Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Libya: Một Ngàn Lẻ Một Câu Hỏi

 

Vũ Linh

 

...vẫn là vấn đề dầu hỏa, chẳng có t́nh người hay đạo lư ǵ hết...

 

Khi c̣n tranh cử tổng thống, Nghị sĩ Obama đă hứa hẹn một ngàn lẻ một chuyện, toàn là dựa trên “hy vọng” (HOPE). Sau khi đắc cử th́ TT Obama - cũng như tất cả các tổng thống Mỹ - khám phá ra vai tṛ của một tổng thống Mỹ chẳng xa vai tṛ tổng thống của thế giới cho lắm. Chuyện ǵ th́ Mỹ, với tư cách đại cường kinh tế và nhất là quân sự, cũng đều phải nhúng tay. Tức là ngoài chuyện “trị quốc”, c̣n phải lo “b́nh thiên hạ”. Và đối với chuyện b́nh thiên hạ bao la này th́ bây giờ ta khám phá ra chính sách của tổng thống cũng như chính sách trị quốc của ông: dựa trên… hy vọng!

 

Quyết định đánh Libya của TT Obama thực tế là một quyết định với một ngàn lẻ một câu hỏi mà chẳng ai có câu trả lời.

 

TẠI SAO? LƯ DO G̀ VÀ MỤC ĐÍCH G̀?

 

Cách dây chỉ một tháng, Libya vẫn chỉ là hột cát trong mắt của thế giới. Hơi khó chịu, nhưng sau 40 năm th́ cũng quen rồi, chẳng ai để ư nữa. Nhà độc tài Gaddhafi thỉnh thoảng được lên báo về vài chuyện vớ vẩn như đội cận vệ toàn gái đồng trinh của ông, hay cái tật đi đâu cũng phải kiếm đất dựng lều chứ không chịu vào các dinh thượng khách. Tù trưởng mà!

 

Thế rồi bất ngờ, một nhóm dân Libya biểu t́nh chống ông ta, rồi thêm một bất ngờ, nhóm dân đó trở thành một lực lượng vơ trang hùng mạnh, sớm tối chiếm ngay hơn một nửa lănh thổ. Gaddhafi dĩ nhiên phản ứng, mang xe tăng, tàu bay đàn áp và lật ngược thế cờ dễ dàng. Để rồi ta lại chứng kiến một bất ngờ nữa. Bất ngờ này lớn nhất! Tự nhiên Tây Phương và Mỹ, sau bốn mươi năm “sống chung ḥa b́nh” với Gaddhafi, bất ngờ xác định ông này là kẻ thù của nhân loại, cần phải hủy diệt ngay.

 

Cũng chẳng khác ǵ sau khi ngủ chung giường với Saddam Hussein cả mấy chục năm, Mỹ bất th́nh ĺnh tuyên bố đây là kẻ thù không đội trời chung, phải diệt. Tại sao lại như vậy? Gaddhafi nắm quyền từ bốn chục năm nay, vẫn một chính sách độc tài trong nước và không thân thiện ǵ với Tây Phương và Mỹ. Có ǵ thay đổi đâu?

 

Khi Tây Phương và Mỹ nhẩy vào can thiệp th́ lư do viện dẫn là “nhân đạo” để cứu dân nổi loạn khỏi bị Gaddhafi giết. Lập luận này là lập luận đánh lận con đen. Trung Cộng giết biết bao dân Tây Tạng, tại sao không ai nói ǵ đến chuyện mang phản lực đi đánh bom Bắc B́nh để cứu dân Tây Tạng? Tại Darfur bên Sudan, hàng trăm ngàn dân bị chính quyền tàn sát từ mấy năm nay. Trước đây, Rwanda hay Cam-Pu-Chia cũng đă trải qua những vụ diệt chủng kinh người, thế giới có nhúc nhích đâu?

 

Tại sao bây giờ lại phải can thiệp vào Libya để “cứu dân” khi chỉ mới có vài trăm người chết? Hiện nay, chính quyền đang đàn áp những vụ nổi loạn tương tự tại Yemen, Bahrain, và Syria, chừng nào th́ TT Obama cho máy bay thả bom để cứu dân tại những nơi đó?

 

Hơn thế nữa, cái khối “dân” mà quân đồng minh muốn cứu lại là những nhóm vơ trang hùng hậu, mang AK, quấn khăn rằn ri, không khác ǵ mấy ông Al Qaeda, đă từng chiếm được cả nửa nước Libya, chứ có phải mấy ông già bà lăo cầm biểu ngữ cờ quạt xuống đường ôn hoà ngày cuối tuần đ̣i dân chủ tự do đâu? Hiển nhiên đây là một cuộc nội chiến, giữa hai khối bộ tộc Bắc Phi, với hai phe dàn trận đánh chiếm tỉnh này vùng nọ.

 

Lư do “nhân đạo” cứu dân nghe mát tai mà không ổn chút nào. Vậy lư do thực sự là ǵ?

 

VAI TR̉ LĂNH ĐẠO CỦA MỸ ĐÂU?

 

Trong một cuộc tranh luận với TNS McCain khi c̣n tranh cử tổng thống năm 2008, TNS Obama tuyên bố ông sẽ chỉ lấy quyết định can thiệp vào một nước khác sau khi có sự chấp thuận của thế giới, không như anh cao bồi độc mă Bush. Lập luận “chờ thế giới cho phép” được ông McCain diễn giải có nghĩa là chuyện bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ sẽ phải được quyết định bởi thế giới chứ không phải bởi tổng thống Mỹ.

 

Bây giờ “thế giới” đă quyết định cứu dân Libya, TT Obama bắt buộc phải tuân thủ, như là một “nguyên tắc cốt lơi” (core principle) của cộng đồng nhân loại: thế giới phải có trách nhiệm can thiệp vào chuyện của thế giới, và các nước hội viên của cộng đồng thế giới phải tuân thủ quyết định của thế giới. Thật ra, cái “thế giới” TT Obama viện dẫn chỉ gồm có 10 nước trong HĐBA đă biểu quyết áp đặt vùng cấm bay, năm nước c̣n lại là Nga, Tầu, Đức, Ba Tây, Ấn Độ đă chống nhưng bỏ phiếu trắng v́ “nể” Khối Ả Rập. Gần 200 quốc gia c̣n lại của Liên Hiệp Quốc chưa được hỏi ư kiến.

 

Cái “nguyên tắc cốt lơi” đó ra đời lúc nào? Dưới thời Bush, cũng cái HĐBA này đă ra 17 nghị quyết cho Saddam, kể cả nghị quyết cuối cùng được biểu quyết với tỷ lệ 15-0, không phiếu chống cũng không phiếu trắng. Tất cả đều bị coi như pha bởi Saddam. Như vậy, khi đánh Iraq, có phải TT Bush lúc đó cũng đă tuân thủ cái “nguyên tắc cốt lơi” của cộng đồng thế giới không? Tại sao với 15 phiếu tại HĐBA và gần 40 nước đồng minh trực tiếp hay gián tiếp tham gia đánh Iraq mà TT Bush vẫn bị gọi là cao bồi coi thường thế giới trong khi TT Obama chỉ có 10 phiếu tại HĐBA và một tá nước đồng minh đánh ké Libya th́ lại gọi là tuân thủ quyết định của “thế giới”?

 

Cho dù chấp nhận “nguyên tắc cốt lơi” mới này th́ vấn đề đặt ra là vai tṛ lănh đạo của Mỹ đâu rồi? Hay Mỹ đă trở thành một nước chịu sự chỉ huy của Pháp, của Anh (qua Liên Hiệp Quốc) hay mấy lănh chúa Ả Rập (qua Liên Đoàn Ả Rập)? Tóm lại, ai đang chỉ huy ai?

 

Truyền thông phe ta biện minh Obama được sự hậu thuẫn của khối Ả Rập trong khi Bush không được một xứ nào ủng hộ (như báo Time viết: “without a single Muslim ally”). Một lập luận thiếu lương thiện. Nếu Bush không có hậu thuẫn của các xứ Ả Rập Hồi giáo th́ lính Mỹ đă không có đường vào đất Iraq, và máy bay Mỹ đă không có cách nào bay tới không phận Iraq. Nếu nói đến việc tham chiến của lính Ả Rập th́ Obama hiện nay chỉ có được hậu thuẫn của đúng bốn chiếc máy bay phản lực do tiểu quốc Qatar gửi đến, 20 nước Ả Rập khác án binh bất động. Nếu nói về hậu thuẫn chính trị th́ ngay sau khi máy bay đồng minh thả bom, Tổng Thư Kư Liên Đoàn Ả Rập Amr Moussa lập tức chỉ trích, yêu cầu ngưng thả bom ngay và ông xác định chưa hề yêu cầu đánh bom Gaddhafi bao giờ!

 

Ở đây, có một vấn đề cần phải nói thêm.

 

Trái với một vài lời bàn ta thấy trên báo chí, quyết định của Khối Ả Rập và của 10 nước trong HĐBA không phải là một quyết định cao thượng v́ ḷng nhân ái hay t́nh người hay đạo lư ǵ hết. Trong chính trị, đặc biệt là chính trị “cao cấp” ở mức quốc tế, không có chuyện ngây thơ như vậy.

 

Khối Ả Rập muốn thiết lập vùng cấm bay để kềm hăm cuộc nội chiến tại Libya, có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chung cho cả vùng, nhất là ảnh hưởng việc sản xuất và giá cả dầu hỏa, là sản phẩm nuôi sống cả vùng, cũng là nguồn lợi tức vô đáy của các vua chúa Ả Rập. Khối Ả Rập chỉ kêu gọi thiết lập vùng cấm bay để t́m ổn định thôi, ổn định chính trị và nhất là ổn định sản xuất và giá cả dầu hỏa.

 

Pháp, Anh và khối Âu Châu nhận được 85% dầu hỏa của Libya, nên cũng không muốn mất số dầu này trong cuộc nội chiến. Thực tế vẫn là vấn đề dầu hỏa, chẳng có t́nh người hay đạo lư ǵ hết.

 

KẾT TOÁN THẾ NÀO?

 

Cho đến nay, TT Obama chưa hề xác định mục tiêu tối hậu của cuộc chiến hiện nay là ǵ. Mỹ sẽ thả bom cho đến khi nào th́ ngưng? Cho đến khi thực hiện được “vùng cấm bay” tại Libya? Chuyện đó dễ, nhưng sau đó th́ sao? Gaddhafi không chết, không từ chức, cứ ngồi đó, rồi ông con nối ngôi, cũng ngồi đó mấy chục năm th́ sao? Tiếp tục vùng cấm bay này đến mấy chục năm nữa? Nếu như Gaddhafi chấp nhận vùng cấm bay, không cho máy bay đi thả bom nữa, nhưng lại xua hàng ngàn quân bộ tộc cưỡi ngựa đến đánh nhóm nổi loạn th́ sao? TT Obama sẻ thả bom giết họ đề cứu dân nổi loạn? Giết hàng ngàn người phe Gaddhafi để cứu vài trăm người chống Gaddhafi, nhân danh “nhân đạo”?

 

Tại Iraq trước đây, “vùng cấm bay” được áp dụng cả chục năm trời, lâu lâu Saddam thử lửa, lại vi phạm một lần, Mỹ và Anh (các đồng minh khác rút lui từ lâu rồi) lại trừng phạt, vác vài quả bom hay hoả tiễn đáng giá mấy triệu thả xuống sa mạc để cảnh cáo, chỉ tốn tiền thuế của chúng ta mà chẳng giết được con lạc đà nào.

 

Báo Mỹ đă đăng tin bảo vệ vùng cấm bay sẽ tốn sơ sơ từ 100 đến 300 triệu một tuần, không kể tiền bom, tiền hỏa tiễn, tiền máy bay rớt… Chỉ một vài tỷ một năm thôi, chuyện nhỏ đối với TT Obama, nhưng để làm ǵ?

 

Nếu như Gaddhafi nản chí ôm vài chục tỷ đô bỏ nước đi tỵ nạn, hay tự tử, hay bị trúng gió hay trúng bom chết th́ sao? Ai thay thế? Không ai có câu trả lời.

 

Pháp, Anh, Mỹ, “thế giới” chẳng ai biết phe nổi loạn là ai, sẽ có chính sách như thế nào. Nếu t́nh h́nh suy đồi như tại Iraq, nội chiến giữa các bộ tộc bộc phát mạnh, TT Obama sẽ làm ǵ? Khoanh tay đứng ngoài nh́n dân Libya giết nhau? Hay nhẩy vào “cứu dân? Mà cứu dân bộ lạc nào? Hay đổ bộ lính Mỹ vào làm trái độn nằm giữa lằn đạn của các phe nhóm để mưu cầu ḥa b́nh? Đổ bộ bao nhiêu lính? Bao nhiêu lâu? Nếu phe nổi loạn chẳng may lại gồm nhiều nhóm Al Qaeda th́ sao? Obama bắt tay với Osama đánh Gaddhafi? Hay Mỹ trở mặt theo về phe Gaddhafi lại?

 

Đại khái coi như chiến lược của Tây Phương và Mỹ bây giờ là nhẩy vào dầu sôi trước, rồi… tính sau. Tới đâu hay tới đó.

 

HY VỌNG Gaddhafi sẽ nản chí bỏ đi, hay tự tử chết. HY VỌNG nếu Gaddhafi chết, sẽ có một chế độ khá hơn, thân thiện hơn. Một chính sách đối ngoại hoàn toàn dựa trên… Hy Vọng chứ không phải trên tính toán chiến lược quy mô lâu dài nào. Nếu chính sách đối nội hoàn toàn dựa trên hy vọng được th́ tại sao chính sách đối ngoại lại không thể dựa trên hy vọng được? Đúng là tổng thống của hy vọng mà. Nhà báo George Will gọi là “Audacity of Hope” trong ngoại giao (Audacity of Hope là tựa cuốn sách Obama viết, muốn dịch là Cái Gan Dám Hy Vọng, hay Liều Mạng Hy Vọng cũng được).

 

Trước đây, TT Bush bị chỉ trích đă không có kế hoạch “hậu Saddam”, đưa đến t́nh trạng nội chiến đẫm máu tại Iraq. Bây giờ kế hoạch “c̣n Gaddhafi” là ǵ và “hậu Gaddhafi” như thế nào?

 

QUYỀN HẠN CỦA TỔNG THỐNG?

 

Cuối năm 2007, ứng viên Barack Obama tuyên bố: theo Hiến Pháp, tổng thống không có quyền đơn phương ra lệnh tấn công quân sự trong một trường hợp không phải là để ngăn chận một cuộc tấn công hay một đe dọa tấn công trước mặt” (The president does not have power under the Constitution to unilaterally authorize a military attack in a situation that does not involve stopping an actual or imminent threat to the nation).

 

Lúc đó, ông đang chỉ trích TT Bush đă tấn công Iraq. Ông phớt lờ chuyện TT Bush chỉ tấn công sau khi HĐBA đă ra 17 nghị quyết và sau cùng biểu quyết 15-0 cho phép có biện pháp với Iraq, và sau khi cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện đều biểu quyết cho phép TT Bush dùng mọi biện pháp cần thiết để đối phó với Saddam. Trước khi đánh, TT Bush lên truyền h́nh trực tiếp giải thích cho dân.

 

Ngày nay, TT Obama ra lệnh đánh Libya sau khi chỉ có 01 nghị quyết (chứ không phải 17) với 10 phiếu của HĐBA (chứ không phải 15 như Bush, hay 192 phiếu của Liên Hiệp Quốc như một nhà báo đă viết) và 0 (zero) phiếu của quốc hội. Trước khi đánh, TT Obama lên tàu bay đi du lịch Nam Mỹ với vợ con, không thấy nhu cầu giải thích ǵ cho dân.

 

Hiện nay có ít nhất là một chục nghị sĩ và dân biểu của đảng Dân Chủ gà nhà đang đ̣i đàn hặc TT Obama. Một dân biểu Dân Chủ than văn TT Obama tham khảo ư kiến Khối Ả Rập, tham khảo ư kiến đồng minh Âu Châu, nhưng tuyệt đối không đếm xỉa ǵ đến quốc hội Mỹ và dân Mỹ.

 

Thật ra, TT Obama không cần phải đợi quốc hội cho phép. Chiếu theo luật, ông có quyền cho quân đội tham chiến trong ṿng 60 ngày, chỉ khi nào quá hạn đó th́ mới cần quốc hội cho phép. Đại khái th́ TT Obama hứa và hy vọng - lại hy vọng - cuộc chiến sẽ rất giới hạn, chỉ kéo dài “vài ngày” thôi (within days). Một tuần đă qua rồi, ta hăy chờ coi.

 

Báo Globe & Mail bên Canada - không là một tờ báo thân Cộng Hoà  hay chống Obama của Mỹ - nhận định đây là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử mà phe chủ động đánh kiểu ển ển x́u x́u và không ai biết mục đích là ǵ và cấp chỉ huy là ai! (27-3-11)

 

Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

 

 

 

 

http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: