Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

https://nhavannhattien.wordpress.com/tram-hoa-van-no-tren-que-huong/

 

LỜI TỰA

 

 

TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG là nhan đề một cuốn sách được biên soạn bởi 27 người viết ở hải ngoại vào cuối thập niên 80 khi ở trong nước có vấn đề “đổi mới” và “cởi trói cho văn nghệ sĩ”.

Chính nhờ đường lối cởi mở này (dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi rồi lại bị khép lại) mà nhiều tâm t́nh thầm kín, nhiều ước vọng tự do của cả người viết lẫn người đọc có dịp được bung ra, in ấn tràn lan trên nhiều  mặt báo ở trong nước.

Là những người sinh hoạt trong giới Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê b́nh hay biên khảo đă cảm thấy ḿnh có liên đới trách nhiệm đến sự kiện kể trên và nhất là thấy nội dung vấn đề rất gắn bó với nhu cầu đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ trên đất nước. V́ thế, một số đông đảo anh chị em cầm bút đă ngồi lại với nhau trong những buổi gặp gỡ cuối tuần  ṛng ră trong cả một, hai năm trời để:

1) T́m hiểu cặn kẽ diễn tiến của phong trào văn chương đổi mới mà chúng tôi gọi tên là Văn chương Phản kháng để nêu rơ mục tiêu “không chấp nhận loại văn chương cung đ́nh” vốn đă tồn tại trước đó ở trong nước.

2) Góp phần phổ biến những lời tâm huyết, những sáng tác mang đầy những ước mơ về quyền làm người của nhiều văn nghệ sĩ trong nước, như thể : “ Ḿnh trót nói dối hết hai phần ba th́ cũng phải tự phủ định hai phần ba ấy. Đến tuổi này, lúc này, không nói dối được nữa.” (nhà văn Nguyễn Khải), hay “ Không phải cứ là nhà chính trị th́ cao hơn nhà nghệ sĩ. Nhà văn lớn phải là nhà tư tưởng lớn. Chính trị có nhiều cấp độ, thật đáng buồn khi người ta đ̣i văn nghệ trở thành sự vụ, đ̣i phải múa lợn lai kinh tế v.v… tức là hạ chính trị xuống những cấp độ thông tục nhất và bắt văn nghệ “phục vụ” ở cấp độ ấy.” (Tạ văn Thành –Học viện Nguyễn Ái Quốc) hay là : Kiểu bảo trợ có nhiều mức, nhiều dạng, nhưng mức cao nhất là đẻ ra nghệ thuật quan phương, như kiểu “tao đàn” của Lê Thánh Tông. Dạng nghệ thuật này khó mà có giá trị cao, v́ nó gắn với “cảm hứng nhà nước” (chữ mà anh Hoàng Trinh vừa nói) diễn đạt tư tưởng của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước. Trong khi đó, nghệ thuật chân chính phải phát ngôn ư thức nhân dân, ư thức thời đại, phải diễn đạt nhu cầu phát triển con người và xă hội cao nhất của thời đại và dân tộc. Những nghệ sĩ lớn bao giờ cũng phải “bung ra” khỏi ư thức ấy: độ lớn về tư tưởng và nghệ thuật của họ, đến thời đại c̣n chưa dễ chấp nhận, nói ǵ đến cái khung hẹp và thực dụng của tư tưởng và nghệ thuật cung đ́nh.(Nguyễn Đăng Mạnh- Đại Học Sư Phạm)

3) Gióng lên lời đáp ứng nhiệt thành rằng những nguyện vọng chính đáng của anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung sẽ luôn luôn được hỗ trợ bởi khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút.

4) Gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán để in thành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương”.

Một công việc làm với đầy đủ ư nghĩa như thế tất không thể là một sự “quỵ lụy, ḷn gối, lấy ḷng CSVN” như một số dư luận từ xưa tới nay đă nghĩ mà nguyên do là v́ nhiều người đă bị hướng dẫn bởi vài tên cầm bút bất lương, sách th́ chưa đọc, chưa biết sự thể Ất Giáp thế nào đă nhào vô chửi bới để chứng tỏ ta đây mới là người bền chí chống Cộng, nhưng có biết đâu, càng chống cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương” bao nhiêu th́ càng rơi vào ư muốn của đám lănh đạo CSVN bấy nhiêu. Bằng cớ là chỉ vài năm sau, tất cả những tâm tư, nguyện vọng về tự do sáng tác ghi gói trong phong trào văn chương phản kháng đều đă bị chính quyền trong nước dẹp bỏ.

Bây giờ, thời gian đă trôi qua gần 30 năm, tưởng cũng đă đủ để nh́n lại sự việc một cách chính xác, và nhất là để làm sáng tỏ những sự kiện xoay quanh cuốn sách này vốn vẫn c̣n gây thắc mắc trong tâm trí nhiều người v́ lư do sách đă tuyệt bản, không mấy ai c̣n lưu giữ để t́m hiểu cặn kẽ và nhất là để lên tiếng trả lời những luận điệu xuyên tạc đă từng vùi giập thiện chí của nhiều người cầm bút ở cả trong lẫn ngoài nước.

***

Trước khi đi vào nội dung của Chương này nói về sự ra đời của cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên  Quê Hương, một công tŕnh biên soạn của 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước, được ấn hành vào tháng 9-1990 ở Nam Cali, xin mời độc giả đọc trước một số cảm nghĩ của các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo hay những người c̣n đang sinh hoạt trong môi trường Văn Học Nghệ Thuật ở VN vào những năm 1986-1989 mà ta vẫn thường gọi là “Thời Kỳ Đổi Mới”  với “Phong trào Văn Chương Phàn Kháng”.

I.- Cảm nghĩ của giới làm Văn Học Nghệ Thuật trước chủ trương “đổi mới”.

1) Ngày 7 tháng 10 năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh đă có một cuộc gặp gỡ với văn nghệ sĩ. Nhà văn Nguyên Ngọc, khi đó đang là Tổng Biên tập báo Văn Nghệ, tức là người có trách nhiệm duy tŕ đường lối của tờ báo và tuyển chọn  các bài vở để cho in lên mặt báo, đă phát biểu một bài dài  trong có đoạn như sau :

Một nguyên nhân khác, theo tôi, là đẻ ra từ hệ tư tưởng bao cấp nặng nề thống trị trong suốt thời gian rất dài, kể cả “bao cấp về tư tưởng”. Có những thời kỳ dài, tôi xin nói một cách h́nh ảnh, cứ hàng quư đến kỳ anh tuyên huấn cấp dưới lại khăn gói lên tuyên huấn cấp trên, lĩnh một ít tư tưởng do cấp trên cấp phát cho, về để tiêu dùng cho ḿnh và đơn vị ḿnh trong suốt quư. Hết quư, lại đi lĩnh suất khác. Nếu chẳng may đến kỳ rồi mà giao thông trắc trở chưa đi lĩnh được suất tư tưởng mới th́ đành lúng túng ngồi chờ vậy, chẳng thể tự ḿnh nghĩ ra được và dám nghĩ ra cái ǵ khác. Bởi đă quen: quyền suy nghĩ là quyền của cấp trên!

Tôi e rằng t́nh trạng này đến nay cũng chưa hết hẳn đâu.

Trong văn học nghệ thuật, t́nh trạng này cũng nặng nề. Măi gần đây, một hôm tôi được chứng kiến một nhà văn có tên tuổi hẳn hoi và đang giữ một cương vị khá quan trọng trong bộ máy lănh đạo văn học ta, lên chỗ Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương của đồng chí Trần Độ, nằng nặc đ̣i: “Trung ương phải chỉ đạo cho chúng tôi nên xây là chính hay chống là chính chứ! Lúc này văn học nên ca ngợi cái tốt là chính hay đấu tranh chống tiêu cực là chính? Phê b́nh đấu tranh đến mức nào? Tỷ lệ như thế nào?… Yêu cầu Ban của Đảng phải chỉ đạo cho chúng tôi!…”.

Riêng tôi, hôm ấy, tôi nghĩ: nếu tự anh không biết được trước cuộc đời hôm nay anh cần ca ngợi cái ǵ, đấu tranh chống cái ǵ, anh yêu ai ghét ai, anh phải yêu như thế nào và ghét như thế nào… th́ anh c̣n là nhà văn cái nỗi ǵ!”

(Phát biểu trong cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sĩ, ngày 7-10- 1987)

Nguồn :

http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/NguyenNgoc_CanPhatHuyDayDu.htm

2) Ngày 28 tháng 1-1988, tại ṭa soạn báo Văn Nghệ ở Hà Nội có một cuộc hội thảo bàn tṛn giữa nhiều văn nghệ sĩ, có thể kể : ác nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, các nhà phê b́nh nghiên cứu văn học Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Phong Lê, Bùi Công Hùng (Viện Văn học), Hà Xuân Trường (Tạp chí Cộng sản), Tạ Văn Thành (Học viện Nguyễn Ái Quốc), Từ Sơn, Nguyễn Nghĩa Trọng, Tú Ngọc (Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương), Phan Hồng Giang (Nhà xuất bản Văn Học), Lại Nguyên Ân (Nhà xuất bản Tác phẩm mới), Hoàng Ngọc Hiến (Trường viết văn Nguyễn Du), Hồ Ngọc, Ngô Thảo (Hội nghệ sĩ Sân khấu), Nguyễn Đăng Mạnh, Phương Lựu, Lă Nguyên (Đại học Sư phạm I Hà Nội), Hà Minh Đức (Đại học Tổng hợp Hà Nội). Báo Văn Nghệ trong 2 số 9 và 10 ra những ngày 27-2 và 5-3-1988 có tường thuật buổi thảoluận này. Xin trích vài ư kiến đă phát biểu :

– NGÔ THẢO

(Hội nghệ sĩ Sân khấu)

Nếu thời gian qua ta chưa làm được những ǵ lẽ ra có thể làm được th́ cái chính là v́ chúng ta đă quá gắn với một xă hội lấy chính trị làm thống soái.

*****

LĂ NGUYÊN

(Đại học Sư phạm I Hà Nội)

Chính trị là pháp quyền, là cả một cơ chế quan phương, chính thống. Trong khi đó, nghệ thuật lại là thứ ư thức phi quan phương. Chỗ này cũng nảy sinh khả năng “đụng độ”. Sự đụng độ giữa ư thức nghệ thuật và ư thức chính trị quan phương vẫn tồn tại ngay trong văn nghệ dưới thời Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền. Có ư kiến nói nếu người lănh đạo hiểu biết văn nghệ th́ t́nh h́nh sẽ tốt đẹp. Không phải thế đâu. Phạm sai lầm trong các vụ việc trước đây là những người rất hiểu văn nghệ. Ai cấm văn nghệ dân gian chống tiêu cực trước đây, gọi nó là phản động? Ai cấm Hà Nội trong mắt ai? Chính là những người rất hiểu văn nghệ. Lập trường quan phương đương thời khiến họ không chấp nhận những nghệ thuật nhân danh ư thức phi quan phương. Giải tỏa điều này thế nào, xin chốt lại ở dân chủ hóa, ở tự do sáng tác, mà tựu trung là chống bao cấp, nhất là bao cấp về tư tưởng. V́ bao cấp tư tưởng trong văn nghệ chính thống, quan phương, không cho nó bung ra để phát ngôn cho ư thức nhân dân, cho sự tự ư thức của lịch sử.

****

TẠ VĂN THÀNH

(Học viện Nguyễn Ái Quốc)

Ư thức chính trị không phải là của riêng nhà chính trị. Nghệ sĩ cũng có ư thức chính trị, có điều khi thể hiện vào sáng tác, đó phải là tư tưởng riêng của nghệ sĩ, và phải là tư tưởng thẩm mỹ. Theo tôi mệnh đề “văn nghệ phục vụ chính trị” chung chung quá. Không phải cứ là nhà chính trị th́ cao hơn nhà nghệ sĩ. Nhà văn lớn phải là nhà tư tưởng lớn. Chính trị có nhiều cấp độ, thật đáng buồn khi người ta đ̣i văn nghệ trở thành sự vụ, đ̣i phải múa lợn lai kinh tế v.v… tức là hạ chính trị xuống những cấp độ thông tục nhất và bắt văn nghệ “phục vụ” ở cấp độ ấy.

****

NGUYỄN KHẢI

(Nhà văn)

Ai bảo là từ 75 mới phát sinh tiêu cực, chứ thật ra nhiều cái đă có nguồn gốc từ trước đó lâu rồi, ví dụ như quan niệm hiện thực là phải tốt đẹp. Đă có những chủ trương giả, dẫn đến bố trí cán bộ giả, chính sách giả, kết quả cũng giả nốt. Viết theo sát cái đó th́ thành văn chương nói dối, ba anh nói dối đối đáp nhau. Đến khi người ta nhận ra cái giả ấy, thay bằng chính sách khác, th́ chính sách ḿnh c̣n đó sờ sờ chịu trận, không trốn được. Ḿnh trót nói dối hết hai phần ba th́ cũng phải tự phủ định hai phần ba ấy. Đến tuổi này, lúc này, không nói dối được nữa.

*****

HỒ NGỌC  : (Hội nghệ sĩ Sân khấu)

Đọc Mác-Lênin, tôi không thấy chỗ nào nói văn nghệ phục vụ chính trị cả. Chỉ nói gắn bó, nói mật thiết, chứ không nói phục vụ.

Đồng ư là không có tự do tuyệt đối. Nhưng bản chất của nghệ thuật là sáng tạo tự do. Sáng tạo tức là anh làm ra cái đầu tiên, duy nhất, không lặp lại (chứ không phải hàng gia công hàng loạt). Tính chất công việc đ̣i hỏi phải có tự do. Thứ hai là động cơ sáng tạo: phải có thôi thúc bên trong – nó cũng tự do. Thứ ba, mục đích sáng tạo – cũng tự do. Nghệ thuật là phạm vi cái đẹp. Nhưng cái đẹp do tôi sáng tạo trước hết là tôi thấy đẹp – tức là cái đẹp do chính nghệ sĩ nhận ra và thể hiện được để rồi công chúng thưởng thức sẽ phải thừa nhận sự khám phá ấy. Những khám phá như của Picasso chẳng hạn, có phải lúc đầu đă được thừa nhận là đẹp ngay đâu?

********

NGUYỄN ĐĂNG MẠNH : (Đại học Sư phạm I Hà Nội)

Nhưng khía cạnh mà tôi cho có vấn đề hơn cả, có vấn đề một cách lâu dài, thường xuyên, ấy là quan hệ giữa nhà chính trị cầm quyền với các nghệ sĩ, trí thức. Đây cũng là vấn đề quan hệ giữa hai thứ “bá quyền”: quyền lực chính trị và “quyền” của các giá trị văn hóa, tri thức khoa học. Về quyền lực chính trị, càng ngược về quá khứ ta càng thấy quyền lực tuyệt đối của người cầm quyền, cá nhân họ được tôn lên thành đối tượng của sự sùng bái. Nhưng xă hội càng văn minh th́ càng t́m ra được những thể chế thích hợp, người cầm quyền chỉ là người quản lư, điều hành trên cơ sở những “khế ước” do cả xă hội đề ra làm quy tắc chung. Về “quyền” của các giá trị văn hóa, khoa học, có lẽ không cần biện giải là có hay không, bởi ngay xă hội văn minh vẫn có những nghệ sĩ lớn, những trí thức lớn được mọi người hâm mộ, nể trọng. Về quan hệ giữa hai loại, chỉ cần nêu hai kiểu biểu hiện ở hai cực: một là bác bỏ, đàn áp (nhà Tần đốt sách chôn nhà nho, Hitler đốt sách, trục xuất văn nghệ sĩ…) và hai là ưu ái, bảo trợ. Kiểu bảo trợ có nhiều mức, nhiều dạng, nhưng mức cao nhất là đẻ ra nghệ thuật quan phương, như kiểu “tao đàn” của Lê Thánh Tông. Dạng nghệ thuật này khó mà có giá trị cao, v́ nó gắn với “cảm hứng nhà nước” (chữ mà anh Hoàng Trinh vừa nói) diễn đạt tư tưởng của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước. Trong khi đó, nghệ thuật chân chính phải phát ngôn ư thức nhân dân, ư thức thời đại, phải diễn đạt nhu cầu phát triển con người và xă hội cao nhất của thời đại và dân tộc. Những nghệ sĩ lớn bao giờ cũng phải “bung ra” khỏi ư thức ấy: độ lớn về tư tưởng và nghệ thuật của họ, đến thời đại c̣n chưa dễ chấp nhận, nói ǵ đến cái khung hẹp và thực dụng của tư tưởng và nghệ thuật cung đ́nh.

(Những ư kiến trên được phát biểu trong cuộc thảo luận bàn tṛn tại tuần báo Văn Nghệ,  Hà Nội ngày 28-1-1988 do Vân Trang lược ghi)

Nguồn :

http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/NguyenNgoc_CanPhatHuyDayDu.htm

****

LÊ NGỌC TRÀ

Nhà Phê b́nh Văn học

(trích trong bài Văn Nghệ và Chính Trị)”

Nhà chính trị thường chú ư đến cái tất yếu, đến logic, cái cần phải làm, c̣n nghệ sĩ lại quan tâm đến những ǵ xảy ra đằng sau cái logic ấy. Đối với nhà văn, quan trọng không phải chỉ “mặt trước của tấm huân chương” mà c̣n cả mặt sau của nó, quan trọng không phải chỉ là chiến thắng mà c̣n cả cái giá của những mất mát hy sinh để giành được nó. Nghệ sĩ thực sự thường không phải chỉ hồ hởi, kiêu hănh nh́n những đội quân rầm rập diễu hành qua quảng trường mà c̣n nh́n thấy cả giọt nước mắt của người mẹ mất con, người thương binh trong giờ phút vui chung ấy.

Nguồn:

http://www.viet-studies.info/NhaVanDoiMoi/LeNgocTra_VanNgheVaChinhTri.htm     

II.-   DƯ LUẬN GIỚI LÀM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT Ở HẢI NGOẠI VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG PHẢN KHÁNG Ở TRONG NƯỚC.

Bất cứ ai trong văn giới hay báo giới vào thời kỳ đó (những năm cuối của thập niên 80) nếu c̣n quan tâm đến sinh hoạt chữ nghĩa th́ không thể không đón nhận những tín hiệu thay đổi quanh vấn đề sáng tác ở quê nhà.

Một số có tinh thần lạc quan t́ cho rằng đă có một “phong trào văn chương phản kháng”

Một số vị khác th́ dè dặt nêu vấn đề “ Phản kháng thật hay Phản kháng giả ?”

Hai ư kiến này đă làm bùng nổ một cuộc tranh luận trên hầu hết các trang báo, đặc biệt là các trên các tạp chí văn nghệ của người Việt hải ngoại trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, dù tranh căi, dù đă vận dụng tất cả kinh nghiệm sống cũng như lư luận văn học để bênh vực cho ư kiến của ḿnh th́ hầu hết những cây bút tham dự cuộc tranh luận này đều đă chứng tỏ được hai điều :

– Một là họ có thực sự theo dơi những biến chuyển văn hóa, chính trị ở quê nhà và có đọc những tác phẩm của nhiều văn nghệ sĩ ở VN đă viết ra trong thời kỳ đó.

– Hai là dù tranh luận cách nào th́ vẫn giữ thái độ ôn ḥa, nghiêm túc, hiển nhiên theo thói quen là chứng tỏ một thái độ văn hóa khi đề cập đến một văn đề văn hóa.

Nhưng ngoài những ng̣i bút nghiêm túc vừa kể, trên mặt báo cũng không thiếu ǵ kẻ chưa biết Ất Giáp sự thể ra sao, chưa từng đọc một bài nhận định nghiêm túc về phong trào này, hầu hết chỉ nghe hơi nồi chơ đă vội vă nhào vô nhân danh chống Cộng để đánh hôi bằng những ngón vơ bất cận nhân t́nh để chỉ mong tên tuổi của ḿnh cũng được nhắc nhở trên mặt báo, hay là để thỏa măn một mối tư thù hay lợi nhuận cá nhân vặt  khi cố t́nh đi vùi giập kẻ khác.

Nhưng xin hăy chỉ nhắc tới các bài nhận định của giới văn học vào thời kỳ đó tức cuối thập niên 80, đầu thập niên 90. Đă có nhiều nhà văn, nhà phê b́nh văn học ở hải ngoại viết bài phê b́nh, nhận định về phong trào Văn Chương Phản Kháng đăng rải rác trên nhiều tạp chí xuất bản ở hải ngoại hay qua các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh phát đi trên toàn thế giới. Xin tạm trích những lời nhận định của vài cây bút tiêu biểu :

Nhà văn MAI THẢO
( trong cuộc phỏng vấn do nhà phê b́nh Thụy Khuê thực hiện cho đài RFI)

T.K.: Anh nghĩ sao về văn học phản kháng trong nước?

M.T.: Trong một cuộc phỏng vấn mới đây cho báo Hợp Lưu của nhóm Khánh Trường, tôi có nói đến văn nghệ phản kháng, tôi cũng không thể trả lời được ǵ nhiều bởi v́ tôi không theo dơi từ đầu, và những tiểu thuyết, những bài viết, những bài báo của những người ở trong khuynh hướng gọi là đối kháng ở Việt Nam bây giờ, gửi ra, tôi cũng không đọc được nhiều. Tôi cho là phong trào đối kháng đó có. Đáng lư nó phải có từ lâu rồi. Nhưng có lẽ bới v́ trước kia, sự kiểm soát của đảng, của nhà nước gắt gao quá, hay họ không có tinh thần đối kháng lại chế độ, chính sách của chế độ, lúc ấy họ không có môi trường, không có phương tiện để tỏ hiện sự đối kháng của họ ra, mà thời gian gần đây, họ đă có một số điều kiện để có thể lên tiếng hay để có thể xuất bản những cuốn sách không theo đường lối, chính sách của văn chương xă hội chủ nghĩa. Nhưng nói đến phong trào đối kháng sẽ đi tới đâu th́ tôi không rơ bởi v́ nếu đảng hay nhà nước lại thi hành chính sách kiểm soát khắc khổ trở lại th́ cái đối kháng ấy có thể bị dập tắt.

……..

Nguồn : RFI

*****

Nhà văn NGUYỄN ĐỨC LẬP

……..

Xin thành thật nể phục những cây bút đă đóng góp vào cao trào dùng chữ nghĩa để phản kháng tại Việt Nam hiện nay.

Dù là chống chủ nghĩa, chống chế độ hay chống lại những việc làm sai trái của cán bộ địa phư­ơng, mọi sự phản kháng bằng sách vở, báo chí, trên giấy trắng mực đen, đều đáng nể phục.

Những ai đă từng sống với Cộng sản đều biết rằng chế độ vốn tráo trở như­ nư­ớng bánh phồng, vốn lật lọng như­ đảo bàn tay. Nhân dân không tin chế độ. Hơn ai hết, những người đư­ợc phép cầm viết trong chế độ hiểu rơ bản chất của chế độ.

Một lời tuyên bố “cởi trói văn nghệ” của Tổng bí thư­ Nguyễn văn Linh, đă nổi lên một phong trào phản kháng trong văn chương bác bọc, đă có những tên tuổi nổi bật, đă có những tác phẩm đư­ợc bàn tán.

Điều nầy, có thể giải thích bằng hai lư do.

Một là các nhà cầm bút, làm công việc phản kháng ở Việt Nam, đă đặt niềm tin tuyệt đối vào lănh tụ. Lănh tụ đă hạ lệnh “cởi trói”, các nhà cầm bút tuyệt đối tin tưởng rằng đây là toàn tâm thiện ư của đảng, họ không hề cảm thấy phải dè dặt ở sự tráo trở, lật lọng ngày một ngày hai, đúng với bản chất của chế độ trước đây. Niềm tin sáng chói đó đă kết tụ thành những ḍng chữ, những tác phẩm.

Hai là, các nhà cầm bút phản kháng, đă nương lấy cơ hội “cởi trói” để đứng về phía nhân dân, nói lên tiếng nói uất nghẹn của đại khối nhân dân. Đây là một hành vi can đảm, cực kỳ can đảm, đem chính cái an nguy của mạng sống ḿnh, nói lên tiếng nói của đám đông bị đàn áp.

Cho dù phát xuất từ lư do nào, các người cầm bút phản kháng ở Việt Nam cũng đáng nể phục. Trong trường hợp ở lư do thứ nhất, họ đáng nể phục v́ vẫn c̣n có niềm tin sáng chói, trong khi, niềm tin để viết đă mất ở một số cây viết ở hải ngoại, mất đến nỗi phải vay mượn niềm tin từ kẻ khác và tưởng đó là của ḿnh.

Trong trường hợp ở lư do thứ hai, không đáng khâm phục, kính trọng sao,  những người đă đem hết tương lai, sinh mạng của ḿnh để đánh đổi tiếng nói đau thương của nhân dân?

…….

(Tạp chí Văn Học ở Nam Cali  Số 49, Đặc biệt Văn Chương Phản Kháng ra ngày 1 tháng 3-1990)

****

NGUYỄN HƯNG QUỐC

Nhà văn, Nhà Phê b́nh Văn học

.…..

Cuộc vận động đổi mới diễn ra trên cả ba lănh vực: sáng tác, phê b́nh và lư luận.

Cuộc vận động đổi mới trong lănh vực sáng tác khởi sự khá sớm và kéo dài khá lâu. Tuy nhiên, số cây bút tham gia và thực sự thành công tương đối. Cũng dễ hiểu. Đổi mới trong sáng tác có nghĩa là đổi mới cả một nếp cảm xúc trong con người. Nhiều nhà văn, nhà thơ ở Việt Nam tự ví ḿnh như những con gà công nghiệp, sau một thời gian dài bị nhốt trong chuồng, nay được thả ra giữa sân, mắt lóa nắng, đi đứng lạng quạng, gặp cái ǵ cũng ngỡ ngàng, không biết bới rác và không biết về đâu đến đâu.

Với những mức độ khác nhau, có thể coi những tên tuổi sau đây ít nhiều đổi mới sáng tác của ḿnh. Về văn xuôi, có Nguyễn Minh Châu, Dương Thu Hương, Lê Lựu, Xuân Cang, Phạm thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phùng Gia Lộc… Về thơ, có Nguyễn Duy, Ư Nhi, Xuân Quỳnh, Trần Vàng Sao, Trần Mạnh Hảo… Có thể tóm gọn sự đổi mới của họ vào bốn điểm :

– Thứ nhất, họ chấp nhận có mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp vô sản và trong bản thân xă hội chủ nghĩa.

– Thứ hai, v́ chấp nhận có mâu thuẫn nên họ cũng chấp nhận có bi kịch.

– Thứ ba, họ chấp nhận, trong văn học, có một khu vực khá rộng răi dành cho cái “tôi”, cái riêng của con người, những con người b́nh thường, tầm thường.

– Và thứ tư, họ chấp nhận sự hiện diện của những yếu tố “vô hại” trong nền văn học hiện thực xă hội chủ nghĩa.

Bốn điểm gọi là mới trên, so với lịch sử văn học dân tộc nói chung, là những cái cũ mèm, tuy nhiên, so với lịch sử văn học cộng sản, từ năm 1945 đến nay, là những canh tân độc đáo và cực kỳ quan trọng.

(Phong trào đổi mới văn học tại Việt Nam từ phản tỉnh đến phản kháng– Tạp chí Văn Học ở Nam Cali, số 53-54 tháng 7&8-1990)

****

Nhà phê b́nh Văn học THỤY KHUÊ

duyệt qua tính chất của văn học phản kháng :

………….

Những năm gần đây, văn học phản kháng không phải là một phong trào. Không bùng lên như một ngọn lửa, nhưng là những đợi sóng ngầm, những lớp địa tầng, sửa soạn chuyển ḿnh, ấp ủ những suy tư chín mùi của những con người đă sinh ra hoặc đă trưởng thành trường kỳ luân lạc trong đói rét, thiếu thốn, hy sinh và đau khổ, trên nhiều miền đất nước, qua nhiều lănh vực của nghệ thuật và tư tưởng.

Văn học phản kháng hiện nay là tiếng kêu tuyệt vọng của thế hệ trí thức trung niên và trẻ, thấm nhuần tư tưởng Cộng sản trước sự đổ vỡ, tha hóa của con người dưới chế độ độc tài, mục rữa v́ những tệ đoan xă hội, chồng chất những quyết đoán bất công, u tối và sai lầm từ nhiều thập kỷ.

Những bài nghị luận phê b́nh lănh đạo hiện diện những ng̣i bút sắc bén, đôi khi lư luận bằng chính hệ thống triết học trong tư tưởng Cộng sản, t́m đến cội nguồn của sự sai lầm trong nền văn học chỉ đạo, bằng lối suy luận có hệ thống vững chăi và sâu xa: Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Hồ Ngọc…

Trên địa hạt sáng tác, xuất hiện nhiều nét đặc thù:

– Những quằn quại của con người khát khao t́m mà chưa từng được biết hạnh phúc (Thời Xa Vắng, Lê Lựu. Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Dương Thu Hương. Thiên Sứ, Phạm thị Hoài…).

– Cái nh́n bất lực của con người trước sự tan ră của những tâm hồn lành mạnh trong một môi trường mục rữa (Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt, Lưu Quang Vũ).

– Nét cay độc và sâu sắc của bằng người đă thấy giữa “có nhân” và “phi nhân” không c̣n giới tuyến, đả phá đến tận nền tảng chế độ đưa con người tới chỗ phi nhân (hiện tượng độc đáo Nguyễn Huy Thiệp).

– Lật lại quá tŕnh của một chế độ, khai sinh trên đất nước với một lư tưởng cao đẹp: giải phóng quê hương, d́u dắt con người đến thiên đường hạnh phúc, nhưng trên đường đi đến “thiên đường” đă dùng mọi thủ pháp xảo trá để tiến bước, dẫm lên lư tưởng và đè bẹp con người, đưa dân tộc tới ngơ cụt ngày nay (Ly Thân, Trần Mạnh Hảo).

– Lật đổ hiện tượng thần thánh hóa chiến tranh với những nhân vật vĩ đại, anh hùng: có những người hèn của chiến tranh.

– Đặt lại giá trị cuộc chiến Nam – Bắc như một cuộc nội chiến với bộ mặt thê thảm! Anh em tàn sát lẫn nhau.

– Phán xét đấu tranh giai cấp như một sai lầm trầm trọng đưa đến hủy hoại con người, trong đó có cái phần dốt nát, vô học (dưới tên vô sản) đă đè bẹp cái phần trí thức, tư tưởng và t́nh cảm (dưới tên tiểu tư sản) (Những Mảnh Đời Đen Trắng, Nguyễn Quang Lập).

– Những tư tưởng đến từ những cái nh́n thăm thẳm vào con người, vào cuộc sống của chính những tâm hồn – sinh ra trong xă hội Cộng sản – nh́n và đánh giá sự thất bại của cái gia đ́nh, cái xă hội đă hoài thai và mang nặng đẻ đau ḿnh, bằng cái nh́n thẳng thắn đến độ lạnh lùng, gay gắt; để  thức tỉnh mọi người, để đổi thay hay cảnh giác xă hội, để t́m một lối thoát cho quê hương đă cận đường, tuyệt lộ.

Những tư tưởng bắt nguồn từ những cỗi rễ sâu xa như thế , không dễ ǵ mà dập tắt cho được.

…….

THỤY KHUÊ

(Tiến tŕnh văn học phản kháng từ 1980 đến 1990– tạp chí Văn Học ở nam Cali, số 51- ngày 1 tháng 5-năm 1990)

III.-   VIỆC THỰC HIỆN CUỐN “TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG” ẤN  HÀNH Ở HẢI NGOẠI

Trong bầu không khí sôi nổi về văn chương phản kháng ở trong nước như thế, nhiều anh em trong giới văn nghệ ở hải ngoại tự nhận thấy có nhu cầu phải thực hiện một điều ǵ khả dĩ góp phần phổ biến cho những tiếng nói phản kháng ở trong nước để một mặt những sáng tác của họ được nhiều ngời biết đến hơn và một mặt khác để người trong nước nhận thấy cũng đă có những hỗ trợ tinh thần ở bên ngàoi xoay quanh công cuộc phản kháng mà họ đang tiến hành. Sáng kiến thu thập tài liệu rồi phân công viết bài nhận định để in thành một cuốn sách bắt nguồn từ đó.

Những vị tham gia công việc này kể là rất đông đảo, cả từ Mỹ, Âu châu, Canada, Úc đại Lợi..v..v… Người ở xa th́ sưu tập tài liệu từ trong nước, nhận phân công viết bài, người ở ngay Orange County (khoảng 20 vị)  th́ tụ họp hàng tuần để bàn thảo nội dung cuốn sách, góp ư cân nhắc để chọn lựa các tài liệu đă có, lập danh sách phân công viết bài. Tuy nhiên nhũng vị đóng góp công sức tích cực nhất th́ có thể kể tên như : Trần Vịnh, Đỗ Hữu Tài, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Quốc Trung, Lê Bửu Tấn, Nguyễn Bá Tùng, Trương Đ́nh Luân, Hoàng Sử Mai, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Đỗ Thái Nhiên…. Cuối cùng, cuốn TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG được thành h́nh, in trong loại sách khổ lớn dầy 800 trang, bao gồm 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước.

Theo tôi, có lẽ đây là một lần duy nhất tính cho đến nay, đă có một nhóm cầm bút thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau đă ngồi lại được với nhau trong suốt ṛng ră gần 2 năm trời với một sinh hoạt sôi nổi, nhiệt t́nh và đầy thiện chí để làm đến nơi đến chốn một công tŕnh kể từ lúc khởi sự cho đến khi hoàn tất để có thể phát hành vào khoảng tháng 8-1990.

IV- NỘI DUNG CUỐN TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG

************

           Lời nói đầu của nhà xuất bản

( in lại nguyên văn trong sách này, xin coi trang….. )

PHẦN 1: BỐI CẢNH và DIỄN TIẾN

– Từ phong trào Nhân văn Giai phẩm đến Cao trào văn nghệ phản kháng

(1986 -1989) – Thân Trọng Mẫn .

– Phong trào đổi mới văn học tại Việt nam: từ phản tỉnh đến phản kháng –

Nguyễn Hưng Quốc

PHẦN 2: TÁC PHẨM và TÁC GIẢ

– Tâm lượng kẻ hào sĩ – Nghiêm Xuân Hồng

– Nguyễn Minh Châu và Hoàng Ngọc Hiến, những người cầm bút trung thực

    Nguyễn Mộng Giác

* Ḥa đồng nhân loại – Nguyễn Minh Châu

* Vết về chiến tranh  Nguyễn Minh Châu .

* Nhớ anh Châu  Phạm Tiến Duật

* Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió – Hoàng Ngọc Hiến

 * Phỏng vấn Hoàng Ngọc Hiến: Phê b́nh cần có văn  Sông Hương

*Nhà văn Nguyên Ngọc: suy nghĩ và hành động trong cao trào văn nghệ phản kháng – Nhật Tiến

                                 ( in lại nguyên văn trong sách này, xin coi trang…)       

* Đề cương đề dẫn để thảo luận ớ hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học của hội nhà văn Việt Nam  Nguyên Ngọc

* Gặp gỡ Nguyên Ngọc  tạp chí Sông Hương

* Phỏng vấn Nguyên Ngọc  tạp chí Sông Hương

* Vấn đề cách chức Nguyên Ngọc : Dương-T-Hương & Trần Bạch Đằng

– Lưu Quang Vũ: chim sâm cầm đă chết – Vũ Hạ

* Hồn Trương Ba da hàng thịt (cảnh 5) – Lưu Quang Vũ

* Molière  Việt Nam tên là Lưu Quang Vũ 

* Christian Hoche (Lưu Trùng Dương chuyển dịch)

* Lưu Quang Vũ vị đăng đắng nồng cay một mùa hoa Hànội 

Minh Trang

– Đọc Những Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương –Phạm Việt Cường

* Những Thiên Đường Mù (một đoạn) – Dương Thu Hương

* Quan điểm về thời cuộc – Phỏng vấn Dương Thu Hương  CA TPHCM . *. Đừng lạm phát tuyên ngôn về đổi mới  Dương Thu Hương

* Dương Thu Hương tự bạch phỏng vấn  Nguyễn Trọng Chức

* Ly thân (Chương cuối) – Trần Mạnh Hảo

* Nhớ Nguyễn Bính (thơ) – Trần Mạnh Hảo

* Đêm phương bắc nhớ về tổ quốc– (thơ) – Trần Mạnh Hảo

* Vĩnh biệt tiếng hót (thơ) – Trần Mạnh Hảo

– Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – Phan Tấn Hải

* Con gái Thủy Thần  Nguyễn Huy Thiệp

* Cún  Nguyễn Huy Thiệp

* Vàng lửa  Nguyễn Huy Thiệp

– Giới thiệu Trần văn Thủy – Thụy Khuê

* Chuyện tử tế (phân cảnh) – Trần văn Thủy

* Lời cảnh tỉnh nghiêm khắc  Nguyễn thị Ngọc Phượng

– Tản mạn với Phạm thị Hoài – Phạm Kim Khải

* Thiên Sứ (Chương I và X) – Phạm thị Hoài

* Người đoán mộng giỏi nhất thếgian  Phạm thị Hoài

* Viết như một phép ứng xử  Phạm thị Hoài

PHẦN  3. HAI BIẾN CỐ PHẢN KHÁNG TIÊU BIỂU

– Dẫn nhập:  Trường hợp tạp chí  Langbian

* Những cây thông kêu (thơ) – Thanh Thảo

* Mùa thu đi qua (thơ) – Đặng thị Vân Khanh

* Cảm xúc đi trên đường Nguyễn Trăi (thơ) Đặng thị Vân Khanh

* Phản ứng chống đối  Biện Duy Tích và Ngô Thanh Loan

* Phản ứng ủng hộ  Tuấn Đức, Lưu Vĩnh Hy, Hà Sĩ Phu, Mai Dy Linh,  

Đ́nh Hy, Trung Hồ, Hoàng B́nh, Dương thị Kim Loan, Nguyễn  văn    Toàn, Nguyễn Lương Tâm, Nguyễn Hữu Cầu  Nguyễn Thân Văn

– Dẫn nhập về đại hội nhà văn lần thứ IV – Hoàng Khởi Phong

* Bản tin tức đọc tại CLB Cựu Kháng Chiến 

Nguyễn Đắc Xuân, Phan Vũ  và Thu Bồn

* Nhà văn và số phận của nhà văn – Tham luận – Thu Bồn

* Chức năng của người cầm bút -Tham luận – Dương Thu Hương

* Dân chủ hóa và trách nhiệm của nhà văn – Tham luận – Bùi Minh Quốc

* Tham luận  Bửu Tiến

PHẦN 4: PHÂN TÍCH CHÍNH TRỊ

– Dẫn nhập phần Bốn

– Những suy nghĩ chính trị về cao trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam (1987-1989) – Đỗ Hữu Tài

– Từ đề cương 1943 đến nghị quyết 1987 – Đỗ Thái Nhiên

– Chung quanh cuộc tranh luận về quan hệ giữa chính trị và văn học –

Nguyễn Bá Tùng

 PHẦN 5 – Tài liệu :

LƯ LUẬN VĂN HỌC và TỰ DO TƯ TƯỞNG

– Dẫn nhập phần Năm

– Hạnh ngộ cụ Nguyễn Mạnh Tường – Phạm Trần

* Góp ư về lănh đạo văn nghệ  Thương Chính

* Gặp gỡ Trần Dần: đối thoại mất ngủ  Hoàng Phủ Ngọc Tường

* Tôi thích viết văn trên giấy có kẻ ḍng (thơ) – Phùng Quán

* Ái hoa và nấm độc (thơ) – Hữu Loan

* Phỏng vấn Hoàng Cầm  tạp chí Sông Hương

* Kết luận của bộ chính trị về mấy vấn đề trước mắt

trong công tác tư tưởng Báo SGGP

* Văn học, cuộc trường chinh gian khổ Trần Bạch Đằng

* Góp phần tổng quát về vấn đề chính trị và văn nghệ  Trần Độ

* Phỏng vấn Nguyễn Đ́nh Thi  tạp chí Sông Hương

* Về một phương diện quan hệ giữa văn nghệ và chính trị –

 Lại Nguyên Ân

* Chính trị và văn nghệ: đổi mới hay không đổi mới – Lữ Phương

* Cái hèn của người cầm bút – Phạm Xuân Nguyên

* Đoàn kết thực sự, dân chủ thực sự, đổi mới thực sự – Nguyễn Đăng Mạnh

* Chúng ta bảo vệ cái ǵ ?– Đặng Nhật Minh

* Ngẫu hứng và sáng tạo – Ma văn Kháng

* Vấn đề thẩm định văn học nghệ thuật và ư niệm nhạc vàng  Nguyễn Trọng Tạo

* Thị hiếu và lối đọc truyện hiện nay qua một cuộc tranh luận – Đặng Anh Đào

* Cuộc sống hôm nay & trách nhiệm của thơ – Bùi Minh Quốc

* Góp ư về đổi mới -Tham luận tại Mặt trận Tổ quốc – Phan Đ́nh Diệu

* Trên chuyến tàu tốc hành về năm 2000 – Vũ Kim Hạnh

* Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới – Hà Sĩ Phu

PHẤN 6:  VĂN LIỆU / Văn-Thơ-Kư

-Ảo tưởng và thực tế qua một vài tác phẩm của văn chương phản kháng trong nước – Nguyễn văn Sâm

 * Con khuớu xổ lồng- Nguyễn Quang Sáng

 * Ôi, cam sao mà đắng- Ninh Đức Định

 * Dưới tán rừng c̣n lại- Nguyên Linh

 * Ba người trong hẻm đuôi voi –Xuân Đài

 * Về nhà trước cơn mưa – Trang Thế Hy

 * Người đội mồ – Trúc Chi

– Ḍng thơ từ phía khác – Hoàng Sử Mai

* Nh́n từ xa… tổ quốc (thơ) – Nguyễn Duy

* Cuộc chạy tiếp sức của bệnh sốt rét rừng (thơ)  Phạm Tiến Duật

* Cái nh́n của tương lai (thơ) – Thanh Thảo

* Di cảo (thơ)  Thanh Thảo

* Mộng dữ (thơ)  Trinh Đường

* Người đàn ông 43 tuổi nói về ḿnh (thơ)  Trần Vàng Sao

* Cuộc đời như vợ của ta ơi (thơ)  Việt Phương

* Người ơi (thơ) – Đỗ Nam Cao

* Hànội Perestroika (thơ)  Nguyễn Trọng Tạo

* Lương Thiện (thơ)  Trần Chấn Uy

* Viết về một ông quan (thơ) – Nguyễn văn Chương

– Vai tṛ của Kư trong cao trào văn nghệ phản kháng – Trương Đ́nh Luân

* Lời khai bị can – Trần Huy Quang

* Suy nghĩ trên đường làng – Hồ Trung Tú

* Bông lúa nổi giận – Hà văn Thùy

* Công lư, đừng quên ai – Lâm thị Thanh Hà

* Đêm trắng – Hoàng Hữu Các

* Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa – Vơ văn Trực

PHẦN 7: NH̀N TỪ NƯỚC NGOÀI

– Vài suy nghĩ liên quan đến văn chương phản kháng – Trương Vũ

– Ly thân hay ly đảng – Thi Vũ

– Cảm nghĩ rời – Nguyễn Đức Lập

– Lá thư Hoa Thịnh Đốn – Bùi Bảo Trúc

– Sĩ phu và sinh mệnh dân tộc – Thập Lang

– Văn chương phản kháng, nh́n từ hải ngoại – Nguyễn Trần Ngọc Thu

CHUNG

– Thư ngỏ gửi anh chị trong phong trào văn chương phản kháng ở  trong nước –

                                                                                      Nhóm Chủ biên

        ( in lại nguyên văn trong sách này, xin coi trang…..)

****

Xin trích lại hai bài đă in trong cuốn sách này : Một bài khai mở tức Lời Nói Đầu in ở trang 7 và một bài kết thúc (CHUNG) in ở trang 795 là một “Lá thư ngỏ gửi anh chị em trong phong trào văn chương phản kháng ở trong nước”.

 

Lời Nói Đầu của Nhà Xuất Bản

(Trong Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương- trang 7)

Đặt tựa đề “Trăm Hoa Vẫn Nở” cho Tuyển Tập này, chúng tôi có ư làm một việc tư­ơng tự công tŕnh sư­u tập văn liệu mà cụ Hoàng văn Chí đă làm vào thập niên 50 với cuốn: “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” . Chúng lôi cũng muốn ghi lại những chứng tích của một cuộc đấu tranh cho Tự do Dân chủ và Nhân quyền khởi đi từ những người trong nước hiện nay. Tr­ước đây cụ Hoàng đă viết:

Bốn mươi năm một thuở” (nhân dịp hạ bệ Stalin), họ (nhóm Nhân văn Giai phẩm) đều đứng dậy đấu tranh chố ng đảng, đ̣i phục hồi quyền tự do tư tư­ởng… Trí thức ở miền Bắc đă sản xuất được trên một trăm văn bản có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những cỏ độc, nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như­ một “trăm hoa” thực sự .”

Hôm nay, lại có những ngư­ời cầm bút nổi dậy đ̣i phục hồi quyền tự do bất tử ấy:

Hoa Vẫn Nở… .”

Ở chủ đề này, chúng tôi nhận định rằng :

“Hiện có cao trào phản kháng ở trong nước”.

Đây không phải chỉ là một “phong trào văn nghệ ” mà c̣n xuất hiện đồng thời một cao trào quần chúng đón nhận, thôi thúc và cổ  ḍng văn chương thịnh nộ trong n­ước. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt giữa “trăm hoa ” bây giờ với “trăm hoa …trên đất Bắc”. Nhân văn Giai phẩm trước kia chưa ai có thể đặt thẳng các câu hỏi  như bây giờ :

– “ Có hay không một khuynh hướng phủ nhận 40 năm văn học Xă Hội Chủ nghĩa

 Có hay không “cái tâm lư muốn phủ nhận, xóa sạch

Hồi đó cũng chư­a có ai dám nói toạc ra tr­ước mặt giới lănh đạo Đảng và lănh đạo văn nghệ rằng đời Lê, đời Trần đánh thắng ngoại xâm đâu cần đến sự hỗ trợ của phe Xă Hội Chủ Nghĩa ; họ chưa dám công khai phán xét tội của giới lănh đạo, của đảng! “Trăm Hoa Trên Đất Bắc ” là một thiểu số văn nghệ sĩ làm một hành động bất khuất. Thiểu sô ấy đă sớm phản tỉnh v́ thấy cái tệ hại của chế độ chuyên chính, trong khi hầu hết dân miền Bắc lúc ấy chư­a “mở mắt” hoặc c̣n sợ sệt. Bây giờ, thế giới ai cũng đă “sáng mắt”cả rồi.

Chúng tôi tin rằng các văn bản xuất hiện ở Việt Nam trong giai đoạn 1986-1989 sẽ là những “sử liệu quư báu cho các sử gia mai sau viết về một thời đại đen tối của dân tộc mang tên Thời đại Xă hội Chủ nghĩa”.

***

Đi vào việc h́nh thành Tuyển Tập, chúng tôi đă không tránh khỏi một vài điểm ch­ưa thỏa đáng.

Vấn đề tuyển chọn tác giả, tác phẩm, văn liệu và dữ kiện thông tin trong nư­ớc: Số l­ượng tài liệu chúng tôi thu l­ượm đ­ược so với khối l­ượng sáng tác trong giai đoạn phản kháng vẫn c̣n quá ít ỏi. Có tác giả đư­ợc nhận định là tiêu biểu cho ḍng văn chươ ng phản kháng th́ chúng tôi lại không t́m đư­ợc tác phẩm của họ.

Lại có những tác phẩm rất căn bản đă đ­ược nhiều tác giả khác trích dẫn nh­ư rường cột t­ư tư­ởng phản kháng nh­ưng không chuyển đ­ược ra n­ước ngoài. Dẫu sao tài liệu hiện có ở đây cũng đă thể hiện rơ nét đa diện  đa nguyên bởi sự khác biệt về động lực phản kháng, đối tượng phản kháng  c­ường độ phản kháng.

Chúng tôi cũng tin rằng các văn bản (tài liệu báo chí, các tác phẩm văn, thơ, kư, kịch, điện ảnh…) trong Tuyển Tập này sẽ đóng góp một số dữ kiện cần thiết cho các cuộc thảo luận giữa những người Việt trong khuôn khổ đấu tranh cho Tự do – Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam. V́ vậy, chúng tôi đă gom góp và lựa chọn một số sáng tác, tham luận có hệ thống cũng nh­ư cảm nghĩ tản mạn của những ng­ười đang thao thức v́ vận mệnh tổ quốc trong thập niên giao thừa này.

Về số lư­ợng các bài viết xuất hiện trên nhiều tạp chí hải ngoại, chúng tôi chỉ xin trích đăng một ít v́ sách đă quá dầy.

Lời cuối, xin để tỏ ḷng thành thật cám ơn bằng hữu gần xa đă trực tiếp hoặc gián tiếp giúp chúng tôi từ b­ước khởi đầu cho đến ngày ra mắt Tuyển Tập này.

Kính chào

Nhà Xuất Bản Lê Trần

Califorma, USA

Tháng Bảy năm 1990

*********

thư ngỏ gởi văn nghệ sĩ trong phong trào văn nghệ phản kháng tại quê nhà

(Trong Trăm Hoa vẫn Nở Trên Quê Hương- Trang 795)

Thân gửi các anh chị:

Chúng tôi, một số anh chị em hằng thao thức đến vận mệnh đất nước, hội họp nhau qua chư­ơng tŕnh Hội Thoại Tự Do, nhằm mục đích nghiên cứu t́m hiểu những vấn đề then chốt nóng bỏng của quê hư­ơng qua những ch­ương sách vừa tŕnh bày ở trên, đă cố gắng giới thiệu với độc giả, nhất là độc giả ở hải ngoại, một cao trào văn nghệ mà chúng tôi gọi là Cao trào Văn nghệ Phản kháng.

Một số nhận định của chúng tôi đă được nêu lên, một vài vị trong các anh chị đă đ­ược đề cập đến, kèm theo những văn liệu mà chúng tôi coi là tiêu biểu. Dĩ nhiên, cao trào văn nghệ phản kháng ở quê nhà không chỉ vỏn vẹn có thế.

Vốn tích lũy âm ỉ từ nhiều năm, có cơ hội bộc phát từ những năm cuối của thập niên 80, đặc biệt là hai năm 1987, 1988, chỉ riêng với một số tài liệu hiếm hoi mà chúng tôi t́m đư­ợc, chúng tôi cũng đă nh́n thấy tính chất đa dạng và phong phú của một ḍng văn ch­ương trung thực, nói lên đư­ợc thực trạng đau xót của quê h­ơng và cuộc sống cay cực buồn tủi của đa số quần chúng.

Nếu quan niệm rằng tác phẩm nghệ thuật là thông điệp ngư­ời sáng tạo gửi đến cho ng­ười thư­ởng ngoạn, th́ chúng tôi, ở c­ương vị những độc giả của các anh chị, chúng tôi đă nhận đư­ợc từ phía các anh chị rất nhiều thông điệp, có thể là những băn khoăn về đời sống, những thôi thúc trách nhiệm của ngư­ời cầm bút, những ray rứt của l­ương tâm, những bàng hoàng v́ ảo tư­ởng, có thể là những cay đắng hay phẫn nộ về những kinh nghiệm sống các anh chị đă từng trải qua.

Nhưng ngoài những trăn trở đớn đau bàng bạc trên trang giấy, th­ước phim, ḍng nhạc, lời kịch… Chúng tôi c̣n nhận ra những ưu tư, những khát vọng, những đ̣i hỏi, những tuyên ngôn đấu tranh cho quyền làm ngư­ời, đấu tranh cho tự do sáng tạo nhằm phục vụ cho những giá trị chân chính của con ngư­ời và của dân tộc. Đă đành những ràng buộc của đời sống không cho phép các anh chị đ­ược nói hết khát vọng của ḿnh, hoặc tác phẩm của các anh chị chư­a đư­ợc phép phổ biến trọn vẹn và trung thực như­ các anh chị đă can đảm viết ra, như­ng chúng tôi cũng hiểu đư­ợc phần nào tâm nguyện của các anh chị. Đó là khát vọng đ­ược sống chân thực trong một đất n­ước thực sự tự do, thực sự dân chủ, thực sự phồn vinh, khát vọng chính đáng và đơn giản đó, trớ trêu thay, không phải lúc nào cũng đư­ợc nhà cầm quyền trân trọng lắng nghe. Nhiều văn nghệ sĩ trí thức chân chính trên thế giới đă bị đàn áp, tù đầy v́ tư­ tư­ởng nhân bản của ḿnh. Sakharov ở Liên Sô đă phải chịu đựng biết bao nhiêu lời phỉ báng xuyên tạc, biết bao nhiêu năm bị quản thúc cô lập cuối cùng mới đư­ợc công nhận là “l­ương tâm của thời đại, đất n­ước”. Ngay trên quê hư­ơng chúng ta, nhóm Nhân văn Giai phẩm đă bị truy chụp biết bao nhiêu tội chỉ v́ muốn:

Yêu ai cứ bảo rằng yêu

Ghét ai cứ bảo rằng ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu…

(Thơ Phùng Quán)

Đó là ch­ưa kể đến trư­ờng hợp những văn nghệ sĩ chỉ v́ muốn nói lên khát vọng chân thực của mọi ng­ười mà hiện đang bị giam cầm như­ Nguyễn Chí Thiện, Doăn Quốc Sỹ, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát.. v.v…

Các anh các chị có thể khác chúng tôi về quá khứ, đứng khác phía với chúng tôi trong cuộc chiến tranh kéo dài đằng đẵng hơn ba mư­ơi năm, như­ng qua tác phẩm của các anh chị, chúng tôi mừng rỡ đ­ược thấy rằng dù ở đâu, lúc nào, cũng có những văn nghệ sĩ trí thức can đảm nói lên tiếng nói của lư­ơng tâm, không hổ thẹn với ḷng tin cậy của quần chúng. Tr­ước đây, chúng ta đă nh́n nhau xa lạ. Chúng ta đă ngó nhau hận thù. Biên cố lịch sử tháng 4 năm 1975 tự nhiên đẩy giạt chúng ta ra xa nhau thêm, khoảng cách giữa những kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại. Một bên lớn tiếng kết tội! Một bên nhẫn nhục chịu đựng. Hoặc nếu có ai may mắn không phải trực diện với cảnh truy chụp tàn nhẫn đó th́ cũng đành nhắm mắt quay đi, chứ không có ư kiến ǵ khác về con đ­ường đă vạch ra của bạo lực. Để đư­ợc yên thân, nhiều ngư­ời trong chúng ta đă cam chịu nhận đóng những vai tṛ hèn mọn của một vở kịch lớn đă diễn ra trên đất nư­ớc. Chúng ta đă nói những điều không muốn nói. Chúng ta đă giấu kín một cách tủi hổ, những ư nghĩ, t́nh cảm, t­ư t­ưởng chân thật.

Mư­ời lăm năm ṛng đă trôi qua kể từ cái mốc lịch sử tháng 4 năm 1975. Thời gian đă đủ dài để cho mọi xáo trộn bèo bọt của đời sống lắng xuống.

Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hư­ơng, dù định kiến chính trị khác biệt như­ thế nào, th́ qua lời viết của các anh chị, chúng tôi nhận thấy chúng ta vẫn c̣n nhiều điểm t­ương đồng. Chúng ta đă cùng mang chung những nỗi đớn đau khi nh́n thấy quê h­ương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng ta đă có chung một niềm mơ ­ước về một t­ương lai đẹp đẽ của đất nư­ớc, ở đó giặc dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi ngư­ời Việt Nam có đ­ược một đời sống đáng sống.

V́ ở xa cách quê hư­ơng cả một đại d­ương, không có cơ hội hít thở trực tiếp bầu không khí khắc nghiệt ở quê nhà, nên chúng tôi chỉ có thể chia xẻ trong muôn một những nỗi nhọc nhằn, những cơn trăn trở thao thức, những khát khao đ­ược hiện thành lời, đư­ợc viết thành chữ của các anh chị. Chúng tôi ư thức rất rơ rằng để làm đ­ược những việc đó, các anh các chị đă phải sẵn sàng trả giá cho những sự thực cần phải viết ra. Chúng tôi hiểu rằng sự lên tiếng bằng cách này hay cách khác của các anh thị, đều xuất phát từ những rung động tận cùng của trái tim những con ngư­ời đă kinh qua những cay đắng khổ nhục. Bằng ng̣i bút và l­ương tâm của ḿnh, các anh chị đă cất lên tiếng nói của nhiều ngư­ời, đă cảnh cáo chế độ trước hố thẳm tăm tối mà dân tộc chúng ta sắp sa vào.

Đ­ược may mắn sống ở một nơi có quyền tự do phát biểu những ǵ ḿnh nghĩ, chúng tôi thông cảm những băn khoăn do dự và những nỗi đe dọa chờn vờn các anh chị đă trải qua.

Chúng tôi không có quyền đ̣i hỏi ǵ ở các anh chị, v́ biết rằng quyết định im lặng hay lên tiếng là tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của các anh chị, tùy thuộc vào lư­ơng tâm của chính ḿnh hơn là chờ đợi những lời khen chê bên ngoài. Chúng tôi cảm phục ḷng can đảm của các anh chị và không mong ư­ớc ǵ hơn là đ­ược thấy các anh chị càng ngày càng có nhiều ng­ười biểu đồng t́nh, để sự thật đ­ược phục hồi, nhân phẩm đ­ược tôn trọng. Độc Lập, Tự Do không c̣n là cái chiêu bài của quyền lực, và Hạnh Phúc là mơ ước gần gũi có thể với tới đư­ợc của mọi người Việt Nam chúng ta.

Hải ngoại, ngày 14-7-1990

                                                           Nhóm Chủ Biên

 

 

**************************************

V .- Dư luận về cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

Cho tới tận bây giờ, tôi chưa hề được đọc một bài điểm sách nào nói về nội dung cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, để nghe tác giả phân tích xem các bài viết trong cuốn sách có những bài  nào cần mổ xẻ, tranh luận.

Nhưng những thứ chửi bới rác rưởi th́ nhiều vô số kể ! Qua những trang sách với Lời Mở Đầu và Lá Thư  kết Thúc ở trên, hẳn độc giả thấy những nhận định, những chủ trương, đường lối, tâm t́nh của những người thực hiện cuốn sách này đă trở nên quá rơ ràng, không bao giờ có thể là “lũ văn nô, quỵ lụy in tác phẩm của các nhà văn trong nước để tuyên truyền cho Cộng sản” mà nhiều kẻ cầm bút ở hải ngoại vốn chưa từng nh́n thấy cuốn sách, chưa đọc qua một ḍng nhưng vẫn lớn lối chỉ trích.

Ở trên tôi bất đắc dĩ phải dùng chữ “rác rưởi” bởi v́ nhiều bài đă chứa đựng những  ngôn từ hạ cấp, với luận điệu chụp mũ hàm hồ, toan tính vu oan giá họa cho những người thực hiện cuốn sách, và nhất là thủ đoạn cắt xén câu văn in trong sách để xuyên tạc nội dung tư tưởng của đoạn văn ḥng đánh lừa độc giả nữa. Hành vi đê tiện này nếu không gọi là rác rưởi th́ không biết c̣n danh từ nào khác hơn nữa để diễn tả sự kiện theo đúng bản chất của nó. Xin nêu một vài thí dụ cụ thể :

1) NGUYỄN THIẾU NHẪN  lên án cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương :

(trích)

“Sự thật là những loạt sách này chỉ nhằm thực hiện kế hoạch kiều vận theo chỉ thị của Đảng về “giao lưu văn hóa”, các văn nghệ sĩ này được phép chống Đảng để xây dựng Đảng cho thêm vững mạnh chứ có phải phản kháng ǵ đâu. Mấy ông văn nghệ sĩ lưu vong tỵ nạn chắc v́ nhớ cái cũi sắt của “nền văn chương cũi sắt” ở trong nước mà họ đă liều sống, liều chết để thoát ra, nên bèn ra báo Hợp Lưu và xuất bản sách “Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” (THVNTQH) đem về nước để dâng Đảng, lập công.

Nhật Tiến, nhà văn đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc thời Đệ Nhị Cộng Hoà Miền Nam viết trong sách này những lời như sau:

Chúng tôi vẫn thao thức với vận mệnh đất nước. Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính trị khác nhau như thế nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng ta c̣n nhiều điểm tương đồng”.

Để đáp lại những lời tha thiết xin xỏ để “hoà giải ḥa hợp, xóa bỏ hận thù” này của nhà văn Nhật Tiến, những đảng viên cầm bút của VC đă đáp ứng như thế nào? Xin mời độc giả đọc bài trả lời cho những người thực hiện quyển THVNTQH của tờ Quân Đội Nhân Dân xuất bản ngày 18 tháng 5 năm1991, như sau:

“Thật là lố bịch, những kẻ đă từng làm bồi bút phục vụ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam trước đây, khi nhân dân phá bỏ chế độ thực dân năm 1975, th́ chạy trốn ra ngoài sống lưu vong, tiếp tục phản bội lại lợi ích dân tộc. Họ đă tự nguyện nhận tiền, nhận vàng, đô la của thế lực quốc tế, tự nguyện làm công cụ thực hiện mọi mưu đồ chính trị đen tối cho chúng, nay lại tự nhận ḿnh là bạn đồng hành đi t́m tự do, dân chủ với những người cầm bút trong nước, những người đă từng vào sinh ra tử với sự sống c̣n của dân tộc trong Kháng Chiến Chống Pháp, Chống Mỹ.”

Thật là đau đớn! Thật là chua chát cho những kẻ bạc đầu, đen óc – như nhà văn Nhật Tiến và những kẻ cùng-đi-một-đường với ông ta! Đă bị những người cộng sản cầm bút chê hôi mùi thực dân đế quốc lại c̣n đ̣i đi song hành chỉ v́ muốn cướp công lao xương máu của họ, v́ họ đă “vào sinh ra tử với sự sống c̣n của dân tộc.”-

NGUYỄN THIẾU NHẪN

http://nguyenthieunhan.wordpress.com

(hết trích)

Trả lời của Nhật Tiến :

Đây là một bằng chứng bắt quả tang sự cắt xén lươn lẹo một đoạn văn rồi tuôn ra luận điệu chụp mũ để xuyên tạc sự thật. Nguyễn Thiếu Nhẫn tưởng người đọc không có tài liệu hay cơ hội đối chiếu nên vẫn theo thói quen giở thói bất lương của ḿnh. Trong đoạn văn  Nguyễn Thiếu Nhẫn trích ở trên:

Chúng tôi vẫn thao thức với vận mệnh đất nước. Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính trị khác nhau như thế nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng ta c̣n nhiều điểm tương đồng”,

Nhẫn đă cắt xén phần sau của toàn câu, mà nguyên văn đă in ở những trang trước về “ thư ngỏ gởi văn nghệ sĩ trong phong trào văn nghệ phản kháng tại quê nhà ”, xin nhắc lại như sau:

 Dù ở trên phần đất nào, trong hay ngoài quê hư­ơng, dù định kiến chính trị khác biệt như­ thế nào, th́ qua lời viết của các anh chị, chúng tôi nhận thấy chúng ta vẫn c̣n nhiều điểm t­ương đồng. Chúng ta đă cùng mang chung những nỗi đớn đau khi nh́n thấy quê h­ương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng ta đă có chung một niềm mơ ­ước về một t­ương lai đẹp đẽ của đất nư­ớc, ở đó giặc dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi ngư­ời Việt Nam có đ­ược một đời sống đáng sống. ”

Nguyễn Thiếu Nhẫn trả lời ra sao với những độc giả của anh ta về cung cách cầm bút thiếu lương thiện này khi tḥ tay cắt câu sau (phần in đậm) rồi dùng câu trước để làm luận chứng cho “lẽ phải” (!) của ḿnh : “Chúng ta đă cùng mang chung những nỗi đớn đau khi nh́n thấy quê h­ương điêu tàn, đồng bào lầm than khổ cực. Chúng ta đă có chung một niềm mơ ­ước về một t­ương lai đẹp đẽ của đất nư­ớc, ở đó giặc dốt, giặc nghèo, giặc ngu muội bị đẩy lui và mỗi ngư­ời Việt Nam có đ­ược một đời sống đáng sống?”

Và các độc giả của Nguyễn Thiếu Nhẫn sẽ nghĩ sao khi bây giờ thấy rơ ḿnh đă bị anh ta nhồi nhét vào đầu những luận cứ lươn lẹo, cắt xén để vu cáo, xuyên tạc và nhất là nhân danh chính nghĩa “chống Cộng” để to mồm hô hoán chửi bới vô tội vạ nhiều người bằng cách trưng ra những bằng cớ bất lương !

Than ôi! Thị trường chữ nghĩa ở hải ngoại trong bao nhiêu năm nay vẫn đầy rẫy những thứ rác rưởi này, hỏi nếu ai cũng cứ im lặng măi măi th́  những thứ lộn ṣng chữ nghĩa này c̣n quấy hôi bôi nhọ, làm nhục bộ mặt của những người Việt Quốc Gia chân chính cho tới bao giờ ???

2) NGUYỄN HỮU NHẬT bịa đặt trắng trợn “Tuyên ngôn Thơ đỏ của Nhóm Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương” để đánh lừa người đọc. V́ nhu cầu làm sáng tỏ vấn đề, nên dù biết đă làm phí giấy, tốn mực, nhưng tôi cũng phải tường thuật đầy đủ nội dung như sau :

Sách “ Đá đổ Mồ Hôi” của Sắc Không (tức Nguyễn Hữu Nhật) do Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa xuất bản năm 1997, trang 98 có đoạn như sau :

(trích)

Một trong những đám “ghetto” văn nghệ thuộc mặt chữ nhiều, hiểu ḷng nghĩa ít, ở ngoài này phải kể tới các tay thơ văn nhà nghề từng chủ trương Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. Cuốn sách in năm l990, cộm cứng tới 797 trang, rống lên kêu gọi người cầm bút trong và ngoài nước:

VẬN HỘI MỚI *

Con đường chông gai ấy

dĩ nhiên trở lực nhiều

Xuất phát từ lănh đạo

giới bảo thủ quan liêu

Chỉ nh́n thấy quyền lực

không trông rơ lớn lao

Bao khát vọng quần chúng

đang dâng lên cao trào

Nhưng trở lực lớn nhất

phải kể ra trước hết

Nơi chính mỗi cá nhân

con người giới cầm bút

Họ phải biết cảm thông

sâu sắc với quần chúng

Đứn về phía đám đông

rồi chính ḿnh lột xác

Trong thời gian gần đây

đời quanh ta bao thứ

Đang mănh liệt đổi thay

Mỗi ngày một thay đổi

Người cầm bút phải biết

tự ḿnh bước khỏi ra

Cái ốc đảo cá thể

vào cuộc đời chung ḥa

Nhập trong sự sống mới

Đang ra sức chuyển nhanh

Chỉ ở vị trí mới

chức năng mới hoàn thành

Quả là quanh con người

và trong mỗi con người

Từng nhà văn đă đổi

bao khát vọng cuộc đời

Chắc chắn là không nhỏ

cũng chẳng hề gián đơn

Những mơ ước về một

cuộc đời tốt đẹp hơn

Xă hội có đầy đủ

dân chủ và tự do

Ai cũng được hạnh phúc

áo ấm cng cơm no

Ngăn cản làm sao được

cao trào của con người

Bước vào thế kỷ mới

ở tất cả mọi nơi

Các nhà văn Việt Nam,

giới cầm bút nói chung

Không thể không nh́n thấy

cuộc “thay máu” tới cùng

Nhịp tim đập chia xẻ

chan ḥa cùng niềm tin

Về một vận hội mới

(niềm tin ôi niềm tin)…

* Tuyên Ngôn Thơ Đỏ của Nhóm Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. SanTa Ana, tháng 4 năm 1990, trang 126 sách đă dẫn.

Nhà thơ t́nh Lê Thị Ư, hiện ở Mỹ, người có thói quen hết sức dè dặt trong Sinh hoạt Văn học Nghệ thuật Hải ngoại đọc lại bài thơ trên, cũng phải thở dài thườn thượt:

Cởi ra rồi lại trói vào

Cao trào cũng phải

thoái trào chịu thua

Con rùa

Phản kháng mu rùa

Cái càng phản kháng

con cua cắp người. . .

Nhà báo Thợ Hồ, người có giọng văn “bê-tông” và ư tứ “cốt sắt” chuyên “trộn xi-măng” bọn văn nghệ nằm vùng, lại bảo: “Khốn kiếp! “Trăm Hoa vẫn Nở trên Quê Hương chính là tiếng gơ búa, quay ma-ni-ven cho ồn lên trong tiểu thuyết Giông Tố của ông Vũ Trọng Phụng, bọn đầy tớ của Nghị Hách đập át giọng người kêu cứu, để chủ của chúng tha hồ hiếp Thị Mịch trên xe! Tiếng ồn kiểu ấy, 7 năm sau, tức ngay lúc này đây vẫn c̣n đang ầm ầm trong văn học, báo chí Việt ngoài nước !”

Nhà báo Mơ Lờ Vờ, vua “chọc cười, rơi lệ”, rất tinh đời qua câu chuyện kể sau đây:

XỐC QUẦN

(Xốc quần quần tụt tụt quần. Xốc sao cho bọn cù lần mỏi tay)

“Bà Khúc Minh Thơ, Chủ tịch Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính trị, tới thăm nhà một nữ hội viên, thấy thằng cháu bé khoảng năm tuổi cứ luôn tay xốc quần. Khúc Phu Nhân bèn hỏi:

– Nè! Em nổi tiếng may đồ giỏi, sao hổng sửa cái lai quần cho thằng nhỏ, mắc công chuyện thời cũng phải mua cho va sợi dây nịt chớ… ?

Bà chủ nhà, lắc đầu, cười:

– Không được đâu! Chị à! Lưng quần của nó phải rộng.Luôn luôn tụt. Măi măi xốc. Tự tụt. Tự xốc. Lúc nào nó cũng bận rộn với việc xốc xốc, tụt tụt !

– Em, hành thằng nhó, chi vậy?

Bà chủ nhà, hết sức vui vẻ, x̣e ngay lá bài tẩy của ḿnh:

– Cháu nó phá quá, chị à! Mở lồng cho chim bay túa ra sân, vớt cá vàng trong bồn… Nói chung là nó phá loạn nhà. Em lại không thể khuyên bảo hay đánh mắng ǵ được cháu. Giận điên người. Hội Bảo Vệ Trẻ Em ở đây mạnh hơn Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị. Cái khó ló cái khôn. Em mua toàn quần thật rộng cho cu cậu mặc. Thường trực tụt. Tha hồ xốc. C̣n tay nào rảnh mà phá phách nữa?

Bà Khúc Minh Thơ phá ra cười, xong giật ḿnh đánh thót một cái, kêu lên:

– Chết ! Chết !

– Chị nói ǵ? Ai chết?

– C̣n ai dzô đây nữa! Em rơ thiệt… Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn ḿnh ngoài này, phần lớn, cũng mắc chứng “quần rộng”!  Lo lắc lia lịa. Kéo lên. Rớt xuống. Kéo lên.

Mệt nghỉ ! Hổng có phá lại được bọn đỏ. Chúng vẫn tàng tàng chơi tṛ “ cá chậu, chim lồng!”

– Thôi, em hiểu ra rồi. Trăm hoa vẫn nở ? Các lực lượng dân chủ. Trăm thứ quần rộng. Hết quần nhân nghĩa Nhật Tiến tới quần yêu nước Bùi Tín, rồi quần thương ṇi Dương Thu Hương. Nay lại đến quần “Ông Nguyễn Hộ” rồi quần “Ông Hà Sĩ Phu”… Sao hai “ông” ấy có lắm “cháu” ngoan ở hải ngoại thế ? Chết mất thôi !

– Chị dźa nghen em! Nè, thằng cu Xốc* kia, bác dźa đââây ! Cha mày chớ, xốc goài !

–  Chị đi đâu mà vội thế ?

– Kiếm mớ dây nịt !

(hết trích trong cuốn Đá Đổ Mồ Hôi của Sắc Không Nguyễn Hữu Nhật, Làng Văn xuất bản trang 98-99)

Ư KIẾN CỦA NHẬT TIẾN

1) Xin nói ngay, bài thơ ngũ ngôn VẬN HỘI MỚI mà Nguyễn Hữu Nhật ghi chú “Tuyên Ngôn Thơ Đỏ của Nhóm Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. SanTa Ana, tháng 4 năm 1990, trang 126 sách đă dẫn” là hoàn toàn bịa đặt.

Anh ta đă trích dẫn một đoạn văn của tôi viết về Nguyên Ngọc ở trang 126 rồi chế ra thành bài thơ ngũ ngôn, tự ư đặt tên là “Vận Hội Mới” và khoác cho nó cái nhiệm vụ là “Tuyên Ngôn Đỏ ” để đánh lừa người đọc. Hỏi có c̣n thủ đoạn nào lưu manh hơn nữa nhất là lại được tiến hành bởi một người vừa mang danh nghĩa là nhà Thơ, Họa sĩ, tác giả những cuốn Hoa Đào Năm Ngoái (về Ngọc Hân Công Chúa), Thơ Hoa Sen (về Phật Giáo), Chí Tôn Ca (về Thiên Chúa Giáo) và chủ trương nhà xuất bản Anh Em và Hương Xa.

Nguyên văn đoạn mà Nguyễn Hữu Nhật đă lấy ra của tôi trong bài tôi viết về Nguyên Ngọc như sau (xin coi toàn bài ở trang……):

“Con đường chông gai ấy, dĩ nhiên có nhiều trở lực xuất phát từ giới lănh đạo bảo thủ, tŕ trệ, chỉ nh́n thấy quyền lực mà không thấy sự khát vọng lớn lao của tuyệt đại đa số quần chúng, nhưng trở lực trước hết phải kể đến chính cá nhân của mỗi con người trong giới cầm bút. Họ phải biết cảm thông sâu sắc với quần chúng, phải biết đứng về phía quần chúng để tự lột xác chính ḿnh. Trong thời gian gần đây, đời sống quanh ta đă có biết bao nhiêu là đổi thay mănh liệt. Người cầm bút phải tự bước ra khỏi cái ốc đảo của mỗi người để hoà nhập vào đời sống đang chuyển ḿnh. Bởi chỉ ở vị trí mới đó, người cầm bút mới có thể hoàn thành được chức năng của ḿnh. ”

Và Nguyễn Hữu Nhật chế thành thơ 5 chữ để đặt tên là “Tuyên Ngôn Đỏ”:

“ Con đường chông gai ấy,

 dĩ nhiên trở lực nhiều

 Xuất phát từ lănh đạo

 giới bảo thủ quan liêu

Chỉ nh́n thấy quyền lực

không trông rơ lớn lao

Bao khát vọng quần chúng

đang dâng lên cao trào…” …vân.. vân

Tôi coi đây là một trong những sự vu khống trắng trợn nhất của một thứ tâm địa ti tiện nhất trong lănh vực chữ nghĩa. Tôi thực t́nh cảm thấy xấu hổ khi phải đứng chung hàng ngũ với những người cầm bút nhân danh chống Cộng theo kiểu đốn mạt này.

2) Khẩu khí trên những trang sách của Nguyễn Hữu Nhật vừa được tôi trích dẫn lại c̣n đem bà Khúc Minh Thơ với tuổi già khả kính vào những chuyện “tụt quần, xốc quần” đă chứng tỏ tâm hồn bệnh hoạn và bản chất lưu manh của ng̣i bút, tôi không muốn bàn thêm nữa v́ chỉ chừng đó chữ nghĩa của đám Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Hữu Nghĩa (một kẻ viết ra, một kẻ đem in và phát hành) cũng đủ làm bẩn mắt và gây lợm giọng cho độc giả rồi.

V . Phụ  Lục

Trước khi chấm dứt Chương nói về cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, xin mời độc giả đọc thêm 3  bài, coi như phần phụ lục của Chương này :

1)  Một bài  tôi được phân công viết về nhà văn Nguyên Ngọc, đă in trong cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, phần nói về Tác giả và Tác phẩm.

2) Vài bài Thơ Văn thời Văn Chương Phản Kháng

3) Một bài trích từ cuộc phỏng vấn chính tôi do nhà văn, nhà thơ Đỗ Quyên thực hiện. Trong cuộc phỏng vấn, người hỏi đă duyệt qua nhiều giai đoạn trong cuộc đời cầm bút của tôi, bao gồm nhiều lănh vực như viết văn, làm báo Thiếu Nhi, sinh hoạt Văn Bút, chuyện vượt biển và đặc biệt có phần hỏi về việc ấn hành cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. Tôi xin trích đăng phần Phỏng vấn về Cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở để mời độc giả thưởng lăm với sự đồng ư của người thực hiện cuộc phỏng vấn.

Nhà văn Nguyên Ngọc : những suy nghĩ và hành động

trong cao trào văn nghệ phản kháng

___________________________________________

                                                                                                   Nhật-Tiến

Nhà văn Nguyên Ngọc (tên thật là Nguyễn văn Báu), sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập quân đội năm 1950. Tốt nghiệp trường Lục quân Khu 5, tham gia chiến trường một thời gian rồi trở thành phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân, khu 5. Tác phẩm đâu tay “Đất nước đứng lên ” xuất bản năm 1956 viết về cuộc chiến đấu của một thanh niên thuộc bộ lạc Bahnar tên là Núp và dân làng Kông Hoa, được trao giải nhất về tiểu thuyết thuộc giải Văn Học 1954-1955 của Hội Văn Nghệ Việt Nam (miền Bắc). Sau đó in tiếp những tác phẩm như: Mạch Nước Ngầm, Rẻo Cao, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Đất Quảng. Năm 1962, là chủ tịch Chi Hội Văn Nghệ Giải Phóng miền Nam Trung Bộ và phụ trách tờ báo Văn Nghệ Quân Giải Phóng Khu 5, sáng tác với những bút hiệu  khác như Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Kim.

Sau 1975, ông ra Hà nội, công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quâân Đội, rồi phụ trách Ban Thường Vụ Hội Nhà Văn V.N trong cương vị Bí thư Đảng Đoàn. Nh́n lại quá tŕnh sáng tác của Nguyên Ngọc từ 1956 đến l975, Nguyễn văn Long trong Tự Điển Văn Học V.N. đă nêu nhận định :

Sự quan tâm hàng đầu đến những vấn đề có ư nghĩa trọng đại lịch sử của dân tộc và cách mạng cùng với niềm say mê những tính cách anh hùng khiến cho tác phẩm của Nguyên Ngọc mang tính chất hùng tráng lại đậm nét trữ t́nh và chất lư tưởng .”

Sau năm 1975, trong sự tan ră của chế độ VNCH miền Nam, và trước những vấn đề nẩy sinh trong cuộc thống nhất đất nước do sự ḥa nhập ồ ạt của dân chúng hai miền Nam Bắc sau hơn một phần tư thế kỷ cách biệt v́ chia cắt, người cầm bút nói chung đă phải đối diện với những thực tế ngày càng gay gắt. Vấn đề khả năng quản lư và lănh đạo của các cán bộ miền Bắc trong sinh hoạt xă hội miền Nam. Vấn đề cải tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tư doanh. Vấn đề tù nhân Cải tạo với sự dính líu liên hệ gia đ́nh của nhân dân cả hai miền. Vấn đề thất bại thảm thương của chiến dịch vận động đi Kinh tế mới (lư thuyết th́ rất hay ho nhưng thực tế là cả một sự đầy đọa quần chúng trong tinh thần vô trách nhiệm). Vấn đề thuyền nhân ồ ạt ra đi. Vấn đề hủ hóa của những con người đă từng đóng góp tích cực cho cách mạng. Và đời sống xă hội ngày càng đi xuống về cả mặt vật chất lần tinh thần. Đó là những lư do mà sau 1975,giới cầm bút đă không đưa ra được những tác phẩm có giá trị tiêu biểu, tương xứng với “thành quả vĩ đại” mà chế độ miền Bắc đă đạt được sau cuộc chiến thắng mùa xuân 1975.

Rơ ràng đă có một sự trăn trở trong tâm thức người cầm bút khi họ nh́n ra xă hội chung quanh, với đầy rẫy những gai nhọn của đời sống thực tế hằng ngày. Và đó hẳn cũng là lư do mà Đảng Đoàn Hội nhà Văn Việt Nam đă phải tổ chức hội nghị một số đảng viên trong Hội để bàn về “Sáng tác văn học” vào tháng 6-1979 để bước đầu trao đổi ư kiến trước khi đem ra thảo luận rộng răi trước toàn thể hội viên.

Nhân danh Bí thư Đảng đoàn, nhà văn Nguyên Ngọc đă đọc một bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở Hội Nghị Đảng Viên bàn về sáng tác văn học “.

Nếu trước đây, lao ḿnh vào cuộc chiến với “Sự quan tâm hàng đầu” những vấn đề “có ư nghĩa lịch sử dân tộc và cách mạng” và với niềm “say mê những tính cách anh hùng”,  Nguyên Ngọc đă viết như một sự đóng góp hăng hái cho cuộc chiến đấu thần thánh, viết như một tuyên dương cho những cá nhân xả thân v́ lư tưởng anh hùng cách mạng, th́ nay trong bản Đề dẫn kể trên, nhà văn đă có dịp thẩm định lại quá tŕnh sinh hoạt văn học của giới cầm bút với cái nh́n thâm trầm hơn, sâu xa hơn và thoát ly được cái t́nh cảm bồng bột, say mê v́ lư tưởng hơn. Ông nhận định rằng:

“Trong văn học, lồ lộ khá rơ là số phận chung của cả dân tộc, cả đất nước, nhưng c̣n số phận riêng của từng người, từng thành viên trong đội ngũ lớn đó th́ c̣n quá sơ lược, giản đơn. Mặt yêu nước nổi bật lên và đây là chỗ mạnh của văn học ta thời kỳ này như đă nói ở trên nhưng mặt đấu tranh xă hội th́ không rơ bằng. Tính thơ lư tưởng của cuộc chiến đấu được biểu hiện khá mạnh nhưng c̣n tính sần sùi, phức tạp của đời sống th́ yếu hơn. “

Tính sần sùi, phức tạp của đời sống ấy là ǵ, nếu không là tính cách trở lại với con người đích thực cùng với những nỗi khốn cùng mà con người phải chịu đựng trong chiến tranh.

Thân phận con người như thế, trong một thời gian dài bị khỏa lấp đi v́ những nhu cầu của chiến tranh, nhưng khi ḥa b́nh trở lại, nó đă trở thành mối day dứt của những người cầm bút có lương tri khi một mặt phải trực diện với những thân phận đó hiện diện đầy rẫy trong xă hội trước mắt, và một mặt khác viết lách vẫn phải nằm trong sự chi phối của tính Đảng, tính cách mạng, để chỉ có thể in ấn được những ǵ có tính cách “phải đạo”.

Đó là lư do mà Nguyên Ngọc đă phải nêu lên trong bản đề dẫn:

“Chính trong thời điểm này, các lực lượng văn học của ta trước nay đă h́nh thành được một thế bám sâu khá đẹp trên các địa bàn, ở các mũi nhọn của cuộc sống nay hầu hết đều bị bật ra khỏi các vị trí của ḿnh. Mất liên hệ với đời sống chúng ta bỗng bối rối mất phương hướng “, và rằng : “Phải chăng lúc này có hiện tượng không ít phổ biến là người viết văn cứ viết mà không thật tin ở chính điều ḿnh viết ra . “Người là muối mà chính người lại không mặn th́ biệt lấy ǵ để muốí người. ” Văn học nói theo một cách nào đấy là ḷng tin. Không có ḷng tin lớn th́ không bao giờ có thể có văn học lớn. “ (Bản đề dẫn, tháng 6-1979)

Bước sang lănh vực lư luận, phê b́nh văn học, một h́nh thức công an văn hóa nhằm ngăn chặn và triệt tiêu ảnh hưởng của những tác phẩm đi ra ngoài lề lối văn chương “phải đạo”, cũng trong bản đề dẫn nói trên, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định:

“Có lẽ điều đáng lo hơn cả trong t́nh h́nh công tác lư luận, phê b́nh văn học thô thiển kéo dài, là ở chỗ nó đă tạo nên có thể nói là những định kiến xă hội đơn giản, dung tục đối với văn học, xói ṃn năng lực thẩm mỹ của người đọc, mặt khác thấm cả vào chính người cầm bút, xói ṃn ư chí sáng tạo, dũng khí sáng tạo nghệ thuật và ư thức trách nhiệm xă hội đứng đắn của nhà văn, tạo nên sự cản trở vừa ở ngoài họ, quanh họ và ở chính họ. “

Trên cương vi một bí thư Đảng đoàn, và với sự mẫn cảm về t́nh trạng sinh hoạt văn học tồi tệ của một người cầm bút có lương tri, vào thời điểm đó (tháng 6-1979), Nguyên Ngọc tuy mong muốn đi t́m một lối thoát cho sự sáng tạo của người cầm bút, nhưng v́ ông vẫn c̣n tin tưởng ở đường lối lănh đạo sáng suốt của Đảng, nên phương hướng giải quyết vấn đề của ông vẫn không ngoài sự trông cậy vào sự chỉ đạo của giai cấp lănh đạo. Ông nhận định :

“Một nguyên nhân khác nữa đă hạn chế những thành tựu của văn học ta vừa qua là ở sự chỉ đạo cụ thể đốí với sáng tác. Nói chung vừa qua, trong chỉ đạo sáng tác chúng ta c̣n dừng lại ở chỉ đạo đề tài, chưa đi sâu vào chỉ đạo chủ đề hoặc có th́ cũng c̣n khá chung chung. Chỉ đạo đề tài là rất quan trọng. Buông lỏng chỉ đạo đề tài sẽ để dẫn đến phủ nhận chức năn xă hội của văn học. Đánh đồng tất cả đề tài tức là phủ nhận sự cần thiết văn học phải luôn luôn hướng vào những mũi nhọn nhất của đời sống và như vậy cũng không thể nhận ra tính đúng đắn sâu sắc của những chủ đề lớn, những nội dung lớn của đời sống. Nhất là khi trong hiện thực diễn ra những biến động sâu, mạnh, phức tạp, th́ việc chỉ đạo chủ đề càng có ư nghĩa quyết định ” (Đề dẫn, tháng 6,1979)

Đúng là lề lối suy nghĩ của bí thư đảng đoàn của một hội nhà văn trong sinh hoạt của một xă hội đă gần một phần tư thế kỷ luôn luôn chịu đựng sự lănh đạo của Đảng cầm quyền, phủ nhận khả năng suy nghĩ và cảm hứng tự do sáng tạo của người cầm bút.

Tuy nhiên ngần ấy năm trời trôi qua, từ 1979 đến 1987, hẳn thời gian đă đủ chín mùi để nhà văn Nguyên Ngọc ngày càng cảm thấy khả năng của giới lănh đạo văn nghệ không phải là vô hạn, và nhất là sự rung cảm nghệ thuật của họ lại càng không phải là sự rung cảm nghệ thuật của người cầm bút chân chính.

Do đó, con người văn nghệ của Nguyên Ngọc hẳn đă đấu tranh kịch liệt với con người Bí Thư Đảng Đoàn, và kết quả là nhà văn Nguyên Ngọc đă nhẩy vô nhập cuộc với phong trào văn nghệ phản kháng tuy trễ tràng hơn một năm sau so với những báo khác, nhưng lại là sự đóng góp tích cực nhất, tiêu biểu nhất, dọn đường để cho nhiều nhà văn phản kháng có cơ hội đưa ra ánh sáng những tác phẩm của ḿnh.

Nhận công tác Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ, cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Nhà Văn V.N. từ tháng 6, 1987, nhà văn Nguyên Ngọc phải lèo lái tờ báo ngay đúng thời điểm phong trào văn nghệ đổi mới đang lên cao với những đồng nghiệp nhập cuộc sớm sủa khác như tờ Tiền Phong, Lao Động, Phụ Nữ, Tuần Tin Tức ở miền Bắc, hay những tờ Đại Đoàn Kết, Sài G̣n Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Sông Hương,  Lang Bian,.., ở miền Nam. Tuy trễ hơn các đồng nghiệp khác hơn một năm sau, nhưng với sự lèo lái của người Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc, tờ Văn Nghệ đă mau chóng trở thành ngọn cờ đầu đăng tải những truyện ngắn, những bài kư có nội dung phản kháng sâu xa và mạnh mẽ, gây được sự hưởng ứng hết sức sâu rộng và có tiếng vang rộng răi cả trong nước lẫn ngoài nước. Sau đây là phần nhận định của nhà văn Mai văn Tạo trong việc đánh giá sự đóng góp của tờ Văn Nghệ trong phong trào văn chương đổi mới:

“Tờ Văn Nghệ xông thẳng vào những vấn đề vô cùng bức xúc của con người và xă hội, phanh phui, phê phán và lên án những hành vi xấu xa tội lỗi xúc phạm đến đời sống và con người. Khoảng cách giữa đời sống và thơ văn trên trang báo dần dần thu ngắn lại. Những bất công xă hội, bọn cường hào mới, kẻ lợi dụng chức quyền vơ vét của công ức hiếp nhân dân được nh́ều ng̣i bút có ḷng c̣n dũng khí vạch mặt và tố giác gắt gao, nghiêm khắc. Cái đêm hôm ấy đêm ǵ, Vua lốp,  Tiếng hú con tàu, Tướng về hưu, Công lư chẳng quên ai… tưởng chừng không bao giờ được ra mắt người đời, th́ nhiều tháng qua đă phơi bầy trên những trang Văn Nghệ. Chưa bao giờ báo Văn Nghệ hội tụ được đông đảo người sáng tác trên khắp mọi miền đất nước như thời gian qua. Và chính v́ thế,  độc giả từ Bắc chí Nam đă đón nhận Văn Nghệ như người bạn trung thực, đồng cảm cảnh ngộ oan khuất của ḿnh. Chưa bao giờ  Văn nghệ  được coi là tờ báo của mọi người như  những tháng gần đây.

(Các nhà văn nói về vụ  ” báo Văn Nghệ” – Đất Việt, Canada, tháng 2-1989)

Tuy không đưa ra những tác phẩm trực tiếp đóng góp vào phong trào văn nghệ đổi mới, nhưng ở cương vị Tổng Biên tập của tờ Văn Nghệ, nhà văn Nguyên Ngọc quả đă có công rất lớn trong nhiệm vụ làm đ̣n bẩy cho những tác phẩm đổi mới có cơ hội bùng lên. Chính v́ sự đóng góp lớn lao này mà Nguyên Ngọc bị cất chức một cách mờ ám vào ngày 2-12-1988. Phóng -viên của tờ Tuổi Trẻ ở Hà Nội ngày 4-12-88 đă có dịp gặp nhà văn và nêu câu hỏi:

– Lúc này anh đă thôi là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ?

Trả lời:

– Chính tôi cũng không xác định được lúc này tôi là ǵ. Về công việc, tôi không c̣n là Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ nữa. Cách đây 40 giờ, trong buổi họp đột xuất của toà soạn báo Văn Nghệ do ban Thư Kư Hội Nhà Văn triệu tập, đồng chí Chính Hữu, Phó Tổng thư kư Hội Nhà Văn Việt Nam đă đọc quyết định cho tôi “thôi giữ chức” Tổng Biên Tập báo Văn Nghệ để nhận công tác khác, và cho biết quyết định ấy có hiệu lực ngay sau khi đọc, tức là khoảng 18 giờ ngày thứ sáu 2 tháng 12-1988. Kể từ sáng hôm qua, mồng 3 tháng 12, đồng chí Hoàng Minh Châu, phó Tổng Biên Tập thứ nhất được chỉ định điều hành tờ báo. Nhưng cho tới lúc này, 40 giờ sau khi nghe đọc quyết định, tôi vẫn chưa có trong tay cái văn bản pháp lư mà tôi có trách nhiệm thi hành.

Có lẽ chẳng bao giờ Nguyên Ngọc có được cái văn bản pháp lư ấy. Bởi v́ chiều 15 tháng 4 – 1989, trong dịp đến Huế hai ngày, nhà văn Nguyên Ngọc đă được Hội Văn học Nghệ thuật B́nh Trị Thiên, ngoài sự tham dự của các hội viên c̣n có các cán bộ giảng đậy đại học, và sinh viên, các thầy cô giáo dạy văn và học sinh, các sĩ quan hưu trí của Câu lạc Bộ Phú Xuân, các phóng viên đài và báo tiếp đón trọng thể và nồng nhiệt. Trong cuộc gặp gỡ này, nhà văn Nguyên Ngọc đă thổ lộ:

– Tôi chấp hành quyết định của Ban Thư  Kư để các anh ấy khỏi nghi tôi muốn bám lấy cái ghế này. Nhưng các anh ấy c̣n nợ tôi một cái quyết định hợp thức của Ban Tuyên Huấn Trung Ương và Bộ Thông Tin và lư do tại sao đ́nh chỉ công tác Tổng Biên Tập của tôi. Từ đó đến nay, họ vẫn im lặng.

Cũng trong dịp này, nhân có người đề cập đến sự phân hoá trong toà soạn báo Văn Nghệ về thái độ và sự ra đi của nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyên Ngọc đă bùi ngùi kết luận:

– Đọc Pasternak tôi thấy bi kịch Zhivago vẫn là của một người đứng ngoài, đứng trên cả nước Nga mà đau. C̣n bi kịch của tôi: một người trong cuộc, đảng viên, cầm súng, nhiệt thành xây đựng chủ nghĩa Xă Hội mấy mươi năm. Thế mà tại sao T́nh yêu của chính ḿnh lại bị giày đạp đến như vậy?

Câu hỏi tự đặt ra như vậy, có lẽ không phải v́ chính Nguyên Ngọc không t́m thấy câu trả lời, mà ông đă nêu ra như một sự thú nhận. Phải chăng người Đảng viên, người cầm súng, người nhiệt thành với chủ nghĩa xă hội mấy mươi năm, nay trước thực trạng bi thảm của quê hương, đất nước, bỗng vụt nhận ra rằng Đảng ấy, chủ nghĩa ấy, đă chẳng phải là những giải pháp lư tưởng đem lại cho con người nguồn hạnh phúc và đời sống ấm no đúng như sự mơ ước của nhiều người.

Nh́n ra được sự thực đó, sau bao nhiêu năm đóng góp với ḷng nhiệt t́nh và đầy hào khí, quả là một bi kịch không chỉ của riêng nhà văn Nguyên Ngọc mà hẳn c̣n là của nhiều đảng viên và các tầng lớp cán bộ khác.

Phải chăng, chính điều này đă tạo nên một loại tâm thức mới trong hàng ngũ trí thức và văn nghệ sĩ ở quê nhà vốn đă quá chán chường, mệt mỏi với những sự giả trá, khuôn phép một chiều thường vẫn là cái khung ngục tù giam hăm tư tưởng tự do và cảm hứng sáng tạo của người cầm bút. Dựa vào biện pháp cởi mở của nhà nước như một cơ hội cánh cửa ngục tù vừa mới hé ra, văn nghệ sĩ ở trong nước đă mau chóng t́m được lối thoát cho con đường sáng tác hiện đang bế tắc của ḿnh: tự giải phóng ra khỏi khuôn phép văn chương tô hồng hay văn chương phải đạo, trực diện với đời sống của quần chúng để lôi ra ánh sáng cái thực tế thảm thương đă từng bị chính giới cầm bút che đậy, giấu giếm bằng cách tô son vẽ phấn bưng bít từ hàng chục năm qua, và hơn tất cả, đó là sự t́m lại được cái giá trị đích thực, cái nhân cách đích thực, cái dũng cảm đích thực mà văn nghệ sĩ đă từng bị tước đoạt hay v́ hèn nhát mà tự ḿnh tước đoạt trong sinh hoạt sáng tác nhiều năm trước đây.

Giới cầm bút trong cao trào văn nghệ phản kháng ở quê nhà, chỉ trong thời gian vỏn vẹn không đầy 3 năm (1987 đến 1989) đă mau chóng lấy lại được ḷng tin cậy của người đọc, và thậm chí đă trở thành ngọn đuốc sáng rỡ soi rọi tới được những hoàn cảnh tối tăm, cơ cực của quần chúng, đă trở thành cái phao của quần chúng trong khi họ đang chết đuối giữa sức ép của ḍng đời đầy rẫy bất công, thối nát và áp bức.

Hầu hết những tác phẩm quan trọng trong cao trào văn nghệ phản kháng đều đă xuất hiện trên tờ Văn Nghệ do nhà văn Nguyên Ngọc chủ trương. Chỉ riêng một sự kiện Hội Nhà Báo Việt Nam ra quyết định khen thưởng ba phóng sự đăng trên báo Văn nghệ (Gồm:  Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, Tiếng Hú của con tầu của Nguyễn thị Vân Anh, Anh hùng khi đă sa cơ của Hoàng Minh Tường) đă đủ chứng minh sự đóng góp lớn lao của tờ Văn Nghệ trong cao trào này. Và thật là điều dễ hiểu khi người ta thấy mọi giới, bao gồm cả nhà văn, nhà báo và độc giả quần chúng đều tỏ ra vô cùng phẫn nộ khi được tin tờ Văn Nghệ gặp khó khăn (tháng 9-1988, ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ra nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ là có những lệch lạc nghiêm trọng, và tháng 12-1988, Ban Thư kư của Hội này cách chức Tổng Biên Tập Nguyên Ngọc và thuyên chuyển công tác).

Ngay từ giữa tháng 9-1988, gần một trăm nhà sáng tác trẻ đă hội họp ở Hà Nội để phản đối nghị quyết lên án tờ Văn Nghệ. Sau đó là 12 nhà văn ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà văn, nhà báo ở Lâm Đồng, Phú Khánh, Nghĩa B́nh, tờ Sông Hương ở Huế, và đặc biệt là Hội Nghị  hội Nhà Báo Việt Nam lần thứ 5 tại Hà Nội họp từ 28-11, đến 1-12-1988, tất cả đều có ư hướng dứt khoát ủng hộ tờ Văn Nghệ đồng thời phản đối việc làm của ban Cấp hành Hội Nhà văn. Đặc biệt, nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân Hội Văn nghệ Lâm Đồng đă vận động lấy được hơn 100 chữ kư của các nhà văn ủng hộ Nguyên Ngọc. Sau đây là một vài ư kiến phát biểu trong vụ Nguyên Ngọc bị cách chức :

– Nhà văn Mai Văn Tạo: Biết tin báo Văn Nghệ “lâm nạn”, Tổng Biên tập bị “hành”, công chúng miền Nam, độc giả thành phố Hồ Chí Minh, tỏ vẻ bất b́nh, lo ngại như thể bạn ḿnh gặp cảnh khốn nguy. Nhiều người gặp tôi, họ lo lắng hỏi “Văn Nghệ thế nào rồi? Sao kỳ vậy?”. Những người ấy không chỉ là cán bộ, công nhân viên, người có học vấn cao, mà cả những ông thợ cắt tóc , các bác đạp xích lô… từng yêu mến tờ báo. Tuần báo Văn nghệ từ cuối năm 87 đến nay không c̣n là tờ báo riêng của giới phong lưu và những nhà học giả. Nó c̣n là món ăn bổ ích và thú vị cho các loại độc giả phía Nam này. Lẽ nào Ban thư kư Hội Nhà văn không thấy ra điều đó?

– Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Qua việc này, tôi thấy so với các ngành nghề khác th́ anh nhà văn, nhà báo nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung, đối với những người đang thực sự làm việc th́ bị cách chức quá dễ dàng. Từ đó mà nghĩ đến thân phận của giới này, nói rơ hơn là đối với những người thực sự làm việc của giới văn nghệ sĩ.

– Nhà thơ Diệp Minh Tuyền : Tổng Biên Tập đổi mới này mất đi, sẽ có Tổng biên tập  đổi mới khác xuất hiện hoặc thay thế.

Dư luận phản đối ồn ào và mạnh mẽ như vậy, nhưng việc cách chức Tổng biên tập của Nguyên Ngọc vẫn được thi hành. Sự kiện này đă cho ta thấy 2 điều:

– Một là: Giới lănh đạo đă thực sự run sợ trước cao trào đổi mới, trong đó ngày càng lôi cuốn được nhiều cây bút có giá trị với những tác phẩm có giá trị, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng độc giả.

– Hai là: Biện pháp cứng dắn áp dụng với Nguyên Ngọc đă mở ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe trong giới cầm bút: phe bảo thủ, tiếp tục chấp nhận đường lối lănh đạo văn nghệ do Đảng đề ra và phe đổi mới, đ̣i hỏi người cầm bút phải có tự do sáng tạo.

Tại Đại Hội Nhà Văn Việt Nam họp từ 23 đến 31-10-1988 tại Hà Nội, cuộc đấu tranh giữa hai phe đă diễn ra rất gay gắt và độc giả có cơ hội được biết đến qua các bài tường thuật của báo chí, đài phát thanh. Bản tin tức tổng hợp từ tin tức các báo, đài, và tự thuật của các nhà văn Thu Bồn, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Vũ ngày 9-12-89 tại Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ đă viết : “Suốt thời gian đại hội, đă diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hailực lượng nhà văn: bảo thủ và tiến bộ, và sự phản đối mạnh mẽ có hiệu quả của lực lượng nhà văn tiến bộ đối với mọi sự áp đặt phản dân chủ, thậm chí cả sự chụp mũ .”

Nh́n chung kết quả của Đại Hội, phe bảo thủ đă thất bại nhiều điều:

1/ Lập sẵn một danh sách Ban Chấp Hành gồm 30 người định vận động thông qua nhưng bị bác bỏ.

2/ Dự định không để Đại Hội bầu chức Tổng Thư Kư mà để cho Ban chấp hành tự bầu ra. Kết quả, đại hội cũng bác bỏ và chức vụ này cũng do Đại Hội bầu trực tiếp.

3/ Ba nhân vật bị phe bảo thủ dưới sự chỉ đạo ở trên mong muốn loại ra (Nguyễn Quang Sáng, Xuân Cang, Nguyên Ngọc) nhưng đă đắc cử với số phiếu cao nhất.

4/ Ba nhân vật được phe bảo thủ ủng hộ và sự chỉ đạo ở trên cố ư đưa vào ban chấp hành đều bị rớt đài (Anh Đức, Trần Bạch Đằng, Bằng Việt).

Trong khi đó, phe tiến bộ ngoài việc ngăn chặn những mưu đồ đen tối trong đại hội, c̣n nêu lên được những tiếng nói dơng dạc, thể hiện quyết tâm đi tới của những người cầm bút can đảm:

1/ Một nữ thi sĩ trẻ ở Huế yêu cầu Đại Hội làm sáng tỏ vụ nhà văn Bùi Minh Quốc, trưởng phân hội Văn Nghệ Lâm Đồng bị khai trừ khỏi đảng v́ “tội” đă vận động lấy hơn 100 chữ kư của các nhà văn để ủng hộ Nguyên Ngọc.

2/ Một nhà văn trẻ yêu cầu Trần Trọng Tân, trưởng Ban Văn Hoá – Tư Tưởng Trung ương Đảng phải kiểm thảo v́ đă để xẩy ra những vụ đàn áp như ở trên cùng các vụ khác nữa nhưng làm ngơ.

3/ Các nhà văn Thu Bồn, Bửu Tiến, Bùi Minh Quốc, và nhất là Dương Thu Hương đă đọc những bài tham luận nẩy lửa, được đại hội đánh giá là “sâu sắc nhiệt huyết và cảm động”

4/ Tạp chí Sông Hương (Huế) bị kết 8 tội và bị đóng cửa, qua Đại Hội, đă kể như không có tội nào và đang làm thủ tục tái xuất bản.

51 Nhà văn Nguyên Ngọc bị cách chức, nay trở thành một trong ba nhà văn tiến bộ được đắc cử cao phiếu nhất và ở vào vị trí trực tiếp lănh đạo của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tuy nhiên, Bản Tin Tức dù lạc quan đến đâu, cũng vẫn phải kết luận:

“Lực lượng nhà văn đổi mới,  tiến bộ đă thắng lợi bước đầu. Cuộc đấu tranh cho đổi  mới c̣n đang tiếp tục tiến lên trên con đường đầy chông gai “

Con đường chông gai ấy, dĩ nhiên có nhiều trở lực xuất phát từ giới lănh đạo bảo thủ, tŕ trệ, chỉ nh́n thấy quyền lực mà không thấy sự khát vọng lớn lao của tuyệt đại đa số quần chúng, nhưng trở lực trước hết phải kể đến chính cá nhân của mỗi con người trong giới cầm bút. Họ phải biết cảm thông sâu sắc với quần chúng, phải biết đứng về phía quần chúng để tự lột xác chính ḿnh. Trong thời gian gần đây, đời sống quanh ta đă có biết bao nhiêu là đổi thay mănh liệt. Người cầm bút phải tự bước ra khỏi cái ốc đảo của mỗi người để hoà nhập vào đời sống đang chuyển ḿnh. Bởi chỉ ở vị trí mới đó, người cầm bút mới có thể hoàn thành được chức năng của ḿnh. Phải chăng, cũng chính v́ chia xẻ với nhận thức này, mà trong ” Cuộc tṛ chuyện cuối năm với Quốc Dũng và Bế Kiến Quốc” được đăng tải trên tờ Văn Nghệ (Tổng biên tập hiện thời là Hữu Thỉnh)  số Tết Canh Ngọ ra ngày 13-1-1990, nhà văn Nguyên Ngọc đă thổ lộ:

“Những năm gần đây, tôi thấy viết càng khó hơn. Lần này th́ có lẽ không phải chỉ v́ “tính trời”; tôi thấy cần t́m cho ḿnh một tiếng nói khác, một ngôn ngữ nghệ thuật khác. Quanh tôi, và trong tôi đă có biết bao thay đổi không nhỏ, không giản đơn. Phải viết khác. Mà đối với người cầm bút đă có nghề đôi chút, th́ có lẽ không có ǵ khó hơn là viết được khác đi. Đó là “thay máu” như anh Nguyễn Minh Châu từng nói.

Quả là quanh con người và trong con người của mỗi nhà văn đă có biết bao nhiêu thay đổi không nhỏ, không đơn giản. Khát vọng về một đời sống tốt đẹp hơn, về một sinh hoạt xă hội có đầy đủ tự do dân chủ đă như một cao trào không thể ngăn cản được của con người đang chuẩn bị bước vào một thế kỷ mới. Nhà văn Việt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không nh́n thấy khuynh hướng đó và không thể không “thay máu” để chia xẻ nhịp tim đập chan hoà niềm tin mới về một vận hội mới của tương lai dân tộc. Niềm tin đó, không chỉ là mối ấp ủ riêng tư của Nguyên Ngọc hay những nhà văn, nhà thơ trong phong trào văn chương đổi mới ở quê nhà, mà hẳn c̣n là những ước mơ của toàn thể người Việt Nam vẫn từng thiết tha đến tiền đồ của dân tộc.

                                                                                             Santa Ana, tháng 4 năm 1990.

NHẬT TIẾN

(TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG, trang 118-126, nxb LÊ TRẦN, California- 1990)

****

    THƠ  VĂN THỜI VĂN CHƯƠNG PHẢN KHÁNG                 

                             cái nh́n của tương lai

Thanh Thảo

những đứa trẻ như những cây cao su c̣i

mọc không hàng không lối

nắm tay nhỏ vung qua bụi đỏ

mắt gườm gườm xói vào chúng tôi

 

những nhà văn đi thực tế bằng xe hơi

tung bụi bẩn vào mắt đàn em nhỏ

tung ngôn ngữ gấm hoa vào mặt những túp lều khốn khổ

nơi đói nghèo công khai rách nát công khai

 

chúng tôi cứ hồn nhiên ca ngợi tương lai

cho tới chiều nay. Rừng cao su Chư-pả

tương lai bỗng ném vào chúng tôi cái nh́n  kỳ lạ

qua cặp mặt gườm những đứa trẻ ngây thơ

Cao su Chư-pả 11-1989

Di căn

Thanh Thảo

như nghẹt thở

như không muốn thở

ô nhiễm

 

ung thư máu

ung thư không khí

những kẻ bán ḿnh

di căn hung hăn

 

khát một hớp trong lành

khát một ánh thật thà

cần ngọn lửa sờ thấy nóng

không phải lửa ma trơi

 

viết một ḍng cho một người

cho hai người

không viết một chữ cho ngợm

 

nói một lời nhỏ nhẹ

yếu đuối

như roi quật

khạc vào mặt giả nhân

anh lặng lẽ ra đi

dấu chân nhà văn

vỡ những ḍng run run trên mặt đất.

___

Mộng dữ

Trinh Đường

 

Người bạn đường hỏi tôi

Anh đi bằng chân anh hay bằng chân người khác?

 

Người hàng xóm hỏi tôi

Anh múc nước giếng gần hay biển xa khi nhà cháy?

 

Nhà tư pháp hỏi tôi

Thủ phạm phải chăng là sự nghèo nàn ?

 

Người công nhân hỏi tôi

Làm thế nào để thiết kế lại nhân tâm?

 

Người làm vườn hỏi tôi

Do sâu đục thân hay do giống xấu ?

 

Người lọc nước cật hỏi tôi

Làm sao mẻ sau bảo đảm vô trùng?

 

Tôi bàng hoàng tỉnh dậy vă mồ hôi

Bao câu hỏi nhảy múa quanh tôi như hồn ma bóng quỷ.

 ____

cuộc đời như vợ của ta ơi:

 

Việt Phương

 

Năm xưa ta nói rất nhiều về “Cực kỳ ” và “Hết sức “

Tội nghiệp là ta nói chân thành rất mực

Chưa hiểu rằng trời c̣n xanh hơn cả “trời xanh “

Ta thiếu sự trầm lặng cũng do bởi nhiệt t́nh.

 

Ta cứ nghĩ là đồng chí rồi không c̣n ai xấu nữa

Trong hàng ngũ ta chỉ dành chỗ cho yêu thương

Đă chọn đường đi chẳng ai dừng ở giữa

Mạc Tư  Khoa c̣n hơn cả thiên đường.

 

Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ

H́nh như đây là ư chí, niềm tin và tự hào

Mường tượng rằng trăng Trung Quốc đẹp hơn trăng nước Mỹ

Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời nhưng ngờ nghệch làm sao!

 

Một nửa thế kỷ qua đi và bấy giờ ta đă biết

Thế nào là yêu thương thế nào là chém giết

Ta đă thấy chỗ lồi, chỗ lơm trên trăng sao

Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao.

 

Sức ta tăng bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh

Ta có thể nói với quân thù những lời b́nh tĩnh

“Những cái ǵ tốt đẹp của mày thuộc về tao!

Những cái ǵ xấu xa của tao thuộc về mày!”

 

Năm xưa ta vô t́nh tô thăm cuộc đời để mà tin

Nay đă tin mà không cần tô thắm ǵ nữa cả

Quen thuộc rồi mối bất ngờ kỳ lạ

Ta đă trả giá rất đau và đă học nh́n.

 

Ta đă gặp những điều không hề chờ đợi gặp

Mà đâu phải chỉ rắn phục giữa vườn hoa

Những kẻ tốt đến yếu mềm chỉ là đồ giẻ rách

Rắn c̣n nằm cuộn khúc giữa ḷng ta.

 

Ta suy nghĩ tám ngh́n đêm đánh giặc

Nghiền tâm tư với những hạt ngô bung

Giữa bom đạn ta lọc ra hạnh phúc

Tim ta dần trong sáng đến vô cùng.

 

Ta đă sống những phút giờ sự thật

Tâm dân tộc ta và kích thước loài người

Bừng vẻ đẹp chắc bền của Đất

Những thung lũng đau xưa vàng rực niềm tin.

 

Ta đă hiểu sai và có thể vẫn c̣n sai

Chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa

Trút vẻ thần tượng đi, càng lồng lộng con người

Phía trước, đằng sau, bên ngoài, và chính giữa.

 

Như Quảng B́nh, Vĩnh Linh càng tươi máu lửa

Ta hiểu hết sự xấu xa, bỗng nở nụ cười

Mở đài địch như mở toang cánh cửa

Nghe nó chửi mà tin tưởng ở ngày mai.

 

Ta đau lắm những nỗi đau sinh nở

Cuộc đời thân như hơi thở của ta ơi

Ta vui lờm những niềm vui cởi mở

Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi !

 

    ****

       Ba người trong hẻm đuôi voi

           Xuân Đài

(trích)

– Anh Tư là đại úy, học tới đại học sao không xin được việc làm hả anh Hiền ?          – Tà tà anh kể chú nghe. Cách đây gần ba năm, trung đoàn ở Campuchia  về nước, bọn anh được phục viên. Anh Tư Thắng ra Bắc t́m đơn vị xây dựng cũ. Đơn vị làm ăn thua lỗ sao đó, giải tán. Anh Tư ba lô khăn gói về quê. Bố anh đă mất từ hồi anh chưa vào đại học. Anh về giữa lúc mẹ già đang ốm nặng. Về hôm trước, hôm sau bà cụ thều thào: “Mẹ được nh́n thấy con lành lặn là mẹ yên ḷng nhắm mắt xuôi tay được rồi.” Nói xong bà cụ tắt thở. Nhắc lại chuyện này với anh, anh Tư chảy nước mắt, bảo: may mà đơn vị xây dựng ră đám, chứ không ḿnh chẳng được gặp mẹ. Số tiền dành dụm trong mấy năm đi lính cộng với tiền phục viên, anh Tư trang trải vào đám ma bà cụ hết sạch. Anh Tư kể với anh, sau đó anh ấy ra Hà Nội tá túc nhà người anh ruột. Người anh giáo viên cấp hai, lương ba cọc ba đồng, thương em, chạy ngược chạy xuôi xin việc không đâu nhận, lư Do đơn giản, đă không có hộ khẩu lại thiếu tiền trà lá.

Thằng Hải nói xen vào:

– Gặp cảnh thế này, ông nội em hay chửi “tổ cha cuộc đời vô hậu” !

– Cuộc đời không phải lúc nào cũng vô hậu cả đâu em. Nhưng con người ta được số phận an bài hết trọi. Anh Tư lộn về quê bán nhà. Anh ấy kể, gần nửa làng đi kinh tế mới, nhà rẻ rề, bán như cho vừa đủ một suất vé tàu vào Sài G̣n. Em biết câu họa vô đơn chí không? Có hả, giỏi. Trên tàu, bọn khốn nạn nẫng gọn ba lô anh Tư. Quần áo, chứng minh thư, giấy tờ phục viên mất sạch. May mà cái thẻ đảng để ở túi áo ngực là c̣n. Em nh́n thấy thẻ đảng chưa? Đẹp lắm, nhưng nó lại vô tích sự không giúp được anh Tư việc ǵ trong lúc này. Có lần, chính nó lại xuưt gây “tai nạn” cho anh ấy. Số là thế này. Anh Tư mới vào, ngủ nhà anh, nửa đêm công an kiểm tra hộ khẩu. Anh Tư xuất tŕnh thẻ đảng. Cái ảnh ông đại úy trong thẻ đẹp trai, tự tin, c̣n cái h́nh hài ông đại úy ngồi trước mặt tiều tụy, quần áo nhếch nhác, họ nghi cho là anh Tư xài thẻ giả. Dong lên đồn ngủ với muỗi một đêm, mai sáng tha về, xác định sau. Đă gần hai năm nay, họ không trả lại thẻ đảng, anh Tư cũng không buồn đ̣i. Mà thôi, em chẳng nên nghe những chuyện tầm phào thêm mệt.

Hiền  sờ tay vào trán thằng Hải, gật gật đầu, hỏi nó có thích uống nước chanh để anh pha. Hải lắc đâu. Chuyện đời phiêu bạc, đa đoan của Tư Thắng đang hấp dẫn, nó ṭ ṃ hỏi:

– Sao anh không giữ anh Tư ở lại đây với gia đ́nh ?

– Dạo mới ngoài Bắc vô, anh Tư ở đây. Hai anh em chạy khắp nơi xin việc. Cũng giống Hà Nội, không có hộ khẩu, không chỗ nào người ta nhận. Hôm trước má anh tính bán cái tủ gương, phụ thêm ít tiền mua cho anh Tư cái xích lô chân co chân duỗi, kiếm sống qua ngày. Anh Tư gạt đi, đâu có chịu. Năm ngoái, anh ấy định về Long Khánh làm rẫy, má anh cản không cho đi. Gương mấy gia đ́nh ở hẻm này, bán cửa bán nhà đi kinh tế mới, chịu không thấu bỏ về hết trọi, c̣n sờ sờ ra đó. Anh Tư mày khái tính lắm, không muốn nhờ vả ai lâu. Hôm bỏ ra đi, anh bảo với anh: Sức dài vai rộng như tao, cứ níu gấu quần đàn bà già ăn bám, nhục lắm. Vả lại, ở đây, em biết không, dăm bữa nửa tháng, người ta lại sục vô vặn hỏi giấy tờ tạm trú làm anh ấy bực ḿnh.

Má anh Hiền đi bán hủ tiếu rong về, cười xởi lởi, hỏi oang oang từ ngoài sân:

– Thằng nhỏ sao rồi, lành bệnh chưa? Tao mua cho hai anh em tụi bay một lố bánh cam đây. Ăn liền cho nóng.

Hiền tất tả chạy ra đỡ gánh hàng cho mẹ. Đặt đĩa bánh cam lên bàn, giục Hải :

– Bánh cam bà “Sáu chín năm” ngon có tiếng, em ăn đi. Ăn xong uống hai viên thuốc nữa. Thuốc anh gói để trên tủ, cái gói trắng trắng đó. Ăn uống rồi ngủ một giấc, chiều là lành hẳn. Bây giờ anh phải tới Bộ tư lệnh lấy lại giấy tờ phục viên cho Tư Thắng. Hôm nay họ hẹn, chắc được. Không có giấy tờ tùy thân có ngày người ta hốt vô Chí Ḥa th́ khốn. Anh đi chút  xíu về liền.

Hiền đội mũ, khoác xắc cốt, dong xe đạp ra đường.

(ngưng trích)       

****

ĐỖ QUYÊN phỏng vấn NHẬT TIẾN

                        về cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương

 

Đỗ Quyên tên thật là Đỗ Ngọc Thủy, sinh tại Hà Nội (1955), tốt nghiệp (1977) và giảng dạy (1977-1988) ngành Vật Lư hạt nhân, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Hiện định cư tại Canada. Sáng tác chính : Thơ, Truyện, Tiểu luận, Phỏng vấn.

 

           *************

 

Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương:

Hai vấn đề Nhân văn-Giai phẩm và Cao trào Phản kháng 1986-1989

ĐỖ QUYÊN: – Sau này, sau 30-4-1975 và khi ra hải ngoại, rồi qua những lần về Việt Nam, anh thấy biến cố Nhân Văn-Giai Phẩm ra sao?

NHẬT TIẾN : Tôi chưa hề được gặp bất cứ nhà văn, nhà thơ nào liên hệ đến vụ Nhân Văn Giai Phẩm dù đă trở về Hà Nội đôi lần trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, cảm nhận của tôi là có vẻ như mọi người ở cả hai phía (đàn áp và đă bị đàn áp) đều muốn coi biến cố ấy như một trang bi thảm đă lật qua, và không muốn nhắc lại. Một phần là v́  nó đă trôi vào khá  xa trong quá khứ, một phần khác, t́nh h́nh đất nước trong hoàn cảnh mới đă đặt ra nhiều vấn đề rộng lớn hơn, sâu xa hơn, tâm thức của con người hiện nay cũng khác biệt hơn so với cái tâm thức của thời kỳ mà các nhà văn trong Nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm đă từng sống.

– Ở trên đă nói đến cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương như là các anh muốn tái thực hiện cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của học giả Hoàng Văn Chí. Anh có sự so sánh ǵ giữa “những cây bút phản kháng ở quê nhà (1986-1989)” với biến cố Nhân Văn-Giai Phẩm?

+ NT: Về nội dung sáng tác của người cầm bút trong cả hai hoàn cảnh dĩ nhiên có nhiều điểm tương đồng: cả hai đợt đều biểu lộ cái khát vọng tự do của người cầm bút, đều đấu tranh cho sự tự do sáng tạo nhằm phục vụ cho những giá trị chân chính của con người. Tuy nhiên, nếu cần so sánh th́ ta cũng có thể thấy rơ có một sự khác biệt sâu xa: đó là những cây bút tham gia cao trào văn nghệ phản kháng (1986-1989) có tính chất đa dạng và rộng răi hơn nhiều so với Nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm hồi cuối thập niên 50. Hơn nữa, mục tiêu phản kháng và cường độ phản kháng của cao trào này cũng sâu  xa hơn, mạnh mẽ hơn, và tính chất biểu lộ sự đồng t́nh của giới độc giả quần chúng cũng sôi nổi và rộng răi hơn nhờ ảnh hưởng đến từ các biến cố trọng đại bên ngoài và chính sách cởi mở của Tổng Bí thư thời đó là Nguyễn Văn Linh. Nhưng đấu tranh với một chính quyền c̣n đang ở thế mạnh, lại có cả một bề dầy những kinh nghiệm lọc lơi về phương cách đàn áp và khống chế con người, th́ thành quả và số phận của cao trào này sau đó ra sao, ai cũng đă nh́n thấy. Nó đă xẹp đi  như một quả bóng x́ hơi, số ng̣i bút vẫn  c̣n  tiếp tục một cách quyết liệt con đường đă lựa chọn bây giờ chỉ c̣n  là con số rất nhỏ nhoi, và đáng buồn hơn, lại có cả những ng̣i bút từng tham gia cao trào ấy nay đă quay 180 độ để ngồi xổm lên chính những điều mà ḿnh đă từng viết ra.

Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng rằng sở dĩ có những hiện tượng đáng buồn như vậy không phải v́ mọi người đă nhận ra sự sai trái của ḿnh trong nhận thức  mà chính v́ sự  sinh tồn của mỗi cá nhân trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt. Nghĩa là tôi vẫn tin tưởng rằng khát vọng tự do cầm bút không bao giờ nguội tắt trong tâm tưởng của mỗi người dù hiện nay họ đang lựa chọn đất đứng nào. Phải trực diện đời sống thực tế ở trong nước th́ mới có thể cảm thông với nhận định này. Không nên chỉ cứ ở xa mà kêu gào người khác đóng vai anh hùng. Xu hướng thời đại vẫn đang lừng lững tiến lên, sự phát triển của kỹ thuật tin học không ngừng chiếm lĩnh các địa bàn trong mọi sinh hoạt của đất nước, tất cả sẽ tạo điều kiện cho những người khát khao tự do, dân chủ, đặc biệt là những người cầm bút sẽ có cơ hội viết lên trang sử mới đẹp đẽ hơn của dân tộc trước b́nh minh của Thế kỷ 21.

– Tôi nghĩ, ít nhất cũng là qua các sự kiện nh́n thấy, nghe thấy th́ “cao trào văn nghệ phản kháng (1986-1989)” có bề rộng, lan tỏa xa mà không sâu nặng, không cam go như thời Nhân Văn-Giai Phẩm. Nói theo ngôn ngữ nhà binh mà trong nước ưa xài là “có diện mà không có điểm”.

+ NT: Nêu vấn đề Diện và Điểm, như anh nói, là nhận diện cao trào văn nghệ phản kháng như một cuộc đấu tranh có tổ chức, có đường lối chỉ đạo rơ rệt và có sách lược đă được nghiên cứu kỹ luỡng. Tôi cho rằng nếu xét như thế là đă bỏ qua vấn đề bản chất “lề mề” của văn nghệ sĩ. Không hiểu có phải tôi đă chủ quan khi nêu nhận định này không, nhưng theo tôi, người văn nghệ sĩ thường đa dạng trong cung cách ứng xử cũng như trong sự lựa chọn đề tài sáng tác cho ḿnh. Cái ǵ thích, cái ǵ gây xúc động, gây rung cảm cho ḿnh th́ ḿnh viết. Họ không quen đứng trong một hàng ngũ để sáng tác hay viết lách theo nhu cầu đánh giá của hàng ngũ ấy. Có thể v́ thế mà họ không phân biệt rạch ṛi, hoặc ngay cả sự không thích phân biệt rạch ṛi, đâu là diện, đâu là điểm để đưa cao trào tới những thành quả cụ thể.

C̣n về những hệ lụy đến với những người tham gia cao trào không sâu nặng, không cam go như hồi Nhân Văn-Giai Phẩm th́ hoàn toàn đúng, nhưng cũng có thể v́ thế giới ngày nay đă có quá nhiều đổi thay so với gần 50 năm trước, dân chúng Việt Nam cũng không c̣n là những con cừu ngoan ngoăn như xưa, nhà nước dù muốn cũng không thể, không dám áp dụng chính sách đàn áp quyết liệt, thẳng tay như hồi trước. Xin hỏi anh, vào thời điểm 1986-1989, có một nhân vật văn hóa, văn nghệ nào ở Việt Nam mà dám muối mặt đứng ra làm một thứ Tố Hữu của những thập niên 50 hay không?

 Những anh chị em ra đi từ miền Bắc sinh sống, làm việc và tỵ nạn ở các nước Âu châu đón nhận cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương với một sự xúc động và thán phục. Cuốn mà tôi được gửi tặng ngày 3-12-1991 từ anh Lê Bửu Tấn, bạn bè tôi chuyền tay nhau đến mức nó sờn cong như thường thấy ở một cuốn chưởng Kim Dung! Mười năm đă qua, cho thấy giá trị hiếm có của cuốn sách trong vô vàn các sách báo hải ngoại. Theo tôi, h́nh như đây là cuốn sách duy nhất quy tụ được hầu hết các cây bút có khuynh hướng khác nhau của những người viết hải ngoại? Xin cho biết Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương được thực hiện về bài vở, về in ấn, phát hành như thế nào? Anh có những công việc ǵ trong đó và xin nói vài lời về bài viết “Nhà văn Nguyên Ngọc: suy nghĩ và hành động trong cao trào phản kháng” có trong cuốn sách?

+ NT: Tôi thật bất ngờ khi được anh cho biết cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương đă được tiếp đón nồng hậu đến như thế ở bên trời Âu, thế mà trong thâm tâm, tôi vẫn nghĩ nó chỉ mang lại nhiều hệ lụy trong khi thành quả th́ không có bao nhiêu, mặc dù tôi vẫn tự hào là đă được đóng góp một phần nhỏ nhoi trong việc h́nh thành cuốn sách  ấy. Đúng như anh nhận xét, đây là một cuốn sách hiếm hoi ở hải ngoại quy tụ được hầu hết  các cây bút có khuynh hướng khác nhau ở hải ngoại.

Theo nhận xét của tôi và nhiều anh chị em khác, th́ đây cũng là một lần duy nhất tính cho đến nay, đă có một nhóm như thế ngồi lại được với nhau, sôi nổi, nhiệt t́nh và đầy thiện chí để làm đến nơi đến chốn một công tŕnh kể từ lúc khởi sự cho đến khi hoàn tất. Ngoại trừ những người ở quá xa, phần c̣n lại khoảng trên dưới 20 người, chúng tôi đă làm việc ṛng ră suốt một năm trời, tuần lễ nào cũng họp mặt  để thảo luận, để trao đổi tin tức, để thu góp tài liệu, để phân công làm việc, để giải quyết mọi vấn đề xoay quanh cái chủ đề lớn khi đó: Cao trào văn chương phản kháng ở trong nước. Cuối cùng th́ chúng tôi cũng hoàn tất được việc biên soạn và ấn loát được một cuốn sách khá đồ sộ , dầy tới 800 trang khổ lớn, bao gồm bài vở và tài liệu của 27 tác giả ngoài nước đọc và viết về 79 tác giả ở trong nưóc. Công lao lớn nhất phải dành cho những người đă bỏ ra rất nhiều th́ giờ, tiền bạc và tim óc cho công tŕnh này như các anh Trần Vịnh, Đỗ Hữu Tài, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Quốc Trung, Lê Bửu Tấn, Nguyễn Bá Tùng, Trương Đ́nh Luân, Hoàng Sử Mai và một vài anh em khác nữa.

Sau khi cuốn sách được in ra, chúng tôi c̣n phân công với nhau đi tổ chức ra mắt ở vài nơi như Portland (Oregon), Houston (Texas) và Washington DC. Tôi và anh Đỗ Thái Nhiên nhận lănh nhiệm vụ ra mắt cuốn sách ở Portland State University thuộc thành phố Portland, tiểu bang Oregon với sự hợp tác tận t́nh của các anh chị em thuộc  Hội Sinh Viên Việt Nam ở đó. Cả hai  chúng tôi thay nhau thuyết tŕnh về những vấn đề xoay quanh Cao trào văn chương phản kháng ở Việt Nam và trả lời những thắc mắc do cử tọa nêu ra. Nh́n chung th́ có sôi nổi nhưng không có vấn đề  ǵ đáng tiếc xẩy ra.

Điều bất ngờ là sau này, chính anh Đỗ Thái Nhiên đă thay đổi lập trường chính trị và là một trong những người phê phán tôi bền bỉ và mạnh mẽ  nhất. Dẫu sao th́ tôi cũng cám ơn anh ấy ở chỗ đă chịu khó đọc những tác phẩm hay bài viết của tôi và tŕnh bày những cái nh́n khác biệt với cái nh́n vốn có của tôi bằng một giọng văn nhă nhặn, không phải là thứ văn chương chợ búa mà nhiều ngựi khác đă  dành cho tôi trên những tờ báo khác.

Trở lại với cuốn sách kể trên, như anh đă hỏi, tôi nhận sự phân công của anh chị em  trong nhóm biên soạn để viết về tác giả Nguyên Ngọc, nguyên bí thư Đảng đoàn Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ. Thực ra tôi không được quen biết hay tiếp xúc với nhà văn này trong những năm tôi chưa ra khỏi nước (1975-1979). Tuy nhiên, những văn liệu mà chúng tôi có về Nguyên Ngọc th́ khá phong phú, nên tôi đă viết bài “Nhà văn Nguyên Ngọc, những suy nghĩ và hành động trong Cao trào văn Nghệ phản kháng” chủ yếu là  qua việc nghiên cứu  những văn liệu này.

– Nếu có ư cho rằng vấn đề của Nhân Văn-Giai Phẩm khởi thủy từ một vài đề nghị có tính “góp ư thành thực để xây dựng Đảng” (đại để như: “Bây giờ không c̣n ở chiến khu nữa, mà đă ḥa b́nh rồi, văn nghệ sỹ vẫn dưới sự lănh đạo của Đảng nhưng Đảng cần cho anh em tự do trong sáng tác”, v.v…), gửi trực tiếp tới tướng Nguyễn Chí Thanh lúc đó nắm Tổng cục chính trị QĐNDVN, của một số anh em nhà văn quân đội mà Trần Dần đại diện; Sau do bị “nâng quan điểm” nên mới thành lớn chuyện và thành cái gọi là “vụ án” có tính “phản kháng văn nghệ” như đă xảy ra. Anh nghĩ sao về ư kiến này?

+ NT: Tôi không đồng ư với nhận định này v́ như thế vừa đánh giá quá thấp khát vọng tự do của anh chị em văn nghệ sĩ (mà đa số không ở trong quân đội, không là cấp dưới của tướng Nguyễn Chí Thanh để phải gửi kiến nghị), vừa bỏ qua những biến động trong t́nh h́nh thế giới vào thời điểm đó.

Theo nhận định của cụ Hoàng Văn Chí th́ có nhiều nguyên nhân cả về phương diện khách quan ngoài nưóc lẫn chủ quan trong nước. Xin tóm tắt như sau:

– Nguyên nhân khách quan: bao gồm những biến cố chấn động thế giới như việc hạ bệ Staline do Krushchev khơi mào trong Hội nghị lần thứ 20 của Đảng CS Liên Xô vào tháng 2-1956, như chủ trương “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” do Lục Định Nhất, Cục trưởng Cục Tuyên Huấn của Đảng CS Trung Quốc đưa ra vào tháng 5-1956, như các cuộc nổi dậy ở Poznan (Ba Lan) tháng 6-1956, ở Budapest (Hung gia lợi) tháng 10-1956.

-Nguyên nhân chủ quan: Phải kể đến tâm trạng của giới trí thức, văn nghệ sĩ trước t́nh cảnh: “báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội sau ngày tiếp thu vẫn đầy rẫy những bài ca tụng Đảng, Bác, những bài kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lưng chừng”. Đời sống vật chất của họ cũng cực kỳ thấp kém, hoàn toàn chênh lệch so với các cán bộ văn hóa cấp cao như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu… và những kẻ “bận đồ lớn, đi dự hội nghị, ăn uống ngồm ngoàm“. Rồi những biến động to lớn trong nưóc cũng xẩy ra trong thời kỳ đó như vụ nông dân ở xă Quỳnh Lưu nổi loạn, vụ thanh niên và công nhân  “miền Nam tập kết” đập phá trụ sở đồn công an ở Bờ Hồ và nhất là vụ sửa sai trong cuộc cải cách ruộng đất khiến nhà nước phải thả 12 ngàn đảng viên bị cầm tù v́ tố điêu, tố sai, dẫn tới việc Trường Chinh, Hồ Viết Thắng bị mất chức. Trong bối cảnh ấy, giới cầm bút không thể lặng lẽ ngồi yên. Sau cùng, không thể không nói tới những vị lớn tuổi trong hàng ngũ trí thức, văn nghệ sĩ c̣n mang nhiều tính chất của kẻ sĩ như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Thụy An, và đặc biệt là nhà nho đầy tiết tháo Phan Khôi. Không lẽ những tên tuổi như thế mà lại chỉ biết đóng góp phần tâm huyết của ḿnh sau khi Trần Dần, đại diện các nhà văn quân đội gửi “vài đề nghị có tính cách xây dựng Đảng” lên tướng Nguyễn Chí Thanh?

– Tôi có coi một số các bài nhận định của giới phê b́nh trong nước (cả loại bài viết có tính “văn công” , cả loại bài viết có tính độc lập) về văn học và sách báo hải ngoại (mà một số báo hải ngoại in lại), nhưng như không thấy có đánh giá nào về “sự kiện” cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương; Khi anh về nước, anh có thấy giới văn nghệ trong nước biết về cuốn này không? Nếu không, th́ với anh em văn nghệ trong nước, ta làm một việc gần như “ném đá xem tăm”! Uổng quá anh à?

+ NT: Cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương sau khi được phát hành, tuy hầu như không có một bài điểm sách nào nhắc nhở đến (hoặc giả nếu có th́ tôi cũng không được đọc), nhưng tự nó đă dấy lên trên mặt các báo chí hải ngoại những loạt bài nhận định và phê phán trên chủ đề “Có hay không có một cao trào văn chương phản kháng ở quê nhà?” Hầu hết các bài viết mà tôi được đọc th́ đều nghiêng về lập luận: đó là những chống đối giả, phản kháng giả, là những nắp x́ hơi của chính quyền. Cũng như số phận của cuốn sách bị giàng dây kéo lê trên mặt đường Bolsa, những cây viết trong nước được nhắc đến trong cao trào phản kháng th́ lại bị đem ra nhục mạ cách này hay cách khác, nhưng hằn học nhất phải kể tới sự kiện Dương Thu Hương được gọi là “Con Việt Cộng Cái” (chữ của N.V.N) hoặc “Con Việt Cộng” (N.V.C). Trong khi đó, về phía trong nước th́ tiếc thay, hầu như không mấy ai biết tới sự hiện diện của cuốn sách này, kể cả giới làm văn hóa, văn nghệ! Đúng là “uổng quá anh à”, như anh nói, nhưng không bao giờ chúng tôi tiếc xót công tŕnh của ḿnh đă thực hiện. Cuốn sách đă đóng đúng vai tṛ của nó trong thời điểm ấy, và chúng tôi không có cao vọng gặt hái được cái ǵ nhiều hơn.

*****

·         Khai Phóng

·         Nhà Thơ Hư Vô

·         Nhà Văn Nhật Tuấn

·         Nhật Báo Ba Sàm

·         Sáng Tạo

·         Việt Nam Thư Quán

·         Đỗ Phương Khanh

nhaxuatbanhuyentran 
@yahoo.com 
9882 Reading Avenue 
Garden Grove, CA 92844 
USA


 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

National Archives.

Federal Register

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

The Guardian

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

Viêt Nam Văn Hiến

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Chúng Ta

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

CNBC

Fox News

CNN

FoxAtlanta