Ibn Khaldoun, nhà tiền phong

 của khoa  xă hội học

 

 

 

Nhà Tư tưởng đặc cách, Ibn Khaldoun đă khai triển một lư thuyết về sử học hướng vào các biến động lớn của xă hội. Tư tưởng chân thực của sự phát triển, các suy tư của ông về kinh tế tỏ ra vừa hiện đại vừa dị kỳ.

 

Nhà tư tưởng đặc cách và nhà thơ Ibn Khaldoun  là một người hiếu động và cũng là một con người thích mạo hiểm phiêu lưu. Cuộc đời ông vô cùng khuấy động trong một bối cảnh lịch sử phức tạp, lưu dấu cuộc tan vở của Đế quốc A-rập Hồi giáo. Sự suy tàn của Bắc Phi kèm theo sự leo thang về cường lực của Âu Châu, khiến cho Ibn Khaldoun suốt đời bị  chia xé giữa hoạt động chính trị và  công tác khoa học. Gia đ́nh ông  phải rời Tây Ban Nha (Espagne)  vào lúc reconquista (Phong trào Thiên Chúa giáo tái chiếm Espagne xua đuổi Hồi giáo) bành trướng nhanh chóng. Ông đă mất cha mẹ, vợ và các con trong những trương hợp bi đát thảm thương.

 

Du khách say mê, con người của tứ phương, ông đă sống qua lại giữa nhiều nước như Tunis, Fès, Tlemcen, Grenade để cuối cùng định cư tại Le Caire. Ông thường can dự sát cánh với các biến cố chính trị rối ren đương thời, đă từng chiếm những chức vụ quan trọng, t́m sự che chở của các triều vua, đôi khi ông cũng bị thất sủng và phải bị lao tù. Từ trẻ ông đă sớm tự mang lấy cao vọng t́m hiểu và giải thích những biến cố lịch sử mà ông đă từng chứng kiến. Như thế, ông đă xây dựng được một lư  thuyết đặc thù về lịch sử, bao gồm các phạm trù xă hội, kinh  tế, chính trị và văn hóa, báo trước các hệ thống lư giải vĩ đại mà về sau sẽ được soạn thảo lại  ở Âu Châu vào thế kỷ XIX và XX của nhiều học giả trong đó có nhóm Mác xít và Ecole des annales (Trường phái Sử kư).

 

Những luận đề về lịch sử của ông được tŕnh bày trong đoạn « Nhập đề rất dài về khoa Phương pháp luận » (gần 1000 trang) dưới nhan đề Muqaddima, nhập đề của một tác phẩm mà ông đă soạn suốt ba mươi năm qua : Kitâb al-‘lbar , Sách những Tỉ dụ (exemples), hay Sách những Nhận định về lịch sử của A-rập, Persans và Berbère. Từ « tỉ dụ » của tiếng A-rập  có ư nghĩa rộng hơn trong tiếng Pháp  và bao gồm những chiều hướng luân lư và chính trị của đời sống con người. Ibn Khaldoun chết không có môn đồ kế nghiệp, trừ phi người ta chấp nhận nhà sử học El Makrizi (1364-1442), một tác giả đă góp phần quan trọng về kinh tế học. Công tŕnh của Ibn Khaldoun đă bị lăng quên, kể cả trong thế giới A-rập, cho đến thế XIX, bản dịch quyển Muqaddima chuyẻn sang Pháp ngữ của Silvestre de Sacy, đă đánh dấu một  khởi điểm  cho sự tái khám phá ra một tư tưởng gia đặc cách. Ibn Khaldoun, được coi như một học giả tiền phong thượng thặng cho những khoa học xă hội hiện đại, đặc biệt khoa nhân loại học, môn lịch sử và môn xă hội học.

Một ư niệm mới về xă hội và lịch sử

Ư thức được ư nghĩa và giá trị về sự nghiệp của ḿnh, cũng như các đại tư tưỏng gia khác về vấn đề xă hội, Ibn Khaldoun  xác nhận rơ ràng  ông đă sáng chế, để giải thích về « bản tính  của nền văn minh  và những biến cố đă phiền nhiễu ông », ra « một môn học mới » (trang môn phương pháp luận mà tác giả đă thường tŕnh bày trong các tác phẩm của ḿnh, đồng thời Ibn Khaldoun cũng thường chỉ trích các tác giả đi trước ông, đặc biệt như Aristote chẳng hạn, người đă khư khư nắm giữ theo những nhận định thuần lư thuyết, tư biện đầu cơ, và quá lư tưởng.

 

Theo ông, sử gia phải bắt đầu bằng sự quan sát các dữ kiện, để  kiểm soát và xác minh nguồn gốc. Lịch sử không phải chỉ  rút gọn lại các dữ kiện đă xảy ra, như trong các tác phẩm của Hérodote (a)hay Thucydide(b), thành một loại sử kư chỉ ghi chép các biến chuyển xảy ra từng thời đại, rồi để t́m cách giải thích tiến tŕnh của chúng. Một cách chính xác hơn, theo Ibn Khaldoun, lịch sử không phải chỉ giải thích những chuyển động  bị giới hạn trong  các hành động của những người lănh đạo giữ phần quyết định như các vua chúa, quốc trưởng. Nhưng  đây là một quan niệm toàn tiến, đi sâu vào toàn thể các phương diện liên hệ đến lịch sử, bao gồm những  chuyền động to lớn của xă hội mà Ibn Khaldoun đưa lên hàng đầu

.

Đây là một thuyết về sự khai triển do một nhà tư tưởng A-rập đề xướng ra. Vấn đề ở đây  là giải thích các nền văn minh đă phát sinh, trưởng thành và suy tàn như thế nào và v́ sao có một số nền văn minh phát triễn nhanh hơn các nền văn minh khác. Trên quá tŕnh suy luận, Ibn Khaldoun không theo con đường thẳng, mà theo đường ṿng chu kỳ, theo đó thời tàn suy lại là môi trường phục hồi quá tŕnh của sự khai triển. Để giải thích xă hội loài người, ta phải kể đến sự tác động qua lại giữa các thể chế kinh tế, xă hội, chính trị, và văn hóa, mà kinh tế chiếm vị trí trung tâm. «Sự khác biệt giữa địa vị đời sống trong xă hội tùy thuộc các phương tiện sinh sống của mỗi người. »   Quả vậy, tổ chức xă hội chỉ là để cho phép con người hợp tác với nhau nhằm mục đích bảo đảm đời sống của ḿnh»  (trang 370). V́ vậy đôi khi Ibn Khaldoun được coi như một người báo trước Marx và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Friedrich Engels cũng đă dành một bài viết về ông.

 

Yếu hơn loài thú, để được sống sót, con người tự bảo vệ bằng cách phân công, và hợp tác với nhau. Như Aristote đă nói « người là một con thú chính trị » (trang 465), đồng thời ông cũng cho « bất công và hung hăng là hai đặc tính hằng hữu của bản chất  loài thú», điều ấy ngụ ư xác nhận bất công và hung hăng cũng là hai đặc tính hằng hữu của bản chất con người. Iben Khaldoun ở đây đă báo trước những luận đề của Hobbes  × (c) và của Rousseau (d). Có một trọng tài là điều chính yếu cho sự tồn vong của xă hội.  Như vậy là nguồn gốc của quyền lực « chức năng tự nhiên của con người » (ibid.).Thiếu trật tự chính trị không khỏi đưa đến sự tiêu diệt nhân loại. Quyền lực của nhà vua dựa vào thanh gươm và ng̣i bút,  thanh gươm giữ vai tṛ chính trong giá đoạn phát sinh các quốc gia.

 

Theo Ibn khaldoun, biện chứng giữa thôn quê và thành thị, trật tự thôn quê và trật tự thành thị có một vai tṛ chính yếu trong năng động lực lịch sử . Sự khai triển bắt đầu từ thôn quê mà đặc điểm là sự ổn định và sự đoàn kết (mà ông gọi là asabiah, « tinh thần đoàn thể » ) của trật tự xă hội. Sự ổn định và sự đoàn kết ấy suy giảm ở thành thị, tại đây các công dân tất nhiên trở thành hư hỏng v́ cuộc sống dễ dăi và xa hoa. Đó là nguồn gốc của sự suy tàn các đô thị lớn mà Khaldoun đă cư trú. Sau ba hay bốn thế hệ, người ta không thể tránh khỏi chứng kiến sụ suy nhược, rồi sự sụp đổ các ḍng họ trước đây hiển hách và đầy quyền lực, sự sụp đổ của kinh tế, và sự quay trở lại những điều kiện nguyên thủy để tứ đó dấy lên một thời kỳ mới về khai triển.  

Một  ư niệm mới về kinh tế

Nhiều đoạn trong các tác phẩm của Ibn Khaldoun đă được dành cho những suy tư thường có và tính cách hiện đại và kỳ dị,về kinh tế thị trường, giá trị và giá cả, tiền tệ, sản xuất, khủng hoảng, thuế khóa. Cũng có những nhận xét về nhân khẩu học. Báo trước ư niệm kinh tế cổ điển, mà người ta đă t́m thấy được công thức hóa trong tác phẩm của Aristote. Ibn Khaldoun cho rằng « sự làm việc là cội nguồn của giàu có  » (trang 737) và giá trị các sản phẩm được xác định qua số  lượng  của công lao mà sự sản xuất đă cần đến. Nhờ sự phân công, sự sản xuất đem lại thặng dư, vượt qua sự cần thiết để thỏa măn những nhu cầu chính yếu, thặng dư sinh ra lời lăi,  có thể tích lủy và có thể trở thành xa x́ và giàu sang. Từ đó lộ ra , qua những gia tăng lợi tức thuế khóa, sự giàu sang và quyền lực của của các  quốc gia để xây dựng các thành tŕ, chiến lũy, thành phố và thành quốc.

 

Với sự tiến bộ của nền văn minh, giá các sản phẩm cho những nhu cầu sơ đẳng giảm xuống so với giá các sản phẩm xa xỉ. Trong viễn tượng theo thuyết của Keynes (e), Ibn Khaldoun  đă giải thích sự giảm gíá các sản phẩm làm cho thương măi và mọi hoạt đông kinh tế sẽ bị « sạt nghiệp » như thế nào (trang 782). Nếu giá các sản phẩm bị giao động lên xuống theo những điều kiện của thị trường, th́ giá của bạc và vàng , là tài chính bản vị, phải ổn định,  đó là điều các cơ cấu tôn giáo phải chịu trách nhiệm « Lễ nhật tụng cầu an cho tiền tệ là môt trách nhiệm tôn giáo » (trang 126). Ibn Khaldoun  cho rằng ngoài ra, giá cả phải thế nào để cho đủ để trả công cho người sản xuất (lương), nhà thương măi (lời), và Nhà nước (thuế), mỗi phần tử được xác định theo luật « cung cầu ».

Lệ phí và thuế má hợp lại thành một yếu tố cần thiết cho sự khai triễn của chính quyền : «  Sở Tài Chánh và sở Thuế là một thiết chế cấn thiết cho quyền lực » (trang 550). Tuy nhiên, sự bành trướng không thể tránh được đă  sinh ra một hậu quả tệ hại. Với sự phát triển kinh tế, thuế má, và lệ phí tăng lên đến mức  mà « những lợi tức dự trù không thể nào thực hiện được » và « người dân  không thấy có  lợi lộc ǵ để lao ḿnh vào các hoạt động kinh tài »(trang 602) điều ấy làm cho suy sụp các Chính quyền. Để chống lại, họ phải giảm bớt thuế má. Báo trước  những ư tưởng mà nhiều thế kỷ sau Smith, Malthus, Marx và Keynes sẽ đem ra khai triển, th́ ở đây Ibn Khaldoun là người đi tiền phong báo hiệu cho các kinh tế gia về luật cung cầu và các lư thuyết gia về chủ trương giảm thuế. Ngoài ra, đối với Ibn Khaldoun, không phải v́ thiếu « cầu » mà giải thích được sự suy tàn của các nền kinh tế và xă hội. Một cách thực tế người ta có cảm tưởng là  Arthur Laffer * đă « cọp lại »  Ibn Khaldoun. Các vị  Tổng thống  Ronald Reagan, và George Bush có thể dựa theo Ibn Khaldoun  chính sách bớt thuế, biết rằng nhà tư tưởng Hồi giáo không được giới hồi giáo « cực đoan » tán thưởng.

 

GiIles Dostaler

Dịch từ "Alternatives Economiques "-  n°278 - Mars 2009 , p72- p74

Người dịch : V.T.T

 

* . Arthur Laffer sinh ngày 14.8.1940 là một kinh-tế gia trường phái " tự do" , chủ trương phải tăng sự "Cung" ( sản xuất/ supply side) để phát triển kinh-tế. Tiến sĩ Đại Học Stanford ( Mỹ) với "phương tŕnh Laffer " cho thấy "việc thu thuế" sẽ giảm đi khi vượt quá một tỷ xuất nào đó đánh trên sự sản xuất. Ông ảnh hưởng rất lớn trên chánh sách thuế khóa của TT Reagan  qua việc giảm thuế rất nhiều cho tư bản qua 2 đạo luật Economic recovery Tax Act (E.R.T.A) năm 1981, và Tax Reform Act ( T.R.A) năm 1986. Các nhà lănh đạo Âu Châu như Bà Thủ Tướng Margaret Thatcher, John Mayor, Helmut Kohn cũng áp dụng chánh sách đó, đặc biệt nhất là TT Pháp Sarkozy đang áp dụng " Bouclier fiscal / Cái mộc thuế vụ) 50% " ấn định là một người không trả thuế lợi tức  quá 50% số lợi thu hoạch của họ trong năm. Điều nầy đang gây bất măn trong nước Pháp v́ chánh phủ đă miễn thuế cho họ ( những người giàu) tốn vài trăm triệu Euros trong ngân sách quốc gia. 

 

TIỂU SỬ

1332 : sinh  27 mai, tại Tunis, trong một gia đ́nh quí  tộc  A-râp Andalouse.

1348 -1349 : bệnh Dịch tả  Lớn đă  giết chết cha, mẹ ông , buộc ông bỏ  dở  công tŕnh tự  học của ông..

1351 : L'Essentiel du Muhassal, b́nh luận về một tác phẩm thần học.

1352 : phong chức chưởng án bởi sultan (vua) Abû Ishâq.

1354 : trở về Fès tại triều sultan Abû Inan, được phong chức  Thơ Kư năm sau.

1357 : bị nghi âm mưu, nên bị bắt giam 21 tháng (7 novembre).

1359 : tham dự vụ cướp chính quyền  tại Fès của sultan Abû Salim, được phong Bí thư cho vua

1361 -1371 : nhiều sứ mệnh cho các vua almohade (đế quốc Berbère), thu nhặt dữ kiện để viết các lbar.

1372 : trở về Fes, dạy học.

1375 : tháng mars, về Qual'at Ibn Salâma, miền Sud algérien, để viết trong ba năm và 10 tháng  tác phẩm la Muqaddima và phần c̣n lại của Livre des Exemples (Kitâb al-Ibar).

1378 : trở về Tunis, chuyên sưu tầm và giảng dạy, đống thời nạn nhân của những thủ đoạn bâng quơ.

1381 : xuất bản Muqaddima tại Tunis.

1382 : dời nhà sang Ai Cập (Egypte), ở Alexandrie, rổi sau ở Caire, dạy học và thuyết tŕnh tại Đại học Al Azhar. Sáu lần giữ chức "cadi" (quan ṭa sơ thẩm).

1384 : vợ và các con của Ibn Khaldoun đáp thuyền đi từ Tunis đến Alexandrie, bị ch́m, chết đuối.

1387 : hành hương ở La Mecque.

1388 -1399 : tại Caire, tiếp tục biên soạn các Ibar.

1400 : tùy tùng theo sultan đến Damas, bị đe dọa bởi các lực lượng  Tamerlan.

1401 : hai tháng tranh luận với Tamerlan, để y rời  Damas vào tháng mars. Tường thuật trong hồi kư với nhiều chi tiết độc đáo của cuộc đối thoại siêu thực giữa nhà trí thức với một lănh chúa vơ biềnkhát máu..

1406 : Ibn Khaldoun qua đời tại Caire ngày 17 mars, chôn tại nghĩa địa phái soufis cùa Hồi gíáo.

--------------------------------------------------------------------------------

(a) Hérodote : 484- 425/420 tr. KN, sử gia Hi-Lạp, được nhà hùng biện La-Mă Cicéron tôn là tổ sư của môn Lịch sử. (chú thích của người dịch)

 

(b) Thucydite : 460/455-395, tr. KN, sử gia và chiến lược gia Hi-Lạp, đă thuật lại cuộc chiến giữa Athènes (Hi-Lạp) và Sparte một cách rất chính xác, với tinh thần hiểu biết, nhất là rất vô tư, được nổi danh là Đại Sử gia thời Trung cổ.(chú thích của người dịch)

 

× (c) Hobbes Thomas ,1588-1679, triết gia Anh quốc, chủ trương chế độ độc tài, cho rằng con người bản chất ham muốn mà lại sợ sệt, và là những chó sói giữa loài người, nên luôn luôn mọi người chiến tranh với mọi người, phải có một lănh tụ độc tài dùng vũ lực bắt mọi người ăn ở với nhau b́nh an. (Chú thích của người dịch)

(d) Rousseau Jean-Jacques , 1712-1778, người Thụy sĩ (Suisse), lại là nhà văn và triết gia Pháp ngữ, tín đồ Tin Lành, chủ trương dân chủ Cọng ḥa, cho rằng nguồn cội và thân thế con người sinh ra bất b́nh đẳng, muốn sống an lành với nhau phải có một Contrat Social (Giao Ước Xă hội), do đa số bầu lên. (Chú thích của người dịch)

 

(e) Keynes : 1883-1946, nhà  kinh tế , tài chánh Anh quốc, chống lại thuyết kinh tế cổ điển, chủ trương chính quyền phải can thiệp  để bảo đảm công ăn việc làm cho dân, bằng chính sách khuyến khích tiêu thụ, tăng đầu tư công cọng,  phân chia lợi tức hợp lư, v.v…

 

  Trang Chủ . Kim Âu . Lưu Trữ. Báo Chí . RFI . RFA . Tác Giả . Chính Trị . Văn Nghệ . Khoa Học . Mục Lục . Quảng Cáo . Photo . Photo 1. Tinh Hoa .

Một Trang Lịch Sử (tài liệu US Senate)

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Bài trong trang này nhằm cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia trong tinh thần "tri kỷ, tri bỉ", " biết ta, biết địch" để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của kẻ thù và có phản ứng, đối sách kịp thời.

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám