Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc , Từ An Trần Lê Nhân 

Cổ Học Tinh Hoa

 

 

  

Tiểu tự

 

 “Có mới, nới cũ” thường t́nh vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất. Nhưng, Tân học mà hay, tất là Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy tức là tinh hoa của Cựu học. Cựu học nước nhà là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đă làm cho ông cha ta phù thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy tŕ được thế đạo nhân tâm, thật không phải là một cái Học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Vả chăng: "Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm" ta đă biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc đời xưa mà ta rơ được việc đời nay, có như thế, th́ cái Học của ta mới không đến nỗi khiếm khuyết. V́, tuy chia làm cổ, kim, nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất, kẻ học giả mà câu nệ chấp nhất, chỉ biết cổ không muốn biết kim, hay chỉ biết kim không muốn biết cổ, th́ sao gọi là "bác cổ thông kim" được!

 

Cựu học của ta là ǵ? Cựu học của ta tức là Hán học nghĩa là một cái Học chung cho cả mấy dân tộc ở Á Đông đă chịu cái văn hóa của giống người Hán, tức là người Trung Hoa. Cựu học không phải là chỉ có Tứ Thư, Ngũ Kinh, xưa kia đa số quen dùng làm cái học cử nghiệp mà thôi. Ngoại giả, c̣n Bác gia chư tử thật là man mác rộng như bể, học thuyết đủ mọi mặt, lư tưởng rất sâu xa, muốn học cho tới nơi, phải mất bao nhiêu công phu, thời giờ mới được. Nay, chúng tôi biên tập quyển sách nầy, không phải là muốn chuyên tâm nghiên cứu riêng một phái nào hay một nhà nào. Chúng tôi chỉ góp nhặt một đôi chút lư tưởng trong Cổ học gọi là để cho người đọc thiệp liệp qua được một ít tinh hoa của lối học cũ mà thôi. Nên chúng tôi mới lạm dụng bốn chữ "Cổ Học Tinh Hoa" làm nhan sách.

 

Chúng tôi có ư chọn những bài ngắn mà nghĩa lư hàm súc dồi dào. Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. V́ truyện tuy cổ, nhưng cái chân lư th́ bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đệ, nào trung tín, nào lễ nghĩa, nào liêm sĩ, đến cả những việc kỳ quái, sinh tử; bài nầy chính giọng huấn giáo, bài kia rơ thể ngụ ngôn, truyện nầy nghiêm trang khắc khổ, truyện kia khôi hài lư thú; đức Khổng nói "Nhân" hồn nhiên như hóa công; ông Mạnh bàn "Nghĩa" chơm chởm như núi đá, Tuân Tử nói "Lễ" thật là đường bệ, Mặc Tử nói "Ái" thật là rộng răi, h́nh danh như Hàn phi tử thật là nghiêm nghị khiến người mất bụng làm xằng, ngôn luận như Án Tử thật là thâm thiết khiến người dễ đường tỉnh ngộ, đến nói đạo đức như Lăo Tử, bàn khoáng đạt như Trang Tử thật lại biến hóa như rồng, phấp phới như mây... các lư thuyết mỗi nhà một khác, có khi phản đối hẳn nhau, nhưng thực khiến cho người đọc vừa được vui, vừa phải đem tâm suy nghĩ.

 

Dịch những bài văn như thế, chúng tôi lấy làm rất khó. Chẳng những chữ Hán dịch ra chữ Nam, lắm câu không hết được nghĩa, nhiều bài, chính nguyên văn cũng mỗi nơi chép một khác không lấy ǵ làm xác định. Nên khi dịch, chúng tôi phải châm chước cân nhắc từng bài, bài th́ địch thẳng nguyên văn, bài th́ chỉ dịch lấy đại ư, hoặc có bài phải rút bớt, hay thêm ra, hay đúc lại, cốt cho nó xuông tiếng Nam mà không hại đến nghĩa bài th́ thôi. Dịch Hán văn ra quốc văn, tất phải dùng nhiều chữ Hán. Song chữ nào bất đắc dĩ phải dùng, th́ ở dưới chúng tôi đă có "giải nghĩa" rơ ràng. Nghĩa ấy thường chỉ là nghĩa riêng trong bài, chớ không phải hết mọi nghĩa của từng chữ.

 

Những tên người, tên đất, muốn cho tinh tường, đáng lẽ phải có một cái biểu liệt đủ tên những tác giả cùng những người nói trong chuyện và một bức địa đồ Trung Hoa trải qua các thời đại. Nhưng việc ấy xin để nhường những nhà chuyên về Bắc sử sau nầy, đây chúng tôi chỉ chua qua để cho độc giả đủ biết cái đại cương mà thôi. Đọc một bài văn hay, mà tư tưởng đă thấm thía vào tâm năo, th́ tất không sao để yên ng̣i bút mà không phê b́nh được. Đó cũng là một cái thông bệnh của những người hâm mộ văn chương hay có cái thú ngâm nga và đưa ng̣i bút khuyên liền, khuyên kín vậy. Chúng tôi cũng không tránh khỏi cái bệnh ấy. Nên dưới mỗi bài chúng tôi cũng góp "Lời Bàn", cốt là để giải rơ các đại ư trong bài hoặc lạm b́nh một, đôi câu ứng với cái thời buổi bây giờ.

Chúng tôi mạo muội biên dịch quyển sách nầy là quyển đầu, có ư bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nghiêu ngh́n năm về trước, rơ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà, thêm trước được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít tri thức tuy thuộc về Cổ học mà thật khác nào "như thóc gạo, như vải lụa", thường cần đến hàng ngày. Nếu quyển sách này, giúp được một phần trong muôn phần ấy, th́ chúng tôi lấy làm hoan hỷ lắm vậy.

 

 

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm Ất Sửu (1925)

 

Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

Từ An Trần Lê Nhân

 

 

 ***

 

 

  

1 - Không Quên Được Cái Cũ

 

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm, Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học tṛ hỏi v́ cớ ǵ mà khóc.

 

Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."

 

Đức Khổng Tử hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm làm bằng cỏ thi th́ việc ǵ phải khóc?"

 

Người đàn bà nói: "Không phải v́ tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc là tôithương tiếc một vật cũ, dùng đă lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa."

 

(Khổng Tử Tập Ngữ)

 

GIảI NGHĩA:

 

Đức: Tiếng gọi có ư tôn trọng, hoặc c̣n có nghĩa chỉ bật đức hạnh.

 

Cỏ thi: một thứ cỏ giống như cỏ le, thân tṛn, ruột vuông, lá nhỏ mà dài, cạnh sắc, hoa tựa như hoa cúc, trắng hay đỏ nhớt. Người ta hay dùng cuống cỏ để bói dịch gọi là bói cỏ thi . ở nước ta,, núi Quyền Sơn (Hà Nam) cũng có cỏ thi .

 

Sở dĩ: tại sao,v́ cớ ǵ.

 

Khổng Tử Tập Ngữ: Sách chép những lời nói, những truyện về Đức Khổng Tử. Khổng Tử  tên là Khưu, tên tự Trọng Ni, người nước Lơ , thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cổ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng, trở về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học tṛ được ba ngh́n người, có 72 người giỏi. Nước Tàu xưnglàm Tổ Đạo Nhọ

 

Lời Bàn:

 

Cái ǵ đă là của ḿnh, ḿnh có bụng yêu, mà lỡ khi đánh mất, th́ về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế ḿnh cũng không thể nào yêu cho bằng. Thường, lại chỉ v́ thấy cái mới mà hồi nhớ lại cái cũ, sinh ra chạnh ḷng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với ḿnh, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại h́nh như c̣n có một phần tâm hồn ḿnh hay tâm hồn người để lại cho ḿnh ngụ ở trong nữa. Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông phiêu bạt đến thế nào, c̣n có chút tâm t́nh cũng không quên được gốc tích xứ sở ḿnh. "Hồ mă tê bắc phong, Việt Điểu sào chi nam". Con ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc c̣n cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía Nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quên được nguồn gốc ư?

 

 

 

2 - Lúc Đi Trắng ,Lúc Về Đen

 

Một hôm trời nắng, Dương Bố đi chơị Khi ở nhà ra, th́ mặc áo trắng, đi được nửa đu8ờng, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.

 

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

 

Anh là Dương Chu chạy ra bảo: "Đừng đánh nó làm ǵ! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi th́ trắng, lúc về th́ đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

 

(Liệt Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

áo thâm:áo sắc đen.

 

ẩn mưa: Núp một chỗ để tránh mưa

 

Giả sử: Ví bằng.

 

Dương Chu: Người đời chiến quốc xướng lên các học thuyết vị kỷ.

 

Liệt tử: Sách của Liệt ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt-ngữ-khấu soạn ra,có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là "Sung hư chân kinh", hay "Sung hư chí đức chân kinh".

 

Lời Bàn:

 

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính ḿnh không biết ḿnh thay đổi, con chó thấy khác th́ xua đuổi. Ḿnh đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại ḿnh thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi ḿnh làm điều ǵ khác thường, mà người ta không rơ, th́ tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu ḿnh không tự xét ḿnh thay đổi hay hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, th́ chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện nầy.

 

 

 

3 - Lợi Mê Ḷng người

 

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường t́m. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đ̣i rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này". Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa.

 

Người đàn bà căi: "Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâủ áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra".

Anh kia nói: "Chị cứ phải đến trả áo cho tôi ,  Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, c̣n phải nói lôi thôi ǵ nữa!"

 

(Tử Hoa Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thượng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

 

Thâm: Sắc đen.

 

Níu: Giằng dai giữ lại không cho đị

 

Lời Bàn

 

Mất áo trong nhà mà ra đường t́m, đă là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đ̣i áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho ḷng người mê muội, chỉ biết có ḿnh không biết có ai, chỉ vụ lợi cho ḿnh mà quên cả phải trái. Kẻ nào đă vụ lợi như thế, th́ cái ǵ mà chẳng dám làm, cái ǵ mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đ̣i áo như người nói trong truyện này.

 

 

 

 

4 - Lấy Của Ban Ngày

 

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi, một hôm ra chợ gặp cái ǵ cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi tiêu được, cái này tôi dùng được." Lấy rồi đem đị Người ta theo đ̣i tiền. Anh ta nói: "Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi cứ tưởng của tôi cả, không c̣n trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ cho tôi, sau này tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại".

Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng: "Thế gian c̣n nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương, bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban ngày so với kẻ ấy th́ lại chẳng hơn ử Các ngươi cười ta là các người chưa nghĩ kỹ!"

 

(Long Môn Tử)

 

 

Giải Nghĩa:

 

Hiếu lợi: Ham tiền của quên cả phải trái.

 

Lửa tham: Ḷng tham muốn bốc lên làm ngốt người.

 

Mờ cả hai con mắt: Chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không thấy ǵ nữa 

 

Thế gian: Cơi đời người ta ở

 

Thiên phương bách kế: Mưu này , chước khác xoay đủ trăm ngh́n cách .

 

Ngấm ngầm: ư nói làm hại một cách bưng bịt không để ai biết.

 

Ban ngày: Lúc sáng sủa dễ trông thấy.

 

Long Môn Tử : Tức là Tư Mă Thiên làm quan Thái sư nhà Hán, là một sử kư có danh.

 

Lời Bàn

 

Đă là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, th́ dù ít, dù nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to tai lớn v́ ham mê phú quư mà lừa thày, phản bạn, hai ngầm đồng bào so với những quân ăn cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng th́ tội nặng hơn đến biết bao nhiêụ Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.

 

 

 

5 - Khổ Thân Làm Việc Nghĩa

 

Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơị Người bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai c̣n biết đến việc "nghĩa", một ḿnh ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, th́ có thấm vào đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?"

 

Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây,

 

nhà mười đứa con, một đứa cày, chín đứa ngồi ăn không, th́ đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ử Tại sao thế? Tại đứa ăn nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ chẳng ai chịu làm việc nghĩa, th́ ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế".

 

(Mặc Tử)

 

 

Gĩai Nghĩa:

 

Lỗ: Một nước chư hầu nhở thời Xuân Thu Chiến quốc , ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

 

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến quốc cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

 

Thiên Hạ: Đất dưới gầm trời, người Tàu xưa nay cho nước Tàu và mấy nước xung quanh là thiên hạ.

 

Nghĩa: Việc phải, việc hay mà người ta nên làm.

 

Tư khổ thân: Tự ḿnh làm cho ḿnh khó nhọc vất vả.

 

Mặc Tử :Tên sách của Mặc Dịch soạn, chủ nghĩa là "kiêm ái" yêu người như yêu ḿnh

 

 

Lời Bàn:

 

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, ḿnh là người c̣n đứng vững được, th́ sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loại. V́ nếu ai cũng như thế cả, th́ c̣n đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để duy tŕ lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: Cây ṭng, cây bách mùa đông sương tuyết mà vẫn xanh, như con gà trống mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy chẳng những thế mà thôi, lại c̣n đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố gắng giữ lấy phong hóa mà d́u dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm đuối. Như Mặc Tử đây, cho đời là suy biến, coi sự làm việc "nghĩa", sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của ḿnh phải làm, thực là người có công với loài người vậy.

 

 

6 - Cách Cư Xử ở Đời

 

Thày Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tử : "Hồi này muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khoẻ mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời không lo sợ ǵ, muốn như vậy, có nên không?"

 

Đức Khổng Tử nói: "Người hỏi thế phải lắm. Nghèo mà, muốn cũng như giàu, thế là biết bằng ḷng số phận không ham mê ǵ. Hèn, mà muốn cũng như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khoẻ, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính, không lầm lỗi ǵ. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói".

 

(Khổng Tử Tập Ngữ)

 

Giải Nghĩa:

 

Nhan Uyên: Tên lµ Hồi, người nước Lỗ thời Xuân Thu, học tṛ giỏi nhất của Đức Khổng Tử.

 

Hồi: Theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thày học, thường hay xưng tên.

 

Lễ độ: Phép tắc, mực thước.

 

Thận trọng: Cẩn thận, trọng hậu.

 

Cung kính: Quư trọng hiện ra mặt gọi là cung, quư trọng tự trong bụng gọi là kính.

 

Lời Bàn:

 

Không cần công danh phú quư thế là biết giữ thiên tước hơn nhân tước, không để ai khinh nhờn được, thế là biết trọng phẩm giá ḿnh, không muốn đeo cái lo vào ḿnh, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến aị ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách vui thú rất cao thượng vậy.

 

 

 

7 - TU THÂN

 

Thấy người hay th́ phải cố mà bắt chước; thấy người dở th́ phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.

 

Chính ḿnh có điều hay, th́ phải cố mà giữ lấy; chính ḿnh có điều dở th́ phải cố mà trừ đị

 

Người chê ta, mà chê phải, tức là thày ta; người khen ta, mà khen phải, tức là bạn ta; c̣nngười nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta vậy.

 

Cho nên người quân tử trọng thầy, quư bạn và rất ghét cừu địch, thích điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn không hay cũng không được.

 

Kẻ tiểu nhân th́ không thế. Cứ bậy mà lại ghét người chê ḿnh; rất dở mà lại thích người khen ḿnh; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng ḷng; thân với kẻ siểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực th́ cười, thấy người trung tín th́ chệ.. Như thế dù không muốn không dở cũng không được

 

(Tuân Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

Quân tử: Người có tài đức hơn người.

 

Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.

 

Hổ lang: Cọp và chó sói, hai giống tàn bạo.

 

Cầm thú: Cầm giống có hai chân và hai cánh, thú giống có bốn chân; hai chữ chỉ loài chim và loài muông.

 

Chính trực: Ngay thẳng.

 

Trung tín:Hết ḷng, thật bụng.

 

Tuân Tử: Tên là Huống, tên tự là Khanh,người nước Triệu,thấy đời bấy giờ cứ loạn luân măi và phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ư để chỉnh đức và hành đạo.

 

 

Lời Bàn:

 

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có theo điều hay, biết tránh điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, th́ không những là tự ḿnh phải xét ḿnh lại c̣n phải xét cái cách người  ở với ḿnh nữa. Đối với người, cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay th́ phục, th́ bắt chước; ai chiều ḷng nịnh hót, th́ tránh cho xa, coi như quân cừu địch. "Nên ưa người ta khuyên ḿnh hơn người ta khen ḿnh" có như thế th́ mới tu thân được.

 

 

 

8 - Ôm cây đợi thỏ

 

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây tọ Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây đập đầu chết.

 

Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư khư ôm gốc cây mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi măi chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiện hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.

 

 

(Hàn Phi Tử)

 

 

Giải Nghĩa:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân thu, sau bị nước Tề lấy mất , ở vào huyện Thượng Khương ,tỉnh Hà Nam bây giờ .

 

Đoạn : Nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.

 

Thiên hạ: Đây là nói những người ngoài.

 

Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học tṛ Tuân Tử chuyên về b́nh danh pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên. Đặt tên là "Hàn Tử". Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lẫn với Hàn Dũ.

 

 

Lời Bàn:

 

Thấy mùi, quen mui làm măi. ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may mà ước ao được gặp may luôn như thế nữa, không biết sự may là t́nh cờ mới có, th́ có khác ǵ người nước Tống ôm cây đợi thỏ nầy. Anh ôm cây đợi thỏ nầy lại c̣n là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không thấu t́nh cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với loại chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơị

 

 

 

9 - Đánh Dấu Thuyền T́m Gươm

 

Có người nước Sở đi đ̣ qua sông. Khi ngồi đ̣, vô ư đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đâỵ"

 

Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước t́m gươm. Thuyền đă đi đến bến, chớ gươm rơi đâu th́ vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâủ T́m gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!

 

(Lă Thị Xuân Thu)

 

 

 

Giải Nghĩa:

 

Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

 

Thanh gươm:Tục xưa người ta đi đâu hay đeo theo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữa.

 

Lă Thị Xuân Thu: Sách của Lă Bất Vi làm. Lă Bất Vi người đời nhà Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha đẻ Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển "Lă Thị Xuân Thu" xong, Bất Vi treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng: "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, th́ thưởng cho ngàn vàng."

 

Lời Bàn:

 

Thanh gươm rơi xuống sông, th́ ở ngay chỗ rơi. Nếu muốn t́m thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà t́m. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến khi thuyền đỗ vào bến mới lặn xuống t́m? Người t́m gươm này có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hoà được đúng! Than ôi! người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giờ chặt một cái đă nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là ǵ.

 

 

 

10 - Ba Con Rận Kiện Nhau

 

Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi: "Ba anh kiện nhau về việc ǵ thế?"

Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, v́ tranh nhau một chỗ đất màu mỡ".

 

Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm ǵ. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi".

 

Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhaụ Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt, cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ măi.

 

(Hàn Phi Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

Đồ tể: Người làm thịt các giống vật để bán.

Quần tụ: Quây quần ăn ở bao bọc lấy nhaụ

 

Lời Bàn:

 

Nhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ ǵ đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, th́ trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện này.

 

Tranh nhau, căi nhau, đánh nhau, kiện nhau, th́ oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho ḿnh lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ th́ sâu cũng chẳng c̣n; trùng hại vật, vật chết th́ trùng cũng hết kiếp.

 

 

11 - Hai Phải

 

Sông Vĩ nước lên tọ Một nhà giàu không may có người chết đuối. Có kẻ vớt được xác.

 

Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đ̣i nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. Đặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó c̣n bán cái xác cho ai được mà sợ?"

 

Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa lấy làm lo,cũng đem câu chuyện thưa với Đặng Tích. ĐặngTích bảo:"Cứ để yên. Nó c̣n mua cái xác ấy của ai được mà sợ?"

 

(Lă Thị Xuân Thu)

 

Giải Nghĩa:

 

Vĩ: Tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam.

 

Đặng Tích: Quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu là một nhà luật pháp giỏi.

 

Lời Bàn:

 

Cứ như người  giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lư, th́ một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít nhiều tiền, mà lấy ngay cái xác về; c̣n một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người tạ Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, lại c̣n phải tội nữa. Nhưng khốn thay! lư sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều được. Cho nên Đặng Tích mới có chốn xúi bày được cả đôi bên kiện tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho ḿnh. Thế tức là cái chủ nghĩa: "Hai phải" ngụy biện rất hại cho dân - gian ngu dại mà lại hay kiện tụng. Biện bác mà không đáng lư tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lư tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt th́ mới yên dân, lợi nược được. Người trị dân tưởng phải thấu cái t́nh, để xét cái lư, mới là người trị dân sáng suốt vậy.

 

 

 

12 - Tăng Sâm Giết Người

 

Ông Tăng Sâm ở đất Phi ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

 

Một người hớt hăi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người " .Bà mẹ nói : " Chẳng khi nào con ta lại giết người ".Rồi bà điểm nhiên ngồi dệt cửi .

 

Một lúc lại có người đến bảo:"Tăng Sâm giết người".Bà mẹ không nói ǵ, cứ điểm nhiên dệt cửi .

 

Một lúc lại có người đến bảo : Tăng Sâm giết người ".Bà mẹ sợ cuống , quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

 

(Quốc Sách)

 

Giải Nghĩa:

 

Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học tṛ đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.

 

Trùng danh: Cùng giống tên nhau

 

Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.

           

Lời Bàn:

 

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, c̣n chưa tin; đến người thứ ba bảo, th́ cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đă có cùng một nghị luận đều như thế cả, th́ cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trong con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm ǵ có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài ṿng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới caọ Một chân lư có chứng minh rơ ràng, mười phần chắc chắn, th́ mới nên công nhận.

 

 

 

13 - Bán Mộc Bán Giáo 

 

Có người nước Sở làm nghề bán mộc, vừa bán giáo.

 

Ai hỏi mua mộc, th́ anh ta khoe rằng: "Mộc nầy thật chắc, không ǵ đâm thủng."

 

Ai hỏi mua giáo, th́ anh ta khoe rằng: "Giáo nầy thật sắc, ǵ đâm cũng thủng."

 

Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, th́ thế nào?"

 

Anh ta không đáp ra làm sao được.

 

 

(Hàn Phi Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

 

Mộc: Đồ binh khí bằng gỗ, h́nh bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên th́ đan bằng mây và h́nh tṛn.

 

Giáo: Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.

 

Lời Bàn :

 

Ôi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm ǵ cũng thủng, hai cái phản đối hẳn nhau th́ cùng đi với nhau sao được! Thế mà người nướcSở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua là chỉ v́ mối lợi mà thành ra nối dối. Nhưng cái tṛ nói dối hay cùng, khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác ǵ kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: "Ai mua tượng về nhà, th́ được giàu sang." Đến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được giàu sang, lại mang ra chợ bán làm ǵ?" th́ tắc khẩu mà đành vác tượng về.

 

 

 

14 - Ngọc ở Trong Đá 

 

Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng nuốt và có gân đỏ, quư giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc". Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá, đem cả ra đập để t́m ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan chẳng dùng được việc ǵ nữa.

Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.

 

 

Giải Nghĩa:

 

Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu

 

 

Lời Bàn :

 

Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quư lẫn với đá thường mà thôị Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và t́m được ngọc ở trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn t́m ngọc, chẳng những không t́m thấy ngọc mà lại c̣n hại cả bao nhiêu đá của ḿnh nữa! Ôi! thực là xôi hỏng bỏng không! tham th́ thâm! Cái thói tham không phải đường nó vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rơ đích xác rồi mới chịu làm.

 

 

 

 

15 - Bắt Chước Nhăn Mặt 

 

Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng đau bụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, th́ lại càng đẹp lắm.Có người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ; nhà giàu th́ đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo th́ bồng bế vợ con mà chạy trốn.

 

(Trang Tử)

 

Giải Nghĩa:

 

TâyThi hoặc c̣n gọi là Tây Tử :

 

Người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha th́ bán củi. Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn v́ thua nước Ngô đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Sai

 

Trang Tử: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa Chân kinh. Trang Tử, học đạo Lăo tử, sau người ta vẫn xưng Lăo tử với Trang tử là tổ của Đạo gia

 

 

Lời Bàn :

 

Chỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế no th́ nhăn mới đẹp. Thực là đáng tiếc! Kẻ quên phận ḿnh, chỉ muốn bắt chước người th́ có khác ǵ người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong truyện này không? Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to bằng con ḅ, th́ chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ, chẳng những không được lợi ǵ mà lại thiệt đến bản thân.

 

 

 

Tài liệu đối chiếu

 

7 luận điểm về kẻ sĩ trong học thuyết Khổng tử

 

  Hoàng Văn Lân

 

 

 

 

 

 

Toàn bộ sự nghiệp của Khổng tử (551-479 TCN) bao gồm chủ yếu ở hai phương diện sau đây:  

Một là, xây dựng nên học thuyết mang tên ông. Hai là, đào tạo nên những con người đảm đương việc truyền bá và thực hiện học thuyết đó.  Việc xây dựng học thuyết đă được Khổng tử thực hiện suốt cả cuộc đời. Hơn thế nữa, việc xây dựng học thuyết đó c̣n được Khổng tử thực hiện đồng thời với việc đào tạo ra những con người mà Luận ngữ gọi là kẻ sĩ, suốt đời gắn bó với học thuyết.  Để thực hiện sự nghiệp trên đây của ḿnh, trước hết Khổng tử đă phải làm hai việc lớn đối với lịch sử văn minh phương Đông.  

 

Thứ nhất, đưa việc đào tạo con người thoát ra khỏi sự toả chiết của đẳng cấp quư tộc thị tộc để đi thẳng xuống quảng đại dân chúng, điều mà sách xưa gọi là "trúc bạch hạ thứ dân - tre lụa dùng để ghi văn tự - đi xuống thứ dân".

 

Thứ hai, xác lập sự tương đồng về nhân cách của con người, xác định rằng chỉ cần là con người, là đồng loại, th́ có sự tương đồng về nhân cách người.

 

Rồi xuất phát từ hai việc đó, Khổng tử đă sáng lập ra "tư học" [đối lập với cái gọi là "học tại quan phủ" của quư tộc thị tộc từ thời Tây Chu (1111-770 TCN)] để dạy mọi hạng người, không phân biệt xuất thân của họ, lễ nhập học chỉ là một bó nem (Thuật nhi, VII/7). Ông dạy cho họ về những phẩm chất chỉ con người mới có nên con người cần phải giữ lấy, về nhân cách con người, về giá trị làm người, về cách làm người, và cuối cùng là biết tu thân để tạo ra cảm hứng trách nhiệm của con người, khiến cho con người có mục đích sống rơ ràng và biết sống hữu ích cho cuộc đời. Bên cạnh đó, ông c̣n dạy cho họ "lục nghệ" để họ có thể tham gia vào việc trị nước dù là lĩnh trách nhiệm lớn hay nhỏ. Ông cho rằng, muốn gánh vác việc đời th́ phải học và điều đáng lưu tâm thời nay là, ông chủ trương phải học trước đă rồi mới làm chính sự được. Nếu dùng kẻ vô học cai trị dân th́ theo Khổng tử, thế là "làm hại con người ta" (Tiên tiến, XI/24).

 

Suốt đời ḿnh, Khổng tử đă đào tạo ra một lớp người đặc biệt trong xă hội, dù tham gia chính sự hay không, đều được gọi chung là kẻ sĩ. Thuở sinh thời Khổng tử, số lượng đó mới chỉ có khoảng ba ngàn người.

Khổng tử tạ thế năm 479 TCN nhưng học thuyết của ông vẫn được các thế hệ học tṛ liên tục thừa truyền cho nhau đời này sang đời khác, với quy mô ngày càng lớn, vượt qua các ngôn ngữ và các biên giới quốc gia cổ đại. Nhờ thế, kẻ sĩ theo học thuyết Khổng tử vẫn cứ nối tiếp nhau gánh vác việc đời, việc xây dựng xă hội, xây dựng đất nước suốt thời văn minh nông nghiệp ở các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam) cho đến khi các quốc gia này tiếp xúc với làn sóng văn minh công nghiệp từ phương Tây ập tới.

Điều quan trọng đối với thế hệ chúng ta ngày nay là, lớp người gọi là kẻ sĩ đó hiện nay không c̣n nữa, nhưng họ đă để lại những đặc trưng, những dấu ấn không thể phai mờ, tạo nên tính cách và tâm thức thăm thẳm của con người Việt Nam có học, của trí thức Việt Nam đích thực.

Trước khi xét tới vấn đề đó, cần t́m hiểu đến nơi đến chốn xem sách Luận ngữ đă xác định những ǵ về kẻ sĩ.

 

I. Luận điểm một: Bản chất xă hội của kẻ sĩ

Khổng tử yêu cầu kẻ sĩ sống phải có trách nhiệm với xă hội, với cuộc đời, với đồng loại, với con người.

Dù xă hội này, cuộc đời này có thế nào đi chăng nữa th́ kẻ sĩ vẫn phải tận lực nhập thế, nỗ lực dấn thân vào cuộc đời chứ không thể lấy lư do "tránh đời ô trọc" để lẩn tránh trách nhiệm kẻ sĩ. Đoạn đối thoại của 4 người (giữa Trường Thư và Kiệt Nịch đang cày ruộng gieo hạt với Tử Lộ và giữa Tử Lộ với Khổng tử) được Luận ngữ ghi lại ở chương 6 thiên Vi tử (XVIII/6) và Sử kư của Tư Mă Thiên (145-85? TCN) ghi lại ở chương "Khổng tử thế gia", đă thể hiện quan điểm nhân đạo sau đây trong học thuyết Khổng tử: con người không thể tồn tại ngoài thế giới người, cũng tức là, con người không thể sống ngoài xă hội của chính ḿnh. Thành ra con người và loài người không thể có cách tồn tại nào khác ngoài cách tồn tại chung bên nhau để sống và phát triển. Theo chúng tôi, lư huyết về đạo Nhân của Khổng tử đă lấy quan điểm đó làm tiền đề.

 

Trường Thư và Kiệt Nịch đang cặp đôi cày ruộng gieo hạt. Khổng tử đi qua, sai Tử Lộ đến hỏi bến đ̣ ở đâu.  

 

Trường Thư hỏi lại Tử Lộ: “Này, người đang cầm cương trên xe kia là ai vậy?”

 

Tử Lộ đáp: Là thầy Khổng Khâu.”

 

Có phải ông Khổng Khâu ở nước Lỗ không?”

 

Đúng thế.”

 

Trường Thư nói: “Thế th́ tự ông ấy biết bến đ̣ rồi mà!”

 

Tử Lộ bèn quay sang hỏi Kiệt Nịch.

 

Kiệt Nịch hỏi lại: “Thế anh là ai vậy?”

 

Là Trọng Do.”

 

Có phải học tṛ ông Khổng Khâu nước Lỗ không?”

 

Dạ, phải.”

 

Kiệt Nịch nói: “Khắp thiên hạ ly loạn, đâu đâu cũng là ḍng nước đục cuồn cuộn. Thế th́ ông Khổng Khâu c̣n mong cùng người nào thay đổi t́nh thế thiên hạ được? Vả lại, đi theo kẻ sĩ tránh người, sao bằng đi theo kẻ sĩ tránh đời?”

 

Vừa nói vừa tiếp tục bừa phủ lên luống cày mới được gieo hạt.

 

Tử Lộ trở về xe, kể lại tất cả với Khổng tử.

 

Khổng tử bùi ngùi nói rằng:

 

Chỉ có loài chim loài thú, con người mới không thể đánh bạn với thôi. Ta không sống chung với người trong xă hội này th́ sống chung với ai đây? Nếu thiên hạ yên trị rồi th́ Khâu này c̣n cần ǵ phải tham dự vào việc thay đổi nữa!"

(Luận ngữ chính văn, Vi tử XVIII/6, bản chép tay xưa truyền lại)

 

II. Luận điểm hai: Hai thang bậc phẩm giá của kẻ sĩ: kẻ sĩ đích thựckẻ sĩ hữu danh vô thực

 

Trong kẻ sĩ thường có một bộ phận làm quan, tham dự chính sự, gánh vác việc đời, việc xă hội. H́nh như bộ phận này thường có thể theo bậc thang danh vọng, lợi lộc mà đánh mất dần nhân cách kẻ sĩ của họ. Đă đành. Vấn đề là ở chỗ: giữa kẻ sĩ thật và kẻ sĩ giả kia rất khó phân biệt danh với thực và người đời thường lầm lẫn kẻ sĩ danh tiếng hăo với kẻ sĩ chân chất đích thực.

Thế cho nên, trong cuộc giải đáp câu hỏi của học tṛ Tử Trương, Khổng tử đă vạch ra lầm lẫn đó, và đă xác định rơ sự khác biệt này thông qua việc xác định nội hàm khái niệm "đạt" (thấu triệt, thành tựu) với khái niệm "văn" ("có tiếng tăm", "nổi tiếng").

Theo Khổng tử, gọi là "đạt" là để chỉ kẻ sĩ chân chất đích thực và đây chính là kẻ sĩ đă thấu suốt và thành tựu về nhân cách, về trách nhiệm kẻ sĩ, có ảnh hưởng đến cả xă hội.

Khổng tử nêu ra 4 chuẩn mực của kẻ sĩ được gọi là "đạt" (tức "đạt sĩ") đó như sau:

Một là, chất trực, tức trung thực và ngay thẳng, khí khái, không v́ bất cứ một tư lợi nào - dù nhỏ - mà so vai rụt cổ trước các thế lực đối nghịch với lẽ phải và sự thật (thường nói gọn là cương trực liêm khiết). Và đó là phẩm chất đầu tiên của kẻ sĩ.

Hai là, hiếu nghĩa, tức hào hiệp, khảng khái, không tiếc sức ḿnh làm việc cho quốc gia xă hội, dám hy sinh chịu thiệt tḥi v́ chân lư.

Ba là, sát ngôn quan sắc, tức là đối với công việc và con người cần có cách nh́n và tầm nh́n, mẫn cảm với thời thế.

Bốn là, cẩn thận trong giao tiếp với người, nhún ḿnh nhường người nuôi lấy đức độ, lúc nào cũng lưu ư điều chỉnh bản thân mà không cầu người ta phải biết đến ḿnh.

C̣n kẻ sĩ gọi là "văn", tức là kẻ sĩ có tiếng tăm th́ hoàn toàn khác với kẻ sĩ gọi là "đạt".

Kẻ sĩ có tiếng tăm là kẻ chỉ thạo làm những việc h́nh thức, thường khéo tạo ra cái vẻ nhân đức, thương dân nhưng việc làm th́ lại trái với nhân đức, coi dân như phương tiện để thủ lợi, luôn luôn tự cho ḿnh là phải, chẳng biết kiêng sợ ǵ, thường v́ cái danh bên ngoài mà làm rối loạn cái thực bên trong. Cho nên gọi là "nổi tiếng", "có tiếng tăm", nhưng không có thực chất, chỉ là danh suông v́ cái danh không đi đôi với cái thực. Kẻ sĩ v́ danh và kẻ sĩ vụ lợi, tuy tên gọi khác nhau nhưng cùng một bản chất trục lợi, bất chấp nhân nghĩa liêm sỉ.

 

Tử Trương hỏi: “Kẻ sĩ như thế nào th́ gọi là đạt?”

Khổng tử hỏi lại: “Thế theo ư anh, đạt là thế nào?”

Tử Trương thưa: “Làm quan trong nước có tiếng tăm (nổi tiếng), làm gia thần một đại phu cũng có tiếng tăm!”

Khổng tử bảo: “Như thế th́ gọi là ‘văn’ (có tiếng tăm) chứ không phải là ‘đạt’ (thấu suốt, thành tựu). Được gọi là ‘đạt’ th́ phải:

 

Chất trực, tức chính trực, ngay thẳng, khí khái;

 

Hiếu nghĩa, tức ham làm điều nghĩa;

 

Sát ngôn quan sắc (biết xét lời nói quan sát sắc mặt người khác), tức là có cách nh́n và tầm nh́n đối với người và công việc, mẫn cảm với thời thế;

 

Sự dĩ há nhân, tức biết suy nghĩ để nhún ḿnh nhường người, điều chỉnh bản thân để nuôi lấy đức độ.

 

Được như vậy, làm quan một nước sẽ ‘đạt’, làm gia thần một đại phu sẽ ‘đạt’.

 

C̣n người có tiếng tăm, chẳng qua chỉ là kẻ ngoài mặt ra vẻ giữ nhân đức mà hành động trái nhân đức, nhưng cách sư xử không để ai nghi ngờ. Như vậy, làm quan một nước sẽ có tiếng tăm (làm quan), làm gia thần một đại phu sẽ có tiếng tăm (gia thần)".

(Luận ngữ chính văn, Nhan Uyên, XII/19, bản chép tay xưa truyền lại)

 

III. Luận điểm ba: Phân biệt ba bậc sĩ

Chương 20 thiên Tử Lộ (XIII/20) sách Luận ngữ đă ghi lại gần như đầy đủ một cuộc đối thoại dài giữa Khổng tử và Tử Cống, học tṛ nổi tiếng ở khoa ngôn ngữ ngoại giao (Tiên tiến, XII/2). Chủ đề cuộc đối thoại là câu hỏi sau đây của Tử Cống: "Phải làm thế nào mới đáng được gọi là kẻ sĩ?"

Toàn bộ nội dung giải đáp của Khổng tử đă cho ta biết trong quan niệm của Khổng tử, kẻ sĩ có thể bao gồm ba bậc.

Bậc một: Tiêu chuẩn đầu tiên của kẻ sĩ bậc một này là biết nhục, biết xấu hổ, hiểu rơ rằng không biết nhục không phải là người. Do đó mà nỗ lực giữ ḿnh có liêm sỉ. Họ sống thanh cao. Những ai được cử đi sứ trong thiên hạ đều không làm nhục đến quốc thể, đến danh dự đại diện cho một nước.

Bậc hai: Môi trường sống của kẻ sĩ thời văn minh nông nghiệp là gia đ́nh, họ hàng, quê hương, làng nước. Cho nên, xuống đến kẻ sĩ bậc hai, phải có phẩm chất sau: hiếu thảo với gia đ́nh họ hàng, hoà mục với xóm làng, biết giữ tín nghĩa và đối xử khoan dung với mọi người.

Bậc ba: Tiêu chuẩn của bậc ba này được xét ở lời nói và việc làm. Kẻ sĩ bậc này nhất thiết phải: lời nói đáng tin cậy, việc làm có hiệu quả. Được như thế th́ tuy bụng dạ hẹp ḥi cố chấp đi chăng nữa cũng vẫn đáng xếp bậc ba của kẻ sĩ.

Cuối cùng, Tử Cống hỏi về những người đang làm chính sự ở nước Lỗ thời bấy giờ. Tâm trạng Khổng tử không vui và ông thẳng thắn đánh giá với học tṛ của ḿnh rằng, những người ấy tầm thường nhỏ bé như cái đấu, cái sao (dụng cụ đo lường ở nước Lỗ thời Xuân Thu), họ làm quan chỉ cốt để thủ lợi, thử hỏi trong họ có mấy ai để tâm đến quốc gia đại sự, có mấy ai lo đến quốc kế dân sinh, có mấy ai lo cho dân.

 

Tử Cống hỏi: “Phải như thế nào mới đáng được gọi là kẻ sĩ?”

Khổng tử trả lời rằng: “Giữ ḿnh có liêm sỉ, đi sứ bốn phương không để nhục mệnh vua. Như vậy có thể gọi là kẻ sĩ.”

Tử Cống lại hỏi: “Dám hỏi bậc dưới đó phải ra sao?”

Trả lời: “Họ hàng khen là người hiếu, xóm làng khen là người đễ.”

Tử Cống lại hỏi: “Dám hỏi bậc dưới nữa phải ra sao?”

Trả lời: “Lời nói đáng tin cậy, làm việc có hiệu quả; tuy rằng bụng dạ hẹp ḥi cố chấp đi chăng nữa cũng vẫn đáng xếp bậc ba kế đó.”

Tử Cống lại hỏi: “Những người làm quan đời nay (ở nước Lỗ) th́ sao?”

Khổng tử nói: “Ôi! Hạng người nhỏ mọn như cái đấu, cái sao ấy có đáng kể ǵ!"

(Luận ngữ chính văn, Tử Lộ XII/20, bản chép tay xưa truyền lại)

 

Nguyên văn chữ Hán của các luận điểm I, II và III chụp lại theo một bản Luận ngữ chép tay xưa truyền lại

 

 IV. Luận điểm IV: Phẩm chất đặc trưng cho kẻ sĩ xưa nay

Đến đây, xuất hiện vấn đề quan trọng bậc nhất sau đây: Trách nhiệm cơ bản và chung thân suốt đời của kẻ sĩ là ǵ? Nói cách khác, kẻ sĩ sở dĩ là kẻ sĩ, là do đâu?

Vấn đề này đă được Tăng tử (505 TCN-?) xác định và được ghi lại ở chương VII thiên Thái bá, sách Luận ngữ.

Điều ta chú ư trước tiên là, trước khi đề xuất trách nhiệm cơ bản của kẻ sĩ th́ Tăng tử đă xác định trước một cách tiên quyết phẩm chất của kẻ sĩ để có thể đảm đương được trách nhiệm ấy. Thế nhưng phẩm chất này lại được Tăng tử nêu lên bằng một phán đoán khẳng định biểu đạt bằng hai lần phủ định. Như thế là để tăng cao hẳn mức độ khẳng định: “Kẻ sĩ không thể không nuôi chí lớn và nghị lực lớn”. Thế tại sao kẻ sĩ lại phải có phẩm chất “nuôi chí lớn và nghị lực lớn” ấy trước đă? Tăng tử trả lời: “Là bởi v́, gánh trên vai th́ nặng mà đường th́ c̣n xa”.

Sau khi khẳng định như thế rồi, Tăng tử mới đề xuất rơ ràng trách nhiệm của kẻ sĩ gắn liền với phẩm chất tiên quyết trên đây của họ. Tăng tử nói: "Lấy điều nhân làm trách nhiệm của ḿnh, chẳng là nặng hay sao? Thực hiện điều nhân cho đến chết mới thôi, như vậy th́ đường đi chẳng c̣n xa sao"?

Như vậy thực hiện điều nhân là phẩm chất đặc trưng cho kẻ sĩ.

Do đó, để hiểu kẻ sĩ, chúng ta không thể không xét kỹ vấn đề: Nhân mà kẻ sĩ "tự lấy làm trách nhiệm của ḿnh" (nhân dĩ vi kỷ nhiệm) có nội dung như thế nào?

Toàn bộ sách Luận ngữ có 12.700 chữ tượng h́nh, trong đó chữ nhân được ghi 105 lần. Thế nhưng Khổng tử và các môn đệ lại không hề có một định nghĩa tổng quát nào về chữ nhân cả. Khổng tử và môn đệ chỉ cho biết nghĩa chữ nhân trong từng trường hợp cụ thể, có đối tượng cụ thể; hơn nữa, người đương thời cũng như hậu thế cũng chỉ hiểu chữ nhân của Khổng tử trong từng trường hợp cụ thể như thế. Ví dụ, một trong nhiều định nghĩa của chữ nhân - "nhân là ḷng yêu người" - vốn là lấy ra từ một cuộc đối thoại giữa Khổng tử với Phàn Tŕ. "Phàn Tŕ hỏi về nhân. Khổng Tử đáp: Yêu người, ấy là nhân. Hỏi về trí. Đáp: Phân biệt được người, ấy là trí" (Nhan Uyên/XII/22). Đối với một môn đệ nổi tiếng về đức hạnh là Nhan Uyên th́ Khổng tử giải thích nhân như sau: "Chế thắng tư dục (khắc kỷ) mà trở về lễ, th́ là nhân… Làm điều nhân là do ḿnh, chứ đâu có do người?" (Nhan Uyên, XII/1). Với một môn đệ khác là Trọng Cung th́ Khổng tử lại có cách giải thích nhân khác nữa, trong đó có một mệnh đề đă trở thành danh ngôn trong tinh hoa tư tưởng phương Đông: "Điều ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người" (Nhan Uyên XII/2). Trong số hàng ngàn môn đệ, Khổng tử chỉ khen một ḿnh Nhan Hồi là có thể giữ được đức nhân trong liền 3 tháng. C̣n những người khác, may lắm được một ngày, một tháng (Ung dă VI/5). Khi Mạnh Vơ Bá (Công dă tràng V/7) hỏi Khổng tử rằng Tử Lộ, Nhiệm Cầu, Công Tây Xích có phải là người nhân không, Khổng tử đều khen họ mỗi người có một tài năng riêng, như Tử Lộ giỏi về vơ bị, Nhiệm Cầu về trị nước, Công Tây Xích về ngoại giao. Nhưng c̣n vấn đề họ "có phải là người nhân không" th́, tuy khen như thế nhưng Khổng tử đều nhất mực đáp "c̣n nhân hay không th́ không biết".

Sau khi Khổng tử qua đời (năm 471 TCN), học thuyết mang tên ông vẫn không ngừng phát triển. Các thế hệ truyền thừa đă mong muốn làm cho khái niệm nhân vừa mang được nghĩa gốc từ thời Khổng tử, lại vừa thích nghi được với thời đại và thời thế của ḿnh. Giải tŕnh và tổng kết sự phát triển đó là rất cần thiết cho việc tiếp nhận và phát huy tinh hoa tư tưởng phương Đông. Trong phạm vi có hạn ở đây, chúng tôi chỉ xin giải tŕnh cách giải thích nội dung điều nhân và phương pháp thực hiện điều nhân của ba nhà văn hoá Việt Nam trong thế kỷ XX, tŕnh bày theo thứ tự năm sinh: Phan Bội Châu (1867-1940), Hồ Chí Minh (1890-1969), Nguyễn Khắc Viện (1913-1993).

 

Bị đưa về an trí ở Huế từ năm 1926, nhưng Phan Bội Châu vẫn liên tục, trong điều kiện khó khăn của ḿnh, làm việc cho quê hương đất nước và cho hậu thế. Một trong những việc đó là nghiên cứu triết học và tư tưởng phương Đông. Từ mùa Xuân năm Kỷ Tỵ (1929), Phan Bội Châu đă viết một tác phẩm đồ sộ nhan đề Khổng học đăng (Ngọn đèn Khổng học). Mục đích cuốn sách đă được Phan giải tŕnh hết sức rơ ràng ở "Phàm lệ" như sau: "

 

1. Mục đích người làm bản sách này là cốt phù tŕ nhân đạo; nếu ai không để ḷng vào nhân đạo thời xin chớ đọc. 2. Lại cốt phát huy chân lư để duy tŕ nhân tâm; bởi v́ nhân tâm c̣n xấu thời thế đạo chẳng bao giờ tốt. Vậy nếu ai đă mất hết nhân tâm thời chắc không muốn đọc bản sách này, mà tác giả cũng xin chớ đọc.

 

3. Tác giả lại muốn cho người ta biết học cũ vẫn không phải trần hủ, mà học mới vẫn không phải phù hoa. Nếu học cho tinh thần thời ví như làm nhà: Học cũ là nền tảng, mà học mới tức là tài liệu; hai bên vẫn có thể giùm cho nhau làm nên một ṭa nhà hoa mỹ. Chẳng bao giờ không tài liệu mà làm nên nhà; và cần thứ nhất là chẳng bao giờ không nền tảng mà dựng được nhà. Tác giả viết bản sách này là muốn điều hoà học cũ và học mới; hai bên tương thành cùng nhau, mà quyết không tương phản. Nếu ai chưa để mắt vào cuốn sách này mà trước đă có một ư kiến sẵn, hoặc bài bác học cũ, hoặc công kích học mới, hễ có ư kiến ấy th́ xin chớ đọc.

 

4. Tác giả nói học cũ là nói chân triết lư của Á châu từ thuở xưa, nói học mới là chỉ nói khoa học tối tân thiệt có ích với nhân sinh của thế giới bây giờ.

 

Cái danh từ học cũ chẳng phải là cái để đánh cắp áo mũ cân đai đâu! Cái danh từ học mới chẳng phải là cái mồi để hót gạt mề đay kim khánh đâu! Vậy nên tác giả xin thề trước với ba hạng người:

 

Hạng người chỉ tranh ngôi thứ xôi thịt trong đ́nh làng;

 

Hạng người muốn loè loẹt khoe khoang, lấy om cơm túi bạc làm mồi hạnh phúc;

 

Hạng người xu quyền phụ thế, lấy đồng bào chủng tộc làm mồi vinh thân.

 

Ba hạng người ấy, tác giả xin chớ đọc đến quyển sách này, mà tác giả cũng chắc trước rằng họ nhất định không thèm đọc. Bởi v́ họ nhận định một cái giá trị rất cao, là muông chim, là lục súc, là ma quỷ, yêu tinh, thời bản sách này nói nhân đạo, họ đọc làm ǵ?

 

Nếu ai chưa đọc quyển sách này mà trước đă có một ư kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay, thời xin chớ đọc".Trong việc kẻ sĩ thực hiện đức nhân,

Phan phân biệt ra phạm vi xă hội, tức phạm vi "lớn như cứu đồng bào, thương ṇi giống…", và phạm vi cá nhân công dân, tức phạm vi nhỏ "thời lo làm sao cho lương tâm ḿnh khỏi hư hỏng"; và nếu lương tâm ḿnh khỏi hư hỏng th́ "cho dù chưa hoàn toàn được nhân nhưng cũng chắc không đến nỗi làm việc ǵ xấu". Điều đáng chú ư ở đây là, Phan xác định rơ đức nhân hoàn toàn xa lạ với cái mà thời chúng ta gọi là chủ nghĩa cá nhân, c̣n Phan th́ dùng thuật ngữ của Luận ngữ mà gọi là “vô ngă”. Phan khẳng định như sau: "Ngă nghĩa là ḿnh ta. Hễ người ta làm việc ǵ, vô luận nhỏ hay lớn, đối đăi với người thân hay sơ, nhưng bệnh căn sở dĩ đến sai lầm là v́ chữ "ngă". Ta chỉ biết có ta, hoặc là v́ cái lợi ích cho ta, hoặc là thuận ư kiến của ta; trừ ngoài cái "ta" ra, hoàn toàn không nghĩ tới ǵ nữa, tất nhiên trái với nhân t́nh, mất hẳn thiên lư, thật ra là một cái bệnh thống rất to…"

Đối với việc thực hiện điều nhân, quan điểm của Phan rất rơ ràng quyết liệt: "Nhân chỉ là cái ḷng tốt của người, và chính là cái chân lư để làm người vậy. Hễ người đă bất nhân, tất là không phải người, người với cầm thú, chỉ khác nhau nhân với bất nhân mà thôi" .

Trong cuốn sách nhan đề Sửa đổi lối làm việc (Nhà xuất bản Sự thật ấn hành), với bút danh XYZ, Hồ Chí Minh đă vận dụng tinh hoa tư tưởng phương Đông nằm trong học thuyết Khổng tử vào việc huấn luyện, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ.

Ở đây, vấn đề mà Hồ Chí Minh đặt ra trước tiên là vấn đề "chí công vô tư": “Người đảng viên, người cán bộ muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có ǵ là khó cả. Điều đó hoàn toàn do ḷng ḿnh mà ra. Ḷng ḿnh chỉ biết v́ Đảng, v́ Tổ quốc, v́ đồng bào th́ ḿnh sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Ḿnh đă chí công vô tư th́ khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

 

Nhân là thật thà thương yêu, hết ḷng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. V́ thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. V́ thế mà sẵn ḷng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ, v́ thế mà không ham giàu sang, không sợ cực khổ, không sợ oai quyền. Những người đă không ham, không sợ ǵ th́ việc ǵ là phải họ đều làm được.

Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc ḿnh. V́ vậy mà quang minh chính đại không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại…" (XYZ, Sửa đổi lối làm việc, Nhà xuất bản Sự thật, in lần thứ nhất, tr. 32)

 

Đức nhân và việc thực hiện đức nhân vốn được coi như phẩm chất cơ bản, đặc trưng cho kẻ sĩ gánh nặng đường xa - cách chúng ta 25 thế kỷ, đă gia nhập vào đạo đức cách mạng thời hiện đại của chúng ta một cách tự nhiên như vậy.

Tháng 10/1962, Tạp chí La Pensée của giới trí thức tinh hoa của Pháp đă công bố một luận văn của Nguyễn Khắc Viện, nhan đề "Confucianisme et Marxisme au Vietnam" (Học thuyết Khổng tử và học thuyết Mác ở Việt Nam). Lần đầu tiên nội dung của chữ nhân cũng như học thuyết Khổng tử ở Việt Nam hàng ngàn năm qua đă được Nguyễn Khắc Viện phân tích giải tŕnh sâu sắc và có sức thuyết phục trên một tạp chí lớn của Pháp và cũng là của châu Âu. Ông nhận định: "Khổng tử là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên của nhân loại đă tập trung mọi sự chú ư của con người vào những vấn đề thuần tuư con người. Ông là nhà nhân văn chủ nghĩa đầu tiên, theo đúng nghĩa của nó. Đọc lại sách Luận ngữ, ta thấy hầu hết những câu chuyện của ông đều xoay quanh chữ nhân… Định cho chữ nhân một nội dung cụ thể rất khó, v́ đó là đức tính tối cao, khiến con người trở thành "Con Người" nhất. Nếu cần phải định nghĩa nội dung chủ yếu th́ có thể nêu lên bốn điểm:

 

Rộng lượng với mọi người. Điều ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân);

 

Hiểu biết để có một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh;

 

Dũng cảm nhận trách nhiệm;

 

Giữ ḿnh đúng lễ. Nói tóm lại là có tính người và t́nh người”.

 

Trong vấn đề học thuyết Mác đến Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện nhận định: "Chủ nghĩa Mác đến Việt Nam không phải với tư cách một học thuyết giống như các học thuyết khác, mà với tư cách một công cụ giải phóng… Nó kế tục học thuyết Khổng tử để đem lại cho đất nước một học thuyết chính trị và xă hội, giúp cho đất nước giải quyết những vấn đề thực tiễn; nó vấp phải học thuyết Khổng tử, nó gặp gỡ học thuyết Khổng tử trong sự phát triển lịch sử, chứ không phải gặp trong những cuộc tranh luận kinh viện… Từ nhiều thế kỷ trước, học thuyết Khổng tử đă quen hướng tư tưởng người ta vào những việc của cuộc đời, ở đây học thuyết Mác không gặp khó khăn như khi du nhập vào những xă hội Hồi giáo hay Thiên chúa giáo… Chủ nghĩa Mác không làm cho các Nho sỹ bị ngỡ ngàng khi tập trung suy nghĩ về các vấn đề chính trị và xă hội, học thuyết Khổng tử cũng có cùng mục tiêu suy nghĩ tương tự".

22 năm sau (tức năm 1984), khi bổ sung luận văn 1962 , Nguyễn Khắc Viện đă đưa ra một cảnh báo, thời đó c̣n ít được chú ư như sau:"Nhưng cũng như Nho giáo, lúc Đảng đă nắm chính quyền, th́ nguy cơ quan liêu hoá của chủ nghĩa Mác, luôn luôn đe doạ; và một chủ nghĩa Mác quan liêu hoá về nhiều mặt rất giống với Nho giáo".

Tới tháng 6/1993, trước khi qua đời, Nguyễn Khắc Viện c̣n đưa ra một đối chiếu học thuyết Khổng tử với học thuyết Mác: "Cái gốc duy lư của đạo Nho không đối lập với khoa học, với học thuyết Mác. Cơ sở nhân bản, lấy con người, lấy cuộc sống xă hội làm gốc, đúng vậy. Phân tích xă hội để hiểu rơ lịch sử, xác định đường lối th́ chủ nghĩa Mác hơn hẳn, nhưng Mác trong đạo lư không được nổi bật và cụ thể như trong học thuyết Nho giáo. Có thể nói không có học thuyết nào, chủ nghĩa nào đặt vấn đề "Xử Thế" rơ ràng và đầy đủ như trong học thuyết Nho giáo này". Cuối cùng, Nguyễn Khắc Viện đề xuất nội dung của đức nhân và phương pháp thực hiện điều nhân như sau: "Thế nào là nhân? Cả đạo Nho xoay quanh một chữ Nhân. Nhân là tính người, khác với thú vật. Nhân là t́nh người, nối kết người này với người khác. Có sự kiềm chế, khắc kỷ, khép ḿnh vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nh́n, lấy "văn" mà tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với người khác mới thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh, mới là con người trưởng thành".

Sau khi nhận rơ nội dung vừa sâu xa vừa rộng lớn, vừa giải tŕnh sơ bộ trên đây của chữ nhân, chúng ta mới có thể hiểu được cái gánh nặng trên đường c̣n xa của kẻ sĩ. Và khi đă hiểu được vấn đề đó chúng ta mới có thể hiểu v́ sao học thuyết Khổng tử đ̣i hỏi kẻ sĩ phải có đặc trưng cơ bản tạo thành kẻ sĩ là nuôi chí lớn và nghị lực lớn. Ở đây, điều ngày nay chúng ta có thể ngạc nhiên là, tất cả nội dung ấy, ư tưởng ấy đă được Tăng tử xác lập chỉ bằng 29 chữ tượng h́nh, có thể lạm dịch như sau:

 

Kẻ sĩ không thể không có chí lớn và nghị lực lớn. Là bởi v́, gánh trên vai th́ nặng mà đường th́ c̣n xa.

Lấy điều nhân làm trách nhiệm của ḿnh, thế chẳng là nặng hay sao?

Thực hiện điều nhân đến chết mới thôi,thế th́ đường chẳng c̣n xa hay sao?

(Luận ngữ chính văn, Thái Bá VIII/8, bản chép tay xưa truyền lại)

 

V. Luận điểm V: Nhân của thánh nhân và nhân của kẻ sĩ

Trong học thuyết Khổng tử, nhân vừa là lư tưởng đạo đức nhưng lại vừa là lư tưởng xă hội. Bởi v́, cứu cánh mang tính chất thánh thiện của nhân là mưu cầu "điều tốt lành cho khắp dân chúng, giúp rập mọi người có cuộc sống ấm no" (bác thí ư dân nhi năng tế chúng). Cho nên khi (Ung Dă, VI/28) Tử Cống hỏi: "Giá như có một người đưa lại nhiều điều tốt lành cho khắp dân chúng, lại có thể giúp rập mọi người có cuộc sống ấm no, th́ thế nào (hà như?)? Có thể gọi là nhân được không? (Khả vị nhân hồ?) th́ Khổng tử trả lời ngay, rằng đó không c̣n thuộc chuyện nhân mà thuộc chuyện thánh rồi. Và phải gọi người như thế là thánh mới đúng. Rồi Khổng tử c̣n nói rơ thêm rằng, dù là Nghiêu Thuấn đi nữa, cũng c̣n lo chưa làm nổi việc của thánh nhân đó.

Thánh c̣n chưa làm được, huống hồ kẻ sĩ không phải là thánh. Rất có thể v́ thế mà khi tiếp tục đối thoại với Tử Cống - cao đệ ở khoa ngôn ngữ (Tiên tiến, XI/2) - Khổng tử chỉ giải tŕnh cách làm điều nhân (nhân chi phương) trong cảnh giới của kẻ sĩ như sau: Phàm kẻ sĩ có nhân, phải dẹp ḷng vị kỷ, loại bỏ giới hạn tách biệt người với ḿnh: hễ ḿnh muốn tự lập được th́ cũng thành lập cho người (kỷ dục lập nhi lập nhân), hễ ḿnh muốn được thành đạt th́ lo cho người cũng được thành đạt (kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Hăy lấy điều gần ngay trong ḷng ḿnh mà suy đạc đến ḷng người, coi ḷng người cũng như ḷng ḿnh, xem người cũng như ḿnh, lấy cách đối đăi ḿnh mà đối đăi với người (năng cận thủ thí). Thế mới gọi là cách làm nhân của kẻ sĩ vậy (khả vị nhân chi phương giă dĩ).

Như vậy, quan điểm của Khổng tử rơ ràng là: làm điều nhân để trở thành thánh nhân là một điều trong thực tế chỉ là ảo tưởng, nhưng để trở thành người có đức nhân th́ kẻ sĩ ai cũng có thể làm được, chỉ cần đạt ba điều kiện sau:

Một là, ḿnh đă lập được sự nghiệp th́ cũng muốn người khác lập nên sự nghiệp. Con người ta thường mắc phải bệnh hại người để lợi ḿnh: muốn có địa vị, chỗ đứng trong xă hội lại thường bài xích, lật đổ người khác và thông thường là "ố nhân thắng kỷ" (ghét người khác hơn ḿnh).

Hai là, ḿnh muốn thành đạt trong cuộc đời, cũng muốn người khác thành đạt. Con người thường mắc bệnh đố kỵ, người có th́ ghen ghét, người không có th́ chê bai, chỉ biết vui mừng khi thấy ḿnh hưng thịnh mà không hề vui mừng khi thấy người hưng thịnh. Do đó xảy ra t́nh trạng đố kỵ lẫn nhau không bao giờ dứt giữa người với người trong cùng một cộng đồng, dù chỉ có một nhúm người đi nữa.

Ba là, làm bất cứ việc ǵ cũng biết lấy ḿnh để đối chiếu, lấy ḿnh làm thử để hiểu thấu ư muốn của người. Một người đối với mọi người, nhân hay bất nhân, có thể nh́n rất rơ từ bản thân ḿnh.

Cách làm điều nhân của kẻ sĩ được Khổng tử đề xuất trong cuộc đối thoại giữa ông với Tử Cống đă được Luận ngữ ghi chép lại (Ung dă/VI/28), có thể lạm dịch như sau:

 

Tử Cống hỏi: "Giá như có người đưa lại nhiều điều tốt lành cho khắp dân chúng, lại có thể giúp rập mọi người có cuộc sống ấm no, th́ thế nào? Có thể gọi là người nhân được không?"

Khổng Tử đáp rằng: "Sao lại có chuyện nhân ở đây (hà sự ư nhân)? (Đó là chuyện thánh chứ). Tất phải gọi người ấy là thánh mới đúng. Đến như Nghiêu Thuấn cũng c̣n lo không làm nổi việc đó của thánh nhân nữa là!  C̣n như người nhân, ḿnh muốn gây dựng điều ǵ cho ḿnh th́ cũng gây dựng cho người điều đó, ḿnh muốn thành đạt th́ cũng giúp người thành đạt; biết lấy bản thân làm mục tiêu so sánh để hiểu thấu ḷng người, khá gọi đó là phương pháp để thực hiện điều nhân vậy."

(Luận ngữ chính văn, Ung dă/VI/28, bản chép tay xưa truyền lại)

 

VI. Luận điểm VI: Nội dung nhân trên đường chính trị của kẻ sĩ

Một vấn đề xưa cũng như nay thường băn khoăn là kẻ sĩ thường phải làm công việc mà Luận ngữ (Tử Lộ/XII/20) gọi là “ṭng chính” (tức làm chính trị, làm quan), thời nay gọi là làm cán bộ, làm công chức, làm chính trị. Và một khi đă nhô lên khỏi mặt bằng của một cộng đồng cư dân nào đó (một tổ dân phố, một xóm, một làng cho đến cả một quốc gia) th́ họ thường thay ḷng đổi dạ đối với cộng đồng cũ, mới. Và việc thực hiện điều nhân "gánh nặng đường xa" được xác định ở luận điểm IV nói trên ngày càng trở nên xa lạ với đám kẻ sĩ này. Theo Phan Bội Châu (1867-1940), trong hàng ngàn kẻ sĩ theo học Khổng tử, người đầu tiên đề xuất việc đó chính là Tử Trương. Trong cuốn Khổng học đăng (Ngọn đèn Khổng học), Phan Bội Châu đă giải tŕnh trường hợp này như sau: Tử Trương có ư phân vân "có thể đem chữ nhân làm ở trên đường chính trị mà không tổn hại ǵ tới đức nhân không? - Là trong ư Tử Trương nghi ngờ chính trị không làm được nhân". Khi trả lời Tử Trương, Khổng tử cho rằng "nếu điều hành việc thiên hạ mà biết làm được năm đức cho thiên hạ th́ đó chính là nhân”. Tử Trương xin Khổng tử cho biết năm đức ấy, Khổng tử đáp:

 

Cung (nghĩa là tự ḿnh có yêu cầu đối với ḿnh, từ ư thức tư tưởng trong nội tâm đến hành vi biểu hiện ra ngoài đều thực sự nghiêm túc, biết tự ḿnh ràng buộc ḿnh, tự ḿnh quản lư lấy ḿnh. Làm một người điều hành xă hội, biết ràng buộc ḿnh, quản lư ḿnh là mấu chốt thành công.

 

Khoan (tức là khoan dung, độ lượng, có tấm ḷng rộng mở đối với mọi người).

 

Tín (có ḷng tự tin và có ḷng tin ở cấp dưới, tin quần chúng, luôn luôn giữ tín, nói th́ phải làm, không nói một đằng làm một nẻo, không lừa dối người dân để trục lợi).

 

Mẫn (mẫn cán siêng năng, gặp việc có phản ứng nhanh lẹ, làm việc có hiệu quả thực sự).

 

Huệ (nghĩa là biết đưa lại lợi ích cho nhân dân, có t́nh cảm thật sự với nhân dân, không tráo trở với dân, cùng dân mưu sự nghiệp chứ không t́m cách dùng sức dân, tiền thuế của dân để mưu đồ giàu sang trên sự nghèo nàn của dân).

 

Sau khi đề xuất năm đức trên, Khổng tử giải thích tác dụng của từng đức đối với người làm chính trị như sau: "Cung th́ không khinh người và không bị người khinh. Khoan th́ được ḷng người. Tín th́ được người ta tín nhiệm. Mẫn th́ nên công. Huệ th́ dễ điều khiển người".

Xét như vậy th́, xưa nay trong kẻ sĩ “gánh nặng đường xa” có hai loại người làm chính trị, loại người làm chính trị có nhân và loại người làm chính trị bất nhân. Loại thứ nhất là loại “xử (lư) việc thiên hạ mà biết làm được năm đức (cung, khoan, tín, mẫn, huệ) cho thiên hạ”. C̣n loại thứ hai th́ làm ngược lại năm đức ấy.

Luận điểm của Khổng tử về nội dung của đức nhân trên đường chính trị hay nói cách khác đức nhân của kẻ sĩ trong công cuộc điều hành việc thiên hạ đă được Luận ngữ ghi lại ở chương 6, Thiên Dương hoá, có thể lạm dịch như sau:

 

Tử Trương hỏi Khổng tử về đạo nhân

 

Khổng tử đáp: "Nếu làm được năm đức trong thiên hạ th́ tức là nhân rồi vậy"

 

Tử Trương xin được hỏi rơ năm đức ấy

 

Khổng Tử đáp: "Cung, khoan, tín, mẫn, huệ .

 

Cung th́ không khinh người và cũng không bị người khinh

 

Khoan th́ liên kết được ḷng người

 

Tín th́ được người ta tín nhiệm

 

Mẫn th́ nên công

 

Huệ th́ dễ điều khiển được người"

 

(Luận ngữ chính văn, Dương hoá XVII/6 bản chép tay xưa truyền lại)

 

VII. Luận điểm VII: Lư thuyết "sát thân thành nhân" của kẻ sĩ

 

Xét tổng quát, đời sống trọn vẹn đầy đủ của một con người, thường có thể bao gồm 4 đời sống bộ phận hợp thành như sau: 1. Đời sống vật chất (bao gồm cả thân ḿnh, gia đ́nh, họ hàng…) 2. Đời sống tinh thần; 3. Đời sống luân lư; và 4. Đời sống tâm linh.

Cùng nằm trong một con người và chịu sự chi phối của cùng một "vốn xă hội" nhưng 4 đời sống bộ phận ấy lại có thể không ăn khớp với nhau, thậm chí so le, trái ngược nhau để rút cục tạo nên khó khăn đau khổ cho con người.

Hơn 25 thế kỷ trước, trường đào tạo kẻ sĩ do Khổng tử sáng lập đă chính thức đặt ra vấn đề nan giải xưa nay đó trên b́nh diện lư thuyết. Trung tâm của vấn đề phải giải quyết là sự xung đột giữa việc thực thi đức nhân (đời sống tinh thần, đời sống luân lư...) và sinh mạng kẻ sĩ (đời sống vật chất…) tới mức buộc kẻ sĩ phải lựa chọn lấy một trong hai đời sống bộ phận đó.

 

Theo Thiên Vệ linh công của Luận ngữ th́ lư thuyết giải quyết của Khổng tử là như sau:

Kẻ sĩ nuôi chí lớn (chí sĩ) chỉ làm điều ḿnh cho là phải, bậc chí sĩ có đức nhân (chí sĩ nhân nhân) thường coi việc nghĩa nặng hơn sự sống, “nghĩa nặng hơn người”. Đă là kẻ sĩ, chỉ có thể giết được chứ không làm nhục được (“sĩ khả lục bất khả nhục”). Đời sống tinh thần, đời sống luân lư... tồn tại lâu dài hơn sinh mạng (thuộc bộ phận đời sống vật chất) của kẻ sĩ. V́ thế kẻ sĩ bao giờ cũng nuôi chí lớn nghị lực lớn để thực hiện đức nhân như một “gánh nặng đường xa” mà kẻ sĩ đă nhận trách nhiệm suốt đời (luận điểm IV). Kẻ sĩ chỉ yên tâm giă biệt thế giới này khi đă hoàn thành trách nhiệm suốt đời v́ đức nhân đó. Cho nên, có lúc bậc chí sĩ có đức nhân vui vẻ xả thân ḿnh để hoàn thành lư tưởng nhân của ḿnh (sát thân thành nhân).

 

Lư thuyết đó đă được xác lập bằng 18 chữ tượng h́nh, có thể diễn đạt ra tiếng Việt như sau:

 

Bậc chí sĩ có đức nhân không cầu mong được sống để làm hại điều nhân, mà có khi c̣n xả thân để giữ trọn đạo nhân".

(Luận ngữ chính văn, Vệ binh công/XV/8, bản chép tay xưa truyền lại)  

 

Nguyên văn chữ Hán của các luận điểm IV, V, VI và VII chụp lại theo một bản Luận ngữ chép tay xưa truyền lại 

 

Tới đây, chúng ta đă theo dơi đầy đủ bảy luận điểm cơ bản trong vấn đề kẻ sĩ của sách Luận ngữ. Nói cơ bản, v́ ngoài bảy luận điểm đó, Luận ngữ c̣n ghi lại khá nhiều mệnh đề khác cũng nói về kẻ sĩ nữa. Nhưng những mệnh đề này không có tính độc lập, thường có thể suy ra từ ít nhất một trong bảy luận điểm cơ bản trên. Do đó theo lư thuyết tiên đề, không thể tách ra để xếp hàng ngang với bảy luận điểm cơ bản đă được giải tŕnh ở trên.

 

Vấn đề quan trọng ở đây là, bảy luận điểm cơ bản về kẻ sĩ trên đây đă liên kết với nhau để tạo thành cốt cách đặc trưng cho kẻ sĩ ở các phương diện đạo lư làm người, giá trị làm người, lương tâm, bản lĩnh và danh dự của con người v.v… trong đó điểm mạnh và điểm yếu thường xen kẽ lẫn nhau, có khi rất khó phân biệt. Rồi thông qua vai tṛ xă hội của kẻ sĩ trong cộng đồng xă hội thuở xưa, vốn thuộc làn sóng văn minh nông nghiệp , cái cốt cách ấy đă lan rộng và hoà vào đời sống cộng đồng ấy và qua nhiều thế kỷ đă gia nhập vào "vốn xă hội" của cộng đồng người Việt Nam tới mức mà, không ít người Việt xưa và nay - dù ít học vấn đi nữa - vẫn hiểu được và kính nể cái thường được gọi là "cương trực của kẻ sĩ” hoặc “khí khái của kẻ sĩ"

 

Suốt hàng ngàn năm thời quân chủ tập quyền, triều đại bao lần hưng vong, giang sơn bao lần đổi chủ nhưng cốt cách kẻ sĩ ấy căn bản vẫn được duy tŕ.

 

Nhưng từ đầu thế kỷ XX cho đến nay, cốt cách kẻ sĩ đă trải qua những biến thiên sâu sắc, và cho tới cuối thế kỷ XX lại nay th́ cơ hồ không c̣n giữ được nổi nữa. Và như thế, một cách tự nhiên, vấn đề xuất hiện trước chúng ta khi xét bảy luận điểm cơ bản về kẻ sĩ là như sau:

 

Người ta nói rằng, lớp kẻ sĩ hiện đại - tức thế hệ trí thức đích thực hiện nay- của chúng ta, không c̣n giữ được sĩ khí, không c̣n giữ được cốt cách kẻ sĩ như một vốn xă hội của người Việt Nam nữa.

 

Có đúng thế không? Nếu có th́ v́ sao lại có thực trạng đó? Liệu cốt cách kẻ sĩ có c̣n giá trị nào đó trong thời đại mới, t́nh thế mới của đất nước hay không? Làm sao cốt cách đó lại có thể duy tŕ và duy tŕ như thế nào trong đời sống hiện đại?

 

2005 - 9/2006

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: