MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU   THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học ֎ Báo Chí

 

    ֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang- HCM Toàn Tập

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Giờ Thứ 25

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

 ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAme ProgressvFaivCityvBus.Insider 

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHuav

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvBuddhism

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gươngv

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật Khoa Văn NghệvSOTT

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

   

Bán đảo Ả rập

 

Tháng Mười Một 12, 2018

Cuộc khởi nghĩa Ả rập (1916–1918)

Nguyễn Hiến Lê (1969)

Phần thứ nhất. MỘT CHÚT LỊCH SỬ 

CHƯƠNG I. BẢN LỀ CỦA BA CHÂU: Á, PHI, ÂU 

Nhiều tác giả gọi bán đảo Ả Rập là tiền đồn của châu Á. Tôi nghĩ danh từ đó nên dành cho miền Tiểu Á, c̣n trọn bán đảo Ả Rập th́ nên gọi là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu. Vị trí của nó rất thuận lợi: Ai Cập gác lên hai châu Á và Phi; các xứ theo Hồi giáo nằm liền nhau từ Đại Tây Dương tới sông Indus ở Ấn Độ, dọc theo bờ biển của Địa Trung Hải, Hồng Hải và vịnh Ba Tư, nơi mà sự giao thông tấp nập nhất thời cổ, thành thử Hồi giáo kiểm soát được các đường bộ từ Á qua Phi, qua Âu, đặc biệt là con đường tơ lụa thời cổ. Nó c̣n một đặc điểm nữa: gồm cả một miền khí hậu khô ráo ngăn cách miền khí hậu ôn ḥa của châu Âu và miền gió mùa ẩm thấp của châu Á. Người ta chia nó làm ba phần: 

– Ḷng bán đảo nắng cháy hầu hết là sa mạc, trừ một mỏm trồng trọt được ở tây nam: Yemen. 

– Miền lưỡi liềm ph́ nhiêu ở phía bắc, nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải từ Palestine tới Liban, SYRIE rồi ṿng xuống lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate ở Iraq.

 – Miền sông Nil ở Ai Cập, Soudan.

Thực ra Ai Cập chỉ có một phần nhỏ – sa mạc Sinai – là nằm trên bán đảo Ả Rập, nhưng v́ Ai Cập là mộtquốc gia quan trọng trong khối Ả Rập, nên khi viết về lịch sử, chính trị, người ta luôn luôn gồm cả miền sông Nil vào thế giới Ả Rập.Sau cùng có nhà lại gồm cả miền Maghreb (tiếng Ả Rập có nghĩa là phíaTây): tức ba xứ Maroc, Algeri, Tunisi, vào khối đó nữa v́ dân xứ đó chịu ảnh hưởng của Ả Rập và theo Hồi giáo. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu qua về từng miền đó một chút

Ḷng bán đảo 

Ḷng bán đảo là một miền rộng hai triệu cây số vuông, ba phía là iển, giữa là một cao nguyên mênh mông trên cát dưới đá cháy khô dưới ánh nắng chang chang, đi hàng chục hàng trăm cây số mới gặp một ốc đảo, một vũng nước hoặc giếng nước chung quanh có ít cây chà là, vài cái lều của bọn người du mục. Theo các nhà địa lư, địa chất th́ không phải thời nào miền đó cũng khô cháy như nay.

Đă lâu lắm, từ thời đại băng hà (époque glaciaire), khi châu Âu c̣n nằm dưới lớp băng như Bắc cực ngày nay th́ bán đảo Ả Rập là một miền xanh tốt, ph́ nhiêu đầy rừng và đồng cỏ và có đủ những loài thú như ở Ấn Độ hay châu Phi. Ở châu Âu lớp băng lần lần lùi về phương Bắc, th́ ở Ả Rập, lần lần khí hậu càng nóng, mưa càng hiếm, sông lạch cạn khô, cây cối chết hết mà hiện lên cảnh sa mạc. Chỉ ở bờ biển mới thấy chút ruộng rẫy, như miền Yemen, một mỏm nằm ở cửa Hồng Hải đổ ra vịnh Aden. Dân cư miền Yemen rất đông đúc, tăng lên rất mau mà diện tích trồng trọt được th́ có hạn, kỹ nghệ cùng thương mại ở đầu thế kỷ XX vẫn c̣n thấp kém, nên miền đó luôn luôn bị nạn nhân măn. Dân chúng nếu vào biển để qua Soudan th́ gặp một miền c̣n khô khan, hoang dă hơn xứ Ả Rập nữa, sống không nổi; mà cũng không thể ngược theo bờ biển Hồng Hải v́ bị các dân tộc khác chặn đường, không cho nhập cảnh, nên họ bắt buộc phải dắt díu nhau di cư vào giữa bán đảo, tới miền Nedjd, miền Qua-sim, miền Hamad để t́m cách sinh nhai.

Thành thử liên tiếp trong hàng chục thế kỷ có những luồng sóng người cuồn cuộn từ phương Nam tiến lên phương Bắc, rồi tản mác trong sa mạc. Sa mạc khô cháy, không nuôi nổi bọn người di cư mỗi ngày một đông, nên họ phải chém giết lẫn nhau, cướp bóc lẫn nhau để sống, để chiếm một giếng nước, mươi gốc chà là, vài mẫu đồng cỏ. Khắp thế giới, không đâu đời sống cực khổ, gay go như ở đây. Phải chiến đấu suốt đời, nên kẻ nào sống sót cũng là những chiến sỹ gan dạ, rất giỏi chịu cực, chỉ có một bầu nước và một gói chà là cũng đủ sống ba bốn ngày. Nhưng khi người ta đă quen với đời sống đó rồi th́ người ta yêu cảnh sa mạc hơn là nông dân yêu đồng ruộng. Cảnh vật càng khô cằn, đời sống càng cực khổ bao nhiêu th́ người ta càng quyến luyến với quê hương bấy nhiêu.

Sống trong sa mạc, người Ả Rập mê những cảnh hoàng hôn rực rỡ, những cảnh cát bụi mịt trời, những gốc chà là xanh mướt bên bờ nước: nhất là sau những cơn nắng cháy da, mặt trời đă lặn, gió hiu hiu, nằm trên cát bên cạnh con lạc đà, gối đầu lên cánh tay mà ngắm những ngôi sao lấp lánh trên nền trời tím thẫm thăm thẳm, hoặc nh́n bóng trăng xanh dịu trải lên những động cát thoai thoải, trong một cảnh vô biên tịch mịch th́ ḷng họ rung lên một điệu trầm trầm; họ nhớ lại những thời oanh hệt mà ca ngợi công lao của tổ tiên; hoặc suy nghĩ về cái mênh mông huyền bí của vũ trụ, và họ thành một thi sỹ hoặc một nhà tu hành.

Tóm lại sa mạc đă tạo ra ba hạng người: hạng chiến sỹ coi cái chết nhẹ như không; hạng thi sỹ thích một cuộc đời phóng lăng, và hạng tu sỹ sùng kính Thượng đế.

Riêng sa mạc Ả Rập, v́ địa thế là bản lề của ba châu Á, Phi, Âu, nên c̣n tạo ra một hạng người nữa: hạng trọng măi, mối lái buôn bán. Suất thời thượng cổ và thời trung cổ, con đường tơ lụa đi qua phía bắc bán đảo; các hương liệu ở Ấn Độ, Mă Lai vào vịnh Ba Tư, đưa lên bán đảo rồi từ bán đảo qua châu Âu. Da và lúa ở Crimée, ở phía nam nước Nga do Hắc Hải chở tới. Le Caire, kinh đô Ai Cập là nơi các đoàn thương nhân tụ tập để bán các sản vật châu Phi. Các tàu buôn từ Gênes, Venise, chở các đồ thủ công và khí giới ở Ư tới để đổi các bảo vật của châu Á.

Mặt đất tuy chỉ toàn là cát với sỏi, nhưng ḷng đất chứa nhiều suối “vàng đen”, tức dầu lửa. Từ năm 1930, các kỹ sư Mỹ kiếm được nhiều mỏ dầu ở Haradh, Ghawar, Abgaid, Qua-tif, phía gần vịnh Ba Tư, nhất là mỏ Bahrein ở một đảo trên vịnh, gần bán đảo Khatar, hết thảy đều thuộc tỉnh Hasa của vương quốc Ả Rập Saudi.

Năm 1947, sức sản xuất của các giếng dầu Hasa tới 41 triệu lít mỗi ngày. Cuối năm 1950, số đó tăng lên gấp đôi. Đào sâu thêm nữa, xuống tới 1.000, 1.350 thước, người ta c̣n thấy dưới lớp dầu hiện đương khai thác (khoảng cuối thế kỷ này mới cạn), c̣n một lớp nữa phong phú hơn nhiều, chiếm phỏng chừng từ 75 tới 80% tổng số dầu lửa trên thế giới.

Sau khi t́m được các giếng dầu, các kỹ sư phương Tây lại t́m thêm được, cũng trong vương quốc Ả Rập Saudi, một biển nước ngọt trong ḷng đất, chiếm một khu mênh mông rộng bằng một phần tư diện tích bán đảo, chiều dài tới trên 900 cây số, chiều ngang trên 400 cây số. Biển nước đó hút nước mưa ở trên mặt sa mạc, có thể cung cấp đủ nước 
để trồng trọt một phần ba bán đảo mà không khi nào cạn. Như vậy một ngày kia xứ Ả Rập Saudi sẽ thành một nước giàu có bậc nhất Tây Á.

 

 

 

Hiện nay ḷng bán đảo gồm năm xứ:

– Ả Rập Saudi (gọi như vậy v́ quốc vương thuộc giống Saudi) 

– Yemen

– Aden

– Hadramaout

– Oman

Aden nhỏ nhất, chỉ là một tỉnh thuộc địa của Anh, nằm ở dưới Yemen, trên vịnh Aden. Diện tích: 35.000 cây số vuông, dân số khoảng nửa triệu. Mấy năm trước, Anh tính rút quân ra khỏi địa đầu đó, và Aden sẽ sáp nhập vào Yemen.

Yemen: 54.300 cây số vuông, dân số khoảng hai triệu, tương đối phong phú, xưa là một vương quốc, nay là một nước Cộng ḥa.

Hadramout nằm trên vịnh Aden, giáp Aden; 120.000 cây số vuông, dân số khoảng 200.000 người, hầu hết là du mục. Hồi trước là một vương quốc, do Anh bảo hộ.

Oman nằm trên bờ vịnh Oman; 151.000 cây số vuông, dân số chưa đầy một triệu, một phần sống về nghề nông, một phần sống về nghề đánh cá. Trước cũng là đất bảo hộ của Anh. Ngày nay xứ đó cũng như xứ Hadramout đều chịu ảnh hưởng của xứ Ả Rập Saudi.

Ả Rập Saudi là vương quốc lớn nhất, mạnh nhất trên bán đảo. Quốc vương hiện nay là Saud. Dân số năm 1950 vào khoảng sáu triệu, kinh đô là Ryhad, tỉnh lớn là La Mecque (thánh địa của Hồi giáo) và Médine. Trong các phần sau chúng tôi sẽ kể sự thành lập của vương quốc đó và vạch rơ địa vị quan trọng của nó trên đời sống chính trị của Ả Rập.

Lưỡi liềm ph́ nhiêu

Miền này sở dĩ ph́ nhiêu nhờ nằm trên bờ Địa Trung Hải và trên lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate. Nhưng thực sự ph́ nhiêu th́ chỉ có ba xứ Liban, SYRIE, Iraq, c̣n ba xứ kia: Palestine, Jordani, Koweit đất đai không trồng trọt được bao nhiêu.

Palestine một nửa là sa mạc – sa mạc Neguev. Trước khi quốc gia Israel thành lập, sa mạc đó gần như bỏ hoang. Trồng trọt được chỉ có một dải hẹp ở ven Địa Trung Hải và miền Thượng Galilée ở phía Bắc, giáp SYRIE.

Từ 1949, xứ Palestine chia đôi, phần lớn thành quốc gia Israel (dân số hiện nay vào khoảng 1.700.000 người, kinh đô là Ta Aviv), một phần nhỏ ở bờ phía tây sông Jourdain sáp nhập vào với xứ Transjordanie, thành xứ Jordani. Thánh địa Jérusalem trước chiến tranh Israel – Ả Rập năm 1967, thuộc chung về Israel và Jordani, hiện nay bị quân đội Israel chiếm.[1] Jordani là một vương quốc nghèo. khi c̣n là Transjordanie diện tích 
khoảng 42.000 cây số vuông, dân số khoảng nửa triệu. Ngày nay dân số được triệu rưởi, sống bằng nghề nông. Chỉ có mỗi miền ở hai bờ sông Jourdain là trồng trọt được lúa, cây ăn trái, rau, c̣n lại là sa mạc, đồi hoang hoặc núi với ít băi cỏ nuôi ḅ. Xứ đó là xứ độc nhất trên bán đảo không giáp biển, chỉ có mỗi một cửa ở Akaba để trông ra Hồng Hải.

Kinh đô là Amman, Quốc vương hiện nay là Hussein, thuộc gịng Hachémite, chung một ông tổ với cố quốc vương Faycal II của Iraq.

Liban là xứ nhỏ nhất, 10.500 cây số vuông, dân số hiện nay khoảng hai triệu. Kinh đô là Beyrouth. Có hai dăy núi song song nhau, dăy Liban gần bờ biển và dăy Anti-Liban ở 
phía trong, giữa hai dăy đó là một thung lũng. Khí hậu mát mẻ. trồng được nhiều loại cây ăn trái, rau, lúa. Phong cảnh rất đẹp, có người đă gọi là một giỏ hoa trên bờ Địa Trung Hải.

Kỹ nghệ chính là xưởng lọc dầu v́ dầu lửa ở Ả Rập Saudi do ống dẫn dầu chảy tới Beyrouth để lọc rồi đưa xuống tàu chở đi bán ở châu Âu. Mức sống Liban cao nhất ở Tây Á; năm 1957 lợi tức trung b́nh mỗi đầu người mỗi năm vào khoảng 300 Mỹ kim, gần bằng lợi tức trung b́nh của người Ư, gấp đôi lợi tức trung b́nh của Ai Cập và gấp bốn 
của Ấn Độ.

Xứ đó c̣n một đặc điểm nữa là Âu hóa hơn cả các xứ khác trên bán đảo. Trong không khí trong trẻo phảng phất hương hồng, hương cam, tiếng chuông giáo đường Ki Tô giáo cùng ngân lên với tiếng cầu nguyện trong các giáo đường Hồi giáo ở bên cạnh. Những gác chuông cao và nhọn cùng đưa lên trời với những nóc ṿm, làm cho du khách tự hỏi không biết ḿnh ở trong một xứ theo đạo Ki Tô mà có bề ngoài Ả Rập hay là một xứ Ả Rập mà có bề ngoài Ki Tô giáo. Hai tôn giáo đó đă có hồi không dung nhau. Năm 1860 một đám người Druze từ trên núi đổ xuống và trong một đêm tàn phá Beyrouth, chém giết trên hai ngàn rưỡi tín đồ Ki Tô giáo.

Nhưng bây giờ họ sống với nhau, ráng bao dung nhau. Cả hai bên đều chia rẽ. Phía theo Hồi giáo gồm khoảng 600.000 người mà có ba phái; phía Ki Tô giáo có tới năm phái: Công giáo, Tin lành, Ki Tô giáo chính thống Hy Lạp, Annénien, Maronite.

Hiến pháp của nước Cộng ḥa Liban phản ánh t́nh trạng tạp đa về chủng tộc và tôn giáo đó. Liban có một Quốc hội mà số ghế chia cho các tôn giáo theo tỷ số tín đồ. Năm 1957 Quốc hội dành 20 ghế cho các người Maronite theo Ki Tô giáo, 7 ghế cho các người Hy Lạp theo Ki Tô giáo chính thống, 26 ghế cho tín đồ Hồi giáo, và khoảng 10 ghế nữa cho các giáo phái nhỏ khác, mỗi phái được 4, 3 hoặc 1 ghế.

Như vậy Liban có một chính phủ nhưng khó thành một quốc gia như Ai Cập hoặc Iraq được. Đất đă hẹp, dân số đă ít mà lại rất chia rẽ, nên nội các nào cũng chỉ lo giữ một sự thăng bằng tạm.

Sự thăng bằng đó rất khó giữ v́ trong nước có ba phe: phe thân Tây phương, phe trung lập và phe thống nhất Ả Rập, mà nguy nhất là sự chống đối nhau về chính kiến cả ba phe đó rất dễ biến thành những xung đột tôn giáo. Cho nên vị Tổng thống nào cũng chỉ theo một chính sách ḥa giải, giải quyết những việc lặt vặt, chứ không bao giờ làm thứ 
“đại chính trị” như Nasser. Dân chúng cũng chỉ đ̣i hỏi ở các vị đó như vậy thôi, để được yên ổn buôn bán.

Thương mại rất phát đạt. Người Liban nào cũng là con buôn, thứ con buôn trung gian. Beyrouth là một thương cảng từa tựa như Hương Cảng. Hàng hóa từ Âu muốn đem vào SYRIE, Iraq, Ả Rập Saudi đều phải qua đó, mà dầu lửa ở Iraq, Ả Rập Saudi muốn đưa qua châu Âu cũng phải qua đó. Cho tới 1957, nhờ Tổng thống Naccache (tín đồ Ki Tô giáo) theo chính sách trung lập hơi thân Tây phương nên Liban tạm được yên ổn; nhưng người kế vị ông, Tổng thống Chamoun (cũng theo Ki Tô giáo), thấy ảnh hưởng của Ai Cập lớn quá, muốn nhờ Mỹ can thiệp, suưt gây biến động trong nước. Tướng Gouad Chehab lên thay, trở về đường lối trung lập.

Trước Thế chiến thứ nh́ Liban là một xứ ủy trị của Pháp (từ 1920), năm 1944 thành một nước độc lập. Ảnh hưởng của Pháp rất mạnh.

Từ thời Trung cổ Thập tự quân, qua chiếm lại Thánh địa Jérusalem, có lần thua, có lần thắng, nhưng lần nào cũng có một số người Pháp ở lại lập nghiệp tại Liban. Rồi sau đó các nhà truyền giáo, các bà phước gịng Saint Joseph, Nazareth… tới để “giáo hóa” dân bản xứ. Họ lập nhiều nhà thờ và trường học dạy trẻ em giáo lư và tiếng Pháp. Lamartine, Nervai, Renan, Barrès đều hănh diện đă gặp ở dưới những cây bá hương cổ thụ ở chân dăy núi Liban, những trẻ em năm sáu tuổi đọc thơ ngụ ngôn “La Cigale et la Fourmi” của La Fontaine. Có cả trường đại học của Pháp đào tạo một số nhà bác học, văn học của Liban.

Nhưng từ sau Thế chiến, ảnh hưởng của Pháp lùi dần, nhường chỗ cho ảnh hưởng của Mỹ, và trường Đại học Mỹ mỗi ngày một đông trong khi trường Đại học của Pháp mỗi ngày một vắng. Chỉ tại Mỹ có nhiều đô la, mà Pháp th́ nghèo. Ông Bénoit Méchin trong cuốn Un Printemps arabe (Mùa Xuân Ả Rập)- Albin Michel, 1959, phàn nàn rằng Anh ngữ ồ ạt xô lấn Pháp ngữ, óc duy vật phá ngầm những căn bản tinh thần của dân chúng, mỗi ngày lại đục mất một miếng. Beyrouth mỗi ngày một Mỹ hoá. Xưa kia nó cần cù, thanh nhă bao nhiêu th́ bây giờ phóng túng, sa đọa bấy nhiêu. Hộp đêm mọc lên như nấm, các quán “bar” mang những tên mà ông nghe chối tai: Miami, Palm Beach. Ông phàn nàn cho Liban hay cho nước Pháp của ông đấy?

SYRIE trước Thế chiến cũng là một xứ ủy trị của Pháp, và từ năm 1946, sau một cuộc chiến đấu hăng hái với thực dân Pháp, của De Gaulle, cũng thành một nước Cộng ḥa độc lập.

Cũng chịu ảnh hưởng của Pháp, nhưng ít hơn Liban. Ở gần biển, đất đai cũng ph́ nhiêu, khí hậu cũng mát mẻ, không khí cũng trong trẻo. Cũng có những đồi đầy hoa dưới một ṿm trời xanh nhạt. Diện tích rộng hơn Liban nhiều: 171.000 cây số vuông. Dân số hiện nay khoảng năm triệu. Kinh đô là Damas. Phía tây một phần thông với Địa Trung Hải, một phần giáp Liban; phía bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ; phía đông giáp Iraq; Phía nam giáp Jordani. 

Gần bờ biển cũng có một dăy núi nối dài dăy Liban, và một dăy nữa thấp hơn, sát biển hơn. Sau lưng hai dăy núi đó, ở phía đông là một cao nguyên có con sông Euphrate chảy qua. Cao nguyên này một phần là sa mạc khí hậu rất nóng v́ gió Địa Trung Hải bị núi cản lại.

Dân ở đây cũng rất tạp, gồm nhiều giống ở Âu và Ả Rập, v́ vậy tôn giáo cũng nhiều y như ở Liban, chỉ khác là tín đồ Ki Tô giáo ít hơn tín đồ Hồi giáo. Kỹ nghệ chưa có ǵ mà nông nghiệp cũng chưa phát triển.

Năm 1957, Tổng thống SYRIE là Choukri Kouatly, một nhà ái quốc đă chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc và đă chủ trương phải thống nhất các quốc gia Ả Rập cho thành một khối mạnh. Từ sau Thế chiến, SYRIE là đồng minh thủy chung nhất của Ai Cập. Điều mục thứ nhất của hiến pháp Syrie tuyên bố “Dân tộc SYRIE là một phần tử của quốc gia Ả 
Rập”; mà điều mục thứ nhất của hiến pháp Ai Cập cũng y hệt: “Dân tộc Ai Cập là một phần tử của quốc gia Ả Rập.”

Hai xứ đó đều đeo đuổi một mục đích chung và đă có lần liên kết với nhau thành một khối. Nhưng sự liên kết đó thiếu nhiều yếu tố thực tế nên không được chặt chẽ: hai xứ đó không chung biên giới với nhau, bị xứ Jordani ngăn cách, mà xứ này không đứng về phe Ai Cập, tức phe thân Nga, mà đứng về phe Ả Rập Saudi, tức phe thân Mỹ; lại thêm tổ chức 
kinh tế, mức sống của hai xứ cũng khác nhau (mức sống Ai Cập thấp hơn), tính t́nh, quyền lợi của dân chúng khác nhau, thành thử tại SYRIE luôn luôn có những nhóm chống đối chính sách liên kết với Ai Cập.

Iraq: Thời thượng cổ là miền Mésopotame, miền của hai con sông Tigre và Euphrate. Trái hẳn với Ả Rập Saudi, miền này không có cát mà toàn đất sét.

Diện tích: 370.000 cây số vuông; dân số hiện nay vào khoảng sáu bảy triệu. Kinh đô là Bagdad.

Năm 1919 bị đặt dưới sự ủy trị của Anh, từ năm 1932 thành một vương quốc độc lập. Năm 1958 quốc vương Faycal II, ḍng dơi Hachémite, em họ của Hussein, quốc vương Jordani, bị một nhóm cách mạng bắn chết, và tướng Abdul Karim Kassem lên làm Tổng thống nước Cộng ḥa Iraq.

Xứ đó gồm ba miền: phía Bắc là miền Kurdistan, nhiều đồi núi, dân chúng hầu hết là giống người Kurde thường đ̣i được tự trị; phía Nam là miền cánh đồng nằm trên hạ lưu hai con sông Tigre và Euphrate, trồng trọt được, và có thể ph́ nhiêu khi các công tác dẫn nước và tháo nước hoàn thành; phía Tây là băi sa mạc SYRIE.

Trong các xứ Ả Rập, Iraq có tương lai hơn cả về kinh tế: hơn Ả Rập Saudi v́ có rừng, có ruộng; hơn Ai Cập v́ có mỏ dầu lửa. Chính tại Iran (Ba Tư) và Iraq, người Anh đă t́m được những mỏ dầu lửa đầu tiên ở Tây Á, và tới nay công ty Iraq Petroleum vẫn khai thác các giếng dầu ở Iraq mỗi năm được khoảng 50 triệu tấn, nghĩa là 1.400.000 thùng (b́nh) mỗi ngày. Ngoài ra c̣n 8 triệu tấn của công ty Bassorah, và 2 triệu tấn của công ty Massul. Có năm ống dẫn dầu chạy song song nhau đưa cái “suối vàng” đó ra Địa Trung Hải, một ống đưa tới Banyas ở SYRIE và hai ống tới Tripoli ở Lthan. khi Palestine chưa thành Israel, c̣n là xứ ủy trị của Anh, hai ống dẫn dầu sau chia ra hai nhánh đi qua địa phận Jordani và tới Haifa. 

Từ khi quốc gia Israel thành lập, Iraq bít hai ống nhánh ấy, làm cho Jordani thiệt lây một số lợi. Trong vụ chiến tranh năm 1956 về kinh Suez, để hưởng ứng với Ai Cập, Iraq không tiếp tế dầu cho Anh, Mỹ và các ống dẫn dầu đều bị cắt đứt ít tháng, thiệt cho Iraq một số lợi tức.

Nhờ lợi tức về dầu lửa, Iraq bắt đầu kiến thiết các xưởng máy, trường học, dưỡng đường, xây đập để ngăn nước trên hai con sông Tigre và Euphrate rồi dẫn vào ruộng.

Koweit ở phía Nam Iraq, trên bờ vịnh Ba Tư, c̣n một tiểu quốc vào hạng nhỏ nhất thế giới mà rất giàu: 80.000 cây số vuông, chừng 200.000 dân. Đất khô cằn nhưng chứa những suối dầu phong phú nhất thế giới.

Giữa thế kỷ trước người Anh t́m một đường qua phương Đông đă để ư tới Koweit; năm 1899, được Thổ tặng cho, không ngờ được hưởng một biển ngọc trai và một biển dầu lửa, v́ mỏ dầu lửa ở đây rộng lớn vô cùng, lan cả ra dưới đáy biển. Hai công ty Gulf Oil của Mỹ và Anglo- Iranien Oil của Anh chia nhau khai thác; quốc vương Koweit chỉ ngồi không mà thu Mỹ kim và Anh kim. Nếu lấy lợi tức của Koweit mà chia đều cho mỗi người dân th́ dân Koweit sung sướng hơn người Mỹ nữa. Đường sá rất tốt, trường học và dưỡng đường đầy đủ tiện nghi.

V́ giàu quá mà lại nhỏ, nên Koweit bị các quốc gia Ả Rập chung quanh ḍm ngó. Iraq muốn sáp nhập cái thẻo nhỏ đó nhất. Ả Rập Saudi cũng muốn nhích một bước đặt chân lên Koweit, thậm chí Iran không chung biên giới với Koweit, cũng muốn vươn tay qua địa phận Iraq để vuốt ve Koweit. Ba quốc gia láng giềng Iraq, Ả Rập Saudi, Iran đó đều được Allah chia phần dầu lửa cho cả, nước nào khai thác cũng không hết, mà họ vẫn tham, làm cho Nasser có lẽ phải bực ḿnh, và có kẻ xấu miệng bảo Nasser muốn thống nhất các quốc gia Ả Rập để chia lợi của Koweit trước hết.

Các giới trí thức Koweit chia rẽ thành hai phái: một phái muốn sáp nhập với Iraq, một phái muốn độc lập. Dĩ nhiên Anh muốn cho Koweit độc lập, để luôn luôn phải nhờ sự che chở của ḿnh, và luôn luôn Anh tận t́nh che chở Koweit. hiện nay Kowiet là một vương quốc độc lập.

Miền sông Nile

Ai Cập.

Trong khối Ả Rập, Ai Cập là nước lớn thứ nh́: 1.050.000 cây số vuông (bằng ba lần toàn thể lănh thổ Việt Nam từ Nam Quan tới Cà Mau), chỉ kém Ả Rập Saudi; và là nước đông dân cư nhất: hiện nay độ ba chục triệu người, hơn cả dân số các nước Ả Rập khác gộp lại. 
Tuy rộng lớn như vậy mà sự thực nó lại rất nhỏ v́ chỉ có 3% đất đai trồng trọt được. Ngồi trên máy bay ngó xuống, ta thấy một dải lụa xanh dài mà nhỏ, uốn khúc theo ḷng con sông Nil ở giữa một băi cát vàng mênh mông, rồi tới gần biển th́ dải lụa đó x̣e ra thành h́nh quạt; chỗ đó là miền hạ lưu sông Nil.

Miền hạ lưu này là một tam giác đáy dài khoảng hai trăm cây số nằm theo bờ Địa Trung Hải, đỉnh nằm ở Le Caire (Thủ đô). Nó không lớn ǵ hơn hạ lưu sông Nhị và sông Thái B́nh ở Bắc Việt mà lại không ph́ nhiêu bằng v́ chỗ nào cũng có cát, ngay ở Le Caire cũng nhiều cát hơn đất thịt.

Năm 1960 chỉ có khoảng ba chục ngàn cây số vuông cày cấy được để nuôi 24 triệu dân. Ta thử tưởng tượng toàn thể dân Việt từ Bắc tới Nam dồn cả vào một khu nằm ở phía tây nam sông Tiền Giang, nghĩa là từ Hồng Ngự, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh tới Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau th́ sẽ thấy dân Ai Cập chen chúc nhau ra sao trên những cánh đồng của họ.

Họ sống được là nhờ con sông Nil. Sử gia Hérodote thời Thượng cổ đă bảo Ai Cập là một tặng vật của sông Nil, nghĩa là không có sông Nil th́ không có dân Ai Cập, không có quốc gia Ai Cập. Con sông đó đối với người Ai Cập cũng thiêng liêng như con sông Gange đối với người Ấn Độ. Cứ tới mùa nước lớn th́ “cây cối hai bên bờ tươi cười, dân chúng múa hát mà thần thánh cũng hài ḷng”. Nhưng mỗi năm chỉ được hai tháng như vậy mà trong hai tháng đó, nước sông Nil cuồn cuộn chảy ra biển, mất tới chín phần mười và những miền cách hai bờ sông vài cây số vẫn thiếu nước để trồng trọt. C̣n như trông vào mưa th́ chỉ có hai ngày mưa! Cho nên vấn đề khẩn cấp ở Ai Cập là vấn đề nước, khẩn cấp 
hơn cả Ả Rập Saudi v́ Ai Cập không có giếng dầu mà dân số lại đông gấp bốn năm Ả Rập Saudi. Làm sao nuôi nổi 30 triệu dân đó? Không giải quyết nổi th́ sẽ loạn.

Napoleon khi qua Ai Cập, đứng nh́n ḍng sông Nil, bảo Desaix: “Nếu tôi cai trị xứ này th́ không để cho một giọt nước nào của sông Nil chảy ra tới biển!”

Ai cũng nghĩ vậy, cho nên Nasser lo đến vấn đề đó trước nhất. Muốn ngăn nước sông Nil chảy ra biển, chỉ có mỗi một cách là đắp đập trên sông để tháo nước vào các miền khô cháy hai bên bờ. khi mới cầm quyền, Nasser đă cho nghiên cứu ngay dự án xây đập ở Assouan Thượng. Gọi là Assouan Thượng để phân biệt với một cái đập nhỏ không đủ 
dùng mà người Anh đă xây cất ở Assouan hồi trước, mà bây giờ người ta gọi là đập Assouan Hạ, v́ nó ở dưới ḍng, cách đập Thượng mười lăm cây số.

Gần đây các nhà địa chất học lại t́m thấy một con sông Nil thứ nh́ chảy ngầm dưới đá, song song với con sông thứ nhất. Chính phủ Ai Cập tính cho đào những giếng sâu từ 200 đến 600 thước theo ḍng sông đó để bơm nước trồng trọt được khoảng một triệu mẫu đất nữa. Nhưng người ta tính rằng dù thực hiện xong hai công tŕnh đó xây đập và đào giếng – th́ số nông phẩm tăng lên cũng chỉ đủ bù số tăng gia dân số trong vài chục năm nữa, và dân Ai Cập cũng vẫn nghèo đói nếu không phát triển về kỹ nghệ.

Ai Cập sản xuất lúa ḿ, đường, chà là, chưa đủ dùng trong nước. Chỉ xuất cảng được nhiều nhất là bông, gạo, thuốc lá, và phải nhập cảng rất nhiều máy móc, phân hóa học, cả vải nữa. Kỹ nghệ nặng mới thành lập mười năm nay nhưng sản xuất rất ít v́ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật gia.

Năm 1936 Ai Cập được Anh hứa cho độc lập, nhưng sau Thế chiến, Anh mới chịu rút quân đội ra khỏi cơi. Năm 1952 vua Farouk bị truất ngôi; năm 1954 Nasser làm Tổng thống của nước Cộng ḥa Ai Cập và hai năm sau quốc hữu hóa kinh Suez, gạt hết được ảnh hưởng của Anh và của Pháp.

Soudan.

Trước cũng là đất bảo hộ của Anh, nằm ở bờ phía tây Hồng Hải và phía nam Ai Cập. Đất rất rộng, hầu hết là sa mạc, và đồng cỏ khô cháy. Trồng trọt được ít nhiều nhờ con sông Nil. Dân số khoảng 10 triệu, rải rác trên hai bờ sông Nil, kinh đô là Khartoum.

Có vài mỏ vàng, đồng, không phong phú; sản phẩm nhiều nhất là lạc, mè, kê, chà là, ngà voi. Năm 1955, Anh rút về hết, trả lại độc lập cho Soudan. Soudan không sáp nhập vào Ai Cập, thành một nước Cộng ḥa. 

Miền Maghreb

Miền này dân chúng thuộc giống Berbère đồng hóa với Ả Rập, tới nay chưa đóng một vai tṛ quan trọng trong khối Ả Rập nhưng năm 1967, trong chiến tranh Israel – Ả Rập, cũng đă tỏ t́nh đoàn kết với khối, nên chúng tôi cũng giới thiệu dưới đây Maghreb thường gọi là Bắc phi gồm ba xứ Tunisi, Algeri và Maroc, đều nh́n ra Địa Trung Hải, quay lưng vào sa mạc Sahara.

Tunisi nằm ở phía đông Maghreb, diện tích 125.000 cây số vuông, dân số hiện nay khoảng 4.000.000. Thủ đô là Tunis. Phía bắc có nhiều núi, khí hậu mát mẻ; phía nam có nhiều cánh đồng cỏ. Dân chúng sống nhờ nông lâm súc. Kỹ nghệ chưa phát triển.

Algeri ở giữa, phía đông giáp Tunisi, phía tây giáp Maroc, diện tích 208.000 cây số vuông, dân số vào khoảng 10.000.000. Thủ đô là Alger. Có hai dăy núi song song nhau ở phía bắc; ngoài ra là cao nguyên, nên khí hậu mát mẻ, người Pháp qua lập nghiệp rất đông (năm 1954, khoảng 1.000.000), khai thác xứ đó thành xứ thịnh vượng nhất của Maghreb. Lâm sản, khoáng sản (phốt phát, ch́, kẽm, đồng) và nông sản, trái cây (nho, ô liu), giúp cho 
dân chúng có một mức sống tương đối dễ chịu.

Maroc có một vị trí rất quan trọng, kiểm soát eo biển Gibraltar, quay mặt ra Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Địa lư và khí hậu cũng như hai xứ kia, kỹ nghệ chưa mở mang, dân chúng nuôi súc vật và trồng trái cây, đánh cá. Khoáng sản nhiều: phốt phát, ch́, sắt, có lẽ dầu lửa nữa. Diện tích 450.000 cây số vuông, dân số khoảng 12.000.000. Thủ đô là Rabat.

Trước kia một miền nhỏ (28.000 cây số vuông) trông ra eo biển Gibraltar thuộc Tây Ban Nha.

Về chính trị, Tunisi, Maroc trước là đất bảo hộ của Pháp c̣n Algeri là thuộc địa của Pháp. Năm 1947 Pháp muốn sát nhập Algeri vào mẫu quốc, dân Algeri chống lại, và chiến tranh Algeri bắt đầu năm 1954, ngay sau khi đội viễn chinh Pháp vừa thất bại ở Điện Biên Phủ: 350.000 tính Pháp với đạt đủ khí giới tối tân mà không dẹp nổi vài ngàn quân du kích bản xứ.

Phong trào phản đế ở Bắc phi cũng có những nguyên nhân như ở các nơi khác: dân chúng bản xứ th́ nghèo khổ, mà thực dân Pháp th́ phè phỡn; phái thủ cựu chống văn hóa Âu mà phái tân học th́ đ̣i quyền tự quyết cho dân tộc.

Pháp lúc đó đă thua ở Việt Nam, mất uy danh, nghĩa quân Algeri càng hứng chí, nhất là được gần hết thế giới ủng hộ: khối Ả Rập, như Ai Cập, t́m cách giúp đỡ, dĩ nhiên rồi; Nga cũng ngầm tiếp tay, điều này cũng dễ Hiểu, ngay cả Mỹ cũng chỉ trích chính sách đế quốc của Pháp nữa, chỉ có Anh là làm thinh ngó.

Thực ra năm 1954, Thủ tướng Pháp, Mendès France đă quyết định thỏa thuận với các đảng quốc gia bản xứ, trả quyền tự trị cho Tunisi. Nhưng vừa mới đem ra thi hành th́ biến cố ở Maroc làm thay đổi t́nh h́nh, phải đặt lại vấn đề. Pháp đàn áp Maroc, khủng bố khắp nơi, truất quốc vương Ben Arafa th́ quốc vương Mohamed V ở Madagascar về, 
nghĩa quân chiến đấu càng mạnh, rốt cuộc Pháp phải trả độc lập cho Maroc. Maroc hiện nay là một vương quốc, c̣n Tunisi là một nước Cộng ḥa, Tổng thống là Bourguiba.

Algeri khác hẳn Tunisi và Maroc, không có quá khứ quốc gia. Xứ đó đă bị nhiều dân tộc xâm chiếm, chưa bao giờ thống nhất thành một quốc gia được. Pháp tưởng như vậy có thể sáp nhập một cách dễ dàng, biến Al- geri thành một tỉnh của ḿnh, không ngờ họ chống lại và Pháp đă vô t́nh giúp họ thành lập một quốc gia, v́ năm 1958, De Gaulle lên cầm quyền đă phải trả lại độc lập cho họ. Algeri thành một nước Cộng ḥa, Tổng 
thống đầu tiên là Ben Bella.

Pháp đă vụng tính, quá tham lam thành thử mất hết. Giá thu xếp ổn thỏa với các đảng quốc gia Ả Rập, trả độc lập lại cho họ từ sau Thế chiến, chỉ giữ lại ít quyển tin văn hóa, kinh tế th́ có lẽ ảnh hưởng của Pháp c̣n tồn tại được lâu ở Bắc Phi.

Tóm lại khối Ả Rập gồm 16 quốc gia trước Thế chiến thứ nh́ đều là thuộc địa của Anh hoặc Pháp. Xét chung th́ chín phần mười dân số là người Ả Rập hoặc đồng hóa với Ả Rập theo Hồi giáo; về ngôn ngữ tuy cùng là nói tiếng Ả Rập nhưng tiếng này cũng như tiếng Trung Hoa chưa thực thống nhất, gồm nhiều tiếng địa phương, một người dân ở Iraq khó mà hiểu một người dân ở Algeri được.

Mười sáu quốc gia đó lớn nhỏ khác nhau rất xa: có nước chỉ gồm một, hai triệu dân, có nước ba chục triệu dân; kinh tế cũng khác nhau: nước th́ chuyên sống bằng lợi tức dầu lửa, nước th́ chỉ trông vào sản phẩm nông nghiệp; chính thể cũng khác: một số nhỏ là nước quân chủ  c̣n lại là các nước Cộng ḥa. Trên mười năm nay họ ráng đoàn kết với nhau để một mặt mổ cái “ung nhọt” Israel, một quốc gia nhân tạo mà người Anh đă miễn cưỡng ghép vào cơ thể họ, như họ nói; một mặt chống với đế quốc thực dân; Anh, Pháp rút lui th́ Mỹ, Nga lại đặt chân vào, tranh giành nhau ảnh hưởng để cố làm bá chủ một miền rất quan trọng về địa thế (bản lề của ba châu) và về nguồn lợi dầu lửa.

Trong cuốn này chúng tôi chỉ thường nhắc tới tám quốc gia đầu ở trên bán đảo Ả Rập: Ả Rập Saudi, Ai Cập, Jordani, SYRIE, Iraq, Liban, Koweit, Yemen mà bốn quốc gia đều đóng vai tṛ quan trọng nhất. Tuy nhiên lịch sử của bán đảo Ả Rập không thể tách rời lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran (Ba Tư), nên chúng tôi cũng phải ghi lại vài biến cố lớn trong hai quốc gia này. 

CHƯƠNG II. BÁN ĐẢO Ả RẬP THỜI THƯỢNG CỔ

Miền bắc bán đảo Ả Rập, dọc theo bờ Địa Trung Hải, từ sông Nil tới SYRIE rồi ṿng qua lưu vực hai con sông Tigre và Euphrate là nơi phát tích của hai nền văn minh cổ nhất thế giới: nền văn minh cổ Ai Cập và nền văn minh Mésopotamie; cũng lại là nơi phát tích của hai Tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới nhân loại: Do Thái giáo và Ki Tô giáo; c̣n giữa bán đảo là âm phát tích của một nền văn minh thời Trung cổ, văn minh Ả Rập, và của một Tôn giáo thứ ba: Hồi giáo.

Văn minh cổ Ai Cập

Phát sớm nhất là nền văn minh cổ Ai Cập.

Chúng ta chưa rơ gốc tích dân tộc Ai Cập, chỉ biết từ hồi tiền sử họ ở sa mạc phía Tây (tức miền Bắc Phi: Libye, Somalie…), di cư tới bờ sông Nil, thấy đất cát ph́ nhiêu, bèn cắm trại cất cḥi. Nhưng rồi có lẽ cách đây 7.000 năm, đă có một số dân tộc châu Á: Sémitique hay Suméro Indou tới xâm chiếm lần lần thượng lưu sông Nil. Những dân tộc này văn minh 
hơn, có chữ viết, biết nấu đồng, tổ chức gia đ́nh, xă hội, đồng hóa thổ dân c̣n dă man chỉ biết dùng đồ đá, và khoảng 4.000 năm TCN, sự đồng hóa đă hoàn thành, mà dân tộc Ai Cập xuất hiện trên lịch sử thế giới.

Mới đầu dân tộc đó chia làm nhiều tiểu bang rồi một vị anh hùng thống nhất các tiểu bang, lên ngôi vua (khoảng 3.200 TCN), tức vua Ménès, lập đô ở Memphis, trên hạ lưu sông Nil. Các vua sau lo mở mang, b́nh trị đất đai, xây dựng các kim tự tháp, được coi là một trong những kỳ quan của thế giới Kim tự tháp cao nhất cất trong đời vua Kheops, khoảng 2.800 TCN.

Độ một ngàn năm sau, một dân tộc du mục ở phương Đông từ sa mạc vào xâm chiếm đất đai họ trong một thế kỷ, tức dân tộc Hyksos. Họ gắng sức đuổi quân thù đi, phục hưng lên, mạnh hơn trước: các vua Thoutmès III, Ramsès II (1.300 TCN) đều là những vị anh hùng (kinh đô hồi đó ở Thèbes) mở mang bờ cơi tới Palestine, SYRIE, lại thắng được dân 
tộc hittite, lúc đó có một đế quốc rộng ở Tiểu Á.

Ai Cập thời đó hùng cường và văn minh nhất thế giới. Các đền đài đồ sộ được dựng lên, như đền Louqsor và Karnack.

Họ theo đa thần giáo cũng như các dân tộc khác, thờ đủ các thứ thần: thần Thiện, thần Ác, thần Ḅ, thần Cá Sấu, Thần Sông Nil, thần Mặt Trời. Họ tin rằng linh hồn bất diệt, nhưng cần có xác để làm chỗ dựa, nên họ ướp xác rồi mới đặt vào quan tài, chôn cất. Các kim tự tháp chính là những lăng tẩm vĩ đại chứa xác các vua chúa mà họ gọi là Pharaon. 
Trên 4.000 năm trước, họ đă biết dùng thuyền buồm, bánh xe, nấu thủy tinh, chạm đồ đồng, dệt vải mịn, biết đào kinh dẫn nước; kinh có danh nhất là kinh nối Hồng Hải với một nhánh sông Nil, làm cho Hồng Hải thông với Địa Trung Hải (thế kỷ thứ 7 TCN.). Sau kinh đó bị cát lấp v́ trong thời họ suy vi, không có ai săn sóc. Ferdinand de Lesseps đào kinh Suez (hoàn thành năm 1869, tới nay đúng một thế kỷ) là muốn làm lại công việc của người Ai Cập hai ngàn năm trước.

Khoa học của họ đă đạt một sức khá cao: họ làm được một thứ lịch gần đúng, chế ra một thứ giấy rất bền bằng vỏ cây papyrus tính được con số π = 3,16, tạo được một thứ chữ viết dùng 24 chữ cái để ghi âm. C̣n công tŕnh kiến trúc của họ th́ quán tuyệt cổ kim, chúng tôi khỏi phải nhắc tới.

Thịnh cực th́ bắt đầu suy. Dân chúng sinh ra lười biếng, không muốn đi lính, lính trong nước đều là người ngoại quốc đánh thuê. Vua chúa sống một đời cực kỳ ủy mị, xa xỉ. 
Mới đầu bị Ba Tư xâm chiếm; người Ba Tư lập nhiều đồn trên khắp lưu vực sông Nil, từ Địa Trung Hải tới Assouan. Ai Cập chịu nhiều nỗi điêu đứng, mấy lần nổi lên, mất hai thế kỷ mới đuổi được họ đi, nhờ những lính đánh thuê gốc Liby và Hy Lạp.

V́ vậy mà khi Alexandre đại đế (thế kỷ thứ 4 TCN.) chiếm được Ba Tư, rồi Syne, Palestine, tới bờ sông Nil th́ dân chúng Ai Cập hoan hô ông như một vị ân nhân giải thoát cho họ, coi ông như một vị Pharaon chính thống. Hy Lạp đô hộ Ai Cập ba thế kỷ. Họ đi th́ La Mă tới.

Nữ hoàng Cleopatre, xinh đẹp tuyệt trần, muốn dùng làn sóng khuynh thành để cứu quốc, thắng được vị anh hùng La Mă là César, nhưng rồi không lay chuyển được Auguste và phải tự tử để khỏi bị nhục.

Từ đó, trong non 2.000 năm, Ai Cập không lúc nào được tự chủ. Hết La Mă, tới Byzance. Ki Tô giáo lần lần lan vào lưu vực sông Nil. Rồi lại bị Ba Tư xâm chiếm một lần nữa (đầu thế kỷ thứ 7 SCN.). Ba Tư này chỉ chiếm được mươi năm, nhưng tàn phá, vơ vét dữ dội; Byzance mới đuổi họ đi được th́ quân đội Ả Rập do tướng Amrou Ibn El As chỉ huy 
(dưới trào vua Ả Rập Omar) quét sạch ảnh hưởng cả Byzance mà làm chủ Ai Cập.

Ai Cập mất nước mà mất luôn cả văn tự, điều đó đáng buồn mà không đáng lạ. Chữ cổ Ai Cập rất dễ học (v́ ghi âm chứ không biểu ư như chữ Trung Hoa, chỉ dùng có 24 chữ cái) nhưng không được truyền bá trong dân gian, chỉ một số rất ít người được học, và sau khi người La Mă lại xâm chiếm, ở đầu kỷ nguyên, th́ vị giáo sỹ Ai Cập cuối cùng biết chữ đă chết mà khắp nước không ai đọc được sách cùng bia trong đền, đài, lăng tẩm nữa. Thế là cả mấy ngàn năm lịch sử Ai Cập c̣n rành rành trên giấy trên tường mà cũng như bị phủ dưới một tấm màn kín. Măi mười bảy thế kỷ sau, một sỹ quan trẻ tuổi theo Napoleon đánh quân Anh ở Ai Cập, trong lúc rảnh, ṭ ṃ t́m cổ tích trên bờ sông Nil, một hôm thấy một phiến đá có khắc ba thứ chữ, có chữ Hy Lạp và Ai Cập. Ít năm sau, một giáo sư Pháp tên Champallion nghiên cứu phiến đá ấy, do chữ Hy Lạp mà đoán nghĩa và cách đọc chữ Ai Cập, lập lại được 24 chữ cái, và rốt cuộc làm cho những đền đài, lăng tẩm trên bờ sông Nil “đă nín thinh hàng ngàn năm, bỗng nhiên kể lại lịch sử vẻ vang cùng văn minh rực rỡ của dân tộc Ai Cập”.[2] 

Văn minh Mésopotamie

Mang một thiên lư kính, leo lên ngọn kim tự tháp cao nhất ở Ai Cập mà nh́n về chân trời ở phía đông, ta thấy ở xa, xa tít, sau biển cát vàng mênh mông, hiện lên một vệt xanh bóng: đó là một thung lũng nằm giữa hai con sông Tigre và Euphrate, cho nên người Hy Lạp gọi là miền Mésopotamie (miền giữa hai sông). Hai con sông ấy chảy song song nhau rồi cùng đổ ra vịnh Ba Tư.

Nhờ hai con sông đó mà đất đai ph́ nhiêu, cho nên Thánh kinh đă đặt vườn Thiên Đàng (Eden). Ở đó, cũng theo Thánh kinh, thủy tổ của loài người, ông Adam, do Thượng Đế nặn bằng đất sét. Cũng theo Thánh kinh, hồng thủy dâng lên chắc cũng ở đây, trước hết là v́ Mésopotamie rất thường bị nạn lụt. V́ thường bị nạn lụt nên kỹ thuật đào kinh, thông ng̣i, dẫn nước, tháo nước ở đây phát triển rất sớm. Và v́ đất là đất sét, cho nên nhà cửa, lâu đài toàn bằng gạch chứ không phải bằng đá như Ai Cập, c̣n chữ th́ không viết trên giấy như Ai Cập mà trên những phiến đất sét bằng một cây que, viết xong rồi phơi nắng cho khô mà cứng lại.

Mésopotamie chia làm hai khu vực: khu đông nam gọi là Chaldée, khu tây bắc gọi là AsSYRIE.

Ai Cập gần như cô lập: bốn mặt là biển và sa mạc, chỉ có mỗi một đường ở phía đông bắc thông qua châu Á, nên hồi đầu ít bị các dân tộc khác xâm chiếm và văn minh của họ khá lâu bền, truyền được hàng ngàn năm.

Mésopotamie trái lại là nơi giao nhau của nhiều con đường từ đông qua tây, từ nam lên bắc, dân miền núi phương bắc thấy nó ph́ nhiêu mà ham, dân sa mạc phương nam thấy nó xanh tốt cũng thích, Ba Tư ở đông ḍm qua, Ai Cập ở tây cũng ḍm tới; trước sau có đến mười dân tộc tranh giành nhau cái vườn Eden đó, nên các sử gia đă gọi nó là ḷ đúc nhiều giống người, nhiều văn minh và văn minh nào, giống người nào cũng chỉ thịnh 
trong một thời gian ngắn.

Mới đầu (vào khoảng 2.500 TCN.), là giống Sémite thịnh lên ở phương nam, miền Chaldée, lập đô ở Our. Our nay ở cách bờ biển 200 cây số, thời đó cất trên bờ nước như thành Venise. Nó là quê hương của Abra- ham, một ông tổ của Do Thái. Người ta đă đào lên được vô số di tích cổ, từ khí giới tới các đồ trang sức. Ngày nay Mésopotamie không c̣n là thiên đường của loài người, nhưng đúng là thiên đường của các nhà khảo cổ.

Our thịnh trong một thời gian ngắn rồi tới Babylone, kinh đô của Mé- sopotamie từ 2.300 tới 1.250 TCN.

Vào khoảng 2.100, một vị minh quân, Hammourabi, tổ chức quốc gia, đặt ra lệ luật, khai sông ng̣i, phát triển kinh tế và thương mại, đă dùng chi phiếu như các ngân hàng ngày nay. Babylone thành trung tâm thương mại của thế giới hồi đó: tất cả các sản phẩm, hóa vật từ đông qua tây, từ tây qua đông đều tới Babylone, chở trong ghe biển hoặc trên lưng lạc đà.

Mấy lần miền Chaldée bị Ai Cập xâm nhập, nhưng Babylone vẫn đứng vững và vào khoảng 1250, Chaldée mới bị AsSYRIE (ở phương bắc) diệt. Dân tộc AsSYRIE hiếu chiến, đă biết dùng chiến xa bọc đồng, đặt các trạm thông tin, chiếm đất rồi, định đô ở Ninive. Thời thịnh nhất của họ là triều Assourbanipal, làm chủ cả Egypte và xứ của dân tộc 
hittite.

Nhưng thịnh không được lâu, họ lại bị vua Babylone là Nabu- chodonosor trả thù: thành Ninive bị tàn phá. Nabuchodonosor chiếm SYRIE, Palestine (lúc đó thuộc về Do Thái), san phẳng thành Jérusalem (thế kỷ thứ 7 TCN.), chọc đui mắt vua cuối cùng của Do Thái là Sédécias, đầy dân Do Thái về Mésopotamie.

Thời đó, Babylone là kinh đô của cả miền Tây Á, có một bức thành bao bọc, dài 45 cây số, gồm một trăm cửa bằng đồng đen; phía trong, cung điện nguy nga, có những vườn treo trồng đủ các giống cây lạ.

Luôn luôn như vậy, thịnh cực rồi th́ suy, vua cuối cùng của Babylone là Belschatsar bị Cyrus, vua Ba Tư, bắt làm tù binh và Mésopotamie sáp nhập vào đế quốc Ba Tư.

Văn minh Mésopotamie cũng rực rỡ như văn minh Ai Cập. Môn thiên văn rất tiến bộ. Mới đầu người ta ngắm sao để đoán vận mạng (khoa chiêm tinh), sau nghiên cứu tinh tú, làm ra lịch, tính trước được nguyệt thực và nhật thực.

Họ đặt ra đơn vị để đo thời gian, không gian và sức nặng. Biết nấu sắt, đắp đập ngăn nước sông, xây cầu dẫn nước qua thung lũng. 

Thư viện của họ có rất nhiều sách về văn học (ngữ pháp, tự điển), về khoa học (toán học, y học). Nhưng chữ viết của họ dùng tới 600 dấu vừa ghi âm vừa diễn ư, không tiện bằng chữ Ai Cập.

Dân tộc Ba Tư, chiếm được Mésopotamie rồi, tiến qua phương tây, tới Ai Cập, bắc Phi, Hy Lạp, Tây Ban Nha. Lúc đó Babylone vẫn c̣n giữ địa vị quan trọng của nó ở ngă tư các đường từ đông qua tây.

Ba Tư suy. Vua Hy Lạp Alexandre đại đế lập một đội binh cực tinh nhuệ, đủ khí giới tốt, rất có kỷ luật và có thể tiến lui một cách chớp nhoáng, đi chinh phục thế giới, tới đâu thắng đấy, như vào chỗ không người, một hơi chiếm chọn miền Tiểu Á, miền ésopotamie, xứ Ai Cập (tại đây ông dựng thành phố Alexandre), rồi quay trở lại, tiến sâu vào Ba Tư, vua Ba Tư chạy trốn, bị bộ hạ giết (thế kỷ thứ 4 TCN.). Đế quốc Hy Lạp tuy mênh mông mà không bền. Sau Hy Lạp tới La Mă.

Đế quốc La Mă thịnh nhất vào thời Hoàng đế Auguste (người đă thắng Cléopâtre), gồm Ư, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Tiếu Á, Mésopotamie và cả miền theo bờ Địa Trung Hải, từ SYRIE tới Ai Cập. Babylone suy tàn mà Constantinople thành kinh đô La Mă ở phương Đông.

Từ thế kỷ thứ III SCN., La Mă bắt đầu suy; Mésopotamie lại chịu ảnh hưởng của Byzane, nhưng mỗi ngày một tàn lụi cho tới khi thuộc về Ả Rập (thế kỷ thứ VII).

Dân tộc Hébreu

Trong thời thịnh của văn minh Mésopotamie, tại Chaldée có một dân tộc du mục gọi là Hébreu. Dân tộc này không tạo được một nền văn minh, nhưng sáng lập được một tôn giáo, thờ một vị thần duy nhất, thần Jahvé, khác hẳn với các tôn giáo đa thần thời thượng cổ. Họ có một địa vị đặc biệt trong lịch sử nhân loại, nhất là đóng một vai tṛ quan trọng 
ở bán đảo Ả Rập từ sau Thế chiến thứ nh́ tới nay. Chúng tôi đă chép lại lịch sử của họ trong cuốn Bài học Israel (nhà xuất bản Phạm Quang Khai), nên ở đây chỉ nhắc lại vài điểm chính.

Khoảng 2.000 TCN., vị tù trưởng đầu tiên của họ là Abraham, gốc ở tỉnh Our, dắt gia đ́nh di cư qua phương Tây. Sau khi lang thang nhiều năm, họ tới Ai Cập xin ở nhờ, được tiếp đăi tử tế. Một vài người Hébreu c̣n được địa vị cao trong triều đ́nh các Pharaon.

Khi Ai Cập bị dân tộc Hyksos xâm lăng, người Hébreu bắt buộc phải cộng tác với kẻ thắng. Ai Cập khi đuổi được kẻ thù, oán họ đă phản bội, bắt họ phải làm nộ lệ. Từ đó họ cực khổ trăm chiều, chỉ t́m cách trốn.

Một vị thiếu niên anh tuấn, đau ḷng cho ṇi giống, nhất quyết cứu đồng bào, dắt họ vào chân núi Sinai sống đời lang thang, cực khổ nhưng tự do của tổ tiên. Vị trẻ tuổi đó tên Moise. Ông dạy cho đồng bào tôn thờ Jahvé, sau cùng đưa họ tới một miền đất cát ph́ nhiêu, miền Canaan (tức Palestine ngày nay), đất mà họ tin rằng Jahvé đă hứa cho họ. 
Ông lại dạy đồng bào theo mười mệnh lệnh của Jahvé, không ngoài mục đích khuyên thiện răn ác. Nhờ ông, dân tộc Hébreu bắt đầu văn minh, được thống nhất, và Do Thái giáo thành lập.

Sau ông, có vài vị anh quân như David (lên ngôi năm 1013 TCN) và Salomon, con của David. Dưới thời Salomon, quốc gia Israel thịnh nhất (từ đó dân tộc Hébreu có tên là Israel). Ông cho cất một ngôi đền thờ Jahvé, tức là đền Jérusalem (đền B́nh trị).

Nhưng năm 930 TCN., Salomon băng, nước chia làm hai tiểu quốc: Israel ở phương Bắc và Judée ở phương Nam. Từ đó họ suy lần, phương bắc bị AsSYRIE chiếm năm 722 TCN; phương nam bị Babylone chiếm năm 586 TCN. Thành Jérusalem bị Nabuchodonosor phá, vua Sédécias bị chọc đui mắt, một số dân bị đày lại Babylone.

Tới khi vua Ba Tư là Cyrus chiếm Babylone, họ mới được về xứ xây cất lại đền Jérusalem, ráng gây dựng lại quốc gia, sống tạm yên ổn khoảng hai trăm năm (538-333).

Đế quốc Ba Tư sập đổ sau những trận tấn công như vũ như băo của vua Hy Lạp lexandre đại đế, và Israel lại đổi chủ, cũng như Mésopotamie.

Hết Hy Lạp, rồi tới La Mă. La Mă cho họ tự trị. Chính vào thời vua Hérode Antipas Chúa Jesu ra đời trong một chuồng ḅ ở gần Bethléem.

Lớn lên ông đi khắp xứ Galilée và Judée để giảng đạo, bị một môn phái của đạo Do Thái oán ghét, t́m cách hăm hại (lúc đó người La Mă đă dùng một tên mới là Do Thái – do chữ Judée – để gọi dân tộc Hébreu). Bị đức Ki Tô vạch thói kiêu căng và giả dối, môn phái đó trả thù, xúi dân chúng nổi dậy, vu cho ông là phiến loạn, buộc nhà cầm quyền La Mă phải xử tội ông, và ông bị đóng đinh lên thập tự giá trên núi Golgotha cùng với hai 
tên cướp. Tín đồ Ki Tô giáo oán ghét dân tộc Do Thái chính v́ vụ đó.

Sự cai trị của La Mă mỗi ngày một tàn khốc; dân tộc Do Thái chống lại nhiều lần, và đền Jérusalem bị phá một lần nữa. Người La Mă cấm họ xây lại đền ở nền cũ, lại đổi tên Jérusalem ra tên Aelia Capitolina, đổi tên Israel ra Palestine, tên cũ.

Khi đế quốc La Mă sụp, Palestine thuộc quyền cai trị của Byzance, rồi tới thế kỷ thứ VII, cũng như Ai Cập, Mésopotamie thành một tỉnh trong đế quốc Ả Rập. Nhưng lúc này quốc gia Do Thái đă tiêu hủy hẳn, mà dân tộc Do Thái đă phiêu bạt khắp châu Âu, châu Á, chỉ đạo Do Thái là vẫn c̣n.

Đạo đó do Moise thành lập, thờ một vị thần duy nhất, tức Thượng Đế mà họ gọi là Jahvé. Vị thần đó vạn trí vạn năng, chí công chí nhân, tạo ra trời đất và là cha sinh ra muôn vật; mà dân tộc Do Thái là con cưng của Jahvé, được Jahvé hứa cho riêng đất Israel (tức Palestine).

Theo thánh kinh của họ, ông tổ loài người bị một lỗi, nên loài người phải chịu khổ, nhưng một ngày kia, một vị cứu thế sẽ sinh trong dân tộc Do Thái và sẽ ḥa giải Jahvé với nhân loại.

Người trong đạo tin có linh hồn và linh hồn bất diệt khi thể xác tiêu tan. Tín đồ phải theo đúng điều thập giời, như chỉ thờ một Chúa thôi, tức Jahvé, phải kính trọng cha mẹ, không được giết người, cướp của, nói dối, phải giữ linh hồn và thể xác trong sạch, vân vân.

Chính đạo Ki Tô gốc ở đạo Do Thái mà ra, và sau này Hồi giáo cũng chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Do Thái. Nhờ giữ được tôn giáo mà dân tộc Do Thái mặc dầu phiêu bạt khắp nơi non hai ngàn năm nay, tiếng nói đă thành một từ ngữ, huyết thống gần như mất hẳn v́ pha đi pha lại trong bao nhiêu thế hệ, mà vẫn giữ được liên lạc với nhau, t́nh thân với nhau, vẫn hoài băo một mộng chung là một ngày kia được về Jérusalem, thánh địa của họ, để gây dựng lại tổ quốc; và trong khi chưa gây dựng được tổ quốc th́ người nào cũng mong mỏi được về thăm thành địa, qú xuống cầu nguyện trước Bức Tường Than Khóc (Mur des Lamentations) di tích duy nhất của đền Jérusalem. Dù gặp nhau ở chân trời gốc bể nào, khi chia tay, họ cũng chúc nhau: “Sang năm về Jérusalem.” 

Chính t́nh cảnh phiêu bạt của họ, tinh thần tư hương của họ trong non hai chục thế kỷ là nguồn gốc nhiều biến cố lớn lao ở bán đảo Ả Rập trong hai chục năm nay, gây ra ba chiến tranh giữa Do Thái và Ả Rập – chiến tranh 1948-49, 1956, 1967 – mà chưa có cách nào giải quyết được. 

 

Phần thứ nh́. ĐẾ QUỐC CỦA HỒI GIÁO (Từ thế kỷ thứ VII tới Thế chiến thứ I) 

CHƯƠNG III. MOHAMED VÀ HỒI GIÁO 

Tới khi vua Ba Tư là Cyrus chiếm Babylone, họ mới được về xứ xây cất lại đền Jérusalem, ráng gây dựng lại quốc gia, sống tạm yên ổn khoảng hai trăm năm (538-333).

Đế quốc Ba Tư sập đổ sau những trận tấn công như vũ như băo của vua Hy Lạp Alexandre đại đế, và Israel lại đổi chủ, cũng như Mésopotamie.

Hết Hy Lạp, rồi tới La Mă. La Mă cho họ tự trị. Chính vào thời vua Hérode Antipas Chúa Jesu ra đời trong một chuồng ḅ ở gần Bethléem. Mohamed sáng lập Hồi giáo Trong khi tại phía bắc bán đảo mấy nền văn minh chiếu ra rực rỡ th́ ḷng bán đảo vẫn thiêm thiếp ngủ dưới ánh nắng gay gắt của sa mạc.

Lâu lâu một thương nhân từ Ấn Độ chở ngà voi, hương liệu, đồ vàng chạm trổ lại Tyr hoặc Byblos, tả cảnh các vương quốc họ đi qua, các thị trấn nấp sau các đồi cát cho thổ dân nghe. Các nhà bác học Ai Cập, Hy Lạp vội vàng ghi chép lại, và trong bộ Địa lư của Ptolémée, ta thấy ông bảo miền “Ả Rập sung sướng” (Arabie heureuse) có 170 thành lũy, 6 thủ đô, 5 thị trấn…

Hoàng đế Auguste muốn biết cho rơ hơn, phái một viên tướng đem quân vào sâu trong bán đảo, chiếm các thành lũy, thị trấn đó (năm 24 TCN.).

Đạo quân đó chết mất bộn v́ thiếu nước uống, chiu nóng không nổi, phơi thây trên sa mạc, làm mồi cho kên kên; c̣n một số trở về được, kể lại rằng chỉ thấy toàn là cát với vài bộ lạc dă man, không ra h́nh con người. Từ đó La Mă bỏ cái ư làm chủ bán đảo, mà dân tộc Ả Rập nhờ được sa mạc che chở, yên ổn sống, tuy cực khổ, nhưng tự do, quá tự 
do, đến nỗi hóa ra rời rạc, vô kỷ luật.

Họ là dân du mục dắt một bầy súc vật đi lang thang kiếm cỏ, thường đánh phá các vùng lân cận hoặc cướp giựt các thương đội. Một số ít quây quần chung quanh một cái giếng ở giữa một ốc đảo hay ở bờ biển, cất cḥi, trồng chà là hoặc kê, lúa.

Đến đầu thế kỷ thứ VII SCN, họ chưa thành một lực lượng đáng kể. Trên các con đường chánh các thương đội thường qua lại, họ dựng những thị trấn vào cỡ trung b́nh, lớn nhất là Médine (15.000 người) và La Mecque (25.000 người), cả hai đều ở trên đường từ Hồng Hải qua châu Á.

Họ vốn theo đạo đa thần, mỗi bộ lạc thờ một vị thần khác nhau, nhưng tất cả đều coi thành La Mecque là chỗ lễ bái chung. Tại đây có một ngôi đền cũ gọi là Kaaba làm toàn bằng đá đen, trong đó thờ một mảnh vẫn thiết (một mảnh tinh tú trên không rơi xuống). Mảnh vẫn thiết ấy được coi là vị thần tối cao đứng đầu các thần Ả Rập. Đền Kaaba do một họ có uy thế nhất, họ Coréischite canh giữ. Mohamed[3], vị sáng lập Hồi giáo thuộc ḍng họ đó.

Mohamed, thuộc ḍng dơi Abdallah, sanh năm 570 ở quanh vùng La Mecque, trong một gia đ́nh nghèo[4]. Thuở nhỏ ông chăn cừu rồi làm hướng đạo cho các thương đội qua sa mạc, đi khắp nơi này nơi khác. Về sau giúp việc cho một quả phụ giàu có, buôn bán lớn, và may mắn được cô chủ để ư tới, thế là nghiễm nhiên thành ông chủ. Từ đó ông chấm dứt cuộcphiêu lưu, nhưng vẫn sống tầm thường như mọi người, chưa tỏ ra dấu hiệu ǵ siêu quần.

Măi tới bốn mươi tuổi, ông mới có những cử chỉ khác thường và đề xướng một tôn giáo thờ một thần duy nhất. Ông có ư thống nhất dân tộc Ả Rập, mà muốn vậy th́ bước đầu phải thuyết phục các bộ lạc cùng thờ chung một vị thần, cùng tuân lời một vị giáo chủ thôi. Tôn giáo trong tay ông sẽ là chất hồ gắn các bộ lạc rời rạc lại thành một khối. Luôn trong mười năm, ông bỏ công việc làm ăn buôn bán mà lo thực hiện mộng đó, đi khắp nơi thuyết phục đồng bào. Bọn phú hào La Mecque thấy ông gây được ảnh hưởng trong đám dân nghèo, có ư lo sợ, biết ông giảng đạo ở đâu th́ sai người phá đám, chửi mắng, hành hung nữa. Lúc ấy t́nh h́nh thị trấn Médine không được yên, các cuộc xung đột 
thường xảy ra. Dân chúng, khi đến hành lễ ở La Mecque, nghe ông thuyết, muốn theo ông, bỏ lối thờ cúng đa thần và mời ông tới Médine.

Ông không đi vội, luôn trong hai năm chỉ phái tín đồ tới thôi. Hồi nhỏ, v́ dân thương đội qua SYRIE, ông gặp một giáo sỹ Ki Tô và theo đạo này; khi tới Médine, gần người Do Thái, ông chịu thêm ảnh hưởng của đạo Do Thái. Thành thử Hồi giáo là sự hỗn hợp của hai đạo Ki Tô và Do Thái, cũng thờ một vị thần duy nhất mà ông gọi là Allah. Giáo điều căn bản tóm tắt trong câu này: Chỉ có một đức Chúa duy nhất là Allah và một vị tiên tri của Ngài là Mohamed, tức chính ông.

Tín đồ phải phục tùng ư muốn của Allah, sự phục tùng ấy gọi là Islam, cho nên Hồi giáo có tên là lslam. khi chết, con người chịu sự phán quyết của Allah.

Giáo lư Hồi giáo gồm nhiều cuộc đàm thoại của ông do tín đồ chép lại trong thánh kinh Coran. Kinh này không những giảng về đức tin, mà c̣n dạy về khoa học, luật pháp và vệ sinh nữa.

Cách cúng tế cũng giản dị như giáo điều. Tín đồ chỉ cần theo bốn điều: mỗi ngày cầu nguyện năm lần; phải tắm rửa trước khi cầu nguyện (ở sa mạc không có nước th́ tắm bằng cát); trong đời ít nhất phải hành hương ở La Mecque một lần; phải cữ rượu và thịt heo. Điều đặc biệt nhất, trái hẳn với Ki Tô giáo, nhưng rất giống Do Thái giáo là điều này: người nào chịu chiến đấu v́ Allah th́ được lên Thiên đàng.

Đây, ta thử so sánh ít đoạn trong kinh Coran và trong Cựu Ước Kinh Coran, lời Mohamed:

-“Ta sẽ gieo khủng bố vào ḷng những kẻ không thừa nhận (tôn giáo ta) v́ những kẻ ấy gán cho Chúa (Allah) những ư xấu mà họ không đưa ra  được bằng chứng…”[5]

– “Từ nay ta sẽ sống và chết với các ngươi (tức đồ đệ của Mo- hamed), đời ta là đời của các ngươi, máu của các người là máu của ta, các ngươi thua là ta thua, các ngươi thắng là ta thắng.”

– và “hễ tụi dị giáo tấn công các ngươi th́ các ngươi sẽ tắm trong máu của chúng”.[6]

CỰU ƯỚC

– “Ngươi phải diệt tất cả các dân tộc mà Jahvé, Đức Chúa Trời sắp giao cho ngươi, mắt ngươi đừng đoái thương chúng và người đừng phụng sự các thần của chúng.” (Sách Luật lệ kư[7], chương 17, tiết 16)

– Hhi Jahvé, Đức Chúa Trời của ngươi đă dẫn ngươi vô cái xứ mà ngươi sẽ làm chủ, và đuổi khỏi trước mặt ngươi nhiều dân tộc, tức những dân tộc Hê Tít, GHi Rê Ga Sít, A Mô Nít, Ca Na An, Phê Rê Sít, Hê Vít và Giê Bu Sít, hết thảy bảy dân tộc đông và mạnh hơn ngươi; khi Jahvé, Đức Chúa Trời đă giao phó những dân tộc đó cho ngươi và ngươi đă đánh bại chúng, th́ ngươi phải diệt chúng hết đi, đừng kết liên với chúng mà cũng đừng thương xót chúng. Ngươi đừng kết sui với chúng, đừng gả con gái cho con trai chúng, đừng cưới con gái chúng cho con trai ḿnh, v́ chúng sẽ dụ con trai ngươi ĺa bỏ ta, mà phụng sự các thần khác, mà cơn thịnh nộ của Chúa Trời sẽ bùng lên mà diệt ngươi trong nháy mắt đấy.

Trái lại, ngươi phải đối với bọn chúng như vầy: lật đổ bàn thờ của chúng đi, đập tan tượng thần của chúng đi, hạ các ngẫu tượng của chúng xuống, đốt những h́nh chạm của chúng cho hết.

“V́ đối với Jahvé, Đức Chúa Trời, th́ người là một dân tộc thánh; Ngài đă lựa ngươi làm một dân tộc thuộc riêng về Ngài trong số tất cả các dân tộc trên mặt đất…” (Sách Luật lệ kư – Chương 17)

Mohamed rất hiểu tâm lư đồng bào của ông. Đời sống cực khổ, phóng khoáng trong sa mạc, khí hậu có những lúc tương phản nhau quá mạnh đă tạo cho họ một tinh thần chiến đấu, hung hăng, và một quan niệm rất đơn sơ về sự vật. Chỉ có phải và trái, tin và không tin, sùng bái hay không sùng bái. Chỉ có trắng với đen, không có cái ǵ mờ mờ xam xám. Cho nên ông phân biệt hai hạng người cho họ nhận định: một hạng là người Ả Rập thờ Allah, được Allah khải thị, một hạng là bọn không thờ Allah. Bổn phận của hạng người thứ nhất là phải thuyết phục hạng thứ nh́ cải giáo mà thờ Allah, nếu không th́ diệt cho hết chứ đừng thương xót. Đồng bào ông vốn chất phác, thuyết lư cao xa với họ th́ khó có công hiệu, chỉ cần giảng cho họ đạo thường ngày, thực tế; nhưng trước hết muốn cho họ tin Allah, phải cho họ thấy rằng thờ phụng Allah th́ sẽ thắng trận, rằng quân lính của Allah sẽ bách chiến bách thắng.

Moĩse xưa cũng đă nghĩ như vậy, cũng muốn cho dân tộc Hébreu chinh phục được khắp miền Tây Á, từ sông Nil tới hai con sông Tigre và Eu- phrate, nhưng ông và các người kế vị ông chỉ thắng được vài bộ lạc nhỏ mà làm chủ được Canaan (tức Palestine), rồi th́ vong quốc. Nguyên do có lẽ tại dân tộc Hébreu chưa đủ lực lượng mà các dân tộc AsSYRIE, Chaldée lại mạnh quá. Cũng có thể do ông không biết tổ chức quân đội.

Mohamed chịu ảnh hưởng của ông, và khéo tổ chức hơn, gặp thời cơ thuận tiện hơn nên thành công. Mohamed bảo tín đồ ràng cầm khí giới diệt ngoại đạo là một bổn phận thiêng liêng đối với Allah. Chỉ trừ đàn bà, con nít c̣n th́ hết thảy phải ra trận, dù đui mù, tàn tật cũng không được miễn. Mà đàn bà cũng không được miễn hẳn nữa, cũng phải cầm gươm chực sẵn, hễ thấy một tín đồ nào đào tẩu th́ phải đâm cho ḷi ruột ra. V́ trong tất cả các tội, không tội nào nặng bằng tội đào tẩu Kinh Coran đă bảo: “Thiên đường ở trước mặt các người, mà Địa ngục ở sau lưng các ngươi!”

Cứ xông tới chiến đấu với địch, nếu thắng th́ sẽ chiếm được đất cát, vườn tược, dê ḅ, vợ con của địch, mà được hưởng ngay cảnh Thiên đường trên hạ giới; nếu bị địch giết th́ sẽ được hưởng cảnh Thiên đường ở bên cạnh Allah, c̣n sướng hơn tất cả những cảnh trên hạ giới nữa: sữa th́ ngọt, mật th́ thơm, hoa quả không thiếu thứ ǵ mà các nàng tiên th́ mắt đen lay láy, môi như san hô, yểu điệu thướt tha trong những chiếc áo long lanh vàng ngọc, nửa kín nửa hở, trông mà mê hồn. Tiến tới phía trước th́ sẽ sung sướng như vậy, mà lùi lại phía sau th́ nhất định là không đứt đầu cũng lủng ruột mà thây sẽ liệng cho kên kên, cả nhà đều mang tiếng nhục.

Cái tài của Mohamed không phải chỉ t́m ra được câu bất hủ: “Thiên đường ở trước mặt, Địa ngục ở sau lưng” mà c̣n ở chỗ tổ chức tỷ mỉ, đi thẳng vào thực tế, đặt ra một đạo luật cho chiến sỹ thấy cái Thiên đường ở trước mặt đó sẽ ra sao: chiến lợi phẩm sẽ chia làm 
năm phần: bốn phần dành cho chiến sỹ, một phần cho các thi sỹ, luân lư gia, giáo viên nào có công ca tụng chiến công anh dũng của sỹ tốt, khơi ḷng căm thù quân ngoại đạo, nung ḷng hy sinh tất cả cho Chúa. Ông lại định rơ kỷ luật trong trại: binh sỹ tuyệt nhiên không được đánh bạc, chơi phiếm, nói chuyện tầm phào. Lúc nào không chiến đấu th́ tụng kinh Coran. Ăn uống kham khổ, dĩ nhiên không được uống rượu. khi nhập ngũ, 
mỗi kị binh phải dắt theo ngựa của ḿnh, đem theo khí giới của ḿnh và lương thực cũng của nhà ḿnh, đủ ăn trong một tuần. V́ nhập ngũ là một vinh dự, những kẻ nào bê bối, thiếu tinh thần hy sinh sẽ bị gạt bỏ:

“Quân kỳ của chúng ta phải rực rỡ, không có một vết dơ!” V́ nó là lá cờ truyền đạo Allah. 

Mohamed thống nhất Ả Rập

Sau mười năm hô hào thánh chiến, năm 621, đă ngoài ngũ tuần, ông mới bắt đầu thực hiện mục tiêu. Ông họp các đệ tử ở tỉnh Akaba, hỏi ư kiến họ, họ thề sẽ trung thành với ông và chiến đấu tới chết để truyền bá đạo.

Ông bảo họ: “Từ nay ta sẽ sống chết với các ngươi. Ai chết v́ ta th́ sẽ được lên Thiên đường.”

Khoảng bốn chục đệ tử thành lập một “Ikwan”, một đoàn chiến sỹ sống chết có nhau. Lần lần số chiến sỹ tăng lên hai trăm. Hồi đó các bộ lạc Ả Rập đă có khuynh hướng thống nhất rồi.

Trước Mohamed, một vọng tộc ở Hedjaz, trong bộ lạc Coréischite, đă bắt đầu thực hiện được một chút thống nhất về chính trị, tổ chức sự cai trị và sự tế tự ở La Mequec, nắm được nhiều địa vị quan trọng trong xứ nhờ một chính sách ôn ḥa có tính cách ngoại giao nhiều hơn là chiến đấu: cho mọi bộ lạc tự ư dựng tượng thần ở Kaaba, tự do thờ phụng, giúp đỡ tiền bạc, phân phối chức tước cho họ.

Mohamed ngược lại, bảo rằng chỉ có một vị thần chung cho mọi người Ả Rập, và chỉ có mỗi một vị tiên tri là ông. Bộ lạc Coréschite nổi lên định thủ tiêu ông, ông phải trốn khỏi La Mecque đúng cái đêm thích khách lại ám sát ông.

Người Hồi giáo gọi sự bôn tẩu này là Hégire và dùng năm đó, năm 622 để mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo. Hiện nay lịch của họ vẫn c̣n dùng kỷ nguyên ấy.

Hai năm sau, thấy đạo quân của ḿnh đă đủ mạnh, ông dắt 311 bộ binh và 3 kị binh th́nh ĺnh tấn công bộ lạc Coréischite và toàn thắng ở Beder[8].

Chiến thắng đầu tiên đó làm cho tín đồ càng tin ông, và nhiều người trước kia do dự, nay t́nh nguyện theo ông, chỉ trong ít tháng ông có được 1.500 kị binh.

Để trả đũa, bộ lạc Coréschite liên kết với 12 bộ lạc khác, đem mười ngàn quân tới bao vây Médine. Mohamed không nghinh chiến, mà xây thành đào hào để cố thủ. Lối pḥng thủ ấy quân La Mecque cho là hèn nhát. Họ ngày ngày lại dưới chân thành chửi bới nhục mạ thậm tệ, Mohamed nhẫn nhục chịu đựng. Mùa mưa tới, địch không có chỗ ẩn náu; lương thực cạn dần, nấu nướng lại khó. Mọi người đều ngă ḷng, ư kiến lại xung đột. Không bao lâu 10.000 quân ô hợp của La Mecque tự tan ră như cát bay trong cơn lốc (năm 627).

Họ rút lui hết rồi, Mohamed mới kéo quân tới mấy thị trấn nhỏ gần Médine, kể tội dân Do Thái ở đó đă theo địch; ông giết hết 900 người đàn ông, c̣n đàn bà trẻ con th́ bán làm nô lệ.

Ông kư kết một cuộc ngưng chiến là mười năm với bộ lạc Coréischite rồi tấn công các thương đội Do Thái, chiếm Khaibar, Fadac, Wadil Cora, Taima. Thấy được Allah phù hộ, ông dắt theo hai ngàn kị binh hiên ngang hành hương ở La Mecque. Danh ông vang lừng khắp miền Hedjaz. Các bộ lạc ở Nedjd nhận ông làm “lănh tụ Ả Rập”, xin được theo ông trong các chiến dịch.

Bộ lạc Coréischite thấy vậy càng tức, phá hiệp ước đ́nh chiến; ông đem mười ngàn kị binh tới chân thành La Mecque. Một số đông dân cư trong thành hoảng sợ, bỏ trốn ra ngoài, c̣n quân lính giữ thành do Abou Sophian chỉ huy không chiến đấu mà đầu hàng (630). Abou Sophian c̣n xin dâng một người con trai để làm đệ tử Mohamed. Chính người con đó, Moawiah, sau thành một danh tướng trong đạo quân Hồi giáo và sáng lập 
gịng vua Ommeyade.

Nhận sự đầu hàng của Abou Sophian rồi, ông vào đền, lật đổ hết các tượng thần, phá hủy hết các bàn thờ dị giáo, bảo: “Ánh sáng đă hiện th́ bóng tối phải lui!” Uy tín ông lúc này càng tăng, quân đội càng hăng hái chiến đấu v́ tin rằng quả thực Allah che chở ông.

Ngay bộ lạc Coréỉschite cũng theo Hồi giáo. Từ khắp nơi trong bán đảo, các bộ lạc lại La Mecque để tỏ ḷng trung thành với Giáo chủ. Các tù trưởng Taif, Hadramaout, Oman, Hasa Banrein, Hail đều nguyện theo đúng kinh Coran, gởi binh sỹ lại để gia nhập đạo 
quân Ikwan. Bộ lạc Yemen c̣n trù trừ, Mohamed phái một tướng đem quân tới trừng phạt.

Tới cuối năm 631, danh vọng ông tới tột đỉnh, quyền hành lan khắp bán đảo, kinh Coran được truyền bá khắp nơi. Mọi người sợ ông như sợ Chúa Allah. Chưa bao giờ ở Ả Rập một quốc vương được tôn sùng như ông.

Sở dĩ ông thành công là nhờ xă hội Ả Rập lúc ấy đă tới một tŕnh độ mà tôn giáo đa thần không thích hợp với sự tiến hóa nữa. Các giống dân du mục đă bắt đầu định cư và ranh giới giữa các bộ lạc đă bắt đầu bị xóa bỏ; các giống dân phải ḥa hợp với nhau để tạo thành một quốc gia mạnh hơn có một nền kinh tế thống nhất, một đạo quân hùng cường chống nổi ngoại xâm.

Ngoài lư do xă hội và lịch sử ấy, ta có thể kể thêm tính cách chiến đấu mạnh mẽ của quân lkwan, họ nhất quyết đánh ngă đối phương bằng mọi phương tiện, kể cả phương tiện khủng bố.

Tính cách đó, chính Mohamed tạo ra cho họ. 

Lư do thứ ba là tính t́nh của vị giáo chủ Mohamed vừa có tài ngoại giao, vừa có nhiều thủ đoạn, biết tùy lúc dùng vơ lực hay điều đ́nh, tấn công hay nhượng bộ; nghĩa là có đủ tư cách của “một quốc vương Ả Rập.” Đối với sỹ tốt, ông dùng thuật tâm lư, những lời lẽ bóng bảy, để kích thích óc tưởng tượng và ḷng tin của họ. Ngồi một chiếc ghế thô sơ, dưới gốc một cây chà là, ông thân mật giảng kinh Coran cho họ rồi bảo:

-Khi ta bị vây ở Médine, đích thân ta cầm cái cuốc để đào hào. Lưỡi cuốc làm tóe ra ba tia lửa: tia lửa thứ nhất báo rằng Yemen sẽ thần phục ta; tia thứ nh́ báo rằng Ba Tư và phương Đông sẽ bị xâm chiếm; tia thứ ba sẽ ứng vào Ai Cập và phương Tây. Biết bao chiến thắng vẻ vang chờ đợi các binh sỹ của ta.

Yemen đă chiếm được một cách rất dễ dàng th́ ai mà không tin ràng hai điều sau sẽ ứng nốt. Ở giữa sa mạc khô cháy mà tưởng tượng cái ngày vào Damas, Bagdad chiếm những của cải tích luỹ ở đó cả ngàn năm, bắt cóc các nàng tiên trong các vườn hồng, vườn cam th́ ḷng ai mà chẳng phấn khởi.

Ông sai thảo các bức thư gởi cho các “quốc vương trên mặt đất “, bảo họ có muốn khỏi bị tiêu diệt th́ mau mau theo Hồi giáo đi. Nhưng các sứ giả của ông bị coi thường. Tên tù trưởng Ả Rập nào mà dám ăn nói lỗ măng như vậy ḱa? Nó chưa ra khỏi sa mạc, chưa biết Quốc vương Ba Tư ra sao mà! Chosróè II, vua Ba Tư, xé bức thư của Mohamed. 
Mohamed quát: “Vương quốc của nó sẽ tan tành cho mà coi?”

Quốc vương Damas cũng đáp bằng một giọng khinh bỉ, bảo có gan th́ cứ kéo quân tới.

Ông lại hành hương ở La Mecque lần cuối cùng rồi trở về Médine, gom tất cả quân đội, được 140.000 người, tính kéo tới SYRIE th́ bị bệnh và mất năm 632.

Trước khi lâm chung một năm ông đă rót vào ḷng tín đồ những lời dạy bảo nhân từ mà nghiêm của một vi giáo chủ luôn luôn lo lắng cho cái trật tự xă hội mà ḿnh mới dựng lên, cần phải củng cố trong một thời gian lâu nữa.

Ông bảo họ:

“Hỡi thần dân, các con hăy nhớ kỹ lời của ta đây, v́ không biết năm tới ta c̣n sống với các con nữa không. Các con phải biết coi sinh mệnh, tài sản của đồng loại là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

“Kẻ làm con thuộc quyền sở hữu của kẻ làm cha. Ai xâm phạm đến luật hôn phối sẽ bị trừng trị.

“Ai nh́n nhận kẻ khác làm cha, coi kẻ khác làm thầy sẽ bị Chúa, bị các thiên thần và bị nhân loại trừng phạt.

“Hỡi thần dân của ta, đàn ông có quyền tuyệt đối với đàn bà và đàn bà cũng có quyền với đàn ông. Đàn bà không được phạm luật hôn phối, làm những việc dâm ô. Nếu đàn bà phạm tội, các con có quyển giam họ trong pḥng riêng dùng roi da mà đánh, song đừng đánh mạnh quá. Nếu họ biết giữ ḿnh th́ nên cho họ ăn mặc đầy đủ. Con nên trọng đăi vợ của con, v́ họ là kẻ bị giam cầm trong tay con; họ không có quyền hành ǵ cả trong 
những việc không liên quan đến họ. Con tin lời Chúa mà cưới họ, con dùng lời Chúa mà ràng buộc họ với con.

“Đối với nô lệ, con dùng thức ăn ǵ th́ cho họ dùng thức ấy; con mặc thứ vải ǵ th́ cho họ mặc thứ vải ấy. Nếu họ phạm một tội lỗi không thể tha thứ được th́ con nên đem bán họ đi, v́ họ là nô lệ của Chúa, con không nên làm khổ họ.”

Không một thánh kinh nào mà thực tế như kinh Coran. Không một giáo chủ nào mà tổ chức đời sống tín đồ tỷ mỉ như Mohamed, một quốc vương kiêm quân sự gia, luật gia.

Trong xă hội hắc ám thời Trung cổ, loài người chỉ chực ám hại lẫn nhau, dân tộc này coi dân tộc kia là thù địch, những lời tầm thường, giản dị mà chân thành đó của ông được dân chúng Ả Rập rất tin phục. Họ thấy đức chúa tể Allah ông dạy cho họ thờ phụng tuy đáng sợ mà cũng công b́nh, bác ái, khác hẳn các vị thần tạp nhạp trước kia họ cúng vái.

Mohamed trước khi chết giao lại cho các tướng lănh trách nhiệm “truyền bá lời dạy của Chúa tới chân trời góc bể”. Ông để lại cho họ một xứ Ả Rập thống nhất, một đạo quân cuồng tín, đă có mười năm kinh nghiệm.

Ước vọng được lên Thiên đường hun đúc trong ḷng họ, làm cho nhiệt huyết của họ bừng bừng, và mười mấy vạn quân đó chỉ đợi lệnh của chủ tướng để xông tới chinh phục thế giới. 

CHƯƠNG IV. ĐẾ QUỐC Ả RẬP ĐỢT XÂM LĂNG THỨ NHẤT

Suốt một thế kỷ, y như một bầy chó sói, quân đội Ả Rập túa ra, tàn phá cả miền Tây Á, Trung Á, Bắc phi và một phần tây nam châu Âu. Thế giới lúc đó, trừ Trung Hoa ở cách họ quá xa, c̣n th́ dân tộc nào cũng lâm vào t́nh trạng suy đồi, loạn lạc, tan ră nên không chống cự họ nổi. Họ tới đâu thắng đấy, chỉ bị chặn lại ở chân núi Himalaya và ở đất Pháp. 
Họ bắt buộc kẻ địch phải chọn một trong hai đường: tôn sùng chúa Allah của họ, nộp cống cho họ, hay là chết.

Người đầu tiên kế vị Mohamed là Abou Bekr (632-634), gọi toàn dân nhập ngũ rồi theo cái luồng di cư của người Ả Rập từ nam lên bắc, xông vào SYRIE trước hết. Hai vạn kị binh của ông diệt được sáu vạn quân địch, vây rồi chiếm được Damas.

Khi ông mất, Omar lên thay (634-644), suốt mười năm cầm quyền chỉ lo tiếp tục thánh chiến, chiếm được Palestine, dựng một giáo đường ở Jérusalem, và từ đây Jérusalem thành chốn thiêng của ba tôn giáo. Do Thái giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo.

Mésopotamie bị chiếm rất mau, rồi tới phiên Arménie, Géorgie, v́ dân chúng những miền đó gần như không chống cự lại. Họ phải theo đế quốc Byzance hay đế quốc Ả Rập th́ cũng vậy; chủ mới là Ả Rập lúc đó có phần c̣n khoan ḥa hơn chủ cũ nữa. Thế là năm 642 Hồi giáo lan tới chân núi Caucase.

Đồng thời quân đội Ả Rập tiến qua Ba Tư mà hồi gần mất, Mohamed bảo phải phá cho tan tành để trả thù việc vua Ba Tư đă dám xé bức thư của ông. Ba Tư chống cự anh dũng ba ngày trong cánh đồng Cadesiah, sau phải rút lui. Người Ả Rập tàn phá kinh đô Ctésiphon và dựng lên một kinh đô mới ở ngă ba hai con sông Tigre và Euphrate, đặt tên là Bassorah. Thị trấn này thịnh rất mau và thành một điểm rất quan trọng trên con 
đường qua Ấn Độ.

Họ thắng một trận rực rỡ nữa ở Nevahend, làm chủ được Kurdistan, Azerbaidjan, Ispahan, nhân đà họ tiến sâu vào cánh đồng cỏ hoang Trung Á.

Chiếm hết Ba Tư rồi, tới sông Indus, muốn qua sông Oxus th́ ngừng lại v́ đụng đầu với dân tộc Thổ (Turk).

Muốn vượt biển, họ sai đóng chiến thuyền ở Tyr, Sidon. Từ trước chỉ ở trong sa mạc, không biết ǵ về hàng hải, mà mới thử lần đầu họ đă thành công, chỉ nhờ tinh thần hy sinh cho Allah. Hạm đội của họ đánh bại các hạm đội Hy Lạp, cắm cờ Hồi giáo trên các đảo ở biển Egée, rồi chiếm đảo Chypre (647), Crète, Rhodes, làm chủ được miền đông 
Địa Trung Hải.

Tới đây, họ đă thực hiện được mục tiêu thứ nh́ của Mohamed, c̣n mục tiêu thứ ba nữa, c̣n “nhát cuốc thứ ba” nữa để chiếm Ai Cập và phương Tây.

Một đạo quân xuất phát từ Jérusalem, vượt bán đảo Sinai, vào Ai Cập, chiếm Memphis rồi bao vây Alexandrie. Tỉnh này anh dũng chống cự được mười bốn tháng, làm cho họ tổn thất khá nặng, họ giận lắm, khi chiếm được rồi, tính san phẳng, nhưng không nỡ; nhờ vậy họ tiếp thu được tất cả nền văn minh thời thượng cổ phương Tây c̣n lưu lại ở 
Alexandrie mà sau này họ sáng tạo được một nền văn minh riêng cho họ.

Sau khi chiếm được Messah (tức Le Caire ngày nay) họ theo bờ biển mà tiến qua phương Tây, làm chủ dược Lybie, Tripolitaine và cả miền Maghreb. Đế quốc của họ đă lan rộng tới bờ Đại Tây Dương (675) và tướng Akbah của họ ch́a gươm ra chỉ Đại Tây Dương: “Hỡi Allah, Chúa của Mohamed! Không có đại dương này ngăn cản th́ vinh quang của Ngài sẽ c̣n được truyền tới tận cùng thế giới!”

 

Đợt xâm lăng thứ nh́

Trong thời gian đó, Othman (644-655) nối ngôi Omar, sau Othman, tới Ali (655-660), Ali chết, khi dân chúng bầu một vị lên thay th́ các đảng phái chia rẽ, suưt gây ra nội chiến. V́ vậy mà cuộc thánh chiến phải tạm ngưng trong ba chục năm (675-705).

Nhưng khi tiếp tục lại cuộc xâm lăng, sức của họ c̣n mạnh hơn trước nữa: họ có nhiều kinh nghiệm hơn, chế tạo được nhiều khí giới mới. Trong giai đoạn thứ nh́ này, kinh đô họ dời từ Médine lên Damas.

Lần này họ lại tiến qua phương Đông, vào Trung Á, thắng được dân tộc Thổ, làm chủ gần trọn miền Tartarie, tới Afghanistan và biên giới Trung Hoa. Chiếm Samarcande, Khotan rồi, họ liên tiếp phái sứ giả tới triều đ́nh Trung Hoa (lúc này có lẽ là vào thời Trung Tôn đời Đường), mười hai lần buộc vua Đường phải theo Hồi giáo. Vua Đường hứa hăo, tặng sứ giả của họ một số vàng; c̣n vua Afghanistan phải nộp cống cho họ.

Năm 707, họ quay trở về Ấn Độ, tới bờ sông Indus, chiếm được miền Sind, tính dùng miền đó làm khởi điểm để tiến xa hơn nữa; sắp tới bờ sông Gange th́ chủ tướng của họ được lệnh của vua Sohman phải ngừng lại v́ Soliman ngại tướng của ḿnh làm phản mà tạo một đế quốc riêng ở Ấn Độ.

Trong thời gian đó, hạm đội Ả Rập chiếm các đảo ở phía tây Địa Trung Hải: Sicile, Sardaigne, Corse; thế là làm chủ trọn Địa Trung Hải.

Tới eo biển thông Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, nh́n lên địa vực của Tây Ban Nha, họ thèm thuồng, nhớ lại lời các thương nhân tả những cánh đồng ph́ nhiêu, những vườn lê vườn táo, những băi cỏ xanh rờn với các đàn ḅ sữa, những cung điện nguy nga đầy vàng ngọc châu báu ở Tolède, Grenade. Họ quyết chí lên xem cái cảnh Thiên đường đó ra 
sao. Và năm 710 họ đổ bộ lên một chỗ bờ biển dựng đứng mà họ đặt tên là Djebel Al Tarik (người Âu phát âm thành Gibraltar), rồi đốt hết cả các chiến hạm để cho sỹ tốt hết hy vọng trở lui mà phải tử chiến.

Họ cho một đạo quân Maure (gốc ở Bắc Phi) lúc đó đă phục tùng họ đi tiên phong. 
Lúc đó dân tộc Wisigoth làm chủ Tây Ban Nha. Vua Roderic sống xa hoa: áo dát đầy vàng, thùng xe bằng ngà voi, yên ngựa nạm ngọc thạch; quần thần không lo binh bị, chỉ trông vào một bọn lính nô lệ miễn cưỡng ra trận. Sau bảy ngày cầm cự, quân Tây Ban Nha chạy tán loạn, vua Roderic chết đuối; đạo quân Ả Rập vào kinh đô là Tolède rồi chiếm một hơi các tỉnh Grenade, Cordoue…; trọn Tây Ban Nha vào tay Ả Rập, thành như một xứ “Tân Ả Rập.” 

Thừa thế, Ả Rập vượt dăy núi Pyrénées, vào đất Pháp, chiếm Toulouse, ngược ḍng sông Rhône và sông Saône, tới Troyes. Dân tộc Franc ở Pháp thời đó anh dũng hơn dân tộc Wisigoth, dưới sự chỉ huy của một vị vua can đảm và mưu trí, Charles Martel, chặn họ lại được ở trong khoảng từ Tours tới Poitiers (732). Đạo quân Ả Rập lần này tan ră. Lúc đó hết thời thịnh của họ. Họ đă chiếm được một đế quốc lớn hơn cả đế quốc của Darius (Ba Tư) và của Alexandre đại đế (Hi Lạp) thời xưa. Từ đầu này tới đầu kia, đế quốc đó dài trên mười hai ngàn cây số. Mohamed ở trên Thiên đường chắc cũng phải hài ḷng! 

 

Thiên đường của Ả Rập

Với lại cũng đă tới lúc nghỉ ngơi để hưởng cảnh Thiên đường. Các vị quốc vương đầu tiên đều siêng năng, cương trực, sống cực kỳ giản dị. Abou Bebr khi chết chỉ để lại một chiếc áo, một tên nô lệ và một con lạc đà; Omar ngủ với bọn ăn mày ở bực thềm cửa Đền; Ali kiếm được bao nhiêu tiền, cứ thứ sáu đem phân phát hết cho người nghèo, chỉ một nắm chà là, một b́nh nước cũng đủ sống, có đức như thầy Nhan Hồi chắc cũng phải phục.

Nhưng một trăm năm sau, họ theo đúng lời Mohamed: “Thiên đường ở trước mặt, Địa ngục ở sau lưng!” Sau lưng họ là sa mạc mà trước mặt họ là Mésopotamie, là Ai Cập, là Tây Ban Nha. Nên họ chia đế quốc ra làm ba nước dưới quyền của ba ông hoàng vừa làm lănh tụ tôn giáo, vừa làm quốc vương chuyên chế, ngự trị tại ba kinh đô danh tiếng nhất: Le Caire ở Ai Cập, Bagdad ở Mésopotamie và Cordoue ở Tây Ban Nha. Xứ Ai Cập, nơi phát sinh ra Hồi giáo, không c̣n là trung tâm của đế quốc nữa.

Tất cả hoạt động căn bản về kinh tế chuyển qua Ba Tư. Hồi giáo cũng không c̣n giữ được bản chất nguyên thủy. Cũng như bao nhiêu tôn giáo khác, nó trở thành một lợi khí tinh thần phục vụ quyền lợi kinh tế của giai cấp thống trị.

Một dân tộc vừa là chiến sỹ, tu sỹ, thi sỹ mà xây dựng một cảnh Thiên đường để hưởng lạc th́ cảnh đó tất phải rực rỡ, nhất là khi Mohamed đă dạy rằng thể xác cũng đáng quư như linh hồn, rằng tới ngày phán xử cuối cùng, Allah sẽ cho linh hồn nhập lại vào thể xác, cho hồi sinh để hưởng cảnh Thiên đường trên đó có suối rượu, suối sữa, suối mật, có hoa thơm,. Có quả lạ, có những bữa tiệc ba trăm món ăn, có những vũ nữ yểu điệu, da thịt mát và mịn, mắt đen lay láy, giọng hát mê hồn, bàn tay dẻo nhẹo. “Tha hồ ăn uống đi các con, để bù công khó nhọc ở cơi trần.”

Đă khó nhọc chiến đấu trên một thế kỷ th́ hưởng thụ ngay trên cơi trần này được mà. V́ vậy kiến trúc, thơ, nhạc, vũ của Ả Rập đạt tới các mức hoàn thiện chưa từng thấy ở Tây Á và châu Âu.

Kiến trúc của họ cực kỳ lộng lẫy, Ki Tô giáo không sao b́ kịp. Giáo đường Hồi giáo ở Cordoue dài hai trăm thước, rộng non một trăm thước, có trên một ngàn cột bàng đá hoa chống đỡ ba mươi tám điện thờ. Ṿm và cửa đều dát vàng. Ban đêm người ta đất bốn ngàn bảy trăm cây đèn, cây đèn ở điện chính bằng vàng khối.

Cung điện của quốc vương Ả Rập ở gần giáo đường đó, có ba trăm mười hai cột bằng đá hoa chở từ Hy Lạp, Ư lại. Trần sơn xanh và dát vàng. Sống ở sa mạc, cho nên họ thèm nước, tới đâu cũng xây nhưng hồ có ṿi phun lên những tia nước trong trẻo và thơm tho làm cho không khí mát rượi, tâm hồn khoan khoái. Chung quanh hồ trong vườn ngự uyển, có mười hai con thú bàng vàng khối lớn như thú thật, há miệng ra phun nước vào hồ.

Quốc vương ở Le Caire đâu có chịu thua quốc vương ở Cordoue, cũng cất những giáo đường vĩ đại, lại tạo lập một sở thú mênh mông nuôi đủ các loài sư tử, beo, cọp, voi… Nhưng lạ nhất là một cái hồ nhỏ chứa thủy ngân, một chiếc giường nổi đong đưa nhè nhẹ trên mặt thủy ngân để ru nhà vua ngủ.

Xa xỉ nhất là gịng vua Abasside làm chúa tể miền phương Đông. Họ vơ vét tất cả của cải tích lũy cả ngàn năm ở Mésopotamie, Ba Tư, rồi phung phí một cách ta không sao tưởng tượng nổi. Vua Almamoun (813-833) một hôm tổ chức một cuộc xổ số, có trên hai trăm tân khách th́ cũng có trên hai trăm lô trúng, mỗi lô gồm một khu đất với một số nô lệ.

Trong cung điện ông có ba mươi tám ngàn bức thảm mà một phần ba chạy kim tuyến. Để tiếp một sứ thần Hy Lạp, ông cho dựng trong cung điện một cây cành lá bằng vàng khối, trái bàng ngọc trai. Chuồng ngựa chứa trăm ngàn con tuấn mă từ khắp các nơi đưa lại. 
Kinh đô Bagdad có 69 ṿng thành, giữa hai ṿng ngoài là một cái hào sâu.

Bến tàu dài ba mươi hai cây số, lúc nào cũng chật thương thuyền, du thuyền và chiến thuyền. Lụa và đồ sứ Trung Hoa, hương liệu và thuốc nhuộm của Ấn Độ, Mă Lai, ngọc thạch ở Trung Á, da lông để may áo của Nga, ngà voi, sừng tê của châu Phi… đầy nhóc trong các kho.

Đầu thế kỷ thứ X, Bagdad có 27.000 nhà tắm công cộng giờ nào cũng có đủ nước nóng và nước lạnh. Năm 825, trong lễ cưới của Almamoun, người ta dốc một ngàn viên ngọc trai trên một cái mâm bồng vàng lên đầu tân nhân đứng trên chiếc chiếu cũng bằng vàng. 
Suốt đêm tiệc tùng, ca vũ và ngâm thơ than thở cuộc đời phù du, xuân bất tái lai. Đúng như cảnh tả trong Một ngh́n lẻ một đêm.

 

Văn minh Ả Rập

Bọn vua chúa quư phái tuy hưởng thụ nhưng cũng biết khuyến khích nghệ thuật và khoa học.

Vào Alexandrie người Ả Rập chiếm được một kho tàng tinh thần vô giá của cổ nhân, tức thư viện của gịng Ptolémée, thư viện danh tiếng nhất phương Tây thời đó. Họ say sưa đọc các tác phẩm của Pythagore, Héra- clite, Démocrite, Zénon, Platon, Anstote, Epicure, hippocrate, Euclide, Archimède…Họ chép lại rồi dịch. Vua Almamoun thưởng công họ rất hậu: cứ sao chép lại được một cuốn th́ sách nặng bao nhiêu được thưởng bấy nhiêu vàng; bản dịch đầu tiên tác phẩm của Aristote c̣n được thưởng cao hơn: đặt lên cân, một bên là sách một bên là kim cương.

Đâu đâu họ cũng mở trường học, hàn lâm viện, thư viện, đài thiên văn. ỏ Cordoue chỉ có mười ba ngàn nóc nhà mà có tới bảy chục thư viện! Họ hăng hái học toán học, y học, hóa học.

Họ có phương pháp và có sáng kiến. Sống trước Descartes bảy thế kỷ, họ đă có ư niệm về phương pháp thực nghiệm: “Phải tiến từ điều ḿnh biết tới điều ḿnh không biết, nhận định cho đúng các hiện tượng để từ kết quả phanh lần lên tới nguyên nhân; chỉ tin là đúng cái ǵ đă được thực nghiệm chứng minh rồi.”

Nhờ có tinh thần đó, họ gần như sáng lập được môn vật lư hóa, tiến một bước dài trong môn thiên văn. Tại chiếc cầu lớn nhất ở Bagdad họ dựng một đài thiên văn đón các nhà bác học khắp nơi tới nghiên cứu.

Chính Omar Khagam, một thi sỹ danh tiếng và thiên tài ngang với Lư Bạch của Trung Hoa, tác giả một tập thơ tứ tuyệt Robaiyat[9], là một nhà thiên văn đại tài, năm 1079, đă sửa lại lịch Ba Tư, gần đúng như lịch ngày nay.

Về toán học, họ tiếp tục công việc của Hy Lạp. Họ phát minh đại số học; mở mang thêm viên-h́nh-tam-giác-pháp (trigosphérique), đặt ra sinus, tangente, cotangente.

Về vật lư họ phát minh ra quả lắc, nghiên cứu về quang học. Về hóa học, họ t́m được nhiều chất mới: potasse, nitrate d’argent, rượu (tiếng alcool của Pháp nguồn gốc là Ả Rập), sublime corrosif, acide citrique, acide sulfurique.

Y học của họ cũng rất tiến bộ: họ nghiên cứu h́nh thái học và khoa vệ sinh, chế tạo được nhiều dụng cụ, biết dùng thuốc mê trong việc mổ xẻ.

Nhờ những tiến bộ đó họ tính được hoàng đạo giác (angle de l’éclip- tique).

Về kinh tế, họ học cách trồng trọt và môn dẫn thủy của người Ai Cập, người Mésopotamie, thí nghiệm các thứ phân bón, gây thêm nhiều giống cây. Họ chế nước hoa, nấu xi rô, làm đường mía, gây rượu vang.

Họ truyền sang châu Âu những giống cây từ trước chưa có như lúa, dâu, mía, mơ, đậu, gai, nghệ… Họ là những tay thủ công rất khéo. Sản phẩm họ chế tạo đă nhiều loại mà lại đẹp nhất thời đó. Họ luyện được mọi thứ kim thuộc như vàng, bạc, đồng, đồng đỏ, sắt, thiếc. Đồ thủy tinh và đồ gốm của họ nổi tiếng. Họ biết bí quyết nghề nhuộm và làm được giấy.

Thành Damas sản xuất những tấm thảm nổi tiếng nhất thế giới; Cor- doue sản xuất da thuộc, rồi thương nhân của họ chở đi bán khắp châu Phi, châu Á, tới cả Trung Hoa. Về chính trị, họ tổ chức được một quốc-gia có tính cách tấn bộ. Tuy cũng chuyên chế như các quốc gia khác đương thời, tuy cũng chứa nhiều mâu thuẫn giai cấp và dân tộc, quốc gia Hồi giáo uyển chuyển hơn cả nên chế độ chuyên chế của họ mới tồn tại được lâu

Tới giữa thế kỷ XIII, văn minh của họ đạt tới cực điểm và ngừng lại.

Ả Rập bị Thổ đô hộ

Sống ba thế kỷ trong cảnh Thiên đường, th́ dù Thiên đường đó là của Allah, người ta cũng đâm ngán.

Abderrahman III, vua Ả Rập cuối cùng ở Tây Ban Nha, sau khi cầm quyền nửa thế kỷ, viết mấy hàng này để lại cho hậu thế: “Từ khi ta lên ngôi, nửa thế kỷ đă trôi qua. Châu báu, danh vọng, thú vui ta đă tận hướng (…) Tất cả những cái ǵ mà loài người ao ước th́ Chúa đă ban cho ta. Trong các thời gian dài đằng đẵng bề ngoài như tràn trề hạnh phúc đó, ta đếm lại những ngày ta thực sự sung sướng th́ thấy chẳng được bao: chỉ có mười bốn ngày. Đó quyền uy và kiếp đời nó vậy đó.”

Ba trăm năm sống trong cảnh xa hoa th́ dẫu là con cưng của Allah, môn đồ của Mohamed cũng hóa ra ủy mị, đọa lạc. Bảng giá trị đă lật ngược lại: can đảm, ngay thẳng, danh dự không được trọng nữa và con người hóa ra nhu nhược, gian tham, dối trá.

Lời dạy của Mohamed không c̣n được ai theo. Các quốc vương cũng ham rượu, thi sỹ Omar Khayam đă ca tụng cái thú của rượu (coi bài thơ ở trên), th́ ai c̣n giữ đúng Coran nữa.

Coran cấm nặn, khắc h́nh người mà một quốc vương Ả Rập, Abdel- malek cho đúc tiền có h́nh của ông.

Đă từ lâu rồi, người ta không c̣n nhớ quê hương của tổ tiên tại sa mạc. Người ta sống ở Damas, Bagdad, Le Caire, lâu lâu mới hành hương ở La Mecque, và coi những miền Yemen, Nedjd là những xứ dă man. Từ thế kỷ thứ X, cảnh sa mạc ở bán đảo Ả Rập lại cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, sống im ĺm dưới ánh nắng gay gắt. Không c̣n tiếng vó ngựa, tiếng gươm đao trong những cuộc thánh chiến thời xưa nữa. Một nền văn minh bừng lên, bây giờ sắp tắt. Một làn sóng dâng lên, bây giờ đương hạ. Và những làn sóng 
khác sắp tràn qua.

Trong khi Ả Rập suy th́ phương Tây mạnh lên. Năm l097, đoàn viễn chinh Thập tự quân đầu tiên do Godrefroy de Bouillon cầm đầu vượt Địa Trung Hải, đổ bộ lên bán đảo Ả Rập, chiếm SYRIE, Palestine, Transjor- danie, dựng nên những tiểu quốc ở Antioche, Tripoli, Jérusalem. Tiếp theo là nhiều cuộc viễn chinh nữa, lần th́ người Âu thắng, lần th́ Ả Rập 
thắng, rốt cuộc năm 1250, Hồi giáo chiếm lại được SYRIE.

Những làn sóng đó nhỏ, không đáng kể ǵ. Mạnh nhất là làn sóng Thổ Nhĩ Kỳ ở thế kỷ XIV.

Thổ Nhĩ Kỳ cùng một gịng giống với dân tộc Mông Cổ. Cả hai đều xuất hiện ở trung bộ châu Á có lẽ từ ba bốn ngàn năm trước. Họ đều là những dân du mục, sống rất giản dị coi thường sự chết.

Lời dưới đây mà các sử gia thường gán cho Attila: “Ngựa ta qua nơi nào th́ cỏ nơi đó không mọc lại được nữa” chính là lời ở cửa miệng các chiến sỹ Thổ.

Họ rất hiếu chiến và rất thiện chiến, tấn công như vũ như băo, tàn sát ghê gớm, dân tộc nào cũng kinh sợ.

Cuối thế kỷ XIII, họ rời trung bộ châu Á, tiến về phương Tây, đi qua Ba Tư, Arménie, tới bờ sông Sakharya ở Tiểu Á (miền Angora – có sách gọi là Ankara), thấy đất cát ph́ nhiêu, định cư luôn tại đó và bắt đầu xâm chiếm các miền chung quanh. Năm 1453 chiếm được Byzance rồi, họ mới hỏi tội các quốc vương Ả Rập, bắt phải phục tùng họ như xưa kia Ả 
Rập bắt Ba Tư, Mésopotamiẹ phục tùng. Lần lượt gần hết các xứ Hồi giáo thành thuộc địa của Thổ.

Tới giữa thế kỷ XVI họ cường thịnh nhất, lập được một đế quốc rộng gần bằng đế quốc Ả Rập, phía bắc giáp Áo, Ba Lan, Nga; phía đông giáp Ba Tư qua Hồng Hải, Ai Cập, Tripolitaine, Tunisi, Algeri. Họ kiểm soát ba phần tư Địa Trung Hải, trọn Hắc Hải, Hồng Hải và một nửa vịnh Ba Tư. Duy có ḷng bán đảo Ả Rập là họ vào không được.

Năm 1550, vua Thổ là Soliman đă phái một đạo quân vào chiếm miền Nedjd và Hail, nhưng quân Thổ không thuộc đường lối, phải nhờ người Ả Rập hướng đạo và người Ả Rập trong sa mạc vẫn c̣n giữ được tinh thần của tổ tiên, không sa đọa như Ả Rập Damas, Bagdad, dắt họ tới những chỗ không có một giếng nước; họ khát nước đến hóa điên, có kẻ quay ngọn giáo lại đâm chủ tướng của ḿnh; rốt cuộc họ không gặp được quân địch, chỉ gặp cát bỏng và mặt trời cháy da, và bỏ thây trong sa mạc cho kên kên rỉa. Ít lâu sau, một đoàn người đi qua sa mạc, gặp thây chủ tướng của Thổ trong tay cầm một tấm bằng đất sét trên có hàng chữ: “Bắt tôi thắng mặt trời sao nổi!”

Từ đó Thổ không hành quân vào sa mạc nữa mà chỉ chiếm tất cả các miền ở gần biển thôi.

Thổ tuy chiến đấu hăng hơn cả Ả Rập nữa, nhưng có hai nhược điểm:

– Họ không văn minh, chỉ tiếp thu văn minh của Ả Rập, theo Hồi giáo, mà không phát huy được thêm, thành thử đế quốc của họ do gươm đao tạo thành, phải giữ bằng gươm đao mà trong lịch sử nhân loại chưa hề có dân tộc nào thịnh hoài về vơ bị được.

– Đế quốc họ gồm nhiều dân tộc hơn cả đế quốc Ả Rập, Ba Tư, Ả Rập, Nga, Hung, Lỗ, Hy Lạp… khác nhau xa về tính t́nh, ngôn ngữ, tôn giáo, không thể nào đồng hóa để thống nhất thành một quốc gia, nên rất dễ tan ră.

Tới thế kỷ XVII họ suy lần. Các dân tộc ở châu Âu văn minh hơn họ, bắt đầu nổi dậy chống lại họ. Và giữa thế kỷ XVIII, một vị anh hùng Ả Rập ở miền Nedjd, Abdul Wahab, cũng nổi lên muốn giải thoát đồng bào.

V́ sinh trưởng ở giữa sa mạc, Abdul Wahab c̣n giữ được truyền thống giản dị, cương cường, theo đúng lời dạy của Mohamed, thấy Hồi giáo đă sai lạc nhiều quá, ông đi thuyết giáo, hô hào người ta trở lại lối tu hành ngàn năm trước: tụng kinh, bố thí, hành hương, nhịn ăn trong tháng ramadan… [10]

Ông liên kết với Mohamed Ibn Séoud, một người có tài cầm quân, cùng nhau chiếm xứ Nedjd rồi đem quân tới miền Haza, tới biên giới Hedjaz và SYRIE. Tóm lại họ muốn bắt đầu từ sa mạc, chinh phục lại cả bán đảo như Mohamed thời trước.

Vua Thổ ở Constantinople là Mahmoud I ra quân để diệt họ mà diệt không nổi.

Năm 1765, Mohamed Ibn Séoud (sử gọi là Séoud đại vương) chết, con là Abdul Aziz lên nối ngôi, chiếm được cả miền Hedjaz, vào Médine và thánh địa La Mecque, và tới đầu thế kỷ XIX, gịng họ Séoud làm chủ hết bán đảo chỉ trừ dải đất phía Bắc trên bờ Địa Trung Hải.

Chính Séoud đại vương là ông tổ của quốc vương Ả Rập Saudi, Ibn Séoud, một vị anh hùng Ả Rập đóng một vai tṛ quan trọng trong tiền bán thế kỷ XX mà trong một chương sau chúng tôi sẽ nhắc tới.

Trong khi những biến cố đó xảy ra ở Ả Rập th́ những đạo quân của Napoleon làm rung chuyển cả châu Âu. Cuộc xung đột Pháp – Anh lan qua tới Tây Á.

Trong chiến dịch Ai Cập (1798-1799), Bonaparte phải đương đầu cả với Anh lẫn Thổ, và ông ta vội vàng trở về Pháp, nhưng vẫn không bỏ cái mộng sau này sẽ chiếm Ấn Độ của Anh. Ông ta bảo: “Ở châu Âu không c̣n ǵ để làm nữa cả; muốn dựng sự nghiệp lớn th́ phải qua phương Đông”. Nghĩa là ông muốn chiếm đế quốc Thổ, để dễ dàng đặt chân lên 
Ấn Độ.

Năm 1811, Napoleon phái sứ thần tiếp xúc với quốc vương xứ Nedjd, lúc đó là Séoud (không phải lớn Séoud sau này)[11] để cùng với Séoud hạ Thổ. Anh cũng ve văn Séoud. Rốt cuộc Séoud đứng về phe Pháp v́ phục tài cầm quân như thần của Napoleon.

Năm 1812 kư mật ước với Pháp rồi, Séoud tấn công Mésopotamie, thắng, định sẽ tiến thằng tới Constantinople. Chẳng may năm đó Pháp thua Nga, Napoleon phải rời Moscow chạy trối chết về nước, hao quân tổn tướng, không thể giúp Séoud ở Tây Á được nữa. Vua Thổ bèn phản công, Séoud tử trận (1814). Người kế vị Séoud không có tài, thua liên tiếp 
mấy trận nữa, đành đầu hàng Thổ (1815). Năm 1836, Thổ đem quân vào bán đảo tàn phá hết miền Azir, miền Hedjaz rồi rút lui.

Tóm lại làn sóng đầu tiên nổi lên thời Mohamed, Abou Bekr, Omar thành công rực rỡ; làn sóng thứ nh́, khoảng ngàn năm sau, thất bại sau khi Séoud chết, mặc dầu khí thế khá mạnh ở thời Abdul Wahab.

Tới giữa thế kỷ XIX, bán đảo Ả Rập lại hoang vắng, im ĺm dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ có gió và cát; gió nổi lên, cát lần lần phủ hết các di tích một thời oai hùng của họ.

CHƯƠNG V. CON BỆNH THỔ VÀ CÁC BÁC SỸ TÂY PHƯƠNG VỚI MUSTAPHA KÉMAL

Napoleon có công đánh thức dân tộc Ả Rập không?

Một số học giả Pháp như Henri Jego trong L’Empire arabe troième grand? (Au fil d’Ariane – 1963), Jacques C.Risler trong L’Islam moderne (Payot -1963) cho rằng Napoleon đă có công đánh thức dân tộc Ả Rập trong khi họ đương thiêm thiếp ngủ ở đầu thế kỷ XIX.

Jacques C.Risler đưa ra chứng cứ Bonaparte chỉ ở Ai Cập một thời gian ngắn mà đă tổ chức được ở đó một nền hành chính tỉnh, một cơ quan tài chính và nhiều hội đồng dân cử để dân Ai Cập quen với lề lối đại diện. Ông ta lại lo đến vấn đề giáo dục, khuyến khích dân bản xứ mở nhà in, sáng lập một nhật báo, tờ Le Courrier d’ Egypte, một tạp chí, tờ La 
Décade Egyptienne. Về phương diện kinh tế, ông cho nghiên cứu kế hoạch dẫn thủy nhập điền “để cho không một giọt nước nào của sông Nil chảy phí ra biển.”

Hơn nữa, sau chiến dịch Kim tự tháp mấy tuần, ông ta c̣n thành lập viện khoa học và nghệ thuật. viện hoạt động đều đều trong ba năm, nhờ các bác học Pháp: Monge, Bertholler, Fournier, Geoffroy Saint hilaire, Des- genettes.

Và cũng theo Risler, khi Bonaparte rút quân về rồi, Méhémet Ali được vua Thổ cử làm thống đốc Ai Cập (hồi đó Ai Cập tuy là thuộc địa của Thổ nhưng được tương đối tự trị) tiếp tục công việc của Pháp, canh tân quốc gia theo kiểu châu Âu, dùng các giáo sư và kỹ sư Pháp, thoát li lần lần ảnh hưởng của Thổ mà gây tinh thần quốc gia, dân tộc tại Ai Cập, 
tinh thần mà khối Hồi giáo chưa hề biết.

Dù viết về Ả Rập hay về Trung Hoa, Việt Nam, nhiều học giả Âu tây đă có luận điện như vậy: chính người phương tây đem cái tinh thần quốc gia, dân tộc dạy cho người phương đông, nghĩa là trước khi người phương tây tới khai hoá người phương đông như học nói, th́ người phương đông không biết ái quốc, không có tinh thần dân tộc, có lẽ chỉ có vài cái tinh thần trung quân hoặc tinh thần tôn giáo thôi. Có vẻ như học muốn bảo: “Ḿnh khai hóa cho họ để họ chống lại ḿnh, quân vong ân bội nghĩa”. Riêng về Việt Nam, tôi đă bác luận điện đó trong bài “Cụ phan và ḷng dân” trong tập Kỷ niệm 100 năm năm sinh Phan bội châu (nhà Tŕnh bày – 1967).

Về Ả Rập, tôi xin nhắc các học giả đó rằng Abdul Wahab sinh trước Napoleon ít ǵ cũng một thế kỷ, nổi lên chống Thổ từ giữa thế kỷ XVIII, như vậy th́ tinh thần quốc gia, dân tộc của ông ta được người Âu truyền cho? Không thể bảo ông ta chống Thổ v́ tinh 
thần trung quân v́ lúc đó Ả Rập đâu c̣n vua, hoặc v́ tinh thần tôn giáo v́ Thổ cũng theo Hồi giáo.

Sở dĩ các nhà học giả Âu tây đó có luận điệu trên là v́ họ chỉ nh́n thấy cái bề ngoài. Hễ người phương Tây đặt chân tới miền nào ở phương Đông là luôn luôn t́m cách thôn tính; hiểu dă tâm đó của họ, người phương Đông luôn luôn phản ứng lại mạnh mẽ, do đó tinh thần quốc gia, dân tộc cố hữu – tôi nhắc lại: cố hữu – bùng lên, mạnh hơn bao giờ hết; và người phương Tây thấy ḿnh tới một tí lâu rồi nó bùng lên, cái tinh thần đó cho dân phương Đông. Họ ngây thơ như một em bé thổi vào một cục than đương âm ỉ có lớp tro ở ngoài, thấy nó đỏ rực lên, vỗ tay reo rằng ḿnh đă tạo lửa.

Rishler dẫn chứng ở trên rằng Napoleon muốn khai hóa dân tộc Ai Cập.

Chúng ta không chối căi điều đó. Nhưng chính Napoleon cũng đă nói: “Ở Châu Âu không c̣n ǵ để làm nữa cả, muốn dựng sự nghiệp lớn th́ phải qua phương Đông”. Sự nghiệp đó sự nghiệp ǵ” Là chặn con đường của Anh qua Ấn độ, nghĩa là chiếm cả Ai Cập và Tây á. khi bị đày ở đảo Thánh Hélène, ông ta c̣n tâm sự với Las Cases: “Đáng lư ra tôi phải cùng với Nga chia đôi đế quốc Thổ. Tôi đă mấy lần bàn với Alexander (tức hoàng đế Nga). Nhưng Constantinople đă luôn luôn cứu nước Thổ. Kinh đô đó làm cho mọi người lúng túng… Nga muốn chiếm nó. Tôi không thể để cho họ chiếm nó được. Chiếc ch́a khoá quư giá. Một ḿnh nó cũng bằng cả một đế quốc rồi. Nước nào chiếm được nó th́ có thể làm chủ thế giới”.

Sự thực, trong hiệp ước Tilsitt kư với Nga, Napoleon đă nhường cho Nga vài thuộc địa của Thổ ở châu Âu, nhờ vậy mà Nga mới lui binh, không đánh Napoleon nữa.

Vậy Napoleon, hay đúng hơn, Châu Âu đă đánh thức Ả Rập để diệt Thổ mà ḿnh khỏi tốn nhiều sức; và khi diệt Thổ rồi th́ Châu Âu sẽ chia nhau đế quốc của Thổ, trong đó có Ả Rập; Ả Rập mà nghe họ th́ chỉ là mắc mưu họ rút cổ ra khỏi tṛng của Thổ để chui vào cái tṛng của Châu Âu. Cái tṛng của Thổ tuy nặng nhưng c̣n lỏng lẻo, cái tṛng của Châu Âu mới là đáng sợ. Trong lịch sử nhân loại, thực dân Âu ở thế kỷ trước (Anh, Pháp, Hà Lan, Đức…) thâm Hiểm hơn thực dân Trung Hoa, La mă, Ả Rập, Thổ thời xưa nhiều lắm.

Chính v́ hiểu vậy, hoặc cảm thấy vậy trong tiềm thức, nên các dân tộc Hồi giáo sau này hăng hái duy tân (Thổ trước hết rồi tới Iran, Ai Cập) có khi lại theo Nga nữa để chống lại thực dân Âu. Về điểm đó, lịch sự của Tây Á, cũng y như lịch sử của Đông Á (Nhật, Trung Hoa, Việt Nam…) Vậy chúng ta nên sửa lại nhan đề một chương trong lịch sử Pháp: 
Napoleon không đánh thức tinh thần quốc gia của dân tộc Ả Rập, ông ta chỉ mở đầu một giai đoạn lịch sử thực dân Âu, giai đoạn mà các cường quốc Âu: Nga, Pháp. Anh, Đức th́ lúc vào hùa với nhau, lúc th́ xô bẩy nhau chung quanh con bệnh Thổ, mới đầu không muốn cho nó chết v́ c̣n gườm nhau, và khi đă quyết tậm hạ nó rồi th́ tranh giành nhau chia xẻ đế quốc của nó, tức các quốc gia Hồi giáo ở Tây và Trung Á.

Con bệnh Thổ

Từ thế kỷ XVIII, Thổ đă thành một con bệnh, y như Trung Hoa ở thế kỷ XIX. Họ suy lẫn, thua ở Vienne (Áo), mất Budapest (Hung), lần lượt phải nhường cho Đức xứ Hung và xứ Transylvanie, cho Nga hải cảng Azov, cho Ba lan tây bộ Ukraine và Hồi giáo mà Thổ tiếp nhận của Ả Rập bắt đầu bị đạo Ki Tô lấn áp; ảnh hưởng của họ ở Âu châu gần như mất hẳn. Qua thế kỷ XIX t́nh h́nh c̣n trầm trọng hơn. Đất đai mênh mông, địa thế lại rất quan trọng: nằm ngay ngă ba, chỗ tiếp xúc của Âu, Á, Phi; nhưng nó càng mênh mông, càng quan trọng, th́ lại càng bị các quốc gia châu Âu ḍm ngó. Mà trong nước th́ loạn lạc, vua chúa yếu hèn, triều đ́nh không có kỷ cương, quần thần chiếm mỗi người mỗi nơi, quan lại tham nhũng, quân lính chuyên môn ăn cướp.

Thừa cơ đó, hy lạp vốn là thuộc địa của Thổ, tuyên bố độc lập, Pháp viện cớ là sứ thần của ḿnh bị nhục (bị vua Algeri cầm quạt đánh) đổ bộ chiếm Algeri (1830-1837), Thổ chỉ chống cự lại một cách rất yếu ớt, và Nga hoàng Nicolas I tặng cho Thổ cái tên là “con bệnh của Châu Âu”.

Một bức hí họa đương thời vẽ vua Thổ thiêm thiếp trên giường bệnh, thần chết Nga hiện lên muốn bắt Thổ đi, bên cạnh là 2 bác sĩ Anh và Pháp đương bàn phương cứu chữa.

 

 

Chẳng phải Anh, Pháp thương ǵ Thổ; chỉ v́ miếng mồi lớn quá, không để cho Nga nuốt trọn. Coi bản đồ, ta hiểu được tại sao Nga chỉ lăm le chiếm Thổ. Hồi đó chưa có phi cơ, biến có địa vị quan trọng hơn bấy giờ nhiều. Nước nào dù mênh mông tới mấy mà không giáp biển th́ cũng không phải là hạng đại cường. Cho nên Nga kiếm đường thông ra biển. Nhưng Bắc Băng Dương suốt năm đầy băng và tuyết hoàn toàn vô dụng. Trên biển Baltique, có hạm đức của Đức, Nauy, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan, Nga khó lan ra được; dẫu có được tới Bắc Hải cũng đụng đầu với hải quân Anh mạnh nhất thế giới.

Vậy Nga bị vây hăm, chỉ c̣n hai đường thoát ra ngoài: một là tiến qua đông, chiếm trọn 
Tây bá lợi á, vươn tới Thái B́nh Dương, đường đó xa quá mà lại chạm trán với Nhật, dù có thắng Nhật th́ cũng chỉ có ảnh hưởng ở Đông Á, chứ vẫn bị lép vế ở châu Âu; hai là do Hải bắc thông qua Địa trung hải, đường này rất tiện, nhưng cửa ngơ Constantinople do Thổ gác, nên Nga chỉ t́m cách diệt Thổ.

Anh không chịu vậy, v́ nếu Nga chiếm Constantinople th́ hạm đội Nga tung hoành trên Địa trung hải mà con đường của Anh qua Ấn sẽ lâm nguy. Pháp ngay từ hồi Napoleon cũng không muốn cho Nga nắm “ch́a khóa” của thế giới đó v́ Pháp đương muốn chiếm Bắc Phi, Tây Á, cản đường Anh qua Ấn độ. V́ thế Anh, Pháp chống Nga mà bênh Thổ, thà để Con- stantinople cho Thổ, v́ Thổ yếu không làm hại ḿnh được chứ không chịu để cho Nga. Rốt cuộc, sau chiến tranh Crimée (1854-1856), Nga thua, Thổ giữ được Constantinople nhưng đă kiệt sức, và Anh, Pháp mừng rằng chính sách “để cho Thổ suy mà đừng bắt Thổ chết” đă thực hành đúng.

Thổ cứ lịm dần, t́nh cảnh c̣n tệ hơn Trung Hoa nữa. Ngân khố rỗng không. Thổ phải vay mượn của Anh, Pháp, Đức, Áo. Riêng của Pháp, đă vay một tỷ rưỡi quan. Vay th́ phải có ǵ bảo đảm, và Thổ đem những nguồn lợi và thuế khóa trong nước ra bảo đảm, y như Trung Hoa. Thế là Pháp buộc Thổ phải nhường cho ḿnh quan quản thuốc lá, rồi bến tài, 
các kho chứa hàng ở Constantinople, Smyrne, Salonique; bấy nhiên cũng chưa đủ, Thổ phải nhường thêm các ở Héraclée, ở Selenitza và nhiều đường xe lửa nữa. Như vậy Thổ mất một phần lợi tức, không đủ chi tiêu, lại phải vay mượn thêm, vay thêm hoài, cho tới lúc mà thuế má chỉ đủ để trả lăi cho các nước châu Âu.

T́nh cảnh y như một số công chức của ta, vừa lănh lương ra là phải nộp hết cho chủ nợ đă chực sẵn ở cửa sổ. Tôi không hiểu các công chức đó xoay xở cách nào để sống, chứ vua Thổ th́ có cách rất hay là thôi không trả lương cho quan lại; và quan lại Thổ không có lương th́ đập vào đầu dân đen, bắt dân đen nuôi, nghĩa là họ ăn hối lộ. Như vậy dân đen 
phải nộp hai lần thuế, thuế cho triều đ́nh, rồi thuế cho quan lại. Và đế quốc Thổ mênh mông như vậy chỉ sống để đúng sáu tháng một kỳ trả đều đều cho các chủ nợ Anh, Pháp, Đức… “Các cường quốc đại văn minh theo đạo Kito đó như bầy kên kên đói khát, bu chung quanh một con bệnh bất tỉnh và kiên nhẫn đợi. Họ sợ lẫn nhau, ghen tị ḍ xét nhau và sẵn sàng để xâu xé nhau. Không một nước nào dám ra tay trước. Và nhờ vậy mà đế quốc Thổ tiếp tục thoi thóp.”

Trong khi chờ đợi, họ đâu có ở không. Muốn cho địa vị của ḿnh thêm vững, họ dùng chính sách cổ điển, truyền thống của họ là bệnh vực thiểu số Ki Tô giáo, y như ở Việt Nam và Trung Hoa. Riêng Anh lại c̣n lên mặt nghĩa Hiệp, bênh vực dân Kurde (dân tộc thiểu số ở miền rừng núi, vốn ghét Thổ) và dân Ả Rập, ngoài miệng nói là v́ tự do nhân đạo mà sự thực chỉ là để bảo vệ con đường qua Ấn độ của họ. Đức cũng xin Thổ cho cất đường xe lửa qua Bagdad, làm cho Anh, Pháp đâm hoảng, vội vàng liên kết với Nga.

Đúng như Norbert de Bischoff đă nói: Không phải các cường quốc châu Âu đánh thức tinh thần quốc gia của Kurde, của Ả Rập, họ nuôi tinh thần đó, xúi các dân tộc Kurde, Ả Rập đ̣i độc lập để hạ Thổ rồi họ chia phần với nhau, cũng như thời nào ở nước ḿnh, thực dân xúi các đồng bào Thượng chống chính quyền Việt Nam vậy

Pháp đào kênh Suez – Anh, Pháp ngoạm lần đế quốc Thổ

Napoleon đă muốn đặt chân lên Ai Cập và đă gây được chút ảnh hưởng ở đó. Tới đời cháu ông ta, Napoleon III, Pháp tiến thêm được một bước nữa.

Từ thời thượng cổ, vua Ai Cập đă đào một con kinh nối liền con sông Nil với Hồng Hài (thế kỷ thứ VII TCN). Kinh đó mấy lần bị cát lấp, phải đào lại, tới thế kỷ thứ VIII SCN th́ bị lấp luôn. Bonaparte trong chiến dịch Ai Cập muốn đào một con kênh khác, nhưng phải đợi đến năm 1859 công việc mới bắt đầu, và mười năm sau nữa, công việc mới hoàn thành.

Khánh thành năm 1869 (triều Napoleon III) do Hoàng hậu Eugénie chủ toạ, kênh Suez mới đầu là công tŕnh riêng của Pháp và Ai, người Anh không dự ǵ tới cả. Kênh thuộc địa phận Ai; một người Pháp tên là Ferdinand de Lesseps, được sự thỏa thuận của Thổ thôi (hồi đó c̣n là thuộc địa của Thổ) và Ai, lập đồ án rồi chỉ huy công việc đào kênh. Kênh dài 168 cây số, nối liền Port Said với Suez, làm cho con đường từ London tới Ấn độ ngắn đi được 44% từ Marseille tới Ấn độ ngắn trên 50%.

Mới đầu Anh t́m mọi cách phá công việc của Lesseps v́ ngại rằng kênh đào xong, ảnh hưởng của Pháp ở Ai Cập sẽ lớn, chặn con đường giao thông của ḿnh qua Ấn độ. Một mặt Anh xúi Ai Cập không cho phép đào, mặt khác Anh ngầm ép Thổ không chấp nhận sự nhường đất của Ai Cập cho Pháp. Nhưng rồi Lesseps cũng thắng được mọi khó khăn, đề nghị với Anh hùn cổ phần; Anh không chịu, tin chắc rằng thiếu vốn, thiếu nhân công, Lesseps sẽ phải bỏ dở công việc.

Kênh đào xong, Anh đâm hoảng; một chính khách Anh Palmerston tuyên bố rằng sớm muộn ǵ Anh cũng phải chiếm Ai Cập và trong khi chưa chiếm được th́ phải t́m cách dự vào việc quản lư con kênh.

Chính một sử gia Pháp, Ernest Renan cũng đă bảo Lesseps: “Một eo biển Bosphore cũng đủ gây rối cho thế giới rồi, nay ông lại tạo thêm một eo biển quan trọng hơn nhiều nữa, rồi đây vô số trận giao chiến lớn lao sẽ xảy ra ở đó”. Đến ngay thi sỹ Larmatine cũng nhận thấy rằng: “Nếu cần chiến đấu với chúng ta – tức Pháp – và với mọi nước khác trọn 
một thế kỷ trên Địa trung hải th́ Anh cũng sẵn sàng chiến đấu chứ không chịu để cho ch́a khóa kênh Suez lọt vào tay một nước khác.”

Năm 1873, Anh đ̣i công ty Pháp – Ai đánh thuế nhè nhẹ xuống một chút.

Pháp tất nhiên không chịu. Anh đổi chiến lược, làm bộ vị tha, bênh vực tất cả các quốc gia có tàu đi trên kênh, họ họp lại, đồng t́nh ép vua Thổ phải xét lại bản hợp đồng nhượng con kênh cho Pháp. Thổ đành phải nghe lời, mời Pháp dự một hội nghị ở Constantinope để giải quyết vấn đánh thuế các tàu đi trên kênh, Pháp không thèm lại dự.

Dùng ngoại giao và sức mạnh không xong, Anh tính cách bỏ tiền ra mua cổ phần của Công ty. Nhằm lúc Pháp túng tiền v́ mỗi năm phải bồi thường chiến tranh 1870 cho Đức năm t́ quan, Anh đề nghị mua lại phần hùn của Pháp. Pháp nổi giận. Nghèo th́ nghèo chứ chưa đến nỗi vậy. Anh xoay qua đề nghị với Ai Cập và Ai chịu bán hết 176.602 cổ phần với giá là bốn tỷ Anh bảng (1875).

Công việc tính toán với nhau chỉ trong một đêm là xong, sáng hôm sau công ty Pháp – Ai hóa ra công ty Pháp – Anh. Có chân trong công ty rồi, Anh lần lần chiếm địa vị quản lư.

Nhân vụ lộn xộn ở Ai Cập, Anh đem hạm đội lại bắn phá Alexandrie rồi chiếm luôn miền kênh Suez, tạ khẩu rằng “để bảo rằng sinh mạng và quyền lợi của dân chúng”. Lúc này Anh hung hăng muốn hất chân Pháp để một ḿnh làm chủ nhân ông. Pháp thấy nguy, tự xét không chống nổi với bọn “hải khấu” đó, xin quốc tế hóa con kinh, điều mà 12 năm trước, Anh đă đề nghị, nhưng Pháp từ chối. Anh phản kháng nhưng rốt cuộc phải miễn cưỡng kư hiệp định lưu thông tự do, tức hiệp định 1888. Theo hiệp định đó, thời chiến cũng như thời b́nh, thương thuyền và chiến thuyền của bất kỳ quốc gia nào cũng được phép qua kinh. Ai Cập không được mời kư hiệp ước, v́ Ai đă mất chủ quyền và cũng chẳng c̣n cổ phần nàn cả.

Ai mất chủ quyền, đúng hơn là đổi chủ từ 1882, trước kia là một tỉnh tự trị của Thổ, nay thành một thuộc địa của Anh. Cũng vẫn cái chính sách cổ điển của thực dân: một số người Ai Cập bất b́nh, giết vài người Anh, Anh nắm ngay cơ hội, mới đầu tuyên bố tạm chiếm đóng Ai Cập để lập lại trật tự rồi th́ chiếm luôn. Thổ lúc đó thoi thóp, đâu dám phản kháng, cũng như Trung Hoa thời đó đâu dám phản kháng Pháp ở Việt Nam. Lời tiên đoán của Palmerston đă đúng.

Duy có Pháp thấy Anh phỗng tay trên, cự nự. Anh khôn ngoan, tươi cười bảo Pháp: Cần ǵ phải tranh nhau. Đế quốc Thổ c̣n mênh mông. Bác cứ tự do xâm chiếm Tunisi, tôi sẽ không phản kháng đâu. Chiếm Tunisi rồi, Pháp chiếm luôn Maroc lúc đó không thuộc Thổ.

Cứ thế hai con kên kên đó rỉa lần đế quốc Thổ. khi đă có hai tên ăn cướp thông lưng với nhau th́ luôn luôn có kẻ thứ ba nữa nhảy vào chia phần: Đức không chịu cho Pháp chiếm Ma-roc, muốn phá đám. Anh, Pháp lại phải đấu dịu, để cho Đức chiếm Congo, nhưng Congo không thuộc khối Ả Rập, cho nên chúng tôi không bàn tới.

Chúng ta hăy trở về phương Đông. Ba Tư ở xen vào giữa Thổ và Ấn Độ. Ba Tư là một nước Hồi giáo lúc đó độc lập nhưng lạc hậu. Nga muốn vươn tới Ba Tư, Anh khôn ngoan, không cản trở, đề nghị chia ăn.

Bề ngoài Ba Tư vẫn độc lập, nhưng nửa phía Bắc, Nga vui ḷng khai thác giùm, c̣n nửa phía Nam, Anh sẳn sàng trông nom hộ. Luôn luôn Anh chia được những phần ngon.

Rốt cuộc tới đầu thế kỷ XX, các cường quốc âu châu bao vây được Thổ, tỉa được non nửa đế quốc Thổ, chỉ c̣n miền ở Bắc bán đảo Ả Rập, từ Palestine tới Mésopotamie là chưa ngoạm được.

Anh t́m được dầu lửa ở Ba Tư

Rồi họ gặp thêm được một may mắn lạ thường nữa. Năm 1909 Anh khai được mỏ dầu ở Ba Tư, đúng vào lúc xe hơi bắt đầu phát triển và máy bay cũng mới ra đời. Từ thời thượng cổ, người Chaldée đă biết dùng dầu lửa để làm hồ cất nhà, người Ai Cập dùng để ướp xác. Họ không biết lọc, để nguyên chất mà dùng.

Tới giữa thế kỷ XIX, một đại tá Mỹ tên là Drake, đào một cái giếng ở Titusville (miền Pennsylvanie) thấy dầu phọt lên, đen ng̣m, lọc qua loa để đốt và trị vài thứ mụt ghẻ lở. 
Tới đầu thế kỷ XX người ta mới nghĩ cách lọc nó để chạy máy th́ người Anh William Knox d’ Arcy kiếm được mỏ dầu ở Ba Tư, và năm 1909, công ty Pernian Oil thành lập.

Bốn năm sau, năm 1913, “chiến tranh dầu lửa” mở màn ở trên đế quốc Thổ. Launay viết một cuốn sách bảo rằng trong khu vực Thổ có nhưng mỏ dầu nằm từ Kirkuk tới Suse, dài tới 700 cây số. Người ta ùa nhau lại kiếm. Công ty Đức Bagdadbahn xin phép Thổ khai thác miền Mossoul (bắc Iraq). Mỹ cũng nhào vô, tự nguyện xây đường xe lửa cho Thổ để Thổ cho phép t́m dầu, Thổ từ chối. Anh và Đức mau chân hơn cả, hợp tác với Thổ, thành lập công ty Turkish Petro- leum: 50% cổ phần về một công ty Anh, 45% nữa về một công ty Đức – Anh, và một ngân hàng Đức, c̣n 5% về một người Arméie (Thổ) tên là 
Gulbenkian, do đó mà ông này được cái biệt danh là “ông năm phần trăm.”

Sau Ba Tư, Mésopotamie, Anh tinh ranh bậc nhất, t́m mọi cách chiếm luôn Koweit, Bahrein, Quata, mà chỉ phải bồi thường cho Thổ rất ít. Các miền này ở trên bán đảo Ả Rập, ngay bờ vịnh Ba Tư là nơi nhiều dầu lửa nhất thế giới, hồi đó vua Thổ không ngờ mà tất cả thế giới cũng không ngờ.

V́ kinh Suez mà Ai Cập mất chủ quyền, th́ bây giờ v́ những mỏ dầu lửa mà đế quốc Thổ sẽ phải cáo chung. Các bác sĩ âu châu cho con bệnh Thổ sống dai dẳng như vậy kể đă lâu quá rồi.

Hiệp Ước Sèvres – Anh Pháp chia cắt Thổ

Nó cáo chung năm 1920.

Trong đại chiến thứ nhất, Thổ đứng về phe Đức, có lẽ tưởng rằng Đức sẽ thắng. Các sử gia châu Âu bảo đó là lỗi lầm lớn của Thổ; nếu Thổ đứng về phe Đồng minh từ sau chiến tranh, Anh Pháp không chia xẻ Thổ đâu. Lời đó không tin được. Thổ đứng về phe Đức, chỉ là một cái cớ cho họ dễ “xử” với Thổ thôi, chứ trước sau ǵ con bệnh Thổ cũng không sống nổi.

Đức thua, hiệp ước Versailles kư xong, Anh Pháp mới hỏi tội Thổ: Hồi trước chúng tôi giúp chú trong chiến tranh Crimée, nếu không chú đă bị Nga đè bẹp rồi; chú thiếu tiền, chúng tôi cho vay; chú thiếu súng ống để dẹp phiến loạn th́ chúng tôi cung cấp, mà rồi chú trả ơn chúng tôi như vậy đó, theo tụi Đức để đập chúng tôi. Được lắm. Lần này th́ chúng tôi xóa tên chú trên bản đồ”. Rồi họ họp nhau ở Sèvres năm 1920 để cắt xẻ đế quốc Thổ, chia hai miếng ở phía Tây, (miền Thrace và miền chung quanh Smyrne) cho Hy Lạp; một miếng ở phía Tây Nam trên bờ Địa Trung Hải, ngó ra đảo Chypre cho Ư; cắt một miếng ở Tây Bắc (miền Arménie) cho độc lập, thành nước Cộng ḥa Arménie; một miếng nữa ở phía Nam miếng đó, thành một xứ tự trị của dân tộc Kurde; c̣n hai miếng, miếng 
Malatie ở bắc SYRIE dành cho Pháp v́ Pháp đă chiếm SYRIE; với miếng Iraq giáp với Ba Tư dành cho Anh.

Thế là đế quốc Thổ bị cắt xén gần hết, chỉ c̣n một mảnh đồi núi khô cháy ở bờ biển phía Nam Hắc Hải, rộng khoảng 120.000 cây số vuông. Ngay trong khu vực c̣n lại đó, chủ quyền của Thổ cũng mất: đời sống dân Thổ do ngoại quốc sử dụng, tài nguyên trong nước do ngoại quốc khai thác để nuôi bọn quân chiếm đóng, mà quân đội Thổ bị giải 
tán, chỉ c̣n giữ một đội binh cảnh sát, tới nền giáo dục cũng bị ngoại quốc kiểm soát nữa.

Nhưng c̣n Nga, không được chia phần ư? Đầu chiến tranh cuối năm 1914, Anh Pháp cũng đă chia nhau trước “da con gấu với Nga rồi, hứa để Nga chiếm Constantinople, c̣n Anh Pháp chiếm những miền khác, Nga c̣n làm cao đ̣i thêm miền Ergeroum, Trebizonde và xứ Kurde nữa. Nhưng đến năm 1917 t́nh thế xoay ngược hẳn lại. Cách mạng Nga thành công. Đảng Bolchevik kư ḥa ước với Đức, Anh Pháp phản đối nhưng vô hiệu; v́ vậy Hoàng trong mấy thế kỷ trước. Nhưng giả thử Lênin có đ̣i Con- 
stantinople th́ Anh, Pháp cũng không cho. Năm 1918, Lloyd George (Anh) thú thật với Bremond (Pháp): “Nga Hoàng bị truất ngôi, thực dễ xử cho chúng ḿnh. Ông ta mà c̣n th́ cũng không khi nào chúng ḿnh để ông ta chiếm Constantinople”. Nghĩa là ngay từ cuối năm 1914, khi hứa với Nga, họ đă có ư nuốt lời hứa rồi Họ chỉ hứa càn để Nga Hoàng đứng về phe họ, thế thôi.

Người ta tưởng vua Thổ Mehemet VI không chịu kư hiệp ước Sèvres. Nó nhục nhă quá, khác ǵ bán nước để làm tôi tớ cho Anh, Pháp. Nhưng người ta lầm, ông ta chịu kư, dân Thổ nổi lên phản đối và một vị anh hùng Mustapha Kémal đứng ra cứu Thổ.

 

MUSTAPHA KÉMAL VÀ CUỘC CÁCH MANG THỐ

 

Mustapha hồi đó 39 tuổi. Ông sinh trong một gia đ́nh trung lưu ở Sa- lonique, cha làm tiểu công chức ở nha Quan thuế, sau nghỉ việc về buôn gỗ, nhưng không phát đạt.

Coi h́nh ông, ta nhận ra ngay một người hoạt động, cương quyết tàn bạo: trán cao, môi mỏng mà mím lại, lưỡng quyền nhô ra, lông mày rậm, nhất là cặp mắt sắc, dữ.

Mồ côi cha sớm. Mười hai tuổi đă hướng về nghề vơ. Ham chính trị, ưa đọc sách cách mạng, thông tiếng Pháp và Đức. Trong đại chiến, ông làm sỹ quan chủ trương khác chính quyền, không muốn đứng về phe Đức, cho nên mỗi khi phải hợp tác với sỹ quan Đức ông rất bực ḿnh, cố giành việc chỉ huy về ḿnh. Ông có tài, bộ tham mưu Đức đành để 
ông chỉ huy mặt trận Dardanelles và ba lần ông chặn đứng được liên quân Anh – Pháp. Anh, Pháp phải nhận rằng đem nửa triệu quân qua Dadanelles mà chẳng có kết quả ǵ cả, cuối năm 1915 không tấn công Thổ nữa. Trận đó rất lớn: mỗi bên thiệt khoảng 250.000 sỹ tốt. Anh, Pháp mất mát mà danh tiếng Mustapha Kémal nổi lên như cồn. Rồi Đức thua.

Mustapha Kémal đau ḷng nh́n Anh chiếm cứ Dardanelles và Bosphore, Pháp chiếm Stamboul, Ư đóng ở Pera. Ông vào yết kiến Mehemet VI bàn cách cứu văn. Mchemet VI hèn nhát chỉ cố bám lấy địa vị. Ông thất vọng, cùng với một số đồng chí hô hào quốc dân tự cứu lấy ḿnh, đừng trông cậy ǵ ở triều đ́nh nữa. khi vua Thổ hạ bút kư hiệp ước Sèvres, toàn dân Thổ nổi lên, đứng sau lưng Mustapha Kémal. Như vậy là một mặt ông phải chống với triều đ́nh, một mặt phải chống với Anh, Pháp, Ư. Hùng tâm thật.

Dân chúng phẫn uất, nên từ thành thị đến thôn quê, đến thâm sơn cùng cốc, đến cả những pḥng khuê kín mít, già trẻ, trai gái đều nghiến răng hướng về Constantinople nơi quân đồng minh đương chiếm đóng, rồi tự động dắt nhau từng đoàn đến Angora t́nh nguyện nhập ngũ.

Tàu Nga chở khí giới tới bờ Hắc Hải tiếp tế cho họ. Tàu vừa ghé là dân chúng bu lại, trai gái tự động kHiêng vác súng ống, đạn dược, chuyển qua làng bên, cứ như vậy mà tới Angora. Một thiếu phụ buộc con trên lưng đẩy một chiếc xe hai bánh chở trái phá. Trời đổ mưa. Nàng không do dự, lấy chiếc khăn choàng của con mà phủ lên trái phá!

Anh, Pháp, Ư gần kiệt quệ sau chiến tranh với Đức, nay ngại không muốn đeo đuổi một chiến tranh với Thổ và Nga nữa. Hy Lạp cựu thuộc địa của Thổ, nhảy ra t́nh nguyện diệt Thổ, để trả cái thù cũ, và cũng để chia phần v́ Anh Pháp hứa cứ thắng đi rồi muốn ǵ cũng được.

Lực lượng Hy Lạp gấp đôi lực lượng Thổ mà rốt cuộc chịu thua liên tiếp mấy trận.

Mustapha cứu được kinh đô Angora, nên được mỹ hiệu là Gazi (vị chiến thắng). Năm 1922, ông thắng được trận cuối cùng, bắt sống tổng tư lệnh và tham mưu trưởng hi. 
Sau trận đó, quân đội hy quy tụ ở Thrace để đợi lệnh trên. Mustapha nhất định đuổi họ ra khỏi Thrace, nhưng muốn tới Thrace th́ phải qua Chanak mà quân đội Anh hiện đương đóng ở Chanak. Mustapha dùng một thuật táo bạo.

Ông kêu hai đội quân thiện chiến lại, giảng cho họ hiểu mục đích của ông rồi ra lệnh cho họ tiến về phía quân đội Anh, họng súng chĩa xuống đất, dù quân Anh ra lệnh ngừng th́ cũng không ngừng, cứ yên lặng tiến, nhất định không được nổ một phát súng. Như vậy, hai đội quân đó phải b́nh tĩnh, gan dạ và có kỷ luật phi thường.

Sáng ngày 29 tháng 9 năm 1922, họ khởi hành. Trong một cảnh yên lặng lạnh lẽo kinh khủng, người ta chỉ nghe thấy tiếng giày rộp rộp của họ. Họ đă tới gần Chanak, đă trông thấy trại quân Anh ở Chanak. Thần kinh họ căng thẳng như gần muốn đứt. Chỉ một kẻ nào đó hoảng hết, đưa bậy cây súng lên hay bỏ chạy là chiến tranh với Anh sẽ nổ và Thổ 
sẽ mất nước.

Về phía Anh, tổng tư lệnh Charles Harington ra lệnh không cho quân đội Thổ qua, nhưng cũng không được nổ súng đầu tiên. Quân đội Thổ đă trông thấy hàng ngũ Anh. Họ vẫn im lặng tiến, họng súng chĩa xuống đất. Họ không ngừng mà cũng không tấn công. Mỗi phút dài bằng một năm. Rộp rộp, rộp rộp! sỹ quan Anh không biết xử trí ra sao, tinh thần rối loạn, mà họ th́ vẫn rộp rộp tiến tới. Không khí hừng hừng như trong cơn dông. Hai bên chỉ c̣n cách nhau vài chục thước.

Một sỹ quan Anh ra lệnh:

-Nhắm!

Người ta nghe một tiếng “cắc”, họng súng chĩa cả về phía Thổ. Quân Thổ vần rộp rộp tiến. 
Vừa đúng lúc đó, một người cưỡi xe máy dầu phất một cây cờ chạy tới, ngừng trước viên đại tá Anh.

Sĩ quan Anh bèn ra lệnh: -Hạ súng!

Đồng thời sỹ quan Thổ cũng ra lệnh: -Ngừng!

Nhờ nghị lực phi thường, Thổ đă thắng. Charles Harington phải nhường bước. Thực ra cũng do công của Franklin Bouillon, người đại điện cho chính phủ Pháp. Pháp không muốn cho châu Âu bị vùi trong cơn binh hỏa một lần nữa, nên Bouillon đă điều đ́nh với Anh, Ư để buộc hy phải rút quân ra khỏi Thrace, trả lại Thrace cho Thổ. Mustapha bằng ḷng rút quân về.

Con bệnh Thổ đă hồi sinh nhờ công của Mustapha Kémal. Thực ra chỉ triều đ́nh Thổ mới là con bệnh, chứ dân tộc Thổ vẫn c̣n nhiều sinh lực.

Ít ngày sau – ngày 1 tháng 11 – dân tộc đó truất ngôi Mehemet VI. Tháng 8 năm sau, 1923, Anh, Pháp, Ư kư hiệp ước Lausanne với Thổ: quân đội họ phải rút về hết, Thổ thu lại hết đất đai, không phải bồi thường một chút ǵ cả.

Thành công đó làm cho thế giới ngạc nhiên, các quốc gia ở Tây Á và Trung Á bừng tỉnh, hướng cả về vị anh hùng Thổ, yêu cầu ông cầm đầu một phong trào chỉ huy thánh chiến để Hồi giáo chống lại Ki Tô giáo, phương Đông chống lại phương Tây. Ông đă đóng cái vai của Nhật sau khi thắng Nga năm 1905. Nhưng ông biết chưa đủ sức, lo canh tân quốc gia đă. Tuần tự và cương quyết, ông thực hành trong sáu năm liền nhiều cuộc cách mạng làm cho Thổ từ một nước hủ lậu nhất thế giới biến thành một nước tân tiến gần theo kịp châu Âu.

Trước hết ông thành lập chính thể Cộng ḥa, hủy bỏ vương quyền (Sultanat) rồi hủy bỏ luôn cả giáo quyền (Califat) nữa. Ông giảng cho quốc dân rằng giáo quyền là di tích thời cổ, thời mà dân tộc Ả Rập bị dân tộc Thổ đánh bại, muốn lợi dụng tôn giáo đề ngấm ngầm ảnh hưởng đến tâm hồn Thổ rồi đến chính trị của Thổ. Quốc hội nghe ông, biểu quyết một đạo luật băi bỏ giáo quyền, dẹp Bộ Tôn giáo, dẹp các ṭa án tôn giáo và dẹp luôn cả các trường học thuộc về Giáo hội trong đó ngoài kinh Coran ra người ta không dạy học sinh một môn nào khác, việc thứ nh́ là thống nhất dân tộc. Thổ gồm nhiều dân tộc quá: 
tính ra có tới hơn một chục giống người: Ả Rập, Ba Tư, Maroc. Nga, Hy Lạp, Lỗ…, trừ Thổ ra, đông nhất là Ả Rập và Hy Lạp. Ông buộc hai triệu người Hy Lạp lập nghiệp trên đất Thổ phải trở về xứ họ, ngược lại người Thổ lập nghiệp ở Hy Lạp cũng phải trở về Thổ.

Chính sách đó tàn bạo quá, phi ông không ai dám làm, nhưng đứng về phương diện 
quốc gia, phải nhận ràng có lợi. C̣n đối với các người phương Đông như Ả Rập, Ba Tư, SYRIE, Ai Cập… cùng theo Hồi giáo, gần như cùng lối sống, cùng phong tục th́ ông chỉ t́m cách phân biệt họ thôi: người Thổ và người ngoại quốc nhập tịch Thổ phải bỏ cái nón phê (fez) cho khỏi lẫn lộn với những người khác. Ông đi quá trớn, gây nhiều bất b́nh trong 
dân chúng.

Trừ hai cải cách đó ra, những cải cách khác đều chỉ có lợi cho dân Thổ.

Ông bỏ kỷ nguyên Hồi giáo (bắt đầu từ năm 622) mà dùng tây lịch.

Ông cho soạn ngay một bộ luật mới mà luật gia Âu châu nhận là rất tiến bộ: châm chước dân luật của Thụy sỹ, h́nh luật của Ư, thương luật của Đức. Địa vị phụ nữ được nâng cao; mà tội nhân được cải hóa: nếu mới phạm tội lần đầu, dù tội nặng, cũng được giam riêng, 
không phải sống lẫn lộn với những kẻ phạm tội nhiều lần; tội nhân nào cũng được dạy dỗ. Hiện nay nước ta vẫn chưa có một đạo luật như vậy.

Ông cách mạng văn tự Thổ, bỏ văn tự Ả Rập, dùng chữ La tinh, nhờ vậy chỉ trong một năm, số người mù chữ giảm xuống quá nửa. Rồi ông cho dịch kinh Coran ra tiếng Thổ, băi bỏ hệ thống đo lường cũ, áp dụng hệ thống mét như châu Âu, giải phóng phụ nữ…

Công việc kiến thiết quốc gia phát triển rất mau: diện tích canh tác trong 13 năm, từ 1925 đến 1938, tăng lên gấp bốn; kỹ nghệ chế tạo đường, xi măng, dệt vải tiến mau nhất.

Đáng phục nhất là Thổ năm 1923, sau mười năm chiến tranh, gần như kiệt quệ, dân số chỉ c̣n mười triệu người, quốc khố rỗng không, vậy mà không cần vay của ngoại quốc, không thèm nhận viện trợ của một quốc gia nào, tự lực thực hiện được chương tŕnh kinh tế đó. Các cường quốc châu Âu ve văn Thổ, các nhà kinh tế đều bảo phải mượn 
vốn mới phát triển kinh tế được, không c̣n giải pháp nào khác, ông nhất định không chịu. Ông thấy quá rơ rồi, triều đ́nh Thổ trước kia đă chịu bao nhiêu nhục nhă, đă bị các cường quốc châu Âu hút biết bao nhiêu máu mủ chỉ v́ vay tiền của họ mà đă làm tôi tớ cho họ, đưa cổ cho họ bóp, nên ông nhắc đi nhắc lại rằng: “Muốn mất độc lập th́. không ǵ bằng nhận tiền của kẻ khác”. Phải tự túc! Có bao nhiêu, chỉ tiêu bấy nhiêu, có phải chịu cực khổ hàng chục năm th́ cũng ráng mà chịu. Theo thống kê th́ lợi tức quốc gia của Thổ tính theo đầu người năm 1952-54, vào khoảng 250 Mỹ kim, trên Hy Lạp, Mể Tây Cơ, bằng Tây Ban Nha và bỏ xa Pêru, Brésil, Ai Cập, Mă Lai, Thái Lan…

Bài học duy tân của Thổ dễ theo và nhiều nước Ả Rập đă theo, tuy không mạnh bạo bằng. C̣n bài học tự túc của Thổ th́ chưa có nước Á, phi nào theo nổi, cho nên cái nạn “thực-dân- mới” mới hoành hành mạnh như ngày nay, gây biết bao cuộc đổ máu trên thế giới.

Bán đảo Ả Rập hết là nơi tranh giành ảnh hưởng của Anh Pháp sau Thế chiến thứ nhất, thành nơi tranh giành giữa Anh và Mỹ cuối Thế chiến thứ nh́, rồi trên 10 năm nay thành nơi tranh giành giữa Mỹ và Nga, một phần lớn cũng chỉ tại người ta không theo được bài học tự túc của Mustapha Kémal. Chỉ có mỗi lư do này miễn cưỡng biện hộ cho họ được thôi: thời của Kémal dễ dàng hơn thời nay v́ thực dân thời đó chưa nham Hiểm, quỷ 
quyệt như thời nay.

 

Phần thứ ba. ĐẾ QUỐC CỦA DẦU LỬA MÀN NHẤT: ANH – PHÁP (Từ Thế chiến I tới Thế chiến II)

CHƯƠNG VI. ANH – PHÁP CHIA NHAU BÁN ĐẢO Ả RẬP

Ba Tư và Afghanistan canh tân

Công cuộc cách mạng và duy tân của Mustapha Kémal làm rung động cả Trung Á. Ngày 21 tháng hai năm 1921 một đảng quốc gia do một quân nhân, Riza Khan, lănh đạo, lật đổ triều đ́nh Ba Tư(1) và năm ngày sau kư một hiệp ước thân ái với Nga Xô. Riza Khan hứa không để một ngoại quốc nào dùng Ba Tư làm “căn cứ hoạt động” và Nga Xô bằng ḷng từ bỏ các đặc quyền từ thời Nga Hoàng. Chính sách của Anh là luôn luôn giữ một số quốc gia làm trái độn giữa Nga và Ấn Độ, nay thấy Nga chịu rút ra khỏi Ba Tư, cũng bằng ḷng rút hết quân đội gồm mười hai ngàn người về “mẫu quốc.”

Vậy là Riza Khan nhờ Moscow mà cởi được cái ách của Anh. Nhưng mới cởi được cái ách đó th́ lại bực ḿnh về thái độ kể ơn và hống hách của Moscow. T́nh thân ái bị sứt mẻ: hai bên gây gổ nhau về vấn đề đánh cá trên biển Caspienne ở biên giới Nga và Ba Tư. Cáo già Anh vẫn ŕnh ở bên, liền nắm lấy cơ hội, ve văn Riza Khan, hứa giúp đỡ; Riza Khan đáp lại, cho công ty dầu lửa Anh – Ba Tư hoạt động dễ dàng. Moscow vội vàng tỏ vẻ ḥa hảo với Riza Khan. Nhờ vậy Ba Tư giữ được thế gần như trung lập, hơi thiên Anh. Anh không đ̣i hỏi ǵ hơn.

Ít năm sau, Afghanistan theo chính sách Ba Tư v́ thấy nó có kết quả. Quốc vương Amanullah có óc tiến bộ, muốn canh tân quốc gia như Kémal, năm 1927 kư một hiệp ước thân ái với Nga, nhờ Nga giúp kỹ thuật gia và sỹ quan. Nhưng ông ta đi hơi quá lố nên mất ngôi, và Nadir Khan lên thay ông, tuyệt giao với Nga, ngưng công cuộc duy tân, nhưng cũng không liên kết chặt chẽ với Anh. Anh cũng không cầu ǵ hơn.

VẤN ĐỀ HỒI GIÁO Ớ NGA SAU CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Vậy Nga Xô có vẻ không hung hăng, cố tranh ăn với các đế quốc Tây phương như thời Nga Hoàng. Nguyên do một phần cũng tại c̣n phải giải quyết nhiều vấn đề ở ngay trong nước: vấn đề các nhóm đối lập, vấn đề kinh tế, vấn đề các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các dân tộc Hồi giáo. Năm 1917, Nga có mười sáu triệu dân gốc Thổ theo Hồi giáo và Nga Hoàng luôn luôn phải đối phó với họ. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Mười, họ nổi dậy, hoặc đứng về phe cựu hoàng, hoặc đứng về phe Menchevik (phe nghịch với Bolchevik đương cầm quyền, và ôn ḥa hơn), đ̣i lập một quốc gia tự trị ở Azerbaidjan, Arménie và Géorgie. Lênin lập lại được trật tự ở Azerbádjan, một tỉnh rất quan trọng v́ có mỏ dầu lửa Bakou. Rồi ông ta xúi dân theo Ki Tô giáo ở Arménie xung đột với dân theo Hồi giáo.

C̣n nhiều vụ rắc rối đại loại như vậy, kể hết th́ rườm quá. Ngay một số người Hồi giáo theo Staline, như Ali Ogli, gốc Tartare ở miền Kazan – thường tự xưng là Hoàng đế Galiev (Sultan Galiev) – cũng chống lại chính sách của Staline, cho rằng Staline đă lầm lẫn, quá chú ư tới phong trào cách mạng ở Tây Âu, ở những xứ kỹ nghệ đă phát triển, và chịu thất bại ở Đức, ở Hung; mà không phát động, ủng hộ những phong trào cách mạng ở phương Đông, nơi mà cách mạng dễ thành công hơn v́ chính những người Hồi giáo mới thực là vô sản hơn giai cấp vô sản ở Tây Âu. Ông ta bảo sự xung đột quan trọng không phải là giữa giai cấp tiểu tư sản và giai cấp vô sản, mà là giữa các quốc gia kỹ nghệ hóa và các quốc gia kém phát triển.

Và ông ta đề nghị thành lập một quốc gia Cộng sản Hồi giáo ở Nga, trên trung lưu sông Volga gồm tất cả các dân tộc Hồi giáo ở Nga; các dân tộc Hồi giáo này sẽ truyền bá chủ nghĩa Cộng sản qua phương Đông; rồi các quốc gia thuộc địa hoặc bán thuộc địa ở châu Á sẽ liên kết với nhau chống các quốc gia thực dân châu Âu.

Staline không chấp nhận chính sách đó, và Galiev bị “thanh trừng” năm 1937. Phải đợi tới hết Thế chiến thứ nh́, Nga Xô mới theo đường lối của Galiev. Giữa hai Thế chiến họ không thể nghĩ tới đường lối đó được, chỉ lo củng cố nội bộ, khuếch trương kỹ nghệ đă.

CHÍNH SÁCH MÂU THUẪN CỦA ANH Ở Ả RẬP – MẬT ƯỚC SYKES – PICOT

V́ vậy mà chúng ta hiểu tại sao trong số bốn cường quốc châu Âu lăm le chia cắt đế quốc Thổ ở thế kỷ trước và đầu thế kỷ này tức Nga, Đức, Anh, Pháp, từ sau Thế chiến thứ nhất chỉ c̣n lại có Anh, Pháp là tung hoành ở bán đảo Ả Rập, vừa thông lưng với nhau mà vừa phản ngầm nhau.

Đầu Thế chiến thứ nhất cũng như đầu Thế chiến thứ nh́, khí thế của quân Đức mạnh như vũ băo, tháng tám năm 1914 đánh tan liên quân Pháp, Bỉ, Anh (quân đội Anh lúc đó mới gởi qua) ở mặt trận Bỉ rồi tiến vào đất Pháp. Anh, Pháp lúng túng, phải dồn gần hết lực lượng vào mặt trận Tây Âu.

Thổ thấy vậy, tin rằng Đức sẽ thắng, đứng về phe Đức. Dĩ nhiên Đức cùng với Thổ t́m cách cắt đứt đường giao thông của Anh qua Ấn Độ, muốn vậy th́ phải chiếm bán đảo Ả Rập, tới Ai Cập.

Chính sách của Anh là dùng nhiều quân thuộc địa hoặc quân bản xứ rồi chỉ huy họ để họ chiến đấu trên các mặt trận ngoài Châu Âu. Cho nên ngay từ đầu, chính quyền Anh ở Ai Cập đă ve văn một thân hào Ả Rập tên là Hussein. Hussein vẫn khoe rằng ḿnh thuộc ḍng dơi giáo chủ Mohamed, v́ ông tổ của ḿnh cưới một ái nữ của giáo chủ tên là Fatima. Do đó, ông thuộc một trong hai gia tộc có uy tín nhất ở La Mecque, gia tộc Hachémite, c̣n gia tộc kia là Aoun.

Vua Thổ cũng đă để ư tới ông ta từ lâu, ngờ ông ta có ư làm phản, nên mời lại giam lỏng ở Constantinople, phong cho một chức tựa như Thủ lănh các tín đồ, hễ ông ta ngoan ngoăn th́ thôi, c̣n như giở tṛ ǵ th́ sẽ thủ tiêu. Hussein ở Constantinople hai chục năm, mong từng ngày một cái lúc được về quê hương. Năm 1911, người ta cho ông về xứ với bốn người con. Nghĩ tới cái thời bị nhốt trong lồng son, ông ta uất ức, lần này th́ nuôi cái ư làm phản thật. Ngay từ tháng tư năm 1914, ông ta đă cho một người con trai là Abdallah lại tiếp xúc với Kitchener, viên thống đốc Anh ở Ai Cập, đề nghị này nọ, người Anh cho là mơ hồ, không nghe. Ít tháng sau, chiến tranh nổ, Hussein ráng tránh né, không đứng về phe Đức, Thổ, đợi xem t́nh h́nh ra sao. Mùa hè năm 1915, ông ta lại sai người tiếp xúc với Mac Mahon, người thay thế Kitchener. Mac Mahon do dự rồi sau nhận sự hợp tác của Hussein, hứa hết chiến tranh, Anh sẽ để Ả Rập được độc lập.

Ông ta hứa hơi vội quá v́ cũng lúc đó, ở London, đại diện của Anh là Mac Sykes và đại diện của Pháp là Georges Picot đă thỏa thuận với nhau về việc chia phần ở Tây Á và Trung Á. Theo hiệp ước mật của họ, Pháp sẽ thôn tính miền từ Damas tới Mossoul, Anh sẽ thôn tính miền từ Bagdad tới Gaza, những đất đó sẽ thành thuộc địa của họ; ngoài ra c̣n mấy khu vực ủy trị nữa, cũng tức như bảo hộ, dưới sự kiểm soát của Hội Vạn quốc: Pháp sẽ ủy trị Liban và Cilicie, Anh sẽ ủy trị Iraq, Palestine và Jérusalem sẽ được quốc tế hóa. Tóm lại, họ chia nhau hết cả khu màu mỡ nhất và có mỏ dầu ở bắc bán đảo Ả Rập và miền Mésopotamie.

 

Vậy Anh một mặt hứa cho Ả Rập độc lập, một mặt lại định cắt làm thuộc địa, là nghĩa làm sao? Họ xảo trá chăng? Có lẽ không phải. Chỉ tại chính sách của họ không được thống nhất. Điều đó sẽ gây ra nhiều chuyện rắc rối sau này làm cho dân tộc Ả Rập gớm cái mặt của Anh. Nguyên do là tại anh chàng Lawrence.

 

LAWRENCE MUỐN LẬP SỰ NGHIỆP ở Ả RẬP

 

Thomas Edward Lawrence (1888 – 1935) một con người nhỏ thó, đứng chỉ tới cổ các tướng lănh Anh, có vẻ một chàng thư kư nhà buôn, mà làm chấn động ở châu Âu và miền Tây Á trong hai chục năm. Rất can đảm, bí mật, khó hiểu và mưu mô. Một người Anh, Richard Adhngton, đă dẫn nhiều chứng cớ chắc chắn chứng tỏ rằng nhân vật Lawrence đă được một kư giả Mỹ Lowell Thomas “tạo” ra để thế giới chú ư tới vai tṛ của Anh trong chiến tranh diệt Thổ ở bán đảo Ả Rập mà quên vai tṛ của các sỹ quan Pháp. Chính tướng Brémond của Pháp cũng đă nói vậy trong tập Hồi Kư của ông ta, nhưng ngay người Pháp cũng không tin Brémond, cho rằng ông ta bất tài mà ganh tị với Lawrence. Và ai cũng phải nhận rằng Lawrence đă có một ảnh hưởng lớn lao về ngoại giao cũng như về quân sự tới những biến cố ở bán đảo Ả Rập trong Thế chiến thứ nhất.

Bộ tổng tham mưu Anh ở Ai Cập đồng ư với Brémond, nghĩ rằng muốn đánh Thổ, phải dùng những quân gốc gác ở nơi khác: Lawrence trái lại chủ trương có thể lợi dụng tinh thần ái quốc của người Ả Rập để họ tự chống lại với Thổ, như vậy Đồng minh chỉ cần gọi một số cố vấn, tướng tá và cung cấp khí giới mà tiết kiệm được lực lượng để dùng ở mặt trận Châu Âu. Sáng kiến của Lawrence ở đó, và không ai chối căi được công của ông với Đồng minh; ngay người Ả Rập cũng phục ông, coi ông như một quốc vương không ngôi của họ.

Ông ta sinh ngày 15-8-1888 ở xứ Galles (Anh) trong một gia đ́nh quư phái, nền nếp, nhờ sự giáo dục của mẹ mà có một nghị lực gang thép, một lương tâm ngay thẳng, một lối sống khắc khổ, một ḷng ham biết mọi sự.

Ông thông minh sớm – năm tuổi đă biết đọc và viết – nhưng không phải vào hạng kỳ đồng. Óc mẫn tiệp, nhớ mau và dai; nhất là có một sức chịu đựng rất bền: năm 21 tuổi có hồi cưỡi lạc đà đi trong sa mạc Ả Rập luôn ba ngày, mỗi ngày đi được 180 cây số; cũng vào khoảng đó, ông đi bộ hơn hai tháng ở Syne, được gần 1.800 cây số.

Năm 1896, ông lại học ở châu thành Oxford rồi năm 1908 vào trường Jesus College để chuyên về sử. Rất ham đọc sách, trên giường bày la liệt sách vở, nằm đọc tới khi buồn ngủ th́ gục đầu trên sách mà ngủ, tỉnh dậy lại tiếp tục đọc. Mới 13 tuổi ông đă thích t́m hiểu về kiến trúc cổ, đạp xe máy một ḿnh đi khắp nước Anh để coi các di tích. Ông có thể đạp một ngày 180 cây số. Ai cũng phục ông là một lực sỹ tí hon v́ ông nhỏ người, thấp mà sức rất mạnh. Năm 1908 ông du lịch qua Pháp, tới Baux ở miền Nam, lần đầu tiên thấy Địa Trung Hải lấp lánh sau một hàng cây như một phiến ngọc lam rực rỡ, ông cảm xúc mănh liệt, tưởng chừng như trong không khí phảng phất có mùi hương liệu từ phương Đông bay qua và văng vẳng có những tiếng náo nhiệt của những đô thị thời Trung cổ vọng lại: Smyrne Constam- nople, Tyr, Si don, Beyrouth, Tripoli…, những thanh âm du dương đó đưa ông vào cơi mộng và ông mơ tưởng tới ngày được qua phương Đông huyền bí, cái phương trời chói lọi ánh nắng ở bờ bên kia Địa Trung Hải nó đă thu hút ông từ khi ông đọc sử Hy Lạp, sử La Mă, sử Thập Tự quân, nhất là đọc cuốn Travels in Arabia Deserta (Du lịch trong sa mạc Ả Rập) của Ch. Doughty.

Từ đó ông đă t́m thấy con đường cho đời ông. Ông nhất định qua phương Đông. Và ít tháng sau ông t́m được một cơ hội để đi Beyrouth. Trước khi đi, ông học ít tiếng Ả Rập với một mục sư ở Oxford gốc gác SYRIE. Ông mang theo một máy ảnh, ít quần áo, ít tiền rồi xuống tàu. Trong khoảng hơn hai tháng ông đi bộ non 1.800 cây số để coi các lâu đài, thành quách ở Nazareth, Haifa, Acre, Tyz, Siđon, Beyrouth, Alep… Ở SYRIE, Liban, Palestine, nơi chứa nhiều di tích nhất miền Tây Á. Ông đi du lịch một ḿnh, tới đâu xin ngủ trọ đó, ăn như người Ả Rập, sống theo lối Ả Rập, tập nói tiếng Ả Rập. Nhờ vậy ông bắt đầu hiểu người Ả Rập, rồi yêu họ.

Ông chen vai thích cánh với những người Ả Rập áo dài lụng thụng đi chân không trong những ngơ hẻm thăm thẳm ở Beyrouth, Damas; ông leo lên núi nh́n băi biển cát đỏ chạy dài tới Tripoli; ông tắm trên bờ suối Adonis, trong ánh sáng cuồn cuộn của phương Đông. Ông say mê sống chung với dân bản xứ, gơ cửa những căn nhà tồi tàn nhất để xin tá túc; giỡn với những đứa nhỏ mắt đen lay láy, bên cạnh những bầy gà và dê; ông cũng ngồi xổm trên mặt đất uống sữa dê với chúng; cũng rút một tia nước nhỏ trong một cái b́nh sành để rửa mặt, rồi đêm tới cũng nằm lăn trên đất ngủ chung với thổ dân, cũng đắp chung một chiếc mền đầy rận với họ.

Cảnh những đoàn lạc đà chậm răi bước trên sa mạc, những thiếu nữ Ả Rập phủ khăn choàng, đầu đội một cái ṿ lại giếng để lấy nước; cảnh đêm trăng tịch mịch, xa xa vẳng lên tiếng hát buồn rười rượi của ngh́n xưa, cảnh mặt trời lặn sau đồi cát, rực rỡ như xà cừ, những cảnh đó làm ông say mê, quên cả quê hương, quên cả gia đ́nh. Tiền thân ông chắc sinh ở đâu đây, trên bán đảo Ả Rập này?

Tháng chín năm đó (1911) ông về xứ, tự hẹn sau này sẽ trở lại. Năm 1911, ông theo một phái đoàn của viện Tàng cổ Anh qua đào di tích ở Carchemish, trên bờ sông Euphrate. Lần này ông ở luôn ba năm rưỡi, nói thông thạo tiếng Ả Rập, được nhiều người Ả Rập coi như bạn thân, bày tỏ tâm sự, nguyện vọng với ông.

Lần lần ông hiểu cách suy nghĩ và tâm lư của họ, thấy họ muốn vùng vẫy để gỡ cái ách của Thổ. Đâu đâu họ cũng mong mỏi được tự do, độc lập. Họ tin cậy ông, hỏi ư kiến ông về cách hành động. Ông không dám xúi họ bạo động v́ không có quyền hành ǵ trong tay mà cũng ngại gây nhiều sự khó khăn trong sự bang giao giữa Anh và Thổ, gây nhiều sự nghi ngờ cho các quốc gia khác như Pháp, Đức, Ư. Nhưng trong thâm tâm ông vẫn mong có cơ hội giúp họ thoát được cái ách của Thổ.

Ông biết đế quốc Thổ như một con bệnh hấp hối, không sao tồn tại được lâu và ông tự hỏi khi nó sụp đổ th́ nó sẽ thuộc về nước nào? Nga, Đức hay Pháp? Pháp có ưu thế hơn cả v́ văn hóa Pháp được truyền bá từ mấy thế kỷ nay ở Beyrouth, Damas. Nhưng để Ả Rập sống chung với Pháp, họ khó mà mạnh được v́ dân tộc Pháp không có tinh thần tổ chức, mạo hiểm bằng Anh – ông nghĩ vậy – mà như vậy thiệt cho Anh. Rốt cuộc ông nghĩ Anh nên lănh cái nhiệm vụ “giải thoát Ả Rập” và khi giải thoát rồi th́ cho Ả Rập được độc lập mà liên kết với Anh. Ông nghĩ tới Anh mà thực ra ông nghĩ tới chính ông. Ông sẽ đóng một vai anh hùng nghĩa hiệp trong việc giải phóng đó, vừa có công lớn với Anh vừa là ân nhân của Ả Rập.

Tháng 5 năm 1914 ông về Anh, chưa đầy một tháng th́ Thế chiến thứ nhất nổ. Ông tin rằng thời của ông đă tới, dân chúng Ả Rập thế nào cũng nổi dậy đuổi Thổ đi mà chỉ có ông là giúp họ thành công được thôi.

 

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA Ả RẬP

 

 

Hussein lúc đó có uy quyền nhất ở La Mecque, thánh địa Hồi giáo, mà lại không ưa Thổ. Lawrence bèn đề nghị với nhà cầm quyền Anh liên lạc với Hussein. Anh có hai cơ quan coi về phương Đông: cơ quan Indian Office, trụ sở Bombay (Ấn Độ) do Sang John Philby chỉ huy và trực thuộc chính quyền Anh ở Ấn Độ; cơ quan Arabia Office do Allenby chỉ huy, trực thuộc bộ ngoại giao ở London. Hai cơ quan ấy không liên lạc với nhau, có chính sách riêng mà chính sách đôi khi tương phản nhau.

Indian Office lo bảo vệ con đường bộ từ Ấn Độ tới Âu, cho nên chú trọng tới miền Mésopotamie và muốn che chở các quốc vương Ả Rập ở phía vịnh Ba Tư như Mubarrak, quốc vương xứ Koweit và Ibn Séoud, quốc vương xứ Hasa và Nedjd.

Arabia Office trái lại lo bảo vệ kinh Suez tức con đường biển từ Ấn Độ qua Anh, nên t́m cách liên lạc với các quốc vương Ả Rập ở bên bờ Hồng Hải mà trong số những quốc vương này, Lawrence để ư tới Hussein nhất. Hussein vô tài mà tham bỉ nhưng hai người con trai của ông ta, Abdallah và Faycal có nhiều khả năng.

Khoảng giữa năm 1915, nghe lời khuyên của Lawrence, bộ Ngoại giao Anh lựa Hussein, hứa với Hussein rằng nếu đuổi được Thổ ra khỏi bán đảo Ả Rập th́ sẽ vận động với các cường quốc cho Ả Rập độc lập.

Hussein tin lời, kêu gọi nghĩa quân chống lại Thổ, bắt một số quân nhân Thổ ở La Mecque làm tù binh. Anh giúp bốn chiếc tiểu liên và 8.000 súng thường, nhờ vậy Ả Rập thắng Thổ ở Rabegh, Yanbo và Taif, chỉ trong có vài tháng bắt được 5.000 lính Thổ.

Nhưng Hussein không tiến thêm được nữa, không chiếm được Médine. Kế đó Anh, Pháp thất bại ở Dardanelles trước sự chống cự mănh liệt của Mustapha Kémal, rồi một vạn quân Ấn do tướng Anh Towshend chỉ huy bị Thổ vây ở Kut-El-Amara, gần Bassorah (Mésopotamie). Anh không làm sao phá ṿng vây được, chỉ c̣n cách đầu hàng nếu không th́ bị tiêu diệt.

Thấy t́nh h́nh quá nguy, bộ Tham mưu ở Le Caire phải vời Lawrence tới vấn kế.

Lawrence chỉ trích bộ máy chiến tranh của Anh là quá nặng nề, không hợp với hoàn cảnh: sỹ quan Anh quá nhiễm thói quan liêu, hành quân ở sa mạc mà mang theo đồ chơi golf và quần vợt! V́ vậy tiến thoái rất chậm, bị Thổ bủa vây. Ông bảo họ phải dùng chiến thuật uyển chuyển, lưu động mới thắng được.

Sứ mạng của ông là thương thuyết với tướng Thổ, xin nạp một số tiền để Thổ giải vây cho Towshend. Thổ không chịu. Ông nghĩ cách hô hào dân Ả Rập khởi nghĩa để phá Thổ ở hậu tuyến, bắt Thổ phải rút binh ở Kut-El-Amara mà đối phó với Ả Rập. Nhưng muốn hô hào Ả Rập khởi nghĩa th́ phải hứa cho họ độc lập. Cơ quan Indian Offỉce không chịu, v́ nếu cho Ả Rập độc lập th́ Ấn đó cũng sẽ vin vào đó đ̣i độc lập mà đế quốc Anh mất viên ngọc quư và lớn nhất. Rốt cuộc Towshend đành phải đầu hàng.

Trở về Le Caire, Lawrence ráng thuyết phục bộ Tham mưu Anh theo chính sách của ông: để cho Ả Rập khởi nghĩa chiếm Médine rồi tiến thẳng lên Damas mà giải phóng Syrie. Anh chỉ giúp khí giới, quân nhu và một số cố vấn thôi, chứ đừng đem quân vào. Phải kích thích tinh thần quốc gia của họ; kích thích tinh thần tôn giáo th́ sẽ thất bại v́ về phương diện tôn giáo, Ả Rập thân với Thổ mà chống Âu. Nhất là Anh đừng để cho Pháp xen vào rồi sau này sẽ đ̣i chia phần. Khi thắng trận rồi, Anh sẽ cho Ả Rập độc lập, Ả Rập tất sẽ mang ơn mà liên kết với Anh v́ Ả Rập cần sự giúp đỡ về vơ bị, kinh tế.

Chính phủ Anh mới đầu c̣n do dự, sau phải nhận rằng Lawrence có lư. Ông bèn đề nghị suy tôn Faycal – một người con của Hussein – làm thủ lănh phong trào giải phóng và ông được phái tiếp xúc với Faycal ở Hamra, gần Médine.

Ông đi gấp trong ba ngày, chịu đi chịu khát, đêm ngủ trên đất, ngày chịu nắng như thiêu trên sa mạc; vào khoảng cuối tháng 10 năm 1916 tới Hamra, nơi Faycal cắm trại.

Hai bên chào nhau xong, Faycal hỏi thăm về cuộc hành tŕnh của ông, khen ông là đi rất mau, rồi hỏi:

– Ông thấy trại của chúng tôi ra sao?

– Đẹp lắm, nhưng khá xa Damas!

Lời đó hạ xuống như một nhát kiếm giữa đám người ngồi trong pḥng. Mọi người xáo động, có người ngỡ Lawrence ám chỉ sự thất bại mới rồi của Faycal được lệnh của cha chiếm Médine mà không làm sao chiếm được.

Im lặng một chút, Faycal mỉm cười đáp:

– Nhờ Chúa, quân Thổ ở gần hơn!

Hai bên thân với nhau từ đó. Thấy Faycal đáng tin cậy, Lawrence vui ḷng làm quân sư cho ông ta, hy sinh cho chính nghĩa của Ả Rập.

Trong hai năm ông ta cải trang làm người Ả Rập – có hồi cải trang làm phụ nữ Ả Rập nữa – Sống chung với người Ả Rập, suốt ngày trên lưng lạc đà, đi khắp các nơi trong sa mạc, tiếp xúc với các thủ lănh Ả Rập, khuyến khích, hô hào họ, do thám cho họ, lập kế hoạch cho họ.

Ông không có vẻ bệ vệ như các quan lớn cố vấn khác, trái lại sống rất b́nh dân, sẵn sàng tiếp đón mọi người Ả Rập, chăm chú nghe họ bày tỏ ư kiến ở trong lều hoặc dưới gốc cây chà là, tự tay pha cà phê mời họ, tuyệt nhiên không dùng bồi bếp, kẻ hầu người hạ. Không những vậy, ông c̣n lột bỏ được cá tính Anh của ḿnh, suy nghĩ như người Ả Rập, tin tưởng như người Ả Rập, mới là tài chứ. Và khi họ thắng một trận nào th́ ông sung sướng y như họ, thua một trận nào cũng đau khổ y như họ.

Chưa bao giờ một người Âu nào được họ quư mến như ông. Ông đă thành vị thủ lănh của họ. Ông không c̣n là người Anh nữa mà thành người Ả Rập.

Ông có tài du kích, làm cho quân Thổ điêu đứng, chỉ lo chống đỡ ở mọi mặt trên một khu vực mênh mông, cố bảo vệ đường giao thông và quân nhu mà không đủ sức tấn công Ả Rập nữa.

Chỉ có 3.000 quân, ông đánh tan được 120.000 quân Thổ, lập được một chiến công oanh liệt.

Cuộc chiến đấu đó gồm bốn giai đoạn quyết định: giai đoạn thứ nhất ở Abou Markha; giai đoạn thứ nh́ ở Akaba; giai đoạn thứ ba ở Deraa; giai đoạn thứ tư ở Damas.

Hồi đầu Thế chiến, quân đội Thổ đóng rải rác trên con đường xe lửa từ Damas tới Médine, có thể uy hiếp kênh Suez mà làm cho quân Anh lâm nguy. Bộ tư lệnh Anh ở Le Caire khẩn cấp yêu cầu ông tấn công Médine. Quân của Faycal do Abdallah (anh của Faycal) chỉ huy, đóng ở Abou Mauha mà không chịu nhúc nhích. Ông được phái tới giúp ư kiến với Abdallah, nhưng Abdallah không hăng hái tiến quân.

Rồi ông nghĩ lại: tấn công Médine là thất sách. Chính sa mạc là đồng minh mạnh nhất của Ả Rập, cũng như hồi xưa cánh đồng tuyết là đồng minh mạnh nhất của Nga. Vậy th́ đừng giàn mặt trận nữa mà phải dùng chiến thuật du kích. Tức th́ ông đem 2.000 quân tiến như băo về phía Akaba. Ba trăm lính Thổ ở Akaba thấy ông tới th́nh ***h, hoảng hốt, không kịp đề pḥng, chỉ chống cự yếu ớt có một ngày rồi đầu hàng (6-7-1917).

Akaba mất rồi, Médine hóa ra cô lập, chẳng cần phải chiếm nữa, và ông tiến thẳng lên Damas. Lúc đó tinh thần của Thổ đă xuốngm ông tấn công một hơi Roum, Azrak, Tafila, Beersheda bằng cách chớp nhoáng, rồi tới Deraa ở phía Nam Damas, cách Damas khoảng 100 cây số. Deraa là một yếu điểm pḥng thủ rất kỹ. Mấy lần định phá mà không được, ông nảy ra một ư táo bạo lạ lùng: cải trang làm một tên Ả Rập nghèo khổ, một ḿnh lẻn vào Deraa để ḍ xét nhà ga và trại lính, bị lính Thổ bắt, tra tấn kịch liệt; may chúng không nhận ra ông, không canh pḥng cẩn mật và ông trốn thoát được về Akaba.

Qua đầu năm 1918, thế của Thổ và Đức đă núng lắm; tới tháng mười, đội kỵ binh Ả Rập đánh bại đội kỵ binh thứ tư của Thổ mà chiếm Damas. Lawrence, Choukri và Ayoubi – một nhà ái quốc Syrie – dẫn quân vào thành. Dân chúng hoan hô. Lawrence mừng quá mà sa lệ.

Chiến tranh kết liễu. Ông rất buồn v́ nhớ tới mật ước Sykes – Picot giữa Anh với Pháp. Có lẽ ông biết mật ước đó từ cuối năm 1917 mà không dám cho người Ả Rập hay, cũng không đám từ chức để phản kháng chính phủ. V́ ông nghĩ nếu từ chức Ả Rập sẽ biết nguyên do mà chống lại Anh liền, ông sẽ mang tội là chống với tổ quốc. Có lẽ ông cũng mong rằng hết chiến tranh ông có thể thuyết phục chính phủ đổi chính sách cho nên ông cứ tiếp tục dùng bánh vẽ để nhử Ả Rập chống Thổ. Bây giờ đây việc đă xong, ông biết xử trí ra sao?

 

ANH NUỐT LỜI HỨA VỚI Ả RẬP – LAWRENCE HỐI HẬN

 

 

Ngày 1-11-1918 Lloyd George báo cáo với dân chúng Anh rằng 11 giờ sáng đó chiến tranh sẽ chấm dứt.

Cũng hôm đó, Lawrence về tới London và ngay hôm sau ông bắt đầu cuộc chiến đấu thứ nh́ cho Ả Rập. Thấy Tổng thống Mỹ Wilson tuyên bố rằng các dân tộc có quyền tự quyết, lại nghe nói các chính phủ Anh, Pháp hứa với dân tộc Syrie và Mésopotamie sẽ giúp họ lập chính phủ bản xứ, ông vui vẻ tin tưởng, đề nghị với chính phủ lập ba quốc gia Ả Rập: Syrie sẽ thuộc quyền Faycal, Thượng Mésopotamie về Zeid và Hạ Mésopotamie về Abdallah. Ba quốc gia đó họp thành một liên bang dưới quyền điều kHiển của Hussein, vua xứ Hedjaz, nghĩa là cha con của Hussein sẽ làm chủ gần trọn bán đảo Ả Rập.

Hai tháng sau, Faycal tới Anh, được Lawrence tiếp đón và giới thiệu với Thủ tướng và các Bộ trưởng. Nhưng Lawrence vỡ mộng liền, chẳng ai coi trọng đề nghị của ông cả. Ông lại c̣n hay tin rằng Saint John Philby ở Indian Office cũng đương vận động với chính quyền để gạt Hussein ra mà đưa Ibn Séoud lên.

V́ vinh dự của ông, chứ không phải của chính phủ (chính phủ nào cũng có thói nuốt lời hứa như chơi), ông quyết bênh vực Hussein và Faycal đến cùng. Một mặt ông nhắc bộ Ngoại giao về lời hứa với Hussein năm 1915, một mặt ông đả kích Saint John Philby đă mù quáng mà lựa chọn Ibn Séoud. Nhưng dù được dân chúng Anh coi ông là một vị anh hùng, tiếng nói của một đại tá như ông có giá trị ǵ trong các hội nghị quốc tế.

Tháng giêng năm sau (1919) Anh, Pháp, Mỹ họp hội nghị ở Paris. Lawrence cũng qua Paris để chống đỡ Faycal, làm thông ngôn cho Faycal, tấn công cả chính phủ Pháp lẫn chính phủ Anh. Nhiều lần ông đấu khẩu với “cọp già” Clémenceau của Pháp. Thực là kỳ phùng địch thủ: cả hai cùng cương quyết, tàn nhẫn, chua chát như nhau. Clémenceau không chịu nhường một chút quyền lợi nào của Pháp cho bất kỳ ai, dù người đó là ông vua không ngôi hay có ngôi của Ả Rập.

Pháp viện lẽ rằng đă chịu hao tổn sinh mạng, tài sản nhiều nhất trong bốn năm chiến đấu để “bênh vực những tự do dân chủ cho thế giới” – một triệu người Pháp chết, bao nhiêu châu thành bị tàn phá, bao nhiêu tỷ quan phải tiêu dùng th́ bây giờ Đồng minh phải cho Pháp “gỡ gạc” chút đỉnh mà làm chủ Syrie và Liban, nơi mà Pháp đă khai hóa từ thời Viễn chinh Thập tự và có bổn phận phải tiếp tục bênh vực các thiểu số theo Ki Tô giáo, khỏi bị cái họa của Do Thái giáo ở châu Âu.

Lư lẽ đó vững quá, vững hơn lư lẽ “dân tộc tự quyết” của Wilson; Anh tất nhiên tán thành, v́ Anh đă dược Pháp hứa nhường cho phần lớn rồi kia mà: Mésopotamie, Palestine. Thành thử Pháp tuyên bố rằng không hề biết Faycal là ai, không cho Faycal dự hội nghị, th́ Anh cúi gằm mặt xuống làm thinh. Sau này khi Pháp đem quân lại chiếm đóng Damas (1920), Faycal cùng với một số nghĩa quân chống cự lại và thua th́ Anh cũng tiếp tục làm ngơ nữa. Thực là chua xót cho Faycal: chiếm lại được Damas của Thổ, mới cai trị được khoảng một năm đă bị kẻ khác lại đuổi đi.

Lawrence không c̣n mặt mũi nào nh́n người Ả Rập nữa, trở về Anh viết một loạt bài tố cáo chính phủ trong tờ Times và viết cuốn Seven Pillars of Wisdom (bản dịch ra tiếng Pháp của nhà Payot, nhan đề là Les sept Pilires de la Sagesse) để kể cuộc khởi nghĩa của Ả Rập và tự thú lỗi lầm của ḿnh đă lừa gạt dân tộc Ả Rập, mong giải được phần nào nỗi ân hận nó giày ṿ ông.

Trong cuốn đó, ông tự xỉ vả thậm tệ:

“Tôi không phải là thằng ngu. Lúc đó tôi đă đoán được rằng khi thắng trận rồi th́ những lời hứa với dân tộc Ả Rập sẽ chỉ là những miếng giấy lộn. Nếu tôi là một người cố vấn lương thiện th́ tôi đă bảo các người Ả Rập đừng hy sinh tính mạng về những chuyện mơ hồ đó nữa”.

“Đúng là tôi có cái xu hướng, có một thứ tài lường gạt. Nếu không th́. làm sao tôi đă lường gạt người Ả Rập được khéo léo như vậy trong năm năm liền? Đúng vào lúc nào th́ cái tội của tôi thành một trọng tội? Và người ta phải xử tôi ra sao? Làm cho người Ả Rập chết, tôi đă mắc tội ăn cắp, ăn cắp linh hồn”.

Luôn luôn cái ư đă phạm tội ấy ám ảnh ông và ông tự hỏi hoài: “Tôi mắc tội tới cái mức nào?”

Không ai xử tội ông cả. Ông tự xử lấy. Chính phủ tặng ông huy chương Commander of the Bath, ông trả lại chính phủ cái “đồ chơi hai xu của con nít đó”. Pháp tặng ông Croix de Guerre, ông đem đeo vào cổ một con chó rồi trả lại chính phủ Pháp.

Pháp gặp khó khăn ở Damas (Syrie) th́ Anh cũng gặp khó khăn ở Mésopotamie. Cũng năm 1920, dân Mésopotamie nổi dậy chống Anh, Anh phải đem 150.000 quân qua dẹp. Churchill vội vàng mời Lawrence tới vấn kế. Tháng ba năm sau, một hội nghị họp ở Le Caire để quyết định thành lập vương quốc Iraq, Anh chỉ giữ các căn cứ không quân để kiểm soát sa mạc. Thế là có một ngai vàng trống. Anh đem tặng Faycal để bù vào cái ngai vàng Damas bị Pháp hất. Faycal nhận. Abdallah cũng đ̣i một ngai vàng cho ḿnh. Anh thí cho ngai vàng Transjordanie, ông ta cự nự v́ Transjordanie là một xứ tồi tệ, chỉ có ba trăm ngàn dân gồm toàn những hạng bất b́nh, khó trị của Tây Á.

Lawrence được Churchill phái qua vỗ về Abdallah, Abdallah nguôi nguôi, nhưng cha là Hussein càng nổi quạu. Sau hiệp ước Paris, Hussein viết thư phản kháng, buộc Lloyd George (Anh) và hội Vạn Quốc phải đuổi Pháp ra khỏi Syrie. Dĩ nhiên, Lloyd George làm thinh. Hussein bèn lại Amman (kinh đô Transjordanie) cầm gậy đuổi các sỹ quan ra khỏi dinh rồi mắng Abdallah thậm tệ rằng nhu nhược chịu quy phục Anh.

– Cút ngay đi! Ông chỉ là con người xảo quyệt chuyên gây hấn. Chính ông đă hứa hẹn lếu láo với tôi và kéo tôi vào cái vụ lường gạt trâng tráo này.

Rồi ông ta trở về La Mecque, sống trong cảnh uất hận. Cái mộng phục hưng lại đế quốc Ả Rập đă tiêu tan. Mà t́nh cảnh hiện tại c̣n tệ hơn hồi trước. Trước kia người Ả Rập chỉ có một ông chủ, mà ông chủ đó ít ǵ cũng cùng một tôn giáo với ḿnh; ngày nay có tới hai chủ: Anh và Pháp, và bọn này đều là tụi “dị giáo”, tụi không thờ Allah, chống lại Allah. Lỗi tại ông cả; đă quá tin Lawrence. Allah và Mohamed làm sao tha thứ cho ông được? Cái nhục đó, sau này Ibn Séoud sẽ rửa cho dân tộc Ả Rập.

Bị Hussein xỉ vả, Lawrence nhục nhă trở về Anh, tự đầy đọa ḿnh để chuộc tội. Ông bỏ tên cũ, xóa hết cả dĩ văng, một ḿnh lang thang trong cảnh tối tăm cho tới măn kiếp, lấy tên là John Hume Ross xin làm binh nh́ thợ máy trong đội Không quân Hoàng gia, nhẫn nhục làm mọi việc của một binh nh́: cọ sàn, quét sân, rửa chuồng heo, đổ rác… Càng bị hành hạ, càng làm những việc dơ dáy, ông càng thấy thích, như để chuộc tội vậy.

Nhưng rồi sau người ta nhận ra ông, báo chí làm rùm lên, người ta mời ông ra khỏi trại.

Hai tháng sau ông lại đổi tên một lần nữa, lựa tên T. E. Shaw, t́nh nguyện vào đội Chiến xa Hoàng gia.

Đầu năm 1927, ông lại hay một tin buồn và nhục cho ông nữa. Ibn Séoud, người được Saint John Philby ở Indian Office che chở, tấn công Hussein, chỉ trong mấy ngày đuổi được Hussein ra khỏi La Mecque và Hussein phải lưu vong ở đảo Chypre. Chính phủ Anh thản nhiên, không hể giúp đỡ, bênh vực Hussein, thành thử bao nhiêu lời ông hứa với ḍng họ Hussein bị chà đạp hết.

Ông chết năm 1935 trong một tai nạn xe máy dầu. Người ta ngờ rằng ông chán đời quá mà tự tử v́ mấy năm trước đó, lúc nào ông cũng ủ rũ, thường than thở:

“Tôi luôn luôn mong muốn rằng màn kịch của tôi hạ xuống sơm sớm cho. Tôi có cảm tưởng sắp đến lúc nó hạ rồi”

Một người thân hiểu tâm sự của ông, đặt một bó hồng trên thi hài, có ư nhắc lại hai câu thơ mà ông đă ngâm hồi bị Thổ giam ở Deraa:

For Lord I was free of all the flowers, but I chose the world’s sad rose,

And that is whi my feet are torn and my eyes are blind with sweat…

(V́ thưa Chúa, con được tự do lựa chọn tất cả những bông hoa của Chúa và con đă lựa những bông hồng ủ rũ trên đời,

V́ vậy mà chân con mới rớm máu và mắt con mới mờ đi v́ mồ hôi….)

Chết sớm như vậy là may cho ông. Nếu phải sống thêm mười năm nữa, mà thấy Ibn Séoud hất chân Anh và kết thân với Mỹ, tặng cho Mỹ tất cả các mỏ dầu lửa trên bán đảo Ả Rập th́ ḷng ái quốc của ông c̣n giày ṿ ông đến bực nào.

CHƯƠNG VII: IBN SÉOUD, VỊ ANH HÙNG CHINH PHỤC SA MẠC

CHÍ LN CA IBN SÉOUD

Từ năm 1927 Lawrence càng thêm buồn và nhục v́ ông đă thua Saint John Philby: ông ủng hộ gịng họ Hachémite tức cha con Hussein, mà ḍng họ Saudi được Philby tin cậy đă đánh bạt Hussein ra khỏi bán đảo Ả Rập.

Đọc chương IV, chúng ta c̣n nhớ cuối thế kỷ XVII, một vị anh hùng Ả Rập, Abdul Wahad giữ đúng truyền thống của Mohamed, đă dùng sức mạnh của tôn giáo và của đạo binh Ikwan, muốn phục hưng lại đế quốc Ả Rập, thống nhất được xứ Nedjd và Hasa. Qua thế kỷ sau, con của ông, Séoud đại vương chiếm thêm được Hedjaz, vào thánh địa La Mecque, nhưng khi Séoud tử trận, mười hai người con đều bất tài, bị Thổ diệt hết. Vậy dân tộc Ả Rập vẫy vùng được một thời rồi lại nép ḿnh dưới chân Thổ, thiêm thiếp ngủ dưới ánh nắng gay gắt, trong cảnh tịch mịch của sa mạc, chỉ thỉnh thoảng giật ḿnh v́ một tiếng súng nổ hoặc tiếng vó ngựa của một tên cướp đường ban ngày.

Tới đầu thế kỷ XX, sự nghiệp của Séoud đại vương mới được một người cháu tiếp tục. Vị anh hùng này tên là Abdul Aziz, cùng tên với Séoud đại vương, khi lên ngôi, cũng lấy hiệu là Ibn Séoud.

Abdul Aziz sanh năm 1881 ở Ryhad, kinh đô của tiểu bang Nedjd, tại trung tâm bán đảo. Lúc đó bán đảo chia làm mười sáu tiểu bang nghèo mà lại không biết đoàn kết với nhau.

Thân phụ Aziz là Abdul Rahman, bào đệ của quốc vương Nedjd. Vốn mộ đạo, Abdul Rahman sống một đời khắc khổ như các nhà tu hành: nhà cửa không trang hoàng ǵ cả, không ăn đồ ngon, không bận đồ lụa, cấm người trong nhà ca hát, suốt ngày đăm đăm tụng niệm.

Tới tuổi đi học, Aziz vào nhà tu học thuộc ḷng kinh Coran. Tám tuổi đă biết cầm gươm, bắn súng, cưỡi ngựa phi nước đại mà không cần yên cương, tập chịu cực khổ, đi chân không trên những phiến đá nóng như nung, hàng tháng theo các thương đội trong sa mạc với một nắm chà là và một bầu nước giếng. Nhờ tiên thiên rất mạnh – cao hai thước năm phân, to lớn như khổng lồ – Aziz chịu được nỗi khắc khổ mà thân phụ ông muốn ông tập cho quen để sau này lập sự nghiệp lớn: thống nhất quốc gia.

Mới chín mười tuổi, ông đă phải thấy gần trọn gia đ́nh ông bị quốc vương xứ Han là Rashid tàn sát. Thân phụ ông dắt ông trốn khỏi được và lang thang hết nơi này nơi khác trong miền hoang vu Ruba A Khali, toàn đá và cát khô cháy. Bọn tùy tùng chịu không nổi, bỏ đi lần lần. Một hôm Rahman tuyệt vọng, gọi con và ba người thị vệ trung kiên lại bảo:

– Chúa bắt chúng ta chết ở nơi này rồi. Chúng ta phải tuân lệnh Chúa. Thôi, qú cả xuống mà tụng kinh và cảm ơn Chúa

Aziz phản kháng:

– Không! Không chịu chết ở đây. Phải ráng sống. Lớn lên con sẽ làm vua xứ Ả Rập.

Sáng hôm sau cứu tinh tới. Một đoàn kị mă của vua Koweit tới đón bọn họ lại Koweit lánh nạn.

Koweit là một xứ nhỏ xíu nhưng giàu có ở phía tây bắc vịnh Ba Tư. Châu thành là một thị trấn nằm trên bờ biển, được người phương Tây gọi là tỉnh Marseille của phương Đông. Ghe tàu tấp nập ở cảng; đủ các giống người chen chúc nhau trên đường: từ phương Đông qua như Ấn Độ, Ba Tư, cả Nhật Bản nữa; từ phương Tây tới như Anh, Pháp, Đức, Ư; từ phương Bắc như Nga, Thổ.

Nơi đó là ngưỡng cửa của châu Âu và châu Á. Người Đức muốn mở đường xe lửa từ Berlin tới vịnh Ba Tư mà ga cuối cùng là Koweit. Nga cũng muốn có một trục giao thông từ Moscow tới Bagdad, Bassorah trên con sông Tigre, ở phía Bắc Koweit. C̣n Anh th́ định lập một đường khởi từ Ấn Độ xuyên qua Ba Tư mà trạm cuối cùng là Bassorah hay Koweit. Nhất là từ khi Anh, Mỹ khai thác những mỏ dầu lửa ở Ba Tư và Ả Rập, từ khi họ t́m được những mỏ dầu vô tận ở tại Koweit th́ hải cảng Koweit và Bossorah thành những căn cứ quân sự quan trọng nhất thế giới, hơn cả Gibraltar, Aden, Singapore, Hương Cảng. Cho nên thương mại ở đó phát triển lạ lùng mà gián điệp th́ đầy đường. Tất cả các cường quốc đều gởi đại diện tới, chính thức và không chính thức, những vị sứ thần và những nhân viên mật vụ trá h́nh thành con buôn, nhà truyền giáo, nhà khảo cổ… Họ ḍm ngó nhau, ngầm tranh giành nhau từng chút, văi tiền ra để mua chuộc các nhà quyền thế bản xứ, t́m đủ các mưu mô mánh khóe để hất cẳng nhau, lật tẩy nhau, mà ngoài mặt th́ vẫn niềm nở, rất lịch sự với nhau.

Một trong các nhà quyền thế bị người Anh mua chuộc là Mubarrak, bào đệ của quốc vương Koweit. Mubarrak là một tên cờ bạc, điếm đàng, tiêu hết gia sản của ông cha để lại rồi qua Ấn Độ “làm ăn”. Không hiểu hắn làm ăn cách nào mà tiền bạc vào như nước, ai hỏi hắn th́ hắn cúi mặt, nhũn nhặn đáp: “Nhờ Allah phù hộ độ tŕ”.

Năm 1897 hắn về Koweit, bị vua anh mắng chửi tàn tệ, hắn nhẫn nhục chịu. Nhưng Aziz thích hắn lắm mà hắn cũng thương Aziz v́ thấy chàng thông minh đĩnh ngộ. Hồi đó Aziz đă có vợ, vẫn nuôi cái mộng tiễu phạt Rahsid để khôi phục giang san, có lần nhảy lên lưng một con lạc đà, phi vào sa mạc để hô hào các bộ lạc nổi lên chống Rashid, nhưng ai mà nghe lời em bé miệng c̣n hôi sữa, cho nên ba ngày sau chàng lủi thủi trở về Koweit, làm tṛ cười cho thiên hạ.

Mubarrak không mỉa mai Aziz mà trái lại, ân cần đón về nhà, dạy cho một chút sử kư, địa lư, toán học và Anh văn rồi lại cho làm thư kư riêng. Khách khứa tới lui nhà Mubarrak sao mà nhiều thế! Đủ các hạng người, từ con buôn tới các nhà thám hiểm, chủ ngân hàng, chính khách, đủ các giống người: Anh, Pháp, Đức, Nga…

Rồi một đêm Mubarrak lẻn vào cung giết anh, lên ngôi vua. Vua Thổ khép tội phản nghịch, ra lệnh cho Rashid đem quân lại dẹp. Koweit đă nhỏ mà quân đội không luyện tập, Mubarrak thua, chạy vào thành trốn. Nguy cơ đă tới. Nhưng lạ chưa, đúng lúc đó một thiết giáp hạm của Anh hiện ở bờ biển Koweit nă súng vào phía quân Rashid và Rashid phải nuốt hận mà rút quân về. Bây giờ người ta mới hiểu Mubarrak làm tay sai cho Anh. Thế là Thổ đă thua Anh một nước cờ. Địa điểm Koweit quan trọng quá, Anh không cướp của Thổ th́ Đức hay Nga cũng chiếm mất.

CHƯƠNG VII: IBN SÉOUD, VỊ ANH HÙNG CHINH PHỤC SA MẠC

CHÍ LN CA IBN SÉOUD

Từ năm 1927 Lawrence càng thêm buồn và nhục v́ ông đă thua Saint John Philby: ông ủng hộ gịng họ Hachémite tức cha con Hussein, mà ḍng họ Saudi được Philby tin cậy đă đánh bạt Hussein ra khỏi bán đảo Ả Rập.

Đọc chương IV, chúng ta c̣n nhớ cuối thế kỷ XVII, một vị anh hùng Ả Rập, Abdul Wahad giữ đúng truyền thống của Mohamed, đă dùng sức mạnh của tôn giáo và của đạo binh Ikwan, muốn phục hưng lại đế quốc Ả Rập, thống nhất được xứ Nedjd và Hasa. Qua thế kỷ sau, con của ông, Séoud đại vương chiếm thêm được Hedjaz, vào thánh địa La Mecque, nhưng khi Séoud tử trận, mười hai người con đều bất tài, bị Thổ diệt hết. Vậy dân tộc Ả Rập vẫy vùng được một thời rồi lại nép ḿnh dưới chân Thổ, thiêm thiếp ngủ dưới ánh nắng gay gắt, trong cảnh tịch mịch của sa mạc, chỉ thỉnh thoảng giật ḿnh v́ một tiếng súng nổ hoặc tiếng vó ngựa của một tên cướp đường ban ngày.

Tới đầu thế kỷ XX, sự nghiệp của Séoud đại vương mới được một người cháu tiếp tục. Vị anh hùng này tên là Abdul Aziz, cùng tên với Séoud đại vương, khi lên ngôi, cũng lấy hiệu là Ibn Séoud.

Abdul Aziz sanh năm 1881 ở Ryhad, kinh đô của tiểu bang Nedjd, tại trung tâm bán đảo. Lúc đó bán đảo chia làm mười sáu tiểu bang nghèo mà lại không biết đoàn kết với nhau.

Thân phụ Aziz là Abdul Rahman, bào đệ của quốc vương Nedjd. Vốn mộ đạo, Abdul Rahman sống một đời khắc khổ như các nhà tu hành: nhà cửa không trang hoàng ǵ cả, không ăn đồ ngon, không bận đồ lụa, cấm người trong nhà ca hát, suốt ngày đăm đăm tụng niệm.

Tới tuổi đi học, Aziz vào nhà tu học thuộc ḷng kinh Coran. Tám tuổi đă biết cầm gươm, bắn súng, cưỡi ngựa phi nước đại mà không cần yên cương, tập chịu cực khổ, đi chân không trên những phiến đá nóng như nung, hàng tháng theo các thương đội trong sa mạc với một nắm chà là và một bầu nước giếng. Nhờ tiên thiên rất mạnh – cao hai thước năm phân, to lớn như khổng lồ – Aziz chịu được nỗi khắc khổ mà thân phụ ông muốn ông tập cho quen để sau này lập sự nghiệp lớn: thống nhất quốc gia.

Mới chín mười tuổi, ông đă phải thấy gần trọn gia đ́nh ông bị quốc vương xứ Han là Rashid tàn sát. Thân phụ ông dắt ông trốn khỏi được và lang thang hết nơi này nơi khác trong miền hoang vu Ruba A Khali, toàn đá và cát khô cháy. Bọn tùy tùng chịu không nổi, bỏ đi lần lần. Một hôm Rahman tuyệt vọng, gọi con và ba người thị vệ trung kiên lại bảo:

– Chúa bắt chúng ta chết ở nơi này rồi. Chúng ta phải tuân lệnh Chúa. Thôi, qú cả xuống mà tụng kinh và cảm ơn Chúa

Aziz phản kháng:

– Không! Không chịu chết ở đây. Phải ráng sống. Lớn lên con sẽ làm vua xứ Ả Rập.

Sáng hôm sau cứu tinh tới. Một đoàn kị mă của vua Koweit tới đón bọn họ lại Koweit lánh nạn.

Koweit là một xứ nhỏ xíu nhưng giàu có ở phía tây bắc vịnh Ba Tư. Châu thành là một thị trấn nằm trên bờ biển, được người phương Tây gọi là tỉnh Marseille của phương Đông. Ghe tàu tấp nập ở cảng; đủ các giống người chen chúc nhau trên đường: từ phương Đông qua như Ấn Độ, Ba Tư, cả Nhật Bản nữa; từ phương Tây tới như Anh, Pháp, Đức, Ư; từ phương Bắc như Nga, Thổ.

Nơi đó là ngưỡng cửa của châu Âu và châu Á. Người Đức muốn mở đường xe lửa từ Berlin tới vịnh Ba Tư mà ga cuối cùng là Koweit. Nga cũng muốn có một trục giao thông từ Moscow tới Bagdad, Bassorah trên con sông Tigre, ở phía Bắc Koweit. C̣n Anh th́ định lập một đường khởi từ Ấn Độ xuyên qua Ba Tư mà trạm cuối cùng là Bassorah hay Koweit. Nhất là từ khi Anh, Mỹ khai thác những mỏ dầu lửa ở Ba Tư và Ả Rập, từ khi họ t́m được những mỏ dầu vô tận ở tại Koweit th́ hải cảng Koweit và Bossorah thành những căn cứ quân sự quan trọng nhất thế giới, hơn cả Gibraltar, Aden, Singapore, Hương Cảng. Cho nên thương mại ở đó phát triển lạ lùng mà gián điệp th́ đầy đường. Tất cả các cường quốc đều gởi đại diện tới, chính thức và không chính thức, những vị sứ thần và những nhân viên mật vụ trá h́nh thành con buôn, nhà truyền giáo, nhà khảo cổ… Họ ḍm ngó nhau, ngầm tranh giành nhau từng chút, văi tiền ra để mua chuộc các nhà quyền thế bản xứ, t́m đủ các mưu mô mánh khóe để hất cẳng nhau, lật tẩy nhau, mà ngoài mặt th́ vẫn niềm nở, rất lịch sự với nhau.

Một trong các nhà quyền thế bị người Anh mua chuộc là Mubarrak, bào đệ của quốc vương Koweit. Mubarrak là một tên cờ bạc, điếm đàng, tiêu hết gia sản của ông cha để lại rồi qua Ấn Độ “làm ăn”. Không hiểu hắn làm ăn cách nào mà tiền bạc vào như nước, ai hỏi hắn th́ hắn cúi mặt, nhũn nhặn đáp: “Nhờ Allah phù hộ độ tŕ”.

Năm 1897 hắn về Koweit, bị vua anh mắng chửi tàn tệ, hắn nhẫn nhục chịu. Nhưng Aziz thích hắn lắm mà hắn cũng thương Aziz v́ thấy chàng thông minh đĩnh ngộ. Hồi đó Aziz đă có vợ, vẫn nuôi cái mộng tiễu phạt Rahsid để khôi phục giang san, có lần nhảy lên lưng một con lạc đà, phi vào sa mạc để hô hào các bộ lạc nổi lên chống Rashid, nhưng ai mà nghe lời em bé miệng c̣n hôi sữa, cho nên ba ngày sau chàng lủi thủi trở về Koweit, làm tṛ cười cho thiên hạ.

Mubarrak không mỉa mai Aziz mà trái lại, ân cần đón về nhà, dạy cho một chút sử kư, địa lư, toán học và Anh văn rồi lại cho làm thư kư riêng. Khách khứa tới lui nhà Mubarrak sao mà nhiều thế! Đủ các hạng người, từ con buôn tới các nhà thám hiểm, chủ ngân hàng, chính khách, đủ các giống người: Anh, Pháp, Đức, Nga…

Rồi một đêm Mubarrak lẻn vào cung giết anh, lên ngôi vua. Vua Thổ khép tội phản nghịch, ra lệnh cho Rashid đem quân lại dẹp. Koweit đă nhỏ mà quân đội không luyện tập, Mubarrak thua, chạy vào thành trốn. Nguy cơ đă tới. Nhưng lạ chưa, đúng lúc đó một thiết giáp hạm của Anh hiện ở bờ biển Koweit nă súng vào phía quân Rashid và Rashid phải nuốt hận mà rút quân về. Bây giờ người ta mới hiểu Mubarrak làm tay sai cho Anh. Thế là Thổ đă thua Anh một nước cờ. Địa điểm Koweit quan trọng quá, Anh không cướp của Thổ th́ Đức hay Nga cũng chiếm mất.

IBN SÉOUD CHIẾM LẠI ĐUỢC RYHAD

Biến chuyển lạ lùng đó mở mắt cho Aziz. Trông cậy vào đường gươm lưỡi kiếm, ờ ḷng trung thành của quân đội th́ hỏng bét. Phải có ngoại giao, có mánh khóe chính trị nữa. Và cái xứ Ả Rập này vậy mà quan trọng chứ, tất cả các cường quốc đều ḍm ngó nó. Từ trước cứ tưởng đuổi được tụi Thổ đi là xong, bây giờ mới thấy rằng c̣n Anh, Đức, Pháp, Nga nữa mà đàn kên kên này c̣n lợi hại hơn nhiều. Vậy phải tính toán, mưu mô, tùy gió xoay chiều, tránh né, len lỏi, lúc tiến lúc lui, chứ không thể sơ suất được.

Lúc đó Anh đương mạnh, Aziz hướng về Anh, muốn nhờ Anh giúp để trả thù Rashid, nhưng Anh cho chàng là con nít, không thèm trả lời. Chàng quay lại năn nỉ Mubarrak năm lần bảy lượt. Bực ḿnh quá, muốn tống chàng đi cho rảnh, Mubarrak thí cho chàng ba chục con lạc đà ốm yếu, ba chục khẩu súng cũ kỹ, hai trăm đồng tiền vàng và dặn kỹ nên việc hay không cũng mặc, không được lại quấy rầy nữa.

Chàng không đ̣i ǵ hơn. Được điều khiển một binh lực dù nhỏ mọn cũng thú rồi. Chàng định kế hoạch: phải đích thân vào hang cọp, chiếm lấy cung điện Ryhad, rồi kiểm soát kinh đô, kiểm soát các bộ lạc ở Nedjd. Lúc đó mới sai sứ thần tiếp xúc với người Anh xem người Anh có dám khinh thị chàng nữa không.

Chàng đem đại sự ra bàn với cha, cha mắng là vọng động, chàng không nghe, để vợ và con thơ lại cho cha trông nom rồi tiến sâu vào sa mạc. Lúc đó nhằm mùa thu năm 1901, chàng mới hai chục tuổi. Không ai ngờ với ba chục con lạc đà ghẻ và ba chục cây súng tồi, chàng chinh phục được bán đảo Ả Rập.

Mới đầu chàng đánh du kích những đồn nhỏ và thương đội, cướp được khí giới và tiền bạc rồi lưu động đi nơi khác liền. Chiến lợi phẩm phân phát hết cho thủ hạ, c̣n chính chàng th́ vẫn sống bằng một nắm chà là và một bầu nước. Một số lưu manh nghe nói chàng hào phóng, ùa theo; c̣n các hào mục sợ sự trừng phạt của Rashid, hễ thấy chàng sắp tới là đề pḥng trước, nên chàng không cướp phá thêm được ǵ nữa. Tiền cạn, lạc đà chết ṃn, thủ hạ trốn đi lần lần, sau cùng chỉ c̣n lại số thân tín đă đi theo chàng từ Koweit và mươi người mới theo sau này.

Chàng đổi chiến lược: phải chiếm kinh thành một cách chớp nhoáng. Muốn vậy phải ẩn náu trong hai tháng sao cho địch tưởng ḿnh chết rồi, mà trong sa mạc việc đó rất khó. Luôn hai tháng, một bọn trên bốn chục người phải núp suốt ngày sau các đồi cát, nhịn ăn nhịn uống, đêm mới dám ḅ đi kiếm nước hoặc chà là.

Khi các nhà cầm quyền Ryhad tưởng chàng đă chết v́ đói khát, không đề pḥng cẩn mật nữa, chàng mới lẻn tới sát Ryhad, để thủ hạ ở ngoài thành làm hậu thuẫn; c̣n chàng, Jilouy, và sáu người nữa, đương đêm leo vào thành, vào được tư dinh viên Thống Đốc, rồi sáng hôm sau, ám sát viên Thống Đốc, cướp được đồn, các đồn khác trong tỉnh hưởng ứng và đến giữa trưa chàng khôi phục được kinh đô của tổ tiên mà chỉ mất có hai thủ hạ.

Rashid đem quân lại vây đánh Aziz. Aziz rút quân xuống phương Nam, dùng thuật du kích tỉa lần quân địch. Trong hai năm, bất phân thắng bại. Chàng phải dùng chính sách ngoại giao, nhờ Mubarrak làm trung gian điều đ́nh với Thổ, Thổ bằng ḷng nhận chàng làm quốc vương xứ Nedjd, c̣n chàng chịu cho quân Thổ đóng ở vài nơi. Chàng sai quân lính giả làm quân bất lương cướp bóc lính Thổ. Thổ tiễu trừ không nổi, mà thấy giữ xứ Nedjd không có lợi, năm 1905 rút quân về.

Lúc này chàng mới đem toàn lực tấn công Rashid, một đêm băo cát mù mịt, xuất kỳ bất ư, cầm đầu một đội quân tiến như bay về phía trại Rashid, chém được đầu Rashid.

Khi trở về Ryhad, Rahman nhường hết chính quyền và giáo quyền cho chàng và chàng lên ngôi, lấy hiệu là Ibn Séoud. Năm đó chàng hai mươi lăm tuổi (1906).

IBN SÉOUD LẬP ĐỒN ĐIỀN ĐỂ NẮM ĐUỢC DÂN

Trong mấy năm sau Ibn Séoud b́nh phục xong xứ Hail rồi ngoại giao với người Anh để mặc ông tấn công Thổ mà chiếm xứ Hasa ở phía Nam Koweit, bên bờ vịnh Ba Tư. Cũng dùng chiến thuật xuất kỳ bất ư, đương đêm cho quân leo thành, tới sáng th́ chiếm được kinh đô Hasa mà dân chúng không hay ǵ.

Lúc này đất đai đă mở rộng, có cửa ngơ thông ra biển rồi, ông tổ chức lại nội bộ cho thêm mạnh để sau này tiến thêm một bước nữa.

Thần dân ông gồm hai hạng người: hạng làm ruộng, buôn bán, định cư – hạng này là thiểu số – và hạng du mục lang thang khắp nơi, nay đây mai đó. Hạng trên trung thành với ông, c̣n hạng dưới th́ không thể tin được. Họ rời rạc như những hạt cát, hễ nắm chặt lại th́ ở trong tay mà mở ra th́ trôi theo những kẽ tay mất. Tinh thần cá nhân của họ rất mạnh, họ rất phóng túng, không chịu một sự bó buộc nào, tính t́nh thay đổi, nay thân mai phản, sản xuất th́ ít mà phá hoại cướp bóc th́ nhiều, không thể dùng làm lính được v́ không chịu kỷ luật.

Muốn cho quốc gia Ả Rập mạnh lên, phải nhào họ thành một khối như Mohamed hồi xưa. Nhưng hồi xưa Mohamed chỉ dùng tôn giáo, chỉ hứa cho họ lên Thiên Đường mà họ hăng say Thánh chiến. Ngày nay Ibn Séoud thấy phương pháp đó không đủ hiệu nghiệm. Tại ông không có tài như Mohamed hay tại thời thế đă khác: thần dân của ông không tin rằng dùng Thánh chiến mà có thể diệt được các tôn giáo khác, các dân tộc khác; c̣n như ở trên bán đảo Ả Rập, xứ nào cũng theo Hồi giáo, tiếng Thánh chiến hóa ra vô nghĩa.

V́ vậy ông phải thay đổi đường lối. ông phải định cư thần dân của ông, biến họ thành nông dân để dễ kiểm soát, bắt họ sản xuất. Chương tŕnh này thực mới mẻ và táo bạo, từ xưa các vua Ả Rập chưa ai nghĩ tới.

Ibn Séoud biết rằng sức phản động của các giáo phái sẽ mănh liệt v́ chẳng những ông đi ngược tục lệ cổ truyền mà c̣n làm trái cả lời trong Thánh kinh Coran. Trong kinh có câu: “Cái cày vào trong gia đ́nh nào th́ sự nhục nhă vào theo gia đ́nh ấy”. Ông phải triệu tập các nhà tu hành lại, giảng cho họ kế phú quốc cường binh của ông, trả lời tất cả những câu chất vấn, đả đảo tất cả những lư lẽ cổ hủ của họ, vừa mềm mỏng, vừa cương quyết, như vậy họ mới chịu nghe và đi khắp xứ tuyên truyền cho chính sách mới, chính sách lập đồn điền. Họ khéo t́m đâu được một câu cũng của Mohamed đại ư rằng: “Tín đồ nào cày ruộng là làm một việc thiện” để bênh vực chủ trương của nhà vua.

Mặc dầu vậy, dân chúng vẫn thờ ơ. Họ vẫn thích cái đời phiêu bạt hơn, vẫn sống theo câu tục ngữ: “Tất cả hạnh phúc trong đời người là ở trên lưng ngựa”, vẫn chỉ muốn nghe tiếng gọi của gió trên sa mạc, tiếng hí của ngựa trên đồi vắng dưới nền trời lóng lánh những v́ sao. Rốt cuộc, khắp nước chỉ có ba chục người chịu nghe ông mà định cư. Ibn Séoud không cầu ǵ hơn. Trước kia chỉ có bốn chục thủ hạ c̣n chiếm lại nổi giang sơn, nay có ba chục người, sao không tạo nổi một đồn điền? Ông biết cái luật bất di dịch này là muốn tạo cái ǵ vĩ đại th́ bắt đầu phải tạo một cái nho nhỏ đă.

Đồn điền đầu tiên thành lập ở Artawiya ở giữa đường từ Nedjd tới Hasa, một miền hoang vu vào bậc nhất, chỉ có bốn năm cái giếng nước cạn, dăm chục cây chà là và vài mẫu đất cằn. Chỉ trong mấy năm thành một xóm làng có trường học, chung quanh là đồng lúa xanh tốt, rồi thành một thị trấn. Dân làng đă ra khỏi thời Trung cổ mà bước vào thời hiện đại.

Các nơi khác thấy thành công, cũng bắt chước và trong năm năm, số nông dân lên tới năm vạn. Năm vạn người đó là năm vạn chiến sỹ có kỷ luật, đoàn kết thành một khối.

Có một đội quân đáng kể rồi, ông mới tính tới việc chinh phục xứ Hedjaz, chiếm các Thánh địa Médine và La Mecque lúc đó thuộc quyền Hussein. Nhưng người Anh có để yên cho ông hoạt động không?

IBN SÉOUD CHIẾM LA MECQUE, LÀM VUA XỨ Ả RẬP SAUDI

Vừa may thời cơ tới, Đại chiến thứ nhất bùng nổ. Thổ đứng về phe Đức, chống lại Anh. Cả Anh, Thổ lẫn Đức đều ve văn Ibn Séoud.

Ông đợi xem t́nh h́nh ra sao đă nên tiếp đăi sứ thần Anh rất mềm nở, nhưng chẳng hứa hẹn ǵ cả: Thổ hay được, đem quân đánh, ông chống cự kịch liệt, sau cùng thắng, nhưng tổn thất khá nặng. Anh thấy lực lượng của ông mạnh, tặng ông năm ngàn Anh bảng mỗi tháng và khí giới để ông trung lập. Đồng thời Anh cũng viện trợ cho Hussein, vua xứ Hedjaz. Ông bảo thẳng với Anh rằng Hussein vô dụng, dân chúng không ai theo, v́ chỉ lo vơ vét, biến đổi Thánh địa thành một nơi buôn bán trụy lạc, bắt các tín đồ hành hương tới La Mecque phải chịu một thuế cư trú rất nặng.

Như trên chúng tôi đă nói, Lawrence trong Arabia Office ủng hộ Hussein, c̣n Philby trong Indian Ofrce ủng hộ Ibn Séoud. Chính sách của Anh ở Ả Rập mâu thuẫn như vậy làm cho cả Hussein lẫn Ibn Séoud bất b́nh.

Đại chiến kết liễu, Pháp, Anh qua phân đế quốc Thổ thành vô số tiểu bang độc lập hoặc tự trị, bán tự trị. Anh v́ chiếm phần lớn nhất nên bối rối về việc làm sao giữ nổi đế quốc mênh mông của ḿnh. Để có thể rút bớt quân về, chính phủ Anh t́m bọn thân hào dễ bảo Ả Rập, đưa họ lên làm thủ lănh giữ trật tự trên bán đảo, và ba cha con Hussein thành tay sai của Anh. Rốt cuộc sau chiến tranh Ibn Séoud vẫn chỉ được làm chủ ba miền: Nedjd, Hail, Hasa mà cái mộng thống nhất Ả Rập c̣n khó thực hiện hơn trước: Thổ đi th́ Anh tới, mà Anh vừa gian hiểm vừa hùng cường hơn Thổ.

Chẳng bao lâu, v́ tính tham tàn, quạu quọ, Hussein đă mất ḷng dân lại mất ḷng cả người Anh (ông ta luôn luôn phẫn uất, chửi rủa Anh đă lừa gạt ḿnh), thành thử hết hậu thuẫn mà cũng hết kẻ đỡ đầu.

Thời cơ thuận tiện đă tới, lbn Séoud động viên quân Ikwan tinh nhuệ nhất, tấn công chớp nhoáng quân Hedjaz ở Taif như quét lá khô rồi tiến tới La Mecque. Dân chúng nổi lên la ó Hussein:

– Đuổi giặc đi, nếu không được th́ cút đi!

Có kẻ phá hàng rào vào cung. Hussein đành thu thập vàng bạc châu báu và các tấm thảm quí, chất lên mười hai chiếc xe hơi – cả xứ Hedjaz hồi đó chỉ có mười hai chiếc đó, đều của nhà vua – rồi chạy lại Djeddah (1925). Một chiếc du thuyền của Anh đă chực sẵn ở đây để đưa ông ta lại đảo Chypre. Y hệt vua Thổ Mehemet VI. Ít năm sau, Hussein v́ thiếu nợ mà bị kết án (mất năm 1931).

Chính phủ Anh không ngờ tay sai của ḿnh lại yếu hèn đến thế, miệng th́ nói thánh nói tướng mà chống cự với Ibn Séoud không được bốn mươi tám giờ đă bỏ cả giang sơn mà chạy. Tự nghĩ nếu giúp cho Ali con cả của Hussein, nối ngôi ở Hedjaz th́ phải đem nhiều quân qua, dân chúng Anh sẽ bất b́nh, nên Anh làm bộ quân tử, tuyên bố y như các chính phủ thực dân muôn thuở rằng “việc đó là việc nội bộ của Ả Rập, người Anh không muốn can thiệp vào, theo đúng chính sách dân tộc tự quyết của ông bạn Mỹ Wilson”. Thế là Ali cũng phải trốn luôn. Ibn Séoud lúc đó c̣n đóng quân ở Taif, vội quay về Ryhad, phái sứ giả đi khắp các nơi trong sa mạc để báo tin thắng trận và yêu cầu các dân tộc theo Hồi giáo đúng hẹn phái đại biểu tới Thánh địa La Mecque để cùng bàn với nhau về việc bầu cử người thay quyền các tín đồ mà giữ Thánh địa.

Khi các đại biểu tới đông đủ rồi, ông tiếp họ trong điện của Hussein. Vấn đề đem ra bàn là giao Thánh địa cho ai cai quản. Người Ấn Độ đ̣i quyền đó về họ v́ số người Ấn theo đạo đó đông hơn số các dân tộc khác. Người Ai Cập phản đối, viện lẽ rằng từ mấy thế kỷ nay họ vẫn kiểm soát sự hành hương. Không ai chịu nhường ai. Ibn Séoud cương quyết tuyên bố:

“Thưa chư vị đại biểu, xin chư vị tin chắc điều này là không khi nào tôi để cho người ngoại quốc kiểm soát đất đai của tôi. Nhờ Chúa phù hộ, tôi sẽ giữ cho miền này được độc lập. Mà tôi nghĩ rằng không có dân tộc Hồi giáo nào gởi đại diện lại đây hôm nay có thể đảm bảo sự tự do cho xứ Hedjaz v́ lẽ rất giản dị rằng trong số các dân tộc đó không có một dân tộc nào tự do. Người Ấn Độ, người Iraq, người Transjordanie và người Ai Cập đều ở dưới quyền người Anh. C̣n Liban, Syrie là thuộc địa của Pháp, Tripolitaine là thuộc địa của Ư. Giao sự cai quản Thánh địa cho những dân tộc đó có khác ǵ đem dâng Thánh địa cho thế lực Ki Tô không?

“Tôi đă chiếm Thánh địa được do ư chí của Allah, nhờ sức mạnh của cánh tay tôi và sự trung thành của dân tộc tôi. Vậy chỉ có ḿnh tôi đáng cai trị khu đất thiêng liêng này…

“Không phải tôi muốn thống trị xứ Hedjaz đâu. Tuyệt nhiên không! Allah đă trao xứ đó cho tôi th́ tôi xin nhận cho tới khi nào dân Hedjaz có thể tự bầu cử một vị Thống đốc – một vị Thống đốc tự do chỉ biết phụng sự Hồi giáo thôi – th́ sẽ trả lại”.

Các đại biểu câm miệng hết. Ibn Séoud đă theo gót được Mohamed, làm chủ được Thánh địa, làm chủ được bán đảo Ả Rập.

Ông phải chiến đấu ít lâu nữa để đuổi Ali ra khỏi Djeddah mà chiếm nết Hedjaz. Người Anh lúc đó mới thấy ngôi sao của ông là rực rỡ. Lawrence trước kia gọi ông là “tên đầu cơ lưu manh”, cho ông là không đáng được “ngồi chung bàn với các vị quốc vương”, bây giờ thấy chính phủ bỏ rơi Hussein, không thèm tiếp Thủ tướng Anh mà Anh hoàng phái tới để an ủi, rồi tự đọa đày tấm thân, làm những nghề ty tiện nhất, như để chửi vào mặt chính phủ Anh: “Khi người ta không giữ được lời hứa với bạn đồng minh th́ làm tên chăn heo c̣n vinh dự hơn là ngồi trên ngai vàng”.

Năm 1926, Ibn Séoud giải thoát xứ Asid ở phía Nam Hedjaz khỏi nanh vuốt một ông vua tàn bạo. Ông muốn tiến quân thẳng xuống miền Yemen, miền trù phú nhất ở phía Nam bán đảo, nhưng người Anh làm chủ Eden, một địa điểm quan trọng trên đường qua Ấn Độ, vội phái sứ giả lại yết kiến ông để điều đ́nh.

Lần này người Anh tỏ ra rất lễ độ, không xấc láo như trước. Ông giữ một thái độ rất cương quyết, rốt cuộc hai bên thỏa thuận với nhau rằng Ibn Séoud hoàn toàn làm chủ các xứ Nedjd, Han, Hasa, Ataiba, Hedjaz, Asir; Ruba Al Khali làm chủ các Thánh địa La Mecque và Médine, c̣n những xứ Oman, Hadramount, Yemen th́ độc lập, không thuộc ảnh hưởng của một nước nào. Người Anh lại hứa sẽ thuyết phục các cường quốc châu Âu nhận Ibn Séoud là quốc vương chính thức của xứ Ả Rập.

IBN SÉOUD TRỊ DÂN VÀ PHÁ T TRIỂN CANH NÔNG

Năm đó là năm 1928. Sau khi chiến đấu trong một phần tư thế kỷ. Ibn Séoud đă xây dựng một quốc gia mênh mông từ Hồng Hải tới vịnh Ba Tư. Trên bán đảo Ả Rập chỉ c̣n một dải ở tây bắc, bên bờ Địa Trung Hải và một dải ở đông nam, bên bờ Ấn Độ Dương là ở ngoài ảnh hưởng của ông. Quốc gia đó, người ta gọi là xứ Ả Rập của ḍng Séoud (Arabie Saudi).

Ngày 4 tháng 11 năm 1928, ông triệu tập hết đại biểu các miền lại Ryhad để nghe ông báo cáo:

“Khi tôi tới các ông th́ thấy các ông chia rẽ nhau, chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau không ngừng. Những kẻ thương lượng công việc cho các ông, âm mưu để hại các ông; họ gây mối bất ḥa giữa các ông để các ông không đoàn kết với nhau được mà mạnh lên. Khi tôi tới các ông th́ tôi rất yếu, không có một lực lượng nào cả, trừ sự phù hộ của Allah, v́ như các ông đă biết, lúc đó chỉ có bốn chục người giúp tôi. Vậy mà tôi đă làm cho các ông thành một dân tộc, một dân tộc hùng cường…”.

Ai cũng biết “những kẻ thương lượng cho các ông” đó ám chỉ các đế quốc châu Âu, nhất là đế quốc Anh. Trong lịch sử đế quốc Anh, chưa lần nào họ bị thất bại chua xót bằng lần họ phải đương đầu với Ibn Séoud trên bán đảo Ả Rập.

Bây giờ Ibn Séoud có thể yên ổn mà lo công việc kiến thiết quốc gia.

Ông chấn hưng luân lư và tôn giáo. Tinh thần tôn giáo dưới thời Hussein đă quá đồi trụy: La Mecque thành nơi buôn bán, điếm đàng. Ibn Séoud đặt ra luật lệ để trừng phạt kẻ nào phạm những điều cấm trong kinh Coran.

Ông lập lại sự trị an trong sa mạc. Trước kia đời sống không được bảo đảm. Ngày nào cũng gặp thây ma trên đường và nạn cướp bóc. Người ta đâm chém nhau v́ một miếng bánh, một đồng tiền. Không đâu được yên ổn. Nạn tham nhũng lan tràn khắp xứ. Kẻ phạm tội không bị xử, thành thử dân phải tự xử lấy. Hễ bị cướp th́ cướp lại, bị giết th́ có người thân trả thù. Máu đổi máu.

Ibn Séoud ra lệnh hễ án trộm th́ bị chặt một bàn tay, tái phạm th́ chặt nốt bàn tay kia. Hễ giết người th́ bị xử tử.

Chiến sỹ trong đội Ikwan ngày đêm đi khắp nơi lùng kẻ gian. Chỉ trong ít tháng, hết đạo tặc. Một thương nhân đánh rớt một gói đồ trên đường th́ một tháng sau trở lại vẫn y nguyên chỗ cũ.

Ông Gérald de Gaury viết trong cuốn Arabia Phoenix: “Sự trị an ở xứ Ả Rập thật lạ lùng, khắp châu Âu có lẽ không nước nào được như vậy”.

Ông Jean Paul Penez trong bài Une enquête chez les fils d’Ibn Séoud cũng nhận rằng “đức hạnh ở xứ Ả Rập là sự bắt buộc, trên khắp cơi Ả Rập, tội sát nhân cướp bóc trong một năm ít hơn ở Paris trong một ngày”.

Ibn Séoud tân thức hóa đạo quân 50.000 sỹ tốt Ikwan (dân số năm 1930 vào khoảng 4 – 5 triệu), mua súng liên thanh, đại bác, xe thiết giáp rồi nhờ các nhà quân sự Mỹ, Anh huấn luyện. Các kỵ sỹ Ả Rập phản kháng, vẫn chỉ thích múa gươm, cưỡi ngựa, không chịu dùng “máy móc của tụi quỉ” đó. Họ bảo thắng trận không nhờ khí giới mà nhờ Allah. Muốn mạnh th́ cứ tụng kinh cho nhiều vào, Allah sẽ cho thiên thần xuống trợ chiến.

Về kinh tế ông ráng làm cho dân Ả Rập tiến từ giai đoạn mục súc qua giai đoạn nông nghiệp rồi sau cùng tới giai đoạn kỹ nghệ.

Muốn phát triển canh nông phải có nước mà cả xứ không có một con sông lớn, suốt năm chỉ mưa có bảy phân nước. Nên phải đào giếng.

Từ xưa dân chúng vẫn đồn rằng có những giếng nước cách nhau hàng trăm cây số mà thông ngầm với nhau ở dưới đất, liệng một cái chén bằng gỗ xuống giếng này th́ ít lâu sau thấy nó nổi lên ở giếng kia. Ở bờ vịnh Ba Tư, những người ṃ trai gặp những luồng nước ngọt ở đáy biển.

Ibn Séoud ngờ rằng dưới lớp cát có nhiều ḍng nước, mời kỹ sư Tây phương tới t́m nước cho và họ t́m thấy một biển nước ngọt ở trong ḷng đất. Chỉ trong ít năm, vừa sửa lại giếng cũ, vừa đào thêm giếng mới, Ả Rập Saudi có đủ nước để nuôi được 400.000 người và 2.000.000 súc vật. Hàng trăm ngàn dân du mục dắt lạc đà, dê, cừu lại các giếng nước vừa đi vừa tụng kinh, nhộn nhịp không kém cuộc di cư của dân Mỹ trong thế kỷ trước để t́m vàng ở miền Tây. Có nước rồi th́ thêm ruộng, vườn. Một bọn kỹ sư canh nông Mỹ được mời qua để nghiên cứu đất đai và phương pháp trồng trọt. Đất đai đă bỏ hoang từ mấy ngàn năm, nhờ có nước mà ph́ nhiêu lạ lùng, hơn cả miền Texas chỉ sản xuất được bốn tạ rưỡi lúa ḿ th́ ở đây sản xuất được tới mười bảy tạ. Ibn Séoud vội vàng lập ra Bộ Canh nông mà từ xưa xứ Ả Rập chưa hề có.

MỸ T̀M ĐƯỢC MỎ DẦU Ở Ả RẬP SAUDI

Sản xuất được nhiều th́ phải nghĩ đến vấn đề vận tải giao thông, phải cất đường sá và đường xe lửa. Nhưng tiền đâu?

May thay, một phép màu nữa lại xuất Hiện, nhờ Allah phù hộ. Năm 1920, một người Anh tên là Frank Holmes đào giếng ở cù lao Bahrein trên vịnh Ba Tư, ngoài khơi Hasa chủ ư là để kiếm nước mà không ngờ lại kiếm được dầu lửa.

Rồi năm 1980, người ta thấy một nhóm du mục Bắc phi (bédouin) đổ bộ lên Hasa, có vẻ khả nghi. Ả Rập ǵ mà không tụng kinh, không biết tiếng Ả Rập, và đi đâu cũng lén lút, lẩn mật, không tiếp xúc với ai cả. Ibn Séoud cho điều tra kín, biết họ là người ngoại quốc giả trang, ra lệnh bắt, tra hỏi. Họ thú là người Mỹ lại t́m mỏ dầu lửa. Việc ǵ chứ việc đó th́ được, cứ tự nhiên. Họ đào nhiều nơi, thấy có một lớp dầu lửa liên tục từ dăy núi Caucase ở Nga tới Ả Rập, ngang qua Mésopotamie và Ba Tư. Dầu lửa rất tốt mà rất nhiều.

Tin đó bay ra, các cường quốc nhao nhao lên. Mỹ, Anh, Hà Lan, Đức, Nga cả Nhật nữa, phái đại diện tới xin yết kiến Ibn Séoud, vị nào cũng nguyện làm lợi cho Ả Rập chứ không nghĩ tới tư lợi. Ibn Séoud cứ đủng đỉnh, bắt họ đợi cả tuần lễ. Có người e phật ḷng họ, nhắc ông, ông đáp:

– Để mặc Trẫm, Trẫm là nhà tu hành, biết cách cư xử với các tín đồ hành hương đó mà!

Ông suy nghĩ rồi nhận lời của công ty Gulf Oil, nghĩ rằng công ty nhỏ đó của Mỹ, Mỹ ở xa không ḍm ngó Ả Rập mà đă giúp được nhiều việc cho Ả Rập.

Anh bị hất cẳng, t́m cách phá. Hồi đó các công ty Anh làm chúa tể trên khu vực từ Ba Tư tới Ai Cập, làm mưa làm gió trên thị trường dầu lửa. Anh ngăn cản việc chở và bán dầu lửa của Gulf Oil. Gulf Oil nhỏ quá không chống cự lại nổi Anh, đành bán lại cho một công ty khác của Mỹ, mạnh hơn nhiều, công ty California Arabian Standard Oil, viết tắt là C.A.S.O.C. Bán với một giá rẻ mạt: 5 vạn Mỹ kim. Trong lịch sử hiện đại, không có một vụ nào lời cho người mua như vậy.

Từ đó dầu lửa Ả Rập mới sản xuất mạnh mẽ, năm 1935 là 174.000 tấn, năm năm sau tăng lên 8.000.000 tấn. Các nhà máy lọc dầu mọc lên như nấm ở bờ vịnh Ba Tư, tàu bè ra vào tấp nập, mà vàng cứ tiếp tục tuôn vào kho của Ibn Séoud. Ông khôn khéo, không bán đứt, v́ đất cát trong xứ là của toàn dân chứ không phải của ông. Ông chỉ bằng ḷng cho thuê trong một thời hạn thôi, năm 2000 hết hạn th́ bao nhiêu nhà cửa, máy móc sẽ về ông hết.

Và ông lo xa, dạy dỗ dân chúng để đến năm 2000 người Ả Rập có thể tự khai thác lấy phú nguyên của họ, khỏi phải nhờ người ngoại quốc, nên một mặt ông phát triển các đường giao thông, nhất là đường xe lửa, một mặt ông mở trường dạy chữ và dạy nghề. Trong một diễn văn ông bảo:

“Độc lập về chính trị mà làm ǵ nếu không có độc lập về kinh tế? Chúng tôi tân thức hoá xứ này không phải để cho nó mất tự do, mà chính là để cho nó có thế hưởng được tự do”.

Ư ông muốn bảo: chúng tôi theo Âu Mỹ không phải để vong bản mà làm bồi cho Âu Mỹ đâu. Và ông cương quyết buộc các người ngoại quốc phải trọng tục lệ và tín ngưỡng của dân tộc ông. Ông nhắc họ:

“Tôi muốn rằng các bạn tới đây với tư cách giáo sư chứ không phải với tư cách ông chủ, tới đây làm khách chứ không phải làm kẻ xâm lăng. Xứ Ả Rập nhờ Allah, lớn lắm, có thể thỏa măn tất cả các tham vọng, trừ tham vọng này: chiếm đất của nó”.

Thực là không úp mở ǵ cả. Ông nhắm người Mỹ, và người Mỹ ngoan ngoăn nghe ông, cơ hồ mến phục ông nữa. Ông cấm họ chở Whisky vào cơi, ông cấm nhà thờ của họ đổ chuông khi làm lễ, v́ Allah cấm uống rượu và v́ giáo đồ của ông bực ḿnh mỗi khi nghe tiếng chuông nhà thờ Ki Tô giáo. Nhất nhất người Mỹ nghe lời ông hết. Chưa có dân tộc Á Phi nào bắt họ phải phục tùng như vậy. Chỉ tại những mỏ dầu lửa của ông lớn mà cái uy của ông cũng lớn.

CHƯƠNG VIII: CÁC PHONG TRÀO QUỐC GIA ở THUỘC ĐỊA ANH VÀ PHÁP

Vậy năm 1925 khi quân Ikwan của Ibn Séoud vào được Hedjaz th́ khối Ả Rập cơ hồ như đă có một sự quân b́nh giữa các thế lực. Đế quốc Thổ đă sụp đổ, quốc gia Thổ chỉ c̣n một khu nhỏ, lo canh tân và kiến thiết. Nga cũng mắc đối phó với những vấn đề nội bộ của họ, trong số đó có vấn đề dân thiểu số theo Hồi giáo. Iran và Afghanistan đă thành những quốc gia độc lập, trung lập làm trái độn giữa Nga và Ấn Độ của Anh. Anh, Pháp chia nhau các xứ ở Bắc bán đảo Ả Rập: Anh ở Palestine, Jordani, Iraq, Pháp ở Liban, Syrie. Anh lại giữ được những căn cứ cốt yếu trên con đường qua phương Đông, tức Ai Cập, Aden. C̣n ḷng bán đảo, đất phát tích của Hồi giáo th́ thuộc về Ả Rập Saudi, một quốc gia độc lập.

Như vậy là tạm ổn cho người phương Tây, nhưng t́nh trạng đó không ổn cho người Ả Rập; và vẫn có những luồng sóng ngầm phá cái thế có vẻ quân b́nh đó. Giữa hai Thế chiến tại miền đó có ba luồng sóng ngầm:

– Phong trào quốc gia của các dân tộc Ả Rập mà Lawrence đă khuấy động lên mà không ngờ tới hậu quả của nó,

– Những âm mưu của Anh muốn khuấy phá, hất cẳng đồng minh của minh là Pháp.

– Sự thành lập quốc gia Do Thái ở Palestine, sau lời tuyên ngôn của Balfour, đầu mối của biết bao cuộc xung đột trên đất Ả Rập sau Thế chiến thứ nh́.

Trong chương này chúng tôi sẽ xét hai điểm trên c̣n điểm cuối (vấn đề Do Thái) rất quan trọng, sẽ dành cho chương sau.

PHONG TRÀO QUỐC GIA ở AI CẬP

Bán đảo Ả Rập thật là một miền đa dạng về mọi phương diện, gây cho ta nhiều nỗi ngạc nhiên thích thú. Từ sa mạc khô cháy ta bước sang những vườn hồng rực rỡ ở bờ Địa Trung Hải; từ cảnh hoang vu đi suốt ngày không gặp một bóng người, ta bước sang những đô thị cư dân lúc nhúc như Le Caire, Bagdad.

Ở trong sa mạc bí mật kia cuộc khởi nghĩa của Ibn Séoud có tính cách bán trung cổ: cảnh ngựa hí trên sa trường, cảnh đấu kiếm loang loáng, tiếng kèn tiếng trống dưới chân thành, tiếng loa tiếng tù và trong đêm vắng, cát bay mịt trời, xương khô đầy đất y như cảnh biên tái trong thơ đời Đường.

Mà ở đây, trên hạ lưu sông Nil bên bờ Địa Trung Hải, ở Le Caire, Alexandrie, th́ cuộc cách mạng có tính cách tân thời, thành thị, y như ở Bắc Kinh, Thượng Hải sau Thế chiến thứ nhất. Ở kia, người cầm đầu cuộc nổi loạn là một vị anh hùng quư phái, một vương hầu. Ở đây phong trào do sinh viên và thợ thuyền phát động với những biểu ngữ, khẩu hiệu, những cuộc băi khóa, băi công, những cuộc xuống đường rầm rầm rộ rộ. Ai Cập cũng như Trung Hoa, Việt Nam, có một nền văn minh cổ mấy ngàn năm, đă ngưng đọng không biến hóa kịp thời nên không chống lại nổi sức mạnh của nền văn minh cơ giới phương Tây, phải tủi nhục nhận sự áp bức của họ và vẫn mong Âu hoá để mạnh lên mà giành lại nền độc lập.

Ai Cập thành đất bảo hộ của Anh từ 1882. Cũng như Pháp, như mọi thực dân khác, Anh dùng một bọn quư phái bản xứ dễ bảo để làm tay sai. Và cũng như Việt Nam, Ai Cập có những nhà cách mạng lớp cũ, những nhà này thất bại và ngọn cờ cách mạng chuyển qua tay thanh niên có tân học, ở các trường Trung học, Kỹ nghệ, Đại học ra. Mới đầu chỉ có những đảng Quốc gia như Wafd, Baath[12] chủ trương giành lại độc lập, lật đổ triều đ́nh bù nh́n (nếu không bỏ hắn chế độ quân chủ th́ ít nhất cũng có một hiến pháp mà quốc vương chỉ giữ các địa vị tượng trưng như chủ trương của Huynh đệ Hồi giáo); rồi sau mới có những đảng Cộng sản.

Chúng ta nghiệm thấy tại Ai Cập, Trung Hoa hay Việt Nam, trong tiền bán thế kỷ, các nhà cách mạng đều có nhiệt huyết, can đảm, không vị lợi, và đều bị phong kiến liên kết với thực dân đàn áp mănh liệt, nhưng được quốc dân tin cậy, ủng hộ. Hồi đầu họ rất đoàn kết, không chia rẽ sâu xa về chính kiến, ai cũng mong đả phong, diệt thực đă, thành công rồi sẽ hay; về sau họ mới chia rẽ mà lực lượng kém đi. Cái công buổi đầu đó của họ, h́nh như chưa nước nào đánh giá được đúng mức.

Cuộc khởi nghĩa của Arabi Pacha[13] bị thực dân Anh đập tan năm 1882, ngọn lửa cách mạng ở Ai Cập hạ xuống trên hai chục năm sau, một thanh niên du học ở Pháp về, Mustapha Kamel[14], thổi cho nó bùng trở lại. Ông ta thành lập tờ báo El Lewa hô hào quốc dân đ̣i độc lập. Tờ báo có ảnh hưởng mạnh tới thanh niên. Thực dân Anh treo cổ bốn nhà ái quốc; mới đầu thanh niên rồi dân chúng nhao nhao lên phản đối. Anh phải thay viên Thống đốc. Hết chiến tranh, năm 1919, Ai Cập dựa vào lời tuyên ngôn “các dân tộc có quyền tự quyết” của Đồng minh, lại đ̣i độc lập. Anh đàn áp nữa, đầy Zaghloul Pacha và ba đồng chí của ông ta tại đảo Malte. Tức th́ ba ngàn sinh viên biểu t́nh ở Le Caire, năm sinh viên bị bắn chết.

“Mặt trời hôm đó chưa lặn th́ toàn cơi Ai Cập đă bùng lên rồi… Lúc đó mười bốn triệu người chỉ nghĩ tới vị anh hùng đă thay dân nói lên cái nguyện vọng của dân, đ̣i quyền sống và quyền tự do cho Ai Cập mà bị giam bị đầy qua một đảo xa xôi.

“Chỉ trong nháy mắt, Le Caire lâm vào cảnh hỗn loạn. Nhà nào nhà nấy vội vàng đóng cửa v́ đám người biểu t́nh mỗi lúc một đông đảo, ồn ào. Các đường liên lạc bị cắt đứt và mọi nơi trong nước nổi loạn như ở kinh đô. Người ta đốt các ty cảnh sát, phá các đường ray…”.

Chính phủ Anh phải thả Zaghloul Pacha và hai bên điều đ́nh với nhau. Dân chúng trong nước bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, c̣n kiều dân th́ tuyên truyền ở ngoại quốc, Anh phải tuyên bố cho Ai Cập độc lập với vài sự hạn chế mà sau sẽ ấn định.

Trong phong trào kéo dài ba năm đó, thanh niên đóng một vai tṛ chính yếu. Nhiều sinh viên bỏ học để “cứu quốc”, “khi nước nhà độc lập rồi sẽ học lại”. Chính quyền Anh ngại dư luận quốc tế, không dám thẳng tay đàn áp. Vừa đ̣i độc lập, sinh viên vừa đ̣i cải cách chế độ quân chủ. Vua Fouad I muốn giữ trọn quyền hành như trước, nhưng đảng Wafd và đảng Tự do – Lập hiến cố giành lại quyền cho quốc dân. Rốt cuộc nhà vua phải nhượng bộ, ban hành hiến pháp 1923.

Hai chính quyền Anh và Ai Cập vẫn không thỏa thuận với nhau về bốn điểm dưới đây hạn chế sự độc lập của Ai Cập:

– Anh giữ một đạo binh để bảo vệ sự giao thông của Đế quốc Anh ở Ai Cập.

– Anh bảo vệ cho Ai Cập khỏi bị các nước khác xâm lăng hoặc can thiệp một cách gián tiếp hay trực tiếp.

– Anh bảo vệ quyền lợi các người ngoại quốc và các dân tộc thiểu số ở Ai Cập.

– Anh vẫn giữ xứ Soudan tách ra khỏi Ai Cập.

Nhận những hạn chế đó th́ sự độc lập của Ai Cập chỉ là bánh vẽ. Cuộc thương thuyết kéo dài, cứ họp được vài bữa lại ngừng vài tuần, vài tháng. Trong khi đó quân đội Anh vẫn đóng ở khắp nơi; dân chúng nóng ḷng, bất b́nh. Bất b́nh nhất vẫn là sinh viên. Chủ quyền phải hoàn toàn thuộc về người Ai Cập, họ không chịu chấp nhận sự bảo hộ trá h́nh đó. Họ lại biểu t́nh trên khắp các đường phố ở Le Caire, Alexandrie, ḥ hét:

“Ai Cập muốn năm!” – ” Đả đảo thực dân Anh!”. Ta nhớ dân Ai Cập rất đông, số thanh niên ở hai thị trấn đó tới 60.000, trong khi ở Beyrouth, ở Damas chỉ có khoảng 6000.

Bọn người lớn cho rằng những cuộc hoan hô, đả đảo đó không đưa tới đâu, nhưng nếu cảnh sát Ai Cập, nhất là quân đội Anh mà đánh đập con em họ th́ họ la ó, làm dữ: “Không được đánh con nít”. Họ không cấm đoán con em v́ nghĩ rằng chúng phát biểu đúng những ư nghĩ trong thâm tâm của ḿnh. Thành thử cảnh sát Ai Cập và quân đội Anh đâm ra do dự, không dám đàn áp mạnh. Lần này phong trào chỉ phát ở các thị trấn lớn, không lan tới thôn quê, và ít lâu sau tan dần.

Khi Fouad I giải tán quốc hội gồm nhiều đảng viên Wafd, rồi giải tán nội các mới thành lập, báo chí phản kháng và thanh niên lại biểu t́nh. Cứ lộn xộn như vậy trong mười mấy năm.

Đầu năm 1930, Nahas Pacha, thủ lănh đảng Wafd thành lập nội các, lại thương thuyết với Anh. Lại thất bại. Anh vẫn ngoan cố. Ông ta chống nhà vua, nhà vua lại giải tán nội các. Người lên thay ông đứng về phe nhà vua, giải tán quốc hội, sửa đổi hiến pháp cho nó bớt tính cách dân chủ. Thanh niên lại xuống đường ở Le Caire và Alexandrie. Một nhóm học sinh Trung học Alexandrie đương biểu t́nh, chỉ hô: “Ai Cập muôn năm ” mà bị cảnh sát đập. Trong nhóm đó có một học sinh tên là Gamal Abdel Nasser. Cậu bị đập chảy máu mặt mà vẫn tiếp tục hô: “Ai Cập muôn năm”. Về nhà cậu bực tức nghĩ rằng năm 1919, cảnh sát đứng về phía biểu t́nh, bây giờ đă thành tay sai cua người Anh và của chính phủ bù nh́n.

Nội các đó đàn áp mạnh tay, đứng vững được ba năm, dùng chính sách ngoại giao đ̣i lại được quyền lợi nho nhỏ, Anh chịu nhả một chút v́ thấy vậy có lợi hơn là để cho toàn dân Ai Cập phản đối. Anh bao giờ cũng khéo léo, biết tiến biết lui, biết cương biết nhu. Nhờ vậy họ giữ được Ai Cập tới hết Thế chiến thứ nh́.

Trong thời gian đó. Abdel Nasser vẫn tiếp tục học nhưng đă dự định làm cách mạng. Cậu đọc rất nhiều sách của Voltaire, Rousseau, Hugo và tiểu sử các danh tướng như Alexandre đại đế, César, Napoleon.

Từ năm 1935, cậu tiếp xúc với đảng Wafd (Quốc dân đảng của Ai), đảng Huynh đệ Hồi giáo và đảng Tân Ai Cập, chương tŕnh đảng sau hợp ư cậu: cải cách điền địa, quốc hữu hóa kênh Suez, thống nhất Ai Cập và Soudan, kỹ nghệ hóa miền sông Nil, nhưng đảng gồm nhiều phần tử ô hợp nên cậu không gia nhập.

Tuy chưa biết nên theo đảng nào, nhưng cậu đă có chủ trương: “Dù trái tim tôi có dời từ bên trái qua bên phải, dù các Kim tự tháp có di chuyển, dù sông Nil có đổi hướng th́ chí tôi cũng không thay đổi.”

Năm 1935 sinh viên lại biểu t́nh đả đảo chính sách đế quốc của Anh. Nasser cầm đầu một phái đoàn học sinh trung học. Cảnh sát lại đàn áp. Nasser bảo các bạn cứ đứng yên rồi cùng hô: “Ai Cập muôn năm!” Cảnh sát lây nhiệt tâm của họ, cũng hô: “Ai Cập muôn năm”. Nhưng hôm sau, chính quyền đàn áp họ, bắn chết hai sinh viên, Nasser bị một viên đạn sướt qua trán thành xẹo.

Kế đó, Nasser vào trường vơ bị và trong các chương sau chúng ta sẽ thấy thanh niên đó xuất hiện rực rỡ trên chính trường Ai Cập, rồi đóng một vai tṛ quan trọng bậc nhất trong khối Ả Rập.

ANH PHÁ NGẦM PHÁP Ở LIBAN VÀ SYRIE – CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA DÂN TỘC DRUSE

Thực dân đối với nhau thực là tráo trở. Khi nguy th́ họ đoàn kết với nhau và đến lúc an th́ họ phản nhau. Ngay từ khi họ đoàn kết với nhau họ cũng đă nghĩ cách sau này phản nhau rồi.

Anh vẫn oán Pháp từ hồi Napoleon v́ Pháp muốn chặn đường qua Ấn Độ của họ. Họ phá Pháp trong vụ đào kênh Suez. Trong Thế chiến thứ nhất họ keo sơn với nhau và ḥa b́nh trở lại họ chia phần với nhau. Ở bán đảo Ả Rập Anh thí cho Pháp một miếng nhỏ ở Syrie và Liban c̣n những miếng lớn và có mỏ dầu lửa th́ Anh giữ hết. Thế lực của Pháp ở đó không đáng kể, không nguy hại ǵ cho thế lực của Anh, nhưng trông thấy cái lỏm Syrie, Liban ngoạm vào một dải thuộc địa của ḿnh suốt từ Ai Cập tới Mésopotamie, Anh vẫn tức tối. Cơ quan Arabica Office của Anh chỉ t́m cách làm khó cho Pháp ở Tây Á, ủng hộ ngầm các phong trào chống Pháp ở Syrie và Liban.

Sau khi tạm b́nh định được Syrie rồi, tướng Gouraud đ̣i chính phủ cung cấp khí giới, lính tráng để củng cố nền bảo hộ. Mới hết chiến tranh, Pháp nghèo, không chấp thuận đề nghị của ông ta, ông ta từ chức. Tướng Weygand tới thay. Miền biên giới phía bắc Syrie c̣n lộn xộn, thỉnh thoảng có những đám người từ Thổ qua phá rối. Weygand đàn áp tàn nhẫn: bắt được một số, đem treo cổ ở giữa thành phố, bêu thây trong ba ngày. Từ đó hết loạn. Ông ta tổ chức các hội đồng bù nh́n, xây cất đường sá, dự định làm con đường xe lửa từ Beyrouth tới Tripoli để chuyển quân cho mau.

Cơ sở có vẻ vững vàng, nên cơ quan Arabia Office của Anh không vui. Năm 1921, một viên trung úy của Anh tên là Glubb cũng có tham vọng như Lawrence, lại Transjordame làm cố vấn cho quốc vương Abdallah (con của Hussein) tổ chức một đội quân Ả Rập gồm trăm cây súng.

Một lần Gouraud suưt bị ám sát, điều tra ra th́ những kẻ dự vào đều ở Transjordanie qua, họ định nếu thành công th́ sẽ gây một cuộc khởi nghĩa ở khắp Syrie để trục xuất tụi Pháp. Khí giới của họ đều mang nhăn hiệu Anh. Gouraud đ̣i Abdallah trừng trị tụi đó. Abdallah có Anh che chở, từ chối một cách cương quyết.

Tới thời Weygand lại có một rắc rối nho nhỏ nữa. Hussein lúc đó ở Amman, kinh đô Transjordanie, vung tiền ra khắp các thị trấn Syrie để các người theo Hồi giáo tụng kinh mỗi thứ sáu cho ông, Giáo chủ của họ. Weygand cũng mua chuộc các thân hào Hồi giáo thân Pháp, xúi họ không tuân lời Hussein, lấy lẽ rằng một ông vua mất nước, để Thánh địa lọt vào tay người khác (Ibn Séoud) th́ theo tục lệ cổ truyền, mất luôn quyền Giáo chủ. V́ vậy buổi lễ thứ sáu đầu tiên, có một số giáo đường cầu nguyện cho Hussein, qua thứ sáu sau, không giáo đường nào nhắc tới Hussein nữa. Lần này Pháp thắng Hussein, tức thắng Anh. Thấy Hussein đă thành con người vô dụng, Anh mời Hussein qua đảo Chypre dưỡng lăo.

Weygand mộ đạo Ki Tô quá nên Đệ tam Cộng ḥa của Pháp không ưa, mời ông ta về, đưa tướng Sarrail qua, ông này có tinh thần chống giáo hội. Tín đồ Ki Tô giáo ở Syrie bất b́nh; mà tín đồ Hồi giáo cũng ghét Sarrail.

Ở Syrie có một phái của Hồi giáo, phái Hakem. Hakem là hậu duệ của Mohamed, sống ở thế kỷ thứ X, tu theo lối khổ hạnh, tự nhận rằng được Allah khải thị cho nhiều điều huyền bí. Tín đồ của ông phần đông là người Druse, tin rằng ông đă thăng thiên, không để lại thể xác ở cơi trần.

Dân tộc Druse ở trên núi Liban và Anti Liban, khỏe mạnh,hiếu chiến, nói tiếng Ả Rập. Cho tới thế kỷ thứ XIX họ sống ḥa thuận với người Maronite theo đạo Ki Tô. Người Pháp tới, muốn dùng chính sách “chia rẽ để dễ trị”, cho họ thành lập một quốc gia riêng ở giữa Liban và Syrie. Vậy mà năm 1925 họ nổi dậy chống Pháp.

Lănh tụ của họ là Chekib Areslane, một văn sỹ hồi trẻ học ở Constantinople rồi ở Paris, lớn lên viết báo, qua Thụy sỹ theo dơi các cuộc hội nghị của Hội Vạn Quốc, ghét Pháp lạ lùng.

Ông ta khêu lên hai cuộc khởi nghĩa, một của Soltan Attrache, một của Abd El Krim.

Soltan Attrache cũng gốc Druse, nổi dậy ở Syrie. Mới đầu ông ta ngài ngại những cải cách của Cao ủy Pháp, phái đại diện lại tiếp xúc với Sarrail. Cao ủy Sarrail không thèm tiếp, rồi gặp họ ở cầu thang, c̣n quát mắng họ. Chekib Areslane và cơ quan Arabica Office nắm lấy cơ hội, khuấy động dân tộc Druse. Sarrail liền bắt giam các nhà lănh tụ Druse. Soltan Attrache trốn thoát và cuộc khởi nghĩa bùng lên.

Họ chiếm được thị trấn nhỏ Rachaya làm cho cả khối Ả Rập ḥ reo: một nhóm sơn nhân mà thắng được Pháp th́ thực dân đâu có mạnh. Các nhà ái quốc Syrie rục rịch hưởng ứng để lật Pháp. Pháp phải thả bom xuống kinh thành Damas. Trong rừng cuộc chiến đấu gay go hơn. Ban ngày Pháp làm chủ, ban đêm Druse làm chủ. Anh tiếp tế khí giới cho Druse, trên một năm Pháp mới dẹp được. Tướng Sarrail bị gọi về, Henri de Jouvenel, một chính khách đến thay. Thế là công việc b́nh định của Gouraud và Weygand sụp đổ.

CUỘC KHỞI NGHĨA ở MAROC

Cuộc khởi nghĩa của Abd El Krim ở Maroc c̣n làm cho Pháp điêu đứng hơn. Cũng có bàn tay của Chekib Areslane.

Abd El Krim là hậu duệ của Omar, một chiến sỹ của Mohamed. Mới đầu ông ta nổi dậy chống thực dân Tây Ban Nha, lôi cuốn được bộ lạc Rif, thắng Tây Ban Nha một trận lớn ở Anoual năm 1921, chiếm được vô số tiểu liên, đại bác, đạn dược và cả phi cơ nữa, và một ngàn tù binh mà Tây Ban Nha phải chuộc bằng bốn triệu đồng peseta.

Có khí giới và tiền bạc rồi, Abd El Krimk mới quay lại giải phóng xứ Maroc thuộc Pháp. Thống chế Lyautey thấy nguy, năn nỉ chính phủ gửi viện binh qua. Pháp nghèo quá, lắc đầu. Lyautey có tài cầm quân, đẩy lui được nghĩa quân, nhưng nghĩa quân chiến đấu rất gan dạ, thắng lại quân Pháp, và Abd El Krim thừa thế tiến tới Fez, Taza, Ouezzane.

Dân chúng Pháp xao động. Các nhà báo, các chính khách đă nghĩ tới giải pháp chia phía bắc Maroc cho Abd El Krim. Thống chế Lyautey không chịu, cho như vậy th́ sẽ mất hết. Chính phủ gọi ông ta về. Thống chế Pétain qua thay.

Pétain khôn ngoan hơn Lyautey, mới đầu làm bộ tuân lệnh chính phủ, điều đ́nh với nghĩa quân, – dĩ nhiên là ông ta đưa những điều kiện mà nghĩa quân không thể chấp nhận được – rồi chứng tỏ cho Paris thấy rằng không c̣n giải pháp nào khác là tiếp tục chiến đấu. ông ta lại liên kết với Tây Ban Nha, Paris đành phải đưa thêm quân và khí giới qua. Lúc đó Abd El Krim có khoảng một trăm bốn chục ngàn nghĩa quân, Pétain có ba trăm ngàn quân và hai mươi hai phi đội. Nghĩa quân biết rằng lần này Pháp không khi nào chịu bỏ Maroc. Abd El Kiêm chiến đấu rất hăng nhưng không tấn công được nữa mà chỉ tự vệ, sau cùng phải đầu hàng. Pháp đày ông ta qua đảo Réunion; say này ông trốn thoát, về Ai Cập hợp tác với Nasser.

SÁU TIỂU BANG HỒI GIÁO Ở NGA

Trong khi đó, ở Nga, chính phủ Xô Viết thành lập sáu tiểu bang Cộng ḥa cho những miền mà dân theo Hồi giáo chiếm đa số: Ouzbekistan, Kazakastan, Kirghizie, Tadijikistan, Turkmenistan, Azerbaidjan[15]. Theo hiến pháp, mỗi tiểu bang đó có thể rút ra khỏi Liên bang Xô Viết lúc nào cũng được, có quốc kỳ riêng, chính phủ riêng, và quân đội riêng, nếu muốn. Trên giấy tờ th́ vậy, trên thực tế th́ các chính phủ của sáu tiểu bang đều bị đảng cộng sản chi phối, mà đảng viên đa số là người Nga. Viên Thủ tướng là người Hồi giáo, mà Phó Thủ tướng th́ luôn luôn là người Nga. Người Nga nắm bộ Nội vụ, để lại cho người bản xứ những bộ không quan trọng như Y tế, Giáo dục, Tư pháp…

Như vậy th́ các nhà cầm quyền Hồi giáo chỉ đóng vai gần như là cố vấn, có đời nào mà dám tách ra khỏi Liên bang. Kẻ nào mà đưa đề nghị đó ra th́ bị đày hoặc xử tử liền v́ tội phản dân”.

Nhưng bề ngoài vẫn giữ được đẹp đẽ. Trong Quốc hội vẫn có đại diện của các dân tộc thiểu số. Và khi nào muốn có một tiếng nói trong các vụ liên quan tới Hồi giáo trên thế giới, th́ chính quyền Xô Viết sẽ đưa đại diện của sáu tiểu bang gồm ít nhất là 20 triệu người đó ra. V́ Nga đâu có bỏ rơi hẳn bán đảo Ả Rập. Sau Thế chiến thứ nh́, họ mới rảnh tay để hoạt động trở lại và vấn đề Israel – Ả Rập (tức Do Thái giáo – Hồi giáo) sẽ cho họ cơ hội đóng vai tṛ trong tài nghịch với Mỹ ở đó.

CHUƠNG IX: DO THÁI TRỞ VỀ “ĐẤT HỨA” ở PALESTINE

T̀NH CNH DO THÁI CÁC NUC HI GIÁO

Từ thế kỷ thứ nhất, ở Palestine, sự cai trị của La Mă càng ngày càng tàn khốc, dân Do Thái nổi loạn nhiều lần và đền Jérusalem bị tàn phá hai lần nữa. Người La Mă cấm họ xây lại đền ở nền cũ và dân tộc Do Thái mất quốc gia, phiêu bạt khắp thế giới.

Mới đầu họ tản mác qua Tiểu Á (Asie Mineure) rồi qua châu Âu, Bắc Phi, Ethiopie; chỉ một số ít ở lại trong xứ sống chung với các dân tộc khác.

Trước thời Trung cổ, t́nh cảnh của họ tương đối dễ chịu. Tới đâu thổ dân cũng nhận ra được họ v́ tôn giáo, có lẽ v́ cả nét mặt của họ nữa, cho nên hơi nghi kị, khinh họ là một dân tộc mất nước, nhưng không hiếp đáp ǵ họ mà họ cũng trung thành với quốc gia họ ở đậu. Nhờ biết đoàn kết, chịu cực khổ, họ phát đạt, họp thành những đoàn khá thịnh vượng.

Thời Mohamed sáng lập Hồi giáo, họ sống chung với các dân tộc Ả Rập, và chính Mohamed cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng của Do Thái giáo. Ông có trừng trị một số Do Thái chỉ là v́ họ đă đứng về phe Coréischite, nhưng ông coi họ cũng như mọi dân tộc “dị giáo” khác, không đặc biệt kỳ thị ǵ họ. Họ c̣n giúp đỡ dân tộc Ả Rập trong việc xâm lăng các quốc gia ở chung quanh và ở phía Tây Nam châu Âu, như Tây Ban Nha.

Cho tới cuối thế kỷ thứ XIX, t́nh trạng của họ ở các quốc gia Hồi giáo không thay đổi nhiều, tuy có thời bị kỳ thị ở từng chỗ, (v́ nguyên nhân kinh tế hơn là tôn giáo) nhưng không đến nỗi bi đát như ở châu Âu.

Theo Clara Malraux, một người Do Thái, th́ ở Ba Tư, năm 1875, họ thuộc giai cấp hạ tiện nhất, không được ra khỏi những khu vực riêng của họ gọi là mellah, không được đụng vào người Ba Tư, không được mở quán bán tạp hóa, trừ trong tỉnh Hamadan.

Ở Yemen, họ cũng không được đụng chạm một người Hồi giáo, phải đứng dậy trước mặt một người Hồi giáo, không được cùng bán một món hàng với người Hồi giáo, không được mang khí giới, ban đêm không được ra khỏi khu riêng của họ.

Tại Maroc, họ không được coi là công dân, nhà vua muốn xử họ ra sao th́ xử, không cần theo luật pháp ǵ cả, có thể bắt họ làm nô lệ, giết họ cũng được[16].

Ở những nơi khác, chẳng hạn ngay ở Palestine, thân phận của họ khá hơn, có thể yên ổn làm ăn, nếu chịu nhận cảnh thua kém của ḿnh, đừng phản kháng. Sở dĩ vậy v́ Hồi giáo không kỳ thị Do Thái như Ki Tô giáo kỳ thị nhất là từ hồi viễn chinh của Thập tự quân, thế kỷ XI.

… VÀ Ở CHÂU ÂU

Các người Âu theo Ki Tô giáo cho rằng dân tộc Do Thái đă giết Chúa Ki Tô. Việc đó có thực không? Chuyện xảy ra đă non hai ngàn năm rồi, ai dám chắc là nắm được chân lư? Nhưng dù cho rằng Chúa Ki Tô chết v́ bị vu oan, bị phản th́ những thầy tu và tín đồ đă phản Ngài cũng không phải là toàn thể dân tộc Do Thái, không phải là toàn thể những người Do Thái có mặt lúc đó nữa. Như vậy mà thù ghét tất cả dân tộc Do Thái trong cả ngàn năm th́ thực là vô lư, nhất là chính Chúa Ki Tô và Thánh Mẫu cũng là người Do Thái, chính Ngài trước khi tắt thở c̣n: “xin Cha tha thứ cho họ v́ họ không biết họ làm ǵ “.

Năm 1096 người Pháp, người Ư… rủ nhau đi giải thoát mộ Chúa Ki Tô ở Jérusalem và trước khi làm cái việc thiêng liêng đó, người ta phải trả thù những kẻ mà non 1.100 năm trước đă chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa.

Ỏ Worms, trong hai ngày người ta giết tám trăm người Do Thái; chẳng kể là đàn ông, đàn bà, già trẻ, hễ là Do Thái mà không chịu bỏ đạo, theo đạo Ki Tô là bị chém giết bằng gươm, bằng giáo, bằng thuổng cuốc…

Ở Mayence, cảnh c̣n rùng rợn hơn nhiều v́ người Do Thái chống cự lại, rồi như say máu, họ quay lại giết chính người cùng đạo với họ, giết cả vợ con, cha mẹ họ! Thật kinh khủng: có những bà mẹ đương cho con bú, cầm ngay lấy dao hay gươm cứa cổ con để chúng khỏi chết v́ tay những kẻ không theo đạo Do Thái. Bảy trăm người chết trong vụ đó.

Cộng hai vụ là một ngàn rưỡi mạng. Một ngàn rưỡi mạng đó đă tạo cho dân Do Thái một tâm hồn mới: họ biết rằng họ không thể sống chung với người Ki Tô giáo được nữa; người ta càng bắt họ đổi đạo th́ họ lại càng cương quyết giữ đạo, giữ truyền thống của họ. Người Ki Tô giáo thấy vậy lại càng khắc nghiệt với họ, bắt họ phải mang trên áo h́nh bánh xe hoặc h́nh ngôi sao David sáu cánh, như tội nhân mang áo dấu.

Họ phải sống trong những ghetto, điêu đứng hơn trong những mellah ở Ba Tư, chịu mọi sự cấm đoán, gần như một bọn tù bị giam lỏng.

Lâu lâu, họ bị cái họa pogrom: người Ki Tô giáo Nga, Ba Lan… kéo nhau từng đoàn với gậy gộc, búa ŕu, dao, gươm vào các khu Do Thái đập phá, cướp bóc, chém giết vô tội vạ. Nguyên nhân có thể là sau một tai họa nào, người ta trút hết cả tội lỗi lên đầu lên cổ họ: mất mùa mà đói kém ư? là tại tụi Do Thái đă làm cho Chúa nổi giận; bệnh dịch phát ra ư? tại tụi Do Thái sống chui rức, dơ dáy quá rồi truyền bệnh; chiến tranh mà bại ư? tại tụi Do Thái phản trắc, ngầm cấu kết với địch… Có khi chẳng cần nguyên do ǵ cả: người ta cứ vu cho một người Do Thái là ăn cắp hoặc ve văn một thiếu nữ Ki Tô giáo là cũng đủ gây một phong trào pogrom lan từ tỉnh này tới tỉnh khác.

Ngay những khi họ được sống yên ổn nhất th́ thân phận của họ cũng không hơn ǵ một tên nô lệ: người ta cấm họ có bất động sản, thành thử muốn làm ruộng th́ chỉ có thể làm nông nô hoặc tá điền. Muốn khá giả, họ phải ở châu thành làm thợ – nhất là thợ kim hoàn – hoặc buôn bán, đổi tiền, cho vay. Giáo hội Ki Tô cấm tín đồ cho vay lấy lăi, nên nghề sét-ti, nghề ngân hàng gần thành độc quyền của họ. Cha truyền con nối, nhờ kinh nghiệm của tổ tiên, họ làm giàu rất mau, và họ mắc cái tiếng là chỉ thờ Con Ḅ Vàng.

Đời sống của họ rất bấp bênh. Chính quyền muốn trục xuất họ lúc nào cũng được, và chỉ cho họ mang theo ít quần áo, vài chục đồng tiền. Như năm 1290 họ bị trục xuất ra khỏi Anh, năm 1381 ra khỏi Pháp, năm 1492 ra khỏi Tây Ban Nha, năm 1495 ra khỏi Lithuanie, năm 1498 ra khỏi Bồ Đào Nha và kế đó họ bị tàn sát ghê gớm, tới nỗi tại các nước ở bờ biển Đại Tây Dương không c̣n một bóng Do Thái nữa.

Họ cứ lang thang, bị trục xuất ở nước này th́ qua nước khác, không ở châu Âu được th́ qua Tây Á, Trung Á, nếu có phương tiện th́ qua Trung Hoa, Mă Lai, Bắc Mỹ… Và bất kỳ ở đâu họ cũng hướng về Jérusalem. Mỗi ngày ba lần họ cầu nguyện: “Xin Chúa cho chúng con được thấy cái ngày Chúa trở về Sion”[17]. Mỗi ngày ba lần, sau mỗi bữa ăn, dù chỉ húp một miếng cháo lỏng trong các ghetto, họ vẫn không quên tạ ơn Chúa đă cho họ miếng ăn và đă cho tổ tiên họ “cái xứ đẹp đẽ, mênh mông, cái phúc địa ở Israel”. Và non hai ngàn năm, năm nào họ cũng chúc nhau: “Sang năm về Jérusalem “, năm nào họ cũng hướng về Jérusalem cầu nguyện cho Israel được mưa ḥa gió thuận, chứ không cầu cho xứ họ đương ở, dù nơi đó bị hạn hán, băo lụt. Ai cũng mong được đặt chân lên đất Israel, v́ sống ở Jérusalem th́ chết sẽ được lên Thiên đường.

HERZL VÀ CUỐN “QUỐC GIA DO THÁI”

Tới thế kư XVIII, nhờ một số triết gia có tinh thần khoáng đạt, như Voltaire, Diderot, Montesquieu… đả đảo tinh thần kỳ thị tôn giáo, bênh vực họ, nên t́nh cảnh của họ ở châu Âu được cải thiện nhiều. Họ nhập tịch các quốc gia Pháp, Anh, Đức…,thành các công dân b́nh quyền với các tín đồ Ki Tô giáo. Ở Pháp năm 1791, hội nghị lập hiến xóa bỏ hết các đạo luật bất công đối với họ. Napoleon tổ chức lại sự thờ phụng cho họ. Một số người Ki Tô giáo giúp đỡ họ tranh đấu về quyền lợi, họ phấn khởi, gây một phong trào hô hào đồng bào đồng hóa với các dân tộc châu Âu. Họ vui vẻ, tận lực làm ăn và nhiều người có địa vị, có danh tiếng, làm vẻ vang cho dân tộc tiếp nhận họ, như Freud, Einstein, Hertz, Spinoza, Heine, Bergson, Karl Marx, Trotsky, Marcel Proust, Kafka…

Nhưng ở các nước Đông Âu, thân phận của họ không được cải thiện bao nhiêu, nên một số người, gồm cả những người theo Ki Tô giáo nghĩ tới chuyện đưa họ về Palestine: hoặc đút lót với Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc xin Giáo hoàng can thiệp, hoặc bỏ tiền ra mua đất ở Palestine. Người ta nghĩ đă không ưa họ th́ cho họ về quê hương của họ, chứ giữ họ làm ǵ; quê hương của họ là một miền cằn cỗi, họ về đó khai phá sẽ có lợi cả cho Thổ, chắc Thổ không ngăn cản mà chịu bán cho họ với một giá rẻ. Thi sỹ Pháp Lamartine mấy lần du lịch Jérusalem về cũng hô hào người ta trả lại Palestine cho Do Thái. Napoleon lúc ở Saint Jean d’Acre cũng nghĩ có thể tái lập một quốc gia Do Thái ở Palestine. Thi sỹ Anh Byron cũng than thở cho họ “khổ hơn những con thú không có hang”.

Nhiều người viết sách, viết báo, diễn thuyết khuyến khích Do Thái hồi hương và yêu cầu các chính phủ ủng hộ phong trào.

Hội Hovévé Tsione (Hội các người yêu Sion) được thành lập. Do Thái Nga bị ngược đăi nhất, hưởng ứng trước hết, trở về Palestine lập được mấy vườn cam đầu tiên, năm 1870 dựng được một trường Canh nông ở Mikvé Israel. Một chủ ngân hàng tỷ phú, Edmond de Rothschild, gốc Do Thái, giúp vốn cho họ, mua đất cho họ. Tóm lại phong trào đă rục rịch nhưng không phát triển mạnh v́ t́nh cảnh Do Thái ở châu Âu lúc đó tương đối dễ chịu, họ không muốn bỏ sự nghiệp ở Pháp, Đức, Anh… để về làm ruộng ở Palestine.

Nhưng rồi một biến cố xảy ra làm thay đổi hẳn tâm trạng của họ.

Nguyên do chỉ tại vụ án Dreyfus năm 1894 ở Paris. Bộ Quốc pḥng Pháp ngỡ Dreyfus, một sỹ quan gốc Do Thái, do thám cho Đức, tuy không có bằng cớ ǵ chắc chắn mà ṭa án cũng xử ông ta bị tội đày. Rồi dân chúng Paris phẫn nộ, đ̣i “Diệt tụi Do Thái!”. Th́ ra cái tinh thần kỳ thị Do Thái đă nhiễm trong óc, ḥa trong máu người Âu từ cả ngàn năm rồi, không dễ ǵ mà gột được. Dreyfus một mực kêu oan, trong đó có văn hào Emile Zola. Zola tin rằng Dreyfus vô tội, can đảm viết một bài hất hủ nhan đề là J’accuse (Tôi buộc tội) để buộc chính phủ phải xét lại.

Vụ đó làm sôi nổi dư luận châu Âu. Tờ Neue Freie Presse ở Vienne phái một kư giả gốc Do Thái, nhập tịch Hung, tên là Théodore Herzl (sinh năm 1860), qua Paris dự cuộc lột lon của Dreyfus trước công chúng Paris để viết bài tường thuật. khi thấy Dreyfus mặt tái xanh, giọng vô cùng thiểu năo, thét ra câu này: “Tôi vô tội”, rồi nghe quần chúng ḥ hét: “Giết chết tụi Do Thái đi!” ông kinh hoảng, toát mồ hôi.

Từ đó một ư tưởng ám ảnh ông: dân tộc Pháp có tinh thần khoáng đạt nhất, trọng tự do và b́nh đảng nhất mà đối với Do Thái c̣n như vậy th́ Do Thái sống ở đâu cho yên được bây giờ? Chỉ có cách tạo một quốc gia Do Thái được vạn quốc thừa nhận, rồi dắt nhau về cả đó mà ở th́ mới khỏi bị xua đuổi, oán thù, nguyền rủa.

Nghĩ vậy ông bèn viết cuốn L’etat juif (Quốc gia Do Thái), xuất bản năm 1896, trong đó ông hô hào đồng bào ông thành lập một quốc gia riêng cho ḿnh:

“Quốc gia Do Thái cần thiết cho thế giới: vậy th́ thế nào nó cũng sẽ thành lập (…) Người Do Thái nào mà muốn có một quốc gia của ḿnh th́ sẽ có quốc gia và xứng đáng được có quốc gia. (…) Chỉ có ḿnh tự cứu ḿnh được thôi và vấn đề Do Thái phải do người Do Thái giải quyết lấy”.

Tác phẩm đó gây được ảnh hưởng khá lớn trong giới Do Thái lao động ở Nga và Ba Lan v́ cảnh họ điêu đứng hơn cả, c̣n ở Tây Âu, nhiều người trách ông là bé mà xé ra to, đổ thêm dầu vào lửa. Ông tin chắc chủ trương của ông, bắt tay vào việc liền, không ngại phá sản, không ngại kiệt sức, bỏ công ăn việc làm mà phục vụ giống ṇi.

Ông hoạt động trên hai mặt. Về nội bộ ông tổ chức phong trào Sion, đào tạo cán bộ, cung cấp phương tiện vật chất và tinh thần, vạch chương tŕnh hoạt động rồi điều khiển, theo dơi, năm 1897 khai mạc cuộc hội nghị Sion đầu tiên ở Bâle (Thụy sỹ) gồm hai trăm đại diện từ khắp nơi ở Âu châu, số hội viên lần lần tăng lên tới trăm ngàn, năm 1901 thành lập Ngân hàng thuộc địa Do Thái và Quĩ Quốc gia Do Thái.

Về ngoại giao, ông bôn tẩu khắp các xứ, ráng thuyết phục các vua chúa, tổng thống, các người có thế lực để giúp ông lập lại quốc gia Do Thái ở Palestine.

Năm 1897, ông tin chắc rằng năm chục năm sau, quốc gia Do Thái sẽ thành lập và được mọi quốc gia thừa nhận.

Người Anh thực t́nh muốn giúp ông, sẵn ḷng tặng ông xứ Ouganda ở trung bộ châu phi để thành lập một quốc gia; nhưng các người Do Thái ở Nga nhất định không chịu, đ̣i về Israël cho được. Ouganda ở đâu? Trong Thánh kinh không thấy có tên đó. Anh c̣n đề nghị một miền ở Ba Tây, rồi đảo Chypre ở Địa Trung Hải, rồi bán đảo Sinai ở sát Palestine, nơi có nhiều di tích Do Thái, mà họ cũng không chịu. “Không, Chúa đă hứa cho chúng tôi xứ Israël th́ chúng tôi se về Israël”.

V́ lao tâm khổ tứ quá, ngày đêm chiến đấu với các chính quyền, thư từ liên lạc với đồng bào ở khắp nơi, Herzl kiệt lực, tắt nghỉ năm 1904 ở Vienne hồi mới bốn mươi bốn tuổi. Nhưng phong trào ông gây nên đă mạnh, sẽ có người tiếp tục.

Giá ông sống thêm năm năm nữa th́ sẽ mừng rỡ được thấy một đợt hồi hương của nhiều thanh niên chịu ảnh hưởng của ông, quyết tâm gây một quê hương, tạo một đời sống mới trên đất Palestine. Họ là những nhà trí thức mà đốt hết cả bằng cấp đi, đề cao công việc tay chân, xắn tay cuốc đất, thành lập kibboutz đầu tiên ở Degania, để làm việc chung, sống chung, hoàn toàn b́nh đẳng và tuyệt nhiên không có của riêng.

Qui tắc của kibboutz là: “Nếu tôi không có của riêng th́ cái ǵ cũng là của tôi hết”. Ai nấy cũng làm việc mà không được lĩnh tiền công và cộng đồng lo cho đủ: nhà cửa, ăn uống, thuốc thang, nuôi nấng, dạy dỗ con cái. Không phải lo về tương lai của ḿnh và của người thân, mọi người sẽ để cả tâm tư vào công việc, vui thích làm việc, và sự làm lụng không v́ lợi, không v́ tiền bạc, sẽ hóa ra cao cả lên. Họ nghĩ vậy.

Mỗi hội viên, bất kỳ đàn ông hay đàn bà đều được bầu vào hội đồng quản trị và được đưa ư kiến, đầu phiếu đề giải quyết mọi việc. Mỗi tuần hay mỗi ngày người ta phân phát công việc cho mỗi người. Người ta thay phiên nhau làm những việc lặt vặt mà không ai thích.

Làm việc từ b́nh minh, nghỉ hai lần để ăn sáng và án trưa. Năm giờ chiều nghỉ hẳn. Sống với vợ con. Trẻ con nuôi trong trại riêng, chiều tối cha mẹ lại đón nó về pḥng ḿnh, đến giờ ngủ, trả nó về trại.

Mỗi kibboutz có một thư viện, một rạp hát bóng, một pḥng nhạc. V́ phải chống với các cuộc cướp phá của dân bản xứ nên kibboutz nào cũng phải tổ chức lấy sự tự vệ, đào hầm, đắp lũy, mua khí giới. Số kibboutz tăng lên khá mau: năm 1927, có 27 kibboutz gồm 2.300 người khai phá 7.500 hécta; năm 1936, có 46 kibboutz gồm 28.600 người, khai phá 30.200 hécta; năm 1949 có 205 kibboutz gồm 60.610 người khai phá 110.276 hécta. Hội viên trong các kibboutz đó đều là hạng người tiền khu, có tinh thần hy sinh, chiến đấu rất cao; một phần lớn nhờ họ mà quốc gia Israël sau này thành lập được, chống được với Ả Rập. Nhưng đó là chuyện sau.

BẢN TUYÊN NGÔN BALFOUR

Thế chiến thứ nhất bùng nổ. Một nhà bác học nổi danh Do Thái cầm đầu phong trào Sion từ hồi Herzl từ trần, tên là Chain Weizmann[18], biết nắm lấy cơ hội, hô hào đồng bào khắp nơi giúp đỡ người Anh. Ông là một hóa học gia, chế được chất acétone nhân tạo cho Hải quân Anh, nhờ vậy mà Anh và đồng minh không sợ thiếu chất nổ. Để thưởng công, chính phủ Anh tặng ông một chi phiếu kư tên nhưng để trống số tiền; ông từ chối, chỉ xin “một cái ǵ cho dân tộc tôi”.

Nhà cầm quyền Anh vốn có cảm t́nh với phong trào Sion thấy điều ông xin đó rất tự nhiên, và ngày 2 tháng 11 năm 1917, viên Tổng trưởng Bộ Ngoại giao, huân tước Balfour viết thư cho ông báo tin rằng chính phủ Anh hoàng thỏa thuận cho dân tộc Do Thái thành lập một Quê hương (National home) ở Palestine và sẽ gắng sức thực hiện dự định đó, miễn là không có ǵ thiệt hại cho những quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải là Do Thái hiện có ở Palestine.

Bức thư đó, gọi là bản Tuyên ngôn Balfour (Déclaration Balfour) được Đồng minh của Anh tán thành, chấp nhận. Các người Do Thái bèn hăng hái đứng vào hàng ngũ Anh để tấn công Thổ. Họ t́nh nguyện đầu quân, thành lập đoàn “Cưỡi la Sion “. Tại Hoa Kỳ, một đoàn lê dương Do Thái cũng được tổ chức, trong đó có hai người sau này nổi danh: David Ben Gourion và Yitzhad Ben Tzvi.

Thế là phong trào Do Thái chỉ có một bản hiến chương. Thổ nổi đóa, tàn sát tụi “Do Thái phản bội” ở Palestine, gây nhiều nỗi kinh khủng ghê gớm. Dân Do Thái ráng chống cự và chịu đựng, rốt cuộc chết mất một nửa.

Khi Đức đầu hàng, Anh, Pháp chia cắt đế quốc của Thổ. Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine và giao cho Anh nhiệm vụ “gây ở xứ đó một t́nh trạng (état de choses) chính trị, hành chánh, kinh tế để có thể thành lập một Quê hương có tính cách quốc gia cho dân tộc Do Thái… và cũng để phát triển những thể chế chính phủ tự do, bảo vệ những quyền lợi dân sự và tôn giáo của mọi người dân Palestine, bất kỳ thuộc giống nào hay theo tôn giáo nào”.

Ngôn ngữ chính trị, ngoại giao của Tây phương thật là khó hiểu. Họ không nói một “quốc giạ Do Thái” mà nói một “Quê hương có tính cách quốc gia” (National home, foyer national).

Hai cái đó khác nhau ra sao? Họ lại bảo Anh “phát triển những thể chế chính phủ tự do” (développement d’institutions de libre gouvernement). Chính phủ tự do đó là chính phủ nào? Là chính phủ Ả Rập theo “Dân tộc tự quyết” của Wilson; nhưng đă là chính phủ Ả Rập th́ cái “National home” của Do Thái kia không thể là một quốc gia được nữa v́ không lẽ có hai quốc gia ở Palestine, trừ phi người ta chia Palestine làm hai khu vực, điều này không thấy Hội Vạn Quốc nói tới. Thật là mập mờ, và hai bên Do Thái, Ả Rập muốn hiểu ra sao th́ hiểu.

Chính phủ Anh để tỏ thiện ư, cử một người Do Thái làm cao ủy Palestine, ông Herbert Samuel. Nắm ngay lấy cơ hội, các lănh tụ Do Thái như Weizmann, Ben Canaan thương thuyết với người có uy quyền nhất – theo họ – trong khối Ả Rập, lúc đó là Fayçal, con của Hussein, sau được Anh đưa lên làm vua Iraq. Hai bên thỏa thuận sống chung với nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau. Nhưng Fayçal đâu phải là người đại diện cho cả khối Ả Rập. Quả t́nh là lúc đó chẳng những Anh mà cả các nước đồng minh nữa đều không coi Ả Rập vào đâu hết, mà Ả Rập cũng chưa có thế lực ǵ.

Do Thái được các cường quốc thừa nhận có một quê hương rồi, bắt đầu hồi hương một cách tưng bừng để bù vào số người bị Thổ giết.

Sáu tháng sau khi Herbert Samuel nhận chức Cao ủy, người Ả Rập đă bắt đầu bất b́nh, cho rằng Anh muốn khiêu khích ḿnh, và nhiều cuộc đổ máu đă bắt đầu xảy ra. Họ c̣n trách Mac Mahon đă hứa Palestine cho Hussein, rồi Balfour lại hứa cho Do Thái, thành thử Palestine là đất hai lần hứa. Và năm 1922, Churchill phải vỗ về họ: “Anh không có ư biến Palestine thành một quốc gia Do Thái. Anh sẽ giữ đúng lời hứa với Ả Rập”. Họ nguôi nguôi một thời gian.

Nhưng mấy năm sau, thấy người Do Thái hăng hái lập nghiệp quá, mỗi ngày một đông thêm và thành công rực rỡ: đất cằn cỗi mà cũng mơn mởn lên, nhà cửa kho lẫm mỗi ngày một nhiều, xe cộ mỗi ngày một dập d́u, họ càng thêm uất hận, đổ hết lỗi lên đầu người Anh.

Từ năm 1928, các vụ lộn xộn lại tái Hiện. Tháng tám năm 1929, tại Jérusalem diễn ra biết bao nhiêu cuộc chém giết, cướp bóc: trong mấy ngày Palestine thành chiến trường giữa Do Thái và Ả Rập.

Anh mới đầu thấy hai bên gây với nhau, ḿnh có dịp làm trọng tài, càng dễ cai trị, nên chỉ xoa tay, mỉm cười, hứa sẽ thỏa măn cả hai bên. Nhưng làm cách nào thỏa măn cả hai bên cho được? Nhất là Do Thái ở Palestine không dễ bảo như Do Thái châu Âu. Họ nhất định chiến đấu, bám lấy khu đất họ đă đặt chân lên được.

Rắc rối nhất là chính một người Anh, Orde Wingate, c̣n có tinh thần Do Thái hơn người Do Thái chính cống nữa, chỉ bảo họ cách thức lập những hội “dạ chiến” (đánh ban đêm), tổ chức đoàn tự vệ Hagana và chẳng bao lâu, trên khắp cơi Palestine, mỗi kibboutz thành một đồn dân vệ.

Để giải quyết các sự rắc rối, người Anh lập các ủy ban điều tra. Điều tra năm nay qua năm khác mà chẳng có kết quả ǵ cả, chỉ đưa ra một kết luận: phải chia cắt Palestine th́ mới êm được.

Abdallah, quốc vương Transjordanie đề nghị với Anh thành lập quốc gia gồm Transjordanie và Palestine. Trong quốc gia đó người Do Thái được tự trị trong một vài khu nào đó, có quyền hành chánh riêng, được đại diện ở Quốc hội theo tỷ số Do Thái, và được vài ghế trong Nội các. C̣n sự nhập cảnh của Do Thái th́ phải hạn chế lại.

Đề nghị của ông ta chính các quốc gia Ả Rập khác cũng không chịu, nói ǵ tới người Do Thái.

Năm 1933, ở Âu châu Hitler lên cầm quyền, hung hăng muốn tận diệt Do Thái, gián tiếp gây thêm rắc rối cho Anh ở Palestine. Hàng chục ngàn Do Thái ở Đức bị trục xuất hoặc sợ mà chạy trước, chỉ mang theo một số ít quần áo và mười Đức kim. Một số ít qua Mỹ c̣n th́ về Palestine. Đợt hồi hương này gồm nhiều nhà trí thức; có những tiến sỹ lái tắc xi ở Jaffa hoặc đóng giày ở Tel Aviv, sau này giúp rất nhiều cho sự phát triển của Do Thái.

Họ càng vào nhiều th́ các cuộc xung đột càng tăng. Anh phải gửi thêm hai chục ngàn quân qua để giữ trật tự, v́ họ rất lo dân tộc Ả Rập nổi loạn, đoàn kết với nhau mà phá các giếng dầu của họ. Và ngày 17 tháng 5 năm 1939, chính phủ Anh đành nuốt lời hứa với Do Thái, kư một bản tuyên ngôn nữa, một Bạch thư (Livre blanc) thẳng tay hạn chế phong trào hồi hương của Do Thái lại. Đúng lúc Do Thái cần phải về Palestine nhất th́ họ không úp mở ǵ cả, bảo chính phủ Anh tuyệt nhiên không có ư thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine, rằng “national home” không có nghĩa là quốc gia, chỉ có nghĩa là quê hương. Với lại ngay trong bản tuyên ngôn Balfour cũng đă nói rơ: sự di trú của Do Thái phải không làm thiệt hại quyền lợi của Ả Rập. Ngày nay quyền lợi của Ả Rập đă bị thiệt hại nhiều th́ Anh phải hạn chế: từ năm 1939 đến năm 1944, chỉ cho 75.000 người Do Thái vào Palestine thôi, rồi tháng sáu năm 1944 sẽ bế môn hẳn. C̣n người Ả Rập th́ không bị hạn chế muốn vào bao nhiêu cũng được. Tỷ số người Do Thái không được quá một phần ba tổng số dân ở Palestine. Quyền mua đất đai ở Palestine cũng bị hạn chế đối với người Do Thái: họ chỉ được mua trong những khu vực đă ấn định, và ngay trong những khu vực đó, họ cũng chỉ được mua tới 5% diện tích là cùng.

Do Thái tất nhiên là bất b́nh: có sáu triệu người Do Thái sắp bị tiêu diệt ở châu Âu, mà chỉ cho 75.000 người về Palestine trong năm năm! Thành thử Anh có tới hai kẻ thù ở Palestine: Ả Rập và Do Thái.

Ngay dân chúng Anh cũng bất b́nh. Churchill (đảng Bảo Thủ) trước kia vuốt ve Ả Rập, bây giờ bênh vực Do Thái, trách Bộ Thuộc địa là nuốt lời hứa với Do Thái; c̣n Morrison (đảng Lao Động) bảo chính phủ giá cứ tuyên bố thẳng rằng phải hy sinh người Do Thái th́ đỡ bị khinh hơn.

V́ trước kia Hội Vạn Quốc ủy quyền cho Anh bảo hộ Palestine, cho nên theo luật quốc tế, Bạch thư phải được hội đồng Vạn Quốc chấp thuận th́ mới có giá trị. Đáng lẽ hội đồng phải họp tháng 9 năm 1939, nhưng chưa kịp họp th́ Thế chiến thứ nh́ nổ ra[19].

CHƯƠNG X: THẾ CHIẾN THỨ NH̀

T̀NH H̀NH ANH ĐẦU THẾ CHIẾN

Trong mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Anh gặp nỗi nguy ghê gớm như đầu Thế chiến thứ nh́. Thủ tướng Chamberlain, kẻ đầu hàng Đức ở Munich (năm 1938), phải về vườn, giao trách nhiệm vô cùng nặng nhọc lại cho Churchill (tháng năm năm 1940). Sau khi gian nan lắm mới rút lui được khỏi Dunkerque, trở về nước, chưa kịp hoàn hồn th́ Anh phải chịu những trận dội bom kinh khủng cả đêm lần ngày của phi cơ Đức. Pháp đầu hàng (tháng sáu năm 1940), thành thử ở mặt trận Âu châu chỉ c̣n một ḿnh Anh đương đầu với Đức, Ư. Mà nào phải chỉ có mặt trận châu Âu. Thuộc địa của Anh hồi đó rải rác khắp thế giới (họ tự hào rằng mặt trên không bao giờ lặn trên ngọn quốc kỳ của họ), nên họ phải chiến đấu ở khắp thế giới: ở Đông Á với Nhật Bản, ở Tây Á và Phi châu với Đức, Ư. Nhưng năm đó mới thấy cái tài siêu quần của Churchul: sáng suốt, cương nghị, quyết đoán táo bạo và mau mắn, kiên nhẫn, b́nh tĩnh và tự tin. Ông đă cứu được nước Anh “khỏi bị ch́m lỉm”, nhưng không sao cứu được trọn đế quốc Anh. Sau chiến tranh, thời của Anh đă hết mà tới thời của Mỹ.

TRẬN BẮC PHI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI AI CẬP

Đức đă dự bị chiến tranh từ lâu, năm 1936-1937 phái viên thủ lănh thanh niên Baldur Von Schirach đi tuyên truyền ở Tây Á, Trung Á, và Tiến sỹ Schacht đi “thăm các khách hàng”, bán sản phẩm và khí giới với một giá rẻ để mua nguyên liệu bằng một giá đắt. Đức vung tiền ra trợ cấp, tạo các cơ quan thông tin, gửi phim và sách báo cho Thổ, Iran, Ai Cập. Nhờ vậy ảnh hưởng của Đức tăng lên, và gần như khắp nơi, các đảng Quốc-xă-hồi-giáo mọc lên: ở Ai Cập là đảng Tân Ai Cập, do Ahmed Hussein làm thủ lănh, bận sơ mi xanh lá cây, ở Syrie là đảng B́nh dân do Antoun Saada sáng lập… Các đảng đó đều có trụ sở rộng lấy, được thanh niên hoan nghênh, sau khi Hitler chết, vẫn c̣n hoạt động và đóng một vai tṛ đôi khi đáng kể trong cuộc cách mạng của Nasser. Đức hiểu tâm lư dân chúng các thuộc địa của Anh, Pháp và mong hễ có chiến tranh, ḿnh hứa đuổi Anh, Pháp đi, giải phóng cho họ th́ sẽ theo ḿnh.

Năm 1936 vua Farouk lên ngôi, thương thuyết với Anh, và Anh kư một hiệp ước trả độc lập cho Ai Cập, nhưng c̣n đóng quân ở vài nơi để che chở cho kênh Suez và thung lũng sông Nil.

Năm 1938 Nasser ở trường vơ bị ra với chức thiếu úy, định thành lập Hội các sỹ quan tự do kết bạn với Anwar Ei Sadat và Abdel Hakim Amer, th́ Thế chiến bùng lên.

Đức tấn công Anh, Pháp; Ai Cập không liên can ǵ tới chuyện đó cả. Nhưng do hiệp ước 1936, Anh đem quân lại đóng ở Ai Cập, và Ai Cập có thể thành chiến trường. Hiệp ước đó quả thật nguy Hiểm cho Ai Cập.

Thủ tướng Ai Cập là Aly Maher muốn trung lập, không chịu tuyên chiến với Đức, Ư, nhưng làm sao trung lập được khi quân đội Anh đóng trên đất Ai Cập. Một hôm đại sứ Anh lại kiếm Farouk, ra lệnh: “Aly Maher phải từ chức tức khắc”. Farouk ríu rít nghe theo và Sabry Pacha lên thay Aly Maher.

Hai trăm ngàn quân Ư tấn công Lybie, băng qua sa mạc Cyrénaique để uy hiếp quân Anh tại thung lũng sông Nil, chỉ c̣n cách biên giới Ai Cập có sáu chục cây số, định nhắm Alexandrie mà tiến, nhưng không hiểu sao bỗng nhiên ngừng lại rồi bị 25.000 quân Anh đánh tan tành.

Vừa yên th́ Anh lại phải lo đối phó với đạo quân Phi châu (Afrika Korps) của hổ tướng Rommel: ông ta tiến như vũ như băo tới El Alamein, bắt được 4 vạn tù binh Anh (1942). Danh tiếng ông vang lừng khắp thế giới. Tôi chắc đa số dân Ai Cập cũng như dân Việt Nam đều theo dơi các trận hành quân của ông, thấy ông thắng cũng vui như chính ḿnh thắng và thấy ông bại th́ cũng thất vọng, thở dài. Chúng ta biết Đức tàn nhẫn, và nếu Đức thay Pháp ở Việt Nam th́ sẽ là đại họa; nhưng chuyện đó xa vời, điều trước mắt là Đức đánh cho Pháp, Anh tơi bời, như vậy chúng ta thích rồi . Cho nên ở Ai Cập cũng có một số sỹ quan do một vị Tham mưu trưởng có tài và có uy tín, Aziz El Mazri, cầm đầu, thích Rommel, muốn liên lạc với Rommel, hai bên hẹn gặp nhau tại một nơi trong sa mạc, nhưng do một sự t́nh cờ lạ lùng, cả hai lần đều không thành, một lần v́ xe hơi chết máy, một lần v́ phi cơ trục trặc. Thực may cho Ai Cập, nếu hai bên tiếp xúc được, dù Ai Cập được Rommel giúp, đuổi Anh đi được th́ rốt cuộc Đức, Ư cũng thua và hết chiến tranh, Ai Cập sẽ không thoát cảnh bị quân đồng minh chiếm đóng, như Nhật, như Đức. Anh hay tin, bắt Farouk thay đổi nội các một lần nữa, đuổi Sabry Pacha đi, đưa Nahas Pacha lên. Nahas Pacha tuy chống Farouk, ghét Anh, nhưng c̣n ghét Đức hơn nữa. Anh tạm thời chỉ cần vậy. Farouk cự nự v́ không ưa Nahas Pacha. Đại sứ Anh bèn cầm súng tiến thẳng vào văn pḥng Farouk, ch́a hai tờ dụ đă thảo sẵn cho Farouk lựa: một tờ chỉ định Nahas Pacha làm thủ tướng, một tờ tuyên bố thoái vị.

Farouk lại ríu ríu nghe theo lần nữa.

Rồi Anh vuốt ve Nahas Pacha, hứa diệt xong Đức, sẽ cho Ai lập và Soudan thống nhất, và sẽ rút hết quân đội ra khỏi Ai Cập. Nhiều sỹ quan đưa đơn từ chức để phản đối thái độ nhục nhă của Farouk, trong số đó có Mohamed Néguib[20]. Ở Le Caire, đám đông biểu t́nh, hô khẩu hiệu: “Tiến tới, Rommel!”. Nhưng Nahas Pacha thẳng tay dẹp và tuyên chiến với Đức, Ư.

Nasser và nhóm nhỏ sỹ quan tự do của ông chuẩn bị một cuộc đảo chính, Rommel phái người tới liên lạc, mật vụ Anh tóm được, vụ đó đổ bể, Abdel Raouf và Anwar El Sadat bạn của Nasser bị đưa ra ṭa án quân sự, nhưng chính phủ Ai Cập không để ư tới Nasser và Nasser được yên.

Ngày 19-10-1942, có tin bất ngờ: Rommel bị tướng Montgomery đánh đại bại ở Ei Almein. Từ đó Montgomery đấy lùi quân Đức về những căn cứ đầu tiên, sau cùng Rommel phải rời Ai Cập, bỏ Sim Barrani, Tabrouk, Tripoli. Tướng Mỹ Alexander dồn ông ta tới Tunisi và ông ta phải xuống tàu về Ư. Trận El Alamein đă cứu các thuộc địa của Anh tại Tây Á, Bắc Phi, đánh dấu một khúc quanh ở phương Đông cũng quan trọng như trận Stalingrad trong chiến dịch Nga.

Trong thời gian đó, kinh tế Ai Cập rất thịnh vượng, tiền gởi trong các ngân hàng trong ba năm, 1940-1943, tăng từ 45 tới 120 triệu Anh bảng, số người tỷ phú trong nước từ 40 tăng lên tới 400. Hai trăm rưởi ngàn nông dân ra tỉnh làm trong các xưởng chế tạo khí giới, và năm 1945, thành một đám thất nghiệp gây nhiều cuộc xáo động trong nước, có lợi cho cuộc cách mạng.

IRAQ KHỞI NGHĨA VÀ THẤT BẠI

Năm 1941 là năm nguy nhất cho Anh ở Ả Rập và Bắc Phi: phía Tây quân Ư-Đức ồ ạt tiến tới, phía giữa Ai Cập muốn nổi loạn mà phía Đông th́ Iraq tuyên bố độc lập.

Ở Iraq hồi đó, quốc vương là một em nhỏ mới năm tuổi, Faycal II, cháu nội của Faycal I, bạn thân của Lawrence. Faycal I mất th́nh ***h ở Genève năm 1933, sáu năm sau con trai ông ta, Ghazi chết trong một tai nạn xe hơi, Faycal II lên nối ngôi, Abdul Ilah làm phụ chính đại thần. Abdul Ilah có nhiều tham vọng, Churchill rất ngại, vội đề pḥng trước, bất chấp hiệp ước kư với Iraq, tháng tư năm 1940 cho một đạo quân Ấn Độ đổ bộ lên Bassorah, cứ điểm quan trọng nhất về quân sự của Iraq, một trong vài cửa ngơ từ châu Âu qua Ấn Độ.

Ở Iraq cũng như ở Ai Cập, nhóm chống lại Anh gồm những sỹ quan trẻ tuổi. Họ lập một hội kín lấy tên là “Khung Vàng”[21] giao thiệp với một chính khách thân Đức-Ư: Rashid Ali. Ali dọa dẫm, ép viên phụ chính Ilah cử ḿnh làm Thủ tướng; sau vụ đó Ilah sợ quá, trốn khỏi Bagdad, lại căn cứ không quân Habbaniyeh, nhờ Anh che chở.

Ali nắm trọn quyền, giải tán quốc hội, tuyên bố rằng sự ủy trị của Anh đă chấm dứt và Iraq từ nay độc lập; đồng thời cho cảnh sát bao vây sứ quán Anh, bảo trước sứ thần Anh: “Nếu phi cơ Anh chỉ liệng một trái bom xuống Bagdad là nhân viên trong sứ quán sẽ bị giết hết”.

Ở Iran, hoàng đế Rhiza Shah Pahlevi cũng hưởng ứng xé các hiệp ước với Anh, định đem quân qua tiếp ứng Iraq. T́nh h́nh Anh lúc đó thật nguy ngập. Tướng Wavell tổng tư lệnh quân đội Anh ở Ai Cập đánh điện cho Churchill, đề nghị nhượng bộ Iraq để cố thủ Palestine và Ai Cập. Churchill không nghe, không chịu bỏ Iraq v́ nếu bỏ th́ mất các giếng dầu lửa mà thiếu dầu lửa th́ không tiếp tục chiến đấu được. Ông ta gửi thêm phi cơ và quân đội tới Habbaniyeh, và cho một đội quân đổ bộ lên Chatt El Arab, ngược ḍng sông lên Bagdad. Chuẩn bị xong rồi, ông ra lệnh cho tướng Kingstone cầm đầu một đội quân cơ giới xông vào kinh đô Iraq để giải vây sứ quán và kiều dân Anh.

Bị tấn công, dội bom bất ngờ, ngày 30-4 Rashid Ali lên tiếng cầu cứu Đức, nhưng quân Đức ở xa quá, không lại được, chỉ gửi cho ông ta ít khí giới và bốn chục phi cơ khu trục. Đạo quân của Ả Rập Saudi đóng ở biên giới Koweit chờ sẵn, nếu Anh thua th́ chiếm luôn Koweit.

Đạo quân Kingstone được thêm đạo quân lê dương Ả Rập của Glubb giúp sức. Độc giả c̣n nhớ Glubb là trung úy phiêu lưu muốn noi gương Lawrence, làm cố vấn quân sự cho vua Abdallah xứ Transjordanie. Ông ta đă ở Ả Rập được hai chục năm, lên chức thiếu tá, thạo ngôn ngữ và phong tục Ả Rập, cũng được dân Ả Rập tin, mến. Lần này là lần đầu tiên mà quân Ả Rập do ông ta chỉ huy tấn công những quân Ả Rập khác.

Quân Iraq bị đánh th́nh ***h, bỏ chạy. Kingstone giải thoát được kiều dân Anh ở Habbaniyeh; c̣n lại sứ quán, điểm khó nhất v́ nằm giữa kinh đô. Glubb tỏ ra đắc lực, dùng bọn tay sai Ả Rập của ḿnh điều đ́nh ngầm với chính quyền Bagdad và rốt cuộc nhân viên trong sứ quán Anh bị bịt mắt rồi được đưa ra ngoài thành.

Một hai ngày sau, đại úy Dames Roosevelt, con của Tổng thống Mỹ đáp xuống Habbaniyeh, đem quân tới giúp Anh. Tin về Mỹ, ông ta báo cáo với cha rằng uy tín của Anh ở Tây Á đă suy nhiều mà miền đó rất quan trọng về quân sự và kinh tế.

Anh hết nguy ở Iraq, quân Iraq không được Đức cứu giúp, tan ră lần lần. Rashid-Ali đă trốn trước. Hội “Khung Vàng” bị giải tán. Quốc hội họp trở lại. Viên phụ chính trở về kinh đô, có lính Anh hộ tống. Các nhà cách mạng bị trừng trị nặng, cả trăm ngàn người bị Anh tàn sát.

Thế là “chiến tranh ba mươi ngày” chấm dứt. Iraq đă thất bại v́ không chuẩn bị, tổ chức kỹ, nhưng đă làm cho bao nhiêu chính khách Anh mất ngủ, hồi hộp. Iraq mà về Đức th́ nguy to.

Churchill thở phào ra: “Trật tự lập lại được rồi. Hú hồn”.

Chính trong lúc nghĩa quân Iraq nổi dậy, một nhóm sỹ quan trẻ Ai Cập muốn hưởng ứng, đề nghị với viên Tổng tham mưu trưởng Aziz El Mazri lật Anh. Ông ta khuyên chưa nên bạo động, rồi sẽ thấy Iraq thất bại cho mà coi v́ ông biết các nhà cầm quyền Iraq thân Anh sẽ phản Rashid Ali.

ANH MAU CHÂN, CHIẾM SYRIE VÀ LIBAN CỦA PHÁP

Syrrie và Liban thuộc Pháp mà Pháp đă đầu hàng Đức. Churchill phải lo chiếm trước kẻo quân Đức hay Ư sẽ đổ bộ lên. Năm 1937, chính phủ Léon Blum định kư hiệp ước trả quyền độc lập cho hai xứ đó, chỉ giữ lại một số căn cứ quân sự. Hiệp ước chưa được Quốc hội phê chuẩn th́ chiến tranh phát. Thổ nhân cơ hội đó đ̣i lại miền Sandjak d’Alexandrette, Pháp phải nhả ra (1939).

Đầu chiến tranh, Thủ tướng Daladier cử tướng Weygand làm Tổng tư lệnh quân đội phương Đông, đặt bản doanh ở Beyrouth, hy vọng lập ở đó một mặt trận thứ nh́ với sự giúp đỡ của một trăm sư đoàn Thổ, Nam Tư hay Lỗ. Thực là mơ tưởng hăo: Thổ trung lập, c̣n Nam Tư và Lỗ đâu dám chống với Đức. Chính quân của Weygand cũng thiếu khí giới, thiếu tinh thần. Nhưng dân Syrie và Liban không ưa Đức và Weygand tuy vậy vẫn đủ sức giữ trật tự, nên không có chuyện ǵ xảy ra cả.

Tháng sáu năm 1940 Pháp đầu hàng Đức, Weygand rất lúng túng giữa những lệnh của Đức và lời yêu cầu rồi dọa dẫm của Anh. Ông ta ráng tránh né. Anh phải ra tay trước, đem quân vào chiếm, Weygand chống cự, hai bên đều tổn thất khá nặng.

MỸ HẤT CẲNG ANH Ở Ả RẬP SAUDI

Trong Thế chiến thứ nh́, các nhà cầm quyền Ả Rập không ai ung dung bằng Ibn Séoud. Ông ta không chưng hửng như đầu Thế chiến thứ nhất, biết trước nó sẽ xảy ra; mà ông đă có một lực lượng đáng kể. Như trên tôi đă nói, khi có cách mạng ở Iraq, ông ta đưa một đạo quân thiện chiến lên đóng ở biên giới Koweit để chờ thời cơ. Thời cơ chưa tới, ông lại rút quân về.

Anh mau chân, chiếm Bassorah, làm chủ được vịnh Ba Tư, tiếp tế nguyên liệu cho Nga. Anh gửi cho Nga cao su Singapore, thiếc Mă Lai, ch́ Miến Điện và Úc. Bao nhiêu cũng không đủ, Staline cứ đ̣i tăng hoài, gấp đôi gấp ba vẫn chưa bằng ḷng. Churchill đành cầu cứu Roosevelt.

Roosevelt vui vẻ nhận tiền, cuối năm 1942 tuyên bố rằng sẽ đảm nhiệm vấn đề tiếp tế cho Nga để Anh được rảnh tay. Năm 1943, Mỹ chở được 3.000.000 tấn cho Nga: 41.000 phi cơ, 138.000 xe cam nhông, 912.000 tấn thép, 100.000 tấn thuốc súng, hàng trăm cây số đường rầy, 1.500.000 tấn thức ăn, và vô số máy móc đủ loại.

Cảng Bassorah hẹp quá v́ nằm trên sông, không tiếp nhận hết được những vật đó, Anh muốn mướn thêm hải cảng và đường lộ của Ả Rập Saudi trên vịnh Ba Tư. Ibn Séoud lúc đó đương túng tiền, đă mượn trước 6.800.000 Mỹ kim của công ty CASOC để mua khí giới cho đội quân Ikwan mà vẫn chưa đủ, c̣n cần 10.000.000 Mỹ kim nữa. Cho nên ông ta đáp:

“Bà con muốn mượn đường th́ mượn, nhưng xin trả tiền cho chúng tôi. Mà trả bằng vàng ṛng hoặc bằng Mỹ ḱm kia, chứ chúng tôi không chịu Anh bảng”.

Anh đổ quạu: “Quân vong ân này, trước kia ngửa tay xin ḿnh năm ngàn Anh bảng một tháng mà bây giờ lên chân, đ̣i tống tiền ḿnh, lại chê không thèm nhận Anh bảng!” Anh muốn trừng phạt cho biết tay, Mỹ vội can: “Tụi Ả Rập ấy là tụi cuồng tín. Tấn công nó th́ nó chống cự lại tới cùng, rồi đâm liều đốt hết các mỏ dầu lửa th́ bác nguy đấy. Tôi mới cho bác mượn 425 triệu Mỹ kim, thí cho nó 10 triệu đi”.

Anh bắt buộc phải nghe lời. Ibn Séoud mỉm cười nhận tiền, v́ có nhân viên Mỹ cho hay trước tiền đó chẳng phải của Anh đâu.

Sở dĩ Roosevelt chơi cay với Anh như vậy v́ đại úy James Roosevelt đă khuyên cha nên gây ảnh hưởng ở Tây Á. Mỹ c̣n tỏ ra rất hào hoa, phong nhă, ghi ngay tên Ả Rập Saudi vào danh sách những nước được hưởng luật cho mượn và cho thuê, tha hồ muốn tiếp tế cho Ibn Séoud bao nhiêu cũng được, chẳng cường quốc nào dám phản kháng v́ có nước nào không ngửa tay xin tiền của Mỹ. Chính ra đạo luật đó chỉ để giúp các nước dân chủ bị bọn phát xít hăm dọa, Ả Rập Saudi đă không bị phát xít hăm dọa, lại càng không phải là một nước dân chủ, nhưng có nhiều mỏ dầu, bấy nhiêu đủ lắm rồi.

Tháng hai năm 1945, chiến tranh sắp chấm dứt, Roosevelt là một chính trị gia biết tiên liệu, phải nghĩ đến tương lại. Đă đặt chân lên được Bassorah, Ả Rập Saudi, mà không hất cẳng Anh th́ là thất sách.

Ông ta đi một tua thăm Ai Cập rồi mời Ibn Séoud lại đó hàn huyên. Ông không mời Churchill dự và tới phút chót mới cho Churchill hay. Chruchll tím mặt. Đồng minh mà xử sự với nhau như vậy ư?

Roosevelt tiếp Ibn Séoud cực kỳ long trọng trên tàu Quincey, y như một quư ông tiếp một công chúa Ả Rập vậy. Khi hai bên gặp nhau, Roosevelt nhă nhặn chào trước:

– Được gặp nhà vua, tôi mừng quá. Tôi có thể giúp ngài được ǵ?

Ibn Séoud đáp:

– Được Tổng thống tiếp đón ân cần thực là vinh dự cho tôi, nhưng tôi không có ư xin ngài điều ǵ hết và tôi tưởng ngài muốn gặp tôi là ngài có điều ǵ muốn hỏi tôi chứ?

Roosevelt vẫn mỉm cười nhă nhặn. Một lát, ông ta vào đề, xin Ibn Séoud cho một số dân Do Thái trốn Hitler được lập nghiệp ở Palestine. Ibn Séoud biết rằng ở Mỹ có tới năm triệu Do Thái đa số giàu lớn, có quyền thế, ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị của Mỹ; Roosevelt nghĩ tới Do Thái là tới những Do Thái đó chứ không phải Do Thái ở Đức. Ibn Séoud cương quyết từ chối. Lấy tư cách là đại diện Hồi giáo ông phải bênh vực đồng bào của ông ở Palestine, nếu không th́ các dân tộc Ả Rập sẽ c̣n coi ông ra ǵ nữa. Roosevelt nhận rằng nhà vua có lư.

Rồi tới vấn đề chính trị. Ibn Séoud hứa cho Mỹ thuê vài căn cứ trong thời hạn năm năm, hứa không tấn công Đồng minh, không giúp Đức, Ư – Thế chiến sắp kết liễu rồi, ông ta lạ ǵ – và bù lại Mỹ phải tôn trọng sự độc lập của Ả Rập, phải giúp khí giới cho ông, giúp ông giải thoát các dân tộc Ả Rập c̣n bị ách ngoại xâm. Sao mà găi đúng chỗ ngứa của Roosevelt đến thế!

C̣n nước nào là “ngoại xâm” trên cái bán đảo Ả Rập này, nếu không phải là Anh? Giải thoát Ả Rập khỏi ách của thực dân Anh, “giải thoát” nhưng giếng dầu Ả Rập khỏi tay tư bản Anh, đó chính là mục đích của Roosevelt trong cuộc công du này. Và Roosevelt bàn ngay tới vấn đề quan trọng nhất, vấn đề dầu lửa. Hai bên bàn căi khá gay gắt, rốt cuộn thỏa thuận với nhau như sau:

– Ibn Séoud chỉ cho thuê mỏ thôi, chứ không bán, cho thuê sáu chục năm, tới năm 2005 hết hạn, tất các các giếng dầu, nhà máy dụng cụ đều thuộc về Ả Rập.

– Mỹ phải trả cho Ả Rập từ 18 đến 21 xu Mỹ mỗi thùng dầu đem ra khỏi xứ; công ty CASOC[22] trước kia chỉ được khai thác vùng Bahrein, bây giờ có thể khai thác trên một khu vực rộng 1.500.000 cây số vuông.

Roosevelt hoan hỉ tuyên bố: “Kỷ nguyên thực dân đă hạ màn. Thời của các đế quốc chính trị đă cáo chung. Một cái lợi không ai chối căi được của chiến tranh này đă đập chết các đế quốc đó”.

Sao ông ta không nói “đế quốc” không thôi mà lại phải chỉ rơ “đế quốc chính trị”? Cơ hồ như ông nghĩ hoặc cảm thấy có một thứ đế quốc nào khác nữa chăng, chẳng hạn đế quốc kinh tế của bọn thực dân lối mới dùng kinh tế mà lung lạc thế giới? Rồi hai vị thủ lănh đó từ biệt nhau. Sau này nhắc lại chuyện đó, Roosevelt bảo chưa bao giờ gặp một người nào mà “đá” như quốc vương Ả Rập; ông rút rỉa được rất ít của con người nghị lực gang thép đó.

Rất ít ư? ông c̣n muốn đ̣i ǵ nữa? Nội hiệp ước về dầu lửa đó đủ cho Mỹ thu lại hết những phí tổn trong Thế chiến vừa rồi, có phần c̣n hơn nhiều nữa là khác.

Churchill hay tin đó nhăn mặt. Mỹ muốn chiếm bán đảo làm khu để sản riêng và đă hất cẳng được Anh. Ai bảo trước kia Anh khinh thường Ibn Séoud?

Roosevelt và Ibn Séoud mới thỏa thuận với nhau tháng hai th́ tháng ba công việc khai thác bắt đầu liền. Xứ Ả Rập Saudi không ngờ mà nhiều dầu lửa đến thế. Người ta phỏng đoán nó có tới 42% dầu lửa của thế giới; mới đây đào sâu thêm, người ta thấy một lớp dầu nữa c̣n phong phú hơn lớp đương khai thác, như vậy th́ Ả Rập có tới 80% dầu lửa của thế giới. Thời hạn 60 năm ngắn quá. Làm sao khai thác cho hết? Phải t́m mọi cách tăng năng suất.

Sa mạc Ả Rập không c̣n là một nơi hoang vu nữa. Con cháu “chú Sam” dắt díu nhau tới lập nghiệp. Chỉ trong năm năm, một châu thành hiện lên ở giữa đồi cát bao la, y như trong truyện Ngàn lẻ một đêm, tức châu thành Dahran, kinh đô dầu lửa với các khách sạn, các tiệm cà phê, tiệm tạp hóa, sân golf; hồ tắm, rạp hát bóng chiếu những vũ khúc mê li ở Broadway và những phim cao bồi giật gân ở Texas, nhất là đủ cả những vườn hoa sân cỏ mà công tưới tốn ghê gớm v́ ở xứ đó nước quư hơn dầu lửa, đào một cái giếng t́m nước th́ chỉ thấy phọt lên dầu lửa, thực là nản ḷng! Người ta bứng những cây trúc đào, những nệm cỏ, chở bằng phi cơ từ Mỹ qua. Bia, thịt, ḅ hộp, sữa, đĩa hát, sinh tố, thuốc thơm, báo chí, sà lách đều nhập cảng từ Mỹ, chỉ thiếu có Whisky. Công ty Aramco cung cấp cho ba ngàn nhân viên Mỹ đủ các tiện nghi để giữ được lối sống ở sa mạc Ả Rập. Ngoài ra, có năm ngàn nhân viên bản xứ cũng được hưởng những cái xa hoa của văn minh ở giữa một cảnh màu sắc rực rỡ: trời xanh, cát vàng, xe cam nhông đỏ; và đêm xuống, những cây đuốc ở các giếng dầu phun lửa lên như những khăn choàng mềm mại, hồng hồng, cách trăm rưỡi cây số cũng trông thấy.

Năm 1950 công ty sản xuất được khoảng 80 triệu lít dầu mỗi ngày, đóng góp cho nhà vua khoảng 160 triệu Mỹ kim mỗi năm.

Xét ra Thế chiến thứ nh́ lợi nhất cho Mỹ rồi tới Ả Rập Saudi.

ANH, NGA TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG Ở IRAN

Iran đă vội vă hưởng ứng phong trào cách mạng của Iraq mà xé các hiệp ước với Anh năm 1941. Anh ức lắm, muốn trả thù, dẹp yên Iraq và Syrrie rồi, tính quay lại hỏi tội vua Iran là Rhiza Shah Pahlevi. Nga Xô lúc đó đă bị Hitler tấn công, đă là đồng minh của Anh, bàn với Anh lại chia nhau Iran như thời trước và tháng tám năm 1941 cả Anh lẫn Nga cùng xâm lấn Iran, trong mấy ngày chiếm được Téhéran, truất ngôi Pahlevi, thành lập một chính thể “dân chủ”, tổng thống là Mohamed Ali Foroughi. Tháng chín 1943, Iran tuyên chiến với phe Trục.

Như vậy là Anh cớ dư dầu lửa (năm 1944 Iran sản xuất trên 13 triệu tấn dầu), mà Nga th́ đỡ hở ở phía Nam. Thực lợi cho cả hai bên, cho nên Christopher Sykes đă phải nói: “Năm 1942 là tuần trăng mật của cặp Nga – Anh, hai bên rất keo sơn với nhau”.

Đầu năm đó họ đă kư những hiệp ước bảo đảm lănh thổ và chủ quyền của Iran, rồi cuối năm họ lại long trọng tuyên bố ở Téhéran rằng quân đội của họ đóng ở trận tuyệt nhiên không có mục đích chiếm đóng và không cản trở việc hành chánh, bảo vệ an ninh của Iran. Hết chiến tranh, họ sẽ rút đi nội trong sáu tháng. Nhưng trong thâm tâm, Nga đă có chủ trương: xúi giục, giúp đỡ bộ lạc Kurde nổi loạn chống chính phủ Iran, và đưa cán bộ vào thao túng đảng Toudeh (đảng của dân chúng) do một vị hoàng tộc, Soleiman Mirza làm lănh tụ.

Khi chiến tranh vừa chấm dứt, Nga dùng tay sai khuấy động miền Bắc, nghĩa là miền họ chiếm đóng (tháng 9 năm 1945). Chướng nhất là Kremlin cấm chính quyền Iran đem quân lên lập lại trật tự, lấy cớ rằng quân đội Nga c̣n đóng ở đó. Thế là tay sai của Nga, Pishewan, ung dung lập một chính phủ dưới sự che chở của Hồng quân.

Iran đưa vụ đó ra Hội đồng Bảo An Liên hiệp Quốc đầu năm 1946. Bevin (Anh) và Vich́nsky (Nga) căi nhau kịch liệt trong Hội đồng, rốt cuộc Anh chịu nhượng bộ, để cho Nga và Iran giải quyết vụ đó với nhau. Dĩ nhiên, một ḿnh Iran làm sao đối địch nổi với Nga và tháng tám 1946, Iran phải cải tổ nội các, chia cho đảng Toudeh của Soleiman Mừza ba ghế.

Đảng này vào chính quyền rồi, bèn tổ chức các cuộc đ́nh công trong các xưởng dầu lửa của công ty Angio-wanian và đ̣i Anh phải rút ra khỏi Bassorah.

London thấy Nga làm quá, phản ứng lại mănh liệt, một mặt đưa thêm quân tới Bassorah, một mặt xúi các tỉnh miền Nam Iran nổi dậy chống chính quyền. Đảng thân Anh trong chính quyền lúc đó c̣n mạnh, nhờ sự giúp đỡ của Anh, đem quân lên tiễu phạt Pishewari ở phương Bắc, Pishewari thua, chạy trốn qua Nga (tháng chạp 1946). Nga tự biết chưa đủ sức can thiệp, tạm thời nhượng bộ, và Iran lại hoàn toàn lọt và tay Anh.

Nhưng Nga không phải là mất hẳn ảnh hưởng. Trong khi chiếm đóng miền Bắc, họ đă lấy ḷng được bộ lạc Kurde, kích thích tinh thần dân tộc của họ và họ được cộng sản huấn luyện, sẽ tiếp tục quấy rối Iran, Iraq và Thổ, lúc ẩn lúc hiện, lúc tiến lúc lui, không khi nào dứt.

T̀NH H̀NH YÊN ỐN Ở TRANSJORDANIE VÀ PALESTINE

Chúng ta đă xét t́nh h́nh các quốc gia trên bán đảo Ả Rập trong chiến tranh, chỉ trừ hai nước Transjordanie và Palestine.

Transjordanie thân với Anh (vua Abdallah, bạn của Lawrence trước kia, lúc đó đă già nhưng vẫn cầm quyền), mà nước lại nhỏ, dân số hồi 1920 độ 350.000 người, đầu Thế chiến thứ nh́ được khoảng nửa triệu người, nhất là ở vào một địa thế không quan trọng, không nằm trên đường từ Âu châu qua Ấn Độ, nên không bị Đức, Ư ḍm ngó như Ai Cập, Iraq, và chính quyền Anh cũng chẳng phải đề pḥng ǵ cả. Trong chiến tranh, xứ đó yên ổn nhất.

C̣n Palestine, trước chiến tranh đă có nhiều vụ xung đột giữa Do Thái và Ả Rập, Anh chỉ phải đối phó về phương diện đó chứ không lo dân chúng theo Trục mà lật ḿnh. V́ hai lẽ.

Lẽ thứ nhất: Palestine là một xứ ủy trị, Anh nắm hết quyền hành, người Ả Rập không có vua, không có quân đội, tổng số chỉ độ một triệu, không dám nổi dậy chống Anh; vả lại họ c̣n căm thù Do Thái, mang ơn Anh v́ Bạch thư đă bênh vực họ, hạn chế sự di cư của Do Thái, nên không phá rối Anh.

Lẽ thứ nh́: Do Thái bị Hitler tàn sát, gần như diệt chủng, nhất tề đứng về phe Đồng minh, tận lực giúp Đồng minh đánh Đức, tạm quên mối thù Anh v́ cuốn Bạch thư.

Ngay từ đầu chiến tranh, cơ quan trung ương Do Thái ở Jérusalem đă họp ngay một kỳ đặc biệt và chỉ trong có mười phút, họ quyết định thái độ: hết thảy đàn ông t́nh nguyện vào quân đội Anh để diệt kẻ thù chung. Họ muốn trả thù Đức Quốc Xă đă đành mà họ cũng muốn nhân cơ hội đó được bộ Quốc pḥng Anh luyện tập cho cách sử dụng các khí giới tối tân; rồi một khi hết chiến tranh mà Đồng minh thắng th́ Đồng minh sẽ xét lại Bạch thư cho họ. Lời tuyên bố của Ben Gourion được mọi người theo: “Chúng ta vẫn đề kháng Bạch thư mà đồng thời chúng ta cũng cứ chiến đấu bên cạnh người Anh”.

Tướng Haven Hurst của Anh hiểu thâm ư đó, khuyên Bộ Quốc pḥng không nên chấp nhận sự hợp tác của họ, v́ “sau này sẽ có hại; sớm muộn ǵ Anh cũng phải chiến đấu với tụi Do Thái đó”.

Chỉ trong một tuần, một trăm ba chục ngàn Do Thái – cả đàn ông lẫn đàn bà – tức một phần tư dân số Do Thái ở Palestine, t́nh nguyện đầu quân dưới ngọn cờ của Anh. Bộ Quốc pḥng Anh do dự. Từ chối th́ nhất định là thiệt, vả lại lấy lư ǵ mà từ chối? Mà nhận th́ e hậu họa. Sau cùng họ t́m được một giải pháp lưng chừng: nhận, nhưng không cho sỹ tốt Do Thái ra trận mà chỉ nhờ họ tiếp tay trong công việc lặt vặt như đắp đường, xây cầu, sửa hải cảng, đặt đường rầy…

Nhưng c̣n một số đông Do Thái nhập tịch Anh, Mỹ, Pháp… th́ dĩ nhiên, không thể cấm họ chiến đấu được.

Nhờ được thử lửa, nên khi chiến tranh chấm dứt, Do Thái học được nhiều kinh nghiệm mà thắng được Ả Rập năm 1948 – 1949.

 

Phần thứ 4 :ĐẾ QUỐC CỦA DẦU LỬA MÀN HAI: MỸ NGA (Sau Thế chiến thứ nh́)

CHUƠNG XI: T̀NH H̀NH BÁN ĐẢO Ả RẬP SAU THẾ CHIẾN THỨ NH̀

Đức đầu hàng tháng 5 năm 1945. Ba tháng sau Nhật cũng buông khí giới. Bán đảo Ả Rập qua một giai đoạn mới, giai đoạn độc lập. Trái hẳn với Thế chiến trước, bản đồ Ả Rập không bị vẽ lại: ta vẫn thấy những đường ranh giới thẳng băng hàng mấy trăm cây số, chẳng theo địa h́nh địa thế ǵ cả, rơ ràng là thực dân Anh, Pháp vạch với nhau trên giấy từ cuối Thế chiến thứ nhất, y như họ cầm đao mà cắt một ổ bánh bông lan vậy. Thật kỳ cục? Một sự vô lư cùng cực như vậy mà tồn tại không biết tới bao giờ nữa. Chỉ có biên giới Transjordanie là thay đổi một chút, nhưng không phải là hậu quả của Thế chiến mà là hậu quả của chiến tranh Israel – Ả Rập năm 1948 – 1949. Một điểm khác nữa: các miền tô xanh hay đỏ của Anh hay Pháp trước kia, bây giờ đều trắng. Bán đảo Ả Rập đă độc lập, nhưng chưa thấy thống nhất.

Nó đă độc lập, đă thức tỉnh, nên biến cố trong hai chục năm nay xảy ra rất nhiều, gấp cả chục lần cái thời nó thiêm thiếp ngủ dưới bàn tay sắt của Anh, Pháp. Từ đông qua tây, từ bắc tới nam, miền nào cũng phát sinh phong trào này phong trào khác (xứ Ả Rập Saudi tương đối yên lặng hơn cả), chằng chịt với nhau, càng theo dơi càng thấy rối như tơ ṿ: Cho nên để giúp độc giả có một tổng quan, chúng tôi nghĩ cần nêu trước đây những hậu quả quan trọng của Thế chiến thứ nh́; những hậu quả đó như những đầu mối chúng ta cần nắm vững để khỏi lạc lối trong cái mê hồn trận là bán đảo Ả Rập trong giai đoạn tranh giành nhau ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ.

1. Đọc chương trên, độc giả đă nhận thấy các quốc gia Ả Rập muốn gỡ cái ách của Anh (Pháp đă thất trận, không đáng kể), và ở phía đông, Iraq đă nổi dậy, ở phía tây, Ai Cập cũng rục rịch nổi dậy. Cả hai nơi, phong trào cách mạng đều do quân nhân khởi xướng, tổ chức. Điểm đó khác hẳn với nước ta. Sở dĩ vậy v́ hai nước đó trước chiến tranh, đă được coi là độc lập, nghĩa là có chính phủ gọi là tự trị, có quân đội, dù là bị Anh kiểm soát; họ có tướng, tá, có trường vơ bị, có khí giới. Ở nước ta thời đó trái lại, chỉ có mỗi một ông Năm (đại tá Xuân) th́ lại là dân Tây, mươi ông ách, và một số lính khố xanh, khố đỏ, nên phong trào cách mạng do các đoàn thể nhân dân chứ không thể do quân đội gây nên được[23].

Tuy hai phong trào cách mạng ở Ai Cập và Iraq đều thất bại, nhưng các sỹ quan vẫn giữ vững tinh thần và hết chiến tranh họ nắm lấy cơ hội mà tiếp tục một cách mạng chính trị và xă hội.

Từ năm 1948 (chiến tranh Israel – Ả Rập) trở đi, họ lần lần nắm được chính quyền, thay thế các vua chúa hủ lậu, thối nát. Ở Damas là thống chế Zaim, đại tá Hennaoui và đại tá Chi Chakly; ở Le Caire là tướng Neguib và đại tá Nasser; ở Amman (Jordani) là tướng Abou Nuwar; ở Bagdad là tướng Kassem. Có người thành công, giữ quyền được lâu, có người thất bại, mới cầm quyền đă bị lật; nhưng xét chung họ đều có nhiệt huyết và khá liêm khiết (điểm này cũng khác với miền Đông Á chúng ta nữa) v́ họ thực là những nhà cách mạng. Họ là phần tử tiến bộ trong nước, đa số c̣n trẻ, có tinh thần xă hội. Họ thực t́nh tủi nhục v́ thấy cả khối Ả Rập phải thua 650.000 người Do Thái (năm 1949); họ phẫn uất v́ thấy bọn vua chúa trụy lạc, coi quốc gia là của riêng, lo vơ vét, dùng bọn tôi tớ vào những chức cao (tên tài xế của Farouk được đặc cách mang lon đại tá mặc dầu không hề học về quân sự); họ đau đớn v́ thấy hạng dân đen bị bóc lột, sống điêu đứng, khổ hơn con vật, mất cả tư cách con người, nhưng tới nay họ vẫn chưa thực hiện ǵ được nhiều.

2. Họ gần gũi với nhân dân, hiểu nguyện vọng của nhân dân; sống giản dị, thường tiếp xúc với nhân dân, có thói hay diễn thuyết, họp báo tuyên bố, giảng giải đường lối của họ, khác hẳn bọn vua chúa sống trong thâm cung, lâu lâu mới ra mắt quốc dân một lần. Ngay các vương quốc lớp mới như vua Hussein xứ Jordani cũng theo trào lưu. V́ vậy mà sân khấu chính trị chuyển từ những kinh đô cổ như Ryhad (Ả Rập Saudi) tới những thị trấn đông đúc như Le Caire, Bagdad, Damas, Beyrouth, nhất là Le Caire, “ngă tư quốc tế”, nơi tụ họp đủ các đại diện các cường quốc và của thế giới thứ ba, lặng lẽ của châu Phi tiếp với cảnh cùng khốn phẫn uất, hung hăng của châu Á.

3. Sau Thế chiến thứ nhất Ả Rập chỉ đổi chủ, Thổ đi th́ Anh, Pháp, Ư tới. Sau Thế chiến thứ nh́, Anh, Pháp, Ư cũng phải cuốn gói. Ư không xứng đáng làm chủ Tripolitaine, và người ta thành lập ở đó một vương quốc độc lập: Libye. Pháp phải trả độc lập cho Syrie và Liban. Anh hy vọng Syrie và Liban sẽ liên kết với Jordani, với Iraq, hai xứ này c̣n chịu ảnh hưởng của Anh, và như vậy Anh sẽ kiểm soát được miền lưỡi liềm ph́ nhiêu. Nhưng trái với ước vọng của ḿnh, Anh mất gần hết ảnh hưởng ở các nước đó, may lắm c̣n giữ được quyền lợi dầu lửa ở Iraq. Theo chúng tôi, có ba nguyên nhân:

– Anh rất khéo xử ở Ấn Độ, Miến Điện mà lại vụng xử ở Ai Cập, cố bám lấy quyền lợi, không chịu nhả ra đúng lúc, cho nên bị Ai Cập ghét mà các quốc gia Ả Rập khác cũng không ưa,

– Anh cho Do Thái thành lập một “quê hương” ở Palestine, làm cho tất cả các dân tộc Hồi giáo đều oán Anh,

– Các quốc gia Ả Rập thấy Anh đă suy, không giúp đỡ ǵ được ḿnh trong việc phát triển kinh tế, cả trong việc thành lập một quân đội, nên hướng về các cường quốc khác.

4. Các cường quốc này là Mỹ rồi tới Nga

Chiến tranh chưa kết liễu, Roosevelt đă bảo Ibn Séoud: “Thời của các đế quốc chính trị đă cáo chung”. Và từ năm 1949, Mỹ luôn luôn thúc Anh phải rút lui khỏi Ai Cập. Anh mới đầu làm ngơ, sau đành phải nghe lời, năm 1954, hứa sẽ rút dần quân đội ra khỏi kênh Suez, năm 1956 cho Soudan thành một nước Cộng ḥa độc lập.

Ở Ả Rập Saudi, như chúng ta đă biết, Mỹ là “khách hàng” duy nhất của Ibn Séoud, Anh không có chút ảnh hưởng ǵ cả.

Vậy chỉ c̣n lại Jordani và Iraq. Năm 1957, nhân có nhiều cuộc xáo động trong nước, vua Hussein xứ Jordani giải chức viên thiếu tá Anh Glubb, rồi yêu cầu Mỹ giúp. Mỹ lần lần hất Anh ở quốc gia đó.

Ở Iraq, Mỹ đă đặt chân được lên Bagdad, Bassorah từ hồi chiến tranh, khi đại úy James, con trai của tổng thống Roosevelt, đem quân lại tiếp Anh (1941); năm 1954 Mỹ lại gửi một phái bộ quân sự quan trọng tới Bagdad; và năm 1958, bao nhiêu kẻ thân Anh từ Hoàng gia Iraq tới thủ tướng Nouri Said đều bị cách mạng giết hết. Iraq từ đó đứng về phe Nga hoặc phe Ai Cập với Syrie và Liban.

Tóm lại cựu thuộc địa của Anh ở Ả Rập thoát li lần lần, Anh cứ rút lui hoài và khi Mỹ theo “chính sách Eisenhower” (1957) th́ ánh hưởng của Anh đă bị Mỹ đánh bạt. Dĩ nhiên, các công ty dầu lửa Mỹ lần lần len lỏi vào mà chia phần với các công ty Anh.

Tháng 11 năm 1951 Mỹ đă có các công ty Aramco, Bahrein Petroleum, Pacific Western Oil. American Independant Oil, mà c̣n chiếm thêm được 50% cổ phần trong công ty Koweit Oil. Qua đầu năm sau, họ xâm nhập vào được thành tŕ kiên cố của công ty Anh Iraq Petroleum, nắm 24% cổ phần. Rồi cuối năm 1954, sau vụ Iran quốc hữu hóa công ty Anglo Iranian Petroleum, họ chiếm được 40% cổ phần trong công ty mới Iranian Oil thay thế công ty cũ. Vậy là năm 1925 Anh kiểm soát được gần hết dầu lửa ở Tây Á và Trung Á, tới năm 1946, chỉ c̣n giữ dược 57%, qua năm 1956, chỉ c̣n giữ được 35%; c̣n Mỹ năm 1933 chưa có ǵ mà năm 1946 đă giành được 35% và mười năm sau, giành được 58%. Thế của Anh, Mỹ đă đảo ngược lại.

Ấy là chưa kể những số tiền mà Mỹ viện trợ cho Ai Cập (40 triệu Mỹ kim nằm 1953), Jordani, Thổ, Iran. Cho nên chính một nhân vật quan trọng của Mỹ đă bảo sự thịnh suy của Mỹ tùy thuộc miền Tây Á và Trung Á; và Tổng thống Eisenhower tuyên hố: “Phải lấp cái chỗ trống ở Tây Á và Trung Á cho kỳ được”; nghĩa là Anh, Pháp đă đi rồi, miền đó hóa “trống”, Mỹ phải t́m mọi cách nhảy vào.

5. Eisenhower đă hớ, dùng một danh từ rất vụng về “chỗ trống” làm cho người Ả Rập phẫn uất. “Chỗ trống” là nghĩa làm sao? Bộ cả cái bán đảo Ả Rập là đất hoang, không người ư? Như xứ Ả Rập Saudi kia, mỗi cây số vuông trung b́nh chỉ có bốn người dân, bảo là chỗ trống th́ c̣n tạm nghe được; nhưng c̣n những miền ở phía bắc, nơi mà mỗi cây số vuông trung b́nh có tới 830 người, nơi mà nhiều thị trấn lúc nhúc cư dân, (Le Caire hai triệu dân) và mỗi năm lại có 400.000 trẻ em ra đời, mà ông ta bảo là chỗ trống! Bộ ông ta coi dân tộc Ả Rập không phải là người hay sao! Rơ ràng là Mỹ đẩy Anh, Pháp đi chỉ để chiếm địa vị của họ. Ló cái đuôi Istéamar (tiếng Ả Rập nghĩa là: Thực dân Tây phương) ra rồi. Và người Mỹ càng đầu tư vào nhiều bao nhiêu th́ người Ả Rập càng thấy hoặc ngại rằng ḿnh bị trói buộc, bị trục lợi bấy nhiêu. Các báo chí Ai Cập nổi lên công kích Mỹ. Một kư giả viết: “ông Dulles ạ, ông tính mua chuộc chúng tôi, bằng cái điểm Tư[24] của các ông, nhưng chính các ông cần được hưởng một điểm Tư tinh thần”, nghĩ là tinh thần các ông c̣n kém lắm, để chúng tôi viện trợ cho. Một kư giả khác tiếp lời, giọng cay độc hoá: “Các ông có hạm đội thứ VI, giá có một giác quan thứ VI th́ tốt hơn”, nghĩa là các các ông chỉ ỷ mạnh chứ sự thực ngốc lắm.

Dân tộc Ả Rập sau non một thế kỷ bị thực dân Tây phương đô hộ, không ưa người da trắng; họ có tinh thần tôn giáo rất mạnh, nên cũng không ưa Nga, nhưng thấy Mỹ như vậy, họ đành hướng về Nga vậy. Ai Cập, Syrie, Yemen, rồi Iraq, nhờ Nga viện trợ v́ chỉ có Nga mới đương đầu nổi với Mỹ. Từ cuối Thế chiến nước Nga vẫn mong được vậy, nhưng mắc lo cho xong nội bộ đă, nay Nga rảnh tay rồi, xin sẵn sàng giúp đỡ. Nga tự cho là ḿnh hiểu các dân tộc Hồi giáo hơn Mỹ: “Chúng tôi có sáu tiểu bang Hồi giáo dân số gồm hai chục triệu (có sách nói bốn chục) mà các tiểu bang đó được hoàn toàn tự trị, mỗi ngày một phát đạt; chúng tôi tôn trọng tôn giáo của họ, tức tôn giáo các bạn, các bạn cứ tin chúng tôi, rồi các bạn sẽ thấy cách thức chúng tôi giúp các bạn khác cách thức bọn thực dân Mỹ ra sao.

“Vả lại chính chúng tôi bốn chục năm trước cũng là một nước kém phát triển như các bạn, bây giờ đă vượt Anh, Pháp xa, không kém Mỹ, Spoutnik của chúng tôi đă lượn trên không trung đấy. Hỏa tiễn liên lục địa của chúng tôi làm cho kẻ thù của chúng tôi – của chúng ta chứ – hoảng rồi đấy. Các bạn cần cái ǵ, chúng tôi cũng giúp được hết. Cần tiền, cần khí giới ư? Sẵn sàng. Hay cần xưởng máy, cần nhà thương, trường học? Rất dễ mà. Chúng tôi đào tạo dư kỹ thuật gia để pḥng lúc các bạn cần tới họ. Họ tài giỏi hơn Anh, Mỹ mà lại c̣n nói thạo ngôn ngữ của các bạn nữa. Và xin các bạn nhớ: Chúng tôi chỉ đặt mỗi điều kiện này: là chẳng có điều kiện nào cả”.

Đại diện Nga Rachidov vừa nói xong, thính giả Ai Cập vỗ tay muốn rung chuyển cả pḥng họp. Chưa bao giờ được nghe một ông Anh, Mỹ nói như vậy. Thật là bùi tai.

Mùa xuân năm 1955, bộ Ngoại giao Nga chính thức tuyên bố: “Nga Xô sẽ t́m mọi cách thắt chật t́nh thân ái với các nước Tây Á và Trung Á”. Nói xong là thực hành liền. Năm đó kư hiệp ước với Ai Cập, với Yemen, hai năm sau kư với Syrie, một năm sau nữa, giúp Ai Cập xây đập Assouan, lập các ḷ nấu thép, các xưởng chế tạo xi măng, phân bón, các xưởng dệt, các nhà máy điện mà chẳng đ̣i hỏi một sự đền đáp nào cả. Hoàn toàn không có điều kiện mà! Chỗ anh em, giúp đỡ lẫn nhau. Trước kia chúng tôi cũng kém phát triển như các bạn.

Chính sách của họ quả thực khác chính sách của Mỹ, trái ngược nhau nữa. “Mỹ dùng chính trị để phục vụ kinh tế của ḿnh; Nga dùng kinh tế để phục vụ chính trị của ḿnh”- Nghĩa là Mỹ giúp để thu lợi về kinh tế; Nga giúp đề thu lợi về chính trị, để truyền bá chính sách của họ.

Mỹ là nhà kinh tài, mỗi khi giúp th́ đ̣i có ǵ bảo đảm, ít nhất cũng phải xét xem số tiền ḿnh giúp, Ả Rập sẽ dùng ra sao, có lợi không. Họ có lư, tiền của họ là do sự đóng góp của dân chúng. Họ không được hoàn toàn tự do.

Nga trái lại, đảng đă quyết định th́ tức là dân chúng quyết định rồi – đảng tức là dân mà – c̣n kiểm soát ǵ nữa. Mỹ nghĩ tới cái lợi trước mắt, Nga nghĩ tới cái lợi lâu dài. Bây giờ cứ việc bỏ tiền ra giúp để gây t́nh thân thiện, rồi sau này khi nào Ả Rập thành một Đồng minh – bọn Âu Mỹ xấu miệng, gọi là “chư hầu” – lúc đó sẽ thu lợi gấp trăm số vốn, Mỹ sợ mất vốn, phải kiểm soát, hạn chế; Nga không sợ mất vốn, hoan hỉ mời Ả Rập cứ tự do làm ǵ th́ làm, mà lại cấm kỹ thuật gia của họ thuyết phục Ả Rập theo cộng sản: chưa tới lúc. Kỹ thuật gia của họ sao nhiều thế: riêng năm 1956, họ đào tạo được 265.000 người, trong số đó có 80.000 kỹ sư, nhiều gấp ba Mỹ. Họ lại b́nh dân, vui vẻ, xắn tay giúp đỡ thợ thuyền Ai Cập, không khệnh khạng, cách biệt như cố vấn Mỹ, biết nhập gia tùy tục, chứ không đ̣i giữ cái lối sống của ḿnh như người Mỹ.

Sau Mỹ, Nga, Trung Cộng cũng lấp ló trên bán đảo Ả Rập. Theo Benoist Méchin trong cuốn Le Roi Saud (Albin Michel – 1960) th́ vào năm 1958, đă có mấy ngàn nhà chuyên môn Trung cộng ở Bagdad, Le Caire, Rabat, Conakry. Họ khiêm tốn, không ồn ào như Mỹ, lúc nào cũng mỉm cười, bí mật, mà kiên nhẫn vô cùng, đâu cũng len vào được, chi tiết ǵ cũng để ư tới, ngoài miệng th́ tự xưng là “tiểu đệ” xin hầu hạ “chư huynh” – “huynh” đây trỏ Ả Rập – mà trong thâm tâm vô cùng tự đắc: họ tin rằng chính họ mới đáng làm lănh tụ thế giới thứ ba, tức các nước nhược tiểu Á, Phi, chính họ mới thực gần gũi các nước đó v́ Nga đă “tiểu tư sản hóa” rồi, đă trụy lạc, không c̣n theo đúng đường lối của Karl Marx nữa, đă ngầm đi với Mỹ; hồng kỳ đă chuyển qua tay họ, không c̣n ở tay bọn “xét lại kia nữa và sau này họ mới là đệ nhất cường quốc trên thế giới; ngay bây giờ ai cũng thấy kỹ thuật du kích của họ tuyệt luân, và “chư huynh” Ả Rập có cần họ huấn luyện du kích quân để diệt Israel th́ họ xin sẵn sàng. “Dùng chiến thuật cổ điển của Tây phương không thắng nổi Israel đâu, Nga dở lắm, thua Mỹ ở Cu Ba, không giúp được chư huynh đâu; xin chư huynh cứ nghe đệ”.

Tháng 4 năm 1956, Ai Cập mở đường, kư một hiệp ước với Trung Cộng; ba năm sau tới phiên Iraq; con đường hàng không giữa Bắc Kinh và Bagdad, Le Caire, Tunis, Rabat mỗi ngày một chở thêm nhiều phái đoàn Trung Cộng. Mỹ đâm ngại, c̣n Nga th́ chưa thấy phản ứng ǵ cả, để mặc cho đồng chí Mao tỏ t́nh với Ả Rập.

Các dân tộc Ả Rập từ thời thượng cổ đă là những nhà thương mại, thấu cái lẽ “có đi có lại”; cho nên mới đầu thấy Nga tỏ vẻ nghĩa hiệp quá, không đ̣i một điều kiện ǵ cả, cũng hơi lo lo. Không đ̣i hỏi ǵ mới là đ̣i hỏi nhiều. Nhưng rồi Mỹ mắc hết lỗi này tới lỗi khác, một tay ch́a đô la ra, một tay trỏ bản đồ đ̣i căn cứ quân sự, có lúc c̣n đ̣i kiểm soát tài chánh nữa, thành thử vô t́nh đẩy dân tộc Ả Rập về phía Nga, rốt cuộc Ả Rập đứng hẳn về phe Nga, mặc dầu vẫn giữ thế thủ: chúng tôi ưa kỹ thuật, khí giới của các bác chứ không chịu được chế độ cộng sản của các bác. Nga giúp Ai Cập được nhiều vụ, Ai Cập đương tin Nga th́ năm 1967, trong chiến tranh với Israel, bị Nga bỏ rơi. Cứ tưởng Nga làm dữ để Israel phải lui binh như năm 1956, không ngờ Nga đă ngầm hẹn với Mỹ không trực tiếp can thiệp vào bán đảo Ả Rập. Nga đương muốn sống chung ḥa b́nh với Mỹ, đâu có thể v́ Ả Rập mà dùng đến bom nguyên tử, c̣n dùng những khí giới thường và chiến thuật cổ điển th́ Nga không thắng Mỹ ở Ả Rập được, nên Nga Mỹ cùng đứng ngoài ngó “gà” của ḿnh đá nhau, và gà Israel thắng gà Ả Rập một cách chớp nhoáng. Sau đó, Nga cũng chẳng bênh vực ǵ được Ả Rập ở Liên hiệp Quốc, làm cho Ả Rập thất vọng. Chỉ Trung cộng là được lợi: tha hồ mạt sát cả Nga lẫn Mỹ.

6. Do sự tranh giành ảnh hưởng của Nga Mỹ mà bán đảo Ả Rập trong hai chục năm nay rất chia rẽ. Nhà cầm quyền Ả Rập nào cũng nuôi cái mộng thống nhất khối Ả Rập, phục hưng lại đế quốc thời xưa, ai cũng hô hào t́nh huynh đệ Hồi giáo; nhưng làm sao có thể thống nhất được. Có hai khối rơ rệt.

Khối thân Nga: Ai Cập, Syrie rồi Iraq sau năm 1958. Khối thân Mỹ: Ả Rập Saudi, Jordani, Iraq trước 1958. Khối trên thành lập nước Cộng ḥa Ả Rập Thống Nhất (Ai Cập và Syrie), th́ khối dưới cũng thành lập ngay phong trào Thống nhất Ả Rập (Iraq trước 1958 và Ả Rập Saudi). Trừ Ai Cập từ 1952 và Ả Rập Saudi, t́nh h́nh nội trị rất ổn, c̣n các nước kia luôn luôn có hai phe tranh giành nhau quyền bính, gây các cuộc xáo động, các vụ đảo chính nhất định là có bàn tay ngoại nhân nhúng vào. Phe dân chủ muốn đứng vào hàng ngũ Ai Cập, Nga, phe quân chủ thân Ả Rập Saudi và Tây phương. Phe dân chủ được cảm t́nh của quần chúng, phe quân chủ được sự ủng hộ của địa chủ và tư bản.

Trong mấy năm 1958 – 1962, phe dân chủ thắng ở Iraq, cán cân nghiêng về Nga, nhưng năm 1967, Israel thắng Ai Cập, Syrie, Jordani, Mỹ lấy lại được thế quân b́nh.

Tóm lại, trong hiện t́nh, tuy cùng tôn giáo, cùng ngôn ngữ, họ rất chia rẽ nhau, chỉ có mỗi một sự kiện làm cho họ lâu lâu đoàn kết với nhau, tức mối thù chung của họ đối với Irsael. Cho nên Henri Jego trong cuốn L’empire Arabe, troisième Grand? (Au fil d’Ariane – 1963) đă bảo Israel đóng cái vai “xúc tác” (catalyseur); cũng như ta nói Israel là cái men của sự thống nhất Ả Rập.

Lịch sử c̣n vô số sự bất ngờ, chưa ai biết được sự tranh giành giữa Mỹ và Nga sẽ có kết quả ra sao, vấn đề Israel sẽ giải quyết cách nào, nhưng có điều chúng ta tin chắc được là dân đen ở các nước Ả Rập tới nay t́nh trạng vẫn chưa thay đổi bao nhiêu, sẽ mỗi ngày một đ̣i hỏi sự công bằng xă hội, đ̣i hỏi cái quyền sống cho ra con người, như vậy th́ các đảng tiến bộ sẽ mỗi ngày mỗi mạnh, cường quốc nào không hiểu nguyện vọng đó hoặc hiểu mà cố chặn lại th́ sớm muộn ǵ cũng bị đả đảo, hất cẳng và chịu cái số phận của Anh, Pháp. Người ta lo lập liên minh này liên minh khác, tranh nhau căn cứ quân sự và các mỏ dầu mà không lo cứu đói hàng trăm triệu người ở Tây Á, Trung Á, hàng tỷ người ở khắp thế giới th́ sẽ có một lúc số người nghèo tăng lên đông quá mà không để cho các cường quốc được yên thân.

Năm 1947 hay 1948, ông Follereau nói với Staline và Truman đại ư như sau:

“Tôi cần một tỷ Mỹ kim để diệt bệnh cùi trên khắp thế giới. Phi cơ của các ông có kiểu tốn 500 triệu Mỹ kim. Trong kế hoạch chế tạo của các ông, mỗi ông chịu bỏ đi một kiểu thôi th́ lực lượng của các ông vẫn không chênh lệch nhau, mà tôi có tiền trị được hết bệnh củi cho nhân loại”.

Staline và Truman đều làm thinh.

Mười lăm năm sau, A. Sauvy trong cuốn Malthus et les deux Marx (Denoel), dẫn lời đó của Follereau rồi kết luận:

“Các ông giàu có, chiếm ba phần tư tài nguyên trên địa cầu kia, các ông phung phí tài nguyên đó là mang tội đấy. Các xung đột giữa các ông với nhau dù có quan trọng tới đâu đi nữa, so với sự sống của trên một tỷ người th́ cũng không đáng kể ǵ. Thế hệ trước, các ông đă so sánh bơ và đại bác và các ông đă lựa đại bác[25]. Bây giờ đây, các ông phải lựa giữa đại bác của các ông và bơ của chúng tôi (của các nước nghèo), đúng hơn là giữa hỏa tiễn của các ông và cơm của chúng tôi. V́ các ông phí phạm cơm hôm nay của chúng tôi và tệ hơn, cả phần cơm có thể có được của chúng tôi sau này nữa… (Không có tội nào nặng bằng) dùng những thứ có thể nuôi sống người này để giết người khác”.

Sao Sauvy không nói: “… dùng những thứ có thể nuôi sống người để giết người”? Câu đó làm cho tôi nhớ câu của Mạnh Tử trong Ly Lâu thượng: Suất thổ địa nhi thực nhân nhục, tội bất dung ư tử. (V́ tranh đất mà gây chiến, làm cho dân chết th́ không khác ǵ cho đất đai ăn thịt dân, tội đó không tha chết được). Hoàn cảnh có khác, nhưng lời kết tội cũng mạnh như nhau.

Tôi vẫn quư các nhà bác học chân chính, họ luôn luôn gặp các triết gia chân chính[26].

Sáu điểm chúng tôi tŕnh bày ở trên sẽ giúp độc giả hiểu những biến cố xảy ra ở khối Ả Rập trong hai chục năm nay. Những biến cố này nhiều quá. Trong các chương sau chúng tôi chỉ xin chép những biến cố quan trọng nhất:

– chiến tranh độc lập của Israel.

– cuộc cách mạng của Nasser ở Ai Cập.

– hiệp ước Bagdad.

– vụ kênh Suez và chiến tranh Anh, Pháp, Israel xâm lăng Ai Cập.

– sự đối lập giữa Liên minh Ả Rập và khối Cộng ḥa Ả Rập thống nhất.

– cuộc cách mạng của Kassen ở Iraq.

– chiến tranh Israel – Ả Rập năm 1967.

CHƯƠNG XII: CHIẾN TRANH LẬP QUỐC ISRAEL

DO THÁI XUNG PHONG VÀO PALESTINE

Cuốn Bạch thư của Anh chưa kịp đưa ra hội đồng Vạn Quốc th́ Thế chiến nổ, thành thử nó không có giá trị về pháp lư, nhưng người Anh bất chấp pháp lư, cứ đem ra thi hành, hạn chế sự hồi hương của dân tộc Do Thái đúng vào cái lúc họ trốn châu Âu để khỏi bị Hitler tiêu diệt.

V́ từ khi lên cầm quyền, bọn Hitler nuôi cái ư tận diệt ṇi giống Do Thái, chẳng những khơi lại ḷng kỳ thị tôn giáo mà c̣n gây thêm ḷng kỳ thị chủng tộc nữa. Họ tuyên truyền rằng giống Do Thái có máu quỉ quyệt, phản bội – xưa kia đă phản Chúa rồi đấy – không khi nào đồng hóa với các dân tộc khác, sống ở xứ nào cũng t́m cách làm hại chính phủ; vậy phải tống cổ chúng đi, để khỏi có hậu hoạn và để cho giống Đức, một giống thông minh nhất, cao thượng nhất thế giới, khỏi bị lai bậy bạ mà sa đọa.

Người ta cấm đoán Do Thái đủ thứ: cấm hành nghề, cấm vào các chỗ công cộng như rạp hát, thư viện…; họ chịu không nổi, bỏ hết cả gia sản, nghề nghiệp, xách một cái va li nhỏ đựng ít quần áo rồi ra đi.

Từ năm 1942, Âu châu thành một ḷ sát sinh khổng lồ và kinh khủng. Bọn Hitler dùng đủ các phương pháp khoa học tối tân để giết cho kỳ hết dân Do Thái ở Đức và các xứ chúng chiếm được. Chúng lùng bắt Do Thái, bóp cổ trẻ con hoặc d́m đầu vào bể nước, tung lên cao rồi bắn như bắn chim, xé thây, chôn sống, thiêu sống…

Thấy những tṛ đó phí sức, phí th́ giờ, tốn xăng, tốn đạn mà kết quả không được bao nhiêu, chúng nghĩ cách chế tạo ḷ thiêu và hơi ngạt. Chúng dùng oxyde de carbone, chỉ trong mươi lăm phút giết được mấy trăm mạng, rồi dùng ḷ thiêu đốt xác cho ra tro. Nhờ cách đó chúng giết được sáu triệu người Do Thái. Riêng trại Auschwitz đă thiêu được ba triệu Do Thái! Rồi c̣n vô số trại khác nữa: Dachau, Buchenwald, Mauthausen, Birkeneau… Hết chiến tranh, người ta c̣n thấy ở Auschwitz những núi giày, những pḥng chất đầy nhóc những cặp kính của các kẻ bạc mệnh, những kho đầy tóc dùng vào việc nhồi đệm, những kho đầy răng vàng nhổ ở miệng các thây ma ra! Chỉ văn minh Tây phương mới lưu được những trang sử như vậy cho nhân loại!

Trước cảnh chết chắc chắn và kinh khủng đó, người Do Thái nào trốn thoát châu Âu được mà không có cách qua châu Mỹ đành xung phong, phá ṿng vây của Anh mà vào Palestine. Năm 1941 và 1942, hai chiếc tàu chở đầy nhóc Do Thái bị đắm trong Địa Trung Hải và Hắc Hải chỉ v́ Anh cấm vào hải phận Paslestine. Trên ngàn người Do Thái mới thoát được cảnh ḷ thiêu Dachau, Auschwitz th́ lại phải làm mồi cho cá mập. Nhiều người Do Thái uất ức chửi Anh: “Tụi đó cũng chó má như tụi Đức, không kém ǵ”.

Thất bại bi thảm, nhưng họ không nản chí, xung phong một chuyến thứ ba nữa và năm 1946 thành công. Ba trăm trẻ em Do Thái trốn thoát một trại giam của Anh trên đảo Chypre, xuống được chiếc tàu Exodus và đậu ngay gần bờ, cương quyết đ̣i được qua Palestine, nếu không th́ tuyệt thực. Họ tuyệt thực thật, tới ngày thứ tư, mười em sắp tắt thở, cả thế giới công phẫn, chính phủ Anh đành chịu thua, cho tàu Exodus nhổ neo lại Palestine.[27]

CHIẾN TRANH Ả RẬP – ISRAEL

Trước kia Anh là ân nhân th́ bây giờ thành kẻ thù của Do Thái. Ở Palestine Do Thái vừa phải chống với Anh, vừa phải chống với Ả Rập. Bị đặt vào tử lộ, họ phải đoàn kết với nhau mà chiến đấu và chiến đấu rất hăng.

Đoàn tự vệ Hagana được khuếch sung, họ tổ chức thêm các đoàn nghĩa quân khác: Irgoun, Stern, hoặc chuyên xung phong, hoặc chuyên ám sát. Ả Rập cũng bất b́nh, tấn công cả Do Thái lẫn Anh. Palestine hỗn loạn không tưởng tượng nổi. Cả ba dân tộc đều thù nghịch nhau và dân tộc nào cũng thù địch cả hai mặt.

Anh bất lực, đề nghị một giải pháp: họp hội nghị bàn tṛn để t́m hiểu quan điểm của nhau. Nhưng đại biểu Ả Rập không thèm ngồi chung với đại biểu Do Thái; không ai thỏa thuận với ai cả. Anh và Ả Rập bác bỏ đề nghị của Do Thái; Do Thái và Anh bác bỏ đề nghị của Ả Rập; Ả Rập và Do Thái cũng bác bỏ đề nghị của Anh.

Do Thái bảo:

– Tổ tiên chúng tôi ở Palestine. Chúng tôi có quyền về quê hương của chúng tôi. Quyền đó đă được Hội Vạn Quốc thừa nhận. Chúng tôi lại có công khai phá Palestine mà không làm hại ǵ cho người Ả Rập; chúng tôi tôn trọng quyền lợi của họ, và mức sống của họ nhờ chúng tôi mà cao lên, thế th́ tại sao lại cấm chúng tôi? Huống hồ hiện nay có 250.000 đồng bào của chúng tôi sống sót tại các trại giam của Đức, bảo họ đi đâu bây giờ?

Ả Rập bảo:

– Đất Palestine, tổ tiên chúng tôi đă chiếm được từ năm 687, sau ba năm chiến đấu với người Ba Tư, vậy th́ đâu c̣n là của Do Thái nữa. Từ trước chúng tôi vẫn là dân tộc đa số ở đây khi đế quốc Thổ sụp đổ, Anh đă hứa cho chúng tôi độc lập, Tổng thống Wilson đă nêu quy tắc dân tộc tự quyết. Vậy Palestine phải là một quốc gia Ả Rập độc lập. Chúng tôi hứa sẽ tôn trọng quyền lợi của Do Thái, phần thiểu số trong quốc gia chúng tôi.

Anh đă lỡ hứa cho cả hai bên, không biết đáp ra sao, trút cả trách nhiệm cho Liên hiệp Quốc. Liên hiệp Quốc đưa giải pháp: chia đôi Palestine thành hai quốc gia. Do Thái chịu v́ thà được ít c̣n hơn không, sau sẽ hay; nhưng Ả Rập nằng nặc đ̣i đuổi Do Thái đi.

Anh thấy ôm miếng đất đó chỉ thêm bỏng tay, tuyên bố ngày mùng một tháng tám 1948 sẽ rút lui, để “hai bên lănh trách nhiệm với nhau”.

Tức th́ hai bên thanh toán nhau dữ dội hơn trước nữa. Liên hiệp Quốc chưa kịp can thiệp th́ Anh tỏ ra bất lực mà lại có tinh thần vô trách nhiệm, quyết định chấm dứt nhiệm kỳ hai tháng rưỡi trước ngày đă định. Tháng 5 họ rút quân lần lần và giao lại năm mươi đồn cho người Ả Rập.

Rồi ngày 12-5, với tinh thần phớt tỉnh truyền thống của họ, họ tuyên bố:

“Ủy quyền sẽ chính thức măn hạn vào mười hai giờ một phút trong đêm 14 rạng 15 tháng 5. Tổng ủy đại nhân, ngày 14-5 sẽ rời Jérusalem mà đi Háfa và xuống tàu H.M.S Euryalus, chiếc này sẽ nhổ neo mười hai giờ khuya. Các quân đội của ta cũng bắt đầu rút ra khỏi Jérusalem và các miền khác ở Palestine ngày 14 tháng 5”.

Nghĩa là họ chỉ tuyên bố trước có hai ngày rưỡi vào đúng lúc ủy ban Liên hiệp Quốc không có mặt ở Palestine.

Ngày 14-5, hồi 16 giờ, vị lănh tụ Do Thái, Ben Gourion, tuyên bố giữa quốc hội Do Thái họp ở Tel Aviv:

“Tôi tuyên bố thành lập một quốc gia Do Thái ở Palestine. Kể từ hôm nay, quốc gia đó lấy tên là Israel. Hỡi các đồng bào Do Thái ở khắp thế giới xin các bạn nghe tôi đây. Các bạn đứng hết cả về phía Israel. Giúp cho quốc gia phát triển. Giúp cho dân tộc chiến đấu để thực hiện cái mộng ngàn năm của chúng ta, cái mộng cứu quốc và phục hưng Israel”.

Đêm hôm đó, không người Do Thái nào ngủ được. Đúng nửa đêm. Anh hết quyền ở Palestine, th́ nửa giờ sau Tổng thống Truman loan báo rằng Hoa Kỳ đă thừa nhận quốc gia Israel. Vài giờ sau Nga cũng đánh điện thừa nhận, không biết hai chục triệu người Hồi giáo ở Nga nghĩ sao. Sau Nga, tới nhiều quốc gia khác. Các nhà ngoại giao Do Thái hoạt động ngầm trong mấy tháng nay đă thành công.

Nhưng bây giờ mới bắt đầu tới lúc phải hy sinh ghê gớm. Bi kịch đă khai diễn ngay từ cái lúc bản văn thành lập quốc gia Israel chưa ráo nét mực.

Bom đạn nổ ở khắp nơi, ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam. Quân đội Ả Rập tấn công từ mọi biên giới.

Vua Abdallah xứ Transjordanie, người có cảm t́nh nhất với Do Thái, cũng tuyên bố với Liên hiệp Quốc rằng quân đội của ông bắt buộc tiến vào Palestine để che chở những người Ả Rập sinh trưởng tại đó khỏi bị Do Thái tiêu diệt. Đồng thời hai đạo quân Ai Cập tiến vào Gaza và Hébron trong sa mạc Neguev. Hai đạo quân khác của Transjordanie bao Hắc Hải, tiến vào Jérusalem và phía dưới Sodome. Một đạo quân lính chặn phía Nam Gahlée, một đạo quân Syrie tấn công Tibériade, Safed. Một đạo quân nữa của Liban tấn công phía Bắc Galilée, đổ về Haifa. Tel Aviv bị tấn công cả ba mặt. Có một điều lạ là Ibn Séoud đầu năm 1945, nói với Roosevelt nhất định không cho Do Thái vào Palestine v́ với tư cách đại diện Hồi giáo, ông phải bênh vực tín đồ của ông, vậy mà bây giờ mấy nước kia đều đem quân tấn công Do Thái, ông lại không nhúc nhích, đứng ngoài nh́n! Thần dầu lửa cơ hồ thiêng hơn Allah! Liên quân Ả Rập tính thanh toán Israel nội trong mười ngày và vua Abdallah định ngày 25-5 sẽ vào Jérusalem.

Xét bề ngoài th́ thế của Ả Rập mạnh gấp mười Israel (ngay bộ trưởng ngoại giao của Mỹ, tướng Marshall cũng ngại cho Do Thái bị đè bẹp mất); nhưng xét kỹ bề trong th́ Israel mạnh hơn Ả Rập: quân số gấp ba, Israel 60.000, Ả Rập 21.000; khí giới tối tân hơn; tinh thần cao hơn v́ họ phải chiến đấu để sống c̣n; mà sự chỉ huy lại nhất trí hơn.

Ngay từ hồi mới giao chiến, 500.000 người Ả Rập ở Palestine hốt hoảng, bỏ hết của cải, trốn qua biên giới Transjordanie v́ họ đă thấy cái gương của làng Deir Yassin. Làng này ở gần Jérusalem, gồm 400 người Ả Rập không có khí giới, chung quanh là các đồn điền Do Thái. Ngày 8-4 họ được lệnh của Do Thái phải tản cư ngay nội trong mười lăm phút! Vài người đi kịp c̣n bao nhiêu bị Do Thái giết, cả đàn bà và trẻ con. Hai hôm sau, đại diện Hồng thập tự quốc tế, là ông Jacques de Reynier, vào được trong làng, chỉ c̣n thấy hai người đàn bà và một đứa em gái.

Nửa tháng sau, t́nh thế thực hỗn độn. Gần như không thành mặt trận nữa, chỉ có vô số cuộc xáp chiến lẻ tẻ ở khắp nơi; và lúc này người ta mới thấy tổ chức tự vệ của kibboutz có lợi cho Do Thái vô cùng. Hầu hết các kibboutz đều chống cự rất can đảm, chặn được nhiều cuộc xung phong của Ả Rập, rồi tập kích quân Ả Rập nữa, Tại một kibboutz, viên chỉ huy Do Thái đă tử trận, mà họ vẫn giữ được vị trí cho tới khi quân tiếp viện tới. Đàn bà làm liên lạc viên, tiếp tế quân nhu, đàn ông ở dưới hầm liệng lựu đạn vào các xe tăng Ả Rập.

Mới đầu bị đánh ở khắp mặt, Israel hơi núng. Lần lần họ vững lại được, thắng quân đội Liban và Iraq. Tới khi quân tinh nhuệ Hagana của họ thắng được một trận lớn ở Fallouga th́ quân Ai Cập phải rút lui trong cảnh hỗn loạn.

Nhiều sách nói Liên Hiệp Quốc thiên vị Israel, đúng khi Ả Rập đương thắng th́ ra lệnh cho hai bên ngưng chiến, để cho Israel nghỉ ngơi gom lại lực lượng. Lời đó có thể đúng. Nhưng khi ngưng chiến th́ bên nào cũng lợi dụng để củng cố lực lượng.

Bá tước Bemadotte, chủ tịch Hội đồng Hồng Thập tự Thụy Điển lại điều tra t́m cách ḥa giải. Ông đưa ra một đề nghị chia đôi Palestine. Jérusalem sẽ bị quốc tế hóa mà nằm trọn trong đất Ả Rập. Một số Do Thái trong nhóm Stern, ngờ ông thiên Ả Rập, ám sát ông, làm cho thế giới phẫn nộ v́ ai cũng phục ông là người cao thượng. Chính quyền Do Thái bắt nhốt mấy tên ám sát đó, nhưng ít lâu sau lại để cho chúng vượt ngục, rồi vụ đó bỏ qua. Nhiều nhân viên trong ủy ban ḥa giải đâm nản.

Hai bên lại choảng nhau, lại ngưng chiến. Rồi lại choảng nhau. Tới lần ngưng chiến thứ tư mới thực là đ́nh chiến.

Đầu năm 1949, lần lượt Israel kư bốn hiệp định đ́nh chiến với bốn quốc gia Ả Rập: Ai Cập, Syrie, Liban, Transjordanie. Iraq không chịu kư v́ không có biên giới chung với Israel, c̣n Ả Rập Saudi không tham chiến. Biên giới ấn định theo đường mà quân đội Israel chiếm đóng khi đ́nh chiến. Biên giới này không làm cho hai bên vừa ḷng (mà cũng không có biên giới nào vừa ư cả hai bên được): Do Thái bất măn v́ thành Jérusalem bị chia đôi mà khu cổ có nhiều di tích của họ (như Bức tường Than khóc: Mur des Lamentations) về Transjordanie, khu mới về họ; và cũng v́ Ai Cập chiếm một thẻo bờ biển từ Rafa tới Gaza, như một lưỡi dao ở bên sườn Israel; c̣n Ả Rập th́ bất măn v́ mất nhiều đất quá.

Thế là Palestine mất tên trên bản đồ, nhường chỗ cho Israel; c̣n Transjordanie (nghĩa là xứ nằm ở bên kia bờ sông Jourdain) rộng thêm được một chút, đổi tên là Jordani (nghĩa là xứ nằm trên hai bờ sông Jourdain).

Ai cũng thấy Ả Rập bị ức hiếp; phần đất của họ không xứng với dân số. Chính ủy ban Hồng Thập tự quốc tế cũng nhận rằng Âu Mỹ đă thiên lệch. Trên ṿm trời Palestine một đám mây đen mới tan nhưng ba phía chân trời c̣n u ám. Chỉ là đ́nh chiến chứ chưa phải là ḥa b́nh.

CÁC QUỐC GIA Ả RẬP ĐỀU QUYẾT TÂM XÉ BỎ HIỆP UỚC 1949

Giải quyết như vậy chưa thể ổn được. C̣n nhiều nguyên nhân xung đột quá.

Nguyên nhân thứ nhất là ḷng tham lam của Israel. Dân số Do Thái lúc đó chỉ bằng nửa dân số Ả Rập ở Palestine, đất đă được chia gấp hai mà họ vẫn thấy c̣n chật hẹp quá. Nếu họ muốn rằng hết thảy hoặc ba phần tư Do Thái trên thế giới (khoảng hai chục triệu) mà về cả đó th́ chật hẹp thật. Nhưng nếu họ nghĩ rằng chỉ cần tiếp thu những đồng bào bị kỳ thị ở các nơi khác th́ bấy nhiêu là nhiều rồi. Họ không nghĩ vậy, cứ nh́n những khoảng đất mênh mông của cả khối Ả Rập chưa được khai phá mà thèm thuồng. Tệ hơn nữa, họ cứ nhắc nhau lời Chúa hứa với Abraham trong Thánh kinh: “Ta ban cho con cháu ngươi dải đất nằm từ sông Ai Cập (tức sông Nil) tới sông Cái (tức sông Euphrate)” mà hy vọng mở mang bờ cơi từ núi Taurus (Tiểu Á) tới kênh Suez nghĩa là nuốt trọn xứ Syrie, xứ Liban, xứ Jordani, một phần xứ Iraq, xứ Ả Rập Saudi và xứ Ai Cập nữa. Y như là gia tài tổ tiên họ để lại vậy? Mới có quốc gia mà đă đ̣i làm thực dân! Mà Hồi giáo cũng chẳng vừa ǵ: “A! Tụi Do Thái bảo Jahvé của họ là thần chiến tranh ư? Th́ chúng ta sẽ cho họ thấy rằng Islam cũng là tôn giáo biết dùng lưỡi kiếm!”. Không biết Jahvé và Allah có vinh hănh v́ tín đồ của ḿnh không.

Nguyên nhân thứ nh́ là t́nh cảnh tâm lư dân Ả Rập tản cư. Ngay từ đầu chiến tranh họ bỏ hết gia sản, dắt díu nhau qua bên kia biên giới gần hết, trước sau trên nửa triệu. Họ không phải chỉ v́ hốt hoảng mà trốn đi: một phần c̣n v́ tinh thần quốc gia, một phần v́ những hành động tàn nhẫn của Do Thái. Chỉ một vụ tàn sát của một bọn khát máu – trong chiến tranh nào mà chẳng có bọn khát máu – đủ làm cho những người Ả Rập ở các nơi khác không dám ở lại nữa. Hết chiến tranh, chính quyền Israel chỉ cho một số ít Ả Rập theo Ki Tô trở về, c̣n những người theo Hồi giáo th́ cấm ngặt. Họ cấm là phải, chính phủ nào mà muốn có kẻ địch ở trong nước. Những người theo Hồi giáo mà c̣n ở lại được là v́ trong chiến tranh không tản cư. Dĩ nhiên, họ bị đồng bào nghi kị, khinh rẻ.

Vậy có trên nửa triệu người Ả Rập tản cư ở Jordani (sau này gây bao nỗi khó khăn cho quốc vương Hussein xứ đó), 220.000 người ở miền Gaza, 100.000 người ở Liban, 90.000 ở Syrie, tổng cộng non một triệu người.

Không rơ hiện nay ra sao chứ năm 1967 họ vẫn ở tạm gần miền biên giới, ngày nào cũng đăm chiêu nh́n về cố hương. Người Do Thái khóc trên bờ sông Danube mà nhớ Sion, th́ người Ả Rập than khóc trên bờ con sông Jourdain mà nhớ Tibériade, Nazareth, Beercheva… Ḍng sông nào trên thế giới mà không pha nước mắt! Những lúc gió sớm trăng tàn họ nh́n rặng liễu bên sông, tủi cho cái cảnh sống nhờ trợ cấp của Liên hiệp Quốc. Mỗi năm mỗi người được lănh 37 Mỹ kim, mỗi tháng 3 Mỹ kim – 360USD theo hối suất hiện nay[28]. May lắm là không chết đói. Đau ốm không có nhà thương, con cái không có trường học. Có gia đ́nh gồm 15, 20 người chui rúc dưới những tấm bố căng lên che nắng che mưa, bên cạnh những đống rác. Trẻ em th́ đánh giày hoặc xách đồ ở chợ, c̣n người lớn th́ không có công việc ǵ để làm.

Người ta đề nghị cho họ di cư lại các miền phong phú mà tái lập sự nghiệp, như lại Dahran, lại Koweit, họ không chịu, cứ ăn vạ ở đó, khăng khăng đ̣i về cố hương. Họ chịu nhận cái kiếp lang thang tới nay đă hai chục năm. Họ bảo như vậy đă thấm ǵ, dân tộc Do Thái lang thang non hai ngàn năm, mà non hai ngàn năm, mà c̣n về được cái miền nhận càn là quê hương kia! Chúa Jahvé của Do Thái đă cứu Do Thái. C̣n Chúa Allah của họ bao giờ mới cứu họ? Lịch sử nhân loại sao mà nhiều chuyện bi thảm đến thế.

Họ oán các xứ Liban, Jordani, Syrie, Ai Cập đă phản bội họ mà đầu hàng Israel; họ oán Ibn Séoud làm chủ Thánh địa La Mecque, ngày năm lần cầu nguyện Allah mà bỏ rơi con cháu của Allah là họ.

Lại thêm cái nỗi một số chính khách Ả Rập cũng không muốn cho họ đi nơi khác, để các dân tộc Ả Rập luôn luôn nhớ cái nhục chung mà đoàn kết nhau lại, thành một khối thống nhất.

Quốc vương Jordani là Abdallah, v́ không oán Do Thái kịch liệt như các lănh tụ Ả Rập khác – có lẽ Anh Mỹ đă hứa hẹn ǵ với ông ta – năm 1950 muốn t́m một giải pháp, thương lượng ngầm với Ben Gourion, Thủ tướng Israel, bị ám sát ngày 21-7-1951 v́ tội “phản dân tộc”. Thủ tướng Liban là Ryad Solh cũng mất mạng v́ muốn điều đ́nh với Israel. Ta nên nhớ Jordannie là xứ nhỏ quá, năm 1948 chỉ có độ 500.000 người, thêm 600.000 Ả Rập ở Palestine, được trên một triệu người, lúc nào cũng sống nhờ viện trợ của Anh hay Mỹ; c̣n Liban là một xứ chịu ảnh hưởng của phương Tây từ thời Trung cổ, dân một nửa theo Hồi giáo, một nửa theo Ki Tô giáo.

V́ hai nguyên nhân trên mà các quốc gia Ả Rập đều quyết tâm xé bỏ hiệp ước 1949.

Thủ tướng Syrie tuyên bố trước quốc hội Damas: “Không thể quan niệm rằng có ḥa b́nh với Israel. Chúng ta đă thua keo đầu, chúng ta sẽ tận lực sửa soạn keo sau”.

Quốc vương Jordani là Abdallah v́ thân Israel mà bị ám sát, vậy mà cháu nội ông lên nối ngôi, tức Hussein (cha của Hussein bị bệnh thần kinh, không trị v́ được), cũng nói: “Không khi nào có ḥa b́nh mà cũng không thể thương thuyết ǵ với Israel được”.

Và quốc vương Ả Rập Saudi là Saud, con của Ibn Séoud ông vua đă đứng ngoài nh́n Do Thái đánh nhau với đồng bào ḿnh, cũng hô hào dân chúng: “Phải bứng cho Israel hết rễ đi. Chúng ta hết thảy là 50 triệu người Ả Rập, nếu cần th́ hy sinh mười triệu người để sống yên ổn trong danh dự”.

Các đế quốc Mỹ, Nga, Anh, Pháp tất nhiên đổ thêm dầu vào lửa hoặc ít nhất cũng lợi dụng cơ hội để bán khí giới cho cả hai bên mà thu về trái cây (cam, quít, bưởi) của Israel, bông vải của Ai Cập, dầu lửa của Iraq…

ISRAEL PHÁT TRIỂN MẠNH

Trong khi đó Israel cũng tận lực sửa soạn cho keo sau, một mặt tiếp thu thật nhiều đồng bào hồi hương (càng nhiều càng thêm lính để chống với 50 triệu Ả Rập kia mà), một mặt tổ chức và kiến thiết quốc gia cho vững mạnh.

Trước năm 1948, mỗi năm số người hồi hương vào khoảng từ 15 đến 20 ngàn, năm 1948 tăng vọt lên 102.000, năm 1949 lên 239 ngàn, hai năm sau, mỗi năm trên dưới 170 ngàn, nghĩa là chỉ trong ba năm 1949 – 1952, số dân Do Thái tăng lên gấp đôi ở Israel.

Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đổ về, được chính quyền dạy dỗ, cất cho nhà cửa, phát cho ruộng đất. Các nông trường mọc lên khắp nơi, cả trong sa mạc, và ở đâu có đồn điền là có đồn lính, mỗi nông dân thành một nông vệ. Người Do Thái nào không về (như Do Thái Mỹ) th́ gởi tiền về; chính phủ Mỹ viện trợ thêm[29], những số tiền đó cộng với tiền Đức bồi thường chiến tranh, giúp họ kiến thiết quốc gia.

Họ kiến thiết rất hăng nhờ có nhiều kỹ thuật gia tài giỏi, nhờ biết tổ chức và nhờ tinh thần ái quốc. Chính phủ Cộng Hoà được thành lập: Tổng thống đầu tiên là Chaim Weizmann, Thủ tướng đầu tiên là Ben Gourion. Có một Quốc hội và trên mười đảng chính trị. Phụ nữ Do Thái và Ả Rập đều được đi bầu. Từ ngữ Hebreu tái sinh, được dạy trong mọi trường học và chỉ trong 15 năm, tỷ số sinh viên đại học của họ gần theo kịp tỷ số ở Pháp.

Nhưng họ chú trọng nhất đến kinh tế và vơ bị.

Các kỹ nghệ điện, điện tử, hoá học, luyện kim… đă tiến bộ rơ rệt.

Canh nông đạt được những kết quả tốt đẹp nhất, các quốc gia Âu Mỹ phải khen là một phép màu.

Họ có những h́nh thức kinh doanh về canh tác mà không nước nào có, như h́nh thức cộng đồng bibboutz tôi đă giới thiệu ở một trang trên, h́nh thức mochav ovedim bán cộng đồng bán cá nhân, h́nh thức hợp tác mochav chi toufi.

Họ gắng sức đào tạo cán bộ và chống nạn thiếu nước. Dân số chỉ vào khoảng hai triệu năm 1963 mà họ có 30 trường canh nông, gồm 5.500 học sinh. Cứ theo tỷ số đó th́ nước ta phải có 330.000 – 380.000 học sinh canh nông. Nhờ vậy cứ hai mươi gia đ́nh nông dân được một huấn luyện viên canh nông dắt dẫn. Tới Nga cũng phải thua họ về phương diện đó. Khí hậu ở sa mạc Neguev rất khô khan; càng về phía Nam càng ít mưa. Tại Beercheva mỗi năm c̣n mưa được 20 phân nước, tại Eilath cực Nam, mỗi năm chỉ mưa được ba phân nước. Nước mưa đổ xuống 60% bốc lên thành hơi, 9% chảy xuống các sông ng̣i; chỉ c̣n 35% thấm vào đất xuống các mạch sâu; cây cối chỉ hút được từ 15 đến 20% nước mưa, nghĩa là mỗi năm chỉ được hưởng của trời từ 4 phân đến 6 li nước, tùy chỗ. Dân xứ đó có tiếng nào như tiếng “cam vũ” của Trung Hoa không nhỉ? Mưa ở đó tất phải “ngọt” như sữa, như mật!

Người Israel không nản chí, đào giếng, xây hồ chứa nước, đào kênh dẫn nước từ phương Bắc xuống, ngăn nước mưa trên núi cho khỏi chảy phí, tiết kiệm từng lít nước, nghiên cứu các cách cất nước biển thành nước ngọt (phí tổn c̣n nặng quá, họ không giàu như Koweit, không thể dùng phương pháp đó được, v́ một lít nước như vậy c̣n đắt hơn một lít dầu xăng).

Kết quả là năm 1948–49, diện tích đất cày là 162.000 héc-ta, năm 1962-63 tăng lên 420.000; năm 1947 gặt được 52.000 tấn lúa, năm 1962 được 160.000 tấn; sáu chục triệu cây đă được trồng; một nửa sa mạc Neguev đă mơn mởn.

So với các dân tộc Ả Rập ở chung quanh, họ có một sức sống cao hơn nhiều: lợi tức trung b́nh của mỗi người dân năm 1962 là 3.700 quan Pháp[30] tức 90.000 đồng VN hiện nay[31]. Con số đó chưa thể so sánh với châu Âu được, nhưng Israel có đặc điểm này là không có sự cách biệt lớn giữa lợi tức các cấp cao và các cấp thấp.

Lương Tổng thống chỉ được 100.000 quan cũ mỗi tháng (khoảng 25.000 đồng VN) và quỹ đen chỉ có 2.000 quan mỗi tháng, đủ để mua nửa chai Cognac đăi khách quí. Viên Tổng tham mưu trưởng Moshé Dayan cũng được lănh 100.000 mỗi tháng nhưng khi nào ở trong trại th́ bị trừ lương và chỉ được mang về 18.000 quan. Chả bù với quốc vương Saud của Ả Rập Saudi sống lộng lẫy hơn các vua Ba Tư trong Một ngàn lẻ một đêm: nội cái khoản săn sóc vườn ngự uyển cũng đă tốn hàng chục tỷ quan mỗi năm rồi.

Nhưng dân chúng Israel ăn uống sung sướng, trung b́nh mỗi người dân năm 1962-63 được 34 kg thịt (mỗi ngày non 100 gam), 132 kg trái cây (mỗi ngày khoảng 350 gam), 340 quả trứng (mỗi ngày gần được một quả).

Tôi thường tự hỏi có cần áp dụng một chính sách độc tài để cho kinh tế mau phát triển không. Độc tài th́ Ai Cập của Nasser độc tài hơn Israel: chỉ có một đảng độc nhất, báo chí bị quốc hữu hóa cũng như mọi kỹ nghệ quan trọng. Vậy mà Israel bỏ xa Ai Cập là tại đâu? Tôi không nói đến Ả Rập Saudi, xứ đó c̣n chưa ra khỏi thời Trung cổ, nhưng ngay như Ai Cập, cũng có một chương tŕnh xă hội tiến bộ có phần hơn cả Israel mà sao thực hiện không được? Có phải tại tŕnh độ dân chúng kém không? Hay tại thiếu cán bộ, thiếu kỹ thuật gia? Hay tại họ không ở vào tử lộ như Israel nên không cần phải hy sinh, phải tận lực chiến đấu?

Israel càng phát triển mạnh th́ các dân tộc Ả Rập càng ghen tị, càng ghét, càng lo ngại, càng muốn bứng nó đi. Người ghét nó nhất, cảm thấy nỗi tủi nhục của Ả Rập nhất, là Nas-ser.

CHƯƠNG XIII: B̀NH MINH TRÊN SÔNG NIL

NASSER TRONG CHIN TRANH 1948-49

Chúng ta đă mấy lần gặp Nasser: lần ông c̣n làm một học sinh 12 tuổi, theo bạn bè biểu t́nh mà bị đánh chảy máu mặt (1930), lần ông bị một viên đạn sướt qua trán thành một vết sẹo, cũng v́ biểu t́nh (1935), rồi ông vào trường vơ bị, cùng với một số bạn bè thành lập nhóm sỹ quan tự do. Chúng ta gặp lại ông làm đại úy, chưa có ác cảm với Do Thái, chỉ mới có tư tưởng quốc gia, chưa thấy sự thống nhất các quốc gia Ả Rập là một điều cần thiết. Nhưng ông cũng hăng hái ra trận.

Ở ngoài mặt trận ông mới thấy quân đội Ả Rập kém xa quân đội Israel về mọi phương diện. Năm quốc gia gồm 35 triệu người mà thua một quốc gia 650.000 người, tất phải có nguyên do. Khí giới đă xấu, cũ mà sự chỉ huy của liên quân Ả Rập không thống nhất. Quân Ai Cập, Iraq và Transjordanie ba mặt tiến đánh Tel Aviv mà không có một chiến lược chung, không liên lạc với nhau để đến nỗi Iraq bị đánh tan trước, rồi Transjordame bị vây ở gần Jérusalem, Ai Cập bị vây ở phía bắc Hébron mà chẳng bên nào cứu được bên nào.

Quân Ai Cập, trong Thế chiến vừa qua, bị người Anh nghi kị, không cho sử dụng các vũ khí mới, không cho ra mặt trận, nên thiếu kinh nghiệm. Nhất là thiếu tổ chức. Tấn công một làng mà không có bản đồ làng đó, không có xe thiết giáp để mở đường, thành thử lính Ai Cập càng dũng cảm th́ càng chết nhiều. Thiếu xe để chở họ, thức ăn cũng thiếu: người ta phát cho mỗi đại đội một số tiền là một ngàn Anh bảng để mặc đội trưởng mua tại chỗ phó-mát và ô-liu cho quân lính.

Nasser lại hiểu rằng chiến tranh đó là một “chiến tranh chính trị”; chính quyền Ai Cập ra lệnh cho chiếm được thật nhiều đất, không quan tâm tới sự hao quân tổn tướng v́ họ biết rằng thế nào Liên hiệp Quốc cũng can thiệp mà bên nào chiếm được nhiều đất th́ bên đó lợi. Cho nên người ta hấp tấp lùa quân ra trận mà không tổ chức, chuẩn bị, cũng không hề giảng cho dân chúng hiểu tại sao tấn công Israel, thành thử nhiều người lính ngờ rằng chính phủ bắt họ hy sinh tính mạng để chiếm đất cho các cụ lớn ở triều đ́nh.

Mặc dầu vậy, họ chiến đấu vẫn hăng. Nasser bị thương ở ngực, điều trị xong lại ra mặt trận với chức thiếu tá. Cuối năm 1948 Nasser lập được một chiến công. Điểm ông chiếm đóng, Erak El Manchia với một địa điểm nữa ở kế cận, Faludja, bị Do Thái bao vây luôn hai tháng, sau bị dội bom luôn ba ngày. Ông ráng giữ vững tinh thần sỹ tốt. Ngày cuối cùng, Do Thái tưởng Ai Cập đă kiệt lực, bèn tấn công, không ngờ bị chặn lại rồi bị tiêu diệt. Nhờ vậy mà tinh thần Ả Rập ở Faludja cũng lên cao và hai điểm đó chống cự được tới lúc đ́nh chiến.

NASSER ĐẢO CHÍNH TRUẤT NGÔI FAROUK

Ở mặt trận về Nasser rút được nhiều kinh nghiệm và tư tưởng ông thay đổi hẳn. Ông đă thấy năm quốc gia Ả Rập tuy gọi là liên hiệp với nhau mà chỉ mưu cái lợi riêng của ḿnh.

Sau bao nhiêu thế kỷ bị ngoại thuộc, lần này là lần đầu tiên dân tộc Ả Rập có dịp tỏ mặt với thế giới mà thua một cách nhục nhă như vậy th́ làm sao c̣n dám tự hào là gịng giơi của Chéops, của Mohamed nữa. Tinh thần quốc gia của ông chuyển thành tinh thần Ả Rập. Không có các dân tộc Ai Cập, Iraq, Syrie, Jordani mà chỉ có một dân tộc Ả Rập. Sự đại bại lần đó là cái phúc cho khối Ả Rập đấy. Nhờ nó, họ mới phẫn uất mà phục hưng lên được. Nhưng trước hết phải tổ chức tại quân đội, nâng cao đời sống của nhân dân đă. Ông nhất định làm một cuộc cách mạng trong nước.

Năm 1949, đảng sỹ quan Tự do của ông bầu một ủy ban chấp hành, trong đó có ông, hai người bạn thân của ông là Abdel Hakim Amer, Anwar El Sadat. Ủy ban đó sau đổi làm Hội đồng Cách mạng.

Sau vụ bại trận ở Palestine, dân chúng sôi nổi, phản đối triều đ́nh Farouk. Đời sống đắt đỏ gấp bốn trước, dân chúng thất nghiệp mà quốc khố th́ rỗng. Nahas Pacha lúc đó làm Thủ tướng, thấy dân chúng sắp nổi loạn, phải t́m cách lấy ḷng họ, tuyên bố: “Bây giờ tới lúc người Anh phải cút đi!”.

Anh cứ phớt tỉnh. Chính sách của họ là “Ta đă ở đây th́ ta không đi đâu hết”.

Tất cả các đảng, từ đảng Sơ mi xanh (trước kia thân Đức Quốc xă), đảng Huynh đệ Hồi giáo, sỹ quan Tự do… đ̣i tuyệt giao với Anh, tẩy chay hàng hóa Anh, rút tiền trong các ngân hàng Anh, không.làm việc cho Anh, không tiếp tế cho Anh, không cho Anh làm việc trong các công sở, tư sở Ai Cập.

Tháng giêng năm 1952, hai bên xô xát nhau, Ai Cập chết 46 người; bắt giam 80 người Anh để trả đũa.

Ngày 26-1-1952, xảy ra vụ đốt phá thành phố Le Caire, trong sử gọi là vụ “ngày thứ bảy hắc ám”.

Mười giờ sáng, hiến binh Ai Cập cùng với các đoàn thanh niên kéo nhau lại dinh Thủ tướng đ̣i khí giới để chiến đấu với Anh trong khu Suez. Cả hai triệu dân Le Caire xuống đường đốt phá. Có 400 nơi bị đốt, chín người Anh chết thiêu. Dân chúng nhảy múa như điên cuồng. Cảnh sát phải bó tay. Các sỹ quan Tự do trong đảng Nasser muốn ngăn cản mà không được.

Nhà cầm quyền Ai Cập v́ vụ đó mà bị thế giới khinh bỉ. Đảng sỹ quan Tự do quyết định hành động gấp, vời tướng Mohamed Néguib vào đảng để có thêm uy tín với dân.

Nửa đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 7 năm 1952 họ ra tay, th́nh ***h ùa vào bắt sống các tướng tá tại bộ Tham mưu, rồi chia nhau đi chiếm các yếu điểm ở Le Caire, không một nơi nào chống cự lại. Dân chúng vẫn ngủ yên. Chính Néguib cũng chẳng hay ǵ cả.

Sáng hôm sau, dân chúng bừng con mắt dậy mới hay rằng quân đội đă đảo chính xong và Néguib được bầu làm Tổng tư lệnh. Mọi người ôm nhau nhảy múa ca hát.

Nắm được quân đội rồi, Nasser dùng cựu Thủ tướng Aly Maher để cướp chính quyền, yêu cầu Maher thành lập nội các. Vua Farouk nhu nhược lạ lùng, không phản kháng ǵ cả.

Ngày 25-7 Nasser tiến tới giai đoạn cuối cùng: truất ngôi Farouk, cho quân đội bao vây cung điện, đưa một bản thỉnh nguyện yêu cầu Farouk nhường ngôi cho Đông cung Thái tử Fouad và phải ra khỏi nước ngay trước sáu giờ chiều hôm đó. Farouk ríu ríu tuân lời nữa và xuống một chiếc du thuyền, bắt đầu cuộc đời lưu vong. Cuộc đảo chính thành công ngoài sức tưởng tượng: chỉ có bảy người lính bị thương.

NASSER LÀM TỐNG THỐNG

Hội đồng cách mạng đă vạch rơ sáu mục tiêu:

1. Phản đế

2. Đả phong

3. Băi bỏ các độc quyền

4. Thành lập một quân đội mạnh mẽ

5. Thành lập một chế độ xă hội công bằng

6. Thành lập một chế độ dân chủ lành mạnh.

Điểm thứ năm được thực hiện trước nhất. Hội đồng cách mạng ban hành một đạo luật cải cách điền địa để cải thiện đời sống nông dân.

Năm 1952 Ai Cập có 22 triệu dân, trong số đó 15 triệu sống về nghề nông. Đất cày cấy được gồm 6 triệu feddan (mỗi feddan bằng 4.300 mét vuông[32]).

– 35,5% số ruộng đó, tức 2.130.000 feddan thuộc về 2.642.000 tiểu điền chủ, trung b́nh mỗi người được 0,8 feddan, tức non một mẫu ta ngoài Bắc.

– 64,5% tức 3.870.000 feddan thuộc về 160.000 điền chủ, trung b́nh mỗi người được 24 feddan. Nhưng trong số điền chủ này, riêng 2.100 người đă chiếm được 20% toàn thể số ruộng cày, tức non 1.200.000 feddan, tính ra mỗi người trung b́nh chiếm 550 feddan, khoảng 237 héc-ta.

Đạo luật cải cách điền địa hạn chế số ruộng của mỗi người là 200 feddan (khoảng 90 héc-ta). Các đại điền chủ được quyền bán số ruộng dư cho tá điền trong một thời hạn là mấy tháng, sau thời hạn đó bị truất hữu để phát cho dân nghèo.

Đạo luật cũng định số địa tô mà chủ điền có quyền thu của tá điền: số đó không được quá bảy lần số thuế chính phủ thu của chủ điền. Chính điều lệ thứ nh́ này ảnh hưởng tới đời sống tá điền hơn điều lệ trên.

Ngày mùng 2 tháng sáu năm 1953, chính phủ Cộng ḥa thành lập. Néguib lên chức Tổng thống. Nasser lúc này mới ra mặt, lănh chức Phó Tổng thống kiêm bộ Nội vụ.

Các đảng phái, nhất là đảng Huynh đệ Hồi giáo đ̣i chia nhau các ghế trong nội các, nổi lên phản đối Nasser, chính Néguib cũng phản đối. Nasser từ chức rồi đợi khi dân chúng thấy Néguib không làm được ǵ, mới dùng âm mưu sách động quần chúng.

Rốt cuộc ông thắng, ngày 14-11-1954, nội các tuyên bố rằng trung tá Nasser thay Néguib làm Tổng thống.

Nasser đă đạt được mục đích: mới ba mươi sáu tuổi (ông sinh năm 1918 ở Alexandrie trong một gia đ́nh trung lưu, cha làm công chức nhỏ ở sở Bưu điện) nắm quyền cai trị một nước với một nhóm người thân tín.

Sở dĩ ông thành công dễ dàng như vậy một phần cũng nhờ Mỹ vô t́nh và gián tiếp giúp sức. Mỹ muốn hất cẳng Anh ở Ai Cập, lớn tiếng chỉ trích chính sách đế quốc của Anh, lại tỏ cảm t́nh với Néguib và Nasser.

Trong khi Néguib đ̣i Anh rút hết quân đội ra khỏi khu Suez th́ Dulles, nhân danh Tổng thống Eisenhower tặng Néguib một khẩu súng Colt để “ngài tự vệ”, tức để “ngài bắn chết tụi Anh đi”.

Từ đó báo chí Mỹ đồng thanh nhắc quân đội Anh phải rút ra khỏi khu Suez. Số may về phần Nasser: mấy lần Néguib thương thuyết với Anh không đi tới đâu, tới phiên Nasser th́ Anh chịu nhường hết (Hiệp ước 27-7-1954), hứa sẽ rút hết quân đi trước ngày 19.6.1956.

Đài phát thanh Le Caire tuyên bố ầm lên: “Từ nay Ai Cập được tự do. Ngửng đầu lên anh em, những ngày tủi nhục đă qua rồi!”.

Toàn dân vui như mở hội, cho rằng Nasser đă đem tự do, vinh quang cho dân tộc. Cho nên non bốn tháng sau, khi Nasser hạ Néguib mà lên thay th́ chỉ trừ đảng Cộng sản và đảng Huynh đệ Hồi giáo là phản đối, c̣n mọi người đều theo cả.

Một nhóm quân nhân lên cầm quyền th́ luôn luôn độc tài. Lần lần Nasser dẹp hết các đảng phái, không cho đối lập, trong nước chỉ c̣n lại một đảng duy nhất, đảng Đoàn kết Quốc gia; báo chí bị quốc hữu hóa, không c̣n tự do ngôn luận. Cũng may cho dân Ai Cập là ông và các đồng chí thân thiết của ông trong chính quyền đều liêm khiết, nắm vững được chính quyền mà không có vụ thanh trừng nào lớn lao trước năm 1967, lại lập được vài công lớn cho quốc dân: quốc hữu hóa kênh Suez, xây đập Assouan.

“SỨ MẠNG CỦA ISLAM” VÀ CHÍNH SÁCH TRUNG LẬP CÚA NASSER

Được Anh hứa rút quân ra khỏi Ai Cập, Nasser nghĩ ngay đến cái mộng thống nhất các quốc gia Ả Rập. Ông đề tựa cho một cuốn sách nhan đề là “Sứ mạng của lslam” (The Call of lslam) của Mohamed M. Atta. Trong bài tựa đó ông tán tụng sứ mạng truyền bá văn minh, nhất là sứ mạng thống nhất các dân tộc Ả Rập của giáo chủ Mohamed.

Đại ư ông bảo trong hậu bán thế kỷ thứ sáu, trước khi Mohamed ra đời, thế giới sống trong cảnh tối tăm, bất công, trái với đạo Ki Tô. Dân chúng tin dị đoan. Các dân tộc chém giết nhau để tranh của cướp đất. Mohamed xuất hiện, đem lại sự thái b́nh cho cả miền Tây Á, Trung Á và Tây Nam Âu châu, dạy mọi người thương yêu lẫn nhau.

Rồi Nasser hô hào tất cả các nước Ả Rập đoàn kết nhau lại thành một mặt trận để tiếp tục sứ mạng Mohamed đă bị gián đoạn trong nhiều thế kỷ.

Để mọi người tin ông, ông chứng thực sức mạnh của Ả Rập.

Trước hết là sức mạnh về dân số. Dân số Ả Rập tuy chỉ có ba bốn chục triệu nhưng số người theo Hồi giáo th́ rất đông (mà theo ư ông tất cả những người đó phải đoàn kết với nhau), tính ra có 80 triệu ở Indonesia, 50 triệu ở Trung Hoa, 100 triệu ở Pakistan, 40 triệu ở Nga, vân vân…, cộng cả lại non 400 triệu, hơn Mỹ, hơn Nga, bằng Ấn Độ, chỉ kém Trung Hoa. Bốn trăm triệu người đó mỗi ngày năm lần, đúng những giờ nào đó, dù ở trong nhà, trong xưởng hay ở giữa biển, giữa đồng, dù đương làm công việc ǵ như lái xe, cũng phải ngừng tay, ngồi sụp xuống đất, hướng cả về Thánh địa La Macque để cầu nguyện Allah; tới những giờ đó họ họp thành những cánh tay khổng lồ của một bông hoa vĩ đại trùm khắp thế giới mà nhụy là thành La Mecque. Họ mà biết đoàn kết th́ quả là một lực lượng đáng kế.

Lẽ thứ nh́ là địa thế của bán đảo Ả Rập rất quan trọng, nó là bản lề của ba châu Âu, Á, Phi; nếu Ả Rập mà mạnh lên th́ có thể cầm đầu châu Phi, thành một đế quốc lớn nhất nh́ thế giới. Nasser hăng hái tuyên bố: “Bắc phi là một bộ phận của chúng ta và chúng ta cũng là một bộ phận của Bắc Phi”; “mỗi dân tộc châu Phi đều là anh em láng giềng của nhau, và hễ là láng giềng với nhau th́ người ta có bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau”.

Lẽ thứ ba là bán đảo Ả Rập có tới 50% dầu lửa trên thế giới[33] mà dầu lửa là vật quan trọng nhất, quư nhất thời nay, thiếu dầu lửa th́ văn minh chấm dứt, khắp thế giới phải ngừng hoạt động, dân Âu Mỹ sẽ chết rét, chết đói. Không những vậy, sức sản xuất dầu lửa ở Ả Rập rất mạnh, mà phí tổn lại rất thấp, chỉ bằng một phần tám phí tổn ở Mỹ, một phần tư phí tổn ở Vénézuela. Mới đào xuống là dầu vọt lên, rất nhiều mà rất tốt, đến nỗi người Mỹ đă bảo rằng một kỹ sư loạn óc cũng không thể mơ tưởng được một cảnh Thiên đường dầu lửa như ở Ả Rập.

Vừa mới thu hồi lại được nền độc lập mà Nasser đă chủ trương như vậy, thực là táo bạo. Chẳng những đ̣i can thiệp vào việc của các quốc gia Ả Rập mà c̣n muốn can thiệp vào việc của các dân tộc Hồi giáo ở khắp thế giới, việc của các quốc gia châu phi nữa. Tinh thần Ả Rập của ông đă thành tinh thần Hồi giáo, tinh thần Phi châu.

Mấy tháng trước khi làm Tổng thống, ông đại diện cho Ai Cập, dự một hội nghị các dân tộc Hồi giáo ở La Mecque. Cuộc hội nghị này long trọng khác thường. Năm 1926 Ibn Séoud có thể hănh diện tuyên bố rằng ḿnh là vị quốc trưởng của quốc gia Ả Rập duy nhất được độc lập và đáng làm chủ Thánh địa hơn ai hết. Bây giờ th́ có sáu bảy quốc gia độc lập rồi mà Ibn Séoud lại mới mất (1954). Con của ông là Saud lên nối ngôi, ngoài năm mươi tuổi, bốn mươi đứa con, bệ vệ, oai nghiêm, có uy tín v́ đă mấy chục năm chiến đấu bên cạnh cha. Nasser mới ba mươi sáu tuổi, mà giữa hội nghị dơng dạc tuyên bố:

– Quan niệm hành hương của chúng ta phải thay đổi. Hành hương ở Thánh địa này không phải là mua một cái vé vào Thiên đường nữa. Sự hành hương của chúng ta phải là một sức mạnh chính trị ghê gớm. Phải là một cuộc hội nghị chính trị hàng năm của các nhà cầm quyền các quốc gia Hồi giáo để nghiên cứu những nét chính của một chính sách chung cho các dân tộc Ả Rập. Chúng ta phải làm cho kẻ thù của chúng ta phải kiêng sợ, chúng ta có muốn mơ tưởng một thế giới vị lai th́ cũng phải thực hiện sứ mạng của chúng ta trên cơi trần này đă.

Quốc vương Saud miễn cưỡng đáp:

– Đó chính là mục đích của cuộc hành hương. Tôi không thấy có mục đích nào khác nữa.

Các đại diện khác cũng nhận là phải, trừ đại diện của Iran, Afghanistan v́ hai nước này không phải là Ả Rập. Vậy là hào quang của Nasser đă át hẳn Saud. Saud đă hóa cổ lỗ, không có sáng kiến, không có chí lớn, chỉ lo hưởng sự nghiệp của cha, tuy không bỏ bê việc nước, nhưng sống rất xa xỉ, không c̣n ngủ trong cái lều, ăn mấy nắm chà là như cha nữa mà xây dựng những cung điện vàng son đồ sộ, rực rỡ như điện Versailles ở giữa sa mạc, có những hệ thống điều ḥa không khí không thua Washington, một chuồng thú hơn cả những chuồng của La Mă thời xưa, một vườn thượng uyển đủ các kỳ hoa dị thảo trên khắp thế giới, lúc nào cũng ngào ngạt những hương quư nhất của phương Đông y như cảnh ở Bagdad thời Sindbad le marin. Toàn là nhờ đô-la của công ty Aramco cả. Luôn luôn như vậy, con cháu các quốc vương sáng nghiệp chỉ lo hưởng thụ mà lần lần trụy lạc. Hơi dầu lửa đă tỏa khắp sa mạc th́ khí thiêng Hồi giáo cũng phải bạt đi. Vai tṛ lănh đạo của gịng dơi Saudi đă qua tay Nasser.

Nasser chủ trương như vậy có lẽ không phải là có ư xâm lăng để thành lập một đế quốc như kiểu các đế quốc Âu, Mỹ, mà chỉ để thành lập một khối chống với hai khối Nga, Mỹ. Ông muốn tranh vai tṛ của Nehru. Trong cuộc hội nghị đó, ông tuyên bố:

– “Chúng ta không có lợi ǵ mà liên kết với bất kỳ một cường quốc nào, dù là Mỹ, Anh hay Nga. Chính sách của chúng ta là trung lập tích cực” (neutralisme positif). Các quốc gia chúng ta yếu quá, không chịu nổi sự phản kích trong chiến tranh lạnh giữa Nga-Mỹ. Chúng ta phải đoàn kết thành một khối thứ ba để có thể chống nổi sức ép cả của hai phía Đông và Tây, liên kết với một đại cường nào th́ rồi cũng bị lôi cuốn vào các cuộc xung đột của họ với nhau thôi.

Vua Saud mỗi ngày chia lời cả tỷ quan Pháp cũ với Aramco nghĩ sao? Đại diện của Iraq và Thổ nghĩ sao v́ từ năm 1952 họ đă đứng về phía Anh, Mỹ mưu tính với nhau để bao vây Nga?

CHUƠNG XIV: HIỆP ƯỚC BAGDAD

CHÍNH SÁCH MENDERÈS TH

Thổ và Iraq mà dám bao vây Nga th́ dĩ nhiên là có Anh-Mỹ giật dây. Nhưng quốc gia gây hấn trước lại là Nga.

Chúng ta c̣n nhớ sau Thế chiến thứ nhất Lênin tuyên bố bỏ chính sách đế quốc của các Nga hoàng, không xâm chiếm bờ cơi các quốc gia khác, nhận chủ quyền của Thổ ở Constanti-nople, lại c̣n giúp Thổ khí giới để chống Hy Lạp, Anh, Pháp nữa. Thổ mang ơn Nga, và Mustapha Kémal hấp tấp duy tân Thổ, Âu hóa Thổ triệt để, Thổ thành một quốc gia tương đối tiến bộ, vững vàng.

Kémal mất năm 1938, tướng Ismet Inonu lên thay, chưa được mười tháng th́ Thế chiến lại phát nữa. Thổ giữ thái độ hoàn toàn trung lập, bị Berlin, Moscow, London, Washington vuốt ve rồi dọa dẫm mà vẫn kháng khăng không tham chiến. Như vậy khôn, không bị ăn bom của bọn họ; nhưng lại điêu đứng v́ bị cả hai phe phong tỏa kinh tế: không xuất cảng được nho, thuốc lá – thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ danh tiếng nhất thế giới, thuốc Camel bán đầy đường Sài G̣n lúc này có hương vị Thổ – mà cũng không nhập cảng được nguyên liệu, thành thử dân hóa nghèo, mà dân nghèo th́ dễ sinh loạn.

Một đảng mới, đảng Dân Chủ, được thành lập năm 1945, lănh tụ là Djelal Bayar và Adnan Menderès, v́ đảng cũ, đảng Cộng Ḥa đă tỏ ra bất lực.

Năm 1950, đảng đó chiếm đa số ở Quốc hội. Bayar làm Tổng thống, thay Inonu; Menderès làm Thủ tướng. Menderès rất có tài lấy ḷng nông dân, bảo đă tới lúc nông dân phải được hưởng thụ. Và ông ta trích trong ngân quỹ một số tiền mua 42.000 chiếc máy cày cho nông dân. Từ đó nông dân, thành phần cốt cán của Thổ, ủng hộ ông tận t́nh.

Ông ta lại cởi mở cho dân, bao nhiêu luật lệ trói buộc họ, ông thủ tiêu hết: tự do làm ăn, tự do đầu tư. Ông cũng bỏ chính sách trung lập, chính sách tự túc của Kémal, mà nhận viện trợ của Mỹ, vay mượn của Mỹ – để cho dân chúng hưởng thụ chứ. Tự do quá mà lại có tiền th́ dĩ nhiên có nạn tham nhũng, nhưng không sao, dân chúng làm ăn phát đạt, nên không phàn nàn.

Rồi bỗng nhiên, không hiểu tại sao, Mỹ cúp bớt viện trợ, t́nh h́nh lâm nguy, gần như bi đát: đồng tiền Thổ mất giá, trước đáng một đồng nay chỉ c̣n đáng hai cắc.

Phải cấp tốc buộc bụng lại, sống kham khổ. Và Menderès phản ứng kịp thời, đảo ngược lại chính sách, trước kia tự do bao nhiêu, bây giờ bắt vào kỷ luật nghiêm khắc bấy nhiêu: kiểm duyệt báo chí, sửa đổi hiến pháp, cấm hội họp, thanh trừng tham nhũng. Từ tự do nhảy qua độc tài, độc tài y như một quốc vương Thổ.

Lạ lùng thay! Dùng chính sách tự do, ông đă thành công, nghĩa là được dân chúng hoan hô; mà dùng chính sách độc tài ông cũng được dân chúng khen “là người hùng của Thổ”. Thật là tài t́nh! Xưa nay chưa có một chính khách nào có được phép thần ấy. Đám nông dân luôn luôn làm hậu thuẫn cho ông. Không hiểu ông dùng bí quyết nào mà được họ tín nhiệm đến thế!

MỸ GIÚP THỔ CHỐNG NGA

V́ măi tới tháng hai năm 1945, khi ai cũng biết rằng Đức sắp quị theo Ư, Thổ mới tuyên chiến với Đức, nên Staline vẫn căm Thổ.

Từ đầu tháng hai 1945, tại hội nghị Yalta mà Pháp không được dự, Staline đă thuyết phục Roosevelt và Churchill xét lại hiệp ước Montreux kư với Thổ năm 1936 về eo biển Dardanelles, không cho Thổ làm chủ eo biển đó nữa.

Roosevelt rất đỗi ngây thơ, có lần tuyên bố: “Có một điều tôi tin chắc là ông Staline không có óc đế quốc?” nên nghe lời Staline, và Churchill cũng không phản đối. Thế là tháng sáu sau (19-3-45) Nga gửi thư cho Thổ buộc Thổ phải bỏ hết quyền kiểm soát eo biển Dardanelles và nhường cho Nga hai tỉnh miền Đông: Kars và Ardahan.

Như vậy Nga Xô đă bỏ đường lối của Lênin mà trở về chính sách cổ truyền của các Nga hoàng. Thổ phản kháng. Nga làm dữ hơn, Mỹ ủng hộ Nga. Anh thấy Nga trổ ṃi đế quốc đâm hoảng, đổi ư, kéo Pháp về với ḿnh, giảng cho Mỹ thấy cái nguy cơ để Nga làm bá chủ miền Tiểu Á. Mỹ tỉnh ngộ, không tin “bạn Nga” nữa, cùng với Anh chặn Nga lại, vẫn để cho Thổ làm chủ eo biển Dardanelles.

Nga rất ức nhưng Mỹ c̣n đương nắm “độc quyền khủng bố”, nghĩa là “độc hữu bom nguyên tử”, đành tạm nuốt hận. Thổ thoát chết. Và chiến tranh lạnh mở màn.

Mỹ tận lực giúp Thổ. Từ năm 1948, khí giới Mỹ và đô-la tuôn vào Thổ: mỗi năm 400 triệu Mỹ kim, tới năm 1951 Thổ có đội quân mạnh nhấ