Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

Giới Thiệu Vắn Tắt

 

Người Thái, Xứ Thái, và Họ Đèo

 

Sơn Nhân (tổng hợp và hiệu đính)

 

theo tài liệu trên mạng

 

 

Thỉnh thoảng, trên các trang mạng xuất hiện những bài viết đề cập tới cuộc đời một vài vị thủ lĩnh sắc tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.  Những người viết, hoặc do chủ quan, hoặc do thiếu hiểu biết, đă đặt cho các lănh tụ người thiểu số cái chức danh mà chính họ không bao giờ dám nhận, đó là: “Vua” hoặc “chúa” Họ không do dự gọi Ông Đèo Văn Tŕ là Ông “Vua Thái” hay gán cho Ông Đèo Văn An cái chức “Chúa đất” mà không biết rằng:

1.trong Tiếng Thái, từ “Tạo” có nghiă là người cai quản một vùng đất nhỏ như một làng, xă mà thôi,” tạo” phản nghĩa với “pay” là thường dân. Quan là cấp lănh đạo, trong khi tạo là cấp chỉ huy

2. Xứ Thái chưa bao giờ là một quốc gia, cho nên không có vua hoặc chúa, vẫn lệ thuộc vào NướcViệt trên b́nh diện địa lư cũng như chính trị, và các ph́a tạo cai quản đều được triều đ́nh sắc phong chứ không tự xưng là lănh chuá như người ta vẫn hiểu lầm một cách tai hại

3. Người Tây Phương trong thế kỷ chước vốn chưa am hiểu phong hoá An Nam và các dân tộc phụ thuộc, nên đă ghi chép chủ quan theo logic và tư duy của họ, đồng hoá các thủ lĩnh dân tộc miền núi tậy bắc với các lănh chúa ly khai trên xứ sở của họ do đó mà gọi các vị lănh tụ người miền núi Tây Bắc VN là “Lord” có nghiă là”lănh chúa” .

Bởi thế chúng tôi viết bài này để xin quư vị khi có viết về người Thái hay các sắc dân thiểu số khác th́ xin thận trong hơn khi dùng từ và tôn trọng tính cách chính thống của các chức danh của ph́a tạo vùng cao theo truyền thống văn hoá sắc tộc thiểu số.  Đó chính là tự trọng!

Thật ra, không có Xứ Thái như một địa danh chính thức của một thực thể chính trị.  Đó.là tiếng gọi quen miệng của mọi người khi nói về Vùng Tây Bắc, vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, nơi giáp giới Ai Lao vàTrung Hoa. Nhà địa lư học Lê Bá Thảo cho rằng vùng này được giới hạn ở phía đông bởi dăy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dăy núi Sông Mă.

Địa h́nh hiểm trở, có nhiều dăy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dăy Hoàng Liên Sơn dài tới 180km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000m. Dăy núi Sông Mă dài 500km, có những đỉnh cao trên 1800m. Giữa hai dăy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (c̣n gọi là địa máng sông Đà). vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mă (con sông lớn duy nhất trong vùng là Sông Đà). Trong địa máng sông Đà c̣n có một dăy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Ph́nh, Mộc Châu,Nà Sản. kể cả các ḷng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ,Mường Thanh.

Khí hậu không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện biến đổi theo hai chiều: ngang, dọc. Dăy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài, đóng vai tṛ của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông xâm nhập vào lănh thổ Tây Bắc,.v́ vậy, khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC..Trong điều kiện của trung du và miền núi, việc sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp rừng che phủ bị suy giảm, và lớp vỏ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện th́ xuất hiện lũ quét; hạn thường xảy ra trong mùa khô nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân.  Đó là:  Ḥa B́nh, Sơn La (diện tích & dân số lớn nhất), Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.

Ngày xưa, Xứ Thái được thành lập trên cơ sở các mường độc lập, đứng đầu mỗi mường là quan châu (chảu mường): các mường ấy là:

1.     Mường Tè,

2.     Mường So,

3.     Mường Sát,

4.     Mường Ma,

5.     Mường Lay,

6.     Mường Chiên,

7.     Mường Chăn,

8.     Mường Than,

9.     Mường Quài,

10. Mường Thanh,

11. Mường Muổi,

12. Mường.Cang,

13. Mường Báng,

14. Mường La,

15. Mường Ḷ

Không phải ngẫu nhiên mà bất cứ ai một lần ghé thăm Tây Bắc đều trầm trồ thích thú vẻ đẹp của miền đất này – đẹp về con người, phong tục và thiên nhiên. Sự phồn hoa, trù phú của vùng Tây Bắc bắt nguồn từ quá khứ lâu đời và đa phần gắn liền với vai tṛ trị v́ của gia tộc Đèo.

Vùng Tây Bắc Việt Nam có tên gọi ban sơ là Mường Ngưu Hống, trước đây thuộc địa phận của hai vương quốc Nam Chiếu và Đại Lư ; đó là các quốc gia bán khai h́nh thành do nhiều sắc tộc liên minh với nhau. Địa thế hiểm trở và có nhiều sông lớn bao bọc, nên khu vực này không bị các lân bang hùng mạnh như Thổ Phồn, Trung Hoa, Pagan, Đại Việt thôn tính; nhưng liên minh Nam Chiếu cũng như Đại Lư không thể tồn tại dài lâu v́ xung đột tranh dành quyền lực nội bộ và áp lực bành trướng của Đế quốc Mông Cổ.

 

Giai đoạn thế kỷ 11 – 13

 

Mường Ngưu Hống có một lịch sử tương đối khác biệt so với các khu vực xung quanh -

 

-  Giữa thế kỷ 11 – 13, xứ này đặt dưới quyền thống trị của tù trưởng người Thái Trịnh Giác Mật cai trị đạo Đà Giang 

 

-  Kể từ năm 1067 (Thời Nhà Lư), sau khi nhận thấy thế lực của Đại Việt, mường Ngưu Hống xin triều cống và nội thuộc Đại Việt ; mường Ngưu Hống được xem như phần đất “phên giậu” của Đại Việt

 

-  Năm 1337, nhân việc đánh dẹp Xa Phần, triều Trần đổi tên Ngưu Hống thành Mường Lễ và ủy trị cho họ Đèo , đồng thời cho phép con cháu họ Đèo được thế tập tước vị. Như vậy, bắt đầu từ thời điểm này tước “ph́a tạo” (p’tao) có ư nghĩa như bậc tiên chủ của vùng Tây Bắc và gia tộc Đèo trở thành thế lực lớn nhất tại đây.

-  Vào năm 1405, Hồ Hán Thương phái binh đánh chiếm 7 trại của chúa Đèo Cát Hăn (thuộc sắc tộc Thái Trắng).  Đèo Cát Hăn đem 4 ngàn binh sĩ theo quân Minh tấn công Đại Việt.

-  Đến năm 1427, Lê Lợi đánh đuổi triều Minh và khôi phục Đại Việt, bèn chiêu dụ họ Đèo, chúa Đèo Cát Hăn đành quy thuận.

-  Nhưng đến năm 1431, Đèo Cát Hăn lại hưng binh chống triều Lê ;ban đầu Lê Thái Tổ phái hoàng tử Lê Tư Tề và quan tư khấu Lê Sát điều binh tiến đánh, sau đó nhà vua cũng thân chinh cầm quân.  Vua Lê b́nh định xong Mường Lể, trước tác hai bài thơ cho khắc vào vách núi ở Lai Châu và Hoà B́nh với mục đích răn đe phiến quân.  Mặc dầu lời lẽ trong hai bài thơ hết sức đanh thép,  nhưng sau khi sát phạt được chúa Đèo Cát Hăn th́ triều Lê vẫn phải giữ nguyên trạng tại vùng Tây Bắc, đồng thời phong chức tri châu Ninh Viễn cho chúa Đèo Mạnh Vượng – nam tử của Đèo Cát Hăn. –

 -  Bắt đầu từ năm 1466, vùng Tây Bắc có tên gọi mới là Hưng Hóa, được coi như một đơn vị hành chính ngang hàng với các khu vực khác của đế quốc Đại Việt.  Xứ Hưng Hóa dần trở nên b́nh ổn và bước vào giai đoạn thăng hoa về bản sắc. Trên danh nghĩa, các chúa Đèo giữ vai tṛ thống lĩnh miền Hưng Hóa, nhưng địa vị của các chúa mường khác vẫn được tôn trọng, mỗi vọng tộc cai trị một tiểu khu, như : họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham ; họ Cầm cai quản các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên ; họ Xa cai quản châu Mộc ; họ Hà cai quản châu Mai, ḍng họ Bạc ở châu Thuận ; họ Hoàng cai quản châu Việt… Mỗi lănh chúa có biểu hiệu (hiệu kỳ, ấn triện, linh vật) và lực lượng vũ trang riêng. Cũng trong nhiều thế kỷ, vùng đất Hưng Hóa trở nên phồn thịnh nhờ các hoạt động kinh doanh thuốc phiện và khai khoáng, ngoài ra có rất ít bằng chứng cho thấy khu vực này xảy ra chiến sự. Bởi vậy, có thể nói rằng, uy danh của gia tộc Đèo được xác lập bởi tước hiệu chính đáng và sự hưng vượng trên miền đất họ cai trị.

Giai đoạn 1640 – 1947

Khoảng giữa thế kỷ 17, vùng Hưng Hóa tiếp nhận một lượng lớn người Hoa tới định cư.

-  Vào năm 1640, một người Hoa gốc Quảng Tây tên là Ḷ Kim Cương – c̣n gọi là Cầm Công – kết hôn với ái nữ của lănh chúa Đèo, sau đó được kế thừa tước vị này.  Nên từ đó về sau, mỗi thành viên gia tộc Đèo thường có thêm họ Cầm trong tục danh.

-  Vào năm 1751, lănh tụ nông dân khởi nghĩa Hoàng Công Chất bị chúa Trịnh Doanh đánh dạt lên động Mănh Thiên (Mường Thanh).

-  Kể từ cuối thế kỷ XVIII, Hưng Hóa trở thành nơi tranh dành quyền lực giữa Xiêm và Đại Việt.

-  Năm 1841, triều Nguyễn nhập ba xứ Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu thành phủ Điện Biên ; mặc dù địa vị của các chúa Đèo vẫn được giữ nguyên, song triều đ́nh Đại Nam phái tướng sĩ lên Tây Bắc đồn trú, đồng thời khuyến khích người Kinh di cư tới địa bàn của sắc tộc Thái.

-  Đến năm 1890, chính phủ Pháp cử Auguste Jean-Marie Pavie đi thám hiểm lănh địa Điện Biên. Auguste Jean-Marie Pavie đề nghị chính phủ Pháp công nhận địa vị thống lĩnh của Đèo Văn Trị.

Phủ Điện Biên được cải thành Sipsong Chautai (Pays Taï / Mười hai xứ Thái), hưởng quy chế khu tự trị sắc tộc thiểu số trong Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise), thủ phủ đặt tại Mường So (vốn là mường có uy thế lớn nhất). Quyền lực của các chúa mường không bị hạn chế, nhưng các lĩnh vực ngoại giao – kinh tế – quân sự nằm trong tay chính phủ thuộc địa, tiếng Pháp thay thế tiếng Hán để trở thành ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc tại Sipsong Chautai.

Giai đoạn 1947 – 1976

Sau Đệ nhị Thế chiến, tư trào độc lập bùng phát sôi động tại Đông Dương đă buộc người Pháp phải tái xét quan điểm của ḿnh về quy chế chính trị thuộc địa.

-  Năm 1947, chính phủ Pháp nới rộng quyền tự trị cho các tiểu khu Đông Dương, chính quyền trung ương chỉ c̣n nắm giữ các lĩnh vực ngoại giao và quân sự. Tại Sipsong Chautai, một thể chế chính trị chặt chẽ hơn được thiết lập, gọi là Liên hiệp Thái (Fédération Taï), nó c̣n có tên là Khu Tự trị Tây Bắc (Zone autonome du Nord Ouest) hoặc Xứ Thượng Bắc Đông Dương (Pays Montagnard du Nord Indochinois). Thủ phủ dời về thị xă Lai Châu (nay là thị xă Mường Lay / trong tiếng Thái, “Lai Châu” / “Xứ Lai” và “Mường Lay” là một). Từ lúc này, các văn kiện hành chính sử dụng h́nh thức song ngữ Pháp – Thái.

-  Vào năm 1948, Liên bang Thái lại được mở rộng thành Khu Tự trị Thái (Territoire autonome Taï) hoặc Siphoc Chautai (Mười sáu xứ Thái). Hệ thống hành chính được thiết kế theo mô h́nh tam quyền phân lập :

Lập pháp : Hội đồng đại biểu của các châu (thường là tri châu), nhiệm kỳ 4 năm.

Hành pháp  : Chủ tịch hành pháp xứ Thái do hội đồng đại biểu các châu bầu lên với ít nhất 2/3 số phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch hành pháp có một cố vấn người Pháp giúp việc.

Tư pháp : Chiếu theo tục lệ cổ truyền.

Ngoài ra, các lănh tụ Đèo vẫn được tín nhiệm vai tṛ lănh tụ toàn xứ, được ngồi vị trí trang trọng tại các buổi họp của chính quyền. Thời kỳ này, do t́nh thế chiến sự thôi thúc, xứ Thái được chính phủ Pháp hỗ trợ để thiết lập lực lượng vũ trang riêng, trước là để bảo vệ miền đất này khỏi sự quấy rối của thổ phỉ Tàu và sự xâm nhập của Việt Minh – sau là để cung cấp quân số cho quân lực Liên hiệp Pháp. Quân lực xứ Thái bao gồm 4 đơn vị : Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn Bảo an.

Năm 1950, dưới chính thể Quốc gia Việt Nam, Khu Tự trị Thái trở thành Hoàng triều Cương thổ (皇朝疆土, Domaine de la Couronne). Ngày 10 tháng 8 năm 1954, quy chế Hoàng triều Cương thổ được băi bỏ, gần như cùng lúc Hiệp định Genève (Geneva Conference) tạo ra sự phân tách chính trị – lănh thổ tại Việt Nam. Ngay từ trước khi tái lập Khu Tự Trị, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă thực hiện những động thái nhằm hạn chế dần quyền tự trị của các lănh địa sắc tộc thiểu số, không riêng ǵ xứ Thái. Bởi vậy cho nên, khi mà Liên hiệp Pháp buộc phải triệt thoái khỏi Đông Dương th́ quyền lực của gia tộc Đèo cũng rung chuyển.

Cùng với ḍng người di cư xuống Nam phần vĩ tuyến 17, gia tộc Đèo cũng rời khỏi miền Tây Bắc – nơi họ đă gắn bó bao thế kỷ. Tại miền Nam, các sắc tộc thiểu số miền Bắc được chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đưa lên cao nguyên Lâm Đồng tái định cư, bởi vậy từ bấy đến nay nhà thờ tổ của giao tộc Đèo được đặt tại Lâm Đồng.Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đổi tên xứ Thái thành Khu Tự trị Thái-Mèo, bổ nhiệm một cán bộ Việt Minh là Ḷ Văn Hặc (sắc tộc Thái Đen) chức Chủ tịch, dinh thự và các di sản của gia tộc Đèo bị đốt phá sạch. Lịch sử tự trị của vùng Tây Bắc kết thúc vào năm 1976, sau khi Vương quốc Lào bị thay thế bởi chính thể cộng sản, lănh địa này xem như bị khép kín đường giao lưu với bên ngoài.

CÁC THỦ LĂNH HỌ ĐÈO

Những lănh tụ Thái được gọi là phủ tạo, được phép cai quản một số lănh địa và trở thành giai cấp quư tộc của vùng đó, như ḍng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; ḍng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; ḍng họ Xa cai quản châu Mộc; ḍng họ Hà cai quản châu Mai, ḍng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt...

Họ ĐÈO đă liên tục cai trị Xứ Thái (các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham) từ thế kỷ 15 cho tới cuối năm 1954.

Thứ tự các đời lănh chúa

·                    Trịnh Giác Mật (nửa sau thế kỷ XIII)

·                    Xa Phần (nửa đầu thế kỷ XIV)

·                    Đèo Cát Hăn (nửa sau thế kỷ XIV - nửa đầu thế kỷ XV)

·                    Đèo Mạnh Vượng (giữa thế kỷ XV)

·                    Đèo Cầm Công (1650 - 1675)

·                    Đèo Kim Cát (? - ?)

·                    Đèo Văn Ân (? - 1869)

·                    Đèo Văn Sanh (1869 - 1878)

·                    Đèo Văn Trị (1878 - 1908)

·                    Đèo Văn Kháng (1908 - 1927

·                    Đèo Văn Long (1927 - 1975)

·                    Đèo Nàng Tơi (1975 - 2008)

Lănh tụ đầu tiên là Đèo Cát Hăn.  Người kế vị là Đèo Mạnh Vương, kế tiếp thêm 2 đời nữa là tới Đèo Văn Tŕ, vị lănh chúa tài ba được cả Pháp lẫn Nam Triều tin cậy, chấp nhận và phong chức cai quản xứ thái với quyền hành rộng răi. Sau khi ông Đèo Văn Tŕ mất, con ông là ĐÈO VĂN LONG kế vị, tiếp tục lănh đạo Xứ THÁI. C̣n các cháu và tôn thất được giao cho cai quản tỉnh Phong Thổ và các mường nhỏ khác.

Đèo Cát Hăn

Đèo Cát Hăn là thủ lĩnh người Thái tại Mường Lễ, châu Ninh Viễn (tức Lai Châu ngày nay) thuộc vùng biên giới tây bắc giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Thời Nhà Hồ và thời Minh thuộc

Năm 1407, khi quân Minh sang đánh nhà Hồ, Đèo Cát Hăn dẫn 4.000 quân ra xin hợp tác với quân Minh (nại cớ thù nhà:  năm 1405 nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mănh Man thuộc châu Ninh Viễn, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế)

Tháng 11 năm 1427, khi khởi nghĩa Lam Sơn sắp kết thúc thắng lợi, B́nh Định Vương Lê Lợi phái Chủ thư thị sử là Trần Hổ đi chiêu dụ châu Ninh Viễn. Đèo Cát Hăn đem quân và voi đến quy thuận nhà Lê. B́nh Định Vương chấp thuận và vẫn để Đèo Cát Hăn tiếp tục cai quản vùng đất này.

Thời Hậu Lê :

Tiếp đó, ông lại nổi lên chống triều đ́nh, chiếm hai lộ Quy Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (khoảng giữa sông Mă và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (Sơn La). Con ông là Đèo Mạnh Vượng làm tri châu.

Năm 1431 vua Lê Thái Tổ đă phái hoàng tử Lê Tư Tề và quan tư khấu Lê Sát đem quân tiến đánh. Sau đó vua Lê Thái Tổ thân chinh đem quân lên châu Ninh Viễn. Đại quân của nhà Lê tiến theo đường từ sông Hồng rồi ngược sông Đà bằng đường thủy và đường bộ, đánh tan quân của Đèo Cát Hăn. Trận này quân nhà Lê toàn thắng, bắt được thuộc hạ và dân chúng của Đèo Cát Hăn tới 3 vạn người.

Đầu năm 1432, bị quân nhà Lê lên đánh dẹp, Đèo Cát Hăn đầu hàng, bị bắt về kinh đô, nhưng rồi lại được tha, được phong làm quan. Châu Ninh Viễn bị đổi tên thành châu Phục Lễ. Lê Lợi trên đường về cho khắc thơ trên núi đá để ghi lại chiến công này.

Các sử liệu Việt Nam ghi lại không thống nhất, có tài liệu viết tiếp đó Đèo Cát Hăn phạm tội bị giết, có tài liệu chỉ ghi là Đèo Cát Hăn chết, con được nối chức.

Hiện nay, Tỉnh Lai Châu c̣n lưu lại di tích lịch sử, đó là một trong hai bài thơ của Vua Lê Lợi khắc trên vách núi Pu Huôi Cho ở Mường Lay.

ĐÈO VĂN TR̀

Chân dung Thủ lĩnh Đeo Văn Trị

Đèo Văn Trị (刁文治, 1849-1908), tên Thái là Cầm Oum, là thủ lĩnh người Thái Trắng, từng tham gia chống Pháp cuối thế kỷ 19 và sau đó hợp tác với người Pháp.

Cai trị từ 1878, thừa kế Đèo Văn Seng

Thân thế:sinh năm 1849, tại Lai Châu,có bốn người con:  Đèo Văn Măn, Đèo Nàng Thiệp, Đèo Văn Long, Đèo Nang Mỏn

Đèo Văn Trị là con trai cả của Đèo Văn Seng (tức Cầm Sinh), quê ở bản Nậm Ḍn, xă Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Từ năm 1869, Đèo Văn Sinh giành được quyền cai quản vùng Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái) bên bờ tây sông Đà, nay là Lai Châu, Điện Biên.

Sự nghiệp:

Đèo Văn Trị, từ khi mới 16 tuổi đă theo cha đi đánh người Shan xâm lấn đất đai. Để thưởng công, triều đ́nh Huế phong cho ông và cha làm quan đạo cai quản vùng Lai Châu, Điện Biên và Tuần Giáo.Tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy quân đánh úp quân Pháp tại Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải trốn sang Cam Lộ và ra hịch Cần Vương kêu gọi dân chúng nổi dậy. Để hưởng ứng, Đèo Văn Trị lănh đạo các sắc dân thiểu số nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở B́nh Lư (vùng đất đang tranh chấp giữa Đèo Văn Trị và Quang Phong), một vị trí chiến lược quan trọng án ngữ trên đường Lào Cai -Lai Châu và Phong Thổ (Lai Châu) đi Than Uyên (Lai Châu). Đèo Văn Trị liên kết với Nguyễn Văn Giáp và Ngô Quang Bích (c̣n gọi là Nguyễn Quang Bích) chống Pháp, c̣n Quang Phong hợp tác với Pháp.

Tháng 4 năm 1886, một toán quân Pháp do Trung uư Aymerich chỉ huy tấn công vào Tân Uyên, quân khởi nghĩa rút về B́nh Lư. Tới tháng 11 năm 1886, 500 quân Pháp do quan ba Olivier và Quang Phong chỉ huy đánh vào B́nh Lư, nghĩa quân phải rút về Mường Bo. Tuy quân Pháp chiến thắng, nhưng họ cũng bị thiệt hại nặng, 31 quân Pháp trong đó có trung úy Aymerich tử trận.

Tháng 1 năm 1887, thiếu tá Pelletier chỉ huy một cánh quân đánh vào Mường Bo, quân khởi nghĩa rút về Sa Pa. Tháng 2 năm 1887, quân Pháp truy kích đến Sa Pa, nghĩa quân rút về Lai Châu rồi từ đó hoạt động chống Pháp ở địa bàn Sơn La và Lai Châu. Trên đường mang quân truy quét Đèo Văn Trị, thiếu tá Pelletier đánh chiếm huyện Phong Thổ và dùng nơi đây làm căn cứ hành quân trong vùng Bảo Hà và B́nh Liêu. Tháng 3 năm 1887, quân Pháp chiếm huyện Bát Xát và xây thành đồn Bát Xát  

Đèo Văn Trị (trái) với Kam Doi (phải)

và Quân cờ đen, 1890

 

Trong khi ở Bắc Kỳ bị quân Pháp đánh chiếm th́ bên Lào, người Xiêm mở cuộc càn quét xứ chư hầu Lăo Qua. Tướng Xiêm là Chamun Waiworanat kéo quân chiếm lấy kinh đô Luang Prabang rồi đánh tràn lên Sầm Nứa và Sipsong Chuthai, bắt được mấy người con của Cầm Sinh làm con tin rồi rút quân về Xiêm. Cầm Sinh (tức Đeo Văn Seng) hay tin giận lắm, phái con là Đèo Văn Trị đánh sang Lào để trả thù.

 

Tháng 7 năm 1887, cùng 600 thuộc hạ và Quân cờ đen, Đèo Văn Trị đánh được Luang Prabang, sai đốt phá phố xá, giết chết phó vương Souvanna Phouma, khiến viên ủy viênXiêm cùng đạo quân Xiêm đồn trú phải triệt thoái. Vua Lào là Oun Kham của Luang Prabang và Auguste Pavie, lúc bấy giờ đang cùng phái đoàn đi thám hiểm vùng Thượng Lào cũng phải bỏ chạy, xuôi sông Mêkông về đến Pak Lay. Biến cố này trở nên động lực trực tiếp khiến Luang Prabang bỏ Xiêm và báo cho Pavie, muốn Pháp bảo hộ.

 

Do bị truy quét gắt gao, cộng với mâu thuẫn với Tôn Thất Thuyết (v́ Tôn Thất Thuyết định mưu sát ông để giữ bí mật trên đường trốn sang Trung Hoa), nên gia đ́nh Đèo Văn Trị khuyên ông đầu thú quân Pháp. Hơn nữa Pavie đă vận động với triều đ́nh Xiêm thả anh em của Trị nên năm 1888 Đèo Văn Trị chấp thuận đầu hàng và mở đường cho quân Pháp tiến vào vùng Mường Thanh. Để bảo đảm cho sự hợp tác lâu dài của Đèo Văn Trị, người Pháp khôi phục quyền cai trị cha truyền con nối tại vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà cho ông, và c̣n nâng ông lên địa vị "Chúa Thái"(ngang chức Tổng Đốc). Trên thực tế, việc này đồng nghĩa với việc người Pháp chấp thuận quy chế tự trị hạn chế cho xứ Thái trong Đông Dương thuộc Pháp.

Đèo Văn Trị mất năm 1908,con cả Đèo Văn Kháng kế nghiệp, rồi sau này là Đèo Văn Long (sinh năm 1890)

ĐÈO VĂN LONG –

Ông Đèo Văn Long là người sắc tộc Thái trắng, con trai thứ hai của Đèo Văn Tŕ, cháu nội của Đèo Văn Sinh (c̣n gọi Đèo Văn Seng); quê bản Nậm Ḍn, xă Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. (Về gốc gác của Đèo Văn Sinh vốn mang họ Cầm và là con của Cầm Văn An, một nhà buôn có thế lực ở Quảng Đông - Trung Quốc. Do thất thế nên An đem vợ con trốn sang Việt Nam, nương náu ở Lai Châu rồi lấy con gái m ột ông “tạo “ họ Đèo trong vùng. Khi viên tù trưởng chết, cha con An - Sinh đă tiếm chức. Từ năm 1869, Đèo Văn Sinh (tức Cầm Văn Sinh) giành được quyền cai quản vùng Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái). Đèo Văn Tŕ lúc mới 16 tuổi đă tham gia trận mạc, từng theo cha đi đánh dẹp những cuộc xâm lấn đất đai bởi người Shan.  Để thưởng công, triều đ́nh Huế phong cho cha con Sinh - Tŕ chức quan đạo, nắm trong tay mọi quyền sinh quyền sát trên địa bàn 3 tỉnh: Phong Thổ, Lai Châu và Sơn La.

Tháng 7/1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức đánh úp quân Pháp tại Huế thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phải trốn lên Cam Lộ, ra Hịch Cần Vương kêu gọi dân chúng vùng lên. Để hưởng ứng, Đèo Văn Tŕ đứng ra chiêu mộ và lănh đạo các sắc tộc thiểu số nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở B́nh Lư, một vị trí chiến lược quan trọng án ngữ trên đường Lào Cai - Lai Châu. Trong khi Đèo Văn Tŕ liên kết với Nguyễn Văn Giáp và Nguyễn Quang Bích để chống Pháp, th́ Nguyễn Văn Quang lại câu kết chặt chẽ với Pháp.

Tháng 4/1886, một toán quân Pháp do trung uư Aymerich chỉ huy tấn công vào Than Uyên, quân khởi nghĩa rút về cứ địa B́nh Lư. Tới tháng 11/1886, khoảng 500 quân Pháp do quan ba Olivier và Nguyễn Văn Quang chỉ huy đánh vào B́nh Lư, nghĩa quân phải rút về Mường So. Quân Pháp tuy  thắng trận ấy, nhưng thiệt hại nặng, trung úy Aymerich tử trận. Tháng 1/1887, thiếu tá Pelletier chỉ huy một cánh quân đánh vào Mường So, quân khởi nghĩa rút về Sa Pa. Tháng 2/1887, quân Pháp truy kích đến Sa Pa, nghĩa quân rút về Lai Châu rồi từ đó hoạt động chống Pháp ở địa bàn Lai Châu và Sơn La. Trên đường mang quân bản bộ truy sát Đèo Văn Tŕ, thiếu tá Pelletier đánh chiếm Phong Thổ và dùng nơi đây làm căn cứ hành quân khống chế vùng Bảo Hà - B́nh Lư. Tháng 3/1887, quân Pháp chiếm huyện Bát Xát và ngay lập tức xây đồn Bát Xát

Do bị truy quét gắt gao, thêm vào đó là mâu thuẫn với Tôn Thất Thuyết, nên họ tộc Đèo Văn Tŕ khuyên ông đầu hàng người Pháp. Được môi giới bởi Auguste Pavie, đầu tháng 1/1888, Đèo Văn Tŕ chấp thuận đầu hàng và mở đường cho binh đoàn Pécnô tiến vào vùng Mường Thanh. Sự kiện này đánh dấu cuộc xâm lăng lần thứ nhất của quân Pháp vào thung lũng Điện Biên (ngày 23/1/1888). Để bảo đảm cho sự trung thành lâu dài của Đèo Văn Tŕ, người Pháp khôi phục cho Tŕ quyền cai trị cha truyền con nối tại vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, không những thế c̣n nâng y lên địa vị chúa Thái.

Năm 1908 Đèo Văn Tŕ qua đời, cơ nghiệp được giao cho con cả là Đèo Văn Kháng.

Gần 20 năm sau (có tài liệu nói năm 1927) Kháng ốm chết, em trai là Đèo Văn Long thay anh nắm quyền chúa xứ (châu phen đin) kiêm Tỉnh trưởng Lai Châu.

Ngày 10/12/1953, lực lương VM được lệnh đánh vào thị trấn Lai Châu ; nơi có bản doanh của Đạo Quan binh thứ tư, đóng trên Đồi Cao.  Pháp rút lui,  mang ông Long về Hà Nội với ư đồ sau này sẽ trở lại.

Họ Đèo Phong Thổ

Cuốn Gia Phả Họ Đèo - Tạo Khặm Nhọt Mượng ở Mường So hiện vẫn c̣n, cuốn gia phả của họ Đèo này do ông Đèo Văn Chủ, 77 tuổi, bản Cang, xă Khổng Lào, huyện Phong Thổ lưu giữ. Cuốn gia phả viết bằng chữ Thái cổ trên giấy dó, bị mờ mất mấy trang và mất góc, nên một số tên tuổi không xác định được.

Gia phả viết:

 Ḷ Luộng tên Pú Chẩu, là người Thái ở Bản Đông, Chiềng Ḿ, Quảng Đông, Trung Hoa. Ông có người con trai tên là Ḷ Lạng Chượng, được cha phong làm Tạo là Tạo Khặm Nhọt Mượng (Nơn vàng của Mường) sang làm Tạo ở Mường So ở Việt Nam. Từ đời Tạo Khặm Nhọt Mượng là thứ nhất đến đời cuối cùng là Tạo Khặm Xum (Đèo Văn Ân) được 19 đời, như sau:

1. Tạo Khặm Nhọt Mượng

2. Tạo Khặm Lẹp

3. Tạo Khặm Ngừn

4. Tạo Khặm Khiên

5. Tạo Khặm Lạn

6. Tạo Khặm Pặn

7. Tạo Khặm Bun

8. Tạo Khặm Khạng

9. Tạo Khặm Phương

10. Tạo Khặm Bun Sanh

11. Tạo Khặm Thưng

12. Tạo Khặm Vang

13. Tạo Khặm Binh

14. Tạo Khặm Hom

15. Tạo Khặm Doọng

16. Tạo Khặm Đanh

17. Tạo Khặm Hặc

18. Tạo Khặm Ún (Đèo Văn Toa)

19. Tạo Khặm Xum (Đèo Văn Ân).

Trong cái gia phả này chúng ta thấy một điều bất thường là ban đầu các Tạo họ Ḷ, về cuối các Tạo lại mang họ Đèo.

Qua các gia phả của các họ Vàng, họ Thùng (Đồng), họ Mào… và nhiều ḍng họ sống lâu đời ở Mường So (Đỗ Thị Tấc nghiên cứu). Ta thấy, người Thái di cư đến đây làm nhiều đợt. Hầu hết họ có gốc từ Chiềng Ḿ và một số vùng lân cận Quảng Đông. Có họ đến Mường So từ ngàn năm về trước, như họ Đèo, với 19 đời làm Tạo Mường So. Có họ đến Mường So khoảng 500 năm như họ Vàng, họ Thùng…

Nh́n vào danh sách thế hệ các họ, việc kế thừa ngôi Tạo, không nhất thiết chỉ trao cho con trai, mà cả con gái nữa (Tạo Nàng) nếu gia chủ không có con trai nối dơi.

Căn cứ theo cuốn gia phả cổ của HỌ ĐÈO mà ông Đèo Văn Chủ ở Khổng Lào, tổ tiên Họ Đèo Phong Thổ là PẨU LẠNG CHƯỢNG

Cụ Tổ PẨU LẠNG CHƯỢNG

Theo truyền thuyết, tổ phụ (Pẩu tên là Lạng Chượng. trước ở Mường Tro (Trung Hoa).

Mường Tro là (Phong Thổ bây giờ), lúc ấy thiếu người lănh đạo, không có tào báo chẩu khon (người tài đức giúp sức nối nghiệp) cai quản bản mường, nhân dân rất phàn nàn, cho nên các quan phủ đến Mường Tro-bên đất Tàu để xin người Thái ở đó về làm Tào Báo Chẩu Khon.  Phái đoàn xin được một chàng trai khoảng 18 tuổi chưa vợ về làm tào báo. Lúc đón về Mường So chàng trai chưa lập gia đ́nh nên cứ trốn về nhiều lần, các quan phủ và lính phải đuổi theo van xin người trở lại để tiếp tục lănh đạo nhân dân.

Phủ thái Mường So phải đan tre rào kín bản, không cho ông lọt ra ngoài.  Các quan phủ mới bàn cách và quyết định lập gia đ́nh cho cụ tổ. Cụ tổ có tất cả 3 vợ tấ cả đều là người thái. Sau khi lập gia đ́nh cụ tổ đă ổn định về tư tưởng và toàn tâm lănh đạo nhân dân, nhiều lần đích thân du hành khảo sát địa h́nh bên các con suối: Nậm So, Nậm Lùm, Nậm Chín để khai phá ruộng nước, đất đai.  Sau khi khảo sát địa h́nh về, Tổ phụ chúng ta bàn với các quan phủ để mở rộng khai hoang, đắp mương làm ruộng (tiếng thái gọi là tạo nong tạo ao) kết qủa khai được:

1.         100 Ha ruộng ở Mường So

2.          hơn 40 Ha ruộng ở đồng Tum Lùm

3.          hơn 50 Ha đồng Tung Chín (bên xă Khổng Lào bây giờ)

4.         Tam Đường- B́nh Lư và các nơi khác.

đời sống của nhân dân dần được ổn định, nhưng hàng hóa th́ rất khan hiếm như muối, vải và đồ gia dụng th́ phải đi thồ từ Lào Cai. . Đường thủy từ Mường So xuống Mường Lay không thông v́ có khỉ quán (thủy quái), thuyền bè đi  ngang đến hang, th́ bị “khỉ quán” nhảy xuống d́m thuyền bè và người vào giữa ḍng sông.  Hang này đứng án ngữ trên mép sông cao khoảng 30m, gọi là Thẳm Ngu Háu. .

Vợ hai của ông tổ xin phép đi giết thủy quái (bà Hai vốn là người tài sắc vẹn toàn, mưu trí và gan dạ nhất trong ba bà vợ). Bà bàn với ông tổ cho người mài thanh bảo kiếm trong bảy ngày, chặt tre nứa đóng bè xếp thành ba tầng cao, mỗi tầng mắc màn, đệm và bật bông rồi trải lên tầng gác.  Chuẩn bị xong, các quan tiễn bà đi, sắp đến nơi bà ra lệnh dừng lại, một ḿnh thả bè trôi về hang quái vật, tới đó, quái vật nghe động liền nhảy ra. Đó là một đôi rắn rất to. một con cuốn bên trái, con kia cuốn bên phải bè, bóp chặt hai bên bè để cắn bà. Nhưng bà đă chuẩn bị sẵn vũ khí nên rắn khó làm hại bà. Nên hai con rắn cố sức bóp bè ḥng kẹp bà chết. bè bị thu hẹp ép sát vào thân h́nh bà, lúc này bà mới rút thanh bảo kiếm ra đâm chết con bên phải, giết con bên trái, bà chiến đấu với đôi rắn quyết liệt đến cuối cùng cả hai con rắn đều chết, máu rắn loang đỏ cả một khúc sông chảy về Nậm Na. Bà giết xong đôi rắn mới gọi các quan đón bà trở về.

Từ đó thuỷ lộ từ Mường So đi Mường Lay thông suốt, xuôi ngược an toàn. Tin lành đồn khắp bản nọ mường kia, rồi đến Mường Muổi, Mường La. Tạo Muổi mới cử người lên Mường so để van xin Tạo So xuống mường Muổi để giúp giết con rắn to ở hang Nà Tiên giữa Mường Muổi và Mường La, khách bộ hành thường bị con rắn tinh ở trong hang nhảy xuống cắn chết, rất khó qua lại.

Bà nhận lời xuống Mường Muổi. Tạo Muổi đón bà xuống được 1 tuần, th́ Bà lên chỗ hang chiến đấu với con quái vật. đến nơi Bà hét lên 3 tiếng con rắn từ trên hang nhảy xuống cuốn chặt lấy Bà, sau mấy tiếng vật lộn bất phân thắng bại với con quái vật, Bà dùng hết sức rút thanh kiếm đeo bên ḿnh giết chết con quái vật, chặt thành mấy đoạn, các quan Mường Muổi vui mừng v́ Bà đă giết chết con rắn, nhưng Bà đă kiệt sức và ngất lịm rồi tắt thở. Bà đă dũng cảm chiến đấu hy sinh cho hai bản Mường Muổi và Mường La qua lại với nhau.  Để tưởng nhớ công ơn của Bà hàng năm sắp đén tết nguyên đán nhân dân Mường Muổi,Mường La lấy vải làm cờ, trên mặt cờ có thêu h́nh con rắn to và cho người lên tặng cho nhân dân Mường So để tưởng nhớ lại công ơn của Bà đă hy sinh cho hai dân tộc Thái Trắng và Thái Đen…..

Truyện được chép lại theo lời kể của ông Đèo Văn B́nh cháu nội của ông cụ Pẩu Cặm Un (Đèo Văn Bao).

Chuyện về

Cụ Tổ KHĂM RỘNG

(Pu Phạ Nả Đăm)

Theo truyền thuyết kể lại cụ tổ Cặm Rộng thời bấy giờ làm nhà ở chỗ đồn cũ của Pháp. nay là trụ sở UBND xă Mường So, muốn bắc một cây cầu bằng đá xếp (cúng kheo) qua con suối Nậm Lùm ở chỗ Ta Tọng nhưng bắc mấy lần đều bị sập làm chết khá nhiều người. Cụ tổ không chịu bỏ cuộc, ra lệnh cho làm lại, lần này lúc sắp hoàn thành đích thân cụ xuống tận nơi để chỉ huy. Công tŕnh đang hoàn thành đến giai đọan cuối th́ bỗng nhiên trời nổi cơn giông băo, sấm chớp ầm ầm, ai nấy sợ hăi chạy t́m nơi ẩn nấp. Không chịu khuất phục, vội rút thanh bảo kiếm (đáp đếc tọt) cầm sẵn trong tay, bỗng một tia sét đánh xuống cây cầu đang làm, lửa sáng rực cả khúc sông. Cụ tổ nhanh tay lia kiếm cắt ngang tia sét làm đôi…bầu trời lại im lặng như thường khiến mọi người hết sức kinh ngạc. và cây cầu tiếp tục được hoàn thành thuận lợi, song cụ tổ bị sét đánh làm đen một bên mặt v́ vậy đến đời sau nhân dân mới gọi cụ là Pu Phạ Nả Đăm(Vua Trời mặt đen).

Lúc bấy giờ cụ tổ cai trị một vùng rộng lớn. gồm có 16 châu thái và 4 huyện phía biên giới Việt-Trung từ Thanh Hưng Hóa trở vào đến Yên Bái, Lào Cai. Phía bên Trung Quốc từ Má Phân Chung, Bản Đông, Chiêng Mị, Chiêng Khem, Mường Bắm cho đến Mường Là.

Cụ tổ được vua Việt Nam phong chức Công Hầu Thiên Tử. vua nhà Hán (Trung Quốc) cũng phong chức Tây Bắc Hầu.Cụ tổ có một người em trai là Cặm Rạng làm tướng phụ trách về quân sự rất đắc lực.

Lúc bấy giờ bản mường rất phồn thịnh, dân giàu, binh mạnh nhờ biết khai thác tài nguyên, sản xuất đủ đảm bảo tự cung tự cấp, như khai thác mỏ muối ở Bua Tồm, bản Lang và Dèn Thàng… mỏ ch́, mỏ sắt, mỏ … ở Ta Mạ Chận, mỏ vàng ở kim Sàng, hiện nay gọi là Ḷng Chung Đếc là chỗ ở xưa kia của người thợ sắt chuyện đúc các loại dụng cụ lao động phục vụ cho nhân dân sản xuất.

Thấy bản mường đă giầu mạnh, cụ tổ nung nấu ư định lập nên vương quốc độc lập, không chịu cống nộp cho nhà vua Việt Nam. Nhà vua tức giận sai tướng đưa quân lên đánh Tây Bắc, nhưng đánh mấy lần đều bị quân cụ tổ đánh bại. Nhà vua giả vờ cầu ḥa và gả công chúa cho cụ. Cụ bằng ḷng thỏa hiệp, nhưng vẫn không chịu cống nộp cho nhà vua. Nàng công chúa vừa xinh đẹp vừa khôn ngoan nên cụ tổ yêu quư hơn cả 50 người vợ kia.  Biết công chúa được cụ yêu thương nuông chiều nhà vua bày kế cho công chúa t́m cách giết cụ tổ, nhưng mấy lần đều không thành công v́ cụ tổ có phép gồng (nhụ băng) gươm giáo không đâm chém vào người được duy chỉ có hai bên nách là không “băng” được song cụ tổ giữ bí mật không cho ai biết ngay cả những cận thần thân thiết cho đến các bà vợ.

Công chúa ăn ở với cụ tổ ta đă có 3 mặt con, cho nên đă lấy được ḷng tin của cụ tổ, một hôm nhân lúc cụ vui vẻ, nàng mới tỷ tê hỏi cụ sao gươm giáo không thể đâm vào người cụ được, tưởng nàng thực ḷng, nên cụ tiết lộ bí mật cho nàng nghe.  Công chúa bèn viết thư báo cho vua cha, nhà vua liền cho người đánh một con dao găm thật sắc và có tẩm thuốc độc gửi lên cho nàng. nhận được dao công chúa cử người xuống báo cho với vua cha hẹn ngày nàng sẽ giết cụ tổ và yêu cầu cho người lên đón mẹ con nàng trở về. 

Trưa hôm ấy, thấy cụ tổ ngủ say sưa, nàng liền lấy con dao giấu sẵn ra đâm vào nách cụ, cụ chết ngay không kịp kêu lên tiếng nào nên bên ngoài không ai hay biết ǵ. Giết cụ tổ rồi, nàng giả vờ dắt các con ra ngoài dạo chơi như mọi khi, bên ngoài người của nhà vua phái đă chờ sẵn, đón nàng ra lối B́nh Lư.   Đến gần tối không thấy cụ dậy, mọi người lo lắng, nhưng không ai dám vào buồng ngủ của cụ, con trai cả c ụ là Pu Cặm Đanh lúc bấy giờ trấn giữ Biên Mường về Mường So báo cáo t́nh h́nh chưa đi. trời đă tối, bữa tối cũng đă chuẩn bị xong mà chưa thấy cha dậy Pú Cặm Đanh mới vào pḥng gọi cụ dậy, Pú vào bên giường gọi cũng không thấy cha thưa mới lật chăn lên th́ thấy chăn đệm đều thấm máu đen, cụ tổ đă chết. Biết cha bị giết, Pú Đanh mới cho người đi t́m công chúa nhưng có người báo công chúa đă chạy theo một nhóm người phía B́nh Lư, Pú cho người đuổi theo nhưng không kịp.

Đến đời Pú Cặm Đanh kế vị cha, đất đai đă bị thu hẹp, quyền uy cũng bị hạn chế. bốn huyện phía nam bị vua Việt Nam cắt đi và cho người lấp hết các mỏ khoáng sản và cắt đứt các long mạch ở Pu Bú, Pu Can Dọ, Pu Khâu Nọ.. Sáu châu ở phía bắc bị vua Hán lấy hết, cho nên đến đời Pu Cặm Đanh chỉ c̣n lại mười châu. Cũng từ đó Tây Bắc phải chịu phục vụ và cống nộp cho vua Hán, vua Việt, Lào.

Theo sử kư Việt Nam 16 châu thái gồm có: Mường Ḷ, Mường Tiến, Mường Tấc, Mường Sang, Mường Vạt, Mường Mô, Việt Châu, Mường La, Mường Muổi, Mường Chanh, Mường Lay, Mường Tung, Mường Hoàng, Hoàng Nham, Mường Tiếng, Chiềng Khem- Châu Khiêm (mường chúp)…Đời nhà Mạc, Mạc Kính Khoan làm mất 6 châu, đời nhà Lê mới đ̣i lại được, sau đến đời nhà Nguyễn do không quản lư nên chỉ c̣n lại 10 châu (thập châu).

Tiểu sử PẨU CẶM ÚN

(Đèo Văn Toa)

Tiểu sử của cụ Pẩu Cặm Ún được chép lại theo lời kể của cụ Mào Kin Củi là bố của ông Mào Văn Châu ở Khùng Bát. Cụ Củi thọ 80 tuổi, thời bấy giờ cụ là người than cận Pẩu Cặm Ún cho nên mọi sự việc xảy ra cụ đều biết rơ.

Vào cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, việc xâm xâm chiếm thuộc địa trở thành một yêu cầu cấp thiết. Sau khi đánh chiếm được Nam Kỳ, thực dân pháp lại tiến ra đánh chiếm Hà Nội, có một số quan lại đầu hàng nên thành Hà Nội bị thất thủ, tổng đốc Hoàng Diệu phải tự tử, thắng thế quân pháp đánh lan ra các tỉnh vùng đồng bằng. Lúc bấy giờ ở tây bắc các đội nghĩa quân của 10 châu thái cũng ra đời góp phần kháng Pháp xâm lăng.

Quân của 10 châu thái đă tổ chức thành bốn đội:

1.         Nghĩa quân Lai Châu-Phong Thổ.

2.         Nghĩa quân Mường La-Mường Muổi-Mường Mục.

3.         Nghĩa quân Mộc Châu-Yên Châu.

4.         Nghĩa quân Văn Chấn-Văn Bàn

Các đội nghĩa quân do các “chẩu mường” chỉ huy như:

 

1.         Nghĩa quân Lai Châu do Điêu Văn Tŕ chỉ huy.

2.         Nghĩa quân Phong Thổ do Điêu Văn Toa chỉ huy.

3.         Nghĩa quân Mường La-Mường Muổi-Mường Mục do Cầm Bun Hoản chỉ huy.

4.         Nghĩa quân Mường Vạy-Mường Sang do La Văn Nọi chỉ huy.

5.         Nghĩa quân Mường Lọ-Mường Chăn do Nguyên Văn Chang chỉ huy.

Nghĩa quân “mười châu Thái” phải ở dưới sự chỉ huy chung của Lưu Vĩnh Phúc, tướng cờ đen được Triều đ́nh nhà Nguyễn phong chức Tuyên Đề Đốc ba tỉnh Hưng Hóa, Tuyên Quang và Sơn Tây.  Nghĩa quân “mười châu thái” cũng kéo về phối hợp với những cánh quân khác ở vùng đồng bằng vây giặc ở Hà Nội.  Trong trận chiến đấu này, nhân dân mười châu thái đă góp hơn một ngh́n binh sĩ và gần 2 vạn dân công. Sau một tháng chiến Địch bị quân ta vây nhốt trong thành Hà Nội trong suốt một tháng rất khốn đốn, buộc phải hành quân ra Sơn Tây để phá ṿng vây, nhưng vừa ra đến Cầu Giấy th́ bị quân ta phục kích, trong đó có quân “mười châu thái: và quân “cờ đen”.

Quân Pháp bị thiệt hại nặng,Viên tổng chỉ huy là Francogarmin từ thương, buộc phải rút khỏi Bắc Kỳ trở xuống Nam Kỳ. Quân “cờ đen” và quân “mười châu thái” được lệnh Vua Tự Đức rút quân lên thượng du.

Năm 1882 quân pháp lại từ Nam Kỳ kéo ra đánh chiếm lấy thành Hà Nội. Nghĩa quân “Mười Châu Thái” và quân Cờ Đen dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc cũng kéo xuống bao vây giặc ở Hà Nội, nghĩa quân đông hơn lần trước. quân pháp bị bao vây gần một năm buộc chúng phải t́n cách phá ṿng vây. Thiếu tá Hemri Riviere là tổng chỉ huy quân đội pháp trực tiếp dẫn quân kéo ra Cầu Giấy và Hà Tây. ở đây quân ta đă mai phục sẵn, nên chỉ sau 2 giờ chiến đấu, quân Pháp bị đánh tan tác Henry Riviere tử trận. Đến năm 1883 Pháp lại huy động một đạo quân lớn đánh Sơn Tây- là một vị trí chiến lược trung tâm kháng chiến, trong đó có cả quân Mười Châu Thái và quân Cờ Đen.  Sơn Tây bị thất thủ, nghĩa quân Mười Châu Thái phải rút về pḥng thủ thành Hưng Hóa. đến năm 1884 Hưng Hóa cũng bị giặc đánh chiếm. nghĩa quân phải rút lui về mạn sông Thao (Nặm Táo). Nghĩa quân Lai Châu-Phong Thổ đă bố trí sẵn tuyến pḥng thủ từ Than Uyên đến phía nam Lào Cai.

Năm 1886, Pháp sử dụng kỵ binh và pháo binh đánh vào pḥng tuyến của quân ta. Ta chặn đánh địch ở Mường Bo, nhưng nghĩa quân không chống đỡ được phải rút quân về B́nh Lư. ở đây nghĩa quân đă chặn đánh địch ở bờ sông Nậm Dịa, địch bị thiệt hại một số quân và trung úy Brine bị bắn chết, chúng phải lui quân trở lại về phía sông Thao. Nghĩa quân ta cũng ra sức củng cố vị trí chiến thủ B́nh lư để bảo vệ hậu phương Phong Thổ-Lai Châu.

Xung quanh căn cứ B́nh Lư có lũy tre, phía trong là những đường hào, những bức tường dày, có pháo đài cao và vững chắc v́ thế nghĩa quân đă đẩy lui được nhiều đợt tấn công của địch.

Nghĩa quân B́nh Lư dao Điêu Văn Toa chỉ huy. Nghĩa quân Lai Châu do Đèo Văn Thoả là em trai của Đèo Văn Tŕ chỉ huy, từ Noong Hẻo đến Nậm Mạ. V́ có nội bộ không thống nhất gây ra mâu thuẫn, nghi hoặc lẫn nhau. Đèo văn Thỏa cho người về B́nh Lư để t́m cách ám hại Đèo Văn Toa.

Ông Thoả cử người đến mời Đèo Văn Toa về họp bàn cách chống Pháp. Đèo Văn Toa không nghi ngờ ǵ và đến chổ hẹn ở Làng Nà Phát, khi Đèo Văn Toa đến nơi, liền bị người ông Thỏa bắt trói đưa về Mường So.`Trước khi giết Ông Toa, họ c̣n t́m tra khảo lột hết của cải, lấy hương châm đốt toàn thân ḿnh mảy, mặt mũi rất tàn nhẫm, vợ con, họ hàng thấy thế ai nấy đều thương xót đem hết của cải vàng bạc trong người, ṿng tay, ṿng cổ, hoa tai đến nộp cho họ mà cũng không đủ. Sau cùng họ dẫn Pẩu Cặm Ún ra chỗ cầu treo Mường So bây giờ chém chết rồi vứt xác xuống suối. măi đến khi họ đi hết họ hàng mới dám xuống ṃ lấy xác ông về chôn cất.

Sau khi Đèo Văn Toa bị sát hại, pḥng tuyến B́nh Lư cũng bị phá vỡ, quân Pháp tràn vào chiếm lấy Mường So-là trung tâm Phong Thổ. chiếm được Phong Thổ quân pháp tiếp tục tiến xuống đánh chiếm Mường Lay. Điêu Văn Xoong (Đèo Văn Long) là em thứ hai của Điêu Văn Tŕ ra hàng Pháp, c̣n Điêu Văn Tŕ đưa quân rút lên Mường Tè. Nhưng đến năm 1890, Điêu Văn Tŕ bị Pháp dụ dỗ mua chuộc nên cũng đầu hàng nốt.

Pháp  kư giấy công nhận cho họ Đèo ở Lai Châu được làm quan sáu đời và đưa Đèo Văn Long sang pháp học. Điêu Văn Thỏa, người đă ám hại Đèo Văn Toa tự nhiên bị phát điên, cưỡi ngựa phi xuống sông Nậm Tè chết, ai cũng nói đó là quả báo v́ đă hại người kh ác chi tự hại chính ḿnh. Từ đó họ Đèo bị chia rẽ thành hai phe và có mối thù hằn với nhau.

Năm 1946, Pháp thành lập khu Tây Bắc làm xứ thái tự trị . Xứ thái chia làm 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Phong Thổ. Các cố vấn Pháp tích cực t́m cách ḥa giải mối thù hằn xưa kia giữa Mường Lay Mường So, Thái Đen và Thái Trắng  nhưng không có cách nào hơn là cho họ kết thông gia với nhau. Đèo Văn Long cho con trai thứ 2 là Đèo Văn Phát lấy Bạc Thị Hậu (là co gái của Bạc Cầm Kóng-chẩu phén khắm tỉnh Sơn La). Và con thứ 3 là Đèo Văn Dân (Ụn) lên hỏi cưới Đèo Thi Pởi- con gái Pu Cặm Sum (là Đèo Văn Ân), họ hàng anh em rất phản đối không muốn gả con gái cho họ Đèo Lai Châu, nhưng v́ cố vấn Pháp xúi giục, dụ dỗ Pú Cặm Sum cuối cùng phải nhận lời gả con gái cho con trai Đèo Văn Long.

Cho đến bây giờ, mối thù đó không c̣n tồn tại trong tâm trí của con cháu nữa, v́ sự việc của quá khứ cũng đă bị thời gian xóa nḥa. Nhưng sau cháu chắt về sau này cũng cần hiểu biết về cuộc đời và biến cố của tổ tiên ḿnh. 

 

ĐÈO VĂN ÂN

 

Người ta đồn rằng Cụ Bố Pḥng Tô Đèo Văn Ân rất đa t́nh, v́ có tới 11 người vợ tuyệt sắc giai nhân.

Đầu năm 1886, Pháp ồ ạt tiến quân lên Tây Bắc nhằm dập tắt các cuộc khởi nghĩa đang nổ ra ở khắp nơi. Lúc đầu, họ vấp phải sự kháng cự dữ dội của đồng bào Thái ở Tây Bắc dưới sự chỉ huy của các tù trưởng. Tuy nhiên, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất lớn, tháng 12.1887, thực dân Pháp chiếm được Mường So – trung tâm của châu Chiêu Tấn. Ngày 4.1.1888, thực dân Pháp chiếm trọn châu Chiêu Tấn, h ọ vẫn duy tŕ chế độ thổ ty nơi đây.  Ph́a T ạo người thái trắng họ Đèo vẫn được tin dùng.  Khi thưà kế cha cai quản Mường So, năm 1908, Cụ Đèo Văn Ân được Người Pháp phong cho làm lư trưởng, sau đó thăng châu úy, tri châu rồi tri phủ, thưởng cả huân chương Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ. Năm 1948, thực dân Pháp lập ra “Xứ Thái tự trị”, c̣n có tên là Liên Hiệp Thái nằm trong khối Liên hiệp Pháp gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La, và Phong Thổ, thủ phủ đặt tại Châu Lai của Lai Châu do Đèo Văn Long làm Thống lănh kiêm Tỉnh trưởng Lai Châu.Tỉnh Phong Thổ gồm 5 châu: Mường So, Śnh Hồ, Cốc Lếu – Bát Xát, Văn Bàn, Mường Than (Than Uyên) do Đèo Văn Ân làm tỉnh trưởng. Tỉnh lỵ của Phong Thổ (Phong Thổ thời kỳ này c̣n được gọi là Pḥng Tô) được đặt tại châu Mường So.Nhân dân nơi đây gọi người đứng đầu cai quản vùng Mường So bằng chức danh “Tạo So” (Đèo Văn Ân) để phân biệt với “Tạo Láy” (Đèo Văn Long).  Tên này xuất phát từ thủ phủ vùng mà hai vị chúa xứ này cai quản, đó là vùng Mường Lay và Mường So.

Theo các cụ già kể lại, Đèo Văn Ân vốn thông minh, nhanh nhẹn từ nhỏ, lớn lên, cha truyền con nối làm Tạo ở vùng này. Đèo Văn Ân hay là Ơn (sắc tộc Tay Khao- thái trắng) được nhân dân xứ này gọi là “Pu Pô”, chức danh chứng tỏ quyền uy của Đèo Văn Ân với nhân dân. “Pu” có nghĩa là vị cao niên đáng kính, “Pô” có nghĩa là vua chúa, hỏi các cụ cao niên nơi đây, họ không được rơ về nguyên nhân của tên gọi này, nhưng nhân dân quanh vùng đều gọi Đèo Văn Ân như thế.

Hươn Luông,tư dinh 12 gian

Trong kư ức của bà Ḷ Thị Chiên, 82 tuổi , người trước kia từng sống cạnh nhà của Pú Bố th́ dinh thự này to lắm. Khi bà lớn lên th́ ngôi nhà sừng sững ở đó từ bao lâu rồi. Nhà Cụ Bố được gọi là “Hợn luông”, nghĩa là nhà lớn. “Hợn luông” là nơi Cụ Đèo Văn Ân và 11 người vợ cùng các con của ḿnh sinh sống và dùng làm nơi đón tiếp các quan Tây. Đó là một ngôi nhà sàn rất to, bề thế, lợp ngói, cột sàn to đến nỗi một người có thể nấp sau đó mà không ai nh́n thấy.Gầm sàn rất cao, theo bà Chiên th́ phải cao bằng một nóc nhà.Gỗ để làm nhà, làm sàn là loại gỗ tốt nhất, quư hiếm nhất và rất chắc chắn. Sàn nhà bao giờ cũng sạch sẽ, bóng loáng. Những chiếc cửa sổ, cửa lớn rất to và thông thoáng. “Hợn luông” gồm 12 gian, mỗi gian dành cho một người vợ, c̣n một gian là nơi ở và làm việc. của Cụ. Bà Đèo Thị Pang, 83 tuổi, là một “sao mổ” (nữ vũ công) trong đội múa của Cụ Ân, là người từng được vào gian ở của vị quan này.

Đó là một căn pḥng tuyệt đẹp, mà khi bước vào, bà phải há hốc mồm v́ kinh ngạc trước sự bày biện sang trọng, tỉ mẩn, có cả nhung gấm thêu đầu rồng được treo trên tường. Đến bây giờ nhớ lại, bà vẫn c̣n nguyên sự xúc động. Bà bảo, đúng là nơi ở của bậc vua chúa, 83 tuổi đời, nhưng đó là căn pḥng đẹp nhất mà bà được thấy cho tới nay.

Nhưng không phải “sao mổ” nào cũng được vinh dự và may mắn được chiêm ngưỡng căn pḥng của vị Vua Thái này, phải là người tốt tính, và hơn nữa, bà Pang vốn là cháu họ với Đèo Văn Ân, gọi Đèo Văn Ân bằng ông nên mới có được ưu ái này. Ngay cả “Hợn luông”, chỉ đến những ngày múa đón các quan Tây, người dân nơi đây mới có dịp vào xem múa. 12 gian nhà của vị Vua Thái rộng thênh thang, đến nỗi 3 đội múa, mỗi đội từ 16-18 người có thể tha hồ múa ngay giữa nhà cho Vua Thá và các quan Tây thưởng thức thoải mái, mỗi khi hứng lên, các quan Tây lại ra múa cùng. Phía ngoài hiên nhà rộng chừng 2 sải tay là nơi cụ thường ra hóng mát.

11 gian c̣n lại là dành cho 11 người vợ và con của Đèo Văn Ân sống. Đó cũng là những gian pḥng rất đẹp, sang trọng, được bày biện đầy đủ, không thiếu một thứ ǵ. Xung quanh nhà của vị chúa xứ này được bao bọc bởi bức tường xây kiên cố dày gần 1m, có cả lỗ để những họng súng đen ng̣m ch́a ra pḥng bất trắc. Ngoài tường, có “lính đăm”, tức những người lính nhà quan mặc quần áo thường phục đứng gác và được chia ca gác cẩn thận. Bao quanh khu nhà và bức tường xây cao kiên cố ấy là rất nhiều cây ăn quả sai trái sum suê, mùa nào quả nấy và đặc biệt là một loại hoa màu đỏ mà người Thái gọi là “bó píp” đến mùa nở đỏ rực cả một khoảng trời.

 

Cả ngôi nhà 12 gian ấy sừng sững giữa trung tâm bản.  Sau này, ngôi nhà bị phá đi, số cột to và gỗ được dùng để xây chợ rộng cho người dân nơi đây.

11 người vợ của Vua Thái

Hỏi về ngoại h́nh của Cụ Ân, bà Chiên ồ lên: “Ôi, c̣n phải nói nữa, Pu Pô là người đẹp lắm, rất đẹp”. Bà vẫn giữ nguyên cách gọi ấy cho đến nay không thay đổi. Bà Chiên kể, Pu Pô là một người rất cao lớn, h́nh dáng oai phong, với nước da hồng hào, khỏe mạnh và sống mũi thẳng. Khi bà Chiên mới chỉ là một thiếu nữ 13-14 tuổi th́ Pu Pô đă là một người đàn ông râu bạc để dài, trắng như cước nh́n rất sang trọng.  Pu Pô nói năng nhỏ nhẹ, không quát mắng ai bao giờ, thậm chí có người bị mắng, ông c̣n lên tiếng bênh vực. Có những người dân bị đuổi từ vùng của Tạo Láy sang v́ bị nghi là “ma cà rồng”, Tạo So vẫn cho họ vào ở đất của ḿnh.

Pu Pô Đèo Văn Ân có 11 người vợ, người nào cũng xinh đẹp và ăn nói rất nhẹ nhàng, khéo léo. Người vợ cả của Pu Pô được gọ là Y Luông, tức là  mẹ lớn, cũng họ Đèo. Đây là một người phụ nữ rất đẹp. Khi lấy người vợ này, Đèo Văn Ân mới chỉ là là “tào báo”, tức là một chàng trai trẻ, con nhà Tạo mường. Như bao chàng trai khác, Cụ Ân phải theo tục của bản mường là đi ở rể. Ở rể, chàng cũng phải đi làm ruộng, làm nương cho nhà vợ. Nhưng vốn là công tử, không quen cấy cày, có lần đi cuốc ruộng, có con đỉa bám ở chân, Tạo Ân kinh sợ lắm, nhưng cũng không dám dùng tay gỡ ra khỏi chân mà hoảng hồn cầm cái cuốc bổ luôn vào con đỉa, v́ thế mà trúng luôn cả chân ḿnh.

Nhưng đó là lẩn ở rể duy nhất trong đời, những người vợ sau của cụ Ân đều là do Thẩu Ké đón về cho. Những người vợ sau này được gọi là “Gia” kèm theo thứ tự thứ hai, thứ ba, thứ tư,... Tạo Ân chỉ cần ưng cô gái đẹp ở mường nào đó, nói lại với Thẩu Ké th́ ngay lập tức, Thẩu Ké sẽ đón cô gái đó về “Hợn luông”, sau đó, Tạo sẽ tặng một con trâu lớn, thóc lúa, rồi cấp thêm ruộng cho nhà bố mẹ vợ. Cụ Bố Ân kén vợ rất cẩn thận, không phải cứ cô gái nào xinh đẹp đều được chọn. Khi vị người muốn một cô gái nào đó về làm vợ, Thẩu Ké phải t́m hiểu xem ḍng giống nhà cô gái đó ra sao, có khỏe mạnh, nhân hậu hay không, có ai bị mắc bệnh di truyền hay không rồi mới đón về.

Vợ của Pu Pô là những cô gái đẹp được tuyển chọn từ khắp các mường. Gia song (vợ 2) là cô gái đẹp nức tiếng ở Mường Là (bên Tàu); Gia sam (vợ 3) là người con gái nổi tiếng khắp vùng ở Mường So, là người vợ đẹp nhất của Đèo Văn Ân. Sau này, Gia sam sinh được một cô con gái đẹp tuyệt trần, từng được đi thi nhan sắc tận Hà Nội và đoạt giải nhất; Gia xí (vợ 4) cũng là người Mường So nhưng nhan sắc th́ không bằng Gia sam.

Gia hả (vợ 5) cũng là một cô gái Thái ở vùng Vàng Pheo, Mường So; Gia hốc (vợ 6) là người Khổng Bát, hiện nay con, cháu, chắt của Gia hốc vẫn c̣n sống ở bản Phai Cát, xă Mường So; Gia trết (vợ 7) là người Bản Mứn, Mường So (bà Chiên là cháu gọi Gia trết bằng d́), người vợ này sinh được 2 người con; Gia pét (vợ 8) sống ở Nà Phát; Gia cảu (vợ 9), Gia xíp (vợ 10) đều là người Mường Cấu, B́nh Lư, thuộc huyện Tam Đường ngày nay; Gia xíp ết (vợ 11) là người Mường Máư, B́nh Lư.

Mười một người vợ của cụ,  nhan sắc đều rất mặn mà. Các bà vợ sống rất ḥa hợp, b́nh đẳng với nhau trong “Hợn luông”, dù người đến trước kẻ đến sau”. Họ không phải lo làm lụng ǵ mà lúc nào cũng có kẻ hầu người hạ bên ḿnh. Họ được đeo những đồ trang sức đẹp nhất, nào ṿng cổ vàng, hoa tai vàng, ṿng tay bằng vàng, bằng bạc.

Họ thường mặc áo cóm màu trắng – một loại áo dân tộc của người Thái với những bộ cúc được đánh tinh xảo bằng bạc, mỗi bên một nửa cánh bướm, khi mặc th́ đính vào nhau hoàn chỉnh thành h́nh con bướm. Trong khi những người dân b́nh thường chỉ được mặc váy bằng vải tự dệt nhuộm đen th́ họ được mặc những chiếc váy bằng lụa xa tanh đen bóng quư hiếm, trên tay lúc nào cũng cầm chiếc khăn mùi xoa, đeo bên ḿnh những chiếc xà tích bằng bạc dài rất duyên dáng và đài các. Các nàng sao, con gái của Cụ Ân cũng được đeo những trang sức lộng lẫy như thế. Y Luông và các Gia xưng hô với Cụ Ân rất tôn kính, hễ Cụ Ân muốn ǵ đều được các bà làm theo mà không hề căi lại.

Mọi sinh hoạt trong “Hợn luông” của Cu Ân và 11 bà đều có người hầu, kẻ hạ. Người hầu của Pu Pô rất đông, mỗi người một việc, đa phần đều là những người nghèo không có ruộng nương từ khắp các nơi đến; người th́ được cấp ruộng và phân đất cho để ở, người th́ trở thành tôi tớ.  Họ được sống trong các nhà riêng cạnh đó để chuẩn bị mọi thứ sinh hoạt cho gia đ́nh vị Vua Thái này.  Nhà đông người như thế, mỗi bữa ăn, phải 2 người mới khiêng nổi chơ xôi nếp.

Ngoài các món của người Thái là các món Tây đặc biệt. Tất cả các bà vợ, con cái và Cụ Ân quây quần bên nhau, Cụ Ân ngồi đầu mâm và các bà vợ cũng ngồi lần lượt theo vị trí. Mỗi ngày tết đến, “Hợn luông” nhộn nhịp khách từ khắp nơi đến chào, chúc tết và mang các phẩm vật vùng đến biếu, thổi kèn Pí kẻo từ ngoài đường thổi vào.  Cha mẹ vợ của Cụ Đèo Văn Ân cũng đến chúc tết con rể nườm nượp, mỗi lần họ về, các cô con gái đều có quà cho bố mẹ rất hậu hĩnh. Có thể nói, gia đ́nh của Pu Pô khá đầm ấm và không bao giờ người dân nghe thấy tiếng căi cọ, to tiếng giữa các bà vợ. Các bà đều rất nhẹ nhàng, lịch thiệp và cũng không đối xử ác với ai bao giờ.

Năm 1953, thực dân Pháp bị đánh bật ra khỏi Phong Thổ, Cụ Ân chạy theo Pháp, những người vợ, con, cháu tứ tán khắp nơi, có người phải lánh về vùng sâu, vùng xa của các bản mường khác và sống rất khổ cực. Họ vốn không quen việc nhà nông, lại không biết làm lụng ǵ, nhưng có người cũng nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh. Y Luông chạy về bản Nà Củng, xă Mường So và được vợ chồng bà Đèo Thị Pang cưu mang. Cụ Ân khi đi chỉ kịp đưa theo Gia xíp cùng một số con cháu và qua đời ở bên người vợ này.

Quan Thái Mường So và những người đẹp múa

Cụ Bố Đèo Văn Ân là người rất yêu thích các điệu múa truyền thống của dân tộc Thái, v́ thế mà cũng rất ưu ái những người đẹp múa này. Những điệu múa khăn, múa quạt, múa x̣e làm nức ḷng bao người và vẫn nổi tiếng cho tới tận ngày nay. Mỗi lần có các quan Tây tới là Cụ Ân lại cho các đội múa ra múa chào từ ngoài cổng đón vào. Cụ lập ra 3 đội múa bao gồm những cô gái đẹp tuổi từ 13,14 đến 18, 19. Đội múa tuổi từ 13-16 được gọi là “sao nọi” gồm 1 đội, đội múa tuổi từ 17-19 được gọi là “sao luông” gồm 2 đội.  Ba đội múa này, mỗi đội gồm từ 16 đến 18 người. Bà Đèo Thị Pang sinh hoạt trong đội múa “sao nọi”.

Những cô gái trong đội múa được gọi là “sao mổ”, nghĩa là những cô gái múa. Mỗi năm, Cụ Ân đều cho t́m các cô gái trẻ, nhan sắc sung vào đội m a. Mỗi lần như vậy, sẽ có người đến từng nhà ghi tên các cô gái vào sổ, lập thành danh sách. Nay, bà Pang dù đă 84 tuổi nhưng vẫn tham gia các hội múa của phường, vẫn là thành viên múa trong hội cao tuổi và được đi diễn khắp nơi. Bước chân của bà vẫn c̣n dẻo lắm, và những điệu múa vẫn thật nhịp nhàng, đôi tay uốn lượn như cánh bướm

Là thành viên trong đội múa “sao nọi”, bà Pang thường đến múa ở nhà Pu Pô rất nhiều lần. Bà kể, 15 tuổi, bà đă đi múa được 2 năm. Mỗi lần có quan Tây đến là các bà lại đến múa cờ chào quan Tây từ ngoài đường, các “sao mổ” múa đi trước c̣n các quan Tây đi sau. Đấy là những ngày được báo trước, c̣n có những lần các quan Tây đến, ăn uống ở “Hợn luông” xong xuôi, gia nhân liền nổi trống gọi các “sao mổ”. “Hợn luông” có 2 cái trống rất to treo ở 2 đầu cầu thang nhà sàn, sau một ngày làm ruộng, làm nương trở về, hễ nghe thấy 4 tiếng trống th́ dù chưa ăn cơm, các “sao mổ” cũng vội vàng thay váy áo, trang điểm đẹp đẽ đến múa. Khách ít th́ múa trong nhà, khách đông th́ múa ngoài sân.

 Pu Pô Ân và các quan Tây kê bàn giữa nhà, vừa uống nước chè, vừa thưởng thức những điệu múa say ḷng của các “sao mổ”. Cụ Ân rất hào phóng với các “sao mổ”, mỗi lần các cô gái múa xong, ông lại thưởng cho mỗi cô từ 2-3 đồng bạc, mà hồi ấy, mua một con gà chỉ 2-3 xu. Bà Pang cười bảo, giá hồi đấy biết để dành th́ chắc là sẽ có nhiều tiền lắm. Không những thế, có những quan Tây cũng hào phóng cho các bà mỗi người một đồng bạc. Nhưng các bà sợ nhất là những lần múa đoàn kết, tức là cuối buổi múa, các quan Tây cũng đứng lên múa cùng. Có “sao mổ” chỉ cao chưa đến nách Tây, bị các ông quan Tây nhấc bổng lên, quay mấy ṿng, vừa xấu hổ, vừa sợ.

Có những lần, các đội múa của Đèo Văn Ân c̣n đi giao lưu sang các vùng khác do đích thân Cụ Ân đưa đi. Các cô gái trong đội múa vốn là niềm tự hào của Cụ Ân, bởi không chỉ là những giai nhân nức tiếng mà có cuộc thi nào, các cô cũng đều giành giải nhất. Có lần đội múa đi tận sang đất của Tạo Láy múa giao lưu. Trên đường đi, qua các bản có Tạo, như Nậm Côống, Nậm Pậy, Tạo So đều cho đội múa dừng lại, múa giao lưu. Đường sá xa xôi, vất vả, có lần, đi 3-4 ngày trời mới tới nơi, Cụ rất “cưng” các “sao mổ”, ông ngồi ngựa đi trước, các “sao mổ” cưỡi ngựa đi sau c̣n có người dắt ngựa đề pḥng đoạn đường xấu.

Có những lần đi bằng đường thủy, thấy đường khó khăn quá, Cụ Ân lại lệnh cho người đưa các “sao mổ” đi bằng đường bộ, đến đoạn an toàn mới cho đi tiếp đường thủy. Giờ đây, mỗi lần nhắc đến những đêm múa, bà Pang lại rộn ràng, bước chân chỉ muốn đi theo nhịp. Bà Pang bảo, các bà đi múa cho đến khi Nhật vào mới thôi.

Theo các cụ già ngày xưa kể lại, nhiều khi để tránh mặt Pháp, Cụ Ân cùng các quan lại tránh lên hang Khum Bom, cùng các quan du ngoạn nơi này, hát múa và hút thuốc phiện suốt ngày đêm. Hang núi nơi Tạo Thái này đến được gọi là Thẩm Tạo (hang quan). Tạo Thái đă thành người thiên cổ, tuy theo Pháp làm quan nhưng ông không sống ác với người dân, v́ thế, trong kư ức của người dân nơi này, Tạo Thái của một thời hiện lên với những đường nét phẳng lặng. Mảnh đất nơi Tạo Thái từng sống được mệnh danh là một vùng đất mỹ nhân bởi có rất nhiều các cô gái xinh đẹp như bông ban rừng. Ngày nay, các con, cháu, chắt của Tạo Thái này người c̣n, người mất, họ vẫn hàng ngày cống hiến sức ḿnh xây dựng mảnh đất quê hương.

 

Tôi xin mạo muôi cho đăng bài này để đóng góp một phần nhỏ (chưa đầy đủ) vào việc nghiên cứu sự hiện diện của sắc tộc thiểu số Thái (Tây Bắc Việt Nam) trong sinh mệnh lịch sử của Dân tộc ta. Do tài hèn sức mọn, và bài này chỉ là kết quả nhẫn nại lượm lặt đó đây, không phản ánh quan điểm cá nhân,cho nên bài này chắc chắn không tránh được sơ sót khuyết điểm, vậy, người viết chân thành xin quư bậc cao minh chỉ giáo thêm. 

Xin đa tạ!

Đèo Văn Trấn

 

 

http://www.military.com/memorial-day/mountaintop-mystery.html

Soldierstone Memorial, Rio Grande National Forest

The Vietnam War Summit LBJ Presidential Library .

The United Sates Of American Vietnam War Commemoration 50

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten