynh hướng cộng sản.

 

Thế Chiến II, Cơ Hội Phát Triển

 

Thế chiến II là thời cơ thuận lợi nhất cho sự phát triển của cộng sản Đông Nam Á. Đứng chung trong phong trào cộng sản quốc tế, các đảng cộng sản địa phương đă không do dự trong sự đương đầu với Nhật. Trong khi các tổ chức cách mạng không cộng sản đă bị phân hoá – đoàn thể hợp tác với Nhật, đoàn thể chống lại – nên sau đó đă bị suy yếu tiềm lực đi nhiều.

Tại Indonesia, phe cách mạng dân tộc, đại diện là Sukarno và Mohamed Hatta (sau này là tổng thống và phó tổng thống), đă cộng tác với Nhật; trong khi đó, những người cộng sản lại tham gia phong trào kháng Nhật của các phần tử xă hội do Soetan Sjahir và Amir Sjarifuddin cầm đầu. Chính nhờ dịp này mà phong trào cộng sản Indonesia đang hầu như tan ră lại dần dần hồi sinh và tái lập thành đảng ngay sau thế chiến.

Tại Miến Điện, tổ chức cách mạng chống Anh của nhóm Ba Maw – Aung San – Ne Win đă đứng hẳn về phía hàng ngũ Nhật trong khi Nhật tiến chiếm Miến. Tuy nhiên, khi thấy mặt trận Thái B́nh Dương biến đổi có lợi cho phía Đồng Minh, nhóm này bèn trở cờ, bí mật tổ chức Liên Minh Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít để kịp thời cứu văn đất nước. Những người cộng sản đang trong t́nh trạng phân hoá cũng quy tụ lại dần trong tổ chức Liên Minh. Chính từ trong Liên Minh này, đảng Cộng Sản Miến đă củng cố nhờ tuyên truyền thu hút được một số đảng viên khá đông đảo.

Những phần tử cách mạng dân tộc ở Indonesia và Miến Điện cộng tác với Nhật trong thế chiến đă tiếp tục đứng vững sau khi Nhật đầu hàng và đă nắm được thế chủ động lănh đạo đấu tranh dành độc lập. Do đó, tuy các đảng CS hai nước này đă phát triển trong thế chiến, nhưng vẫn không tạo nổi vị thế quan trọng trong sinh hoạt chính trị về sau.

Trong khu vực Mă Lai, nh́n chung th́ người Mă gốc có cảm t́nh với Nhật, một thứ t́nh cảm tự nhiên v́ họ t́m thấy ở người Nhật sự đồng t́nh trong việc chống đối người Tàu. Nhưng trong thời kỳ chiếm đóng Mă, Nhật vẫn duy tŕ cơ cấu chính quyền các tiểu bang, chưa có dịp tổ chức chính phủ trung ương, nên ở đây vấn đề cộng tác hay không cộng tác không mấy rơ rệt. Đảng Cộng Sản Mă Lai là tổ chức duy nhất kháng Nhật [7], nhưng trong hoạt động này họ đă gặp hai điều bất lợi là không có căn cứ yểm trợ bên ngoài và thiếu sự hợp tác của quần chúng nên cũng không đạt được thành quả nào đáng kể. Dầu sao nhờ cuộc chiến tranh này, họ đă chỉnh bị lại được hàng ngũ, đủ tạo thành một lực lượng chiếm đóng mới; phe thân Mỹ rút vào kháng chiến chống Nhật; và phe cộng sản (Đảng Xă Hội) thành lập Quân Đội Nhân Dân Chống Nhật (thường được gọi tắt là Huk, do tiếng Tagalog Hukbalahap mà ra) vào đầu năm 1942, vừa chống Nhật vừa chống cả phe thân Mỹ. Sau ba năm kháng chiến, cộng sản đă bành trướng thành một lực lượng khá mạnh ở trung tâm Luzon.

Tại Việt Nam, kể từ khi được khai sinh đến thế chiến II, đảng CS Đông Dương đă không tạo được thành tích nào đáng kể. Phải đợi tới năm 1941, Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) mới tập hợp lại được một số đảng viên thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), CS Việt Nam mới lại thực sự được phục hồi và bắt đầu bước vào giai đoạn tranh đấu mới với chiến khu ở Việt Bắc.

Việc tổ chức vũ trang chống Nhật lúc ấy, xét về thực chất, quả không hơn một tṛ đùa. CS Việt cũng biết như vậy và họ cũng không bao giờ mơ tưởng tới chuyện có thể dùng vũ lực lật đổ chính quyền Nhật ở Đông Dương. Chủ trương của Đảng lúc ấy chẳng qua chỉ là một thứ cơ hội chủ nghĩa, nương gió mà bẻ măng. Một số phần tử cách mạng dân tộc khi ấy đang chiến đấu chống Nhật trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng Trung Hoa cũng nhận thấy rơ cái thế tất bại của Nhật, nhưng lại suy tính một cách nông cạn là khi Đồng Minh thắng, đương nhiên chính quyền ở Việt Nam sẽ được trao vào tay họ. Cùng một thái độ chờ sung rụng mà không phải rung cây, nhưng phe Cộng đă khôn ngoan hơn v́ đă tới mai phục gần gốc sung hơn. Nhờ thế, khi sung rụng họ đă vồ được trước.

Cách mạng tháng tám đă thành công quá dễ dàng làm cho chính các lănh tụ cộng sản cũng phải ngạc nhiên. Ba yếu tố thuận lợi đă đưa đến thành công này là:

 

Quân Nhật ở Đông Dương đă có thái độ buông xuôi, mặc kệ, sau khi được tin chính quốc đă đầu hàng.

Chính quyền thân Nhật ở Hà Nội đă tự sửa soạn rút lui mà không cần ai lật đổ, v́ mang sẵn mặc cảm phạm tội (!) với Đồng Minh [8].

Quần chúng náo nức chờ đợi một luồng gió mới sau khi đă thất vọng v́ bánh vẽ độc lập của Nhật.

Khi nghe tin Nhật đầu hàng, Cộng sản Việt, dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh, đă triệu tập quốc dân đại hội ở Tân Trào [9] và ra lệnh “tổng khởi nghĩa”. Đại hội đă bầu ra Uỷ Ban Dân Tộc Giải Phóng, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trần Huy Liệu phó chủ tịch.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Việt Minh làm lễ xuất quân, việc đầu tiên là đánh lấy Thái Nguyên để làm cứ điểm. Lực lượng gồm một đại đội do Vơ Nguyên Giáp làm tổng chỉ huy. Đám quân này được gọi là “Việt Mỹ liên quân” v́ trong đó có bảy người Mỹ giữ vai tṛ liên lạc và cố vấn. Hầu hết những người này là nhân viên t́nh báo chiến lược OSS (tiền thân của CIA sau này). Vơ Nguyên Giáp loay hoay mấy ngày mà không t́m được cách hạ thành Thái Nguyên. Trong khi ấy th́ Trần Huy Liệu và Trường Chinh được cử về Hà Nội để tính chuyện khởi nghĩa ở thủ đô, nhưng mới đi tới nửa đường th́ Hà Nội đă tự động khởi nghĩa [10].

Cộng sản Việt Nam đă thành công trong việc cướp chính quyền (ngày 16 tháng 8 năm 1945) và sau đó đă lập chế độ Dân Chủ Cộng Hoà (ngày 2 tháng 9 năm 1945), ghi thành tích đầu tiên cho cuộc đấu tranh trường kỳ của khối Cộng trên vùng đất Đông Nam Á này.

 

T́nh Trạng Ngày Nay

 

Sau thế chiến, do những trường hợp và những động lực khác nhau, các đảng cộng sản ở khắp Đông Nam Á đều đă dấn bước vào những cuộc đấu tranh vũ trang trong phạm vi mỗi quốc gia.

Tại Indonesia, Cộng đảng đă nổi dậy tại Madium vào năm 1948, nhưng đă bị quân đội dẹp tan. Sau vụ này, CS chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị và thâu đoạt được những thành quả khá lớn lao về tổ chức. Tới năm 1965, cộng sản lại “dậy non” một lần nữa. Lần này gặp phản ứng khá tàn bạo của dân Hồi giáo, cơ sở cộng sản bị tan hoang, ít ra cũng phải mất một thời gian lâu dài mới góp mặt được trong cuộc tranh chấp địa phương [11].

Về hoạt động cộng sản ở khu vực Mă Lai, ngoài cuộc nổi dậy bị thất bại trong thời kỳ thành lập Liên Bang Mă Lai [12], các phần tử cộng sản cũng có những nỗ lực đáng ghi nhận tại Singapore và Sarawak. Về thành phần, ṇng cốt chung của cộng sản trong khu vực Mă Lai là Hoa kiều, nhưng v́ phân cách địa lư họ đă phát triển thành ba tổ chức khác nhau (Mă Lai, Singapore, Sarawak) tuy tất cả đều hướng về đảng CS mẹ ở Hoa Lục.

Trong nhóm CS Singapore có một số đă sang bên bán đảo Mă Lai và đi theo du kích quân rút lên Bắc Mă; số c̣n lại đă len lỏi vào các tổ chức nghiệp đoàn và chính trị khác để hoạt động. Trong thập niên 50, tổ chức chịu ảnh hưởng mạnh nhất của CS là Tổng Liên Đoàn Lao Động. Các trường trung học Tàu cũng góp phần vào việc đào luyện cán bộ cộng sản và đồng thời cũng là nơi được dùng làm căn cứ tung ra các cuộc đấu tranh chính trị có bạo lực.

Hồi đầu tháng 10 năm 1956, những xáo trộn do CS gây nên đă đưa đến nhiều vụ đổ máu làm cho chính phủ Lim Yew Hock phải giải tán một vài tổ chức đầu năo của Tổng Liên Đoàn. CS bèn xoay hướng hoạt động sang Đảng Nhân Dân Hành Động, và chẳng bao lâu đă cầm đầu được đảng này. Nhưng sau, giới lư tài Trung Hoa đă dùng ảnh hưởng và tiền bạc giúp phe thân Tây phương của Lư Quang Diệu tạo được thế đứng trong đảng và càng ngày phe cực tả của Lim Chin Siong càng bị mất ảnh hưởng. Lư đă thắng cuộc bầu cử 1959 và tỏ ra được người Tàu tin cậy trong vai tṛ lănh tụ với nhiệm vụ Trung Hoa hoá Singapore. Năm 1961, phe cộng đă tách ra khỏi đảng Nhân Dân Hành Động và thành lập Mặt Trận Xă Hội (Barisan Sosialis) mà hiện nay c̣n hoạt động.

Tại Sarawak, qua nhiều năm điều lắng v́ sự chết yểu của Liên Đoàn Chống Phát Xít trong thế chiến II, nhóm CS, như được tiêm một mũi thuốc hồi sinh, đă trổi dậy hoạt động mạnh mẽ khi Cộng đảng Trung Hoa hoàn toàn chiếm được Hoa Lục. Tới tháng 10 năm 1951, nhóm này đă thành lập được Liên Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Trung Hoa Hải Ngoại Sarawak. Liên đoàn đă tạo được nhiều vụ rối loạn trong xứ làm cho chính quyền thống trị Anh phải ban bố t́nh trạng khẩn cấp vào năm 1952. Năm 1954, tổ chức này được đổi thành Liên Đoàn Giải Phóng Sarawak, và tới năm 1956 th́ biến thành Hội Thanh Niên Tiền Phong Sarawak. Tổ chức cuối cùng này đă vũ trang hoạt động với sự yểm trợ của đảng CS Indonesia dưới thời Sukarno. Nhưng sau chính biến 1965 ở Indonesia, hoạt động của CS Sarawak đă giảm sút đi nhiều, nhất là từ khi có những cuộc hành quân chung của quân lực Indonesia và Mă Lai ở vùng biên giới.

Trở về với bán đảo Mă Lai, hiện nay du kích quân ở Bắc Mă, theo sự ước lượng của chính phủ Liên Bang, chỉ c̣n chừng hơn một ngàn tay súng, nhưng số cảm t́nh viên và yểm trợ viên th́ có hàng vạn. Do đó, CS vẫn duy tŕ được một mật khu an toàn ở ngay vùng biên giới Thái Mă hàng chục năm nay. Những cuộc hành quân liên hợp của chính quyền Thái và Mă ở biên giới trong thời kỳ gần đây đă gia tăng mạnh nhằm tiêu diệt mật khu này. CS Mă đă có né tránh đụng độ lớn để bảo toàn lực lượng, nhưng lại hay tung ra những đ̣n đột kích và phá hoại nhỏ nhằm gây tiếng vang.

Lănh tụ CS Mă hiện vẫn là Trần B́nh trong vai tṛ tổng bí thư của đảng. Trước đây, năm 1955, để lôi kéo người thuộc sắc dân khác ở Mă, Trần B́nh đă kiếm được một người Mă là Musa Ahmad và một người Ấn tên là Balan để giao chức vụ chủ tịch và phó chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương. Nhưng sau đó Balan bị bắt và bị cầm tù bảy năm. Lúc được phóng thích, ông ta đă tuyên bố từ bỏ cộng sản. C̣n Musa Ahmad sau này không biết c̣n sống hay đă chết, nhưng vẫn được B́nh để tên trong các văn kiện của đảng.

Tại Phi-Líp-Pin, sau thế chiến, lực lượng CS đă đánh phá trong vùng đảo Luzon suốt từ năm 1946 đến 1953 nhằm mục đích lật đổ chính quyền trung ương bằng vũ lực. V́ đối tượng xâm lược Nhật Bản không c̣n nữa, nên CS đă cải tên Quân Đội Nhân Dân Chống Nhật (Hukbalahap) thành Nhân Dân Giải Phóng Quân (Hukbong Mapagpalaya Ng Bayan) từ tháng 2 năm 1950. Có lẽ hơn nơi nào hết tại Đông Nam Á, CS Phi đă khai thác được mâu thuẫn giai cấp sâu sắc ở Phi để tiến hành đấu tranh. Có thể nói lực lượng CS là lực lượng của giai cấp nông dân nghèo khó ở Luzon với quyết tâm chống lại bọn ca xích chủ điền địa phương và chính quyền của giai cấp tư bản [13]. Trong thời kỳ đạt cao điểm phát triển, lực lượng này đă lên tới con số 10.000 quân.

Năm 1953, phong trào CS bắt đầu tan ră trước các cuộc hành quân b́nh định có hệ thống của Magsaysay. Được chừng mười năm tạm lắng dịu, tới giữa thập niên 60, tiếng súng lại nổ ở nhiều nơi tạo ra một t́nh h́nh bất ổn mới. Gần đây, người ta đă thấy những phong trào thanh niên sinh viên có khuynh hướng Mác xít hoạt động một cách quá khích ngay ở thủ đô và các thị trấn lớn. Khó mà biết được có bàn tay Cộng đảng nhúng vào hay không, v́ xă hội Phi đă được rập khuôn theo bề mặt tồi tệ của xă hội Mỹ, nên những h́nh thái nổi loạn của thế hệ trẻ ở Mỹ cũng có thể được phản ảnh trung thực ở Phi mà không cần một tổ chức bên ngoài nào bài bố. Dù sao, người ta cũng ghi nhận ít nhất có một đoàn thể thanh niên Cộng sản đă quy tụ được hàng vạn sinh viên, công nhân và nông dân xưng danh là Liên Đoàn Thanh Niên Yêu Nước (Kabataang Makabayan) hoạt động chủ yếu ở các thành phố từ 1969.

Trong dịp ban hành lệnh thiết quân luật (ngày 24 tháng 9 năm 1972), chính quyền Phi đă nại cớ về điều được gọi là mối đe dọa nặng nề của lực lượng vũ trang CS. Lực lượng này đă được đổi tên một lần nữa thành Tân Dân Quân, và theo nhà cầm quyền, đă có hoạt động tại 18 tỉnh trong số 67 tỉnh của Phi. Trong một khu vực ảnh hưởng cộng sản có khoảng 50.000 dân th́ có tới 1.000 quân chiến đấu và 2.000 quân hỗ trợ. Về những con số này, đảng Tự Do đối lập đă cho là chính quyền cố ư phóng đại để nhân dịp đàn áp các phong trào chống đối của quần chúng. Dù sao, chắc chắn hoạt động của cộng sản cũng đă bị thu hẹp rất nhiều trong t́nh trạng thiết quân luật hiện nay.

Về các hoạt động của CS Miến Điện, thời kỳ được coi là công tác hoàn toàn với phe cách mạng dân tộc trong Liên Minh Nhân Dân Tự Do Chống Phát Xít vỏn vẹn không được hai năm, từ tháng 8 năm 1944 đến đầu năm 1946. Một trong những lănh tụ Cộng đảng Miến là Soe, khi gia nhập Liên Minh, đă mưu tính sẽ nắm giữ vai tṛ then chốt và nhuộm đỏ dần Liên Minh. Nhưng sau thấy kế hoạch bất thành, Soe liền rút những phần tử thân tín ra khỏi Liên Minh và lập chiến khu chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Lực lượng ly khai do Soe cầm đầu được gọi là Đảng Cờ Đỏ.

Thành phần CS c̣n lại trong Liên Minh quy tụ dưới sự lănh đạo của Than Tun và được gọi là Đảng Cờ Trắng. Sau vụ Aung San bị ám sát, khi lập nội các, U Nu đă không dành một ghế nào cho Đảng Cờ Trắng làm cho Than Tun bất măn, rút toàn đảng ra khỏi Liên Minh (tháng 3 năm 1948.) Năm 1948 là năm cả hai đảng CS cùng nổi dậy theo lời kêu gọi trong nghị quyết của Hội Nghị Thanh Sinh Đông Nam Á Đấu Tranh Cho Tự Do và Độc Lập, được CS quốc tế tổ chức tại Calcultta vào đầu năm. Trong suốt bốn năm, hai đảng CS Cờ Đỏ, Cờ Trắng cùng với Tổ Chức Nhân Dân Tự Nguyện [14] và quân Karen ly khai đă chiếm giữ toàn vùng trung Miến. Nhưng từ 1952, những cuộc hành quân b́nh định liên tục của quân đội Miến dưới quyền chỉ huy của tướng Ne Win cùng với những sự chia rẽ giữa bốn nhóm loạn quân v́ tranh chấp vùng ảnh hưởng đă làm cho phong trào suy bại dần.

Một tổ chức cộng sản thứ ba do các dân biểu tả khuynh cầm đầu đă tiếp tục cộng tác với chính phủ, nhưng đă rút ra khỏi Liên Minh thành lập Đảng Công Nông Miến (vẫn thường được gọi là Đảng Xă Hội Đỏ) từ tháng 1 năm 1951. Tới cuộc bầu cử năm 1956, Công Nông Miến đă sáp nhập vào Mặt trận Liên Hiệp Quốc Gia, và Mặt Trận đă dành được 48 ghế trong số 239 ghế của Quốc Hội. Trong cuộc bầu cử năm 1960, Mặt Trận đă bị mất nhiều phiếu trước sự ra đời của đảng Thống Nhất Quốc Gia do U Nu thành lập, và chỉ c̣n đoạt được 30 ghế.

Dưới chế độ Ne Win, Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia đă bị phân hoá thành ba hệ phái: phái thân Nga, phái thân Tàu và phái độc lập. Do đó, Mặt Trận này đă tự làm suy yếu trước khi bị chính phủ Ne Win đặt ra ngoài ṿng pháp luật vào năm 1964.

Các phe Cộng nổi dậy ở Miến hiện đang cố gắng vùng vẫy để mở rộng khu vực kiểm soát. Trung Cộng đă nhúng vay vào bằng cách yểm trợ quân dụng vũ khí và thúc đẩy tăng gia cường độ khuấy rối, đồng thời cũng vận động khai trừ các phần tử thân Nga để mở lối thống nhất tổ chức. Song le, v́ đứng hẳn sang phe Trung Cộng, tức là chọn phía đối nghịch với quần chúng Miến, nên dù cố gắng bao nhiêu, lực lượng CS Miến cũng không thể nào tạo nổi ảnh hưởng như đă từng có trong thời kỳ mới thâu hồi độc lập.

Tại Thái, sau thế chiến, trong nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của Nga Sô để gia nhập Liên Hiệp Quốc (1946), chính quyền đă huỷ bỏ luật chống cộng 1933. Đó là thời cơ phục hoạt của nhóm CS nhỏ bé ở xứ này. Trong lúc tạo dựng lại cơ sở, CS đă hoạt động hợp pháp với các tổ chức phôi thai ở ngay thủ đô Bangkok. Từ năm 1949, nhóm lănh đạo (gồm hầu hết là Hoa kiều) chịu ảnh hưởng của CS Trung Hoa đă đẩy mạnh các hoạt động bạo lực tạo ra một t́nh huống buộc nhà cầm quyền phải đối phó. Năm 1952, quốc hội Thái đă thông qua một đạo luật tái đặt hoạt động của cộng sản ra ngoài ṿng pháp luật làm cho cơ quan đầu năo của đảng phải rút về ẩn náu ở Thonburi, một thị trấn đông đúc đầy sông rạch ở gần Bangkok, để tránh bị tiêu diệt.

Vào các năm 1957, 1958, dưới thời Sarit Thanarat, CS đă bị đàn áp nặng nề. Sarit cũng c̣n loại hết các phần tử tả phái ra khỏi đại học, báo chí, thương hội và đ́nh luôn cả việc giao thương với Trung Cộng. Sau vụ này, Bắc Kinh đă quyết định trực tiếp nhúng tay vào việc yểm trợ CS Thái, qua việc gửi vũ khí vào Bắc Thái. Từ tháng 3 năm 1962, đài Bắc Kinh đă tăng gia gấp ba giờ tiếng Thái và đồng thời cũng đă khai sinh ra một đài “Tiếng Nói Nhân Dân Thái” ở Vân Nam. Năm 1962, Bắc Việt cũng đă trợ giúp bằng cách nhận huấn luyện cán bộ CS Thái ở Hoà B́nh và cùng Trung Cộng giúp điều hành một trường khác chuyên đào tạo cán bộ thiểu số cho Thái ở Mường Sai vùng Bắc Thượng Lào.

Trong năm 1967, cảnh sát Thái đă bắt giữ trên 30 cán bộ cao cấp Thái Cộng ở Bangkok và Thonburi, trong số có tổng bí thư Thong Chaemsri và sáu uỷ viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Thong là người lai Hoa Thái, được Bắc Kinh đào tạo và đă trở thành nhân vật số một của Cộng đảng cho đến khi bị bắt. Cuối năm 1968, chính quyền Thái lại liên tiếp phá vỡ nhiều cơ sở CS khác.

Trước t́nh huống này, Trung Cộng đă quyết định giúp Thái Cộng chuyển hẳn sang thế đấu tranh vơ trang với các căn cứ ở Bắc Thái để tiện đường tiếp tế. Ngày 11 tháng 1 năm 1969, đài Tiếng Nói Nhân Dân Thái tại Vân Nam đă tuyên cáo cương lĩnh 10 điểm, tương tự như cương lĩnh 10 điểm cũ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, với các điểm chủ yếu: đánh đuổi đế quốc Mỹ, lật đổ chính quyền tay sai Bangkok, thiết lập chính quyền nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, v..v…

Ở Kam-pu-chia, giai đoạn kháng chiến chống Pháp mà CS cùng chia sẻ được coi như đă chấm dứt ngay khi hoà hội Genève 1954 kết thúc. Nhóm CS nhỏ bé đă bị phân tán đi nhiều ngă. Đa số trở về đời sống sinh hoạt b́nh thường, một số nhỏ tiếp tục ở lại ngoài bưng, một số nhỏ khác theo CS Việt miền Nam “tập kết” ra Bắc Việt. Trong số sinh hoạt b́nh thường, có một nhóm quy tụ ở Phnom Penh phối hợp với những phần tử thiên tả thành lập đảng Pracheachon (Liên Đoàn Nhân Dân) để tranh đấu chính trị hợp pháp dưới thời Sihanouk, nhưng đă thất bại.

Từ khi tiến hành việc xây dựng lại những căn cứ hậu cần lớn hơn ở Kam-pu-chia, CS Việt Nam đă tập hợp những toán du kích quân Khmer lẻ loi lại thành từng bộ phận hỗ trợ nhỏ để sử dụng trong những dịch vụ liên lạc và giao tiếp ở địa phương. Vào cuối thời Sihanouk, nhờ có thêm những thanh niên mới ra bưng, nhóm này đă phát triển tới số ngàn và đă trở thành một lực lượng mới, thường được gọi là Khmer Đỏ (Khmer Krom).

Năm 1970, sau cuộc đảo chính 18 tháng 3, CS Việt bèn vạch hẳn ra yêu cầu cấp thiết chỉnh đốn và bành trướng các lực lượng vơ trang Khmer. Lực lượng được tuyển mộ và huấn luyện sau này thường được người Khmer gọi là Khmer Giải Phóng (Khmer Rôm đô). Tổng cộng số người được vơ trang của CS Khmer ngày nay vào khoảng từ 30.000 tới 40.000, và hiện trở thành một thứ phụ lực quân cho quân chính quy của CS Việt Nam trên đất Kam-pu-chia. Trên giấy tờ, tổ chức này được gọi là Lực Lượng Vơ Trang Nhân Dân Giải Phóng Dân Tộc Kam-pu-chia do chính phủ lưu vong Sihanouk lănh đạo.

Tại xứ Lào, sau thời kỳ phân hoá của hàng ngũ Lào Tự Do (Lao Issara), nhóm cộng sản đă rút hẳn vào mật khu, chỉnh đốn lại hàng ngũ, phát triển thêm nhân số và dần dần thành lập đầy đủ các tổ chức đảng, mặt trận và lực lượng vơ trang. Hiện nay, CS Lào quy tụ trong h́nh thức Đảng Nhân Dân Lào (Phak Paseson Lao); nhưng bề ngoài, CS luôn luôn sử dụng danh nghĩa Mặt Trận Lào Yêu Nước (Neo Lao Hak Sat) để tiện đấu tranh chính trị trên b́nh diện rộng. Lực lượng vơ trang của CS được gọi là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Lào được CS tự cho là đă được thành lập từ ngày 20 tháng 1 năm 1949, tuy nhiên những đơn vị nhỏ bé đầu tiên dường như chỉ mới ra đời vào khoảng tháng 8 năm 1950.

CS Lào đă sát cánh với CS Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh Đông Dương I và II. Thế phát tirển của CS Lào tuy chậm nhưng vững chắc. Trải qua các hiệp định Genève 1954, Genève 1962 và Vientiane 1973, CS Lào, với sự hỗ trợ của CS Việt, đă dần dần tạo được thế đứng ngày một mạnh thêm trên chính trường Lào [15].

Ngày nay, với một quân đội từ 30.000 đến 40.000, kiểm soát được 2/3 lănh thổ và 1/3 dân số, CS Lào được coi là lực lượng CS đứng hàng thứ nh́ ở Đông Nam Á, sau CS Việt.

Cũng như CS Việt, nội bộ của CS Lào có cái vẻ khá thuần nhất, không đến nỗi phân hoá, chống đối lẫn nhau như nội bộ của các đảng CS c̣n lại ở Đông Nam Á; mặc dầu trong thời kỳ thương thuyết đầu năm 1973, người ta cũng có nhận xét là phía CS có hai khuynh hướng rơ rệt: Kaysone Phomvihane, tổng bí thư Đảng Nhân Dân Lào, cầm đầu phe ứng rắn, c̣n Souphanouvong và Phoumi Vongvichít, chủ tịch và tổng bí thư Mặt Trận Lào Yêu Nước, cầm đầu phe ôn hoà.

Nh́n chung, hầu hết các đảng CS Đông Nam Á ngày nay đều đă bị thương tổn nặng nề sau thời kỳ nổi dậy hậu Thế Chiến. Riêng CS Kam-pu-chia và CS Lào c̣n đứng vững và bành trướng được là nhờ sức hậu thuẫn của CS Việt Nam. Chính v́ đă nắm được chính quyền ngay sau thế chiến và lấy thắng lợi này làm đà phát triển mà phong trào CS Việt Nam vẫn tiếp tục lớn mạnh cho tới ngày nay.

Kể từ cách mạng tháng 8, quá tŕnh hoạt động của CS Việt có thể được phác định trong bốn thời kỳ như sau:

 

Củng cố chính quyền cách mạng (1945-1946).

Kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Tái thiết miền Bắc (1655-1959).

Xă hội hoá miền Bắc và “giải phóng” miền Nam (từ 1960).

 

Để củng cố chính quyền trong thời kỳ đầu, CS Việt đă cố gắng tiêu diệt các phe nhóm không cộng sản; mặc dầu, trước mắt quần chúng, họ Hồ đă che dấu bộ mặt thực của ḿnh bằng cách tuyên bố giải tán đảng CS Đông Dương (tháng 11 năm 1945). Từ đó, đảng được rút vào hoạt động tương đối bí mật. Măi tới khi CS Trung Hoa toàn thắng ở Hoa Lục (tháng 9 năm 1949) và trở thành điểm tựa vững chắc cho CS Việt, những người lănh đạo CS Việt mới thực vững tâm đem đảng ra hoạt động công khai trở lại dưới một tên mới: đảng Lao Động Việt Nam (tháng 3 năm 1951) – danh xưng vẫn c̣n được sử dụng tới ngày nay.

Ngoài cơ cấu đảng ṇng cốt, CS cũng c̣n lập ra những h́nh thức mặt trận để lôi cuốn quần chúng ngoài đảng vào phục vụ cho những mục tiêu của đảng. Như phần trên đă tŕnh bày, CS Việt đă thành lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (1941) để phục vụ cho nhu cầu cướp chính quyền và sau đó nhu cầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng sau những vết thương tương tàn Quốc Cộng, Mặt Trận Việt Minh đă tỏ ra không đủ hiệu lực thu hút những phần tử lừng chừng. CS bèn lập thêm Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam, thường được gọi tắt là Liên Việt (tháng 5 năm 1946). Măi tới tháng 3 năm 1951, khi CS cải danh là đảng Lao động, hai mặt trận này mới được chính thức kết hợp làm một dưới cái tên chung là Liên Việt.

Tháng 9 năm 1955, CS đă giải tán Liên Việt để thành lập Mặt Trận Tổ Quốc nhằm phục vụ nhu cầu thống nhất. Cho tới nay, Mặt Trận Tổ Quốc vẫn là cơ cấu ngoại diện chính của CS; nhưng, để đáp ứng nhu cầu “giải phóng” miền Nam do đại hội Đảng lần thứ 3 năm 1960 vạch ra, CS đă thành lập thêm Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Mặt trận thứ hai này được khai sinh trên giấy tờ ngày 20 tháng 12 năm 1960, nhưng thực tế hàng năm sau mới tổ chức xong bộ phận trung ương.

CS Việt hiện nay đă đạt tới con số đảng viên trên một triệu. Số đảng viên trong thế chiến II chưa tới một ngàn, sau cách mạng tháng 8 đă tăng lên năm ngàn, rồi tới 20 ngàn vào năm 1946. CS đă kết nạp đảng viên mạnh nhất trong thời kỳ kháng Pháp, thời kỳ đa số nhân dân Việt Nam chỉ t́m thấy chính nghĩa rơ ràng ở một phe: phe kháng chiến.

 

Khối Cộng Sản và Đông Nam Á

 

Trong phong trào Cộng sản Đông Nam Á, CS Việt được coi là có thực lực nhất, nhưng không có nghĩa là có ảnh hưởng mạnh nhất. Dầu sao cũng c̣n các đảng Cộng sản đàn anh Nga và Tàu. Khốn nỗi Nga và Tàu đă can thiệp vào Đông Nam Á không phải chỉ để tiếp tay cho các đảng CS đàn em phát triển mà rơ ràng c̣n để chặn bớt ảnh hưởng của nhau. T́nh h́nh đôi bên thường vẫn ngang ngửa; mỗi bên có một thế riêng trong vùng.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, CS Việt đă cố đi dây giữa Nga và Tàu. Người ta đă nói đến phe thân Nga, thân Tàu trong cấp lănh đạo Đảng, nhất là trong Bộ Chính Trị, nhưng thực tế không dễ mà phân biệt trắng đen như vậy. Nếu có thiên trọng th́ chỉ là thiên trọng về chính sách, đường lối từng thời kỳ chứ không hẳn là chuyện cá nhân.

Trong thời kỳ phát động công cuộc cải cách ruộng đất, CS Việt đă rập khuôn theo đường lối Trung Cộng; nhưng tới năm 1960 cũng chính CS Việt đă tung ra chiến dịch sửa sai nhằm vớt vát lại chút ít những đổ vỡ khốc liệt do công cuộc trên gây nên. Đấy cũng là dấu hiệu cho thấy CS Việt tự hăm bớt đà chạy theo Tàu. Từ 1960 đến 1962, Bắc Việt cố tạo lấy thế trung lập giữa hai đàn anh Nga và Tàu. Nhưng từ 1962 sang 1963, Bắc Việt lại nhích gần Trung Cộng hơn do ảnh hưởng Hội Nghị Genève về Lào (1962) và ảnh hưởng Hội Nghị Cấm Thí Nghiệm Nguyên Tử Nga Mỹ hồi tháng 7 năm 1963. Năm 1964, nhân vụ Mỹ tấn công Vịnh Bắc Việt, CSVN tự thấy rơ nhược điểm của quân đội ḿnh về trang bị hiện đại, nên đă không ngần ngại cầu viện Nga. Tháng 1 năm 1965, chủ tịch hội đồng tổng trưởng Nga Aleksei Kosygin đă viếng Hà Nội để nghiên cứu tại chỗ vấn đề viện trợ, và dĩ nhiên, cũng nghiên cứu tại chỗ cách nắm giữ Bắc Việt chắc hơn.

CSVN đă tự giải thích việc trang bị hiện đại bằng nhận định “chiến tranh chống Pháp khác chiến tranh chống Mỹ [16],” và chính sự trang bị này đă đưa CSVN đến chỗ chấp nhận chiến tranh bán quy ước. Tuy vậy, trên đại thể, CSVN đă không bác bỏ chiến lược Mao Trạch Đông, dù cả trong những cao điểm tấn công như Tổng công kích Mậu Thân [17]; CSVN chỉ thay đổi phương thức tiến hành cho phù hợp với vũ khí mới và nhất là chiến lược mới của đối phương.

Để tiến hành cuộc chiến tranh uỷ nhiệm ở Đông Dương, cả Nga lẫn Tàu đều đă phải chi viện những ngân khoản khổng lồ. Nếu loại hàng viện trợ phản ảnh phần nào đường hướng của kẻ viện trợ th́ ta có thể thấy Trung Hoa luôn luôn san sẻ đồng đều giữa quân viện và kinh viện, trừ năm 1967, quân viện gần gấp đôi kinh viện; trong khi Nga Sô luôn luôn thiên về quân viện thời gian trước 1968 và chuyển nặng nề về kinh viện sau 1968 [18]. Năm 1967 cũng là năm Nga tăng số quân viện lên cao nhất (nửa tỷ Mỹ kim.) Hàng viện trợ của Nga lúc ấy là xe tăng, đại pháo, hoả tiễn địa không v..v… Tuy nhiên, CSVN lại không thể sử dụng ngay những chiến cụ ấy được. Xe tăng, đại pháo đă phải tồn trữ ở Nam Trung Hoa để tránh oanh tạc (cao điểm oanh tạc thời Johnson: 1967-1968), và măi tới cuối 1971, đầu 1972 mới được đem về nước chuẩn bị sử dụng trong cuộc tổng công kích 1972.

Nếu chỉ nh́n vào chiến cụ, ta có thể thấy ngay vũ khí Trung Hoa đă giữ phần chủ yếu trong tổng công kích 1968, trong khi vũ khí Nga Sô đă lấn lướt trong tổng công kích 1972. Thông thường, người ta dễ có kết luận là Bắc Kinh đă uỷ nhiệm trận 1968, trong khi Mạc Tư Khoa đă uỷ nhiệm trận 1972. Thực tế không giản dị như vậy. Mặc dầu trong cuộc tranh chấp Nga Hoa, trung tâm uỷ nhiệm nào cũng mong thấy vũ khí viện trợ của ḿnh đắc dụng hơn trên chiến trường, nhưng Trung Hoa vốn đă biết rơ thế yếu của ḿnh trên mặt vũ khí hiện đại đối với Nga Sô, nên đă thiên trọng rơ rệt về chiến tranh không quy ước. Ngay từ 1965, Trung Hoa đă cảm thấy CSVN có vẻ đang chuyển đổi đường lối chỉ đạo chiến tranh nên đă cảnh cáo trước trong bài “Yếu tố quyết định thắng bại trong chiến tranh là con người chứ không phải vật dụng” đăng trong Hồng Kỳ số 7 ngày 14 tháng 6 năm 1965 [19].

Cái lối viện trợ san sẻ đồng đều giữa quân sự và kinh tế và giữ ở một mức độ vừa phải của Trung Hoa cũng cho thấy Trung Hoa có chủ trương chung là duy tŕ t́nh trạng bất ổn thường trực với chiến tranh khuynh đảo hơn là nhảy vọt sang quy ước. Trong khi ấy Nga Sô có vẻ nôn nóng hơn, đă tăng gia mạnh mẽ quân viện trong vài năm đầu, nhưng sau đó (từ 1968) không thấy chiến tranh ngă ngũ th́ nản nên đă giảm quân viện xuống cũng rất nhanh.

Trong t́nh h́nh CS Đông Nam Á hiện nay, trừ Đông Dương, chiến tranh quy ước khó có thể phát động, Mạc Tư Khoa sẽ mất ưu thế hỗ trợ. Ngược lại, Bắc Kinh c̣n có khả năng cầm chịch lâu dài những hoạt động nổi dậy nho nhỏ của du kích quân các nước. Tuy nhiên, Nga Sô đă chuyển thế ngoại giao trước Trung Hoa bằng cách trực tiếp bắt tay tạo ảnh hưởng với bất kỳ thứ chính phủ đương quyền nào trong khu vực, dù cho chính phủ ấy đang có hoạt động tiểu trừ cộng sản. Điều này làm cho những người cầm quyền không cộng sản ở Đông Nam Á đỡ e ngại Nga Sô hơn Trung Cộng, và từ đó dễ chấp nhận sự thâm nhập bằng đường lối hoà b́nh của Nga Sô hơn. Ngay như đối với chính quyền Lon Nol ở Phnom Penh, thường được CS cho là loại chính quyền tối phản động, Nga Sô vẫn duy tŕ quan hệ ngoại giao b́nh thường ít ra là trên ba năm sau đảo chính 1970. Không phải là Bắc Kinh không nghĩ đến một chính sách tương tự, bằng cớ là Bắc Kinh cũng đang có những vận động ngoại giao rộng răi nhằm vào việc phát triển quan hệ kinh tế hơn là ư thức hệ. Nhưng cái khó của Bắc Kinh là không phải mỗi lúc Bắc Kinh có thể phủi tay từ bỏ mọi sự hỗ trợ cho các phong trào “giải phóng” ở nhiều nước mà Bắc Kinh đă tự ràng buộc vào quá sâu sa và nhất là đă đẩy một số phong trào đến chỗ dứt khoát chống Nga [20].

Dầu sao, điều có thể xác quyết được là ở Đông Nam Á mâu thuẫn nội bộ khối cộng (Nga-Hoa) hiện lớn hơn là mâu thuẫn giữa khối CS và khối Tư Bản. Mâu thuẫn ấy chẳng những có thể t́m thấy qua những va chạm, khích bác thường xuyên, mà c̣n ở cả những hành động tưởng là hiệp đồng, như hành động cùng viện trợ cho CS Đông Dương để chống Mỹ. CS Đông Dương cầu viện là để chống Mỹ và chống phe thân Mỹ. Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh cùng viện trợ lại nhắm nhiều hơn vào việc chế ép lẫn nhau, không cho nhau có điều kiện tạo ảnh hưởng độc tôn. T́nh h́nh trong tương lai gần cũng sẽ vẫn thế, không thể có thay đổi ngược lại.

Chính v́ nhược điểm sinh tử này của CS quốc tế mà các đế quốc Mỹ, Tây Âu, Nhật sẽ c̣n tiếp tục duy tŕ được ảnh hưởng, v́ đối với cả hai đầu của khối Cộng, thà là chấp nhận một Đông Nam Á trung lập trong đó ảnh hưởng mọi trung tâm quyền lực đều thăng bằng c̣n hơn là một Đông Nam Á Cộng Sản hoá do một đầu đối nghịch nắm phần chỉ đạo.

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú: [1] Cộng sản Trung quốc đă tiến hành đấu tranh qua 5 giai đoạn: h́nh thành; phát triển, củng cố cơ cấu lănh đạo; chiến tranh nhân dân; và thành lập chính quyền vô sản.

[2] Tại Bắc Hàn và Mông Cổ, chế độ CS đă được tạo dựng bằng ngoại lực; tại Nhật Bản, Ấn Độ, Tích Lan, CS vẫn c̣n lẩn quẩn trong h́nh thái đảng tranh với các chính đảng không CS khác như kiểu Tây Âu.

[3] Những cuộc nổi dậy của CS Miến, Mă, Indonesia vào năm 1948 là do ảnh hưởng Hội Nghị Thanh Niên Sinh Viên Đông Nam Á Đấu Tranh Cho Tự Do và Độc Lập được CS quốc tế tổ chức tại Calcutta vào tháng 2 năm 1948. Dựa vào học thuyết “hai phe” của Mạc Tư Khoa (hoặc đứng vào hàng ngũ CS, hoặc làm tay sai cho đế quốc) do Andrei Zhdunov đưa ra vào cuối năm 1947, nghị quyết của Hội Nghị Calcutta đă minh thị con đựng các tổ chức CS Đông Nam Á phảI đi là con đường không thoả hiệp và phương thức tiến hành đấu tranh không ǵ khác hơn là vơ trang.

[4] Văn Tân, bài Lănh Tụ của Đảng, tập san Nghiên Cứu Lịch Sử , số 10, năm 1960, Viện Sử Học, Hà Nội.

[5] Vũ Thọ, bài “Quá tŕnh thành lập đảng Vô Sản ở Việt Nam đă được diễn ra như thế nào?” tập san Nghiên Cứu Lịch Sử, số 71, tháng 2 năm 1965, Viện Sử Học, Hà Nội.

[6] Luận cương chính trị được tŕnh bày và thông qua tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ nhất vào tháng 10 năm 1930.

[7] Tại Sarawak, nhóm Hoa kiều CS có quan hệ tổ chức với CS Mă cũng đă thành lập Liên Đoàn Chống Phát Xít Sarawak nhằm tuyên truyền chống Nhật, nhưng hoạt động yếu ớt không đáng kể và về sau đă tự điều lắng.

[8] Trên thực tế, nội các Trần Trọng Kim đă từ chức từ ngày 7 tháng 8 năm 1945 và chỉ c̣n được lưu lại để xử lư.

[9] Tân Trào là tên Mặt Trận Việt Minh đặt cho Bản Kim Long, thuộc huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.

[10] Theo Trần Huy Liệu ghi lại trong hồi kư Đi Dự Quốc Dân Đại Hội ở Tân Trào th́ không những Hà Nội mà hầu hết các nơi khác cũng vậy, đại biểu Việt Minh từ Tân Trào về các địa phương chỉ là để tiếp thu thành quả của quần chúng hơn là lănh đạo khởi nghĩa. “Nhiều cuộc khởi nghĩa ở các địa phương đă nổ ra trước khi lệnh khởi nghĩa từ Tân Trào phát đi, cũng như nhiều đại biểu từ Đại Hội Quốc Dân trở về đến nơi th́ cuộc khởi nghĩa đă bùng lên rồi.”

Riêng chuyện thành phần trung ương từ Tân Trào về Hà Nội lo việc tổ chức khởi nghĩa do chính Trần Huy Liệu đảm nhiệm, ông ta viết “Một buổi chiều, vào nghỉ trọ ở nhà một đồng bào Mán Cao Lan ở gần Sơn Cốt (Thái Nguyên), nghe đồng bào nói có người từ dưới xuôi lên nói là ta đă lấy Hà Nội rồi. Tôi nói chuyện lại với anh Trường Chinh, nhưng vẫn không tin lắm. Nhưng qua chợ Mỏ Chè đến phố C̣ th́ chuyện Hà Nội khởi nghĩa đă là tin đích xác rồi. Chúng tôi vừa đi vừa bàn những việc phải làm ngay. Đến Phố C̣, anh Trường Chinh và một người nữa mượn hai chiếc xe đạp đi lên Thái Nguyên để gặp anh Vơ Nguyên Giáp bàn định công việc v́ Thái Nguyên lúc ấy c̣n ở tay quân Nhật, ta chưa hạ được.”

[11] Xem chương 6.

[12] Xem chương 7.

[13] Yếu tố nhân dân hỗ trợ cho hoạt động của CS có lẽ đă được Magsaysay nhận thấy, nên vào tháng 2 năm 1953 khi tuyên bố từ chức chức vụ bộ trưởng quốc pḥng trong chính phủ Quirino, ông đă nói “Thật là vô ích cho tôi nếu tiếp tục giữ cái chức vụ bộ trưởng Quốc pḥng này với nhiệm vụ duy nhất là giết loạn quân Huk, trong khi nhà cầm quyền vẫn tiếp tục nuôi dưỡng và dung thứ những điều kiện tạo thành mảnh đất ph́ nhiêu cho hạt giống Cộng sản” (Philippines Herald số ra ngày 1 tháng 3 năm 1952.)

[14] Gồm những phần tử quá khích trong Tổ Chức Vơ Trang Nhân Dân Kháng Nhật hồi thế chiến II. Nhóm này cũng đă ly khai v́ không được chia ghế trong tân chính phủ.

[15] Xem chương 11.

[16] Nhật Báo Nhân Dân số ra ngày 14 tháng 6 năm 1966.

[17] Xem chương 12.

[18] So sánh viện trợ Nga Sô và Trung Cộng cho CSVN (đơn vị: triệu MK) Năm Nga Trung Hoa

Quân sự – Kinh tế – tổng cộng Quân sự – Kinh tế – tổng cộng

1965 210-85- 295 60-50-110

1966 360-150-510 95-75-170

1967 505-200-705 145-80-225

1968 290-240-530 100-100-200

1969 120-250-370 105-90-195

1970 70-320-390 90-87-177

1971 100-370-470 100-110-210

1972 150-350-500 110-120-230

(Từ 1965 đến 1969, ghi theo Bộ Quốc Pḥng Mỹ, qua tin UPI, Washington, ngày 29 tháng 4 năm 1972; từ 1970 đến 1972, theo Douglas Pike, bài “North Vietnam in the Year 1972”, Asian Survey số 1, bộ XIII, tháng 1 năm 1973.)

[19] Survey of China Mainland Magazines số 481, nga1y 26 tháng 7 năm 1965.

[20] Thái độ dứt khoát chống Nga của một số Đảng CS Đông Nam Á được ghi nhận đặc biệt trong tḥi kỳ Nga Mỹ họp Hội Nghị Cao Cấp ở Mạc Tư Khoa năm 1972 qua những lời tuyên bố điển h́nh sau:

“Diễn biến t́nh h́nh quốc tế trong một năm qua đă chứng minh đầy đủ học thuyết khoa học của Mao chủ tịch… Bọn đế quốc xét lại và bọn phản động không cam chịu xét lại. Đế quốc Mỹ và bọn xét lại Liên Sô đang điên cuồng tăng cường quân bị để phân chia phạm vi ảnh hưởng. Chúng vừa cấu kết, vừa tranh dành ráo riết tiến hành can thiệp, lật đổ và xâm lược các nước.”

(Xă luận đài Tiếng Nói Cách Mạng Mă Lai của Đảng CS Mă ngày 20 tháng 5 năm 1972)

“Đế quốc Mỹ và đế quốc Xă Hội Liên Sô đă lâm vào cảnh hết sức cô lập trên thế giới. Mặt trận thống nhất cách mạng của nhân dân toàn thế giới chống Đế quốc và tất cả bọn phản động đă vững mạnh hơn bao giờ hết.”

(B́nh luận của đài Tiếng Nói Nhân Dân Thái của đảng CS Thái ngày 20 tháng 5 năm 1972)

“Xu hướng chính của thế giới hiện nay là cách mạng. Đế quốc Mỹ đă vấp phải những khó khăn chồng chất và không thể vượt qua nổi cả trong lẫn ngoài nước. Đế quốc Xă Hội Liên Sô càng lộ rơ hơn nữa bộ mặt thật của tên Sa hoàng mới. Hai cường quốc siêu đẳng này vừa cấu kết lại vừa cấu xé ḥng chia cắt và chi phối thế giới. Nanh vuốt của chúng tḥ đến đâu th́ nhân dân ở đấy chống lại chúng đến đó.”

(Tuyên bố của đảng CS Indonesia ngày 23 tháng 5 năm 1972 nhân dịp kỷ niệm 52 năm ngày thành lập)

 

 

 

CHƯƠNG 14: TƯ BẢN MỸ

 

 

 

 

Mối Liên Hệ Đầu Tiên

 

Trước thế chiến II, mối liên hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á chỉ gồm trọn trong việc chiếm đóng Phi-Líp-Pin kể từ 1899 sau trận chiến Mỹ – Tây Ban Nha.

Ở Viễn Đông trong thời kỳ đó, Mỹ có một hải lực hùng hậu, nhưng lại không có đủ lục quân để đập tan lực lượng Tây Ban Nha trên toàn quần đảo Phi. V́ vậy, dù đă đánh thắng Tây Ban Nha ở vịnh Manila (ngày 1 tháng 5 năm 1898), Mỹ vẫn phải trông đợi vào chính người Phi trong việc lật đổ chính quyền thống trị.

Thời kỳ cuối thế kỷ 19 là giai đoạn bộc phát của cách mạng Phi. Mỹ đă lợi dụng phong trào này và hứa hẹn trao trả độc lập cho Phi. Chính phong trào cách mạng Phi đă làm cho Tây Ban Nha nản chí trong việc đương đầu với Mỹ và v́ vậy chỉ sau ba tháng kể từ ngày khởi chiến, Tây Ban Nha đành phải nhượng lại quần đảo Phi cho Mỹ với giá 20 triệu Mỹ kim.

Ngay khi tiếp thu xong đất Phi, Mỹ liền chĩa mũi nhọn tấn công vào chính quân cách mạng. Bị phản bội một cách trắng trợn, nhân dân Phi đă vùng lên đấu tranh chống Mỹ, nhưng chẳng bao lâu, các nhóm kháng chiến tan ră dần trước hoả lực quá hùng hậu của các đạo quân tân thực dân. Năm 1901, tổ chức kháng chiến cuối cùng đă bị triêt hạ, lănh tụ kháng chiến Emilio Aguinaldo, đồng thời cũng là tổng thống nền cộng hoà non yểu của xứ này (từ tháng 1 năm 1899), bị Mỹ bắt. Toàn quần đảo được coi như đă b́nh định xong từ đấy.

Mỹ chiếm Phi không hẳn chỉ nhằm vào thị trường nhỏ bé này, nhưng thực ra là cốt đặt được căn cứ để từ đó gây ảnh hưởng bủa lưới hốt thị trường Hoa Lục [1]. V́ vậy ngay sau khi chiếm đóng Phi, Mỹ không có hoạt động tiến tới thêm ở Đông Nam Á, dù Đông Nam Á vào thời đó c̣n một khoảng trống là Thái Lan chưa bị thống trị.

Ngoài Viễn Đông, mục tiêu bành trướng của Mỹ hồi cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 cũng c̣n đặt nặng vào vùng châu Mỹ La Tinh. Từ khi thống chế được toàn thể khu vực này, Mỹ đă triệt để chú tâm khai thác. Thuyết Monroe [2] khi ấy lại được đề cao hơn bao giờ hết. Thế chiến I bùng nổ năm 1914, Mỹ đă giữ trung lập, đứng ngoài bằng cách buôn bán vũ khí. Măi đến ngày 6 tháng 4 năm 1917, Mỹ mới tuyên chiến với Đức, v́ Đức đă dùng tiềm thuỷ đĩnh đánh đắm nhiều tàu buôn Mỹ trên Đại Tây Dương để chặn đường thương mại của Mỹ với Anh, Pháp.

Thế chiến I đă đưa lại cho Mỹ nhiều mối lợi lớn trong khi các nước Âu châu suy sụp một cách thảm hại. Sau thế chiến, một nửa số vàng trên thế giới là của Mỹ. Nhằm khuynh loát thuộc địa của các nước thực dân châu Âu, Mỹ tung tiền đầu tư khắp nơi. Năm 1935, số tiền đầu tư của Mỹ ở Đông Nam Á đă lên tới trên 250 triệu Mỹ kim, trong đó Indonesia thuộc Hoà Lan 61 triệu và đất thuộc địa của chính Mỹ là Phi-Líp-Pin 151 triệu.

C̣n tại Việt Nam, có lẽ v́ sự cạnh tranh của tư bản Pháp, Mỹ đă không đặt được chân đứng quan trọng. Dấu tích của Mỹ trong hậu bán thế kỷ 19 chỉ vỏn vẹn có một mảnh đất ở Sài G̣n (địa điểm hăng Descours Et Cabaud sau này) của Delano Roosevelt, ông nội của tổng thống Franklin D. Roosevelt. Sau thế chiến I, Mỹ và Đông Dương tăng gia quan hệ thương mại với nhau qua việc Mỹ mua cao su và thiếc, c̣n Đông Dương th́ nhập cảng dầu lửa (hăng Caltex của Mỹ lập chi nhánh đầu tiên ở đây).

Trong thế chiến II, để giữ yên thuộc địa Phi-Líp-Pin, Mỹ đă t́m cách điều đ́nh trung lập hoá Đông Nam Á lục địa. Năm 1941, trong văn kiện chuyển cho đại sứ Nhật ở Hoa Thịnh Đốn, tổng thống Roosevelt hứa nếu Nhật từ bỏ ư định chiếm đóng Thái Lan và Đông Dương, nghĩa là để cho phe thực dân theo Pétain thân Trục tiếp tục cầm quyền. Và như vậy, Nhật có thể sử dụng Đông Dương như một hậu cứ tiếp vận. Đề nghị này chính nước liên hệ là Thái Lan không hay biết ǵ cả. Nhưng để lo bảo vệ lấy thân, ngay từ 1940, Thái đă ngầm kư với Anh và Pháp hiệp ước bất tương xâm (Anh ở mặt Tây và Nam, Pháp ở mặt Đông) và kư ngầm với Nhật hiệp ước thân hữu và hợp tác (Treaty Of Friendship And Cooperation.)

Tất cả những mưu tính của Mỹ nhằm giữ yên mặt lục địa đă bị đổ vỡ khi Nhật đột ngột tiến quân vào vùng này. Lúc Nhật đă tới gần kinh đô Bangkok, Thái kêu cứu đồng minh th́ chỉ đuợc Mỹ trả lời bằng cách hứa sẽ cho vay tiền sau, c̣n Anh, cụ thể hơn, đă đánh điện tới “Chỉ có thể chia sẻ với quư quốc vài cỗ đại bác. Chúc may mắn! [3] ” Chán ngán với phe đồng minh, Thái đành quay ra bắt tay với Nhật theo “tinh thần” hiệp ước 1940. Hành động này của Thái đă bị Mỹ cho là “thay đổi đường lối như ngọn tre uốn theo chiều gió!”

Cuối năm 1941, sau khi bất thần oanh tạc phá huỷ gần trọn hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng, Nhật cũng tức thời tiến đánh Phi-Líp-Pin. Quân Mỹ rút lui từ đảo này sang đảo khác, và sau cùng bị đánh bật ra khỏi quần đảo. Dần dần Nhật chiếm được toàn bộ Đông Nam Á và đe doạ cả bán đảo Ấn Độ lẫn Úc Châu. Mỹ vội vă cùng Anh lập kế hoạch phối hợp hành quân công kích lại. Một mặt, Mỹ sát cánh với Anh chiến đấu ở Miến Điện (tướng Joseph Stillwell) và mở một con đuờng chiến lược lên Nam Trung Hoa. Mặt khác Mỹ xuất phát từ Úc đánh dần lên các đảo phía Bắc. Những trận đánh ở Tân Guinée (tức Irian) đă diễn ra từ 1942 cho tới khi Nhật bị tiêu diệt năm 1944. Tháng 10 năm 1944, tướng MacArthur đem quân đổ bộ lên đảo Leyte ở Phi-Líp-Pin và tới tháng 2 năm 1945 th́ chiếm lại được Manila.

Tại Việt Nam, một lưới t́nh báo của Mỹ cũng được thành lập ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp do Gordon, nguyên đại diện hăng dầu lửa Mỹ, cầm đầu. Tổ chức này đă mở lối cho Cơ Quan T́nh Báo Chiến Lược OSS (Office Of Strategic Services), tiền thân của Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương CIA Mỹ (Central Intelligence Agency), đem người lên Việt Bắc giúp nhóm kháng chiến của Hồ Chí Minh.

Trong số bốn nước Tây phương thống trị Đông Nam Á, chỉ có Mỹ là nh́n thấy trước t́nh h́nh cai trị theo kiểu xưa không thể tồn tại được lâu dài. Mỹ đă dự trù việc trao quyền chính trị cho chính người Phi, nhưng sẽ duy tŕ các căn cứ quân sự và dĩ nhiên vẫn giữ đủ ảnh hưởng kinh tế để khỏi mất thị trường. Thực ra, về thuộc địa, Mỹ đâu có bao nhiêu! Bỏ hẳn thuộc địa và thúc đẩy các nước thực dân khác cùng bỏ, Mỹ sẽ có lợi lớn là có thể đạt được một chỗ đứng quan trọng hơn trong sinh hoạt chính trị và kinh tế tại các xứ bị Âu châu thống trị trước; v́ sau thế chiến, chắn chắn Âu châu sẽ bị kiệt quệ không c̣n là đối thủ cạnh tranh của Mỹ nữa [4].

Do đó Mỹ đă tuyên bố sẽ trao trả độc lập cho Phi-Líp-Pin vào năm 1946 và đ̣i hỏi Anh, Pháp, Hoà Lan cũng có những hành động tương tự ở phần đất c̣n lại của Đông Nam Á. Sau này, Anh đành trả độc lập cho Miến và Mă (trừ tiểu quốc đầy dầu lửa Brunei), qua mấy năm lằng nhằng đủ để thu xếp việc chuyển tài sản về chính quốc và duy tŕ một cách an toàn căn cứ quân sự tại Singapore. Riêng có Hoà Lan và Pháp là dại dột sử dụng quân sự và đă tự chuốc lấy những thiệt hại lớn lao sau này: mất hầu hết quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng chính trị tại cựu thuộc địa!

 

Những Bước E Dè Sau Thế Chiến

 

Khi chiến tranh vừa chấm dứt, thế giới liền bị phân tán theo sự chia phần ở Yalta (tháng 2 năm 1945) giữa Nga, Mỹ và Anh. Tuy nhiên, trong số ba cường quốc thắng trận th́ Anh đă quá kiệt quệ chỉ mong lo phục hồi lấy bản thân. Cho nên trên đấu trường quốc tế, chỉ c̣n Nga và Mỹ là mặc cả ráo riết và sau đó kèn cựa nhau từng bước.

Tại Đông Nam Á, Mỹ đă lập lại “trật tự” ở Phi-Líp-Pin, Anh cũng trở lại Miến, Mă, và đồng thời lén đưa đồng minh ăn cướp Pháp và Hoà trở lại Việt Nam và Indonesia. Tại Bắc Việt và Lào, quân đội Tưởng Giới Thạch được đem xuống để trám khoảng trống. C̣n tại Thái Lan, chính phủ thân Nhật Aphaiwong đă rút lui để cho Seni Pramoj, người trở về từ Hoa Thịnh Đốn, đứng ra lập nội các mới. Nh́n toàn bộ cục diện Đông Nam Á, Mỹ có thể an tâm v́ Anh, Pháp, Hoà và Quốc quân Trung Hoa đều là đồng minh của Mỹ trong trận tuyến chống Phát xít lẫn trong chiến tranh lạnh với Nga về sau. Do đó, trong năm đầu hậu chiến, Mỹ hướng nỗ lực vào việc chiếm đóng Nhật Bản cùng vấn đề lục địa Trung Hoa qua phái bộ Marshall, c̣n Đông Nam Á th́ ít được chú ư tới.

Tại Phi, Mỹ đă thi hành xong dự định từ trước về việc trao lại quyền chính trị cho người bản xứ. Ngày 4 tháng 7 năm 1946, Phi-Líp-Pin được công bố độc lập. Ngay sau đó Phi phải kư với Mỹ một hiệp ước về quân sự với điều khoản nhượng cho Mỹ duy tŕ 23 căn cứ hải quân và không quân trên toàn quần đảo trong ṿng 99 năm, và một hiệp ước về kinh tế cho phép các công ty Mỹ đặc quyền khai thác tài nguyên của Phi và miễn thuế xuất nhập cảng cho các hàng hoá trao đổi Phi-Mỹ tới năm 1973.

Tại Indonesia, khi Hoà Lan gây chiến và mưu tính đặt lại chế độ thuộc địa, Mỹ đă phản đối kịch liệt. Sau trận tấn công chớp nhoáng của Hoà vào Jogjakarta và bắt hầu hết nhân viên chính phủ Sukarno (tháng 12 năm 1948), Mỹ đă vận động Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án mạnh mẽ Hoà, đồng thời Mỹ cũng đe doạ cúp phần viện trợ (theo kế hoạch Marshall) cho Hoà. Chính nhờ phần lớn ở những áp lực đó mà Hoà đă lùi bước trong mưu tính tái xâm lược.

C̣n tại Việt Nam, sự thể lại xảy ra khác hẳn. Sau khi Nhật đầu hàng, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản của ông ta đă nhanh tay đoạt được chính quyền. Rồi sau đó, lại nhanh tay loại đưọc phe quốc gia đối lập và nắm được quyền lănh đạo kháng chiến chống Pháp. Trước những diễn biến ấy, lúc đầu Mỹ rất lúng túng, lúng túng v́ Mỹ không tiên liệu những phản ứng cấp thời ở Đông Nam Á lục địa [5]. Lúng túng hơn nữa v́ Mỹ không thể lấy chiêu bài chống cộng mà giúp đỡ một lực lượng thực dân đang suy tàn. Nếu giúp đỡ bọn tái chiếm thuộc địa, chắc chắn Mỹ sẽ không thể lôi cuốn các nước nhỏ đứng về phe ḿnh trong cuộc tranh bá đồ vương trên thế giới với Nga. Sau, cựu đại sứ Mỹ ở Pháp là W. Bullit đă nghĩ đến giải pháp Bảo Đại và đă công khai đề nghị trên tờ Life vào cuối năm 1947.

Từ khi cộng sản Trung Hoa toàn thắng ở Hoa Lục (1949), Mỹ càng ráo riết lo liệu việc nghênh địch ở Đông Nam Á, dù chỉ là nghênh địch một cách gián tiếp. Ngày 7 tháng 2 năm 1950, Mỹ tuyên bố công nhận chính phủ Bảo Đại và từ đó Bảo Đại đă trở nên cái b́nh phong để Mỹ có thể mượn danh nghĩa mà đổ chiến cụ cho lực lượng thực dân.

Ngày 27 tháng 6 năm 1950, tổng thống Harry S. Truman công bố tăng viện quân sự cho Phi; quân lực Mỹ tại Phi cũng được tăng thêm. Một phái bộ nghiên cứu viện trợ kinh tế và kỹ thuật do R. Allen Griffin cầm đầu được phái tới Đông Nam Á trong kế hoạch rải tiền lôi kéo chư hầu. Tiếp theo sau là phái bộ nghiên cứu liên bộ ngoại giao quốc pḥng nhằm buông mẻ lưới chót. Nhưng mẻ lưới này chỉ vớt được Thái Lan qua hiệp ước viện trợ kinh tế và kỹ thuật (tháng 9 năm 1950) và hiệp ước viên trợ quân sự (tháng 10 năm 1950) với điều kiện thành lập quân đội theo chiều hướng do Mỹ vạch ra. C̣n tại miền nam Đông Nam Á, sau khi bị Indonesia từ chối liên kết, Mỹ liền t́m xuống giải dương châu để bắt tay với Tân Tây Lan và Úc qua hiệp ước ANZUS được kư kết giữa ba nước ngày 1 tháng 9 năm 1951.

Trong khi chiến tranh Triều Tiên đang tiếp diễn th́ chiến tranh Đông Dương cũng ngày một tăng thêm cường độ. Chiến trận toả rộng khắp nơi. Cộng sản kháng chiến có chung một biên giới với Trung Hoa và đă dùng đất Trung Hoa như một hậu cứ vĩ đại với nguồn tiếp tế vô tận. C̣n Pháp th́ càng ngày càng bị sa lầy không lối thoát. Đối với Pháp, dấn thêm vào chiến tranh tức là đồng thời dấn thêm vào sự lệ thuộc vào Mỹ. Niên khoá 1950-1951, viện trợ Mỹ cho Đông Dương chiếm 13% toàn bộ chi phí chiến tranh. Đến năm 1954 th́ tiền Mỹ chiếm hết 70%. Trước t́nh thế ấy rơ ràng Pháp sẽ trở nên kẻ đánh thuê cho Mỹ, mọi chi phí sẽ hoàn toàn do Mỹ trả.

Ở Pháp, phe tả (Cộng Sản và Xă Hội) chống chiến tranh Đông Dương đă đành, nhưng ngay cả đến giới tư bản cũng chống đối nốt. Chẳng qua là v́ vấn đề quyền lợi. Lúc đầu viện trợ Mỹ c̣n chạy qua ngă Đại Tây Dương và được lược qua tấm vải tư bản Pháp. Sau viện trợ Mỹ đi thẳng lối Thái B́nh Dương làm cho Pháp chính quốc không c̣n sơ múi ǵ được; đến nỗi tới mấy cái đồ hộp của lính Pháp cũng “made in USA” cả. V́ vậy Pháp đă buông xuôi để rồi mới có thất trận Điện Biên Phủ. Yếu tố chính đă đưa Pháp tới thất trận là v́ những hoạt động chống đối Cộng với sự chán nản ở chính quốc đă làm tinh thần binh lính sa sút tới độ thảm hại trên khắp mọi mặt trận. Điện Biên Phủ chỉ là một giọt nước nhỏ đă làm tràn ly nước vốn đă đầy.

Ngay từ khi Điện Biên Phủ mới ngả chiều (tháng 4 năm 1954), chính giới Pháp đă chia làm hai khuynh hướng: một khuynh hướng chủ trương bỏ cuộc; một khuynh hướng thiên về ư kiến phe quân nhân muốn nhờ Mỹ trực tiếp giúp để gỡ danh dự. Chính giới Mỹ cũng chia làm hai: một phe chủ trương can thiệp, hoặc quy mô cùng với các đồng minh khác (ngoại trưởng J. F. Dulles), hoặc hạn chế bằng không quân và hải quân mà mục tiêu gần nhất là phải phá cái ṿng vây Điện Biên Phủ (Đô đốc Radford); một phe quyết liệt chống can thiệp v́ sợ mang tiếng trước quốc tế và nhất là sợ lại phải đương đầu với một trận Triều Tiên thứ hai. Lănh tụ phe chống can thiệp vào Đông Dương tại Thượng viện chính là nghị sĩ Lyndon B. Johnson, người mà sau này khi đắc cử tổng thống đă ra lệnh ào ạt tăng quân số Mỹ trong chiến tranh Việt Nam lên tới trên nửa triệu.

Sau cùng, Mỹ đă đồng ư với Anh là chiến tranh Đông dương phải giải quyết bằng một hội nghị quốc tế. Do đó, hội nghị Genève đă được triệu tập, khởi sự từ ngày 8 tháng 5 năm 1954 với thành phần Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Trung Cộng, Kampuchea, Lào, và hai chính phủ Việt Nam. Hội nghị đă kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954 và kết quả cụ thể như ai nấy đều biết: sự chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Sự chia đôi Việt Nam cũng mở ra một mặt trận mới giữa đế quốc Cộng Sản và đế quốc Tư Bản trên phần đất trọng yếu của Đông Nam Á này.

Về phía Mỹ, trên nguyên tắc, Mỹ vẫn cho là không chấp nhận kết quả hội nghị v́ Mỹ không kư vào văn kiện nào. Nhưng trong tuyên ngôn chót, Mỹ đă tỏ lộ một thái độ rất ấm ớ, có thể hiểu là chấp nhận, có thể hiểu là không. Về vấn đề kư vào các văn kiện chính thức th́ thực ra chỉ vỏn vẹn có các đại diện tư lệnh các lực lượng đối chiến (Pháp, Việt Minh, Lào, Kampuchea) c̣n các cường quốc Mỹ, Anh, Nga, Trung Cộng th́ chỉ chứng kiến.

Thực tế mà nói, Mỹ đă ngậm miệng ăn tiền bằng cách rút ngoại trưởng J. F. Dulles, trưởng phái đoàn, về nước từ đầu tháng 5, c̣n để mặc Bedell Smith chịu trận cho xong chuyện. Chủ trương của Mỹ là “cho qua” vụ rắc rối này để bày vụ khác có lợi hơn ở Đông Nam Á! Dễ ǵ mà Mỹ quên được món tiền khổng lồ 1.200 triệu Mỹ kim đă đổ vào Đông Dương từ năm 1950 đến 1954. Hơn nữa, về mặt tranh chấp với Nga, chịu mất ảnh hưởng trên một nửa nước Việt Nam cũng c̣n phải kể là một thua thiệt lớn lao của Mỹ.

 

Tổ Chức Liên Pḥng Đông Nam Á

Kết quả hội nghị Genève 1954 là một sự thua thiệt lớn cho Mỹ, v́ vị trí Đông Nam Á quá quan trọng đến nỗi trước đây Mỹ quyết tâm đặt trọn ảnh hưởng của ḿnh vào khu vực, không chịu nhường nửa bước cho khối Cộng. Người Mỹ đă cho rằng nhường nửa bước rồi sẽ phải nhường trọn bước, mà nhường một bước rồi cũng có thể phải nhường hai. Lư thuyết về sự liên hệ toàn vùng đă được Mỹ h́nh dung bằng một hàng dọc những con bài domino đặt đứng. Nếu con bài đầu tiên bị đẩy đổ th́ sẽ đè lên con bài thứ nh́ làm con bài này đổ theo và lần lần cả hàng bài đều đổ. Ư niệm về ảnh hưởng dây chuyền ấy đă được Mỹ gọi là thuyết đô-mi-nô (Domino Theory).

Trong cuộc họp báo ngày 7 tháng 4 năm 1954, tổng thống Eisenhower đă cho rằng nếu mất Đông Nam Á, thế giới tự do (nên hiểu là đế quốc Mỹ) sẽ gặp những hậu quả không lường trước được. Nghĩa là Đông Nam Á, theo thuyết Domino, sẽ kéo đổ theo Úc, Tân Tây Lan ở phía Nam và Đài Loan, Nhật Bản ở phía Bắc. Thế mà Đông Dương lại là con bài đầu của hàng bài này. “Nếu Đông Dương sụp đổ, chẳng những Thái Lan mà c̣n Miến Điện và Mă Lai cũng bị đe doạ nghiêm trọng, cùng với mối nguy hiểm tăng thêm cho Đông Hồi và Nam Á cũng như cho Indonesia [6]. ”

Chính thuyết Domino đă đưa Mỹ tới sự xúc tiến thành lập tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization, gọi tắt là SEATO) ngay sau khi hiệp định Genève được kư kết. Tổ chức này thành h́nh ngày 8 tháng 9 năm 1954 và gồm 8 nước hội viên: Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Hồi, Thái và Phi-Líp-Pin. Trên thực tế, Mỹ cũng chẳng kiếm chác đưọc thêm ǵ ở Liên Minh Đông Nam Á. Vỏn vẹn chỉ có hai nước trong vùng là Phi và Thái th́ lại đều đă kư kết với Mỹ những hiệp ước song phương. Thành ra, tổ chức chỉ c̣n tiêu biểu cho điều mà Mỹ gọi là “hành động chung” của các cường quốc Tây phương ở Đông Nam Á. Song, chính v́ điều này mà Miến Điện và Indonesia đă nhiều lần tố cáo tổ chức chỉ là một h́nh thức tái lập uy quyền thực dân cũ cộng với uy quyền đế quốc trong vùng.

Trước đây, Mỹ đặt đô đốc Harry D. Felt, tư lệnh Thái B́nh Dương (CINCPAC) của Mỹ vào ban cố vấn quân sự của tổ chức. Tư lệnh bộ Thái B́nh Dương tại Trân Châu cảng trở nên nút dây chính trong việc huy động quân lực Mỹ, đặc biệt từ năm1958, lực lượng Thái B́nh Dương của Mỹ so với tất cả lực lượng các nước c̣n lại trong tổ chức quá chênh lệch, làm cho nếu phải hành quân khẩn cấp, đô đốc Felt sẽ đương nhiên trở thành tổng tư lệnh.

Mỹ đă tính tóan để có thể mặc t́nh làm mưa làm gió trên khắp vùng, nhân danh bảo vệ tự do (!). Nhưng trên thực tế sau này, Mỹ đă hoàn toàn thất bại v́ các nước hội viên tuy đồng sàng mà dị mộng. Lúc đầu, Pháp đă hăm hở vào tổ chức, nhưng chỉ một hai năm sau, Pháp lảng ra dần v́ quân lực Pháp bị buộc phải rút hết ra khỏi Đông Nam Á, trừ một số ít c̣n ở lại Lào (Séno) giữ việc huấn luyện. Mặc dầu đă có lần De Gaulle muốn lợi dụng tổ chức này để tạo cơ hội can thiệp vào nội t́nh Đông Nam Á, nhưng cuối cùng cũng không đi đến đâu nên bỏ cuộc [7].

Một nước bỏ cuộc khác nữa là Hồi. Hồi tham gia tổ chức chẳng qua chỉ để dựa thế trong cuộc tranh chấp địa phương với Ấn. Sau thấy dựa không được, Hồi liền bắt tay với Trung Cộng, một nước thù nghịch của Ấn, đồng thời cũng thù nghịch với tổ chức.

C̣n đối với Anh, hiện lo bảo vệ quyền lợi ở Hồng Kông, Singapore, Mă Lai bằng ngoại giao hơn là bằng quân sự. Và để thực thi chủ trương ấy, càng ngày Anh càng trở nên hoà hoăn với phe Cộng, cụ thể là việc thiết lập bang giao với Trung Cộng. Cho nên Anh rất thờ ơ trước những đề nghị có hành động chung của Mỹ trong các vụ rắc rối ở Đông Nam Á, đặc biệt là Lào và Việt Nam [8].

Úc và Tân Tây Lan th́ không quan tâm mấy đến danh nghĩa tổ chức. Các nước này bám vào Mỹ qua hiệp ước tay ba ANZUS có từ trước, cho nên dù tổ chức Liên Pḥng c̣n hay mất cũng không thành vấn đề. Sự góp phần của Úc và Tân Tây Lan vào chiến cuộc Việt Nam, dù ít ỏi, cũng chứng tỏ hai nước luôn luôn là đồng minh chặt chẽ nhất của Mỹ trong vùng này.

C̣n người Mỹ? Mỹ đă nhận chân được sự thất bại của ḿnh trong việc duy tŕ và hữu hiệu hoá tổ chức. Chính tờ báo của quân lực Mỹ ở Thái B́nh Dương đă nhận định “Mười lăm năm qua, tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á hầu như đă chẳng làm được ǵ trong việc ngăn chặn Cộng Sản. Chiến tranh Việt Nam đă bùng nổ lần thứ hai, t́nh h́nh chính trị và quân sự ở Lào ngày càng trở nên xấu hơn, c̣n Thái Lan th́ đang phải đương đầu với một cuộc chiến tranh du kích nghiêm trọng mới. Ngay cả các hội viên cũng đă lên tiếng chỉ trích nặng nề. Có người cho rằng tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á quả là hổ giấy, v́ vậy, hoặc phải cải tổ để làm hồi sinh lại hoặc là giải tán hoàn toàn cho rồi [9] ”.

C̣n lại hai hội viên thực sự ở Đông Nam Á là Phi-Líp-Pin và Thái Lan th́ càng ngày nhân dân hai nước này càng nhận thức được sự vô lư của việc mời những lực lượng bên ngoài đến bảo vệ ḿnh. Khuynh hướng t́m về với nhau trong đại gia đ́nh Đông Nam Á đang phát triển mạnh. Báo chí cấp tiến của hai nước đă nhiều lần lên tiếng đ̣i giải tán tổ chức để lập một tân minh ước chính các quốc gia Đông Nam Á.

 

Can Thiệp Bằng Quân Sự

 

Không lợi dụng được danh nghĩa tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á do chính ḿnh dựng nên, Mỹ đă can thiệp sâu rộng vào nội t́nh Đông Nam Á bằng cách dàn xếp trực tiếp với các chính phủ thân Mỹ trong vùng.

Ngoài những căn cứ ở Phi-Líp-Pin mà Mỹ đă duy tŕ được một không lực và hải lực hùng hậu, Mỹ c̣n thành lập các phái bộ quân sự tại nhiều nước khác. Các phái bộ Mỹ đều được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái B́nh Dương. Sau 1954, tại Lào có Sở Ước Tính Kế Hoạch (PEO), tại miền Nam Việt Nam có Phái Bộ Thâu Hồi Quân Dụng Lâm Thời (TERM) để thâu hồi những quân dụng viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương và trang bị lại cho quân đội Quốc Gia Việt Nam, c̣n tại Thái Lan, Kampuchea, Phi-Líp-Pin có Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Liên Quân (JUSMAG). Về sau, Mỹ tổ chức lại các phái bộ này và gọi chung là Phái Bộ Cố Vấn và Viện Trợ Quân Sự (MAAG) [10].

Trong thời kỳ hoạt động của các phái bộ quân sự, các loại vũ khí dư thừa của Mỹ sau thế chiến II đă được đổ vào Đông Nam Á cùng với các trang cụ khác trong kế hoạch quân viện, và được tính thành tiền như sau (đơn vị: triệu Mỹ kim): từ 1950 đến 1959, Phi-Líp-Pin 222,1, Thái Lan 296,5; từ 1955 đến 1959, miền Nam VN 489,5, Lào 66,3, Kampuchea 65, 6.

Khi t́nh trạng chiến tranh ở VN trở nên nghiêm trọng, Mỹ đă can thiệp vào VN mạnh hơn và cải đổi Phái Bộ Cố Vấn và Viện Trợ Quân Sự thành Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự (MAC-V) năm 1962. Mỹ cũng đổ 5.000 quân vào Thái và thiết lập các căn cứ gần biên giới Lào để bành trướng chiến tranh. Số quân chiến đấu của Mỹ ở Thái gia tăng dần nên Mỹ cũng phải thành lập Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự ở Thái (MAC-T).

Ngày 23 tháng 7 năm 1962 hiệp định Genève về Lào được kư kết, mười ba nước tham dự (mười bốn phái đoàn) hội nghị đă chấp thuận nền trung lập của Lào. Chiếu theo điều khoản “mọi quân lực ngoại quốc phải rút ra khỏi Lào”, 666 cố vấn và chuyên viên quân sự Mỹ ở Lào đă được rút đi. Thế vào đó lại có gần 500 người Mỹ khác được đưa vào Lào dưới h́nh thức nhân viên pḥng tuỳ viên quân sự và nhân viên Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Mỹ (USAID), trên thực tế đều là nhân viên Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA) nguỵ tích. Công việc của những người này là tiếp tục điều khiển chiến tranh ở Lào, tuyển mộ và duy tŕ lực lượng quân sự Mèo do tướng Vang Pao chỉ huy, điều hành và yểm trợ lực lượng đặc biệt Thái do Mỹ mướn đánh nhau ở Lào, liên lạc với căn cứ không quân Udorn của Mỹ ở Thái để điều hành các phi vụ oanh tạc, thám sát và vận tải cho 6 căn cứ không quân Mỹ ở Bắc Thái.

C̣n tại miền nam Việt Nam, từ 1962, quân đội Mỹ đă tăng lên 9.000 rồi năm sau lên 16.000. Năm 1965, Mỹ bắt đầu đưa quân chiến đấu sang ào ạt; 72.000 vào tháng 7, rồi 165.000 vào tháng 11. Năm 1966 lên 331.000, năm 1967 lên 464.000 và đầu năm 1969 ghi dấu con số cao nhất của quân Mỹ ở Việt Nam là 549.500. Ngoài ra, cũng kể tới đầu năm 1969, Mỹ c̣n đài thọ hơn 66.000 quân ngoại nhập khác tại Việt Nam: Đại Hàn 50.000, Úc 7.000, Thái 6.000, Phi-Líp-Pin 1.600 và Tân Tây Lan 500.

Sự can thiệp mạnh mẽ vào Việt Nam đă được tổng thống Johnson giải thích như là hành động tiếp tục những cam kết của các tổng thống tiên nhiệm; điều này phải được hiểu như tiếp tục thi hành sách lược hậu thế chiến của Mỹ từ Harry Truman, Dwight D. Eisenhower qua John F. Kennedy.

Kế hoạch can thiệp trực tiếp vào Nam VN đă do phái bộ Taylor-Rostow đề nghị hồi tháng 10 năm 1961 dưới thời chính phủ Kennedy. Tướng Maxwell D. Taylor, khi ấy là chủ tịch Bộ Tham Mưu Liên Quân, và tướng Walt W. Rostow, chủ tịch Hội Đồng Hoạch Định Sách Lược Bộ Ngoại Giao (State Department’s Policy Planning Council) đă đề nghị gửi một lực lượng đầu tiên chừng 10.000 bộ binh với danh nghĩa giúp VNCH trong các công tác dân sự vụ để tránh vi phạm lộ liễu hiệp định Genève; sau đó sẽ dần dần tăng thêm quân số, và chỉ cần tối đa 6 sư đoàn là đủ chận đứng vùng phi quân sự, ngăn hẳn hành động nam tiến của Cộng quân miền Bắc, c̣n lực lượng du kích miền nam th́ để mặc quân đội miền Nam tiêu trừ dần [11].

Với quyết định của Kennedy, quân đội Mỹ đă đặt chân lên Đông Nam Á lục địa và lần đầu tiên kể từ khi lập quốc, Mỹ đă có những căn cứ quân sự vĩ đại trên phần đất này của Á châu. Khi việc chia phần hậu thế chiến với đế quốc cộng sản ở Âu châu đă ổn thoả, Mỹ tất phải tiến tới trên mặt Á châu để t́m thế đứng. Đó là đường đi nước bước của đế quốc Mỹ mà Kennedy đă vạch ra dưới những mỹ từ chính trị trong cuộc phỏng vấn với Walter Cronkite, phái viên hăng Vô Tuyến Truyền Thanh Columbia, ngày 2 tháng 9 năm 1963 “Tôi không đồng ư với những ai cho rằng chúng ta phải rút lui. Đó là một lầm lẫn lớn… Đây là một cuộc chiến đấu vô cùng quan trọng dù xa lắc xa lơ. Chúng ta đă thực hiện những nỗ lực ấy để pḥng thủ Âu châu. Nay Âu châu đă hoàn toàn vững vàng, chúng ta cũng phải làm thế để pḥng thủ Á châu.”

Sau khi Kennedy bị ám sát (ngày 22 tháng 11 năm 1963), Taylor được Johnson tiếp tục trọng dụng và được đề cử làm đại sứ tại Sài G̣n (ngày 23 tháng 6 năm 1964.) Kể từ đó chiến tranh leo thang liên tục. V́ mức leo thang đă bỏ xa dự liệu của Kennedy trước kia và chỉ được nhảy vọt vào năm 1965 sau khi Johnson đă chính thức trở nên tổng thống do dân bầu, nên có lúc báo chí Mỹ đă gán cho cuộc chiến này là chiến tranh Johnson.

Nếu nói theo thời ngữ của Mỹ th́ trong thời kỳ tại vị, Johnson là một trong những trùm “diều hâu.” Thế mà trong khi tranh cử với Goldwater của đảng Cộng Hoà năm 1964, Johnson lại gáy giọng “bồ câu” để hốt phiếu. Chính người viết đă thấy tận mắt những biểu ngữ mà uỷ ban vận động bầu cử của Johnson giăng trước các trụ sở nhằm đả kích những lời tuyên bố hiếu chiến của Goldwater như “dội bom xuống đường ṃn Hồ Chí Minh”, “dội bom xuống Bắc Việt.” Thế mà sau khi đắc cử, Johnson đă thi hành theo đúng những ư kiến bị phe ông ta gọi là ngu xuẩn ấy.

Trước và sau khi đắc cử, con người của Johnson đă thay đổi là thế. Nếu lại truy lên từ cuộc chiến tranh Đông Dương trước kia để nhớ lại Johnson đă từng cầm đầu nhóm nghị sĩ chống lại việc can thiệp vào Việt Nam năm 1954, th́ mới lại càng thấy lập trường của Johnson đă thay đổi như thế nào.

Về phần Kennedy, năm 1962 ông ta đă đưa lính Mỹ vào Việt Nam, dù với con số nhỏ bé, nhưng là những bước khởi đầu quan trọng. Năm 1963, Kennedy cho rằng thật là một sự lầm lẫn lớn nếu người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Nghĩa là ông ta chủ trương trú đóng ở Việt Nam lâu dài, mặc dầu trước đó 9 năm (1954) thời c̣n là nghị sĩ, ông ta đă nhận định khá sáng suốt về trận chiến sa lầy ở Đông Dương “Tôi thành tật tin rằng không có số lượng quân viện nào ở Đông Dương có thể thắng được một kẻ địch có mặt ở khắp nơi và đồng thời cũng chẳng ở nơi nào cả [12]”.

Ngoài các tổng thống, ngay đến những viên chức chính quyền thứ cấp khác cũng có những sự thay đổi lập trường kỳ lạ giữa lúc cầm quyền và không cầm quyền. Cứ xét qua mấy bộ mặt quen thuộc như McNamara và Clifford, cựu bộ trưởng quốc pḥng, Harriman và Vance, trưởng và phó trưởng phái đoàn đại diện Mỹ tại hoà hội Paris dưới thời Johnson th́ đủ thấy chính khách Mỹ xoay chiều như thế nào.

Động lực nào đă thúc đẩy họ tới gần “diều hâu” khi cầm quyền và gần “bồ câu” khi chưa hoặc đă rời chức vụ lănh đạo? Trả lời hoàn toàn được câu hỏi này tất phải kiểm điểm lại hệ thống chính trị trong tổ chức xă hội Mỹ, đó là điều bất khả trong phạm vi một chương sách. Nhưng, nếu chỉ xét đến ảnh hưởng quan trọng nhất chi phối giới lănh đạo th́ tưởng không thể nào quên được bàn tay vận dụng của Tư Bản Mỹ.

 

Tư Bản Với Chiến Tranh và Hoà B́nh

 

Như con bạch tuộc nhiều ṿi, mỗi ṿi len lỏi vào một lănh vực để ḅn rút, không quyền lực quốc gia nào mà không bị tư bản vơ nắm, không t́nh huống quốc tế nào mà không bị tư bản khai thác lợi dụng. Các nhà lănh đạo Mỹ khi đứng ra chấp nhận lănh đạo là đương nhiên không nhiều th́ ít đă tự chấp nhận lăn ḿnh vào một guồng máy mà nút bấm quay guồng thường được đặt đâu đó trên Bích Lộ (Wall Street), Nữu Ước.

Trong thế chiến hoà, nút bấm có thể điều khiển cho guồng máy quay theo chiều hoà hay quay theo chiều chiến. Nghĩa là tuỳ lúc tuỳ nơi, tư bản Mỹ sắp xếp hành động thế nào để luôn luôn có lợi nhất. Cái lợi trong thời chiến dĩ nhiên là cái lợi từ kỹ nghệ phục vụ chiến tranh.

Ngay từ thời hậu cách mạng, chính phủ liên bang Mỹ đă dựng những cơ xưởng sản xuất chiến cụ để cung ứng cho nhu cầu chiến tranh. Nhưng dần dần, giới tư bản khi bành trướng đủ mạnh để tạo thành một thế lực mới đă t́m mọi cách nhận đặt hàng từ tiểu bang lên tới liên bang và thay thế hẳn hệ thống quốc doanh cũ. Kỹ nghệ chế tạo sản phẩm chiến tranh được Mỹ duy tŕ liên tục, vừa để sử dụng vào những trận chiến mà Mỹ tham dự, vừa để xuất cảng bán khắp thế giới.

Sau thế chiến II, ngân khoản đặt hàng bị giảm bớt v́ lúc ấy Mỹ đang thặng dư chiến cụ. Một số lớn cơ sở kỹ nghệ loại này phải đóng cửa để chuyển sang kỹ nghệ hậu chiến. Số chiến cụ dư thừa được chuyển cho các nước đàn em của Mỹ trong kế hoạch quân viện. Tới năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bộc phát, chính phủ liên bang lại vội vă đặt những món hàng kếch xù. Và đó cũng là dịp để cho giới tư bản Mỹ tha hồ lên giá với lư do bù đắp phí tổn tái lập cơ xưởng. Sự lên giá quá đáng này cộng thêm với các cuộc vận động ngầm khác đă làm cho chính phủ phải duy tŕ mức đặt hàng đều đặn cả trong thời chỉ có chiến tranh lạnh để tránh mắc kẹt khi có chiến tranh nóng xảy ra.

Dĩ nhiên khi có chiến tranh nóng, dù là chiến tranh hạn chế, các giới tư bản cũng sẽ thu lợi nhiều hơn. Chiến tranh Việt Nam là một thí dụ điển h́nh. Năm 1960, ngân khoản đặt hàng giữ ở mức b́nh thường sau trận Triều Tiên là 22.500 triệu Mỹ kim (MK). Trong mấy năm sau, chiến cuộc Việt Nam bành trướng hơn, Mỹ bắt đầu can thiệp sâu rộng hơn th́ số ngân khoản tăng lên dần tới 28.100 triệu MK vào năm 1963. Năm 1965 là năm quân số chiến đấu của Mỹ ở Việt Nam tăng vọt lên từ 16.500 đến 165.700, phiếu đặt hàng cũng vọt lên từ 26.600 triệu MK tài khoá 1965 đến 37.700 triệu MK tài khoá 1966. Nghĩa là riêng chiến tranh Việt Nam đă ảnh hưởng tới 9.100 triệu MK một năm trong thời gian ấy.

Những năm kế tiếp, con số tiếp tục cao vời vợi: năm 1967 – 41.800 triệu MK, năm 1968 – 41.200 triệu MK, năm 1969 – 42.300 triệu MK [13] .

Tóm lại trong thập niên 60, kỹ nghệ chiến tranh tại Mỹ đă thu hút 317.800 triệu MK. Hăy nghĩ đến món lời vĩ đại mà hàng trăm xí nghiệp trong tập đoàn tư bản dây phần vào hoạt vụ trên đă thâu đoạt được. Một chuyện khó có thể tưởng tượng được là riêng trong niên khoá 1968, tại Mỹ đă có tới 5 xí nghiệp nhận phiếu đặt hàng trị giá trên 1.000 triệu MK (General Dynamics Corporation 2.239 triệu MK, Lockheed Aircraft Corporation 1.871 triệu MK, General Electric Company 1.489 triệu MK, United Aircraft Corporation 1.321 triệu MK và McDonnel Douglas Corporation 1.101 triệu MK.)

Tuy nhiên, ngoài những tổ chức tư bản thâu lợi nhiều trên, không phải là không có những tổ chức mất một phần lợi tức trong thời chiến, v́ vậy tranh chấp đă không tránh được trong giới tư bản. Hơn nữa, ngay cả trong số những tổ chức thâu lợi v́ chiến tranh cũng có những sự tranh chấp nhau làm ảnh hưởng đến đường lối chiến tranh của Mỹ. Trong những nhà tài phiệt quan trọng ở Bích Lộ, số người gốc Do Thái không phải là ít. Những người này luôn luôn có khuynh hướng tạo áp lực dập tắt ng̣i lửa chiến tranh Đông Dương, chẳng phải v́ xót thương ǵ các dân tộc ở đây, nhưng chỉ là v́ muốn Mỹ quan tâm hơn đến Trung Đông, nơi Israel đang phải chật vật đương đầu với thế giới Ả Rập.

Ở trên là mới chỉ đề cập đến giới tư bản hoạt động ngay tại đất Mỹ, c̣n có liên quan trực tiếp đến sự can thiệp của Mỹ tại khắp nơi trên thế giới tất không thể quên giới tư bản Mỹ ở quốc ngoại. Các hăng, hay chi nhánh hăng Mỹ ở những nước nhược tiểu vừa hoạt động trong địa hạt kinh tế, vừa hoạt động trong nhiều địa hạt khác, đă là những tổ chức rất có ảnh hưởng đến đường lối đối ngoại của Mỹ và cũng là những cơ quan chi phối các áp lực chính trị địa phương. Ngay tại Đông Nam Á, nhiều cơ sở tư bản đă bỏ tiền nuôi dưỡng các nhân vật tạm thất thế, hoặc các phần tử đối lập, phương cách kinh doanh mới được gọi là “đầu tư chính khách.” Cái ṿi bạch tuộc đă len lỏi vào tận thâm đáy của chính trường như vậy, thử hỏi làm sao người cầm quyền thân Mỹ dám đi trái đường lối Mỹ cho được!

Bàn tay tư bản đă nhám bẩn đến độ chính những công dân được họ thuê mướn cũng phải lên tiếng phủ nhận liên hệ trách nhiệm “Chúng tôi không có trách nhiệm ǵ trong chiến tranh lạnh. Chúng tôi đă không tạo ra cuộc chiến tranh ấy. Những nhà máy ở Johannesburg, Rio và Sài G̣n chẳng phải của chúng tôi. Chúng tôi cũng không được chia phần ǵ nơi những tổ hợp tư bản Engelhard Industries, Kennecott Coper, Lockheed, United Fruit [14].”

 

Thực Chất Sách Lược Mỹ

 

Qua những lời phát biểu trên của công nhân, người ta có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của vấn đề giai cấp. Cũng như người ta đă từng thấy vấn đề màu da trong những lời hô hào của phong trào da đen đấu tranh hồi tháng 8 năm 1965 “Người da đen đừng đi chiến đấu cho tự do của người da trắng ở Việt Nam, trừ khi chính dân da đen ở Mỹ được tự do [15].”

Đó là chuyện nội bộ của nước Mỹ. Khác hơn thế, đối với chúng ta, t́nh trạng căng thẳng đă bao trùm thế giới và chiến tranh có tính chất cục bộ phát khởi nhiều nơi rơ ràng vẫn chỉ là hậu quả của sự tranh dành giữa các đế quốc với nhau. Thực chất phơi bày trần truồng như vậy tưởng cũng đă phá tan huyền thoại nhân đạo và giải phóng mà mỗi bên tự khoác lấy làm chiêu bài lừa người dối ḿnh.

Không có chuyện ǵ hào hiệp mà đem quân đi cứu nước này, giúp nước nọ như cơ quan tuyên truyền của tư bản vẫn rêu rao. Mọi sự can thiệp bằng quân sự thực ra chỉ là mưu đồ bành trướng vùng kiểm soát. Vùng kiểm soát càng rộng, đế quốc càng hưởng lợi nhiều. Ṿng đai pḥng thủ càng xa, chính quốc càng được yên ổn. Ngay như vấn đề Đông Nam Á, tổng thống Johnson cũng đă phải xác nhận trong cuộc họp báo ngày 17 tháng 11 năm 1967 rằng chính phủ ông quyết định can thiệp vào v́ ông tin chắc nền an ninh của các nước Đông Nam Á có liên hệ mật thiết đến nền an ninh của chính Mỹ quốc[16] ”. Sự việc đă được nh́n nhận rơ rệt vậy th́ nên bỏ giọng giúp đỡ đi, v́ giữa chính phủ Mỹ và những chính phủ thân Mỹ ở Đông Nam Á chưa biết ai là người giúp và ai là người được giúp!

Trở lại vấn đề đứng hẳn sang hàng ngũ Mỹ trong thế phân hoá quốc tế hiện tại, nhiều chính khách Đông Nam Á đă tự nhận thấy là sai lầm. Trong cuộc họp báo ngay sau lễ nhậm chức đầu năm 1969, ngoại trưởng Phi-Líp-Pin là Romulo đă tuyên bố “Phi không c̣n trông cậy vào các nước đồng minh được nữa, v́ quyền lợi của Phi trên hết” và “Thời hậu chiến với hai chiều hướng hoặc Mỹ hoặc Nga nay đang chấm dứt [17].”

Có người sẽ cho rằng hiện Phi không c̣n lo ngại nhiều về Cộng sản địa phương nên mạnh miệng, nhưng nghĩ như vậy, ta thử tự hỏi: liệu với sự giúp đỡ của Mỹ, Cộng sản có dẹp tan không hay sẽ bành trướng thêm? Hăy nh́n lại chiến tranh Việt Nam để thấy câu trả lời. Hoặc hăy nghe chính người Mỹ trả lời “Mỹ đang tạo thêm ra Cộng sản, vốn trước có rất ít, từ khi Mỹ tự mời ḿnh vào Nam Việt Nam.” Đó là lời tuyên bố của nghị sĩ Gruening, thuộc tiểu bang Alaska [18].

Thật vậy, Mỹ đă tỏ ra chẳng hiểu biết bao nhiêu về cuộc chiến mà Cộng sản phát động. Nếu Mỹ hiểu, Mỹ đă không đem quân trực tiếp tham chiến với h́nh thức chiến tranh hạn chế. Nếu Mỹ hiểu, Mỹ đă chỉ tự đứng ngoài cung cấp phương tiện trong im lặng để đồng minh nạn nhân chống địch với tư thế “có chính nghĩa” trước mắt quần chúng, yếu tố quan trọng nhất để thắng loại chiến tranh này.

 

Học Thuyết Nixon và Chính Sách Hiện Nay của Mỹ

 

Dầu sao th́ đến năm 1968, sau cuộc tổng công kích của Cộng sản trên hầu hết các thị trấn miền Nam VN, Mỹ cũng đă nhận thấy cái bất lợi của sự can thiệp trực tiếp, tức tiến hành chiến tranh hạn chế. V́ vậy, người kế nhiệm ông Johnson là tổng thống Nixon đă khởi sự thi hành kế hoạch lui về chiến tranh uỷ nhiệm, nghĩa là rút dần quân đội Mỹ ra khỏi Nam VN, tăng cường dần lực lượng VNCH để thay thế. Kế hoạch này được Nixon gọi là chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh, một chương tŕnh thể hiện học thuyết Nixon vào điều kiện VN.

Nói một cách tổng quát, học thuyết Nixon đă dự liệu sự triệt thoái các lực lượng Mỹ khỏi một số khu vực tây Thái B́nh Dương. Từ vài điểm sơ khởi nhấn mạnh đến chủ trương địa phương hoá nỗ lực pḥng thủ của chư hầu Mỹ ở Đông Nam Á được công bố ở Guam vào tháng 7 năm 1969, học thuyết Nixon đă được vun bồi, triển khai thêm để trở thành chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ đă được Nixon công bố trong thông điệp liên bang ngày 20 tháng 1 năm 1972 và gồm 5 điểm chính đại ư như sau:

 

1-Mỹ tiếp tục duy tŕ một lực lượng chỉ đủ mạnh để đập tan mọi đe doạ đối với nền an ninh của Mỹ và các nước chư hầu.

 

2-Mỹ sẽ giúp chư hầu phát triển khả năng quốc pḥng để tự vệ.

 

3-Mỹ tôn trọng mọi cam kết trù liệu trong mọi hiệp ước kư với các nước khác.

 

4-Mỹ sẽ dùng biện pháp quân sự nhằm bảo toàn quyền lợi thiết thân bất cứ nơi nào trên thế giới khi quyền lợi ấy bị đe doạ.

 

5-Vai tṛ của Mỹ sẽ rất giới hạn trong những trường hợp nào không liên can đến quyền lợi thiết thân hoặc cam kết của Mỹ.

 

Thực ra th́ chính sách mà Nixon phác định không hẳn mang tính chất sáng tạo. Nó chẳng qua chỉ là những đường lối cũ được phân định rơ rệt hơn, đặc biệt nhấn mạnh đến điểm 2 và điểm 5 gợi cái ư Mỹ sẽ tự tránh bớt loại chiến tranh hạn chế (cục bộ) mà Mỹ đă nhiều lần dự vào, đồng thời phát triển thêm chiến tranh uỷ nhiệm, nghĩa là tiến hành chiến tranh theo lối Nga Hoa ở Việt Nam: tiền, súng của đế quốc, xương máu của nhược tiểu đàn em.

Về chuyện rút quân, trên đại thể Mỹ sẽ thi hành, nhưng Mỹ cũng sẽ tuỳ cơ uyển chuyển duy tŕ một số lực lượng ở càng nhiều nơi trên thế giới càng hay. Tại Đông Nam Á, dù có rút hết khỏi Đông Dương, quân Mỹ cũng sẽ c̣n nằm vạ trong một thời gian chắn chắc không ngắn ngủi ở các căn cứ trên đất Phi và Thái. Ấy là chưa kể đến vị trí Guam, đầu cầu Thái B́nh Dương rất gần kề Đông Nam Á hiện nay hoàn toàn thuộc Mỹ.

Quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á rất quan trọng, chắn chắc không người lănh đạo nào của Mỹ phải nghĩ tới phủi tay bỏ cuộc. Nixon lại càng nghĩ tới quyền lợi ấy hơn ai hết; ngay cả đến việc bắt tay với Trung Cộng cũng không ngoài nhu cầu hiện diện của Mỹ ở nơi này. Ngay từ khi mới ngồi vào ghế tổng thống nhiệm kỳ 1, Nixon đă ra lệnh duyệt xét toàn bộ chính sách Mỹ đối với Trung Cộng. Trong nỗ lực h́nh thành tân chính sách, chủ điểm mà Nixon đưa ra cho những người phụ trách việc chi tiết hoá (chủ chốt là phụ tá ngoại trưởng Marshall Green và cố vấn Bạch Cung Henry Kissinger) là làm thế nào để Mỹ sẽ không là địch thủ số một của Nga hay Tàu, mà chính mỗi nước ấy sẽ là địch thủ số một của nhau.

Tại Đông Nam Á, Mỹ trù tính Trung Cộng cần có sự hiện diện của Mỹ để chặn bớt ảnh hưởng của Nga, và Nga cũng cần có sự hiện diện của Mỹ để chặn bớt sức bành trướng của Trung Cộng. Trong cái thế tam giác Mỹ, Nga, Tàu ấy, Mỹ sẽ mặc sức thao túng đối tượng chính là các nước, các dân tộc Đông Nam Á, trong khi Nga và Tàu cứ tự do kềm giữ lẫn nhau: đó là con đường mà Nixon đă chọn để tiến tới.

 

 

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú:

[1] Nghị sĩ Mỹ Beveridge, ngày 9 tháng 1 năm 1900, đă tuyên bố rằng Phi-Líp-Pin sẽ là của Mỹ măi măi v́ đằng sau Phi là thị truờng Trung Hoa to lớn (Henri Claude, Où Va L’impérialisme Américain, Paris, 1950). Ngay khi c̣n đang b́nh định Phi, Mỹ cũng đă gửi quân tham dự vụ tám nước tấn công Bắc Kinh năm 1900, và tới năm 1905 Mỹ lại nhào vào khai thác vùng Măn Châu sau chiến tranh Nga Nhật.

[2] Chủ trương Mỹ quyết không nhúng vào việc Âu châu và Âu châu cũng không được nhúng vào việc Mỹ châu.

[3] Kenneth T. Young Jr., The Southeast Asia Crisis, Oceana Publications, 1966.

[4] Ngay từ 1940, Mỹ đă trù liệu trước là Anh sẽ suy yếu cực độ sau chiến tranh và Mỹ đă sắp đặt sẵn kế hoạch lănh đạo khối Anglo Saxon thay Anh (Vicken Cordon, diễn văn ngày 10 tháng 12 năm 1940) và tổ chức lại thế giới theo trật tự Mỹ (hồi kư của cựu ngoại trưởng Cordell Hull).

[5] Thực ra, sau thế chiến II, MacArthur đă vạch ra một ṿng đai pḥng thủ hay nói rơ hơn là biên cương mà đế quốc Mỹ nhắm tạo ảnh hưởng ở Thái B́nh Dương, là vùng đảo từ Úc lên Phi-Líp-Pin, Đài Loan, Xung Thằng, Nhật Bản và Nam Hàn. Đại lục Á châu được coi là vùng đất mà Mỹ không nên đặt chân vào. Sau này, hồi tháng 1 năm 1950, ngoại trưởng Dean Acheson cũng nhắc lại tương tự như vậy.

[6] Dwight D. Eisenhower, Mandate For Change 1953-56, Garden City, N.Y. Doubleday, 1963.

[7] De Gaulle muốn chia sẻ thế đứng với Mỹ nên đă đề nghị ba nước Pháp, Mỹ, Anh hợp thành nhóm lănh đạo Đông Nam Á. Đề nghị này không được Mỹ hưởng ứng. V́ Anh vốn không ưa Pháp, c̣n Mỹ đời nào chịu san sẻ quyền lănh đạo với Pháp. Từ năm 1966, Pháp đă không gửi phái đoàn đến tham dự các khoá họp thường niên của tổ chức nữa.

[8] Thực ra th́ hành động của Anh Mỹ cũng có nhiều uẩn khúc mà người quan sát bên ngoài không dễ ǵ t́m hiểu được; chẳng hạn như sự phân nhiệm về chính sách của khối Anglo-Saxon trước một thế giới đa cực như ngày nay: mỗi thành viên của khối có vẻ như đi một đuờng nhưng cái đích chung của khối vẫn là một.

[9] Bài “SEATO Members Seek New Teeth”, Pacific Stars and Stripes số ra ngày 11 tháng 5 năm 1969.

[10] Năm 1959, nhân viên phái bộ Mỹ gồm 342 ở VN, 266 ở Thái Lan, 69 ở Phi-Líp-Pin, 57 ở Kampuchea. Năm 1961 số nhân viên ở VN tăng lên 685, ở Lào được ghi nhận là 300.

[11] Roger Hilsman, To Move a Nation, New York: Doubleday, 1967.

[12] Theodore Draper, Abuse of Power, New York; Viking Press, 1967.

[13] Theo thống kê của Bộ Quốc Pḥng Mỹ, trích trong US News And World Report số ra ngày 21 tháng 4 năm 1969.

[14] Staughton Lynd và Thomas Hayden, The Other Side, The New American Library, 1967.

[15] Như cước chú 14.

[16] Theo bài “Political Commitment in SEA” của W. C. Johnstone trong Current History số tháng 1 năm 1968

[17] Tin AP từ Manila ngày 2 tháng 1 năm 1969.

[18] Tin AFP từ Nữu Ước ngày 5 tháng 1 năm 1969.

 

 

CHƯƠNG 15: ÁP LỰC TRUYỀN KIẾP: NGƯỜI HÁN

 

 

Những tiếng nói “nhân danh bảy trăm triệu nhân dân Trung Hoa” của Mao Trạch Đông cất lên đầy thách đố với thế giới, chắc chắn không phải phát xuất từ ư thức đấu tranh cho vô sản, v́ trong số 700 triệu ấy c̣n không biết bao nhiêu “kẻ thù” của giai cấp này. Thực tế, người ta chỉ có thể nh́n thấy khía cạnh vị tộc trong giọng điệu kiêu căng phô trương sức mạnh nhân số ấy.

Thế giới nói chung vẫn ngại ngùng trước mưu đồ muốn dùng một phần tư nhân loại đó để gây loạn. Trong sự ngại ngùng, người ta đă từng thấy rơ rệt những khuynh hướng muốn cầu hoà, muốn thần phục và những khuynh hướng muốn chống đối, muốn đương đầu. Đông Nam Á nói riêng cũng không thoát ra ngoài hai khuynh hướng trên. Nhưng tự xé lẻ để cầu hoà, thần phục có thể được để ở yên trong giai đoạn hiện tại, song lấy ǵ bảo đảm cho tương lai, trong khi Trung Hoa đă có sẵn dự kế thống trị. C̣n chống đối, đương đầu th́ không đủ mạnh, nên có quốc gia đă bám theo đế quốc khác để t́m sự che chở. Hành động theo phản ứng ấy đă dựa vào một mệnh đề nghe ra thường hợp lư “Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta”, nhưng thật ra là sai lầm ấu trĩ trong trường hợp này. V́ hành động như vậy, chúng ta đă đồng hoá lập trường tự vệ thiêng liêng của ḿnh với lập trường đế quốc. Hay nói một cách khác, chúng ta đă chỉ phụ hoạ theo tiếng gầm gừ của bày thú dữ đang tính chuyện xâu xé lẫn nhau mà thôi.

Muốn ư thức được con đường phải chọn trong phạm vi này, hăy lắng nghe tiếng th́ thầm thổn thức trong suốt ḍng lịch sử của các bộ tộc Bách Việt từ khi dời bỏ địa bàn Hoa Nam qua lúc h́nh thành các tổ hợp Đông Nam Á tới ngày nay. Tiếng th́ thầm ấy nhắc nhở chúng ta rằng: hăy trả vấn đề Trung Cộng lại cho cộng sản Nga, cho tư bản Mỹ, c̣n chúng ta, nhân dân Đông Nam Á, chúng ta không có vấn đề Trung Cộng riêng rẽ mà chỉ có vấn đề Tàu. Tàu th́ lúc nào cũng chỉ là Tàu, và cái mưu đồ theo đuổi tận diệt bằng cách đồng hoá các dân tộc nhỏ yếu xung quanh (dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác) từ xưa đến nay cũng vẫn thế [1]”.

Từ nhận thức ấy, hăy bàn đến chuyện Tàu – chuyện Tàu từ Hoa Lục, chuyện Tàu từ Đài Loan và cả chuyện Tàu ở ngay trong ḷng Đông Nam Á. Từ nhận thức ấy mới thấy cần phải pḥng ngự và pḥng ngự với tư thế của bày trâu chống cọp, chứ không phải với cung cách của trẻ nít núp váy mẹ hờ. Đông Nam Á không gây hấn, v́ thực ra cũng chẳng có sức mà gây hấn. Nhưng các nước Đông Nam Á phải nắm tay nhau giữ vững trận tuyến của ḿnh; có như vậy mới mong làm nhụt ư chí lũng đoạn của Bắc phương và mới tạo được hoà b́nh thực sự lâu dài cho toàn vùng.

 

Truyền Thống Đế Quốc

 

Cho tới thế kỷ 19, mối liên hệ giữa Trung Hoa và các liên bang là mối liên hệ của thiên triều với tiểu quốc, v́ Trung Hoa vẫn tự coi là trung tâm của thế giới, một tổ hợp văn minh cao cả ở giữa những tổ hợp của các “rợ”. V́ vậy, trước kia người Trung Hoa không thể nào quan niệm nổi một h́nh thái thế giới loài người quy tụ những quốc gia b́nh đẳng. Cái tinh thần đại đồng được phô diễn một cách tốt đẹp trong Lễ Kư đă được người Trung Hoa hiểu một cách thực tế là nhân loại đại đồng trong sự “coi sóc” của ṇi Hán và được biểu hiện ra thành một thứ chủ nghĩa đế quốc mệnh danh là thiên hạ chủ nghĩa.

Khi Mao Trạch Đông hô hào giải phóng toàn thể nhân loại để thiết lập một thời đại mới th́ thật ra Mao đă chỉ lập lại cái ư thức truyền thống của Trung Hoa bắt nguồn từ trước Công nguyên và mới chấm dứt vào cuối thế kỷ 19 [2]. Trong giai đoạn không tiếp nối trước Mao, Khang Hữu Vi cũng đă mưu toan xây dựng lại cái cơ cấu mục nát của Thanh triều trên ư thức này nhưng đă thất bại (1898), cũng như Tưởng Giới Thạch đă thất bại v́ sự quật khởi của Nhật Bản, một dân tộc “rợ” vốn trước kia vẫn thần phục Thiên triều.

Ngay từ khi mới lập quốc, người Hán đă theo đuổi một đường lối bành trướng bằng phương cách đồng hoá mănh liệt. Truyền thuyết Trung Hoa c̣n ghi lại thời kỳ tranh chấp sông Hoàng giữa Hán và Miêu (người Mèo) vào thiên kỷ 3 trước C.N. Trước chính sách diệt tộc của người Hán, người Mèo đă phải lùi dần xuống phương Nam nhưng vẫn luôn luôn bị người Hán theo đuổi mà tiêu diệt. Trong khi nhiều bộ tộc Việt đă thiên di ra xa hẳn vùng người Hán chiếm cứ th́ người Mèo vẫn lẩn quất tại Hoa Lục. Bỏ Hoàng Hà, họ lui xuống Dương Tử, rồi qua sông đi về đông nam. Để tránh nạn diệt chủng, họ phải rút lên các núi cao vùng Nam Lĩnh (người Hán về sau gọi là Miêu Lĩnh) ở ranh tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Hồ Nam, Quư Châu và Tứ Xuyên, nơi đă được mô tả bằng thành ngữ “trời không ba ngày sáng, đất không ba thước bằng,” v́ có địa thế vô cùng hiểm trở và bị sương mù bao phủ quanh năm. Măi tới thế kỷ 17 mới bắt đầu có những đoàn người Mèo thiên di xuống Đông Nam Á, tổng số hiện nay cũng chỉ độ vài trăm ngàn. Số c̣n lại bị tiêu hao dần sau mỗi đợt nổi dậy chống Hán. Cho đến nay, một dân tộc trước kia đông đảo ngang dân Hán và đă choán giữ b́nh nguyên phát triển văn minh thuỷ đạo (lúa cấy ruộng nước) đầu tiên, nay chỉ c̣n lại 2,5 triệu người rải rác trên các vùng cao nguyên cằn cỗi và hoàn toàn biến thành dân ở núi. Trường hợp Miêu tộc được nêu lên ở đây chỉ là một trường hợp điển h́nh trong lịch sử bành trướng của Hán tộc.

Đối với các bộ tộc khác cũng vậy. Sử c̣n chép vào cuối thế kỷ 3 trước C.N., quân Tần xuống đánh Bách Việt ở miền nam, tiến quân b́nh định đến đâu liền di dân Hán dành đất đến đó. Chính trong dịp này, nhiều bộ tộc Việt đă thiên di. Trên vùng đất cũ, ngoài cuộc quật khởi của bộ tộc Lạc Việt ta để thâu hồi độc lập, ngày nay chỉ c̣n sót lại vài nhóm thiểu số rút ẩn vào rừng núi. Nhóm đông đảo nhất c̣n lại là bộ tộc Choang (vẫn tự xưng gốc Việt) ở Quảng Tây. Nhóm này hiện đă được chính quyền Bắc Kinh tổ chức thành khu tự trị với mục đích đồng hoá từng bước bằng phương cách hoà b́nh.

Chính sách đồng hoá các dân tộc nhỏ của Bắc Kinh ngày nay thực ra cũng chỉ là việc kế tục các triều đại xưa và nhất là kế hoạch do Tôn Văn đề ra. Chủ nghĩa dân tộc trong chủ nghĩa tam dân của Tôn Văn chẳng có ǵ khác hơn là lập lại thành văn ư thức Đại Hán cũ. Tưởng Giới Thạch đă thi hành chủ nghĩa ấy và Mao Trạch Đông đă nhận xét về hành động của Tưởng như sau: “Đối với các dân tộc ít người, chúng (Quốc Dân Đảng) hoàn toàn kế thừa chính sách phản động của chính phủ Măn Thanh và chính phủ quân phiệt Bắc Dương, áp bức bóc lột, không biết đến đâu mà kể. Vụ tàn sát nhân dân Y Khắc Chiếu thuộc dân tộc Nông năm 1943, việc trấn áp bằng lực lượng vũ trang đối với dân tộc ít người ở Tân Cương năm 1944 và cả hiện nay, vụ tàn sát nhân dân thuộc dân tộc Hồi ở tỉnh Cam lúc mấy năm gần đây, đă chứng minh điều đó”[3]. Ấy là chưa kể đến vụ Tưởng tàn sát dân Đài Loan ngày 26 tháng 1 năm 1947 sau này khi Đài Loan nổi dậy đ̣i độc lập. Dân gốc Đài Loan vốn không phải là người Hán. Trong vụ này, theo báo cáo của lănh sự Mỹ ở Đài Bắc gửi cho Bộ Ngoại Giao Mỹ, trên năm ngàn dân Đài Loan đă bị Quốc Dân hạ sát [4].

Từ khi Tưởng bị đánh bật ra khỏi Hoa Lục, Mao đă tiến hành công việc Hán hoá một cách có kế hoạch hơn. Nỗ lực Hán hoá đă ảnh hưởng tới khoảng 50 triệu dân không thuộc Hán tộc. Việc thành lập các khu tự trị được tiến hành một cách tinh vi nhất. Một mặt lănh địa khu tự trị sẽ dần dần bị co rút lại để sát nhập vào các tỉnh ngay trên đất tổ của ḿnh.

Gần đây, Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ đă tố cáo bản đồ chính trị chính thức của Trung Cộng, công bố hồi tháng 12 năm 1971 đă vẽ lại biên giới (khu tự trị) Nội Mông, thu hẹp lănh thổ khu này đến một phần ba so với bản đồ chính thức công bố năm 1957. Phần lănh thổ khu tự trị Nội Mông bị cắt xén đă được ghép vào các tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Đông và Trực Lệ [5].

Thật ra, dù chẳng thu hẹp khu tự trị th́ chỉ nội chính sách di dân choán đất cũng đủ làm mất ư nghĩa tự trị rồi. Trong phần đất c̣n lại của Nội Mông, người Mông Cổ chỉ c̣n trên một triệu trong tổng số 6,5 triệu. Giả sử Trung Hoa trả lại đất Nội Mông cho Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ th́ liệu Mông Cổ với dân số 1,3 triệu có dám nhận lănh hay chăng? Tại Măn Châu, Trung Cộng cũng đă di dân Hán lên để triệt hẳn mầm mống phục hưng Măn Châu quốc. Ở miền Tây, sau khi đă kiểm soát chặt chẽ được Tân Cương bằng quân lực, Trung Cộng đă dành cho dân Hồi Thổ (Uighur và Kazakh) chế độ khu tự trị (1953), nhưng đồng thời cũng phát động rầm rộ phong trào cưỡng bách di dân các tỉnh ở trung nguyên lên. Người Tây Tạng cũng đang trong t́nh trạng tương tự. Những cuộc hành quân đàn áp năm 1959 đă được mô tả là quân Tàu tiến vào Tây Tạng đến đâu, dân Tàu lũ lượt kéo theo choán đất đến đó.

Xâm lăng bằng cách di dân tràn ngập là loại xâm lăng nguy hiểm nhất, v́ đất bị chiếm không bao giờ c̣n hy vọng thâu hồi độc lập. Người Hán là dân tộc đầu tiên thấu hiểu và thi hành phương cách ấy [6]. Và chính v́ sự trải mỏng trên những vùng đất mới để đồng hoá các dân tộc nhỏ khác, dân số Tàu đă phát triển một cách kinh khủng trong năm sáu thế kỷ vừa qua [7]. Mức độ dân số tăng tiến quá mau đă vượt xa diện tích đất mới. Ngày nay với chừng 800 triệu dân, Trung Hoa đang cần thấy khó sống trong một lănh thổ tuy rộng nhưng không đủ thực phẩm cung ứng. Sự thiếu ăn truyền kiếp vẫn đeo đuổi người Trung Hoa như một định mệnh, v́ vậy họ đă nh́n xuống vựa lúa Á châu (vùng đất Đông Nam Á) với con mắt thèm thuồng. Đó là lư do chính đă khiến Tàu, dù dưới chế độ nào, cũng đều mật đưa việc thôn tính Đông Nam Á, dưới h́nh thức này hay h́nh thức khác, lên hàng đầu quốc sách.

Hăy bỏ qua những cuộc xua quân xâm chiếm trong lịch sử mà chỉ xét ngay trong thời hiện đại, chúng ta thấy người Tàu đă chiếu cố Đông Nam Á dưới hai h́nh thức trong hai thời kỳ khác nhau: từ cách mạng 1911 đến khi thành lập Cộng Hoà Nhân Dân (1949), người Tàu đă di cư xuống các nước trong vùng và định cư luôn. Sau 1949, phong trào di cư bị chặn đứng, người Tàu, dưới chế độ cộng sản, bèn xoay hướng khác với kế hoạch vận dụng chính trị nhằm đưa các quốc gia trong vùng vào ṿng quỹ đạo của ḿnh – bước đầu tiên của mưu đồ thống trị.

Hoa Kiều Ở Đông Nam Á

 

Thật ra th́ không phải măi tới thế kỷ 20 này mới có Hoa kiều ở Đông Nam Á. Nước nào trong vùng cũng đều ghi nhận sự hiện diện của Hoa kiều từ mấy trăm năm về trước. Nhưng Hoa kiều chỉ trở thành vấn đề nan giải cho vùng này trong ṿng nửa thế kỷ nay, nghĩa là từ khi Trung Hoa có chính sách về Hoa kiều hải ngoại và mưu toan sử dụng họ vào việc lũng đoạn các quốc gia cho họ trú ngụ. Tổng số người Tàu ở Đông Nam Á hiện đă lên tới 13 triệu, nghĩa là nhiều hơn tổng số dân gốc cả ba nước Kampuchea, Lào và Mă Lai Á hợp lại. Trừ trường hợp Miến Điện, tất cả các nước c̣n lại đều đang tranh thủ một cách chật vật để tự gỡ ra khỏi ṿng thống trị về kinh tế của Hoa kiều.

Trước 1911, thường thường chỉ có đàn ông Tàu hầu hết là nông dân và công nhân ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến xuống Đông Nam Á t́m công ăn việc làm. Khi có một số vốn lớn, họ bèn trở về xứ. Chính cái kết quả nhăn tiền về sự giàu sang mau chóng của họ đă lôi cuốn các đợt Tàu khác xuống kiếm ăn. Ở các xứ Phật giáo như Miến Điện, Thái, Kampuchea, Việt Nam, nhiều đàn ông Tàu đă lấy vợ trú xứ. Theo truyền thống, họ cố gắng biến đám con cháu lai thành Tàu hay ít ra cũng thiên về tính chất Tàu nhiều hơn. Song, cũng có những trường hợp ảnh hưởng đàng mẹ quá mạnh, nhiều gia đ́nh trải qua ba bốn thế hệ là trở thành người địa phương. Đối với trường hợp này, không có vấn đề ǵ phải đặt ra cả, v́ họ đă chấp nhận dân tộc mà họ mang trong ḿnh phân nửa ḍng máu, chấp nhận quốc gia đă nuôi dưỡng họ, và sống hoà đồng không kỳ thị với tập thể địa phương.

Nhưng đa số người Tàu và Tàu lai đều không chịu địa phương hoá một cách dễ dàng như vậy. Họ đă liên kết với nhau tranh đấu cho quyền lợi riêng của họ bằng mọi thủ đoạn sâu xa có thể có như mua chuộc, đút lót, và đă mở mang hoạt động kinh tế của họ bằng đủ mọi phương tiện bẩn thỉu như đầu cơ tích trữ, chợ đen, buôn lậu. Sự việc này đă gây phẫn nộ cho chính quyền độc lập duy nhất trong vùng là Thái Lan. Năm 1910, vua Wachirawut đă tung ra chiến dịch chống tập thể Hoa kiều mà ông gọi là “bọn Do Thái phương Đông”. Và đến năm 1913 th́ Thái Lan đưa ra đạo luật đầu tiên về việc hạn chế hoạt động của Hoa kiều. Thật ra nếu so sánh với sự lũng đoạn kinh tế Đông Âu của bọn mại bản Do Thái thời ấy, th́ người Tàu c̣n nguy hiểm hơn nhiều, v́ họ không phải là những kẻ lang thang mất gốc. Họ c̣n có một tổ quốc phải hướng về và trông nhờ sự che chở. Và v́ vậy, ngoài tài tháo vát của họ, họ c̣n được một thế lực chính trị to lớn là Trung Hoa chính quốc theo dơi và ủng hộ khi cần; nhất là từ sau cách mạng 1911.

Từ sau 1911, phụ nữ Trung Hoa bắt đầu tràn xuống, những gia đ́nh thuần Trung Hoa được lập nên và xă hội Trung Hoa ở địa phương dần dần ràng buộc thêm những quy luật từ chính quốc đưa sang cho các tổ chức bang hội thi hành. Một mặt các bang hội Tàu lo bảo vệ tập thể Trung Hoa về quyền lợi kinh tế, cũng như về văn hoá (để giữ nguyên truyền thống Tàu), mặt khác họ lo đẩy mạnh việc kéo hẳn những người lai sang hàng ngũ Tàu, phần nhiều bằng những mối lợi trước mắt. V́ vậy tập thể Hoa kiều ngày càng đông đảo và bền chặt. Cho đến thế chiến II, người ta đă nghĩ là không có cách ǵ buộc họ gia nhập vào những xă hội mà họ sinh sống. Họ lập thành một tập thể ngoại nhân riêng biệt và cùng với tập thể thực dân Tây phương ở vùng này, họ đă triệt để khai thác địa phương để thu lợi.

Trong việc đầu tư khai thác, người Tây phương có vốn và uy quyền, c̣n người Tàu th́ thực ra chỉ đến với hai bàn tay trắng. Nhưng với sự mẫn cán và óc tổ chức sẵn có của họ, người Tây phương đă rất tin cẩn nơi họ. V́ thế người Tàu đă trở nên trung gian, đầu nậu trong nhiều loại nghiệp vụ khác nhau cho các chủ nhân ông Tây phương. Sống trong thời bị trị, dân địa phương đă chịu khốn đốn dưới hai tầng bóc lột Tây và Tàu. Tây nắm chính quyền, bóc lột bằng sức mạnh; Tàu nắm kinh tế, bóc lột bằng mưu trá. Và với mưu trá, chẳng bao lâu đă thấy xuất hiện không biết bao nhiêu những người Tàu làm chủ các thương điếm vĩ đại, các ngân hàng, hầm mỏ, cơ sở kỹ nghệ.C̣n các hoạt động trung b́nh khác th́ càng không thiếu những tiệm chạp phô, những đại lư nhu yếu phẩm, những tiệm cầm đồ, cho vay, tiệm ăn, tiểu công nghệ, v..v…, chỉ những Tàu là Tàu. Có thể nói khắp Đông Nam Á, chỗ nào có thị trấn là có người Tàu. Từ những cơ sở thương vụ lớn lao có tầm mức quốc tế ở Manila đến những quán cóc ở một thị trấn heo hút như Nam Tha tại Thượng Lào, những bảng hiệu Tàu cũng đều thấy dựng lên ngạo nghễ.

Về số Hoa kiều ngày nay tại mỗi quốc gia, khó mà có được bảng kiểm kê chính xác, nhất là từ khi Đông Nam Á đồng loạt tung ra những đạo luật hạn chế Hoa kiều nhập nội và địa phương hoá Hoa kiều thổ sinh.

Tại Phi-Líp-Pin, tới cuối thế kỷ 19, cũng là cuối thời kỳ Tây Ban Nha đô hộ, tổng số Hoa kiều chưa tới 40.000. Nhưng sang thế kỷ 20 tới gần thế chiến II, con số này đă tăng lên gấp10 lần. Ngày nay, người ta ước lượng tổng số Hoa kiều vào khoảng 600.000, nghĩa là 2% dân số Phi.

Tại Việt Nam, trong những năm đầu thế chiến II, tổng số Hoa kiều chỉ có vào khoảng từ 320.000 tới 420.000; riêng tại Nam Kỳ, Hoa kiều đă tập trung đông đảo nhất và chiếm tới 75% toàn số. Nhưng từ khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ, Hoa kiều đă lợi dụng chính sách bỏ ngỏ của Pháp ào ạt đổ vào Sài G̣n để khai thác chiến tranh, nhất là từ 1946 đến 1948. Sau hiệp định Genève, số Hoa kiều ở Việt Nam được ước tính vào khoảng 900.000, nghĩa là chiếm tới 7% dân số [8].

Tại Kampuchea, theo thống kê 1955, tổng số Hoa kiều là 270.000 người, nghĩa là vào khoảng 5,5% dân số. Tuy nhiên, thống kê này đă không kể đến số người lai, mặc dầu trên thực tế số người lai ấy vẫn tự coi là người Tàu. Cũng như ở Việt Nam, người Tàu di cư vào đông đảo nhất trong những năm đầu chiến tranh Đông Dương và cũng qua ngă Sài G̣n. Hiện nay, người Tàu ở Kampuchea gồm tổng cộng ít ra là trên nửa triệu, nghĩa là chiếm tới 7% dân số.

Tại Indonesia, cuối thế kỷ 19, người Tàu có độ 200.000. Đến năm 1930 số này tăng lên 1.233.000, và sau khi Indonesia thâu hồi độc lập, tổng số Hoa kiều là 2.250.000 và đạt tới 2,7% dân số. Ngày nay, nhờ nỗ lực vận động nhập tịch, số người Tàu thực sự được coi là ngoại kiều chỉ có 1,4 triệu. Kể từ khi bang giao Indonesia – Trung Cộng bớt căng thẳng, việc nhập tịch không thể tiến hành được nữa, v́ Hoa kiều tin tưởng ở sự bảo vệ của chính phủ Bắc Kinh.

Tại Mă Lai Á và Singapore, người Tàu hiện đều đông hơn người Mă gốc. Ở Mă Lai Á có 4 triệu người Tàu, chiếm 42% dân số, trong khi người Mă gốc chỉ có 40%, phần c̣n lại là người gốc Ấn, gốc Âu, v..v… C̣n ở Singapore, người Tàu có 1,5 triệu và người Mă gốc 240.000 trong tổng số 2 triệu dân. Như vậy, người Mă gốc chỉ chiếm 12%, trong khi người Tàu 75%.

Tại Lào, Hoa kiều có 30.000, chiếm 1% dân số. Lào là nước có ít Hoa kiều nhất, nhưng lại bị Bắc Kinh chi phối nội t́nh (các tỉnh Bắc Lào) nặng nề nhất.

Tại Thái, số Hoa kiều đă lên tới 3 triệu vào năm 1957, tức 13% dân số lúc ấy (23 triệu.) Ngày nay, khó mà phân biệt được thành phần Hoa kiều với thành phần Lukchin (cha Tàu, mẹ Thái) v́ đối với chính phủ Thái, Lukchin đương nhiên là Thái, nhưng đối với người Tàu, họ vẫn thừa nhận quốc tịch cha cho Lukchin. Do đó, nếu kể chung cả hai loại này th́ con số phải vượt lên trên 4 triệu.

Tại Miến Điện, tổng số Hoa kiều có chừng nửa triệu, tức độ 1,8% dân số. Ngoài loại Hoa kiều thông thường, biên giới Thái – Miến hiện nay vẫn c̣n là nơi trú ngụ của đám tàn quân Quốc Dân Đảng (đă tŕnh bày trong chương 9). Đám quân này đă sử dụng vũ khí biến khu vực thành địa cứ riêng của chúng. Căn cứ Quốc Dân Đảng hiện đă trở nên trung tâm sản xuất, chế biến và phân phối ma tuư lớn nhất thế giới. Nha phiến và bạch phiến sản xuất ở đây đă được tung ra khắp nơi qua ngă Hương Cảng và Singapore bằng những đường dây buôn lậu quốc tế. Riêng tại Đông Nam Á, tổ chức Quốc Dân Đảng này đă gián tiếp đầu độc hàng triệu thanh thiếu niên các dân tộc bằng ma tuư qua hệ thống phối hợp giữa bọn tay sai Hoa kiều và bọn đương quyền nhũng lạm ở các địa phương.

 

Vấn Đề Nảy Sinh

 

Sự phát triển về nhân số quá lớn lao của Hoa kiều sau thế chiến rơ ràng gây nguy hại không nhỏ cho Đông Nam Á và làm cho các quốc gia độc lập trong vùng phải t́m biện pháp giải quyết. Như đoạn trên đă tŕnh bày, với hai nước có số Hoa kiều tương đối ít là Lào và Miến, ta có thể nh́n thấy ngay nguyên nhân từ khía cạnh kinh tế mà ra. Tại xứ Lào, dân số ít, sinh hoạt kinh tế yếu kém, lợi tức thâu hoạch từ các dịch vụ thương mại tương đối rất thấp, nên thực sự không có ǵ đáng để hấp dẫn người Tàu như các xứ khác. Tuy vậy, hiện nay người Tàu ở Lào cũng đang nắm giữ vận mệnh kinh tế xứ này. Họ vẫn là nhóm ngoại kiều đông đảo nhất, có tổ chức chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh nhất. C̣n tại Miến, chính v́ chính sách kinh tế chỉ huy của chính phủ Miến, các thương gia Hoa kiều đă thối chí bỏ đi hơn là các biện pháp trực tiếp như đă được áp dụng ở các quốc gia khác.

Tại Mă Lai Á và Singapore, t́nh trạng lại khác hẳn, nghĩa là vấn đề không c̣n giới hạn trong địa hạt ngoại kiều nữa mà lại toả rộng ra thành cuộc tranh chấp chủng tộc giữa những người cùng mang quốc tịch. Mặc dầu khi chấp nhận trở thành công dân của hai quốc gia trên, người Tàu đă chấp nhận dùng ngôn ngữ Mă làm phối hợp văn hoá Mă Lai với văn hoá Trung Hoa để tạo thành một nếp sinh hoạt chung; nhưng trên thực tế, sự việc lại trái hẳn. Nghĩa là người Tàu sống trên đất Mă đang cố Trung Hoa hoá phần đất này. Ở Mă Lai Á, người Tàu chống lại việc học Mă ngữ và t́m hiểu phong tục tập quán Mă, v́ họ cho rằng nền văn hoá Mă không có ǵ đáng kể để họ quan tâm tới. C̣n tại Singapore, có hai trường đại học th́ một trường dùng tiếng Tàu, một trường dùng tiếng Anh làm chuyển ngữ. Tiếng Mă không có chỗ đứng trong sinh hoạt văn hoá xứ này, cũng như người Mă không c̣n chỗ ở trong ḷng đô thị.

Tóm lại, ngoài việc nắm giữ hoàn toàn sinh hoạt kinh tế tại Mă và Singapore, người Tàu cũng đang bành trướng mạnh về địa hạt tạo dựng uy quyền văn hoá. Ở Mă Lai Á, quyền chính trị vẫn c̣n trong tay người Mă nên dù sao cũng c̣n một số biện pháp chống đỡ, mặc dù yếu ớt. C̣n tại Singapore, tất cả đều đă buông xuôi mặc cho việc Trung Hoa hoá tiến hành đến tận chân tơ kẽ tóc của ḥn đảo.

Nhưng nếu sự việc này chỉ giới hạn trong lănh thổ Singapore th́ chưa vị tất đă là điều đáng phải báo động. Điều đáng nói là Singapore đă trở thành cái nhọt bọc của Đông Nam Á và đang làm nhức nhối toàn vùng. Nếu cái nhọt bọc ấy chỉ là một vết thương xoàng th́ c̣n dễ chữa, đàng này nó lại bị làm độc từ bên ngoài nên càng nguy hiểm hơn. Chất độc đă được nhiễm vào nó chính là từ Trung Quốc, kể cả Hoa Lục lẫn Đài Loan, và cùng với Hồng Kông, Singapore đă trở thành trục chi phối kinh tế toàn miền Đông Nam Á.

Cứ lấy bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào ra mà xét, chúng ta cũng có thể thấy cái cơ cấu chung như sau: thành phần đầu năo và đông đảo nhất của Hoa kiều tập trung ở thủ đô, dĩ nhiên chủ động sinh hoạt kinh tế thủ đô; thành phần Hoa kiều tại các thị trấn khác trong xứ có tỷ số kém hơn nhưng đóng vai tṛ trung gian quan trọng. Họ là những người phân phối hàng hoá từ hệ thống Hoa kiều ở thủ đô về và ngược lại thu mua sản phẩm địa phương chuyển lên thủ đô. Bằng những phương cách mờ ám riêng, họ có thể tự ư thay đổi giá cả, tạo khan hiếm hay dư thừa một số phẩm vật, bóp chết giới thương gia bản xứ nếu ra mặt cạnh tranh với họ trong một số dịch vụ họ tạo được độc quyền.

Đối với toàn vùng Đông Nam Á, Hoa kiều ở thủ đô các nước là thành phần trung gian của Singapore và Hồng Kông. Các biện pháp chi phối nền thương mại mỗi quốc gia được phát xuất từ trục này và giới Hoa kiều địa phương chỉ việc thi hành. Ngoại tệ của các quốc gia đă bay sang Singapore và Hồng Kông, cũng như hàng hoá được nhập nội từ hai địa điểm này vào phần nhiều bằng phương cách bất hợp pháp. Trên phương diện kinh tế có thể nói Singapore và Hồng Kông chính là đầu năo của một loại Mafia Đông Nam Á với nhân số 17 triệu (nếu kể cả Hồng Kông) trong một hệ thống có tổ chức chặt chẽ buông toả khắp nơi nhằm khuynh loát một tập thể trên 250 triệu con người trong vùng.

 

Những Biện Pháp Nửa Vời

 

Trước trạng huống ấy, cái quốc gia c̣n lại trong vùng đă làm ǵ để tự bảo vệ. Hai biện pháp căn bản đă được đưa ra từ nhiều năm truớc là hạn chế các hoạt động kinh tế của Hoa kiều và buộc họ nhập tịch trú xứ, nhưng kết quả thực sự cũng không mấy khả quan. Thái Lan, ngay từ 1942, đă cấm ngoại kiều làm 27 nghề dành riêng cho người Thái, hạn chế sự nhập nội và buộc nhập Thái tịch thành phần thổ sinh. Kampuchea cũng đă đưa đạo luật cấm Hoa kiều làm 16 nghề và khuyến khích họ nhập tịch Kampuchea từ năm 1955. Indonesia, Việt Nam, Phi-Líp-Pin cũng có những biện pháp tương tự, nhưng tất cả đều gặp những trở ngại rất phức tạp.

Trước hết, về quốc tịch, người Tàu đă có một nguyên tắc gần như bất dịch “đă là Trung Hoa th́ măi măi là Trung Hoa” được áp dụng cho tất cả những người Tàu gốc hoặc Tàu lai. Nguyên tắc ấy được cụ thể hoá qua đạo luật ban hành năm 1909, theo đó con cái đương nhiên mang quốc tịch cha (Jus sanguinis). Điều này trái hẳn với luật lệ được đặt ra về sau của các nước Đông Nam Á nhằm buộc Hoa kiều thổ sinh phải nhập quốc tịch nơi sinh (Jus soli.) Tuy nhiên, v́ quyền lợi kinh tế (để tránh điều khoản cấm hành nghề), nhiều Hoa kiều vừa nhập quốc tịch trú xứ, vừa giữ quốc tịch Trung Hoa, tạo thành t́nh trạng hai quốc tịch; hoặc nhập quốc tịch trú xứ nhưng không chịu địa phương hoá và vẫn được tập thể Hoa kiều c̣n lại chấp nhận là phần tử của tập thể để cùng liên kết trong các mưu đồ chung.

Trên nguyên tắc, một khi Hoa kiều đă nhập quốc tịch trú xứ rồi th́ những luật lệ cấm ngoại kiều hành một số nghề không c̣n ảnh hưởng ǵ đến họ nữa. Ngay cả đến những thành phần vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa cũng c̣n tiếp tục hoạt động được qua những phần tử địa phương trung gian hay Hoa kiều đă cải tịch. Tại Indonesia, trong thập niên 50, người ta đă điều tra thấy 80% vốn các công ty mới thành lập là của Hoa kiều. Tại Phi-líp-pin, t́nh trạng cũng tương tự, nghĩa là nếu chỉ kể đến tên đứng th́ số vốn đầu tư chuyển dần về phía người Phi một cách rất đáng kể, nhưng khi điều tra lại th́ chủ nhân thực sự của những số vốn ấy vẫn là Hoa kiều.

Trước những biện pháp chung nhằm giảm thiểu sự chi phối của người Tàu đối với nền kinh tế địa phương, chúng ta hăy thử xét trường hợp điển h́nh tại miền Nam Việt Nam để xem sự việc diễn tiến ra sao. Năm 1956, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă ban hành Dụ số 53 cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) làm 11 nghề:

Buôn bán thịt cá.

Buôn bán than củi.

Mở tiệm chạp phô.

Mở cây xăng.

Buôn bán vải vóc tơ lụa.

Buôn bán sắt đồng thau vụn.

Mở nhà máy xay lúa.

Buôn bán ngũ cốc.

Hành nghề chuyên chở.

Cầm đồ b́nh dân.

Trung gian ăn hoa hồng.

Về vấn đề quốc tịch, chính phủ quy định Hoa kiều thổ sinh có quyền lựa chọn trong một thời gian ngắn: hoặc nhập Việt tịch, hoặc về Đài Loan.

Biện pháp này đă gặp phản ứng mạnh mẽ từ phía người Tàu ở Đông Nam Á và ở Đài Loan. Một mặt, tại quốc nội, Hoa kiều gây phong trào không khai báo cải tịch, rút tiền kư thác tại các ngân hàng để làm cho đồng bạc Việt Nam sụt giá trên thị trường, mặt khác Singapore và Hồng Kông tẩy chay hàng Việt Nam làm cho hàng vạn tấn gạo đă chở tới nơi cũng c̣n bị từ chối bốc lên. Về phía Đài Loan, chính phủ Tưởng Giới Thạch đă tạo ra t́nh trạng bang giao căng thẳng và vận động cả với Mỹ can thiệp. Trước những phản ứng mạnh mẽ ấy, chính phủ Sài G̣n đành phải dùng phương cách mềm dẻo là “thi hành các đạo dụ trên một cách linh động”.

Rốt cuộc, t́nh trạng chung xét ra cũng chẳng có ǵ thay đổi ngoài việc Hoa kiều thổ sinh phải đi lấy thêm một căn cước Việt Nam. Trên thực tế, họ vẫn là Tàu, và tập thể Tàu ở xứ này vẫn kiểm soát nền kinh tế trong xứ. Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, người đă đưa ra những biện pháp mạnh trên, rốt cuộc về sau cũng rơi vào sự cám dỗ của một tổ chức Tàu và đă phải chạy trốn vào một cơ sở của người Tàu ở Chợ Lớn trong vụ đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Về nỗ lực đồng hoá, dường như không những không tiến bộ mà c̣n bị ảnh hưởng ngược lại. Trong những năm chiến tranh, tập thể Tàu đă lợi dụng cơ hội làm giàu nhanh chóng một cách bất chính. V́ vậy tập thể này đă thu hút tất cả những phần tử có hơi hướng Tàu, đến nỗi nhiều người Minh Hương đă Việt hoá từ lâu nay cũng t́m cách tập nói, tập sinh hoạt để trở lại nhận họ Tàu. Tệ hại hơn nữa, nhiều người Nùng từ Bắc Việt di cư xuống, không có liên hệ ǵ Tàu, nay cũng t́m cách gia nhập xă hội Chợ Lớn để dần dần tự biến thành Tàu hẳn.

Cái ǵ đă hấp dẫn mạnh mẽ họ như vậy? Chính là những mối lợi được đưa lại từ những hoạt động đen của tập thể, những hoạt động có xếp vào loại Mafia tưởng cũng không có ǵ quá đáng. Để che giấu những hoạt động ấy, người Tàu đă không ngại văi tiền ra làm một hàng rào an toàn. Nạn hối lộ đang bành trướng ở nhiều nước Đông Nam Á đă bắt nguồn phần lớn từ sự vung tiền mua chuộc của người Tàu. Nhận một chức vụ cai trị, dù lớn dù nhỏ, không cần đ̣i hỏi cũng lập tức được người Tàu ở địa phương tự động dâng nạp những quà tặng đáng giá, nhiều khi quá sự mơ ước của người nhận. Sau đó sẽ là những khoản “thuế riêng” định kỳ được đóng một cách đều đặn, kín đáo dưới nhiều h́nh thức. Đổi lại, người Tàu chỉ cần chức quyền làm ngơ cho những hoạt động bất chính của họ trong việc kiếm tiền. T́nh trạng này rất là phổ biến và đă làm suy yếu các quốc gia có cơ cấu chính quyền non nớt hoặc đang trải qua thời kỳ nhiễu nhương chưa ổn cố. Tại Phi trước đây cả hai đảng Tự Do và Quốc Gia đều hoạt động bằng tiền của người Tàu, v́ vậy dù đảng nào thắng thế th́ người Tàu cũng đă mua trước được chính quyền[9]. Ngày nay người Tàu ít nhắm vào các tổ chức chính trị (trừ Mă Lai Á và Singapore) nhưng vẫn luôn luôn bỏ tiền ra mua các “nhân vật” địa phương.

Do những sự kiện trên, người ta có thể thấy một cách rơ rệt là muốn giải quyết vấn đề Tàu, ngoài một chính sách thực tiễn hữu hiệu, được thi hành đúng đắn, vừa nhằm phá tan ảnh hưởng trục Singapore – Hồng Kông đối với nền kinh tế bản xứ, vừa giải tán được tập thể Hoa kiều trong nước bằng đồng hoá, chính quyền mỗi quốc gia c̣n cần phải tự lành mạnh hoá ḿnh trước. C̣n có những công chức, cán bộ lén lút nhận tiền hối lộ th́ vấn đề Tàu sẽ vẫn c̣n nguyên vẹn đó.

Đối với Hoa kiều, chỉ có hai con đường lựa chọn: hoặc là trở về Hoa Lục hay Đài Loan, hoặc là chấp nhận tự đồng hoá với địa phương. Đồng hoá với địa phương, họ vẫn có thể dùng vốn và khả năng của ḿnh để sinh nhai một cách đúng đắn và đồng thời góp phần vào sự phát triển xứ sở đă nuôi dưỡng họ, nhiều khi chính là quê mẹ của họ. (Tưởng cũng nên ghi nhận điều đáng ca ngợi về một số ít người Tàu hoặc lai Tàu đă trở thành công dân mới của trú xứ một cách gương mẫu và đă nỗ lực phụng sự tổ quốc mới với tất cả ḷng chân thành của ḿnh, bất chấp sự cám dỗ của tập thể). C̣n nếu Hoa kiều vẫn sinh hoạt một cách đen tối với tập thể riêng như hiện tại, th́ sự thù nghịch với người bản xứ sẽ chỉ càng tăng thêm và tất sẽ không thể tránh được những hậu quả đáng tiếc sau này.

 

Dự Kế Thống Trị

 

Những điều tŕnh bày trên về Hoa kiều thật ra là mới chỉ xét tới một vài khía cạnh. Điều nguy hiểm khác là đương nhiên họ sẽ trở thành một đầu cầu vững chắc cho cây cầu xâm lược được bắc từ Trung Quốc sang trong tương lai [10]. Cái sự thực đáng ngại ấy đă lồ lộ hiện ra từ hàng chục năm nay qua nhiều diễn biến mà nếu phân tích kỹ chúng ta sẽ thấy những mối liên hệ thật là rơ ràng. Nếu có điều chưa được sáng tỏ th́ chỉ là ở chỗ phương cách cuối cùng Trung Quốc sẽ thi hành để khống chế Đông Nam Á. V́, ngày nay người ta có thể có trăm phương ngàn kế để khuynh đảo một quốc gia, chứ không nhất thiết phải sử dụng trực tiếp quân đội như những thế kỷ trước.

Đối với Hoa kiều, cả hai chính phủ Trung Hoa đă cùng can thiệp mạnh mẽ với các chính phủ liên hệ (tuỳ nước có quan hệ ngoại giao) để giảm bớt các biện pháp có thể nguy hại đến quyền lợi (bất chính) của tập thể này tại các nước. Trong việc can thiệp, Đài Bắc biết thế yếu của ḿnh nên ít lớn lối, c̣n Bắc Kinh, ngay từ khi mới thanh toán xong Hoa Lục, đă đe doạ “chúng tôi quyết không tha thứ cho bất cứ hành động bất công hay sỉ nhục đồng bào của chúng tôi ở ngoại quốc!”[11] Ngay trong chương tŕnh hành động của Đảng Cộng Sản (mùa thu 1949) cũng có nhấn rơ “Chính Phủ Nhân Dân Trung Ương của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc sẽ làm hết sức ḿnh để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của kiều bào ở hải ngoại”[12]. Dĩ nhiên, h́nh dung từ “hợp pháp” phải được hiểu theo nghĩa của người Tàu.

Và, cũng với hành động “hợp pháp”, một nước Tàu nhỏ đă thành h́nh trong ḷng Đông Nam Á để sẵn sàng trở thành quân tiền phong ghi chiến tích đầu tiên trong cuộc bành trướng của người Hán ở nơi này. Thật vậy, ngày nay không ai c̣n có thể nghi ngờ việc Singapore đă trở thành một nước Tàu nhỏ, nhưng ngay từ 1960, dự kế Trung Hoa hoá ấy đă được vạch rơ trong cương lĩnh của ban chấp hành trung ương đảng Nhân Dân Hành Động (đảng hiện cầm quyền do Lư Quang Diệu làm thủ lănh) “Toàn thể sức mạnh và áp lực của người Trung Hoa trên thế giới hăy sửa soạn ủng hộ cho một Singapore của Trung Hoa”[13]. Muốn thông cảm nỗi đau nhục của người dân Mă trong vụ này, chúng ta hăy tưởng tượng nếu Sài G̣n tách ra khỏi quốc gia Việt Nam và trở thành một nước Tàu nhỏ có tên là “Tây Cống” chẳng hạn!

Trên thực tế, Singapore mới chỉ tách ra khỏi Mă Lai Á và trở thành một nước Tàu nhỏ từ năm năm nay. Nhưng đối với Bắc Kinh, mảnh đất này đă được coi như đất Trung Quốc từ lâu rồi. Muốn hiểu rơ vấn đề này và đồng thời cả dự kế bành trướng của Cộng Sản Tàu, chúng tôi xin nhắc lại sự phân chia thời kỳ cách mạng của họ trước đă. Lịch sử cách mạng hiện đại ở Trung Quốc được chia ra làm ba thời kỳ:

1. thời kỳ cách mạng dân chủ cũ từ nha phiến chiến tranh 1840 tới Ngũ Tứ vận động 1919,

2. thời kỳ cách mạng dân chủ mới từ Ngũ Tứ vận động tới ngày thành lập chế độ Cộng Hoà Nhân Dân 1949,

3. thời kỳ xây dựng xă hội chủ nghĩa từ 1949 tới nay và c̣n đang tiếp diễn.

Theo sự giải thích của Cộng Sản Tàu, trong thời kỳ cách mạng dân chủ cũ, các đế quốc đă châu vào xâu xé Trung Quốc và chiếm mất nhiều đất đai. Chính quyền thời đó v́ hèn yếu đă không giữ nổi nên phải nhượng đất qua các hiệp ước bất b́nh đẳng. Nay, trong thời kỳ xây dựng xă hội chủ nghĩa, nhân dân Trung Quốc sẽ lần lượt xé bỏ tất cả các hiệp ước kia và giải phóng những lănh thổ c̣n lại trong tay đế quốc. Lập luận ấy đối với chúng ta không có ǵ đáng nói v́ đó là chuyện riêng của Tàu. Điều đáng nói là Tàu đă mang danh nghĩa chống đế quốc để trù tính hành động đế quốc hơn bằng cách ghép luôn những nước nhỏ bé chung quanh vào lănh thổ Tàu và đưa dự kế thống trị qua mỹ từ “giải phóng”.

Khu vực Đông Nam Á được hân hạnh coi như là lănh thổ Trung Quốc, kể tới năm 1840, gồm có: Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Kampuchea, bán đảo Mă Lai, Singapore và chuỗi đảo Sulu (Phi-Líp-Pin). Những vùng đất này vừa được mô tả, vừa được vẽ vào bản đồ đính kèm trong cuốn Tân Trung Quốc Sử Lược, một tài liệu ấn hành lần đầu tiên vào năm 1952 (và đă được tái bản nhiều lần) dành để huấn luyện thanh thiếu niên Cộng Sản Trung Hoa nhằm nung nấu tinh thần quốc gia quá khích và đồng thời ư đồ xâm lược [14].

Trong tập sử lược, Tàu đă ghi đất An Nam bị Pháp cướp mất của Trung Quốc từ năm 1885, đất Miến Điện cũng lọt vào tay Anh năm 1886, c̣n Thái Lan tức Xiêm do Anh Pháp cùng kiểm soát và Anh Pháp đă đỡ đầu xứ này để tuyên cáo độc lập (nghĩa là tách ra khỏi Trung Quốc) từ 1904.

Ông cha chúng ta, như ai nấy đều biết, từ sau ngày trút ách nô lệ 1.000 năm qua trận Bạch Đằng năm 938, đă không khi nào c̣n chấp nhận nền đô hộ của Tàu nữa. Việc triều cống sau này chẳng qua chỉ là một h́nh thức ngoại giao phải có để tránh nạn binh đao. Nhưng nếu nạn binh đao không thể tránh do hành động xâm lược của Tàu th́ nhân dân Việt đều nhất tề chống lại và lần nào cũng đánh bại kẻ địch. Phần đất An Nam của Trung Quốc trong thế kỷ 19 chỉ có thể hiện hữu trong trí tưởng tượng của người Tàu mà thôi.

Trường hợp Miến và Thái th́ lại càng kỳ lạ hơn nữa v́ hai nước này chưa hề bị Tàu đô hộ và không bị văn hoá Tàu ảnh hưởng sâu đậm như Việt Nam. Tại Miến Điện, dưới triều đại Konbaungset, nhà Thanh đă bốn lần đem quân xâm lược nhưng cả bốn lần đều bị thảm bại, kết quả đưa đến hoà ước 1769 trên căn bản hoàn toàn b́nh đẳng giữa hai nước. Do đó việc ghép đất Thái Miến vào lănh thổ cũ của Trung Quốc là một hành động thật đáng nực cười [15].

Vạch một biên giới như vậy rồi, Tàu sẽ làm ǵ để thực hiện ư đồ ấy? Như trên đă nói, chúng ta khó mà tiên liệu mọi điều, nhưng đại khái, chúng ta có thể thấy vốn liếng mà Tàu đă sẵn có trong vùng gồm:

- tập thể Hoa kiều sống ở các nước,

- căn cứ Singapore, và

- các đảng Cộng Sản tay sai.

Về các đảng Cộng Sản, hiện nay Tàu đang cố gắng tranh với Nga vai tṛ chỉ đạo ở khắp nơi. Tổ chức Cộng Sản thân Nga ở Miến Điện đang bị Cộng Sản thân Tàu nỗ lực loại trừ. Cộng Sản Phi bị Tàu chi phối dần và đang h́nh thành lực lượng mới được gọi là Tân Dân Quân để thay thế lực lượng Huk cũ. Cộng Sản Thái vốn vẫn lệ thuộc Tàu. Cộng Sản Lào đă để Tàu mở thông cửa hậu bằng con đường chiến lược mới nối từ Hoa Nam tới sông Mékong cận biên Đông Bắc Thái. Cộng Sản Kampuchea từ trong t́nh trạng thoi thóp đă được phục sinh với sự lănh đạo của Cộng Sản Việt Nam sau ngày Sihanouk bị lật đổ, và hiện đang đứng chung với lực lượng Sihanouk trong ṿng ảnh hưởng của Tàu. Cộng Sản Việt có khuynh hướng thiên Nga nhưng áp lực Tàu trong nội bộ đảng cũng c̣n khá mạnh, làm cho Hà Nội không dễ mà bung ra được.

Với số vốn trên, Tàu c̣n có thể thúc đẩy chiến tranh khuynh đảo ở một vài nước khi cần. Nếu cộng sản thắng, quốc gia nạn nhân sẽ đương nhiên bị Tàu chi phối. Nếu cộng sản bị tiêu diệt hoặc thất bại phải rút vào rừng núi trở lại, Tàu cũng vẫn c̣n nhiều ng̣i khác để mà châm, nhiều địa hạt khác để mà can thiệp: vấn đề Singapore, Mă Lai Á trong việc tranh chấp giữa tập thể Tàu và tập thể Mă gốc, vấn đề Hoa kiều ở các quốc gia c̣n lại, vấn đề biên giới Miến, Lào, Việt, vấn đề các hải đảo Nam Hải (Hoàng Sa, Trường Sa). Bất cứ vấn đề nào, Tàu cũng có thể dùng làm đầu mối tạo khủng hoảng mới ở Đông Nam Á.

Về biên giới tại Miến Điện, sau những cuộc đụng độ giữa Tàu và Miến trong thời kỳ 54-60, t́nh trạng đă được dàn xếp tạm nhưng hiện chính phủ Newin cũng không c̣n kiểm soát nổi; đặc biệt là khu vực biên giới thuộc tiểu bang Shan của Miến dành để cho người Tàu tự do qua lại. Nếu Miến quyết tâm đóng cửa hoàn toàn th́ khủng hoảng tức khắc sẽ lại xảy ra. Biên giới Lào và Việt th́ hiện đều nằm trong ṿng kiểm soát của cộng sản nên chưa trở thành vấn đề. Mấy năm trước đây, Bắc Kinh đă tuyên bố “tiền phương pḥng thủ của Trung Quốc là Bắc Việt, nếu Bắc Việt bị xâm lăng, nhất định Trung Quốc sẽ không để yên”. Tuyên bố như vậy, Bắc Kinh đă nhằm cảnh cáo Mỹ, nhưng đồng thời cũng nhằm cảnh cáo chính Bắc Việt, một xứ Cộng Sản Đông Nam Á, nếu có mưu toan thoát ra ngoài ṿng kiểm soát của Tàu th́ cũng chẳng khác nào một xứ Đông Âu trong liên minh Varsovie mưu toan thoát ra ngoài ṿng kiểm soát của Nga Sô. Nếu Nga Sô đă dùng vơ lực với Hung, với Tiệp, th́ có ai dám quả quyết Tàu sẽ không dùng vơ lực với Bắc Việt, nhưng Bắc Việt có muốn vuột ra khỏi sự chi phối của Tàu cũng c̣n là một điều quá khó khăn.

Về các quần đảo ở Nam Hải, hiện nay cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc đều nhảy vào xác nhận chủ quyền Trung Hoa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Cộng đă chiếm đóng và thiết dựng các cơ sở khí tượng, truyền tin, và đă khai thác phốt phát trên hai đảo lớn Boisé và Lincoln trong quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam; c̣n Đài Loan th́ đem thuỷ quân lục chiến và người nhái đồn trú thường trực trên đảo Itu-Aba trong quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy [16].

Chính từ các vụ quần đảo Nam Hải, chúng ta lại càng thấy rằng Tàu nào cũng chỉ là Tàu. Đối với người Trung Hoa, dù quốc gia hay cộng sản, th́ ư đồ bành trướng xuống Đông Nam Á cũng đều được nuôi dưỡng như nhau. Ngay như trong cuộc nội chiến ở Trung Hoa trước đây, nếu Tưởng Giới Thạch có thắng cộng và làm chủ Hoa Lục th́ các nước Đông Nam Á tất cũng phải đương đầu với Quốc Dân Đảng như đă phải đương đầu với cộng sản vậy. Lúc ấy h́nh thức tay sai ở địa phương sẽ không phải là các đảng Cộng Sản, mà sẽ là các tổ chức mang danh nghĩa khác.

Lịch sử cách mạng Việt Nam hăy c̣n mang một vết nhơ khó mà tẩy sạch là hành động bám đuôi Quốc Dân Đảng Tàu trong thời kỳ chấm dứt thế chiến II. Những thành phần bám đuôi có thể là v́ thiếu lập trường dân tộc vững chắc, lầm tưởng Quốc Dân Đảng Tàu là cứu tinh của Việt, nên đă hành động như vậy. Chính hành động ấy đă đẩy phần lớn thanh niên Việt vào tay CS, một thế hệ thanh niên c̣n hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại rất quen thuộc với mưu toan thống trị của Tàu, ít ra là qua kinh nghiệm lịch sử đă học được ở nhà trường.

Sau này, nếu có việc Tàu trực tiếp can thiệp vào Đông Nam Á, th́ giữa các phe tranh chấp trong nội bộ mỗi nước, phe nào đứng về phía Tàu, phe ấy sẽ thảm bại. Lịch sử Việt Nam đă chứng tỏ điều đó và với t́nh trạng Đông Nam Á, phóng đại kinh nghiệm Việt Nam ra toàn vùng ở trường hợp này là điều chắc chắn có thể chấp nhận được.

 

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú: [1] Một nhân vật Indonesia cũng đă từng tuyên bố: “Với chúng tôi, mối hiểm nguy chính là người Tàu. Bất kể là đỏ hay vàng, Tàu nào cũng là Tàu.” (For us, the menace is the Chinese. It does not matter whether red or yellow, but it is the Chinese.) Manila Bulletin số ngày 14 tháng 2 năm 1964.

[2] Trong The World Today, (Royal Institute of International Affairs, 1963), giáo sư C. P. Fitzgerald đă đề cập đến tư tưởng đế quốc truyền thống của Trung Hoa và cho rằng sở dĩ người Hán giữ măi tư tưởng ấy, v́ họ luôn luôn tự coi là tổ hợp văn minh duy nhất. Đối với những tổ hợp chung quanh Trunh Quốc, nếu đă có lần tiếp nhận ánh sáng văn minh (nghĩa là đă từng bị người Hán cai trị) th́ đương nhiên sẽ măi măi là của người Hán, không c̣n lư do ǵ lại c̣n thuộc bọn “man di” nữa. Nếu có lỡ mất quyền kiểm soát, th́ người Hán phải t́m cách thâu đoạt lại ngay khi có cơ hội. Sự bành trướng của đế quốc Trung Hoa trên ba ngh́n năm đă được xây dựng trên nguyên tắc ấy. Các dân tộc “man di” bị Hán tộc đánh thắng sẽ dần dần bị đồng hoá thành Trung Hoa qua những cuộc thiên cư tràn ngập của người Hán.

[3] Trích “Báo cáo chính trị (của Mao Trạch Đông) tại Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ 7 của Đảng CS Trung Quốc” ngày 24 tháng 4 năm 1945. (Mao Trạch Đông Tuyển Tập, tập III, bản dịch Việt ngữ, Sự Thật, Hà Nội, 1960, trang 421, 422).

[4] Văn thư tối mật do Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố ngày 3 tháng 10 năm 1971 tại Hoa Thịnh Đốn (theo tin AP, ngày 3 tháng 10 năm 1972, Hoa Thịnh Đốn.

[5] Tạp chí Novesti Mongolii phát hành từ Mông Cổ số tháng 8 năm 1972 (theo tin AP ngày 4 tháng 9 năm 1972, Budapest.)

[6] Riêng tại Việt Nam, trong một ngàn năm đô hộ (111 trưóc C.N. – 939 sau C.N.) người Tàu đă không di dân lập nghiệp. Có lẽ phần v́ miền Nam nước Tàu chiếm được Bách Việt c̣n rộng bao la mà dân Tàu hồi ấy c̣n tương đối ít, phần v́ đất Giao Chỉ là miền hẻo lánh xa xôi, khí hậu lại nóng ẩm không mấy thích hợp với người Tàu. Dầu sao Trung Hoa cũng đă cố đồng hoá người Việt bằng văn hoá như tiêu diệt chữ Việt, bắt học chữ Tàu, rập theo phong tục tập quán Tàu… nhưng rốt cuộc người Việt vẫn là người Việt và cuối cùng lại dành được chủ quyền. Tinh thần đề kháng mănh liệt ấy đă làm ngạc nhiên các sử gia thế giới. Trong cuốn The Smaller Dragon (Praeger, New York, 1958), tác giả Joseph Buttinger đă cho là một phép lạ (miracle), khó mà giải thích nổi.

[7] Theo Ping Ti Ho trong Studies On The Population Of China, 1368-1953 (Harvard University Press, Cambridge, 1959) dân số Tàu đă phát triển như sau: 1393: 65 triệu, 1600: 150 triệu, 1700: 250 triệu, 1779: 275 triệu, 1794: 313 triệu, 1850: 430 triệu, 1953: 583 triệu. Theo thống kê chính thức của Bắc Kinh: 1957: 647 triệu, 1966: 760 triệu. Và sau cùng theo ước tính hiện nay người ta đưa con số phỏng định từ 750 đến 850 triệu dân số Tàu (The 1972 World Almanac And Book Of Facts, trang 45.) Với mức độ gia tăng từ 1,5% đến 2% mỗi năm, dân số Trung Hoa sẽ đạt tới một tỷ trong một thời gian không lâu nữa.

[8] Theo thống kê chính thức của chính phủ miền Nam Việt Nam, năm 1955 tổng số Hoa kiều là 703.120. Con số này bị các chuyên viên về Hoa kiều cho là quá thấp so với thực tế v́ chính phủ không kiểm soát được hết.

[9] Theo Lennox A. Mill trong Southeast Asia, Illusion and Reality In Politics And Economics.

[10] Tại Phi, một nhà ngoại giao đă nói Tàu cộng chỉ cần đổ bộ lên Luson 200 sĩ quan là họ sẽ có ngay một đạo quân 200.000 người (Manila Times số ngày 26 tháng 8 năm 1958.) Nghe đâu thành phần thực sự cộng sản trong số Hoa kiều chỉ có chừng 10% (theo tướng Vargas ước định trong Manila Times số ngày 19 tháng 3 năm 1958) nhưng hầu hết thanh niên Tàu đều sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của chính quốc trong mọi hành động thù nghịch với trú xứ khi có dịp.

[11] Trích trong The Common Program Of Chinese Communist, China Digest số ngày 5 tháng 10 năm 1949.

[12] Bài New China’s Foreign Policy của Ko Pai-nien trong China Digest số ngày 2 tháng 11 năm 1949.

[13] The Fixed Political Objectives Of Our Party – People’s Action Party, Singapore 1960.

[14] Năm 1960, một sinh viên Ấn tên là Ghanshyam Mehta du học ở Bắc Kinh đă lấy được một ấn bản cuốn sử lược trên và đă công bố ở Ấn Độ sau khi hồi hương năm 1962. Tờ Sự Thật (Pravda) của Nga cũng đă vạch trần ư đồ bành trướng của Tàu qua bản đồ trong số ngày 2 tháng 9 năm 1964.

Theo cuốn sử lược này, ngoài vùng đất Đông Nam Á nói trên, các phần đất Trung Quốc đă mất và sẽ phải tranh đoạt lại c̣n có:

- Đông và Đông Bắc: quần đảo Lưu Cầu (Nhật), Cao Ly, đảo Sakhalin (Nga) và vùng đất của Nga phía Đông Bắc Măn Châu.

- Vùng Hy Mă Lạp Sơn: tất cả lănh thổ ba nưóc Népal, Bhutan, Sikkim và một phần lănh thổ Ấn.

- Tây và Tây Bắc: phần lănh thổ Nga ở giáp Tân Cương, toàn thể Ngoại Mông (Cộng Hoà Nhân Dân Mông Cổ), không kể Tây Tạng đă bị Trung Cộng chiếm hoàn toàn.

Năm 1960, nhóm sinh viên Népal ở Trung Cộng đă tŕnh cuốn sử lược cho thủ tướng Népal để báo nguy trong dịp ông này viếng Bắc Kinh. Do đó, Népal đă cảnh giác và lánh ra dần khỏi ṿng ảnh hưởng của Trung Cộng.

[15] Trường hợp các nước nhỏ ở vùng Hy Mă Lạp Sơn cũng vậy. Ngay từ 1939, Mao Trạch Đông đă tuyên bố Népal và Bhutan là đất Trung Hoa bị đế quốc ăn cướp mất qua những hiệp ước bất b́nh đẳng. C̣n Sikkim th́ măi đến 1954 mới được ghi vào bản đồ Trung Hoa và chú thích là phần lănh thổ Trung Hoa bị Anh chiếm đóng từ 1889. Trên thực tế, Népal trước kia là một nước độc lập cũng ở trong t́nh trạng phải triều cống Trung Hoa như Việt Nam (định kỳ 5 năm vào cuối thế kỷ 19), c̣n Bhutan và Sikkim th́ không có liên hệ ǵ với Trung Quốc cả.

[16] V́ ở trong t́nh trạng chiến tranh, chính phủ Sài G̣n chỉ phản kháng khơi khơi bằng văn thư và những lời tuyên bố; chính phủ Hà Nội th́ hoàn toàn im lặng, phần v́ mặc nhiên coi là vùng lănh thổ dưới vĩ tuyến 17, phần v́ mắc kẹt với vụ chiếm đóng của Trung Cộng.

 

Phần IV

 

 

Ư CHÍ NỖ LỰC KẾT KHỐI

 

· Ư Thức Maphilindo

· H́nh Thức Kết Khối Hiện Đại

· Nghĩ về h́nh ảnh kết hợp ngày mai

 

CHƯƠNG 16: Ư THỨC MAPHILINDO

 

 

Người Malay vùng Đông Nam Á hải đảo là một trong những nhóm dân Bách Việt đă từ Hoa Lục thiên di xuống Đông Nam Á sớm nhất (Malay đợt 1 và Malay đợt 2). Qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi của lịch sử, những cái tên như Srivijaya, Majapahit vẫn luôn luôn là âm hưởng của một dĩ văng vàng son ám ảnh tâm hồn người Malay và nung nấu một ư chí kết hợp bất diệt.

Ư chí ấy đă kết tụ thành một ư thức — ư thức Maphilindo. Mặc dù h́nh thức Maphilindo đă không thành v́ ảnh hưởng các cường lực bên ngoài, nhưng ư thức Maphilindo vẫn c̣n và vẫn sẽ là bó đuốc lư tưởng soi đường cho nỗ lực kết hợp. Lư tưởng ấy vượt lên trên óc bè phái, ḷng vụ lợi và nhất là mưu toan đẩy toàn vùng vào tṛng nô lệ đế quốc này hay đế quốc khác.

V́ vậy, nói đến ư thức Maphilindo là nói đến lư tưởng kết hợp Đông Nam Á, chẳng riêng hải đảo mà c̣n bao trùm cả lục địa, trên căn bản "t́nh anh em ruột thịt". Kiểm điểm lại ư chí và nỗ lực kết khối trước kia là một cách tự rút tỉa lấy những bài học cho mọi công tŕnh trong tương lai.

 

Từ Dự Tưởng Đơn Phương

 

Ư chí kết hợp đă được ghi nhận ngay từ thế kỷ 19, trong khi toàn thể khu vực c̣n đang đắm ch́m trong vùng tăm tối của nền đô hộ Tây Phương. José Rizal và Apolinario Malini, những nhà cải cách Phi-líp-pin, đă từng nhắm tới việc h́nh thành một tổ hợp dân tộc Malay gồm Kalimantan (Bornéo), Nam Dương thuộc Ḥa, bán đảo Mă Lai và Phi-líp-Pin.

Trong thập niên 30 thế kỷ này, khẩu hiệu "phục hoạt Malay" đă được tổ chức Thanh Phi của sinh viên Phi-líp-pin nêu lên làm biểu thức tranh đấu. Manuel Quézon, tổng thống nước Phi tự trị dưới quyền bảo hộ của Mỹ từ 1935 đến 1941, lại đề cập đến một liên bang rộng lớn hơn bao gồm không những khu vực hải đảo mà c̣n tất cả các quốc gia lục địa của Đông Nam Á. Theo ông, một liên bang như vậy sẽ tự túc tự cường được về mặt kinh tế, sẽ ổn cố về mặt chính trị và có thể đứng vững trước mọi áp lực quốc tế.

Tại Indonesia, lănh tụ Cộng sản Tan Malaka không quan tâm đến vấn đề chủng tộc như các lănh tụ Phi, mà chỉ nghĩ đến một liên bang rộng lớn theo chủ nghĩa xă hội gồm cả Đông Nam Á lẫn Úc Châu mà ông gọi là "Aslia".

Trên khu vực lục địa, tiếng gọi liên kết được cất lên đầu tiên ở Thái. Vào năm 1939, năm mở màn thế chiến 2, Phibun Songkhram cùng nhóm cầm quyền đă bỏ quốc hiệu Xiêm cũ, đổi thành Mường Thái (có nghĩa là Xứ Thái, tiếng Anh: Thailand) và tung ra chủ trương giải phóng các quốc gia gốc Thái tại Đông Nam Á lục địa, nhằm tạo lập một nước (hoặc liên bang) Đại Thái hùng mạnh. Người ta ngờ rằng chủ trương này đă chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đại Đông Á được tổ chức ở Đông Kinh vào tháng 11-1943, đại biểu Đông Nam Á có tổng thống José P. Laurel của Phi, thủ tướng Ba Maw của Miến và hoàng thân Wan Waithayakon của Thái.

Ở Việt Nam, ngay trong những năm cuối của thế chiến 2, nhà cách mạng trẻ tuổi Thái Dịch Lư Đông A cũng đă h́nh dung ra một liên bang bao gồm toàn thể các nước Đông Nam Á mà ông gọi là Liên Bang Đại Nam Hải. Ông luôn luôn nhấn mạnh đến nhu cầu liên kết Đông Nam Á và mơ tưởng tới một cuộc bung vỡ của toàn thể các dân tộc trong vùng hầu giải quyết những bế tắc thời đại mà tranh đoạt lấy quyền làm chủ của tự ḿnh[1]. Điều đáng tiếc là Lư Đông A đă bị Cộng Sản Việt sát hại ít lâu sau thế chiến và chủ trương kết khối Đông Nam Á của ông cũng bị ch́m trong quên lăng.

Nói chung, trong thời kỳ đầu, ta thấy giới trí thức Phi-líp-pin đă đi tiên phong trên đường học hỏi Tây Phương, nên những người làm chính trị có tầm nh́n xa hơn, thấu đáo phần nào thế tương quan giữa các quốc gia và các khối quốc gia trong sinh hoạt quốc tế. Do đó, ư chí kết khối tiên khởi này nở ra ở đất này, mặc dù được thúc đẩy bởi động lực "lănh đạo khu vực" với một chút vốn liếng văn minh Tây phương dở dở dang dang của Phi.

Những người lănh đạo Thái th́ rơ ràng có chủ đích thiển cận hơn với dự tính mượn tay Nhật đánh đổ chế độ thực dân Anh Pháp, nhất là Pháp ở mạn đông, để nếu thắng lớn th́ ăn cả lục địa (Đông Nam Á), thắng nhỏ th́ cũng bành trướng được sang Lào và Kampuchea một phần lănh thổ. Đúng như Lư Đông A đă nhận định: "Đại Thái chủ nghĩa tức là Đại Việt chủ nghĩa đẻ non và đồng hóa vào trận doanh cực quyền. Thái chỉ là phụ thuộc của Nhật. Nhật thắng th́ đưa Thái lên tŕnh độ cắt của ta đôi chút đất …"[2].

Tuy nhiên Lư Đông A lại tin là khi Nhật bại, Nhật (và Thái) sẽ thành người bạn bí mật cho cuộc phục hoạt và phục hưng Việt [3]. Sự thật, dù trong thế chiến với sách lược phát triển sức mạnh vũ trang theo chiều cao của bọn quân Phiệt, hay trong hậu chiến với sách lược phát triển sức mạnh kinh tế theo chiều rộng của bọn tài phiệt, Nhật bản chưa hề có ư định từ bỏ ư đồ đế quốc đối với khu vực Đông Nam Á chúng ta.

 

Qua Vận Động Tiếp Nối

 

Thế chiến II vừa chấm dứt, ư kiến về việc liên kết các nước Đông Nam Á lại được đề ra bởi một lănh tụ Việt Nam khác, ông Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh, nguyên là Ủy Viên Đông Phương Bộ, phụ trách Đông Nam Á Vụ của Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế, dĩ nhiên cũng luôn luôn mơ tưởng đến việc "giải phóng" vùng đất trách nhiệm của ḿnh. V́ vậy, cách mạng tháng 8 vừa thành công, họ Hồ liền đánh điện cho Sukarno, lănh tụ Indonesia, kêu gọi cùng tuyên cáo tiêu đích đấu tranh chung (chống thực dân) và tạo dựng nền tảng cho những nỗ lực giữa các nước Đông Nam Á sau này.

Sukarno lúc ấy đă không chia sẻ điều họ Hồ mong mỏi, nhưng sau này đă có lần nghĩ đến một cái trục chẳng những liên kết 3 thủ đô Đông Nam Á là Djakarta, Phnom Penh và Hà nội mà c̣n chạy dài lên miền bắc tới tân Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng! C̣n họ Hồ th́ đă trót dấn thân vào hai cuộc chiến tranh liên tiếp cho đến măn đời, nên mưu tính của ông cũng chỉ giới hạn trong khu vực Đông dương, xa nhất là tới một phần lănh thổ Thái, với các tổ chức Cộng sản chịu ảnh hưởng của ông.

Tại Miến Điện, ngay từ khi c̣n đang dành nỗ lực cho công cuộc vận động độc lập quốc gia, lănh tụ Aung San cũng đă nghĩ đến nhu cầu kết hợp Đông Nam Á. Năm 1947, ông nhận định rằng “Trong khi Ấn Độ đă trở nên một thực thể và Trung Hoa một thực thể khác, Đông Nam Á cũng phải tự hợp thành một thực thể riêng biệt”[4]. Trong một dịp khác, ông cũng vạch rơ nhu cầu kết khối Đông Nam Á không những nhằm đương đầu với các cường lực Mỹ, Âu, Liên Sô mà c̣n đương đầu với ba nước lớn Á Châu: Tàu, Nhật, Ấn. Tháng 4 năm 1947, nhà cầm quyền Miến lại đề ra một h́nh thức kết hợp cụ thể được gọi là Liên Hiệp Kinh Tế Đông Nam Á (Southeast Asian Economic Union) gồm tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Phi-líp-pin [5]. Đề nghị chưa có đáp ứng th́ ba tháng sau, tháng 7 năm 1947, Aung San bị bọn phản động trong nước ám hại.

Trở lại với xứ Thái, những vận động kết khối vẫn được đẩy mạnh sau thế chiến, nhất là vào năm 1947. Ngày 1 tháng 7 năm 1947, thủ tướng Thamrong Nawasawat thông báo là một tổ chức Liên Đông Nam Á sẽ thành h́nh và sẽ quy tụ tất cả các nước trong vùng. Ban đầu mới tạm ra mắt với tập hợp bốn nước Thái, Việt, Lào, Kampuchea qua sự thỏa thuận giữa Thái và Pháp (!). Tuy nhiên, Bangkok và Paris đă phải bỏ ngay ư định này sau đó v́ chính giới Thái phản đối Thamrong liên kết với thế lực thực dân.

Cũng tại Bangkok, tháng 9 năm 1947, một tổ chức thiên cộng của một số người đă được thành lập mệnh danh là Liên Minh Đông Nam Á (Southeast Asian League). Tổ chức này quy tụ được nhiều nhận vật nổi tiếng, trong đó có cựu thủ tướng Pridi Banomyong, người cầm đầu tả phái Thái, hoàng thân Souphanouvong, lănh tụ Cộng Sản Lào, và một số cán bộ đầu năo của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong nhóm Việt kiều ở Thái. Tiêu đích gần của Liên Minh là mua súng ống đạn dược cung cấp cho phe kháng chiến Đông Dương, lúc ấy đang chống Pháp. Liên minh mới thành lập chưa kịp bắt tay tiến hành công việc th́ bị giải tán khi chính t́nh h́nh Thái thay đổi bởi cuộc đảo chính ngày 8 tháng 11 năm 1947 do quân đội gây nên.

Phibun Songkhram, người chủ trương Đại Thái trước kia, nay vừa nắm quyền thủ tướng lại (tháng 4 năm 1948) là bèn nghĩ ngay đến công cuộc tổ hợp Đông Nam Á. Ông đă mời Miến, Phi và Ấn cử đại biểu tới Bangkok vào tháng 10 năm 1949 để họp bàn về chính trị và kinh tế Đông Nam Á, nhưng hội nghị đă không thành v́ chính sách đối ngoại khác biệt của các chính quyền đă gây sự thiếu thông cảm lẫn nhau.

 

Đến Những Xướng Xuất Có Đáp Ứng

 

Sang thập niên 1950, diễn biến đầu tiên đáng ghi nhận là hội nghị Baguio do Phi triệu tập vào tháng 5 năm 1950. Hội nghị chỉ quy tụ được ba nước Đông Nam Á là Phi-líp-pin, Indonesia và Thái (bốn nước c̣n lại là Ấn, Pakistan, Tích Lan và Úc) và đă kết thúc với sự thất bại của Phi trong mưu đồ hướng các nước vào con đường chống Cộng thân Tây phương. Phần lớn các quốc gia tham dự đă chối bỏ dự tính của Phi và nhất là điều mà họ gọi là sự lên mặt "dẫn dắt" của Phi.

Tới tháng 4 năm 1955, Indonesia đă đứng ra triệu tập Hội nghị Á Phi tại Bandung nhằm thành lập lực lượng thứ ba, trung lập giữa hai khối Nga, Mỹ. Hội nghị không đạt được thành quả cụ thể nào, nhưng ít ra cũng đă tạo tin tưởng cho toàn thể các nước Á Phi về vai tṛ mới của ḿnh trong cộng đồng thế giới và tạo quyết tâm gột bỏ ảnh hưởng thực dân cũ cũng như chống lại sự tiêm nhập của ảnh hưởng thực dân mới. Bandung đă quy tụ được tất cả các nước Đông Nam Á [6] và đă là sự việc khởi đầu cho một chuỗi hoạt động phối hợp sau của các nước Á Phi [7].

Mặc dầu hai hội nghị trên không phải là hội nghị riêng của các quốc gia Đông Nam Á, nhưng ảnh hưởng đối với vùng này thật là rơ rệt: Baguio-1950 đă là một trong những diễn biến đưa đến Tổ Chức Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO) của Mỹ; trong khi Bandung-1955 đă là một trong những diễn biến đưa đến phong trào chống Tổ Chức Liên Pḥng của chính các nước trong vùng (Miến Điện, Indonesia, Kampuchea).

Sau khi thâu hồi độc lập (1957), thủ tướng Liên bang Mă Lai Tengku Abdul Rahman đă viếng Phi-líp-pin (tháng 1 năm 1959) và đă cùng tổng thống Garcia loan báo sẽ thành lập Liên Minh Kinh Tế Và Hữu Nghị Đông Nam Á (SEAFET). Hai nhà lănh đạo này cũng nói rơ là sẽ mời cả Indonesia tham dự: nhưng ngay khi biết tin, phát ngôn viên chính quyền Indonesia đă trả lời dứt khoát là Indonesia chỉ nói chuyện trên căn bản hai nước, hoặc trên căn bản Á Phi theo tinh thần Bandung, và từ khước đề cập đến vấn đề chống cộng hay vấn đề liên kết với Tây phương.

Dù sao, Liên Minh Kinh Tế Và Hữu Nghị ĐNA vẫn c̣n âm hưởng trong vùng và âm hưởng ấy đă được đáp ứng với cuộc gặp gỡ Phi-Mă-Thái để thành lập Hiệp Hội Đông Nam Á (ASA) ở Bangkok ngày 31 tháng 7 năm 1961.

Để tránh thành kiến bất lợi, ba nước hội viên sáng lập Hiệp Hội ĐNA đă phải nhấn mạnh đến các mục tiêu tích cực của tổ chức, đặc biệt là về địa hạt kinh tế, hầu làm nhẹ bớt mục tiêu chống Cộng tiềm ẩn ở trong. Hiệp hội ĐNA lấy khối Bắc Âu làm mẫu kết hợp. Thành quả sơ khởi của Hiệp hội là việc giản dị hóa những thủ tục di nhập giữa ba nước và tạo dựng những tiện nghi liên lạc (hàng không, đường sắt, viễn thoại). Nhưng công tŕnh Hiệp hội ĐNA cũng chỉ được đến đó rồi lại đ́nh trệ v́ mâu thuẫn địa phương nẩy sinh ra giữa Mă Lai và Phi-líp-pin trong việc thành lập Liên Bang Mă Lai Á.

 

Maphilindo

 

Trở lại ư thức kết hợp dân tộc Malay, năm 1961, Subandrio, ngoại trưởng Indonesia đă nói trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “Thực sự giữa những người gốc Malay có một ước mong thành khẩn kết tụ với nhau và dồn mọi nỗ lực quốc gia và một mục tiêu chung về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa … Chính thủ tướng Liên Bang Mă Lai, Tengku Abdul Rahman cũng đă hăng hái tán thưởng ư niệm này”.

Quả vậy, dân Malay trong Liên Bang Mă Lai đă trông vào sự h́nh thành tổ hợp Đông Nam Á hải đảo như một lối thoát ra khỏi cuộc xâm lăng thầm lặng của tập thể người Tàu trên đất Mă. Năm 1959 khi viếng Manila, Rahman đă thiết tha kêu gọi người Phi hăy liên kết chặt chẽ với những người “anh em gốc Malay.” Ông ta cũng đă nói tới “sự phục hoạt của ṇi giống Malay sau thời kỳ phân hóa v́ Tây phương thống trị” nhằm đưa đến “công cuộc xây đắp mối liên kết chặt chẽ hơn giữa nhân dân gốc Malay trong toàn vùng” [8].

Cũng trong năm, Eduardo L. Martelino, một nhà văn Phi đă xuất bản một cuốn sách nhan đề Someday Malaysia nhằm cổ vơ việc thành lập một Liên bang gồm có Indonesia, Phi-líp-pin và Mă Lai.

Tháng 7 năm 1962, nhân vụ rắc rối v́ tranh chấp Bắc Bornéo giữa các nước trong vùng, Tổng thống Phi Macapagal đă kêu gọi nhân dân gốc Malay hăy lấy t́nh ruột thịt xóa bỏ hận thù đang khơi lên do ư tưởng bành trướng quốc gia nhỏ hep. Ông cho rằng “đó là việc chính nhân dân Malay chúng ta phải tự làm lấy” và đề nghị “một h́nh thức Liên bang Đại Mă Lai, khởi đầu bằng sự kết hợp bán đảo Mă Lai, Phi-líp-pin, Tân-gia-ba, Sarawak, Brunei và Bắc Bornéo”. Tổ hợp đầu tiên này sẽ để cửa ngỏ cho Indonesia tự do bước vào khi thấy thuận tiện. Vẫn theo ông, “với h́nh thức đó, vùng ĐNA hải đảo sẽ trở thành một liên bang thống nhất có một nền chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như địa lư rất hoàn hảo.”

Từ khi Mă và Anh thỏa thuận kế hoạch xúc tiến việc thành lập Liên Bang Mă Lai Á, tranh chấp giữa Indonesia và Mă Lai càng ngày càng trở nên gay cấn hơn, nhất là sau cuộc vũ trang nổi dậy của Đảng Ra’kyat ở Brunei vào tháng 12 năm 1962. Trong mấy tháng đầu năm 1963, những va chạm liên tiếp giữa hai nước đă tưởng sẽ trở thành vết rạn nứt vô phương hàn gắn, nhưng nhờ những nỗ lực vận động ḥa giải bên trong, Sukarno và Rahman đă nhận gặp nhau ở Đông Kinh trong hai ngày 31 tháng 5 và ngày 1 tháng 6 năm 1963. Cuộc gặp gỡ đă mở đầu cho những lần thương nghị sau đó.

Từ ngày mồng 7 đến ngày 11 tháng 6 năm 1963, các ngoại trưởng Phi (Pelaez), Indonesia (Subandrio) và Mă Lai (Razak) đă họp ở Manila. Hội nghị này đă đưa ra thỏa ước Manila, tuy nội dung chưa minh định rơ rệt một đường hướng cụ thể nào, nhưng đă thấy có sự đồng ư thu xếp mọi chuyện trong vùng một cách ḥa b́nh và trong t́nh anh em ruột thịt. Hội nghị này đă mở đầu cho bước gặp gỡ quyết định của Sukarno, Macapagal và Rahman từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 5 tháng 8 năm 1963 cũng tại Manila. Ngay ngày đầu ba nhà lănh đạo đă kư thỏa ước do các ngoại trưởng hoàn thành từ tháng sáu. Sau đó, hội nghị cũng đă đưa ra hai văn kiện: Bản Tuyên Cáo Manila và Thông Cáo Chung.

Trong Thông Cáo Chung, ba nước đă khẳng định rằng: các xứ Malay có căn cứ quân sự tạm thời của ngoại quốc phải bảo đảm là các căn cứ này sẽ không được dùng làm nơi xuất phát khuynh đảo trực tiếp hay gián tiếp nền độc lập của quốc gia Malay khác. Thông cáo cũng nhấn mạnh “Ḥa b́nh và an ninh trong vùng nằm trước hết trong tay chính phủ và nhân dân các nước. Ba chính phủ phải tham khảo ư kiến lẫn nhau một cách chặt chẽ về những vấn đề này”.

Tuyên cáo Manila đă mô tả ba nước Malay anh em đều sát cánh trong công cuộc “chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân và đế quốc”. Nhưng quan trọng hơn hết, tuyên cáo nhấn mạnh Hội nghị cấp cao ba nước là “những bước đầu tiến tới thành lập Liên bang Maphilindo”, một Liên bang qui tụ các dân tộc Malay ở ĐNA hải đảo, bộ tộc đông đảo và quan trọng nhất c̣n sót lại của đại tộc Bách Việt.

Tiếng vọng Manila đă được tiếp nhận một cách say sưa, đầy tin tưởng trong quảng đại quần chúng Malay. Đâu đâu người ta cũng nói đến Maphilindo, đến nỗi đối với nhiều người, Maphilindo đă gần như trở thành một thực thể. Một nhà văn Phi đă hănh diện kể lại: Khi qua Liên bang Mă Lai Á và Cộng ḥa Indonesia, có người hỏi ông ta là dân xứ nào, ông ta đă không ngần ngại trả lời “Tôi là công dân Liên Bang Maphilindo” [9].

Nhưng c̣n các nhà lănh đạo ba nước? Ngay sau hội nghị thượng đỉnh, trong khi hào quang của thắng lợi chung Maphilindo c̣n chưa tắt trên đỉnh cao th́ ba nhân vật cầm đầu đă lặng lẽ rẽ về ba ngả đường khác biệt.

Mă Lai tiếp tục tiến hành việc thành lập Liên Bang Mă Lai Á (chính thức thành h́nh ngày 16 tháng 9 năm 1963) và kết khối chặt chẽ hơn với quan thầy Anh. Hai thế lực ở Mă, bọn chính trị gia của giai cấp phong kiến Mă và bọn con buôn Trung Hoa, đều có khuynh hướng xa rời Djakarta, nên dần dần Mă Lai Á đă tự làm nguội ngọn lửa Maphilindo trong quần chúng Mă.

Phi, với ảnh huởng Mỹ c̣n chĩu nặng, đă vội quên đi “nguyên động lực anh em Malay ruột thịt” mà tự khoác cho sự thành h́nh Maphilindo một ư nghĩa chống Cộng thân Mỹ. Chính trị gia Phi đă cho rằng chính Trung Cộng là nguyên động lực thúc đẩy ba xứ Malay xích lại gần nhau t́m sự hỗ tương, cộng tác và thống nhất. Báo chí Phi cũng nhận định “Dân tộc Malay đă t́m được một mẫu số chung để thống nhất — đó là mối đe dọa của Trung Cộng” [10]. Ngay cả tổng thống Macapagal cũng đă có lần cho rằng: “Bắc Kinh là mối đe doa lâu dài của thế giới Malay”, và rằng “Indonesia với tiềm lực lớn lao sẽ đóng vai tṛ lănh đạo thế giới này chống lại sự bành trướng và phiêu lưu của Hoa Lục”.

Với Sukarno, việc lănh đạo thế giới Malay là điều được coi như đương nhiên. Sau Hội Nghị Manila, Djakarta đă tự gán cho ḿnh trách nhiệm an ninh toàn vùng và quả quyết thế giới Malay đang nằm trong ṿng ảnh hưởng của ḿnh. Sukarno nói “Indonesia công nhận có quyền và trách nhiệm bảo vệ nền an ninh và ḥa b́nh trong vùng với các lân quốc là Phi và Mă”. Tiến xa hơn nữa, Tham Mưu Trưởng Quân Đội Indonesia c̣n cho rằng Indonesia trách nhiệm nền an ninh và sự thăng bằng toàn thể ĐNA qua khuôn khổ Maphilindo. Tóm lại, lănh đạo khối Malay th́ có, nhưng lănh đạo để chống lại Trung Cộng như điều mong ước của Phi th́ chắc chắn là không. Đối tượng đấu tranh của Indonesia lúc ấy chính là và chỉ là Đế Quốc Tư Bản, cụ thể là Mỹ và Anh. Trong nội bộ, đảng Cộng sản Indonesia ngày càng mạnh, ảnh hưởng nặng nề tới chính sách đối ngoại của Sukarno và đă là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Indonesia châm ng̣i chiến tranh với Mă.

Nếu Maphilindo đă làm nhiều người hy vọng lúc đầu th́ cũng lại làm cho nhiều người thất vọng sau đó. Năm 1964, Kampuchea đă tỏ ra rất quan tâm đến đề nghị mở rộng Maphilindo của Phi (với dự tưởng sẽ hạn chế bớt được sự khống chế của Indonesia) và Sihanouk đă hứa sẽ xin gia nhập khi Maphilindo chính thức thành lập. Song, Maphilindo chẳng bao giờ được chính thức thành lập cả!

 

------------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú: [1] Mục Quốc Thể, phần Điển Cương, Cơ Năng Hiến Pháp (1943) có ghi “Đại Việt thành lập Đại Nam Hải Liên Bang Thống Nhất” (Lư Đông A, Duy Nhân Cương Thường, Gió Đáy, Sài G̣n, 1970, trang 96).

Cương lĩnh II về Dân Tộc Căn Bản Lập Trường, Chu Tri Lục 3 – Cương Lĩnh Cách Mạng Việt (1943) có ghi “Có một điểm cần đặc biệt và thân thiết chú ư là lập trường 50 trở đi phải là một lập trường chung của các dân tộc nhỏ yếu Đại Nam Hải …”, “Sự đấu tranh cho nền độc lập phải từ một nơi mà toả ra bốn bể, phải liên kết thành một khối Đại Nam Hải, phải đẩy sức gốc các dân tộc nổi dậy lên một cuộc bùng nổ giành lại sống c̣n về với ta” (Lư Đông A, Chi Tri Lục, Gió Đáy, Sài g̣n, 1969, trang 70 và 71).

Trong chương Thời Đại, Tập Xuân Thu (1943), Lư Đông A đă viết “Nguyên lư của ḍng máu một dân tộc có thể lấy cái nguyên lư của thuỷ lực học (science hydraulique) mà chứng minh. Làn gió đáy sẽ thổi dạt dào các luồng sóng đáy, sức nước nguồn từ mối vỡ bờ sẽ bằng tất cả các sức mạnh của các bế tắc thời đại với lượng nước bị ứ tắc mà vỡ lở ra trong một phạm vi quy định bởi sức lực, quy tắc và tinh thần nội tại. Một cuộc bùng nổ 1793 và Napoléon thức (éruption napoléonienne) sẽ đặt đổ một văn minh Vạn Thắng mới của ṇi Việt từ muôn năm. Các lần vỡ bờ từ Đinh, Trần, Lê, Nguyễn Huệ sẽ tái diễn trên một nền tảng to rộng và cao độ hơn bằng cả một sức lực lịch sử và nhân chủng tích góp, theo lư tắc Totem Rồng Tiên của Bách Việt vạn năm trước mà giải quyết vấn đề Đông Nam Á, tức là Đại Nam Hải Á Úc Châu, một cách thoả đáng”, (Lư Đông A, Huyết Hoa, Gió Đáy, Sài g̣n, 1969, trang 74, 75).

[2] Và Lư Đông A, Chu Tri Lục 3 – Cương Lĩnh Cách Mạng Việt (1943) in trong Chu Tri Lục, Gió Đáy, 1969, trang 67 và 68.

 

[3] Xem chú thích trên.

[link=http://vnthuquan.net/diendan/http://damau.org/archives/7475#_ednref4][4] Dick Wilson, Asia Awakes: A Continent In Transition, The New American Library, New York, 1971, trang 280.

[5] Army Vandenbosch và R. Butwell, The Changing Face of Southeast Asia, University of Kentucky Press, Lexington, 1966, trang 341.

[/link]

[6] Trừ Mă Lai chỉ có quan sát viên, v́ chưa độc lập nên không đủ tư cách dự họp chính thức. Riêng Việt Nam có hai phái đoàn khác nhau: Bắc và Nam.

[7] Xin đọc Bandoung Et Le Réveil Des Peuples Colonisés của Odette Guitard, do Presses Universitaires De France xuất bản năm 1961.

[8] Antara (Phi-Líp-Pin) số ra ngày 21 tháng 1 năm 1959.

[9] Philippines Free Press (Phi-Líp-Pin), ngày 29 tháng 2 năm 1964.

[10] Philippines Free Press (Phi-Líp-Pin) ngày 22 tháng 6 năm 1963.

 

 

CHƯƠNG 17: H̀NH THỨC KẾT KHỐI HIỆN ĐẠI

 

 

Trải qua bao nhiêu dự phóng, dàn xếp, vận động, việc kết khối Đông Nam Á cho tới nay có thể nói là vẫn chưa đạt được nền móng cụ thể nào, mặc dầu ư chí kết khối vẫn ngày càng được vun bồi mạnh mẽ hơn. Lư do chính yếu là v́ nhiều quốc gia trong khu vực vẫn chưa tự gạt bỏ được liên hệ với các đế quốc bên ngoài. Ngoài ra c̣n có những suư đồ khuynh đảo riêng tư, những ganh ghét, e ngại lâu ngày đến nỗi đă trở thành tập quán, những chủ trương cô lập của nhóm cầm quyền, v.v…

Thực tế hiện nay, về h́nh thức kết khối chỉ có một tổ chức quy tụ một số quốc gia trong khu vực, đó là Liên Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN); nếu cần, có thể tạm kể thêm Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương của Cộng Sản. Nhiều tổ chức khác có một số quốc gia trong khu vực tham dự, nhưng bộ phận đầu năo lại ở ngoài Đông Nam Á, nên trọng tâm của tổ chức không thể nằm trong khu vực, chẳng hạn như Tổ Chức Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO), hoặc Hội Nghị Á Châu Thái B́nh Dương (ASPAC).

Tổ chức Liên Pḥng Đông Nam Á chỉ mượn tên Đông Nam Á, kỳ thực là một cơ quan của các đế quốc Tây phương nhằm mục đích cùng có hành động chung trong khu vực. Mục đích ấy đă không đạt được v́ mâu thuẫn về quyền lợi trong nội bộ Khối Tư Bản, và v́ vậy tổ chức đă bất động từ lâu [1].

Hội Nghị Á Châu Thái B́nh Dương, tuy gồm toàn các nước Á, Úc, nhưng lại chỉ nhằm kết hợp để chặn ảnh hưởng và sức bành trướng của Trung Cộng trong vùng Đông Nam Á. Đây là một tổ chức của khối Mỹ nhưng do hai đại diện tư bản trong khu vực – Nhật, Úc – cầm đầu. Từ khi Mỹ đổi chính sách với Hoa Lục, Hội Nghị này đă không c̣n lư do để tồn tại; chuyện tan vỡ hoàn toàn chỉ c̣n là vấn đề thời gian[2] . Hơn nữa, phạm vi của Hội nghị đă bao trùm khắp miền Tây Thái B́nh Dương, nên cũng như Tổ Chức Liên Pḥng Đông Nam Á, không thể coi là một h́nh thức kết hợp Đông Nam Á [3].

 

Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương

 

Về phía CS, tại ĐNA, chưa có một h́nh thức tổ chức nào đáng kể với ư nghĩa kết hợp vùng. Lư do giản dị là v́ ở đây, ngoài nhà nước CS duy nhất là Bắc Việt, trên nhiều nước khác, CS chỉ mới tới giai đoạn lập mặt trận để đấu tranh giành chính quyền. Lư do khác là v́ trong cuộc tương tranh Nga và Tàu, chưa bên nào thực sự tạo được ảnh hưởng độc tôn trong đám CS ĐNA. V́ vậy, CS Việt, Lào, Kampuchea cũng chẳng có hẳn một nơi vững chắc để mà bám trụ.

Đă từ lâu, CS VIệt sử dụng chính sách đi dây giữa Nga và Tàu. CS Lào và Kampuchea không mấy bận tâm đến vấn đề đối ngoại, v́ chỉ việc đi theo con đường mà CS Việt đang đi. Hà Nội luôn luôn có ư đồ kết khối Đông Dương, nhưng chỉ hành xử qua tổ chức Đảng, v́ như ai nấy đều biết hai Đảng CS Lào và Kampuchea chính là con đẻ của Đảng CS Đông dương, tiền thân của Đảng Lao Động Việt Nam ngày nay.

Do đó, vấn đề h́nh thức liên minh hay hiệp hội không từng được đặt ra với Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không bỏ lỡ những cơ hội bên ngoài đưa đến để tạo thêm đường giây khuynh loát các nước Đông Dương. Cơ hội ấy đă do Sihanouk mang lại lần đầu tiên trong đề nghị tổ chức Hội Nghị Nhân Dân Đông Dương tại Phmon Peng nhân dịp kỷ niệm lễ độc lập Kampuchea lần thứ 11 ngày 9 tháng 11 năm 1964.

Nguyên vào năm 1964, Pháp nhận thấy cần phải hành động tích cực để lấy lại uy thế ở Đông dương. De Gaulle đă vạch ra phương thức tiến hành việc tạo lại địa vị bằng cách trung lập hóa Đông Dương – thực chất là vận động Đông Dương bỏ Mỹ, Nga, Tàu để theo Pháp- mà bước đầu là một Hội Nghị Nhân Dân Đông Dương do Sihanouk, đàn em trung thành nhất của Pháp, triệu tập.

CS Việt đă tỏ ra rất hoan nghênh đề nghị của Sihanouk, phần v́ đang cần lấy ḷng ông hoàng dễ bốc đồng này để tiếp tục sử dụng lănh thổ Kampuchea làm hành lang thâm nhập vào Nam Việt Nam và làm hậu cứ an toàn, phần v́ biết rơ sẽ chi phối được hội nghị. Sihanouk và các phe nhóm thân Pháp ở Đông dương không phải là đối thủ của CS trong một hội nghị chính trị như vậy.

Hội Nghị Nhân Dân Đông Dương đă được triệu tập sơ bộ ngày 14 tháng 2 năm 1965 và chính thức họp từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 3 năm 1965 tại Phnom Penh. Thành phần tham dự hội nghị được mời theo tiêu chuẩn “đoàn thể nhân dân” chứ không phải chính quyền. Tuy nhiên danh sách các đoàn thể dự hội nghị lại do chính quyền Kampuchea, chính quyền Bắc Việt và Mặt trận Lào Yêu nước (CS Lào) đưa ra [4].

Kết quả hội nghị cho thấy có sự thắng thế rơ rệt của CS Việt trong việc lèo lái các phái đoàn. Nghị quyết của hội nghị không nêu ra một h́nh thức kết khối Đông Dương nào ngơ hầu thỏa măn được cao vọng Sihanouk, cũng không nói đến vấn đề trung lập hóa Đông Dương theo đề nghị của De Gaulle [5]. Sau hội nghị, Sihanouk đă không giấu giếm nỗi bất b́nh về sự khuynh loát của CS Việt. Ông ta cho rằng CS Việt có những ảnh hưởng rất nguy hiểm và là kẻ thù ngầm của dân tộc Khmer. Nỗi bất b́nh ấy đă làm cho Sihanouk không c̣n tích cực trong việc kết nhóm Đông Dương mấy năm sau đó nữa.

Nhưng từ đầu năm 1970, sau khi bị lật đổ và phải lưu vong sang Hoa Lục, Sihanouk lại nghĩ đến h́nh thức liên kết Đông Dương để làm chỗ tựa vượt ra ngoài hệ thống Đảng CS mà chính bản thân ông ta không dự phần. Lần này th́ Bắc Kinh đứng ra đỡ đầu cho Sihanouk, y như Paris đă làm trước kia. Bắc Kinh vẫn ngầm chống lại việc Hà Nội khuynh loát đảng CS các nước Đông Dương khác và trông đợi ở hội nghị mới một chiều hướng thuận lợi hơn cho Bắc kinh trong việc tranh chấp với Nga sô. Thực tâm Bắc kinh không có ư hỗ trợ cho chủ trương liên kết Đông Dương.

Với sự tiếp tay của Bắc Kinh, Hội Nghị Cấp Cao Nhân Dân Đông Dương đă được triệu tập tại Quảng Châu trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 năm 1970. Đại biểu các thành viên của hội nghị gồm có Phạm văn Đồng (Bắc Việt), Sihanouk (Kampuchea), Souphanouvong (Lào) và Nguyễn Hữu Thọ (Nam Việt).

Hội nghị đă đưa ra một bản tuyên bố chung, thật ra là một văn kiện kết ước với nhau giữa các thành viên, gồm những điểm chính sau:

· Lên án Mỹ vi phạm các hiệp định Genève 1954 về Đông Dương và 1962 về Lào.

· Đề cao tinh thần đoàn kết chiến đấu chống Mỹ của các phong trào CS và thân Cộng tại các nước Đông Dương.

· Các bên cam kết tận t́nh giúp đỡ nhau.

· Các bên chấp nhận thi hành 5 nguyên tắc sống chung ḥa b́nh trong việc giao thiệp với nhau.

Sau hết, hội nghị quyết định sẽ mở các cuộc tiếp xúc khi thấy cần giữa các nhà lănh đạo cao cấp hoặc đại diện có thẩm quyền để trao đổi ư kiến về các vấn đề hệ trọng chung.

Thực tế mà nói, trước hay sau hội nghị, vai tṛ cầm đầu của Bắc Việt cũng chẳng có ǵ thay đổi. Hội nghị được bày ra, trái với điều mong mỏi của Bắc Kinh và Sihanouk, đă chỉ củng cố thêm vị thế của Hà Nội mà thôi. Trong hội nghị, người ta thấy vai tṛ Nguyễn Hữu Thọ chỉ là vai tṛ hết sức tượng trưng. V́ phái đoàn của Thọ không hề được coi là phái đoàn của một “nước” như các phái đoàn khác. Ngay trong hội nghị, về số nước Đông dương, người ta cũng chỉ nói đến ba, chứ không bao giờ đến bốn. Vai tṛ Souphanouvong với chức vụ chủ tịch Mặt Ttrận Lào Yêu Nước có lẽ tạm coi là xứng hợp với Phạm văn Đồng trong tổ chức CS Việt Nam. Souphanouvong, cũng như Đồng, vẫn thường được coi là nhân viên hành chánh hàng đầu; hơi có liên hiệp ở Vientianne là đảng lại đẩy ông ra nắm ghế trong nội các. Người thực sự điều khiển bên trong đảng CS, tức đảng Nhân dân Lào (Phak Pason Lao) là tổng bí thư Kaysone Phomvihane. C̣n vai tṛ Sihanouk là một vai tṛ khá đặc biệt. Đối với phe CS Á Đông (Trung Hoa, Bắc Việt, v.v…), Sihanouk vẫn là quốc trưởng của vương quốc Kampuchea, nhưng trong hệ thống đảng, ông ta không có chỗ đứng.

Có thể nói, trong Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương của CS, Sihanouk chỉ được CS đưa ra như một nhân vật trang trí. Điều rắc rối là Sihanouk lại biết rơ thâm ư ấy và đă cố gắng tạo uy thế riêng của ḿnh vượt ra ngoài ṿng kiêm tỏa của CS cả trên trường quốc tế lẫn quốc nội. Đă có lần, khi tức giận lên, Sihanouk không ngại miệng vạch rơ thâm ư của CS ra, nhưng nhiều khi ông ta lại tự ru ḿnh trong ảo tưởng “lănh tụ tối cao” của “Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Giải Phóng Dân Tộc Kampuchea” khá hùng hậu hiện tại.

Trên thực tế, thành phần chủ công của lực lượng ấy, tính đến 1973, là một sư đoàn CS Việt Nam, thành phần trung gian là các trung đoàn liên hợp Việt-Khmer thuộc cấp quân khu. Khmer thuần túy chỉ thấy ở các đơn vị địa phương, du kích. C̣n danh hiệu LLVTNDGPDT/KPC thường được nêu ra trong các bản tin chiến sự, các thông cáo chiến thắng, chẳng qua chỉ là cái b́nh phong che phủ trên đất Kampuchea của chính Bộ Chỉ Huy Miền, bộ phận quân sự thuộc Trung Ương Cục Miền Nam của CS Việt. Từ 1970, lănh thổ Kampuchea đă được CS Việt chia ra thành quân khu tương tự như tại Nam Việt Nam để tiện điều hành quân vụ.

Rút cục, đâu đâu cũng quy về Hà Nội. Và, dù có văn kiện kết khối hay không th́ Hà Nội cũng vẫn nắm trọn toàn khối Đông dương bên phe Cộng. Nói như vậy không có nghĩa là Hà Nội không gặp trục trặc trong vấn đề lănh đạo. Trong nội bộ phe Cộng ở Kampuchea, trục trặc đă xảy ra không ít. Không nói ǵ đến người của Sihanouk, ngay nơi thành phần Khmer đỏ cũng có khuynh hướng thoát khỏi sự chi phối của CS Việt. T́nh trạng rạn nứt trong bóng tối ấy cũng đang phát triển.

Nh́n chung, nỗ lực kết khối Đông Dương của CS Việt trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiệp đồng trong chiến tranh (nên đă chấp nhận cả những phần tử không ưa CS trong hàng ngũ), sau vẫn hướng về mục tiêu xích hóa toàn cơi Đông Dương như luận cương của Đảng đă vạch ra trên 40 năm trước. Sự kết khối rơ ràng mang ư nghĩa nằm trong trận đồ tranh chấp tư bản – cộng sản và rồi cũng sẽ vỡ khi trận đồ ấy tự triệt tiêu v́ mặt trận quốc tế được đế quốc bày theo chiều hướng khác.

 

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á

 

Như chương trên đă đề cập đến, Hiệp Hội ĐNA (ASA), gồm ba nước Thái, Phi, Mă, đă ngưng hoạt động từ 1963 v́ rắc rối về bang giao giữa Phi và Mă. Tới năm 1966, khi t́nh trạng bang giao nội bộ được cải thiện, Hiệp hội ĐNA lại rục rịch tái hoạt động. Nhưng phạm vi Hiệp hội ĐNA quá nhỏ, các nước cùng đồng ư phải có một khuôn thức mới rộng lớn hơn để đón thêm hội viên mới. Do đó, Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA (ASEAN) đă h́nh thành qua tuyên ngôn Bangkok sau đại hội đầu tiên từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 8 năm 1967 giữa năm nước: Indonesia, Phi-líp-pin, Mă Lai Á, Thái và Singapore.

Tuyên ngôn Bangkok đề cập đến mục đích của Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA nhắm vào những điểm chủ yếu tương đối khiêm tốn như tương trợ nhau trong việc phát triển, giáo dục, nghiên cứu về các địa hạt kinh tế, xă hội, văn hóa, v.v… Gọi là để bảo đảm nền trung lập sẵn có (?) của Indonesia, tuyên ngôn 1967 cũng cam kết tương tự như Thông Cáo Chung của Hội Nghị Cấp Cao Manila năm 1963 rằng các căn cứ quân sự ngoại quốc trên các nước hội viên (Anh tại Mă Lai Á, Singapore, Mỹ tại Phi-líp-pin, Thái) chỉ có tính cách tạm thời và không mang ư đồ sử dụng để khuynh đảo trực tiếp hoặc gián tiếp nền độc lập và tự do của các quốc gia trong vùng hoặc làm tổn thương đến tŕnh tự phát triển của các quốc gia ấy.

Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA khi thành lập đă tiếp nhận những phản ứng tiêu cực, hoài nghi của các nước ĐNA c̣n lại cũng như nhiều nước lớn trên thế giới; v́ ai cũng thấy rơ ĐNA đă từng có hiệp hội này, liên minh nọ, nhưng thảy đều đi đến tê liệt hoặc tan vỡ. Riêng đối với Trung Cộng, Hiệp Hội được coi như là một mũi giáo đâm vào cạnh sườn Hoa lục. Bắc Kinh đă mở hẳn một chiến dịch phỉ báng Hiệp Hội và nhất là phỉ báng “Tập đoàn quân nhân phát xít Suharto”, những phần tử Bắc Kinh cho là đang lái Hiệp Hội vào con đường vũ trang chống Trung Cộng theo lệnh của Mỹ. Thật ra, đối với Bắc Kinh, bất kỳ một sự kết khối nào của ĐNA cũng chỉ có hại hơn là có lợi cho Hoa lục, nên sự chống đối một cách quá đáng ngay từ lúc đầu cũng không phải là điều khó hiểu.

Mặc dầu từng gặp sóng gió trong vụ tranh chấp Sabah giữa Phi-líp-pin và Mă Lai Á, nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA cũng vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay. Hoạt động đáng kể nhất của Hiệp hội là cuộc vận động trung lập hóa Đông Nam Á, khởi đầu từ nghị quyết do Đại hội Kuala Lumpur 1971 đề ra [6]. Nghị quyết Kuala Lumpur đă h́nh thành do dự thảo thỏa hiệp được coi là quá lư tưởng vào lúc ấy của Mă Lai Á. Dự thảo thoả hiệp được đặt vào hai cấp: cấp các quốc gia địa phương, và cấp các đại cường bên ngoài. Tại cấp các quốc gia địa phương, cần thể hiện sáu điểm thảo thuận sau:

- Tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ của nhau, không tham gia các hoạt động đe dọa trực tiếp nền an ninh của nước khác.

- Không để các cường quốc bên ngoài can thiệp vào việc nội bộ trong vùng.

- Không để ĐNA trở thành sân khấu tranh giành giữa các cường quốc.

- Phải nghiên cứu đường lối và phương tiện để tự pḥng vệ các nước trong vùng.

- Phải có quan điểm, lập trường chung đối với các vấn đề sinh tử về an ninh trong vùng trước các đại cường.

- Phải cổ vơ sự hợp tác địa phương.

Tại cấp các đại cường, cụ thể là Nga, Mỹ và Trung Cộng, cần thỏa thuận 3 điểm:

- Chấp nhận nền trung lập của ĐNA.

- Phải đặt ĐNA ra khỏi khu vực tranh chấp.

- T́m cách bảo đảm nền trung lập của ĐNA để vùng này khỏi bị lôi cuốn vào ṿng tranh chấp về sau.

Thật ra, nếu gọi là một cuộc vận động (trung lập hóa) th́ phải nói rằng đó là một cuộc vận động rất tiêu cực. V́ tự biết tư thế yếu kém của ḿnh, các hội viên Hiệp Hội đă chỉ đưa ra những đề nghị trung lập hóa để các nước c̣n lại trong vùng và các đại cường có ảnh hưởng vào vùng này tuỳ nghi cứu xét và hưởng ứng, phản đối hoặc bỏ qua.

Dù có sự yêu cầu của Hiệp Hội hay không về việc xét định số phận ĐNA, th́ những cuộc thu xếp, đôi co, mặc cả với nhau giữa các đế quốc cũng đă và đang diễn ra khi công khai, lúc bí mật. T́nh trạng ĐNA đă chín mùi đủ để thấy không c̣n đế quốc nào có tư thế độc tôn trong khu vực nữa. Nhưng như vậy không có nghĩa là ảnh hưởng đế quốc sẽ biến mất. Trái lại, các đế quốc phải tạo ra thăng bằng ảnh hưởng, nghĩa là trong tương lai, ĐNA sẽ bị bắt buộc phải tiếp nhận một số ảnh hưởng vốn không có từ trước, và bớt đi những ảnh hưởng vốn đă có quá nhiều.

Nh́n lại chính sách quốc gia ĐNA, cụ thể là các hội viên Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA, trong việc đi t́m một thế đứng của tập thể, những khuynh hướng vọng ngoại vẫn c̣n đầy dẫy. Phi và Thái cùng cho rằng việc kư tuyên ngôn trung lập không ngăn cản hai nước này tiếp tục ở lại Tổ Chức Liên Pḥng ĐNA (SEATO) do Mỹ làm chủ. Thật là một lập luận phản luận lư đến cùng cực! Lư Quang Diệu của Singapore th́ một mặt kư tuyên ngôn trung lập, mặt khác lo bay sang Luân Đôn thỉnh cầu Anh hăy tạm hoăn việc rút quân khỏi ḥn đảo này để Đảng Nhân Dân Hành động dựa hơi dựa hám quân Anh tiếp tục cầm quyền thêm một thời gian nữa.

Chung quy, Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA chưa thực sự gột bỏ được chất liệu tư bản đă cấu tạo nên nó; cũng như Mặt Trận Nhân Dân Đông Dương được thai nghén và khôn lớn từ sau mưu đồ bành trướng của cộng sản mà ra! ĐNA nếu có được tổ hợp thực sự cũng sẽ không thể kết hợp dưới h́nh thức kéo bè kết nhóm trong môi trường phân hóa quốc tế do các đế quốc gây ra.

 

------------------------------------------------------------------------

Ghi Chú: [1] Xin xem mục Tổ Chức Liên Pḥng Đông Nam Á, chương 14.

[2] Hội Nghị Á Châu Thái B́nh Dương (Asia and Pacific Council) đă được thành lập vào tháng 6 năm 1966 tại Hán Thành với chín nước hội viên: Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan), Phi-líp-pin, Mă Lai Á, Úc, Tân Tây Lan và VNCH. Mục tiêu bên trong của tổ chức này là quy tụ các quốc gia thuộc khối Mỹ trong vùng để chặn ảnh hưởng và sức bành trướng của Trung Cộng. 1955 là năm Hoa Lục đang đẩy mạnh nỗ lực cách mạng văn hoá và chiến tranh Việt Nam đang bùng lên lớn hơn.

Khi Mỹ đổi chính sách đối với Bắc Kinh (1972, 1973), Hội Nghị bị xao động mạnh v́ mất dần động lực quy tụ. Để chuyển hướng, tạo lư do tồn tại mới, trong đại hội lần 7 tại Hán Thành vào tháng 6 năm 1972, các nước hội viên đă đề ra bốn nguyên tắc, minh xác Hội Nghị:

1. Là một tổ chức hợp tác địa phương đem lại hoà b́nh và tiến bộ cho vùng,

2. Không phải là một cơ quan chính trị hay quân sự nhằm chống lại các nước khác,

3. Sẽ cố gắng cải thiện hợp tác trong các địa hạt kinh tế, kỹ thuật, xă hội, văn hoá, v.v…

4. Không phải là một tổ chức đặc biệt riêng rẽ mà sẽ mở rộng cửa đón nhận các nước không phải là hội viên trong vùng.

Mặc dầu có chuyển hướng, nhưng Hội Nghị cũng vẫn không đứng vững nổi. Cuộc họp đầu năm 1973 tại Bangkok đă vắng mặt hai hội viên là Mă Lai Á và Úc. Nhật và Tân Tây Lan đă thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, cũng đang chuẩn bị rút ra khỏi Hội Nghị. Cái xương sống của Hội Nghị là trục Đông Kinh – Canberra mà ră th́ đương nhiên Hội Nghị sẽ ră theo.

[3] Cũng không thể coi là h́nh thức kết hợp ĐNA các tổ chức như:

- Hiệp Ước Pḥng Thủ 5 Nước Khu Vực Mă Lai Á – Singapore (Five Power Defense Agreement of Malaysia and Singapore) gồm Anh, Úc, Tân Tây Lan, Mă Lai Á và Singapore. Tổ chức này cũng đang tan ră v́ trước hết nó chỉ là một thứ Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO) thu nhỏ do Anh cầm đầu, sau nữa tất cả các nước trong tổ chức đều đă và đang tiến tới quan hệ ngoại giao với “đối tượng pḥng thủ” chính của tổ chức là Trung Cộng.

- Kế Hoạch Sông Cửu Long (Mekong River Scheme) nhằm khai thác hạ lưu sông Cửu Long (thuỷ điện, nông ngư nghiệp, vận tải, v.v…) để phát triển kinh tế bốn quốc gia hữu quan là Lào, Thái, Kampuchea và VNCH. Kế hoạch này, mặc dầu mang tính chất phối hợp về kinh tế, nhưng nằm trong chương tŕnh phát triển của Viễn Á Kinh Uỷ Hội (ECAFE), một tổ chức đ́ạ phương của Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, nó chỉ nhằm vào một số mục tiêu hạn hẹp và không có cao vọng toả rộng lănh vực hợp tác trong tương lai.

[4] Trong tổng số 38 phái đoàn tham dự, thành phần được coi là thuộc Miền Nam VN chiếm số lượng đông đảo nhất và chia ra làm 4 nhóm rơ rệt: nhóm CS, nhóm thân Cộng do CS dựng lên, nhóm thân Pháp, và nhóm thiểu số do Sihanouk hỗ trợ.

Nhóm CS có phái đoàn quan trọng nhất là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN do Huỳnh Tấn Phát cầm đầu. Nhóm thân Cộng, thật ra là những món trang trí của CS, rất phức tạp và gồm một số đông đảo “đoàn thể” chỉ được tạo ra v́ nhu cầu tham dự hội nghị. Trong nhóm thân Pháp có Uỷ Ban Hoà B́nh và Canh Tân Miền Nam VN từ Pháp về, do Trần Văn Hữu cầm đầu, là quan trọng nhất. Nhóm này chủ trương trung lập kiểu Pháp và có thể coi là phe VN có lập trường gần lập trường Sihanouk nhất. Sau cùng là các nhóm thiểu số ly khai ở VN do Sihanouk hỗ trợ nhằm cắt đất miền Nam VN. Trong nhóm ly khai có hai phái đoàn hoạt động mạnh hơn cả là Mặt Trận Tranh Đấu Miên Hạ (Front de la lutte du Kampuchea Krom) do Thạnh Prom Vireak làm trưởng phái đoàn và Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên Champa do Y Dhou Adrong làm trưởng đoàn.

[5] Hội Nghị cũng bác bỏ luôn cả đề nghị vận động Pháp thay thế Anh làm chủ tịch Hội Nghị Genève của phái đoàn Sangkum, chính đảng duy nhất của Kampuchea.

[6] Đại Hội Kuala Lumpur khai diễn ngày 21 và kết thúc ngày 25 tháng 11 năm 1971. Nghị quyết chủ trương vận động trung lập hoá ĐNA của Đại Hội đă gây tiếng vang lớn lao trên thế giới, nhưng đúng như kư giả Phi Maximo Soliven đă viết trên tờ Manila Time ngày 29 tháng 11 năm 1971 rằng nghị quyết “nghe vang một cách kỳ thú trên giấy tờ” nhưng giữa lư thuyết và thực hiện vẫn c̣n một hố ngăn cách quá lớn, và rằng “thắng lợi rơ rệt duy nhất” của Đại Hội là quyết định nhóm nữa tại Manila.

 

 

 

CHƯƠNG 18: Thay Kết Luận

 

NGHĨ VỀ H̀NH ẢNH KẾT HỢP NGÀY MAI

 

 

 

 

Đă đến lúc các nước Đông Nam Á phải duyệt xét lại ḿnh và phải nhận chân rằng: có triệt tiêu được những ư hướng dựa vào đế quốc mới thực sự xây dựng được một thế đứng tự lập. Tự lập chứ không phải cô lập, v́ cô lập th́ dễ bị đế quốc khuynh loát. Trong cái cảnh mạnh được yếu thua, các nước nhỏ yếu có quần tụ với nhau mới mong sống c̣n. Quần tụ trong b́nh đẳng, hỗ tương, một mặt vẫn giữ được thế tự lập đơn vị, một mặt vẫn tạo được sức mạnh tập thể. Sự quần tụ thành từng khu, từng khổi của các nước nhỏ yếu nhằm ngăn chặn ư đồ khuynh đảo của đế quốc c̣n là cách góp phần thiết thực vào việc tạo dựng một cộng đồng nhân loại sống b́nh đẳng, hoà hài trong tương lai.

Quần tụ là đúng, nhưng quần tụ thế nào? Thực ra chẳng làm ǵ có công thức chung cho khắp các dân tộc nhược tiểu trên thế giới. Mỗi nhóm quốc gia phải tự t́m lấy những tiêu chuẩn kết hợp riêng.

Ở trường hợp Đông Nam Á, nói đến một h́nh thức liên bang là điều quá lư tưởng và c̣n quá xa vời; nói đến một hiệp hội chỉ nhằm vào việc “hiếu hỷ” là điều không có lợi ích thiết thực. Một mẫu liên minh thuần túy về mặt quân sự như có người đă đề xướng sẽ chẳng đáp ứng được nhu cầu an ninh toàn vùng, v́ khi hoà th́ hợp, khi biến th́ tan, động cơ nào thúc đẩy các nước v́ nhau mà sống chết? Hay một thị trường chung như mô thức Tây Âu? Nghe ra không phải là một đề nghị dở, nhưng trên thực tế t́nh trạng và chế độ xă hội quá khác biệt làm sao mà đứng chung trên mặt trận kinh tế?

Vạch ra những điều trên, chúng tôi không nhằm chống nỗ lực kết khối, mà ngược lại, chỉ để thấy rơ những khó khăn hầu có thể t́m ra lối thoát chung.

Trước hết, phải chấp nhận một điều là không có tổ chức kết hợp nào được coi là bất biến, không có h́nh thức kết hợp nào được coi là duy nhất, độc tôn khi chưa hội đủ mặt các nước Đông Nam Á. Hiệp Hội ĐNA (ASA) có ba hội viên, tự cảm thấy chật hẹp nên đă giải tán nhường chỗ cho Hiệp Hội Các Quốc Gia ĐNA (ASEAN). HHCQGĐNA có năm hội viên cũng nên nghĩ đến một lúc nào đó phải có một tổ chức khác nếu muốn bành trướng rộng hơn. Đó là điều làm cho tất cả các hội viên đều cảm thấy ḿnh là sáng lập viên, không có mặc cảm kẻ trước người sau và nhờ vậy sẽ tạo được chân b́nh đẳng ngay trong nội bộ.

Mỗi khi thay đổi h́nh thức tổ chức th́ cũng phải nghĩ đến thay đổi mối liên hệ bằng cách thăng tiến lên các mặt hợp tác. Chính trị, kinh tế, xă hội, văn hóa, an ninh… đều phải được khai triển rộng răi. Địa hạt này sẽ giúp địa hạt kia thoát khỏi bế tắc. Thí dụ những liên hệ văn hóa sẽ giúp cải thiện mô thức chính trị. Mô thức chính trị tương đối gần nhau (không đến nỗi trái nghịch như cộng sản với tư bản hiện giờ) sẽ tạo điều kiện cho các khung cảnh xă hội đỡ khác biệt. Khung cảnh xă hội có ḥa hợp th́ mới tạo được nền móng tốt cho hợp tác kinh tế v.v…

Tất cả những mặt kết hợp trên rất cần thiết nhưng chưa đủ. Công thức dẫu có, đơn chất trộn vào nhau dẫu đúng phân lượng, song vẫn không nảy sinh hiện tượng hóa hợp! Chung qui chỉ c̣n thiếu một chút chất xúc tác. Chất xúc tác ở đây là linh hồn của nỗ lực kết khối. Đó là t́nh anh em ruột thịt, là t́nh thương yêu đùm bọc lấy nhau. Đó là ư thức Đại Thái, ư thức Đại Mă, ư thức Đại Nam Hải, ư thức Maphilindo, ư thức Trăm Việt.

Các dân tộc Bách Việt đă điêu linh khốn khổ hàng ngàn năm, suốt từ Hoa lục xuống vùng đất Đông Nam Á v́ mưu đồ tiêu diệt của Tàu, đă bị bóc lột đến tận cùng xương tủy hàng trăm năm dưới thời kỳ thống trị của Tây, đă đâm thuê đánh mướn cho các đế quốc hiện đại hàng chục năm đủ gây nên những đau thương tang tóc chưa từng có. Trước hoạ diệt vong chung, phải cùng đi t́m lẽ sống. Trên đường đi t́m lẽ sống c̣n đầy gian khổ, bỗng nhận ra họ hàng thân tộc; dù nội ngoại xa gần há lại chẳng nên đắp điếm đùm bọc lấy nhau mà cùng tiến tới hay sao?

Hăy khai triển mối liên hệ họ hàng làm ngọn lửa tiêu biểu cho ư thức kết hợp. Thấm nhuần ư thức ấy, thù hận lịch sử sẽ tan biến. Xứ Lào nhỏ bé sẽ không c̣n e ngại người bên kia bờ sông Cửu, kẻ bên này dăy Trường Sơn mang binh quyền sang đổi chúa thay vua cướp nhà, xẻ nước. Dân Khmer sẽ thôi nuôi dưỡng mối “huyết thù” lịch sử với người Việt; nhờ đó cái cảnh cáp duồn vô nhân đạo sẽ không c̣n bao giờ xảy ra. Người Thái sẽ không phải lo lắng về mặt Tây biên và sẽ rộng lượng quên đi mối hận đốt kinh thành hàng trăm năm trước. Các sắc dân Miến, Shan, Karen… trên lănh thổ Miến Điện sẽ cảm thấy gần gũi thương yêu nhau hơn; nội chiến v́ phe nhóm sẽ không c̣n cơ hội tái phát. Người Việt Nam sẽ dứt bỏ giấc mộng Tây tiến xâm lược lân bang của các vua chúa thời phong kiến cũ. Indonesia và Mă Lai Á sẽ bắt tay tha thứ cho nhau về cảnh giành giựt đă từng làm ở Kalimantan khi trước. Phi-líp-pin sẽ tự trút cái vỏ tây phương kệch cỡm mà trởi lại với bạn bè cùng xứ. Tiểu quốc Brunei sẽ tự khước từ nền bảo hộ của mẫu quốc Anh mà trở về với gia đ́nh Đông Nam Á.

Rồi ra, từ ư thức ấy, niềm hứng khởi cho sự t́m hiểu lẫn nhau sẽ bừng lên giữa nhân dân các nước. Biên giới trong vùng sẽ được mở tung cho các cuộc du khảo thăm hỏi. Ngôn ngữ nước này sẽ là sinh ngữ trong trường học nước kia. Các học giả sẽ ngồi với nhau t́m ṭi chắt lọc lấy những từ ngữ có cùng gốc gác xa xưa mà định lại một số ngôn từ cơ bản, nếu chẳng đủ làm phương tiện truyền thông, th́ ít ra cũng thắt chặt thêm mối liên đới tinh thần. Các lư thuyết gia chính trị sẽ bàn thảo với nhau để vạch ra con đường tiến tới xă hội chủ nghĩa riêng của khu vực ngơ hầu phá tan bất công, thối nát và san bằng chênh lệch của xă hội hiện tại. Các nhà ngoại giao sẽ cùng vạch ra một đường lối thích hợp nhất, vừa giúp tạo được chính sách đối ngoại chung, vừa giúp bảo toàn được chủ quyền đối nội của mỗi quốc gia. Các kế hoạch gia sẽ đề cập đến những nhu cầu phát triển chung, những chương tŕnh tạo tác đa phương để đem lợi ích cho nhiều người cùng hưởng. Các nhà kinh tài sẽ nói đến việc h́nh thành thị trường chung, việc lập những ngân hàng Đông Nam Á trong vùng và trên thế giới, cũng như việc phân phối, điều hợp tài nguyên, lợi tức giữa các nước để bảo đảm nỗ lực tự túc, tự cường. Các nhà quân sự sẽ phác họa h́nh thức một Bộ Tư Lệnh liên hợp, sẽ nghiên cứu các chiến lược, chiến thuật mới, sẽ tổ chức thao diễn hiệp đồng…, tất cả tuyệt nhiên không nhằm tranh bá đồ vương trên trường quốc tế, mà chỉ cốt sao đủ sức tự vệ tổi thiểu, không cần núp bóng bất cứ một cường lực nào.

Một khối quốc gia xây dựng trên t́nh anh em ruột thịt như vậy, chẳng biết ngày mai có trở nên sự thực phần nào hay vĩnh viễn chỉ là giấc mơ suông của người cầm bút?

 

[hết]

 

Đă đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài g̣n –VN) trong những năm 1969 – 1974

Phạm Việt Châu (1932 – 1975)

 

 

 

 

Phạm Việt Châu

 

 

 

Tên thật là Phạm Đức Lợi. Sinh năm 1932 tại làng Hiếu Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh B́nh, miền Bắc VN.

Di cư vào Nam sau hiệp định Genève. Năm 1954, động viên vào khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Thông thạo các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung-Hoa và từng là Giáo Sư Anh Ngữ tại trường Sinh Ngữ Quân Đội (Cây Mai). Đă đóng góp rất nhiều trong việc soạn thảo tập tài liệu song ngữ Giải Đoán Không Ảnh và đă được tưởng thưởng Lục Quân Bội Tinh của Hoa Kỳ trong những công tác ấy. Từng là nhân viên ṇng cốt trong ban Liên Hợp Quân Sự 4 bên và là trưởng phái đoàn VNCH đầu tiên ra Hà Nội năm 1972 để thi hành hiệp định Paris. Chức vụ cuối cùng trong QLVNCH là Trung Tá Trưởng Ban Nghiên Cứu Chiến Lược – Khối T́nh Báo – Pḥng Nh́ Bộ Tổng Tham Mưu.

Các bút hiệu đă dùng: Mạc Ly-Châu, Phạm Chi-Lăng, Phạm Việt-Châu.

Các tác phẩm văn chương đă xuất bản: Tự Do (thơ), Loạn và Máu (kịch), Giông Tố Đêm Giao Thừa (kịch), Lộng Gió (tiểu thuyết), Diễm (tiểu thuyết), Nắng Tắt Trên Làng Mai (tiểu thuyết). Các tác phẩm biên khảo viết chung cùng một số tác giả khác: T́m Hiểu Thơ Tự Do (tập I, II và III), T́m Hiểu Thi Ca Miền Núi.

Các tác phẩm chưa xuất bản: Dạ Lan Hương (thơ), Quân Lực Cộng Sản VN (biên khảo hợp soạn cùng Ban Nghiên Cứu Chiến Lược Bộ TTM, 1975).

Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh đă đăng trên tạp chí Bách Khoa từ 1969-1974.

Đă từng cộng tác với các báo: Bách Khoa, Phụng Sự, Quân Đội, và nhật báo Chính Luận.

Sau khi CSBV chiếm miền Nam VN, tác giả đă tuẫn tiết tại tư gia ngày 5-5-1975.

 

 

 


SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: