Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiến Thuật Biểu T́nh: Tổ Chức Là Sức Mạnh

 

- Nguyễn Xuân Nghĩa

 

Ḷng dân chỉ như nước lũ khi chảy thuận ḍng. Và tràn vào nơi hiểm yếu nhất. Tổ chức biểu t́nh là điều kiện cần thiết.

Một tháng trước, ít ai nghe nói đến xứ Kyrgystan tại Trung Á.

 

Xứ này nổi tiếng văn học sử với rặng núi Thiên Sơn trong Chinh Phụ Ngâm hay tài xạ thủ của Tiết Đinh San trong Thuyết Đường. Người ta lờ mờ biết là xứ Cộng ḥa Trung Á này nằm tại Tân Cương, giáp giới với Trung Quốc, và đang chuyển ḿnh ra khỏi tàn dư cộng sản thời Liên Xô.

Mọi chuyện bỗng thành thời sự khi dân chúng biểu t́nh, khởi đầu từ hai tỉnh hẻo lánh miền Tây Nam gần Uzbekistan là Jalal Abad và Osh. Hai tỉnh này rơi vào tay đám biểu t́nh. Ngày 24 tháng Ba, biểu t́nh lên tới thủ đô Bishkek tại miền cực Bắc, Tổng thống Askar Akayev bỏ chạy. Trốn trong một căn cứ của Nga hay đă lưu vong ra ngoài, ta chưa biết. Chỉ biết là đoàn biểu t́nh vỏn vẹn mấy ngàn người đeo băng hồng và vàng trên cánh tay đă tràn qua ṿng đai cảnh sát và mời một số giới chức chính quyền, kể cả Bộ trưởng Quốc pḥng, ra khỏi dinh Tổng thống, trong khi lính bảo vệ đưa một số quan chức khác qua cửa ngách chạy ra ngoài. Trước sau, binh lính pḥng vệ không bắn vào đám biểu t́nh, và cảnh sát đứng nh́n ở ngoài, không can thiệp.

 

Lần đầu tiên trong lịch sử, Kyrgystan sẽ có bầu cử tổng thống hẳn hoi. Mọi toan tính gian lận coi như vô vọng.

Ta đang thấy tái diễn những ǵ vừa xảy ra tại Ukraine, lần này không ở phía Tây của Liên bang Nga - mà ở phía Tây của Trung Quốc.

Trước khi nói đến trào lưu dân chủ, như một con nước lũ đang quét sạch các chế độ độc tài, có lẽ phải nói đến… kỹ thuật tổ chức biểu t́nh, là nội dung của loạt bài đặc biệt trên cột báo này trong suốt một tuần, từ ngày Thứ Hai 21 Tháng Ba.

 

Sau khi phân tách kinh nghiệm thành bại của nhiều cuộc biểu t́nh, ta đă t́m hiểu các khía cạnh chiến lược, kế hoạch và chương tŕnh cùng các chiến dịch, bây giờ, ta nói về cách tổ chức. Những thí dụ nêu ra ở đây chỉ có giá trị gợi ư v́ hoàn cảnh mỗi nơi mỗi thời lại một khác.

Trước hết, hăy cùng kiểm lại một số đặc điểm chúng từ phong trào biểu t́nh này.

 

Đầu tiên tính chất bất bạo động - xung đột lẻ tẻ có xảy ra tại Kyrgystan nhưng chủ trương căn bản của đám biểu t́nh vẫn là tránh bạo động. Đặc điểm thứ hai là đám biểu t́nh đă trung ḥa được phản ứng can thiệp hay đàn áp của quân đội, công an và cảnh sát. Tức là thuyết phục được các thành phần bảo vệ chế độ nên đứng ra ngoài, một khía cạnh của chiến lược tranh thủ nền tảng quyền lực của chế độ. Lấy chính nghĩa thắng hung tàn là một ước nguyện, nó chỉ là sự thật khi phong trào có khả năng thông tin và thuyết phục, nhất là không coi quân đội hay công an là kẻ thù.

Đặc điểm thứ ba là đoàn biểu t́nh luôn luôn có h́nh ảnh vui tươi, với phụ nữ xuất hiện ở ṿng ngoài, chứ không có vẻ đe dọa của một đám đông cuồng tín chỉ muốn đập phá cho hả giận. Sự sợ hăi của người làm ta sợ hăi, và có khi bóp c̣ súng. Đám đông không gây sợ hăi v́ chính họ cũng không sợ hăi.

 

Sau cùng, đám đông có khả năng kỷ luật rất cao, để không gây ra điều đáng tiếc và khi xuất hiện th́ có phối hợp đông đảo. Vẫn biết rằng thế giới có thiện cảm với lư tưởng dân chủ của đám biểu t́nh và thiện cảm ấy là áp lực giải giới các chế độ độc tài, nhưng thuật biểu t́nh cũng là một yếu tố thành công đáng kể.

 

Bây giờ, ta nói đến thuật ấy.

 

Biểu t́nh là ǵ?

Không nhất thiết là những cuộc tuần hành của đám đông ngoài đường phố. Biểu t́nh là khi một đám đông công khai biểu tỏ thái độ để đạt một mục tiêu nào đó mà dư luận biết và hiểu được. Năm xưa, chín nhà sư đă tự thiêu tại một xă ấp hẻo lánh của Việt Nam, hành động can trường cao quư ấy vẫn không là một cuộc "biểu t́nh", v́ dư luận không biết, nên không gây được tác động dây chuyền.

Hiểu như vậy, biểu t́nh có thể biểu hiện dưới nhiều h́nh thức:

 

1. Diễn hành ngoài đường phố;

2. Hội họp trong hội trường, sân vận động, băi đậu xe;

3. Đám ma, đám rước, đoàn xe, nghi lễ tôn giáo… di chuyển ngoài đường;

4. Đông người đồng loạt bước khỏi nhà trường, nhà máy hay công sở;

5. Đông người tuyệt thực giữa nơi công cộng;

6. Nhiều người cùng ngồi im giữa đường, giữa chợ;

7. Đang di chuyển ngoài đường, bỗng nhiên ngưng mọi sinh hoạt vào cùng lúc;

8. Lập ṭa án công cộng xét xử một chính phạm của chế độ;

9. Lập ṭa án châm biếm công lư và ṭa án của chế độ;

10. Mọi người cùng làm một hành động: rút tiền kư thác khỏi ngân hàng;

11. Mọi người cùng tẩy chay một món hàng, bất hợp tác với một chiến dịch, v.v…

 

Suy như vậy, biểu t́nh có thể được tổ chức dưới nhiều h́nh thức. Quy luật ở đây là phải sáng tạo t́m ra phương thức hữu hiệu mà chế độ khó lường và khó chống.

 

Minh danh tuyên bố mục tiêu

Muốn việc biểu tỏ lập trường kết quả phong trào biểu t́nh phải minh nhiên công bố mục tiêu. Việc tổ chức biểu t́nh v́ vậy phải khởi sự bằng soạn thảo hay thu thập các văn kiện sẽ phổ biến hay vận động. Các văn kiện này cần minh bạch tŕnh bày mục tiêu lẫn nơi liên lạc. Truyền đơn nặc danh không đạt mục tiêu công khai minh bạch và c̣n tạo cơ hội cho đối phương tung đ̣n khiêu khích. Trong môi trường có sự hiện diện của nước ngoài, các văn kiện trên phải có bản bằng ngoại ngữ.

 

Các văn kiện ấy có thể là:

1. Tuyên ngôn kết án chế độ, lời lẽ ôn ḥa lịch sự nhưng cương quyết;

2. Các bài diễn văn;

3. Thư ngỏ phản đối một quyết định này hay ủng hộ một việc khác;

4. Kiến nghị do nhiều người cùng kư;

5. Tuyên bố của các tổ chức hay nhân vật ủng hộ biểu t́nh, phản đối chế độ.

 

Biểu t́nh và biểu tượng

Các cuộc biểu t́nh vừa qua đều khéo chọn biểu tượng, như màu cam tại Ukraine, màu hồng và vàng tại Kyrgystan, ngón tay có mực tím của cử tri đi bầu tại Iraq, v.v… Vấn đề vốn là sáng tạo, nên biểu tượng ấy cũng có thể là một cử chỉ, thủ hiệu, h́nh ảnh, đoạn nhạc. Quy tắc ở đây là phải có ư nghĩa đoàn kết mà dễ nhớ, dễ làm, dễ theo. Khi tổ chức biểu t́nh, các phong trào phải chọn, chuẩn bị, thậm chí sản xuất sẵn những vật liệu trưng bày hay quảng bá biểu tượng:

 

1. Cờ hay màu sắc biểu tượng;

2. Khăn, băng đeo tay, huy hiệu có in biểu tượng;

3. Son, phấn màu, mực;

4. Băng dán trên cảng xe, cột đèn;

5. Chân dung, h́nh ảnh về nạn nhân;

6. Loại h́nh ảnh châm biếm chế độ, làm cho dân hết sợ bạo quyền;

7. Loại dấu hiệu dễ thực hiện cho thấy sự hiện hữu của phong trào ở mọi nơi;

8. Băng nhạc, băng h́nh, băng ghi âm.

 

Biểu t́nh và vận động

Biểu t́nh chỉ đạt kết quả nếu mục tiêu được loan báo rộng răi cho những người bên ngoài đám biểu t́nh, để họ tham dự, loan truyền hoặc loan tin trung thực như ư định của phong trào. V́ vậy, thuật biểu t́nh đ̣i hỏi nghệ thuật thông tin và tuyên truyền. Tuyên truyền tự thân không có nghĩa xấu, tất cả tùy thuộc vào mục tiêu và sự trung thực của người tŕnh bày. Cuộc biểu t́nh nào v́ vậy cũng cần những tài liệu vận động có thể tiếp nhận được từ xa:

 

1. Bích chương, truyền đơn, khẩu hiệu;

2. Tài liệu sách báo, h́nh ảnh;

3. Thông tin trên trời (khói máy bay), vẽ dưới đất;

4. Tài liệu (báo chí, h́nh ảnh) giới thiệu tổ chức hay phong trào;

5. Tài liệu kêu gọi sự yểm trợ của người ngoài;

6. Tài liệu giới thiệu và liên lạc với truyền thông, báo chí.

 

Trong mọi cuộc biểu t́nh, ngoài nhân sự phụ trách về kỷ luật và yểm trợ những người già yếu, ngă bệnh để bảo đảm trật tự và an toàn, người ta đều chú trọng đến mục tiêu vận động nên phải có đông đảo tài liệu và nhân sự phục vụ truyền thông và báo chí. Thành quả biểu t́nh lớn hay nhỏ là do sức truyền đạt sau đó của truyền thông. Tổ chức nào có quy củ th́ phải giúp cho truyền thông làm tṛn nhiệm vụ tường thuật - theo nhận thức khách quan của họ. Tuyên truyền dở là khi ḿnh độc quyền thông tin hoặc chỉ muốn giành lẽ phải về ḿnh, bất kể tới nhận thức hay ấn tượng của người khác. Một thí dụ thường được nói đến là cách ước lượng con số những người tham dự.

 

Các chế độ độc tài đều giữ độc quyền thông tin mà vẫn chẳng thuyết phục được ai nên mới dùng tới bộ máy đàn áp. Phong trào dân chủ không nên dẫm vào vết xe đổ ấy. Chế độ biết là dân không tin nên cần dân biết sợ. Phong trào dân chủ không dọa cho ai sợ mà cần được nhiều người tin. Biểu t́nh v́ vậy là một cuộc vận động nhằm tranh thủ hậu thuẫn của dư luận và truyền thông có thể đóng góp cho việc ấy nếu được phục vụ hẳn hoi, và không bị dẫn dắt, lường gạt.

 

Trong một kỳ sau, ta sẽ t́m hiểu về những phương thức vận động khác.

 

 

 

 


 


 

 

 

 

 

http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u

http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: