TẠP GHI VĂN NGHỆ

 

Tản mạn về những tuyển tập

xuất bản trong nước.

 

 

Nguyễn Mạnh Trinh.

 

 

 

 

Một người bạn tôi mới về thăm nhà trong thời gian gần đây đă có nhận xét là không hiểu tại sao những nhà sách ở trong nước lại lớn đến như thế. Có những rạp hát thời trước bây giờ biến thành tiệm sách và những kệ sách với những mẫu b́a dủ màu đù sắc.Tôi là người yêu sách vở nên ṭ ṃ hỏi thêm như vậy chắc sách hay nhiều lắm phải không ? Th́ khá ngạc nhiên, anh trả lời khi anh nhờ một người bạn sống ở trong nước chọn giùm th́ anh này trả lời . Sách hay th́ hiếm lắm nhưng sách để đọc cho qua thời giờ th́ vô sốà

Th́ qủa thực, nhà văn Nguyễn Đ́nh Chính phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC:

“ Nhưng sự đa nguyên trong sáng tạo văn học này có tạo ra những tác phẩm lớn có tác dụng giải phóng tâm hồn con người, mang lại một luồng gió mới tự do dân chủ cho xă hôi hay không?

Câu trả lời là không. Bởi v́ cái nền văn học đa nguyên này đang bị sa lầy trong ( cũng có thể tệ hại hơn là đang phải hầu hạ ) cái nghệ thuật thị hiếu thực dụng rất thô sơ tầm thường của một xă hộại đang chuyển động trong nền kinh tế thị trường tự do trong khuôn khổ định hướng XHCN.

Nếu bây giờ dạo qua các quầy sách ở Hà Nội hoặc Sài G̣n th́ thấy ngay điều đó. Hàng ngàn các đầu sách bầy la liệt chen nhau chật cứng trên sạp. B́a ngoài xanh đỏ tím vàng ḷe loẹt phần lớn là vẽ môi, lưng, và những chỗ gợi cảm trên thân h́nh con gái.

Bên trong th́ toàn chuyện ru ngủ, những t́nh cảm tầm tầm, khuyến khích những dục vọng hàng chợ, đưa ra những đáp số giải tỏa những bức xúc nửa vời về vài ba vướng mắc nhỏ mọn nhạt nhẽo của đời sống.

Những tác phẩm đó đồng loạt bảo nhau chạy cho xa những mâu thuẫn to lớn chủ yếu cốt lơi trong xă hội hiện hữu đang dằn vặt cào xé t́nh cảm rung chuyển suy nghĩ và đảo lộn ḷng tin của hàng triệu người lao động trong xă hội..”

Ở trong nước , có những hiện tượng kỳ lạ mà nhà phê b́nh Hoàng Ngọc Hiến đă kết luận bằng một câu “ Ở nước ta nó như thế ”. Một sự kiện không phải chỉ có hai mặt phải và trái mà c̣n có cả chục mặt khác nhau và quay cuồng như tḥ ḷ đến chóng mặt. Ở trong văn học th́ lúc cởi trói lúc trói lại , lúc đổi mới tư duy lúc bảo thủ tuyệt đối , lúc khen lúc chê , lúc buộc tội lúc ca tụng . Khuynh hướng hiện thực xă họại chủ nghĩa trong văn học có lẽ chỉ là một h́nh nộm mà trong đó , các nghệ sỹ h́nh như dù không muốn cũng phải đóng vai một người lựa theo chiều gió mà thay đổi sự phát biểu của ḿnh.Chân lư thay đổi rất mau theo từng thời điểm ở trong nền văn học ấyà

Nhà văn Nguyễn Khải , một nhà văn cốt cán của chế độ , khi viết luôn luôn theo sát những đề cương văn hóa đề ra mà khi cuối đời viết trong hồi kư “ Đi t́m cái tôi đánh mất “ lại là những ḍng chữ xám hối tự phản tỉnh khiến cho cả dư luận sửng sốt bàng hoàng . Những nhận thức ấy , có thể rất nhiều người có nhưng mà ở Nguyễn Khải th́ quả là đáng ngạc nhiên.. Và Vương Trí Nhàn đă ví von rằng có thể đây là một cách đánh sóc đĩa mà đặt cả hai mặt chẵn lẻ. Đằng nào th́ cũng vơ về cái lợi dù ở bất cứ trường hợp nào. Như vậy th́ làm sao người dân tin tưởng được vào cáithẳng thắn của sỹ phu Bắc Hà?

Rồi ở tập hồi kư của Nguyễn Đăng Mạnh cũng là những ghi nhận những phát biểu đi qua lằn vạch của một nền văn học bị chính trị chỉ huy, thậm chí c̣n đề cập đần những vấn đề mà trong nước gọi là “ nhạy cảm' như về h́nh tượng Hồ Chí Minh chẳng hạn. Nhà phê b́nh Văn Tân nhận định người khác mà viết như thế c̣n có thể hiểu được chứ Nguyễn Đăng Mạnh mà viết như thế thật đáng ngạc nhiên . Là nhà phê b́nh hai lần đoạt giải thưởng của cả nước , là đảng viên Cộng Sản kỳ cựu , là nhà giáo nhân dân ,một vị thế cao nhất của ngành giáo dục. Và là người đă có những phê b́nh nhận định “phải đạo” nhất trong những thời kỳ trước mà trong cuốn sách được giải thưởng” Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn “ mà Vũ Tú Nam đă nhận định ở b́a sách “Những ư kiến về quan điểm chính trị và quan điểm thẩm mỹ của Hồ chủ tịch, những bài về Nam Cao , Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân , Xuân Diệu.. có nhiều phát hiện mới mẻ rất có ích cho giáo viên tham khảo cũng như hiểu sâu về tác giả và tác phẩm.”. Thế mà, lại viết trong hồi kư khác biệt tới ngàn dặm . Dù rằng, ông viết có thể không phải chủ tâm muốn cải sửa toàn vẹn mà vẫn bàng bạc trong ấy những suy nghĩ cũ, của những ngày hăng say theo con đường của lề bên phải được vạch sẵn như mọi ngườià

Xem qua những tác giả được lựa chọn để in thành tuyển tập hay toàn tập ở trong nước mà có người ví von cho rằng đó là mặt tiền của ṭa nhà văn hóa Việt Nam. Thông thường, tuyển tập là chọn những bài vở hay nhất để tuyển thành một tập. Ban tuyển chọn một giải thưởng văn học là những người có đủ tư cách để chọn lựa một tác giả hay tác phẩm xuất sắc nhất trong thành phần đă được tuyển . Tôi có ư nghĩ thật thô sơ như thế . Nhưng , ở thực tế , th́ dường như vậy mà không phải vậy . Thử nh́n vào trong nước , qua tất cả những dữ kiện mà tôi được biết qua báo chí và truyền thông, sự thực chẳng phải giản dị như vậy. Có một điều ǵ kỳ kỳ mà một người sống ở hải ngoại như tôi khó ḷng hiểu nổi . Từ cảm giác ấy, tôi viết không phải là với thái độ của một người tọc mạch muốn t́m kiếm những tiêu cực để bỉ thử , mà là một chủ đích đi t́m hiểu một thực trạng văn chương mà ḿnh cứ canh cánh muốn t́m hiểuà

Có năm , ở trong nước rộ lên một phong trào thi ca , nào hội thơ , nào công bố “ 100 bài thơ hay nhất thế kỷ ”.. Nghe th́ tưởng như những công tŕnh nghiêm túc , nhưng thật ra có phải chính xác như thế không ?Một thế kỷ trong văn học không phải là một thời gian ngắn và tuyển chọn được những bài thơ tiêu biểu không phải là việc dễ dàng và ai cũng làm được . Thế mà lại tổ chức thành một cuộc thi để b́nh chọn . Bất cứ ai cũng có thể tham dự để chọn lưa , bất cần kiến thức văn chương . Như vậy liệu kết quả có khả tín không ? Hay chỉ là một cách để dễ dàng thực hiện những điều mà những người có quyền lực chính trị đứng đằng sau chỉ thị ?

Danh sách những bài thơ hay nhất thế kỷ gồm một bài thơ chữ Hán của lănh tụ Hồ Chí Minh được xếp đầu bảng ngoại hạng c̣n 99 bài thơ khác gồm cả những bài của các vị tiền bối như Nguyễn Khuyến , Trần Tế Xương , Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và các bài của các nhà thơ của văn học miền Nam như Vũ Hoàng Chương , Bùi Giáng , Đinh Hùng , Nguyên Sa , Phạm Thiên Thư, Á Nam Trần Tuấn Khải, Trang Thế Hy. Chỉ có thế và c̣n lại toàn là thơ miền Bắc và thơ trong nước bây giờ , có danh và vô danh trộn lẫn.

Có phải ngẫu nhiên một bài thơ chữ Hán được xếp vào hay đó chỉ là sự tôn sùng lănh tụ , một trường quy bắt buộc của nền văn học xă hội chủ nghĩa ? Cũng như , những nhà thơ của văn học miền Nam hay ở hải ngoại bị bỏ quên . Danh sách 100 bài thơ được mệnh danh là hay nhất thế kỷ 20 ấy , có thiếu nhiều bài và cũng thừa nhiều bài. Sự chọn lựa theo một chủ ư rơ ràng mà chính trị chỉ đạo . Như vậy không phải là vô t́nh mà là sự cố ư muốn chôn vùi sự thực văn học ?

Phê b́nh gia Phạm Xuân Nguyên, một người theo dơi hiện t́nh văn học khá sát đă nhận xét :

“..Chúng ta hiểu thơ Việt nam thế kỷ 20 là của người Việt làm ra dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào của trăm năm vừa qua. Ban tổ chức cuộc thi không hạn định không gian địa lư vùng miền của hai tiếng “ Việt Nam “ này , cho nên thơ chọn ở đây phải được hiểu là tất cả thơ của người Việt làm ra trong thế kỷ 20 ở trên lănh thổ Việt Nam và ngoài lănh thổ Việt Nam , làm ra trong thời kỳ đất nước thuộc địa và đất nước độc lập, đất nước phân chia và đất nước thống nhất. Nh́n vào danh sách 100 bài thơ được tuyển chọn ta không thấy điều này. Danh xưng “ Việt Nam “ ở đây đă bị thu hẹp rất nhiều . Như vậy là danh không chính.”

Trong bài “ Năm điều bất cập “ đăng trên báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh sau “post” trên web-site Talawas, của Phạm Xuân Nguyên c̣n nêu ra những điều không ổn khác như bài thơ chữ hán của Hồ chí Minh được đặt trên đầu danh sách, cũng như bài được tuyển chọn “ chủ yếu là của các tác giả trước 1945 và sau 1975 và số lượng chính là các tác giả ở miền Bắc ”, hay “ cuộc tuyển chọn 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 , như kết quả cho thấy là cuộc tuyển chọn của một bộ phận công chúng . và như vậy , thơ được gọi là “ hay nhất” trong tập này chỉ tương đối ở cuộc này mà thôi, theo cách làm này mà thôi . Nhưng để gọi là “ thơ Việt hay nhất thế kỷ 20 th́ thật là thậm xưng , là vội vă tùy tiện”

Nhà thơ Thanh Thảo người được chon bài thơ “ Dấu chân qua trảng cỏ “trong danh sách những bài thơ hay nhất thế kỷ 20 “ cũng thắc mắc về “ danh nghĩa độc giả bầu chọn “ mù mờ để in ra một tập thơ có nhan đề .. nhớn như vậy là một công việc liều lĩnh. “ Chọn thơ hay khác với chọn lựa hoa hậu hay ca sĩ triển vọng . Đừng thấy người ta ăn khoai ḿnh cũng vác mai đi đào như thế , coi không tiện.”.

Không hiểu công việc thực hiện công tŕnh “ 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX “ như thế có phải là công việc chọn mà không tuyển không ? Nếu không tuyển th́ liệu kết quả được chọn ấy có chút giá trị nào ?

Hay cũng như chuyện giải thưởng văn học năm 2006 của Hội Nhà Văn . Có cả ban tuyển chọn đàng hoàng mà không biết chọn thế nào , tuyển ra sao đễ ông Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh được giải nhất về thơ với tập “ Thương lượng với thời gian “ và giải tặng thưởng cho Ly Hoàng Ly với tập thơ “ Lô Lô”. Cũng Phạm Xuân Nguyên lại viết : “ Đến lần ăn giải này nữa, ông Hữu Thỉnh đă lập một “ hat-trick giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam ”. Lần một năm 1980 , ông được giải cho trường ca “ Đường Tới Thành Phố “ và đó là lần xứng đáng . lần hai năm 1995, ông được giải cho tập thơ Thư Mùa Đông, lần đó ht́ hơi gượng , v́ như nhà văn Tô Hoài đă nhận xét , tập thơ đó lẫn lộn nhiều thứ như một gánh đồng nát. Lần này , năm 2006, ông lấy giải với tập thơ “ Thương Lượng với Thời Gian” th́ quả thực không xứng, theo ư tôi. Ngay khi tập thơ ra đời , đọc nó tôi đă thấy là nó cũ, cũ về ư tứ, cảm xúc, cũ về giọng điệu lối thơ. Kiểu làm duyên làm dáng trong câu chữ ( sông chảy chậm đợi chiều đang bị ướt ), kiểu triết lư chuyện đời (hăy yêu lấy con người/ dù trăm cay ngàn đắng/đến với ai gặp nạn /xong rồi chơi với cây), một lần nghe th́ được , nghe sang lần hai lần ba th́ thấy chán. Dạng câu Xa vắng quá bồn chồn đi hỏi cát à là rất à Hữu Thỉnh . Bài Thương lượng với Thời gian lấy làm tên chung cho cả tập : Buổi sáng lo kiếm sống/ Buổi chiều t́m công danh/ Buổi tối đem trí khôn ra mài giũa / tỉnh thức những hàng cây bật khóc đọc lên nghe giả. Tôi nghĩ : Hữu Thỉnh thương lượng với thời gian nhưng thời gian không c̣n chờ đợi ông. Tôi không nghĩ rằng ông Chủ tịch hội th́ không nên nhận giải Hội ḿnh trao( mặc dù ở nước ta tránh được chuyện đó là hay nhất ), nếu đúng tác phẩm của ông hay thật xứng đáng thật. Trong trường hợp giải thưởng tập thơ của ông Hữu Thỉnh năm nay tôi thấy không xứng đáng v́ tập thơ đó không hay . Và c̣n v́ bên cạnh nó có có một tập thơ khác xứng đáng hơnà”

Tập thơ ấy là tập thơ Lô Lô của Ly Hoàng Ly, theo Phạm Xuân Nguyên. Và kết quả là Ly Hoàng Ly từ chối nhận giải. Sau đó, lại ḷi ra chuyện ông chủ tịch hội Nhà Văn Hữu Thỉnh trong khi viết bài thơ “ Hỏi” lại lượm đỡ ư và lời của bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời “của nữ thi sĩ người Đức Christa Reinig. Và, dậu đổ b́m leo, người ta kiếm ra hàng chục câu thơ mà ông Hữu Thỉnh đă mượn đỡ để dùng , từ câu thơ của vua Tự Đức đến những câu ca dao tục ngữà

Giải thưởng văn học ấy, h́nh như chỉ có chọn mà không có tuyển . Bởi nếu tuyển th́ làm sao có những bê bối không thể tưởng tượng như thế!!!

Thêm trường hợp các tuyển tập được thực hiện , h́nh như chỉ có chọn mà không tuyển. Đọc những tuyển tập, người đọc thấy rơ điều ấy.Một tuyển tập của một tác giả , phải có đầy đủ những bài tiêu biểu. Nhưng tiêu biểu của tác giả khác với tiêu biểu của người biên tập. Bởi v́, c̣n những áp lực đè nặng lên việc chọn lựa. Văn học với bàn tay chính trị chỉ đạo đằng sau tạo những áp lực như thếà

Một người bạn thân hay có dịp về Việt Nam kể cho tôi nghe nhiều chuyện. Một trong những chuyện ấy là chuyện sách vở. Bởi mỗi lần anh đi về tôi đều gửi mua rất nhiều sách và lần nào anh cũng đều than thở nặng quá. Muốn mua ra phố Bolsa mua thiếu ǵ. Tôi chỉ đành cười trừ. Ừ, mà ở phố Bolsa nhiều sách xuất bản ở trong nước thực. Những sách biên khảo nhiều lắm . Không c̣n những nhan đề sách của thời xưa nữa. Thời đổi mới nên tư duy cũng đổi và sách vở là mặt nổi dễ nh́n thấy nhất.

Thời trước, in những tuyển tập của những tác giả tuy có công lớn với văn hóa Việt Nam nhưng ở phe đối nghịch với chính quyền trong nước là một hành động khá liều lĩnh . Lúc ấy, mà nhắc đến tên những Nhất Linh, Khái Hưng ,Hoàng Đạo,à đă là một lỗi lầm ghê gớm, huống chi c̣n tập trung văn phẩm để in thành một tuyển tập bề thế. Cái gương Nhân Văn Giai Phẩm c̣n sờ sờ trước mắt với cái án tốn tại mấy chục năm khiến ai bạo gan đến đâu cũng phải e dè.

Thế mà, thời thế cũng khác đi, và văn chương cũng chuyển hóa theo. Thời mở cửa, thế giới không c̣n chấp nhận những tư tưởng chủ quan giáo điều nữa. Huống chi , ông Mác , ông Lê-Nin chỉ là những bóng ma để dọa đe con trẻ thôià

Bây giờ, mọi người đều nghĩ đến lợi nhuận đến buôn bán, kể cả đất đai của cha ông. Th́, nhằm nḥ ǵ ba cuốn sách hơi “thoáng” một chút. Thế là những cuốn sách tuyển tập như thế ào ạt ra đời nhiều đến tối mặt. Tự Lực Văn Đoàn, được in lại toàn bộ tác phẩm cả mấy ngàn trang và những tác giả được nh́n ngắm lại, khách quan hơn nhưng cũng vẫn trong ṿng lẩn quẩn.Yêu nước nhưng đi sai hướng,thí dụ như vậy. Đọc trong những trang sách, thấy lờ mờ một chủ trương, đánh lẫn lộn cái thực và cái giả . Thí dụ, để đánh bóng cái giả , phải làm thế nào để những Hồ Chí Minh, Xuân Thủy, Sóng Hồng (tức Trường Chinh Đặng Xuân Khu, tổng bí thư đảng )à cũng là những nhà thơ lớn của thời tiền chiến. Viết văn học sử theo chủ quan như thế khiến người đọc nhiều khi như sa vào mê hồn trận và lạc vào trong một mê cung mà không phân biệt nổi ảo và thực.

Ngày trước khi vừa bắt đầu đổi mới, một giám đốc xuất bản có tiếng ở miền Nam như Mai Quốc Liên cũng nhắc đến những khó khăn khi in và phát hành những tuyển tập như thế. Mặc dù được sự đồng ư và yểm trợ của lănh đạo nhưng vẫn có phản ứng từ phía những người cực đoan bảo thủ. Họ phê phán và t́m kiếm những sơ hở để công kích, với sự quy chụp rất “ chính trị”à nhưng, hiện thực bây giờ là những cuốn tuyển tập đă được in và phát hành tràn lan. Dường như, những chuyện lư luận như vậy đă thành chuyện xưa cũ.

Điểm qua những cuốn sách tôi có, dù số lượng không nhiều cũng làm chóng mặt.Những tác giả chen lấn trong những bộ sách đồ sộ, b́a cứng ,in đẹp. Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đ́nh ThI , Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan,à Có lẽ, đó là những công tŕnh để lại cho đời. Nhưng, đó có phải là hoàn toàn những tâm đắc của tác giả chưa th́ c̣n phải xét lại.

Cũng lại anh “ chính trị “ ló đầu vào. Tuyển tập Hoài Thanh dường như thiếu phần viết về thơ tiền chiến chung với Hoài Chân. Tại sao vậy, bởi v́ tác giả trước đó đă băn khoăn v́ đă viết quá trung thực đế vô t́nh đụng chạm đến chủ trương đấu tranh giai cấp của đảng . Có lúc Hoài Thanh đă cho những nhà thơ tiền chiến là “giặc” v́ đă góp công ru ngủ dân trí , làm nổi bật cái “ta” bạc nhược mà quên lăng đi cái “ tôi” anh hùng. Bộ Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại là một bộ phê b́nh thơ của một người yêu thơ, hiểu thơ, cảm thơ và t́m ra được những nét đặc sắc của một thời kỳ thi ca nở rộ. Thế mà, trong tuyển tập góp nhặt công tŕnh một đời cầm bút lại không có phần quan trọng ấy. Có lẽ, chúng ta hiểu v́ sao ? Bởi có anh chính trị viên ló đầu vào và cái màn tự phê tự kiểm đă làm Hoài Thanh năm lần bẩy lượt tự mổ xẻ tự đấm ngực ăn năn cho tác phẩm của ḿnhà

Hoặc nhà văn Nguyễn Tuân khi được in tuyển tập lần đầu tiên đă phẫn nộ và cho rằng chỉ có được một phần không đáng dù rằng như thế cũng đă được rồi. Nhà văn Nguyên Hồng khi được in tuyển tập của ḿnh cũng băn khoăn không biết mặt ngang mũi dọc sẽ ra sao ..

Tôi có lần đọc một cuốn sách của nhà phê b́nh Phong Lê, Viện trưởng Viên Văn Học ở trong nước : “Văn Học Trên Hành Tŕnh Thế Kỷ XX”. Ông có cái nh́n khá khoa học về giá trị đích thực của hai nền văn học “cách mạng” và “kháng chiến” . Về giá trị nghệ thuật của nền văn học này, ông cho rằng đó là một thứ “công cụ tuyên truyền “do những “ người viết văn “ tạo ra “ trong tư cách là .. cán bộ tuyên truyền “ (trang 308) à có “ giá trị như là những tư liệu ( trang 432 ) mặc dù nó đă có “ hàng ngh́n, hàng nhiều ngh́n cuốn sách, hàng triệu , hàng nhiều triệu trang in “ (trang 430) và đă được khen, được ca tụng, được trầm trồ” hết nơi này đến nơi khác , hết năm này qua năm khác “ ( trang 431).

Nhà phê b́nh Phong Lê c̣n nhận xét nặng nề hơn nữa khi cho rằng nếu như nhân vật thời đại là thước đo của bất cứ nền văn học nào được xem là chủ lưu của thời đại đó th́ khi cần làm việc ấy, văn học “ cách mạng “ và “ văn học kháng chiến phải nhờ đến những con người “ đến từ những trang sách khác, và không gian khác , chứ không phải của ta hôm nay( trang 430) “ những nhân vật như Núp, chị Sứ, chị UÔt, anh Trỗi, anh Thuận, mẹ Tom, em Ḥa , chị Lư.. chỉ có giá trị hấp dẫn, cổ vơ, nêu gương đối với bạn đọc, nhằm đưa bạn đọc đến các chiến công và đến với những thành công tất yếu của sự nghiệp cách mạng ( trang 427 ). Những nhân vật này chưa bao giờ là những “ điển h́nh văn học, mang bóng dáng con người thời đại. Đó chỉ là những “ tượng, những phù điêu đă và nếu là hoa th́ cũng là hoa mọc trên đá hoặc hoa đá” (trang 388). Ngoài lư do cách mạng và kháng chiến buộc người nghệ sĩ phải “ hy sinh nghệ thuật để phục vụ chính trị , “ nhà phê b́nh Phong Lê c̣n phân tích đến những nguyên nhân sâu xa , là cội rễ của những t́nh trạng văn học yếu kém không sinh khí . Một trong những nguyên do chính là lănh đạo Đảng đă áp dụng một cách cứng nhắc cái gọi là phương pháp sáng tác hiện thực xă hội chủ nghĩa . Ông đă ví von đó là sự cưỡng lại của quy luật nghệ thuật là quaí thai của lịch sử ( trang 418) . Lư luận rằng khi chủ nghĩa xă hội sụp đổ th́ chủ nghĩa hiện thực này cũng tan vỡ theo. Sau khi “ trả lại sự công bằng” cho một loạt những tác giả như Boris Patenak, hay Milan Kundura hay Platonov,à, ông nêu ra những mâu thuẫn không thể nào điều ḥa đượcỳc. “ Duy có điều chắc chắn là nếu không xếp những tên tuổi trên đây vào sở hữu của Chủ Nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa th́ rơ ràng chẳng có ǵ đáng bàn, đáng tự hào về một nền văn học hiện thực xă hội chủ nghĩa, nhưng liệu lô-gich đó có thuận không nếu có một tên tuổi nào đó không chấp nhận , không chịu bước vào “ngôi đền thiêng này”, hoặc một tên tuổi nào đó được “ xếp hạng “ rồi bây giờ lại được chứng minh là không xứng đáng và đă xa rời “ hiện thực” hoặc chỉ đứng lại ở một nửa sự thực hoặc tô điểm cho sự thực. Tóm lại chủ nghĩa hiện thực xă hội chủ nghĩa là thứ người ta tưởng tượng ra, phỉnh nhau giết nhau vậy thôi, chứ làm ǵ có !!!?

Cuốn sách “Văn Học Trên Hành Tŕnh Thế Kỷ XX “ của Phong Lê là một cuốn sách tôi t́m thấy ở trong nhiều chi tiết cũng như lư luận thích thú. Dù phần đầu với chân dung của 14 khuôn mặt tiêu biểu cũng có nhiều điều phải coi lại : có Hồ Chí Minh, Tản Đà, Ngô Tất Tố , Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đ́nh Long, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, Trương Chính , Hải Triều, Hoài Thanh, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng. Danh sách ấy c̣n thiếu nhiều khuôn mặt và cũng dư nhiều vóc dáng. Và tôi nhiều khi cố t́m những lư do để Phong Lê chọn lựa những tiêu biểu như vậy ! Tới bây giờ vẫn c̣n ngờ ngợ phân vânà

Theo Lê Quư Kỳ , một người phê phán nặng nề cuốn sách này th́ nhà phê b́nh Phong Lê đă bị cách chức Viện trưởng Viện Văn Học v́ chủ trương và suy tư của ông đă biểu lộ trong tác phẩm. Th́ có sao đâu, trong thời buổi đổi thay thay đổi. Đúng, sai, có lúc lẫn lộn, thoảng khi.

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám