Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Real Clear Politics

MediaMatters

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Illuminatti News

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Thư Viện Quốc Gia

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Chính Biến Brexit Là Thất Bại Của Nền Dân Chủ Nước Anh

 

Đỗ Kim Thêm dịch

 

Tác giả: Kenneth Rogoff

 

(LND) Ba lập luận chủ yếu của phe cổ vũ ra đi là: Hàng tuần Anh phải chi 300 triệu Bảng Anh để nuôi cho guồng máy hành chánh nặng nề của khối Liên Âu, khoảng tiền này Anh cần phải lấy lại để tài trợ cho cơ quan y tế trong nước, một ḿnh Anh cũng đủ sức ngăn chận luồng nhập cư từ các nước trong khối và cho dù phải đi Anh sẽ không bị thiệt hại kinh tế. Người dân lớn tuổi không ư thức về các ràng buộc pháp luật, các quyền lợi trao đổi mậu dịch và triễn vọng đầu tư quốc tế, chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất của cá nhân nên họ ủng hộ cho phe chuộng ra đi thắng cuộc.

 

Trái với mọi dự liệu, phe thắng cuộc thiếu can đảm tiếp thu thành quả chiến thắng v́ không biết phải làm ǵ khi phải đương đầu với khó khăn sắp tới. Họ xác nhận lại các lập luận khích động dân chúng là không thực tế và khả thi. Trên 3 triệu rưởi người dân tỉnh ngộ lên mạng xă hội đ̣i trưng cầu dân ư lại và trên 40.000 dân biểu t́nh chống các lập luận mị dân.

 

Phe thua cuộc không chịu ra đi nhanh chóng trong một tṛ chơi dân chủ mà họ đề ra. Họ cũng không có một sách lược nào để thu phục niềm tin dân chúng. Hoàng gia và Quốc hội cũng chỉ có thể đặt vấn để để thảo luận lại trên căn bản rộng răi và thuần lư hơn.

 

Luật giới cảnh báo là trưng cầu dân ư không có một ràng buộc pháp lư để buộc chính quyền phải thi hành. Kinh nghiệm của Hy Lạp cho thấy kết qủa trưng cầu dân ư là dân không đồng ư tiếp tục trả nợ cho các định chế quốc tế; nhưng chính quyền có can đảm không tuân thủ ư dân mà làm ngược lại. Sau đó, các giải pháp cho nợ công trở nên sáng sủa hơn.

 

Liên Âu cũng không thể thi hành việc ra đi theo luật định khi Anh không hợp tác. Liên Âu không biết sẽ đi về đâu trước hậu qủa cuả Brexit và các khủng hoảng về di dân, khủng bố và kinh tế, khi triển vọng cải cách triệt để c̣n quá mơ hồ. T́nh trạng tê liệt c̣n kéo dài th́ phe cực đoan ngày càng thắng thế và động loạn xă hội càng gia tăng. Nguy cơ nhất hiện nay là Liên Xô đang đe doạ an ninh cho khối NATO trong khi Hoa Kỳ là một đồng minh thân thiết cũng không thể hỗ trợ.

 

Chính biến Brexit sẽ c̣n nhiều thay đổi trong thời gian sắp tới, tất cả tùy thuộc phản ứng của dân chúng và đối sách của chính quyền. Không ai có thể lường đoán các biến chuyển t́nh h́nh, kể cả chuyên gia. Một điều hiển nhiên là trào lưu dân chủ của phương Tây đang suy tàn mà Brexit là một thí dụ điển h́nh như Kenneth Rogoff tŕnh bày dưới đây.

 

***

 

Những hành động thực sự điên rồ của cuộc đầu phiếu ở Vương quốc Anh để rời khỏi Liên Âu không phải là chuyện mà giới lănh đạo Anh có can đảm hỏi dân chúng để cân nhắc lợi ích về tư cách thành viên để chống lại các áp lực do vấn đề nhập cư đă bộc lộ. Đúng ra, đó là một số luợng phiếu thấp nhất và phi lư để ra đi, chỉ cần có một đa số đơn giản. Với tỷ lệ cử tri tham dự là 70%, điều này có nghĩa là chiến dịch đỏi ra đi chỉ thắng với tỷ lệ 36% của cử tri đủ điều kiện đi bầu ủng hộ.

 

Đây không phải là dân chủ; mà là tṛ chơi tự sát theo may rủi như kiểu bắn súng của Nga cho các nước cộng ḥa. Một quyết định có hậu quả khủng khiếp đă được thực hiện mà không có bất kỳ một cơ chế kiểm tra và cân bằng nào cho thích hợp.- nó lớn hơn việc tu chỉnh hiến pháp của một quốc gia (tất nhiên, Vương quốc Anh thiếu một Hiến pháp thành văn).

 

Liệu rẳng sẽ có một cuộc bỏ phiếu phải được lặp lại sau một năm cho chắc? Không. Liệu đa số trong Quốc hội phải hỗ trợ cho việc ra đi? Rơ ràng là không. Liệu dân Anh có thực sự hiểu biết về những ǵ mà họ đă bỏ phiếu không? Tuyệt đối là không. Thật vậy, không ai có bất kỳ ư tưởng nào về những hậu quả cho cả Vương quốc Anh trong hệ thống thương mại toàn cầu hoặc ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị trong nước. Tôi sợ rằng Anh sẽ không có một viễn cảnh tốt đẹp.

 

Xin bạn lưu tâm cho là người dân phương Tây được ban phước để sống trong một thời an b́nh: thay đổi hoàn cảnh và những ưu tiên có thể được giải quyết thông qua các tiến tŕnh dân chủ thay v́ gây chiến với nước ngoài và trong nước. Nhưng tiến tŕnh dân chủ và công bằng để tạọ nên các quyết định nhằm định h́nh cho đất nước và không thể đảo ngược là ǵ cho chính xác? Đạt được tỷ lệ 52% số phiếu bầu cho việc ra đi vào một ngày mưa, liệu nó đă thực sự là đủ chưa?

 

Nếu xét về mức độ lâu dài và tính thuyết phục của các vấn đề ưu tiên, th́ hầu hết các xă hội đặt các rào cản cho một cặp vợ chồng ly dị theo một cách c̣n nghiêm khắc hơn là chính phủ của Thủ tướng David Cameron đă quyết định cho việc rời khỏi Liên Âu. Nhưng người cổ vũ cho việc Anh ra đi không t́m ra ra tṛ chơi này; đă có nhiều tiền lệ như tại Scotland vào năm 2014 và Quebec vào năm 1995. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, ṇng súng không bao giờ dừng lắp đạn. Bây giờ trước sự đă rồi, đúng là lúc cần nghĩ lại về các luật chơi.

 

Ư tưởng cho rằng bằng cách nào đó trong bất cứ lúc nào đó, th́ bất kỳ quyết định nào có đa số là có "dân chủ" một cách tất yếu, đó là một sự xuyên tạc của thuật ngữ. Nền dân chủ hiện đại đă phát triển các hệ thống kiểm tra và cân bằng để bảo vệ lợi ích cho một thiểu số và để tránh taọ các quyết định mà người ta không am hiểu và đem lại những hậu quả thảm khốc. Khi quyết định trọng đại hơn và có hiệu ứng lâu dài hơn, th́ các rào cản càng phải khó khăn hơn.

 

Thí dụ như khi nói lư do ban hành luật tu chỉnh hiến pháp thường đ̣i hỏi phải vượt qua các rào cản cao hơn so với việc thông qua một dự luật cho kinh phí. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quốc tế hiện nay về việc chấm dứt quan hệ của một quốc gia được cho là ít đ̣i hỏi nhiều hơn khi so với một cuộc đầu phiếu nhằm hạ thấp độ tuổi được uống rượu.

 

Với t́nh trạng châu Âu hiện nay phải đối mặt với một nguy cơ của một loạt các loại đầu phiếu để ra đi nhiều hơn nữa, một câu hỏi cấp bách là liệu có nên có một cách tốt hơn để thực hiện các quyết định này chăng. Tôi thăm ḍ ư kiến nhiều nhà khoa học chính trị hàng đầu để xem họ có bất kỳ một sự đồng thuận nào trong giới khoa bảng không; điều không may là câu trả lời ngắn gọn là không.

 

Một mặt, quyết định cho Anh ra đi có thể xem ra là đơn giản qua lá phiếu, nhưng sự thật th́ không ai biết điều ǵ sẽ đến tiếp theo sau khi bỏ phiếu ra đi. Trong thực tế, những ǵ mà chúng ta biết được rằng hầu hết các quốc gia yêu cầu có một "đại đa số" để quyết định cho vấn đề quan hệ đến đất nước, và không phải là chỉ với tỷ lệ 51%. Không có con số phổ quát như tỷ lệ 60%, nhưng ở một mức tối thiểu, th́ nguyên tắc chung là đa số phải được chứng minh là phải ổn định. Một đất nước không nên có những thay đổi cơ bản và không thể đảo ngược dựa trên một thiểu số mong manh, mà giá trị áp dụng chỉ trong một thời khắc cảm xúc. Ngay cả khi nền kinh tế Anh không rơi vào t́nh trạng suy trầm sau cuộc bỏ phiếu này (sự sụt giảm của đồng bảng Anh có thể làm dịu tác động ban đầu), có nhiều cơ hội mà các kết quả rối loạn kinh tế và chính trị sẽ đem lại cho một số cử tri có lư do để "hối hận của người mua".

 

Từ thời xưa, các triết gia đă cố đưa ra các hệ thống để làm cân bằng sức mạnh của nguyên tắc đa số chống lại nhu cầu cần đảm bảo cho các đảng phái am tường chính sự có được một tiếng nói rộng lớn hơn trong các quyết định quan trọng, mà không đề cập đến tiếng nói của thiểu số cũng được lắng nghe. Trong các hội luận của thành Sparta thuộc Hy Lạp thời cổ đại, người ta bầu phiếu bằng lời hoan hô. Dân chúng có thể điều chỉnh tiếng nói của ḿnh để phản ánh về mức độ của các quan tâm ưu tiên, có một vị chủ toạ lắng nghe chăm chú và sau đó tuyên bố kết quả. Đó là cách không hoàn hảo, nhưng có lẽ là tốt hơn so với những ǵ vừa xảy ra ở Anh.

 

Theo một số chuyện kể, Athens là thành phố kết nghĩa với Sparta, đă thực hiện các ví dụ thuần túy về mặt lịch sử của nền dân chủ. Tất cả các giai cấp được có quyền b́nh đẳng về đầu phiếu (mặc dù chỉ là dành cho nam giới). Dù vậy, cuối cùng, sau một số quyết định gây ra chiến tranh thảm khốc, người dân thành Athens thấy có nhu cầu trao thêm quyền lực cho các cơ quan độc lập.

 

Nếu vấn đề vai tṛ thành viên của Liên Âu đă phải được đề cập để dân đầu phiếu (mà bằng cách này, Anh đă không làm) như Anh đă thực hiện? Chắc chắn, những rào cản cần phải có nhiều hơn. Nói ví dụ như Brexit nên yêu cầu có hai cuộc đầu phiếu phổ thông cách nhau trong ít nhất hai năm, tiếp theo sau đó là một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 60% trong Hạ viện. Nếu Brexit vẫn chiếm ưu thế, ít nhất chúng ta có thể biết chắc nó không chỉ là sự phản ảnh nhất thời của một thành phần trong dân chúng.

 

Việc đầu phiếu ở Anh đă đưa châu Âu vào t́nh trạng hỗn loạn. Phần lớn của vấn đề sẽ phụ thuộc vào cách thức mà thế giới phản ứng và làm thế nào Anh xử lư để tự xây dựng lại chính quyền. Dù vậy, điều quan trọng là không chỉ nên đánh giá lại kết quả, nhưng là quá tŕnh này. Bất kỳ hành động nào để xác định lại sự sắp xếp lâu dài về các biên giới của một quốc gia phải đ̣i hỏi nhiều hơn đa số đơn giản trong một cuộc bỏ phiếu một lần. Như chúng ta đă thấy, các chuẩn mực quốc tế hiện tại của nguyên tắc đa số đơn giản là một công thức cho sự hỗn loạn.

 

***

 

Kenneth Rogoff là Giáo sư Khoa Kinh tế học và Chính sách công tại Đại học Harvard. Ông đă nhận giải thưởng của Deutsch Bank về Khoa Kinh tế Tài Chính học trong năm 2011. Ông đă là Kinh tế trưởng cho Qũy Tiền tệ Quốc tế 2001-2003. Cùng hợp soạn với Carmen M. Reinhart, ông là tác giả This Time is Different: Eight Centuries of Financila Folly.

 

Nguyên tác: Britains Democratic Failure

 

Tựa đề bản dịch là của người dịch

 

https://www.project-syndicate.org/commentary/brexit-democratic-failure-for-uk-by-kenneth-rogoff-2016-06

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: