Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927-1954 –
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
(Hoàng Văn Đào)
THIÊN THỨ HAI
(1930-1940)
Chương I: HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG LƯU VONG
Chương II: VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI
Chương III: CỦNG CỐ NỘI BỘ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO
CHƯƠNG I:
HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG LƯU VONG
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG ‘’VÂN NAM ĐỆ NHẤT ĐẠO BỘ’’
Từ năm 1929 đến năm 1932, số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân chém giết và tù đầy tới ngót một ngàn người. Sự hoạt động cách mạng ở quốc nội hầu như tê liệt. Nhưng có một đảng viên nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương trốn sang lănh thổ Trung Hoa, bắt đầu tổ chức lại Đảng, hoạt động cách mạng lưu vong, ấy là Nguyễn Thế Nghiệp. Nguyễn Thế Nghiệp bị mật thám bắt giam từ ngày 17.12.1928, giao lại Hội Đồng Đề H́nh xét xử. Trong những ngày bị thẩm vấn trước Hội Đồng Đề H́nh, Nguyễn Thế Nghiệp đă dùng thủ đoạn lung lạc được ông Brides, Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh, giữa khi ông này đă t́m hết cách mà không bắt được Nguyễn Thái Học. Biết rơ nỗi ḷng lo âu của ông Brides, Nguyễn Thế Nghiệp đề nghị với ông này thả Nghiệp ra, anh sẽ dụ Nguyễn Thái Học cùng Nguyễn Khắc Nhu ra đầu thú. Sự mưu tính rất là khôn khéo và bí mật vô cùng. Nguyễn Thế Nghiệp vẫn bị giam và đưa ra Ṭa xử ngày mồng 2 tháng 7 năm 1929 như mọi đảng viên khác, Nguyễn Thế Nghiệp bị kết án mười năm cấm cố. Đợi đến ngày phát văng cuối tháng 8, thừa khi mọi người thu xếp lộn xộn, kẻ đi Côn Đảo, người đi Hà Giang, Yên Bái…Brides thả Nguyễn Thế Nghiệp ra, cấp giấy tờ, tiền bạc cho Nghiệp đi làm nhiệm vụ mà anh đă cam kết với ông Brides. Nắm được đầy đủ giấy tờ và tiền bạc trong tay nhưng Nguyễn Thế Nghiệp đă không đi t́m Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu, mà anh đă đi thẳng lên Lao Kai, t́m đến nhà một đồng chí là Nguyễn Kim Ngữ. Sau khi bàn tính, Nguyễn Kim Ngữ đưa Nguyễn Thế Nghiệp vượt biên giới lên thẳng Côn Minh (Thủ Phủ Tỉnh Vân Nam, Trung Hoa), giới thiệu với một thanh niên kiều bào nhân viên Sở Hỏa Xa đường Hà Nội-Vân Nam là Đào Chu Khải, hai người rất tương đắc. Sau ít ngày, hai họ Nguyễn, Đào thuê nhà lập trụ sở, tuyên truyền kết nạp kiều bào ở Côn Minh gia nhập tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng nào cuối tháng 9 năm 1929.
Như vậy Nguyễn Thế Nghiệp có phải là người của Đảng không ? Theo ư tác giả, đó chỉ là một thủ đoạn để trốn thoát gông cùm của thực dân, hầu có cơ hội xây dựng lại Đảng.
Nguyễn Thế Nghiệp đổi tên là Trương Nguyên Minh, bắt liên lạc với một kiều bào là Nguyễn Văn Thọ, Thọ giới thiệu Trương Nguyên Minh với lê Thọ Nam và Hoàng Vân Nội (1). Hai kiều bào này là sáng lập viên ‘’Trung Việt Cách Mạng Liên Quân’’.
Hai họ Lê, Hoàng đều nhận định rằng, số anh em cách mạng hoạt động ở Hải Ngoại không có được là bao! Lại đảng này nhóm nọ, không những lực lượng bị phân tán, đôi khi v́ hiểu lầm c̣n có thể xảy ra xô xát lẫn nhau.
Đầu năm 1930, Lê Thọ Nam triệu tập hội nghị, các Đại Biểu đồng ư đưa tổ chức ‘’Trung Việt Cách Mạng Liên Quân’’ sát nhập vào tổ chức ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ với danh xưng là ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ’’. Trương Nguyên Minh được cử làm Đạo Bộ Trưởng, Đào Chu Khải Tuyên Truyền, Hoàng Vân Nội Ngoại Vụ.
Sau khi đă tổ chức xong cơ sở, Nguyễn Thế Nghiệp liền phái liên lạc về quốc nội báo cáo tin tức đầy đủ với Nguyễn Thái Học.
Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ hoạt động rất mạnh mẽ, kết nạp được nhiều đảng viên, v́ máu mủ đồng bào rất thắm thiết, nhất là ở trong hoàn cảnh ly hương xa tổ quốc. Khiến Lănh Sự Pháp tại Côn Minh hết sức quan tâm, cố t́m cơ hội để phá vỡ. Nhân có vụ Ngô Học Hiển và Lư Thiếu Trung là hai tên tướng giặc Tàu ở Mông Tự, Mường Là, Lâm An và A Mi Châu, thể lực rất lớn, chống đối chính phủ Vân Nam do Long Vân là chủ tịch. Chính phủ Trung Ương ở Nam Kinh gửi một số khí giới cho chính phủ địa phương Vân Nam để dẹp loạn ấy, nhưng phải gửi qua Hải Pḥng để chuyển đường xe lửa lên Côn Minh.
Chụp lấy cơ hội, nhà đương cuộc Pháp ở Việt Nam ra lệnh giữ số khí giới ấy lại ở Hải Pḥng, rồi ngoại giao với chính phủ địa phương Vân Nam đ̣i dẫn độ những người cách mạng Việt Nam hiện cư ngụ trên đất Vân Nam cho Pháp, Pháp sẽ cho chuyển ngay số khí giới ấy đến Vân Nam. Long Vân lập tức bắt chín đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng giam vào Cảnh Sát Cuộc ở Côn Minh.
Nhờ sự quen biết Cảnh Sát Trưởng Côn Minh. Hoàng Vân Nội đă ngoại giao và ngầm được đưa số dao găm vào cho các đồng chí khoét tường trốn thoát (2). Do sự khủng bố này, các cán bộ phải phân tán, mỗi người tạm trú mỗi nơi. Nguyễn Thế Nghiệp phải tạm lánh xuống miền Mông Tự, Mường Là.
Ngày 20 tháng 6 năm 1930, Vũ Văn Giản từ trong nước vượt biên trốn thoát sang tới Côn Minh, đổi tên là Vũ Hồng Khanh, bắt đầu liên lạc với các đồng chí kiều bào hoạt động trở lại. Vũ Hồng Khanh được cử làm Đạo Bộ Trưởng thay Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải Tuyên Truyền, Dương Tự Thành Tổ Chức, Trần Thụy Nam tức Vũ Ngọc Liên Kinh Tài. Tân Đạo Bộ thuê một ngôi nhà lớn ở Công An Hạng, tầng lầu làm trụ sở Đảng Bộ, tầng dưới thiết lập công xưởng để dung nạp một số công nhân đảng viên bị công ty hỏa xa Vân Nam sa thải, xưởng chuyên môn chế tạo sườn sắt, cửa sắt v.v…
Nguyễn Thế Nghiệp được tin Vũ Văn Giản có mặt ở Côn Minh, liền từ Mông Tự trở về. Hoàng Vân Nội đưa ra đề nghị chuyển một bộ phận đảng viên sang Miến Điện lập đồn điền, tính cách vĩnh cửu. V́ nơi ấy không những sinh hoạt đă dễ dàng, hơn nữa lại là xứ cai trị của người Anh, được Quốc Tế Công Pháp che chở, sẽ tránh được nạn khủng bố của chính phủ Vân Nam, mỗi khi gặp khó khăn trên trường ngoại giao với nước Pháp, lại đem những người cách mạng Việt Nam mang ra làm vật đổi chác. Đồn điền ở Miến Điện sẽ được nơi tập hợp những anh em cách mạng từ trong nước trốn thoát ra Hải Ngoại.
Đề nghị ấy được chấp thuận Nguyễn Thế Nghiệp được cử làm Trưởng Phái Đoàn, Hoàng Vân Nội Ngoại Giao cùng với 14 đồng chí lao động, trong số có 2 nữ đồng chí là chị Nguyễn Thị Nhất biệt hiệu Mỹ Nương, Lê Thị Thăng (3) và 2 thiếu nữ là Liên và Thảo. Phái đoàn lên đường sang Miến Điện vào ngày 15 tháng 9 năm 1930.
Sau khi phái đoàn Nguyễn Thế Nghiệp rời khỏi Côn Minh được ít ngày, Lănh Sự Pháp tại Công Minh lại ḍ biết được mọi hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ bèn lo ngoại giao hối lộ với chủ tịch Long Vân, vu cáo là có một số cộng sản Việt Nam thuê nhà ở Công An Hạng, bí mật chế tạo khí giới cung cấp cho Ngô Học Hiển và Lư Thiếu Trung để chống chính phủ Vân Nam, và c̣n là nơi chứa chấp những phần tử chuyên đi ăn cướp giết người v.v…
Long Vân ra lệnh cho Cảnh Sát Công An đến vây khám trụ sở Đạo Bộ vào hồi 1 giờ sáng ngày 24 tháng 10 năm 1930, bắt Vũ Hồng Khanh cùng 24 người gồm cả đàn ông, đàn bà, tịch thu hết mọi tài liệu cùng ấn tín v.v…
Trong khi thẩm vấn, mọi người đều khai là làm nghề cách mạng là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau nhờ có ngoại giao sứ Vân Nam là Trương Duy Hàn, một nhà cách mạng chân chính đặt bàn giấy ngay tại Công An Cục, xét đủ bằng chứng quả thật là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng nên hết sức bênh vực và phản kháng với Long Vân không thể nuốt trôi số vàng của Lănh Sự Pháp, bắt buộc phải thả hết. Tuy vậy cũng bị giam giữ mất ngót hai tháng trời.
Sau khi được thả tự do, trụ sở Đạo Bộ đưọc chuyển đến đường Hưng Nhân, công khai hoạt động, phát triển đảng viên một cách đại quy mô, dọc theo thiết lộ suốt từ Hà Khẩu, nơi tiếp biên giới Việt-Hoa. Cách ít lâu, v́ nhu cầu đảng vụ, trụ sở Đạo Bộ lại chuyển đến đường Bắc Môn, trụ sở cũ được dùng làm nơi cư trú riêng cho các cán bộ.
Thời kỳ này lại có một số đảng viên từ trong nước trốn thoát sang Côn Minh là Trần Ngọc Tuân tức Giáo Tuân (4), Bùi Văn Hạch tức Giáo Hạch (5), Lê Tùng Sơn (6), Vũ Tiến Lữ (7), Hoàng Quốc Chính và Trúc Lâm.
Đă có một số cán bộ ṇng cốt, Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ phát triển liên lạc với Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, mở chiến dịch tuyên truyền sâu rộng đến cả các tầng lớp kiều bào ở Vân Nam, công chức, sen-đầm, bồi bếp v.v…khiến họ không phải lấy thẻ tùy thân và đóng sưu cho Ṭa Lănh Sự Pháp nữa! Đồng thời c̣n thủ tiêu một số người chuyên môn làm thám tử sát hại cách mạng Việt Nam từ trước tới nay.
Để đào tạo nhân tài, Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ đưa một số thanh niên đảng viên vào Giảng Vơ Đường tức Quân Quan Học Hiệu ở Côn Minh, sau sáu tháng tốt nghiệp được đổi sang làm phân hiệu thứ 5 của Trường Hoàng Phố tức Trưng Ương Lục Quân, Vân Nam Đệ Ngũ Phân Hiệu. Đồng thời lại tuyển một số đảng viên vào tập sự tại Binh Công Xưởng Côn Minh do Lê Phú Hiệp làm Giám Đốc. Nhân đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ đặc phái một số cán bộ đi tổ chức công tác trạm để hoạt động tại các biên khu:
- Mường Là, Đổng Trạm hoạt đông vào Phong Thổ, Lai Châu.
– Lữ Tống Hà hoạt động vào Mường Hum.
– Giang Thành (Mường Lê) hoạt động vào Phong Sa Ly.
– Bảo Sơn (Nạm Hua) là một trạm liên lạc quan trọng giữa Mường Là với Đạo Bộ Côn Minh và Hà Khẩu.
Các trạm này tồn tại cho măi đến sau ngày kháng Pháp ở Phong Thổ hồi năm 1947-1948.
MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP: VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG-VÂN NAM ĐỆ NHẤT ĐẠO BỘ LẠI BỊ THỰC DÂN MƯU HẠI
Ngày mồng 2 tháng 11 năm 1930, phái đoàn Nguyễn Thế Nghiệp đặt chân lên đất Diến Điện, nhưng không đạt được theo dự định, nên ngày 28 tháng 11 năm ấy, Nguyễn Thế Nghiệp lại từ giă đất Diến trở về Côn Minh, giữ công tác Ngoại Vụ Bộ Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ. C̣n Hoàng Vân Nội cũng từ biệt đất Diến vào ngày 19.8.1931 trở về hoạt động tại Quảng Châu.
Thanh thế và lực lượng tại Tỉnh Vân Nam lúc bấy giờ thật mạnh mẽ vô cùng, khiến chính quyền Pháp tại Đông Dương hết sức lưu tâm chú ư.
Một cơ hội thuận tiện đă tới với Pháp, ấy là vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ đă thủ tiêu một đảng viên bị kết tội phản đảng là Nguyễn Kim Ngữ, đem xác đến đặt gần nơi Lănh Sự Quán Pháp ở Côn Minh để cảnh cáo thực dân và bè lũ. Nguyên nhân vụ án ấy như sau:
Nguyễn Kim Ngữ là con trai Lư Ngôn, là một nhà chuyên buôn bán nha phiến rất lớn ở Lao Kai, có chi điếm ở Hà Khẩu nơi địa đầu Trung Hoa, tiếp giáp biên giới với Việt Nam. Đầu năm 1928, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức đến địa hạt Tỉnh Lao Kai, Nguyễn Kim Ngữ gia nhập Chi Bộ đầu tiên. Nhận thấy là người có năng lực hoạt động, nên được bầu làm Chi Bộ Trưởng, tổ chức lan đến các Châu, tổng số lên tới 9 Chi Bộ đầu năm 1929.
Đầu năm 1929, xảy ra vụ án Bazin, một đảng viên thuộc Chi Bộ Lao Kai bị khai trừ ra khỏi Đảng là Nông Quốc Độ, ra đầu thú mật thám Pháp. Chi Bộ Nguyễn Kim Ngữ gồm 9 người bị bắt hết. Hội Đồng Đề H́nh tha 7 người, c̣n hai người là Nguyễn Kim Ngữ và Vũ Đức Hiếu đưa ra xử phiên công khai, kết án mỗi người là 2 năm tù treo.
Cuối năm 1929, Nguyễn Thế Nghiệp được Brides thả ra, liền lên Lao Kai liên lạc với Nguyễn Kim Ngữ, rồi Ngữ đưa Nghiệp lên Côn Minh lên Côn Minh hoạt động tổ chức Đảng. Ít lâu sau v́ thấy đời sống chật vật quá. Ngữ bỏ về Lao Kai, sống cuộc đời sung túc với gia đ́nh.
Lănh Sự Pháp tại Côn Minh thông báo cho Công Sứ Tỉnh Lao Kai biết rơ mọi chi tiết. Công Sứ Lao Kai liền ra lệnh cho lùng bắt hết những chuyến thuốc phiện hàng 100 thùng sắt tây mà gia đ́nh Nguyễn Kim Ngữ vận tải từ Vân Nam qua Lao Kai, làm nền kinh tế của gia đ́nh Nguyễn Kim Ngữ trở nên khủng hoảng trầm trọng.
Biết rơ như vậy, Công Sứ Lao Kai cho triệu Nguyễn Kim Ngữ đến tư dinh. Kết quả hai bên thỏa thuận với điều kiện: Pháp bằng ḷng để cho gia đ́nh Nguyễn Kim Ngữ được tự do vận chuyển thuốc phiện qua đường Lao Kai, c̣n Nguyễn Kim Ngữ th́ nhận làm tay sai cho Pháp, chịu trách nhiệm phá vỡ tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Vân Nam.
Điều kiện xong xuôi, Nguyễn Kim Ngữ trở lên Côn Minh gặp Ban Chấp Hành Đạo Bộ, đưa ra ư kiến là Đạo Bộ cần phải hoạt động mạnh mẽ hơn nữa! Và xin tham gia công tác đảng, với lư do hiện nay đă có hoàn cảnh thoát ly gia đ́nh. Dĩ nhiên là các đồng chí của Nguyễn Kim Ngữ rất tán thành, và cũng từ đấy Nguyễn Kim Ngữ ở luôn tại trụ sở với cán bộ đảng viên công nhân ở đường Hưng Nhân, Nguyễn Kim Ngữ từ đấy t́m đủ cách phá hoại, gây chia rẻ trong cấp lănh đạo, để nghi ngờ tàn sát lẫn nhau.
Xét thấy t́nh trạng khả nghi, Ban Đặc Vụ Đạo Bộ ra lệnh theo dơi, bắt được quả tang liên lạc với Lănh Sự Quán Pháp. Thu thập được đầy đủ chứng cớ, tài liệu xác thực, là Nguyễn Kim Ngữ phản Đảng. Ban Chấp Hành Đạo Bộ họp hội nghị kỷ luật khẩn cấp, quyết nghị xử tử Nguyễn Kim Ngữ, Bản án ấy đă thi hành vào ngày 21 tháng 5 năm 1931 tại ngay trong trụ sở đường Hưng Nhân. Xác Nguyễn Kim Ngữ được đem đặt gần nơi Lănh Sự Quán Pháp.
Lănh Sự Pháp cho chụp h́nh thi thể Nguyễn Kim Ngữ, rồi kháng nghị với chính phủ Vân Nam, yêu cầu trừng trị bọn sát nhân để bảo vệ an ninh trật tự. Nhưng v́ không có nguyên cáo, nên chủ tịch Long Vân cũng làm ngơ không xét đến. Lănh Sự Pháp một mặt phái tên Tầu lai họ Quách, tên này trước làm kiểm soát viên (controleur) cho công ty hỏa xa Vân Nam, sau được Lănh Sự Pháp thu dụng làm gián điệp, chuyên về dọ thám những hoạt động của các nhà cách mạng Trung Hoa, len lơi trong hàng ngũ cách mạng lưu vong Việt Nam từ lâu. Nay được lệnh quan thầy bí mật giao thiệp với chủ tịch Long Vân phân trần lợi hại, khuyên chủ tịch Long Vân nên bắt hết những người lănh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng dẫn độ cho Pháp, chính phủ Pháp sẽ xin vi thiền một số vàng hay phi cơ nếu chủ tịch muốn. Một mặt khác, phái họ Quách đến nhà Cả Mẫn, Mụ Phấy mưu toan cùng một vài tên phản Đảng nữa, t́m Lư Ngôn là cha đẻ của Nguyễn Kim Ngữ xúi giục phát đơn khởi tố đích danh 12 người.
Ngày 25 tháng 5 năm 1931, chủ tịch Long Vân ra lệnh cho Công An Cục đến vây khám trụ sở Đạo Bộ, bắt Vũ Hồng Khanh, Đào Chu Khải, Nguyễn Thế Nghiệp, Lư Xuân Lâm, Phạm Văn Khoái, Điêu Đ́nh Lục, Nguyễn Văn Bốn, Quư, Đức, Long, Hồi, Hiếu đưa đến giam tại Ngũ Hoa Sơn cạnh dinh chủ tịch Long Vân.
MỘT SỰ HY SINH CAO QUƯ NHẤT TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
Xét thấy một số cán bộ Đảng, những người lănh đạo bị bắt giam, công tác đảng bị ngưng trệ, cần phải cứu văn ngay t́nh thế để 12 đồng chí được trở về tự do hoạt động. Một lăo đồng chí là Dương Tự Thành thân đến Công An Cục tự thú nhận chính ḿnh mới là thủ phạm giết Nguyễn Kim Ngữ. Đến tới hai lần nhưng đều bị Công An Cục mời về, không chịu thụ lư. Đă quyết tâm, họ Dương lại thân đến lần thứ ba, khăng khăng đ̣i nhận chính thực ḿnh mới là thủ phạm. Lần này Công An Cục mới chịu lấy lời cung khai, và ra lệnh giam họ Dương vào cùng với 12 đồng chí của ông, thành con số ‘’13’’.
Lănh Sự Pháp giao thiệp yêu cầu chủ tịch Long Vân: Nếu không thể dẫn độ được, xin xử tử Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Thế Nghiệp chiếu theo h́nh luật Trung hoa ‘’Sát Nhân Giả Tử’’.
Do sự can thiệp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng Tỉnh Đảng Bộ Vân Nam, chủ tịch Long Vân không dám làm theo ư của Lănh Sự Pháp, ông ra lệnh cho một tiểu đội lính Trung Hoa vận binh phục trắng, súng ống chỉnh tề, vào ngụ thất Ngũ Hoa Sơn dẫn Dương Tự Thành (8) ra Chợ Con Côn Minh làm lễ chào, rồi bắn chết.
Sau khi xử tử Dương Tự Thành, Long Vân ra lệnh trả tự do cho Lư Xuân Lâm, Phạm Văn Khoái, Điêu Đ́nh Lục, Nguyễn Văn Bốn, Quư, Long, Hồi. C̣n Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải, Đức, Hiếu, bị đưa đến giam cầm tại ngục thất Mô Phạm.
Đám táng họ Dương được các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại và kiều bào ở Côn Minh đi đưa đám rất đông và rất trọng thể, không phân biệt già trẻ, gái trai, mọi người trong tổ chức Đảng cũng như kiều bào ngoài tổ chức đều chít khăn trắng để tang đúng 3 tháng. Các đồng chí của họ Dương ở trong ngục thất Ngũ Hoa Sơn tổ chức lễ truy điệu, căng tấm băng đề ‘’Vị Quốc Vong Thân’’ và tuyệt thực ba ngày.
Tin Dương Tự Thành đă v́ Đảng hy sinh tính mạng được loan truyền khắp nơi, các sinh viên Trường Đại Học Côn Minh cùng nhau tổ chức một buổi diễn kịch: Một người đóng vai Lănh Sự Pháp trao túi vàng cho chủ tịch Long Vân, Long Vân dắt tay từng người cách mạng Việt Nam trao cho Lănh Sự Pháp…Vở kịch ấy đă gây một xúc cảm mănh liệt đến các người Trung Hoa, khiến mọi người đều tỏ cảm t́nh nồng nhiệt đến với các nhà cách mạng Việt Nam lưu vong.
Về công tác đảng vụ, sau ngày 12 cán bộ bị chính quyền Vân Nam bắt giam. Ninh Hoài Nam biệt hiệu là Kỳ Anh gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Côn Minh từ năm 1931, tự đảm nhiệm chức Đạo Bộ Trưởng kiêm Ngoại Vụ Bộ, Ngô Đ́nh Ninh Giám Sát kiêm Đặc Vụ, Nguyễn Văn Đước Tài Chính, Nguyễn Sĩ Nghiêm Tuyên Truyền.
Các đảng viên các Chi Bộ địa phương nhận thấy Ninh Hoài Nam mọi hoạt động trái với đường lối chủ trương của đảng, nổi lên công phẫm phản đối, lại nhân một số đảng viên mới được Long Vân trả tự do, các Chi Bộ Trưởng ở Côn Minh liền triệu tập toàn thể các Chi Bộ Trưởng ở các địa phương khai hội, báo cáo những hành động của nhóm Ninh Hoài Nam. Kết quả hội nghị quyết định băi bỏ tổ chức của Ninh Hoài Nam, bầu lại ngay Ban Chấp Hành Đạo Bộ Trưởng Lâm Thời và ngầm ra lệnh cho Đặc Vụ thủ tiêu Ninh Hoài Nam, nhưng được họ Điêu che chở nên Ninh Hoài Nam đă trốn thoát trở về quốc nội.
Chú Thích:
1.- Khi ‘’Việt Nam Quang Phục Hội’’ ở Trung Hoa đương trong thời kỳ phồn thịnh, th́ có hai đồng bào ta từ trong nước trốn sang là Đậu Cơ Quang và Nguyễn Hắc Sơn. Nhưng có biết đâu Hắc Sơn là người mà họ Đậu tin cậy lắm lại chính là một thám tử của Pháp, khiến sau này cả họ Đậu và một số đồng bào ta bị Pháp bắt giết hết.
Nguyên vào khoảng đầu năm 1913, ông Đậu Cơ Quang từ Quảng Đông đi Vân Nam, ông mang theo nhiều tài liệu sách báo của Quang Phục Hội, rồi vận động tổ chức kiều bào đủ các giới và cả người Hoa kiều từ Hà Khẩu đến Côn Minh, trên 50 người gia nhập Việt Nam Quang Phục Hội. Lại được Lănh Sự Đức Quốc ở Mông Tự giúp đỡ, lại nhờ được lính gác đường xe lửa đường Hải Pḥng-Vân Nam, ông Đậu lẻn về được Hà Nội ngầm kết liên với hai người Đội lính Khố Đỏ, ăn thề với nhau định làm một cuộc bạo động khởi nghĩa.
Người liên can vào vụ án của họ Đậu là một người Đội và những Việt kiều ở Vân Nam, duy có Lê Phú Hiệp trốn thoát. C̣n từ Kư Lan trở xuống hơn 50 người bị Pháp bắt hết đưa về chém ở Hà Khẩu vào ngày 2.12.1944, trong số có cả ông Đậu Cơ Quang, Hắc Sơn th́ được thưởng hàm Bát Phẫn, c̣n thấy của Hắc Sơn là Nguyễn Hà Trường được bổ làm Tri Huyện (Theo tài liệu của Cụ Phan Sào Nam trong cuốn ‘’Tự Phán’’ nơi trang 165-166)
Trốn thoát lên Côn Minh, Lê Phú Hiệp đổi tên là Lê Thọ Nam được Tổng Đốc Vân Nam là Đường Kế Nghiên trọng dụng cử làm Giám Đốc Binh Công Xưởng Côn Minh.
Năm 1924, Lê Thọ Nam gặp Hoàng Vân Nội, cùng nhau lập lên tổ chức ‘’Trung Việt Cách Mạng Liên Quân’’ với mục đích kết nạp những thanh niên kiều bào ưu tú đưa vào học Trường Giảng Vơ, Côn Minh để huấn luyện thành những cán bộ quân dân tương lai về kháng Pháp.
Hoàng Vân Nội, sinh năm 1903 tại Hà Nội, được gia quyến đem sang Trung hoa từ thuở c̣n thơ ấu. Xuất thân làm thơ kư hăng dầu Shell ở Côn Minh tháng 7 năm 1933 bị thám tử bắt ở Hương Cảng đưa về Việt Nam.
2.- Nhà giam trong Cảnh Sát Cuộc Côn Minh thời ấy tường xung quanh đều đắp bằng đất.
3.- Mỹ Nương là vợ Trần Ngọc Tuân tức là Trần Quốc Kính tức Đông A, c̣n Lê Thị Thăng là vợ anh Nguyễn Ngọc Sơn.
4.- Trần Ngọc Tuân sang Tầu đổi tên là Trần Quốc Kính biệt hiệu Đông A. Năm 1945, theo Việt Minh về nước đổi tên là Trần Xuân Sinh làm chủ bút tờ báo Cứu Quốc của Việt Minh.
5.- Bùi Văn Hạch sang Tầu đổi tên là Bùi Hữu Hiệp, 1945 chạy theo Việt Minh đổi tên là Bùi Đức Minh làm tổng giám đốc công an Việt Minh tại Hà Nội.
6.- Lê Tùng Sơn về nước năm 1945 cũng chạy theo Việt Minh.
7.- Vũ Tiến Lữ sang Tầu đổi tên là Vũ Bằng Dực biệt hiệu Kính Tùng.
8.- Dương Tự Thành chính tên là Nguyễn Ngọc Cừ, nguyên quán tại làng Ban Hiếp, Phủ Quốc Oai thuộc Tỉnh Sơn Tây (Bắc Việt). Được Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học phái sang Trung Quốc từ cuối năm 1929, để liên lạc với Nguyễn Thế Nghiệp và giao thiệp mua một số khí giới, công việc giao thiệp mua bán chưa xong th́ ông được tin cuộc Tổng Khởi Nghĩa đă bị thất bại, nên ông quyết ở lại Vân Nam, đổi tên là Dương Tự Thành.
MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP VẪN TIẾP DIỄN
Qua đầu năm 1933, Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ triệu tập Đại Biển Đại Hội tuyển cử tại Côn Minh, để bầu Ban Chấp Hành Đạo Bộ chính thức. Kết quả Lê Tùng Anh tức Cần được bầu làm Đạo Bộ Trưởng. Vũ Tiến Lữ tức Vũ Bằng Rực Ngoại Vụ Bộ. Trần Quốc Kính tức Đông A Nội Vụ. Triệu Việt Hưng Trinh Sát kiêm Giám Sát. Đặng Quốc Phong Tuyên Truyền.
Bắt tay vào công tác, Vũ Bằng Rực đi thị sát các Chi Bộ, khi đến Ga hỏa xa La Ha Ti, Lănh Sự Pháp được mật báo, lập tức phái đại biểu đến giao thiệp với tướng cướp họ Vạn ở địa phương La Ha Ti nhờ bắt hộ Vũ Bằng Rực. Nếu việc thành tựu sẽ xin tặng họ Vạn số bạc 20.000 đồng Đông Dương.
Nguyên quanh vùng La Ha Ti có một tên tướng giặc họ Vạn, uy thế rất lớn, hùng cứ một phương, dưới trướng có hàng vạn người, quân lính chính phủ đánh dẹp măi cũng không được. Nhưng họ Vạn lại rất hào sảng nghĩa hiệp, đă không những khước từ món tiền hối lộ của Lănh Sự Pháp, lại c̣n phái người đưa tặng Vũ Bằng Rực một số bạc là 200 đồng lộ phí, và khuyên nên trở lại ngay Côn Minh.
Vũ Bằng Rực đương sửa soạn ra đi, th́ tại La Ha Ti lại xảy ra vụ ám sát tên cai coi cầu xe lửa của công ty hỏa xa Vân Nam. Lănh Sự Pháp liền phao tin chính Vũ Bằng Rực là thủ phạm, để lấy cớ bắt cho dễ. Rời La Ha Ti, Vũ Bằng Rực trở về về Côn Minh, Lănh Sự Pháp đánh điện tín về Ga A Mi Châu (Ami Théon) cho sen-đầm Pháp ra đón bắt, định lập ngay một chuyến xe lửa tiễn đưa Vũ Bằng Rực thẳng về Hà Nội.
Các đồng chí của họ Vũ ở A Mi Châu hay tin, lập tức đánh điện lên Vân Nam Đạo Bộ và Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng liền ra lệnh cho Huyện Tri Sự ở A Mi Châu phải giữ Vũ Bằng Rực lại. Đồng thời chủ tịch Long Vân cũng gửi công điện xuống đ̣i Vũ Bằng Rực lên Côn Minh ngay lập tức.
Ngày hôm sau, Vũ Bằng Rực đáp chuyến xe lửa bất thường trở về Côn Minh. Lănh Sự Pháp bí mật giao thiệp hối lộ với Ngoại Giao Sứ Vân Nam. Ngoại Giao Sứ phái lính Trung Hoa ra Ga xe lửa Côn Minh hợp với sen-đầm Pháp đón bắt Vũ Bằng Rực. Không ngờ Nghĩa Dũng Quân (là lính riêng của Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng) hợp cùng các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đă bố trí phục kích suốt từ con đường trước cửa Ga Côn Minh tới trụ sở Đảng Bộ dài ngót 2 cây số.
Khi Ngoại Giao Sứ cho lính dẫn Vũ Bằng Rực ra khỏi cửa Ga. Nghĩa Dũng Quân liền tiến đến bắt phải thả ngay Vũ Bằng Rực, nếu không chịu sẽ nổ súng. Ngoại Giao Sứ trả lời cương quyết không chịu, nếu Nghĩa Dũng Quân nổ súng, th́ Ngoại Giao Sứ sẽ cho bắn chết ngay Vũ Bằng Rực. Không chần chờ! Nghĩa Dũng Quân nổ súng liền, quân lính chính phủ cùng sen-đầm Pháp vội vàng xô nhau bỏ chạy. Hàng ngàn người Trung Hoa qua đường cũng ùa theo đuổi đánh những người Pháp qua lại khi ấy, gây nên một cuộc náo loạn. Vũ Bằng Rực được Nghĩa Dũng Quân bảo vệ tạm trú thời gian trong trụ sở Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
PHẠM VĂN KHOÁI MỘT NGƯỜI ANH HÙNG DÂN TỘC
Để chuẩn bị cho một cuộc quy hồi cố hương làm tṛn sứ mạng cứu quốc, Việt Nam Quốc Dân Đảng Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ bí mật thiết lập một xưởng chuyên môn chế tạo vơ khí tại một căn nhà thuộc Tân Gia Nghĩa (Trù Trư Hăng) Thành Phố Côn Minh, do một lăo đồng chí phụ trách là Phạm Văn Khoái.
V́ sơ ư trong việc pha thuốc chế vơ khí, một tiếng nổ dữ dội phát ra, làm đổ sụp căn nhà và c̣n rung chuyển cả một dăy phố. Phạm Văn Khoái tuy lánh xa được, như cũng bị cháy xén cả mặt mày và bị hư đôi mắt. Các đồng chí của ông vội vực đưa ông vào điều trị tại Quân Y Viện.
Lănh Sự Pháp được mật báo bèn giao thiệp hối lộ Công An Cuộc Côn Minh rồi thừa nửa đếm khuya thanh vắng, phái thám tử lén vào Quân Y Viện cướp Phạm Văn Khoái bịt mắt đưa thẳng ra Ga xe lửa Côn Minh có Đặc Vụ Trung Hoa hộ tống.
Trên toa xe lửa, hai chân Phạm Văn Khoái bị xích chặt vào chân ghế ngồi. Đợi xe chạy đến Ga A Mi Châu, thừa khi sen-đầm Pháp không lưu ư, ông Khoái liền rút lưỡi dao bào được dấu kín trong người rạch bụng tự sát. Nhưng không may! Sen-đầm Pháp hay kịp, vội chạy lại ngăn cản, xích chặt hai tay ra phía sau lưng, đưa xuống Ga A Mi Châu, dẫn vào bệnh viện Bác Sĩ Sinh, người Trung Hoa, nhờ băng bó vết thương, rồi lại bí mật đưa lên xe lửa giải thẳng về Hà Nội.
Chính quyền thực dân đưa vào bệnh viện Phủ Doăn điều trị, phái lính canh gác suốt ngày đêm, đợi khi b́nh phục sẽ khai thác tài liệu.
Là một lăo thành cách mạng, Phạm Văn Khoái không thể nào để cho thực dân khinh khi và hành hạ! Nên đă thừa khi canh khuya, lính gác cũng như bệnh nhân đều ngủ kỹ, ông liền lấy vỏ chai đựng sữa để trên mặt bàn đầu gường nằm, khẽ đập ra lấy mảnh rạch bụng lần thứ hai, dứt ruột gan kéo ra đầy giường năm, kết liễu cuộc đời của nhà cách mạng chân chính Phạm Văn Khoái. Sau vụ bắt cóc Phạm Văn Khoái được ít ngày, Lănh Sự Pháp tại Côn Minh lại cho bắt cóc 7 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Ga A Mi Châu nhốt chung vào một cái thùng lớn đưa lên va-gông đen (tức là hạng va-gông chở hàng đóng kín cửa toa khóa kỹ) định đưa thẳng về Hà Nội.
Được tin cấp báo, Chi Bộ địa phương phái một đảng viên bí mật nằm dưới gầm toa xe lửa chờ cơ hội cứu đồng chí. Một mặt đánh điện tín lên Đạo Bộ yêu cầu can thiệp với Ngoại Giao Sứ Trung Hoa, đồng thời lại ngoại giao với các cơ quan chính quyền địa phương phái nhân viên họp cùng các đồng chí vơ trang tức tốc tới Ga Hà Khẩu (Hồ Kiều) phá cửa va-gông xe lửa, cứu thoát được 7 đồng chí. Người phụ trách chỉ huy vụ này là lăo đồng chí Lê Tự Cường Chi Bộ Trưởng Chi Bộ Hà Khẩu.
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG CHẤP HÀNH ỦY VIÊN HỘI HẢI NGOẠI BIÊN SỰ XỨ
I.
Năm 1930, tại Quảng Châu có tổ chức ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ do các ông Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Trần Bội Long, Đặng Sư Mạc, Lệnh Trạch Dân, Vi Chính Nam tức Vi Đăng Tường và Tư Thương Mai lănh đạo. Nhờ có sự viện trợ mỗi tháng 200 Hoa Viên của Trung Hoa Quốc Dân Đảng nhưng không có sự hoạt động nào đáng kể.
Vào khoảng tháng 2 năm 1932, nội bộ bỗng phái sinh lục đục, Đào Ngọc Tấn sai Đào Văn Cứu ám sát Tư Thương Mai, bị nhà chức trách địa phương can thiệp, tổ chức Việt Nam Quốc Dân Cách Mạng Đảng tan ră, mỗi người đi theo mỗi nơi.
Đến tháng 10 năm 1932, Lệnh Trạch Dân cùng Đặng Sư Mạc, Vi Chính Nam, Trần Bội Long, Ngô Đ́nh Ninh, Hoàng Vân Nội tập họp nhau lại, cải tổ sang ‘’Hải Ngoại Tổng Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng’’. Lệnh Trạch Dân được cử làm Tổng Lư, Đặng Sư Mạc (9) Bí Thư. Vi Chính Nam Tài Chính. Ngô Đ́nh Ninh Tuyên Truyền. Trần Bội Long Tổ Chức. Hoàng Vân Nội Ngoại Giao.
Nhân ngày Đại Hội, ban phụ trách tổ chức một đêm kịch giúp vui. Lợi dụng cơ hội ấy, Lănh Sự Pháp đề kháng với nhà chức trách địa phương Trung Hoa, vu khống cho Việt Nam Quốc Dân Đảng mưu tổ chức quân đội để chờ thời đánh lại Pháp.
Pháp-Nhật giao thiệp, có lệnh trục xuất khỏi Đảo Phù Tang, Đặng Sư Mạc trở lại đất Trung Quốc. Mỗi khi túng thiếu, họ Đặng phải đem vật kỷ niệm của Thiên Hoàng đi cấm cố, người Nhật tranh nhau cầm bất cứ bằng giá nào! Tỏ ư muốn được giữ măi chiếc đồng hồ ấy. Nhưng họ Đặng có bao giờ bỏ, mà người Nhật cũng không bao giờ chịu lấy lăi của họ Đặng.
Đặng Sư Mạc gia nhập quân đội Trung Quốc, làm đến chức Điền Quân Tham Mưu Trưởng. Văn đă hay chữ viết lại cực tốt, nên được giới trí thức Trung Quốc rất kính mến.
Chiến tranh Trung-Nhật bùng nổ, Thành Phố Quảng Châu bị oanh tạc tơi bời, Đặng Sư Mạc ở lại Quảng Châu, bị hơi bom làm loạn thần kinh, đâm phát điên, rồi một buổi tối trời, cụ nhảy xuống Châu Giang tự tử.
Sáng ngày hôm sau, nhà chức trách Trung Hoa hạ lênh đ́nh chỉ mọi hoạt động, thu ấn tín, và cho cấp lănh đạo Đảng Bộ biết rằng: Họ chỉ bằng ḷng giúp đỡ trong sự hoạt động bí mật ra công khai như vậy sẽ có hại cho t́nh bang giao Pháp-Hoa. Thế là đại cuộc bị ngăn trở, tổ chức bắt buộc phải giải tán.
II.
Sau cơn khủng hoảng tại Quảng Châu, sự hoạt động rất khó khăn, v́ lúc nào cũng có bọn tay sau đế quốc quấy phá xung quanh.
Tháng 12 năm 1932, một hội nghị các Đại Biểu dân tộc nhược tiểu ở Á Đông do Á Châu Văn Hóa Hiệp Hội tổ chức tại Nam Kinh. Ngoài Đại Biểu Việt Nam được mới là Vi Chính Nam, c̣n có mặt Đại Biểu Trung Hoa, Miến Điện, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Triều Tiên v.v…
Vi Chính Nam nhận thấy muốn tránh sự phiền phức ở Quảng Châu, nên gây cơ sở ở Nam Kinh, là nơi chưa có sự can thiệp của thực dân Pháp. Vi Chính Nam bắt đầu tiếp xúc với Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Cách ít ngày sau Lệnh Trạch Dân (10) cũng đến Nam Kinh và bắt đầu lập trụ sở.
Tháng Giêng năm 1933, Đảng Bộ tại Nam Kinh tiếp nhận được công văn của chính phủ Trung Hoa Quốc chính thức thừa nhận ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ là một Đảng hợp pháp được tự do hoạt động trên toàn lănh thổ Trung Hoa và được phép đặt trụ sở ở Nam Kinh.
III.
Sau khi được chính phủ Trung Hoa chính thức thừa nhận. Vi Chính Nam phái liên lạc đi Côn Minh mời cấp lănh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng tại đấy tới Nam Kinh khai hội, để thành lập một cơ quan tối cao duy nhất ở Hải Ngoại.Nhưng tại Côn Minh, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Thế Nghiệp, Đào Chu Khải, Đức, Hiếu vẫn c̣n bị Long Vân giam cầm trong ngục thất.
Tháng 8 năm 1933, Vũ Hồng Khanh thông tin ra ngoài cho các đồng chí của ông tổ chức một cuộc biểu t́nh phản kháng chính phủ địa phương Vân Nam, yêu cầu phóng tích 5 đồng chí của họ. Cuộc biểu t́nh ấy được rất đông kiều bào tham dự trước dinh chủ tịch Long Vân. Đồng thời trong ngục thất Vũ Hồng Khanh cùng 4 đồng chí của ông cũng bắt đầu tuyệt thực để phán kháng.
Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng hết sức can thiệp, mặt khác cuộc biểu t́nh ở ngoài và trong vẫn kéo dài một cách quyết liệt hơn! Đến ngày thứ 8, bắt buộc Long Vân phải trả tự do cho cả 5 người, nhưng lại ra lệnh phải xuất cảnh ngay lập tức.
Nhân dịp Vũ Hồng Khanh quyết định đi Nam Kinh. Rời khỏi Côn Minh được vài ngày, Nguyễn Thế Nghiệp v́ quá kiệt sức không đi bộ được, lén trở lại Côn Minh. Trên đường tiến đến Nam Kinh c̣n lại 3 người. Vũ Hồng Khanh, Trần Quốc Kính, Đào Chu Khải (11)
Đến Nam Kinh, mọi người đều đồng ư tính ngay đến khai hội, để chính thức thành lập một cơ quan tối cao điều khiển các tổ chức ở Hải Ngoại.
Hội nghị khai mạc, khi phát biểu ư kiến đă gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi, ư kiến xung đội mâu thuẫn nhau. Nhưng sau một cuộc dàn xếp, đă đi đến quyết nghị thành lập ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng Trung Ương Chấp Hành Ủy Viên Hải Ngoại Biện Sự Xứ’’ trụ sở đặt tại Nam Kinh. Vân Nam Đệ Nhất Đạo Bộ ra ‘’Vân Nam Tổng Chi Bộ’’ trực thuộc Biện Sự Xứ. Các nơi khác: Quảng Tây, Quảng Đông, Đông Hưng…cũng chiếu theo nguyên tắc ấy thi hành Quyết Nghị ấy c̣n ghi rằng ‘’Hải Ngoại Biên Sự Xứ’’ phải tuyệt đối trung thành với Tổng Bộ ở trong nước.
‘’Hải Ngoại Biên Sự Xứ’’ cử 3 Thường Vụ Ủy Viên do Vi Chính Nam làm Chủ Nhiệm. Sau cuộc Hội Nghị, Vũ Hồng Khanh cùng Trần Quốc Kính bỏ ra đi, xin vào học Trường Bắc Dương Đại Học.
Qua năm sau, 1934, Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Bằng Rực từ Côn Minh đến Nam Kinh. Biện Sự Xứ lại có sự thay đổi. Vũ Hồng Khanh được mời về giữ chức Chủ Nhiệm, Vi Chính Nam cùng Nguyễn Thế Nghiệp được cử đi thị sát các Chi Bộ ở các địa phương.
Sau khi đi thị sát trở về Nam Kinh, Nguyễn Thế Nghiệp đề nghị chuyển trụ sở Biện Sự Xứ đến Thượng Hải, để Vi Chính Nam ở lại Nam Kinh liên lạc với các nhà đương cuộc Trung Hoa c̣n Vũ Hồng Khanh trở lại Vân Nam để chỉnh đốn lại Tổng Chi Bộ sau khi bị khủng hoảng lần thứ hai.
Tại Thượng Hải, lại vấp phải sự phá hoại của tay sai thực dân Pháp cùng các phần tử dị đảng. Tháng 6 năm 1934, Nguyễn Thế Nghiệp bị Cảnh Sát trong Tô Giới Pháp bắt cóc. Vi Chính Nam sau khi hay tin, liền xuống Thượng Hải mở cuộc điều tra, rồi chuyển trụ sở Biên Sự Xứ về Nam Kinh để dễ bề hoạt động.
TỔ CHỨC ‘’VIỆT NAM ĐỒNG MINH HỘI’’ (VIỆT MINH)
TẠI NAM KINH
Sau khi chỉnh đốn xong mọi việc, Vũ Hồng Khanh lại từ Côn Minh trở lại Nam Kinh. Được ít ngày, Cụ Nguyễn Hải Thần cùng Hồ Học Lăm thân đến trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng đề nghị tập hợp hết thẩy anh em cách mạng Hải Ngoại lại, thành một tổ chức duy nhất để dễ bề hoạt động. Được các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Nam Kinh rất tán thành v́ đó là chủ trương của Việt Nam Quốc Dân Đảng đă hoạt định từ năm 1928.
1nguyenhaithanCụ Nguyễn Hải Thần
Tháng 8 năm 1934, hội nghị được khai diễn ngoài các đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng c̣n có các Cụ Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lăm và các đại biểu được giới thiệu từ Xiêm sang, Quảng Tây tới. Tứ dân hợp đoàn từ trong nước mới qua v.v…
Hội nghị tiếp tục thảo luận, cuối cùng đi tới quyết nghị thành lập tổ chức mới này là ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội’’ (12). Ban Chấp Hành Trung Ương gồm có: Vũ Hồng Khanh, Vi Chính Nam, Nghiêm Kế Tổ, Hồ Học Lăm, Nguyễn văn Lai, Lư quang Hoa, Trần Minh (13) Vi Chính Nam được cử làm Chủ Nhiệm.
Phiên họp cuối cùng, một số đại biểu (không phải là đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng) đưa ra đề nghị một điều rất hệ trọng, là nhờ Chủ Nhiệm Vi Chính Nam gửi công văn đến Trung Ương chính phủ Trung Hoa xin công nhận hợp pháp hóa tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội và thủ tiêu danh hiệu Việt Nam Quốc Dân Đảng đă được chính phủ Trung Hoa thừa nhận bấy lâu. Họ Vi nhận lời, nhưng tạm xếp đó, để chờ xem những hành động của các bạn đồng minh mới sau này ra sao, rồi mới sẽ quyết định.
Bắt đầu hoạt động, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội xuất bản hai tờ báo làm cơ quan tuyên truyền, viết bằng Việt ngữ và Hoa ngữ, lấy tên là ‘’Việt Thanh’’.
Đến cuối năm 1935, tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội giải tán, v́ bên anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng xét thấy bạn đồng minh không thành thực, luôn luôn dùng thủ đoạn lợi dụng t́m cách lấn quyền, muốn biến thành một tổ chức đệ tam quốc tế.
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG BỘ
HẢI NGOẠI CHẤP HÀNH ỦY VIÊN HỘI
Tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tan vỡ, Vũ Hồng Khanh cùng các đồng chí của ông trở lại Côn Minh hoạt động rất mạnh mẽ. Lănh Sự Pháp ḍ biết hành tung, liền kháng nghị với nhà chức trách Vân Nam, vu khống cho họ Vũ trở lại khủng bố người Pháp như những năm trước chủ tịch Long Vân ra lệnh bắt Vũ Hồng Khanh.
Biên Sự Xứ ở Nam Kinh hay tin, liền phái đại biểu đến Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Trung Ương chính phủ biện bạch mọi lẽ yêu cầu can thiệp, đồng thời đánh điện tín và gửi công văn kháng nghị đến chủ tịch Long Vân. Vũ Hồng Khanh được phóng thích, nhưng lại bắt buộc phải rời khởi ngay địa giới Tỉnh Vân Nam.
Vũ Hồng Khanh cùng một số cán bộ rời khỏi Vân Nam đến Quư Châu. Sau một thời gian quan sát t́nh h́nh, họ Vũ quyết định tuyên chuyển trụ sở Tổng Chi Bộ Vân Nam đến Quư Châu để dễ bề hoạt động. Mọi việc đang tiến hành, th́nh ĺnh họ Vũ lại bị nhà chức trách địa phương bắt giam tại Huyện An Thịnh, vu cáo là gián điệp của Nhật Bản.
Thừa cơ hội vắng người lănh đạo ở Côn Minh, đồ đệ đệ tam quốc tế tổ chức giải phóng quân do Việt Tử, Trịnh đông Hải…T́m đủ mọi cách lũng đoạn tinh thần các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng để thu hút vào tổ chức của họ. Người nào không theo, họ tố cáo với nhà chức trách Vân Nam là gián điệp của đế quốc Nhật Bản, hoặc là những tên cộng sản khủng bố…
Các cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Quư Châu hay tin, lập tức trở về Côn Minh mở cuộc điều tra. Một hội nghị đại biểu các Chi Bộ địa phương được triệu tập họp khẩn cấp bầu lại Ban Chấp Hành Tổng Chi Bộ Vân Nam, kết quả Lê Tự Cường, một lăo đồng chí ở Chi Bộ Hà Khẩu được bầu làm Tổng Chi Bộ Trưởng, các cán bộ được phát đi thị sát và giải thích cho các Chi Bộ địa phương đập tan âm mưu phản gián phá hoại của bè lũ đệ tam quốc tế (giải phóng quân).
Tại Nam Kinh, Biện Sự Xứ hay tin Vũ Hồng Khanh bị bắt giam, liền phái Nghiêm Kế Tổ đến Quư Châu tiếp xúc với Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng yêu cầu can thiệp, tức thời họ Vũ được trả tự do.
Sau một thời gian lưu lại ở Quư Châu, Vũ Hồng Khanh cùng anh em trở lại Côn Minh. Nhận thấy t́nh h́nh bên nước nhà thời ấy sắp bị ảnh hưởng về chiến tranh Trung-Nhật, thời kỳ rất thuận tiện cho sự hoạt động của Đảng. Vũ Hồng Khanh cùng các đồng chí của ông trù liệu đặt trụ sở Trung Ương ngay tại Côn Minh cho dễ bề hoạt động, đổi danh hiệu lại là ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng Trung Ương Đảng Bộ Hải Ngoại Chấp Hành Ủy Viên Hội’’, do Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng, Lê Khanh, Vũ Quang Phẫn và Nghiêm Kế Tổ trực tiếp điều khiển.
Sau khi chỉnh đốn xong mọi việc, Chu Bá Phượng được đặc phái về hoạt động ở trong nước, Nghiêm Kế Tổ được phái đi Trùng Khánh hoạt động ngoại giao với trung ương chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Đến Trùng Khánh, họ Nghiêm mới hay tin Vi Chính Nam mới qua đời tại Huyện Bích Sơn, cách Trùng Khánh 60 cây số, bởi họ Vi nể lời người bạn Trung Hoa mới nhận chức Doanh Trưởng quân đội trong chính phủ Trung Hoa bị dùng sức quá nhiều, lại v́ tuổi già, thủy thổ bất phục, lâm bệnh mà mất.
V́ có sự thay đổi danh hiệu Đảng, một lần nữa chính phủ Trung Hoa lại gửi công văn chính thức thừa nhận.
Chú Thích:
9.- Đặng Sư Mạc chính tên là Đặng Hữu Bằng, tục gọi Ấm Bằng, sau đổi tên là Đặng Quang Hồng, là con Cụ Đặng Hữu Dương nguyên Án Sát Hà Nội và gọi Đặng Từ Mẩn bằng chú ruột, nguyên quán tại làng Hành Thiện, Tỉnh Nam Định. Đặng Sư Mạc xuất dương hồi 1906 từng học tại Trường Trần Vơ Nhật Bản đậu đầu kỳ thi tốt nghiệp được Thiên Hoàng đặc biệt chú ư, xét hỏi lư lịch, nhà Vua rút chiếc đồng hồ đương đeo trong người ra tặng Đặng Sư Mạc, mặt sau đồng hồ có khắc chữ kỷ niệm của Thiên Hoàng.
10.- Đến Nam Kinh được ít lâu, Lệnh Trạch Dân v́ sức yếu, không chịu nổi khí hậu quá rét, nên từ trần tại đấy.
11.- Đến Nam Kinh được ít ngày, Đào Chu Khải nhận thấy sự sinh sống quá cực khổ, bí mật bỏ xuống Thượng Hải xuất thú với Lănh Sự Pháp được đưa về nước.
12.- Tức là tên Việt Minh sau này.
13.- Nguyễn văn Lai, Lư quang Hoa, Trần Minh là 3 cán bộ cộng sản Việt Nam mới được huấn luyện từ Moscow trở về.
CHƯƠNG II:
VIỆT NAM CÁCH MẠNG ĐỒNG MINH HỘI
Năm 1940, cuộc chiến tranh Trung-Nhật bước vào giai đoạn gay go kịch liệt. Ngày 23 tháng 9, quân đội Nhật Bản từ lănh thổ Trung Hoa tiến vào Lạng Sơn, một Tỉnh địa đầu của Quốc Gia Việt Nam.
Một tổ chức cách mạng Quốc Gia Việt Nam là ‘’Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội’’ do lănh tụ Trần Phúc An, Trần Trung Lập, Hoàng Lương và Đoàn Kiểm Điểm (1) lănh đạo, đảng viên gồm đủ thành phần: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh hàng ngàn người, lợi dụng t́nh thế vào chiếm đóng Tỉnh Thành Lạng Sơn, được đồng bào nhiệt liệt hưởng ứng.
Trần Phúc An chịu trách nhiệm phát động phong trào cách mạng giành độc lập từ Hà Nội vào tới miền Nam Việt Nam. Để che mắt Pháp quân. Trần Phúc An đeo lon cấp Tướng quân đội Nhật Bản.
Trần Trung Lập với sứ mạng Tổng Chỉ Huy mặt trận Cao-Bắc-Lạng với chiến Thuật du kích chiến trường kỳ chống cả Pháp lẫn Nhật.
Hoàng Lương với nhiệm vụ đặc phải viên chính trị.
Sau ngày Pháp đầu hàng Nhật Bản, quân đội Thiên Hoàng rút khỏi Lạng Sơn. Kịch chiến với Pháp quân suốt ba ngày ṛng ră, v́ kém khí giới, Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội phải rút lui ra bưng biền kháng chiến.
Sau thời gian vài tháng chiến đấu chống Pháp, Trần Trung Lập, Đoàn Kiểm Điểm, Vũ Chương cùng hàng trăm đồng chí bị Pháp bắt rồi sát hại tại Thành Lạng Sơn. C̣n Trần Phúc An cùng quân đội Nhật Bản rút khỏi Lạng Sơn về Hà Nội bị Nguyễn Tường Tam ra lệnh giết chết.
Hoàng Lương và Nguyễn Văn Phi lănh đạo hơn ngàn đảng viên nam, nữ vượt biên giới sang Trung Hoa. Thừa cơ hội của kẻ bại trận lưu vong. Pháp tố cáo với nhà đương cuộc Trung Hoa là một bọn thổ phỉ Việt Nam, c̣n việt cộng th́ tuyên truyền là thân Nhật, là gián điệp của Nhật Bản.
V́ các lẽ trên Phục Quốc Quân phải nằm ở biên giới đến 6, 7 tháng trời để chờ cuộc điều tra của nhà cầm quyền Trung Hoa. Không làm cách ǵ hơn được, Hoàng Lương phải viết một bày tỏ bày hết sự thực gửi đăng trên các báo chí Trung Hoa, một mặt viết bức tâm vụ đến mở cuộc điều tra tại chỗ. Kết quả được công nhận Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội là một tổ chức cách mạng Việt Nam. Tưởng Thống Chế ra lệnh cho Trương Phát Khuê, Tư Lệnh Đệ Tứ Chiến Khu, phải tập hợp ngay các đảng phái cách mạng Việt Nam lưu vong thành một tổ chức duy nhất trên lănh thổ Trung Hoa bị Nhật Bản xâm lăng.
Tư Lệnh Trương Phát Khuê cho mời Trương Bội Công, Nguyễn Hải Thần, Trương Trung Phụng, Trần Bảo ủy thác nhiệm vụ soạn thảo chương tŕnh thành lập tổ chức này. Ngoài ra c̣n có Hoàng Lương, Lư Quang Hoa… phụ trách việc tuyên truyền cổ động.
Nhưng v́ nội bộ bất ḥa, xô xát lẫn nhau, rồi tan vỡ, mỗi người đi mỗi nơi.
Thấy t́nh trạng lâm vào cảnh bế tắc, chính phủ Trùng Khánh gửi điện văn sang Vân Nam mời đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng sang phối hợp.
Đảng bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Côn Minh khai hội, quyết định cử một phái đoàn gồm có Vũ Hồng Khanh, Lê Khang, Tân Phấn Dũng, Đặng Lộc, Nguyễn Chí Minh, Phạm Huy Kỳ, Vũ Bằng Rực, Nguyễn Duy Quang, Nghiêm Kế Tổ. Phái đoàn được chia làm hai toán tiến đến Liễu Châu (là một huyện trong Tỉnh Quảng Tây).
Sau cuộc diễn thuyết của Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng, do Đệ Tứ Chiến Khu tổ chức, Trung Tướng Lương Hoa Thịnh rất tán thành mời Việt Nam Quốc Dân Đảng phụ trách thảo luận với các nhóm đảng cách mạng Việt Nam để tổ chức thành một cơ cấu thống nhất cách mạng Việt Nam.
Suốt trong nửa tháng trời, Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng thảo luận với các đoàn thể bạn, đồng quyết nghị thành lập một tổ chức lấy danh hiệu là ‘’Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội’’. Nhưng chưa chính thức, bị cản trở bởi vấn đề nhân sự, các nhóm tranh chấp lẫn nhau, đôi khi c̣n xô xát kịch liệt. Có một số người lại dựa vào thế lực Đệ Tứ Chiến Khu gây nên chuyện đổ vỡ vô cùng phức tạp. Phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng phải phái đại biểu lên Trùng Khánh yêu cầu Quân Sự Ủy Viên Hội ra lệnh đ́nh chỉ ngay sự can thiệp vô lư của Đệ Tứ Chiến Khu do Trung Tướng Lương Hoa Thịnh đại diện Thống Chế Tưởng Giới Thạch trong công cuộc chỉ đạo đoàn thể cách mạng Việt Nam. V́ thế Đệ Tứ Chiến Khu có sự bất b́nh với Việt Nam Quốc Dân Đảng về sau này.
Đến ngày mồng 10 tháng 10 năm 1942, hội nghị mới khai mạc được tổ chức ‘’Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội’’ được chính thức thành lập. Trụ sở đặt tại số 15 Ngữ Phong Cái, Liễu Châu, với thành phần Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ương như sau:
A.- Vô Đảng Phái: 4 đại biểu. Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công, Trần Báo, Trương Trung Phụng.
B.- Việt Nam Quốc Dân Đảng: 2 đại biểu. Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ.
C.- Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội: 4 đại biểu. Bồ Xuân Luật, Nguyễn Văn Phúc, Lê Duy Thịnh, Trần Đ́nh Xuyên.
D.- Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh): 1 đại biểu. Hồ đức Thành.
Hậu Bổ Ủy Viên: Lê Tùng Sơn, Nông Kính Dần…
Nhân viên công tác trạm: Đặng Văn Ư, Vũ Kim Thành, Nguyễn Văn Giảng, Lê Khang, Nghiêm Xuân Quảng, Nguyễn Văn Huân, Lương Khâm Thành…
Với thành phần trên, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội tổ chức thành hai ngành hoạt động.
A.- Trung Ương Chấp Hành Ủy Viên Hội: Trương Bội Công Biện Công Thính Chủ Nhiệm…
B.- Trung Ương Chấp Hành Giám Sát Ủy Viên Hội: Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ…
Cụ Nguyễn Hải Thần không đồng ư cử Trương Bội Công làm Chủ Nhiệm, nên tỏ ư phản đối, bỏ đi ra Khúc Giang.
Mặc dầu có sự xích mích ấy, Ban Chấp Hành vẫn tiếp tục hoạt động, phân công nhau đi công tác các nơi. Tư Lệnh Trương Phát Khuê cử Vũ Hồng Khanh đi Côn Minh lập Chi Hội Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Trần Báo đi Tĩnh Tây, Nghiêm Kế Tổ, Lê Khang, Nghiêm Xuân Quảng cùng đi Đông Hưng tổ chức công tác trạm, Nguyễn Văn Huân, Lương Khâm Thành phụ trách công tác trạm ở Tŕnh Tây để liên lạc và thu lượm tin tức quốc nội.
Một ngàn thanh niên chia làm 4 đại đội, trong số có một trung đội phụ nữ được thu dụng vào học Trường Vơ Bị Hoàng Phố, Khóa 41-44.
Trương Bội Công giữ nhiệm vụ thường trực hội quán. Hội hoạt động được khoảng nửa năm, rồi bởi Trương Bội Công vốn là quân nhân, tính thẳng, nhưng nóng nảy, khiến anh em thanh niên cho là độc tài, nổi lên phong trào phản kháng, cấm hẳn họ Trương không cho hoạt động ǵ nữa!
Trương Trung Phụng, Nông Kính Dần cũng đều bất lực, chẳng c̣n biết dàn xếp cách nào, đành để cho Tổng Bộ lâm vào cảnh vô chủ. Cách ít lâu, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Trần Báo tiếp tục trở về Liễu Châu cùng nhau tổ chức lại Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Nguyễn Hải Thần được cử làm Chủ Nhiệm thay thế Trương Bội Công. (2)
Trong khi ấy có tin Nguyễn Tường Tam bị nhà chức trách địa phương Trung Hoa bắt giam ở hang đá Liễu Châu.
Nguyên từ sau ngày quân đội Nhật Bản tiến vào Việt Nam, Đại Việt Dân Chính Đảng bị Pháp khám phá và đàn áp, anh em ông Nguyễn Tường Tam trốn thoát sang Trung Hoa vào cuối năm 1942. Sang Trung Hoa, ông Tam đổi tên là Nguyễn Tường Dũng, gặp giữa lúc Trương Bội Công bị thanh niên đảng viên đả đảo. Nhà chức trách địa phương Trung Hoa t́nh nghi Nguyễn Tường Dũng là gián điệp của Nhật Bản được phái từ Quảng Châu tới, để phá hoại tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.
Vũ Hồng Khanh cùng Nghiêm Kế Tổ xin phép Trương Phát Khuê được phép vào hang đá thăm Nguyễn Tường Tam. Tư Lệnh Trương Phát Khuê cho biết c̣n có một người cách mạng Việt Nam nữa cũng bị bắt giam, khai tên là Hồ chí Minh. Hai họ Vũ, Nghiêm xin vào thăm luôn, nhưng với cái tên Hồ chí Minh mới lạ quá, trong giới cách mạng Việt Nam lưu vong, chưa hề thấy ai nói đến cái tên ấy cả. T́nh nghi là Nguyễn ái Quốc, th́ lại mới đây có tin từ quốc nội đưa sang nói là Nguyễn ái Quốc đă chết ở nơi biên khu rồi! Đến lượt cụ Nguyễn Hải Thần được mời vào nhận diện, v́ cụ đă gặp mặt Nguyễn ái Quốc một vài lần thật, nhưng nay v́ tuổi già mắt đau nặng, nên cụ cũng không thể nhận ra là ai ? Nhưng dầu sao th́ cũng là người cách mạng Việt Nam, nên sau khi trở về Hội Quán, hai họ Vũ, Nghiêm cũng đề nghị với Ban Chấp Hành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đứng ra can thiệp xin trả tự do cho Nguyễn Tường Tam, Hồ chí Minh.
Sau ít ngày, Nguyễn Tường Tam, Hồ chí Minh, kẻ trước người sau đều được trả tự do về ở Hội Quán Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội. Nguyễn Tường Tam, Hồ chí Minh, Đặng Nguyên Hùng được đặt vào hàng ‘’Hậu Bổ Ủy Viên’’ trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Tóm lại, từ cụ già Nguyễn Hải Thần đến các nhân viên trong tổ chức (trừ Hồ Đức Thành) không một người nào biết rơ Hồ chí Minh chính là Nguyễn ái Quốc cả. Chính Tư lệnh Trương Phát Khuê, một viên kiện tướng chống cộng một cách triệt để, phái mấy người Tàu thường xuyên vào Hội Quán thăm Hồ chí Minh để ḍ xét tông tích, nhưng cũng chẳng biết ǵ hơn! Hồ chí Minh đứng vào thành phần vô đảng phái, kê ghế bố nằm khèo ở góc pḥng, đôi người bạn đồng hương đến thăm hỏi, ông trả lời hết sức khéo léo, không hề làm mất ḷng ai, ông đóng vai tṛ hết sức lơ đăng và kiên nhẫn chờ thời cơ.
Thời cuộc biến chuyển mau lẹ, cuối năm 1943, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội phát động phong trào tuyên truyền cổ động cho tổ chức vào nội địa Việt Nam, đồng thời thiết lập thêm trạm giao thông liên lạc ở biên khu để thu lượm tin tức và tuyên truyền Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội vào quốc nội.
Trước hội nghị, mọi yếu nhân các đảng phái quốc gia đều làm lơ, không biết lợi dụng cơ hội đó để mà phát triển cơ sở, lợi dụng thế đồng minh lănh trách nhiệm, phái cán bộ về nội địa phối hợp với các đồng chí để hoạt động, mà mọi người đang mong đợi từ lâu.
Trước hội nghị, duy có ông Hồ chí Minh giơ tay xin xung phong. Ông Hồ liền được cấp đầy đủ giấy tờ và công tác phí là 20 vạn Quốc Tệ với 20 thanh niên cán bộ, do ông Hồ tự ư lựa chọn những phần tử để điều khiển, mà hầu hết là đảng viên Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội.
Trước khi xuất phát, ông Hồ chí Minh cùng đoàn cán bộ đều phải làm lễ phát thệ dưới lá cờ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Nguyện trung thành với Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội rồi dự một bữa tiệc linh đ́nh trước khi lên đường ra biên khu.
Sau khi Hồ chí Minh trở ra biên khu, Nguyễn Tường Tam cũng rời bỏ Liễu Châu trở lên Côn Minh liên kết với Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Sư tử được thả về rừng, có tiền thêm cán bộ và lại nhiều khí giới, lại đứng vào thế cờ Đồng Minh, được Hoa Kỳ nhiệt liệt ủng hộ. Ông Hồ về lập chiến khu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, khoác bộ áo lănh tụ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội tức là Việt Minh, chà đạp lại tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Phát động tuyên truyền cho Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, thu hút quần chúng, những người dân Việt đă quá đau khổ và đă quá chán ngán cả Pháp lẫn Nhật và Triều Đ́nh Huế, đă chạy theo Việt Minh, một đảng trá h́nh quốc gia.
Đến năm 1945, khi Việt Minh cướp được chính quyền, nhân tài số 1 của Hoa Kỳ là John Dewey bị giết lầm tại Sài G̣n. Chính phủ Việt Minh tại Hà Nội cử phái đoàn đến phân ưu, th́ Hoa Kỳ giả lờ chối phắt là họ không có ai tên ấy tại Sài G̣n cả.
Thời gian sau, biết rơ chủ tịch Hồ chí Minh chính thực là Nguyễn ái Quốc, Hoa Kỳ lại phái Harold Issac là người có ơn riêng đối với Nguyễn ái Quốc đến Hà Nội để thuyết phục cho Hồ chí Minh đừng có ‘’sắp hàng’’ theo Nga và Hoa Kỳ sẽ chấp nhận việc cộng sản Việt Nam tổ chức một ‘’cộng sản chủ nghĩa dân tộc’’.
Tuy việc không thành, nhưng Hoa Kỳ chưa nản ḷng. Đến năm 1949, hăy c̣n đặc phái William Bullitt qua Hà Nội, hầu kéo kháng chiến về phía tự do. Nhưng v́ Mao Trạch Đông đă nắm trọn Hoa Lục, khiến cho Việt Minh cộng sản tại Việt Nam cho đến bây giờ, qua các triều đại Pháp, Ngô Đ́nh Diệm đến Đệ Nhị Cộng Ḥa.
Chú Thích:
1.- Trần Phúc An tự Trần Hy Thánh, nguyên quán tại Quận Tam B́nh, Tỉnh Vĩnh Long (Nam Việt). Xuất dương từ thời Đông Du, gia nhập quân đội Nhật Bản làm đến cấp Tướng.
Trần Trung Lập nguyên quán Tỉnh Bắc Giang.
Đoàn Kiểm Điểm nguyên quán tại Tỉnh Lạng Sơn, là cựu sinh viên Trường Hoàng Phố.
Hoàng Lương chính tên là Đỗ Văn Tuân, nguyên quán tại Tỉnh Vĩnh Yên.
2.- Thành Phố Liễu Châu bị phi cơ Nhật Bản đến oanh tạc dữ dội, trụ sở Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội bắt buộc phải di chuyển đến các địa phương an toàn khác. Cuối năm 1944, đầu năm 1945, Trương Bội Công trên đường trở lại Côn Minh (Vân Nam) bị việt cộng giết chết.
CHƯƠNG III:
CỦNG CỐ NỘI BỘ PHÁT TRIỂN NGOẠI GIAO
Nhận thấy t́nh h́nh nội bộ của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ngày thêm rối loạn. Vũ Hồng Khanh cùng Nghiêm Kế Tổ rút lui về Côn Minh, củng cố và phát triển đoàn thể Việt Nam Quốc Dân Đảng rồi cùng nhau đi Trùng Khánh để giải quyết mọi vấn đề khẩn yếu. Hai ng+ời lưu lại ở Trùng Khánh hơn một tháng, rồi trở lại Côn Minh khai hội, thảo ra một kế hoạch, tựa chung có hai điểm chính yếu.
1.- Đưa điện đài thu, phát thanh về đặt ở 3 phần tại quốc nội.
2.- Cử phái viên về mời một phái đoàn trong nước sang Côn Minh để thương nghị đại kế.
Kết hoạch đă được hội nghị thông qua Vũ Hồng Khanh đi Đông Hưng để thi hành kế sách. Lê Khang được cử bí mật về quốc nội để mời một phái đoàn Vũ Quang Phẫn chịu trách nhiệm chẩn bị cán bộ để cùng Nghiêm Kế Tổ đưa điện đài từ Trùng Khánh đến Đông Hưng để di chuyển về quốc nội, c̣n cách tổ chức yểm hộ và đặt cơ sở th́ đă có một thư riêng trao cho Lê Khang thi hành. Làm xong nhiệm vụ ở Đông Hưng, Vũ Hồng Khanh trở về đảm nhiệm trọng trách ở Côn Minh. Nghiêm Kế Tổ đưa điện đài đến Đông Hưng được độ nữa tháng, c̣n đương thu xếp máy móc và lựa chọn phái viên gửi về nước, th́ đột nhiên Đốc Sát Sứ Đông Hưng, một cơ quan thuộc Đệ Tứ Chiến Khu Trung Hoa ra lệnh bắt giam, vu cáo cho họ Nghiêm là đă liên lạc với người Anh làm trở ngại vấn đề nhật Việt của quân đội Trung Hoa.
Tóm lại, tất cả sự kiện trên xảy ra đều do Tiêu Văn chủ mưu để phá hoại Việt Nam Quốc Dân Đảng v́ Vũ Hồng Khanh cùng Nghiêm Kế Tổ đă vạch trần bộ mặt thực và phản đối kịch liệt Tiêu Văn trong những ngày tổ chức.
Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ở Liễu Châu, rồi bỏ ra về Côn Minh hồi mấy tháng trước. Để trả thù, Tiêu Văn c̣n gửi báo cáo mật về Trùng Khánh, vu cáo Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, kẻ th́ làm gián điệp cho Nhật, người th́ làm giám điệp cho Anh. Yêu cầu cho phép nhà đương cuộc Vân Nam bắt Vũ Hồng Khanh trao lại cho Đệ Tứ Chiến Khu xét xử.
2lekhangLê Khang (Bí danh Lê Ninh)
một nhà hùng biện Việt Quốc năm 1945-1946
người dân có câu: ‘’Việt Quốc Lê Ninh-Việt Minh Trần Văn Giàu’’ là hai nhà hùng biện lúc bấy giờ.
Giam giữ ở Đông Hưng ít ngày, Nghiêm Kế Tổ bị giải về giam ở ngục thất Liễu Châu. Tiêu Văn ra lệnh xiềng xích rất tàn nhẫn và định thủ tiêu tiêu luôn. Cách ít ngày sau. Vũ Quang Phẫn cũng bị bắt ở Đông Hưng giải về cùng giam ở Liễu Châu.
Nhờ có sự can thiệp của các đồng chí ở ngoài, Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng cũng cứu xét, được biết rơ âm mưu của Tiêu Văn và định thủ tiêu luôn. Cách ít ngày sau, Vũ Quang Phẫn cũng bị bắt ở Đông Hưng giải về cùng giam ở Liễu Châu.
Nhờ có sự can thiệp của các đồng chí ở ngoài, Trung Ương Đảng Bộ Trung Ương Quốc Dân Đảng cũng cứu xét, được biết rơ âm mưu của Tiêu Văn và bè lũ là muốn thừa cơ giặc giă mà vu khống để ám hại, liền đánh điện tín bắt phải phóng thích ngay Nghiêm Kế Tổ và Vũ Quang Phẫn.
Cuối năm 1944, nhận thấy t́nh h́nh quốc tế sắp có biến chuyển mạnh, Đảng Bộ ở Côn Minh đặc phái một số cán bộ thanh niên đă được huấn luyện chia thành từng tổ, đi hoạt động tại các biên khu, và một số bí mật trở về và hoạt động ngay tại quốc nội. Công cuộc lo liệu thủ tục giấy tờ cho các đồng chí do Nghiêm Kế Tổ phụ trách tại Trùng Khánh.
Ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, được tin quân đội Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương. Trước sự biến chuyển quan trọng ấy, Ủy Ban Chấp Hành Hải Ngoại bộ liền thảo một Bản Tuyên Ngôn đối với thời cuộc và một ư kiến thư gửi đến các Lănh Sự trên lănh thổ Trung Hoa.
HẢI NGOẠI BỘ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG PHÁT TRIỂN LIÊN LẠC VỚI CÁC ĐẢNG CÁCH MẠNG TRONG NƯỚC
Trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ,có một số đảng phái xuất hiện trong nước. Ngoài Bắc có Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Viện Quốc Xă, Đại Việt Dân Chính, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) Trong Nam, những Tôn Giáo có tính cách chính trị được thành lập như Cao Đài, Ḥa Hảo.
Thời gian ấy Chu Bá Phượng làm cho Công ty hỏa xa Vân Nam, là một cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ, có dịp thường đi lại trên đường Hà Nội-Côn Minh, và làm liên lạc cho cách mạng ngoài và trong nước. Trong sự liên lạc có ‘’Đại Việt Quốc Dân Đảng’’ Đảng này thành lập vào khoảng mùa Đông năm 1939, do Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, và mấy cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Văn Viễn, Giáo Lai, Đặng Xuân Tiếp tức Đội Tiếp…Chủ trương và đường lối của Đảng này là chống thực dân Pháp và cộng sản, giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh dưới một chế độ Cộng Ḥa.
Tuy có sự liên lạc với Việt Nam Quốc Dân Đảng, song sự hợp tác chưa có ǵ! Vào khoảng đầu năm 1943, sự liên lạc giữa những người cách mạng Việt Nam trong và ngoài nước được tăng cường rất nhiều. V́ thế Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng bị mật cử một đồng chí là Vơ Văn Hải vượt biên giới sang Trung Hoa.
V́ t́nh h́nh thế giới và t́nh h́nh chính trị Việt Nam lúc bấy giờ, Đại Việt Quốc Dân Đảng vẫn giữ lập trường gần như không ngả về phe nào ‘’Trục hoặc Đồng Minh’’! Tuy có cảm t́nh với phe Đồng Minh hơn và vẫn hết sức chống cộng sản và thực dân Pháp. Tóm lại Đại Việt Quốc Dân Đảng thân thiện với những đảng thân Nhật để hạ Pháp. Tóm lại Đại Việt Quốc Dân Đảng thân thiện với những đảng thân Nhật để hạ Pháp.
Nhận thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ lúc bấy giờ v́ đại vị của Pháp đă sút kém trên trường quốc tế, đứng dưới cả Trung Hoa, đă có một thế đứng tại Côn Minh, và sự hoạt động cũng hữu hiệu hơn. Tuy nhiên ngoại quốc vẫn hướng về quốc nội, cho nên sự có mặt của một phát đoàn gồm những người cách mạng ở trong nước ra rất là quan trọng và gây thêm tín nghiệm cho họ. Cho nên Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ đă báo tin này về nước và Đại Việt Quốc Dân Đảng lúc bấy giờ đă chuẩn bị một phái đoàn ngoại giao đợi dịp xuất ngoại.
PHÁI ĐOÀN QUỐC NỘI SANG TRUNG HOA
Ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, v́ thái độ của Nhật Bản đă khiến cho Đại Việt Quốc Dân Đảng có một thái độ dứt khoát về chính sách ngoại giao, cho nên luôn luôn liên lạc mật thiết với Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ.
Vào khoảng cuối tháng 3.1945, Vơ Nguyên Hải bí mật vượt giới về nước về nước báo cáo về Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ. Đồng thời Lê Ninh tức Lê Khang, một cán bộ cao cấp và rất nhiệt thành ưu tú ở Hải Ngoại cũng về nước với mục địch hướng dẫn phái đoàn, những người cách mạng ở trong nước ra ngoài.
Ngày 12.4.1945, Nguyễn Tiến Hỷ cầm đầu phái đoàn, gồm có: Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Định Quốc, Nguyễn Sĩ Dinh, Phạm Khải Hoàn, Phan Bá Trọng, Đặng Vũ Trứ bí mật vượt biên giới Lao Kai, Hồ Kiều sang Côn Minh. Cùng đi theo với phái đoàn có một số cán bộ Đại Việt Dân Chính Đảng và một số của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Mục đích họ sang Trung Hoa là để theo những lớp huấn luyện về quân sự.
Cũng lúc này một phái đoàn của ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội’’ tức là Việt Minh cũng sang Trung Hoa. Họ đi đường Quảng Tây, đến Bát Sát th́ bị các nhà chức trách địa phương Trung Hoa mời ở lại đó không cho lên Trùng Khánh, không tiếp đón thảo luận ǵ cả, v́ họ bị nghi là cộng sản.
Đầu tháng 5.1945, tiếp được điện tín của Lê Khang từ Hà Khẩu (địa đầu Trung Hoa) báo tin Đại Biểu Đoàn từ trong nước ra đă tới địa đầu Trung Hoa, nhưng không có giấy thông hành, nên không đi được! Hải Ngoại Bộ vội vàng yêu cầu Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng can thiệp, để Đại Biểu Đoàn được tới Côn Minh một cách nhanh chóng. Năm ngày sau, Đại Biểu Đoàn tới nơi.
Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ liền thông tri cho Bí Thư Trưởng Trung Ương Trung Hoa Quốc Dân Đảng là Ngô Thiết Thành biết. Đồng thời khai hội cắt đặt một số nhân viên để họp với Đại Biểu Đoàn từ trong nước tới để lên Trùng Khánh, Thủ Phủ của Trung Hoa Dân Quốc. Những nhân viên được đề cử là: Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Lê Khang, Nghiêm Kế Tổ, c̣n Vũ Quang Phẫn được toàn thể cử ở lại Côn Minh xử lư thường vụ.
Tới Trùng Khánh, sau khi gặp Bí Thư Trưởng Ngô Thiết Thành, Phái Đoàn được mới đi khảo sát các cơ quan giáo dục, văn hóa, công xưởng, y viện, các trường đại học, trường chuyên môn, xưởng in giấy bạc…Tiếp tục Phái Đoàn bắt đầu hội kiến với Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng và các cơ quan quân sự.
Tưởng Thống Chế Chủ Tịch gửi thiệp mời Phái Đoàn vào Dinh hội kiến, do Đại Biểu Trung Ương Trung Hoa Quốc Dân Đảng hướng dẫn. Phan Trầm (Nguyễn Tiến Hỷ) nhân danh Đoàn Trưởng đúng lên đáp từ một cách nhă nhặn lịch sự.
Phái Đoàn được nhà lănh đạo tối cao Trung Hoa nhận giúp đỡ về phương diện quân sự. Trung Hoa hứa trang bị lần thứ nhất cho một Tiểu Đoàn ‘’Quốc Dân Đảng’’ Việt Nam và từ đó cứ 3 tháng một lại trang bị cho một Tiểu Đoàn khác. Đồng thời chính phủ Trung Hoa sẽ giới thiệu cách mạng Việt Nam với những bạn Đồng Minh về phương diện ngoại giao. Chính phủ Trung Hoa hứa sẽ giới thiệu Phái Đoàn Việt Nam sang dự Hội Nghị San Fracisco vào cuối năm 1945 để thành lập Liên Hiệp Quốc nếu Việt Nam có thể gửi sang kịp lúc bấy giờ một phái đoàn để đi sang Mỹ Quốc.
Sự liên lạc ngoại giao quan trọng ấy đến nỗi Đại Sứ Pháp tại Trùng Khánh lúc bấy giờ đă có lúc phải phản kháng với chính phủ Trùng Khánh.
THỐNG NHẤT ‘’ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG, ‘’VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG’’ VÀ ‘’ĐẠI VIỆT DÂN CHÍNH ĐẢNG’’ LẦN THỨ NHẤT
Phái Đoàn Đại Việt Quốc Dân Đảng sang Trung Hoa lúc bấy giờ c̣n có một nhiệm vụ đối nội rất quan trọng, đó là vấn đề thống nhất một cách chính thức 3 đoàn thể Đại Việt Quốc Dân Đảng-Việt Nam Quốc Dân Đảng-Đại Việt Dân Chính Đảng. Bởi tuy vẫn có sự hoạt động chung ở trong nước cũng như ở ngoài nước, song chưa có một điều lệ chính thức nào, nên phái đoàn cần phải làm công tác ấy.
Thật ra th́ vấn đề thống nhất ai cũng muốn cả, cho nên đến khi thảo luận không có ǵ là khó khăn!
Lần đầu tiên Nguyễn Tiếp Hỷ gặp Nguyễn Tường Tam ở Ga Khai Viễn, hai bên đă đồng ư cố kết với nhau, và Nguyễn Tường Tam hứa là không bao giờ dùng đến tên Đại Việt Dân Chính nữa!
Lần thứ hai, Nguyễn Tiến Hỷ họp với Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Quang Phẫn, Nguyễn Tường Tam, th́ cả 3 phe đều đồng ư thống nhất về nguyên tắc như sau: ‘’Ở hải ngoại th́ lấy tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng v́ ngoại quốc biết nhiều hơn! Trái lại, ở trong nước th́ lấy tên là Đại Việt Quốc Dân Đảng. Các điều khác sẽ bàn sau’’.
Một hội nghị thứ ba, họp ở Trùng Khánh có đủ mặt các người nói trên, thêm Nguyễn Sĩ Dinh và Phạm Khải Hoàn. Hội nghị quyết định thống nhất tên Đảng theo như trên. Về cờ Đảng, Nguyễn Tiến Hỷ tŕnh bày lá cờ ‘’Sao Trắng’’, hội nghị chấp nhận. Đồng thời dùng ngay lại Trung Hoa lần thứ nhất vào khoảng tháng 6 năm ấy. Về Đảng ca, nghĩ sáng tác sau này.
Ngày cuối cùng, nhân danh Trung Hoa Quốc Dân Đảng Trung Ương Đảng Bộ mời Đại Biểu Đoàn dự một dạ yến, gồm có các vị Bộ Trưởng và lịch sử hai dân tộc và sự tương quan giữa hai đảng cách mạng anh em. Nguyễn Tiến Hỷ trịnh trọng đáp từ, ngỏ ư trông mong vào sự giúp đỡ của Trung Hoa, để sớm hoàn thành nhiệm vụ phục quốc và tăng uy thế cho hai đảng cách mạng anh em.
Qua ngày hôm sau, lại có một cuộc hội nghị giữa Đại Biểu Đoàn ‘’Quốc Dân Đảng’’ và Trung Ương Đảng Bộ Trung Ương Quốc Dân Đảng do Ngô Bí Thư chủ tọa.
Nhận thấy t́nh h́nh thế giới biến chuyển ngày càng mau lẹ, nên sau khi làm xong nhiệm vụ, Đại Biểu Đoàn liền cáo biệt trở lại Côn Minh.
Về Côn Minh, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam chịu trách nhiệm hoạt động ngoại giao ở Hải Ngoại. Hải Ngoại Bộ được giao cho Vũ Quang Phẫn, một cán bộ ưu tú rất đắc lực tổ chức lại, và chỉ huy dưới sự kiểm soát của ba ông trên. Nguyễn Sĩ Dinh được cử ở lại Hải Ngoại để tăng cường về phương diện kinh tế cho Đảng.
Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Khải Hoàng…lần lượt bí mật trở về công tác trong nước, và lo tổ chức một phái đoàn khác có tính cách ngoại giao hơn để đưa sang Mỹ (1)
Chú Thích:
1.- Tài liệu này do sự tham khảo cùng Bác Sĩ Nguyễn Tiến Hỷ tức Phan Trâm.
THIÊN THỨ BA
(1940-1946)
Chương I: PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG
Chương II: BIẾN CỐ LỊCH SỬ QUAN TRỌNG
Chương III: LỊCH SỬ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KHÚC QUẸO CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐOẠT CHÍNH QUYỀN
Chương IV: QUÂN ĐỘI ĐỒNG MINH TIẾN VÀO ĐÔNG DƯƠNG
Chương V: NHIỆM VỤ LỊCH SỬ CỦA CÁC CHIẾN SĨ VIỆT NAM QUỒC DÂN ĐẢNG
Chương VI: ÂM MƯU THÔN TÍNH TOÀN CƠI VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP
Chương VII: ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG XÂM LĂNG
Chương VIII: ĐOÀN KẾT GIAI ĐOẠN CHẤM DỨT
Chương IX: VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG TỔ CHỨC CÁC CHIẾN KHU CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CỘNG SẢN
CHƯƠNG I:
PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ SÔI ĐỘNG
ĐÔNG DƯƠNG ĐẠI HỘI NGHỊ
Sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa oanh liệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng đầu năm 1930, từ Bắc đến Nam liên tiếp có những cuộc dân chúng biểu t́nh phản kháng chính quyền phải dùng vũ lực đàn áp, sát hại cả ông già, đàn bà và trẻ con, cùng đốt nhà dân, tù đày hàng ngàn người để giữ vững ngôi thống trị.
Mấy năm kế tiếp, những đệ tử đệ tam và đệ tứ quốc tế tranh giành nhau ảnh hưởng và t́m đủ mọi cách phá hoại các đảng phái quốc gia đối lập, tạo nên cơ hội thuận tiện cho thực dân dễ bề đàn áp. Phong trào cách mạng dân tộc trong nước hầu như tê liệt. Măi đến năm 1936, Mặt Trận B́nh Dân Pháp lên nắm quyền, mới có một luồng không khí mới dễ thở ở các thuộc địa. Các nhóm cách mạng Việt Nam thừa cơ hội gây phong trào tổ chức Đông Dương Đại Hội, yêu cầu chính quyền Pháp cải cách chính trị và phóng tích chính trị phạm.
Để phát động phong trào chính trị một cách sâu rộng trong quảng đại quần chúng Việt Nam, ngày 17 tháng 6 năm 1936, nhân ngày 13 vị liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lên máy chém ở Yên Bái, các nhà ái quốc miền Nam, gồm cả các bạn đệ tam, đệ tứ quốc tế đă tổ chức lễ kỷ niệm rất long trọng và được dân chúng tham dự rất đông đảo tại Rạp Hát Bội Đại Lộ Galliéni (Đại Lộ Trần Hưng Đạo bây giờ) Sài G̣n. Chúng tôi c̣n nhớ có một Đại Biểu phụ nữ lên diễn đàn nói về hoạt động cách mạng của Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang.
Lệnh phóng thích bắt đầu, một số lớn quốc sự phạm Việt Nam được trả tự do, riêng các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng được phóng thích có trên 100 người, nhưng chỉ có một số ít, những người sinh quán ở hai Thành Phố Hà Nội và Hải Pḥng là được ở lại hai thành phố ấy, c̣n đều bị đưa về nguyên quán chịu nốt cái án 5 năm biệt xứ (interdiction de Séjour), nói là biệt xứ, nhưng sự thực là quản thúc, không hơn không kém, v́ thực dân ngầm ra lệnh cho chức dịch địa phương phải ngày đêm theo dơi canh chừng, khiến cho những người bị đưa về nguyên quán không c̣n cách ǵ hoạt động được.
Phạm Tuấn Tài (1) về tới quê nhà được ít lâu th́ tạ thế. Hồ Văn Mịch cùng hàng trăn đồng chí của anh đă bỏ ḿnh ngoài Côn Đảo. Tóm lại lịch sử cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng ở trong nước bắt đầu im ĺm từ đầu năm 1933 đến cuối năm 1936 mới có sự hoạt động trở lại.
Cuối năm 1936, Nguyễn Thế Nghiệp cũng được phóng thích từ Thượng Hải trở về Hà Nội cùng Nguyễn Ngọc Sơn và một số đồng chí có mặt tại Hà Nội, kết hợp lại bắt đầu hoạt động trong một phạm vị có thể làm được. Cơ quan ngôn luận xuất bản tờ ‘’Tân Báo’’ do Nguyễn Văn Lộ (2) làm Chủ Nhiệm, Nguyễn Thế Nghiệp làm Chủ Bút. Tân Báo ra đời được ba tháng, bị chính quyền thực dân ra lệnh đóng cửa. Tiếp theo lại xuất bản tờ báo ‘’Dân’’ do Nguyễn Đ́nh Đa làm Chủ Nhiệm, Nguyễn Văn Chấn Chủ Bút, Nguyễn Ngọc Sơn Giám Đốc Chính trị (1937-1938).
ĐẠI VIỆT QUỐC GIA LIÊN MINH
1939, Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ.
1940, Quân đội Nhật Bản đổ bộ Đông Dương.
Các đảng cách mạng cũ: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đại Việt Dân Chính Đảng (4), Đại Việt Duy Dân Đảng (5), Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (tức Mặt Trận Việt Minh gồm ba đảng tham dự: Đông dương cộng sản đảng, dân chủ đảng và đảng xă hội Việt Nam) cũng tiếp tục ra đời, ráo riết hoạt động.
Để đề pḥng sự chống đối trong khi có mặt quân đội Phù Tang tại Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp ra lệnh bắt giữ một số đông những chính khách và những nhà cách mạng Việt Nam tập trung tại Sơn La và Vụ Bản (Ḥa B́nh). Cho măi đến cuối năm 1942 đầu 1943, chính quyền Pháp mới lần lần trả tự do cho những phần tử trên. Họ trở về lại bắt đầu hoạt động.
‘’Đông Dương cộng sản đảng’’ trá h́nh khoác bộ áo quốc gia, thành lập ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh’’ (tức Việt Minh) lập chiến khu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đông Triều, lănh tụ là ông Nguyễn ái Quốc.
Cũng như ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ’’, ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh’’ (Việt Minh) đều đứng trong tổ chức ‘’Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội’’ thành lập năm 1942 tại Liễu Châu thuộc Tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa) một tổ chức đứng hẳn về phe Đồng Minh chống lại phe Trục: Đức-Ư-Nhật.
Tại quốc nội, v́ t́nh thế đặc biệt phải đương đầu với cả hai kẻ thù thế lực đều hùng mạnh: Nhật và Pháp. Để làm tấm b́nh phong che đỡ cho toàn thể đảng viên ở quốc nội, một số cán bộ mà tên tuổi đă quá lộ liễu như Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Hữu Đạt, Ngô Thúc Định và Nhượng Tống họp nhau ở một căn nhà trước vườn hoa Phố Cửa Nam, rồi ra công khai ‘’Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ ở số 61 Phố Trường Thi Hà Nội.
Để thực hiện mục đích một cách hữu hiệu, ‘’Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ đứng ra liên minh với các đảng bạn: Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Xă Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng thành lập mặt trận ‘’Đại Việt Quốc Gia Liên minh’’ vào đầu năm 1944 với mục đích là ‘’Thân Nhật để hạ Pháp’’.
Thành phần Ban Chấp Hành Trung Ương ‘’Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ gồm có: Nguyễn Xuân Tiếu, Nguyễn Tường Long, Trương tử anh, Ngô Thúc Địch, Bùi Như Uyên, Nguyễn Lạc Long, Nguyễn Xuân Tiếu được cử làm chủ tịch.
Chú Thích:
1.- Phạm Tuấn Tài sinh quán tại làng Phù Cừ Huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương. V́ hoạt động quá sức, vốn người lại yếu, nên anh mắc chứng lao phổi. Bị đầy ra Côn Đảo, v́ chế độ lao tù quá cực khổ, khiến bệnh anh mỗi ngày mỗi trầm trọng.
Năm 1934, thời kỳ bệnh phát nặng, bị đưa ra bệnh viện cùi. Các đồng chí phải kiếm tre, lá dụng cho anh một cái lều riêng để ở, và hàng ngày lo liệu tiếp tế thực phẫn cho anh.
Mắc dầu bị trùng lao tàn phá, buồng phổi mỗi ngày một trầm trọng, tinh thần Phạm Tuấn Tài vẫn mạnh mẽ, anh bí mật ra một tờ báo phát hành trong nhà tù, cổ động anh em giữ vững tinh thần cách mạng mệnh danh là báo ‘’Tiếng Gọi’’.
Đến thời kỳ bệnh t́nh suy nhược, Phạm Tuấn Tài đổi tờ báo ‘’Tiếng Gọi’’ ra báo ‘’Tiếng Rên’’ Qua thời kỳ bệnh t́nh trầm trọng, họ Phạm đổi là báo ‘’Tiếng Gào’’.
Phạm Tuấn Tào tạ thế tại nguyên quán, được giới cách mạng, trí thức và sinh viên học sinh Tỉnh Nam Định tổ chức lễ truy điệu rất long trọng.
2.- Nguyễn Văn Lộ là một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ ngày Đảng mới thành lập, nguyên quán tại Tỉnh Thái B́nh. Sau ngày việt cộng cướp được chính quyền. Nguyễn Văn Lộ cùng người con trai của ông bị việt cộng bắt đem chôn sống ở băi Đồng Châu thuộc Tỉnh Thái B́nh.
3.- ‘’Đại Việt Quốc Gia Xă Hội Đảng’’ viết tắt là ‘’Đảng Đại Việt Quốc Xa’’ do Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lư Cao Kha sáng lập từ năm 1936, lấy chủ nghĩa ‘’Duy Trung Tâm Vật’’ luật tắc là ‘’Hỗ Tương’’ khác với ‘’Duy Vật Mâu Thuẫn, Duy Tâm Vật Định Mệnh’’.
4.- Để đón tiếp luồng gió mới, lợi dụng người Nhật để có cơ hội giải phóng cho đất nước Việt Nam. Năm 1940 nhóm Tự Lực Văn Đoàn do Nguyễn Tường Tam lănh đạo cùng một số đồng chí của ông thành lập ‘’Đại Việt Dân Chính Đảng’’. Nguyễn Tường Long được cử làm Tổng Thư Kư.
5.- ‘’Đại Việt Duy Dân Đảng’’ do Nguyễn Hữu Thanh, một đoàn viên trong nhóm ‘’Tự Lực Văn Đoàn’’, sau gia nhập ‘’Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội’’ là chính trị viên, đi sát với Hoàng Lương lánh sang Trung Hoa vào cuối năm 1940, nghĩa là sau ngày ‘’Phục Quốc Quân’’ bị thất bại ở Lạng Sơn, lấy bí danh là ‘’Ngọc Thỏ’’. Vào khoảng cuối năm 1941 đầu 1942, sáng lập ra ‘’Đại Việt Duy Dân Đảng’’ ở Trung Hoa, đổi tên là Lư Đông A.
Cuối năm 1944 trở về nước, tuyên truyền vào giới sinh viên đại học như Lê Quang Luật, Nghiêm Xuân Hồng.
1946 ‘’Đại Việt Duy Dân Đảng’’ mưu cuộc đảo chính, bị việt cộng bắt, một số lănh đạo bị sát hại ở Ḥa B́nh (Bắc Việt).
—>CHƯƠNG II
CHƯƠNG II
BIẾN CỐ LỊCH SỬ QUAN TRỌNG
CUỘC CHÍNH BIẾN NGÀY 9.3.1945
Tại Hội Nghị Québéc hồi tháng 8 năm 1943, các quốc gia Đồng Minh quyết định phân công tiến đánh vào các quốc gia bị Nhật Bản chiếm đóng tại vùng Đông Nam Á Châu.
Sang tháng 10, Tướng Arthur đă đổ bộ lên Phi Luật Tân. Trên Bán Đảo Đông Dương, Nhật thấy Pháp bí mật điều động binh sĩ đến tăng cường cho các vị trí chiến lược. Đồng thời Thống Sứ Bắc Kỳ là Chauvet mật ra lệnh cho Sở Công Chính đánh gấp hàng vạn xích sắt theo kiểu liên hoàn.
Vậy rất có thể một ngày kia, quân đội Đồng Minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương. Khi đó quân đội Thiên Hoàng phải đối phó với cả hai mặt: Nội công, ngoại kích.
Bởi vậy, tháng Giêng năm 1945, Nhật tăng quân số tại Đông Dương. Từ 35.000 người lên tới 60.000 đồng thời lại bí mật thuyên chuyển những Tướng lănh chỉ huy cao cấp.
Ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, Đại Tướng Matsumoto gửi ‘’tối hậu thư’’ cho Toàn Quyền Decoux hiện trú tại Sài G̣n, đ̣i lập tức phải để quân đội Pháp tại Đông Dương thuộc dưới quyền chỉ huy của các Tướng lănh Nhật Bản.
Quân Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam
Quân Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam
Rồi thừa sự bất ngờ, ngay chập tối hôm ấy vào hồi 20 giờ, quân đội Nhật Bản tấn công khắp các đồn binh Pháp trên toàn cơi Đông Dương một cách chớp nhoáng khiến cho Pháp quân không kịp trở tay. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, quân đội Thiên Hoàng đă toàn thắng, làm chủ được t́nh h́nh. Các Đại Tướng Pháp Mordant, Aymé cùng binh sĩ đều bị bắt làm tù binh, số phận các cai trị Pháp cũng vậy, duy có một số Tướng sĩ ở các đồn binh biên thùy là trốn thoát sang lănh thổ Trung Hoa.
Đúng hồi 12 giờ trưa ngày mồng 10, cờ Mặt Trời đỏ chói đă tung bay khắp nơi, giấy cáo thị tuyên bố cùng nhân dân Việt Nam được khắp các bờ tường, trật tự an ninh được văn hồi, các cơ quan hành chính, các xí nghiệp điện nước, xe lửa v.v…trở lại hoạt động như thường lệ. Binh gia Nhật Bản cũng không quên ra lệnh thả hết các chính trị phạm Việt Nam ra khỏi các ngục thất, các tại giam tập trung.
Vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhật Bản tại Đông Dương tuyên bố: ‘’Chính phủ Đông Kinh long trọng trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng nhau lập khối thịnh vượng chung Đông Nam Á.’’
Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ được thành lập dưới sự lănh đạo của ‘’Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ liên lạc với giới chính trị, quân sự Nhật Bản. Trên trường chính trị Việt Nam, Nhật Bản có ư định đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về lập chính phủ. Mặt Trận Quốc Gia Liên Minh th́ lại đ̣i hỏi hủy bỏ chế độ quân chủ, thay thế bằng chế độ dân chủ, do Mặt Trận đứng ra lập chính phủ. Nhưng rốt cuộc, người Nhật lại không muốn làm đảo lộn guồng máy cai trị đương giữa thời kỳ chiến tranh bước vào giai đoạn quyết liệt nên quyết định giữ lại vai tṛ Hoàng Đế Bảo Đại, Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tuyên bố rút lui, giải tán Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ. Nhiều chính khách và cách mạng Việt Nam bắt đầu chán ngấy chính sách của Nhật Bản.
CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Tại Huế, chiều ngày 9 tháng 3, Hoàng Đế Bảo Đại cùng đoàn tùy tùng từ nội thành tiến ra để đi săn bắn. Vừa ra khỏi cổng thành bị Nhật quân ngăn giữ lại. Phải đợi măi sáng sớm ngày hôm sau, khi dẹp Pháp quân đă xong, Nhà Vua mới được trở lại nội thành, và bắt đầu có cuộc tiếp xúc.
Đến ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20, (tức ngày 11 tháng 3), Viện Cơ Mật thừa lệnh Hoàng Đế Bảo Đại ra Bản Tuyên Cáo:
‘’…Kể từ ngày ra Bản Tuyên Cáo này, chính phủ Việt Nam tuyên bố độc lập, hủy bỏ tất cả những hiệp ước đă kư với nước Pháp.’’
Ngày 19 tháng 3, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố: Chịu trách nhiệm hoàn toàn và chấp nhận đơn xin từ chức của toàn thể Nội Các.
2trantrongkimNgày 17 tháng 4, Hoàng Đế Bảo Đại trao quyền lập Tân Nội Các cho nhà học giả Trần Trọng Kim được triệu thỉnh từ Tinh Châu (Singapore) về.
Nội Các Trần Trọng Kim (1) gồm các nhân vật trí thức tân học thiếu hẳn nhân vật cách mạng thành tâm nỗ lực làm việc, nhưng gặp phải rất nhiều trở ngại và khó khăn, nhất là vấn đề ngoại giao với giới chính trị và quân nhân Nhật Bản.
Những cơ quan trọng yếu, v́ t́nh thế hoàn cảnh đặc biệt, người Nhật vẫn nắm giữ hết. Tại Nam Kỳ, Minoda giữ chức Thống Đốc tại Trung Kỳ, Lănh Sự Yokoyama giữ chức Khâm Sứ, tại Bắc Kỳ c̣n tồn tại. Chính phủ chưa kịp chấn chỉnh thay thế, lại thiếu cán bộ đi tuyên truyền giải thích, mệnh lệnh chỉ bằng giấy tờ chiếu lệ, nhân dân đương sống trong cảnh lầm than đói chết, trong cảnh chiến tranh hăi hùng, chán ghét cả Pháp lẫn Nhật và Triều Đ́nh. Trừ một thiểu số trí thức, c̣n hầu hết không hiểu một tí ǵ những biến chuyển lịch sử quốc gia dân tộc, nên sức hậu thuẫn của chính phủ trở nên rất mong manh.
Mặc dầu gặp bao sự khó khăn cản trở, Tân Nội Các cũng cố gắng thực hiện chương tŕnh cải cách: Đổi Quốc Kỳ, thay Quốc Hiệu là ‘’Việt Nam’’ dự thảo hiến pháp, chấn chỉnh thuế khóa, cải cách việc học, đặt Quốc Ngữ làm căn bản, gây phong trào thanh niên khỏe ái quốc, ân xá chính trị phạm, ban hành sắc lệnh tự do lập Đảng, đổi tên đường phố mang danh ngoại quốc bằng tên các danh nhân Việt Nam, đồng thời ra lệnh cho hủy bỏ các bức tường của thực dân đặt tại các công viên, nhưng tuyệt đối không hề xâm phạm đến tính mạng cũng như tài sản của ngoại kiều.
Để phát động phong trào cách mạng ngày 17 tháng 6 năm 1945, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống, Ngô Thúc Địch… trong Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 13 vị liệt sĩ Yên Bái tại vườn Bách Thảo Hà Nội và khắp các Tỉnh Bắc Kư một cách rất long trọng.
NGÓT HAI TRIỆU DÂN CHẾT ĐÓI
H́nh ảnh và cảnh tượng chết đói tại miền Bắc năm Ất Dậu (1945)
H́nh ảnh và cảnh tượng chết đói tại miền Bắc năm Ất Dậu (1945)
Khó khăn cho chính phủ Trần Trọng Kim hơn nữa là nạn đói đang hoành hành dữ dội ở đất Bắc, số người bị chết đói càng ngày càng nhiều. Nguyên do từ ngày quân đội Nhật Bản đặt chân vững trên Bán Đảo Đông Dương, Tướng lănh Nhật Bản bắt chính quyền Pháp ra lệnh cho nông dân Bắc Kỳ phải để ra một phần lớn ruộng đất, mà đa số ruộng đất đă được tỉa hoa màu rồi, phải phá hủy hết đi để trồng đay bán với giá rẻ mạt cho quân đội Nhật Bản. Đồng thời quân đội Nhật lại tung tiền Đông Dương Ngân Hàng ra mua thóc của nông dân với một giá rẻ đặc biệt, để tích trữ lương thực cho quân đội.
C̣n Pháp, Jean Decoux, Toàn Quyền Đông Dương cũng ra lệnh mua tích trữ một số thóc khá lớn ‘’Bỏ Kho’’ để chờ một cuộc đổ bộ của Đồng Minh mà không bao giờ có (?) bắt đầu từ vụ lúa mùa tháng 10 năm 1943 cho măi tới vụ lúa mùa năm 1944, tất cả là 3 vụ lúa.
Theo những con số chính thức của sở thống kê, số thóc mà Bắc Kỳ sản xuất trong năm 1944 là 17.620.000 tạ thóc (căn cứ vào diện tích ruộng cấy lúa: 1386.000 mẫu tây). Số thóc ấy chỉ đủ nuôi sống nhân dân Bắc Kỳ. Thực dân Pháp thừa biết rơ hơn ai hết, nhưng cứ ra lệnh.
Điền chủ có từ 5 mẫu ruộng đất trở xuống, mỗi mẫu phải bán cho chính phủ 80 kư lô thóc, từ 5 mẫu trở lên đến 20 mẫu, mỗi mẫu phải bán 200 kư lô thóc. Những đất vườn không cấy lúa được, cũng phải tính thành điền và mặc dầu gặp phải vụ lúa thất bại, cũng phải bán cho chính phủ thực dân đủ số thóc đă định, chiếu theo địa bạ trong làng kê khai.
Giá mua chính thức là 1,4 đồng một thùng 10 kư lô vào năm 1943, giữa khi ấy giá thóc trên thị trường tự do bỗng cao vọt lên tới 2,3 đồng rồi lên tới 6,7 đồng một thùng 10 kư lô, mà chính phủ thực dân vẫn chỉ trả theo giá cũ, nghĩa là 1,4 đồng một thùng 10 kư lô như trước.
Đến cách thu thóc, mỗi khi đến vụ lúa chín, điền chủ phải lên phủ huyện sở tại kư giấy bán thóc, rồi về lư trưởng ở làng lĩnh số bao tải để đựng, tùy theo số thóc phải bán ít hay nhiều. Thóc phải phơi rơ thật khô và rê sẩy thật kỹ đóng vào bao, rồi điền chủ phải vận tải lên tỉnh lỵ nộp cho đại lư. Đại lư là một nhà buôn trong liên đoàn ngũ cốc được chính quyền thực dân cử ra thu nhận số thóc của các điền chủ đem nộp, dĩ nhiên là đại lư được hưởng một số hoa hồng trong số thóc đă thu được ấy.
Lợi dụng t́nh thế, hạng con buôn thiếu lương tâm, đă ủy quyền cậy thế bóp nặn đồng bào bằng nhiều thủ đoạn, nào là chê thóc xấu, c̣n ẩm, rê không kỹ, nào là dùng cân gian lận, xén đầu bớt đuôi, làm cho các điền chủ phải chịu trăm phần khổ cực, mới lấy được mảnh giấy biên nhận.
Để tránh sự áp bức bóc lột quá đáng ấy, các điền chủ đă phải đem số ruộng hiện hữu chia bớt cho các con, hoặc làm giấy bán hờ cho thân quyến, để số thóc phải bán cho được nhẹ bớt đi, v́ có từ 5 mẫu ruộng trở xuống chỉ phải bán có 80 kư lô thóc. Nhưng chính quyền thực dân vẫn cứ chiếu theo địa bạ cũ mà hành thu, và ra lệnh cấm các điền chủ có từ 5 mẫu ruộng trở lên, không được phép tích trữ trong nhà quá số 2.000 kư lô thóc, có từ 5 mẫu trở xuống không được tích trữ quá số 1000 kư lô thóc, và có từ một mẫu trở xuống không được tích trữ trên 500 kư lô thóc.
Phản ứng lại, các điền chủ bèn áp dụng giải tán phân tán số thóc nghĩa là đem bớt thóc gửi rải rác ở các nhà nghèo quen thuộc, làm bọn quan lại sở tại đem lính bao vây khám xét, bắt bớ giam cầm, hành hạ nông dân rất mực tàn nhẫn.
Cực chẳng đă! Chính quyền thực dân phải thi hành chính sách vơ vét bằng tiền, nghĩa là điền chủ phải lên tỉnh nói khéo van lơn với đại lư thu thóc, xin nộp tiền thay cho số thóc c̣n thiếu, nhưng phải nộp theo giá thóc thị trường vào đầu vụ Chiêm năm 1944 là 7 đồng 10 kư lô, đại lư sẽ trừ đi 1,4 đồng theo giá mua của chính phủ, điền chủ c̣n phải nộp thêm 5,6 đồng để đại lư đong thóc thế vào. ‘’Cấn tiền’’ là một lối ăn cướp ngày trắng trợn, một thủ đoàn bóc lột tinh vi khoa học vô cùng tàn nhẫn.
Ngoài sự Nhật và Pháp vơ vét thóc của nông dân Bắc Kỳ, các hăng nấu rượu cũng hoạt động mạnh, số rượu sản xuất c̣n cao hơn các năm thái b́nh nhiều, để thay thế cho ét-săng (essence) không nhập cảng được nữa! phần khác bọn con buôn Hoa kiều t́m đủ mánh khóe để chở gạo sang Trung Hoa bằng thuyền buồm đi ven bể, mặc dù có lệnh cấm xuất cảng, v́ Trung Hoa lúc ấy cũng có nạn đói kém. Một lư do nữa, là bạc bị sụt giá, v́ nạn lạm phát, hàng hóa lại khan hiếm, thành ra các con buôn có nhiều tiền không biết làm ǵ hơn, bèn đua nhau vung tiền ra đong thóc, không những chắc chắn, mà lại lời nhiều. Bấy nhiêu lư do đủ gây nên nạn đói trầm trọng. Lại thêm họa thiên tai. Suốt dọc miền duyên hải Bắc Kỳ từ tháng 5 năm Giáp Thân (1944) bị gió băo, nước bể dâng lên đến 3 lần lôi cuốn nhà cửa, thóc lúa, hoa mầu cùng súc vật, gây thiệt hại cho nhân dân không ít. Thời tiết trái ngược, mới bắt đầu tháng 10 Âm Lịch (1944) mà thời tiết đă rét sớm cũng hơn cả mọi năm, gió bấc thổi ṛng ră hàng tuần, tiếng gào thét nghe rùng rợn, lại thêm mưa rả rích lạnh thấu buốt tâm can. Một manh áo rách tả tơi hay một manh chiếu cũ, hoặc một chiếc bao bố nát đă thải ra, được khoác vào tấm thân gầy c̣m v́ thiếu cơm, hỏi chống làm sao nổi với cơn rét với mưa kéo dài hàng 3-4 tháng!
Cảnh dân Việt chết đói nằm đầy đường năm Ất Dậu 1945
Cảnh dân Việt chết đói nằm đầy đường năm Ất Dậu 1945
Nạn đói bắt đầu! Người dân kiếm được chút tiền, nhưng lại kiếm đâu ra gạo! Mà có chăng nữa lại bị đắt đỏ quá không đủ tiền mua! Người nông dân bắt đầu giết dần gia súc để ăn thay cơm. Khi gia súc hết, phải đi kiếm những trái sung xanh, đào bới củ chuối, thân cây chuối, rồi đến loại rau má, rau dền, rau dại, mọc khắp ngoài bờ ruộng về nấu ăn cho đỡ đói ḷng.
Gia súc hết, cây cối rau trái, mỗi ngày mỗi trở nên trơ trụi, rồi hết dần. Người nông dân lại bắt đầu phải gỡ dần từng bộ phận ngôi nhà ḿnh đương ở, bụng lép kẹp vác đến các thị trấn, bán làm củi thổi, để có tiền đong chút gạo hoặc tấm cám, về nấu cháo húp đỡ với nhau cho qua ngày.
Đói đến nỗi phải liều mạng cướp giật thực phẫm trên chốc tay người khác, mặc dầu người ấy v́ sự sinh tồn phải đánh chết ḿnh. Đói đến nỗi, phải gậm lại những thứ mà người ta đă quẳng bỏ vào sọt rác ở vỉa hè!
Trên các ngă đường quê và nhất là tại các chợ, không nơi nào là không thấy đầy dẫy những xác chết, thân h́nh khô đét nằm c̣ng queo.
Trời lại mỗi ngày một rét dữ và mưa to suốt ngày đêm, bụng đói cật rét, nên số người bị chết ngày càng nhiều. Người c̣n sống sót không đủ sức chôn kẻ đă chết, họ phải dùng đến dây thừng tṛng vào chân vào cổ kẻ bất hạnh, rồi kéo đi vùi nông một nấm, hoặc đào hố chôn ngay tại chỗ cho xong. Có nhiều gia đ́nh bị chết hết, không sống sót một người!
Tại các đô thị, từng đoàn người lũ lượt bồng bế dắt díu nhau đến để xin ăn, nhưng trước khi đến nơi, họ phải bỏ lại biết bao nhiêu là người thân yêu bị ngă gục chết ở dọc đường.
Các hội từ thiện đă tổ chức những trạm cứu tế nạn nhân khắp các đô thị, nhưng chỉ cứu vớt được phần nào! Trên khắp các vỉa hè thành phố, đồng bào chết gục mỗi ngày mỗi nhiều, các Hội Thiện phải thuê người đào sẵn những hố rất rộng, để cứ mỗi buổi sáng, người ta đi nhận xác chết ở khắp các vỉa hè, đưa về tập trung trước cửa Hội Thiện, rồi bó cho mỗi người một manh chiếu hở đầu hở chân, xếp lên xe vận tải chở đến nơi đă đào hố sẵn, hất cả xuống vùi đất lên.
Trong khi ấy th́ kho của chính phủ thực dân c̣n chứa tới 500.000 tạ thóc để chờ quân đội Đồng Minh, thóc ở miền Nam người ta phải đem đốt để thay thế cho than tại các nhà máy.
HAI TRÁI BOM NGUYÊN TỬ NÉM XUỐNG ĐẢO PHÙ TANG
Trước t́nh thế bi đát ấy, một mặt chính phủ Trần Trọng Kim phái một Đại Biểu vào miền Nam để lo liệu việc vận tải gạo ra miền Bắc, nhưng gặp phải rất nhiều trở ngại, v́ chiến tranh mà thiết lộ xuyên Đông Dương, các cầu bị phá hủy hầu hết, bằng đường bể th́ tàu thuyền cũng bị đánh đắm rất nhiều, thuê mướn không được. Không chịu ngồi khoanh tay, chính Thủ Tướng họ Trần phải thân ra Hà Nội điều đ́nh với binh gia Nhật Bản để mượn một số thóc dự trữ đem ra phân phát cho đồng bào. Việc làm đă quá muộn, nên kết quả không thu lượm được là bao! Nạn chết đói lên tới hai triệu người dân đất Bắc.
Chết v́ chiến tranh, chết v́ nạn đói, ḷng người dân thật hoang mang dao động, nhưng người dân cũng có một số phấn khởi phần nào khi thấy chính phủ đă thu hồi được một phần cơ sở hành chính, Phan Kế Toại được bổ nhiệm chức Khâm Sai Bắc Việt thay thế cho nhà ngoại giao Toukamoto. Nguyễn Văn Sâm được bổ nhiệm chức Khâm Sai Nam Việt, thay thế Minoda, Yokoyama chỉ c̣n giữ chức Lănh Sự Huế, ba Thành Phố Hà Nội, Hải Pḥng và Đà Nẵng là nhượng địa của Pháp, cũng được trao trả lại cho chính phủ Việt Nam.
Công việc đương được tiến hành gấp rút, th́ ngày mồng 6 tháng 8 năm 1945, tiếp nhận tin Hoa Kỳ liệng hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki Nhật Bản sửa soạn đầu hàng, làm cho t́nh thế đảo lộn hết.
Để ứng phó với biến chuyển thời cuộc mới, ngày mồng 7 tháng 8, toàn thể Nội Các Trần Trọng Kim đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Nhà Vua chấp thuận, nhưng lưu lại với tính cách sử lư thường vụ.
Hoàng Đế Bảo Đại
Hoàng Đế Bảo Đại
Nhận thấy rất có thể một ngày kia, thực dân Pháp sẽ quay đầu trở lại Đông Dương, chiếu theo Bản Tuyên Ngôn của Tướng De Gaulle ngày mồng 4 tháng 3 năm 1945. Ngày 16 tháng 8, Thủ Tướng họ Trần cho triệu tập Đại Biểu Đại Hội toàn quốc họp tại hội quán Hội Khai Trí Tiến Đức Hà Nội, với mục đích dự thảo kế hoạch chống xâm lăng, đồng thời ủy nhà ngoại giao Trần Văn Chương thảo thông điệp và khuyên Hoàng Đế Bảo Đại gửi cho các Quốc Trưởng các đại cường quốc, yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Có ư cố gắng tạo nên một t́nh thế coi như việc đă rồi! Nguyên văn bức thông điệp ấy như sau:
‘’Hoàng Đế Bảo Đại,
Gửi Tổng Thống Truman
Được tin Chủ Tịch chính phủ lâm thời Pháp sẽ yết kiến Các Hạ để giải quyết t́nh thế tương lai của Đông Dương. Quả nhân xin tin Các Hạ biết rằng các nước Đông Dương đă tuyên bố độc lập và quả quyết giữ vững nền độc lập ấy.
Riêng về phần dân tộc Việt Nam, chúng tôi không coi kiều dân Pháp là một kẻ thù, lại trọng nhân mạng và tài sản của họ, nhưng chúng tôi sẽ cực lực phản kháng việc nước Pháp lập lại nền thống trị của họ trên đất nước Việt Nam bất cứ theo một chế độ nào!
Chính sách thực dân nay không hợp thời nữa! Một dân tộc Việt Nam, đă có bốn ngàn năm lịch sử và một dĩ văng vẻ vang không thể chịu ở dưới quyền một dân tộc khác!
Nước Pháp nên cúi đầu theo lẽ công bằng ấy, mà Mỹ Quốc là nước hào hiệp đă tuyên bố và bên vực.
Nước Pháp phải vui ḷng thừa nhận chân lư đó để tránh khỏi tai vạ và chiến tranh có thể xảy ra trên đất nước chúng tôi. Trong cuộc chiến tranh vừa kết liễu, dân tộc chúng tôi không dự kiến mà cũng đă chịu bao nhiêu nỗi khổ, nên chúng tôi chỉ mong tham dự vào kiến thiết mọi cuộc ḥa b́nh hợp với công lư trên thế giới.
Quả nhân nhờ Các Hạ chuyển đạt thư này sang quư chính phủ Anh, Trung Hoa và Nga.
Xin Quư Tổng Thống vui ḷng nhận lời cám ơn của Quả Nhân và dân tộc Việt Nam v́ công lư và nhân đạo mà giúp chúng tôi.’’
Bảo Đại
T̀NH H̀NH CHÍNH TRƯỜNG BẮC VIỆT VÀO THU, ĐÔNG 1945
Khi Nhật Bản sửa soạn đầu hàng Đồng Minh, th́ tại Phủ Khâm Sai Bắc Việt hàng đêm (2) luôn luôn có mấy cán bộ cộng sản Việt Nam do con trai Phan Kế Toại hướng dẫn đưa vào gặp Phan Kế Toại.
Trong khi ấy, một điện văn từ Triều Đ́nh Huế đánh ra mời 3 nhân vật: Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tường Long và Đặng Thái Mai vào Huế.
Ông Nguyễn Tường Long bị bệnh thương hàn phải nằm điều trị tại một bệnh viện tư, c̣n Đặng Thái Mai t́m không thấy. Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ định ra đi, th́ ông Hoàng Xuân Hăm, Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, được cử làm Đặc Phái Viên của Triều Đ́nh ra Hà Nội, với quyền thay mặt Thủ Tướng để giải quyết tại chỗ những vấn đề khẩn cấp.
Sau khi gặp Khâm Sai họ Phan và Bác Sĩ Chữ, Bộ Trưởng họ Hoàng liền đánh điện vào Huế, đề nghị Thủ Tướng điện ra một Sắc Lệnh thiết lập một cơ cấu chính trị, gọi là ‘’Ủy Ban Giám Đốc Chính Trị Miền Bắc’’ (Comité directeur de la politique du Nord) gồm 5 nhân viên:
Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ
Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ
Một Chủ Tịch, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ. Bốn Ủy Viên, Phan Kế Toại, Trần Văn Lai, Đặng Thái Mai, Nguyễn Tường Long.
Ủy Ban gồm 5 nhân viên: Đặng Thái Mai không ra mặt lần nào. Nguyễn Tường Long cáo ốm, Phan Kế Toại luôn luôn vắng mặt từ sau khi Sắc Lệnh ban ra, c̣n ông Trần Văn Lai bận việc ở Ṭa Thị Chính không đến. Ủy Ban Chính Trị Miền Bắc c̣n lại một người là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ. Khâm Sai không phải là Khâm Sai! Chủ Tịch không phải là Chủ Tịch! Bác Sĩ Chữ ở một địa vị bẽ bàng, làm một chức vụ dở dang, có những quyền hạn không định rơ. Theo lời Bác Sĩ Chữ nói, nếu ông cũng bỏ mà đi nốt là trốn trách nhiệm.
Trước sự thể ‘’chân ướt chân ráo’’ bước vào địa vị, uy quyền chưa vững, hơn nữa phải nói là chưa có để mệnh lệnh ban ra được tuân theo.
Khi hay tin Việt Minh treo cờ đỏ sao vàng trên gác chuông Nhà Thờ Lớn, và chiếm cứ một nhà in, Bác Sĩ Chữ liền ra lệnh cho Bảo An Binh hạ cờ và trục xuất những người vi phạm.
Buổi chiều hỏi lại xem mệnh lệnh đă được thi hành chưa ? Th́ được trả lời là chưa! V́ ông Đổng Lư Văn Pḥng họ Phạm Phủ Khâm Sai không cho phép thi hành.
Triều Đ́nh Huế không tỏ rơ thái độ phải hành động bằng cách nào! Ông Bộ Trưởng Hoàng Xuân Hăn, đặc phái viên triều đ́nh cũng không có thái độ rơ rệt, nếu không nói chắc chắn ông đă có sự liên lạc với Việt Minh cộng sản.
Phan Khâm Sai đă ngă ḷng trước thời cuộc, nếu không nói là ông đi ngầm với Việt Minh cộng sản rồi.
Ông Thị Trưởng họ Trần không chống lại mọi hoạt động của Việt Minh cộng sản.
Ông Đổng Lư Văn Pḥng Phủ Khâm Sai ủng hộ Việt Minh cộng sản nếu không nói ông đi với, hoặc mơn trớn Việt Minh cộng sản.
Sáng thứ Bảy, Trung Úy Chỉ Huy Phó Bảo An Binh đến Phủ Khâm Sai gặp Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, cho Bác Sĩ biết là Việt Minh mời Bảo An Binh dự cuộc biểu t́nh dự bị và yêu cầu cả ban âm nhạc Bảo An Binh ra trợ lực. Trung Úy xin phép cho Bảo An Binh được đi. Bác Sĩ Chữ trả lời:
‘’Nếu Bảo An Binh là quân đội của Việt Minh th́ tùy các ông. Tôi phải thấy ở Bảo An Binh là một lực lượng bảo vệ chính quyền, giữ an ninh trật tự cho nước cho dân. Tôi lấy làm lạ và buồn rằng quân đội của Triều Đ́nh, muốn lật đổ Triều Đ́nh.’’
‘’Người ta cũng là quốc gia mà!’’ Trung Úy Bảo An Binh trả lời như vậy.
Chiếu thứ Bảy, Bác Sĩ Chữ ra lệnh Bảo An Binh đem 100 quân đến giữ Khâm Sai Phủ.
Sáng Chủ Nhật, một viên Trung Úy khác dẫn 50 lính Bảo An tới, và nói với Bác Sĩ Chữ biết rằng:
‘’Đại Úy Tư Lệnh cử tôi đem quân pḥng thủ đến, nhưng nếu Khâm Sai Phủ ‘’thất thủ’’, ông không có quân tiếp viện, số quân c̣n lại, chỉ để đủ giữ Trại Bảo An Binh’’. Các cấp chỉ huy đă theo Việt Minh cộng sản.
Các công chức đa số có cảm t́nh nồng hậu với Việt Minh cộng sản.
Các Cảnh Binh không chịu can thiệp vào những hành động phi pháp của Việt Minh cộng sản.
Về phía các đảng phái cách mạng quốc gia, th́ vào một buổi tối, Phan Khâm Sai cho người đánh xe ra mời Bác Sĩ Chữ vào ngay Phủ Khâm Sai có việc cần. Đến nơi thấy có hai khách ngồi (3). Sau sự giới thiệu, được biết là lănh tụ và phó lănh tụ một đảng cách mạng đă từng cộng tác với quân đội Nhật Bản, và cộng tác chặt chẽ trong thời kỳ đảo chính (9.3). Hai nhân vật đến với mục đích là ép Khâm Sai họ Phan phải từ chức để nhường chức cho lănh tụ đảng ông.
Bác Sĩ Chữ cho là điều đ̣i hỏi quá đáng, lại ra ngoài pháp lư. Lănh tụ họ Nguyễn nói:
‘’Người Nhật chỉ tin có chúng tôi, và chỉ giao khí giới cho chúng tôi mà thôi!’’
Bác Sĩ Chữ trả lời:
‘’Nếu người Nhật quả thực chỉ tin ở các vị, người Nhật phải chính thức để đạt các vị với Triều Đ́nh bổ nhậm, sau khi đă cắt chức ông Phan Kế Toại hoặc bắt họ Phan từ chức. Chưa bao giờ có chuyện một Công Khanh từ chức với một người để nhường địa vị cho người ấy. Nếu các vị muốn sung chức Khâm Sai, tất phải làm một cuộc đảo chính’’.
Lănh tụ ‘’Đại Việt Quốc Xă’’ Nguyễn Xuân Tiếu quyết tâm làm một cuộc đảo chính. Hôm ấy vào buổi chiều ngày 17 tháng 8, Nguyễn Xuân Tiếu cùng 4 vị sĩ quan Nhật Bản hóa trang, mỗi người vai đeo một khẩu tiểu liên, ngoài phủ chiếc áo dài thâm Việt Nam, hướng dẫn 300 thanh niên vơ trang súng trường, không ai ngăn cản, rầm rộ tiến vào Khâm Sai Phủ. Một cuộc mà bề ngoài coi như là ‘’Biểu T́nh’’, đ̣i chính quyền bắt nhốt hết tất cả người Pháp lại.
Đổng Lư Văn Pḥng Khâm Sai họ Phạm trả lời:
‘’Chính quyền sẽ giải quyết nguyện vọng.’’
Giữa khi ấy, một cán bộ trong ‘’mặt trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ được phái đến mật báo cho ông Tiếu biết rằng:
‘’Quân đội Pháp ở trong Thành đă đào lấy lên được một số vơ khí quan trọng mà chúng đă chôn dấu từ trước, quyết định tối nay tràn ra đánh chiếm Hà Nội yêu cầu tạm lui quân để chặn đánh Pháp trước, rồi sáng nay mai hăy đoạt chính quyền chưa muộn!’’
Nguyễn Xuân Tiếu c̣n đương phân vân chưa quyết định. Lănh tụ Trương Tử Anh cỡi xe đạp tới, cũng báo mật tin như trên, và yêu cầu giao ngay số 300 thanh niên vơ trang lại cho họ Trương, kịp gấp đi bố trí các nơi, pḥng bị Pháp quân từ trong Thành đánh ra. (4)
Tức thời Trương Tử Anh chỉ huy 300 thanh niên vơ trang ra khỏi Khâm Sai Phủ. Nguyễn Xuân Tiếu cùng 4 sĩ quan Nhật Bản cùng nhau trở về. Chờ măi tới đêm 18 rạng ngày 19 mới thấy một số thanh niên trở về báo cho Nguyễn Xuân Tiếu biết.
‘’Lănh tụ họ Trương đă trao họ cho Trung và Quế tức Cối Kê (5) là Hiến Binh Nhật Bản, bị tên Quế tước hết khí giới, rồi đưa đến giữ ở trong Trại Bảo An Binh.’’
Một bữa khác, Bác Sĩ Chữ lại tiếp một người chưa quen biết bao giờ và cũng chưa nghe tên, đến Phủ Khâm Sai gặp Bác Sĩ Chữ và cho biết: Ông có một lực lượng thanh niên có thể pḥng thủ Khâm Sai Phủ được, nếu Bác Sĩ ưng thuận. Nhưng trong một công cuộc trọng đại, ḷng tin đâu đặt ngay được vào một trợ lực không biết rơ!
Trong các đảng cách mạng quốc gia c̣n có một lănh tụ ‘’Quốc Dân Đảng’’ là Bác Sĩ Phan đến cho biết: ‘’Chiều thứ Bảy vào buổi tối, cách mạng quân sẽ kéo từ Việt Tŕ về…’’ Nhưng đợi cả buổi chiều cho măi tới ngày hôm sau cũng không thấy đoàn quân Quốc Dân Đảng đâu cả, không rơ v́ lư do ǵ.
Cũng sáng thứ Bảy, Phó Lănh Sự Nhật Bản gặp và nói với Bác Sĩ Chữ:
- Nếu muốn nhờ quân đội Nhật trong một t́nh thế nào! Người Nhật sẵn sàng giúp đỡ (Nous sommes à votre disposition).
Điều này tỏ ra người Nhật cũng biết trước âm mưu của cộng sản Việt Nam.
Bác Sĩ Chữ rất phân vân, muốn cứu văn nguy cơ trước mắt, ngoài quân đội Nhật, trông cậy vào đâu! Chỉ một toàn nhỏ quân Nhật, bao quanh Khâm Sai Phủ, đủ làm tan vỡ mưu cơ của cộng sản, nhưng theo kinh nghiệm riêng, đă cho biết kết quả mong manh của một sự giúp đỡ bên ngoài. Kết quả có thể tốt đẹp ở hiện tại, nhưng c̣n tương lai! Cho nên Bác Sĩ Chữ đă không chịu trả lời dứt khoát.
Về phía cộng sản, mỗi tối đến, có mấy thanh niên cán bộ do con trai Phan Kế Toại thường đưa vào Khâm Sai Phủ để gặp Phan Khâm Sai. hôm ấy do Phan Khâm Sai giới thiệu 5 thanh niên gặp Bác Sĩ Chữ, họ tự nói là những bạn của em và của các bạn em.
‘’Chúng tôi muốn mời ông cùng đi với chúng tôi trong công việc chúng tôi sắp đặt lấy chính quyền, xin mời ông cùng với chúng tôi lại ngay nhà (tên một Bác Sĩ) ở Hàng Bông Thợ Nhuộm, ở đấy ông sẽ gặp những người để bàn công việc chung.’’
Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ trả lời:
‘’Chờ Đồng Minh vào trong nước sau khi Nhật Bản bại trận, Đồng Minh sẽ có một thái độ khác đối với các ông. Các ông mà lấy chính quyền hôm nay, ngày mai Đồng Minh sẽ hạ các ông. Theo tôi, điều hay hơn hết là để nguyên Triều Đ́nh Huế với một chính quyền quốc gia thuận lợi đón t́nh thế. Sau này các ông muốn lấy chính quyền, công việc sẽ dễ như trở bàn tay. Các ông về nói với thượng cấp các ông về ư kiến tôi vừa nói, các ông sẽ trả lời sau,’’ Bác Sĩ Chữ cương quyết không đi.
V́ các thanh niên coi Bác Sĩ Chữ như người đồng hội đồng thuyền cho nên Bác Sĩ Chữ đă nói những lời trên. Há Bác Sĩ Chữ không phải không biết là đang nói chuyện với những anh em cộng sản.
Trong các cơ quan dân sự quân sự của Nhà Nước, đâu đâu cũng chỉ thấy ủng hộ, không một mảy may chống đối Việt Minh cộng sản!
Về Triều Đ́nh Huế không tỏ một thái độ nào! Một hành động nào! Chính quyền trong thế suy nhược ấy! Quân đội trong thái độ ấy! Dân t́nh cũng như vậy!
T̀NH H̀NH CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA TRƯỚC HIỆN T̀NH ĐẤT NƯỚC
Được tin Nhật Bản sửa soạn đầu hàng Đồng Minh. Ngày 11 tháng 8 năm 1945, một nhân vật người Anh có tên tuổi ở Việt Nam đưa đại diện của Tướng De Gaulle đến gặp vị Tổng Tư Lệnh quân đội Nhật Bản, thương thuyết để cho một số quân đội Pháp đào tẩu hồi tháng 3 trước được đổ bộ lên Hải Pḥng.
‘’Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ được biết rơ tin này, liền huy động tổ chức một cuộc biểu t́nh khá đông đảo phản kháng âm mưu xâm lược của đế quốc thực dân vào ngay buổi chiều ngày hôm ấy, khiến vị Tổng Tư Lệnh quân đội Nhật Bản không dám để cho Pháp quân đổ bộ lên miền Bắc Việt Nam.
Và ngay buổi chiều tối hôm đó Ban Chấp Hành Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh triệu tập một buổi họp để quyết định vấn đề đoạt chính quyền Bắc Việt.
Trong cuộc thảo luận, hội nghị chia làm hai phái, ư kiến mâu thuẫn nhau. Một phái gồm có Chu Bá Phượng, Trương Tử Anh và đại diện của Nguyễn Tường Long (ông Long bị bệnh thương hàn phải điều trị tại bệnh viện) chủ trương rằng:
‘’Muốn được Đồng Minh công nhận chính phủ của chúng ta sau này, th́ chúng ta không được phép hợp tác với Nhật Bản bất cứ dưới h́nh thức nào. Nếu hợp tác với họ, đó là đă chống lại Đồng Minh và đi ngược lại với trào lưu quốc tế, chúng ta tất sẽ bị tiêu diệt. C̣n nếu Việt Minh cộng sản có cướp chính quyền chăng nữa, cũng chẳng quan ngại ǵ! V́ lực lượng của phe cách mạng dân tộc chúng ta có thể nói là mạnh gấp bội phe Việt Minh cộng sản kể tất cả mọi phương diện, chúng ta có đủ sức tiêu diệt họ. Vậy tốt hơn hết là chúng ta hăy nên chờ cách mạng quân ở Hải Ngoại cùng quân đội Đồng Minh sắp nhập cảnh nay mai bằng ba ngă đường Lao Kai, Lạng Sơn và Móng Cái, rồi sẽ liên hiệp lập chính phủ có Đồng Minh đứng sau ủng hộ, đại cuộc của chúng ta tất sẽ thắng.’’
Một phái chủ trương nên dựa vào thế lực quân đội Nhật Bản cướp chính quyền ngay. Sau khi đă có quyền, đợi các đồng chí cách mạng từ Hải Ngoại về tới, sẽ cùng nhau lập chính phủ. Đại biểu cho phái này là Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lư Cao Kha.
Hội nghị đương họp chưa quyết định bề nào, th́ đột nhiên Trần Văn Chương cùng Đặng Đức Hinh đại diện nhóm ‘’Phụng Sự Quốc Gia’’ hướng dẫn đại biểu ‘’mặt trận Việt Minh’’ tới, đề nghị không nên đảo chính vội cũng viện lư do khi quân đội Đồng Minh tới sẽ cho là chính phủ thân Nhật Bản, không có lợi. Nếu ‘’Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’ không đồng ư mà cứ đoạt chính quyền trước, th́ ‘’mặt trận Việt Minh’’ cũng sẽ đoạt ngay hết chính quyền ở các tỉnh, đồng thời cho phá vỡ ngay đê sông Hồng cho nước tràn đầy Hà Nội, cô lập hóa Thủ Đô theo kế hoạch đă được bố trí sẵn sàng.
Hội nghị đâm hoang mang rồi giải tán.
Trong khi đó, có một lănh tụ phe quốc gia lại quá tin tưởng vào Khâm Sai Phan Kế Toại đă hứa chắc chắn là sẽ trao chính quyền Bắc Việt lại cho phe quốc gia trước ngày quân đội Đồng Minh tới Bắc Việt Nam. Đến giờ phút chót bổ đi t́m Phan Khâm Sai, nhưng Phan Khâm Sai đă chạy theo Việt Minh cộng sản từ mấy ngày hôm trước rồi, c̣n đâu nữa mà t́m!
Để chấm dứt sứ mạng các đồng chí đă tự hy sinh đứng ra thân Nhật Bản trong ‘’Mặt Trận Đại Việt Quốc Gia Liên Minh’’, Tổng Bộ bí mật Việt Nam Quốc Dân Đảng ra lệnh cho những đồng chí ấy phải tuyên bố rút lui khỏi Đảng Bộ, nên sáng ngày 14 tháng 8, trên mặt tờ báo Đông Pháp, người ta thấy tên Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống tuyên bố rút lui khỏi Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Chiều ngày 18 tháng 8, tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, cuộc mít tin của công chức biến thành cuộc mít tin biểu t́nh của mặt trận Việt Minh.
T́nh thế biến chuyển một cách bất ngờ! Nên ngay buổi hôm ấy ‘’Liên Minh Quốc Dân Đảng’’ có cuộc họp khẩn cấp:
- Về phía Việt Nam Quốc Dân Đảng có Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn, Lê Khang (Lê Ninh)…
- Về phía Đại Việt Quốc Dân Đảng có Trương Tử Anh, Phạm Khải Hoàn, Đồng Chí Kim…
Vấn đề đoạt chính quyền ngay vào đêm hôm ấy được đề ra. Các đồng chí Đại Việt Quốc Dân Đảng cho rằng:
‘’Cuộc cách mạng nào cũng chỉ đi tới mục đích là giành lại độc lập cho Tổ Quốc.’’ Th́ dầu mặt trận Việt Minh hay đoàn thể nào cũng vậy! Việt Minh nắm được chính quyền, chúng ta sẽ tham gia hướng dẫn họ trên công cuộc phục vụ nhân dân, nếu họ trở mặt, lúc đó chúng ta sẽ lấy nhân dân làm hậu thuẫn mà hạ họ xuống. Vả lại, lực lượng của họ có ǵ đáng cho chúng ta lo ngại! Nếu nay chúng ta dùng vơ lực để đối phó, trong lúc này ắt có cuộc lưu huyết! Cộng sản chưa thấy đâu mà đă thấy ngay dân chúng bị tàn sát. Sau đây lịch sử sẽ quy tội cho chúng ta là tham cầu địa vị, gây nên cảnh ‘’nồi da sáo thịt’’, tội đó há riêng một cá nhân gánh chịu!
Lê Ninh tức Lê Khang
Lê Ninh tức Lê Khang
Lê Khang (Lê Ninh) cực lực phản kháng:
‘’Th́ ra đến giờ phút này mà các anh chưa hiểu rơ ‘’Việt Minh cộng sản’’ là thế nào cả ? Huống hồ là dân chúng!
Tôi xin nói thẳng mong các anh đừng mất ḷng! Những phần tử cộng sản họ rất sẵn sàng đi đôi với tất cả các thế lực, mặc dầu là thực dân Pháp hay quân phiệt Tầu, nghĩa là tiêu diệt được những người cách mạng dân tộc chúng ta. Nếu nay cộng sản nắm được chính quyền, họ sẽ đặt t́nh thế trước sự đă rồi! Chúng ta sẽ đi tới tự sát. Cộng sản sẽ áp dụng mọi thủ đoạn để tiêu diệt chúng ta ngay. Cộng sản sẽ tuyên truyền công bố ngay với dân chúng: Chúng ta là những tên phản động, phản quốc, Việt gian!
Chúng ta không nên đóng vai tṛ thụ động, không được phép chờ họ khủng bố rồi ḿnh mới đánh lại, chúng ta nên tấn công họ trước, mới nắm được phần thắng về ḿnh.
Tôi khẩn khoản yêu cầu các anh hăy mau hăy mau nắm lấy chính quyền, rồi tóm cổ hết những phần tử cộng sản nhốt lại, để trừ mối hậu họa cho dân tộc.
Chúng ta nắm được chính quyền, chỉ thu số súng đạn của Bảo An Binh cũng có tới 5.000 khẩu, cùng với số súng đủ loại ở kho Ngọc Hà của Pháp trước mà Nhật tước được có trên 20.000 khẩu, mà nay quân Nhật Bản sẵn sàng trao lại cho chúng ta. Với lực lượng ấy chúng ta có thể lập ba sư đoàn cách mạng quân để đối phó với t́nh thế, tiến tới một chính quyền thống nhất toàn quốc.
Nếu các anh cương quyết không chịu nghe ư kiến tôi, th́ một ngày rất gần đây khi cộng sản đă nắm vững t́nh h́nh, họ sẽ sách động quần chúng gây nên cuộc ‘’giai cấp đấu tranh’’ hủy diệt Tôn Giáo, tổ chức phong trào đấu tố, th́ ngay vợ con các anh sẽ đấu tố các anh sẽ đấu tố các anh là phản động, là…các anh sẽ không c̣n đất đứng! Để họ tạo nên một giai cấp quan liêu thống trị mới, hưởng mọi đặc ân và sẽ loại trừ hết các đảng phái Quốc Gia, họ sẽ đưa quốc gia dân tộc chúng ta lệ thuộc vào hàng ngũ đệ tam quốc tế.’’
Ư kiến Lê Khang không được hội nghị chấp thuận, bởi Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Viễn…v́ quá nhu nhược lừng chừng, thiếu quả quyết.
Thấy cơ hội độc nhất đă lỡ! Vô phương cứu văn! Lê Khang cùng một số đồng chí (Việt Nam Quốc Dân Đảng) lặng lẽ bỏ lên Vĩnh Yên t́m Đỗ Đinh Đạo thảo kế hoạch đoạt chính quyền Tỉnh Vĩnh Yên làm địa bàn hoạt động.
Các vơ trang đảng viên Quốc Dân Đảng được huy động từ chiến khu triệu về tập trung tại Trường Tiểu Học Hàng Kèn, Hà Nội để đợi lệnh đoạt chính quyền cũng thứ tự rút lui, và thầm bảo nhau: ‘’Mấy ông lănh tụ nhà ḿnh thật đúng là đồ đệ của Khổng Mạnh, quân tử Tầu, thật đáng kính trọng lắm thay!’’
Tóm lại chính phủ Trần Trọng Kim đă không thấu hiểu lực lượng Việt Minh cộng sản lại bị tuyên truyền Việt Minh cộng sản là đồng minh của Khối Đồng Minh, mà hàng ngũ ḿnh là chính phủ thân Nhật, nên tự đặt ḿnh vào thế bỏ cuộc rút lui.
Người đại diện Triều Đ́nh Huế nắm chính quyền Bắc Việt là Khâm Sai Phan Kế Toại cũng ngă ḷng trước thời cuộc, ra mặt đầu hàng Việt Minh cộng sản. Người kế vị nắm chính quyền Bắc Việt trong ṿng hơn một tuần lễ là Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, uy quyền chưa có, từ nhân viên đến Bảo An Binh bội phản Triều Đ́nh, thân Việt Minh cộng sản. Bác Sĩ Chữ đứng trong hoàn cảnh cô lập. Hơn nữa, lại c̣n là mẫu người quá trung thực về lễ giáo Khổng Mạnh, đạo đức Phật Giáo, không phải là nhân vật thời chiến quốc.
Các người mệnh danh là lănh tụ các đảng phái Quốc Gia lại quá tin tưởng vào các lănh tụ quân đội Đồng Minh, những đồng chí Trung Hoa sẽ triệt để ủng hộ ḿnh mà lật đổ chế độ Việt Minh cộng sản để thành lập một chính phủ Quốc Gia có Đồng Minh đứng bên hậu thuẫn, hợp t́nh và hợp lư hơn. Có biết đâu! Người Trung Hoa, nhất là một số Tướng lănh chỉ biết trọng ‘’Vàng’’, nếu có kẻ khác trao đầy túi vàng, là họ bỏ rơi chúng ta ngay! Rồi lại quá tin ở Cách Mạng Quân từ Trung Hoa sẽ về kịp thời. Hơn nữa, lại c̣n đánh giá Việt Minh cộng sản đến tầm quá thấp kém.
Các lănh tụ các đảng phái Quốc Gia đă thiếu hẳn về phần thủ đoạn chính trị trong những trường hợp phải áp dụng linh động để đoạt lấy phần thắng lợi về ḿnh.
Nếu từ Nội Các Trần Trọng Kim đến các lănh tụ đảng phái Quốc Gia hiểu rơ t́nh h́nh mà hành động kịp thời th́ dân tộc Việt Nam đâu đến nỗi phải chịu cái thảm họa nồi da sáo thịt, đất nước điêu tàn thảm khốc đến ngày nay!
Chú Thích:
1.- Thủ Tướng: Trần Trọng Kim.
Nội Vụ: Bác Sĩ Trần Đ́nh Nam.
Ngoại Giao: Luật Sư Trần Văn Chương.
Giáo Dục: Giáo Sư Hoàng Xuân Hăn.
Tư Pháp: Luật Sư Trịnh Đ́nh Thảo.
Tài Chính: Luật Sư Vũ Văn Hiền.
Kinh Tế: Bác Sĩ Hồ Tá Khanh.
Tiếp Tế: Bác Sĩ Nguyễn Hữu Thí.
Công Chính: Kỹ Sư Lưu Văn Lang.
Y Tế: Bác Sĩ Vũ Ngọc Anh.
Thanh Niên: Luật Sư Phan Anh.
2.- Con trai Phan Kế Toại và Trần Văn Lai, đều là thành phần thân Việt Minh cộng sản.
3.- Ông Nguyễn Xuân Tiếu lănh tụ đảng ‘’Đại Việt Quốc Xă’’.
4.- Sở dĩ sự kiện này xảy ra là v́ phe Trương Tử Anh không đồng ư với Nguyễn Xuân Tiếu đứng về phía Nhật Bản để cướp chính quyền.
5.- Cồi Kê là đảng viên ‘’Thanh Niên Ái Quốc Đảng’’.
—>CHƯƠNG III
CHƯƠNG III
LỊCH SỬ VIỆT NAM BƯỚC VÀO KHÚC QUẸO
CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐOẠT CHÍNH QUYỀN
Theo dơi đài phát thanh ngoại quốc, tin Nhật Bản sửa soạn đầu hàng Đồng Minh được loan truyền đi rất nhanh. Trong khi ấy th́ các ông Hồ chí Minh. Phạm văn Đồng, Vơ nguyên Giáp cùng hầu hết cán bộ cao cấp trong ‘’mặt trận Việt Minh’’ (1) đều có mặt ở Tân Trào (Tuyên Quang) họp hội nghị. Khi nhận được tin Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng Minh, hội nghị họp gấp để bế mạc. Đại biểu ‘’dân chủ đảng’’ (2) ra về, các cán bộ cộng sản được mật lệnh ở lại họp phiên riêng, để nhận huấn lệnh đặc biệt trong việc đối phó với các phần tử dân chủ đảng, các đảng phái quốc gia và các nhóm nhân dân tự động, để ngầm nắm trọn chính quyền nhân dân về tay Đông Dương cộng sản đảng.
Trần đ́nh Long, một cán bộ cộng sản thâm niên có mặt ở Hà Nội lúc ấy, t́m Đoàn Xuân Tín tức Lê Trọng Nghĩa, một Trung Ủy dân chủ đảng, thành lập ngay ‘’ủy ban dân tộc giải phóng’’, thành phần trong ủy ban đa số là đảng viên dân chủ đảng. Vấn đề cấp tốc đoạt chính quyền được đề ra, một số bàn nên sách động quần chúng. Cuối cùng giải pháp của Đoàn Xuân Tín là thuyết phục Khâm Sai Phan Kế Toại và Phan Anh Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên hiện có mặt tại Hà Nội được đa số tán thành. Phan Kế Toại th́ đă có con trai là Phan Kế Bảo, một phần tử trong hàng ngũ Việt Minh làm liên lạc, c̣n Phan Anh th́ đă có người em là Phan Mỹ đảng viên Đông Dương cộng sản đảng làm liên lạc.
Tất cả sự kiện liên lạc và thuyết phục Phan Kế Toại, Trần Văn Lai… chúng tôi đă tŕnh bày rơ ràng ở một chương trên.
Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết ǵ đến những khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng miễn là nước được độc lập, c̣n đảng nào, phái nào lănh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là ‘’Nước Việt Nam của người Việt Nam!’’
Một yếu tố khác, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ư chí những kẻ c̣n sống phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tỏa nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ c̣n đợi người hoặc đoàn thể nào châm ng̣i lửa là bùng nổ. Ḷ thuốc súng đă có người châm, ng̣i đă nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh cộng sản.
Sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, vào hồi 8 giờ hơn, đoàn cán bộ Việt Minh tất cả chưa tới con số 30 người với 17 khẩu súng lục, tiến đến Nhà Hát Lớn Hà Nội. Mấy cán bộ lên đọc ngập ngừng những lời hiệu triệu yếu ớt trước máy phóng thanh với rất đông quần chúng tay cầm lá cờ giấy, lá cờ giấy đỏ sao vàng từ 5 cửa ô tiến vào, hợp với số dân chúng Thủ Đô đă đứng đợi từ sớm. Đến hồi 10 giờ bắt đầu biến cuộc biểu tính thành tuần hành thị uy tiến về phía Khâm Sai Phủ.
Khâm Sai Phủ lúc bấy giờ chỉ c̣n lại một ḿnh Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ và 50 binh sĩ Bảo An. Bác Sĩ Chữ cho gọi lấy máy phóng thanh để nói chuyện với dân chúng một vài lời, th́ được trả lời các máy phóng thanh đă cho Việt Minh mượn hết.
Bất đắc dĩ phải thân ra tận hàng rào sắt, đứng trong nói ra với dân bên ngoài, dân chúng yên lặng nghe. Một lát sau, một thanh niên đă từng ra vào Khâm Sai Phủ nói chuyện với Phan Kế Toại nhiều lần và cả với Bác Sĩ Chữ nữa, rút súng chĩa vào Bác Sĩ Chữ.
- Trong đại sự phải gác bỏ t́nh nghĩa riêng tây, tôi yêu cầu ông mở cửa.
- Thượng cấp các ông nhất định không chịu thay đổi ư định!
- Vâng!
Chỉ tay vào khẩu súng, Bác Sĩ Chữ nói:
- Ông hà tất phải dùng thủ đoạn này! Tôi không sợ súng! Tôi buồn cho tương lai nước nhà!
Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ quay vào, ra lệnh cho Bảo An Binh mở cửa, bởi ông nghĩ rằng: ‘’Hạ lệnh cho Bảo An Binh bắn vào dân chúng để giải tán biểu t́nh, liệu Bảo An Binh có tuân lệnh không ? Nếu Bảo An Binh tuân lệnh, giải tán được cuộc biểu t́nh hôm nay với vài ba người dân bị thương nhẹ, nặng hoặc tử thương th́ những ngày sau, ḷng căm hờn của dân chúng được Việt Minh cộng sản kích thích, tất sẽ được khỏi rơi vào tay Việt Minh cộng sản được không ? Mà chính cấp chỉ huy Bảo An B́nh Hà Nội đă theo Việt Minh cộng sản rồi!
Sau khi Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ ra lệnh mở cửa cho Việt Minh cộng sản vào.
Và sau đó Bác Sĩ Trần Văn Lai cũng được mời tới Khâm Sai Phủ. Cán bộ Việt Minh cộng sản mới hai Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lai ra xe hơi đưa qua cầu Long Biên tiến về một làng quê giam lỏng cả hai người vào một nơi, cứ thế hết làng này tới làng khác, mỗi làng giam lỏng vài tháng, tất cả đến 5 tháng, nghĩa là sau ngày bầu xong quốc hội, Việt Minh cộng sản mới đưa 2 Bác Sĩ về giam ở Nha Công An Hà Nội ít ngày rồi trả tự do. (3)
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG MUÔN NĂM!
Cướp được chính quyền ở Thủ Đô Bắc Việt, phong trào lan khắp các Tỉnh. Việt Minh địa phương tự động nổi lên, không gặp một sức phản ứng nào! Lính Bảo An chạy dài, quan lại đầu hàng, một số bị bắt, bị giết chết. duy có 3 Tỉnh Hà Giang bị Việt Nam Quốc Dân Đảng chiếm đóng ngay từ sau ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh. Thứ đến Tỉnh Vĩnh Yên, Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng đă đánh chiếm một vài ngày sau khi Việt Minh cộng sản cướp chính quyền ở Thủ Đô. Thứ Ba là Tỉnh Hà Đông.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong khi các công chức Tỉnh Hà Đông đương tập thể dục tại sân vận động thành phố, cán bộ Việt Minh cộng sản len lơi đến hô hào biểu t́nh ủng hộ Việt Minh cộng sản, những bị Giám Đốc Bảo An Binh là Quản Dưỡng ngăn chặn kịp thời nên cuộc vận động của Việt Minh cộng sản không thành.
Sang ngày 18, Quản Dưỡng cho mổ ḅ thiết tiệc các binh sĩ thuộc dưới quyền, rồi ra lệnh thiết quân luật, niêm yết cáo thị trước Trại Bảo An Binh, bố trí canh pḥng cẩn mật.
Ngày 19, Việt Minh cộng sản đă đoạt được chính quyền ở Hà Nội. Kim Giang, một cán bộ Việt Minh cộng sản dẫn một số đông đồng chí đến Tỉnh Hà Đông, uy hiếp Tổng Đốc Hồ Đắc Điềm thành lập ủy ban cách mạng do Kim Giang làm chủ tịch Hồ Đắc Điềm rút lui, lănh công tác xă hội đốc thúc việc hộ đê.
Hà Đông bị vỡ đê, nước tràn ngập vào thành phố Kim Giang phái cán bộ vận động quần chúng kéo đến Trại Bảo An Binh, xô nhau tiến vào, không thèm đếm xỉa đến Quản Dưỡng. Quản Dưỡng ra lệnh bắn. Kết cục dân chúng bị thương bị chết hàng mấy chục người, số c̣n lại đều bị bắt giam trong Trại Bảo An Binh. Cho măi đến buổi chiều ngày hôm sau mới được thả ra.
Sang ngày 21, Quản Dưỡng được tin Việt Minh cộng sản đă đoạt được chính quyền ở nhiều Tỉnh. Quản Dưỡng đă lâm vào cô thế, tiếp tế khí giới cũng như lương thực đều không trông cậy vào nơi đâu! Không thể nào chống giữ một cách lâu dài được! Ông bèn lặng lẽ lén rút lui trên một chiếc xe hơi của quân đội Nhật Bản định rời khỏi Tỉnh Hà Đông. Không may bị Việt Minh cộng sản chặn lại bắt được đem tống giam.
Cách hai tuần sau, đem ra xử trước ṭa án nhân dân theo kiểu Việt Minh cộng sản, Quản Dưỡng bị kết án tử h́nh, và bản án ấy được thi hành ngay buổi sáng ngày hôm sau tại sân trại Bảo An Binh.
Trước khi trút linh hồn, Quản Dưỡng đă hô to:
Việt Nam Muôn Năm! Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm!
KHỦNG BỐ, GIAM CẦM VÀ THỦ TIÊU
Tin tức được loan truyền rất mau lẹ: ‘’cộng sản Việt Nam đă đoạt được chính quyền’’ Tờ báo Tin Mới được sung công tức khắc dùng làm guồng máy tuyên truyền ầm ỹ cho mặt trận Việt Minh.
Chính quyền địa phương Việt Minh tự động vu cho người này là Việt gian, kẻ kia là phản động, ác bá, cường hào, bắt giam và thủ tiêu không biết bao nhiêu mà kể! Mà ủy ban hành chính địa phương lúc bấy giờ hầu hết là những phần tử bất hảo nổi lên, v́ tư thù cũng gán ngay cho tội là phản động, là cường hào ác bá! Tịch thu tài sản…
Tại Hà Nội, ngay buổi tối ngày 19 tháng 8, cán bộ cộng sản kéo đến vây số nhà 23 Phố Cửa Nam, trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng, bắt 8 người trong số đó có Phạm Văn Hể, Nguyễn Đăng Đóa, Nguyễn Phi Bằng và nguyễn Văn Tố là những Ủy Viên trong Ban Chấp Hành Tổng Bộ nằm trong ṿng bí mật của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cho măi tới sáng ngày hôm sau, Nguyễn Văn Chấn đến can thiệp với Khuất Duy Tiến các người trên mới được thả ra. Các lănh tụ cũng như một số cán bộ, những người mà cộng sản biết rơ tông tích đều lẩn tránh hết.
Để khủng bố tinh thần các đảng phái cách mạng Quốc Gia. Sau 11 ngày cướp được chính quyền, Việt Minh cộng sản ra lệnh cho công an bắt Nguyễn Thế Nghiệp (4) và vợ chồng Nguyễn Ngọc Sơn.
Nguyễn Thế Nghiệp và Nguyễn Ngọc Sơn, Việt Minh cộng sản đưa lên giam tại Đ́nh làng Đông Ngạc tức làng Vẽ, rồi cách ít ngày sau, đem thủ tiêu vào buổi sớm tháng 9 năm 1945, tại ghềnh sông làng Chèm tức là làng Thụy Phương, cách Hà Nội độ 10 cây số. C̣n vợ Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Thị Thăng, th́ đưa đi giam tại Thái Nguyên. Đào Chu Khải cũng bị Việt Minh cộng sản bắt trên lầu tại một ngôi nhà ở Phố Rollandes, Hà Nội, đưa lên Tứ Tổng hành hạ và đánh đập rất tàn nhẫn, rồi thủ tiêu ở đấy.
Về phía biên giới Việt-Hoa, Hồ chí Minh ra lệnh cho đàn em của ông, những phần tử cộng sản trung thành với chủ nghĩa, chăng lưới suốt một khoảng đường dài biên giới, do Dương hoài Nam và Bùi ngọc Thanh, v.v…chỉ huy, bắt hết những anh em cách mạng, những đồng chí của họ Hồ trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội từ Côn Minh, Quảng Châu, Liễu Châu…trở về nước.
Người nào chịu theo, tức là đầu hàng cộng sản th́ được đưa về Hà Nội tùy tài sử dụng, như Bùi văn Hạch, Trần ngọc Tuân, Trần đức Chinh và hàng trăm thanh niên cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Người nào không chịu theo, tức thời cộng sản dùng áo lực quân dự dẫn vào trong rừng thẳm thủ tiêu.
Bị dồn vào thế cộng sản, Trần ngọc Tuân, một cán bộ cao cấp Việt Nam Quốc Dân Đảng đổi tên là Trần xuân Sinh, được tổng bộ Việt Minh cử làm chủ bút tờ báo ‘’Cứu Quốc’’ để chuyên môn tuyên truyền bôi nhọ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Bùi văn Hạch cũng là một cán bộ cao cấp Việt Nam Quốc Dân Đảng đổi tên là Bùi đức Minh. Tổng bộ Việt Minh cử làm tổng giám đốc công an Hà Nội, để tra khảo các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng mà mới cách ít ngày trước, những người ấy đều là đồng chí với Bùi văn Hạch.
Hàng trăm thanh niên cán bộ, đảng viên, một số được tổng bộ Việt Minh cử làm huấn luyện viên các trường quân sự, công binh xưởng v.v…
CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CÁO CHUNG
Ngày 21 tháng 8 năm 1945, cán bộ cộng sản Việt Nam thúc đẩy một số sinh viên Đại Học cùng một số trí thức, chính trị xu thời ở Hà Nội triệu tập một cuộc họp tại trú khu sinh viên Đại Học, thảo kiến nghị gởi vào Huế, yêu cầu Hoàng Đế Bảo Đại v́ quốc gia dân tộc mà thoái vị, tiếp theo lại một số điện văn từ Hà Nội đánh vào Huế thúc dục nhà vua.
Tại Kinh Đô Huế, từ ngày 20 tháng 8, đă thấy một số thanh niên đi căng biểu ngữ và dán bích chương cùng đường, hô hào dân chúng biểu t́nh để lập ủy ban cách mạng. Trước hành động như vậy, mà Triều Đ́nh chẳng có một phản ứng nào!
Triều Đ́nh Huế chỉ c̣n trơ lại có Hoàng Đế Bảo Đại. Từ Thủ Tướng đến Bộ Trưởng đă rút lui mỗi người đi mỗi nơi, bởi cộng sản cho kẻ phao đồn đến tai các vị Bộ Trưởng, là cộng sản được các quốc gia Đồng Minh ủng hộ, có đủ tầu bay, xe tăng, thiết giáp và súng đạn rất nhiều, dầu Triều Đ́nh có chống lại cũng bằng vô ích! Hơn nữa, Triều Đ́nh là do quân đội Nhật Bản tạo nên, mà Nhật Bản lúc này là kẻ thù của Đồng Minh.
Giữa khi ấy, vị Tư Lệnh quân đội Nhật Bản ở Huế vào yết kiến Hoàng Đế Bảo Đại, tự hiến giúp nhà vua quét sạch cộng sản một cách mau lẹ không khó khăn ǵ, v́ lực lượng cộng sản ngay tại Thủ Đô Hà Nội cũng chẳng có ǵ đáng kể! Huống hồ là các Tỉnh lẻ! Và nhất là ở Trung và Nam Việt lúc đó vẫn hoàn toàn thuộc ảnh hưởng nhà vua.
Bởi ngồi trong điện ngọc lầu vàng. Vua Bảo Đại chẳng hiểu t́nh thế xă hội ra sao! Hơn nữa, triều thần th́ đă bỏ đi hết, không c̣n biết hỏi ư kiến ai! Với thế cô lập, nhà vua không chấp thuận đề nghị của Tư Lệnh Nhật Bản, để tránh một cuộc nội chiến, đi tới huynh đệ thương tàn.
Ngày 22 tháng 8, nhà vua đánh điện tín mời đại biểu cộng sản Việt Nam vào Huế để thành lập nội các, thay thế Nội Các Trần Trọng Kim. Cộng sản phúc đáp từ chối. Cũng ngày hôm ấy, nhiều thanh niên đă kéo đến chiếm giữ các công sở tại Thần Kinh, mà không gặp một sự phản ứng nào!
Ngày 24 tháng 8, Hoàng Đế Bảo Đại chuẩn y lời yêu cầu của ủy ban cách mạng Hà Nội vui ḷng thoái vị xuống làn công dân một nước độc lập.
Điểm chẳng lành mà cờ ‘’Quẻ Ly’’ đă báo hiệu (nếu tin là có) đến đây đă thấy chứng thực. Ba vạch, hai liền (Ky) một đứt (Ngẫu) là h́nh quẻ Ly trong Kinh Dịch: ‘’Nhất âm lệ ư nhị dương chi gian’’. H́nh Quẻ Ly giống như Vương, khác ở chữ Vương có nét sổ, ở quẻ Ly nét sổ lại trống không (vua không xương sống) lấy ǵ mà chống đỡ nền quân chủ! Không những quốc dân đă xa Triều Đ́nh, lại ngay quân đội của Triều Đ́nh, không nơi nào thấy một cột nhỏ có thể dựng được.
Ngày 25 tháng 8, tại Ngọ Môn Đài, Kinh Đô Huế, vị Hoàng Đế cuối cùng Triều Nguyễn đă ban Chiếu Thoái Vị và trịnh trọng trao Quốc Ấn cùng Bảo Kiếm, biểu hiệu ngai vàng cho đại diện ủy ban cách mạng là Trần huy Liệu và Cù huy Cận rồi tiếp nhận huy hiệu ‘’Người công dân thứ nhất của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa’’, và lấy tên là ‘’Công dân Vĩnh Thụy’’
Ngày 29 tháng 8, trong một bản Tuyên Ngôn gửi các quốc gia trên thế giới, Vua Bảo Đại tuyên bố: ‘’Tôi đă thoái vị và hân hạnh được làm một công dân của một quốc gia độc lập’’. Và dưới đây là nguyên văn bài chiếu thoái vị:
‘’Ngày 25 tháng 8 năm 1945
Hạnh phúc của dân Việt Nam
Độc lập của nước Việt Nam
Muốn đạt được mục đích ấy, Trẫm đă tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả mọi phương diện, và cũng v́ mục đích ấy, nên Trẫm muốn sự hy sinh của Trẫm phải bổ ích cho Tổ Quốc.
Xét thấy điều bổ ích nhất cho Tổ Quốc lúc này là sự đoàn đoàn kết toàn thể quốc dân. Trẫm đă tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi rằng:
Trong giờ phút nghiêm trọng này đoàn kết là sống, mà chia rẽ là chết!
Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc Bộ lên cao quá, nếu Trẫm cứ ngồi yên mà đợi quốc hội th́ không thể nào tránh khỏi nạn Nam-Bắc phân tranh, đă thống khổ cho quốc dân, lại có cơ hội thuận tiện cho người ngoài lợi dụng.
Cho nên mặc dầu Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao Liệt Thánh vào sinh ra tử trong gần 400 năm, để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên.
Mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua 20 năm, mới gần gũi quốc dân được mấy tháng, chưa làm được điều ǵ có ích lợi cho quốc dân như ḷng Trẫm muốn.
Trẫm cũng quả quyết thoái vị để nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ Cộng Ḥa.
Trong khi trao quyền cho chính phủ mới, Trẫm chỉ có mong ước 3 điều sau nay:
1.- Đối với Tôn Miếu và lăng tẩm của Liệt Thánh, chính phủ mới xử trí thế nào cho có sự thể.
2.- Đối với các đảng phái đă từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia, nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong chính phủ sẽ lấy sự ôn ḥa xử trí, để những phần tử ấy cũng có thể dự vào sự kiến thiết quốc gia, và tỏ rằng chính phủ Dân Chủ Cộng Ḥa nước ta đă xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.
3.- Đối với quốc dân, Trẫm khuyên hết tất cả các giai cấp, các đảng phái cho tới các người Hoàng Tộc cũng vậy, đều hợp nhất mà triệt để ủng hộ chính phủ dân chủ, giữ vững nền độc lập của nước, chứ đứng v́ quyến luyến Trẫm sau 20 năm ngai vàng bệ ngọc, đă biết bao ngậm đắng nuốt cay!
Từ nay Trẫm lấy làm vui, được làm dân tự do của một nước độc lập, chứ Trẫm nhất quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay của Hoàng Gia mà lung lạc quốc dân nữa!
Việt Nam Độc Lập Muôn Năm!
Dân Chủ Cộng Ḥa Muôn Năm!
Khâm Thử
Phụng Ngự Kư
Bảo Đại
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG H̉A
Chế độ quân chủ đă chính thức tuyên bố cáo chung. Các đảng phái cách mạng dân tộc, sau khi nghe ngóng cũng không hề có một phản ứng chống đối nào! Các ông lănh tụ ấy đă mạnh ai nấy chạy trốn lánh hết!
Ngày 28 tháng 8, ông Hồ chí Minh cùng mấy yếu nhân cộng sản mới từ Tân Trào bí mật trở về Hà Nội, lén đến ở nhà Trịnh Văn Bính ở Phố Hàng Đào.
Ngày 29 tháng 8, ông Hồ chí Minh thành lập chính phủ lâm thời. (5)
Ngày mồng 2 tháng 9, tại vườn hoa Ba Đ́nh, thiết lập bàn thờ Tổ Quốc. Cờ đỏ sao vàng rợp trời! Dân chúng đến tham dự có tới mấy trăm ngàn người!
Đúng 15 giờ, một ông già cao mảnh khảnh từ từ bước lên khán đài. Trần huy Liệu (6) trịch trọng giới thiệu với đồng bào đến dự lễ ‘’Độc Lập’’ là cụ Hồ chí Minh chủ tịch chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.
Giới cách mạng Việt Nam chỉ biết Nguyễn ái Quốc là ông trùm cộng sản, chứ chưa hề được nghe tên Hồ chí Minh là một nhân vật cách mạng Việt Nam bao giờ! Ngay cả những ông trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội hàng ngày các ông ấy ăn chung ở đụng với ông Hồ chí Minh, nhưng người ta rất thơ ngây không biết chính Hồ chí Minh là ông Nguyễn ái Quốc đấy! Cho nên dân chúng c̣n làm sao mà biết được ông Hồ chí Minh là ai ?
Chủ Tịch Hồ chí Minh trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố nước Việt Nam hoàn toàn tự chủ, đoạn giơ cao tay phát thệ:
- Thề không điều đ́nh với Pháp!
- Thề chết chứ không chịu nô lệ!
- Thề không đi lính cho Pháp!
- Thề không đưa đường cho Pháp!
- Thề không tiếp tế cho Pháp!
Làn sóng người dự lễ giơ thẳng cánh tay ḥ hét vang dội ‘’Xin Thề’’.
Tới ngày 20 tháng Chín, Chủ Tịch Hồ chí Minh (7) ra sắc lệnh cử công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao cho chính phủ Vĩnh Thụy đă đóng vai tṛ chính trị ấy một cách hết sức lơ đăng.
Hồ chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945. Cũng là giây phút đưa dân tộc Việt Nam vào nền cai trị của độc tài toàn trị cộng sản, một đại họa cho dân tộc Việt Nam.
Hồ chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945.
Cũng là giây phút đưa dân tộc Việt Nam vào nền cai trị của độc tài toàn trị cộng sản, một đại họa cho dân tộc Việt Nam.
Ông Hồ chí Minh thành lập chính phủ, công khai ra bản tuyên cáo và ra mắt dân chúng. Các báo chí Quảng Tây đều đang tải tin ấy. Tư Lệnh Trương Phát Khuê, một vị Tướng quyết liệt chống cộng rất lấy làm công phẫm bởi mục đích của ông là sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, th́ Đồng Minh sẽ giúp đỡ cho Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đứng lên lập chính phủ, chứ không ủng hộ cho một đoàn thể riêng rẽ nào! Nay ông Hồ chí Minh đă phản bội Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ra lập chính phủ hoàn toàn cộng sản, là một điều trái với ư định của chính phủ Tưởng Giới Thạch.
Tư Lệnh Trương Phát Khuê liền phái Tiêu Văn đại diện cho Đệ Tứ Chiến Khu sang Việt Nam để t́m cách hỗ trợ cho Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội thành lập chính phủ, đồng thời phái 4 đại đội, đều là chiến sĩ trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội trợ lực quân sự cho Tiêu Văn.
- Đại Đội I do Đặng Văn Ư chỉ huy từ đường Bảo Lộc tiến vào Bắc Việt.
- Đại Đội II do Bồ Xuân Luật chỉ huy từ đường Bắc Sơn tiến vào Bắc Việt.
- Đại Đội III do Lê Tùng Sơn (8) chỉ huy.
- Đại Đội IV do Vũ Kim Thành chỉ huy tiến về phái Đông Hưng, Móng Cái.
Về tới Hà Nội, Tiêu Văn bị đấm mơm bằng vàng, trích trong ‘’Tuần Lễ Vàng’’, Vũ Kim Thành đóng quân lại Móng Cái, c̣n 3 vị chỉ huy được Hồ chí Minh mới dự một bữa tiệc, cho phục binh uy hiếp. Đặng Văn Ư tự sát, hai vị c̣n lại đầu hàng, Bồ Xuân Luật được cử giữ chức Bộ Trưởng không giữ bộ nào trong chính phủ Hồ chí Minh.
V́ sự phản bội này, Bồ Xuân Luật bị các đồng chí ra lệnh giết chết nhưng đă trốn thoát được.
PHONG TRÀO VIỆT MINH XUẤT HIỆN TẠI NAM VIỆT
Tại Sài G̣n măi đến đêm 24 tháng 8, Thanh Niên Tiền Phong (9) công khai đi các ngă tư thành phố kéo cờ đỏ ngôi sao vàng lên các cột cờ. Các công chức giữa địa vị quan trọng tại các công sở đă ngă theo Việt Minh, và ngay đêm hôm đó Việt Minh cử đại biểu đến yêu cầu quyền Khâm Sai Hồ Văn Ngà từ chức. Họ Hồ vui ḷng giao ngay Khâm Sai Phủ (Dinh Gia Long) cho Việt Minh v́ ông đă được tin Hoàng Đế Bảo Đại đă ban chiếu thoái vị, mà Khâm Sai Nguyễn Văn Sâm (10) chưa về tới Sài G̣n.
Sáng ngày 25 tháng 8, các cán bộ của Thanh Niên Tiền Phong đă huy động một số lớn dân chúng quy tụ tại Thị Sảnh Sài G̣n, để dự lễ ra mắt của ‘’Lâm Ủy Hành Chính Nam Bộ’’ do Trần văn Giàu làm chủ tịch.
‘’Mặt trận Việt Minh’’ chính thức ra đời ở Nam Bộ, khẩu hiệu đầu tiên là kêu gọi các đoàn thể quốc gia ‘’đại đoàn kết’’.
Cũng như Hà Nội, ngày mồng 2 tháng 9, lâm ủy hành chính cũng tổ chức một cuộc biểu t́nh ở sau Nhà Thờ Đức Bà, Sài G̣n. Dân chúng đứng đợi từ hồi 15 giờ đến 16 giờ rưỡi, nhưng vẫn không được nghe lời tuyên bố ‘’Độc Lập’’ của Chủ Tịch Hồ chí Minh qua luồng sóng điện theo như lời tuyên bố của ban tổ chức, mà phút chốc chỉ nghe thấy mấy tiếng súng nổ từ trong các nhà Pháp kiều ở phía góc đường bắn ra, làm cho vài thanh niên bị thiệt mạng và một số bị thương.
Lập tức Thanh Niên Tiền Phong xông lên các nhà Pháp kiều bắt mấy người bị t́nh nghi, đem đi định giết chết, nhưng nhờ sự can thiệp của nhân viên trong ban tổ chức nên họ chỉ đánh đập, rồi đưa đi giam tại sở công an.
Chú Thích:
1.- Sau cuộc toàn quốc đại biểu đại hội ở hương cảng ngày 1 tháng 5 năm 1929, tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội biến thành hai đảng cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng do Trần văn Cung tức Quốc Anh, Ngô gia Tự tức Sĩ Quyết và Nguyễn Tuân tức Kim Tôn thành lập, An Nam cộng sản đảng do Dương hạc Đính cùng Lê văn Hiến thành lập. Cách ít lâu sau một số cán bộ Tân Việt Cách Mạng Đảng là Hà huy Tập, Trần Phú, Trần phạm Hổ đứng ra tuyên bố giải tán Tân Việt Cách Mạng Đảng mà lập ra Đông Dương cộng sản liên đoàn. Thế là trong nước Việt Nam thời ấy có tất cả 3 đảng cộng sản. Tháng 4 năm 1930, Cao Hoài Nghĩa từ Thái Lan đến Hương Cảng nhận thấy sự hỗn độn ấy, t́m đến Hồ tùng Mậu, yêu cầu họ Hồ phái người sang Thái Lan bày tỏ cho Nguyễn ái Quốc biết.
Tháng 8 năm 1930, Nguyễn ái Quốc đến Hương Cảng triệu tập đại biểu cả 3 đảng cộng sản ở Việt Nam sang họp ở Hương Cảng. Nhờ tài khéo dàn xếp của Nguyễn ái Quốc mà cả 3 đảng hợp nhất, lấy tên chung là ‘’Việt Nam cộng sản đảng’’, lệ thuộc trực tiếp với ‘’Á đông bộ’’.
Tháng 2 năm 1931, sau khi về Thái Lan, Nguyễn ái Quốc lại ra lệnh cho tổng bộ Việt Nam cộng sản đảng phải đổi tên lần nữa, v́ lẽ đảng cộng sản phải lănh đạo cả phong trào ở Cao Miên và Ai Lao. Tên được đổi lại ‘’Đông Dương cộng sản đảng’’.
Sau những vụ bạo động 1930-1931, bị Pháp bắt và sát hại nhiều, khiến dân chúng căm thù và oán ghét cộng sản. Rút kinh nghiệm đau thương ấy, tháng 5 năm 1941, Nguyễn ái Quốc triệu tập hội nghị cán bộ cao cấp của đảng cộng sản tại Tsin-Tsi (Trung Hoa) nh́n nhận rằng: Những chủ trương bạo động khi trước là sai lầm, nay phải thay đổi chiến thuật theo chỉ thị của đệ tam quốc tế, là từ nay không được để lộ h́nh tích cộng sản mà chỉ được hoạt động với bộ mặt ‘’Ái Quốc’’ với bộ áo ‘’Quốc Gia’’ và lấy danh nghĩa làm cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam thoát ách đô hộ của đế quốc Pháp mà thôi. Nếu những hành động mà làm cho lộ mặt đảng cộng sản đều bị coi như những hành động chống lại đảng, và sẽ bị xử theo tội ấy. Thực hiện đúng theo kế hoạch mới này, ngày mồng 8 tháng 9 năm 1941, Nguyễn ái Quốc tuyên bố thành lập ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội’’ gọi tắt là ‘’Việt Minh’’ là một tổ chức hoàn toàn cộng sản, nhưng cái danh hiệu lại hoàn toàn có vẻ ái quốc và đoàn kết các tầng lớp giai cấp xă hội để tranh đấu cho độc lập của Quốc Gia Việt Nam. Ngoài đảng cộng sản c̣n có 2 đảng tham gia mặt trận Việt Minh là ‘’dân chủ đảng’’ và ‘’đảng xă hội’’. (Xem Chương I, Thiên Thứ 2)
Năm 1945, số đảng viên cộng sản chưa đầy 2.000 người, cuối năm 1946 đă lên tới gần 20.000 người. Đến đầu năm 1960, số đảng viên cộng sản đă lên tới 50.000 người. Nguyễn ái Quốc cho rằng đă đủ sức mạnh để thay thế, bèn quyết định đưa đảng cộng sản ra công khai. Nhưng các cố vấn Trung Cộng được chỉ thị của lănh tụ Mao Trạch Đông đă không cho phép ra công khai, mà chỉ cho ra trá h́nh làm ‘’đảng lao động Việt Nam’’.
2.- Dân chủ đảng do Dương đức Hiền và Vũ đ́nh Ḥe thành lập năm 1944.
3.- Tài liệu trên trích trong cuốn hồi kư của Bác Sĩ Nguyễn Xuân Chữ, chưa ấn hành.
4.- Nguyễn Thế Nghiệp nguyên quán tại làng Đồng Tu, Huyện Duyên Hà, Tỉnh Thái B́nh. Là con cụ Nguyễn Thế Quảng, Chánh Quảng trong quân đội viễn chính Pháp.
Nguyễn Thế Nghiệp là người rất thông minh gan dạ, 18 tuổi đă thi đậu đíp-lôm, được bổ vào ngạch thư kư Ṭa Sứ, năm 20 tuổi rời bỏ chức vị, cùng mấy bạn trẻ: Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng trốn sang Trung Hoa, tới Móng Cáy bị mật thám bắt lại giam rồi đưa ra ṭa kết án mỗi người 6 tháng tù treo.
Cuối năm 1927, là sáng lập viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1929, bị mật thám bắt, khi ấy giữ nhiệm vụ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Ngày mồng 2 tháng 7 năm 1929, Hội Đồng Đề H́nh kết án 10 năm cấm cố lưu đày. Đầu tháng 8 năm 1929, trong giờ phút phát văng, Nguyễn Thế Nghiệp được Brides thả ra để đi công tác bắt Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu. Trái lại, sau khi nắm được giấy tờ và tiền bạc, Nguyễn Thế Nghiệp đi thẳng lên Lao Kai nhờ một đồng chí là Nguyễn Kim Ngữ sang thẳng Vân Nam (Trung Hoa) tổ chức kiều bào tại đấy thành lập ‘’Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng’’.
Năm 1934, Nguyễn Thế Nghiệp bị cảnh sát Pháp bắt ở tô giới Thượng Hải.
Năm 1936, Mặt Trận B́nh Dân Pháp lên nắm chính quyền Nguyễn Thế Nghiệp được trả tự do, trở về nước lại bắt đầu hoạt động.
5.- Chủ Tịch kiêm ngoại giao: Hồ chí Minh
Phó chủ tịch kiêm tuyên truyền: Trần huy Liệu.
Nội Vụ: Vơ nguyên Giáp.
Quốc Pḥng: Chu văn Tấn.
Tài Chính: Phạm văn Đồng.
Kinh Tế: Nguyễn mạnh Hà.
Lao Động: Lê văn Hiến.
Thanh Niên: Dương đức Hiên.
Giáo Dục: Vũ đ́nh Ḥe.
Tư Pháp: Vũ trọng Khánh.
Giao Thông, Công Chánh: Đào trọng Kim.
Y Tế, Vệ Sinh: Phạm ngọc Thạch.
Xă Hội: Nguyễn văn Tố.
Bộ trưởng không giữ bộ nào: Cù huy Cận, Nguyễn văn Xuân.
6.- Trần huy Liệu và Nguyễn văn Xuân là 2 tên phản bội Việt Nam Quốc Dân Đảng chạy theo liếm gót cộng sản.
7.- Là con thứ 3 cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy tức Nguyễn Tất Sắc, quán làng Kim Liên, Huyện Nam Đàm, Tỉnh Nghệ An.
Ra chào đời vào ngày 19.5.1890 được đặt tên là Nguyễn sinh Công. Đến tuổi đi học được đổi tên là Nguyễn tất Thành.
Sau khi thôi học Trường Quốc Học Huế, Thành vào Sài G̣n làm tùy phái cho hăng Denis Frères, hăng xuất nhập cảng và đại lư thương thuyền.
Năm 1911, xuống làm bồi tàu Latouche Tréville lấy tên là bồi Pôn (Boy Paul) được qua Mỹ, Anh, Đức, rồi trở lại ở luôn Paris bên cạnh các Cụ Phan Chu Trinh đổi tên cho Nguyễn ái Quốc để kư vào bản ‘’Nguyện Vọng’’ gửi cho Hội Quốc Liên.
Năm 1923, Nguyễn ái Quốc sang Nga. Năm 1925 được cử làm bí thư cho phái đoàn Borodine sang Quảng Đông, đổi tên là Lư Thụy.
Năm 1927, sau khi phái đoàn Borodine trở về Moscow, Lư Thụy sang Đức rồi trở về hoạt động cho cộng sản ở Xiêm (Thái Lan), Miến Điện, đổi tên là Mai Pín Thầu, nghĩa là ‘’Lăo thủ: Một tay già’’.
Lại trở về hoạt động cộng sản trên lănh thổ Trung Hoa. Năm 1942, Nguyễn ái Quốc trở về Việt Nam, thấy động, cho cán bộ phao tin là Nguyễn ái Quốc đă chết để đánh lạc hướng thực dân Pháp, rồi trở sang Trung Hoa nơi giáp giới Tỉnh Cao Bằng th́ bị quân đội Trung Hoa bắt được, Nguyễn ái Quốc khai tên là Hồ chí Minh. Rồi bị giải về Liễu Châu, Trương Phát Khuê ra lệnh giam vào ‘’hang đá’’.
Theo tài liệu của một lăo cán bộ cộng sản là ông Ng. v. B. th́ cái Hồ chí Minh, nguyên là tên của Hồ Học Lăm là con của Cố Lụa ở làng Quỳnh Đôi Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An, xuất ngoại vào thời Đông Du, ở Tầu lấy tên là Hồ chí Minh, và tạ thế vào năm 1942 tại Nam Ninh. Nguyễn ái Quốc có tất cả 16 tên.
8.- Lê Tùng Sơn sau là Đại Sứ của chính phủ Hà Nội tại Rangoon (Miến Điện).
9.- Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong do Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch làm thủ lănh. Trước kia đă gia nhập ‘’Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất’’, khi hay tin Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị, liền trở cờ tuyên bố ly khai, để gia nhập ‘’mặt trận Việt Minh’’, và đổi tên là ‘’Thanh Niên Cứu Quốc’’.
10.- Nguyễn Văn Sâm, một nhân sĩ miền Nam đă từng bị Pháp bắt đi an trí ở một tỉnh xa, được chính phủ Trần Trọng Kim cử làm Khâm Sai Nam Việt. Trên đường từ Huế trở về Sài G̣n nhận chức, Nguyễn Văn Sâm vị Việt Minh chặn bắt lại ở Quảng Ngăi.
CHƯƠNG IV
QUÂN ĐỘI ĐỒNG MINH TIẾN VÀO ĐÔNG DƯƠNG
PHÁP THEO CHÂN QUÂN ĐỘI ANH, ẤN TÁI CHIẾM NAM VIỆT, CAM BỐT, AI LAO
Sự bắt mấy Pháp kiều đưa đi giam. Qua ngày hôm sau có sự can thiệp của Bộ Chỉ Huy Quân Đội Đồng Minh sang giải giới quân đội Nhật Bản. Trần văn Giàu bắt buộc phải thả mấy người Pháp ra. Việc này làm cho Giàu mất mặt. Giàu phải cho ra một số thông báo ngụy biện rằng:
‘’Chúng ta thả đám Pháp kiều là để tỏ cho Đồng Minh thấy rơ tính hiếu ḥa của chúng ta…’’
Những tin tức bất lợi cứ ngày càng tiếp tục lan ra trong nhân dân. Đến ngày 4 tháng 9, nhận thấy có triệu chứng nguy khốn. Việt Minh mới triệu tập một phiên khoáng đại hội nghị tại pḥng khánh tiết Ṭa Thị Sảnh Sài G̣n, mời đại biểu các đảng phái quốc gia tham dự cải tổ hành chánh Nam Bộ, Đổi lâm ủy hành chánh ra ‘’ủy ban nhân dân’’.
Cách ít ngày sau lại đổi ra ‘’ủy ban hành chánh Nam Bộ’’ Trần văn Giàu lùi xuống làm ủy viên quân sự, Luật Sư Phạm văn Bạch được làm chủ tịch ủy ban, Phạm ngọc Thạch vẫn giữ chức ngoại giao như cũ.
Ngày mồng 6 tháng 9, một số tù binh Pháp được thả ra, các cơ sở Ba Son, kho đạn và thương khẩu Sài G̣n được quân đội Nhật Bản trao trả lại cho Pháp.
Ngày mồng 10 tháng 9, trong một cuộc họp báo, Đại Tá Cédide tuyên bố: ‘’Chúng tôi phải lập lại trật tự để thiết lập một chính phủ đúng với Bản Tuyên Ngôn ngày 24 tháng 3 của Đại Tướng De Gaulle.’’
Phản ứng lại, lực lượng của ‘’Mặt Trận Liên Minh’’ tổ chức các cuộc phá hoại phi trường thương khẩu, tổng đ́nh công, băi thị và bắt cóc thường dân Pháp cùng những người Việt có tiếng thân Pháp.
Ngày 20 tháng 9, Đại Tướng Gracey ra bản thông cáo số 1: ‘’Đại Tướng có trách nhiệm khôi phục lại trật tự…’’ Đồng thời cấm báo chí Việt ngữ xuất bản, cấm những người Việt vơ trang.
Ngày 21 tháng 9, ra lệnh thiết quân luật, kẻ nào phá hoại sẽ bị nghiêm trị.
Quân Anh đổ bộ lên Sài G̣n năm 1945
Quân Anh đổ bộ lên Sài G̣n năm 1945
Ngày 22 tháng 9, quân đội Anh đóng giữ Khám Lớn, Sài G̣n và thả hết những binh sĩ nhẩy dù Pháp bị Nhật bắt giam hồi trước.
Ngày 23 tháng 9, vào khoảng 4-5 giờ sáng, Pháp quân bất th́nh ĺnh kéo đến chiếm đóng các sở công an, cảnh sát trung ương, kho bạc, rồi thừa đà thắng, chiếm luôn Ṭa Thị Sảnh (trụ sở ủy ban hành chánh Nam Bộ). Trở tay không kịp, các yếu nhân Việt Minh chạy vào Chợ Đệm. Dân chúng đă tản cư từ mấy ngày trước, nay lại tiếp tục tản cư thêm. Thành Phố Sài G̣n lại trở vào tay quân đội Pháp kiểm soát.
Để trả miếng, ngày 24 tháng 9, một số Pháp kiều bị bắt cóc, bị giết chết, pḥng phát điện bị giật ḿn. Cédile liền cho áp dụng biện pháp lấy vơ khí phân phát cho thường dân Pháp sử dụng để chống khủng bố, đồng thời bắt nhiều người t́nh nghi là thân việt cộng đem giam cầm.
Theo lời khuyên của Đại Tướng Gracey, vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Đồng Minh đến giải giới quân đội Nhật Bản, th́ nên có một tiếp xúc giữa Cédile với ủy ban hành chánh Nam Bộ. Ngày mồng 5 tháng 10, đôi bên đă gặp nhau, nhưng lập trường xa cách không đi đến một kết quả nào! Cũng ngày mồng 5 tháng 10, Việt Minh đưa điều kiện:
‘’Trước hết khí giới quân đội Pháp, bắt Pháp phải tập trung vào một nơi. Việt Minh sẽ trở lại nắm chính quyền như t́nh thế trước ngày 23 tháng 9 Việt Minh sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm giữ an ninh trật tự và tiếp tế lương thực cho quân đội Pháp tập trung’’.
Dĩ nhiên là Pháp không bao giờ lại chịu điều kiện ấy.
Cũng ngày mồng 5 tháng 10, Tướng Leclerc đă có mặt ở Sài G̣n, chiến hạm Pháp cũng tiếp tục cập bến Sài G̣n, quân số đổ bộ khá đông, lại nhớ được thể của Đồng Minh Anh ủng hộ. Leclerc quyết định dẹp tan phong trào chống Pháp để thực hiện mục đích tái chiếm Đông Dương. Trước hết, Leclerc cho quân nhảy dù và đổ bộ thêm quân xuống chiếm Cam Bốt và Ai Lao.
Ngày 12 tháng 10, Pháp tung quân đánh chiếm Gia Định, G̣ Vấp và Phú Mỹ.
Ngày 23 và 25 tháng 10, quân Anh, Ấn tiến đánh chiếm Thủ Dầu Một và Biên Ḥa.
Ngày 29.10, chiếm đóng Vĩnh Long.
Ngày 30 tháng 10, chiếm đóng Cần Thơ.
Ngày mồng 1 tháng 12, Pháp xua quân tiến chiếm Ban Mê Thuộc, rồi đổ bộ Nha Trang, Khánh Ḥa, Đà Lạt. Và cách ít ngày sau, các Tỉnh Mỹ Tho, G̣ Công, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau đều bị Pháp quân chiếm đóng.
‘’Ủy ban hành chánh Nam Bộ’’ từ Cái Bè rút xuống Cù Lao Bến Tre, thực hiện theo đúng kế hoạch Nga Sô: ‘’Vườn không nhà trống’’. Các thị trấn bị thiêu hủy thành đống tro tàn, đường giao thông bị cắt, cầu bị phá hủy v.v… Sức chiến đầu lúc bấy giờ hoàn toàn do nhân dân tự động tổ chức.
NHÂN DÂN MIỀN NAM ĐOÀN KẾT TỰ ĐỘNG KHÁNG CHIẾN
Nhân dân miền Nam không phân biệt đảng phái và tôn giáo, đă hợp nhất để thành lập 4 sư đoàn dân quân kháng chiến.
Đệ Tam Sư Đoàn là một trong 4 sư đoàn nói trên được thành lập gồm các bộ đội với thành phần lớn là những chiến sĩ của:
- Việt Nam Quốc Dân Đảng.
- Việt Nam Quốc Gia Đảng.
- Ban Cảm Tử Huỳnh Long Đảng.
- Việt Nam Thanh Niên Ái Quốc Đoàn.
- Một phần Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Giáo.
Đệ Tam Sư Đoàn do Nguyễn Ḥa Hiệp, một chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chỉ huy.
Ngày 22 tháng 9 năm 1945, trước uy thế của thực dân Pháp dự định đè bẹp các làn sóng cách mạng để tái lập chủ quyền trên lănh thổ Đông Dương. Tất cả các chiến sĩ đều đồng ḷng hợp nhất dưới bóng cờ ‘’Nam Bộ Vệ Quốc Liên Quân Đệ Tam Sư Đoàn’’, hăng hái chờ lệnh tiêu diệt quân thù.
Mở màn chiến cuộc trên mặt trận G̣ Vấp, từ Thị Nghè, cầu Bông đến Tân B́nh, Bà Quẹo. Đệ Tam Sư Đoàn với một quân số trên dưới 5.000 chiến sĩ đă gây cho tập đoàn quân xâm lược nhiều phen tán đởm kinh hồn trong những trận du kích ác liệt từ G̣ Vấp tới An Nhơn, từ Chợ Cầu đến Chợ Cây Xoài và Cầu Bến Phấn.
Trong chiến tuyến Cầu Quan, Tha La, Đệ Tam Sư Đoàn với vũ khí thô sơ đă gây cho quân Pháp với cả đại bác 75 ly trong ṿng một tháng đă không chọc thủng được mặt trận này.
Mặt khác, dùng lợi thế bưng biền của khu Lộc Giang, Phước Chỉ, Rạch Tràm, Đệ Tam Sư Đoàn phát triển mạnh du kích chiến, phá hoại tiềm lực của thực dân từ Hốc Môn đến Củ Chi, Suối Cụt từ Đức Ḥa, Hiệp Ḥa đến Lộc Giang, Sóc Nóc. Đặc biệt trong trận chiến Quận lỵ Sóc Nóc đă giải thoát được một số lớn đồng bào bị thực dân bắt giam tại đấy.
Quân số của Đệ Tam Sư Đoàn đă tăng lên tới 15.000 chiến sĩ khi đến Cao Lănh và tổ chức gồm có:
23 Bộ Đội (mỗi Bộ Đội có quân số từ 500 đến 600 người).
Các Ban Tham Mưu, cơ sở chuyên môn (cơ khí, ư tế, t́nh báo, liên lạc v.v…)
Từ miền Đông băng qua Đồng Tháp Mười mênh mông śnh lầy nước đọng để đến miền Tây, Đệ Tam Sư Đoàn bắt đầu gặp những khó khăn do lực lượng vơ trang để đè bẹp và đẩy lui các thành phần cộng sản phá hoại và phản bội.
Cách 2 tháng sau, quân Pháp đă từ tiền đồn Sa Đéc, cửa ngơ của Đồng Tháp Mười, tràn ngập tiến vào Cao Lănh, Tổng Hành Dinh của Đệ Tam Sư Đoàn vào giữa mùa Xuân 1946. Trước áp lực này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn lại trở về miền Đông, và đă thanh toán một đồn lớn của Pháp, thu được rất nhiều khí giới, thực phẫn và quân nhu.
Vượt khỏi đồn này tiến quân về miền Đông, lại bị một đại đội thuộc lực lượng cộng sản chặn đánh, đội tiền quân của Đệ Tam Sư Đoàn đă đánh tan và thu được 15 súng trường.
Từ ngày Đệ Tam Sư Đoàn trở lại chiến tuyến miền Đông, đại đơn vị này đă phải lâm vào thế ‘’lưỡng đầu thụ địch’’ một mặt phải chống Pháp và một mặt phải ngăn ngừa các ngày kư hiệp định 6.3.1946, cộng sản đă không ngần ngại bí mật cung cấp tin tức cho pḥng nh́ Pháp, để tiêu diệt Đệ Tam Sư Đoàn.
Sự phản bội kháng chiến của cộng sản tại Nam Bộ là một lư do chính yếu, khiến Đệ Tam Sư Đoàn và Bộ Tham Mưu trở về thành, phân tán ḥa ḿnh trong dân chúng. Riêng các cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng trong Đệ Tam Sư Đoàn đă rút vào bí mật, nỗ lực duy tŕ cơ sở dưới mọi h́nh thức qua các trào lưu thực dân và độc tài (1)
QUÂN ĐỘI TRUNG HOA TIẾN VÀO BẮC VIỆT VÀ BẮC TRUNG VIỆT
Quân đội Trung Hoa từ Tỉnh Vân Nam, kẻ mang giày cao su, người đi đất, lôi thôi lếch thếch tiến vào Bắc Việt vào cuối tháng 8 năm 1945. Đạo quân thứ 39 tiến vào Tỉnh Lao Kai xuống Hà Nội. Đạo quân thứ 52 tiến thẳng xuống Thành Phố Hải Pḥng và các Tỉnh miền Duyên Hải. Đạo quân thứ 60 tiến thẳng vào Bắc Trung Việt, đóng rải rác từ Vinh đến Đà Nẵng. Tổng số là 180.000 binh sĩ thuộc dưới quyền chỉ huy của Đại Tướng Lư Hán (2)
Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng tiến vào Hải Pḥng 1945
Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng tiến vào Hải Pḥng 1945
Các đạo quân Vân Nam và Quảng Đông tiến vào Bắc Việt và Bắc Trung Việt, chúng coi như là một Tỉnh bị chiếm đóng để người Trung Hoa sang cai trị. Bao nhiêu những biệt thự, những nhà lầu to lớn, chúng đều đuổi gia chủ chiếm lấy để ở. Ra tay khủng bố bắt đồng bào của họ, những người đă hợp tác kinh doanh với người Nhật để làm tiền, nhiều người bị tịch thu cả tài sản, để chúng có tiền may sắm quần áo, cùng giày dép mới. Đi chợ mua thực phẫn, chúng không trả tiền, hoặc có trả th́ trả một giá rẻ mạt, gần như mua quỵt. Nhất là vấn đề đem tiền Quan Kim của Trung Hoa đổi lấy tiền Đông Dương để mua bán (3), đă gây nên bao thảm họa cho dân chúng Việt Nam.
Đại Tướng Lư Hán măi đến ngày 18 tháng 9 năm 1945 mới đáp phi cơ tới Hà Nội, đuổi bọn Sainteny ra khỏi dinh thự Toàn Quyền, rồi chiếm ngụ ở đó.
Để trấn an dư luận, ông Hồ chí Minh ra lệnh cho các báo đăng tin: ‘’Quân đội Trung Hoa đến đây là để giải giới quân đội Nhật Bản, không có tham vọng ǵ về đất đai của chúng ta. Chúng ta phải tỏ cảm t́nh mật thiết giữa hai dân tộc…’’
‘’Quân đội Trung Hoa sang đây là để giúp đỡ dân tộc chúng ta thành nền độc lập của chúng ta…’’
Chú Thích:
1.- Trích theo tài liệu tuần san ‘’Chính Nghĩa’’ số 1 tháng 6 năm 1964.
2.- Vào tháng Chạp 1945, đạo quân trung ương thứ 53 được phái sang thay thế cho đạo quân 52 và 62 rút về Trung Hoa.
3.- Một đồng Quan Kim định giá là 1,5 đồng tiền Đông Dương Ngân Hàng.
CHƯƠNG V
NHIỆM VỤ LỊCH SỬ CỦA CÁC CHIẾN SĨ VIỆT NAM QUỒC DÂN ĐẢNG
CÁC CHIẾN SĨ TỪ TRUNG HOA TRỞ VỀ NƯỚC
Theo sự dự đoán của cấp lănh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Côn Minh, th́ Nhật Bản sẽ bị bại trận vào khoảng tháng 9 năm 1945. Không ngờ sự bại trận của Nhật Bản lại sớm hơn, mọi sự xếp đặt đều vội vàng, lại một sự bất ngờ nữa, Việt Minh cộng sản đă cướp được chính quyền, phe quốc gia hoàn toàn thất bại, cơ hội ngàn năm một thuở!
Mặc dầu biết rằng đại cuộc đă lỡ, nhưng mọi người vẫn tích cực hoạt động, đồng quyết nghị để Nghiêm Kế Tổ ở lại Côn Minh xử lư mọi việc liên hệ, c̣n các khu đều được lệnh trở về quốc nội. Thoạt đầu, Hải Ngoại Bộ vận động để Vũ Hồng Khanh cùng mấy cán bộ đáp phi cơ trở về nước trước khi Lư Hán tới Hà Nội, nhưng cuộc vận động đă không thành. Măi đến ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945, Vũ Hồng Khanh cùng toàn thể đồng chí mới từ biệt Côn Minh do đường Mường Khương tiến vào ngă Lao Kai. Số vơ khí mà chính phủ Trùng Khánh hứa viện trợ cho một Tiểu Đoàn đầu tiên cũng chưa kịp tiếp nhận.
Thời gian quân đội Lữ Hán rầm rộ tiến vào Bắc Việt, các báo chí ở Côn Minh đều loan tin: ‘’Đại Tướng Lư Hán định tổ chức quân chính phủ tại Việt Nam và hiện đương t́m người đảm nhiệm các cơ quan hành chính…’’
Xét thấy rất có hại cho tiền đồ Tổ Quốc, đại diện Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Côn Minh liền lập một bản kiến nghị gửi đến Trung Ương Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, nhớ chuyển đến Thống Chế Tưởng Giới Thạch, phản kháng việc thành lập quân chính phủ tại Việt Nam. Bởi vậy Lư Hán không thực hiện được ư định ấy.
Ngày 15 tháng 9, Vũ Hồng Khanh cùng các đồng chí của ông mới về tới Thị Trấn Lao Kai, lại vấp phải t́nh h́nh Tỉnh Lao Kai lúc ấy từ Hành Chính đến Quân Sự đều đă ở trong tay Việt Minh cộng sản. Tỉnh Trưởng là Đàm quang Vinh thấy các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng về tới Lao Kai, lo cho thân thế ḿnh không có ǵ bảo đảm, liền bí mật đem một số vàng đến hối lộ Lư Du Sinh để cầu sự che chở.
Lư Du Sinh nguyên là Giới Nghiêm Tư Lệnh Quân Đội Trung Hoa được Đại Tướng Lư Hán phái đến Lao Kai trước để giữ an ninh, và liên lạc với bộ đội Trung Hoa sắp tới. Lư Du Sinh lại vốn cách ngăn ngừa mọi hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Để tránh sự đổ máu vô ích, Vũ Hồng Khanh phái Triệu Việt Hưng hướng dẫn Vũ Việt Hùng, Trần Viên, Hoàng Hiền, Nguyễn Văn Mộng và Nguyễn Bá Thành vào Chapa dùng thủ đoạn chính trị đoạt chính quyền để gây cơ sở phát động.
Nhận thấy rơ hoạt động có phương pháp của Việt Nam Quốc Dân Đảng có cơ nguy hại cho ḿnh, Đàm quang Vinh t́m hết lời lẽ xuyên tạc và đem thêm vàng khẩn cầu Tư Lệnh Lư Du Sinh. Du Sinh không ngần ngại dùng vơ lực áp lực, hạ lệnh cho Đại Úy Vương Ngọc Tường đồn trú ở Capa bắt Triệu Việt Hưng cùng 5 cán bộ tống giam, đồng thời ở Lao Kai, cũng cho mới Vũ Hồng Khanh đến Tư Lệnh Bộ, rồi giữ luôn.
Xét thấy bọn Lư Du Sinh v́ lợi riêng mà làm trái luật quốc tế, uy hiếp một cách dă man, các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở ngoài đánh điện tín kháng nghị với chính phủ Trung Ương Trung Hoa. Tống Chế Tưởng Giới Thạch lập tức hạ lệnh cho Lư Du Sinh phải để cho Việt Nam Quốc Dân Đảng được tự do hoạt động, và cảnh cáo Lư Du Sinh về tội làm việc bất hợp pháp.
Ngày 12 tháng 10 Vũ Hồng Khanh cùng 6 cán bộ được Lư Du Sinh trả tự do và lại bắt đầu hoạt động.
V́ thời gian cấp bách, Triệu Việt Hưng, Vũ Việt Hùng, Lê Tùng Anh và Trương Nghĩa Xương được cử ở lại Lao Kai hoạt động, c̣n Vũ Hồng Khanh và các đồng chí của ông vội trở về Hà Nội. hôm ấy là ngày 20 tháng 10 năm 1945, tức là tới sau Lư Hán cách một tháng trời.
Trên đường trở về Hà Nội, họ Vũ ghé qua thăm các đồng chí mới 2 Tỉnh Yên Bái và Vĩnh Yên.
Trong khi ấy ở Hà Nội, Việt Minh cộng sản giật dây. Mấy đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn văn Xuân, Bùi văn Hoạch, Phạm quang Chúc, Trần ngọc Tuân tức là Trần quốc Kính, Trần đức chính…Đứng ra lập ủy ban vận động cải tổ Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nghiêm Toản làm Chủ Tịch, hoạt động được ít ngày, nhưng không thu hút được ai, nên tự động giải tán. Trừ Giáo Sư Nghiêm Toản, c̣n đều chạy theo phục vụ Việt Minh cộng sản.
Nguyễn Hải Thần, cụ đă cùng quân đội Trung Hoa trở về nước từ đầu tháng 9, được ‘’Đại Việt Quốc Xă Đảng’’ tôn lên địa vị lănh tụ tối cao, thành lập hai trụ sở công khai: Số 21 đường Quan Thánh và ở đường Ḷ Lợn, Hà Nội, kéo lá cờ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Nhượng Tống được mời làm Bí Thư, Nguyễn Triệu Luật làm Chính Trị Ủy Viên, Tạ Nguyên Hối làm Kinh Tài Ủy Viên…
Ngày lễ ‘’Song Thập’’ được tổ chức tại Nhà Hát Lớn, Hà Nội. Cụ Nguyễn Hải Thần lên diễn đàn, chỉ trích cộng sản thậm tệ. Tiêu Văn ngồi cạnh khuyến cáo cụ chỉ nên nói đến cuộc cách mạng Tân Hợi mà thôi. Cụ Nguyễn liền quay lại mắng thẳng vào mặt Tiêu Văn trước sự hiện diện của quan khách ngoại quốc và đám quần chúng đông đảo, làm cho Tiêu Văn mất mặt.
Sau cuộc hành lễ, quân đội Việt Minh cộng sản được phái đến đánh úp trụ sở của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ở đường Ḷ Lợn. Kết quả quân đội của cụ Hồ bị tử thương mất một số, bên Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội bị thương có một chiến sĩ. C̣n trụ sở đường Quan Thánh, một đạo quân của cụ Hồ tiến đến Vườn Hoa Hàng Đậu, bị quân đội Trung Hoa chặn lại bắt quay trở về, v́ họ đă nghe thấy tiếng súng nổ ở về phía Ḷ Lợn.
TRUNG ƯƠNG QUỐC DÂN ĐẢNG
I-
Thực thi việc thống nhất ba đảng cách mạng: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng, chiếu quyết nghị ở Trùng Khánh hồi tháng 5 năm 1945, Trung Ương Đảng Bộ Quốc Dân Đảng đă được công bố thành lập. Trụ sở công khai đặt tại Trường Tiểu Học Đỗ Hữu Vị, Hà Nội từ ngày 15 tháng 12 năm 1945. Đảng kỳ vẫn là lá cờ ‘’Sao Trắng’’, Đảng ca là bài ‘’Việt Nam Minh Châu Trời Đông’’ (1). Trung Ương Đảng Bộ được tổ chức thành hai bộ phận: Bí mật và công khai.
A.- Tối cao bí mật chỉ huy bộ:
Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam.
B.- Chủ tịch đoàn công khai:
Chủ Tịch: Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc Dân Đảng)
Bí Thư Trưởng: Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc Dân Đảng)
Ủy Viên: Xuân Tùng (Việt Nam Quốc Dân Đảng)
Nguyễn Tường Long (Đại Việt Dân Chính Đảng)
Phạm Khái Hoàn (Đại Việt Quốc Dân Đảng)
Ủy Viên Trung Ương:
Tổng Thư Kư Trung Ương Đảng Bộ: Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân Chính Đảng)
Ủy Viên: Nguyễn Tường Bách (Đại Việt Dân Chính Đảng)
Chu Bá Phượng, Nguyễn Văn Chấn, Vũ Đ́nh Chí, Phạm Văn Hể, Nghiêm Kế Tổ (Việt Nam Quốc Dân Đảng)
Nguyễn Tiến Hỷ, Phạm Ngọc Chi (Đại Việt Quốc Dân Đảng)
Và sau đấy một thông tri được gởi đi khắp Chi Bộ cũng như chiến khu, ra lệnh chỉ được phép dùng danh từ duy nhất là ‘’Quốc Dân Đảng’’.
Cơ quan tranh đấu chính trị của ‘’Quốc Dân Đảng’’ là tờ nhật báo ‘’Việt Nam’’ và tờ tuần báo ‘’Chính Nghĩa’’.
Đồng thời mở nhiều lớp huấn luyện sơ cấp, trung cấp và cao đẳng quân sự, chính trị.
Tại Bắc Việt và Trung Việt được chia làm 7 Chiến Khu Đảng Bộ, phái cán bộ phụ trách từng khu để chống Thực, Cộng một cách hữu hiệu hơn.
Thời gian ấy, các giới quan lại, công chức, tư bản đều bị cộng sản khủng bố dữ dội, để bảo vệ đời sống của họ, đa số những phần tử trong các giới nói trên đều xin gia nhập vào Quốc Dân Đảng.
Trước hoàn cảnh quá dễ dàng để có ngay một lực lượng đông đảo để chống Việt Minh cộng sản, khiến có một số đă lợi dụng danh nghĩa Đảng làm càn.
II-
Về kinh tế, Quốc Dân Đảng không có một nguồn lợi kinh tế nào! Mọi ngành hoạt động đều trông vào sự hy sinh đóng góp của các đảng viên. Trái lại, đối phương đă có tuần lễ vàng, và c̣n biết bao sự quyên cúng thường xuyên của toàn dân! Bao thuế khóa và tài nguyên phong phú của cả một quốc gia mà nhân dân đang hăng say về độc lập.
Về chính trị, đối phương đă nắm vững được guồng máy hành chính trong toàn quốc, có một lực lượng quân đội, công an, đặc vụ hùng hậu, nhất là công an nhân dân. Và hơn nữa, các cán bộ cao cấp đều được un đúc ở Nga Sô, rút được nhiều kinh nghiệm về tuyên truyền rất quư giá. Vấn đề tuyên truyền được đặt vào làng đầu, người dân vốn chất phát dễ tin tưởng ngay. Bất cứ người nào và hành động nào trái với đường lối của cộng sản là bị gán ngay cho cái danh từ là ‘’phản động’’, là ‘’Việt gian’’ để có những lư do bắt bớ giam cầm thủ tiêu, mà phần đại đa số dân chúng th́ lại yên trí rằng: ‘’Việt Minh cộng sản mới thực là những người quốc gia yêu nước nhất’’.
Bởi vậy sự tuyên truyền của các Đảng phái cách mạng quốc gia, nhất là Quốc Dân Đảng không thể đi sâu vào quần chúng, bởi guồng máy công an mật vụ của cộng sản quá nhiều, khiến cho quần chúng không thể thấu hiểu đâu là chính nghĩa quốc gia! Đâu là cộng sản quốc tế!
Về phương diện ngoại giao, Quốc Dân Đảng trông cậy phần nào vào Trung Hoa Quốc Dân Đảng, nhưng không may gặp phải giữa lúc t́nh thế nước Trung Hoa hồi ấy nội bộ đương xảy ra nhiều sự rắc rối vô cùng! Nguyên từ Hội Nghị Postdam, Đồng Minh đă quyết định sau khi Nhật Bản đầu hàng, quân đội Trung Hoa được phái sang Đông Dương từ Vĩ Tuyến 16 trở ra, để thi hành với nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật Bản, giữ trật tự ở những miền quân Nhật chiếm đóng, và giúp đỡ phương tiện hoặc giáo dục, hoặc giám sát cho dân chúng địa phương để tự tổ chức lấy một chính phủ nhân dân.
Nhẽ ra Tướng Trương Phát Khuê được cử giữ trọng trách đó, v́ họ Trương là Đại Tướng chỉ huy Đệ Tứ Chiến Khu, nơi tiếp giáp biên giới Việt-Hoa, nhưng họ Trương lại là người chống đối Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Đó là một bất lợi cho Quốc Dân Đảng.
Để tránh mọi sự nguy hiểm có thể xảy ra, Tưởng Thống Chế cử Đại Tướng Quan Lâm Trương chỉ huy Đệ Tứ Tập Đoàn Quân, lại là cán bộ cao cấp trung thành của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Rất có lợi thế cho Quốc Dân Đảng.
Giữa lúc ấy một biến cố quan trọng xảy ra, Long Vân, chủ tịch Tỉnh Vân Nam lại mưu tạo phản chống lại chính phủ trung ương, khiến Tưởng Thống Chế phải rút lệnh cử Đại Tướng Quan Lâm Trương, và ra lệnh cử Đại Tướng Lư Hán đem đạo quân Tỉnh Vân Nam sang giải giới quân đội Nhật Bản ở phía Bắc Đông Dương. Tức là kế ‘’Điệu hổ ly sơn’’, chặt hết tay chân của Long Vân, v́ Lư Hán có họ ngoại với Long Vân.
Sau khi Lư Hán kéo hết quân đội Vân Nam vào nội địa Việt Nam, Tưởng Thống Chế liền phái quân đội trung ương đến hạ Long Vân, bắt giải về Nam Kinh giam giữ, cử Lư Tôn Hoằng làm chủ tịch Tỉnh Vân Nam.
Tới Hà Nội mới được ít ngày, th́ được tin Long Vân đă vị chính phủ trung ương bắt giam. Lư Hán đâm ra chán nản thất vọng, chỉ muốn làm xong nhiệm vụ giải giới, vơ vét một số vàng, bạc, châu báu rồi mau trở về Trung Hoa. Tuy Thiều Bá Xương với danh nghĩa đại diện chính phủ trung ương cử sang hiệp trợ giải giới quân đội Nhật Bản, nhưng trong thực tế, họ Thiều vẫn phải phụ thuộc dưới quyền của Đại Tướng Lư Hán. C̣n Tiêu Văn với danh nghĩa đại diện Tướng Trương Phát Khuê sang Việt Nam với nhiệm vụ là Chính Trị Viên Chỉ Đạo, hiệp trợ cho Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội lập chính phủ. Nói đến Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội th́ gồm những thành phần: Vô đảng phái, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quân Đồng Minh Hội, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Nhưng Tiêu Văn đă bỏ rơi hết, thiên về ‘’Túi Vàng’’ của cộng sản Việt Nam.
Quốc Dân Đảng trước sau nhận được hai công điện của chính phủ trung ương Trùng Khánh đánh sang Hà Nội, báo đến Bộ Tổng Tham Mưu của Đại Tướng Lư Hán để tiếp nhận số vơ khí mà quân đội Trung Hoa đă giải giới được của quân đội Nhật Bản dọc theo thiết lộ từ Việt Tŕ đến Lao Kai. Đại diện Quốc Dân Đảng đến giao thiệp, bọn Tướng lănh Tầu phù đổ lẫn trách nhiệm cho nhau rồi cuối cùng đâm lánh mặt.
Cho măi tới khi quân đội Trung Hoa sửa soạn rút lui, mới phái người đến gặp đại biểu Quốc Dân Đảng yêu cầu phái người đến tiếp nhận vơ khí. Đến khi mở cửa các kho mà bề ngoài cánh cửa c̣n niêm phong hẳn ḥi, dấu đỏ đóng to bằng cái mẹt, nhưng bên trong chỉ c̣n toàn là quần, áo, giày, bít tất cũ đă rách nát của quân đội Nhật Bản bỏ lại mà thôi! Sự thật 80.000 khẩu súng gồm đủ các loại đă tước được của quân đội Nhật Bản, Lư Hán và bè lũ đă bán hết cho cộng sản Việt Minh lấy hàng chục va-ly vàng đưa về Côn Minh bằng đường hàng không rồi. C̣n một số súng đạn rỉ th́ đưa về kho chứa ở Hà Khẩu, mệnh danh là ‘’Chiến lợi phẫn’’, c̣n đâu nữa mà giao cho Quốc Dân Đảng ?
Giữa thời cần phải tranh đấu bằng giải pháp quân sự, mà Quốc Dân Đảng không có một nguồn lợi kinh tế, thiếu súng đạn, thiếu lương thực, quần chúng lại bị lũng đoạn ở trong ṿng gọng ḱm của quân đội và công an cảnh sát Việt Minh cộng sản. Hỏi làm sao mà tránh sự thất bại không chóng th́ chầy được ? Mặc dầu tinh thần của các chiến sĩ trong hàng ngũ Quốc Dân Đảng rất cao.
Tóm lại, Quốc Dân Đảng đă vấp phải mọi sự không thuận tiện một tư nào! Từ Thiên thời, địa lợi đến nhân ḥa. Nhưng mặc dầu đứng trước t́nh thế bất lợi và nguy hiểm ấy, người chiến sĩ cách mạng Quốc Dân Đảng vẫn cố gắng làm tṛn nghĩa vụ của ḿnh đối với quốc gia dân tộc.
Chú Thích:
1.- Việt Nam Minh Châu Trời Đông
(Hùng Lân)
Việt Nam minh châu trời đông
Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang ngất cao bên Thái B́nh Dương.
Từ ngh́n xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai c̣n vương cỏ hoa.
Giục đem tấm thân sẻ với sơn hà.
Chung tâm cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh tâm huyết mong báo đền ơn nước.
Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam.
Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam !
—>CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VI
ÂM MƯU THÔN TÍNH TOÀN CƠI VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP
CHIẾN XONG NAM VIỆT PHÁP ĐỊNH TIẾN RA BẮC VIỆT
Nh́n về phương Nam, toàn thể miền Nam và Nam Trung Việt, khói lửa mịt mù, nhân dân kết hợp nhau nỗ lực tổ chức kháng Pháp. Mặc dầu với khi giới thô sơ, cũng khiến cho quân đội của Tướng Leclerc nhiền trận phải thua liểng xiểng. Ngày 21 tháng 2 năm 1945, Đô Đốc Thierry D’Argenlieu từ Calcutta đến Sài G̣n với chức Cao Ủy Đông Dương. Đô Đốc bắt đầu tổ chức bộ máy hành chính, Dinh Thống Soái được đổi làm Cao Ủy Phủ, các sở phụ thuộc được đổi làm cơ quan cố vấn cho Cao Ủy Phủ. Đó là danh từ đổi mới để che đậy dă tâm xâm lược, c̣n công việc vẫn rập theo lối cai trị xưa. Đă làm xong nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật Bản và giúp đỡ bạn Đồng Minh Pháp chiếm xong Nam Việt và Nam Trung Việt, ngày 28 tháng Giêng năm 1946, Đại Tướng Gracey trao lại hết quyền hành và tặng lại tất cả những khí giới cùng quân nhu của quân đội Nhật Bản lại cho Pháp. Hồi 0 giờ ngày 5 tháng 3, quân đội Anh, Ấn giă từ Sài G̣n xuống tàu trở về nước. Để thực hiện Bản Tuyên Ngôn ngày 24 tháng 3 của Đại Tướng De Gaulle, Cao Ủy Thierry D’Argenlieu cho thành lập một chính phủ địa phương do người Việt Nam (1) đảm nhận để gây uy tín với nhân dân, đồng thời Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ cũng được thành lập, gồm 12 người: 8 Việt và 4 Pháp, nhưng cả 8 Nghị Sĩ Việt đều là người có quốc tịch Pháp (2). Là người Việt Nam c̣n ai muốn chia cắt đất nước, nên đă gây một dư luận bất b́nh phẫn uất, nhất định không chịu hợp tác với chính phủ Nam Kỳ. Để đánh lạc dư luận quốc tế, người Pháp cho tạo ra một đảng chính trị ‘’ma’’, đảng Nam Kỳ (Parti Cochinoirs) dưới sự bảo trợ của Luật Sư Béxiat. Đảng chỉ có một người, vừa là đảng viên, vừa là lănh tụ, ấy là Nguyễn Tấn Cường. Chia để trị, ấy là kế hoạch cổ truyền của thực dân, người Pháp cho mở mặt trận tuyên truyền ‘’Đả đảo rau muống, phở tái’’, xúi dân miền Nam khủng bố dân miền Bắc, gán cho cái danh từ là bọn ‘’cọc cạch’’ vào quấy rối, phá an ninh và trật tự miền Nam. Cho được thi hành kế hoạch một cách có hiệu quả, thực dân Pháp khai sinh thêm ‘’Mặt Trận B́nh Dân Nam Kỳ’’, cơ quan ngôn luận của Mặt Trận là tờ báo ‘’Tiếng Gọi’’ để cổ động cho thuyết ‘’Nam Kỳ Tự Trị’’. Chính phủ Nam Kỳ tự trị cách ít tháng sau bị sức mẻ, Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh tự sát, hai Nghị Sĩ trong Hội Đồng Tư Vấn Nam Kỳ là Trần Tấn Phát và Nguyễn Văn Thạch bị ám sát. Ngày mồng 5 tháng 2 năm 1946, Tướng Leclerc tuyên bố trước phiên họp báo với các kư giả miền Nam: ‘’Công cuộc b́nh định Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ đă xong’’. Tướng Leclerc dự định mưu toan tiến chiếm Bắc Việt. Jean Sainteny đă nói: Quân đội Pháp không kịp đến chiếm Bắc Việt và Bắc Trung Việt trước ngày quân đội Trung Hoa tới, cơ hội ấy đă bỏ lỡ mất rồi! Nay Bắc Việt hiện diện có 180.000 quân lính Trung Hoa và 30.000 tù binh Nhật Bản, hơn nữa, lại c̣n phái đoàn Hoa Kỳ nâng đỡ cho chính phủ Hồ chí Minh. Chính Đại Tướng Hoa Kỳ là Gullagher đă nói với Đại Tướng Pháp là Alessandri ở Côn Minh rằng: ‘’Mặc dầu thế nào đi nữa! Nước Pháp cũng không thể trở lại hoạt động để bảo hộ Đông Dương’’. Vậy vận động xin tu chính quyết nghị Postdam cũng không xong. Nay muốn tiến ra Bắc Việt chỉ c̣n một giải pháp chính trị để đi đến hai thỏa hiệp:
A.- Một thỏa hiệp Pháp-Hoa: Trung Hoa rút quân tại miền Bắc về và để Pháp thay thế việc giải giới quân đội Nhật Bản.
B.- Một thỏa hiệp Pháp-Việt: Chính phủ Hồ chí Minh bằng ḷng cho Pháp quân trở lại Bắc Việt mà không có sự ngăn trở ǵ. Bởi vậy ngay từ tháng 10 năm 1945, Cao Ủy Thierry D’Argenlieu đă đáp phi cơ sang Trùng Khánh thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch. Tại Bắc Việt ngày 28 tháng 9 năm 1945, ông Hồ chí Minh đă bí mật gặp Alessandri và Pignon, Sainteny đă viết: ‘’Hồ chí Minh cần dựa vào sự giúp đỡ của nước Pháp một cách hiển nhiên để củng cố địa vị và bịt miệng đối lập’’. (3) Ngày 15 tháng 10 năm 1945, ông Hồ chí Minh cũng lại bí mật gặp Sainteny. Sainteny đă nhấn mạnh: ‘’Chúng tôi đă thỏa thuận chung với nhau. Hồ chí Minh và tôi quyết định giữ kín những cuộc gặp gỡ bí mật để cho dân chúng không biết, mà chúng tôi rất sợ tính nóng nảy bồng bột của họ. Nơi ở của chúng tôi là chỗ lân bang đă làm dễ dăi sự việc, và thường chỉ trong lúc canh khuya là tôi lén sang qua nhà riêng Hồ chí Minh ở trong một biệt thự liền cạnh công viên Paul Bert’’ (4) Ngày 30 tháng 12 năm 1945, một bản thông cáo công bố: ‘’Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa rất sung sướng hội đàm với đại diện nước Pháp. Nhưng theo lời Chủ Tịch đă tuyên cáo trước quốc dân, nếu chính phủ Pháp muốn thảo luận với chúng ta, chính phủ Pháp phải thừa nhận nền độc lập của Việt Nam.’’ (5)
Chú Thích:
1.- Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ: Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh.
Phó Thủ Tướng: Đại Tá Nguyễn Văn Xuân.
Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp: Quan Ṭa Trần Văn Tỷ.
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính: Nguyễn Thành Lập.
Bộ Trưởng Bộ Công Chính: Kỹ Sư Lưu Văn Lang.
Bộ Trưởng Canh Nông, Thương Mại, Kỹ Nghệ: Ưng Bảo Toàn.
Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục: Nguyễn Thành Giang.
Bộ Trưởng Lao Động, Xă Hội: Khương Hữu Long.
Thứ Trưởng: Đỗ Văn Trà, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Tấn Cường.
2.- Bốn Nghị Sĩ Pháp: Béziat, Bazé, Clogne, Gressier và 8 Nghị Sĩ Việt: Nguyễn Văn Thịnh, Trần Thiện Vàng, Lê Văn Định, Nguyễn Thành Lập, Trần Văn Phát, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Văn Thạch.
3.- Ho chi Minh a besoin d’une facon évidente, de l’appui de la France pour se mainternir au pouvoir et museler son opposition (Histoire d’une paix manquée.)
4.- Nous avions d’un commun accord. Ho Chi Minh et moi, décidé de tenir nos entrevues ignorées de la population don’t nous redoutions la nervosité. Le voisinage de nos domiciles facilitait la chose et, le plus souvent, c’est à la nuit que je me rendais chez Ho Chi Minh, installé dans une villa bordant le square Paul Bert. (Histoire d’une paix manquée. page 171.)
5.- Báo ‘’Quyết Chiến’’ ngày 31 tháng 12 năm 1945.
—>CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VII
ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CHỐNG XÂM LĂNG
Quân đội Pháp đă tái chiếm được Nam Việt và Nam Trung Việt, chiến thuyền chở quân đội đă rục rịch tiến ra Vịnh Bắc Việt. Đứng trên lập trường dân tộc, Tổ Quốc là trên hết. Khối Quốc Gia bắt buộc gạt bỏ mọi chính kiến bất đồng, đoàn kết với Việt Minh cộng sản để chống xâm lăng.
Ngày 23 tháng 10 năm 1945, một bản thỏa hiệp đầu tiên được kư kết giữa Hồ chí Minh với Nguyễn Hải Thần. Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Long được mời tham dự chính phủ. Đến ngày 2.11, th́ Cụ Nguyễn Hải Thần tuyên bố xé bỏ thỏa hiệp ấy.
Ngày 8.11, Cụ Nguyễn Hải Thần tuyên bố trên tờ báo ‘’Đồng Minh’’ đ̣i Hồ chí Minh phải tôn trọng ‘’Lời thề long trọng dưới lá cờ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ở Liễu Châu hồi cuối năm 1943’’, Hồ chí Minh trả lời xin thảo luận lại.
Quốc Dân Đảng không đồng ư, liên tục đả kích chính sách của chính phủ. Họ Hồ bắt buộc phải mở những cuộc hội đàm với Quốc Dân Đảng, nhưng không mang lại một kết quả nào.
Cách ít ngày cuộc hội đàm giữa hai bên lại bắt đầu tiếp diễn. Cụ Hồ tuyên bố: ‘’Các đảng phái đă đoàn kết, tổng tuyển cử quốc hội được ấn định vào ngày 23 tháng 12 năm 1945.’’
Ngày 11 tháng 11 năm 1945, ông Hồ chí Minh công khai tuyên bố ‘’Đông Dương cộng sản đảng tự ư giải tán’’, mà không nói rơ lư do. Sự thực th́ đảng cộng sản vẫn tồn tại và vẫn phát triển mạnh, số đảng viện cộng sản năm 1945 chưa đầy 5.000 đến cuối năm 1946 đă lên tới gần 20.000. H́nh thức hoạt động công khai của Đông Dương cộng sản đảng từ đấy trở đi, ẩn núp dưới chiêu bài ‘’Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác’’, không ngoài mục đích làm yên ḷng bọn Tướng lănh Vân Nam.
Ngày 19 tháng 11, Tiêu Văn lấy danh nghĩa là Trưởng Pḥng Chính Trị Đệ Tứ Chiến Khu đứng tổ chức một hội nghị, mời lănh tụ Quốc Dân Đảng, Cụ Nguyễn Hải Thần và lănh tụ việt cộng. Lại một cuộc thỏa hiệp ra đời, ba đoàn thể trên đă đồng ư thành lập một chính phủ Liên Hiệp, chấp thuận một chính sách chung, quân đội của nhau không được dùng tới khí giới để giải quyết những vụ bất ḥa, và chấm dứt các cuộc công kích trên báo chí, v.v…Cuộc cùng, quyết định thành lập một quân đoàn để đưa vào Nam Bộ cùng đồng bào kháng chiến.
Ngày mồng 3 tháng 12, một bức thư ngỏ gửi cho dân chúng, Chủ Tịch Hồ chí Minh tuyên bố: ‘’Không thấy có lợi trong việc thành lập một chính phủ mới bây giờ, v́ ngày tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong ba tuần tới’’.
Cuộc tổng tuyển cử cộng sản đă xếp đặt từ lâu, những ứng cử viên đă được lựa chọn cẩn thận, mà nay chỉ c̣n ba tuần lễ, th́ khối quốc gia làm sao sửa soạn cho kịp! Khối quốc gia tăng cường hoạt động, đả phá kịch liệt mưu toan bịp bợm của cộng sản.
Ngày 19 tháng 12, Hồ chí Minh nhượng bộ, dành 70 ghế trong số 350 ghế, tại quốc hội cho Khối Quốc Gia. Quốc Dân Đảng 50 ghế, phe Cụ Nguyễn Hải Thần 20 ghế, (1) Việc lư do rằng v́ ít th́ giờ, Khối Quốc Gia sửa soạn không kịp.
Một Bản Tuyên Ngôn ‘’Đoàn Kết’’ được công bố, cùng nhau thỏa thuận rằng ngay khi quốc hội họp, chính phủ lâm thời phải từ chức để thành lập chính phủ kháng chiến.
Trước ngày tổng tuyển cử, quân đội Trung Hoa đă cố t́nh làm cho t́nh h́nh rối ren thêm, v́ họ hay rằng Sainteny và Hồ chí Minh đă có những cuộc tiếp xúc bí mật liên tiếp, đẩy họ ra khỏi Bắc Vĩ Tuyến 16. Họ đă t́m được cớ gây chuyện, là quân đội của Tướng Leclerc đă ngược đăi người Trung Hoa ở Chợ Lớn (Nam Bộ). Họ đă gây một phong trào bài Pháp ở Hà Nội.
Ngày mồng 6 tháng Giêng năm 1946, cuộc tổng tuyển cử được tiến hành trong bầu không khí ḥa hoăn, dĩ nhiên là việt cộng bắt buộc dân chúng phải bầu cho những người do việt cộng đưa ra, và cũng chỉ những người đó mới có tên trong danh sách ứng cử viên, mà dân chúng đă bắt buộc phải học thuộc ḷng từ trước.
Nhờ cuộc tổng tuyển cử này, cộng sản đă khoác được bộ áo dân chủ, và ngay từ sau ngày đoạt được chính quyền, tất cả hoạt động của cộng sản đều cố gắng để mong để mong được Đồng Minh thừa nhận, nhưng ngoại trừ Nga Sô, Anh hoàn toàn đứng về phe với Pháp, c̣n Hoa Kỳ lúc đầu ủng hộ cộng sản về sau mới nhận thấy là cộng sản, nên làm lơ.
CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP
Ngày tổng tuyển cử quốc hội (9.1.46), Hồ chí Minh tuyên bố với P. M. Dessinges, phóng viên báo Kháng Chiến: ‘’Chúng tôi không ghét nước Pháp với dân tộc Pháp, chúng tôi rất khâm phục họ, chúng tôi không muốn dứt bỏ những mối liên lạc đă ràng buộc chặt chẽ giữa hai dân tộc.’’
Trong vụ xung đột Pháp-Hoa về giấy bạc 500 đồng, ngày 10.11.1945, cảnh sát Việt Minh bảo vệ người Pháp.
Ngày 12.1, Hồ chí Minh trong một bài diễn văn nói rằng, phải phân biệt người Pháp dân chủ với người Pháp thực dân.
Ngày 14.1, trong một tiệc trà thết đăi báo chí Trung Hoa, Hồ chí Minh tuyên bố rằng ông muốn kết chặt t́nh hữu nghị Việt-Pháp.
Ngày 18.1, Đài phát thanh Bạch Mai ca tụng văn hóa Pháp.
Ngày 20.1, tờ báo của Việt Minh bằng Pháp văn ‘’La République’’ đề nghị phải thương lượng với Pháp.
Từ ngày 11.2, Hồ chí Minh và Sainteny giao thiệp mật thiết. Thỏa hiệp Việt-Pháp hoàn toàn do Hồ chí Minh và Jean Sainteny soạn thảo ra, không có một đảng phái quốc gia nào hay biết, v́ họ chống Pháp kịch liệt. Hai người thảo luận từng câu từng chữ, nhiều cuộc cải vả về danh từ ‘’Độc Lập’’. Sau cùng Hồ chí Minh chịu thương thuyết với Sainteny trên căn bản độc lập, nhưng nằm trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp.
Ngày 18.1, Sainteny vào Sài G̣n, lúc đó Leclerc tạm giữ chức Cao Ủy Đông Dương. Leclerc đă đánh điện về Pháp: ‘’Muốn đi đến thỏa thuận phải dùng ngay tiếng độc lập’’. Những điểm chính của thỏa hiệp cũng được đánh điện về cho Đô Đốc D’Argenlieu ở Ba Lê để ông này tŕnh bày với chính phủ Leclerc ra lệnh cho Sainteny tiếp tục thảo luận, và phải đạt tới thỏa hiệp vào đầu tháng Ba tới.
Vấn đề thời gian lúc đó rất cần thiết, các chiến cụ đă được chuẩn bị. Leclerc muốn rằng khi ông tới Hà Nội, một chính phủ phải ra mắt ông, và không muốn để Hồ chí Minh phải trở lại chiến khu tuyên chiến với Pháp.
Ngày 19 tháng Giêng, Sainteny trở ra Hà Nội. Tại Hà Nội, Hồ chí Minh bị phản đối kịch liệt ngay ở tổng bộ Việt Minh. Theo họ th́ thương lượng với Pháp chỉ là phản bội lời thề độc lập phản bội nhân dân.
Một cuộc biểu t́nh lớn do nhóm ‘’Thiết Thực’’ tổ chức vào ngày 19 tháng 2, đ̣i quyền hành lại cho Bảo Đại.
Trong cuộc gặp Hồ chí Minh, Saiteny nhấn mạnh ‘’Thỏa hiệp sắt tới phải do một chính phủ gồm đủ đại diện đảng phái chính trị Việt Nam’’.
Hồ chí Minh bị đặt vào t́nh trạng khó xử, họ Hồ không muốn chịu trách nhiệm, nên đă trả lời với Sainteny rằng: ‘’Có thể Bảo Đại đứng ra kư kết thỏa hiệp với Pháp’’. Hồ chí Minh muốn trút bớt trách nhiệm cho phe đối lập và chấm dứt các cuộc tấn công của phe này.
Vào hồi 7 giờ sáng, Hồ chí Minh lại t́m Vĩnh Thụy tại nhà riêng (2) ở Đại Lộ Gambetta, và nói với Cố Vấn Vĩnh Thụy rằng: T́nh trạng trở nên nguy ngập, với tính cách cộng sản, Việt Minh không thể đem lại độc lập cho Việt Nam được, v́ các cường quốc không tin, ông muốn trao quyền lại cho Vĩnh Thụy, c̣n ông sẽ giữ Cố Vấn Tối Cao, Vĩnh Thụy trả lời để suy nghĩ.
Hồi 13 giờ, ông Hồ chí Minh lại tới nhà Vĩnh Thụy. Vĩnh Thụy e ngại Việt Minh lợi dụng sự thay đổi chức Chủ Tịch để trở ra chiến khu chống lại chính phủ. Nhưng Hồ chí Minh cam đoan với Vĩnh Thụy trả lời cho Vĩnh Thụy biết rằng Hồ chí Minh không chịu nhượng bộ và cương quyết đứng ra đảm đương lấy trách nhiệm.
Xét những điều kiện của Sainteny lại phù hợp với kế hoạch của Tiêu Văn là mở rộng thành phần chính phủ để có chữ kư của phe quốc gia độc lập. Hồ chí Minh đích thân đến thăm Tiêu Văn, yêu cầu gây áp lực với Khối Quốc Gia, để các đảng phái quốc gia liên đời chịu trách nhiệm với cộng sản Việt Nam về thỏa hiệp sắp được kư kết với Pháp và cũng không có thể tấn công chính phủ họ Hồ được nữa! Đấy cũng là lư do chính khiến Hồ chí Minh ở lại chính quyền.
Ngày 24 tháng 2, tại Sứ Quán Trung Hoa với sự hiện diện của Tiêu Văn, một thỏa hiệp về chính phủ Liên Hiệp được kư kết Hồ chí Minh, Nguyễn Hải Thần vẫn giữ chức Chánh, Phó Chủ Tịch c̣n 10 bộ trưởng th́ cộng sản và dân chủ đảng giữ 4 bộ, Quốc Dân Đảng và phe Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mang Đồng Minh Hội) giữ 4 bộ, c̣n 2 bộ quan trọng là Nội Vụ và Quốc Pḥng được trao cho các nhân sĩ không đảng phái.
Ngày mồng 2 tháng 3, quốc hội triệu tập họp tại Nhà Hát Lớn. Quốc hội chấp thuận sự tham dự 70 đại biểu của Khối Quốc Gia và chấp thuận cho chính phủ lâm thời từ chức, chấp thuận thành phần chính phủ kháng chiến, và ủy ông Hồ chí Minh đứng ra lập chính phủ. Quốc hội c̣n chấp thuận thành phần ban cố vấn do Vĩnh Thụy làm chủ tịch, đồng thời chấp nhận một ủy ban kháng chiến gồm 9 ủy viên mà chủ tịch là Vơ nguyên Giáp, phó chủ tịch là Vũ Hồng Khanh, Một ủy ban dự thảo hiến pháp và một ủy ban thường trực quốc hội cũng được thành phần gồm 15 ủy viên, hoàn toàn trong tay Việt Minh cộng sản mà chủ tịch ủy ban là nhà học giả Nguyễn Văn Tố.
Chính phủ được thành lập (3) ngay buổi tối hôm ấy. Chính phủ nhóm họp phiên đầu tiên ngày mồng 4 tháng 3 năm 1946, quyết nghị:
- Ǵn giữ sinh mệnh và tài sản của công dân Việt Nam và các người ngoại quốc cư ngụ trên lănh thổ Việt Nam.
- Duy tŕ t́nh hữu nghị với các nước Đồng Minh, nhất là đối với Trung Hoa Dân Quốc.
- Công dân Việt Nam không thù hằn ǵ công dân Pháp, nhưng công dân Việt Nam hết sức chống lại chế độ thực dân, và cương quyết giữ vững độc lập. Chính phủ Việt Nam chỉ nhận điều đ́nh với chính phủ Pháp theo nguyên tắc ‘’Dân Tộc Tự Quyết’’ đúng với Hiến Chương Đại Tây Dương.
QUÂN ĐỘI PHÁP TIẾN VÀO BẮC VIỆT
Ngày 22 tháng 2 năm 1946, Leclerc phái Trung Tá Repiton đến Trùng Khánh yêu cầu phải có một quyết định sớm. Các nhà ngoại giao ở Trùng Khánh cố làm việc để sửa đổi hiệp ước.
Ngày 26, Repiton Preneuf tới Thủ Đô Trung Hoa, cuộc thương thuyết đă bước vào giai đoạn kết thúc, chỉ c̣n những điểm chi tiết cần được giải quyết. Bộ Ngoại Giao Pháp cho Meyrier toàn quyền giải quyết vấn đề này.
Cũng ngày 26 tháng 2, tại Hà Nội, một bản thông cáo được công bố: ‘’Ngày 25 tháng 2, Chủ Tịch Hồ chí Minh đă hội đàm với Jean Sainteny để tính chuyện mở cuộc thương thuyết chính thức…’’. Ông Hồ lại nhắc một lần nữa: ‘’Việt Nam là một nước độc lập cần phải hợp tác với các nước bạn.’’
Sainteny cũng cho hay: ‘’Nước Pháp thỏa thuận rằng, Việt Nam có một chính phủ, một quốc hội, một quân đội và một nền hành chính riêng biệt trong Khối Liên Hiệp Pháp’’. Hai người đă trao đổi quan điểm về vấn đề đại diện Việt Nam ở ngoại quốc, và đồng ư rằng phải tạo bầu không khí ḥa hoăn, trước khi mở những cuộc thương thuyết, đồng thời phải đ́nh chỉ ngay cả trên các băi chiến trường.
Ngày 28 tháng 2, Hiệp Ước Pháp-Hoa được kư kết. Để Trung Hoa thừa nhận chủ quyền Pháp tại Đông Dương, Pháp đă bỏ Tô Giới ở Thượng Hải, Hán Khẩu, Quảng Đông, hoàn lại Quảng Châu Văn, bán đường thiết lộ Vân Nam, sửa đổi quy chế người Trung Hoa ở Đông Dương, khu miễn thuế ở Hải Pḥng, chuyên chở được miễn thuế hàng hóa khi qua Bắc Việt. Đặc biệt là hiệp ước đó quy định rằng, quân đội Pháp sẽ thế quân đội Trung Hoa hiện đóng ở Bắc Đông Dương từ ngày mồng 1 đến 15 tháng Ba, và chậm nhất là ngày 31. Một thỏa hiệp giữa hai Bộ Tham Mưu giải quyết vấn đề thủ tục.
Những thỏa hiệp này chỉ giải quyết vấn đề nguyên tắc, và chỉ liên quan tới Tưởng Thống Chế và Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Hoa. Về phía Pháp, Đại Tướng Salan được gọi về Hà Nội để thi hành thỏa hiệp trên. Đại Tá Crépin, bạn của Leclerc và là người hiểu biết rất nhiều về Trung Hoa cùng với Trung Tá Repiton Preneuf và Đại Tướng Chin Têh Sun, Thứ Trưởng Bộ Tác Chiến kiêm Thị Trưởng Bắc Kinh là những người bắt tay vào việc thực hành thỏa hiệp.
Hồi 11 giờ ngày mồng 1 tháng Ba, người ta thỏa thuận về những căn bản do Crépin đề nghị. Repiton Preneuf điện về cho Leclerc: ‘’Đă có thỏa thuận, hạm đội có thể lên đường.’’ Nhưng vào lúc 22 giờ tức là giờ ấn định để kư thỏa hiệp, Crépin chỉ thấy có thuộc viên mà thôi. Trùng Khánh cho rằng chỉ chấp thuận việc rút quân về nếu Đại Tướng Marc Arthur cho phép. Tuy nhiên việc thay thế được tiến hành. Về thực tế, Bộ Tham Mưu Trung Hoa không muốn rời bỏ Bắc Việt một cách mau lẹ như vậy.
HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6.3.1946
Văn bản Hiệp Định Sơ Bộ 6.3.1946 kư giữa Sainteny và Hồ chí Minh
Văn bản Hiệp Định Sơ Bộ 6.3.1946 kư
giữa Sainteny và Hồ chí Minh
Sau khi nhận được điện tín của Repiton Preneuf, ngày 1 tháng 3, Leclerc ra lệnh cho toàn thể hạm đội lên đường, không quân đặt trong t́nh trạng sẵn sàng (nếu cần) thực hiện ư định trung lập hóa Hà Nội. Cuộc hành quân ‘’Bentré’’ được tổ chức, nếu ngày 6 tháng 3, các nhà ngoại giao, các chính khách không thỏa thuận, chiến tranh chắc chắn khó tránh.
Hà Nội náo động, đáng lẽ quốc hội được triệu tập vào mồng 3 tháng 3, nhưng Vơ nguyên Giáp quyết định triệu tập ngay vào ngày mồng 2 tháng 3. Chưa đầy 5 tiếng đồng hồ mọi việc đă được giải quyết.
Tại Hà Nội, đối với các Tướng Tá Trung Hoa, những cuộc tranh luận không đem lại một kết quả nào! Lư Hán về Trùng Khánh, Tướng Chu Phúc Thành tạm thay thế chỉ huy, nhưng Tham Mưu Trưởng của Lư Hán là Ma Ing tuyên bố ông không biết tới các cuộc thương thuyết quân sự ở Trùng Khánh, và ông chỉ nhận được những chỉ thị dự bị có cuộc thương thuyết mà thôi. Nếu quân đội Pháp đổ bộ, Trung Hoa bắt buộc phải bắn.
Đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 3, trong suốt 7 tiếng đồng hồ, từ hồi 21 giờ đến 4 giờ sáng, Đại Tướng Salan, Trung Tá Repiton Preneuf. Đại Tá Lecomte đă thương lượng với các Tướng Trung Hoa: Chao, Ma Ing, Chen Chang, các Tướng này cho rằng họ không thể nào hành động như người Anh ở Nam Việt, nếu họ để người Pháp đổ bộ, họ sẽ làm cho người Việt giận mà thôi, và người Trung Hoa ở Bắc Việt sẽ bị ngược đăi tàn sát.
Một cảm giác nặng nề bao trùm ngày mồng 5 tháng 3. Buổi sáng Bộ Tham Mưu Trung Hoa ở Hà Nội định nhượng bộ th́ Ho Ying Chen lại đánh điện ra lệnh cho quân đội Trung Hoa không bằng ḷng cho quân đội Pháp đổ bộ. Do đó phải kư thỏa hiệp với Hồ chí Minh bằng bất cứ giá nào! Tuy nhiên đến hồi 17 giờ, Hội Nghị Pháp-Hoa lại nhóm họp với các nhân vật ngày hôm trước.
Các Tướng lănh Pháp báo cho các Tướng lănh Trung Hoa hay tin hạm đội Pháp đă tiến vào Bắc Việt. Nếu ngày hôm sau mà thỏa hiệp chưa được kư kết, chiến tranh tất sẽ xảy ra, các vị Tướng lănh Trung Hoa ở Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm trước chính phủ Trùng Khánh và trước dư luận quốc tế. T́nh trạng căng thẳng, có thể nào các vị Tướng lănh Trung Hoa lại nhất định không theo mệnh lệnh của Trùng Khánh không ?
Tướng Chao khuyên Salan nên thảo luận với Hồ chí Minh và đồng thời ông chạy ngay lại nhà Hồ chí Minh. Thấy Tướng Chao đến vào lúc 21 giờ, họ Hồ hết sức ngạc nhiên. Tướng Chao nói với Hồ chí Minh: ‘’Tại sao các ông không thảo luận với quân Pháp ? Quân đội họ tới, các ông sẽ phải lao ḿnh vào chiến tranh!’’
Hồ chí Minh không hiểu ǵ về sự thay đổi thái độ của các Tướng lănh Trung Hoa cả! Hồ chí Minh lên tiếng phản đối người Trung Hoa đă xen vào nội bộ Việt Nam.
Tướng Chao ra về, tin tưởng rằng thỏa hiệp Việt-Pháp sắp thành và ông cho các Tướng lănh Pháp hay, là ông sẽ ra lệnh cho Trung Đoàn đóng ở Hải Pḥng không được nổ súng. Nhưng thỏa hiệp Việt-Pháp vẫn chưa có. Đến quá nửa đêm những cuộc mặc cả lại đi đến chỗ bế tắc, Sainteny Pignon ra về, yêu cầu Hồ chí Minh hăy suy nghĩ kỹ, ngày mai có lẽ quá muộn, v́ quân đội Pháp đă tiến tới Vịnh Bắc Việt.
Sáng sớm hôm sau, Hoàng minh Giám lại nhà Sainteny và báo tin rằng: ‘’Hồ chí Minh đă chấp nhận những điều kiện của Pháp’’. Hai bên thỏa thuật hội đàm vào buổi trưa để soạn thảo văn kiện và chính thức kư kết vào hồi 16 giờ.
Tại Hải Pḥng từ sáng sớm ngày mồng 6 tháng 3, hạm đội Pháp tiến vào cửa Cấm. Hạm đội đó tản ra và các tàu nhỏ đă tiến tới chỗ đậu. Tướng Valluy ở trên chiếc Triomphant, đinh ninh tưởng rằng mọi việc đă xong xuôi. Có ngờ đâu Tướng Wang Hu Huan người Măn Châu chỉ huy khu vực Hải Pḥng lại lấy cớ rằng chưa chính thức nhận được tin về thỏa hiệp Pháp-Hoa nên ông ra lệnh nổ súng.
Lúc bấy giờ vào hồi 8 giờ rưỡi sáng, đại bác Trung Hoa bắt đầu nổ. Tầu LCI phát hỏa, nhưng tàu Triomphant vẫn tiếp tục dẫn đầu hạm đội tiến vào, mặc dầu bị pháo kích. Một viên đạn trái phá trúng tàu Triomphant nổ tung pḥng thuốc, làm thiệt mạng 24 người.
Đến hơn 20 phút sau, được lệnh của Leclerc, Valluy cho nổ súng bắn trả lại. Kho đạn dược của quân đội Trung Hoa bị cháy. Đôi bên bắn nhau giữ dội. Sau cùng Pháp phải giao thiệp với các Tướng lănh Trung Hoa. Đến hồi 11 giờ tiếng súng mới ngưng nổ.
Trong Thành Phố Hải Pḥng, cán bộ việt cộng hô hào dân chúng treo cờ kỷ niệm lễ chiến thắng của Việt-Hoa, gây xúc động trong quần chúng rất mạnh, nhất là giới Hoa kiều ở Hà Nội.
Tại Hà Nội, vào hồi 9 giờ sáng, Ṭa Cao Ủy Pháp đă tiếp nhận được tin này. Vào lúc 12 giờ rưỡi, Sainteny và Pignon thảo luận với Hồ chí Minh và Hoàng minh Giám.
Thỏa hiệp hoàn toàn do Hồ chí Minh và Jean Sainteny soạn thảo ra, không có một đảng phái quốc gia nào hay biết! V́ họ chống Pháp kịch liệt, c̣n Hồ chí Minh th́ thân Pháp, bởi hai điều lợi sau đây:
- Chính phủ của ông đă có một cường quốc công nhận.
- Có đủ th́ giờ và phương tiện để tổ chức đạo quân hùng mạnh.
Kư thỏa hiệp Việt-Pháp, Hồ chí Minh dư biết thế nào cũng bị dân chúng cho là phản bội, Việt Minh sẽ mất uy tín, nên thế nào cũng phải lôi kéo một lănh tụ phe đối lập để quốc dân thấy rằng, phe quốc gia cũng chấp thuận. Hơn nữa, theo ư kiến của Pháp, thỏa hiệp thế nào cũng phải có chữ kư của phe đối lập, tức ‘’Quốc Dân Đảng’’.
Trước giờ kư thỏa hiệp, Hồ chí Minh triệu tập hội đồng chính phủ, duy khiếm diện có một Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao: Ông Nguyễn Tường Tam, mà t́m đâu cũng không thấy. Hồ chí Minh phái người đi mời ông Vũ Hồng Khanh, họ Vũ chỉ là Phó Chủ Tịch ủy ban kháng chiến mà thôi, có liên hệ ǵ đến hội đồng bộ trưởng. Trước hội nghị, Chủ Tịch Hồ chí Minh đưa ra vấn đề và lư do phải kư thỏa hiệp với Pháp. Rồi yêu cầu hội đồng cử một vị đại diện để cùng Chủ Tịch kư thỏa hiệp, nhưng không một vị bộ trưởng nào chịu nhận trách nhiệm. Cuối cùng Hồ chí Minh đề nghị giải pháp là hội đồng bỏ thăm kín để cử một vị đại diện. Kết quả khi mở thăm th́ có ba thăm trắng, c̣n các thăm khác đều ghi tên Vũ Hồng Khanh, ba lá thăm trắng là những lá thăm của Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng và Trương Đ́nh Tri.
Đến 16 giờ, tại biệt thự của Tổng Giám Đốc Ngân Khố, với sự hiện diện của Chủ Tịch Hồ chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Hoàng minh Giám và các quan sát viên Anh, Mỹ, Trung Hoa cùng đại biểu của Pháp là Louis Caput, (5) Đại Tướng Salan, Léon Pignon, Jean Sainteny.
Hiệp định được long trọng kư kết: Jean Sainteny đại diện cho Pháp. Hồ chí Minh, Vũ Hồng Khanh đại diện cho Việt Nam.
Kư xong hiệp định Sainteny nói với Hồ chí Minh:
- Tôi rất mừng người ta đă tránh được chiến tranh.
Hồ chí Minh trả lời:
- Tôi lấy làm buồn, v́ thực tế, các ông là người thắng cuộc. Các ông cũng nên biết rằng, tôi muốn hơn thế này…Nhưng tôi tự nghĩ người ta không thể nào có tất cả những điều mong muốn trong một ngày được.
Chú Thích:
1.- Như đă tŕnh bày ở Chương 2, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội chỉ là một mặt trận bao gồm các thành phần: Vô đảng phái, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Vậy Cụ Nguyễn Hải Thần chỉ là một cá nhân trong thành phần thuộc về ‘’vô đảng phái’’ mà thôi trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, chứ không thể ‘’Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội’’ là một đoàn thể riêng của Cụ Nguyễn Hải Thần được!
Từ khi Trung Hoa trở về nước th́ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội coi như không c̣n nữa! Cụ Nguyễn Hải Thần đóng vai lănh tụ ‘’Đại Việt Quốc Xă’’ mà Đại Việt Quốc Xă lại không phải là một thành phần trong tổ chức Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.
Nói rằng dành 20 ghế quốc hội cho Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là không đúng, bởi Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội và Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội đều đứng về cương vị đảng ḿnh, hoạt động riêng rẽ cả rồi! Cho nên khi chúng tôi phải hạ bút viết là ‘’dành 20 nghế quốc hội cho phe Cụ Nguyễn Hải Thần’’.
2.- Là công thự của Đốc Lư cũ nay dành cho Cố Vấn Vĩnh Thụy ở.
3.- Cố Vấn chính phủ: Vĩnh Thụy (Trung Lập)
Chủ Tịch: Hồ chí Minh (cộng sản)
Phó Chủ Tịch: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội)
Ngoại Giao: Nguyễn Tường Tam (Quốc Dân Đảng)
Nội Vụ: Huỳnh Thúc Kháng (Trung Lập)
Kinh Tế: Chu Bá Phượng (Quốc Dân Đảng)
Tài Chính: Lê văn Hiến (cộng sản)
Quốc Pḥng: Phan Anh (Trung Lập)
Y Tế: Trương Đ́nh Tri (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội)
Giáo Dục: Đặng thái Mai (cộng sản)
Tư Pháp: Vũ Đ́nh Ḥe (Dân Chính Đảng)
Công Chính: Trần Đăng Khoa (Dân Chính Đảng)
Canh Nông: Bồ Xuân Luật (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội)
HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ
Giữ hai đằng cùng cam kết với nhau:
Một bên là chính phủ Cộng Ḥa Pháp Quốc do ông Sainteny thay mặt, người được ủy nhiệm của Đô Đốc D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp, đủ quyền đại diện Pháp Quốc Cộng Ḥa.
Và một bên là chính phủ Việt Nam do Chủ Tịch Hồ chí Minh và vị đại biểu đặc biệt của hội đồng tổng trưởng, ông Vũ Hồng Khanh thay mặt.
Có thỏa thuận những điều sau đây:
1.- Chính phủ Pháp nh́n nhận nước Cộng Ḥa Việt Nam là một nước tự do, có chính phủ riêng, nghị viên riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp.
Về vấn đề thống nhất ba kỳ, chính phủ Pháp cam kết ưng chuẩn ư định của dân chúng Việt Nam do một cuộc trưng cầu dân ư.
2.- Chính phủ Việt Nam ưng thuận sẵn sàng đón rước quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa, đúng theo Hiệp Ước Quốc Tế đă hoạch định.
Một hiệp ước phụ theo hiệp định sơ bộ này sẽ định rơ phương thức cuộc thay thế ấy.
3.- Những điều quy định trên sẽ được thi hành lập tức ngay sau khi đă trao đổi chữ kư, mỗi bên cam kết phải dùng mọi phương cách cần thiết để chấm dứt thù hằn, để giữ quân đội ḿnh ở vị trí cũ và gây ra bầu không khí thuận tiện, để mở cuộc thương thuyết đầy thân mật và chân thành.
Những cuộc thương thuyết ấy sẽ đề cập đến vấn đề ngoại giao của Việt Nam, hiện chế tương lai của Đông Dương và quyền lợi kinh tế cùng văn hóa của Pháp ở Việt Nam. Hà Nội, Sài G̣n hoặc Đà Lạt sẽ được chọn làm nơi hội nghị.
Làm tại Hà Nội, ngày 6.3.1946
Kư tên
Hồ chí Minh, Vũ Hồng Khánh và Sainteny
PHỤ ƯỚC CỦA HIỆP ĐỊNH SƠ BỘ 6.3.1946
Giữa hai bên Việt-Pháp đă thỏa thuận với nhau những điều sau đây:
1.- Các lực lượng quân đội hoạt động:
a.- Về phần Việt Nam có 10.000 người với các cấp ngạch Việt Nam thuộc quyền chỉ huy của chính phủ Việt Nam.
b.- Về phần Pháp có 15.000 người hiện đang ở Vĩ Tuyến 16 trở ra Bắc. Quân lính phải hoàn toàn nguyên quán ở Pháp, trừ một số ít bộ đội trông nom tù binh Nhật.
Các bộ đội Việt-Pháp trên đây đều phải do bộ chỉ huy Pháp gồm có đại biểu Việt Nam điều động. Sự tăng giảm, phân phối, sử dụng các bộ đội sẽ chỉ định trong một hội nghị tham mưu giữa các đại biểu Việt-Pháp. Hội nghị này sẽ thành lập một khi các đơn vị Pháp đổ bộ hết lên đất Việt Nam.
Các hội đồng hỗn hợp sẽ được ra đời ở các cấp bậc để ǵn giữ t́nh giao hảo và sự hợp tác của liên quân Việt-Pháp.
2.- Bộ đội Pháp chia làm 3 hạng:
a.- Các đơn vị có nhiệm vụ trông nom tù binh Nhật. Các đơn vị này sẽ hồi hương khi tù binh Nhật rời khỏi Đông Dương. Thời hạn của họ ở đây là 10 tháng.
b.- Các đơn vị, công tác với Việt quân để giữ trật tự an ninh trên lănh thổ Việt Nam sẽ rút về mỗi năm là một phần năm và hạn 5 năm.
c.- Các đơn vị có nhiệm vụ pḥng ngự các căn cứ chiến lược đóng ở các nơi nào đều có chỉ định rơ rệt về mọi phương diện.
3.- Chính phủ Pháp cam kết không dùng tù binh Pháp về các mục đích quân sự.
Làm tại Hà Nội, ngày 6.3.1946
Kư tên
Hồ chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Sainteny
PHẢN ỨNG VỀ HIỆP ĐỊNH 6.3
Sau khi hay tin Tổng Thư Kư Vũ Hồng Khanh đă cùng Chủ Tịch Hồ chí Minh kư Hiệp Định Sơ Bộ với Pháp, các khóa sinh lớp cán bộ Nguyễn Thái Học ở Ngũ Xă (Khu ngoại thành Hà Nội) liền băi khóa, nhiều học viên đă khóc sướt mướt. Giám Đốc Trường Cán Bộ là Phạm Văn Hể cũng đồng t́nh với học viên hướng dẫn một phái đoàn đại biểu đến trụ sở Trung Ương Đảng Bộ chất vấn.
Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng triệu tập cuộc họp bất thường, chất vấn sôi nổi Tổng Thư Kư họ Vũ. Các Ủy Viên đều trách cứ họ Vũ đă độc tài, tự ư làm một việc tối quan trọng đến vận mạng quốc gia, đến đảng mà không đưa ra thảo luận trước với Tổng Bộ.
Tại các khu Đảng Bộ, có một số cán bộ đảng viên gây phong trào ly khai với Trung Ương, đ̣i thay Kỳ hiệu, lănh đạo nhân dân chống lại chính phủ đă hợp tác với kẻ thù của dân tộc.
Thấy việc kư kết Hiệp Định có ảnh hưởng tai hại, Trung Ương Đảng Bộ phải cử Lê Khang đi các chiến khu giải thích. Nhờ vậy làn sóng căm phẫm êm dịu dần và sự chống đối Việt Minh cộng sản cũng tạm ḥa hoăn trong một thời gian mấy tháng bởi những thỏa hiệp đoàn kết.
Có lẽ Vũ Hồng Khanh đă không hay biết ǵ về Hiệp Ước giữa Pháp và Trung Hoa đă được kư kết ở Trùng Khánh. Trong đó có khoản quy định rằng: ‘’Quân đội Pháp sẽ thay thế quân đội Trung Hoa hiện đóng ở Bắc Đông Dương từ ngày mồng 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946, và chậm nhất là ngày 31 tháng 3’’. Nên họ Vũ đă tḥ tay vào kư Hiệp Định 6.3 với ông Hồ chí Minh để cho quân đội Pháp đổ bộ lên Bắc Việt.
Vũ Hồng Khanh không biết rằng quân đội Trung Hoa rút lui là phe quốc gia mất sức hậu thuẫn, mất chỗ tựa.
Quả thật vậy, ngày 18.3.1946, quân đội Pháp rầm rộ kéo lên đất Bắc, th́ đến đầu tháng 5.1946, quân đội Trung Hoa bắt đầu rút lui. Các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam cùng hàng trăm đồng chí của hai ông kéo nhau lánh sang Trung Hoa. Rồi Vũ Hồng Khanh cùng vợ con và các yếu nhân khác cũng phải rút lui lên chiến khu Việt Tŕ vào thượng tuần tháng 6.1946.
13 tháng 7 năm 1946, việt cộng giả tạo vụ Ôn Như Hầu, tàn sát biết bao đồng chí, mà vấn đề bôi nhọ thanh danh Việt Nam Quốc Dân Đảng mới là phần quan trọng. Và, tiếp theo chính phủ Hồ chí Minh ra lệnh đánh phá các chiến khu Đảng, khiến phải tan ră dần dần, thiệt mạng mất biết bao thanh niên đảng viên ưu tú! Cuối cùng Vũ Hồng Khanh cùng vợ con của ông lại lánh sang Trung Hoa một lần nữa.
Có lẽ họ Vũ cho việc ḿnh được mới kư vào Hiệp Định 6.3 là một vinh dự chăng!!!
QUÂN ĐỘI PHÁP ĐỔ BỘ, VĨNH THỤY LƯU VONG
Ngay sau khi kư xong hiệp định, Vơ nguyên Giáp cùng Vũ Hồng Khanh thân xuống Hải Pḥng điều đ́nh với viên Tướng Măn Châu chỉ huy quân đội Trung Hoa tại khu vực ấy, để cho chiến hạm Pháp được cặp bến. Nhưng v́ Bộ Tham Mưu của Tướng Lư Hán làm đủ cách khó dễ, nên phải đợi măi đến ngày 18 tháng 3, Tướng Valluy mới đem được quân rầm rộ kéo lên Hải Pḥng. Khuất Duy Tiến đă túc trực sẵn để hướng dẫn vào Thủ Đô Hà Nội.
Sau 12 tháng trời, lá cờ Tam Tài vắng bóng, biết bao nhiêu đồng bào bị t́nh nghi thân Pháp đă bỏ mạng về tay Việt Minh! Lá cờ Tam Tài ấy hôm nay lại ngạo nghễ phất phới tung bay trước Viện Radium ở Phố Richaud (Dinh Cao Ủy Pháp), Hà Nội. Kiều dân Pháp xô nhau đi đón rước vui mừng hoan hô nhiệt liệt, nhưng với nhân dân Việt Nam th́ tỏ thái độ hoài nghi, nh́n thời cuộc với cặp mắt lo âu công phẫm.
Để dẹp dư luận quần chúng đương xôn xao phản đối khắp nơi. Một mặt Tổng Bộ Việt Minh phái cán bộ đi khắp các Tỉnh tổ chức mít-tinh để giải thích, một mặt tổ chức ngay một cuộc mít-tinh tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngay buổi chiều ngày mồng 7 tháng 3 và chính Hồ chí Minh cùng Vơ nguyên Giáp đứng lên giải thích trước một đám đông quần chúng Thủ Đô dễ bồng bột mà cũng dễ im ĺm.
Hiệp Ước Pháp-Hoa đă ấn định rơ ràng thời hạn quân đội Trung Hoa triệt thoái chậm lắm đến ngày 31 tháng 3 là cùng. Và trên thực tế, kể từ ngày 25 tháng 3 năm 1946, quân đội Trung Hoa đă không c̣n giữ nhiệm vụ an ninh trật tự nữa, nhưng quân đội Trung Hoa vẫn cứ làm tràn, không chịu rút lui, coi như không có Hiệp Ước Pháp-Hoa đă kư kết ngày 28 tháng 2 năm 1946.
Ngày 18 tháng 3, ngày quân đội Pháp tiến vào Thủ Đô Bắc Việt, cũng mà ngày mà Hồ chí Minh đẩy Cố Vấn Vĩnh Thụy cầm đầu phái đoàn sang Trung Hoa với mục đích gây t́nh thân thiện Việt-Hoa.
Vĩnh Thụy tỏ ư không muốn sang Trung Hoa ngay lúc này, v́ phái đoàn chưa được chính phủ Trung Hoa chính thức đánh điện tiếp nhận, e không tỏ được hết mỹ ư và tất nhiên sẽ không có sự tiếp đón trọng thể. Nhưng Chủ Tịch Hồ chí Minh th́ cứ nhất định phái đoàn phải lên đường sang Trung hoa vào sáng sớm ngày 18, mặc dầu Cố Vấn Vĩnh Thụy không muốn tham dự phái đoàn cũng không sao!
Nhận thấy ông Hồ chí Minh đă có định kiến ǵ rồi nên mới cử Cố Vấn Vĩnh Thụy sang Trung Hoa một cách vội vàng như vậy! Nay bỗng nhiên thay đổi thái độ một cách quá nhanh chóng, e có sự không hay sẽ xảy đến cho Vĩnh Thụy! Nên vào hồi 23 giờ đêm 17, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh cùng Nghiêm Kế Tổ thân đến Đại Lộ Gambetta t́m Vĩnh Thụy, khuyên ông nên đi ngay sớm mai, nếu không, e sẽ xảy ra nhiều điều đáng tiếc bất ngờ!
Sớm sau, Nghiêm Kế Tổ đến đón Vĩnh Thụy cùng hai nhân viên trong phái đoàn là Nguyễn công Truyền, Hà phú Phương (cộng sản) sang Gia Lâm đáp phi cơ đi Côn Minh, rồi sang Trùng Khánh.
TỪ HỘI NGHỊ ĐÀ LẠT ĐẾN HỘI NGHỊ FONTAINEBLEAU
Ngày 24 tháng 3 năm 1946, Cao Ủy D’Argenlieu chính thức mời Chủ Tịch Hồ chí Minh hội kiến trên chiến hạm Emile Bertin đậu tại Vịnh Hạ Long. Cuộc đón tiếp vị Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa rất là trọng thể. Tiếp đến cuộc hội đàm: Về phía Pháp có Tướng Leclerc, Cao Ủy D’Argenlieu và các cộng sự viên, bên phía Việt Nam có Chủ Tịch Hồ chí Minh, Ngoại Trưởng Nguyễn Tường Tam và Hoàng minh Giám.
Để xúc tiến việc thi hành Hiệp Định mồng 6 tháng 3, hai bên Pháp và Việt đều đồng ư chọn Đà Lạt làm khung cảnh nơi họp hội nghị. Cuộc họp được trù định khai diễn vào ngày 17 tháng 4 năm 1946.
Dự hội nghị Đà Lạt, phái đoàn Việt Nam gồm có Nguyễn Tường Tam Ngoại Trưởng (Trưởng phái đoàn), Vơ nguyên Giáp, Vũ trọng Kánh, Hoàng xuân Hăm, Vũ văn Hiền, Trịnh văn B́nh, Nguyễn mạnh Tường, Cù huy Cận, Nguyễn văn Huyền và Dương bạch Mai.
Phái đoàn Pháp gồm có:
A.- Max André (Trưởng phái đoàn), Pierre Mesmer, Bousquet, Bourgoin, D’Arcy, Pierre Gourou.
B.- Léon Pignon, Albert Torel. Ner, Guillanton và Đại Tướng Salan.
Phiên họp thoạt đầu đă gặp muôn vàn khó khăn, nhất là vấn đề Nam Bộ, một vấn đề nan giải. Phái đoàn Pháp tuyên bố trắng trợn là không đủ thẩm quyền giải quyết vấn đề Nam Bộ. Theo quan niệm của Pháp, th́ t́nh h́nh Nam Bộ đă được ổn định, một sự đă rồi!
Hội Nghị Đà Lạt, lập trường đôi bên xa cách nhau một trời một vực, hầu hết sắp tan vỡ th́ ở Sài G̣n, một ‘’chính phủ Nam Kỳ Tự Trị’’ được thành lập, cử phái đoàn sang Pháp trực tiếp giao thiệp với chính phủ Paris.
Một bầu không khí hằn học khó thở đưa vào Hội Nghị. Kết quả, Hội Nghị Đà Lạt chấm dứt trong hoài nghi bi quan, tiên báo bất khả hợp tác. Hai phái đoàn rũ áo ra về với nhận định riêng và thâm ư riêng.
Về phía Pháp, chính phủ Paris hiện đang lủng củng, hơn nữa, Pháp muốn gây một vài vụ được coi như kiện đă rồi như việc thành lập ‘’chính phủ Nam Kỳ Tự Trị’’, việc chiếm đóng ‘’Xứ Mọi Ban Mê Thuột’’, không ngoài ư định nắm uy thế trong việc thương thuyết tương lai.
Hội Nghị Đà Lạt thất bại, Hà Nội bắt đầu di cư bớt những miệng ăn vô ích, và cho phao đồn tin Pháp sắp đánh chiếm Bắc Việt. Cuộc xung đột giữa Pháp và Việt thường xảy ra luôn luôn.
Ngày mồng 8 tháng 6, cộng sản tổ chức biểu t́nh đ̣i sát nhập Nam Bộ. Báo chí công khích kịch liệt thực dân Pháp.
Ngày 25 tháng 6, Pháp chiếm đóng Dinh Toàn Quyền và Sở Tài Chính Hà Nội. Cộng sản tổ chức làm reo băi công và tẩy chay tiếp tế lương thực cho Pháp ở các Tỉnh.
Hội Nghị Đà Lạt thất bại, tuy vậy Chủ Tịch Hồ chí Minh vẫn tiếp xúc với đại diện Pháp ở Hà Nội, để trù liệu hội nghị ở Paris, bởi:
- Ở Paris có đảng cộng sản bạn giúp đỡ.
- Người Pháp mới thoát khỏi ṿng nô lệ Đức Quốc Xă, chắc sẽ bênh vực quan điển của chính phủ Việt Nam.
Để chuẩn bị kháng chiến, thu hút một khả năng của mọi tầng lớp nhân dân, chính phủ Hồ chí Minh đề xướng thành lập ‘’Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam’’ gọi tắt là ‘’Liên Việt’’, bao gồm tất cả các đảng phái, tôn giáo và mọi tầng lớp nhân dân. Chủ tịch trung ương liên việt là Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó chủ tịch là Tôn đức Thắng, bí thư là Cù huy Cận, ủy viên là Trần huy Liệu, Phạm ngọc Thạch, Ngô Tử Hạ (Công Giáo). Nguyễn Tường Long (Quốc Dân Đảng)
Cũng như Hội Nghị Trù Bị Đà Lạt, chính phủ cử Ngoại Trưởng Nguyễn Tường Tam làm Trưởng phái đoàn đi dự hội nghị tại Pháp, nhưng Nguyễn Bộ Trưởng đă không đi Pháp mà lánh sang Trung Hoa (6).
Phạm văn Đồng được cử thay thế làm Trưởng phái đoàn. Phái đoàn lên đường sang Pháp vào ngày 28 tháng 5 năm 1946. Chủ tịch Hồ chí Minh cũng cùng đi với phái đoàn, nhưng tuyên bố với tư cách riêng, đặt để nhiều hy vọng vào đồng chí Thorez đương giữ chức Phó Thủ Tướng Pháp.
Phái đoàn sang tới Pháp. Chính phủ Pháp đă cố trùng tŕnh rất nhiều ngày giờ, chưa chịu chính thức đón tiếp. Hồ chí Minh cùng phải chầu chực 15 ngày ở Biarmits.
Sau khi cử hành cuộc đón tiếp chính thức, chính phủ Pháp chọn Thành Phố Fontainebleau làm nơi hội nghị, cách Ba Lê hàng 50 cây số, viện cớ Ba Lê đương có cuộc Hội Nghị Ḥa B́nh Quốc Tế, bị ồn ào không tiện.
Hội Nghị Việt-Pháp họp ở Fontainebleau rốt cuộc cũng cùng chung số phận như Hội Nghị Đà Lạt. Hội Nghị tan vỡ, phái đoàn sửa soạn ra về, có người đă xuống Marseille để đáp tàu về nước. Hồ chí Minh c̣n cố nán lại ở Ba Lê giao thiệp với Marius Moutet, Tổng Trưởng Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại. Cuộc nói chuyện ngầm ấy đă đem lại một kết quả là vào hồi nửa đêm 14 tháng 9, ông Hồ chí Minh đă gơ cửa nhà Marius Moutet đ̣i kư thỏa hiệp án ‘’Modus Vivendi’’ gồm hai điều khoản ḥng để kéo dài thời gian và giữ thể diện cho có đường về.
Sau khi từ biệt Marius Moutet ra về khách sạn. Ông Hồ chí Minh đă nói với tên thám tử Pháp.
- Tôi vừa kư bản án tử h́nh. (Je viens de signer un condamnation à mort).
Phái đoàn Phạm văn Đồng về đến Việt Nam không c̣n đàng hoàng như buổi ra đi, lời giải thích của các cán bộ tuyên truyền và báo chí của cộng sản trở nên vô hiệu lực. Những luận điệu Việt-Pháp, Việt-Mỹ, Việt-Hoa thân thiện và Pháp Mới, Pháp dân chủ để mơn trớn, tự nó sụp đổ trông thấy.
Chú Thích:
5.- Louis Caput là bí thư nhóm Mác xứ Việt Nam.
6.- Không đi dự Hội Nghị Pháp, lại lánh sang Trung Hoa, cộng sản loan tin ầm ỹ là ông Nguyễn Tường Tam đă ôm hai triệu bạc của chính phủ là số tiền kinh phí của đoàn đi dự hội nghị, tức là ông Tam đă lấy cắp 2 triệu đồng của công quỹ.
Luật Sư Trần Văn Tuyên khi ấy làm đổng lư văn pḥng bộ ngoại giao là một nhân chứng quan trọng đă viết trên báo ‘’Cộng Ḥa’’ về vụ ấy theo nguyên văn như sau:
‘’Nguyên khi đó ông Nguyễn Tường Tam nhân danh là đại biểu Quốc Dân Đảng giữ chức bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp vào đầu tháng 3.1946, tôi làm đổng lư văn pḥng cho ông Nghiêm Kế Tổ đang làm thứ trưởng. Lúc đó chế độ cách mạng chưa chuyển qua giai đoạn chính trị, hành chính nên chính phủ chưa có ngân sách. Ông Hồ chí Minh bảo bộ trưởng tài chính là Lê văn Hiến làm cho bộ ngoại giao một ngân phiếu hai triệu đồng. Ngân phiếu làm tên tôi (Trần Văn Tuyên). Sợ Quốc Dân Đảng có tiền mua thêm súng, ông Hồ chí Minh cẩn thận ra lệnh cho Hiến không được một lúc đưa hai triệu đồng này cho chúng tôi, và căn dặn chỉ được đưa dần dần nhiều nhất là mỗi lần là 5 vạn đồng là cùng. Hiến chuyển lệnh này cho Nguyễn xuân Khoát giám đốc ngân khố.
Lúc đó Đảng cần tiền để mua súng, quân đội Trung Hoa hứa bán. Anh Tam bàn với tôi t́m cách lĩnh số tiền nói trên ra.
Tôi mang ngân phiếu sang sở ngân khố, gặp ông Khoát xin lĩnh tiền, Khoát nhắc lại lệnh của bộ tài chính chỉ được đưa 5 vạn mỗi lần. Tôi bảo Khoát:
Ngân phiếu ghi 2 triệu th́ ông cho lănh 2 triệu. Lănh xong, tôi sẽ gửi lại quỹ ngân khố, rồi lănh dần.
Nể lời tôi, Khoát chịu. Tôi lănh được tiền rồi, tôi giữ lại 5 vạn đồng để chi tiêu trong bộ. C̣n bao nhiêu gửi hết vào quỹ. Số tiền này tôi để vào một tủ sắt riêng, ngoài buộc đề tên tôi.
Hai hôm sau, với sự thỏa thuận của Hiến và Khoát tôi lấy thêm 35 vạn gửi sang cho phái đoàn Thiện Chí Vĩnh Thụy và Nghiêm Kế Tổ, lúc đó ở Trùng Khánh.
Hôm sau nữa tôi tới lấy 10 vạn để chi tiêu về phái đoàn tham dự hội trù bị Đà Lạt.
Tôi chờ hai hôm nữa, hồi buổi sáng tôi sang ngân khố. Sau khi được một đồng chí ở ngân khố cho biết Khoát đi họp bên bộ tài chính, tôi bảo ông thủ quỹ trả tôi nốt số tiền tôi gửi trong tủ sắt, ông này ngần ngừ, xin để tôi hỏi ư ông giám đốc. Ông giám đốc đi vắng không xin được lệnh. Ông thủ quỹ lúng túng.
Tôi bảo ông: ‘’Tiền tôi gửi, đứng tên tôi, nay tôi lấy ra, mà c̣n ngần ngừ.’’
Thế là ông chịu đưa hết số tiền c̣n lại cho tôi.
Số tiền đó trừ một số giữ lại để chi tiêu cho bộ, tôi đưa cho anh Nguyễn Tường Tam. Anh Tam trao lại cho Ban Tài Chánh của Đảng mua được 1.000 khẩu súng và đạn dược.
Súng đạn này được phân phát cho các đồng chí thanh niên tranh đấu chống việt cộng ở suốt giải sông Hồng Hà và chống Pháp ở Phong Thổ.
Biết tôi đă lấy hết tiền Khoát sang bộ ngoại giao ṿ đầu bứt tai xin tôi trả lại. Lẽ dĩ nhiên chúng tôi không chịu.
Khi chúng tôi bỏ nước lưu vong sang Trung Hoa, đài phát thanh và báo chí việt cộng chửi bới chúng tôi ăn cắp tiền của chính phủ, của nhân dân.’’
—>CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG VIII
ĐOÀN KẾT GIAI ĐOẠN CHẤM DỨT
TRUNG ƯƠNG QUỐC DÂN ĐẢNG CẢI TỔ
Chế độ chuyên chính của cộng sản quốc tế là không cho phép bất cứ một lư tưởng nào khác với lư tưởng của họ được tồn tại. Vấn đề ‘’đoàn kết sống chung’’ đối với cộng sản chỉ là vấn đề giai đoạn.
Cơ hội ấy đă đến với cộng sản, bởi mật ước Pháp-Hoa. quân đội tiếp pḥng Trung Hoa bằng ḷng rút lui, nhường cho quân đội Pháp đến thay thế, là những người quốc gia đă hết điểm tựa.
Lănh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Cụ Nguyễn Hải Thần (1) đă bỏ sang Quảng Tây từ hồi cuối tháng 3, Nguyễn Tường Tam cũng bỏ sang Vân Nam từ cuối tháng 5, Vũ Hồng Khanh cũng rút lui về chiến khu Việt Tŕ từ thượng tuần tháng 6, một số cán bộ cao cấp khác v́ công tác đặc biệt cũng rút lui về các chiến khu.
Bởi lư do trên, vào thượng tuần tháng 7 năm 1946, chiếu nhu cầu đảng vụ, Trung Ương Đảng Bộ Quốc Dân Đảng được tổ chức lại gồm một quyền Tổng Thư Kư và 11 Ủy Viên: Phạm Văn Hể Trị Lư (đại diện Đảng giao thiệp với chính quyền), Nguyễn Tiến Hỷ quyền Tổng Thư Kư Trung Ương Đảng Bộ, Nghiêm Kế Tổ, Chu Bá Phượng, Khái Hưng, Vũ Đ́nh Trí, Nguyễn Xuân tùng, Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Bách, Phan Khôi, Hồng Vân (2).
Đến tháng 9.1946, lại có một số Trung Ủy, người bị cộng sản bắt, người lánh ra ngoại quốc. Trung Ương Quốc Dân Đảng phải tổ chức thu hẹp gồm có 7 người: Nguyễn Tiến Hỷ tức Phan Trâm (3) quyền Tổng Thư Kư, Phạm Văn Hể Trị Lư, Nguyễn Văn Chấn Kinh Tài, Nguyễn Xuân Tùng Tổ Chức, Vũ Đ́nh Trí tức Vũ Hoằng Tuyên Huấn, Nguyễn Đ́nh Đóa Giao Tế, Hoàng B́nh Chủ Nhiệm Văn Pḥng Thường Trực tại trụ sở số 83 Phố Hàng Đẫy, Hà Nội.
Đến ngày 20 tháng 10.1946, ông Hồ chí Minh về tới Hải Pḥng, truyền đơn phản đối họ Hồ được rải khắp mọi nơi. Thừa đêm khuya công an cộng sản đến vây ṭa báo ‘’Việt Nam’’ ở số 80 Phố Quan Thánh.
Trong ṭa báo đêm ấy hiện diện có gia đ́nh Khái Hưng, Phan Khôi, Nguyễn Mộng Công, Nguyễn Xuân Tùng, Vũ Đ́nh Trí tức Vũ Hoằng, Hưng Việt, Hồ Lễ cùng một số ấn công.
Thấy công an cộng sản đến vây đ̣i khám xét Khái Hưng ra lệnh đóng chặt cửa, rồi rút hết lên lầu. Đập phá cửa không được, công an cộng sản nổ súng bắn lên, trên lầu tức thời bắn xuống.
Bắn nhau suốt hai tiếng đồng hồ, th́ bộ nội vụ đem theo ban liên lạc gồm đại biểu cộng sản và đại biểu Quốc Dân Đảng tới can thiệp. Hai bên ngừng bắn. Kết quả công an cộng sản bị chết và bị thương vài ba người, bên Quốc Dân Đảng Nguyễn Xuân Tùng và Nguyễn Mộng Công bị đạn sướt qua ngoài da.
Tất cả đều bị mời về nha công an, giữ mất một tuần lễ rồi trả tự do. Nhật báo ‘’Việt Nam’’ lại lo xuất bản như thường lệ.
VỤ ÔN NHƯ HẦU
V́ sao lại có vụ Ôn Như Hầu ?
Nguyên từ Hội Nghị Fontainebleau thất bại, nửa đêm ông Hồ chí Minh đến gơ cửa nhà Marius Montet để kư một Tạm Ước đầu hàng Pháp, th́ ở Việt Nam các đảng phái quốc gia càng thấy bộ mặt thật của Việt Minh cộng sản và phản ứng mănh liệt, nhất là Hà Nội và Hải Pḥng. Các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng phản kháng rất sôi nổi khi nghe Tạm Ước được kư kết một cách ám muội và nhục nhă. Họ xách động quần chúng học tập các điều khoản bán nước của Tạm Ước 15.9.1946 và chuẩn bị lực lượng chờ ngày ông Hồ chí Minh về nước để chất vấn và phải đối.
Một cao trào chống Tạm Ước 15.9 do các đảng phái quốc gia lănh đạo, nhân đấy phát động mạnh mẽ và lan tràn trong nhân dân, kể cả những người vô đảng phái. Dư luận quần chúng bắt đầu phản ứng về các lời thề long trọng của ‘’cụ Hồ’’ khi ra mắt nhân dân trước Vườn Hoa Ba Đ́nh ngày lễ độc lập mồng 2 tháng 9 năm 1945.
Ngay cả trong hàng ngũ cán bộ của cộng sản lúc ấy cũng hoang mang giao động, và mất tin tưởng ở lănh tụ của họ là không phải là ít. Thêm vào đó, khi quân đội Tàu chưa rút hết, th́ Pháp đến chiếm ngay Phủ Toàn Quyền, Sở Tài Chính, mà chính phủ Hồ chí Minh chỉ phản đối lấy lệ bằng cách đ́nh công băi thị rồi thôi, nên sự công phẫn của nhân dân bộc phát dữ dội.
Trước t́nh trạng ấy tổng bộ cộng sản thấy cần phải đàn áp để dập tắt ngay phong trào này và ngụy tạo ra những vụ án như ‘’Vụ Ôn Như Hầu’’ để:
- Lấy cớ giới nghiêm mà lùng bắt cho hết các chiến sĩ quốc gia hiện c̣n ở lại trong nước, đang xách động quần chúng phản đối họ Hồ về Tạm Ước 15.9.
- Đánh lạc hướng quần chúng nhân dân, không cho họ để tâm chú trọng vào Tạm Ước 15.9 vừa kư kết một cách nhục nhă cùng sự thất bại của phái đoàn Fontainebleau và ngày về của ông Hồ chí Minh sắp tới.
V́ thế nên mới chọn một trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng (bất cứ trụ sở nào) có đủ điều kiện để thỏa măn được kế hoạch ngụy tạo của họ sắp đem thi hành. Luôn thể một công đôi việc áp đảo dư luận quần chúng và đàn áp luôn Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Trước khi thực hành ư định, Vơ nguyên Giáp t́m gặp Đại Tá Crépin tạm thời làm đại diện cho Ṭa Cao Ủy Pháp, để phân trần lư do phải dùng những biện pháp cứng rắn đối với những phần tử phản động, phá hoại sự hợp tác giữa Pháp và cộng sản Việt Nam, đồng thời Vơ nguyên Giáp c̣n yêu cầu Đại Tá Crépin giúp cho một số chuyên viên sử dụng trọng pháo để tấn công các chiến khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cộng sản hiện thiếu số chuyên viên ấy. Lời yêu cầu của Vơ nguyên Giáp được Crépin nhiệt liệt tán thành, hứa sẵn sàng giúp dỡ mỗi khi Giáp yêu cầu.
Vơ nguyên Giáp tuyên bố là có một tên công an đến mật báo với Pháp rằng: ‘’Trong khi y bị đặc vụ Việt Nam Quốc Dân Đảng bắt giam tại số 9 Phố Ôn Như Hầu (Bonifacy), y lắng tai nghe trộm được những người công tác trong cơ quan ấy bàn nhau dự định đến ngày 14 tháng 7 này, nhân dịp Pháp mời chính phủ chúng ta đến dự lễ duyệt binh, Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ đặc phái đoàn quân cảm tử đến hành thích nhân viên chính phủ chúng ta, và người chỉ huy trong cơ quan Ôn Như Hầu, y thường nghe thấy mọi người đều nhắc đến tên Trí.’’
Thế là Vơ nguyên Giáp quyết định nhắm vào trụ sở của Ban Tuyên Huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Nam Ngăi mới thuyên chuyển ra đóng trên tầng lầu, lớp dưới là nơi đang mở một lớp chính trị huấn luyện cho các cán bộ từ các khu đưa về.
Nhà số 7 Phố Ôn Như Hầu (ngày xưa)
Nhà số 7 Phố Ôn Như Hầu (ngày xưa)
Nguyên biệt thự số 9 Phố Ôn Như Hầu này trước kia quân đội Nhật Bản chiếm ở, đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Trung Hoa lại thay quân đội Nhật ở luôn đấy, kịp khi quân đội Trung Hoa trở về nước, họ trao lại cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, mới từ tháng 5.1946. Trong khi quân đội Trung Hoa ở biệt thự ấy, có một số quân nhân thuộc loại ‘’Tầu phù’’ bị chết, chết bằng đủ mọi cách v́ đương đói, nay mới được ăn no đến khi bội thực lăn ra chết, chết v́ bệnh phù thũng v.v…đồng bọn cho đào hố vùi ngay bên hông hay sau những gốc chuối gần ngay cạnh biệt thự.
Nhà thầu khoán Nguyễn Duy Hợi là người được trao phó việc sửa sang lại ngôi biệt thự này trước khi được dùng làm trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng có cho chúng tôi biết rằng vài ngày trước khi rút lui, bọn Tàu phù c̣n mới vùi dập thêm ở ngoài vườn biệt thự một số quân nhân Tàu phù mới chết nữa.
CỘNG SẢN DÀN CẢNH
Tối hôm ấy (12.7.46), sở quân vụ Thành Phố Hà Nội hợp với tư lệnh bộ ra lệnh giới nghiêm toàn Thành, rồi lợi dụng thời gian giới nghiêm vắng người qua lại, sai bộ công an Bắc Bộ xuống Nhà Thương Bạch Mai và Phủ Doăn chở một số sác chết vô thừa nhận (4) đem vứt trong trụ sở Ôn Như Hầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đồng thời cho mai phục súng ống đầy đủ xung quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào.
Đầu tiên bên Việt Nam Quốc Dân Đảng chống trả mănh liệt và không cho họ được tự tiện xâm nhập trụ sở. Cuối cùng binh sĩ cộng sản phải dùng đến áp lực súng đạn mới ập vào được. Thế là đang đêm họ bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó bí mật mang đi, trong số có Phan Kích Nam (5), Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Chữ, Phan Quán, Phạm Văn Thắng, v.v…với một số giấy tờ, trong số có một tài liệu quan trọng là chương tŕnh kế hoạch đảo chính chính phủ Hồ chí Minh.
Khi Việt Minh đoạt được chính quyền, Phan Xuân Thiện liền ra Hà Nội, được giới thiệu gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Được Trung Ương Đảng Bộ ủy nhiệm làm Chủ Nhiệm ‘’Đệ Thất Khu Đảng Bộ’’.
Tại trụ sở Ôn Như Hầu bị cộng sản khủng bố, Phan Xuân Thiện tức Phan Kích Nam bị bắt giam tại nha công an Bắc Bộ. Sau một thời gian cộng sản đưa sang giam tại ngục thất Hỏa Ḷ vào sà-lim án chém. Cho măi tới gần ngày chiến tranh Việt-Pháp (12.1946), cộng sản đưa Phan Kích Nam lên giam vào Hầm Kín (Cachot), tại đề lao Tỉnh Phú Thọ, cộng sản liền đem Phan Kích Nam cùng 12 người khác, trong số có Lê Khang ra băi cỏ gần đề lao Phú Thọ thủ tiêu.
Sáng hôm sau (13.7), cộng sản cho khai quật các xác chết ngoài vườn lên, xác chôn lâu có, xác mới chôn cũng có (số xác mà công an Bắc Bộ mới mang tới tối hôm trước), lập thành biên bản, rồi mời báo chí, đồng bào cũng như một số người ngoại quốc đến xem để chụp h́nh quay phim, rồi cho trưng bày h́nh ảnh tại pḥng thông tin cho công chúng vào xem, tuyên truyền vu cáo trước dư luận rằng:
- Việt Nam Quốc Dân Đảng đă lập riêng nơi số 9 Ôn Như Hầu một ‘’Hắc Điếm’’, chuyên cướp của và bắt cóc giết người, thủ tiêu những thường dân vô tội, và sự thực đă chứng minh. (6)
Trong lúc bọn cộng sản dựng đứng ngụy tạo vụ ‘’Ôn Như Hầu’’ để vu khống Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, bộ trưởng bộ nội vụ, quyền chủ tịch chính phủ, Cụ Huỳnh hoàn toàn bị bịt mắt, nên không hay biết ǵ cả! Đến lúc họ dàn cảnh xong, và loan truyền ra, rồi mới tŕnh lên Cụ Huỳnh, th́ Cụ c̣n biết dậm chân la trời: ‘’Không ngờ bên Việt Quốc lại có những hành động quá tàn ác như thế!’’ Thế là ngày hôm sau, họ đề lên Cụ kư một bản văn của văn pḥng bộ nội vụ kết tội các ‘’hành động khát máu’’ kể trên, và phủ chủ tịch cũng ban hành một quyết định ‘’cương quyết trị tội’’ những kẻ đă làm việc phi pháp.
Đồng bào ở Thủ Đô lúc ấy có rất nhiều người biết rơ sự thật câu chuyện vu khống này, nhưng v́ áp lực chính quyền cộng sản có ai dám hở môi! C̣n những người có tên tuổi, có uy tín của phe quốc gia ở trong chính phủ liên hiệp th́ đă xuất ngoại cùng một lúc hoặc trước khi quân đội Trung Hoa rút lui. Những kẻ chậm chân c̣n ở lại trong nước th́ đang t́m cách lẩn tránh để khỏi bị sát hại, lấy ai đâu mà tẩy vết nhơ, để thanh minh sự vụ trước đồng bào, trước lịch sử!
Cũng ngày 13.7.1946, Vơ nguyên Giáp hạ lệnh cho bộ đội địa phương được phép tấn công vào hết thảy các chiến khu Việt Nam Quốc Dân Đảng trừ trụ sở Trung Ương Hà Nội.
Rồi thời cuộc biến chuyển nhanh chóng, đến cuối tháng 12.1946, cuộc hôn phối bất đắc dĩ giữa Pháp và cộng sản Việt Nam tan ră rồi bùng nổ toàn quốc kháng chiến thế là mỗi người đi mỗi ngă, vụ Ôn Như Hầu ch́m trong một nghi án của lịch sử.
Măi về sau khi Cụ Huỳnh Thúc Kháng về ở Quảng Ngăi lănh đạo Liên Khu 5 chống Pháp (1947), thỉnh thoảng cũng có đôi người bí mật tỉ tê thuật lại sự thật về vụ ‘’Ôn Như Hầu’’ với Cụ. Cụ Huỳnh trố mắt kinh ngạc…nhưng rồi cũng chỉ c̣n biết chép miệng thở dài…không nói qua một lời. Cho đến nay, đối với cái chết của Cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Quảng Ngăi cũng thêm một nghi án trước lịch sử. (7)
Chú Thích:
1.- Cụ Nguyễn Hải Thần chính tên là Nguyễn Văn Thắng, tự là Cẩm Giang, sinh năm 1869 tại làng Đại Từ, Phủ Thường Tín, Tỉnh Hà Đông. Đậu Tú Tài năm Tân Măo (1891), xuất ngoại vào thời Đông Du. Tháng 3 năm 1946, sau ngày Hiệp Định Sơ Bộ ra đời, Cụ bỏ chức phó chủ tịch chính phủ liên hiệp sang Tỉnh Quảng Tây ít lâu, rồi rời sang Quảng Đông. Chủ tịch Tỉnh Quảng Đông là Diệp Kiếm Anh, nguyên cùng Cụ Nguyễn Hải Thần cùng là Đội Trưởng Trường Hoàng Phố ngày trước, nay thấy Cụ Nguyễn trước t́nh cảnh lưu vong, hai con mắt lại bị ḷa, họ Diệp xuất công quỹ trợ cấp cho Cụ Nguyễn mỗi tháng hai tạ gạo (tạ Tầu) và 200 đồng bạc Hồng Kông. Năm 1949, Hồng Quân lan tràn khắp lục địa Trung Hoa, bắt Cụ Nguyễn Hải Thần đưa về giám thị tại Nam Ninh. Năm 1954 v́ buồn phiền mà thụ bệnh, tạ thế tại đấy. Thọ 85 tuổi.
2.- Hồng Vân chính tên là Vơ Tài, sinh năm 1910 tại làng Dương Đàn, Tổng Chiên Đàn, Quận Tam Kỳ (Quảng Nam). Năm 1934 là Giám Đốc Trường Tiểu Học Ích Trí tại Thị Xă Tam Kỳ. Năm 1946, sau ngày Phan Xuân Thiện tức Phan Kích Nam bị bắt tại trụ sở Ôn Như Hầu, th́ Hồng Vân được cử thay thế làm đại diện cho Đệ Thất Khu Đảng Bộ bên cạnh Trung Ương Đảng Bộ.
Chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ (19.12.46), Hồng Vân lén về hoạt động tại miền Trung, đổi tên là Phương B́nh. Bị cộng sản bắt được ở Thanh Hóa, giam cầm măi đến năm 1949, sau khi điều tra biết rơ lư lịch, cộng sản đem Hồng Vân ra xử bắn tại Thanh Hóa.
3.- Nguyễn Tiến Hỷ vẫn giữ chức vụ quyền Tổng Thư Kư, nhưng ông đă phải lánh nạn cộng sản, phải ở luôn trong Sứ Quán Trung Hoa, Hà Nội. Mặc dầu vậy, vẫn có sự tiếp xúc bí mật thường xuyên với các đồng chí ở ngoài.
4.- Ông Nguyễn Văn Huyên khi ấy làm Thư Kư nhà thương Bạch Mai đă cho biết rằng đêm 12.7.1946, công an cộng sản đă xuống nhà thương Bạch Mai lấy đi 3 xác chết vô thừa nhận.
5.- Phan Kích Nam chính tên là Phan Xuân Thiện nguyên quán tại Quận Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, theo Đạo Tin Lành, đậu Tú Tài thời Pháp thuộc, không chịu ra làm công chức, sống bằng nghề dạy học tại các Trường Tư Thục, để có th́ giờ hoạt động cách mạng.
6.- Tài liệu này đă t́m thấy trong tập hồ sơ của tên Lễ, là đại đội trưởng cộng sản bị cơ quan an ninh của Hội Đồng An Dân Thành Phố Hà Nội bắt được hồi năm 1947.
Tên Lễ đă khai: ‘’Chính y là người được Vơ nguyên Giáp cử ra đứng điều khiển việc vào chiếm và canh gác cơ quan Ôn Như Hầu, rồi đem xác chết từ các nhà thương đến chôn xuống, dàn cảnh để khám xét, khai quật những xác ấy lên, vu cáo cho Việt Nam Quốc Dân Đảng cướp của, bắt cóc, giết người để bôi nhọ’’.
7.- Bổ khuyết theo tài liệu của Giáo Sư Nguyễn Văn Mùi và ông Nguyễn Chữ.
CHƯƠNG IX
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG TỔ CHỨC CÁC CHIẾN KHU CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CỘNG SẢN
ĐỆ NHẤT CHIẾN KHU
I.
Đệ Nhất Chiến Khu gồm các Tỉnh Hải Dương, Kiến An, Hải Pḥng, Quảng Yên, Ḥn Gai và Móng Cái được thành lập từ tháng 11 năm 1945. Chiến sĩ Nguyễn Văn Lực được ủy nhiệm làm Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ Tỉnh Hải Dương kiêm Chủ Nhiệm Đệ Nhất Chiến Khu.
Từ sau ngày đoạt được chính quyền, cộng sản đă ra lệnh bắt giam, và thủ tiêu một số lớn cựu đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng tại các địa phương thuộc Đệ Nhất Chiến Khu. Chủ Nhiệm Nguyễn Văn Lực đă hết sức can thiệp với chủ tịch ủy ban hành chính cộng sản địa phương, với bộ trưởng bộ nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, với cả Chủ Tịch Hồ chí Minh, với Hoàng hữu Nam nhưng cũng đều vô hiệu quả.
Mặc dầu gặp bao cản trở. Ban tổ chức của Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Dương cũng liên lạc được với những phần tử có cảm t́nh ở Tỉnh lỵ và các Phủ, Huyện Vĩnh Bảo, Ninh Giang, Kim Thành lập thêm được nhiều Chi Bộ hoạt động ở các địa phương ấy. Truyền đơn, báo chí từ Trung Ương gửi về đều được phân phát khắp mọi nơi.
Tại Hải Pḥng, trụ sở công khai của Việt Nam Quốc Dân Đảng được thiết lập từ tháng 12 năm 1945. Chủ Nhiệm Thành Đảng Bộ là Bạch Thái Ṭng (1)
Đối lập với tờ báo dân chủ của cộng sản ở Hải Pḥng. Đệ Nhất Khu Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng cho xuất bản nhật báo ‘’Sao Trắng’’ cũng tại Hải Pḥng làm cơ quan liên lạc và tranh đấu chính trị cho Đảng ở miền duyên hải.
Cuộc xô xát với cộng sản bắt đầu là vụ Thành Đảng Bộ Hải Pḥng bắt mấy cán bộ tuyên truyền lừa bịp dân chúng của việt cộng giam vào trụ sở. Phản ứng lại, cộng sản cho tổ chức một cuộc biểu t́nh, tuyên truyền dân chúng các làng thuộc vùng ngoại ô đi hoan hô cuộc đoàn kết các đảng phái, tập trung trước Nhà Hát Lớn Hải Pḥng, rồi cán bộ cộng sản hướng dẫn dân chúng xông vào trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Trước t́nh thế vạn bất đắc dĩ, chiến sĩ đứng gác trước trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng phải nổ súng bắn chết tên cán bộ chỉ huy này. Quân đội Trung Hoa hay tin, liền đến can thiệp kịp thời, tịch thu khí giới của cả hai bên, và giải tán cuộc biểu t́nh lợi dụng.
Tiếp đến hồi thượng tuần tháng 4 năm 1946, Pháp quân huy động chiến xa để phá mấy trụ sở tự vệ của cộng sản rồi thừa dịp bắn đại bác vào trụ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng phá hủy hẳn bức tường phía trước, để trả thù về mấy bài báo của ‘’Sao Trắng’’ đă kịch liệt công kích Pháp kéo quân vào Hải Pḥng hồi tháng 3.1945. V́ có dự bị tác chiến từ trước nên bộ đội Việt Nam Quốc Dân Đảng đă bắn trả lại, giết một Đại Úy Pháp chỉ huy chiến xa.
Từ ngày mồng 6 tháng 3 năm 1946, các hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hải Pḥng cũng như Hải Dương bắt đầu kém phần phát triển. Đến cuối tháng Ba, những cán bộ và đảng viên hoạt động khá đều rút dần ra ‘’Phân Khu Móng Cái’’, một căn cứ địa tương đối vững chắc hơn.
Ngày 13 tháng 7 năm 1946, ngày cộng sản tấn công vào trụ sở Ôn Như Hầu ở Hà Nội, cũng là ngày mà Vơ nguyên Giáp hạ lệnh tấn công các khu chiến. Các trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hải Dương, Hải Pḥng đều bị cộng quân lén đến đánh úp, nên bị tan ră từ đấy.
II.
Tại Móng Cái, nguyên từ tháng Giêng năm 1944, Dương Tế Dân tức Chu Thành Liền từ Trung Hoa về liên lạc với các nhà cách mạng ở Móng Cái để hoạt động. tiếp đến ngày 7 tháng 7 năm 1945, một số chiến sĩ cùng Vệ An Quốc (2) lấy được một số vơ khí của quân đội Nhật Bản đưa ra ngoài.
Ngày 7 tháng 7 năm 1945, Vũ Kim Thành là Trạm Trưởng giao thông liên lạc của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội tại Đông Hưng, Móng Cái, chỉ huy một số đồng chí về đánh đuổi Nhật quân chiếm được Thành Móng Cái.
Đến hồi 12 giờ ngày 21 tháng 7, Nhật quân tổng phản công. V́ lực lượng địch quá mạnh, Vũ Kim Thành cùng các đồng chí của ông phải rút quân ra khỏi biên giới, tạm đóng ở Huyện Pḥng Thành, cách Móng Cái độ 60 cây số. Cách 3 ngày sau, lại một trận giao chiến với Nhật quân xảy ra ở Nguyên Lộ, cách Móng Cái 5 cây số.
Đến sau ngày Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Vũ Kim Thành lănh đạo một số chiến sĩ từ Huyện Pḥng Thành quay về chiếm đóng Móng Cái. Vệ An Quốc được cử giữ chức Đệ Nhất Sư Trưởng kiêm Cảnh Bị Tư Lệnh, Dương Tế Dân phụ trách Chính Trị Quân, Chính, tổng số hơn 400 người, phân phối đi chiếm đóng các Đồn Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Cửa Ông và Cẩm Phả.
Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Vũ Kim Thành ra lệnh tập trung quân ở Quảng Yên, đánh đuổi quân Pháp. Khi Vệ An Quốc đem quân đội vào đến Ḥn Gai, một số cán bộ cộng sản liền t́m đến đề nghị hợp tác, cộng sản ra lệnh phân tán quân đội của Vệ An Quốc đi nơi khác.
Biết mắc mưu, số quân đội ấy nhất định giải tán không chịu đi. Một mặt cộng sản dùng vơ lực đưa Vệ An Quốc về Hải Pḥng, rồi đưa đến trại giam Hải An. Cách ít ngày, Vệ An Quốc đă trốn thoát và nhờ được Biệt Động Quân Việt Nam Quốc Dân Đảng bảo vệ đưa được về Ḥn Gai.
Cách 4 tháng sau, nội bộ phát sinh một biến cố khá quan trọng, có kẻ toan lật đổ Vũ Kim Thành, nên hồi 24 giờ ngày 15 tháng 2 năm 1946, Bộ Tư Lệnh triệu tập một cuộc họp cán bộ bất thường đi đến quyết định là phải thay đổi lá cờ để giải quyết vấn đề nội bộ.
Sáng hôm sau (16.2.1946), Bộ Tư Lệnh cử đại biểu đến gặp Vũ Kim Thành tŕnh bày những công việc đă xảy ra, và quyết định của cuộc họp hôm qua, rồi mời Vũ Kim Thành vào Thành giữ chức Quận Trưởng như cũ, nhưng họ Vũ ở đất Tàu đă lâu, có vợ Tàu, thành kiến Tàu, nên nhất định từ chức, đem vợ con trở sang đất Tàu.
Hồi 12 giờ ngày 12 tháng 2 năm 1946, lá cờ ‘’Quốc Dân Đảng’’ được thượng lên kỳ đài. Vệ An Quốc được Trung Ương Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng ủy nhiệm làm Tổng Tư Lệnh Đệ Nhất Chiến Khu.
Ngày 15 tháng 5, cộng quân huy động một tiểu đoàn đến đánh Móng Cái. Việt Nam Quốc Dân Đảng quân số chỉ có 4 đại đội, nhưng đă đánh bại được địch quân.
Một tuần sau, ngày 22, cộng quân lại viện thêm hai tiểu đoàn phối hợp với tiểu đoàn trước kéo đến tấn công. Mặt trận dài trên 15 cây số, Quốc Dân Quân đánh đuổi, cộng quân phải chạy ra giải đất Trà Cổ đến Mũi Ngọc trút xuống thuyền rút lui.
Thừa thắng, Bộ Tư Lệnh Quốc Dân Đảng phái một đạo quân đến đánh chiếm lại các Đồn Hà Cối, Đầm Hà và Tiên Yên.
Giữ được trọn hai ngày, th́ thủy lục, không quân Pháp từ ngoài mặt bể tiến lên đánh vào, một mặt cộng quân từ B́nh Liêu, Đ́nh Lập đánh xuống. V́ lực lượng quá chênh lệch, Quốc Dân Quân phải rút lui về Đầm Hà.
Cách 4 ngày sau, Pháp quân lại bắn đại bác từ ngoài khơi vào không quân yểm hộ cho lục quân từ Tiên Yên xuống tấn công, Quốc Dân Quân phải rút lui về Hà Cối.
Đến 9 giờ sáng ngày mồng 4 tháng 8, chiến hạm Pháp tiến đến hải khẩu Hà Cối, bắn đại bác vào đồn, tiếp theo là 2 phóng pháo cơ tiến đến oanh tạc như vũ băo để yểm trợ cho lục quân tiến đánh Hà Cối. Quốc Dân Quân chiến đấu suốt 3 tiếng đồng hồ, rồi rút lui về Phán Mài nghỉ một đêm, sáng hôm sau rút về Móng Cái. Móng Cái từ đấy trở nên cô lập không c̣n liên lạc được nữa!
Căm hờn về sự thất bại chua cay hồi tháng 5, cộng quân thừa cơ hội Quốc Dân Quân đương lâm vào cô thế, bí mật đem vàng, gái, thuốc phiện cống hiến cho cấp chỉ huy quân đội địa phương Trung Hoa. Bộ Tư Lệnh Quốc Dân Quân nhận thấy t́nh thế không thể chống trả nổi với Pháp và cộng quân và lại có quân đội Trung Hoa giúp sức, nên hạ lệnh giải tán. Một số cán bộ bị lộ mặt phải lánh sang Trung Hoa, c̣n phần đông ở lại phân tán về các địa phương hoạt động trong bóng tối.
Vượt qua biên giới, các chiến sĩ Móng Cái t́m đường lên Côn Minh, lại tiếp tục hoạt động với Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại đấy.
ĐỆ NHỊ CHIẾN KHU
I.
Đệ Nhị Chiến Khu gồm các Tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng được thiết lập tại căn cứ quân sự của Đảng ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) từ tháng 2 năm 1946, Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ là Vũ Văn Đức, Quân Sự Ủy Viên Trưởng là An Sinh tức Phan Chí Thành.
Đại Việt Quốc Dân Đảng cũng thiết lập trụ sở công khai tại Đáp Cầu do Vũ Đ́nh Huyên phụ trách, được ít lâu lại dời trụ sở lên Tỉnh lỵ Bắc Giang. C̣n tại Lạng Sơn, Việt Nam Phục Quốc Hội đóng quân ngay tại trong Thành, do Nông Quốc Long chỉ huy.
Việt Nam Quốc Dân Đảng đóng quân ở Đáp Cầu được ít ngày, cộng sản đem quân đến bao vây. Quốc-Cộng dàn quân đánh nhau liên tiếp hai trận, nhưng Quốc Dân Quân chiếm được ngọn đồi cao, một địa điểm quân sự tối quan trọng, nên cộng quân không chống cự nổi phải rút lui.
Từ sau ngày Quốc Dân Đảng và cộng sản ra bản tuyên ngôn đoàn kết, Đệ Nhị Chiến Khu cũng như các chiến khu khác của Việt Nam Quốc Dân Đảng đều tạm yên tĩnh một thời gian, vả lại chủ trương của Việt Nam Quốc Dân Đảng không định dùng giải pháp quân sự ở chiến khu này.
Sang đến đầu tháng 7 năm 1946, sự đoàn kết giữa Quốc Dân Đảng và cộng sản hầu như đă tan vỡ hoàn toàn, Vơ nguyên Giáp ra lệnh bao vây, và bắt đầu tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trung Ương Đảng Bộ ra lệnh cho Quân Sự Ủy Viên Trưởng An Sinh phải rút hết cơ cấu về Đệ Tam Chiến Khu.
Định rút về Chiến Khu Việt Tŕ, nhưng đường giao thông bị chặn. Trung Ương Đảng Bộ lại ra lệnh cho rút quân lên Tỉnh Bắc Giang để hợp tác với Tỉnh Đảng Bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Lên tới Bắc Giang, lại gặp phải giữa lúc nội bộ Tỉnh Đảng Bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng tranh giành nhau cấp chỉ huy giữa Vũ Đ́nh Huyên và Phạm Cao Hùng.
Xét thấy t́nh h́nh nội bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Bắc Giang rối ren và phức tạp vô cùng, nên An Sinh định dẫn 200 Quốc Dân Quân vào vùng Cai Kinh, Yên Thế là chiến khu của Đảng đă tổ chức từ đầu năm 1945. Nhưng cũng vẫn vấp phải vấn đề giao thông bị cản trở, không thể nào rút lui về đấy được. Nên bắt buộc ở lại Bắc Giang hợp tác với Đại Việt Quốc Dân Đảng. Sau một thời gian, lại cùng Đại Việt Quốc Dân Đảng cùng rút lên Lạng Sơn liên kết với Phục Quốc Quân, để gây thành một lực lượng hùng hậu chống cộng sản và thực dân.
Đến Lạng Sơn cũng lại vấp phải t́nh trạng tranh dành nhau địa vị chỉ huy như ở Bắc Giang giữa Vũ Đ́nh Huyên và Phạm Cao Hùng. Nông Quốc Long th́ đột nhiên bí mật bỏ Thành kéo quân rút lên Đồng Đăng với dụng ư là để ngỏ cho cộng quân kéo quân vào đánh Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Thành Lạng Sơn bỏ trống suốt một đêm, măi đến sớm ngày hôm sau, Quốc Dân Quân mới hay biết. An Sinh liền ra lệnh đem Quốc Dân Quân tiến vào Thành đóng giữ, thượng Đảng Kỳ lên kỳ đài, c̣n quân đội của Đại Việt Quốc Dân Đảng vẫn đóng lại ở Kỳ Lừa.
Sau nhiều trận giao phong kịch liệt, cộng quân phải rút lui. Lại tiếp đến sự mâu thuẫn giữa Huyên và Hùng bắt đầu trở nên càng ngày càng kịch liệt, cơ hồ đi đến một c̣n một mất. Nhận thấy không thể để sự tranh chấp nội bộ kéo dài thêm măi, An Sinh bắt buộc phải đứng ra ḥa giải cả hai bên. Câu chuyện xích mích giữa Huyên và Hùng được chấm dứt, lại cùng bắt tay nhau hoạt động như thường.
Thành Phố Lạng Sơn và Kỳ Lừa đă không có ánh sáng điện từ lâu. Để kiến thiết thành phố, vị đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng cho vận tải than đá và huy động thợ thuyền trở lại làm việc, thành phố lại bắt đầu có điện. Đồng thời dân chúng được kêu gọi về hợp tác, các cửa hàng bắt đầu mở cửa buôn bán trở lại, lá đảng kỳ tung bay phất phới khắp mọi nhà, tinh thần quốc gia được phổ biến sâu rộng vào quảng đại quần chúng. Về mặt quân sự cũng được tăng cường và chuẩn bị luôn luôn. Xung quanh Tỉnh lỵ, cộng quân tăng gia bao vây kinh tế và nổ súng uy hiếp liên tiếp suốt ngày đêm. Quốc Dân Quân vẫn giữ vững được t́nh thế, nhưng dần lâm vào cảnh hết lương thực, mỗi ngày quân đội chỉ được ăn có một bữa cơm, vả lại quân số lại quá chênh lệch, tiếp viện không thể nào có, nên tự lượng quyết phải rút lui.
II.
Một đêm vào cuối tháng 8 năm 1946, Quốc Dân Quân bắt đầu rút khỏi Thành Phố Lạng Sơn. Vừa đến địa đầu Kỳ Lừa th́ chạm trán với cộng quân. Quốc Dân Quân lâm vào trường hợp tiến thoái lưỡng nan. Chỉ huy Quốc Dân Quân cương quyết mở đường máu để đi. Thoát qua một đêm rong ruổi trong đường rừng, 5 giờ rưỡi sáng ngày hôm sau đến Tam Lung, lại bị lọt vào ṿng vây của cộng quân, tức là hậu quân của cộng quân vây Phục Quốc Quân ở Đồng Đăng. Tiền quân do Phạm Cao Hùng chỉ huy đă đi thoát, c̣n hậu quân do An Sinh chỉ huy phải đương đầu với cộng quân. Trận đánh kéo dài đến 8 tiếng đồng hồ mới đánh bại được cộng quân đi thoát. Tuy vậy, cũng phải bỏ lại mất khá nhiều quân dụng cùng một số khí giới hạng nặng, và có một số ít quân chạy lạc lên khu Phục Quốc Quân ở Đồng Đăng.
Tiến đến Đồn Bảo Lâm giáp giới Trung Hoa, Quốc Dân Quân tập trung tại đấy nghỉ ngơi.
Tại Đồng Đăng, Phục Quốc Quân hay tin, liền phái liên lạc đến Bảo Lâm, yêu cầu phái đại biểu đến tiếp nhận số quân đă chạy lạc đến Phạm Cao Hùng được phái đi. Nông Quốc Long đề nghị mới toàn bộ Quốc Dân Quân trở lại Đồng Đăng hợp tác với Phục Quốc Quân. Nhưng đề nghị này đă bị cấp chỉ huy Quốc Dân Quân bác bỏ, và đồng ư trở lại Chiến Khu Cai Kinh, v́ đấy không những là nơi hiểm yếu mà vấn đề quân lương cũng không đến nỗi phải quá lo âu. Nhưng muốn tiến đến Chiến Khu Cai Kinh, trước hết phải phái người đi t́m đường. Đến khi t́m được đường, nghĩa là phải đi đường ṿng biên giới. Lập tức toàn bộ lên đường, ngày nghỉ đêm đi, cũng có khi ngày đi đêm nghỉ tùy theo từng chặng đường. Ngủ giữa rừng hoang, uống nước khe suối, c̣n ăn th́ thiếu thốn cực khổ vô cùng.
Ṛng ră 15 ngày đi tới làng La Phát, một địa điểm tích trữ rất nhiều lương thực của việt cộng, có quân đội đóng giữ. Quốc Dân Quân liền đánh chiếm La Phát, lương thực trở nên đầy đủ, nhưng về đạn dược lại thiếu v́ trong những ngày đi rừng, quân sĩ v́ quá mệt nhọc, nên đă lén vứt bớt một số đạn ở dọc đường.
Bị mất kho lương, việt cộng chuyển thêm binh sĩ đến tấn công, uy hiếp suốt ngày đêm. Quốc Dân Quân bắt buộc phải vượt qua biên giới mua đạn, nhưng số đạn mua được ngày nào chỉ đủ dùng bắn trả lại cộng quân trong nội ngày hôm ấy.
Cộng quân tấn công ṛng ră suốt một tháng trời liên tiếp, Quốc Dân Quân phần thiếu đạn, phần binh sĩ lại bị ốm nhiều, thuốc men không có lấy một chút, nên có một số chết. Giữa khi ấy lại phát sinh nội phản, có kẻ manh tâm thông đồng báo tin cho cộng quân biết rơ t́nh h́nh khủng hoảng của Quốc Dân Quân. Đột nhiên một phong thư do một bàn tay bí mật đặt trong pḥng cấp chỉ huy Quốc Dân Quân, trong thư cộng quân vạch rơ đúng hết t́nh h́nh nội bộ rối ren, rồi đề nghị hợp tác.
Một cuộc họp cán bộ quân, chính được triệu tập, toàn thể cương quyết bác bỏ đề nghị của cộng quân, rồi tập trung binh sĩ giải thích mọi lư do, hạ lệnh chuẩn bị rút lui. Lực lượng Quốc Dân Quân khi ấy c̣n hơn 400 người Việt Nam Quốc Dân Đảng c̣n 210, Đại Việt Quốc Dân Đảng hơn 200 người.
Cuối tháng 9 năm 1946, vào hồi 1 giờ khuya, Quốc Dân Quân mở con đường máu rút qua biên giới. V́ có kẻ nội phản, cộng quân kéo đến vây kín ba mặt. Quốc Dân Quân vừa đánh vừa tiến sang địa phận Huyện Minh Giang thuộc Tỉnh Quảng Tây (Trung Hoa).
Trước khi rút khỏi La Phát, một số gồm 15 người già, ốm, đàn bà, trẻ con xin được trở về nguyên quán, v́ không c̣n đủ sức đi theo. Khi họ trở về đến Lộc B́nh, bị cộng sản bắt hết giữ lại, rồi chờ đến đêm khuya, bắt lột hết quần áo, dẫn ra giếng khơi, đẩy hết xuống chôn sống.
III.
Sang qua biên giới, chiếu luật quốc tế, toàn bộ Quốc Dân Quân bị chính phủ địa phương tước hết khí giới, rồi tập trung ở Kỵ Mă, một đồn tiền tuyến, giáp biên thùy Việt-Hoa.
Sau một tháng nghỉ ngơi, và liên lạc được với Tỉnh Đảng Bộ Trung Hoa Quốc Dân Đảng Quảng Tây, toàn thể Quốc Dân Đảng được chuyển đến Minh Giang và chia làm ba toán: Một toán đến Ninh Minh, một toán ở Minh Giang, một toán ở Tư Lạc, lương thực được tiếp tế một cách chu đáo.
Nhờ vậy, tinh thần và vật chất của toàn bộ được khôi phục. Cấp chỉ huy bắt đầu tổ chức huấn luyện chính trị, văn hóa và tăng gia sản xuất, phá rẫy trồng lúa, đậu, sắn, ngô v.v…
Tháng Giêng 1947, bắt đầu liên lạc được với các đồng chí ở Cai Kinh, Yên Thế.
Sang tháng thứ 2, từ Minh Giang, Quốc Dân Quân kéo về đánh Đồn Tà Lung do Pháp quân đồn trú, chiếm được một số vơ khí, rải truyền đơn kêu gọi đồng bào xiết chặt hàng ngũ với Quốc Dân Quân để đánh đuổi Thực-Cộng rồi rút lui.
Trở về Minh Giang, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chiêu mộ ‘’Chí Nguyện Quân’’ khắp giải biên giới Ung Châu, Khâm Châu, Thập Vạn Đại Sơn, Tĩnh Tây, huấn luyện thành một đạo quân hùng mạnh, để chờ cơ hội trở về nước diệt Thực-Cộng cứu nước.
Đến đầu năm 1948, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lại kéo về tập kích một đồn binh Pháp tại Cao Bằng nơi tiếp giáp biên giới Trung Hoa, với mục đích thăm ḍ lực lượng và đường lối giao thông.
Với sứ mạng chống thực dân và cộng sản, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đồn trú ở Ninh Minh, Minh Giang và Tư Lạc cũng cử một số đồng chí tham gia vào hàng ngũ Quốc Quân Trung Hoa đánh dẹp Hồng Quân tại các địa phương ấy.
Chú Thích:
1.- Bạch Thái Ṭng là con trai Cụ Bạch Thái Bưởi, bị cộng sản bắt cóc ở Khu Tự Vệ Việt Quốc ở Kiến An vào cuối năm 1946. Đưa lên giam ở nha công an, rồi vào Hỏa Ḷ, Hà Nội. Trước ngày chiến tranh Việt-Pháp (12.1946), đưa lên giam ở Phúc Yên, rồi Vĩnh Yên, rồi Thái Nguyên, rồi Ḷ Than tới Bắc Cạn. Mất tích vào 1948-1949 cùng với Nguyễn Triệu Luật, Đặng Vũ Trứ, Lê Thế, Trịnh Như Tấu, Thanh Minh v.v…
2.- Vệ An Quốc chính tên là Vi Văn Lưu, khi ấy được Nhật quân tín dụng, giao cho giữ chức Giám Đốc Bảo An Binh, Móng Cái.
ĐỆ TỨ CHIẾN KHU
I.
Đệ Tứ Chiến Khu gồm các Tỉnh Hưng Yên và Thái B́nh, nhưng Thái B́nh chỉ có một số ít đảng viên sang hoạt động chung với các đồng chí Hưng Yên.
Từ đầu tháng 11 năm 1945, chính phủ cộng sản tuyên truyền ầm ỹ về tổng tuyển cử quốc hội. Các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hưng Yên rải truyền đơn, căng biểu ngữ phản đối lối tuyển cử bịp bợm ấy.
Ngày mồng 10 tháng 12, chính quyền cộng sản huy động công an, cảnh sát đến vây nhà bắt Nguyễn Huy Thọ, Phạm Duy Kiều, Đoàn Bá Xích, Vũ Đủng, Nguyễn Trung Quất, Trịnh Thế Hùng, Đoàn Mạnh Chế…Tất cả hơn 40 người đem giam vào lao xá Tỉnh Hưng Yên.
Ngày 13 tháng 2 năm 1946, hai đảng viên là Đào Danh Quư và Lạc (3) huy động một số đồng chí vơ trang đánh phá lao xá Hưng Yên, giải cứu được tất cả các đồng chí ra, thiết lập trụ sở công khai ngay tại Thị Xă Hưng Yên.
Thành phần Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ Hưng Yên, gồm 7 người (4). Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội cũng thiết lập trụ sở công khai ở Thị Xă Hưng Yên, do Giáo Thăng, Nguyễn Thượng Đốc và Hinh phụ trách,
Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hưng Yên mua được 521 khẩu súng trường và súng lục cùng hai chiếc xe hơi để có phương tiện di chuyển đi tuyên truyền và lập Chi Bộ ở các Phủ, Huyện trong Tỉnh, trừ Huyện Văn Lâm giáp Phủ Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
Một cuộc xung đột đẫm máu đă xảy ra giữa Quốc-Cộng vào hồi tháng 3 năm 1946. Nguyên hôm ấy các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Huyện Phù Cừ mới Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ về Huyện để dự lễ thành lập Huyện Đảng Bộ. Khi công tác xong, trên đường trở về Thị Xă Hưng Yên, qua Đền Vương (Tiên Xá) bị cộng quân phục kích. Hai bên nổ súng, sau 30 phút giao chiến, cộng quân rút lui đem theo 3 xác chết, Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tử thương hai chiến sĩ Đội Côn và Tổng Uẩn.
Ngày 17 tháng 6, Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức lễ kỷ niệm 13 liệt sĩ Yên Bái tại sân quần vợt Thị Xă Hưng Yên, có mời đủ đại biểu các đoàn thể bạn và thân hào nhân sĩ cùng chính quyền việt cộng trong tỉnh đến tham dự rất đông đảo.
Trước giờ hành lễ, xảy ra chuyện tranh luận sôi nổi về vấn đề treo cờ. Đại biểu chính quyền cộng sản đ̣i treo lá cờ đỏ sao vàng lên trên hai lá Đảng Kỳ Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội. Đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Huy Thọ cương quyết không chịu, cho rằng lá cờ đỏ sao vàng chỉ là lá cờ riêng của mặt trận Việt Minh, chứ không phải là quốc kỳ, vậy th́ chỉ có thể treo ngang hàng với hai lá Đảng Kỳ của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội mà thôi. Bởi vậy cuộc lễ kỷ niệm ngày hôm ấy không được đẹp đẽ lắm.
Sau cuộc hành lễ, ban tổ chức ra lệnh biến thành cuộc biểu t́nh vơ trang tuần hành qua các phố trong thị xă, trưng khẩu hiệu ‘’Đả đảo Việt Minh cộng sản độc tài’’. Và cũng từ đấy giữa Việt Quốc và việt cộng tuyệt giao.
Cũng như các chiến khu Đảng Bộ khác, từ trung tuần tháng 7 năm 1946, cộng sản bắt đầu ra lệnh cho công an theo dơi các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Những người từ trụ sở Tỉnh Đảng Bộ trở về làng, ra khỏi thị xă một cây số, là bị công an cộng sản dùng vơ lực uy hiếp bắt cóc đem đi mất tích, những đảng viên từ các địa phương đến thị xă cũng vậy. Những đảng viên hoạt động ở các Phủ, Huyện cũng đều bị công an cộng sản khủng bố, đồng thời c̣n ngầm cấm và bắt giam những người đem lương thực đến tiếp tế cho nhân viên Tỉnh Đảng Bội.
Tỉnh Đảng Bộ Hưng Yên phái liên lạc lên Trung Ương Đảng Bộ báo cáo và xin chỉ thị, có đi mà không trở về! Bất đắc dĩ, Nguyễn Huy Thọ phải đích thân lên Hà Nội, trên đường trở về đến khoảng giữa đường Hà Nội-Hưng Yên th́ bị công an cộng sản đón bắt. (5)
Trụ sở Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hưng Yên từ đấy trở nên cô lập hiu quạnh, không c̣n ai qua lại, chỉ c̣n một số nhân viên, những người có nhiệm vụ và một mớ súng đạn mà thôi! Măi về sau, một nữ cán bộ, chị Vũ Thị Ngấn từ Hà Nội về thoát Hưng Yên, mới được biết rơ t́nh h́nh rối ren và nguy ngập đương xảy ra ở Hà Nội.
Hưng Yên là một tỉnh miền đồng bằng, không có căn cứ địa về quân sự, tiến thoái vô lộ. Các chiến sĩ, những người c̣n ở lại trụ sở Thị Xă Hưng Yên, quyết định mạo hiểm mở con đường máu rút lui về Dỵ Chế, một làng trù phú, lại có nhiều đảng viên thuộc Huyện Tiên Lữ cùng Tỉnh.
Trên đường rút lui về tới làng Đào Đặng, bị cộng sản đem quân phục kích. Một trận ác chiến đă diễn ra. Bên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị chết và bị thương 24 người, cộng sản bị chết và bị thương hơn 30 người.
Về Dỵ Chế, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng quy tụ đồng chí các làng lân cận, tổ chức thành ‘’Một làng chiến đấu chống cộng cộng sản’’. Thiết lập trụ sở, tuyên truyền kết nạp thêm đồng chí, tổ chức kinh tài v.v…
Cộng sản trước hết thi hành chính sách bao vây kinh tế, phái quân đội bao vây bốn mặt làng Dỵ Chế ngoài ṿng 1 cây số, ngăn cản không cho những người lạ mặt vào làng, chặn mọi sự mua bán tiếp tế.
Để bảo vệ kinh tế, vụ lúa tháng 10 năm 1946, các chiến sĩ Dỵ Chế mang theo vũ khí ra đồng làng gạt lúa ở những phần ruộng của ḿnh về làm lương thực. Cộng sản huy động quân đội đến tấn công. Chủ Nhiệm Phạm Duy Kiều (6) bị bắt sống và một số hơn 30 chiến sĩ bị chết và bị thương.
Vũ Đũng được các đồng chí cử lên làm Chủ Nhiệm thay thế đồng chí Phạm Duy Kiều. Đến tối ngày 18 tháng 12 năm 1946, cộng sản cho bắc loa chỉa vào làng Dỵ Chế kêu gọi các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ra hợp tác thống nhất quân đội để chống xâm lăng. Thực dân Pháp đă đánh chiếm Hải Pḥng và lăm le tiến đánh chiếm khắp nơi.
Sau cuộc hội nghị, các chiến sĩ Dỵ Chế cử Vũ Ban lên cḥi gác phóng thanh trả lời: ‘’Đồng ư hợp tác và thống nhất quân đội chống xâm lăng, nhưng bên nào giữ khí giới bên ấy dưới lá cờ của đảng ḿnh, không được khủng bố bắt bớ gia đ́nh nhau và phải thả hết các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng mà công an bắt giữ từ trước…’’
Chính quyền cộng sản trả lời ứng chịu các điều kiện, và ước hẹn ngày giờ mời hết các chiến sĩ Dỵ Chế ra Đ́nh làng để cùng chính quyền cộng sản kư tờ giao ước.
Đến ngày giờ đă ấn định cộng sản huy động dân chúng vác biểu ngữ nêu cao khẩu hiệu:
‘’Hoan nghênh anh em Việt Nam Quốc Dân Đảng biết đặt tổ quốc trên hết’’
‘’Cùng nhau đoàn kết, tư thù quên hết’’
Khi ra tới Đ́nh làng Dỵ Chế, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng về phía Đông sân Đ́nh, quân đội cộng sản đứng phía bên Tây. Sau khi làm lễ chào cờ, cán bộ cộng sản yêu cầu cả hai bên cùng để khí giới trước sân Đ́nh, để cùng nhau vào cả trong Đ́nh kư tờ giao ước. Cả hai bên đều hô to khẩu hiệu:
‘’Tư thù quên hết! Cùng nhau đoàn kết chống xâm lăng!’’
Tiếng hô trong Đ́nh làng vang dội, th́ ở ngoài sân Đ́nh bỗng từ tứ phía ầm ầm kéo tới hàng ngàn người, gồm đủ đàn ông, đàn bà, trẻ con, khác nào đàn ong vỡ tổ, cướp đi hết tất cả số súng đạn của cả hai bên để trước sân Đ́nh.
Các chiến sĩ Dỵ Chế phút chốc trở nên tay không. Bấy giờ cộng quân kéo thêm tới dùng vơ lực uy hiếp mời Vũ Đũng sang làng Nghĩa Chế, một làng kế cận để cùng ủy ban hành chính huyện thảo luận, rồi đưa Vũ Đũng đi giam ở Chi Lê (thuộc Tỉnh Hà Nam).
C̣n lại số 300 chiến sĩ, đến đêm 19 tháng 12 năm 1946, cộng sản đem quân đội đến mời hết đi, nói thác là đi để cùng quân đội chính phủ đánh giặc Pháp.
Cộng quân dẫn đến cánh đồng làng Hoàng Xá, tục gọi là làng Vàng, cùng Huyện, ở đây đă được đào sẵn nhiều dăy giao thông hào sâu. Cộng sản ra lệnh thủ tiêu hết.
C̣n các chiến sĩ ở các địa phương trong Tỉnh Hưng Yên, những người mà cộng sản biết đích danh có hoạt động, đều bị bắt đưa đến trại giam Lư Bá Sơ, tên một đao phủ thủ của cộng sản ở Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa.
Chú Thích:
3.- Đào Danh Quư sinh quán tại làng Liên Phương, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên, Đào Danh Quỳ bị cộng sản thủ tiêu vào cuối năm 1949 ở nguyên quán. C̣n Lạc cũng là đảng viên Việt Quốc người cùng huyện với Quư.
4.- Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ: Phạm Duy Kiều.
Phó Chủ Nhiệm kiêm Liên Lạc: Vũ Đũng.
Tổng Bí Thư: Nguyễn Huy Thọ.
Phụ Tá Quân Sự: Nguyễn Văn Xuyên.
Ủy Viên Tài Chính: Nguyễn Trung Quất.
Ủy Viên Tổ Chức: Hà Quư Đức tức Giang Khôi.
Ủy Viên Quân Sự: Đỗ Danh Giao tức Đỗ Quốc Tín.
5.- Nguyễn Huy Thọ sinh ngày mồng 6 tháng 5 năm Tân Hợi (1911) tại làng Trung Lập, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên.
Năm 1928 là Học Sinh Đoàn của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Thành Phố Hải Pḥng, phụ trách công tác đánh đồn binh Tỉnh Kiến An. Bị Hội Đồng Đề H́nh họp tại Kiến An phát lưu đi Côn Đảo năm 1930.
Năm 1945 được trả tự do trở về nguyên quán.
Là chiến sĩ hoạt động tích cực chống Thực-Cộng. Đến ngày 11.10.1946. bị công an cộng sản đón bắt vào khoảng giữa đường Hà Nội-Hưng Yên đưa đi giam kín. Đến ngày 28.12.1946, đem chôn sống tại làng Đại Quan, Phủ Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên.
6.- Phạm Duy Kiều bị việt cộng bắt đưa về với gia đ́nh của Cụ ở làng Lệ Chi, Huyện Tiên Lữ, Tỉnh Hưng Yên. Cộng sản dụ đầu hàng, viết thư kêu gọi các đồng chí ở Dỵ Chế ra hợp tác, Phạm Duy Kiều cương quyết không chịu, rồi sau 4 ngày, Cụ tử tự trước mặt mọi người trong gia đ́nh.
Phạm Duy Kiều là người gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng ngay từ ngày Đảng mới thành lập. Sau vụ án Bazin, Cụ bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 5 năm đày ra Côn Đảo.
ĐỆ NGŨ CHIẾN KHU
I.
Đệ Ngũ Chiến Khu Đảng Bộ gồm các Tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh B́nh.
Từ cuối mùa Hè năm 1945, Trần Trọng Long tức Long Xương cùng một số cán bộ được Trung Ương Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng phái xuống Tỉnh Nam Định họp với số cán bộ địa phương để phát động phong trào. Nơi liên lạc bí mật đặt tại một căn nhà tại Phố Bến Thóc, và một địa điểm liên lạc khác tại số 2 Phố Ga, Nam Định.
Sau ngày 19 tháng 8 năm 1945, việt cộng đoạt được chính quyền Tỉnh Nam Định, đem lực lượng công an cảnh sát đến bao vây nơi liên lạc của Việt Quốc ở Phố Ga. Hai bên nổ súng, bên Việt Nam Quốc Dân Đảng tập trung hỏa lực tấn công rất mạnh, khiến việt cộng phải rút lui. Nhân đà thắng ấy, các cán bộ Việt Quốc ở Thành Nam Định thuê luôn 4 căn nhà Phố Ga, thiết lập trụ sở công khai tranh đấu.
- Căn A là trụ sở của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội.
- Căn B là trụ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
- Căn C là cơ quan huấn luyện quân, chính.
- Căn D là cơ quan bảo vệ trụ sở.
Sau khi Tỉnh Đảng Bộ được thành lập, hoạt động công khai th́ có một số đồng bào ở xứ Bùi Chu và Phát Diệm đến xin tham gia, đoàn kết trên phương diện cách mạng diệt cộng và kiến quốc. Bởi vậy số thanh niên Công Giáo từ hai giáo khu ấy đến dự lớp quân, chính rất đông nên phải đặt thành vấn đề huấn luyện cấp tốc, mỗi khóa 7 ngày cho 200 thanh niên, do cán bộ quân sự là đồng chí Bảo phụ trách.
Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ liền tính đến vấn đề mua sắm thêm vũ khí, lập khu chiến đấu tại Cổ Lễ và Bùi Chu, đồng thời phái cán bộ đi liên lạc với các đồng chí ở Ninh B́nh, Thái B́nh và Hà Nam để thành lập Tỉnh Đảng Bộ ở các nơi ấy.
Đầu tháng Giêng năm 1946, Quốc Dân Đảng và cộng sản kư thỏa hiệp đoàn kết tại Hà Nội, được phổ biến đi khắp Chiến Khu Đảng Bộ, một số đảng viên trong giáo giới Tỉnh Nam Định, Giáo Thắng, Giáo Chúng, Giáo Quỳnh, Giáo Đại…được chính quyền cộng sản trả tự do.
Thừa cơ hội Quốc-Cộng đoàn kết, một số cán bộ cộng sản len lơi vào được trong tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng làm gián điệp, chia rẽ hàng ngũ và phá hoại, mặt khác, cộng sản ngầm khủng bố bắt cóc đại biểu Công Giáo, Giáo Khu Bùi Chu thủ tiêu, khiến các cán bộ đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoang mang phân tán rút lui dần. Trụ sở công khai lác đác c̣n có mấy người do Giáo Thắng phụ trách, kéo dài được ít tháng rồi rút về hoạt động tại Giáo Khu Phát Diệm, Bùi Chu do đồng chí Bạch Dân lănh đạo.
II.
Phát Diệm khi ấy Đức Cha Lê Hữu Từ được chính phủ Hồ chí Minh mời ra làm cố vấn, nên các người trong Giáo Khu đều được che chở.
Năm 1946, lợi dụng một cuộc bạo động của cộng sản ám sát một Đoàn Trưởng Thanh Niên Công Giáo của Khu Bùi Chu, ḷng dân căm phẫn, tự tổ chức biểu t́nh chống đối, phá ty công an và phái bộ của cộng sản. Các cán bộ địa phương của Việt Nam Quốc Dân Đảng dựa vào đó tổ chức các Đoàn Tự Vệ, dưới quyền chỉ huy của Đức Cha Lê Hữu Từ.
Nép dưới h́nh thức tổ chức công khai hợp pháp, nên các cơ sở tổ chức tại Phát Diệm, các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng quy tụ được rất đông đồng chí, mở lớp huấn luyện, tuyên truyền, việc đáng chú ư là cử cán bộ liên lạc với Giáo Khu Thanh Hóa, mưu đồ chiếm lại chính quyền Tỉnh ấy, song công việc không thành.
Đến năm 1949, sau khi Pháp quân đổ bộ Phát Diệm, các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng một phần đă nắm vững được Tự Vệ Công Giáo, nên luôn luôn t́nh đủ mọi cách mua thêm vũ khí cất giấu một nơi, mưu đồ đại sự nếu gặp thời cơ.
Việt cộng vẫn coi Phát Diệm là cái gai nhọn làm trở ngại việc tiến triển chính sách cộng sản ở các Khu Công Giáo địa phương, nên ngầm kéo đại quân đến tấn công, lấy danh nghĩa giải phóng Phát Diệm với âm mưu là đàn áp tiêu diệt Công Giáo là phần chính và phần phụ là tiêu diệt các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. V́ cộng sản thừa biết chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng mà đa số đồng bào Công Giáo ở Phát Diệm. Nhưng khi cộng sản kéo quân về đến Gia Kiệm, th́ toàn thể cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng thân đi sách động chỉ huy tự vệ chiến đấu. Đến phút cuối cùng cộng sản bị thất bại nặng nề phải rút lui.
Tóm lại, Phát Diệm trong giai đoạn cộng sản đoạt chính quyền cho đến di cư vào miền Nam, cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tuy có hoạt động trong vùng bí mật với tính cách hoạt động cho tôn giáo tín ngưỡng mà thôi, chứ chính thức danh nghĩa tranh đấu trên h́nh thức Đảng coi như không có ǵ đáng kể.
Trong các buổi hội thảo, các Đức Cha vẫn đề cao tinh thần tranh đấu của các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng về sự hoạt động tại Giáo Khu.
ĐỆ LỤC CHIẾN KHU
I.
Vào tháng 8 năm 1945, một số cựu chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Tỉnh Thanh Hóa được Trung Ương Đảng Bộ ra mật lệnh gấp rút thành lập một chiến khu tại miền Trung, để phát triển đảng viên, huấn luyện chính trị, quân sự, và nhất là về mặt tuyên truyền chính nghĩa sâu rộng trong quần chúng.
Sau cuộc họp bất thường, các chiến sĩ Thanh Hóa đều tán thành lấy đồn điền Gi Linh làm căn cứ địa, v́ nơi đây đă trải qua một thời kỳ oanh liệt của Vua Ngô mà hiện nay vẫn c̣n di tích, Thành đắp bằng đất, chu vi bằng 20 mẫu ta, mặt Thành rộng 5 thước, cao 2 thước đó là dấu vết hiện thời, c̣n trước kia cao bao nhiêu th́ không rơ.
Chủ nhân đồn điền Gi Linh là Cụ Trần Văn Gioăn, một vị túc nho, nhạc phụ của cố đồng chí Hoàng Văn Tùng (7) và là thân phụ của đồng chí Trần Văn Bân (8) nên sự điều đ́nh rất nhanh chóng, Cụ Trần vui ḷng hy sinh tất cả sản nghiệp và gia đ́nh cho Đảng.
Măi đến ngày 15 tháng 12 năm 1945, nhân một cuộc các chiến sĩ Gi Linh tổ chức một cuộc tập trận giả, cộng sản mới hay là ở Gi Linh có quân đội, nhưng lại hiểu lầm tổ chức này là của địa chủ chống lại chính quyền cộng sản, nên tỏ vẻ muốn điều đ́nh và hợp tác.
Để tránh sự va chạm đến đổ máu vô ích và có đủ th́ giờ chuẩn bị một cuộc cướp chính quyền Tỉnh Thanh Hóa sau này, một hội nghị đă được triệu tập tại Gi Linh, đa số tán thành thuyết điều đ́nh để ḥa hoăn, nên có sự gặp gỡ giữa đại biểu Gi Linh là Trần Phục Đán (9) và đại biểu cộng sản là Lê Kiểu, chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh Thanh Hóa. Việc cử Trần Phục Đán làm đại biểu thương thuyết là bởi các chiến sĩ Gi Linh muốn để sau này có thể bảo đảm tính mạng cũng như tài sản của gia đ́nh họ Trần ở ấp Gi Linh.
Cuộc thương thuyết kéo dài từ ngày 20 tháng 12 đếm ngày 15 tháng Giêng năm 1946, hai bên kư kết bản giao ước hợp tác, và bất khả xâm phạm tính mạng và tài sản Gi Linh. Sau khi kư kết, cộng sản đem 5 xe hơi hạng nặng vào Gi Linh để chuyên chở các chiến sĩ và vơ khí di chuyển ra Thị Xă Thanh Hóa.
II.
Ngày mồng 8 tháng 2 năm 1946, nhân một cuộc đi tập luyện theo thường lệ, các chiến sĩ Gi Linh đă thừa cơ hội chiếm luôn Sở Nông Giang làm trụ sở, Đảng Kỳ Việt Nam Quốc Dân Đảng lần đầu tiên tung bay dưới ṿm trời Tỉnh Thanh Hóa. V́ nhu cầu cần thiết, các chiến sĩ ấy lại chiếm luôn cả Khách Sạn Tứ Dân của Đặng Trần Hổ, và đă lợi dụng t́nh thế đặc biệt, cử Đặng Trần Hổ (10) làm Chủ Tịch Ủy Nhiệm dưới quyền lănh đạo của Lê Khang.
Để mở rộng phạm vi hoạt động, các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chiếm luôn khu quân nhu của cộng sản đồng thời bắt cóc Cụ Cử Soạn về làm cố vấn (11).
Thanh thế và ảnh hưởng của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Thanh Hóa lúc bấy giờ rất lớn lao và sâu rộng. Nhân dân nhộn nhịp đến nghe phát thanh hàng ngày từ hồi 16 giờ rưỡi đến 18 giờ rưỡi, khiến cộng sản phải tức tối vô cùng, nhiều lần đă định dùng áp lực quân sự để giải tán trụ sở nhưng đều bị các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chống đối rất kịch liệt, mặc dầu đôi khi phải đổ máu.
Được nhân dân ngày càng ủng hộ nhiệt liệt, nhất là những gia đ́nh có thân nhân hiện c̣n bị giam giữ ở các lao xá Lao Bảo, Côn Lôn v.v…
Giữa khi ấy một vụ đổ máu ở nội bộ xảy ra. Nguyên nhân chỉ v́ một đảng viên là Trần Trọng Thám, được lệnh mang một khẩu súng lục từ Trung Ương về cho Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hóa sử dụng, nhưng Thám không chịu nộp cho Ủy Ban Quân Sự. Ban Kiểm Soát ḍ biết, cho đ̣i lại súng nhưng Thám nhất định lánh mặt. Để giữ kỷ luật đảng, Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hóa bắt buộc phải xử tử Trần Trọng Thám, mặc dầu Thám là con một bực lăo thành đáng kính trọng.
V́ sự đ̣i hỏi của nhân dân và nhất là của một số đông anh em cựu binh sĩ, nên Tỉnh Đảng Bộ lại phải lập thêm nhiều cơ sở phụ thuộc, tổng cộng là 28, để có đủ nơi huấn luyện, tuyên truyền lư thuyết và giải thích vạch trần mặt nạ cộng sản do Ủy Viên Tuyên Truyền Vũ Đ́nh Tuyên phụ trách. Trong khi ấy th́ vợ của Đặng Trần Hổ đă lợi dụng địa vị của chồng làm nhiều chuyện bậy, có hại đến thanh danh Đảng nên bị các đồng chí mời Đặng Trần Hổ về, một số định đưa Đái Đức Tuấn (12) lên thay, nhưng đa số lại tán thành cử đồng chí Lưu Văn Thiều. Lê Khang rất tán thành và đề nghị với Trung Ương Đảng Bộ cũng được chấp thuận, đồng thời c̣n cử nữ đồng chí Thị Xuân giữ trọng trách tiếp tế vơ khí.
Trên đường từ Hà Nội vào Thanh Hóa, đồng chí Lưu Văn Thiều và chị Xuân bị công an cộng sản đón bắt ngay dọc đường, đưa thẳng vào giam cầm tại lao xá Tỉnh Nghệ An. Một số vơ khí quan trọng cũng bị cộng sản tịch thu mất.
Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hóa được tin, lập tức ủy cho Ban T́nh Báo t́m cho được số vơ khí ấy tàng trữ ở đâu, và ủy cho Đặc Vụ phải lùng bắt cho được tên Hùng là cảnh sát trưởng cộng sản tại Thanh Hóa.
Lệnh ban ra, chỉ trong ṿng một tuần lễ, Ban Đặc Vụ đă tước được 100 khẩu súng trường của cộng sản để tại các đồn lẻ và bắt được tên Hùng. Hùng bị bắt, cộng sản cử ngay tên Hoàng lên thay. Hoàng giữ thái độ dè dặt, nên các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng dễ bề hoạt động, ít bị ngăn trở.
III.
Công tác Đảng đang đà phát triển mạnh mẽ, bỗng ngày mồng 6 tháng 4 năm 1946, Trung Ương Đảng Bộ ra mật lệnh cho toàn thể đảng viên phải rút lui. Lê Khang (13) liền triệu tập hội nghị để lấy ư kiến chung. Hội nghị tranh luận rất sôi nổi, cuối cùng đi tới quyết nghị, tùy theo sự can đảm và tài năng của mỗi người, ai có thể sang Trung Hoa học hỏi thêm th́ nên xuất ngoại, c̣n ai ở lại th́ nên trà trộn với quần chúng t́m cách phá hoại cộng sản bằng mọi cách phản tuyên truyền và gây rối địch.
Kết quả số người xin đi rất đông, trên đường rút lui ra Hà Nội, v́ sự tổ chức kém chu đáo, nên khi ra tới Phủ Lư, quân đội và công an cộng sản đă bắt được một số đưa về giam ở Thanh Hóa và Nghệ An trong số có Đỗ Văn, Bùi Anh Tuấn và chị Đặng Trần Hổ…
Những người ở lại phải bảo vệ trụ sở, phải lo chống đối với cộng sản một cách tích cực. Cộng sản t́m đủ mọi cách khủng bố, ban ngày phục kích khắp nơi để chặn bắt các người liên lạc, ban đêm tắt điện đề pḥng sự rối loạn, thừa cơ đánh úp. Nhưng các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn b́nh tĩnh xếp đặt kế hoạch không kém phần linh động, trá h́nh rồi rút lui dần dần, và tản mác vào Ngàn Mục (Như Xuân), Ba Làng (Tĩnh Gia). Một số được Cai Chế và Cẩm Bá Thước giúp đỡ che chở một cách tận t́nh. V́ thế nên mới có một số đảng viên lănh đạo phong trào kháng cộng ở Mậu Thôn, Ba Làng trong những năm 1947-1949 một cách anh dũng, do ở sự kinh nghiệm chiến đấu tại Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hóa, Đệ Lục Chiến Khu Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Chú Thích:
7.- Hoàng Văn Tùng là một sáng lập viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, bị mật thám bắt giam sau vụ ám sát Bazin vào tháng 2 năm 1929. Trong thời gian Hội Đồng Đề H́nh thẩm vấn trong ngục thất Hỏa Ḷ. Hà Nội th́ anh Hoàng Văn Tùng bị cảm nặng. Thấy khó ḷng sống được, Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh cho vợ anh đưa về với gia đ́nh ở Thanh Hóa. Đưa về tới nhà th́ anh Hoàng Văn Tùng tạ thế. Hoàng Văn Tùng có người con trai độc nhất là Hoàng Văn Bách cũng bị cộng sản giết chết vào năm 1946.
8.- Năm 1952, Trần Văn Bân bị cộng sản bắt đem đến làng Lai Triều, giết bằng 7 phát súng trường mới chết.
9.- Là con thứ 5 của Cụ Trần Văn Gioăn.
10.- Là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.
11.- Cụ Cử Soạn là một nhà cách mạng thời Đông Du, sau khi măn án phát lưu, cụ về tu ở Chùa Đào Viên, gần Thành Phố Thanh Hóa. Đặt ra vấn đề ‘’bắt cóc’’, sự thực chỉ là một thủ đoạn để tránh cho Đào Viên Tự khỏi bị cộng sản tàn phá để trả thù.
12.- Đái Đức Tuấn bút hiệu Tchya là một văn sĩ, nguyên quán ở Thanh Hóa.
13.- Lê Khang chính tên là Lê Văn Ninh sinh năm Quư Sửu (1913) là con cụ Lê Văn Chàm và Trần Thị Đảm tại làng Phùng Đông, Tổng Phùng Thịnh, Phủ Thiệu Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
Thuở thiếu thời, ṭng học hết năm thứ ba Trường Trung Học Hà Nội, bỏ sang Trung Hoa làm nghề dạy học tư gia Ga Khai Viễn, rồi thi đậu vào ngạch kiểm soát Sở Hỏa Xa Hà Nội-Vân Nam. Nguyên là đảng viên đệ tứ quốc tế. Đến năm 1933, gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Hải Ngoại Bộ Vân Nam đổi tên là Lê Khang.
Là một đảng viên, một cán bộ nhiệt thành và gương mẫu, tài ba lỗi lạc, được các đồng chí rất kính phục và mến yêu.
Vào cuối tháng 7 năm 1946, Lê Khang từ trụ sở Trung Ương Đỗ Hữu Vị ra đi, qua trường học Hàng Than, bị công an trùn chăn bắt đi giam tại nha công an, rồi Hỏa Ḷ, Hà Nội vào sà-lim án tử h́nh. Cho đến trước ngày chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, cộng sản đưa anh em lên giam ở lao xá Tỉnh Phú Thọ. Sang 1947, khi hay tin quân đội Pháp sắp đánh vào Phú Thọ, cộng sản liền đem Lê Khang, Phan Kích Nam cùng 11 người khác ra thủ tiêu ở băi cỏ gần lao xá Phú Thọ.
ĐỆ THẤT CHIẾN KHU
Đệ Thất Khu Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập vào cuối tháng 10 năm 1945, gồm các Tỉnh Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên, Thị Xă Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên (Trung Việt) do Phan Xuân Thiện tức Phan Kích Nam (14) là người đă góp rất nhiều công lao vào việc xây dựng buổi đầu và đồng thời cũng là Chủ Nhiệm Ban Chấp Hành Khu Đảng Bộ. Kế tiếp đến Liên Hữu (15), Hoàng Bảo (16), Bửu Niêm và Vơ Tài tức Hồng Vân (17).
Đệ Thất Chiến Khu Đảng Bộ được thành lập giữa khi chính sách theo dơi và khủng bố gắt gao của chính quyền cộng sản. Dưới sự vuốt ve lừa gạt khéo léo của các tổ chức cứu quốc của mặt trận Việt Minh đương thời toàn thịnh, nên cơ sở Đảng Bộ đang ở trong thời kỳ phôi thai, sự phát triển không được đồng đều, phong trào tương đối khá vững chắc là ở Thừa Thiên và Huế, rồi sau là Quảng Nam, đảng viên khá đông, tinh thần tranh đấu cũng mạnh, c̣n tại các Tỉnh khác: Quảng B́nh, Quảng Trị, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên th́ cơ sở mới tổ chức sau, lực lượng c̣n non yếu, nên hưởng ứng cản nhân dân chưa được rộng răi.
Chú Thích:
14.- Phan Xuân Thiện tức Phan Kích Nam chính quán tại Quận Điện Bàn thuộc Tỉnh Quảng Nam, theo Đạo Tin Lành, đậu Tú Tài thời Pháp thuộc nhưng không chịu ra làm công chức, sống bằng nghề dạy học tại trường tư thục, để có thời gian hoạt động các mạng.
Phan Xuân Thiện bị công an việt cộng bắt, khi chúng đến vây khám trụ sở Ôn Như Hầu, Hà Nội vào ngày 12.7.1946, đem giam vào sà-lim (cellule) án tử h́nh tại Hỏa Ḷ, Hà Nội. Trước ngày chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, chính quyền việt cộng đưa lên giam tại lao xá Tỉnh Phú Thọ, giam dưới hầm kín (cachot) giữa sân. Cho đến một đêm vào đầu năm 1947, việt cộng dẫn ra khu đất hoang gần lao xá Tỉnh Phú Thọ hạ sát cùng với Lê Khang và 11 người khác.
15.- Liên Hữu chính tên là Nguyễn Tấn Quê, bị việt cộng bắt giam lần thứ nhất, anh trốn thoát. Đến tháng 5.1946, lại bị việt cộng bắt giam lần thứ hai cùng với Nguyễn Đôn Dư. Cả hai người cùng bị công an việt cộng thủ tiêu.
16.- Hoàng Bảo chính tên là Tôn Thất Dật, chính quán tại Thừa Thiên.
17.- Vơ Tài sinh năm 1910 tại Dương Đàn, Tổng Chiên Đàn, Quận Tam Kỳ, Vơ Tài tiếp tục ṭng học bậc trung học tại Quốc Học Quy Nhơn. Đến niên khóa thứ 3, v́ làm luận Pháp văn có tánh cách cách mạng, bị mật thám Pháp theo dơi, và sai khi bị bắt giam, v́ bắt được trong tập sách có để một số truyền đơn chống Pháp, nên bị kết án 7 tháng tù ở và giao về nguyên quán quản thúc.
1932, trở ra Hà Nội tiếp tục ṭng học tại Trường Hồng Bàng.
1933, trở về chính quán mở trường tư thục tiểu học.
1934, trường tư thục tiểu học được di chuyển đến Thị Xă Tam Kỳ, đổi tên là trường ‘’Ích Trí’’. Sau ít lâu bỏ vào Sài G̣n kinh doanh thương mại, tháng 8.1945, sau ngày việt cộng đảo chính, Vơ Tài bị việt cộng theo dơi, nên anh phải lén ra Hà Nội, liên lạc và được gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng lấy bí danh là Hồng Vân, được cử làm đại diện cho ‘’Đệ Thất Khu Đảng Bộ’’, hoạt động công khai tại trụ sở số 7 đường Ôn Như Hầu, Hà Nội.
Đến sau ngày Pháp quân đổ bộ lên Hà Nội, các đảng phái quốc gia bị đàn áp và vu khống bôi nhọ. Hồng Vân trốn thoát, cạo trọc đầu, vận y phục giả làm Hoa kiều, để dễ bề bí mật hoạt động.
Đến ngày 19.12.1946, Hà Nội bị triệt để tản cư, Hồng Vân lánh vào Tỉnh Thanh Hóa đổi tên là Lê Phương B́nh, nhưng cũng không thoát khỏi bàn tay công an việt cộng. Bị bắt giam ở Thanh Hóa, nhưng việt cộng không điều tra được lư lịch. Không may sau có người đồng hương tên là Vơ Tuấn Khanh biết tin Vơ Tài đến thăm, nên bị lộ h́nh tích. Cũng có người lại nói là do em gái Hoàng Đạo nhận diện được ra.
Tông tích bị lộ, Vơ Tài bị cộng sản sát hại vào năm 1949 tại Thanh Hóa (Theo tài liệu của ông Vơ Khắc Trí tại Sài G̣n).
TỈNH ĐẢNG BỘ THỪA THIÊN
Đệ Thất Khu Bộ sau khi tổ chức xong Trụ Sở bí mật đặt tại Kinh Đô Huế, nên Tỉnh Bộ Thừa Thiên cũng được lưu ư xây dựng trước tiên vài cuối tháng 10.1945, gồm một số trí thức, tiểu tư sản như Quế Lâm, Phan Kinh, Nguyễn Văn Thuyết, Ngô Văn Hậu v.v…Quế Lâm được cử làm Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ.
Phong trào phát triển từ thành thị với sự tham gia của các giới trí thức, tiểu thương, tiểu địa chủ, thanh niên, học sinh và thợ thuyền kế tiếp lan dần về các phủ, huyện thôn quê: Quảng Điền, Hương Điền, Hương Thủy và được sự hưởng ứng đông đảo của các vị thân hào, nhân sĩ và nông dân giác ngộ tại các địa phương đó.
Những sự tuyên truyền chống đối chính sách độc tài phi nhân của cộng sản hoạt động mạnh mẽ nhất là tại Thị Xă Huế, c̣n các miền nông thôn thời sự hoạt động của đảng viên giữ tính cách ngấm ngầm, bí mật để bảo tồn cơ sở trong thời kỳ phôi thai non yếu.
Về sau Tỉnh Đảng Bộ Thừa Thiên c̣n cung cấp cho các khóa huấn luyện của Đệ Thất Khu Bộ mở tại Hà Nội và các chiến khu Bắc Việt một số cán bộ về thụ huấn, đồng thời lại vận động được một số tiền khá cho quỹ của Khu Bộ những năm 1945-1946.
TỈNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NAM
Cũng vào cuối tháng 10.1945, Phan Xuân Thiện sau khi tổ chức xong ở Huế và Thừa Thiên trở vào Quảng Nam bắt liên lạc với Phan Bá Lân ở Điện Bàn, rồi thẳng vào Thị Xă Tam Kỳ gặp Trương Phước Tường, bí danh Lâm Cốc, thảo luận việc tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Sau đó ít ngày, Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng lâm thời Tỉnh Quảng Nam thành lập tại một địa điểm thuộc xă Xuân An, Quận Tam Kỳ.
Ban Chấp Hành do Trương Phước Tường làm Chủ Nhiệm, Phan Bá Lân bí danh Quỳnh Dương (sau đổi là Lê Liên) làm Bí Thư (tức là Phó Chủ Nhiệm). Các Ủy Viên vận động là Lương Vĩnh Thuật bí danh Hàm Sơn, phụ trách Tôn Giáo Vận là Vũ Ngọc Cẩn bí danh Kim Thạch v.v…
Với cả tấm ḷng nhiệt thành hy sinh, với tinh thần tích cực và hăng say hoạt động của đa số cán bộ và đảng viên cơ sở, Đảng dần dần được phát triển khá nhanh chóng, từ thành thị đến nông thôn trên hầu khắp tám Phủ, Huyện của Tỉnh Quảng Nam. Với thành phần tham gia gồm có: Giáo sư, trí thức, thanh niên, học sinh, công nhân, thân hào, tiểu tư sản và nông dân. Tinh thần tranh đấu của cán bộ và quần chúng đảng viên khá cao. Bất chấp cả mọi mánh khóe thủ đoạn dọa dẫm, khủng bố chia rẽ của cộng sản, anh em quyết tâm xây dựng cách mạng. V́ thế, nên sau một thời gian nỗ lực công tác, vào cuối tháng 11.1945, các Huyện Đảng Bộ trong Tỉnh Quảng Nam, đă lần lượt tổ chức được Ban Chấp Hành Lâm Thời, gồm nhân sự và cán bộ khá đầy đủ. Huyện Bộ Ḥa Vang do Hồ Quư Thích, Nguyễn Tích, Nguyễn Vạn và Nguyễn Bút phụ trách. Huyện Bộ Điện Bàn do Phan Tùng, Phan Cần và Phan Vị phụ trách. Huyện Bộ Duy Xuyên do Phan Ngô, Bùi Luận và Bùi Hoàng phụ trách. Huyện Bộ Quế Sơn do Hà Cư, Phan Mật và Nguyễn Đ́nh Thiệp phụ trách. Huyện Bộ Tam Kỳ do Nguyễn Thứ, Nguyễn Ân, Vơ Tụng, Nguyễn Hoàng v.v…phụ trách Huyện Bộ Tiên Phước do Phan Thanh, Nguyễn Long, Lê Trọng Thích và Phan Thông phụ trách. Thị Bộ Hội An do Châu Đ́nh Thám, Phan Khoang v.v…phụ trách.
Dưới các Huyện Bộ đều có tổ chức Xă Bộ (nhưng không đồng đều tại mỗi địa phương) và Chi Bộ, số đảng viên chính thức và dự bị cũng tùy theo hoàn cảnh và t́nh h́nh mỗi nơi mà số lượng nhiều ít khác nhau, và h́nh thức sinh hoạt cũng có phần khác nhau.
Ban đầu Tỉnh Bộ nặng về chủ trương tuyên truyền phát triển trong mọi giới, và giáo dục củng cố cơ sở từ thành thị đến nông thôn, điều tra địch t́nh, gây tài chính cho Đảng, rồi lần lượt gửi một số thanh niên cán bộ về thụ huấn tại Khu Bộ, và đặc phái ra tham gia chiến đấu tại các chiến khu của Đảng ở Bắc Việt, trước sau đến 20 người. Số cán bộ này đều do các Huyện Bộ lựa chọn rồi giới thiệu lên.
Lực lượng của Đảng ngày một bành trướng và ảnh hưởng rất lớn đến quần chúng. Uy tín của cộng sản ngày càng sứt mẻ và suy sụp dần, và nhất là vào dịp cuối năm 1945, đứng trước sự bành trướng nhanh chóng của các phong trào quốc gia độc lập, trước sự hoài nghi của dư luận quốc tế về chính phủ Hồ chí Minh, nên cộng sản cấp tốc cho tổ chức một cuộc tổng tuyển cử bịp bợm, để gấp thành lập một quốc hội bù nh́n ḥng hợp pháp hóa chính quyền của họ và che đậy mặt nạ cộng sản độc tài.
Để đả phá âm mưu xảo quyệt của cộng sản, Đệ Thất Khu Đảng Bộ đă ngầm phát nhiều truyền đơn đả đảo cuộc tổng tuyển cử phản dân chủ đó, và trong lúc các ứng cử viên của cộng sản ra mắt các cử tri trong các cuộc hội thảo công khai ở một vài địa điểm như Hội An, Duy Xuyên, Tam Kỳ v.v… Việt Quốc cho tổ chức cuộc chất vấn, gây cấn sôi nổi để hạ uy tín của cộng sản trước công chúng. Và v́ thế, sự thù hận giữa đoàn thể cộng sản với Việt Quốc ngày càng sâu sắt thêm.
Để trấn áp sức bành trướng của phong trào cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày mồng 3 Tết, năm Bính Tuất (4.2.1946), chính quyền cộng sản tại Tam Kỳ đem công an đến xét nhà Trương Phước Tường lục soát khắp nơi để t́m tài liệu. Mặc dầu bọn chúng không hề t́m được một giấy tờ ǵ bất hợp pháp, chúng cũng cứ bắt Trương Phước Tường về giam giữ tại Huyện lỵ Tam Kỳ một ít lâu, rồi đưa về giam giữ tại lao xá Hội An. Bởi họ Trương v́ quá hăng say với chủ nghĩa, hoạt động tích cực và nhiều khi c̣n tỏ ra chống đối chính quyền cộng sản một cách bộc lộ công khai.
Trong khi họ Trương bị giam giữ tại lao xá Hội An, thời một phái đoàn của ủy ban hành chánh Trung Bộ do Tôn quang Phiện cầm đầu đi thanh tra các Tỉnh miền Nam. Khi phái đoàn viếng thăm lao xá Hội An, Trương Phước Tường đứng lên chất vấn sự bắt bớ vô lư, và phản đối hành động độc tài, bán dân hại nước của cộng sản làm cho vị trưởng phái đoàn họ Tôn, một lănh tụ Tân Việt Cách Mạng. Đảng mất hết thể diện trước một số đông người. Nên sau đó, chính quyền cộng sản ra nghị định an trí Trương Phước Tường (18) vô hạn định, và đưa lên giam tại lao xá Nghi Hạ, nơi đây kế tiếp là mồ chôn hàng trăm chiến sĩ ưu tú của Việt Quốc trong suốt thời kỳ từ 1947 đến 1950. Hoặc v́ bệnh hoạn, hoặc bị công an cộng sản dẫn đi thủ tiêu từng loạt 3-4 người vào hồi 2-3 giờ sáng.
Tháng 3.1946, Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam triệu tập một khoáng Đại Hội Nghị rất quan trọng để nhận định về t́nh h́nh tổng quát, kiểm điểm lại công tác đă thực hiện, đề ra chương tŕnh hoạt động mới và nhất là để củng cố lại Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ, sau thời gian Trương Phước Tường bị chính quyền cộng sản bắt giữ.
Hội Nghị họp ban đêm tại Chùa Quang Triệu (của người Trung Hoa) tại Thị Xă Hội An. Tham dự hội nghị có Lê Minh đại diện Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội, Vơ Tài tức Hồng Vân đại diện Khu Đảng Bộ và c̣n có đông đủ đại diện các Huyện Bộ: Phan Bá Lân, Lương Vĩnh Thuận, Lê Trọng Thích, Nguyễn Ân, Vơ Ngọc Cẩn, Hà Cư, Phan Ngô…và c̣n có một số đồng chí thuộc thành phần trí thức mới gia nhập Đảng: Hoàng Tăng, Phan Khoang, Huỳnh Ḥa, Vũ Kư, Phan Khôi và Trần Thị Sô (nữ giáo viên).
Sau 5 tiếng đồng hồ kiểm điểm và thảo luận sôi nổi, hội nghị đă đi đến một vài quyết định quan trọng như sau:
- Bầu Phan Khôi làm Chủ Nhiệm tượng trưng cho Tỉnh Đảng Bộ, Phan Bá Lân vẫn là Bí Thư và bổ xung vào Ban Chấp Hành Tỉnh các đồng chí: Hoàng Tăng phụ trách Tổ Chức, Huỳnh Ḥa phụ trách Tài Chính, Phan Khoang phụ trách Tuyên Nghiêm Huấn, Lê Thận phụ trách Đặc Vụ. (19)
- Mở lạc quyên rộng răi trong nột bộ để có đủ phương tiện xúc tiến đảng vụ.
- Đẩy mạnh công tác Tuyên Truyền giác ngộ quần chúng để lột mặt nạ quốc gia dân chủ giả hiệu của bè lũ việt cộng và vạch trần mọi sự lừa bịp nguy hại của chế độ cộng sản chủ trương độc tài đảng trị trước dư luận nhân dân.
- Chuẩn bị kế hoạch và lực lượng để tranh đấu sau này, khi xét ra cần thiết và thuận lợi.
Thể theo tinh thần các quyết nghị trên, sau đó một hội nghị rộng răi gồm đại biểu của bốn Huyện Bộ thuộc miền Nam Tỉnh Quảng Nam được triệu tập, họp mặt tại nhà đồng chí Kim Thạch vào tháng 4.1946, hiện diện có: Hà Cư, Nguyễn Đ́nh Thiệp đại diện Huyện Bộ Quế Sơn, Nguyễn Diệu, Ngô Đức…đại diện Huyện Bộ Thăng B́nh, Phan Thanh, Nguyễn Long, Phan Thông…đại diện Huyện Bộ Tiên Phước, Nguyễn Hoàng, Vơ Ngọc Cẩn, Nguyễn Ân…đại diện Huyện Tam Kỳ. Chủ Tọa Hội Nghị là Phan Thanh, Thư Kư Nguyễn Ân.
Nhận định rằng v́ địa dư Tỉnh Quảng Nam quá rộng, sự liên lạc thường xuyên Văn Pḥng Tỉnh Bộ có phần xa xôi và gặp nhiều trở ngại, v́ bị cộng sản theo dơi ráo riết. Sau khi thảo luận kỹ càng, hội nghị đă quyết định chọn Tam Kỳ làm địa điểm liên lạc của các Huyện Bộ Quế Sơn, Thăng B́nh, Tuyên Phước, để nhận công văn chỉ thị và các tài liệu của Tỉnh Đảng Bộ đưa về Nguyễn Ân, Vơ Tụng chịu trách nhiệm phân phát cho được tiện lợi.
Các Huyện Bộ phải thường xuyên trao đổi tin tức, kinh nghiệm cho nhau biết sau khi tổng kết mỗi tháng, và các Huyện Bộ cần phối hợp giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công tác cần thiết, để nâng đỡ cho phong trào quần chúng chóng trưởng thành.
Từ đấy, cơ sở Khu Đảng Bộ nói chung, và Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam nói riêng, càng ngày càng phát triển mạnh trong mọi tầng lớp nhân dân Tỉnh Quảng Nam hoặc ở trong tổ chức, hoặc có cảm t́nh với Đảng và hầu hết các ủy ban hành chánh xă đều có Chi Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Các báo chí đối lập với chế độ cộng sản của đoàn thể cũng như của các nhóm, phái có cảm t́nh với Đảng như Việt Nam, Chính Nghĩa, Đồng Tâm, Thiết Thực, Hội Công Giáo v.v…từ Hà Nội đưa vào, đều được phổ biến sâu rộng trong quần chúng. Ngoài ra mấy Huyện Đảng Bộ lớn c̣n phát hành Nội San mỗi tháng hai kỳ, để thảo luận thuần túy vấn đề nội bộ, trao đổi kinh nghiệm công tác và khích lệ tinh thần đấu tranh của đồng chí. Huyện Bộ Duy Xuyên có tờ Quốc Gia, Huyện Bộ Tam Kỳ có tờ Dân Việt. Ngoài ra, các đồng chí lănh đạo Huyện Bộ Tam Kỳ c̣n lợi dụng các tổ chức quần chúng của cộng sản như là Chi Đoàn Văn Hóa Cứu Quốc, để che đậy phần nào tổ chức cách mạng và làm h́nh thức tranh đấu bán công khai và hợp pháp cho Đảng. Và nhân những ngày kỷ niệm Phan Chu Trinh (26.3.1946), ngày kỷ niệm 13 vị Liệt Sĩ Yên Bái. (17.6.1946), những buổi diễn kịch của nhóm Anh Vũ từ ngoài Bắc vào v.v…Một số cán bộ Đảng có tŕnh độ văn hóa cao đă đăng đàn diễn thuyết trước một số quần chúng rất đông đảo, và được hoan nghênh nhiệt liệt.
Song song với phong trào quần chúng rầm rộ ở các Huyện miền Nam Tỉnh Quảng Nam, các Huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, các đồng chí Việt Quốc cũng có những h́nh thức phát động bán công khai tương tự như ở Tam Kỳ, để nêu cao mục tiêu tranh đấu, lan rộng ảnh hưởng của Đảng trong mọi tầng lớp nhân dân.
Trước sự phát triển sâu rộng mau chóng của Đệ Thất Khu Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, cộng sản bèn họp nhau đặt mưu kế phá hoại. Vào khoảng tháng 7 năm 1946, ủy ban hành chính Tỉnh Quảng Nam đem đến nhà Cụ Phan Khôi một bức công điện của Bộ Tuyên Truyền chính phủ Hồ chí Minh, kèm theo một phong thư riêng của Phan Bôi mời Cụ ra Hà Nội dự hội nghị văn hóa toàn quốc. Sau cuộc mật nghị các đồng chí đều đồng ư để Cụ Phan Khôi (20) ra đi. Cách ít ngày sau Phan Khoang cũng được mời tham dự hội nghị văn hóa toàn quốc, bởi vậy Phan Khoang liền được cộng sản trả tự do cho ra thẳng Hà Nội. Phan Bá Lân được cử làm Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ, thay thế Phan Khôi.
Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam cảm thấy t́nh thế càng ngày càng gay go, đă đến lúc cần phải cứu xét lại vấn đề. Một cuộc khoáng Đại Hội Nghị được cấp tốc triệu tập, gồm có Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ và Đại Biểu các Huyện Đảng Bộ họp ở Hội An, cử Hoàng Tăng làm Chủ Nhiệm, tiếp hội nghị quyết định đưa một bộ phận ra hoạt động công khai, để giao thiệp với chính quyền cộng sản một buổi lễ ra mắt được cử hàng long trọng tại Câu Lạc Bộ Thành Phố Hội An.
Ra công khai, mỗi khi có cuộc mít-tinh (meeting) đông đảo hàng 1-2 vạn người về tụ tập tại sân Vận Động Hội An, Hoàng Tăng đại diện cho Đảng, lên diễn đàn phát biểu ư kiến về các vấn đề Cứu Quốc Kiến Quốc, liên quan đến vận mạng dân tộc. Một giọng nói trầm hùng và nhờ một lối diễn đạt tư tưởng giản dị gọn gàng, nên đă thu hút được rất nhiều cảm t́nh của quần chúng và làm tăng uy tín cho đoàn thể Việt Quốc Quảng Nam.
Trước ngày 17.6.1946, kỷ niệm Cố Đảng Trưởng và các Liệt Sĩ Yên Bái, Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam có tổ chức tại Thị Xă Hội An một cuộc triển lăm về thành tích tranh đấu của Đảng trong giai đoạn 1927-1930. Cuộc triển lăm này tuy không được đầy đủ tài liệu, nhưng có h́nh thức hấp dẫn, nên đă thu hút được khá đông khán giả và đă gây được nhiều ảnh hưởng cho Đảng trong quần chúng các giới.
Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam lại bổ xung đồng chí Phan Ngô vào phụ tá Tuyên Huấn, Nguyễn Đ́nh Thiệp vào phụ tá Trinh Sát và Liên Lạc, đồng thời cử Đại Biểu về Đệ Thất Chiến Khu Bộ và Trung Ương Đảng Bộ thỉnh ư kiến về t́nh h́nh và nhiệm vụ cho được sáng tỏ hơn và lưu ư đến kế hoạch tài chính để chi phí cho sinh hoạt Đảng.
Tại một vài Huyện trong Tỉnh Quảng Nam. Chính quyền cộng sản ở địa phương đă tỏ rơ thái độ phản dân chủ, bắt bớ giam giữ vài cán bộ Việt Quốc một cách vô cớ, không cần đếm xỉa đến luật pháp, với dụng ư là gây hoang mang sợ hăi để ḱm hăm sự phát triển của Việt Quốc. V́ thế ở vài nơi, cán bộ Đảng đi công tác vùng hẻo lánh hoặc đi ban đêm, đều có mang theo bên ḿnh vơ khí nhẹ như súng lục, hoặc lựu đạn để đề pḥng sự bắt cóc, hoặc ám sát của công an cộng sản. Không khí chống đối cũng như sự thù hận giữa hai đảng cộng sản và Việt Quốc mỗi ngày mỗi tăng thêm. Lúc bấy giờ ở Tỉnh Quảng Nam, chính quyền tuy nằm trong tay cộng sản nhưng đứng về mặt quần chúng, th́ ảnh hưởng hầu như đă phân làm hai khá rơ rệt. Một nửa có khuynh hướng ngả về mặt trận Việt Minh, một nửa tin tưởng và hướng về tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng mặc dầu họ chưa gia nhập Đảng, chưa đóng góp ǵ cho Đảng.
Ở rải rác nhiều nơi, ủy ban hành chánh xă nằm trong tay một số cán bộ Việt Quốc, nên mệnh lệnh của thượng cấp chính quyền cộng sản không được thi hành đầy đủ, nhiều cuộc quyên góp của cộng sản bị thất bại. Cán bộ cộng sản trong một cuộc hội thảo học tập hay mít-tinh bị chất vấn, bị chế diễu hoặc bị đả đảo, làm cho uy tín của bè lũ cộng sản đội lốt quốc gia đó bị giảm sút rất nhiều. Phong trào đối lập bành trướng mau lẹ, không những riêng trong Tỉnh Quảng Nam, mà c̣n có ảnh hưởng rộng răi ra các Tỉnh lân cận. Khiến bọn lănh tụ cộng sản ở miền Trung vô cùng bực tức và lo sợ.
Chú Thích:
18.- Trương Phước Tường bí danh Lâm Cốc sinh năm 1911, chánh quán tại xă Xuân An, Quận Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam (nay là Tỉnh Quảng Tín). Là Chủ Nhiệm đầu tiên của Tỉnh Đảng Bộ Lâm Thời Việt Nam Quốc Dân Đảng Quảng Nam (1945). Năm 1947 bị cộng sản thủ tiêu tại Quận Quế Sơn thuộc Tỉnh Quảng Nam.
19.- Lê Thận tức Lê Tâm bị cộng sản bắt cóc hồi tháng 10.1946, ngay trước trụ sở Trung Ương Đảng Bộ ở số 83, Phố Hàng Đẫy, Hà Nội, sau đưa về Quế Sơn giam cầm một thời gian, rồi thủ tiêu luôn tại đó.
20.- Phan Khôi ra Hà Nội, Cụ không chịu ở nhà Phan Bôi (Phan Thao là con trai cụ, Phan Bôi tức Hoàng Hữu Na, Lê Văn Hiến, Lê Thị Xuyến…đều là lớp con em của cụ, và c̣n là mấy cán bộ cộng sản có tên tuổi), mà lại đến ở với Khái Hương tại trụ sở tờ báo ‘’Việt Nam’’ đường Quan Thánh.
Đến gần ngày chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, Cụ Phan Khôi bị chính quyền Hồ chí Minh mời lên Việt Bắc. Ṛng ră suốt 9 năm kháng chiến bằng cách phiên dịch các sách Hán, Pháp ra Việt Văn.
Sau ngày Hiệp Định Genève (1954) ra đời, chính phủ họ Hồ đưa cụ về giữ ở Hà Nội dành cho cụ một pḥng ở lầu 3, trụ sở hội văn nghệ ở đường Gambetta cũ. Cụ Phan lại tiếp tục việc phiên dịch như cũ. Rồi ít lâu sau, cụ đứng ra làm Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo ‘’Nhân Văn’’ để tỏ ư chí đấu tranh tư tưởng chống đối cộng sản đến cùng. Báo xuất bản được mấy số, bị chính quyền việt cộng ra lệnh cấm.
Kết luận Cụ Phan Khôi chỉ tán thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng cụ chống đối lại chủ nghĩa vô nhân đạo độc tài của cộng sản. Phan Khôi tiên sinh đă từ trần ngày 10.1.1959 tại Hà Nội.
TỈNH ĐẢNG BỘ QUẢNG NGĂI
Ban đầu Nguyễn Hoàng tổ chức một Chi Bộ ở Ty Khí Tượng Tỉnh lỵ Quảng Ngăi, kế Lê Giám tổ chức ở Tư Nghĩa, B́nh Sơn, Sơn Tịnh v.v…
Một Đại Hội được tổ chức ngày trong trụ sở hợp tác xă nhân dân của Quận B́nh Sơn, Tỉnh Đảng Bộ đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1945 (21).
Trên thực tế, sinh hoạt của Việt Quốc Quảng Ngăi trong thời kỳ này không mấy bành trướng sâu rộng như ở Quảng Nam, nhưng rất được nhân tâm. Bởi một phần v́ sự khủng bố đại quy mô và khốc liệt của Việt Minh cộng sản ở Quảng Ngăi vào những ngày đầu của cuộc bạo động cướp chính quyền hồi tháng 8.1945, đă có trên 3.000 người bị sát hại thê thảm, mà phần đông là đàn bà và trẻ em vô tội. Báo ‘’Gió Mới’’ của nhóm thanh niên Hà Nội vào hồi ấy đă lên tiếng là ‘’Xứ Đầu Rụng Như Sung’’. Nên đă gây hoang mang sợ hăi trong tinh thần của dân chúng địa phương, một phần v́ thiếu cán bộ hướng dẫn và phần nữa v́ xa xôi, liên lạc trở nên khó khăn, thiếu thốn về tài liệu học tập…, đă đôi lần cán bộ Quảng Ngăi phải mạo hiểm ra liên lạc với Ủy Viên Nguyễn Ân ở Tam Kỳ (Quảng Nam) để nhận các tài liệu cần thiết như Đảng Quy, Chính Cương và báo chí v.v…
Tháng 3 năm 1946, một phái đoàn của ủy ban hành chánh Trung Bộ do Tôn quang Phiệt cầm đầu đi thanh tra các Tỉnh miền Nam. Cùng đi với họ Tôn c̣n có Linh Mục Trực và Nguyễn duy Trinh rời Quảng Nam đến Quảng Ngăi.
Không bỏ lỡ cơ hội, Phan Quang Bổng, một cán bộ Việt Quốc được biết trước tin này, liền mật cho đi liên lạc với những gia đ́nh có thân nhân bị cộng sản sát hại tàn nhẫn dă man, kêu gọi tất cả đều để tang đến dự cuộc giải thích với đồng bào của phái đoàn Tôn Quang Phiệt tại rạp chiếu bóng Tỉnh lỵ Quảng Ngăi.
Đáng lẽ đa số dân chúng ở buổi hội này phải là người của ủy ban hành chánh Lê trung Đ́nh tổ chức đưa đến. Có ngờ đâu! Trái lại, toàn là thân nhân nạn nhân cộng sản trong thời kỳ khởi nghĩa cướp chính quyền hồi cuối năm 1945. Hàng ngàn người đầu để tang cha, tang chồng, tang con, khóc sướt mướt rất là thê thảm.
Phải ngả theo đa số, Tôn Quang Phiệt và Nguyễn duy Trinh phải ghi chép vào sổ tay lia lịa không ngớt mặc dầu là những tṛ giả dối bịp bợm bề ngoài che mắt thiên hạ. Phái đoàn hứa sẽ tŕnh lên chính phủ trung ương áp dụng đúng luật lệ trừng phạt cho công bằng đối với dân chúng Quảng Ngăi, nghĩa là sẽ bắt bọn khát máu phải đền nợ máu v.v…
Cộng sản Quảng Ngăi thừa biết vụ này là do cán bộ Việt Quốc đă ngầm chơi ḿnh một vố rất đau. Nhưng sau vụ này sinh hoạt Việt Quốc tại Quảng Ngăi bành trướng mạnh đâu đâu cũng được trí thức với các gia đ́nh không theo cộng sản đón tiếp nồng nhiệt đặc biệt là Trương Cao Động, một chiến sĩ quốc gia có tên tuổi ở Quảng Ngăi.
Không bao lâu, các đảng viên Việt Quốc Quảng Ngăi bị công an cộng sản khủng bố liên tục, nhưng Tỉnh Đảng Bộ vẫn hoạt động đều, cho đến tháng 7 năm 1946, cộng sản ngụy tạo vụ ‘’Cầu Chiêm Sơn’’, th́ cộng sản khủng bố lan tràn dữ dội đến Quảng Ngăi. Chi Bộ Khí Tượng của Nguyễn Hoàng bị bắt hết với đầy đủ tài liệu, các đồng chí khác bị khám nhà, đặc biệt nhà các đồng chí ở Nghĩa Lộ.
Nguyễn Hoàng bị bắt, ít lâu được thả ra với điều kiện cho vào ‘’mặt trận liên việt’’ như con c̣ mồi trước mắt anh em, c̣n Phan Quang Bổng nhờ được Bác Sĩ Soạn có cảm t́nh giúp đỡ, trốn thoát khỏi Quảng Ngăi.
Từ sau vụ khủng bố này, các hoạt động của Tỉnh Đảng Bộ tạm lắng và v́ Đệ Thất Khu Bộ cũng tạm rút vào bí mật, nên Tỉnh Đảng Bộ liên lạc trực tiếp với Trung Ương Hà Nội, và sau đó với Tỉnh Đảng Bộ Nam Định.
Tiếp đến những tháng vào cuối năm 1946, mọi hoạt động đều ngấm ngầm, và một số đồng chí c̣n lọt ngoài lưới của công an cộng sản đều tham gia vào tổ chức ‘’Liên Hiệp Quốc Dân’’ của Trần Cừ.
Khi chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ (19.12.1946), công an cộng sản chăng một mẻ lưới nữa bắt một số cán bộ Việt Quốc trong số đó có Phạm Đ́nh Nghị đưa đi an trí tại Minh Long.
Tổ chức Trần Cừ toan vơ trang cướp chính quyền, âm mưu bị phát giác. Trần Cừ và Vơ Đ́nh Yên bị tử h́nh, Trần Giám 20 năm tù, chết trong lao. Tuy mang danh ‘’Liên Hiệp Quốc Dân’’, nhưng đa số đều là cán bộ đảng viên Việt Quốc hoặc cảm t́nh với Việt Quốc. Sau vụ này cộng sản nắm lấy tổ chức Liên Hiệp và biến nó thành ‘’liên việt’’.
QUẢNG B̀NH, QUẢNG TRỊ, B̀NH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN
Các Tỉnh Đảng Bộ này trong khoảng thời gian 1945-1946, v́ xa cách Khu Đảng Bộ, v́ bị công an cộng sản theo dơi quá gắt gao, nên cơ sở xây dựng chậm chạp, mỗi Tỉnh chỉ mới tổ chức được vài Chi Bộ trong giới trí thức, tiểu tư sản. Lớp cán bộ phần lớn đến nay đă qua đời, nên sự thu thập tài liệu rất khó, đợi có dịp xin cố gắng bổ khuyết sau. Được biết Tỉnh Đảng Bộ Quảng B́nh do Cụ Tú Xương (22) làm Chủ Ngiệm. Tỉnh Đảng Bộ Quảng Trị do Cụ Phó Bảng Lê Nguyên Lượng làm Chủ Nhiệm.
Chú Thích:
21.- Chủ Nhiệm: Vơ Phát. Bí Thư: Trần Hoàng. Ủy Viên Kinh Tài: Vơ Hữu. Ủy Viên Liên Lạc Các Khu Bộ: Phạm Đ́nh Nghị. Ủy Viên: Trang Ngọc Diên. Ủy Viên Tạ Đ́nh Mỹ.
22.- Tú Xương giữ chức Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ Quảng B́nh được hơn một tháng, bị cộng sản bắt cóc, rồi bỏ vào bao bố thả xuống sông, theo ḍng sông Nhật Lệ trôi về trước mặt Thành Phố Đà Nẵng.
THỦ ĐOẠN ĐÀN ÁP CỦA CỘNG SẢN
Trước sự bành trướng của lực lượng Việt Quốc ở Đệ Thất Khu Bộ. Nhất là ở các Tỉnh Thừa Thiên và Quảng Nam, trước sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân các giới, trước dân khí hào hùng truyền thống của cách mạng Nam-Ngăi. Xứ Ủy Trung Việt Trần Hữu Dực, Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu của cộng sản nói riêng, tổng bộ Việt Minh nói chung, quyết định đàn áp đối lập để giữ vững địa vị của họ. Muốn giành lấy chính nghĩa và dễ bề lừa bịp quần chúng, che đậy bộ mặt độc tài phi nhân, không ngần ngại dùng những thủ đoạn bịa đặt, vu khống bỉ ổi mà bọn chính trị gian ác vẫn thường dùng để giữ vững ngôi thống trị. V́ thế ở Hà Nội họ xếp đặt ngụy tạo vụ ‘’Ôn Như Hầu’’, th́ ở miền Trung, họ cũng xếp đặt giả tạo vụ ‘’Cầu Chiêm Sơn’’ để triệt hạ cho kỳ được sức hoạt động của các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng Tỉnh Quảng Nam.
Cầu Chiêm Sơn tại Tỉnh Quảng Nam
Cầu Chiêm Sơn tại Tỉnh Quảng Nam
Trước đó ít lâu, bọn cán bộ cao cấp cộng sản như Phan Bội, Phan Thao đă lập kế mời Cụ Chủ Nhiệm Phan Khôi ra Hà Nội, để tránh cho Cụ sự liên lụy mà họ tạo ra, và tránh dư luận bất lợi cho mặt trận Việt Minh.
Ty công an cộng sản Quảng Nam do Huỳnh Lắm, Trịnh Quang Xuân cầm đầu, nhận lệnh của thượng cấp bố trí công việc đán áp theo một kế hoạch chung. Trước hết ngầm vận động tên Nguyễn Phúc, tục gọi là Phó Đảnh làm nghề thợ rèn, nhà ở gầm Cầu Chiêm Sơn thuộc Huyện Duy Xuyên Tỉnh Quảng Nam.
Rồi một đêm vào hạ tuần tháng 7 năm 1946, khi chuyến xe lửa chở binh sĩ tiếp viện cho mặt trận Nam Bộ chạy đến Cầu Chiêm Sơn, bỗng dưng ngừng lại, v́ thấy có đốt lửa ra hiệu báo nguy. Tưởng là có người bị nạn, nhưng xuống xem, thời lại thấy có người đương tháo đinh bù lon ở dưới gầm cầu, đó là theo lời khai của tài sế trên chuyến xe lửa ấy.
Rồi ngay ngày hôm sau, Phó Đảnh cùng đứa con trai của y 15 tuổi, được ty công an đ̣i đến. V́ đă có sự dỗ dành mua chuộc với giá cả xong xuôi, bắt ép Phó Đảnh phải khai là những đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng do Phan Bá Lân tổ chức với y phá Cầu Chiêm Sơn, để cướp khí giới của đoàn quân đi Nam Bộ, đặng có số khí giới cướp chính quyền Tỉnh Quảng Nam. Kế tiếp, công an cộng sản lại đọc thêm từng tên khác, buộc Phó Đảnh phải kư cung. Nắm được tờ khai của Phó Đảnh, công an ra lệnh lùng bắt Phan Bá Lân, Huỳnh Ḥa, Phan Ngô và một số đảng viên khác đem về giam, rồi dùng cực h́nh tra tấn dă man tàn ác hơn cả mật thám thời Pháp thuộc, bắt buộc phải nhận những điều hoàn toàn bịa đặt.
Trong khi đó cán bộ cộng sản mở chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc rầm rộ khắp nơi để hạ uy thế Việt Nam Quốc Dân Đảng, gây dư luận hoang mang trong dân chúng, và lấy cớ để khủng bố rộng răi các cơ sở của Việt Quốc ở các Huyện Địa Bàn, Duy Xuyên, …bắt hàng loạt 4-50 người và khám xét nhà cửa, c̣ng tay giải về Huyện lỵ hoặc ty công an giam giữ đánh đập tra tấn các chiến sĩ Việt Quốc cực kỳ dă man vô nhân đạo, nhất là v́ thù oán cá nhân, mà họ đă bắt nhiều lương dân vô tội (không phải là đảng viên Việt Quốc hay đảng phái đối lập nào), như gia đ́nh họ Tào, họ Thiêu ở Huyện Điện Bàn, và gia đ́nh họ Nguyễn ở Huyện Duy Xuyên về tra tấn cực h́nh đều bỏ mạng tại chỗ. Cảnh tượng khủng khiếp này diễn ra suốt 3-4 tháng trời liền ở bên trong các pḥng khai thác hoặc giam giữ của công an cộng sản.
Về phía cán bộ Việt Quốc bị bắt giam vẫn khẳng khái không chịu nhận sự vu cáo đó, họ yêu cầu được đối chất với những can nhân đă khai là có hội họp với họ, nhưng các đương sự kia lại không hề nhận diện Phan Bá Lân, Huỳnh Ḥa, Phan Ngô…
Phó Đảnh khi thấy những người mà ḿnh bắt buộc phải khai ra để được lănh một số tiền thưởng, không ngờ chính mắt y thấy những người ấy lại bị tra tấn quá dă man, mà y cũng không được thả ra, y quay lại hối hận, rồi xé áo dùng dây treo cổ tự tử trong pḥng xí. C̣n đứa con của y, v́ biết rơ âm mưu ấy, cộng sản thấy không thể tha được nữa, buộc ḷng đem đập cho chết luôn!
Hoàng Tăng, Đại Biểu công khai của Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam, đă đôi lần đến gặp chủ tịch ủy ban hành chính và ty trưởng công an Quảng Nam để được gặp mặt Phan Bá Lân là Bí Thư Tỉnh Bộ để hỏi về vụ Cầu Chiêm Sơn ấy trước mặt chính quyền cho rơ chân giả, v́ Tỉnh Đảng Bộ Việt Quốc Quảng Nam không hề chủ trương những việc bạo động không hợp chính nghĩa như thế! Nhà cầm quyền cộng sản cứ hứa hẹn dây dưa hoài, tŕ hoăn hết tuần này sang tuần khác, không hề dám để cho Hoàng Tăng được gặp mặt Phan Bá Lân lần nào cả.
Đồng thời ở các Huyện Tam Kỳ, Quế Sơn, Đại Lộc, Ḥa Vang, Thăng B́nh, Tiên Phước, các Ban Chấp Hành địa phương lần lượt bị phá vỡ, các đảng viên bị bắt bớ giam cầm, tra tấn tàn nhẫn. Chính quyền cộng sản mượn cớ là ngăn ngừa hoạt động chính trị bất hợp pháp (không khai báo), quyên tiền trái phép, phá rối an ninh, để đàn áp các tổ chức đối lập. Dư luận dân chúng hoang mang, v́ chưa phân biệt được trái phải. Phong trào Việt Quốc có phần giảm sút trước cơn khủng bố, song có một số cán bộ và đảng viên cơ sở trung kiên, v́ quá phẫn nộ, nên vẫn ngầm tuyên truyền giải thích về thủ đoạn độc tài và lừa bịp của cộng sản. V́ thế ở rải rác nhiều nơi, các cán bộ bị bắt cóc, lao xá không c̣n chỗ nằm, các cấp lănh đạo lại càng bị giam giữ nghiêm mật hơn.
Kế tiếp thời cuộc có phần nghiêm trọng, hội nghị Fontainebleau giữa cộng sản với Pháp thất bại, chiến tranh có cơ sắp bùng nổ, không khí chính trị ở địa phương lại càng nặng nề hơn. Hoàng Tăng cùng với mấy đồng chí bí mật rút ra Trung Ương Hà Nội thỉnh thị ư kiến, hầu t́m một giải pháp thích đáng cho cuộc tranh đấu chung của Đảng. Trước khi ra đi, Hoàng Tăng (23) ủy nhiệm lại cho Nguyễn Long (tức Tại Nguyên) là Chủ Nhiệm Huyện Đảng Bộ Tiên Phước, quyền Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ Quảng Nam.
Chẳng bao lâu, cuộc toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) bùng dậy, đất nước đắm ch́m trong khói lửa, các nơi cũng nếm trải bao cảnh đau thương quằn quại trong các ngục tù của cộng sản. Đ́nh làng Nghi Hạ (thuộc Huyện Quế Sơn) tối om, cửa đóng kín mít suốt ngày đêm, đă nhốt trên 5-60 chính trị phạm, ngày hai bữa gạo hẩm với muối mè. Trại Trà Linh (thuộc miền núi Quế Sơn), nơi rừng sâu nước độc, voi gầm vượn hú là nơi an nghỉ ngàn thu của một số cán bộ Việt Quốc ưu tú đă hy sinh v́ Đảng nghĩa.
‘’Trăng hai tṛn xác chết đă năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngửa,
Chiếu một manh kẹp tre thêm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian’’.
Hai câu đối trên do một đồng chí ở Duy Xuyên đă chết ở Trại Trà Linh sau đó vài tháng, tức cảnh sinh t́nh, đă phản ảnh khá đầy đủ sự đyầy đọa vô nhân đạo các chiến sĩ dưới bàn tay sắt của chế độ cộng sản. Nhưng độc ác và nguy hiểm hơn nữa là vào khoảng tháng 3.4.1947, cộng sản giả vờ làm lệnh phóng thích một cho một số cán bộ Việt Quốc bị giam giữ ở các Trại Nghi Hạ, Trà Linh như các đồng chí Vơ Tụng, Nguyễn Thứ, Nguyễn Hoàng, Lê Thận, Hà Cư, Phan Cáp, Đỗ Quư Thích…để giải về nguyên quán, rồi thừa lúc đi đêm, giữa đường ám hại, vứt xác xuống các hố sâu. Trong khi đó, các ủy ban hành chính Huyện và chi công an địa phương cho các thân nhân đến hỏi các can nhân trên, tại sao được trả tự do về nhà, lại không đến tŕnh diện với các cơ quan an ninh ? Thực là thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng của bọn độc tài khát máu!
Cũng trong thời gian ấy ở nhiều nơi, một số cán bộ Việt Quốc chưa bị bắt trong các vụ nói trên, hoặc đă được tha về sau một thời kỳ giam giữ, đều lần lượt bị bắt cóc và ám sát một cách vô cùng hèn nhát như: Phan Đại, Nguyễn Đăng ở Tam Kỳ, Châu Đ́nh Thám ở Thăng B́nh, Phạm Phú Kỳ ở Đại Lộc, Nguyễn Tích ở Ḥa Vang…
Nguyễn Long quyền Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ thay thế Hoàng Tăng được ít lâu, cũng bị công an cộng sản bắt nốt. Đến sau ngày chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ, v́ để mua chuộc ḷng dân chúng, cộng sản thả Nguyễn Long về để hợp tác. Đến năm 1952, Nguyễn Long lại bị công an cộng sản bắt giam rồi bị xử bắn công khai tại Tiên Phước cùng với Bùi Ân ở Quế Sơn.
Chú Thích:
23.- Hoàng Tăng tức Hoàng Binh, nguyên quán tại Huyện Thăng B́nh, Tỉnh Quảng Nam (nay là Quảng Tín), đă tạ thế năm 1957 tại Nha Trang.
ĐỆ THẤT KHU ĐẢNG BỘ TỪ CUỐI 1946 ĐẾN 1948.
Cuối 1946 sang đầu năm 1947, tất cả lớp cán bộ ṇng cốt của Việt Nam Quốc Dân Đảng trốn tránh từ Quảng Trị trở vào, đă t́m liên lạc với nhau, qua lăo đồng chí Phan Văn Kinh (24) và Bác Sĩ Bửu Hiệp (25). Quy tụ về Huế, tham gia vào công cuộc tổ chức nền hành chính Tỉnh, Quận, Xă…C̣n những cán bộ đă quá công khai biết rơ tên tuổi, thời hoạt động về báo chí. Và hai tổ chức được thành lập ngay ở Cố Đô Huế: Củng cố Đệ Thất Khu Đảng Bộ và Tỉnh Đảng Bộ Thừa Thiên, tổ chức tuần báo ‘’Sóng Mới’’ làm tiếng nói của Đệ Thất Khu Đảng Bộ.
Về công tác nội bộ, th́ sau khi được biết rơ cái chết của hai đồng chí Vơ Tài và Phan Kích Nam, các anh em đều cử Phan Văn Kinh và Bửu Hiệp đảm trách thay thế. Sự phụ tá trong công tác trên c̣n có các chiến sĩ: Phạm Như Phiên, Trần Kim Hải, Nguyễn Mạnh Huyền, Vĩnh Thọ, Nguyễn Lương, Nguyễn Khoa Toàn…nhiệt liệt hoạt động. Về sinh hoạt của Tuần Báo ‘’Sóng Mới’’ do các chiến sĩ: Phan Quang Bổng, Lê Hữu Khải, Phan Ngô tức Ảo Giản, Phan Khoang, Phan Thông, Thành Danh, Nguyễn Quốc Trị phụ trách.
Việc làm tuy hết sức thận trọng, nhưng nhà cầm quyền Pháp-Việt thời ấy hết sức làm khó dễ, có thể nguy hại đến tính mạng là khác, rút cuộc cơ quan an ninh của Pháp do Georgin và Trần Trọng Sanh cũng đành làm ngơ cho các chiến sĩ hoạt động, miễn là đừng có chửi bới chúng nhiều! Nói vậy thôi, nội dung Tuần Báo ‘’Sóng Mới’’ cũng vẫn làm cho bên phía Pháp cũng như Việt ra lệnh đóng cửa 3 tháng. Hội Trưởng Hội Đồng Chấp Chánh Trần Văn Lư kư nghị định cho tái bản, Cao Ủy Pháp Lebris lại ra lệnh đóng cửa, và c̣n cho mật thám Pháp khủng bố Phan Quang Bổng.
Nhờ có các tổ chức nói trên, anh em Việt Quốc Đệ Thất Khu Đảng Bộ lại có dịp liên lạc với Trung Ương Hà Nội, tiếp tục sinh hoạt trong những năm kế tiếp. (26)
Chú Thích:
24.- Phan Văn Kinh là Chủ Nhiệm Đệ Thất Khu Đảng Bộ. Năm 1955, trốn sang Cam Bốt, rồi tạ thế tại đấy. Năm 1964, các chiến sĩ Việt Quốc tổ chức lễ truy điệu tại Sài G̣n. Phan Quang Bổng có câu đối khóc như sau:
‘’Nơi Thần Kinh góp mặt tài năng, bỏ đường danh lợi, theo tiếng nhân quyền, cộng sản, thực dân từng trợn mắt.
Đất Cam Bốt tránh bầy ác quỷ, nuốt hận giang sơn, gửi thân khách địa, Kiều Bào, Việt Quốc chạnh đau ḷng.’’
25.- Bác Sĩ Bửu Hiệp nguyên trước là đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng, sau gia nhập vào Việt Nam Quốc Dân Đảng. Bị cộng sản sát hại ở Huế vào khoảng năm 1952.
26.- Bổ khuyết về ‘’Đệ Thất Chiến Khu’’ theo tài liệu của cố đồng chí Nguyễn Ân và một số chiến hữu có liên hệ.
ĐỆ TAM CHIẾN KHU: CHIẾN KHU H̉A LẠC
Tỉnh Sơn Tây từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), Tỉnh Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng do Phùng Đặng Đống lănh đạo đă tham chính dưới danh nghĩa ‘’Thanh Niên Bảo An Đoàn’’. Nhưng vốn là những phần tử cách mạng, nên đă bỡ ngỡ trong công việc hành chính, lại vấp phải bọn quan lại thực dân xảo trá. Phần khác, ư chí hành động kém cương quyết và không thống nhất. Sự kết nạp đảng viên vào tổ chức lại quá ư bừa băi khiến đến ngày phong trào cướp chính quyền của việt cộng lan tràn đến Tỉnh Sơn Tây, chỉ huy Bảo An Binh là Phan Kế Nhân đồng t́nh với Phan Kế Viễn được lệnh của cha là Khâm Sai Phan Kế Toại phản lại Việt Nam Quốc Dân Đảng, quay ra đầu hàng, trao hết lực lượng Bảo An Binh lại cho cộng sản.
Đă làm chủ được t́nh thế Tỉnh Sơn Tây, cộng sản ra lệnh bắt Tỉnh Đoàn Trưởng Thanh Niên là Chính Lạc Sơn và Nguyễn Văn Phác (27) đem chôn sống.
Tỉnh Đảng Bộ Sơn Tây bị phá làng, Phùng Đặng Đống cùng các đồng chí của ông rút lui về xă Sơn Đông, một khu tam giác lộ rất quan trọng của khu Tản Lĩnh lập cơ sở chỉnh đốn lại hàng ngũ.
Được ít ngày cộng sản đem quân đến đánh liên tiếp hàng tháng. Sợ bị bao vây chặt chẽ, Phùng Đặng Đống cùng các đồng chí Việt Nam Quốc Dân Đảng lại rút lui vào Ḥa Lạc thuộc khu Xuân Mai giáp chân núi Bà (Ḥa B́nh) và núi Ba V́ (Sơn Tây), cách con sông Bồ, lập ‘’Chiến Khu Thủ Hiểm’’. Nhưng gặp phải thủy thổ lại quá độc, các đồng chí bị ốm, bị chết nhiều, thuốc men cũng như lương thực đều thiếu thốn lâm vào cô thế.
Trước hoàn cảnh bất lợi ấy, Khuất duy Tiến (28) kéo đại đội binh mă cộng sản đến tấn công liên tiếp. Nguyễn Khắc Trạch (29) bị tử trận, Phùng Đặng Đống (30) bị bắt trên giường bệnh: Nhưng nhất định không chịu nhục, họ Phùng đă cắn lưỡi quyên sinh. Đỗ Văn Chính bị cộng sản đón bắt thủ tiêu ngay trên đường xuyên rừng trở về Hà Nội. Một số bị công an cộng sản bắt đi giam rồi thủ tiêu lần, nhưng một số lớn trốn thoát chạy đến hợp tác với các đồng chí ở chiến khu Việt Tŕ, Vĩnh Yên.
ĐỆ TAM CHIẾN KHU: CHIẾN KHU HÀ GIANG
I.
Rừng núi Tỉnh Hà Giang
Rừng núi Tỉnh Hà Giang
Đầu năm 1944, Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Côn Minh phái một số cán bộ đă tốt nghiệp trường ‘’Quân Sự Cán Huấn Đoàn’’ và ‘’Quân Quan Học Hiệu’’ gồm có Nguyễn Văn Vĩnh, Trịnh Đ́nh Lương (tức Hà Tam), Dương Thế Phượng, Vũ Tâm Ba, Nguyễn Đ́nh Sự, Nguyễn Văn Tâm, Lưu Đức Thi và Nguyễn Văn Trọng đi hoạt động tại các biên khu. Những cán bộ này ngoài Đảng vụ c̣n phụ trách công tác điệp báo cho Hành Doanh của Quân Đội Trung Hoa Dân Quốc. Giấy tờ chứng thư đều do Tổng Hành Doanh tại Trùng Khánh cấp phát.
Đoàn cán bộ này xuất phát từ Huyện Khai Viễn (Vân Nam) vào lúc sắp sửa Lễ Giao Thừa đêm 29 tháng Chạp năm Quư Mùi (24.01.1944). Ngày 25 tháng Giêng tới Huyện Văn Sơn (Wen-Shan) để Vũ Tâm Ba và Nguyễn Đ́nh Sự ở lại đấy với Quân Đội Trung Hoa làm trạm liên lạc. C̣n Nguyễn Văn Vĩnh, Trịnh Đ́nh Lương, Dương Thế Phượng tiến về phía biên giới Tỉnh Hà Giang do Nguyễn Văn Vĩnh chỉ huy. Nguyễn Văn Tâm, Lưu Đức Thi và Nguyễn Văn Trọng tiến về hoạt động phía biên giới Tỉnh Lao Kai.
Tiến tới biên giới Tỉnh Hà Giang, đoàn cán bộ tạm lập cơ sở ở Bát Bộ, một chợ nhỏ thuộc Mà-ĺ-pố, cách Đồn Quản Bạ (Hà Giang) độ mười cây số đường rừng. Sau một thời gian hoạt động, công tác đi sâu dần vào nội địa Tỉnh Hà Giang, qua các làng xóm tiếp giáp biên giới, tiến đến những tổ chức liên lạc và tuyên truyền vào các Thị Trấn: Đồng Văn, Quản Bạ, Thanh Thủy, v.v…Thời gian này Nguyễn Văn Vĩnh được lệnh chuyển đi công tác địa phương khác, và nơi đây được trao lại cho Trịnh Đ́nh Lương phụ trách.
Chính quyền Pháp khi ấy đă biết tin có cách mạng Việt Nam về hoạt động ở biên giới, nhưng vẫn chưa rơ thuộc đảng phái nào nên sự bố trí canh pḥng càng nghiêm mật. Lính dơng được lệnh truy nă những người lạ mặt lui tới địa phương. Ban đầu tuy có trở ngại ít nhiều cho công tác tuyên truyền vận động, nhưng trái lại, chính quyền Pháp đă vô t́nh truyền bá hai chữ ‘’cách mạng’’ vào trong đầu óc quần chúng, gián tiếp giúp cho đoàn cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng khai thác cơ hội tiếp xúc với quần chúng, giải thích cao trào cách mạng và bổn phận người dân vong quốc.
Sang tháng 2 năm 1945, Trịnh Đ́nh Lương thành lập được một chiến khu tại Mường Gun, cách Đồn Quản Bạ 16 cây số đường rừng, kéo dài tới giáp Đồn Thanh Thủy. Dân địa phương gồm có: Thổ, Mán, Yao, v.v…thuộc phạm vi những làng nằm trong chiến khu đều tham gia tổ chức, được chia thành nhiều đơn vị quân sự, mệnh danh là Dân Quân Cách Mạng. Mỗi đơn vị là một đại đội, những đại đội trưởng được Ủy Viên Trung Ương Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng là Hoàng Quốc Chính chứng nhận lễ tuyên thệ và cấp phát chứng minh thư trong một buổi lễ đại hội.
Kế đó một số cán bộ và đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng từ Côn Minh cũng tiếp tục được phái đến tăng cường hoạt động cho chiến khu, khiến cho cả Pháp lẫn Nhật thêm phần e ngại.
Đột nhiên vào hồi 22 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945, toán công tác gián điệp Hoa Kỳ hoạt động ở gần trạm liên lạc của chiến khu Ma-li-ba (Mà-li-Pố) báo cho biết: Nhật Bản đă đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Tức thời một hội nghị được triệu tập do ủy viên Vũ Quang Phẩm chủ tọa (Hoàng Quốc Chính vắng mặt v́ đi công tác xa). Cuộc thảo luận rất sôi nổi. Chủ tọa hỏi ư kiến, th́ đa số đề nghị cử Trung Ủy Vũ Quang Phẩm cấp tốc lên Côn Minh xin chỉ thị Trung Ương để thi hành. Trịnh Đ́nh Lương bác đề nghị đó, yêu cầu toàn thể đồng chí hiện diện tại hội nghị phải nhập nội và khởi hành ngay sau khi buổi họp bế mạc, đoạt chính quyền Hà Giang.
Bốn giờ đêm hôm đó, đoàn cán bộ lên đường tiến vào Hà Giang. Vũ Quang Phẩm ở lại để trở về Côn Minh tường tŕnh t́nh h́nh và nhận mệnh lệnh.
II.
Hà Giang và các đồn binh Quản Bạ, Bắc Quang, Đoàn cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă chiếm cứ được ngay từ sớm ngày 14 tháng 8 năm 1945. Và cách ít ngày sau Vũ Quang Phẩm, Nguyễn Văn Tiến, Hồ và hai cán bộ nữa từ Côn Minh trở về Hà Giang, quân chính được tổ chức ngay…(31)
An ninh trật tự được văn hồi, chợ búa buôn bán, mọi ngành lại bắt đầu hoạt động lại như cũ.
T́nh thế Tỉnh Hà Giang khi ấy cơ hồ bán cô lập, sự liên lạc với Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội cũng như các chiến khu Đảng Bộ khác không ngoài cách cử người đi tiếp xúc, v́ các đường dây điện đều bị gián đoạn. Cơ cấu thông tin ở chiến khu tuy có một máy thu phát thanh, nhưng lại bị hư chưa sửa lại được, nên chiến khu Đảng Bộ Hà Giang hoàn toàn tự động, tự lực và tự túc. Quân số riêng ở khu về và lấy thêm ở địa phương có ngót 600 người. Vũ khí dồi dào, một số từ chiến khu đưa về, một số lớn do Pháp, Nhật bỏ lại, và của quân đội Trung Hoa tước của Nhật giao cho, lại thêm một phần ṃ được những súng mà quân đội Nhật Bản quăng xuống sông trước khi rút về Hà Nội, ngoài ra c̣n có một số lớn súng máy, đại, tiểu liên, v.v…và súng trường của Pháp, Nhật bỏ lại, nhưng đă tháo vứt bỏ một vài bộ phận, được binh xưởng sửa chữa lại. Và hơn nữa, chiến khu Hà Giang c̣n lợi thêm được pháo đài c̣n nguyên vẹn với quân dụng, chất nổ, thuốc súng và lựu đạn, kíp ḿn, v.v…
Sau một thời gian ngắn, mọi việc chuẩn bị xong xuôi, ban tuyên truyền xung phong được phái đi hoạt động khắp các địa phương tổ chức thanh niên nam nữ suốt từ Bắc Mê, Bắc Quang đến Yên B́nh Xă, đưa về cơ quan trung ương huấn luyện chính trị, quân sự hàng ngày. Về hành chính đă tổ chức đến châu Phó Bảng, Bắc Quang, Đồng Văn, Vị Xuyên và các Bang Quảng Bạ, Bắc Mê, Vĩnh Tuy.
III.
Để giải quyết vấn đề cộng sản trên toàn diện, phải dùng tới giải pháp quân sự. Nói đến quân sự th́ không thể trong một thời gian ngắn mà tổ chức huấn luyện được! Bởi vậy Nguyễn Tường Tam mới tiếp xúc với Thiếu Úy (Lieutenant) Viên, nguyên là Thiếu Úy trong quân đội Pháp, đem một số binh sĩ dưới quyền chạy sang Mông Tự (Trung Hoa) từ khi quân đội Nhật Bản đảo chính Pháp (09.03.1945) tại Đông Dương.
Đặt vấn đề thu nạp, Thiếu Úy Viên đưa ra điều kiện mà Việt Nam Quốc Dân Đảng xét không thể chấp thuận được.
Đại diện Trung Ương Hải Ngoại Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng xét thấy Thiếu Úy Viên tuy có một số lớn binh sĩ dưới quyền, nhưng là người của Pháp, khó ḷng mà tin cậy được nên từ chối đề nghị thu nạp Thiếu Úy Viên của Trung Ủy Nguyễn Tường Tam.
Về sau Thiếu Úy Viên lại thay đổi ư kiến, bằng ḷng kéo quân về Hà Giang hợp tác với Việt Nam Quốc Dân Đảng mà không đ̣i hỏi một điều kiện nào cả! Không những thế, cả đạo quân đóng ở Sao Pa cũng t́nh nguyện xin về giúp. Tổng số hai đạo quân có tới hơn 600 người.
Sở dĩ Thiếu Úy Viên thay đổi ư kiến là bởi các Tướng lănh Pháp, quan thầy của Viên ở Côn Minh ra mật lệnh cho Viên nên thừa cơ hội đem quân về nước diệt ngay Việt Nam Quốc Dân Đảng trước, đợi Pháp sẽ vận động về sau. V́ theo lệnh Đồng Minh khi ấy, quân đội Pháp đều bị tước hết vơ khí và cấm ngặt không được phép trở lại Việt Nam. Vậy nếu không phải là người của Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ chính phủ Trung Hoa không cấp giấy phép xuất cảnh.
Mưu toan của bè lũ thực dân Pháp là như vậy! Nhưng ông Nguyễn Tường Tam với cả tấm ḷng thành muốn sớm diệt cộng sản, cứu nguy cho đất nước mà thôi, không hay biết và tiên liệu âm mưu phản bội lớn lao về sau này.
Tuy vậy, đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ ở Côn Minh vẫn cương quyết không chịu thu nạp Thiếu Úy Viên. Sau có sự thương thảo giữa Nguyễn Tường Tam và Hoàng Quốc Chính viết thư từ Hà Giang phái liên lạc đưa lên Côn Minh khẩn khoản yêu cầu cho Thiếu Úy Viên xuất quân về hợp tác, v́ t́nh h́nh Đảng ở trong nước càng ngày càng thêm bối rối !
Đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Ngoại Bộ ở Côn Minh chấp thuận, ra chỉ thị cho Vũ Liên Khai, người phụ trách khi cấp giấy thông hành nhập nội và kỳ hiệu, phải chia đạo quân của Thiếu Úy Viên ra làm hai toán, một nửa quân số do Thiếu Úy Viên chỉ huy về chiến khu Lao Kai để thuộc dưới quyền điều khiển của ông Vũ Hồng Khanh, c̣n một nửa quân số do Thiếu Úy Mai chỉ huy th́ cho về chiến khu Hà Giang thuộc dưới quyền chỉ huy của Hoàng Quốc Chính, để đề pḥng khi Thiếu Úy Viên có muốn tạo phản cũng không đủ lực lượng. Nhưng Vũ Liên Khai đă không thi hành đúng theo chỉ thị, và hơn nữa người đưa mật thư từ Côn Minh về Lao Kai và Hà Giang lại bị việt cộng bắt được thủ tiêu ở dọc đường.
Để có đủ lộ phí đưa đạo quân của Thiếu Úy Viên và Thiếu Úy Mai về Hà Giang, Nguyễn Tường Tam từ Mông Tự trở lên Côn Minh lấy số bạc 200.000 đồng Hoa viên của Lư Xuân Lâm gửi ở đồng chí Nam Phong.
IV. BA VIÊN TẠO PHẢN
Về tới Hà Giang, Hoàng Quốc Chính với cả tấm ḷng thành khẩn, đạo đức cách mạng đem ra đối xử với Thiếu Úy Viên cùng các anh em binh sĩ. Ra lệnh mở kho lấy binh phục và súng đạn vơ trang đầy đủ cho hơn 600 binh sĩ ấy, đồng thời phong cho Thiếu Úy Viên lên chức Đại Úy cho thêm phần sĩ diện, và từ đấy mọi người xưng hô là Ba Viên.
Sau khi đă ổn định tại đất Hà Giang, Ba Viên liền ngầm bắt liên lạc với một tên thân cộng sản là Lê thọ Ḥe. Hoàng Quốc Chính được mật báo, nhưng Quốc Chính đă không chịu chấp thuận đề nghị của các đồng chí xin câu lưu Lê thọ Ḥe, Hoàng Quốc Chính cho rằng nếu giam giữ Lê thọ Ḥe th́ đồng bào ở Hà Giang sẽ cho Việt Nam Quốc Dân Đảng là một Đảng khủng bố, vậy chỉ nên đặt người canh chừng Lê thọ Ḥe là đủ.
Ba Viên thấy ngăn trở cho sự tiếp xúc của y bèn đề nghị với Hoàng Quốc Chính, xin cắt cử một số lính thân tín của y đến canh giữ thay. Ba Viên c̣n tự ư phái vào một số lính cho Đội Thọ cầm đầu đến chiếm đóng Đồn Bắc Quang, rồi xin phép nghỉ ít ngày về Hà Nội để được tiếp xúc với Trung Ương Đảng Bộ. Hoàng Quốc Chính chấp thuận.
Thừa biết rơ âm mưu tạo phản của Ba Viên, Hoàng Quốc Chính đă bí mật dùng mỹ nhân kế, nhưng kết quả không thành v́ Ba Viên hết sức đề pḥng. Dưới trướng lại có hơn 600 binh sĩ gồm toàn những phần tử thiện chiến với khí giới đầy đủ. Thật đúng câu ‘’Nuôi ong tay áo’’. Khi Ba Viên trở về Hà Nội, Hoàng Quốc Chính mật phái đặc vụ theo Ba Viên để thừa dịp thủ tiêu kẻ phản bội, nhưng việc cũng không thành bởi Ba Viên đề pḥng rất cẩn mật.
Về tới Hà Nội, Ba Viên đến thẳng gặp ông Hồ chí Minh. Họ Hồ e ngại Việt Nam Quốc Dân Đảng biết, nên ngay ngày hôm sau ngầm phái người hộ vệ đưa Ba Viên lên thẳng Thái Nguyên.
Đến Thái Nguyên, Ba Viên viết thư, mật phái người đưa đến tận tay Đội Thọ ở Đồn Bắc Quang. Đội Thọ xuyên đường rừng về Thị Xă Hà Giang trao mật lệnh cho Thiếu Úy Hải và Thiếu Úy Mai.
Sớm ngày mồng 10 tháng 10 năm 1945, hai Thiếu Úy Hải, Mai dẫn quân lính ra băi tập như thường lệ.
Vào khoảng 7 giờ sáng có mật viên đến báo cho Trịnh Đ́nh Lương biết là có lẽ quân lính Ba Viên sẽ khởi loạn vào lối 9-10 giờ.
Trịnh Đ́nh Lương tức thời cấp báo cho Hoàng Quốc Chính biết, và đề nghị đem ngay số tiền trong quỹ ra phân phát cho các đồng chí hiện diện, rồi thoát ngay khỏi Hà Giang để bảo tồn lực lượng, v́ hầu hết các đồng chí vơ trang đă được phân phối đi đóng giữ ở các đồn xa, số c̣n lại toàn những người nằm dưỡng bệnh, không c̣n đủ lực lượng chống đối lại nữa!
Giữa lúc ấy, hai tên Hải, Mai chỉ huy một tiểu đội vơ trang toàn tiểu liên thanh, giải hai tên lính bị trói vào Tư Lệnh Bộ. Chúng nói với lính gác cổng xin vào để tŕnh với Chủ Nhiệm Hoàng Quốc Chính rằng hai tên này ăn cắp súng. Đến khi cả toán vào khỏi cổng th́ hai tên lính bị trói vùng bỏ chạy. Cả tiểu đội ḥ hét bắt lấy nó, quân Việt gian. Nhưng sự thật là để chúng bủa vây xung quanh Tư Lệnh Bộ.
Tiếp đó tên Hải tiến vào pḥng khách mời Vũ Quang Phẩm, Hoàng Quốc Chính, Trịnh Đ́nh Lương ra sân, nhập với số đồng chí do chúng đă dẫn từ các nơi về tập trung tại đó. Đoạn, tên Hải móc trong túi ra một lá thư, không rơ là của Ba Viên gửi đến, hay do tên Hải viết đọc lớn trước mọi người. Nội dung lá thư quy tội cho Tư Lệnh Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hà Giang đă phản bội chúng, nên chúng phải hành động quyết liệt, v.v…
Các cơ quan ngoài phố, loạn quân cũng đến vây bắt hết, tổng số gần 200 người tập trung cả vào Tư Lệnh Bộ. Một hồi sau, chúng thả ra một số nhân viên, những người ngoài Đảng. Số c̣n lại ngót 100 người, chúng dẫn đến giam vào lao xá Hà Giang, cắt lính của chúng canh gác nghiêm mật.
Tại các đồn lẻ, chúng chia nhau đi lừa bắt bằng hết các vơ trang đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng trên 500 người đưa về giam ở lao xá Hà Giang.
Trước biến cố quan trọng ấy, Trung Ương Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Hà Nội hoàn toàn không hay biết ǵ cả! May thay Nguyễn Tường Tam cũng vừa rời Hà Giang cách đấy mới 3-4 ngày cho nên không bị bắt.
Sang ngày 14 tháng 10, loạn quân đón quân đội cộng sản vào Thị Xă Hà Giang do Lănh Thành, một tên sát nhân lợi hại cầm đầu.
Ngày 17 tháng 10 Quân Đội Trung Hoa từ Hà Nội đem theo một số quân nhân Nhật Bản đến Hà Giang để phá hủy các pháo đài tiếp giáp biên giới Việt Hoa. Cộng sản e sợ Quân Đội Trung Hoa đến Hà Giang ḍ biết việc phản loạn của chúng vừa qua tất sẽ can thiệp, cộng sản liền ‘’vi thiềng’’ một số vàng yêu cầu cấp chỉ huy quân đội Trung Hoa xin tạm đóng quân ở ngoại ô châu thành Hà Giang 3 ngày. Trong khi ấy cộng sản cấp tốc cho chuyển vận hết số khí giới trong thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng đi các nơi khác, tiếp đến hồi 10 giờ đêm ngày 20, cộng sản đưa Hoàng Quốc Chính, Vũ Quang Phẩm đến giam ở Châu Vị Xuyên. Một số cán bộ đảng viên hàng 50 hoặc 60 người một, trong số có Lưu Đức Thi, Trịnh Đ́nh Lương, Vũ Tâm Ba, Nguyễn Đ́nh Sự, Nguyễn Đ́nh Trọng bị đưa vào Cầu Phát, cách Thị Xă Hà Giang 3 cây số để thủ tiêu, nhưng nhờ sự may mắn có Trịnh Đ́nh Lương đă thoát chết v́ mấy nhát búa trượt xuống vai. C̣n lại một số, cộng sản đưa xuống 5 chiếc thuyền, xuôi ḍng Ng̣i Sảo thuộc Châu Bắc Quang dẫn vào rừng dùng lưỡi lê giết hết. Hôm ấy là ngày 23 tháng 10 năm 1945.
Hoàng Quốc Chính (32) trong khi bị giam ở Vị Xuyên đă giấu được con dao nhíp rất bén, thừa cơ hội tên lính gác ngủ gục, Chính gỡ được dây trói đâm lia lịa vào tên lính gác, không may bọn lính ở ngoài nghe tiếng kêu, liền ùa vào dùng báng súng đập túi bụi vào đầu Chính, rồi lôi ra hố tác chiến chôn sống.
C̣n Vũ Quang Phẩm cũng ngay sau khi ấy, bị cộng sản dẫn đến khu nhà ḅ, cách Châu lỵ Vị Xuyên độ 500 thước giết chết, rồi thả xác xuống Lô Giang. Hôm ấy là ngày 21 tháng 10 năm 1945.
V. THI HÀNH BẢN ÁN XỬ BA VIÊN
Sau ít ngày Trung Ương Đảng Bộ Hà Nội mới nhận được báo cáo về Ba Viên đă tạo phản ở chiến khu Hà Giang, và hiện có mặt tại Hà Nội. Trung Ương Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng liền lập ṭa án cách mạng tối cao kết án xử tử Ba Viên và ra lệnh cho Ban Ám Sát thi hành bản án ấy.
Kim Chi lănh sứ mạng và xin hạn nội 7 ngày sẽ thi hành xong, nhưng gặp phải một trở lực rất lớn là Ban Ám Sát tuy vẫn đi lùng kiếm mà không một ai được rơ mặt Ba Viên.
Đến ngày thứ 7, một đồng chí, anh Giáp, đến báo cho Kim Chi biết Ba Viên cùng Một Mai hiện đang ăn uống ở hiệu cơm tấm gị chả Tân Việt ở ngay xế cửa nhà Kim Chi (hiệu sách Trường Xuân gần Chợ Hôm phố Duy Tân). Kim Chi liền sang nhận diện th́ đúng như sự phác họa của cấp trên. Kim Chi tức tốc về triệu tập Ban Ám Sát: Đặng Tử Kính tức Giáo Mười (Trưởng Ban), Đức (Nhật kiều), Sĩ, Đường và Kiều Công Dũng.
Giáo Mười phân công cho Sĩ và Đường với nhiệm vụ hành thích Ba Viên, Kiều Công Dũng cưỡi xe đạp giả làm khách qua đường, chờ khi thi hành xong, người giết Ba Viên sẽ chạy đến giả đ̣ cướp xe đạp ấy để tẩu thoát, c̣n Kim Chi, Đức và Giáo Mười th́ đi theo điều khiển và hộ vệ.
Lúc ấy vào hồi 10 giờ rưỡi sáng, Ba Viên cùng Một Mai từ hàng cơm Tân Việt trở ra đường, sánh vai nhau lững thửng đi bộ đến đầu ngă tư phố Goussard. Nhận thấy là nơi thuận tiện, Giáo Mười (33) ra lệnh cho Sĩ thi hành, nhưng Sĩ đâm run sợ, Đường liền tiến lên nhận khẩu súng, rồi đợi Ba Viên đến cột đèn đầu ngă tư, bắn luôn hai phát súng lục vào sau lưng, Ba Viên ngă gục chết liền, c̣n Một Mai bỏ chạy theo lối chữ chi trốn thoát.
Đường móc túi lấy bản án xử tử kư tên ‘’Hùm Sám’’ (34) gài vào trước ngực Ba Viên, rồi nhắc cái cặp da của Ba Viên lên xem, nhưng không t́m thấy tài liệu ǵ, liền vất bỏ lại, chạy ra cướp chiếc xe đạp của Kiều Công Dũng tẩu thoát vô sự.
Cho măi tới hồi 17 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1946, có hai thiếu nữ quen đến nơi Đường ở (hiệu sách Trường Xuân) rủ Đường đi dạo phố, nhân tiện Hữu cũng đi theo. Hai thiếu nữ dẫn Đường và Hữu đến góc đường trước cửa hiệu Phúc Lai, bị trinh sát viên cộng sản chĩa súng bắt đứng lại khám xét. Hữu giơ tay hàng, Đường không chần chờ, nhảy xổ lại giật ngay khẩu súng của trinh sát viên cộng sản. Nhưng không may! Đường đă vồ hụt, liền bỏ chạy, bị cộng sản đuổi theo bắn trúng chân và đùi. Đường (35) bị bắt và mất tích.
Chú Thích:
27.- Nguyễn Văn Phác tức Giáo Phác, nguyên quán tại làng Ngọc Tháp, Phủ Quốc Oai, Tỉnh Sơn Tây, bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 2 năm tù ở về vụ án Bazin đầu năm 1929.
28.- Khuất Duy Tiến là anh em con cô con cậu với Phùng Đặng Đống.
29.- Nguyễn Khắc Trạch là con trai cụ Nguyễn Khắc Nhu.
30.- Phùng Đặng Đống sinh năm 1909 tại xă Sơn Đông, Huyện Tùng Thiện, Tỉnh Sơn Tây gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ năm 1928.
31.- Hoàng Quốc Chính, Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ.
Vũ Quang Phẩm, Tư Lệnh Chiến Khu.
Trịnh Đ́nh Lương, Tham Mưu Trưởng.
Châu Sáng, Chủ Tịch Tỉnh Chính Phủ.
Nguyễn Bá Cơ, Tổng Bí Thư.
Sự, Trưởng Ty Bưu Chính.
Chu, Trưởng Ty Giao Thông Công Chính.
Nguyễn Văn Thảo, Kinh Tài.
32.- Hoàng Quốc Chính nguyên quán tại làng An Cát, Phủ Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Yên.
33.- Sau ngày 13 tháng 6 năm 1946, việt cộng khủng bố Việt Nam Quốc Dân Đảng dữ dội, Kim Chi và Giáo Mười phải tạm lánh mặt xuống làng Tám, ngoại thành Hà Nội. Được ít ngày, một nữ cán bộ Đại Việt Quốc Dân Đảng tên là Tuyết ở ngă tư Vọng bị công an cộng sản bắt giam ít lâu, rồi bị dụ dỗ quay lại phản đồng chí, báo công an cộng sản bắt Giáo Mười đem thủ tiêu.
34.- ‘’Hùm Sám’’ là biệt hiệu của Đặng Tử Kính, tức Giáo Mười, Trưởng Ban Ám Sát Việt Nam Quốc Dân Đảng. Giáo Mười đă hy sinh rất nhiều tài sản cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.
35.- Đường chính tên là Hà Khắc Trung, con ông Hà Đại Kính, sinh năm 1925 tại làng Kiên Vũ, Phủ Ứng Ḥa, Tỉnh Hà Đông. Đường tốt nghiệp tại Trường Quân Chính lớp Trung Cấp, Khóa 2 tại Vĩnh Yên.
ĐỆ TAM CHIẾN KHU: CHIẾN KHU VĨNH YÊN
I.
Tỉnh Vĩnh Yên thời 1945
Tỉnh Vĩnh Yên thời 1945
V́ thái độ thiếu quyết đoán của ‘’Trung Ương Quốc Dân Đảng’’ Hà Nội, nên ngay sau khi được lệnh bất bạo động, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng từ các nơi về tập trung tại Hà Nội đợi khởi nghĩa đoạt chính quyền, cơ hồ lạc lơng hoang mang, không biết phải làm ǵ! Về hay ở lại ?
Lê Khang thấy cơ hội ngàn năm một thuở đă lỡ mất rồi! Lập tức cùng một số đồng chí bỏ lên Vĩnh Yên t́m Đỗ Đ́nh Đạo, khi ấy làm Tỉnh Bộ Thanh Niên Vĩnh Yên. Sau cuộc thảo luận, hai người đồng ư quyết định huy động toàn thể lực lượng chiếm cứ Vĩnh Phúc Yên làm căn cứ tranh đấu, ngơ hầu tiến tới một cuộc đảo chính việt cộng toàn diện trong tương lai.
T́nh h́nh Vĩnh Yên khi ấy, một nửa Thị Trấn đă bị cộng sản nắm giữ, riêng có Trại Bảo An Binh chưa chịu nạp kư, c̣n đợi lệnh Triều Đ́nh Huế, rồi mới quyết định.
Thấy t́nh h́nh như vậy, cán bộ cộng sản tổ chức một cuộc biểu t́nh dân chúng toàn Tỉnh, với mục đích là lợi dụng uy thế nhân dân bắt buộc Bảo An Binh phải đầu hàng.
Biết rơ như vậy, Lê Khang hội họp tất cả cán bộ tại Tam Lộng, thảo hoạch kế sách chiếm Vĩnh Yên. Nhân Đỗ Đ́nh Đạo làm Tỉnh Bộ Thanh Niên, nên ngầm cho cán bộ xâm nhập vào lănh đạo các Xă Đoàn Thanh Niên và hướng dẫn cuộc biểu t́nh dưới h́nh thức của mặt trận Việt Minh.
Sáu giờ sáng ngày 22 tháng 8 năm 1945, trên khắp các ngả đường, nam nữ thanh niên, thiếu nhi, nhi đồng, phụ lăo, hàng ngũ chỉnh tề. Mỗi đoàn thể một trai tráng cầm cờ đỏ sao vàng đi đầu, hai bên là hai tráng sinh bồng súng đi kèm tiến vào Thị Xă Vĩnh Yên.
Hết đoàn nọ đến đoàn kia. Đến hồi 8 giờ dân chúng các nơi đă tập trung tất cả trước Trại Bảo An Binh. Giữa lúc đó, th́nh ĺnh một tiếng súng nổ, rồi ngay từ trong đám biểu t́nh có những tiếng hô to:
- Đả đảo Việt Minh cộng sản
- Hoan hô Việt Nam Quốc Dân Đảng
- Yêu cầu nhân dân hạ cờ đỏ sao vàng xuống.
Dứt tiếng hô, bốn phía súng nổ, nhân dân nhốn nháo, không ai bảo ai đều ném hết cờ đỏ sao vàng xuống đất, lập tức có một số thanh niên ôm từng bó cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng phân phát cho từng người.
Đă làm chủ được cuộc biểu t́nh, lúc đó một mặt ngầm phái một số thanh niên do Lê Thanh cầm đầu sang trụ sở ủy ban hành chính cộng sản hạ cờ đỏ sao vàng, và một số cán bộ đến trước cổng trại xin vào gặp Quản Cung, chỉ huy Bảo An Binh. Lê Thanh đứng trước đám biểu t́nh tŕnh bày thành tích và lập trường tranh đấu của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày nay, đồng thời kêu gọi ḷng yêu nước và sự hiểu biết của nhân dân, yêu cầu ủng hộ Đảng. C̣n Lê Khang với lời lẽ hùng hồn khúc triết, đă chiếm được cảm t́nh của nhân dân và quân đội trong trại. Nên sau đó 2 giờ đồng hồ, cửa trại Bảo An Binh đă mở rộng mời đoàn cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng vào tiếp nhận. Toàn Tỉnh Vĩnh Yên đều hạ cờ đỏ sao vàng, treo toàn cờ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Đă chiếm cứ được Vĩnh Yên, nhưng biết không sớm th́ muộn cộng sản cũng cố t́nh t́m cách lấy lại, nên đầu tiên Lê Khang bàn định với Quản Cung thiết lập ngay các vị trí pḥng thủ, lập thành các đội an ninh trật tự trong Tỉnh…V́ mới chiếm được chính quyền, ḷng người chưa ổn định, việc pḥng thủ phần lớn nhờ Bảo An Binh. Cán bộ không đủ phân công, nhưng nhờ lúc đó nước sông Việt Tŕ đang lớn, đê vỡ nước ngập, đường sá bị nghẽn