Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Coi chừng:

Những xung khắc về chuyện

quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa tại hải ngoại

sẽ biến thành hậu qủa tốt cho Nghị quyết 36?

 

Nguyễn Phi Khanh

 

Trước khi đi vào điểm chính của bài viết, chúng tôi xin nói qua về lịch sử của lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ, đă được người Việt tự do và hai thể chế Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Ḥa chọn làm quốc kỳ cho miền NamViệt Nam.

 

Theo một số tài liệu cho biết, cờ vàng ba sọc đỏ (cờ quốc gia) có từ thời vua Thành Thái, một nhà vua tích cực trong việc chống thực dân Pháp. Cờ quốc gia không những chỉ có mặt trong thời gian chống Pháp, mà qua đến lúc chống Cộng sản Việt Nam. Nó là một biểu tượng cho ư chí chống ngoại xâm, một sức mạnh đoàn kết của dân tộc để đấu tranh cho nền tự do, độc lập của đất nước.

Cờ quốc gia dưới dạng màu vàng có ba sọc đỏ năm ngang ở giữa. Màu vàng: tượng trưng cho người Việt da vàng; màu đỏ cũng tượng trưng cho ḍng máu thắm Việt Nam. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền Trung, Nam và Bắc. Trước đây, có một nhóm người chuyên nghề đánh phá tôn giáo, tạo chia rẽ sự đoàn kết, chúng hô hoán lên là ba sọc đỏ, biểu tượng cho ba ngôi Thiên Chúa trong đạo Công giáo.

 

Theo bài viết của Trương Thúy Hậu trên trang nhà Người Việt Boston: có nhiều người cho rằng cờ quốc gia do hoạ sĩ Lê Văn Đệ (1906-1966) vẽ mẫu. Nhưng điều nầy không đúng. Trái lại người sáng tạo nó là họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Miến (1873-1943), ngựi hoạ sĩ đầu tiên của nền hội họa Việt Nam. Ông vẽ vào năm 1890 khi đang theo học trựng Cao Đẳng Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp (École nationale supérieure des Beaux Arts).

 

Cũng theo Trương Thúy Hậu, cờ quốc gia bị gián đoạn hai lần. Lần thứ nhất dưới chế độ thực dân Pháp (1920-1948), vua Khải Định đă thay đổi h́nh dạng cờ vàng ba sọc đỏ, ông cho nhập ba sọc đỏ chỉ c̣n lại một sọc đỏ lớn. Đây là một ư đồ của thực dân Pháp và ông vua Khải Định đă nghe theo. Sau đó, cũng do ngựi Pháp, cờ quốc gia ba sọc đỏ lại biến thành ba sọc xanh. Nhưng lá cờ nầy chỉ tồn tại được hai năm, từ tháng 6 năm 1946 đến tháng 6 năm 1948.

 

Sau khi chia đôi đất nước, CSVN dưới quyền ông Hồ Chí Minh cai trị phía Bắc vỹ tuyến 17, họ lấy lá cờ đỏ sao vàng làm cờ cho miền Bắc. Người Việt quốc gia ở phía Nam vỹ tuyến 17 đưọc lănh đạo bởi TT Ngô Đ́nh Diệm vẫn lấy cờ vàng ba sọc đỏ để biểu tượng cho Việt Nam Cộng Ḥa, một miền Nam tự do, độc lập và dân chủ.

 

Sau khi Cộng sản Việt Nam chiếm luôn miền Nam từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, cờ vàng ba sọc đỏ không xuất hiện trên đất nước Việt Nam nữa. Nhưng nó được mang ra hải ngoại cùng với hơn ba triệu người Việt tỵ nạn Cộng sản. Nó trở thành một báu vật được người tỵ nạn trân qúy, tiếp tục biểu tượng cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền của người Việt quốc gia.

 

Xét qua những thăng trầm của lá cờ vàng ba sọc đỏ (từ đây chúng tôi xin được gọi là Cờ Quốc Gia), cờ quốc gia trở thành một biểu tượng lớn cho tập thể người Việt tỵ nạn, cho những ai đang đối kháng với chính thể đang cai trị đất nước hiện tại. V́ mức độ quan trọng như vậy nên tại hải ngoại, những bất đồng hay xung khắc về cờ quốc gia thường xảy ra dài dài trong tập thể cộng đồng Việt Nam.

 

Chúng ta nên đồng ư với nhau một điểm: Cờ quốc gia không c̣n là cờ biểu tượng cho nước Việt Nam nữa. Cờ của nước Việt Nam bây giờ là cờ đỏ sao vàng. Cờ quốc gia chỉ là sự tượng trưng cho tập thể người Việt chống lại chế độ CSVN tại quê nhà. Nó c̣n nói lên ḷng qủa cảm kiên tŕ của những ai không chấp nhận chế độ CS. Họ vẫn mong ước một ngày nào đó, đất nước sẽ trở lại thể chế của miền Nam trước năm 1975, và lá cờ quốc gia nầy cũng sẽ trở lại quê hương, thay thế lá đỏ sao vàng bây giờ. Trong mỗi gia đ́nh của người tỵ nạn, họ vẫn luôn nhắc nhở con em về lá cờ quốc gia. V́ hiện tại, ở các trường học vẫn cho các em biết cờ nước Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

 

Những xung khắc và bất đồng về cờ quốc gia thường phát sinh từ: Chỗ nào, lúc nào và những buổi lễ nào cần phải có sự hiện diện của cờ quốc gia? Bài quốc ca cũng nên hát lúc nào? Những ai đủ thẩm quyền viết ra một sắc lệnh để đồng bào di cư phải tuân theo? Những cá nhân, những hội đoàn, tổ chức chống Cộng đă “khắc khe” đến mức nào với những người Việt qua Mỹ (rồi phải trở về Việt Nam) nên gây ra nhiều chuyện đáng buồn trong cộng đồng?

 

Như chúng tôi thường tŕnh bày trên Đất Mẹ, cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại là một tập thể rất ô hợp. Nó không phải là một vườn hoa trong công viên được người quản lư chăm sóc kỷ càng, hoa hồng để ở đâu, hoa lan trồng chỗ nào, sân cỏ ra làm sao, lối đi cho khách đến chơi được thiết trí như thế nào? Nhưng cộng đồng chúng ta như một khu rừng hoang dă, một khu rừng cây cối, hoa lá mọc lung tung. Khi mới nh́n từ xa th́ đẹp không khác nào bức tranh bà Huyện Thanh Quan tả cảnh Đèo Ngang; nhưng khi đến gần th́ đúng là “cỏ cây chen lá, đá chen hoa” rất mất trật tự. Mỗi người là một “lănh chúa”. Những chức tước như chủ tịch cộng đồng Nam, hay Bắc Hoa Kỳ, chủ tịch cộng đồng tại Hoa Kỳ, chủ tịch cộng đồng Houston, Atlanta, San Jose, Washington D.C. Denver, Philadelphia...đảng trưởng nầy, đảng trưởng nọ, hội trưởng A, hội trưởng B v.v..đó chỉ là những chức tước được một số người bầu lên để biểu lộ sự năng động của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Sự thực, không một ai phải nghe theo lệnh của các vị nầy. Nếu có chăng là những ngựi đă v́ cảm t́nh, v́ quen biết, v́ qúy mến riêng tư đă bầu họ lên nên cũng thường nghe theo hoặc unûg hộ họ. Mặc dù một con én không làm nổi mùa xuân, nhưng dù sao, h́nh ảnh con én cũng nói lên rằng chúng ta đang ở vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Cho nên, mỗi hội đoàn, tổ chức, họ chẳng bao giờ nghe lệnh ông chủ tịch cộng đồng, nhưng khi họ tổ chức tiệc tùng lễ lạc, họ luôn muốn sự có mặt của ông chủ tịch cộng đồng; v́ đó là một vinh dự về sự có mặt của người “có quyền” và “có chức vụ” lớn nhất trong cộng đồng.

 

Vậy th́ một phần trong tổ chức cộng đồng tạm coi là có đủ thẩm quyền để viết ra một “sắc lệnh” về chuyện treo cờ quốc gia để những ngựi trong cộng đồng, những hội đoàn, tổ chức...căn cứ vào đó mà thi hành. Chính v́ không có cái sắc lệnh như vậy, nên chuyện treo cờ hay không trở thành một cái cớ, cho tùy từng tổ chức, hội đoàn hoặc cá nhân đánh vào nạn nhân chẳng biết ất giáp ǵ về việc treo hay chào cờ quốc gia. Không có sắc lệnh th́ làm sao người ta biết lúc nào phải treo cờ, treo ở đâu, treo ra làm sao? Người ta không biết, họ làm theo ư riêng của họ th́ bị lôi đầu ra đánh, chụp mũ, tẩy chay, cáo buộc đủ mọi thứ tội. Ai cũng biết rằng lá cờ quốc gia là biểu tượng của người Việt tỵ nạn Cộng sản, nhưng biểu tượng nầy đặt không đúng chỗ, không đúng lúc, không đúng cách, nó sẽ biến thành một “vũ khí khủng bố” để cho phe nhóm kiếm cớ công kích, mạt sát lẫn nhau. Nước Mỹ qúa tự do nên quốc kỳ cũng được các cô gái may quần lót đi lêu bêu trên đường phố, nhưng dưới mắt người Việt biến thành một sự sĩ nhục. Chúng ta không phải là người Mỹ.Tất cả những hậu qủa nầy chỉ v́ trong cộng đồng chúng ta chưa có ai chịu đứng ra viết một sắc lệnh về việc treo cờ.

 

Một nhà văn, thi sĩ viết xong một tác phẩm, họ tổ chức ra mắt tác phẩm đó; một ông làm việc từ thiện tổ chức một buổi gây qũy giúp ngựi nghèo, một tu sĩ tổ chức đêm văn nghệ trong khuôn viên chùa hay nhà thờ cho giáo dân tín đồ đến chung vui, ăn mừng ; một cô ca sĩ tổ chức đêm dạ vũ để kỷ niệm 30 năm dâng hiến lời ca tiếng hát của ḿnh cho thính giả... Vậy thử hỏi những người đứng ra tổ chức, làm sao họ biết buổi lễ đó họ có phải treo cờ quốc gia hay không? Nếu tổ chức một buổi lễ có liên quan trực tiếp và rơ ràng như ngày Quân Lực, 30 tháng 4, tưởng niệm chiến sĩ trận vong, thuyết tŕnh về đề tài đất nước, chống Cộng... chẳng hạn, chuyện đó ai cũng biết, và nếu có ai đó đứng ra không chịu treo cờ quốc gia, chúng nó bị đánh, bị chụp mũ, bị tẩy chay là đáng đời, không ai than phiền, không ai chống đối. Nhưng những buổi lễ như chúng tôi tŕnh bày ở trên, rất khó cho người tổ chức chẳng biết đâu mà ṃ. Chúng tôi tin rằng, nếu người tổ chức là một ân nhân, một người không mấy nổi tiếng hay là một người quen biết qúa nhiều trong cộng đồng, chắc chắn sẽ được “phe lờ” như những ngựi đă từng được “phe lờ” v́ sợ “mở miệng mắc quai”. Nhưng những người có nhiều “ân oán”, với cá nhân cũng như hội đoàn, những người rất thành công trong các buổi tổ chức khác, chắc chắn làm ǵ cũng bị , nhẹ th́ “hỏi thăm”, nặng th́ bị ghép tội thân cộng, Việt gian cần phải tẩy chay, chống đối đến cùng.

 

Cách đây 10 năm, khi chúng tôi ra mắt cuốn truyện “Người ca sĩ trong binh đoàn đến muộn”, một số người đă đề nghị chúng tôi phải chào cờ, mặc niệm, nếu không, có thể bị chống đối. Chúng tôi không đồng ư. Ra mắt một cuốn sách viết về cuộc đời của một ca sĩ, mắc mớ ǵ phải chào quốc kỳ, mặc niệm? Nếu làm như vậy không khác nào đem quốc kỳ, quốc ca ra để câu khách đến tham dự. Những kẻ lợi dụng quốc kỳ cho mục đích riêng tư, đó không phải là những kẻ yêu nước chân chính. Bảy năm sau, chúng tôi lại ra mắt cuốn sách “Dưới một bóng cờ”. Lúc nầy chẳng cần ai nhắc bảo, buổi ra mắt vẫn được trang trọng chào quốc kỳ. Lư do, cuốn sách nầy viết về những xung khắc trong cộng đồng, nhưng mặc dù có nhiều bất đồng, họ vẫn luôn đứng chung “Dưới một bóng cờ”. Trong cộng đồng chúng ta, đôi khi có những buổi lễ, buổi tiệc chẳng ăn nhập ǵ với chuyện quê hương đất nước; nhưng cũng có chào cờ, mặc niệm, kèn chiêu hồn tử sĩ cũng thổi lên ai oán, ban tổ chức nói qua loa vài điều, sau đó quan khách an tọa, ăn nhậu, nhảy đầm, đôi khi c̣n cả nhảy... sexy.

 

Tại Houston tháng vừa qua, câu chuyện linh mục Trịnh Tấn Hoàng tổ chức gây qũy giúp trẻ em nghèo ở Việt Nam, v́ ông không muốn chào quốc kỳ nên bị chống đối. Cuối cùng ông cũng phải cho chào cờ. Có thể theo cách nh́n của linh mục Hoàng, việc chào cờ cho một buổi tiệc gây qũy giúp ngựi nghèo, là không cần thiết. Hơn nữa, ông ta cũng không biết rơ ư định của những người trong cộng đồng sẽ chống hay không. V́ không có một luật lệ nào nói về chuyện nầy, linh mục Hoàng làm theo ư ông ta nên buổi tiệc gây qũy bị chống đối và “khựng” laị. Tuy nhiên, trong câu chuyện nói trên, theo vị chủ tịch cộng đồng đọc trên đài phát thanh địa phương, chúng tôi thấy câu trả lời của linh mục Hoàng thiếu tế nhị nên bị chống đối cũng đúng thôi. Linh mục Hoàng cứ nói cho cộng đồng biết ông ta không thấy một điều lệ nói về việc chào cờ nên ông không chào, có thế thôi. Nhưng nếu muốn có nghi lễ chào cờ th́ sẽ có chào cờ. Đàng nầy, ông lại tuyên bố không muốn chào cờ, sợ sẽ gặp rắc rối với chính phủ CSVN khi trở về nước. Tại Nam California, nhóm ông Ngô Kỷ triền miên biểu t́nh mấy tháng nay để chống lại tờ báo Người Việt cũng v́ chuyện lá cờ. Chuyện ông Ngô Kỷ và các thân hữu chống báo ngựi Việt cũng là chuyện đúng. Nhưng việc chống đối bắt đầu mất “lư tưởng” v́ đồng bào không biết ông Ngô Kỷ đ̣i hỏi thêm cái ǵ từ báo Người Việt. Hơn nữa, cuộc chống đối trở thành một chiều hướng khác là bắt đầu tấn công vào những người không cùng quan điểm với nhóm ông Ngô Kỷ (xin đọc tâm thư của nhóm ông Ngô Kỷ trong mục “Nói hay Đừng” trong số báo nầy).

 

Gần đây nhất, lời tuyên bố của Hồng y Phạm Minh Mẫn về lá cờ quốc gia đă tạo nên một luồng chống đối mạnh mẽ từ phía đồng bào Công giáo nói riêng, và tập thể người Việt di cư nói chung. Mặc dù sự việc xảy ra đă hơn tháng, nhưng độc giả Đất Mẹ muốn biết quan điểm của chúng tôi về sự việc nầy. Nếu im lặng có nghĩa đồng ư với những ǵ Hồng y Mẫn phát biểu, nên chúng tôi xin dừng lại ở đây để tŕnh bày ngắn gọn ư kiến riêng của chúng tôi.

 

Chúng tôi rất qúy mến Hồng y Phạm Minh Mẫn trong những ngày gặp ông tại Roma nhân dịp ông qua tham dự lễ tấn phong Hồng y Nguyễn Văn Thuận (lúc đó ông chỉ là Giám mục). Bài diễn từ của ông nói trong buổi lễ mở tay đầu tiên của cố Hồng y Thuận rất xúc tích, rất khôn ngoan và chất chứa đầy ắp t́nh tự quê hương của một người miền Nam. Chúng tôi hy vọng nếu một ngày nào đó Hồng y Thuận phải ra đi, chắc chắn Giám mục Mẫn sẽ được lên Hồng y để rồi tiếp nối con đường Hồng y Thuận đang c̣n dang dỡ. Nhưng hôm nay, chúng tôi hoàn toàn thất vọng về Hồng y Mẫn. Ông đă không làm được như Hồng y Thuận mà c̣n tệ hơn bất cứ một Giám mục nào đang mang tiếng là “quốc doanh”. Những ưu đăi vật chất, những ca tụng ông trên “đầu môi chót lưỡi”của chính quyền dành cho ông đă làm cho ông biến thành con người trí nhớ bị “khủng hoảng”. Nếu những ǵ ông tuyên bố về lá cờ quốc gia từ cửa miệng một Hồng y ở miền Bắc, có thể đồng bào không mấy quan tâm. Nhưng ông đă sống dưới hai chế độ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng ḥa miền Nam. Ông cũng đă từng làm chủ lễ cho các buổi tiễn đưa quan tài của những chiến sĩ miền Nam được phủ quốc kỳ trên đó. Ông đă từng đứng nghiêm chỉnh để chào lá quốc kỳ đó biết bao nhiêu lần. Thế nhưng, hôm nay mọi chuyện Hồng y Mẫn đều đổi thay.

 

Chúng tôi biết rằng, trong thâm tâm ông không muốn nói những điều ông đă nói, nhưng những áp lực muốn ông phải nói để làm sao cờ vàng ba sọc đỏ đừng tung bay ngập trời như những Đại hội Giới trẻ (WYD) xảy ra trước đây. Điều đáng buồn là sự khôn ngoan của một Hồng y có tiến sĩ về tâm lư biến mất, để thay vào đó những lời nói làm mát ḷng chính quyền, nhưng gây nổi giận đồng bào ngoài nước. Tại sao Hồng y Mẫn lại đem chuyện áo đỏ, áo vàng ra nói làm ǵ? Tại sao ông lại so sánh mẹ nào cũng giống mẹ nào, cũng cưu mang nuôi con thành nhân, thành tài? Chúng tôi lại nhớ tới câu nói của Đặng Tiểu B́nh “mèo trắng mèo đen, mèo nào cũng là mèo, cũng bắt được chuột”. Nhưng bà mẹ mặc áo đỏ không giống bà mẹ mặc áo vàng, v́ từ màu sắc đó, hai người mẹ đă khác nhau về tâm tính và cách nh́n. Hồng Y Mẫn cũng qúa coi thường tŕnh độ hiểu biết của người Việt khi ông nói về lá quốc kỳ rằng là “có lúc chỉ biểu tượng một thói đời mang tính đối kháng”. Chúng tôi chưa bao giờ nghe ai dùng chữ “thói đời” để nói về một lá cờ, dù lá cờ đó họ không mấy thích. Chúng tôi chỉ hiểu biết đơn giản rằng chữ “thói đời” khi dùng như “thói đời đen bạc, thói đời lừa đảo, thói đời đổi trắng thay đen, thói đời điêu ngoa,... v.v”, chữ “thói đời” chỉ nói lên những ư nghĩa xấu, gian dối. Có bao giờ nghe ai nói “thói đời thờ cha kính mẹ, thói đời kính Chúa yêu người” đâu. Huống chi nói về một lá cờ “có lúc chỉ biểu tượng một thói đời mang tính đối kháng”. Phải chăng Hồng y Mẫn xem chuyện đối kháng là một hiện tượng xấu?

 

Điều tai hại hơn nữa, những lời tuyên bố của ông mang lại lợi hay hại ǵ cho ai? Với Thiên Chúa, Giáo hội Việt Nam và Vatican trở thành những cái bia để nhóm người đă có ác cảm Công giáo, chỉ chờ cơ hội nầy là họ chửi bới thậm tệ, không chừ một cọng rau ngọn cỏ nào. Với Đại hội giới trẻ (WYD) tại Úc Châu, cờ quốc gia không bớt đi mà lại c̣n tràn ngập nhiều hơn những Đại hội các lần trước. Chúng tôi tin chắc sẽ nhiều hơn. Lá cờ quốc gia sẽ không “làm tắt nghẽn sự hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam” như ông nói, mà là một nhịp cầu nối kết tốt đẹp của tuổi trẻ trong với ngoài nước. Nếu câu nói nầy được ông hướng về chính quyền hiện tại th́ hay biết mấy. Hồng y Mẫn đă dùng sai ngôn từ, không đúng chỗ, không đúng lúc. Với cộng đồng Việt Nam hải ngoại, trong đó có thành phần Công giáo giảm đi rất nhiều sự kính trọng và tin tưởng nơi Hồng y Mẫn. Với chính quyền Việt Nam, họ sẽ được hưởng lợi ǵ hay trở thành “phản tuyên truyền” về lời nói họ đă “xúi” Hồng y Mẫn nói ra? Cái hy vọng cờ quốc gia bớt đi tại Đại hội giới trẻ sẽ không xảy ra như họ muốn, nhưng họ đă thành công để biến Công giáo thành mục tiêu bị sĩ nhục, tạo một xung đột để chia rẽ đoàn kết rất dễ xảy ra giữa các tôn giáo nếu chúng ta không biết kiềm chế tránh né v́ cái “lưới” của chính quyền đang tung ra. Cuối cùng với cá nhân Hồng y Mẫn được ǵ? Có thể những vật chất ông thụ hưởng sẽ được gia tăng, những lời ca ngợi và hứa hẹn sẽ nhiều thêm. Nhưng cái bất lợi của ông là ông không c̣n mang lại tin tưởng và ước vọng cho người di cư nói chung, và người Công giáo nói riêng. Theo chúng tôi, Hồng y Mẫn đă dựng lên một bức tường ngăn cách giữa ông và cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài, nó giống như bức tường đă ngăn cách Đông và Tây Bá Linh năm xưa. Sự việc hủy bỏ hai thánh lễ sẽ được tổ chức do Hồng y Mẫn chủ tế tại San Jose, CA tại Seattle WA, vắng mặt tại WYD 2008, sẽ không xuất hiện tại Đại hội Thánh Mẫu hàng năm tại Carthage... đă nói lên điều đó.Vậy th́ Hồng y Mẫn không cần thiết phải tiếp xúc gặp gỡ đồng bào di cư làm chi nữa. Nếu có, ông lại trở thành mục tiêu bị sĩ nhục, làm hoen ố chiếc áo Hồng y của Giáo hội mà thôi. Hai chữ “mục vụ” Hồng y Mẫn muốn mang ra hải ngoại để phục vụ đồng bào Công giáo, v́ thiếu khôn ngoan, ông đă biến nó thành “mục tiêu” của sự chống đối. Là người Công giáo, chúng tôi luôn bênh vực và đứng về phía Giáo hội, nhưng chúng tôi phải đau ḷng khi chẳng đặng đừng lên tiếng về lời nói của một vị Hồng y. Đứng trước Sự Thật và Công Lư hay Chiếc áo Hồng Y và cá nhân ông Phạm Minh Mẫn, chúng tôi phải hành động theo lời Chúa. Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam được vươn lên trong Xă Hội Chủ Nghĩa bằng những hành động khôn ngoan, thận trọng và khiêm cung th́ thật đáng mừng. Nhưng Giáo hội vươn lên qua những qùy lụy hoặc a ṭng mà bỏ quên những hướng dẫn của Thánh Linh, có lẽ đó là điều đáng buồn hơn đáng vui.

 

Chuyện cờ đỏ sao vàng hay cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện nhiều hay ít tại Đại hội Giới trẻ Thế giới, chuyện tắt nghẽn hay không tắt nghẽn sự hiệp thông giới trẻ trong và ngoài nước, đó không phải là điều Hồng y Mẫn phải lo, mà lo lại không đúng cách càng thêm rắc rối. Hồng y Mẫn đă đi qúa xa sự hiện diện trang trọng của ông trong Đại hội WYD tại Úc, nhưng đă không xảy ra mà để rồi biến thành những xung khắc giữa ông với đồng bào hải ngoại. Bây giờ chúng tôi mới thấy những ông cha quốc doanh như Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ, Vương Đ́nh Bích, Trần Thiện Cẩm... thật là khôn ngoan. Họ chẳng bao giờ dại dột phát biểu lung tung, đả động tới cộng đồng người Việt hải ngoại hay đề cập tới cờ vàng cờ đỏ. Chúng tôi rất vui mừng v́ không có ǵ đáng tiếc xảy ra nếu tuổi trẻ cả hai phía đều ư thức được vấn đề tế nhị nầy. Đại hội giới trẻ do Công giáo tổ chức không chỉ là nơi biểu lộ sự hiệp thông và đoàn kết trong huyền diệu của Thánh Linh, mà c̣n là nói lên sự tự do của Thiên Chúa ban tặng cho con người. Dĩ nhiên những tự do đó được con người sử dụng đúng ư nghĩa của Thiên Chúa.

 

Một vấn đề cũng vô cùng quan trọng, tiện đây chúng tôi xin tŕnh bày luôn. Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với những tu sĩ các tôn giáo hay người dân xuất ngoại rồi trở lại Việt Nam?

 

Chúng ta, một số người đă qúa khắc khe, đôi khi trở thành độc đoán, qúa khích, đôi khi biến thành “khủng bố” với những người từ trong nước qua. Chúng ta nên đặt hoàn cảnh họ cũng như hoàn cảnh của người Việt về thăm quê hương mà thôi. Ai dám bảo người về Việt Nam v́ thích Cộng sản mà về? Nhưng chắc chắn người Việt sang Mỹ v́ thích hưởng cái tự do chúng ta đang hưởng. Những người, những hội đoàn qúa khắc khe nầy muốn người qua Mỹ phải biểu lộ cho họ thấy người xuất ngoại phải tŕnh cái tinh thần chống Cộng, thù ghét Cộng như họ đang làm trên đất Mỹ. Cho nên, mỗi khi những tu sĩ tôn giáo nào sang Mỹ, người ta cũng bắt phải chào cờ quốc gia, phải đứng chụp h́nh gần cờ vàng ba sọc đỏ, phải tuyên bộ thẳng thừng, không úp mở, là chúng tôi chán ghét và chống lại chế độ đang cai trị chúng tôi. Nếu họ không làm thỏa măn những điều đó, họ sẽ bị chống đối, biêu xấu và cho là tay sai gởi sang Mỹ hoạt động cho Cộng. Nhưng thử hỏi những người khi về nước có bị chính quyền bắt đứng chào và chụp h́nh với cờ đỏ sao vàng không? Họ có bị bắt phải tuyên bố những câu chống lại Cộng đồng người Việt ở nước ngoài không? Như vậy th́ ai độc đoán hơn ai? Ai “khủng bố tinh thần” hơn ai?

 

Chính quyền Cộng sản Việt Nam biết rằng Việt kiều về nước cũng chẳng thích ǵ chế độ. Họ phải về là để thăm bà con làng nước mà thôi. Hơn nữa, Việt kiều cũng là người mang Dollars về cho chính quyền, cần ǵ phải làm khó làm dễ như Việt kiều làm dễ làm khó người ở trong nước sang Mỹ. Những hành động dồn ép bắt chẹt người sang Mỹ vào cái thế khó khăn, đó không phải hành động của người quốc gia chân chính, quân tử. Nếu sử dụng lối bắt chẹt đó để chứng tỏ ḿnh là người chống Cộng không ai bằng th́ quả là một lối suy luận của những người mất trí. Thật là buồn cười khi một số người cứ bắt ông cha, ông thầy đứng cạnh lá cờ quốc gia để chụp h́nh, phải trả lời dứt khoá tại sao không tuyên bố như thế nầy, như thế kia, tại sao không ủng hộ việc làm cha Lư, thầy Thích Quảng Độ, tại sao không dám xuống đường giúp đồng bào, dân oan biểu t́nh, tại sao không lên tiếng về việc phụ nữ xuất ngoại lấy chồng nước ngoài, tại sao không chống nạn tham nhũng, gái điếm tràn lan trong nước... toàn là những đ̣i hỏi muốn bắt chẹt hơn là muốn t́m hiểu, muốn “dương cái tôi” của ḿnh mà không biết cái khó khăn của người khác. Làm vậy có lợi ǵ cho người quốc gia, hay sẽ có những lời mỉa mai loan truyền với người trong nước “bị khủng bố tinh thần” khi họ sang Mỹ?. Không một người Việt nào về nước muốn thấy cảnh nhà cầm quyền bắt chẹt ḿnh, làm cho chuyến thăm quê hương trở thành một ám ảnh kinh hoàng, không c̣n muốn về nữa. Những người trở lại Mỹ tuyên bố rằng “những ngày tôi sống tại quê nhà rất thoải mái, không bị phiền hà”, đó là một thành công của chính quyền. Nhưng những người trở về Việt Nam sau chuyến “tham quan” nước Mỹ, họ chán nản nói rằng “tôi vô cùng bất măn bị ngựi Việt bên đó bắt làm những chuyện tôi không thoải mái chút nào”, đó là một thất bại của cộng đồng chúng ta. Nếu chúng ta không muốn ai làm phiền chúng ta lúc về Việt Nam, th́ người Việt sang Mỹ cũng không muốn ai làm phiền họ trong thời gian họ ở Mỹ. Chúng tôi dám nói chắc không ngoa, những kẻ đang sống ở Mỹ, chống Cộng to gan lớn mồm, bắt những người sang Mỹ phải làm thế nầy, nói thế kia; chính họ là những “con gà chết”, mặt xanh lè và run như những con bệnh sốt rét lên cơn, nếu họ về thăm Việt Nam khi được anh công an “hỏi thăm” vài câu tại phi trường.

 

Tuy nhiên, những thành phần thẳng thắn tuyên bố những lời lẽ có tính cách phỉ báng cộng đồng, làm lợi để tuyên truyền cho Cộng sản, những kẻ đó đáng tẩy chay và chống đối, không ai thắt mắc. Lời tuyên bố của Hồng Y Mẫn chỉ mới xuất hiện trong lá thư riêng gởi cho các tu sĩ tại Úc đă bị “đánh” tối mắt tắt đèn; nếu ông nói trong nhà thờ hay trong một buổi tiệc nào đó, không biết hậu qủa sẽ ghê gớm như thế nào. Chúng ta nên khoan dung và cảm thông cho những người qua Mỹ rồi sẽ trở về. Nếu nước Việt Nam như nước Mỹ, chúng tôi tin rằng không ai ngần ngại ǵ nói lên sự thật, chẳng cần phải người lôi tay, kẻ kéo chân bắt chụp h́nh, bắt tuyên bố nầy kia... như hiện nay. Người qua Mỹ có tiếc chi một lời nói chống lại chế độ, v́ trong thâm tâm đă chán ghét chế độ sẵn rồi; nhưng cái khổ cho họ là người ở Mỹ sẽ làm được ǵ khi trở về bị công an mời lên “làm việc” rồi cho vô tù luôn?. Họ là người dân trong nước, không phải là đảng viên, là “quan chức” trong chính quyền, hăy để cho họ được nh́n thấy tấm ḷng bao dung, quân tử và sống tự do của người tỵ nạn. Đừng đẩy họ vào con đường gần lại với chính quyền nhưng càng ngày càng xa đồng bào thân thương ở hải ngoại.

 

Với các tu sĩ, nếu các ngài cảm thấy khó khăn khi đến Mỹ v́ phải đứng trước một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, qúy vị có thể không cần đến nếu thấy không cần thiết. Nếu thấy cần thiết phải đến th́ “nhập gia phải tùy tục”. Họ không nên đặt những điều kiện quái gỡ là xếp cờ quốc gia lại, họ mới đến. Họ phải hiểu rằng những tu sĩ trong nước xuất ngoại cần giáo dân và tín đồ chứ giáo dân tín đồ không cần họ. Mục vụ ư? Sống trong nước tự do dư thừa mục vụ, không cần mang từ Việt Nam qua. Qúy vị hăy làm mục vụ cho người dân trong nước v́ nơi đó đang cần mục vụ. Cũng trong tinh thần đó, người Việt hải ngoại, nhất là những nơi tôn nghiêm thờ phượng như nhà thờ, nhà chùa, việc treo cờ quốc gia tùy thuộc vào người có thẩm quyền ở đó quyết định. Nếu trong khuôn viên thờ phượng đă có treo sẵn một lá cờ quốc gia từ lâu; hăy cứ để như vậy. Ai muốn tới hay không là quyền của họ. Nhưng xin đừng “diễn xuất” mỗi lần có một tu sĩ Việt Nam qua, lại treo cờ rần rần, trong nhà thờ, nhà chùa, ngoài sân, trong hội trường v.v.. Để làm ǵ? Để biểu lộ chúng ta chống Cộng chăng? Người trong nước đă biết chúng ta căm thù Cộng sản rồi. Để bắt người trong nước cũng chống Cộng như người ngoài nước chăng? Không được, v́ họ phải trở về. Họ cũng sợ bị ở tù như chúng ta sợ bị đánh phá, chụp mũ lúc trở lại Mỹ khi tuyên bố “lếu láo” như một số ca sĩ. Vậy để làm ǵ ngoài chuyện gây khó dễ cho người sang Mỹ? Đúng vậy. Nhưng đó chỉ là hành động biểu lộ sự thua kém của chúng ta với chính quyền trong nước. Chúng ta không đủ khả năng thu phục ḷng người mà phải dùng tới cái đ̣n “tiểu xảo” như vậy. Dùng cờ quốc gia để gây khó khăn hoảng sợ cho người khác, không đúng chỗ, không đúng lúc hóa ra chúng ta biến một biểu tượng trân qúy về tự do, dân chủ trở thành một loại vũ khí để khủng bố, và Nghị quyết 36 của CSVN lại có thêm “một đồng minh” tiếp tay cho nó.

 

Do đó, chuyện sử dụng lá cờ quốc gia, tuyên bố không đúng chỗ, không đúng lúc sẽ sinh ra nhiều phiền toái, rắc rối và tạo thành một chuỗi dài không đoàn kết trong cộng đồng. Từ sự không đoàn kết sẽ kéo theo chuyện chụp mũ nhau là việt gian, việt cộng... đẩy những người có tâm huyết vào c̣n đường bất măn. Dĩ nhiên họ không v́ thế mà đi theo Việt cộng, nhưng họ “phải” tránh xa người quốc gia. Chúng ta đang mất bạn thêm thù./.’

 

 

 

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: