Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Làm văn hóa, viết về lịch sử mà sai lầm, thiên kiến, bịa đặt là tội ác di họa đến muôn đời. Dưới đây là một trường hợp ngang ngược bóp méo lịch sử cũa những kẻ thiếu lương thiện trí thức, cuồng tín bệnh hoạn đă gây ra tác hại khôn lường đến cả mấy trăm năm.

 

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ:

TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC CHẤT

CON NGƯỜI VÀ SỰ THẬT

 

 

 

Nguyễn Trường Tộ ít được người biết đến, cho tới khi tờ Nam Phong khởi đăng bài của các ông Sở Cuồng Lê Dư, Lê Thước, Nguyễn Trọng Thuật, đă biến Nguyễn Trường Tộ một người vô danh trở nên một nhân vật lịch sử. Tiếp đến, ông Từ Ngọc Nguyễn Lân đă viết và cho nhà xuất bản Viễn Đệ xuất bản vào năm 1941 ở Huế cuốn “Nguyễn Trường Tộ”. Giai đoạn này, ông Đào Đăng Vĩ dịch ít bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cho đăng ở báo "La Patrie Annamite", không biết ông đă t́m thấy ở đâu hay ai đă cung cấp cho ông những bản điều trần đó để ông dịch. Tiếp đó, ông Vĩ đă viết   và cho xuất bản cuốn“Nguyễn Trường Tộ et Son Temps”.

 

Hai mươi năm sau, năm 1961, ông Đặng Huy Vận và Chương Thâu đă viết chung và cho  xuất bản cuốn “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ 19”.Thời gian này, tập san “Nghiên cứu Lịch sử” cũng cho đăng một số bài của các ông Văn Tân Hoàng Văn Nọn, Hoàng Nam, Hồ Hữu Phước, Đặng Huy Vận, Chương Thâu và bà Phạm Thị Minh Lệ,…

 

Trong thời gian này, ở trong Nam không có quyển sách nào viết về Nguyễn Trường Tộ được xuất bản, nhưng có nhiều bài viết tôn vinh Nguyễn Trường Tộ trên các tạp chí Văn Đàn và Văn Hoá Á Châu,…Ngoài ra Tinh Việt Văn Đoàn c̣n thành lập “Hội phát triển tinh thần Nguyễn Trường Tộ”. C̣n trên tạp chí Tŕnh Bầy của chủ nhiệm Thế Nguyên Trần Gia Thoại có đăng một bài ca ngợi Nguyễn Trường Tộ là bài “Nội dung các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ” của sử gia Nguyễn Khắc Ngữ đăng trong số 33-35, từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 2 năm 1972.

 

Đến năm 1988, Lm Trương Bá Cần cho xuất bản cuốn “Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo” ( tập I). Đây là cuốn sách đầy đủ nhất từ trước tới nay. Năm 1991, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh cho tái bản cuốn “Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo”(Tập I – con người) của linh mục Trương Bá Cần. Đến năm 1992, Trung Tâm Hán Nôm thành phố Hồ Chí Minh cho ra cuốn “Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước” do nhiều người viết. Ở hải ngoại, năm 1998 nhóm Giao Điểm cho ra mắt quyển “Nguyễn Trường Tộ - thực chất con người và di thảo”.

 

Đọc bản tiểu sử của ông Tộ, do ông Lê Thước công bố: “Ông bị bệnh chết trẻ, ông có học nhưng không được đi thi v́ là người Gia Tô, ông có tài mà không được trọng dụng, v́ thế mà ai không trạnh ḷng thương cảm.” Những bài viết về ông  đa số là đă dành cho ông nhiều thiện cảm. Nhưng có một số người đă ca tụng, tôn vinh ông quá lố, như ông Lê Thước đă cho rằng: “Tư tưởng của người , học thức của người vượt quá xa người đương thời mấy vạn lần”; ông Nguyễn trọng Thuật đánh giá: “Nguyễn Trường Tộ ngang với Khang Hữu Vi của Tàu”; c̣n ông Từ Ngọc Nguyễn Lân cho rằng: “Người Việt Nam sáng suốt nhất trong thời kỳ lịch sử rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam, một nhà đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng và đại nghị luận. Một người như thế đáng được cả quốc dân tôn sùng, tượng đồng bia đá kể c̣n ít.” Có người c̣n cho rằng: “Ông là bậc kỳ tài, có những tư tưởng tân tiến và một tấm ḷng sâu nặng v́ nước v́ dân”. Có người lại hỏi: “Tại sao vua quan thời Tự Đức không biết nghe theo Nguyễn Trường Tộ, nếu không bổ nhiệm ông làm thủ tướng toàn quyền như hiệp sĩ Toà Thánh Ngô Đ́nh Diệm sau này th́ cũng phải mời ông vào ngôi vị cố vấn khoa học kỹ thuật tối cao cho vua quan triều đ́nh”…

 

Đa số người viết đề cao vai tṛ canh tân của Nguyễn Trường Tộ th́ nội dung trong bài phải đả, phải công kích, mạt sát triều đ́nh Tự Đức như phản động, ngu dốt, phong kiến, bảo thủ, cổ hủ,… không chịu nghe lời canh tân của Nguyễn Trường Tộ nên mới mất nước vào tay thực dân Pháp. Có người c̣n viết bịa ra là phái đoàn Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp, lúc trở về có tường tŕnh cho vua Tự Đức biết văn minh của nước Pháp như “lấy nước ở tường ra”, “đèn cháy ngược” thế mà vua Tự Đức c̣n u mê không chịu nghe lời ông Nguyễn Trường Tộ mà canh tân đất nước. Luận cứ này c̣n đem cả vào trường học giảng dạy cho học sinh nữa.

 

Vua Tự Đức chết năm 1883, ông Phạm Phú Thứ chết năm 1882, ông Nguyễn Trường Tộ chết năm 1871. Tất cả những vị nêu trên cũng như trên toàn cầu, vào giai đoạn đó, chưa có ai biết h́nh thù cái bóng đèn điện nó ra sao. Cái bóng điện được thắp sáng lần đầu tiên ở trên trái đất này là ở trong pḥng thí nghiệm của ông Thomas Edison, vào ngày 19 tháng 10 năm 1879, cháy liên tục đến ngày 21 tháng 10 năm 1879, ông cho tăng voltage, nó tắt liền (At 1:30PM on October 21, Edison decided to increase the voltage. Not until then did the bulb burned out). Phải qua giai đoạn thiết lập nhà máy làm bóng điện, nhà máy phát điện, trạm biến điện, cột điện, contact, dây chuyền điện…Đến cuối thế kỷ, các thành phố Mỹ và Châu Âu mới được thắp sáng khắp thành phố và tư gia vào ban đêm. Như vậy, thời ông Phan Thanh Giản, ông Nguyễn trường Tộ làm ǵ có đèn cháy ngược? Điều này chỉ là tuyên truyền láo thôi.

 

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, ÔNG LÀ AI?

 

Về năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ, Lm Trương Bá Cần đă viết như sau: “Về năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ th́ theo Lê Thước trong bài trong bài Nguyễn Trường Tộ tiên sinh, tiểu sử đăng trong Nam Phong số 102 và hầu hết các tác giả tiếp sau đó đều nói Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, Minh Mạng năm thứ 9. Riêng Nguyễn Trường Cửu, con trai Nguyễn Trường Tộ, trong sự tích ông Nguyễn Trường Tộ, không nói năm sinh, nhưng nói mất ngày 10 tháng 10 năm Tự Đức 24… thọ 41 tuổi.

 

Hiện nay chúng ta không có đủ tài liệu để xác định một cách chắc chắn về năm sinh của Nguyễn Trường Tộ. Nhưng nếu ông năm Tự Đức 24, tức năm 1871, và thọ 41 tuổi, th́ năm sinh phải là 1830 chứ không thể là 1828. Ngày mất, là tuổi thọ của một người, thường được gia đ́nh truyền đạt một cách chuẩn xác. Trong bài  tiểu sử của ông Tộ do ông Lê Thước công bố là năm 1860 ông Tộ đă 33 tuổi. Trong bài viết của ông Đinh Văn Chấp có cho biết ông Tộ sinh năm 1818 và chết  lúc 43 tuổi.

 

Ông Tộ mất lúc ông Nguyễn Trường Cửu vừa được 18 tháng, c̣n quá nhỏ, chưa thể nào đàm thoại chuyện tṛ ǵ với bố được, và lúc lấy vợ có thể ông Tộ nói bớt tuổi để cho người phối ngẫu vui là ông chồng c̣n trẻ th́ sao? Cho nên ông Tộ sinh năm 1828 hay 1830 tôi cũng chưa tin, có thể tuổi ông c̣n cao hơn nữa. Trước năm 1858, ông Tộ đă là linh mục. Ông Nguyễn Hoàng sinh năm 1839, măi đến năm 1868, tức 29 tuổi mới được thụ phong linh mục. Căn cứ vào đó, có thể ông Tộ sinh năm 1828 hay 1827, hay 1826 chứ khó có thể ông Tộ sinh năm 1830 được.

 

Trong Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ ghi năm sinh của ông Nguyễn Trường Tộ là năm 1827. Trong Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển của giáo sư Trịnh Văn Thanh, giáo sư sinh ngữ trường Jean Jaques Rousseau và Leuret ở Saigon, đă bỏ ra 10 năm để ḥan thành tác phẩm và nhờ sinh ngữ, có thể ông đọc được tài liệu của Hội Truyền Giáo hay ở đâu đó, mới biết được năm sanh của Nguyễn Trường Tộ là năm 1818. Năm sanh này có vẻ hợp lư , v́ lẽ sau đây:

 

-  Trong Di Thảo số 6, ông Tộ viết: Nhân v́ chân tôi bị tê bại sắp thành kẻ phế nhân, nằm ngửa ra mà viết, tinh thần buồn bă rối loạn, tự biết nói năng không thứ tự.

 

- Trong Di Thảo số 7, ông Tộ cho biết: Tôi hiện nay bị bệnh tê thấp chưa khỏi

 

-  Trong Di Thảo số 8, ông Tộ viết: Tôi trước đây bị ốm nằm ở Gia Định, điều dưỡng đă  gần hai năm, nay 10 phần đă giảm 5, 6

 

Những điều ông Tộ cho chúng ta biết ngày nay y khoa gọi là bệnh phong thấp cấp tính, tiếng Pháp gọi là rhumatisme articulaire aigue, tiếng Anh là acute articular rheumatism. Bệnh phong thấp hay tê thấp thường xẩy ra ở người lớn tuổi, khoảng 45 trở lên. Nếu không có thuốc chữa th́ tim sẽ yếu dần, đi đến chỗ chết trong khoảng 10 năm. Như vậy ông Tộ bị tê thấp từ cuối năm 1863 hay đầu năm 1864 và ông Tộ qua đời năm 1871, nghĩa là sau 7 năm bị bệnh. Căn cứ vào bệnh lư của ông Nguyễn Trường Tộ, ông Tộ mất vào năm 53 tuổi, nghĩa là năm sanh của ông Tộ là năm 1818 là có lư hơn.

 

Trong tờ tŕnh của Tỉnh Thần Nghệ An của ba ông Hoàng Tá Viêm, Ngụy Khắc Đản, Trần Nhượng đăng trong cuốn “Nguyễn Trường Tộ  - con người và di thảo” năm 1988, Lm Trương Bá Cần, trang 478 và quyển tái bản năm 1991, nơi trang 189, đây là tờ tŕnh lên vua Tự Đức của tỉnh thần Nghệ An, do lệnh của vua hỏi thăm tung tích của Hậu, Tộ. Sau khi tiếp chuyện với giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier), ba ông Hoàng Tá Viêm, Ngụy Khắc Đảm và Trần Nhượng đă viết tờ tŕnh lên vua Tự Đức như sau:

 

-  Lại nói tên Trường Tộ biết khá nhiều về t́nh thế nước ta, nay lại là đệ nhất thông ngôn cho giám đốc Tây, chỉ vẽ mọi việc thông dịch, xử lư trong các giấy tờ qua lại đều do y cả (quyển tái bản 1988, trang 478).

 

-  Lại nói tên Trường biết khá nhiều t́nh thế nước ta, nay là đệ nhất thông ngôn cho giám đốc Tây, chỉ vẽ mọi việc thông dịch, xử lư các giấy tờ qua lại đều do y cả (quyển tái bản năm 1991, trang 189). Tên Trường Tộ này c̣n là tên Trường, bỏ đi chữ Tộ.

 

Thần hỏi: Gia Hậu đề cập đến Trường Tộ là người như thế nào vậy?

 

Đáp: Tên Trường Tộ trước là linh mục. Từ khi thuyền Tây đến Gia Định th́ phần kém  đạo hạnh, lệch lạc ra ngoài phạm vi đạo trưởng, năng lui tới Tây soát t́m vui (quyển xuất bản năm 1991, trang 189) như trên bỏ đi chữ Tộ.

 

Tờ tŕnh này viết vào ngày 26-4-1870. Giám mục Ngô Gia Hậu (Gauthier) có thể không ưa Tộ, không c̣n trọng dụng ông Tộ nữa nên tiết lộ cho triều đ́nh ta những ǵ  trước đă được giữ kín từ lâu về ông Tộ, gọi ông Tộ là kiến trúc sư, có trí nhớ lạ thường, có tài năng lỗi lạc….Bây giờ ông Tộ làm việc cho pháp nghạch thông ngôn lên đến hạng nhất, lại là cựu linh mục kém đạo hạnh, là người phản bội tráo trở khi giám mục Hậu nói: Gia Hậu nhân y nói người Tây tráo trở nên lấy câu này mà gọi người đa đoan đó tên là Trường”.

 

Lại nói: Y đă vốn theo tả đạo, làm đạo trưởng, chẳng biết ǵ mà bàn lếu láo đến công việc thật là không phải (trang 189-478). Trước giám mục Hậu đánh bóng cho ông Tộ là kiến trúc sư, có trí nhớ lạ thường, có tài năng lỗi lạc. Đến năm 1870, Nguyễn Trường Tộ được giám mục Hậu cho biết là linh mục kém đạo đức, là thông ngôn cho Pháp, chẳng biết ǵ mà nghị bàn lếu láo đến công việc thật là không phải, kẻ tráo trở…

 

Người ta cũng ngạc nhiên rằng một người làm việc cẩn trọng như Lm Trương Bá Cần mà chỉ mới ba năm sau ông đă sửa đổi lịch sử. Ông cố che giấu chức vụ linh mục cho Nguyễn Trường Tộ, không biết có ẩn ư ǵ? Ông viết: “Giáo sĩ (tức là bác sĩ Hernaiz) không phải là một linh mục hay giáo sĩ tu sĩ mà chỉ là một nhân sĩ tôn giáo nên gọi là giáo sĩ, như Nguyễn Trường Tộ cũng được gọi là giáo sĩ. Người giáo hữu đều có nhiệm vụ tông đồ truyền đạo, lôi kéo được nhiều người ngu ngốc theo đạo th́ được giấy ban khen.” Như vậy th́ tất cả giáo dân đều được gọi là giáo sĩ không thể phân biệt là trí thức mới được gọi là giáo sĩ, như vậy là sai. Các cụ ta gọi ông đạo trưởng Nguyễn Trường Tộ là giáo sĩ để phân biệt hai chữ tu sĩ cho các tôn giáo khác là có ẩn ư trong đó có giáo dở , gươm giáo và giáo gian, cũng như ở phương tây người ta gọi Jesuit là thầy tu Ḍng Tên, v́ những công tác họ làm lưu manh lươn lẹo nên sau này Tự Điển có thêm nghĩa chữ Jesuit như sau: “Người hay mưu đồ, người hay mập mờ nước đôi, người đạo đức giả, người giảo quyệt”.

 

V́ Nguyễn Trường Tộ là đạo trưởng tức linh mục từ trước năm 1858 nên ông phải có thời gian vào học chủng viện. V́ thế bản lư lịch, tiểu sử viết về Nguyễn Trường Tộ của ông Lê Thước và Nguyễn Trường Cửu là giả mạo ngụy tạo vào đầu thế kỷ 20 mà thôi.

 

LINH MỤC NGUYỄN TRƯỜNG TỘ LÀ NGƯỜI YÊU NƯỚC?

 

Linh mục Nguyễn Trường Tộ là người Gia-Tô, lúc sanh ra được đem ra nhà thờ để chịu phép rửa tội (baptême). Ghi tên vào sổ đạo của giáo xứ, địa phận để được gia nhập một quốc gia mới là quốc gia Vatican. Nước Vatican bao giờ cũng ở trên quốc gia trên trần thế, nơi đă sinh ra chỉ là tạm bợ. Mà nước Vatican là đồng minh với nuớc Pháp nên ông ta đă về cộng tác, làm việc với người Pháp. Cho nên linh mục Trương Bá Cần đă không ngượng ngùng khi viết: Đầu năm 1861, Nguyễn Trường Tộ trở về Saigon (làm việc cho Pháp) với hoài băo lớn là đem những hiểu biết thu nhập được của ḿnh để giúp đất nước(?) canh tân, tự cường tự lực ngơ hầu tránh được hoạ mất nước” (NTT, tập I, trang 220. Ở vị thế đó, rất khó mà xét định được ông Tộ có là người yêu nước nồng nàn không?. C̣n với đại khối phi Gia-Tô, ḷng yêu nước được chứng tỏ khi có ngoại xâm là lăn xả vào cuộc kháng chiến để đánh quân ngoại xâm để bảo vệ đất nước, hoặc cầm kiếm cầm súng, hoặc cầm bút như cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu, cụ Phan Văn Trị, hoặc lao động yểm trợ chiến trường….Giặc đến nhà đàn bà c̣n phải đánh huống hồ là nam nhi.

 

Tác giả bài thơ nổi tiếng “HỒ TRƯỜNG” là ông Nguyễn Bá Trác cũng bôn ba nơi hải ngoại để t́m đường phục quốc. Nhưng về sau tuyệt vọng phải về nước làm việc cho Pháp. Nguyễn Thái Bạt, người đă du học ở Nhật, đă từng cùng với cụ Phan Bội Châu dựng bia kỷ niệm ông Asaba Sakitaro ân nhân cách mạng Việt Nam. Ông đă tuyệt tích không ai biết tin tức ǵ cả. Về sau, được biết ông đă đổi tên là Nguyễn Phong Di làm việc ở toà khâm sứ Huế (Hồi Kư Đặng Thái Mai, trang 236). Cả ba người làm việc với Pháp, không biết ḷng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ có thể so sánh với hai ông Nguyễn Bá Trác và Nguyễn Thái Bạt được không?

 

Nếu Nguyễn Trường Tộ mà viết điều trần gửi lên vua Tự Đức trước năm 1858, nghĩa là trước khi đi Hồng Kông đọc tân thư của Tàu th́ ông là người có tư tưởng canh tân tôi phải kính phục, và như thế đích thực ông là người yêu nước khỏi phải bàn căi, không phải thắc mắc nghi ngờ ǵ nữa.

 

Trước Nguyễn trường Tộ có ông Vũ Duy Khuê thời vua Minh Mạng đă đề nghị mở các hải cảng cho người ngoại quốc vào buôn bán và cho tự do tôn giáo. Vua Minh Mạng đồng ư cho người ngoại quốc vào tự do buôn bán. C̣n về tôn giáo, vua Minh Mạng cử một phái đoàn sang Pháp điều đ́nh. Phái đoàn chỉ được vài bộ trưởng tiếp, c̣n các giáo sĩ trong Hội Truyền Giáo th́ chống đối, tố cáo vua Minh Mạng tàn ác, vô nhân đạo. Họ trông mong chính phủ Pháp đem chiến hạm qua biểu dương ở biển Đông. Phái đoàn trở về Việt Nam th́ vua Minh Mạng đă mất, vua Thiệu Trị lên thay. Năm 1847, Lapierre và Rigault de Genouilley đem chiến thuyền đến Đà Nẵng bắn đắm 5 thuyền đồng của ta. Trong “Dương Sự Thuỷ Mạt” có cho biết tên 5 tầu đó là: Kim Đằng, Phấn Bằng, Linh Phụng, Thọ Hạc, Vân Bằng. Đến thời Tự Đức, năm 1851, ông Phạm Phú Thứ qua Macao, sang Hàng Phố, dến Quảng Châu đă tận mắt nh́n thấy hàng hoá của Tây phương tràn ngập, bày la liệt và thuyền máy nhiều tầng của Tây phương chạy trên sông. Lẽ dĩ nhiên đi chuyến này về có tường tŕnh cho vua Tự Đức những điều đă thấy. Năm 1856, khi làm việc ở Nghệ An, ông đă hướng dẫn cho thợ đóng một chiếc tầu vận tải đường biển kiểu mới và một chiếc tầu đồng đặt tên là Thủy Nhạc. Ông đă thi hành thuyết tri hành hợp nhất, ông đă được vua Tự Đức khen thưởng bốn lần.

 

Ngoài ra c̣n các bản điều trần của các ông Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Nghĩa, Lê Danh Đề, Nguyễn Tiến Thọ, Hoàng văn Tuyển, Trần Tiễn Thành,…

 

Về các vấn đề cấp bách như cách thức tuyển người, định cư dân chúng, phân chia ruộng đất, việc miễn giảm thuế, luyện tập quân sĩ, dùng đồ nội hoá, khai thác mỏ, đúc súng,… vua Tự Đức ban hành dụ ruộng đất không được bỏ hoang, cho phép Chu Triệu Kỳ người Trung Hoa khai thác mỏ vàng An Bảo ở Thái Nguyên,…Vua Tự Đức c̣n là vị vua thông minh ham t́m hiểu, ông đă nhờ các thương gia Tàu mua sách báo. Ông thường đọc báo ngoại quốc viết bằng chữ Hán nhu Hong Kong Daily Press, Pekin Gazette và có thể các sách tân thư của Tàu. V́ thế , sau  này, ông Phạm Phú Thứ lập nhà in, nhà xuất bản Hải Học Đường in một số tân thư của Tàu như:

 

- Bác Vật Tân Biên (khảo cứu về các môn khoa học tự nhiên)

 

- Khai Môn Yếu Pháp (phương pháp khai mỏ)

 

- Hàng Hải Kim Châm (kỹ thuật đi biển)

 

- Vạn Quốc Công Pháp (công pháp các nước)

 

- Và cuốn Tây Hành Nhật Kư ( nhật kư đi Tây của ông)

 

Ông c̣n định in các cuốn: Địa cầu Thuyết Lực, Danh Hoàn Chi Lược, Cách Vật Nhập Môn th́ bị triệu về kinh, công việc bị bỏ dở và sau đó ông mất ngày 5-2-1882.

 

Theo sách ông Chương Thâu trang 14 cho biết từ lúc vua Tự Dức lên ngôi cho đến năm 1862, đă có 40 vụ dân chúng nổi loạn và các vụ nổi loạn này phần nhiều do sự xúi giục của bàn tay lông lá. Bản báo cáo ngày 3-6-1859 trong châu bản triều Tự Đức, trang 51, cho biết trên rừng th́ dân thiểu số hoành hành, cướp của giết người và trong làng xă th́ dân theo đạo Gia Tô nổi lên làm loạn, ngoài biển th́ tàu Pháp và thuyền Tầu Ô đánh phá. Thù trong giặc ngoài, triều đ́nh chỉ c̣ncó con đường tái lập an nih và lo chống đỡ, đâu có th́ giờ lo đến việc canh tân xứ sở nữa. Kể từ tháng 4 năm 1863, khi các bản điều trần của ông Nguyễn Trường Tộ gửi lên, vua Tự Đức có lẽ đă đọc các tân thư của Tàu rồi nên đă phê: Nguyễn Trường Tộ quá tin những điều y đề nghị…tại sao lại thúc giục nhiều thế, khi mà các phương pháp cũ của Trẫm đă rất đủ để điều khiển quốc gia rồi” ( Lịch sử Việt Nam quyển 2, trang 62)

 

Muốn thực hiện các dự án lớn có tính cách lâu dài th́ đất nước phải có an ninh, phải có tài chánh, phải có người có khả năng chuyên môn, mà người nắm vững vấn đề đó là vua Tự Đức. Một người ngoại quốc, tiến sĩ Yoshihary Tsuboi, sau khi đọc các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đă phê b́nh: Nguyễn Trường Tộ đề nghị đi vay tiền của các thương gia Hương Cảng, nhưng không boa giờ ông đề nghị một giải pháp nào tạo ra các nguồn kinh phí thật sự (Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, trang 277- Nguyên tác: L’empire Vietnamien face à la Frace et à la Chine 1847-1885 do Nguyễn Đ́nh Đầu dịch ra Việt ngữ). Hiện nay các nước đi vay tiền của ngoại quốc để phát triển quốc gia, các quốc gia này c̣n được hưởng lợi nhờ cuộc chiến Việt Nam, thế mà nay tiền lời c̣n không trả nổi, chưa nói đến trả vào vốn, đó là Thái Lan, Đại Hàn, Nam Dương, Mă Lai Á, các nước đó đang trên đường đi đến phá sản. Nói th́ dễ, làm mới khó. Trong bài viết của tiến sĩ Vĩnh Sinh có đăng trong sách này đă trưng dẫn nhà đại tư tưởng canh tân Nguyễn Trường Tộ đă mượn ư và đạo văn của Từ Kế Dư trong “Doanh Hoàn Chi Lục” và Ngụy Nguyên trong “Hải Quốc Đồ Chi”.

 

Tháng tư năm 1863, Nguyễn Trường Tộ bắt đầu gửi bản điều trần đầu tiên “Thiên hạ đại thế luận” đề nghị triều đ́nh ta hoà với Pháp: Sự thế hiện nay chỉ có hoà. Hoà th́ trên không cưỡng lại ư Trời, dưới có thể làm cho dân đỡ khổ, chấm dứt được sự ḍm ngó của bọn gian nghịch, ngăn chặn được sự tranh giành của nước ngoài, thật là hay không kể xiết”.

 

Nhiều người ca tụng ông Nguyễn Trường Tộ là người thông minh lạ thường, là bậc kỳ tài trong thiên hạ mà ông làm thông ngôn cho Charner lại không biết Charner khẳng định: “Nếu chúng ta đứng vững ở đất Nam Kỳ và tạo ra đây một trung tâm buôn bán quan trọng th́ chúng ta không thể chiếm lấy Saigon mà thôi. Quyền lợi của chúng ta đ̣i hỏi phải bành trướng giao dịch ra toàn Nam Kỳ, một xứ gồm những tỉnh ph́ nhiêu nhất, giầu nhất của vương quốc này” (Phạm Phú Thứ với tư tưởng canh tân, trang 75). Ông làm việc cho Pháp ở Sài G̣n từ năm 1861 há không biết ngày 5 tháng 5, 1862, phái đoàn của Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài G̣n kư một hiệp ước ḥa b́nh và hữu nghị với Pháp và Tây Ban Nha? Trong hiệp ước này có một điều khoản quan trọng là: Triều đ́nh nước Nam không được tự ư cắt đất giảng hoà với bất cứ nước nào nếu chưa được Pháp ưng thuận.” Đây chắc là ông cố vấn cho Pháp để chặt đứt những đề nghị của ông có trong điều trần sau này: “Dùng ngoại giao với Anh để nhờ Anh đánh Pháp” “Nhờ kẻ khác để ly gián họ” “Nhờ người khác để đánh họ”. Như vậy, nếu triều đ́nh nhượng cho Anh hay Mỹ hay Đức hải cảng Đà Nẵng để dùng họ đánh Pháp đâu c̣n thực hiện nữa mà ông cứ viết điều trần làm ǵ. Đúng như giám mục Gauthier gọi, ông là tên tráo trở. Chưa đủ quân số, chưa đủ phuơng tiện để dứt điểm thành phố Huế, ngày 10 tháng 6 năm 1859, Pháp đă nhờ một ngưới Trung Hoa tên là Lư Thuận Nhất đưa một bức thư cầu ḥa cho triều đ́nh vua Tự Đức. Triều thần họp bàn, đa số chủ trương ḥa, có người c̣n chủ trương ḥa vô điều kiện như Lê Chí Tín, Đoàn Thọ, Tôn Thất Thường, Tôn Thất Dao và Nguyễn Hào. Kết qủa là triều đ́nh ta đă đồng ư kư Hiệp Ước Ḥa B́nh Và Hữu Nghị vào ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài G̣n. Như vậy đến tháng 4 năm 1863 ông mới viết điều trần đề nghị ḥa với Pháp nghĩa là làm sao, trong khi triều đ́nh Tự Đức đă chủ trương từ lâu rồi và đă kư Hiệp Ước Ḥa B́nh với Pháp và Tây Ban Nha ngày 5 tháng 6 năm 1862, trước đó một năm rồi.

 

Ông Tộ đề nghị nhà vua nên dùng giám mục, linh mục Pháp gíup canh tân đất nước. Vua Tự Đức đă phê: “Liệu có giúp được không?” Trong Di Thảo 12, ông Tộ báo tin giám mục Gauthier có thể nhận giúp đi Pháp thuê thợ thày và mua máy móc để mở trường huấn luyện về nghề nghiệp. Vua Tự Đức đă mời giám mục Gauthier cùng Nguyễn Trường Tộ về Huế, đón rước có lọng che như các quan lớn trong triều đ́nh. Theo đề nghị của giám mục nên cho một số giáo sĩ biết ngoại ngữ sang Pháp học một năm để giúp dạy ứng dụng. Nguyễn Trường Tộ đề nghị Nguyễn Huấn, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều , Nguyễn Lâu,…Tất cả đề xuất của Nguyễn Trường Tộ đều được triều đ́nh nghe theo.

 

Đến Pháp, ông Tộ không áp dụng kế hoạch ngoại giao, vào toà đại sứ Anh hay Đức để vận động họ đánh Pháp cứu nước mà chỉ đi liên lạc với hội khai thác mỏ. Ông không chịu đi gặp lănh tụ đảng đối lập ở Pháp để thực thi kế họach như ông đă viết, làm áp lực với Pháp. Được dịp để thi thố tài năng cứu nước, ông không làm, tri hành không hợp nhất, thành ra chỉ là thằng nói phét thôi. Ông bảo nhờ giám mục, linh mục để canh tân đất nước th́ vua Tự Đức đă thực thi, nhờ giám mục Gauthier và ông mở trường dạy nghề. Kết quả ra sao? Ông đem về được hai linh mục: Lm Thông (Montrousies) và Lm Đông (Renault) để làm giáo sư và truyền đạo hợp pháp. Giáo sĩ Hernatz điếc nặng, đến Việt Nam mấy ngày rồi về Pháp. Đem về chỉ có ba giáo sư, cả thảy chỉ c̣n lại hai người th́ mở trường cái ǵ? Ông cổ vơ nên hoà với Pháp là thượng sách, ông đang ở bên Pháp, thống đốc La Grandière đem quân lấy luôn ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ở Pháp, ông viết nhăng viết cuội bản “Tế cấp bát điều” gửi về, ông không một lời phản đối hay có văn thư phản đối chính phủ Pháp, bộ Ngọai giao Pháp về việc Pháp đă phản bội ḥa ước kư ngày 5-6-1862, ngang nhiên chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Ḷng yêu nước của ông để đâu và ông có là người yêu nước không?

 

Trong Nguyễn Trường Tộ, Tập I, trang 67, Lm Trương Bá Cần cho biết trong Di Thảo số 51, ông Tộ cho biết: “Hiện c̣n ba bốn tập tŕnh bầy sự việc, xin đợi 6 tháng gửi lên”. Như thế là Nguyễn Trường Tộ c̣n viết thêm ba bản văn nữa, văn bản số 54 đang dở dang…và từ trần ngày 22-11-1871. Bây giờ có tới 58 bản điều trần cơ. Vậy bản dư ai là người viết?

 

Trong “Thiên hạ đại thế luận”, ông Tộ viết: “Hơn nữa ở Âu Châu việc vơ bị chỉ có nước Pháp là đứng hạng nhất, hùng mạnh nhất không thua ai cả. Họ lại có tính khẳng khái, hiếu chiến, với uy phong của một quân đội có xe sắt.” Đây có thể là bản điều trần giả, có thể người ở thế kỷ 20 cho thêm vào hai chữ “xe sắt”. Chiếc xe sắt đầu tiên được thế giới biết đến là do Anh chế tạo vào năm 1914, thời ông Nguyễn Trường Tộ làm ǵ có động cơ nổ, th́ Pháp làm ǵ mà có xe sắt? Nên biết rằng những văn bản của Nguyễn Trường Tộ mà chúng ta có hiện nay đều là những bản được sao chép lại (Nguyễn trường Tộ của Trương Bá Cần trang 105). Trong sách của Chương Thâu, trang 18, c̣n cho biết có rất nhiều bản điều trần quan trọng. Bản điều trần số 55 c̣n đưa Nguyễn Trường Tộ thành nhà tiên tri “nhưng nước ta có một nước mạnh như vậy ở bên cạnh cũng rất đáng lo” ư chỉ đại chiến thứ hai, quân đội Nhật sang chiếm nước ta. Nhưng thời đó nước Nhật đă có cái ǵ chứng tỏ là canh tân đâu? Ông Tộ chết năm 1871, năm 1872 nước Nhật mới bắt đầu làm đường xe lửa Tokyo-Osaka và năm 1871 phái đoàn lănh đạo thượng tầng của Nhật gồm 50 người đi tham quan ở Tây phương 1 năm 10 tháng để học hỏi hầu về nước thực hiện kế hoạch canh tân. Lúc bấy giờ nước Nhật đă có cái ǵ chứng tỏ canh tân thành công đâu mà ông Tộ biết trước được nước Nhật mạnh? Bản điều trần này có thể được viết ra vào năm 1941, thời ông Từ Ngọc Nguyễn Lân, ở gần có cha Cadière, đang ra sức đánh bóng nhân vật Nguyễn Trường Tộ, và lúc này quân Nhật đă có mặt ở Việt Nam.

 

Ba mươi năm sau, năm 1971, ông Đào Đăng Vỹ viết trong Bách Khoa số 359 ngày 15-12-1971 một bài viết: “Xă hội Nguyễn Trường Tộ và xă hội Y Đằng Bác Văn” để đính chính về việc Y Đằng Bác Văn và Nguyễn Trường Tộ gặp nhau chỉ là truyền thuyết do các cụ kể lại không có ǵ chính xác và cho biết ḥan cảnh nước Việt lúc bấy giờ th́ dầu không bị xâm chiếm cũng khó tiến bộ mau chóng và hùng mạnh như Nhật Bản được. Ông Vĩnh Sinh cũng chứng minh Y Đằng Bác Văn và Nguyễn Trường Tộ không thể gặp nhau được, như vậy câu nói sau đây cũng chỉ là đồ ngụy tạo: “Kể tài trí th́ ông hơn tôi nhiều, nhưng cứ t́nh thế hai nước ta, th́ tôi sẽ thành công dễ dàng mà ông sẽ ḥa ṭan thất bại.” Ng̣ai ra cũng nên nhớ rằng mấy bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi lên vua Tự Đức cũng chỉ có mấy người được đọc như Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tri Phương, …đâu có phổ biến ra ngoài cho dân chúng được đọc đâu; thế mà sau này nhiều bài viết đă tán hươu tán vượn là “những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ ít gây được ảnh hưởng rộng lớn trong nhân dân v́ thiếu một tầng lớp tư sản trong xă hội,” v.v…

 

Ngày nay bao nhiêu người Việt ở hải ngoại gửi đề nghị về cho nhà nước Việt Nam, người ở ngoài cuộc có ai được đọc, được biết đâu?

 

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HỤT LÀM VUA

 

Pháp đánh Đà Nẵng, ông Tộ hẳn đă được hứa hẹn của các giám mục Pellerin và Gauthier về tương lai

 

Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly đă có mặt tại cửa Hàn (Đà Nẵng) chuẩn bị tấn công - Ảnh tư liệu

sẽ được đóng vai tṛ quan trọng nào đó. Chủ trương của Pháp là đánh chiếm Huế, lật đổ triều Nguyễn để thiết lập tân trào. Sử dụng các thầy tu, kẻ giảng để thiết lập một guồng máy hành chánh với sự trợ lực của 600,000 (sáu trăm ngàn) giáo dân Gia Tô. Giám mục Pellerin c̣n thuyết tŕnh cho Ủy Ban Cochinchine (Ủy Ban Nghiên cứu về Nam Bộ), giám mục nói rằng: “Chỉ cần tấn công bất kỳ một chỗ nào trên đất An Nam th́ người Gia Tô ở đấy cũng sẽ ngả theo quân đội Pháp để chống lại các quan lại An Nam”. Khi Rigault de Genouilly tấn công Đà Nẵng không thấy giáo dân đâu cả như lời giám mục Pellerin đă thuyết tŕnh. Quân Pháp lên bộ bị quân dân ta chặn đánh thiệt hại nhiều. Trong “Dương Sự Thuỷ Mạt” có ghi: “Nguyễn Tri Phương cho đắp luỹ từ bờ biển đến ngoài luỹ Phúc Ninh-Thạc Giản, đào hố h́nh chữ “phẩm’, cắm chông nhọn, phủ cát rơm lên trên, một mặt cho quân mai phục bên ngoài thành Điện Hải. Quân Tây Dương chia ba ngă tiến đến, phục binh ta vùng dậy đánh, quân Tây sụp hố, bị quân ta bắn phải tháo chạy. Các quân sĩ đều được thưởng tiền, mỗi người 100 quan”. Tháng 9 năm 1858, quân và dân Quảng Nam dùng sọt tre, thùng gỗ chứa đất, đá lấp sông Vĩnh Điện để ngăn chặn đường tiến của giặc vào kinh đô. Rigault de Genouilly có 800 quân gồm 300 quân Tagals (lính đánh thuê Phi Luật Tân) từ chối hành quân chờ ngày hồi hương, chỉ c̣n 500 quân pḥng thủ. Tháng 10 năm 1858, ông Tộ cùng giám mục Gauthier đến Đà Nẵng gặp quân Pháp, ở đây có giám mục Pellerin, linh mục Croc, có tên Việt là cố Hoà biết tiếng Việt, áp lực quân Pháp tấn công Huế cho chóng dứt điểm (Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo, trang 22). Rigault de Genouilly hiểu rơ t́nh h́nh không thể tấn công được nên đă từ chối, vả lại có lẽ ông mất cảm t́nh với các giáo sĩ người Pháp cho tin không chính xác. Ngoài ra Rigault de Genouilly có chủ trương hợp lư : “Không thể lật đổ vua hiện tại để đưa một người Gia Tô lên cai trị dân chúng không theo đạo có tỉ lệ 200/1” (Paris Xuân 96 của Nguyên Vũ, trang 194). Nguyễn Trường Tộ đă cởi áo linh mục, có thể đóng vai hiệp sĩ Toà Thánh lên lănh đạo Việt Nam thay vua Tự Đức nhưng đă không được như ư; cởi áo linh mục, Nguyễn Trường Tộ chỉ c̣n được giáo dân gọi là Thầy Lân mà thôi.

 

Về làm việc với Pháp, ông Nguyễn Trường Tộ cũng nghĩ sẽ được đóng một chức vụ quan trọng nào đó. Nhưng Pháp đă không tin dùng, chỉ cho chức vụ thông ngôn nên ông bất măn. Ông hụt làm vua, hụt làm tể tướng nên quay ra viết mấy bản điều trần để chứng tỏ ḿnh là người yêu nước, để làm thân với vua quan trong triều đ́nh để giữ mạng sống, có thế thôi!

 

Như nhận xét của Trần Tiễn Thành sau đây: “Cái khoản này năm trước y cũng đă tŕng bầy chưa tiện thi hành, nay lại đề cập, viện dẫn lư thế hiện tại và điển cố biện thuyết, chẳng qua chỉ là muốn tỏ ra có ḷng v́ ḿnh mà thôi. Nhưng bác đi v́ thời sự khó thực hành, đó là ư kiến đă được thương nghị cùng thần Nguyễn Tri Phương, thần Phạm Phú Thứ, tất cả đồng ư như vậy”   (Nguyễn Trường Tộ tập I, Trang 65-66) và viết mấy bản điều trần để lấy ḷng vua quan nhà Nguyễn như  “Biểu tạ ơn vua”  (NTT, trang 282),  “Ngôi vua là quí , chức quan là trọng” (NTT, trang 174), “Tâm sự với Trần Tiễn Thành” (NTT, trang 170), “Lại tâm sự với Trần Tiễn Thành” (NTT, trang 184).

 

[Khi đọc xong bài “Nguyễn Trường Tộ học ở đâu” của học giả Đào Duy Anh và phần ghi chú của toà soạn Đông Dương Thời Báo (Houston, Texas), người đă từng hướng dẫn ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Lê Minh Hương đi ăn phở ở Mỹ, đă than: Tiền nhân đă lừa chúng ta và chúng ta bị tiền nhân lừa.]

 

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

TỔNG QUÁT TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

Bùi Kha

 

PHẦN MỘT

 

TỔNG QUÁT TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

QUA 58 BẢN ĐIỀU TRẦN VÀ NHỮNG CA NGỢI VỀ ÔNG. 

 

Có nhiều điều khó cho tôi lúc viết về Nguyễn Trường Tộ.

 

Thứ nhất: Nhiều thế hệ học sinh như tôi, lúc c̣n nhỏ được cô thầy dạy cho biết Nguyễn Trường Tộ là một nhà canh tân lớn. Nhưng rất tiếc Triều đ́nh vua Tự Đức v́ ngu muội, hẹp ḥi và cố chấp nên đă không áp dụng những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ, nên Việt Nam bị nghèo đói, ch́m đắm nhiều thế kỷ và bị ngoại bang đô hộ. Lời dạy ấy vẫn ám ảnh măi trong tôi và có lẽ cũng như một số lớn các học sinh khác.

 

Thứ hai: Khoảng hơn 125 năm qua, hầu như chưa có một bài viết nào khá súc tích, của phía hoàng tộc, để minh oan hoặc ít nhất là nói lên quan điểm của ḿnh về lời cáo buộc mà đa số những học sinh như tôi đă được dạy như trên.

 

Thứ ba: Theo sự liệt kê của Linh mục Trương Bá Cần, tác giả cuốn Nguyễn Trường Tộ, Con Người Và Di Thảo, xuất bản năm 1988 tại TP HCM, th́ có khoảng 60 tác giả viết về Nguyễn Trường Tộ. Trong số 60 tác giả này, có vị là thầy của những bậc thầy, số c̣n lại hầu hết là những nhà nghiên cứu đứng đắn với kiến thức sâu rộng. Tôi chưa có cơ hội đọc được nhiều bài trong số gần 100 bài của 60 tác giả nói trên. Nhưng nh́n các tựa đề của các bài viết, chúng ta có thể tiên đoán được phần nào về nội dung của chúng: Nguyễn Trường Tộ hầu như hoàn toàn được ca tụng hơn là bị phê phán, mặc dầu phần lớn các bậc lăo thành nầy không hẳn có cùng một tín ngưỡng với Nguyễn Trường Tộ. Một trong những tác giả là Nguyễn Trọng Thuật trong bài Nguyễn Tràng Tộ Trên Lịch Sử Việt Nam đăng trong Nam Phong Tạp Chí số 180 tháng 1, 1933, gọi Nguyễn Trường Tộ là bậc vĩ nhân. Người kế tiếp là Từ Ngọc Nguyễn Lân trong cuốn Nguyễn Trường-Tộ, xuất bản tại Huế, 1941 có những lời ca ngợi như sau: Viết cuốn sách nhỏ nầy về Nguyễn Trường Tộ tiên sinh tôi không dám có cao vọng khảo cứu tường tận về học thức tài hoa, sự nghiệp của bậc vĩ nhân đệ nhất của nước Nam. Một người như thế đáng cả quốc dân tôn sùng; tượng đồng bia đá, kể cũng c̣n là ít...

 

Thứ tư: Giáo Sư Chương Thâu, phó Tiến Sĩ Sử Học thuộc Viện Sử Học Hà Nội, có một bài viết về Nguyễn Trường Tộ, sâu sắc, đầy đủ và tầm cở nhất mà dưới đây tôi trích đăng (bài nầy mới thêm vào lần nầy) để hầu độc giả (5 trang):

 

Cách đây ba mươi năm, khi mới về công tác tại khoa Sử Học trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, tôi được các giáo sư Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy hướng vào nghiên cứu Nguyễn Trường Tộ - Nhà yêu nước, nhà cải cách lớn của lịch sử cận đại Việt Nam.

 

Bắt tay vào việc: Sưu tầm, đọc, dịch văn bản, t́m hiểu con người và cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ, tôi ngày càng bị hấp dẫn bởi hệ thống những tư tưởng cải cách tiến bộ, và trên hết cả là tấm ḷng thiết tha v́ nước v́ dân của ông. Sau đó, để đánh dấu cho bước đầu nghiên cứu Nguyễn Trường Tộ, vào năm 1961, tôi và anh Đặng Huy Vận (nay đă qua đời) đă cộng tác với nhau viết chuyên luận NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ CUỐI THẾ KỶ XIX(1) nhằm bổ sung cho giáo tŕnh lịch sử cận đại Việt Nam. Đề tài Nguyễn Trường Tộ cũng được đặt ra cho một số sinh viên khoa Sử làm Khóa luận tốt nghiệp trong một số năm học...

 

Sau ngày giải phóng miền Nam (30-04-1975) thống nhất nước nhà, trong niềm vui chung của nhân dân đất nước, tôi có thêm một nguồn vui riêng: Vấn đề Nguyễn Trường Tộ có cơ may sẽ được nghiên cứu trên nhiều chiều kích chung hơn, rộng hơn.

 

Rồi một ngày đầu xuân năm 1976, tôi gặp anh Trương Bá Cần. Thật đúng là do cái duyên kỳ ngộ. Thuở c̣n đi học ở Pháp, năm 1962, anh đă gởi thư cho tôi theo địa chỉ của tác giả cuốn sách NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ CUỐI THẾ KỶ XIX được lọt sang Paris hồi đó. Thư của anh hỏi tôi nhiều vấn đề liên quan đến Nguyễn Trường Tộ. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh tôi đă không đáp ứng được yêu cầu của anh.

 

Gặp anh Trương Bá Cần giữa thành phố Sài G̣n đă giải phóng, vui mừng khôn xiết. Tôi có thêm một người bạn là nhà Sử Học để chia sẻ những nỗi niềm, những suy nghĩ về đề tài Nguyễn Trường Tộ mấy lâu nay hằng ôm ấp, nhưng ở hoàn cảnh tôi thật khó có thể tiếp tục triển khai. Theo tôi, chỉ có anh là người có đủ điều kiện nhất để hoàn thành sứ mệnh khoa học nầy.

 

Anh Trương Bá Cần là người từng theo dơi, t́m hiểu Nguyễn Trường Tộ trước tôi nhiều năm (từ năm 1942, khi anh c̣n học ở Chủng Viện Xă Đoài, gần quê hương của Nguyễn Trường Tộ). Anh lại có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu. Anh vừa là một nhà khoa học, vừa là một linh mục đầy ḷng ngưỡng mộ đối với người công giáo yêu nước Nguyễn Trường Tộ, nên về nhiều mặt, anh thuận lợi hơn so với tất cả những người nghiên cứu khác.

 

Thực tế đă chứng tỏ đúng như vậy. Những tài liệu về Nguyễn Trường Tộ và liên quan đến Nguyễn Trường Tộ mà anh tập hợp được từ nhiều nguồn, trong nhiều chục năm nay là hết sức phong phú: Từ các văn bản Hán Nôm của các Thư Viện ở miền Bắc và ở miền Nam, - Từ các sách báo, tạp chí tiếng Việt và tiếng Pháp ở trong nước và ở nước ngoài - Từ các tài liệu của các tủ sách và Thư Viện các gia đ́nh mà anh biết được... Anh đă bỏ ra không ít công phu để tra cứu, đối chiếu, phối kiểm để giới thiệu và chú thích một cách rất cẩn thận... Tóm lại anh đă giám định, khảo chứng và xử lư các văn bản một cách khoa học. Với tất cả công sức lao động bền bỉ và nghiêm túc trong nhiều năm tháng, cho đến nay anh đă cho ra mắt công chúng công tŕnh khoa học: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ-CON NGƯỜI VÀ DI THẢO

 

Đây là một tập đại thành về Nguyễn Trường Tộ của ba thế hệ nghiên cứu từ những năm 20 đến nay...

 

Qua toàn bộ Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ được công bố lần này, những người làm công tác nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành khoa học xă hội như lịch sử, triết học, kinh tế học, xă hội học... sẽ có thể khai thác, lấy ra rất nhiều vấn đề để nghiên cứu. Bởi v́, có thể nói, Nguyễn Trường Tộ đă đề cập đến hầu hết mọi vấn đề về xă hội, kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao... như là một hệ thống các vấn đề cần phải cải cách đổi mới ở xă hội đương thời. Đặc biệt về đường lối xây dựng phát triển kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, đối với Nguyễn Trường Tộ, luôn luôn được coi là một vấn đề cốt tử nhất. Về đường lối chiến lược là khá toàn diện và sâu sắc. Về sách lược biện pháp thực hiện là cụ thể và rơ ràng, và về thái độ và tấm ḷng thành của ông là vô cùng chân thành và cảm động. Ông đă kiên tŕ đề đạt những kiến nghị cải cách đó trong hơn mười năm ṛng ră, đến mức độ khi bị bệnh phải nằm ngửa để viết tiếp các bản kiến nghị, ông vẫn không chán, không chùn. V́ như ông vẫn tự xác định: Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa.

 

Những vấn đề Nguyễn Trường Tộ đặt ra cách đây trên một trăm hai chục năm, đối với chúng ta ngày nay, trong thời điểm lịch sử của những ngày tháng sôi động trước phong trào đ̣i phải đổi mới tư duy hiện nay, vẫn c̣n có một ư nghĩa thời sự, vẫn có những giá trị tham khảo nhất định.

 

Cách đây không lâu, tôi, có một anh bạn lớn tuổi, từng là cán bộ khoa học có tŕnh độ lư luận cao và đă có một quá tŕnh công tác cách mạng lâu dài, sau khi tôi đưa cho mượn đọc một số Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ, đọc xong, anh đă xúc động nói rằng:

 

- Quả t́nh càng đọc Nguyễn Trường Tộ, tôi càng thấy xót xa thương cảm ông, càng giận vua quan triều đ́nh nhà Nguyễn.

 

Và ông bạn này nói thêm:

 

- Giá như những Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ, nhất là tập Tế Cấp Bát Điều, được công bố sớm hơn, trước Đại Hội VI của Đảng ta chẳng hạn, th́ nhân dân ta, các cán bộ lănh đạo cũng tham khảo được một số ư kiến rất xác đáng của một nhà yêu nước sớm có tư duy đổi mới, sớm có một hệ thống những vấn đề cải cách xă hội và kinh tế xuất sắc, thật đáng cho mọi người kính phucï.

 

Công tŕnh nghiên cứu NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - CON NGƯỜI VÀ DI THẢO ra đời có thể là hơi muộn so với đ̣i hỏi của công chúng, nhưng giá trị khoa học của nó vẫn y nguyên. Tấm ḷng của Nguyễn Trường Tộ đối với sự nghiệp canh tân đất nước, vẫn là như hoa quỳ luôn hướng về mặt trời. Chính v́ vậy mà cách đây đúng 80 năm, nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, khi viết cuốn VIỆT NAM QUỐC SỬ KHẢO, xuất bản tại Nhật Bản năm 1908 đă nhận định đánh giá rằng: ông chính là người đă giống cái mầm khai hóa trước tiên(2) ở nước ta. Và có lẽ cũng do có sự chỉ dẫn đó, nên người viết những ḍng này sớm có duyên nợ với Nguyễn Trường Tộ, luôn dơi theo công tŕnh nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ và hôm nay niềm vui của tôi thật sự được nâng lên với công tŕnh nghiên cứu mới này.

 

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7-1988

 

CHƯƠNG THÂU

 

Phó Tiến Sĩ Sử Học

 

(Trích từ bài viết có tựa đề LỜI BẠT trong tác phẩm của LM Trương Bá Cần, SĐD, trang 487, 490 & 491).

 

Thứ năm: Tại hải ngoại, tập san Thế Kỷ 21 là một tạp chí đứng đắn, số tháng 12-1991, nhà văn Thế Uyên điểm cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con Người và Di Thảo của Trương Bá Cần (Thế Uyên Đọc) có những lời nhận định như sau:

 

Trương Bá Cần? là một linh mục tốt nghiệp tiến sĩ về môn Sử ở Paris từ rất lâu trước 1975.

 

Về phần con người Nguyễn Trường Tộ, sưu khảo của Trương Bá Cần thật đầy đủ, công phu đến tận chi tiết điều đó là lẽ đương nhiên v́ không là như thế làm sao lấy được bằng tiến sĩ của Pháp.

 

Người đọc không khỏi ngậm ngùi. Ngậm ngùi v́ hai lư do: Lư do thứ nhất là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ rộng lớn bao quát hơn chúng ta có thể tưởng; lư do thứ hai là tại sao vua quan Việt Nam thời Tự Đức lại không biết nghe theo Nguyễn Trường Tộ, không bổ nhiệm ông làm thủ tướng toàn quyền th́ cũng phải mời ông ngồi vô ngôi vị cố vấn khoa học kỹ thuật tối cao cho vua và triều đ́nh. (trang 66, TCĐD).

 

Thứ sáu: Gần đây hơn, cuối năm 1992, Viện Khoa Học Xă Hội, Trung tâm Hán Nôm, thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức khóa hội thảo về chủ đề Nguyễn Trường Tộ, Nhà Cải Cách Lớn Của Dân Tộc. Có 47 bài (gồm cả bài phỏng vấn của đài truyền h́nh TPHCM) được chọn đăng trong cuốn kỷ yếu Hội Thảo Khoa Học Nguyễn Trường Tộ với vấn đề Canh Tân Đất Nước. Có thể nói đây là một công tŕnh nghiên cứu tập thể gồm nhiều vị giáo sư và nhiều học giả lỗi lạc, các bài viết khách quan nghiêm túc. Ngoại trừ một vài tác giả, phần lớn c̣n lại là những vị không cùng tín ngưỡng với giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ. Điều đó cho thấy việc đánh giá cao về Nguyễn Trường Tộ được phát xuất từ tinh thần khoa học khách quan không bị vướng mắc bởi t́nh cảm tôn giáo.

 

Cũng như gần 100 bài viết của các tác giả đi trước, 44 trong số 47 bài của khóa hội thảo nầy, kể cả bài của Tiến Sĩ Sử Học Vĩnh Sính hiện ở Ca-Na-Đa cũng có những nhận định tương tự, nghĩa là xác tín Nguyễn Trường Tộ là một nhà đại tư tưởng, có những đề nghị cải cách vượt thời đại*, ngoại trừ ba bài của giáo sư Lê Xuân Diệm, giáo sư Phạm Thị Hảo, nhất là bài của nhà nghiên cứu văn học Thái Hồng. Ba tác giả này nhất là nhà nghiên cứu Thái Hồng, đă có những đánh giá về Nguyễn Trường Tộ tiên sinh qua mối tương quan lịch sử. Tuy vậy, ông Thái Hồng cũng chỉ mới phác họa một vài nét tổng quát, trong việc phê phán Nguyễn Trường Tộ mà thôi. Có thể nói ba con én chỉ báo hiệu nhưng chưa đủ để tạo nỗi mùa xuân. Trái lại, hầu hết các tác giả của tuyển tập đă ca tụng Nguyễn Trường Tộ hết mực, mà chúng ta có thể h́nh dung sự ca tụng nầy qua Lời Nói Đầu của cuốn sách như sau:

 

Bạn nên đọc quyển sách này. V́ đây không phải là một tập sách gồm những luận văn bàn về những vấn đề khô khan ít bổ ích mà là viết về một con người, một trí thức đầy tâm huyết đối với dân tộc và đất nước.

 

Đây cũng là một dịp để bạn t́m hiểu sâu hơn về một thế kỷ đau thương và đen tối của Việt Nam và chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi kinh ngạc khi thấy lóe lên một tư tưởng lớn, một trí tuệ lớn mang tầm cỡ quốc tế: Trí tuệ và tư tưởng Nguyễn Trường Tộ.

 

Chắc chắn tuyển tập về Nguyễn Trường Tộ đă có hằng ngàn người đọc, và cuộc phỏng vấn Ban Tổ Chức khóa hội thảo do đài truyền h́nh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đă có hằng triệu người nghe. Nhưng đến nay hầu như chưa có một bài b́nh luận nào.

 

Gần đây, có người quen yêu cầu tôi viết một bài về Nguyễn Trường Tộ, tôi cảm thấy ngại không dám. Ông bạn lại c̣n nói thêm, Nguyễn Trường Tộ là Một tên Việt gian v́ ông ta là người Công Giáo. Đánh giá một nhân vật lịch sử mà đă có những tiên kiến như thế th́ khó có thể khách quan và trung thực được. Tôi quan niệm rằng lúc nghiên cứu một nhân vật hay một sự kiện lịch sử, chúng ta nên vượt ra ngoài các t́nh cảm tôn giáo, ngay cả vượt khỏi tinh thần quốc gia và chủng tộc, mới mong đạt được hiệu quả cao cho công tŕnh nghiên cứu.

 

Với những khó khăn nêu trên, tôi rất lúng túng, không dám suy nghĩ và viết về Nguyễn Trường Tộ, và xem như sự đánh giá về ông đă đến hồi chung cuộc, không nên mất thêm th́ giờ vào đó nữa, vô ích.

 

Nhưng sau khi đọc hết 58 bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ (Có người gọi là 58 Di Thảo), tôi thấy cần có vài ư kiến của một người thuộc lớp hậu học mà quí độc giả sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên về những hành động và tư tưởng tai hại cho đất nước nhưng lợi ích cho ngoại bang không thể ngờ được của Nguyễn Trường Tộ qua các sử liệu chính xác không thể phủ bác.

 

Nhận xét tổng quát về 58 bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ:

 

1.- 58 bản Điều Trần (1) được sắp theo thứ tự thời gian, từ bài số 1 Bàn về những t́nh thế lớn trong thiên hạ (Thiên Hạ Đại Thế Luận) viết vào khoảng tháng 3 - 4 năm 1863, đến bài cuối cùng, thứ 58, Bài tựa sách Đàm Thiên Luận, không thấy đề ngày tháng. Không biết v́ lư do nào mà Linh Mục Trương Bá Cần lại sắp Bài tựa Sách Đàm Thiên vào cuối cùng, thay v́ bài Di Thảo số 56 Nên Mở Cửa Không Nên Đóng Kín viết vào tháng 10 - 11, 1871. Có lẽ đây là bài cuối đời của Nguyễn Trường Tộ. Ông mất vào ngày 24-11-1871. Tuy vậy, chi tiết nầy cũng không đáng quan tâm.

 

Điều quan trọng là qua 58 bản Điều Trần sắp theo thứ tự thời gian, chúng ta sẽ thấy tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ không được bố cục một cách nhất quán, mà viết theo những biến chuyển của t́nh h́nh quân sự và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam cũng như viết theo bối cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ, để xoáy vào chủ điểm chính: Tại sao nên hợp tác với Pháp.

 

2.- Với giọng văn điêu luyện, sắc sảo, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ đă xử dụng hai luận điểm chính để thuyết phục dân Việt Nam nhất là triều đ́nh vua Tự Đức. Hai luận điểm có tính chiến lược và chiến thuật đó có thể đặt tên là Củ cà rốt và Cục xương.

 

Chiến thuật "củ cà rốt" là đưa ra một miếng mồi béo bổ như khai thác hầm mỏ, xử dụng tài nguyên thiên nhiên... để làm cho dân giàu nước mạnh. Muốn đạt được mục đích đó th́ phải làm ǵ? Trả lời: phải hợp tác với Pháp, phải cầu khẩn Giáo-hoàng La Mă giúp sức như trong Di Thảo số 5.

 

Chiến thuật "Cục xương" là đưa ra một số đề nghị không thể thực hiện được như chỉnh trang vơ bị, đào kênh từ Hải Dương đến Huế v.v...(Di Thảo số 27) để qua đó buộc triều đ́nh nhà Nguyễn phải mất th́ giờ gặm, nhấm cục xương để không thể làm ǵ khác hơn.

 

3.- Nguyễn Trường Tộ khéo léo tài t́nh lồng tư tưởng Kinh Thánh vào hầu hết những bản Di Thảo để một mặt th́ hăm dọa rằng Tạo vật đă định như vậy, sao cưỡng được" (Di Thảo số 1), mặt khác th́ an ủi chấp nhận số phận... "V́ tạo vật đă an bài" (trong nhiều Di Thảo khác).

 

4.- Một số Di Thảo, th́ đưa ra các dữ kiện sai lầm về sử liệu để bi thảm hóa t́nh h́nh, nhằm kêu gọi người Việt nên ḥa với Pháp (Di Thảo 1), và để biện minh cho những đề nghị của ḿnh (Di Thảo số 5 và 27).

 

5.- Nguyễn Trường Tộ nh́n đất nước Việt Nam trong lăng kính Gia Tô, mang đầy tính chất cuồng tín, phản tiến hóa phản khoa học để từ đó dẫn đến hai hệ luận:

 

Thứ nhất, Việt Nam là một phần tử trong tổng thể của vạn vật mà tạo hóa đă sáng tạo, do đó không có tự do làm theo ư muốn" (Di Thảo số 2). Và v́ là sản phẩm của tạo vật nên phải chịu số phận cần được khai hóa (Di Thảo số 1).

 

Thứ hai, liên đới với hệ luận thứ nhất về mặt trần thế, do đó, Việt Nam nên Dùng giám mục linh mục vào việc canh tân đất nước (Di Thảo 17).

 

6.- Có 8 trong số 58 Di Thảo không có nhiều giá trị cho việc đề nghị canh tân cũng như văn chương học thuật, nên không đáng được quan tâm nhiều như Di Thảo số 6 Về Việc Mua Đóng Thuyền Máy ; Di Thảo số 7 Về Việc Đào Tạo Người Điều Khiển Và Sửa Chữa Thuyền Máy; Di Thảo số 9 Về Việc Mua Tàu London; Di Thảo 11 Tâm Sự Với Trần Tiển Thành"; Di Thảo số 16 Bài Bạt Mừng Đào Xong Thiết Cảng; Di Thảo 28 Biểu Tạ Ơn Vua, tháng 3, 1868; Di Thảo số 56 Bài Khải Quyên Tiền Sửa Cầu; Di Thảo số 58 Bài Tựa Sách Đàm Thiên Luận (cọng chung có 17 trang khổ 8x11).

 

Trái lại, có 3 Di Thảo dầu không liên quan nhiều đến chính trị, kinh tế hoặc canh tân, nhưng về phương diện văn chương, lư luận và sự kiện th́ rất hay, xuất sắc, nhất là tác giả lúc bấy giờ đang ở lớp tuổi 35 và cách đây 130 năm. Đó là Di Thảo số 10 Thảo Thư Gởi Tây Soái; Di Thảo số 47 Về Việc Cải Cách Phong Tục; Di Thảo số 50 Về Việc Chỉnh Đốn Quân Đội Và Quốc Pḥng. (Ba Di Thảo nầy gồm 18 trang).

 

Bốn Di Thảo khác được viết trong bối cảnh bị triều đ́nh Tự Đức nghi ngờ nên giọng văn và ư tưởng có vẻ nịnh bợ hoặc phân trần, hoặc viết để thăm ḍ ư của triều đ́nh. Đó là Di Thảo số 13 Ngôi Vua Là Quí; Chức Quan Là Trọng; Di Thảo số 40 Bổ Túc Kế Hoạch Đánh Úp Gia Định; Di Thảo số 51 Cần Nắm Vững T́nh H́nh Chính Trị Ở Pháp; Di Thảo số 52 Canh Tân Và Mở Rộng Quan Hệ Ngoại Giao, cọng chung có 18 trang.

 

Ngắn gọn, ba loại nói trên gồm có 15 Di Thảo, tổng cọng là 53 trang. Số c̣n lại gồm 43 Di Thảo, tổng cọng khoảng 250 trang, tức là chiếm 5 lần hơn so với tổng số 15 Di Thảo nói trên.

 

Trong số 43 Di Thảo nầy có 3 Di Thảo dài nhất và gói ghém phần lớn tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ. Đó là Di Thảo số 1 Bàn về Những T́nh Thế Lớn Trong Thiên Hạ (Thiên Hạ Đại Thế Luận, gồm 6 trang); Di Thảo số 5 Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh (Dụ tài tế cấp bẫm từ = Lục Lợi Từ, 17 trang); Di Thảo số 27 Tám Việc Cần Làm (Tế Cấp Bát Điều, 56 trang). Như vậy, ba bài chính chứa đựng phần lớn tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ, tổng cọng khoảng 80 trang. Ba mươi lăm (35) Di Thảo c̣n lại chiếm 160 trang. Những tư tưởng trong 35 Di Thảo nầy thường là lặp lại hoặc bổ túc những ư kiến trong các Di Thảo khác. Nếu có vài ư kiến mới trong số các Di Thảo ngắn nầy nhưng những ư kiến đó không có ǵ đặc sắc lắm, ngoại trừ các Di Thảo có tính tôn giáo.

 

Bằng cách phân loại như trên, dĩ nhiên là có tính tương đối, hy vọng độc giả sẽ dễ dàng theo dơi tư tưởng chính yếu của Nguyễn Trường Tộ trong ba Di Thảo quan trọng mang tính kinh tế và chính trị, và bốn Di Thảo bàn về tôn giáo trong bài viết nầy.

 

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

TRONG CHIÊU BÀI CANH TÂN

Bùi Kha

10 tháng 1, 2008 

 

PHẦN HAI -

 

Dựa vào các bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ và những sử liệu mà đa số là các tài liệu mật để nhận định tư tưởng chính trị và những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ qua ba bản Di Thảo quan trọng nhất nói trên.

 

 

Chương 1

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

VÀ VẤN ĐỀ CỘNG TÁC VỚI PHÁP.

  

Một trong ba Di Thảo quan trọng nhất của Nguyễn Trường Tộ là bài Thiên Hạ Dại Thế Luậnmà qua đó chúng ta sẽ thấy sự sai lầm và hậu ư của Nguyễn Trường Tộ lúc ông kêu gọi dân Việt nam nên ḥa và hợp tác với Pháp.

 

Nhận định bản Di Thảo số 1 Thiên Hạ Đại Thế Luận (Bàn về những t́nh thế lớn trong thiên hạ). Viết khoảng tháng 3-4-1863.

 

Chúng ta biết rằng Đà Nẵng bị mất ngày 1-9-1858 v́ cuộc viễn chinh xâm lăng của quân đội Pháp do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy. Ngày 21-6-1859 triều đ́nh đành phải chấp nhận thương thuyết với Pháp. Tháng 3, 1860 Pháp rút khỏi Đà Nẵng và vào Sài G̣n để chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ. Với Ḥa ước 1862 giữa Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam, Pháp được thỏa măn tất cả những ǵ mà họ đ̣i hỏi như : nhường cho Pháp ba tỉnh phía đông Nam Bộ: Biên Ḥa, Gia Định và Định Tường, thừa nhận quyền tự do truyền đạo của các phái bộ Gia Tô (Công giáo)...

 

T́nh h́nh dân Việt Nam lúc bấy giờ chia làm hai phe: Quần chúng th́ chủ chiến, c̣n triều đ́nh th́ chủ ḥa mà đứng đầu và tích cực nhất của phe chủ ḥa nầy là Phan Thanh Giản.

 

Trong bối cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Trường Tộ viết bản Điều Trần số 1 Bàn Về Những T́nh Thế Lớn Trong Thiên Hạ (Thiên Hạ Đại Thế Luận) gởi cho triều đ́nh Tự Đức vào tháng 3-4 năm 1863. Lồng nội dung bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ vào t́nh h́nh chính trị và quân sự của đất nước lúc bấy giờ, chúng ta có thể đánh giá khá chính xác về tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong bài Điều Trần nầy.

 

Nguyễn Trường Tộ viết:

 

Tôi là Nguyễn Trường Tộ, bề tôi nước Đại Nam đă từng trốn ra nước ngoài xin đem những điều mà tôi đă biết và thấy một cách chính xác về sự thế trong thiên hạ, mạo tội kính bẩm.

 

Trộm nghĩ việc trong thiên hạ chỉ có Thế mà thôi. Chữ thế là nói bao gồm cả thiên thời nhân sự. Cho nên người biết rơ thế th́ không trái trời không mất thời, không hại người, không hỏng việc.

 

Hăy nói về thiên đạo trước. Khí đất là từ Bắc đến Nam, vận trời từ Tây sang Đông, theo Hà đồ th́ thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy th́ diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy.

 

Ngày nay các nước phương Tây, đă bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lănh thổ Châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây Châu, không đâu là không bị họ chẹn họng bám lưng. Nước Nga th́ từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở phía Bắc Măn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng th́ người Âu đều đặt chân tới, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ th́ phúc, chỗ nào trái với họ th́ họa; ai ḥa với họ th́ được yên, ai cự lại th́ dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Như thế, nếu đó không phải là ư trời định, địa thế xoay vần, th́ sao không lấy số đông của bốn đại châu mà kháng cự lại người Tây phương? Huống hồ nước Việt ta là một nước bé nhỏ, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được?

 

Đến như địa thế Trung Hoa chiếm 1 phần 3 Đông phương nhân số đến 360 triệu, uy thế lẫy lừng, ai cũng phải thần phục họ cả, thế mà từ thời Minh về sau, người Tây phương vượt biển sang Đông, hai bên đánh nhau, thây chất thành đống, sau phải giảng ḥa không biết bao nhiêu lần. C̣n như ta là một xứ nóng, gần kề Quế Hải, là trạm nghỉ chân của người Tây phương trên đường sang Đông. Con giao long khi thấy đầm vực th́ nghĩ cách đầm ḿnh chứ không thể nào chịu bỏ mà đi.

 

Mới đây người Pháp thừa thế đánh xong tỉnh Quảng Đông, đă đưa quân tinh nhuệ xuống phía Nam, làm Đà Nẵng thất thủ. Khi ấy giả sử ta có 10 vạn quân, cũng không đánh nhau được với họ. Phàm việc binh cốt ở thần tốc, họ đă biết rơ rằng quân ta mới nghe thanh thế họ đă phách lạc hồn xiêu rồi".

 

Nhận định về đoạn văn nêu trên của Nguyễn Trường Tộ.

 

1.- Tại sao Nguyễn Trường Tộ trốn ra nước ngoài?

 

Nguyễn Trường Tộ đă phạm trọng tội ǵ đến nỗi phải trốn ra nước ngoài, trong lúc toàn dân đang cùng nhau nổi lên chống Pháp xâm lược để giữ ǵn giang sơn? Nếu trả lời rằng vua quan nhà Nguyễn hẹp ḥi, kỳ thị tôn giáo, giết người theo đạo Gia Tô th́ phải tự hỏi tại sao tín đồ các tôn giáo khác ở Việt Nam thời bấy giờ, như tín đồ đạo Khổng, đạo Lăo, đạo Phật, không bị giết mà chỉ có tín đồ đạo Gia Tô bị? Ngay cả tín đồ đạo Gia Tô thời đó, không phải ai cũng bị giết? Nếu không nói là chỉ có những người đạo Gia Tô làm Việt gian cho Pháp mới bị giết hay bị trừng phạt mà thôi, c̣n những người Gia Tô hiền lành v́ dân v́ nước đâu có bị nạn ǵ nguy hiểm mà phải trốn ra nước ngoài. Lịch sử đă cho thấy điều đó. Như thế Nguyễn Trường Tộ tự nhận là đă từng trốn ra nước ngoài ắt hẳn phải có lư do thật quan trọng mà chúng ta sẽ thấy trong bài viết nầy.

 

2.- Tàu diệt Việt, Pháp diệt Đông Dương

 

Lúc viết Thủy ở về phương Bắc, hỏa ở về phương Nam, kim ở về phương Tây, mộc ở về phương Đông. Thủy th́ diệt hỏa, kim diệt mộc, ấy là lẽ tự nhiên của trời đất luôn luôn như vậy. Theo nội dung và tư tưởng cũng như dụng tâm của Nguyễn Trường Tộ trong bài Di Thảo nầy, chúng ta có thể đoán mà không sợ sai rằng Nguyễn Trường Tộ muốn ám chỉ: Trung Hoa (thủy, phương Bắc) diệt Việt Nam (hỏa, phương Nam), và Pháp (kim, phương Tây) diệt Đông Dương (mộc, phương Đông), trong Đông Dương có Việt Nam. Nguyễn Trường Tộ dùng một định luật ngũ hành của Đạo Học đă được công nhận như một tiền đề để biện minh cho một lư luận chính trị. Nhưng thực tế sai lầm qua một số dẫn chứng sau đây:

 

Thật vậy, nước dập tắt được hỏa, nhưng lửa cũng làm cho nước bốc hơi khô cạn sông ng̣i. Kim và mộc cũng thế. Vàng sợ ǵ củi nhưng củi đun nóng cũng làm cho vàng chảy hết.

 

Trên cơ sở sử học cũng thế. Đọc sử Việt chúng ta đều thấy Ngàn năm bị đô hộ giặc Tàu, nhưng nhân dân ta đă dũng mănh nổi lên dành lại độc lập. Suốt thời Lư Trần, quân Nguyên Mông chiếm cứ cả thiên hạ, nhưng lúc qua Việt Nam họ không những thua trận một lần mà thua trận đến ba lần. Nhà học giả Phan Khôi nhận định nhận định: "... vào thuở nhà Lư nhà Trần đạo Phật tràn ngập cả nước. Chùa chiền khắp nơi, thầy tu làm dân tráng, nhưng nước nhà chưa hề có cái vẻ tích nhược như thời Lê trung hưng hay Nguyễn thống nhất là cái thời đại Nho học thịnh hành. Trái lại, nhà Lư, nhà Trần mạnh lắm, dân khí c̣n hăng lắm, mấy phen giặc Tàu sang chúng ta đuổi đi như đuổi vịt (Dẫn theo Nguyễn Lang), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập 3, Lá Bối xuất bản, Paris, 1985, trang 29).

 

Một cuộc chiến thắng phương Bắc (Trung Hoa) khác, trước thời Nguyễn Trường Tộ, là vua Quang Trung Nguyễn Huệ đă đuổi 20 vạn quân Thanh về Tàu vào năm 1789. Đó là bằng chứng trong vô số chứng cớ qua lịch sử cho thấy làm ǵ có chuyện Tàu diệt Việt (Thủy diệt Hỏa) như Nguyễn Trường Tộ khẳng định. Và nếu Tàu diệt được Việt th́ có lẽ không có được một Nguyễn Trường Tộ ra đời trên mảnh đất Việt để viết bài hù dọa đồng bào ḿnh.

 

C̣n Kim diệt Mộc hay Pháp diệt Á đông trong đó có Việt Nam, là thêm một nhận xét khác thiếu cơ sở sử học của Nguyễn Trường Tộ.

 

Qua lịch sử, chúng ta hẳn c̣n nhớ, lúc Pháp chiếm Việt Nam có một số không ít chạy theo ngoại bang rước voi dày mả tổ, nhưng hầu hết đại bộ phận dân tộc đă kháng Pháp quyết liệt dưới mọi h́nh thức, mọi phương tiện Người có dao, giết giặc bằng dao, có gậy chống giặc bằng gậy?.. Toàn dân vùng lên chống Pháp, và trận Điện Biên Phủ năm 1954 đă kết thúc chính sách thuộc địa gần 100 năm của Pháp, và thực dân đă phải đầu hàng để trả lại chủ quyền đất Việt cho người Việt. Rồi đến cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc mà cuối cùng Hoa Kỳ cũng phải rời bỏ Việt Nam tháng 4, 1975, dẫu sự rời bỏ nầy dưới t́nh thế nào. Qua một số sử liệu, trích dẫn dưới đây, ta thấy nếu năm 1858 Pháp đánh Đà Nẵng và lúc Pháp mới chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1860 nếu triều đ́nh Tự Đức không giảng ḥa với Pháp, và hô hào toàn dân kháng chiến th́ Pháp đă thua trận và rút về nước ngay từ đầu. Như thế không những không có sự lư luận hoang đường Kim diệt Mộc hay Pháp diệt Việt Nam mà trái lại, Mộc diệt Kimhay Việt nam diệt Pháp. Sau đây là dẫn chứng:

 

a.- Ngày 4-1-1859 Đô đốc Rigault de Genouilly gởi cho viên Thượng-thư Bộ Hải Quân một văn thư bi thảm như sau:

 

... Quả thật tôi thấy cần thiết và hết sức đau đớn xác nhận với ngài về t́nh trạng tồi tệ về sức khỏe chung. Thiếu tá Levêque, Đại úy Hải quân Virot, phó kỹ sư Delautel đều đă đi Ma-cao và chắc phải đưa về Pháp. Tôi không biết phải đối phó thế nào với các lỗ trống đó. Mỗi ngày lại có nhiều người chết, và thời tiết xấu mà các nhà truyền giáo bảo là sẽ chấm dứt vào đầu tháng 12 vẫn tiếp tục với những trận mưa dầm dề không tưởng tượng nỗi. Chỉ nội sự kiện đó, ngài cũng có thể đánh giá về các tin tức đang đến với tôi về mặt này và ḷng tin tưởng của tôi đối những cuộc hành quân phải thực hiện.

 

Dù thế nào đi nữa, thưa ngài Thượng Thư, chúng ta đang nhanh chóng tuột dốc đến kiệt quệ và đến lúc phải bất động tại Đà Nẵng. Mọi phương cách để cải thiện t́nh trạng quân sĩ đều đă được sử dụng hết và không kết quả. Các y sĩ trước t́nh trạng bệnh tật đă kết luận là người Âu không nên làm việc ǵ trong khí hậu nầy, nhưng làm sao được khi ở đây, phải làm những việc cần thiết cho sự pḥng vệ, xây cất bịnh viện, lều trại v.v... Đó là một cái ṿng lẩn quẩn khiến chúng ta phải điên đầu. (Thư Khố Quốc Gia, tài sản Hải Quân, B 84769, dẫn theo luận án tiến sĩ của Cao Huy Thuần Christianisme et Colonialisme au Viet Nam 1857 - 1914 (Đạo Gia Tô và Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp Tại VN, 1857-1914 Paris, France, 1968, bản ronéo, trang 108).

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

...Je dois en effet et bien malheureusement confirmer à Votre Excellence l'état déplorable de la santé générale. M. le Commandant Lévêque, M. le Lieutenant de Vaisseau Virot, M. le S. Ingénieur Delautel vont à Macao et devront être probablement renvoyés en France. Je ne sais plus comment faire face à tous ces vides. Chaque jour amène de nombreux décès et les mauvais temps, qui d'après les missionnaires, devaient finir avec le décembre, continuent avec une abondance de pluies qui dépasse toute idée. Par ce seul fait, Votre Excellence peut juger de la valeur des renseignements qui me viennent de ce côté, et de la foi que je puis leur accorder, pour les opérations à entreprendre avec la division. Mais quoiqu'il en soit, Monsieur le Ministre, nous descendons par une pente rapide vers l'impuissance radicale et le moment où il faudra demeurer immobile à Tourane. Tous les moyens d'améliorer la situation des troupes et des équipages ont été épuisés et sans succès. Les médecins vaincus par la maladie, arrivent à cette conclusion que les Européens ne doivent faire dans ce climat aucun travail, mais alors comment s'y établir, pourvoir aux nécessités de la défense, des constructions d'hôpiteaux, de baraques etc... C'est un cercle vicieux contre lequel on viendrait se briser la tête. (Archives Nationales (Fonds marine) BB4769 CHT, SĐS. trang 108).

 

b.- Trước t́nh h́nh nguy ngập như trên, ngày 8-4-1859 một chỉ thị khác của Bộ Hải Quân và Thuộc Địa gởi cho Đô đốc R. de Genouilly như sau:

 

V́ thế Hoàng Thượng tin cậy ở kinh nghiệm và sự sáng suốt của Ông trong mọi quyết định, với lực lượng dưới quyền Ông điều khiển, có nên theo đuổi việc thiết lập nền bảo hộ trên Vương quốc An Nam không; hay chỉ nên cưỡng bức Chính phủ họ, nhờ vào việc chiếm đóng Đà nẵng và nhiều cứ điểm khác mà Ông đă chiếm hay sẽ chiếm được. Cùng với việc phong tỏa một hay nhiều cảng ở Nam Kỳ để đi đến sự kư kết một hiệp ước trên nền tảng kế hoạch 25-11-1857; hay cuối cùng là chúng ta đành bỏ các vị trí mà chúng ta chiếm đóng và từ bỏ hẳn mọi mưu toan rơ ràng ngoài tầm các phương tiện hoạt động mà Ông có. (Chỉ thị của Thượng thư Bộ Hải Quân và Thuộc Địa 8-4-1859, Thư Khố Quốc Gia, Tài Sản Hải Quân, BB4 1045. CHT, SĐD, trang 118 & 119).

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

Sa Majesté s'en rapporte donc à votre expérience et à votre sagacité pour décider si avec les forces placées sous votre commandement, il convient de poursuivre l'établissement de notre protectorat sur l'Empire annamite; s'il est préférable de se borner à peser sur son gouvernement par l'occupation de Tourane et de tels autres points dont vous avez pu ou vous emparer, ainsi que par le blocus d'un ou de plusieurs ports de Cochinchine, pour arriver à conclure un traité sur les bases du projet du 25 Novembre 1857; ou enfin s'il faut nous résigner à abandonner les positions que nous occupons et à renoncer complètement à une entreprise, décidément hors de proportion avec les moyens d'action dont vous disposer”. (Instruction du Ministre de la Marine et des Colonies 8-4-1859, Archives Nationales, Fonds Marine, BB4 1045).

 

c.- Sau khi Phan Thanh Giản và Lê Duy Hiệp đại diện triều đ́nh Huế kư Ḥa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp bị dân chúng lên án là hai kẻ phản quốc. Như thế triều đ́nh Huế đă bỏ rơi phong trào kháng Pháp. Nhưng toàn dân Nam Kỳ đă kháng cự kịch liệt dưới sự điều khiển của Nguyễn Trung Trực, Vơ Duy Dương, Thủ Khoa Huân v.v... và đă làm cho quân Pháp vô cùng khốn đốn. Sau đây là một đoạn trong bản báo cáo của Bonard đề ngày 18-12-1862 như sau:

 

Các tàu tôi hiện có, trừ hai chiếc Forbin và Cosmao, đều không thể ra khơi... Đoàn quân viễn chinh bị bệnh tật, chết chóc, sự giảm quân làm cho yếu kém, đang bị sử dụng quá sức: Tôi hoàn toàn bị tê liệt về các phương tiện hành động; tàu bè th́ thiếu và bị hư... T́nh trạng thảm hại đó nếu không sửa chữa sẽ đưa thẳng chúng ta đến một tai họa không xa! Tôi thấy có bổn phận phải báo cho ngài biết... Thật là đau đớn, sau bao cố gắng quá sức con người mà tôi đă làm từ 15 tháng nay, bây giờ th́ mọi thứ đều phải xem xét lại, do sự bỏ rơi các vấn đề của Nam Kỳ... các cuộc khởi nghĩa đồng loạt nổi lên khắp nơi... Tôi bị đẩy vào thế tự vệ, không có phương tiện để lập một đoàn quân chỉ 200 người... Tôi yêu cầu Đô đốc Jaurès gửi ngay cho một số viện quân. Nếu lực lượng tăng viện đến ngay, tôi có thể làm chủ được t́nh h́nh, nếu không th́ đành bất lực. (Thư khố Bộ Ngoại Giao Châu Á, kỷ yếu và tài liệu, tập 28 trang 221-224. Dẫn theo CHT, trang 170).

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

Les vieux bâtiments dont je dispose sont, à l'exception du Forbin et du Cosmao, incapables de prendre la mer... Le personnel du corps expéditionnaire affaibli par les maladies, les morts et les congédiements, est surmené: Je suis complètement paralysé dans mes moyens d'action; mes navires sont insuffisants et en trop mauvais état... Cet état déplorable, si l'on n'y porte un prompt remède, nous mène droit à une catastrophe qu'il est de mon devoir de signaler à Votre Excellence comme imminente... Il est pénible, après les efforts surhumains que je fais depuis 15 mois, de voir tout remis en question, par suite de l'abandon dans lequel sont laissées les affaires de Cochinchine... L'insurrection a éclaté partout à la fois... Je suis réduit à la défensive, n'ayant pas les moyens de former une colonne de 200 hommes... Je demande à l'amiral Jaurès instamment de m'envoyer quelques renforts. Si ces renforts arrivent promptement, je pourrai me rendre maitre de la position, si non, non”. (Dépêche du 10, 12, 1862, Archives du Ministère des Affaires Étrangères Asie, Mémoires et Documents, vol. 28, fol. 221-224).

 

d.- Ngày 27-1-1863 Bonard cũng than thở:

 

Lực lượng chúng ta giảm dần v́ chết, v́ bệnh, v́ rút quân, đang bị đuối sức từng ngày, rơ ràng không thể tiếp tục trong sáu tháng một chiến trận như thế này. Chúng ta thiếu Bộ binh, thiếu Hải quân, thợ máy, phương tiện chuyên chở, tất cả trang bị Hải quân chúng ta hoàn toàn cũ mèm mà không có phương tiện sửa chữa; sự vận tải trên đất cũng thành vô hiệu, v́ thiếu tài xế cho xe bộ binh, thiếu xe cứu thương, thiếu thực phẩm v.v... (Văn thư 27.1.1863 trang 295 và 318).

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

Notre effectif réduit par les morts, les maladies, les évacuations est accablé de fatigue; chaque jour il diminue; il est matériellement impossible de continuer 6 mois une pareille campagne. Nous manquons d'hommes, de marins, de mécaniciens, de moyens de transport; tout notre matériel naval est complètement usé, et sans que nous ayons les moyens de pouvoir les réparer; les transports par terre sont aussi radicalement anéantis, faute de conducteurs pour le train d'artillerie, les ambulances, les vivres etc..." (Dépêche du 27-1-1863, fol. 295 et 318, CHT, SĐD, trang 170 & 171).

 

Qua bốn chứng liệu của các viên chức cao cấp trong bộ Hải Quân và Thuộc Địa, chúng ta thấy rơ triều đ́nh Huế đă không nắm vững t́nh h́nh của Pháp, bằng không, th́ Pháp đă bị bại trận từ đầu.

 

Trong lúc số phận của quân thực dân Pháp sắp cáo chung đến nơi, như chúng ta thấy ở trên, th́ Nguyễn Trường Tộ lại viết:

 

Nay các nước phương Tây, đă bao chiếm từ Tây Nam cho đến Đông Bắc,... ở đâu thuận với họ th́ phúc, chỗ nào trái với họ th́ họa, ai ḥa với họ th́ được yên,... Từ đó, Nguyễn Trường Tộ dơng dạc khuyên dân Việt Nam:

 

Huống hồ nước Việt Nam ta là một nước nhỏ bé, tại sao lại muốn trái đạo trời mà làm những việc thiên hạ khó làm được.

 

Nói cách khác, theo Nguyễn Tr. Tộ, thuận với đạo trời (Thượng Đế, BK) th́ nên dâng tổ quốc cho giặc Pháp, chống làm ǵ cho thêm họa. Nguyễn Trường Tộ c̣n viết tiếp: Con giao long (người Pháp, BK) khi thấy đầm vực (Việt Nam) th́ nghĩ cách đầm ḿnh chứ không thể nào chịu bỏ mà đi. Câu quả quyết chắc nịch nầy của ông có một giá trị nào không? Qua vài dẫn chứng ở trên và sau nầy, và qua trận Điện Biên Phủ, 1954, chúng ta đă thấy được câu trả lời rồi.

 

3.- Lính Việt Nam hèn nhát, chưa đánh đă chạy.

 

Nguyễn Trường Tộ đánh giá quân đội Việt Nam rất thấp lúc viết:

 

Quân ta mới nghe thân thế họ đă phách lảng hồn xiêu rồi...

 

... Nếu họ dùng súng trường từ xa bắn suốt tới, th́ quân ta chưa xáp trận mà gươm giáo đă tan tành. Khi họ đến gần th́ dùng lưỡi lê xung phong một người đương được cả 100 người, xông lên như nước chảy xiết. Lúc ngừng lại th́ như núi dựng, xông vào chẳng qua cũng như chuồn chuồn lay cột đá mà thôi.

 

Không biết Nguyễn Trường Tộ căn cứ vào đâu mà đánh giá quân đội ta một cách tồi tệ bi thảm hóa t́nh h́nh và quá sai lạc như thế. Sau đây là vài bằng chứng.

 

Văn thư đề ngày 21-9-1859, Đô đốc R. de Genouilly viết:

 

Càng đi sâu vào t́nh h́nh Vương Quốc An Nam, các bức màn càng vén lên, những lời khẳng định dối trá (của các giáo sĩ, BK) càng tan biến, không thể không thừa nhận rằng cuộc chiến tranh chống lại xứ nầy c̣n khó hơn cuộc chiến tranh chống lại thiên triều...

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

... à mesure que l'on pénètre dans la situation de l'Emprire annamite, que les voiles se lèvent, que les assertions mensongères disparaissent, il est impossible de ne pas reconnaitre qu'une guerre contre ce pays est plus difficile qu'une guerre contre le Céleste Empire. (Trích trong Dépêche de l'Amiral Rigault de Genouilly, Archives Nationals, Fond Marine # BB4 769: Dẫn theo CHT, trang 117-118).

 

Bonard cũng lo âu kêu cứu:

 

Người An Nam đă tỏ ra dày dạn chiến đấu, họ đă làm đảo lộn vai tṛ, giờ đây họ tấn công chúng ta ngay những vị trí của chúng ta (Poyen - Notice sur l'Artillerie de la Marine en Cochinchine - Paris 1893 - tr. 81-82. Dẫn theo Thái Hồng trong Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước, SĐD, trang 263). Hai dẫn chứng vừa nêu, cho thấy sự đánh giá tệ mạt của Nguyễn Trường Tộ về t́nh h́nh chiến đấu của dân Việt Nam là hoàn toàn sai, và h́nh như có mục đích nhằm cứu văn t́nh thế nguy ngập của quân đội Pháp.

 

4.- Giết giáo sĩ, xin một miếng đất, nếu thỏa măn Pháp sẽ đi.

 

Nguyễn Trường Tộ viết: Hơn nữa, người Pháp đến đây, một là hỏi ta v́ sao giết hại giáo sĩ, hai là hỏi v́ sao không chịu giao thiệp, ba là xin ta cắt cho một vài chỗ để làm đường giao thương như các nước thường làm. Lúc đầu họ không có ư đi cướp nước người. Nếu những yêu sách của họ được thỏa măn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn như đă ước định chứ đâu đến nỗi dây dưa lan rộng như thế. Cũng ví như nước lụt, người hiểu biết th́ thuận theo thế nước mà cho chảy xuôi, để nước chảy về sông về biển th́ hết, nếu ngăn đọng lại th́ úng núi ngập g̣, tắc lại th́ trôi nhà trôi cửa. Cho nên người khéo trị lụt, th́ việc làm hết sức đơn giản."

 

Qua đoạn văn ấy chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ nêu ra mấy vấn đề: V́ sao giết giáo sĩ, sao không chịu giao thiệp, xin ta cắt cho một vài chỗ, họ không có ư đi cướp nước, nếu yêu sách thỏa măn họ sẽ chấm dứt... Rồi Nguyễn Trường Tộ khuyên rằng, nay đă lỡ rồi, không nên cản ngăn cho sinh họa, nên buông vận mạng quốc gia cho Pháp: như nước chảy về sông về biển th́ hết, ngăn lại th́ úng núi ngập g̣.

 

Trước lúc đưa ra những dữ kiện để cho thấy cái sai lầm của Nguyễn Trường Tộ, tôi muốn dựa trên cái lư để nêu ra vài câu hỏi: Tại sao giáo sĩ bị giết? Quốc gia Việt Nam có hay không, quyền không giao thiệp, quyền không cắt nhượng giang sơn?

 

Lồng các nhận định của Nguyễn Trường Tộ nêu trên vào khung cảnh nước nhà lúc bấy giờ, và trước lúc Nguyễn Trường Tộ viết bản Di Thảo nầy vào giữa năm 1863 các sử liệu sau đây cho thấy lư do tại sao giáo sĩ bị giết.

 

4.1.- Giáo sĩ Ḍng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) 1593-1660 đă có chương tŕnh dẫn thực dân Pháp vào chiếm đất nước ta. Trong cuốn Hành Tŕnh Và Truyền Giáo", trang 263 & 264, phần Việt ngữ. Hồng Nhuệ dịch, Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo xuất bản, TP Hồ Chí Minh 1994). Nguyên văn chính A. De Rhodes chứ không ai khác đă viết như sau:

 

Tôi tưởng nước Pháp là nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cơi Đông Phương đưa về qui phục chúa Ki Tô và nhất là tôi sẽ t́m được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ư đó tôi rời Rôma ngày 11-9-1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo Hoàng.

 

Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris, theo tôi th́ Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những ǵ đẹp nhất tôi đă thấy ở khắp trái đất nầy.

 

"Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan pḥng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đ́nh vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của hoàng hậu. Ngài có nhă ư cùng đi với tôi trong cuộc hành tŕnh nhỏ bé này. Trong mười lăm ngày, tôi thấy nơi ngài rất nhiều nhân đức và thương yêu suốt đời tôi, tôi quí mến công ơn và sẽ đề cao hội ngộ may mắn nhất trong suốt các cuộc hành tŕnh của tôi.

 

Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư th́ lập tức đă có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đă đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đă bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm ở những nơi cùng kiệt cơi đất.

 

Tôi nhận được vô vàn thư của các cha ḍng chúng tôi tự nguyện xung phong trong đoàn binh vinh quang. Tất cả năm tỉnh ḍng ở Pháp đều có nhiều người quảng đại ghi tên. Các ngài viết thư về Rôma, các ngài cầu nguyện, các ngài thỉnh cầu bề trên và bề trên đă chọn hai mươi người để trẩy đi trong ít ngày sắp tới...

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

J'ai cru que la France estant le plus pieux Royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conqueste de tout l'Orient, pour l'assujettir à Jésus-Christ, & particulièrement que j'y trouuerois moyen d'avoir des Euesques, qui fussent nos Pères, & nos Maistres en ces Églises, je suis sorti de Rome à ce dessein le vinziesme Septembre de l'année mil six cents cinquante deux après avoir baisé les pieds au Pape.

 

Je suis venu par Marseille, & par Lyon jusques à Paris qui est, à mon aduis, l'abrégé ou plutost l'original de tout ce que j'ai veu de beau dans tout le reste du monde.

 

C'est en ce chemin de Lyon jusques à Paris ó j'ai encore experimenté vne sset très particulier de la Prouidence qui m'a toujours seruy de guide, & de mère, il me falloit pour paroistre en France, auoir vn Ange tutelaire, qui me donnast vne entrée fauorable dans la Cour du plus grand Monarque de toute la terre .J'eus la rencontre à Roiiane du Puy de Monseigneur Henry de Maupas Euesques, Abbé de Saint Denys, premier Aumônier de la Reyne, il eut la bonté de me tenir en sa compagnie, pendant ce petit voyage, je vis en ce grand Prélat pendant onze jours tant de vertus, & tant de bonté, que je cheriray toute ma vie le souvenir de son mérite, & seray estat que cette rencontre est l'une des plus heureuses de tous mes voyages.

 

Je n'eus pas plutost publié cette belle Croisade, contre tous les ennemis de la Foy qui sont dans le Japon, dans la Chine, dans le Tunkin, la Cochinchine, & la Perse, qu'aussit-tost vn grand nombre d'enfants de Saint Ignace, animez du mesme esprit, qui a porté Saint Francois Xauier en trois cens Royaumesse sót embrazés de désir, pour prendre la Croix de leur maistre, & l'aller arborer à ces extremites de la terre.

 

J'ai reccu vn nombre infini de lettres de nos Pères, qui me demandoient d'etre enrollez en cette glorieuse milice, toutes nos cinq Prouinces de France ont suplies de ces genereus pretendants, ils ont escrit à Rome, prié Dieu, solicité nos Superieurs, ils en ont choisi vingt entre plusieurs qui vont partir dans peu de jours. (Đây là loại tiếng Pháp thế kỷ 17).

 

Đó là một bằng chứng rơ ràng mà chính Linh mục Ḍng Tên A. de Rhodes xác nhận là chính ông ta đă vận động triều đ́nh Pháp đánh chiếm Việt Nam.

 

Chỉ với một thí dụ trên thôi, chúng ta thấy chính Đắc Lộ và ngay cả Giáo hoàng La Mă (người mà Đắc Lộ hôn chân trước lúc đi Pháp) đă âm mưu vận động chính phủ Pháp Cướp nước (chữ Nguyễn Trường Tộ dùng) Việt Nam từ năm 1625, tức là hơn 200 năm trước lúc Nguyễn Trường Tộ ra đời.

 

4.2.- Lời phê b́nh của Đô đốc R. De Genouilly:

 

Để cho vấn đề được vô tư hơn, và để thấy ngay các hành động mà giáo sĩ đạo Gia Tô La Mă đă tác hại cho đất nước Việt Nam, xẩy ra lúc mà Nguyễn Trường Tộ vào khoảng 30 tuổi, chúng ta nên nghe lời than phiền của Đô đốc Rigault de Genouilly về hành động mà họ gọi là kẻ tử đạo.

 

"Không một nền cai trị nào, dù là phục vụ cho đạo Gia Tô, lại có thể dung thứ cho sự xâm phạm thường xuyên và ngu xuẩn vào các vấn đề chính trị, dân sự, và quân sự vốn không được và không phải thuộc quyền hạn của họ (các giáo sĩ, BK). Nếu cũng v́ những yếu tố buộc tội đó mà Giám mục Pellerin bị nhà cầm quyền An Nam trục xuất th́ báo chí của người truyền đạo lại kêu la om ṣm là họ bị bạo hành”.

 

(Fut - elle au service de l'intérêt chrétien, ne pouvait tolérer leur intrusion permanente et insolente dans les affaires politiques, civiles et militaires qui ne sont et ne doivent pas être de leur ressorts. Si l'expulsion du Mgr Pellerin avait été prononcée, pour les mêmes chefs d'accusation, par une autorité Vietnamienne, la presse des missionnaires aurait crié partout persécution. (Văn thư 29-1-1859, dẫn theo CHT, SĐD, trang 113).

 

Đó là hai dữ kiện lịch sử cho chúng ta thấy Giáo hoàng và các giáo sĩ có âm mưu gây tang tóc cho dân tộc Việt Nam hay không? Và qua sự kiện đó chúng ta cũng thấy được nguyên nhân của các vụ trục xuất và đàn áp giáo sĩ cũng như con chiên. Thế mà Nguyễn Trường Tộ, một nhà thông thái, đă thực sự không biết, hay muốn xuyên tạc lịch sử để nói rằng: Lúc đầu họ không có ư cướp nước người.

 

Nguyễn Trường Tộ nhận định thêm rằng Nếu những yêu sách... được thỏa măn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn. Để đánh giá lời phát biểu nầy, chúng ta nên biết qua một vài sử liệu dưới đây:

 

4.3.- Bản tường tŕnh của Đô Đốc Bonard:

 

Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông ở Nam Kỳ là: Biên Ḥa, Gia Định, và Định Tường, Việt Nam kư với Pháp Ḥa-ước 1862, Đô đốc Bonard gởi cho chính phủ ông một bản tường tŕnh bằng cách đặt bốn câu hỏi, mà câu hỏi thứ tư như sau:

 

Bằng ḷng với ba tỉnh đang chiếm được, tổ chức lại để đảm bảo an ninh và tự do buôn bán dưới ngọn cờ của nước Pháp ư? Đặt câu hỏi như thế, rồi chính Bonard tự trả lời câu hỏi ấy như sau:

 

Giải pháp thứ tư, đ̣i hỏi phải có những hy sinh mới, nhưng có thể dẫn đến kết quả là tổ chức và xử dụng được cái xứ rộng lớn mà vũ khí đă may mắn đặt nó vào tay chúng ta. Những hy sinh nầy rất cần thiết để duy tŕ những ảnh hưởng tốt của chúng ta ở Viễn Đông, bằng không sẽ c̣n phải thêm bao nhiêu máu và tiền bạc, đổ ra nữa mà không có ǵ hy vọng trước mắt hoặc trong tương lai.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

"Se contenter des trois provinces acquises, les organiser, y assurer la sécurité commerciale sous le drapeau Francais?”

 

“La quatrième combinaison exige de nouveaux sacrifices, mais elle peut amener à organiser et à utiliser le vaste pays que les chances de la guerre ont mis entre nos mains. Ces sacrifices sont indispensables pour maintenir très haut l'influence que nous avons conquise dans l'Extrême Orient, sous peine de voir tout les sang et l'argent dépensés venir s'ajouter à celui tout à fait perdu qu'il faufra pour subvenir aux demi-mesures, desquelles il n'y a rien à espérer ni dans le présent, ni dans l'avenir..”. (Trích trong “Correspondance de Cochinchine, Tom VI,pp. 130 à 147. Archives du ministère de la France - Outremer, Paris: Thư quan hệ giữa Nam Kỳ, tập 4, trang 130- 147. Lưu trử Bộ Ngoại giao Pháp, Paris. Dẫn theo Nguyễn Xuân Thọ trong cuốn Histoire de la Pénétration Francaise Au Vietnam" (1858-1897. Trung tâm văn hóa Linh Sơn xuất bản, Hawaii, 1993, trang 91-92).

 

Qua ư kiến của Đô đốc Bonard như trên, chúng ta thấy Pháp thỏa măn với Ḥa Ước 1862 sau khi đă kư kết với triều đ́nh vua Tự Đức, nhưng sau đó không lâu, tháng 6, 1867 Pháp chiếm trọn cả Nam Kỳ, Phan Thanh Giản tự tử. Đến ngày 20-11-1873, sau khi Nguyễn Trường Tộ chết khoảng 2 năm, Pháp lại chiếm luôn Bắc Kỳ, anh hùng Nguyễn Tri Phương bị thương và sau đó cũng uống thuốc độc tự tử.

 

Như thế, lời khuyên của Nguyễn Trường Tộ: Nếu những yêu sách của họ được thỏa măn, họ sẽ chấm dứt những hành động gây hấn là một đề nghị chỉ có lợi cho Pháp mà thôi.

 

5.- Chiến là đổ thêm dầu vào lửa, ḥa là thượng sách

 

Nguyễn Trường Tộ viết:

 

Hiện nay quân Pháp đă chỉnh cư thành Gia Định và các phủ huyện thuộc hạt, họ đào kinh đắp lũy trù kế lâu dài để tỏ ra không chịu đi, như hổ đă về rừng, rồng đă xuống biển. Bây giờ như ta muốn cố thủ thành tŕ đợi cho họ tê liệt th́ thật chẳng khác nào muốn quét sạch lá rừng, tát cạn nước biển. Không ḥa mà chiến, khác nào cứu lửa đổ thêm dầu, không những không cứu được mà c̣n cháy nhanh hơn nữa.

 

Tôi thường nghiên cứu sự thế trong thiên hạ mà biết rằng ḥa với Pháp là thượng sách.

 

Nếu như ngày kia Pháp đưa quân đến th́ việc vượt biển cũng như đi trên đất bằng, trèo non như đi trên đường bộ. Nước ta tựa núi kề biển, địa thế như một con rắn dài. Nếu họ dùng hỏa thuyền chia nhau đánh cắt các tỉnh dọc bờ biển, lại cho các tàu đậu ngoài cửa sông lớn để triệt sự vận tải đường biển của ta, lại cho một đạo quân đóng giữ ở Hoành Sơn để chận đường tiếp tế bằng đường bộ và cắt đường qua lại của đội quân Cần Vương, rồi lại đổ bộ tiến đánh các chỗ xung yếu, gấp rút truyền hịch khắp Nam Bắc, chiêu mộ bọn giặc cướp ẩn náu dùng làm bọn dẫn đường, th́ thủy binh của ta sẽ trở thành vô dụng.

 

Suy nghĩ về 2 đoạn trong bản Điều Trần của Nguyễn Trường Tộ nêu trên, được gởi cho triều đ́nh Tự Đức khoảng tháng 3-4,1863, và một tối hậu thư đề ngày 28-2-1863 của đại diện toàn quyền chính phủ Pháp và Tây Ban Nha gởi cho Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có những ư tứ và những chữ dùng trùng hợp nhau như sau:

 

Nếu chấp thuận (phê chuẩn hiệp ước) th́ dân chúng và vương quốc An Nam sẽ không c̣n những khốn khổ.

 

Nếu không, th́ Vương quốc ông sẽ không c̣n nữa, v́ điều đó sẽ dẫn đến sự tham dự của những người nổi loạn miền Bắc và sự chiếm đóng tức thời ba tỉnh phía Nam. Như thế vương quốc của ông sẽ mất đi cùng lúc cả Nam Kỳ và Bắc Kỳ.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

Oui, c'est la fin des malheurs du peuple et du royaume d'Annam.

 

Non, c'est la ruine de ce royaume, car il entrainera nécessairement l'assistance aux insurgés du Tonkin et la prise immédiate des trois provinces du sud: Votre royaume perdra donc, du même coup le Nam Ky et Bac Ky. (Archives du Ministere des Affaires, Asie, Mémoires et Documents, Tome 28, pp.403 - 404: Trích trong CHT, SĐD, trang 171. Thư khố Bộ ngoại giao, Á Châu, kỷ yếu.)

 

Sở dĩ có sự hăm dọa như trên v́ vua Tự Đức một mặt kiếm cớ tŕ hoăn sự phê chuẩn hiệp ước, mặt khác vận động chuộc lại các tỉnh đă mất.

 

Như thế, Nguyễn Trường Tộ có đi đêmvới Pháp hay không? Quí độc giả đọc lại lời Nguyễn Trường Tộ khuyên triều đ́nh và những lời hăm dọa hỗn xược của thực dân, như đă nêu trên, rồi tự t́m cho ḿnh câu trả lời.

 

6.- Nên nhường đất cho lính nghỉ, giáo sĩ chỉ mở rộng đạo không tranh giành đất.

 

Nguyễn Trường Tộ viết: Nay có đánh họ cũng không đi, ḥa họ cũng không đi. Họ chỉ xin ḿnh miếng đất mà thôi, nếu cứ kiên quyết không cho, họ sẽ lập mưu cướp hết...

 

Không thấy một nước Trung Hoa to lớn là thế mà c̣n phải cắt đất cầu ḥa... Việc cống nạp của Tống (nước Tống bên Tàu thời xưa nộp tiền và hàng hoá cho nước khác, BK), tất cả đều lấy việc không đánh là hơn...

 

Theo cách ngày nay th́ nên để cho quân lính nghỉ ngơi, rồi làm theo chước Hán Cao Tổ ngày xưa cắt Quan Trung cho hạng Vơ (*) để họ giữ bờ cơi cho ḿnh, như có hổ báo trong rừng th́ chồn cáo không dám bén mảng tới...

 

C̣n như các giáo sĩ th́ họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo chống lại gian tà, làm trách nhiệm, chẳng liên quan ǵ đến những việc tranh thành tranh đất cả...

 

Trong lúc Tổ-Quốc lâm nguy bị thực dân Pháp cướp nước, toàn dân nổi lên chống Pháp khắp nơi. Người có gậy đánh bằng gậy, người có dao chém kẻ thù bằng dao, người dân nghèo nàn đói khổ th́ bỏ nhà ra đi bất hợp tác với quân xâm lăng, thế mà Nguyễn Trường Tộ khuyên quân lính nên nghỉ ngơi, không đánh, nhường đất để họ giữ bờ cơi cho ḿnh... tôi xin nhường sự đánh giá này cho độc giả.

 

Riêng phần tôi xin góp thêm hai ư kiến như sau:

 

Một, qua các sử liệu mà chúng ta đă thấy, nếu triều đ́nh vua Tự Đức biết được t́nh h́nh rối loạn của địch và thấy được thế mạnh của ta, th́ quân xâm lược bị chôn xác xuống ḷng đất ngay từ những tháng đầu của việc chiếm đóng.

 

Hai, triều đ́nh Vua Tự Đức muốn giảng ḥa với Pháp khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đă mất, nhưng vấn đề đó không thể thực hiện được một cách có lợi cho quốc gia Việt Nam, v́ những kết quả tốt đẹp có được tại bàn hội nghị sẽ tùy thuộc vào những chiến thắng quân sự tại chiến trường. C̣n không, th́ Việt Nam là người đi xin mà Pháp là kẻ bố thí. Người xin chỉ được những ǵ mà người cho phế thải ra mà thôi.

 

Thật vậy, trước lúc phái bộ Phan Thanh Giản vào Nam Kỳ để thương thuyết với Pháp, cuối buổi tiệc khoản đăi phái bộ trước khi lên đường, vua Tự Đức nói với các đ́nh thần những lời cảm động như sau:

 

Đất nước hôm nay đang bị dồn vào ngơ cụt khó khăn; muốn đưa nó thoát ra, chỉ có bàn tay của những người tôi trung tài năng và tận tụy. Có hai điểm cơ bản các khanh cần luôn luôn ghi nhớ: vấn đề nhường đất và vấn đề hành đạo Cơ Đốc giáo. Về hai điểm quan trọng hàng đầu ấy, các khanh đừng nhẹ dạ trong việc kư kết. Đừng v́ một sự yếu đuối hay vội vàng nào đó mà làm thiệt hại đến vận mệnh và danh dự của cả giang sơn đang được giao phó vào tay các khanh. Các khanh phải xác định đinh ninh như vậy và dù bất cứ v́ lư do nào và bất cứ giá nào cũng đừng đi trệch cái chương tŕnh đă vạch. Các khanh đi! Và cầu cho những lời ước nguyện của Trẫm luôn luôn theo bước các khanh! Cầu mong cho các khanh được sớm trở về, đầy vinh quang v́ đă bảo vệ danh dự của non sông và giữ ǵn được sự vẹn tṛn lănh thổ. Đây là lời cầu chúc duy nhất của Trẫm cho các khanh trước lúc lên đường.

 

Nhưng: Ngày 7. 6. 1862, các sứ thần Việt Nam rời Sài G̣n trở về Huế tường tŕnh về nhiệm vụ của sứ bộ: Kết quả đáng buồn, chẳng đáp ứng được bao nhiêu với những ước vọng của nhà vua.

 

Đất nước bị cắt mất ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Định Tường, Biên Ḥa, người Pháp bắt một nước đă bị xơ xác v́ bao nhiêu nạn chiến tranh và chiếm đóng, phải trả một số chiến phí quá nặng nề: 4 triệu đồng bạc tức khoảng 2.800.000 lượng bạc. Sau nữa, là chuẩn y mười hai điều khoản liên quan đến vấn đề hành đạo Ki Tô và mở cửa đất nước cho việc buôn bán đối ngoại. Dĩ nhiên là trong bữa tiệc tiễn đưa sứ đoàn, tuy có vẻ lạc quan bên ngoài, triều đ́nh chẳng ai hy vọng họ sẽ về với những thắng lợi lớn. Nhưng không ai có thể nghĩ rằng họ sẽ kư kết một ḥa ước tai hại như vậy.

 

Tự Đức khi đọc văn bản ḥa ướùc ấy chỉ c̣n biết thở dài:

 

Than ôi! Nào Trẫm có làm nên tội t́nh ǵ cho đến nỗi nhân dân phải chịu một số phận tàn khốc đau thương như vậy đổ xuống trên đầu?

 

C̣n các khanh, những sứ thần khốn khổ, các khanh đă làm ǵ? Các khanh đă hoàn thành nhiệm vụ của ḿnh như vậy đó sao?

 

Chao ơi! Các khanh không chỉ là những người mang trọng tội dưới triều đại của Trẫm mà các khanh sẽ phải chịu hậu quả nặng nề về tội lỗi của ḿnh trước lịch sử muôn ngàn đời!. Nguyễn Xuân Thọ Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897), tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, 1995, trang 66, 67, 68).

 

Do đó, ư kiến của Nguyễn Trường Tộ: nên cho quân lính nghỉ ngơi để Pháp giữ bờ cơi cho ḿnh, là một ư kiến nhằm có lợi cho Tây.

 

Riêng câu nói C̣n như giáo sĩ th́ họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo chống lại gian tà, làm trách nhiệm, chẳng liên quan ǵ đến việc tranh thành tranh đất cả.

 

Dưới đây tôi nêu ra hai thí dụ nhỏ trong muôn ngàn thí dụ để thấy cái sai lầm mà hầu như cố ư của nhà thuyết khách Nguyễn Trường Tộ.

 

Một đoạn trong mật thư đề ngày 24-7-1862, Đô đốc Bonard gởi cho Chasseloup Laubat như sau:

 

Ai (các giáo sĩ, BK) cũng ôm ấp lư tưởng trở lại thời kỳ mà Giá-mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục nầy, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đă dùng kế hoạch sau đây: nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ư của các ông giáo sĩ, th́ họ sẽ t́m cách phủ nhận tính chính thống của vua nầy, và khi lật đổ được triều đ́nh hiện tại th́ sẽ bầu lên một ông vua khác theo ư họ.

 

Nguyên văn tiếng Pháp:

 

"Tous caressent l'idée de revenir au temp où l'Évêque d'Adran était le véritable souverain du royaume d'Annam, temps où rien ne se faisait que par ses conseils ou sa permission. Pour parvenir à ce but voici quels moyens ils ont employés: les unes et les autres, ne trouvant pas que les successeurs de la dynastie de Gia Long obtempérassent assez à leurs désirs, ont contesté la légitimité de ceux-ci et ont cherché à mettre en avant un candidat qui, s'il renversait la dynastie régnante, leur offrit plus de garanties pour arriver à leurs fins. (Trích trong Archives du Ministère des Affaires Étrangères, Asie, Mémoires et Documents, Vol, 28, Fol.85 - 88: Thư khố Bộ Ngoại giao, Á châu, kỷ yếu và tài liệu, tập 28, trang 85-88. Dẫn theo CHT, SĐD trang 150). Đoạn thư của Bonard nói trên mô tả về âm mưu của các linh mục, giám mục người Pháp. Và một đoạn khác trong thư đó viết về hành động của các giáo sĩ ḍng tu Đô-Mi-Níc người Tây Ban Nha như sau:

 

C̣n tu sĩ ḍng Dominique Tây Ban Nha thường chiếm cứ nhiều vùng miền Thượng Du Bắc Việt, họ lại c̣n bất trị hơn: hăng hái và quá cuồng tín, đa số trong bọn nầy phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha và sẵn sàng mang gươm, súng và thánh giá chữ thập dốc toàn lực tham dự vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc Kỳ.

 

(Quant aux Dominicains espagnols qui occupent généralement le haut Tonkin ils sont beaucoup plus ingouvernables: ardents et fanatiques au dernier degré, un assez grand nombre d'entre eux sortant des bandes de guérillas et de carlistes ayant abandonné l'Espagne portent assez volontiers le sabre et le mousquet avec la croix et sont mêlés, et de coeur et le corps, aux révoltes qui affligent le Tonkin. (CHT, SĐD, trang 152).

 

Hai dẫn dụ nêu trên, đă cho thấy Nguyễn Trường Tộ bênh vực và đánh giá sai về vai tṛ của các giáo sĩ Công Giáo La Mă.

 

Trên đây là vài nhận xét thuộc lănh vực chính trị của Nguyễn Trường Tộ đối chiếu với các sử liệu chính xác không thể chối căi. Những sai lầm nghiêm trọng, những lời khuyên, cố vấn và nhận xét hoàn toàn sai lạc về t́nh thế về lịch sử mà Nguyễn Trường Tộ viết trong bản Điều Trần, giả sử ông không có hậu ư giúp Pháp, th́ ông cũng nên được lịch sử phê phán cho đúng mức v́ đề nghị sai chỉ có lợi cho Pháp mà thôi. Sau đây là nhận xét về chương tŕnh cải cách của Nguyễn Trường Tộ trong lănh vực có nhiều tính kinh tế qua một số bản Điều Trầnkhác.

 

Đi từ nhận định rằng vai tṛ của kinh tế trong việc làm cho dân giàu nước mạnh, và rằng lúc quốc gia đă mạnh th́ có thể giải quyết được mọi vấn đề. Và từ cơ sở Việt Nam là một nước nghèo nàn. Bộ máy hành chánh có thể hoạt động được chỉ nhờ vào các khoản thuế mà nhân dân đóng góp chứ không biết khai thác các nguồn lợi thiên nhiên như hầm mỏ, cây rừng, canh tác nông nghiệp và xử dụng máy móc để phát triển kinh tế. Từ đó, Nguyễn Trường Tộ viết một số bản Điều Trần để đề nghị công cuộc cải cách kinh tế. Bản Điều Trần số 5 Kế Hoạch Làm Cho Dân Giàu Nước Mạnh(Dụ Tài Tế Cấp Bẫm Từ) và Di thảo 27 "Tám Việc Cần Làm Gấp (Tế Cấp Bát Điều).

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten