Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Tuyển Tập Độc Thần Giáo

 

 

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUYỀN THOẠI GIÁNG SINH

 

 Charlie Nguyễn

 

 

Trải qua 20 thế kỷ, tất cả những ǵ chúng ta biết về con người Jesus – được mệnh danh là Chúa Cứu Thế hoặc Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người – đều do 4 cuốn sách mỏng được viết bằng tiếng Hy Lạp trong thế kỷ I gọi là Phúc Âm (Gospels = Tin Mừng). Nhưng trong số 4 cuốn sách đó th́ chỉ có hai cuốn của Matthew và của Luke viết về sự ra đời của Jesus mà thôi. Sách của Matthew được viết vào đầu thập niên 80, sách của Luke được viết sau đó khoảng 10 năm. Như vậy, cả hai sách Phúc Âm viết về sinh nhật của Jesus đều đă được viết ra sau khi Jesus đă sinh ra 80 – 90 năm. Điều đó cho thấy các sự kiện liên quan đến sự ra đời của Jesus đều đă do các tác giả Phúc âm bịa đặt hoặc chỉ ghi lại theo các lời tuyền khẩu vô căn cứ mà thôi. Điều đáng chú ư là cả hai sách Phúc âm này đă đưa ra những chi tiết về năm sinh, nơi sinh của Jesus và các sự kiện liên hệ mâu thuẫn nhau, nhưng người ta đă tổng hợp tất cả các mâu thuẫn đó để tạo nên huyền thoại Giáng Sinh như ta thấy hiện nay.

 

Hàng năm, trong phần lớn các nước Âu Mỹ, người ta kỷ niệm "Mùa Giáng Sinh" trong 40 ngày, kéo dài từ 20 ngày trước đến 20 ngày sau 25 tháng 12. Họ thường bày cây thông trong nhà, làm giả hang đá Bethlehem bằng giấy bồi và đặt ở trong đó bộ tượng Sinh Nhật gồm có máng cỏ với Chúa Hài Đồng, bà Maria và ông Joseph chắp tay qú lạy đứa con mới sinh của ḿnh. Sát cạnh hang đá có vài con ḅ và lừa đang hà hơi sưởi ấm cho Chúa. Ngoài cửa hang đá lấp ló 3 ông vua phương Đông đến thờ lạy Ngài. Trên không trung lúc ấy có nhiều thiên thần ca hát: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời. B́nh an dưới thế cho người thiện tâm"...

 

Đó là đại cương về những hoạt cảnh thường thấy trong dịp lễ Giáng Sinh của Chúa Ki-tô (Christmas). Chúa theo niềm tin của người Công giáo chính là vị Thượng đế đă tạo dựng vũ trụ, nhưng v́ quá thương loài người nên Ngài đă hạ ḿnh xuống thế mặc xác phàm để chịu chết chuộc tội thiên hạ. Có thể coi những điều này là bản tóm tắt về "Niềm tin Ki-tô" (Christian faith).

 

Vào đầu thế kỷ 20, thi sĩ Anh giáo Sir John Betjeman đă làm bài thơ "Christmas", trong đó có những câu nói lên nỗi thắc mắc của ông đối với niềm tin truyền thống này:

 

And is it true? And is it true?

This most tremendous tale of all

Seen in a stained – glass window’s hue

A baby in an ox’s stall

The Maker of stars anh sea

Become a child on earth for me?

(The Oxford Book of prayer)

 

Xin tạm dịch:

 

Có thật không? Có thật không?

Đây là chuyện đáng sợ vô cùng

Tôi thấy h́nh trên kính cửa nhà chung.

Một chú bé trong chuồng ḅ máng cỏ

Là người sinh ra sao trên trời và biển cả mênh mông

Chú nhóc cũng chuộc tội tổ tông cho tôi hả?

 

Các tín đồ Ki-tô giáo trong đế quốc La mă bắt đầu làm lễ kỷ niệm Sinh Nhật của Chúa từ năm 336 do lệnh của hoàng đế Constantine. Hoàng đế đă thống nhất các giáo phái Ki-tô thời đó để lập ra đạo Công giaó nhưng chính hoàng đế không tin đạo. Bản thân hoàng đế là giáo chủ của Đa Thần Giáo La mă (Roman Paganism). Ông ấn định ngày lễ Noel là 25 tháng 12 v́ ngày này là ngày mừng Sinh nhật Thần Mặt Trời Vạn Thắng của Đa Thần Giáo La mă.

 

Ngày nay, các tín đồ Ki-tô (Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo) kỷ niệm sinh nhật của Chúa Jesus thực chất là kỷ niệm sinh nhật thần Mặt Trời Vạn Thắng của Đa Thần Giáo La mă (The Explorer’s Guide to Chiristianity – by Marcus Braybrooke – London 1998 - p. 36).

 

Qua hơn một ngàn năm sống dưới ách thống trị của đế quốc La mă và đế quốc Vatican, hầu hết dân chúng các nước Âu châu đă mặc nhiên chấp nhận những ngày lễ của Ki-tô Giáo như những tục lệ xă hội. Từ đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, Âu châu bành trướng thế lực ra khắp thế giới qua chủ nghĩa thực dân đế quốc. Ảnh hưởng văn hóa của họ cũng nhờ đó đă chiếm được một địa vị trên thế giới. Dù tin hay không tin Jesus, hiện nay hầu hết các dân tộc trên thế giới đều xử dụng Dương lịch được san định bởi tu sĩ Công giaó Dionysius Exiguus vào thế kỷ 6. Năm sinh của Jesus là cái mốc của Dương lịch. Năm 2000 đă được cả thế giới tưng bừng đón chào như buổi b́nh minh của thiên niên kỷ thứ ba. Tất nhiên đó chỉ là một điều qui ước. Nói đúng hơn th́ đó chỉ là một hành vi bá quyền văn hóa của Tây phương (a function of Western cultural hegemony).

 

Nhân dịp lễ Noel năm nay, chúng ta thử đem ra bàn luận một số vấn đề liên quan đến thân thế của Jesus. Vấn đề ngôi sao lạ xuất hiện trong đêm Noel đầu tiên có thật không? Đa số dân Mỹ hiện nay nghĩ ǵ về Noel? Những biểu tượng về lễ Noel từ xưa đến nay đă biến chuyển như thế nào?

 

Về thân thế của Jusus, hai vấn đền được nêu lên là Jesus đă thật sự sinh ra năm nào và tại đâu.

 

Theo phúc âm của Matthew th́ Jesus sinh ra hai năm trước khi vua Herod qua đời (Matt 2:15). Sử sách Do Thái ghi nhận vua Herod băng hà năm 4 TCN. Như vậy, Jesus đă sinh ra năm 6 trước Công Nguyên. Trái lại, Phúc âm của Luke viết: Jusus đă sinh vào năm có cuộc điều tra dân số và đúng vào thời Qurinius làm quan toàn quyền ở xứ Syria (Luke 2:2). Sử gia Do Thái sống trong thế kỷ I là Josephus đă ghi nhận hai sự kiện nêu trên xảy ra năm thứ 7 sau Công Nguyên. Hai sách Phúc âm đưa ra hai năm sinh khác nhau của Chúa cách nhau 13 năm. V́ thế ngày nay chúng ta không thể nào quyết đoán được năm sinh thật của Ngài. Do đó, năm 2001 không có nghĩa là năm Jesus 2001 tuổi!

 

Vấn đề thứ hai về thân thế là Jesus đă sinh ra tại đâu? Matthew viết: Chúa đă được sinh ra trong nhà (in the house). Ngôi sao lạ đă dẫn đường cho ba vua phương Đông đến thờ lạy Ngài tại căn nhà này ở Nazareth.

 

Phúc âm của Luke viết: Chúa sinh ra trong máng cỏ nuôi súc vật (manger) ở hang núi Bethlehem. Từ Nazareth đến Bethlehem cách nhau 90 dặm (tương đương 135 km). Luke không nói ǵ tới ngôi sao lạ và ba vua phương Đông!

 

Hiện tượng Ngôi Sao lạ đêm Noel được khoa học giải thích như thế nào?

 

Năm 1606, nhà thiên văn học trứ danh Johannes Kepler đă tŕnh bày hiện tượng 3 hành tinh gồm Sao Thổ (Saturn) Sao Mộc (Jupiter) và Sao Hỏa (Mars) nằm trên một đường thẳng với trái đất. Hiện tượng này bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12 năm 7 trước Công Nguyên. Chu kỳ của hiện tượng thiên văn này (The threefold conjunction of planets) là một lần trong 805 năm. V́ cả 3 hành tinh nằm trên một đường thẳng với trái đất nên từ trái đất nh́n lên bầu trời ta có cảm tưởng cả ba sao là một. Do ánh sáng tỏa chiếu khiến sự tụ hội của ba v́ sao đă tạo thành một khối sáng lớn lạ thường trên bầu trời. Lịch sử Ba Tư ghi nhận: Sự kiện "sao lạ" này đă khiến cho dân chúng khắp nơi xôn xao lo sợ v́ họ cho đó là dấu hiệu của ngày tận thế.

 

Matthew thấy chuyện "Sao lạ" hấp dẫn nên đem vào Phúc âm để biến sự ra đời tầm thường của Jesus thành sự giáng sinh của một vị "thần thánh siêu phàm". Cũng nhờ cái tài phịa chuyện của Matthew nên ngày nay người ta thường làm đèn ngôi sao nơi hang đá Noel hoặc giăng đủ thứ đèn màu ở quanh nhà trong mùa Giáng Sinh (Christmas season).

 

Đa số người Mỹ hiện nay nghĩ ǵ về sự ra đời của Jesus?

 

Có lẽ phần đông chúng ta nghĩ rằng dân Mỹ là những người có tinh thần thực dụng nhất thế giới, nhưng trong thực tế th́ đa số dân Mỹ hiện nay vẫn c̣n tin vào Phúc âm (Thánh kinh Tân ước). Đối với các tín đồ Phật Giáo th́ sự đản sinh của Đức Phật chỉ đơn thuần có nghĩa là sự ra đời của Đức Thích Ca mà thôi. Trái lại, đối với tín đồ Ki-tô giáo – kể cả Công giáo lẫn Chính thống và Tin Lành – th́ sự ra đời của Chúa Jesus chỉ là bước đầu trong chương tŕnh thiêng liêng của Thiên Chúa. Bước thứ hai là sự tái lâm (sinh ra lại) của Chúa Jesus trong ngày tận thế, rồi sau đó Nước Chúa sẽ "trị đến" trên toàn địa cầu cho đến muôn đời.

 

Để tŕnh bày vấn đề này, tôi xin mượn ư và tài liệu trong bài viết nhan đề "Sự Giao Ước trong lễ Giáng Sinh" (The Christmas Covenant) đăng trên tạp chí US News & World Report, December 19-1994 pages 62-71). Ư niệm về "Sự Giao Ước" giữa Thiên Chúa và loài người là một ư niệm đặc biệt của Do Thái giáo và Ki-tô giáo.

 

Khoảng năm 1250 TCN, Moises lập đạo Do Thái đă đặt đạo này trên căn bản một giao ước giữa dân tộc và Thiên Chúa: "Dân tộc Do Thái chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là Jehovah. Ngược lại Jehovah sẽ chọn Do Thái làm dân riêng của Ngài". Khi Ki-tô giáo được h́nh thành vào thế kỷ I, những người sáng lập đă đưa ra một giao ước bịa đặt mới giữa toàn thể loài người và Thiên Chúa: "Chúa Jesus là con một của Thiên Chúa xuống thế làm người và chịu chết chuộc tội thiên hạ. Ai tin Ngài sẽ được cứu rỗi, ai không tin sẽ bị sa hỏa ngục đời đời".

 

Người Ki-tô giáo gọi sự giao ước của đạo Do Thái là Cựu Ước (Old Covenant/ Old Testament) và gọi giao ước mới của đạo Ki-tô là Tân Ước (New Covenant/ New Testament).

 

Người Mỹ da trắng đều có nguồn gốc Âu châu, có lẽ v́ vậy đa số dân Mỹ đă bị ảnh hưởng văn hóa Ki-tô giáo từ lâu đời. Theo báo US News anh World Report th́ hiện nay có tới 61% dân Mỹ tin rằng: Sự giáng sinh của Chúa Ki-tô gắn liền với lời tiên tri huyền nhiệm, đó là sự phục lâm của Chúa Ki-tô. Đây chính là biến cố của ngày tận thế và mở đầu cho Nước Chúa trên trái đất này. (61% of Americans believe that Jesus Christ will return to earth... The comforting images of the Christmas season are linked to another more mysterious prophecy: that of the apocalyptic Second Coming of Christ, a cataclysmic event that will end history and inaugurate a divine kingdom on Earth – page 62).

 

Vào năm 1000, toàn thế giới Ki-tô giáo sống trong hồi hộp lo sợ v́ đa số tín đồ tin rằng ngày Phục lâm của Chúa Ki-tô đă đến. Sử gia Henri Focillon viết rằng: hầu như mọi sinh hoạt ở Âu châu bị ngưng lại vào cuối năm 999 v́ mọi người nghĩ rằng ḿnh đang sống trong "buổi chiều của thế giới" (an evening of the World). Điều đáng ghi nhận là ngày 1-1-1000 toàn thể dân chúng trên đảo Ieeland v́ sợ ngày tận thế đă kéo nhau xin rửa tội theo đạo hết.

 

Trong những năm cuối thế kỷ 20, rất nhiều giáo phái Ki-tô lại ồn ào tuyên truyền về ngày tận thế v́ ngày tận thế gắn liền với sự phục lâm của Jesus và niềm hy vọng về "Nước Chúa trị đến".

 

Giáo phái cuồng tín nhất là The Seventh – Day Adventists (Giáo phái Cơ Đốc Phục lâm). Những vụ tự sát tập thể ở Waco Texas, Hoa Kỳ của nhóm Branch Davidians năm 1993, nhóm Solar Temple ở Thụy Sĩ và Canada năm 1994 và nhóm Heaven Gate ở San Diego California, Hoa Kỳ... đều có liên quan đến giáo phái Cơ Đốc Phục lâm nói trên.

 

Rất nhiều giáo sĩ thuộc các giáo phái Ki-tô viết sách, viết báo hoặc rao giảng tại nhà thờ để tiên đoán về ngày tận thế. Tất cả đều đă bị thất bại ê chề nhục nhă v́ ngày tận thế mà họ ồn ào rao giảng và quả quyết đă không xảy ra. Tuy vậy, giáo lư về sự Phục lâm của Chúa Ki-tô vẫn là một niềm tin quan trọng trong đạo Công giaó cũng như trong các giáo phái Tin Lành.

 

Trong tác phẩm Deceptions and Myths of the Bible (p. 423), Sử gia Mỹ Lloyd M. Graham đă phải than rằng: "Trải qua 2000 năm, người Tây phương vẫn chưa có đủ sự hiểu biết thực tế để nhận ra niềm tin của ḿnh là sai trái"(For two thousand years, Western man has not sufficient knowledge of reality to know that it is false).

 

Đó cũng là một điều lạ nhưng có thực đối với một quốc gia được gọi là văn minh.

 

Ngay cả sau ngày New York và Ngũ Giác Đài bị khủng bố, bà H. Clinton, vợ của cựu tổng thống Bill Clinton hát bài God Bless America (Chúa ban phúc lành cho nước Mỹ). Chúa ban phúc lành cách sao mà Chúa không cứu được, để hai ṭa lâu đài và lầu Năm Góc bị khủng bố làm sập và nhiều ngàn người vô tội chết.

 

Những biểu tượng của ngày lễ Giáng sinh đă biến chuyển như thế nào?

 

Mặc dầu hiện nay sống trong thời đại văn minh nhưng vẫn c̣n tới 61% dân Mỹ có niềm tin Ki-tô (*) . Báo West Coast Times, California. 24-5-1996, kư giả Paul Recer tường thuật, "cuộc thăm ḍ căn bản về khoa học, cho thấy rằng 75% dân Hoa Kỳ dốt nát về khoa học và tài chánh, không quá 50% lớp tuổi trưởng thành biết rằng quả đất quay quanh mặt trời hằng năm" (75% get dunce caps in US, quizzoes on science, finance, by Paul Recer, Washington. Less than half of American adults understand that the earth or bits the sun yearly, according to a basic science survey).

 

Vào thời kỳ nước Mỹ lập quốc cách đây trên 200 năm, chắc chắn số dân Mỹ có niềm tin Ki-tô c̣n cao hơn nhiều. Nhưng không phải v́ thế mà nước Mỹ lọt vào tay các nhà lănh đạo cuồng tín. Từ vị tổng thống tiên khởi là Washington đến nay, hầu hết các vị lănh đạo tối cao của nước Mỹ đều là hội viên bí mật của Hội Tam Điểm (Free Masonry). Chủ trương của hội này là Chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục (Human Secularism) hoặc c̣n gọi là chủ nghĩa Nhân Đạo Tự Do (Liberal Humanism). Những người lănh đạo Hoa Kỳ thấm nhuần tư tưởng của các triết gia thuộc Phong Trào khai sáng (Enlightenment) thế kỷ 18 ở Âu Châu và kinh nghiệm đau thương về các cuộc chiến tranh tôn giáo trên thế giới nên đă áp dụng chính sách tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều này được ghi rơ trong Tu Chính Án 1 và 14. Chính quyền Mỹ không cấm đạo, nhưng họ khôn khéo giáo dục và chuyển hóa tâm lư quần chúng bằng nhiều phương cách ḥa b́nh. Ngày nay, thay v́ đi nhà thờ mừng lễ Phục Sinh (Easter), người ta chỉ cần bày trước cửa nhà mấy trái trứng nhuộm đủ màu. Thay v́ nộp tiền cho Cha cố để xin lễ cầu hồn trong dịp Lễ Các Thánh và Lễ Các Linh Hồn (31/10 và 1/11), người ta chỉ cần trưng bày vài trái bí đỏ (pumpskin) hay treo vài cái màng nhện, vài bộ xương người giả trước cửa nhà cho vui.

 

Ở các nước Công giáo nghèo và lạc hậu, biểu tượng của ngày lễ Noel thường là đèn ngôi sao và hang đá Noel làm bằng giấy bồi có bộ tượng Noel.

 

 Ở nước Mỹ này chúng ta không thấy đèn ngôi sao và hang đá Noel làm bằng giấy bồi với những bộ tượng sinh nhật trong dịp lễ Noel. Đi đâu chúng ta cũng chỉ thấy những cây thông thật và giả, những con nai giả kéo xe trượt tuyết và những ông già Noel bụng phệ... Tất cả những thứ này chẳng có liên hệ ǵ đến Jesus. Cũng như ở các nhà thờ Mỹ chúng ta không thấy hang núi đá Lộ Đức v́ hang đá này là biểu tượng cho hai tín điều Công giáo: "Tín Điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" và "Tín Điều Giáo Hoàng không thể sai lầm"! Nhưng hai tín điều này chỉ c̣n là niềm tin mà thôi. C̣n thực tế th́ đă có quá sai lạc, tôi sẽ tŕnh bày trong một dịp khác.

 

Biểu tượng thật sự cho Lễ Giáng Sinh ở Mỹ là mùa thu hoạch lợi tức của giới thương gia (businessmen’s harverst), là kỳ nghỉ dài ngày để những người đi làm xa về thăm gia đ́nh hoặc để vui chơi trong các cuộc truy hoan say sưa túy lúy.

 

Nói rơ hơn Noel hay lễ Giáng sinh chỉ là một ngày lễ truyền thống và mùa Tết được nghĩ nhiều ngày, hơn là mang ư nghĩa tôn giáo.

 

Tại nhiều quốc gia khác cũng thế, ngay cả Nhật Bản nơi chỉ có 1% Tin Lành, Công giáo không đáng kể, số c̣n lại là Phật giáo nhưng họ cũng tổ chức mùa Noel rầm rộ để bán hàng.

 

C̣n tại Việt Nam, thanh niên nam nữ cũng có dịp đổ ra đường trước đêm Noel để vui chơi, và trong các vùng có nhiều tín đồ Công giáo th́ đó là ngày đau khổ nhất cho loài chó, v́ bị giết để ăn tiệc (reveillon).

 

Một điều không ai muốn nhưng vẫn luôn luôn xảy ra là trong dịp lễ tạ ơn (Thanksgiving) của Mỹ là ngày đau thương nhất cho hàng chục triệu con gà tây bị giết và dịp lễ Giáng sinh là hàng ngàn tai nạn lưu thông với nhiều xác người trên xa lộ. Phải chăng đó là một biểu tượng thực tế của mùa Giáng sinh tại đất nước văn minh số một của thế giới?

 

                            Charlie Nguyễn

 

(*) Tại Anh Quốc, cuộc thăm ḍ (năm 2000) của tiến sĩ Peter Brieley về tín đồ Công giáo và Tin Lành hằng năm đi lễ nhà thờ (Church Attendance Survey) chỉ c̣n 7.5%. Ông tiên đoán khoảng 40 năm nữa con số này chỉ c̣n 0.5% nghĩa là Công giáo và Tin Lành không c̣n hiện hữu ở Anh Quốc

 

 

 

 IN GOD WE TRUST

Charlie Nguyễn

 

 

   Theo bản tin đăng trên Giao Điểm số 42 (trang 77-79) th́ vụ biến động của người Thượng ở Pleiku đầu năm 2001 cho thấy có âm mưu ngoại bang xử dụng chiêu bài tôn giáo phá hoại an ninh xă hội và sự vẹn toàn lănh thổ nước ta. Những người Thượng Tin Lành nổi loạn này hầu như không màng tới việc làm ăn mà chỉ lo sẵn sàng khăn gói để chờ một thế lực nào đó từ Mỹ sẽ đến bốc họ đi, rồi sau đó sẽ đưa họ về giải phóng quê hương miền cao để thành lập một Quốc Gia Tin Lành!

 

Sau khi đọc bản tin này, tôi không khỏi lo ngại liên tưởng đến những vụ nội chiến v́ lư do tôn giáo ở Đông Timor thuộc Indonesia và Basilan thuộc Philipines.

 

Indonesia, c̣n gọi là Nam Dương, có 228 triệu dân, khoảng 91% theo đạo Hồi và khoảng 9% (tức 20 triệu dân) theo đạo Công giáo La Mă. Đầu thế kỷ XVI, song song với người Tây Ban Nha giảng đạo ở Việt Nam th́ người Bồ Đào Nha vào giảng đạo ở Nam Dương. Đa số tín đồ Công giáo định cư ở phía đông đảo Timor. Sau khi Nam Dương trở thành một nước độc lập vào năm 1945, những người Công giáo ở Đông Timor bắt đầu nổi dậy và phát động một cuộc nội chiến đẫm máu chống chính quyền trung ương Hồi giáo. Sau hơn 40 năm chiến tranh gây thiệt mạng cho trên một triệu binh sĩ và dân lành, cuối cùng chính phủ Nam Dương đă phải chấp thuận cho Đông Timor tách rời để trở thành một nước độc lập từ tháng 8/99 vừa qua.

 

Trường hợp của Philippines th́ ngược lại: Philippines có 74 triệu dân. Khoảng 92% theo đạo Công giáo La Mă, khoảng 6 triệu dân theo đạo Hồi, qui tụ tại đảo Mindanao và đảo Basilan. Những người Phi này có tổ tiên theo đạo Hồi từ thế kỷ XIV, tức hai thế kỷ trước khi đạo Công giáo xâm nhập nước này. Trải qua nhiều thế kỷ bị đàn áp tàn bạo bởi chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha và giáo quyền Công giáo La Mă, những người Phi Hồi giáo đă kiên cường bảo vệ tôn giáo của họ cho tới ngày nay. Cuộc chiến tranh đ̣i tự trị của những người Phi Hồi giáo chống chính phủ đă khởi đầu từ nhiều chục năm qua đến nay vẫn tiếp diễn. Để đạt những mục tiêu chính trị, những người Phi Hồi giáo đă áp dụng chiến thuật du kích, phá hoại và khủng bố, đặc biệt là họ thường bắt cóc con tin.

 

Tôn giáo là một sản phẩm văn hóa. Khi xâm nhập một lănh thổ nào đó nó thường bước vào bằng những bước đi nhẹ nhàng êm ái. Nhưng khi số tín đồ của tôn giáo đạt tới mức có thể tạo thành một lực lượng chính trị áp đảo th́ hậu quả của nó thật khó lường.

 

Chỉ với mấy cuốn sách Thánh Kinh, Vatican đă trải rộng đế quốc của nó gần khắp thế giới với hơn một tỷ tín đồ và đă duy tŕ đế quốc của nó gần 2000 năm.

 

Với cuốn Thánh Kinh Koran, những đoàn quân Hồi giáo Ả Rập đă chiếm toàn bộ bán đảo Ả Rập rộng lớn, chiếm Irag, Syria, Palestine, Ai Cập và Iran vỏn vẹn trong ṿng 10 năm. Một thế kỷ sau khi giáo chủ Mohamét qua đời, Hồi giáo trở thành một đế quốc trải dài từ Bắc Phi, qua Cận Đông, miền Nam châu Âu qua Trung Á đến Bắc Ấn.

 

Đầu thế kỷ IV, đế quốc La Mă có tham vọng dùng Công giáo để chinh phục toàn cầu. Đế quốc La Mă không ngờ đạo Hồi xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ VII với Thánh Kinh Koran đă phá tan tham vọng toàn cầu của họ. Số tín đồ đạo Hồi ngày nay lên tới 1 tỷ 200 triệu, vượt trội số tín đồ Công giáo La Mă (khoảng 1 tỷ).

 

Mặc dầu Hồi giáo và Ki-tô giáo đều có chung cội nguồn là Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái, cùng chung ông tổ Abraham và cùng thờ một Thiên Chúa (God) nhưng hai đạo này đă quan niệm về Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau.

 

Ki-tô giáo tin Thiên Chúa có ba ngôi. Thiên Chúa Cha sinh ra Thiên Chúa Con (Jesus). Jesus là người thường lại được Ki-tô giáo suy tôn làm Thiên Chúa. Bà Maria, mẹ của Jesus, được Ki-tô giáo tôn lên làm Mẹ Thiên Chúa!

 

Tất cả các giáo lư nói trên đều bị kinh Koran thẳng thừng bác bỏ.

 

Kinh Koran ghi rơ: “Bà Maira chẳng bao giờ nhận rằng bà ta là Mẹ Thiên Chúa hoặc con của bà ta là Chúa”. (She never claimed she was Mother of God or her son was God – Koran 5:75). Kinh Koran kết án những người Ki-tô giáo là nhục mạ Thiên Chúa khi nói Thiên Chúa chỉ là một trong ba ngôi. (They do blaspheme who say God is one of three – Koran 5:75) “Thiên Chúa là một ngôi duy nhất. Thiên Chúa chẳng sinh ra đứa con nào và cũng chẳng do ai sinh ra”. (God is one. He begot none nor was he begotten – Koran 112:1-4). Khi tŕnh bày những điều nói trên, tôi không có ư bài bác những giáo lư Ki-tô giáo. Tôi chỉ có ư làm sáng tỏ một sự thật lịch sử: không phải sức mạnh quân sự của Hồi giáo đă chận đứng khả năng bành trướng của Ki-tô giáo mà chính sức mạnh văn hóa của Hồi giáo đă phá tan mộng ước toàn cầu hóa của đạo Ki-tô. Một bài học lịch sử khác đă chứng tỏ rằng: Sức mạnh quân sự thuần túy nếu không kèm theo sức mạnh văn hóa hỗ trợ th́ sớm muộn sẽ bị tiêu diệt. Đó là trường hợp Mông Cổ.

 

Đầu thế kỷ XIII, Genghis Khan thống nhất các bộ lạc Mông Cổ rồi xua quân đi chinh phục thế giới. Chỉ trong mấy năm, quân Mông Cổ đă tạo nên một đế quốc rộng lớn bao gồm Trung Quốc, qua Trung Á và phía Nam nước Nga, qua Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước Cận Đông. Nhưng quân Mông Cổ hoàn toàn chỉ có sức mạnh quân sự chứ không có một sản phẩm văn hóa nào. Kết quả là chỉ sau vài thế hệ, đoàn quân chiến thắng Mông Cổ ở Trung Quốc đă bị Hán hóa. Cuối thế kỷ XIII, những vua chúa Mông Cổ ở Bắc Ấn đă theo đạo hồi và tạo nên các triều đại Hồi giáo Mughul (do chữ Mongol mà ra). Dần dần, các người Mông Cổ đă bị hoàn toàn đồng hóa vào dân địa phương.

 

Những người Tây-phương trước đây đă hiểu rơ sức mạnh của văn hóa nên họ đă xâm lăng nước ta bằng văn hóa Ki-tô trước rồi mới xâm lăng bằng súng đạn sau.

 

Ngày nay, mặc dầu không c̣n bóng quân xâm lược trên lănh thổ Việt Nam nhưng vẫn c̣n tồn tại một đạo quân thứ năm không nhỏ của địch, dưới h́nh thức một giáo hội nô lệ ngoại bang nằm vùng thường trực trong ḷng dân tộc.

 

Đại họa này chưa dứt th́ một đại họa khác đang nhen nhúm trên miền cao nguyên Trung Phần Việt Nam. Đó là những hành động đầy tham vọng của một số những giáo phái Tin Lành lớn tại Mỹ đang muốn trở thành những thế lực của chủ nghĩa đế quốc tinh thần (spiritual imperialism). Những nhóm này hoạt động ráo riết từ giữa thế kỷ XX đến nay trên phạm vi toàn thế giới. Giáo phái Baptist đă tung ra trên 3000 nhân viên truyền giáo hoạt động trong 94 quốc gia. Tổ Chức Thanh Niên Tin Lành (International Youth for a Mission) hiện có trên 12.000 nhân viên giảng đạo trên khắp thế giới. Tổ Chức Thập Tự Quân Tin Lành (The Giant Campus Crusade) có nhiều ngàn nhân viên truyền giáo hoạt động trên 130 quốc gia từ 1960. Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều bị các toán quân truyền đạo Tin Lành xâm nhập từ lâu. Riêng nước Nga, sau khi mở cửa tự do năm 1991, chẳng những bị xâm nhập bởi nhiều đoàn truyền giáo Tin Lành mà c̣n tiếp nhận 232 tấn sách Thánh Kinh Tin Lành bằng Nga ngữ in tại Hoa Kỳ! Trên đây chỉ là hoạt động truyền giáo của một số ít giáo phái Tin Lành tiêu biểu, ngoài ra c̣n nhiều giáo phái khác cũng rất lưu tâm đến việc truyền giáo để bành trướng thế lực của họ.

 

Qua những hiện tượng tôn giáo ở Đông Timor và Mindanao (Philippines) chúng ta nhận thấy ở những vùng đảo này có nhiều sắc dân và nhiều thổ ngữ khác nhau. Nhưng cuối cùng họ đă liên kết với nhau thành một khối duy nhất rất chặt chẽ trong niềm tin tôn giáo. Những dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần cũng tương tự như vậy. Mặc dầu họ thuộc nhiều sắc tộc và ngôn ngữ khác nhau, nhưng một khi đa số cùng theo một tôn giáo th́ họ sẽ liên kết thành một khối và t́nh trạng nội chiến sẽ rất có thể xảy ra như ở Đông Tomor hay Mindanao!

 

Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải lo pḥng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu thiếu cảnh giác để nhúm lửa đó bốc lên thành đám cháy lớn e rằng sau này dù cho có dập tắt được đám cháy th́ nhà cửa cũng tan hoang! Vậy chúng ta hăy thử t́m hiểu xem những người truyền giáo đă dùng cách nào để dụ dỗ những người Thượng và cả người Kinh theo đạo Tin Lành? Thông thường, họ luôn luôn tuyên truyền rằng nước Mỹ giàu mạnh nhất thế giới và Tin Lành là quốc giáo của nước Mỹ. Do đó, ai chịu cải đạo theo Tin Lành chắc chắn sẽ được giúp đỡ về mọi mặt, tinh thần cũng như vật chất, nhất là sẽ được dễ dàng nhập cư Hoa Kỳ để sống một cuộc đời giàu sang hạnh phúc...!

 

Nhiều người nhẹ dạ và hám lợi dễ dàng nghe lời dụ dỗ đă trở thành những tín đồ Tin Lành. Một số không lo làm ăn mà chỉ ngóng trông các đồng đạo Tin Lành Hoa Kỳ đến bốc họ sang Mỹ!

 

Thật ra, tất cả các luận điệu tuyên truyền nói trên đều là lừa dối bịp bợm v́ từ xưa đến nay Hoa Kỳ chưa từng có quốc giáo (national religion). Nhất là Tin Lành lại càng không thể là một quốc giáo v́ Tin Lành không phải là một tôn giáo thuần nhất. Hiện nay tại Mỹ khoảng 200 giáo phái Tin Lành lớn nhỏ không đều nhau. Vậy chẳng lẽ Hoa Kỳ có 200 quốc giáo Tin Lành sao?

 

Ngoài 200 giáo phái Tin Lành, Hoa Kỳ hiện có khoảng 53 triệu người Công giáo, 7 triệu người Hồi giáo, 5 triệu người Do Thái giáo, vài triệu người Anh giáo. Xét theo danh xưng th́ có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng thực ra đều là các đạo độc thần, tức thờ cùng một Chúa (monotheistic religions) và cùng chung ông tổ Abraham (Abrahamic religions). Do đó, mặc dầu khác tôn giáo về danh xưng nhưng tất cả đều đồng ư tôn vinh Thượng đế (hoặc Thiên Chúa) mà họ gọi là GOD. Bài ca phổ thông nhất là “God bless America”. Ṭa án Tối Cao Pháp Viện khai mạc phiên họp với lời cầu nguyện “Xin Chúa cứu nước Mỹ và ṭa án này” (God saves the United States and the honorable court). Từ năm 1950, do nhu cầu chống lại chủ thuyết vô thần của Cộng sản, nước Mỹ có thêm lời Tuyên Thệ Trung Thành với Quốc Gia, trong đó có cụm từ “một quốc gia dưới sự che chở của Chúa” (a nation under God). Mặc dù cùng nói đến God nhưng mỗi tôn giáo nghĩ về God theo một cách khác nhau, chẳng ai giống ai.

 

Một điều rất cần phải nêu lên ở đây là những người Việt Nam ở Mỹ - Công giáo cũng như Tin Lành - cứ tưởng rằng chữ “God” mà người Mỹ thường nhắc tới là Thiên Chúa của Ki-tô giáo (Christian God). Sự thật không phải như vậy. Chúng ta hăy lấy tờ One Dollar ra coi sẽ thấy: Kim tự tháp tượng trưng cho Trật Tự Thế Tục Mới (Novus Ordo Seclorum). Trên đỉnh Kim tự tháp là Con Mặt Thượng đế (All-seeing Deity) tượng trưng cho Đấng Toàn Năng của Lư Trí (God of Reason) hoặc c̣n được gọi là Thượng Đế của Tự Nhiên (Nature’s God). Bên phải huy hiệu Kim tự tháp là hàng chữ IN GOD WE TRUST biểu lộ ḷng tin tưởng của giới lănh đạo Hoa Kỳ vào Lư Trí để xây dựng một trật tự xă hội thế tục. Trong xă hội thế tục, con người là trung tâm phục vụ chứ không phải là Thiên Chúa. Con người không có bổn phận phải tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự. Ḷng sùng tín tôn giáo là sự một đạo riêng tư (Religion is private devotion) không thể được coi là khuôn vàng thước ngọc để áp đặt lên cả quốc gia được.

 

Một số trí thức Công giáo thuộc xu hướng “Khôi phục tinh thần Ngô Đ́nh Diệm” thường hay giảng thuyết trên báo chí hay trên đài phát thanh luận điệu tuyên truyền rằng: Sở dĩ người Mỹ trở nên văn minh giàu có là nhờ họ biết đặt ḷng tin nơi Thiên Chúa (Ư muốn nói Thiên Chúa Ba Ngôi của Công giáo). Phần lớn người Mỹ đặt nền tảng đời sống đạo đức của họ trên Kinh Thánh Tân Ước và Cựu Ước. Điều này có thể đúng về phương diện biểu kiến, v́ quả thực đại đa số dân Mỹ là những người Ki-tô hữu (Christians). Tuy nhiên, hoàn cảnh của nước Mỹ rất đặc biệt là ngay từ những ngày đầu lập quốc đến nay, những vị lập quốc và những vị thật sự lănh đạo nước Mỹ lại không hẳn là những người Ki-tô hữu. Trái lại, họ là những người có tinh thần khai sáng và thuần lư (enlightened and reasonable men), hậu duệ của John Locke, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, Thomas Paine... Đó là những người công khai phủ nhận giáo lư Ki-tô giáo. Dưới sự lănh đạo khôn khéo và kín đáo của họ, Ki-tô giáo chẳng những không bao giờ trở thành quốc giáo mà trái lại đang đi vào con đường mỗi ngày một suy thoái. Bề ngoài có vẻ như hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa thay đổi nhau lên nắm chính quyền cai trị đất nước. Trong thực tế, luôn luôn có một siêu-quyền-lực bao trùm trên cả hai đảng. Siêu-quyền-lực này làm trọng tài cho mọi tranh chấp chính trị và giữ cho đường lối chính sách của Hoa Kỳ có tính nhất quán trải qua các giai đoạn lịch sử.

 

Cũng trên phương diện h́nh thức, nước Mỹ theo đuổi chính sách đa văn hóa (multicultural) nhưng trên thực tế th́ chủ nghĩa nhân đạo thế tục (secular humanisme) mới thật sự chi phối đời sống văn hóa chính trị của mọi người dân Hoa Kỳ.

 

Trên khắp nước Mỹ, đi đâu chúng ta cũng thấy san sát những giáo đường lớn nhỏ và ở mọi nơi mọi lúc người ta thường nói nhiều đến Thượng Đế (GOD). Nhưng vấn đề quan trọng không phải ở số đông. Vấn đề chủ yếu là những người lănh đạo ở thượng tầng nước Mỹ quan niệm thế nào về Thượng Đế. Đó là những vấn đề chúng ta sẽ t́m hiểu sau đây:

 

I. Là một quốc gia đa-văn-hóa (multicultura) Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận một quốc giáo.

 

Đầu thế kỷ XVI, những người đầu tiên đến Mỹ là những kẻ có óc phiêu lưu làm giầu. Sau đó là những làn sóng người tỵ nạn tôn giáo: Những người Puritams (Thanh giáo) và Quakers bị ngược đăi tại Anh quốc, những người Tin Lành như Lutherans, Calvinists bị Công giáo bách hại tại Âu châu. Cho đến khi Hoa Kỳ tuyên bố độc lập năm 1776, dân số Mỹ là 2 triệu rưỡi, 60% là người Anh – đa số theo tin lành, c̣n lại là Anh giáo – 12% là những người Tô Cách Lan, Ḥa Lan và Đức, đa số cũng theo Tin Lành – 28% c̣n lại là những người nô lệ da đen, không có quyền công dân. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều làn sóng di dân từ Đông và Nam Âu Châu sang Mỹ, đa số là Công giáo và Do Thái. Dân Mỹ Tin Lành phản đối bằng cách lập ra đảng khủng bố Ku-Klux-Klan nhắm vào Do Thái, Công giáo và người da đen. Nhiều nhà thờ Công giáo và Do Thái bị đốt, nhiều người da đen bị sát hại. Chính quyền trung ương chủ trương theo đuổi chính sách đa văn hóa nên đă áp dụng chính sách trấn áp đảng khủng bố Ku-Klux-Klan. Trong thập niên 1870, chính phủ Mỹ cho nhập cư rất nhiều dân các nước Ả Rập theo đạo Hồi và trong thập niên 1960 cho nhập cư ồ ạt các di dân thuộc Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, đa số theo đạo Hồi. Hiện nay, số tín đồ Hồi giáo tại Mỹ lên tới 7 triệu người.

 

Trước đây, người Mỹ thường tự nhận nền văn minh của họ có truyền thống Do Thái – Ki-tô (Judeo – Christian tradition). Trong dịp lễ nhậm chức của tân tổng thống Bush vào đầu năm 2001, giáo sư Stephen Prothero thuộc Đại Học Boston đă đề nghị sửa lại cho đúng với thực tế là “Judeo-Christian – Islamic tradition” v́ công dân Mỹ theo đạo Hồi hiện nay đông hơn người Mỹ Do Thái giáo! Ngoài ra, nước Mỹ hiện có đủ các sắc dân trên thế giới với đủ mọi tôn giáo thuộc mọi nguồn gốc văn hóa. Do đặc tính đa chủng và đa văn hóa, xă hội Mỹ không thể có một sự đồng thuận để chấp nhận bất cứ một tôn giáo nào là tôn giáo chính thức của quốc gia. Các giáo phái Tin Lành, mặc dầu đă chiếm đa số từ ngày lập quốc đến nay, vẫn chưa bao giờ và sẽ không bao giờ trở thành quốc giáo tại Hoa Kỳ.

 

II. Chủ nghĩa nhân đạo thế tục (Secular Humanism) luôn luôn thống lănh đời sống văn hóa chính trị Hoa Kỳ.

 

Các nhà lập quốc Hoa Kỳ là những bộ óc sáng suốt thấu triệt những hậu quả tai hại của tôn giáo tại Âu châu. Do đó, ngay từ đầu họ đă theo đuổi chủ nghĩa nhân đạo thế tục mà yếu tố chủ chốt là sự phân chia rơ rệt giữa tôn giáo và nhà nước (Strict separation of religion and government). Đó chính là nguyên tắc bảo đảm không cho phép bất cứ một tôn giáo nào có thể áp đặt giáo điều của ḿnh lên đời sống toàn dân. Đó cũng là nguyên tắc chiến đấu cho con người được tự do sử dụng lư trí của ḿnh để hướng dẫn cuộc sống của chính ḿnh và chống lại bọn cuồng tín làm công cụ cho các thế lực thần quyền đen tối.

 

Chính v́ vậy, Hiến pháp Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đă minh thị ngăn cấm chính quyền thiết lập một quốc giáo và ngăn cấm tôn giáo xen vào chính trị. Từ ngày lập quốc đến nay đă hơn hai thế kỷ, nước Mỹ vẫn luôn luôn trung thành với chủ nghĩa Nhân Đạo Thế Tục. Đó là chủ nghĩa coi trọng những lợi ích, ước vọng và giá trị của con người hơn là niềm tin tôn giáo. (Secular humanism = A philosophy that elevates human interests, desires and values over religious beliefs). Trong ư nghĩa đó, quyền tự do ngôn luận (Freedom of speech) và quyền tự do báo chí (Freedom of Press) được coi trọng hơn tự do tín ngưỡng (Religious Freedom) như ta thấy trong vụ phim The last Temptation of Christ (Cơn cám dỗ cuối cùng của chúa Ki-tô). Cuốn phim này được mô phỏng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hy Lạp Nikos Kazantzaki, xuất bản năm 1951. Nhà đạo diễn Mỹ Martin Scarsese dựng thành phim năm 1988. Theo giáo lư Ki-tô th́ Jesus có hai bản tính: bản tính con người và bản tính Thiên Chúa. Tác giả cốt truyện cũng như nhà làm phim bỏ qua tính Thiên Chúa của Jesus để chỉ mô tả về tính “người” của Jusus mà thôi. Tất nhiên, với tư cách là con người, Jesus cũng có những đau khổ, những thèm muốn và cũng bị cám dỗ như mọi người chúng ta. Đó cũng là lẽ thường trong đời sống thật của Jesus. Tuy nhiên, những người cuồng tín Công giáo cũng như Tin Lành đều không muốn nh́n thấy sự thật v́ nó làm giảm đi sự kính trọng của họ đối với Jesus vốn đă được thần thánh hóa quá mức. Tài tử Willem Dafoe đóng vai Jesus. Cuốn phim đă làm cho những người Ki-tô giáo tức giận v́ đă mô tả giấc mơ của Jesus khi Ngài bị treo trên thập giá. Trong cơn đau đớn cùng cực, Jesus ước muốn được làm một người b́nh thường chứ không muốn làm đấng cứu thế. Jesus muốn trở về đời thường, cưới Mary Magdelene làm vợ và có con với nàng. Magdelene nguyên là một cô gái điếm nhưng đă tha thiết yêu Jesus từ lâu. Hầu như Jesus đi đâu cũng có mặt nàng ở đó. Nàng luôn luôn chăm sóc Jesus như một người vợ đảm đang yêu chồng. Trong cơn hấp hối, Jesus cảm thấy yêu nàng vô cùng. Jesus chẳng tha thiết ǵ với cái tṛ cứu chuộc và cũng chẳng màng tới việc trở về với Đức Chúa Cha như người ta gán ép. Niềm khát khao lớn nhất của Jesus là làm t́nh với Magdelene. Cuốn phim tŕnh bày cảnh Jesus làm t́nh với Magdelene như một cặp vợ chồng b́nh thường.

 

Nhiều người Ki-tô giáo bảo thủ kịch liệt kết án cuốn phim là nhục mạ Thiên Chúa của họ. Các rạp chiếu bóng trên khắp nước Mỹ bị những người biểu t́nh bao vây ngăn chặn không cho khán giả vào rạp coi phim “The last Temptation of Christ”. Nhiều tổ chức Ki-tô giáo vận động với chính quyền tiểu bang hay thành phố ra lệnh cấm lưu hành cuốn phim này. Nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện. Kết quả, Tối Cao Pháp Viện xác định quyền làm phim là quyền tự do phát biểu tư tưởng (freedom of expression), do đó mọi việc ngăn cản chiếu phim nói trên đều vi hiến.

 

Tu chính án 14 c̣n đi xa hơn nữa: chính sách của chính phủ phải theo đuổi mục tiêu thế tục hoặc vô tôn giáo (a government policy must have a secular or non – religious purpose). Do đó, trong thập niên 1960, Tối Cao Pháp Viện Mỹ đă cấm các trường công lập không được tổ chức đọc kinh cầu nguyện và không được đọc Thánh kinh trong trường. Ngoài ra, Tu Chính án 14 c̣n ngăn cấm các cơ quan chính quyền không được hỗ trợ một tôn giáo nào (A government policy must neither inhibit nor advance religion to any significant degree). Do những qui định của luật pháp và hiến pháp Hoa Kỳ rất chặt chẽ nhằm ngăn chặn mọi sự lạm dụng của tôn giáo, thiết tưởng những hoạt động truyền giáo Tin Lành hiện nay ở Việt Nam chỉ là những hoạt động tư nhân mà thôi. Nếu phát hiện có một cơ quan nào của chính phủ hỗ trợ cho các việc truyền giáo nói trên ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần lên tiếng tố cáo trước dư luận . Những cơ quan đó có thể bị truy tố v́ họ đă vi phạm Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ.

 

III. Ư nghĩa đích thực của phương châm “IN GOD WE TRUST”

 

Năm 1814, Francis Scott Key sáng tác bài thơ “The Star-sprangled Banner”. Câu thứ tư của bài thơ này là: “In God is our trust”. Năm 1864, Bộ Trưởng Ngân Khố Salmon P. Chase sửa lại thành IN GOD WE TRUST và xin chính phủ cho phép in câu này trên các đồng coins (tiền kẽm). Chính phủ chấp thuận nên câu này được in trên các đồng coins từ đó. Năm 1956, Quốc hội Mỹ công nhận câu “IN GOD WE TRUST” là phương châm chính thức của nước Mỹ (the US Motto) và phương châm này được in trên các đồng tiền giấy cũng như các đồng coins của Mỹ.

 

Nhân tiện cũng xin nói thêm về tiền giấy của Mỹ: Mặc dầu gọi là tiền giấy (paper money) nhưng thực sự là vải, v́ nó gồm có: 75% bông, 20% nylon-polyester và 5% hóa chất. Công ty CRANE độc quyền chế tạo tiền có nam châm (magnetic ink) được chế tạo theo một công thức bí mật của Bureau of Engraving and Printing ở Washington D.C. H́nh thức và khuôn khổ của tờ giấy bạc Mỹ như ta thấy hiện nay đă bắt đầu từ 1862.

 

Như ta đă biết, trên tờ giấy bạc và đồng coins nào cũng có phương châm IN GOD WE TRUST, nhưng chỉ trên tờ ONE DOLLAR mới có sự giải thích ư nghĩa của nó mà thôi.

 

 Kim Tự Tháp là biểu tượng cho nền tảng vững chắc của sự phát triển nước Mỹ trong tương lai (the strong base of future growth). Kim tự tháp chưa có đỉnh hàm ư sự kiến tạo chưa hoàn thành. Chân kim tự tháp có hàng số La mă MDCCLXXBVI (1776) mang ư nghĩa đời sống chính trị văn hóa và sự phát  triển nước Mỹ đặt trên căn bản là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776. Jefferson là người soạn thảo Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đóng vai tṛ trọng yếu trong thời kỳ Cách Mạng Hoa Kỳ. Quan điểm triết học và chính trị của Jefferson chịu ảnh hưởng sâu đậm tác phẩm Law of Nature (Luật Thiên Nhiên) của triết gia Anh Quốc John Locke (1632-1704), tư tưởng của Locke đă đi vào Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và đă trở thành yếu tố quan trọng trong truyền thống trí thức (the inellectual tradition) của giới lănh đạo Mỹ. Locke quan niệm Thượng Đế là Thiên Nhiên (God is Nature’s God). Luật của Thiên Nhiên là luật của Thượng Đế. Trong tác phẩm Essays On The Law and Nature xuất bản năm 1663, Locke viết: “Trong trạng thái tự nhiên, tất cả mọi người đều tự do và b́nh đẳng” (In a state of Nature, all men are free and equal). Tư tưởng trên của Locke đă gợi ư cho Jefferson viết một câu nổi tiếng thế giới trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập: “Mọi người sinh ra b́nh đẳng và được Tạo Hóa [1]  phú cho những quyền không thể chuyển nhượng, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc” (All men are created equal that they are endowed by the creator (Nature) with certain inalienable rights, among these are life, liberty and the persuit of happiness).

 

Sau John Loke là các triết gia thuộc phong trào khai sáng ở Pháp như J.J. Rousseau, Voltaire và Montesquieu. Các triết gia này đều nổi tiếng là những người chống Ki-tô giáo và đều có ảnh hưởng sâu đậm đến tư tưởng của Jefferson. Trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Jeffuson viết: “Mọi người được tự do bày tỏ và bằng sự tranh luận để duy tŕ ư kiến của ḿnh về tôn giáo (All men shall be free to profess and by argument to maintain their opinions of religion)”. Riêng về Thánh Kinh Ki-tô giáo, Jefferson đă phê phán như sau: “Tôi đọc sách Khải Huyền của Tân Ước và tôi coi nó chỉ là những lời điên dại của kẻ mất trí” (I read the Apocalypse and I then considered it merely the ravings of a maniac). Sau hết, người có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến Jefferson cùng những nhà lập quốc Hoa Kỳ là Thomas Paine (1737-1809) với tác phẩm Common Sense xuất bản tháng 1/1776 với 120.000 bản. Đây cũng là một tác phẩm kịch liệt chống Ki-tô giáo.

 

Tất cả những điều tŕnh bày trên chứng tỏ rằng: trật tự thế tục của xă hội Mỹ được đặt trên nền tảng của bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776, trong đó có nói tới Tạo Hóa nhưng đó là Tạo Hóa Thiên Nhiên chứ tuyệt đối không có nghĩa là Thượng Đế của Ki-tô giáo.

 

Mặt trước của tờ One Dollar là h́nh vị tổng thống tiên khởi George Washington. Ông không thuộc một đảng hoặc một giáo phái nào. Khi ông lănh đạo nước Mỹ dành độc lập từ tay người Anh th́ ông là thủ lănh của Hội Tam Điểm Mỹ (trụ sở đặt tại Alexandria thuộc tiểu bang Virginia). Mặc dầu lúc đầu lập quốc, tuyệt đại đa số dân chúng Mỹ theo đạo Tin Lành nhưng đạo này đă không thể trở thành quốc giáo. Cũng như trong hơn hai thế kỷ qua, hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa luân phiên nhau lănh đạo nước Mỹ nhưng không một đảng nào có thể đi tới độc tài. Đó là nhờ Hội Tam Điểm có những bậc minh triết (dấu mặt) điều khiển nước Mỹ như một siêu chính phủ (Super-government).

 

Hội Tam Điểm (Freemasonry) là một hội huynh đệ (fraternal order) lâu đời nhất và lớn nhất thế giới. Hội này xuất phát từ những nghiệp đoàn các thợ xây đá (unions of stone masons) là những người thợ nề chuyên xây các đại thánh đường và các dinh thự lâu đài khắp Âu châu trong thời Trung cổ. Ngày xưa, họ đă đem hết tài năng trí tuệ để dựng nên những thánh đường vĩ đại và những dinh thự nguy nga tráng lệ. Ngày nay họ quyết tâm xây dựng những giá trị luân lư và đạo đức ở tầm mức cao nhất. Họ là những người thấu triệt các thủ đoạn nham hiểm và các tội ác kinh khủng của Giáo hội Công giáo và những chế độ chính trị phi nhân bản. Ngày nay họ quyết tâm xây dựng một Trật Tự Thế Tục Mới. (NOVUS ORDO SECLORUM). Những hội viên Tam Điểm được tự do di chuyển khắp nơi trên thế giới (to travel freely), do đó chữ FREE được dùng làm tiếp đầu ngữ trước chữ MASON để trở thành FREE MASON (Hội viên Tam Điểm).

 

Hội được thành lập vào thế kỷ XVI với quy định đầu tiên là chỉ thu nhận những người thợ xây đá (stone mason). Từ đầu thế kỷ XVII, hội thu nhận những người ưu tú xuất sắc trong xă hội, không phân biệt quốc tịch và nghề nghiệp. Hội chú trọng huấn luyện hội viên về triết lư đạo đức (normal philosophy) hơn là về kỹ thuật. Hội xác nhận không phải là một tôn giáo và không thuộc tôn giáo nào. Hội xác nhận Công giáo là thù địch.

 

Theo đặc san “Avoice Crying In The Wilderness” số 2 của Tu viện Thánh Gia thuộc Giáo Phận New York (4425 Sneider Road, Fillmore NY14735) th́ các thủ lănh Tam Điểm đă vạch ra đường lối để tiêu diệt giáo hội Công giáo từ năm 1819 (P. 43).

 

Phần lớn các tổng thống Mỹ từ trước đến nay là hội viên Tam Điểm. Phần lớn các nhà lập quốc kư tên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đều là Hội Viên Tam Điểm.

 

Thiên tài âm nhạc Áo quốc Mozart (1756-1791) cũng là hội viên Tam Điểm, đă sáng tác bản đại nhạc kịch Tiếng Sáo Thần (The Magic Flute) mô tả nữ thần của màn đêm – tượng trưng cho các thế lực đen tối của tội ác – sẽ bị đánh bại và biến mất trên thế gian. Sau đó, hoàng tử của Công lư sẽ xuất hiện để báo hiệu sự h́nh thành của một Trật Tự Thế Tục Mới (Novus ordo seclorum).

 

Cũng theo đặc san của Tu Viện Thánh Gia New York th́ giáo hoàng Gioan XXIII, Giáo hoàng Paul VI và giáo hoàng John Paul II đều là những người của Tam Điểm cài vào để phá giáo hội Công giáo.

 

Ngày 25/9/59, Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập cộng đồng Vatican II để khởi đầu cuộc hủy diệt hoàn toàn giáo hội Công giáo. Từ sau Vatican II, giáo hội chỉ c̣n cái vẻ bề ngoài đồ sộ, thật sự bên trong đă bị sụp đổ tan hoang v́ nạn mất đức tin. Giáo hoàng Paul VI nhiều lần công khai tự nhận là bạn của Tam Điểm. Giáo hoàng John Paul II công khai nh́n nhận thuyết Big Bang, tức đă mặc nhiên phủ nhận việc Chúa dựng nên vũ trụ trong 7 ngày. Ngài công nhận thuyết Darwin tức đă mặc nhiên phủ nhận Adam-Eve là tổ tiên loài người, phủ nhận tội tổ tông và Chúa chẳng c̣n lư do ǵ để xuống thế cứu chuộc. Điều quan trọng hơn cả là Giáo hoàng John Paul II phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Như vậy, việc các linh mục nhận tiền xin lễ của giáo dân đă trở thành một chuyện lừa bịp v́ làm sao có thể cầu nguyện cho linh hồn thân nhân giáo dân lên thiên đàng khi giáo chủ đă xác nhận thiên đàng không có?

 

Xét cho kỹ, chúng ta nhận thấy cái công phá đạo của Giáo hoàng Paul II không phải là nhỏ và sự tố giác của Tu Viện Thánh Gia New York (Most Holy Family Monastery) không phải là điều vô căn cứ.

 

Cái Kim Tự Tháp NOVUS ORDO SECLORUM hiện chưa hoàn thành v́ nó chưa có đỉnh. Chúng ta tự hỏi một khi cái kim tự tháp đó hoàn thành th́ liệu cái sào huyệt tội ác lớn nhất của loài người là Vatican có c̣n không? Câu trả lời khẳng định là KHÔNG!

 

Có lẽ những người Hồi giáo cực đoan đă hiểu rơ nước Mỹ không có quốc giáo và Đấng Toàn Năng Lư Trí (GOD của Mỹ không phải là Allah. Chính v́ vậy mà Osama Bin Laden đă gọi nước Mỹ là “vô thần”. Thật sự, Hoa Kỳ là một nước Cộng Ḥa đầu tiên trên thế giới thế tục hóa. Sự thế tục hóa được thể hiện bằng những điều khoản phân định rơ rệt giữa thần quyền tôn giáo và thế quyền chính trị trong hiến pháp. Sự thế tục hóa là một nỗ lực của giới lănh đạo Hoa Kỳ chủ yếu nhằm chống lại những áp lực của Ki-tô giáo. Do đó, “God” trong phương châm “In God We Trust” dứt khoát không phải là “Christian God” tức Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki-tô.

 

Giáo lư Thiên Chúa Ba Ngôi của đạo Ki-tô chẳng những là một quái thai tư tưởng, một quái vật ba đầu (gồm có đầu ḅ El, đầu người Jesus và đầu chim bồ câu) mà c̣n là một thứ Thiên Chúa loạn luân mất nết. Trong cuốn sách “Chứng Nhân Hy Vọng”, trang 293, tác giả là Hồng Y Nguyễn Văn Thuận viết: “Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức Mẹ Maria trở thành mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể và hiền thê của Chúa Thánh Thần”.

 

Chúng ta đă biết giáo lư Ki-tô giáo dạy rằng cả ba ngôi Thiên Chúa là một Đức Chúa Trời. Như vậy, Đức Mẹ Maria cùng một lúc vừa là nữ tử vừa là hiền thê của một Thiên Chúa. Rơ ràng là Thiên Chúa Cha đă làm cho nữ tử kiêm hiền thê mang bầu vào lúc nàng 16 tuổi để đẻ ra Chúa Con là Jesus! Tính chất loạn luân của Thiên Chúa Ba Ngôi là điều không thể chối căi được. Thượng Đế Lư Trí (God of Reason) của những bậc đại trí như John Locke, Voltaire, J.J. Rousseau, Jefferson, Thomas Paine, Washington... hiển nhiên không phải là thứ Thiên Chúa quái thai loạn luân bệnh hoạn mà Nguyễn Văn Thuận tôn thờ. God trong châm ngôn IN GOD WE TRUST cũng dứt khoát không phải là Thiên Chúa của Ki-tô giáo bao gồm Công giáo và các giáo phái Tin Lành. God trong châm ngôn của Mỹ tương tự như quan niệm về ĐẠO của Lăo Tử hoặc quan niệm về Thượng Đế của Spinoza (1631-1677). Học giả Stephen Mitchell viết về Thượng Đế của Spinoza như sau: “Thượng Đế là tổng thể của mọi vật hiện hữu trong thời gian và không gian hoặc như chúng ta có thể nói tại Huê Kỳ ngày nay: Đó là Đạo” (God is the totality of all things that exist in time space... or as we might say today in America: The Tao – The Enlightened Minds – page 142).

 

PHẦN KẾT

 

Qua tất cả những điều đă tŕnh bày ở trên, chúng ta nhận thấy nền trật tự xă hội thế tục có tính chất biến định đă không cho phép chính phủ Hoa Kỳ h́nh thành một quốc giáo và mọi hành vi của chính phủ nhằm hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo ở nước ngoài đều là bất hợp pháp. Tất cả các giáo hội Tin Lành dù lớn đến đâu th́ cũng chỉ là những hiệp hội tư nhân mà thôi.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận rơ một điều là tại Hoa Kỳ có nhiều hiệp hội tư nhân rất giầu và hoạt động rất mạnh. Một số giáo phái Tin Lành tuy hoạt động trong lănh vực tư nhân nhưng cũng có tham vọng rất lớn. Chẳng hạn như tổ chức Tin Lành TBN, do mục sư Pat Roberson lănh đạo, có tham vọng dùng hệ thống truyền thanh và truyền h́nh giảng đạo bằng đủ mọi ngôn ngữ và rộng khắp hoàn cầu trong một kế hoạch mệnh danh là: “Chương tŕnh Thay Đổi Thế Giới” (Programs to Change the World). Từ nhiều năm qua, các hệ thống truyền thanh và truyền h́nh của tổ chức này đă chủ yếu nhắm vào Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, trong 10 tỉnh miền Hoa Nam (Trung Quốc) đă có 16 giáo hội Tin Lành đang hoạt động. Ở Nhật trong mấy thập niên qua đă mọc lên hàng trăm nhà thờ Tin Lành (xin đọc Salvation For Sale của Gerard Thomas Straub – Prometheus Book 1986).

 

Một số giáo phái Tin Lành khác như Episcopal, nhân chứng Jehorah, Mormon đă đào tạo nhiều mục sư người Việt và đồng thời huấn luyện nhiều nhân viên truyền giáo người Mỹ trẻ tuổi nói thông thạo tiếng Việt. Phải chăng họ đă chuẩn bị cho công cuộc truyền giáo Tin Lành vào Việt Nam trong giai đoạn sắp tới?

 

Xét về bản chất, Tin Lành cũng như Công giáo đều là những sản phẩm của nền văn hóa du mục Ả Rập, Do Thái. Cả hai cùng thuộc Ki-tô giáo và đều không phù hợp với truyền thống văn hóa nhân bản Việt Nam. Trong hiện t́nh Việt Nam, nếu chúng ta để cho Tin Lành tự do truyền đạo trên miền Cao Nguyên chắc chắn sẽ bị bọn chính trị lưu manh lợi dụng để gây thêm phe cánh. Nếu không kịp thời ngăn chặn, một khi số tín đồ Tin Lành trở thành một lực lượng chính trị đông đảo th́ nguy cơ nội chiến theo kiểu Đông Timor sẽ có thể xảy ra.

 

Để đối phó với những làn sóng truyền đạo Tin Lành vào Việt Nam, thiết tưởng chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm của các nước:

 

1/ Bài học sáng giá nhất về việc này có lẽ là bài học Do Thái. Năm 1978, Quốc Hội Do Thái (The Israel Knesset) đă ban hành Luật Cấm Truyền Giáo (Anti-missionary Laws). Theo luật này th́ bất cứ ai đến Do Thái truyền đạo Tin Lành sẽ bị ṭa án tuyên phạt 5 năm tù và 3200 đô la Mỹ.

 

2/ Bài học thứ hai ít nghiêm khắc hơn nhưng xét ra cũng rất hữu hiệu. Đó là bài học của Indonesia. Chính phủ Indonesia buộc mọi người ngoại quốc nhập cảnh Indonesia đều phải khai báo về nghề truyền giáo (Missionary). Nếu khai là người truyền giáo th́ họ chỉ được sở ngoại vụ cấp phép di trú không quá 6 tháng. Thời gian 6 tháng này thiết nghĩ quá lâu. Đề nghị chỉ nên cho phép những người truyền đạo lưu trú tại Việt Nam không quá một tháng và ít nhất phải 3 năm sau mới được trở lại Việt Nam.

 

3/ Bài học của Nga có tính cách quyết liệt đối với cả Công giáo lẫn Tin Lành. Tháng 8/1997, Quốc Hội Nga đă biểu quyết luật về Tự Do Tôn Giáo. Theo luật này th́ mọi tôn giáo – kể cả đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà-la-môn – đều được tự do truyền đạo và hành đạo. Ngoại trừ Công giáo và Tin Lành bị đặt ra ngoài ṿng pháp luật và bị cấm hoạt động tại Nga. Đây một là một gương can đảm và sáng suốt của những người đă có kinh nghiệm xương máu với các tà đạo Ki-tô. Ước mong rằng những đạo luật có nội dung tương tự sẽ được h́nh thành trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

 

                Charlie Nguyễn

 

[1] chữ Tạo Hóa ở đây có nghĩa là Thiên Nhiên (Nature) chứ không có nghĩa là God (Thượng Đế) như bị lạm dụng.

 

 

 

 

 

 

 

Quan niệm “Ông Trời” của người Việt

 

Charlie Nguyễn (Bùi văn Chấn)

 

 

Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đă có nhiều ư niệm về “Ông Trời”. Những ư niệm đó đă được bộc lộ qua các câu ca dao tục ngữ hoặc trong thi phú của giới trí thức nho học uyên thâm mà ta thường gọi là “văn chương bác học”. Tuy nhiên, muốn hiểu ư nghĩa thật sự của Ông Trời Việt Nam chúng ta cần phải khảo sát văn chương b́nh dân v́ chỉ trong văn chương b́nh dân tâm hồn chất phác của nông dân Việt Nam mới được thể hiện trọn vẹn và trung thực. Đối với các nhà nho chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc th́ Ông Trời là “Ngọc Hoàng Thượng Đế” mà người Hoa thường lập bàn thờ để thờ, hoặc có thể là “Hoàng Thiên” như trong câu “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Điểm khác biệt giữa quan niệm của người Tàu về Ngọc hoàng Thượng đế (hoặc Hoàng Thiên) với quan niệm về “Ông Trời” của người Việt Nam là người Việt không tôn trọng Ông Trời. Ngay cách gọi Trời bằng “Ông” cũng đă là một cách diễu cợt. Người Việt Nam coi Trời không hơn ông hàng xóm: “Bắc thang lên hỏi ông trời!”.

 

Có lẽ chỉ có người Việt nam “dám” gọi Trời bằng Ông mà thôi v́ chúng ta không hề thấy một cách gọi tương đương trong các ngôn ngữ khác. Chúng ta không hề thấy người Tàu gọi “Ngọc hoàng Thượng đế” là Ngọc hoàng tiên sinh, Thượng đế tiên sinh hoặc Hoàng thiên tiên sinh.... Chúng ta cũng không hề thấy người Anh hoặc người Pháp gọi Thiên Chúa là Mr. God! Monsieur Dieu!.... Hơn thế nữa, người Việt Nam c̣n tỏ thái độ xem thường ông Trời qua cách gọi Trời là “Con Tạo” hoặc “Trẻ Tạo Hóa”, thậm chí c̣n gọi con cóc là cậu ông trời!

 

- “Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh nó th́ trời đánh cho”  (Ca dao)

 

- “Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán” (Nhị Độ Mai)

 

- “Đố kỵ sá chi con tạo

Nợ tang bồng quyết trả cho xong” (Nguyễn Công Trứ)

 

Đối với người Việt Nam b́nh dân, “Ông Trời” cũng tương tự như “Ông Trăng” “Ông Sao” mà thôi, tuyệt nhiên không hề có ư nghĩa là Đấng Tối Cao hoặc Đấng Toàn Năng theo quan điểm của Kitô giáo.

 

Một sĩ phu nổi tiếng trong Phong trào Cần Vương là Trần cao Vân đă lột tả quan niệm của ông về “Ba Ngôi” trong vũ trụ là: Trời, Đất, Người (Thiên - Địa –Nhân) có mối tương quan đồng cảm và đồng dẳng qua bài thơ sau đây:

 

Trời đất sinh ta có ư không?

Chưa sinh trời đất, có Ta trong

Ta cùng Trời Đất, ba Ngôi sánh

Trời đất sinh ta một chữ Đồng

Đất nứt ta ra, Trời chuyển động

Ta thay trời mở đất mênh mông

Trời che đất chở, ta thong thả

Trời, Đất, ta đây đủ hóa công.

 

Đối với Hồi giáo, Do thái giáo và Ki tô giáo, các tín đồ đều được gọi là “những kẻ kính sợ Chúa” (God-fearers). Trái lại, người Việt Nam b́nh dân không hề “sợ Trời”. Họ tin rằng nếu con người cố gắng phấn đấu cũng có thể “thắng trời” như thường:

 

- Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều!

 

hoặc cứ liều làm theo ư ḿnh và mặc cho trời muốn làm ǵ th́ làm:

 

- Cũng liều nhắm mắt đưa chân

Thử xem Con tạo xoay vần đến đâu.   (Nguyễn Du)

 

Ư niệm thông thường nhất của người Việt Nam về “Ông Trời” chính là bầu trời xanh vật chất ở trên đầu chúng ta. Đó là môi trường thiên nhiên của mọi biến chuyển về thời tiết như mưa nắng, gió băo v.v... thể hiện nổi bật ư niệm này là bài thơ “Vịnh Ông Trời” của Nguyễn Khuyến (1835-1909):

 

Cao cao muôn trượng ấy là Tao

Dẫu pháo thăng thiên chẳng tới nào

Nhắn bảo dưới trần cho chúng biết

Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào.

 

Khi người Việt nam nói “trời mưa”, “trời nắng” th́ chỉ có nghĩa là thời tiết mưa hay nắng chứ không hề có nghĩa là “Đức Chúa Trời mưa” hay “Đức Chúa Trời nắng”!

 

Nguyễn Bính có hai câu thơ rất hay:

 

Nắng mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

 

Trời của Nguyễn Bính trong câu thơ trên cũng chỉ là thời tiết mà thôi. Trong những trường hợp khác, Trời được hiểu là Luật thiên nhiên trong vũ trụ như:

 

- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

- Trời sinh, trời dưỡng

- Trời sinh voi, trời sinh cỏ

 

Người Việt nam b́nh dân cũng quan niệm “Ông Trời” như số mệnh của con người hoặc số phận được quyết định bởi những yếu tố vuợt quá tầm kiểm soát của con người, chẳng hạn như:

 

Ngẫm hay muôn sự tại trời  (số mệnh !)

Trời kia đă bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong tràn

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Nguyễn Du

 

hay:

 

Trời sao ăn ở chẳng cân

Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra

 

Ông Trời cũng có thể được hiểu là luật Nhân Quả, nếu ta cố gắng tu thân và có ḷng nhân ái, chắc chắn sẽ gặt kết quả tốt:

 

Trời sinh, trời ắt đă dành phần

Tu hăy cho  bền, dạ có nhân

Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

- Có trời mà cũng có ta

Tu là cơi phúc, t́nh là dây oan   (Nguyễn Du)

 

Trên đây là những ư niệm của người Việt nam về ông Trời đă được thể hiện qua ca dao, tục ngữ và văn chương bác học, tuyệt nhiên không có ư nghĩa là Đấng Ṭan Năng hoặc Thiên Chúa của đạo Kitô. Ông Trời trong tâm thức của người Việt nam luôn luôn chân chất hồn nhiên và rất hiền ḥa, ḥan ṭan trái ngược với Thiên Chúa trong Kinh thánh Cựu ước là một ác thần hay đúng hơn là một ác quỷ.

 

Vả lại, nước ta vốn là một nước nông nghiệp, truyền thống dân giả Việt nam vốn tin vào Trời như sự tuần hoàn tự nhiên của vũ trụ thiên nhiên. Người nông dân luôn luôn phải quan sát thiên nhiên để đoán trước các biến chuyển về thời tiết hầu ứng dụng vào công cuộc trồng cấy:

 

Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới yên tấm ḷng

 

Khi thấy người dân Việt nam hay nói đến Trời, các mục sư Tin lành và các tu sĩ Công giáo mừng khấp khởi như bắt được vàng. Các vị này đă hết sức trổ tài hùng biện để chứng minh rằng: Mỗi khi người Việt nam kêu “Trời ơi!” chính là lúc họ kêu cứu một đấng Thiên Chúa đang làm chủ trên ṿm trời xanh!

 

Họ trí trá ca ngợi cái kho tàng bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt nam có một giá trị cao quí nhất là niềm tin vào ông Trời. Các mục sư Tin lành và các linh mục Công giáo truyền đạo ra sức g̣ ép ư niệm Ông Trời Việt nam vào ư niệm Thiên Chúa của đạo Kitô. Đây là một thủ đoạn gian trá nhằm vào mục đích xiềng xích tŕ trệ chất phác của người dân quê Việt nam vào những cái khung cứng ngắc của niềm tin giả tạo vào Thiên Chúa của họ.

 

Những hành động này hoàn toàn tương phản với tâm hồn chất phác của người dân Việt vốn chỉ tin tưởng vào Thiên Nhiên và Định Mệnh con người mà thôi.

 

Có nhiều trí thức và tu sĩ Công giáo khai thác ư niệm Ông Trời Việt nam để truyền đạo. Chúng ta có thể nêu lên một số trường hợp điển h́nh sau đây:

 

1. Linh mục (Lm) Trần cao Tường: Trên báo “Thế kỷ 21” số 125 tháng 9/99 có đăng bài “Đạo kính tổ tiên, điểm gặp gỡ chung cho các tín ngưỡng Việt” của Lm Trần cao Tường. Trong bài này, Lm Tường cố ư xuyên tạc đạo hiếu và Ông Trời để phục vụ cho mục tiêu truyền đạo. Lm Tường viết: “Có thể nói, niềm tin vào ông Trời đă có sẵng trong tâm thức người Việt trước cả khi các tôn giáo du nhập...” Cuối cùng, Lm Tường cố ư gán ghép ư niệm Ông Trời (tức Thiên Nhiên) của dân tộc Việt với ư niệm Thiên Chúa của đạo Kitô (The Christian God). Khi gán ghép như vậy, Lm Tường đă tự tố cáo sự hiểu biết nông cạn của ḿnh v́ thực sự ông ta không hiểu ǵ về sự khác biệt như nước với lửa giữa Ông Trời Việt nam và Thiên Chúa ba ngôi của đạo Kitô. Tôi sẽ phân tích rơ về sự khác biệt ở phần cuối bài này.

 

2. Trí thức Công giáo Nguyễn huy Lai: Ông lai là một trí thức Công giáo sinh trưởng tại Hà nội. Cuối thập niên 1920 ông du học tại Paris và đậu tiến sĩ luật năm 1935. Trong đầu thập niên 1930, ông viết sách “La Tradition Religieuse Spirituelle Sociale au Vietnam” (Truyền thống Tôn giáo Tâm linh Xă hội tại Việt nam) nhưng đến năm 1981 sách này mới được xuất bản lần đầu tại Pháp. Ông Lai qua đời năm 1992 tại VN, thọ 84 tuổi.

 

Báo Đất mẹ (số 103, tháng 2/2003, trang 23) trích dịch một phần sách của ông Lai, trong đó có đoạn viết: “Ông Trời được người Việt nam tôn kính không phải là một ông thần hộ mệnh mà là một Thiên Chúa Ngôi vị (Dieu personnel / Thiên Chúa Ba ngôi) ngự trị trên các tầng trời”. Trường hợp của trí thức Công giáo Nguyễn huy Lai cũng như Linh mục Trần cao Tường nói trên, cả hai đều không nhận ra sự khác biệt sâu xa giữa Ông Trời Việt nam và Thiên Chúa của đạo Kitô (tức Thiên Chúa Ba ngôi). Đây là sự khác biệt như hai thái cực tương phản khiến cho không một ai có thể đồng hóa được.

 

3. Linh mục Giuse Trương đức Kỷ tức Cao phương Kỷ, giáo sư môn thần học tại nhiều chủng viện Việt nam và Hoa kỳ, tác giả sách “Thiên Chúa giáo và Tam giáo”, 536 trang, xuất bản tại Mỹ năm 2000. Đây là một cuốn sách triệt để khai thác và xuyên tạc ư niệm Ông Trời để phục vụ cho nhu cầu truyền đạo Kitô.

 

Trong Lời giới thiệu, Lm Trần công Nghị (thuộc Hội đồng Chỉ đạo Liên tôn) đă viết về tác giả của cuốn sách như sau: “Sọan giả nêu ra những chân lư chung làm nền tảng mà bất cứ giáo phái nào cũng công nhận... mẫu số chung cho các tín ngưỡng của người Việt nam là niềm tin ở Ông Trời, tức Đấng Siêu Việt”.

 

Rơ ràng một điều là cả Lm Trần công Nghị lẫn Lm Cao phương Kỷ đă cương ẩu v́ trong ca dao tục ngữ cũng như trong thi phú Việt nam chẳng có câu nào ca ngợi Ông Trời là “Đấng Siêu Việt” cả. Ngay danh xưng “Ông Trời” cũng đă hàm ư - phủ nhận cái ư nghĩa “Đấng Siêu Việt” rồi, v́ liệu Lm Cao phương Kỷ có thể gọi Đấng Siêu Việt là “Ông Siêu Việt” được không? Nếu coi Trời là Đấng Siêu Việt th́ tại sao người Việt nam lại gọi Trời là Con Tạo, Trẻ Tạo Hóa, con cóc là cậu ông Trời? Chẳng lẽ con cóc là cậu của Đấng Siêu Việt?

 

Nơi trang 4 sách dẫn chiếu, Lm Cao phương Kỷ ca ngợi cố đạo Alexandre de Rhodes là người am trường tín ngưỡng đặc biệt của Việt nam: “Cha Đắc Lộ đề cao niếm tin cổ truyền ở một Vị Thần Siêu Việt mà dân chúng thường kêu xin là Ông Trời.”

 

Quả thật, Đắc Lộ đă sáng tác ra danh từ “Đức Chúa Trời” và y là người đầu tiên xử dụng danh từ này trong nhiều trường hợp:

 

- Đắc Lộ lập ra hội “Nhà Đức Chúa Trời” có mục tiêu đào tạo các thầy giảng cho giáo hội Việt nam.

 

- Đắc Lộ dịch sách giáo lư bằng tiếng La-tinh “Cathéhismes” ra tiếng Việt, đó là sách “Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời.”

 

- Đắc Lộ thay thế tiếng “Chúa Dêu” phiên âm từ tiếng La-tinh “DEUS” bằng danh từ “Đức Chúa Trời” trong các bài kinh nguyện của Việt nam. Thí dụ như kinh Kính Mừng trước kia được phiên âm từ tiếng La-tinh như sau: “Ave Maria, đầy ga-ra-xi-a, Đức Chúa Dều ở cùng bà...”.

 

Đắc Lộ là người đầu tiên đưa đạo Công giáo hội nhập vào văn hóa Việt nam bằng cách mô phỏng danh từ “Ông Trời” để sáng chế ra danh từ “Đức Chúa Trời” đă trở thành rất thông dụng trong quần chúng Công giáo Việt. Nhưng Đắc Lộ đă thất bại khi g̣ ép chứng minh Ông Trời là “Vị Thần Siêu Việt” mà Linh mục Cao phương Kỷ muốn chúng ta hiểu là Thiên Chúa của đạo Kitô (Christian God).

 

Trong thực tế, Matteo Ricci ở Trung-Quốc và cố đạo Đắc Lộ tại Việt nam  đều không dám đề cập đến Thiên Chúa của đạo Kitô là Thiên Chúa Ba ngôi (Christian Gos is Trinity God) trong các sách giáo lư của họ. Bởi lẽ Thiên Chúa Ba ngôi là một thứ “toán học kỳ quặc”: Ba là Một, Một là Ba. Jesus là Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, đồng thời cũng là Đức Chúa Cha tạo thành vũ trụ vạn vật và cũng là Đức Chúa Thánh thần, chồng của mẹ ông. Nói đúng hơn, Thiên Chúa Ba ngôi là một quái thai tư tưởng mà bản thân Matteo Rici và Alexandre de Rhodes cũng không hiểu nổi và cũng không thể giảng giải cho người khác hiểu được. V́ thế họ đành phải câm miệng. tuy nhiên, Alexandre de Rhodes nhận thấy người Việt có phong tục ăn mừng suốt ba ngày trong dịp tết Nguyên đán nên y thực hiện quỉ kế là khuyên giáo dân dành ba ngày tết để tôn thờ Thiên Chúa Ba ngôi: Ngày mồng một tết tôn thờ Đức Chúa Cha, ngày mồng hai tôn thờ Đức Chúa Con (tức Jeus) và ngày mồng ba tôn thờ Đức Chúa Thánh thần. Trải qua trên ba thế kỷ, nhiều giáo xứ Công giáo Việt nam hiện vẫn c̣n giữ tập tục tôn thờ Thiên Chúa Ba ngôi trong ba ngày tết. Hành động này đă khiến cho giáo dân Việt nam mặc nhiên chấp nhập tín điều Thiên Chúa Ba ngôi mà không cần phải dùng lư trí để phân biệt đúng sai.

 

Tiếp tục tán láo trong chiều hướng g̣ ép nhằm cưỡng chế người đọc phải hiểu Ông Trời là Thiên Chúa, Linh mục Cao phương Kỷ viết: “Theo truyền thống cố hữu của dân tộc Việt nam th́ niềm tin vào một Đấng Bề Trên đă được biểu lộ trong nghi lễ tế tự, ca dao tục ngữ, văn thơ và đặc biệt trong lời kêu cứu cầu xin chân thành đặt hết ước vọng của cuộc đời vào sự quan pḥng của Ông Trời (sđd, Thiên Chúa giáo và Tam giáo, trang 387); “con người hướng tâm linh lên một Quyền lực Thiêng liêng làm chủ tể muôn loài.... đầy t́nh thương xót, có thể lắng nghe những lời cầu kinh:

 

Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cầy

Lấy dầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp.”

(sđd, trang 392)

 

Linh mục Cao phương Kỷ đă trắng trợn cưỡng đoạt bài ca dao Việt nam “Lạy Trời mưa xuống” và biến nó thành một bài kinh nguyện (prayer) của đạo Công giáo!

 

Linh mục Kỷ nên nhớ rằng: tuyệt đại đa số dân Việt là những nhà nông, chuyện nắng mưa là vấn đề sinh tử đối với họ. Bài ca dao nói trên chỉ mô tả ước vọng của nông dân Việt nam mong sao cho mưa thuận gió ḥa để họ được mùa và có gạo mà ăn. Đơn giản chỉ có vậy thôi! Khi người nông dân Việt nam nói: “Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày...” họ không hề qú gối chấp tay với nét mặt thẩn thờ mất trí như khi người Công giáo đọc kinh cầu Chúa. Vậy không thể nói người nông dân Việt nam “cầu kinh” với ông Trời!

 

Trong suốt cuốn sách dầy trên 500 trang, Linh mục Cao phương Kỷ luôn luôn bẻ cong ng̣i bút để viết những lời cường điệu thô bỉ khiến người đọc phải “lợm giọng”. Tôi thật sự phải “lợm giọng” khi đọc những ḍng sau đây:

 

“Lịch sử của vũ trụ, của nhân loại cũng là lịch sử Cứu Độ, v́ tất cả mọi sự hiện hữu đều do Đấng Cứu Thế (Jesus) mà có. Không có Đấng Cứu Thế th́ không có vũ trụ, không có lịch sử, không có nhân loại, nhân sinh.”  (Sách đă dẫn, trang 113)

 

Tôi không biết tŕnh độ trí thức của Linh mục Cao phương Kỷ tới mức nào mà viết lời ca ngợi Jesus như lời của một kẻ mê sảng: “Tất cả mọi sự hiện hữu đều do Jesus mà có”. nếu quả thật như vậy th́ chuyện Jesus chết trên thập giá chỉ là một tṛ hề v́ cây thập giá và đoàn quân La mă đóng đinh y trên núi Sọ đều là những sản phẩm do y tạo ra, tất cả đều do Jesus sinh ra và do y hoàn toàn làm chủ. Vậy làm sao y có thể là một nạn nhân phải chịu cực h́nh để chuộc tội thiên hạ?  Ngay cả mẹ của Jesus cũng do Jesus đẻ ra hay sao?

 

Tôi mong Linh mục Cao phương Kỷ và Linh mục Trần công Nghị (cả hai đều là tiến sĩ thần học) hăy b́nh tâm coi lại Thánh kinh Tân ước, chỉ cần t́m ra vài câu nói điển h́nh của  Jesus cũng đủ thấy Jesus là một kẻ khùng:

 

Nếu không phải là kẻ khùng th́ tại sao Jesus lại dạy tín đồ: “Phúc cho ai không thấy mà tin”?  Cái giá trị cao nhất khiến con người “linh ư vạn vật” là trí tuệ, vậy muốn xứng đáng làm người th́ phải biết xử dụng trí tuệ suy xét mọi việc trước khi tin vào bất cứ điều ǵ. Jesus dạy tín đồ vứt bỏ cái giá trị quí báu nơi con người là trí tuệ để nhắm mắt tin bừa vào những điều y nói. Vậy y chẳng phải là một kẻ khùng hay sao?

 

Phải chăng hai tiến sĩ thần học Cao phương Kỷ và Trần công Nghị đă vâng theo “Lời u mê” mà vất bỏ trí tuệ của ḿnh để viết nên cuốn sách “Thiên Chúa giáo và Tam giáo” và viết lời giới thiệu cho cuốn sách “cỏ rác” này?

 

Truyền thống cao quí của dân tộc Việt nam từ xưa đến nay là Đạo Hiếu. Nói đúng hơn, đó là truyền thống biết ơn các đấng sinh thành, các bậc tổ tiên và c̣n nới rộng ra tới các vị anh hùng dân tộc nữa. V́ thế mới có bàn thờ gia tiên trong mỗi gia đ́nh, có đền thờ tổ, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Đức Thánh Trần v.v...  Nhưng Jesus hoàn toàn không biết đến đạo hiếu là ǵ. Jesus đă công khai dạy các tín đồ của y như sau: “Bất cứ kẻ nào đến với ta mà không thù ghét cha mẹ vợ con và anh chị em, thậm chí không ghét bỏ cuộc sống của chính nó, th́ không thể là môn đệ ta”  (If any man comes  to me and hate not his father, and mother, and wife, and children, and brother, and sisters, yea, even his own life, he can not be my discipline – Luke 14:26).

 

Vậy những kẻ tự xưng là tín đồ đạo Kitô (Christians) phải là những kẻ đại bất hiếu v́ nếu không thù ghét cha mẹ th́ không thể là môn đệ của Jesus! Chẳng những thế, họ c̣n phải thù ghét vợ con (bất nghĩa) và ghét cả anh chị em họ hàng (bất nhân) nữa!   Thiên Chúa của đạo Kitô dạy các tín đồ những điều vô giáo dục như vậy sao? Vậy chính Jesus là tác giả của lời dạy đó là người như thế nào, nếu không phải là một người vô giáo dục?  Theo tôi, nếu Jesus quả thực đă thốt ra những lời như vậy th́ ông là một kẻ khốn nạn.

 

Ngoài ra, Jesus c̣n tuyên bố: “Ta không đem ḥa b́nh cho thế gian nhưng chỉ mang gươm giáo mà thôi” (I came  not to send peace to the world, but a sword – Revelation 22:11). Riêng về điều này th́ Jesus nói đúng v́ từ ngày có đạo Kitô đến nay, trên 200 triệu người đă bị giết chết bởi những dàn hỏa, các cuộc thập tự chinh và các cuộc chiến tranh   do Kitô giáo trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra  (Deceptions and Myth of the Bible – Lloyd  M. Graham, p. 463).

 

Jesus đă hiển nhiên là một kẻ khùng, và là một kẻ gieo tai họa cho nhân loại như lời tự thú của chính hắn. Vậy Jesus có đáng được chúng ta tôn thờ hay chỉ đáng cho chúng ta “phỉ nhổ”?

 

Tôi yêu cầu Linh mục Cao phương Kỷ hăy lên tiếng trả lời câu hỏi này. Nếu linh mục khẳng định “Jesus đáng cho chúng ta tôn thờ” th́ ông là một người đă mất hết lư trí và niềm tin của ông chỉ là một đức tin mù (a blind faith) ! Thật sự ông chỉ là một kẻ đáng thương hại mà thôi. Dầu sao chăng nữa tôi cũng nhận thấy Lm Cao phương Kỷ là một “trí thức” rất thông thạo Anh ngữ v́ ông đă từng là giáo sư thần học tại nhiều chủng viện Công giáo Hoa kỳ nên tôi khuyên ông hăy t́m đọc cuốn sách best-seller của sử gia nổi tiếng Lloyd M. Graham, đó là cuốn Deceptions and Myths of the Bible. Mong ông hăy b́nh tâm suy nghĩ về những lời khuyên chí lư và chí t́nh của tác giả:

 

- “Hiểu đúng là do biết đúng chứ không do ḷng tin” (Right understanding comes from knowing, not just believing. Page 419).

 

- “Cái gọi là Đức Tin chỉ là niềm tin vào cái không biết. Cái không biết cũng là cái không có thật. Đức tin vào cái không biết và không thật là sự điên rồ. Đó chỉ là niềm tin vào những sự phỏng đoán ngu ngốc của kẻ khác”  (Faith is belief in the unknown. But since the unknown is likely the unreal also. Faith in the unknown is foolishness, only belief in other believers’ ignorant asumptions – page 413).

 

Nếu ông c̣n chút lương tri, chắc chắn ông sẽ nhận ra Lloyd M. Graham là vị thầy dạy về Đức Tin Thông Minh (Intelligent Faith) c̣n Jesus là một “kẻ khốn nạn” đă dậy các tín đồ và tông đồ của nó một thứ Đức Tin Mù (Blind Faith):

 

“Phúc cho ai không thấy mà tin”!

 

(Web GĐ lược bỏ hai trang viết tay, độc giả có thể t́m đọc trong bài viết Công giáo là Đạo Thờ Ḅ Cải Biến  trong cuốn “ Thực Chất Đạo Công giáo và các Đạo Chúa” do GĐ xuất bản, Xuân 2003 - từ các trang 89-111; hoặc trên websites GĐ trong tháng 6/2003 -Giao Điểm).

 

Lịch sử đă chứng minh: Thiên Chúa Ba Ngôi là sản phẩm của công đồng Nicea nhằm tôn Jesus lên làm Ngôi Hai Thiên Chúa. Chính cái tín điều quái gở này đă phát sinh ra hai hệ quả sau đây:

 

1. Về ngoại h́nh, Thiên Chúa là một “quái vật ba đầu” gồm có đầu ḅ El (Chúa Cha) đều Jesus (Chúa Con) và đầu con chim bồ câu (Chúa Thánh Thần).

 

2. Về đức hạnh, tín điều Thiên Chúa Ba ngôi đă biến Jesus thành một đứa con loạn luân với mẹ ruột y. Chẳng cần phải t́m bằng cớ ở đâu xa: Trong sách Chứng nhân Hy Vọng (trang 293) tác giả là Hồng y Nguyễn Văn Thuận đă viết về mối tương quan giữa bà Maria với ba ngôi Thiên Chúa như sau:

 

“Là nữ tử của Thiên Chúa Cha, Đức Mẹ đă trở thành mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể (Jesus / Chúa Con) và là hiền thê của Chúa Thánh Thần”. V́ cả ba ngôi chỉ là một Thiên Chúa Duy Nhất (Tam Vị Nhất Thể) nên cùng một lúc bà Maria là con gái, mẹ, và vợ của Jesus. Ngược lại Jesus cùng một lúc vừa là Cha, là Con và là chồng của bà Maria. Nếu đă tin vào tín điều Thiên Chúa Ba ngôi th́ đương nhiên phải tin Jesus là một thằng con mất dạy v́ y đă loạn luân với mẹ ruột của y. Tôi thách đố toàn giáo hội Công giáo Việt nam phản bác lại điều này.

 

Ngoài ra, theo đúng tinh thần của Cựu ước th́ Chúa Cứu Thế phải là người thuộc ḍng dơi của vua David. Nếu Jesus là Chúa Cứu Thế thuộc ḍng dơi David th́ không thể là Con của Chúa Thánh Thần. Nếu thuộc ḍng dơi vua David th́ Jesus phải là con ruột của Giuse và như vậy th́ bà Maria đă bị mất “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” !

 

Ngược lại, nếu Jesus là con của Chúa Thánh Thần th́ y không thể là Chúa Cứu Thế v́ y không thuộc ḍng David. Và như vậy Jesus cũng chẳng phải là Thiên Chúa mà chỉ là người thường như chúng ta. Vậy tại sao phải tôn thờ Jesus?

 

Tục ngữ Việt nam có câu “dấu đầu hở đuôi” để lột tả cái hậu quả đương nhiên của những kẻ chuyên môn dối trá bịp bợm. Dù sớm hay muộn, những điều dối trá cuối cùng cũng bị lật tẩy mà thôi.

 

Công cuộc lật tẩy mọi dối trá bịp bợm của Kitô giáo - gồm cả Công giáo lẫn Tin lành – là nhiệm vụ hàng đầu của mọi chiến sĩ văn hóa chân chính của dân tộc Việt nam trong giai đoạn hiện tại. Phơi bày bộ mặt thật, bỉ ối của Kitô giáo trước công luận rộng răi trong và ngoài nước là một phương cách hữu hiệu để cứu nguy dân tộc và bảo vệ tiền đồ văn hóa của Tổ quốc.

 

Một trong những thái độ cần thiết của người chiến sĩ văn hóa là phải tự coi ḿnh như một người lính gác giặc, luôn luôn đề cao cảnh giác để kịp thời phát hiện mọi tên gián điệp văn hóa của địch. Trong số các chiến sĩ văn hóa hàng đầu trong lănh vực này, chúng ta phải kể đến nhà nghiên cứu văn hóa chính trị Lê trọng Văn qua nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là cuốn “Lột Mặt Nạ Những Con Tḥ Ḷ Chính Trị”, 455 trang, do tác giả xuất bản tại hải ngoại năm 1991. Tác giả đă dành ra 100 trang sách để lột mặt nạ tên gián điệp đội lốt thầy tu là Linh mục Lương kim Định trong nhiệm vụ thực hiện y khuôn sách lược lừa bịp của Vatican. Tác giả đă chỉ cho chúng ta thấy rơ cái thủ đoạn rất quen thuộc của bọn gián điệp là “t́m cách ḥa đồng để rồi đồng hóa”. Điểm mặt những tên gián điệp văn hóa theo những tiêu chuẩn nói trên, tôi nhận thấy có hai tên đáng chú ư là:

 

1. Linh mục Cao phương Kỷ thuộc Ḍng Đồng Công ở Carthage, bang Missouri, Mỹ, tác giả cuốn “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo” mà tôi đă tŕnh bày sơ lược ở phần trên của bài viết này. Nhân tiện tôi cũng xin nói thêm vài điều về Ḍng Đồng Công. Ḍng tu này được thành lập tại Bùi Chu vào đầu thập niên 1940 do lệnh của Giáo hoàng Pio XII. Chúng ta đă biết Pio XII đă nối tiếng là tên tội phạm chiến tranh đứng hàng thứ hai sau Hitler. Tên giáo hoàng phát xít này rất muốn công bố tín điều: “Đức Mẹ Đồng Công cứu cuộc” (the dogma of Co-Redemtrix) nhưng y đă không thực hiện được v́ gặp phải những phản ứng mănh liệt của Anh giáo, Chính thống giáo và các giáo phái Tin lành. Họ lư luận rằng: Chỉ một ḿnh Jesus Christ có tư cách Thiên Chúa cứu chuộc loài người và Chúa không cần tới sự cộng tác của bất cứ ai, kể cả bà Maria, để hoàn thành công cuộc Cứu độ. Tín điều “Đức Mẹ Đồng Công cứu chuộc” đă làm hạ giá Chúa Jesus và là “chiếc đinh cuối cùng đậy nắp ḥm của sự ḥa giải giữa các giáo phái Kitô” (Newsweek số ra ngày 25-8-1997).

 

Do đó, Vatican đă phải tạm hoăn việc công bố tín điều Đức Mẹ Đồng Công nhưng đồng thời t́m nhiều phương cách chuận bị dư luận để sẽ công bố tín điều đó khi có cơ hội. Một trong những phương cách chuẩn bị dư luận là Vatican chỉ thị cho địa phận Bùi Chu lập ra ḍng tu mang danh hiệu “Đức Mẹ Đồng Công Cứu chuộc”, gọi tắt là ḍng Đồng Công – Pio XII và đồng bọn tại Vatican trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến đa số là người Đức rất hiếu chiến và cuồng tín cực đoan.

 

Tập đoàn phe cực đoan của Pio XII đă bị Gioan XXIII loại trừ khỏi giai cấp lănh đạo chóp bu ở Vatican trong Công đồng Vaticano II năm 1962. Ḍng Đồng Công là cặn bă của phe Pio XII c̣n rơi rớt lại đến ngày nay. Mặc dầu như rắn mất đầu nhưng những thày tu của ḍng này vẫn giữ nguyên bản chất cuồn tín cực đoan rất nguy hiểm trong nghề gián điệp văn hóa. Tôi thiết nghĩ việc loại trừ mọi sinh hoạt của ḍng Đồng Công dưới bất cứ h́nh thức nào tại  Việt nam là điều cần thiết. Cuốn sách “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo” của Cao phương Kỷ là một sản phẩm văn hóa của ḍng tu phản động này.

 

2. Linh mục Trần công Nghị là người viết Lời giới thiệu cho cuốn sách của Cao phương Kỷ nói trên. Nghị sinh tại Phát Diệm, được gửi đi du học tại Rome năm 1967, thụ phong linh mục năm 1971 cũng tại Rome và được gửi đi du học tiếp tại Mỹ, sau đó trở lại Rome để lấy bằng Tiến sĩ Thần học. Trong thập niên 1990, Lm Nghị được cử làm đại diện cộng đồng Công giáo Việt nam tại địa phận Los Angeles. Từ 1997, Lm Nghị trở thành chủ nhiệm báo Dân Chúa kiêm Giám đốc VietCatholic Network (vietcatholic.net) với sự cộng tác của trên 200 linh mục và trí thức Công giáo (báo Công giáo Viet Tide số 55 tháng 8/2002, trang 20).

 

Để kết thúc bài viết này, tôi xin minh xác với quí vị độc giả về ba điều sau đây:

 

Điều thứ nhất: Xác định vấn đề ngôn từ và sự thật

 

Như đă nói ở đoạn trên, chiến sĩ văn hóa Lê trọng Văn đă chỉ cho chúng ta thấy thủ đoạn quen thuộc của bọn gián điệp văn hóa của Vatican là “T́m Cách Ḥa Đồng Để Rồi Đồng Hóa”. Linh mục Cao phương Kỷ đă áp dụng đúng thủ đoạn này trong cuốn sách “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo” của y:  Trước hết, y vận dụng và xuyên tạc ca dao tục ngữ Việt nam để ngụy biện cho rằng Ông Trời Việt nam là Đấng Siêu Việt. Bước kế tiếp, y xử dụng môn thần học nhảm nhí của Vatican để chứng minh Jesus chính là Đấng Siêu Việt đó:

 

- “Tất cả vạn sự vạn vật đều vận chuyển theo một chiều hướng là quy tụ lại nơi Chúa Cứu Thế (tức Jesus) như tâm điểm và tuyệt đỉnh của vũ trụ”, trang 168.

 

- “Chỉ nhờ vào đời sống và sự chết của Chúa Jesus mà nhân loại được tha tội và hy vọng được hưởng phúc trường sinh”, trang 171.

 

- “Nhân loại và vũ trụ đang biến hóa theo chiều bản vị hóa và đang đồng qui vào ngôi Vị Tối Cao, chính là Chúa Cứu thế  (tức Jesus)”, trang 351.

 

- “Lịch sử của vũ trụ, của nhân loại cũng là lịch sử cứu độ v́ tất cả mọi sự hiện hữu đều do Đấng Cứu Thế (Jesus) mà có. Không có Đấng Cứu Thế (tức không có Jesus) th́ không có vũ trụ, không có lịch sử, không có nhân loại”, trang 113.

 

Tất cả những lư luận thần học ngu xuẩn nói trên chỉ là những lời nói vu vơ và hoàn toàn rỗng tuếch v́ không có một cơ sở lư luận nào cả và tuyệt nhiên không có bằng cớ nào để chứng minh.

 

Có ǵ chứng minh là “vạn sự vạn vật  đều qui tụ vào Chúa Cứu Thế Jesus như tuyệt đỉnh của vũ trụ”? Liệu có ǵ chứng minh là Jesus hiện đang c̣n sống để cho “vạn vật qui tụ” vào y như tâm điểm? Lịch sử khách quan chứng minh rằng: Tất cả các tử tội do La mă xử tử bằng cách đóng đinh trên thập giá đều bị vứt xác cho kên kên, ác thú và chó rừng ăn thịt. Tuyệt đối không có một xác tử tội nào được trao cho người nhà đem về chôn. Việc chôn xác Jesus trong hang đá rồi sau đó vài ngày Jesus sống lại lên trời để rồi sẽ xuống thế gian lần thứ hai trong ngày tận thế ... là chuyện hoang đường tồi tệ và khốn nạn nhất trong lịch sử văn hóa của nhân loại.

 

Cái tư tưởng ngu xuẩn cho rằng “vạn vật đều qui tụ vào Jesus như tâm điểm vũ trụ” hoặc “nhân loại và vũ trụ đang biến hóa theo chiều bản-vị-hóa và đang đồng qui vào Ngội Vị Tối Cao, chính là Chúa Cứu Thế Jesu”.... chỉ có thể có trong những đầu óc thần học như Cao phương Kỷ, Trần công Nghị. Đầu của bọn ngu xuẩn này chẳng khác ǵ đầu tôm v́ không có óc mà chỉ có phân mà thôi.

 

Bọn gián điệp ngu xuẩn này chẳng có một mục tiêu nào khác hơn là xử dụng các ngôn từ thần học hoang tưởng nhằm lường gạt những đồng bào ngờ nghệch dại khờ để xiềng xích trí tuệ của họ vào niềm tin Jesus là Đấng Siêu Việt và cũng là Ông Trời Việt nam.

 

Để đập tan luận điệu thần học vu vơ hoang tưởng của tên gián điệp Cao phương Kỷ, tôi đă chứng minh ca dao tục ngữ Việt nam không có một câu nào nói Ông Trời là “Đấng Siêu Việt”. Đồng thời tôi cũng chứng minh rằng: Jesus chẳng bao giờ là Đấng Siêu Việt, trái lại Jesus chỉ là một kẻ khùng, một kẻ khốn nạn, một kẻ mất dạy loạn luân với mẹ của y, một kẻ ngu như ḅ và y cũng là một kẻ gieo tai họa lớn nhất cho nhân loại.

 

Bọn linh mục ngu xuẩn làm gián điệp văn hóa cho Vatican xử dụng ṭan những ngôn từ trống rỗng và vô nghĩa để lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Trái lại, tôi xử dụng những ngôn từ thoạt đầu nghe chói tai nhưng nghĩ cho kỹ sẽ thấy những ngôn từ đó phản ảnh sự thật:

 

- Phúc âm Tân ước Mattew 1:18-24 nói về thiên thần Gabriel đến báo tin về việc giáng sinh của Jesus: “Này, một trinh nữ sẽ mang thai và sẽ sinh ra một con trai và sẽ được đặt tên là Emmanu-El” (Behold, a vurgin shall be with child and shall bring forth a son and they shall call his name Emmanuel).

 

Theo ngôn ngữ tiếng Hebrew th́ Emmanuel có nghĩa là “Con ḅ El ở cùng chúng ta”  (El with us – xin đọc thêm “Công giáo là đạo thờ ḅ cải biến” trên trang nhà GĐ tháng 6/2003). Chính Kinh thánh của đạo Kitô đă xác nhận Jesus là một con ḅ . Dù là ḅ đực, ḅ cái, ḅ mộng hay ḅ thần th́ cũng là ḅ. Vậy tôi nói “Jesus là một thằng ngu ‘như ḅ’ vẫn c̣n nhẹ hơn là ‘một con ḅ ở cùng chúng ta : Emmanu-El)!

 

- Khi tŕnh bày về mối tương quan giữa bà Maria và Thiên Chúa Ba ngôi ở đoạn trên, chúng ta đă thấy Jesus cùng một lúc vừa là cha, vừa là con và cũng là chồng của bà Maria!  Vậy, theo đúng giáo lư Kitô giáo, Jesus đích thị là một đứa mất dạy loạn luân với mẹ. Nếu tín đồ Kitô giáo nào muốn phủ nhận cái sự thật đáng xấu hổ này th́ họ chỉ có một con đường duy nhất là phủ nhận Thiên Chúa giáo ba ngôi và phủ nhận tính cách Thiên Chúa của Jesus, ngoài ra họ không c̣n con đường nào khác!

 

- Tôi đă căn cứ vào những lời của Jesus ghi trong Tân ước như: “Phúc cho ai không thấy mà tin”, “Ai không thù ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em ḿnh th́ không xứng đáng là môn đệ ta....”   Tôi khẳng định những lời trên đây đă thốt ra từ một thằng khốn nạn, một đứa vô giáo dục hoặc nhẹ nhất là thằng khùng! Tôi thách thức bất cứ ai không đồng ư với những ngôn từ tôi xử dụng để phản ảnh những thuộc tính của Jesus theo “Thánh kinh” hoặc giáo lư của đạo Kitô... th́ xin hăy lên tiếng. Tôi thật sự cầu mong có một cuộc tranh luận rộng răi về vấn đề này để mọi sự thật về Kitô giáo, cũng như về cá nhân Jesus, sẽ được sáng tỏ hơn nữa trong dư luận quần chúng trong và ngoài nước.

 

Điều thứ hai: Xác định giới hạn cho công việc truyền đạo của các người truyền giáo Kitô.

 

Khi nói “các người truyền giáo Kitô” là tôi muốn nói đến tất cả các tu sĩ Công giáo, các mục sư và các người làm công tác truyền giáo của đạo Tin lành (missionaries). Chúng ta cần nói cho họ biết: mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng nghĩa là muốn tôn thờ ai th́ thờ, nhưng tự do tín ngưỡng không có nghĩa là tự do truyền đạo. Rất nhiều nước đă ban hành những đạo luật nhằm hạn chế việc truyền đạo, nhất là đối với Công giáo và Tin lành. Chẳng hạn như ở Nga thời Yelsin đă có đạo luật cấm truyền đạo Công giáo và Tin lành. Do thái cấm truyền đạo Kitô với h́nh phạt dành cho người vi phạm là 5 năm tù và 4200 đôla tiền phạt. Mới đây nhất, tại Ấn độ là nước có đa số dân theo Ấn giáo, mới ban hành đạo luật cấm cải đạo sang Kitô giáo (New anti-conversion laws in Hindu – majority India – Houston Chronicle, Saturday April 19, 2003, page 6E).

 

Các người Công giáo hay Tin lành muốn đưa Jesus lên Ngôi Hai Thiên Chúa hoặc đấng Siêu Việt, đấng Toàn Năng v.v... là quyền của họ. Nhưng những người truyền đạo Ktiô không có quyền bóp méo, xuyên tạc ư niệm Ông Trời của người Việt nam để cuối cùng gán ghép Ông Trời với Thiên Chúa Siệu Việt của đạo Kitô. Các người không được phép xử dụng những ngôn từ thần học mập mờ, huênh hoang, lươn lẹo để lừa gạt đồng bào và lôi kéo họ vào bóng tối tâm linh để cuối cùng biến họ thành tay sai mù quáng cho ngoại bang. Tất cả các âm mưu đen tối của các người đều sẽ bị các chiến văn hóa yêu nước theo dơi, phát hiện và sẽ giáng trả bằng những đ̣n đích đáng.

 

Điếu thứ ba: Xác định thái độ kiên quyết, không khoan nhượng đối với bọn gián điệp văn hóa lưu manh và ngoan cố.

 

Luôn luôn đề cao cảnh giác để sớm phát hiện những âm mưu phá hoại của bọn gián điệp là điều cần thiết tiên quyết nhưng sau đó chúng ta lại ngập ngừng hay e dè chẳng làm ǵ cả hoặc chỉ hành động hời hợt th́ kết quả cũng chỉ là con số không. Chúng ta cần phải khẳng định rằng: bọn gián điệp văn hóa của Vatican hay của đế quốc Tin lành đều là bọn Việt gian cuồng tín, vọng ngoại, chuyên dùng các thủ đoạn lưu manh lừa gạt đồng bào để mở rộng nước Chúa, thực chất là mở rộng lănh thổ của đế quốc. Bọn chúng đều là những kẻ thù nguy hiểm của dân tộc Việt nam. Do đó, thái độ thích hợp nhất đối với kẻ thù là chúng ta phải đấu tranh với chúng một cách kiên quyết không khoan nhượng nhằm mục đích cuối cùng là loại trừ hết mọi thứ “độc tố văn hóa” mà bọn chúng đă gieo rắc trên đất nước ta từ trước tới nay.

 

Chúng ta không nên nhẹ tay đối với bọn gián điệp văn hóa, bởi lẽ chúng tuy rất lưu manh trong hành động nhưng lại là những kẻ ngủ mê trên phương diện tâm linh. Nếu chúng ta đối xử với chúng bằng thái độ lịch sự nhẹ nhàng th́ chẳng khác nào găi ngứa cho chúng và chúng sẽ ngủ mê hơn nữa. Muốn đánh thức chúng dậy trong cơn ngủ mê chúng ta phải xối một thùng nước lạnh vào mặt chúng hoặc đập vào người chúng một cú thật mạnh như trời giáng th́ may ra chúng mới tỉnh ngủ để nh́n thấy sự thật dưới ánh sáng mặt trời.

 

Câu hỏi trước nhất được đặt ra là: Làm thế nào để nhận diện một tên gián điệp văn hóa lưu manh và nguy hiểm?  Đó là những tên đă được bọn đại lưu manh quốc tế ở Rome huấn luyện nhồi sọ và cấp cho học vị “tiến sĩ thần học”. Điển h́nh là những tên như Linh mục Cao phương Kỷ và Lm Trần công Nghị. Bọn này thực hiện đúng theo sách lược xâm lăng văn hóa Á châu của Vatican (Tông huấn Ecclesia in Asia của John Paul II).

 

Trong sách “Thiên Chúa giáo và Tam Giáo”, Cao phương Kỷ lươn lẹo ca ngợi Ông Trời là Đấng Siêu Việt, và dùng lư luận thần học nhảm nhí chứng minh Đấng Siêu Việt đó là Thiên Chúa Ba ngôi của đạo Kitô. Mục tiêu cuối cùng của họ là tạo cho đồng bào nhẹ dạ có ảo tưởng rằng: Thiên Chúa của đạo Kitô chẳng phải là ai xa lạ mà chính là “Ông Trời Siêu Việt” của ḿnh và Đạo Kitô cũng không phải là một món hàng ngoại nhập mà là một niềm tin đă tiềm ẩn từ lâu đời trong ḷng dân tộc Việt nam.

 

Đây là một thủ đoạn vô cùng thâm độc của Vatican do bọn tham mưu đại lưu manh nghiên cứu từ lâu và chỉ thị cho bọn gián điệp văn hóa thi hành.

 

Ngoài việc khai thác ư niệm Ông Trời phục vụ cho nhu cầu truyền đạo, Cao phương Kỷ c̣n xuyên tạc Tam giáo (Phật, Khổng, Lăo) là các đạo đều có niềm tin vào Đấng Tối Cao như Kitô giáo. Việc đánh lận con đen Tam giáo với Kitô giáo là một chuyện hàm hồ đáng bị vạch mặt:  Trước hết, cả ba đạo Phật, Khổng, Lăo đều là những đạo của lư trí, nói đúng hơn th́ đó là ba triết lư sống hoặc ba cách sống (ways of life). Cả ba không hẳn là ba tôn giáo v́ không có giáo hội, không có giáo đồ và nhất là không có giáo điều (tín điều). Cả ba đạo Phật, Khổng, Lăo đều coi trọng lư trí và khuyên mọi người phải vận dụng lư trí để suy xét mọi điều trước khi tin vào điều đó. Sở dĩ có “tam giáo đồng lưu” tại nước ta v́ người dân Việt nam đă vận dụng lư trí để phân biệt những giá trị chung của cả ba tôn giáo để dung nạp vào văn hóa dân tộc và để cuối cùng làm thăng hoa đời sống của dân tộc.

 

Khác hẳn với đặc tính căn bản của Kitô giáo là loại bỏ lư trí (Phúc cho ai không thấy mà tin - lời của Jesus).

 

Toàn bộ hệ thống giáo lư của Kitô giáo là hàng loạt các tín điều được đưa ra để buộc các tín đồ phải chấp nhận vô điều kiện. Do đó, cái gọi là Đức Tin Kitô hoàn toàn chỉ là Đức Tin Mù. Trái hẳn với đức tin Tam giáo là đức tin sáng suốt v́ là sản phẩm của lư trí.

 

Hậu quả của đức tin mù là các tín đồ Kitô luôn luôn phải sống trong mặc cảm tội lỗi, luôn luôn tự xưng là kẻ có tội nên cần có Chúa và bọn tu sĩ lưu manh cứu giúp!

 

Bọn lănh đạo Kitô giáo trở thành những kẻ ngạo mạn kiêu căng, lúc nào cũng nghĩ rằng tôn giáo của ḿnh là độc tôn và là duy nhất đúng. Điều này hàm ư rằng các tôn giáo khác với ḿnh đều phải chết.

 

Trong thực tế của lịch sử dân tộc, Tam giáo đă  góp phần củng cố nền độc lập của nước nhà, trong khi đó Kitô giáo đă đưa dân tộc vào ṿng nô lệ thực dân Pháp hơn 80 năm và hiện nay một bộ phận của dân tộc (Công giáo) vẫn là những kẻ nô lệ tinh thần của đế quốc Vatican. Các vụ nổi loạn của những người thiểu số Tin lành ở miền cao nguyên chứng tỏ những tín đồ Kitô giáo luôn luôn làm nội tuyến cho ngoại bang và đi ngược lại quyền lợi thiêng liêng của tổ quốc.

 

Tất cả những tai họa đó đều  do bọn gián điệp văn hóa gây ra. Cho nên thái độ cần thiết và cấp bách của các chiến sĩ văn hóa yêu nước là phải cương quyết chiếm lănh thế chủ động trên diễn đàn văn hóa để giáng trả bọn kẻ thù của dân tộc những đ̣n đích đáng, buộc chúng phải câm miệng, cúi mặt gục đầu và không dám ngóc đầu dậy.

 

        Charlie Nguyễn

        Tháng 6.2003

 

 

 

MÀN KỊCH BỊP BỢM “PHÉP LẠ LỘ ĐỨC” DO VATICAN VÀ HOÀNG GIA PHÁP DÀN DỰNG NĂM 1858 ĐĂ NÔ LỆ HÓA NHỮNG LINH HỒN MÊ MUỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 

Charlie Nguyễn

 

 

Để tŕnh bày chuyện bịp “hang đá Lộ Đức” một cách rành rẽ và để qúi vị độc giả dễ nắm bắt các t́nh tiết hết sức phức tạp của câu chuyện này, tôi phải bắt đầu kể chuyện hầu qúi vị bằng những khám phá mới nhất của Nhân Chủng Học (Anthropology) mới được công bố và được các tuần báo lớn nhất của Mỹ loan báo trong tháng 6-2003 vừa qua. Sau đó tôi sẽ đối chiếu với khoa thần học hoang tưởng của St. Augustine để tố cáo thủ đoạn lừa bịp của Vatican qua các tín điều do họ công bố nhằm mục đích đầu độc và nô lệ hóa con người. Cuối cùng  là vạch trần âm mưu của Vatican cấu kết với chính quyền hoàng gia Pháp giữa thế kỷ 19 trong việc dàn dựng màn kịch bịp bợm “hang đá Lộ Đức” như thế nào. Từ đó chúng ta sẽ thấy rơ tinh thần nô lệ đáng xấu hổ của giáo hội Công giáo Việt Nam là giáo hội luôn luôn chỉ biết cúi đầu vâng phục Vatican một cách mù quáng hèn hạ nên đă đạt kỷ lục xây cất nhiều “hang đá Lộ Đức” vượt trội tất cả các giáo hôi công giáo khác trên khắp thế giới !

 

Đây là một hiện tượng bất b́nh thường trong sinh hoạt chung của cộng đồng Công Giáo hoàn vũ. Hiện tượng bất thường này đă vô t́nh hé mở cánh cửa bí mật của lịch sử để chúng ta thấy được một phần nào của sự thật đă bị che khuất về vai tṛ gián điệp của nhân vật Nguyễn Trường Tộ. Có một điều mà toàn dân Việt Nam nên nhớ: Cả hai soạn giả kiêm đạo diễn của vở kịch bịp bợm “Phép lạ Lộ Đức” là Giáo Hoàng Pio IX và hoàng đế Pháp Napoléon III đă luôn luôn sát cánh với nhau trong chủ trương xâm chiếm Đông Dương để mở rộng thuộc địa và nước Chúa. Cả hai nhân vật chóp bu về thần quyền và thế quyền này đều có quan hệ mật thiết với các giáo sĩ Pháp nổi tiếng ở Việt Nam thời đó là giám mục Pellerin, giám mục Puginier, linh mục Huc, giám mục Gauthier  và “gián điệp”Nguyễn Trường Tộ. Giám mục Gauthier là thầy dậy của Nguyễn Trường Tộ trong 10 năm. Nguyễn Trường Tộ luôn luôn tỏ ra trung thành với các giám mục Pháp, hết ḷng tuân phục Giáo Hoàng và tuyệt đối trung thành với Ṭa Thánh Vatican.

 

 Tóm lại màn bịp bợm “Phép lạ Lộ Đức” chẳng những là một biến cố thần học trong nội bộ giáo hội Công Giáo. Đồng thời về mặt chính trị, “Phép lạ Lộ Đức” cũng có những hệ lụy oan trái in hằn lên vận mệnh đau thương của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn đầu của lịch sử mất nước hồi hậu bán thế kỷ 19. Đây là một vấn đề nhức nhối dễ gây tranh căi và dù sao cũng c̣n là một nghi vấn lịch sử cần được các sử gia làm sáng tỏ thêm. Do đó, tôi xin dành vấn đề này lại để tŕnh bày trong một bài viết riêng. Sau đây, tôi chỉ xin đề cập đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến “Phép lạ Lộ Đức” mà thôi.

 

I.- Nhân chủng học đối diện với lịch sử qua bằng chứng cụ thể về “Bà Evà thật”.

 

Tuần báo Newsweek, số ra ngày 23-6-2003 (trang 14) có đăng bài  “Nhân chủng học đối diện với lịch sử” (Anthropology in the face of History). Kèm theo bài báo là h́nh ảnh chiếc sọ hóa thạch của một phụ nữ, bên dưới có ghi chú: “Tất cả sự thật về Bà Evà: Tấm ảnh chụp sọ người cổ xưa nhất đă được t́m thấy tại Phi Châu” (All about Eve: Portrait of the oldest human from Africa).

 

 

Tác giả bài báo Mary Carmichael viết: “Đối với họa sĩ Michael Angelo th́ bà Evà là một phụ nữ da nâu, mắt đen dễ thương. Đối với họa sĩ Pháp Rodin th́ bà Evà là một phụ nữ đầy cám dỗ nhục dục. Đối với các nhà khoa học, khuôn mặt thật của bà tổ nhân loại thật khó nắm bắt (the human matriarch’s face has always been elusive). Tuy nhiên vào năm 1987, các nhà di truyền học (geneticists) đă kết luận rằng: Bà Evà Phi Châu (có h́nh sọ kèm theo bài báo) đă sống trên mặt đất 160,000 năm trước đây là “bà tổ cuối cùng” của toàn thể loài người (The African Eve who lived 160,000 years ago, was the last ancestor of all humans). Đó là sọ hóa thạch của con người khôn ngoan (Homo Spiens) cổ nhất nhân loại đă được t́m thấy. Gọi là “tổ tiên cuối cùng” v́ con người khôn ngoan (Homo Sapiens) là loại người xuất hiện trong giai đoạn chót của quá tŕnh tiến hoá của nhân loại.

 

Các cuộc khảo cứu tổng hợp của các nhà khoa học khảo cổ, nhân chủng học, di truyền học và cổ sinh vật học đă đi đến hai kết luận :

 

1.- Nguồn gốc con người xuất phát từ Phi Châu, từ đó con người di chuyển đến các lục địa khác trên thế giới.

 

2.- Điều đặc biệt đáng chú ư là từ xưa đến nay người ta chỉ t́m thấy các sọ người  hóa thạch một cách riêng rẽ và chưa bao giờ t́m thấy sọ cùng với xương thân ḿnh và xương chân ở một chỗ. Đây là bằng chứng cụ thể về thói tục ăn thịt người (cannibalism) trong sinh hoạt thường ngày của loài người Homo Sapiens. Trước khi bị ăn thịt, đầu của nạn nhân luôn luôn được chặt ra để vứt bỏ, thân ḿnh và tay chân của nạn nhân được nướng chín trên đống lửa hoặc được nấu chín. Do đó, chỉ có xương sọ là c̣n tồn tại đến ngày nay, c̣n các  xương ḿnh và tay chân đều đă bị hủy hoại và bị vứt bỏ riêng rẽ cách xa xương đầu.

 

Tuần báo Time, số ra ngày 23 tháng 6-2003, hai tác giả Lemonick và Dorfman cho chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về “bà Evà thật của nhân loại” (trang 56-58) như sau: “Người khôn ngoan đầu tiên của nhân loại có h́nh hài như chúng ta, đi đứng như chúng ta và trong một số phương cách nào đó, họ cư xử như chúng ta” (The first Homo Sapiens look like us, walked like us and in some ways acted like us as well).

 

Sở dĩ sọ người phụ nữ có h́nh in trên báo Newsweek được coi là “Bà Evà của khoa học” v́ đó là sọ người khôn ngoan (homo spiens) cổ nhất. “Người khôn ngoan” là loại người xuất hiện trong giai đoạn chót của quá tŕnh tiến hóa của nhân loại. Nếu con người bị coi là bắt đầu biết phạm tội th́ chỉ có thể phạm tội khi bắt đầu có trí khôn mà thôi. Người đàn bà đầu tiên của “loài người đứng thẳng” (Homo Erectus) cách chúng ta 2 triệu năm không được coi là “bà tổ Evà” của nhân loại v́ “bà tổ” (matriarch) này giồng vượn nhiều hơn giống chúng ta !

 

Sọ người đàn bà Homo Sapiens cổ nhất đă được t́m thấy tại miền Herto thuộc nước Ethiopia do một sự t́nh cờ vào năm 1987. Vào dịp đó, một cơn băo làm nước biển dâng lên tràn ngập miền Herto làm trơ ra rất nhiều xương hóa thạch đă từng bị chôn vùi nhiều ngàn năm dưới những lớp đất sâu.

 

Sọ của “bà Evà thật” được phát hiện cùng một lúc với nhiều bộ xương hóa thạch của hà mă, cá sấu, sư tử, ngựa vằn và chó rừng. Tất cả các hóa thạch này đều có chung một niên đại là 160,000 năm. Điều đó cho thấy các tổ tiên xa xưa của chúng ta đă phải chiến đấu rất gay go để tồn tại giữa một môi trường đầy thú dữ và với đồng loại thích ăn thịt đồng loại.

 

Cuộc khảo sát “sọ bà Evà Homo Sapien” là một công tŕnh khoa học quốc tế, được đặt dưới sự điều khiển của giáo sư Tim White thuộc đại học Berkeley tiểu bang California. Đầu tháng 6-2003, ủy ban khoa học này công bố kết quả nghiên cứu trước báo chí: “Sọ người khôn ngoan đầu tiên được xác định niên đại 160,000 năm” (The very first true Homo Sapien dated 160,000 years ago). Trong khi đó “Bà Evà của Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái” tính tới nay mới có 6 ngàn năm mà thôi. Điều này cho thấy bà Evà của huyền thoại tôn giáo “trẻ” hơn bà Evà của khoa học tới 154,000 năm.

 

Trong quá tŕnh tiến hóa hai triệu năm từ “loài người đứng thẳng” (homo erectus) đến loài người khôn ngoan (homo sapiens) có những giống người khác xuất hiện. Đáng kể nhất là giống người Neanderthals. Giống người này xuất hiện tại Phi Châu 500,000 năm trước đây, sau đó họ di chuyển qua Âu Châu và bị hoàn toàn diệt chủng vào 30,000 trước. Giống người này được coi là một nhân chủng ngoại tộc (a side branch) không thuộc ḍng tiến hóa của loài người hiện đại của chúng ta.

 

Những kết qủa nghiên cứu về sọ hóa thạch của “bà Evà Phi Châu” mới được Ủy Ban Khoa Học Quốc Tế công bố trong tháng 6, 2003 là những kiến thức khoa học giá trị dung để cập nhật hóa sự hiểu biết của chúng ta về nhân chủng học. Qua đó, chúng ta nhận thức được một điếu rất rơ rệt là: Trí óc của con người đă tiến triển hết sức chậm chạp. Từ trí óc của loại “vượn người đứng thẳng” (Homo Erectus) đến trí óc của loại người Homo Sapiens đ̣i hỏi một thời gian tiến triển tới 2 triệu năm!  Trí óc của “bà Evà Phi Châu” cách đây 160,000 năm thực sự cũng chỉ ở tŕnh độ trí óc một em bé sơ sinh ngày nay mà thôi. Từ trí óc “sơ sinh” đó đến trí óc “trưởng thành” của nhân loại ngày nay đ̣i hỏi một thời gian 160,000 năm !

 

Đó là sự thật không thể chối căi về qúa tŕnh tiến hóa của tâm linh và trí tuệ loài người. Sự thật khoa học đó xác định rằng: Không thể bỗng dưng có ngay một bà Evà hoàn chỉnh được Thiên Chúa tạo nên từ một khúc xương sườn cụt của Adam!. Cách đây 6000 năm, ngay từ lúc vừa mới được tạo thành, bà Evà đă có đủ trí khôn phân biệt thiện ác, và có đủ “ư chí tự do” để quyết tâm chống lại Thiên Chúa bằng cách xúi chồng ăn trái cấm để phạm cái tội tày trời là TỘI TỔ TÔNG!

 

Thần thuyết “Tội Tổ Tông” là nền tảng của Ki Tô Giáo (gồm cả Công Giáo – Tin Lành) đă hoàn toàn bị sụp đổ trước các bằng cớ xác thực của khoa học và lương tri con người. Các thần thuyết khác như Sự Cứu Chuộc của Jesus, Phép Rửa Tội, các tín điều về Đức Mẹ, v.v… đếu là những chuyện ngụy tạo v́ tất cả đều đă được suy luận ra từ thần thuyết Tội Tổ Tông.

 

II.-  St. Augustine  và học thuyết Tội Tổ Tông.

 

St. Augustine sinh năm 354 tại Algeria, cha là người ngoại đạo, mẹ là tín đồ Kitô Giáo. Khi Augustine lên 16 tuổi được mẹ dẫn qua Ư và đến thăm thành phố Milan. Tại đây, Augustine có dịp nghe giám mục Ambrose thuyết giảng về Thiên Chúa Ba Ngôi, tội Tổ Tông và nhiều điều về bà Maria. Khi trở lại Algeria, Augustine say mê nghiên cứu Kitô giáo và viết sách liền trong 34 năm, tạo dựng nên cả một ṭa lâu đài đồ sộ về thần học Kitô giáo. Do công tŕnh vĩ đại về thần học, Augustine được cử làm giám mục địa phận Hippo ở Algeria. Y chết năm 430, thọ 76 tuổi. Augustine được các triết gia Tây Phương coi như người thứ hai sáng lập đạo Kitô sau PhaoLồ và là bậc thầy tư tưởng Tây Phương thời Trung Cổ.

 

Chỉ tiếc một điều là Augustine đă xây dựng cả một nền thần học Kitô giáo đồ sộ trên đống cát, đó là huyền thoại Vườn Địa Đàng của Babylon (The Garden of Eden). Huyền thoại Vườn Địa Đàng nguyên là sản phẩm  tưởng tượng của dân Babylon từ 5000 năm trước Công Nguyên. Trong thế kỷ 10 đến thế kỷ 6 TCN, những người viết Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái đă vay mượn chuyện Vườn Địa Đàng để phịa ra chuyện ông Adam và bà Evà tổ tông của loài người ăn trái cấm nên đă phạm tội tổ tông di hại cho cả loài người tới ngày nay !

 

Căn cứ vào huyền thoại Vườn Địa Đàng, Augustine đă xây dựng các học thuyết thần học hăo huyền cho Kitô giáo. Quan trọng hơn hết là học thuyết về Tội Tổ Tông, v́ đây là học thuyết căn bản và tử đó đẻ ra các học thuyết khác của Kitô Giáo :

 

Học thuyết Tội Tổ Tông : Augustine giải thích nguồn gốc mọi đau khổ của nhân loại đều bắt nguồn từ tội lỗi “ăn trái cấm” của tổ tiên loài người là Adam và Evà. Tội này được gọi là “Tội Tổ Tông” hay “Nguyên Tội” v́ đây là tội đầu tiên của loài người chống lại Thiên Chúa (The Original Sin). Tội Tổ Tông được di truyền cho con cháu muôn đời do sự giao cấu tội lỗi của cha mẹ. Dù là sự giao cấu hợp pháp giữa vợ chồng cũng là điều tội lỗi v́ hành động giao cấu đă bị ô nhiễm do sự thúc đẩy của sự ham muốn nhục dục (The inherited guilt was passed on to all his descendants through the sexual act which was polluted by what is called concupiscene).

 

Dựa vào lư luận này, Augustine viết thêm cuốn “On Female Dress” để nguyền rủa phụ nữ. Augustine gọi mỗi người phụ nữ trên thế gian là một Evà, kẻ đồng lơa với ma qủi và luôn luôn xúi giục đàn ông chống lại Thiên Chúa. Chính v́ tội lỗi xấu xa bắt nguồn từ phụ nữ mà chúa Jesus là con một (the only son) của Thiên Chúa đă phải chết. Đàn ông là h́nh ảnh của Thiên Chúa (v́ Thiên Chúa là Đàn ông Toàn Năng – The Male Almighty), c̣n đàn bà là cửa hỏa ngục (the devil’s gate). Chính Augustine là người đă đem lại cho những người Công giáo niềm tin rằng chỉ có Đức Mẹ Maria là người duy nhất trên thế gian không mắc tội Tổ Tông. V́ thế Đức Mẹ được tôn xưng là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội! Chỉ có một phụ nữ duy nhất trên thế gian không bị Augustine nhục mạ, đó chính là đức mẹ Maria. Đức Mẹ trở thành một biệt lệ vĩ đại !

 

Mọi người Việt Nam b́nh thường chúng ta khi nghe nói đền chuyện Adam Evà trong Vườn Địa Đàng đều hiểu rằng đó chỉ là một chuyện thần thoại để kể cho con nít nghe chơi mà thôi. C̣n chúng ta có nghe ai thuyết giảng về “Tội Tổ Tông” chắc chắn đa số chúng ta chỉ mỉm cười nghe qua rồi bỏ. Nhưng chúng ta không thể tưởng tượng nổi là cái chuyện hoang đường Adam Evà ăn trái cấm đă khống chế tâm linh Âu Châu suốt 16 thế kỷ qua do những học thuyết thần học hoang tưởng của Augustine!

 

Học thuyết “Tội Tổ Tông” của Augustine đă trở thành ḥn đá tảng vĩ đại của nền văn hóa Kitô giáo Tây Phương và là nền tảng giáo lư cho tất cả các đạo Kitô gồm có Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo và Chính Thống Giáo. Các đạo Kitô bề ngoài có vẻ khác nhau, nhưng thực sự chỉ khác nhau về tổ chức và về một số nghi lễ mà thôi. Nội dung chính yếu về giáo lư của Công Giáo, Tin Lành, Anh Giáo và Chính Thống Giáo đều đồng nhất như sau :

 

“Tất cả mọi người đều sinh ra trong tội lỗi (born in sin) và bị Thiên Chúa ruồng bỏ v́ Tội Tổ Tông. Chỉ v́ Tội Tổ Tông mà con người phải đau khổ và phải chết. Không một ai  có thể tự cứu ḿnh khỏi tội Tổ Tông, chỉ có một con đường cứu rỗi duy nhất là tin thờ Chúa Jesus là Chúa Cứu Thế mà thôi”.

 

Chính v́ tin vào thuyết Tội Tổ Tông như trên nên các đạo Kitô đều coi trọng Phép  Rửa Tội (Baptism). Nhiều người nghĩ rằng Phép Rửa Tội là một h́nh thức cải đạo cho những người tân ṭng nhập đạo Kitô hoặc là một “phép bí tích” để cho một đứa bé sơ sinh nhập đạo Chúa một cách long trọng chính thức. Thực sự không phải vậy. Chính v́ các người Kitô giáo tin rằng mọi người sinh ra đều nhiễm tội Tổ Tông, cho nên  các đứa trẻ mới được sinh ra cũng cần phải được rửa tội để nó được lănh nhận ơn cứu chuộc của chúa Jesus! Mặc dầu đứa bé sơ sinh hoàn toàn vô tội về phần nó, nhưng nó đă bị nhiễm tội Tổ Tông do Adam và Evà truyền lại qua sự giao cấu tội lỗi của cha mẹ nó. Đó là lư do chính yếu dẫn đến sự rửa tội cho mọi đứa bé mới sinh theo học thuyết của Augustine (The inherited guilt was passed on to all his descendants through the sexual act of their parents).

 

Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra một điều mâu thuẫn là khi hai người nam và nữ làm đám cưới tại nhà thờ là đă “thánh hóa” bởi phép “bí tích hôn phối”. Vậy chẳng lẽ “phép bí tích hôn phối” của Chúa lập ra không có khả năng “thánh hóa” việc chăn gối của vợ chồng bắt buộc phải có để sinh con hay sao?  Vậy vợ chồng làm phép hôn phối theo đúng luật đạo để làm ǵ khi hành động giao cấu giữa vợ chồng rất tự nhiên và hợp pháp ấy vẫn cứ truyền tội Tổ Tông cho đến muôn đời?

 

Thật sự ngày nay chẳng c̣n mấy tín đồ Kitô giáo tin vào tội Tổ Tông, nhưng người ta vẫn cứ mang các đứa bé sơ sinh đến nhà thờ rửa tội theo truyền thống lâu đời của gia tộc. Giáo hội cũng biết chẳng làm ǵ có tội tổ tông, nhưng vẫn cứ để nguyên cho các linh mục có công việc làm để kiếm ăn và giáo hội vẫn tiếp tục tồn tại trong b́nh an vô sự. Chẳng những thế, hầu hết những người ngoại đạo muốn lấy vợ hay chồng theo Kitô giáo đều phải cam kết cho phép các con sẽ sinh ra sau này được chịu phép rửa tội. Đây chỉ là một mánh lới lưu manh của các giới lănh đạo Kitô giáo dùng để dành dựt tín đồ qua đường hôn nhân mà thôi. Việc rửa tội cho các đứa bé sơ sinh là một h́nh thức vi phạm  quyền tự do tín ngưỡng của đứa bé một cách thô bạo và trắng trợn. Muốn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng thật sự, người lớn phải đợi đến khi đứa bé lớn khôn để tự nó chọn lựa tín ngưỡng cho riêng ḿnh.

 

Cái gọi là “Phép Bí Tích Rửa Tội” (Baptism) hoàn toàn dựa trên thuyết thần học hoang tưởng của Augustine về Tội Tổ Tông. Những khám phá của khoa học hiện đại đă hoàn toàn phủ bác sự hiện hữu của “bà Evà xúi chồng ăn trái cấm” như được kể trong Kinh Thánh Cựu Ước. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng: Tội Tổ Tông là chuyện hoàn toàn hoang đường và ấu trĩ. Cả loài người chúng ta sinh ra hoàn toàn vô tội, do đó chúng ta chẳng cần phải “chịu phép rửa tội” để tẩy xóa bất cứ một thứ dấu vết tội lỗi nào mà chúng ta không hề có.

 

Nhân tiện, tôi có vài điều muốn nói với ông Đỗ Mạnh Trí, tác giả cuốn “Ngón Tay và Mặt Trăng”. Nơi trang 55 và 62, ông Trí viết: “Nhiều bạn nhắc tới ư niệm tội và tội tổ tông trong Kitô giáo một cách miả mai, thậm chí phẫn nộ”.  Trần Văn Kha trích Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ: “Adam Evà  không phải thủy tổ loài người v́ con người đại khái đă xuất hiện cách đây khoảng nhiều triệu năm. - Nếu Adam Evà không phải thủy tổ loài người th́ làm ǵ có tội tổ tông?  - Nếu không có tội tổ tông th́ làm ǵ có chuyện Chúa phải giáng trần để cứu chuộc?   Vậy Kinh Thánh hoàn toàn huyền hoặc, phi lư và “đạo Thiên Chúa hoàn toàn đă được xây dựng trên những ảo tưởng” như lời của Nguyễn Văn Thọ trên kia?”

 

Nơi trang 63-64, ông Đỗ Mạnh Trí xác nhận: “Truyện Adam Evà ăn trái cấm rồi bị Giavê phạt, chẳng phải là nhà kinh-thánh-học ta cũng có thể tưởng đó là một huyền thoại”. Sau khi đă thú nhận chuyện Adam-Evà ăn trái cấm chỉ là một huyền thoại (myth), ông Trí đă t́m cách lư luận vu vơ và hoàn toàn lạc đề để cuối cùng tránh né không dám trả lời thẳng hai câu hỏi của ông Nguyễn Văn Thọ đă nêu.

 

Vậy ông nêu lên vấn đề tội tổ tông trong sách “Ngón Tay và Mặt Trăng” (từ trang 55 dến trang 68) để làm ǵ?   Một khi ông đă dám nh́n nhận chuyện Adam Evà ăn trái cấm là một huyền thoại (myth )tức là một chuyện phịa (a fictious story) th́ với lương tâm tối thiểu của một người trí thức lương thiện ông cần phải đi tiếp vài bước: - Nếu chuyện Adam Evà ăn trái cấm là chuyện phịa th́ “tội tổ tông”là chuyện hoang đường không có thật.  – V́ không có tội tổ tông, nên cũng chẳng cần Chúa phải mất công giáng trần để cứu chuộc, v́ con người chẳng cần phải cứu chuộc để làm sạch cái tội mà họ không hề có.  -  V́ không có tội tổ tông nên không riêng một ḿnh bà Maria là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội” mà tất cả mọi người chúng ta đều là “các dấng vô nhiễm nguyên tội” cả !

 

Ông Đỗ Mạnh Trí có dám nh́n nhận những sự thật hiển nhiên đó không? Ông hăy can đảm lên tiếng trả lời để xứng đáng là một người biết trọng danh dự và lẽ phải.

 

 

III. Từ học thuyết hoang đường về Tội Tổ Tông dẫn đến tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” do Giáo Hoàng Pio IX công bố năm 1854.

 

Augustine nguyên là một thanh niên phóng đăng trụy lạc nhiều năm trước khi y trở thành giám mục của địa phận Hippo (Algeria). Do đó, về phương diện sinh lư, Augustine là một người bất b́nh thường. Y có rất nhiều quan niệm lệch lạc về sinh lư, và những bệnh hoạn sinh lư của y đă có ảnh hưởng lớn đến khoa thần học của Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành, Anh giáo, Chính Thống giáo).

 

Căn cứ trên nền tảng giáo lư xuất phát từ huyền thoại về Tội Tổ Tông, Augustine nêu lên học thuyết “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (The Virgin of the Immaculate Conception) qua lăng kính méo mó về sinh lư của y như sau :

 

Đức Mẹ không sinh ra Chúa Jesus do sự giao cấu với chồng là ông Joseph nên Đức Mẹ vẫn c̣n đồng trinh. Chúa Jesus sinh ra do phép của Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ Đồng Trinh nên Chúa hoàn toàn không bị nhiễm tội tổ tông (sinless/immaculate conception).

 

Những lư luận lẩm cẩm về thần học của Augustine đă thống trị linh hồn Kitô Giáo Âu Châu liên tục trên một ngàn năm !  Măi đến giữa thế kỷ 16 mới có một số trí thức Âu Châu dám viết sách báo lên tiếng đả kích những thuyết thần học của Augustine về một số điểm quan trọng sau đây :

 

-         Trước hết, họ chê Augustine đă thổi phồng quá đáng việc bà Evà xúi chồng ăn trái táo ở vườn địa đàng. Chuyện đó chẳng qua chỉ là chuyện quá nhỏ, không thể khiến cho con một của Thiên Chúa phải xuống thế làm người và chịu chết để cứu chuộc. Nếu chuyện đó là thật th́ người đáng trách không phải là bà Evà mà là Chúa Cha lẫn Chúa Con đều ngu quá v́ đă không t́m ra được phương cách nào đơn giản hơn để giải quyết cái vụ ăn trái táo của Adam – Evà !

 

-         Khi có cơ hội thư thả tinh thần, đọc lại chuyện Adam-Evà, người ta mới khám phá ra rằng: ông bà tổ tiên loài người không có con gái. Adam-Evà chỉ có hai người con trai là Cain và Abel. Abel bị Cain giết chết nên trên thế gian lúc đó chỉ có hai người đàn ông là Adam và Cain. Từ đầu đến cuối chuyện chỉ có một ḿnh Evà là phụ nữ duy nhất trên thế gian mà thôi. Vậy ai là vợ của Cain? Chẳng lẽ Cain lấy mẹ ḿnh là bà Evà để sinh ra loài người hay sao? Chuyện Adam-Evà là tổ tiên loài người đă đi vào ngơ cụt !

 

-         Cũng theo thần học của Augustine th́ sau khi Adam – Evà phạm tội, loài người bị Thiên Chúa tước đoạt nhiều ân sủng nên mọi người đều phải chết, đàn ông phải làm việc cực nhọc mới có miếng ăn, đàn bà phải mang nặng đẻ đau mới có con. Nhưng sau khi Jesus phải chết trên thập giá để “chuộc tội tổ tông” th́ mọi hậu quả của tội tổ tông trên số phận loài người cũng vẫn c̣n y nguyên: con người vẫn phải chết, đàn ông vẫn phải vất vả mới có ăn, đàn bà vẫn mang nặng đẻ đau như lúc Jesus chưa cứu chuộc. Vậy cái gọi là công ơn cứu chuộc của Chúa chỉ là chuyện xảo trá bịp bợm và hoàn toàn vô ích (salvation for nothing).

 

Phe cấp tiến Âu Châu dùng lư luận của Augustine phá học thuyết “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” để đạt mục tiêu cuối cùng của họ là “hạ bệ Jesus”. Họ lư luận rằng: Nếu Jesus sinh ra thuộc ḍng David th́ Jesus phải là con của Joseph và bà Maria, vậy bà Maria không thể đồng trinh và Jesus cũng có 100% tội tổ tông v́ cả Joseph và Maria là cha mẹ ruột của Jesus đă được sinh ra do sự giao cấu của cha mẹ họ.

 

Nếu Jesus là con của Chúa Thánh Thần th́ Jesus chỉ được miễn nhiễm 50% tội tổ tông mà thôi v́ bà Maria đă nhiễm tội tổ tông do sự giao cấu tội lỗi của cha mẹ là ông Joachim và bà Anna. Vậy Jesus đă bị nhiễm 50% tội tổ tông do bà Maria truyền qua nên Jesus không thể được coi là đấng chí thánh, và do đó, Jesus không thể là Thiên Chúa !

 

Cuộc bút chiến giữa các phe thần học Âu Châu chung quanh vấn đề “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” kéo dài tới 30 năm trong thế kỷ 16.  Ṭa Thánh La Mă không thể dùng lư luận để dập tắt cuộc bút chiến này nên đă phải vận dụng đến biện pháp mạnh của các ṭa án dị giáo để đưa nhiều ngàn người lên dàn hỏa. Nhờ đó, cơn sóng gió về thần học đă lắng xuống và ṭa lâu đài thần học đồ sộ của Augustine vẫn c̣n đứng vững thêm vài thế kỷ !

 

Đúng 300 năm sau, tức vào giữa thế kỷ 19, quyền uy của ṭa thánh  La Mă đă bị sút giảm nhiều trước cao trào dân chủ lớn mạnh ở Âu Châu. Các ṭa án dị giáo bị dẹp bỏ. Cuộc bút chiến vể những học thuyết thần học lại có cơ hội bùng lên. Những vấn đề được nêu lên chung quanh học thuyết “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” có nguy cơ phá sập thanh thế của chúa Jesus và uy tín của giáo hội Công Giáo La Mă. Vatican lúc đó đă bị dồn vào thế đường cùng nên buộc ḷng Giáo Hoàng Pio IX phải công bố tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” ngày 8-12-1854.

 

Bằng cách xử dụng quyền uy tối thượng của người đại diện Chúa Kitô (Vicar of Christ), giáo hoàng buộc toàn thể giáo hội Công Giáo tin rằng: Đức Mẹ là một ngoại lệ đặc biệt do quyền phép của Thiên Chúa ban cho là “không hề mắc tội tổ tông”. Do đó, Đức Mẹ đă sinh ra Chúa Jesus hoàn toàn vô tội (sinless) nên Chúa là đấng chí thánh và cực thanh cực sạch vô cùng !

 

IV – “Phép lạ Lộ Đức” là màn kịch bịp bợm của Vatican và chính quyền hoàng gia Pháp năm 1858:

 

Tác phẩm “The Great Apparitions of Mary” của Ingo Swann (The Crossroad Publishing Co., NY 1996) kể chuyện Phép Lạ Lộ-Đức ở Pháp năm 1958 (trang 69-84) như sau :

 

Lourdes (Lộ Đức) là một thị trấn nhỏ trên sườn núi phía bắc của dẫy Pyrénées. Vào giữa thế kỷ 19 th́ thị trấn này chỉ có khoảng 300 dân, hầu hết đều nghèo khổ v́ thị trấn này không có một nguồn lợi kinh tế nào cả. Các thị trấn lân cận đều khá v́ có nhiều suối nước nóng thu hút du khách và kiếm lời do việc khai thác kỹ nghệ nước suối có muối kháng (mineral waters).  Tại Lộ Đức có một vách đá dốc đứng cao như ngọn tháp (a towering rock cliff) có tên là Massabielle, trong vách đá có một cái hang lớn (a grotto). Chính nơi đây đă được Vatican tuyển chọn để diễn màn kịch bịp bợm.

 

Nhân vật chính của màn kịch này là cô bé Bernadette. Cô sinh năm 1844, là con gái đầu của 8 anh chị em. Cha mẹ là ông Fracois và bà Louise Soubirous. Khi cô bé Bernadette lên 8 tuổi th́ cha bị tai nạn mù mắt trái và bị thất nghiệp. Cả gia đ́nh lâm vào cảnh sống cùng quẫn. Khi cô bé lên 11 tuổi th́ cô bị bệnh thổ tả và bệnh suyễn trầm trọng. Cha cô bị bắt về tội trộm. Em trai cô tên Jean Marie đói quá nên chạy đến nhà thờ ăn cắp cây đèn cầy bằng sáp để ăn, chẳng may bị cha xứ bắt gặp và bị cha hăm bỏ tù. Vào đầu tháng 2 năm 1858, lúc gia đ́nh cô sắp chết đói th́ mẹ cô được một bà nhà giàu mướn làm đầy tớ (a servant).  Do sự xếp đặt của bà chủ nhà giầu này, với sự đồng ư của cha mẹ, cô bé được chỉ dẫn đến hang đá Massabielle. Lúc này cô bé lên 14 tuổi, nhưng mù chữ v́ chưa được đi học ngày nào.

 

Ngày 11 tháng 2 năm 1858, cô Bernadette cùng với một đứa em gái và một đứa bạn tên Jeanne Abadie đến hang đá Massabielle. Một ḿnh cô đến qùi trước cửa hang một lúc rồi cô nói cho em gái và đứa bạn biết là cô đă nh́n thấy “một cô gái đẹp trong ánh sáng mờ” (a beautiful girl appeared in the soft glow).

 

Sau khi trở về nhà, em của Bernadette kể chuyện cho mẹ, c̣n cô bạn Jeanne Abadie đi khắp thị trấn loan tin Bernadette đă nh́n thấy Đức Mẹ hiện ra tại hang Massabielle. Chỉ hai tuần sau, cả thị trấn Lourdes qui tụ một đám đông tín đồ Công Giáo lên tới 8,000 người và họ rủ Bernadette cùng đi với họ đến hang đá Massabielle. Khi tới nơi, chỉ có một ḿnh Bernadette nói là có nh́n thấy “một cô gái đẹp” c̣n tất cả mọi người khác đều không thấy ǵ cả !  Mặc dầu vậy, tin đồn về chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đă lan nhanh khắp nơi như một đám cháy rừng.

 

Ngày 25 tháng 3 năm 1858, vào lúc 5 giờ sáng, cha mẹ Bernadette đánh thức con gái dậy để cùng đi với một đám đông tín đồ đến hang đá Massabielle. Sau khi qùi một ḿnh trước hang đá một lúc, cô bé Bernadette dơng dạc tuyên bố với mọi người : Cô bé đă hỏi “cô gái đẹp” là ai, th́ cô gái đẹp đó trả lời: “Ta là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (I am the Immaculate Conception). Kể từ đó, hàng ngày có nhiều tín đồ Công Giáo đến hang đá Massbielle để lần chuỗi Mân Côi. Sau đó, có khoảng 50 người tự nhận là có nh́n thấy “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” ở trong hang, nhưng không một ai đưa ra bằng chứng nào cả !

 

V́ lư do những sinh hoạt bất thường của đám đông giáo dân ở Lourdes có thể gây nhiều chuyện bất an ninh, nên cảnh sát địa phương đă làm hàng rào cản không cho giáo dân kéo đến Massabielle mỗi ngày mỗi đông. Sự việc này được báo cáo lên hoàng đế Napoléon III. Nhà vua đă đích thân ra lệnh cho cảnh sát ở Lourdes phải rỡ bỏ tất cả các rào cản đó để cho các tín đồ được tự do đến viếng hang đá Massabielle.

 

Năm 1862, giám mục Laurance cai quản địa phận Tabres chính thức công bố thư luân lưu xác nhận “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” là Mẹ Chúa Trời đă thực sự hiện ra với Bernadette Soubirous ngày 11 tháng 2 năm 1858 và những lần kế tiếp, tổng cộng 18 lần cả thảy. Ṭa Giám Mục cho phép sự tôn thờ “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” tại hang đá Lộ Đức trong địa phận  (The Virgin Mary Immaculate, Mother of God, really appeared to Bernadette Soubirous on 11 February 1858 and on subsequent days, eighteen times in all. We authorize the cult of our Lady of the Grotto of Lourdes in our diocese). Từ 1858, mọi phương tiện truyền thông của nước Pháp được vận dụng  tối đa để quảng bá khắp nơi về “phép lạ” Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Song song với mọi nỗ lực tuyên truyền và quảng cáo, cựu bộ trưởng tài chánh Pháp là Achille Toul vận động với hăng xe lửa Southern Railway Company làm đường xe lửa nối liền thành phố Tarbes với Lourdes.  Các công ty xây dựng đổ xô đến Lourdes xây cất rất nhiều khách sạn, nhà hàng và các phương tiện du lịch.

 

Năm 1906, hang đá Lộ Đức và nhà thờ lớn tại đây thuộc về tài sản quốc gia Pháp. Nhưng từ 1910, quyền sở hữu này lại được chuyển về cho thị trấn Lourdes. Kể từ năm 1990, thị trấn Lourdes tuy nhỏ nhưng có tới 400 khách sạn, hàng trăm restaurants, hàng ngàn gift shops và một phi trường quốc tế. Hàng năm, số khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới kéo về hang đá Lộ Đức đă cung cấp cho số dân ở thị trấn nhỏ bé này một khoản tiền là 400 triệu đôla! (Looking for a Miracle, by Joe Nickell, Prometheus Book 1993 – page 152). Lộ Đức (Lourdes) đă trở thành một “con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế Pháp.

 

Những tín đồ cuồng tín luôn luôn tung tin đồn rằng Đức Mẹ Lộ Đức đă chữa cho nhiều người khỏi bệnh khi họ đến nơi đây cầu khấn với Đức Mẹ. Tuy nhiên, họ đều không biết rằng: nhân vật chính của “phép lạ Lộ Đức” là cô bé Bernadette đă chết lúc 32 tuổi (16-4-1879) v́ bệnh suyễn, bệnh sưng phổi và lao xương. Nếu Đức Mẹ có quyền năng làm phép lạ chữa bệnh cho nhiều người, tại sao Đức Mẹ không chữa bệnh cho người có công nhất với Đức Mẹ trong việc tuyên xưng Người là “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” ? Một điều mỉa mai ai cũng thấy là ở Lộ Đức người ta treo đầy những chiếc nạng của những người què (giả vờ), nhưng tuyệt nhiên chưa từng có một người cụt tay, cụt chân nào được Đức Mẹ chữa lành cả !

 

Sau khi giáo hoàng Pio IX công bố tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” năm 1854, Vatican đă cấu kết với hoàng gia Pháp dựng lên màn kịch “Phép lạ Lộ Đức” với tin đồn Đức Mẹ đă đích thân hiện ra và tự xưng ḿnh là “Đức Trinh Nữ vô nhiễm nguyên tội”. Tṛ bịp này đă củng cố niềm tin của đại đa số tín đồ dân quê chất phác thời đó tại Âu Châu. Tuy nhiên, giới báo chí đă lớn tiếng tố cáo trước dư luận : Trong vụ “Phép lạ Lộ Đức”, Vatican đă giúp Pháp có thêm một trung tâm hành hương với số lợi thu hàng năm không phải là nhỏ. Ngược lại, Pháp giúp cho Vatican có cơ hội củng cố niềm tin của tín đồ Công giáo đối với uy quyền của Ṭa Thánh. Đây chẳng qua là chuyện cộng tác thực hiện một âm mưu nhằm phục vụ quyền lợi của cả hai bên mà thôi. Dư luận báo chí đă khiến cho tinh thần của nhiều giáo dân chao đảo và đưa họ đến chỗ nghi ngờ về thẩm quyền của giáo hoàng trong việc công bố các tín điều. Họ lập luận rằng : dù cho ở chức vụ đứng đầu giáo hội, giáo hoàng cũng vẫn chỉ là một con người, nghĩa là vẫn có thể có những sai lầm trong quyết định của ḿnh. Vậy giáo hoàng không thể có quyền độc đoán buộc mọi tín đồ phải tin theo những quyết định riêng của giáo hoàng, dù cho quyết định riêng đó là một tín điều (dogma).

 

Trước áp lực của báo chí và dư luận bất lợi của giáo dân Âu Châu, giáo hoàng Pio IX đă phải triệu tập Công Đồng Vatican I vào năm 1869. Để cứu văn sự sinh tồn của Ṭa Thánh, phần đông các hồng y và giám mục tham dự Công Đồng I đă bỏ phiếu tán thành một tín điều mới, đó là tín điều “Giáo Hoàng không thể sai lầm” (The dogma of Papal Infallibility) buộc mọi tín đồ Công giáo phải tin tưởng vào huấn quyền tuyệt đối của Ṭa Thánh và phải tin Giáo Hoàng là người duy nhất trên thế gian có thẩm quyền xác nhận hay phủ nhận chân lư. Người Mỹ chế diễu đức tin Công Giáo theo kiểu này là “Đức tin Shotgun” (Shotgun faith)!.

 

Sau khi Công Đồng Vatican I bế mạc, Ṭa Thánh ra lệnh cho các giáo hội Công Giáo trên khắp thế giới phải xây thêm tại khuôn viên nhà thờ một “hang đá Lộ Đức” để nhắc nhở toàn thể giáo dân về hai tín điều là “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” và “Giáo Hoàng không thể sai lầm”. Đó là tất cả ư nghĩa của cái gọi là “hang đá Lộ Đức” ! Như chúng ta đă biết, tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” là một học thuyết của Augustine dựa trên huyền thoại bà Evà xúi chồng ăn trái cấm trong vườn Địa Đàng. Đây là một chuyện hoàn toàn hoang đường về tội Tổ Tông đă bị các ngành khoa học hiện đại bác bỏ. Vậy, tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” đă trở thành vô nghĩa v́ nguyên tội (tức tội tổ tong) không hề có, nên chẳng có một ai bị nhiễm cả, không riêng ǵ một ḿnh bà Maria. Ngày nay, tín điều “Giáo Hoàng không thể sai lầm” thực sự chẳng thuyết phục được ai, nó chỉ càng làm cho mọi người thấy rơ hơn cái bản chất ngoan cố bất lương của Vatican mà thôi.

 

 

V.- Tinh thần nô lệ đáng xấu hổ của Công Giáo Việt Nam :

 

Bất cứ ai đă từng sống trên đất Mỹ cũng nhận thấy một sự khác biệt rất rơ rệt giữa Công Giáo Mỹ và Công Giáo Việt Nam là : không một giáo xứ Công Giáo Mỹ nào xây hang đá Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ thuộc giáo xứ họ. Trái lại, tại Việt Nam, các giáo xứ từ Bắc vào Nam đều xây bên cạnh nhà thờ một hang đá gọi là “hang đá Lộ Đức” !  Điều đó đủ cho thấy giáo hội Công giáo Việt Nam đă thi hành triệt để mọi mệnh lệnh của Vatican một cách hết sức mù quáng. Đối với Vatican, hàng giáo phẩm VN luôn luôn có thái độ khúm núm sợ sệt chẳng khác nào những tên nô lệ đối với chủ của chúng vậy. Mặc dầu cũng là những tín đồ Công giáo, nhưng Công giáo Mỹ tỏ ra độc lập và tự trọng đối với Vatican, chứ không đến nỗi lệ thuộc quá đáng như Công giáo VN. Sự khác biệt này đă được tŕnh bày khá rơ rệt trong tác phẩm “How to Save the Catholic Church” của linh mục tiến sĩ Andrew Greenley và nữ tu sĩ tiến sĩ Mary Dukin, Viking Penguin xuất bản tại Canada 1984.

 

Hai tác giả đều là tu sĩ Công giáo viết : Tŕnh độ trí thức của giáo dân Mỹ da trắng càng cao bao nhiêu th́ giáo hội Công giáo Mỹ càng xuống dốc bấy nhiêu. Từ thập niên 1960, một nửa giáo hội Mỹ là di dân vừa nghèo vừa dốt (By 1960’s, half of the American Catholics were poor and uneducated immigrants – page 11). Những cái ǵ xấu xa do người Mỹ trắng thải ra đều được chuyển qua đám di dân Công giáo da màu. Điển h́nh là vụ hang đá “Đức Mẹ Sầu Bi” ở Portland thuộc tiểu bang Oregon. Hang đá này đă bị Công giáo Mỹ phế bỏ thành một cái hang “khỉ ho c̣ gáy” từ nhiều thập niên qua. Vậy mà đám giáo dân Công giáo Việt Nam qua Mỹ sau 1975 đă khôi phục nó thành một trung tâm hành hương sầm uất thu hút hàng chục ngàn người (toàn là Việt!). Đó là việc mà hàng giáo phẩm Mỹ đă không làm nổi. Nhưng đám tu sĩ Công giáo Việt Nam đă làm được, không phải v́ tu sĩ Công giáo Việt Nam tài giỏi mà v́ số giáo dân Việt Nam mê muội tại hải ngoại c̣n đông quá !

 

Hai tác giả tu sĩ Mỹ c̣n cho biết : Hầu hết các mệnh lệnh của Vatican đều được hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ duyệt xét lại và sửa đổi trước khi phổ biến đến toàn thể giáo dân. Trong thực tế, giáo hội Công giáo Mỹ là một giáo hội tự trị (American Catholic Church became a Do-It-Yourself Catholicism – page 8).

 

Nay xin điểm qua t́nh h́nh Công giáo Á Châu, tờ Asia Week số ra ngày 19-12-1997 tường thuật như sau :

 

Sri-Lanka (Tích Lan) là một đảo quốc có 15 triệu dân, đại đa số theo đạo Phật, 8% (tức 1.2 triệu) theo đạo Công giáo. Linh mục Tissa Balasuriya (tốt nghiệp thần học và thụ phong linh mục tại Rome trong thập niên 1940) thuộc giáo hội Công giáo Sri-Lanka đă viết sách bằng Anh ngữ tựa đề “Mary and Human Liberation” chống lại Ṭa Thánh vào thập niên 1990. Sách này được dịch sang tiếng Pháp để phổ biến tại Âu Châu dưới tựa đề “Marie ou la libération humaine”. Linh mục Tissa đưa ra quan điểm của ông về “Đức Mẹ thật” là một phụ nữ thất học và nghèo khổ tại Do Thái. Đức Mẹ không  thể đồng trinh v́ có nhiều con và điều này đă được xác nhận trong Tân Ước. Tội tổ tông là một huyền thoại, nên các tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” là vô nghĩa. Tất cả các tín điều về Đức Mẹ đều là những sản phẩm của môn thần học kỳ quặc, không phù hợp với năo trạng của người Á Châu. Muốn giải phóng tư tưởng người Công giáo th́ cần phải bỏ các tín điều đó và bỏ luôn tín điều “Giáo hoàng không thể sai lầm”.

 

Cuốn sách “thần học cách mạng” của linh mục Tissa đă bị Hồng Y Ratzinger, bộ trưởng Bộ Giáo Lư của Vatican, hạch tội tỷ mỉ trong một bản phúc tŕnh 55 trang đệ tŕnh giáo hoàng John Paul II ngày 2-1-1997. Giáo hoàng đă đích thân tuyên phạt linh mục Tissa án phạt tuyệt thông và trục xuất ông ra khỏi giáo hội. Lư do được nêu lên là linh mục Tissa đă dám chống lại huấn quyền tuyệt đối của Ṭa Thánh.

 

Trong tháng 10 – 1997, Bộ Giáo Lư Vatican cũng ra lệnh cho hội đồng Giám Mục Hàn Quốc cấm các linh mục thần học Kong Soel, Yangmo và Re Jemin không được viết sách báo chống Ṭa Thánh. Hội đồng Giám Mục Nhật Bản lên tiếng chỉ trích Ṭa Thánh là “chẳng hiều ǵ về văn hóa Á Châu” cả!

 

Các bản tin ngắn nói trên đủ cho ta thấy nhiều giáo hội Công giáo Á Châu không đến nỗi hèn v́ họ vẫn có thái độ khảng khái nói lên quan điểm của họ chống đối Vatican.

 

Là một người Việt Nam, chúng ta phải đau ḷng công nhận một sự thật không thể chối căi là Công Giáo Việt Nam có một tâm cảm nô lệ hết sức mù quáng đối với Ṭa Thánh La Mă. Thậm chí có người đă mỉa mai nói rằng: “Dù cho Ṭa Thánh đánh rắm, Công Giáo Việt Nam cũng khen thơm”. Thật qủa đúng vậy. Cái tín điều nhảm nhí “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” chỉ là một cái rắm thối của giáo hoàng Pio IX năm 1854 đă được cả giáo hội Công Giáo Việt Nam vừa hít vừa rối rít khen thơm. Trước 1954, cái danh hiệu “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” đă được địa phận Bùi Chu tôn vinh làm Thánh Bổn Mạng của địa phận. Mới đây, vào đầu năm 2003, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức là một giáo xứ lớn của Việt kiều tại thành phố Houston đă xây một “Hang Đá Lộ Đức” tại khuôn viên nhà thờ của giáo xứ với tổn phí 800,000 đôla !

 

Ngày nay, người Công giáo Việt Nam có đầu óc chẳng c̣n mấy ai tin vào chuyện Adam-Evà ăn trái cấm và do đó họ cũng nghi ngờ phần nào về cái tín điều  “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” và tín điều “Giáo Hoàng không thể sai lầm”. Nhưng v́ truyền thống lâu đời của gia tộc họ vẫn tiếp tục duy tŕ thói quen là cầu nguyện trước hang đá Lộ Đức sau  khi xem lễ xong tại nhà thờ. Họ thích đứng trước Hang Đá Lộ Đức để cầu nguyện riêng với Đức Mẹ mà họ yêu mến hơn yêu Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa cao xa qúa nên rất khó gần gũi thân mật. Chỉ có Đức Mẹ là Mẹ dịu hiền và Mẹ có đầy quyền uy trước mặt Chúa. Đức Mẹ xin Chúa điều ǵ cũng được, nên họ thích cầu nguyện với Đức Mẹ để xin Mẹ ban cho họ mọi thứ mà họ muốn. Niềm tin đó c̣n khi người Công giáo VN chưa tỉnh ngộ th́ các Hang Đá Lộ Đức vẫn tồn tại.

 

Nhưng thực tế hiển nhiên đă chứng tỏ rằng: màn kịch “hang đá Lộ Đức” là biểu tượng cho hai tín điều bịp bợm: “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” và “Giáo Hoàng Không Thể Sai Lầm” do Pio IX và Napoléon III âm mưu dựng lên để lừa gạt đồng bào Công giáo Việt Nam đă trên một thế kỷ qua. Nay đă đến lúc đồng bào Công giáo Việt Nam nên b́nh tĩnh dùng lư trí xét lại những giáo điều mà Vatican đă áp đặt lên giáo hội Công giáo Việt Nam. Các hang đá Lộ Đức thật sự chỉ là một h́nh thức của nhiều  công cụ tâm lư nhằm đầu độc và nô lệ hóa các tín đồ nhẹ dạ dễ tin. Xin đồng bào Công giáo Việt Nam đừng để những tṛ lừa bịp đó giam hăm qúy vị trong ngục tù tư tưỏng của chính ḿnh và đừng để hành động mù quáng tuân phục Vatican làm tổn hại đến quyền lợi của dân tộc.

 

Charlie Nguyễn

Tháng 7-2003

 

 

 Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ

 

 (Riêng tặng tập thể Thánh Gia Ninh Cường -  Bùi Chu)

                                                 Charlie Nguyễn

 

 

 

Mấy điều sơ lược về lịch sử chữ viết và nguồn gốc chữ quốc ngữ

 

Các nhà nhân chủng học cho biết loài người đứng thẳng (homo erectus) đă có mặt trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Loài người khôn ngoan (homo sapiens) mới xuất hiện 160 ngàn năm và tiến hóa thành loài người chúng ta hiện đại. Chắc chắn là loài người khôn ngoan (homo sapiens) đă biết dùng tiếng nói để thông tin với nhau từ nhiều chục ngàn năm trước, nhưng chữ viết của loài người th́ chỉ mới được phát minh cách đây hơn 5000 năm mà thôi.

 

Theo các nhà khảo cổ th́ chữ viết đầu tiên của loài người là chữ viết của dân tộc Sumer ở Babylon (phía nam Iraq ngày nay) được phát minh năm 3150 TCN , tức cách  đây 5153 năm. Thoạt đầu, người Sumerians phát minh ra loại chữ tượng h́nh (pictographic / giống như chữ Hán) nhưng họ chỉ dùng loại chữ này một thời gian ngắn rồi bỏ đi v́ loại chữ này bất tiện, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó nên mất rất nhiều thời gian học đọc và học viết. Họ sáng chế ra 18 kư hiệu thay cho 18 âm căn bản, rồi dùng các kư hiệu đó để ghi âm cho mọi tiếng khác. Các kư hiệu này trông giống như nêm cối (cunei) nên họ gọi loại chữ này là cuneiform (chữ viết h́nh nêm cối). Sự xuất hiện loại chữ Cuneiform năm 3150 TCN trở thành một dấu mốc quan trọng của lịch sử nhân loại, bởi v́ tất cả những ǵ xảy ra trước năm 3150 TCN đều được gọi là thời tiền sử (prehistoric). Những người viết sử Sumerians là những người viết sử đầu tiên trên thế giới. Các tu sĩ Sumerians thu thập các chuyện thần thoại dân gian, viết thành sách, trong đó có các chuyện về Vườn Địa Đàng Gan-Eden  (Archeology in the Land of the Bible – Abraham Negrey Shoken Books, NY 1977). .Trong nhiều thế kỷ trước Công nguyên, chữ Cuneiform và ngôn ngữ Sumerian trở thành ngôn ngữ giao dịch trong toàn vùng Trung Đông và Cận Đông, nền văn hóa của dân tộc Sumer được nhiều dân tộc quanh vùng theo  Điển h́nh là đạo thờ ḅ El (Elohim) của Abraham (sinh trưởng tại UR thuộc Babylon) trở nên một tôn giáo phổ biến ở Do Thái và các nước Ả Rập. Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng của người Sumer trở thành rường cột của đạo Kitô và từ đó phát sinh ra lư thuyết về Tội Tổ Tông, về ơn cứu chuộc của chúa Kitô, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vân vân và vân vân…Chuyện thần thoại Tamuz của Babylon là cha đẻ ra ư niệm về Chúa Cứu Thế của đạo Kitô (Babylon Mystery Religion – Ancient and Modern – Ralph Woodrow Evangelistic Association – Riverside, CA). Sự phát minh ra chữ viết là một biến cố vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại. Chữ viết là phương tiện chuyển tải phổ biến tư tường tới mọi người và lưu truyền tư tưởng qua nhiều ngàn năm. Nếu không có chữ viết, loài người sẽ không có lịch sử, không có văn hóa, không có triết học, khoa học, không có tiến bộ và thế giới ngày nay hoàn toàn khác !  Hơn 14 thế kỷ sau, đến đời nhà Thang (1700 TCN), người Trung Hoa phát minh ra chữ viết tượng h́nh, h́nh tṛn, sau đó được đổi sang h́nh vuông và được hoàn chỉnh (thành chữ viết thông dụng ngày nay) trong thời nhà Hán  (206 TCN – 220 sau CN), do đó được gọi là chữ Hán (Hán tự)

 

Năm 1600 TCN, người Hy Lạp phát minh ra một hệ thống kư hiệu ghi âm (a phonetic system of writing). Một thế kỳ sau, vào năm 1500 TCN, người Latinh (tức người La Mả cổ) mô phỏng kư hiệu ghi âm của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự  A,B,C,D,… (ta gọi là mẫu tự la tinh).

 

Những người đầu tiên có ư nghĩ la-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ ḍng Tên (Jesuists) Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp (trước 1945) đă vô t́nh hay cố ư bỏ quên để chỉ đề cao một ḿnh Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đă sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

 

Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó sưu tầm các tài liệu c̣n lưu trữ tại văn khố Ḍng Tên tại La Mă, Madrid, Lisbone (“Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” – trang 21 của Huỳnh Ái Tông – so sánh các bản lưu trữ mới thấy Alexandre de Rhôde chưa định chuẩn được cách phiên âm tiếng Việt. Các tài liệu khác của các bậc thầy Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhôde như Christoforo Baris, Jao Ruiz, Gaspa Louis, Antonio de Fontes, Gasparo d’Amiral mới thấy phiên âm tiếng Việt của họ đă định chuẩn như chúng ta viết ngày nay – www.saomai.org).

 

Như vậy, việc tôn vinh Alexandre de Rhôde lên tận mây xanh hoàn toàn là một chuyện thần thoại hoang đường. Chữ quốc ngữ Việt Nam cũng không phải là chữ duy nhất “la tinh hóa” tại Á Châu ngày nay. Chữ Mă Lai và Indonesia (Nam Dương) cũng được La Tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Phi Luật Tân đă được la-tinh-hóa.  Điều đáng chú ư là các chữ quốc ngữ la-tinh-hóa của Mă Lai, Nam Dương và Tagalog đều không có dấu rắc rối như chữ quốc ngữ của ta.

 

Vấn đề chữ quốc ngữ Việt Nam, các nhà văn hóa Việt Nam thực sự chưa thống nhất quan điểm  xác nhận ai là tác giả đă phát minh ra nó. Ngoài ra c̣n một vấn đề khác không kém quan trọng, đó là: chữ quốc ngữ là một món quà tặng của ngoại nhân cho dân tộc Việt Nam hay chỉ là một chiến lợi phẩm do ta tịch thu của địch ?

 

Tôi đă viết bài bày tỏ ư kiến của tôi về những vấn đề trên dưới tựa đề “Ḍng Tên, thánh Phanxico Xavier, cố đạo Đắc Lộ và chữ Quốc Ngữ”, tức chương 2, phần III trong cuốn “Công Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác” của Charlie Nguyễn – Giao Điểm xuất bản Hè 2001 (trang 297-320). Phần cuối của bài viết này (từ đoạn viết về Phanxico Xavier) đă được đăng trong cuốn “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” gồm 9 tác giả - Giao Điểm xuất bản năm 1998 (trang 160-166).

 

Tôi thiết nghĩ những điều tŕnh bày trong các bài viết trên đă biểu lộ trọn vẹn quan điểm của tôi về chữ quốc ngữ, nên tôi tự thấy không c̣n điều ǵ để nói thêm về vấn đề này nữa. Tuy nhiên, gần đây có hai sự việc vừa mới xuất hiện trong giới gọi là “trí thức” Việt Nam làm tôi phải buộc ḷng trở lại với vấn đề “Alexandre de Rhôde và chữ Quốc Ngữ”:

 

I.- Vấn đề thứ Nhất : Phải chăng các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Tống Nho là những người có công lớn với văn hóa Việt Nam ?

 

Houston, thành thố lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, với trên 100 ngàn người Việt định cư, ngày 15 tháng 6 năm 2003 vừa qua, tại nhà hàng Ocean Palace, một tổ chức mệnh danh là “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam – Houston” long trọng tổ chức buổi lễ “VINH QUI” theo nghi lễ cổ truyền Việt Nam, để vinh danh 58 sinh viên nam nữ Việt Nam cư ngụ tại Houston đă tốt nghiệp trong năm 2003 tại các trường đại học Mỹ ( gồm đủ các phân khoa các ngành và thuộc các trường đại học ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ).

 

Điểm danh 58 tân khoa có h́nh in trên từng trang của tập kỷ yếu “VINH QUI – Vietnamese Traditional Ceremony Honoring Graduates 2003” (dày 114 trang khổ lớn, in trên giấy láng đẹp ngày 15-6-2003), tôi nhận thấy phần lớn là những thanh niên nam nữ trẻ tuổi, nét mặt khôi ngô rạng rỡ tươi vui với tinh thần lạc quan hướng về tương lai. Phần lớn họ đă tốt nghiệp thành bác sĩ y khoa, tiến sĩ dược khoa, kỹ sư các ngành, tiến sĩ âm nhạc. tiến sĩ sinh vật học, tiến sĩ sử học,… Nhiều người khác đậu bằng BBS, BBA về quản trị tài chánh, ngân hàng, v.v…

 

Nói chung, họ là những người đáng được cộng đồng chúng ta vinh danh. Tuy nhiên, trong số họ có một tên bất xứng lộn ṣng không đáng vinh danh chút nào, đó là tên linh mục Đỗ Văn Lực, tốt nghiệp tiến sĩ thần học (PhD of Theology – 2003 - tại trường Houston Graduate School of Theology).

 

Tên Đỗ Văn Lực hiện đang hành nghề linh mục tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston. Thần học Công Giáo một môn học đáng khinh bỉ dựa trên một thần thuyết loạn luân cực kỳ ngu xuẩn, phản khoa học. Vậy việc vinh danh tên linh mục “tiến sĩ thần học” Đỗ Văn Lực thuộc giáo xứ La Vang trong lễ Vinh Qui ngày 15-6-2003 vừa qua của TTVHVN-Houston phải được coi là một sự lầm lẫn đáng tiếc. Đó là một vết đen văn hóa của cái tổ chức tự xưng là TTVHVN-Houston, nhưng thật sự nó đang nhằm phá hoại văn hóa Việt Nam.

 

Hành vi phá hoại văn hóa Việt Nam thứ hai là thuyết tŕnh viên của TTVHVN-Houston đă nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ là: “Các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Nho học là những người có công với văn hóa Việt Nam !!!”

 

A.- Các giáo sĩ thừa sai là ai ? TTVHVN-Houston hết lời ca ngợi những giáo sĩ thừa sai dă sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Thật sự qúi vị đă nghiên cứu về chữ quốc ngữ rất phiến diện. Qúi vị đă không suy xét rốt ráo về tội ác của bọn giáo sĩ thừa sai là phá hủy văn hóa cổ truyền Việt Nam để thay bằng văn hóa Công giáo độc tôn. Linh mục Trần Thái Đỉnh đă đưa ra một nhận định rất sáng suốt như sau: “Tiêu diệt các tôn giáo khác để tôn giáo ḿnh độc trị, tiêu diệt văn hóa bản địa cho văn hóa Công giáo độc diễn, tiêu diệt sinh lực của các dân tộc chậm tiến để các thế lực đế quốc thực dân xâm lăng. Đó là truyền thống của Vatican” (Xin đọc “Cái nh́n về Phật Giáo trong Phép Giảng Tám Ngày” – Kitô giáo từ thực chất đến huyền thoại - nhiều tác giả, nxb Văn Hóa – USA 1996)

 

Nghiên cứu lịch sử thế giới, học giả Mac Kher đă viết : “Sự tiến tới của Kitô giáo tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và phần lớn Phi Châu luôn luôn dẫn tới sự tiêu diệt hoàn toàn các tôn giáo đa thần và các nền văn hóa tiền-kitô” (The advent of Christianity in Europe, America, Australia and large parts of Africa always led to the elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures)

 

Bọn truyền giáo Tây Ba Nha là thủ phạm tiêu diệt các nền văn hóa Aztec, Inca của người Da Đỏ tại Mỹ Châu trong thế kỷ 16 và 17.

 

Tội ác lớn nhất về văn hóa của giáo hội Công giáo La Mă là đă hủy diệt toàn bộ các sách khoa học, triết học, toán học rất tiến bộ của Hy Lạp trong các thế kỷ 3~5 khiến cho nền văn minh của nhân loại bị lùi lại 10 thế kỷ (Deceptions and Myths of the Bible – by Lloyd Graham – A Citadel Press Book 1991 - pp. 294, 448, 450).

 

Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là kẻ thù số một v́ chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đă viết: “Vai tṛ của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đă đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi ṿng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đă đem lại cho người Pháp vai tṛ quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương – pages 16-17.  (“Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Hà Nội 2000 – trang 123). Phê b́nh về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai, giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, dẵ gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc ta… làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bầt cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lư bất ḥa giữa lương giáo trong dân chúng c̣n kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đă có một nền văn hóa định h́nh và một ư thức tự tôn dân tộc cao.

 

Trên đây chỉ là mấy nét đại cương  về tội ác của bọn giáo sĩ Tây phương đối với dân tộc Việt Nam nói chung, và đối với văn hóa của dân tộc ta nói riêng. Xin đọc thêm tác phẩm “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” 9 tác giả - Gia Điểm xuất bản 1998 – và bài viết “Hồ Sơ Tội Ác của hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19” của Charlie Nguyễn - tháng 8, 2003 (www.giaodiem.com).

 

B.- Các Học Sĩ là ai ?  Học sĩ là những người đỗ đạt những bằng cấp Hán học ngày xưa tại nước ta, thịnh hành từ đời Hậu Lê (1428-1527). Kể tử thời Hậu Lê, chính sách của triều đ́nh Việt Nam là loại bỏ tinh thần “tam giáo” để chỉ đề cao vai tṛ độc tôn của Nho giáo và Hán học mà thôi. Do chính sách đó, xă hội Việt Nam xuất hiện một giai cấp trí thức Hán học được gọi là Học sĩ. Họ trở thành những phần tử trí thức với tinh thần vọng ngoại, luôn luôn coi các bậc thầy Trung Quốc là những khuôn vàng thước ngọc cho mọi vấn đề trong cuốc sống của họ. Từ tinh thần vọng ngoại, họ rất dễ dàng trở thành những kẻ “ỷ ngoại”, thích dựa vào sức mạnh của ngoại bang và cuối cùng họ đă đi theo giặc phản bội tổ quốc (trường hợp Lê Chiêu Thống). Chính sách sai lầm về văn hóa của thời Hậu Lê đă mau chóng đưa dân tộc ta đến chỗ suy tàn. Đó chính là quốc nạn “Trịnh Nguyễn phân tranh” kéo dài 259 năm (1527-1786) đưa đất nước đến gần thảm họa diệt vong với bao cảnh điêu linh loạn lạc, với núi xương sông máu của thảm cảnh nồi da sáo thịt.

 

Giới học sĩ Tống nho tiếp tục là một giai cấp trí thức rường cột của các triều đ́nh nhà Nguyễn. Chế độ độc tài văn hóa và tư tưởng giáo điều g̣ bó của tầng lớp học sĩ thống trị xă hội Việt Nam từ thời Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến Bảo Đại. Chính sách này đă tạo ra những bọn “học sĩ bán nước” như cha con Ngô Đ́nh Khả, Ngô Đ́nh Diệm. Họ đều là những quan đại thần của nhà Nguyễn rất nặng đầu óc Tống nho cổ hủ, lại cộng thêm tinh thần giáo điều độc tôn của Công giáo thời Trung Cổ. Cho nên chính sách của Diệm (1954-1963) là chính sách độc tài, phi nhân và phi dân tộc.

 

Tinh thần học sĩ Tống Nho là tinh thần nô lệ tư tưởng ngoại lai. Từ “vọng ngoại” đến “sợ ngoại” và cuối cùng là đem mạng sống toàn dân trao cho ngoại bang.  Ngày 18-12-1960, Hội đồng Giám mục Việt Nam và toàn thể chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa do Ngô Đ́nh Diệm cầm đầu đă long trọng tổ chức Lễ “Dâng Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ”, thực chất là dâng tổ quốc Việt Nam cho Vatican, con bạch tuộc của chủ nghĩa Đế Quốc Tinh Thần. Một việc làm thật ngu xuẩn của nhà Ngô và Hội đồng Giám mục Việt Nam, mặc dầu họ biết rơ là hơn 90% dân chúng không theo tôn giáo của họ.

 

Ngày nay, ông Nguyễn Trần Qúi, tổng thư kư và nhóm chủ trương “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam” (gồm 13 người tại Houston) đă lưu manh núp dưới danh nghĩa Văn Hóa Việt Nam để phá hoại Văn Hóa Việt Nam bằng cách đầu độc tinh thần giới trẻ Việt Nam trong buổi lễ Vinh Qui vừa qua bằng cách gieo vào đầu óc họ cái ư tưởng sai lầm nguy hiểm: “Giáo sĩ thừa sai và học sĩ Tống Nho là những người có công với văn hóa Việt Nam”. Điều đáng buồn là trong danh sách Ban Cố Vấn của TTVHVN-Houston có tên: bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh, cựu giáo sư Đại Học Y Khoa Saigon và Huế; giáo sư Mai Văn Lễ, cựu giáo sư Đại Học Luật Khoa Saigon và Huế; nhà văn Doăn Quốc Sỹ, cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon.

 

Qúi vị đều là những khuôn mặt văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau này. Nhưng điều đáng tiếc là qúi vị đă v́ cả nể nên đă bị đám học tṛ bất lương lợi dụng danh nghĩa qúi vị và đem qúi vị ra làm b́nh phong che đậy hành động bất chính của chúng.

 

Tôi cũng tự hỏi: Phải chăng ông Tổng Thư Kư Nguyễn Trần Qúi và đa số trong thành phần của nhóm chủ trương là những tín đồ Công giáo cuồng tín … nên mới có những hành động phá hoại văn hóa Việt Nam một cách mù quáng như vậy. Thật đáng tiếc !

 

II.- Vấn đề kế tiếp : Phải chăng chữ Quốc Ngữ là sự đóng góp vô cùng lớn lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam cho dân tộc Việt Nam và chúng ta phải biết ơn GHCGVN là người đă sáng tạo ra nó ?

 

Trong “Thánh Gia Bản Tin” số 41 và trên trang nhà của Tập Thể Thánh Gia (www.angelfire.com/rnb/thanhgia) có đăng bài “Cảm Ơn Chữ Quốc Ngữ” của một thành viên Thánh Gia là anh Nguyễn Dương An ở Việt Nam. Nguyên văn như sau :

 

Cảm ơn chữ Quốc Ngữ !

 

Tôi đă đọc  nhiều tài liệu chống đối và bài bác Giáo Hội  Công Giáo VN, và gần đây, tôi cũng đọc được những bài như vậy trên trang web của Giao Điểm. Theo các tác giả đó, Giáo Hội Công Giáo VN không đem lại cho dân tộc VN một lợi ích ǵ, ngược lại, c̣n làm hại cho nền văn hóa, cho phong tục, cho đời sống xă hội của dân tộc VN, tóm lại, chỉ làm hại mà thôi..

Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên : tất cả những bài đó đều viết bằng chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ do một linh mục Công Giáo sáng lập từ mẫu tự Latin. Chính nhờ có thứ chữ Quốc Ngũ này mà những tác giả đó có thể viết bài chống đối GHCGVN, cũng như dùng chữ Quốc Ngữ này để truyền bá tư tưởng của ḿnh đến cho đồng bào VN. Những tác giả này đang tận dụng một trong những ích lợi lớn lao mà GHCGVN đem lại cho dân tộc VN. Thế mà họ dám lớn tiếng phủ nhận sự đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN !!! Phải chăng những tác giả này không biết nguồn gốc của chữ Quốc Ngữ ? Do đó, họ đă tự mâu thuẫn với họ. Nếu đúng như vậy th́ kiến thức của họ c̣n non dại quá ! Mỉa mai thay !

Mỗi khi anh viết một chữ Quốc Ngữ là anh đă nhắc lại sự đóng góp vô cùng quư báu của GHCGVN cho dân tộc VN, anh không biết điều đó sao ?

Nếu muốn phủ nhận những đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN th́ các tác giả đó đừng dùng chữ Quốc Ngữ nữa, hăy dùng một thứ chữ khác. Bắt chước các vua nhà Nguyễn, các chiếu chỉ cấm Đạo đều được viết bằng chữ Hán (cũng gọi là chữ Nho), không có cái nào viết bằng chữ Quốc Ngữ !  Có làm được như vậy không ? Tôi mong chờ sự “hiểu biết” một cách hợp lư của các tác giả đó !

Nguyễn Dương An

 

Chúng ta thường nói “cám ơn Trời Phật”, “cám ơn Chúa”, hoặc cám ơn người này người khác, chứ không bao giờ lại nói cám ơn một vật vô tri vô giác như “cám ơn chữ Quốc Ngữ” !  Đáng lư phải nói là cám ơn người đă sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ th́ mới có ư nghĩa.

 

Theo Nguyễn Dương An th́ chữ Quốc Ngữ là thứ chữ do một một linh mục  Công giáo sáng lập từ mẫu tự la-tinh. Hẳn ư bạn muốn nói đến linh mục Alexandre de Rhôde là người đă sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ. Nhưng rơ ràng Alaxandre de Rhôde là một người Pháp, chứ có phải là một người Công giáo Việt Nam đâu, mà anh dám nói chữ Quốc Ngữ là công lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp cho dân tộc Việt Nam ?

 

III.- Chữ Quốc Ngữ đă được sáng tạo trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng Á Châu của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17.

 

Từ thế kỷ 15, kỹ nghệ đóng tầu của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đă đạt được nhiều tiến bộ mới. Nhờ có súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải, nhiều nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đă thực hiện được những cuộc viễn du làm thay đổi lịch sử nhân loại:

1.- Christopher Columbus t́m ra Châu Mỹ năm 1492

2.- Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.

3.- Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương t́m ra Brazil năm 1500.

4. Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ Đào Nha tiến vào Trung Quốc và Nhật Bản. Chính sự kiện này đă làm nảy sinh tham vọng của Bồ Đào Nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.

 

Chiến lược của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 là trước hết phải chiếm Trung Hoa và Nhật Bản làm thuộc địa, đồng thời biến hai nước này thành hai nước Công giáo, để từ đó sẽ chinh phục toàn Á Châu theo thế cờ domino. Do đó, vào cuối năm 1511, hạm đội Bồ Đào Nha đă rời Malacca tiến lên phía Bắc gần Macao để yểm trợ cho các nhà truyền giáo thuộc ḍng Tên Bồ Đào Nha đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ 16 và 17 đă không thành công v́ không có một ông vua Nhật hay Tàu nào chịu theo đạo cả. Năm 1638, người Nhật đă thẳng tay tàn sát một lúc 37000 giáo dân tại Nagasaki và đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi nước Nhật. Mọi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Nhật đến đây là chấm dứt.

 

Như chúng ta đă biết, từ giữa thế kỷ 15, hai nước Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đă dẫn đầu các cuộc thám hiểm đất mới để xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo. Do các tranh chấp về đất đai và quyền lợi, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha có thể trở thành hai quốc gia thù địch. Do đó hai nước đă thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước toà Thánh Vatican để giáo hoàng Alexander VI phân xử. Do sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, giáo hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai phần qua đường ranh tưởng tượng chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây của đường ranh này thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha. Phía Đông đường ranh này bao gồm toàn vùng Á Châu thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha. Trong thực tế, kể từ năm 1615, mọi công cuộc truyền đạo tại Việt Nam thuộc quyền điều động của ḍng Tên Bồ Đào Nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của ṭa Giám Mục Bồ Đào Nha tại Macao.

 

Cũng do độc quyền truyền giáo mà Ṭa Thánh đă dành riêng cho Bồ Đào Nha tại Á Châu, nên suốt trong các thế kỷ 15 và 16, các nhà truyền giáo Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Viễn Đông. Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đ́nh Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ Đào Nha chú ư đến việc phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên là tiếng Tàu, tiếng Nhật, và sau đó là tiếng Việt. Cuốn từ vựng Bồ-Hoa được soạn thảo sớm nhất vào năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật được hoàn thành năm 1595. Cuốn giáo lư tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592. Tất cả các kinh nghiệm về việc la-tinh-hóa chữ Nhật và chữ Tàu nói trên đều rất hữu ích cho việc phát minh chữ Quốc Ngữ của Việt Nam sau này.

 

IV.- Các tu sĩ ḍng Tên Bồ Đào Nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) là những người đă thật sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

 

Các tu sĩ ḍng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của ḍng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà ḍng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và ch́nh ông đă sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.

 

Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….

 

Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.

 

Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 th́ chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.

 

Linh mục Pina đóng vai tṛ quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, v́ có nhiều người khác đă đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công tŕnh sáng tạo chữ quốc ngữ là một công tŕnh tập thể của các tu sĩ ḍng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.

 

Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đă phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được

 

Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đă được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ ḍng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 th́ bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có ḷng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào ṿng nô lệ của chúng.

 

Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đ̣n “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lư Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà,  Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trăi dùng chữ Hán viết “B́nh Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đă cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đ̣n “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

 

Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đă sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hăy h́nh dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đă vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hăy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đă để lại con dao rơ ràng  là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đă sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.

 

 

Charlie Nguyễn

Sept 2003

 

 

 

 TRỞ LẠI TRANG CHÍNH

 

 Vào phần Mục Lục

 

 

 

Hồ Sơ Tộc Ác của Hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19

 

                                                           Charlie Nguyễn

 

 

 

Nếu lấy năm 1533 làm cái mốc đầu tiên về sự có mặt của đạo Công giáo trên đất nước Việt Nam th́ tới nay (2003), Giáo hội Công giáo Việt Nam đă có 470 năm lịch sử. Trong chiều dài thời gian gần 5 thế kỷ có khoảng hơn bốn thập niên trong nửa cuối thế kỷ 19 (1852-1884) là thời gian thăng trầm, phức tạp và ô nhục nhất trong giáo sử Công giáo Việt Nam. Đó chính là thời gian các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris và khoảng 600,000 giáo dân đă tích cực giúp cho thực dân Pháp hoàn thành dễ dàng cuộc xâm chiếm Việt Nam và mau chóng b́nh định lănh thổ để áp đặt nền thống trị lên dân tộc Việt Nam trong hơn 80 năm.

 

Những ǵ đă xảy ra trước và trong quá tŕnh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đă khẳng định rằng:  các giáo sĩ trong Hội Thừa Sai Paris đă chủ động tạo ra cớ cho cuộc can thiệp vơ trang của Pháp vào Việt Nam. Sử gia Pháp Georges Coulet đă viết trong tác phẩm của ông Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Saigon, p. 99) như sau: “ Thiên Chúa giáo đă mở cửa cho quân đội Pháp và đă là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.

 

 Suốt thời gian giặc Pháp đô hộ, danh dự của tổ quốc Việt Nam đă bị xỉ nhục nặng nề, sinh mạng và tài sản của nhân dân bị quân địch xâm phạm nghiêm trọng. Đây là những vết hằn lịch sử khó có thể xóa mờ trong kư ức của mọi người Việt yêu nước. Lịch sử mất nước của dân tộc Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 gắn liền với sự có mặt của Hội Thừa Sai Paris - một công cụ mở rộng nước Chúa của Vatican, đồng thời cũng là một công cụ mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp. Sát cánh với Hội Thừa Sai Paris là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam vào thời điểm đó đă hiện nguyên h́nh là một tập đoàn Việt gian bán nước theo giặc, trắng trợn phản bội Tổ Quốc.

 

Việc dựng lại một cách chân xác giai đoạn thăng trầm của lịch sử mất nước ô nhục đó không phải là chuyện dễ dàng v́ các sử liệu về giáo sử Công giáo Việt Nam c̣n lưu lại ở Việt Nam rất hiếm hoi. Nhưng một sự may mắn đă đến với chúng ta là sử gia Patrick J.N. Tuck, người Ấn Độ, giáo sư sử học tại đại học Liverpool (Anh Quốc) đă bỏ ra nhiều công sức sưu tầm các tư liệu liên quan đến các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai Pháp và các chính sách của đế quốc tại Việt Nam từ 1857 đến 1914.

 

Tất cả các tài liệu lịch sử quí giá này đều là những tài liệu do chính văn khố của Hội Thừa Sai Paris cung cấp. Đây là một món quà tinh thần quí giá cho những ai hằng thao thức t́m hiểu giáo sử Công giáo Việt Nam. Bộ sưu tập tài liệu về Hội Thừa Sai Paris của sử gia Patrick J.N. Tuck được viết bằng Anh ngữ dưới tựa đề “French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam 1857-1914” do Liverpool University Press xuất bản tại Anh Quốc năm 1987. Bản dịch Việt ngữ do UBĐKCGYNVN/TP.HCM thực hiện và phổ biến năm 1989 dưới tựa đề: “Thừa Sai Công Giáo Pháp và các chính sách của dế quốc tại Việt Nam 1857-1914”. (Mỗi khi trích dẫn tài liệu này, chúng tôi xin ghi tắt TSCG) . Ngoài tư liệu của Patrick Tuck, chúng tôi c̣n tham khảo thêm sách  “Sự Du Nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19”  của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm với sự hợp tác của Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo và Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam (mỗi khi trích dẫn sách này, chúng tôi xin ghi vắn tắt SDN/TCG).

 

Cả hai cuốn sách nói trên cung cấp cho chúng ta rất nhiều bằng chứng lịch sử về các hoạt động đầy tội ác của các giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris trong nỗ lực vận động Vatican và hoàng gia Pháp (Napoleon III) xâm chiến Việt Nam hầu thực hiện hai mục tiêu vừa truyền giáo vừa xâm chiếm thuộc địa.

 

I.                   Sự thành lập hội Thừa Sai Paris và tiến tŕnh tội ác của hội này đối với dân tộc Viêt Nam.

 

Sáng kiến đầu tiên đưa đến việc thành lập hội Thừa Sai Paris là do Alexandre de Rhôde. Vào năm 1652 và 1653, Alexandre de Rhôde về Âu châu vận động Vatican và Pháp thành lập hội Thừa Sai gồm toàn giáo sĩ người Pháp để gửi sang Viễn Đông truyền đạo và mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại vùng này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Á Châu c̣n mạnh. Đại sứ Bồ Đào Nha bên cạnh Vatican cực lực phản đối việc thành lập Hội Thừa Sai Pháp và hăm dọa sẽ bắt bỏ tù các giáo sĩ đến Á Châu mà không có phép của hoàng gia Bồ. Phải đợi đến năm 1658, khi hoàng gia Bồ suy yếu mọi mặt và không c̣n đủ sức tài trợ cho cuộc truyền giáo tại Á Châu, nên đă bị Ṭa Thánh chính thức thu hồi “độc quyền truyền giáo” (Padroado).

 

 Hội Thừa Sai Paris được chính thức thành lập năm 1663 gồm toàn các giáo sĩ người Pháp thuộc ngành triều (secular), tức là các tu sĩ chuyên việc trông coi giáo dân tại các giáo xứ. Kể từ đó, mỗi khi thiết lập một giáo phận mới tại Á Châu, Vatican đều giao các giáo phận mới cho các giáo sĩ thừa sai Pháp cai quản. Mặc dầu hoạt động của các thừa sai đều thuộc về tôn giáo, nhưng chính quyền Pháp đă ra lệnh cho bộ Ngoại Giao, bộ Thương Mại và nhất là bộ Hải Quân và Thuộc Địa phải tích cực yểm trợ cho các giáo sĩ thừa sai (TSCG, trang 27). Ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà-Nội năm 1930 đă viết: “Vai tṛ của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đă đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi ṿng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, và đem lại cho người Pháp vai tṛ quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương” p. 16-17 (SDN/TCG, trang 123).

 

Việc thành lập hội  Thừa Sai Paris năm 1663 không phải là một hành vi tôn giáo thuần túy mà là một nhu cầu cần thiết của chủ nghĩa thực dân Pháp thời đó, v́ hội này do chính phủ Pháp thành lập và tài trợ để làm công cụ thực hiện tham vọng bành trướng thuộc địa ở Viễn Đông. Danh từ “giáo sĩ thừa sai” (missionaries) được định nghĩa là người được cử ra nước ngoài để thực hiện những công việc do cấp trên sai phái. Cấp trên ở đây không hẳn chỉ là Toà Thánh La Mă mà chủ yếu là quốc gia đă lập ra hội Thừa Sai. Tự Điển Bách Khoa Hoàn Vũ (Encyclopedia Universallis) của Pháp xuất bản năm 1990 cũng thêm định nghĩa Hội Thừa Sai (Mission) như sau: “Hội Thừa Sai  cũng tiến hành nhiệm vụ thực dân, cũng chinh phục và tiêu diệt, tham gia các cuộc chinh phạt để đoạt lấy quyền uy vinh quang và lợi tức. Điều quan trọng nhất của Hội Thừa Sai là đồng hóa văn hóa của các xứ bản địa” (SDN/TCG, trang 302).

 

Gần hai thế kỷ sau ngày thành lập, đến đầu thế kỷ 19 có 3 biến cố xảy ra làm cho Hội Thừa Sai Paris trở thành hội Truyền Giáo mạnh nhất của Giáo hội Công giáo:

 

-         Biến cố 1:  Vào năm 1822, các nhà tư bản Pháp thành lập tại Lyon một tổ chức lấy tên là “Hội Truyền Bá Đức Tin”.Đây là một trung tâm tài chánh lớn lao yểm trợ các hoạt động của các giáo sĩ thừa sai tại Viễn Đông. Năm 1839, quĩ của hội lên tới hai triệu francs.

-         Biến cố 2: Năm 1839, giáo hoàng Gregory XVI chính thức thừa nhận hội Thừa Sai Paris là cơ quan truyền giáo chủ lực tại Viễn Đông. Tuy nhiên, trọng tâm trách nhiệm của Hội là Việt Nam.

-         Biến cố 3: Cuộc đảo chánh do các giáo sĩ Pháp chủ trương năm 1851 đă đưa Louis Napoleon lên ngôi hoàng đế (tức Napoleon III). Sự kiện này đưa đến sự liên kết mật thiết giữa hoàng gia Pháp và Vatican. Điển h́nh là vụ Vatican và Pháp dàn dựng màn kịch bịp bợm “Phép lạ Lộ Đức” năm 1858  (xin đọc webpage Giao Điểm tháng 8, 2003).

 

A.- Các giáo sĩ thừa sai tích cực vận động Vatican và chính quyền Pháp xâm chiếm Việt Nam. 

 

-         Các giáo sĩ thừa sai Paris giao du thân mật với hoàng hậu Eugénie, họ đă lợi dụng hoàng hậu  xúi giục Napoleon III xâm chiếm Việt Nam từ năm 1852. Do đó, Napoleon III đă đích thân ra lệnh cho phái bộ ngoại giao Pháp tại Trung Quốc phải thâu thập các tài liệu về công cuộc truyền giáo tại Đông Dương (TSCGP, trang 53).

 

-         Đầu tháng 5/1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc đến Paris tŕnh bày kế hoạch đánh chiếm Đông Dương tại Ủy Ban Thuộc Địa Pháp. Ngày 21-5-1857, giám mục Pellerin và linh mục Huc được Napoleon III tiếp kiến tại hoàng cung. Sau đó, vào tháng 6 và tháng 8 năm 1857, Pellerin và Huc lại được Napoleon tiếp kiến thêm hai lần nữa. Toàn bộ kế hoạch xâm lược Việt Nam do hai giáo sĩ thừa sai này đề nghị đều được giáo hoàng Pio IX và Napoleon III tán thành (TSCGP, trang 554).

 

 Giám mục Pellerin sinh tại Pháp năm 1813, được cử làm giám mục tại Saigon năm 1844. Năm 1857, y về Pháp vận động chiếm Việt Nam. Năm 1859, Pellerin trở lại Việt Nam trên chiếm hạm của Rigault de Genouilly, nhân dịp này, y xúi giục đô đốc Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, nhưng Genouilly không chịu v́ y muốn chiếm Saigon trước đă. Sau đó, Pellerin được hội Thừa Sai đổi về Penang dạy học, y chết tại đó năm 1862, thọ 49 tuổi (TSCGP, trang 554).

 

Linh mục Huc sinh tại Pháp năm 1814. Trong các năm 1844-1846, linh mục Huc mạo hiểm đến giảng đạo tại Tây Tạng và miền Tân Cương (Trung Quốc). Năm 1850, linh mục Huc xuất bản  mấy cuốn sách kể chuyện mạo hiểm giảng đạo tại các xứ huyền bí Á Châu, đồng thời viết sách kêu gọi chính quyền Pháp xâm chiếm Triều Tiên, Madagascar và Việt Nam làm thuộc địa. Napoleon III đă đọc và rất chú ư đến các sách của linh mục Huc. Do đó, sau khi tiếp xúc với linh mục Huc năm 1857 tại hoàng cung, Napoleon II đă cho thành lập “Ủy Ban Brenier” để nghiên cứu đề nghị của linh mục Huc. Trong khi đó, giám mục Pellerin đến thuyết giảng tại nhà thờ Notre Dame de Paris và vận động tờ báo L’Univers ủng hộ việc xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

 

Tháng 5/1857, ủy ban Brenier lập bản phúc tŕnh đề nghị hoàng đế Napoleon III áp đặt chế độ bảo hộ lên Việt Nam để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Ủy ban này đề nghị thực hiện một cuộc viễn chinh với một hạm đội gồm 6 tàu chiến và 2600 thủy quân, kinh phí 4 triệu quan. Quân viễn chinh sẽ được sự yểm trợ của hải quân Pháp đang đóng tại Trung Quốc và sự hỗ trợ tích cực của 600,000 giáo dân công giáo bản địa.

 

Hoàng đế Napoleon III chấp thuận đề nghị của ủy ban Brenier ngày 21-9-1857. Mấy tháng sau, Napoleon III giao nhiệm vụ  cụ thể cho đô đốc Rigoult de Genouilly để thực hiện cuộc bảo hộ của Pháp trên toàn lănh thổ Việt Nam (TSCGP, trang 57-61).  Cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài từ cuối 1857 đến tháng 2/1861, Pháp chiếm trọn Côn Đảo, Biên Ḥa, Bà Rịa, Vĩnh Long và toàn miền Đông Nam Kỳ.

 

B. – Quân dội viễn chinh Pháp và các giáo sĩ thừa sai tại Việt Nam có cùng mục tiêu chung.

 

-  Cơ quan tối cao điều hành cuộc viễn chinh xâm lược Việt Nam là bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp, trụ sở tại Paris, do Chasseloup Laubat làm bộ trưởng. Chasseloup Laubat công khai tuyên bố phải biến xứ Nam Kỳ thành một Philippines thứ hai tại Á Châu. Nói cách khác, biến Nam Kỳ thành một xứ Công giáo là một giải pháp tốt nhất để ổn định thuộc địa một cách lâu dài.

 

Như vậy rơ ràng là quan điểm của bộ Hải Quân và Thuộc Địa của chính quyền Pháp coi việc Công giáo hóa Nam Kỳ là một nhu cầu chính trị (TSCGP, trang 123).  Để thực hiện mục tiêu này, bộ Hải Quân và Thuộc Địa Pháp đă đưa ra hai quyết định sau đây:

 

1.      Chính quyền Hải Quân Pháp nhận trách nhiệm thành lập một hệ thống các giáo xứ Công Giáo tại Nam Kỳ.

 

2.      Các giáo sĩ thừa sai Pháp được coi là những công chức phục vụ nhà nước nên họ được hưởng lương hàng năm. Năm 1864, nhà nước thuộc địa Pháp đă trả cho các giáo sĩ thừa sai 40,000 Francs; năm 1879 tăng lên 145,000 Francs. (TSCGP, trang 134-135).

 

C.-  Các giáo sĩ thừa sai tích cực giúp thực dân Pháp mau chóng b́nh định lănh thổ thuộc địa.

 

1.-  Giám mục Puginier (1835-1892):  Dựa vào thế lực mạnh của hội Thừa Sai Paris đối với chính quyền Pháp, giám mục Puginier đă tỏ thái độ coi thường các quan chức thuộc địa tại Việt Nam. Vào tháng 7-1874, giám mục Puginier viết thư mắng đô đốc Dupré đă để cho thuộc hạ là Francis Garnier rút quân khỏi Bắc Việt. Tháng 8-1885, giám mục Puginier đ̣i tướng Courcy phải bắt Nguyễn Văn Tường bỏ tù. Giám mục Puginier đưa ra chủ trương ổn định thuộc địa bằng cách Công giáo hoá thuộc địa. Y tuyên bố: “ Khi nào Bắc Kỳ biến thành một xứ Công giáo th́ nó sẽ là một nước Pháp nhỏ”  (TSCGP, trang 560-562)

 

Puginier đ̣i hỏi chính quyền thuộc địa Pháp phải tiêu diệt giới nho sĩ Việt Nam (Văn Thân) v́ họ được dân chúng kính trọng, họ không chấp nhận sự đô hộ của Pháp và chẳng ai trong số họ chịu theo đạo.

 

Năm 1886, giám mục Puginier ra lệnh cho linh mục Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp 5,000 giáo dân binh để phá chiến lũy Ba Đ́nh của Đinh Công Tráng.

 

Giám mục Puginier là người đă để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên chính sách b́nh định Việt Nam của thực dân Pháp. Chính ông ta đă cung cấp cho Pháp rất nhiều tin tức t́nh báo do giáo dân khắp nơi thu thập báo cáo về các cuộc phản công của triều đ́nh Huế và các cuộc binh biến của quân kháng chiến.

 

Puginier chết tại Hà Nội năm 1892. Hắn được chính phủ Pháp truy tặng Bảo Quốc Huân Chương và truy phong Sĩ Quan Danh Dự của quân đội Pháp để xác nhận công lao to lớn của giáo sĩ thừa sai này trong việc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ hồi cuối thế kỷ 19.

 

2.-  Giám mục Gauthier (1810-1877) : Gauthier lấy tên Việt là Ngô Gia Hậu, được cử làm giám mục Nam Đàng Ngoài từ năm 1846, có 66,350 giáo dân rải rác trong 346 xứ dạo (TSCGP, trg 528-530).

 

Trong bức thư gửi đô đốc Dupré ngày 15-1-1874, giám mục Gauthier và Puginier đă thúc giục chính quyền thuộc địa Pháp thiết lập một chính phủ Công giáo tại Bắc Việt (theo “Christianisme et Colonialisme au Vietnam 1857-1914 par Cao Huy Thuần – Paris 1960, p. 306).

 

Năm 1874, Gauthier khuyến khích các làng Công giáo tổ chức các đội dân quân vơ trang, sau đó ra lệnh cho họ kéo quân đi đánh phá các làng bên lương ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

 

Giám mục Gauthier và Puginier có nhiều  tên đệ tử trung thành xuất sắc, trong số đó có Nguyễn Trường Tộ (theo hầu Gauthier 10 năm) và hai linh mục Nguyễn Hoằng và Nguyễn Điều.

 

II. Tội Ác bán nước theo giặc của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

 

 Vào nửa cuối thế kỷ 19, có khoảng 600,000 người Việt Nam đă mù quáng đi theo tôn giáo lạ mang tính chất vong bản. Họ đă dễ dàng ĺa bỏ nếp sống văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Pháp đổ quân xâm chiếm Việt Nam, những người Công giáo được coi là những công dân lầm lạc v́ nhẹ dạ và ngu dốt nên Triều Đ́nh và nhân dân Việt Nam không nỡ ra tay tiêu diệt họ. Nhưng kể từ khi Pháp chiếm Đà Nẵng năm 1856, đa số giáo dân Công giáo đă trắng trợn ra mặt theo giặc và phản bội Tổ Quốc.

 

Hiện tượng đầu tiên là nhiều ngàn giáo dân rời bỏ Bắc Kỳ kéo vào Đà Nẵng xin đi lính tập cho Pháp. Đô đốc Rigault de Genouilly tiếp nhận họ tại Sơn Trà và huấn luyện họ tại đây. Sau đó, Genouilly đă tuyển chọn 6000 người trong số họ để nhập vào liên quân Pháp-Tây Ba Nha đánh chiếm Saigon.

 

Trong công cuộc xâm chiếm và b́nh định Việt Nam, thực dân Pháp đă được giáo hội Công giáo Việt Nam hỗ trợ tích cực mọi mặt. Trong số các tín đồ Việt gian, có những nhân vật rất nổi tiếng sau đây :

 

Tổng Đốc Phương, tức Đỗ hữu Phương, sinh năm 1844 tại Saigon, nguyên chủng sinh tại Penang, thông thạo tiếng Pháp, được Pháp chọn tham gia phái đoàn của Pháp trong cuộc thương lượng với triều đ́nh Huế năm 1868. Sau đó Phương tham gia các cuộc tảo thanh chống Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá. Năm 1872, Phương được Pháp thăng chức tổng đốc Saigon.

 

Trần Bá Lộc, sinh năm 1834 trong một gia đ́nh Công giáo tại Long Xuyên. Lộc xin vào đoàn quân Công giáo do Charner tổ chức chuyên việc lùng quét các nhóm quân kháng chiến. Sau khi tham gia nhiều trận đánh tái chiếm Rạch Giá, Lộc được Pháp phong chức tổng đốc Rạch Giá. Y là tên đại Việt gian được Pháp tín nhiệm trao nhiệm vụ triệt hạ phong trào kháng chiến từ Quảng Nam đến Phan Thiết. Với nhiệm vụ này, Trần Bá Lộc đă giết hại khoảng 25 ngàn người Việt yêu nước.

 

Trần Tử Ca, nguyên là một người bên lương, sinh trưởng tại G̣ Vấp. Lúc đầu y đi theo kháng chiến, nhưng sau đó y theo đạo, rời bỏ hàng ngũ kháng chiến theo giặc chống lại Tổ Quốc. Năm 1862, Ca được Pháp bổ làm tri huyện Hóc Môn. Năm 1865, y đi theo quân đội Pháp càn quét các tỉnh miền Tây. Đêm 9-2-1885, Ca bị nghĩa quân giết chết .

 

Huỳnh Công Tấn  là một người Công giáo trong hàng ngũ nghĩa quân của Trương Công Định từ 1861. Ngày 20-8-1864, Tấn phản bội, bất thần phục kích giết chết  Trương Định tại G̣ Công. Ngày 19-9-1868, Huỳnh Công Tấn cùng với 127 lính tập Công giáo vây bắt Nguyễn Trung Trực tại đảo Phú Quốc. Như vậy, riêng một ḿnh y đă sát hại được hai nhà cách mạng kháng chiến nổi tiếng tại Nam Kỳ. Y được Pháp trao tặng Bắc Đẩu Bội Tinh cho hai chiến công lớn này !

 

Tạ Văn Phụng, tức Phêrô Lê Duy Phụng, nguyên chủng sinh tại Penang, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Lê dấy binh khởi nghĩa tại Bắc Kỳ chống triều đ́nh Huế năm 1858. Tạ Văn Phụng nhờ các giáo sĩ liên lạc với chính phủ Pháp để xin giúp đỡ. Napoleon III đồng ư, và cử tên gián điệp Duval sang Việt Nam giúp Phụng với mục đích biến Bắc Kỳ thành một xứ Công giáo với một chính quyền Công giáo. Duval đi Macao mua vũ khí và giúp Phụng thành lập những đoàn quân gồm đa số là giáo dân. Trong các tháng 6 và 7-1863, Phụng khởi quân đánh chiếm một vùng rộng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ gồn 3 tỉnh Quảng Yên, Hải Dương và Nam Định.Triều đ́nh Huế cử Nguyễn Tri Phương đem quân ra Bắc dẹp loạn. Tạ Văn Phụng bị bắt đem về Huế xử tử.

 

Vài điều tŕnh bày trên đây chỉ là bản phác họa một cách trung thực những  giai đoạn của Việt Nam  vong quốc sử hồi nửa cuối thế kỷ 19. Đây là điều cần thiết để nhắc nhở toàn dân Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giác pḥng ngừa những thế lực ngoại bang cùng tay sai bản địa lấy danh nghĩa tôn giáo để xâm lăng chủ quyền và phá hoại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.

 

Riêng đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hai tổ chức này không thể phủ nhận trách nhiệm trong việc họ đă cấu kết với thực dân Pháp chống lại nước Việt Nam gần một thế kỷ (từ giữa tk 19 dến gần giữa tk 20). Gần đây, Giáo Hoàng đă thú nhận những tội lỗi của Vatican đối với nhiều quốc gia và dân tộc trên thế giới. C̣n bao giờ th́ Giáo hội Công giáo Việt Nam mới lên tiếng tạ tội với dân tộc về những lỗi lầm trong quá khứ đối với Tổ Quốc ?

 

Các bạn Công giáo Việt Nam: để tỏ t́nh dân tộc, các bạn  cần áp lực  Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tách hẳn khỏi ảnh hưởng của Vatican (như Anh Quốc đă làm trước đây, và Trung Quốc đang làm). Tại sao các bạn không thể  “hiệp thông thẳng với Chúa” mà không cần trung gian của Vatican hay cái giáo hội tay sai của Vatican ?

 

                Charlie Nguyễn

                    Sept 2003

Con Đường Cụt Của Vatican Trên Lộ Tŕnh Xâm Lăng Văn Hóa Á Châu

 

 Charlie Nguyễn

 

 

Từ đầu thập niên 1990 đến nay, do sự thức tỉnh tâm linh, phần đông người Tây phương đă nhận ra thực chất của đạo Công giáo La mă chỉ là một thứ “tà đạo khuyển sinh”. Do đó, con số giáo dân tại các nước Âu Mỹ ngày càng suy giảm mau chóng khiến cho nhiều giáo phận bị phá sản, nhiều nhà thờ bị phát mại hoặc đóng cửa vô thời hạn. Công giáo La mă đă trở thành một thứ cặn bă văn hóa mà người Tây phương muốn tống xuất ra khỏi cơ thể của họ.

 

Đứng trước nguy cơ không c̣n t́m đất sống tại các nuớc Âu Mỹ, Vatican phải t́m đất sống mới tại Á châu, nơi có khối lượng khổng lồ về dân số là 3 tỉ 300 triệu người (chiếm một nửa tổng số nhân loại). Tuy nhiên Vatican cũng không thể mù quáng để quá lạc quan nh́n về tương lai v́ quá khứ đă chứng minh rằng: Tuyệt đại đa số dân Á châu rất hờ hững với Kitô giáo nói chung và Công giáo La mă nói riêng. Từ thế kỷ 16 đến nay, tuy đă hơn 4 thế kỷ qua, các cố đạo Tây phương đă dầy công truyền đạo tại lục địa này, nhưng số giáo dân Á châu chưa bao giờ vượt qua được con số tỉ lệ hết sức nhỏ bé là 1%!

 

Kết quả thê thảm đó là một thực tế đắng cay đối với tham vọng quá lớn của Vatican. Thực tế dạy cho Vatican một bài học: Á châu hoàn toàn khác châu Mỹ La tinh và cũng không phải là cái sân sau của chủ nghĩa đế quốc Tây phương để họ mặc sức tung hoành. Trong thực tế, Á châu là một lục địa có nhiều nền văn hoá giá trị từ lâu đời nên người dân Á châu không dễ ǵ bị mê hoặc hay bị lừa gạt bởi một thứ tôn giáo hạ cấp đă sinh ra từ đạo thờ ḅ như Công giáo La mă. Xét về giá trị thực chất, Công giáo là thứ đạo vô luân, hạ đẳng chỉ để dành riêng cho những hạng người thấp kém, không muốn đứng thẳng (homo erectus) mà chỉ muốn cúi xuống làm bầy súc vật cho ngoại nhân chăn dắt mà thôi.

 

Mặc dầu đă ư thức được thực trạng văn hóa Á châu hiển hách như vậy, nhưng Vatican vẫn nuôi ảo tưởng sẽ tạo ra một cơ hội mới tại lục địa Á châu trong thiên niên kỷ thứ ba. Trong chuyến công du tại Philippines năm 1996, giáo hoàng Gioan Phaolồ II đă bộc lộ tham vọng của y như sau: “Tương lai của giáo hội Công giáo La mă nằm tại Á châu.”

 

Ba năm sau, trong chuyến công du Ấn độ vào tháng 11-1999, giáo hoàng Gioan Phaolồ II công bố tông huấn của y mang tên “Giáo hội tại Á châu” (Ecclesia in Asia). Nội dung chính của tông huấn này là Giáo hoàng chỉ thị cho các Hội đồng Giám mục Á châu phải cải đạo những   người ngoại giáo Á châu theo cung cách của người châu Á. Giáo hội phải t́m mọi cách để ḥa nhập (giả vờ) vào đời sống của người bản địa để cuối cùng sẽ Công giáo hoá họ và gia đ́nh họ.  Đặc biệt, giáo hội Á châu phải chú ư đến giới phụ nữ và giới người nghèo là hai giới mà từ xưa đến nay giáo hội thường kỳ thị và ruồng bỏ. (Báo Dấn Thân của Phong trào Giáo dân Houston, số 35, tháng 3-2002).

 

Từ ngày 3 đến ngày 13 tháng Giêng năm 2000, hội đồng Giám mục Á châu đă tổ chức cuộc họp tại thành phố Sanphran (Thái Lan) để học tập và nghiên cứu ngơ hầu thi hành tông huấn này. Sau cuộc họp, các giám mục trở về nước đă chỉ thị cho các tu sĩ và giáo dân dưới quyền tham gia công cuộc truyền đạo theo sách lược của giáo hoàng đă vạch ra trong tông huấn, với tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại gồm các sách báo, truyền thanh, truyền h́nh và nhất là Mạng lưới Tin học toàn cầu (Internet).

 

Trong tất cả các cộng đồng Công giáo Á châu, có lẽ có cộng đồng Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ là hoạt động tích cực nhất. Ồn ào nhất là hệ thống Radio Bolsa, phát thanh đồng loạt tại Washington DC., Houston, Orange County và San Jose. Phương tiện truyền thông hiện đại qua Internet cũng được triệt để khai thác cho việc truyền đạo, đáng kể nhất là mạng lưới Vietcatholic.net do linh mục Trần Công Nghị, tiến sĩ thần học tại Roma, làm giám đốc với sự cộng tác của trên 200 linh mục và trí thức Công giáo (báo Viet Tide số 55, 8/8/2002, trang 20).

 

Tuy nhiên, mặc dầu tông huấn của giáo hoàng tung ra nhiều độc chiêu nham hiểm để xâm lăng văn hoá Á châu và bọn lâu la gián điệp ra sức thực hiện các kế hoạch của giáo hoàng, nhưng tất cả sẽ chẳng thâu lượm được một kết quả nào. Cuối cùng bản tông huấn của giáo hoàng sẽ đưa Công giáo Á châu đi vào con đường bế tắc, không lối thoát.

 

Sau đây là một số những lư do chính yếu khiến cho ảo vọng của Vatican về “một vụ gặt lớn tại Á châu” tan thành mây khói và riêng giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ thấy hiện ra trước mặt một tương lai đen tối không thể tránh khỏi.

 

Nguyên nhân 1: Tông huấn của Gioan Phaolồ II không đưa ra một điều ǵ mới, sẽ chỉ đưa Công giáo La mă Á châu vào con đường cụt.

 

So sánh với các sách lược truyền đạo của các cố đạo Tây phương tại Á châu trong những thế kỷ trước, ta thấy tông huấn của Gioan Phaolồ II chẳng có điều ǵ mới lạ, ngoại trừ một số danh từ mị dân rẻ tiền: “Chúa Giêsu mang h́nh hài người Á châu”, “Công giáo La mă là đạo của người Á châu”, “Thiên Chúa đă chọn Á châu để khởi sự kế hoạch cứu độ của Ngài” v.v...

 

Những lời mị dân đó chẳng lừa bịp được ai v́ tŕnh độ hiểu biết của người Á châu đă khác xưa. Người Á châu biết phân biệt hai Giêsu: một Giêsu thật (the real Jesus) và một Giêsu của sự thờ phượng (the cultic Jesus). Giêsu thật là một người Do thái đă sinh ra trên phần đất ngày xưa là thuộc địa của đế quốc La mă và ngày nay thuộc lănh thổ Á châu. Giêsu thật có hành vi chống đế quốc La mă và ngày nay thuộc lănh thổ Á châu. Giêsu thật có hành vi chống đế quốc La mă và đă bị La mă giết chết bằng cách đóng đinh trên thập giá. “Giêsu thật” đă chết với tư cách là một công dân Do thái yêu nước. “Giêsu thật” là một nhân vật có thật trong lịch sử nên c̣n được gọi là “Giêsu lịch sử” (the historical Jesus). Trái lại “Giêsu của sự thờ phượng” là một sản phẩm giả tạo đă được tạo ra bởi những kẻ chủ mưu lập đạo Kitô gồm có Phaolồ, Constantine và Augustine. Bọn này đă thần thánh hoá Giêsu bằng huyền thoại Chúa Cứu Thế của Do thái, bằng thần thoại “Ngôi lời Nhập thể” của Hy lạp và bằng môn thần học hoang tưởng của Augustine. V́ thế “Giêsu của sự thờ phượng” c̣n được gọi là “Giêsu thần học” (the theological Jesus = the cultic Jesus). Người Á châu có thể chấp nhận Giêsu là một người Á châu, có thể có cảm t́nh tốt với Giêsu v́ ông ta cũng có tinh thần yêu nước chống đế quốc. Nhưng người Á châu nhất định không chấp nhận “Giêsu thần học” v́ nó chỉ là sản phẩm giả tạo do đế quốc La mă dựng lên để làm công cụ xâm lược và nô lệ hoá con người.

 

Chẳng khác nào dân Do thái trong hai ngàn năm qua vẫn công nhận “Giêsu thật” tức là “Giêsu lịch sử” là một công dân Do thái,nhưng họ dứt khoát từ chối không chấp nhận “Giêsu của sự thờ phượng” là một Chúa Cứu thế (Messiah) hoặc là “Con trai duy nhất của Thiên Chúa” xuống thế làm người...!

 

Thực tế văn hoá Á châu đă quyết liệt phủ nhận “Giêsu thần học” và sẽ phủ nhận quyết liệt hơn nữa trong tương lai. Bất chấp thực tế phũ phàng đó, giáo hoàng Gioan Phaolồ II vẫn đưa ra một lời tuyên bố ảo tưởng: “Trong thiên niên kỷ thứ ba, giáo hội sẽ gặt hái được một mùa gặt lớn trên lục địa rộng lớn và tràn trề sức sống này.”  Chẳng bao lâu nữa, thực tế sẽ dạy cho Vatican thấy rằng : Á châu là một ‘bức tường lửa văn hoá’ sẽ thiêu rụi mọi tín điều nhảm nhí của Kitô giáo nói chung và của Công giáo La mă nói riêng.

 

Điều đó chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên v́ đă nhiều thế kỷ trôi qua, các giáo hoàng và ban tham mưu của họ ở Vatican đă không t́m ra được một phương cách nào mới hữu hiệu ngoài những cách đă cũ rích “Ḥa để Hóa” đă không thành công trong sách lược truyền đạo ở Á châu.

 

Người đầu tiên áp dụng sách lược “Ḥa để Hóa” trong mục tiêu truyền đạo là linh mục ḍng tên gốc Ư rất nổi tiếng Matteo Ricci. Ông ta đặt chân lên đất Trung hoa năm 1583, lúc 32 tuổi, tự đổi tên thành Mă-Lợi-Đậu, ăn mặc và sinh hoạt hoàn toàn như một người Trung hoa. Sau 13 năm học và nói thông thạo nhiều thổ ngữ Trung hoa, đọc và viết thông thạo chữ Hán, linh mục Matteo Ricci đă viết sách “Thiên Chủ Thực Nghĩa”. Xuất bản tại Bắc kinh năm 1603 với nội dung chủ yếu là “Hội nhập Thiên Chúa giáo vào văn hoá Trung quốc”. Cuốn sách của Matteo Ricci trở thành sách gối đầu giường cho các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền đạo tại Trung Hoa từ thế kỷ 16 về sau, và cho các giáo sĩ đến truyền đạo tại Việt Nam trong thế kỷ 17. Cuốn sách đó đặc biệt có ảnh hưởng sâu đậm đến cố đạo Đắc Lộ v́ Matteo Ricci là người đầu tiên đưa vào ngôn ngữ Trung Hoa những danh từ Kitô giáo dưới dạng chữ Hán như: Thiên chủ, Thiên chủ giáo, Thiên đàng, Hỏa ngục, Linh hồn, Thánh thần (Holy ghost) v.v... Từ những danh từ chữ Hán đó, Đắc Lộ đă dịch sang tiếng Việt và t́m cách “Hội nhập Thiên Chúa giáo vào văn hóa Việt Nam”. Đắc Lộ đă phát sinh ra danh từ “Đức Chúa Trời”, “Chúa Thánh thần” để giảng đạo.

 

Matteo Ricci và Đắc Lộ được coi là hai giáo sĩ truyền đạo xuất sắc, cả hai đều thuộc ḍng Tên là ḍng tu nổi tiếng trí thức nhất của giáo hội Công giáo La mă, cả hai đều được coi là những người đă khai sáng ra sách lược truyền giáo bằng cách “ḥa nhập vào văn hóa bản địa” rồi sau đó “Công giáo hóa người bản xứ” tại Á châu.

 

Tuy nhiên cả hai đều thất bại trong việc thuyết phục người Á châu tin vào tín điều “Thiên Chúa Ba Ngôi”  nên cả hai đều đă tránh đề cập đến vấn đề này, mặc dầu Chúa Ba Ngôi là vấn đề tâm điểm của Kitô giáo. Từ ngày Matteo Ricci đặt chân lên đất Trung Hoa năm 1583 cho đến 160 năm sau, số tín đồ Công giáo Trung Hoa đă tăng lên con số khoảng 3 triệu người. Nhưng một biến cố nghiêm trọng xẩy ra là việc giáo hoàng Benoit XIV công bố đạo luật “Bulle Ex Quo Singular” năm 1742 cấm người Á châu không đựợc thờ cúng tổ tiên. Đạo luật này đă làm cho các tín đồ Công giáo Trung Hoa bất măn tức giận nên họ đă bỏ đạo gần hết. Chỉ c̣n lại một số rất ít tiếp tục theo Công giáo La mă mà thôi.

 

Bản chất của người Trung Hoa rất tôn trọng đạo Hiếu. Giáo hoàng Benoit đă hành động một cách hết sức dại dột là cấm họ thờ cúng tổ tiên, chẳng khác nào xối một thùng nước lạnh lên đầu họ. Họ nh́n đạo Công giáo La mă như một thứ đạo dành riêng cho những kẻ bất hiếu đáng khinh bỉ và họ đă bỏ đạo không luyến tiếc.

 

Theo thống kê năm 1980 th́ dân số Trung quốc trên 1 tỉ người, số tín đồ Công giáo La mă cũng vẫn là 3 triệu người, tức là chưa đến 3 phần ngàn (0.3%). Trong khi đó số tín đồ Tin Lành là 7 triệu, mặc dầu Tin Lành mới được truyền vào Trung quốc từ đầu thế kỷ 20. (Theo nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 22, tháng 10/1996).

 

Tỉ lệ Công giáo La mă Việt Nam là khoảng 7% dân số toàn quốc, so với Trung quốc chỉ có 0.3% th́ tổng số Công giáo La mă Việt Nam rất cao. Tuy nhiên, tỉ lệ cao này không phải là kết quả của sách lược “Ḥa để Hóa” mà là kết quả của 80 năm Pháp cai trị Việt Nam và 21 năm nhà Ngô cai trị miền Nam Việt Nam. Dưới hai chế độ Việt Nam Cộng ḥa (1954-1975) bọn gián điệp văn hóa mặc áo thầy tu đă ra sức tung hoành và xuyên tạc phá hoại văn hóa nước nhà để quảng bá nền văn hóa phi nhân và nô dịch của đạo Công giáo La mă. Tên gián điệp văn hóa điển h́nh thuộc loại này là cố linh mục Lương Kim Định đă bị nhà nghiên cứu văn hóa Lê Trọng Văn vạch trần trong tác phẩm “Lột Mặt Nạ Những Con Tḥ Ḷ Chính Trị” do tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1991, trang 334-455. Tác giả Lê Trọng Văn đă nêu lên một nhận xét hết sức chính xác như sau: “Nho cũng như Thích, Lăo đều là những thứ keo sơn gắn bó giữa các giai tầng trong xă hội của các nước  châu Á... phá Nho không phải là một điều dễ làm nếu không muốn nói đó chỉ là chuyện mộng du... giai cấp Nho sĩ Việt Nam không phải hèn từ trong quá khứ xa xưa, và trong hiện tại đă góp phần khá lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 vang lừng thế giới... Công giáo La mă không thể đánh phá Nho bằng bạo lực th́ phải t́m cách Ḥa để Đồng Hóa dần bằng kinh tế và và Đức Tin dưới h́nh thức giả bộ đề cao Nho”  (trang 352-353).

 

Lm. Lương Kim Định đă bỏ ra nhiều công sức để “ḥa nhập” vào đạo Nho bằng cách nghiên cứu và viết nhiều sách về Nho giáo, đến nỗi học giả Nguyễn Hiến Lê phải tuyên bố : “Thật lạ lùng! Người có công nghiên cứu đạo Khổng nhất, đề cao Khổng nhất ở nước ta từ trước đến nay lại là một người Công giáo: giáo sư Lương Kim Định” (sách đă dẫn, trang 267).

 

Lm. Lương Kim Định viết: “Cái nền tảng giáo lư Khổng Mạnh đă là công cụ thống trị bóc lột của bọn vua chúa phong kiến Hán tộc và đă bị nhân dân tại nơi sinh ra nó phế thải... Điều đó nói lên tính lỗi thời của giáo lư Khổng Mạnh” (sách đă dẫn, trang 403).

 

Lm. Lương Kim Định cũng viết nhiều về lịch sử Việt Nam và gây ấn tượng tác giả đă thật sự “t́m về dân tộc”, nhưng Lương Kim Định chỉ nhắm xuyên tạc lịch sử Việt Nam để xóa bỏ triều đại Hùng Vương và thay thế bằng huyền thoại Bàn Cổ của Trung quốc. (Sách đă dẫn, trang 362).

 

Nhà nghiên cứu văn hóa Lê Trọng Văn kết luận: “Những tác phẩm của linh mục Lương Kim Định đă thành công trên mặt giảng đạo... bằng lừa lọc công luận, tạo điều kiện áp đặt văn hóa Kitô lên truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.” (sách đă dẫn, trang 371).

 

Nói tóm lại, sau hơn 4 thế kỷ truyền đạo tại Á châu với sách lược “ḥa để hóa”, Vatican chẳng bao giờ có nổi ‘một vụ gặt bội thu’ như mong ước. Trái lại, tỉ số chưa đến 1% tín đồ đă nói lên sự thất bại nặng nề trong sách  lược truyền đạo của Vatican. Ngày nay, nội dung chính yếu của bản tông huấn ‘Giáo hội tại Á châu’ vẫn là: “truyền đạo cho người Á châu với cung cách của người  châu Á và tạo cho người châu Á có cảm tưởng Công giáo La mă là đạo của người châu Á chứ không phải là đạo ngoại lai” v.v... Ngôn từ tuy có khác nhưng ư chính vẫn là “ḥa để hóa”, vẫn chỉ là ‘b́nh cũ rượu mới’, tất cả vẫn là tiếp tục đi trên con đường ṃn thất bại. Con số tín đồ Công giáo La mă châu Á sẽ chẳng bao giờ vượt quá tỉ lệ 1%!

 

Bản tông huấn của Gioan Phaolồ II không phải là một phép mầu của Chúa Thánh Thần có thể đưa giáo hội Công giáo Á châu ra khỏi con đường bế tắc hiện nay.

 

Nguyên nhân 2:  Giáo hội La mă là một dị vật không thể hoà nhập vào văn hóa Á châu.

 

Ba tôn giáo quan trọng tại Trung quốc, Nhật Bản và Việt Nam là đạo Phật, đạo Lăo và đạo Khổng. Cả ba đạo đều xuất phát từ những nhu cầu của xă hội và của con người. Cả ba đạo đều nhằm một mục đích chung là phục vụ lợi ích thiết thực của con người trong đời sống này. Cả ba tôn giáo đă tạo nên nét đặc thù của văn hóa Việt Nam.

 

Đạo Phật: Phát sinh từ nhận thức cuộc đời đau khổ như một gịng sông, bên này sông là “bến mê”, bên kia sông là “bờ giác”. Phật giáo vạch ra một ‘con đường’ để đưa con người đến giác ngộ, hay nói cụ thể hơn là cung cấp cho con người một cái bè qua sông không phải là ‘đức tin’ mà là trí tuệ và tinh thần tự giác để tự cứu. Đạo Phật không bắt buộc con người phải tôn thờ hoặc phải sợ hăi một thần linh nào, không hăm dọa đầy đọa con người đời đời trong hỏa ngục và không xiềng xích tín đồ vào những tín điều vô lí, phản lư trí và phản khoa học như đạo Kitô.

 

Đạo Khổng: Xuất hiện tại Trung quốc trong thế kỷ 5 TCN. mục tiêu chính của đạo Khổng là dạy con người cách xử thế:

 

- Hiếu:  tỏ ḷng thành kính biết ơn cha mẹ, tổ tiên.

- Đễ:  thuận thảo với anh em.

- Trung:  trung thành với quốc gia dân tộc.

- Thứ:  cư xử với mọi người cho hợp lẽ.

 

Đạo Khổng đă góp phần quan trọng trong việc tạo thành một nếp sống văn hóa lành mạnh trong xă hội Việt Nam, nhờ đó mọi người biết dùng lễ nghĩa cư xử với nhau, tạo thành một thứ xă hội an b́nh, trên thuận dười ḥa.

 

Đạo Khổng đề cao tinh thần thực tế, khiến cho mọi người chú tâm xây dựng cuộc sống hiện tại. Khổng Tử nói: “vị tri sinh, an tri tử”, có nghĩa là ‘chúng ta chưa biết hết mọi chuyện của cuộc sống này th́ đừng nên bận tâm về những ǵ xảy ra sau khi chết.’   Chúng ta không cần phải lo sau khi chết sẽ đi về đâu, thiên đàng hay hỏa ngục?  Cũng chẳng cần thắc mắc là ở trên có Thiên Chúa hay không?  Thiên Chúa có mấy ngôi?  Chúa Cha có mấy con?  Chúa sai đứa nào xuống thế làm người hay làm con ḅ (Emmanu-el = the bull EL with us)?  Tinh thần thực tiễn của đạo Khổng đă tránh cho chúng ta khỏi rơi vào cái bẫy của thần học hoang tưởng Kitô giáo, một môn học chuyên đoán ṃ những chuyện huyền hoặc nhảm nhí và phản khoa học. Đạo Khổng hoàn toàn không có một tín điều nào và không dùng “đức tin” để cải tạo xă hội, đạo Khổng chỉ tin tưởng vào kết quả của sự giáo dục : Các công phu giáo huấn sẽ làm thay đổi tư cách con người, từ đó xă hội sẽ được cải thiện để phục vụ con người. Con người là cứu cánh phục vụ của đạo Khổng vậy.

 

Đạo Lăo: Lăo tử cùng thời với Khổng tử, tức là vào thế kỷ thứ 5 TCN. Tinh thần của Lăo tử rất cao siêu, tuy nhiên phần đông người Việt cũng thấm nhuần được cái tinh thần thanh thoát b́nh thản của đạo Lăo qua hơn hai ngàn năm đạo này tồn tại trên đất nước ta. Cái tinh thần b́nh thản đó là do hiểu được nguyên lư tương đối trong vũ trụ: Trong âm có dương, trong dương có âm. Khi gặp điều may không vội mừng v́ trong phúc có họa. Khi gặp điều dữ không buồn lo v́ trong họa có phúc. Lẽ tương đối trong vũ trụ giúp ta hiểu được cả những điều siêu h́nh: trong âm có dương và trong dương có âm, trong thiện có ác. Vậy không thể có Đấng Toàn Thiện (Thiên Chúa). Ngược lại, trong ác có thiện, vậy cũng không thể có kẻ chỉ ác (Quỉ Satan). Thiên Chúa và Satan chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng.

 

Lăo tử giải thích căn nguyên vũ trụ là Đạo: Đó chính là nguyên lư của thiên nhiên vô h́nh vô sắc đă sinh ra âm dương tương khắc tương sinh tạo thành vũ trụ vạn vật. Dân tộc Việt Nam không đón nhận ba đạo Phật, Khổng, Lăo bằng niềm tin mù quáng nhưng đă dùng lư trí chắt lọc tinh tuư chung của cả ba đạo (tam giáo) để phục vụ đời sống của toàn dân. Cả ba đạo cùng sống trong ḷng dân tộc như một ḍng chảy văn hóa duy nhất, đó chính là Tam giáo Đồng lưu. Ngoài những nét đặc thù của tam giáo, dân tộc Việt Nam c̣n có một đặc tính văn hóa “cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Học giả Đào Duy Anh, trong sách ‘Việt Nam Văn Hóa Sử Cương’, gọi đặc tính ấy là ‘Nhân sinh quan lưu ấm’. Học giả Đào Duy Anh đă nhận xét : Sau khi tam giáo đă bắt rễ trong xă hội, cả ba đạo tuy khác nhau nhưng chỉ có một đường là chỉ dạy cho dân tộc ta ăn ở hiền lành để tránh tai họa cho bản thân và để đức lại cho con cái. Nhân sinh quan ‘lưu ấm’ là kết quả của sự tổng hợp tinh tuư của tam giáo, đă tạo nên một đặc tính văn hóa rất cảm động của dân tộc ta.

 

Cây xanh th́ lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

 

Ai ai cũng không dám làm điều ác, không phải v́ sợ Chúa phạt xuống hỏa ngục mà chỉ sợ ‘đời cha ăn mặn, đời con khát nuớc’, ‘Ác giả ác báo’ theo luật nhân quả! Mỗi khi gặp điều ǵ may mắn th́ cho đó là ‘phúc đức của tổ tiên để lại.’ Mỗi khi con cái khôn hơn ḿnh, giỏi hơn ḿnh th́ vui mừng cho đó là cái phúc của gia đ́nh ḿnh : ‘Con hơn cha là nhà có phúc’!

 

Tam giáo đă tạo nên tinh thần gắn bó giữa tổ tiên và chúng ta, sau đó là mối liên kết kế tục giữa chúng ta và con cháu đời sau. Ḍng chảy thiêng liêng từ tổ tiên đến con cháu muôn đời là ĐỨC. Đức được tạo thành do sự ăn ở hiền lành ngay thẳng hợp với đạo làm người một cách tự nhiên theo lương tâm hoặc theo Phật tính sẵn có trong ḷng mỗi người. Tam giáo đă đem đến cho dân tộc ta một triết lư sống rất thực tiễn nhưng cũng rất cao đẹp. Điều mà dân tộc ta tôn quí nhất là Đức hiền lành (hiền đức)!

 

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây Đức cho đời mai sau!

 

Trong khi đó th́ Giêsu trắng trợn dạy tín đồ “đạo bất hiếu” có ghi rành rành trong Phúc âm Luke 14:20: “Bất cứ ai đến với ta mà không thù ghét cha mẹ, vợ con và anh chị em ḿnh th́ không thể là tín đồ của ta.”  Do lời dạy khốn nạn đó của Giêsu nên giáo hoàng Clément XI đă ban hành sắc luật ngày 20/11/1704 cấm tín đồ Công giáo La mă không được thờ cúng tổ tiên, cấm đặt bài vị hoặc h́nh ảnh của người quá cố trên bàn thờ. Giáo hoàng Nenoit XIV nhắc lại luật cấm thờ tổ tiên năm 1742. Do luật cấm thờ tổ tiên ngu xuẩn của các giáo hoàng La mă mà hầu hết giáo dân Trung Hoa đă bỏ đạo trong thế kỷ 18.

 

Măi đến năm 1939, giáo hoàng Piô XII mới ban hành đạo luật ‘Plane Compertum Est’ cho phép giáo dân Trung Hoa thờ cúng tổ tiên như xưa. Sau Công đồng Vatican II năm 1964, băi bỏ lệnh cấm thờ tổ tiên nên giáo dân Việt Nam mới được phép tiến hành dâng hương trước bàn thờ gia tiên trong dịp cưới hỏi hoặc ngày giỗ v.v...

 

Mục đích chính của Vatican khi ra lệnh cấm thờ cúng tổ tiên cốt ư dành sự tôn thờ cho một Thiên Chúa mà thôi. Ngoài Thiên Chúa ra, các tín đồ không được tôn thờ một ai khác, dù người đó là cha mẹ tổ tiên của ḿnh.

 

Qua những sự việc trên chúng ta thấy các tín đồ Công giáo La mă thật tội nghiệp đáng thương. Họ là một bầy nô lệ đă bị Vatican tước đoạt hết quyền tự do và nhân phẩm do sự ngu dốt của họ. Bọn lưu manh khốn nạn ở Vatican đă dành toàn quyền quyết định hoặc tước đoạt hoặc cho phép họ được thờ cúng tổ tiên của ḿnh. Thật ra sự thờ cúng tổ tiên chẳng phải là một tôn giáo, ta quen gọi là đạo ông bà, chỉ là một cách biểu lộ t́nh cảm gia đ́nh đối với người thân đă khuất mà chúng ta vẫn tha thiết chẳng muốn xa ĺa quên lăng. Việc cúng giỗ là một h́nh thức kỷ niệm để tỏ ḷng biết ơn theo tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Bọn giáo hoàng ở Vatican cấm người Á châu thờ cúng tổ tiên là bọn chúng đă ngang nhiên nhục mạ văn hóa Á châu và xúc phạm nặng nề đến tâm tư t́nh cảm của người châu Á. Bọn lănh đạo giáo hội Công giáo La mă sẽ phải trả những giá rất đắt cho những hành động láo xược và ngu xuẩn của chúng.

 

Tổng kết lại, chúng ta thấy Kitô giáo (gồm cả Công giáo và Tin lành) không thể ḥa nhập vào văn hóa Á châu, nhất là văn hóa Trung quốc, Nhật bản và Việt Nam, do hai mặt đối lập chính yếu sau đây:

 

1.Tam giáo được xây dựng trên nền tảng nhân bản, trong khi đó Kitô giáo là một tôn giáo hoàn toàn phi nhân (inhuman).

 

Như đă tŕnh bày: Tam giáo xuất phát từ nhu cầu phục vụ con người chứ không phục vụ một thần linh nào. Tam giáo không đặt vấn đề thờ phượng Thượng đế mà chỉ chú trọng đến cái Tâm của con người: Con người đau khổ do mê muội và dục vọng. Con người có thể tự cứu mà không cần phải cầu cứu hay ỷ lại vào một thần thánh nào. Đó là tính nhân bản của Tam giáo. Trái lại, nền tảng các đạo độc thần (Do thái, Kitô, Hồi) đều đặt trên niềm tin vào Thiên Chúa và phải tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự. Tiêu biểu tinh thần cho các đạo Chúa là chuyện Abraham dám giết người mà ông ta yêu thương nhất để tế Chúa th́ tất nhiên ông ta cũng không ngần ngại giết bất cứ ai hoặc giết vô số người khác để phục vụ tinh thần hiếu sát vô độ của Thiên Chúa. Thiên Chúa thực sự là một ác thần khát máu và các tín đồ thờ đạo Chúa đều là những kẻ hiếu chiến, hiếu sát. Đó là một đặc tính phi nhân (hoặc vô nhân đạo) của các đạo Chúa nói chung và của Kitô giáo nói riêng, không thể nào ḥa nhập vào đời sống người Á châu vốn thấm nhuần triết lư nhân bản của tam giáo.

 

2.Cả ba đạo Phật, Khổng, Lăo thật sự là ba triết thuyết được xây dựng trên căn bản lư trí, trái với Kitô giáo là một tôn giáo thần bí dựa trên những tín điều do kẻ lập đạo tự ư đặt ra để bắt các tín đồ phải tin theo. Các tín dồ không có quyền dùng lư trí để phê phán các tín diều dù cho họ nhận thức được các tín điều đó là vô lư.

 

Họ chỉ có một con đường duy nhất để trở thành tín đồ Kitô giáo là hoàn toàn chấp nhận vô điều kiện toàn bộ các tín điều của đạo Kitô theo đúng lời dạy ngu xuẩn của Giêsu : “Phúc cho những ai không thấy mà tin”!

 

Kitô giáo là một tôn giáo hoàn toàn xây dựng trên niềm tin và phủ nhận lư trí. Điều đó đủ cho thấy mọi tín đồ Kitô giáo (Công giáo, Tin lành) đều là những kẻ vô minh mê muội. Kitô giáo chẳng khác nào bóng tối, khi nó đến gần Tam giáo nó sẽ bị ánh sáng trí tuệ của Tam giáo làm cho nó tiêu tan. Kitô giáo chẳng bao giờ có khả năng ḥa nhập vào Tam giáo v́ nó đă bị hoàn toàn tiêu tan trước khi nó có thể hoà nhập. Chính v́ vậy, trong hai ngàn năm qua, trong ḷng dân tộc Việt Nam luôn luôn tồn tại Tam giáo Đồng lưu, nhưng sẽ không bao giờ có sự ḥa nhập của Kitô giáo để biến thành “tứ giáo đồng nguyên”. Điều quái đản này sẽ chẳng xẩy ra trên đất nước Việt Nam.

 

Nguyên nhân 3: Thái độ kiêu căng láo xược của Vatican đă đẩy các dân tộc Á châu vào thế đối đầu và dẫn đến sự thất bại nhục nhă của đạo Công giáo La mă.

 

Đă hai ngàn năm qua, ba đạo Phật-Khổng-Lăo sống chung ḥa b́nh trong ḷng dân tộc Việt Nam, không một lần gây xáo trộn xă hội và cũng không một lần đưa dân tộc vào ṿng nô lệ ngoại bang. Cả ba đạo đều tỏ thái độ tương thân tương kính, ḥa nhă khiêm cung đúng như tư cách của người quân tử. Thái độ này hoàn toàn phù hợp với tinh thần ḥa nhă nhún nhường cố hữu của người Việt Nam:

 

Ai nhất th́ tôi thứ nh́

Ai mà hơn nữa tôi th́ thứ ba.

 

Trái lại, thái độ của Công giáo La mă (mà đại diện của nó là Vatican) luôn luôn trịch thượng, hung hăng, láo xược. Công giáo luôn kiêu hănh tự cho ḿnh ngôi vị độc tôn và lên mặt coi thường tất cả các tôn giáo khác trên thế giới.

 

Trong bản tông huấn “Giáo hội Á châu”, giáo hoàng Gioan Phaolồ II viết: “Đức Giêsu Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài đă là Đấng Cứu độ duy nhất cho toàn thể loài người.... khác hẳn với các vị sáng lập các tôn giáo khác.”    Giáo hoàng Goan Phaolồ II muốn đề cao Giêsu trên các giáo chủ khác v́ hai lư do hoàn toàn giả tạo.

 

Thiên Chúa là sản phẩm của tưởng tượng nên hoàn toàn không có thật, do đó chẳng làm ǵ có chuyện Giêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Dân Á châu đi t́m sự cứu độ tự bản thân ḿnh, chứ không t́m sự cứu độ từ bên ngoài, do đó cái huyền thoại cứu độ của Giêsu chỉ là một món hàng thừa thăi vô dụng chỉ đáng vứt xuống hố rác mà thôi. Cũng v́ thế, mặc dầu Giêsu đă sinh ra trên lục địa Á châu từ hai ngàn năm qua nhưng y vẫn là kẻ vô danh trên lục địa này.

 

Trong một đoạn khác của bản tông huấn, Gioan Phaolồ II c̣n nhục mạ các tôn giáo Á châu một cách nặng nề hơn nữa : “Các tôn giáo Á châu như Do thái giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo, Phật giáo, Lăo giáo, Khổng giáo, Hỏa giáo, đạo Sikh và Thần đạo... các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được hoàn thành trong đức Giêsu Kitô.” Đây là một luận điệu láo xược đến độ trâng tráo lố bịch ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Gioan Phaolồ II tuyên bố như trên nhằm xuyên tạc và hạ bệ tất cả các giáo chủ khác xuống thành những “công cụ dọn đường” cho Giêsu v́ Giêsu là giáo chủ cuối cùng và cao nhất có sứ mạng hoàn thành chân lư?

 

Chúng ta hăy tự hỏi Giêsu thật sự là ai? Và đạo Công giáo La mă thật sự là đạo ǵ? Lịch sử và khoa học khảo cổ đă chứng minh Công giáo chỉ là đạo thờ ḅ cải biến. Giáo lư Kitô giáo chứng minh Giêsu là một đứa con mất dạy loạn luân với mẹ. Sách Tân ước Mathew 1:23 ghi nhận Giêsu là một con ḅ: “Này, trinh nữ sẽ mang thai và sinh ra một đứa con trai, nó sẽ được đặt tên là Emmanu-EL.” (Behold, a virgin shall be with child and shall bring forth a son and they shall call his name Emmanu-EL). Theo nguyên nghĩa tiếng Hebrew, Emmanu-EL có nghĩa là con ḅ EL ở cùng chúng ta. (The bull EL among us).

 

Phải chăng các giáo thuyết mà đức Phật Thích Ca, đức Khổng tử, Lăo tử giảng dạy đều thiếu sót và cần phải đợi con ḅ Giêsu hoặc đứa con loạn luân với mẹ để hoàn thành hay sao?

 

Thái độ trịch thượng và láo xược của Gioan Phaolồ II và Vatican đă đẩy các tôn giáo và các dân tộc Á châu vào thế đối đầu. Bọn chúng quên rằng các tôn giáo và các dân tộc Á châu có dư khả năng khai tử Công giáo La mă trên lục địa này. Với thái độ kiêu căng ngạo mạn, khinh thường các tôn giáo Á châu, bọn tu sĩ Công giáo La mă đang tự đào hố chôn ḿnh. Bản chất phi nhân và phản lư trí của Kitô giáo (gồm cả Công giáo và Tin lành) không cho phép Kitô giáo có thể ḥa đồng với thực tại văn hóa tam giáo của Việt Nam nói riêng và của các nước Trung Hoa-Nhật Bản-Việt Nam nói chung. Kitô giáo sẽ măi măi là một dị vật văn hóa và sẽ bị đào thải. Với thái độ trịch thượng láo xược của đại đa số tu sĩ Công giáo La mă, bọn chúng không chỉ đưa Giáo hội Công giáo tới ngơ cụt mà là tới tử địa trên mảnh đất quê hương Việt Nam của chúng ta.

 

Charlie Nguyễn

Tháng 7-2003

 

 

 

 

 Việt Nam Cần Thưc Hiện Những Biện Pháp Mạnh Để Đối Phó Với Quốc Nạn Công Giáo – Tin Lành.

 

 

(Để riêng tặng hai người đă gợi ư cho tôi viết bài này: TG., Úc châu và HNL., Thụy sĩ)

Charlie Nguyễn

 

 

      Tại các nước Tây phương hiện nay, những công tŕnh nghiên cứu về Kitô giáo (gồm chung cả Công giáo lẫn Tin lành) có thể đă lên tới hàng chục ngàn tác phẩm. Đây chính là những sản phẩm tim óc của những người trí thức Tây phương thuộc đủ mọi ngành kiến thức và đặc biệt là của những tu sĩ cao cấp tỉnh ngộ. Những công tŕnh nghiên cứu của họ đă phơi bày thực chất xấu xa tội lỗi của Kitô giáo nói chung và đặc biệt là của Giáo hội Công giáo mà cơ quan lănh đạo tối cao của nó là Ṭa thánh Vatican. Nhờ đó, ngày 12.3.2000, Vatican đă phải làm lễ long trọng thú tội trước nhân loại và cũng nhờ đó mọi người đă nhận ra rằng: Công giáo La mă không phải là một tôn giáo chân chính mà thực chất chỉ là một thứ đế quốc trá h́nh.

 

      Đạo Công giáo La mă (Roman catholic) như ta thấy hiện nay hoàn toàn khác hẳn với đạo Kitô nguyên thủy (The Early Christianity). Tôi đă tŕnh bày vấn đề này trong Chương I sách “Thực Chất Đạo Công giáo và Các Đạo Chúa”, GĐ xuất bản Xuân 2003, dưới tiểu đề “Thập Giá và Lưỡi Gươm của Đại Đế Constantine”. Thật vậy, đạo Công giáo La mă chẳng phải do Jesus lập ra như nhiều người lầm tưởng. Chính hoàng đế La mă Constantine với chủ tâm biến Kitô giáo thành công cụ xâm lược và thống nhất toàn đế quốc nên y đă đích thân đạo diễn lập nên các công đồng (Councils) để từ đó đẻ ra các tín điều, giáo lư và định chế căn bản cho giáo hội Công giáo. Tất cả các bản chính của các sách Thánh kinh Tân ước của Kitô giáo Nguyên thủy đều bị sửa đổi theo ư của Constantine và các di tích thật của Jesus ở Jerusalem đều bị phá hủy. Công giáo La mă đă được xây dựng trên nền tảng của những mưu mô bịp bợm và ngụy tạo để phục vụ cho những tham vọng đen tối của chủ nghĩa đế quốc.

 

      Bề ngoài, các tín đồ Công giáo – Tin lành đều suy tôn Jesus lên làm Thiên Chúa toàn năng, nhưng bọn lănh đạo tối cao của các tín đồ đáng thương đó thật sự chỉ coi Jesus như một h́nh nộm. Nói đúng hơn, Jesus chỉ là một tấm b́nh phong do bọn đế quốc dựng lên để chúng núp phía sau lợi dụng trong mưu đồ thâu đoạt quyền lực và của cải vật chất. Trong các thế kỷ từ 4 đến 7, đế quốc La mă Byzantine đă xử dụng Jesus và cây thập giá của ông ta làm lá cờ xâm lược Âu châu và Bắc Phi. Trong những thế kỷ kế tiếp, các bạo chúa Công giáo như Clovis, Charlemagne đă dùng bạo lực để ép buộc các nước Âu châu phải theo đạo. Bất cứ ai bất tuân lệnh đều bị tàn sát dă man. Chính v́ thế mà nhiều nước Âu châu đă trở thành những nước toàn ṭng Công giáo. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 với sự xuất hiện của Phong trào Soi sáng (Enlightenment Movement) các nước Tây phương bắt đầu tỉnh ngộ và đạo Công giáo cũng bắt đầu đi vào con đường suy thoái. Tới nay, sự suy thoái của Công giáo tại các nước Tây phương đă trở nên hết sức trầm trọng đến nỗi Vatican đă phải t́m đất sống tại Á châu với ảo vọng sẽ cải đạo cho khối người khổng lồ của lục địa này là 3.5 tỷ người!

 

      Với bản chất đế quốc bất biến, Vatican không bao giờ từ bỏ tham vọng xâm lược văn hóa và chính trị nước ta.Vatican luôn luôn tỏ thái độ xấc xược ngạo mạn và bọn Việt gian làm nhiệm vụ gián điệp cho Vatican vẫn đă và đang ra sức phá hoại nền văn hóa Việt Nam. Bảy triệu tín đồ Công giáo hầu hết vẫn giữ nguyên bản chất phản quốc cố hữu và họ chỉ chờ có cơ hội sẽ vùng dậy để thực hiện khẩu hiệu “Phục hồi tinh thần Ngô Đ́nh Diệm”!

 

      Bảy triệu tín đồ Công giáo tại quốc nội là đạo quân thứ năm bản địa dưới sự lănh đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng này do Vatican tuyển chọn và phong chức nên. Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay gồm toàn những cán bộ tuyệt đối trung thành với Vatican. Họ sẵn sàng phản bội tổ quốc Việt Nam v́ tổ quốc thật của họ là “nước Chúa Vatican”!.

 

      Tại miền Nam Việt Nam dưới thời Nguyễn văn Thiệu, Công giáo chỉ chiếm khoảng 7% dân số nhưng tại quốc hội của miền Nam thời đó Công giáo đă chiếm tới 2/3 tổng số các dân biểu nghị sĩ! Điều đó cho thấy khối lượng 7 triệu giáo dân là một lực lượng chính trị quan trọng không thể xem thường. Khi có biến động, lực lượng chính trị này rất dễ dàng biến thành lực lượng quân sự như đă từng xảy ra tại Bùi Chu, Phát Diệm dưới sự lănh đạo của Giám mục Phạm ngọc Chi và Giám mục Lê hữu Từ, hoặc tại Kiến Ḥa, Vĩnh Long dưới sự lănh đạo của đại tá Le Roy trong những năm 1949-1954.

 

      Một khi có biến động xảy ra, lực lượng Công giáo tiềm ẩn trong nước sẽ được sự hỗ trợ mạnh mẽ của trên 200.000 người Việt Công giáo tại hải ngoại để tạo nên thế “nội công ngoại kích” ngoạn mục, ấy là chưa kể đến sự trợ lực của các “đồng minh quốc tế” !

 

      Bên cạnh hiểm họa Công giáo c̣n có một hiểm họa khác không kém phần nghiêm trọng, đó là hiểm họa Tin lành. Mặc dầu Tin lành không phải là một giáo hội thuần nhất như Công giáo (hiện nay trên thế giới có khoảng 300 giáo phái Tin lành khác nhau) nhưng có một số giáo phái Tin lành hiện nay đă phát triển thành những tổ chức tôn giáo rất lớn với số tín đồ đông đảo lên tới hàng chục triệu người. Các giáo phái này có tổ chức qui mô và có tài sản khổng lồ do sự đóng góp của các tín đồ từ 2 đến 10% tổng số lợi tức hàng năm. Đáng kể nhất là giáo phái Tin lành Baptist, giáo phái Cơ đốc Phục lâm và nhân chứng Jehovah.

 

      Trong thập niên 1980, giáo phái Baptist đă có 3000 nhân viên hoạt động truyền giáo trong 94 quốc gia. Tổ chức Tin lành “Thanh niên Truyền giáo Quốc tế” (International Youth for a Mission) có 12.500 nhân viên truyền giáo hoạt động tại 130 quốc gia. Tham vọng xâm lược văn hóa chính trị của các giáo phái Tin lành qua con đường truyền giáo rất hung hăn không kém ǵ tham vọng của Vatican. Từ thập niên 1980, tổ chức Tin lành của mục sư Pat Robertson đă đưa ra một khẩu hiệu hết sức kiêu ngạo là “Chương tŕnh Thay đổi Thế giới” (Program to change the World). Họ chủ trương dùng các phương tiện truyền thanh và truyền h́nh để giảng đạo bằng nhiều thứ tiếng, ưu tiên hàng đầu nhắm vào Trung quốc và Nhật bản.

 

      Năm 1991, sau khi nước Nga mở cửa tự do và công bố chính sách tự do tôn giáo, một tổ chức Tin lành tại tiểu bang Texas đă dùng một chiếc tàu lớn để chở 232 tấn Kinh thánh Tin lành bằng Nga ngữ để xâm nhập nước Nga. (Tất cả số liệu này đều được rút ra từ tác phẩm “Salvation for Sale” của Gerard Thomas Straub, Prometheus Book xuất bản năm 1996).

 

      Công giáo và Tin lành hoạt động riêng biệt và có những mục tiêu riêng nhưng cả hai đều là những hiểm họa cho sinh mệnh của dân tộc. Tất cả đều đưa đến một hậu quả là làm phân tán đại khối dân tộc, phá nát truyền thống văn hóa nhân bản lâu đời của tộc Việt và nhất là làm suy yếu tiềm lực quốc gia trong mọi nỗ lực dựng nước và giữ nước.

 

      Mọi người Việt Nam yêu nước, dù đang sống tại quốc nội hay tại hải ngoại và dù cho xu hướng chính trị khác biệt nhau ra sao, cũng cần phải cảnh giác trước thứ vũ khí văn hóa hiểm độc của chủ nghĩa đế quốc đội lốt tôn giáo (Công giáo, Tin lành).

 

      Dân tộc Việt Nam đă từng đánh thắng nhiều tên xâm lược lớn mạnh hơn ḿnh gấp nhiều lần về mặt quân sự, nhưng dân tộc ta đă “thất trận” khi địch xâm lược nước ta bằng thứ vũ khí văn hóa đội lốt tôn giáo! Chúng ta đă thất bại chủ yếu do những đoàn quân thứ năm hùng hậu làm nội ứng cho địch. Cũng chính đạo quân thứ năm này đă là con bài chủ lực trong chính sách “chia để trị” để kéo dài sự thống trị của chúng.

 

      Từ đầu năm 2001 đến nay, những biến động xảy ra do người Thượng Tin lành ở Pleiku và ở miền thượng du Việt Bắc đă thực sự là những hồi chuông báo động về mối hiểm họa Tin lành. Kinh nghiệm Trung quốc cho thấy Công giáo phát triển rất chậm so với Tin lành: Sau nhiều thế kỷ truyền đạo tới năm 1982 số tín đồ Công giáo Trung quốc chỉ có 3 triệu người trên 900 triệu dân. Trong khi đó, Tin lành mới xâm nhập vào Trung quốc từ đầu thế kỷ 20, nhưng đến năm 1982 số tín đồ Tin lành là 7 triệu người, tức gấp hơn hai lần tín đồ Công giáo!

 

      Hướng về tổ quốc Việt Nam, giới trí thức hải ngoại nặng t́nh dân tộc không khỏi lo ngại trước t́nh h́nh hiện nay: Dường như người Việt trong nước chưa đánh giá đúng mức mối hiểm họa Công giáo – Tin lành. Có thể c̣n nhiều người vẫn lầm tưởng Công giáo – Tin lành đồng nghĩa với “văn minh Tây phương”. Thực sự Công giáo là thủ phạm đă tiêu diệt nền văn minh khoa học của Hy lạp trong thế kỷ 5, đàn áp các phong trào tư tưởng tiến bộ tại Âu châu trong nhiều thế kỷ khiến cho nền văn minh chung của nhân loại đă bị thụt lùi tới hơn một ngàn năm! Công giáo không phải chỉ là kẻ thù của dân tộc Việt Nam mà c̣n là kẻ thù chung của cả loài người chúng ta.

 

      Tổng số người Việt ở hải ngoại hiện nay khoảng trên hai triệu người. Số người Việt Công giáo chỉ có khoảng 200.000 người nhưng là sở hữu chủ của phần lớn các cơ sở báo chí và truyền thanh truyền h́nh. Người Việt Công giáo hải ngoại luôn luôn lớn tiếng kết tội những người “Cộng sản vô thần” vi phạm đủ thứ nhân quyền và đặc biệt là đàn áp tôn giáo. Nhưng trong thực tế chính họ là những người về thăm Việt Nam nhiều nhất và mang tiền về xây nhà thờ, nhà xứ nhiều nhất. Hiện nay có nhiều người về thăm quê hương đă phải sửng sốt ngạc nhiên thấy những thánh đường và nhà xứ nguy nga lộng lẫy được xây cất sau 1975!

 

Nếu chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, tại sao Công giáo có thể tổ chức “Lễ hội La vang” qui tụ trên một trăm ngàn tín đồ trong năm 1999? và tại sao các giám mục và linh mục được phép xuất ngoại nườm nượp như đi chợ?

 

Phải chăng chính quyền Việt Nam đă quá tin tưởng vào sự phản tỉnh dân tộc của 7 triệu tín đồ Công giáo nên đă quá lơ là cảnh giác và quá buông lỏng dễ dăi với họ?

 

      Trên trang nhà Giao Điểm (giaodiem.com và giaodiem.net) tháng 3-2003 có đăng bài viết tựa đề: “Việt Nam phải cẩn thận về một tập đoàn cực kỳ hiếu chiến”, hai tác giả của bài viết này là Đào duy Toàn và Hồng Hà Lư trọng Vơ đă khẩn thiết lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề cấp bách là phải diệt trừ tham nhũng để không cho đạo quân thứ năm của địch xâm nhập các cơ cấu chính quyền để lũng đoạn. Hai tác giả bày tỏ nỗi niềm tha thiết của ḿnh đối với mối lo chung của cả dân tộc: “Đây là lời cảnh báo chí t́nh của những người Việt xa quê!”.

 

      Trong tháng 2/2003, trang nhà Giao Điểm có đăng bài tham luận rất giá trị mang tựa đề: “Đối trị với sách lược của Vatican” của Nhật Nam và Phạm phú Bổn. Hai tác giả nhấn mạnh đến tính chất đế quốc bất biến của Vatican là luôn luôn xâm lăng văn hóa chính trị trên toàn cầu và Việt Nam là kẻ thù lịch sử của Vatican.

 

Theo hai tác giả th́ Giáo hội Công giáo có bốn thuộc tính:

 

1. Luôn luôn khống chế thế quyền để phát triển giáo quyền.

 

2. Tu sĩ cũng như giáo dân Công giáo luôn luôn t́m cách “mở mang nước Chúa” dù phạm tội ác.

 

3. Trong hiện tại, Công giáo VN có thể lợi dụng các cánh tay nối dài của Tây phương (như Kinh tế thị trường, thông tin đại chúng) để khuynh loát chính quyền nhằm tạo lợi thế.

 

4. Giáo hội Công giáo VN là đạo quân thứ năm (của Vatican) có tính chất chuyên nghiệp, bản địa. Đây là một lực lượng chính trị quần chúng có tổ chức chặt chẽ và có lănh đạo quy mô. Trong trường hợp có biến động, lực lượng tiềm ẩn này sẽ nối kết chặt chẽ với Công giáo VN hải ngoại thành một thế “nội công ngoại kích” nguy hiểm.

 

Để kết thúc bài tham luận trên, hai tác giả đưa ra một số biện pháp để đối trị với sách lược của Vatican, tôi đặc biệt quan tâm và nhiệt liệt tán thành hai biện pháp sau đây:

 

Thứ nhất: Trong đoản kỳ, chúng ta chấp nhận sự hiện diện của Giáo hội Công giáo VN như một thành phần dân tộc. Nhưng chúng ta cần phải ư thức dứt khoát rằng: Bảy triệu tín đồ Công giáo VN là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm trên cơ thể quốc gia, do đó cần phải t́m cách cô lập chặt chẽ để giới hạn tối đa sức bành trướng của nó và hạn chế tối đa sức công phá để kéo dài cuộc sống của nó.

 

Thứ hai: Cần có một chính sách thích đáng đối với Công giáo VN đặt trên cơ sở giáo dục nhằm giúp họ phản tỉnh để sớm trở về với dân tộc. Đồng thời cần phải giới hạn tối đa mọi liên hệ giữa họ với Vatican để dần dần đi tới sự h́nh thành giáo hội Công giáo VN tự trị.

 

      Hai điều nói trên rất xác đáng nhưng đă được nêu lên như những nguyên tắc tổng quát có tính cách chỉ đạo. Tôi viết bài viết này với mục đích đề xuất một số đề nghị cụ thể và chi tiết để góp ư với các giới chức có trách nhiệm về tôn giáo ở Việt Nam trong vấn đề khó khăn hiện nay là vừa phải đối phó với sách luợc của Vatican, vừa phải đối phó với những cụ biến loạn do những người Tin lành gây ra.

 

      Những biện pháp tôi đề xuất chủ yếu nhằm thực hiện sự cô lập chặt chẽ để giới hạn tối đa sức bành trướng của Công giáo và Tin lành, chú trọng công tác giáo dục qua sách báo để giúp họ phản tỉnh và sau hết là tạo mọi điều kiện để sớm hoàn thành một giáo hội Công giáo tự trị của người Việt Nam. Đó là một giáo hội Công giáo độc lập, tự quản và hoàn toàn tách rời khỏi sự thống trị độc đoán của bọn lưu manh quốc tế đội lốt thày tu ở Vatican.

 

      Trước khi đi vào vấn đề chính yếu này, chúng ta hăy dành một ít thời gian để duyệt qua bài học kinh nghiệm của Trung quốc trong việc đối phó với sách lược của Vatican trong hơn nửa thế kỷ qua. Những bài học quí giá của Trung quốc chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều bổ ích.

 

Những kinh nghiệm quí giá của Trung quốc từ 1949 đến nay:

 

      Giáo sư sử học Michael Mi Chengfeng, thuộc trường Đại học Nhân dân Bắc kinh, đă viết một bài đặc biệt về “Quan hệ ngoại giao Trung quốc – Vatican”. Bài viết bằng Anh ngữ đựơc đăng trên tờ Tripod tháng 10-1996, được dịch sang Pháp ngữ đăng trên tạp chí Giáo hội tại Á châu (Église de l’Asie). Bản dịch Việt ngữ được đăng trên Nguyệt san “Công giáo và Dân tộc” (không rơ số báo và ngày tháng phát hành).

 

      Tác giả điểm qua vài nét chính của lịch sử giáo hội Công giáo tại Trung quốc: Đạo Công giáo đă có mặt rất sớm tại Mông cổ từ cuối thế kỷ 13. Tại lục địa Trung quốc, công cuộc truyền giáo thực thụ được xác định là năm 1583 khi linh mục ḍng Tên người Ư Matteo Ricci đặt chân lên đất nước này. Matteo Ricci tự ư đổi tên thành Mă Lợi Đậu, ăn mặc theo kiểu Trung quốc, giảng đạo bằng ngôn ngữ địa phương và viết nhiều sách bằng chữ Hán. Ricci sống liên tục tại Trung quốc đề giảng đạo trong 27 năm, gây được nhiều ảnh hưởng lớn tại triều đ́nh Trung quốc và trong giới nho sĩ. Khi qua đời vào năm 1610, Ricci đă được triều đ́nh Trung quốc làm lễ quốc táng.

 

      Đầu thế kỷ 18, tức cuối đời nhà Minh, Trung quốc có 1 triệu tín đồ Công giáo. Luo Wenzao là người Hoa đầu tiên được Vatican phong chức giám mục cai quản giáo phận Nam Kinh.

 

      Năm 1949, Chủ nghĩa Cộng sản chiến thắng và nắm quyền cai trị toàn lục địa Trung hoa. Vào thời điểm đó giáo hội Công giáo Trung quốc có 3 triệu tín đồ, chiếm tỷ lệ 0.58% dân số toàn quốc. Tuy tỉ số giáo dân rất nhỏ nhoi nhưng giáo hội Công giáo Trung quốc là sở hữu chủ của nhiều trường đại học và học viện và bệnh viện rải rác khắp nơi trong nước.

 

Ngày 30.11.1949, giáo hội Công giáo Trung quốc tuyên bố cắt đứt quan hệ với Vatican để biến thành Giáo hội Tự trị với khẩu hiệu “Tam Tự”:

 

1. Tự chủ về lănh đạo (hoàn toàn độc lập với Vatican)

 

2. Tự chủ về quản trị tài chánh

 

3. Tự chủ về nhân sự và họat động (không cần thừa sai và các tu sĩ nam nữ ngoại quốc).

 

Ngày 4-9-1951, chính phủ Trung quốc trục xuất khâm sứ Ṭa thánh Antonio Riberi, chính thức chấm dứt mọi quan hệ ngoại giao với Vatican.

 

      Năm 1955, chính phủ Trung quốc trục xuất  tất cả các tu sĩ ngoại quốc (bao gồm 1/3 tổng số nữ tu, ½ tổng số linh mục và 4/5 tổng số giám mục). Trong biến cố này chúng ta cần đặc biệt lưu ư đến Hội đồng Giám mục Trung quốc. Hội đồng này được Vatican thiết lập ngày 11-4-1946 gồm có 3/4 giám mục là người ngoại quốc và chỉ có 1/5 là người Trung quốc mà thôi. Việc trục xuất các giám mục ngoại quốc năm 1955 trong thực tế chính là sự giải tán Hội đồng Giám mục Trung quốc do Vatican lập nên. Kể từ 1955 đến 1958, chính phủ Trung quốc tuyển chọn và phong chức cho 13 giám mục mới không cần sự ưng thuận của Vatican. Đến năm 1962, tổng số giám mục được tấn phong lên tới 42 người. Năm 1980, chính phủ Trung quốc chính thức lập ra hai tổ chức cho giáo hội Công giáo:

 

1. Hội đồng Giám mục Trung quốc chuyên lo việc đạo

 

2. Ủy ban Hành chánh Công giáo Trung quốc đảm trách việc liên lạc giữa giáo hội Công giáo với chính quyền.

 

      Năm 1982, Hiến pháp mới của Trung quốc có điều khoản: “Trung quốc chống lại sự thống trị của bên ngoài đối với các giáo hội trong nước”.

 

      Trong đầu thập niên 1980, giáo hoàng John Paul II đă nhiều lần lên tiếng “ḥa giải’ với Trung quốc, tuy nhiên chính quyền Trung quốc đă đáp lại bằng “Văn bản số 3” của Hội đồng Nhà nước trong tháng 2-1989 với tựa đề “Chỉ thị của Đảng về cách thế điều hành giáo hội Công giáo trong t́nh h́nh mới” : Người Công giáo Trung quốc có thể nh́n nhận giáo hoàng là thủ lănh tinh thần của ḿnh nhưng tu sĩ và tín đồ Công giáo Trung quốc không được phép trực tiếp liên hệ với Vatican và giáo hội Trung quốc vẫn tiếp tục lựa chọn và tấn phong các giám mục của ḿnh. Giáo hội Trung quốc không thể bị đặt dưới quyền cai trị của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào ở ngoài Trung quốc. Trung quốc không chấp nhận việc người nước ngoài thao túng chủ quyền Trung quốc hặoc thực thi một h́nh thức kiểm soát hành chánh nào trên lănh thổ Trung quốc.

 

      Đề nghị một số biện pháp cụ thể để cứu nguy dân tộc khỏi nạn Công giáo – Tin lành.

 

Biện pháp một: Trước hết, chúng ta cần có một Tu chính Hiến Pháp xác định chủ quyền quốc gia là chủ quyền tối thượng. Mọi sự thống trị của bên ngoài đối với giáo hội trong nước đều là những h́nh thức xâm phạm chủ quyền tối thượng của quốc gia. Giáo hội Công giáo VN và các tổ chức “Hội thánh Tin lành” không thể bị đặt dưới quyền cai trị hoặc khống chế bời một tổ chức hay cá nhân nào ngoài Việt Nam.

 

      Tu chính án hiến pháp sẽ là một điều khoản luật pháp tối cao như ngọn lửa hải đăng hướng dẫn và điều chỉnh mọi văn kiện luật pháp cũng như mọi định chế của tôn giáo hay của chính phủ nầu không phù hợp sẽ đều phải được điều chỉnh lại. Tinh thần của Tu chính án Hiến pháp nói trên sẽ được đưa đến hệ quả trực tiếp là phải đưa Giáo hội Công giáo VN ra khỏi sự thống trị của Vatican như hiện nay để tiến tới sự h́nh thành một “Giáo hội Công giáo VN Tự trị”. Vatican là một tên đế quốc đầu sỏ lâu đời nhất và nguy hiểm nhất. Nó đă được giới học giả Tây phương gọi là “Con Bạch tuộc của Đức Chúa Trời” (Octopus Dei). Về thần quyền nó là thủ đô tinh thần của gần một tỉ thần dân là các tín đồ Công giáo trên khắp thế giới. Về thế quyền, nó là một quốc gia riêng biệt, có lănh thổ riêng, quốc kỳ, quốc ca riêng. Giáo hoàng là quốc trưởng đứng đầu một nội các gồm có nhiều bộ. Quốc gia Vatican có quan hện ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới trên cấp bậc đại sứ. Chúng ta nên theo gương Trung quốc cắt đứt mọi liên hệ ngoại giao với tên đế quốc đầu sỏ này. Cái đầu của con Bạch tuộc đế quốc ở tại Rome, nhưng mỗi cái ṿi của nó chính là giáo hội công giáo tại mỗi quốc gia. Giáo hội Công giáo VN hiện nay rất trung thành và tuyệt đối vâng lời Vatican. Tập thể bảy triệu tín đồ Công giáo VN là một cái ṿi lớn của con Bạch tuộc Công giáo La mă . Nói cách khác, đó chính là đạo quân thứ năm của chủ nghĩa đế quốc nằm vùng thường trực trong ḷng dân tộc VN.  Muốn bảo vệ sinh mạng dân tộc, chúng ta không có cách nào khác hơn là phải cô lập hoàn toàn tâp thể tín đồ Công giáo VN với Vatican. Cần có một đạo luật xác định: không một tu sĩ hay giáo dân nào được phép liên hệ trực tiếp với Vatican (tương tự như Văn bản số 3 của Hội đồng Nhà nước Trung quốc tháng 2-1989). Về điểm này có một điều đáng chú ư là tỉ số giáo dân Trung quốc chỉ có 0.58% so với dân số cả nước. Tại VN, tỉ số giáo dân Công giáo rất cao khoảng 7%, tức tỉ số giáo dân Vn cao gấp trên 10 lần tỉ số giáo dân Trung quốc nhưng luật pháp Việt Nam hiện nay gần như thả nổi đối với Công giáo và Tin lành. Điều đó chứng tỏ Việt Nam chưa đánh giá đúng mức sự nguy hiểm của con Bạch tuộc Công giáo La mă. Hiến pháp và luật pháp của Trung quốc đối với Công giáo trong hơn nửa thế kỷ qua thật sự là một tấm gương sáng đáng cho chúng ta học hỏi.

 

Biện pháp hai: Việc cấp thiết cần được thực hiện một cách kiên quyết là giải tán Hội đồng Giám mục VN. Hội đồng này được thành lập do Sắc chỉ ngày 24-11-1960 của Giáo hoàng Gioan XXIII. Ngày 18-12-1960, HĐGMVN và toàn bộ các thành viên chính phủ Việt Nam Cộng ḥa do Ngô đ́nh Diệm lănh đạo đă tổ chức lễ tạ ơn Ṭa thánh tại Vương cung Thánh đường Sài g̣n. Tại buồi lễ này, Hội đồng Giám mục và chính phủ Diệm đă long trọng làm lễ “Dâng Tổ quốc Việt Nam cho Đức Mẹ Maria”.  Trong thực tế bè lũ Việt gian vong bản đă dâng tổ quốc Việt Nam cho đế quốc Vatican!

 

Hội đồng Giám mục hiện nay gồm các hồng y, tổng giám mục và giám mục do Vatican tuyển chọn kỹ càng. Hội đồng này là cơ quan lănh đạo đầu năo của giáo hội Công giáo VN, đồng thời cũng là ban tham mưu tối cao của đạo quân thứ năm nằm vùng trong nước, luôn luôn sẵn sàng tuân hành mọi chỉ thị phát ra từ Vatican.

 

Muốn vô hiệu hóa cái ṿi xâm lược của con Bạch tuộc vatican, việc cần thiết phải thực hiện là giải tán Hội đồng Giám mục VN. Tất cả các hồng y, tổng giám mục và giám mục đều phải bị cưỡng bách cởi bỏ áo ḍng để trở về cuộc sống thế tục. Toàn bộ tài sản và cơ sở của các giám mục phải được tịch thu. Tất cả các hồng y, tổng giám mục và giám mục hoàn tục có thể làm lễ trong pḥng riêng một ḿnh nhưng không được phép làm lễ cho giáo dân coi.

 

Giải tán Hội đồng Giám mục là bước đầu tiên phải có trước khi tiến tới việc thành lập Giáo hội Công giáo VN tự trị. Nói cách khác, Giáo hội Công giáo Việt Nam tự trị sẽ trở nên vô nghĩa khi Hội đồng Giám mục do Vatican lập nên vẫn c̣n tồn tại và vẫn tiếp tục lănh đạo giáo hội.  Giải tán Hội đồng Giám mục chính là một hành động thực tiễn phá bỏ cái mắt xích trọng yếu trong guồng máy xâm lược của Vatican để bảo tồn sinh mạng dân tộc Việt Nam.

 

Giáo hội Công giáo VN từ xưa đến nay chưa bao giờ từ bỏ truyền thống phản quốc cố hữu của họ. Đúng như hai tác giả Nhật Nam và Hồng Hà LTV nhận xét trong các bài tham luận nói trên : “Bảy triệu tín đồ Công giáo là một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm trên cơ thể quốc gia, do đó cần phải t́m cách cô lập chặt chẽ để giời hạn tối đa sức bành trướng của nó”. Đúng vậy, nếu không có phương cách ngăn chận sự bành trướng của căn bệnh ung thư Công giáo và Tin lành th́ căn bệnh nguy hiểm này có thể gây tử vong cho Tổ quốc Việt Nam.

 

Phương cách tốt nhất để cô lập hóa giáo hội Công giáo VN với Vatican gồm có hai bước:

 

- Bước thứ nhất là giải tán Hội đồng Giám mục hiện nay.

 

- Bước thứ hai là mỗi giáo phận Công giáo sẽ triệu tập một hội nghị các linh mục trong giáo phận để tuyển chọn một tân giám mục thay thế giám mục trước đây do Vatican bổ nhiệm. Khi các địa phận đă bầu xong các tân giám mục, chúng ta sẽ có một Hội đồng Giám mục mới của một Giáo hội Công giáo VN tự trị. Việc điều hành giáo hội của Hội đồng Giám mục này ra sao và các sinh hoạt của giáo hội tự trị như thế nào v.v.... thiết tưởng về những vấn đề này chúng ta có thể học hỏi nhiều điều cụ thể và hữu ích từ những bài học kinh nghiệm quí giá của Trung quốc.

 

Đối với Tin lành, biện pháp cần thiết để ngăn chận sức bành trướng của nó là phải ngăn chận sự xâm nhập của bọn truyền giáo. Về điểm này, chúng ta có thể áp dụng những biện pháp của Do thái và Nam dương :

 

- Năm 1978, quốc hội và chính phủ Do thái đă ban hành đạo luật “Chống Truyền giáo” (Anti-Missionary Law).  Luật này qui định mọi cuộc truyền đạo Kitô tại Do thái là bất hợp pháp. Người truyền giáo sẽ bị phạt 5 năm tù và bị phạt tiền tương đương 3.200 Mỹ kim.

 

- Tại Nam dương, luật pháp buộc mọi người truyền giáo nhập cảnh Nam dương phải khai báo nghề nghiệp của ḿnh. Nếu khai nghề nghiệp truyền giáo th́ Sở Ngoại vụ Nam dương cho phép họ được lưu trú tối đa 6 tháng. Trong trường hợp không khai báo mà hành nghề truyền giáo tại Nam dương bất hợp pháp, người vi phạm sẽ bị án tù hoặc trục xuất.

 

Biện Pháp ba: Cần đặt nặng vấn đề giáo dục để cải hóa 7 triệu tín đồ Công giáo VN nhằm giúp họ phản tỉnh trở về với dân tộc.

 

Đây là một công tác có ư nghĩa hết sức cao cả và đầy tính nhân đạo v́ công tác này được xử dụng để thay thế cho biện pháp tiêu diệt đẫm máu. Tuy nhiên, giáo dục để cải hóa 7 triệu tín đồ Công giáo không phải là việc đơn giản. Công tác này đ̣i hỏi chính quyền phải sáng suốt và có quyết tâm cao, đồng thời cần có sự cộng tác của mọi tầng lớp nhân dân, nhất là giới trí thức yêu nước, bằng cách đóng góp công sức và những sản phẩm tim óc của ḿnh vào công cuộc giáo dục này.

 

Muốn cho công cuộc giáo dục đạt hiệu quả cao, chính quyền cần ban hành một số văn bản luật pháp để loại bỏ những hiện tượng tiêu cực c̣n tồn đọng:

 

1. Loại bỏ những bài kinh nguyện (prayers) có nội dung phản quốc như “Kính dân đất nước Việt Nam cho Trái tim Chúa”, “Kinh cầu cho kẻ ngoại” hoặc có nội dung nhục mạ Phật giáo như “Kinh cầu ông Thánh Phanxicô” hoặc nhục mạ 92% dân tộc Việt Nam không-Công-giáo-La-mă: “Kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo”  (Kinh Bổn).

 

2. Chấm dứt t́nh trạng thả lỏng hiện nay để cho các tu sĩ Công giáo tự do thuyết giảng ở nhà thờ. Hiện tượng này có thể sẽ vô hiệu hóa mọi kết quả của công tác giáo dục. Cần có điều luật buộc mọi tu sĩ phải nạp bản thuyết giảng cho cơ quan hữu trách trước vài ngày thuyết giảng và chỉ được phép nói với giáo dân những điều đă được cho phép mà thôi.

 

3. Chấm dứt các lễ hội lớn được tổ chức trên qui mô toàn quốc như “Lễ hội La vang” năm 1998. Các lễ hội này thực chất chỉ là những cuộc xuống đường trá h́nh để biểu dương lực lượng và uy hiếp chính quyền. Tác dụng tiệu cực của các lễ hội này là ḷng mê tín của quần chúng tín đồ được kích thích cao độ.

 

4. Các tu sĩ Công giáo và các người truyền giáo Tin lành phải bị cấm dạy học hoặc mở trường học.

 

5. Đóng cửa các ḍng tu nam nữ v́ sự tồn tại của các ḍng tu này là những cản trở lớn cho sự giáo dục. Hầu hết các ḍng tu đều có nhiệm vụ chính yếu là truyền giáo nhưng mỗi ḍng tu đều có một tôn chỉ riêng và phương cách truyền đạo riêng. Các ḍng tu nam quan trọng là ḍng Tên (Dominician / Nhà thờ Ba Chuông), ḍng Chúa Cứu Thế, ḍng Đồng Công, ḍng Phanxicô, Antôn, Don Bosco, Phước Sơn...  Các dong nữ tu quan trọng là ḍng Mến Thánh Giá, ḍng Saint Paul, ḍng Tu Kín....

 

Toàn bộ công cuộc giáo dục cần phải qui hoặch để đạt được 3 mục tiêu sau đây:

 

- Mục tiêu thứ nhất:  Xét theo bề ngoài th́ 7 triệu đồng bào Công giáo không khác ǵ với những người Việt Nam b́nh thường khác. Nhưng thật sự 7 triệu người Công giáo hiện đang sống trong t́nh trạng hết sức mọi rợ về tâm linh. Trước hết, họ luôn luôn mang tâm cảm là một bày súc vật thuộc quyền chăn dắt tuyệt đối của các vị chủ chăn ở Vatican. Người Công giáo thường hay kết án chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền, nhưng trong thực tế chính họ đă tự rứt bỏ quyền làm người của họ để xin được làm một bày súc vật của ngoại bang. Trong kinh ‘Dâng cơi Đông Dương cho Đức Nữ Đồng Trinh Maria’ có câu: “V́ công nghiệp Đức Mẹ chuyển cần, xin cho dân cơi Đông Dương nhờ có máu châu báu của con Đức Mẹ đă đổ ra mà cứu chuộc, thảy đều nên một ràn cùng một kẻ chăn” (kinh Nhựt khóa trang 172). Danh từ “một ràn” trong bài kinh có nghĩa là một bày súc vật (cừu non / con chiên) và danh từ “một kẻ chăn” chính là giáo hoàng ở Rome! Trong các sách kinh Công giáo không thiếu ǵ những lời kinh tương tự, hậu quả tai hại là Giáo hội Công giáo VN đă tự biến ḿnh thành một giáo hội súc vật hèn hạ. Cho nên, mục tiêu thứ nhất của công cuộc giáo dục phải đạt tới là giải cứu bảy triệu đồng bào Công giáo thóat khỏi cái “mặc cảm súc vật” để từ đó họ tự khôi phục nhân phẩm và quyền làm người của chính họ. Sự giáo dục tạo cơ hội cho người Công giáo trải qua một quá tŕnh khó khăn nhất là quá tŕnh tiến từ súc vật trở thành người (human being)!

 

- Mục tiêu thứ hai:  Người Công giáo có một thói tật rất xấu xa và ngu xuẩn, đó chính là thói tật thích “ăn thịt uống máu Chúa!”  Dù chỉ là ăn thịt uống máu tưởng tượng một cách ngớ ngẩn qua cái nghi lễ quái đản được gọi là “Phép bí tích Ḿnh Thánh Chúa”, nhưng trong đáy sâu tâm hồn họ đích thực là một lũ mọi ăn thịt người (Cannibals). Dù bề ngoài, người Công giáo có thể có dáng vẻ học thức văn minh sang trọng, nhưng xét về bản chất tâm linh họ vẫn là những tên mọi ăn thịt người man rợ thuộc thời kỳ bán khai của ḍng tiến hóa nhân loại. Công cuộc giáo dục phải đạt tới mục tiêu cải biến bảy triệu tên “mọi ăn thịt người” trở thành bảy triệu người b́nh thường.

 

- Mục tiêu thứ ba: Trong sách “Thực chất đạo Công giáo và các đạo Chúa” do GĐ xuất bản Xuân 2003, trong chương 5 phần I, dưới tựa đề “Vai tṛ Chính quyền trong tương quan Công giáo – Dân tộc” (50 trang) tôi đă tŕnh bày cặn kẽ hai vấn đề:

 

1. Người Công giáo không thể cùng một lúc vừa trung thành với Vatican vừa trung thành với Tổ quốc. Bất cứ một tín đồ nào trung thành với Vatican đều đương nhiên trở thành kẻ phản quốc. Đây là một sự thật hiển nhiên có thể được kiểm chứng dễ dàng bằng lịch sử thế giới và bằng lịch sử Việt Nam.

 

2. Bất cứ ai có ḷng yêu nước thật sự và có tinh thần tự trọng dân tộc đều không thể chấp nhận sự cai trị của Vatican đối với một thành phần dân tộc Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đă chứng minh từ xưa đến nay cộng đồng Công giáo VN luôn luôn hành động nhằm phục vụ “nước Chúa” Vatican và hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của dân tộc. Có thể nói, giáo hội Công giáo VN là một tập thể Việt gian lớn nhất trong lịch sử dân tộc và có truyền thống phản quốc lâu đời nhất từ trước đến nay.

 

      Mục tiêu thứ ba của công cuộc giáo dục là phải nhằm cải tạo tư tưởng để biến bảy triệu tên Việt gian nằm vùng hiện nay trở thành bảy triệu công dân lương thiện trong ḷng dân tộc.

 

      Trong hiện tại, giáo hội Công giáo VN vẫn thống thuộc sự lănh đạo của Vatican thông qua Hội đồng Giám mục do chính bọn chúng tuyển chọn và phong chức. Giáo hội Công giáo VN hiện nay vẫn giữ nguyên vẹn các đặc tính cố hữu là một giáo hội súc vật, một bộ lạc của lũ mọi ăn thịt người và vẫn là bảy triệu tên Việt gian chính hiệu nằm vùng trong đạo quân thứ năm của chủ nghĩa đế quốc.

 

      Tôi rất ngạc nhiên trước sự liện mới đây nhà nước VN cho phép Công giáo tổ chức “Đại hội những người Công giáo VN xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong khi đó Tổng Giám mục Mẫn vẫn ca ngợi nền thần học dối trá bịp bợm của Công giáo và vẫn xác nhận thái độ của Công giáo VN là “quên ḿnh trong vâng phục Vatican”!  Bảy triệu người Công giáo hiện nay chưa được giáo dục và chưa được chuẩn bị tâm tư đầy đủ để tham gia công cuộc “xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tôi đề nghị chính quyền VN hăy tạm thời hủy bỏ “Đại hội những người Công giáo VN xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.  Hoàn cảnh thích hợp nhất để tổ chức những đại hội này chỉ có thể có sau khi Hội đồng Giám mục VN hiện nay bị giải tán để h́nh thành Giáo hội Công giáo VN Tự trị.

 

Biện pháp bốn: Nhằm mục tiêu hạn chế tối đa sức bành trướng của giáo hội Công giáo hiện nay và để thúc đẩy nhanh việc thành lập Giáo hội Công giáo VN tự trị, chính quyền cần sớm ban hành quyết định tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội Công giáo.

 

      Sau khi Hội đồng Giám mục hiện hữu đă bị giải tán, chính quyền sẽ dần dần trả lại tài sản cho “Giáo hội Công giáo VN tự trị” chiếu theo các nhu cầu chính đáng của từng giáo xứ hoặc tùy theo các sinh hoạt cần thiết của giáo hội.

 

      Tuy nhiên, đối với các tài sản của giáo hội có nguồn gốc thủ đắc bất chính hoặc đă là cơ sở gây tội ác đối với dân tộc th́ cần phải được tịch thu vĩnh viễn, không hoàn trả. Trong số các nhà thờ nổi tiếng như nhà thờ Lớn Hà nội, nhà thờ Đức Bà Sài g̣n và nhà thờ  La vang đều là những tài sản ăn cướp của nhà chùa Phật giáo từ cuối thế kỷ 19. Tên Huyện Sĩ dựa vào thế lực của Pháp cướp đất của đồng bào miền Nam trở thành đại điền chủ hết sức giàu có. Tên Việt gian Công giáo này đă dùng một phần tài sản ăn cướp đi xây nhà thờ Huyện Sĩ. Do đó, nhà thờ Huyện Sĩ cần được tịch thu để biến thành một cơ sở phục vụ công ích, chẳng hạn như biến nhà thờ Huyện Sĩ thành một viện bảo tàng triển lăm tội ác của Công giáo từ xưa đến nay.

 

Nhà thờ Phát Diệm là sào huyệt của bọn Việt gian trải qua nhiều thế hệ: khởi đầu từ Trần Lục, qua Nguyễn bá Ṭng, Lê hữu Từ đến Hoàng Quỳnh. Chính quyền nên tịch thu nhà thờ Phát Diệm như một h́nh thức trừng phạt bọn Việt gian này.

 

Tất cả những điều tŕnh bày ở trên đây chỉ là những ư kiến cá nhân, chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót do chủ quan và do sự hiểu biết hạn hẹp của người viết. Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc thức giả cùng có nỗi ưu tư về quốc nạn Công giáo - Tin lành. Tôi xin chân thành cảm tạ.

 

 

Charlie Nguyễn

 

Tháng 4.2003

 

 

 

 

 

 Độc Thần Giáo

 

(MonoTheism)

 

                                                Charlie Nguyễn

 

Từ thế kỷ 2 (sau công nguyên), ông Sỹ Nhiếp (137-226) đă khai mở kỷ nguyên Tam Giáo (Phật-Khổng-Lăo) ở Việt Nam. Song song với Tam Giáo đồng lưu, phần đông người Việt chúng ta theo đạo “Thờ Cúng Ông Bà”. Như vậy, trong suốt hơn 13 thế kỷ, dân tộc Việt Nam đă theo và thực hành 4 đạo (nếu coi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như một tôn giáo), nhưng chẳng có đạo nào thờ Thần (God) và hầu như cả 4 đạo chỉ là 4 “triết lư sống” hơn là 4 tôn giáo.

 

Măi đến đầu thế kỷ 16, khoảng vào năm 1533, lần đầu tiên có một đạo “độc thần” thuộc văn hóa du mục Tây Phương (Do Thái-Ả Rập) là đạo Công Giáo La Mă (Roman Catholicism)  đă xâm nhập vào vùng Bùi Chu-Phát Diệm thuộc miền duyên hải Bắc Việt. V́ bản chất  của đạo này hoàn toàn trái ngược với bản chất văn hóa “nông nghiệp nhân bản” của dân tộc nên đạo này đă gây nên nhiều “va chạm đột ngột” (shocks) về tâm lư cũng như về sinh hoạt xă hội. Nó đă gây phân hóa dân tộc, biến 7-8% thành phần dân tộc thành những phần tử tách rời và luôn luôn đối kháng với quyền lợi dân tộc. Cuối cùng họ đă đưa dân tộc vào ṿng nô lệ ngoại bang và tới nay những hệ lụy tai hại của nó cũng vẫn c̣n tồn tại.

 

Từ đầu thế kỷ 20, một loạt các đạo “độc thần” thuộc KiTô giáo là các giáo phái Tin Lành đă xâm phạm nước ta. Họ đă lập được nhiều cơ sở tôn giáo hoạt động tại khắp Trung-Nam-Bắc Việt Nam trong suốt thời Pháp thuộc. Trong cuộc chiến Việt-Mỹ (1964-1975), nhiều giáo phái Tin Lành Mỹ đă lợi dụng ưu thế quân sự và tiền bạc để dụ dỗ mua chuộc những người Thượng  nhẹ dạ lập nên những “Hội Thánh Tin Lành” tại miền Cao Nguyên ở Trung và Bắc Việt. Ngày nay, những “Hội Thánh” này đă trở thành những ung nhọt nhức nhối cho dân tộc Việt Nam.

 

Mặc dầu KiTô giáo (Công giáo và Tin Lành) có mặt tại nước ta đă mấy trăm năm, nhưng nó vẫn là một thứ sản phẩm văn hóa xa lạ đối với tuyệt đại đa số dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, vẫn có nhiều người Việt Nam lầm lẫn về các danh xưng tôn giáo này của Tây Phưong. Điều này dễ hiểu v́ hai hệ thống tôn giáo của Tây Phương và Đông Phương hoàn toàn khác biệt nhau. Trải qua nhiều thế kỷ, các tôn giáo Tây Phương bị phân hóa thành rất nhiều giáo phái (denominations) khác nhau, với tên gọi khác nhau, làm cho chúng ta nh́n vào cái khối tôn giáo phức tạp này phải rối mắt và rất khó phân biệt.

 

Điều lầm lẫn lớn nhất và đáng nói nhất là nhiều người Việt đă lầm lẫn gọi KiTô giáo hoặc Công giáo La Mă là “Thiên Chúa Giáo”, v́ trong thế giới Tây Phương không hề có danh từ “Thiên Chúa Giáo”. Chúng ta đă biết các tôn giáo thờ Chúa đều đă xuất phát và thịnh hành trong các nền văn hóa Tây phương (bao gồm các nước Âu Mỹ, Do Thái, Ả Rập) Quan niệm về Chúa hay Thần (God)  và cách đặt tên hoặc phân loại các tôn giáo của họ hoàn toàn khác biệt với quan niệm của chúng ta. Do đó, muốn xử dụng đúng các danh từ tôn giáo Tây phương, chúng ta phải hiểu rơ cách suy nghĩ và quan niệm của họ về tôn giáo. Đồng thời chúng ta cũng cần phải hiểu người Á Đông, nhất là các tín đồ Phật giáo Việt Nam quan niệm về “tôn giáo” như thế nào.

 

Trong bài viết “Vô Ngă” đăng trong tạp chí Hoa Sen, số 46, ngày 15-5-2002, giáo sư Trần Trung Ngọc đă giải thích hết sức rơ ràng và dễ hiểu về sự khác biệt trong quan niện về tôn giáo giữa người Tây phương và người Phật tử như sau (trang 70-71):

“ Phật giáo không phải là một tôn giáo theo nghĩa của người Tây phương  thường hiểu, nghĩa là một tôn giáo trong đó các tín đồ tin rằng có một vị Thần (hoặc Thiên Chúa/Thượng Đế) có khả năng sáng tạo ra vũ trụ muôn loài, có quyền thưởng phạt con người. Do đó con người sợ hăi và cầu nguyện để xin vị Thần đó ban ân huệ cho ḿnh và nhất là ban cho ḿnh có sự sống đời đời sau khi chết. Phật giáo quan niệm một tâm cảnh như trên làm mất phẩm giá con người, v́ như vậy là con người tự buộc ḿnh vào mớ xiềng xích nô lệ. Nô lệ vật chất hay nô lệ tôn giáo tâm linh cũng đều là nô lệ. Do đó, nếu chúng ta coi Phật giáo là một tôn giáo th́ chúng ta cần phải hiểu đó là một tôn giáo nhân bản và nhân chủ. Nhân bản là đặt căn bản trên con người. Nhân chủ là con người tự làm chủ ḿnh, tự ḿnh tu tập để đi đến giải thoát, chứ không trông ngóng ở bất cứ một thứ Thần quyền nào”.

 

Hoàn toàn tương phản với quan niệm về tôn giáo nói trên của Phật giáo, trong mọi tôn giáo của Tây phương luôn luôn phải có sự hiện diện của một vị Thần (God). Tiếng Hy Lạp gọi Thần (God) là “Theo”. Từ căn ngữ “Theo”, người Tây phương đă sáng tạo các danh từ về tôn giáo của họ.Tỷ dụ :

            - Theology        : khoa thần học

            - Theism           : hữu thần

            - Atheism         : vô thần

            - Polytheism     : đa thần giáo (đạo thờ nhiều Thần như Đa Thần giáo La Mă hay Hy Lạp)

            - Monotheism   : độc thần giáo (như các dạo thờ Chúa – God)

            - Non-theism    : phi thần giáo (như Phật giáo đặt trọng tâm vào con người, chứ không vào một vị thần nào cả)

 

Danh Từ “Độc Thần Giáo” (Monotheism) được h́nh thành bởi hai chữ: “Mono” có nghĩa là Một (duy nhất) và “Theism” (Theo=God). Như vậy, Độc Thần giáo có nghĩa là niềm tin tôn giáo vào một vị thần duy nhất (Monotheism is the belief in only one God).

 

Người Tây phương dùng danh từ Độc Thần giáo (Monotheism) để gọi chung 3 tôn giáo thuộc hệ thống “độc thần” là: Do Thái giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo (the three related monotheist faiths of Judaism, Christianity and Islam). Cả ba tôn giáo này đều thờ chung một Chúa (God) nhưng người ta đă không gọi những tôn giáo này là Thiên Chúa Giáo. Chỉ có một danh từ chung cho các đạo thờ Chúa là “Độc Thần Giáo” mà thôi.  Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu về ba tôn giáo độc thần này :

 

1.  Do Thái Giáo (Judaism) : Riêng cái tên “Do Thái giáo” cũng đă đủ nói lên cái ư nghĩa hạn chế của nó:  đó là đạo của một dân tộc (a religion limited to one people). Tín đồ Do Thái giáo chính là công dân Do Thái. Hiện nay số tín đồ Do Thái giáo khoảng 12 triệu người (ở Mỹ 5.8 triệu; ở Israel 4.6 triệu, ở các nơi khác trên thế giới 1.6 triệu).

 

Do Thái là một dân tộc nhỏ bé, nhưng ảnh hưởng văn hóa của nó đối với Tây phương thật là lớn lao: Ít nhất là 1/3 nền văn minh Tây phương  mang dấu ấn của các tổ tiên Do Thái: Adam Smith, Noah Webster, Abraham Lincoln, Isaac Newton, Rebecca West, Sara Teasdale, Michaelangelo, và nhiều nữa.

 

Bản kinh Mười Điều Răn (The Ten Commandments) được toàn thế giới Kitô giáo và Hồi giáo (gồm quá nửa tổng số nhân loại) tuân theo. Chính nó đă tạo nền tảng tinh thần (moral foundation) cho thế giới Tây phương. Những điều răn : “Thou shalt not murder, Thou shalt not commit adultery, Thou shalt not steal, .....” tiếp tục có tác dụng từ 3000 năm trước cho đến nay.

 

Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn lao nhất của dân tộc Do Thái đến với thế giới chính là đạo Do Thái:  từ 5000 năm qua, các dân tộc Babylon, Ai Cập, Syria và các dân tộc khác ở Âu Châu và Địa Trung Hải đều vẫn nghĩ rằng mỗi một năng lực thiên nhiên đều được cai quản bởi một vị thần riêng biệt: băo tố có Thần Băo Tố, sấm sét có Thần Sấm Sét, ... rồi Thần Biển, Thần Mặt Trăng, Thần Mặt Trời, Thần Núi, Thần Sông, v.v.... Nhưng riêng dân tộc Do Thái, suốt 5000 năm qua, chỉ có một quan niệm hết sức rơ rệt là “một Thiên Chúa đơn thuần cho muôn loài” (A single Lord of all being). Rơ ràng là các nước Trung Đông cổ xưa theo Đa Thần giáo (Polytheism), trong khi Do Thái là nước duy nhất theo Độc Thần. Kinh thánh Cựu Ước Do Thái xác định Thiên Chúa Yahweh là Thiên Chúa duy nhất được tôn thờ bởi dân tộc Do Thái. V́ thế Yahweh là Thiên Chúa (Thần) của Israel (God of Israel). Như vậy, ngay từ ngày đầu có lịch sử Do Thái, những người Do Thái đă tự khẳng định bản thân ḿnh là những người độc thần (monotheists). Sách Cựu Ước Deuteronomy (6:4) tạo nền tảng “độc thần” cho dân tộc Do Thái: “Dân tộc Do Thái, hăy nghe đây, Chúa của chúng ta, Chúa là Một” (hear, O Israel, the Lord is our God, the Lord is One). Đạo Do Thái trở thành khởi điểm của Độc Thần giáo (The point of departure of Monotheism) hay nói đúng hơn, Do Thái giáo là “Mẹ” của các đạo Độc Thần (the mother of all monotheist religions).

 

2. Ki Tô Giáo (Christianity)  :  KiTô giáo là đứa con đầu ḷng của Do Thái giáo. KiTô giáo sau vài thế kỷ phát triển, nhất là từ sau thế kỷ 4 do được sự công nhận là “quốc giáo” cho toàn thể đế quốc La Mă của hoàng đế Constantine, KiTô giáo đă trở thành một tôn giáo phổ biến rộng răi khắp thề giới. Ngày nay, tổng số tín đồ KiTô giáo lên tới 2 tỷ 100 triệu, tức khoảng 1/3 tổng số nhân loại !

 

KiTô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới, nhưng đă bị chia thành 3 khối chính (three major divisions):

                        a. Công giáo La Mă                              (Catholicism)

                        b. Chính Thống giáo Đông phương        (Eastyern Orthodox)

                        c. Tin Lành                                           (Protestantism)

 

Dù bị chia ra nhiều giáo phái nhỏ, tất cả các tín đổ KiTô giáo đều thống nhất ở một điểm là  tôn thờ Jesus Christ. Chúng ta có thể phân biệt hai Jesus: một “Jesus của lịch sử” (Jesus of History) và một “Jesus của niềm tin” (the Jesus of Faith)

 

- Về “Jesus của  lịch sử” , chúng ta biết rất ít về Ngài. Thậm chí người ta cho rằng chỉ có 20% các lời nói của Jesus trong các sách Tân Ước là đúng thật của Jesus, 80% c̣n lại là những lời bịa đặt do người ta gán cho Ngài mà thôi.. Jesus chưa bao giờ  bước chân ra khỏi sinh quán xa tới 90 dậm ! Không hề được bước chân tới trường học ngày nào, nên ông ta là một kẻ hoàn toàn mù chữ và thất học.

Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, “Jesus của lịch sử” đă biến thành “Jesus của niềm tin” (The Christ of Faith):

 

-  Trước hết, những người Do Thái mến mộ Jesus ở thủ đô Jerusalem trong đầu thế kỷ 1 đă trở thành những tín dồ KiTô giáo đầu tiên (Jewish Christians). Họ không nghĩ là một tôn giáo mới đă được h́nh thành mà chỉ nghĩ rằng: Jesus là một tín đồ của đạo Do Thái và chính họ cũng vẫn là những tín đồ Do Thái giáo.

 

-  Từ sau thế kỷ 4, KiTô giáo được công nhận  là quốc giáo của đế quốc La Mă, các tín đồ KiTô giáo gốc La Mă (Roman Christians) đă đem vào KiTô giáo rất nhiều nghi lễ và tập tục của Đa Thần giáo La Mă: nhận ngày sinh của Jesus là 25 tháng 12 dương lịch, đi lễ ngày chủ nhật (sunday). Những ngày này thật ra là những ngày tế thần Mặt Trời  của Đa Thần giáo La Mă. Giáo hoàng đầu tiên của KiTô giáo là Miltiades (giám mục thứ 32 ở Rome) được hoàng đế Constantine phong là “Pontifex Maximus”.  Đó chính là chức vị của người đứng đầu Đa Thần giáo của đế quốc La Mă.  Có lẽ biến cố quan trọng nhất trong lịch sử KiTô giáo là vào năm 325, hoàng đế Constantine triệu tập công đồng Nicaea  với sự tham dự của trên 300 giám mục  (gồm hầu hết các giám mục trong toàn đế quốc hồi đó) để bỏ phiếu quyết định về bản chất của Jesus. Kết quả là do quyền lực của hoàng đế, các giám mục đă quyết định chiều theo ư nhà vua là “Christ có cùng bản chất với Chúa Cha” (Christ was of one substance with Father). Như thế là chỉ trong một sớm một chiều, Jesus từ một người thường (a man) bỗng nhiên trở thành “Thiên Chúa xuống thế làm người” (a God-man) Yahweh của Israel trở thành Chúa Cha (God the Father) và Jesus thành Chúa Con (God the Son). Jesus được gọi là “Chúa Hóa Thân” (God Incarnate). Đó là nguồn gốc của “The Incarnation of God” !

 

Quyết định của công đồng Nicaea do Constantine triệu tập năm 325 thật sự đă lập ra một tôn giáo mới là Ki Tô giáo. Cái cốt lơi của KiTô giáo là: Ta có thể biến một người tầm thường thành Thiên Chúa Toàn Năng để tôn thờ, miễn là điều này được một công đồng như công đồng Nicaea quyết định !  Công đồng Nicaea là sản phẩm quyền lực của Constantine và chính Constantine mới thực sự là cha đẻ của đạo Ki Tô.

 

Qua nhiều thế kỷ kế tiếp, nhất là sau “thánh Augustine” thuộc thế kỷ 4, nhiều nhà thần học KiTô giáo đă “thêm mắm thêm muối” hoặc “tô son trát phấn” cho Jesus bằng những thần thuyết nhảm nhí để biến ông ta thành “Đấng Tạo Hóa Toàn Năng”. Họ dùng thần thoại Hy Lạp “The Logos” (tiếng Anh dịch là “Word”) có nghĩa là “Lời Nói của Thiên Chúa”. Họ gán cho Jesus là Logos đă cùng với Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ vạn vật. Sách Tân Ước của John xác định về Jesus: The Word (Jesus)  had been with God in the beginning. Through Him all things came to be”.

 

Cuối cùng, đối với các tín đồ KiTô giáo (Christians), Jesus là Thiên Chúa, là chính đấng tạo hóa toàn năng tạo thành vũ trụ, là Chúa Cứu Thế (Savior) chuộc tội thiên hạ. Tóm lại, Jesus là “Chúa Ki Tô của niềm tin” (The Christ of Faith). Cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, Jesus kết hợp với hai người kia tạo thành Thiên Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity). Cả ba người là Một Thiên Chúa.  Với lư luận như vậy về “Thiên Chúa của đạo Ki Tô” (The Christian God), KiTô giáo tự xác định tôn giáo của ḿnh là Độc Thần giáo thứ hai sau đạo Do Thái.

 

Như trên đă nói, KiTô giáo bị phân hóa thành 3 khối tôn giáo riêng biệt và luôn luôn xung đột với nhau, rất nhiều lần trong lịch sử, họ đă đi đến nhiều cuộc xung đột đẫm máu. Chúng ta sẽ lần lượt xét về ba ngành (divisions) này của KiTô giáo :

 

 Công Giáo La Mă (Roman Catholicism) :

KiTô giáo là một hiện tượng phức tạp ( a complex phenomenon), v́ mỗi khi chúng ta đưa ra một vấn đề  chung của KiTô giáo không có nghĩa là mọi người KiTô giáo (Christians) sẽ đồng ư với chúng ta. Giáo Hội của Chúa Jesus vẫn được coi là chính thân thể của Ngài (the Church is the Body of Christ) đă bị vỡ thành 3 mảnh lớn. Thế giới KiTô giáo (the Christendom/the Christian World) đă bị phân ra 3 vùng trên 3 khu vực của thế giới :

 

(1)   Công Giáo La Mă thống trị vùng Trung và Nam Âu Châu, Ái Nhĩ Lan, các nước Trung và Nam Mỹ. Mọi tín điều và mọi thứ biệt lệ đều được ban ra từ trung tâm chỉ huy tối cao là Vatican ở Rome.

(2)   Chính Thống giáo Đông Phương  (Eastern Orthodoxy) chi phối toàn miền đông Âu Châu: Hy Lạp, các dân tộc thuộc giống Slavic (Bạch Nga, Bảo Gia Lợi, Tiệp Khắc, Macedonia, Serbia, Croatia, Ukraine, Slovakia,...) và vùng lănh thổ Liên Xô cũ.

(3)   Các giáo phái Tin Lành thống trị miền Bắc Âu Châu (Na Uy, Thụy Điển), Anh Quốc, Tô Cách Lan, và Bắc Mỹ (Mỹ và Canada).

 

Năm 380, KiTô giáo được công nhận là một tôn giáo chính thức (the official religion) của toàn đế quốc La Mă. Tất nhiên, vào thời điểm đó, KiTô giáo là một khối tôn giáo thống nhất (a united body). Cái khối thống nhất vĩ đại này chỉ tồn tại đến năm 1054. Nói một cách khác, “cái thân thể của chúa KiTô” (the body of God) do hoàng đế Constantine dựng lên chỉ giữ được cái h́nh hài của nó nguyên  vẹn trong 674 năm mà thôi. Năm 1054 là cái mốc lớn  đánh dấu sự rạn nứt đầu tiên, vĩ đại nhất và đau đớn nhất của KiTô giáo. Sự rạn nứt này đă kéo dài gần 10 thế kỷ qua và không có một dấu hiệu nào về sự hiệp thông cả. Sự phân cách giữ Đông (Chính Thống giáo Đông phương) và Tây (Công giáo La Mă) đă trở thành vĩnh viễn và vô phương cứu chữa.

 

Cái nguyên do chính yếu đưa đến đổ vỡ giữa hai giáo hội Đông và Tây của KiTô giáo chính là thái độ hống hách láo xược của Vatican đối với giáo hội Đông Phương:  Vatican dành toàn quyền giáo huấn các tín đồ (teaching authority) và củng cố quyền hành bằng  tín điều do họ tự ư đặt ra là “giáo hoàng không thể sai lầm” (the doctrine of papal infallibility). Vatican tự nhận ḿnh là “ḥn đá tảng” duy nhất do Chúa chọn để xây dựng giáo hội: “Trên viên đá này ta xây giáo hội” (On this rock, I build my Church).  Điều quan trọng hơn hết là Vatican gom hết mọi quyền năng thiêng liêng cao cả của Chúa thành quyền năng của ḿnh: Nắm giữ các ch́a khóa của Thiên Đàng (all the keys of the Kingdom of Heaven). Mọi người được cứu rỗi linh hồn hay không đều do Vatican quyết định: “Bất cứ điều ǵ con buộc ở dưới đất, điều đó sẽ bị buộc ở trên trời. Bất cứ điều ǵ  con tha ở dưới đất, điều đó sẽ được tha ở trên trời !”

 

Một thế kỷ sau biến cố rạn nứt giữa hai giáo hội Đông Tây của đạo KiTô, tức là từ đầu thế kỳ 12, giáo hội Công giáo La Mă đưa ra một ư tưởng trung tâm của giáo hội (the central idea to the Church): Giáo hội Công giáo là “đại diện” của Chúa trên trái đất, một cơ quan duy nhất có quyền ban phát mọi phép bí tích (sacraments) cho con người. Giáo hội Công giáo ấn định có 7 phép bí tích. Bảy phép bí tích này chi phối cả cuộc đời của mọi tín đồ Công giáo:

 

-  Khi mới sinh, đứa con nít phải được đưa đến nhà thờ chịu phép rửa tội (Baptism) để xin Chúa tha cho nó cái “tội tổ tông”. Khi nó lớn lên  12-13 tuổi, nó cần được chịu phép thêm sức (Confirmation). Thêm vài  tuổi nữa nó sẽ được hướng dẫn để đi xưng tội (confession) và quan trọng hơn cả là phép ḿnh Thánh Chúa (the Holy Eucharist) trong các lễ Misa. Lễ Misa là nghi lễ kỷ niệm bữa tiệc cuối cùng (The Last Supper) của Jesus với các môn đệ, trong đó có bánh và rượu. Trong lễ Misa ngày nay, các linh mục Công giáo có “quyền năng” biến thể bánh thành thịt thật và rượu thành máu thật của Jesus. Tất cả các tín đồ đều nghiêm chỉnh “ăn thịt sống và uống máu tươi của Chúa”. Tất cả các tín đồ đều quên rằng họ đă trở nên những kẻ ăn thịt người (cannibals) man rợ! Đây là “phép bí tích” mọi rợ độc đáo của giáo hội Công giáo La Mă.

 

Chính Thống Giáo Đông Phương (Eastern Orthodoxy):

 

Chính Thống giáo Đông Phương tách khỏi giáo hội Công giáo La Mă để lập thành một giáo hội riêng biệt mà họ tin rằng chính họ đă tách ra khỏi “tà đạo Công giáo” để trở về với đạo KiTô chân chính theo truyền thống của Chúa KiTô (the traditional Christianity).  Ngày nay, Chính Thống giáo Đông Phương có 250 triệu tín đồ.  Về phương diện nghi lễ, Chính Thống giáo Đông Phương rất gần gũi với Công giáo La Mă: cả hai đều rất tôn sùng  đức Bà Maria. Đại biệt là cả hai đều thờ chung một ảnh về Đức Bà, đó là ảnh “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (tranh vẽ vào thế kỷ 14 của Hy Lạp).

 

Giáo hội Chính Thống giáo cử hành 7 phép bí tích giống hệt như Công giáo La Mă. Về các tín điều khác, họ cho rằng Công giáo La Mă chỉ có quyền giải thích các điều đă nói trong Thánh kinh mà thôi, và không có quyền “phát minh” ra những tín điều mới. (The Church can interpret doctrines, but cannot initiate them). Do đó, họ không công nhận những tín điều mà Công giáo La Mă đă tự ư phịa ra mà không có căn bản Thánh kinh. Đó là các tín điều “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội” (The Immaculate Conception), “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” (Assumption of Mary). Chính Thống giáo phủ nhận sự hiện diện của “Luyện Ngục” (Purgatory), phủ nhận tín điều “Giáo hoàng không thể sai lầm” và các “Ơn Toàn Xá”, “Ơn Đại Xá”, “Ơn Tiểu Xá” mà Vatican dành quyền ban cho các linh hồn bị giam ở Luyện Ngục. Hầu hết các ơn này (indulgences) đều đă được Vatican và các tu sĩ Công giáo bán lấy tiền. Đây là một h́nh thức lừa bịp giáo dân một cách hết sức bỉ ổi do Vatican phát minh v́ trong Kinh Thánh chỉ nói đến Thiên Đàng và Hỏa Ngục mà thôi. Ḷ Luyện Ngục (Purgatory) là một sự sáng tạo độc quyền của Vatican. Chính Thống giáo mỉa mai gọi nó và các tín điều bịa đặt của Vatican hoàn toàn là những “sáng kiến” (innovations), có nghĩa là hoàn toàn do Vatican tự ư bịa ra, chứ không hề được nói đến trong Thánh Kinh.

 

Các tu sĩ Chính Thống giáo Đông Phương không nhất thiết phải sống độc thân. Người đứng đầu giáo hội là Thượng phụ tại Constantinople (The Patriarch of Constantinople) cũng có gia đ́nh.

 

Đạo Tin Lành (Protestantism) và tín dồ (protestants/protesters) :

 

Tôi rất thắc mắc không biết tại sao cái giáo phái KiTô Tây Phương nổi tiếng “chống đối” (to protest) lại được người Việt Nam gọi là “Đạo Tin Lành”. Tôi đă cố gắng rất nhiều để xem trong các tự điển  Anh-Pháp văn xem có tôn giáo nào có tên gọi là “Tin Lành” không, nhưng không hề thấy. Quả thật, không hề có một tôn giáo nào được gọi là “The religion of Good News” cả !

 

Mặc dầu các cuốn kinh thánh Tân Ước của đạo KiTô được gọi là “Sách Tin Mừng”, dịch từ tiếng Hy Lạp “Gospel”, có nghĩa là “Good News”. Đạo Tin Lành lấy “Gospel” làm nền tảng chính yếu cho niềm tin của ḿnh,  nhưng không thể v́ thế mà có thể tự đặt tên cho niềm tin của ḿnh là “Đạo Tin Lành”, v́ Công giáo La Mă cũng như Chính Thống giáo cũng coi trọng Gospel không kém ǵ “Tin Lành” !  Danh từ “Đạo Tin Lành” có lẽ dă xuất hiện tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, khi tôn giáo này mới du nhập vào nước ta. Tôi tin rằng các mục sư Tin Lành Việt Nam đă cố t́nh  dịch sai danh từ “Protestatism” để đem lại cho cái giáo phái KiTô này một cái tên “quá đẹp” trong Việt ngữ của chúng ta. Tôi thực t́nh tin rằng cái bản chất của tôn giáo này không phải là “Tin Lành” mà là “Tin Dữ”, “Tin Buồn” cho dân tộc Việt Nam chúng ta. Cụ thể là nó đang gây chia rẽ giữa người Kinh và người Thượng, nó đang xúi dục các lực lượng dân tộc thiểu số ly khai Fulro chống lại  sự toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền của Tổ Quốc Việt Nam.

 

Tôi tin rằng danh từ “Protestatism” và “Protestant” được định nghĩa trong các tự điển Webster hoặc Bách Khoa tự điển Anh ngữ (Encycloepedia) là chính xác nhất. Cái ư nghĩa chính yếu của danh từ “Protestatism” là căn ngữ “to protest” (chống lại). Ở đây chỉ có nghĩa là  chống giáo hội Công giáo La Mă. Tự điển The American Heritage College Dictionary định nghĩa “Protestatism”: The religion and religious belief fostered by the Protestant movement in the Western Church. The faith is the principles of the Protestant Reformation (Protestatism là một tôn giáo hay một niềm tin được phát sinh bởi một phong trào chống đối trong giáo hội KiTô giáo Tây Phương. Đó là một niềm tin được tạo thành trên căn bản những nguyên tắc của cuộc Cải Cách Giáo Hội).

 

Protestant  (tín đồ Tin Lành) được các tự điển Anh ngữ định nghĩa: “Protestant is one who supported the Protestation presented by the German Lutheran states against the revocation of the decree The Diet of Sprayers of the Holy Roman Empire in 1529”. Danh từ “tín đồ Tin Lành” (Protestant) được định nghĩa khá dài ḍng và phức tạp. Trong thế kỷ 16, giáo hội Công Giáo La Mă tự xưng là “Đế Quốc La Mă Thánh Thiện” (The Holy Roman Empire), nhưng bị nhiều quốc gia khác bất phục ṭng, trong số đó có các quốc gia thuộc bộ lạc Đức theo phái Lutheran. Những quốc gia này (the German Lutheran states) đă nộp thư phản kháng (The Protestation) chống đối giáo hội Công giáo La Mă vào năm 1529. Sau đó, trong toàn thế giới KiTô giáo Tây Phương, bất cứ tín đồ KiTô giáo (Christians) nào tự ư tuyên bố ủng hộ “Thư Phản Kháng” nói trên đều được gọi là “người chống đối” (Protestant) tức là họ đă mặc nhiên trở thành “tín đồ Tinh Lành” !

 

Tóm lại, theo các định nghĩa của các tự điển lớn hoặc các sách Bách Khoa tự điển Tây Phương, chúng ta thấy danh từ Protestatism không hề có nghĩa là “Tin Lành” mà chỉ có nghĩa là “Phản Kháng” hoặc “Phản Đối” mà thôi. V́ vậy, xin đề nghị đồng bào Việt Nam hủy bỏ danh từ vô lư “đạo Tin Lành” để thay thế bằng danh từ “Thệ Phản Giáo”.  Danh từ này đă có thời được nhiều người xử dụng ở Việt Nam. Điều đáng chú ư là danh từ “Thệ Phản giáo” đă nói lên được phần nào cái ư nghĩa chính yếu là “phản kháng” (to protest) trong danh từ Protestatism. Theo tôi, danh từ “Thệ Phản Giáo” là danh từ thích hợp nhất để gọi cái tôn giáo mà chúng ta đă sai lầm gọi là đạo Tin Lành !

 

3. Độc Thần Giáo thứ Ba : Hồi Giáo (Islam)

 

Trong tác phẩm best-seller “A History of God”, nơi trang 141, tác giả là bà Karen Amstrong đă viết: “Muhammed không cần phải chứng minh sự hiện hữu của Thiên chúa (Allah) cho bộ lạc Quraysh (bộ lạc tổ tiên của Muhammad) v́ họ đă tin và thờ Allah một cách mặc nhiên. Họ tin Allah là Đấng Tạo Hóa đă dựng nên trời đất và mọi sinh vật. Họ tin rằng Allah chính là vị Thiên Chúa đă được tôn thờ từ lâu bởi người Do Thái và KiTô giáo. Muhammad xác nhận: kinh Koran  không dạy điều ǵ mới mà chỉ nhắc lại những điều đă được biết (the Koran was not teaching anything new, it claims to be a reminder of things known already) p.142. Tuy nhiên, Muhammad và kinh Koran kết án nặng nề KiTô giáo v́ tôn giáo này tin Thiên Chúa có ba ngôi, tin Jesus là con của Thiên Chúa (the only son of God) và là Thiên Chúa Hóa Thân (God Incarnate),.... Muhammad coi các tín điều của KiTô giáo này đều có tính “phỉ báng” Thiên Chúa (blasphemy) !

 

Muhammad và đạo Hồi kịch liệt chống đối sự thờ ảnh tượng của Công giáo La Mă (Idolatry) và gọi đó là tội lớn nhất trong đạo Hồi (the greatest sin of Islam). Người KiTô giáo nhấn mạnh đến sự cứu chuộc của “Thiên Chúa Hóa Thân Thành Người” (God Incarnate) tức Jesus, nhưng kinh Koran khẳng định: Không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah là đấng Tạo Hóa đả tạo thành trời đất, muôn vật, chỉ có một ḿnh Allah có thể cứu chuộc con người (There is no Diety but Allah, the Creator of heaven and earth, who alone can save man – p.149).

 

Muhammad là người độc thần đầu tiên nhận ra sự đồng nhất trong việc thờ Thiên Chúa Duy Nhất của ba tôn giáo Do Thái, Ki Tô và Hồi. Do đó, Muhammad đă sáng tạo ra những danh từ để gọi chung cho cả ba “niềm tin độc thần” (the three related monotheist faiths).

 

1). Trước hết, Muhammad gọi các sách Thánh Kinh của cả ba đạo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi) là các “sách mặc khải” (Books of Revelation). Sự “mặc khải” là nét đặc thù quan trọng của cả 3 tôn giáo độc thần. Danh từ “Revelation” do căn ngữ “to reveal” là “tiết lộ”. Mặc Khải là hành động Thiên Chúa tự tiết lộ những bí mật của ḿnh cho một “tiên tri” nào đó.  Sau đó, vị tiên tri “tiết lộ” lại với các tín đồ để họ có thể hiểu được “ư Chúa” và các mệnh lệnh của Ngài.

 

Trong thực tế, chắc chắn một điều là chẳng bao giờ có chuyện Chúa và người nói chuyện mặt đối mặt để Chúa tiết lộ mọi mệnh lệnh và những bí mật của Ngài cho nhân loại biết qua các vị tiên tri. Các điều được gán cho là Chúa đă “mặc khải” cho các tiên tri như Abraham, Moses, Isaiah (Cựu Ước) hoặc các “thánh sử” như Matthew, Luke, John và kể cả việc thiên thần Gabriel được Allah mặc khải rồi “kể lại” cho Muhammad nghe để rồi viết thành kinh Koran. Tất cả chỉ là chuyện bịp! Thật sự, Chúa là đấng vô h́nh, hoàn toàn im lặng, Chúa chẳng tiết lộ (mặc khải) điều ǵ cho con người. Tất cả những điều được các đạo Độc Thần gọi là “sự mặc khải” chỉ là những ư kiến riêng của Abraham, Moses, Matthew, John, Luke và Muhammad. Tất cả các điều được ghi chép trong các sách mặc khải chỉ là “lời của người phàm” và không có một lời nào có thể gọi là “Lời Chúa”!

 

Lư do đơn giản là Chúa không biết nói và cũng chẳng nói bao giờ, nên từ xưa tới nay không một ai  có thể nghe thấy để có thể ghi chép được “lời Chúa”.Tất cả các sách mặc khải (Cựu Ước, Tân Ước, Koran) đều chỉ là những sách bịp bợm ghi chép các lời bịa đặt được gán cho các nhân vật (được gọi là tiên tri) như Abraham, Moses, Gioan Baotixita, Jesus, Muhammad.

 

2).  Muhammad gọi chung các tín đồ của ba đạo độc thần  bằng danh từ chung “những người của các sách mặc khải” (The People of the Books – tiếng Ả Rập gọi là “Dhimmis”) hoặc gọi họ bằng một danh từ đơn giản hơn là “những kẻ biết kính sợ Đức Chúa Trời” (God fearers).

 

Trong Lời Nói Đầu viết cho tác phẩm “Why I am not a Muslim” của Ibn Warraq, giáo sư Joseph Hoffman thuộc đại học Westminster, Oxford, đă viết: “KiTô giáo và Hồi giáo đă nổi bật lên là những phong trào cải cách tôn giáo độc thần. Cả hai đều tự cho là ḿnh tôn thờ “Thiên Chúa Thật” và đồng thời đề cao ḷng bác ái , nhất là ḷng từ bi khoan dung tha thứ. Nhưng cả hai đều tuyên truyền tư tưởng và mở rộng “Nước Chúa” bằng bạo lực. Thế giới KiTô giáo thường được gọi là Christemdom (The Christian World) hoặc “Vương Quốc của Chuá Ki Tô” (The Kingdom of Christ), so sánh với “Dar-Al-Islam (The World of Islam – Thế Giới Hồi Giáo) là hai anh em sinh đôi trong 12 thế kỷ qua. (Christianity and Islam arose as monotheistic reform movements. Both proclaimed the true God, the importance of charity, the quality of mercy. Yet both were inclined to propagate their ideals and to enlarge the Kingdom of God by force. The Dar-Al-Islam (The World of Islam) and the Kingdom of Christ, once called Christiandom, were twins for the better part of twelve centuries).

 

Điều nguy hiểm là Hồi giáo đă không gọi những vùng không theo Hồi giáo là “vùng ngoại đạo” mà lại gọi là “vùng chiến tranh” (tiếng Ả Rạp: Dar-Al-Harb – Realm of War). Đó là vùng đất mà người Hồi giáo sẽ quyết dùng chiến tranh để thanh toán những kẻ không tin (unbelievers) để mở rộng nước Chúa !

 

Nói chung, các tín đồ độc thần giáo (monotheists) dù thuộc đạo Do Thái, đạo KiTô hay Hồi giáo đều giống nhau ở điểm là đa số cuồng tín, tự cao tự đại về tôn giáo của ḿnh và nhất là luôn luôn tự cho rằng chỉ có tôn giáo của ḿnh là nắm chân lư tuyệt đối mà thôi (absolute truth claim). Do ḷng tự tôn mù quáng, những người độc thần đă gọi những người ngoại đạo là “heathen” với ư khinh bỉ. Các tự điển Webster hoặc The American Heritage định nghĩa “Heathen” như sau: “One who adheres to a religion that doesnot acknowledge the God of Judaism, Christianity or Islam. One who is regarded as irreligious and uncivilized” (Người “ngoại đạo” là những người theo một tôn giáo không công nhận Thiên Chúa của Do Thái giáo, KiTô giáo và Hồi giáo. Người “ngoại đạo” bị coi là vô tôn giáo và kém văn minh!).

 

Trong lịch sử nhân loại, tính ra có hàng trăm triệu người đă bị chết v́ sự cuồng tín của các tín đồ tôn giáo độc thần (KiTô và Hồi giáo). Họ có thể mù quáng tin là “giết” người (ngoại đạo) là không hề vi phạm điều dạy của Chúa “thou shalt not kill”, mà lại là hợp với ư của Chúa và được thưởng “lên Thiên Đàng” !  Cũng v́ tinh thần cuồng tín này mà ngay những người cùng đạo “độc thần” cũng hăng hái giết nhau, chỉ v́ lời giải thích khác nhau của cuốn thánh kinh hay lời dạy của ông giáo chủ ! Không biết các ông giáo chủ các đạo độc thần này có biết đến hậu quả tai hại cho nhân loại của những lời giảng dạy của ḿnh không ?

 

Những người cổ Hy Lạp theo Đa Thần giáo (Polytheism). Họ tôn thờ rất nhiều thần. Họ tạc các h́nh tượng Thần bằng đá hoa cương với thân h́nh rất đẹp. Họ sẵn sàng tiếp nhận những vị thần của các dân tộc khác mà không cần phải loại trừ một Thần nào ra khỏi đền thờ. Họ gọi đền thờ là “Pantheon”, thường được xây cất theo h́nh ṿng tṛn (circular temple). Đền thờ cổ Hy Lạp chẳng những có các tượng Thần mà c̣n có tượng các vị anh hùng dân tộc, cả nam lẫn nữ. Các vị thần linh cũng như các nhân thần đều được coi là các vị thần của dân tộc (Gods of the people).

 

Với tinh thần đa tôn giáo, đa văn hóa, chấp nhận mọi tư tưởng và niềm tin dị biệt, những người Hy Lạp “đa thần” rất cởi mở và sống ḥa hợp với mọi người. Họ đă tạo nên một nền văn minh sáng chói từ thế kỷ 16 trước Công Nguyên (Điển h́nh là họ đă chế được dụng cụ và vũ khí bằng đồng, đă chiến thắng vẻ vang trong chuyện “Con Ngựa thành Troy” tk 16 TCN).  Có lẽ từ thế kỷ 2 TCN, người La Mă đă đón nhận nền văn minh Hy Lạp và tiếp nhận Đa Thần giáo.  Hiện nay tại Rome c̣n tồn tại một đền thờ Pantheon do người La Mă xây năm 27 TCN. Trong đền có rất nhiều tượng các vị thần. Hầu hết là các vị thần Hy Lạp, nhưng được đổi tên thành thần La Mă: thần Zeus của Hy Lạp thành thần Jupiter trong đa thần giáo La Mă.

 

Một điều đáng chú ư là các đạo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi) đều thờ Thiên Chúa thuộc nam giới. Đức Chúa Trời là một thứ “Đàn Ông Toàn Năng”. Trong các đạo độc thần, tuyệt đối không có đấng tối cao là phụ nữ. Trái lại trong Đa Thần giáo có rất nhiều “Chúa Mẹ” (Mother Goddess) như: Turm, Hera, Juno, Mercury,...

 

Đa Thần giáo tôn thờ các vị anh hùng với bản chất con người nên có thể nói là Đa Thần giáo là một loại tôn giáo vô hại cho nhân loại.  Trái lại, các đạo độc thần đều có sẵn trong bản chất của nó rất nhiều tiềm năng gây đại họa chống lại sự sống c̣n của nhân loại và phá hoại nền ḥa b́nh thế giới (Tôi sẽ viết một bài riêng về vấn đề này).

 

Con số tín đồ của các đạo độc thần càng lớn bao nhiêu th́ tiềm năng gây tội ác chống nhân loại của nó càng khủng khiếp bấy nhiêu.

 

Để dễ h́nh dung con số tín đồ các đạo độc thần trên thế giới hiện nay, tôi xin ghi lại những số liệu rút ra từ The World Almanac 2004 :

 

1. Do Thái giáo :                                                                       14,500,000

2. Ki Tô Giáo :                                                                     2,039,000,000

            a) Công Giáo La Mă :        1,076,000,000

            b) Chính Thống Giáo:          250,000,000

            c) Anh Giáo:                              81,663,000

            d) Tin Lành :                           350,000,000

            e) Các giáo phái độc lập:       81,000,000

3. Hồi Giáo :                                                                         1,226,000,000

 

Nh́n vào hai đạo độc thần lớn nhất thế giới là Ki Tô giáo và Hồi giáo, ta thấy tổng số tín đồ của hai đạo này là 3 tỷ 165 triệu (chiếm ½ tổng số nhân loại).  Nếu không có sự giáo dục qui mô trên toàn thế giới để giúp cho khối lượng trên 3 tỷ tín đồ đó bớt cuồng tín và nếu không có sự vận dụng các phương tiện truyền thông để thông tin cho toàn thế giới biết để đề cao cảnh giác trước các âm mưu khủng bố và phá hoại của các tôn giáo độc thần cực đoan th́ số phận sinh tồn của nhân loại thật là mỏng manh.

 

Xin mọi người chẳng nên lo lắng về cái chết của các Thiên Chúa hoặc các Thần (God) mà hăy lo cho cái chết của  loài người chúng ta do những cuộc chiến tranh “tôn giáo” được gây ra bởi những kẻ cuồng tín cực đoan , lúc nào cũng tự cho ḿnh là kẻ duy nhất nắm độc quyền chân lư tuyệt đối, bất cứ ai nghĩ khác họ đều phải bị tiêu diệt !

 

Charlie Nguyễn

February 2004

 

 

 

 

 Từ thái độ khinh miệt chà đạp phụ nữ của các đạo Độc Thần đến thái độ tôn trọng và ca ngợi phụ nữ trong văn chương b́nh dân Việt Nam

 

                                                 Charlie Nguyễn

 

 

Nói một cách công b́nh và khách quan th́ trong hầu hết các nền văn hóa, Đông cũng như Tây, người phụ nữ luôn luôn bị đối xử một cách bất b́nh đẳng. Có lẽ v́ bản chất của phụ nữ là “chân yếu, tay mềm” “liễu yếu đào tơ” nên cần được phái nam (được mệnh danh là phái mạnh) che chở bao bọc. Từ đó, phụ nữ bị phái nam lấn lướt dành quyền ưu thắng trong mọi sinh hoạt xă hội. V́ vậy, trong mọi xă hội thuộc đủ mọi nền văn hóa, quyền b́nh đẳng của phụ nữ không ít th́ nhiều cũng luôn luôn bị xâm phạm.

 

Có lẽ các xă hội Phật giáo ít bị mang tiếng nhất về vấn đề nữ quyền. Phật giáo phát khởi trong bối cảnh Ấn giáo, nhưng Đức Phật  đă đưa ra nhiều quyết định sáng suốt để tránh cho Phật giáo những khuyết điểm đáng tiếc :

 

-         Đức Phật không chấp nhận những nghi lễ của Ấn giáo đặt trên nền tảng giai cấp phi nhân, vô lư và bất công.

-         Đức Phật luôn luôn xác định phụ nữ có khả năng  tâm linh cũng như nam giới.

-         Đức Phật kịch liệt phản đối tập tục “Sati” là một tập tục dă man vẫn tồn tại trong Ấn giáo cho đến gần đây.  Đó là tục người vợ bị buộc phải lên dàn hỏa để được thiêu với người chồng quá cố. Người đă chết không cón sợ hăi hay đau đớn, nhưng người vợ c̣n sống sẽ phải trải qua những cơn đau đớn kinh hoàng!

 

Trong bài “Đạo Phật và vấn đề phụ nữ”, tác giả là bà Thái Kim Lan cho biết: Nhà nghiên cứu người Đức là ông Kurt Schmidt, chuyên nghiên cứu về đạo Phật từ thập niên 1920 đă dịch từ tiếng Trung Hoa một số câu kệ của 42 bài kinh nguyên tác bằng tiếng Sankrit. Bản kệ nói trên có đoạn viết lời Đức Phật nói về phụ nữ như sau : “Khi nói chuyện với phụ nữ, hăy nói với sự trong sáng của con tim. Nếu người phụ nữ là một người già nua, hăy xem họ như mẹ. Nếu người đó là một chủ nhân đáng kính, hăy đối xử như một bà chị. Nếu người đó xuất thân thấp kém, hăy xem họ như em gái. Nếu người ấy c̣n thơ ngây, hăy đối xử tế nhị và lịch sự”.  (Bà Thái Kim Lan nguyên là một Phật tử ở Huế. Bà đă du học ở Đức từ thập niên 1970 và trở thành giáo sư đại học ở Đức từ đó đến nay.  Bà đă chuyển ngữ đoạn văn trên từ Đức ngữ sang tiếng Việt. Theo bà, dù không đúng từng chữ, nhưng những lời nói trên phản ảnh trung thực tinh thần những lời giảng dạy đích thực của Đức Phật).

 

Như trên đă tŕnh bày, trong mọi xă hội thuộc mọi nền văn hóa đều có nạn kỳ thị phụ nữ với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là không nó một nền văn hóa nào khinh miệt và chà đạp phụ nữ bằng nền văn hóa Độc thần giáo. Đó là nền văn hóa của ba đạo độc thần : đạo Do Thái, đạo Ki Tô và đạo Hồi.

 

I.-  Quan niệm về phụ nữ của đạo Do Thái và đạo Ki Tô.

 

Đạo KiTô phát sinh từ đạo Do Thái, do đó mọi quan niệm chính yếu liên quan đến niềm tin tôn giáo của đạo KiTô đều được rập khuôn theo đạo Do Thái.  Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng (Gan-Eden) của người Sumerians ở Babylon đă có từ 3000 năm trước Công Nguyên, không ngờ đă trở thành nồng cốt cho niềm tin của cả Do Thái giáo, KiTô giáo và cho cả Hồi giáo sau này.

 

Chuyện Vườn Địa Đàng  kể rằng : trước hết, Thiên Chúa dựng nên tổ tiên loài người là Adam bằng đất sét. Sau đó, Chúa thấy Adam sống cô đơn buồn bă, nên Ngài rút một khúc xương sườn cụt của Adam để tạo ra bà Evà. Evà bị con rắn  nói tiếng người dụ dỗ ăn trái cấm. Evà dụ dỗ chồng là Adam phạm tội chống Chúa, nên cả hai đă trở thành những kẻ đầu tiên phạm tội. Tội này được gọi là “nguyên tội” (the original sin) và là tội đầu tiên của loài người, và đặc điểm của tội này là di truyền cho con cháu loài người đến muôn đời.

 

Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng đă được ông thánh Augustine khai thác tạo thành một gia tài giáo lư, biến Công giáo La Mă thành một tôn giáo nổi tiếng về óc kỳ thị phụ nữ.

 

Augustine viết: Mỗi người đàn bà là một Evà. Sự kết án của Thiên Chúa không phải trên cá nhân Evà, mà là trên phái tính của các người. Các người là h́nh ảnh của qủi dữ, v́ các người phá hoại đàn ông là h́nh ảnh của Thiên Chúa. Đàn bà là cửa hỏa ngục. Chỉ v́ tội lỗi của các người mà con của Thiên Chúa phải chết .....

 

Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng đưa đến nhiều hậu quả bất lợi cho phụ nữ:

Trước hết, đàn bà phải phụ thuộc đàn ông v́ “đàn bà chỉ là một cái xương sườn cụt của đàn ông mà thôi”! Chúa dựng nên Eva trực tiếp từ một cái xương sườn cụt thành một người đàn bà hoàn chỉnh. Cho nên Eva không được sinh ra bởi cha mẹ, không được cưu mang trong bụng mẹ ngày nào, do đó Eva không được sinh ra từ bụng mẹ, không được cắt rốn, và Eva trở thành người duy nhất trên thế giới không có lỗ rốn!

 

Một trong những lư thuyết quan trọng nhất của Augustine là “tội tổ tông” được di truyền cho con cháu muôn đời là do hành vi giao cấu tội lỗi của cha mẹ. Augustine quan niệm dù là hành vi giao cấu giữa vợ chồng là hợp pháp, nhưng động lực chính yếu vẫn là sự ham muốn dâm dục. V́ vậy hành vi giao cấu của cha mẹ vẫn cấu thành hành vi tội lỗi và làm cho Tội Tổ Tông (Nguyên Tội) được di truyền liên tục muôn đời.

 

Bà Maria có cha mẹ là ông Joachim và bà Anna. Bà Maria đă được sinh ra bởi cha mẹ. Bà Maria đă được sinh ra từ bụng mẹ, có cắt rốn cho nên bà Maria phải có lỗ rốn. Cái lỗ rốn của bà Maria là bằng cớ hùng hồn chứng tỏ là bà ta đă mắc tội tổ tông, v́ (theo lư thuyết của Augustine) bà ta đă sinh ra  do sự giao cấu của cha mẹ là ông Joachim và bà Anna.

 

Một khi bà Maria đă bị “nhiễm tội tổ tông”, th́ bà ta sẽ truyền tội cho thằng con trai của bà là Jesus, và biến Jesus thành kẻ có tội (a sinner). Hậu qủa cuối cùng là Jesus không thể vừa là một tội nhân lại vừa là Đấng Chí Thánh! Jesus phải hiện nguyên h́nh là một người thường (a man), chứ không thể là một thứ quái thai nửa người nửa Thiên Chúa (half-man, half-god). Cái lỗ rốn của bà Maria, không ít th́ nhiều, cũng làm tổn hại đến thằng con trai của bà.

 

Tội Ác Dă Man đối với Phụ Nữ của Công Giáo La Mă và Thệ Phản Giáo dưới chiêu bài Diệt Nạn Phù Thủy.

 

Tác phẩm “Búa Phù Thủy”, do bác sĩ Trần Qúi Nhu dịch, Giao Điểm xuất bản Hè 2003. Nguyên tác bằng tiếng la-tinh “Malleus Maleficarum” của hai linh mục “quan án đạo” là Heinrich Kramer và James Sprenger. Tác phẩm được xuất bản lần đầu vào năm 1486  để làm tài liệu   chính thức cho các quan ṭa án đạo xử dụng.

 

Mấy trang đầu sách có in sắc lệnh 1482 của giáo hoàng Innocent VIII. Sắc lệnh của giáo hoàng là văn kiện luật pháp tối cao chỉ đạo công cuộc diệt phù thủy. Đây là chứng tích không thể chối căi về một thời kỳ kinh hoàng cho phụ nữ kéo dài 300 năm (1450-1750). Bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng bị ghép vào tội phù thủy. Người phụ nữ có thể bị người hàng xóm thù ghét vu cáo cho tội đă dùng bùa phép làm chết con ḅ hay con ngựa của hắn ta. Thế là người phụ nữ đó có thể bị truy tố ra Ṭa Án Đạo và bị kết tội phù thủy. Một phụ nữ bỗng nhiên bị nổi ở trên mặt một vài cái nốt ruồi hay mụn cơm có h́nh thù đặc biệt khiến cho kẻ mê tín tin đó là dấu hiệu của ma qủi. Người phụ nữ đó có thể bị kết án về tội phù thủy.

 

Vào đầu thế kỷ 15, các tu sĩ ḍng Đa Minh (Dominicans) được giáo hoàng cử làm các quan án xử tội phù thủy. Trong hai thế kỷ 15 và 16, riêng tại Đức có 100,000 người bị giết bằng cách thiêu sống trên dàn hỏa.

 

Năm 1572, tại Saxony, phe Thệ Phản giáo (Tin Lành) tỏ ra c̣n khắc khe với phù thủy hơn cả công giáo La Mă. Cuối thế kỷ 16, phe Thệ Phản giáo thiêu sống 20,000 người riêng tại Saxony. Từ 1615-1635, hơn 5,000 người bị đưa lên dàn hỏa về tội phù thủy tại miền Strasburg.

 

Sắc lệnh 9-12-1482 của giáo hoàng Innocent VIII

 

Sắc lệnh của giáo hoàng đưa ra nhiều “kiến thức lạ lùng” về phù thủy,thầy pháp, bói toán, ... Giáo hoàng cũng đưa ra nhiều “niềm tin mê tín” của riệng ông ta để dạy dỗ các quan án :

 

-         Các phù thủy có thể thông đồng với “qủi đực, qủi cái” để gây ra băo táp phá hoại mùa màng, giết hại súc vật.

-         Bọn phù thủy đă lạc ra ngoài đức tin Công giáo, sa vào tay qủi dữ và có khả năng xử dụng tà thuật , phù phép, bùa ngải để làm các việc ác.

-         Phù thủy có khả năng vận dụng sự di chuyển các ngôi sao để gây ra bệnh hoạn. Họ kết ước với ma qủi để có thể biết trước tương lai bằng cách đoán mộng.

 

Đó là tiêu biểu những “kiến thức” của giáo hoàng về phù thủy. Giáo hoàng đă tán bậy theo sự suy tưởng ngu xuẩn của hắn. Chủ trương diệt phù thủy thực sự đă bắt nguồn từ Cựu Ước, ít nhất từ 3000 năm trước CN:

 

-         Deut. 7:16  (Sách Phục Luật) “ Ngươi phải diệt các dân tộc mà Thiên Chúa của ngươi đă giao cho ngươi”.

-         Deuteromy 18:10  “Phải giết hết các thầy pháp và các thầy bùa ngải”.

-         Leviticus 19:26  “Thiên Chúa sẽ đối mặt với các kẻ làm thầy pháp và giết hết bọn này trước mặt dân chúng”.

-         Levi. 20:26-27  “Những kẻ làm phù thủy hoặc bói toán phải được đem ra giết hết”.

 

Giáo hoàng và bọn quan án đạo đă vận dụng cái ngu và cái ác của Thiên Chúa trong Kinh Thánh hợp với cái ngu và ḷng mê tín ác nghiệt của chúng để tạo thành một căn bản luật pháp tôn giáo. Bọn chúng đă dám dựa vào cái ḷng tin ngu xuẩn của chúng để ra lệnh tàn sát bao nhiêu ngàn sinh linh!  Trong 300 năm, từ 1450 đến 1750, ít nhất cũng có 200,000 phụ nữ bị thiêu sống dưới cái tội danh “phù thủy” vu vơ, không có thật. Tội danh này thật sự đă được tạo ra do sự tưởng tượng của những kẻ nặng đầu óc mê tín mà thôi.

 

 

II. Quan Niệm của đạo Hồi về Phụ Nữ.

 

Số tín đồ Hồi giáo hiện nay trên 1 tỷ 200 triệu, trải rộng khắp các lục địa gồm nhiều quốc gia dân tộc với những tục lệ và luật pháp khác nhau. Do đó, số phận của phụ nữ mỗi nơi một khác. Tuy nhiên, vượt lên trên  mọi dị biệt của địa phương, kinh thánh Koran và “thánh luật” Sharia là hai bộ sách luật pháp tối cao quyết định phần lớn số phận của người phụ nữ Hồi giáo.

 

-         Koran 33:53  “Phụ nữ phải mặc kín đáo hoàn toàn, không được để lộ phần nào của cơ thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay”.

-         Koran 4:34  “Đàn ông có thẩm quyền trên người đàn bà. Chúa sinh ra đàn ông cao qúi hơn đàn bà. Đối với phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ và đánh đập”.

-         Koran 2:22  “Đàn bà là “cánh đồng lạc thú”, đàn ông có quyền chủ động bước vào nếu muốn”.

Các thánh tử đạo lên thiên đàng được chúa Allah cấp cho mỗi người  72 trinh nữ để hưởng lạc suốt đời. Kinh Koran coi “Thiên Đường là khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời”.

 

Đàn ông không có tội “ngoại t́nh” v́ có quyền lấy nhiều vợ. Đàn bà không được  lấy người thứ hai ngoài chồng. Khi bị buộc vào tội ngoại t́nh th́ người đàn bà phải bị đưa ra cho công chúng ném đá cho đền chết.

 

Tại Afganistan, phụ nữ không được đi học. Các cán bộ tôn giáo có nhiệm vụ như cảnh sát. Họ được trang bị một cái roi dài, quấn dây cáp bằng thép, dùng để đánh bất cứ một phụ nữ nào trên đường phố mà mặc y phục không đúng qui định, như mặc quần áo bó sát thân h́nh, để lộ vớ trắng ở bàn chân, đeo nữ trang, đi giầy gây tiếng kêu. Phụ nữ bị cấm đi học, cấm làm việc, cấm đi xe đạp, v.v...

 

Tuy nhiên, mọi sự cấm đoán vô lư và quá đáng cuối cùng sẽ bị phản ứng ngược lại. Xưa kia, trong thế giới Hồi giáo ít có ai dám viết sách chống lại đạo Hồi. Cách đây vài thập niên, nhà văn Anh gốc Ấn rất nổi tiếng là Salmon Rushdie đă dám viết tiểu thuyết “Satanic Verses” chống đạo Hồi và bị giáo chủ Khomeni lên án tử h́nh. Nhưng ngày nay, người ta thấy có nhiều sách do chính các tín đồ Hồi giáo viết để lên án Hồi giáo và kêu gọi cải tổ. Chẳng hạn như tác phẩm “Tại sao tôi không theo đạo Hồi” (Why I am not a Muslim) của Ign Warra (Prometheus Books xuất bản năm 2003). Ngay ở trang đầu cuốn sách, tác giả đă trích dẫn câu nói rất nổi tiếng của triết gia kiêm sử gia Pháp Joseph Ernest Renan (1823-1892): “Những tín đồ Hồi giáo là những nạn nhân đầu tiên của đạo Hồi. Rất nhiều lần trong các cuộc du lịch của tôi tại phương Đông, tôi thấy sự cuồng tín của một nhóm ít người nguy hiểm đă buộc người khác phải theo đạo bằng cách khủng bố. Giải phóng tín đồ Hồi giáo thoát ra khỏi tôn giáo của họ là việc làm tốt nhất mà chúng ta có thể làm cho họ” (Muslims are the fisrt victims of Islam. Many times I have observed in my travels in the Orient, that fanatism comes from a small number of dangerous men who maintain the others in the practice of religion by terror. To liberate the Muslim from his religion is the best service that one can render him).

 

Điều làm tôi cảm thấy vui là mới đây xuất hiện một cuốn sách tựa đề “Chuyện rắc rối với đạo Hồi” (The Trouble with Islam) của Irshad Manjii, một nữ tín đồ Hồi giáo ở Đông-Phi (East Africa), Random House, Canada xuất bản 2003. Tác giả tố cáo các chính quyền Hồi giáo trên khắp thế giới xâm phạm nữ quyền và kêu gọi toàn toàn thế giới can thiệp để cải tổ đạo Hồi :

 

-         Tại Nigeria, một cô gái 17 tuổi bị các bạn của cha cô hiếp dâm; có 7 nhân chứng, nhưng cô ta vẫn bị ṭa án Hồi giáo phạt đánh 180 roi.

-         Tại Pakistan, hiện nay mỗi ngày có ít nhất 2 phụ nữ bị giết v́ “honor killing”

-         Tại Tunisia và Algéria, phụ nữ Hồi không được lấy chồng ngoài đạo Hồi.

-         Cảnh sát Saudi Arabia bắt giam các phụ nữ mua hoa, quà tặng, hay mặc áo đỏ trong dịp lễ Valentine.

-         Khi vào đền thờ Hồi giáo, đàn ông và đàn bà đi vào bằng các cửa khác nhau. Đàn bà đứng sau đàn ông, do đó đàn bà có thể nh́n thấy đàn ông, nhưng đàn ông không nh́n thấy đàn bà. Trong đền thờ, chỉ đàn ông có quyền điều khiển các buổi đọc kinh. Đàn bà bị cấm triệt để, v́ kinh Koran đă qui định rơ như vậy : “Girls can’t lead prayer. They are not permitted”.

 

Irshad Manjii là một phụ nữ Hồi giáo trẻ tuổi  đă khám phá ra một điều mà tác giả cho là mới mẻ và đáng ngạc nhiên. Trước đó, Manjii nghĩ Hồi giáo là một tôn giáo riêng biệt, nhưng sau đó Manjii mới biết Hồi giáo đă phát sinh từ truyền thống Do Thái – Kitô giáo (Islam comes from Judae-Christian traditions). Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo là ba đạo độc thần, đều là con cháu của một ông tổ chung là Abraham. Hồi giáo là món quà tặng từ Do Thái giáo (Islam is a gift of the Jews). Vấn đề được đặt ra là tại sao Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo lại căm thù nhau, chem giết nhau không nương tay.  Đáng lẽ cả ba đạo phải thân thiết nhau mới phải, v́ cả hai đều thờ chung một Chúa và cùng một gốc Abraham! Lư do đơn giản là bản chất của độc thần giáo là tự cho đạo của ḿnh có độc quyền chân lư, là “chánh đạo” c̣n tất cả những ai có ư nghĩ khác họ là “tà đạo”.

 

 

III. Thái độ tôn trọng và ca ngợi phụ nữ trong văn chương b́nh dân Việt Nam.

 

Dân tộc chúng ta theo truyền thống thờ cúng Tổ Tiên, nên rất tôn kính Ông Bà, Cha Mẹ. Chúng ta coi cha mẹ ngang nhau :

 

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một ḷng thờ mẹ, kính cha

Cho tṛn chữ Hiếu mới là đạo con.

 

Cha mẹ là h́nh ảnh của vợ chồng v́ phải là vợ chồng rồi mới thành cha mẹ. Vợ chồng là đầu mối của gia đ́nh, gia tộc và dân tộc. V́ tầm mức quan trọng của mối liên hệ vợ chồng như vậy, nên dân tộc ta đă đưa mối liên hệ vợ chồng thành “Đạo Vợ Chông”, đặt trên căn bản kết ước lâu dài trọn cuộc đời :

 

Đạo vợ chồng khó lắm anh ơi

Không như ong bướm đậu rồi lại đi.

 

Vợ chồng b́nh đẳng và lo giúp đỡ nhau tác động hai chiều:

 

Xét ra trong đạo vợ chồng

Cùng nhau nương cậy để pḥng nắng mưa.

 

Đôi ta như rắn liu điu

Nước chảy mặc nước, ta đ́u lấy nhau.

 

Đạo vợ chồng đừng có đổi thay

Làm nên danh vọng hay ăn mày cũng theo.

 

Thuận vợ, thuận chồng

Tát bể Đông cũng cạn.

 

Trong đời sống gia đ́nh Việt Nam, người phụ nữ luôn luôn đóng vai chính, biểu lộ ḷng yêu thương và hy sinh cho gia đ́nh, luôn luôn cần cù siêng năng, chịu khó chịu khổ, tự lực tự cường, chỉ biết trông cậy vào sức ḿnh để lo bản thân, cho gia đ́nh, cho con cái, cho ḍng tộc và luôn cho cả đất nước. Phụ nữ Việt Nam giống như h́nh ảnh con c̣ trên đồng ruộng :

 

Trời sinh mẹ đẻ tay không

Nên tôi bay khắp tây đông kiếm mồi

Trước là nuôi cái thân tôi

Sau nuôi đàn trẻ nên đời c̣ con

Một mai khôn lớn vuông tṛn

Rủ nhay bay khắp nước non xa gần.

 

Nhà thơ Tú Xương ví vợ của ông như con c̣ ở ven sông :

 

Thân c̣ lặn lội bờ sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

 

Lịch sử Việt Nam cho thấy nhiều phụ nữ là những anh thư liệt sĩ, như bà Triệu, bà Trưng, Nguyễn thị Xuân :

 

Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.

 

Ghé vai gánh vác sơn hà

Làm cho rơ mặt đàn bà nước Nam.

 

Phụ nữ Việt c̣n biểu lộ đức tính tự trọng, và hiên ngang lên tiếng chống lại cường quyền. Dưới thời nhà Nguyễn, nhiều nhà nho bị hủ hóa v́ tư tưởng Tống Nho, khinh thường văn hóa nước nhà :

 

“Nôm na là cha mách qué”

 

coi các nguyên tắc cứng ngắc của Khổng Mạnh như những khuôn vàng thước ngọc. Bà vợ Việt Nam chống lại ông chồng hủ nho chỉ biết trọng cái vỏ hư danh bề ngoài mà không biết lo thực tế :

 

Ra ngoài làm dáng anh đồ

Về nhà hỏi vợ: “Cám khô đâu mày?”

Cám khô tao để cối xay

Chó mà ăn hết th́ mày đừng ăn.

 

Ngày 6-3-1828, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc váy. Phụ nữ dám dùng lời mỉa mai châm biếm chống lại triều đ́nh :

 

Chiếu Vua mồng sáu tháng ba,

Cấm quần không đáy người ta hăi hùng

Không đi th́ chợ không đông

Đi th́ bắt lột quần chồng sao đang!

 

Có một đức tính rất đặc biệt ở người phụ nữ Việt Nam mà ít có phụ nữ của một nước nào khác có thể có được. Đó là đức tính nhẫn nhịn :

 

Một  câu nhịn, chín câu lành.

 

      Chữ “Nhẫn” là chữ tượng vàng,

      Ai mà nhẫn được th́ càng sống lâu.

      Chồng giận th́ vợ bớt lời

      Cơm sôi nhỏ lửa th́ đời nào khê.

 

      Nói đây cho chị em nhà

      C̣n dăm bát gạo, c̣n vài lạng bông

      Bán đi trả nợ cho chồng

      C̣n ăn, hết nhịn, bằng ḷng chồng con

      Đắng cay ngậm quả bồ ḥn.

 

V́ có nhiều đức tính cao qúi nên phụ nữ Việt Nam được tôn trọng từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội. Trong một số trường hợp, ư kiến của phụ nữ c̣n được tôn trọng hơn ư kiến của chồng :

 

Lệnh ông không bằng cồng bà

 

Có một câu nói phổ biến trong dân gian, câu nói đó không vần không điệu nhưng cũng rất thông thường trên cửa miệng nhiều người đàn ông Việt Nam. Đó là câu “Nhất Vợ, nh́ Trời”.

 

Dù cho câu nói này chỉ là một câu nói đùa, nhưng nó vẫn là một câu nói độc đáo, v́ trong các nền văn hóa độc thần không thể nào có một câu nói tương tự. Những câu nói như “Con cóc là cậu ông Trời” chỉ có thể có trong văn hóa Việt Nam, v́ đại đa số dân tộc Việt Nam , tuy hay nói tới “Ông Trời”, nhưng không bao giờ họ tin rằng Ông Trời là Đấng Tối Cao hay Đấng Tạo Hóa Toàn Năng. Các linh mục Công giáo và các mục sư Tin Lành  luôn luôn viết sách, viết báo, giảng đạo trên đài phát thanh hay trong các giáo đường, cố gắng đồng hóa “ông Trời” của văn hóa Việt với “Đức Chúa Trời” của đạo KiTô. Họ hí hửng tin rằng: hề người Việt Nam tin có “ông Trời” sẽ đương nhiên tin có “Đức Chúa Trời” mà họ tôn thờ. Thực sự, đối với người Việt Nam, “ông Trời” chỉ là bầu trời xanh, là năng lực thiên nhiên, là sự vận hành của vũ trụ, ... Thế c̣n sao lại gọi Trời bằng “ông”. Thưa rằng ngựi Việt chúng tôi c̣n gọi nhiều “vật” bằng “ông” lắm, như “ông b́nh vôi”, “ông ba mươi”, v.v... Khi người b́nh dân Việt nói  “Nhất Vợ Nh́ Trời” là họ thật sự đặt các bà xă của họ ngồi lên đầu “Ông Trời” đó. Tôi khuyên các linh mục Công giáo và các mục sư Thệ Phản giáo không nên ví “ông Trời” của văn hóa Việt với Chúa Trời của các ông, kẻo bị hiểu nhầm là các bà xă ở nhà được ngồi trên đầu Chúa!

 

                                                                                    Charlie Nguyễn

                                                                                    Lập Xuân 2004

 

 

 

 

 

 Các Hoạt Động Chính Trị Quân Sự và Tâm Lư Chiến của “Đạo Quân Thứ Năm Công Giáo” nhằm yểm trợ thực dân Pháp trở lại tái chiếm thuộc địa Đông-Dương

 

(1947-1954)

Charlie Nguyễn

 

I.   Hoạt động chính trị quân sự của Công Giáo miền Nam Việt Nam.

 

(a)    Tiểu sử đại tá Jean LeRoy :  Ông là nhân vật chủ yếu trong các hoạt động của Công Giáo miền Nam trong giai đoạn lịch sử 1947-54. LeRoy sinh năm 1920 tại xă B́nh Đại, tỉnh Bến Tre, gia nhập trường sĩ quan Tông (Sơn Tây) và ra trường với cấp chuẩn úy năm 1940. Năm 1943, y được cử làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lính Raddhé ở Thủ Đầu Một. Cuối năm 1945, LeRoy cùng với quân đội Pháp tái chiếm Saigon; kế đến y thành lập những đơn vị partisans (biệt động quân) đánh chiếm Mỹ Tho, Cái Răng, B́nh Thủy, Cái Vồn, Phụng Hiệp và nhiều quận lỵ Nam Kỳ. Năm 1950, chính phủ Nguyễn Văn Thinh cử y làm tỉnh trưởng Bến Tre

.

(b)    Lực lượng vơ trang UMDC (Các đơn vị lưu động bảo vệ tín đồ KiTô Giáo) :  Vào tháng 7-1947, Tư Lệnh Quân Đội Pháp tại Đông Dương là tướng De Latour cho phép Jean LeRoy thành lập 3 Chiến Đoàn Lưu Động Công Giáo để bảo vệ Bến Tre. Lực lượng vơ trang này mang tên “Unités Mobiles de Défense des Chrétiens”, viết tắt là UMDC, do LeRoy làm Thanh Tra với cấp bậc đại úy. Năm 1948, lực lượng vơ trang này đổi thành “Tiểu Đoàn Phụ Lực Quân” (Forces Suppletifs) thuộc quân đội viễn chinh Pháp do  LeRoy chỉ huy với cấp bậc Trung Tá.  Năm 1950, Leroy được thăng cấp Đại Tá.

 

Điều khôi hài là đạo quân của LeRoy được tổ chức giống như một doàn “Thập Tự Quân” (the Crusade): Phù hiệu và quân kỳ của UMDC là h́nh Thập Giá mầu xanh lơ (blue) trên nền cờ vàng có thêu 4 chữ La Tinh “PRO DEO ET PATRIA” (V́ Chúa và Tổ Quốc). Khẩu hiệu “V́ Chúa” có thể chấp nhận được v́ mục tiêu của đạo quân này là “bảo vệ Đạo”; nhưng khẩu hiệu “v́ Tổ Quốc” th́ cần phải đặt vấn đề: LeRoy là một sĩ quan Pháp, UMDC lúc này đă trở thành một lực lượng phụ lực của quân đội viễn chinh Pháp. Như vậy, khẩu hiệu “V́ Tổ Quốc” phải được hiểu là “Tổ Quốc Pháp” chứ không phải là “Tổ Quốc Việt Nam”.

 

Trong mấy năm kế tiếp, UMDC được tổ chức thành 88 đơn vị, mỗi đơn vỉ có 71 người (60 binh sĩ, 1 sĩ quan, 1 thượng sĩ, 3 trung sĩ và 6 hạ sĩ). Tổng số quân gồm có khoảng 6,200 người. Đoàn quân này mở các cuộc hành quân từ Saigon - Chợ Lớn đến Biên Ḥa, Long An, Mỹ Tho, G̣ Công, Bến Tre, Long Xuyên, Sóc Trang, Bạc Liêu, Trà Vinh, ....

 

(c)     Đảng “Dân Chủ Thiên Chúa Giáo Việt Nam”  :  Sau khi Vatican lên tiếng kết án chủ nghĩa Cộng Sản, ṭa ổng Giám Mục Saigon tích cực ủng hộ LeRoy và một số nhân sĩ Công Giáo như Jean Baptist Đôn và Huỳnh Công Hậu đứng ra lập “Đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo”. Mục tiêu của đảng này là bảo vệ Đạo, ủng hộ Bảo Đại nắm chính quyền và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, ủng hộ giải pháp Việt Nam gồm có 3 kỳ phân lập và Nam Kỳ tự trị.  Năm 1952, lực lượng UMDC bị sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Từ 1954, LeRoy định cư tại Pháp và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa.

 

 

II.    Hoạt động chính trị quân sự của Công Giáo miền Bắc Việt Nam.

 

1. Phong Trào Quốc Gia Tự Vệ :  Phát Diệm là tên của một làng Công Giáo thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh B́nh. Bùi Chu là tên một xă Công Giáo thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ 1945, Phát Diệm thành trụ sở Ṭa Giám Mục Phát Diệm dưới quyền cai quản của giám mục Lê Hữu Từ. Từ 1950,  Bùi Chu thành Ṭa Giám Mục địa phận Bùi Chu dưới quyền của giám mục Phạm Ngọc Chi.

 

Sau khi Nhật đảo chánh năm 1945, linh mục Hoàng Quỳnh, lúc đó là Tổng Tuyên Úy đoàn thanh niên Công Giáo Phát Diệm, đă lập chiến khu tại Chi Nê và vơ trang Đoàn Thanh Niên Công Giáo thành Lực Lượng Tự Vệ.

 

Đêm 20-8-1945, Hoàng Quỳnh mang quân từ chiến khu Chi Nê về cướp chính quyền tại huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Nho Quan và Thường Tín.

 

Năm 1949, quân Pháp chiếm Bùi Chu và Phát Diệm, Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo đổi tên thành “Phong Trào Quốc Gia Tự Vệ” liên lạc trực tiếp với quốc trưởng Bảo Đại.

 

2. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam :  được thành lập do nghị định của Bộ Trưởng Nội Vụ Huỳnh Thúc Kháng, thuộc Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến cho phép.  Liên Đoàn Công Giáo có mục đích tập họp tất cả các hội đoàn Công giáo thành một khối  chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của giáo hội, gây t́nh thân thiện giữa đồng bào Lương-Giáo, v.v... Đây là một tổ chức hữu danh vô thực.

 

3.  Khu an toàn của nhữngh người “quốc gia” :   Giám mục Lê Hữu Từ được chủ tịch Hồ Chí Minh cho giữ chức “Cố Vấn Tối Cao” trong Chính Phủ  Liên Hiệp Kháng Chiến. Lợi dụng chức vụ này, giám mục Lê Hữu Từ đă tránh cho Phát Diêm không bị “tiêu thổ kháng chiến”  và tản cư. Ngoài ra, vào tháng 9-1947, chính phủ Hồ Chí Minh đă cử một phái đoàn về Phát Diệm để trao cho “cố vấn tối cao” Lê Hữu Từ một văn thư trong có đoạn như sau : “ ... Tôi muốn san sẻ một phần trách nhiệm bằng cách nhường hẳn quyền cai trị toàn quận Kim Sơn gồm 40 xă ấp (trong đó có 32 giáo xứ) với khoảng 150,000 dân. Các cơ quan hành chánh và quân sự của chính quyền sẽ rút đi hết để Cố Vấn toàn quyền tổ chức....”.

 

Từ đó xuất hiện “Khu An Toàn Phát Diệm”.  Các cán bộ chính quyền phải rút ra hết và không được phép xâm nhập trở lại. Phát Diệm trở thành “Đất Thánh” an toàn cho 60,000 người tỵ nạn từ các nơi đổ về, hầu hất đều là những thành phần đảng phái chồng Cộng, các người hoạt động chính trị bị Việt Minh truy nă, trong số đó có vợ chồng Trần Văn Chương, Ngô Đ́nh Nhu và Ngô Đ́nh Diệm.

 

 4,   Lực Lượng Tự Vệ Công Giáo Bùi Chu – Phát Diệm trở thành phụ lực quân cho quân  đội Pháp : Bùi Chu – Phát Diệm là khu tự trị trực thuộc quốc trưởng Bảo Đại. Sĩ quan Pháp không  có quyền ra lệnh cho quân nhân Việt Nam. Tuy nhiên, giữa   quân đội Pháp và lực lượng Tự Vệ Công Giáo có một qui ước về hệ thống đóng quân theo h́nh Tam Giác:  một đồn binh Pháp đóng ở giữa, th́ có 3 đồn Tự Vệ Công Giáo đóng ở 3 góc, với đường kính 10 km.

Quân đội Pháp có nhiệm vụ bao bọc che chở cho các đồn Tự Vệ Công Giáo bằng các loại vũ khí nặng. Trước khi hành quân, quân đội Pháp phải mở những cuộc tảo thanh mở đường.

 

 

III. Hoạt động chiến tranh tâm lư hiểm độc của các giám mục Việt-Pháp họp tại Hà Nội ngày 9-11-1951

 

Từ năm 1948, thực dân Pháp bị quân kháng chiến Việt Nam đánh trả rất ác liệt trên khắp các mặt trận khiến cho chúng lâm vào t́nh trạng lúng túng và lo sợ. Các giáo dân  hoang mang chỉ sợ Pháp thua bỏ chạy th́ họ sẽ bị bỏ lại và lâm vào t́nh trạng nguy hiểm v́ sẽ bị “Việt Minh trả thù” !

 

Vào cuối năm 1951, t́nh trạng Công Giáo Việt Nam thật bi đát v́ “sự hỗn loạn xao xuyến đang đè nặng trên tâm hồn giáo dân” nên các giám mục (9 Pháp, 5 Việt) thuộc các hội Truyền Giáo tại Việt Nam, đă họp tại Hà Nội để soạn thảo và công bố Thư Chung của các Giám Mục họp tại Hà Nội ngày 9-11-1951  (bản chánh bằng tiếng Pháp).

 

Phân tích bức thư chung này, chúng ta sẽ thấy các giám mục đă đưa ra những đón tâm lư chiến rất thâm hiểm. Họ thừa biết cuộc tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp là không có chính nghĩa, nên sẽ bị mọi người Việt Nam yêu nước, dù là Cộng Sản hay không Cộng Sản, chống trả mănh liệt.  Do đó, họ khôn khéo lái “t́nh yêu Tổ Quốc” theo một hướng khác. Các giám mục lư luận: “Ư niệm Ki Tô Giáo về Tổ Quốc không loại trừ những quốc gia khác mà chúng ta cũng phải yêu mến bởi v́ tất cả chúng ta đều là con của cùng một Chúa. (La notion chrétienne de Patrie n’exclut pas les autres nations que nous devons aimer aussi par ce que nous sommes tous fils du même Dieu). Điều này có nghĩa rằng: “các giáo dân Việt Nam cũng phải yêu nước Pháp và người Pháp v́ họ và ta đều là con một Chúa !”

 

Đa số các giáo dân quê mùa đă nghe theo những lời nói trên của các giám mục, v́  là “những anh em con cùng một Chúa” (fils du même Dieu) . Mỗi khi bọn lính Pháp bị tử trận, các xác chết được họ coi bọn giặc Pháp đồng đạo đưa vào nhà thờ để cho cha xứ “làm phép xác” và làm lễ cầu hồn cho chúng. Mấy bà già thấy bọn lính Pháp chết đă tỏ ra thương xót, có người c̣n lấy tràng hạt của họ đeo vào cổ xác lính tây.

 

Trái lại, sau mỗi lần hành quân tại mấy làng lân cận, bọn lính tự vệ Công giáo bắt những người lương mà chúng nghi là “Việt Minh”. Bọn chúng trói những ngựi đó và giải lên đồn Tây. Khi tiếp nhận những người này, bọn lính Pháp có thói quen dùng báng súng đập thằng vào ngực vào mặt các nạn nhân khiến cho họ vung máu tung tóe. Bọn lính tự vệ Công giáo không hề cảm thấy thương xót đồng bào ḿnh, trái lại dù cho chúng bắn giết họ chăng nữa, chúng cũng không hề hối hận, v́ chúng đă nghe theo bọn giám mục coi những người kháng chiến là “Cộng Sản vô thần”, là “con cái ma qủi” hoặc “kẻ thù của Thiên Chúa” (des enemis de Dieu). Giết “Cộng Sản Vô Thần”, cũng như giết “con cái ma qủi” hoặc “kẻ thù của Thiên Chúa” chẳng khác nào giết một con rắn độc, chẳng những không có tội mà c̣n có công trước mặt Chúa và giáo hội nữa ! Do đó, bọn vệ sĩ Công giáo tha hồ giết người và gây tội ác mà không phải ăn năn hối hận ǵ cả !

 

Bọn giám mục không có một lư luận chính đáng nào để có thể biện minh cho sự có mặt của những đoàn quân viễn chinh Pháp tại Việt Nam. Bọn Pháp trở lại Việt Nam chỉ có một mục tiêu duy nhất là tái chiếm thuộc địa Đông Dương mà chúng đă bị mất sau 1945. Trong thư chung ngày 9-11-51, các giám mục không hề đả động tới vấn đề xung đột Pháp-Việt mà chỉ đề cập đến vấn đề xung đột giữa giáo hội Công giáo và Cộng Sản: giáo hoàng Pio XII đă tuyên bố: Không một ai có thể cùng một lúc vừa là Công giáo vừa là Cộng sản. Người Công giáo gia nhập đảng Cộng Sản là phản bội giáo hội. Các giáo dân đều bị cấm không được theo Cộng Sản, và không được làm bất cứ điều ǵ có thể giúp Cộng sản lên nắm chính quyền...

 

Bọn giám mục nói quá nhiều về Cộng Sản làm cho giáo dân Việt Nam quên mất hành động quân Pháp trở lại xâm lăng Việt Nam và do đó họ quên mất nghĩa vụ của người công dân là kháng chiến chống Pháp để cứu nước !

 

Cuối cùng, các giám mục hô hào giáo dân hăy “kháng chiến” , nhưng không phải là kháng chiến chống Pháp mà là “kháng chiến chống Cộng Sản” và “trung thành với Chúa” (Alors résistez, très cher frères, soyez fidèles à notre Dieu).

 

Thư chung của các giám mục viết tại Hà Nội ngày 9-11-1951 (nguyên văn bằng tiếng Pháp) được tất cả các linh mục thuộc các giáo xứ trên toàn quốc Việt Nam đọc tại nhà thờ và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài giảng để phổ biến đến toàn thể giáo dân Việt Nam. Đây chỉ là một trong nhiều bằng chứng cụ thể vể hoạt động chiến tranh tâm lư của hàng ngũ giám mục Việt cũng như Pháp.

 

Cũng xin nói ở đây là “Hội Đồng Giám Mục Việt Nam” (HĐGMVN) hiện nay đă được thành lập do sắc chỉ ngày 24-11-1960 của giáo hoàng Gioan XXIII.  Thư chung ngày 9-11-1951 nói trên đây  không phải là sản phẩm của HĐGMVN mà là của 14 giám mục (9 Pháp, 5 Việt) thuộc các Hội Truyền Giáo tại Việt Nam. (Les ordinaires des Missions du Vietnam).

 

Mặc dù danh xưng có khác, nhưng bản chất đầu óc nô lệ và truyền thống bán nước của bọn giám mục trẻ hiện nay so với bọn giám mục già xưa kia (Nguyễn Bá Ṭng, Ngô Đ́nh Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Văn Đoàn, Trịnh Như Khuê) chắc chắn chẳng có ǵ khác nhau.  Muốn vô hiệu hóa sự tác hại của đạo quân thứ năm Công giáo, tôi thiết nghĩ  việc tiên quyết là phải giải tán HĐGMVN.  HĐGMVN là cơ quan chỉ huy tối cao của giáo hội Công giáo Việt Nam (chiếm 7 – 8% dân số) . Chính quyền cần phải chú ư theo dơi nội dung các Thư Luân Lưu hoặc Thông Cáo của HĐGM, bởi v́ các thư này thường có tác dụng rất lớn về tâm lư đối với toàn khối 7 triệu giáo dân, và do đó sẽ có tác dụng đối với vận mệnh của Tổ Quốc.

 

                Charlie Nguyễn

 

                        5/2004

 

 Dưới đây là nguyên bản Thư Chung bằng tiếng Pháp và bản dịch Việt ngữ của Guse Phạm Hữu Tạo :

 

Lettre Commune Des Ordinaires Réunis A Hanoi

(texte original en francais)

9 novembre 1951

 

Nos bien chèrs frères,

 

Les ordinaires des Missions du Vietnam réunis à Hanoi sous la présidence de son Excellence Monseîgneur le Délégué apostolique, ont jugé qu'il est de leur devoir de coordonner leurs efforts en vue de coopérer plus efficatement à l'oeuvre de pacification des coeurs et restauration chrétienne qui s'impose à l'heure actuelle.

Les Êvêques du Viêtnam, émus de la confusion qui règne dans les esprits, croient de leur devoir de préciser la notion de la Patrie. Le Patriotisme, c'est l'amour de la Patrie, et la Patrie étymologiquement, c'est la terre des ancêtres. La Patrie, c'est donc une extension de la famille, l'une comme l'autre se rattachent à la vertu de piété, et par conséquent nous ne pouvons que l'encourager et le développer au même titre que les autres vertus chrétiennes. La notion chrétienne de Patrie n'exclut pas les autres nations que nous devons aimer aussi parce que nous sommes tous fils du même Dieu.

Animé par le sentiment de notre grave responsabilité devant Dieu et d'une grande affection pour vous tous, nos très chers frères, nous estimons qu'il est de notre devoir de vous mettre en garde contre le très grand danger du communisme athée, qui est le plus grand danger existant de nos jours. Le communisme est la négation de Dieu, la négation de toute religion, la négation de l'existence d'une âme immortelle, la négation des droits de la personne humaine et de la famille. Il y a la plus entière opposition entre l’Église Catholique et le communisme à tel point que notre Saint Père le pape a déclaré qu'il est absolument impossible d'être à la fois communiste et catholique et que tout catholique qui adhère au parti communiste est par le fait même séparé de L’Église. Non seulement, il vous est interdit d'adhérer au Parti Communiste, mais vous ne pouvez pas coopérer avec lui ou faire quoi que ce soit qui puisse de quelque facon amener le Parti Communiste au pouvoir.

Le danger est si grave et les conséquences possibles si terribles que nous nous sentons obligés de vous mettre en garde aussi contre les détours et les ruses employés par les communistes pour tromper le peuple, ruses qui ne servent que les seules fins des communistes.

En premier lieu, ils font preuve d'un grand zèle pour les réformes sociales et mettent en avant leur doctrine comme un remède aux maux sociaux de nos jours. Ils se cachent aussi sous le masque du patriotisme et cherchent par leur prétendu zèle pour le bien être de leurs compatriotes à rallier le peuple sous leur bannière. Mais ce ne sont là que des moyens pour atteindre leurs fins inavoués et une fois au pouvoir, ils installent une dictature impitoyable. Ce ne sont plus les intérêts des pauvres et des ouvriers, ni les intérêts de la Patrie qui comptent, ce sont uniquement les intérêts du communisme. Ainsi dans les pays sous le joug communiste, règnent la suppression de tout les biens et la persécution des milliers de nos frères catholiques, ces derniers vivent dans la terreur, ils dépérissent en prison, payant même de leur sang leur fidélité à la foi.

Alors résistez, très chers frères, ne vous laissez pas tromper, soyez fidèles à notre Dieu. Veuillez, soyez vigilants, restez ferme dans la foi.

Et vous, chers prêtres, enseignez la doctrine sociale de l'Église, instruisez les peuples des vertus chrétiennes de charité et de justice. Prêtres et fidèles, vivez intensément votre vie chrétienne selon les maximes de L'Évangile. La charité des premiers chrétiens a amené la conversion du monde: la charité, c'est à dire supporter son prochain, lui pardonner, lui vouloir et réellement lui faire du bien. L'amour du Christ a vaincu la haine, votre charité vaincra la haine des enemis de Dieu. Que voire voie soit toujours un témoignage pour Dieu, le Christ et l’Église.

Pour conclure, nous vous répétons encore avec saint Paul: “Veillez, restez ferme dans la foi, soyez vigilants, soyez forts, tout ce que vous faites, faites-le dans la charité” (I Cor. XVI, 13-14).

Nous demandons à nos prêtres de lire la présente lettre dans les Églises et leurs Oratoires. A tous, prêtres et fidèles, nous donnons de tout coeur notre bénédiction paternelle. Grace et paix vous soit données de la part de Dieu, notre Père, et du Signeur Jésus Christ.

 

Hanoi, le 9 novembre 1951

 

- John Dooley, Délégué apostolique en Indochine.

- Jean Baptiste Chaballier, Vicaire apostolique de Phnom-Penh.

- Pierre Ngô Đ́nh Thục, Vicaire apostolique de Vĩnh Long.

- Jean Cassaigne (Sanh) - de Saigon.

- Marcel Piquet (Lợi)   - de Qui Nhơn.

- Jean Marie Maze (Kim) - de Hưng Hóa.

- Anselme Tadée Lê Hữu Từ - de Phát Diêm.

- Jean Baptiste Urritia - de Huế.

- Pierre Marie Phạm Ngọc Chi - de Bùi Chu.

- Domonique Hoàng Văn Đoàn - de Bắc Ninh.

- Joseph Maide Trịnh Như Khuê - de Hanoi.

- Fr. Félice Pérez (Hiên) - Provicaire apostolique de Haiphong.

- Bernard Illomera (Yên) - Provocaim apostoloque de Thái B́nh.

- Paul Renaud (Ái) - Provicaire apostolique de Kontum.

 

 

Thư Chung Của Các Giám Mục Công Giáo La Mă Họp tại Hà Nội

 

ngày 9 tháng 11 năm 1951

 

(bản dịch của Guse Phạm Hữu Tạo)

 

Anh em thân mến,

Chúng tôi, những giám mục của Hội Truyền Giáo tại Việt Nam họp tại Hanoi, dưới quyền chủ tọa của Đức Ông Khâm Mạng Ṭa Thánh, đă thấy bổn phận của chúng tôi là phải kết hợp những nỗ lực để công tác hữu hiệu trong sự mưu t́m an b́nh cho ḷng người và phục hoạt đạo Chúa hiện nay.

Là những giám mục tại Việt Nam, xao xuyến trước sự hỗn loạn đang đè nặng trên tâm hồn giáo dân, nghĩ rằng bổn phận của chúng tôi là phải xác định rơ ràng ư niệm Tổ Quốc! Ái quốc là t́nh yêu dành cho Tổ quốc, tổ quốc theo ngữ học là mảnh đất của tổ tiên. V́ vậy, tổ quốc chính là sự nối tiếp của gia đ́nh, cả hai ràng buộc với nhau trong sự sùng kính, nên chúng tôi phải khuyến khích sự phát triển ngang nhau với những lẽ đạo khác. Ư niệm của đạo về Tổ Quốc không hề bỏ ra ngoài các quốc gia khác mà chúng ta phải yêu mến v́ thất cả chúng ta đều là con cái Chúa!

Tác động bởi trách nhiệm nặng nề của chúng tôi trước Chúa và với một t́nh yêu lớn dành cho anh em, chúng tôi thấy cần phải nhắc nhở các anh em hăy cảnh giác trước hiểm họa Cộng sản vô thần là một hiểm họa lớn nhất trong thời đại chúng ta, Cộng sản chối bỏ Chúa, chối bỏ tín ngưỡng, chối bỏ linh hồn bất diệt, chối bỏ nhân quyền và gia đ́nh. Lại c̣n có sự chống đối toàn diện ác liệt giữa Cộng sản và giáo hội, đến nỗi đức thánh Cha đă phải tuyên bố quyết liệt rằng không thể nào có thể vừa là Công giáo vừa là Cộng sản. Và người Công giáo khi gia nhập đảng Cộng sản, bằng hành vi ấy đă xa ĺa giáo hội. Không những anh em bị cấm không được gia nhập đảng Cộng sản, mà anh em c̣n không được cộng tác để làm bất cứ điều ǵ để có thể đưa đảng ấy lên cầm quyền. Hiểm họa quá lớn và những hậu qủa rất ghê sợ, nên chúng tôi cũng buộc ḷng phải cảnh giác anh em trước những lèo lái hay xảo thuật Cộng sản đă dùng để lừa bịp dân chúng chỉ nhằm chiếm đoạt được mục tiêu của họ.

Trước hết, họ đă chứng tỏ có nhiều nhiệt t́nh để cải cách xă hội và đề ra lư thuyết như là phương thuốc chữa trị những tệ đoan xă hội. Họ không che dấu mặt nạ yêu nước và cũng t́m cách đặt ra sự nhiệt t́nh làm như lo cho hạnh phúc đồng bào để quy tụ dân chúng dưới mầu cờ của họ. Nhưng đó chỉ là những phương tiện nhắm đạt tới những mục tiêu không tưởng của họ và khi cầm quyền rồi, họ áp đặt một nền độc tài tàn nhẫn. Không c̣n nữa những phúc lợi của người nghèo hay của giới công nhân lao động, cũng chẳng c̣n quyền lợi ǵ của tổ quốc nữa, mà chỉ c̣n quyền lợi của Cộng sản thôi. Bởi vậy, ngự trị trong các nước Cộng sản là sự tước bỏ mọi phúc lợi và sự đàn áp hàng ngàn anh em Công giáo, những người này phải sống trong sợ hăi, chết rũ trong tù ngục, phải đổ máu ra để bảo vệ đức tin.

Vậy xin anh em hăy chống cự, đừng bị mắc lừa, hăy trung thành với Chúa! Xin hăy thức tỉnh và sống mạnh bằng đức tin. Và qúy vị, những linh mục, hăy giảng dậy học thuyết xă hội Công giáo, dậy cho giáo dân những đức tính Công giáo về bác ái và công b́nh. Linh mục và giáo dân hăy sống đạo theo đúng với những lời dậy trong Thánh kinh. Đức bác ái của những người Công giáo đầu tiên là hoán cải thế giới. Đức bác ái là giúp đỡ đồng loại, tha thứ cho họ và thực sự làm những điều tốt cho họ. T́nh yêu của đấng Ki-tô đă thắng hận thù, t́nh yêu của anh em cũng sẽ thắng kẻ thù của Chúa. Ước ǵ con đường anh em đi là sự làm chứng cho Chúa, đấng Cứu Thế và Giáo hội.

Để kết thúc, chúng tôi xin nhắc lại với anh em lời nói của thánh Phao-lồ:”Xin hăy vững mạnh trong đức tin, hăy thức tỉnh và hăy mạnh dạn trong mọi việc của anh em làm trong t́nh bác ái!”

Chúng tôi xin các linh mục đọc thư này trong các nhà thờ và nhắc nhở trong bài giảng. Với các linh mục và các anh em, chúng tôi ban phép lành thần phụ của chúng tôi. Xin Chúa Trời là Cha của chúng ta, và đấng KiTô ban ơn sủng và sự b́nh an cho các anh em.

 

Hanoi, ngày 9-11-1951

 

kư tên : 14 giám mục (9 gốc Pháp, 5 gốc Việt)

 

 

 

 

 

 

 Trả lời bốn câu hỏi của Giao Điểm về việc Giáo hội Phật giáo Quảng Trị đ̣i lại đất bị nhà thờ La Vang chiếm đoạt (*)

 

Nguyễn Chấn (Charlie Nguyễn) Houston, Texas, USA

 

 

1. Chúng ta có thể trưng ra nhiều bằng cớ lịch sử về việc người Công giáo cậy quyền thế của bọn Pháp xâm lược đánh phá nhiều chùa trên khắp các miền đất nước để cướp đất xây nhà thờ và  nhà xứ của họ. Riêng về vụ Giám mục Sohier (cai quản giáo phận Huế) xúi giục tín đồ đánh phá chùa Lá Vàng của đồng bào Phật giáo Quảng Trị năm 1886 để cướp đất xây nhà thờ La Vang sau này, ngoài những bằng cớ lịch sử chúng ta c̣n có một bằng cớ khác đó là bài vè của giáo dân La Vang sáng tác từ cuối thế kỷ 19 c̣n lưu truyền đến ngày nay. Bài vè khá dài đă tường thuật vụ phá chùa Lá Vàng với nhiều chi tiết như:

 

“bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài...”

“Lư hương bát đất đền đài đều hư...”

 

Linh mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc đă sưu tầm bài vè này qua lời thuật lại của giáo dân La Vang và ghi lại đầy đủ trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Linh địa La Vang”, xuất bản lần đầu tiên tại Việt Nam với sự phê chuẩn của Ṭa Giám mục Huế ngày 13.4.1970 và được tái bản nhiều lần tại Hoa Kỳ sau 1975 do Nguyệt san ‘Trái Tim Đức Mẹ’, cơ quan ngôn luận chính yếu của Ḍng Đồng Công ở bang Missouri phát hành. Căn cứ vào sử liệu của Công giáo và bài vè truyền khẩu, Linh mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc viết: “Ngôi chùa đă được biến thành nhà thờ Công giáo từ đó – 1886” (trang 44 sách ‘Linh địa La Vang’).

 

Theo thường luật (common law) mọi người bị thiệt hại đều có quyền đ̣i hỏi can thiệp để buộc kẻ gây thiệt hại phải bồi thường. Nay, Giáo hội Phật giáo Quảng Trị nhân danh đồng bào Phật tử Quảng Trị là những người bị thiệt hại đ̣i hỏi pháp luật can thiệp để buộc giáo hội Công giáo phải bồi thường thiệt hại hoặc phải trả lại đất đă ăn cướp trước đây. Việc này hoàn toàn hợp lẽ công bằng theo thường luật. Ngoài những bằng cớ lịch sử, vụ cướp phá chùa Lá Vàng c̣n được xác nhận bởi bài vè của giáo dân La Vang sáng tác từ cuối thế kỷ 19 và những lời vô t́nh  thú tội khác của những giới chức Công giáo trong sách ‘Linh Địa La Vang’ của Linh mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc. Việc GHPG Quảng Trị đ̣i lại đất chùa Lá Vàng đặt trên căn bản pháp lư vững chắc với những bằng cớ xác thực, thiết tưởng đây là một việc làm chính đáng không ai có thể phủ nhận được.

 

2. Tôi không biết luật pháp của Việt Nam hiện nay ra sao. Luật của Miền Nam trước 4/1975 là luật của Pháp canh cải, theo đó th́ mọi án phạt h́nh sự đều có thời hạn triệt tiêu : 5 năm đối với tội tiểu h́nh và 10 năm đối với tội đại h́nh. Vụ giáo dân phá chùa Lá Vàng cướp đất xây nhà thờ năm 1886, đến nay đă 117 năm. Tất nhiên chúng ta không thể đề cập đến tính cách h́nh sự của vụ án này. Việc GHPG Quảng Trị đ̣i lại đất bị cướp hoàn toàn thuộc lănh vực hộ sự (dân luật), theo thiển ư của tôi vụ này không bị ràng buộc vào các luật thời tiêu của h́nh luật.

 

Đối với việc tịch thu một phần hoặc tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo hội Công giáo là một việc hoàn toàn tùy thuộc vào luật pháp nhà nước và tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Chính quyền Cách mạng Pháp 1789 và chính quyền Cách mạng Mexico 1857 đều đă từng ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội Công giáo tại đất nước của họ.

 

Đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, nếu chính quyền nhận thấy họ chỉ là một đạo quân thứ Năm của địch nằm vùng thường trực trong ḷng dân tộc và truyền thống phản quốc của họ là không thể thay đổi được... th́ việc tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội Công giáo là một việc làm chính đáng và cần thiết.

 

3. Lập trường của Giao Điểm là lập trường Dân tộc. Các tác giả Giao Điểm cực lực tố cáo bọn Việt gian núp bóng tôn giáo với âm mưu “Phục hồi tinh thần Ngô đ́nh Diệm” tại Việt Nam, cực lực tố cáo âm mưu chia cắt Tây Nguyên và Cao nguyên Bắc Việt của bọn Tin Lành. Các tác giả Giao Điểm không đánh phá tôn giáo để gây chia rẽ nhưng quyết tâm vạch mặt bọn phản quốc đội lốt tôn giáo và cố gắng gióng lên một lời báo động về mối nguy cơ có thật của đạo quân thứ Năm đối với vận mệnh đất nước.

 

Theo thiển ư của tôi, chúng ta không lo ngại về âm mưu của bọn Việt gian tại hải ngoại lợi dụng tôn giáo để phá rối trị an tại quốc nội. Về bọn chúng rất dễ bị nhận diện và âm mưu của chúng cũng dễ bị phát hiện. Điều mà mọi người Việt yêu nước tại hải ngoại quan tâm là tệ nạn tham nhũng ở trong nước. Đó chính là môi trường tốt nhất cho bọn Việt gian đội lốt tôn giáo mua chuộc lợi dụng để củng cố các cơ sở phá hoại của chúng.

 

4. Nhiệm vụ của chính quyền là bảo vệ an ninh xă hội và quyền lợi chính đáng của toàn dân, bảo vệ nền trật tự công b́nh và thực hiện công lư cho mọi người. Chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam đưa vụ người Công giáo đánh phá chùa Lá Vàng  đă cướp đất xây nhà thờ La Vang ra xét xử, để cho thế giới thấy được nền công lư của Việt Nam hiện nay như thế nào. Đồng thời, việc đưa vụ này ra xét xử cũng là một h́nh thức dằn mặt bọn Việt gian vong bản và “chủ chăn” của chúng là Vatican để buộc chúng phải tôn trọng chủ quyền và danh dự của dân tộc Việt Nam.

 

(*) V́ ư kiến của ông Nguyễn Chấn rất chi tiết và có đề cập đến những vấn đề  thuộc lănh vực chuyên môn của ông là luật pháp, nên chúng tôi tách riêng ra để  lưu ư cùng đồng bào trong và ngoài nước..

 Vài nhận xét về “Thư Góp Ư Pháp Lệnh Tôn Giáo” của ông Phan Đ́nh Diệm, chủ quản Học hội Giêsu giáo.

 

 Charlie Nguyễn

 

 

Ngày 5-8-2003 vừa qua, ông Phan Đ́nh Diệm với tư cách là chủ quản Học hội Giêsu giáo ở Houston, đă gửi một bản góp ư vào dự thảo “Pháp lệnh Tôn giáo” của Quốc hội Việt Nam.

 

Trong phần mở đầu, ông Diệm đă nêu lên nhiều nhận xét rất đúng về giáo hội Công giáo Rôma. Ông viết: “Giáo hội Công giáo Rôma là một thành phần nằm trong quần thể các giáo hội Thiên Chúa giáo của các sắc dân du mục ở Trung Cận Đông. Thần tổ của các sắc dân này 5000 năm trước ở Babylon là thần ḅ ER... thánh tổ ngành tư tế thờ cúng ḅ vàng là Aaron, người anh em của Maisen, người sáng lập Maisen giáo (Do Thái giáo). Hai đạo thối thân của Do Thái giáo là Công giáo Rôma và Hồi giáo Mecca. Tất cả cùng chung một tổ phụ Abraham (và cùng là những biến dạng của đạo thờ ḅ)” ; “Giáo hội Công giáo Rôma là một tổ chức tôn giáo đế quốc, có chính quyền trung ương tập quyền và độc tài giáo phiệt. Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam chỉ là một chư hầu, một giáo phái ngoại nhập đặt dưới quyền chỉ huy trói buộc nghiêm nhặt của giáo hoàng tại Rôma.”

 

Ngoài những ưu điểm nói trên, trong phần sau của bản góp ư vào Pháp Lệnh Tôn Giáo, ông Diệm đă nêu lên nhiều nhận định sai lầm nghiêm trọng khiến chúng tôi buộc ḷng phải lên tiếng để thảo luận với ông. Chúng tôi sẽ lần lượt nêu lên 4 vấn đề chúng tôi không đồng ư với ông như sau:

 

Thứ nhất. Ông viết: “Đức Giêsu là vị giáo chủ của đạo lư nhân bản thế tục, của chủ nghĩa nhân văn thế tục. Đạo lư chính ḍng Giêsu tựu trung là đạo nhân nghĩa chia cơm xẻ áo rất chi là “xă hội nhân bản chủ nghĩa”!”

 

Ông đă viết những ḍng chữ trên để ca ngợi Giêsu. Trong khi đó, con người ích kỷ hợm hĩnh và ác độc của Giêsu lại được ghi chép đầy đủ trong Tân Ước. Ông hăy đọc kỹ những lời nói của Giêsu để biết con người thật của ông ta “nhân bản” như thế nào?

 

- “Nếu ngươi không tin Ta là Con của Thiên Chúa, ngươi sẽ chết trong tội lỗi của ngươi” (I said therefore unto you, that ye shall die in your sin for if you believe not that I am He – Son of God – ye shall die in your sin, John 8:24)

 

- “Hăy lôi những kẻ thù của Ta ra đây, đó là những kẻ không muốn Ta ngự trị trên họ, hăy giết chúng trước mặt Ta” (But those mine enemies which would not that I should reign over them, bring hither and slay them before me, Luke 19:27).

 

Giêsu chỉ ước mong được mọi người tôn thờ y. Những ai không tôn thờ y đều bị y coi là kẻ thù và y sẵn sàng giết những người đó không hề thương tiếc. Vậy rơ ràng Giêsu là một kẻ hoàn toàn phi nhân (inhuman). Có lẽ nào ông có thể ca ngợi Giêsu là vị giáo chủ của đạo lư nhân bản được?

 

Thứ hai . Ông dùng danh xưng “Giêsu giáo” để gọi Công giáo là điều không thích hợp v́ nhiều lư do:

 

- Trong ngôn ngữ thế giới không hề có danh từ Giêsu giáo (Jesusism!). Chúng ta đều biết rằng Kitô giáo phát xuất từ Tây phương, vậy chúng ta phải gọi tên của tôn giáo này theo quan niệm của họ. Họ phân biệt Giêsu và Kitô. Giêsu là người thật c̣n Kitô là tước hiệu của đấng Cứu thế (a messianic title). Đấng Cứu thế là Con của Thiên Chúa (Son of God) cũng là Thiên Chúa. Sở dĩ Giêsu được tôn thờ v́ “Giêsu được Kitô hóa” (Jesus was Christed). Do đó, người Tây phương không gọi đạo thờ Giêsu là “Giêsu giáo” (Jesusism) mà gọi là Kitô giáo (Christinanity).

 

Người Hoa phiên âm danh từ Hy lạp Christos thành Cơ đốc và phiên âm tên Giêsu thành Gia-tô. người Hoa gọi đạo thờ Giêsu là Cơ đốc giáo chứ không phải là Gia tô giáo!

 

Gọi đạo thờ Giêsu là “Giêsu giáo” là hoàn toàn đi ngược lại truyền thống từ xưa đến nay trong ngôn ngữ thế giới. Vả lại, nếu hiểu “Giêsu giáo” là đạo thờ Giêsu th́ Anh giáo, Chính thống giáo và Tin lành cũng là Giêsu giáo, đâu có riêng ǵ Công giáo Rôma mới là “Giêsu giáo” ? Vậy việc xử sụng danh từ “Giêsu giáo” để gọi giáo hội Công giáo Rôma là hoàn toàn không thích hợp.

 

Thứ ba.  Sau khi ông Diệm (PĐ) tự động đổi tên Giáo hội Công giáo Rôma Việt Nam thành “Giêsu giáo của Hội đồng Giám mục VN”, ông đề nghị Quốc hội VN “nâng Giêsu giáo của Hội đồng Giám mục VN lên cấp bậc “Tôn giáo Dân tộc” ngang cấp bậc với Khổng giáo, Phật giáo và Lăo giáo thành “Tứ giáo Đồng lưu” trên đất nước Việt Nam.”

 

Ba đạo Phật-Khổng-Lăo đă trở thành “Tam giáo Đồng lưu” trong ḷng dân tộc Việt Nam hoàn toàn do tự nhiên mà thành. Cả ba đạo đều xuất phát từ con người và đều có mục tiêu chính yếu là phục vụ con người chứ không phục vụ một thần linh (hay Thiên Chúa) nào cả. Đó là tính chất nhân bản của Tam giáo, v́ thế Tam giáo đă có thể ḥa đồng với nhau trong tâm hồn của người Việt Nam.

 

Trái lại, Công giáo Rôma cũng như quần thể các tôn giáo độc thần (Do thái , Kitô, Hồi giáo) đều tôn thờ một Thiên Chúa tối cao trên hết mọi sự. Tiêu biểu cho tinh thần cực đoan của các đạo Chúa là chuyện Abraham giết đứa  con trai duy nhất của ḿnh để tế Chúa. Đó là đặc tính phi nhân của các đạo Chúa. Với bản chất phi nhân, Công giáo Rôma vẫn giữ nguyên trạng là một tôn giáo thuộc đức tin Abraham (Abraham faith), vẫn là một tôn giáo thấp kém mọi rợ ăn thịt uống máu người. Một tôn giáo phi nhân hạ đẳng như vậy làm sao có thể ḥa đồng với triết lư nhân bản cao cả của Tam giáo được? Hơn nữa, Công giáo Rôma hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng của niềm tin mù quáng. “Phúc cho ai không thấy mà tin!” Trong khi đó Tam giáo được xây dựng trên nền tảng của ánh sáng trí tuệ. Do đó, Công giáo Rôma không có khả năng ḥa nhập vào Tam giáo v́ nó đă bị ánh sáng Tam giáo tiêu diệt trước khi có thể ḥa nhập.

 

Chính v́ thế, trong hai ngàn năm qua, trong ḷng dân tộc Việt Nam chỉ tồn tại “Tam giáo Đồng lưu” mà thôi. Do bản chất khác biệt và do giá trị quá thấp kém, Công giáo Rôma sẽ không bao giờ có khả năng ḥa nhập vào tam giáo để trở thành “Tứ giáo đồng nguyên”. Đây là một điều quái đản, nhất định sẽ không bao giờ xảy ra trên đất nước Việt Nam!

 

Thứ tư. Ông Diệm đă xử dụng những ngôn từ lố lăng, đao to búa lớn, để tâng bốc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ông viết: “Đỉnh cao của cuộc cách mạng văn hóa tái sinh trong Hội đồng Giám mục Việt Nam là thư chung 1980 - Hịch Yêu Nước Yêu Nhà Việt Nam – hoàn tất tiến tŕnh dẫn đưa 7 triệu đồng bào Việt Nam từ trong chuồng chiên vĩ đại của Giáo hội Công giáo Rôma quay ngược về Nhà Việt Nam.”

 

Ông Diệm liệt kê một số thành tích của HĐGMVN:

 

a) Thông cáo ngày 14/6/1965 cho phép giáo dân có quyền tự do tôn kính ông bà tổ tiên và được bày bàn thờ gia tiên trong nhà. Điều này thật ra chẳng có ǵ là “cách mạng” ghê gớm v́ đó chính là điều Công đồng Vatican 1962-1965 cho phép trước rồi. HĐGMVN chỉ dám làm cái việc nhắc lại cái điều đă được Vatican cho phép chứ có dám làm điều ǵ ngược lại với Vatican?

 

b) Nghị quyết ngày 14/11/1974 cho phép giáo dân tham dự đề nghị tôn kính vị thành hoàng tại đ́nh làng. Đây là một việc b́nh thường như tham dự hội hè, không có ǵ quan trọng.

 

c) Trong thư chung năm 1980, HĐGMVN kêu gọi : “Chúng ta phải là Hội Thánh của Đức Giêsu Kitô trong ḷng dân tộc Việt Nam”, nghĩa là phải sống gắn bó với quê hương, ḥa ḿnh vào cuộc sống của đất nước và diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc. Thực sự đây chỉ là một thủ đoạn giả vờ “trở về với Dân tộc”. HĐGMVN do Vatican thành lập do sắc chỉ ngày 24/11/1960 của GH Gioan XXIII. Các giám mục đều do Vatican tuyển lựa kỹ càng, căn cứ vào ḷng trung thành tuyệt đối đối với Ṭa Thánh. Vatican xử dụng HĐGMVN như một ban tham mưu tối cao bản địa cho đạo quân thứ năm của họ tại Việt Nam. Các thành phần trong HĐGMVN đều là những kẻ “bán linh hồn cho quỉ” v́ họ luôn tâm niệm “thà mất nước chứ không thà mất Vatican!”.

 

Muốn thực sự đưa 7 triệu đồng bào Công giáo trở về với dân tộc chỉ có một con đường duy nhất là: giải tán HĐGMVN do Vatican lập nên và sau đó là thiết lập một giáo hội Công giáo VN tự trị (hoàn toàn tách biệt khỏi sự kiềm tỏa của Vatican).

 

Trong t́nh trạng hiện nay, mối liên hệ giữa Công giáo VN và Vatican đúng như ông PĐ Diệm đă tŕnh bày ở phần đầu: “Giáo hội Công giáo Rôma là một tổ chức tôn giáo đế quốc và toàn cầu hóa, có một chính quyền trung ương tập quyền và độc tài quân phiệt theo mô h́nh của các hoàng đế Casear mà Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam chỉ là một chư hầu, một giáo phái ngoại nhập, đặt dưới quyền chỉ huy trói buộc nghiêm nhặt của giáo hoàng tại Rome.

 

Vậy, HĐGMVN hiện nay chỉ là một công cụ của Vatican - một tên đế quốc xảo quyệt nhất thế giới - để nô lệ hóa một thành phần dân tộc VN gồm 7 triệu tín đồ Công giáo. Thực chất HĐGMVN là một tập hợp Việt gian phản quốc núp dưới danh nghĩa tôn giáo để công khai nằm vùng trong ḷng dân tộc. Tôi không biết ông Diệm đă căn cứ vào đâu mà ca ngợi HĐGMVN lên tận mây xanh:  “ngàn năm không phai nḥa h́nh ảnh hào hùng bất khuất của những Giám mục Kẻ Sĩ Việt Nam cuối thiên niên kỷ II”?

 

Theo tôi, với tư cách là một công cụ của đế quốc Vatican, các thành phần trong HĐGMVN không xứng đáng được gọi là kẻ sĩ Việt Nam được.

 

                                                tháng Mười 2003,

 

                                        Charlie Nguyễn

 

 

 

 

Hai Quan Điểm về Charlie Nguyễn

 

 HAI LÁ THƯ (TỪ ÚC CHÂU) – HAI QUAN ĐIỂM

 

1. Lá thư của một người bạn cùng lớp tại Chủng viện Thánh Gia Ninh Cường (1950-1952)

 

Charlie Nguyễn: Cái Ung Nhọt Gây Nhức Nhối Cho Thánh Gia Chúng Ta

 

Các bạn TG thân mến,

 

Từ một nơi xứ Úc châu xa xôi, tôi vẫn theo dơi những họat động của anh em Thánh Gia trên khắp mặt địa cầu, là một thành viên của TG khi thấy những ǵ liên quan đến tập thể TG dù lành hay dữ tôi thấy có bổn phận phải lên tiếng cũng như thông báo cho chủ biên Thánh Gia Bản Tin cũng như các bạn TG trên toàn thế giới biết để tùy nghi ứng phó hoặc để ngăn trừ. Về vấn đề niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng tối cao, tức là đức tin của mỗi người chúng ta, tôi không đặt ra đây, vừa rồi tôi đă đọc thấy những sự cổ vơ một cách trâng tráo của BVC đưa ra ư kiến một cách điên rồ bệnh hoạn, tôi xin được trích đoạn mà BVC tức Charlie Nguyễn viết như sau:

 

    "Hướng về Tổ quốc Việt Nam, tôi ước mong tới một ngày nào đó Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ can đảm nhận trách nhiệm can thiệp vào tiến tŕnh đổi mới Giáo hội Công giáo Việt Nam . Theo thiển ư của tôi, những việc cần thiết nhất để tách rời Giáo hội Công giáo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo nô lệ Vatican là:

 

- Giải tán Hội đồng Giám mục Việt Nam, v́ Hội đồng này do Vatican lập nên và hoàn toàn khống chế để làm công cụ tay sai cho chủ nghĩa đế quốc.

 

- Giải tán tất cả các ḍng tu (nam và nữ), v́ các ḍng tu ở Việt Nam chỉ là những nhánh nhỏ của những ḍng tu lớn có gốc ở La mă hoặc ở Pháp hay Tây-ban-nha. Các ḍng tu này đều có hiến chương được Vatican duyệt y và cho phép hoạt động để phục vụ cho những mục tiêu bành trướng đế quốc của Vatican.

 

- Tịch thu toàn bộ bất động sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam

 

Ưu tiên tịch thu các nhà thờ đă được xây cất trên các khu đất ăn cướp của nhà Chùa (như nhà thờ La Vang, nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phú Cam ...). Nhà thờ được xây dựng do tiền ăn cướp của bọn cường hào ác bá dựa vào thế lực của đạo và của thực dân Pháp như nhà thờ Huyện Sĩ cũng cần được ưu tiên tịch thu. Tượng Đức Mẹ “Nũ Vương Ḥa B́nh” là của riêng Công giáo không có tư cách quốc gia để được dựng lên tại Công trường Ḥa B́nh. Bức tượng này cần phải được dỡ bỏ. Ngay cả cái tên “Công trường Ḥa b́nh” cũng không thích hợp cho một công viên của thành phố v́ nó đă được đặt tên theo danh hiệu “Nữ Vương Ḥa B́nh” (Regina Pacis) của Vatican.

 

- Tuyệt đối cấm các tu sĩ không được dạy học hoặc mở trường học.

 

- Kiểm duyệt toàn bộ các sách Kinh Nguyện (Prayer Books) và các sách giáo lư (Catechism). Xóa bỏ tất cả các bài kinh, bài giảng nhục mạ dân tộc hoặc các tôn giáo khác.

 

- Cấm chỉ những cuộc hành hương có mục tiêu phô trương thanh thế cho Vatican, biểu dương lực lượng của Công giáo Việt Nam để uy hiếp chính quyền hoặc có mục tiêu kích động tâm lư quần chúng tín đồ trên phạm vi lớn. Cuộc hành hương tiêu biểu thuộc loại này chính là cái được gọi là “Lễ hội La Vang” được tổ chức rầm rộ trong năm 1999 với sự tham dự của trên một trăm ngàn tín đồ. Báo chí ngoại quốc đă tường thuật như sau : “Lễ hội La vang là một cuộc biểu dương niềm tin lớn lao nhất tại miền Nam kể từ sau ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam”   (Công giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Charlie Nguyễn, trang 217). Bề ngoài cuộc hành hương La Vang là một lễ hội tôn giáo, song thực chất là một cuộc biểu t́nh chính trị trá h́nh. Theo thiển ư của tôi, những cuộc biểu t́nh trá h́nh núp dưới chiêu bài tôn giáo cần phải được chấm dứt.

 

- Một khi những biện pháp nói trên được thực hiện chắc chắn sẽ nổ ra những đợt phản kháng của những tín đồ cuồng tín. Do đó cần phải có sự đáp ứng hữu hiệu và kịp thời.

 

Ngoài những lực lượng Cảnh sát Dă chiến sẵn có để dẹp các cuộc biểu t́nh bạo động, chính quyền Việt Nam cần có một hệ thống Ṭa Án Đặc biệt chuyên xét xử các vụ vi phạm Luật Tôn giáo. Ít nhất tại mỗi miền (Bắc, Nam, Trung) có một hoặc hai ṭa án đặc biệt. Các ṭa này cần có tính cách lưu động để xét xử các vụ vi phạm tại chỗ. Thủ tục tố tụng đơn giản nhanh chóng. Các phán quyết của ṭa án đặc biệt này đều có tính cách chung thẩm (không tái thẩm, không phá án).

 

Trong trường hợp có án tử h́nh th́ tử tội nên được xử bắn tại pháp trường dă chiến được thiết lập ngay tại địa phương nơi tử tội phạm pháp. Những biện pháp này nhằm mục đích giúp chính quyền kịp thời đối phó với mọi phản ứng bạo động của bọn cuồng tín có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào trên lănh thổ Việt Nam.

 

Đối với những ai chưa thông suốt những bài học đắt giá về hiểm họa Công giáo có thể không đồng ư với những biện pháp nói trên. Ngược lại, đối với những ai đă từng có những quan tâm đặc biệt về lịch sử sẽ nhận thấy các biện pháp trên là cần thiết để bảo tồn sinh mạng của dân tộc.

 

Trong thế giới Âu Mỹ, Công giáo bị coi là một sản phẩm văn hóa phi nhân và lỗi thời, hiện đang bị xă hội Tây phương tẩy chay và phế thải. Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài tính chất lỗi thời lạc hậu, Công giáo c̣n là một tàn tích nô lệ của thực dân để lại. Cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam chưa trọn vẹn v́ chúng ta mới chỉ đánh đuổi bọn giặc ra khỏi bờ cơi nhưng chưa quét sạch những rác rưởi văn hóa mà bọn giặc đă cố t́nh để lại ở phía sau lưng.

 

Khi nêu lên khẩu hiệu quen thuộc “Đại đoàn kết dân tộc” chúng ta cũng nên thận trọng v́ khẩu hiệu này không phải luôn luôn hợp lư trong mọi trường hợp. Chúng ta chỉ có thể “đại đoàn hết” với những phần tử c̣n có ḷng yêu nước, yêu dân tộc mà thôi. Làm sao có thể đại đoàn kết với những người luôn luôn phủ nhận Tổ quốc v́ họ luôn rêu rao “Thiên Chúa Trên Hết” nhưng trong  thực tế là “Vatican trên hết” ! Họ đă nhiều lần xác định lập trường “Thà mất nước không thà mất Chúa”. Đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại chỉ thấy đầy rẫy những thành tích bán nước hại dân của người Công giáo chứ có thấy một thành tích yêu nước nào đâu ? Có thể đi tới kết luận rằng : Bất cứ ai chủ trương nhu ḥa hoặc v́ nhát sợ mà trở nên thụ động, nêu lên khẩu hiệu đại đoàn kết với những kẻ vong bản th́ chính họ là những kẻ đầy ảo vọng, nếu không muốn nói là điên rồ. Thử hỏi đại đoàn kết với những Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Trần Lục v.v... để cứu nước chẳng phải là chuyện điên rồ hay sao ?

 

Cuối cùng, xin hăy bỏ ngoài tai mọi đ̣i hỏi “Tự do tôn giáo” của đủ thứ uỷ ban, Đảng phái, Hội đoàn v.v... v́ tất cả chỉ là những h́nh nộm hữu danh vô thực. Bản thân Công giáo đă là một tên thủ phạm lớn nhất chống  mọi thứ tự do và nhân quyền của nhân loại. Vậy, Công giáo c̣n tư cách ǵ để đ̣i hỏi những thứ mà chính nó đă phủ nhận ? Thay v́ đ̣i hỏi này nọ, giáo hội Công giáo Việt Nam hăy cúi đầu đấm ngực xám hối để xin nhân dân Việt Nam tha tội.

 

Vatican đă làm lễ thú tội trước toàn thế giới ngày 12-3-2000, các giáo hội Công giáo Pháp và Đức cũng đă làm lễ thú tội với đồng bào của họ. Biết đến bao giờ mới có lễ xưng thú tội  lỗi của giáo hội Công giáo Việt Nam nếu không có một hành động can thiệp nào đó của chính quyền ?

 

“Charlie Nguyễn"   (Trích từ Thánh Gia Bản Tin)

 

 

2. Lá thư từ Úc châu của một người bạn mà Charlie Nguyễn chưa một lần gặp mặt:

 

Charlie Nguyễn : Một Con Sâu Hóa Bướm

 

Charlie Nguyễn, người đă vượt qua được sông Mê, suối Ảo.

 

Charlie Nguyễn, người can đảm đứng dậy và tiến lên sau khi đă ngă quỵ v́ một hôm chợt nhận ra những tín lư ḿnh chấp nhận trước nay không c̣n đứng vững trước những tra vấn của lư trí.

 

Charlie Nguyễn, một Lazarô trong sách tân ước Luca, một kẻ  đă chết sống lại, không phải để tiếp tục theo ngụy tín, nhưng để bắt đầu sống cho quyền tự do tư tưởng và quyền b́nh đẳng suy tư.

 

Charlie Nguyễn, người đă một hôm, phá bỏ hết những h́nh thức tín ngưỡng huyễn mị để nói như Giê-Su trong sách tân ước Mathiơ rằng: Một ngày kia người ta sẽ không thờ cha tao trên núi này hay trên núi kia mà thờ trong ḷng.

 

Trong chiều hướng tín ngưỡng như anh, và trước hay đồng thời với anh, hẳn không thiếu ǵ kẻ cũng từng đắng cay chua xót v́ thấy ḿnh lầm, như Soren Kierkegaard và Martin Luther, những nhân vật thệ phản đầu đàn của thần học và tôn giáo phương Tây. Kierkegaard gọi tâm cảnh đắng cay chua xót ấy là ấy là “ớn da gà” khi người ta phải nhận những điềuphi lư là chân lư. Martin Luther tố cáo cái gọi là Hội Thánh thực sự chỉ là một guồng máy bức hiếp lư trí, chà đạp tâm linh. Nhưng anh khác những nhân vật đó ở chỗ họ biết ḿnh ngụy tín nhưng không dám đoạn ĺa ngụy tín, và tiếp tục để ngụy tín nhiễm độc tâm đạo và để ngôn từ áp chế tâm linh.  

 

Tất cả mọi chế độ độc tài - kể cả độc tài tôn giáo - đều khống chế con người bằng tín lư, bằng cách bắt người ta phải nhận những điều phí lư, không kiểm chứng là chân lư. Thấy được ḿnh đi sai đường là điều ai cũng có thể làm được, nhưng công khai thừa nhận ḿnh đă đi sai đường là điều không dễ ǵ mấy người làm nổi. Charlie Nguyễn đă làm được, đă nói cho thiên hạ biết đó là điều có thể làm được, đó là điều cần làm, v́ nhân cách của chính ḿnh, và v́ hạnh phúc an lạc giữa đồng bào với đồng bào, đồng loại với đồng loại.

 

Có người đă chôn vùi nỗi niềm đắng cay thất vọng về đức tin của ḿnh trong im lặng. Có người muốn trả thù bằng nổi loạn, bằng trác táng truy hoan trụy lạc, v́ “Thượng Đế chết rồi, ai muốn làm ǵ cũng được”. Charlie Nguyễn th́ không. Anh biến những đắng cay thất vọng của ḿnh thành món ăn tinh thần cảnh tỉnh đồng bào, đồng đạo anh em. Anh mời gọi họ suy nghĩ lại, v́ danh dự, an lạc của chính họ, của gia đ́nh họ, của đồng bào và đồng loại. Anh đă thiết tha nói với họ rằng mọi người đều không chỉ b́nh đẳng trong đọa đày đau khổ, mọi người c̣n b́nh đẳng trong suy tư và giác ngộ, trong an lạc của tâm linh. Đó là giá trị tinh anh của những điều anh viết. Giá trị của một đứa con dám bỏ nhà “đi hoang”.

 

Trong chiều hướng giải hoặc tôn giáo trên đất nước ḿnh, có thể một vài người đă viết những điều như anh viết. Nhưng nếu họ không phải là người đứng từ một quan điểm một chính kiến nào sẵn có, th́ họ cũng chỉ là những kẻ đứng ngoài nh́n vào. Như người làm vườn chỉ điểm hay bứt những cành lá bị sâu ăn. C̣n anh, anh là con sâu đă hóa bướm và anh nói cho mọi người biết con sâu chưa thành bướm có thể tàn hại hoa lá như thế nào. Đất nước từ nửa thế kỷ qua có không ít cơ duyên cho những con sâu hóa bướm. Nhưng không phải ai cũng can trường, thẳng thắn và minh bạch như anh khi trả lời câu hỏi “Tại sao tôi phải bỏ đạo?” Thực tế, Charlie Nguyễn chỉ làm điều đương kim Giáo Hoàng đă làm, đó là thừa nhận thiên đàng hỏa ngục chỉ tồn tại trong tâm, nghĩa là Thượng Đế nếu có cũng chỉ là Thượng Đế tại tâm. Thực tế, Charlie Nguyễn chỉ làm điều đương kim Giáo Hoàng đă nói : Đừng sợ!

 

Ly khai với niềm tin cố hữu là một dứt ĺa đ̣i đoạn. Cho nên có nhiều người thấy đó là ngụy tín, là sai, nhưng đành ngậm miệng, nhắm mắt âm thầm dứt ĺa. Trong sinh hoạt tôn giáo tại phương Tây, càng ngày người ta càng ân ần đến với đạo chỉ bằng xe - xe nôi, xe hoa và xe tang. B́nh thường tôn giáo không có một tác dụng nào hay chỉ có những tác dụng tai hại. Hiện tượng chợ chiều này đang lây lan vào những môi trường của đồng hương tỵ nạn. Nơi mà tôn giáo, tín ngưỡng, tín lư, thiên đàng hỏa ngục đă bị lợi dụng như những công cụ để lừa dối ḿnh và lừa dối kẻ khác.

 

Thánh tử đạo là kẻ đă thà chết chứ không thà từ bỏ tín lư. Cho nên, thách thức với đức tin của chính ḿnh là một thách thức c̣n nghiêm trọng hơn là thách thức với sống chết. Charlie Nguyễn đă và đang sống với điều gọi là “Đừng sợ!” Bởi khi đă không sợ sống th́ cũng chẳng c̣n lư do ǵ để sợ chết. Charlie Nguyễn đă vượt lên trên cả sống và chết. Anh trở thành bất tử trong quyết tâm sống trọn vẹn cho quyền tự do tư tưởng và quyền b́nh đẳng suy tư thiết cốt của mỗi người. Anh là hiện thân của một kẻ sĩ giác ngộ can trường.

 

Chúng tôi tâm phục anh, nguyện cầu anh thường tinh tấn và an lạc.

 

Sydney 26.4.2003

 

 Vĩnh Biệt Thánh Gia

 

 

 

Houston 27 tháng 2, 2003

 

Cùng các bạn Thánh Gia,

 

Trước khi vĩnh viễn chia tay, tôi muốn nói với các bạn, trước là để chúng ta giải quyết một số vấn đề và sau đó là để tôi được thanh thản khi phải từ giă các bạn. Trên phương diện t́nh cảm thuần túy, tôi xin xác quyết với các bạn rằng trong ḷng tôi không có một chút oán hận nào đối với các bạn. Phần lớn các bạn là những người bạn tốt của tôi. Ngay lúc viết thư này tôi thật sự đau ḷng khi phải nói lên lời từ biệt với những bạn tôi đă hết ḷng quư mến bấy lâu. Đó là các bạn Nguyễn Dương An, Tạ Xuân Thạc, Vơ Tiến Thăng (Thăng Đen), Nguyễn Văn Thuyên, Đinh Quang Khánh, Phạm Văn Thuần (Phạm Quang Khanh), Vũ Thanh Phát và một số bạn khác tôi không nêu tên. Dù cho lúc này t́nh cảm của các bạn đối với tôi ra sao chăng nữa, tôi vẫn giữ măi ấn tượng tốt đẹp về các bạn trong kư ức và tâm hồn tôi.

 

Sau đây tôi xin gởi đến các bạn hai lời yêu cầu và tôi mong các bạn sẽ giúp tôi thực hiện :

 

Thứ nhất : Chắc các bạn cũng đồng ư với tôi một điều là giữa chúng ta tuyệt đối không có một sự xích mích cá nhân nào cả. Tất cả cái nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ t́nh bạn chỉ v́ lập trường chống đạo dứt khóat và quyết liệt của tôi. Tôi mong các bạn hiểu cho rằng: không phải chỉ có tập thể Thánh Gia là tín đồ “Công giáo” duy nhất ở Việt-nam. Tổ tiên ông bà cha mẹ anh chị em chú bác cô d́ và vợ con tôi cũng đều là những người Công giáo sùng đạo không kém ǵ các bạn. Tôi “chống đạo” nhưng không có nghĩa là tôi chống mọi người thân của ḿnh. Tôi quan niệm chống đạo (thực ra là chống những cái sai lầm của đạo) là một việc không có liên quan ǵ đến t́nh cảm và bổn phận của tôi đối với mọi người thân.

 

Cách đây trên ba năm, chỉ v́ muốn giữ sự trung tín đối với bạn bè v́ đă là bạn th́ phải bày tỏ chứ không dấu diếm điều ǵ nên tôi đă tự ư tiết lộ với các bạn Anvideo, Tạ Thạc và Thăng Đen tôi là Charlie Nguyễn, tác giả của một số bài báo chống đạo được viết từ năm 1996. Nếu tôi không tự ư tiết lộ th́ đến nay sẽ chẳng có ai biết bí mật đó. Tôi đă tiết lộ bí mật chỉ v́ tôi muốn sống thành thật với ḿnh và với mọi người, nhất là với các bạn thân của ḿnh.

 

Một điều khác tôi muốn thưa với các bạn là nếu tôi sống tại một nước Hồi giáo mà chống lại đạo Hồi (cũng là một đạo Thiên Chúa) th́ chắc tôi đă bị xử tử tức khắc. Nhưng sống trên đất Mỹ dân chủ th́ mọi người đều có quyền tự do phát biểu ư kiến về chính trị và tôn giáo. Đây là quyền tự do được bảo đảm bởi Hiến pháp và Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền. Nếu tôi thấy có kẻ nào mưu toan ám hại tôi v́ lư do tôn giáo th́ tôi sẽ lập tức thông báo cảnh sát và Cơ quan FBI để họ theo dơi hoặc điều tra. Sinh mạng và quyền tự do của tôi được tôn trọng và được bảo vệ bởi luật pháp nghiêm minh của nước Mỹ.

 

Con đường duy nhất hợp pháp để chống lại tôi là các bạn hăy viết sách hoặc viết những bài đăng báo hoặc đưa lên Internet để phản bác lại tôi bằng lư luận và phải chứng minh bằng những chứng cớ lịch sử và khoa học đàng hoàng. Các độc giả sẽ là trọng tài phân xử chúng ta. Nếu bạn nào thay v́ làm như trên lại quay ra bịa chuyện hoặc xuyên tạc đời tư của tôi để kiếm cớ giả tạo nhục mạ tôi nặng nề như Hoàng Ngọc Lễ đă làm trước đây th́ chính người đó đă tự tố cáo sự thiếu hiểu biết và thiếu tư cách của họ. Tôi không hề dùng lời thô bỉ để nhục mạ họ th́ họ không có lư do ǵ để nhục mạ tôi.

 

Thứ hai : Tôi nhận thấy quan điểm tôn giáo của chúng ta hoàn toàn khác biệt và các bạn cũng như tôi vẫn kiên quyết đi theo con đường của ḿnh. Nếu tôi ở lại trong tập thể Thánh Gia th́ mối xung đột càng ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, kể từ hôm nay tôi xin các bạn hăy xóa tên tôi khỏi danh sách TG, xé bỏ bài viết và h́nh ảnh của tôi trong tập Hồi kư, tốt nhất là các bạn hăy quên tôi đi và đừng nói ǵ đến tôi dưới bất cứ h́nh thức nào.

 

Nói tóm lại, xin các bạn hăy coi như tôi chưa từng bao giờ có mặt trong tập thể Thánh Gia.

 

Vĩnh biệt chào các bạn,

 

    Dominic” Bùi Văn Chấn

            (Charlie Nguyễn)

 Trả Lời của Charlie Nguyễn

 

 

Tôi, Bùi Văn Chấn, tức Charlie Nguyễn, nguyên chủng sinh Thánh Gia (trường đầu đời của các linh mục Bùi Chu), xin trả lời một số đồng môn TG có tên trong bài viết dưới đây, được đưa lên webpage của tập đoàn Thánh Gia (www.angelfire.com/rnb/thanhgia)  :

 

 

 BẠN LÀ KẺ LỘI NGƯỢC D̉NG TH̀ TÔI VỚI BẠN CHUNG L̉NG ĐƯỢC SAO ?

 

 

Các bạn  TG hoàn vũ thân mến,

 

Trước khi mời các bạn đọc các ư kiến tiêu biểu của các bạn ở khắp nơi gửi đến liên quan đến Bùi Văn Chấn (Charlie Nguyễn). Xin các bạn TG đọc vài lời  dưới đây của Chủ Biên:

 

Tạ Thạc là Chủ Biên TGBT vẫn thường đưa tất cả các tin tức của Làng TG  dù tin ấy lành hay dữ, hay hoặc dở như mám thối cũng cho cả làng biết một các trung thực không thiên vị.

 

Khi BVC viết bài “Giă Từ TG” lúc đó Bản Tin đăng lên để các bạn biết kể từ lúc đó BVC không c̣n là thành viên TG nữa. Và chấm dứt giữa TG và thành viên TG/BVC không c̣n ǵ thắc mắc nữa.

 

Nhưng khi BVC báo tin cho Chủ Bỉên TGBT biết rằng hắn vừa ở Memorial Hermann Hospital về sau khi nằm bệnh viên được 10 ngày v́ bị lâm vào chứng bệnh nan y “ Ung Thư Phổi, Độc Tố Đă Khuyếch Tán tới Óc và Tuỷ Sống” BS nói là thời gian sống trên dương thế của hắn chỉ c̣n khoảng sáu tháng nữa!

 

Lớp TG vẫn có truyền thống là thấy ai quen thân hay sơ nào mà lâm họạn nan đều lấy t́nh tương thân tương ái, trợ giúp người đó bằng những lời an ủi, hoặc bằng những lời nguyện cầu.

 

Bởi thế nên khi biết tin Tạ Thạc liền thông báo bằng điện thư, email đi cho TG khắp thế giới biết, mục đích để các bạn TG hoàn vũ tuỳ theo phương tiện ḿnh có an ủi, thăm viếng kẻ chẳng gặp may theo truyền thống đă có từ lâu.

 

Vừa được tin,  anh em đă xúm lại an ủi hỏi han BVC mà điển h́nh nhất có bạn Hà Bá từ Vevey, Switzeland (Thụy Sĩ) chẳng quản ngại tốn th́ giờ và tổ phí longdistance  gọi phone qua thăm BVC, c̣n xoá hết những tỵ hiềm “Đào Mả Bố” trên website th́ đủ hiểu bạn HB có ḷng từ bi xả kỷ biết chừng nào!

 

Không những chỉ ḿnh HB đối xử tử tế như thế với BVC mà c̣n nhiều bạn khác nữa như hai bạn Phát Cúc  (Lăo Đầu Bạc)  từ New Orleans đă không quản ngại đường xá xa xôi đến Houston để thăm BVC.

 

Rồi cặp “uyên ương già” Thái Phong –Thanh Hương từ Vancouver Canada cũng bay qua Houston thăm BVC, tâm sự đến nửa đêm mà không biết mệt.

 

Như vậy chứng tỏ t́nh bạn TG vô cùng cao quư, tiền bạc không mua được   

 

Nay có những anh em TG t́m  biết được trên một website nọ, BVC đă đang và vẫn c̣n có  những  bài chống báng đạo Công Giáo,  mà tập thể TG hết ḷng tôn kính. 

 

Theo lời Nguyễn Dương An nói :” Bây giờ BVC hắn đang chủi “CHA MẸ” chúng ta; chửi ĐỨC MẸ, chửi GIÁO HỘI, chửi cả CHÚA nữa. Chúng ta mà c̣n chơi với hắn th́ chúng ta cũng giống thằng con mất dậy kia thôi!”

 

Để các bạn tiện theo dơi, Chủ biên TGBT xin trích nguyên văn một số email phản ứng của các bạn TG trên khắp mặt địa cầu với “ người bạn ” BVC:

 

Chủ biên   TGBT

TẠ XUÂN THẠC

 

Thư của ban Nguyễn Dương An (viết từ Biên Hoà, Việt Nam): 

 

Theo An nghĩ th́ rất có thể không phải BVC viết (ư AN nói về bài đả kích Đức Mẹ Lộ Đức), mà do phe của hắn viết, v́ họ thấy hắn có vẻ “thức tỉnh”, và nhất là thấy hắn liên lạc thường xuyên với anh em TG, họ sợ hắn sẽ trở về, nên viết để gây bất b́nh với những người bạn của hắn (TG)

 

Đề nghị Thạc xác minh xem có phải hắn viết hay không?

 

Thân ái,

AN

 

 

Thư của Tạ Thạc (viết từ Houston USA), theo lời đề nghị của AN:

 

Bạn An thân,

 

Thạc đă hỏi BVC lúc 4giờ 30 chiều Chúa nhật ngày 17.08..2003. Chấn đă xác nhận bài “đả kích Đức Mẹ Lộ Đức” là do chính hắn viết, Thạc cho Chấn biết rằng  nhiều anh em TG không hài ḷng về việc làm của hắn!

 

Hắn đáp lại rằng công phu lắm mới viết xong bài đó v́ lẽ phải đem nhiều dẫn chứng… Hắn c̣n nói ai không hài ḷng th́ viết bài phản báclại. . .Hắn c̣n khoe rằng chẳng chỉ bài đó thôi đâu mà c̣n nhiều bài khác nữa hắn sẽ cho post net vào các tháng kế tiếp. . . .

 

Hỏi thêm rằng hắn hay người khác đánh máy, th́ hắn trả lời rằng hắn viết tay rồi người khác đánh máy rồi post lên net.

 

Vậy, theo đề nghị của An, Thạc đă làm tṛn nhiệm vụ nên báo về cho bạn biết.

Thân mến

Thạc

 

 

Thư của Dương An  (viết từ Biên Hoà, Việt nam) gửi cho các bạn TG hoàn vũ

 

Các bạn thân mến,

 

Chúng ta dều có con lớn rồi, nếu có một thằng khốn nạn nào đó suốt ngày chửi chúng ta, mà con chúng ta cứ chơi với thằng đó, th́ chúng ta nghĩ sao? Nếu có thằng con nào như vậy th́ đó chính là thằng con mất dậy, không đáng được nuôi trong nhà nữa.

 

Bây giờ BVC hắn đang chửi “CHA MẸ” chúng ta; chửi ĐỨC MẸ, chửi GIÁO HỘI, chửi cà CHÚA nữa. Chúng ta mà c̣n chơi với hắn th́ chúng ta cũng giống thằng con mất dậy kia thôi!

 

Từ trước đến giờ, tôi vẫn cố gắng giữ BVC lại với TG, v́ nghĩ hắn sẽ “nghĩ lại”. Bây giờ th́ tôi thất vọng hoàn toàn v́ thấy hắn “hết thuốc chữa”. Tôi rất tiếc một người bạn, v́ tôi thân với hắn lắm, nhưng tôi không tiếc một kẻ phản nghịch. Tôi hoàn toàn đồng ư với ư kiến của anh Khải ,  đề nghị với các bạn  từ nay chúng ta giữ thái độ  như anh Khải đă đưa ra.

 

Yêu cầu anh Thạc thông báo cho anh em TGHN biết về điều này.

 

AN

 

Thư của bạn Khải Lưu (viết từ Irvine, California USA):

 

Anh Thạc thân mến,

Tôi đă đọc nhiều lần những tin tức liên quan đến anh BVC, sau đây là ư kiến của tôi:

 

Tôi muốn từ nay trở về sau, chúng ta không đả động ǵ đến BVC nữa, mọi chuyện đă đi qua  cho qua luôn. Nếu các bạn nào muốn liên lạc th́ xin liên lạc với tư cách cá nhân là tốt nhất, không dung danh nghĩa TG nữa.

Xin chào anh.

Khải Lưu

 

 

Thư của bạn Hà Bá ( viết từ Vevey, Swistzeland  (Thụy Sỹ)

 

Hoàn toàn đồng ư với các bạn. Cám ơn Tạ Thạc và phụ tá Thăng Đen. Hà Bá tuy nguội lạnh nhưng vẫn tin vào bàn tay rộng mở của Mẹ Maria

 

Hà Bá 

 

Thư của TG Úc Châu (viết từ Sydney Australia)

 

“ Một con sâu bỏ rầu nồi canh” Bùi Văn Chấn hay Charlie Nguyễn là kẻ phản nghịch, chống lại lư tưởng cao đẹp của chúng ta th́ nên vứt bỏ quách nó đi cho xong.

 

Hăy coi lại có những kẻ có chức có quyền trước đây đă viết rất nhiều sách chống lại Thiên Chúa mà c̣n chưa làm nên tṛ trống ǵ, xá chi một tên vô danh tiểu tốt như Bùi Văn Chấn th́ thử hỏi hắn làm được cái ǵ? Chúa phán “ Hỡi Phê Rô con là đá, ta xây giáo hội trên đá này, quỷ hoả ngục cũng khôn phá nổi” Chúng ta hạy tin như vậy.

 

Tiện đây tôi có một ư kiến chuyến VỀ NGUỒN 50 :

 

Hăy gạch bỏ tên Bùi Văn Chấn ra khỏi danh sách, không cho hắn nhập đoàn VN50 để trừ hậu hoạ. V́ TG sẽ đi đến những nơi tôn nghiêm của Giáo Hội hoặc thăm viếng  các vi lănh đao cao cấp của Giáo quyền (Đức Hồng Y, các Đức Giám Mục của các giáo phận)

 

Những h́nh ảnh, những cuộc tiếp xúc có thể là những tài liệu quư báu cho kẻ phản nghịch, lúc đó chúng ta có hối cũng không kịp.

 

Vài ḍng thô thiển gửi đến anh  Tạ Thạc Chủ Biên TGBT để nhờ anh phổ biến đến anh chị em TG hoàn vũ.

 

Một lần nữa thăm anh và gia đ́nh, mong anh b́nh phục hoàn toàn để xả thân v́ anh em như anh đă làm.

Chúc Ban Biên Tập TGBT vững tiến

 

Thân mến

 

Một TG Úc Châu

 

 

Trả Lời :

 

Cùng các bạn Thánh Gia thân mến,

 

Tôi đă đọc kỹ các ư kiến trên của các bạn. Trước hết, tôi muốn minh xác là trên phương diện cá nhân, tôi không có một ư nào chống đối các bạn. Từ trước đến nay, tôi vẫn một ḷng qúi mến các bạn, v́ các bạn là những người bạn thân của tôi từ tuổi ấu thơ. Dù cho các bạn nghĩ ǵ về tôi, nhưng tôi vẫn trân trọng nghĩ tới t́nh bạn thắm thiết ngày xưa.

 

Nay các bạn (hy vọng chỉ có một số mà thôi) muốn loại trừ tôi ra khỏi tập thể Thánh Gia chỉ v́ một lư do duy nhất là tôi đă viết sách báo tố cáo các tội ác và các tṛ bịp bợm của giáo hội Công Giáo từ xưa đến nay, nhất là các tội ác của giáo hội Công Giáo Việt Nam đối với Tổ Quốc. Tôi viết với đầy đủ tài liệu dẫn chứng xác thực khiến không ai có thể phản bác được.

 

Các bạn gọi tôi là “kẻ lội ngược ḍng”, ám chỉ tôi không đi xuôi theo “ḍng” của các bạn. Tôi xin cám ơn các bạn v́ tôi rất lấy làm hănh diện về danh xưng này. Tôi đă thật sự lội ngược ḍng của đạo Công Giáo, và nhất là của mấy chục thành viên Thánh Gia, để tôi được trở về với con đường (đạo) của hơn 70 triệu người Việt Nam, và theo ḍng tiến hoá nhân bản của nhân loại.

Bùi Văn Chấn

23 August 2003

 

 

 

Tôn Giáo Dân Tộc

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of American Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten