Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

MÙA XUÂN TRONG “LUẬN NGỮ”    

 

Lê Việt Thường

 

 

 

 

 

 

 

DẪN NHẬP

                                                                                                          

 

Trong một bài viết  trước đây (1), chúng tôi có nhắc đến  hai câu Ca Dao sau đây về TẾT mà chúng ta thường nghe:

 “Tháng giêng ăn Tết ở nhà

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”

Và chúng tôi có đưa ra nhận xét là có lẽ v́ không nắm vững ư nghĩa ngày Tết, nên ngày nay có những người Việt không những ngạc nhiên mà đôi khi c̣n tỏ ra bực bội về nội dung văn hóa của hai câu trên. Thật vậy, có điều nghịch lư sau đây : nước ta nghèo mà lại có cái Tết dài nhất “thiên hạ”, trong khi Âu Mỹ giàu sang lại có khuynh hướng cắt giảm các ngày nghĩ lễ, Tết nhất  bằng cách khuyến khích Lao Động.

Tuy nhiên,  “nên nhớ lại Tây Âu mới làm việc quần quật từ lúc có khoa học kỹ thuật. C̣n triết lư lao động th́ lại đến muộn hơn nữa, mới chừng một thế kỷ rưởi nay” thôi.

C̣n trước kia, Triết Cổ Điển Tây Phương “đă xao lảng việc đề cao lao động th́ chớ, lại c̣n coi việc làm là h́nh phạt hay là cái chi hèn hạ, chỉ đáng dành cho Nô Lệ (gọi là servile). Aristotle cho việc lao tác là bất xứng với người Tự Do. Cũng v́ đó mà triết Cổ Điển với Plato, Aristotle….. đă không t́m cách phá chế độ Nô Lệ, lại c̣n bào chữa cho là cần thiết để xă hội tồn tại. V́ xă hội mà thiếu lao động th́ sản xuất sao nổi, mà ai lao động cho đây nếu không có Nô Lệ. Đây quả là một tang chứng về vụ Triết Học đă phản bội Con Người vốn mang trong xương tủy tính chất Tác Hành….. Đó là lư do sâu xa nhất đă gây nên cuộc phản động đề cao lao động như vừa nói tới trên kia…..

Nhưng rồi “mạnh chống mạnh chấp”; hễ cái ǵ do phản động th́ thế nào cũng gây nên sự mất quân b́nh (v́ đi quá trớn trong chiều hướng ngược lại) là cái sẽ dẫn đến chỗ cắt hoạn con người, bắt con người làm quá nhiều về chân tay lao lực, mà lại không để th́ giờ phát triển những khả năng khác của con người trung thực”(2)

Ngoài ra, với Việt Nho th́ Siêu H́nh là THỜI GIAN và T̀NH CẢM. Cả hai đều Vô H́nh nhưng lại có Thực….. Đó là hai then chốt của con người, Về khía cạnh T́nh Cảm th́ hàng ngày sống t́nh gia đ́nh, nhưng lâu lâu vào những khởi điểm cũng cần sống theo chiều kích của ḿnh. Sống đầy đủ nhất từ ăn uống, chơi đùa, ca hát, tế tự. Đấy là lư do thâm sâu của các cuộc Tết nhất, hội hè đ́nh đám kéo dài.

C̣n về khía cạnh Thời Gian, có những việc không thể bỏ dù một giây”Đao dă giả bất khà tu du ly dă” (TD). Nhưng có những lúc cần Trọng Thể hóa: đó là những thời điểm Khởi đầu Mùa, đầu Năm, Nho gọi là Tiết, Việt đọc là TẾT.

 

Do đó, “Minh Triết lập ra những cuộc lễ lạy hội hè: một trong những mục tiêu thấp nhất là tháo khoán tức cho phép vượt thể lệ thường nhật cả trong việc ăn uống cũng như dục tính. Cho nên bản chất Lễ là sự quá cỡ thường với mục tiêu mở nắp an toàn cho các uất ức buồn chán có dịp tiêu tán để bớt đi sức nén.

C̣n hiểu cao hơn th́ Tết nhất, hội hè chính là để con người được tham dự vào Thời Tính cũng gọi là Đại Thời Đại Không, tức như vượt mọi ranh giới của luật lệ, giai cấp để ai cũng được ăn uống, nói năng, múa nhảy thỏa thích hầu cho những mối t́nh khát mong sung túc, dư dật, san sẻ bầu bạn có thêm nội dung cụ thể trung thực. V́ thế hội hè vẫn kéo theo đ́nh đám.

Tóm lại, theo nghĩa thông thường, th́ Tết nhất, Hội Hè Đ́nh Đám là những lúc Vui Chơi, Giải Trí cần thiết nhằm “bù đắp” những ngày dài lao lực, lao trí, lao tâm khổ cực suốt một năm mà dân tộc nào cũng có.

Riêng với Việt Nho và Văn Hóa Việt,  TẾT hay hội hè đ́nh đám c̣n là những phút Linh Thiêng mà con người dùng để sống ḥa điệu với nhịp vũ trụ của Hóa Công được quan niệm như Trẻ Thơ ca múa “Hóa nhi đa hí lộng”, để cho đúng câu “thiên nhân tương dữ” trời người cùng tham dự. V́ thế “Tết” cũng kêu là “Tiết”.

Và mỗi Tết trở nên cơ hội cho con người sống đời sống của Đại Ngă Tâm Linh, sống ḥa ḿnh vào nhịp vũ trụ, để con người sống những giây phút an hành vượt hẳn ra ngoài ṿng danh lợi của hai đợt cưỡng hành và lợi hành. V́ chỉ ở đợt An Hành con người mới dễ sống thanh thản trong bầu không khí bao la của trời cùng đất.(3)

Hai Ư Nghĩa về Ngày Tết vừa tŕnh bày ở trên: ư nghĩa Thông Thường mà phần đông ai cũng có thể thấy có thể  hiểu và ư nghĩa Minh Triết chỉ có một thiểu số nắm vững mà thôi.

Về h́nh thức lẫn nội dung, có nhiều  điểm TƯƠNG ĐỒNG giữa Ư Nghĩa về TẾT là lúc khởi đầu Mùa Xuân như vừa tŕnh bày và Ư Nghĩa của đoạn văn cũng về Mùa Xuân rất quan trọng sau đây trong “Luận Ngữ”. Đoạn văn này cũng có Hai Ư Nghĩa: một nghĩa Thông Thường và một nghĩa Minh Triết.,

(I) Ư NGHĨA THÔNG THƯỜNG

Về nghĩa Thông Thường, chúng tôi xin được trích dẫn lối giải nghĩa của học giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “Nhà Giáo Họ Khổng” của tác già, Ông viết “ Nhưng ta nên ghi nhận thêm điều này: Tuy Khổng Tử bôn ba suốt đời để cứu văn xă hội, ra công đào tạo một số môn sinh cho thành những chính trị gia có tài đức; nhưng cơ hồ  như  lư tưởng tối cao, tối hậu của Ngài không phải ở đó.

Một lần (Tiên Tiến_25):

“Tử Lộ, Tăng Tích, Nhiễm Hữu và Công Tôn Hoa ngồi hầu Ngài. Ngài bảo:

_ Các anh cho rằng ta có chỗ hơn các anh nên ngại, nhưng đừng ngại ǵ cả. Ở nhà các anh thường nói: “Chẳng ai biết dùng [tài của] ta”. Nhưng nếu có người biết th́ các anh sẽ đem tài năng ǵ ra dùng ?

Tử Lộ vội vàng đáp:

_ Ví như có một nước nhỏ có một ngàn cổ chiến xa, bị ép giữa hai nước lớn, lại có thêm nạn chiến tranh, dân chúng đói khổ, cho Do (tên của Tử Lộ) tôi cầm quyền chính trị nước đó th́ chỉ ba năm có thể khiến cho dân chúng dũng cảm mà lại biết Đạo Lư nữa’.

Khổng Tử mỉm cười  rồi hỏi:

_ C̣n anh Cầu, anh th́ thế nào ?

Nhiễm Hữu đáp:

_ Như một nước vuông vức có sáu bảy chục dặm [nghĩa là một nước rất nhỏ] mà cho Cầu tôi cầm quyền chính trị chỉ ba năm có thể khiến cho dân chúng được no đủ. C̣n  về lễ nhạc th́ xin đợi bậc Quân Tử.

_ Xích anh th́ thế nào ?

Công Tôn Hoa đáp:

_ Về Lễ Nhạc, tôi không phải là giỏi, nhưng xin được học. Trong việc Tế Tự ở nơi tôn miếu hay trong hội nghị các chư hầu, Xích tôi xin mặc áo lễ huyền đoan, đội mũ chương phủ mà lănh một chức nhỏ.

_ Điểm c̣n anh th́ thế nào ?

Lúc đó Tăng Tích gẩy cây đàn sắt vừa ngưng, đặt đàn xuống, nghe reng một tiếng, rồi đứng dậy đáp:

 

_ Chí của tôi khác hẳn ba anh đó.

Khổng Tử bảo:

_ Hại ǵ đâu? Cũng là ai nấy tỏ chí của ḿnh ra mà thôi.

Tăng Tích bèn thưa:

 _ Như bây giờ là tháng cuối mùa Xuân, y phục mùa xuân đă may xong, năm sáu người  vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy em bé dắt nhau đi tắm sông Nghi rồi lên hứng mát ở nền Vũ Vu  vừa đi vừa hát, kéo nhau về nhà [tôi ước ao như vậy]

Ngài ngẫm nghĩ một chút rồi than: “Ta cũng muốn như anh Điểm”.

Học giả Nguyễn Hiến Lê viết tiếp:

“Đọc “ Luận Ngữ”  tôi thích nhất đoạn này. Người ta chê đạo Khổng thực tế quá hóa khô khan, nhưng chính Khổng Tử có tính t́nh rất đa cảm và nghệ sĩ…..tất cũng biết thích cái thú Nhàn của Lăo Trang; nhưng Ngài rất ưu thời mẫn thế, phải nén sở thích để cứu đời đă.  Để  tạo một xă hội trong đó già trẻ trai gái ai cũng được hưởng cái thú tắm mát trong ḍng sông Nghi rồi hứng gió trên nền Vũ Vu, rồi Ngài mới có thể cùng vui với mọi người được. Như vậy là Ngài suối đời hy sinh, ta vừa quư Ngài mà vừa phục; chứ như Lăo hay Trang th́ ta chỉ quư thôi chứ không phục được”.(4) 

(II) Ư NGHĨA MINH TRIẾT

C̣n Cố Triết Gia Kim Định th́ giải thích đoạn văn trên theo nghĩa Minh Triết như sau :

- Tử Lộ đưa ra dự án quân sự rằng: "sau ba năm huấn luyện th́ dân sẽ dũng mănh" (khả sử hữu dơng).

- Nhiễm Hữu th́ chú ư vào kinh tế thưa rằng: "sau ba năm dân sẽ đủ ăn" (khả sử túc dân).

- Công Tôn Hoa th́ chủ lực vào ngoại giao, nghi lễ: áo quan, mũ, chương phủ, nên xin làm tiểm tướng.

Sau cùng Khổng hỏi Tăng Tích: "Điểm, nhĩ hà tư?"

 Lúc đó thầy  Điểm mới thưa rằng:

"Mộ xuân giả, xuân phục kư thành.

Quán giả ngũ lục nhơn,

Đồng tử lục thất nhơn.

Dục hồ nghi

Phong hồ Vũ Vu

Vịnh nhi quy".

Phu tử vị nhiên thán viết: “Ngô dữ Điểm dă,”

.

.’

’ L.XI.25.

 

Thưa Thầy, dự án của con là: "Vào cuối mùa xuân khi áo xuân đă thành: rủ một ít bạn trạc mười sáu đôi mươi ra tắm sông Nghi, rồi lên núi Vũ Vu  hóng gió, đoạn ca hát mà về". Khổng Tử không dấu được ḷng thán phục, liền hưởng ứng nói "Ngô dữ Điểm dă": ta cùng một chí hướng với Điểm vậy”.

Thoạt đọc chúng ta không khỏi ngạc nhiên hỏi tại sao Khổng Tử lại nhận dự án của Điểm: giữa lúc nước tan tành mà Ngài  lại đồng ư với thầy Điểm rủ bạn đi tắm mát để “lấy le” chăng! Bỏ mặc quốc sự dân sinh coi như không có chi quan thiết đến thân ḿnh cả. Sao Khổng Tử không chấp nhận dự án của ba ông Lộ, Cầu, Xích có thực tế hơn, giàu chất ưu thời mẫn thế hơn? Tại sao lại đi ủng hộ thầy Điểm?

Hay là t́nh thế quá thối nát nên tính đến chuyện giũ bụi đi tu để vui cùng non với nước, theo tiếng hát cung đàn?...

Đó là những thắc mắc xuất hiện nơi tâm trí ta khi mới đọc đoạn sách trên(5)

Thật vậy, nếu hiểu theo nghĩa ĐEN th́ ta có thể có các ư nghĩ như trên, nhưng theo Cố Triết Gia Kim Đinh th́ muốn nắm Tinh Hoa của đoạn văn trên th́ phải hiểu theo nghĩa BÓNG tức theo nghĩa Triết Lư. Vậy nên Cố Triết Gia viết tiếp :

Nhưng khi nghĩ lại ta thấy Khổng bỏ thăm cho chương tŕnh của Điểm là có lư do, v́ dự án của Điểm đi ngược chiều theo lối không có đối tượng (tức lối An Vi) Ba người kia có đối tượng (tức lối Hữu Vi) rơ ràng thiết thực: họ có làm, riêng Điểm không làm, chỉ đi tắm sông, hóng gió, ca hát, có làm chi đâu? Toàn chơi cả!

Nhưng chính v́ chỗ chơi đó, chính chỗ ngược đời đó khiến ta nhận ra Điểm là người dũng cảm, có gan lên đường thực sự, có mắt tinh đời biết coi nhẹ cái người đời coi trọng đặng coi trọng cái người đời coi khinh. Nhờ vây mà Điểm đă thoát ra ngoài lưu tục là chỗ "bỏ gốc theo ngọn" (“xả bổn trục mạt”).

Thế mà bổn là Đức, tài là mạt "đức giả bổn dă, tài giả mạt dă". Cho nên chương tŕnh của Điểm lấy việc "Tu Thân Vi Bổn" làm gốc.

Chương tŕnh đó là:

Dục hồ Nghi

Phong hồ Vũ Vu

Vịnh

Nhi quy”.

Chúng ta hăy xét đại cương các đề mục:

(A)“DỤC HỒ NGHI”

Ở đây nhất định phải gạt bỏ những ư nghĩa cụ thể, để hiểu theo sự thanh lọc tâm hồn:

"Nước trong rửa ruột sạch trơn

Một câu danh lợi không sờn ḷng ai" (Đồ Chiểu)

Nước là biểu tượng có tính cách phổ quát để chỉ sự thanh lọc nên hầu như tôn giáo nào cũng có dùng: tắm nước sông Hằng bên Ấn giáo, phép rửa bên các tôn giáo đều ám chỉ bước đầu tiên trên đường Đạo là: thanh lọc (vie purgative).

Nho Giáo tuy không là tôn giáo nên không có phép tẩy rửa nhưng mỗi khi phải tiếp xúc với Thần Minh cũng có nghi tiết "Mộc Dục" nghĩa là tắm rửa để chỉ việc thanh lọc, do đó trong Nho giáo hay nói đến nước, coi như nơi phát xuất những tia sáng căn bản về Minh Triết, chẳng hạn ư tưởng biến dịch nền móng cho triết lư nhân sinh được Khổng liễu ngộ trong khi ngắm ḍng nước chảy:

"Tử tại xuyên thượng viết: thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ”, .’" L.IX 16. Khổng Tử đứng trên bờ sông nói rằng: cũng như nước này chảy đi th́ Đạo thể cũng lưu linh như thế, ngày và đêm không có vật chi ngừng nghỉ…

Ngoài ra, Nước biểu thị Trí

Núi biểu thị Nhân

Nước đi với Non như cặp uyên ương nên ta quen nói "Non Nước". V́ thế sau khi tắm dưới sông, th́ trèo lên núi để hóng gió trời. Cũng chính là chuyện thông thường: sau “dục hồ nghi” th́ đến “phong hồ vũ vu”.

 

(B)”PHONG HỒ VŨ VU”

 

Vũ Vu là một ngọn núi ở nước Lỗ trên đó có lập bàn thờ tế Trời đặng cầu mưa.

 

Tẩy sạch bụi trần ở sông Nghi, rồi lên núi Vũ Vu hóng gió gội nhuần ơn mưa móc tự trời đổ xuống: "Đạo chi bổn nguyên xuất ư thiên" (T.D). Gốc của Đạo phát xuất tự Trời.

 

Tiêu cực: tẩy sạch trần cấu.

Tích cực: hứng gió mưa tự trời.

 

Nói theo tôn giáo là tẩy sạch tâm hồn để đón nhận ơn thiêng từ Trời. Nói theo triết là sau khi nh́n nhận ra được tính chất hạn cục, tương đối của các định đề trong luận lư cũng như các công ước xă hội th́ đón nhận cái nh́n bao quát toàn thể của Minh Triết ví như nước, như gió, như mưa bao trùm vạn vật bằng một luồng sông linh động. Nho triết thường coi non nước như cặp âm dương. Tuy mâu thuẫn đối chọi nhưng thực ra là cặp vợ chồng lư tưởng được biểu thị trong câu "non nhân nước trí" chung t́nh.

 

Non biểu thị T́nh yêu trinh bền. Nước biểu thị cho Trí đi lại t́m ra các mối liên hệ quán thông sự vật len lỏi xuyên qua vạn hữu. V́ thế nhiều Nho Gia lấy việc du ngoạn sơn thủy làm một nguồn gợi hứng thiên nhiên linh diệu: có cảm thông với sơn thủy mới dễ liễu hội được cái lẽ huyền vi của mối t́nh mật thiết giữa Trời Đất Người. Người thôn dă sống gần thiên nhiên dễ cảm được thực tại hơn người thị dân người trí thức v́ lẽ đó.

 

(3) “VỊNH”

 

Lúc sinh khí đă thâu hóa đầy thâm tâm, tất sẽ vui mừng, vui mừng ắt sẽ ngâm vịnh, ngâm vịnh ắt sẽ dao động. Dao động ắt sẽ nhún nhảy. "Nhơn hỉ tắt tư đào. Đào tư vịnh, vịnh tư do, do tư vũ". [Đàn Cung Kinh]

 

(4) “NHI QUY”

 

Là điểm chót sau Vịnh. Quy ở đây có hai nghĩa.

 

(a)”THIÊN KỲ PHẢN NHI”

 

Trước hết là trở về nội tâm:” thiên kỳ phản nhi”. Đây là điểm căn cơ hơn hết trên con đường ngược chiều: tự ngoài vào trong, nghĩa là từ những cái tư riêng được coi như mục đích, th́ nay mục đích được hướng vào chỗ "Kỳ Trung" ở đợt sâu thẳm nhất, nên chỉ c̣n là tiết điệu uyên nguyên mà mỗi người học Đạo phải cố đạt tới. Thành công nhiều ít là tùy độ nắm được Trung nông sâu hơn kém.

 

(b) THÁI ĐỘ “XỦ THẾ” CỦA VIỆT NHO

 

Thứ hai là trở lại với đời sống thế tục để Xử Thế, cho đời sống xă hội thấm nhuần Đạo Lư, cho cơi nhân sinh trở thành Nhân Đạo”.(6)

 

Và đó là chỗ phân biệt giữa lối sống Thời Trung, Xử Thế của Nguyên Nho hay AN VI của Việt Nho và đường lối Xuât Thế của phái VÔ VI . Câu chuyện sau đây có thể dùng để minh họa sự khác biệt nêu trên :

 

Một hôm Khổng đi đường không biết bến đ̣ nên sai Tử Lộ đến hỏi hai nhà ẩn sĩ là Tràng Thư và Kiệt Nịch, nhưng cả hai từ chối. Tràng Thư đáp: nếu người ngồi xe là Khổng Tử th́ ông ta đă biết lối xuống đ̣ rồi. Riêng Kiệt Nịch đă không chỉ lối lại c̣n gửi lời khuyến cáo Khổng Tử nên theo chân ẩn sĩ để lánh trần rằng "thao thao giả thiên hạ giai thị dă nhi thùy dĩ dịch chỉ". Tất cả mọi nơi đều loạn lạc như thác như lũ th́ mong t́m đâu ra đồng chí đặng cùng ḿnh cải tổ xă hội chứ?

 

Tử Lộ đem lời trên thuật lại cho Thầy. Nghe xong, Khổng ngậm ngùi nói "Điểu thú bất khả dữ đồng quần, ngô phi nhân đồ dữ, nhi thùy dữ? Thiên hạ hữu đạo, Khâu bất dữ dịch dă, 群, 與? 道, " L. XVIII

 

Người ta không thể làm bạn với cầm thú. Nếu ta chẳng sống với người trong xă hội này th́ sống với ai? Nếu thiên hạ có Đạo rồi th́ cần chi phải sửa đổi cải tạo nữa.

 

Câu chuyên trên biểu lộ hai thái độ ở đời với hai khung cảnh. Tràng Thư, Kiệt Nịch thiên về xuất thế, lấy tiên làm mẫu người lư tưởng: chữ Tiên kép bởi chữ nhơn và sơn chỉ người ở núi. Khổng lấy xóm nhân làm chỗ ở: chữ Nhân là "hai người" nói lên xă nhân tính thiết yếu của con người, chứ không thể đồng quần với điểu thú sống lang bạt trên núi rừng được.

 

Do đó khung cảnh Nho Giáo chính là các lọai xă hội nhỏ từ gia đ́nh thôn ấp mở rộng qua lên quốc gia nơi ḿnh đang sinh sống đang hoạt động và cuối cùng là quốc tế (tứ hải giai huynh đệ). Như thế môi trường đó không thể t́m xa xôi trên núi rừng, những nơi u tịch cách biệt xă hội loài người. (7)

 

[Chúng tôi xin đươc mở một dấu ngoặc v́ khi viết tới đây, chúng tôi chợt nhớ là có  những “tay Ngụy Biện” chuyên môn xuyên tạc Nho Giáo, “đả phá” Văn Hóa VIỆT  như Nguyễn Gia Kiểng chẳng hạn. Đối với những người này, chuyện “viết lách” không phải do nhu cầu đi t́m Sự Thật mà là cái dịp để họ t́m cách “bưới móc”, “bôi nhọ” văn hóa dân tộc cho những mục tiêu” không mấy trong sáng”  như những quyền lợi cá nhân nhỏ nhen, những âm mưu chính trị phe đảng hoặc cho âm mưu phục vụ  một ư thức hệ ngoại lai …. được che dấu dưới những từ ngữ mỹ miều và bằng mọi phương tiện, cách thức như rút các câu trích dẫn  ra khỏi đồng văn của nó,  cố t́nh bẻ quặt ư nghĩa của câu văn, các từ ngữ được sử dụng, hoặc tiếp tục giải nghĩa các từ ngữ  theo ư nghĩa đă lỗi thời mà trong quá khứ chính Nho Giáo đă giúp hành giả vượt qua ư nghĩa lỗi thời nêu trên bằng một ư nghĩa rất Mới Mẻ, Cách Mạng như chúng tôi đă có dịp chứng minh qua trường hợp Nguyễn Gia Kiểng với cặp từ ngữ “Quân Tử-Tiểu Nhân” hoặc  các chữ Lễ, Chữ Nhân, chữ Đức…mà NGK cố t́nh xuyên tạc, bẻ quặt ư nghĩa trong một bài viết trước đây] (8)

 

Xin được trở lại đề tài bài viết.  Qua câu chuyện nêu trên, chúng ta nhận thấy rằng các người chủ trương Vô Vi như Tràng Thư, Kiệt Nịch có ư  khuyên “Khổng Tử nên theo chân ẩn sĩ để lánh trần rằng…tất cả mọi nơi đều loạn lạc” cả rồi “ như thác như lũ th́ mong t́m đâu ra đồng chí đặng cùng ḿnh cải tổ xă hội ?”

Th́ Ngài than rằng:  “Người ta không thể làm bạn với cầm thú. Nếu ta chẳng sống với người trong xă hội này th́ sống với ai? Nếu thiên hạ có Đạo rồi th́ cần chi phải sửa đổi cải tạo nữa”

Vậy nên Khổng Tử  cũng như  phần lớn các Kẻ Sĩ sau này thường bị chỉ trích là “biết làm không được mà vẫn cứ làm” v́ những người chỉ trích  không hiểu rằng đối với Nho Gia, hành động c̣n có mục đích “Làm Gương” nữa chứ không chỉ mong đạt được  kết quả cụ thể mà thôi. Cũng  tương tự câu tuyên bố của  Nhà Cách Mạng  Nguyễn Thái Học: “Không Thành Công cũng Thành Nhân”!

 

Vậy nên, tinh thần Chân Thực của người Quân Tử xưa cũng như nay rất khác xa với cái mà Nguyễn Gia Kiểng (cũng lại xuyên tạc nữa!!!) gọi là  « làm chính trị kiểu nhân sĩ », nghĩa là theo Nguyễn Gia Kiểng «  hoặc không tham gia một tổ chức nào hoặc nếu có tham gia th́ cũng chủ yếu để lợi dụng tổ chức cho tham vọng cá nhân của ḿnh, chứ không phải để xây dựng tổ chức….đấu tranh để cải thiện xă hội (sic) !

Khi« huyên hoang » tuyên bố như trên hay lúc  khác có thái độ « dè bỉu » đối với việc ra « Làm Quan » của các nhà Nho thời trước, Nguyễn Gia Kiểng quên hay không biết là việc  ra « Làm Quan » là  cách thức DUY NHẤT  mà người « ăn học »  thời xưa có thể trực tiếp ra Giúp Nước và Cải Tạo Xă Hội.

Lẽ dĩ nhiên, ngày nay có nhiều cách thức giúp nước và cải tạo xă hội  hơn xưa  (nhưng đó là chuyện ngày nay !)  ngoài việc « ra làm quan »  tức « thi tuyển vào làm công chức »). Nhưng điều  đáng tiếc là phần lớn lớp Trí Thức ngày nay  không biết , không hiểu hay không muốn hiểu  ư nghĩa của từ ngữ "Chính Danh », nên thông thường kèm theo các lời huê mỹ hay những câu tuyên bố « sang sảng » như  « Phải khẩn cấp trả lại cho đấu tranh chính trị nghĩa thực và đúng của nó, nghĩa là đấu tranh để cải thiện xă hội, để tôn vinh quyền làm người và đem lại phúc lợi tối đa cho thật nhiều người ». (NGK) th́ ẩn sâu dưới là cả một thực trạng Phủ Phàng  đươc «đan  dệt » bằng Danh, bằng Lợi, bằng lối đi « Cửa Hậu »  được che dấu dưới những chiêu bài chính trị thời thượng kiểu « Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc » !!!

Đối với Nguyễn Gia Kiểng, nếu có ai chịu khó bỏ chút  th́ giờ ra quan sát , th́ sẽ thấy đó là một trường hợp  của một người mang trong ḿnh rất nhiều tham vọng [ở đây chưa cần  bàn đến khía cạnh « Tốt-Xấu » của tham vọng] nhưng lại TRÁNH tối đa làm những điều cần thiết về phương diện Kiến Thức, Học Hỏi  hầu có thể dùng chúng làm phương tiện hiện thực những tham vọng của chính  ḿnh. Mà hệ quả là  đương sự hoàn toàn THIẾU vắng những  Kiến Thức căn bản và cần thiết trong các lănh vực liên hệ từ Chính Trị, Kinh Tế, Quản Tri…..cho đến (lẽ dĩ nhiên) Lịch Sử, Văn Hóa, Triết Học, Ngoài ra, Nguyễn Gia Kiểng áp dụng lối tranh luận mà người b́nh dân thường mô tả  bằng những  từ ngữ  như «  Già Mồm », «  Hàm Hồ », hay « Cải Chầy Cải Cối » đồng thời sử dụng những phương thức lư luận «  không lành mạnh » mà chúng tôi vừa  đề cập ở trên và như đă nói , hoàn toàn THIẾU vắng những Kiến Thức thích đáng và cần thiết trong các đề tài và lănh vực liên hệ. Do đó, nội dung của các lập luận của Nguyễn Gia Kiểng hoàn toàn ĐI NGƯỢC lại với Dữ Kiện, Lư Thuyết, ngay cả Lương Tri Công Cảm thông thường.

Tóm lại, để diễn tả một cách « bóng bẩy  điểm một một chút  hài hước », về Nguyễn Gia Kiểng với tính CƯƠNG ẨU cố hữu cộng thêm với việc NGK t́m cách  che dấu âm mưu  ĐẠO VĂN của thiên hạ mà miệng  cứ luôn « bô bô » là « ta đây có nhiều ư tưởng Mới Mẻ », đó  có lẽ là một trường  hợp « Đáng Buồn » cho Cộng Đồng Người Việt  liên quan đến  một « Tay Ngụy Biện » ĐIỂN H̀NH  h́nh như có kèm theo cả « Nhăn Hiệu Cầu Chứng  » hẳn hoi không một ai có thể lầm lẫn  được !!!  

Thật rất khác xa với lối Xử Thế của Nguyên Nho hay Việt Nho. Và khi Đổng Trọng Thư nói "Tiên quy nhi hậu vi chi, " (ĐC 335) là ông nói  theo lối Vương Đạo. Thật vậy, muốn cải tạo xă hội mà thiếu Quy, tức thiếu Minh Triết để phân biệt được điều lợi hại th́ dẫu thiện chí là yêu thương người mà kết quả lại là làm hại người, bên ngoài ư muốn của ḿnh.

Điểm là một ṿng trong dây chuyền của Truyền Thống.

 Đại để đó là ẩn ư của Điểm mà người cháu nội sau này của Khổng Tử là Tử Tư sẽ quảng diễn bằng câu: "Vật hữu bổn mạt, sự hữu chung thủy. Tri sở tiên hậu, tắc cận đạo hĩ, ." , nghĩa là vật có gốc có ngọn, gốc loạn mà cành trị chưa bao giờ xảy đến được. Cái gốc là chính con người, phải lấy “thành nhân” làm nền móng trong việc an bang tế thế lâu dài.

V́ thế mà "quân tử lập kỳ đại". Người quân tử trước hết đặt vững nền móng cho cái Đại cái Gốc. Mà “lập kỳ đại” chính là tu thân. Tu thân mới là bổn gốc, ngoài ra kinh tế, chính trị, ngoại giao… tuy không ai dám chối là cần, nhưng cần hơn cả là Gốc. Chính Gốc mới là phần "Thành Nhân". Nếu chỉ luyện nên những thứ chuyên môn mà không có luyện cho thấy cái toàn thể nơi con người, th́ đừng nói thiếu tâm hồn, mà thiếu ngay cả đến lương tâm nghề nghiệp. Jung có lần nào đó viết rằng chính những chương tŕnh lớn lao về kinh tế, chính trị… đă làm các dân tộc sa lầy (Les grands programmes politiques, économiques… précisément ce qui a toujours enlisé les peuples), là v́ những chương tŕnh đó chỉ là những sự xếp đặt do đầu óc trục lợi tính toán, và chỉ biết t́m thế quân b́nh giữa các nhóm thế lực lấy ích lợi làm trọng tâm, mà không được đặt vào tương quan với Toàn Thể là Nhân Tính con người.

 

Đành rằng phải có chuyên môn nhưng đồng thời phải dạy cho biết cái Toàn Thể tức là Đạo làm Người. Có thế mới là "tiên quy nhi hậu vi chi". Nếu không trước hết hồi hướng về thâm tâm để ḿnh t́m lại ḿnh rồi mới thực hiện (vi chi) th́ dầu chuyên môn có giỏi rồi cũng chỉ đến "vinh thân ph́ gia", chứ không mong ǵ giúp ích xă hội !

Điều nhận xét trên áp dụng cho toàn thế giới. Con người hiện nay đă "thành công" rất lớn, nhưng "thành nhân" rất nhỏ. Con người chưa được sửa soạn đủ để hưởng cái thành công của ḿnh. Thay v́ lấy thành công tô thắm cuộc đời th́ lại dùng để tiêu diệt lẫn nhau. V́ chưa t́m ra cái Toàn Thể làm Gốc để quy tụ các động tác tư riêng nên mọi chương tŕnh trở thành vá víu.

V́ lư do sâu xa đó, nên tuy Khổng  theo dự án của Điểm thoạt coi tưởng như một tṛ chơi mà thực ra lại là lo cho đời từ căn để vậy. Hơn nữa đó mới chính là Nho triết của truyền thống trong câu: "duy tinh duy nhất, doăn chấp quyết trung, ": có tinh luyện tâm hồn mới đạt được sự thống nhất chân thực. Lúc đó mới thống nhất được mọi việc lẻ tẻ, những cái dị biệt.

 Ở chương tŕnh Điểm, hai chữ:

Duy Tinh” nằm trong “Dục Hồ Nghi”, dùng nước để tẩy lọc tinh luyện tâm hồn.

Duy Nhất” là “Phong Hồ Vũ Vu” để nhận lấy nguồn sinh lực sinh động của toàn thể.

Doăn Chấp” là Vịnh: Vịnh là chúa các nghệ thuật, cũng đồng nghĩa với ḥa hợp điều lư.

Quyết Trung” là “Nhi Quy”: tức là truy hướng hồi tâm để t́m ra nguồn sống và cũng có nghĩa là trở lại tô thắm cho đời sống xă hội.

Đúng là đường lối suy tư chân thực mà Heidegger gọi là “Andenken”: [pensée mémoriale] có thể dịch là “Truy Tư” hay “Quy Tư”, nghĩa là suy tư t́m trở lại nguồn gốc căn cơ con người, cũng chính là cái thực tại toàn triệt mà chúng ta khát mong t́m trở lại, gọi là cái Khát Vọng Siêu H́nh, mà không có thành công nào bóp chết được. Nhưng dùng lư trí th́ chỉ thấy từng khúc vụn vặt. Do đó Việt Lư đi theo đường lới "Duy Tinh Duy Nhất".(9)

KẾT LUẬN

Ở phần trên, chúng tôi có nói phớt qua rằng có những điểm Tương Đồng giữa ư nghĩa ngày Tết và nội dung của đoạn văn về Mùa Xuân  trong ‘Luận Ngữ”. Và có lẽ điểm then chốt nhất là cả hai đều có thể hiểu theo hai cách khác nhau: hiểu theo lối Thông Thường hoặc theo nghĩa Minh Triết.

Hiểu cách Thông Thường th́ Tết là  cơ hội trong năm khi  mà hội hè đ́nh đám được tổ chức để những thành viên của một đoàn thể, những con dân của một đất nước  có thể Vui Chơi thỏa thích với nhau nhằm “đền bù” những khổ cực  của suốt một năm qua. Dân tộc nào cũng có loại sinh hoạt tương tự.

Riêng với Việt Tộc, TẾT c̣n mang một ư nghĩa thâm trầm sâu xa hơn nữa  nhằm vươn lên đến tận tầng trời Minh Triết. Với ư nghĩa triết lư này,Tết  không chỉ là cơ hội vui đùa, giải trí.” ăn nhậu” có vẻ chỉ thiên về khía cạnh Vật Chất, mà Tết c̣n là những giây phút Linh Thiêng ở đầu năm  nhằm giúp con người vượt thoát khỏi ṿng kiềm tỏa của cơi thế tục đầy ắp những Lợi cùng Danh để ḥa đồng vào toàn thể Vũ Trụ Vạn Vật, với Đại Thời Đại Không của cơi Tâm Linh.

Về đoạn văn liên quan đến “Mùa Xuân trong “Luận Ngữ” cũng vậy, đa số và ngay cả học giả Nguyễn Hiến Lê cũng hiểu theo nghĩa Thông Thường, về  cái thú và giấc mơ “Nhàn Tản” mà theo họ,  Khổng Tử có thể phải  tạm dẹp qua một bên  hầu có đủ th́ giờ Cứu Đời và cải tại xă hội.

Tuy nhiên, theo Cố Triết Gia Kim Định, c̣n có một ư nghĩa Minh Triết thâm trầm sâu xa hơn nữa mà  đoạn văn nêu trên có ư bàn đến và đó chính là cái Đạo Tu Thân  của người Quân Tử  mà lư tưởng là phải làm  Bổn Gốc cho tất cả các sinh hoạt khác của con người : Chính Trị, Kinh Tế, Quân Sự……v́ Quân Tử “lập kỳ đại” mà cái “Đại” của người Quân Tử là “Dĩ Tu Thân Vi Bổn”. Vậy nên, ở đợt Minh Triết, “Mùa Xuân trong Luận Ngữ” , ngoài ư nghĩa Thông Thường mà phần đông ai cũng có thể hiểu, c̣n chứa đựng một nội dung MINH TRIẾT thâm hậu liên quan đến các khía cạnh hay giai đoạn khác nhau trong chính tiến tŕnh TU THÂN của người Quân Tử, từ 

Dục hồ Nghi”

Phong hồ Vũ Vu”

Cho đến

Vịnh”

Nhi quy”

 

 Lê Việt Thường

 

(15/01/2012)

 

 

 

CHÚ THÍCH

(1)   Lê Việt Thường, “Những Yếu Tố Của Nền Nhân Bản Toàn Diện: Ư Nghĩa Ngày Tết”

Những Yếu Tố của nền Nhân Bản Toàn Diện : " Ư Nghĩa Ngày Tết "  - Lê Việt Thường(Văn Hóa)

(2)   Kim Định,“Hồn Nước với Lễ Gia Tiên”,Nam Cung, 1979, tr.163-165

(3)    Idem, tr.169-170

(4)    Nguyễn Hiến Lê, “Nhà Giáo Họ Khổng”, Đại Nam, Glendale, CA 91202 USA,1 994, tr.25-28

(5)   Kim Định, “Tâm Tư”, Khai Trí, SG, VN, 1970

(6)   Idem

(7)   Idem

(8)   Lê Việt Thường, “Cần Cập Nhật Hóa Phương Pháp và Nội Dung trong Lănh Vực Suy Tư : Trường Hợp  " Tổ Quốc Ăn Năn "

Cần Cập Nhật Hóa Phương Pháp và Nội Dung trong Lănh Vực Suy Tư : Trường Hợp  " Tổ Quốc Ăn Năn " ' Bài 2 - Lê Việt Thường -(Văn Hóa)

(9)   Kim Định, Idem

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng