Một nét thơ Việt Nam sau 75 tại hải ngoại

 

Viên Linh

 

 

 

Giữa năm 1982 nhà văn Mai Thảo tục bản tạp chí Văn tại hải ngoại, trên số 2 có bài Cuộc Phó Hội U Minh, trong đó tôi đưa ra một câu hỏi có ư khôi hài: “Tại sao mấy năm nay các nhà văn làm thơ nhiều thế?”

 

Bài viết đăng ở trang 2 số báo, trở thành một bài có tính thời sự trong đó phần trích dẫn thơ quá ít, sau này xem lại thấy rằng đề tài có thể viết thành vài chương sách. Các nhà thơ làm thơ là chuyện tự nhiên, song các nhà văn thỉnh thoảng làm thơ cũng không lấy ǵ làm lạ. Nhất Linh làm thơ, Khái Hưng làm thơ, thường là thơ cảm đề 4 câu hay 8 câu, song sau 1975, nhà văn Mặc Đỗ làm nhiều bài thơ trên 12 câu, nhà văn kịch tác gia Vũ Khắc Khoan làm một bài thơ thật dài, mấy chục câu, nhà viết tham luận Nghiêm Xuân Hồng làm nhiều thơ hơn cả, và đến Vơ Phiến cũng làm thơ nữa th́ hẳn thời thế văn nghệ và cuộc sống lúc ấy có rất nhiều vấn đề.

“Nhà văn - ở đâu đó nói rằng - có thể đă là một thi sĩ thất bại.” Câu đó chẳng biết có đúng không, nhưng nhà văn, người lưu tâm tới những cá thể, những chủ từ, động từ chương hồi nhiều hơn là những trạng từ, tĩnh từ (mớ ngôn ngữ hỗn độn của người làm thơ: người t́m kiếm âm ảnh của chữ; việc mà một nhà văn chẳng cần thiết nghĩ tới). Anh hăy đọc văn Mặc Đỗ, những câu văn cứng như vạch vào đá mà coi. Hăy đọc lại Vũ Khắc Khoan đi, cá thể và chủ thể và động từ nổi lên như tượng, di động như quân cờ.  

Nhà văn có thể đă là một thi sĩ thất bại, có thể lắm chứ sao không? Ở cái thuở cắp sách đến trường, anh có từng rung động v́ một tà áo dịu dàng, và hí hoáy làm mấy câu thơ mô tả? Anh mô tả ǵ trong những câu thơ đầu đời ấy, thường thường người ta có thể đoán biết được. Những câu thơ có nhân vật rơ ràng mà thơ thật ra đâu có cần nhân vật, trừ khi anh đặt chuyện thơ, như anh đặt Kiều, anh đặt Cung Oán, anh đặt chuyện t́nh anh vào những vần điệu ấy. Anh bắt đầu làm thơ, dù thế nào đi nữa. Nhưng rồi hoặc từ từ, hoặc đột nhiên, anh bỏ làm thơ, để trở thành một người khác, một nhà văn. Anh là nhà văn vào một buổi chiều, “Sau Khi Băo Tới.” (nhan đề một cuốn truyện của Mai Thảo). Anh là nhà văn sau “Cách Mạng Và Hành Động,” (nhan đề tác phẩm của Nghiêm Xuân Hồng). Sau “Giao Thừa,” (tên một vở kịch của Vũ Khắc Khoan). Sau “Chữ T́nh,” (nhan đề tác phẩm đầu tay của Vơ Phiến. Anh miệt mài với nghĩa chữ, với con người, với xă hội, với biến cố, với chính trị, với vận động thế giới... Anh bắt đầu biết nhiều quá, nghĩ nhiều quá trong khi người làm thơ đâu có cần biết nhiều đến thế, đâu có cần nghĩ nhiều đến thế. Hắn ta cứ lơ mơ ậm ừ mà thôi. Hắn ta đang tưởng và đang tưởng tượng. Anh cứ nh́n bề ngoài cũng đủ biết. Nhà văn nghiêm trang hơn. Hắn lừng khừng hơn. V́ hắn chẳng biết ǵ rơ lắm. Hắn không biết rơ người cũng không biết rơ ḿnh. (Kẻ nào nói rằng y hiểu được ta, kẻ đó là người không hiểu được hắn). Nhà thơ, hắn có thể biết rơ đôi điều chung quanh, nhưng lại không thể nói rơ. Hắn không luận lư nữa, mà lư luận lại cần phải nói rơ. Nói rơ không phải là điều cần thiết của thơ. Yếu tính minh bạch không phải là thơ. Thơ không thích thế, mà có, th́ cũng ngược thế mà chơi.

 

Lung linh suối chảy lưng đèo

Ngựa đua dưới nước

Thuyền chèo trên non.

(Liễu Quán)

 

Chỉ nhà thơ viết “ngựa đua dưới nước” mà không ai hỏi lại; nếu nhà văn viết “thuyền chèo trên non” th́ nhất định là có vấn đề. Vài năm sau 1975, các nhà văn Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng, và Vũ Khắc Khoan trong nhóm Quan Điểm nổi danh từ đầu thập niên 1950 tại Hà Nội đă cầm bút lại. Và các ông làm thơ, một điều chưa từng thấy tại Sài G̣n.

 

Thơ Mặc Đỗ

Tôi đă khóc đêm trăng cuối năm

Mùa tạ ơn dào dạt chung quanh

Một trang thư in vừa nhận được

Chúi tự ái bao lâu

Bàn tay che ngậm ngùi mặc cảm

Làm được ǵ cho đất nước thương đau.

Lời thư mang chữ nghĩa ân t́nh

Lửa ấm ḷng lóe sáng tinh anh

Ta đă yêu người người cũng yêu

Hồn dân tộc trong t́nh ấp ủ

Duyên bàng bạc quan san màu ly lán

Tự đêm nào tiếp nối mênh mang

Mùa tưởng nhớ người cúi đầu suy ngẫm

T́nh ta bừng sáng thiên thu.

(Đêm trăng cuối năm)

 

...Dạt dào tâm sự thơm mùi cây

Ngày tháng đong tràn những chén đầy

Ai đó ai đâu ai vẫn nhớ

Núi sông c̣n lại bấy nhiêu đây.

(Đêm, trích tạp chí Văn)

 

Ba Mươi Tháng Tư. Từ lúc ấy anh không thể quên, không có quên ǵ hết, trừ một điều anh bị, phải quên anh là một nhà văn. C̣n những điều khác xung quanh anh, trong anh, anh đều nhớ rành rành, nhớ chết ngất. Anh nhớ anh lúc đó, lúc trước. Anh nhớ anh hai mươi năm qua. Ba mươi năm qua. Anh nhớ anh từ 45 nhớ đi. Anh nhớ anh từ 54 nhớ về. Anh nhớ anh từ 75 về trước. Giữa những thời điểm chính biến ấy, chân anh hụt hẫng, nghiêng ngả. Anh ngă chúi. Anh lồm cồm ḅ dậy. Anh thu nhặt giấy bút, ḷ ḍ ngồi lên. Rồi lại ngă sấp, ngă bổ chững. Anh tất tả ra đi. Anh mất hết mọi thứ. Anh đă mất quê hương.

 

Thơ Vũ Khắc Khoan

Học thói Nhan Hồi rằng quên đừng nhớ

Nhưng hoa bèo rạt bờ ao

Tím ngát. Tím hoài lăng đăng

Ḷng quê lại thấy dạt dào

Khui chai rượu nhỏ

Hồ trưởng biết rót phương nao?

Chợ Cũ hay là Chợ Lớn

Phố hàng Khay hay phố' hàng Đào?

Quán Cóc mái xiêu chợ Đũi?

Sông Hương chiều lộng gió Lào?

Thôn Vĩ hàng cau bụi trúc?

Nguyễn Tri Phương hay góc Đa Kao?

Sương khuya nhuốm bạc mái đầu

Bạn bè kẻ trước người sau

Giới nghiêm cũng mặc hẻm nào cũng vô.

 

Nghiêm Xuân Hồng

Chợt thấy một vùng nước non hùng vĩ

thanh tịnh

Mà hắn tưởng là Rừng Mơ Hương Tích

Hiện lên giữa vũng nước lèo...

(Bộc Đăng Đài)

 

Ngoài ra c̣n nhiều người nữa, ở những nhóm khác, những khuynh hướng khác, Mai Thảo, Vơ Phiến, Lê Huy Oanh, Hồ Trường An, Tuấn Huy, họ đều là nhà văn từ trước.

 

Vơ Phiến

Sương khói thời gian mù mịt tỏa

Biết rồi dân tộc ái về đâu

(Tàn Niêu Tâm Sự)

 

Mai Thảo

Th́ vượt tuyến là phân thân

Bản ngă đă nhị trùng

Tôi ném lại cái tôi đă diệt

Tôi đem theo cái tôi mới lên đường

...

Hai tâm thể chia đôi ḍng cách biệt

Ngọn đă ngh́n thu ngọn mới bắt đầu.

(Hỏi Ḿnh Giữa Biển)

 

Thơ của các nhà văn. Các nhà văn làm thơ. Tại sao thơ nhà văn nhiều thế, ít ra là nhiều hơn trước. Đă có bao nhiêu lần trước đây các nhà văn, trong một giai đoạn ngắn, cùng làm thơ? Anh thử đoán coi. Thử đoán thôi, biết trời trăng thế nào mà phân tích, giải nghĩa. Th́ đă bảo nhà văn là một thi sĩ thất bại. Đến khi nhà văn thất bại, họ thành bán thi sĩ? Chẳng phải. Các nhà văn tạo ra thế giới của họ, đấng sáng thế của thế giới họ. Họ hô ánh sáng, mà nay không thấy ánh sáng, đêm tối vẫn mù mù. Th́ họ làm thơ. V́ thơ mù mù. Không sáng, không tối cũng được. Mà thi sĩ là hoàng tử của mây mù, anh không nhớ Beaudelaire sao? Le poete est semblable au Prince des nuées. Trong Ác Hoa đó. Và là chàng hoàng tử bị đày ải trong nhạo báng, vụng về và vô dụng, có phải vậy chăng? Thế giới của anh, thế giới chữ nghĩa đầy ải, thế giới văn chương lưu vong, thế giới bị nhạo báng tột cùng. Phải vậy chăng? Thơ nhà văn. Khắp mọi nơi. Đường kiếm cuối cùng đấy, giữa hoang mang tuyệt vọng. Giữa chán chường mệt mỏi. Ở cuối đường đêm tối. Ở lẫn lộn chính phái với bàng môn tả đạo. Ở giữa hai bờ âm dương, cửa sinh và cửa tử. Ở cái lúc Tào Tháo vào Hoa Dung tiểu lộ, cái quăng Thúy Kiều đến khúc Tiền Đường. Lúc nhà văn làm thơ.

 

Chữ nghĩa nào ngờ cơn gió thoảng. (Mặc Đỗ - Đêm)

Văn chương trả lại cho miền phù sinh. (Viên Linh - Thủy Mộ Quan)

 

 


 

 

 

 


 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám