Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Bia Vĩnh Lăng

Đá, điện miếu Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa, dựng năm Thuận Thiên 6 (1433).

Cao: 330cm, Rộng: 280cm, Dày: 27cm.

Bia Vĩnh Lăng được tạc từ một khối đá xanh rất lớn đặt trên lưng rùa. Trán bia h́nh bán nguyệt trên đó chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời (một đề tài truyền thống trong nghệ thuật thời phong kiến), xung quanh diềm bia được trang trí h́nh rồng trong nửa lá đề, xen kẽ là các h́nh hoa cúc dây mềm mại, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Dưới chân tấm bia được trang trí h́nh sóng nước, một lần nữa, chúng ta lại gặp h́nh ảnh trang trí rồng - sóng nước trong nghệ thuật thời Lê mà đề tài đó đă từng được thể hiện trạng trang trí ở cột đá chạm rồng, ở trang trí trên bệ tượng Adiđà (thời Lư) và trên bức chạm rồng ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên) vào thời Trần... trước đó. Như vậy, tinh thần bản địa (nhu cầu thờ cúng của cư dân nông nghiệp) cùng những nét truyền thống của nền nghệ thuật dân tộc được thể hiện khá đậm nét trên tấm bia Vĩnh Lăng kể cả h́nh ảnh rùa đội bia với con rùa được thể hiện rất lớn, chân thực và sống động. H́nh ảnh này có thể chúng ta đă từng gặp ở Trung Hoa, nhưng với tấm bia của người Việt, nó mang ư nghĩa bản địa sâu sắc bởi lẽ con rùa là một con vật sống lưỡng cư (thể hiện sự hài hoà với môi trường) và trường thọ cùng với tấm bia đá bền vững, người dân Việt mong ước công lao của các anh hùng dựng nước và giữ nước sẽ được lưu truyền măi măi về sau.

Toàn bộ nội dung văn bia được khắc ch́m, do Nguyễn Trăi - một anh hùng kiệt xuất, một danh nhân văn hoá lỗi lạc soạn thảo nói về thân thế, sự nghiệp của Lê Lợi - người anh hùng lănh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) cũng như cuộc kháng chiến chống quân Minh, sự đầu hàng của Vương Thông (một tướng của nhà Minh) tại thành Đông Quan. Đặc biệt, qua nội dung văn bia Vĩnh Lăng cùng với sự kiện Lê Lợi hoàn gươm cho rùa thần ở hồ Lục Thuỷ (nay là hồ Hoàn Kiếm) đă thể hiện tinh thần yêu hoà b́nh của người Việt đă có từ ngàn xưa. Bia Vĩnh Lăng xứng đáng là một công tŕnh điêu khắc đá đồ sộ, tiêu biểu cho nghệ thuật dân tộc thế kỷ XV.

  VĂN HÓA

Bản hùng ca trên đá ở Lam Kinh

17/01/2016 07:

Vĩnh Lăng

Lam Kinh

PGS.TS Hà Đ́nh Đức

(PLO) - Tôi đến khu di tích Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa vào một ngày trời nhiều mây. Vẻ u tịch của đất trời ḥa với nét cổ kính của điện Lam Kinh xưa như gợi lại câu thơ “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Thành cũ lâu đài bóng tịch dương”. Bản hùng ca trên đá ở Lam Kinh

Vẻ u tịch của đất trời ḥa với nét cổ kính của điện Lam Kinh

Rưng rưng xúc động khi cũng con đường này, rặng cây này đă chứng kiến bước chân, dáng vẻ của những con người đă hiển danh đi vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Gặp lại Nguyễn Trăi…

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây, nằm trên địa bàn huyện Thọ Xuân. Lam Kinh là quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra Anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công.

Cũng như các triều đại Lư, Trần để tỏ ḷng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, thái hoàng, thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ...

Như mọi du khách khác khi đến với Lam Kinh, tôi đă dành thời gian thật lâu để dừng lại bên di vật có giá trị lớn và vẹn nguyên nhất ở Lam Kinh, đó là bia đá Vĩnh Lăng. Nằm cách mộ vua Lê khoảng 300m về phía Tây Nam, bia Vĩnh Lăng được đặt tại vị trí phía tây nam của chính điện Lam Kinh.

Bia được dựng vào đầu thế kỷ XV (Thuận Thiên năm thứ 6), trọng lượng nặng khoảng 18 tấn, có chiều rộng 1,94m, cao 2,79m, dày 0,27m, con rùa đội bia có chiều dài 3,46m, rộng 1,94m, dày 0,90m. Bia và rùa đều được làm bằng đá trầm tích đáy biển, màu xám xanh có lẫn đốm trắng, bóng, trên bề mặt c̣n nh́n thấy nhiều vỏ của các loài nhuyễn thể.

Bên cạnh h́nh rồng, bia Vĩnh Lăng c̣n trang trí các hoa văn như hoa cúc, lá đề, sóng nước… Hoa cúc là một trong 4 loài hoa quư được Nho giáo chọn làm biểu tượng về tính cách cao quư của con người; hoa văn lá đề là biểu tượng về Phật, về trời, Phật thể hiện trí tuệ bao quát cả trời đất…

Bản hùng ca trên đá ở Lam Kinh

Bia và rùa đều được làm bằng đá trầm tích đáy biển, màu xám xanh có lẫn đốm trắng, bóng, trên bề mặt c̣n nh́n thấy nhiều vỏ của các loài nhuyễn thể

Như vậy, triều Lê Sơ chọn những biểu tượng cao quư chạm khắc trên bia Vĩnh Lăng chính là để tỏ rơ sự tôn kính đối với vị anh hùng cứu nước, cứu dân, mở ra một giai đoạn phát triển mới cho dân tộc. Điều đó chứng tỏ từng đường nét chạm khắc trên bia không thể là kết quả cảm hứng của người nghệ sỹ mà chắc chắn phải được nhà vua và các triều thần suy xét cẩn thận.

Do đó, bia Vĩnh Lăng là tấm bia được xem “độc nhất vô nhị”, nó không chỉ mang tính giáo dục truyền thống cho hậu thế mà c̣n là tài liệu quư khi nghiên cứu về lịch sử, về nghệ thuật trang trí, điêu khắc dưới thời Lê Sơ.

Là người Việt Nam, đă học lịch sử Việt Nam từ những năm c̣n ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, không ai là không biết tới Nguyễn Trăi – tác giả của bài “B́nh Ngô đại cáo” đă đi vào sử sách. Và, khi đứng trước tấm bia Vĩnh Lăng được nghe giới thiệu bài văn khắc trên bia là do Nguyễn Trăi soạn th́ nỗi niềm xúc động c̣n dâng lên gấp bội.

Trong nắng, trong gió của đất Lam Kinh, giọng hướng dẫn viên tan vào không gian như không, như thực: “… Năm Mậu Tuất (1418) khởi nghĩa dấy binh ở đồn Lạc Thủy. Trước sau đánh hơn 10 trận đều dùng quân mai phục, xuất kỳ bất ư, tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh. Năm Bính Ngọ (1426) đánh trận Tốt Động thắng lớn, bèn tiến về bao vây Đông Đô. Năm Đinh Mùi (1427) viện binh của giặc do An Viễn hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân từ Quảng Tây tiến sang; Kiềm Quốc công Mộc Thạnh dẫn 5 vạn quân từ Vân Nam tiến vào.

Một trận chiến diễn ra ở Chi Lăng: Liễu Thăng bị mất đầu; chém bọn giặc vài vạn thủ cấp; bắt sống bọn tướng giặc Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn 300 tên; quân dưới trướng hơn 3 vạn tên…. Phàm những quân giặc bị bắt cho đến các thành ra hàng cả thảy hơn 10 vạn tên đều được phóng thích. Đường thủy cấp cho hơn 500 chiếc thuyền, đường bộ cấp cho lương thảo, ngựa tốt. Răn giới cho quân sỹ không được mảy may xâm phạm. Hai nước từ đó thông hảo, Bắc Nam yên ổn. Xứ Mường Lễ, Ai Lao đều nhập vào bản đồ nước ta. Các nước Chiêm Thành, Xà Bà đều cho tàu thuyền sang cống nạp.

Vua thức khuya dậy sớm, trong 6 năm trong nước b́nh yên cho đến khi băng hà. Ngày tốt tháng Mười năm Quư Sửu, Thuận Thiên thứ 6 (1433). Vinh Lộc Đại phu Nhập nội hành khiển Tri tam quán sự, thần là Nguyễn Trăi phụng soạn. Hàn lâm viện Thị chế, thần là Vũ Văn Phỉ phụng viết”.

Không sai khi nói rằng văn bia Vĩnh Lăng đă được các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá cao bởi tính ngắn gọn, cô đọng súc tích, mô thuật đầy đủ về gia tộc, thân thế, sự nghiệp và công đức của vua Lê Thái Tổ, đồng thời c̣n là văn bản đúc kết đường lối đấu tranh khéo léo tài t́nh của nghĩa quân Lam Sơn trong suốt 10 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho dân tộc.

Bên cạnh đó c̣n nói lên ḷng khoan dung, độ lượng của đức Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi đối với quân giặc khi chúng chiến bại. Văn bia c̣n cho chúng ta biết được đường lối ngoại giao của vua Lê Thái Tổ đối với các nước lân bang - Con đường ngoại giao ḥa hảo bằng chính ḷng nhân ái, thiện chí ḥa b́nh bang giao vốn có của ông.

Bởi vậy, bia Vĩnh Lăng không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật mà c̣n có ư nghĩa văn bản lịch sử, chứng cứ lịch sử là tài liệu gốc phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học giáo dục truyền thống cho hậu thế.

Bản hùng ca trên đá ở Lam Kinh

Bàn chân rùa đá Vĩnh Lăng khuyết (lơm) một móng

Như rất nhiều tấm bia đá cổ khác ở Việt Nam, bia đá Vĩnh Lăng cũng tọa trên lưng một con rùa. Nhưng rùa ở đây lại có một ẩn số khá thú vị mà cho đến nay vẫn chưa có lư giải chính thức. PGS.TS Hà Đ́nh Đức khi nói về nguồn gốc cụ Rùa hồ Gươm đă từng nhắc đến rùa ở bia Vĩnh Lăng: “Sách cổ chép rằng, xưa kia ở Vụng Sung trên ḍng Lương Giang (sông Chu ngày nay) gần khu vực Lam Sơn có loại rùa to bằng chiếc chiếu đôi. Từ nhiều đời nay, nhân dân vùng Phúc Địa (nay là xă Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) truyền tụng về loài rùa khổng lồ, khi nó lên bờ đào tổ đẻ trứng người ta đă lấy chăo (dây thừng to) buộc vào chân sau cho trâu mộng kéo. Nhưng khi đẻ xong nó kéo cả trâu xuống sông, nên đành phải chặt chăo để đánh tháo cho trâu. Mai của nó dựng lều che mưa cho 3 – 4 người không bị ướt, có khi lật ngược làm thuyền hái rau trên ao hồ.

Rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh, tỉnh Thanh Hóa) rất giống về h́nh thái với tiêu bản rùa ở hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội) và cụ Rùa đang sinh sống tại hồ Gươm. Nghệ nhân tạc rùa đá Vĩnh Lăng đă quá quen thuộc với loài rùa này nên đă tạc theo lối tả chân, hoàn toàn như thật, chứ không mô phỏng như các rùa đá ở Văn Miếu cũng như các đ́nh chùa.

Trên bàn chân rùa đá Vĩnh Lăng khuyết (lơm) một móng. Phải chăng chiếc móng đó đă bị Triệu Đà lấy đưa về phương Bắc, nên ông cha xưa muốn nhắc nhở con cháu về bài học “vay – trả” để giữ chữ “tín”, cái giá mà An Dương Vương đă phải trả là cả vận mệnh đất nước? Vậy phải chăng Lê Lợi đă đưa rùa từ vùng Lam Sơn ra thả ở hồ Lục Thủy để dệt nên huyền thoại Hoàn Kiếm, bởi xưa kia hồ Lục Thủy chưa có loài rùa khổng lồ ?”.

C̣n nhớ đầu năm 2009, PGS.TS Trịnh Sinh cũng đă có một bài viết đăng báo kể rằng: “Trong quá tŕnh thi công xây dựng doanh trại cuối năm 2004, các chiến sĩ thuộc Đơn vị E 600, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an đă phát hiện một tượng rùa đá rất to ở độ sâu 1,3-1,4m cách mặt đất hiện tại ở khu vực Bách Thảo, Hà Nội. Chiều dài mai rùa đă là 2,01m. Chiều rộng mai là 1,58m, chiều cao thân rùa là 43cm. Với kích thước như vậy, tượng rùa thuộc loại lớn trong số các tượng rùa đă phát hiện ở Hà Nội.. .

Tấm bia trên lưng rùa đă bị mất từ thuở nào. V́ thế cách định niên đại duy nhất chỉ bằng phương pháp so sánh với các tượng rùa cùng loại. Trong số 82 tấm bia ở Văn Miếu khắc tên 130 vị Tiến sĩ đều được đặt lên bệ rùa đá, chỉ có 2 tấm bia khắc năm Bính Tuất 1466 và 1478 là có những nét tạo h́nh tương tự với phần chân tḥ ra ngoài mai, 5 móng nhọn. Phần mai cũng hơi cong, h́nh bầu dục, đặc biệt phần đuôi cũng cong tṛn uốn lượn.

V́ thế, bước đầu có thể xác định rùa được tạo tác vào thời Lê Sơ. So sánh thêm một bước, tượng rùa này khá giống tượng rùa đỡ bia Vĩnh Lăng của Vua Lê Lợi ở một chi tiết: phần đuôi rùa cong và uốn lượn nằm vắt lên mai rùa. Không có nhiều tượng rùa vắt đuôi kiểu như vậy. Đó là tiêu chí độc đáo để t́m ra niên đại, chưa kể hai cụ rùa đá này c̣n giống nhau ở chân, móng, mai... Vậy có thể nói, rùa đá ở khu vực Bách Thảo cùng thời với rùa đá Vĩnh Lăng”.

Lan man chuyện rùa để thấy văn hóa Việt có một bề dày trầm tích cha ông để lại mà con cháu ngày nay chưa thể nào hiểu hết. Nhưng trên hết thảy, đó là hồn cốt của dân tộc cần phải giữ ǵn, không một phút nhăng xao…

82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám viết ǵ?

Chủ Nhật, ngày 03/05/2015 16:18 PM (GMT+7)

“Nếu kẻ nào nhờ vào việc thi đỗ để làm cái cầu ấm no, mượn con đường ấy để làm lối tắt ra làm quan, chỉ biết mưu cho thân, không nghĩ đến việc nước th́ người ta sẽ chỉ tận tên mà nói: Kẻ này gian, kẻ này nịnh, kẻ này đặt việc nhà lên trên việc nước…”

Theo trang disanthegioi.info, 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội gồm: 13 bia khắc các khoa tiến sĩ triều đại nhà Lê sơ, 1 bia khắc khoa thi tiến sĩ triều đại nhà Mạc, 68 bia khắc các khoa thi tiến sĩ triều đại nhà Lê trung hưng; được dựng từ năm 1484 đến năm 1780 khắc các bài văn bia đề danh cùng thứ bậc và quê quán của 1304 vị tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đ́nh thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng (1442-1779).

Trong đó, bảy tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đă được vua Lê Thánh Tông cho dựng vào năm 1484 với mục đích đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa. 7 tấm bia này đề danh tiến sĩ khoa thi các năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ.

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê-Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới có rất nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất bia tiến sĩ Văn Miếu có bài kư ghi lịch sử các khoa thi và triết lư của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài.

 82 bia tien si tai van mieu – quoc tu giam viet gi? - 1

Những hàng bia đá trường tồn măi với thời gian

Ngoài bài văn khắc trên bia đá của khoa thi đầu tiên năm 1442 vốn được trích nhắc thường xuyên cho đến ngày nay:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí hưng thịnh th́ thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy th́ thế nước yếu mà thấp hèn. V́ thế các bậc Đế vương Thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp”.

PLO giới thiệu đến bạn đọc đoạn trích đặc sắc nêu rơ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ trên một số bia Tiến sĩ tại đây. Những lời răn dạy của người xưa vẫn c̣n nguyên giá trị đến thời nay.

 82 bia tien si tai van mieu – quoc tu giam viet gi? - 2

“Nếu kẻ nào nhờ vào việc thi đổ để làm cái cầu ấm no, mượn con đường ấy để làm lối tắt ra làm quan, chỉ biết mưu cho thân, không nghĩ đến việc nước th́ người ta sẽ chỉ tận tên mà nói: Kẻ này gian, kẻ này nịnh, kẻ này đặt việc nhà lên trên việc nước, làm gầy người béo ḿnh, kẻ này hăm hại người thiện, bè đảng với lũ gian, nhơ nhuốc cho khoa mục”.

(Trích văn bia khoa thi 1478)

“Những người có chức quan vẫn thường nghiền ngẫm trung nghĩa, dồi mài liêm cần, nguyện làm vị Trạng nguyên trung hiếu, làm bậc quân tử ngọc vàng, ngơ hầu không hỗ thẹn với các bậc tu thân toàn mỹ đời trước. Thảng hoặc có kẻ ngoài ngọc trong đá, tiếng phượng hoàng mà lông diều hâu, làm kẻ gian tà hèn nhát, làm kẻ tầm thường a dua nịnh hót không biết hổ thẹn bởi sự chỉ trích chê bai của người đời sau".Vậy tấm đá này dựng lên uy nghiêm suốt cả ngàn năm, công luận phải trái vẫn c̣n đó, há chẳng đáng sợ lắm thay”.

(Trích văn bia khoa thi 1554)

“Một khi đă khắc tên lên tấm đá này người đời sau đến xem sẽ chỉ tên và bảo nhau: người này được, người kia hỏng; người này hay, người kia dở; nhờ đó mà kẻ thiện biêt tự khuyến khích, kẻ sác biết tự răn đe. Thế th́ tấm đá này dựng lên, há chỉ chuộng hư danh làm cho đẹp mắt mà thôi đâu! Ư nghĩa sâu xa của sự khuyến khích răn đe chính gửi ở trong đó”.

(Trích văn bia khoa thi năm 1583)

“Đạo trị nước không ǵ quan trọng hơn nhân tài, mà nhân tài th́ phải tiến thân do con đường khoa mục”

(Trích văn bia khoa thi năm 1662)

Kẻ sĩ ở đời này, thấm nhuần ơn huệ, mang đội nhân sâu, vậy báo đáp phải nên thế nào? Ắt phải có chí khí tiết tháo ngọc vàng, tấm ḷng trung trinh sắt đá, phải luôn trau chuốt cho trong sạch sáng quang, rèn giữa tiết hạnh, thề giữ đức trong trắng tứ tri, theo đúng đạo thận cần tam pháp, lấy chính trực trung hậu mà đứng giữa triều đ́nh, lấy đạo đức nhân nghĩa pḥ tá chinh sự, làm đá tảng cột trụ ở chốn miếu đường, đưa quốc gia đến chỗ vững yên, như Thái Sơn bàn thạch, ngơ hầu không phục với sở học, không thẹn với khoa danh, mà họ tên khắc trên đá cứng có thể trường tồn không nát vậy”.

(Trích văn bia khoa thi 1733)

“Kẻ sĩ được ghi tên vào tấm đá này, ắt nên giữ ḷng trong sạch, tiết tháo kiên trinh, giúp đời hành đạo, giúp vua ban ơn cho dân, ngơ hầu công danh sự nghiệp được khắc vào chuông đỉnh, thêu lên cờ hiệu, cùng với tấm đá này soi tỏ mới không hổ thẹn với khoa danh. Thảng hoặc có kẻ quỳ gối uốn ḿnh, tô vẽ giả dối, ngọc vết khó giấu, đá vết khó mài, công luận ngàn năm, há chẳng đáng sợ sao! Thế th́ dựng bia đá này chẳng phải riêng để bồi đắp Nho phong mà c̣n để giồi mài sĩ khí, việc đó có quan hệ đến thanh danh giáo hóa thật lớn vậy”.

(Trích văn bia khoa thi năm 1748)

“Thánh nhân tác thành nhân tài, mà hiền tài làm cho nền trí trị được bền vững lâu dài. Cho nên nuôi dưỡng người tài năng ở trường học, dung khoa mục để tuyển chọn, là để cho họ làm rạng rỡ pháp độ của vua, làm mưu lược của vua được tốt đẹp, há chỉ cốt làm vẻ hào nhoáng bên ngoài mà thôi đâu! Lớn có thể làm rường cột, nhỏ có thể làm rui mè. Người dũng sĩ, kẻ tâm phúc không ai không được tin dùng, như vậy mới không phụ ư nuôi dưỡng khích lệ nhân tài của nước nhà”

(Trích văn bia khoa thi năm 1772)

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng