MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Giờ Thứ 25

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvViệt Học

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật KhoavVăn Chương

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

 

LỊCH SỬ PHÁP THUỘC

 

http://thuykhue.free.fr/rfi/index.html

 

 

KHẢO SÁT CÔNG TRẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI PHÁP GIÚP VUA GIA LONG

 

Chương 1

 

Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc

 

Thụy Khuê

 

Tại miền Nam trước 1975, nền giáo dục phổ thông dựa trên bộ Việt Nam Sử Lược (1920) của Trần Trọng Kim. Đào sâu về thời Pháp thuộc hơn, có bộ Việt Nam Pháp thuộc sử 1884-1945 (1961) của Phan Khoang. Các nhà viết sử lớp sau như Phạm Văn Sơn cũng chỉ dựa trên hai cuốn sử này mà viết rộng ra, chứ không có khám phá mới.

Trong bài tựa cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820) [Lịch sử hiện đại nước Nam (1592-1820)]của Charles B. Maybon, in năm 1920, Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết về nước Nam là cuốn Cours d’histoire annamite [Giáo tŕnh lịch sử An Nam] của Trương Vĩnh Kư in năm 1875.

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, viết xong năm 1919, in lần đầu năm 1920, dưới thời Pháp thuộc, tất nhiên có sự kiểm duyệt của chính quyền thuộc địa. Học giả họ Trần, uyên thâm chữ Nho và chữ Pháp, tuy có đọc những bộ sử của nhà Nguyễn, nhưng ông vẫn đặt niềm tin gần như trọn vẹn vào tài liệu Pháp. Khi nhận định về những lư do của cuộc xâm lăng, Trần Trọng Kim lấy lại ư kiến của các sử gia thuộc địa, cho rằng v́ triều đ́nh Huế không chịu canh tân đất nước, áp dụng chính sách bế quan toả cảng, cấm đạo, diệt đạo, nên người Pháp mới đánh Việt Nam, để cứu giáo dân, giáo sĩ và bảo vệ tự do buôn bán.

Phan Khoang đào sâu hơn, tiếc rằng ông cũng vẫn nghiêng theo lối tŕnh bầy sự kiện và cách đánh giá của các sử gia thuộc địa.

Nguyễn Thế Anh trong Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Lửa Thiêng, Sài G̣n, 1970), dùng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn, đă đưa ra những khám phá mới, tuy nhiên trong cuốn sách này, ông vẫn chỉ dựa vào tài liệu Pháp. Đến cuốn Monarchie et fait colonial au Việt nam (1875-1925) Le crépuscule d’un ordre traditionnel [Nền quân chủ và vấn đề thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925) Ngày tàn của trật tự truyền thống] (L’Harmattan, Paris 1992), ông đă có một thái độ quân b́nh hơn.

Học giả Đào Đăng Vỹ khi viết Nguyễn Tri Phương (1974, Kelton in lại tại Mỹ) cũng không tham khảo Đại Nam Thực Lục mà lại dựa rất nhiều vào cuốn La conquête de L’Indochine [Sự chinh phục Đông Dương] (Payot, Paris, 1934) của A.Thomazi, được nhiều người tham khảo về chiến tranh Đông dương. Thomazi là một quân nhân, không nhắc đến các chiến bại của Pháp mà chỉ đề cao chiến thắng. V́ vậy, tác phẩm của Đào Đăng Vỹ dù xuất hiện khá muộn (1974) vẫn c̣n nằm trong khuôn khổ các sử gia viết theo quan niệm thuộc địa.

Nguyễn Khắc Ngữ trong cuốn Việt Nam ngày xưa, qua các kư họa Tây Phương, (Nhóm nghiên cứu sử địa, Montréal, Canada, 1988) đă có công sưu tầm nhiều h́nh ảnh, kư họa, vẽ lại các trận chiến, các vụ xử tử giáo sĩ, để người đọc hôm nay, có thể h́nh dung được không khí của những hiện trường thủa trước. Nhưng in lại những sản phẩm này mà không giải thích rơ ràng, là đă gián tiếp góp phần vào việc tuyên truyền cho quan điểm thuộc địa.

Cuốn sách sau cùng mà chúng tôi muốn đề cập ở đây, là Lịch sử nội chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường, được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc, bộ môn sử 1973 ở Sài G̣n (An Tiêm in lại ở Cali, 1991). Ông là một người viết sử thuộc lớp trẻ hơn, có đọc cả tài liệu Pháp-Việt, sách của ông được giải thưởng văn học, khiến cuốn Lịch sử nội chiến Việt Nam có một uy tin nào đó, được  nhiều người trích dẫn, đưa lên Wikipidéa tiếng Việt. Tiếc rằng, ông cũng vẫn lại rập theo lập luận của sử quan thuộc địa để xác định công lao của Bá Đa Lộc và những “sĩ quan” Pháp, trong việc giúp Gia Long dựng lại cơ đồ.

Vậy sử quan thuộc điạ là ǵ? Tại sao chúng ta phải nghi ngờ lối viết này?

Sử quan thuộc địa

Hầu như tất cả mọi người nghiên cứu về giai đoạn Pháp thuộc đều phải dựa vào thông tin của các vị thừa sai, v́ họ mới chính là những người đi sâu, đi sát với dân, có tai mắt ở khắp nơi, được sự ủng hộ của giáo dân, biết nhiều thông tin ngoài lề, không có trong chính sử; hơn nữa họ là các nhà tu hành, đứng trên mọi nghi ngờ. V́ lẽ đó mà rất nhiều sử gia đă chép lại những thông tin bịa đặt của giáo sĩ La Bissachère mà không đặt vấn đề. Trường hợp Bissachère là một ngoại lệ, sẽ nói đến sau, không phải giáo sĩ nào cũng “bất lương” như thế.

Tuy nhiên, giáo sĩ là một tập đoàn riêng biệt, có những nhu cầu và mục đích không đi đôi với sự t́m hiểu sự thật lịch sử: Đầu tiên hết, khi nhận nhiệm vụ truyền giáo, là họ đă quyết rời bỏ gia đ́nh, “một đi không trở lại”, xả thân v́ đạo Chúa. Nghiă vụ tử v́ đạo là nghiă vụ cao cả mà họ đón nhận như một vinh quang. Nghĩa vụ thứ nh́ là d́u dắt con chiên, không bỏ rơi con chiên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Việc này giải thích tại sao các giáo sĩ khi bị đuổi khỏi Việt Nam, từ Alexandre de Rhodes (bốn lần bị bắt, bốn lần trở lại) luôn luôn t́m cách quay trở lại ngay, bất chấp luật lệ nhà vua, bất chấp án tử h́nh. Nhiệm vụ thứ ba của họ đối với toà thánh là truyền giáo, mở rộng ảnh hưởng của đạo thiên chúa trong vùng họ cai quản. Nhiệm vụ thứ tư là phục vụ đất nước họ, đó là quyền lợi của nước Pháp, từ Alexandre de Rhodes (1591-1660) đến Bá Đa Lộc (1741-1799), cả hai linh mục này đă xả thân suốt đời để phục vụ nước Pháp, dẫn đường cho người Pháp đến Việt Nam. Sự bất đồng ư kiến giữa Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh, cũng là sự xung đột giữa hai nguyên tắc: giảng đạo và chiến tranh, giữa hai quyền lợi: nước Pháp và nước Việt.

Để hoàn tất những nhiệm vụ này, các giáo sĩ đôi khi đă, không phải bẻ cong ng̣i bút, mà họ chỉ viết một nửa sự thật: ví dụ, mô tả việc xử tử giáo sĩ một cách cực kỳ dă man, nhưng không nói đến nguyên nhân tại sao họ bị xử tử; không nói đến luật h́nh ở Việt Nam; giấu kỹ những hoạt động chính trị của những giáo sĩ giúp phe nổi loạn (Lê Văn Khôi, Tạ Văn Phụng…), để chống lại triều đ́nh.

 

Thậm chí giáo sĩ Louvet, c̣n “dịch” một đoạn dụ rất tàn ác, bảo là của vua Tự Đức, trong có câu: “Những thầy tu người Việt, dù có chịu bước qua thánh giá hay không cũng bị chém làm đôi (…) những kẻ tàng trữ người Âu trong nhà cũng bị chém ngang thận vứt xuống sông” (Louvet, La Cochinchine Religieuse, II, t.185), không hề t́m thấy ở đâu; hoặc là “ghi lại” những lời vô nhân đạo, bảo do vua ra lệnh truyền miệng, không cho phép in, để không ai có thể kiểm chứng được. Những giáo sĩ này, dường như cố t́nh đưa bộ mặt “dă man” diệt đạo của vua quan nhà Nguyễn, để giáo hoàng can thiệp, để chính quyền Pháp đưa quân vào đánh.

Nhiệm vụ của họ là vinh thăng sứ mệnh truyền giáo.

Cuốn La Cochinchine Religieuse, (Đạo giáo ở Nam Kỳ), in năm 1885, của Louis Eugène Louvet (1838-1900), được coi như cuốn lịch sử tử v́ đạo, dưới thời các “bạo chúa” Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Là ng̣i bút biện hộ đắc lực cho sứ mệnh truyền giáo, cực lực kết án các vua Nguyễn và đặc biệt căm thù Minh Mạng mà các thừa sai coi là “bạo chúa Néron” Việt Nam. Louvet viết về sự “vô ơn” của Minh Mạng như sau:

“Các ông Vannier và Chaigneau, hai người Pháp ở lại, duy nhất sống sót trong mấy người tận tụy đến đây từ năm 1789, khôi phục lại ngai vàng cho cha ông [Gia Long]. Để thưởng công cho họ, vua Gia Long đă thăng lên hàng đại thần và cho tham dự hội đồng [nội các]; sự hiện diện của họ làm Minh Mạng khó chịu, kiếm cách loại trừ”. (Louvet, La Cochinchine Religieuse, t.32, tất cả những chỗ in đậm là do chúng tôi).

Sự xác định: Những người Pháp đến đây từ năm 1789, đă khôi phục lại ngai vàng cho Gia Long là một huyền thoại, được các sử gia thuộc địa dầy công xây dựng.

 

Một trong những sử gia thuộc địa ảnh hưởng lớn đến sử gia Việt, lớp trước, phải kể đến Charles Gosselin và cuốn L’Empire d’Annam [Đế Quốc An Nam] in tại Paris, năm 1904. Charles Gosselin là đại uư trong quân đội viễn chinh, có mặt trên chiến trường và đă nghiên cứu rất kỹ về xă hội Việt Nam. Ông viết về xă hội Việt, về phong tục tập quán của người Việt khá sâu sắc, đặc biệt vấn đề thờ cúng tổ tiên, như một triết lư sống, một ư thức tâm linh đi trên mọi tôn giáo, mà đạo Thiên Chúa thời ấy đă sai lầm bác bỏ. Ông cũng viết rất kỹ về việc vua Hàm Nghi bị bắt, qua thông tin của những người trực tiếp tham dự chiến dịch này, tỏ ḷng khâm phục sâu xa hai người con của Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm, đă pḥ vua đến chết. Tuy nhiên, ông đă không thể gạt bỏ được đầu óc chủ quan của người lính viễn chinh, đến đây với mục đích “chinh phục” và “giáo hoá”, v́ thế ông cần phải biện minh cho chính nghiă, qua hai điểm chính:

 

- Đổ tội cho các vua Nguyễn trách nhiệm đánh mất nước.

 

- Biện minh cho cuộc xâm lăng bằng cách thổi phồng sự tàn sát đạo Thiên chúa dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; nêu cao “thiên chức cứu đạo” của đoàn quân viễn chinh.

 

Hai mục đích này được tŕnh bầy rất rơ trong bài tựa cuốn L’Empire d’Annam [Đế Quốc An Nam]:

 

“Những vị hoàng đế nước Nam, bởi sự bội bạc đối với những người Pháp lẫy lừng đă làm quan cho Gia Long, mà nhờ họ, mới có được ngai vàng; bởi sự tàn ác đối với những giáo sĩ đồng bào của chúng ta; bởi sự cứng đầu điên dại bế quan tỏa cảng; bởi sự khinh bỉ nền văn minh phương Tây, v́ kiêu căng ngu muội, họ cho là man rợ; bởi sự kiên tŕ từ chối tiếp xúc với nước ngoài, trừ nước Tầu; những hoàng đế này, tôi bảo, phải chịu trách nhiệm sự suy đồi và sụp đổ của nước họ, phải gánh vác một ḿnh, sự nhục nhă trước lịch sử.”(Gosselin, L’Empire d’Annam, Paris, Librairie Académique Didier, Perrin et Cie, Libraires-Editeurs, 1904, t.XVII)

 

Những lời lẽ trịch thượng, vô căn cứ này của Gosselin lại được tiếp tay bởi các sử gia Việt Nam, Trần Trọng Kim viết:

 

“Sức đă không đủ giữ nước mà lại cứ làm điều tàn ác. Đă không cho người ngoại quốc vào buôn bán, lại đem làm tội những người giảng đạo, bởi thế cho nên nước Pháp và nước Y Pha Nho mới nhân cớ ấy mà đánh lấy nước ta vậy” (Trần Trọng Kim, VNSL, bản Bộ quốc gia giáo dục, 1971, t.242).

 

Phan Khoang, cũng không đi ra ngoài những luận điểm ấy:

 

“Vua Minh Mệnh cũng có ư tự cường, tự chủ, nhưng không hiểu t́nh thế thiên hạ, lại không dung nạp đạo Gia Tô, nên cái mầm xung đột sinh ra từ đó. Vua Thiệu Trị tiếp tục chính sách ấy, người Pháp có cớ mà gây hấn, và tiếng súng đầu tiên nổ ở Đà Nẵng năm 1847, đă báo hiệu những ngày mai đầy giam hiểm.” (Phan Khoang, Lời nói đầu, Việt Nam pháp thuộc sử, Sống Mới, 1961, t.VI).

 

Phan Khoang viết tiếp: “Ngài [vua Tự Đức] không hiểu rơ thời thế, cứ tưởng chỉ có nước Tầu, nước Việt Nam mới là văn hiến (…) chứ các nước khác là dă man (…) phần đông các quan đại thần lúc bầy giờ như các ông Nguyễn Đăng Giai, Trương Đăng Quế, Vơ Trọng B́nh, Nguyễn Tri Phương… đều là hạng người bảo thủ (…) người nước ta c̣n cho người Âu châu cũng như rợ Đột- khuyết đời Đường, rợ Kim đời Tống mà thôi, nghiă là tuy về vơ bị họ tài giỏi, nhưng cũng là giống người dă man, không đáng cho ta bắt chước. V́ vậy, vua Tự Đức đối với đạo Thiên Chúa và với người Tây dương cứ theo chánh sách của vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị (…) cho nên khi vua quan đă sai đường, lầm nẻo th́ cả nước bị bại vong.” (Phan Khoang, Việt Nam Pháp thuộc sử, t.105-106).

 

Nguyễn Thế Anh, sau khi mô tả biến cố Pháp đánh Đà Nẵng ngày 15/4/1847 theo luận cứ của sử gia Pháp, nhận định:

 

“Sự thị uy của các chiến thuyền Pháp tại Đà Nẵng cho thấy rơ nguy cơ đương đe dọa nước Việt Nam. Các quan trong triều vua Tự Đức mới kế vị Thiệu Trị không phải là không ư thức được mối đe dọa ấy; trong các bản sớ tâu lên nhà vua, nhiều người đă đề cập đến sự bành trướng thế lực của người Âu tại Viễn Đông (J. Silvestre, Politique française dans l’Indochine, Annales de l’École libre des Sciences Politiques, Janvier 1896, trang 55). Nhưng triều đ́nh đă không có một biện pháp đối phó nào, ngoài sự cấm đạo Thiên chúa ngặt nghèo hơn trước. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu nghịch, t́m sự ủng hộ của các giáo sĩ Âu Châu để đoạt ngôi báu. Vua Tự Đức nghi ngờ các nhà truyền giáo nhúng tay vào đời sống chính trị Việt Nam, và cho công bố 2 đạo dụ cấm đạo mới năm 1848 và 1851. Từ năm 1848 đến năm 1860, tại Bắc Việt Nam có đến 10 giáo sĩ người Âu và khoảng 100 giáo sĩ người Việt bị xử tử. Tại Nam Việt Nam vào khoảng 15 giáo sĩ ngoại quốc và 20 giáo sĩ người Việt bị giết. Hai vạn giáo dân bị tàn sát hay bị lưu đầy” (Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng, Sài G̣n, 1970, trang 17-18).

 

Không hiểu Nguyễn Thế Anh căn cứ vào đâu để xác định hai điều:

 

1- Triều đ́nh đă không có một biện pháp đối phó nào, ngoài sự cấm đạo Thiên chúa ngặt nghèo hơn trước.

 

2- Từ năm 1848 đến năm 1860, tại Bắc Việt Nam có đến 10 giáo sĩ người Âu và khoảng 100 giáo sĩ người Việt bị xử tử. Tại Nam Việt Nam vào khoảng 15 giáo sĩ ngoại quốc và 20 giáo sĩ người Việt bị giết. Hai vạn giáo dân bị tàn sát hay bị lưu đầy.

 

Về điểm thứ nhất: Vua Minh Mạng là người, không những đă xây dựng lại toàn bộ nhà nước Việt Nam từ hành chính, giáo dục, luật pháp, địa lư, sử kư một cách quy mô; mà trước kinh nghiệm mất nước của Ấn Độ, Mă Lai, Nam Dương, rồi sau đến chiến tranh nha phiến ở Trung Hoa (1839), và vị trí chiến lược của nước ta trên Thái B́nh Dương, vua đă thấy mối đe doạ ngoại xâm không thể nào tránh được, nên đă thiết lập một lực lượng quân sự hùng mạnh. Ngay từ năm 1826, vua Minh Mạng cho xây Hải Vân Quan, trên đèo, chặn đường tiến của những đạo quân từ Đà Nẵng đánh vào Huế. Năm 1836, cho xây thành đài kiên cố An Hải và Điện Hải để bảo vệ vịnh Đà Nẵng. Đà Nẵng được Barrow, người Anh đến đây năm 1793, gọi là vịnh Gibralta của Á Đông. V́ vậy nhiều lần quân Pháp đánh Đà Nẵng đều thất bại: chỉ đến bắn phá rồi bỏ đi. Năm 1847, Lapierre và Rigault de Genouilly oanh tạc lén 5 chiến thuyền đồng của vua Thiệu Trị rồi bỏ đi. Năm 1848, 14 chiến hạm của liên quân Pháp Y Pha Nho đánh vào Đà Nẵng, chiếm được An Hải và Định Hải, nhưng không thể vượt đèo Hải Vân để đánh Huế, phải bỏ, vào đánh Sài G̣n. Thiệu Trị và Tự Đức tiếp tục việc pḥng thủ như vua cha. V́ vậy mà người Pháp đă phải để ra 30 năm mới chinh phục được Việt Nam (1858-1888).

 

Việc cấm đạo đối với triều Nguyễn không phải là quốc sách, nên chỉ được ghi lại vài ḍng rải rác trong Đại Nam Thực Lục. Dù bị các vị thừa sai gọi là “bạo chúa”, vua Minh Mạng không cấm hẳn đạo mà chỉ ngăn chặn việc đạo Thiên Chúa lan rộng, cấm giáo sĩ xâm nhập vào Việt Nam và ra lệnh cho các giáo sĩ trong nước về Kinh dịch thuật.

 

Từ năm 1835, sau khi bắt được một số giáo sĩ nhúng tay vào hai vụ loạn nổi tiếng Lê Văn Khôi trong Nam và Lê Duy Lương ở Bắc, mục đích lật đổ triều Nguyễn, xây dựng một nhà nước thiên chúa giáo [linh mục Marchand (Cố Du) bị bắt với 5 phần tử ṇng cốt của cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi, cùng bị xử lăng tŕ], việc cấm đạo mới nghiêm ngặt hơn: giáo sĩ bị bắt sẽ bị ném xuống sông.

 

Về điểm thứ nh́: Con số những người tử v́ đạo, cũng cần phải kiểm chứng lại. Bởi nếu đọc các điều khoản cấm đạo dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, th́ không thấy lệnh nào giết dân; các vua thường khoan hồng, truyền cho các quan phải t́m cách giảng giải cho họ hiểu, và giải tán không cho tập trung ở một nơi, để thoát khỏi ảnh hưởng các cha cố. Vậy con số hai vạn giáo dân bị tàn sát hay bị lưu đầy khó có thể tin được nếu không có bằng chứng nói rơ ở đâu, trong những hoàn cảnh nào. Bởi v́ thông tin của các vị thừa sai thường rất tương phản, một mặt họ thổi phồng việc tàn sát giáo dân, một mặt họ đưa ra những con số rất lớn về những người đă được rửa tội, trong thời kỳ cấm đạo.

 

Tiếp tục phỉ báng các vua Nguyễn, Gosselin viết:

 

“Những lời nguyền rủa dữ dội và những cơn phẫn nộ vô ích của Thiệu Trị, những than van bất lực và những lễ tế trời của Tự Đức bộc lộ những cố gắng tột độ của các quân vương yếu đuối như đàn bà này để chống lại sự tiến công của chúng ta trên vương quốc của họ”.

 

(Sđd, t.XVIII).

 

Theo Gosselin, nếu vua Gia long c̣n sống th́ đă… không có chiến tranh, có lẽ nhà vua đă “dâng” nước cho Pháp vô điều kiện, như giấc mơ của vị giám mục yêu nước [Pháp] Bá Đa Lộc:

 

“Nếu chúng ta có được trước mặt một ông hoàng thông minh, sáng suốt, chủ động như Gia Long, chiến tranh sẽ không xẩy ra (…) nếu những kẻ kế vị đại đế này có được một vài đức tính của cha ông, th́, dưới sự bảo trợ của chúng ta, đất nước này sẽ đi vào con đường canh tân giống như nước Nhật. Sự biến chuyển có thể chậm hơn, v́ cá tính hai dân tộc khác nhau trên nhiều điểm, nhưng cũng đủ để cho người ngoài nể trọng, và thay v́ nước Nam ngày nay sống nhục nhă dưới nền đô hộ của chúng ta, được che bằng hai chữ bảo hộ khả kính, có thể, sẽ là đồng minh và bè bạn của nước Pháp, thực hiện giấc mơ cao quư của vị giám mục yêu nước Bá Đa Lộc.” (Sđd, t.XVIII-XIX)

 

Vần đề Bá Đa Lộc và Nguyễn Ánh sẽ phải nghiên cứu lại. Ông có thực tâm giúp Nguyễn Ánh hay ông chỉ giúp Nguyễn Ánh để dẫn đường cho Pháp vào Việt Nam? Người thanh niên 22 tuổi ấy, ở bước đường cùng, đă trao con cho Bá Đa Lộc để tránh cho nó bị Tây Sơn tiêu diệt? Quốc ấn th́ có, v́ được Nguyễn Ánh xác nhận, nhưng “quốc thư” chắc là giả. Lúc ấy Nguyễn Ánh t́m nhiều lối thoát, định nhờ cả Anh, Hoà Lan, Y Pha Nho… Bản hoà ước cầu viện, kư giữa Bá Đa Lộc và ngoại trưởng Pháp Montmorin ngày 28/11/1787, là do Bá Đa Lộc viết ra, không có ǵ cho thấy là ông đă “tham khảo” ư kiến Nguyễn Ánh.

 

Bởi sự kiện nhượng các vùng Đà Nẵng, Hải Vân và Côn đảo cho Pháp, là điều tối kỵ: từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, Quảng Nam Đà Nẵng vẫn là khu chiến lược cực kỳ quan trọng, các chúa đều giao cho hoàng tử trưởng làm trấn thủ; đèo Hải Vân là yết hầu của Huế, chiếm được ải này là có đường đánh vào Kinh đô. Một người tài trí như Nguyễn Ánh chẳng thể không biết điều đó.

 

Cuối cùng, v́ nhiều lư do, sẽ nói sau, Louis XVI không giúp, khiến Nguyễn Ánh thoát mọi nợ nần với Pháp mà có lẽ trong bước đường cùng, ông đă không chủ động được. Lá thư ông viết ngày 31/1/1790, cám ơn Pháp hoàng một cách hoan hỉ v́ đă không giúp, chứng tỏ sự kiện này.

 

Tất cả những điểm này cần được khảo sát lại từng chi tiết, từng ngơ ngách, đọc kỹ thư từ của Bá Đa Lộc gửi Hội thừa sai và chính phủ Pháp, mới có thể t́m được một phần sự thật và hiểu tại sao các sử gia thuộc địa vinh thăng Bá Đa Lộc lên hàng “vĩ nhân yêu nước” và cho rằng nếu vua Gia Long c̣n, th́ nước Nam sẽ vào tay Pháp không tốn một xu, như nguyện ước của Bá Đa Lộc.

 

Trở về lư do của cuộc xâm lăng, th́ đây mới là lư do thực sự cuộc xâm lược qua lời Gosselin thổ lộ với độc giả Pháp:

 

“Đồng bào ta, không thông hiểu lịch sử, cho rằng nước Pháp đă bị lôi kéo can thiệp vào nước Nam chỉ v́ muốn hỗ trợ các giáo sĩ, hay muốn trả đũa những hành động gây hấn đối với họ và sự tàn sát đạo Thiên chúa. Thực ra, những giáo sĩ chỉ là cái cớ để chúng ta tấn công nước Nam. Bị mất Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười tám, địch thủ miên viễn của ta là nước Anh, ngày càng bành trướng nhanh ở Viễn Đông, bắt buộc ta phải có chỗ đứng ở biển Đông, nếu không sẽ bị mất hết, nếu không sẽ bị rơi vào t́nh trạng thấp hèn đáng khinh bỉ. Nước Nam đă cho ta cơ hội, sự tàn sát các giáo sĩ người Pháp đă cho ta cái cớ, chúng ta vội vàng nắm lấy là điều dễ hiểu, và đến giờ này sự chiếm hữu đă toàn vẹn”. (Sđd, t.XIX).

 

Gosselin c̣n nói đến lư do số mệnh, tạo ra từ vị thế địa lư chính trị của Việt Nam.

 

Ông đă đặt bút viết những hàng tự cao tự đại sau đây:

 

“Bởi lỗi của những hoàng đế nước Nam sau Gia Long, mà chúng tôi sẽ tŕnh bầy những khía cạnh khác nhau, đất nước họ nằm trên đường dẫn đến nước Tầu, định mệnh bắt buộc phải rơi vào vào tay một cường quốc Âu châu. Không kiêu ngạo, chúng ta mạn phép cho rằng rơi vào tay ta là một đặc ân của số mệnh. Thử hỏi nếu rơi vào tay nước Anh th́ sẽ ra sao? Không ai lạ ǵ chính sách của Anh đối với thổ dân ở Úc, sự trấn áp những nước cộng hoà Nam Phi bằng những hành vi bỉ ổi, sự xấc xược hỗn hào hành hạ những dân tộc mà họ đă chinh phục bằng vơ lực …” (Sđd, t.XIX-XX).

 

Những lời trên đây của Gosselin tiêu biểu cho quan niệm sử học thực dân: biện minh cho “thiên chức giáo hoá” của người Âu và đạo Thiên Chúa, kể lại “công ơn” của người Pháp đối với Việt Nam. Nhờ Pháp mà Nguyễn Ánh mới “xây dựng lại được cơ đồ”. Lên ngôi, ông “biết ơn” Bá Đa Lộc, trọng dụng các sĩ quan Pháp “đă giúp ông lấy lại ngai vàng” như Chaigneau, Vannier… phong làm quan lớn trong triều. Nhưng sau khi Gia Long mất, Minh Mạng “vô ơn bạc nghiă”, đuổi họ về, “bế quan toả cảng, tàn sát đạo Thiên Chúa”. Thiệu Trị, Tự Đức rập theo đường lối “dă man” hậu tiến này. V́ vậy mà Pháp phải can thiệp để cứu giáo sĩ, giáo dân, “khai hoá” cho dân Việt.

 

Nhưng những lư do “vững như bàn thạch” này lại hoàn toàn bị triệt tiêu, khi chính Gosselin đưa ra lư do tối hậu: Giáo sĩ chỉ là cái cớ.

 

Pháp đánh chiếm Việt Nam, v́ ở thế cùng:

 

- Bị mất Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười tám, đối thủ miên viễn của ta là nước Anh, ngày càng bành trướng nhanh ở Viễn Đông, bắt buộc ta phải có chỗ đứng ở biển Đông, nếu không sẽ bị mất hết, nếu không sẽ bị rơi vào t́nh trạng thấp hèn đáng khinh. Sự thực Pháp mất cả Canada và Mỹ nữa.

 

Và, v́ vị thế địa lư chính trị thuận lợi của Việt Nam:

 

- Nước Việt nằm trên đường dẫn đến nước Tầu, định mệnh bắt buộc phải rơi vào vào tay một cường quốc Âu châu.

 

Nh́n dưới những góc độ này, th́ chúng ta không c̣n có lư do ǵ để mơ tưởng rằng cứ mở cửa cho Pháp vào tự do giảng đạo là mọi chuyện xong xuôi, êm đẹp, sẽ không có sự xâm lăng!

 

Vấn đề cần được đặt lại: Nếu các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, không đề pḥng người Âu và hạn chế sự phát triển của đạo Thiên chúa, th́ nước ta đă bị đă bị xâm chiếm từ bao giờ?

 

Silvestre, cựu Giám đốc chính trị và dân sự Bắc Kỳ, giáo sư trường Cao Đẳng Chính Trị, đă không ngần ngại nói lên sự măn nguyện của ông và nước Pháp, sau khi kư xong hiệp ước 5/6/1862, lấy được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hoà, Gia Định (Sài G̣n), Định Tường (Mỹ Tho) và Côn đảo, ông viết:

 

“Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1862 này đánh dấu sự thành công, chúng tôi không dám nói là của đường lối chính trị Pháp mà là của một ư tưởng Pháp. Sa xuống từ 180 năm trước trong địa hạt hoạt động của Pháp (…) ư tưởng Pháp đă được thực hiện, dẫn chúng ta đến sự sở hữu trọn vẹn và toàn thể một đất nước rộng lớn và ph́ nhiêu và nắm trong tay một trong những đế quốc hùng mạnh nhất vùng Đông Á“. (Silvestre, Politique Française dans L’Indochine, Annales de l’Ecole des Sciences Politiques 1896, t.195).

 

Paul Doumer, toàn quyền Pháp, nhận định về người Việt Nam:

 

“Điều không thể chối căi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Mên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm.” (Paul Doumer, L’Indo-Chine française, 2e édition, Paris, Vuibert et Nony, Éditeurs, 1905, t.40-43).

 

Những nhận xét có ư khen ngợi của Paul Doumer, cũng là để thầm khâm phục chính nước Pháp đă thắng một dân tộc như thế, và ông c̣n đi xa hơn nữa:

 

“Đế quốc An Nam đă đạt tới mức hùng mạnh nhất, cách đây một thế kỷ [tức là 1803], khi được người Pháp cố vấn và lănh đạo“. (Paul Doumer, sđd, trang 43).

 

Vẫn một giọng bề trên, kể những công lao (chưa bao giờ có thực) của nước Pháp đối với vua Gia Long, với nước Việt.

 

Những lời trên đây của Silvestre và Doumer, đối với người Việt ngày nay có nghiă ǵ?

 

Chúng ta không thể dựa vào đó để kiêu căng, cũng không phải họ phỉnh phờ vô bằng cớ. Mà những lời đó chứng tỏ rằng khi Pháp đánh chiếm nước ta, họ đă đứng trước một đất nước hùng mạnh vào bậc nhất vùng Đông Á, một dân tộc có cá tính giống như dân Nhật, khiến ngày nay, bắt buộc chúng ta phải nh́n lại chính ḿnh, để so sánh với tiền nhân và các dân tộc bên cạnh, nhất là Nhật Bản. Và nhất là phải nh́n lại công lao của Gia Long, Minh Mệnh và các quần thần trong việc thống nhất lănh thổ và dựng nên một nước độc lập, hùng cường.

 

Giới nghiên cứu Pháp

 

Hai nhà nghiên cứu nổi tiếng của Pháp, tiên phong trong việc t́m hiểu lịch sử Việt Nam, là Maybon và Cadière.

 

Linh mục Cadière, chủ bút tập san Đô Thành Hiếu Cổ Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH), đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu về thời kỳ này, trải dài trên toàn bộ tập san BAVH và Bulletin de l’École d’Extrême Orient (BEFEO), đặc biệt hai loạt bài Les documents relatifs à l’époque de Gia Long, (Tài liệu liên quan đến thời Gia Long) in trên tập san Viễn Đông Bác Cổ (BEFEO), số 12, 1912 và loạt bài Les français au service de Gia Long (Những người Pháp giúp Gia Long), in trên BAVH trong 9 năm, từ 1917 đến 1926.

 

Sử gia Maybon, với hai cuốn Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820) [Lịch sử hiện đại nước Nam (1592-1820)], (Plon-Nuorrit, Paris, 1920) và La relation Bissachère (Kư sự Bissachère, do ông sưu tầm, viết lời giới thiệu và chú thích (nxb Champion, Paris, 1920). Hai tác phẩm chủ yếu của ông về giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi sẽ tŕnh bầy trong những phần sau. Histoire moderne du pays d’Annam (1592-1820), có lời đề trên trang đầu “Tặng Albert Sarraut, dân biểu vùng L’Aude, cựu Toàn quyền Đông Dương, Bộ trưởng bộ thuộc địa, phản ánh ít nhiều “lập trường” của tác giả.

 

Trẻ hơn có Georges Taboulet với bộ La geste française en Indochine [Huân trạng của người Pháp ở Đông Dương] 2 tập (Andrien-Maisonneuve, Paris, 1955) có lối tŕnh bầy mới, tuy tên sách vẫn mang dáng vẻ “thực dân”, qua chữ “la geste” ngụ ư: “huân trạng”, “thiên anh hùng ca” của người Pháp tại Đông Dương. B́a tập I, in chân dung Chaigneau, người được các sử gia thuộc điạ coi là “một trong anh hùng có công đầu giúp vua Gia Long chiến thắng và là đại sứ Pháp đầu tiên ở Việt Nam”.

 

Cuốn sách của Taboulet được rất nhiều người trích dẫn.

 

Trên đây là ba tác giả chính, được người ta tin tưởng và sử dụng để vẽ nên bộ mặt lịch sử Việt Nam thời Gia Long dựng nghiệp. Chúng ta sẽ c̣n nhiều dịp đề cập đến những tác giả này.

 

Thế hệ sử gia mới

 

Hai mươi năm sau, một thế hệ sử gia mới xuất hiện:

 

Daniel Hémery cho in cuốn Révolutionnaires vietnamiens et pouvoir colonial en indochine (communistes, trotskystes, nationalistes à Saigon de 1932 à 1937) [Những nhà cách mạng Việt Nam (cộng sản, trốt-kít, quốc gia tại Sài G̣n từ 1932 đến 1937)] (François Maspéro, Paris, 1975). Có lẽ đây là lần đầu tiên chữ colonial (thực dân) xuất hiện trên b́a một cuốn sách lịch sử do người Pháp viết, theo đúng nghiă thực dân của nó. Tác phẩm đi sâu vào nội t́nh của nhóm La Lutte (Tranh Đấu), tuần báo viết tiếng Pháp, xuất hiện ở Sài G̣n thập niên 1930, do hai nhóm cộng sản và trốt kít chủ trương. Tác giả mở rộng địa bàn vào cuộc cách mạng chống Pháp của thành phần trí thức và lao động ở miền Nam, phơi bầy bộ mặt thật của chính quyền thực dân.

 

Philippe Devillers có cuốn Paris-Saigon-Hanoi. Les archives de la guerre 1944-1947 [Paris-Sài G̣n-Hà Nội. Những văn kiện về cuộc chiến 1944-1947] (Gallimard/Juilliard, Paris, 1988). Devillers theo cách làm việc của Taboulet để dựng lại bối cảnh lịch sử 1944-1947 qua các văn bản. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên vạch ra trách nhiệm của Pháp trong cuộc chiến Đông Dương, nhờ kho tài liệu mới của bộ quốc pḥng.

 

Charles Fourniau với cuốn Vietnam domination coloniale et résistance nationale (1858-1914) [Việt Nam, đô hộ thực dân và kháng chiến quốc gia], Les Indes Savantes, Paris, 2002. Dày 845 trang. Lần này cả bốn chữ: đô hộ, thực dân, kháng chiến, quốc gia, đều có mặt trên b́a sách, chứng tỏ một tương quan đồng đẳng. Tác phẩm bao gồm hơn nửa thế kỷ lịch sử trong cái nh́n mới, xứng đáng là một cuốn sử hiện đại, trung thực. Tác phẩm đào sâu vào mặt sau của nhiều sự kiện mà các sử gia lớp trước chỉ nh́n thấy bề mặt, hoặc không muốn đi sâu. Chính Fourniau đă ít nhiều vẽ lại khuôn mặt đích thực của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, dựng lại sự thật về các chính sách của triều Huế để bảo tồn nền tự chủ của dân tộc trong thế kỷ XIX. Dựng lại các trận chiến một cách trung thành, không tô hồng phiá Pháp, không bôi nhọ phía Việt.

 

Gần đây hơn, François Guillemot, với cuốn Đai Viêt indépendance et révolution au Việt Nam [Đại Việt, độc lập và cách mạng Việt nam], 738 trang, Les Indes Savantes, Paris, 2012. Nghiên cứu về đảng Đại Việt, đồng thời t́m hiểu và tŕnh bày những phong trào cách mạng quốc gia đă bị cộng sản chôn vùi, bị dân tộc bỏ quên hoặc không hề biết đến.

 

Céline Marangé với cuốn Communisme vietnamien (1919-1991) [Cộng sản Việt Nam (1919-1991)] Sciences Po, Les presses, 2012, mở ra một lối nghiên cứu mới về Hồ Chí Minh và đảng cộng sản khác hẳn các sử gia thiên tả đi trước như Hémery, Brocheux, Fourniau.

 

Như vậy, có thể nói là các sử gia Pháp, lớp sau, đă phần nào làm xong công việc của họ: t́m cách viết về giai đoạn lịch sử đẫm máu giữa hai dân tộc, một cách trung thực hơn, gần với sự thực hơn. Làm như vậy là họ đă ít nhiều trả được món nợ mà tổ tiên thực dân của họ đă gây ra và lấy lại danh dự cho nước Pháp.

 

Về phiá Việt Nam

 

Người đọc Việt Nam vẫn chờ đợi những tác phẩm lịch sử đứng đắn, viết bằng tiếng Việt, theo tinh thần mới, bởi những ǵ Trần Trọng Kim viết dù đáng nể, cũng đă được gần 100 năm rồi.

 

Về giai đoạn nào cũng cần cả. Về giai đoạn hiện đại, không lẽ chúng ta lại phải dịch sách của Fourniau để có một cuốn sử đúng đắn, mặc dù việc dịch là cần thiết, nhưng nó không miễn cho chúng ta việc viết lại lịch sử nước ḿnh.

 

Sự nh́n nhà Nguyễn theo quan niệm của các giáo sĩ và quân đội viễn chinh của các sử gia lớp trước, từ Trương Vĩnh Kư đến Trần Trọng Kim, Phan Khoang… trong một thế kỷ nay, đă ảnh hưởng sâu xa đến đầu óc mọi người: chúng ta “xấu hổ” về “sự yếu đuối và thiển cận” của triều đại cuối cùng.

 

Sự cố t́nh bôi nhọ nhà Nguyễn theo nhu cầu chính trị của đảng cộng sản từ 1945, đưa đến hậu quả: giới trẻ không tha thiết với lịch sử, có mặc cảm về dân tộc, không thèm học những bài lịch sử giả tạo trong chương tŕnh giáo khoa.

 

Trong không khí chôn vùi nhà Nguyễn ở Bắc, đặc biệt qua những lời lẽ thô bạo của Trần Huy Liệu, viện trưởng Viện Sử Học thập niên 60; th́ tổ phiên dịch của Viện Sử Học, với các học giả, sử gia, dịch giả như Đào Duy Anh, Hoa Bằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp, Nguyễn Ngọc Tỉnh, vv… vẫn âm thầm làm việc, dịch những bộ chính sử của nhà Nguyễn như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Liệt Truyện, Đại Nam Thực Lục, Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ… Đó là đóng góp lớn lao của ban dịch thuật viện sử học, mà ngày nay phần lớn đă qua đời.

 

Nhờ công lao của họ mà những người nghiên cứu không biết chữ Hán, có những tư liệu đúng đắn về phía Việt để đối chiếu với phiá Pháp. Và cũng v́ lẽ đó mà chúng ta không thể lười biếng măi, cứ để cho người Pháp viết hộ, nghiên cứu hộ, phải tự cầm bút viết sử nước ḿnh.

 

Đại Nam Thực Lục do vua Minh Mạng cho soạn, nhưng vua không duyệt, sách bắt đầu in khi vua đă qua đời, dưới triều Tự Đức, vậy dưới triều Minh Mạng có thể nói là các sử thần đă có sự tự do viết sử. Sử viết theo lối biên niên, ghi các truyện xẩy ra hàng ngày, ghi cả những lời vua nói với các quan trong triều. Tổng tài (tức chủ biên) là các quan đầu triều có uy tín, liêm khiết, như Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản… đă sống cả ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cho nên mọi việc cũng khó có thể chép sai. Nhờ thế mà ta biết được những ǵ đă xẩy ra trong nội bộ triều chính, những bàn luận giữa vua và các đại thần về chính sách đối phó với ngoại xâm. Nhờ những ghi chép này, mà ta biết vua Minh Mạng nói ǵ về việc cấm đạo, vua Thiệu Trị có phản ứng thế nào đối với việc hai chiến thuyền Pháp gây hấn ở cửa Đà Nẵng ngày 15/4/1847; biết được những bàn bạc của vua Tự Đức với Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Tường,… về chiến lược đối đầu với Pháp trong suốt thời đại Tự Đức trị v́.

 

Đại Nam Thực Lục phản ảnh chính sách cai trị, cách điều hành nhà nước, sự thất bại và thành công ở mỗi chặng đường, tư cách của các vua, các quan.

 

Cũng nhờ vào đó mà ta có thể gột rửa nhăn hiệu “bạo chúa”, “Néron Annam”, mà các thừa sai đă gán cho vua Minh Mạng từ hơn 100 năm nay.

 

Cũng nhờ vào những bộ sử này mà ta biết vua Gia Long làm những việc ǵ, lính Pháp giúp ǵ cho Nguyễn Ánh? Ai xây thành? Ai đắp luỹ? Ai đóng thuyền? Ai đúc súng? Chúng ta có chứng cớ để bác bỏ hoàn toàn luận điệu của các sử gia thực dân, không những họ đă cướp nước, mà c̣n cướp cả quá khứ, cả lịch sử của ta nữa.

 

Công việc mênh mông, mà người biết tiếng Pháp ở trong nước ngày càng giảm, nếu không bắt đầu lúc này, th́ ai làm hộ, mai sau?

 

Sự xuyên tạc lịch sử đă lên tới tầm mức toàn cầu, nhờ Internet. Khi bấm vào những mục từ Puymanel, Bá Đa Lộc, Chaigneau… trên Wikipédia, ta thấy họ trở thành các ông tổ của ngành binh bị và cai trị ở Việt Nam, họ ngồi trên đầu vua Gia Long.

 

Nhờ vào sự dịch thuật của những bộ sử đồ sộ này của nhà Nguyễn mà ta có những chứng từ xác đáng để đối chiếu với tài liệu Pháp, để nhận diện lại những trận đánh, những chiến thắng, chiến bại, những hoà ước, những thủ đoạn… rút ra những ǵ gần với sự thực, để tái tạo lại bộ mặt lịch sử, từ thời điểm Gia Long khởi nghiệp.

Biết rơ hơn về cuộc chiến chống Pháp trong thế kỷ XIX, mà người Pháp đă phải bỏ ra 30 năm mới hoàn tất cuộc chinh phục.

Viết lại lịch sử theo tinh thần mới là một nhu cầu, một kinh nghiệm, một cần thiết cho dân tộc, nhất là cho giới trẻ, trước cuộc đấu tranh với Trung quốc, để dành lại chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong bối cảnh đó, bộ sách Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn của Nguyễn Quốc Trị xuất hiện đúng lúc, góp phần vào những bước đầu xây dựng lại một nền sử học đúng nghiă.

 

Chương 2

 

Giới thiệu bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị

 

Bia-NQTri-n

 

Bộ sách lịch sử “Nguyễn Văn Tường (1824-1886) và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn” xin gọi tắt là Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị, do tác giả xuất bản năm 2013 tại Maryland, Hoa Kỳ, đáp ứng đúng nhu cầu nh́n lại và viết lại lịch sử.

Cảm tưởng đầu tiên của người đọc là sự ngạc nhiên trước một công tŕnh nghiên cứu mới mà từ lâu những người quan tâm đến lịch sử vẫn hằng chờ đợi, không chỉ đối với giai đoạn hiện đại, mà cả về cuộc chiến chống Pháp của nhà Nguyễn, bởi hầu hết chúng ta, v́ thiếu sách sử, v́ không đọc được chữ Hán, v́ kém Pháp văn, đă trưởng thành trong t́nh trạng thiếu hiểu biết lịch sử nước ḿnh.

Nguyễn Quốc Trị, sinh năm 1929, xuất thân Đại học Quốc gia Hành chánh và Đại học Luật khoa Sài G̣n. Là viện trưởng cuối cùng của Học viện Quốc gia Hành chánh. Là cháu đời thứ ba của quan phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường. Với mục đích t́m hiểu những ǵ “ông cố” đă làm để gây tiếng xấu trong lịch sử, Nguyễn Quốc Trị không những đă truy t́m hành tŕnh đích thực của Nguyễn Văn Tường mà c̣n điều tra lại những sự kiện lịch sử xẩy ra dưới triều Nguyễn, đánh đổ những thành kiến sai lầm về các vua Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức. Ông tố cáo những giả trá trong cách hành xử của các nhà chính trị, quân sự, giáo sĩ Pháp; sự bóp méo lịch sử của những ng̣i bút thuộc địa và giáo hội thừa sai; sự cố t́nh bôi nhọ triều Nguyễn nói chung, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nói riêng; cốt để tŕnh bầy một bộ mặt lịch sử có lợi cho chế độ thực dân.

Nhờ những bản tấu của Nguyễn Văn Tường, do ba người cháu nội của quan phụ chính sao chép lại từ các bộ, viện và được phổ biến trong cuộc hội hội thảo chủ đề Nhóm chủ chiến trong triều đ́nh Huế cuối thế kỷ XIX, tổ chức tại Đại học sư phạm, Sài G̣n, ngày 12/11/1991, mà người ta biết rằng chính Nguyễn Văn Tường là tác giả sách lược “ḥa để thủ, thủ để mưu chiến”, mà các triều Tự Đức, Kiến Phúc và Hàm Nghi đă ứng dụng để đối phó với cuộc xâm lăng của Pháp.

Từ năm 2002, Nguyễn Quốc Trị đă chuyên tâm nghiên cứu, sao lục tài liệu ở các tàng thư Pháp, Mỹ, đối chiếu với kho tư liệu Việt. Bộ sách của ông đồ sộ, đưa ra nhiều vấn đề, đi vào nhiều chi tiết nhưng cách sắp đặt chưa thật sự được hệ thống. Nếu tác giả chia sách làm nhiều quyển (hoặc nhiều chương mục), sắp xếp theo chủ đề, hoặc theo từng nhân vật, hoặc theo thứ tự ngày tháng, có lẽ độc giả dễ tiếp nhận hơn.

 

Ngoài ra, sách viết với chủ ư bạch hoá những vấn đề đưa ra, cho nên phần diễn lại lịch sử đích thực đôi khi bị ch́m đi. Có lẽ sau khi đă đẩy lui những thông tin sai lầm, thiết tưởng tác giả nên tóm tắt lại mỗi vấn đề, mỗi sự kiện, để làm nổi trội bộ mặt lịch sử sau khi đă được t́m ṭi, phân tích, minh chứng một cách khoa học. Ở trong nước, Trần Xuân An, hậu duệ đời thứ năm của Nguyễn Văn Tường có viết bộ truyện kư tựa đề Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (nxb Văn Nghệ tpHCM, 2004) theo lối lịch sử tiểu thuyết, dựa trên những sự kiện có thật ghi trong Đại Nam Thực Lục, tiếc rằng bộ sách này không mấy giá trị.

 

*

 

Bộ sách Nguyễn Văn Tường dày 1138 trang khổ lớn (21×27) chia làm hai tập, viết về sự nghiệp Nguyễn Văn Tường, vị phụ chính đại thần đă bôn ba lo việc nước nhưng bị các sử gia Pháp Việt chôn vùi như một người “tham ô, hà lạm” thậm chí “bán nước” v́ đă kư ḥa ước Giáp Thân 1884, nhận sự bảo hộ của Pháp. Tác giả tŕnh bầy sách lược chống Pháp của Nguyễn Văn Tường: “ḥa để thủ, thủ để mưu chiến”, mà theo ông, đă được vua Tự Đức chấp nhận; đồng thời mở rộng thêm nhiều vấn đề khác, giải mă những sai lầm về các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; t́m hiểu những khúc mắc trong mối quan hệ chính trị, ngoại giao và quân sự của triều Nguyễn với Pháp.

 

Tập I, gồm những chương:

 

1- Chương một, tựa đề Nguyễn Văn Tường và sách lược chống đô hộ Pháp:

 

Tác giả dẫn lại hành tŕnh Nguyễn Văn Tường từ 1862 đến 1886, khi ông mất.

 

Khi Nguyễn Văn Tường bắt đầu có trách nhiệm chính trị và ngoại giao, th́ vua Tự Đức đă phải kư hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, cốt yên mặt Nam, để Nguyễn Tri Phương ra Bắc dẹp loạn.

 

Sau khi đă b́nh định ba tỉnh chiếm được, bất chấp hiệp ước Nhâm Tuất, năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

 

Năm sau, 1868, Nguyễn Văn Tường dâng kiến nghị đầu tiên lên vua Tự Đức, ngụ ư: thường th́ phải đánh rồi mới thủ, thủ rồi mới ḥa; nhưng t́nh thế đă nguy ngập, ta phải ḥa trước để thủ, thủ rồi mới mưu chiến” (Bản tấu ngày 8/3/1868, Nguyễn Văn Tường I, t.25).

 

Con đường mềm dẻo trong chính trị và ngoại giao này sẽ được Nguyễn Văn Tường áp dụng gần 20 năm, dưới triều Tự Đức, khi đánh khi ḥa, mỗi chặng là một đương đầu, một khó khăn, cho tới khi ông bị Pháp bắt, đầy đi Tahiti năm 1885 và mất năm 1886.

 

2- Chương hai: Sử thuộc địa bôi lọ vua quan nhà Nguyễn và Nguyễn Văn Tường: Tác giả phản bác những luận điểm của sử gia thuộc địa và một số điều được sử gia Việt chép lại. Về “công ơn” của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long: ơn cứu mạng, ơn giúp Nguyễn Ánh dựng lại cơ đồ, về những sự vu khống: vua Gia Long “tàn bạo”, “nhỏ nhen”, đối xử tàn tệ với nhà Lê; vua Minh Mạng “bội bạc” “quên ơn” Pháp, “giết đạo, giết hại công thần, diệt ḍng trưởng hoàng tử Cảnh”; Nguyễn Văn Tường “tư thông với Học phi, giết Kiến Phúc”, vv…

 

3- Chương ba: Nguyễn Văn Tường và vua quan nhà Nguyễn tham lam: Tiếp tục giải mă những vu cáo của sử gia và chính quyền thuộc địa đối với Nguyễn Văn Tường qua việc sử dụng thông tin sai lầm và văn kiện giả mạo. Đồng thời đưa ra những chứng từ xác định tư cách và hành động của các vua Thiệu Trị, Tự Đức, bị bôi nhọ là bạo chúa.

 

Tập II, tiếp tục chứng minh những luận điểm xuyên tạc Nguyễn Văn Tường và các vua triều Nguyễn qua các chương bốn và năm.

 

4- Chương bốn: Vua quan nhà Nguyễn và Nguyễn Văn Tường tàn nhẫn? Tác giả phản bác sự quy kết Nguyễn Văn Tường những tội: diệt đạo, đi với công giáo để giết Văn Thân, giết công thần Trần Tiễn Thành, giết ba vua: Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc.

 

Những vần đề nêu ra đều được tác giả giải quyết bằng sự đối chiếu văn bản: Trần Tiễn Thành bị Kỳ ngoại hầu Hồng Chuyên giết chết. Dục Đức bị truất phế v́ theo Pháp. Hiệp Ḥa bị giết v́ mật thông với Khâm sứ de Champeaux để diệt phe chống Pháp. Vua Kiến Phúc chết v́ bệnh.

 

5- Chương năm: Ai gian trá: Người Pháp hay vua quan triều Nguyễn? Nêu ra những thủ pháp bội nhọ trong sách vở, ca dao, vè, viết lách xuyên tạc, không kiểm chứng. Đặc biệt trong chương này, tác giả đă có những khám phá quan trọng:

 

a/ Vụ đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất: Khi Francis Garnier tấn công Hà Nội, không hề có tối hậu thư, Nguyễn Tri Phương không ngờ Garnier dám động thủ, v́ vua Tự Đức đang thương lượng, không muốn dùng bạo lực. Giám mục Puginier huy động giáo dân tiếp tay với Francis Garnier trong việc đánh chiếm Bắc Kỳ.

 

b/ Vụ đánh Bắc Kỳ lần thứ hai: Henri Rivière bất chấp hiệp ước 1874, dùng thủ đoạn và sự nội công của giới thừa sai.

 

Riêng chương năm này đă là một cuốn sách nghiên cứu về hai sự kiện lịch sử chính trong cuộc chiến Bằc Hà, gây ra cái chết của hai vị đại thần Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu, mà cho tới nay, v́ thiếu sự giải thích minh bạch, chúng ta vẫn không hiểu tại sao Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu lại có thể thua trận một cách dễ dàng như thế, trước hai kẻ giang hồ như Francis Garnier và Henri Rivière.

 

Đặc biệt về việc đại tướng Nguyễn Tri Phương để mất thành Hà Nội, như trên đă nói, Nguyễn Quốc Trị chứng minh rằng v́ Francis Garnier tấn công bất ngờ, không hề có tối hậu thư như lời đồn đại, Nguyễn Tri Phương được lệnh vua không động thủ, để điều đ́nh.

 

Đây không phải là lần đầu tiên quân Pháp dùng những thủ đoạn lừa gạt để tấn công.

 

Khi đánh Đà Nẵng lần đầu năm 1847, dưới thời vua Thiệu Trị, Lapierre và Rigault de Genouilly cũng đă đánh lén: bất ngờ bắn phá tan 5 thuyền đồng của nước ta ở vịnh Đà Nẵng, trong khi đang đợi thư vua trả lời. Lapierre đă đánh lén và nhờ giám mục Forcade biện minh cho hành động nhơ nhuốc này như thế nào?

 

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong bài T́m hiểu cuộc tấn công Đà Nẵng ngày 15/4/1847, cuộc chiến đầu tiên của Pháp ở Việt Nam mà ít người để ư tới. Chính v́ trận ấy mà vua Thiệu Trị phẫn uất, mấy tháng sau mất và việc giao thiệp với Pháp và người Âu bị đ́nh chỉ trong gần 10 năm.

 

*

 

Thủ pháp bôi nhọ các vua triều Nguyễn trực chỉ vua Minh Mạng, là biện pháp chung của các vị thừa sai và các sử gia thuộc điạ. Tại sao vua Minh Mạng lại bị giới thừa sai và sử gia thuộc địa cay độc kết án? Bởi ông là vị vua tài ba trong việc nội trị, cứng rắn trong việc ngoại giao, chủ trương ngăn ngừa ngoại xâm bằng một đường lối chính trị và quân sự vững chắc, chặt chẽ và toàn diện. Để bôi nhọ Minh Mạng, sau khi mô tả việc xử linh mục Gagelin (bị thắt cổ), với những chi tiết cực kỳ dă man (theo lời kể của các giáo sĩ), Gosselin c̣n thêm thắt:

 

“Tuy nhiên Minh Mạng dấn thân vào đủ loại tội ác. Người ta xác định, nhưng tôi chưa thể kiểm chứng sự xác thực của việc này, rằng ông ta loạn luân với chị dâu, vợ hoàng tử Cảnh; khi bà này có mang trông thấy, ông ta kết án tử h́nh người đàn bà bất hạnh cùng với hai con của bà, là cháu ruột ông ta, cho họ được hưởng “tam ban triều điển” là đặc ân trong cái chết: ba thước lụa hồng để thắt cổ hay treo cổ, một lọ thuốc độc và một thanh gươm để cắt cổ” (Gosselin, L’Empire d’Annam, trang 116)

 

Lối tŕnh bày “sự kiện” như trên, thường thấy trong thư từ hoặc báo cáo của các vị thừa sai gửi hội truyền giáo, và được người viết chia động từ trong thể điều kiện (conditionnel), tức là chưa chắc hoặc ghi thêm nghe nói, nhưng khi được các sử gia chép lại, nó trở thành sự thực! Việc “vua Minh Mạng tư thông với chị dâu” đầu tiên là do Trương Vĩnh Kư (gần gũi giới thừa sai) đưa ra, rồi Gosselin chép lại.

 

Nguyễn Quốc Trị minh giải bằng những điều ghi rơ trong Đại Nam Thực Lục và Liệt Truyện: vợ hoàng tử Cảnh là Tống Thị Quyên loạn luân với con trai Mỹ Đường (hoàng tôn Đán). Lê Văn Duyệt biết chuyện tâu lên. Đây là một trong những tội nặng nhất về h́nh sự. Vua Minh Mệnh sai Lê Văn Duyệt d́m chết Tống Thị Quyên và cấm Mỹ Đường không được vào chầu. Người em là Mỹ Thùy (hoàng tôn Kính) chết v́ bệnh dịch tả. Sau khi phạm thêm một tội nữa, Mỹ Đường bị biếm làm thường dân; mất năm 1849, dưới thời Tự Đức. Con trai Mỹ Đường là Lệ Chung trông nom việc thờ cúng hoàng tử Cảnh. (Nguyễn Quốc Trị, tập I, t.432).

 

Ngoài việc phản bác những sự bôi nhọ cá nhân, Nguyễn Quốc Trị c̣n khai quật những nghi vấn tầm vóc quốc gia, như:

 

1- Bá Đa Lộc có thực sự cứu Nguyễn Ánh khỏi chết không?

 

2- Sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc có quyết định sự nghiệp của Nguyễn Ánh không?

 

2- Vai tṛ của các giáo sĩ Marchand (Mă Song hay Cố Du) và Tabert trong cuộc khởi loạn Lê Văn Khôi.

 

3- Sự thật về sự phế lập ở Huế.

 

5- Hồng Bảo (anh vua Tự Đức) âm mưu đảo chánh, nhờ sự giúp đỡ của giới thừa sai và quân đội viễn chinh.

 

6- Vai tṛ của các giáo sĩ trong các cuộc nổi loạn ở Bắc, Trung, Nam.

 

7- Những hiệp ước quan trọng: Nhâm Tuất 5/6/1862; Giáp Tuất 15/3/1874; và Giáp Thân 6/6/1884, đă được kư kết trong những điều kiện như thế nào?

 

Những câu hỏi mà cho tới nay, chưa mấy ai đặt ra, hoặc chỉ viết lại những ǵ người trước đă đưa, đôi khi là vài lời phán xét của Trần Trọng Kim có giá trị như một sự thật lịch sử mà chính vị học giả cũng lại dựa vào những nguồn tin chưa phải là đáng tin cậy.

 

Ví dụ việc phế vua, giết vua, từ trước đến nay, sử gia đều đổ lên đầu hai ông Tường và Thuyết, mà không đả động đến việc các vua Dục Đức, Hiệp Hoà thông đồng với Pháp.

 

Hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, c̣n gọi là hoà ước Bảo hộ, đă được thiết lập trong điều kiện nào? Có ai biết bản tiếng Pháp khác với bản chữ Hán? Nguyễn Văn Tường có chịu nhận hai chữ bảo hộ hay không? Thủ tướng Pháp Jules Ferry đă dùng thủ đoạn ǵ để kư ḥa ước ấy? Tại sao Nguyễn Tri Phương để mất thành Hà Nội? Một đại tướng xông pha cả đời trong chiến trận khiến quân Pháp nể trọng, sao chưa đánh mà thua một kẻ vô danh tiểu tốt như Francis Garnier? Những mánh lới ǵ nằm sau vụ Henri Rivière chiếm Hà Nội lần thứ nh́, nội ứng của giới thừa sai ra sao? Tại sao Hoàng Diệu tuẫn tiết?…

 

Tất cả những câu hỏi trên đây, đều được Nguyễn Quốc Trị giải đáp thoả đáng. Những sự thực bị che đậy như thế, được trưng ra và ông đă phanh phui rất nhiều điểm tối của lịch sử.

 

*

 

Phần phụ lục ở cuối tập II, trang (925-1138) có một số văn bản gốc chụp trong các kho tư liệu, gồm nhiều thư từ trao đổi giữa các viên chức, giáo sĩ với nhà cầm quyền Pháp. Đặc biệt có hai tài liệu quan trọng: Hoà ước Giáp Thân và lá thư Silvestre gửi Lemaire.

 

1/ Ḥa ước Giáp Thân 6/6/1884, c̣n gọi là ḥa ước Patenôtre hay ḥa ước Bảo hộ

 

Trong lúc mọi sự đang hết súc rối ren, th́ vua Tự Đúc mất ngày 19/7/1883. 

 

Một năm sau, ngày 6/6/1884, trong thế cùng, triều đ́nh Huế phải kư với Pháp hoà ước Giáp thân hay hoà ước Patenôtre c̣n gọi là hoà ước Bảo Hộ. Đây là hoà ước “nhục nhă” nhất của nước ta, v́ với nó, nưóc ta chính thức mất chủ quyền. 

Trong đó chữ Protectorat (Bảohộ) ngụ cả ư ngoại giao lẫn nội trị. Có nghiă là Việt Nam hoàn toàn chịu sự bảo hộ hay đô hộ của người Pháp. Nguyễn Văn Tường, lúc đó là phụ chính đại thần, đảm trách việc kư ḥa ước này, dư luận cho rằng ông đă theo Pháp mà kư một hiệp ước “bán nước”.

 

Nguyễn Quốc Trị đưa ra h́nh chụp nguyên bản ḥa ước chữ Pháp và chữ Hán, để chứng minh sự khác biệt giữa bản Pháp văn và Hán văn, và thủ đoạn của thủ tướng Pháp Jules Ferry.

 

Xin nhắc lại một số sự kiện:

 

- Chưa đầy một tháng sau khi vua Tự Đức mất, vua Hiệp Hoà, dưới áp lực của Toàn quyền Harmand và Khâm sứ De Champeaux, sai Trần Đ́nh Túc và Nguyễn Trọng Hiệp kư hoà ước Quí Mùi ngày 25/8/1883, Pháp gọi là hoà ước Harmand.

 

- Hoà ước Harmand chưa được chính phủ Pháp phê chuẩn và bị phe chống Pháp do Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cầm đầu quyết liệt phản đối.

 

- Vua Hiệp Ḥa -đi với Pháp, định diệt hai ông Tường và Thuyết- bị buộc phải uống thuốc độc chết ngày 29/11/1883.

 

- Vua Kiến Phúc lên ngôi.

 

- Pháp điều đ́nh vói Tầu, kư ḥa ước Thiên Tân 11/5/1884, để Tầu công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.

 

- Patenôtre trên đường đi Bắc Kinh nhận chức đại sứ, ghé Huế, kư một hiệp ước mới, thay thế hiệp ước Harmand bị coi là quá khắt khe.

 

- Không ngờ ḥa ước Patenôtre c̣n tệ hơn ḥa ước Harmand.

 

V́ vậy mà Nguyễn Văn Tường, là người chủ chốt kư hoà ước này, đă bị coi là phản bội.

 

Nguyễn Quốc Trị tŕnh bầy sự gian lận của chính quyền Pháp bằng cách đối chiếu văn bản.

 

Chữ protectorat (bảo hộ) xuất hiện lần đầu trong ḥa ước Harmand, nguyên văn tiếng Pháp:

 

Article Premier: L’Annam reconnait et accepte le protectorat de la France avec les conséquences de ce mode de rapports au point de vue du droit diplomatique européen, c’est-à-dire que la France présidera aux relations de toutes les puissances étrangères, y compris la Chine, avec le gouvernement annamite, qui ne pourra communiquer diplomatiquement avec lesdites puissances que par l’intermédiaire de la France seulement. (Gosselin, Phụ lục số 9, trang 528).

 

Điều Một: Nước Nam nh́n nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp, với những hậu quả của thể thức này theo luật ngoại giao Âu châu, nghiă là nước Pháp sẽ điều khiển các mối giao thiệp của nước Nam với tất cả các cường quốc bên ngoài, kể cả nước Tầu, chính phủ An Nam chỉ được quan hệ ngoại giao với những cường quốc ấy qua trung gian của nước Pháp mà thôi.

 

Nhận xét: Chữ protectorat (bảo hộ) trong ḥa ước Harmand chỉ bao hàm ư nghiă ngoại giao.

 

Ḥa ước Giáp Thân, kư ngày 6/6/1884, giữa Patenôtre và Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan, mà Nguyễn Quốc Trị chụp lại được bản chính viết tay, như sau:

 

Article I

 

L’Annam reconnait et accepte le protectorat de la France.

 

La France représentera l’Annam dans toutes ses relations extérieures.

 

Les Annamites à l’étranger seront placés sous la protection de la France.

 

(Nguyễn Văn Tường, Tập II, Phụ lục 4a, trang 936)

 

Điều I

 

Nước Nam nh́n nhận và chấp nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

 

Nước Pháp sẽ đại diện cho nước Nam trong tất cả các mối bang giao bên ngoài.

 

Người An Nam ở nước ngoài sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của nước Pháp.

 

Nhận xét: điều I của ḥa ước Harmand và hoà ước Patenôtre hoàn toàn khác biệt:

 

Ḥa ước Harmand viết điều I thành một câu hoàn chỉnh với nghiă: Việt Nam công nhận sự bảo hộ của Pháp về mặt ngoại giao.

 

Điều I của ḥa ước Patenôtre, có vẻ “bao dung” hơn, chiếu cố đến cả người Việt ở nước ngoài; được chia làm 3 câu độc lập, mỗi câu một ư nghiă:

 

1- Nước Nam chấp nhận sự bảo hộ của Pháp (ngụ ư cả nội trị và ngoại giao)

 

2- Nước Pháp sẽ đại diện cho nước Nam ở bên ngoài (ngụ ư về mặt ngoại giao không c̣n nước Nam nữa mà nước Pháp đă thay thế)

 

3- Người Việt ở nước ngoài sẽ được đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp (ngụ ư người Việt ở nước ngoài cũng trở thành công dân bảo hộ).

 

Với mục đích thành lập một ḥa ước mới, bớt khắt khe hơn, để bên Việt chấp thuận, th́ quả là ḥa ước Patenôtre đă đi ngược lại: Từ sự bảo hộ về ngoại giao, đă tiến sang, bảo hộ cả nội trị lẫn ngoại giao và người Việt ở nước ngoài sẽ trở thành thuộc dân của Pháp.

 

Tại sao Nguyễn Văn Tường lại chịu kư một ḥa ước như vậy? Nếu nh́n bản Hán văn mà Nguyễn Quốc Trị chụp kèm theo (NQT, II, Phụ Luc 4b, t. 944-966), được dịch trong Đại Nam Thực Lục, th́ điều I này được viết như sau:

 

“Khoản thứ 1: nước Đại Nam tự nhận nước Đại Pháp giúp đỡ, nghiă là nước Đại Nam có giao thông với nước nào, th́ nước Đại Pháp giúp đỡ công việc và nhân dân nước Đại Nam có ở nước ngoài th́ Đại Pháp cũng giúp đỡ.” (NQT, I, t.165).

 

Nhận xét: Khoản thứ 1 này hoàn toàn không có nghiă như điều I trong bản tiếng Pháp.

 

Ngoài ra, bản tiếng Pháp, trong điều số 19, c̣n ghi thêm:

 

“En cas de constestations, le texte français fera seul foi” (Trong trường hợp tranh chấp, chỉ bản tiếng Pháp là có giá trị).

 

Và đây là sự giải thích của Nguyễn Quốc Trị (Tập I, t.166-167):

 

1- Nguyễn Văn Tường và các quan nhất quyết đ̣i thay chữ bảo hộ bằng chữ bảo trợ hay bang trợ, tức là giúp đỡ chứ không nhận sự thống trị của Pháp trên nước Nam. Điều này được xác định trong một văn kiện của triều đ́nh Huế, dịch ra tiếng Pháp mang tên Projet de la Cour de Huế, (Dự án của triều đ́nh Huế) lưu trữ ở văn khố Bộ ngoại giao Pháp, được Vơ Đức Hạnh phát hiện và đăng lại trong cuốn La place du Catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam de 1870 à 1886, 3 tomes. Berne, New York: P Lang, 1992.

 

2- Cuộc tranh luận về từ ngữ đưa đến bế tắc, không bên nào chịu nhượng bộ. Patenôtre đánh điện xin chỉ thị của Paris, Jules Ferry trả lời trong một điện văn mật (codé) gửi ngày 3/8/1884: “Le texte français faisant foi, vous pouvez accepter le mot baluttro [bảo trợ] si vous jugez nécessaire, Ferry” (Chỉ bản tiếng Pháp là có giá trị, ông có thể chấp nhận chữ bảo trợ nếu cần, Ferry). Nguyễn Quốc Trị t́m thấy điện văn này trong văn khố Bộ ngoại giao Pháp.

 

Như vậy, ḥa ước này có hai bản, chỉ bản tiếng Pháp là có giá trị mà thôi. Bản chữ Hán viết sao cũng được, miễn làm vừa ḷng phiá Việt.

 

Jules Ferry dùng thủ đoạn này, v́ ông dự trù rằng khi thi hành hoà ước th́ Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sẽ không c̣n ở ghế phụ chánh nữa. Với một ông vua thân Pháp, th́ sẽ không gặp trở ngại ǵ. Quả đúng như vậy, đầu năm 1886, khi Nguyễn Văn Tường bị đầy đi Tahiti, Pháp mới đưa bản ḥa ước cho vua Đồng Khánh chuẩn y. Sau đó không ai nêu lại vấn đề khác biệt giữa hai bản Pháp-Việt nữa.

 

3- Nguyễn Văn Tường có thể đă biết rơ âm mưu về sự khác biệt giữa hai văn bản, nhưng đành phải kư, v́ cũng như với ḥa ước Harmand, lần này Pháp cũng đem chiến thuyền vào uy hiếp Huế. Pháp đưa tối hậu thư bắt buộc phải kư trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, nếu không họ sẽ dùng biện pháp quân lực. Tại trung tâm văn khố hải ngoại Aix-en-Provence, Nguyễn Quốc Trị t́m được tờ tŕnh về bộ Hải Quân của viên đại tá, dưới quyền đề đốc Courbet, cho biết: “Ḥa ước Patenôtre chỉ được Nguyễn Văn Tường kư một cách miễn cưỡng sau khi nhận được tối hậu thư 24 giờ của phiá Pháp”.

 

Tối hậu thư này chưa từng thấy ghi lại ở đâu. Đọc kỹ Thực Lục, Nguyễn Quốc Trị thấy có chỗ nói thoáng qua về việc người Pháp hăm doạ sẽ để cho quan vơ giải quyết vấn đề, và ngày hôm sau th́ thủ tục kư kết ḥa ước đă bắt đầu, không thương thuyết ǵ nữa.

 

Tóm lại, hậu ư của công hàm Jules Ferry gửi cho Patenôtre:

 

- Cứ cho viết bản chữ Nho, theo đúng ư của triều đ́nh Huế. Tức là Việt Nam chỉ nhận sự bang trợ ngoại giao của Pháp.

 

- C̣n bản tiếng Pháp ghi điều gian trá: Việt Nam chấp nhận nền bảo hộ của Pháp. Và chua thêm trong điều 19 câu: khi có tranh chấp, chỉ bản tiếng Pháp là có giá trị mà thôi.

 

- Dùng tối hậu thư đe dọa, để ép buộc triều đ́nh phải kư ngay, nếu không quân Pháp sẽ tấn công kinh thành: Ngoài 2 đại đội tháp tùng Patenôtre, c̣n có quân Pháp đóng ở Thuận An và hạm đội của tổng tư lệnh Courbet đóng ở ngoài khơi cửa Thuận.

 

Chỉ vài tháng sau khi hiệp ước Patenôtre 6/6/1884 được kư kết, Tổng trú sứ Rheinat dựa vào quyền “bảo hộ” đ̣i truất phế vua Hàm Nghi, v́ lên ngôi không được Pháp cho phép, rồi người kế nhiệm Lemaire đ̣i thêm rằng sự bổ nhiệm Phụ chánh và Thượng thư cũng phải có sự chấp thuận của Tổng trú sứ. Tất cả những uất ức này, dẫn Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đến quyết định chống Pháp: Tôn Thất Thuyết đi kháng chiến, Nguyễn Văn Tường ở lại để nghị hoà.

 

Sau biến cố Mang Cá, 4-5/7/1885, kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến trong ba năm, đến khi vua bị bắt năm 1888, th́ Việt Nam mới hoàn toàn mất quyền tự chủ, nhận sự bảo hộ của Pháp, theo bản Pháp văn của hoà ước Patenôtre.

 

2- Bản chụp bức thư Silvestre gửi Lemaire

 

Tài liệu quư giá thứ nh́ mà Nguyễn Quốc Trị t́m được là bức thư viết tay của Silvestre gửi Lemaire:

 

Silveste, Giám đốc chính trị và dân sự, viết thư cho Lamaire, Tổng trú sứ, ngày 19/11/1884, đề nghị kế hoạch truất phế vua Hàm Nghi.

 

Thư này viết sau khi vua Hàm Nghi lên ngôi (ngày 2/8/1884) được 3 tháng rưỡi. Tài liệu quan trọng, chứa nhiều thông tin về t́nh h́nh chính trị và quân sự sau khi vua Tự Đức mất.

 

Silvestre coi hai phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là đích danh thủ phạm chính sách chống Pháp.

 

Coi Nguyễn Văn Tường kẻ thù lợi hại hàng đầu, Silvestre kể đủ mọi tội tham tiền, tham nhũng để bêu xấu Nguyễn Văn Tường: Tuy không ra mặt nhưng cầm cương ở đằng sau, trách nhiệm tất cả những mưu đồ, liên kết với quân Tầu làm mặt trận thống nhất chống Pháp. [Lúc này Fournier đă kư với Lư Hồng Chương hiệp ước Thiên Tân (11/5/1884): Tầu công nhận VN là thuộc địa của Pháp và sẽ rút quân về].

 

Sivestre khám phá chiến lược chống Pháp của triều đ́nh Huế qua hai nguồn tin đồng quy: tin tức t́nh báo và thư giám mục Puginier gửi tổng tư lệnh quân đội viễn chinh ngày 6/11/1884, theo đó, th́ cuộc nổi dậy do Nguyễn Văn Tường bí mật chỉ đạo: Tôn Thất Thuyết sẽ đưa vua Hàm Nghi ra Cam Lộ. Hoàng Kế Viêm, Đề đốc Ngô, Lưu Vĩnh Phúc… được giao trọng trách đánh chiếm các vùng Hưng Hoá, Thanh Hoá, Ninh B́nh, Sơn Tây, Tuyên Quang.

 

Silvestre đề nghị với Lemaire giải pháp: Nếu hai phụ chính đưa vua Hàm Nghi rời Huế th́ Pháp lập tức đưa Chánh Mông (sau là vua Đồng Khánh) lên ngay, tuyên bố truất phế Hàm Nghi, lập chính phủ mới với 6 tên tuổi: Đoàn Văn B́nh, Nguyễn Thuật, Cao Hữu Sung, Lê Tấn Thông, Đặng Đức Địch, Nguyễn Hữu Độ, là những người đă từng giữ chức tuần phủ hoặc thượng thư nhưng bị triều đ́nh giáng chức hoặc cách chức v́ có tội.

 

Nửa năm sau, xẩy ra biến cố Mang Cá ngày 4-5/7/1885, kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi ra Cam Lộ cầm đầu lực lượng kháng chiến trong ba năm mới bị bắt, tất cả đă xẩy ra gần đúng như dự báo của Silvestre.

 

Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, thuộc Cơ Mật Viện và Tôn Thất Đính (cha Tôn Thất Thuyết) bị bắt, đi đầy ở Tahiti.

 

Phạm Thận Duật chết trên tầu. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Đính, mất ở Tahiti năm sau (1886).

 

Phong trào Cần vương tiếp tục chống Pháp đến khi Phan Đ́nh Phùng mất (1895) mới tan ră.

 

Bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị là một công tŕnh nghiên cứu thận trọng và chi tiết, mở đầu cho một khuynh hướng t́m lại, viết lại và đọc lại lịch sử Việt Nam. Tác giả không chỉ quan tâm đến việc kể lại sự kiện lịch sử, mà c̣n lật trái lật phải, xem những ǵ đă được viết về sự kiện này, từ trước đến giờ, như thế nào, nếu nó sai, th́ sai ở chỗ nào, tại sao sai, người ta căn cứ vào đâu để đưa ra những luận chứng như thế. Tuy viết về nhân vật chính là Nguyễn Văn Tường, nhưng thực sự Nguyễn Quốc Trị đă trải dài lịch sử đến gần như cả ba triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của nhà Nguyễn sẽ là tác phẩm sử học đầu tiên viết theo lối nh́n mới thoát hẳn các khuôn mẫu cũ. Tác giả đă điều tra đến tận nguồn nhiều sự việc, nhiều biến cố lịch sử; dĩ nhiên ông chưa làm được tất cả, nhưng những ǵ ông đem ra ánh sáng cũng đủ khơi mào cho một khuynh hướng nghiên cứu lại lịch sử, trung thực và đào sâu hơn, để trả lại giá trị cho đại thần Nguyễn Văn Tường và triều đại nhà Nguyễn, nhất là vua Tự Đức, trong suốt thời kỳ trị v́, đă t́m mọi cách chống lại sự xâm lăng của Pháp.

 

Thụy Khuê

 

Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-2/

 

 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Gịng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn 

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments: