MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

White House National Archives .

Federal Register Associated Press

Reuter News Real Clear Politics  

MediaMatters C-SPAN .

Videos Library Judicial Watch

New World Order Illuminatti News   

New Max CNS Daily Storm

Observe American Progress 

The Guardian Political Insider

Ramussen Report  Wikileaks 

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Propublica Inter Investigate

ACLU Ten  CNBC  Fox News 

CNN  FoxAtlanta

Indonesian News Philippine News

Nghiên Cứu Quốc Tế  Nghiên Cứu Biển Đông 

Thư Viện Quốc Gia 1  Thư Viện Quốc Gia 

Học Viện Ngoại Giao  Tự Điển Bách Khoa VN  

Ca Dao Tục Ngữ Học Viện Công Dân

Bảo Tàng Lịch Sử Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại Viêt Nam Văn Hiến   

QLVNCH Đỗ Ngọc Uyển 

Thư Viện Hoa Sen  Vatican? Roman Catholic  

Khoa HọcTV  Sai Gon Echo

Viễn Đông Người Việt

Việt Báo   Việt List   Xây Dựng

Phi Dũng  Việt Thức Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên Việt Mỹ

Việt Tribune Saigon Times USA

Người Việt Seatle Cali Today

Dân Việt Việt Luận  Thơ Trẻ

Nam Úc DĐ Người Dân

Tin Mới Tiền Phong Xă Luận

Dân Trí Tuổi Trẻ Express

Lao Động Thanh Niên Tiền Phong Tấm Gương

Sài G̣n Sách Hiếm Thế Giới  Đỉnh Sóng

Chúng Ta   Eurasia  ĐCSVN Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng Ba Sàm

Văn Học  Điện Ảnh Cám Ơn Anh TPBVNCH 1GĐ/1TPB Bia Miệng

 

 

THÁNG GIÊNG NĂM MỚI 2017

 

Nước vỏ lựu, máu mào gà:  

 

Năm Gà bàn chuyện nhà văn có

 

văn phong "mất gà" Bùi Nhật Tiến

 

Nguyễn Tà Cúc

 

 

 

            Tôi rất buồn cười được xem cái-gọi-là "Thư ngỏ gửi toàn thể các Văn Hữu quanh chuyện Trung Tâm Văn Bút (1957-1975)" của Bùi Nhật Tiến đề ngày 14 tháng giêng, 2017 [1]. Ai c̣n dám nhận là "Văn Hữu" sau cái-gọi-là-loạt-phỏng-vấn giữa hai kẻ Sao đứng tần ngần?/Hẳn mong cao được/Đến gối mĩ nhân mà một trong hai kẻ này từng phát ngôn rằng  " cứ ‘ấy’ vào mồm nó mấy cái cho nó gẫy mẹ nó hết răng" [2] ?!

            Riêng tôi, v́ bị nhắc tới nên phải lên tiếng. Cực chẳng đă thôi. Lần này, sau khi bị bạch hóa mưu toan sử dụng Trung Tâm Nam Cali để thực hiện Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, ông ta đành phải im lặng hoàn toàn; nhưng, như thường lệ, lại lái qua "Hội Văn bút Giải phóng" để tư toáy nổi một câu sặc sụa mùi đấu tố và đầm đ́a chất " mất gà" chưa từng có trong Văn học Miền Nam:

            -"Vậy thử hỏi những điều khác về Văn Học Miền Nam  do y thị viết ra có c̣n đáng tin cậy nữa hay không ?" [Nhật Tiến, thư đd]

            Mới hơn bát tuần chưa đến 1 tháng, sao ông nhà văn "mất gà" này lại có vẻ lú lẫn quá đến thế nhỉ: Có đấy, có đáng tin cậy chứ! Nếu không có "y thị" này,  hẳn ông ta đă không có được một trang báo của Nguiễn Ngu Í để gửi cho nhà văn Ngô Thế Vinh hầu chứng minh rằng, quả thật, từng đoạt giải nhất Bộ Môn Văn của Việt Nam Cộng ḥa. Thật ra, bây giờ, sau khi được chứng kiến tài nghệ thóa mạ và chối bay chối biến có lẽ đáng đoạt giải quán quân kể cả so với người Cộng sản hay chú Cuội làng Ngang, tôi không c̣n trách Ngô Thế Vinh nữa. Chàng ấy nghi ngờ cũng phải thôi v́, quen biết lâu dài, hẳn chàng Vinh đă phải chứng kiến tài nghệ vô song này nhiều lần. Sau nữa, ông ta c̣n nhờ người post rất nhiều bài tôi viết về VHMN-- kể cả mấy bài về vụ Vơ Phiến thóa mạ ông ta "mất nhân tính" hay Ngô Thế Vinh không công bằng với các nhà văn di cư Miền Bắc--  lên website Hư Vô và Khai Phóng. Nhân đây, tôi xin chính thức cảm ơn anh nickname vanminh, người chủ tŕ website Khai Phóng tại Úc, người đă rất công bằng mà sẵn sàng dành cho tôi quyền phản bác sau khi Bùi Nhật Tiến post lá thư riêng của tôi để lấy cớ lảm nhảm. Riêng bên Hư Vô, tôi đă yêu cầu phải lấy bài tôi xuống.

            Hóa ra, mới mấp mé qua sông, đă đấm... vào sóng rồi à, hỡi kẻ vong ân Bùi Nhật Tiến? Mà không sợ ch́m nghỉm v́ mới qua sông thôi chứ c̣n cả đại dương ngoài kia đấy. Chưa ...đi- hết- biển [mượn tạm ba chữ của đạo diễn Trần Văn Thủy, người suưt chết đuối trên cạn tại xứ Kỳ Huê] mà đă láo xược thế a? Trước khi  sang một phần khác để kẻ vô ơn nhưng đầy ngoa ngoắt này hiểu cái kiểu "già mồm văn nghệ" ấy không hiệu quả, tôi sẽ thanh toán phần vu cáo --mà ông ta đang khấp khởi hy vọng sẽ được cổ vơ bởi thứ "Văn Hữu" và "nạ ḍng văn nghệ" dám thưởng thức loại viết lách "ấy vào mồm nó" từ đồng bọn --về Hội Văn Bút Giải phóng của Thanh Lăng. Trong bài này, tôi không cần phân tích sâu xa xem cái danh xưng Hội Văn Bút Giải phóng phản bội Hiến chương Văn bút Quốc tế cỡ nào. Tôi cũng không cần đặt câu hỏi rằng họ đă làm thiệt hại cho văn nghệ sĩ bị cầm tù ra sao khi bảo đảm cho danh xưng Văn bút Giải Phóng ấy bằng CHÍNH triện son của Trung Tâm Văn bút Việt Nam sau 1975 [Ơ hay, các anh đă được giải phóng rồi th́ c̣n kiện cáo với Văn bút Quốc tế thế nào được nữa?!] Tôi chỉ cần vạch ra lối viết lách quên trước quên sau, tự phô bày " lung tung, rối rắm, lu loa những lời lẽ hỗn xược, nhỏ nhen, xuyên tạc nhằm lấp liếm cái tội vu khống" [mượn chữ của Phó Tiến] bằng cách so sánh chính văn tự của ông ta với những ǵ tôi đă tŕnh bày.

1-         Hội Văn bút Giải phóng sau 1975

            1.1       Sau 1975,  danh xưng và hoàn cảnh xuất hiện của Hội Văn bút Giải phóng sau 1975

            Bùi Nhật Tiến lập lại một câu tôi viết như sau:

            "[...] Tôi chỉ xin nêu một ví dụ mới xẩy ra gần  đây nhất, khi cô ta post lên Net những lời như sau:  “Theo Nhật Tiến, Trung Tâm Văn bút Việt Nam đă làm giấy chứng nhận với tên "Hội Văn Bút Giải Phóng" từ ngày 1 tháng 5. 1975 ngay tại Trụ sở Trung Tâm với sự có mặt của CT Thanh Lăng, TTK Phạm Việt Tuyền và Phó CT Nhật Tiến” [...]  Tức là sau 30-4-1975 chẳng có cái Hội nào gọi là Hội Văn Bút Giải Phóng hết, ai đọc  phần  đó  trong sách của tôi cũng đều hiểu như thế. (xin coi link ở trên). Vậy mà Nguyễn Tà Cúc đem rêu rao trên Net với dụng ư lươn lẹo, chụp cho Trung Tâm Văn Bút Việt Nam cái tội sau 30- 4-75 đă biến thành Hội Văn Bút Giải Phóng...." [Nhật Tiến, Thư ngỏ-* Tôi in đậm và in ngả  những ḍng chữ của tôi] .

            So 3 câu thượng dẫn --in đậm và in ngả của tôi với phần Chú thích số 2 với nguyên văn những ǵ ông ta đă lưu lại --rành rành trong cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam 1957-1975, th́ dù có "lưu manh văn hóa" [mượn chữ Thanh Lăng] tới đâu cũng không thể vu cáo rằng tôi bịa đặt. Đoạn này được tôi trích ngay trên blog và trong sách, chứng tỏ TT VBVN đă "chứng nhận" tên "Hội Văn bút Giải phóng" -- thậm chí với "triện son đỏ chói" nghĩa là hợp thức hóa nó trước sự hiện diện của 3 thành viên quan trọng nhất của Ban Thường vụ là Chủ tịch Thanh Lăng, Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền và Phó Chủ tịch Nhật Tiến -- như tôi đă thuật. Phó Tiến đă post trên blog và in vào sách nguyên văn sự chứng nhận này như sau:

            -[...] Rồi khi quân đội CS đă tiến vào Sài G̣n. Ngày hôm sau, 1 tháng 5, tại trụ sở chỉ c̣n lác đác có mấy người,  nếu tôi không nhớ sai và có thể c̣n thiếu, như : Thanh Lăng, Phạm Việt Tuyền, Nghiêm xuân Việt, Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh, Lê Thanh Thái, Nguyễn Vạn An, Thanh Việt Thanh, Vi Huyền Đắc….[...] Thế là tôi hí hoáy thảo một cái giấy chứng nhận và giao cho Cụ Hinh đánh máy, như sau:

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Nay chứng nhận : Ông Nguyễn Đức Sơn

Sinh năm :  ….

là :    Hội viên của Hội Văn Bút Giải Phóng.

Giấy này được cấp cho ông Nguyễn Đức Sơn để tiện việc di chuyển.

Làm tại Sài G̣n ngày 1-5-1975

  1.    Ban Chấp hành

                                  ( kư tên không rơ)

Bên lề tấm giấy c̣n có dán ảnh của Nguyễn Đức Sơn  trên ảnh có đóng triện son đỏ chói." [Nhật Tiến, sđd, https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/ * Nguyễn Tà Cúc in đậm và/ hay gạch dưới]

 

            C̣n kèm đây là phóng ảnh trang 193 trong sách đă dẫn:

 

 

 

 

            Dĩ nhiên, Phó Tiến không thể chối căi một bằng chứng quá rơ ràng như thế nên phải ...lách, bằng cách vừa lu loa nhắm đánh lạc hướng ...giải phóng có triện son to bằng cái lăng bác Hồ tại Ba Đ́nh kia, vừa kể lể công ơn [!!!] ban cho anh em hội viên bằng cách trưng dẫn trường hợp nêu trên một cách chi tiết. Ông ta c̣n dám ngang nhiên chối căi: "Tức là sau 30-4-1975 chẳng có cái Hội nào gọi là Hội Văn Bút Giải Phóng hết, ai đọc  phần  đó  trong sách của tôi cũng đều hiểu như thế. " th́ kể ra cũng liều thật: Chính tay  thảo cái Giấy Chứng nhận oan gia có triện son đỏ chói kia mà c̣n vênh váo đoan quyết hộ cho toàn thể độc giả là "đều hiểu như thế"! Thú thật, chỉ có người Cộng sản hay các kẻ độc tài mới dám tuyên bố một câu xanh rờn tương tự.  Nhưng có thể là gan không to được thế đâu so với sự hèn hạ phải luồn lách ṛng ră 5 tháng qua,  mà đơn giản chỉ là bản chất của một kẻ "tâm địa nhỏ nhen, ác độc, vo tṛn bóp méo sự kiện để vu khống nhằm bôi nhọ người khác [...]  vốn đă lộ ra trong những bài viết  [...] gần đây, ai đọc hẳn cũng đă rơ" và "hành vi đốn mạt sử dụng giọng lưỡi điêu ngoa, xảo quyệt, và ác độc đến thế là cùng" như mượn lời ông-nhà-văn phú quư giật lùi Bùi Nhật Lùi.

            Hơn thế nữa, ngay trong thư ngỏ này, Phó Tiến c̣n táo tợn dám viết thêm vào một câu không có trong sách để lại luồn, lại lách, hy vọng độc giả không nhận ra được "giọng lưỡi điêu ngoa, xảo quyệt" đó. Đoạn thêm vào đó có câu:

            -" 4-[...]V́ thế mới có cái giấy chứng nhận - duy nhất dưới từ ngữ Văn Bút Giải Phóng - cấp cho ..." https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/ [Nhật Tiến, Thư ngỏ đd *Tôi in đậm  ]

            Rồi báo cho độc giả biết nguồn của câu trên như sau :

            -"(trong cuốn “ Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam                                                                               1957-1975”, chương cuối) https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/ [Nhật Tiến, Thư ngỏ đd ]

            Tôi công khai thách đố Phó Tiến đấy: Hăy chỉ cho tôi và cho mọi người xem hai chữ "từ ngữ" trong " từ ngữ Văn Bút Giải Phóng" [thay v́ Hội Văn bút Giải phóng] xuất hiện ở đâu trong Chương Cuối, Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam                                                                               1957-1975. Hay chỉ bịa ra để dễ ...thoát hiểm?!

            1.2       Hội Văn Bút Giải Phóng hay "từ ngữ Văn Bút Giải Phóng"?

            Không, Phó Tiến đă thêm vào một đoạn có mấy chữ "từ ngữ Văn Bút Giải Phóng" hầu nhập nhằng về quá khứ VB tai hại này. Hội Văn Bút Giải Phóng, theo chính ông ta  làm chứng, có thể nói đă được hợp thức hóa bằng 4 yếu tố quan trọng. Thứ nhất, Trung Tâm VBVN đă cấp "Giấy chứng nhận" cho ít nhất một người. Thứ hai, người đó được chứng nhận là "Hội viên của Hội Văn Bút Giải Phóng". Thứ ba, giấy chứng nhận này không bị giả mạo v́ có" đóng triện son đỏ chói", thứ tư, giấy chứng nhận này do Phó Chủ tịch Nhật Tiến soạn rồi cấp phát trước sự hiện diện của Chủ tịch Thanh Lăng và Tổng Thư kư Phạm Việt Tuyền, nghĩa là 3 thành viên quan trọng nhất của Ban Thường vụ. Cả ba người này đều giữ những chức vụ đó hàng chục năm nếu tôi nhớ không lầm. Bốn yếu tố trên tự chúng minh định có một Hội Văn Bút Giải Phóng sau 1975.

             Một "Hội" có hội viên dĩ nhiên lại càng không phải là một "từ ngữ" như cố ư man trá khi thêm vào một câu không hề có trong sách của chính ông ta để bào chữa. Ông ta vẫn có thể phân trần, tŕnh bày để độc giả và người nghiên cứu quyết định, nhưng chắc chắn không thể vu khống những người không chấp nhận sự phân trần đó; thậm chí c̣n bịa đặt mấy chữ vô thưởng vô phạt " từ ngữ (Văn Bút Giải Phóng)" để dễ bề thủ tiêu chữ Hội là chữ thập phần quan trọng trong trường hợp này hầu dễ dàng mạ lỵ người khác.

            Tổng chi, tôi chỉ lập lại nguyên văn những tin tức về Hội Văn bút Giải phóng do chính Phó Tiến viết ngay trong sách, rồi tải lên blog và lên mạng của nhiều diễn đàn trên Internet. Bởi thế, ông ta mới là người "đem rêu rao trên Net" về cái Hội Văn Bút Giải Phóng này. Sau nữa, Phó Tiến có chắc rằng Nguyễn Đức Sơn là hội viên duy nhất của "Hội Văn Bút Giải Phóng" đó không? Tôi c̣n nghe nói có ít nhất 2, 3 người nữa nên tuy  "khẩu chứng vô bằng", vẫn muốn đưa một thí dụ để cho thấy lịch sử trong thời giông băo vừa qua không của riêng ai. Phó Tiến-- cũng chỉ là một nhân chứng mà lại là một nhân chứng đă bị chứng minh khó tin cậy được-- không nên đ̣i độc quyền viết về lịch sử của Trung Tâm Văn bút Việt Nam hay tiếp tục vu khống người khác.

            Nhất là vu khống tôi, một người mà cho đến nay ông ta chưa hề trả lời được, từ vụ thư riêng, vụ Tin Sách số 39, vụ định sử dụng TT Nam Cali để thực hiện cuốn THVNTQH  mà dám chối biến, cho tới những vụ Trung Tâm VBVN phá hoại Việt Nam Cộng Ḥa bằng cách tố cáo nhiều lần Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa với Quốc tế nhưng không hề nhắc tới tội ác của người Cộng sản trước 1975; hoặc sau 1975, cả Ban Thường Vụ im như thóc khi xe tăng của người Cộng sản tiến vào Sài g̣n rồi bắt giữ, có khi tới chết, những người bạn đồng hội vv... Sau đây tôi sẽ qua phần 2, là phần cho ông ta và đồng bọn biết không thể măi vơ Sơn đông được nữa, không thể lấy vải thưa che mắt các thánh được nữa về sự có mặt của người Cộng sản tại Trung tâm VBVN qua sự nằm vùng của cán bộ Cộng sản như Vũ Hạnh và sự thiên Cộng quá rơ của Chủ tịch Thanh Lăng.

            Tài liệu sau đây sẽ cho thấy, thứ nhất, cuốn sách của Phó Tiến là một cuốn sách vô giá trị v́  vừa một chiều vừa chỉ là một thứ vũ khí nhắm phục thù những người phát biểu về hội này mà không vừa ḷng tác giả như nhà văn Mặc Đỗ, nhà thơ Viên Linh hay nhà thơ Du Tử Lê. Thứ hai, nó sẽ chứng minh một -lần -đủ -cả luận điệu rất bất lợi, bất công nhưng tẩm nọc độc Cộng sản của Thanh Lăng về Miền Nam khi đại diện Trung Tâm VBVN vu khống Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa rất nhiều điều "động trời" [cũng mượn chữ này của ông Phó Tiến đang "lu loa" vu cáo Viên Linh] kể cả về việc trùng tu lăng tẩm tại Huế sau cuộc tấn công Mậu Thân của quân đội Cộng sản hay đ̣i "thống nhất" [một cái chết chắc như sau này sẽ thấm]; và thứ ba, nó cũng sẽ cho thấy những luận điệu ấy bị một nhân viên cao cấp đại diện chính phủ Việt Nam Cộng ḥa đánh xập một cách rất tài t́nh và nhuốm vẻ khinh mạn một cách thẳng thắn ngay từ trước 1975 chứ không phải ai ai cũng im lặng như Phó Tiến đă khoe khoang. Bởi thế, nếu sau 1975, lại có những người như tôi đặt câu hỏi về sự bất công với Miền Nam và nằm vùng cho Cộng sản của Thanh Lăng khiến ảnh hưởng tới hoạt động của Trung Tâm này  th́ cũng là tự nhiên thôi.

            1.3       Quốc Vụ Khanh Việt Nam Cộng Ḥa Mai Thọ Truyền khiển trách Chủ tịch Trung Tâm VBVN Linh mục Thanh Lăng, 1970

            Tài liệu này là cuộc đối đáp giữa Chủ tịch Trung Tâm VBVN Linh mục Thanh Lăng và Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền nhân ngày phát Giải thưởng Bút Việt  năm 1970 . Tôi cũng xin mở một dấu ngoặc ở đây về điều oái oăm là cán bộ Cộng sản Vũ Hạnh lại là một trong 5 thành viên trong Ban Tuyển trạch ...Nghiên cứu Lịch sử đấy! Sau đây là mấy đoạn trích dẫn trong tài liệu đó:

            -"Hồi 6 giờ chiều thứ sáu 8-1-1971 vừa qua [...] Trung tâm Văn bút Việt Nam đă tổ chức lễ trao tặng giải thưởng về Thi ca và Nghiên cứu Lịch sử năm 1970 [...] Khai mạc buổi lễ, Linh mục Thanh Lăng, Chủ tịch Trung tâm Văn Bút VN đọc một diễn văn được các nhà văn rất tán thưởng. Sau khi cảm ơn  các quan khách, kề Sơ lược những giải thưởng Văn bút từ 1966 tới nay, ông đề cập đến sinh hoạt Văn hóa VN hôm nay. Ông nói: 'Thực vậy, sinh hoạt Văn hỏa Việt Nam hôm nay đang bị cằn cỗi, nghẹt thở v́ một đàng th́ những sản phẩm văn hóa đồi trụy tràn ngập, lấn lướt, một đàng th́ chế độ kiểm duyệt tỏ ra kỳ cục gây muôn trở ngại cho sinh hoạt văn hóa chân chính. Ước mong ông Quốc Vụ Khanh Đặc trách Văn hóa và Quí Đại diện Văn hóa có mặt trong buổi lễ hôm nay hăy có một hành động tích cực để giải phóng cho Văn hóa khỏi ṿng cương tỏa để nó có thể vươn lên. Chúng ta cần dẹp đi những giây thép gai đang phong tỏa hóa Việt Nam. C̣n ǵ xỉ [sic] nhục cho một nước mang danh bốn ngàn năm Văn hiến bằng việc Văn hóa bị coi khinh: chà đạp... Các di sản, các gia tài Văn hóa quốc gia đang bị hủy diệt từ Trung Ương đến địa phương. Thực vậy, tại Trung Ương, bao nhiêu tài liệu vô cùng quí giá về văn khố, về thư viện đang bị vất bỏ trong các kho chứa đồ vật ẩm thấp, t́nh trạng tại các địa phương như ở Đà-lạt c̣n bi thảm hơn : các châu bản Triều Nguyễn đang bị vất bỏ ngoài hành lang để giăi giầu nắng mưa. Những di tích lịch sử duy nhất của Việt nam là các Lăng tẩm, các Cung điện của các Vua Triều Nguyễn, từ sau biến cố Tết Mậu Thân, đang bị dầm mưa giăi nắng mà chưa có một chương tŕnh nào nhằm lo trùng tu .'

            "Ông mong nhà nước và quốc dân sẽ có những giải pháp cụ thể để cứu văn kho tàng văn hóa. Ông muốn rằng nhà nước phải “tạo điều kiện thuận tiện cho Sinh hoạt văn hóa về cả hai phương diện tinh thần và vật chất. Nhà nước không được coi việc ḿnh hỗ trợ, nâng đỡ các hoạt động văn hóa, các đoàn thể văn nghệ, như là những ân huệ thi thố cho văn hóa hay văn nghệ, mà như là bổn phận, như là trách nhiệm thiêng liêng..." Về phần các nhà văn hóa VN, ông cho rằng, họ không thể tách khỏi thân phận phận dân tộc V. N. Mà thân phận VN "là thân phận nước nhỏ, một nước nghèo nàn chậm tiến đang cần được tiến hóa giầu mạnh, thân phận Việt Nam là thân phận một dân tộc bị chiến tranh tàn phá điêu linh đang khát khao ḥa b́nh, thân phận Việt Nam là thân phận một dân tộc cô đơn đang bị các lực lượng ngoại bang quốc tế cấu xé, chà đạp, cần được giải phóng, thân phận Việt Nam là thân phận một dân tộc bị chia cắt tan nát đang cần được thống nhất, thân phận dân tộc Việt Nam là một dân tộc đang bị phân hóa tan ră đến cùng độ đang cần được t́nh thương được đoàn kết."  Ông đă nhấn mạnh đến sự phân hóa này do các yếu tố mới cũ, già trẻ, chủ nghĩa, tôn giáo, địa phương..., như những thứ biên giới, những thứ giây kẽm gai chia rẽ nhân loại và sợ rằng ngày nào đó những 'thế lực ma giáo' sẽ đầy vào cả địa hạt văn chương.  Sau cùng ông nhắc đến điều 3 của Hiến-chương Văn-bút Quốc tế yêu cầu các hội-viên ' tranh  đấu để bảo vệ lư tưởng của một nhân loại duy nhất trong một thế giới duy nhất.' [...]

            "Ban tổ chức mời Ô. Quốc Vụ Khanh lên đọc diễn văn. Ông Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền lên trước máy vi-âm đă tỏ ư ngạc nhiên v́ ông được mời chủ tọa buổi lễ phát giải thưởng chứ không thấy nói có diễn văn chi cả, nên ông không sửa soạn ǵ hết. Tuy nhiên ông cũng nói khá lâu. Ông mừng Hội Văn bút VN đă thành công trong việc lập các giải văn chương trong mấy năm nay, ông mừng các nhà văn trúng giải rồi ông nói tiếp đại ư như sau :

            "Bao giờ ông cũng coi việc chính phủ nâng đỡ các hoạt động văn hóa là bổn phận chứ không hề nghĩ là ân huệ. Nhưng ông linh mục Chủ tịch Bút Việt chỉ nên nói về phạm vi Hội Bút Việt và việc giải thưởng mà thôi. Ông linh mục đ̣i những chuyện to lớn quá, trách cứ chính quyền nhiều chuyện quá, như trong việc trùng tu Cố đô Huế chẳng hạn, ông biết được chính phủ đă làm được những ǵ và những ǵ chưa làm được mà nói ! Ông Quốc vụ khanh lại kể câu chuyện : 'Cái bao tử của tôi nó chê cái óc tôi làm việc dở quá, nó đ̣i làm công việc của bộ óc th́ nguy rồi.' Bởi thế ông kết luận là : Ai làm việc nấy. Nhà văn th́ chỉ nên lo việc văn chương, luân lư, đạo đức. Ông nhận rằng có nhiều sách có hại cho thanh thiếu niên ở thị trường, đó là tại kiểm duyệt không được chặt chẽ ! Ông ví các sách có hại trên như cỏ dại và ông khuyên các nhà văn sáng tác thật nhiều tác phẩm giá trị th́ những cây cối mạnh mẽ này sẽ lấn át các cỏ dại ngay. Buổi lễ phát giải thưởng trên - quy tụ khoảng gần 100 người, đa số là nhà văn nhà báo - được kết thúc bằng một tiệc trà thân mật." [Tha Nhân, "Thời sự Văn nghệ", Bách Khoa Số 337, trang 155-157 *Nguyễn Tà Cúc in đậm và/hay gạch dưới]

            Theo tài liệu nên trên, h́nh ảnh Việt Nam Cộng ḥa do Thanh Lăng cực tả là một xă hội băng hoại từ văn hóa tới chính trị nghĩa là một h́nh ảnh giống hệt như người Cộng sản vẫn thường đem ra tố cáo với người trong nước và quốc tế. Thanh Lăng đă chỉ trích chính phủ VNCH mà không nói rơ về nguyên ủy của vấn đề trùng tu lăng tẩm tại Huế: những di tích lịch sử này đă bị tàn phá khi quân đội Cộng sản Miền Bắc chiếm đóng kinh thành Huế một tháng trời. Mặt khác, có phải "Nhà nước không được coi việc ḿnh hỗ trợ, nâng đỡ các hoạt động văn hóa, các đoàn thể văn nghệ, như là những ân huệ thi thố cho văn hóa hay văn nghệ, mà như là bổn phận, như là trách nhiệm thiêng liêng..." như Thanh Lăng "dậy dỗ" nhà nước không? Nếu người ta biết chính phủ và dân chúng Miền Nam đă hỗ trợ cho Trung Tâm VBVN như thế nào trong một thời mà cuộc chiến hầu như nuốt chửng phần lớn của ngân sách quốc gia th́ không thể có một kết luận nào khác hơn là Thanh Lăng lại vu cáo Miền Nam. Chúng ta hăy dùng một đoạn của chính Phó Tiến trong cuốn sách thượng dẫn để so sánh với lời cáo buộc này:

            -"[...] Qua đầu thập niên 70, nhờ sự vận động tài trợ do Chủ tịch Thanh Lăng thực hiện (trước th́ do Asia Foundation, sau th́ Ngân sách Quốc Gia VNCH tài trợ) mà Văn Bút có cơ hội dời trụ sở về số 107 đường Đoàn thị Điểm Sài G̣n. Đây là một căn biệt thự rất đẹp, nằm ở ngay mặt tiền của một con đường cũng rất đẹp gần vườn hoa Tao Đàn, Sài G̣n. Biệt thự này có một sân rộng, tráng xi-măng, có thể làm chỗ đậu cho khoảng gần 20 xe hơi cùng một lúc. Đây là một ṭa nhà có 2 tầng lầu rộng răi. Tầng dưới chia làm hai : một phần vẫn để cho gia đ́nh ông thư kư Nguyễn văn Hinh trú ngụ (lúc này ông Hinh đă có thêm dâu rể, con cháu) và phần c̣n lại dùng làm văn pḥng của Văn Bút, có tủ sách, có bàn làm việc và có chỗ để cả máy in ronéo cùng các ngăn chứa tài liệu. Tầng trên thênh thang, để trống thông suốt, có thể dùng làm Hội trường với khoảng trên 100 ghế ngồi và bục sân khấu. Ban Thường Vụ Văn Bút thường họp hằng tuần vào mỗi tối thứ Tư trên một cái bàn dài kê ở chính giữa (thông thường, các ghế sắt kê trong Hội trường đă được gom gọn lại, chỉ khi có những buổi thuyết tŕnh, hội thảo th́ mới được bầy ra). Phía ngoài của tầng trên là một hàng hiên cũng rất rộng răi. Chủ tịch Thanh Lăng cũng đă có sáng kiến sử dụng hàng hiên này làm chỗ cho anh chị em văn nghệ sĩ lui tới (bất kể ngày nào) ngồi uống cà phê miễn phí và nói chuyện văn nghệ riêng tư. Chính Chủ tịch Thanh Lăng đă cho đặt mua 20 bàn nhỏ và 100 ghế xếp lùn cùng rất nhiều ly tách, phin cà phê, phích nước nóng để thực hiện cái Câu Lạc Bộ bỏ túi này...." và " Và sự sống c̣n của tờ Tin Sách là do Ban Thường Vụ Văn Bút đồng thanh chấp thuận trích ngân quỹ của Hội ra tài trợ..." [Nhật Tiến, sđd, trang 99 - https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-iii-giai-toa-nhung-ngo-nhan-ve-nhom-but-viet/]

Tin Sách số 44, tháng 7.1966, đăng bài cán bộ nằm vùng Vũ Hạnh tấn công Trần Thanh Hiệp và cũng có bài của Nguyễn Nguyên, một cán bộ gộc khác-Tài liệu từ một Bộ sưu tập, Hà nội

            Cán bộ Cộng sản Vũ Hạnh [và Nguyễn Nguyên (3)] nằm vùng trong Tin Sách, Cơ quan ngôn luận của Trung tâm Văn bút Việt Nam [xem b́a Tin Sách số 44 đính kèm]  để nhiều lần mượn cớ phê b́nh văn học nhắm cổ súy cho chủ nghĩa Cộng sản bằng cách triệt hạ tác phẩm của văn nghệ sĩ Miền Nam. Ban Thường Vụ gồm Nhật Tiến, Thanh Lăng và Phạm Việt Tuyến in lặng nhưng Viên Linh đả kích Vũ Hạnh trên tạp chí Nghệ Thuật bằng một bài viết có cái tựa bất hủ "Anh lùn cạnh nhà thờ Đức bà". Sau này, anh em ở Miền Nam vẫn gọi Vũ Hạnh bằng tên này:

 

Phản bác Vũ Hạnh-- Anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà-- tấn công Trần Thanh Hiệp-thành viên Nhóm Sáng Tạo, -Bài và tài liệu của Viên Linh

 

 

Tạp chí Nghệ Thuật số 27, Đăng bài "Anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà"-Tài liệu của Viên Linh

            Một cái hội mà chính phủ dư biết chứa chấp nhiều cán bộ Cộng sản hạng nặng như Vũ Hạnh, Thế Nguyên, Sơn Nam vv nhưng vẫn tài trợ quá hào phóng, từ cấp cho một biệt thự ở ngay một địa điểm sang trọng bậc nhất của thủ đô Sài g̣n tới một ngân khoản đủ để duy tŕ một Thư kư, một tờ báo, đồng thời đủ phương tiện biến trụ sở thành một thứ Câu lạc bộ hạng sang có trà cà phê miển phí vv và vv thậm chí có chỗ để lấy của công  ...nói chuyện văn nghệ riêng tư [sao lại "riêng tư" nhỉ?! ] th́ c̣n đ̣i hỏi ǵ hơn được nữa?! Trong khi đó, Hội Nhà Văn hay Hội Văn nghệ sĩ Quân đội phải tự kiếm phương tiện làm báo lấy và cũng chẳng được cấp biệt thự nào, nói chi tới cà phê cà pháo hay một chỗ để... nói chuyện văn nghệ riêng tư. Thế mà chưa hết, ngay trong sách của Phó Tiến c̣n có một câu mạo cáo trắng trợn nữa, cũng của Thanh Lăng, chỉ nửa năm trước khi Miền Nam mất:

            -"Ngày 15-11-1974 hồi 6 giờ chiều, tại trụ sở Văn Bút ở Sài G̣n, đă tổ chức lễ phát giải thưởng Truyện Dài của Trung Tâm Văn Bút VN [...] Như thường lệ, L.M. Thanh Lăng, Chủ tịch T.T. Văn Bút VN đọc diễn văn khai mạc. Ông đă cảm ơn rất nhiều những vị thân hữu ân nhân đă v́ ḷng yêu văn hóa, không muốn thấy Văn Bút v́ kiệt quệ tài chánh mà hủy bỏ Giải thưởng Văn Bút 74, cho nên đă tiếp tay cho Văn Bút để duy tŕ việc trao giải. Ông nói: ” Vận mạng của Văn Bút gắn liền với vận mạng của Dân tộc, cho nên hễ Văn hóa mà hưng th́ Dân Tộc cũng hưng, ngược lại nếu văn hóa mà mạt th́ Dân tộc cũng mạt”, và “từ hơn một năm nay Văn hóa đang lâm ṿng mạt vận, đang thọ nạn.” Do đó mà theo L.M. Thanh Lăng, hơn 80% nhà văn đă bỏ nghề...." [Nhật Tiến, sđd, trang 67 - https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-ii-nhung-sinh-hoat-cua-trung-tam-van-but/ * Nguyễn Tà Cúc in đậm hay/và gạch dưới]

            Thật là láo xược hết chỗ nói! Tôi không cần b́nh phẩm ǵ về sự bịa đặt "Văn hóa đang lâm ṿng mạt vận, đang thọ nạn”  hay "hơn 80% nhà văn đă bỏ nghề...." vv và vv v́ tự chúng đă không hề có thực, đă bay mùi tuyên truyền rập khuôn Cộng sản.  Ngược lại,  sau 1975, 100 % văn nghệ sĩ Miền Nam đă bị buộc bỏ nghề; một số sau này được thu dụng vào làm những chân vô danh trong ṭa báo hay trong nhà in. Số c̣n lại, nhất là những người danh tiếng hơn, đều bị giam.  Rơ ràng sau 1975, "Văn hóa đang lâm ṿng mạt vận, đang thọ nạn..." ở Miền Nam nhưng cho tới nay, đă không có một tài liệu nào, ở đâu, cho thấy Nhật Tiến, Thanh Lăng hay Phạm Việt Tuyền đă lên tiếng cho Văn bút Quốc tế biết hay báo động cho cộng đồng quốc tế, một việc mà họ đă làm nhiều lần trước 1975. Để giải thích cho sự trái khoáy đó, Phó Tiến đă cố gắng lấp liếm bằng cách đổ cho t́nh cảnh bị đàn áp, nhưng Trung Tâm Hungary từng bị Văn bút Quốc tế trục xuất tạm thời  cũng trong t́nh cảnh tương tự; nghĩa là các anh không có thứ xa xỉ phẩm sử dụng Văn bút Quốc tế làm một thứ bàn đạp để tấn công bất cứ ai và vào bất cứ lúc nào theo ư muốn có khi sai lầm của các anh trong khi từ chối không tuân thủ Hiến chương VBQT TRONG MỌI HOÀN CẢNH -một điều mà cho đến bây giờ Phó Tiến vẫn không đủ thông minh tối thiểu để hiểu được.

            Không những không đủ thông minh, ông ta c̣n không hiểu nổi thân phận khiêm nhượng của ḿnh để tiếp tục bàn đến những lănh vực mà ông ta không đủ vai vế trong xă hội thời đó và không có ư thức chính trị để nói đến, như vai tṛ chỉ đạo của Trùm Mật vụ Trần Kim Tuyến trong sự thành lập gấp rút Nhóm Bút Việt hay sự hiện diện của người Cộng sản trong tổ chức này qua Chủ tịch Thanh Lăng, Phó Tổng Thư kư Thế Nguyên, hội viên/thành viên Ban Giám khảo Giải thưởng TT VBVN Vũ Hạnh vv...  Thanh Lăng có biết Lữ Phương, Thế Nguyên và Vũ Hạnh, Nguyễn Nguyên vv... là cán bộ nằm vùng Cộng sản không? Theo tôi, Thanh Lăng chắc chắn phải biết. Không những Thanh Lăng đă biết mà c̣n hợp tác chặt chẽ với họ.

            1.4       Sự hiện diện của người Cộng sản trong Trung Tâm Văn Bút Việt Nam           

            Cũng từ năm 1967,  Thanh Lăng đă hợp tác với Thế Nguyên, Lữ Phương trên Tạp chí Nghiên cứu văn học cùng Phạm Việt Tuyền. Theo thành viên "quan mac co" trên Diễn đàn Sách Xưa:

            -"Tập san do linh mục Thanh Lăng chủ trương và làm chủ nhiệm, Thế Nguyên là thư kư toà soạn. Toà soạn và trị sự đặt tại số 386/14 Trương Minh Giảng, Saigon (nay là đường Trần Quốc Thảo). Số đầu tiên ra tháng 11-1967 đến số 10 (tháng 11-1968) th́ ngưng. Khổ báo: 13,5 x 21cm. Trong thành phần ban biên tập th́ Thanh Lăng là cây bút chủ lực; ngoài ra c̣n có Phạm Việt Tuyền (ông này c̣n là Quản lư Nxb Phong trào văn hoá do Thanh Lăng làm giám đốc), Thế Nguyên, Diễm Châu (hai ông này sau ra làm tập san Tŕnh bầy và nhật báo Làm dân), Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Đỗ Long Vân, Lữ Phương... Tục bản vào tháng 3-1970 đánh số lại từ đầu, thay đổi mẫu b́a, lúc này là tạp chí nghiên cứu, phê b́nh, sáng tác, sinh hoạt văn học và sau số 16 (15-6-1972) th́ đ́nh bản hẳn. Như vậy tập san này ra được tổng cộng 26 số: 10 số bộ đầu và 16 số bộ mới " [quan mac co,  http://sachxua.net/forum/bao-tap-chi-van-hoc-mien-nam-giai-doan-1954-1975/tap-chi-nghien-cuu-van-hoc/]

            Cũng theo "quư", một thành viên khác của Diễn đàn Sách Xưa, th́ ngày tục bản là tháng 3. 1971

 

-"- Tục bản vào tháng 3-1971 (chứ không phải 1970) đánh số lại từ đầu, thay đổi mẫu b́a, lúc này là tạp chí nghiên cứu, phê b́nh, sáng tác, sinh hoạt văn học và sau số 16 (15-6-1972) th́ đ́nh bản hẳn...." ["quư", http://sachxua.net/forum/bao-tap-chi-van-hoc-mien-nam-giai-doan-1954-1975/tap-chi-nghien-cuu-van-hoc/]

            Trong khi đó, từ tháng 8. 1970, Thế Nguyên đă chủ trương tạp chí Tŕnh bầy mà cứ nh́n qua nội dung vài số [như số dưới đây ] là đủ biết đă có người Cộng sản mai phục. Cũng theo thành viên "quan mac co" của Diễn đàn Sách xưa, đây là một h́nh ảnh đầy đủ về thời gian hiện diện và hoạt động nằm vùng của vài nhân sự thuộc Tŕnh bầy như sau:

            -"Tạp chí "Tŕnh bầy" [...]  do Thế Nguyên chủ trương và làm chủ bút, tổng thư kư: Diễm Châu. [...] Số báo đầu tiên ra ngày 1-8-1970 và số báo cuối cùng là #42 ra ngày 2-9-1972 trước khi bị tịch thu liên tục và bị đ́nh bản theo sắc luật 007 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. (Thế Nguyên cũng chủ trương nhật báo "Làm dân", toà soạn cùng địa chỉ trên). Thành phần ban biên tập gồm nhiều cây bút như: Lư Chánh Trung, Phạm Cao Dương, Nguyễn Văn Trung, Nguyên Sa, Tôn Thất Lập, Nguyễn Nguyên, Du Tử Lê, Thế Vũ... Trong số họ có Nguyễn Nguyên [3] từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp chí Tin Văn (1966-1967) đă bị chính quyền đóng cửa, bản thân ông bị bắt giam một thời gian. Sau khi được trả tự do, ông tham gia cộng tác với nhóm Tŕnh bầy. Sau 1975 mới được biết Tin Văn là diễn đàn của Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc là cơ quan công khai do Khu ủy Sài G̣n - Gia Định trực tiếp chỉ đạo và Nguyễn Nguyên là cán bộ đặc phái do Bộ Công an cài vào miền Nam năm 1954 để hoạt động..." ["quan mac co", sđd]

 

Tŕnh bầy Số 30, tài liệu của thành viên "quan mac co"- http://sachxua.net/forum/bao-tap-chi-van-hoc-mien-nam-giai-doan-1954-1975/tap-chi-trinh-bay/

            Lời phát biểu của Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền trong đó có đoạn khiển trách  Thanh Lăng: " Nhưng ông linh mục Chủ tịch Bút Việt chỉ nên nói về phạm vi Hội Bút Việt và việc giải thưởng mà thôi. Ông lính mục đời những chuyện to lớn quá, trách cứ chính quyền nhiều chuyện quá, như trong việc trùng tu Cố đô Huế chẳng hạn, ông biết được chính phủ đă làm được những ǵ và những ǵ chưa làm được mà nói !" và "Cái bao tử của tôi nó chê cái óc tôi làm việc dở quá, nó đ̣i làm công việc của bộ óc th́ nguy rồi" là một trong nhiều tài liệu phản bác rất hữu hiệu Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975 , cuốn sách một chiều nhắm tự phong thánh để kết án người bất đồng ư kiến bằng "những lời lẽ hỗn xược, nhỏ nhen, xuyên tạc nhằm lấp liếm cái tội vu khống" của Phó Tiến.

            1.5       Một giả thuyết về Hội Văn Bút Giải Phóng sau 1975

            Chính v́ được đọc quá nhiều về thành tích thân Cộng của Thanh Lăng mà tôi muốn đặt một giả thuyết về Hội Văn Bút Giải Phóng này. Giả thuyết ấy là: Hội Văn bút Giải phóng đă hiện diện, dù ngắn ngủi thế nào, là do ư muốn giúp đỡ anh em đồng hội trong t́nh cảnh ngặt nghèo lúc đó như Bùi Nhật Tiến tŕnh bày hay nó là một ư định từ lâu của Thanh Lăng nhằm hợp thức hóa với quốc tế và Văn Bút Quốc tế? Tôi muốn nói rơ là giả thuyết mà tôi đang đề cập đây chỉ liên quan tới Chủ tịch Thanh Lăng.

            Giả thuyết ấy được căn cứ một phần cũng qua bốn năm tôi quen biết với Thanh Lăng và, nhờ đó, biết rất rơ quan điểm chính trị của ông: Thanh Lăng chống Việt Nam Cộng Ḥa, hướng về phía người Cộng sản -anh- em v́ tưởng rằng họ cũng cùng lư tưởng "chống Mỹ" như ḿnh trong khi không hề hiểu biết về lực lượng Khối Cộng sản đứng sau lưng Miền Bắc. Như một số trí thức du học quá lâu tại ngoại quốc, ông đă lăng mạn hóa Người Cộng sản với thuyết "anh em  thế giới một nhà" và coi Tư bản Mỹ là một mối họa cho phần tâm linh con người. Tin tưởng vào sự "thành thật" [!] của người -anh-em Cộng sản, ông đă quyết định không rời Miền Nam. Ngoài ra, tôi c̣n một tài liệu khiến giả thuyết ấy càng trở nên mạnh mẽ: Thanh Lăng không những đă quyết định không ra đi mà c̣n khuyến khích người khác, dù văn nghệ sĩ, ở lại. "Người khác" này là nhà báo Nguyễn Trọng, đă từng cùng Thanh Lăng, Thanh Tuyền [bút hiệu của Phạm Việt Tuyền]  và một số bạn khác lập Thanh Tịnh Văn đoàn trước khi Thanh Lăng rời Miền Nam du học ở ngoại quốc:

            -"[...] Cho nên Anh tin những ǵ Đức Giáo Hoàng tuyên bố Trên Ṭa(Ex Cathedra) là Không Sai Lầm, khác hẳn với quan niệm vô thần  của người Cộng sản Việt Nam mà Anh vẫn gọi là 'người anh em' tuy Anh không biết họ có c̣n coi Anh là anh em của họ nữa hay không? [...] Anh yêu nước với tâm hồn một nhà văn, một người nghệ sĩ trước khi yêu nước với hành động của một người làm cách mạng. Những hành động cách mạng của Anh vừa có tính cách tôn giáo lại vừa có tính cách chính trị cho nên đă đặt ra nhiều dấu hỏi hơn đem lại những câu trả lời, vào lúc này, vẫn c̣n chưa thỏa  đáng. Nhưng dầu sao, Anh bao giờ cũng là một người bạn thiết của tôi... và tôi đă đến chào Anh trước khi lên đường di tản, vào những ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen, 1975. Anh khuyên tôi nên ở lại. Tôi không khuyên Anh nên đi mà chỉ tặng Anh cuốn Nhật Kư của đời tôi, tùy Anh xử dụng...' " [Nguyễn Trọng, "Nhớ về Thanh Lăng...Bạn tôi", Ḍng Việt Số 8, trang 22-23]

            Chỉ có một người thân Cộng, theo Cộng hoặc quá ngây thơ mới khuyên một nhà báo ở lại! Nhưng dù v́ bất cứ lư do nào, tài liệu này cho thấy quyết định ở lại ấy không chỉ riêng cho Thanh Lăng mà c̣n cho văn nghệ sĩ khác, nghĩa là, giản dị lắm, theo giả thuyết của tôi, Thanh Lăng đă không hở cho Ban Thường vụ biết, nhưng ông đă lập tâm không di tản Trung Tâm Văn Bút Việt Nam vào tháng 4. 1975 để, ngay sau đó, chuyển nó thành Hội Văn Bút Giải phóng. Trước khi Nhật Tiến lại dở thói  vu vạ, tôi cần cảnh cáo ông ta rằng, trái với lối huênh hoang "ếch ngồi đáy giếng" nhưng vo ve như ruồi nhặng của ông ta, giả thuyết của tôi c̣n dựa trên 3 yếu tố, bằng văn bản hoặc bằng sự kiện liên quan đến chính ông ta nữa. 

            Thứ nhất, đă có lần tôi thách đố Phó Tiến trả lời cho tôi biết Thanh Lăng quyết định ra đi hay ở lại sau khi đọc đoạn ông ta viết về Hội Văn bút Giải Phóng này. Theo đó, Thanh Lăng im lặng khi Phạm Việt Tuyền và Nhật Tiến làm giấy chứng nhận hội viên Hội Văn bút Giải phóng cho Nguyễn Đức Sơn. Là Chủ tịch TT VBVN, tại sao Thanh Lăng im lặng trước một quyết định ghê gớm như thế trừ phi đă định tâm trước?  Thứ hai, Vĩnh Phúc, một kư giả kỳ cựu, có nhắc đến sự việc nghe nói Thanh Lăng "đă lên Suối Máu họp với giới chức Cộng sản" vào "gần ngày 30 tháng 4 năm 1975" trong một cuốn sách của ông được Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành lần đầu vào năm 1998 tại Hoa Kỳ và được Tam Vĩnh tái bản tại London vào năm 2006. Tôi sẽ ghi nguồn tài liệu này đầy đủ hơn khi xuất bản sách. Ngay tại đây, Nhật Tiến phải đi t́m nếu muốn phản bác, chứ không thể tái diễn cái tṛ "cầm nhầm" như đă cầm nhầm tài liệu Tin Sách Số 39 nữa. Thứ ba, trong bốn chủ tịch [Đỗ Đức Thu, Nhất Linh và Vũ Hoàng Chương], Thanh Lăng là người duy nhất đă không những dung thứ c̣n nỗ lực tạo cơ hội cho những cán bộ nằm vùng như Vũ Hạnh xuất hiện. Phó Tiến, hơn ai hết, cần đọc mẩu tin dưới đây do chính Vũ Hạnh tiết lộ, để sám hối quăng thời gian đă tiếp tay cho Thanh Lăng mà không bao giờ nên bào chữa bằng cách trách móc lây đến người Miền Nam:

          -“[…] Nhưng điều tôi thật không ngờ là bài “Trường hợp hai Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh” đăng trên Tạp chí Bách Khoa được khoảng chừng vài mươi hôm th́ tôi gặp đồng chí Hai Vũ, bấy giờ là cán bộ của Khu ủy vùng Giải phóng hoạt động bán công khai tại Sài G̣n, trao cho tôi tờ Bách Khoa có ghi hai chữ “Rất hay” trên bài tôi viết với một tên tắt mà đồng chí Hai Vũ cho biết là của ông Trần Bạch Đằng gởi vào. Sự khích lệ ấy, của cấp lănh đạo là nguồn trợ lực rất lớn cho sự sáng tác của tôi. Vào năm 1970, khi tôi được rời nhà lao Tân Hiệp để về Sài G̣n, tôi có ghé lại Trung tâm Văn bút Quốc tế (PEN CLUB) mà tôi là hội viên để thăm linh mục Thanh Lăng, chủ tịch Trung tâm [...] Linh mục cho biết gần đến ngày lễ tưởng niệm sinh nhật thi hào Nguyễn Du và Bộ Văn hóa đă nhờ Trung tâm giới thiệu một nhà văn thuyết giảng trong ngày lễ ấy, nay tôi đă được tự do, ông đề nghị tôi làm nhiệm vụ này. Một tuần sau, tôi được tin là Bộ Văn hóa đă không đồng ư với sự giới thiệu của linh mục Thanh Lăng v́ “Vũ Hạnh hoạt động cho Cộng sản” và nhờ linh mục đề cử một người khác. [...] Và linh mục Thanh Lăng đă cho tôi biết sự việc như sau: Ông không trả lời đề nghị thay người của Bộ Văn hóa, cho đến cận kề ngày lễ, Bộ đă cấp tốc gọi xuống cho ông, th́ được ông trả lời rằng: “Theo chúng tôi, không ai xứng đáng hơn nhà văn Vũ Hạnh để làm công việc này”. Do không c̣n thời gian để chọn lựa, Bộ phải đành mời tôi vậy…” [Vũ Hạnh, (Nhân lần in thứ tư, 2015) 15 Tháng Tư 2015 ]

           

            Câu trả lời của Thanh Lăng với chính phủ VNCH --“không ai xứng đáng hơn nhà văn Vũ Hạnh”-- rơ ràng rất khó được chấp nhận. Trước Vũ Hạnh, chỉ riêng Lê Tuyên với “Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh” [Tập san Đại Học số 9, 1959 * Đăng lại trong Thể Tánh của Thi Ca -tập hợp một số bài quan trọng trong đời phê b́nh của ông đă đăng trên các tạp chí và/hay giảng dậy tại Đại học Huế trước 1975-, trang 131-190, Southeast Asian Culture and Education Doundation xuất bản, 2000, Hoa Kỳ)] và Đàm Quang Thiện với Ư niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều, Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1965, đă đủ chứng minh quyết định của Thanh Lăng hoàn toàn dựa trên một tính toán chính trị. Đó là một tính toán vừa thách đố nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Ḥa vừa chứng tỏ công khai ngả về, bị chi phối và lập công với người Cộng sản.

            Căn cứ trên bao nhiêu là tài liệu thượng dẫn, tôi tin rằng đă đủ cơ sở để bắt đầu đặt giả thuyết về một Hội Văn Bút Giải Phóng sau 1975 do Thanh Lăng dàn dựng ngay từ những ngày hấp hối của Việt Nam Cộng Ḥa. Dĩ nhiên, Thanh Lăng đă nhầm, một cái nhầm tiêu hủy luôn sự nghiệp của ông sau này và di họa cho bao nhiêu hội viên khác. Sau khi chiếm Miền Nam, người Cộng sản đă không cần che giấu bộ mặt thật của họ với thế giới và đă giam ngay nhiều hội viên của nó vào tù. Chính Thanh Lăng cũng tuyệt vọng. Theo một nguồn tin của một giáo sư cũ của tôi, vốn là đồng nghiệp của Thanh Lăng, th́ ông đă đem bán cho ve chai hầu hết tài liệu sách báo kể cả tài liệu để viết nhiều cuốn sách khác.

            Nhưng sự thực hiển nhiên là đă có một Hội Văn bút Giải phóng sau 1975  và Trung Tâm VBVN đă tự kết liễu 20 năm sinh hoạt của nó bằng một danh xưng đầy đau đớn và mỉa mai. Không những danh xưng này phản lại Hiến chương VBQT, nó c̣n là một sự lăng mạ tất cả hội viên, trừ những hội viên nằm vùng, như tôi đă nhận xét. Viết ra những ḍng này, một nỗi buồn u uẩn xâm chiếm tôi. Thanh Lăng--như nhiều người ngây thơ khác--đă trả một cái giá quá đắt. Sự lư tưởng thánh thiện và nhiệt huyết của ông kỳ vọng vào một Việt Nam tươi sáng đă bị thiêu hủy cùng hàng trăm ngàn cuốn sách bị thiêu hủy tại Sài g̣n và Miền Nam. Không cần đợi tới ngọn lửa phần thư từ tay người Cộng sản, chính ông đă tiêu hủy ông. Tôi thường tự hỏi: "Ông nghĩ ǵ trong những năm ấy?" Về những cuốn sách đă tan theo tro tàn, về những người bạn chung đă không bao giờ trở lại?

            Thế nên, khác với Bùi Nhật Tiến, tôi viết là để ghi lại những kinh nghiệm đau đớn ấy với mong ước sẽ rút ra được một bài học cho một Việt Nam xán lạn hơn;  chỉ v́ chúng ta không thể nào tránh né được sự thật trước khi chúng ta muốn t́m tới một chân lư khác, soi hướng cho chúng ta trong tương lai.

 

2-         Nước vỏ lựu, máu mào gà / Mượn màu chiêu tập tưởng là c̣n nguyên [4]: khi Bùi Nhật Tiến sơn son đánh bóng cho một quá khứ cần xét lại

 

            Tôi không phải đợi đến 17 năm, như vụ Kiều Phong [giả] Lê Tất Điều-- mới bạch hóa được về vài hoạt động của Phó Tiến. Như đă nói, một người phê b́nh cần quan sát. Tôi đă quan sát Bùi Nhật Tiến mà ông ta không ngờ. Trước đó, tôi đă cho ông ta một cơ hội để tŕnh bày về Trăm hoa vẫn nở trên quê hương dù đă nắm trong tay hai biên bản chứng minh ông ta nói láo với tôi, đă giới thiệu một tác phẩm của ông ta về t́nh trạng giáo dục sa đọa sau 1975 và đă cho ông ta một tiếng nói khi Văn đoàn Văn Việt sửa soạn một mục về Văn hóa Đô thị Miền Nam [mà sau này họ đă phục thiện và thay bằng Văn học Miền Nam] vv v́ tôi quan niệm rằng anh em phải bỏ qua những mối tỵ hiềm cá nhân hầu phục vụ cho một mục đích chung. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, thảm kịch của Bùi Nhật Tiến là không vượt qua được thói quen ty tiện bắt nguồn từ một sự hám danh hết sức ích kỷ khiến ông ta hành động một cách thiếu suy nghĩ hay hợp tác với những kẻ du côn văn nghệ. Thói quen ấy khiến ông ta toan tính nước vỏ lựu, máu mào gà [Nguyễn Du, Truyện Kiều] mà xưng xưng nói ngược lại tất cả những ǵ ông đă viết trước đó. Thí dụ điển h́nh là câu kết của thư ngỏ dẫn trên:

 

            -"Đây là lần đầu tiên tôi phải gửi tới quư văn hữu lời biện minh này về những luận điệu xuyên tạc của Nguyễn tà Cúc. Và cũng sẽ là lần cuối tôi nhắc đến thứ ng̣i bút đê hạ này để khỏi làm mất th́ giờ của chính tôi cũng như làm bận tâm thêm cho quư vị...." [Nhật Tiền, 14-1-2017, thư đd]

 

            "Đây là lần đầu tiên" a Bùi Nhật Lùi?! Chính ra, đây không phải là lần- đầu -tiên mà lần thứ -mấy -mươi rồi đấy nhé. Lần thứ nhất bắt đầu khi ông ta tung thư riêng của tôi lên Internet kéo Khởi Hành và Viên Linh vào, rồi nhiều lần tiếp đó khi ông ta ỏn a ỏn ẻn bác bác tôi tôi "trả lời" Lê Tất Điều với cái màu chiêu tập đă không c̣n nguyên chút nào ấy. C̣n ai là "ng̣i bút đê hạ" đây, thưa ông nhà-văn-đă-nhục-mạ cộng đồng bằng câu "đầu đông đá"?! Và cũng "ng̣i bút đê hạ" của con ếch nào đă vu khống Viên Linh về chuyện cũ Trung Tâm Nam Cali & THVNTQH rồi không phản bác được, đến nỗi bị Viên Linh đá phăng xuống đáy giếng chờ thay máu tiếp? Rồi cũng "ng̣i bút đê hạ" nào đă trả lời bọn "nụy nhân nô nhan", thậm chí cảm ơn anh lùn Kiều Phong văn-và-người-cao-không-quá-thước-mốt, người  từng bị nhà văn Đỗ Tiến Đức bạch hóa về lối viết lách nhơn nhơn đểu cáng:  "Văn chương của một nhà văn nguyên là thầy giáo mà cứ lổn nhổn lợn cợn những chữ tục tĩu mà tôi không thể tin rằng đó là chữ nghĩa của bạn tôi nữa...".

            Nhưng thảm kịch ấy từ đâu ra? Tôi nghĩ v́ bấy lâu nay, không ai nỡ nói cho Nhật Tiến biết ông ta và Trung Tâm VBVN có một vị trí khiêm nhường như thế nào trong Văn học Miền Nam. Nhật Tiến là một nhà văn có tài nhưng tài đó vẫn không thể vói tới lớp Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, Tô Thùy Yên. Nếu chuyên về truyện tuổi thơ, Nhật Tiến vẫn chưa thể ngang với Duyên Anh. Tôi có thể nói như vậy v́ tôi từng quan sát về đời văn Nhật Tiến và tôi tin là tôi rất công bằng.  Và đúng vậy, Viên Linh xứng đáng được gọi là một tay kiệt hiệt của VHMN, Bùi Nhật Tiến nên chấm dứt cái tṛ thù vặt [hay ganh tỵ?]  để công nhận như thế. Một người từng giữ chức Quyền Chủ nhiệm kiêm Quyền Chủ bút của nhật báo Tiền Tuyến -tờ báo quân đội của Quân lực VNCH --mà không đáng gọi là kiệt hiệt sao? Nhưng vẫn c̣n kịp để ông ta chấm dứt cái thảm kịch đă biến ông ta thành một tṛ hề rất đáng thương này: Nên tôn trọng quyền tự do tư tưởng và phát biểu biểu hiện trong ngay Hiến chương Văn bút Quốc tế, nhưng quan trọng hơn,  chớ ác độc quá nữa, chớ toan tính triệt hạ người khác bằng mọi cách. Ông ta quên rằng "Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều" [Nguyễn Du, Truyện Kiều] hay sao?

 

                Cuối cùng, tôi muốn mượn lời Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền để báo cho Bùi Nhật Tiến biết có những việc vượt quá khả năng của ông ta : "Cái bao tử của tôi nó chê cái óc tôi làm việc dở quá, nó đ̣i làm công việc của bộ óc th́ nguy rồi." [Mai Thọ Truyền]. Bùi Nhật Tiến hăy an phận với chuỗi ngày cuối đời trong những việc mà cái bao tử của ông ta c̣n có thể làm được. -NTC

 

CHÚ THÍCH

* Tôi xin cảm ơn các thành viên của Diễn đàn Sách xưa v́ đă sử dụng tài liệu Diễn đàn trong bài này.

1) https://sangtao.org/2017/01/16/thu-ngo-gui-toan-the-cac-van-huu-quanh-chuyen-trung-tam-van-but-1957-1975/

2) http://chinhnghia.com/tu-lang-ma-du-luan-den-khung-bo-van-nghe.asp

3) Đây là sơ lược tiểu sử của Nguyễn Nguyên (1928, Nam Định-2002, Sài g̣n), trích trong bài "Nhà báo Nguyễn Nguyên-Người 'vác ngà voi'"

-"[...] Có lẽ Nguyễn Nguyên được nhiều người biết bởi ông từng là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Tin Văn nổi tiếng trước năm 1975. Tờ báo chỉ tồn tại trong 14 tháng với 34 số báo (ra đời ngày 6.6.1966 và tự đ́nh bản vào ngày 24.8.1967) nhưng [...]  là cơ quan ngôn luận của Khu ủy Sài G̣n-Gia Định xuất bản công khai, hợp pháp ngay tại Sài G̣n[...] Tin Văn ra đời bắt nguồn từ chủ trương của Khu ủy mà trực tiếp là Đảng ủy Văn hóa (do nhà văn Hoàng Hà làm Bí thư, cùng với nhiều đồng chí khác như Nguyễn Văn Tài (Hai Vũ), Trương Khả Liệu (Hà Kiều), Nguyễn Văn Bổng (Vương Quế Lâm)… cùng những nhân vật có tên trong “sổ b́a đen” của chế độ Sài G̣n như Vũ Hạnh (đóng vai thư kư ṭa soạn), Lữ Phương… [...]Trừ số 14 bán nguyệt san bị kiểm duyệt, bôi bỏ toàn bộ nội dung do đả kích “cứng rắn” không cần thiết Chu Tử – một cây bút nổi tiếng thân chính quyền, c̣n lại 33 số báo không có sơ suất và đều đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, đúng chỉ đạo của Khu ủy và Đảng ủy Văn hóa. [...] Nhưng do tổ chức bị lộ, có người khai báo, Nguyễn Ngọc Lương bị bắt và Tin Văn tự đ́nh bản “v́ bị cộng sản thâm nhập”, sau khi ra số cuối cùng vào ngày 4.8.1967. [...] Đến năm 1970, ông gia nhập nhóm Tŕnh Bầy của Thế Nguyên (chủ nhiệm kiêm chủ bút), Diễm Châu (thư kư ṭa soạn), Lư Chánh Trung, Nguyên Sa, Thanh Lăng ... " [Nguyễn Minh Hải, bài đd,  http://daotao.vtv.vn/nha-bao-nguyen-nguyen-nguoi-vac-nga-voi/

* Có một số nhà văn nhà thơ , như Nguyên Sa vv , cộng tác với Tŕnh bầy nhưng dĩ nhiên không thân Cộng hay nằm vùng. Ngày nay, chúng ta đă biết quá rơ ai đă nằm vùng hay là cán bộ CS trong các tạp chí Tin Sách -Cơ quan ngôn luận của TT VBVN, Tŕnh bầy-Thế Nguyên (hội viên , Phó Tổng Thư kư TT VBVN) chủ trương, Tin Văn -Nguyễn Nguyên chủ trương, Nghiên cứu văn học -Linh mục Thanh Lăng, Chủ tịch TT VBVN chủ trương [NTC]

4] Nước vỏ lựu, máu mào gà / Mượn màu chiêu tập vẫn là c̣n nguyên [Nguyễn Du, Truyện Kiều]

 

 

 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: