thegioisauchientranhlanh

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

 

Thế giới sau chiến tranh lạnh

Một số đặc điểm và xu thế

 

Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng

 

 

 

Sau khi trật tự hai cực tan ră, t́nh h́nh thế giới đă có nhiều diễn biến thay đổi với những nét nổi bật là :

Một là, thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy vậy cục diện đa cực chưa hẳn đă h́nh thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến tới một Trật tự mới. Có người dự đoán thời kỳ quá độ này phải kéo dài trong nhiều năm, có thể từ 30 đến 50 năm (1), bởi sự chuyển đổi cục diện thế giới lần này mang đặc điểm mới, quan trọng nhất là không trải qua chiến tranh như các cục diện trước kia. Thế giới hiện đang trong t́nh h́nh "một siêu cường, nhiều cường quốc", đó là các nước Mỹ, Tây Âu (EU) Nhật Bản, Nga và Trung Quốc.

Hai là, sự tan ră của Liên Xô đă tạo ra cho Mỹ một lợi thế tạm thời. Là cực duy nhất c̣n lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ vai tṛ chi phối bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy nhất c̣n lại, nhưng t́nh h́nh thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đă bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rơ ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới do Mỹ lănh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.

Ba là, ḥa b́nh thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rơ rệt, nhưng ḥa b́nh ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lănh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.

Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn giáo. Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan - "Nó giống như cơn sóng không lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà c̣n trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển t́nh h́nh thế giới. Trong đó, thế lực chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đặc biệt phát triển và lan rộng nhanh chóng khiến mọi người chú ư" (2). Đó là chưa kể tới một sự cuồng nhiệt của những tôn giáo khác cũng nổi lên sau chiến tranh lạnh như vụ xung đột chủng tộc giữa tín đồ Â'n Độ và Hồi giáo ở Punjab tháng 11-12/1992, sau đó lan rộng ra cả hai nước Â'n Độ và Pakixtan với hàng ngh́n người bị thiệt mạng. Hoặc những hoạt động đầy tham vọng và có vai tṛ ngày càng lớn của Giáo hội Thiên chúa trong khoảng 15 năm qua với "điều mới mẻ hơn và sự gặp gỡ của Giáo hội với những phong trào xă hội có khuynh hướng chống đối chính trị" (3), như ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Rumani...

Từ những thay đổi của t́nh h́nh thế giới, tuy Trật tự quốc tế mới chưa h́nh thành, nhưng trong gần một thập kỷ qua sau chiến tranh lạnh, có thể thấy những xu thế mới phát triển nổi bật trên thế giới là :

1. Xu thế phát triển lấy kinh tế trọng điểm

Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đă chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không c̣n phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Mỹ - Xô và "một bị thương một bị mất" (4). Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật.

V́ vậy, sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đă trở thành h́nh thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về địa - kinh tế trên mức độ nào đó đă vượt quá tính toán về địa - chính trị.

Các nước ngày càng nhận thức sâu sắc rằng, sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có tŕnh độ cao và đó mới là cơ sở để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia.

Trong tác phẩm "Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc" xuất bản năm 1988, Paul Kennedy nhà sử học Mỹ đă nghiên cứu nguyên nhân quy luật hưng thịnh và suy vong của các nước lớn trên thế giới trong 500 năm gần đây. Tác giả nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp đan xen và phụ thuộc nhau.

2. Xu thế ḥa dịu trên quy mô thế giới, ḥa b́nh thế giới được củng cố. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, song ḥa b́nh ở nhiều khu vực vẫn bị đe dọa, thậm chí có nơi xung đột diễn ra nghiêm trọng và chiều hướng ngày càng rối loạn. Có người c̣n tỏ ra bi quan cho rằng đây là "thời kỳ hỗn loạn", "thế giới ngày nay bạo loạn bùng nổ, cắt không đứt, dẹp vẫn loạn" (5). Bởi "xiềng xích của cuộc xung đột Đông - Tây đă mất đi, chỉ c̣n lại những lợi ích dân tộc đấu tranh với

nhau" (6).

Sau khi Trật tự hai cực tan ră, hiện tượng đáng chú ư nhất là chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở khắp nơi. Khác với phong trào giải phóng dân tộc trong thập niên 60, hiện tượng chủ nghĩa dân tộc "mới" phần lớn mang đặc điểm sự rạn nứt giữa dân tộc và quốc gia ngày càng lớn, thách thức nghiêm trọng tính hợp pháp của chính quyền về nền tảng của chủ quyền nhà nước. Manidôn Tuarenơ cho rằng, đó là cuộc "khủng hoảng dân tộc" - cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp của bản thân nhà nước. Bởi v́ từ nay nhà nước phải chứng minh nó có khả năng đáp ứng những yêu cầu xă hội chứ không phải xác định những yêu cầu đó là ǵ. Những yêu cầu đó ngày nay là về mặt kinh tế và về mặt dân tộc (7).

Trong khi đó, một hiện tượng nổi bật trong nền chính trị của thế giới hiện đại là: ở nhiều nơi một quốc gia có nhiều chủng tộc, dân tộc hoặc bộ tộc; hoặc một chủng tộc, dân tộc lại phân bổ trong nhiều quốc gia (như người Cuốc có ở Irắc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung A' thuộc Liên Xô trước đây). Chỉ ở một số ít nước có sự đồng nhất về dân tộc (một dân tộc chủ yếu hoặc một tập đoàn chủng tộc chiếm hơn 90% số dân như ở Nhật Bản, Ba Lan...).

Sự phức tạp của vấn đề dân tộc c̣n do trước đây các nước thực dân phương Tây khi phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng không tính đến biên giới tự nhiên cùng t́nh h́nh phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc, mà hoạch định biên giới theo sức mạnh và sự thỏa hiệp giữa chúng bằng đường kẻ thẳng tắp. Nhiều nước đă sống trong sự chênh nhau giữa các biên giới dân tộc và biên giới chính trị của họ.

Sự phục hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào chính trị - xă hội, phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm t́nh h́nh ở nhiều nước. Có tài liệu cho rằng trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ tộc, chủng tộc và dân tộc. Liên bang Nam Tư cũ có mấy chục dân tộc theo ba tôn giáo khác nhau.

Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia trên cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ quyền của dân tộc.

3. Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu dài.

Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của ḿnh, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để t́m chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước ḿnh như mục tiêu chủ yếu trong quá tŕnh điều chỉnh.

Trước những mâu thuẫn tranh chấp với nhau, các nước lớn đều t́m kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt. Sự khác nhau về ư thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh giành ảnh hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự tồn tại song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài ḥa, tiếp xúc và kiềm chế. Sự khác nhau về nền tảng kinh tế c̣n có thể dẫn tới sự mất cân bằng mới.

Từ sau chiến tranh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa năm nước lớn : Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố phương châm, nguyên tắc đối ngoại mới.

Tháng 7/1997, Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto đề ra ba nguyên tắc đối với Nga là "Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, hướng về lâu dài". Với quan hệ Nhật - Trung, ông đưa ra bốn nguyên tắc : "Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại, mở rộng hợp tác, h́nh thành trật tự chung" (9/1997). Về phía Trung Quốc, đầu tháng 11/1997, khi sang thăm Nhật Bản, Thủ tướng Lư Bằng lại đưa ra năm nguyên tắc trong quan hệ với nước này là :"Tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; t́m kiếm điểm chung, gác lại bất đồng, giải quyết thỏa đáng những vấn đề bất đồng; tăng cường đối thoại, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau; tạo thuận lợi và cùng có lợi, phát triển sự hợp tác kinh tế; hướng tới tương lai, đời đời hữu nghị". Cuối tháng 10/1997, khi sang thăm Mỹ, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân đă đổi bốn câu trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên vào năm 1993 "Tăng thêm tín nhiệm, giảm bớt phiền phức, phát triển hợp tác, không đối đầu" thành "Tăng cường hiểu biết, mở rộng nhận thức chung, phát triển hợp tác, cùng tạo ra tương lai". Giữa hai nước Liên bang Nga và Trung Quốc đă có nhiều cuộc gặp gỡ cao cấp. Trong bản tuyên bố thứ 5, hai nước chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, thực hiện chính sách láng giềng hữu nghị. Tổng thống Pháp Jacques Chirac chủ trương xây dựng "Quan hệ đối tác toàn diện" giữa Pháp và Trung Quốc. Ông cũng kiến nghị với châu Âu thiết lập "Quan hệ đối tác đặc biệt với Nga...".

Mối quan hệ giữa các cường quốc và những điều chỉnh của họ rơ ràng có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, một nhân tố hàng đầu trong sự h́nh thành Trật tự thế giới mới, "và trong một tương lai gần, không một nước nào có thể gia nhập vào "bộ năm" gồm Mỹ, Liên Xô (nay là Nga), Trung Quốc, Nhật Bản và EEC" (8).

 

4. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa và các tổ chức liên minh quốc tế.

 

Đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi bật là :

1/ Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới. Thương mại thế giới đă tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là 7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên.

Ngoại thương đóng vai tṛ rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Những nước xuất khẩu nhiều nhất th́ cũng là những nước có nền kinh tế phát triển nhất. 24 nước công nghiệp phát triển của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm thế giới và nắm 60% xuất khẩu thế giới. Ngoại thương chiếm từ 40-60% tổng sản phẩm của các nước Tây Âu.

Cuộc cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn thông, sợi quang học và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đă thúc đẩy mạnh mẽ quá tŕnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Đă h́nh thành một hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn cầu được tăng lên hàng triệu lần. Không có hệ thống này th́ không thể ra đời những công ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.

2/ Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới c̣n được nâng cao trong vai tṛ ngày càng lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG). Năm 1960, 200 CTXQG lớn nhất thế giới chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm 1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự đoán đến năm 2000 các CTXQG sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Năm 1985 có 600 CTXQG có số vốn trên 1 tỷ đô la, với tổng doanh số 3000 tỷ đôla, với tổng số công nhân là 50 triệu người. Nếu như các nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG th́ có thể tranh thủ được vốn, kỹ thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát triển kinh tế với tốc độ cao. Xă hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa nền kinh tế thế giới.

Các CTXQG thúc đẩy quá tŕnh toàn cầu hóa trên thế giới, ngược lại quá tŕnh toàn cầu hóa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến các CTXQG và chiến lược kinh doanh của họ, kể cả đưa tới làn sóng sáp nhập chúng để trở thành các CTXQG siêu lớn với bao hệ quả tích cực và tiêu cực. Gần đây, vào những năm cuối cùng của thế kỷ, làn sóng sáp nhập của các CTXQG tăng lên nhanh chóng. Nếu từ năm 1980 đến năm 1989 ước tính tổng giá trị các vụ sáp nhập và mua bán vào khoảng 1.300 tỷ đôla th́ riêng năm 1998 đă có tới 7700 vụ sáp nhập với tổng giá trị lên đến 1200 tỷ đôla . Trong đó có những cuộc "hôn nhân" lớn về kinh tế như của hai Công ty dầu mỏ khổng lồ Exxon sáp nhập với Mobil với giá trị 77,3 tỷ đôla, tạo thành công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới. Hoặc Travellers sáp nhập với Citicorp, với trị giá 72,6 tỷ đôla, nhằm tạo ra tập đoàn tài chính khổng lồ cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm... Tập đoàn mới này sẽ có tổng tài sản khoảng 700 tỷ đôla. Hai ngân hàng Mỹ Bank America và Nations Bank sáp nhập với trị giá 61,6 tỷ đôla... "Nhờ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ lần thứ ba với mũi nhọn là công nghệ tin học mà các CTXQG, đa quốc gia được phát triển thành một hệ thống toàn cầu - tạo ra "cốt vật chất" cho xu thế toàn cầu hóa" (9).

3/ Tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới được tăng cường mạnh mẽ do quá tŕnh quốc tế hóa rất nhanh của nền tài chính thế giới. Từ đầu những năm 70, hoạt động về ngân hàng trên thế giới tăng với tốc độ 20% hàng năm, nhanh hơn tốc độ phát triển thương mại thế giới và hơn tốc độ phát triển của tổng sản phẩm thế giới nhiều lần. Gần đây, những trao đổi về tiền tệ tăng lên rất nhiều, gấp 20 lần trao đổi về thương mại. Trao đổi về tài chính và tiền tệ là 350 tỷ đôla mỗi ngày. Năm 1988, 10.000 tỷ đôla đă vượt biên giới quốc gia để đầu tư ở nước ngoài.

Việc chấm dứt t́nh trạng chia cắt thế giới thành hai hệ thống xă hội đối lập nhau càng thúc đẩy nền kinh tế thế giới trở thành toàn cầu hóa.

Với việc xóa bỏ phân công lao động trên sự phân chia thế giới thành những khu vực độc quyền của chủ nghĩa thực dân và sự phân chia thế giới thành hai hệ thống xă hội đối lập, nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa và toàn cầu hóa đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới c̣n có quá tŕnh khu vực hóa trên thế giới. Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. ở châu Âu, lớn nhất là Thị trường chung châu Âu h́nh thành từ 1975. Tháng 12/1992 Hiệp định Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU), thành lập liên minh kinh tế và quyết định thống nhất về tiền tệ và phát hành đồng tiền chung EURO vào tháng 1/1999. 24 nước công nghiệp phát triển thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD vào tháng 12/1960 và nay bao gồm 29 nước. ở châu Mỹ, năm 1994 thành lập Thị trường tự do thương mại Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mêhicô) và đang mở rộng cả châu Mỹ thành một thị trường tự do. Trước đó, năm 1975 các nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ thống kinh tế Mỹ La tinh (SELA) với 26 nước thành viên nhằm phối hợp các kế hoạch phát triển, tạo điều kiện cho những quá tŕnh liên kết và trao đổi thông tin giữa các nước. ở Đông Nam A', tổ chức ASEAN được thành lập năm 1967, đă trở thành ASEAN - 10 và h́nh thành một khu vực thương mại tự do (ASEAN-AFTA) trong ṿng 15 năm. Năm 1985, bảy nước ở Nam A' và Â'n Độ, Pakixtan, Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và Cộng ḥa Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam A' (SAARC) với mục tiêu là góp phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xă hội ở Nam A' thông qua sự hợp tác nhiều bên. Năm 1989, ở châu A' - Thái B́nh Dương cũng đă h́nh thành khu vực hợp tác kinh tế APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc A', Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái B́nh Dương và ASEAN). Tháng 3/1996 Hội nghị cấp cao châu Âu và châu A' (ASEM) gồm 25 nước ở châu Âu và châu A' cộng thêm Uỷ viên Ban châu Âu (EU) lần đầu tiên nhóm họp nhằm liên kết kinh tế hai khu vực lớn trên thế giới .

Bên cạnh xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, xu thế mở cửa hợp tác đồng thời cũng có xu hướng bảo hộ mậu dịch.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 tổ chức quốc tế, trong đó có khoảng 300 tổ chức liên quốc gia. Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng.

Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Các tổ chức quốc tế có tiềm năng khó h́nh dung hết, vai tṛ của nó được mở rộng ghê gớm. Lực lượng quốc tế tương đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế song hành trong một thời gian dài sắp tới. Đồng thời trong quá tŕnh quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, không ít khó khăn và thách thức đặt ra trước hết đối với các nước đang phát triển. Như trong thương mại thế giới từ sau cuộc khủng hoảng 1973, tỷ trọng ngoại thương của các nước đang phát triển giảm 1/3, giá hàng nông sản và khoáng sản giảm sút, giá hàng công nghiệp tăng lên. Hoặc quá tŕnh toàn cầu hóa đă đưa tới sự phân công lao động có quy mô mới, rộng lớn trên thế giới, nhưng sự phân công lao động giữa các nước giàu và nghèo chưa có sự thay đổi căn bản. Các nước đang phát triển vẫn tiếp tục xuất khẩu nguyên nhiên liệu, c̣n các nước phát triển tiếp tục xuất khẩu sản phẩm máy móc và phương tiện vận tải. Sự phân công lao động vẫn không có lợi cho các nước đang phát triển. Các công ty xuyên quốc gia siêu lớn củng cố sức mạnh của ḿnh ở các nền kinh tế phát triển và tiếp tục vươn tới các nền kinh tế kém phát triển hơn. V́ vậy, các nước kém phát triển hơn đang được cảnh báo về nguy cơ các CTXQG siêu lớn trở thành những tên thực dân về kinh tế trong thế kỷ XXI. Quá tŕnh tập trung hóa thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa đồng thời sẽ có thể làm xói ṃn chủ quyền các quốc gia.

* *

*

Bàn cờ quốc tế đang sắp xếp lại với những thay đổi to lớn. Nhưng điều đáng lưu ư, như một số nhà nghiên cứu nhấn mạnh, trong mỗi xu thế lại thường có sự đối lập, ngược chiều nhau được gọi là "cơ cấu song trùng", hơn nữa lại được xem như một đặc trưng cơ bản trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay.

T́nh h́nh thế giới sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới, ít nhất là trong những thập niên đầu thế kỷ XXI ?

Trong công tŕnh cuối cùng của đời ḿnh, cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch (1923-1998) đă đưa ra những dự báo : "Trong 25 năm tới từ 1996 đến 2020, có nhiều khả năng không có chiến tranh thế giới, và chạy đua kinh tế toàn cầu sẽ thay thế cho chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang. Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra chiến tranh cục bộ tuy không nhiều và lớn như trong 50 năm qua. Chiến tranh cục bộ xảy ra chủ yếu là do xung đột dân tộc và tôn giáo.

... Các nước lớn đă đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh, chấm dứt chạy đua vũ trang, mở ra thời kỳ ḥa hoăn, giảm các kho vũ khí, đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua kinh tế. Cuộc đấu tranh và hợp tác trong cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế sẽ là h́nh thức đấu tranh chủ yếu trên thế giới với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang làm thay đổi rất to lớn hàng năm nền kinh tế thế giới.

... Các dân tộc chậm phát triển trên thế giới sẽ đứng trước những thời cơ rất lớn cũng như những thách thức rất lớn... Hoặc các nước này có thể bỏ qua giai đoạn công nghiệp hóa để đi thẳng vào thời đại thông tin và đưa nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng trong 20 năm. Hoặc các nước này lỡ cơ hội và sẽ bị tụt hậu rất xa" (10)

Nước ta cũng nằm trong t́nh h́nh ấy.

 

Tài liệu tham khảo:

 

(1). Lư Thực Cốc - Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996.

(2) Lư Thực Cốc - Sách đă dẫn - Tr.34.

(3) Maridôn Tuarene - Sự đảo lộn của thế giới - địa -chính trị thế kỷ XXI - NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 1996 - Tr. 137-138.

(4) Lư Thực Cốc - Sách đă dẫn - Tr.30.

(5) Lư Thực Cốc - sách đă dẫn - Tr.25.

(6) Maridôn Tuarenơ - sách đă dẫn - Tr.57, 72.

(7) Paul Kennedy - Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc. NXB Thông tin lư luận, Hà Nội, 1992.

(8) Tuần báo Quốc tế, 18/1/1999.

(9) Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 5, 12/1998 - Tr.17

(10) Nguyễn Cơ Thạch- Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế giới trong 25 năm tới (1996-2020). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, Tr.104-107.

 

Trong nhiều thế kỷ qua, loài người đă sử dụng các tấm bản đồ phân chia lănh thổ thế giới dựa trên yếu tố chính trị. Nhưng giờ đây, theo Tạp chí News Week (Mỹ), ngoài chính trị th́ các yếu tố như lịch sử, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế và văn hóa... cũng đóng vai tṛ rất quan trọng để phân chia các nước theo nhóm mới. Mời bạn đọc tham khảo ư tưởng này. Yếu tố bản sắc văn hóa và sắc tộc đă tạo nên những liên minh mới phức tạp và linh hoạt hơn trên phạm vi toàn cầu, bởi như nhà sử học nổi tiếng người Ả rập từng nói: “Khi một bộ lạc có cùng cảm xúc, họ có thể tồn tại ngay cả trên sa mạc”. Theo News Week, thế giới hiện nay được h́nh thành với các nhóm như sau:

1. New Hansa (tạm dịch là Nhóm HANSA mới) Gồm Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển. Vào thế kỷ 13, một liên minh các thành phố bắc Âu với tên gọi Liên đoàn Hanseatic được thành lập. Liên minh này được nhà sử học Fernand Braudel gọi là “nền văn minh kiến tạo qua giao thương”. Những nước này có hệ thống phúc lợi xă hội ưu việt và hầu hết đều là nền kinh tế thị trường.

 

2. The Border Areas (Nhóm liên biên giới) Gồm Bỉ, Czech, Estonia, Hungary, Iceland, Ireland, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumania, Slavakia và Anh. Hầu hết các nước này có đặc điểm văn hóa pha tạp và dễ biến đổi. Trong tương lai, các quốc gia này có xu hướng đấu tranh để thoát khỏi ảnh hưởng của của sự cạnh tranh trong khu vực.

 

3. Olive Republics (Nhóm Cộng ḥa Ô liu) Gồm Bulgaria, Croatia, Hy Lạp, Italy, Kosovo, Macedonia, Montenegro, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha. Bắt nguồn từ văn minh Hy Lạp và La mă cổ đại, vùng đất của cây ô liu và rượu vang này tụt lại khá xa so với các nước khu vực Nordic (bắc Âu) trong nhiều lĩnh vực. Hầu hết các nước này có nợ công rất cao và tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất.

 

4. City-States (Nhóm Thành Phố - Quốc gia). Gồm London, Paris, Singapore và Tel Aviv. London, là một trung tâm tài chính và truyền thông của thế giới và là một thành phố cổ điển của một nước thuộc hạng hai. Paris chiếm gần 25% GDP của Pháp và là nơi tập trung trụ sở của nhiều tập đoàn toàn cầu. Singapore là một h́nh mẫu phát triển của châu Á. Tel Aviv, là một thành phố thế tục và đang bung ra trong phát triển kinh tế. GDP của riêng Tel Aviv chiếm trên 50 % cả nước.

 

5. North American Alliance (Đồng minh Bắc Mỹ). Gồm Canada và Mỹ. Hai nước này có nhiều điểm chung trên khía cạnh kinh tế và văn hóa. Khu vực này có nhiều mối liên hệ khó có thể chia cắt.

 

6. Liberalistas (Nhóm Tự do). Gồm Chile, Colombia, Costa Rica, Mexico và Peru. Các quốc gia này phát triển theo hướng dân chủ và tư bản. Tuy có tỷ lệ cao về đói nghèo nhưng họ đang nỗ lực để có tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, trong tương lai, các nước này có chắc chắn đi theo mô h́nh kinh tế nhà nước định hướng hoặc theo đuổi chủ nghĩa tự do hóa kinh tế là điều chưa thể đoán trước.

 

7. Bolivarian Republics (Nhóm Cộng ḥa Bolivar) Gồm Argentina, Bolivia, Cuba, Ecuador, Nicaragua, Venezuala. Các nước này có xu hướng phát triển riêng và chống lại các giá trị phương Tây. Tuy mức sống thấp, nhưng với tiềm năng dầu lửa, các nước này sẽ có vai tṛ nhất định trong tương lai.

 

8. Stand– Alones (Nhóm biệt lập) Gồm Brazil, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thụy Sỹ. Brazil đang trở thành cường quốc hạng hai trong khi Pháp sẽ mất dần vị thế nước lớn bởi sự lớn mạnh của nhóm Cộng ḥa Ô liu và nhóm Hansa. Ấn Độ là nền kinh tế phát triển nhanh nhưng hiện có hàng trăm triệu người sống ở mức nghèo. Nhật Bản vẫn là nền kinh tế hàng đầu của thế giới với tiềm lực tài chính và đội ngũ kỹ sư giỏi giang. Đến năm 2050, số người trên 60 tuổi ở Nhật sẽ lên đến 35 % và thế mạnh công nghệ cao sẽ bị Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ tiếp cận hoặc vượt qua. Hàn Quốc đă thực sự trở thành một cường quốc về công nghệ. Thụy Sỹ được nối với thế giới bên ngoài không phải bằng biên giới trên bộ mà bằng các chuyến bay và mạng internet.

 

9. Russian Empire (Đế chế Nga mới). Gồm Amernia, Belarus, Moldova, Liên bang Nga và Ukraine. Nga là nước giàu tài nguyên bậc nhất thế giới, có nền khoa học công nghệ và kỹ thuật quân sự rất phát triển. Nga đang gia tăng ảnh hưởng của ḿnh tới Ukraine, Georgia và khu vực trung tâm châu Á. Đế chế Nga mới phát triển dựa trên mối quan hệ mật thiết với người slavơ – chiếm 4/5 trong số 140 triệu người Nga.

 

10. The Wild East (Phương Đông hoang dă) Lấy tên theo một bộ phim sản xuất năm 1993 ở Kazakhstan, khu vực này gồm Afghnistan, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan và Tajikistan. Khu vực này của thế giới đang là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Mỹ.

 

11. Iranistan (Khối Iran). Gồm Bahrain, Dải Gaza, Iran, Iraq, Lebanon và Syria. Iran đang trở thành một cường quốc ở khu vực. Tuy nhiên, những ảnh hưởng lớn hơn của nước này trong khối đang bị mai một.

 

12. Greater Arabia (Khối Đại Ả Rập). Gồm Ai Cập, Jordan, Kuwait, Palestine, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất và Yemen. Dầu mỏ đóng vai tṛ quan trọng trong chính trị và tài chính ở khu vực này. Tuy nhiên, trong khi Abu Dhabi có thu nhập b́nh quân đầu người khoảng 40.000 đô la Mỹ th́ của Yemen chỉ bằng 5%. Các yếu tố tôn giáo và sắc tộc kết dính các nước khu vực này với nhau nhưng lại là trở ngại với thế giới bên ngoài.

 

13. New Ottomans (Đế chế Ottoman mới). Gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Turmenistan, Uzbekistan. Thổ Nhĩ Kỳ đang trở lại với các giá trị truyền thống, ít hướng về châu Âu hơn và tăng cường nh́n về phương Đông.

 

14. South African Empire (Nam Phi lớn) Gồm Botswana, Lesotho, Mambia, Nam Phi, Swaliland và Zimbabwe. Nam Phi hiện là nền kinh tế lớn nhất khu vực. Thu nhập b́nh quân đầu người của Nam Phi vào khoảng 10.000 đô la Mỹ, là mức thu nhập lư tưởng của châu Phi.

 

15. Sub Saharan Africa (Khu vực châu Phi hạ Sahara). Gồm Angola, Cameroon, Cộng ḥa Trung phi, Congo-Kinshasa, Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Malawi, Mali, Mozambique, Nigeria, Senegal, Sierra Leon, Sudan, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia. Các nước này hầu hết là thuộc địa của Anh và Pháp trước đây. Cộng đồng dân cư được phân chia theo Hồi giáo, Thiên chúa giáo, và ngôn ngữ Anh, Pháp. Khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có tỷ lệ đói nghèo khá cao của thế giới và thiếu sự gắn kết về văn hóa.

 

16. Maghrebian Belt (Vành đai Bắc Phi). Gồm Algeria, Libya, Mauritania, Morocco, Tunisia. Các nước này tuy đang có những bước phát triển nhưng chưa thực rơ nét và vẫn là các nước đói nghèo. Các nước có ảnh hưởng tương đối với khu vực là Lybia và Tunisia.

 

17. Middle Kingdom (Trung Hoa) Gồm Trung Quốc và các đặc khu của họ. Trung Quốc đă nổi lên như một siêu cường toàn cầu. Ư thức “đại Hán” là một đặc điểm thuận lợi với tỷ lệ người Hán chiếm trên 90% dân số. Tuy nhiên, nước này cũng đang phải đối mặt với những thách thức như khoảng cách giàu nghèo gia tăng, môi trường thiên nhiên suy thoái và dân số đang già đi.

 

18. The Rubber Belt (Vành đai cao su) Gồm Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippine, Thái Lan, Việt Nam. Các nước này tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, sự đa dạng về văn hóa và chính trị cũng là một trở ngại cho sự hợp tác trong các nước này. Hiện các nước này đang theo đuổi công nghiệp hóa và đa dạng hóa nền kinh tế và sẽ là khu vực có tăng trưởng kinh tế cao của thế giới.

 

19. Lucky Countries (Các nước may mắn) Gồm Australia, New Zealand. Các nước này có thu nhập b́nh quân đầu người tương đương với khu vực Bắc Mỹ mặc dù sự đa dạng hóa kinh tế thấp hơn. Sự di dân và đặc điểm văn hóa Anglo-Saxon là chất kết dính các nước này với văn hóa Bắc Mỹ và Anh. Nhưng trong tương lai, về mặt kinh tế, các nước này có xu hướng gắn kết hơn với thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.

 

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: