Nguyễn Mạnh Trinh

Lần giở từng trang sách......

 

 

 

 

 

 

 

Có ai c̣n nhớ những ngày mà cả miền Nam sôi động lên v́ phong trào đốt sách , giam cầm văn nghệ sĩ của bạo quyền khi bọn họ vừa chiếm được cả giang sơn. Hai mươi năm văn học miền Nam bị thiêu hủy trong sắt máu. Từng đoàn học sinh thắt khăn quàng đỏ đi vào tận từng nhà để thu góp sách vở và mang đi tiêu hủy thiêu đốt .

Từ tổ dân phố đến phường khóm, mọi người phải hăng hái hoặc giả vờ hăng hái tiêu hủy đi những phần đời sống tinh thần của ḿnh. Một không khí khủng bố , ép buộc khiến ai dù có đau xót trong ḷng cũng không dám lưu giữ lại sách vở. Thân phận của những người dân bị thua trận đấy cay đắng như thế.

Mà, những thủ phạm trong việc tâng công với chủ mới chính là những thành phần lớn lên ở chế độ tự do nhưng lại đi theo cộng sản để thành những phần tử nội thù gây ra biết bao nhiêu là thảm nạn.

Thời gian qua đi , có những người đă tỉnh ngộ và suy nghĩ lại để hối tiếc cho công việc ḿnh đă làm. Nhưng có kẻ ngoan cố , khư khư với lỗi lầm của ḿnh , chối quanh chối quẩn , dù có bị đào thải nhưng vẫn bám vào cái bóng ma Cộng sản và cái lư tưởng giả trá “chống Mỹ, cứu nước ”. Một trong những kẻ ấy là Lữ Phương, một trong những người đă góp nhiều tội ác vào trong phần hành cùa chính sách khủng bố trí thức, tiêu hủy văn học của Cộng Sản Việt nam.

Trong bài viết” Ông Vơ văn kiệt và tôi” , Lữ Phương đă kể lại rằng chính ḿnh đă phát biểu rằng “ nếu chúng ta không đặt giới hạn cho chính xác mấy khái niệm phản động và đồi trụy mà căn cứ vào đó làm tiêu chuẩn hành động th́ sẽ vô cùng nguy hiểm, kinh thánh sẽ bị tịch thu cùng với tranh Picasso, thơ của Beaudelaire, tiểu thuyết của Remarque.. và mọi thứ sách nghiên cứu về khoa học nhân văn, khoa học xă hội sẽ bị liệt vào hạng ' tư sản thối nát” cần tiêu hủy hết”

Và theo Lữ Phương , Vơ văn Kiệt lúc ấy làm Bí thư thành ủy có lắng nghe . nhưng thực  tế ra sao , chúng ta đă rơ . Một cơn đại hồng thủy mà ngày xưa Tần Thủy Hoàng “phần thư, khánh nho” cũng không bằng. Vậy mà , Lữ Phương lại viết văn để nịnh bợ trái tai như thế.

Lữ Phương , kẻ đă viết “ Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam” và cũng chính ông ta đă viết “ những chuyến ra đi” một bút kư để tự bào chữa và cố gắng nói lên sự dấn thân của ḿnh dù có nhiều người cho đó là cái dấn thân bị lợi dụng và cực kỳ ngu xuẩn.

Tôi là người ham thích sách vở và dĩ nhiên không thể nào có cảm t́nh với những kẻ “ đao phủ văn học “ này được. Nhắc lại chuyện ấy , để thấy tiếc cho những cuốn sách , của một thời văn học nhiều sinh động , của gia tài văn hóa quư báu của dân tộc. Có nhiều lúc , ngắm những cuốn sách , thấy ở đó mở ra những cuộc đời , thấy ở đó linh hoạt những cuộc sống.

Thế mà, có khi ḿnh tự hỏi. Ḿnh có nghe được ǵ không, từ những thẳm sâu của kiếp nhân sinh trong từng trang sách?

Có một người làm thơ cứ bâng khuâng hoài khi lần giở từng phiến cảo thơm . Ngày xưa có người đă hỏi trời có nói ǵ đâu, đất có nói ǵ đâu th́ bây giờ lại có câu hỏi.Trang giấy trắng có nói điều ǵ trong cái vô biên của cuộc sống:

Bới trong câu thơ cổ

 

T́m giọt mực hồi sinh

Thấy mênh mông cổ độ

Bảng cấm vẫn một ḿnh

Đi về đâu ngôn ngữ

Sóng ầm vang thiên thu

Mơ màng cơn thiếp ngủ

Đi về đâu, về đâu?

Chữ tiếp chữ tội nghiệp

Vỡ toang lớp da đầu

Mường tượng cơn thổ huyết

Thơ vẫn chỉ vài câu!

Giở cho nhàu trang sách

Vẫn quẩn một góc trời

Ơi vó con ngựa bạch

Đành quanh quất phận người

Nửa đêm ta thức giấc

ưÔ phiêu du trong đầu

Chữ và nghĩa chồng chất

C̣n hằn một nỗi đau

Ngửi mùi hương giấy cũ

Dó , Bưởi thuở hoang mù

Bâng khuâng trong góc tủ

Chép miệng , ơi thiên thu ..”

 

Có phải sách vở cũng cần thiết cho người viết văn như người lính cần cây súng , như người thợ cần đồ nghề,..? Nhà văn Doris Lessing , giaiƯ thưởng Nobel về văn chương năm nay , 2007, trong bài diễn văn được giám đốc nhà xuất bản Harper Collins đọc thay trong buổi lễ trao giải của Hàn Lâm Viện Thụy Điển , có đoạn :

“..Nghiệp viết văn của nhà văn không thể nào khởi từ những căn nhà không sách vở.Điểm khó khăn là ở đó mà những khoảng cách cũng ở đó.Tôi đang t́m đọc các bài diễn văn của các tên tuổi đă được trao tặng giải thưởng Nobel.

Hăy đọc lại diễn từ của Orhan Pamuk khi ông cho biết rằng thân phụ của ông có tới 1500 quyển sách.Điều ấy chứng tỏ rằng tài năng của ông đâu phải là ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống mà phải là truyền thống vĩ đại đă liên tục từ khoảng thời gian xa xưa.

Hay đọc lại bài viết của V.S. Naipaul tiết lộ rằng tông tộc Veda của xứ Ấn Độ rất quen thuộc trong kư ức gia đ́nh ông.Thân phụ của ông thường xuyên khích lệ con ḿnh viết văn. Đến khi ông được qua Anh Quốc du học , nơi chốn ông thường xuyên qua lại là thư viện quốc gia. Cái truyền thống vĩ đại ấy ông đă tiếp cận một cách triệt để.

Một nhà văn khác cũng đoạt giải Nobel là John Coetzee, giáo sư dạy môn văn chương tại đại học Cape Town. Ông không những tiếp cận với truyền thống mà c̣n là chính truyền thống ấy.Thật là ít may mắn cho tôi khi không có dịp được ngồi trong giảng dường của các lớp mà ông giảng dạy để lănh hội được những tinh túy của một trí tuệ tài danh mà ông truyền thụ lại cho các môn sinh.

Tóm gọn lại, muốn viết văn và trở thành những người cầm bút viết văn làm thơ, chúng ta phải thường xuyên lui tới các thư viện , làm quen với các pho sách từ kim văn đến cổ văn , theo một truyền thống đă có từ cổ đại đến giờ”

Với sự xuất hiện của máy điện toán và internet, tạo ra một t́nh cảnh mới , nhưng Doris Lessing lại phê phán:

“..Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa phân tán và rời rạc , theo đó các điều chúng ta khẳng định một cách chắc chắn cách nay vài chục năm thôi nay đều trở thành nghi vấn để phán xét lại, một nền văn hóa quen thuộc với chúng ta là các người trẻ tuổi dù đă được giáo dục để đào tạo thnah chuyên viên cao cấp trong nhiều năm nhưng chung cuộc hiểu biết rất nghèo nàn về thế giới quanh họ. Họ lười đọc sách đọc truyện, chỉ hiểu biết về chuyên môn của ḿnh hay những sở thích khác như xử dụng máy điện toán chẳng hạn.

Điều hiển nhiên đă và đang xảy ra cho chúng ta, là thực sự chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng với những phát minh kỳ diệu như máy điện toán, internet, T.Và

Đây không phải là cuộc cách mạng đầu tiên mà nhân loại đă chứng kiến.Cuộc cách mạng về máy in không phải mới bắt đầu vài thập kỷ mà kéo dài từ lâu đă thay đổi tư duy và trí óc của chúng ta. Rất táo bạo và cũng rất chủ quan, chúng ta đón nhận một cách tự nhiên và không cần đặt câu hỏi:Hậu quả thế nào cho nhân loại khi xảy ra cuộc cách mạng ấn loát?

Tương tự như thế bây giờ, có ai đặt câu hỏi : Đời sống chúng ta sẽ ra sao , trí óc suy tưởng thay đổi thế nàovới các phát minh vừa xuất hiện của hệ thống internet đang lôi cuốn và tạo thành cả một thế hệ ghiền máy vi tính ? Đến cả ngay những người chín chắn biết suy nghĩ cũng phải thú nhận một khi đă đụng ngón tay vào keyboard là không rời ra nổi , suốt ngày đánh vật với các tṛ cùa máy computer bày ra ..”

Nhưng , dù thế , vị trí của sách vở vẫn có vị trí mà tất cả các phát minh khác vẫn chưa thay thế được . Sách vở , có vị trí thiêng liêng của nó.

Nói ǵ với trang sách giở?

Tṛ chuyện hay tâm sự?

Sách vở h́nh như cũng có linh hồn, có phải ? Những buổi thức làm việc khuya , trong cái im vắng , dường có tiếng th́ thầm của những trang sách. Những gáy sách xếp hàng trên kệ , thân mật , hiền ḥa . Với tôi, nó là những phương trời , mở ra những khuôn cửa . Có khi, trở lại những thời gian qua. Có khi , là những dấn bước về phía trước, về tương lai.

Tôi yêu sách như yêu người t́nh v́ ngày xưa các cụ nói “ thư trung hữu nữ nhan như ngọc”. Qua sách vở , tôi như thấy được những chân dung tác giả , dù có khi chẳng bao giờ gặp mặt trong đời. Những trang sách , như tẩm hương thơm đời sống, làm những ô trọc bị cuốn hút đià

Một người yêu sách tột cùng là cụ Vương Hồng Sển. Thế mà , sách vở của cụ cũng bao lần chịu cơn binh lửa , bao nhiêu lần tản cư ,.. để thành tro tàn . Cụ kể lể cái nỗi đau ḷng của người mê sách :

“ mấy năm Nhựt chiếm đóng, lối 1940-1946, khan giấy hút thuốc vấn tay, biết là bao sách cổ bản, mộc bản, thạch bản, sách Nho , sách Nôm, lam mồi cho bợm ghiền thuốc hút, ph́ phà ra mây khói, một mớ khác toàn là tài liệu giá trị về văn hóa xưa, lại bị bán hốt mớ cho cá chú bán ve chai, hay xổ ra phất h́nh tiêu diện tháng bảy hoặc làm đồ minh khí đồ mă đốt thành tro bụi.”

 

Nhưng, nỗi đau của cụ Vương về sau này chẳng thấm ǵ với cả một miền Nam , có lúc , sách vở thành giấy vụn , và nhiều khi trở thành tai họa cho chủ nhân nữa, khi mà Cộng sản chiếm được cả nước . Với chủ trương xóa bỏ một nền văn học miền Nam đầy chất khai phóng và sáng tạo của những người chiến thắng , sách vở lại bị một thời đại nạn.

Những ngày sau tháng 5 năm 1975, khi đường phố Sài G̣n thành một chợ trời khổng lồ, và trên lề đường đầy những hàng sách mới toanh mà giá th́ rẻ không tưởng tượng nổi . Những bộ sách như Chiến tranh và Ḥa B́nh , Bác sĩ Djivago, .. dịch thuật, những Đại Cương Văn học Sử Trung Quốc , Chiến Quốc Sách, ,.. biên khảo, c̣n thơm mùi mực và chưa rọc trang , trước đây nghiêm trang trên kệ sách bây giờ nằm hỗn độn trên manh ni lông lề đường.

Sách vở mà cũng phải phong trần, nói ǵ đến con người thời ấy ! Những tác giả, cũng chịu cơn lốc thời thế ấy, đau xót mang bán rẻ những cuốn sách làm bằng tim óc của ḿnh bởi họ biết , sẽ có những ngọn lửa đỏ thiêu rụi đi , để xóa vết một thời văn chương chữ nghĩa phong phú. Có những tủ sách gia đ́nh quí giá , cũng bị mang ra đường , chịu nắng mưa. Cả thành phố như một cơn xuất huyết, mọi người bán đổ bán tháo đồ đạc của ḿnh để làm người vô sản trong chế độ mới. ..

Trần Trọng Đăng Đàn, viết “ Văn Hóa Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975” phê phán nặng nề hai mươi năm văn học miền Nam và cho rằng cần phải triệt hạ đến tận gốc cái nền văn chương chống Cộng của chủ nghĩa thực dân mới.

Đốt sách chưa đủ , c̣n phải bắt giam những người cầm bút bên phía thua trận, nghĩa là vừa phần thư và khánh nho. Hắn liệt kê hầu hết các nhan đề sách , dù có khi là những cuốn sách vô thưởng vô phạt, để thành một danh sách cấm dài dằng dặc . Âm mưu xóa sổ đă rơ ràng.

Ba mươi năm qua, thế mà , đến bây giờ , hai mươi năm văn học miền Nam vẫn c̣n là một thực thể và chế độ chuyên chính vô sản không cách chi triệt hủy được. Thời gian nh́n lại , nhiều người đă thay đổi cách nh́n. Nền văn học ấy, so với văn học miền Bắc , đă có sự khai phóng và tự do tư tưởng. Khác biệt với nền văn học bị chỉ đạo bởi chính quyền , văn học miền Nam đă đóng góp phần không nhỏ vào gia tài văn hóa của dân tộc.

Hồi trước , các nhà văn chiến thắng đă nh́n những người cầm bút bên bại trận bắng con mắt khinh miệt và hầu như không bao giờ muốn nhắc đến nếu không có giọng bỉ thử hỗn xược .

Sách vở , cũng bị triệt hủy, với sự cố tâm phi văn hóa và đầy mặc cảm , có khi pha trộn giữa tự ti và tự tôn.

Nhưng, gần đây , dă có chuyển biến . Như một bài viết của Nguyên Ngọc đăng trên Tia Sáng số ra ngày 20 tháng tư năm nay, bài “ Đọc và nghe nh́n “ có đoạn:

..Thậm chí , có thể nói như thế này mà không sợ quá sai; xă hội ta bây giờ, nh́n chung, là một xă hội không có thói quen đọc sách, hoặc đă đánh mất đi cái thói quen ấy. Thật vậy , hăy thử nh́n vào hai đối tượng thường là người đọc nhiều nhất trong một xă hội b́nh thường: sinh viên và cán bộ. Sinh viên ngày trước đọc ǵ? Ai đă sống ở Sài G̣n trước năm 1975 hẳn đều biết một trong những dấu hiệu cho ta nhận ra một người là sinh viên là thấy trên tay anh hay chị ta cầm tờ tạp chí Văn, Bách Khoa hay Đối Diện.. Bây giờ th́ sao? Nếu có cầm th́ họ cầm tờ Công An Nhân Dân hay tờ An Ninh Thế Giới, cùng lắm nữa là tờ ǵ đó nói về thời trang hay mua sắm c̣n sách th́ hầu như vắng bặt. Tôi không hề dám chê những tờ báo vừa kể là kém văn hóa . Nhưng nh́n cách đọc đó, nếu người ta c̣n chịu đọc, th́ cái đọc đă rơ ràng đă chuyển từ mối quan tâm về mở mang trí tuệ sang quan tâm về giải trí, thỏa măn ṭ ṃ, và tiêu dùng. Đến như sinh viên, những người đang được đào tạo ra để trở thành trí thức cũa đất nước, mà cái chọn để đọc - nếu họ c̣n chịu đọc, xin nhắc lại- đến như vậy, th́ không phải là đáng lo nữa mà là một nguy cơ! Quả thật, chúng ta đang có một xă hội rất lười đọc sách, ngay ở cả tầng lớp có lẽ là “ văn hóa ”, “ văn minh” nhất."

Thời gian quả đă là một yếu tố cần thiết để nh́n lại và xác định chân lư. Nhưng , có những người đă phản tỉnh rất sớm , thí dụ như nhà văn Dương Thu Hương khi trả lời một câu hỏi cảm nghĩ của ḿnh về ngày 30 tháng tư năm 1975 :

“ Lúc đó tôi ở Quảng B́nh, và một vài tuần sau đó th́ tôi t́m cách vượt qua cầu Hiền Lương để vào Sài G̣n với mục đích thăm những người thân và t́m hiểu xem người dân miền Nam sống thế nào. Trong suốt một tuần lễ đi đường, tâm trạng của tôi là cả một mớ hỗn độn . Bởi v́ một khi thông tin quá nhiều th́ nó trở thành hiện tượng bị nhiễu trắng. C̣n về cảm tưởng khi nghe chiến tranh chấm dứt th́ khó nói vắn tắt lắm, nhất là cuộc chiến quá dài. Nhưng khi tham dự cuộc chiến chống Mỹ, tôi nghĩ rằng đây là cuộc chiến chống xâm lược, tôi đă từ bỏ cuộc sống ở hậu phương mà tôi cho là hèn hạ, để rồi tôi dấn thân vào chốn chông gai như thế. Nhưng mà sau khi vào Sài G̣n, th́ tôi biết rằng một cuộc chiến tranh khác lại nẩy nở trong tôi. Tôi nghỉ là cuộc chiến tranh trong ḷng tôi nó lâu dài và khốc liệt hơn, v́ lúc bấy giờ, khi người khác vui sướng nhất th́ tôi hiểu rằng tôi hoàn toàn lầm lạc. Theo tôi , đây là cuộc chiến tranh giữa hai phe và người Việt Nam đă chia ra thành hai đội quân đánh thuê cho hai phe và dù ǵ chăng nữa th́ cái mô h́nh xă hội của cái miền đất bại trận mới chính là mô h́nh của nền văn minh, và chúng tôi là người trong đội ngũ chiến thắng th́ thực ra chúng tôi đă chiến đấu cho một mô h́nh xă hội man rợ. Và điều đó khiến tôi hết sức cay đắng. Tất nhiên ngay lúc ấy cảm tưởng nó c̣n mù mờ, nhưng sau này, càng ngày th́ sự hồ nghi của tôi nó càng rơ rệt hơn , cho nên tôi phải nói thật là trong ngày 30 tháng tư cái khoảnh khắc vui sướng như mọi người qua đi rất nhanh, nhưng đối với tôi th́ trong nội tâm đă xảy ra một cuộc chiến mới và nó đă kéo dài cho măi đến 10 năm sau đó th́ nó mới biến chuyển hoàn toàn và khiến tôi trở thành một người “dissident” quyết liệt như vậy.”

Gần đây nhất , trong một bài viết “ Nh́n lại 31 năm trước “ của Nguyễn Khắc Toàn phổ biến trong nhiều website đă viết:

“..nhưng tôi nghĩ, nếu đất nước này không có những cuộc chiến tranh dài hơn 30 năm v́ ư thức hệ, v́ dùng bạo lực nhằm thống nhất giang sơn và áp đặt lên toàn bộ đất nước một chế độ ch́nh trị XHCN vừa xơ cứng , giáo điều, vừa phản tiến hóa và lỗi thời theo học thuyết Mác Lênin th́ chăc chắn miền Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung sẽ có nhiều cơ hội điều kiện để xây dựng thnah quốc gia thịnh vượng phú cường về kinh tế, dân chủ tự do về chính trị và xă hội. Mô h́nh chế độ chính trị nhà nước Việt Nam Cộng Ḥa trước đây, khi ở miền Bắc tôi được nghe tuyên truyền rằng đó là một loại mô h́nh chủ nghĩa “ thực dân kiểu mới” do đế quốc Mỹ dựng nên làm tiền đồn và bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc là những nước anh em đứng đầu. Và các cơ quan tuyên truyền ở miền Bắc c̣n nói: về kinh tế, miền Nam Việt Nam là một thị trường để tiêu thụ hàng hóa tư bản ế thừa của các nước phương Tây. Đây cũng là nơi mà bọn tư sản và đế quốc nước ngoài vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động rẻ mạt của nhân dân.Về đời sống văn hóa, xă hội , giáo dục, .. th́ mảnh đất mầu mỡ ở miền Nam Việt Nam là nơi để gieo mầm cho văn hóa nô dịch của đế quốc , ngoại bang nảy nở , phát triển. Trên báo , đài phát thanh, sách văn học, sách giáo khoa dạy trong các trường học ở miền Bắc th́ đầy dẫy những tuyên truyềnvề miền Nam là cả “ một nhà tù lớn, một trại tập trung khổng lồ”Ở nông thôn th́ nông dân bị ḱm kẹp trong các ấp chiến lược với lớp lớp hàng rào dây thép gai bao quanh với nhiều cḥi canh có lính được trang bị súng đạn tối tân canh gác đêm ngày..

Nhưng trên thực tế, khi tôi đă tiếp xúc với rất nhiều người bà con gia đ́nh hai bên nội ngoại , di cư từ quê hương miền Bắc vào miền Nam từ sau hiệp ước Genève 1954. Qua việc đó giúp tôi có một nhận thức rất khác về đời sống xă hội , kinh tế và chế độ chính trị ở miền Nam Việt nam trước năm 1975. Đó là một xă hội mà cuộc sống nhân dân được hưởng nhiều cởi mở và tự do.người dân từ nông thôn đến thành thị được sống tự do dân chủ được hưởng rất nhiều quyền Con người căn bản hơn , như: có tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do biểu t́nh- mít tinh, tự do hội họp, tự do sinh hoạt chính trị đảng phái, tự do xuất dương và cư trú trong nước, tự do mưu sinh, tự do ứng cử và bầu cử..

Bi kịch lớn của dân tộc ta, tổ quốc ta là ở chỗ cuộc “ chiến tranh huynh đệ tương tàn”đă tốn biết bao núi xương , sông máu của nhân dân cả nước nhằm hủy diệt một chế độ đa đảng, dân chủ tự do và một nền kinh tế thị trường đă từng tồn tại ở miền Nam VN trước năm 1975, mà giờ đây nhân dân chúng ta đang phải đấu tranh để được đi lại đúng con đường này” ..

Văn học đối với chế độ chuyên chính chỉ là một phương tiện để phục vụ cho chính trị . Do đó, mục tiêu của những người Cộng Sản là bôi xóa triệt để hai mươi năm văn học miền Nam và thay thế vào đó những sinh hoạt rất đỗi thô sơ của những người sống trong bưng biền của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam. Nhưng thực tế, thời gian đă đăi lọc để những ǵ là chân giá trị sẽ tồn tại và thành gia tài văn hóa của dân tộcà

Tôi nhớ lại những hàng sách cũ thời c̣n đi học , nơi mà tôi nh́n những cuốn sách quư một cách thèm thuồng , nơi mà tôi đă mang chút tiền nhỏ nhoi của ḿnh để mua những cuốn sách cũ về đọc một cách say mê , ngốn ngấu từng chữ từng câu. Ở đó , tôi đă “ tha về nhà “ những bộ tạp chí Quê Hương , Nghiên Cứu Hành Chánh , Đại Học Quân Sự,.. dày cộm mà giá rẻ , đọc , mới đầu không hiểu , nhưng từ từ cũng vỡ ra nhiều điều. Ở đó , tôi đă mua những cuốn sách “ livre de poche “ giá ngang với một gói xôi, về đọc , chữ đực chữ cái, tra tự điển ngất ngư, nhưng cũng cố gắng để “ ḷe “ mấy đứa bạn cùng trang lứa. Ở đó , tôi tập làm người trí thức, đọc lung tung bất kể những ǵ ḿnh vớ được, với cái túi tiền quá khiêm nhượng của ḿnh. Hè phố Lê Lợi, vỉa hè trường Trường Sơn của thầy Nguyễn Sĩ Tế đường Lê Văn Duyệt , đường Cao Thắng , đường Phan Đ́nh Phùng,à những cuốn sách bán “ son”, những trang sách cũ ố vàng , những cuốn sách b́a gáy long lở được mang về bọc lại , sửa lại .. Ôi bao nhiêu là kỷ niệm ..

Qua Mỹ , hơn hai mươi năm , tôi đă tạo được cho ḿnh một tủ sách cũng khá từ một cái kệ sách cũ mua vài đồng “ garage sale “ lúc vừa tới định cư. Lại cái duyên với sách cũ, và cũng là khách hàng quen thuộc của mấy tiệm “ thrift store” hay các ngày bán sách cũ của thư viện. Bây giờ, ở xứ văn minh nên thư viện thật đầy đủ, muốn sách ǵ để đọc cũng có. Vào các thư viện địa phương ở đây , lại thấy thảm thương cho Thư Viện Quốc Gia ở gần sân vận động Lam Sơn thủa nào. Thế mà, bao nhiêu là nhân tài của đất nước đă ngồi học ở đó , đọc sách ở đó, suy tư ở đó và cũng mơ mộng ở đó. Nếu không có chiến tranh, và không có những chủ thuyết ngoại lai và những bàn tay đại cường xô đẩy, th́ , dù với bắt đầu ở hiện tại như thế vẫn tràn đầy hy vọng tiên tiến . Bây giờ, h́nh như đă chậm , và chậm tới 197 năm để bằng người ( theo như so sánh và nhận xét của báo chí khi đọ với Singapore ).

Đi mua sách cũ , có cái thú vị khi gặp một cuốn sách hay , ưng ư mà giá lại rẻ. Tôi nhớ những lúc trước khi anh Vũ Hạ c̣n sống, chúng tôi thường hay rủ nhau đi mua sách. Chúng tôi có hầu như tất cả danh sách những ngày mà thư viện bán sách cũ hay địa chỉ những tiệm bán đồ cũ mà có nhiều sách giá trị.

Tôi nhớ có năm thư viện Los Angeles bị cháy và sau đó bán ra rất nhiều sách quư t́nh trạng c̣n tốt chỉ bị ám khói sơ sơ. Tôi và anh Vũ Hạ mua đầy một xe sách đến nỗi chiếc xe chở nặng quá ngỏng đầu lên. Những cuốn sách về art, về chiến tranh Việt Nam, về collection những sách văn học “ classic”, à làm chúng tôi có cảm giác như ḿnh trúng số vậy. Anh Vũ Hạ th́ khoái sách về kịch nghệ, tôi th́ thích sách về văn chương và chiến tranh Việt Nam và chúng tôi đă có giao kết ngầm để trao đổi với nhau. Nhiều khi giở lại những cuốn sách để nhớ về một người bạn . Bây giờ, anh đă phiêu du ở cơi trên và tôi vẫn thấy nụ cười của anh với đôi mắt cười theo qua làn kính cận..

Sách vở , trong suốt cuộc đời tôi, là người thầy mà cũng là một người bạn. Từ lúc c̣n niên thiếu, gom góp từ những đồng tiền nhỏ nhoi để có được những cuốn sách cũ đến lúc đi lính , đi đến nhiều nơi nhưng ở chỗ nào , cũng có kệ sách nhỏ và đọc thường xuyên những tạp chí văn học. Rồi khi sang xứ người, như lúc này đời sống ổn định, có thể mỗi tháng dành một ngân khoản vài trăm để mua sách, tôi vẫn t́m được trong mùi giấy và nét chữ in những ǵ thân mến với ḿnh nhất.

Có người nói bây giờ dân chúng không thích đọc sách nữa v́ đă có máy truyền h́nh và máy điện toán thế chỗ . Nhưng , ở thực tế, sách vở vẫn có một vị trí mà không có ǵ thay thế được.

Riêng tôi, một độc giả Việt nam lưu lạc xứ người, tôi vẫn có lúc tự hỏi tại sao lại có những người nỡ mang những tâm huyết của những tác giả của hai mươi năm văn học miền Nam đi thiêu đốt. Tội ác ấy, trời chẳng dung và đất chẳng tha . Sẽ chẳng có ai bào chữa được những hành vi tàn bạo này !!!

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài Cũ :  Tháng 6/08. Tháng 7 /2008   Tháng 8/08.  9/08. 10/08. 11/08. 12/08  xin mời quư vị vào phần lưu trữ c̣n có  nhiều tài liệu, bài vở mới dùng vào việc nghiên cứu , tham khảo