Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHIẾN QUỐC SÁCH

 

 

Chú dịch và giới thiệu: Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê

Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa

Năm xuất bản: 2006

Số trang: 496

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

PHẤN I: GIỚI THIỆU

PHẦN II: TRÍCH DỊCH

Chương I: Chu sách

Chương II: Tần sách

Chương III: Tề sách

Chương IV: Sở sách

Chương V: Triệu sách

Chương VI: Nguỵ sách

Chương VII: Hàn sách

Chương VIII: Yên sách

Chương IX: Tống, Tề sách

Chương X: Trung Sơn sách

PHỤ LỤC

Niên biểu đời Chiến Quốc

 

 

 

 

 

Vài lời thưa trước

 

Đọc danh mục sách của cụ Nguyễn Hiến Lê, chúng ta thấy có khá nhiều tác phẩm cụ viết chung với cụ Giản Chi. Riêng hai bộ Chiến Quốc sách và Sử kí của Tư Mă Thiên, cụ Nguyễn Hiến Lê cho biết:

“Chiến Quốc sách đă được các nhà Nho trong Nam Phong trích dịch vài chục bài; Sử kư được Nhượng Tống dịch dăm chương. Ông Giản Chi và tôi tính làm kỹ hơn, phân công nhau: tôi giới thiệu bộ Chiến Quốc sách và trích dịch, chú thích hết các bài hay; ông Giản Chi tuyển dịch độ một phần tư bộ Sử kư và chú thích rất kỹ; tôi giới thiệu tác giả cùng tác phẩm. Người này làm xong, đưa người kia coi lại.

Chúng tôi sưu tập tất cả các sách Hoa và Anh, Pháp viết về hai tác phẩm đó, để giúp độc giả hiểu thời đại, nguồn gốc, nội dung, giá trị về sử liệu, giá trị về phương diện văn học (điều mà các nhà khác không chú trọng tới mấy) của mỗi tác phẩm.

Riêng về Chiến Quốc sách, chúng tôi c̣n dùng tài liệu trong tác phẩm để vẽ lại xă hội Trung Hoa thời Chiến Quốc. Trong bộ Sử kư, chúng tôi nhấn mạnh vào cuộc đời oan khổ của Tư Mă Thiên, nó ảnh hưởng tới tư tưởng và phương pháp viết sử của ông ra sao.

Bộ Chiến Quốc sách có phụ lục: Niên biểu thời Chiến Quốc, Nhân danh và Địa danh. Bộ Sử kư có hai bản đồ: Trung Hoa thời Chiến Quốc và Trung Hoa thời Hán.

Bị hạn chế về phương tiện in, chúng tôi không thể dịch trọn hai tác phẩm bất hủ đó được, nhưng đọc hai bản dịch của chúng tôi – 700 và 800 trang – độc giả cũng có một số tri thức tạm đủ và rơ rệt rồi, và chúng tôi mong rằng vài ba chục năm nữa sẽ có người dịch trọn bộ Sử kư. Ai cũng nhận hai bộ đó của chúng tôi có giá trị”[1].

 

Theo Wikipedia th́ “Chiến Quốc sách là cuốn cổ sử Trung Quốc viết về lịch sử thời Chiến Quốc, từ năm 490 TCN đến năm 221 TCN, lúc Cao Tiệm Ly[2] không thành công ám sát Tần Thuỷ Hoàng”[3]; nhưng theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê bảo: “(…) bộ Chiến Quốc sách – thực ra chưa đáng gọi là sử - chép việc của mười một nước: Chu[4], Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn từ năm 453 (đời Đông Chu Định Vương) tới năm 221 trước Tây lịch (tức năm 16 đời Tần Thuỷ Hoàng, năm mà Tần diệt xong lục quốc và thống nhất Trung Hoa)” (trang 15). Hai cụ c̣n cho biết thêm: “(…) xét về nội dung Chiến Quốc Sách th́ phần lớn không phải là tài liệu đáng tin về sử, mà có lẽ chỉ là những luận thuyết, biện thuyết dựa vào lịch sử mà viết” (trang 18); và “chúng ta đừng nên coi Chiến Quốc Sách là tác phẩm của Sử-phái đời Tiên Tần mà nên coi nó là tác phẩm của Luận-phái đời Tiên Tần hoặc đời Tây Hán; mà đọc Chiến Quốc sách th́ chúng ta đừng nên t́m tài liệu lịch sử trong đó, chỉ nên t́m hiểu xă hội Trung Hoa, tư tưởng và chính sách của bọn chính khách, mưu sĩ thời Chiến Quốc, nhất là thưởng thức giá trị nghệ thuật tự sự, luận thuyết, tức giá trị về văn học của bộ đó thôi” [5](trang 26).

Cũng theo Wikipedia th́ “Sách này (tức Chiến Quốc sách) có khoảng 120.000 chữ và chia thành 33 chương và 497 tiết đoạn[6], gồm có 12 sách lược như sau: Đông Chu sách (东周策), Tây Chu sách (西周策), Tần sách (秦策), Tề sách (齐策), Sở sách (楚策), Triệu sách (赵策), Ngụy sách (魏策), Hàn sách (韩策), Yên sách (燕策), Tống sách (宋策), Vệ sách (卫策), Trung Sơn sách (中山策)”. Và theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê th́ Lưu Hướng là người thu thập và chỉnh lư bộ Chiến Quốc sách[7]. Hai cụ bảo: “…ngày nay, c̣n lưu lại bài Tựa Chiến Quốc sách của ông, trong đó đại ư nói rằng khi thu thập các tài liệu, ông t́m được nhiều quyển sắp đặt lộn xộn, lại thấy tám thiên chép riêng về các nước, nhưng không đủ, ông bèn theo từng nước và theo thứ tự thời gian mà sắp đặt lại thành ba mươi ba thiên[8], hiệu đính lại nhiều chữ sai lầm” [9].

V́ Lưu Hướng không sắp đặt tất cả các bài trong trọn bộ Chiến Quốc sách theo thứ tự thời gian, cho nên đọc những bài do hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê tuyển dịch, ta thấy bài Trí Bá quá tham mà bị diệt (Triệu I 1), có thể xem như bài đầu tiên chép việc xảy ra đầu thời Chiến Quốc lại không phải là bài đầu tiên trong Chu sách, và bài chép việc xảy ra cuối thời Chiến Quốc là bài Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5), cũng không phải là bài cuối cùng trong Trung Sơn sách. Cũng v́ các bài trong Chiến Quốc sách được chia ra thành nhiều “sách”, cho nên ta thấy các bài liên quan đến việc Tần đánh Nghi Dương nằm trong Đông Chu sách (bài 2), và trong Tần sách (bài II 6, bài II 7, bài II 8, bài II 9, bài II 10). Người chỉ huy trận đánh đó là Cam Mậu, mà muốn t́m hiểu về nhân vật này, ngoài các bài vừa nêu, chúng ta cần đọc thêm 3 bài trong Tần sách: bài II 11, bài II 12, bài II 13, và cả trong Sở sách nữa như bài I 15… Các bài viết Tô Tần, được xem là nhân vật chính trong Chiến Quốc sách, c̣n nhiều hơn nữa và nằm rải rác trong nhiều “sách” hơn nữa: Tần sách, Tề sách, Sở sách, Triệu sách, Nguỵ sách, Yên sách, Tống sách. Mà ngay trong một thiên, ví dụ như thiên Tần II, chúng ta thấy có hai bài viết về nhân vật Cam Mậu vừa kể trên cũng không theo đúng thứ tự thời gian: bài Tần II 12 (Tô Đại giúp Cam Mậu) chép việc xảy ra vào đời Tần Chiêu Tương Vương, và bài Tần II 13 (Vua Tần đuổi Công Tôn Diễn) chép việc xảy ra vào đời Tần Vũ Vương, mà Tần Chiêu Tương Vương (307 tr.T.L. -250 tr.T.L.) là người kế vị Tần Vũ Vương (311 tr.T.L. - 307 tr.T.L.), cho nên theo chúng tôi th́ bài Tần II 12 phải đặt sau bài Tần II 13 mới phải.

Trong phần dịch, hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê bảo là chỉ “lựa khoảng nửa số bài trong Chiến Quốc sách”, và: “Tất nhiên chúng tôi dịch hết những bài có giá trị về nghệ thuật”, chúng tôi lại dịch thêm những bài để dẫn chứng cho phần I (phần giới thiệu), và một số bài khác có tính cách vui vui nữa”. Trong những bài đó ắt hẳn có vài chục bài, như lời hai cụ, đáng coi là những viên ngọc quư nhất của cổ văn Trung Quốc, đến Sử kư và Nam Hoa kinh cũng không hơn được (trang 64). Hai cụ không nêu tên những “viên ngọc quư đó”, nhưng về phương diện văn học, hai cụ bảo hai bài Tư Mă Thác bàn lẽ đánh Tần (Tần I 7) và Nhạc Nghị đáp Yên Chiêu Vương (Yên II 10) được mọi học giả Trung Hoa khen là hay; các bài Truyện Tô Tần (Tần I 2), Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5), Đường Thư không nhục sứ mệnh (Nguỵ IV 25), Phùng Uyên làm thực khách nhà Mạnh Thường Quân (Tề IV 1), Nhan Xúc thuyết Tề Tuyên Vương (Tề IV 5), Dư Nhượng (Triệu IV), Nhiếp Chính (Hàn II 19)… đạt tới mức cao về nghệ thuật kể truyện và miêu tả tính t́nh nhân vật, cảm động nhất là truyện Thái tử Đan và Kinh Kha (Yên III 5); các bài Trương Mao khuyên vua [Nguỵ] đừng đánh Hàn (Nguỵ IV 3), Thuốc bất tử (Sở IV 8), Tử Tượng khuyên Tống đừng giúp Tề (Sở I 1), Trai, ṣ găng nhau, chỉ lợi ông chài (Yên II 13), Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4), Cáo mượn oai cọp (Sở I 3), Trang Tân dùng ngụ ngôn khuyên Sở Tương Vương (Sở I 12), Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu IV 18), Khỏi bị cách chức (Đông Chu 9), Người đất Ôn khéo đối đáp mà khỏi bị giam (Đông Chu 10), Du Đằng biện hộ cho vua Chu (Tây Chu 3), Cam La thuyết Trương Đường và vua Triệu (Tần V 6)… có giá trị cao về thuật thuyết phục.

Trong những bài hay đó, có ba bài ngụ ngôn mà hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho là bất hủ: Yên II 13, Tề II 4 và Sở I 3. Hai bài Yên II 13 (Trai, ṣ găng nhau, chỉ lợi ông chài) và Sở I 3 (Cáo mượn oai cọp), trước kia cũng đă được hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân chọn và cho vào tập Cổ học tinh hoa tức bài Con c̣ và con trai và bài Hồ mượn oai cọp[10]. C̣n bài Triệu 18 mà hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê cho là cho là toàn bích th́ cụ Nguyễn Hiến Lê cho vào Phụ lục cuốn Đắc nhân tâm cùng với bài Trung Sơn 8 và bài Nguỵ IV 21. Sau khi dẫn gần trọn bài Xúc Chiệp thuyết thái hậu nước Triệu (Triệu 18), cụ Nguyễn Hiến Lê kết luận:

 

“Tâm lư của con người phương Đông cũng như phương Tây, thời xưa cũng như thời nay. Thuật thuyết phục của Xúc Chiệp ăn khớp với học thuyết của Dale Carnegie: sinh trước Carnegie trên hai ngàn năm mà chỉ trong một câu chuyện với Thái hậu, ông bất giác t́m ra được sáu qui tắc của Carnegie trong phần IV (qui tắc 1, 2, 3, 4, 7, 9) cộng với ba qui tắc nữa của Carnegie trong chương I phần II (tự đặt ḿnh vào địa vị người, chú trọng tới cái lợi của người), trong chương độc nhất phần V (xin người ban cho ḿnh một ân huệ để cho người được vui ḷng) và trong chương II phần I (khen người một cách tự nhiên, tế nhị). Chúng ta có thể hiểu biết nhiều hơn cổ nhân, nhưng cái khôn của cổ nhân vẫn c̣n đáng cho ta học. Đó là một nguồn vui khi ta đọc sách của cổ nhân”.

 

Đọc Chiến Quốc sách, đôi khi chúng ta c̣n bắt gặp một số điển tích, một số thành ngữ. Ví dụ điển tích “tựa cửa”, tức hai chữ ỷ môn 倚門 trong câu: Nhữ triêu xuất nhi văn lai, tắc ngô ỷ môn nhi vọng (sáng con ra đi mà chiều về th́ mẹ tựa cửa ngóng con) lấy trong bài Tề VI 1, điển tích này được Nguyễn Du dùng trong Truyện Kiều: Xót người tựa cửa hôm mai, Đặng Trần Côn dùng trong Chinh phụ ngâm khúc: Lăo thân hề ỷ môn (Đoàn Thị Điểm dịch là: Ḷng lăo thân buồn khi tựa cửa). C̣n nhân vật Nhiếp Chính trong bài Hàn II 19, th́ có liên quan đến điển tích “khúc Quảng Lăng” trong câu Kiều: Kê Khang này khúc Quảng Lăng[11]. Các ngụ ngôn Trai, ṣ găng nhau, chỉ lợi ông chài (Yên II 13), Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4), Cáo mượn oai cọp (Sở I 3)… cũng được xem là những điển tích. C̣n sau đây là một vài thành ngữ có xuất xứ từ Chiến Quốc sách[12]: Bất dực vô phi 不翼而飛 (hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch là: Chưa đủ cánh th́ chưa thể bay cao được – Tần II 2), Huy hăn thành vũ 揮汗成雨 (Mồ hôi vẩy thành mưa - Tề I 16), Hoạch xà thiêm túc 画蛇添足 (Vẽ rắn thêm chân[13] - Tề II 4), An bộ đương xa 步當車 (Thủng thẳng đi bộ th́ cũng thích như ngồi xe - Tề III 5), Vong dương bổ lao 亡羊补牢 (Mất dê[14] rồi mới lo rào chuồng - Sở IV 4), Cao chẩm vô ưu 高枕無 (Gối cao ngủ kỹ - Nguỵ I 10)…

 

 

*

 

Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “Văn Chiến Quốc sách rất cổ, rất khó hiểu mà tôi lại không kiếm ra được một bản chú giải nào vừa ư, nên phải so sánh ba bốn bản, dùng cả bản bạch thoại, lại phải tra hai bộ từ điển Trung Hoa, có khi mất cả một ngày mới dịch được một trang. Trong khi dịch bộ đó tôi đau bao tử liên miên, phải vừa xoa bụng vừa viết, đau quá th́ nằm nghỉ một chút rồi ngồi lên viết tiếp. Năm đó nhà tôi qua Pháp, tôi phải dạy thay mấy tháng, nên tôi làm việc quá sức. Bộ đó tôi phải dựa vào ba chặng, cuối mỗi chặng nghỉ nửa tháng”[15]. “Năm đó” là năm 1965, cụ bà Trịnh Thị Tuệ qua Pháp để dự đám cưới của con trai của hai cụ là Nguyễn Nhật Đức[16]. Trong cuốn Chiến Quốc sách này, ta thấy ngày cụ Nguyễn Hiến Lê viết bài Lời dẫn (trong phần II: Trích dịch) là ngày 15.11.1966. Đến 1968, cuốn Chiến Quốc sách được nhà xuất bản Lá Bối in lần đầu, và được tái bản vào năm 1973[17].

 

Ebook này, tôi gơ theo bản của nhà xuất bản Từ điển Bách khoa in năm 2006 mà tôi mua được vào ngày 06.07.2010. Sau khi gơ được vài bài trong Tần sách, tôi t́nh cờ t́m thấy bản của nhà xuất bản Lá Bối in năm 1973 (bản scan do TimSach.com cung cấp). Sau khi đối chiếu vài ba trang, thấy bản Từ điển Bách khoa 2006 có nhiều chỗ sai sót so với bản Lá Bối 1973, nên tôi nhờ bạn Tuanz dùng bản Lá Bối 1973 để sửa lại và sửa cả những lỗi do tôi gơ sai; mà tôi th́ gơ sai nhiều lắm! Rồi sau khi gơ được vài bài trong Tề sách, ngày 11.09.2010, tôi lại mua được từ một cửa hiệu bán sách cũ một bản của nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, bản này in trên giấy xấu, lại cũ, đọc rất mệt mắt, nhiều chỗ không đọc được, nhưng có cái lợi là chữ Hán được in đầy đủ như bản Lá Bối 1973. Tôi không biết bản Trẻ 1989 in lại từ bản nào v́ bản Lá Bối 1973 th́ có in bản đồ thời Chiến Quốc c̣n bản Trẻ 1989 th́ không, và v́ trong bản Trẻ 1989 có một số chữ Hán không giống với chữ Hán tương ứng trong bản Lá Bối 1973 (về chữ Hán th́ bản Tự điển Bách Khoa 2006 lược bỏ gần hết)[18]. C̣n bản Tự điển Bách Khoa 2006 th́, theo tôi đoán, in lại từ bản Trẻ 1989 v́ trong bài Hàn III 5 có một chú thích mà cả hai bản đó đều in là “Xem (1) trang 228”, nhưng mấy chữ đó chỉ đúng trong bản Trẻ 1989 mà thôi. Tuy có được ba bản, nhưng tôi vẫn dùng bản Từ điển Bách Khoa 2006 để gơ tiếp, gặp chỗ nào ngờ sai th́ ḍ hai bản kia, nếu sai th́ châm chước mà sửa lại; có khi cả ba bản đều sai th́ phải t́m thêm các tài liệu khác, thường gặp nhất là nhan đề thứ hai, tức mấy chữ Hán Việt đầu bài, tôi phải theo các bản chữ Hán t́m thấy trên mạng mà sửa lại. Bạn Tuanz vẫn tiếp tục giúp tôi sửa lỗi đến cuối ebook cũng như góp ư về các chú thích mà tôi thêm vào (để khỏi rườm, nhiều chỗ chúng tôi sửa sai mà không chú thích). Xin chân thành cảm ơn bạn Tuanz và xin trân trong giới thiệu cùng các bạn. 

 

------------------

 

[1] Nguyễn Hiến Lê, Đời viết văn của tôi, Nxb Văn hoá Thông tin, 2006, trang 221, 222.

 

[2] Cao Tiệm Ly, người nước Yên, có tài chơi đàn trúc, bạn của Kinh Kha. Xem bài Điền Đan và Kinh Kha (Yên III 5).

 

[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%...%91c_s%C3%A1ch.

 

[4] V́ trong thời Chiến Quốc có đến hai nước Chu: Đông Chu và Tây Chu nên có tài liệu bảo rằng Chiến Quốc sách chép việc 13 nước.

 

[5] Trong Đời viết văn của tôi, cụ Nguyễn Hiến Lê sắp bộ Chiến Quốc sách và cả bộ Sử kư của Tư Mă Thiên nữa vào loại Văn học.

 

[6] Số tiết đoạn (tức số bài) tuỳ theo người chia tách mà nhiều ít khác nhau. Theo bản Chiến Quốc sách của Cao Dụ th́ gồm có 473 bài (xem trang 68).

 

[7] Trong Cổ học tinh hoa ((Nxb Văn học – 2006, trang 69), hai cụ Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân bảo Chiến Quốc sách là của Lưu Hướng.

 

[8] Ba mươi ba thiên: Wikipedia gọi là 33 chương.

 

[9] Cao Đài Từ Điển bảo: “Chiến Quốc Sách: Sách nầy do Lưu Hướng thu thập các sách đời trước, sắp đặt lại cho đúng theo thời gian liên tục”. (http://caodaism.org/CaoDaiTuDien/x/x5-023.htm).

 

[10] Trong Cổ học tinh hoa c̣n có các bài được chọn từ Chiến Quốc sách: Vợ lẽ phải đ̣n, Dư Nhượng báo thù...

 

[11] Xem bài Cổ Cầm trên trang http://svbk52.biz/forum/showthread.php?t=1888.

 

[12] Theo http://zhidao.baidu.com/question/16450381.

 

[13] Mấy chữ Hoạch xà thiêm túc 画蛇添足 (Vẽ rắn thêm chân) không có trong nguyên văn bài Tề II 4, nó là đại ư của bài Tề II 4, và hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dùng đại ư đó làm nhan đề. (Goldfish).

 

[14] Hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch thoát là ḅ, mà cũng có thể sách in sai dê thành ḅ.

 

[15] Sđd, trang 152-153.

 

[16] Trong bài phỏng vấn Sống và viết với Nguyễn Hiến Lê của Nguyễn Ngu Í đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965 (bài này được in lại trong tập Nguyễn Hiến Lê – Con người và tác phẩm, Nxb Trẻ 2003, trang 163) có câu: “Hỏi anh (tức Nguyễn Hiến Lê) hiện nay có chương tŕnh ǵ không, th́ anh đáp: Lo dịch nốt Chiến Quốc Sách và Sử kư của Tư Mă Thiên với anh Giản Chi”.

 

[17] Có lẽ bản Lá Bối là một bộ gồm hai quyển.

 

[18] Trong các chú thích của tôi, có chỗ tôi chép chữ Hán dạng phồn thể, có chỗ dạng giản thể là do tôi chép lại từ các bản đăng trên mạng. Mong các bạn lượng thứ cho sự thiếu nhất quán đó.

 

 

Bản đồ thời Xuân Thu

(http://www.tuyettran.de/typo3temp/pics/b756639e57.jpg)

 

 

PHẦN I

 

 

GIỚI THIỆU

 

 

 

Trong phần này chúng tôi sẽ:

 

- Đặt Chiến Quốc sách vào thời đại của nó về phương diện lịch sử và phương diện văn học;

 

- T́m hiểu nguồn gốc của nó: tác giả, nhan đề, và các bản được hiệu đính;

 

- Tŕnh bày ít lời phê b́nh của một số học giả từ đời Hán tới nay;

 

- Sau cùng phân tích giá trị của tác phẩm về phương diện văn học.

 

 

 

 

THỜI CHIẾN QUỐC

 

Đời Chu chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất đóng đô ở đất Phong, đất Cảo (miền Thiểm Tây bây giờ), nên gọi là Tây Chu (1134-770); đến đời Chu B́nh Vương, bị rợ Hiểm Doăn và rợ Khuyển Nhung uy hiếp, nhà Chu phải dời đô qua Lạc Dương (Hà Nam) ở phương đông, từ đó bắt đầu thời kỳ thứ nh́ gọi là Đông Chu (770-221).

 

Các sử gia chia thời Đông Chu này làm hai thời kỳ nữa: thời Xuân Thu (722-474) và thời Chiến Quốc (479-221).

 

Sự phân chia đó chỉ dựa trên một bộ sử biên niên của Khổng Tử, bộ Xuân Thu. Bộ này chép sử nước Lỗ từ năm thứ nhất đời Lỗ Ẩn Công (722) đến năm thứ mười bốn đời Lỗ Ai Công (481), gồm 242 năm; năm 749 là năm Khổng Tử mất. Chữ Xuân Thu mới đầu trỏ một năm (người ta lấy mùa xuân và mùa thu để tượng trưng một năm); rồi trỏ những bộ sử chép việc từng năm (v́ vậy ngoài bộ Xuân Thu của Khổng Tử, c̣n nhiều bộ sử khác như của Công Dương, Cốc Lương, Tả Khâu Minh… cũng gọi là Xuân Thu).

 

Nhiều nhà đă thấy năm 722 và năm 481 (hoặc năm 479) không đánh dấu một biến chuyển nào lớn lao trong lịch sử, nên đă chia lại như sau: thời Xuân Thu: 770-403, từ đời Chu B́nh Vương tới cuối đời Chu Liệt Vương; thời Chiến Quốc: 403-221, từ đời Chu An Vương đến khi nhà Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc.

 

Lối phân chia này hợp lư hơn (lấp được chỗ trống từ 770 tới 722) nhưng cũng là ép v́ suốt đời Đông Chu, lịch sử và xă hội Trung Hoa biến đổi liên tục, không bị gián đoạn, từ chế độ phong kiến tới chế độ chuyên chế, từ t́nh trạng phân tán tới t́nh trạng thống nhất; mà năm 403 cũng không có một biến cố nào quan trọng đủ để mở đầu một thời đại.

 

Từ khi dời đô qua phía đông, nhà Chu suy nhược lần: đất đai th́ phải chia cắt để phong cho các vương hầu công khanh, nên mỗi ngày một thu hẹp lại, chỉ c̣n trông vào sự cống hiến của các chư hầu mà chư hầu th́ như nước Lỗ, trong 242 năm chỉ triều cống có ba lần; không những vậy, v́ cái danh nghĩa thiên tử đôi khi c̣n phải giúp lương thực cho chư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh.

 

Nhà Chu tuy suy, nhưng các nước chư hầu chưa dám bỏ, v́ chưa nước nào đủ mạnh để dẹp tất cả các nước khác. Họ lộng quyền, tranh giành, đánh nhau không ngớt, lại mượn danh nghĩa tôn Chu để sát phạt nhau nữa.

 

Số chư hầu trước kia trên một ngàn, tới đầu đời Đông Chu chỉ c̣n lại trên một trăm, v́ nhiều nước nhỏ đă bị các nước lớn thôn tính. Nhưng trong số trên một trăm nước đó, thời Xuân Thu chỉ có mười lăm nước là đáng kể: Tấn, Tần, Tề, Ngô, Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Thái, Trịnh, Trâu. Trong số mười lăm nước đó lại chỉ có năm nước là hùng cường, kế tiếp nhau làm minh chủ, tức là ngũ bá: Tề (Hoàn Công), Tấn (Văn Công), Tống (Tương Công), Sở (Trang Công), Tần (Mục Công).

 

Qua thời Chiến Quốc, số chư hầu giảm xuống c̣n trên một chục: Tề, Tần, Sở, Nguỵ, Triệu, Hàn (ba nước này xưa là nước Tấn). Tống Lỗ, Tần, Sở, Đằng, Yên, Trung Sơn…;[1] nhưng chỉ có bảy nước lớn tranh hùng với nhau (thất hùng), tức: Tần, Tề, Sở, Hàn, Nguỵ, Triệu, Yên… Trong số thất hùng, mạnh nhất là Tần, Sở, Tề v́ đất đai rộng (rộng nhất là Sở) mà tài nguyên lại nhiều.

 

Các nước đó tổ chức những liên minh để đánh lẫn nhau. Có hai kế hoạch liên minh lớn nhất là kế hoạch “hợp tung” của Tô Tần và kế hoạch “liên hoành” của Trương Nghi. Tung có nghĩa là đường dọc, mà hoành có nghĩa là đường ngang. Các nước từ Bắc tới Nam, tức từ Yên đến Sở liên hợp với nhau thành một cái trục dọc để chống lại Tần, cho nên gọi là hợp tung. Để chống lại thế đó, Trương Nghi thuyết phục một số nước ở phía đông Tần cắt đất cầu hoà với Tần thành một trục ngang để đánh với các nước kia, cho nên gọi là liên hoành. Tới cuối thời Chiến Quốc, rốt cuộc các mâu thuẫn lần lần tập trung lại thành mâu thuẫn giữa Tần và sáu nước: Hàn, Nguỵ, Triệu, Yên, Tề, Sở.

 

Càng gần tới măn cục th́ chiến tranh càng khốc liệt mà t́nh cảnh càng bi đát: có nước bắt lính tới một phần năm dân số, ông già bảy chục tuổi cũng phải ṭng quân, có nước thu thuế của dân tới hai phần ba huê lợi mới đủ nuôi quân đội. Trong khi đó, các chính khách, các nhà du thuyết bôn tẩu không ngớt từ nước này qua nước khác, tấp nập trên đường, xe ngựa nối nhau, tán lọng chạm nhau, vàng bạc châu báu tuôn ra để mua chuộc nhau, ly tán nhau, phản gián nhau.

 

Thời đó là thời “đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng; đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành”[2], thời “không có bực thánh vương nào ra đời, các vua chư hầu th́ phóng túng, bọn xử sĩ bàn ngang, luận càn”, thời “không dùng uy quyền th́ không đứng được, không dùng thế lực th́ không thi hành được chính trị”.

 

Sở dĩ có cảnh loạn lạc đó, là v́ xă hội Trung Hoa đương biến chuyển mạnh về phương diện chính trị, văn hóa, kinh tế.

 

Cái thế ở đầu đời Chu (trong nước có cả ngàn chư hầu) chỉ tạm vững khi nhà Chu c̣n mạnh. Khi nhà Chu bắt đầu suy, dời đô qua phía đông th́ các nước chư hầu tất tranh giành nhau, vua Chu can thiệp, ngăn cản không được, do đó có nước th́ mạnh lên, có nước th́ suy đi. Một nước mà suy th́ tất có một bọn quí tộc mất địa vị. Muốn phục hồi địa vị, họ phải dùng những người tài giỏi về chính trị, quân sự, kinh tế, trong mọi giới, cả trong giới b́nh dân. Nhờ vậy mà bọn giai cấp sĩ phu, lần lần tranh được quyền hành của bọn quí tộc.

 

Đầu đời Chu, chỉ hạng quí tộc mới được cầm quyền, mới được học. Khi học sa sút mà thành b́nh dân th́ trong giới b́nh dân bắt đầu có người học rộng. Khổng Tử là hạng người đó; ông đă mở phong trào tư nhân dạy học, bất kỳ giới nào xin vô học ông cũng nhận, và ông có công lớn trong sự khai hoá quần chúng. Đời sau, Mặc Tử, một triết gia trong giai cấp b́nh dân, tiếp tục công việc đó mà sự giảng học phát triển rất mạnh. Nhờ vậy, trong giai cấp b́nh dân, có nhiều người tài giỏi như Tô Tần, Trương Nghi, Cam Mậu, Phạm Tuy, Ngô Khởi, Bạch Khởi… Chính bọn này đă đóng vai tṛ quan trọng trong cái thế chiến quốc.

 

Lại thêm kinh tế mở mang cũng là một nguyên nhân thúc đẩy sự biến chuyển về chính trị nữa.

 

Dân số tăng lên (tổng số nhân khẩu thất quốc đời Đông Chu đă tới hai chục triệu), chế độ công điền, “thực ấp” hồi trước không c̣n hợp thời và nông dân oán trách bọn chủ nhân là “không cày không cấy mà lúa chứa đầy vựa”. Thương Ưởng một phần v́ hiểu rơ sự thế tự nhiên của thời đại, một phần v́ muốn khuếch trương kinh tế cho Tần được mạnh, cho nhân dân tự do khai khẩn (nông bản chủ nghĩa: coi Thương Quân thư, thiên Nông chiến và thiên Khẩu lệnh), do đó có một số b́nh dân thành phú gia, mà một khi địa vị đă cao th́ quyền lợi cũng phải thay đổi, gây thêm một mâu thuẫn nữa trong xă hội.

 

Phương pháp canh tác cũng tiến bộ: thời Xuân Thu người ta đă biết dùng ḅ kéo cày, thời Chiến Quốc người ta đă chế tạo dụng cụ bằng sắt[3], nhờ vậy mà cày sâu hơn, nhanh hơn; người ta lại biết bỏ phân, làm hai mùa, đào kênh dẫn nước, tháo nước. Sự khẩn hoang (đặt biệt ở Tần) phát triển mạnh, và để khuếch trương công việc thuỷ lợi, bọn chủ điền muốn thống nhất đất đai, nhất là thống nhất những nước nhỏ cùng nằm trên một ḍng sông[4].

 

Chính sách thực sản của Quản Trọng ở nước Tề (khai mỏ đúc tiền, nấu nước làm muối bể, phát triển công nghệ, lập kho lẫm…) có kết quả rất tốt, ảnh hưởng tới nhiều nước khác và làm cho nền kinh tế chung tiến thêm một bước nữa.

 

Thương mại cũng có thêm hiện tượng mới: những nơi như Hàm Dương ở Tần, Lâm Tri ở Tề, Hàm Đang ở Triệu, Đại Lương ở Nguỵ đều là những thành phố phát đạt về thương mại, dân chúng các nơi di cư lại thành một hạng thị dân. Bọn phú thương rất có thế lực, mua quan bán tước và bắt đầu tham gia chính trị, muốn phá bỏ biên giới giữ các nước chư hầu để cho giao thông và thương mại khỏi bị trở ngại. Sử c̣n chép những thương gia danh tiếng như Y Đốn (người nước Lỗ, thời Xuân Thu), Bạch Khuê (người nước Ngụ, thời Chiến Quốc), Phạm Lăi, Đoan Mộc Tứ (Tử Cống)… Họ chẳng những buôn hàng hoá mà có khi c̣n buôn vua nữa, như Lă Bất Vi.

 

Sau cùng c̣n tâm lư chung này nữa: làm dân một nước nhỏ th́ phải chịu nhiều gánh nặng, nhiều điều điêu đứng khốn khổ trong thời loạn, cho nên ai cũng mong được làm dân một nước lớn, được thấy Trung Quốc thống nhất.

 

 

*

 

Trước cảnh loạn lạc ấy, làm sao văn hồi được trật tự? Điều làm cho các triết gia Trung Hoa đời Chu thắc mắc. Đại loại có hai chủ trương:

 

Một chủ trương muốn giữ lại chế độ cũ, chế độ phong kiến, tăng uy quyền cho thiên tử, bắt các chư hầu phải phục ṭng.

 

Một chủ trương muốn đập đổ chế độ cũ v́ biết rằng nó không thể tồn tại được lâu nữa, mà lập một chế độ mới.

 

Theo chủ trương thứ nhất có Nho gia và Mặc gia. Mới đầu Khổng Tử muốn cứu văn nhà Chu. Rồi sau, Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu suy quá, bất lực quá, không thế cứu được, mong có một vị minh quân thay nhà Chu để thống nhất Trung Quốc mà thi hành chế độ cũ sau khi sửa đổi ít nhiều.

 

Rơ nhất là chủ trương của Mạnh Tử. Một lần Lương Tương Vương hỏi ông: “Khi nào thiên hạ yên định được?”. Ông đáp: “Khi nào thống nhất thiên hạ th́ yên định được… và không ai thích giết người th́ thống nhất được… Hiện nay trong thiên hạ chẳng có bậc chăn dân nào mà chẳng ham giết người. Nếu có một vị vua có ḷng nhân chẳng ham giết người hại chúng th́ mọi người trong thiên hạ sẽ quay đầu ngổng cổ trong về vị ấy” (Lương Huệ Vương). Nghĩa là ông chẳng tin nhà Chu nữa, muốn gặp bất kỳ một nhân quân nào biết theo đạo của ông để ông pḥ tá mà thống nhất thiên hạ.

 

Theo chủ trương thứ nh́ có Đạo gia và Pháp gia. Đạo gia muốn dùng chính sách phóng nhiệm, giảm thiểu chính quyền, cứ theo tự nhiên như thời sơ khai; họ tin rằng khi không c̣n giai cấp th́ sẽ hết loạn, chẳng thống nhất mà cũng như thống nhất. Như vậy phái này đả đảo một cái cựu (chế độ phong kiến) để về một cái cựu hơn (chế độ bộ lạc).

 

Pháp gia trái lại, không muốn trở về cái cựu mà muốn tiến tới một chế độ mới: họ muốn dùng chính sách độc tài, dùng vũ lực lật đổ chế độ phong kiến mà lập chế độ quân chủ chuyên chế. Họ cho đạo “vô vi” của Lăo, Trang là hoang đường, họ muốn cực “hữu vi”; họ lại cho “vương đạo” của Khổng Mạnh chỉ làm cho quốc gia thêm loạn[5], nên họ chủ trương “bá đạo”.

 

Chỉ xét sự biến chuyển về ư nghĩa của hai tiếng vương, bá, ta cũng thấy được đại cương của sự biến chuyển về tư tưởng chính trị trong thời Đông Chu.

 

Suốt đời Xuân Thu, tiếng vương trỏ vua Chu, tiếng bá trỏ vị đứng đầu chư hầu, nghĩa là chỉ có sự phân biệt địa vị chứ tuyệt nhiên không có ư nghĩa ǵ về chính sách trị dân, về tư cách ông vua.

 

Qua thời Chiến Quốc, Mạnh Tử là người đầu tiên dùng hai tiếng đó làm danh từ chính trị: vương là chính sách dùng nhân nghĩa, bá là chính sách dùng sức mạnh mà trị dân. Trong thiên Công Tôn Sửu ông viết: “Người dùng sức mạnh mà mượn tiếng làm điều nhân là bá; người làm bá phải có nước lớn. Người lấy đức làm điều nhân là vương, người làm vương không đợi có nước lớn”.

 

Đời sau, Tuân Tử cũng theo nghĩa của Mạnh Tử, chỉ có khác một điều là Mạnh Tử trọng vương mà ghét bá, cho vương và bá là hai chính sách khác nhau, c̣n Tuân Tử th́ không ghét hẳn bá, mặt dầu vẫn trọng vương.

 

Tới Hàn Phi, môn đệ của Tuân Tử, th́ nghĩa của vương, bá đổi hẳn: ông vua nào giỏi dùng pháp, thuật mà có cái thế mạnh th́ là vương, ông vua nào cũng dùng pháp, thuật mà thế không mạnh th́ là bá; chính sách vương hay bá chỉ là một.

 

Hết thảy các nước đời Chiến Quốc đều theo chủ trương của Pháp gia.

 

 

*

 

Như trên, chúng tôi đă nói, trong số thất hùng, chỉ có Tần và Sở mạnh nhất, rồi tới Tề.

 

Tần nhờ địa thế hiểm trở (cửa Hàm Cốc khi mà đóng lại th́ không đội binh nào qua được) nhờ đất đai rộng (Tần đă chiếm thêm được miền Ba Thục), nhờ dùng “biến pháp” của phái Pháp gia (Thương Ưởng, Lư Tư), nhờ tài cầm quân của Bạch Khởi, mà lần lần chiếm ưu thế về chính trị, kinh tế, quân sự, thôn tính các nước Hàn, Triệu, Nguỵ, rồi uy hiếp Sở. Sở đáng lư phải thay đổi chính sách trị nước, liên hiệp với Tề mà chống Tần, phải ủng hộ chính sách hợp tung mà phản đối chính sách liên hoành; nhưng từ vua tới quan, đều mờ ám, không nghĩ tới dân, tới nước, chỉ cầu an nhất thời nếu không phải là mưu tư lợi – Khuất Nguyên rất đau đớn về t́nh trạng đó – thành thử bị Tần diệt. Tướng Tần là Bạch Khởi, sau khi chiếm Sở, phân tích nguyên nhân thất bại của Sở như sau: “Vua (Sở) th́ mê muội, cậy nước lớn, không để ư đến chính trị suy đồi; quần thần th́ tranh quyền đoạt lợi, xu nịnh vua, hăm hại người trung, không sửa thành quách, không lo pḥng thủ”.

 

Sở bị diệt rồi th́ tới phiên Tề, và lúc đó ở Sơn Đông mọi người đều kinh khủng, lo cho thân phận của ḿnh. Người ta nghĩ tới lời của Lỗ Trọng Liên (coi bài Triệu III 12), thấy cái nguy cơ sắp phải chịu cảnh lưỡi gươm Tần kề cổ, hốt hoảng hô hào một lần chót sự đoàn kết để chống Tần (coi bài Yên II 11), và tiếng kêu của thái tử nước Yên vang lên ai oán vô cùng (coi bài Yên III 5). Nhưng đă quá trễ. Vua Yên phải nhẫn tâm giết thái tử là Đan, dâng thủ cấp cho Tần Thuỷ Hoàng mà Tần Thuỷ Hoàng cũng không tha, san phẳng kinh đô Yên để kết thúc thời Chiến Quốc, mà hoàn thành công việc thống nhất Trung Quốc. Thế là “lục vương tất, tứ hải nhất”[6].

  

-----------

[1] Đoạn này chắc sách in sai. Trong Sử Trung Quốc, cụ Nguyễn Hiến Lê viết về thời Thất hùng như sau: Các sử gia cho thời Chiến Quốc bắt đầu từ năm 376 TrCN, năm mà nước Tấn bị ba đại phu chia nhau thành ba nước Ngụy, Triệu, Hàn. Sự thực th́ biến cố đó không quan trọng ǵ mà xă hội Trung Hoa vẫn biến chuyển đều đều từ thời Đông Chu đến đầu đời Tần. Sự phát minh ra thuật nấu sắt vào khoảng 500 TrCN có ư nghĩa hơn nhiều như tôi đă tŕnh bày ở trên. Kể cả ba nước Ngụy, Triệu, Hàn (sử gọi là Tam Tấn) mới thành lập đó th́ đời Chiến Quốc có trên mười chư hầu, nhưng không kể những nước nhỏ như Tống, Lỗ, Trâu, Đằng, Trung Sơn... mà một số thành những nước phụ dung của các nước lớn, th́ chỉ c̣n bảy nước đáng kể, sử gọi là Thất hùng: Yên, Tề, Hàn, Ngụy, Triệu, Sở và Tần”. (Goldfish).

 

[2] Tướng Tần là Bạch Khởi, một đêm giết tới 400.000 quân Triệu đă đầu hàng.

 

[3] Năm 513, Tần đă dùng sắt để đúc những đỉnh ghi h́nh luật.

 

[4] Đời Chu Tương Vương (thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch), Tề Hoàn Công một lần triệu tập chư hầu ở Quí Khâu, thay mặt vua Chu mà tuyên cáo năm điều cấm kỵ của nhà Chu, mà hai điều quan trọng nhất là:

- Không được lấp ḍng nước chảy.

- Không được cấm đong thóc.

Coi truyện “Tây Chu tháo nước cho Đông Chu” (phần trích dịch – Đông Chu 4) ta thấy vấn đề nước để trồng lúa quan trọng ra sao.

 

[5] Coi bài Tần 1, 2 đoạn Tô Tần thuyết Tần Huệ Vương và bài Trung Sơn 7.

 

[6] Đỗ Mục – A Pḥng cung phú. Nghĩa là: sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.

 

Bản đồ thời Chiến Quốc

(http://i303.photobucket.com/albums/n...ochienquoc.jpg)

 

 

NGUỒN GỐC CHIẾN QUỐC SÁCH

 

Thời đại đó là thời đại quan trọng nhất trong lịch sử Trung Hoa, nên nhiều sử gia ghi lại; nhưng những bộ sử căn bản làm nguồn tài liệu cho đời sau th́ rất ít.

 

- Vào đời Xuân Thu, ngoài bộ Xuân Thu của Khổng Tử, có những bộ:

 

Tả truyện, c̣n gọi là Tả thị Xuân Thu, một bộ sử biên niên chép t́nh h́nh ngoại giao, quân sự, chính trị của các nước từ 722 (đầu đời Lỗ Ấn Công) đến năm 478 trước Tây lịch (đời Lỗ Ai Công).

 

Quốc ngữ chép lịch sử tám nước: Chu, Lỗ, Tề, Tần, Trịnh, Sở, Ngô, Việt từ năm 990 (đời Tây Chu Mục Vương) đến năm 453 trước Tây lịch (Đời Đông Chu Định Vương).

 

- Về đời Chiến Quốc chỉ có mỗi bộ Chiến Quốc sách – thực ra chưa đáng gọi là sử - chép việc của mười một nước: Chu, Tần, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tống, Vệ, Trung Sơn từ năm 453 (đời Đông Chu Định Vương) tới năm 221 trước Tây lịch (tức năm 16 đời Tần Thuỷ Hoàng, năm mà Tần diệt xong lục quốc và thống nhất Trung Hoa).

 

Một học giả gần đây của Trung Hoa, La Căn Trạch, căn cứ vào câu này trong Sử kư của Tư Mă Thiên: “Khoái Thông[1] giỏi về trường đoản thuyết, có tám mươi mốt bài luận thuật về quyền biến thời Chiến Quốc” mà khẳng định rằng Khoái Thông là tác giả Chiến Quốc sách. Nhưng thuyết đó chưa được nhiều người chấp nhận và hiện nay các sách viết về văn học sử Trung Quốc đều theo thuyết cổ: Chiến Quốc sách do nhiều người viết và Lưu Hướng thu thập, chỉnh lư, trễ lắm là năm 8 trước Tây lịch.

 

Lưu Hướng (78-8), tự Tử Chính, người đất Bái, là tôn thất nhà Hán, khoảng hai mươi mốt tuổi làm chức Gián Đại phu, dưới triều Tuyên Đế. Tính t́nh giản dị, không có uy nghi, ít giao du, chỉ thích sách vở, đúng là một học giả. Ông có tài văn chương (dâng mấy chục bài phú, tụng, được Tuyên Đế rất khen), giỏi về ngũ kinh, lại thích cả thiên văn, phương thuật, có lần dâng cách luyện kim, suưt bị tội gạt vua. Thời Nguyên Đế, ông ghét bọn ngoại thích chuyên quyền, tính can vua, nhưng bị chúng hăm hại, bị truất làm dân thường trong mười năm. Thời Thành Đế, ông lại được bổ dụng, mới đổi tên cũ là Cánh Sinh ra tên mới là Hướng, làm tới chức Quang lộc đại phu, lănh việc hiệu đính ngũ kinh bí thư. Nhưng bọn ngoại thích họ Vương lại chuyên quyền, ông dâng thư can vua, vua hiểu ḷng ông, muốn dùng ông làm chức Cửu khanh, mà bị họ Vương ngăn cản. Ông mất được mười ba năm th́ Vương Măng cướp ngôi ngà Hán.

 

Các sách (Từ Hải, Từ Nguyên, Trung Quốc văn học gia liệt truyện – Quang Hoa thư điếm) chỉ chép rằng ông lưu lại những tác phẩm: Hồng phạm ngũ hành truyện luận, Liệt nữ truyện, Liệt tiên truyện, Tân tự, Thuyết uyển, và ba mươi ba bài phú mà bài Cửu thán nổi danh nhất; không nhắc đến việc ông thu thập, chỉnh lư Chiến Quốc sách, có lẽ cho rằng công đó không đáng ghi chăng?

 

Nhưng ngày nay, c̣n lưu lại bài Tựa Chiến Quốc sách của ông, trong đó đại ư nói rằng khi thu thập các tài liệu, ông t́m được nhiều quyển sắp đặt lộn xộn, lại thấy tám thiên chép riêng về các nước, nhưng không đủ, ông bèn theo từng nước và theo thứ tự thời gian sắp đặt lại thành ba mươi ba thiên, hiệu đính lại nhiều chữ sai lầm. Các bản ông dùng có nhiều tên khác nhau: Quốc sách, Quốc sự, Đoản trường, Sự ngữ, Trường thư hoặc Tu thư; ông nghĩ rằng sách chép những mưu mô của bọn du sĩ thời Chiến Quốc, nên đặt tên là Chiến Quốc sách[2].

 

Theo bài tựa đó th́ Chiến Quốc sách không phải của một người viết. Đọc qua một lượt, ai cũng nhận ra ngay rằng tác phẩm không thuần nhất, tất phải là công tŕnh của nhiều tác giả.

 

V́ cùng một việc mà mỗi chỗ chép một khác.

 

Chẳng hạn truyện Tần tấn công Nghi Dương (đất của Hàn). Bài Tần II 7, chép rằng Phùng Chương khuyên vua Tần mua ḷng Sở, đem Hán Trung hứa tặng Sở, để Sở Hàn đừng liên kết với nhau; c̣n bài Tần II 10, chép rằng Sở phản Tần mà liên kết với Hàn, vua Tần sợ, Cam Mậu bảo vua Tần không có ǵ đáng lo. Hai bài đó cách nhau có một trang, cũng chép việc xảy ra trước khi Tần chiếm được Nghi Dương, mà đă chép việc khác nhau như vậy. C̣n một bài thứ ba nữa, bài Đông Chu 2, th́ không chép ǵ về việc Sở liên kết với Hàn cả, mà Cảnh Thuư, tướng Sở, đi nước đôi để được cả thành của Tần lẫn bảo vật của Hàn. Những tài liệu đó không hẳn là mâu thuẫn nhau, nhưng nếu do một người viết tất đă gom lại để có sự nhất quán.

 

Lại thêm tên một vài người cũng không được nhất trí, chẳng hạn bài Đông Chu 21, chép là Xương Tha; bài Tây Chu 14, chép là Cung Tha; Giang Ất có chỗ chép là Giang Nhất hoặc Giang Doăn; Chu Tối có chỗ chép là Chu Tụ.

 

Bút pháp cũng không đều, điểm này chúng tôi sẽ xét riêng trong đoạn “Giá trị Chiến Quốc sách về phương diện văn học” ở dưới.

 

 

*

 

Vậy Chiến Quốc sách do nhiều người viết, điều đó đă hiển nhiên. Nhưng những người đó ở thời nào? Hồi xưa người ta cho rằng Chiến Quốc sách là tài liệu của sử quan các nước thời Chiến Quốc. Ngày nay đa số các học giả nghi ngờ thuyết đó v́ hai lẽ:

 

Năm 213 trước Tây lịch, Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh đốt các sách thời Tiên Tần để thống nhất tư tưởng, diệt tinh thần địa phương; mặc dầu sử chép rằng mỗi cuốn c̣n lưu lại một bản ở Gác Thạch Cừ (thư viện triều đ́nh), nhưng những tài liệu về sử, nhất là những tài liệu có hại cho Tần, không chắc ǵ Tần đă chịu giữ lại.

 

Vả lại, xét về nội dung Chiến Quốc sách th́ phần lớn không phải là tài liệu đáng tin về sử, mà có lẽ chỉ là những luận thuyết, biện thuyết dựa vào lịch sử mà viết; điểm này chúng tôi sẽ xét thêm ở một đoạn sau.

 

V́ vậy, hiện nay người ta tạm cho rằng Chiến Quốc sách do các chính khách hoặc các nhà văn học viết trước đời Tần và do Lưu Hướng thu thập, xếp đặt lại[3].

 

Nhưng chính bản của Lưu Hướng th́ chúng tôi không thấy ai nhắc tới nữa, mà chỉ thấy nhắc tới những bản do người đời sau hiệu đính.

 

Trong bài Tựa cuốn Bạch thoại dịch giải Chiến Quốc sách độc bản của Diệp Ngọc Lân (Quảng Ích thư cục – 1947) có chép: “Những nhà hiệu đính Chiến Quốc sách th́ Tăng và Diêu là đúng hơn cả; những nhà chú thích Chiến Quốc sách th́ Băo và Ngô là minh bạch hơn cả”.

 

Tăng là Tăng Củng (1019-1073), một văn sĩ đời Tống, đồng thời với Vương An Thạch, Tô Thức, và cùng với hai người này, nổi tiếng về cổ văn, đứng vào hàng “bát đại gia” của Trung Quốc.

 

Diêu là Diêu Bá Thanh là một người đời Tống, đồng thời với Nhạc Phi.

 

Băo là Băo Bưu (chưa rơ đời nào).

 

Ngô là Ngô Sư Đạo, người đời Nguyên, thế kỷ 14.

 

Nhưng chính trong bài Tựa, Tăng Củng có nói Cao Dụ đă chú thích trước ông. Cao Dụ là người Đông Hán, ngoài bộ Chiến Quốc sách c̣n chú thích Hiếu kinh, Lă thị Xuân Thu, Hoài Nam Tử.

 

Ngoài ra c̣n rất nhiều người hiệu đính và chú thích nữa, theo bài Tựa bản Quảng Ích thư cục in gần đây th́ bản Chiến Quốc sách chú của Vu Hương Thảo là công phu nhất, không bản nào hơn.

 

Những bản hiện nay người ta thường dùng là:

 

Chiến Quốc sách hiệu chú trong Tứ bộ tùng san – Thương vụ ấn thư quán – 1920-1922.

 

Trùng Khắc Diêm Xuyên Diêu thị bản Chiến Quốc sách – Sĩ Lễ Cư tùng thư.

 

Bạch thoại dịch giải Chiến Quốc sách của Diệp Ngọc Lân, in lại ở Hương Cảng sau năm 1960, không rơ năm nào. Bản này ít nhiều lỗi.

 

Chiến Quốc sách bổ chú của Vương Tăng Kỳ và Chu Nguyên Thiện – Thương vụ ấn thư quán – 1922.

 

Chiến Quốc sách tường chú của Quách Hi Phần – Vương Mậu xuất bản năm 1931.

 

Chiến Quốc sách tuyển giảng – Lưu Đức Huyên[4] xuất bản 1958. Nhiều chú giải thiên kiến.

 

Các học giả Nhật Bản cũng nghiên cứu Chiến Quốc sách như: Hoành Điền Duy Hiếu (Yokota Iko) có cuốn Chiến Quốc sách chính giải in lần đầu năm 1829.

 

Hộ Kỳ Đạm Viên (Tosaki Tan’en) có Chiến Quốc sách thảo thông in năm 1776.

 

Quan Quân Trường (Saki Kuncho) có Chiến Quốc sách Cao chú bổ chính in năm 1786.

 

Trung Tỉnh Lư Hiên (Nakai Riken) có Chiến Quốc sách chính giải[5].

 

 

-----------------

[1] Một người đầu đời Hán.

 

[2] Trong tập Cổ học tinh Hoa (Nxb Văn học – 2006, trang 69), Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân bảo: “Chiến Quốc sách: bộ sách này c̣n được gọi là Trường Đoản thư của Lưu Hướng đời Hán làm ghi chép những việc về đời Chiến Quốc”. Trong sách, chữ thư (Trường đoản thư) bị in sai thành như. (Goldfish).

 

[3] Chúng tôi nhận thấy có một số truyện trong Chiến Quốc sách gần y hệt (chỉ sai vài chữ) một số truyện trong hai thiên Thuyết lâm thượng và Thuyết lâm hạ của bộ Hàn Phi Tử.

Như các truyện:

- Trí Bá sách địa ư Nguỵ Hoàn từ (Nguỵ sách) [tức bài Nguỵ 1]

- Ôn nhân chi Chu (Đông Chu sách) [Đông Chu 10]

- Hữu hiến bất tử chi dược (Sở sách) [Sở IV 8]

- Nhạc Dương vi Nguỵ tướng (Nguỵ sách) [Nguỵ I 2] đều chép trong Thuyết lâm thượng.

và truyện:

- Tĩnh Quách Quân tương thành Tiết (Tề sách) [Tề I 3] chép trong Thuyết lâm hạ.

V́ vậy chúng tôi ngờ rằng người biên tập Chiến Quốc sách đă chép cả một số bài của Hàn Phi, nói cách khác, Hàn Phi cũng là một trong những tác giả của Chiến Quốc sách.

[Trong chú thích này, các chữ trong dấu [ ] do tôi thêm vào. (Goldfish)].

 

[4] Chỗ này Từ Hải và Khang Hi tự điển đều không có. Chúng tôi không biết đọc ra sao.

 

[5] Tài liệu đoạn này rút trong cuốn Intrigues của J.I. Crump, Jr (The University of Michigan Press -1964).

 

GIÁ TRỊ VỀ TÀI LIỆU LỊCH SỬ

 

Các sách văn học sử của Trung Hoa đều sắp Chiến Quốc sách vào loại tản văn lịch sử đời Tiên Tần, nhưng nhiều học giả cho rằng nên sắp nó vào các loại luận thuyết, đúng hơn vào loại biện thuyết, v́ giá trị về tài liệu lịch sử của bộ đó rất kém.

 

Dưới đây chúng tôi xin tóm tắt ư kiến những học giả đó do Crump thu thập trong cuốn Intrigues.

 

Từ thế kỷ mười hai, đời Tống, Triều Công Vũ, trong cuốn Quận Trai độc thư chí đă cho rằng Chiến Quốc sách không chứa những thực lục (nghĩa là không biên chép các sự thực xảy ra trong triều đ́nh, trong nước) nên không thể coi bộ đó là sử, mà chỉ nên coi là tác phẩm của bọn người theo phái tung hoành.

 

Phái tung hoành tức là bọn mưu sĩ đời Chiến Quốc như Tô Tần, Trương Nghi… Nhân vật quan trọng nhất trong Chiến Quốc sách là Tô Tần. Mà ngay nhân vật đó, một số học giả cũng cho là vị tất đă có thật, có lẽ chỉ là một nhân vật tiểu thuyết.

 

Đầu thế kỷ mười chín, Mă Quốc Hàn (1794-1857), đă thu thập tất cả các đoạn, bài trong Chiến Quốc sách và Sử kư (của Tư Mă Thiên) viết về Tô Tần, xếp đặt theo thứ tự để viết lại một cuốn đă thất truyền nhan đề là Tô Tử mà trả tiểu sử Tô Tần về khu vực văn chương, nếu không phải là khu vực tiểu thuyết.

 

Lưu Ngọc Thăng, cũng ở thế kỷ trước, c̣n trách Tư Mă Thiên là đă tạo nên tính t́nh và tư cách của Tô Tần.

 

Tề Tư Hoà phân tích các lời biện thuyết của Tô Tần, Trương Nghi và thấy nhiều chỗ sai niên đại, rồi cho rằng những lời đó không thể do Tô, Trương thốt ra, viết ra được, mà tất do những tung hoành gia đời sau chép.

 

Gần đây (1955), Dương Khoan bảo có nhân vật Tô Tần thật, nhưng những biện thuyết của Tô th́ đều là của bọn tung hoành gia đời sau.

 

Có điều này đáng để ư là truyện Tô Tần tự biện hộ (Yên I 5), chép lại gần đúng trong truyện Tô Đại thuyết vua Yên (Yên I 3)[1]. Dưới đây chúng tôi xin trích trong mỗi truyện một đoạn để độc giả so sánh:

 

Truyện Yên I 5 chép:

 

“Hàng xóm của tôi có một người đi làm quan ở xa, người vợ cả ở nhà tư thông với kẻ khác. Khi người chồng sắp về, t́nh nhân của người vợ tỏ vẻ lo lắng, người vợ bảo: “Anh đừng lo, em đă chế một thứ rượu độc để sẵn cho hắn rồi”. Hai ngày sau người chồng về, người vợ cả sai người vợ bé bưng chén rượu dâng chồng. Người vợ bé biết là rượu có thuốc độc, dâng chồng th́ là giết chồng mà nếu cho chồng hay th́ người vợ cả sẽ bị đuổi, bèn làm bộ té, rượu đổ hết. Người chồng cả giận, lấy roi quất người vợ bé”.

 

Truyện Yên I 3 chép:

 

“Xưa (…) có người chồng đi làm quan ở xa ba năm không về nhà, người vợ cả có t́nh nhân. Người t́nh nhân này bảo: “Chồng của em mà về th́ làm sao bây giờ?”. Đáp: “Anh đừng lo, em đă chế thứ rượu độc để sẵn cho hắn rồi”. Quả nhiên người chồng về, người vợ cả bèn sai vợ bé đem rượu độc dâng chồng. Người vợ bé biết là rượu độc, đương đi ngừng lại suy nghĩ: “Nếu đưa cho chồng ta uống th́ là giết chồng; nếu cho chồng hay sự thực th́ chị cả bị đuổi, sao bằng làm bộ vấp cho rượu đổ hết đi”. Rồi làm bộ té, đổ rượu. Người vợ cả bảo chồng: “Anh ở xa mới về cho nên chế thứ rượu ngon để dâng anh mà d́ ấy té đánh đổ mất rồi”. Người chồng không biết đầu đuôi, trói người vợ bé mà quất”.

 

V́ có những chỗ trùng nhau như vậy, cho nên có người nghi rằng cả ba anh em họ Tô – Tần, Lệ, Đại – đều không có thật.

 

Nhưng đại chúng từ Tây Hán về trước cứ cho Tô Tần là có thực v́ họ muốn tin là có thực. Họ muốn tin rằng có một nhân vật liên kết Lục quốc để chống nhà Tần mà họ ghét là độc tài, tàn nhẫn, không văn minh, lại có dă tâm xâm chiếm Trung Nguyên. Nhất là từ khi Tư Mă Thiên đem Tô Tần vô Sử kư, đề cao tư cách Tô Tần bằng giọng văn cảm khái, hùng hồn th́ người đời sau chịu ảnh hưởng của ông, càng cho Tô Tần là có thật, Chiến Quốc sách là tín sử.

 

Ngoài ra, c̣n nhiều đoạn chép về những nhân vật khác cũng không đúng nữa. Theo Ngô Sư Đạo th́ truyện Trâu Kị khuyên vua Tề nghe lời can (Tề I 12) là sai: không phải là Trâu Kị mà có lẽ là Điền Ba, người nước Tề. Trong Chiến Quốc sách dật văn khảo của Chư Tổ Cảnh có chép một truyện giống truyện đó rút trong bộ Tân tự mà nhân vật đẹp trai là Điền Ba. Lă thị Xuân Thu cũng chép một truyện đời Tề Mẫn Vương, ư nghĩa như vậy mà nhân vật là Liệt Tinh Tử Cao.

 

Theo Phượng Niên th́ truyện Tần III 11 cũng sai v́ khi Tần vây thành H́nh, Trương Nghi đă chết rồi.

 

Những truyện chép về Lỗ Trọng Liên, một nhân vật lư tưởng trong Chiến Quốc sách cũng không đáng tin. Bài Mạnh Thường Quân không biết trọng kẻ sĩ (Tề IV 3) chứa một ư thường lặp đi lặp lại: phải thực tôn trọng kẻ sĩ th́ kẻ sĩ mới hy sinh cho ḿnh. Tác giả bài đó cho Lỗ Trọng Liên trách Mạnh Thường Quân là chưa thực trọng kẻ sĩ th́ rơ là có giọng khắc nghiệt quá, e không đúng v́ trong lịch sử Trung Quốc, Mạnh Thường Quân là nhân vật đáng khen nhất về đức chiêu hiền đăi sĩ.

 

Tiền Mục là người tố cáo mạnh nhất tính cách không xác thực về sử liệu của Chiến Quốc sách. Ông rán kiếm trong Sử kư một đoạn, đoạn Nhạc Nghị trả lời vua Yên[2], lại dẫn lời của Trương Văn Hổ (1808-1885) để chứng minh rằng thời Chiến Quốc, danh từ hợp tung không nhất định có nghĩa liên kết để chống Tần, mà chỉ có nghĩa là liên kết thôi, liên kết để chống Tề cũng gọi là hợp tung.

 

Chung Phượng Niên trong Quốc Sách khám nghiên (Bắc Kinh – 1936) cũng chủ trương rằng tự ư liên hợp v́ cái lợi chung th́ gọi là tung, ép buộc người ta theo ḿnh là hoành. Tung do chữ ṭng mà ra, có nghĩa là dọc, là thuận, theo; hoành có nghĩa là ngang, trái, nghịch với phép thường.

 

Khi các học giả Trung Hoa dẫn sách cổ để tranh luận với nhau về ư nghĩa các danh từ th́ chúng ta chỉ thêm phân vân và cuộc tranh luận kéo dài hằng năm, không bên nào thuyết phục được bên nào.

 

 

*

 

Các học giả phương Tây cũng góp ư kiến vào vấn đề.

 

Maspéro trong bài Le roman de Sou Ts’in, Etudes Asiatiques 2 (1925), và trong Le roman historique dans la littérature chinoise de l’antiquité (1929), Mélanges posthumes 3 (1950), chứng minh rằng một phần lớn Chiến Quốc sách là tưởng tượng, tiểu thuyết; rằng nhân vật Tô Tần được hoan nghênh, nên tác giả tạo thêm hai nhân vật tưởng tượng Tô Lệ, Tô Đại cũng giỏi biện thuyết như Tô Tần; rằng cứ đối chiếu các niên đại về cái mà người ta gọi là chính sách hợp tung của Hàn, Nguỵ, Triệu, Tề, Yên để chống Tần với niên đại những việc xảy ra (theo Chiến Quốc sách) trong khi có chính sách hợp tung đó, th́ cái trục hợp tung phải tan ră một năm trước khi nó thành lập! (Intrigues – 29).

 

Crump nhận rằng Chiến Quốc sách quả có chép những việc thực xảy ra như việc Lương Huệ Vương chiếm Hàm Đan, Tần đánh Nghi Dương, Yên đánh Tề, Tần đánh Hàm Đan, nhưng người chép truyện chỉ dựa một chút vào lịch sử rồi tưởng tượng thêm.

 

Chẳng hạn truyện Lương Huệ Vương chiếm Hàm Đan (coi bài Tề I 6), ông bảo nếu là thực lục th́ không có h́nh thức như vậy. Có lư nào vua Tề là Điền Hầu muốn cứu Triệu mà lại đem quân đóng ở ngoài thành Hàm Đan trong khi Hàm Đan (kinh đô Triệu) bị Lương (tức Nguỵ) bao vây. Lại thêm thái độ của Đoàn Can Luân cũng lạ lùng: để vua Tề ra lệnh cho quân đóng ở ngoài thành Hàm Đan rồi sau mới bảo như vậy không có lợi, phải đem quân đánh Tương Lăng cho Lương mệt mỏi. Chẳng qua người viết muốn vạch rơ sự ngu muội của vua Tề mà bịa ra như vậy. Vả lại theo Crump, trong sử không chép tên Đoàn Can Luân, nhưng có chép hai người khác ở Đoàn Can – có lẽ là một châu thành của Lương – có liên lạc với triều đ́nh Lương và một trong hai người đó có liên lạc với triều đ́nh Tề.

 

Vậy tác giả truyện đó có dựa trên một sự kiện lịch sử và tạo thêm nhân vật Đoàn Can Luân để có vẻ đúng sự thực phần nào, dùng tên Đoàn Can đó để tỏ rằng ḿnh biết chuyện chứ không phải là nói ṃ.

 

Truyện Đánh Nghi Dương (ba bài này Crump đánh số 66-10, 66-11, 66-12, chúng tôi đều bỏ) chép rất lộn xộn, khó hiểu; mà truyện Cam Mậu tấn công Nghi Dương (Tần II 6), nhân vật Hướng Thọ rơ là thừa.

 

Về việc Yên đánh Tề, ông cũng nghĩ như Ngô Sư Đạo rằng bài Lỗ Trọng Liên thuyết tướng Yên (Tề VI 2) và cả bài Lỗ Trọng Liên không chịu tôn vua Tần làm đế(Triệu III 12) nhất định không phải là sử liệu, chỉ là những bài văn luận thuyết hoặc biện thuyết. Trong Sử kư, Tư Mă Thiên chép trọn hai chuyện đó. Ngoài ra không nói ǵ thêm về Lỗ Trọng Liên. Nhân vật đó hiện ra như để đại diện cho Nho gia ở cuối thời Chiến Quốc, không có vẻ là một nhân vật lịch sử, một nhân vật thật.

 

Rồi Crump kết luận rằng Chiến Quốc sách không phải là một bộ sử mà chỉ là một bộ luận thuyết.

 

Tóm lại, các học giả đều đồng ư với Triều Công Vũ rằng Chiến Quốc sách không phải là thực lục, những truyện trong đó có dựa vào ít tài liệu lịch sử, nhưng không nên coi bộ đó là một bộ sử. Người ta chỉ c̣n phân vân ở điểm này, những nhân vật Tô Tần, Trương Nghi, có thực hay không. Một nhóm – số ít – cho là không có thực, như vậy Chiến Quốc sách gần như có vẻ tiểu thuyết và những bộ sử chép về thời đó phải viết lại v́ không có Tô Tần, Trương Nghi th́ không có cả chính sách hợp tung và liên hoành; một nhóm khác – số đông – cho rằng tài liệu trong Chiến Quốc sách tuy không đáng tin hẳn, nhưng Tô Tần, Trương Nghi có thực, chính sách hợp tung và liên hoành có thực. Hai nhà đó là thuỷ tổ của phái tung hoành gia, tức bọn ngoại giao mưu sĩ; phái này sau khi Tần bị diệt, vẫn c̣n, tức như Khoái Thông, tác giả 81 bài luận về quyền biến mà Tư Mă Thiên đă chép trong Sử kư. Tuy nhiên, những lời biện thuyết của Tô và Trương, phần nhiều do người đời sau thêm bớt, tưởng tượng.

 

Vậy chúng ta đừng nên coi Chiến Quốc sách là một tác phẩm của Sử-phái đời Tiên Tần[3] mà nên coi nó là tác phẩm của Luận-phái đời Tiên Tần hoặc đời Tây Hán; mà đọc Chiến Quốc sách chúng ta đừng nên t́m tài liệu lịch sử trong đó, chỉ nên t́m hiểu xă hội Trung Hoa, tư tưởng và chính sách của bọn chính khách, mưu sĩ thời Chiến Quốc, nhất là thưởng thức giá trị về nghệ thuật tự sự, luận thuyết, tức giá trị về văn học của bộ đó thôi.

 

Trước khi xét những giá trị đó, chúng tôi muốn nêu qua điểm thắc mắc này mà chúng tôi chưa thấy học giả nào bàn tới.

 

Tư Mă Thiên sanh năm 145 trước Tây lịch (trước Lưu Hướng), mất năm nào chưa rơ; bộ Sử kư của ông, đến đời Hán Tuyên Đế (73-49) được một người cháu ngoại tuyên bố.

 

Lưu Hướng thu thập Chiến Quốc sách hồi ông giữ chức Quang lộc đại phu, dưới triều Thành Đế; nghĩa là trong khoảng 32-8 trước Tây lịch. Như vậy Lưu Hướng có biết bộ Sử kư không? Chắc là không v́ trong bài tựa Chiến Quốc sách không thấy ông nhắc tới.

 

Mà Sử kư và Chiến Quốc sách chép nhiều truyện giống nhau, chẳng hạn những truyện:

 

Vẽ rắn thêm chân (Tề II 4).

 

Đàm Thập Tử khuyên Mạnh Thường Quân nên quên oán (Tề IV 4).

 

Truyện Tô Tần (Tần I 2).

 

Tô Tần tự biện hộ (Yên I 5); hai bài chỉ khác nhau có ít chữ.

 

Lỗ Trọng Liên thuyết tướng Yên (Tề VI 2).

 

Lỗ Trọng Liên không chịu tôn vua Tần làm đế (Triệu III 12)

 

Điền Đan[4] và Kinh Kha (Yên III 5). 

 

Như vậy tất hai bộ phải cùng chung một nguồn; nguồn đó là nguồn nào? 

 ------------------

[1] Cũng nên so sánh hai truyện Tề III 3 và Triệu I 8: Tô Đại và Tô Tần đều dẫn truyện tượng đất và tượng gỗ để được tiếp kiến.

 

[2] Đoạn đó như sau, do Crump trích dẫn trong Intrigues trang 91:

…Và Yên Chiêu Vương hỏi (Nhạc Nghị) về việc đánh Tề. Nhạc Nghị đáp:

“Tề là một nước đời trước đă làm bá, đất rộng, dân đông, không dễ ǵ một ḿnh đánh Tề được. Nếu đại vương muốn đánh Tề th́ nên hợp lực với Triệu, Sở, Nguỵ…”.

Các nước chư hầu đều bất b́nh về thái độ ngạo mạn của Tề Mẫn Vương , và họ hăng hái hợp tung với Yên để đánh Tề.

 

[3] Trong cuốn Cổ văn Trung Quốc, chúng tôi đă sắp như vậy, là lầm – Nguyễn Hiến Lê.

 

[4] Tôi ngờ rằng Yên Đan bị in sai thành Điền Đan. Thái tử nước Yên tên là Đan nên được gọi là Yên Đan, ông họ Ki (chữ Ki c̣n đọc là Cơ) chứ không phải họ Điền.

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: