Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia  để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của đối phương hầu có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu Chuyện Di Dân Lậu

 

06/09/2016

 

Vũ Linh

 

...Trump này phải nói cũng là một thứ siêu chính khách chứ không phải tay vừa...

 

Ứng viên CH Donald Trump bất th́nh ĺnh đi gặp tổng thống Mễ. Đây là vị quốc trưởng đầu tiên ông Trump đi gặp từ ngày ông ra tranh cử. Cũng không lấy làm lạ khi vấn đề di dân lậu gốc Nam Mỹ đă là lư do đầu tiên khiến ông ra tranh cử, cũng là lư do chính ông đắc cử đại diện CH qua các cuộc bầu sơ bộ. Ông đi buổi sáng, diện kiến TT Mễ, buổi chiều bay về, tối ra trước cử tri đọc diễn văn.

Có hai chuyện lạ, khá bất ngờ xẩy ra.

Cái lạ đầu tiên là ông Trump đi Mễ gặp TT Mễ. Trong cuộc tranh cử tổng thống hiện nay, ông Trump đă nâng vấn đề di dân lậu lên thành đề tài quan trọng nhất khi ông mở màn cuộc vận động tranh cử bằng một bài diễn văn nhục mạ di dân lậu là đám cô hồn các đảng, chỉ giỏi trộm cướp, bán buôn ma túy, và hăm hiếp phụ nữ, rồi lớn tiếng hứa sẽ trục xuất hết hơn một chục triệu đám này, đồng thời bắt chính phủ Mễ trả tiền xây một bức tường suốt dọc biên giới Mỹ-Mễ. Trước thái độ đó, việc ông gặp TT Mễ quả là đáng ngạc nhiên.

Đây là do lời mời của TT Mễ. Ông này mời cả hai ứng viên CH và DC gặp ông thảo luận về vụ di dân lậu. Ông Trump nhận lời, đi gặp ngay, trong khi bà Hillary lưỡng lự cân nhắc, bây giờ th́ không c̣n đi được nữa v́ sẽ mang tiếng chạy theo ông Trump. TT Mễ mời hai người này qua nói chuyện thật ra cũng chẳng có ư tốt lành ǵ. Ông này đang gặp rắc rối nội bộ lớn v́ dính vào nhiều x́-căng-đan, tỷ lệ hậu thuẫn chỉ c̣n đâu 25%, nên mời hai ứng viên tổng thống Mỹ qua để lấy lại uy tín cũng như lái dư luận ra khỏi những x́-căng-đan thôi.

Ông Trump nhận lời ngay v́ đây là cơ hội được một quốc trưởng mời họp, nâng vị thế của ông lên tầm vóc quốc tế. Bà Hillary đắn đo v́ cân nhắc phản ứng của cử tri ủng hộ hay chống đối như thế nào v́ di dân là một đề tài hết sức nhạy cảm, đúng là thái độ tiêu biểu của một chính trị gia, làm ǵ cũng phải dựa vào thăm ḍ phản ứng của thiên hạ.

Trong câu chuyện này, một lần nữa, ta thấy phản ứng khác biệt giữa hai người: một người có hành động ngay, sai lầm sửa sau, không cần thăm ḍ dư luận, gọi là tạo thời thế; một người đắn đo tính toán sợ mắc sai lầm, thăm ḍ dư luận trước, gọi là đi theo thời thế, cho đến khi quá muộn.

Có người sẽ lo sợ tính bốc đồng, quyết định hấp tấp của ông Trump, lại có người sẽ coi thường cái thụ động nhút nhát của bà Hillary.

Cái lạ thứ nh́ là thiên hạ có dịp chứng kiến một ông Trump hoàn toàn khác lạ, khác hẳn ông Trump ứng cử viên. Ông Trump ứng viên ăn nói vung vít, bạo phổi hơn ai hết, khoa tay múa chân, trề môi trợn mắt,… tất cả tuyệt đối chẳng có một chút tư cách tổng thống ǵ hết. Nhưng khi gặp TT Mễ th́ ta lại thấy h́nh ảnh lột xác của ông Trump. Nghiêm chỉnh, điềm đạm, ăn nói rất tế nhị, rất… ngoại giao, có thể nói là rất khéo, thậm chí ca tụng dân Mễ siêng năng, thông minh, Mỹ và Mễ là đồng chí môi hở răng lạnh, … Đi đứng chững chạc. Đứng bên cạnh một ông TT Mễ nhỏ con, ăn nói tầm thường, ông Trump rơ ràng… có tướng tổng thống hơn ông TT Mễ rất nhiều. Nhưng rồi ngay sau đó, khi về lại Mỹ, nói chuyện với dân Mỹ, th́ ông Trump "Vũ Như Cẩn" lại tái xuất giang hồ, chứng nào tật nấy, phùng mang trợn mắt, ăn nói mạnh bạo như những ngày đầu ra tranh cử.

Sự kiện này dường như chỉ xác nhận ông ứng viên Trump từ đầu đến giờ thật ra cố t́nh đóng tuồng một anh "khùng" để khích động khối cử tri đang nổi khùng của ông thôi. Nếu sự thật là vậy th́ ông Trump này phải nói cũng là một thứ siêu chính khách chứ không phải tay vừa, hiểu tâm lư quần chúng rơ hơn ai hết.

Tuy ông không nhắc lại chuyện đám di dân lậu toàn là dân hắc ám, nhưng nhấn mạnh hơn nữa thái độ cứng rắn, không chấp nhận ân xá, sẽ trục xuất ngay tất cả những di dân phạm tội [cần để ư kỹ: bây giờ ông đ̣i trục xuất di dân phạm pháp thôi, chứ không đ̣i trục xuất hết hơn một chục triệu nữa], và khẳng định lại sẽ bắt chính phủ Mễ trả tiền xây bức tường.

Thật ra, thái độ cứng rắn này cũng không phải là một ngạc nhiên. Lúc gần đây, ông Trump có vẻ ăn nói "nhẹ nhàng" hơn trong vụ di dân lậu, nói bóng gió là có thể cứu xét lại vấn đề. Nhưng vừa hé cánh cửa đă bị ngay một làn sóng chống đối của các cử tri cực đoan của ông: bộ ông tính nuốt lời hứa hay sao đây? Thế là ông Trump bị ép vào thế phải cứng rắn lại để trấn an cử tri.

Vài anh nhà báo cấp tiến chê ông Trump "dốt chính trị", lớn tiếng bài ngoại sẽ không hy vọng thắng được tại những tiểu bang "xôi đậu" vùng biên giới như Nevada, New Mexico, Colorado,... là những tiểu bang có rất đông dân gốc Nam Mỹ. Mấy anh nhà báo này thật ra nói chuyện vớ vẩn. Ông Trump biết chắc không thể nào kiếm được phiếu của khối dân gốc Nam Mỹ nên chẳng cần họ. Những cử tri ông nhằm chính là mấy ông bà thợ thuyền da trắng và ngay cả da đen và da nâu của các tiểu bang kỹ nghệ quanh Đại Hồ, là những người không ưa di dân, bất kể lậu hay không lậu, v́ di dân đe dọa chiếm việc làm của họ, hay ít nhất cũng làm giảm mức lương của họ.

Nhân đây, ta cũng cần nh́n lại toàn bộ vấn đề. [Bài này chỉ bàn đến chuyện di dân lậu gốc Nam Mỹ, không bàn đến các khối di dân khác như dân tỵ nạn Trung Đông, hoàn toàn khác biệt.]

Quư độc giả có thể tưởng tượng có một ông nhà giàu, ở nhà rất lớn, ngày nào cũng tiệc tùng ăn nhậu vui vẻ, nhưng nhà ông ta lại ở giữa khu xập xệ, giữa đám dân nghèo nàn, ốm đói. Chỉ khiến các hàng xóm của ông ta, ngày nào cũng nh́n thèm rỏ dăi ông nhà giàu ăn nhậu. Dĩ nhiên nhiều anh đói quá, làm liều, chạy qua ăn ké dù không được mời. Bây giờ ông nhà giàu có hai cách ứng xử, một là "giàu ḷng nhân đạo", để cửa hé mở, hàng xóm tràn vào được đón mời ăn nhậu, cùng vui vẻ, cho dù phần ăn của mỗi người trong nhà bị bớt đi một chút; hai là bất kể bị tố kỳ thị, đóng cổng, xây hàng rào, anh nào đă lỡ qua được sẽ bị thộp cổ đuổi ra lại. Đó chính là hai thái độ của hai chính đảng DC và CH.

Đảng DC là đảng tuy không mở cửa mời đón ai vào, nhưng cũng chẳng khoá cổng, và những vị khách không được mời này, nếu đă vào được rồi th́ được ở lại luôn, không bị đuổi về, trừ phi phạm tội ăn trộm đồ đạc hay đánh chủ nhà ǵ đó.

Đảng CH là đảng muốn đóng cổng không cho ai vào, nhưng nếu tuân thủ luật lệ th́ sẽ được vào. Những người leo rào vào bất hợp lệ cần phải bị bắt đuổi ra lại, cho dù họ vào nhà ăn ở hiền lành, phải phép.

Quư độc giả có toàn quyền nhận định thái độ nào đúng, thái độ nào sai. Chỉ cần nghĩ cho kỹ, nếu ḿnh chính là ông nhà giàu đó th́ ḿnh sẽ làm ǵ.

T́nh trạng này đă có từ rất lâu rồi. Ngay từ thời TT Eisenhower thập niên 1950, dân gốc Mễ và Nam Mỹ đă bắt đầu vượt biên giới, vào Mỹ đi t́m việc làm lậu, gửi tiền về quê nhà nuôi gia đ́nh. Đến thời TT Reagan, ông cũng chẳng có cách nào trục xuất được cả triệu di dân lậu, do đó, ra quyết định ngưng trục xuất họ và t́m cách giúp họ có việc làm để bớt gánh nặng cho Nhà Nước. Khi đó, nước Mỹ có khoảng ba triệu di dân lậu. Đây cũng chính là quyết định mà TT Obama đă lấy gần đây khi ra lệnh ngưng trục xuất di dân, ngoại trừ những thành phần phạm pháp. Thực tế mà nói, Mỹ cũng như Mễ, chẳng có cách nào cụ thể ngăn cản được, bất kể ra hàng loạt luật lệ, hay canh chừng biên giới cỡ nào cũng vậy.

 

Khối dân bất hợp pháp đó tràn qua Mỹ có lợi, cũng như có hại cho nước Mỹ.

Cái lợi là họ là những người cần việc làm v́ cần tiền, lại có tính siêng năng, chịu khó làm những việc cực nhọc nhất mà dân Mỹ, bất kể trắng hay đen, đều không muốn làm. Như làm nhân công trong các trang trại, đi trồng trọt hay gặt hái tùy mùa, dưới nắng gắt mưa rào, hay nhân công xây cất, hay tạp dịch như cắt cỏ, làm vườn, đầu bếp, người nhà, tài xế, vú em,… Họ sẵn sàng làm bất cứ ǵ. Và điều quan trọng nhất là họ bị trả lương rẻ mạt, thấp xa so với mức lương tối thiểu của dân Mỹ, lại cũng chẳng có quyền lợi ǵ như nghỉ hè, bảo hiểm y tế, lương thất nghiệp, tiền hưu,… Có thể bị chủ hành hạ, bóc lột mà không dám đi khai báo cảnh sát, sợ bị đuổi về xứ hay bỏ tù không chừng.

Cái hại là v́ họ nhận lương rất thấp, nên mức lương chung của dân lao động Mỹ cũng bị kéo xuống theo, đồng thời họ cũng lấy jobs của nhiều dân Mỹ chính gốc, nhất là khối dân thiểu số da đen, da vàng hay ngay cả da nâu đồng hương của họ nhưng đang sống hợp pháp. Họ cũng là một gánh nặng xă hội. Khi bệnh hoạn, vẫn được mang vào nhà thương cấp cứu chữa trị, và Nhà Nước bồi hoàn tiền lại cho nhà thương, bác sĩ. V́ thuộc thành phần cùng đinh, đời sống khó khăn, nên tỷ lệ phạm pháp cũng cao, gây tốn kém cho hệ thống an ninh của Nhà Nước [tiền cảnh sát, bắt nhốt, tiền toà và luật sư, nuôi trong tù,...].

Đó là những lư luận có tính lư thuyết. Trên thực tế, khó mà cân nhắc giữa những cái lợi và hại trên, xem di dân lậu có là một gánh nặng cho nước Mỹ hay không. Ông Trump tố cáo họ là những gánh nặng, những ǵ họ đóng góp cho nước Mỹ thua xa những chi phí Nhà Nước Mỹ tốn cho họ. Sự thật, chưa có một nghiên cứu trung thực, chi tiết về vấn đề này, nhưng dường như sự đóng góp của cả chục triệu dân này lớn hơn xa những chi phí phải chịu cho họ. Lấy ví dụ cụ thể, một việc họ làm, đáng lẽ phải trả tối thiểu 7 đô một giờ th́ chỉ cần trả họ 3-4 đô thôi, ngay từ đó đă có lời rồi, chưa kể tiết kiệm được tiền nghỉ hè, tiền bảo hiểm sức khoẻ,… Hơn nữa, cũng không có bằng chứng ǵ là họ đă lấy jobs của dân Mỹ. Phần lớn những việc họ nhận làm đều là những việc dân Mỹ, trắng hay đen hay vàng cũng vậy, đều không muốn làm. Có nghiă là họ đă tiếp trám một lỗ hổng trong thị trường lao động Mỹ, chứ chẳng "cướp cơm chim" ǵ của ai.

Trong khối dân này, dĩ nhiên cũng không thiếu ǵ thành phần bất hảo phạm pháp, nhưng dường như cũng chưa có bằng chứng nào xác nhận tỷ lệ dân bất hảo cao hơn so với các khối dân Mỹ khác, đặc biệt là khối dân da đen. Việc ông Trump tố di dân lậu toàn là dân hút sách, trộm cướp, hăm hiếp phụ nữ có tính cáo buộc quá đáng, không phản ảnh thực tế, mà chỉ là phóng đại vô lư để khích động cử tri của ông thôi.

Ông Trump cũng t́m cách kết nối các băng đảng ma tuư vào khối dân này, nhưng cũng chỉ là tố cáo vu vơ không bằng chứng. Các tay buôn ma túy băng đảng chuyên nghiệp thật ra chẳng có liên hệ ǵ đến khối dân vào lậu để kiếm việc làm lương thiện lấy tiền nuôi gia đ́nh.

Trong vấn đề di dân lậu này, phản ứng của dân Mỹ cũng rất... đa dạng.

Đây là khối dân cùng đinh, và dĩ nhiên, trong thành kiến "đảng DC là đảng của dân nghèo, của trợ cấp" th́ nếu họ được hợp thức hoá thành công dân, tuyệt đại đa số sẽ bỏ phiếu cho DC. Do đó, đảng DC nh́n khối này như mèo thấy cá rán trong khi đảng CH chỉ thấy toàn ma quỷ. Ở đây, chỉ là tính toán chính trị, chẳng có chuyện nhân đạo hay kỳ thị ǵ hết. Ngày trước, TT Reagan ân xá ba triệu di dân lậu, CH hốt phiếu mạnh của dân gốc Mễ trong khi DC lúc đó phản đối ầm ĩ.

Trong khối dân, đại đa số dân trung lưu và nhất là khối dân lao động, kể cả dân lao động gốc Nam Mỹ, không hoan nghênh họ, phần lớn v́ lư do cạnh tranh việc làm hay lo sợ giảm lương. Đây là lư do chính giải thích hậu thuẫn của ông Trump.

Có một điểm khá đặc biệt là các đại công ty, và các đại gia, điển h́nh là các tỷ phú Zuckerberg của Facebook hay Bezos của Amazon, lại là những người cổ vơ mạnh mẽ nhất cho giải pháp ân xá. Cũng chẳng phải họ nhân đạo đâu, mà chẳng qua, các đại công ty cần nhân công siêng năng với lương rẻ mạt thôi. Ngay cả ông Trump cũng vậy. Ông này lớn tiếng đ̣i đuổi di dân lậu, nhưng ai cũng biết ông thuê mướn không ít đám này trong các công trường xây cất của ông, cũng như trong các khách sạn, ṣng bạc của ông, làm những việc tạp dịch.

Các đại gia cũng có lư do để hoan nghênh đám di dân lậu này: họ được thuê làm phục dịch tạp nhạp như tài xế, làm vườn, vú em,... với giá rẻ mạt, mà mấy ông bà chủ cũng chẳng phải đóng thuế an sinh xă hội –social security tax- cho ho. Năm xưa, tân TT Bill Clinton đề nghị một bà làm bộ trưởng Y Tế, bị tố thuê vú em là di dân lậu, phải rút lui. TT Cinton đưa một bà khác ra, bị khám phá cũng vẫn cái tội đó, lại phải rút lui. Chứng tỏ t́nh trạng nhà giàu thuê di dân lậu không hiếm ǵ đâu.

Ai cũng nh́n thấy đây là một vấn nạn, nhưng chưa ai nh́n thấy giải pháp.

Như đă viết, đại đa số dân Mỹ chống việc chấp nhận và ân xá khối cả chục triệu di dân lậu này, có nghiă là đại đa số cử tri chống, do đó mà cho đến nay, quốc hội vẫn chưa có được một giải pháp nào hết. Một cách thực tế th́ không ai nghĩ có thể trục xuất cả chục triệu người hay xây tường như ông Trump đề nghị, mà giải pháp chỉ có thể là con đường hợp thức hoá trong trật tự, đi từng bước đúng luật lệ. Nhưng dù ôn hoà vậy, nhưng vẫn bị đại đa số cử tri chống và các dân biểu, nghị sĩ v́ sợ mất ghế, vẫn chẳng dám làm ǵ hết.

 

Những cố gắng của TT Bush con, là dân Texas, chứng kiến hoạ di dân tận mắt, đă chết trong trứng nước, không mang ra trước quốc hội bàn thảo được. Ứng viên Obama hùng hổ hứa hẹn sẽ giải quyết việc này trong nhiệm kỳ đầu, nhưng rồi cho đến nay vẫn chẳng có giải pháp nào. TT Obama đặc biệt thiếu lương thiện trong vấn đề này. Khi là ứng cử viên th́ hứa rất bạo. Trong hai năm đầu 2009-2010, đảng DC nắm Nhà Trắng và tuyệt đại đa số tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện, có nghĩa là có thể thông qua bất cứ luật ǵ, như luật Obamacare chẳng hạn. Nhưng khi đó, TT Obama lại phớt lờ vấn đề di dân, tuyệt đối không đả động tới. Chỉ v́ ông hiểu rất rơ đa số các vị dân biểu, nghị sĩ phe DC cũng chống ân xá luôn v́ đa số cử tri của họ chống ân xá. Đến sau năm 2010, khi Hạ Viện bị CH chiếm đa số, TT Obama mới mang vấn đề di dân ra nói chuyện, để rồi có cớ xiả tay đổ thừa "the party of no" không hợp tác với ông để t́m giải pháp.

 

Bây giờ ta nh́n qua hai ứng viên tổng thống.

 

Chuyện trục xuất hơn một chục triệu di dân lậu mà ông Trump trước đây hô hào là chuyện không tưởng, chẳng thể nào thực hiện được, ngay cả ông Trump bây giờ cũng đă không nhắc đến nữa.

 

Nghĩ cho cùng, cái bức tường bê-tông mà ông Trump hứa hẹn có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Vấn đề chính vẫn là vấn đề "đầu tiên", tức là tiền đâu? Khó ai có thể tin lời hứa của ông Trump là chính phủ Mễ sẽ bị ông Trump bắt trả phí tổn. Ông Trump dọa nếu chính quyền Mễ không chịu trả, ông sẽ đánh thuế trên những số tiền dân lao động Mễ gửi về quê nhà. Nói th́ dễ, nhưng chưa chắc luật Mỹ có thể cho phép ông Trump "cướp cạn" kiểu này.

 

Về phia bà Hillary th́ chẳng có ǵ mới lạ. Những giải pháp của bà cũng vẫn chỉ là những giải pháp của các TT Clinton, Bush con, hay Obama, cũng chỉ là từng bước hợp thức hoá khối di dân này, khác nhau chỉ ở chi tiết và nhanh hay chậm. Và những cách giải quyết này cho đến nay, đă chứng tỏ... chẳng phải là giải pháp ǵ hết, nếu không th́ đă là giải pháp từ lâu rồi.

Nh́n vấn đề một cách thực tế nhất theo kẻ viết này th́ chỉ có một giải pháp duy nhất: hợp tác với chính quyền Mễ t́m cách khoá chặt biên giới, không để cho mỗi ngày có hàng chục ngàn dân tràn qua quá dễ dàng trong chính sách của TT Obama hiện nay. Mỗi ngày vài trăm người chạy qua là chuyện khó tránh nhưng chấp nhận được v́ nước Mỹ thừa khả năng nuôi họ. Đối với khối cả chục triệu di dân lậu đang sống ở Mỹ, chẳng thể nào trục xuất hết được, và giải pháp duy nhất là trông chờ thời gian giải quyết. Họ sinh sống ở đây, sinh con đẻ cái là công dân Mỹ, con cái họ sẽ "bảo lănh" họ thành công dân Mỹ. Chẳng có cách nào khác. Cũng chẳng cần luật ban bố ân xá ǵ hết. (04-09-16)

 

Vũ Linh

 

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đạ

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten