Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Lottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Có thể phát triển được một Tạm Ước cho cuộc khủng hoảng ở Biển Đông ?

 

  

 

Vũ Đức Khanh/Strategic Review

 Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

 

 

 

 

Biển Đông trải dài từ eo biển Đài Loan ở phía bắc đến Singapore và eo biển Malacca ở phía nam, thông qua đó là một phần ba các chuyến du lịch thương mại quốc tế của cả thế giới. Thật không phải là cường điệu khi nói rằng bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào v́ tranh chấp lănh hải giữa các nước trong khu vực, dù lớn hay nhỏ, sẽ không chỉ được cảm nhận từ các nước tkhu vực này mà c̣n từ cả thế giới rộng lớn ở chung quanh.

 

Quần đảo Trường Sa là trung tâm của những tranh chấp, có liên quan đến Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam; và cả cuộc tranh chấp nhỏ hơn nhiều về quần đảo Hoàng Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng, những tranh chấp này ít bị thúc đẩy bởi tham vọng lănh thổ, mà đa phần là v́ nhu cầu năng lượng và các lợi ích kinh tế.

 

Một bản phân tích được Cục Quản lư Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thực hiện đă ước tính rằng "lượng dầu tiêu thụ tại các nước châu Á đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% hàng năm từ khoảng 14,8 triệu thùng mỗi ngày (MMbbl/d) trong năm 2004 đến gần 29,8 MMbbl/d vào năm 2030", Trung Quốc chiếm gần một nửa số tăng trưởng này. Với vùng Biển Đông được cho là hiện nắm giữ từ 28 tỷ đến 213 tỷ thùng dầu, và 900 ngh́n tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, tài nguyên tiềm năng này đủ là một nguyên nhân cho bất kỳ nước nào cũng sẽ bám chặt vào khiếu nại chủ quyền của họ trong khu vực.

 

Từ những năm 1970, những nước nguyên đơn đă đụng độ với nhau v́ quần đảo Trường Sa. Nếu họ không thể giải quyết các tranh chấp này một cách ḥa b́nh, như t́nh h́nh hiện nay dường như đang cho thấy như thế, cách giải quyết tốt nhất là các nước khiếu nại nên đồng ư về những điều bất đồng. Một t́nh trạng tạm thời tốt nhất - một bản Tạm Ước - ít nhất sẽ duy tŕ được hiện trạng và có thể cung cấp được cơ hội cho việc không gia tăng (căn thẳng).

 

Cơn lốc xoáy Biển Đông

 

Dựa theo bản đồ chín vạch, vốn khẳng định chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc không có được sự ủng hộ giữa các quốc gia yêu cầu khiếu kiện khác, trừ Đài Loan. Hơn nữa, tất cả các bên liên quan từ các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa đều không có khả năng để giải quyết các tranh chấp trong tương lai gần. Do đó, nếu để chỉ duy tŕ được một số biện pháp yên tĩnh trong khu vực, sẽ là thích hợp cho các nước khiếu kiện đồng ư với nhau về những điều bất đồng. Trừ khi có một số phát triển kiểu phép lạ, duy tŕ nguyên trạng là kết quả có khả năng nhất cho những tranh chấp này.

 

Hơn ai hết, có lẽ Trung Quốc chống lại một cuộc chiến tranh hơn cả, v́ đất nước này ít có ḷng ham muốn thắng yên cương vào nền kinh tế đang phát triển của ḿnh bằng một cuộc xung đột quân sự không cần thiết. Nguyên nhân trên cùng là, chiến tranh sẽ mời gọi Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế vào vùng Biển Đông - một kết quả có thể chứng minh là sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.

 

Một trong những đối thủ lớn tiếng nhất của Trung Quốc là Philippine, và trong tháng qua hai nước này đă đối đầu với nhau v́ băi ngầm Scarborough. Cuộc bế tắc sôi bỏng này có nguy cơ đưa cả khu vực đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát.

 

Theo Hiệp ước Quốc pḥng Hỗ tương kư kết giữa Manila và Washington, bất cứ một cuộc tấn công vào nước nào cũng đ̣i ḥi nước kia phải hỗ trợ, sẽ trực tiếp lôi kéo Mỹ vào các tranh chấp một cách không cần thiết, bất chấp nỗ lực muốn giữ cho Mỹ ở bên ngoài của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chắc là liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng để đi đến chiến tranh với Trung Quốc v́ Philippine hay không. Nhưng, việc t́m xem liệu Hoa Kỳ sẽ cùng chiến đấu với Philippines hay không có lẽ là một canh bạc quá lớn đối với Trung Quốc.

 

Việt Nam, tuy nhiên, lại không có hiệp ước pḥng thủ với Mỹ. Nếu có tiềm năng cho một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và một nước khác, Việt Nam sẽ chịu cơ hội không may của việc phải mang chịu gánh nặng của cơn giận dữ từ Trung Quốc. Sẽ có chút t́nh yêu phải mất đi giữa hai kẻ thù lịch sử này. Ngoài việc cùng chia xẻ lịch sử và triết lư của một nhà nước độc đảng, Việt Nam và Trung Quốc không có nhiều điểm chung, trong quá khứ hai nước đă từng tham gia vào chiến tranh.

 

Tuy nhiên, hiện nay, một cuộc chiến tranh với Việt Nam không c̣n là một khả năng xảy ra hơn so với một cuộc chiến tranh với Philippine, v́ điều ấy sẽ mời gọi sự thù địch công khai đối với Bắc Kinh. Ngoài ra c̣n có các câu hỏi về phía Ấn Độ, quan hệ đối tác của nước này với Việt Nam sẽ chồng chất thêm vào một tầng phức tạp nữa.

 

Liệu Ấn Độ, một quyền lực đang nổi lên và là đối thủ của Trung Quốc, có chịu nguy cơ đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh để vội vàng đến tiếp ứng cho Việt Nam trong trường hợp chiến tranh? Và c̣n cả Nga, từ các thoả thuận thăm ḍ ngoài khơi gần đây với phía Việt Nam ? Một cuộc chiến tranh ở Biển Đông có tiềm năng trở thành một cơn lốc, xoáy hút bất kỳ nước nào có cổ phần trong khu vực.

 

Bất kỳ cuộc xung đột nào bị kích động từ Trung Quốc cũng có thể nh́n thấy một sự hối hả của các quốc gia sợ hăi dịch chuyển sang phiá Mỹ để được hỗ trợ, do đó lại kéo phương Tây trực tiếp vào khu vực - một lần nữa, sự việc này trái ngược với mong muốn của Trung Quốc. Mời gọi thêm các phe phái khác vào sẽ chỉ pha loăng, nếu không muốn nói là làm yếu đi, ảnh hưởng và lực bẩy của Trung Quốc trong các giải pháp có tính song phương.

 

Những bước quan trọng đầu tiên để đi đến ḥa b́nh

 

Khi những lời hùng hổ gia tăng từ Manila, Bắc Kinh ngày càng thấy bản thân bị đẩy vào thế kẹt, không thể lùi bước v́ sợ bị mất mặt, nhưng không sẵn sàng đối đầu v́ không hề muốn khởi sự. Có thể nói rằng, hơn bất cứ ai khác, Bắc Kinh là kẻ muốn nh́n muốn thấy các tranh chấp trong vùng Biển Đông được giải quyết một cách ḥa b́nh.

 

Cuối cùng, một bản tạm ước là tạm thời, khi các nước nguyên đơn chỉ có thể đồng ư về những bất đồng như vậy. Chừng nào chưa đạt đến được một giải pháp như thế, sẽ vẫn tiếp tục c̣n những tiếng kêu cứu v́ hành động gây hấn của những người yêu nước trong tất cả các phe phái.

 

Các nhà lănh đạo chính trị trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Bắc Kinh đều hiểu được những hậu quả của bất kỳ hành động nào như thế, v́ vậy, có lẽ cần phải đạt đến một sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, trong môi trường thù địch hiện nay, làm sao để Bắc Kinh, Hà Nội hoặc Manila có thể đi đến được đồng thuận khi các công dân của họ đang kêu gào một hành động quyết định ?

 

Các diễn đàn quốc tế như ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) mang lại được một môi trường an toàn mà bất kỳ quốc gia có liên quan nào cũng có thể đề nghị một thoả ước tạm thời. Hiện nay, để một nhà lănh đạo nhà nước từng trực tiếp tham dự trong các tranh chấp có thể đề nghị một thỏa ước tạm sẽ phải cần đến một sự can đảm chính trị quan trọng - một ḷng cam đảm hơn cả sự cần thiết để có thể thách thức đến bất kỳ khái niệm nào cho rằng họ đang từ bỏ quyền lợi quốc gia của ḿnh cho các sức mạnh ngoại lai. Tuy thế, ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bằng bản chất quốc tế của họ, có thể cung cấp cho các nhà lănh đạo một che chắn chính trị cần thiết cho một đề nghị như vậy.

 

Mặc dù có những phê b́nh chính đáng rằng các diễn đàn quốc tế thiếu "công cụ" cần thiết để thực thi các thỏa thuận giữa các quốc gia, các diễn đàn ấy vẫn mang đến được một sân khấu vốn có thể đưa ra được những ư tưởng táo bạo. Tất nhiên, một thách thức vẫn hiện hữu đối với tất cả các phe để có thể đi đến một sự đồng thuận về một tạm ước và thiết lập được một phương pháp đồng ư với nhau về việc thực thi một giải pháp như vậy.

 

Lập luận ủng hộ cho một tạm ước chính là dù thỏa ước tạm ấy có thể không thành công trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông - một thỏa thuận về những điều bất đồng là bế tắc cơ bản - nó vẫn có thể cho phép những cái đầu t́nh táo hơn để chiếm ưu thế và một sự tái kiểm tra lại t́nh h́nh.

 

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất, là t́m được một nước sẵn sàng bước về phía trước và tuyên bố về một thỏa thuận như vậy. Trung Quốc có lẽ không muốn chịu trách nhiệm về vấn đề này mà không bị mất mặt, cả ở trong và ngoài nước, khi họ đă đ̣i hỏi toàn bộ vùng Biển Đông.

 

Dù đúng hay sai, nếu thậm chí Bắc Kinh công bố một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, họ vẫn sẽ bị xem như kẻ đầu hàng chủ nghĩa dân tộc trong phạm vi biên giới của ḿnh. Philippine có nhiều điều để đạt được từ một tạm ước, bao gồm cả việc sử dụng được thời gian nghỉ ngơi để củng cố khả năng quân sự của ḿnh và t́m kiếm sự đảm bảo hỗ trợ về quân sự từ phía Mỹ.

 

Tuy nhiên, đối với bất cứ đề nghị nào để được Trung Quốc đồng ư, Philippine sẽ bị xem là quá thiên vị và gần gũi với phương Tây. Mỹ cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn v́ những lư do tương tự và hơn thế nữa.

 

Do đó, điều cần thiết sẽ là một thành phần thứ ba, một thành phần vô tư đối với các tranh chấp trong Biển Đông, một thành phần mà khả năng lănh đạo và phán đoán được trọng nể. Xem xét tất cả những yếu tố ấy, Indonesia, vốn là một đối tác có uy tín của cả Mỹ và Trung Quốc đồng thời cũng tự hào là một nền kinh tế và dân số lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, sẽ là nước có khả năng đáp ứng với yêu cầu của tất cả các bên nhất.

 

Quan trọng hơn nữa, là một thành viên sáng lập của ASEAN và nước tổ chức có hiệu quả của ASEAN và các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, Indonesia đă từng nhiều lần chứng tỏ trách nhiệm và khả năng lănh đạo quốc tế của ḿnh. Tuy nhiên, việc Indonesia đưa ra một giải pháp về các tranh chấp trong Biển Đông lại là một cuộc thảo luận hoàn toàn khác.

 

Cuối cùng, việc khi nào những tranh chấp này sẽ được giải quyết và thục hiện bằng cách nào đang nằm trên tay của các bên có liên quan. Chiến tranh không mang ích lợi ǵ cho bất cứ ai và kéo dài các tranh chấp cũng sẽ chẳng đạt được ǵ. Một bản tạm ước sẽ không phải là giải pháp cho các tranh chấp trong vùng Biển Đông, nhưng sẽ là một bước cần thiết đầu tiên trong việc t́m kiếm một giải pháp đúng.

 

Nguồn: Strategic Review

 

 

 

 



 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: