MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học  

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Vở Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Diễn Đàn ֎ Learning ֎ Sports ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Video/TV ֎ Lottery ֎ Đà Lạt ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government

v Associated Press v Congressional Record

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣

 

SĂI VƯƠNG

 

 

 

 

 

 

Sắp đúng ngọ, những tia nắng chói mặc sức tỏa nóng. Trời tịnh, hàng thông ven sông bất động trầm mặc chịu đựng dăi dầu. Dọc băi cát ven sông Ái Tử, một đoàn khoảng hai mươi người lầm lũi bước chậm uể oải mỏi mệt. Đi đầu là vài thanh niên tuổi trên dưới ba mươi, kẻ quần người khố, mấy phụ nữ áo váy nâu bạc nhăn nhúm, kẻ dắt người bồng vài đứa trẻ gầy c̣m, đứa quần ngắn cũn cỡn, đứa cởi truồng ṇng nơng. Những đứa trẻ gầy yếu, tóc lởm chởm bụng ỏng đít teo. Sau cùng là mấy cụ gia khẳng khiu lưng c̣ng tóc bạc...

Có tiếng trẻ khóc thét, tiếng người mẹ dỗ nhưng đứa trẻ cứ ưỡn lên gào. Bà cụ chép miệng:“Thằng bé khát sữa”. Một cụ ông từ phía sau bước nhanh tới nói với chàng trai đi đầu:“Trời nóng người người mệt lả, ta nên dừng nghỉ lo cơm nước. Tôi c̣n dăm bát gạo với tí sắn khô đủ nấu nồi cháo loăng. Đàng nào ta cũng đă tới Ái Tử, chẳng nên quá vội vă.” Chàng trai ngừng quay lại, thoáng nh́n những bàn chân khô nứt nẻ dọc ngang vết gai cào xước sau bao ngày băng rừng vượt suối, những bàn chân sưng tấy muốn rỉ máu, chàng chỉ cây đa phía trước:“Các cụ cố vài bước đến đấy hẵng ngơi”. Đoàn người đến gốc đa dừng lại. Kẻ xuống sông rửa ráy, tắm giặt, kẻ lo bếp núc, quây quần ngồi húp cháo quanh gốc cây chuyện văn rôm rả, kẻ giọng Thanh Nghệ, người giọng miền ngoài Sơn Nam Kinh Bắc. Họ mang chung nỗi thống khổ kiếp lầm than phải tha phương cầu thực, t́m về phương nam như chốn cứu độ thoát cảnh đời u tối. Húp xong bát cháo nóng, cụ già vui chuyện:“Tôi quê xứ Nghệ, huyện Nghi Xuân. Trời xui gặp cảnh khổ, năm kia lụt thủy thần cướp mất mụ vợ, chết mấy ngày sau mới t́m thấy xác tấp vào bụi tre cuối thôn. Năm sau mất luôn hai thằng con trai v́ dịch bệnh. Ngoài năm mươi tuổi chịu cảnh táng vợ khóc con, xiết bao đau xót. Nghe phương nam đất đai mầu mỡ khí hậu hiền ḥa, lại có chân chúa nhân ái hằng tâm cứu giúp người lầm than nên đánh liều dẫn thằng con út bỏ xứ ra đi, cũng là cách vùi sâu quên lăng những đắng cay khổ ải”. Cụ già ngừng nh́n con trai đang say ngủ dưới gốc cây. Cụ tiếp:“Cái ḥm gỗ nhỏ kia đựng hài cốt cha tôi, cùng là vợ con. Ḿnh đi chẳng lẽ bỏ cha ông vợ con côi cút, cố mang nắm tro tàn vào nam may ra táng đúng cuộc đất phát, con cháu mai sau đỡ vất vả khổ nhọc từng bữa chạy ăn”. Một người đàn ông lên tiếng:“Hoàn cảnh tôi lại khác. Sinh ra ở chốn thị thành, gia đ́nh khá giả, sau chỉ v́ cờ bạc, mê say từ mấy con thất văn cửu vạn đến đồng tiền sấp ngửa mà táng gia bại sản, nhà cửa cầm cố chẳng có tiền chuộc. Xấu hổ với làng nước đành phải dắt díu vợ con ra đi...” Nghe người đàn ông nói, người vợ đang ôm con nghĩ tủi phận quay sang phía khác sụt sùi. Ông cụ quay sang hỏi chàng trai ngồi cạnh:“Trường hợp của chú th́ sao?” Chàng trai ra vẻ lưỡng lự rồi chậm răi kể:“Chẳng dấu ǵ quư cụ, tôi vốn người kẻ chợ (Thăng Long), tổ phụ mấy đời làm tôi nhà Mạc. Khi vua Lê chúa Trịnh chiếm Thăng Long, nghĩ không thể cúi đầu chịu nhục trước cơn quốc biến, tôi chạy lên mạn Lạng Sơn phù vua Càn Thống (Mạc Kính Cung). Trải nhiều thất bại, nhà vua chạy sang đất Long Châu cầu cứu người Tàu giúp sức ḥng đạt lại ngôi báu. Tôi thối chí ngă ḷng, nghĩ người Tàu chẳng bao giờ thực tâm giúp đỡ dân ta. Bao năm xa nhà, thương cảnh vợ chờ con đợi nên bỏ ngũ, dẫn vợ con trốn đi phương nam t́m đất sống”. Cụ già tướng rắn rỏi vẫn lặng yên ngồi sau chàng trai bỗng lên tiếng:“Thôi cũng là cơ duyên, mỗi người một hoàn cảnh nhưng bọn ta cùng nh́n một hướng, cùng ngóng về nam, như bầy chim bỏ xứ mong t́m đất lành. Cơ trời xui gặp dưới chân Hoành Sơn, dắt d́u nhau vượt đèo lội suối băng rừng đến vùng đất hứa. Tôi nghĩ giá không có các chú trẻ trung tháo vác chắc lũ già bọn tôi đă bỏ xác dọc đường... Nay tuổi già sức yếu, gạo nước chẳng c̣n, chắc nội buổi xế ta phải đến cửa quan cậy người giúp đỡ...” Câu chuyện dở dang khi mọi người nghe có tiếng ngựa hí, năm vơ tướng trên lưng chiến mă phi nước kiệu ra phía bến sông. Đoàn người vụt đứng cả dậy ṿng tay trước ngực, lũ trẻ con hết nhốn nháo lặng yên nép bên mẹ sợ sệt. Trông thấy đám người lạ, một vơ tướng c̣n trẻ dừng ngựa bước xuống hỏi. Ông cụ người Nghệ lễ phép kể lể nguồn cơn. Vơ tướng nghe xong đi tới gặp vị vơ quan mặt đỏ, râu ba cḥm uy nghi đường bệ trên lưng con ngựa trắng cao lớn. Lát sau, viên vơ quan trở lại nói:“Các người theo ta về quán trạm tạm nghỉ qua đêm. Chớ lo lắng v́ quán có kẻ lo sẵn giường chiếu chăn màn, đồ ăn thức uống. Việc định cư quan trên sẽ liệu sau, bước đầu có khó khăn nhưng quyết không để ai đói khát”. Đoàn người vui mừng rảo bước như trút hết lo âu mệt nhọc. Viên vơ quan nói với ông cụ đi cạnh:“Các người tốt phúc gặp ngay chúa thượng. Ngài chính là người râu ba cḥm cưỡi ngựa trắng. Ngài sùng đạo Phật, nhân từ khoan hậu. Dân chúng tôi thường gọi ngài là Săi Vương hay Chúa Săi, có kẻ gọi Phật Chủ”.

*****

Định mệnh như định sẵn ngôi vị chúa tể phương nam cho người con trai thứ sáu của Tiên Chúa Nguyễn Hoàng. Tiên Chúa đông con trai, cả thảy mười người. Năm trai đầu được đặt tên chỉ hai chữ, từ Nguyễn Hà, Hán, Thành, Diễn, Hải. Một đêm, Nguyễn Thị Phu Nhân nằm mơ thấy chữ Phúc từ trời rơi trên bụng, từ đấy thụ thai sinh người trai thứ sáu. Đứa bé sinh ra khôi ngô tuấn tú, trán cao miệng rộng, tai dài như tai phật, tiếng khóc dội mấy gian nhà. Tiên Chúa mừng sinh quư tử, định đặt tên con là Phúc, sau nghĩ nếu vậy chỉ có một người được hưởng nên dùng chữ Phúc làm tên đệm chung cho con cháu mai sau. Lại nghĩ căn nguyên chữ Phúc từ đây mà có nên đặt tên con là Nguyễn Phúc Nguyên. Phúc Nguyên khôn lớn tỏ ra thông minh nhân hậu, tính cẩn trọng nh́n xa trông rộng. Năm Quư Tỵ 1593, Tiên Chúa cùng năm con trai đầu ra Thăng Long bái yết vua Lê. Phúc Nguyên ở lại cai quản Thuận Hóa. Sau gần tám năm chinh chiến ở đất bắc, Tiên Chúa trốn về lại Ái Tử. Mười ba năm sau, năm Quư Sửu 1613 Tiên Chúa măn phần, các con trai lớn đều đă mất, chỉ c̣n người thứ năm là Quận Công Nguyễn Hải đang ở tại quê nhà, huyện Tống Sơn Thanh Hóa. Nguyễn Phúc Nguyên đương nhiên thay cha làm chúa phương nam, hợp với ước vọng Tiên Chúa v́ ngài thực sự tin yêu nhất người con thứ sáu của ḿnh. Năm ấy Phúc Nguyên đă năm mươi mốt tuổi, thừa chín chắn và kinh nghiệm từng trải trên hai mươi năm cầm quân. Dân phương nam mến người đức độ cứu họ thoát cảnh đời cơ cực, lại thấy tân chúa vốn sùng đạo Phật, từng xây dựng bao cảnh chùa danh tiếng nên xưng tụng ngài là Săi Vương hay Chúa Săi, coi họ Nguyễn là chúa tể phương nam.

Tại Thăng Long, nhận tin Nguyễn Hoàng từ trần, vua Lê chúa Trịnh gửi sứ giả vào viếng, truy tặng Nguyễn Hoàng làm Cẩn Nghi Công. Nhà vua sắc phong Nguyễn Phúc Nguyên làm Thụy Quận Công thay cha trấn thủ hai xứ Thuận Quảng. Chúa Săi niềm nở tiếp sứ thần, tỏ ḷng tuân phục mọi mệnh lệnh, hứa nộầp đủ các sắc thuế triều đ́nh quy định từ trước...

Sau khi sứ giả về bắc, Chúa Săi lo ngại hỏi ư Tham Tướng Nguyễn Triều Văn. Văn là người đồng hương với chúa, kiến thức uyên bác lại một ḷng tôn phù được chúa quư mến. Chúa nói:

-Ta biết sứ giả vào đây mục đích chính là thăm dọ t́nh h́nh, ta niềm nở nhưng y vẫn tỏ vẻ ngờ. Ngươi đôi phen tiếp xúc thấy ư y thế nào?

-Việc họ Trịnh ngờ vực ta theo ư thần là hiển nhiên, không phải bây giờ mà từ thời Tiên Chúa. Nhất là mới đây, họ Trịnh không biết do đâu phát giác ra tung tích phu nhân có liên hệ huyết thống với nhà Mạc. Y c̣n biết ta trọng đăi Mạc đại nhân (Mạc Cảnh Huống, em Khiêm Vương Mạc Kính Điển) như bề tôi rường cột. Nói chuyện với thần, sứ giả cố t́nh khoe sức mạnh binh lực họ Trịnh ḥng đe dọa ta. Y nói trước sau ǵ Mạc Kính Cung và tàn quân sẽ bị tiêu diệt.

Chúa nghe Triều Văn nói bỗng “à” lên một tiếng. Th́ ra thế, nguyên người vợ chúa yêu nhất là Mạc Thị Giai. Cơ duyên xui bà gặp gỡ công tử Nguyễn Phúc Nguyên, nên nghĩa vợ chồng. Phu nhân xinh đẹp đoan trang thuần hậu, sống lễ nghi khuôn phép, lại sinh cho chúa con trai đầu là Nguyễn Phúc Kỳ nên được chúa yêu v́, cho đổi thành họ Nguyễn. Tàn quân Mạc ở vùng Cao Bằng Lạng Sơn hiện do Mạc Kính Cung chỉ huy. Chúa nói:

-Thân phụ ta biết sức c̣n yếu, vẫn muốn duy tŕ giao hảo giữa hai họ Trịnh Nguyễn nên gả em gái ta Ngọc Tú cho Trịnh Tráng. Nay ta mới lên ngôi cao phải trọng tôn ư phụ thân, nhưng giả họ Trịnh cố t́nh gây hấn, theo ngươi nên dụng cách chi đối phó?

-Đất bắc vốn nhiều người tài nh́n xa trông rộng hết ḷng phú tá họ Trịnh. Có kẻ đă từng khuyên Trịnh Tùng nên ngừa trước họa phiên trấn, t́m cách thu bớt quyền hành hai xứ Thuận Quảng. Tùng sở dĩ chưa dám làm v́ nội t́nh chưa yên, mặt bắc c̣n bị đe dọa. Nếu họ Trịnh thắng thế cố t́nh ḍm ngó phương nam, cho dù họ đông quân nhưng di chuyển xa, nhiều ngăn trở. Ta yếu quân nhưng dựa vào thế hiểm pḥng chống, một chọi được mười nên không có chi đáng ngại, điều cần quan quân trên dưới một ḷng quyết chiến. Chúa thượng nên pḥng xa củng cố binh lực. Luôn dọ thám địch t́nh để tùy cơ ứng phó, ấy là thượng sách.

Chúa nghe đẹp dạ. Năm sau, chúa t́m cách liên hệ với người Bồ Đào Nha học hỏi kỹ thuật phương tây, mở phường đúc súng đạn. Mặt khác chúa trọng đăi tướng sĩ, thường xuyên diễn tập bộ binh lẫn tượng binh, xây thành đắp lũy. Chúa thường nói với quần thần:“Thuận Quảng là đất trời dành cho ta dựng đại nghiệp. Trạng Tŕnh khuyên tổ phụ ta vượt Hoành Sơn vào nam v́ ngài thấy rơ thiên cơ”. Với anh em con cháu trong nhà cũng như quần thần, chúa một mực ngay thẳng công b́nh tùy tài năng công trạng phong chức tước. Chúa phong trai trưởng Nguyễn Phúc Kỳ làm Trấn Thủ Quảng Nam tước Quận Công, ư muốn chọn Phúc Kỳ nối nghiệp sau này. Người em thứ mười của chúa Quận Công Nguyễn Phúc Khê tài năng đức độ được chúa quư mến giao nhiều trọng trách phong chức Tổng Trấn. Trong khi các em trai khác Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch lĩnh chức Chưởng Cơ, cai quản hơn trăm quân trấn phía nam ChiÔnh Dinh ( tức dinh Ái Tử). Mầm bất măn ngấm ngầm nẩy sinh trong anh em, Hiệp và Trạch không bằng ḷng chức phận, nghĩ người anh xử sự thiếu công b́nh nhưng cả hai yên lặng chờ thời cơ. Cho đến khi Nguyễn Vệ, cháu đích tôn của Tiên Chúa (Vệ là con trai trưởng của Nguyễn Hà) được Chúa Săi phong chức Chưởng Dinh, Nguyễn Tuyên em Vệ trở thành vơ tướng chỉ huy cấm binh giữ Chính Dinh, Phúc Hiệp không dằn được bực tức. Hiệp bàn với Trạch:

-Khi thân phụ sắp ĺa trần căn dặn anh em phải gắn bó yêu thương nhau. Thân phụ mất mồ chưa xanh cỏ, ông ấy (chỉ Chúa Săi) đă vội quên di huấn. Chức trấn thủ Quảng Nam lẽ ra của tôi, ông ấy dành cho con. Phúc Khê chỉ là em út lại được trọng đăi. Ngay đến mấy thằng cháu Nguyễn Vệ Nguyễn Tuyên cũng nắm chức quyền hơn chú nó, tôi hỏi chú vậy trong gia tộc c̣n chi trật tự tôn ti. Ông ấy cố t́nh phá vỡ tôn ti, mưu bá đồ vương xưng hùng một cơi, phản lại nguyện vọng tổ phụ một ḷng phù Lê. Gịng họ nhà ta mang tiếng phản nghịch hổ danh với hậu thế. Trăm năm bia đá cũng ṃn mà ngàn năm bia miệng chẳng dứt.

Phúc Trạch trầm ngâm giây lâu trả lời:

-Tôi thấy điều ấy từ lâu nhưng chưa tiện nói. Quả ông ấy xử với anh em ta quá bạc bẽo, lặng yên sinh ấm ức, nghĩ măi chẳng ra cách giải quyết.

-Tôi nghĩ có chi là khó, chỉ ngại chú không quyết tâm hỗ trợ tôi.

Phúc Trạch mừng:

-Vậy ra anh đă có kế sách. Thưa thật anh bảo nhảy vào lửa Trạch này cũng chẳng từ.

-Nào khó chi. Chú nghĩ công lao trung hưng nhà Lê tuy do tổ phụ (chỉ Nguyễn Kim) nhưng ngài mất sớm. Bác Trịnh (chỉ Trịnh Kiểm) thay tổ phụ bao năm chinh chiến nằm gai nếm mật, tiếp đến Trịnh Tùng tiết chế binh quyền, mấy chục năm gian nguy mới chiếm lại Thăng Long. Thân phụ ta trấn giữ Thuận Quảng chỉ ra kinh đô nhận công thưởng. Xét công lao họ Trịnh rất lớn, lại đối xử với gịng họ ta không quá tệ, vẫn đặt ông Nguyên vào chức trấn thủ Thuận Quảng, làm vua một cơi miễn sao nộp đủ sưu thuế hàng năm. Ông Nguyên và bọn cận thần không lấy vậy làm ân, cố t́nh kèn cựa đ̣i hưởng bổng lộc chức vị ngang với họ Trịnh là điều trái lẽ. Nếu chú bằng ḷng, tôi sẽ liên lạc với Trịnh Tráng, dù ǵ nó vẫn là em rể, mai sau sẽ nối chức cha quyền nghiêng thiên hạ. Tôi sẽ cho Tráng biết âm mưu của ông Nguyên, hẹn quân Trịnh khởi binh chinh phạt, ta làm nội ứng lo chi việc không thành. Lúc ấy ta chỉ xin họ Trịnh tiếp tục cho tôi và chú chia nhau chức trấn thủ hai xứ Thuận Quảng.

Phúc Trạch cả mừng khen diệu kế, cả hai quyết tâm bí mật xúc tiến kế hoạch. Thanh Quận Công Trịnh Tráng nhận mật tin bàn với phụ thân nên nhân cơ hội chinh phạt phương nam, bẻ gẫy âm mưu tự chủ của Chúa Săi từ trong trứng nước. Chúa Trịnh cho là phải truyền chuẩn bị xuất quân. Mọi việc tưởng êm xuôi nào ngờ đất bắc xẩy nhiều chuyện rối rắm. Mùa xuân trung tuần tháng giêng năm Kỷ Mùi 1619, kinh đô Thăng Long bị hỏa hoạn chưa từng có. Ngọn lửa bốc từ phủ chúa vào quá trưa cao vài mươi trượng được gió đẩy như rồng gặp nước, thiêu cháy hầu hết dinh cơ, lan ra cả phố phường, vào tận cửa Đoan Môn của triều đường, đến tối mịt quân dân mới dập tắt lửa. Ngoài thiệt hại vật chất, thêm mấy mươi người tử vong, tiếng gào khóc thâu đêm tiếc của tiếc người. Chúa Trịnh rầu rĩ phát ốm hàng tháng. Tháng ba, triều đ́nh bàng hoàng rối loạn do vụ Quận Công Trịnh Xuân con thứ chúa Trịnh cấu kết với vua Lê Kính Tôn âm mưu sát chúa bằng súng và chất nổ. Việc lộ, cả hai bị bắt giam trong cung. Vua Lê lại là rể của chúa, chồng Trịnh Thị Ngọc Trinh. Cuối cùng vua bị bức tử. Chúa chọn Duy Kỳ là cháu ngoại (con trưởng Kính Tôn và Ngọc Trinh) lên ngôi tức vua Thần Tôn. Phần Trịnh Xuân thay v́ nhận án tử, chỉ bị biệt giam trong cung cấm. Thời gian sau chúa thương con nên tha tội Xuân, lại cho phục chức nắm giữ binh quyền lập công chuộc tội.

Tại Thuận Hóa được tin biến loạn, chúa Săi cười nói với quần thần:“Tùng chẳng cần biết có vua th́ con hắn cũng chẳng cần biết có cha. Đạo trời báo ứng chẳng sai bao giờ.” Tháng sau trong phiên chầu chúa lại nói:“Ta nghĩ biến loạn tại triều đ́nh do Trịnh Tùng sắp đặt t́m cách giết vua cho hợp lẽ. Nhưng chính hắn đă dạy con ḿnh bài học phản trắc coi thường đạo lư chỉ do tranh đoạt quyền lực. Ta tin mai này Trịnh Tùng đêm ngủ không yên giấc, mong chi đạt hai chữ b́nh an mà tự xưng B́nh An Vương.”

Phần Phúc Hiệp và Phúc Trạch được tin bồn chồn lo lắng sợ việc không thành. Sang thu, Hiệp lại cho người liên lạc với Trịnh Tráng bàn lại việc cũ. Trịnh Tráng thưa với chúa. Chúa Trịnh nói:“Đây là chuyện ta cần dè dặt nghĩ suy, tránh tiếng đôi bên gịng họ bôi mặt đá nhau. Nhất là lại vừa xẩy ra mấy chuyện buồn ḷng, ngoài dân mất mùa đói kém, ta nên thư thả đợi sang năm hăy tính”. Tuy chúa nói thế nhưng Trịnh Tráng lại hứa với gia tướng của Phúc Hiệp rằng sang xuân sẽ động binh. Ư Tráng muốn đánh Chúa Săi càng sớm càng tốt, cũng là cách chuẩn bị an toàn vững ngôi chúa tể của ḿnh một mai phụ thân khuất núi.

Đầu xuân năm Canh Thân 1620. Trịnh Tráng thưa với chúa:“Nay Hiệp và Trạch quyết tâm theo ta, t́nh nguyện làm nội ứng, nếu để quá lâu không hành động tất chúng ngă ḷng. Vừa rồi con lại nhận thư Hiệp thúc dục. Con nghĩ kế hay nhất ta cứ đem vài ngàn quân trấn ngay sông Nhật Lệ, gọi là tuần tra. Nếu Hiệp Trạch làm nên chuyện, ta tiến quân phụ giúp, bằng không lại rút. Thế là ổn mọi bề.” Chúa suy nghĩ giây lâu rồi thuận. Đô Đốc Nguyễn Khải nhận lệnh chúa Trịnh chỉ huy năm ngàn tinh binh tiến về nam.

Tại Thuận Hóa, Hiệp và Trạch nghe tin quân Trịnh nam tiến cả mừng. Trạch bàn với Hiệp:

-Trịnh đă động binh, ta xúc tiến ngay công việc. Ư tôi phải làm sao tách Nguyễn Tuyên khỏi ông Nguyên v́ hắn luôn kề cận ông ấy. Tuyên vơ nghệ cao cường, đa mưu túc kế ta khó động thủ. Khi thành kế điệu hổ ly sơn, ta sẽ bất ngờ hạ sát ông ấy đoạt binh quyền, mở đường cho quân Trịnh tiến vào.

-Làm cách nào điệu hổ ly sơn?

-Ta bàn với ông Nguyên cử Tuyên chỉ huy quân ra Nhật Lệ ngăn Trịnh, tôi chắc ông Nguyên sẽ nghe.

Chúa Săi nghe tin quân Trịnh vào án binh bên sông Nhật Lệ. Chúa họp quần thần bàn thảo. Tham Tướng Nguyễn Triều Văn nói:

-Tâu chúa thượng, thần nghĩ quân Trịnh động binh chưa hẳn có ư đánh ta v́ chưa có cớ chinh phạt, chỉ nói là tuần tra xứ Nghệ. Tuy nhiên ta vẫn pḥng xa, bí mật điều quân, sẵn sàng đánh trả nếu Trịnh trở mặt.

Phúc Hiệp tiếp lời Triều Văn:

-Quan Tham Tướng quả cao kiến, việc bí mật điều binh ra Nhật Lệ hợp lẽ. Tôi nghĩ nên giao trọng trách cho Nguyễn Tuyên. Tuyên quen chinh chiến, nhiều mưu sâu kịp thời ứng phó t́nh h́nh.

Chúa Săi băi chầu, hẹn ngày mai quyết định mọi việc. Buổi chiều, chúa ngồi sau hiên một ḿnh uống rượu ngắm hoa, những đóa phù dung nở sớm nhởn nhơ trước gió. Nguyễn Tuyên bước ra cúi chào. Tuyên tuổi ngoài bốn mươi, là cháu ruột gọi chúa là chú. Trong các cháu, chúa gần gũi yêu quư Tuyên như con, cho phép vào dinh chúa bất cứ lúc nào. Ban đêm Tuyên thường ngủ lại dinh cắt đặt cấm binh tuần pḥng bảo vệ chúa. Tuyên vũ dũng mưu lược, trầm tĩnh nghĩ suy nên chúa tín cẩn. Chúa nói:

-Ta có mỹ tửu khách thương phương bắc mới tặng, cháu thử xem sao, lát ta có chuyện bàn...

-Chú thích phù dung, cháu không biết thưởng hoa nên thấy hoa nào cũng đẹp.

Chúa cười ôn tồn:

-Ngắm hoa là một trong những thú vui thanh cao, cháu phải hiểu biết về hoa mới phân biệt được hoa nào là quư.

Uống xong chén rượu, chúa vui miệng chỉ những gốc mai xanh biếc lá ở góc vườn:

-Ngay như loài mai cháu thường thấy cũng có nhiều loại. Vùng này nhiều mai vàng, c̣n gọi là lạp mai. Giống này thân cứng thẳng, lá xanh mượt khác với giống bạch mai hoa trắng và thơm, dáng phong vận, đẹp mà cốt cách. Mùa xuân, trong trăm hoa th́ mai nở đầu tiên. Cổ nhân nói “Tiên hướng bách hoa đầu thượng khai” là chỉ ư đó. C̣n phù dung, hoa nở vào hai mùa xuân thu. Cây phù dung trong vườn ta rất quư, thuộc loại “tam sắc túy phù dung”, có nghĩa phù dung say biến ba sắc, sớm trắng, trưa đỏ, tối mầu càng đậm. Ta đang cố t́m loại phù dung quư thường được người đời gọi “văn quan hoa”. Giống hoa ngày đầu nở trắng, ngày hai đỏ lợt, ngày ba sắc vàng, ngày bốn đỏ thẫm rồi rụng biến thành mầu tía...

Chúa say sưa nói chuyện hoa, từ các loại đào xinh đẹp đến hoa lê say trăng cợt gió... Đợi chúa nói hết, Nguyễn Tuyên tần ngần một lúc mới mở lời:

-Chuyện bàn sáng nay về việc quân Trịnh, ư chú quyết định ra sao?

-Chú định theo ư chú Phúc Hiệp bàn. Mai cháu chuẩn bị kéo quân ra sông Nhật Lệ, tùy cơ ứng biến.

-Cháu xin thưa, chuyện năm ngàn quân Trịnh tiến vào Nhật Lệ theo cháu chẳng phải ngẫu nhiên mà ẩn dấu một ư đồ ta chưa khám phá ra. Ḷng cháu phân vân ngờ vực từ chuyện trong nhà. Từ lâu cháu biết ư hai chú Hiệp Trạch không bằng ḷng với chức phận, việc quân bê trễ, thường cùng nhau rượu chè, xa lánh mọi người.

-Nhưng chuyện hai chú và quân Trịnh nào có chi liên hệ?

-Cháu xin tiếp. Từ vài tháng nay, cháu thấy hai chú bỗng dưng đổi tính, thường xuyên hợp tác luyện binh bày trận, lại dùng cả tượng binh tập công thành. Nay quân Trịnh đột nhiên động binh khiến cháu càng ngờ vực thêm.

Chúa nghe Tuyên nói có vẻ chột dạ:

-Nhưng ta chưa có bằng cớ xác thực chứng minh sự thật, vậy nên tính sao?

-Cháu đă có chủ trương, chỉ cần chú thuận.

Nguyễn Tuyên kề tai chúa th́ thầm. Chúa nghe xong đăm chiêu suy nghĩ. Chiều dần tàn, mặt trời đă khuất sau ngọn đồi xa, trời xanh trong nhẹ nắng, có cánh c̣ lẻ loi cuối chân trời. Chúa khẽ thở dài:“Được, cháu liệu việc khá vẹn toàn, mai ta sẽ tiến hành đúng kế sách của cháu”. Đêm ấy chúa thao thức, đêm dài lê thê.

Sáng sớm, chúa triệu tập một số cận thần. Chúa nói với Phúc Hiệp:“Ta sẽ làm theo kế sách chú tŕnh hôm qua”. Hiệp nghe cả mừng:

-Tuyên cầm quân đi, em sẽ đem quân về bảo vệ ChiÔnh Dinh v́ đây c̣n thưa lính, ta bố trí Phúc Trạch giữ ṿng ngoài, thế là mọi sự chu toàn.

Chúa ra vẻ suy nghĩ:“Các chú cứ trở về giữ cơ đội, lo pḥng thủ, việc đến ta sẽ liệu sau”. Ư Hiệp và Trạch muốn gần gũi chúa để dễ sát hại, đồng thời chiếm cứ Chính Dinh đón quân Trịnh tiến vào. Nghe chúa nói, cả hai miễn cưỡng lên đường nhưng vẫn mừng, đánh giá mưu đồ thành công một nửa. Hiệp nói với Trạch:“Tuyên đem hết quân đi, ChiÔnh Dinh kể như bỏ trống, ta t́m cách lọt vào thành, nội công ngoại kích tất thủ thắng.”

Nguyễn Tuyên cùng anh là Nguyễn Vệ nhận lệnh chúa dẫn gần năm ngàn quân lên đường tiến ra phía bắc. Vừa qua địa phận Ái Tử, Tuyên nói với Vệ:

-Theo lệnh chúa thượng, anh dẫn hai ngàn quân đến bờ nam sông Nhật Lệ ém binh theo dơi sát địch t́nh, tuyệt đối cấm không cho bất kỳ ai vượt sông. Phần em có nhiệm vụ khác, anh kíp lên đường.

Nguyễn Vệ lập tức kéo quân đi. Tuyên cho quân bố trí đêm ngày canh giữ các trục lộ chính, lệnh quân xét hỏi bất cứ ai khả nghi. Hai ngày sau, quân canh báo đă bắt giữ kẻ khả nghi đang phi ngựa trong đêm. Y xưng là tùy tướng của Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Hiệp, khám trong người t́m được một phong thư niêm kín. Tuyên đọc thư, thư Phúc Hiệp gửi Đô Đốc quân Trịnh Nguyễn Khải. Hiệp định ngày tấn công ChiÔnh Dinh, đề nghị Nguyễn Khải vượt sông tấn công cầm chân quân Nguyễn. Tuyên vừa mừng vừa giận, gặp riêng viên tùy tướng hỏi:

-Người là ai? Đi đâu, có việc ǵ?

-Tôi là tùy tướng của quan Chưởng Cơ. Quan ra lệnh tôi mang thư trao tận tay Nguyễn Đô Đốc, nhận thư hồi âm xong gấp rút trở về.

-Chỉ thế thôi ư?

-Thưa vâng, chỉ có thế.

-Ngươi biết nội dung thư?

-Tôi chỉ mang thư theo lệnh chủ tướng, tuyệt không biết thư ǵ.

Ngay đêm ấy, Nguyễn Tuyên đem viên tùy tướng về ChiÔnh Dinh tường tŕnh chúa mọi việc. Chúa nghe giận tái người, lại nghĩ xấu hổ v́ mới đây, chúa từng xỉ vả chê bai họ Trịnh cốt nhục tương tàn. Chúa gọi người em út, Quận Công Nguyễn Phúc Khê hỏi cách đối phó. Khê nói:“Việc này anh phải sử xự phân minh, không vị t́nh riêng mà quên phép nước. Tôi có cách vạch mặt bọn phản nghịch”. Chúa hỏi cách chi? Phúc Khê đáp:

-Tôi sẽ giả thư Nguyễn Khải gửi cho Hiệp Trạch định ngày khởi binh, giao viên tùy tướng về trao tận tay Hiệp. Khi chúng kéo quân về đây, ta cho phục binh vây kín, nếu đầu hàng ta dung, bằng chống sẽ bị tiêu diệt.

Chúa trầm ngâm:

-Dù sao ta cứ xử trọn nghĩa huynh đệ. Đích thân tôi và chú sẽ dùng lời phải trái khuyên can, cực chẳng đă mới dùng vũ lực.

Phúc Khê cho là phải, thảo ngay thư, cho gọi viên tùy tướng vào dinh. Khê nghiêm nghị:

-Tội ngươi đáng chết nhưng ta nghĩ kẻ làm tôi phải vâng mệnh chủ tướng nên tạm tha. Nay ngươi theo lệnh ta mang thư này về trao chủ tướng. Việc chỉ có thế. Ta biết ngươi c̣n mẹ già, vợ dại con thơ hiện ở ngoại dinh. Nếu phản trắc mạng ngươi chẳng c̣n mà gia đ́nh cũng khốn.

Viên tùy tướng sợ hăi cúi lạy, đập trán trên sàn khóc lóc tạ tội. Phúc Khê lệnh cởi trói, trao thư, cấp thêm tiền bạc, dặn ḍ cách đối đáp nếu chủ tướng hạch hỏi. Nói xong khiến y lên đường ngay. Phúc Khê ra lệnh cho Nguyễn Tuyên xúc tiến ngay kế sách đối phó.

Năm ngày sau, chúa cùng Phúc Khê thức dậy khi c̣n tối đất. Anh em đang ngồi uống trà đàm đạo bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập càng lúc càng gần. Chúa biết quân Hiệp Trạch đang kéo đến, bèn cùng Phúc Khê bước lên vọng lâu theo dơi.

Từ xa, Phúc Hiệp cỡi ngựa dẫn đầu khoảng năm trăm quân tiến thẳng đến cổng dinh, thấy trong dinh lặng yên không một ánh lửa. Hiệp mừng lắm nghĩ bên trong không pḥng bị, cho ngựa đến dưới dinh hét lớn gọi trưởng canh mở cổng vào yết kiến chúa thượng có việc cơ mật. Hiệp gọi dăm lần mới thấy có tiếng trả lời:

-Bẩm quan Chưởng Cơ, chúa thượng mới ra nghiêm lệnh cấm bất cứ ai vào dinh buổi sớm nếu không có phép chúa. Quan Chưởng Cơ xin đợi đến đầu giờ th́n chúng tôi sẽ tŕnh tâu.

Phúc Hiệp cả giận:

-Ta là em chúa thượng nào ai xa lạ. Mở cổng ngay, chuyện khẩn cấp.

-Bẩm quan, chúng tôi chỉ tuân lệnh chúa thượng. Xin ngài miễn thứ.

Biết không thể thuyết phục trưởng canh, Phúc Trạch bàn nên tấn công gấp. Phúc Hiệp lệnh toán tượng binh chuẩn bị dàn hàng ngang tràn vào cổng dinh, súng thần công lên lửa sẵn sàng nhả đạn. Bỗng có tiếng hét lớn từ trên vọng lâu:

-Ta chưa truyền lệnh, các chú vô cớ kéo quân về đây là nghĩa lư chi?

Nhận ra giọng Chúa Săi, cả Hiệp lẫn Trạch hơi hoảng nhưng đến nước này không thể dừng, Phúc Hiệp hét lớn:

-Chúng tôi nhận lệnh nhà vua kéo quân đánh phản nghịch. Ông mở cổng dinh ngay, nếu không chớ oán trách.

-Các chú nói lạ. Ai phản nghịch? V́ t́nh nghĩa huynh đệ, tôi muốn hai chú lui binh, anh em gặp gỡ đàm đạo cảm thông.

Phúc Khê đứng bên chúa lên tiếng:

-Xin các anh nghe lệnh chúa thượng giải quyết chuyện êm đẹp, chớ gây mất ḥa khí anh em.

Nghe Phúc Khê nói, Phúc Hiệp mắng lớn:“Mi là thằng em út lại muốn lên mặt dậy đời. Lũ bay cấu kết chống triều đ́nh, mưu đồ làm chúa phương nam, tội đă rành rành cách chi chối căi”. Nói xong hạ lệnh tấn công.

Bỗng pháo lệnh nổ vang, quân Nguyễn do Nguyễn Tuyên chỉ huy từ bốn phía reo ḥ như sấm dậy tràn vào trận tuyến. Trên dinh, toán cung nỏ phục sẵn bắn tới tấp vào toán tượng binh, tiếng địa lôi nổ khói bụi mịt mù. Toán tượng binh hốt hoảng chạy trở lui đạp chết cơ man lính. Nửa số quân buông giáo đầu hàng. Hiệp Trạch mở đường máu rút tàn quân tháo chạy về lũy Cồn Cát cố thủ. Nguyễn Tuyên tỏa quân vây kín, bắc loa kêu gọi đầu hàng. Thấy Trạch tinh thần nao núng, Hiệp trấn an:

-Ta vững tâm cố thủ chờ quân Trịnh, tôi đoan chắc chỉ dăm ba ngày họ sẽ tới.

-Tôi nghĩ chỉ c̣n cách ấy. Quân ta c̣n ít, không cách chi đối địch lại Tuyên.

Qua hai ngày không nghe động tĩnh, Nguyễn Tuyên tức giận hai chú ngoan cố. Tuyên nói với tướng sĩ:“Bên trong chỉ c̣n khoảng hai trăm quân, ta có đến ba ngàn, nhất quyết san bằng lũy tóm gọn lũ phản nghịch. Ta thề chỉ trong hai ngày là xong”. Tuyên chia quân thành nhiều toán liên tục tấn công không cho địch nghỉ ngơi, dùng súng thần công bắn tới tấp. Đêm thứ hai, toán lính canh trong lũy lén mở cổng, quân Tuyên tràn vào. Hiệp và Trạch bị bắt sống tại trận giải về ChiÔnh Dinh. Chúa Săi chẳng thèm nh́n em, truyền tống giam ngục tối. Phúc Khê nói với chúa:“Pháp bất vị thân, anh cứ xét xử công minh làm gương cho kẻ khác”. Chúa lặng yên.

Phần Đô Đốc Nguyễn Khải án binh ở Nhật Lệ chờ măi chẳng thấy Hiệp Trạch liên lạc. Sau biết việc không thành nên ra lệnh rút quân.

Ít lâu sau, người người đều hay Hiệp và Trạch đă chết trong ngục. Có người bảo cả hai chết do bị bỏ đói, kẻ lại bảo do tự sát...

Sau vụ phản nghịch, chúa buồn bă thường đi đây đó giải khuây. Chúa năng văn cảnh chùa, coi câu kinh tiếng kệ như niềm an ủi vô biên đưa con người thoát cảnh khổ ải thế tục. Việc triều chính một tay Phúc Khê giải quyết trừ việc hệ trọng mới tâu lên chúa. Một hôm chúa đang ngự ở chùa Thiên Mụ bỗng nhận thư khẩn của Phúc Khê xin chúa hồi triều v́ có sứ giả Chân Lạp sang xin giao hảo triều cống. Gặp Phúc Khê, chúa hỏi:

-Hồi c̣n trấn thủ Quảng Nam, thỉnh thoảng tôi có gặp thương gia Chân Lạp sang buôn bán. Người Chân Lạp tóc rậm da đen, nhỏ con nhưng rắn chắc, bản tính hiền ḥa sùng đạo Phật c̣n hơn người ḿnh. Nay họ cử sứ thần sang ta muốn giao hảo, chú thử đoán ngoài ra họ c̣n có ư chi khác?

-Tôi đă gặp sứ giả, y là người lịch thiệp nh́n xa trông rộng. Đặc biệt viên phó sứ nói rành tiếng Việt, y vốn người gốc Thanh Hóa, tổ phụ phiêu bạt sang Chân Lạp đến đời y là thứ ba. Tôi dọ hỏi t́nh h́nh xứ ấy, những điều y nói phù hợp với điều các giáo sĩ Tây Dương đă kể tôi nghe về nước Chân Lạp. Đại khái Chân Lạp phía bắc tiếp giáp Chiêm Thành, phía nam có biển, phía tây là Xiêm La. Chân Lạp đất đai mầu mỡ nhưng rất thưa người nên thường bị Xiêm xâm lấn, loạn lạc chẳng mấy khi yên. Vua Chân Lạp hiện nay c̣n trẻ mới ngoài ba mươi, nhà vua bấy lâu mến mộ uy danh chúa nước nam nên muốn giao hảo, ngỏ ư xin làm pḥ mă nhà chúa. Tôi nghĩ ngoài ư ấy, họ chẳng có chi để ta ngờ vực.

-Chân Lạp với ta cách xa ngàn dặm, nay phải gả Ngọc Vạn lấy chồng phương xa ḷng ta xót quá đỗi, chú nghĩ ta có nên bằng ḷng?

-Tất cả v́ đại cuộc, sự tồn vong do ta tự quyết. Chủ trương của ta lúc này là ḥa hoăn với cả hai phía bắc nam do quân lực chưa đủ mạnh chịu đựng cuộc chiến dài lâu. Anh hẳn nhớ thân phụ phải nhún nhường cầu thân gả Ngọc Tú cho Trịnh Tráng. Nay Ngọc Vạn tuy lấy chồng xa nhưng họ cũng là vua một nước, hợp cảnh môn đăng hộ đối, kết thân với lân bang là điều nên làm. Hơn nữa, ta kết thân với Chân Lạp cũng là cách cô lập Chiêm Thành, người Chiêm không cùng văn hóa với ta, tin thờ tà đạo, phản trắc vô lường. Một khi ta kết nạp được Chân Lạp, việc mở cơi về nam thuận lợi nhiều bề, ấy là kế sách dài lâu chớ nên để hỏng.

-Chú bàn thuận tai nhưng ta nên hỏi qua ư Mạc chính phi, dẫu sao Ngọc Vạn cũng là con bà, mọi việc thuận cửa nhà êm đẹp. Chú xếp đặt sứ giả gặp ta sáng sớm, việc xong để họ về, chớ nên bắt chờ lâu v́ đường cách trở xa xôi.

Tối hôm ấy chúa bàn chuyện với chính phi, phi nói:

-Chuyện Ngọc Vạn, con gái lớn lấy chồng là lẽ thường t́nh. Ngặt nỗi duyên phận éo le xe định con làm dâu người nước khác, đất lạ quê người.. Em biết chúa thượng gả con cho vua Chân Lạp cũng là tính chuyện đại sự nước non. Việc nước để trước việc nhà, cái chi lợi là làm. Phần Ngọc Vạn, phận gái tùy cha mẹ đặt để, nhưng ta nên lo toan mọi lẽ cho con ấy là trách nhiệm phụ mẫu. Em nghĩ nên lưu viên phó sứ lại thời gian, dậy con nghi lễ cùng chữ nghĩa, tiếng nói nhà chồng để con đỡ ngỡ ngàng khi làm dâu nhà người, xứng vai mẫu nghi, rạng danh đất nước. Ngọc Vạn nhan sắc mặn mà, thông minh lanh lợi chắc chắn học thông. Ta buộc nhà chồng phải theo đúng lệ hôn nhân nước ta, làm đủ nghi lễ đón dâu. Ấy là cách chứng tỏ bề thế uy nghi triều đ́nh, phân minh thượng hạ.

Hôm sau sứ giả triều kiến chúa dâng thư vua Chân Lạp cùng nhiều lễ vật quư giá, chúa hài ḷng. Quận Công Nguyễn Phúc Khê cho sứ giả biết đ̣i hỏi của Đại Việt, thuận cho vua Chân Lạp cử hành đón dâu vào cuối hạ. Sứ giả hoan hỉ cảm tạ tuân ư chúa để viên phó sứ ở lại, mọi việc khác sẽ tŕnh nhà vua khi về nước.

Một ngày cuối hạ, dù trời nắng gắt, những ngọn gió tây khô khốc thổi rát mặt. Dân chúng bên bờ sông Thạch Hăn lũ lượt đổ ra ven sông nh́n đoàn thuyền sơn son thiếp vàng lạ mắt từ từ rẽ sóng tiến về ChiÔnh Dinh, kinh đô vị chúa phương nam. Dân bàn tán rôm rả nh́n thấy trên thuyền thấp thoáng nhiều vị sư áo vàng. Đến ChiÔnh Dinh, đoàn thuyền neo hàng ngang trên bến. Chiếc thuyền nhỏ chạm h́nh rồng vàng kết hoa rực rỡ neo sát bờ, bên cạnh là chiếc thuyền lớn nhất chở hai vị cao tăng và vị đại thần thay mặt vua đến cử hành nghi lễ đón công chúa Ngọc Vạn về làm dâu Chân Lạp.

Hôm sau, đoàn sứ thần Chân Lạp lập hương án trên thuyền, trải chiếu hoa từ bến sông đến lộ chính tiếp đón Quận Công Nguyễn Phúc Khê, đại diện chúa Săi đến báo tin lành chúa thuận cho vua Chân Lạp làm rể nước Đại Việt. Vị đại thần đại diện nhà vua quỳ quay về hướng nam, lạy năm lạy tạ ơn chúa. Ngày tiếp, vị đại thần, hai vị cao tăng cùng đoàn tùy tùng mang sính lễ cơ man trân châu bảo ngọc đến Chính Dinh triều kiến chúa, mời chúa xuống ngự thuyền rồng, tặng vật vua Chân Lạp dâng nhạc phụ. Chúa đẹp dạ ban thưởng pḥ mă vàng bạc, áo măo cân đai, truyền bày tiệc thịnh soạn thết đăi cả đoàn. Buổi sáng nghênh hôn, công chúa Ngọc Vạn sau khi đến cáo lạy, dâng lễ vật tại lăng Tiên Chúa, đoạn trở về cung hầu phụ mẫu, nhận lời giáo huấn, tạ ơn sinh thành dưỡng dục. Sau đó công chúa nhận ngự tửu chúa ban, tạ phụ mẫu mỗi người năm lạy, bùi ngùi bước lên kiệu hoa cùng đoàn người gồm bốn thị nữ, toán khiêng kiệu, toàn những chàng trai khỏe mạnh khôi ngô, có học thức lẫn vơ nghệ. Bốn thị nữ và các chàng trai khiêng kiệu được vua Chân Lạp thỏa thuận cho theo công chúa sang ở luôn tại Chân Lạp. Chúa Săi và Mạc Chính Phi thương con côi cút nơi xứ người nên chọn số ít người thân tín theo hầu bảo vệ con, cố duy tŕ liên lạc dù công chúa ở quá xa cách. Đoàn nhà trai chờ sẵn ở cổng chính đưa công chúa xuống thuyền phụng chờ sẵn bên gịng Thạch Hăn. Gịng sông xanh êm đềm nhưng giông băo trong ḷng người đi, Ngọc Vạn nức nở rời kiệu bước xuống thuyền...

Sau nhiều ngày mệt nhọc lênh đênh trên biển, đoàn thuyền ghé bến Chân Lạp. Ngọc Vạn nh́n lên bờ thấy dân tụ tập nhộn nhịp, nhạc cử tưng bừng lạ tai.

Một đoàn thiếu nữ xiêm y rực rỡ, tóc búi cao cài hoa thơm ngát đón nàng lên kiệu hoa sơn son thiếp vàng rực rỡ. Trên đường vào kinh đô, dân chúng đứng hai bên đường ca hát đón chào. Thấy người người vui, Ngọc Vạn cảm thấy yên tâm ngắm nh́n cảnh lạ.

Hoàng cung Chân Lạp xây cất quy mô bề thế hơn hẳn Chính Dinh. Khi Ngọc Vạn rời kiệu hoa bước trên con đường trải chiếu hoa vào vương phủ, các cung nữ thi nhau tung hoa chào đón. Những loại hoa sứ, hoa cúc, hoa sen... như ở quê nhà phủ ngập đường tỏa hương thơm dịu mát. Khoảng sân rộng trước vương phủ chật ních bá quan văn vơ. Giữa tiếng chiêng trống, tiếng tấu nhạc rộn ră, vua Chân Lạp khôi ngô đường bệ mặc hoàng bào bước xuống ngai đón Ngọc Vạn giữa tiếng tung hô của triều thần. Nhà vua vui mừng nh́n công chúa nước Việt trắng trẻo kiều diễm, hơn hẳn hai người vợ đang sống với vua từ nhiều năm trước.

Từ đấy vua sủng ái Ngọc Vạn, quư nàng hơn trân châu bảo ngọc, truyền xây cung điện nguy nga tráng lệ, cùng người đẹp say đắm hoan lạc miệt mài như chưa từng nếạm hương vị t́nh ái. Những chàng trai Việt theo Ngọc Vạn đều được đăi ngộ, phong quan chức. Tin lành về tới Chính Dinh. Ba năm sau, những người Việt đầu tiên có mặt ở vùng Đồng Nai Mô Xoài (Sài G̣n và Biên Ḥa ngày nay) canh tác hoặc buôn bán.

Mối giao hảo giữa hai nước Việt Chân Lạp đang tốt đẹp bỗng gặp biến cố. Năm Ất Sửu 1625, vua Chân Lạp lâm trọng bệnh từ trần, triều đ́nh rối loạn do phe thân Xiêm La mưu đoạt quyền hành muốn loại bỏ ảnh hưởng của nhóm thân Đại Việt. Cảm thấy người Việt ít ỏi không thể chống lại nước Xiêm La kế cận, Ngọc Vạn dù được đặt làm hoàng thái hậu vẫn nhận ra mối nguy, t́m cách rời khỏi triều đ́nh. Nàng cùng hai con trai lánh vào chùa sống ẩn dật.

Năm năm sau, triều đ́nh Chân Lạp lại xẩy ra nhiều biến loạn đổ máu do các hoàng tử tranh ngôi báu. Cuối cùng, hoàng tử Rama Chan do có mẹ là người Lào, được người Lào hợp tác giúp đỡ đoạt ngai vàng. Tân Vương thân Lào t́m mọi cách loại trừ người Việt. Hoàng Thái Hậu Ngọc Vạn được gia nhân bảo vệ cùng hai con về vùng Đồng Nai khẩn hoang lập ấp, vùng đất hoang dần trở thành trù phú, tấp nập con buôn người Việt, người Tàu, có cả người Tây Dương sang mua hồ tiêu và truyền đạo Gia Tô. Ngọc Vạn xây dựng chùa truyền bá đạo Phật. Chẳng bao lâu, bà trở thành nhân vật được trọng nể tại vùng Thủy Chân Lạp.

Tại kinh đô, vua Chân Lạp không ngừng củng cố quyền hành. Vua hà khắc độc đoán, sẵn sàng tàn sát bất chấp cả những người trong hoàng tộc. Một số hoàng thân t́m cách qua vùng Đồng Nai liên kết chống lại nhà vua. Đoán chắc Đồng Nai sẽ bị tấn công, Ngọc Vạn bí mật liên lạc với Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (cháu nội chúa Săi), cho chúa biết t́nh h́nh Chân Lạp rối ren, xin chúa khẩn cấp can thiệp bằng vơ lực cứu nguy cho ba mẹ con và đám hoàng tộc cô thế đang bị đe dọa.

Nhận tin, xót t́nh máu mủ, chúa Hiền tức tốc sai Phó Tướng Nguyễn Phúc Yên đem ba ngàn quân tinh nhuệ tiến vào Đồng Nai. Rama Chan đích thân điều binh chống cự bị quân Việt chận đánh tan tác. Quan quân mạnh ai nấy chạy, nhà vua chậm chân bị bắt sống tại trận. Chúa Hiền không muốn Chân Lạp xáo trộn, truyền tha nhà vua nhưng buộc phải triều cống. Hai con trai Ngọc Vạn là Batom và Ang Non cai quản toàn vùng Thủy Chân Lạp, tạo thuận tiện tối đa cho người Việt vào canh tác buôn bán. Khi vua Chân Lạp chết (năm 1660), chúa Hiền hậu thuẫn cho Batom lên ngôi vua, Ang Non thành Phó Vương. Ngọc Vạn được dân kính trọng như Phật sống. Có ai nghĩ bà đă đi những bước đầu mở đường cho người Việt tiến vào phương nam chiếm trọn vùng Thủy Chân Lạp trù phú, kéo dài lănh thổ Đại Việt đến tận vùng Cà Mau xa thẳm...

 

 

***

 

 

Tháng sáu năm Quư Hợi 1623, kinh đô Thăng Long lại xẩy ra biến loạn lớn. Xuân Quận Công Trịnh Xuân, con thứ B́nh An Vương Trịnh Tùng, người từng gây bạo loạn mấy năm trước. Lợi dụng thân phụ ốm nặng, nổi loạn chiếm phủ chúa mưu đoạt binh quyền của anh là Thanh Quận Công Trịnh Tráng. Chúa Trịnh bỏ phủ chạy đến huyện Thanh Tŕ. Em ruột của chúa Quận Công Trịnh Đỗ lập mưu viết thư gọi Xuân đến gặp phụ vương để nhận binh quyền. Trịnh Xuân trúng kế bị sát hại nhưng chúa cũng mệnh vong. Trịnh Tráng thay cha nắm binh quyền trong cơn biến loạn phải hộ tống vua và triều thần rút về Tây Đô (Thanh Hóa). Lợi dụng t́nh h́nh rối ren, Mạc Kính Khoan ở Cao Bằng kéo quân về chiếm lại Hải Dương, hàng vạn dân hưởng ứng theo Mạc. Kính Khoan cậy đông quân tiến về huyện Gia Lâm mưu chiếm kinh đô. Tại Tây Đô, Trịnh Tráng chấn chỉnh quân ngũ, chia hai mặt thủy bộ tiến ra bắc. Quân Mạc đại bại rút chạy. Vua và triều thần trở lại Thăng Long, phong Trịnh Tráng tước Nguyên súy Tổng quốc chính Thanh Đô Vương, quyền tiết chế chư quân thủy bộ.

Tại Thuận Hóa, Chúa Săi được tin chúa Trịnh đă mất, t́nh h́nh đất bắc rối ren bèn họp quần thần nghị bàn. Có kẻ tâu chúa nên thừa cơ gia đạo họ Trịnh tan tành, nghĩa vua tôi sụp đổ, không ai tin họ Trịnh thật tâm phù Lê, phía bắc quân Mạc tràn xuống, nên nhân cơ hội tiến quân đánh Nghệ An Thanh Hóa. Chúa suy nghĩ giây lâu:“Ư các người không phải không hợp lẽ. Nhưng ta với họ Trịnh vốn là thông gia, chẳng nên thừa cơ họ gặp gian nguy mà đánh c̣n chi nhân nghĩa”. Nói xong truyền Tham Tướng Nguyễn Triều Văn và vài bộ tướng lên đường ra bắc, mang lễ vật đến phúng cùng dọ thám t́nh h́nh. Triều Văn trở về tâu chúa họ Trịnh nay nắm toàn quyền, đám quan lại phù thịnh chẳng c̣n ai nghĩ đến vua Lê, thiếu niên mới mười bốn tuổi.

Chúa Trịnh sau khi ổn định triều chính, nghĩ ngay đến việc Thuận Quảng. Mấy năm qua Chúa Săi tuyệt không nộp thuế, chúa muốn nhân cơ hội cho người vào đ̣i thuế, dọ thám t́nh h́nh phương nam, nếu cần có thể hưng binh vấn tội biểu dương sức mạnh củng cố uy quyền. Thị Lang Nguyễn Duy Th́ nhận lệnh chúa lên đường.

Sứ bộ đến Chính Dinh, Chúa Săi tiếp đón đúng lễ nghi nhưng t́m cách thoái thác không cho kiểm soát sổ sách thu chi. Chúa nói với sứ giả:“Mấy năm nay thuế má thất thu, lại mất mùa đói kém. Tôi gắng lắm cũng chỉ đủ tiền lo binh bị nói chi đến chuyện thuế má”. Thị Lang Duy Th́ ngỏ ư muốn vào Quảng Nam. Chúa nói đường xá xa xôi cách trở, giặc cướp như ong nên chẳng dám chiều ư. Duy Th́ hiểu ư Chúa Săi kiếm cách ngăn trở, dẫn sứ bộ hồi triều làm tờ khải dâng Chúa Trịnh:“... Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên trấn thủ Thuận Quảng thoái thác không chịu nộp thuế triều đ́nh, coi khinh phép nước, chỉ lo tuyển tướng luyện quân, luyện tập voi ngựa, chế tạo khí giới... rơ có ư phản nghịch”.

Chúa Trịnh đọc tờ khải nổi giận truyền gọi đám cận thần luận bàn. Chúa nói:

-Phúc Nguyên được triều đ́nh rộng lượng, tin giao cho trấn cơi ngoài làm phên giậu. Nay nó trở mặt khinh nhờn coi thường phép nước, ư ta muốn cất quân chinh phạt, bẻ gẫy âm mưu từ trứng nước, chư khanh nghĩ liệu có nên chăng?

Thị Lang Lê Bật Tứ vẻ tức giận:

-Khải chúa thượng, từ lâu thần vẫn tâu bày về cái họa phiên trấn. Đất nước muốn thịnh phải thống nhất một nhà, chúa thượng lẽ nào để kẻ khác đến bên giường nằm ngáy? Các xứ Lạng Sơn Cao Bằng, Thuận Quảng bấy lâu ngang ngược do ta bỏ lâu không ngó ngàng. Nay chúa thượng là chúa tể thiên hạ, dưới tay tướng quân dũng mănh có thể khiến núi lở sông cạn, nếu nương tay không động thủ là dưỡng hổ di họa, vậy nên quyết đoán, bảo vệ cơ nghiệp muôn năm của nước nhà.

Nhiều người đồng t́nh lư lẽ Bật Tứ. Đô Đốc Nguyễn Khải hăng hái t́nh nguyện làm tiên phong đạo quân phạt Thuận Quảng. Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế lại có ư khác:

-Thần nghĩ các quan hữu lư. Theo ư thần, ta nên dành sức thanh toán cái ung nhọt ngụy Mạc ở phía bắc trước rồi tính chuyện Thuận Quảng cũng chẳng muộn.

Sau khi nghị bàn gay go, chúa thuận theo ư Danh Thế, truyền chuẩn bị binh lương phạt Mạc.

Mùa hạ năm Ất Sửu 1625, chúa cử con trai thứ Quận Công Trịnh Kiều, Thái Bảo Nguyễn Danh Thế thống lĩnh năm ngàn quân tiến đánh Thái Nguyên Cao Bằng. Thủ lĩnh quân Mạc là Mạc Kính Cung thua trận bị bắt sống. Mạc Kính Khoan thấy thế nguy xin hàng phục. Chúa rộng lượng bằng ḷng, phong Kính Khoan chức Thông Quốc Công. Từ đấy mặt bắc tạm ổn, chúa Trịnh quyết tâm giải quyết phương nam. Cấp Sự Trung Nguyễn Hữu Bản là người thông minh quyền biến nhận lệnh chúa mang sắc thư vua Lê vào Thuận Hóa.

Sứ giả đến Thuận Hóa được Chúa Săi và các cận thần tiếp đón nồng hậu. Chúa đọc sắc thư, đoạn mở đầu viết:“Hoàng Thượng sắc dụ Thái Bảo Thụy Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên biết:Mệnh lệnh triều đ́nh, đạo làm tôi phải nên tuân thủ. Thuế má phủ huyện, tướng ngoài cơi không được tự chuyên...” Tiếp theo là những lời trách mắng Chúa Săi chần chừ không chịu nộp thuế, sau cùng đặt điều kiện và đe dọa buộc chúa phải thân ra bắc, hoặc sai con đi thay về triều đ́nh:“... Nhược bằng thoái thác không đến tức là phạm tội với triều đ́nh”.

Chúa đọc sắc thư xong cười hỏi sứ giả:

-Đây là thư của Thanh Đô Vương gửi đ̣i thuế cùng đe dọa ta, sao lại gọi sắc thư của hoàng thượng?

Sứ giả từ tốn:

-Ấy là ư của ngài. Tôi nhận mệnh vua mang sắc thư đến đây, chỉ biết có thế.

Nghe sứ giả nói, chúa trao sắc thư cho Nguyễn Triều Văn, truyền đọc cho mọi người nghe.Chúa tiếp:

-Hoàng thượng là đấng minh quân nhân ái, độ lượng bao dung, xét việc xưa nay chẳng nỡ phụ ân con cháu bậc khai quốc công thần. Vả hoàng thượng dư biết đất ta giữ chỉ là trấn nhỏ, đất rộng người thưa, của cải bao lăm nên chẳng lưu tâm đến việc đ̣i hỏi sưu thuế. Chỉ có Thanh Đô Vương hẹp ḥi ích kỷ, tham lam vô độ chẳng kể nghĩa t́nh, cả gan giả mệnh vua đ̣i hỏi này nọ, dở giọng kẻ cả ḥng đe dọa ta.

Tham Tướng Nguyễn Triều Văn tiếp lời:

-Thử hỏi sứ gỉa, cơ nghiệp nhà Lê kể đă tiêu vong, nếu không có đức Thánh Tổ (Nguyễn Kim) sao có ngày này? Thanh Đô Vương biết điều th́ con cháu Thánh Tổ phải được thừa hưởng công lao xứng đáng, có đâu chỉ trấn thủ Thuận Quảng.

Chúa nói thẳng với sứ giả:

-Ông cứ về nói thẳng với Thanh Đô Vương, nếu c̣n nghĩ công lao họ Nguyễn, t́nh thông gia nên cắt thêm hai xứ Thanh Nghệ trao ta cai quản mới hợp lẽ.

Sứ giả không nao núng trả lời:

-Hoàng thượng phong thưởng công thần tất xét kỹ công lao, trao việc lớn căn cứ vào tài năng đức độ. Họ Trịnh trải ba đời tận tụy giúp vua dựng nghiệp chẳng kể gian nguy. Chúa Thái Vương (Trịnh Kiểm), Triết Vương (Trịnh Tùng) đến Thanh Đô Vương bây giờ hàng trăm năm ra công mở nước, đánh đông dẹp bắc. Đâu đâu ngóng cổ làm tôi, chốn chốn bó tay hàng phục. Uy vũ sấm ran chớp giật, người người đều tỏ, nào phải ngồi yên mà hưởng bổng lộc triều đ́nh...

Nguyễn Phúc Khê năy giờ yên lặng, nổi giận ngắt lời sứ giả:

-Dựng cờ đại nghĩa giúp nhà Lê phục nghiệp là do tiên tổ họ Nguyễn. Có Nguyễn mới có Trịnh, bằng không họ Trịnh một ḿnh làm ǵ nên chuyện. Nay xă tắc ổn định, sơn hà một giải, kẻ có công sao bị lăng quên. Chẳng qua họ Trịnh kiêu ngạo bất chấp vua tôi, trên khinh thiên tử, dưới hiếp đáp quần thần. Họ Trịnh cậy anh hùng, chúng ta đây cũng hào kiệt, há chịu cúi đầu thần phục?

Nghe Phúc Khê nói hăng, chúa ôn tồn:

-Ông về triều thưa lại Thanh Đô Vương: Đại trượng phu trên đời chớ v́ chuyện nhỏ mà quên nghĩa lớn. Ta vẫn mong hai họ t́nh nghĩa thông gia thân thiết, chớ kết thù địch mang tiếng với đời.

Hôm sau sứ giả hồi kinh. Chúa bàn với cận thần:

-Ta ra mặt chống đối, Trịnh Tráng không chịu nhịn ắt sẽ động binh chinh phạt. Các ông có kế sách đẩy lùi quân Trịnh?

Triều Văn nói:

-So lực lượng th́ ta ít quân nhưng nhiều lợi thế. Quân ta thường xuyên luyện tập, chiến đấu tại đất nhà, địa thế vùng Bố Chính hung hiểm có thể lấy một chọi mười. Quân Trịnh phải hành quân xa. Xưa Tôn Tử thường nói: “Phép hành quân xa tốn ngàn cỗ xe, chở lương xa ngàn dặm cùng là vật liệu khí cụ mỗi ngày tốn phí hàng ngàn lạng vàng.” Họ Trịnh chưa ổn định xong đất bắc, của cải lương thực chưa dồi dào khó chịu đựng nổi cuộc chiến dài lâu. Theo ư thần, ta dụng kỳ binh mai phục đánh tiêu hao lâu ngày, địch nản ḷng tất phải rút.

Con thứ của chúa, Trung Tín Hầu Nguyễn Phúc Trung lên tiếng:

-Quân Trịnh tiến vào nhất định sẽ đóng tại bờ bắc sông Nhật Lệ, vượt sông tiến theo đường bộ vào phía nam. Ta phải ngăn địch ngay tại đây bằng cách đóng cọc sắt ngầm dưới ḷng sông, bố trí đại pháo ở những cao điểm.

Nguyễn Vệ, cháu của chúa nay được phong Vệ Quận Công đề nghị phải xúc tiến ngay kế hoạch pḥng quân Trịnh tấn công bất ngờ. Chúa vui mừng nghe bề tôi luận bàn hợp lẽ. Nội nửa tuần trăng, Quận Công Nguyễn Phúc Khê đích thân ra vùng Bố Chính khai triển kế hoạch. Nguyễn Hữu Dật hăng hái xin chúa cho phép theo Phúc Khê ra vùng chiến trận quan sát địa h́nh. Chúa thuận.

Hữu Dật là con trưởng của Tham Tướng Nguyễn Triều Văn. Năm ấy Dật vừa tṛn hai mươi nhưng sở học uyên bác, kinh sử làu thông, giỏi thi phú. Dật lại là tay vũ dũng hiếm có trên đời nên chúa quư mến như con, thường cùng Dật bàn luận chuyện đông tây kim cổ. Ngoài tài năng, Hữu Dật tính khí cang cường, nói năng ngay thẳng. Có lần chúa nói:“Ta có nhiều tướng dũng cảm, lo chi không đối địch được với họ Trịnh”. Dật tâu chúa:“Phép dụng binh cần tướng giỏi, chọn kẻ dũng cảm là cần nhưng chưa hẳn đủ. Vậy nên người làm tướng trước tiên thận trọng, chuẩn bị tính toán, dụng binh kỷ luật, pháp lệnh giản dị. Ra quân một ḷng diệt địch, quả cảm xông pha,chết vinh hơn sống nhục. Thần thấy nay nhiều kẻ cầm binh là người thân cận (của chúa). Có người chẳng hiểu việc binh, coi thường quân kỷ, dung túng quân sĩ làm càn mất ḷng dân, dù thắng đôi ba trận nhưng chỉ lẻ tẻ, sao có thể dùng họ dựng nghiệp lâu dài”.

Phúc Khê nghe Dật nói cho là tuổi trẻ ngạo mạn kiêu căng, ư không ưa. Chúa nghĩ khác, khen Dật trực ngôn.

Tại Thăng Long, chúa Trịnh nghe sứ giả tường tŕnh sự việc Thuận Hóa. Chúa tức giận nói:“Tổ phụ ta ba đời chinh chiến nằm gai nếm mật, trời biển công lao. Họ Nguyễn khoanh tay làm chủ Thuận Quảng, hưởng bổng lộc, được phong đến quốc công c̣n muốn đ̣i hỏi ǵ nữa. Phúc Nguyên công cán bao lăm, ta rộng lượng cho hưởng lộc tổ phụ, đă không tận trung lại giở thói ngạo mạn , khinh thường phép nước”. Chúa quyết định động binh chinh phạt phương nam.

Tháng hai năm Đinh Măo 1627, Đô Đốc Nguyễn Khải, Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế chỉ huy năm ngàn quân tiến vào Bố Chính, dừng quân ở hữu ngạn sông Nhật Lệ chờ đại quân tiếp ứng do chính vua Lê ngự giá thân chinh cùng chúa Trịnh.

Nhận mật tin quân Trịnh nam tiến, do có pḥng bị trước, chúa Săi cử Vệ Quận Công Nguyễn Vệ làm Tiết Chế, Nguyễn Hữu Dật Đốc Chiến đem năm ngàn quân bộ tiến ra trận địa bờ nam sông Nhật Lệ. Thủy Binh do Nguyễn Phúc Trung chỉ huy tức tốc cho chiến thuyền rời bến. Quân Nguyễn biết rơ địa thế nên bố trí lực lượng nhanh chóng kín đáo.

Toán tiên phong Trịnh dùng bè vượt sông, định tốc chiến tốc thắng bị quân Nguyễn nă đại pháo thiệt hại nặng phải rút. Biết quân Nguyễn có pḥng bị, Đô Đốc Nguyễn Khải lùi quân về phía sau tránh tầm pháo, dọ thám địch t́nh, nghĩ kế tấn công. Nguyễn Danh Thế bàn với Nguyễn Khải:

-Toán tiên phong của ta phát hiện địch cắm cọc sắt dưới ḷng sông, bố trí đại pháo ở các cao điểm ngăn không cho ta vượt sông. Tôi đoán chắc địch sẽ điều quân từ thượng nguồn thừa lúc đêm tối tấn công cướp trại, ta nên tương kế tựu kế diệt địch.

Nguyễn Khải khen phải, bí mật điều quân núp trong rừng để doanh trại trống.

Quả nhiên một đêm, quân Nguyễn từ phía tây bắn tên lửa ào ạt tấn công bị quân Trịnh chận đánh tập hậu phải rút chạy, may nhờ toán tượng binh tiếp cứu nên chỉ thiệt hại nhẹ. Chiến trận từ đấy ở thế dằng co. Hữu Dật nóng ḷng đẩy lui quân Trịnh nghĩ ra diệu kế. Dật ngầm cho quân len lỏi sang bắc Bố Chính loan tin các Quận Công Trịnh Gia Trịnh Sầm âm mưu nổi loạn tại các trấn Hải Dương, Sơn Tây. Tin đồn loan xa, chúa Trịnh trong ḷng ngờ vực, lại thấy hành binh bốn tháng ṛng chẳng thu thắng lợi, tướng sĩ nản ḷng. Chúa quyết định rút quân về kinh. Quân Nguyễn kể như thắng trận đẩy lùi được quân Trịnh.

Tại hai phủ Quảng Ngăi và Qui Nhơn, Quận Công Trần Đức Ḥa nhận tin thắng trận, ra lệnh quân dân nhà nhà treo đèn kết hoa, nổ pháo tưng bừng vui như lễ hội. Đức Ḥa trấn thủ hai phủ đă nhiều năm, vốn là người thân cận của chúa, được chúa nhận làm nghĩa đệ từ khi chúa c̣n trấn thủ dinh Quảng Nam. Ḥa xuất thân vơ tướng từng lập nhiều công trận nhưng sính thi văn, thường cùng tao nhân mặc khách xướng họa. Vốn tính hào sảng nên quảng giao, mến chuộng nhân tài, chiêu hiền đăi sĩ. Vài hôm sau, Ḥa thu xếp công việc, lên đường về Chính Dinh dự lễ khao quân mừng chiến thắng.

Gặp lại người em nuôi, chúa tay bắt mặt mừng. Ḥa chúc mừng chiến thắng, hỏi han sức khỏe người anh. Chúa hỏi t́nh h́nh hai phủ. Ḥa đáp:

-Nhờ trời gió ḥa mưa thuận, mùa màng tươi tốt, dân đủ cơm áo nên giặc cướp chỉ c̣n lẻ tẻ. Ấy cũng nhờ công đức vương huynh nên trăm họ an ổn, xứng là buổi âu ca thịnh trị.

Chúa nghe cả cười:

-Ta khen chú giỏi trị dân lại trọng nhân tài, chiêu hiền đăi sĩ như Mạnh Thường Quân thuở trước. Nay ta đang ở thế đối đầu với họ Trịnh, sao t́m được bậc lương tướng, biết vận độ nhật nguyệt, tiên đoán họa phúc. Lại thông cả sự biến di của chim muông cây cỏ, nhận ra hiểm địa núi sông mà bày trận pháp. Được người như thế, ta sẵn ḷng trao gươm báu, tặng ấn nguyên nhung khiển tướng điều binh...

-Ư huynh muốn được người thần cơ diệu kế như Lă Vọng Khổng Minh, trận mạc ngoài cơi đảm đương, trong trướng quyết định mưu mô quỷ thần kinh phục. Đệ hằng tin trời chẳng phụ kẻ tâm thành. Huynh nhân nghĩa gồm đủ, hiệu lệnh nghiêm minh, chuộng tôi trung, khử kẻ nịnh. Quân ta, trên dưới tướng sĩ một ḷng quyết giữ cơi, sức mạnh như núi, địch dù mạnh đến đâu cũng chẳng xô ngă nổi Thái Sơn.

-Chú nói cho ta vui. Bấy lâu ta vẫn phó thác việc nước cho Tường Quận Công (Nguyễn Phúc Khê) v́ nghĩ ḿnh tuổi đời đă trọng, chẳng mấy chốc đến tuổi thất thập. Nào ngờ trời chẳng cho yên, ngày đêm mang nặng nỗi lo, ăn chẳng ngon, ngủ không an giấc. Ở vào thế chẳng đặng ta phải chống Trịnh, nào ai muốn cảnh tang tóc đao binh?

-Huynh chí lư nhưng ta v́ đại nghĩa phải xả thân, có đâu điềm nhiên thị tọa mặc cho kẻ gian hùng tác quái...

Đêm khuya, tiếng trống canh ba chừng sắp điểm. Mảnh trăng hạ tuần vàng nhạt le lói trên đỉnh non mờ. Gió nhẹ vọng từ xa tiếng dế rền rĩ rên siết. Đức Ḥa đứng lên :

-Đêm khuya, huynh đi nghỉ lấy sức...

Ḥa chưa nói hết câu, rút tập sách mỏng trong tay áo trịnh trọng trao chúa:“Đệ có viên gia sư soạn thuật quyển Ngọa Long Cương văn, đệ đọc qua thấy ư vị cao thâm, xin tặng huynh xem từ điệu ngôn ngữ y bày tỏ.” Chúa nhận quyển, chậm răi băng qua hoa viên về thư pḥng ngay góc vườn, nơi chúa thường ngồi đọc sách, có khi nghỉ qua đêm.

Đêm ấy Đức Ḥa trằn trọc lo lắng. Ư định của Ḥa muốn tiến cử viên gia sư với chúa. Trống điểm canh năm, Ḥa nh́n sang thư pḥng vẫn thấy ánh đèn. Đêm ấy chúa cũng không ngủ, chăm chú đọc Ngọa Long Cương văn, nghiền ngẫm nghĩ suy chẳng thấy thấy mỏi mệt. Trời mờ sáng, thấy chúa ra khỏi thư pḥng, Ḥa cũng trở dậy ra thư hiên gọi hầu cận pha tuần trà sớm hầu chúa. Ḥa chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trịnh trọng dâng chúa. Chúa nói:

-Đêm qua ta không ngủ, mải miết đọc, suy ngẫm Ngọa Long Cương văn, ḷng thích thú quên mỏi mệt. Ta nghĩ kẻ soạn thuật tài cao học rộng, mộng kinh bang tế thế. Về binh pháp chẳng nhượng Khổng Minh nên tự ví ḿnh như người ấy, lại đặt tên văn là Ngọa Long Cương, nơi Khổng Minh ẩn cư. Viên gia sư Đào Duy Từ là ai, cho ta nghe lai lịch.

Đức Ḥa nghe chúa nói mừng thầm thưa:

-Duy Từ năm nay tuổi ngoại ngũ tuần, vốn người huyện Ngọc Sơn xứ Thanh Hóa, tự ấu thơ miệt mài đèn sách. Năm vừa hai mươi về kinh ứng thí, chí mong dụng chốn quan trường lập thân thỏa chí với đời. Nào ngờ v́ là con nhà ca xướng nên bị cấm thi. Bấy giờ thân phụ Từ là Đào Tá Hán đang làm chức Linh quan (coi đội nữ nhạc) trong cung vua Lê. Bị cấm thi, cho là hoạn lộ bế tắc, Từ phẫn chí buồn bực, t́m vui trong cung đàn nhịp phách. Khi thân phụ măn phần, v́ giỏi nhạc nên được vua cử làm Linh quan thay chức cha...

Như chợt nhớ điều ǵ, chúa bỗng dưng ra dấu ngắt lời Đức Ḥa, thích thú nói:

-Ta nhớ ra rồi. Hồi Tiên Vương (chỉ Nguyễn Hoàng) vừa ở Thăng Long về, thỉnh thoảng ngài có nhắc đến người này, khen y là tay danh sĩ đất bắc, tiên đoán chuyện đời chẳng kém Trạng Tŕnh. Có lần y khuyên Tiên Vương nên t́m cách trở lại Thuận Quảng, chia đôi giang sơn với họ Trịnh. Chuyện bấy nay kể đă khá lâu, nhưng sao y lại phiêu dạt về Qui Nhơn, rồi lư do nào khiến chú gặp y?

-Huynh chớ nôn nóng nghe đệ kể rơ ngọn ngành v́ câu chuyện lư thú. Khoảng trên mười năm sau, một lần Duy Từ đi vào phương nam, ghé huyện Phong Lộc phủ Quảng B́nh t́m thăm bạn cũ. Từ dừng chân ngắm núi Thần Đinh, rặng núi hướng về phía tây hiểm trở cao ngất đụng mây, duy nhất có một ngọn lạc lơng hướng về phía nam, dân địa phương gọi là núi Bất Nghĩa. Lại nghe đồn những đêm rằm thường thấy phật hiện trên núi, hào quang tỏa sáng rực trời. Từ ṭ ṃ mạnh bước lên non. Đến lưng chừng núi thấy ngôi chùa cổ đề Kim Phong Tự. Chùa nay hoang phế, khói lạnh hương tàn. Sau chùa có động lớn, bên trong đá xếp như bàn ghế, có tảng đá giống h́nh phật tham thiền, nhiều tảng h́nh thù kỳ dị. Từ đang mải mê say ngắm, bỗng giật ḿnh nghe tiếng người gọi tên ḿnh, giọng nói nhỏ nhưng thanh âm trong trẻo nghe rất rơ. Từ hướng về phía tả thấy ông lăo khoác áo vàng ngồi trên tảng đá lớn, Từ nghĩ là phật vội sụp lạy chẳng dám ngước nh́n. Tiếng nói lại vang lên:“Ta chờ người nhận thần thư đă lâu. Hăy tới động có tiếng chiêng trống nhận báu vật”. Bấy giờ Từ mới dám ngẩng đầu thấy ông lăo đă biến mất. Từ vui mừng bước ra khỏi động. Trời về chiều, nắng vàng nhẹ giăng. Từ đứng lặng nh́n quanh t́m động có tiếng chiêng trống như lời phật dạy. Núi rừng vẫn lặng lẽ u tịch vắng cả tiếng chim hót. Từ lần theo phía tả ngôi chùa, vui mừng nhận ra cửa động khuất sau mấy bụi cây thấp, băng băng bước tới mặc gai nhọn cào xước. Cửa động nhỏ chỉ vừa một người lọt qua, vào sâu bên trong động rộng dần, thạch nhũ ẩn hiện mang nhiều dáng lạ. Từ nghe những giọt thánh thót tựa tiếng chiêng trống. Đây đúng là nơi có thần thư. Từ mải miết kiếm t́m khắp động tuyệt không thấy ǵ . Bóng tối phủ, đêm mênh mông. Từ mỏi mệt ngồi ăn cơm nắm, định tâm ngủ đêm trong động chớ mai sáng tiếp tục. Đêm ấy Từ thao thức, đêm dài lê thê. Từ vui khi nhận ra những vệt sáng mờ, trời rạng sáng. Từ nhỏm dậy lần ṃ quanh quẩn. Cả ngày hôm ấy, qua đêm thứ hai, sang ngày thứ ba vẫn không t́m ra thần thư. Từ nản chí bước ra khỏi động thờ thẫn ngó đất trời. Bỗng nhớ chuyện xưa Trương Lương ba lần nhặt dép, hai lần bị mắng, mười ngày chầu chực mới được Hoàng Thạch Công trao Thái Công Binh Pháp. Người xưa kiên nhẫn, ta há chịu nhường? Từ hăm hở trở vào động. Ngày qua đêm về, Từ mỏi mệt thiu thiu t́m tảng đá dựa lưng. Khoảng nửa đêm, có tiếng tiếng sấm động ầm ầm, một vệt sáng xanh rọi vào tảng đá tựa h́nh sư tử. Từ choàng tỉnh bật dậy lần đến tảng đá, thấy ngay tập sách dầy mạ vàng khắc bốn chữ Hoàng Phủ Binh Pháp. Từ mừng rỡ ôm sách vào ngực, quỳ lạy tạ, lần trong bóng tối ra cửa động, dơi theo ánh trăng mờ xuống núi. Duy Từ mười năm đóng cửa miệt mài nghiên cứu binh thư , thiên văn địa lư... chờ thời cơ đem tài kinh luân thao lược phù tá minh chúa. Năm Ất Sửu1625, Từ luận họ Trịnh phản bội chính nghĩa phù Lê, nhà Lê thực chất chỉ là xác không hồn. Từ thấu rơ mối hiềm khích giữa hai họ Trịnh Nguyễn, lại nghe huynh nhân ái, chiêu hiền đăi sĩ nên quyết tâm vào phương nam phù minh chúa tạo thế lực mới chống Trịnh. Y đi khắp Thuận Quảng xem phong thủy, làm người hát rong kể chuyện độ thân. Năm sau Từ đến Qui Nhơn, theo lời kể của Từ, y biết tiếng đệ hào sảng, trọng người tài năng, lại là người thân thiết với huynh nên quyết định dừng chân, ẩn thân trong nhà một tay hào phú. Ít lâu sau, người này phát giác tài văn chương thi phú của Từ. Viên hào phú nghe đệ đang cần gia sư bèn giới thiệu Từ . Gặp y thấy người phong thái nho nhă, đệ nhận ngay.

-Ra y cố t́nh gặp chú để chú tiến cử, quả là tay mưu trí tinh đời. Nhưng sao cả năm nay chú mới nói chuyện Duy Từ với ta?

-Ông cha thường dậy:Cư cửu kiến nhân tâm. Ở lâu mới biết được người. Đệ phải t́m hiểu y hàng năm, biết chắc y có thực tài, không phải phường khoa trương khoác lác mới dám tiến cử lên huynh. Đệ biết y đang soạn bộ binh thư rất ư huyền diệu, có đủ hỏa công thủy chiến, xà trận điểu trận, mưu mô tướng lược...

Chúa mừng khôn xiết. Ví Duy Từ như Khổng Minh Lă Vọng thuở xưa, truyền Đức Ḥa trở lại Qui Nhơn dẫn Duy Từ đến bệ kiến. Như chia xẻ niềm vui, hôm sau chúa gặp Hữu Dật, kể Dật nghe chuyện Đào Duy Từ, lại đưa Ngọa Long Cương văn . Chúa bảo:“Hăy đọc kỹ rồi luận ta nghe tài văn chí khí người soạn thuật.” Dật bái tạ nhận sách.

Vài hôm sau chúa hỏi Dật. Dật thưa:

-Tâu chúa thượng, người soạn thuật nét bút tao nhă trang nghiêm, ư văn tế nhị sâu sắc nhưng về thực tài thần chẳng dám lạm bàn.

-Ngươi nói phải. Dẫu sao ta không thể bỏ qua không dụng người này. Ta biết gỗ quư củi mục, tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Chúa biết tính Dật bộc trực, chẳng tin loại xướng ca.

Vài ngày sau, Quận Công Trần Đức Ḥa trở về Qui Nhơn. Đức Ḥa gặp Đào Duy Từ kể mọi sự. Từ cảm kích bái tạ người tạo cho ḿnh cơ hội thi thố tài năng phù vua giúp nước, phát huy tinh túy của tướng môn. Công việc phủ đường bận rộn măi hơn tháng sau, Đức Ḥa mới thu xếp ổn thỏa dẫn Duy Từ ra Thuận Hóa chuẩn bị lễ dẫn kiến.

Đến Chính Dinh gặp lúc chúa đi lễ chùa Thiên Mụ, thường vài ngày sau mới trở về. Đức Ḥa thu xếp cho Duy Từ ở công quán, c̣n ḿnh dành th́ giờ đi đó đây thăm bằng hữu. Sáng hôm sau, khi Duy Từ đang ngồi uống trà bỗng thấy thư. Em biết chúa thượng gả con cho vua Chân Lạp cũng là tính chuyện đại sự nước non. Việc nước để trước việc nhà, cái chi lợi là làm. Phần Ngọc Vạn, phận gái tùy cha mẹ đặt để, nhưng ta nên lo toan mọi lẽ cho con ấy là trách nhiệm phụ mẫu. Em nghĩ nên lưu viên phó sứ lại thời gian, dậy con nghi lễ cùng chữ nghĩa, tiếng nói nhà chồng để con đỡ ngỡ ngàng khi làm dâu nhà người, xứng vai mẫu nghi, rạng danh đất nước. Ngọc Vạn nhan sắc mặn mà, thông minh lanh lợi chắc chắn học thông. Ta buộc nhà chồng phải theo đúng lệ hôn nhân nước ta, làm đủ nghi lễ đón dâu. Ấy là cách chứng tỏ bề thế uy nghi triều đ́nh, phân minh thượng hạ.

Hôm sau sứ giả triều kiến chúa dâng thư vua Chân Lạp cùng nhiều lễ vật quư giá, chúa hài ḷng. Quận Công Nguyễn Phúc Khê cho sứ giả biết đ̣i hỏi của Đại Việt, thuận cho vua Chân Lạp cử hành đón dâu vào cuối hạ. Sứ giả hoan hỉ cảm tạ tuân ư chúa để viên phó sứ ở lại, mọi việc khác sẽ tŕnh nhà vua khi về nước.

Một ngày cuối hạ, dù trời nắng gắt, những ngọn gió tây khô khốc thổi rát mặt. Dân chúng bên bờ sông Thạch Hăn lũ lượt đổ ra ven sông nh́n đoàn thuyền sơn son thiếp vàng lạ mắt từ từ rẽ sóng tiến về ChiÔnh Dinh, kinh đô vị chúa phương nam. Dân bàn tán rôm rả nh́n thấy trên thuyền thấp thoáng nhiều vị sư áo vàng. Đến ChiÔnh Dinh, đoàn thuyền neo hàng ngang trên bến. Chiếc thuyền nhỏ chạm h́nh rồng vàng kết hoa rực rỡ neo sát bờ, bên cạnh là chiếc thuyền lớn nhất chở hai vị cao tăng và vị đại thần thay mặt vua đến cử hành nghi lễ đón công chúa Ngọc Vạn về làm dâu Chân Lạp.

Hôm sau, đoàn sứ thần Chân Lạp lập hương án trên thuyền, trải chiếu hoa từ bến sông đến lộ chính tiếp đón Quận Công Nguyễn Phúc Khê, đại diện chúa Săi đến báo tin lành chúa thuận cho vua Chân Lạp làm rể nước Đại Việt. Vị đại thần đại diện nhà vua quỳ quay về hướng nam, lạy năm lạy tạ ơn chúa. Ngày tiếp, vị đại thần, hai vị cao tăng cùng đoàn tùy tùng mang sính lễ cơ man trân châu bảo ngọc đến Chính Dinh triều kiến chúa, mời chúa xuống ngự thuyền rồng, tặng vật vua Chân Lạp dâng nhạc phụ. Chúa đẹp dạ ban thưởng pḥ mă vàng bạc, áo măo cân đai, truyền bày tiệc thịnh soạn thết đăi cả đoàn. Buổi sáng nghênh hôn, công chúa Ngọc Vạn sau khi đến cáo lạy, dâng lễ vật tại lăng Tiên Chúa, đoạn trở về cung hầu phụ mẫu, nhận lời giáo huấn, tạ ơn sinh thành dưỡng dục. Sau đó công chúa nhận ngự tửu chúa ban, tạ phụ mẫu mỗi người năm lạy, bùi ngùi bước lên kiệu hoa cùng đoàn người gồm bốn thị nữ, toán khiêng kiệu, toàn những chàng trai khỏe mạnh khôi ngô, có học thức lẫn vơ nghệ. Bốn thị nữ và các chàng trai khiêng kiệu được vua Chân Lạp thỏa thuận cho theo công chúa sang ở luôn tại Chân Lạp. Chúa Săi và Mạc Chính Phi thương con côi cút nơi xứ người nên chọn số ít người thân tín theo hầu bảo vệ con, cố duy tŕ liên lạc dù công chúa ở quá xa cách. Đoàn nhà trai chờ sẵn ở cổng chính đưa công chúa xuống thuyền phụng chờ sẵn bên gịng Thạch Hăn. Gịng sông xanh êm đềm nhưng giông băo trong ḷng người đi, Ngọc Vạn nức nở rời kiệu bước xuống thuyền...

Sau nhiều ngày mệt nhọc lênh đênh trên biển, đoàn thuyền ghé bến Chân Lạp. Ngọc Vạn nh́n lên bờ thấy dân tụ tập nhộn nhịp, nhạc cử tưng bừng lạ tai.

Một đoàn thiếu nữ xiêm y rực rỡ, tóc búi cao cài hoa thơm ngát đón nàng lên kiệu hoa sơn son thiếp vàng rực rỡ. Trên đường vào kinh đô, dân chúng đứng hai bên đường ca hát đón chào. Thấy người người vui, Ngọc Vạn cảm thấy yên tâm ngắm nh́n cảnh lạ.

Hoàng cung Chân Lạp xây cất quy mô bề thế hơn hẳn Chính Dinh. Khi Ngọc Vạn rời kiệu hoa bước trên con đường trải chiếu hoa vào vương phủ, các cung nữ thi nhau tung hoa chào đón. Những loại hoa sứ, hoa cúc, hoa sen... như ở quê nhà phủ ngập đường tỏa hương thơm dịu mát. Khoảng sân rộng trước vương phủ chật ních bá quan văn vơ. Giữa tiếng chiêng trống, tiếng tấu nhạc rộn ră, vua Chân Lạp khôi ngô đường bệ mặc hoàng bào bước xuống ngai đón Ngọc Vạn giữa tiếng tung hô của triều thần. Nhà vua vui mừng nh́n công chúa nước Việt trắng trẻo kiều diễm, hơn hẳn hai người vợ đang sống với vua từ nhiều năm trước.

Từ đấy vua sủng ái Ngọc Vạn, quư nàng hơn trân châu bảo ngọc, truyền xây cung điện nguy nga tráng lệ, cùng người đẹp say đắm hoan lạc miệt mài như chưa từng nếạm hương vị t́nh ái. Những chàng trai Việt theo Ngọc Vạn đều được đăi ngộ, phong quan chức. Tin lành về tới Chính Dinh. Ba năm sau, những người Việt đầu tiên có mặt ở vùng Đồng Nai Mô Xoài (Sài G̣n và Biên Ḥa ngày nay) canh tác hoặc buôn bán.

Mối giao hảo giữa hai nước Việt Chân Lạp đang tốt đẹp bỗng gặp biến cố. Năm Ất Sửu 1625, vua Chân Lạp lâm trọng bệnh từ trần, triều đ́nh rối loạn do phe thân Xiêm La mưu đoạt quyền hành muốn loại bỏ ảnh hưởng của nhóm thân Đại Việt. Cảm thấy người Việt ít ỏi không thể chống lại nước Xiêm La kế cận, Ngọc Vạn dù được đặt làm hoàng thái hậu vẫn nhận ra mối nguy, t́m cách rời khỏi triều đ́nh. Nàng cùng hai con trai lánh vào chùa sống ẩn dật.

Năm năm sau, triều đ́nh Chân Lạp lại xẩy ra nhiều biến loạn đổ máu do các hoàng tử tranh ngôi báu. Cuối cùng, hoàng tử Rama Chan do có mẹ là người Lào, được người Lào hợp tác giúp đỡ đoạt ngai vàng. Tân Vương thân Lào t́m mọi cách loại trừ người Việt. Hoàng Thái Hậu Ngọc Vạn được gia nhân bảo vệ cùng hai con về vùng Đồng Nai khẩn hoang lập ấp, vùng đất hoang dần trở thành trù phú, tấp nập con buôn người Việt, người Tàu, có cả người Tây Dương sang mua hồ tiêu và truyền đạo Gia Tô. Ngọc Vạn xây dựng chùa truyền bá đạo Phật. Chẳng bao lâu, bà trở thành nhân vật được trọng nể tại vùng Thủy Chân Lạp.

Tại kinh đô, vua Chân Lạp không ngừng củng cố quyền hành. Vua hà khắc độc đoán, sẵn sàng tàn sát bất chấp cả những người trong hoàng tộc. Một số hoàng thân t́m cách qua vùng Đồng Nai liên kết chống lại nhà vua. Đoán chắc Đồng Nai sẽ bị tấn công, Ngọc Vạn bí mật liên lạc với Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (cháu nội chúa Săi), cho chúa biết t́nh h́nh Chân Lạp rối ren, xin chúa khẩn cấp can thiệp bằng vơ lực cứu nguy cho ba mẹ con và đám hoàng tộc cô thế đang bị đe dọa.

Nhận tin, xót t́nh máu mủ, chúa Hiền tức tốc sai Phó Tướng Nguyễn Phúc Yên đem ba ngàn quân tinh nhuệ tiến vào Đồng Nai. Rama Chan đích thân điều binh chống cự bị quân Việt chận đánh tan tác. Quan quân mạnh ai nấy chạy, nhà vua chậm chân bị bắt sống tại trận. Chúa Hiền không muốn Chân Lạp xáo trộn, truyền tha nhà vua nhưng buộc phải triều cống. Hai con trai Ngọc Vạn là Batom và Ang Non cai quản toàn vùng Thủy Chân Lạp, tạo thuận tiện tối đa cho người Việt vào canh tác buôn bán. Khi vua Chân Lạp chết (năm 1660), chúa Hiền hậu thuẫn cho Batom lên ngôi vua, Ang Non thành Phó Vương. Ngọc Vạn được dân kính trọng như Phật sống. Có ai nghĩ bà đă đi những bước đầu mở đường cho người Việt tiến vào phương nam chiếm trọn vùng Thủy Chân Lạp trù phú, kéo dài lănh thổ Đại Việt đến tận vùng Cà Mau xa thẳm...

 

 

***

 

 

Tháng sáu năm Quư Hợi 1623, kinh đô Thăng Long lại xẩy ra biến loạn lớn. Xuân Quận Công Trịnh Xuân, con thứ B́nh An Vương Trịnh Tùng, người từng gây bạo loạn mấy năm trước. Lợi dụng thân phụ ốm nặng, nổi loạn chiếm phủ chúa mưu đoạt binh quyền của anh là Thanh Quận Công Trịnh Tráng. Chúa Trịnh bỏ phủ chạy đến huyện Thanh Tŕ. Em ruột của chúa Quận Công Trịnh Đỗ lập mưu viết thư gọi Xuân đến gặp phụ vương để nhận binh quyền. Trịnh Xuân trúng kế bị sát hại nhưng chúa cũng mệnh vong. Trịnh Tráng thay cha nắm binh quyền trong cơn biến loạn phải hộ tống vua và triều thần rút về Tây Đô (Thanh Hóa). Lợi dụng t́nh h́nh rối ren, Mạc Kính Khoan ở Cao Bằng kéo quân về chiếm lại Hải Dương, hàng vạn dân hưởng ứng theo Mạc. Kính Khoan cậy đông quân tiến về huyện Gia Lâm mưu chiếm kinh đô. Tại Tây Đô, Trịnh Tráng chấn chỉnh quân ngũ, chia hai mặt thủy bộ tiến ra bắc. Quân Mạc đại bại rút chạy. Vua và triều thần trở lại Thăng Long, phong Trịnh Tráng tước Nguyên súy Tổng quốc chính Thanh Đô Vương, quyền tiết chế chư quân thủy bộ.

Tại Thuận Hóa, Chúa Săi được tin chúa Trịnh đă mất, t́nh h́nh đất bắc rối ren bèn họp quần thần nghị bàn. Có kẻ tâu chúa nên thừa cơ gia đạo họ Trịnh tan tành, nghĩa vua tôi sụp đổ, không ai tin họ Trịnh thật tâm phù Lê, phía bắc quân Mạc tràn xuống, nên nhân cơ hội tiến quân đánh Nghệ An Thanh Hóa. Chúa suy nghĩ giây lâu:“Ư các người không phải không hợp lẽ. Nhưng ta với họ Trịnh vốn là thông gia, chẳng nên thừa cơ họ gặp gian nguy mà đánh c̣n chi nhân nghĩa”. Nói xong truyền Tham Tướng Nguyễn Triều Văn và vài bộ tướng lên đường ra bắc, mang lễ vật đến phúng cùng dọ thám t́nh h́nh. Triều Văn trở về tâu chúa họ Trịnh nay nắm toàn quyền, đám quan lại phù thịnh chẳng c̣n ai nghĩ đến vua Lê, thiếu niên mới mười bốn tuổi.

Chúa Trịnh sau khi ổn định triều chính, nghĩ ngay đến việc Thuận Quảng. Mấy năm qua Chúa Săi tuyệt không nộp thuế, chúa muốn nhân cơ hội cho người vào đ̣i thuế, dọ thám t́nh h́nh phương nam, nếu cần có thể hưng binh vấn tội biểu dương sức mạnh củng cố uy quyền. Thị Lang Nguyễn Duy Th́ nhận lệnh chúa lên đường.

Sứ bộ đến Chính Dinh, Chúa Săi tiếp đón đúng lễ nghi nhưng t́m cách thoái thác không cho kiểm soát sổ sách thu chi. Chúa nói với sứ giả:“Mấy năm nay thuế má thất thu, lại mất mùa đói kém. Tôi gắng lắm cũng chỉ đủ tiền lo binh bị nói chi đến chuyện thuế má”. Thị Lang Duy Th́ ngỏ ư muốn vào Quảng Nam. Chúa nói đường xá xa xôi cách trở, giặc cướp như ong nên chẳng dám chiều ư. Duy Th́ hiểu ư Chúa Săi kiếm cách ngăn trở, dẫn sứ bộ hồi triều làm tờ khải dâng Chúa Trịnh:“... Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên trấn thủ Thuận Quảng thoái thác không chịu nộp thuế triều đ́nh, coi khinh phép nước, chỉ lo tuyển tướng luyện quân, luyện tập voi ngựa, chế tạo khí giới... rơ có ư phản nghịch”.

Chúa Trịnh đọc tờ khải nổi giận truyền gọi đám cận thần luận bàn. Chúa nói:

-Phúc Nguyên được triều đ́nh rộng lượng, tin giao cho trấn cơi ngoài làm phên giậu. Nay nó trở mặt khinh nhờn coi thường phép nước, ư ta muốn cất quân chinh phạt, bẻ gẫy âm mưu từ trứng nước, chư khanh nghĩ liệu có nên chăng?

Thị Lang Lê Bật Tứ vẻ tức giận:

-Khải chúa thượng, từ lâu thần vẫn tâu bày về cái họa phiên trấn. Đất nước muốn thịnh phải thống nhất một nhà, chúa thượng lẽ nào để kẻ khác đến bên giường nằm ngáy? Các xứ Lạng Sơn Cao Bằng, Thuận Quảng bấy lâu ngang ngược do ta bỏ lâu không ngó ngàng. Nay chúa thượng là chúa tể thiên hạ, dưới tay tướng quân dũng mănh có thể khiến núi lở sông cạn, nếu nương tay không động thủ là dưỡng hổ di họa, vậy nên quyết đoán, bảo vệ cơ nghiệp muôn năm của nước nhà.

Nhiều người đồng t́nh lư lẽ Bật Tứ. Đô Đốc Nguyễn Khải hăng hái t́nh nguyện làm tiên phong đạo quân phạt Thuận Quảng. Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế lại có ư khác:

-Thần nghĩ các quan hữu lư. Theo ư thần, ta nên dành sức thanh toán cái ung nhọt ngụy Mạc ở phía bắc trước rồi tính chuyện Thuận Quảng cũng chẳng muộn.

Sau khi nghị bàn gay go, chúa thuận theo ư Danh Thế, truyền chuẩn bị binh lương phạt Mạc.

Mùa hạ năm Ất Sửu 1625, chúa cử con trai thứ Quận Công Trịnh Kiều, Thái Bảo Nguyễn Danh Thế thống lĩnh năm ngàn quân tiến đánh Thái Nguyên Cao Bằng. Thủ lĩnh quân Mạc là Mạc Kính Cung thua trận bị bắt sống. Mạc Kính Khoan thấy thế nguy xin hàng phục. Chúa rộng lượng bằng ḷng, phong Kính Khoan chức Thông Quốc Công. Từ đấy mặt bắc tạm ổn, chúa Trịnh quyết tâm giải quyết phương nam. Cấp Sự Trung Nguyễn Hữu Bản là người thông minh quyền biến nhận lệnh chúa mang sắc thư vua Lê vào Thuận Hóa.

Sứ giả đến Thuận Hóa được Chúa Săi và các cận thần tiếp đón nồng hậu. Chúa đọc sắc thư, đoạn mở đầu viết:“Hoàng Thượng sắc dụ Thái Bảo Thụy Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên biết:Mệnh lệnh triều đ́nh, đạo làm tôi phải nên tuân thủ. Thuế má phủ huyện, tướng ngoài cơi không được tự chuyên...” Tiếp theo là những lời trách mắng Chúa Săi chần chừ không chịu nộp thuế, sau cùng đặt điều kiện và đe dọa buộc chúa phải thân ra bắc, hoặc sai con đi thay về triều đ́nh:“... Nhược bằng thoái thác không đến tức là phạm tội với triều đ́nh”.

Chúa đọc sắc thư xong cười hỏi sứ giả:

-Đây là thư của Thanh Đô Vương gửi đ̣i thuế cùng đe dọa ta, sao lại gọi sắc thư của hoàng thượng?

Sứ giả từ tốn:

-Ấy là ư của ngài. Tôi nhận mệnh vua mang sắc thư đến đây, chỉ biết có thế.

Nghe sứ giả nói, chúa trao sắc thư cho Nguyễn Triều Văn, truyền đọc cho mọi người nghe.Chúa tiếp:

-Hoàng thượng là đấng minh quân nhân ái, độ lượng bao dung, xét việc xưa nay chẳng nỡ phụ ân con cháu bậc khai quốc công thần. Vả hoàng thượng dư biết đất ta giữ chỉ là trấn nhỏ, đất rộng người thưa, của cải bao lăm nên chẳng lưu tâm đến việc đ̣i hỏi sưu thuế. Chỉ có Thanh Đô Vương hẹp ḥi ích kỷ, tham lam vô độ chẳng kể nghĩa t́nh, cả gan giả mệnh vua đ̣i hỏi này nọ, dở giọng kẻ cả ḥng đe dọa ta.

Tham Tướng Nguyễn Triều Văn tiếp lời:

-Thử hỏi sứ gỉa, cơ nghiệp nhà Lê kể đă tiêu vong, nếu không có đức Thánh Tổ (Nguyễn Kim) sao có ngày này? Thanh Đô Vương biết điều th́ con cháu Thánh Tổ phải được thừa hưởng công lao xứng đáng, có đâu chỉ trấn thủ Thuận Quảng.

Chúa nói thẳng với sứ giả:

-Ông cứ về nói thẳng với Thanh Đô Vương, nếu c̣n nghĩ công lao họ Nguyễn, t́nh thông gia nên cắt thêm hai xứ Thanh Nghệ trao ta cai quản mới hợp lẽ.

Sứ giả không nao núng trả lời:

-Hoàng thượng phong thưởng công thần tất xét kỹ công lao, trao việc lớn căn cứ vào tài năng đức độ. Họ Trịnh trải ba đời tận tụy giúp vua dựng nghiệp chẳng kể gian nguy. Chúa Thái Vương (Trịnh Kiểm), Triết Vương (Trịnh Tùng) đến Thanh Đô Vương bây giờ hàng trăm năm ra công mở nước, đánh đông dẹp bắc. Đâu đâu ngóng cổ làm tôi, chốn chốn bó tay hàng phục. Uy vũ sấm ran chớp giật, người người đều tỏ, nào phải ngồi yên mà hưởng bổng lộc triều đ́nh...

Nguyễn Phúc Khê năy giờ yên lặng, nổi giận ngắt lời sứ giả:

-Dựng cờ đại nghĩa giúp nhà Lê phục nghiệp là do tiên tổ họ Nguyễn. Có Nguyễn mới có Trịnh, bằng không họ Trịnh một ḿnh làm ǵ nên chuyện. Nay xă tắc ổn định, sơn hà một giải, kẻ có công sao bị lăng quên. Chẳng qua họ Trịnh kiêu ngạo bất chấp vua tôi, trên khinh thiên tử, dưới hiếp đáp quần thần. Họ Trịnh cậy anh hùng, chúng ta đây cũng hào kiệt, há chịu cúi đầu thần phục?

Nghe Phúc Khê nói hăng, chúa ôn tồn:

-Ông về triều thưa lại Thanh Đô Vương: Đại trượng phu trên đời chớ v́ chuyện nhỏ mà quên nghĩa lớn. Ta vẫn mong hai họ t́nh nghĩa thông gia thân thiết, chớ kết thù địch mang tiếng với đời.

Hôm sau sứ giả hồi kinh. Chúa bàn với cận thần:

-Ta ra mặt chống đối, Trịnh Tráng không chịu nhịn ắt sẽ động binh chinh phạt. Các ông có kế sách đẩy lùi quân Trịnh?

Triều Văn nói:

-So lực lượng th́ ta ít quân nhưng nhiều lợi thế. Quân ta thường xuyên luyện tập, chiến đấu tại đất nhà, địa thế vùng Bố Chính hung hiểm có thể lấy một chọi mười. Quân Trịnh phải hành quân xa. Xưa Tôn Tử thường nói: “Phép hành quân xa tốn ngàn cỗ xe, chở lương xa ngàn dặm cùng là vật liệu khí cụ mỗi ngày tốn phí hàng ngàn lạng vàng.” Họ Trịnh chưa ổn định xong đất bắc, của cải lương thực chưa dồi dào khó chịu đựng nổi cuộc chiến dài lâu. Theo ư thần, ta dụng kỳ binh mai phục đánh tiêu hao lâu ngày, địch nản ḷng tất phải rút.

Con thứ của chúa, Trung Tín Hầu Nguyễn Phúc Trung lên tiếng:

-Quân Trịnh tiến vào nhất định sẽ đóng tại bờ bắc sông Nhật Lệ, vượt sông tiến theo đường bộ vào phía nam. Ta phải ngăn địch ngay tại đây bằng cách đóng cọc sắt ngầm dưới ḷng sông, bố trí đại pháo ở những cao điểm.

Nguyễn Vệ, cháu của chúa nay được phong Vệ Quận Công đề nghị phải xúc tiến ngay kế hoạch pḥng quân Trịnh tấn công bất ngờ. Chúa vui mừng nghe bề tôi luận bàn hợp lẽ. Nội nửa tuần trăng, Quận Công Nguyễn Phúc Khê đích thân ra vùng Bố Chính khai triển kế hoạch. Nguyễn Hữu Dật hăng hái xin chúa cho phép theo Phúc Khê ra vùng chiến trận quan sát địa h́nh. Chúa thuận.

Hữu Dật là con trưởng của Tham Tướng Nguyễn Triều Văn. Năm ấy Dật vừa tṛn hai mươi nhưng sở học uyên bác, kinh sử làu thông, giỏi thi phú. Dật lại là tay vũ dũng hiếm có trên đời nên chúa quư mến như con, thường cùng Dật bàn luận chuyện đông tây kim cổ. Ngoài tài năng, Hữu Dật tính khí cang cường, nói năng ngay thẳng. Có lần chúa nói:“Ta có nhiều tướng dũng cảm, lo chi không đối địch được với họ Trịnh”. Dật tâu chúa:“Phép dụng binh cần tướng giỏi, chọn kẻ dũng cảm là cần nhưng chưa hẳn đủ. Vậy nên người làm tướng trước tiên thận trọng, chuẩn bị tính toán, dụng binh kỷ luật, pháp lệnh giản dị. Ra quân một ḷng diệt địch, quả cảm xông pha,chết vinh hơn sống nhục. Thần thấy nay nhiều kẻ cầm binh là người thân cận (của chúa). Có người chẳng hiểu việc binh, coi thường quân kỷ, dung túng quân sĩ làm càn mất ḷng dân, dù thắng đôi ba trận nhưng chỉ lẻ tẻ, sao có thể dùng họ dựng nghiệp lâu dài”.

Phúc Khê nghe Dật nói cho là tuổi trẻ ngạo mạn kiêu căng, ư không ưa. Chúa nghĩ khác, khen Dật trực ngôn.

Tại Thăng Long, chúa Trịnh nghe sứ giả tường tŕnh sự việc Thuận Hóa. Chúa tức giận nói:“Tổ phụ ta ba đời chinh chiến nằm gai nếm mật, trời biển công lao. Họ Nguyễn khoanh tay làm chủ Thuận Quảng, hưởng bổng lộc, được phong đến quốc công c̣n muốn đ̣i hỏi ǵ nữa. Phúc Nguyên công cán bao lăm, ta rộng lượng cho hưởng lộc tổ phụ, đă không tận trung lại giở thói ngạo mạn , khinh thường phép nước”. Chúa quyết định động binh chinh phạt phương nam.

Tháng hai năm Đinh Măo 1627, Đô Đốc Nguyễn Khải, Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế chỉ huy năm ngàn quân tiến vào Bố Chính, dừng quân ở hữu ngạn sông Nhật Lệ chờ đại quân tiếp ứng do chính vua Lê ngự giá thân chinh cùng chúa Trịnh.

Nhận mật tin quân Trịnh nam tiến, do có pḥng bị trước, chúa Săi cử Vệ Quận Công Nguyễn Vệ làm Tiết Chế, Nguyễn Hữu Dật Đốc Chiến đem năm ngàn quân bộ tiến ra trận địa bờ nam sông Nhật Lệ. Thủy Binh do Nguyễn Phúc Trung chỉ huy tức tốc cho chiến thuyền rời bến. Quân Nguyễn biết rơ địa thế nên bố trí lực lượng nhanh chóng kín đáo.

Toán tiên phong Trịnh dùng bè vượt sông, định tốc chiến tốc thắng bị quân Nguyễn nă đại pháo thiệt hại nặng phải rút. Biết quân Nguyễn có pḥng bị, Đô Đốc Nguyễn Khải lùi quân về phía sau tránh tầm pháo, dọ thám địch t́nh, nghĩ kế tấn công. Nguyễn Danh Thế bàn với Nguyễn Khải:

-Toán tiên phong của ta phát hiện địch cắm cọc sắt dưới ḷng sông, bố trí đại pháo ở các cao điểm ngăn không cho ta vượt sông. Tôi đoán chắc địch sẽ điều quân từ thượng nguồn thừa lúc đêm tối tấn công cướp trại, ta nên tương kế tựu kế diệt địch.

Nguyễn Khải khen phải, bí mật điều quân núp trong rừng để doanh trại trống.

Quả nhiên một đêm, quân Nguyễn từ phía tây bắn tên lửa ào ạt tấn công bị quân Trịnh chận đánh tập hậu phải rút chạy, may nhờ toán tượng binh tiếp cứu nên chỉ thiệt hại nhẹ. Chiến trận từ đấy ở thế dằng co. Hữu Dật nóng ḷng đẩy lui quân Trịnh nghĩ ra diệu kế. Dật ngầm cho quân len lỏi sang bắc Bố Chính loan tin các Quận Công Trịnh Gia Trịnh Sầm âm mưu nổi loạn tại các trấn Hải Dương, Sơn Tây. Tin đồn loan xa, chúa Trịnh trong ḷng ngờ vực, lại thấy hành binh bốn tháng ṛng chẳng thu thắng lợi, tướng sĩ nản ḷng. Chúa quyết định rút quân về kinh. Quân Nguyễn kể như thắng trận đẩy lùi được quân Trịnh.

Tại hai phủ Quảng Ngăi và Qui Nhơn, Quận Công Trần Đức Ḥa nhận tin thắng trận, ra lệnh quân dân nhà nhà treo đèn kết hoa, nổ pháo tưng bừng vui như lễ hội. Đức Ḥa trấn thủ hai phủ đă nhiều năm, vốn là người thân cận của chúa, được chúa nhận làm nghĩa đệ từ khi chúa c̣n trấn thủ dinh Quảng Nam. Ḥa xuất thân vơ tướng từng lập nhiều công trận nhưng sính thi văn, thường cùng tao nhân mặc khách xướng họa. Vốn tính hào sảng nên quảng giao, mến chuộng nhân tài, chiêu hiền đăi sĩ. Vài hôm sau, Ḥa thu xếp công việc, lên đường về Chính Dinh dự lễ khao quân mừng chiến thắng.

Gặp lại người em nuôi, chúa tay bắt mặt mừng. Ḥa chúc mừng chiến thắng, hỏi han sức khỏe người anh. Chúa hỏi t́nh h́nh hai phủ. Ḥa đáp:

-Nhờ trời gió ḥa mưa thuận, mùa màng tươi tốt, dân đủ cơm áo nên giặc cướp chỉ c̣n lẻ tẻ. Ấy cũng nhờ công đức vương huynh nên trăm họ an ổn, xứng là buổi âu ca thịnh trị.

Chúa nghe cả cười:

-Ta khen chú giỏi trị dân lại trọng nhân tài, chiêu hiền đăi sĩ như Mạnh Thường Quân thuở trước. Nay ta đang ở thế đối đầu với họ Trịnh, sao t́m được bậc lương tướng, biết vận độ nhật nguyệt, tiên đoán họa phúc. Lại thông cả sự biến di của chim muông cây cỏ, nhận ra hiểm địa núi sông mà bày trận pháp. Được người như thế, ta sẵn ḷng trao gươm báu, tặng ấn nguyên nhung khiển tướng điều binh...

-Ư huynh muốn được người thần cơ diệu kế như Lă Vọng Khổng Minh, trận mạc ngoài cơi đảm đương, trong trướng quyết định mưu mô quỷ thần kinh phục. Đệ hằng tin trời chẳng phụ kẻ tâm thành. Huynh nhân nghĩa gồm đủ, hiệu lệnh nghiêm minh, chuộng tôi trung, khử kẻ nịnh. Quân ta, trên dưới tướng sĩ một ḷng quyết giữ cơi, sức mạnh như núi, địch dù mạnh đến đâu cũng chẳng xô ngă nổi Thái Sơn.

-Chú nói cho ta vui. Bấy lâu ta vẫn phó thác việc nước cho Tường Quận Công (Nguyễn Phúc Khê) v́ nghĩ ḿnh tuổi đời đă trọng, chẳng mấy chốc đến tuổi thất thập. Nào ngờ trời chẳng cho yên, ngày đêm mang nặng nỗi lo, ăn chẳng ngon, ngủ không an giấc. Ở vào thế chẳng đặng ta phải chống Trịnh, nào ai muốn cảnh tang tóc đao binh?

-Huynh chí lư nhưng ta v́ đại nghĩa phải xả thân, có đâu điềm nhiên thị tọa mặc cho kẻ gian hùng tác quái...

Đêm khuya, tiếng trống canh ba chừng sắp điểm. Mảnh trăng hạ tuần vàng nhạt le lói trên đỉnh non mờ. Gió nhẹ vọng từ xa tiếng dế rền rĩ rên siết. Đức Ḥa đứng lên :

-Đêm khuya, huynh đi nghỉ lấy sức...

Ḥa chưa nói hết câu, rút tập sách mỏng trong tay áo trịnh trọng trao chúa:“Đệ có viên gia sư soạn thuật quyển Ngọa Long Cương văn, đệ đọc qua thấy ư vị cao thâm, xin tặng huynh xem từ điệu ngôn ngữ y bày tỏ.” Chúa nhận quyển, chậm răi băng qua hoa viên về thư pḥng ngay góc vườn, nơi chúa thường ngồi đọc sách, có khi nghỉ qua đêm.

Đêm ấy Đức Ḥa trằn trọc lo lắng. Ư định của Ḥa muốn tiến cử viên gia sư với chúa. Trống điểm canh năm, Ḥa nh́n sang thư pḥng vẫn thấy ánh đèn. Đêm ấy chúa cũng không ngủ, chăm chú đọc Ngọa Long Cương văn, nghiền ngẫm nghĩ suy chẳng thấy thấy mỏi mệt. Trời mờ sáng, thấy chúa ra khỏi thư pḥng, Ḥa cũng trở dậy ra thư hiên gọi hầu cận pha tuần trà sớm hầu chúa. Ḥa chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trịnh trọng dâng chúa. Chúa nói:

-Đêm qua ta không ngủ, mải miết đọc, suy ngẫm Ngọa Long Cương văn, ḷng thích thú quên mỏi mệt. Ta nghĩ kẻ soạn thuật tài cao học rộng, mộng kinh bang tế thế. Về binh pháp chẳng nhượng Khổng Minh nên tự ví ḿnh như người ấy, lại đặt tên văn là Ngọa Long Cương, nơi Khổng Minh ẩn cư. Viên gia sư Đào Duy Từ là ai, cho ta nghe lai lịch.

Đức Ḥa nghe chúa nói mừng thầm thưa:

-Duy Từ năm nay tuổi ngoại ngũ tuần, vốn người huyện Ngọc Sơn xứ Thanh Hóa, tự ấu thơ miệt mài đèn sách. Năm vừa hai mươi về kinh ứng thí, chí mong dụng chốn quan trường lập thân thỏa chí với đời. Nào ngờ v́ là con nhà ca xướng nên bị cấm thi. Bấy giờ thân phụ Từ là Đào Tá Hán đang làm chức Linh quan (coi đội nữ nhạc) trong cung vua Lê. Bị cấm thi, cho là hoạn lộ bế tắc, Từ phẫn chí buồn bực, t́m vui trong cung đàn nhịp phách. Khi thân phụ măn phần, v́ giỏi nhạc nên được vua cử làm Linh quan thay chức cha...

Như chợt nhớ điều ǵ, chúa bỗng dưng ra dấu ngắt lời Đức Ḥa, thích thú nói:

-Ta nhớ ra rồi. Hồi Tiên Vương (chỉ Nguyễn Hoàng) vừa ở Thăng Long về, thỉnh thoảng ngài có nhắc đến người này, khen y là tay danh sĩ đất bắc, tiên đoán chuyện đời chẳng kém Trạng Tŕnh. Có lần y khuyên Tiên Vương nên t́m cách trở lại Thuận Quảng, chia đôi giang sơn với họ Trịnh. Chuyện bấy nay kể đă khá lâu, nhưng sao y lại phiêu dạt về Qui Nhơn, rồi lư do nào khiến chú gặp y?

-Huynh chớ nôn nóng nghe đệ kể rơ ngọn ngành v́ câu chuyện lư thú. Khoảng trên mười năm sau, một lần Duy Từ đi vào phương nam, ghé huyện Phong Lộc phủ Quảng B́nh t́m thăm bạn cũ. Từ dừng chân ngắm núi Thần Đinh, rặng núi hướng về phía tây hiểm trở cao ngất đụng mây, duy nhất có một ngọn lạc lơng hướng về phía nam, dân địa phương gọi là núi Bất Nghĩa. Lại nghe đồn những đêm rằm thường thấy phật hiện trên núi, hào quang tỏa sáng rực trời. Từ ṭ ṃ mạnh bước lên non. Đến lưng chừng núi thấy ngôi chùa cổ đề Kim Phong Tự. Chùa nay hoang phế, khói lạnh hương tàn. Sau chùa có động lớn, bên trong đá xếp như bàn ghế, có tảng đá giống h́nh phật tham thiền, nhiều tảng h́nh thù kỳ dị. Từ đang mải mê say ngắm, bỗng giật ḿnh nghe tiếng người gọi tên ḿnh, giọng nói nhỏ nhưng thanh âm trong trẻo nghe rất rơ. Từ hướng về phía tả thấy ông lăo khoác áo vàng ngồi trên tảng đá lớn, Từ nghĩ là phật vội sụp lạy chẳng dám ngước nh́n. Tiếng nói lại vang lên:“Ta chờ người nhận thần thư đă lâu. Hăy tới động có tiếng chiêng trống nhận báu vật”. Bấy giờ Từ mới dám ngẩng đầu thấy ông lăo đă biến mất. Từ vui mừng bước ra khỏi động. Trời về chiều, nắng vàng nhẹ giăng. Từ đứng lặng nh́n quanh t́m động có tiếng chiêng trống như lời phật dạy. Núi rừng vẫn lặng lẽ u tịch vắng cả tiếng chim hót. Từ lần theo phía tả ngôi chùa, vui mừng nhận ra cửa động khuất sau mấy bụi cây thấp, băng băng bước tới mặc gai nhọn cào xước. Cửa động nhỏ chỉ vừa một người lọt qua, vào sâu bên trong động rộng dần, thạch nhũ ẩn hiện mang nhiều dáng lạ. Từ nghe những giọt thánh thót tựa tiếng chiêng trống. Đây đúng là nơi có thần thư. Từ mải miết kiếm t́m khắp động tuyệt không thấy ǵ . Bóng tối phủ, đêm mênh mông. Từ mỏi mệt ngồi ăn cơm nắm, định tâm ngủ đêm trong động chớ mai sáng tiếp tục. Đêm ấy Từ thao thức, đêm dài lê thê. Từ vui khi nhận ra những vệt sáng mờ, trời rạng sáng. Từ nhỏm dậy lần ṃ quanh quẩn. Cả ngày hôm ấy, qua đêm thứ hai, sang ngày thứ ba vẫn không t́m ra thần thư. Từ nản chí bước ra khỏi động thờ thẫn ngó đất trời. Bỗng nhớ chuyện xưa Trương Lương ba lần nhặt dép, hai lần bị mắng, mười ngày chầu chực mới được Hoàng Thạch Công trao Thái Công Binh Pháp. Người xưa kiên nhẫn, ta há chịu nhường? Từ hăm hở trở vào động. Ngày qua đêm về, Từ mỏi mệt thiu thiu t́m tảng đá dựa lưng. Khoảng nửa đêm, có tiếng tiếng sấm động ầm ầm, một vệt sáng xanh rọi vào tảng đá tựa h́nh sư tử. Từ choàng tỉnh bật dậy lần đến tảng đá, thấy ngay tập sách dầy mạ vàng khắc bốn chữ Hoàng Phủ Binh Pháp. Từ mừng rỡ ôm sách vào ngực, quỳ lạy tạ, lần trong bóng tối ra cửa động, dơi theo ánh trăng mờ xuống núi. Duy Từ mười năm đóng cửa miệt mài nghiên cứu binh thư , thiên văn địa lư... chờ thời cơ đem tài kinh luân thao lược phù tá minh chúa. Năm Ất Sửu1625, Từ luận họ Trịnh phản bội chính nghĩa phù Lê, nhà Lê thực chất chỉ là xác không hồn. Từ thấu rơ mối hiềm khích giữa hai họ Trịnh Nguyễn, lại nghe huynh nhân ái, chiêu hiền đăi sĩ nên quyết tâm vào phương nam phù minh chúa tạo thế lực mới chống Trịnh. Y đi khắp Thuận Quảng xem phong thủy, làm người hát rong kể chuyện độ thân. Năm sau Từ đến Qui Nhơn, theo lời kể của Từ, y biết tiếng đệ hào sảng, trọng người tài năng, lại là người thân thiết với huynh nên quyết định dừng chân, ẩn thân trong nhà một tay hào phú. Ít lâu sau, người này phát giác tài văn chương thi phú của Từ. Viên hào phú nghe đệ đang cần gia sư bèn giới thiệu Từ . Gặp y thấy người phong thái nho nhă, đệ nhận ngay.

-Ra y cố t́nh gặp chú để chú tiến cử, quả là tay mưu trí tinh đời. Nhưng sao cả năm nay chú mới nói chuyện Duy Từ với ta?

-Ông cha thường dậy:Cư cửu kiến nhân tâm. Ở lâu mới biết được người. Đệ phải t́m hiểu y hàng năm, biết chắc y có thực tài, không phải phường khoa trương khoác lác mới dám tiến cử lên huynh. Đệ biết y đang soạn bộ binh thư rất ư huyền diệu, có đủ hỏa công thủy chiến, xà trận điểu trận, mưu mô tướng lược...

Chúa mừng khôn xiết. Ví Duy Từ như Khổng Minh Lă Vọng thuở xưa, truyền Đức Ḥa trở lại Qui Nhơn dẫn Duy Từ đến bệ kiến. Như chia xẻ niềm vui, hôm sau chúa gặp Hữu Dật, kể Dật nghe chuyện Đào Duy Từ, lại đưa Ngọa Long Cương văn . Chúa bảo:“Hăy đọc kỹ rồi luận ta nghe tài văn chí khí người soạn thuật.” Dật bái tạ nhận sách.

Vài hôm sau chúa hỏi Dật. Dật thưa:

-Tâu chúa thượng, người soạn thuật nét bút tao nhă trang nghiêm, ư văn tế nhị sâu sắc nhưng về thực tài thần chẳng dám lạm bàn.

-Ngươi nói phải. Dẫu sao ta không thể bỏ qua không dụng người này. Ta biết gỗ quư củi mục, tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Chúa biết tính Dật bộc trực, chẳng tin loại xướng ca.

Vài ngày sau, Quận Công Trần Đức Ḥa trở về Qui Nhơn. Đức Ḥa gặp Đào Duy Từ kể mọi sự. Từ cảm kích bái tạ người tạo cho ḿnh cơ hội thi thố tài năng phù vua giúp nước, phát huy tinh túy của tướng môn. Công việc phủ đường bận rộn măi hơn tháng sau, Đức Ḥa mới thu xếp ổn thỏa dẫn Duy Từ ra Thuận Hóa chuẩn bị lễ dẫn kiến.

Đến Chính Dinh gặp lúc chúa đi lễ chùa Thiên Mụ, thường vài ngày sau mới trở về. Đức Ḥa thu xếp cho Duy Từ ở công quán, c̣n ḿnh dành th́ giờ đi đó đây thăm bằng hữu. Sáng hôm sau, khi Duy Từ đang ngồi uống trà bỗng thấy thư sinh tuổi trạc hai mươi đến xin gặp. Thư sinh cung kính thi lễ:

-Danh tiếng tiên sinh loan truyền khắp chốn. Tiểu sinh may mắn được đọc Ngọa Long Cương văn, ḷng cảm phục bội phần. Cổ nhân dậy một trong những niềm vui lớn trên đời là được gặp người tài năng quán thế nên đường đột tới đây, xin tiên sinh khoan dung chớ trách người trẻ vô lễ.

Thấy thư sinh nói năng lễ độ, Từ vui vẻ ra dấu mời ngồi:

-Ta dân dă há dám coi trời bằng vung, cho ḿnh tài năng quán thế. Một đời cầu mong tu thân dưỡng đức, đọc sách thánh hiển mở rộng học nghiệp, chẳng phụ công phụ mẫu sinh thành dưỡng dục, chẳng thẹn với đất trời.

Thư sinh nghe Từ nói ra vẻ suy nghĩ, lại hỏi:

-Tiểu sinh nghe tiên sinh am tường âm luật tất yêu tiếng ca, cung đàn nhịp phách. Hậu sinh ngu muội chẳng hiểu nổi cái tinh túy của nhạc âm?

Biết thư sinh ngụ ư chê ḿnh con nhà xướng ca, Từ nghiêm nghị:

-Nhạc âm sinh tự tâm nên gây xúc động. Tiếng sáo Trương Lương làm quân Sở tan ră, Sở Bá Vương phải hủy ḿnh. Tiếng trống thúc quân làm ḷng người phấn chấn quyết chiến chẳng tiếc thân. Ngay nghi lễ xưa nay tiếng nhạc nào vắng? Kẻ rành nghe nhạc biết được đạo đức, sự tồn vong thịnh suy của xă hội. Đất mầu nuôi cây tốt, nước đục tôm cá cũng gầy c̣m. Đời thịnh nhạc hùng dũng ư nghĩa nuôi dưỡng chí khí con người. Đời suy nhạc dâm, ẻo lả u sầu mà người ưa thích tất đức suy nước loạn. Thầy Tuân Tử dậy: Quân tử để tâm vào đạo mà sửa đức, chỉnh đức để làm nhạc, ḥa nhạc để thành thuận, để chỉnh đốn mọi việc. Nên kẻ coi khinh người soạn nhạc, kẻ xướng ca chẳng qua v́ họ nông cạn nghĩ suy, mắt mù tai điếc, trí óc tật nguyền.

Thư sinh lặng yên giây lâu, tiếp:

-Tiên sinh chí như Khổng Minh, ngồi trong lều cỏ định việc thiên hạ. Vậy cái thế thời xưa nay có khác?

-Tào Tháo mượn uy vua sai khiến chư hầu khác nào họ Trịnh bây giờ? Họ Nguyễn ở phương nam không khuất phục. Săi Vương ngang nhiên băi bỏ các quan chức họ Trịnh cắt đặt, chấp nhận thế đối nghịch, muốn tạo cơi riêng thoát khỏi quyền lực phương bắc. Thế phân tranh đă rơ.

-Phương nam nhiều thành lũy kiên cố, kho tàng xúc tích có đủ sức thắng Trịnh chăng?

-Phương nam thưa người rộng đất, xây nhiều thành lũy tất dân lao nhọc nhiều nên sức kiệt, kho tàng tích lũy tất sưu cao thuế nặng khiến dân oán. Đó là mầm bại vong, lấy chi thủ thắng.

-Vậy theo cao kiến tiên sinh, bậc minh chúa làm sao định được thiên hạ?

-Cổ nhân dậy:Người được ḷng dân sẽ được thiên hạ. Minh chúa khoan dung độ lượng, chăm lo cho dân, giảm nhẹ sưu thuế, thương cái mệnh của dân, tiếc cái chết của dân tất dân cũng xả thân với vua với nước. Minh chúa chiêu hiền đăi sĩ tất hào kiệt tụ về như cá tụ chỗ nước sâu.

Thư sinh nghe Duy Từ luận bàn ra vẻ đắc ư. Lại hỏi:

-Khổng Minh ra giúp Lưu Huyền Đức dựng lại nghiệp Hán lúc tuổi ngoài hai mươi. Nay tiên sinh quá nửa đời người mới ra giúp nước e quá muộn màng?

Duy Từ cười:

-Quân tử dù có tài kinh bang tế thế chưa gặp thời nên ẩn thân giữ chí khí. Nếu minh chúa cần đô vật sức mạnh đánh hổ báo th́ ta xin thua, nhưng cần người bàn việc nước th́ ta quá trẻ. Ngươi đọc sử sách há chẳng biết Bách Lư Hề xuất thân nông dân nghèo khổ, tuổi bảy mươi mới ra làm tướng quốc nước Tần. Lă Vọng tuổi tám mươi c̣n ngồi câu bên sông Vị độ nhật vẫn được Văn Vương trọng tài bái làm tướng soái. Ấy là những bậc tài danh, trên thông thiên văn, dưới đạt địa lư, hiểu thấu lẽ xuất xử ở đời. Khi ra giúp nước đem hết năng lực tế thế an dân, ngoài trận tiền ra kỳ vào chính. Thế mà vẫn khiêm cung lễ độ, trên kính dưới nhường nên ngàn đời sử sách lưu danh. C̣n những kẻ tóc xanh mà chỉ biết lấy cái học tầm chương trích cú câu danh lợi, làm thi làm phú cười gió cợt trăng ḷe thiên hạ đă dám tự nhân nho gia, coi thường hào kiệt, khinh chê lễ nghĩa thật chỉ là lũ tiểu nhân sâu mọt phá nhà hại nước.

Thư sinh nghe Duy Từ nói có vẻ thẹn, thi lễ lui gót.

Tối hôm sau chúa vừa hồi dinh, Hữu Dật đă chờ sẵn tŕnh việc:

-Cống Quận Công (Đức Ḥa) về dinh chờ chúa thượng làm lễ dẫn kiến Đào tiên sinh. Tiên sinh hiện ở công quán.

-Ngươi đă gặp Duy Từ?

-Ngay hôm Đào tiên sinh mới đến, thần giả làm thư sinh đến thử tài biện luận của người.

-Ngươi thấy người ấy ra sao?

-Đào tiên sinh biện luận thâm sâu, sở học trên đời khó ai b́ kịp.

Nghe Hữu Dật nói chúa mừng lắm, chúa biết Hữu Dật tuổi trẻ kiêu ngạo ít khi phục tài ai. Chúa cho người gọi Trần Đức Ḥa, truyền dẫn ngay Duy Từợ vào dinh. Ḥa can:

-Đă tối trời, huynh đường xa mỏi mệt nên ngơi nghỉ chờ sáng mai. Xưa Lưu Huyền Đức tam cố thảo lư cầu Khổng Minh. Nay huynh cũng nên lấy lễ mà tiếp Duy Từ khiến y cảm phục bậc minh chúa chiêu hiền đăi sĩ.

Chúa cho là phải. Hẹn đầu giờ th́n sáng mai Đức Ḥa dẫn Duy Từ vào.

Sáng sớm hôm sau, Duy Từ vừa thức giấc đă thấy Đức Ḥa và viên nội giám mang áo măo văn quan chúa ban đến cho Từ. Duy Từ cảm kích theo Đức Ḥa vào dinh. Tại công đường, Chúa Săi áo măo chỉnh tề đă ngồi đợi sẵn. Thấy Duy Từ dung mạo uy nghi, nói năng khiêm tốn đáng mặt danh tài, chúa nói:

-Ta mộ danh người nay mới cơ may gặp gỡ, tuy muộn nhưng chưa đến nỗi như Lă Vọng thuở xưa.

Duy Từ kính cẩn:

-Tiện dân chỉ là kẻ hủ nho nơi chốn quê mùa, nào ngờ được chúa thượng thương tưởng ban mũ áo mà ḷng áy náy cảm kích muôn vàn.

-Chúa tôi gặp gỡ là cơ duyên ngàn năm, như Cao Tổ gặp Tử Pḥng, như Huyền Đức gặp Khổng Minh... Đế vương gặp hiền tài là nên đại nghiệp.

-Tiện dân chẳng dám ví ḿnh với tiền nhân, chỉ mong tận dụng năng lực phù tá chúa thượng đền đáp tấm ḷng minh chúa. Những mong được như Khổng Minh, một ḷng phù chúa”cúc cung tận tụy, tử nhi hậu hĩ”, hết ḷng tận tụy, đến chết mới thôi.

Chúa truyền bày tiệc khoản đăi Duy Từ và các cận thần như Quận Công Nguyễn Phúc Khê, Tham Tướng Nguyễn Triều Văn, Quận Công Nguyễn Vệ... Thấy chúa phong thái đĩnh đạc, thân mật gần gũi quần thần. Từ vui mừng không cảm thấy xa lạ, cùng mọi người tṛ chuyện thân mật tự nhiên. Đang chờ nhập tiệc bỗng thấy văn quan trẻ tuổi từ ngoài bước vào đến trước Duy Từ thi lễ:

“Tiểu sinh là Hữu Dật kính cẩn ra mắt tiên sinh. Xin ngài miễn thứ tội vô lễ.” Duy Từ nhận ra ngay Hữu Dật chính là thư sinh gặp ḿnh ở công quán, hiểu chuyện Hữu Dật muốn gặp ḿnh thử tài biện bác nên vui vẻ cười x̣a. Trong bữa tiệc, mọi người bàn về chuyện chiêu hiền đăi sĩ. Được Phúc Khê hỏi ư, Duy Từ đáp:“Trên đời biết bao người cảm thán sinh bất phùng thời, bao người đau khổ v́ chẳng có dịp thi thố tài năng. V́ chẳng có thời cơ nên bao anh tài đắm ch́m như hạt cát trong ḍng lịch sử, chỉ đôi người cơ may trở thành những ngôi sao rực rỡ ghi khắc sử xanh. Nay ta mở rộng ṿng tay mời đón nhân tài, chính là tạo thời cơ cho họ vậy.” Phúc Khê cho chí lư.

 

 

 

Tàn tiệc, chúa dành cho Duy Từ căn nhà khang trang ngay trong dinh, đủ kẻ hầu hạ. Sau vài ngày bàn bạc với Phúc Khê, chúa cho gọi Duy Từ:

-Tổ chức ở dinh ta đặt ba ty lo mọi việc chính trị: Xá sai ty giữ việc từ tụng văn án, Tướng thần lại ty lo lương thực thuế khóa, Lệnh sử ty giữ việc tế tự, lương tiền... Từ trước đến giờ ta vẫn giao Tường Quận Công (Phúc Khê) giữ Lệnh sở ty. Nay ta giao cho người thay quận công, làm Nha Úy nội tán giữ ty ấy.

Duy Từ bái tạ, đội ơn chúa phong tước cao, giao trọng trách.

Từ ngày nhậm chức, Từ mải miết suy nghĩ đêm ngày chỉnh đốn công việc, mọi kế hoạch tŕnh chúa đều thuận, chúa tôi tâm đắc. Chúa thường bảo với quần thần:“Ta có quan Nội Tán khác nào Huyền Đức có Khổng Minh.”

Một lần chúa hỏi:

-Sức ta nay so với Trịnh thế nào?

Duy Từ trả lời thẳng thắn:

-Nói cho công b́nh ta yếu sức hơn Trịnh bởi nội lực chưa được củng cố, giao tranh lâu ngày suy yếu tất bại vong. Thần sẽ cố trong ba năm chỉnh đốn các mặt. Nếu ta làm hoàn hảo, không những có thể chống mà c̣n đủ lực tấn công Trịnh. Thần nghĩ tấn công là cách pḥng thủ hay nhất.

-Xưa Quản Trọng một tay vực nước Tề từ yếu thành mạnh. Ngô Khởi giúp Lỗ th́ Lỗ mạnh, giúp Ngụy th́ Ngụy thắng, giúp Sở th́ Sở phú cường... Nay ta có nên theo cái phép người xưa mà dựng nước?

-Với người xưa, ta không nhất thiết bắt chước cái phép, chỉ nên thấu hiểu cái tinh thần. Mục đích của thần lấy sức thiên hạ sinh của cải, lấy của thiên hạ dùng việc thiên hạ. Thần đă có chủ trương cải cách thuế khóa, chiêu hiền, tuyển binh, học hành khoa cử...

-Dân ta bấy lâu thiếu chữ nghĩa do sự học chưa mở mang. Vậy giáo dục theo ngươi phải cải cách thế nào?

-Thần nghĩ lối học từ chương, chú sớ của Hán nho, Đường nho nên bỏ. Học là cầu ở cái tinh thông nghĩa lư, chớ không cầu thuộc sách cho nhiều.

Chúa bóp trán suy tư:

-Mọi việc nhờ ngươi toan liệu. Dục tốc bất đạt, cứ tuần tự nhi tiến, chậm mà chắc vẫn hơn.

Được chúa tin yêu, Duy Từ miệt mài công việc. Nhiều đêm ngủ lại công đường không thiết chi trở về dinh ngơi nghỉ. Chúa biết chuyện càng thêm cảm mến.

Mùa hạ năm Kỷ Tị 1629 trời nóng bức lạ thường. Khoảng đầu tháng sáu, nhiều toán người từ miền bắc bỏ quê hương phiêu bạt vào phương nam t́m đất sống. Ai nấy gầy guộc bước thất thểu do đói khát cơ khổ lâu ngày. Thấy cảnh chạnh ḷng, Duy Từ truyền quân thu xếp quán dịch cho người hoạn nạn tạm trú, gọi một người tuổi trung niên vào công đường hỏi han. Người ấy kể:“Bẩm quan, hai trấn Thanh Nghệ gặp hạn lớn, nắng cháy thiêu lúa má, cây cối héo khô, lá hoa ủ rũ. Nhiều vùng hết thóc, dân ăn cả củ mài củ gấu, đến như cóc nhái rắn rết, cào cào châu chấu... cũng bị người ăn cạn kiệt, chó đẻ ra chẳng kịp mở mắt. Người người lũ lượt ra đi, kẻ ra bắc ăn mày đầu đường xó chợ những nơi thị tứ, người vào nam lê tấm thân tàn tạ c̣m cơi như những bóng ma thất thểu đi vật vờ trong cơi âm. Trên đường đi, tôi gặp cơ man xác chết, người già con trẻ, đàn ông đàn bà. Thôi th́ đủ cách chết, chết ngồi chết nằm, chết co chết quắp, chồng lên nhau mà chết... Chúng tôi may c̣n sống là nhờ vào đến khu vực Bố Chính được người thương xót, rủ ḷng cho miếng cơm cặn canh thừa...”

Duy Từ nghe xong suy nghĩ, rạng ngày tâu chúa lập kế hoạch đón định cư người hoạn nạn. Chúa buồn rầu:

-Nh́n thấy bao cảnh khổ trên đời, từ chiến chinh lửa máu, đến đói khổ lầm than mà ḷng thêm xót xa. Ngẫm lời Phật dạy cơi thế trầm luân sinh lăo bệnh tử, nợ phù sinh lắm nỗi mấy ai thoát bến mê, cứ mải miết ch́m đắm trong ưu tư phiền năo bộn bề... Ta trót sinh ra, phải lăn ḿnh vào chốn tranh đua, những mong t́m chỗ chân như để ḷng giác ngộ...

Thấy chúa ưu phiền, Duy Từ chậm răi:

-Thần kiến thức nông cạn xin góp vài câu thô thiển, chúa thượng lượng xét bao dung. Thiển nghĩ chúa thượng xuất thân thế gia vọng tộc, nhận mệnh trời cai quản một giang sơn, uy đức bao trùm trăm họ yên vui no ấm. Quốc gia hưng đạo ắt thịnh, có minh quân ắt có chân đạo sĩ. Tu tại chùa là nơi u tĩnh, dễ xa lánh những mê đắm thế gian. Nay chúa thượng ở ngay chốn đô hội mà giác ngộ được người, được ḿnh ấy mới thật sự đạt đến cái chân đạo lư...

Chúa nghe cúi đầu suy nghĩ khẽ thở dài. Duy Từ lảng sang chuyện khác:

-Nay đàng ngoài mất mùa đói kém, thần đoan chắc Trịnh Tráng sẽ cho người vào thúc dục thuế khóa, đ̣i nộp thóc lúa cứu nguy, vừa ḍ ư định của ta, vừa dọ thám t́nh h́nh thuận lợi sẽ động binh chinh phạt. Xin chúa thượng tiên liệu kế sách đối phó.

Chúa cho là phải, hứa sẽ hội ư bàn bạc cùng các cận thần.

***

Tại Thăng Long mùa thu năm ấy (1629), Thanh Đô Vương Trịnh Tráng gặp gỡ cận thần bàn t́nh h́nh Thuận Quảng. Chúa nói:

-Mấy năm nay Nguyễn Phúc Nguyên tự cao tự đại, coi thường phép vua quyết không chịu nộp thuế. Ta đă động binh nhưng hắn ngang nhiên chống lại, tội phản nghịch rơ ràng, nếu không hưng binh trừng phạt c̣n chi uy tín triều đ́nh.

Quần thần hăng hái luận bàn, đa số chủ ḥa chưa muốn động binh. Chúa nghe xong kết luận:

-Xét lời bàn các khanh có phần hợp lư. Nay phía bắc bọn giặc cỏ ngụy Mạc vẫn chưa yên, thừa cơ quan quân rút về lại nổi lên quấy phá, dù chúng chưa làm nên chuyện nhưng cũng tạo cho ta nỗi lo. Hơn nữa Thanh Nghê hạn hán mất mùa, lê dân khốn khó, nếu động binh ngay có nhiều bất lợi. Chi bằng tạm quên chuyện cũ giả cách thuận hảo, cho người đệ sắc vào Thuận Quảng phong Phúc Nguyên tước quốc công, truyền nộp thóc lúa, buộc y thân hành về kinh sư điều quân đánh Cao Bằng. Nếu y ra đây khác nào cọp ĺa rừng. Bằng muốn kháng cự ta sẵn sàng chinh phạt. Đó là diệu kế, binh xuất hữu danh.

Chúa cho thi hành kế sách, sai Thượng Thư Nguyễn Khắc Minh viết đạo sắc phong, đích thân Khắc Minh lên đường vào nam gặp Chúa Săi.

Tin sứ Trịnh vào nam không làm Chúa Săi ngạc nhiên. Chúa nói với Duy Từ:“Quan Nội Tán liệu việc như thần, ḷng ta xiết bao cảm kích”. Lần đầu chúa thân mật gọi Từ bằng chức vị, Từ hiểu hơn ai hết ưu ái của chúa dành cho. Chúa tiếp:“Ta đă có chủ trương, mọi việc cứ tuần tự nhi tiến”.

Sứ bộ đến vào buổi trưa, Duy Từ đích thân dẫn các quan chức đến chào mừng. Từ nói với sứ giả (Thượng Thư Nguyễn Khắc Minh):

-Nguyễn tướng công nhọc mệt trong người chẳng được trọn lễ. Cử tôi và bá quan đón tiếp sứ bộ, xin ngài niệm t́nh chớ chấp nê.

Khắc Minh lễ độ:

-Tôi tuy sứ của triều đ́nh, nhưng kẻ ở phương xa vẫn là khách. Nay được quan Nội Tán và quư ngài tiếp đón niềm nở xiết bao vinh hạnh, nào có điều chi dám chấp nhất phiền hà.

Duy Từ truyền bày tiệc khoản đăi sứ bộ đến khuya mới từ tạ, hẹn sáng mai sẽ mời sứ bộ đến diễn vũ trường xem diễn binh, thật sự ư muốn phô trương sức mạnh quân lực Thuận Quảng.

Rạng sáng, Duy Từ cử Hữu Dật đến quán dịch mời sứ bộ lên đường xem diễn binh. Khắc Minh và sứ bộ đến khán đài phía cánh tả, đi giữa hai hàng binh gươm giáo tuốt trần, khí thế bừng bừng như sắp lâm chiến.

Diễn vũ trường là khu vực rộng lớn, xa xa những ngọn đồi thấp, dưới là khu rừng thưa có con sông nhỏ uốn khúc bao quanh. Khắc Minh nh́n lên tướng đài thấy Duy Từ mặc áo dài xanh thêu chữ thọ, đầu đội khăn chữ nhân. Từ ngồi trên ghế nệm tay phe phẩy quạt lông, phong thái nho phong đĩnh đạc chẳng khác quân sư Khổng Minh thuở trước. Hai bên có hai vơ tướng trẻ áo giáp trắng đeo trường kiếm trông uy nghi lẫm liệt. Khắc Minh hỏi Hữu Dật về hai viên tướng trẻ. Dật thưa:

-Người bên trái quan Nội Tán là Nguyễn Đ́nh Hùng, tay tướng trẻ vơ nghệ tuyệt luân, hung thần tiễu trừ giặc cướp vùng tây nguyên. Bên phải là Nguyễn Phúc Vệ cũng là trang danh tướng.

Khắc Minh lặng yên, dư biết Vệ chính là người chỉ huy đánh bại quân Trịnh mấy năm trước tại cửa sông Nhật Lệ.

Tiếng loa vang báo giờ diễn binh đă điểm. Tiếng chiêng trống liên hồi phá tan không gian tĩnh lặng, tiếng trống lúc dồn lúc khoan trầm bổng thôi thúc. Duy Từ đứng dậy bước tới trước tướng đài. Lá cờ xanh từ tay Từ vừa phất, tiếng pháo lệnh vang rền như sấm. Từ phía đông, đoàn chiến mă mang trên lưng những kỵ sĩ áo xanh vun vút lao vào trận địa mịt mù bụi khói. Khoảnh khắc, diễn vũ trường tràn ngập mầu xanh, đoàn chiến mă tiến thối nhịp nhàng uốn lượn như rắn. Khắc Minh hiểu ngay Duy Từ lập trận trường xà nhưng thế trận biến hóa kỳ ảo đến chóng mặt. Trên tướng đài Duy Từ phất cờ đỏ, tiếng trống trận đổi nhịp chậm nhưng vang như sấm rền. Từ những ngọn đồi, đàn voi trận do các quản tượng áo đỏ ào ào lao vào trận địa như muốn xé nát quân ngũ, phá tan thế trận của những kỵ mă áo xanh. Diễn vũ trường trở thành băi chiến, hai mầu xanh đỏ như trộn vào nhau, tiếng vũ khí va chạm, tiếng la thét vang trời. Toán tượng binh bị vây chặt trong lưới nhện của trận không cách ǵ phá nổi hoặc rút khỏi trận thế. Thượng Thư Khắc Minh ngây người theo dơi, thầm cảm phục tài điều binh khiển tướng xuất quỷ nhập thần của Đào Duy Từ. Trên tướng đài Duy Từ hạ cờ xanh, thế trận mở rộng, đoàn kỵ mă áo xanh tỏa ra tám hướng, mở ṿng vây cho toán tượng binh rút khỏi trận thế, biến mất sau rừng cây phía đông...

Đêm hôm ấy, Khắc Minh trằn trọc. Sứ giả chúa Trịnh kinh ngạc trước sức lớn mạnh của quân lực Nguyễn, cộng với tài năng xuất chúng của Duy Từ. Với sức mạnh ấy, quân Trịnh chắc chắn sẽ gặp địch thủ vô cùng nguy hiểm hơn đám tàn quân nhà Mạc ở biên thùy phía bắc.

Sáng hôm sau, sứ bộ vào đại điện gặp Chúa Săi. Vừa bước vào cửa, Khắc Minh thấy hai hàng bá quan văn vơ sắc phục tề chỉnh, Chúa Săi đường bệ uy nghi ngồi trên ngai cao. Khắc Minh bưng sắc vàng đệ lên, chúa bước xuống tiếp sắc. Vua Lê tấn phong Chúa Săi làm Tiết Chế Thuận Quảng, Thái Phó Quốc Công. Truyền mang nạp lễ gồm voi và thuyền triều cống Minh Triều, ra Đông Đô triều yết nhà vua nhận lệnh điều binh đánh ngụy Mạc ở Cao Bằng.

Xong chiếu chỉ, chúa và bá quan quay về phương bắc vái tạ hồng ân hoàng thượng.

Sau nghi lễ, chúa bày tiệc khoản đăi sứ bộ. Chúa nói với Khắc Minh:

-Ông phụng mệnh triều đ́nh, chẳng ngại đường xa lao nhọc mang đến tin vui, ḷng này cảm kích. Tôi sẽ dâng biểu văn lên hoàng thượng, đa tạ tấm ḷng minh quân thương tưởng công thần, ban thêm phẩm tước.

-Tôi vào đây là vâng mệnh vua, phận thần tử tuân phục đấng chí tôn chẳng từ nan bất cứ điều ǵ, dù phải vào chốn hiểm nguy dầu sôi lửa bỏng.

Duy Từ ngồi gần nghe Khắc Minh nói, hiểu thâm ư Khắc Minh ngầm trách Chúa Săi bấy lâu không vâng phục mệnh lệnh triều đ́nh. Chúa b́nh thản tiếp:

-Gia tộc tôi ba đời thờ vua, dựng cờ đại nghĩa nên trước sau như nhất, một dạ tôi trung, những mong kề cận hoàng thượng sớm tối hộ vệ. Ngặt nỗi nay mang trọng trách trấn giữ biên trấn, t́nh thế khẩn trương một khắc chẳng dám rời. Nhưng nay mọi việc tạm ổn, thế nào rồi cũng tạo dịp trở ra Đông Đô.

Khắc Minh ra vẻ vui, nói:

-Tôi vốn thân cận với Thanh Vương (chúa Trịnh), thường nghe người tâm sự:“Ta với Nguyễn Quận Công vốn chỗ thân thuộc. Hai họ Trịnh Nguyễn mấy đời gắn bó ra sức phù Lê, giữ yên nghiệp đế. Dù có lúc hiểu lầm nhau nhưng việc xảy ra chẳng có chi đáng tiếc. Nay anh em xa cách lâu năm, những mong có dịp tương ngộ”.

Chúa cả cười:

-Nào chỉ có Thanh Vương mới nghĩ thế, ḷng ta có khác chi. Ông khải với Thanh Vương, Phúc Nguyên này mong tái ngộ ngài, cùng điều binh đánh Mạc, chỉ qua hồi trống đủ phá tan giặc rạng danh hào kiệt cơi nam.

Vài ngày sau, chúa tặng sứ bộ nhiều phẩm vật. Đích thân quan Nội Tán tiễn sứ hồi kinh. Chúa Săi và Duy Từ tiếp tục đàm luận. Chúa nói:

-Ta đă qua bước đầu tiếp sứ giả, cho ta nghe kế trả sắc phong. Ta xưng hùng một cơi, làm chúa một phương há cần họ Trịnh phong tước?

-Việc trả sắc thần đă liệu xong, nhưng trước khi trả sắc, tức công khai khiêu khích miệt thị họ Trịnh, ta phải có kế pḥng thủ vẹn toàn v́ Trịnh chắc chắn động binh rửa nhục. Thần nhiều phen quan sát kỹ đất Quảng B́nh, nghĩ suy cặn kẽ lập kế hoạch. Ta nên dựa thế hiểm, đắp chiến lũy pḥng thủ chận các mũi tấn công của Trịnh. Thành lũy như phên giậu của đất nước, vừa bảo vệ biên trấn, vừa che chở cho dân quân. Chỉ một ngàn quân đầy đủ lương thực dự trữ, trang bị thêm hàng trăm đại pháo đủ sức chọi hàng vạn quân tấn công, đồng thời tổ chức phục binh, cắt đường vận lương... Ấy là thượng kế.

Duy Từ tŕnh chúa bản đồ chi tiết đắp lũy khởi từ làng Trường Dục dưới chân Trường Sơn tới phá Hạc Hải giáp sông Nhật Lệ. Lũy dài khoảng 2500 trượng (10 đến 12 cây số), chiều cao, chiều rộng chân lũy tùy địa h́nh đắp rộng hẹp cao thấp. Phía tây chiến lũy là vùng núi hiểm trở, phía tây là phá Vạn Xuân bốn mùa lầy lội. Chúa hỏi:

-Công tŕnh to lớn ắt hao tổn người của, người tính toán ra sao?

-Việc phải khẩn trương hoàn tất. Thần và Hữu Dật đích thân xúc tiến, ước lượng phải dụng khoảng năm ngàn quân dân Thuận Quảng, chỉ nội một tháng là xong. Vật dụng gỗ ván tre nứa có sẵn trong rừng. Khoản tiền thực phẩm lương thực không quá lớn.

-Ngoài việc đắp chiến lũy ta c̣n vấn đề nào khác?

-Mặt nam tương đối ổn, chúa thượng nghĩ cách tăng mối giao hảo với Chiêm Thành để hoàn toàn yên tâm không ngại người Chiêm thừa cơ xâm lấn khi ta đương đầu với Trịnh.

Chúa suy nghĩ giây lâu, hỏi tiếp:

-Với Chiêm Thành ta đă có chủ trương, nhưng sao chỉ chú trọng pḥng thủ Quảng B́nh? Thủy binh Trịnh rất hùng hậu. Trịnh có thể đổ bộ vùng biển phía nam Thuận Quảng, làm gọng ḱm bao vây phủ chúa.

Duy Từ trả lời ngay:

-Nếu ta nắm được Chiêm Thành, thủy binh Trịnh dù mạnh chẳng dám vào sâu, sợ bị kẹp giữa quân Chiêm và ta. Các cửa biển gần như cửa Việt, cửa Eo (Thuận An) th́ phải theo các sông Quảng Trị, Thuận An tiến về phủ. Hai sông này chật hẹp dễ bị phục binh. Thần cam đoan không bao giờ Trịnh dám mạo hiểm tiến quân theo ngả ấy. Cách duy nhất chỉ là vượt sông Nhật Lệ, từ đấy làm bàn đạp tấn công vào phía nam.

Chúa vui vẻ chấp thuận kế hoạch. Ngay tháng sau, Duy Từ khởi công đắp lũy Trường Dục. Chúa sai Quận Công Nguyễn Phúc Khê lên đường vào kinh đô Chiêm Thành thắt chặt giao hảo. Chúa nói:

-Việc này hệ trọng nên tôi cậy chú một phen lao nhọc. Ngày phụ thân c̣n, người vẫn ôm mộng bành trướng lănh thổ về phương nam, khoảng hai mươi năm trước, dù trọng tuổi người vẫn xung trận đánh chiếm phần đất Chiêm bên kia đèo Cù Mông lập phủ Phú Yên. Vài năm nay ta giao Nguyễn Hữu Vinh trấn đất ấy (Vinh là con rể của chúa). Vinh trẻ tuổi tài cao, cai trị giỏi khiến tôi yên tâm, nhưng người Chiêm chưa quên hận xưa vẫn thường quấy phá. Chú đi chuyến này, mục đích thắt chặt giao hảo với họ, nhiệm vụ nặng nề khó khăn nhưng tôi tin chú khôn ngoan trầm tĩnh, việc khó mấy cũng thành.

Phúc Khê tạ anh cùng đoàn tùy tùng lên đường mang theo nhiều phẩm vật quí giá tặng vua Chiêm.

Tháng sau, lũy Trường Dục hoàn thành. Chúa hài ḷng sau khi đích thân đến quan sát, hết lời khen ngợi Duy Từ. Chúa nói chiến lũy kiên cố chẳng kém Vạn Lư Trường Thành của nhà Tần thuở xưa. Ngày trở về phủ lại nhận thêm tin vui, Quận Công Phúc Khê từ Chiêm Thành trở về cho chúa biết công việc kết quả tốt đẹp. Khê nói:

-Lúc đầu vua Chiêm có ư e dè, thái độ cởi mở thân thiện của ḿnh làm y yên tâm. Hữu Vinh cho đệ biết vua Chiêm hiện có hai vợ, một bà người Chiêm, một bà người mọi vùng cao, nhan sắc tầm thường. Vua Chiêm ham nữ sắc. Biết vậy đệ nói với y: Chúa nước nam có con gái da dẻ trắng ngần, sắc đẹp chim sa cá lặn. Y nghe mừng rỡ, ngỏ ư muốn làm pḥ mă nhà chúa. Ư huynh nghĩ sao?

Chúa cười lớn:

-Chú có nhớ vùng đất chúng ta cai quản hôm nay tự đâu mà có? Đó là sính lễ vua Chiêm Chế Mân tặng vua Trần để cưới công chúa Huyền Trân. Không ngờ lịch sử tái diễn, công chúa Ngọc Khoa họ Nguyễn thua chi công chúa họ Trần. Lại nữa, Ngọc Vạn đă là hoàng hậu Chân Lạp th́ Ngọc Khoa làm hoàng hậu Chiêm Thành rất xứng. Ta có hai pḥ mă là hai ông vua, danh giá nào hơn. Chú viết thư ngay cho vua Chiêm nói ta chấp thuận, muốn hắn đích thân đến kinh đô nước nam làm lễ đính hôn rồi tiếp lễ thành hôn. Chú nói ta thông cảm giản dị lễ nghi v́ pḥ mă đường xá xa xôi, lại là vua một nước.

Cuối xuân, đám cưới vương giả cử hành. Công chúa Ngọc Khoa lên kiệu hoa về nhà chồng, tận nước Chiêm xa xăm, mở rộng thêm đường nam tiến của dân Việt. Chúa Săi bùi ngùi nh́n theo kiệu hoa đến khi khuất bóng...

Dăm tháng sau, chúa vui mừng nhận tin vua Chiêm sủng ái Ngọc Khoa, tôn thờ nhan sắc, cho người tạc tượng nàng để trong tháp ngà...

Chúa bàn tiếp với Duy Từ chuyện trả sắc phong. Từ nói:

-Thần đă liệu xong mọi việc. Ta sẽ làm chiếc mâm hai đáy, trên để lễ vật, dưới để sắc phong. Người đi sứ thần chọn viên Ty Lại Văn Khuông, y là người trầm tĩnh khôn ngoan, có tài ứng đối.

-Cho ta nghe tỉ mỉ kế hoạch, việc lỡ Văn Khuông sẽ không toàn mạng trở về.

-Thần thảo sẵn những câu đối đáp bắt Khuông học thuộc, cùng là lễ nghi khi triều yết vua, dự trù sẵn phương tiện thoát thân ngay khi dâng phẩm vật bên phủ chúa. Đường đi nước bước vùng Đông Đô thần nằm ḷng, xin chúa thượng yên tâm.

-Cho ta nghe qua câu đối đáp.

-Chúa Trịnh sẽ cật vấn sao không nộp thuế, nộp phẩm vật triều cống như đă hứa, việc binh bị dân sinh, việc đắp lũy Trường Dục...

Đầu mùa hạ năm Canh Ngọ 1630, Văn Khuông dẫn sứ bộ ra bắc. Sau khi đệ tiến lễ vật tạ ơn vua Lê sắc phong, dâng phẩm vật nhiều vàng bạc lụa là, Văn Khuông được lệnh sang phủ chúa Trịnh thính hầu. Nằm ḷng những câu vấn đáp do Duy Từ soạn, Văn Khuông trả lời chúa Trịnh trôi chảy khiến chúa thầm khen tài biện bác. Chúa cho sứ bộ về dịch xá nghỉ ngơi, chờ nhận lệnh triệu. Mười ngày qua, sứ bộ thong thả rong chơi ngoạn cảnh kinh kỳ, chẳng hề thấy lệnh triệu của phủ chúa. Văn Khuông nghĩ đă đến lúc phải thoát thân, cho đoàn tùy tùng giả đi chơi, lẻn xuống Hải Dương neo thuyền đợi sẵn. Ngay sau đó đến dinh quan Thượng Thư Nguyễn Khắc Minh xin thiếp văn trở về. Khuông mang đến cái mâm hai đáy nói với Khắc Minh:

-Tôi ở kinh đô đă lâu, ḷng nôn nóng muốn trở về. Phiền ngài khải chúa cấp cho thiếp văn.

Chỉ mâm đồng phủ vải điều buộc kín, Khuông tiếp:

-Đây là chút lễ mọn chủ tôi tiến dâng lên Thanh Vương, tôi nhờ ngài chuyển vào phủ chúa.

Khắc Minh nói:

-Ngày mai ta sẽ khải chúa ra lệnh triệu. C̣n phẩm vật, đích thân ông phải dâng chúa cho đúng lễ nghi. Ông cứ gửi đây, ta chẳng quản ngại.

Chỉ mong có thế, Văn Khuông bái tạ cáo từ, lên ngựa ra roi phóng thẳng đến điểm hẹn, xuống thuyền cùng sứ bộ căng buồm về nam. Tất cả vui mừng hoàn thành sứ mệnh.

Hôm sau, Khắc Minh vào phủ khải chúa việc sứ đàng trong muốn diện kiến dâng phẩm vật của Quốc Công Nguyễn Phúc Nguyên. Chúa hỏi:

-Sao hắn không dâng phẩm vật ngay hôm mới đến mà phải chờ đến nay?

Khắc Minh thưa:

-Thần nghe hắn nói phải tuân lệnh chủ, chờ đến gần ngày về mới dâng phẩm vật.

Chúa thuận, hẹn sáng sớm cho Văn Khuông vào phủ. Buổi chiều, Khắc Minh sai thủ hạ đến dịch xá báo tin, thủ hạ về tŕnh dịch xá vắng tanh không có bóng người. Khắc Minh biết việc bất thường, khẩn báo vào phủ. Chúa sai Đề Lĩnh, viên quan chỉ huy bảo vệ kinh đô đem quân vây dịch xá. Quân tiến vào chỉ thấy đồ đạc ngổn ngang, khám xét cẩn thận chẳng thấy ǵ lạ. Sứ bộ đàng trong đă xa chạy cao bay.

Chúa nghi ngại, truyền Khắc Minh đem mâm phẩm vật vào phủ. Mâm khá dầy, mở ra bên trên chỉ thấy trầu cau. Chúa thấy lạ sai đập mâm, thấy sắc phong của nhà vua nằm dưới lớp vải điều. Chúa nổi nóng vỗ án:“Phúc Nguyên vô đạo, ngạo mạn coi khinh phép vua, đúng là lũ tâm xà khẩu phật. Hắn trả lại sắc phong, ngang nhiên bội phản, tội trạng rành rành, không hưng binh chinh phạt c̣n chi thể thống. Ta nguyền bắt hắn về, quỳ giữa sân triều cho quần thần vấn tội”. Đám cận thần thấy chúa thịnh nộ, cúi đầu im lặng chẳng dám nh́n lên. Chúa nh́n dưới đáy mâm thấy có mảnh hoa tiên trên viết bốn hàng chữ. Chúa đọc dăm lần chẳng hiểu ư ǵ, trao cho Khắc Minh bảo giải nghĩa. Khắc Minh chăm chú đọc, bóp trán suy nghĩ:

-Khải chúa, thần biết bốn câu này do chính Đào Duy Từ viết, nhưng trí nông không hiểu thấu ẩn nghĩa. Xin cho hội ư với đồng liêu t́m giải đáp.

Chúa thuận. Đám văn quan, toàn những bậc khoa bảng chăm chú đọc, suy nghĩ luận bàn. Kết quả khải chúa: Phúc Nguyên không nhận sắc phong.

Chúa chưa nguôi giận, truyền đám cận thần họp khẩn lập kế chinh phạt, rũ áo bước vào hậu cung.

Các quan tuân lệnh chúa luận bàn. Đám vơ quan nóng tính đa phần chủ chiến, đám văn quan dè dặt nói cần cân nhắc kỹ do t́nh h́nh các nơi vẫn chưa yên, nhiều vùng mất mùa dân sống cơ cực đói kém, cần trữ lương thực cứu tế xoa dịu nhân tâm. Mọi người để ư Lễ Bộ Thượng Thư Nguyễn Thực lặng yên không ư kiến. Nguyễn Thực đỗ tiến sĩ, nổi tiếng thanh liêm cương nghị, ăn ngay nói thẳng, triều thần trọng nể, ngay cả vua chúa cũng tin dùng giao trọng trách. Triều thần c̣n nhớ chuyện xẩy ra hồi cuối xuân, Nguyễn Thực dập đầu can vua Thần Tôn quyết không lập Trịnh Thị Ngọc Hạnh làm hoàng hậu, can chúa chớ làm trái luân thường đạo lư. Nguyên Ngọc Hạnh con gái chúa, là vợ của Quận Công Lê Trụ, bác họ nhà vua. Ngọc Hạnh có với Lê Trụ bốn mặt con. Trụ phạm tội phản nghịch bị cầm, chúa buộc vua cưới Ngọc Hạnh lập làm hoàng hậu. Đám cưới xong, trời làm mưa dầm hàng tháng. Nhiều phố phường kinh đô biến thành sông, buôn bán ngưng trệ nhiều người chết đói, bao kẻ lê lết khất thực đầu đường xó chợ. Đạo lư tơi tả trong cuộc bể dâu.

Họp hành đến chiều vẫn chưa dứt khoát, các quan tạm nghỉ hẹn ngày mai tiếp tục. Ai nấy đoán già Thượng Thư Nguyễn Thực thế nào cũng lên tiếng phản bác phe chủ chiến. Ư kiến của Thực sẽ nghiêng đ̣n cân về phía chủ ḥa.

Sáng sớm, chúa nhận được tin khẩn từ Lạng Sơn. Đám tàn quân Mạc đánh phá nhiều vùng, Trấn Thủ Cao Bằng xin triều đ́nh tăng cường viện binh. Đám cận thần tiếp tục cuộc họp dang dở. Gần trưa, chờ mọi người nói xong, Nguyễn Thực đứng lên nghiêm trang phát biểu, giọng nói thấp cao sắc cạnh đanh thép:

-Thưa các ngài, tôi tuy quan văn nhưng sinh thời biến loạn nên cũng nghiền ngẫm binh pháp các nhà, hầu ứng xử cho hợp thời thế, mưu việc ích quốc lợi dân. Cứ xem t́nh thế nước ta, chỉ tính từ đầu xuân đến nay, các ngài hẳn nhận ra bao điều thuận, không thuận. Đấng bề trên phỏng có ḥa, quan lại nhiều nơi bất xứng, nhũng lạm sách nhiễu, trong dân chúng người người có được ấm no, an cư lạc nghiệp? Tôi đọc Ngô Tử, sách viết:“ Muốn dụng dân mưu đại sự, trước hết phải hợp ư dân. Chớ cậy tài giỏi, sức mạnh mà chủ quan. Nên đem đại sự cáo tỏ trời đất tổ tiên, với triều thần xét việc lành dữ. Nếu tất cả đồng thuận tất nên dấy binh... Lại xét đàng trong, mấy năm nay thuận lợi, mùa màng tốt tươi, nhân dân no ấm. Phúc Nguyên rắp tâm phản bội, cố khai thác tài năng của Đào Duy Từ, xây thành đắp lũy, củng cố binh bị. T́nh h́nh trong ấy, quan Thượng Thư Bộ Lại ắt rơ hơn ai do mới từ trong ấy về. Bàn việc nước phải ngay thật, sáng suốt nhận đúng cái thời cái thế. Vài ư thô thiển, quư ngài lượng định.”

Ngay hôm ấy, các quan đồng thuận khải chúa tạm ngưng việc binh, chờ khi thuận lợi. Trong khi chờ nên tăng cường dọ thám t́nh h́nh để nắm địch t́nh. Chúa nghe không nói ǵ. Việc chinh phạt Thuận Quảng không thấy nhắc đến...

***

Tại đàng trong, Chúa Săi vui mừng thấy sứ bộ b́nh yên trở về. Nghe Văn Khuông tường tŕnh chuyến đi kết quả tốt đẹp, chúa hậu thưởng mọi người, thăng chức Văn Khuông. Chúa cười nói với Duy Từ:

-Ngươi đáng mặt quân sư, liệu việc như thần. Phen này Trịnh Tráng và đám bề tôi kinh hoàng vỡ mật, giận thấu trời xanh. Ngươi nghĩ việc pḥng thủ đàng trong c̣n chi khiếm khuyết?

Duy Từ hớn hở:

-Khiếm khuyết hẳn không thể tránh. Kế hoạch tiếp của thần, ta phải động binh đánh chiếm ngay Nam Bố Chính, lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi sơn hà với họ Trịnh. Kế pḥng thủ hay nhất là tấn công. Nay Trịnh chưa pḥng bị, ta phải đánh trước chiếm thượng phong.

-Làm thế có phiêu lưu quá chăng? Tại sao phải chiếm Nam Bố Chính?

-Thần đă tính kỹ. Phải chiếm ngay Nam Bố Chính để giữ sông Gianh, dựa vào hiểm địa để ngăn quân Trịnh. Sông Gianh c̣n có tên Linh Giang. Sông dài rộng, gần biển thường có sóng lớn khác nào chiến hào trời tạo ngăn trở đôi bờ bắc nam. Tướng Trịnh giữ Nam Bố Chính là Tri Châu Nguyễn Tịch. Hắn không phải tướng tài, ta đánh bại hắn dễ như trở bàn tay.

Chúa nghĩ giây lâu, hỏi:

-Ngươi định dùng ai làm tường, cần bao nhiêu quân, bao lâu thắng trận?

-Thần sẽ dùng Nguyễn Đ́nh Hùng làm tướng (Quận Công Nguyễn Đ́nh Hùng vốn họ hàng với chúa). Hùng vũ dũng, đánh tấn công giỏi ít người b́ kịp. Ta cần năm ngàn quân, bất ngờ tấn công qua đêm là toàn thắng.

Chúa nghe phấn khởi, truyền Đ́nh Hùng chuẩn bị hành quân. Chỉ non nửa tháng, chúa nhận tin thắng trận. Tri Châu Nguyễn Tịch bị tấn công bất ngờ trong đêm, một ḿnh một ngựa tháo chạy đă tử thương. Hàng ngàn quân Trịnh bị bắt làm tù binh, chiến địa ngổn ngang xác chết, vũ khí vứt la liệt... Chiến thắng khởi đầu giai đoạn chia cắt. Sông Gianh là gịng phân ly đôi bờ, như lưỡi gươm cắt ngang thân thể Việt Nam ứa máu, non nước ngậm ngùi. Dân đôi bờ nam bắc chấm dứt thông thương. Hai họ Trịnh Nguyễn cùng lợi dụng danh nghĩa phù Lê, cùng nắm ngôi vương làm chúa tể hai miền nam bắc.

 

 

***

 

 

Sau chiến thắng, Chúa Săi tuy vững tin hơn vào sức mạnh quân sự, vẫn ra sức củng cố nội bộ, mộ thêm quân sẵn sàng chờ cuộc tấn công của Trịnh. Duy Từ lo lắng mọi việc, chuyên chú soạn binh thư buộc các tướng cẩn thận nghiên cứu. Mọi nỗ lực của Từ hầu như dành cho cuộc chiến Trịnh Nguyễn sẽ diễn ra khốc liệt, quy mô rộng lớn hơn.

Cuối xuân năm Tân Mùi 1631, Duy Từ bàn với chúa:

-Sau trận thắng năm ngoái, tuy việc bố pḥng Nam Bố Chính được củng cố nhưng thần vẫn c̣n nhiều e ngại. Ngặt nỗi công việc bộn bề, chưa rảnh tay xem lại mọi việc. Nay thấy việc tạm ổn, thần xin chúa thượng cho phép đích thân thị sát lại toàn bộ hệ thống pḥng thủ.

-Ta cũng có ư ấy, ngại nỗi thấy quân sư ngày đêm tận tụy lo lắng hao tổn sinh lực, sức khỏe khó bề chịu đựng. Chi bằng nên dành thời gian tĩnh dưỡng thuốc men phục hồi, sau đó liệu việc cũng chẳng muộn.

Nghe chúa nói Duy Từ cảm động. Lần đầu tiên Từ nhận ra chúa đổi cách xưng hô gọi ḿnh là quân sư, trong tia nh́n, trong cách nói của vị chúa phương nam biểu lộ thâm t́nh mặn mà ruột thịt. Từ ngày ấy, cứ mấy bữa, quan thái y nhận lệnh chúa đến chẩn bệnh săn sóc sức khỏe, thường xuyên bốc những thang thuốc bổ quư giá nhất cho nhân vật đang kê vai gánh trách nhiệm bảo vệ mảnh giang sơn chúa Nguyễn ở phương nam.

Hơn tháng sau, Duy Từ lại ngỏ ư muốn tiến hành dự tính. Chúa thuận nhưng cử Hữu Dật đi theo phụ giúp. Duy Từ vui mừng khen chúa tinh tế chọn người giao việc. Hữu Dật trẻ người nhưng thông minh sâu sắc, tính khí ngay thẳng, kính trọng Duy Từ như vị thầy khả kính. Dưới mắt Duy Từ, sau này Hữu Dật sẽ là bề tôi lương đống tài đức chẳng nhường ai.

Hai thầy tṛ cùng mười người lính khỏe mạnh tháo vác hộ tống lên yên thẳng đường ra phía bắc. Vượt qua lũy Trường Dục bề thế kiên cố, Duy Từ hài ḷng thấy tướng sĩ trên dưới một ḷng quyết tâm chiến đấu bảo vệ biên trấn, đoàn người vào địa phận Nam Bố Chính vào một buổi chiều trời trong nắng nhạt, vùng đồi núi hùng vĩ chập chùng bốn phía vây quanh. Duy Từ cho ngựa phi nước kiệu lên ngọn đồi thấp dừng lại quan sát. Chỉ ngọn núi phía tây, Duy Từ nói với Hữu Dật:

-Ngươi nh́n kỹ ngọn núi kia, thế núi hùng vĩ vút cao như cây xà mâu đâm thẳng lên trời. Đó là núi Đâu Mâu, triền dốc hiểm trở. Ta trấn núi ấy, địch dù có cánh chẳng thể vượt qua...

Hữu Dật chăm chú nh́n, nghĩ con người khác nào con sâu cái kiến trước cảnh đất trời mênh mông sâu thẳm. Dật nói:

-Tiếc là núi ấy ta chưa lập đồn pḥng thủ, thầy hẳn có chủ trương?

-Đó là thiếu sót của ta do chưa có thời gian nắm vững địa h́nh. Ta đi chuyến này ư muốn bổ túc khiếm khuyết. Ngươi nh́n kỹ trước núi Đâu Mâu c̣n có nhiều rặng núi thấp như đàn rùa ḅ lên cao. Thế núi khác chi chiến lũy, ta cố nghĩ cách khai thác địa h́nh thiên nhiên, một trong những điều quan trọng của binh pháp.

Quay sang hướng nam, Duy Từ chỉ ngọn núi cao chót vót:

-Ḱa là núi Thần Đinh, ngọn duy nhất hướng về nam thay v́ hướng tây như những ngọn khác. Dân vùng này thường gọi núi Bất Nghĩa, phong cảnh nên thơ hữu t́nh. Ta đă có dịp lên núi ngoạn cảnh, nh́n xuống vùng thượng lưu sông Nhật Lệ. Sau Thần Đinh c̣n nhiều ngọn núi khác. Tựu chung, vùng này gồm đủ núi non sông ng̣i, vùng đồng lầy rộng lớn được hai rặng núi chắn trông tựa càng cua.

Suốt gần tháng trời, đoàn người băng núi vượt sông nghiên cứu địa h́nh. Ngày đi đêm đốt lửa căng vơng nghỉ. Hữu Dật vẽ bản đồ chi tiết, ghi chú cẩn thận những vùng đi qua. Duy Từ quyết định tâu chúa kế hoạch đắp lũy Động Hải. Lũy Động Hải sẽ bề thế, dài hơn lũy Trường Dục, hệ thống pḥng thủ tăng cường nhiều đại pháo. Duy Từ nói:

-Với lũy Trường Dục, quân Trịnh vẫn vượt được sông Nhật Lệ. Nay ta đắp lũy mới có ư ngăn quyết không cho địch vượt sông.

Hữu Dật nghe giảng giải cảm phục bội phần. Thấy công việc hoàn tất, ngay hôm sau, Duy Từ cùng đoàn tùy tùng lên đường trở về. Qua địa phận Ái Tử, Duy Từ nhận được hung tin: Thế tử Nguyễn Phúc Kỳ, Trấn thủ Quảng Nam, con trai trưởng của chúa vừa đột ngột từ trần.

Chúa Săi năm ấy tuổi ngót bảy mươi. Chúa có mười một công tử, trai trưởng là Phúc Kỳ được chọn làm Thế Tử. Phúc Kỳ được chúa chú tâm đào tạo từ tấm bé, văn vơ tinh thông. Kỳ nói năng khiêm tốn, liệu việc cẩn trọng, lại giống phụ vương rất mộ đạo Phật nên chúa yêu quư. Được cử giữ chức Trấn Thủ Quảng Nam, Kỳ sống mẫu mực, giỏi cai trị không phụ ḷng người cha kỳ vọng.

Duy Từ về đến nơi trời sẫm tối, lệnh cho đoàn tùy tùng về nhà nghỉ ngơi, c̣n ḿnh vào thẳng vương phủ vấn an chúa. Trăng mười sáu tṛn vành vạnh, tỏa sáng trên các mái ngói, trên các lối đi trải đá thoảng mùi hương lài d́u dịu. Quan tài Thế Tử đặt giữa công đường, đèn đuốc sáng trưng nồng nặc hương khói. Đám cận thần vẫn c̣n dăm người ngồi hai bên quan tài. Thân nhân người chết đang quỳ trước linh cửu, sau lưng vị sư áo vàng ê a tụng niệm. Câu kinh trầm buồn, lê thê điểm những tiếng chuông ngân buồn da diết. Chúa ngồi cúi đầu trầm ngâm trên chiếc cẩm đôn bọc lụa vàng. Duy Từ đợi xong nghi lễ, bước vào thắp hương trước linh cửu, đến lạy chào chúa. Chúa ngước nh́n bâng quơ:“Quân sư mới về”. Duy Từ kính cẩn:

-Thần vừa về đến, nghe hung tín vội vào ngay vương phủ.

Chúa buồn bă:

-Thế Tử tài đức nào ngờ mệnh yểu, cuối đời ta mang nỗi khổ cha già khóc con.

Duy Từ hỏi qua bệnh t́nh. Chúa đáp:

-Công chúa kể tháng trước, Thế Tử người vẫn khỏe nhưng thường than nhức đầu, đau phía sau gáy, đôi khi xây xẩm. Hôm nọ đang ngồi trong thư pḥng, Thế Tử ngă sấp ngất sỉu, vài ngày sau là đi.

Duy Từ nói dăm câu an ủi, lạy tạ chúa trở về tư dinh. Lợi dụng những ngày phủ chúa lo tang ma, Duy Từ lập phương án đắp lũy Nhật Lệ. Hơn tuần sau, Duy Từ gặp chúa. E ngại chúa muộn phiền, Duy Từ chỉ tŕnh bày sơ lược kế hoạch. Chúa nghe xong nói sẽ từ từ toan liệu.

Việc tang ma Thế Tử kéo dài hàng tháng mới xong. Duy Từ nôn nóng muốn tŕnh chúa chi tiết nhưng chúa ở hậu cung không thiết triều, hầu như hoàn toàn giao việc nước cho Quận Công Nguyễn Phúc Khê. Duy Từ cho Phúc Khê xem kế hoạch, nói việc đắp chiến lũy rất khẩn cấp chớ nên chần chờ. Phúc Khê tŕnh chúa dự án. Chúa nói:“Việc pḥng thủ mặt bắc ta đă có lũy Trường Dục, lại nới rộng lănh thổ đến tận sông Gianh, kể ra tạm ổn. Việc đắp chiến lũy mới xét chưa cần, chớ nên bắt quân dân phải quá khó nhọc lao khổ, tinh thần nao núng, nên chờ lúc thuận tiện sẽ liệu”. Phúc Khê thuật lại cho Duy Từ nghe, lại nói:“Chúa thượng muộn phiền chưa nguôi, thân h́nh tiều tụy. Quân sư rán đợi thời gian để người phục hồi. Tôi tin ngài sẽ thuận kế hoạch của quân sư”. Duy Từ nghe buồn bă trở về tư dinh, từ đấy đóng cửa đọc sách, soạn binh thư thác bệnh không vào triều...

Sáng nọ trời đẹp trong xanh, Duy Từ sai hầu cận thắng ngựa, ăm mặc như khách thương dạo chơi phố xá. Đàng trong tuy không phồn thịnh như đàng ngoài nhưng phố phường khá tấp nập người chợ búa bán buôn. Qua khu chợ, Duy Từ ngừng ngựa nghe lũ trẻ tụ tập ḥ hát: “Kể từ em bước chân ra. Bỏ con bỏ cả cửa nhà em đi. Em tham tiền bạc làm chi. Mà em bỏ giỗ năm ni không về? Vợ chồng đầu gối má kề. Em ơi nghĩ lại mà về với anh. Mực tàu khéo họa nên tranh. Khi giận anh mắng khi lành anh thương... Ḿnh anh đứng thảm ngồi sầu. Ngóng em mỏi mắt dạ rầu như dưa, Chờ em hết sớm lại trưa. Em c̣n mê mẩn sao chưa trở về!”. Duy Từ đăm chiêu, tại sao câu ḥ trên những chuyến đ̣ dọc ngang sông Mă, gịng sông thân yêu xứ Thanh Hóa quê ông lại vượt ngàn trùng vào tận nơi đây? Bấy lâu xa cách, nay nghe điệu hát cũ ḷng bỗng bâng khuâng ngậm ngùi. Ư thơ lục bát thở than trách móc người phụ t́nh bỏ xứ tha phương. Từ sai hầu cận hỏi lũ trẻ. Trẻ trả lời câu hát do thần nhân dậy. Vó ngựa từng bước chậm răi vào sâu thôn xóm, bỗng thêm một lần ngừng. Duy Từ lại nghe lũ trẻ khác hát. Hát rằng:“Trèo lên cây bưởi hái hoa. Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay”. Duy Từ sai hầu cận hỏi. Trẻ lại đáp do thần nhân dậy. Nét mặt đang u uẩn suy tư của quan Nội Tán chợt nở nụ cười tươi, như vừa nghĩ điều thích thú. Duy Từ hiểu hai khúc hát do một người cố t́nh dậy cho lũ trẻ, mong sẽ đến tai ḿnh. Từ truyền hầu cận mua bánh phát cho lũ trẻ, buộc trẻ học thuộc, lại nói phải hát thường xuyên. Hát rằng:“Tiếc ǵ một lá trầu cay. Sao anh không hỏi những ngày c̣n không. Bây giờ em đă lấy chồng. Như chim vào lồng như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

Đêm ấy Duy Từ ngồi rất lâu ngoài hiên sau, ngắm con trăng lênh đênh trên đỉnh trời tṛn tỏa ánh sáng dịu phủ trên cây lá. Gió nhẹ mây vương, tiếng dế than năo nề canh vắng. Từ hiểu thâm ư của những câu hát, âm mưu họ Trịnh muốn dùng t́nh cảm dụ Từ bỏ Chúa Săi trở về đất tổ. Chim xa rừng thương cây nhớ tổ, người đành đoạn ĺa xa chốn quê... Tài trai chí lớn không thành há chịu một đời tay trắng? Canh bạc đời bày sẵn, không cơ mưu quyền biến ôm hận một đời. Họ Trịnh bạc bẽo coi khinh nhân tài buộc ḷng chim sáo sang sông...

Sáng ra, Duy Từ sai mấy hầu cận đi khắp nẻo chợ. Từ dặn thấy kẻ lạ kíp theo dơi gắt, chớ để cá vượt lưới. Dăm hôm sau, hầu cận tŕnh:

-Bẩm tướng công, ngoài chợ có kẻ lạ lang thang, giọng nói rơ người đàng ngoài. Hắn thường đến chỗ đông người kể chuyện xưa tích cũ, xin người nghe rộng ḷng bố thí. Tôi nhiều phen dọ hỏi chẳng ai rơ tung tích kẻ ấy, chỉ biết hắn xuất hiện mới non nửa tuần trăng.

Duy Từ nghe gật gù:

-H́nh dạng kẻ lạ?

-Người tầm thước, da ngăm, ăn mặc thô sơ, đầu trần chân đất nhưng có dáng của người ăn học.

-Hắn thường kể chuyện chi?

-Chuyện Khổng Minh Gia Cát Lượng thông thiên đạt địa nhưng không căi nổi mệnh trời. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên. Cuối cùng đời con Lưu Bị vẫn phải hàng phục họ Tào. Chuyện Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mật quyết tâm phục quốc, khi thành công lại giết công thần. Chuyện Hán Cao Tổ giết Hàn Tín. Duy Trương Lương chủ trương”công thành thân thoái” nên tránh được tai họa.

Duy Từ ngẫm nghĩ, nói:

-Ngươi tiếp tục t́m kẻ t́nh nghi. Khi nào gặp hắn đang kể chuyện cấp báo ngay. Ta sẽ đến tại chỗ xem hắn có điều chi đáng ngờ.

Dăm hôm sau được báo, Duy Từ mặc áo quần thô sơ như thường dân, chen vào đám đông theo dơi kẻ lạ. Thoạt trông, Từ vô cùng kinh ngạc nhận ra kẻ lạ chính là Tú Đỗ, người đồng hương thân thiết Từ vẫn coi như em. Đỗ là tay văn nhân, đỗ tú tài nhưng bỏ đèn sách khoa cử dù Đỗ thông minh đĩnh đạc, luận bàn thế sự trước sau hết lẽ. Đỗ ở quê dậy dăm ba đứa trẻ làm kế sinh nhai. Thấy Đỗ hay chữ, nhiều phụ huynh gửi con em đến học. Mùa nào thức ấy, học tṛ biếu thầy nào thóc gạo thịt thà, khi nải chuối buồng cau... Được cái Đỗ dễ tính, ai cho ǵ nhận nấy chẳng hề hé môi kêu nài nên phụ huynh yêu mến năng tạ lễ thầy. Cuộc t́nh bi thương của Đỗ làm người người thương cảm. Năm đôi tám Đỗ cưới vợ. Người vợ cùng làng Đỗ rất mực yêu thương. Vài tháng sau ngày cưới, hương lửa đang mặn nồng, vợ Đỗ bị cọp vồ mất xác khi vào rừng đẵn củi. Đỗ thẫn thờ đau đớn, thề quyết thủy chung với t́nh, sống đơn độc. Ai cũng nghĩ thời gian hàn gắn vết thương ḷng, Đỗ c̣n trẻ chắc chắn xây tổ ấm mới. Thời gian qua, mười năm rồi hai ba mươi năm sau. Con người thủy chung không sai câu thề trước vong linh người vợ trẻ, ai nấy thầm phục Đỗ một dạ sắt son. Duy Từ chưa hiểu tại sao Đỗ lại bỏ quê trôi giạt vào đây.

Người nghe lặng yên, chăm chú nghe Đỗ miên man kể tài trí Khổng Minh. Nào là Khổng Minh thiệt chiến quần nho, nộ khí Chu Du, thất cầm Mạnh Hoạch... Nhưng cặp mắt thông minh, tính tường của Đỗ vừa kịp nhận ra trong đám người nghe có mặt Đào Duy Từ, quân sư của vị chúa phương nam. Người đang làm nghiêng đ̣n cân chiến thắng về phía chúa Nguyễn, người đang làm chúa Trịnh nát óc điên đầu lẫn nuối tiếc để Từ lọt mắt xanh chúa phương nam. Người mà Đỗ tha thiết muốn gặp, những mong t́m lời can ngăn Duy Từ chớ dùng tài năng xui chúa Nguyễn gây cuộc binh đao nồi da xáo thịt. Người Việt vốn dĩ ḥa vi quư, người đàng trong đàng ngoài anh em một nhà nỡ nào bôi mặt đá nhau, không pḥng cái họa ngàn năm từ phương bắc... Đỗ cao giọng, như cố ư cho Duy Từ nghe rơ: Mới hay hoàng thiên hữu nhăn định đoạt mọi việc trong sách trời. Thành hay không là do ư trời. Khổng Minh cuối cùng không cứu nổi nghiệp Hán... Thuận ư trời th́ c̣n, nghịch ư trời tất mất. Sử xanh ngàn đời ai khen việc binh đao nồi da xáo thịt. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng...

Hết chuyện Khổng Minh, Đỗ chuyển sang chuyện Việt Vương Câu Tiễn. Đỗ kể nước Việt kể như đă mất về tay nước Ngô nhưng nhờ Câu Tiễn quyết tâm nếm mật trả hận, rắp rắp theo mưu hai đại phu quyền biến Văn Chủng, Phạm Lăi nên dựng lại nghiệp bá. Thành việc, Lăi gửi thư cho Chủng khuyên Chủng “công thành thân thoái”, chim hết phải cất cung, thỏ chết chó săn sẽ bị nấu. Vua cổ dài mồm nhọn, chỉ chung lao khổ không thể chung hưởng phú quí. Văn Chủng đọc thư phiền muộn, tấn thối lưỡng nan. Thấy Chủng lâu cáo bệnh không vào triều, Câu Tiễn ngờ vực gọi Chủng vào chầu. Vua nói:“Người dậy quả nhân bảy thuật đánh Ngô, nay ta mới dụng ba mà nước Ngô đă mất. C̣n bốn thuật nữa, người nên xuống suối vàng trợ giúp tiên vương”. Nói xong trao kiếm cho Chủng. Việt Vương Câu Tiễn xử án tử đệ nhất công thần tàn nhẫn lạnh lùng. Văn Chủng mang mối hận ngàn đời về nơi vĩnh cửu, không van xin lạy lục. Phạm Lăi thức thời bỏ đi ngao du sơn thủy nên thoát thân...

Đỗ mời mọi người nghe chuyện cuối. Chuyện tay hào kiệt đất Hoài Âm tên Hàn Tín. Tín thuở hàn vi không nuôi nổi thân phải nhờ cậy nhiều người. Đă thế đi đâu cũng đeo liễu kiếm. Có tên đồ tể ngứa mắt thách thức: Hàn Tín, mi dáng cao lớn nhưng đói khổ, lại thích chơi kiếm. Nếu là tay hào kiệt th́ hăy đâm tao, bằng không nên ḷn dưới háng tao mà đi.

Tín lẳng lặng không nói, luồn dưới háng tên đồ tể. Ai nấy cùng cười chê Tín hèn nhát. Gặp thời biến loạn, Tín theo pḥ Sở Bá Vương Hạng Vơ. Bá Vương không nhận ra tài năng của Tín, thậm chí coi thường. Hàn Tín buồn nản bỏ đi. Hán Vương Lưu Bang mưu dựng nghiệp bá, tin lời tiến cử của mưu thần Trương Lương bái Tín làm đại tướng, đeo ấn nguyên nhung chấp chưởng binh quyền. Tín thuở xưa khác nào thiên lư mă bị nhốt chung chuồng với đám ngựa trâu tầm thường, nay có người nhận ra ngựa quư, đưa đến chốn đồng cỏ thênh thang mặc sức tung vó ngàn dậm dong ruổi. Quân Hán do Tín chỉ huy sức mạnh tăng vạn lần. Tín vượt Tây Hà cầm tù vua Ngụy, chiêu hàng nước Triệu, uy hiếp nước Yên, b́nh định nước Tề, qua phía nam đánh tan hai mươi vạn hùng binh nước Sở... Trí dũng ấy không phải thời nào cũng có. Hán Vương từ trọng dụng, nể phục đâm ra lo ngại tài năng con người xuất chúng, buộc ḷng phong Tín làm Tề Vương. Sở Bá Vương lo sợ t́m cách ly gián Hàn Tín với Hán Vương , sai sứ giả sang thuyết. Sứ giả nói với Hàn Tín:

-Thiên hạ đại loạn do nhà Tần bạo ngược. Nay Tần bại vong, các nước nên họp bàn định công chia đất cho sĩ tốt nghỉ ngơi, dân sống thái ḥa. Nay Hán Vương mưu đồ chiếm hết thiên hạ, quyết tâm diệt Sở. Ngài đang bị y lợi dụng, v́ nếu không có ngài Hán Vương không cách chi thủ thắng, mà c̣n có thể bại vong. Con người Hán Vương vốn dĩ thủ đoạn, bao phen bội phản. Nếu một mai Sở mất, ngài sẽ chẳng tồn tại dài lâu. Chi bằng ngài bằng ḷng ḥa với Sở, chia ba thiên hạ làm thế chân vạc, danh vọng cao sang. Thế chẳng phải là kế lâu dài ư?

Hàn Tín nghĩ giây lâu, nói:

-Ngày ta pḥ Bá Vương chỉ là tên cầm kích đứng hầu. Hán Vương đăi ta như thượng khách, giao tướng ấn binh phù ấy là quá tin ở ta. Công danh ta có hôm nay là do Hán Vương, trượng phu trên đời thề quyết không bội phản.

 

-Mai sau ngài sẽ hối...

Sứ giả biết khó thuyết Hàn Tín do Tín vẫn hận Sở Bá Vương, buồn bă bái biệt.

Khoái Thông, danh sĩ nước Tề nghe chuyện Hàn Tín từ chối đề nghị của Bá Vương. Thông rất lấy làm tiếc, quyết tâm xin yết kiến thuyết phục Hàn Tín. Khoái Thông chân t́nh:

-Tiện dân v́ chuyện đại định thiên hạ, v́ quư cái tài điều binh khiển tướng của ngài ngàn năm khó kiếm, xin được bày tỏ gan ruột.

Hàn Tín quả quyết:

-Ta nghe ngươi nói, nhưng quyết không bội phản Hán Vương.

Khoái Thông thản nhiên bắt đầu:

-Ngài tự cho là thân tín với Hán Vương mà không nhận ra chân tướng Hán Vương. Hán Vương ôm mộng lớn dựng đại nghiệp. Do ham muốn nhiều nên nghĩ sâu, ḷng dạ khó lường. Cái thân của ngài với Hán Vương quyết không bằng cái thân của Việt Vương với Văn Chủng Phạm Lăi. Người xưa răn bảo: Trí dũng hơn vua nguy đến thân, công lao quá lớn không được thưởng. Xét cái tài, cái công, cái danh của ngài thời nay ai dám sánh?

Khoái Thông ngừng nói. Thấy Hàn Tín có vẻ suy tư, Thông tiếp:

-Ngài như chim bằng sải cánh vạn dặm, cớ sao cam tâm tôn phù người làm chủ, cam tâm hưởng cái lợi ít mà quên cái lợi lớn. Của trời cho mà không lấy ắt rước họa vào thân. Vấn đề là quyết định, mănh hổ do dự chẳng bằng con sâu cái kiến liều lĩnh, ngựa hay không chạy chẳng bằng ngựa hèn bước chắc... Thời cơ chỉ đến một lần, bỏ qua tiếc thay!...

Hàn Tín trầm ngâm giây lát, hỏi:

-Ta làm cách nào đại định thiên hạ?

-Đầu tiên ngài án binh, ḥa với Sở, tách khỏi quyền lực của Hán. Thiên hạ ở thế chia ba chân vạc. Bá Vương, Hán Vương so về tài trí không thể bằng ngài. Lúc ấy ngài biến nước Tề thành hùng mạnh, khống chế nước nhỏ, cắt đất nước lớn phong chư hầu. Lấy uy đức vỗ về chư hầu cứu muôn dân thoát cảnh chiến chinh, trăm họ về một mối. Thế là cái ngôi bá chủ trời dành giao cho ngài vậy.

Xong chuyện, Khoái Thông bái biệt Hàn Tín. Tín trong ḷng phân vân nhưng vững tin Hán Vương không nỡ phụ ḿnh.

Quả nhiên sau này Hàn Tín từ từ bị Hán Vương đoạt binh quyền. Tín tức giận quyết bội phản nhưng bị Lữ Hậu lập kế dụ vào cung giết chết, ba họ bị tru di.

Lúc gần chết, Hàn Tín thở than không nghe lời Khoái Thông, đến nỗi chính ḿnh và gịng họ thảm tử.

Hán Vương dẹp loạn phương xa về kinh nghe tin Lữ Hậu đă giết Hàn Tín. Vương vừa thương vừa mừng...

Giọng nói của Đỗ rơ ràng sắc sảo. Đỗ kể chuyện duyên dáng hấp dẫn thu hút mọi người. Ai nấy tưởng chuyện c̣n dài nào ngờ Đỗ dứt ngang ở đó sau khi nhắc lại đôi lần câu”Hàn Tín chết. Hán Vương vừa thương vừa mừng”.

Bất ngờ Đỗ rảo bước đến trước Duy Từ thi lễ: Ôi tôn huynh, hôm nay đệ được niềm vui tha hương ngộ cố tri. Ngờ đâu bao năm xa cách, tôn huynh lạc bước đến nghe thằng em ba hoa lắm điều.

Duy Từ cầm tay Đỗ, thầm phục con người thông minh tinh tế. Từ nói nhỏ: Chú tinh mắt lắm, rất mừng gặp lại. Giờ lặng yên theo tôi về nhà sẽ chuyện văn.

Đám hầu cận ngạc nhiên thấy chủ thân t́nh với người kể chuyện, lặng lẽ bước theo hai người.

Về đến nhà, Duy Từ cười nói:Chú gặp may, nhà hôm nay sẵn rượu thịt đăi khách. Những thứ ấy ít khi tôi có sẵn, ngày ngày cơm rau qua bữa.

Nh́n thấy cảnh nhà Duy Từ khang trang nhưng đạm bạc đơn sơ, Đỗ cảm kích biết bạn làm quan thanh liêm, chẳng phải bọn tham quan ô lại.

Hai người ngồi nhâm nhi ngay tại thư pḥng. Đỗ nh́n kệ sách đầy ắp nói:

-Tôn huynh chứa hết túi khôn thiên hạ trong căn pḥng này.

-Chú vẫn biết tôi ham đọc sách thánh hiền, như sở học của chú nào kém chi ai.

-Ngày huynh c̣n ở nhà, anh em sớm tối gặp gỡ đàm luận, đệ vui thấy cuộc đời bớt đơn lẻ. Huynh bỏ đi, đệ năo ruột. Tiếng đàn trác tuyệt, tiếng hát truyền cảm của huynh quấn quít lấy đệ chẳng chịu rời xa. Chiều chiều ra bến sông ngồi dựa gốc đa nghe câu ḥ điệu hát trên những chuyến đ̣ dọc ngang, gửi hồn theo cung điệu, bay cùng mây gió. Sau nghe tin huynh thành đạt, làm quân sư cho Chúa Săi, xin có lời chúc mừng huynh công toại danh thành.

-Nào có chi là toại là thành. Chúa Trịnh coi khinh con nhà đào hát, tôi một đời dùi mài kinh sử, chí những đem sở học phù tá minh quân. Tôi phải bỏ đi v́ một lời hứa với phụ thân khi người sắp ĺa đời, v́ chẳng muốn trắng tay, thẹn cả với cây cỏ. Được Chúa Săi trọng dụng tín cẩn, tôi đem hết sức đáp lại tấm ḷng.

-Chúa Săi có mắt tinh đời biết dụng nhân tài khác chi Hán Vương dụng Hàn Tín.

Duy Từ biết Tú Đỗ sắp dở giọng thuyết phục, đáp:

-Chúa nhân ái, mộ đạo Phật, thủy chung như nhất.

-Huynh thứ lỗi, minh chúa phải chăng cần người mộ đạo. Đệ nghĩ mộ đạo chẳng bằng ngộ đạo. Chúa Săi nếu quả ngộ đạo đă chẳng mưu đồ làm chúa phương nam, bành trướng lănh thổ, quyết tranh phân mất c̣n với họ Trịnh chẳng tiếc máu xương quân dân. Một người đạt công danh, vạn người trả giá đắt. Người giầu tham vọng thường nghèo nhân ái, ḷng dạ khó lường nói chi hai chữ thủy chung. Huynh chẳng nhớ Chúa Săi đang tâm giết chết hai người em Phúc Hiệp và Phúc Trạch. Đệ nghĩ huynh chẳng thân chúa bằng em của người.

Duy Từ hiểu bạn chân thật khi giọng Đỗ hơi gay gắt. Từ bỗng phá lên cười, vẻ ấm cúng thân mật trở lại. Từ nói:

-Khá khen chú túc kế đa mưu, giả làm người kể chuyện, giả cả thần nhân bày bọn trẻ hát nhưng thực tâm muốn thuyết ta bỏ Nguyễn về Trịnh. Phải chăng chú vào đây do mệnh lệnh chúa Trịnh?

Nghe Duy Từ nói Đỗ cười vui:

-Bội phục huynh kiến thức cao thâm khó ai qua mắt, tài năng đáng mặt tể tướng làm vị chúa đàng ngoài ăn ngủ chẳng yên. Đệ tỏ thật, bỏ quê vào đây cố t́m gặp huynh là ư của đệ, đệ chẳng là bề tôi, chẳng tuân lệnh bất kỳ ai. Cách đây già nửa năm, một hôm cụ Cống Vũ Long mở hội b́nh thơ, nhiều danh sĩ được mời trong đó có cả đệ. Dịp ấy đệ t́nh cờ gặp Quận Công Nguyễn Thực, tay danh sĩ đất bắc nổi tiếng hay chữ và cương trực. Cụ Nguyễn tuổi ngoại thất tuần vẫn minh mẫn nhanh nhẹn. Chúa Trịnh trọng nể vị lăo quan thường gọi là Quốc Lăo. Quốc Lăo rất tán thưởng bài thơ Tiếng Sáo Trương Chi của đệ. Biết đệ người phủ Tĩnh Gia, Quốc Lăo buột miệng hỏi chuyện Đào Duy Từ. Chuyện khá dài nhưng đệ vắn tắt. Quốc Lăo nói: Ta rất tiếc chúa thượng chẳng tin lời ta. Từ thời Triết Vương (Trịnh Tùng), nghĩa là khoảng gần hai mươi năm trước, ta khải chúa nên đưa Phúc Nguyên hồi triều v́ nhận ra tham vọng của y muốn làm chúa phương nam. Đến đời Thanh Vương, ta đôi lần nhắc nhở nhưng chúa thượng dùng dằng chủ trương ḥa hiếu. Khi gặp Đào Duy Từ ở Thăng Long trên mười năm trước, ta tâm phục người này, tài năng đáng mặt tể tướng. Ta khuyên chúa thượng kíp dụng y nhưng chúa thượng bảo Duy Từ chỉ giỏi đàn ca hát xướng, sao dám giao trọng trách e quần thần dị nghị. Khi nghe tin Phúc Nguyên tin dùng Đào Duy Từ, ta tiếc nuối ân hận. Tiếc nuối v́ chúa thượng bỏ mất tài năng, Phúc Nguyên có Duy Từ khác nào rồng thêm vây, hổ mọc cách. Ân hận v́ đất nước lại lâm cảnh binh đao, bao kẻ thịt nát xương tan, đầu rơi máu chảy... Ta xem đám danh tướng đàng ngoài chưa ai đủ tài đương đầu với họ Đào. Ngay chính chúa thượng nay cũng rất hối hận để mất Duy Từ.

Quốc Lăo nói đến đấy lặng yên cúi đầu thở vắn than dài. Đệ trở về suy nghĩ, xét mặt công lao tuy họ Nguyễn khởi xướng việc trung hưng nhưng đại công là của họ Trịnh. Họ Trịnh trải ba đời ngót trăm năm xông pha chiến địa trong khi họ Nguyễn trấn đất Thuận Quảng đă góp bao nhiêu công sức cho cuộc trung hưng? Nay họ Nguyễn ngang ngược tranh quyền với Trịnh xét ra trái lẽ. Cái thế đại định thiên hạ đệ nghĩ trời trao cho huynh...

Duy Từ ngắt:

-Cái thế nay đă là thế. Tôi thề chẳng phụ ơn người trọng dụng.” Tiếc ǵ một lá trầu cay. Sao anh không hỏi những ngày c̣n không...”. Tôi hứa với chú ngày nào c̣n, tôi sẽ khuyên Chúa Săi tuy chia đôi sơn hà, cố tránh gây cảnh lửa binh. Tôi vẫn tin định mệnh dân tộc sẽ có ngày giang sơn một dải nối liền.

Bên ngoài trời ngả nắng, nắng mềm úa vàng thoi thóp trên sườn non mờ xa. Đỗ rót rượu uống tràn. Làn hương thơm thoang thoảng theo gió tỏa ngát. Đỗ đang trầm tư bỗng thảng thốt: Cố nhân, cố nhân. Ôi hương hoa cau diệu kỳ son phấn gợi nhớ người xưa. Đệ một đời khổ năo khuân vác khối u t́nh lặng lẽ. Đệ nhớ quê, đệ phải trở về dù đêm đêm một ḿnh một bóng, chỉ nghe tiếng muỗi vo ve, tiếng dế rền rĩ và tiếng thở dài...

Đỗ say mềm gục xuống bàn...

 

 

***

 

 

Cuối cùng Chúa Săi thuận cho đắp lũy Động Hải. Quân dân Thuận Hóa dăi dầu lao khổ hàng mấy tháng hoàn thành chiến lũy. Lũy bề thế vững chắc hơn lũy Trường Dục. Duy Từ ḷng vui như hội say sưa ngắm bức trường thành ngoằn ngoèo uốn khúc, kiên cố thập phần chắc chắn ngăn trở ư chí chinh nam của đoàn quân chúa Trịnh. Dân gian gọi lũy Động Hải tùy theo vùng địa lư, kẻ gọi lũy Nhật Lệ, người gọi Trường Lũy, số đông lại gọi lũy Thầy. Ư tôn xưng Duy Từ như người thầy Chúa Săi, họ đặt câu ca:

Có tài vượt nổi sông Gianh

Dẫu thêm hai cánh trường thành khó qua.

Chúa Săi tham quan các chiến lũy cũng thấy yên tâm. Duy Từ quả quyết quân Trịnh sẽ bị đánh tan nếu cố t́nh xâm lấn. Thời gian dần qua, Duy Từ vẫn không xao lăng luyện tập binh sĩ. Cơ may lại gặp Nguyễn Hữu Tiến, tay hào kiệt người Thanh Hóa. Thấy Tiến vũ dũng khẳng khái, Từ quư mến gả con gái quyết tâm chọn rể tài cao. Sau này Tiến trở thành viên tướng trụ cột bảo vệ phương nam đánh quân Trịnh bao lần tan tác.

Cuối tháng mười năm Quư Dậu 1633, quân dọ thám báo tin khẩn đích thân chúa Trịnh thống lĩnh đại quân thủy bộ chinh nam. Hau người con chúa Trịnh Quận Công Trịnh Tạc và Trịnh Đệ đă dàn quân tại Bắc Bố Chính. Chúa Săi truyền họp khẩn. Duy Từ tâu:

-Việc trước tiên thần sẽ lệnh Trấn Thủ Quảng B́nh cắm cọc sắt dưới sông Nhật Lệ. Nếu tin chính xác, ta sẽ cử Hữu Dật làm đốc chiến. Quân ta dàn ở vùng hiểm địa Nam Bố Chính bất ngờ truy kích. Thần tin ta sẽ đại thắng.

 

 

Nghe Duy Từ quả quyết, chúa hỏi:

-Quân sư lấy lẽ chi quả quyết?

-Thần quả quyết do biết sức ḿnh sức người. Chúa Trịnh động binh bất ngờ trong t́nh thế không thuận tiện. Chúa thượng đă rơ đầu năm nay, núi Đa Bút, ngọn núi hùng vĩ thuộc đất tổ họ Trịnh bỗng nhiên sụp lở, dân kinh hoàng nghe tiếng nổ như sấm tự ḷng đất kéo dài hàng khắc mới yên. Dân đồn đại mồ mả tổ tiên họ Trịnh bị động. Tại Thăng Long sông Hồng bỗng dưng nổi sóng đánh đắm thuyền bè giết chết nhiều dân. Chúa Trịnh lo sợ cúng vái cầu an nên chắc có lư do nào thúc đẩy ghê gớm mới dám động binh, nhất là ra quân vào mùa đông càng thêm bất lợi.

Quả thật tại Thăng Long chúa Trịnh truyền lệnh động binh, đích thân vua Lê ngự giá theo đàn quân chinh phạt. Quận Công Nguyễn Danh Thế được lệnh chuẩn bị gấp rút. Chúa Trịnh nói với Danh Thế:“Ta bất ngờ chinh nam v́ không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng. Trong nhà họ Nguyễn rối loạn, con trai Phúc Nguyên là Phúc Anh hiện đang trấn thủ Quảng Nam ngầm gửi mật thư cho ta, t́nh nguyện làm nội ứng. Khi quân ta đến sông Nhật Lệ, Phúc Anh sẽ nổ pháo báo hiệu tấn công. Có nội ứng lo chi việc lớn không thành”.

Đại quân Trịnh tiến vào nam dàn quân ở cửa Nhật Lệ. Năm ấy trời giá buốt, đêm đêm sương mù dầy đặc đứng gần chẳng nh́n rơ mặt. Qua mấy ngày chẳng thấy động tĩnh, Chúa Trịnh nôn nóng bần thần cho nổ đại pháo ra hiệu. Gần mười ngày t́nh thế chẳng đổi. Một đêm, quân Nguyễn bất ngờ đột kích phóng hỏa đốt kho lương, tinh thần quân Trịnh nao núng. Chúa Trịnh thấy ở lâu không lợi truyền lệnh rút quân...

Đoán biết quân Trịnh thực sự rút, vài ngày sau, Hữu Dật và Quận Công Nguyễn Thắng cũng kéo quân trở về. Chúa Săi mừng rỡ tổ chức khao thưởng đoàn quân chiến thắng. Đoàn quân về Chính Dinh được dân chúng đứng hai bên đường nồng nhiệt ḥ reo đón mừng. Hữu Dật và Nguyễn Thắng trên lưng chiến mă dẫn đầu, hai hàng quân gươm giáo tuốt trần nhịp bước giữa tiếng chiêng trống vang lừng. Đêm ấy chúa cho mở hội hoa đăng, dân thi nhau bắn pháo bông, đàn vui yến tiệc thâu đêm... Dân chúng vui chơi hàng tuần mừng chiến thắng, người ta lạc quan vui sống say hương thanh b́nh v́ tin quân Trịnh sẽ không bao giờ dám liều tĩnh tái tấn công đàng trong. Ngày lại ngày... Năm dậu tàn, năm tuất đến.

Riêng Quan Nội Tán Đào Duy Từ, ngoài mặt tuy vui nhưng dường như khó dấu những suy tư từ tiềm thức sâu thẳm. Những người gần gũi với Duy Từ thường chỉ đoán ông quá lo lắng việc nước, chưa vui v́ việc lớn chưa thành.

Không ai biết ông đang suy nghĩ về nguyên nhân cuộc động binh bất ngờ của chúa Trịnh. Là chiến lược gia lỗi lạc, tầm mắt của Từ không giống thế nhân, Duy Từ quyết t́m ra manh mối giải tỏa nghi hoặc canh cánh bên ḷng. Cuối cùng, bài toán có đáp số. Duy Từ điều tra ra âm mưu phản nghịch, éo le thay, kẻ bội phản lại chính là Quận Công Nguyễn Phúc Anh, con trai chúa Săi. Phúc Anh đang là Trấn Thủ Quảng Nam.

T́m ra manh mối kẻ bội phản, nhưng có nên báo cho Chúa Săi tin đau ḷng? Chúa đang buồn năo ruột sau cái chết của trưởng nam Phúc Kỳ, nay nghe thêm việc Phúc Anh... Duy Từ nát óc suy tính t́m cách khôn khéo giải quyết vấn đề thay v́ làm khổ tâm vị chúa phương nam tuổi đă thất tuần. Duy Từ đề cử một số người thân tín vào Quảng nắm chức quyền kềm chế Phúc Anh, không cho hắn tự tung tự tác.

Tháng sau, bộ binh thư cũng hoàn thành. Duy Từ vui mừng có thêm đứa con tinh thần. Chiều chiều ngồi sau hoa viên, Từ thường ngâm nga mấy câu thơ trong Tư Dung Văn:

 

 

Sớm thời dậy

Tối thời nằm

Khát đào uống

Đói cày ăn

Sự ai ta chẳng biết

Thú ta dễ ai ngăn

Lều Doăn ơ thờ ba mớ cỏ

Kíp thâu phong nguyệt bốn mùa xuân.

 

 

Người con trai Duy Huệ nghe cha ngâm xong,hỏi:

-Ư thầy muốn như Y Doăn chán công danh vui chơi với trăng gió?

Duy Từ chậm răi:

-Tám năm giúp chúa thượng dựng nghiệp lớn, nay thầy nhiều lúc thấy nhọc người muốn t́m nơi vắng vẻ dựng lều cỏ ngắm trăng sao. Đời người ngắn ngủi, con hẳn nhớ lời Trang Tử:Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ... Con người sống trong trời đất khác nào bóng ngựa trắng thoáng qua cửa sổ.

Hoàng hôn, trời ngả bóng tà. Hương hoa xoan thoảng ngây ngất gợi Duy Từ nhớ quê xưa, nhớ cảnh nhớ người. Thương Tú Đỗ đêm ngày thui thủi, thương quê nghèo ruộng trắng xác xơ, dân lành cơ cực...

Một tối nọ vằng vặc trăng sao, Duy Huệ thấy cha trầm mặc ngắm trời rất lâu, sau đó buồn bă vào thư pḥng ngồi lặng yên. Quá nửa đêm, Huệ thức giấc thấy thư pḥng c̣n ánh đèn. Duy Huệ chần chờ một lát rồi bước vào pḥng:

-Đă qua canh ba, thầy nên nghỉ kẻo mai c̣n ra công đường sớm.

Duy Từ quay nh́n con, chỉ ghế ra dấu bảo Huệ ngồi, chậm răi:

-Mấy đêm nay, thầy xem thiên văn thấy khách tinh sáng tỏ mà chủ tinh u ám, các sao tướng phụ mờ nhạt nên nghĩ mệnh sắp tàn. Lại nữa, thầy vẫn ví ḿnh như Gia Cát Khổng Minh. Khổng Minh mất ở tuổi 54 khi sự nghiệp dang dở. Ta nay 63, sống hơn Khổng Minh đă chín năm... Thôi số trời đă định nào phải ư ḿnh?

-Dạng trời muôn ngàn vẻ đổi thay có chi đáng căn cứ. Thầy an nhiên tự tại vui sống điều độ ắt tuổi thọ vững bền, chẳng nên chuốc sầu năo nhọc thân.

Một buổi sáng mùa đông năm Giáp Tuất 1634 chúa họp bá quan. Trời chưa sáng rơ mọi người tề tựu đông đủ, quan Nội Tán vẫn chưa tới. Khi chúa vừa bước khỏi hậu cung bỗng gặp Duy Huệ hớt hải báo tin phụ thân bị ngất xỉu trên đường đến dinh nên phải tức tốc đưa về nhà thang thuốc. Chúa truyền Thái Y đến cứu chữa. Chúa thiết triều trong ḷng nôn nóng lo âu, trao việc cho Quận Công Phúc Khê lên kiệu thẳng tới nhà Duy Từ. Nh́n ngôi nhà khang trang nhưng bài trí đơn sơ, chúa xúc động cảm thương tôi trung thanh bạch. Duy Từ vẫn hôn mê, Thái Y chẩn mạch dáng suy tư nghiêm trọng. Lát sau tâu:

-Tâu chúa thượng, mạch quan Nội Tán lúc đầu im, lúc sau vừa nhận được vụt biến mất. Thần kiên nhẫn đợi nhận được mạch trở lại thấy tựa con tôm đang bơi, thỉnh thoảng cong lưng nhảy. Sách gọi mạch Hà Du, bệnh quan Nội Tán rất trầm trọng. Thần chỉ biết tận nhân lực cứu chữa cho ngài.

Chúa nghe ủ dột biết Thái Y là tay thầy thuốc nổi tiếng Thuận Quảng, chẩn đoán trăm lần không sai chệch. Chúa ngồi bên giường Duy Từ đến trưa mới lên kiệu hồi cung. Bệnh nhân vẫn mê man...

Cả tuần sau t́nh trạng vẫn không khả quan, Chúa Săi ngày ngày tới lui thăm nom. Ngày thứ tám chúa đến từ sáng sớm. Duy Huệ nh́n cha mê man bỗng bật khóc:“Thầy bệnh tật khổ thân, nhọc công chúa thượng âu lo khó nhọc”. Lạ thay mắt bệnh nhân hé mở, lệ chảy ṛng ṛng. Chúa nắm chặt bàn tay Duy Từ lạnh giá không cầm được nước mắt. Duy Từ như cố thu tàn lực thều thào:“Tạ ơn chúa đăi ngộ, thần chẳng c̣n sống để đáp đền...” Duy Từ muốn nói thêm nhưng không thể, mắt vẫn hé mở như tiếc nuối không muốn xa rời những khuôn mặt thân yêu... Cứ như thế... Đến trưa, Duy Huệ nói với chúa:“Xin chúa thượng hồi cung nghỉ ngơi cho thầy thần ra đi, chúa c̣n đây, thầy lưu luyến không thể nhắm mắt”. Chúa buông bàn tay Duy Từ ngập ngừng đứng dậy bước lùi ra cửa. Duy Từ ưỡn ngực thở hắt, chúa khựng lại bật khóc biết người bệnh vừa thở hơi cuối cùng... Duy Huệ để nhúm bông trên mũi cha thấy bất động cũng ̣a khóc...

Linh cữu vị đệ nhất công thần được đưa về an táng trọng thể tại Tùng Châu Qui Nhơn.

Từ ngày Duy Từ mất, chúa ưu tư héo ṃn như cây khô. Việc nước phó thác một tay Quận Công Phúc Khê đảm trách. Chúa dặn em:“Chú cố chăm lo việc nước, dậy dỗ Phúc Lan mai sau nối nghiệp rạng danh tổ tiên”. Nguyễn Phúc Lan, người sẽ kế vị ngôi chúa phương nam năm ấy tṛn ba mươi lăm. Phúc Lan giống cha rất sùng đạo Phật. Chúa dặn con:“Mai sau gánh vác sơn hà nhớ lời cha chớ mê đắm sắc dục, lo cho dân cho nước rạng rỡ sự nghiệp họ Nguyễn. Nước có vững th́ đạo mới tồn... Thầy nay đă bảy mươi hai, sức đă tàn chẳng c̣n sống được bao lâu nữa”. Phúc Lan khóc tạ cha nhận di huấn. Từ đấy chúa thường đến chùa Thiên Mụ, có khi lưu lại hàng tuần trăng, ăn chay niệm phật như quên hẳn việc đời.

Những ngày cuối năm Ất Hợi 1635, một chiều chúa ngự thuyền nhỏ lênh đênh trên sông Hương. Gịng nước trong xanh lặng lẽ trôi như đời người không bao giờ trở lại. Tiếng chuông chùa ngân xa vắng mênh mông, âm thanh của giác ngộ luồn vào từng làn da thớ thịt... Chiều lên đêm xuống, trăng sao vằng vặc gọi nhau về mở hội. Trong khoang thuyền, Hữu Dật bồn chồn thấy chúa ngồi bất động quá lâu nhưng không dám làm chúa kinh động. Dật biết cả ngày chúa chỉ uống vài chung trà, chưa hề dùng bữa... Khoảng nửa đêm, Hữu Dật không thể kiên nhẫn, lên tiếng tâu xin chúa nghỉ ngơi. Chúa lặng yên. Dật đánh bạo bước lên mũi thuyền thấy chúa đă mê man, kinh hăi vội cho thuyền cập bến...

Vài đêm sau, vị đại sư trụ tŕ chùa Thiên Mụ bước ra trước hiên nh́n trời thấy ngôi Đế Tinh phương nam bỗng lóe sáng rồi phụt tắt, tan thành muôn mảnh tỏa khắp hướng như pháo thăng thiên. Trời bỗng tối sầm, gió hiu hiu ḥa lẫn tiếng côn trùng rền rĩ... Sư chưa sạch ḷng trần buồn bă thở than:“A di đà phật, vị chúa phương nam, Săi Vương Nguyễn Phúc Nguyên đă vong mệnh rồi”...

 

 

 

 

 


 

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



 

 

Your name:


Your email:


Your comments: