MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

Ngày 30-4 Và Thuyền Nhân

Trần Khải. Viet Bao Online

 

Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày ḥa b́nh buồn bă và sợ hăi bắt đầu 

Sau 3 triệu người chết, cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975. Những ngày ḥa b́nh buồn bă và sợ hăi bắt đầu. Không êm thắm tí nào, xă hội Việt Nam ở cả hai miền lúc nào cũng sôi động, kể cả cho tới bây giờ, vừa đúng 29 năm sau. Những giá trị lớn nhất mà nhân loại t́m kiếm vẫn c̣n vắng mặt ở quê nhà: tự do và dân chủ luôn luôn là điều cấm kỵ.

 

Một chương sử mới của dân tộc cũng hốt hoảng mở ra, khi người cộng sản tàn bạo tràn vào Nam t́m đủ phương kế để đánh cho kiệt quệ tiềm lực người dân, để không bao giờ có thể kháng cự lại nữa: bắt cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, xiết hộ khẩu, bán gạo theo khẩu phần, đẩy đi kinh tế mới, con chaú ba đời liên hệ bị xua đuổi khỏi trường, cả nước đói tới xanh mặt... Những cuộc kháng cự địa phương liên tục bị trấn áp tàn bạo. Người người nh́n nhau ngờ vực. Nhà nhà soi mói vào bếp của nhau. Cả nước trở thành một nhà tù khổng lồ. Ngay cả nhiều người một thời vui mừng trước t́nh h́nh thống nhất, cũng tỉnh ngộ với cái giá phải trả quá lớn.

 

Lịch sử thuyền nhân bắt đầu, khi đồng bào chấp nhận liều thân ngoài biển để t́m một đường sống mong manh; chuyện y hệt như trong sách cổ từng ghi rằng dân chúng nh́n thấy nhà nước hà khắc c̣n hung ác đáng sợ hơn là cọp dữ.

 

Trước đó, thực sự, đă có hơn 130,000 người Việt rời nước trong các giây phút cuối cùng của cuộc chiến. Trong đó, khoảng 65,000 viên chức chính phủ và quân đội VNCH và các nhân viên người Việt của Hoa Kỳ và gia đ́nh của họ được xem là "có cơ nguy bị trả thù" và được di tản trực tiếp bởi quân đội Mỹ; với thêm 65,000 người Việt tự rời nước bằng tàu chiến, phi cơ quân sự và tàu bè. Hầu hết được đưa về Guam trước, và sau đó vào định cư ở Hoa Kỳ. 

 

 Tính cho tới 25 năm sau ngày Sài G̣n thất thủ, đă có khoảng 3 triệu người tị nạn từ các nước Việt Nam, Lào và Cam Bốt - trong đó có tới 1.75 triệu người Việt Nam tị nạn qua đường bộ và đường biển. Họ đă được định cư hầu hết ở các nước Tây Phương và Uùc Châu. Trong đó, riêng chương tŕnh United States East Asian Refugee.

 

Admissions Program (Chương Tŕnh Tiếp Nhận Tị Nạn Đông Á Của Hoa Kỳ) đă định cư hơn 1.4 triệu người tị nạn Đông Dương, với khoảng 900,000 người từ Việt Nam. Và c̣n nhiều ngàn người khác đă chết trên đường rời bỏ Việt Nam trên các tàu bè mong manh - số người kém may mắn này không thể chính xác ước tính được. 

 

Vào tháng 5-1975, với sự thúc giục của chính phủ Mỹ, Cao Ũy Tị Nạn LHQ - cơ quan quốc tế trực tiếp trách nhiệm bảo vệ người tị nạn và trợ giúp các chính phủ t́m giải pháp cho nhu cầu người tị nạn, kể cả định cư - đưa ra lời kêu gọi toàn cầu để nhận định cư người tị nạn Đông Dương. Đáp ứng lời kêu gọi đó, khoảng 25 nước nhận lời giúp, và chương tŕnh đầu tiên này đă tiếp nhận định cư khoảng 11,000 tới 12,000 người Việt. 

 

Trong các năm kế ngay sau 1975, chỉ có một số người Việt rời nước bằng tàu thuyền. Họ đi tới nhiều nơi trong khu vực: tới Mă Lai, Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông và Phi Luật Tân.

 

Nhưng từ năm 1977, số thuyền nhân rời Việt Nam bỗng nhiên tăng vọt. Các đợt tị nạn này phần lớn là do các chính sách tàn bạo mới tung ra của chính phủ Hà Nội. Từ việc kéo dài thời lượng cải tạo những viên chức chế độ cũ, cho tới việc chuyển sang chế độ kinh tế tập trung, mấy lần đổi tiền và thêm nhiều đợt "đánh giai cấp tư sản mại bản," rồi lại đưa người thành phố đi vùng kinh tế mới; đời sống dân Việt Nam càng lúc càng đói kém, càng căng thẳng. Sau khi bùng nổ cuộc chiến giữa Việt Nam và chính phủ Khmer Đỏ ở nước láng giềng Cam Bốt, chính phủ Hà Nội ra lệnh động viên và đưa quân tiến vào Nam Vang. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt ngay.

 

Vào cuối năm 1977, hơn 15,600 người Việt đă đi thuyền tới các nước Đông Nam Á và Hồng Kông. Con số này vẫn c̣n tương đối thấp, nhưng việc họ tới vẫn gây báo động và không được đón nồng nhiệt. Các chính phủ trong khu vực không muốn để người tị nạn ở lại trên nước họ. Thậm chí họ không muốn gọi thuyền nhân là "người tị nạn." Lúc đó, thực sự tất cả các nước trong khu vực đều không gọi họ là tị nạn, mà chỉ dùng chữ "người rời quê hương" (displaced persons) để gọi.

 

Vào tháng 3-1978, Hà Nội ra lệnh quốc hữu hóa toàn bộ thị trường lúa gạo và các thị trường tiêu thụ tư nhân, và số người rời khỏi VN lại tăng vọt thêm, đại đa số đợt này là các doanh gia và tiểu thương gốc Hoa. Cuộc bỏ chạy này c̣n được thúc đẩy bởi chính phủ CSVN đă đưa khoảng 1.5 triệu người gốc Hoa rời khỏi cả Bắc và Nam Việt Nam, sau khi quy tội họ là trở ngại kinh tế VN. Nhiều người gốc Hoa lúc đó nằm trong danh sách "đối tượng theo dơi, tịch thu tài sản, và ép buộc đi Vùng Kinh Tế Mới." 

Một số rời Bắc VN để vào Trung Quốc; vào lúc chính phủ CSVN đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào tháng 7-1978, có khoảng 160,000 người gốc Hoa đă bỏ chạy hay bị trục xuất vào các tỉnh Guangxi và Yunnan của Trung Quốc. Con số này tăng thêm 8,000 người mỗi tháng cho tới cuối năm 1978, th́ đă có khoảng 200,000 người Hoa trốn chạy sang Trung Quốc. (Tính toàn bộ, sẽ có khoảng 240,000 người Việt gốc Hoa trốn chạy và định cư ở Trung Quốc.)

 

C̣n những người Việt khác, cũng hầu hết là gốc Hoa, bắt đầu trốn khỏi các phần khác của VN qua đường biển: phải trả tiền cho các đường dây đưa thuyền nhân đi bất hợp pháp, và thường th́ các đường dây này có sự bao che của các cán bộ địa phương. Những tàu thuyền sử dụng càng lúc càng lớn hơn, theo nhu cầu kinh doanh, trong đó có chiếc có sức chở nhiều trăm người. Một số taù bè đi về hướng Bắc vào Hồng Kông, hoặc đi thẳng ra Biển Đông để tới Phi Luật Tân. Hầu hết th́ hướng về Nam, qua Thái Lan, và khi lối đi này nguy hiểm v́ hải tặc và cướp, họ chuyển hướng sang Mă Lai và rồi Indonesia.

 

Vào cuối năm 1978, Mă Lai bắt đầu ngăn cản tàu thuyền vào bờ; và nếu có tàu thuyền nào vào bờ được, th́ lại bị kéo ra biển lại.

 

Vào tháng 11-1978, UNHCR đă có thể cho Đại Diện địa phương phỏng vấn một số thuyền nhân trên một trong các tàu thuyền không được phép vào bờ Mă Lai. Ông đă gửi qua điện tín bản phân tích và đề nghị lên bản doanh UNHCR tại Geneva, Thụy Sĩ.

 

Vào ngày 14-11-1978, để đáp ứng t́nh h́nh và điện tín cho người Đại Diện, UNHCR tuyên bố rằng "trong tương lai, các trường hợp tàu thuyền trốn chạy khỏi VN sẽ được cứu xét đương nhiên là quan tâm của UNHCR..." Với bản điện tín mang theo chính sách đó, UNHCR đang mở ra một chính sách sẽ kéo dài hơn một thập niên về sau để xem xét bất kỳ và tất cả các thuyền nhân VN là "quan tâm của UNHCR," nghĩa là đương nhiên họ có quy chế tị nạn, có sự bảo vệ của UNHCR.

 

Vào tháng 12-1978, Việt Nam tiến chiếm Cam Bốt, và một tháng sau đó th́ Trung Quốc đưa quân vào tấn công Việt Nam, thúc đẩy thêm các đợt tị nạn mới.

 

Vào cuối năm 1978, gần 62,000 thuyền nhân ở trong các trại ở 9 quốc gia vùng Đông Nam Á và Đông Á, với hơn 46,000 người ở Mă Lai, 4,800 người ở Hồng Kông, và 3,600 người ở Thái Lan.

 

Đó là chưa kể Thái Lan lúc đó đang có hơn 140,000 người tị nạn chạy từ Cam Bốt và Lào sang.

 

Tính chung, khoảng 61,000 người Việt đă đổ bộ Mă Lai năm 1978 (trong đó 40,000 người tới chỉ trong ṿng 3 tháng cuối cùng năm đó).Cùng lúc đó, Mă Lai đẩy ra biển khoảng 5,000 người Việt Nam. Riêng trong năm 1978, Hải Quân Mă Lai ngăn cản khoảng 51,400 người Việt trên 386 chiếc ghe không cho vào bờ Mă Lai.

 

 

 

Cũng trong năm 1978, có gần 49,000 thuyền nhân Việt vào bờ Indonesia.

 

Nhưng không có ǵ ngăn cản nổi làn sóng thuyền nhân. Trong lúc đó, số người chết ngoài đại dương cũng tăng theo.

 

Tính tới giữa năm 1979, hơn 700,000 người Việt đă rời quê hương. Trong khi khoảng 500,000 người đă được định cư, c̣n 200,000 người trong các trại tị nạn chờ định cư: 75,000 người tại Mă Lai, 49,000 người ở Hồng Kông, 43,000 người ở Indonesia, 9,500 ở Thái Lan, và 5,000 người ở Phi Luật Tân.

 

Vào tháng 6-1979, một hội nghị của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN) đưa bản tuyên bố chung, cảnh cáo rằng các nước liên hệ đă "tới tận cùng sức chịu đựng [tiếp nhận tị nạn] và đă quyết định không nhận thêm người mới tới."

 

Cùng lúc đó, Liên Hiệp Quốc họp để soạn ra sơ lược một chương tŕnh đa phương mới cho tị nạn Đông Dương, đưa ra 3 mục tiêu chính của chương tŕnh này: 1) ngăn chận việc nhà nước [CSVN] trục xuất người và việc đưa dân ra khỏi VN bất hợp pháp, 2) tái xác nhận một vài phần chương tŕnh định cư để yêu cầu các chính phủ địa phương đừng đẩy ghe tàu tị nạn ra biển, và 3) tăng số nơi định cư ở Tây Phương để giảm số hồ sơ tị nạn c̣n chậm trễ trong các trại.

 

Vào ngày 30-6-1979, Tổng Thư Kư LHQ Kurt Waldheim đưa lời mời chính thức cho 71 quốc gia để họp một hội nghị quốc tế về tị nạn sẽ tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ vào các ngày 20-21 tháng 7-1979.

 

Hội nghị Geneva đă đưa ra kết quả chờ đợi, và đưa ra 4 biện pháp chính.

 

1. Để giảm nỗi lo cho các nước ASEAN và Đông Á về gánh nặng người tị nạn, khoảng 20 nước trong Hội Nghị hứa đón định cư thêm.

 

2. Nhiều nước hứa sẽ dùng Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự ODP để nhận dạng và chọn người Việt cho định cư theo các ưu tiên về tị nạn và di trú riêng mỗi nước.

 

3. Để giúp người tị nạn sớm hội nhập ở các nước định cư, đặc biệt cho người sẽ định cư ở Mỹ, các trung tâm tị nạn sẽ mở rộng thêm, để khám và chữa trị sức khỏe, để học Anh Văn và học cách hội nhập.

 

4. Việt Nam hứa ngăn cản việc vượt biên. [Điều này cũng gây tranh căi trong nội bộ UNHCR và với các hội đoàn bênh vực người tị nạn khắp thế giới. V́ sự ngăn cản này như dường đă vi phạm Điều Khoản 13.2 trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, trong đó viết rằng "Bất kỳ ai cũng có quyền rời bỏ bất kỳ nước nào, kể cả quê hương của họ."]

 

 

Kết quả trực tiếp của Hội Nghị này là 2 Trung Tâm Tiến Hành Thủ Tục Tị Nạn được xây dựng hay mở rộng trong khu vực: một trung tâm trên Đảo Galang, Indonesia, và trung tâm kia ở tỉnh Bataan của Phi Luật Tân.

 

Nhờ kết quả Hội Nghị Tháng 7-1979, Hải Quân Mă Lai đă ngưng kéo ghe thuyền nhân ra biển. Ghe thuyền nhân được cho vào bờ làm thủ tục.

 

Nhưng cũng chính thời điểm này, quốc tế chú ư tới hiện tượng hải tặc tăng vọt ở Vịnh Thái Lan. Thí dụ, theo thống kê UNHCR, vào năm 1981, có 349 ghe trong số 452 ghe VN vào bờ Thái Lan đă bị tấn công ở mức trung b́nh 3.2 lần trong chặng đường ra khơi từ VN tới Thái. Trong số người đi ghe từ VN, có khoảng 881 người được ghi tên vào danh sách chết hay mất tích, có 578 phụ nữ bị hiếp dâm, và 228 phụ nữ bị bắt cóc. Đó là tháng 8-1981, trước khi quốc tế bắt đầu giải quyết bằng hàng loạt biện pháp chống hải tặc.

 

Chương tŕnh ODP của Hội Nghị Tháng 7-1979 cũng giúp giảm làn sóng thuyền nhân. Theo tài liệu tổng kết lúc 25 năm sau 1975, đă có khoảng 4,600 cựu viên chức chính phủ Mỹ đă sang Hoa Kỳ định cư nhờ chương tŕnh ODP. Có thêm khoảng 165,000 cựu tù nhân cải tạo và thân nhân trực hệ của họ được vào Hoa Kỳ.

 

Hơn 80,000 trẻ em Việt lai Mỹ và thân nhân trực hệ được vào Hoa Kỳ qua chương tŕnh đặc biệt thiết lập bởi Quốc Hội Mỹ với luật Amerasian Homecoming Act of 1987.

 

Và sau khi người tị nạn Việt thời thập niên 1970s nhập tịch ở các nước định cư và làm giấy bảo lănh cho thân nhân rời VN hợp pháp.

 

Dù vậy, làn sóng thuyền nhân vẫn đều đặn ra đi. Nhiều nước lại bắt đầu mất kiên nhẫn v́ gánh nặng thuyền nhân. Hồng Kông là nước đầu tiên quyết định không tự động đón nhận người mới vào: sau ngày 16-6-1988, tất cả thuyền nhân tới Hồng Kông sẽ bị thanh lọc. Dù vậy, gần 34,000 người Việt đă tới Hồng Kông trong năm 1989, hầu hết hy vọng vào kịp trước khi cánh cửa tự động định cư bị đóng sập lại.

 

Mă Lai lại bắt đầu chính sách đẩy ghe thuyền nhân ra biển sau 10 năm không áp dụng, và đưa ra thời hạn kết thúc điều kiện định cư: ngày 14-3-1989.

 

T́nh h́nh này buộc LHQ phải mở ra một hội nghị mới, tổ chức các ngày 13-14 tháng 6-1989. Trong hội nghị, khoảng 70 nước chấp thuận Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện 1989 (Comprehensive Plan of Action, viết tắt CPA). Mục tiêu chính lúc đó là giải quyết khoảng 100,000 thuyền nhân Việt đang trong các trại tị nạn khắp vùng Đông Nam Á và Hồng Kông, và đối phó với những người có thể ra đi các năm tới. Theo kế hoạch CPA, mỗi nước trong khu vực có một ngày ấn định để khép luôn cánh cửa tị nạn. Sau các ngày này, thuyền nhân phải bị thanh lọc; những ai rớt thanh lọc sẽ bị trả về VN.

 

Kết quả của CPA là số thuyền nhân giảm nhiều. Trong năm 1989, khoảng 70,000 thuyền nhân Việt rời bỏ VN. Trong năm 1992, chỉ có 41 người Việt tới các trại tị nạn.

 

Vào lúc CPA chính thức kết thúc vào ngày 30-6-1996, với tốn phí hơn 500 triệu Mỹ Kim, người Việt trong các trại Đông Nam Á và Hồng Kông hoặc là được cho định cư, hoặc là được chiêu dụ tự nguyện hồi hương về VN. Những người đầu tiên về VN là 75 người về VN từ Hồng Kông trong tháng 3-1989. Nhưng không phải ai cũng chịu tự nguyện hồi hương. Cho nên chính phủ Hoa Kỳ cho lập chương tŕnh ROVR để sẽ tái phỏng vấn tại Việt Nam những thuyền nhân nào chịu về nước.

 

Tính tới năm 1999, có khoảng 1.75 triệu người Việt đă rời VN và được định cư - tại Hoa Kỳ, tại các nứớc Tây Phương và tại Trung Quốc. Trong số đó, Hoa Kỳ đón nhận 900,000 người, Canada, Uùc và Pháp đón nhận 500,000 người khác. Có khoảng 250,000 người Việt định cư luôn ở Trung Quốc, và 100,000 người khác tới các nước định cư khác.

 

 

Indonesia đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 8 tháng 9 năm 1996.

 

Cao Ũy Tị Nạn LHQ chính thức tuyên bố đóng cửa Trại Tị Nạn Galang vào ngày 9 tháng 9 năm 1996. Tính chung, đảo Galang đă đón nhận hơn 120,000 thuyền nhân Việt và Cam Bốt kể từ thập niên 1970s.

 

Nhóm cuối cùng 486 người Việt rớt thanh lọc đă rời Trại Galang trong tháng 9-1996. Tính chung trong cả năm này, có 3,117 người Việt tự nguyện hồi hương, và có 1,377 người bị cưỡng bách hồi hương. Từ đó, Indonesia biến Đảo Galang thành khu kỹ nghệ đặc biệt.

 

Trang sử thuyền nhân khép lại, để mở sang trang mới cho sự h́nh thành các cộng đồng người Việt hải ngoại, nơi lư tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền được trân trọng, và hy vọng rồi một ngày ngọn lửa lư tưởng này sẽ được đưa về lại quê nhà.

 

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn với các phương tiện mới: những trang web gửi và chuyển thông tin về quê nhà, phong trào dựng cờ vàng ở các thị xă Hoa Kỳ, tiếp sức các nhà hoạt động dân chủ và đ̣i quyền tự do tôn giáo. Ngọn lửa tự do không bao giờ bị dập tắt, dù là ở ngay tận quê nhà.

 

 

 Trần Khải. Viet Bao Online

 

Trích: http://boatpeople75.tripod.com/30_thang_Tu_va_Thuyen_Nhan.html

 

ơ lược lịch sử người Việt tỵ nạn        PDF  Print  E-mail

Tác Giả: Giao Chỉ           

Thứ Hai, 07 Tháng 12 Năm 2009 08:05

Ngay sau khi Đệ II Thế Chiến 1939-1945 chấm dứt, thế giới ḥa b́nh lại là lúc dân tộc Việt Nam bắt đầu bước vào một cuộc tranh đấu mới.

 

Cuộc đấu tranh dành độc lập đưa đến những khổ nạn của cả dân tộc.

 

Trong suốt 30 năm, từ năm 1945 đến 1975, đầy những xung đột can qua đă làm cho dân Việt Nam 2 miền Nam Bắc đều phải tản cư, di cư, tỵ nạn rồi tạm cư và định cư. Biết bao nhiêu gia đ́nh ly tán, chia cắt và biết bao nhiêu tan tác đau thương.

 

Suốt 30 năm sống trong hận thù chiến tranh, nồi da nấu thịt, cuộc nội chiến khoác chiêu bài ư thức hệ- v́ độc lập, v́ tự do dân chủ để sau cùng gần 2 triệu người hy sinh, 1 triệu dân tị nạn trên quê hương từ Bắc vào Nam sau, Hiệp Định Geneve 1954 và sau cùng 3 triệu dân lưu vong sau Hiệp Định Paris 1973.

 

    1. Cuộc di cư thứ nhất sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước

 

Một triệu người Bắc vào Nam từ 1954 đến 1956, đồng thời 130,000 dân miền Nam tập kết ra Bắc. Người Bắc vào Nam bằng tàu Mỹ và Pháp. Người Nam ra Bắc trên tàu Ba Lan và Nga Sô.

 

    2. Tản cư trong chiến tranh.

 

Sau đó, trong chiến tranh, ở miền Nam dân quê có hàng trăm ngàn người đă phải di tản, nhiều nhất là vùng hỏa tuyến. Tại miền Bắc trong các trận không tập đầu thập niên 70 của Hoa Kỳ, dân thành phố gần 3 triệu người phải chạy về các miền quê.

 

    3. Di tản tháng 4-1975.

 

Hiệp Định Paris đ́nh chiến năm 1973, hai năm sau Saigon thất thủ, miền Nam có 130,000 người di tản, đa số định cư tại Hoa Kỳ. Đây là kết quả của đạo luật khẩn cấp Indochina Migration and Refugee Act 1975 do tổng thống Ford ban hành.

 

 4. Trại tù cải tạo.

 

Sau khi miền Bắc chiến thắng, thống nhất đất nước, tại miền Nam, trên 1 triệu quân cán chính phải đi học tập trong các trại cải tạo. Tuỳ theo hoàn cảnh và cấp bậc, từ vài tuần, vài tháng đến nhiều năm. Có người bị giam lâu nhất là 17 năm. Nhiều người đă qua đời trong trại cải tạo. Gia đ́nh của tù cải tạo phải tái định cư ở các khu kinh tế mới.

 

    5. Tống xuất Hoa Kiều.

 

Trong khi đó kể từ năm 1978, người Hoa tại Việt Nam bắt đầu bị thanh trừng và cùng một lúc các chuyến vượt biên của người Việt bằng thuyền khởi sự để rồi thành một phong trào từ 1979 kéo dài đến đầu thập niên 1990. Một số 250,000 Việt gốc Hoa miền Bắc đă t́m đường tị nạn tại Trung Hoa.

 

    6. Thuyền nhân.

 

Vào cuối năm 1978 đă có hơn 60,000 thuyền nhân tại các trại tị nạn Đông Nam Á. Từ các thuyền đánh cá mong manh chở 1 gia đ́nh 5 người đến Thái Lan cho tới con tàu trên 2,500 người đến Mă Lai như trường hợp tàu Hải Hồng.

 

  7. Làn sóng vượt biên lên cao, Đông Nam Á từ chối.Riêng tháng 6-1979 đă có 54,000 thuyền nhân đến các trại. Nếu cho rằng chỉ có 50% thành công th́ đă có 100,000 người ra đi trong một tháng. Cũng vào cuối tháng 6, các quốc gia Đông Nam á gồm Indonesia, Mă Lai, Phi, Singapore và Thái Lan đă họp khẩn và tuyên bố sẽ đẩy thuyền ra biển.

 

Liền lập tức tháng 7-1979, đă có biết bao nhiêu thảm kịch xẩy ra. Thái Lan công khai dung dưỡng cho hải tặc hoành hành. Mă Lai kéo tàu vượt biển ra khơi cho chết ch́m. Tiếng kêu khóc của người vượt biển thấu Trời xanh, Liên Hiệp Quốc họp khẩn, viện trợ tiền bạc nuôi dân tị nạn, xin thêm cấp khoản định cư trên thế giới và thậm chí cầu khẩn để Cộng Sản Việt Nam giữ cho dân đừng liều chết ra đi.

 

    8. Giải pháp ODP, Orderly Departure Program: Ra đi có trật tự.

 

Để giải quyết vấn đề thuyền nhân qua khía cạnh nhân đạo, thế giới tự do và Hoa Kỳ đưa ra chương tŕnh ODP. Tại Mỹ, The Refugee Act 1980 ra đời và chương tŕnh ra đi có trật tự bắt đầu. Chương tŕnh này kéo dài đến ngày 14-9-1994 th́ chấm dứt. Các thành phần c̣n lại được đưa qua các chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh thường lệ của luật di trú Hoa Kỳ.

 

    9.  Con đường định cư, Niềm đau thương trong máu và nước mắt.

 

Từ thảm kịch tháng 7-1979 cho đến tháng 7-1982, nỗ lực 3 năm đă định cư được 623,000 người trên thế giới mà đa số là tại Hoa Kỳ. Và cũng do hậu quả của thảm kịch Biển Đông liều chết ra đi trăm ngàn người một tháng, mà tháng 5-1979 Chương Tŕnh Ra Đi Có Trật Tự được soạn thảo. Phải đến năm 1984 th́ bài toán mới có đáp số v́ lúc này tổng kết ghi nhận năm đầu tiên con số vượt biển ít hơn số người ra đi ODP. Năm 1984, con số ODP lên đến 29 ngàn người và thuyền nhân ra đi hạ xuống chỉ c̣n 24,800 người.

 

    10.     Tổn thất trên Biển Đông.

 

    Thảm kịch thuyền nhân Biển Đông đă tạo ra rất nhiều vấn nạn mà trước đây thế giới không hề xẩy ra.

 

    a.    Từ các dân đánh cá hiền lành, tất cả ngư dân Thái Lan lần lượt trở thành hải tặc điên cuồng suốt 2 thập niên

 

    b.    Hàng ngàn thương thuyền trên biển đông hoàn toàn không tuân thủ luật lệ đạo đức hành hải v́ tất cả đă làm ngơ cho thuyền nhân chết trên biển cả.

 

    c.    Không ai có thể xác định được số tổn thất của thuyền nhân trên biển, từ 20% đến 40% số người vượt biển đến các trại tỵ nạn.

 

    d.    Lần đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chính phủ Việt Nam công khải tổ chức cho dân vượt biên để thu góp toàn bộ tài sản để lại.

 

    e.    Các quốc gia Đông Nam Á đóng vai tṛ rất phức tạp vừa nhân đạo và bất nhân tùy giai đoạn và đă khai thác tối đa những ngân khoản lớn lao của thế giới về tỵ nạn.

 

11.     Vượt biên đường bộ.

 

    Sau một thời gian lắng dịu năm 1984, số tị nạn lại gia tăng trên đường bộ qua Cam Bốt vào năm 1987. Một số lớn không có điều kiện ODP đă t́m lối đi qua Thái Lan từ miền Nam và qua Hong Kong từ miền Bắc.

 

    Năm 1988 đă có 18,000 người vào Hong Kong và mặt khác Mă Lai lại bắt đầu kéo tàu ra biển vào năm 1989.

 

    12. Cứu người vượt biển.

 

    Từ Pháp, Úc, Canada và Hoa Kỳ các tổ chức tư nhân, các bác sĩ ngoại quốc và Việt Nam đă lần lượt tổ chcừ các chuyến ra khơi cứu người vượt biển. Phong trào này đă tạo ra nhiều hy vọng và đă cứu được hàng ngàn thuyền nhân trên biển Đông. Một cuộc biểu t́nh thắp nến trước Bạch Cung đă được tổng thống Carter đáp ứng và ra lệnh cho đệ thất hạm đội tiếp tay cứu thuyền nhân vượt biển.

 

    13. Biện pháp mới.

 

    Cuối thập niên 80 các đợt sóng thuyền nhân mới gia tăng khi các nước cắt bớt cấp khoản định cư. Các trại tị nạn Đông Nam Á trở thành ứ đọng. Các quốc gia Biển Đông quyết định một ngày định mệnh, đó là ngày 14/3/1989. Thuyền nhân đến trại sau ngày 14/3/1989 sẽ bị thanh lọc. Và chữ thanh lọc- “đậu hay xù” trở thành ngôn ngữ của thuyền nhân trên đảo, đă lấy đi biết bao máu, mồ hôi và nước mắt của dân Việt trên Biển Đông.

 

    14. Vấn đề con lai, Ameriasian Home Coming Act 1987.

 

    Người Mỹ đă bắt đầu t́m đến di sản chiến tranh của chiến binh Hoa Kỳ đă để lại Việt Nam và mở rộng ṿng tay đón nhận 25,000 hồ sơ con lai với gia đ́nh thân quyến tổng cộng 100,000 người.

 

    15. Cựu tù chính trị.

 

    Ngày 30/7/1989 Hoa Kỳ và Việt Nam kư thỏa hiệp để cho cựu tù chính trị ra đi có trật tự cùng gia đ́nh. Chiến dịch này đă gia tăng ODP lên đến 86,451 người riêng vào năm 1991 gồm cả 21,500 cựu tù chính trị và 18,000 con lai.

 

    Thoả ước Việt Mỹ về tù chính trị đă mở cửa trại tù cải tạo cho 109,000 chiến hữu VNCH trở về với gia đ́nh và một số lớ đă làm giấy tờ xin định cư tại Hoa Kỳ.

 

    16. Cưỡng bách hồi hương.

 

Bắt đầu từ 1989, từ thanh lọc bị loại, Phủ Cao Ủy và các quốc gia Đông Nam Á phối hợp với chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu cho cưỡng bách hồi hương. Hàng trăm cuộc biểu t́nh tuyệt thực tổ chức tại các trại và nhiều người tự tử hay tự gây thương tích để phản đối.

 

    17. Tự nguyện hồi hương.

 

Một chương tŕnh của Liên Hiệp Quốc là khích lệ thuyền nhân ở trại tự nguyện hồi hương. Con số này đă lên đến 56,000 người. Mỗi gia đ́nh được lănh từ 300 Mỹ kim đến nhiều nhất là $20,000 Mỹ Kim làm vốn tái định cư. Thành phần tự nguyện hồi hương sau đó đă có cơ hội xin đi Hoa Kỳ và có một số lớn hiện đă qua Mỹ.

 

    18. Trẻ em tị nạn.

 

Trong số hàng trăm ngàn dân tị nạn đă có nhiều trẻ em không có thân nhân. Một thể thức đặc biệt đă được áp dụng và sau này hàng ngàn trẻ em không có thân nhân hay cha mẹ chết trên đường vượt biên đă được định cư tại Hoa Kỳ do các gia đ́nh bảo trợ.

 

    19. Các con số thống kê.

 

Tổng kết từ năm 1975 đến 1995 con số thuyền nhân Việt Nam đă đến trại tị nạn là 796,310 người và tị nạn qua đường bộ là 42,918 người.

 

Trong số này đă có 822,977 người định cư tại Hoa Kỳ và 2 quốc gia UÔc và Canada, có đồng đều mỗi nước có 137,000 thuyền nhân tị nạn.

 

Có thể nói là cứ hai người tị nạn tại Hoa Kỳ đă có 1 người nếm mùi gia khổ trên biển đông tại các trại tị nạn.

 

    20. Thuyền nhân tật nguyền.

 

Các quốc gia nhỏ bé nhưng đầy t́nh nhân đạo như Thụy Sĩ, Thụy Điển đă cử phái đoàn đến chỉ nhận bảo trợ cho các gia đ́nh thuyền nhân tật nguyền, các trẻ em bất hạnh chậm lớn. Những thành phần bất hạnh, vô thừa nhận của thảm kịch biển Đông đă vui mừng chứa chan hạnh phúc khi được bồng bế nhau đi định cư ở Tây Âu gồm cả xe lăn và nhiều người nằm trên cáng trên đường đến xứ tự do.

 

    21. Đợt sóng cuối cùng.

 

Câu chuyện thuyền nhân tại Phi Luật Tân được coi như đợt sóng cuối cùng. Trong khi tất cả các trại tỵ nạn Đông Nam Á đóng cửa th́ chỉ c̣n lại câu chuyện về các thuyền nhân tại Phi Luật Tân. Trải qua các đợt cưỡng bách hồi hương, t́nh nguyện hồi hương, sau cùng trại Palowan của Phi đóng cửa năm 1997.

 

Hàng ngàn người Việt tỵ nạn tại Phi được giáo hội Thiên Chúa nhận định cư và thành lập Làng Việt Nam. Hàng triệu Mỹ kim của đồng hương trên thế giới quyên góp để xây dựng cho một quê hương Việt trên đất Phi. Kế hoạch không thành v́ nhu cầu sinh kế người Việt tỵ nạn phải phân tán kiếm sống trên đất Phi. Dân làng ở lại rất ít.

 

Hồ sơ tỵ nạn đợt cuối cùng bàn giao từ thế kỷ 20 qua thế kỷ 21. Sau cùng nhờ sự đấu tranh bền bỉ của một luật sư trẻ gốc Việt từ bên Úc tên là Trịnh Hội, Hoa Kỳ bắt đầu nhận phần c̣n lại vào Mỹ. Sau 18 năm chờ đợi, các gia đ́nh tỵ nạn đă tới Mỹ tháng 10 năm 2005.

 

Bốn năm trước, với đợt thuyền nhân cuối cùng đến Mỹ từ Phi Luật Tân để chào mừng Thanksgiving năm 2005 tại Hoa Kỳ, một trang sử tỵ nạn Việt Nam chính thức đóng lại. Chúng ta ước mong sẽ khép lại được một quá khứ đau buồn và cùng cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp hơn cho một thế giới không c̣n tỵ nạn. Chẳng biết đến bao giờ.

 

San Jose 2009

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

Ghi chú: Những con tàu lịch sử.

 

Tàu Tự Do ra đi từ Phú Quốc chở 39 người, tháng 9-1977, vượt qua vịnh Thái Lan và đến Mă Lai. Được tiếp tế rồi đi tiếp với phương tiện rất giới hạn đă đến Darwin, Úc Châu tháng 11-1977, vượt trên 6,000 miles. Tàu Tự Do hiện thuộc về viện bảo tàng hàng hải của Úc.

 

Tàu Cam Ranh. dài 35 foot chở 35 người. Sau 10 ngày vượt biển được tàu chiến của Hoa Kỳ vớt ngày

 

15-05-84 ngoài khơi Đông Bắc Cam Ranh 350 miles. tất cả định cư tại Mỹ. Tàu Cam Ranh sau khi vớt người đă được phá hủy trên biển Đông.

 

Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng