Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam*

 

 

CHƯƠNG IV:

 

CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN ĐỘC LẬP

 

Thân phận ch́m nổi theo đế quốc Tuỳ Đường

 

Nhà Tuỳ tuy có đời sống ngắn ngủi (29 năm, 589-618) nhưng đă mở đầu cho sự thống nhất của Trung Quốc sau những thế kỉ phân li nên lực lượng tràn bờ của họ khi tái chiếm thuộc địa phương nam đă đặt lại nền tảng cai trị vững chắc, làm đà cho nhà Đường lâu dài tiếp theo, ảnh hưởng sâu đậm đến tương lai mảnh đất này từ trong t́nh trạng li khai tiến đến cơ hội độc lập.

 

An ninh của Giao Châu được vững vàng c̣n nhờ sức đàn áp của quân Tuỳ lên đất Lâm Ấp, nơi này cũng từng hưởng được những giai đoạn yên ổn để phát triển có khi đi đến độ tràn lấn ra phía bắc dẫn đến những phản ứng của chính quyền thuộc địa như đă thấy. Tiếng đồn Lâm Ấp có nhiều của báu lạ đến tai triều đ́nh, vua Tùy liền sai Lưu Phương vươn trách nhiệm về phía nam hơn với chức vụ Hoan Châu đạo Hành quân Tổng quản để “kinh lược” / đi đánh Lâm Ấp. Họ không biết rằng từ cuối thế kỉ VI, nước này đă có tên Champa khắc trên bia đá Mĩ Sơn ghi việc đời Sambhuvarman mà tên Hán là Phạm Phạn Chí / Phạm Chí, và tên nước sẽ được xác nhận thêm trên bia Chân Lạp (668). Trong lúc đó th́ những tập họp xa về phía nam cũng đă tổ chức thành vùng lănh địa nhưng v́ cùng chung hệ thống văn hoá nên các lănh chúa ở đấy cũng đến xây dựng đền tháp ở Mĩ Sơn và lúc hưng thịnh cũng xưng ḿnh là vua toàn cơi Champa. Do sự tiếp xúc lan xa nên lần đầu tiên Cựu Đường thư cho thấy có người mang dáng như dân Thượng ngày nay, hiện diện ở triều đ́nh Tràng An: “Thời Đường Huyền Tông, Khai Nguyên thứ 12 (724), vua tế lễ Thái Sơn có rất nhiều người theo… trong đó có tả hữu hiền vương phía tây Nhật Nam, cà răng, xâm trán…”

 

Lưu Phương đánh Phạm Phạn Chí, chiếm thành đô Sinhapura trên vùng thung lũng Thu Bồn hiện nay, thu được nhiều vàng bạc nhưng chết dọc đường (605). Thái thú Giao Châu Khâu Hoà của Tuỳ hưởng thành quả đó, mở rộng chiến tích, thu lợi riêng từ các nước phía nam, được tiếng là “giàu như vương giả,” của cải hẳn không ít là từ cống phú của Sambhuvarman (+629) khi ông này trở lại Trà Kiệu, tái xây dựng đền Bhadravarnan ở Mĩ Sơn bị cháy từ trước, và của các con cháu ông (Phạm Trấn Long / Prabhasadharma +645) tiếp theo. Khi Tuỳ mất, Hoà đầu nhà Đường được chức Giao Châu Đại tổng quản, cai trị hơn 60 năm. Tên của thuộc địa cũng theo thời gian thay đổi nhưng danh xưng An Nam Đô hộ phủ từ 679 được lâu bền nhất, kéo dài măi về sau, riêng từ “An Nam” vẫn c̣n đến hồi Pháp thuộc trên sách vở (An Nam sử lược 1920 của Trần Trọng Kim), trong dân chúng trước 1945.

 

Bắt đầu từ năm 622, Đường tổ chức lại toàn bộ thuộc địa, chia nhỏ để dễ bề cai trị cho nên đă bắt đầu có các tên huyện nguyên gốc từ quận – có lẽ là huyện trung tâm của quận: huyện Giao Chỉ, huyện Cửu Chân, và tên nhiều châu, có khi mang tính phù du, xuất hiện theo thời lấn chiếm rồí lại biến đi khi co rút quyền hành. Đại khái có đến hơn 200 lị sở mà quan trọng là Tống B́nh (Hà Nội ngày nay) coi vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mă, và nơi thứ hai ở vùng sông Cả vươn quyền lực về phía nam. Số lượng các châu ki mi cũng nhiều hơn, như về phía bắc đến biên giới Quảng Châu có 28 đơn vị. Đă bắt đầu thấy thành tŕ ở vùng Tống B́nh như tử-thành (thành con – 618) của Khâu Hoà chống Nịnh Trường Chân, mở đầu tiếp tục cho các la thành, đại la thành ở thế kỉ VIII, IX rồi sẽ trở thành tên riêng cho vùng đất. Tổ chức hành chính như thế cũng chứng tỏ sự cai trị mang tính hợp lí, sâu sát với t́nh h́nh thực tế hơn các đời trước. Chế độ thuế má ở trung ương đă áp dụng được ở thuộc địa nâng tầm sinh hoạt của địa phương lên cao gần với chính quốc. Tuy lúc đầu có ông quan nhút nhát như Lư Tổ Thượng không dám đi nhậm chức ở Giao Châu đến nỗi bị giết, thêm việc đày các quan lại không được ưng ư đi phía nam chứng tỏ vẫn c̣n có sự e ngại vùng hiểm độc, nhưng lại là dấu hiệu khác cho thấy triều đ́nh đă đủ vững tin nơi quyền lực bao trùm của ḿnh trên khắp đế quốc. Địa phương đă có những người làm quan to trong triều Đường như hai anh em họ Khương – Công Phụ và Công Phục. Những người đi đày là trí thức nho sĩ, cựu quan chức nên cho thấy thêm các dấu hiệu sinh hoạt ở thuộc địa phồn tạp hơn. Họ thường tiếp xúc với trí thức địa phương, trong trường hợp này lại là những nhà sư, vừa v́ là gặp kẻ “có chữ,” vừa hợp với t́nh trạng thất thế u uất bị xô lệch bên lề xă hội của họ. Nhà sư nằm trong một ḍng tôn giáo quốc tế nên cho thấy cả những người đi thỉnh kinh, truyền đạo xuyên qua đại dương trên những tàu thuyền ngược xuôi buôn bán khắp vùng biển cả nối kết lục địa hải đảo mà An Nam, Lâm Ấp / Hoàn Vương là một bộ phận.

 

Hợp tác và chống đối ở phủ Đô hộ An Nam

 

Không nhà cầm quyền nào gh́m giữ được xă hội khỏi thay đổi bởi v́ ngay chính sự chuyển đổi là có lợi cho họ, tuy nó chứa chất mầm mống đảo lộn mà họ phải lo đối phó, đề pḥng. Cũng không ai tự dưng buông bỏ quyền lực nên vấn đề c̣n lại chỉ là sự cân bằng mà người cầm quyền thao túng được hay không mà thôi. Thuộc địa An Nam của Đường trong phát triển cũng tạo ra những vấn đề hợp tác và chống đối của dân địa phương như bất cứ nơi nào khác, c̣n dân địa phương th́ cũng phải thay đổi theo với t́nh thế của thời đại dẫn dắt.

 

Cuộc loạn năm 687 xảy ra v́ Đô hộ Lưu Diên Hựu bắt các hộ người Lí thay v́ nộp một nửa thuế theo chủ trương triều đ́nh dành cho dân không phải Hán, nay phải nộp đủ. Không thấy nêu lí do nhưng có lẽ dưới mắt viên đô hộ này, sinh hoạt của đám dân dưới quyền đă không có ǵ phân biệt rạch ṛi với dân xâm nhập như suy tính của viên chức chính quyền trung ương ngồi ở xa vẫn bám giữ theo thông lệ từ những sự kiện nay đă trở thành lỗi thời. Diên Hựu vốn từng là nhân viên ưu tú dưới quyền Tể tướng Lí Tích của Đường nên hẳn không hành động cẩu thả mà chính là từ chiêm nghiệm thực tế đă dẫn ông đến ư muốn cải cách việc cai trị. Thuế được tính theo hộ chứ không phải là khẩu, quyền ân giảm được hưởng lâu dài trở thành quyền đương nhiên nên đến nay việc nộp đủ thuế dù là hợp lí vẫn có nghĩa là tăng thuế gấp đôi đối với các chủ hộ người Lí, những người lúc này đă có sự sản, có kẻ phục vụ dưới tay mà họ bao bọc và phải nộp thuế thay. Thế là loạn xảy ra, không phải v́ một “chủ nghĩa dân tộc” khởi động hay có ư nghĩa của một cuộc bạo động v́ bị áp bức. Diên Hựu giết người chủ mưu là Lí Tự Tiên. Dư đảng là Đinh Kiên vây phủ thành giết Đô hộ, phải có quân ngoài từ Quế Châu đến mới b́nh định được.

 

Ở đây chúng ta thấy thêm được một dấu vết của tầng lớp bản xứ. Những người này vốn không có họ, họ là một thứ tông phả, một quan niệm truyền ḍng của văn hoá Hán. Lớp người khác-Hán chắc đă giữ mối truyền ḍng theo lối sách Hán gọi là “phụ tử liên danh” – lấy tên cha làm họ con, với bằng cớ được băi bỏ ở nước Nam Chiếu khoảng 823-859, c̣n thấy ở các nước Đông Nam Á ngày nay trong tầng lớp thấp, và dưới h́nh thức lệch lạc ở vùng xưa nước Việt thường được coi là trung tâm của Mê Linh. Sự khác biệt đó đă thấy trong lí do cải cách của các quan lệnh từ những buổi đầu như Nhâm Diên hay trong sớ của Tiết Tổng. Tầng lớp bản xứ bên trên muốn theo thời, có thể bắt chước các quan, dân đến cai trị ḿnh nên cố khoác cho ḿnh một “họ” để ứng hợp với yêu cầu của nền hành chính thuộc địa, để được coi là “hợp thời,” “tiến bộ.” C̣n dân chúng bên dưới vẫn chỉ độc một cái tên gọi thường ngày, như măi đến đầu thế kỉ XIII, trên tấm bia 1210, một số chủ ruộng cũng chỉ được gọi trống trơn: “thằng” Hàm, “thằng” Chạy, “thằng” Tạo… Cho nên tuy họ người Việt sau này mang dáng dấp sít sao Trung Hoa nhưng vẫn có thể nhận ra những khởi đầu thô thiển. Quan chức Trung Hoa gọi người khác-Hán là Lí, có vẻ từ tổ chức hành chính cơ sở mà họ áp đặt cho những người này, từ đó nảy sinh ra họ Lí – không kể các trường hợp dua nịnh họ “lớn”. Cuộc loạn Lí Tự Tiên đă được coi là của các “lí hộ” (dân các nhà trong làng xóm), th́ bọn đầu đen, lê dân cũng có thể phát sinh họ Lê. Họ Phan từ tên gọi phiếm chỉ về người “phiên”. Người Thái với đơn vị “chiềng” sẽ có họ Trịnh. Và rồi phức tạp hơn, Phan chuyển qua Phạm, hay Phạm lại chính từ các âm kham/cam của Thái chuyển qua Việt thành Cầm, Phạm. Người dân thuộc địa đi vào sổ bộ để đánh thuế sẽ có họ Đinh trong ví dụ muộn màng là người dân Thượng phía tây Quảng Ngăi ngày nay, và cũng có thể thấy nơi người chống đối năm 687 đă đủ sức đánh giết quan Đô hộ của nhà Đường. Đinh Kiến mới chỉ là “dư đảng,” như thế người chủ mưu là Lí Tự Tiên hẳn có thế lực hơn nhiều.

 

Xa hơn về phía nam th́ những người bản thổ có thế lực c̣n mang thêm dấu vết chủng loại rơ rệt. Người cầm đầu cuộc nổi dậy năm 722 ở đây có tên Hán Việt là Mai Thúc Loan / Thúc Yên / Lập Thành nhưng khi muốn minh chứng quyền hành đă xưng là Hắc Đế – hay được tôn xưng là Đế mà không đánh mất dấu sắc màu thân xác: đen. Không thể coi đây là ghi nhận về một trường hợp lẻ loi, một sự kiện t́nh cờ của cá nhân bởi v́ một danh vị phải mang tính tượng trưng, đại biểu của nó, người nào muốn t́m quần chúng, thần dân ai cũng hiểu được điều ấy. Cho nên Mai Thúc Loan xưng “đen” là một hành vi có ư thức của kẻ chiêu tập người theo dưới cờ, mang màu da rạm nắng của dân hải đảo. Quân số gây rối được báo cáo về trung ương lên đến hàng chục vạn hẳn là khoa đại để tăng công tích tướng đánh dẹp nhưng việc t́m được tương trợ từ bên ngoài với những tên quen thuộc như Lâm Ấp, Chân Lạp hay xa lạ: Kim Lân (muốn vươn đến tận đất hạ-Miến của thư tịch Trung Quốc?) chứng tỏ có sự đồng cảm của những tập họp tương tự, dẫn đến mối liên hệ quyền lợi buôn bán lan về lục địa phía tây có ḍng Mékong toả rộng, từ vị trí châu Hoan bao quanh quê hương người nổi dậy ở đông nam tỉnh lị Hà Tĩnh trên bờ biển Đông. Mai Thúc Loan thất bại nhưng cuộc nổi dậy có dáng như sự tái diễn một trường hợp thành lập Lâm Ấp thứ hai nếu thành công. Nhưng nhà Đường không phải là nhà Hán, và dân Hoan Diễn tuy vẫn c̣n ngập ngừng, chông chênh trong tranh chấp nam bắc suốt nhiều thế kỉ sau nhưng đă đậm màu Hán hoá, không dễ bị lôi kéo bởi những tập họp Ấn hoá nhỏ bé để có thể tách lần nữa ra khỏi khối Trung Hoa to lớn, vững chắc.

 

Trong những người nổi dậy chỉ có Phùng Hưng là được người đương thời có liên hệ tại chỗ ghi nhận: Đó là Đô hộ Triệu Xương, người đánh dẹp Phùng An (791), con Phùng Hưng. Danh vị “(biên khố) di tù trưởng” (tù trưởng mọi) mang ư khinh miệt nhưng “quan lang” là dấu vết gần đây, cho thấy không những ông không lệ thuộc lắm vào chính quyền đương thời mà vốn là một công cụ cần thiết cho họ giữ ǵn chốn biên cương. Tên Đỗ Anh Hàn mà sử Bắc cho là thủ lĩnh cuộc nổi dậy, theo Triệu Xương là một kẻ chỉ dẫn cho Hưng tiến chiếm phủ Đô hộ chứng tỏ ông cũng không thụ động với các biến chuyển ngoài khu vực của ḿnh. Đền thờ ở địa phương Đường Lâm cụ thể được xác định đến ngày nay, danh hiệu Bố Cái Đại Vương (hay Vua Cái Đại Vương, theo K.W. Taylor) c̣n lưu truyền là chứng tích hiếm có về một nhân vật lịch sử xa đời. Họ Phùng có vẻ không bị tuyệt diệt v́ biến động nên hẳn c̣n con cháu nơi các nhân vật xuất hiện dưới các triều Lí, Trần cũng như họ Đỗ cùng sống trên đất Đường Lâm như ông.

 

Việt điện u linh tập dẫn Triệu Xương chỉ Đỗ Anh Hàn là người cùng quê với Phùng Hưng nhưng bằng chứng vật chất c̣n lại cho thấy địa vị Đỗ Anh Hàn quan trọng hơn nhiều. Ông này có tên trên cái chuông (“chuông Thanh Mai”) đúc năm 798, với chức Kinh lược Tiên phong Binh mă sứ, từng làm Thứ sử châu Ái, coi quân châu Trường (vùng Hoa Lư). Phùng Hưng mất năm 798, như thế chuông Thanh Mai được đúc trong thời ḱ họ Phùng chiếm quyền, và những người có tên trên chuông là nhân vật đương thời. Không thấy hành trạng về sau của Đỗ Anh Hàn nhưng một người khác: Đỗ Tồn Thành, được ghi là Thứ sử châu Ái th́ khoảng nửa thế kỉ sau bị Đô hộ Lí Trác giết, sử ghi là “tù trưởng Man” và h́nh như vẫn c̣n được coi châu Ái. Năm 819, Dương Thanh nổi dậy giết Đô hộ, chiếm phủ thành, lại cũng được gọi là “đời đời làm tù trưởng Man,” sau khi lui quân lại lấy hậu cứ nơi người “Man Lạo,” chống cự đến cả mười năm trời. Thanh cũng được ghi là ḍng dơi thứ sử châu Hoan. Tù trưởng Man làm chức quan lớn ở triều Đường không phải là điều lạ nữa, kể cả việc có người lên gần đến tột đỉnh quyền hành. Đó là Đỗ Anh Sách, Phó Đô hộ đời Đường Đức Tông (780-804). Lại cũng là thời gian có biến động Phùng Hưng nên không thể không liên tưởng đến người có tên họ gần giống: Đỗ Anh Hàn.

 

Ở đây lại có chứng cứ quan trọng là các nhân vật này đúng là dân bản thổ. Lê Tắc (An Nam chí lược) thuật chuyện Phạm Đ́nh Chi và Đỗ Anh Sách (Phó Đô hộ) là những nhân vật giàu mạnh ở địa phương “khe động,” nhưng đối với Kinh lược sứ An Nam Bùi Hành Lập làm việc kiểm soát hành vi quan chức dưới quyền th́ những người này chỉ là loại “bọ thuộc” trong tầm tay sinh sát. Trong khi Đỗ Anh Sách tuân thủ luật lệ th́ Phạm Đ́nh Chi cứ buông thả theo cuộc sống của ḿnh, của tập đoàn ḿnh, theo một phong tục địa phương mà quan Kinh lược không hiểu được: “tắm lâu chẳng về.” “Tắm” ở đây rơ ràng không phải công việc làm sạch thân thể thường ngày mà đúng là một hành vi văn hoá, một nghi lễ Rửa sạch tội lỗi như ta c̣n thấy trên sông Hằng, của dân Rađê đất Ban Mê Thuộc gần đây, hay nằm trong du kí của Châu Đạt Quan ghi vào thế kỉ XIII ở Chân Lạp, và cả ở đàng sau câu nói ngày nay tưởng là để đùa bỡn: “Có tội lội xuống sông hết tội.” Đáng lưu ư thêm nữa là khi quan Kinh lược đánh chết người phạm tội th́ cho trả thây về bộ tộc và bảo chọn người khác thay thế, có nghĩa là vai tṛ của người bản thổ trong guồng máy cai trị không thể mất đi chỉ v́ một người trong bọn lầm lỗi. Vậy là thủ lĩnh bản xứ, địa phương của Đường tuy vẫn c̣n ở địa vị phụ thuộc nhưng đă được phép tập luyện cầm quyền theo cung cách như những quan lại từ xa đưa tới.

 

Cả một hệ thống người nằm ngoài hay trong chính quyền thuộc địa như thế, đă khiến cho phủ Đô hộ An Nam có đủ người địa phương để tự quản một khi chính quyền trung ương suy yếu. Đó là điều sẽ xảy ra trong các thế kỉ tiếp theo.

 

Thách thức từ bên ngoài của chính quyền thuộc địa Đường

 

Đế quốc Đường to rộng nhưng không thấy có những cuộc chinh phạt về phía nam như những triều đại về trước. Chỉ có dấu vết họ đương cự mà thôi. Biên giới phía nam vẫn c̣n xê xích giữa vùng Hải Vân và Hoành Sơn. Đường giữ được vùng Tuỳ chiếm đến nửa sau thế kỉ VIII th́ v́ bận tâm với chiến cuộc ở Tây Vực nên phải bỏ đi để biên giới lại ra đến Hoành Sơn. Có vẻ như đây là thời cường thịnh của các triều đại Chàm ở phía nam, vùng Kauthara (Nha Trang) và Panduranga (Phan Rang), với những ông vua lần đầu tiên được ghi trên bia ở Phan Rang, là “vua tối cao đă từng thừa hưởng toàn bộ lănh thổ Champa” hay trên bia năm 875 ở Đồng Dương (Quảng Nam) ghi là có vị vua gốc phía nam, được suy cử làm “vua duy nhất của đất nước… cai trị toàn bộ lănh thổ Champa.” Thời ḱ này, sử Trung Quốc chép việc đổi tên nước là Hoàn Vương (750) với kinh đô Virapura đâu đó trong khoảng vùng Phan Rang ngày nay, theo với sự hưng thịnh bắt đầu từ trước trong những vụ việc phát triển quyền lực như cùng với Chân Lạp phụ giúp cho Mai Thúc Loan nổi dậy (722). Tên nước mới do đó có thể đoán theo nghĩa chữ Hán, có vẻ phản ảnh về một thời hưng thịnh trở lại (“hoàn”), tập trung thế lực trọn vẹn vào tay một chính quyền mạnh của phần đất mà quan lại Bắc c̣n nhớ là cựu thuộc địa của ḿnh.

 

Đó cũng là thời ḱ phát triển thương mại Đông Tây dưới quyền lực của triều Đường đưa đến sự phồn thịnh lại của cảng Quảng Châu và do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự hưng thịnh của triều đại Sailendra ở Java. Sử c̣n ghi việc năm 767, người Côn Lôn, Chà Bà (nghĩa là tập họp phát xuất từ hải đảo) đến cướp phá Giao Châu bị đánh tan trên vùng hạ du châu thổ. Bia Tháp Bà (Nha Trang) 774 ghi việc vua Satyavarman đánh đuổi “bọn cướp từ biển tới” đốt phá “nhà ở” của thần, mang đi đầu thần (kosa) và nhiều bảo vật. Đền thần được xây cất lại và năm 784 tạc tượng Yan Pu Nagara / Bà Chúa Xứ, là chứng cớ xưa nhất về việc thờ cúng Nữ thần Xứ sở của Champa.

 

H́nh như những giao tiếp qua biển đă đem lại những yếu tố từ rất xa đến phần đông bán đảo Đông Dương. Thử nh́n lại người vũ nữ trên bệ thờ Trà Kiệu. Nó không giống với các nhân vật nữ tṛn trịa, đầy đặn của Ấn Độ, nơi cỗi gốc văn hoá mà ta cho là người Chàm phải bắt chước theo. Lại cũng chẳng giống với các apsara Kampuchia trong khung cảnh chung, nhỏ nhắn hơn nhưng vẫn vú vê tṛn trịa, thân xác đầy đặn của h́nh mẫu Ấn. Người vũ nữ Trà Kiệu rắn chắc, thon thả như thấp thoáng một dáng dấp Tây Phương, Hi Lạp lạc loài. Cánh tay dài hơi thừa nhưng sự vụng về của người thợ lại làm toát ra ư muốn của nghệ nhân định tŕnh bày một nét mềm mại toát ra ngoài sự cứng cỏi của khuôn đá, của sự ràng buộc ở mẫu Ấn mà hẳn đương thời người ấy phải phải chịu đựng khi sáng tác.

 

Năm 808, Trương Chu làm Đô hộ, mở rộng La Thành, từ đó gọi là Đại La, khuếch trương lực lượng bảo vệ thuộc địa với hệ thống chiến thuyền, thuỷ binh to lớn. Năm sau, ông đánh phá Hoàn Vương, giết con vua khiến họ phải lui về phía Hải Vân, nhân đó Chu củng cố các thành luỹ phía nam, các châu Ái, Hoan. Sự kiện các thứ sử ở đây bị Chu dẹp bỏ v́ liên hệ với Hoàn Vương chứng tỏ trước đó họ đă khiếp sợ trước uy thế lên cao của kẻ địch bên ngoài biên giới. Đây là thời đại của Harivarman I, không những lấn đánh Giao Châu năm 808 mà c̣n liên kết với tập đoàn bản xứ Quảng Tây “man Hoàng Động” để đổ bộ đánh phá vùng Quảng Ninh. Các bia ở Po Nagar 813 và 817 cùng những bia khác cho biết Hoàng tử Hoàn Vương hai lần lấn đánh Chân Lạp và chính Harivarman đă phục hồi thánh đường Po Nagar. Tuy nhiên đến đời vua kế tiếp mà ta biết một niên đại: 854, th́ ngôi vua chuyển về một ḍng họ phía bắc: Indravarman II với kinh đô Indrapura ở Đồng Dương (Quảng Nam) của triều đại coi Phật Giáo là tôn giáo chính, với các bia nói về luân hồi, Niết bàn, tăng đoàn (Sangha), Lokesvara (Quan Âm), với một tu viện lớn xây ngay trong thành (875) có các tượng nay c̣n nhiều tác phẩm lưu lại ở các bảo tàng. Có lẽ do sự thay đổi lớn đó mà từ năm 859, Trung Quốc đă gọi nước Chiêm Thành chuyển dịch từ tên đă ghi vào bia đá, thay cho Hoàn Vương. Nhưng mối lo của thuộc địa An Nam lại đến từ phía tây bắc.

 

Nam Chiếu, như tên gọi, là bộ phận phía nam của những tập họp thiểu số vùng tây nam Trung Quốc mang danh xưng người cầm đầu tổ chức, gọi theo phiên âm Hán Việt là “chiếu”, như sau này ta gặp những “chiêu”, “chậu”, “chao” trên vùng Lào Thái. Đây là dấu vết đầu tiên trong ḍng sử Việt về sự xuất hiện của ḍng tộc Thái xuôi nam trên bán đảo Đông Dương, tuy bị chận đứng bởi Cao Biền nhưng rồi sẽ âm thầm mà bền bỉ xuất hiện trong thời gian nối tiếp cho đến khi thành công trong lịch sử Việt. Trong phát triển bành trướng, Nam Chiếu đặt cả một chức vụ “Thác đông” nhắm vào Giao Châu / An Nam. Thành Thác Đông (nay là Côn Minh) được xây năm 765, đổi tên năm 781, cuối cùng trở thành Thượng Đô, Đông Kinh, thủ phủ của Nam Chiếu. Từ năm 846, Kinh lược sứ Bùi Nguyên Hựu đă phải chống đánh Nam Chiếu tràn xuống. Nguồn nguyên liệu muối mà vùng biển giữ độc quyền khiến Đô hộ Lí Trác (khoảng 847-859) chèn ép các bộ tộc thượng du buôn ngựa liên vùng từ Chân Lạp, khiến họ phải cầu cứu Nam Chiếu. Bên trong Trác lại giết Đỗ Tồn Thành, tù trưởng địa phương, thứ sử châu Ái (chắc lúc này đă già lắm v́ từng hiện diện với chức chưởng trên năm 798). Trác lại bỏ ngỏ pḥng thủ phía tây nên Lí Do Dộc ở đấy cô thế phải hàng Nam Chiếu. Từ đó là sự lấn chiếm liên miên của Nam Chiếu trùng hợp với những rối loạn bên trong phủ Đô hộ v́ cách xử trí vụng về của quan chức cùng những mối mâu thuẫn giữa các cá nhân. Năm 858, loạn dân với 30000 người họ Đỗ vây thành, hẳn là v́ cớ Đỗ Tồn Thành bị giết, cho nên hai năm sau, Đô hộ Lí Hộ lại giết Đỗ Thủ Trừng, con Thành. Nhà Đường phải phục hồi danh vị cho Thành, xin lỗi họ Đỗ nhưng vẫn không yên. Chiến dịch chống Nam Chiếu khiến Đường tổn thất đến hàng trăm ngàn quân mà La Thành vẫn bị vây, bị chiếm (863). Triều đ́nh lục đục, Đường phải đặt cơ quan quản trị bên ngoài phủ Đô hộ, điều khiển từ xa, c̣n trong dân chúng th́ nổi lên một phong trào “phản chiến” trên phần đất của trung ương, với bài thơ của B́ Nhật Hưu kết tội Lí Trác, tố cáo sự bất lực của các quan triều.

 

Cuối cùng, Đường phải cử Cao Biền lúc bấy giờ đang chống Đột Quyết phía tây, về kinh lí phương Nam. Cũng vẫn những lục đục nội bộ, ganh ghét công trận, nhưng cuối cùng Biền giết quân Nam Chiếu giữ thành, chiếm lại được An Nam (866), tổ chức cai trị thật chặt chịa. Cao Biền là một Mă Viện của Đường mà chưa thấy học giả nào ngày nay đem ra so sánh. Về mặt tổ chức cai trị, Cao Biền đă xếp đặt đến 159 hương cho phủ Đô hộ. Nơi phủ trị, ông xây thành vững chắc, to lớn hơn các đời trước. Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn năm 1010, nhắc đến ưu thế “rồng cuộn hổ ngồi” của “Đại La, đô cũ của Cao Vương” để làm bằng cớ cho sự chọn lựa “nơi thượng đô kinh sư măi muôn đời” của nhà Lí. Không những thế, từ kinh nghiệm hành quân gian khổ, năm sau ông lại c̣n đào kênh, mở thông đường biển, chuẩn bị dễ dàng cho những cuộc hành quân tiếp viện về sau pḥng khi Giao Châu bị nguy khốn. Con đường thông thương này không phải chỉ có ích về mặt quân sự mà c̣n mở đường thương mại cho nam Trung Hoa (với đảo Hải Nam) và Giao Chỉ để nối kết với khu vực phía nam xa hơn khiến vịnh Bắc Bộ trở thành vùng giao thương phồn thịnh, có lúc được gọi là Giao Hải trong thế kỉ XI, XII. Hiệu quả to lớn của công tŕnh thế tục được phản ảnh vào truyền thuyết linh thiêng như ở các biến động khác. Cho nên việc phá đá khai thông đường thuỷ khiến Biền nổi danh có thần phù trợ, và từ đó không phải chỉ là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân ở Giao Châu của vua Đường mà c̣n được gán cho vương hiệu, rồi thành ông phù thuỷ cao tay ấn của b́nh dân nữa. Quyển Việt điện u linh tập mang đầy dáng dấp của ông quan Đô hộ phù thuỷ măi đến năm thế kỉ sau khi ông ngự trị ở Đại La. Và c̣n truyền lại đến gần đây về chuyện ông “cỡi diều giấy bay khắp các nơi phá huyệt đế vương, chặn long mạch” pḥng sự khởi phát của dân thuộc địa.

 

Di sản của phủ Đô hộ An Nam

 

Chúng ta đă thấy mức độ phát triển cao của đế quốc Đường đă đem đến thay đổi thuộc địa phương Nam của họ như thế nào. Trên b́nh diện chính trị, xă hội, những cải cách hành chính, thuế khoá chứng tỏ quyền hành cai trị đă đến mực sâu sát với dân chúng dưới quyền để ảnh hưởng lâu dài về sau. Mẫu tiền Khai nguyên của Đường có đời sống đến 7, 800 trăm năm, tên là “đồng” đi theo chất kim loại, và tính cách đơn vị đó được Việt Nam lưu giữ làm đơn vị tiền tệ đến ngày nay trong khi Đại Hàn / Triều Tiên: Won, Nhật: Yen lại mượn từ đơn vị “nguyên” của thời Nguyên, Minh về sau, tính tương đương với bạc. Đơn vị hành chính cơ sở của phủ Đô hộ đă có dáng như các h́nh trạng về sau: đại hương có từ 160 đến 540 hộ, từ 40 đến 60 hộ là đại xă, 10 đến 30 hộ là tiểu xă. Đó là nói về số lượng cư dân nhưng xét ở mặt diện tích th́ chắc rộng hơn nhiều nếu ta so sánh hương Phù Đổng được biết thời thuộc địa với các làng xă được tách ra về sau của những người cùng thờ ông thần đá bên cạnh chùa của phái Quan Bích. Một tầng lớp ưu tú của xă hội gồm người chính quốc, người lai, dân bản thổ được phân công có thứ tự trên bậc thang quyền bính với những xâm nhập vươn lên của các cá nhân nhanh nhẹn, may mắn. Tổ chức hành chính chặt chẽ như thế sẽ làm nền cho các thời đại về sau khiến cho trong một khoảng thời gian dài, các triều đại có vẻ như chỉ làm một công việc là thu gom lại những mảnh vỡ của phủ Đô hộ thuộc địa sau khi người chủ ngoại quốc ra đi. Cho nên sẽ có tên “nước Đô Hộ” h́nh như ngỡ ngàng với độc lập của Ngô, có dấu vết biểu lộ ư thức của Đinh ở vị trí Đế mà c̣n mang dáng dấp cấp bực phủ nha (như chức Nha nội, như lời Đinh Liễn khi “tranh quan…” với em). Có tên “phủ Đô hộ” dai dẳng với quá khứ, co lại ở phần đồng bằng phía bắc đến tận đầu thế kỉ XV, nơi xuất hiện những hào trưởng hành động độc lập, h́nh ảnh ở trung châu của những thủ lănh trên vùng ki mi.

 

Một vùng đất cứ mở rộng theo đà bồi đắp của phù sa tuy chật vật nhưng đủ nuôi sống một số lượng người lớn làm căn cứ cho sự bành trướng về sau, với một thủ phủ ở ngay trung tâm giao tiếp của một cơ cấu tổ chức đă thành h́nh chăt chẽ như thế, sẽ là nơi thu hút của các tập đoàn xung quanh muốn tranh giành quyền lực. Họ cứ tiếp tục đổ về đấy để đi đến thành công: nhóm lưu vong Lí từ đất Mân mang trên hành tŕnh luân lạc của ḿnh sức mạnh tiền bạc tích trữ của khu vực Mường Hoa Lư, nhóm tộc Đản Trần khởi đi từ miền hạ lưu với sức mạnh của vùng sông nước giang hồ, và lạ lùng ngoắt ngoéo hơn, là nhóm tộc Thái bị chận ngay trên ŕa đồng bằng, không men theo được các lưu vực sông lớn từ phía tây bắc, lại luồn qua các sông nhỏ từ phía tây nam, qua những chặn đường phối chủng, địa phương hoá để leo lên đến tột đỉnh quyền hành trong nhiều thế kỉ với các tộc lớn có tên là Lê, Trịnh, Nguyễn…

 

Về phần tâm linh, Việt điện u linh tập của thế kỉ XIV cho thấy dấu ấn Đường trong thời ḱ độc lập về sau. Có thành hoàng, thổ địa đầy đủ cho nơi về sau đổi tên là Thăng Long. Có khu phía Đông thành mang tên Long Đỗ / Bụng Rồng, chứa chấp t́nh h́nh mất ổn định của một khu vực thương mại phồn thịnh lấn lướt ông quan Đô hộ, “báo hiệu” sự ra đi của quan chức cai trị phương Bắc. Có những nhân thần được lưu giữ không phải chỉ v́ xuất hiện thời Đô hộ (như Phùng Hưng) mà c̣n dù ở các thời gian trước, vẫn được nhắc nhở trong thời Đường (Sĩ Nhiếp cho Cao Biền thoáng thấy uy danh.) Có nhiên thần về sau nổi bật tiếng tăm nhưng cũng đă thoáng hiện xác h́nh dưới thời Đô hộ: “Tập họp thần Tiền Lí” trên sông nước đă lộ uy danh từ đây trước khi thành Vương, Đế dưới triều Trần. Dấu vết đặc tính văn hoá Nam Á mà các học giả thời nay bàn đến (sự đối nghịch vùng cao, vùng thấp, vật trên núi vật dưới biển…) ít ra th́ cũng thành h́nh dưới tích truyện địa phương được quan Đô hộ ghi nhận (Tăng Củng với truyện Cao Lỗ, Sơn Tinh Thuỷ Tinh.) Ư thức thần, người liên kết như thế có chỗ bám víu từ thời phủ Đô hộ đă làm nền tảng cho các triều đại độc lập về sau bồi đắp thêm chi tiết mới. Tập họp truyện tích Lĩnh Nam chích quái, nơi truyện Hồ tinh, cho thấy dấu vết người Thái Trắng “Bạch Y man” sống từ núi Tản Viên lan xuống đồng bằng đến tận hồ Tây với tục lệ hợp hôn buông thả c̣n thấy trong những hội lễ thời gần đây. Lại cũng thấy sự kiện “để lại áo” trong tục lệ cúng thần của lang đạo Thái chen vào truyền thuyết “dịch phục” của Thánh Gióng. Có vẻ đó cũng là ảnh hưởng từ các tập họp Thái sau những cuộc lấn chiếm của Nam Chiếu c̣n lại và phát triển tiếp sau thời ngoại thuộc.

 

Cũng thấy từ tổ chức ổn định lâu dài của đế quốc Đường mà thành h́nh một thứ tiếng “man” thống nhất trên một lănh vực to rộng hơn trước. Người ta chỉ biết có một thứ tiếng “man” trên phủ Đô hộ nhờ chứng cứ giao tiếp của các nhân vật Trung nguyên lưu lạc, bị đày đến đây, tiếp xúc với các nhân vật bản xứ, như trường hợp Trương Tịch (đồng thời với Bạch Cư Dị, Hàn Dũ…) đến gặp “Nhật Nam tăng” hỏi thăm nhà bằng “Man ngữ.” Tuy nhiên cho đến nay, các học giả cũng chưa t́m ra được một câu, chữ nào đích xác là của đương thời. Có điều sự hiện hữu của một thứ tiếng nói bản xứ được sử dụng ngay ở tầng lớp trên cũng chứng tỏ ưu thế nội tại của nó, từ đó, qua vị trí trung gian của lớp người kia, nó thu nhận các từ ngữ, ư niệm Hán để thêm dồi dào sắc thái, một khi có sự đứt đoạn đối với mẫu quốc, nó sẽ phát triển hơn theo với đà độc lập chính trị xảy ra trong thế kỉ X.

 

Từ li khai đến độc lập

 

Trong sự chống giữ cho sự trường tồn của đế quốc, nhà Đường đă phải chịu luỵ v́ loạn biên trấn của các chỉ huy ở đấy mang danh hiệu Tiết độ sứ với quyền lực rất lớn. Dấu vết suy yếu mở đầu là loạn An Lộc Sơn thời Đường Minh Hoàng (713-755). Triều đại gượng dậy được nhưng mối lo về Tiết độ sứ ám ảnh măi, ảnh hưởng đến cả chính sách của triều đại Tống tiếp theo. Về phía cực nam, lúc bấy giờ có ba Tiết độ sứ: một ở Quảng Châu, một ở phần tây Lĩnh Nam, và Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ trên đất An nam, đầu tiên giao cho Cao Biền quản nhiệm (866). Sự tái lập quyền hành của Cao Biền ở đây phải chịu đổ vỡ v́ loạn Hoàng Sào (879-884) cướp phá Quảng Châu, đ̣i cai trị đất An Nam, gây suy sụp, mở đầu cho những triều đại yếu kém kế nghiệp Đường mà người ta gọi là thời Ngũ Đại (907-960): Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, hay là thời Thập Quốc trong đó nước Nam Hán có liên hệ nhiều đến An Nam / Giao Châu trong việc tranh giành quyền lực nơi này.

 

Liên hệ với biến động Hoàng Sào, dân phủ An Nam nổi dậy đuổi Tăng Cổn bỏ chạy để trống quyền hành trung ương ở thuộc địa. Sau đó cũng có dấu vết những người được phái tới nhưng họ đă không có mặt ở nhiệm sở hay chỉ giữ chức vụ một cách thoảng qua. Cho đến khi nhà Đường mất (907), nhà Lương lên thay th́ danh vị Tiết độ sứ quân Tĩnh Hải, nghĩa là trên đất An Nam, tuy được Lương trao cho Lưu Ẩn nhưng đồng thời ngay trên đất này cũng đă xuất hiện một tập họp quyền hành dưới tay họ Khúc ở địa phương: Khúc Thừa Dụ (+907), Khúc Hạo (+908), Khúc Thừa Mĩ cũng tự xưng là Tiết độ sứ. Tiếp theo những biến động tranh giành quyền lực, họ Lưu thành lập nước Nam Hán riêng (917) với vua mang tên cuối cùng là Lưu Cung, sai tướng đem quân đánh bắt Khúc Thừa Mĩ (930), chiếm giữ An Nam.

 

Những ghi chép mù mờ đương thời như thế cho thấy việc họ Khúc chiếm quyền ở An Nam không đưa đến xáo trộn lớn, chỉ là do sự trống vắng quyền lực nơi này đă khiến một tập họp hào trưởng trong vùng đồng bằng lên thay thế mà không gặp trở ngại nhiều. Họ chỉ là người tại chỗ, tiện đường đi chiếm phủ thành Đại La gần gũi, và do đó được mang danh vị đại diện toàn thể. Điều đó cũng chứng tỏ sự yếu ớt của họ Khúc này – yếu ớt tỏ lộ trong sự đối đầu với lực lượng bên ngoài, với quân nhà Nam Hán khi họ đến đánh bắt. Rồi cũng liên tiếp với sự trống vắng về trước kia mà nhà Nam Hán vẫn phải chịu buông lỏng cho các thế lực địa phương khác nắm giữ được lực lượng riêng chống lại, trong đó có các họ Kiều/Kiểu, họ Ngô bên lề trung châu và nhất là họ Dương ở Ái Châu. Sự tan ră của phủ Đô hộ An Nam làm phân tán quyền lực ra thành những vùng nhỏ, có thể xuống đến cả những đơn vị tập họp làng xă theo như cách nói của chúng ta ngày nay. Do đó chúng ta cũng không lấy làm lạ về sự xuất hiện bất chợt của những con người lịch sử mà chúng ta không t́m ra được cội nguồn chủng tộc, địa vị xă hội rơ ràng. Họ Khúc nổi lên lần đầu, chỉ được nhắc nhở như một “hào trưởng” của đất Hồng, vùng hạ du trung châu sông Hồng, họ Kiều/Kiểu cũng thế trên vùng đỉnh tam giác châu. Họ Dương vùng Ái Châu có vẻ liên hệ đến Dương Thanh thế kỉ VIII nhưng cũng không chắc. C̣n họ Ngô, Đinh mà ta nghe nói đến chức vụ thứ sử một châu (Ngô Mân châu Phong, Đinh Công Trứ châu Hoan) th́ v́ thuộc giai đoạn sau nên có thể là từ những vụ phong chức của họ Dương cho các lănh tụ địa phương.

 

Tuy nhiên việc giành quyền phải đ̣i hỏi đến sức mạnh cho nên ta thấy sự thành công là từ những liên minh lớn lấn át các liên minh nhỏ, hoặc các lực lượng đơn độc. Dương Đ́nh Nghệ đem quân đánh đuổi cả Thứ sử Lí Tiến lẫn viện binh Trần Bảo của Nam Hán để chiếm lấy thành, xưng là Tiết độ sứ, cai trị An Nam. Gọi là người có riêng ba ngàn “con nuôi” mưu đồ sự nghiệp nhưng dấu vết về sau cho thấy Dương đă liên hiệp với họ Ngô phía tây phủ thành theo đường lối kết thông gia để tăng cường lực lượng. Tổ chức hành chính An Nam đă thành truyền thống nên việc chiếm Đại La được coi như là chiếm cả phủ Đô hộ, và những người chậm chân bên ngoài phải trở về vị trí thần thuộc dù muốn hay không. Kiểu Công Tiện, người giết Dương Đ́nh Nghệ, được sử xếp vào hàng “nha tướng” của ông tân Tiết độ sứ, là theo đường hướng đó của t́nh thế. Cho nên không thể nói rằng ông đă “phản bội” Dương. Địa vị tinh thần tối cao dành cho những người đàn bà họ Dương về sau có vẻ là biểu hiện sự công nhận mà người đương thời nh́n về công tích đuổi Nam Hán của ông tổ họ này, đă chứng minh thêm điều sử kí chưa nói đủ. Liên minh họ Kiểu bó gọn ở một vùng hẹp hẳn không bằng liên minh Ngô Dương có thế lực cả Giao Châu lẫn Ái Châu, cho nên Ngô Quyền mới đem quân đánh giết được họ Kiểu, tóm thâu quyền lực chờ đón chống quân Nam Hán.

 

Ngô Quyền người Giao Châu, tất không xa lạ với cung cách pḥng thủ đă được các nhà cai trị phủ Đô hộ đề ra suốt hai thế kỉ từ Trương Bá Nghi, Trương Chu đến Cao Biền gần hơn, hẳn c̣n dấu vết hiện đại với chiến thuyền và kĩ thuật cắm cọc chống đánh trên đường thuỷ như kết quả số đo C14 thấy trên một số cọc gỗ Bạch Đằng kiểm tra được ngày nay. Thế là quân Hoằng Tháo thảm bại, không kịp cho ông hoàng tử mang tước hiệu Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ đạt thành mộng làm Giao (Châu) Vương của chúa Nam Hán Lưu Cung (938). Ngô Quyền xưng vương, phủ Đô hộ trở thành nước Đô Hộ, thêm một bước dứt khoát đi đến độc lập.

 

Chiếm giữ Đại La xong, Ngô Quyền không đóng đô nơi phủ trị cũ mà lại t́m một vị trí bên lề để canh chừng. Tại sao? V́ c̣n tự ti thấy ḿnh chưa đủ sức thay thế chủ cũ? V́ cái thế Đại La trống trải trong tầm sông nước dễ dàng cho sự xâm lấn của Nam Hán so với Cổ Loa khuất lấp hơn một ít mà vẫn c̣n có ngôi thành Kén của Mă Viện làm thế đương cự? Dù sao th́ sự từ chối Đại La cũng là một dấu vết co cụm để tính chất địa phương nổi lên không những chỉ trong gia đ́nh ông mà c̣n thấy trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực khác ở phủ Đô hộ cũ nữa. Các sứ quân thế là vẫn hiện diện trước khi có danh xưng này của các sử quan ghép vào thời gian cuối triều đại.

 

Cách xếp đặt kỉ cương cho guồng máy cai trị không cho ta thấy điều ǵ riêng biệt trừ tên bà Dương Hậu liên kết với danh vị của người anh: Dương Tam Kha (Cậu/Bác Ba họ Dương) giải thích những biến động về sau, liên hệ đến truyền thống gia đ́nh đương thời. Ông mất đi năm 944, để người anh vợ theo thói tục của gia đ́nh mẫu hệ, toàn quyền lựa chọn người kế nghiệp là Ngô Xương Văn trong số năm anh em cùng mẹ. Tất nhiên là với mối sinh hoạt phụ hệ Trung Quốc cũng đă thành nếp ở phủ Đô hộ, người con lớn là Ngô Xương Ngập không chịu thiệt tḥi nên xảy ra tranh giành để ta thấy nổi lên những lănh chúa của phủ Đô hộ tan ră chen vào can thiệp và sẽ là những sứ quân của đời sau. Đó là Phạm Pḥng Át chứa chấp Ngô Xương Ngập, Đỗ Cảnh Thạc và một người họ Dương khác, Dương Cát Lợi, gắn bó với Xương Văn, lật đổ Dương “Chủ tướng,” thu thập Xương Ngập. Đó là những người nổi loạn ở hai thôn Đường, Nguyễn làm chết Xương Văn (965), người cuối cùng của họ Ngô đủ sức cầm binh tướng cho có một giả định quyền hành của triều đại. Loạn “Mười hai sứ quân” bắt đầu.

 

CHƯƠNG V:

 

CHẾ ĐỘ THỦ LĨNH – HÀO TRƯỞNG Ở HOA LƯ

 

Loạn “Mười hai sứ quân” và Đinh Bộ Lĩnh

 

Ra mặt đầu tiên trong sự tranh chiếm quyền hành với trung ương phương Bắc là những lực lượng lớn ở địa phương. Nhưng rút về những tranh chấp ở cựu thuộc địa như khi nhà Ngô ở Cổ Loa suy yếu th́ có những lực lượng nhỏ xuất hiện mà sử gọi là Loạn “Mười hai sứ quân.” Con số đếm và danh xưng này được các sử quan Việt ghi chép cẩn thận, tạo thành nếp không sai chạy khiến đến thế kỉ XV, người Minh muốn t́m hiểu, không được thoả măn mà vẫn phải chịu chép theo con số Mười hai, dù có lệch lạc chút ít.

 

Có thể theo chính sử Việt để làm cơ sở suy đoán cho bản danh sách rối rắm này. Đó là những vọng tộc cũ, đă xuất hiện từ trước, sâu vào trong thời thuộc địa như các họ Kiểu: Kiểu Công Hăn, Kiểu Hiền; họ Ngô: Ngô Xương Xí, con Xương Ngập, Ngô Nhật Khánh, có thể là con Xương Văn. Đỗ Cảnh Thạc xuất hiện trong cuộc tranh chấp kế nghiệp nhà Ngô, rơ là có liên quan với Đỗ Anh Hàn, Anh Sách v́ cùng địa phương gần nhau, và dấu hiệu truyền đời c̣n thấy đến cuối Trần, tất cả mở đầu nơi một lưu vực sông nhỏ trở thành mang tên của thân tộc khai thác: Đỗ Động Giang, sông của vùng người họ Đỗ. Có những người, nếu tin vào âm hưởng xưa của thần tích, là những tay thương buôn, phiêu lưu sông nước mang tính cách xung động có sẵn để chen vào biến loạn: Phạm Pḥng Át / Bạch Hổ, Trần Lăm, Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Khoan. Chúng ta không biết ǵ thêm về Lữ Đường, Lí Khuê của sử quan, Dương Huy và tên Ngô Xử B́nh do Lê Tắc dẫn, với chi tiết “tham mưu của Xương Văn.” Họ Ngô ở đây lại khiến ta liên tưởng đến sự tan vỡ của ḍng chính để ghép ông vào với tên sử quan gọi về một “Ngô Phó sứ,” người đánh tan quân của “con em Ngô Tiên chúa” đang trên đường chinh phục Hoa Lư. Và nếu không vướng vào vị thế chính nguỵ th́ c̣n phải kể thêm Đinh Bộ Lĩnh như sử Minh đă ghi. Bới chuyện cũ th́ có thêm Dương Cát Lợi, lấy thần tích của Việt điện u linh tập th́ có Lí Huy, hơi giống Dương Huy của Lê Tắc. Chưa kể các lực lượng phía nam Hoa Lư như Lê Lương, như tập đoàn họ Lê có người nuôi Lê Hoàn. Nghĩa là số sứ quân, không kể người khuất lấp, đă có trên mười hai người.

 

Mỗi sứ quân đều có ưu thế riêng của ḿnh trong hướng tranh giành quyền tối thượng nhưng có vẻ nhóm người phía nam được lợi thế hơn. Chúng ta thấy sự yếu ớt của các lănh chúa con nhà gia thế cũ như họ Kiểu. Họ Đỗ chỉ tách ra sau khi phụ thuộc vào nhà Ngô, và ghép theo t́nh h́nh Đỗ Cảnh Thạc phù trợ Xương Văn trước kia, thấy nơi vùng căn cứ Đỗ Động / “vùng của họ Đỗ” lại có “con em Ngô Tiên chúa,” ta có thể đoán rằng An Vương Ngô Nhật Khánh chính là con Xương Văn. Ngô Xương Xí được Toàn thư – sử của Nhà nước, ghi là một sứ quân riêng rẽ cho hợp với tính cách chính thống nối ḍng Xương Ngập, nhưng sách Đại Việt sử lược của bên ngoài triều đ́nh th́ chép sứ quân Nguyễn Du Dịch “tên là Xương Xí.” Có vẻ như ông cháu đích tôn ḍng họ Ngô này phải núp dưới quyền của một lănh chúa khác mượn tiếng nhà Ngô. Các sứ quân nổi bật nhất thời theo thế thương buôn, phiêu lưu sông nước hẳn là không có cơ sở bền vững để trụ lâu dài. Phạm Bạch Hổ phải t́m cách nương tựa vào một ḍng nhà Ngô như đă thấy. Và Trần Lăm trên cửa Bố (Bố Hải Khẩu) như dấu hiệu một đầu mối giao thương phồn thịnh, bám trụ thêm bằng một ít ruộng đất, cũng phải vươn cánh tay liên hệ vào đất liền để kết tập vớí một ḍng gia thế, có chức phận: họ Đinh.

 

Đất Hoa Lư khởi phát của Đinh Bộ Lĩnh giống như một vịnh Hạ Long trên đất liền với hang động, sông suối ẩn khuất sau các khối núi đá vôi làm thành một cứ điểm hiểm trở để huấn luyện quân binh, có thể tiến ra ngoài khi xung trận hoặc co về khi thất thế. Những câu chuyện truyền đời về “cờ lau tập trận” là không ngoài ư nghĩa chuẩn bị thực lực, quấy đảo địa phương dẫn đến việc khuất phục ông chú tranh giành, như bằng chứng mở rộng quyền lực. Dân chúng thuộc quyền mang tính cách hoang dă hơn dân trung châu, chứng cớ là khi thất thế họ bị chính quyền trung châu coi là “man”, “lăo”, ở đó, ví dụ như khi Khai Quốc Vương Lí Bồ cai trị (1013-1028), ông ta tha hồ “cướp bóc dân mọn.” Quân lực dưới quyền Đinh Bộ Lĩnh do đó hẳn là hùng mạnh hơn các sứ quân khác. Mạnh mẽ nên được Trần Lăm kết liên minh, nhận Đinh làm “con nuôi.” Uy thế cao nên sử không ghi trận chiến giữa các sứ quân với nhau mà nêu lên trận tấn công độc nhất nhắm ngược vào Đinh, của “con em Ngô Tiên chúa” lặn lội trên đường xa, trải qua các vùng thù địch nên mới bị “Ngô phó sứ” đánh tan. Sử chỉ cần ghi thêm việc đầu hàng của Phạm Bạch Hổ là đủ mở đầu cho việc chinh phục “mười hai sứ quân.” Từ đó “lại dân Kinh phủ đều theo về (Đinh). Nhà Ngô mất.”

 

 

Chế độ thủ lănh độc tôn: truyền thống và thực lực cá nhân

 

Đinh Bộ Lĩnh (924-079) dẹp xong sứ quân, nắm được sự thần phục của lớp quyền chức cao cấp của xứ sở (“lại dân Kinh phủ”) liền xưng đế (968), đặt niên hiệu (970), lập một triều đ́nh riêng cho nước mới có tên là Đại Cồ Việt và đóng đô ở Hoa Lư sau khi không chọn quê mẹ v́ thôn Đàm “chật hẹp không có lợi về việc đặt hiểm” như sử quan ghi lại. Ngay chính khởi đầu này cũng cho ta thấy sự giằng co mới cũ mà những người cầm quyền đất nước có danh vị độc lập đầu tiên phải chịu đựng. Đúng là rời bỏ thôn Đàm, rời bỏ ngôi nhà ở cạnh đền thần núi, bỏ cuộc sống với năm bà lăo (thêm người mẹ họ Đàm) có mang một ư nghĩa thần bí nào đó, tất cả cũng đều là một chuyển biến sinh hoạt phải có do sự thay đổi địa vị. Tuy nhiên rốt cục địa điểm Hoa Lư dù vừa vặn cho t́nh thế mới vẫn c̣n chứa đựng những ràng buộc bất lợi mà những người kế tục sự nghiệp ở đây phải chịu đựng. Kết quả có lẽ không được toan tính trước, là ưu thế ẩn náu, khép kín của Hoa Lư như một trung tâm pḥng vệ bản xứ đă làm chùn bước tham vọng của người chủ cũ. Vùng đất đủ rộng cho vị “hoàng đế” địa phương khai thác với hàng ngàn trâu của vua (“quan ngưu”), vừa vặn nuôi sống ba ngàn “Thiên tử binh” khắc tên trên trán, để giữ vững cơ nghiệp mới vừa xây dựng, đủ răn đe, đàn áp những chống đối bên trong. Có sự quân b́nh về thực lực khu vực với khả năng người cầm quyền tuy c̣n mang tính chất kurung của thời cũ nhưng đă biết tận dụng tính cách cai trị của thời thuộc địa vừa rời bỏ khiến cho uy thế của những lănh tụ Hoa Lư vượt lên trên những “Tiết độ sứ” thời mới chập chững bước ra ṿng lệ thuộc phương Bắc hồi đầu thế kỉ. Những trận tiến chiếm thất bại, các tường thuật về hành tŕnh gian nan đến xứ này của các sứ bộ (như Tống Cảo) sẽ ủng hộ thêm lí lẽ của phái chủ hoà ở phương Bắc đưa ra, muốn rao giảng ân đức cao cả với bọn Nam Man xa xôi thay cho sự vô dụng của uy lực không thể đạt tới.

 

Dù ǵ th́ một tổ chức trung ương cũng phải được thu xếp quanh gia đ́nh hoàng đế với người con lớn, Đinh Khuông Liễn, phong làm Nam Việt Vương, và năm người vợ ngang hàng nhau. Triều đ́nh có quan văn giữ ngôi cao (Nguyễn Bặc), chức trưởng ngành tư pháp coi toàn cơi (Lưu Cơ), có tướng cầm quân (Lê Hoàn). Thay cho ông thần núi riêng lẻ xưa kia là một hệ thống tăng đạo cố sức giúp thủ lănh gom quyền hành thế tục từ sự tin tưởng linh thiêng trong toàn vùng vừa mới sáp nhập. Tổ chức như thế hẳn đă đóng góp hiệu quả cho các chính quyền ở Hoa Lư nhưng dạng h́nh đó chỉ là dấu vết c̣n lại của một t́nh trạng sử biên khuất lấp sau sử kí của nhà nho về sau. Tăng lục Ni sư Trương Ma có vẻ là người đă thu xếp các sứ quân gom lại trong con số mười hai, mượn từ mối tin tưởng Mười hai nhân duyên của Đạo ḿnh để nói lên hàm ơn đối với vị hoàng đế đă mang lại an b́nh cho xứ sở, đưa tăng ni lên địa vị tột đỉnh trong thời đại mới. Và những ghi chú thời sự của bà, của những người nối tiếp có lẽ theo thói quen trong sinh hoạt thường trực của tôn giáo, đă được thu tóm thành những câu ngắn gọn như kệ rồi sẽ biến thành sấm kí trong những quyển sử về sau.

 

Tuy nhiên nền “đại nhất thống,” như sử quan tán tụng, vẫn không thể hiện suôn sẻ. Một ngôi thành tre nứa, gỗ đất đă được dựng nên để pḥng thủ nhưng phải có dấu hiệu ǵ đó chứng minh quyền lực lan bên ngoài sự co rút kia. Cho nên phải có vạc dầu sôi, chuồng cọp dữ để trừng trị kẻ phản đối. Lại không thể chỉ có trừng trị. Trong quá khứ, các nhóm quyền lực ở cựu phủ Đô hộ đă biết đến h́nh thức kết liên minh, như Đinh vừa kết hợp với Trần Lăm vừa gửi con ở với Ngô cho đến khi nh́n ra t́nh thế chọn lựa dứt khoát: Thấy Ngô Xương Văn chết trận, Đinh Liễn liền “trở về Hoa Lư.” Sau khi binh lực Hoa Lư chiến thắng th́ dùng phương tiện thông gia để hi vọng kéo dài sự liên kết. Với liên minh mới ở cửa Bố th́ không cần tổn sức nhiều: chỉ gả con gái cho người em của chủ đất kia là đủ. Nhưng với ḍng họ từng có danh nghĩa làm chủ toàn “nước Đô Hộ” th́ phải nhiều ràng buộc hơn: Gả con gái cho cựu An Vương Ngô Nhật Khánh, lấy mẹ người này, cho Đinh Liễn lấy em gái ông ta. C̣n có thể thấy liên hệ hôn nhân theo hướng khác bằng cách nh́n danh tính các bà vợ đồng đều danh vị Hoàng hậu: Kiểu Quốc như từ “nước” của họ Kiểu trong thời tranh chấp, Cồ Quốc như từ “nước” ṇng cốt của tập họp sinh ra từ Cồ-Việt, Ca Ông của một tập họp man lăo nào đấy, Đan Gia, Trinh Minh có vẻ như từ những tập đoàn thờ thần linh (kiểu như của năm bà lăo quê mẹ họ Đàm) có dấu vết đă thiên về Đạo Giáo. Đó là cách xử trí đối với những tập đoàn gần gũi hay ở phía bắc Hoa Lư, nơi Đinh làm việc “nhất thống.” C̣n với các tập đoàn phía nam chưa phải động đao binh th́ giữ hoà hoăn cũ, phong cho Lê Lương ở Thanh Hoá chẳng hạn, chức Ái Châu, Cửu Chân Đô quốc Dịch sứ, một chức phận rửa mặt cho nhau, coi ông lănh chúa kia là do triều đ́nh của nước Đô-Hộ-mới phái đến trông coi hai châu cũ của phủ Đô hộ. Ấy thế mà những quyền lực chực chờ cũ vẫn không để yên cho nhà Đinh.

 

Muốn phổ biến sự chính danh mới, Đinh đúc tiền Thái b́nh hưng bảo, đă có chữ “hưng” không chịu lẫn lộn với các tiền Thái b́nh khác mà c̣n có chữ “đinh” xác nhận không sai chạy. Niên hiệu vừa lập, tiền vừa đúc th́ tướng Phan Mĩ đă chiếm Nam Hán (971), Đinh phải phái người cầu thân với Tống. Thời gian đó Tống c̣n bận chinh phục bên trong, nên cho đến khi b́nh nước Ngô Việt (979) th́ sự giao hảo c̣n có thế thuận lợi cho Đinh, và riêng cho người con. Sử ghi “sai sứ sang Tống đều lấy Đinh Liễn làm chủ.” Liễn được Tống phong làm Giao Chỉ Quận Vương, bên trong là Nam Việt Vương, chức phận trong ngoài không nhường ai thế mà c̣n phải chịu đựng sự tranh chấp với truyền thống xưa cũ tuy không đủ mạnh để đương cự với ông nhưng cũng đủ làm áp lực khiến ông Hoàng đế không nh́n ra thực lực trực tiếp đe dọa là từ đâu để ngăn được sự đổ vỡ từ bên trong.

 

Sử thần đời sau theo kinh sách chê Đinh Tiên Hoàng bỏ trưởng lập thứ gây rối loạn nhưng không hiểu rằng tính chất trưởng thứ của thời đại đă thật rành rẽ trong quyết định của ông. Đầu năm (978), ông lập người con nhỏ tuổi là Hạng Lang làm Hoàng thái tử để kế nghiệp, gạt Đinh Liễn ra ngoài. Năm sau Liễn giết em, dựng bảo tràng sám hối nhưng nêu lí lẽ bênh vực hành động của ḿnh: “Tranh quan không nhường chỗ, hạ thủ trước là hay.” Quyền lực thật nằm trong tay Đinh Liễn như đă thấy, và Liễn cũng chuẩn bị dư luận khi, sau lúc đi sứ về (973) đă dựng cả hàng trăm bảo tràng trong đó có một cột khắc kinh cầu thọ (cho ḿnh), có ư muốn t́m quyền lực bảo trợ từ tận cơi thiêng. Nhưng Đinh Tiên Hoàng lại thấy khác trong trách nhiệm của ḿnh.

 

Chúng ta chỉ biết tên Thích gia của cậu bé xấu số kia là Đại đức Đính-noa-tăng-noa như bảo tràng để lại mà thôi. C̣n sử gia về sau th́ chép “hạng lang” như một tên riêng của cậu mà hẳn không biết rằng với người ghi đầu tiên, đó là chuyển âm Hán Việt của từ Chàng Lớn, đúng với tôn xưng người đương thời gán cho danh vị Hoàng Thái tử của Nho gia. Và v́ thế cậu mới chính là con trưởng của Đinh. Nho gia quan niệm người trưởng một ḍng không phải là người lớn tuổi nhất mà là người con ḍng chính. Tên Hạng Lang / Chàng Lớn chứng minh cậu là con ḍng chính, là người có quyền kế nghiệp họ Đinh. Sử không ghi tên mẹ cậu nhưng một dấu hiệu khác cũng giúp ta nhận ra: Người được phong kế tiếp, Đinh Toàn, là Vệ Vương (pḥng giữ, phù trợ cậu Hoàng Thái tử.) Không thấy Đinh Liễn đâu cả. Và Đinh Toàn được xác nhận có mẹ là Dương Hậu, mẹ Ngô Nhật Khánh, có thể là vợ Xương Văn, và do đó gộp lại, là mẹ của “Hạng Lang.” Đinh Bộ Lĩnh lấy đất của họ Ngô phải t́m chính danh bằng cách lấy vợ của người chủ trước. Bà Dương này không hẳn là bà Dương của Ngô Quyền, nhưng vai tṛ của bà Dương này trong sự trao ngôi cho Lê Hoàn về sau chứng tỏ sự quan trọng trong việc liên kết với họ Ngô cũ qua họ Dương đă trở thành dấu hiệu tượng trưng của tột đỉnh quyền hành đương thời. Danh hiệu Đại Thắng Minh Hoàng Hậu của triều mới vẫn giữ như của triều cũ nơi ông vua Đinh: Đại Thắng Vương, rồi lại truyền ghép cho vua Lê với dạng gần cận trên trụ đá 1005: Đại Thánh Minh Hoàng Đế, đến cả ông con Long Đĩnh lạc ḍng nữ mà cũng gượng lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh (Quang Hiếu) Hoàng Đế. Và bà được sử trang trọng ghi năm chết (1000), được ngồi chung trong điện thờ với cả hai ông chồng suốt trong vài thế kỉ. Vậy mà sự liên kết thông gia giữa Ngô và Đinh lúc bấy giờ lại có dấu hiệu khủng hoảng trầm trọng v́ sự bỏ trốn của Ngô Nhật Khánh. Sử chỉ ghi năm Khánh về thất bại, chết ở cửa Đại Ác (979) nhưng nhắc lại lời Khánh rạch mặt vợ họ Đinh: “Cha mày ức hiếp mẹ con ta…” Có thể Khánh bỏ đi trước năm 978 để Đinh Tiên Hoàng tưởng phải có hành động bù đắp sự tan vỡ của liên minh Ngô Đinh bằng việc chỉ định những người con bà Dương làm kẻ kế nghiệp. Ông tưởng có thể ngăn chặn được phản ứng của người con lớn từng xông pha trận mạc, nay đang có thực quyền.

 

Đinh Liễn giết Hạng Lang, xin lỗi mua chuộc thần Phật, tưởng có thể an tâm nắm vững quyền hành, lại cũng không ngờ rằng ư thức tâm linh ḿnh chia xẻ với người đương thời đă đem đến kết quả bất ngờ cho ḍng họ. Họ Đinh thờ một thần núi nhỏ ở thôn Đàm nhưng khi mở rộng cương thổ th́ thấy có một thần núi lớn trong vùng, thần núi Đồng Cổ, nơi chứng kiến những buổi hội thề to lớn, có uy thế v́ liên hệ đến tập tục trống đồng từ xưa, nên thần được coi là vị chủ tŕ cao cấp: Thiên hạ minh chủ thần / vị thần chủ tŕ việc thề bồi khắp cả thế gian. Đinh Liễn tin có Phật độ tŕ nhưng người dưới quyền lại tin vào những lực lượng thiêng liêng khác yểm trợ hành động của ḿnh. Đỗ Thích là một người như vậy. Người nô (“hoành”) / ông quan (“hầu”) – quan đối với hàng dân giả, nô đối với ông hoàng đế, vị Hoành/Hoằng Phúc hầu ấy nằm canh gác ở cổng ngoài thành Hoa Lư, chợt thấy sao sa vào miệng, tưởng được ơn phước linh thiêng có thể lập cơ nghiệp lớn nên trở về cung giết cả hai cha con họ Đinh. Lại cũng một người của họ Đỗ danh tiếng, nhưng sự kiện xảy ra khiến nổi bật cái nhược điểm của chế độ Hoa Lư: sự vững mạnh của nó chỉ bằng vào thực lực thân xác của thủ lănh mà thôi. Kết quả của một cuộc bạo hành đơn lẻ như kia cũng dễ đoán: Đỗ Thích bị Nguyễn Băc lôi ra giết, băm nát thây như một cách xử trí giản dị của h́nh thức trả thù tư và thi thố luật pháp công. Nhưng người dân đương thời lại quan tâm hơn đến ngôi sao trong ḿnh Đỗ Thích, nên giành lấy những mảnh thịt băm ấy mà ăn, để mong hưởng chút ân sủng của Thiêng liêng.

 

Tất nhiên cậu bé Đinh Toàn/Tuệ/Triền (974-991) lên kế nghiệp. Và tranh giành xảy ra. Đă thấy trong quá khứ quyền về tay thủ lĩnh mạnh nhất th́ nay chiến thắng cũng phải về tay người “tổng tư lệnh” Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn. Nguyễn Bặc, Đinh Điền bên trong Kinh đô, bị giết. Một phe chống đối bên ngoài, Phạm Hạp cũng không thoát khỏi nhưng có vẻ được toàn mạng để có một người họ Phạm giúp Hoàn lên ngôi sau này. Biến động mất nghiệp Đinh được sử gia tăng lục của Lê ghi giản dị như một bài kệ quen thuộc của họ: “Đỗ Thích giết hai Đinh, họ Lê xuất hiện bậc Thánh, tranh nhau nhiều kẻ chết, đường xá người vắng tanh, Mười hai (vẫn là mười hai!) kẻ xưng Đại vương, mười ác không một thiện, mười tám kẻ (trí giả, La Hán) bỏ đi, (sao) Kế Đô (việc soán đoạt xảy ra) trong hai mươi ngày.”

 

Việc Lê thay Đinh đă làm cớ cho một biến động bên ngoài. Tống đă thống nhất đất nước, tràn xuống phía nam sát cửa ngơ Đại Cồ Việt, biết nội t́nh rối ren nơi này nên cũng tính chuyện thu hồi lại thuộc địa như ư định bày tỏ trong chiếu tiến quân năm 980 gửi cho vua Việt. Toan tính th́ lớn nhưng việc thực hiện lại khởi đầu bằng nhận định bất chợt của một viên quan biên viễn (Hầu Nhân Bảo, coi châu Ung) nên sự điều hành chuẩn bị không mang tính toàn lực của đế quốc, dẫn đến kết quả thảm thương khiến chùn tay nhà Tống đang hưng khởi. Lê Hoàn mang quân chận xâm lược, giết tướng, bắt người khiến Tống thu vuốt, đổ lỗi cho nhau, rồi trừng trị nội bộ, rửa mặt cho phải phép.

 

Sự chuyển biến của chế độ thủ lănh trong t́nh h́nh mở rộng địa vực Hoa Lư

 

Người cầm đầu chính quyền Hoa Lư lần này vốn xuất thân từ bên ngoài khu vực (dù ngày nay c̣n phân vân gốc Thanh Hoá hay Hà Nam) cho nên phải t́m thế phát triển vượt khỏi sự ràng buộc của tập thể nắm quyền cũ, gốc kinh đô. Thêm nữa, tính chất xa rời quá khứ thuộc địa lại càng thấy rơ hơn với người cầm quyền mới. Ngô, Đinh c̣n có dáng con cháu quan lại cũ. Lê Hoàn (941-1005) chỉ được sử ghi tên cha trống trơn, nhưng mẹ lại có họ, một chứng tích về chế độ tông phả theo mẫu hệ, đúng với thực tế xă hội giản dị đương thời, dù là ở tầng lớp cao. Các vua Ngô, Đinh chết đi chẳng có thuỵ hiệu, miếu hiệu ǵ cả, sử quan về sau đành gọi là “chúa, vua đầu tiên” (Ngô Tiên Chủ, Tiên Hoàng Đế); c̣n Lê Hoàn chết đi, xác để đó chờ con cái tranh giành nên tạm gọi là “ông vua chưa chôn” (Đại Hành/Hạnh Hoàng Đế) rồi trở thành miếu hiệu vĩnh viễn cho sử Việt. Ông Phế Đế họ Đinh mất ngôi vẫn đi theo phụ giúp người cướp quyền đánh giặc, chết trên mặt trận được chủ mới kêu trời than khóc, tấn công thắng giặc, trả được thù! Ông vua cuối cùng của họ Lê được sử ghi bằng một cái tên chỉ có ư nghĩa chế nhạo: Ngoạ Triều, từ căn bệnh trĩ được gán cho từ sự khinh miệt, chê trách.

 

Ông vua tên Hoàn không biết có họ ǵ, nhưng mang họ Lê v́ làm con nuôi một quan sát sứ họ Lê ở châu Ái. Một sự xác nhận ơ hờ giản dị nhưng đầy nội dung phức tạp bị che khuất. Chế độ “con nuôi” như với Trần Lăm và Đinh Bộ Lĩnh vừa qua (c̣n kế tiếp với Lê và con ông, phía người vợ) chứng tỏ một sự liên kết, từ đó suy ra, bản thân gia đ́nh ông Thập đạo không phải là thuộc hàng thấp kém. Ông Quan sát sứ họ Lê không c̣n đủ tên kia, xét theo danh vị quan sát sứ trong cấp bậc chính quyền thuộc địa, vốn không phải là kém thế cho nên mới đưa được ông con nuôi đến nắm quyền tổng tư lệnh quân đội Hoa Lư. Và v́ sự phức tạp của những lực lượng ẩn khuất như thế nên dưới quyền họ Lê, ta thấy xảy ra những biến động không phải chỉ loanh quanh ở Hoa Lư để điều này lại đưa đến những thay đổi, riêng trong triều đ́nh họ Lê và chung trong t́nh h́nh nắm quyền theo chế độ suy tôn thủ lănh cho đến lúc này. Thủ lănh phải chứng minh bản thân là đầy năng động như Lê Hoàn và các con nhưng quá khứ thuộc địa và sự đe dọa của chủ cũ vẫn c̣n thấy lởn vởn nên ngay trong triều chính, tầng lớp trí thức vẫn hướng về phương Bắc. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận khuyên vua trị nước (987) bằng cách “Vô vi trên điện các” sẽ dẫn đến t́nh trạng “đâu đó dứt đao binh.” Thế mà ư tưởng hướng dẫn việc trị nước như thế có dáng Đạo Giáo (đă từng làm nền cho sự chuyển tiếp của Phật Giáo vào Trung Hoa) lại rất gần với quan niệm Ấn về vai tṛ của vị “chủ tể thế giới” chủ trương không cần sử dụng quyền lực, chỉ cần nêu giá trị đạo đức, tinh thần để đem lại giải thoát cho dân chúng dưới quyền. Dấu vết Ấn ấy hẳn không phải đến từ phương Bắc mà là qua các nước phương Nam rồi dừng lại ở Hoa Lư, đánh dấu thêm sự phức tạp – và chông chênh, của tổ chức quyền bính nơi này.

 

Chiến tranh thắng Tống đă đem thêm uy quyền Hoa Lư trên vùng đất phía bắc. Lê Hoàn do đó chia đất cho các người con trai vừa như ông cha chia ruộng nhà vừa như ông vua phân phong đất đai cai trị. Ông đă cày mở mùa trên các khoảnh ruộng trong vùng trung châu. Trong 13 người con (có một “con nuôi”) th́ 7 người đă trấn nhậm phía bắc, 3 người con lớn ở lại kinh đô, người cuối chỉ lộ diện ở đời sau. Có thể do sự phân phong ở phía bắc này mà Lê Hoàn c̣n tạo thêm mối liên hệ hôn nhân với tập đoàn Thái phía tây bắc để có bà hoàng hậu Trịnh Quốc – Trịnh là từ âm “chiềng” Thái chỉ khu vực trung tâm của một Mường. Năm 1000, có trận đánh “giặc ở châu Phong là Trịnh Hàng… Hàng chạy vào vùng Tản Viên.” Tất nhiên trước đó t́nh h́nh vẫn không là yên hẳn: năm 997, Lê Hoàn c̣n cầm quân đánh vùng Đỗ Động hẳn v́ con cháu sứ quân cũ nổi dậy. Năm trước lại có chuyện tiến đánh các vùng biên giới, xúi giục thủ lĩnh các nơi này quậy phá Tống.

 

Sự hung hăng của Lê và sự rụt rè e ngại chiến tranh của Tống đă đem lại những thuận lợi về phía Lê. Sứ thần hai bên qua lại: Lí Giác (986, 987), lần đầu hoà hoăn là để giải quyết cuộc chiến 981; sứ bộ Tống Cảo năm 990 để lại một ghi chép quư giá về chính bản thân (kể cả tướng mạo) vua, về triều đ́nh Hoa Lư và dân chúng, về sinh hoạt đương thời, c̣n lại đến ngày nay một ít qua Lê Tắc (An Nam chí lược) nhưng đầy đủ hơn trong Văn hiến thông khảo (thế kỉ XIII) của Mă Đoan Lâm. Giao thương mở rộng khiến cho tiền Thiên phúc trấn bảo có chữ “lê” đổ nhiều trên vùng biên giới làm ngạc nhiên những nhà sưu tập.

 

Nhưng sự bất an là ở phía nam mà bản thân gốc quyền bính phương nam của Lê Hoàn cũng đ̣i hỏi phải có sự khuất phục. Ông đă phong đất cho hai con ở vùng Thanh Hoá: Định Phiên Vương Tung ở thành Tư Doanh và Nam Quốc Vương Mang ở châu Vũ Lung, nhưng rơ ràng họ không thể tự lực quản trị. Ta thấy Đinh đành phải để Lê Lương tự trị, không kiểm soát được ông quan sát sứ cha nuôi Lê Hoàn hẳn cũng có liên hệ ǵ với ḍng họ Lê “nuôi” ông tổ Hồ Quư Li sẽ thấy nổi lên từ đầu Lí. Tính chất tự trị của họ mang dấu vết khu vực nhỏ là “giáp” nhưng có thực lực khá lớn, bởi v́ Lưu Kế Tông, một quản giáp liên minh đi theo Lê Hoàn đánh Chiêm năm 982 đă ở lại làm vua nơi vùng đất trống quyền hành ấy sau khi quân Việt Hoa Lư rút lui. Nhưng rơ hơn hết là ḍng họ Dương với Quản giáp Dương Tiến Lộc. Gọi là người này được “sai đi thu thuế hai châu Hoan, Ái” nhưng đúng là Dương nắm quyền ở đấy, có lẽ coi là quyền lợi riêng thừa hưởng từ ḍng họ nên không chịu nộp thuế cho Hoa Lư và “đem người hai châu ấy xin về với Chiêm Thành” (989) để t́m vây cánh bên ngoài.

 

Tên Chiêm Thành, “thành (nước) Chiêm”, bắt đầu được sử Trung Quốc dùng để chuyển vừa nghĩa vừa âm từ danh xưng Campapura thấy trên bia Mĩ Sơn, phải đợi thời gian rất lâu mới đến tai sử quan Bắc. Sự khủng hoảng của đế quốc Đường hẳn cũng góp phần vào sự hưng khởi của vương triều Indrapura (bắt đầu khoảng 875) mà trung tâm thuộc vùng Quảng Nam ngày nay. Họ tan ră sau cuộc khiêu khích ngoại giao (cầm tù sứ thần) khiến Lê Hoàn đem quân giết vua, bắt người cướp của (982) khoe với sứ Tống mà hẳn cũng với dụng ư phô bày thực lực, đe dọa chính quyền phương Bắc. Chiến lợi phẩm làm giàu cho Hoa Lư nhưng cũng đem lại yếu tố Chiêm trong t́nh h́nh của một kinh đô hậu thuộc địa đ̣i hỏi chuyển đổi, gây tranh chấp. Hoa Lư dù chiến thắng cũng không ràng buộc được một bộ phận của liên quân đánh Chiêm là Lưu Kế Tông. Ông quản giáp này đă ở lại chiếm vùng đất trống, nhân Indravarman IV mất (986) liền xưng vương, sai sứ là Lí Triều Tiên sang cống Tống, măi đến năm 989 mới chết, v́ thời gian cai trị quá ngắn nên không đủ dựng một triều đại cho Chiêm hay Việt.

 

Chính quyền Chiêm phải rút về Phật Thệ (Vijaya, vùng B́nh Định ngày nay) với Harivarman II lên ngôi (988). Trong t́nh thế ở xa và yếu thế hẳn Chiêm không thể, và dám liên kết với Dương Tiến Lộc theo lời yêu cầu của ông này. Thế là Lê Hoàn thành công trong việc đánh bắt người chống đối, sử ghi ông “giết dân hai châu (Hoan, Ái) không biết bao nhiêu mà kể.” Có vẻ là nhân dịp này ḍng họ Lê Lương cũng mất luôn đất v́ ngôi chùa Hương Nghiêm ở Thanh Hoá của ông Dịch sứ đă tàn tạ khi Lê Hoàn lại đến năm 1003. Và thế là ta thấy có những công tŕnh khai thác trên đất hai châu mới chiếm, cũng là một biểu lộ củng cố quyền lực đích thực của Lê Hoàn trên vùng căn bản của ḿnh. Đă có trận chiến vùng cao Thanh Hoá chống sự tràn lấn về đông của tập đoàn thiểu số Cử Long (Mường? Thái?) Có việc đào kênh trên đất Nghệ An mở đường giao thông, có vẻ như muốn nối dài mối giao thương với vùng nội địa Angkor qua sông Mékong. Công việc chưa xong th́ ông đă chết đi để người nối nghiệp v́ mối liên hệ thân tộc lại chú ư nhiều hơn ở phía nam.

 

Tính chất truyền nghiệp lúc đầu có vẻ được xác định nhờ ảnh hưởng của Thái sư Hồng Hiến (+988) “người Bắc, thông hiểu kinh sử… làm quân sư, mưu bàn việc nước..,” cho nên trong quyết định 989 có Thái tử Thau là Đại Vương, hai người pḥng hờ chỉ được tước Vương. Thế rồi, Thái tử mất trước (1000), trong quyết định 1004 khi Lê Hoàn thấy ḿnh suy nhược, cấp thời lại có sự thay đổi đáng kể: người thứ ba là Long Việt được làm thái tử, gạt người thứ hai (Ngân/Long Tích) sang bên. Điều đáng lưu ư là kẻ tranh chấp ngang ngửa với Long Việt lại là em, Long Đĩnh, người được sử ghi là “trước xin làm Thái tử, vua có ư muốn cho” nhưng triều đ́nh khuyên đừng bỏ trưởng lập thứ nên thôi. Ưu thế đồng loạt nổi bật của hai người này khiến ta phải xét đến nguồn gốc của họ.

 

Theo chứng cớ thoát ra ngoài tính chất ḱ thị chủng tộc của sử gia Nho thần th́ Long Việt, Long Đĩnh cũng là con của một bà phi gốc Chàm hẳn bị bắt trong trận chiến 982. Năm sinh 983, 986 của hai người, tước phong “Vua Cơi Nam” cho Long Việt cũng là chứng cớ phụ. Có thể c̣n một người thứ ba: Nam Quốc Vương (Long) Mang (sinh 994?), hay thứ tư: Minh Xưởng đi Tống xin Kinh năm 1007 nhưng dấu vết không chắc chắn lắm. Những b́nh luận đầy thiên kiến của các sử quan về sau càng làm nổi bật t́nh trạng truyền ngôi có thể gọi là bất thường này. Chúng ta không có chứng cớ nào để hiểu về quyết định của Lê Hoàn trừ việc cho rằng ông đă đặt bà phi Chàm vào địa vị sau mẹ của Thái tử Thau, và cùng với sự kiện không c̣n Hồng Hiến có uy tín thuyết phục bên cạnh, ông đă làm theo sự thiên ái riêng tư, xa lạ với tính chất ḱ thị của đời sau, không nệ vào lí thuyết học được. Cuối cùng Long Đĩnh giết anh – như hành động tranh giành quyền lực b́nh thường của kẻ mạnh ở thời gian vừa qua. Ông sẽ làm vua trong một xứ sở đầy mâu thuẫn mà sự chọn lựa phía nào cũng gây nên chống đối ngấm ngầm cho vị chủ tể cuối cùng của chế độ thủ lănh Hoa Lư.

 

Cùng với người anh, cùng là vua Chàm trên đất Việt (nếu nh́n) theo thông tục phía mẹ, ông không làm vừa mắt nhiều người ở Hoa Lư trong truyền thống Hoa hoá của thời thuộc địa, xa rời tính Ấn hoá ở phương Nam. Ông không đặt miếu hiệu cho cha, cho anh, chôn cất họ (cũng như sau này người ta chôn cất ông) không theo thói tục Hồng Hiến dạy. (Miếu hiệu Trung Tông của Long Việt có vẻ là do nhà Lí đặt ra, phù hợp với chuyện Lí Công Uẩn ôm thây Long Việt khóc, chứ Ngô Sĩ Liên tuy đă dùng danh xưng đó mà vẫn trách cứ việc không chôn cất vua theo nghi lễ Nho.) Vậy mà chung quanh Ngoạ Triều c̣n không thiếu những thân thuộc đồng chủng đă thoát một chừng mực địa vị tù binh nhờ uy thế mẹ ông, và bây giờ được nâng đỡ theo ông, từ đó ông có “bạn” để vui đùa trêu cợt, để ăn món khác lạ. Người ta chê trách ông giành việc giết mổ súc vật là theo quan niệm họ học được ở kinh sách xa chứ cha ông, Lê Hoàn, chân trần lội nước câu cá, cũng đâu có sống cao sang ǵ? Ông giữ món ăn ḱ nhông của quê mẹ khiến sử quan không hiểu phải gọi bằng tên con thằn lằn chạy bắt mối trên trần nhà. Cứ thế mà người ta căm ghét ông, và trong lúc với vua cha, phải cần chứng nhân ngoại quốc tả rơ h́nh dạng th́ ngay với ông, sử quan nội địa lại cho biết nhiều về tính cách riêng để qua đó ta hiểu về thời đại, về cuộc sống của một thủ lănh Vùng chịu đựng các ân oán, tranh chấp căng thẳng. Sử quan chê ông hành động tàn nhẫn, bất hiếu nhưng thật ra ông chẳng làm ǵ khác hơn những người Bana gần đây, theo quan sát của một nhà dân tộc học, là đánh tù binh và gơ nồi chảo trong lễ mừng chiến thắng. Và vẫn tiếp tục công việc của người cha, ông hướng sự phát triển về phía nam: đào kinh, đắp đường, ḍ lối qua sông… H́nh như trong thâm tâm ông vẫn muốn trở về chiếm lại đất mẹ.

 

Tuy nhiên không thể măi là vua Chàm trên đất Việt đă Hoa hoá cả ngàn năm, nay vẫn c̣n phải t́m đường đối phó với chủ nhân cũ. Sứ Việt đi Bắc vẫn phải thường xuyên, kể cả việc cầu thân khéo léo vuốt ve tự ái nước lớn như xin ân huệ ban phát Kinh Tạng. Hồng Hiến mất đi nhưng chắc đă để lại một lớp người cùng khuynh hướng c̣n chút ảnh hưởng khi can Lê Hoàn đừng bỏ trưởng lập thứ. Cuộc khủng hoảng tranh chấp đă qua, quyền bính đă vững th́ Long Đĩnh phải thấy ra trào lưu chính đang ngự trị ở Hoa Lư. Thế là có sự “sửa đổi quan chế, triều phục của các quan văn vơ và tăng đạo theo đúng như của Tống.” Vua có người pha tṛ khôi hài, có kép hát Tống hành xử đón ư làm vui, có cung tần để thư giăn những lúc nằm dài tham dự triều chính đến nỗi có tên Ngoạ Triều lưu danh trong sử sách, được người ta coi là hậu quả của căn bệnh trĩ mà không lưu ư rằng vua c̣n cỡi ngựa được cả trước khi chết. Sự căm ghét Ngoạ Triều rơ ra là có căn bản tự đương thời.

 

Vậy là sức tŕ níu của Hoa Lư có cộng thêm chút hơi hướng Chàm rơi rớt nơi đất lạ cũng không cưỡng lại được đà tiến về phía bắc. Kinh Đại Tạng mang về làm vững chắc thêm ḷng tự tín của tầng lớp tăng đạo Hoa hoá, cảm thấy tức giận khi Ngoạ Triều róc mía lên đầu Tăng thống Quách Ngang, sư trưởng của phe phái ḿnh. Cho nên khi Lí thay Lê th́ không phải là một bà hoàng hậu chứng giám sự đổi đời mà là một nhà sư hiện diện với cả âm mưu không che đậy. Lại cũng một màn binh biến mang tính thủ lĩnh mạnh, lần này thêm chút tính “quần chúng” từ tập họp tôn giáo. Cuộc đảo chính mang tính cấp bách hơn: Lí đă cướp quyền Lê chỉ sau hai ngày Ngoạ Triều mất. Thời thế đă khác với các yếu tố dân sự chen vào Hoa Lư trong mấy mươi năm. Người cầm quyền mới lần này không phải là tổng tư lệnh mà là một chỉ huy trưởng khu vực thủ đô, thế lực tuy phải chia sớt nhưng vẫn c̣n ở vào vị trí có thể tranh quyền. Lí Công Uẩn, kẻ lập ra nhà Lí, là người trông coi quân địa phương pḥng vệ, quân Tứ sương, lên Tả Điện tiền chỉ huy sứ, từng tỏ dấu hiệu phản đối khi Long Việt bị giết mà không bị Long Đĩnh trừng trị. Ông c̣n phải gạt sang bên mà không thấy giết, một kẻ đồng sự chắc là hơi thất thế hơn: Hữu Điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê. Thế lực riêng của ông là nhóm lưu vong Trung Quốc có địa vực căn bản ở trung châu phía bắc (đất Cổ Pháp, Bắc Ninh ngày nay) mà vươn được cánh tay quyền hành đến tận Hoa Lư. V́ thế phải đảo chính gấp, và tránh né Hoa Lư. Sự kiện này cũng có ư nghĩa là một tiến tŕnh li khai mà các biến chuyển vững vàng về sau đă khiến cho họ Lí trở thành chính thống trong lịch sử Việt. “Dời đô,” Lí Công Uẩn không những giải quyết được vấn đề phản đảo chính mà c̣n có hi vọng củng cố sự nghiệp lâu dài hơn từ đất căn bản của ḿnh.

 

 

Phụ lục 1

 

LƯỢC THUẬT BÀI HÀNH LỤC CỦA TỐNG CẢO

 

 

Sứ bộ (Tống) Cảo chúng tôi trở về, xin kể lại về h́nh thế sông núi cùng sự tích Lê Hoàn để tŕnh lên:

 

Cuối mùa thu năm ngoái [990] chúng tôi đến địa giới Giao Chỉ th́ có viên Đô chỉ huy sứ của Lê Hoàn là Thừa chính họ Đinh đem chín chiếc thuyền, ba trăm lính đến châu Thái B́nh đón tiếp, theo cửa ra biển lớn, vượt nhiều cơn sóng gió nguy hiểm, nửa tháng mới tới sông Bạch Đằng, theo thuỷ triều mà đi, mỗi chỗ nghỉ đêm đều có quán dịch, đến châu Trường rồi (mới) đến tận (chính) nước. Hoàn đem hết thuyền bè chiến cụ dàn ra, lấy cớ là tập trận. Từ đó đi cả đêm tới bờ biển chỉ cách châu Giao hơn mười dặm. Thế rồi quân hộ vệ của Hoàn tới làm lễ nghênh tiếp ngoài biên. Hoàn dừng ngựa nghiêng ḿnh, hỏi thăm sức khoẻ của Hoàng đế rồi cùng chúng tôi đi ngựa về, thỉnh thoảng mời ăn cau trầu, là phong tục hậu đăi của xứ này. Trong thành không thấy dân chỉ có trại lính, phủ thự thấp hẹp, nơi cửa nhà có đề hai chữ “Minh Đức”. Hoàn nhận chiếu không lạy, nói là năm gần đây đánh giặc ngă ngựa đau chân. Qua hôm sau dọn bày yến tiệc. Ba trăm binh sĩ đều khắc chữ “Thiên tử binh” trên trán. Binh khí chỉ có cung nỏ, thuẫn bằng gỗ, gươm giáo… yếu ớt không dùng ǵ được. Bọn quan thuộc ai thành thạo th́ chọn ở gần làm việc, có phạm lỗi nhỏ ǵ th́ đánh đuổi đi, hết giận lại cho phục chức. Có cái tháp gỗ nhỏ vụng về thô kệch, một hôm mời Cảo lên, nh́n và hỏi: “Ở Triều đ́nh có cái tháp này không?” Xứ ấy không có khí lạnh, tháng chạp cũng mặc áo cánh và dùng quạt.

 

(Phỏng theo bản dịch An Nam chí lược của Đại học Huế)

 

Bài tường thuật cho thấy sự giao tiếp b́nh thường giữa sứ Tống và vua Việt. Chi tiết Lê Hoàn lấy cớ ngă ngựa đau chân để không lạy chiếu, được thuật lại mà không kèm theo phê phán trong tờ tấu chứng tỏ ngay triều đ́nh Tống cũng không coi là mất thể diện. Chúng ta có thể đối chiếu t́nh trạng này với các sử kiện thuộc các đời sau để nhận ra sự kênh kiệu của sứ thần Trung Quốc (không phải chỉ sứ Mông Cổ) và sự co rút khúm núm của các triều đại về sau, chứng tỏ mối liên quan phiên thuộc – thiên triều càng lúc càng đậm nét thất thế về phía Việt.

 

 

Phụ lục 2

 

THÁNH ĐỊA MĨ SƠN VÀ CÁC KINH ĐÔ

 

 

Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ Giáo của vương quốc Champa nay thuộc xă Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía tây nam, cách Hội An 40km. Đây là một thung lũng đường kính chừng 2km, xung quanh là đồi núi. Tấm bia sớm nhất ở đây cho biết vào thế kỉ IV vua Bradravarman sáng lập ḍng Sinhapura, đă xây ngôi đền bằng gỗ dâng cho thần Siva, bị cháy sau hai thế kỉ và được xây dựng lại ở thế kỉ VII, c̣n lại đến gần đây.

 

Năm 1898, Mĩ Sơn được M.C. Paris phát hiện, đến 1902, H. Parmentier hoàn thành việc kiểm kê và phân loại hơn 70 đền tháp xây dựng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII. Trường Viễn Đông Bác Cổ đă làm việc trùng tu từ 1937 đến 1944 nhưng trong chiến tranh 1955-75 khu tháp bị tàn phá nặng nề, huỷ mất ngôi A1 đẹp nhất, v́ B52 đánh phá mật khu Việt Cộng trong vùng. Đến năm 1975 th́ trong số 32 tháp đền c̣n lại chỉ có khoảng 20 tháp giữ được dáng vẻ ban đầu. Sau năm 1975, công việc trùng tu giao cho một công ti Ba Lan. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Mĩ Sơn được người Pháp đưa về Viện Bảo tàng ĐàNẵng. Mĩ Sơn được nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào tháng 12-1999.

 

Ngoài ra trên đất Quảng Nam c̣n có các tháp (làng) Chiên Đàn (thế kỉ X) thuộc xă Tam An, huyện Tam Ḱ, tháp (làng) Khương Mĩ thuộc xă Tam Xuân I, huyện Núi Thành, có Kinh thành Trà Kiệu và Thánh địa Phật Giáo Đồng Dương.

 

Phế tích thành luỹ, đền tháp (làng) Trà Kiệu thuộc xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, được J.Y. Clayes khai quật năm 1927 cho phép đoán nó là kinh đô Sinhapura – thành Sư Tử của vương quốc Champa buổi đầu, từng bị tướng Đàn Hoà Chi (440) và Lưu Phương (605) cướp phá. Nhà khai quật t́m thấy toàn bộ nền móng các tháp phía bắc thành, hiện vật thu hồi được đem về Viện bảo tàng Đà Nẵng. Nay c̣n lại một số tường thành cao 3m, chân thành 6m, gồm 3 lớp: hai lớp gạch ngoài bao lớp đất sét bên trong. Nhà thờ Trà Kiệu được xây năm 1722 bên trong thành cổ, đến 1865 chuyển lên mặt thành hiện nay với h́nh thức tân tạo năm 1971.

 

Bản thân Đồng Dương – Indrapura (thuộc làng Đồng Dương, xă B́nh Định, huyện Thăng B́nh) vừa là hoàng cung, vừa là đền miếu thờ thần Phật, được coi là kiến trúc lớn nhất của Champa. Ta có thể nghĩ rằng tên “chữ” kia là từ tiếng gọi b́nh dân “đồng Dàng/Yang” để chỉ khu vực thiêng liêng này. Đây là một thung lũng, ba bề núi rừng, trước măt là đầm hồ rất dễ khô cạn mà cũng dễ bị lũ lụt. Chu vi phế tích có thể dài đến 1km với một bức tường gạch xây cao vững chắc, trên nền đất đắp cao, bao quanh toàn bộ kiến trúc khá rọng (Parmentier đo được 326mx155m.) Bức tường này vẫn c̣n vài đoạn ngắn, cao hơn 1m. Các xây cất bên trong được đặt theo trục đông tây, cách biệt bằng các ngơ vào có thần đá dữ tợn trấn giữ. Một con đường đắp cao dẫn vào cửa chính phía đông, h́nh cung găy, kiểu dáng độc đáo, đến nay vẫn c̣n, gọi là Gopura. Quanh Gopura là ṿng tháp stupa nhỏ mang dáng dấp Trung Hoa, nay không c̣n bao nhiêu. Một con đường dẫn đến sân trong rộng lớn cuối phía tây, giữa là tháp chính có 18 miếu nhỏ chung quanh, nay cũng không c̣n mấy. Tháp chính có bàn thờ tựa lưng vào tường phía tây. Một bức tường đứng đỡ lưng cho nó thêm vững chắc, dính với một bệ nhỏ, có vẻ để đặt một pho tượng Lokesvara (Quan Âm). Từ sân đền này có con đường ngắn về phía tây dẫn đến một pḥng rộng, dường như là nơi để các nhà tu hành tham thiền nhập định, nơi này có một bệ thờ với tường tựa có vẻ là nơi đặt bức tượng Phật lớn bằng đồng. Trong khuôn viên nay là đất trồng rau, xưa kia có thể là nơi dựng nhà gác và cung quán xây bằng vật liệu nhẹ. Phía trước cửa, con đường phía đông dẫn đến một hồ nước nằm chếch hướng đông nam, nay dùng làm nước tưới tiêu, nối với một hệ thông khe lạch chung quanh vừa là đường dẫn nước vừa là hào.

 

Đó là tả theo các nhà nghiên cứu đă qua, nhưng theo một người đến tận nơi sau chiến tranh (1987) th́ “trong khu di tích chỉ c̣n thấy một mảng tường tháp mà nhân dân địa phương thường gọi là ‘tháp sáng’”. Và trong năm 2008 lại thấy trên báo chí có lời kêu cứu về di tích sắp tuyệt tích này.

 

(Tổng hợp của B.P. Groslier, Lương Ninh, Ngô Văn Doanh, sách hướng dẫn du lịch Non nước Việt Nam)

 

CHƯƠNG VI:

 

MỘT GIAI ĐOẠN TÔNG TỘC TRỊ NƯỚC

 

Triều mới, đô mới và thời mới

 

Cho tới gần đây (và với một số lớn người mày ṃ kinh sách) th́ nhà Lí (và Trần) là triều vua Việt rực rỡ nhất mở đầu cho những triều vua tiếp theo, biểu hiện cho một nền văn minh riêng biệt sau thời Bắc thuộc được mệnh danh là văn minh Đại Việt, mang những yếu tố ưu việt trường tồn đến tận ngày nay. Điều đó cũng không có ǵ là sai nếu gạt bớt ư nghĩ “thuần tuư” chủng tộc, độc tôn văn hoá trong sự tán dương nọ vốn dựa trên các chứng tích sai lầm, mà khi biết ra vẫn cố t́nh giấu diếm hoặc tránh né để khỏi phải thay đổi thành kiến.

 

Chống Tống, b́nh Chiêm là công tŕnh của các ông vua đầu đời thu xếp theo t́nh thế trong ngoài đương thời chứ không phải v́ một chủ nghĩa dân tộc riêng biệt, hay một ư thức trung quân quá sớm. Tập họp thiểu số biên giới phụ hoạ Lí đánh Tống chỉ là theo thói quen của một tâm thức cướp đoạt b́nh thường, xuôi ngược theo hướng gió chiến thắng chứ không phải là sự chọn lựa của lí tưởng. Cho nên năng lực tích tụ từ đất Hoa Lư qua hai phần ba thế kỉ tự chủ đă chuyển qua tập họp Lí của một vùng khác th́ phải đi theo chủ về quê hương bản quán mới: Đó là lí do khởi phát b́nh thường của việc dời Đô. Họ về vùng đất ngày nay tuy không c̣n “sơn lăng” nhưng c̣n đền Lí Bát Đế, chứng tích 8 đời vua, xưa gọi là Cổ Pháp, có vua theo cách “áo gấm (rồng) về làng,” cho tiền bạc, xây chùa chiền, thu phục cảm t́nh dân chúng, trước tiên là để ổn cố vị trí của ḿnh.

 

Đô mới không phải là nơi hoang địa mà là Tống B́nh, Đại La của thời thuộc trị, từ Long Biên dời về (khoảng 590), là “đô cũ của Cao Vương (Biền), ở giữa khu vực trời đất… chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi sông núi sau trước… chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư măi muôn đời.” Người nào làm bài Chiếu dời đô cho vua Lí, không nói ngoa mà chỉ tán dương một điều đă cũ. Viên quan phương Bắc nào chọn lị sở cho châu Giao, giữ chỗ cho phủ Đô hộ An Nam để mở cơ quan cai trị nơi mang tên Tống B́nh, La Thành, Đại La hẳn đă thấy rơ rằng với vị trí này có thể phát triển được thuộc địa trong khả năng tối ưu. Nó được đặt tên mới Thăng Long từ khi thấy bầy cá sấu bỏ chạy trước binh thuyền Hoa Lư rộn ràng cập bến, sẽ lại cũng mang ưu thế đó cho người chủ mới. Trở về với thủ phủ thời thuộc địa, Lí lại có cơ hội liên hệ với thân tộc xa đời hơn về phía bắc, mở rộng tầm vóc phát triển. Và tất nhiên t́nh thế mới đó là của một nước có chủ quyền chứ không phải là một thuộc địa như cũ.

 

Quyền lực của Lí và t́nh trạng liên minh với tầng lớp hào trưởng, hào sĩ

 

Hoa Lư tuy cũng là một bộ phận của hệ thống karstic Hạ Long, nằm bên ŕa nam của đồng bằng sông Hồng nhưng tính chất địa lí đă không thể đi đôi với t́nh h́nh chính trị. Dưới chủ quyền hai họ Đinh Lê, vùng phía Bắc không được chú trọng như vùng phía Nam. Có thể Đinh c̣n phải lo ổn định, trong lúc Lê Hoàn gốc “con nuôi” đất Thanh Hoá, đă hướng nhiều về đất căn bản đó để lấy thế cân bằng với Hoa Lư, rồi đến Ngoạ Triều th́ c̣n nh́n về phía nam xa hơn v́ vị thế càng cô lập của ông ở Hoa Lư. Tất nhiên, Lê Hoàn đă phong đất cho con trên đồng bằng phía Bắc, lại cũng “cày tịch điền” ở núi Đội để xác nhận quyền uy nơi đó, nhưng so ra th́ rơ ràng các biến động trong đời ông không thấy xảy ra nhiều, và dữ đội như ở phía Nam. Tuy nhiên, như đă nói, Hoa Lư dù sao cũng chỉ là một nơi ẩn nấp của một chính quyền non trẻ, có sức mạnh cấp thời mà không có một truyền thống. Sự co cụm tạo nên được sức mạnh cố thủ mà không có hướng phát triển về tương lai. Truyền thống xây dựng một tổ chức tập trung quyền hành là ở Đại La của cựu thuộc địa, bây giờ được nâng cấp làm trung ương ở Thăng Long của Lí Công Uẩn vừa dời đến, không phải đơn độc với ḍng họ mà cả một lực lượng quân binh, một kho tàng tích trữ, đủ để đàn áp chống đối cũng như để ban ân mua chuộc trong bước khởi đầu.

 

Trong chuyến “về làng” thăm ḍ tháng 2âl. (1010) trước khi đổi chỗ hẳn, Lí Thái Tổ đă ban tiền lụa cho các bô lăo “theo thứ bực khác nhau,” nghĩa là không để sót người có chút uy thế nào. Hướng mua chuộc thật có chủ đích về đối tượng nên ban hành đại xá, hai lần tuyên bố tha thuế ba năm (1010, 1016) để ngăn chận chống đối, t́m thêm vây cánh. Chính sách có tính toán nặng nhẹ, bỏ lơ một ít quyền lợi bản thân, không màng tính cách hào nhoáng tô vẽ cho gia tộc mà chú trọng vào những việc thấy là thiết yếu cấp thời hơn. Giá có biết đến lời phê phán của Lê Văn Hưu đời sau, mang một ư thức hệ khác, ông chắc cũng bỏ mặc: “Lí Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xă tắc chưa lập mà đă dựng làm chùa ở phủ Thiên Đức (Cổ Pháp), lại trùng tu chùa quán ở các lộ… tiêu phí của cải vào việc thổ mộc không biết bao nhiêu mà kề.” Không phải chỉ ở đời ông, đến đời sau, Lí Thái Tông c̣n “phát tiền thuê thợ làm chùa quán đến 950 ngôi ở các hương ấp…” Rơ ràng ông vua con không chỉ làm chùa trên đất riêng của ḿnh mà c̣n trên lănh thổ của các thủ lănh nhỏ khác. Con số to lớn 950 khiến người nay ngần ngại nhưng dễ chấp nhận với chút rộng răi nếu ta nh́n ra được ư nghĩa mua chuộc kia.

 

Bởi v́ Lí không phải là chủ nhân ông thực sự của toàn thể vùng đất của phủ Đô hộ cũ, của nước Đại Cồ Việt mới. Kế tiếp Đinh, Lê, họ đă hưởng thành quả của những người này về phương diện chủ quyền đất đai. Bộ phận vùng Ái Châu, Cửu Chân của ông Đại diện vua nước Đô hộ ở Hoa Lư, ông Lê Lương, chắc bị Lê Hoàn chiếm trong vụ đánh Dương Tiến Lộc (989) nên đất đai đă thuộc về Lí, bằng chứng từ việc trả lại đất năm 1093. (Có tác giả cho là các năm 1081, 1091, tuỳ người đọc bia xưa.) Vụ việc này cho thấy có liên quan đến hành trạng ch́m nổi của một người trong ḍng là Lê Văn Thịnh. Tuy nhiên Lí vẫn phải khó nhọc trong vùng với “man” Cử Long (1011), có vẻ là toán tiền phong của tộc Thái men theo sông Mă đi xuống –tên tộc người có dáng dấp loài rắn như tộc Ngưu Hống / rắn hổ mang, phía sông Đà. Lí phải đánh “dân châu Diễn ngu dại làm càn” (1013) nhưng không biết vào lúc nào, vẫn phải gả con gái, lập liên minh thông gia với một “trại chủ” họ Hồ – họ này qua bao nhiêu ch́m nổi rồi sẽ làm vua nước Việt. Lí dẹp loạn châu Hoan (1031), châu Ái (1035) trước khi đặt thân vương cai trị, nhưng v́ đi ra Bắc, đất Thanh Nghệ đă trở thành “trại” xa lạ, xuống cấp so với “kinh” của trung châu nên thế kềm giữ phải lỏng lẻo hơn. Ở đó có những người thu thuế cho vua, chắc theo quy định ăn tiền “hoành đầu” năm 1042 với các danh hiệu Thái tử Chủ bộ, Vương phủ Chủ bộ. Trên bậc cao nhất có em vua (Lí Hoảng / Lí Nhật Quang) như một Phó Vương (1041), nhưng chức phận nổi bật là “thâu thuế châu Nghệ An” chứa trong 50 kho, người với những xếp đặt cai trị va chạm đến trung ương, có vẻ như đă bị giết, được cho là oan ức nên oai vọng c̣n đi xa về sau, giống như những trường hợp tương tự, đến măi trên những vùng chiếm được của Chiêm Thành.

 

Trên vùng trung châu phía Bắc, có thể theo dơi việc “thăm ruộng, cày tịch điền” th́ biết được các vùng đất triều cũ chuyển qua Lí. Đó là những vùng của cựu sứ quân Ngô, Đỗ phía tây, phía nam Thăng Long, tất nhiên không thể bị chiếm hết nhưng là những vùng màu mỡ như chuyện ở hương Tín có cây lúa chiêm 9 nhánh (1032). V́ thế vùng Ứng Thiên được nâng lên làm Nam Kinh (1014). Xem gặt ở Vĩnh Hưng (1030 – đất họ Phạm?), xây hành cung (1064, ĐVSL), lần đầu khoe tài vua biết cày ruộng ở cửa Bố – đất Trần Lăm cũ (1038, 1065, ĐVSL), đất núi Đọi của Lê Hoàn xuất hiện theo bia Sùng Thiện Diên Linh (1121), tất cả chứng tỏ đă đổi chủ… Ḍ theo các hành cung, chùa tháp Lí xây cất, ta cũng có thể đoán ra những lănh địa thuộc quyền Lí như vùng cửa sông Đáy (Ứng Phong), Đồ Sơn (tháp Tường Long)… không kể các khu vực an tháp tù binh Chàm. Toàn thể các khu vực này được các sử quan coi như đất của hoàng đế nhưng qua cách ứng xử mà chính sử quan cũng không che giấu được, th́ có thể gọi đó là đất của các ông điền chủ hoàng đế.

 

Phần chừa lại là đất của các điền chủ khác mà sử gọi là những “hào trưởng.” Những người này tuy cũng không đủ binh lực chống lại Lí nhưng c̣n thế lực địa phương mà Lí không với tới. Họ đă thực sự làm chủ đất đai đă đành mà c̣n có kiến thức để được gọi là hào sĩ, như ta sẽ thấy trong hành trạng xuất thân của vài người phục vụ Lí. Đó là người của những “hương ấp” mà Lê Tắc ở thế kỉ XIII c̣n thấy hiện diện, là đất “thế tập” truyền đời của những người có danh hiệu Chủ đô, Đại toát, Tiểu toát… Bằng chứng có thể suy đoán từ ngay các ḍng sử để lại như khi ta xét đến một vài vấn đề về sau, nhưng cũng có thể thấy ngay trên bia đá muộn “Đại Việt Quốc, Binh Hợp hương, Thiệu Long tự bi” (1226) của một người họ Đỗ, Đỗ Năng Tế, nói là được cấp làm ấp thang mộc. Ông chủ đất này được sách ĐVSL ghi vào năm 1216 với tên Đỗ Tế, bị biến loạn xua đuổi khỏi ấp Hợp, chắc là đă lợi dụng lúc chuyển đổi triều đại (1226) để trở về đất cũ. Như vậy tấm bia, dù là đánh dấu tự xác nhận chủ quyền hay được Trần cho tiếp tục chủ quyền cũ, cũng chứng nhận rằng một người họ Đỗ đă có riêng một “hương” gần kinh thành. Những người họ Đỗ khác đă thấy rất nhiều, hiện diện ngay vào lúc thành lập triều đại, nằm ở tột đỉnh quyền lực (Đỗ Hưng vào Thân vương ban, 1039), có lúc khuynh loát triều đại như sẽ thấy về sau, dai dẳng đến mức c̣n một người được vào họ Trần cao ṿi vọi (Đỗ/Trần Khắc Chung), tất cả hẳn là ḍng gần gũi của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Họ Đinh, họ Phùng đă làm Điện tiền chỉ huy sứ trước khi bị thanh trừng, họ Quách đă có chức phận cao mà c̣n đẩy thêm một nhân vật cùng họ vào nắm tột đỉnh quyền hành. Liên hệ với họ Đỗ, họ Quách c̣n có họ Tô với Tô Hiến Thành may mắn, khác với người thất bại là Tô Hậu, bị giết (1109).

 

Ta không kể những ḍng họ có lănh thổ xa hơn như họ Thân, họ Lương làm đệm trên đường qua Trung Quốc, lâu đời như họ Mạc và sau này, họ Trần lấp khoảng trống trên vùng sông nước hạ lưu ngoại biên. Đất vùng Yên Tử, thời Tường Phù (1008-1016) vua Tống c̣n được nhà sư ở đấy dâng bản đồ, được ban tên là Tử Y Động Uyên, giữa thế kỉ lại mang tên Xử Châu cũng của Tống (An Nam chí lược), nghĩa là không phải thuộc họ Lí như ta có thể tưởng. Với những người ở ngoài tầm tay th́ họ Lí kết thông gia (họ Thân, họ Lương phía bắc, họ Lê cũ trên vùng châu Phong), với những người trong tầm quyền lực th́ Lí phong tước trong triều theo với tương quan uy thế có sẵn ứng hợp với thời mới. Cho nên ta thấy trong quy định thu thuế 1042, ngoài “quản giáp” có “chủ đô” (hương-ấp-quan theo Lê Tắc) tham dự, mà thành phần này khi về phục vụ Lí chắc được gọi “quan chức đô,” chỉ là hạng sai phái – như chứng tích nằm trong các lệnh về sau.

 

Các “tư gia” được người của Lí bỏ chủ ra phục dịch hẳn là thuộc cấp cao, làm việc cho Lí mà không lănh lương như Phan Huy Chú ghi nhận. Tất nhiên không phải họ nhịn đói mà là lấy “lương” từ lănh địa riêng của họ. Đăt trong viễn tượng này, ta giải thích được tại sao Lê Văn Thịnh đậu trong một ḱ thi chỉ lấy có một người (1075), được ngày nay tán tụng là “trạng nguyên đầu tiên của nước Việt,” đúng ra chỉ là được lấy vào để dạy ông vua 9 tuổi, “hầu vua học.” Ông bị kết tội âm mưu giết vua mà không bị tru di tam/cửu tộc, hay ít ra là “lên ngựa gỗ,” “phơi xác chợ Đông/Tây” theo luật pháp đương thời. Ta cũng không biết tại sao Mạc Hiển Tích (đậu 1086, đi sứ Chiêm 1094) được gán cho là dám ve cả bà Thái hậu (chỉ có thể tương đương với bà Ỷ Lan) – sự việc chắc được nhớ lộn với của một ông Thái sư quyền thế ở thế kỉ sau, lúc triều chính có một ông Phụ quốc họ Ngô, một ông xử án họ Lê. Những người đó phạm tội tầy đ́nh mà được ngó lơ hoặc xử nhẹ, rơ ràng là c̣n có cả một thế lực quê gốc đằng sau. Họ đến phục vụ Lí như liên kết với một thế lực mạnh, mới, thừa hưởng được khung cảnh trật tự chung từ thời thuộc địa, có một quyền bính trung ương mang tên cũ là Đại La, nay là Thăng Long. Ông hoàng đế điền chủ Lí có binh lực lớn, có tay chân, lập được một tổ chức quân quyền đủ đàn áp những thế lực nhỏ nhưng v́ vướng víu với ruộng đất, nên chưa đủ khả năng quản lí toàn cơi. Nhờ đứng ở vị trí cựu thủ phủ thuộc địa, ông trở thành một điểm hướng chầu về một cách tự nhiên của con cháu các lănh chúa địa phương, hành động giống như cha ông họ trước kia.

 

Tất nhiên v́ lấy từ khuôn mẫu Trung Hoa nên sự thăng trầm trong các triều đại đầu tiên này vẫn mang dáng dấp các triều đại phương Đông nhưng không phải là không có những dạng h́nh chi tiết khác. Sử quan Việt ghi những lần tha tô thuế của Lí, có lúc liên tục đến ba năm, như với ư nghĩa là ân sủng của đấng quân vương ở một triều đ́nh Hán, mà không thấy thắc mắc rằng vua lấy đâu ra của cải để điều hành việc nước, ít ra là phát lúa cho lính ăn chống đỡ cho ḍng họ, triều đ́nh. Chỉ có thể hiểu là Lí điều hành việc “nước” bằng tiền của của ḿnh là chính, và lúc nào cần tỏ ra rộng răi th́ không lấy thuế nơi các lănh chúa nhỏ kia mà gọi là “tha tô thuế.” Họ chỉ (đủ sức) ban phát ân huệ trong dịp đặc biệt cần thiết như phát tiền Minh đạo trước khi đi đánh Chàm mà không phát lúc lần đầu đúc tiền này (1042). Lối sống liên minh ban phát có thứ bực đó là điều kiện tồn tại cho ḍng họ Lí trong t́nh thế mở rộng cánh tay quyền lực trên đất cựu thuộc địa.

 

Các hoàng đế điền chủ củng cố và khuếch trương quyền lực

 

Như đă thấy, những đổi thay “theo Tống” trong triều Lê đă làm yếu sức quan niệm phục tùng thủ lănh kiểu kurung mà đă giúp chuyển sang một ư thức về quân quyền càng tăng tiến khi Lí dời về Thăng Long. Tuy nhiên dù là hoàng đế trong một quyền bính mang tính chất quân chủ phương Đông, người cầm đầu ở đây vẫn phải là một thủ lĩnh mạnh như các đời Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông cho thấy c̣n mang dáng dấp của quá khứ. Dấu hiệu vũ dũng của Thái Tổ thể hiện nơi con thần mă Bạch Long, của Thái Tông nơi cái thuẫn lay động đ̣i hỏi ra quân, và của Thánh Tông trong cuộc biểu diễn múa khiên mừng thắng trận ngay trên điện vua Chàm vừa chiếm được. V́ lẽ đó con cháu các thủ lănh vùng phải chịu phục tùng, không thể nào diễn tṛ đảo chính như cũ nữa.

 

Vị trí Thăng Long giữa một vùng trung châu lớn, đất màu mỡ đem lại cơ hội cho họ Lí mở rọng quyền hành hơn. Lănh đất th́ lănh trách nhiệm cho nên cũng như Cao Biền xưa, Lí Thái Tổ phải chận ḍng Thái tràn xuống trung châu (1012-1014), hay đàn áp các thủ lĩnh bên ŕa đồng bằng từ lúc phủ Đô hộ tan ră, đă trở nên độc lập hơn đối với chính quyền Tống xa nên càng thấy khó chịu nhiều hơn với chính quyền Thăng Long gần. Nổi bật nhất là vấn đề tập đoàn Nùng của Nùng Tồn Phúc, Trí Cao (1039, 1041, 1048, 1052) dẫn đến các tranh chấp biên giới với Tống gây cuộc chiến 1075-77.

 

Có vẻ như tiền của mang từ Hoa Lư đi (ví dụ vàng bạc của ông Lê Hoàn bày ra phơi “chật cả sân” để khoe với sứ Tống) cùng những lợi tức thu nhận trực tiếp từ quanh Thăng Long (chiến lợi phẩm, mùa màng, cống phẩm – trong đó có vàng) đă đủ cho Lí Thái Tổ xây cung điện, làm việc mua chuộc các thế lực nhỏ, đánh dẹp những chống đối lớn. Nhưng việc giữ ǵn quyền lực vẫn thường phải dẫn đến hành động bành trướng quyền lực. Thái Tông sắp xếp các đơn vị quân binh, đóng thuyền lớn nhỏ để mở rộng khả năng tác chiến. Đến đời ông mới thấy có một chừng mực tổ chức diẹn địa (làm đường, có trạm kiểm soát như một h́nh thức rào biên giới), phân chia thành phần dân chúng để lấy người chiến đấu, tổ chức h́nh luật, siết chặt kỉ luật với quân binh… Kết quả của những xây dựng đó được nối tiếp ngay đời sau. Việc bành trướng quyền lực lại đ̣i hỏi chi tiêu nhiều hơn với những lợi tức không chỉ là từ nông nghiệp. Thế kỉ XI đă thấy bóng dáng của đế quốc Angkor trong những ghi chép “Chân Lạp sang cống” (1014, 1020, 1026). Đó là chứng cớ về ḍng giao thương theo lưu vực Mekong trên đất Lào chuyển qua Nghệ An thông với biển Đông khiến nơi này trở nên quan trọng đến phải có một thân vương (Lí Nhật Quang) trấn giữ. Lí lại thấy có cơ hội thu lợi tức từ phía nam, gợi nhớ từ trận chiến của triều trước.

 

Năm 1043 “giặc gió sóng” Chiêm Thành theo gió nam đến cướp ven biển. Người đời sau cho rằng trận chiến chiếm Chà Bàn trong năm sau có nguyên nhân là phản ứng của Thái Tông đối với cuộc cướp phá này. Nhưng với Thái Tông th́ không phải như vậy. Ông đă hỏi quần thần một cách giả vờ ngây thơ: “Tiên đế mất đi đă 16 năm mà sao chưa thấy Chiêm Thành sang cống? Uy đức ta chưa đến họ chăng?” Ông quyết định đánh người, không màng đến tính đạo đức giả trong lập luận, như Ngô Sĩ Liên về sau đă bài bác: “Giặc xâm lấn mà đem quân hỏi tội th́ phải rồi, c̣n nói là muốn cho người ta phục th́ lấy đức cảm hoá là đủ, sao lại phải đem quân đi xa?” Cũng nên lưu ư rằng sử ghi năm 1042 có “đói to,” nghĩa là hé cho thấy một yếu tố kích thích ra quân. Vậy th́ chuyến nam chinh 1044 là do viễn vọng về kho tàng phương Nam tích trữ trong vai tṛ của Chiêm làm trạm trung chuyển của con đường thương nghiệp Hoa Ấn, mở đầu với Harivarman II lên ngôi 989, chuyển qua người gọi là Yang Ku Pu Vijaya Sri (999) năm sau dời về Chà Bàn, gây một sự hưng thịnh mới quanh đất B́nh Định ngày nay khi xây dựng triều đại của “Vương quốc Vijaya mới thành lập,” như lời sứ báo với vua Tống.

 

Nhưng trận chiến thắng 1044, giết Sạ Đẩu (Jaya Shimhavarman II) đem cho Thái Tông ngoài cung phi mĩ nữ, vàng bạc dành cho sự hưởng thụ cấp thời, c̣n làm rẽ ra một lối mới cho nhà Lí trong việc khai thác thành quả mà ta không rơ là có được dự tính trước hay không. Họ đă bắt được đến 5000 tù binh Chàm ngay trên đất Quảng Nam giáp vùng biên giới phía nam của Đại Cồ Việt, như thế thật dễ dàng cho việc di chuyển người lên phía bắc. Tuy nhiên, thời Lê, nơi “động” Hoa Lư chật hẹp, Lê Hoàn chẳng biết làm ǵ với các tên dân, lính chiến bại cho nên cuối cùng đành đẩy đám này về với dân xứ họ (992). Lí Thái Tổ cũng chưa biết cách nào khác hơn. Ông thả tù binh “man” của Ngoạ Triều, “tha cho người ở vùng Nam Giới… châu Hoan” được về xứ sở cũ (1011). Thái tử dưới quyền ông đi đánh Chiêm Thành cũng chỉ giết người (1020), có bắt tù binh th́ đẩy vào trong trại Định Phiên để làm đồn binh giữ vùng biên giới (1025). Thế nhưng với Thái Tông đă thấy trên vùng đất quản trị rộng lớn của ḿnh, các thủ lănh nhỏ đă kềm chặt người dưới quyền – các “khách” của họ, Lí không dễ lấn át mà không gây rối loạn như đă nói. Trong khi đó, nhu cầu quyền lực đ̣i hỏi thêm nhiều tay chân, th́ việc có một số lớn tù binh như thế đem về không những chứng minh được uy thế của ông với các thủ lănh c̣n lại kia, mà c̣n là công cụ cần thiết để khai thác đất đai cho ông hoàng đế điền chủ nữa. Thế là sử ghi ông “xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang đến châu Đăng, đặt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành.”

 

Sử gia ngày nay chú dẫn đó là vùng Tương Dương của Nghệ An và trên đất Yên Báy, Lào Cai phía tây bắc. Không thể thấy dấu vết Chàm c̣n lại trên đất Tương Dương sâu trong thượng nguồn sông Cả, có lẽ lúc bấy giờ c̣n của người thiểu số nào đó hay của người tộc Thái, v́ lị sở của Lí Nhật Quang là ở tận phía biển. C̣n tù binh phía bắc th́ chỉ có dấu vết gần Thăng Long, vùng Bắc Ninh với chính dẫn chứng của Lê Văn Hưu (1272) nơí cái mukhalinga chùa Giạm c̣n lại, nơi chùa Bà Già ở xă Đông Sơn, huyện Tiên Du, dấu vết c̣n sót của thôn Bà Già thời Trần Nhật Duật (1330), của Đa Gia Li thời Lí Thánh Tông từ trận chiến 1069. Lại c̣n có thôn Đanh, xă Dương Xá, phủ Thuận Thành, Bắc Ninh lọt trong báo cáo 1938 cho Phủ Thống sứ Bắc Ḱ, chứng tỏ có một ngôi chùa Bà Đanh khuất lấp ở đấy, đến năm này đă tuyệt tích rồi. Ngoài chứng cớ an trí hậu cung Chàm ở Thăng Long, phía tây c̣n có vùng Ba V́, Thạch Thất, Hoài Đức liên hệ với ông thần sông Đáy Lí Phục Man, xưa có giáp Cam Giá (xứ Mía Ngọt? 1117) quanh quẩn với làng Dừa Yên Sở, Đắc Sở nay, nối kết với vùng hạ lưu Ứng Phong qua hành cung Lị Nhân (vùng Phủ Lí) lưu dấu nơi các chùa Bà Đanh mà tên đặc biệt đă phát sinh các thôn Đanh Xá, xă Đinh Xá của tỉnh Hà Nam bây giờ.

 

Bằng chứng “làm ruộng” của tù binh là ở nơi các công tŕnh thờ cúng c̣n lại. Ông hoàng đế điền chủ xây cất chùa tháp để bậc thiêng liêng bảo trợ mùa màng cho ḿnh. Mục đích được mùa là quan trọng nên tù binh thờ thần khác th́ vua cũng theo đó mà thờ, không thắc mắc. Cho nên ta mới thấy có chùa Bà Đanh/Banh mang tính phồn thực, ư nghĩa này cũng nằm trong cái linga được vua chia xẻ v́ tượng trưng cho thần tính của vua. Ngày nay phần che đỡ cái linga của Lí Nhân Tông đă mất nhưng chúng ta có thể tưởng tượng cái mukhalinga Việt Chàm đó, cao gần 5m tính từ chân đáy, đă nằm trong một ngôi tháp thay v́ có h́nh dạng Ấn Miên như ở phía Nam lại là một ngôi kiểu Hán như chứng tích ở các tháp đất khai quật bây giờ. Tù binh Chàm xây nên tháp phần lớn ở trên g̣/đồi như thói quen từ nơi cỗi gốc của họ. Lí Thánh Tông hẳn thấy được thành quả to lớn của việc khai thác tù binh nên năm 1069 dẫn quân đi bắt một số lượng lớn, theo sử cũ th́ đến mười lần năm 1044, dù lần này là bắt người sâu trong đất địch gây khó khăn gấp bội cho việc chuyên chở về xứ. Dấu vết Chàm và bằng chứng tù binh đậm nét trên vùng Bắc Ninh chứng tỏ họ đă ở đây với số lượng lớn. Họ đóng vai tṛ như thế nào trong cuộc tiến quân của Quách Quỳ Triệu Tiết 1076-77? Có điều chắc chắn có bằng cớ là về lâu về dài suốt hai ba trăm năm, họ vẫn giữ được tiếng nói, phong tục thành một tập họp khác biệt khiến gây những biến động không nhỏ trên các triều đại bắt họ làm nô lệ.

 

Bóng dáng một tổ chức quân chủ phương Đông ở Thăng Long

 

Dù ǵ th́ các chủ nhân mới của phủ Đô hộ cũng đă xưng vương, xưng đế, bắt chước theo một khuôn mẫu áp đặt từ lâu cho vùng đất mà ngay trong lúc cầm quyền, các thủ lĩnh mới cũng vẫn phải nhờ cậy vào các tay chân được đào tạo từ khuôn khổ cũ đó. Mới đầu th́ cũng có những lệch lạc như các sử quan mê muội kinh sách về sau đă chê trách thật nặng nề nhưng chính những người này không thấy rằng sở dĩ tổ chức không ăn khớp với sách vở họ học là v́ thực trạng xă hội đă khác với khuôn mẫu, tuy nhờ đó mà nay ta mới nh́n ra được một phần quá khứ bị che lấp. Các hội thề diễn ra ở Thăng Long dưới đời Lí (lan qua đến Trần) rơ ràng là không phải được thực hiện theo nguyên tắc ư thức hệ Nho Giáo mà là vướng víu với lề lối “uống máu ăn thề” của thời bộ lạc xưa, dưới sự chứng kiến của ông Thiên hạ minh chủ thần nơi núi Đồng Cổ âm u ở Thanh Hoá được đem về Thăng Long trú trong miếu Thần Núi như Lê Tắc c̣n thấy (1285). Sự kiện hội thề đồng thời cũng xảy ra với Suryavarman I (ở ngôi 1011-1050) trên đất Angkor cho thấy tính chất Đông Nam Á ở hai vùng chịu ảnh hưởng Hoa Ấn khác nhau.

 

Ư thức được ḿnh là một tộc đoàn riêng biệt trên cấp cao xă hội nên Lí Thái Tổ sau khi xây dựng nhà cửa (cung điện), củng cố thực lực nơi ở mới th́ làm tăng tiến giá trị ḍng họ bằng cách sai lập “ngọc phả” (1026) để ghi dấu dài hơi với thời gian, theo cung cách tông phả của người Hoa Hạ. Trong gia đ́nh lúc đầu đă thấy các danh xưng hoàng hậu, cung nữ chỉ vợ và kẻ ăn người làm, nhưng qua thời gian th́ có phân biệt được cấp bậc trong cung, cũng quy định lối truyền ngôi để khỏi xảy ra tranh chấp như loạn Tam Vương (1028). Tất nhiên là c̣n nhiều thế lực chi phối bên trong nhưng ư thức tôn quân lâu dần cũng kềm giữ được các phe phái không vọng động ngay cả khi thoáng có cơ hội cướp ngôi. Rơ rệt là sự kiện Tô Hiến Thành giữ ngôi cho Cao Tông theo di chiếu (1175) nhưng cũng có thể thấy ngay vào thời Lí Thường Kiệt nắm quyền (1073) lúc Nhân Tông c̣n nhỏ. Tranh chấp trong triều giữa phái lớn và phái nhỏ (Thượng Dương và Ỷ Lan) dẫn đến số lượng lớn phụ nữ bị giết c̣n phía đàn ông th́ chỉ thấy ghi một ông quan hờn giận (bị tống xuất?) bỏ đi nhưng rơ ràng là Lí Thường Kiệt đă thắng lớn. Ông không phải hành động đơn độc. Ḍng họ Quách gốc của ông có người cầm quân, nắm chức cao trong triều (Thái sư Quách Thịnh Ích/Dật đánh Nùng Trí Cao 1048, Thái uư Quách Ḱnh Nhật chia quyền với Lí Đạo Thành năm 1054), vậy mà muốn luồn lọt thêm, ông vẫn phải chịu thiến làm thân phận tôi tớ. Tuy nhiên điều này lại là cản trở to lớn không vượt qua được nếu muốn cướp chính quyền dù đă nắm toàn quân lực trong tay một thời gian lâu dài. Chưa kể mặc cảm thua thiệt ngay tự bên trong thân xác không khuyến khích sự tranh đoạt cuối cùng, một hoạn quan như ông trong khung cảnh triều đ́nh phương Đông dù sơ khai như Lí cũng vẫn chỉ là kẻ bất toàn, không thể nào làm vua, không xứng được làm vua!

 

Sự ổn cố lâu dài của ḍng họ khi làm chủ nước khiến cho việc tổ chức cai trị của Lí càng lúc càng phức tạp hơn. Phải dựa vào h́nh mẫu xây dựng vương quyền của Trung Quốc nhưng thực tế đất nước là một cựu thuộc địa được nâng cấp cho nên những danh xưng chức vụ, tổ chức có khi chỉ là h́nh thức, chỉ mang một phần nội dung từ nơi vay mượn mà thôi. Do đó tổ chức ở Đại Việt mang một h́nh thức thụt lùi về thời gian cũng như thực tế so với ở Trung Quốc. Ví dụ như sự phân chia hành chính thời Đinh Lê với đơn vị Đạo chỉ là dấu vết c̣n lại của thời Đường chia đế quốc to lớn của họ thành 10 Đạo. Cho đến khi Lí thấy ra nhà Tống đă đổi thành 24 Lộ liền cũng chia theo mà chừa phần phía nam khó quản trị ra ngoài. Việc các sử gia ngày nay cố công t́m trong sách xưa về tên những đạo, lộ sao cho đủ con số 10 hay 24 thật cũng như các sử gia sau này cố t́m xem trong 30 năm DCCH, Quốc hội Việt Nam đă ban hành những đạo luật nào, tranh căi ra làm sao!

 

Cho nên Lí Thái Tổ lúc mới lên ngôi, ngoài việc lo chia chức tước cho người thân cận và trong gia đ́nh, đặt một Thân Vương Ban trên cao, c̣n cho lập một hệ thống quan lại mới, hiện diện rất thường xuyên, với vai tṛ quan trọng, đa năng v́ có nguồn gốc phức tạp: tầng lớp Viên ngoại lang. Đây là h́nh thức quan chức Trung Quốc lập ra theo nhu cầu cai trị thực tế từ xưa nhưng ảnh hưởng đến Lí th́ hẳn là của thời thuộc địa, từ đời Đường Trung Tông (706) mà nghĩa của danh xưng tự nó đă nói lên vị trí: Đó là một ngạch quan ngoài ṿng chính thức, một thứ quan “ngoại ngạch.” Dấu vết “trí thức” trong thời Lí của họ rất rơ: Suốt đời Thái Tổ, Thái Tông, họ được liên tục phái đi sứ báo tin triều mới, cống nạp, xin kinh Phật, được làm quan xử án cho đất kinh đô (1067)… Lúc đầu th́ chỉ là những xuất hiện cá nhân, đến thời Thần Tông lên ngôi (1128), triều đ́nh đă đặt họ vào tổ chức chính thức hẳn ḥi, nghĩa là không c̣n tính cách “ngoại ngạch” như hồi khởi thuỷ nữa. Các quan chức sau đó khi được kể ra không phải với danh xưng bỗng dưng như trước mà có ghi kèm việc phong “làm viên ngoại lang” (1129, 1137).

 

Dơi theo cách sử dụng và tiến tŕnh làm quan, có vẻ họ là những người gốc Đại La cũ hay cũng v́ là ở Đại La mà có liên hệ giao thiệp, buôn bán với vùng Nam Trung Hoa như lời vua quan Tống xác nhận có thân thuộc đất Mân (Phúc Kiến) giúp nhà Lí rất nhiều. Có một Tiến sĩ Từ Bá Tường của Tống, xúi Lí đánh Tống th́ chuyện có nho gia khoa bảng Trung Quốc làm quan Lí không phải là điều lạ. Với hai nguồn gốc này, ta mới hiểu tại sao xảy ra t́nh h́nh trong chuyến hai viên ngoại lang đi sứ Tống đầu tiên (1011), một người đă trốn ở lại, không được và bị sai đánh chết. Rơ là người này coi việc đi sứ chỉ là bất đắc dĩ, hay chỉ coi đó là một cơ hội để “vượt biên” về quê, không ngờ nước lớn nhút nhát đang lo ở biên giới phía bắc không muốn mất ḷng phương Nam nên trả lại sứ trốn. Người thứ hai, Lí Nhân Nghĩa, hoặc có tâm thành hơn, hoặc thấy gương đó nên cố công cùng sức phục vụ, đem nghĩa lí kinh sử làu thông giúp Thái tử Phật Mă có tự tín để lên ngôi, rồi khi vua đi dẹp loạn (1028) lại được giao quyền giữ kinh đô, công việc thường thấy về sau là trao cho người sẽ kế nghiệp. V́ thành phần xuất thân xa rời ruộng đất như thế cho nên ta hiểu tại sao Lí Thánh Tông khi bổ hai viên ngoại lang làm kẻ coi việc kiện tụng ở vùng kinh đô (phủ Đô hộ) đă “cấp bổng” bằng tiền, gạo, cá muối, gọi là để “nuôi đức liêm khiết cho họ” trong khi Lí không hề phải trả lương cho quan chức khác.

 

Thái Tông sắp xếp một h́nh thức quản trị mở rộng không chỉ có vơ quan mà c̣n có văn quan, ban bố H́nh thư, giữ được một chừng mực kỉ cương xă hội khả quan hơn trước. Tuy nhiên nh́n chung th́ cốt lơi quyền lực là nằm trong gia tộc Lí tỏa ra trên phần đất họ vươn được cánh tay quyền lực đến nơi. Lê Tắc cho thấy cùng một danh vị mà người hầu cận được gán thêm một chữ “nội”, người ở-nhà-trong. Và người điều hành việc nước thực sự với chức Hành khiển là một hoạn quan, nghĩa là nhận lệnh từ bên trong cung đ́nh. Rồi quan niệm quân quyền, vương thổ vay mượn giúp Lí tạo dáng vẻ hào nhoáng khiến quan chức bên ngoài cũng mang một thứ hấp dẫn, và cả quyền lực thực sự do yêu cầu của tổ chức diện địa tạo nên. Nh́n dấu vết thăng trầm của một ông quan có vai tṛ quan trọng vào thời thịnh trị của Lí là thấy rơ tương quan phức tạp của thứ bực trong ngoài, gần xa đó. Lê Bá Ngọc, người cuối cùng được phó thác việc chuyển ngôi báu, trước 1118 là Thị lang bộ Lễ của triều đ́nh, năm đó bị “biếm” làm Nội nhân thư gia là một thứ tay sai trong nhà, ba năm sau rơ ràng đă thăng chức nhưng c̣n là Nội thường thị trước khi trở lại chức vụ cũ bên ngoài (1124). Sự truân chuyên như thế lại là điều may mắn cho ông về sau: Từ kẻ ở-nhà-trong ông mới được giao trọng trách giữ an ninh cho việc truyền ngôi đầy biến động với sự tranh giành bên trong giữa gia đ́nh anh em chú bác, với thế lực ḍm ngó bên ngoài của thế lực địa phương (vụ Giác Hoàng.) Tổ chức bên trong quan trọng nhất là hệ thống Thư gia. H́nh như hệ thống này không có ở Trung Quốc nhưng rơ là rất hợp với tổ chức gia đ́nh / cung đ́nh Lí với tính chất ông Chủ ruộng Lớn, hoàng đế điền chủ. Không thể có một giải thích cạn lí nhưng nh́n tên các thư gia, ta thấy đó là một tập họp người lo quản lí việc trong cung, hầu hạ tạp dịch, có người mang lệnh truyền ra ngoài, có thể lúc đầu chỉ đến các quan chức trong triều nhưng theo với thời gian, đó là những Trung sứ mang lệnh đến tận các địa phương. Có thư gia chuyển ra coi h́nh ngục như trong cải cách 1067. Có tập nhóm coi kho, các kho thấy xây cất rải rác khắp nơi, hoặc minh danh trong sử hoặc ngầm hiểu qua các xây cất hành cung hay ở các chuyến vua đi xem gặt, thu hoạch. Có thư gia đi sứ nước lớn…

 

Việc bận rộn quản trị đất đai, canh tác khiến Lí phải mở ra những khoa thi tuyển lại viên, biết làm tính toán, hay cho chen vào các cuộc thi lớn những mục khảo hạch về viết chữ, làm tính, những điều không hề thấy ở các triều đại về sau. Lệ về tiền thưởng “hoành đầu” (1042) để khuyến khích tận thu đồng thời cũng ngăn ngừa lạm dụng, cho thấy việc thu thuế giao cho người trực tiếp với nơi có ruộng đất (“người thu thuế”), lănh chúa địa phương (quản giáp) với binh lực trung ương (chủ đô) yểm trợ. Tô thuế trực tiếp trên đất đai nhà vua khá nặng (300 thăng/mẫu) so với trên đất quản trị gián tiếp qua chủ đất địa phương (lệ ban ra lần đầu 1092: 3 thăng/mẫu). Nhưng với dân chúng phải chịu qua cả tầng thuế của địa phương mà Lí nhường lại để đánh đổi sự phục tùng của chủ vùng, th́ rơ ràng là quá sức chịu đựng. Lời tướng Triệu Tiết của Tống tâu với triều đ́nh cho ta thấy h́nh ảnh đó: “Những nhà hạng vừa và hạng dưới mỗi năm nộp trên trăm quan, Chúa lớn lấy bốn phần mười, c̣n bao nhiêu là về các thủ lĩnh.” Chúng ta gần như không biết ǵ về cuộc sống, xă hội dưới quyền các lănh chúa nhỏ, chỉ dựa theo lời tâu trên th́ dân phải bán cả tài sản vợ con mà vẫn không đủ cung phụng cho người trên. Riêng với Lí th́ những người phục dịch đều coi như, hoặc gần như là quan nô (của vua.) Các tập họp công nghệ, tạo tác, cả đến quan chức binh lính cũng không thấy thứ bực cao hơn tuy có lẽ v́ vị thế phục vụ cho vua mà c̣n được đứng trên tầng lớp gọi là “điền nhi” (làm ruộng công – của vua), “khao giáp” (thưởng cho lănh chúa nhỏ?), “lộ ông” (tạp dịch ngoài biên?)…

 

Bên ngoài ṿng quyền bính trực tiếp của Lí là của các hào trưởng, lănh chúa địa phương, như đă thấy với những mức độ tuỳ thuộc phức tạp khác nhau, lợi dụng lẫn nhau. Trong khuôn khổ của trung châu phủ Đô Hộ cũ th́ có Lê Phụng Hiểu bị rứt khỏi quê gốc khi dời đô, có Lê Văn Thịnh, Mạc Hiển Tích với danh nghĩa tuyển chọn văn học riêng biệt chỉ lấy một người đỗ (1075 và 1086.) Quanh gia đ́nh vua là các “hầu tước,” “tư gia,” “nhà quyền thế” (1157 ĐVSL), các “vương hầu,” “công chúa,” “các quan” (?) (Toàn thư). Bên dưới, có một chừng mực tự do, với khả năng vật chất riêng là “bách tính,” “các sắc nhân,” tuy cũng có những đại tộc trong bách tính bị buộc vào tổ chức binh Vũ Thắng – cao hơn điền nhi làm binh Thiết Lâm. Điều này th́ cũng dễ hiểu v́ những người “lính” này phải có tiền mới có thể tự cung ứng những nhu cầu mà ông vua hay ông chúa nhỏ không cấp phát đầy đủ như các chứng cớ ở thời đại về sau làm nổi rơ lên. Tướng đủ tiền đánh giặc không cần của cướp bóc như Phạm Ngũ Lăo, tướng của Hồ Quư Li lúc thất sủng đ̣i bán khí giới của ḿnh. C̣n Lê Thánh Tông th́ buộc phải lấy lính từ những nhà có của… Gia nô vương hầu không được xăm h́nh rồng nhưng lại có thứ bực cao hơn bách tính, quan chức đô.

 

Bên ŕa trung châu mà quyền hạn Thăng Long c̣n với tới th́ vừa có quan của trung ương vừa có “thủ lĩnh” phải kết thân như trường hợp phủ Phú Lương có Trung thư Lí Hiến (1125), Nguyễn Quyền (1149) đồng thời với một Pḥ mă hai-lần Dương Tự Minh (1127, 1144). Có độc lập riêng biệt đến mức chống đối thẳng thừng như tập họp Nùng Trí Cao gây nên chiến tranh cả với Tống (1038-1053) trong khi “thủ lĩnh” Quảng Nguyên là Dương Tự Hưng hối lộ hươu trắng (1124), “thủ lĩnh” châu Nông là Dương Tuệ dâng vàng (1127), “thủ lĩnh” Hà Công Phụ của châu Vị Long cũng làm pḥ mă (1180 ĐVSL), c̣n “tiểu thủ lĩnh” Mạc Hiền chỉ biết trốn qua Tống mà không thoát (1124-1126). Danh vị “thủ lĩnh” càng xuất hiện nhiều vào cuối đời với sự suy yếu của ḍng họ cầm quyền. Trường hợp tương tự họ Dương mà thế lực lớn hơn, là họ Thân vùng Lạng Giang kết thông gia với Lí để lấn Tống (1028). Ngược lại th́ tập họp Nùng Tông Đản cuối cùng lại thiên về Tống sau khi hùa với Lí trong trận chiến xâm lăng 1075.

 

Chiến tranh Lí Tống có nguyên nhân xa là sự độc lập của phủ Đô Hộ An Nam khiến phải giải quyết vấn đề biên giới của hai châu Giao, Quảng cũ vốn là mù mờ nhưng không gây căng thẳng lắm một khi c̣n thuộc chung một chính quyền. Thế rồi cánh tay quyền lực Lí vươn lên phía bắc rơ rệt khiến động chạm đến chủ quyền vùng biên giới, là khi Lí Thánh Tông (1056 ĐVSL) đổi chức Đại thủ lĩnh làm Thứ sử, nghĩa là coi lănh tụ địa phương như một viên chức của triều đ́nh Thăng Long, theo cách học hỏi được ở một triều đ́nh Hán. Đó là những người có lúc được gọi là “châu mục”, như năm 1082 gả công chúa cho một người thuộc tập đoàn họ Hà ở Vi Long, thời trước là ḍng chống đối từng bị đánh giết. Lí dùng thế lực của họ để thu phục tập đoàn thiểu số khác như năm 1142 dùng thủ lĩnh phủ Phú Lương đi chiêu tập dân Quảng Nguyên. Dù có những sứ bộ ngoại giao t́m cách liên hệ, xin Kinh lấy cảm t́nh cầu cạnh (của Lê 1009, của Lí 1010, 1011, 1012, 1020) nhưng những cuộc xung đột biên giới ở trấn Như Hồng đă có từ thời Lê Hoàn nay lại tiếp diễn (1022) cùng với các xung đột mới (1028, 1036). Chưa kể với nhóm Nùng Trí Cao và các thủ lĩnh biên giới chạy qua chạy lại trốn tránh hoăc nhờ cậy quyền lực che chở của một bên, lúc gây bùng nổ bất an, lúc phải bực tức nén ḷng dàn xếp.

 

Nhưng lí do quyết định có lẽ là xung đột về vấn đề buôn bán vào thời gian phe chủ chiến nắm quyền ở cả hai quốc gia. Bắt được ngựa của Nam Chiếu (1014), Lí Thái Tổ “cống” chiến lợi phẩm để khoe uy lực của ḿnh. Có thể là trong trường hợp xung đột tương tự mà Lê Văn Thịnh có được “gia nô người Đại Lí.” Khi Nùng Trí Cao lấn đất Tống, Lí đề nghị đưa quân giúp đánh dẹp (1049). Phía nội bộ Tống th́ những cải cách của Vương An Thạch gây khủng hoảng cũng khiến thành phần chủ chiến muốn gây sự ở phương nam. Quan biên thuỳ cấm giao thương với Đại Việt, thế là mâu thuẫn nổ bùng. Lớp thương nhân đất Mân, đồng hương với tộc Lí đă giúp Lí tổ chức chính quyền, lúc này bị mất quyền lợi nên xúi Lí gây chiến tranh. Lí vừa có chiến thắng Chiêm Thành (1069), quyền lực đă tập trung (1073) vào tay một người pḥ tá ông vua bé con. Thế là Lí Thường Kiệt ra tay trước, tam cá nguyệt cuối năm 1075, cùng các thủ lănh thiểu số Nùng liên kết “kéo hết cả nhà đi theo, chỉ c̣n một vài người ốm yếu ở nhà,” đem chính quân lấn qua châu Khâm, Liêm, vây châu Ung hăm thành, giết tướng (đầu 1076) rồi rút binh chờ đón quân Tống đuổi theo chân. Trận chiến lại xảy ngay trên đất Đại Việt, và Tống lại gặp phải những cản trở mà họ từng tính toán cho khỏi vướng vào nhưng vẫn không tránh khỏi: sức chiến đấu của quân Đại Việt, địa thế, khí hậu bất lợi cho quân xâm lăng. Tống rút quân tháng 2âl. 1077 để bắt đầu những thương lượng củng cố một chừng mực ổn định biên giới với thuộc địa cũ nay đă tách ra vững mạnh.

 

Một giai đoạn tiếp theo của nhà Lí với ông vua bé con trưởng thành trong thời b́nh (Nhân Tông, sinh 1066, cầm quyền 1072-1127) gh́m giữ hung hăng, đă đem lại mọt chừng mực ổn định cho thể chế tông tộc cầm quyền. Tuy Lí Thường Kiệt cho đến khi mất đi (1105) vẫn là khuôn mặt nổi bật nhưng như đă phân tích, tính chất tôn quân đă thành h́nh nên ông không thể là tay đảo chính mà vẫn chỉ là người phụ tá, dù là với danh nghĩa đặc biệt: Thiên tử Nghĩa đệ. Lí thuyết cai trị được đưa vào một cách nghèo nàn, từ khởi điểm trong việc mở Văn miếu thờ Khổng Tử mà làm luôn là nhà học cho cậu bé Hoàng thái tử (1070) để sau này vua biết làm thơ (1087). Các khoa thi chọn người văn học buổi đầu tuy có dáng h́nh thức như đă nói nhưng cũng là khởi đầu để có những người tham dự về sau đông hơn, có chất lượng hơn và mang dáng vẻ tranh đua hơn trong các khoa mệnh danh là Minh kinh, Tam giáo. Từ đó, triều đ́nh Lí mới có người từ nội cung đi ra các địa phương đem quyền lực ḍng họ hiện diện sâu hơn.

 

Nhưng có tác dụng mạnh hơn cả lí thuyết là sự hiện diện của ông vua đi khắp nơi trong vùng ruộng quản lí của ḿnh, có mặt từ những dịp đắp đê ngăn đập, từ cày cấy cho đến gặt hái, với những xây cất chùa tháp in dấu lâu dài, sừng sững trước mắt người dân. Sự quan tâm đến ruộng đất tỏ rơ trong những ḍng sử ghi đến cả việc bảo vệ sức kéo (1117, 1123, 1143), có sự tham gia của bà Thái hậu xây cất chùa chiền vừa như một hành động “công đức,” vừa như một đóng góp mời gọi thần thánh bảo vệ cơ ngơi của con cháu, cha ông. Lí chiếm quyền nhờ một phần vào lực lượng tăng sĩ nên Lí Thái Tổ ban đầu có Hoàng hậu Lập Giáo với “quy chế xe kiệu khác hẳn các cung khác.” Lí Thái Tông là “con ngựa của Phật” (Phật Mă). Lí Cao Tông xưng ngay là Phật. Thế rồi, cải tổ từ bản thân, Lí Thái Tổ đẩy bà Lập Giáo xuống hàng thứ 3, thay vào bằng bà Tá Quốc. Nhân Tông đặt quan giám sát chùa lớn, nhỏ. Tuy nhiên Phật Giáo Lí không duy nhất một ḍng Thiền như người ta vẫn tưởng. Dơi theo dấu vết để lại th́ nó lẫn lộn tính chất Ấn Chàm, Đạo Giáo và mang thêm h́nh thức phù thuỷ từ tin tưởng vu đồng trong dân chúng đương thời. Bà Chúa Xứ ngự ở đàn Viên Khâu thờ Trời có các sư đến cầu mưa. Hoàng đế rất dễ bị kẻ mang phù phép phỉnh gạt. Họ sợ sấm sét ôm cánh tay Phật mà nhờ tăng sĩ cầu tự theo phép tự bản thân người phù thuỷ tham gia việc sinh sản. Quan chức cho người lùng t́m vật lạ mang điềm lành để được thăng thưởng. Và do đó đă xảy ra việc họ Lí suưt mất ngôi chỉ v́ Nhân Tông được tiến cử một đứa bé quái dị tên là Giác Hoàng (“Phật”), sự việc ghi lại (1112 ĐVSL) hé mở cho thấy một thời tranh chấp ở nội cung vào giai đoạn thịnh đạt của vương triều. Ngô Sĩ Liên bỏ qua sự kiện thần bí này càng chứng thực rằng nó đă có thật.

 

Sự phát triển tương đối trong thời Nhân Tông đă làm căn bản ổn định cho các triều vua tiếp theo. Thời Thần Tông (1128-1138), Anh Tông (1138-1175), vẫn có vài biến động lớn bên ngoài như cuộc nổi loạn của Lí Giác (1103) trên đất “trại” Thanh Hoá bên ŕa quyền lực, và trường hợp đánh động Ma Sa (1083 ĐVSL, 1119) hẳn là v́ ḍng tộc Thái tràn lấn xuống. Tuy nhiên ngay chính việc khai thác đất đai cũng khiến ông hoàng đế điền chủ phải đụng chạm đến các thế lực khác, không nệ cả đến sự cần thiết phải có mặt họ trong triều. Nhân Tông năm 1123, khi đến đất Ứng Phong xem gặt từng sai bắc cầu qua sông để mở rộng thêm lănh địa. Cho nên có thể hiểu vụ trả lại đất ruộng giáp Bối Lí cho con cháu Lê Lương (1093) theo “lời xin” của hai Pḥ kí lang họ Tô, họ Thiều đối với vua chỉ là sự bất đắc dĩ. Chức tước cao của hai người kia làm nổi bật quyền lực thực tế của thân tộc Lê: sư Đạo Dung từ đất gốc của cha ông, đi t́m vây cánh tăng đạo đến tận Thăng Long, Thái phó / Thái uư Lưu Khánh Đàm có đất “thật phong 3000 hộ” trong vùng, có vẻ chia từ của Lê Lương, và cũng là người được Nhân Tông trao di chiếu (1127). Cho nên yêu cầu trả ruộng đă được thoả măn. Chỉ một phần, v́ Lí Thường Kiệt không trả hết cho chủ cũ mà xén một nửa, dành nửa kia cho đối thủ khác để họ gh́m nhau. Đất của con cháu Lê Lương có liên hệ ǵ với Lê Văn Thịnh, một người cũng được cho là cùng ḍng họ? Như thế th́ cái án gọi là Âm mưu giết vua trên hồ Tây năm 1096 hẳn có lí do sâu xa là vụ tranh chấp ruộng đất với ông vua tham điền thổ đang vất vả chạy ngược chạy xuôi trông coi cơ nghiệp của ḿnh. Sự thất thế của ông Thái sư trong triều (1085) đầy công lao trong các cuộc điều đ́nh thành công với Tống (1084) thật dễ hiểu, cũng như việc ông bị đày mà không bị “lên ngựa gỗ,” chỉ v́ từ cái thế khiến vua phải trả một nửa tài sản cho con cháu Lê Lương vậy. Và cũng dễ hiểu là Lưu Khánh Đàm, một người khác thuộc ḍng Lê Lương, được xác nhận chủ quyền đất đai và lên làm Thái phó (rồi) Thái uư thay thế Lê Văn Thịnh thất sủng.

 

Thần Tông sau khi lên ngôi đă trả lại ruộng đất bị ông cha nuôi chiếm đoạt (“sung công”), và giải phóng cho người làm điền nhi (1128) – đó là những kẻ nếu không phải chủ ruộng th́ cũng có thân phận gắn bó trên các mảnh đất ấy. Tuy nhiên sự từ bỏ ruộng đất đó làm mất căn bản vật chất đă tạo ra quyền lực cho nhà Lí. Và rối loạn nội cung thời Nhân Tông cũng báo hiệu những biến động lớn về sau làm nổi bật vai tṛ của các ḍng nữ trong triều, với quyền lực truyền thống trở lại trong t́nh h́nh mới. Nhân Tông mất đi, cái đà hưng khởi c̣n nuôi sống triều đại một thời gian nữa như đă nói, nhưng dấu hiệu khủng hoảng đă thấy ló dạng như bước về chiều của hệ thống vương triều phương Đông mà Lí đang bắt chước.

 

Trên đà cuối đường của một tiểu vương triều phương Đông

 

Một khuôn mẫu khi được áp dụng vào các nơi khác tất phải chịu biến đổi theo thực tế mới ràng buộc nó nhưng vẫn c̣n các yếu tố đồng dạng khiến ta dễ nhận ra tính chất chung của chúng. Sự thăng giáng của các vương triều Trung Quốc do đó lại cũng thấy ở Việt Nam như một trong những dấu hiệu liên hệ văn hoá không vượt thoát được.

 

Đặt quân vương ở ngôi vị tột đỉnh, thần thánh hoá trong một chừng mực, lí thuyết đó đă khiến cho ông vua của vương triều phương Đông bị cô lập. Cô lập thực tế bằng các ṿng thành nhà cửa khiến sau này các ông vua đầu Trần chưa quen “làm vua” phải thường “đi vi hành,” c̣n ông hoàng tử th́ chạy ra ngoài ăn cướp. Cô lập thêm bằng hệ thống nội đ́nh như sự kiện năm 1134 có lệnh cấm chi hậu, nội nhân, hoả đầu không được tự tiện ra ngoài, do đó ṿng quyền hành c̣n thu hẹp hơn, thực tế đă rơi vào tay các thái giám. Chút khác biệt của thực tế Đại Việt là hoạn quan thực sự là “quan”, làm hành khiển điều khiển bên trong, cầm quân bên ngoài (chứ không phải chỉ thậm thụt qua vua, làm giám sát như của Hán, Minh) nhưng lại giống ở chỗ không đủ tư thế cướp quyền cho ḍng họ ḿnh. Lí có cả một tập đoàn những lănh chúa mà họ đă thu nhận vào kinh đô và vẫn c̣n thế lực bên ngoài như đă nói. Tiến tŕnh thu tóm quyền lực của các ông vua đầu khiến các cựu “hương ấp quan” này im tiếng nhưng với thời gian, họ gượng dậy gây quấy đảo loạn động ban đầu bên trong triều đ́nh. Và cũng lại khác Trung Quốc, ở đây chỉ là sự gượng dậy nên họ không đủ thế lực để cướp chính quyền. Gốc gác phần lớn nhỏ bé của họ khiến họ lo o bế phục vụ, kèn cựa theo t́nh thế hơn là t́m vây cánh để tính chuyện lật đổ.

 

Các họ Quách (có Lí Thường Kiệt), họ Tô (Tô Hiến Thành) chỉ là những họ bám theo quyền lực của Lí, có thể từ lúc ban đầu nhưng theo với thời gian đă nổi lên bền dai hơn họ Đào của Đào Cam Mộc, người gây cơ nghiệp cho Lí Công Uẩn chẳng hạn. Những tông tộc bên lề trung châu chỉ lo giữ đất ḿnh, khi chịu làm quan trong triều th́ tuy có dáng nắm quyền bính nhưng thật ra là ở thế yếu như Lê Văn Thịnh, Lưu Khánh Đàm đă nói – kể cả Mạc Hiển Tích của họ Mạc có những người cùng bộ tộc bị truy đuổi hồi đầu đời. Trường hợp họ Phùng, thấp thoáng thấy lúc đầu với Viên ngoại lang Phùng Chân đi sứ Tống (1014), với Điện tiền chỉ huy Phùng Lộc cùng ḍng họ Đinh chống đối, bị giết (1041) nhưng c̣n Phùng Trí Năng cầm quân đánh Ai Lao (1048), cuối cùng có Phùng Tá Chu giữ vai tṛ quyết định trong việc thuyết phục họ Trần chiếm quyền (theo nhận xét của Ngô Sĩ Liên.) Những họ tên người liên tiếp đó, có lúc đă khác địa phương tuy không được ghi dấu vết liên hệ nhưng cũng gợi ư về vai tṛ thực tế của các tông tộc cũ gần kinh đô. Như họ Đỗ trên địa vực có tên là Vùng (họ) Đỗ / “Đỗ Động” đă nói. Tập họp thất bại khi chống đối Đỗ Anh Vũ năm 1150 có pḥ mă Dương Tự Hưng bên lề trung châu, và Đàm Dĩ Mông sau này (1210), xuất sắc trong nhận định thời thế, làm cha vợ vua mà vẫn c̣n bị một người họ Đỗ (Đỗ Anh Triệt) mắng chửi và sử quan theo hùa chê trách. Họ Đỗ lúc nổi bật, lúc ch́m lắng nhưng hiện diện bền dai thật nhiều suốt triều Lí. Từ lúc đầu, những khi Thái Tổ, Thái Tông thu xếp khi lên ngôi, các quan chức đều có người họ Đỗ. Đỗ Giản có mặt trong lần phong chức đầu tiên của Lí Thái Tổ giữa phần lớn là thân thuộc, người phe cánh của vua, rồi với đời sau, Đỗ Hưng đă lọt vào ṿng Thân vương ban (1039) tột đỉnh để thêm một bằng chứng về thế lực lâu dài của họ.

 

Mối liên kết vây cánh bằng quan hệ thông gia không làm cho các tiểu thủ lănh vùng ngoại biên can thiệp được vào việc triều chính trong lúc thân tộc thông gia gần Thăng Long chiếm ưu thế, chồng thêm với một truyền thống thiên về ḍng mẹ cũ. Thái Tông lúc lên ngôi đă phong cho ba người cha vợ các chức mang ư nghĩa tôn trọng: đó là những “Thượng tướng” An quốc, Phụ quốc, Khuông quốc làm sử quan Ngô Sĩ Liên ngạc nhiên và bất b́nh. Họ Đỗ sẽ nổi bật lên khi ḍng chính gặp khủng hoảng. Nhân Tông không con (chính thức?), nhờ thần thánh can thiệp trong vụ Giác Hoàng đă gặp chống đối, t́nh h́nh giống như là đă có sự tranh giành giữa các hệ phái Phật Giáo đương thời mà mỗi bên đều đi t́m một quyền hành thế tục nâng đỡ. Người cha (Từ Vinh) chống đối với phe Đại Điên, thất bại, người con, Từ Đạo Hạnh thành công, và trong trường hợp này là chống đối với những người đứng sau nhân vật Giác Hoàng. Đạo Hạnh thoát chết nhờ Sùng Hiền hầu, một trong bốn ứng viên có con chờ nối nghiệp Nhân Tông. Rốt cục phe Giác Hoàng bại và con Sùng Hiền hầu lên ngôi: Thần Tông. Người thắng thế có vợ họ Đỗ, nghĩa là liên kết được với tông tộc Đỗ, đẩy lùi được ảnh hưởng địa phương, vùng Trại! Thấp thoáng ngay từ đầu đă có Đỗ Thiện từ cung đ́nh đi báo cho cha mẹ ruột biết có việc truyền ngôi – Đỗ Thiện mang chức “nội nhân” khiêm nhường nhưng là tác giả của bộ Sử kí hư ảo, bằng chứng khả năng trí thức khiến hai năm sau đó có thể đă được lên chức trông coi phủ Thanh Hoá (1129), đề pḥng phản ứng tiếp theo.

 

Có tranh giành nên việc truyền ngôi đă diễn ra trong một t́nh thế căng thẳng, giống như một vụ pḥng chống đảo chính ở đời sau, được thực hiện bởi một người nắm quân lính nội bộ. “Hoàng thái tử lên ngôi trước linh cửu” (Nhân Tông), cửa thành đóng chặt, có cấm quân cầm binh khí trước điện Thiên An nơi vua ra triều, rồi mở cửa ngách cho vương hầu văn vơ vào chịu mệnh, chận trước mọi phản kháng. Chỉ chưa được một tháng, vua mới đă bỏ áo tang khiến sử quan chê trách về việc các quan đương thời không biết phép tắc, “Lễ” nghĩa theo cách ông ta học được. Tuy nhiên rơ ràng sự việc đă giống như người ta muốn xoá gấp quá khứ Nhân Tông để dựng lên một thời mới, muốn đặt mọi phản kháng nếu có, như trước một sự đă rồi không thể quay ngược lại được. Ư nghĩa “dứt khoát” đó nằm trong việc Sùng Hiền hầu sau này được phong làm Thái Thượng hoàng, mẹ họ Đỗ làm Hoàng thái hậu chứ không dành chức danh đó cho ông bà bác Nhân Tông như Lê Văn Hưu đă không hiểu mà buông lời chê trách.

 

Và tiếp theo, có vẻ như biến cố đă phức tạp hơn là lúc khởi đầu. Không phải chỉ là một sự tranh ngôi mà c̣n có toan tính nắm quyền trên phe chủ mới nữa. Di chiếu được trao cho Thái uư Lưu Khánh Đàm (chết: 1136), một người của ḍng Lê Lương như đă nói. Sử quan dùng chữ “hạ lệnh,” “sai” Lê Bá Ngọc nhưng rơ ràng ông “Nội” Vũ vệ này nắm binh quyền, đă tự động làm mọi việc. Cha ruột ông vua mới cũng chỉ được thông báo khi việc đă xong!

 

Lê Bá Ngọc trong triều mới, đầu năm 1128 lên chức Thái uư nắm binh quyền thực thụ đối với cả nước, thăng tước Hầu, nghĩa là nằm ở tập họp chót vót của xă hội, ngang với cha ruột vua, lại thu xếp cho người cháu làm vợ vua, đường danh vọng từ đây tưởng đă suôn sẻ như ngụ ư trong lời sử xưa. Thế mà cho đến khi chết (1135) ông chỉ có thể bằng ḷng với bấy nhiêu thôi v́ có sự cạnh tranh của các thế lực khác. Chức Thái uư c̣n thấy trong tay Lưu Khánh Đàm, lại đă vào tay người mới: Dương Anh Nhĩ. Thân vương Lí lúc đầu có người bị biếm chức v́ một lỗi an ninh nhỏ (Lí Sùng Phúc) nhưng thân vương Lí Công B́nh đánh thắng giặc ngoài biên kéo quân về tháng 3âl. với tù binh, đă chận được quyền lực Bá Ngọc. Có hội thề trung thành với Lí tháng 6âl., trong tháng 8, việc chọn người cầm đầu các đơn vị lính vào tay Lưu Khánh Đàm và Mâu Du Đô (nổi bật trong triều sau, chết 1146) chứ không phải Lê Bá Ngọc. Cảnh các quan tranh nhau đi t́m hươu trắng, vật lạ dâng lên vua cũng thể hiện một sự cố kết quân quyền chưa vuột khỏi tay họ Lí. Cho nên chỉ mới sau một năm cầm quyền (cuối năm 1128), Bá Ngọc được đẩy lên giữ chức Thái sư ở tột đỉnh triều chính, c̣n mang thêm họ Trương với uy thế thần thánh Đạo giáo nhưng đó là dấu hiệu sa sút quyền lực. Trong khi đó họ Đỗ lại chứng tỏ thêm năng lực dài hơi trong vụ đối phó với một thủ lănh ngoại biên.

 

Hai năm 1140-41 (1139 ĐVSL) có loạn Thân Lợi suốt một vùng rộng lớn phía bắc mà nhân vật chinh phạt chính là Đỗ Anh Vũ. “Ông” Thân Lợi trong sử / “Thằng” Suy trên bia Đỗ Anh Vũ, “tự xưng là con Nhân Tông,” nhờ cậy vương triều Đại Lí ở Vân Nam, mượn họ Triệu của nhà Tống, khi thất bại đă rút về vùng căn cứ của họ Thân thông gia với Lí. Như thế họ Thân của “thằng Suy” không phải là vô cớ xuất hiện mà có thể đúng là từ họ Thân mà Lí từng kết thông gia, cũng như danh vị shaman “thầy bói” mà sử quan gán cho, đă chứng tỏ Lợi là một thủ lănh rừng núi. Dẹp yên được chống đối bên ngoài xong Đỗ Anh Vũ phải lo đối phó bên trong (1150). Việc ông trai gái với bà Lê Thái hậu th́ cũng thường như ông thái sư nào đấy với bà Đỗ Thái hậu Chiêu Linh (chết 1190), nhưng vụ đảo chính thất bại chứng tỏ thế lực họ Đỗ là khuynh loát trong thời bấy giờ. Tất nhiên trong tranh chấp th́ cũng có kẻ của thế lực lớn rủi ro chọn lầm phe, hay bị đẩy vào thế thất bại như các thân vương Lí, một ông pḥ mă, hay một người họ Đỗ trong vụ này, người họ Tô, họ Đỗ “mưu phản bị giết” trong vụ khác (1109). So sánh với họ Đỗ th́ Tô Hiến Thành cũng tham gia vào việc dẹp Thân Lợi nhưng với vai tṛ nhỏ hơn. Sử quan vạch tội Đỗ Anh Vũ rất nhiều nhưng bia đá của Đỗ th́ rất đề cao ông ta, danh vị c̣n rất lớn sau khi chết nếu ta tin rằng “đền Đỗ thái uư” trong cuộc hội thề trung thành với Lí năm 1214 là đền thờ ông. Trong khi đó Tô không có ǵ tương tự để lại ngoài những tán tụng của sử quan. Có một người họ Tô làm vợ Anh Vũ, nhưng Tô Hiến Thành sau này tuy ngăn được bà Đỗ Thái hậu khác lập người con trưởng làm vua, vẫn phải chịu để “em trai Hoàng thái hậu” (họ Đỗ) làm quan đầu triều (1175) với đội Cân Xa nhi bắt người hiệu quả hơn nhân viên bộ H́nh.

 

Những rối loạn bên trong cung đ́nh vẫn chưa làm suy sụp triều đại trong khi áp lực phía Bắc đă nhẹ đi và các thế lực địa phương th́ chưa kịp trỗi dậy. Cha con Tống Huy Tông, Khâm Tông bị Kim bắt đưa về sa mạc năm 1127, Cao Tông phải bỏ chạy về nam lập triều Nam Tống, vẫn phát triển được một vùng thương mại phồn thịnh nhưng thế lực suy yếu hẳn cho đến khi bị Mông Cổ tràn ngập. Trong t́nh thế đó Tống phải chiều chuộng Đại Việt, nâng cấp cho nước phiên thuộc, phong Lí Thần Tông làm (Giao Chỉ) Quận vương (1131 ĐVSL) như một sự nhắc nhở và năm 1164 lại coi Lí Cao Tông là An Nam Quốc Vương, chủ “nước” An Nam (An Nam chí lược; ĐVSL: 1174; TT: 1186 với Anh Tông, muộn hơn). Áp lực phía bắc nhẹ đi khiến Lí có đủ sức để đối phó với những biến động lấn ra của các nước phía nam: Chiêm Thành và Chân Lạp.

 

Từ khi Yan Po Ku Vijaya Sri (“Đức vua Tôn quư Thắng lợi,” Lương Ninh dịch) dứt khoát rời bỏ Indrapura quá gần sự đe doạ của Đại Việt để đi về phía nam, xây dựng đô mới mang tên hiệu của ḿnh th́ vương quốc Chiêm Thành được thêm một trọng tâm phát triển rực rỡ, kéo dài đến vài thế kỉ. Người ta lại cũng vẫn đang tranh luận xem vương quyền Chiêm Thành có tính chất tập trung thống nhất không, hay chỉ là những tập họp liên minh với một hay nhiều trung tâm khác nhau. Sự thật th́ với chung một ảnh hưởng văn hoá Ấn (trực tiếp qua người hay gián tiếp qua các vùng trung gian) có thể nói dân nước Chiêm Thành đă mang dáng vẻ đồng nhất rơ rệt ở các công tŕnh xây cất c̣n lại dù trong quá khứ nó được tạo dựng do lănh chúa địa phương. Trung tâm Mĩ Sơn được xây dựng qua nhiều thế kỉ bởi các ông chúa phía đồng bằng gần đó đă đành mà c̣n từ các ông chúa ở xa, vươn được quyền bính đến trong vùng này một cách không có dáng ǵ là bền vững lắm cho dù có người, như Harivarman IV (ở ngôi 1074-1081) ghi trên bia, hănh diện là kẻ có cha thuộc tộc Dừa (Bắc), mẹ thuộc tộc Cau (Nam) nghĩa là đại diện được cả chiều dài vương quốc. Thế mà người tiếp theo tranh ngôi vị của cháu, vẫn phải lo đàn áp một cuộc nổi dậy ở Panduranga.

 

Về phần Đại Việt, những cuộc lấn đánh chỉ mang tính chất bắt người, lấy của, có ảnh hưởng đến sự tàn tạ ở vùng biên giới thuộc Lâm Ấp cũ chứ không ngăn sự hồi phục của trung tâm Vijaya. Chứng cớ là sau khi Sạ Đẩu bị giết th́ người kế nghiệp vẫn đủ sức chinh phục vùng Phan Rang (1050) với cái bia không khác lời Lí Thái Tổ nhận xét về châu Diễn: “Dân xứ Panran th́ hư hỏng, xấu xa, dốt nát, luôn luôn nổi loạn chống lại các vua cai quản đất nước Champa…” Lí Thánh Tông vét tù nhân Chàm về làm ruộng không ngăn được sự trỗi dạy của Harivarman IV. Ba châu Địa Lí, Ma Linh, Bố Chính được Chế Củ nhường để chuộc mạng nhưng vẫn bị xâm phạm khi Lí gặp khủng hoảng như lúc Lí Giác nổi dậy cầu cứu Chiêm Thành (1103, 1104). Tất nhiên, vương triều Chiêm Thành dựa trên ư thức thần quyền mượn của Ấn Độ cũng có một chừng mực tổ chức trên dưới với Tể tướng (adhipati – “Bố để/đề” của sử Việt), có vị trí Thái tử, người kế nghiệp (yuvaraya). Họ cũng phân bố những khu vực hành chính mà người Tống dùng chữ Hán để ghi: “châu”, “làng”, c̣n bia đá th́ có các từ pramana, vijaya có vẻ như là những “tỉnh”, “khu vực.” Tổ chức hành chính không được chặt chẽ, lại không xuyên suốt, một phần v́ địa thế cắt vụn của toàn vùng theo các lưu vực sông nhỏ khiến cho tính cách tập quyền của Chiêm Thành không có tính bền vững, chỉ tuỳ thuộc phần lớn vào những nhân vật chỉ huy nổi bật. Tranh chấp khiến có những phe phái thất bại chạy qua nước khác nương nhờ như thấy trong các cuộc tranh chiếm với người Khmer, hay được ghi trong sử Việt. Năm 1152 (ĐVSL: 1150), hoàng thân Ong Vangsaraja (Ung Minh Ta Điệp) liên kết với người Kiritas (miền núi), cầu viện Đại Việt chống vua chính thức. Lí Mông được lệnh đem quân Thanh Nghệ sang giúp bị Jaya Harivarman I (Chế B́ La Bút) đánh tan, giương danh công trận trong hai bia nam, bắc ở Phan Rang và Mĩ Sơn, đồng thời cũng khoe nô lệ Yavana (Việt).

 

T́nh h́nh biên giới phía nam của Lí lại phức tạp hơn v́ sự vươn ra của đế quốc Angkor với vai tṛ lấn lướt dưới triều Suryavarman II (1113-1150). Vị trí khởi phát của những người thành lập đế quốc Angkor là ở trung lưu sông Mekong nên việc hướng ra biển Đông để tranh giành hưởng lợi từ đó, cùng với mối liên hệ thương mại với nam Trung Quốc qua nước Nam Chiếu đă gây ra những va chạm với Đại Việt. Sử Tống từng ghi (1008) việc lái buôn Chân Lạp bị Đại Việt trục xuất chạy qua nương nhờ để t́m đường về xứ. Lí Thần Tông mới lên ngôi, quân Chân Lạp đă tấn công hai lần bằng cả hai đường thuỷ bộ (1128) và tiếp tục lần nữa năm 1137. Sự xung khắc quyền lợi xảy ra vào thời điểm chứa chấp nhiều mâu thuẫn khiến có khi Chiêm Thành liên kết với Chân Lạp đánh Đại Việt (1132), rồi đánh Chân Lạp gây ra cuộc chiến tranh xâm lược qua lại phối hợp kéo dài đến cả trăm năm, chỉ kết thức khoảng năm 1220 khi Chân Lạp phải lo đối phó với Xiêm lớn dậy phía tây. Trong cuộc chiến tranh “Trăm năm” đó, Chân Lạp chiếm đất Chiêm (1145) hoặc cai trị trực tiếp, hoặc thông qua những phe phái Chàm liên minh để phải chừa ra những vùng kháng cự khiến Chiêm phục hưng được (1149), thu phục dần các vùng bị chiếm, đánh bại những lực lượng phản kháng (ví dụ năm 1152 với Ung Minh Ta Diệp) rồi mở rộng cương vực (chiếm Amaravati / Quảng Nam năm 1151, Panduranga 1160). Họ tuy có cố gắng giữ hoà hiếu (gởi sứ bộ, kể cả gây t́nh thông gia hai năm sau khi dẹp nội loạn 1154) nhưng sức tràn lấn, ví dụ với quân theo “gió sóng” đến Ô, Lí năm 1166 không khỏi gây lo ngại cho Đại Việt. Thế là lại có cuộc tấn công trả đũa của Tô Hiến Thành năm sau. Đă có lúc (1177), thuỷ quân Chiêm Thành học được kĩ thuật tranh chiến tiến chiếm Angkor, giết vua Chân Lạp, nhưng rốt cục gặp phải chiến bại năm 1181 để người Khmer hănh diện ghi chiến công của họ trên các bức phù điêu ở đền Bayon và Banteay.

 

Chiến tranh và chiếm đóng qua lại khiến có những kiến trúc ảnh hưởng của Khmer trên vùng B́nh Định. Các tháp phần lớn đều xây trên đồi hay trên các g̣ cao. Tháp Hưng Thạnh có dáng của Angkor Vat (thế kỉ XII). Ba tháp Dương Long cũng chịu ảnh hưởng từ lối xếp thẳng hàng của Angkor Vat, đồng thời có dáng Bayon của Angkor Thom trên mô h́nh kiến trúc. Bức tượng Phật trên bệ rắn Naga t́m được ở tháp Bánh Ít mang phong cách Bayon cuối thế kỉ XII. Thế rồi lại cũng thấy cả ảnh hưởng Đại Việt. Chuyện thật cũng b́nh thường: Lí bắt người về xây tháp như Lê Tắc kể, sao lại không có dân Đại Việt xây đền cho Chiêm? Trong biến đọng dài lâu, các sự việc xoay quanh vùng Nghệ An như đất tranh chấp ảnh hưởng, h́nh như đă tạo một sắc thái đăc biệt có tính đổi thay bất thường theo t́nh thế cho nơi này khiến sử quan không phải bởi ḱ thị mà vẫn phải thốt ra những nhận xét không mấy tốt đẹp.

 

Tuy nhiên Lí từ phần cuối của triều đại cũng không c̣n ở thế hănh diện nữa đối với vùng đất phương nam. Họ phải lo riêng cho sự tồn vong của ḿnh từ sự suy yếu của bản thân và sự đe doạ của các lực lượng đối kháng ngay trong nước.

 

Các trung tâm quyền lực mới

 

Chiếm lĩnh thủ phủ của cựu thuộc địa, Lí thừa hưởng ưu thế từ vị trí đó trở nên kẻ nắm quyền chính thống với tư cách thủ lĩnh địa phương chuyển qua thành thế lực chủ nước. Đồng thời với sự phát triển chung, họ cũng gặp phải cạnh tranh từ các thế lực khác mà họ cố giữ sao cho tông tộc ḿnh ở vị thế cao nhất. Các ông vua đầu đời đă thực hiện điều đó bằng vơ lực, bằng khả năng tranh chiến của tập đoàn ḿnh. Đến đời Nhân Tông, cơ cấu xă hội tập họp bởi Lí đă lên đến tột đỉnh qua một giai đoạn thái b́nh tương đối nhưng đồng thời cũng hé lộ những dấu hiệu bất an.

 

Mức sống nâng cao trong giai đoạn đầu cho phép Lí “tha thuế vải sợi trắng của Chiêm Thành” (1072), một cách nói khác của việc không thích thú nữa với vải cổ bối / cát bối từ cây bông g̣n, để dùng áo quần dệt từ cây bông vải bền dai, sang trọng hơn. Cho nên năm 1084 có lệnh cho phép dân chúng nung ngói lợp nhà. Thế mà chỉ hơn mười năm sau (1097 ĐVSL) lại cấm xây nhà ngói cùng với việc cấm làm thuyền lớn ngăn đi xa, sợ gây vây cánh phản loạn. Lệnh năm 1099 (ĐVSL) cấm phụ nữ không được bắt chước lối ăn mặc trong cung chứng tỏ thêm rằng qua thời gian, có một bộ phận dân sống ở mức khá giả mà không thuộc nhà quyền quư. Những người đó cố sức len vào tầng lớp cầm quyền (vương hầu, công chúa, các quan) qua mối liên hệ thông gia với cả những người nô khiến vua phải ra lệnh ngăn cấm (1128, 1131). Thật ra th́ t́nh h́nh như sử quan tả chỉ là quanh quẩn vùng kinh thành, và các tài liệu để lại vẫn không đủ cho ta nhân rơ các thành phần xă hội rạch ṛi nhưng đại khái theo dần với thời gian đă có t́nh h́nh lẫn lộn các tầng lớp khiến phải có những lệnh đưa ra để chấn chỉnh (1157). Người sang hơi yếu thế mà muốn thân cận với kẻ giàu c̣n người giàu đi kiếm chút hơi hướm sang cả, th́ cũng là chuyện b́nh thường. Người “bách tính” hẳn có tiền của mới được “nhà quyền quư” thu nạp. Họ có tiền mới mặc “áo đơn xanh” (của “sắc dân”? của nhà quan?), mới gây tranh chấp ruộng đất (1142) vào thời ḱ các nhà quyền thế cũng muốn lấn thêm (1143), mới khiến thợ của nhà vua làm vật dụng bán cho họ (lệnh cấm 1145) để họ cạnh tranh sinh hoạt sang cả với tầng lớp trên. Thế lực của vua cũng yếu đi v́ quân lính dưới quyền, ở cấp thấy là cao vào thời trước (như Điện tiền sứ) lại đi phục dịch “các tư gia.” Các tư gia này hẳn là như họ Tô, họ Lưu nhất là họ Đỗ có Đỗ Anh Vũ đang nổi bật trên triều chính lúc bấy giờ.

 

Mọi sự tranh chấp lúc này đă dồn hẳn vào trong ṿng thân tộc Lí. Họ Đỗ có chức quyền to lớn nhưng không cướp quyền được v́ c̣n có các thế lực khác chia sớt như đă thấy. Dấu hiệu quyền lực khuất lấp khiến ta khó hiểu trong lời sử sơ sài: “Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền chết (1161), nghỉ chầu 5 ngày v́ ông có công trong việc giúp vua lên ngôi.” Tên Nghĩa Hiền chỉ được nhắc năm 1143 trong việc đi đào vàng ở biên giới, như vậy việc Anh Tông lên ngôi (1138) không phải chỉ giản dị là nhờ ba bà Phi khóc lóc như sử đă chép. Và chính v́ có sự quân b́nh quyền lực trong triều như thế mà các tập đoàn phụ tá đă giúp cho Lí tồn tại lâu dài hơn là từ khả năng của những người ngồi trên ngai vàng. Các vua sau Nhân Tông đă cai trị đất nước thêm cả gần trăm năm, và nếu không bận tâm v́ lời các ông sử quan chê trách, ta thấy tuy phải đối phó với những khó khăn qua thời toàn thịnh, các ông vua đó vẫn có đủ tiền của cung cấp để xây dựng cung điện, kiến thiết kinh đô, đàn ca hát xướng, an hưởng cuộc sống vui vầy. Khi Tăng phó Nguyễn Thường nghe (1202) “khúc hát theo điệu Chiêm Thành… ai oán thảm thiết,” đó là cảm ứng của giai đoạn suy tàn chứ nền nhạc, tiếng hát kia vốn đă được đặt ra, biểu diễn theo âm khúc của kẻ bại trận vào thời ông vua quyền uy Thánh Tông (1060) mà không thấy điềm ứng triệu mất nước đâu cả. Dân chúng hẳn cũng không khổ hơn các thời trước nhiều. Do nền tảng đó mà dù bị rối loạn tranh chấp bên trong, nhà Lí chỉ mất quyền sau gần nửa thế kỉ dùng dằng. Sự đổ vỡ của Lí phải do từ ngoài biên, với những trung tâm khác.

 

Thuộc vào thế lực địa phương cũ nhưng bị loại ngay từ đầu là nhóm Hoa Lư. Trong vụ giành ngôi 1028, Khai Quốc Vương Bồ cai quản vùng đó, từ trước đă có tham vọng cát cứ, nay nổi lên chống đối, bị thua. Nhân vật triều cũ đưa vào triều mới giữ chức vụ quân sự cao cấp lại cũng bị giết (Đinh Lộc 1041.) Dân chúng vùng đất họ Đinh từng làm hoàng đế bị xếp vào hàng thấp kém, năm 1154 (ĐVSL: 1152) có người làm loạn được sử gọi là “sơn lăo” (rợ núi). Cũng một loạt sơn lăo như thế có “thủ quân,” “quan lang” họ Đinh dính líu vào biến động 1184-85 khiến triều đ́nh dùng đến thân vương mang cả vạn quân chinh phạt.

 

Trong biến động cuối đời, bỗng xuất hiện thật nhiều một họ lạ: họ Phan mà suy ra từ những địa điểm được ghi chép, cho ta biết đó là những tù binh Chiêm Thành trên các vùng phía tây, phía bắc, phía nam Thăng Long. Họ có thế lực riêng chỉ v́ với thời gian dài quản lí đất đai, một số người ở tầng lớp điều khiển đă tích tụ được một chừng mực uy tín và tự tín để đứng lên chống đối. Có vẻ như nhóm cựu tù binh Chàm phía tây bắc đă ṿng qua Thăng Long tràn xuống trung châu, tiếp tay nhóm ở hành cung Lị Nhân bị bắt xây thành Thăng Long nổi dậy (1198?) gây quấy đảo kéo dài (1203-1205, 1207). Con số 170 “hào trưởng” với người cầm đầu hàng triều đ́nh năm 1205, chỉ rơ tính rộng lớn của vùng nổi dậy này. Sự lẫn lộn của các danh xưng Đại Hoàng, Hoàng chỉ sông, địa vực – trên sông Hồng hay ở Hoa Lư, đă khiến cho ta nghĩ rằng cuộc loạn của nhóm tù binh Chàm vùng Lị Nhân có thể đă liên kết được với nhóm Hoa Lư v́ chiến trận có khi xảy ra ở vùng tiếp giáp sông Đáy và sông Hoàng phía Ninh B́nh. Tuy không tranh cướp được triều đại nhưng nhóm tù binh Chàm vẫn c̣n đó như một tập thể tộc người riêng biệt ngay ở trung châu v́ như đă nói, Lê Văn Hưu (1272) c̣n nhận ra tập đoàn, Trần Nhật Duật c̣n cỡi voi đến chơi “vài ba ngày mới về,” như với một vùng “người nước ngoài” – sự việc có thể vào cuối thế kỉ XIII hay qua thế kỉ XIV, lúc thái b́nh trở lại sau chiến thắng Nguyên. Vị thế vật vờ của nhóm người lưu lạc này khiến cho người ta lướt qua những công tích thật quan trọng của họ – có thể nói là ở mức độ “xây dựng triều đại,” như khi sử quan kể việc Trần Tự Khánh sau khi tóm thâu quyền hành (1216) đă cùng “Thượng tướng quân Phan Lân xếp đặt quân ngũ, chế tạo binh khí, luyện tập vơ nghệ (khiến) quân thế dần dần phấn chấn…” cuối cùng diệt trừ được các nhóm đối lập.

 

Như thế vùng phía nam Thăng Long trở thành bất ổn trên diện rộng. Thanh Hoá (1188-1192 với giáp Cổ Hoành), Diễn Châu (Hồ Đồ 1192) nổi dậy. Lại cũng người châu Diễn phối hợp với kẻ tự xưng “con cháu Đinh Tiên Hoàng” chống đối triều đ́nh (1198) măi đến các năm 1214 (1215 ĐVSL, thua) Trần Tự Khánh c̣n phải mang quân đánh dẹp. Các cuộc chống đối không phải chỉ nêu tên người cầm đầu mà nêu cả tập đoàn khu vực: “người Đại Hoàng,” “người Hồng,” “người Khoái,” “người Nam Sách,” “người Thuận Lưu…” Chính các chỉ danh như thế cho ta thấy sức mạnh đàng sau những người chống đối. Quyền bính của trung ương – lực lượng mạnh nhất một thời nay suy yếu, làm nổi lên các lực lượng địa phương mà Lí phải nhờ cậy. Đánh “sơn lăo,” quân Lí “lấy người trong châu (địa phương)” đóng chỗ này chỗ nọ ngăn chặn đối phương. Trong tiến tŕnh phát triển quyền lực, đến lúc này Lí không c̣n quân đủ dùng cho riêng ḿnh nữa. Đàm Dĩ Mông nêu rơ lí do: Phật Giáo, chỗ dựa quyền lực tinh thần của Lí bây giờ lại là nguyên cớ hại Lí. Tăng chúng quá nhiều đến nỗi không c̣n người phục vụ triều đ́nh, thế mà cải cách thực hiện lại cho thấy rơ sự sửa sai không đủ hiệu quả chỉ v́ nguồn nhân lực trong tay Lí đă quá nhỏ. Một lần kiểm tra (1198 ĐVSL) “triệu tập tăng đồ trong xứ/nước nơi vựa lúa,” Đàm Dĩ Mông giữ lại “vài mươi tăng đồ.” Tính cách nhỏ nhoi của lần kiểm tra mang tính cách trung ương như thế cho thấy số hoàn tục cũng không thể là nhiều lắm. Và do đó Lí khi dẹp loạn phải nhờ cậy địa phương, không c̣n ở thế chủ động như trước nữa. C̣n các địa phương th́ nghiêng ngả chọn lựa theo phe thấy là mạnh trong cấp thời của t́nh thế khiến t́nh trạng tranh chấp càng rối mù lên.

 

Nguyễn Nộn hẳn không phải chỉ v́ bắt được vàng mà có tăm tiếng để vua Lí hạch tội không được rồi gả con, để Trần Tự Khánh, người khởi nghiệp nhà Trần o bế, mua chuộc. Bị Khánh bắt, “trói bằng dây thép năm ṿng” mà cứ thế nhảy múa vui đùa, Nộn được Khánh thả ra, gả em con d́, cho ngự trị vùng khởi phát, lan cả qua đất Cổ Loa (“Cả Lũ,” 1213 ĐVSL). Người “cư sĩ chùa Phù Đổng” đó xưng vương, hàng phục được nhóm đối nghịch Đoàn Thượng, quấy đảo được trong các năm 1219-1229 là nhờ của cải một vùng danh lam có “điền nô, kho chứa tài vật” như loại của Nhân Tông ra lệnh quản lí năm 1088. Tính chất thần-ma của một vùng có chùa Phật, có thần cây đá ông Đống khiến tước xưng của ông, Hoài Đạo Vương, lan ra những vùng lân cận, gặp gỡ nhóm tù binh Chàm gần đấy để chiêu dụ được nhân vật Phan/phiên Ma Lôi, con người có tầm vóc hoạt động cụ thể lớn rộng mà mang dạng phiêu hốt “có tài chủ động đánh thắng, dùng binh như thần” sau “cỡi ngựa chạy trốn, không biết là đi đâu.”

 

Một nhóm thứ hai có người đứng đầu là Đoàn Thượng, vướng víu vào thân tộc Lí với chút uy danh khởi đầu là “con vú nuôi của vua,” người cùng chia xẻ một bầu sữa mẹ với vua nên đă trở thành cao quư, sang trọng. Triều đ́nh Lí c̣n mang tính cách gia đ́nh nặng nề nên chỉ ở thời Lí mới có chuyện sử chép các “hoàng bà” này chết đi. Họ Đoàn hẳn dựa thế địa phương vùng biển, châu Hồng, đất của thương mại hưng thịnh chứng tỏ nơi chốn xuất phát của triều Mạc về sau, và do chính việc bản thân người chủ tướng sau này được hoà nhập vào h́nh tượng thần Bạch Mă mang dấu vết giao thương trên đường biển Đông. H́nh như chút vướng víu với triều cũ lại là nhược điểm để những người lănh đạo không thể khai thác lợi thế nơi đất khởi nghiệp. Vị trí của nhóm châu Hồng mang tính cách tương đồng với người thắng cuối cùng trong cuộc tranh chiến: họ Trần.

 

Họ Trần không giấu diếm gốc tích của ḿnh. Sử quan cho thấy trước khi đến vùng Nam Định ngày nay để gây dựng sự nghiệp, họ đă dừng chân trên đất Quảng Yên với chứng tích vùng xă An Bài gọi là làm đất hương hoả rộng lớn, phong cấp mà thật ra như một cách chia của cướp từ nhà Lí, cho ông trưởng Trần Liễu rủi ro không được vào cung Lí để lên ngôi Trần mà c̣n bị mất vợ v́ phải hi sinh cho sự nghiệp bền dai của ḍng họ! Đánh cá, cướp biển mở rộng tầm hoạt động khiến họ có sức mạnh tập đoàn lớn hơn các nhóm đồng bằng, có những cung cách ứng xử mà các nhóm khác phải chịu vướng víu, cho nên họ có nhiều lợi thế để tung hoành hơn. Sinh hoạt tính dục buông thả được coi như b́nh thường, ảnh hưởng đến cung cách xây dựng gia đ́nh, không cho thấy có những ràng buộc đạo lí như nhóm Lí đang hướng tới. Họ cũng tham gia vào ḍng buôn bán biển Đông nên có ư thức vượt khỏi sự khu biệt địa phương. Nhưng lại cũng như các tập họp lật đổ quyền hành khác, ư tưởng chiếm đoạt chỉ nảy ra dần dần theo sự suy yếu của tập thể đang nắm quyền đến nhờ cậy họ. Mối liên hệ hôn nhân đă xây dựng quyền bính trên đất Đại Việt của Lí th́ cũng là yếu tố khởi đầu cho Trần chen vào trong ṿng thân tộc Lí để chiếm quyền. Người hoạt động nhất, Trần Tự Khánh, với vị thế cô em thứ hai làm vợ Vương tử Sảm – Huệ Tông sau này, đă t́m đủ cách giành giật nhóm chính thống – Thái hậu, vua, hoàng hậu – từ tay các nhóm bảo trợ khác để thao túng chính quyền. Ông mất sớm, chuyển âm mưu cướp đoạt họ Lí về tay người em họ: Trần Thủ Đọ. Vua Lí không con trai, truyền ngôi cho con gái để Trần Thủ Độ làm một cuộc đảo chính nhỏ trong cung cấm, ép Chiêu Hoàng lấy cậu bé Trần Cảnh, chuyển ngôi cho họ Trần (1226), lấy sức mạnh tộc đoàn đánh dẹp Nguyễn Nộn, đem cả một vùng biển thênh thang góp vào Thăng Long, tạo thêm sức mạnh cho Đại Việt của triều đại mới.

 

Biến cố dồn dập ở vùng hạ lưu châu thổ dẫn đến sự chiến thắng của các tộc đoàn trên vùng này khiến cho ta thấy ảnh hưởng yếu ớt của các tộc đoàn vùng trung, thượng du vốn qua các liên hệ hôn nhân, cũng muốn chen vào trong sự tranh chấp quyền bính Lí. Họ chỉ có thể lấy công chúa Lí rồi yên tâm tiếp tục sống làm chủ khu vực của ḿnh, như họ Thân, họ Hà, họ Lê – đă thổ tù hoá. Có về kinh đô làm pḥ mă, họ cũng chỉ thuộc về phe thất bại trong tranh chấp v́ cô thế, may lắm th́ bị đuổi về quê cũ, khỏi mất mạng như trường hợp Lương Nguyên Bưu (1150). Khía cạnh biển, khía cạnh thương mại khuất lấp trong các ḍng sử chính thống có vẻ phải được điều chỉnh từ các sự kiện này.

 

Vị trí Việt Nam của Lí

 

Có thể kể Lí là triều đại xuyên suốt dài nhất trong lịch sử Việt. Hậu Lê cai trị từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII nhưng có thời gian gián đoạn v́ Mạc, chưa kể thời Trung hưng chỉ ngồi làm v́. Nguyễn phải trải qua thời ḱ làm Chúa c̣n dài hơn thời làm Vua của ḿnh. Lí, trong sự củng cố ngôi vị của ḿnh sau thời chông chênh của các triều vua Hoa Lư, đă đặt nền móng vững chăi cho nền độc lập về sau. Cũng nên nghi ngờ về một ngộ nhận rằng bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…” là của đương thời v́ lẽ nó đă xuất hiện trong truyện tích chiến tranh Lí Tống. Bài thơ thần giáng đó, trong quyển sách viết ra thế kỉ XIV, thật lạc loài trong thơ văn Lí mà lại có giọng hùng hổ của thời chống Nguyên: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm…” Tuy nhiên điều lệch lạc đó không làm thay đổi vị trí của Lí trong lịch sử Việt Nam.

 

Đă nói, từ sự chọn lựa kinh đô mới, tuy chỉ là “về quê,” nhưng không phải Lí chỉ giản dị làm một sự chuyển dịch nơi chốn. Tất nhiên Hoa Lư khuất lấp cũng thật thuận tiện cho sự chống đỡ buổi đầu, khiến cho kẻ thù ngần ngại khi muốn lấn áp, lấy lại uy thế cũ. Nhưng với thời gian kéo dài trong t́nh thế mới th́ những nhược điểm sẽ lộ ra: Khung cảnh chật chội của Hoa Lư đóng khung tầm mắt của người nắm quyền – và cả những thế lực khác muốn tranh quyền, khiến cho sự tranh chấp chỉ quanh quẩn trong một khu vực nhỏ hẹp. Ưu thế xa khuất đối với chủ nhân ông cũ lâu dần sẽ có ư nghĩa của một sự co rút, trốn chạy. Những điều đó đă không xảy ra chỉ v́ Lí dời đô, đến một nơi mà tương lai được bảo đảm bằng các dấu hiệu của quá khứ. Tách rời khỏi chủ nhân cũ là để đ̣i quyền riêng biệt của một địa phương, nhưng muốn tồn tại th́ không thể trở về với thời bộ lạc xưa mà phải là tiếp tục hướng tiến đă mở ra trong thời thuộc trị, chỉ v́ giản dị đó là hướng văn minh đương thời độc nhất, có tính kết tập cao trong vùng. Như thế sự trở về cựu thủ phủ thuộc địa, trên đại thể sẽ không gây ra sự găy đổ trong t́nh h́nh quản lí đất nước của người cầm quyền mới, không có sự gián đoạn mà chỉ là tiếp tục, trong nếp sinh hoạt của những người sống trên mảnh đất đă thay đổi chủ quyền, và đó là cơ sở lâu dài cho sự tồn tại của Lí.

 

Lí về kinh đô Cá Sấu Thăng Long, tầm mắt vươn xa trên một vùng đồng bằng lớn rộng, có đất đai để khai thác giàu mạnh theo một cung cách khác với lối cướp đoạt thông thường, mở ra trên một cơ sở quản lí của thời thuộc địa nay đă phân ră gần một thế kỉ nhưng c̣n giữ được khuynh hướng tập trung rồi sẽ giúp họ, cũng như những ḍng họ tiếp theo, nắm tư thế gom góp quyền hành càng lúc càng xứng với danh nghĩa “triều đại” vốn thật mờ nhạt lúc khởi đầu. Không có việc dời đô, không có Lí, Trần hay ai đó về sau chắc hẳn không đủ khả năng đương cự với sức mạnh tràn lấn của Nguyên Mông. Chính sự tồn tại lâu dài của Lí đă khiến cho chủ nhân cũ phải dứt khoát từ bỏ ư định chiếm lại thuộc địa xưa, công nhận một nước mới ở sát phía nam của ḿnh. Tên nước An Nam tuy c̣n vướng vít quá khứ nhưng ở đó đă có một “quốc vương” mang tính tự chủ chứ không phải là một “quận vương” của triều đ́nh phương Bắc phái đến cai trị nữa. Chính Lí đă chính thức nêu danh hiệu Đại Việt lâu dài cho đất nước ḿnh cai quản (1054) qua những ḍ dẫm của các triều trước, h́nh như là nước Đô Hộ của Ngô vướng qua thời Đinh, lẫn lộn với Đại Cồ Việt như một nối kết với nước Nam Việt của Triệu Đà xưa đă làm gàn trở mà thành h́nh tên Việt Nam ngày nay.

 

Nhưng không phải v́ công cán kết tập ban đầu đó mà ta phải nh́n Lí như một triều đại rực rỡ theo cách nh́n tán tụng của người thời nay. Sử xa đời tuy mờ mịt, sử quan hay bị chê trách nịnh bợ chủ nhưng nh́n vào các ghi chép để lại, ta thấy họ thật thà một cách đáng ngạc nhiên. Đó cũng v́ may mắn chúng ta có được quyển sử tuy cũng do nho sĩ viết nhưng thuộc vào thời đại ít khuôn thức gay gắt hơn lớp người sau họ. Quyển Đại Việt sử lược lưu lạc ở Trung Quốc, thoát được nạn tiêu huỷ trên đất gốc, trở về Việt Nam trong thế kỉ XX, mang lại những thông tin về Lí sát đời-thường hơn quyển sử Đại Việt sử kí toàn thư của triều đ́nh Tống nho Hậu Lê. Và cũng để ta hiểu được tính chất thần thuyết lẫn lộn người việc thật trong quyển Sử kí của Đỗ Thiện đời Lí qua những mảnh vụn c̣n lại.

 

Triều đ́nh Lí vẫn có dáng hào nhoáng của người chủ nước qua các xây cất thành quách, cung điện, đền tháp có tên trong sách vở mà ngày nay chỉ c̣n là vật chứng sứt vỡ, găy nát. Nhưng không phủ nhận được, vẫn là h́nh bóng những ông chủ hung tợn cầm quân mà “quê mùa” nắm cày cuốc, kiên tŕ chăm nom ruộng nương, hưởng thụ đàn ca hát xướng với nhà cao cửa rộng nhưng tâm thần không ổn định, ngu ngơ bị gạt gẫm trong một đất nước đè nặng h́nh ảnh thần linh. Giống như sự mập mờ lẫn lộn những con cá sấu xuất hiện trong, ngoài nhà cửa, cung điện của đất Thăng Long đầy hồ ao, lạch nước mà mang dáng các con rồng cao quư của kinh sách xa vời. Tuy nhiên chính qua các dấu vết thô phác của triều đại chưa bị khuất lấp đó mà ta nhận ra tiếng nói của thời đại, tiếng nói bị lấn lướt chỉ v́ sử kí mượn một thứ chữ cao cấp bên ngoài để ghi chép cho xứng bực cao sang – cái thứ tâm lí kênh kiệu đó cũng khiến cho người thời nay không quan tâm hoặc ngại ngùng khi phải nhắc tới những điều tầm thường – “b́nh thường.”

 

Với thời đại, nhu cầu quản lí ruộng đất của các lănh chúa lớn nhỏ, nhu cầu quản lí đất nước nói chung, đ̣i hỏi triều đ́nh phải mở ra những ḱ thi làm tính, viết chữ. Một đất nước “bản xứ” phải ghi chép bằng thứ chữ bản xứ mới ứng hợp với thực tế cho nên từ đó phát triển lối chữ dành cho địa phương, chữ Nôm, “quốc ngữ.” Đă thấy trong quá khứ tên nước Đại Việt mang kèm chữ “cồ” (viết theo chữ Hán “cù” để mượn âm) nhưng đó là ghi nhận có lẽ của thế kỉ XV v́ không thấy ở sách xưa hơn. Lạc loài trong triều đ́nh có chữ “chàng lớn” mà ta dịch từ “hạng lang” tuy không biết đích thực người xưa có đọc như thế không. Cũng như trường hợp danh vị Bố Cái Đại Vương (hay Vua Cái Đại Vương, theo K.W. Taylor) tuy chỉ người của thế kỉ VIII nhưng lại thấy ở sách thế kỉ XIV. Với phần rất lớn dấu vết để lại, tiếng nôm bị g̣ ép, uốn éo vào thơ văn, không c̣n là tiếng nói b́nh thường nữa. Trên bia đá th́ chỉ c̣n dấu vết vài chữ của năm 1210. Ông Nguyễn Trăi chắc không nói chuyện như khi ông xếp đặt câu cú trong các bài thơ “quốc âm” của ông. Các bài văn Phật của đời Trần trước ông lại c̣n nặng nề thêm bởi tính triết lí của chúng. Các lời nói trong triều đ́nh th́ đă chuyển qua chữ Hán. Các chiếu chế, sắc lệnh từng được ghi, là khi tuyên đọc có người giải thích ra chữ “quốc ngữ” nhưng chẳng thấy một lời nào để lại.

 

Thế mà, không đừng được, Toàn thư khi nhắc đến biến động đảo chính và phản đảo chính năm 1150 nhằm lật đổ quyền thần Đỗ Anh Vũ, cho biết nhân vật Vũ Đái đă bị mắng là Vũ “Cứt”, phải ghi bằng chữ Hán (Việt) là “Cát”, nhân tiện chú thêm lời cho rằng đương thời có dùng chữ “cứt đái” (cát đái.) Lời nói trong lúc giận dữ th́ không thể “hiền lành, nho nhă” được, và có lẽ chỉ v́ tính cách này mà ngày nay ta c̣n nghe được nhóm từ đó v́ hợp với các ông sử quan ưa làm thầy, muốn dạy dỗ vua chúa, triều đ́nh, nên chịu để chúng lọt vào tai, phóng tay giữ làm chứng tích rao giảng. Nhưng tập họp “cứt đái” của mười thế kỉ trước sao cứ như là lời chửi mắng vừa mới nghe lúc năy, của ai đó quanh quẩn đâu đây? Cho nên ta có quyền suy đoán thêm. Một danh tướng đương thời được nho thần Bắc ghi là Lí Thượng Cát và sử thần ta ghi là Thường Kiệt. Chữ “thượng” thấy trong văn bia đương thời là dùng cho tiếng gọi “thằng”. Qua lời Nguyễn Ánh của thế kỉ XVIII th́ “thằng” c̣n có ư khinh miệt, nhưng ông chủ ruọng trong văn bia Lí 1210 th́ hẳn không phải là nô bộc của ai. Vậy “thượng cát” là “thằng Cứt.” Và “thường kiệt” là “thằng Cặt.” Ông danh tướng này có tên gốc chữ Hán: (Quách) Tuấn, tên dùng đặt cho người con trai, đàn ông – chỉ là một cách gọi nho nhă, chủ đích làm nổi bật tính cách giống đực của ông, nhưng vẫn cùng một ư nghĩa: thằng Cặt, b́nh thường. Không có ư ǵ khinh miệt cả v́ người ta đă dùng tên này cho ông suốt cuộc đời, không bỏ nó khi ông làm quan đầu triều, Thái uư, tư lệnh quân đội, khi là Thiên tử nghĩa nam, nghĩa là thuộc ḍng vua, cuối cùng, cả khi đi vào sử sách cho đời sau ngưỡng vọng – tên “xấu” được che chắn qua một sự chuyển đổi văn tự và nhờ thời gian khoả lấp.

 

Thế rồi không phải tiếng nói lúc đương thời chỉ được ghi lại qua một hai chữ lạc lơng. Ta đoán rằng tầng lớp cầm quyền buổi đầu của Đại Việt đă dùng song ngữ trong giao thiệp hàng ngày. Ngô Chân Lưu, Tăng thống “khuông (pḥ nước) Việt,” Đại sư của Đinh được Thiền uyển tập anh ghi là ḍng dơi Ngô Thuận Đế, hẳn không phải xuất thân từ đất Ngô Việt tan ră (978) v́ người chủ nơi này không xưng Đế, mà chỉ có thể là từ nước Ngô của Dương Hành Mật, mất (936) vào tay Nam Đường. Tống Cảo kể chuyện một cách suôn sẻ khi đi theo Lê Hoàn nghe ông ta khoe cái lầu Đại Vân nhưng đến khi nghe hát th́ ông sứ giả mới giật ḿnh: tiếng Man! Lí gốc Mân (Phúc Kiến), ngựi phụ giúp rất nhiều là gốc Mân như đă nói. Có lẽ v́ nh́n theo hướng như vậy mà Phạm Thành Đại, tác giả Quế hải ngu hành chí (1175) đă cho rằng dân bản thổ Đại Việt không c̣n mấy, quá nửa là dân Quảng Đông, Quảng Tây đến ở! Và chứng cớ không phải chỉ từ sách vở rách nát mà c̣n từ các ḥn đất chịu đựng qua năm tháng: Các tượng đào được ở Quần Ngựa (Hà Nội) do J.Y. Claeys đưa ra (1934), hẳn từ những hội Thiên Phật của Lí, rơ ràng đă lấy mẫu ở các người danh giá đương thời, và rất giống người Hán! Thế mà lớp người đó đă dùng một từ bản xứ để gọi con người từng một lúc nắm cả vạn mệnh ḍng họ cầm quyền, con người nếu xuất hiện sớm hơn, có thể lập một triều đại khác.

 

Họ c̣n dùng tiếng bản xứ để nói với nhau, nguyên cả một câu phẩm b́nh đầy giận dữ: “Ngô Phụ quốc là lồn, Lê Đô quan là cứt!” (Từ nguyên văn “Ngô Phụ quốc thị Lan, Lê Đô quan thị Kích.”) Câu nói được sử gán cho “người dân” tức giận v́ triều đ́nh không dám xử tội ông Thiếu sư tư thông với Thái hậu. Có điều gây thắc mắc là năm 1189 đó dính líu tới ông Mạc Hiển Tích mà TT ghi đỗ trong ḱ thi chỉ lấy một người năm 1085, được đi sứ Chiêm năm 1094, nghĩa là ông ta không thể sống lâu đến lúc có chuyện đó để lưu danh đặc biệt. TT nho giả nghiêm minh hơn đă bỏ câu chuyện mắng mỏ “dơ dáy” của ĐVSL nên khỏi cần thắc mắc tại sao Mạc Hiển Tích không ve bà Ỷ Lan mà lại ve bà Thái hậu của 100 năm sau? Tuy nhiên hai nhân vật kia lại là có thật. Thái phó Ngô Lí Tín làm Phụ chính một năm trước đó, c̣n Đô quan Lê Năng Trường th́ năm sau h́nh như được thăng chức. Nghĩa là câu chuyện có thật, và quan trọng đối với chúng ta bây giờ là câu mắng kia có thật. Chữ “là” đă được Nguyễn Trăi dùng trong thơ của ông, như vậy nguyên văn khẩu ngữ của câu trên có thể đúng là: “Ngô Phụ quốc là.., Lê Đô quan là…” như ta đă dịch. Một câu nói tiếng Việt dài hơi, dù đă chuyển qua chữ Hán nhưng vẫn giống như người bây giờ nói v́ không luỵ vào văn pháp Hán, chưa từng thấy đâu trong sử sách về sau cho đến lúc người Pháp qua. Câu mắng trên là chứng tích có thời điểm, là bằng cớ Việt Nam của Lí, của một ngàn năm trước. Xuất phát từ một sự kiện b́nh thường, nó biểu diễn được tính chất đời thường, không phải nghiêm túc như các văn thề, thư tín quan cách của Lê Trịnh. Qua một ngàn năm nữa từ Lí, đám người c̣n chia năm xẻ bảy dưới quyền họ rồi sẽ thu nhận thêm nhiều tập đoàn khác nhưng đă có một tiếng nói được định h́nh, làm nền tảng cố kết tính độc lập và riêng biệt phát triển trên phần đông bán đảo Đông Dương cho đến tận ngày nay.

 Xem tiếp Sơ Thảo: Bài sử khác cho Việt Nam

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

New World Order

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Bảo Tàng Lịch Sử

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Hoàng Hải Thủy

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten