Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

Nhật Tiến, như chú ếch sau ngày thay máu

 

Viên Linh

 

 

 

            Đây là lần đầu tiên ông Nhật Tiến gửi thư đề tên tôi, và gửi vào địa chỉ email của tôi, nên mới có bài này. Khoảng tháng 8 tháng 9. 2016 nghe nói ông đ̣i "chất vấn ông Viên Linh" qua việc ông phổ biến lá thư riêng của nhà phê b́nh Nguyễn Tà Cúc (1), lại c̣n cố ư lôi kéo tôi và Tạp chí Khởi Hành (2) vào, khiến tác giả cuốn “Văn Học Miền Nam *Nhóm *Tạp chí văn học *tác giả” phải lên tiếng.  Đó là một thứ "chất vấn" kiểu đánh trộm, thả thư rơi; cho dù có người cho biết, tôi cũng không đọc một thứ sách đê hạ (v́ chửi trộm người khác trong cái đáng lẽ được gọi là sách, là văn phẩm). Nhưng nay, tháng chạp, ông đă lễ phép, biết thưa gửi, tôi cũng không hẹp ḥi ǵ mà không trả lời.

 

Tôi vốn không đọc Nhật Tiến, tác giả của những truyện về trẻ mồ côi, về các bà sơ có ḷng nhân ái, những đề tài thích hợp với mấy cậu nhỏ thuở mơ làm văn sĩ, bước vào giai đoạn sáng tác th́ nhân vật cốt truyện đề tài văn chương được bao lăm, đọc chi cho mất th́ giờ. Suốt 20 năm ở miền Nam chưa bao giờ đặt chân tới trụ sở hội Bút Việt, nhưng tôi vẫn biết họ ra sao qua tin tức thơ văn các cộng tác viên gửi tới mấy tờ báo tôi làm thư kư ṭa soạn, và thường xuyên đọc báo các đồng nghiệp gửi cho như Văn của Nguyễn Đ́nh Vượng, Bách Khoa của ông Huỳnh Văn Lang, … Trong đó hội viên Văn Bút ở Sài g̣n lại đả kích chính hội của họ một cách tích cực, như Trần Phong Giao thư kư ṭa soạn tờ Văn chẳng hạn, như Hoàng Hương Trang chẳng hạn, như Tú Kếu chẳng hạn. Tôi không hề có ác cảm với Linh Mục Thanh Lăng chủ tịch hội, và chưa can qua ǵ chuyện cá nhân với các hội viên Văn Bút Việt Nam thời ở Việt Nam. Tuy đích thân tôi đă viết "Anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà" để phản bác hội viên nằm vùng Vũ Hạnh khi anh ta tấn công Trần Thanh Hiệp, nhưng tôi cũng chính là người đă cho đăng ngay trên Khởi Hành một bài phỏng vấn Linh mục Thanh Lăng. Nay ra hải ngoại, đọc văn bút chiến của ông cựu Phó chủ tịch th́ quả thật là ngạc nhiên. Chính v́ lối văn đó của ông mà có sự phải tŕnh bày rơ ràng trong cách trả lời của thư này, kính mong bạn đọc hiểu cho nguyên do.

 

Trong thư nhắc đến tôi, ông Nhật Tiến dùng mấy chữ rất láo xược, tôi sẽ chỉ ra trong thư này. Tôi không ưa hai chữ “công luận” của ông, v́ tư cách ông là cái ǵ mà dám nói đến công luận? Phần tôi, tính tôi là hỏi thẳng,  chính là tôi muốn biết, chứ không cần dùng hai chữ “công luận” với cái vẻ mị dân, tự coi ta đây là người công chính đang phục vụ công chúng hầu vơ công chúng về phía ḿnh rồi cứ thế nhân danh công chúng một cách trơ  trẽn.

 

Bởi thế, hẳn ông c̣n nhớ một hôm đến nhà ông, tôi đă hỏi thẳng rằng:

 

“--Anh Nhật Tiến, hồi ở Sài g̣n tôi lấy làm lạ tại sao anh lại được mời vào làm hội viên Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục? Lúc ấy là đâu như 1974, anh mới dưới 40 tuổi, chỉ là giáo sư Trung học dạy Lư Hóa; nhiều người cao tuổi 50, 60 lại sinh hoạt trong ngành văn hóa có tên tuổi sự nghiệp lâu dài hơn mà không được mời làm thành viên hội đồng, mà sao anh cả chục năm trước, hồi đâu 1963 đă làm Phó chủ tịch Hội Văn Bút, rồi sau này lại là hội viên văn hóa của Hội đồng VHGD, tôi lấy làm lạ đấy?”  

 

Trước câu hỏi thẳng đó của tôi, anh tặc lưỡi tỏ vẻ am hiểu chuyện đời, khề khà giải thích:

 

- "Tại ông Nhất Linh cả!” (3)

 

-  "Có phải ư anh là người ta thành lập hội Văn Bút th́ đương nhiên phải mời ông thủ lănh của Tự Lực Văn Đoàn, thế là ông thủ lănh đẩy anh vào, sau đó người ta cứ coi như anh là người của ông Nhất Linh? À! Thế th́ tôi hiểu ra..."

 

Nhắc lại chuyện này để cho thấy câu ông viết "đă chất vấn" mà tôi "không trả lời được" bịa đặt v́ ông chưa bao giờ gửi câu hỏi cho tôi về những chuyện kia cả, như tôi từng hỏi thẳng ông khi cần. Nay tôi sẽ trả lời 2 vấn đề mà ông đưa ra: Vấn đề cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương và vấn đề Phạm Việt Tuyền, Tổng Thư kư Trung Tâm VBVN.

 

1- Cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương - Do một nhóm người ở Hoa Kỳ in ấn, cuốn sách dày 800 trang phát hành ở Mỹ, bàn luận và trích đăng tác phẩm của 79 người trong nước như: Trần Bạch Đằng, Trần Độ, Dương Thu Hương, Lữ Phương, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Văn Thủy...

     Ông kết án tôi "bôi nhọ" ông về thời gian hoạt động trong Trung Tâm Văn Bút Nam California và đưa 2 tấm h́nh (chắc do ông chú thích vào) để minh chứng rằng ông có chứng cớ cho lời giải thích của ông. Giữa ông, một người sử dụng tài liệu để minh chứng, thậm chí kèm thêm  h́nh ảnh có chú thích ngày tháng hẳn hoi; và tôi, một người viết một lá thư theo trí nhớ, th́ nếu có sai lầm, người nào sẽ dễ gây cảm tưởng "bôi nhọ" và "gian dối?" Dĩ nhiên, người đó sẽ không phải là tôi, nhất là khi, lần này tôi cũng sẽ sử dụng tài liệu để nói chuyện với ông.

 

            1 A- Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Lâm thời Trung Tâm Nam Cali, Văn bút Việt Nam Hải ngoại.

            Theo ông, ông "chỉ là chủ tịch Ban Chấp Hành Lâm Thời Nam Cali, nhiệm kỳ có đúng một năm (1988-1989), lại không có Ban Chấp Hành mà chỉ có Ban Thường Vụ gồm: chủ tịch Nhật Tiến, Phó chủ tịch Viên Linh, tổng thư kư Lê Đ́nh Điểu (đă mất), thư kư Vũ Thùy Hạnh (hiện ở tỉnh Orange, Nam Cali). Xin coi h́nh ở phần cuối. Nhiệm kỳ của chúng tôi chỉ có 1 năm v́ mang danh nghĩa “Lâm Thời”, với nhiệm vụ soạn thảo Nội Quy và tổ chức bầu cử Ban Chấp Hành Chính Thức." [Nhật Tiến, thưđd]

            Nhưng theo các bài tường thuật trên báo Người Việt kèm đây, đề ngày 13 tháng 3, 1988, th́ chỉ trong một đoạn có mấy câu trên, ông đă sai hay không nhớ rơ đến 6  điểm.  Thứ nhất, ngày bầu cử chính xác là ngày 6 tháng 3. 1988 mà ông chú thích sai vào cái h́nh chụp chung nhiều người là "tháng 6."  Thứ hai, quả đă có một Ban Chấp Hành mà chính ông chú thích trong một bức h́nh khác --chỉ có 3 người --nhắm nại làm chứng cớ! Thứ ba, Ban Chấp hành lâm thời có hai Phó Chủ tịch, nghĩa là gồm Chủ tịch Nhật Tiến, Đồng Phó Chủ tịch Minh đức Hoài Trinh và Viên Linh với Tổng thư kư Lê Đ́nh Điểu. Thứ tư, nhiệm kỳ của Ban Chấp hành lâm thời là 6 tháng, không phải một năm. Thứ năm, BCH lâm thời không hề có phần vụ "Thư kư."  Sau cùng, thứ sáu, hơn thế nữa, ông c̣n "kiêm nhiệm" nhiệm vụ "Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu Tự do" theo một tài liệu khác mà tôi có.

            Như thế, trong tay trước mắt có tài liệu rơ ràng, có thời giờ suy nghĩ cặn kẽ, mà ông đă sai tới 6 điểm! Ngược lại, chỉ v́ tôi viết thiếu hai chữ "lâm thời" trong một bức thư mà ông kết án tôi một cách xấc xược, rằng tôi "gian dối không nêu rơ là Văn Bút lâm thời Nam Cali." (Nhật Tiến, thư đd.) Viết như thế, thưa ông Nhật Tiến, là lối viết chỉ điểm văn nghệ thừa lúc người ta vô t́nh thiếu sót th́ nhặt ngay lấy để xoắn vào những thứ tội ác nghiệt ḥng thuyết phục "công luận" nhắm ám hại người ta. Trong khi đó, ông c̣n chú thích sai cả hai bức h́nh dùng làm bằng chứng. Ông vô t́nh hay cố ư? Có thể nào ông quên được nhà văn Minh Đức Hoài Trinh, một người rất có tiếng trong giới nhà văn, hội viên Văn Bút số 27 trong cùng danh sách với ông, ông là hội viên thứ 20? Hăy trả lời cho công luận của ông và hăy trả lời cho Minh Đức Hoài Trinh.

Tường thuật cuộc bầu Ban Chấp hành Lâm thời Trung Tâm Nam Cali, VBVNHN, bản Anh ngữ [Báo Người Việt, ngày 13 tháng 3. 1988]

Tường thuật cuộc bầu Ban Chấp hành Lâm thời Trung Tâm Nam Cali, VBVNHN, bản Việt ngữ: Chủ tịch Nhật Tiến, Đồng Phó Chủ tịch Minh đức Hoài Trinh và Viên Linh và Tổng thư kư Lê Đ́nh Điểu. [Báo Người Việt, ngày 13 tháng 3. 1988]

 

            1 B- Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung Tâm Nam Cali, Văn bút Việt Nam Hải ngoại 1988-1990

            Như đă thấy trong bài tường thuật, nhiệm kỳ Ban Chấp hành lâm thời đó chỉ có 6 tháng thôi, từ tháng 3 tới tháng 9 năm 1988. Nghĩa là nhiệm kỳ BCH Lâm thời Nam Cali chấm dứt trong năm 1988 (từ tháng 3 tới tháng 9), chứ không hề sang tới năm 1989 như ông viết "do đó năm 1989 ông Viên Linh được bầu làm Chủ Tịch Ban Chấp Hành Chính Thức Văn Bút Nam Cali" (Nhật Tiến, thư đd).

 

            Sau đó, một Đại hội Văn bút được tổ chức vào ngày 10 tháng 9. 1988 rồi các hội viên quyết định một nhiệm kỳ 2 năm 1988-1990 với kết quả bầu tôi làm Chủ tịch. Ông hoàn toàn sai về một điểm rất quan trọng trong khoảng thời gian này:  Ông vẫn hoạt động trong Văn bút Cali, thậm chí điều hành "Ủy ban Tranh đấu cho Văn sĩ trong lao tù" cùng với Nguyễn Khắc Nhân và Định Nguyên theo như bản tin trên tờ Tin Văn khoảng tháng 10.1988. (4) Do đó, ông không thể nói: "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." (Nhật Tiến, thưđd)

 

            1 C- Cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương (5)

            Như thế, căn cứ trên các bản tin này, ông vẫn c̣n hoạt động trong Văn bút Nam Cali, từ tháng 3. 1988 cho tới cuối năm 1990.  Đó chính là  khoảng thời gian mà tôi nhớ rằng ông tham dự vào việc làm cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương khi viết thư cho anh Nguyễn Thiếu Nhẫn:  "Khoảng năm 1990, Nhật Tiến làm chủ tịch và tôi làm phó cho Trung Tâm Văn bút Nam Cali. Một hôm tôi nghe tin Văn Bút Nam Cali đă họp và ủy thác bạch khế (carte blanche) toàn quyền cho chủ tịch Nhật Tiến chủ trương trông coi việc thu thập bài vở làm cuốn tuyển tập ḥa hợp ḥa giải nhan đề Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương. Lập tức tôi liên lạc với Ban chấp hành, phản đối quyết định trên, nhất là họp mà tôi là phó chủ tịch lại không được biết có buổi họp. Dĩ nhiên một buổi họp cấp tốc được triệu tập, Nhật Tiến không đến dự…"

 

 Dĩ nhiên câu hỏi được đặt ra ở đây là tôi có cố t́nh "bôi nhọ" ông không? Câu trả lời là không. Tôi viết thư nghĩa là viết theo trí nhớ "Khoảng năm 1990...", nếu có sai lệch là do không cố t́nh, nhưng theo những chi tiết tŕnh bày thượng dẫn, tôi không sai ở những điểm tối quan trọng như ông đă sai, mà ngược lại, ông lại sai với tài liệu, với sửa soạn kỹ. Chẳng hạn ông viết: "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." Thật sự, căn cứ theo tờ Tin Văn - bản tin văn học của VBVNHN, Trung Tâm Nam Cali, ông vẫn c̣n trong Văn Bút, thậm chí cùng 2 người khác đảm nhận một Ủy ban quan trọng nhất của Trung tâm Nam California.

 

Điều cần biết và có lẽ quan trọng nhất ở đây là tại sao ông quả quyết "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." trong khi đă có tài liệu cho thấy ông VẪN C̉N trong Văn Bút? Trên thực tế, trong khi ông và những người trong nhóm thực hiện một cuốn sách đồ sộ, tốn hàng năm để sửa soạn, chưa kể tốn kém để phổ biến tác phẩm và/hay ư hướng chính trị của 79 tác giả thuộc chế độ Cộng sản, theo Cộng sản hay đảng viên quan trọng của Đảng Cộng sản như Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Trần Bạch Đằng, Trần Độ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân vv...th́ đại đa số nhà văn Miền Nam hoặc c̣n bị giam, hoặc được thả ra nhưng TẤT CẢ đều không được cầm bút như trước kia nữa. Nhưng không có nghĩa họ không t́m cách chống lại. Một số nhà văn nhà thơ đă bí mật chuyển sáng tác của họ ra ngoại quốc. Như thế, tại sao ông Nhật Tiến --Phó Chủ tịch TT VBVN trước 1975; Chủ tịch lâm thời Trung Tâm Nam Cali, thành viên Ủy ban Tranh đấu cho Văn sĩ trong lao tù sau 1975-- lại không có hoạt động giúp đỡ hội viên c̣n ở lại Miền Nam (theo như tôi biết) qua sự quả quyết ông "không c̣n trong Văn Bút" để "thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương"?

            1 D- Chữ “bạch khế (carte blanche)” xuất hiện trong lá thư tôi gửi anh Nguyễn Thiếu Nhẫn, ông viết “kể từ thuở đầu đời 1957 cho đến về sau, chưa từng thấy nó xuất hiện trong Văn Bút” là đúng rồi; v́ chữ đó do tôi đặt ra, việc ǵ tôi lại phải dùng những chữ Văn Bút đă dùng, để ông phê phán một cách ngờ nghệch chữ đó “chưa từng thấy nó xuất hiện trong Văn Bút.” (!) Hóa ra trong Văn Bút có một đám thơ lại chỉ biết ngồi đếm chữ à?! Khi ông kết luận “Nó chỉ là sản phẩm vu cáo của Viên Linh mà thôi” là lại làm tôi thấy lộ ra tâm địa chỉ điểm văn nghệ như đă nói trên, một cách giảo hoạt.

 

2-Vụ Tổng Thư kư Phạm Việt Tuyền

            Ông viết tôi đă "bịa chuyện bôi nhọ GS Phạm Việt Tuyền" vv và vv.  Kiến thức và thành tích của ông về sinh hoạt nghệ thuật văn học tại Miền Nam trước và sau 1975 hay kiến thức và thành tích của ông về hoạt động trong Văn bút Việt Nam rồi Văn bút Việt Nam Hải ngoại được bao nhiêu mà ông dám viết một câu xấc láo như thế: bịa chuyện? Trước 1975, Thư kư Ṭa soạn báo Văn Trần Phong Giao từng viết công khai, rằng "Cái ǵ chứ cái vụ xâm phạm nội quy, thao túng hội, th́ thiên hạ đều quá rơ về ông Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền rồi." [Trần Phong Giao, "Tin văn vắn, Tạp chí Văn Số 189: Đặc biệt Nguyễn Bính, ngày 1 tháng 11.1972]

 

            Những ǵ tôi viết về Phạm Việt Tuyền là căn cứ trên những ǵ tôi biết trước 1975 và sau 1975 qua hồi kư hay tường thuật của những người khả tín, lâu năm trong nghề. Tôi đă đọc những đoạn phỏng vấn ông trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến có liên quan đến Nhóm Bút Việt và/hay Phạm Việt Tuyền trong cuốn Những huyền thoại và sự thật về chế độ NGÔ Đ̀NH DIỆM của Vĩnh Phúc hay trong 3 cuốn của Đặng Văn Nhâm Lịch sử báo chí Việt Nam-Từ khởi thủy đến hiện tại (1861-1999), Bí mật hậu trường chính trị Miền Nam 1954-1975, I,II,III và Trận giặc Văn Bút. Các cuốn này đều xuất bản trong khỏang 1998-2000, nghĩa là khi Phạm Việt Tuyền c̣n sống.

Tôi c̣n đă được đọc một bức thư ngỏ 16 trang viết tay của Phạm Việt Tuyền (tài liệu của Nguyễn Tà Cúc) gửi cho nhiều người vào năm 1994, v́ bị dư luận đương thời phê phán đ̣i hỏi - trong đó 2 trang 8-9 được  dành cho việc "giải thích" một cách rất khích bác tại sao ông ta --dù là Tổng thư kư lâu đời nhất của Trung Tâm Văn bút Việt Nam-- được cho phép ra đi chính thức vào năm 1982 trong khi văn nghệ sĩ Miền Nam đang bị khủng bố đến cùng cực hay qua đời trong trại giam và mấy án tử h́nh đang chờ Tuệ Sỹ và Trí Siêu làm rúng động cộng đồng tỵ nạn và thế giới.

 

            Bởi thế, nhận định của tôi có thể sai có thể đúng, nhưng ông, Nhật Tiến, không thể dở thói láo xược mà tung tin tôi "bịa chuyện bôi nhọ." Tôi cần ǵ phải hạ ḿnh "bôi nhọ" các ông? Cứ giở những cuốn sách đó ra mà đọc. Theo tôi, chẳng ai bôi nhọ được ai cả. Nếu có, là tự ḿnh bôi nhọ ḿnh đấy thôi.

 

1.-Nhật Tiến đă tự bôi nhọ ḿnh năm 1990 trong bài nhận định về Nguyên Ngọc, nguyên Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Đại tá Bí thư Đảng Đoàn bằng cách tự nguyện tha thiết như sau: “Nhà văn Việt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không 'thay máu’ để chia xẻ nhịp tim đập chan ḥa niềm tin mới …” Ông cổ động các nhà văn "thay máu" cùng ai? Hẳn cùng ông Nguyên Ngọc? (Nhật Tiến, "Nhà văn Nguyên Ngọc : Những suy nghĩ và hành động trong cao trào phản kháng", sđd,  trang 126). [xem chú thích số 5].

 

2.-Nhật Tiến lại tự bôi nhọ năm 2003 khi lăng mạ chúng tôi cộng đồng hải ngoại có "đầu óc đông đá" ("nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ"-NT) chỉ v́ chúng tôi bất đồng quan điểm với ông, nhưng ngày nay, ông đă làm hơn thế nữa, như một gă chỉ điểm văn nghệ giảo hoạt bẩm sinh nhắm tạo khích bác gây bất ḥa.

3.- Nhật Tiến tiếp tục tự bôi nhọ vào năm 2016: Ông sỉ nhục chúng tôi "dạy dỗ" "giới trẻ trong cộng đồng" "tiếp tục nuôi dưỡng hận thù" (NT, 2003) trong khi ông mới chính là kẻ dậy dỗ thế hệ thứ hai của ông "tiếp tục nuôi dưỡng hận thù". Phải, tôi muốn đặc biệt nói tới chuyện đang xẩy ra cho nhà phê b́nh Nguyễn Tà Cúc.

 

            Nay nghiệm lại, từ khi "thay máu" và kêu gọi các nhà văn và giới cầm bút thay máu vào năm 1990, ông Nhật Tiến đă làm những ǵ, chúng ta đều đă biết. Từ những ḍng chữ kiểu thư rơi (không hề gửi cho tôi) in vào giữa một cuốn sách gọi là "chất vấn", đến lá thư gần nhất, lá chót mới viết được tên người nhận là tôi, trong đó ông, Nhật Tiến, đă dùng những chữ gán cho người bất đồng ư kiến với ông là “hàm hồ, vu cáo, bịa đặt lớn lối, vô trách nhiệm, chỉ là vu cáo, lập lờ đánh lận con đen, ngoa ngôn, luận điệu tung hỏa mù cốt để bôi nhọ, kể lể gian dối"; lại không có đức lư tối thiểu của một nhà văn là trả lời phản bác của những người bị ông vu cáo, ông Nhật Tiến như chú ếch ngồi trong đáy giếng, chỉ nh́n thấy màu máu mới, đón chờ những đồng hành mới;  nhưng người đọc lại thấy tất cả những chữ xấu xa bỉ ổi Nhật Tiến dùng đả kích người khác thích hợp với chính Nhật Tiến hơn và ḥa hợp với cái khiếu văn chương chim hót trong lồng và tầm nh́n từ đáy giếng của ông ta hơn cả. Thế nên, sau khi trích dẫn báo chí và h́nh ảnh kèm ở trên, tôi gửi lại những ngoa ngôn hèn mọn ấy cho Nhật Tiến, gửi trả lại vào tác phẩm của ông, cộng thêm sự trơ trẽn dầy lên qua mấy chục năm bôn ba bắc cầu, đón gió, không có can đảm và khả năng tranh luận, xun xoe ở chỗ này chê bai ở chỗ nọ, như chê bai hải ngoại không có tự do cầm bút v.v… Tôi gửi lại đặng làm quà sinh nhật thứ 80 cho Bùi Nhật Tiến, 1936-2016, đặng ông ghi thêm thành tích kệch cỡm vào một thứ viết lách vừa chỉ điểm khích bác cá nhân vừa đang cố thổi kèn đánh trống tự ca ngợi thân phận của một bụng ếch văn nghệ căng phồng tuy gần hết một kiếp đón gió dư thừa, mà xa xa, cái ước vọng to lớn nào kia vẫn chỉ vỏn vẹn thu vào một con số không của ṿng tṛn miệng giếng tối tăm nhầy nhụa và hôi hám do sự dối trá gây ra.

           

Chào ông,

Viên Linh

 

 

 

CHÚ THÍCH

 

1.”Văn Học Miền Nam, Nhóm*Tạp chí văn học *Tác giả,” Nguyễn Tà Cúc, NXB Mẹ và Con, 376 trang, 9.2014, 25 mk.

2.Tạp chí Khởi Hành, chủ nhiệm&chủ bút Viên Linh-Thư kư Ṭa soạn Nguyễn Tà Cúc, báo giấy, hiện đang bày bán số 237-238, năm thứ XXI, tháng 10 và 11.2016. Vẫn c̣n bán đủ bộ từ số 1, tháng 11.1996, giá 7mk/số. <tapchikhoihanh@gmai.com>

3.Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963), sinh ở Hải Dương, cuối thập niên ’60 xuất bản tạp chí Văn Hóa Ngày Nay ở Sài g̣n, đăng bài vở của một nhóm vô danh mà tài năng của họ được Nhất Linh khuếch đại quá đáng, trong có Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Nhật Tiến, …

4.Tin Văn là tờ báo tín tức văn học do Trung tâm Văn Bút Nam California thời VL làm chủ tịch xuất bản, số đặc biệt Tuệ Sỹ - Lê Mạnh Thát in song ngữ Anh Việt (tháng 10-11.1988), sau mang phát hành tại Hội nghị Văn Bút Quốc Tế Tiệp Khắc để vận động các nhà văn quốc tế áp lực Hà Nội ngưng đàn áp trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam.

5.Trong cuốn này, 27 cây bút ở hải ngoại “đọc và viết” về 79 cây bút ở trong nước, trong đó Nhật Tiến viết về Nguyên Ngọc (trang 118-126, sđd). Nguyên Ngọc là nguyên TBT báo Văn Nghệ, Đại tá Bí thư Đảng Đoàn. Trong phần kết bài, đế tán dương một nhận định của Nguyên Ngọc, Nhật Tiến viết một câu nguyên văn như sau: “Nhà văn Viêt Nam, hay giới cầm bút nói chung, dù ở bất cứ nơi nào trên mọi phần đất thế giới không thể không nh́n thấy khuynh hướng đó và không thể không “thay máu” để chia xẻ nhịp tim đập chan ḥa niềm tin mới về một vận hội mới của tương lai dân tộc...” (Nhật Tiến, trang 126). Chữ “thay máu” Nguyên Ngọc nói đại ư là phải viết khác đi.

Không cần biết ông Nguyên Ngọc giải thích ra sao, song rơ ràng ông Nhật Tiến cả quyết mọi người cầm bút Việt Nam ở bất cứ đâu trên thế giới phải “thay máu” như ông Nguyên Ngọc nói.

Cuốn này do Lê Trần ở Reseda Calif. xuất bản, 8.1990, 800 trang khổ lớn.

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 



 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

National Archives.

Federal Register

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

The Guardian

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

Viêt Nam Văn Hiến

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Chúng Ta

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

CNBC

Fox News

CNN

FoxAtlanta