MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Secret Army Secret War

֎ CIA Giải mật

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế

 

 

♣♣♣♣♣♣

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008

֎ 10-2008 ֎ 11.2008 ֎ 11-2008

֎ 12-2008 ֎ 01-2009 ֎ 02-2009

֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009

֎ 09-2009 ֎ 10-2009 ֎ 11-2009

֎ 12-2009 ֎ 01-2010 ֎ 03-2010

֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010

֎ 10-2010 ֎ 11-2010 ֎ 12-2010

֎ 01-2011 ֎ 02-2011 ֎ 03-2011

֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011

֎ 10-2011 ֎ 11-2011 ֎ 12-2011

֎ 01-2012 ֎ 06-2012 ֎ 12-2012

֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015

֎ 12-2015 ֎ 01-2016 ֎ 02-2016

֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Associated Press

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v

v American Free Press v

vNational Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v Học Xá

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣

 

 

THÁNG GIÊNG NĂM MỚI 2017

 

 

Chung cuộc của Nhật Tiến-Bài 3:

 

Từ "Hội Văn bút Giải phóng"  đến dự định thất bại của Nhật Tiến

trong việc sử dụng Trung Tâm Văn bút Nam Cali hầu soạn thảo & xuất bản  

Trăm hoa vẫn nở trên quê hương

 

 

Nguyễn Tà Cúc

 

          Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, Nhà xuất bản Lê Trần, tháng 8.1990, Hoa Kỳ-- mượn tên Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Hoàng Văn Chí, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hoá xuất bản, Sài G̣n 1959, 318 trang-- như độc giả đă biết, là một tác phẩm được sửa soạn quy mô và tốn kém trong ṿng một tới hai năm, do một số nhân sự  cư ngụ tại hải ngoại soạn thảo và xuất bản vào tháng 8, năm 1990. Họ tự nhận trách nhiệm đáp ứng tiếng hô của nhiều văn nghệ sĩ Miền Bắc xuất thân đảng viên cao cấp và /hay không cao cấp đă  "phản kháng" nhà cầm quyền Cộng sản vào cuối thập niên 80. Trong số 79 tác giả trong nước được nhóm 27 người này thảo luận, nghiên cứu rồi viết bài giới thiệu hay nhận định, đă không có một bài về một văn nghệ sĩ Miền Nam nào c̣n ở lại trong nước. Văn nghệ sĩ Miền Nam lúc đó ở đâu?

            Nhả thơ Vũ Hoàng Chương, Cựu Chủ tịch Văn bút Việt Nam [VBVN], bị bắt giam vào tháng 4, 1976 rồi qua đời vào tháng 9, 1976 sau khi lâm bệnh nặng trong nhà tù Chí Ḥa. Nhà văn/thuyết giả/ nhà hoạt động chính trị Hồ Hữu Tường, Cựu Đệ nhất Phó Chủ tịch VBVN, qua đời ngày 26.6.1980 sau 5 năm bị giam giữ. Hiếu Chân Nguyễn Hoạt - Cựu Tổng Thư kư đầu tiên của Trung Tâm VBVN, nhà văn hội viên Trung tâm VBVN Nguyễn Mạnh Côn, nhà văn Dương Hùng Cường vv chết trong tù. Nhiều văn nghệ sĩ khác mất tích trên đường vượt biển vượt biên như nghệ sĩ Hồ Điệp, dịch giả Phùng Thăng vv bị sát hại trên đường chạy trốn vượt Kam-pu-chea.

 

 

Hổ Hữu Tường: Trong hồ sơ Ủy Ban Văn nghệ sĩ -Bị cầm tù, Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại,

           

Theo một danh sách thuộc Ủy Ban Văn Nghệ sĩ-Bị cầm tù trực thuộc Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại th́ vào khoảng 1986, vẫn c̣n [ít nhất] 67 văn nghệ sĩ bị giam giữ. Phan Nhật Nam số 36. Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm số 38. Nhà văn Dương Hùng Cường sồ 10.  Ca sĩ&luật sư Khuất Duy Trác số 57. Họa sĩ CHÓE số 7. Nhà văn Nguyễn Thụy Long số 33. Nhà thơ Cao Thoại Châu số 6. Nhà thơ Tú Kếu Trần Đức Uyển số 64. Thảo Trường số 21...Ngày 3 tháng 7. 1986, sau cuộc họp Đại hội dồng tại Hamburg,  Chủ tịch Văn bút Quốc tế gửi quyết nghị đă được 66 quốc gia hội viên thông qua cho  Thủ tướng Phạm Văn Đồng tỏ sự kết án nhà cầm quyền Hà nội về sự xâm phạm nhân quyền, giam tù trong các trại-cải-tạo và dành một mục đặc biệt để bầy tỏ sự xót xa trước cái chết của Cựu Tổng thư kư Trung Tâm VBVN Nguyễn Hoạt.

           

 

                   

 

Trước đó 2 năm, Trung Tâm Văn bút thứ III của Hoa Kỳ đệ nạp một quyết nghị liên quan đến các văn nghệ sĩ Miền Nam bị cầm tù. Quyết nghị này --được Đại Hội đồng Văn Bút Quốc tế, tổ chức tại Luân Đôn, 1984, chấp thuận-- đưa ra một danh sách gồm hơn 30 người, có người bị bắt từ 1975 như Nguyễn Sỹ Tế, Văn Quang, Tú Kếu, Phan Nhật Nam, Lư Đại Nguyên, Tô Thùy Yên, Thái Lăng Nghiêm, Thái Thủy hay bị bắt đi/bị bắt lại từ năm 1984 như Phạm Thiên Thư, Duy Trác, Dương Hùng Cường, Lư Thụy Ư, Dơan Quốc Sỹ vv...Dĩ nhiên danh sách này c̣n thiếu rất nhiều người như Tuệ Sỹ, Thích Nữ Trí Hải, Thích Trí Siêu...vv

 

 

           

 

 

Những nhà văn không bị giam phải thu ḿnh trong một nghề khác và rời xa hẳn thế giới văn nghệ đúng nghĩa đen: không được xuất bản mà cũng không c̣n giao tiếp lắm với anh em cũ trừ đa số vài người vô thưởng vô phạt.

            Bởi thế, Trăm hoa vẫn nở trên quê hương không được cộng đồng hải ngoại chào đón hay hoan nghênh, thậm chí bị phản đối v́ một lư do giản dị: Người ta không cần biết những văn nghệ sĩ xuất thân Cộng sản kia chống đối thật hay giả nhưng sự thực hiển nhiên là họ vẫn được quyền chống đối, nghĩa là được quyền viết, trong khi đó các nhà văn Miền Nam bị giam giữ và tác phẩm bị đốt tập thể, bị tịch thu và bị cấm toàn bộ. Bởi thế, tại sao lại làm một công việc thừa thăi và thậm phần phi lư khi tiếp tay, thậm chí ca ngợi những người có quá khứ xâm chiếm Việt Nam Cộng ḥa bằng vơ lực [như đại tá Nguyên Ngọc], những người giúp mở cửa nhà giam hăm hại Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Hiếu Chân, Tuệ Sỹ vv?!  Đó chính là một sự ngây thơ rất khó hiểu của những người từng phải trối chết tỵ nạn Cộng sản hay cũng có thể nói đó là một sự phản bội ngang nhiên anh chị em Miền Nam c̣n trong tù hay đă qua đời v́ nạn Cộng sản sau 1975.

            Nhưng từ đó tới nay,  hơn 1/4 thế kỷ đă qua, mọi việc đă sáng tỏ, tưởng chừng như không cần nhắc lại nữa. Cho đến khi nhà văn Nhật Tiến, từng giữ chức Phó Chủ tịch Trung Tâm Văn bút Việt Nam,  chính thức bắt đầu bào chữa, hay hơn nữa, phỉ báng mạ lỵ những người bất đồng ư kiến về sự tham dự của ông vào công việc này. Khoảng 2012, ông giăi bày như sau:

 

            [...] 3) Gióng lên lời đáp ứng nhiệt thành rằng những nguyện vọng chính đáng của anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung sẽ luôn luôn được hỗ trợ bởi khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút.    4) Gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán để in thành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương”.

Một công việc làm với đầy đủ ư nghĩa như thế tất không thể là một sự “quỵ lụy, ḷn gối, lấy ḷng CSVN” như một số dư luận từ xưa tới nay đă nghĩ mà nguyên do là v́ nhiều người đă bị hướng dẫn bởi vài tên cầm bút bất lương, sách th́ chưa đọc, chưa biết sự thể Ất Giáp thế nào đă nhào vô chửi bới để chứng tỏ ta đây mới là người bền chí chống Cộng, nhưng có biết đâu, càng chống cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương” bao nhiêu th́ càng rơi vào ư muốn của đám lănh đạo CSVN bấy nhiêu. Bằng cớ là chỉ vài năm sau, tất cả những tâm tư, nguyện vọng về tự do sáng tác ghi gói trong phong trào văn chương phản kháng đều đă bị chính quyền trong nước dẹp bỏ.

Bây giờ, thời gian đă trôi qua gần 30 năm, tưởng cũng đă đủ để nh́n lại sự việc một cách chính xác, và nhất là để làm sáng tỏ những sự kiện xoay quanh cuốn sách này vốn vẫn c̣n gây thắc mắc trong tâm trí nhiều người v́ lư do sách đă tuyệt bản, không mấy ai c̣n lưu giữ để t́m hiểu cặn kẽ và nhất là để lên tiếng trả lời những luận điệu xuyên tạc đă từng vùi giập thiện chí của nhiều người cầm bút ở cả trong lẫn ngoài nước...." [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/tram-hoa-van-no-tren-que-huong/]

 

            Đoạn thượng dẫn thật ra chỉ thiệt hại cho ông ta v́ chứng minh nhiều lư do khiến nhóm Nhật Tiến bị chống đối: Thứ nhất, ông ta đă mạo danh cả một cộng đồng người Việt hải ngoại tỵ nạn và cộng đồng cầm bút [khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút]. Thứ hai, ông ta đă nhập nhằng nhóm văn nghệ sĩ Cộng sản với toàn dân Việt Nam kể cả Miền Nam và người cầm bút Miền Nam, nghĩa là một nửa nước đang bị nhóm văn nghệ sĩ Cộng sản này góp phần thống trị [ anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung] Thứ ba, ông ta quá tự tin đến mức hầu như mù quáng khi hoang tưởng rằng THVNTQH có bất cứ ảnh hưởng với ai hay tại đâu [ "càng chống cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương” bao nhiêu th́ càng rơi vào ư muốn của đám lănh đạo CSVN bấy nhiêu. Bằng cớ là chỉ vài năm sau, tất cả những tâm tư, nguyện vọng về tự do sáng tác ghi gói trong phong trào văn chương phản kháng đều đă bị chính quyền trong nước dẹp bỏ."]

            Nhưng v́ Nhật Tiến là người muốn "làm sáng tỏ những sự kiện xoay quanh cuốn sách này", tôi sẽ cố gắng t́m tới sự thật, một sự thật căn cứ trên tài liệu, hầu công bằng cho ông ta. Tôi cũng dành cho ông ta quyền lên tiếng miễn là phải tôn trọng 2 nguyên tắc mà cho tới nay ông ta đă không hề kính trọng: cần tŕnh bày tài liệu chứng minh và không được suy diễn một cách tự tiện hầu tỏ ḷng tôn trọng-- không phải tôn trọng chính ông ta đâu, một việc mà cho đến nay vẫn chưa làm được--mà tôn trọng độc giả.

 

1. Dự định thất bại của Nhật Tiến trong việc sử dụng Trung Tâm Văn bút Nam Cali hầu soạn thảo & xuất bản  Trăm hoa vẫn nở trên quê hương tại Hoa Kỳ, 1988-1990

 

            1.1       Về mưu sự của Nhật Tiến nhắm sử dụng Trung Tâm Văn bút Nam Cali hầu soạn thảo & xuất bản  Trăm hoa vẫn nở trên quê hương tại Hoa Kỳ, 1988-1990

 

            Khoảng cuối năm 2016, nhà văn Nhật Tiến [Phó Chủ tịch Trung Tâm VBVN, Việt Nam Cộng ḥa trong 12 năm và từng giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Lâm thời Trung Tâm Văn bút Nam Cali, Hoa Kỳ từ tháng 3. 1988 đến tháng 9.1988, cho đăng tải trên blog cùa ḿnh một bức thư ngỏ gửi nhà thơ Viên Linh, Chủ tịch Trung Tâm Nam Cali 1988-1990 và từng giữ chức Chủ tịch Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại. Trong bức thư này, Nhật Tiến cực lực cải chính rằng không những không c̣n sinh hoạt với Văn bút Nam Cali vào thời điểm soạn thảo và xuất bản cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, mà lại c̣n không hề dự định sử dụng Trung tâm này vào việc đó. Sau đây là những điểm chính mà Nhật Tiến khăng khăng phủ nhận:

 

            -"Năm 1990, thời gian thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, tôi không c̣n sinh hoạt ǵ với Văn Bút Nam Cali nữa, chứ đừng nói là tôi vẫn c̣n là Chủ Tịch, Viên Linh làm Phó.

[...] Tôi chỉ là Chủ Tịch Ban Chấp Hành Lâm Thời Nam Cali, nhiệm kỳ có đúng một năm (1988-1989), lại không có Ban Chấp Hành mà chỉ có Ban Thường Vụ [...] Thời gian 1 năm sau, v́ bận rộn công tác vận động cho Thuyền Nhân nên tôi không ra ứng cử tiếp, [...] Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, tôi không c̣n trong Văn Bút và ông Viên Linh đă  giữ chức Chủ tịch Văn Bút, vậy th́ làm ǵ có chuyện như ông nói :  "Một hôm tôi nghe tin Văn Bút Nam Cali đă họp và ủy thác bạch khế (carte blanche) toàn quyền cho chủ tịch Nhật Tiến chủ trương trông coi việc thu thập bài vở làm cuốn tuyển tập ḥa hợp ḥa giải nhan đề Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. Lập tức tôi liên lạc với Ban chấp hành, phản đối quyết định trên, nhất là họp mà tôi là phó chủ tịch lại không được biết có buổi họp. Dĩ nhiên một buổi họp cấp tốc được triệu tập, Nhật Tiến không đến dự…" Mặt khác, đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy chữ “Bạch Khế” (carte blanche) xuất hiện trong sinh hoạt Văn Bút, chứ kể từ thuở đầu đời 1957 cho đến về sau, tôi chưa từng thấy nó xuất hiện trong  Văn Bút. Nó chỉ là sản phẩm vu cáo của Viên Linh mà thôi. [...] Hơn 10 năm trước ông đă bịa chuyện bôi nhọ GS Phạm Việt Tuyền, TTK Trung Tâm Văn Bút trước 1975 mà khi tôi chất vấn, ông đă không  thể trả lời được. Nay ông lại bịa chuyện Văn Bút  Nam Cali (mà ông gian dối không nêu rơ là Văn Bút  Lâm Thời Nam Cali) để ḥng bôi  nhọ tôi. Ông trả lời ra sao trước những điểm tôi nêu ở trên. Tôi lại  xin chờ ông trả lời để vấn đề được  sáng tỏ trước công luận." [Nhật Tiến, Nhật Tiến thưa chuyện với nhà thơ Viên Linh, https://nhavannhattien.wordpress.com/nhat-tien-thua-chuyen-voi-nha-tho-vien-linh/]

 

            Lần này, khi viết một bức thư hớ hênh như thế, Nhật Tiến đă phạm một lỗi lầm đắt giá: Tấn công vô bằng một nhà thơ/nhà văn/nhà báo kiệt hiệt của Miền Nam. Viên Linh từng giữ chức Thư kư Ṭa soạn hay chủ bút của nhiều tạp chí văn học nghệ thuật danh tiếng Miền Nam như Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập. Trong vị trí ấy, ông toàn quyền quyết định mức nhuận bút của hầu hết những nhà văn hay nhà thơ hợp tác. Qua một bài phỏng vấn của nhà thơ Phan Nhiên Hạo, ông cho biết Vơ Phiến chỉ được trả nhuận bút trung b́nh và Trùng Dương được trả vào loại thấp.  Ngoài tài viết, ông c̣n có tài tŕnh bày, biết "nói chuyện" với giàn in ấn gồm những tay nghề cứng ở Sài g̣n. Bởi thế, mới có chuyện ông đă giữ  Quyền Chủ Nhiệm kiêm Quyền Chủ bút nhật báo Tiền Tuyến khi Chủ nhiệm Trung tá Hà Thượng Nhân và Chủ bút Trung tá Lô -Răng Phan Lạc Phúc cùng bận công du ngoại quốc (1). Do đó, lối viết lu loa căn cứ trên một trí nhớ rất kém cỏi đă hại Nhật Tiến nặng nề. Viên Linh, từng lưu danh qua bài "Anh lùn cạnh nhà thờ Đức bà" để dằn mặt hội viên VBVN kiêm cán bộ nằm vùng Cộng sản Vũ Hạnh trước 1975, lần này triệt hạ Phó Chủ tịch Nhật Tiến sau 1975 khi ví Nhật Tiến với một con ếch đ̣i -thay -máu. Kể ra anh lùn Vũ Hạnh vẫn c̣n là may so với con ếch Nhật Tiến! Viên Linh chứng minh bằng văn bản rằng Nhật Tiến quả vẫn c̣n có tên trong Ban Chấp hành Trung Tâm Nam Cali 1988-1990 để đặt câu hỏi về sự mâu thuẫn giữa mưu sự Trăm hoa vẫn nở trên quê hương và t́nh cảnh nhà văn Miền Nam bị cầm tù lúc bấy giờ:

 

            -"[...] Nhưng theo các bài tường thuật trên báo Người Việt kèm đây, đề ngày 13 tháng 3, 1988, th́ chỉ trong một đoạn có mấy câu trên, ông đă sai hay không nhớ rơ đến 6  điểm.  Thứ nhất, ngày bầu cử chính xác là ngày 6 tháng 3. 1988 mà ông chú thích sai vào cái h́nh chụp chung nhiều người là "tháng 6."  Thứ hai, quả đă có một Ban Chấp Hành mà chính ông chú thích trong một bức h́nh khác --chỉ có 3 người --nhắm nại làm chứng cớ! Thứ ba, Ban Chấp hành lâm thời có hai Phó Chủ tịch, nghĩa là gồm Chủ tịch Nhật Tiến, Đồng Phó Chủ tịch Minh đức Hoài Trinh và Viên Linh với Tổng thư kư Lê Đ́nh Điểu. Thứ tư, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành lâm thời là 6 tháng, không phải một năm. Thứ năm, BCH lâm thời không hề có phần vụ "Thư kư."  Sau cùng, thứ sáu, hơn thế nữa, ông c̣n "kiêm nhiệm" nhiệm vụ "Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu Tự do" theo một tài liệu khác mà tôi có. Như thế, trong tay trước mắt có tài liệu rơ ràng, có thời giờ suy nghĩ cặn kẽ, mà ông đă sai tới 6 điểm! Ngược lại, chỉ v́ tôi viết thiếu hai chữ "lâm thời" trong một bức thư mà ông kết án tôi một cách xấc xược, rằng tôi "gian dối không nêu rơ là Văn Bút lâm thời Nam Cali." (Nhật Tiến, thư đd.) Viết như thế, thưa ông Nhật Tiến, là lối viết chỉ điểm văn nghệ thừa lúc người ta vô t́nh thiếu sót th́ nhặt ngay lấy để xoắn vào những thứ tội ác nghiệt ḥng thuyết phục "công luận" nhắm ám hại người ta. Trong khi đó, ông c̣n chú thích sai cả hai bức h́nh dùng làm bằng chứng. Ông vô t́nh hay cố ư? [...]

            "1 B- Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung Tâm Nam Cali, Văn bút Việt Nam Hải ngoại          1988-1990

           " Như đă thấy trong bài tường thuật, nhiệm kỳ Ban Chấp hành lâm thời đó chỉ có 6 tháng thôi, từ tháng 3 tới tháng 9 năm 1988. Nghĩa là nhiệm kỳ BCH Lâm thời Nam Cali chấm dứt trong năm 1988 (từ tháng 3 tới tháng 9), chứ không hề sang tới năm 1989 như ông viết "do đó năm 1989 ông Viên Linh được bầu làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Chính Thức Văn Bút Nam Cali" (Nhật Tiến, thư đd).  Sau đó, một Đại hội Văn bút được tổ chức vào ngày 10 tháng 9. 1988 rồi các hội viên quyết định một nhiệm kỳ 2 năm 1988-1990 với kết quả bầu tôi làm Chủ tịch. Ông hoàn toàn sai về một điểm rất quan trọng trong khoảng thời gian này:  Ông vẫn hoạt động trong Văn bút Cali, thậm chí điều hành "Ủy ban Tranh đấu cho Văn sĩ trong lao tù" cùng với Nguyễn Khắc Nhân và Định Nguyên theo như bản tin trên tờ Tin Văn khoảng tháng 10.1988. (4) Do đó, ông không thể nói: "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." (Nhật Tiến, thưđd)

            "1 C- Cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương (5)

           " Như thế, căn cứ trên các bản tin này, ông vẫn c̣n hoạt động trong Văn bút Nam Cali, từ tháng 3. 1988 cho tới cuối năm 1990.  Đó chính là  khoảng thời gian mà tôi nhớ rằng ông tham dự vào việc làm cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương khi viết thư cho anh Nguyễn Thiếu Nhẫn:  "Khoảng năm 1990, Nhật Tiến làm chủ tịch và tôi làm phó cho Trung tâm Văn Bút Nam Cali. Một hôm tôi nghe tin Văn Bút Nam Cali đă họp và ủy thác bạch khế (carte blanche) toàn quyền cho chủ tịch Nhật Tiến chủ trương trông coi việc thu thập bài vở làm cuốn tuyển tập ḥa hợp ḥa giải nhan đề Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. Lập tức tôi liên lạc với Ban chấp hành, phản đối quyết định trên, nhất là họp mà tôi là phó chủ tịch lại không được biết có buổi họp. Dĩ nhiên một buổi họp cấp tốc được triệu tập, Nhật Tiến không đến dự,  nhưng chúng tôi có lư do chính đáng: một chủ đề như thế không thể trao cho một cá nhân đại diện cho toàn thể Văn Bút Nam Cali, lấy cái ǵ bảo đảm cho thanh danh của Hội Văn Bút một khi cá nhân đó nhân danh Văn Bút để kêu gọi nạn nhân ḥa hợp ḥa giải với thủ phạm?”Việc mà Nhật Tiến đang làm. Thế là phiên họp do tôi chủ tọa đă bỏ phiếu đa số tuyệt đối hủy bỏ cái bạch khế (carte blanche) nguy hiểm kia...."  [...] Thật sự, căn cứ theo tờ Tin Văn - bản tin văn học của VBVNHN, Trung Tâm Nam Cali, ông vẫn c̣n trong Văn Bút, thậm chí cùng 2 người khác đảm nhận một Ủy ban quan trọng nhất của Trung tâm Nam California.

            "Điều cần biết và có lẽ quan trọng nhất ở đây là tại sao ông quả quyết "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." trong khi đă có tài liệu cho thấy ông VẪN C̉N trong Văn Bút? [...] Như thế, tại sao ông Nhật Tiến --Phó Chủ tịch TT VBVN trước 1975; Chủ tịch lâm thời Trung Tâm Nam Cali, thành viên Ủy ban Tranh đấu cho Văn sĩ trong lao tù sau 1975-- lại không có hoạt động giúp đỡ hội viên c̣n ở lại Miền Nam (theo như tôi biết) qua sự quả quyết ông "không c̣n trong Văn Bút" để "thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương"? [Viên Linh, http://chinhnghia.com/chu-ech-sau-ngay-thay-mau.asp]

 

            Sau bài trả lời của Viên Linh, không thấy Nhật Tiến phản ứng. Mà làm sao phản ứng nổi khi Viên Linh trưng quá nhiều tài liệu chứng minh 6 điểm sai lầm của Nhật Tiến? Nhưng muốn cho thật công bằng, tôi nghĩ vẫn phải cần hai tài liệu giúp phần khẳng định lời phản bác của Viên Linh là đúng v́ không cần tùy thuộc vào trí nhớ của các người trong cuộc: Tôi có trong tay bản sao hai biên bản.  Biên bản thứ nhất --vào ngày thứ sáu 26 tháng 8, năm 1989-- báo cáo về cuộc họp của Trung Tâm VB Nam Cali trong đó có việc "tiến hành" làm cuốn  sách tương tự như Trăm hoa vẫn nở trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí. Biên bản thứ hai--vào ngày thứ hai 29 tháng 8, năm 1988--hủy bỏ việc đó. Như thế, mưu định của Nhật Tiến là có thật, không thể nghi ngờ ǵ được nữa.

            1.2       Bạch hóa mưu sự của Nhật Tiến liên quan đến cuốn THVNTQH qua 2 biên bản của Trung Tâm Văn Bút Nam Cali, tháng 8, 1988

 

            Cách đây 17 năm, khi tôi thu thập tài liệu để, một ngày kia, viết về Ủy Ban Văn nghệ sĩ -Bị cầm tù, Viên Linh đă cho tôi bản sao của biên bản một số buổi họp này. Thế nên, cũng từ ngày đó, Viên Linh đă nói cho tôi biết về dự định của Nhật Tiến. Đó là lư do tôi may mắn giữ được những tài liệu mà tuổi đời gần 30 năm để nay phân xử một cách công bằng giữa Viên Linh và Nhật Tiến hầu kết luận ai đă nhớ chính xác hơn ai cho tuyệt đối công bằng; đồng thời cũng để chính thức bạch hóa một sự kiện quan trọng liên quan đến Trung tâm Văn bút Nam Cali-Trung tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại. Ngoài 2 biên bản nói trên, tôi c̣n có bản sao của biên bản của cuộc họp ngày 7.7. 1988 , ngày 10. 3.1989 và Phiếu Gia nhập cùng Phiếu Bảo trợ của nhiều hội viên. Tất cả các biên bản cũng như Phiếu Gia nhập này đều viết bằng tay, thí dụ như nhà văn Nguyễn Mộng Giác kư Phiếu Gia nhập ngày 17.6.1988. Ông đóng niên liễm 10 mỹ kim và bảo trợ 10 mỹ kim. Kèm trong hồ sơ này, tôi cũng c̣n giữ nửa trang viết tay do tôi ghi lại vắn tắt tự sự do Viên Linh thuật lại, trong đó ngoài chữ "bạch khế", "carte blanche", ông c̣n dùng chữ "khoán trắng" [cho Nhật Tiến làm THVNTQH]. Do đó, từ những bằng cớ thượng dẫn, tôi c̣n có thể nh́n lại và đánh giá hoạt động của Nhật Tiến từ thời Trung Tâm VBVN đến thời kêu gọi hưởng ứng với các nhà văn từ hay/ và  gốc Cộng sản trong khi không thấy ông ngó ngàng ǵ đến đồng nghiệp Miền Nam trong tù bằng các hoạt động tương tự theo như tôi biết.

            Như đă dẫn trên, Biên bản thứ Nhất, là một bản báo cáo về cuộc họp của Trung Tâm VB Nam Cali vào ngày thứ sáu 26 tháng 8, năm 1988. Cuộc họp này chỉ có mặt 4 người: Chủ tịch Nhật Tiến, Tổng Thư kư Lê Đ́nh Điểu, Phó Tổng Thư kư Nguyễn Mạnh Trinh và Chủ tịch Ủy ban Tu Thư và Xuất bản Bùi Vĩnh Phúc. Nghĩa là không có mặt hai Phó Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh, Viên Linh và hầu hết hội viên trong Ban Chấp hành Lâm thời khác. Biên bản này có nguyên văn như sau:

 

                        "Biên bản họp Văn Bút Ngày Thứ Sáu 8/26/88

Có mặt: Nhật Tiến-Lê Đ́nh Điểu-Bùi Vĩnh Phúc-Nguyễn Mạnh Trinh

-V/đề thực hiện một cuốn sách do V Bút với chủ đề tương tự như sách Trăm Hoa Đua Nở ngày xưa. Tiến hành:  thành lập một nhóm để thực hiện - ngay từ bây giờ .

-Tổ chức Đại Hội Văn Bút Nam Cali ngày 10 tháng 9 năm 1988."

[NTC in đậm và gạch dưới]

 

Biên bản thứ Hai, đúng như Viên Linh thuật lại, là một bản báo cáo về một cuộc họp được triệu tập khẩn cấp chỉ ngay 3 ngày sau, nghĩa là vào thứ hai 29 tháng 8 năm 1988. Cuộc họp này  có mặt 7 người: Chủ tịch Nhật Tiến, Tổng Thư kư Lê Đ́nh Điểu, Phó Chủ tịch Viên Linh, Thủ quỹ Bùi Bích Hà và Chủ tịch Ủy ban Tu Thư và Xuất bản Bùi Vĩnh Phúc, Chủ tịch Ủy ban Định chế Đỗ Thái Nhiên và Chủ tịch Ủy ban Ủy ban Phát triển Vũ Thùy Hạnh. Biên bản thứ hai --phủ quyết quyết định thành lập tức khắc một nhóm để thực hiện một cuốn sách, sau này sẽ có tên Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, của cuộc họp ba ngày trước-- có nguyên văn như sau:

 

            "Biên bản họp BCH Văn Bút ngày thứ hai  8-29-88

Có mặt: Nhật Tiến- Lê Đ́nh Điểu- Viên Linh- Bùi Vĩnh Phúc - Đỗ Thái Nhiên - Thùy Hạnh - Bùi Bích Hà

I/Kiểm điểm công tác chuẩn bị Đại hội

II/ Thông qua dự thảo bản báo cáo của TT Kư về các công tác đă thực hiện trong nhiệm kỳ Lâm thời

III/ Phân công những công tác cần chuẩn bị-

IV/ Linh tinh :

Không lập task force-Phải xerox các bài để mọi người đọc trước rồi mới quyết định lập task force- Tuy nhiên đă trễ v́ không đủ thời gian -"

 

 

 

 

            1.3 Mưu sự và thất bại của Chủ tịch Nhật Tiến khi Phó Chủ tịch Viên Linh triệt hạ ư định của Nhật Tiến liên quan đến cuốn  Trăm hoa vẫn nở trên quê hương qua 2 biên bản thượng dẫn

            1.3.a    Nhật Tiến không tôn trọng những nguyên tắc tối thiểu của một tổ chức

            Theo danh sách Ban Chấp hành Lâm thời lúc ấy, có 6 hội viên đảm nhiệm những phần vụ quan trọng nhất trong Ban Thường vụ: Chủ tịch Nhật Tiến, 2 Phó Chủ tịch Minh Đức Hoài Trinh và Viên Linh, Tổng Thư kư Lê Đ́nh Điểu, Phó Tổng Thư kư Nguyễn Mạnh Trinh và Thủ quỹ Bùi Bích Hà. Kế đó, có 9 Trưởng Ủy ban với 1 Ủy viên kiêm nhiệm [Nhật Tiến].  Tổng cộng là 14 người. Trong cuộc họp  ngày Thứ Sáu 8.26.88, chỉ có 3 thành viên thuộc Ban Thường vụ cộng thêm 1 Trưởng Ủy ban, tổng cộng 4 người dẫn đến tỷ số 4/14 hay 2/7, nghĩa là quá thấp để thông qua bất cứ quyết định nào, nghĩa là những quyết định ấy kể như vô giá trị. Một người từng hoạt động lâu đời trước đó trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam lẽ nào không biết một nguyên tắc rất giản dị đó?!

            1.3. b   Nhật Tiến toan tính sử dụng danh nghĩa của Văn bút Nam Cali, trực thuộc Văn bút Việt Nam Hải ngoại, để cổ động cho văn nghệ sĩ xuất thân từ chế độ Cộng sản

            Căn cứ vào bản Biên bản thứ Hai này, tuy Viên Linh nhớ nhầm rằng buổi họp này không có Nhật Tiến nhưng mọi sự diễn tiến y như ông đă tŕnh bày. Mặt khác, theo tôi, sự nhớ nhầm của Viên Linh càng tăng thêm sự không lương thiện của Nhật Tiến khi chối căi: Chẳng lẽ ông không nhớ nổi một sự kiện liên hệ trực tiếp đến một công việc mà ông ấp ủ, bỏ sức, bỏ hết tấm ḷng thực hiện để rồi gánh chịu hậu quả đă làm ông cay đắng ê chề uất ức dẫn đến việc thóa mạ cả cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, để rồi mấy chục năm sau c̣n cố công bào chữa và tiếp tục thóa mạ?

            1.3.c    Nhật Tiến xúc tiến Trăm hoa vẫn nở trên quê hương ngay lập tức với một nhóm ngoài Văn Bút vào khoảng tháng 8.1988 sau khi thất bại tại VB Nam Cali

            Theo chính Nhật Tiến, ông ta và "một số đông đảo anh chị em cầm bút đă ngồi lại với nhau trong những buổi gặp gỡ cuối tuần  ṛng ră trong cả một, hai năm trời" để soạn thảo và đă dành "cả một, hai năm trời", nghĩa là trong khoảng từ tháng 8.1988 đến tháng 8.1990 [ngày  xuất bản THVNTQH], nghĩa là ngay sau khi bị Viên Linh triệt hạ dự thảo này bằng cuộc họp vào cuối tháng 8. 1988. Tôi c̣n có thể nhận xét một cách rất công bằng--căn cứ trên một phát biểu khác của Nhật Tiến  "khoảng trên dưới 20 người, chúng tôi đă làm việc ṛng ră suốt một năm trời, tuần lễ nào cũng họp mặt  để thảo luận, để trao đổi tin tức, để thu góp tài liệu, để phân công làm việc" [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-tap-2-phan-thu-nhat-chuong-9/] -- rằng nếu Viên Linh không đủ bén nhậy mà chận đứng lại, chính Trung Tâm Nam Cali sẽ là nơi cung cấp nhân sự và tài chính để thực hiện toan tính...nằm vùng này của Nhật Tiến. Như vậy, tôi cũng có thể suy luận rằng đó có phải mới là lư do Nhật Tiến rời khỏi Trung Tâm Nam Cali rồi tiếp tục đeo đằng một mối oán hận cá nhân với Viên Linh, người đă đánh bại ông ta trong một ván cờ tưởng chừng như nắm chắc phần thắng trong tay? Về vấn đề này, tôi sẽ đề cập trong một bài khác. 

 

2.         Từ đề nghị "thay máu" cùng những người xuất thân và/hay đảng viên Cộng sản trong Trăm hoa vẫn nở trên quê hương tại Hoa Kỳ đến mưu toan viết lại lịch sử của Nhóm Bút Việt và Trung Tâm Văn bút Việt Nam

 

            Từ tháng 8, 2016, sau khi bị tôi phê b́nh những thiếu sót trong cuốn sách mới đây về lịch sử Trung Tâm Văn bút Việt Nam hay sau khi bị Viên Linh sử dụng quyền phản bác để lên tiếng, nhà văn/Phó Chủ tịch Nhật Tiến đă bầy tỏ một thái độ hung hăn bất thường qua lối tấn công liên tiếp do người thân ông đảm trách bằng cách tung hàng trăm email quấy quả các địa chỉ email của tôi và một số văn hữu khác. Ông ta cũng không ngại ngùng ǵ để hợp tác với một kẻ vô lại văn nghệ đă có thành tích đê hạ không thể chối căi được. Nhưng chính ra, câu hỏi ở đây không phải chỉ là sự tấn công tôi. Câu hỏi cần đặt ra, suy từ sự tấn công đó, là tại sao ông không hề thiết tha tranh đấu cho hội viên của TT VBVN như ông đă hăng hái cổ động cho phía đối nghịch, hay cũng có thể gọi là phía kẻ thù của văn nghệ sĩ và dân chúng Miền Nam như Nguyên Ngọc, Trần Bạch Đằng, Trần Độ, Lữ Phương, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường vv ? Hăy cùng đọc lại sự hăng hái cổ động xét ra rất chênh lệch ấy qua chính lời ông ta:

 

-"TRĂM HOA VẪN NỞ TRÊN QUÊ HƯƠNG là nhan đề một cuốn sách được biên soạn bởi 27 người viết ở hải ngoại vào cuối thập niên 80 khi ở trong nước có vấn đề “đổi mới” và “cởi trói cho văn nghệ sĩ”. "[...] Chính nhờ đường lối cởi mở này (dù chỉ trong một thời gian ngắn ngủi rồi lại bị khép lại) mà nhiều tâm t́nh thầm kín, nhiều ước vọng tự do của cả người viết lẫn người đọc có dịp được bung ra, in ấn tràn lan trên nhiều  mặt báo ở trong nước. Là những người sinh hoạt trong giới Văn Học Nghệ Thuật ở hải ngoại, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê b́nh hay biên khảo đă cảm thấy ḿnh có liên đới trách nhiệm đến sự kiện kể trên và nhất là thấy nội dung vấn đề rất gắn bó với nhu cầu đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ trên đất nước. V́ thế, một số đông đảo anh chị em cầm bút đă ngồi lại với nhau trong những buổi gặp gỡ cuối tuần  ṛng ră trong cả một, hai năm trời để:

1) T́m hiểu cặn kẽ diễn tiến của phong trào văn chương đổi mới mà chúng tôi gọi tên là Văn chương Phản kháng [...] 2) Góp phần phổ biến những lời tâm huyết, những sáng tác mang đầy những ước mơ về quyền làm người của nhiều văn nghệ sĩ trong nước,[...] 3) Gióng lên lời đáp ứng nhiệt thành rằng những nguyện vọng chính đáng của anh chị em cầm bút trong nước nói riêng, và toàn thể đồng bào nói chung sẽ luôn luôn được hỗ trợ bởi khối đông đảo người Việt hải ngoại, tất nhiên trong đó cũng có giới cầm bút. 4) Gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán để in thành cuốn “Trăm Hoa Vẫn Nở trên Quê Hương” [Nhật Tiến,  https://nhavannhattien.wordpress.com/tram-hoa-van-no-tren-que-huong/]

 

            Trong cả một đoạn trên, văn nghệ sĩ nào được quyền " đổi mới” và “cởi trói"? Chắc chắn không phải văn nghệ sĩ Miền Nam. Nhật Tiến có dám chối căi rằng đại đa số văn nghệ sĩ Miền Nam đều bị giam, bị "bao vây kinh tế", bị đuổi ra vùng kinh tế mới, bị chết trong tù vv... không? Nhật Tiến có dám phủ nhận rằng toàn bộ tác phẩm của Văn học Miền Nam bị thiêu hủy và bị cấm toàn bộ không?  "Tâm t́nh thầm kín, nhiều ước vọng tự do của cả người viết lẫn người đọc" nào  "có dịp được bung ra, in ấn tràn lan trên nhiều  mặt báo ở trong nước..."? Cũng chắc chắn không phải văn nghệ sĩ hay dân Miền Nam.

 

 

 

H́nh b́a Hồ sơ Ùy Ban Văn nghệ sĩ -Bị  Cầm tù, Văn bút Việt Nam Hải ngoại

 

 

 

Bởi thế, tại sao ông Phó -trước -1975 và ông Chủ tịch -sau-1975 không "Góp phần phổ biến những lời tâm huyết, những sáng tác mang đầy những ước mơ về quyền làm người của nhiều văn nghệ sĩ trong nước" xuất thân từ Miền Nam là những hội viên mà ông có bổn phận trên hết thẩy và ưu tiên? Tại sao ông không" Gom góp các tài liệu văn học nghệ thuật" của văn nghệ sĩ Miền Nam "được sáng tác trong thời gian đó kèm thêm những bài nhận định, tổng hợp hay phê phán để in thành" 1 " cuốn" sách?

 

            Vậy mà tại sao bây giờ ông ta bỗng dưng đ̣i... tự phong thánh bằng một cuốn sách viết về cái hội khốn khổ mà ông ta đă bỏ qua, đặc biệt vào những năm cuối 1980 và đầu những năm 1990? Dù [các] ông đă từng sắc phong cho nó thành Hội  Văn bút Giải phóng (2) nên đă đồng hóa nó một cách nhục nhă với phe-bên-kia khi nó không hề chịu hàng; dù sau 1975, nó không c̣n bất cứ một thứ quyền ǵ trừ quyền đi tù?! Câu hỏi đó c̣n chờ Nhật Tiến trả lời, nhưng theo tôi, có lẽ nay ông ta nhận ra chính những ǵ ông ta xây dựng được ở Miền Nam mới thực sự có giá trị. Bởi thế, ông ta cần phải sử dụng mọi thủ đoạn để bào chữa cho những sai lầm của Chủ tịch Thanh Lăng và Phạm Việt Tuyền cũng như toan tính tấn công bất cứ ai đưa ra một h́nh ảnh cân bằng hơn về TT VB VN và hoạt động của ông ta sau 1975.

 

            Nhưng sự tự phong thánh nào cũng chỉ có giá trị của tro tàn c̣n lại từ mớ hàng mă được đốt vội vàng trong buổi chiều của những kẻ cơ hội.-NTC

 

CHÚ THÍCH

 

* Nguyễn Tà Cúc giữ chức Trưởng Ủy ban Văn nghệ sĩ-Bị Cầm tù thay thế cho Trung tá Không quân/ nhà văn Trần Tam Tiệp khi ông bị bệnh nặng vào năm 1995-1996. Năm 1984, đường dây giúp đỡ anh em văn nghệ sĩ bên nhà bị lộ, một số bị bắt. Trần Tam Tiệp phải đưa Ủy ban này vào ẩn náu tại một Trung Tâm khác thuộc một quốc gia ở Âu châu.

 

1) Viên Linh đă viết ra sự kiện này --khi cả Hà Thượng Nhân và Phan Lạc Phúc c̣n sinh tiền và là độc giả dài hạn của Khởi Hành-- trong Số 146, năm 2008- Chủ đề Hà Thượng Nhân với nhan đề: "Bảy thập niên cùng vần điệu, HTN, bảy bước thành thơ"

 

"...Trong năm 1971, khi chủ nhiệm và chủ bút nhật báo Tiền Tuyến (Trung tá Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân và Thiếu tá Phan Lạc Phúc tức Kư giả Lô Răng) cùng đi công du các nước Á châu, người qua Đại Hàn, người tới Đài Loan, tôi nhận được Sự Vụ Lệnh làm Quyền chủ nhiệm kiêm Quyền chủ bút Tiền Tuyến, thay hai ông trong khoảng hơn hai tuần lễ, mặc dù Bộ biên tập cơ hữu lúc đó c̣n có 5 sĩ quan từ Đại úy tới Trung úy (trong có Đ/u Dzư văn Tâm (Thanh Tâm Tuyền), Đ/u Huy Vân, tr/u Lê Tất Điều...và hai giàn typo hơn 30 thợ xắp chữ..." (KH số 146, trang 12, tháng 12.2008) " [Viên Linh, bài đd]

 

2) Theo Nhật Tiến, Trung Tâm Văn bút Việt Nam đă làm giấy chứng nhận với tên "Hội Văn Bút Giải Phóng" từ ngày 1 tháng 5. 1975 ngay tại Trụ sở Trung Tâm với sự có mặt của CT Thanh Lăng, TTK Phạm Việt Tuyền và Phó CT Nhật Tiến:

 

   -"Ông Tổng  Thư kư Phạm Việt Tuyền vốn là người rất réglé (đúng nguyên tắc) thế mà rồi cũng chép miệng bảo tôi:

– Thôi cứ thảo cho anh ấy cái giấy chứng nhận. Chẳng có ma nào hạch hỏi ǵ đâu. C̣n người cầm giấy nếu có ǵ th́ ráng chịu.

Thế là tôi hí hoáy thảo một cái giấy chứng nhận và giao cho Cụ Hinh đánh máy, như sau :

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Nay chứng nhận : Ông Nguyễn Đức Sơn

Sinh năm :  ….

là :    Hội viên của Hội Văn Bút Giải Phóng.

[...] .

Làm tại Sài G̣n ngày 1-5-1975

  1.    Ban Chấp hành

                                  ( kư tên không rơ)..." [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/1chuong-vi-ngay-cuoi-o-tru-so-trung-tam-van-but/]

 

Dù có bào chữa thế nào, đây vẫn là một sự vi phạm nặng nề Hiến chương VBQT và dĩ nhiên, là một sự nhục mạ các hội viên sau này sẽ bị giam hay qua đời trong tù Cộng sản nhất là khi cả ba ông chức sắc nêu trên không phải vào tù ngày nào. 

 

 

 

 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: