Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB Radio

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đón ông Bùi Tín: tranh luận và căi vă

Tác giả: Bùi Văn Phú

Nguồn: BBC

 

Cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín mới đây qua Mỹ tham dự sinh hoạt Họp mặt Dân chủ, tổ chức tại Đại học Long Beach ở miền nam California và sau đó được mời đến San Jose nói chuyện.Sự việc mời ông đến thủ phủ của người Việt ở miền bắc California đă gây ra một luồng tranh căi trong sinh hoạt cộng đồng.Sáng thứ Bảy 23/6/2012 ông Bùi Tín có buổi nói chuyện công khai với cộng đồng người Việt San Jose.Hai ngày trước khi ông xuất hiện th́ có tranh luận giữa những người trong cộng đồng về việc có nên mời ông hay không. Cùng lúc, địa điểm dự định tổ chức tại Eastside High School District bị hủy bỏ hợp đồng và hai ủy viên giáo dục của học khu là Lân Nguyễn và Vân Lê ra thông báo nói họ không dính dáng ǵ với ban tổ chức buổi nói chuyện.Mời hay không mờiTranh luận về việc có nên mời ông Bùi Tín được tổ chức tại trụ sở báo Calitoday. Muốn mời là các ông Nguyễn Tường Tâm, Trương Bổn Tài và Trần Mạnh Quỳnh. Phản đối gồm các ông Nguyễn Tâm và Trần Trung Chính.Những người đứng mời cho rằng ông Tín đă thực sự phản tỉnh, qua những việc làm và nhiều bài viết cho thấy ông muốn có một nước Việt Nam tự do dân chủ. Phía phản đối nói không có ǵ phải nghe một cựu sĩ quan bộ đội cộng sản nói về t́nh h́nh Việt Nam, không cần phải đề cao Bùi Tín v́ lập trường của ông thay đổi như mầu da tắc kè và sự ra đi của ông là v́ cộng sản tranh giành quyền lợi với nhau, ông bị thất sủng mới bỏ đi chứ thực tâm không phải là con người v́ lí tưởng tự do dân chủ.Sáng thứ Bảy, buổi nói chuyện của ông Bùi Tín đă diễn ra tại địa điểm mới là Thư viện Martin Luther King ở trung tâm thành phố San Jose.Từ sáng sớm, người biểu t́nh mang cờ vàng và biểu ngữ dựng trước thư viện để dàn chào. Lúc đông, khoảng 50 người đă lớn tiếng đả đảo, xỉ vả ban tổ chức và người đến dự. Có những lúc căng thẳng, nhưng đă không có sự cố nào.Trong pḥng hội, chừng một trăm người tham dự. Nghi thức khai mạc với chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hoà, phút mặc niệm cho những người đă chết v́ cải cách ruộng đất, chết năm Mậu Thân, chết vào mùa hè đỏ lửa 1972, chết dịp 30-4-1975, chết để bảo vệ đất nước và v́ tự do dân chủ.Người điều khiển chương tŕnh sau đó yêu cầu mọi người hô to ba lần đả đảo cộng sản Việt Nam. Ông Bùi Tín cùng nhiều người trong pḥng vung tay cao.Liền sau, ông Vơ Tư Đản hô đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo Bùi Tín nhưng không được đáp ứng. Một người trong ban tổ chức mời ông Đản rời pḥng hội khiến ông Trương Bổn Tài phải can thiệp và để ông được ngồi yên trên hàng ghế đầu. Ông Đản lấy h́nh Bùi Tín, h́nh Hồ Chí Minh và cờ đỏ đặt xuống sàn, dẫm chân lên.Ngỏ lời khai mạc, ông Trần Mạnh Quỳnh thừa nhận biểu t́nh là quyền của mọi người tại một đất nước dân chủ, tự do; nhưng không phải trong pḥng họp này. Ông phản đối những ai nhân danh chống cộng để mạ lị người khác.Ư ông nhắc đến những âm vang thô lỗ bên ngoài thư viện vài phút trước đó. Nói về khách mời, qua những ǵ ông Bùi Tín làm, viết ra trong nhiều năm qua, ông Quỳnh tin ông Tín đă thật sự phản tỉnh, từ bỏ cộng sản. Ông nói Hà Nội chống Bùi Tín là điều dễ hiểu c̣n người chống cộng mà phản đối th́ không hiểu tri thức của họ đâu.Ông Nguyễn Tường Tâm điều hợp chương tŕnh cho biết buổi nói chuyện gồm ba phần, với ông Bùi Tín là diễn giả. Phần đầu nói về hiện t́nh Việt Nam. Phần hai dành cho những ai muốn t́m hiểu về tiểu sử ông Bùi Tín. Phần ba là làm sao để giải thể chế độ cộng sản, dân chủ hóa Việt Nam.Hai phần sau rất khác với đề tài ban tổ chức đưa ra ban đầu là “Thế và lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong khi đó tờ giấy ghi sinh hoạt trong ngày của thư viện th́ chủ đề lại là “Human Rights in Vietnam” được dán ở lối vào thư viện và trước cửa pḥng họp số 225.Về cách thức thảo luận, sau khi diễn giả nói chuyện mỗi người có hai phút để nêu câu hỏi. Muốn hỏi, người tham dự viết tên và 4 số cuối của điện thoại rồi ban tổ chức bốc thăm. Ông Nguyễn Tường Tâm giải thích cách làm như thế để khỏi thiên vị. Riêng hai ông Liên Thành và Vơ Tư Đản mỗi người sẽ được 5 phút để phát biểu.Ông Bùi Tín đăng đàn. Mở đầu với lời chúc cho bà con ta được thành công trong công việc, con cái học hành tốt, cộng đồng phát triển, đóng góp vào việc vận động thế giới yểm trợ người dân trong nước trong cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ thực sự.Ông phân tích t́nh h́nh quê nhà với nhận định xă hội Việt Nam ngày nay trông bên ngoài có vẻ hấp dẫn, nhà cửa mọc lên nhiều, đời sống dân chúng có khá lên, quang cảnh nông thôn thay đổi và người dân ngày nay có dễ thở hơn. Bề ngoài như thế, nhưng ông thấy Việt Nam cũng đầy những khủng khoảng nghiêm trọng. Kinh tế lạm phát, thất nghiệp cao. Xă hội đầy sự vũ phu, cướp giựt, hối lộ, đạo đức suy sụp.Nguyên nhân là do du nhập chủ thuyết ngoại lai, thế mà lănh đạo vẫn chưa tỉnh.Nếu đă đọc những bài ông viết trên Blog VOA trong vài năm qua, hay thường xuyên theo dơi tin tức bên nhà th́ những nhận xét, phân tích của ông không có ǵ mới lạ.Hội họp bát nháoSau bài phân tích t́nh h́nh chừng 30 phút, pḥng hội nhiều lúc trở nên bát nháo mà người điều hợp cũng không kiểm soát được.Ông Nguyễn Phước Đáng lên phát biểu nhưng người nghe không hiểu được điều ông muốn nói. Ông đi qua, đi lại trước cử toạ. H́nh như ông chỉ muốn cho mọi người biết ông có mặt để phản đối.Ông Vơ Tư Đản muốn kéo ông Bùi Tín về phiá ḿnh, hay bày tỏ quan điểm của riêng ông, nên có lúc ông trao cho ông Tín lá cờ vàng, lúc ông đưa tờ giấy một bên là h́nh Hồ Chí Minh, bên là cờ đỏ đă bị gạch xéo.Khi ông Đản phát biểu, ông tố cáo ông Tín giết cha ông ở Quảng Trị vào tháng 3-1947. Ông kể khi ông cụ thân sinh của ông bị Bùi Tín bắt đem đi giết, Bùi Tín đă xưng: “Tao là Bùi Bằng Tín, con của Bùi Bằng Đoàn.” Ông Đản nói ông c̣n nhớ như in các chi tiết trong ngày đó.Trong phần trả lời, ông Tín cho rằng những điều trên về ông không đúng v́ không bao giờ ông xưng là Bùi Bằng Tín, v́ tên lót Bằng chỉ dành cho bậc cha chú. Hơn nữa trong lúc đó ông Tín là đại đội trưởng, có bí danh Lê Thành chứ không dùng tên Bùi Tín. Nhiều chi tiết khác ông Vơ Tư Đản kể cũng bị ông Tín bác bỏ.Phần ông Liên Thành, cựu thiếu tá phó trưởng ty cảnh sát đặc biệt ở Huế khi Mậu Thân xảy ra, ông lên tiếng nhân danh oan hồn của hơn 5000 nạn nhân đă bị cộng sản giết hại vào tết Mậu Thân 1968. Là chủ tịch Ủy ban Truy tố Tội ác Đảng Cộng sản Việt Nam, ông phản bác lại những điều ông Tín đă viết về cuộc thảm sát này, như là nhiều người chết là do bom đạn của Mỹ bắn vào.Ông Liên Thành nói bom đạn nào đă giết những người khi họ bị trói tay, bị đánh vỡ sọ.Ông Bùi Tín thường gặp phản đối trong cộng đồng người Việt một phần cũng v́ nhận định của ông về thảm sát Mậu Thân. Trong cuốn “Mặt thật” ông viết như sau:“Có trường hợp xảy ra những trận ném bom rất lớn của máy bay Mỹ khi quân Mỹ phản công, bom Mỹ giết hại người của cả 2 bên (lính miền Bắc Việt Nam cùng với những “tù binh” họ giải đi). Thi hài lính miền Bắc th́ được chôn và đánh dấu, có khi được đưa về gần căn cứ, thi hài “tù binh” th́ vùi nhanh”

[Mặt thật. Thành Tín, 1994. Trang 183-184]“Tôi nghĩ con số 5000, 6000 người bị giết là con số cố t́nh thổi phồng lên quá đáng. Con số 3000 cũng là con số có thể cao hơn thực tế, nếu chỉ kể số thường dân bị giết. Sau này cần nắm cho chắc xem thực tế là bao nhiêu…”Ông Tín cũng ghi nhận rằng sau khi bộ đội miền Bắc chiếm Huế ngày 4-2-1968 th́ “đă có tới 5 ngàn sĩ quan, quân nhân đủ loại ra tŕnh diện.”Ông Liên Thành cực lực phản đối những điều trên và thách thức ông Bùi Tín tranh luận ngay lúc này, ngay trong pḥng hội này hay ở ngoài sân. Ông muốn ông Bùi Tín cho một câu trả lời là “YES hay NO” mà thôi.Chuyện tranh luận giữa ông Liên Thành và ông Bùi Tín không diễn ra. Tuy nhiên ông Bùi Tín trách ông Liên Thành là chủ tịch một ủy ban điều tra về tội ác cộng sản mà đă không tỏ ra khách quan từ đầu.Trong lúc đang sôi nổi lại có sự việc giáo sư Nguyễn Châu bị đuổi khỏi pḥng, dù ông chẳng gây ồn ào mà chỉ lên xuống chụp h́nh. Nhiều người phản đối nên ban tổ chức đă phải xin lỗi.Ngoài những căng thẳng với phát biểu của hai ông Vơ Tư Đản và Liên Thành, một số câu hỏi, nhận định khác đă được đặt ra cho diễn giả. Như vai tṛ của trí thức hiện nay mà ông Bùi Tín có nhắc đến, theo nhận định của một khách dự th́ không thể nào có người trí thức cộng sản.Về nhận định của ông Bùi Tín cho rằng ngày xưa có những cán bộ tốt, đi xe đạp, sống gần dân c̣n bây giờ cán bộ tha hoá đi xe hơi, ở nhà lầu xa rời dân. Anh thanh niên nói giọng miền nam đă phản bác rằng ngày xưa Việt Nam nghèo, dân không có ǵ th́ cán bộ đă có xe, đài như thế là giầu hơn bao người rồi. Anh nói thời trước cán bộ cộng sản cũng tham ô, giàu có hơn dân chứ không phải chỉ bây giờ.Đề tài thứ ba của buổi nói chuyện là làm sao giải thể chế độ cộng sản không được bàn nhiều. Một vài câu hỏi nêu lên, cho rằng diễn giả không đưa ra được kế hoạch cụ thể.Ông Bùi Tín nói cần yểm trợ trí thức, những người dân chủ trong nước, liên kết với những người phản tỉnh; cần có những cuộc xuống đường rầm rộ, đứng lên đ̣i quyền lợi cho nông dân, công nhân, dùng những khẩu hiệu mà công an không có lí do để bắt bớ.Hỏi về ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Tín nói Bộ Chính trị đă ngả về phiá Trung Quốc hết rồi.Ông Liên Thành hỏi ông Bùi Tín có chấp nhận tranh luận về vụ thảm sát Tết Mậu Thân hay khôngBuổi nói chuyện chấm dứt ở đó, sau ba giờ căng thẳng cho ban tổ chức.Ra khỏi thư viện lại vang vang những tiếng đả đảo. Có hai phụ nữ đuổi theo người đến dự qua tận bên kia đường, một bà nhổ nước bọt vào mặt cô Vơ Ngọc Trang, biên tập viên của báo mạng Đàn chim Việt.Cảnh sát tra vấn, nói làm thế là phạm luật. Bà nói bà không biết điều đó. Cảnh sát hỏi cô Trang có muốn đưa vụ việc ra toà hay không. Cô từ chối.Về ông Bùi TínKhi ông Bùi Tín qua Pháp dự hội nghị năm 1991 rồi quyết định không trở về Việt Nam, từ đó ông đă đến Mỹ nhiều lần theo lời mời của các dân cử, các đại học, trung tâm nghiên cứu v́ ông là sĩ quan bộ đội cao cấp nhất có mặt tại Dinh Độc lập khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà đầu hàng ngày 30-4-1975.Ông cũng là sĩ quan cao cấp duy nhất đă rời bỏ hàng ngũ cộng sản đi tị nạn ở nước ngoài.Đến Mỹ ông gặp sự chống đối của một số người Việt v́ cho rằng sự phản tỉnh của ông mang tính cuội, v́ ông vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh và v́ những nhận định của ông về vụ thảm sát Mậu Thân.Ông cũng bị một số người Mỹ chất vấn liên quan đến việc t́m kiếm tù binh và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW-MIA). Họ phản đối và không tin những điều ông phát biểu về vấn đề này.Tại vùng Vịnh San Francisco, trong quá khứ ông Tín đă có nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng chỉ giới hạn tại nhà người quen. Như cuộc tiếp xúc do bác sĩ Bùi Duy Tâm tổ chức vào tháng 10-1991 hay họp mặt tại nhà bà Quản Mỹ Lan cách đây một thập niên.

 

Nguồn: BBC 

Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín

(Tác giả gửi dưới dạng ư kiến bạn đọc, BBT đưa lên thành bài chủ)

Trương Đ́nh Trung

Ông Bùi Tín tại cuộc hội thảo

Người ta đă tổ chức và gọi đó là một cuộc hội thảo; hiểu nôm na là họp nhau lại để trao đổi ư kiến, hay thảo luận về một đề tài. Đề tài được đưa ra là hiện t́nh Đất Nước, việc giải thể chế độ CS và xây dựng Dân chủ cho VN. Do một sự thỏa thuận nào đó, Ban Tổ Chức đă mời ông Bùi Tín làm diễn giả chính của buổi thảo luận, và đă đưa ra một vài quy tắc về thời lượng cho phần thuyết tŕnh cũng như phần đặt câu hỏi của cử tọa dành cho diễn giả.

Những ǵ đă thật sự diễn ra cho thấy rằng dường như không có thảo luận, chẳng có mấy trao đổi đàng hoàng, và cũng chẳng có ǵ gọi là bàn luận quanh đề tài đặt ra. Chỉ có diễn giả tŕnh bày quan điểm ḿnh, c̣n cử toạ th́ phần đông mượn dịp để b́nh phẩm và công kích cá nhân diễn giả. Thế thôi!

Trước hết về phía diễn giả, th́ những ǵ ông tŕnh bày về hiện t́nh Đất Nước, về các lănh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xă hội, v.v… là hết sức cô đọng, đến độ sơ sài, không đạt được mức sâu sắc cần thiết cho một cuộc thảo luận. Có thể là v́ thời lượng quá ngắn so với đề tài, hoặc v́ diễn giả đă không có một trợ cụ nào khi thuyết tŕnh (như Power Point, hay slider, hay projector,…) , và có lẽ cũng do tuổi tác của diễn giả nữa, nên phần thuyết tŕnh không đủ bao quát, kém hấp dẫn, và thiếu gợi mở suy tư thắc mắc về một đề tài quan trọng như vậy.

Do tư thế đặc biệt của diễn giả, và do cách mà Ban Tổ Chức đặt đề tài, cử toạ nghiêm túc chắc hẳn sẽ mong đợi ở Ông một sự tŕnh bày sâu sắc hơn về hiện t́nh nội bộ đảng CSVN, đặc biệt là ở cấp cao nhất, trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Uỷ Ban Trung Ương Đảng; về những khuynh hướng khác biệt nếu có, hay phe nhóm chính, trong giới lănh đạo; về căn bản sâu xa của chính sách đối ngoại của đảng CS hiện nay; từ đó dự đoán những t́nh huống (scenarios) trong tương lai của việc thay đổi-kế thừa lănh đạo. Có lẽ người ta cũng mong đợi được nghe ở diễn giả về t́nh h́nh chung của đảng CS, về mức độ gắn bó của đảng viên đối với lư tưởng, đối với chế độ, về phẩm chất đảng viên. Cử toạ có lẽ cũng mong muốn được nghe xem ḷng dân trong Nước bây giờ ra sao, thái độ của các tầng lớp dân chúng đối với hiện t́nh Đất Nước, đối với đồng bào ở hải ngoại; quan trọng nhất là đâu là yếu tố dân tâm mà các nhà hoạt động ở hải ngoại cần nắm bắt để vận động và thuyết phục họ. Người ta cũng cần nghe xem là có thời cơ nào gần nhất cho những chuyển biến chính trị trong tương lai gần hay không; về khả năng tổ chức và huy động quần chúng; về năng lực, uy tín và tầm ảnh hưởng của các nhà đối kháng tên tuổi hiện nay . V.v… và v.v…

 

Nghĩa là, phần thuyết tŕnh là quá sơ sài so với đề tài đặt ra và so với sự mong đợi của những người tham dự đứng đắn. Dường như Ban Tổ Chức, và có lẽ cả diễn giả, đă đưa ra một nghị tŕnh quá rộng lớn trong một khung cảnh và thời lượng hết sức hạn chế, nói như người Mỹ là ”they bite off more than they can chew”; có vẻ như họ hơi tham lam. Hoặc cũng có thể là chủ ư không phải là để tạo ra một cuộc thảo luận đúng nghĩa, mà chẳng qua để tạo ra dịp nhằm thăm ḍ xem phản ứng của người Việt ở San Jose sẽ đối với nhân vật Bùi Tín như thế nào. Và về phần ḿnh, ông Bùi Tín có lẽ cũng muốn có dịp để phản biện những cáo buộc đă dành cho Ông lâu nay từ phía những người của chiến tuyến mà hơn 20 năm nay Ông đang muốn đứng cùng?

Lâu nay trong cộng đồng người Việt tị nạn CS ở Mỹ tỏ lộ hai thái độ trái ngược đối với trường hợp ông Bùi Tín. Một phía th́ đón nhận Ông với thái độ ân cần dành cho một người, trước đây có chỗ đứng vững vàng trong hàng ngũ CS, nay đă phản tỉnh và quay về với chính nghĩa. Phía này t́m thấy ở ông BT một người am hiểu nội t́nh đảng CSVN, kiến thức quảng bác, có ḷng yêu Nước, luôn nặng ưu tư về việc dân chủ hoá VN. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở hải ngoại đă cộng tác với Ông trong công cuộc vận động cho một VN đa nguyên-đa đảng, xem Ông là một cây bút, một diễn giả quan trọng, đă đóng góp tích cực cho nổ lực giải thể chế độ CSVN bằng đường lối hoà b́nh.

Phía khác th́ ngược lại, không tin rằng ông Bùi Tín đă thật ḷng phản tỉnh, trở thành người chống CS quyết liệt và kiên định như họ. Phía này hoài nghi rằng ông Bùi Tín hoặc chỉ là kẻ đón gió, trở cờ, hoặc có thể là người được đảng CSVN gài ra hải ngoại, đóng kịch, trà trộn vào hàng ngũ phe quốc gia để hoạt động cho lợi ích của Đảng…Những người thuộc phía này đă từ lâu tung ra nhiều cáo buộc về ông Bùi Tín, tập trung vào quá khứ trước đây của Ông, ngay cả đưa ra những chi tiết liên quan đến công việc thông dịch của thân phụ Ông, trong thời Pháp thuộc, nữa. Nhưng những cáo buộc như vậy, tuy được đưa ra một cách hùng hồn, lại không tỏ ra có đủ chứng cứ khả tin hổ trợ, và ông Bùi Tín đă nhiều lần tỏ ra không ngần ngại để đối chất với những người buộc tội Ông.

Sự chống đối dành cho ông Bùi Tín ít nhiều có những nét tương tự như những chống đối dành cho một số các cựu CS phản tỉnh khác, như đối với nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay ông Vũ Thư Hiên, v.v…Nó tương tự cả về thành phần những người chống đối, lẫn nội dung của sự chống đối. Đa số những người chống đối là những vị có thái độ chống CS quyết liệt, là những người hoạt động trong các cộng đồng người Việt với chủ trương duy nhất là chống Cộng đến cùng, bằng mọi phương cách, và không chấp nhận hoà hợp hoà giải. Đặc điểm dễ nhận ra ở những vị này là tỏ ra hết ḷng gắn bó với quá khứ của VNCH và với ngọn cờ Vàng. Đặc điểm khác nữa là hoạt động chống CS của họ tập trung nhiều vào nổ lực ngăn chận sự xâm nhập của CS vào các cộng đồng tại hải ngoại, hơn là quan tâm đến sự vận động quần chúng ở trong Nước, trong một chiến lược lâu dài và rộng lớn hơn để giải thể chế độ CS tại VN. Bề ngoài, nội dung của sự chống đối thường quay quanh việc hoài nghi mức độ kiên định về lập trường và, nhất là, năng lực của những người phản tỉnh. Nhưng sâu bên trong, sự chống đối là để nhằm khẳng định rằng chỉ có các cựu viên chức sĩ quan của chế độ VNCH trước đây là có lập trường kiên định nhất, và họ là thành phần duy nhất có đủ năng lực, xứng đáng để lănh đạo các cộng đồng ở hải ngoại trong công cuộc chống Cộng.

Trở lại cuộc thảo luận của ông Bùi Tín th́ rơ ràng cuộc thảo luận đó không thành công, xét theo ư nghĩa đích thực của sự thảo luận. Tiếng th́ thảo luận, nhưng trên thực tế lại được tổ chức theo lối một buổi thuyết tŕnh, trong đó diễn giả tŕnh bày đề tài và cử toạ chỉ có mỗi người vài phút để đặt câu hỏi. Tất nhiên đặt câu hỏi th́ không phải là trao đổi ư kiến, không phải là thảo luận. Ở đây không hiểu vô t́nh hay cố ư người ta đă lẫn lộn giữa thuyết tŕnh và thảo luận. Bởi nếu muốn thảo luận về một đề tài nào đó th́ chí ít phải có từ hai diễn giả trở lên, tŕnh bày hai hay nhiều quan điểm khác nhau về đề tài, để rồi từ trao đổi luận bàn với nhau, và cử toạ có thể nêu câu hỏi cho bất kỳ diễn giả nào ḿnh muốn.

Mặt khác, hầu hết cự toạ đều đă lạc đề (digression), đă không hề đặt ra một câu hỏi nào đi đúng trọng tâm của đề tài đặt ra, và đă được diễn giả tŕnh bày. Thay v́ đặt câu hỏi th́ hoặc là người ta nêu lên nhận xét hay b́nh phẩm nhân cách của diễn giả, hoặc là công kích hay buộc tội diễn giả, c̣n không th́ đặt những câu hỏi mang tính hoài nghi quan điểm của diễn giả. Chưa kể có người chỉ đến và t́m cơ hội để la ó! Có thể nói đó không phải là cử toạ của một cuộc mạn đàm hay thảo luận, mà là những người tham dự một cuộc đấu tố cá nhân th́ đúng hơn. Nó cũng cho thấy rằng dường như người Việt chúng ta chưa quen với tinh thần đối thoại của thảo luận, mà chỉ quen với tinh thần độc thoại, với việc chỉ muốn nghe những điều quen thuộc hoặc điều ḿnh ưa thích thôi.

Tuy nhiên xét từ một góc độ khác th́ có vẻ như Ban Tổ Chức và diễn giả đă đạt được một vài thành công. Về phía Ban Tổ Chức th́ chí ít người ta cũng đă tạo được dịp để giới thiệu ông Bùi Tín với giới quan tâm trong cộng đồng ở San Jose. Ban Tổ Chức có lẽ cũng cảm thấy hài ḷng v́ có được dịp để chứng tỏ với nhiều người rằng họ đă không ủng hộ sai người.

 

Có thể nói người thành công hơn hết là ông Bùi Tín. Ông không thành công về việc tŕnh bày đề tài đă được đưa ra, nhưng đă thành công trong việc chứng tỏ được con người thật của ḿnh trước công chúng, trước những kẻ chống đối Ông, lẫn những người gặp và nghe Ông nói chuyện lần đầu.

Một cụ già đă ngoài 80 tuổi, tuy sức khỏe tỏ ra không được tốt nữa, đă đứng tŕnh bày quan điểm của ḿnh một cách rạch ṛi, mạch lạc, ứng đối trôi chảy, tỏ ra hiểu biết rộng với một thái độ khoan hoà nhă nhặn ngay trước một cử toạ, mà phần đông tỏ ra thù địch, trong hàng giờ đồng hồ. Chưa kể, việc với tuổi tác như vậy, Ông đă lặn lội ngàn dặm, đến một nơi mà thù nhiều hơn bạn, để bàn luận quốc sự , chứng tỏ Ông là một người thật ḷng nặng mối ưu tư về hiện t́nh Quê hương và đồng bào trong Nước. Một người ở tuổi ấy chắc chỉ làm như vậy v́ một động cơ tinh thần, chứ không v́ một danh lợi phù du nào khác? Tạm gác ra ngoài vấn đề lập trường hay giá trị của các quan điểm, một nhân cách như vậy không lẽ không đáng được tôn trọng sao?

Điểm đáng chú ư ở đây, là những người muốn mượn cuộc thảo luận để lên án và cáo buộc ông Bùi Tín, đă một cách vô t́nh giúp ông ta một dịp tốt để bào chữa thành công cho ḿnh. Trước hết là v́ sự cáo buộc, tuy hùng hồn trong cách diễn đạt, là quá yếu ớt, không được minh chứng vững vàng, và kém tính thuyết phục. Ông Bùi Tín đă dễ dàng để phản bác những lời buộc tội yếu ớt như vậy, và qua đó thanh minh cho ḿnh. Có vẻ như người ta đă cho Ông cơ hội bằng vàng!

Mặt khác sự tương phản giữa phong cách của đôi bên cũng đă giúp, nhiều hơn là hại, ông Bùi Tín. Thái độ thù địch, ít nhiều kiêu căng và hơi hung hăn của những người buộc tội đă khiến cho cung cách ôn nhu, hoà nhă của ông Bùi Tín trở nên nổi bật và có sức thu hút hơn. Có thể dự đoán mà không sợ sai là phần đông khán giả tại hải ngoại, và nhất là ở trong Nước, khi xem những video clips về cuộc thảo luận này, sẽ hoặc bớt ác cảm hoặc nghiêng thiện cảm của ḿnh về phía ông Bùi Tín, hơn là về phía những người chống Ông.

Sunnyvale, 6/27/2012

 

(Tác giả gửi dưới dạng ư kiến bạn đọc, BBT đưa lên thành bài chủ)

 

  

BÙI TÍN HẬU CHUYỆN

 

* KƯ C̉M

 

 

 

 

Thiên Hạ Sự của nhật báo Thời Báo số 5848, phát hành ngày Thứ bảy, Chủ Nhật 30 tháng 6 , một tháng 7/2012 tại San Jose

Cô Vơ Ngọc Trang dùng nước để rửa mặt sau khi bị một phụ nữ , đứng giữa hai cảnh sát viên, nhổ nước bọt vào mặt

Hôm nay Kư C̣m xin nhường cột báo nhỏ này dành cho vài quí vị đóng góp ư kiến sau “biến cố Bùi Tín” đến San Hô Dê nói chuyện. Mời quí bạn đọc theo dơi:

 

BÙI TÍN: CỤ GIÀ 85 GIỮA HAI LẰN ĐẠN

*

CHU ƯNG

 

Cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới đều có một lập trường là chống cộng. Chống cộng có nhiều phương thức, nếu chống cộng mà chỉ đi biểu t́nh, hoan hô, đả đảo, la hét om x̣m th́ có lẽ cũng cần nhưng chưa đủ. Chống cộng phải thực hiện được những mục tiêu gần và xa. Gần là không cho cộng sản sinh hoạt, tuyên truyền trong cộng đồng ta, xa là được những người trong nước nức ḷng và các lănh tụ cộng sản phải nh́n ra chủ nhĩa cộng sản mà họ đang theo đuổi là phi nhân, gian xảo, lừa dân hại nước không c̣n thích hợp nữa để họ giác ngộ chấp nhận thay đổi.

Xa hơn nữa là giới thanh niên ư thức được việc những người quốc gia đang làm là đúng, rồi noi theo để tiếp nối gương của các bậc cha anh.

Chống cộng không phải là một phương tiện đánh bóng tên ḿnh rồi chụp mũ cho những người khác. Chống cộng chỉ để áp đảo đối phương không cần biết họ là bạn hay thù chỉ gây chia rẽ cộng đồng, đưa đến hỏng đại cuộc v́ hậu quả ngược, không thuyết phục được ai mà chỉ có lợi cho cộng sản mà thôi.

Suốt hai thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Ḥa, chính nghĩa của chúng ta là chống cộng để bảo vệ miền Nam tự do. V́ muốn giả thiểu bớt thiệt hại, chia rẽ đối phương theo phương ngôn “thêm bạn bớt thù” mà sách lược chiêu hồi ra đời mở đường cho hàng vạn bộ đội cộng sản về với quốc gia. Trong số này có rất nhiều người được trọng dụng như thượng tá Tám Hà, nhà văn Xuân Vũ đă được giải thưởng Văn học Nghệ Thuật của tổng thống với tác phẩm “Đường đi không đến” và “Xương trắng Trường Sơn,” ai cũng vui mừng v́ đă chiêu hồi được những người tài về phục vụ quốc gia. Ngày đó, hàng đêm sau tiếng nói “Dạ Lan” rồi chương tŕnh phát thanh chiêu hồi với bản nhạc mở đầu “Ngày về” của Hoàng Giác, tác giả là người bên kia chiến tuyến, Lưu Hữu Phước với bài Quốc ca Việt Nam Cộng Ḥa hoặc “Sơn Nữ Ca” của Trần Hoàn mà sau này là bộ trưởng văn hóa cộng sản Hà Nội. Những việc này đă làm nức ḷng các văn nghệ sĩ miền Bắc hướng về miền Nam. Hàng đêm các cán binh cộng sản thường lén mở đài phát thanh Sài G̣n để nghe các chương tŕnh này.

Hồi chánh về với Quốc Gia

Chung lưng dựng nước xây nhà Việt Nam.

Những người cộng sản đă sống trong ḷng địch, khi về hồi chánh, chống cộng không thua ǵ chúng ta, v́ họ c̣n phải đề pḥng sự trả thù của những người mà ngày xưa từng là đồng chí của họ. Nếu không có một Gorbachev và một Yeltsin là những Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô cảnh tỉnh th́ thế giới hôm nay không biết như thế nào, khi khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô chưa sụp đổ?

Nghi ngờ và cảnh giác là chuyện đương nhiên, nhưng cố chấp gạt bỏ những ư kiến hoặc phương thức làm việc của người khác là có vẻ vơ đoán và cũng dễ sai lầm đưa đến thất bại.

Trước đây, một Hoàng Minh Chính một đảng viên cao cấp, kỳ cựu đă từng nắm giữ chức giám đốc học viện Mác Lê của Hà Nội, rồi công cảnh tỉnh, ly khai, không chấp nhận đường lối của đảng cộng sản Việt Nam, liên lạc với các nhà dân chủ Việt Nam hải ngoại. Ngày ông mất, có một số người muốn phủ cờ quốc gia làm lễ truy điệu, một nghĩa cử “Nghĩa tử là nghĩa tận” để an ủi linh hồn ông cũng như các đảng viên trong nước phải nể v́ nghĩa cử đẹp đẽ của người quốc gia chúng ta. Th́ ở đó có vị chủ tịch cộng đồng ở San Jose gào lên “nó không đáng phủ cờ quốc gia.” Tôi không dám nói là sai hay đúng, tôi cảm thấy tội cho vong linh người quá cố! Và tôi chắc rằng ở trong nước mấy tay cộng sản gộc sẽ bảo nhau -"Đáng kiếp! Cho mà sáng mắt ra với những tay nào muốn bỏ đáng mà theo họ!”

Cổ nhân có câu: “Đánh người chạy đi chứ ai lại đánh người chạy lại.” Tại sao chúng ta lại có thái độ cố chấp không dung tha đối với những người chạy lại với chúng ta như thế?

Ông Hoàng Minh Chính, ông Bùi Tín không phải là người ngă ngựa, các ông ấy chỉ xuống ngựa bỏ cuộc chơi mà họ đă lỡ theo đuổi từ lâu. Người ngă ngựa chúng ta không nỡ đánh họ, kẻ xuống ngựa để đi theo ḿnh sao chúng ta lại nỡ bầm dập họ?

Năm nay ông Bùi Tín đă 85 tuổi, cái tuổi gần Đất xa Trời, chắc ông cũng chẳng bao giờ muốn trở thành lănh tụ của Cộng Đồng hải ngoại hoặc trưởng ban này, chủ tịch kia. Ông là con của cụ Bùi Bằng Đoàn nguyên chủ tịch Quốc Hội đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, ông đă theo phong trào kháng chiến sau trở thành dại tá bộ đội cộng sản, người trong đoàn quân tiền phương vào tiếp quản dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Sau đó trở thành phó tổng biên tập báo Nhân Dân và tổng biên tập báo Nhân Dân Chủ nhật - cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam. Nói rằng ông bất măn với chính sách đăi ngộ của đảng th́ chưa chắc!

Với chức vụ và tŕnh độ của ông, nếu sống trong nước th́ với tuổi 85 cũng vui thú điền viên cùng vợ con hà tất ǵ phải sang Pháp sống lưu vong cô đơn 21 năm để viết các bài báo cho Pháp, Mỹ, cùng các đài phát thanh để cở vơ cho tự do đa nguyên đa đảng cùng vạch trần các tội ác, tội bán nước của các lănh tụ cộng sản Việt Nam đương quyền. Con người chúng ta, mỗi người có một khả năng và ư chí, có lẽ ông Bùi Tín có máu thích làm cách mạng nên khi người Pháp đo hộ Đông Dương, ông đă đi theo đoàn thanh niên cứu quốc của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội gồm cách đảng phái quốc gia. Sau Hồ Chí Minh tiêu diệt các đảng phái khác để Mặt Trận Việt Minh biến thành đảng Lao Động mà thực chất là đảng Cộng Sản. Nằm trong một guồng máy hung hăn, tàn bạo, mất nhân tính muốn thoát ra không phải chuyện dễ. Sơ hở là bị nghiền nát ngay. Hàng ngày vẫn phải:

 

“Áo cơm ràng buộc lấy nhau

Vào luồn ra cúi công hầu mà chi.”

(Kiều)

để rồi tới năm 1990, nhân cơ hội sang Pháp ông mới quyết định ở lại để được tự do thực hiện những đóng góp của ḿnh cho đất nước, nói lên những âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền cộng sản.

Trong các cuộc nói chuyện, ông có bộc bạch là đời sống của ông rất khó khăn, nhưng 21 năm nay chúng ta cũng chẳng mất đồng nào cho ông cả th́ sợ ǵ!

Có lẽ những người nghĩ về đại sự th́ việc nhỏ không chấp và không quan tâm.

Là người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Ḥa (khai trước để khỏi bị chụp mũ), tôi có cái hănh diện của người quốc gia, nên những việc làm sau đây tôi không đồng ư, v́ theo thiển ư của tôi, những việc đó không cần thiết và không đủ để đồng bào tin tưởng cũng như những người yêu nước trong và ngoài Việt Nam tin tưởng và khâm phục.

- Ông Trần Trung Chính hô hào mấy “không.”

Không nói chuyện, không tiếp xúc với cộng sản. Theo các bạn th́: Ông Bùi Tín hôm nay có phải là cộng sản không?

- Đối chất mà ông Chính kể chuyện Napoleon với trận Waterloo... rồi ṿng vo sang Tam Quốc và kết thúc bằng Đông Châu Liệt Quốc làm người ta tưởng ông là nhân vật thời Chiến Quốc!

- Luật sư Nguyễn Tâm cũng kêu gọi không tiếp xúc, không mở cuộc nói chuyện rồi phán một câu xanh rời cho ban tổ chức “Các anh ngây thơ lắm.”

thế rồi sau cuộc nói chuyện của ông Bùi Tín, đáng lẽ tổ chức tại học khu East Side lúc 1 giờ nhưng nghe nói v́ áp lực của ông Lân Nguyễn và cô Vân Lê nên học khu không cho mượn nữa, ban tổ chức phải rời về thư viện Luther King, chúng tôi không thấy ông Trần Trung Chính và ông Nguyễn Tâm ra mặt lên tiếng trong buổi nói chuyện này, chỉ thấy một cụ T.Đ. (kính cụ tôi không viết tên). Hỏi tội ông Bùi Tín với lời lẽ mày-tao, thế nhưng ngày Chủ Nhật 24.6.2012 th́ chính luật sư Nguyễn Tâm đă mời ông Bùi Tín đến đài Phồ Đêm của ông Nguyễn Xuân Nam để đối chất với ông Bùi Tín?

Ông Bùi Tín vẫn chấp nhận, vậy là luật sư Tâm đă đổi không thành có?

Trước đó, tại thư viện Luther King, ông Liên Thành cũng thách ông Bùi Tín đối chất, ông Bùi Tín cũng OK nhưng sau đó ban tổ chức cho biết ông Liên Thành đă rời pḥng họp rồi!!!

Trở lại, cuộc đối chất của luật sư Tâm với ông Bùi Tín, chắc chắn bên đặt câu hỏi rất có ưu thế v́ soạn sẵn và bàn tính kỹ.

Luật sư Tâm dùng kỹ thuật hỏi tội phạm nhân, v́ với giọng chịch thượng và hay gạt ngang rồi gán cho ông Bùi Tín nói dài ḍng.

Luật sư Tâm cũng ép ông Bùi Tín nhiều câu như: Tại sao ông sang Pháp mà măi mấy năm ông mới dứt khoát được với chế độ cộng sản?

Theo tôi, câu hỏi này không tỉnh táo, với một người quyền cao chức trọng, bỏ lại cả sự nghiệp cùng gia đ́nh cũng như bạn bè đă sinh hoạt già nửa đời người, nay dứt áo ra đi, dễ đi vào tử lộ, v́ quốc gia ta cũng ghét và cộng sản rất căm. Với cái tuổi 65 hồi đó sức khỏe đă kém, kiếm sống càng khó hơn, lại táo bạo dấn thân vào giữa hai lằn đạn th́ may ít rủi nhiều, tinh thần không hoang mang sao được.

Bản chất của con người là như vậy.

- Luật sư Tâm c̣n hỏi nhiều lắm, nhưng ông rất tỉnh táo và trả lời không bỏ vào đâu được, rốt cuộc luật sư Tâm phải tương một câu là ông nói nhiều ngoài câu hỏi (lạc đề), ông biện luật giỏi, ông Bùi Tín trả lời là “Tôi trả lời đơn giản lắm không bẻm mép đâu.” (Tôi không biết ai bẻm mép)

Lại một câu hỏi coi như là cú phạt đền để ông Bùi Tín sa lưới:

Luật sư Tâm: Ông cho Hồ Chí Minh mấy điểm?

Thật ra, nếu trong ḷng người đă chịu ân sủng và chưa bị bạc đăi th́ ít ra v́ chữ “nghĩa” cũng đủ cho Hồ Chí Minh 1 điểm, nhưng ông Bùi Tín trả lời ngay là 0 điểm. Luật sư Tâm coi như đá phạt đền trật ngoái lưới. V́ nếu ông cho 1, 2 điểm luật sư Tâm sẽ khai thác lớn chuyện là ông ta c̣n ca tụng Hồ Chí Minh.

Thẩm cung, ghép cung, ép cung cũng không xong, ông luật sư đành phải tương một câu hỏa mù: “Tôi sợ ông.”

Ông Bùi Tín khuyên đừng sợ ông mà chỉ nên sợ ma quỉ, v́ riêng ông rất đơn giản!

Cuộc nói chuyện này cho chúng ta thấy rơ con người của ông Bùi Tín và luật sư Tâm hay dở, tốt xấu, đúng sai miễn bàn.

Câu chuyện làm tôi liên tưởng đến chuyện “Khổng Minh khẩu triệt quần nho” và thái độ Tào Tháo lúc thả Quan Công về Thục, nhưng muốn Quan Công cảm nghĩa và phục cách xử anh hùng của Tào Tháo mà qui phục. Không biết ông Bùi Tín có phục luật sư Tâm không?

Tôi cũng không biết ông Bùi Tín có việc ǵ dối trá để sợ chúng ta không? Nhưng vui là ông sẵn sàng chấp nhận mọi đối chất với tinh thần ḥa nhă và vui vẻ.

Nếu ai có sợ ông th́ cũng không cần bắn bừa băi, vừa mất uy tín vừa lỡ hết đạn chỉ có nước “khóc ngoài biên ải.”

Nếu luật sư Tâm vẫn nhận ḿnh là người chuyên bênh vực người cô thế th́ chính ông Bùi Tín hôm nay là người thế cô.

 

CHU ƯNG

 

*

 

CẢM NGHĨ VỀ BUỔI HỘI THẢO CỦA ÔNG BÙI TÍN VÀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT SAN JOSE

 

* TÁC GIẢ: VƠ NGỌC TRANG

 

Đàn Chim Việt - Sáng thứ Bảy đầu mùa hè nắng dịu và ấm. Không muốn bỏ qua một ngày đẹp hiếm hoi, tôi dậy thật sớm đi tắm hơi, bơi, tập yoga, chuẩn bị tinh thần cho một sinh hoạt kế tiếp trong ngày mà tôi không tha thiết lắm. Sau bao năm chán ngán tới tận xương tủy và xa lánh các buổi hội họp liên quan đến người Việt, tôi quyết định tham dự buổi hội thảo của ông Bùi Tín cùng cộng đồng người Việt San Jose do nhóm Việt Học tổ chức.

Tin tức cho biết ban tổ chức đă gặp không ít khó khăn ngay từ đầu như hợp đồng thuê hội trường với Học khu East Side Union High School bị hủy bỏ, sự phản đối của một số các cư dân trong vùng, hàng loạt thư và bài viết tố cáo “đặc công đỏ” Bùi Tín và “bọn c̣ mồi, tay sai cộng sản” lần lượt được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, và sau hết là lời kêu gọi biểu t́nh tẩy chay Bùi Tín và buổi hội thảo. Cuộc tranh luận giữa ban tổ chức và một số các nhân vật trong cộng đồng để giải quyết các khúc mắc cũng được thực hiện trước đó vài ngày. Nhưng cuối cùng, trên một đất nước mà quyền tự do hội họp và bày tỏ quan điểm luôn được tôn trọng, buổi hội thảo đă diễn ra vào sáng thứ Bảy, 23 tháng Sáu, trong một pḥng họp sang trọng và hiện đại của thư viện Martin Luther King, thuộc thành phố San Jose.

Ai đến thư viện sáng hôm đó cũng sẽ thấy một quang cảnh rất quen thuộc của cộng đồng người Việt trước tiền đ́nh thư viện – nhóm người biểu t́nh đứng rải rác đây đó cùng cờ vàng 3 sọc đỏ và nhiều biểu ngữ. Tôi cố ư đến muộn để tránh dự phần vào một nghi thức mà tôi, và không chỉ riêng tôi, cho là vô cùng ngớ ngẩn khi người Việt tổ chức hội họp bất kể v́ lư do ǵ – chào cờ. Nghi thức này không thể thiếu v́ nó là bảo hiểm “chính nghĩa quốc gia” của ban tổ chức. Tốn vài phút, đỡ đi nhiều rắc rối không cần thiết, thế thôi. Ư nghĩa thiêng liêng của việc chào cờ, mặc niệm đối với cuộc họp mặt đó như thế nào h́nh như chẳng ai quan tâm.

Tôi vào đúng lúc mọi người đă an tọa và ông Bùi Tín sắp bắt đầu phần thuyết tŕnh của ông xoay quanh 3 vấn đề chính là hiện t́nh đất nước, giải thể cộng sản, dân chủ hóa Việt Nam. Tuy yếu và xanh xao v́ tuổi tác và 3 cuộc giải phẫu tim, ông vẫn đứng thẳng trong hơn 30 phút, mắt hướng vào khán giả, tay không giấy bút, không một lần nh́n xuống, giọng trầm ấm, mạch lạc, rơ ràng, ông miên man nói về những vấn đề quê hương đất nước đă bao năm làm tim óc ông nhức nhối, chảy máu. Khách tham dự khoảng hơn 100 người, đa số thuộc thế hệ cha ông. Thỉnh thoảng có một vài tiếng vỗ tay, tiếng xầm x́ bàn tán đồng t́nh phản đối, và dĩ nhiên không thể thiếu tiếng điện thoại di động reo inh ỏi và tiếng trả lời điện thoại. Không khí khán pḥng nặng nề từ đầu như chùng thêm xuống sau phần thuyết tŕnh, phản ảnh khách tham dự đă không hài ḷng. Dường như họ đến v́ một mục đích khác, không để nghe ông thuyết tŕnh hay hội thảo mà để hạch tội và buộc tội ông.

Phần thảo luận bắt đầu. Quá khứ được dịp ùn ùn kéo nhau về, vẫn những câu chuyện của lịch sử nghe, đọc măi thêm đau ḷng và mệt mỏi. Hiếm hoi lắm mới có một vài phút thảo luận hướng về tương lai Việt Nam nhưng rồi cũng bị d́m vào quá khứ. Dù trong pḥng có chưng cờ vàng ba sọc đỏ cùng cờ Hoa Kỳ, vẫn có người lên tặng ông Bùi Tín một lá cờ giấy. Sau đó th́ họ lại vụng về cắm lá cờ vào chai nước và đặt trên bàn, trước mặt ông. Một lúc nào đó th́ bức xúc lên đến đỉnh điểm. Trong không gian nhỏ bé của pḥng họp và cuộc thảo luận, tiếng đả đảo vang lên. Vài người không c̣n giữ được b́nh tỉnh bỏ ra về, số c̣n lại tiếp tục cùng nhau lội ngược gịng. Một câu hỏi mang tính thời sự về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bỗng trở nên vô duyên, lạc lơng. Riêng ông Bùi Tín vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh, mạnh dạn lên tiếng phủ nhận tất cả những cáo buộc tội ác thiếu cơ sở về ông. Lập trường cộng sản của ông vào lúc tuổi trẻ cũng như hiện tại được ông giải thích và minh định rơ ràng. Ông khẳng định chỉ muốn làm nhà báo và sẽ sống và viết đúng với tư cách nhà báo. Lại có người mang cờ đỏ sao vàng và h́nh Hồ Chí Minh buộc ông phải xé bỏ để chứng minh ông đă thực sự phản tỉnh. Ông lặng lẽ nhận h́nh và cờ rồi đặt xuống bàn. Có lẽ ông thấy không cần phải “diễn tuồng” như thế. Tư duy của ông chỉ có ông hiểu và lương tâm ông làm chứng mà thôi.

Cuộc thảo luận kết thúc. Tôi như người bị hố v́ bỏ cả buổi sáng đẹp trời đến tham dự mà không học hỏi được ǵ. Tuy nhiên, nh́n ở khía cạnh tích cực th́ việc một cuộc hội thảo với nhân vật chính gây nhiều tranh căi như cựu Đại tá cộng sản và TBT báo Nhân Dân Bùi Tín, được tổ chức và xảy ra ngay tại thủ đô chính trị của người Việt chống cộng đă là một thành công lớn. Nó đánh dấu sự khôn ngoan, chính chắn và trưởng thành trong phong cách đấu tranh cho tự do – dân chủ – nhân quyền của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Chỉ có thế thôi th́ không có ǵ để một người không bao giờ viết như tôi phải trăn trở, mày ṃ cả đêm ghi lại cảm tưởng của ḿnh. Một việc khác đă xảy ra khi chúng tôi rời thư viện cùng anh bạn thành viên trong ban tổ chức và đụng phải nhóm người biểu t́nh. Họ xỉa xói, chửi bới chúng tôi là việt gian, là tay sai cộng sản. Không thành vấn đề, không sao. Tôi đă quen nghe chửi kiểu của họ. Bỗng nhiên hai người đàn bà đứng tuổi thô bạo xấn tới tạt nước vào người anh bạn tôi, làm anh phải tự vệ, dùng tay đẩy họ ra. Thế là họ có lư do để gây chuyện và bạo động. Cả nhóm 5-7 người đàn ông lẫn đàn bà vừa ào tới, vừa la to, “Đánh đàn bà à. Muốn đánh đàn bà phải không?.”

Trong khuôn viên của một thư viện mang tên nhà lănh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động, những người này đă không hiểu lịch sử hay xem thường lịch sử mà họ dùng bạo lực với chúng tôi ngay trước mắt các nhân viên an ninh Hoa Kỳ. Man rợ hơn nữa là khi đă tách khỏi đám người bạo động này và được hai vị cảnh sát tháp tùng sang phía bên kia đường, họ vẫn đuổi theo, ra rả chửi như chỉ ḿnh được “độc quyền” nạn nhân cộng sản, như nỗi đau nhân loại này chỉ ḿnh họ gánh chịu.

Người đàn bà có mái tóc dài trắng xóa cùng ánh mắt ngây dại theo sát bên tôi. Nếu gặp nhau ở nơi khác, trong một hoàn cảnh khác th́ tôi và bà đă có thể làm quen rồi thân. Nhưng ở nơi đây, bà chủ động đội “nón cối” cho tôi và nhiều người nữa để chúng tôi trở thành kẻ thù cộng sản của bà. Lợi dụng lúc tôi sơ ư, trước sự chứng kiến của người cảnh sát, bà phun toẹt nước miếng vào mặt tôi. Băi nước miếng ghê tởm không hiểu sao lại rơi ngay vào miệng, đúng vào lúc tôi quay sang định khuyên bà hăy dừng lại. May có sẵn chai nước nhỏ trong tay, tôi vội vàng dừng lại, hối hả xối nước rửa mặt, xúc miệng, rồi hướng vào bà hét lớn, “You can’t do that. Protest but don’t use violence!” (Cô không thể làm thế. Hăy biểu t́nh nhưng không được dùng bạo lực).

Người cảnh sát gốc Việt chỉ tay vào bà ra lệnh, “Bà hăy đứng yên ở gốc đó.,” rồi quay sang tôi anh hỏi, “Are you ok? Do you want to press charges, Mam?” (Cô không sao chứ? Cô có muốn thưa bà ấy không?). Sự căm phẫn xen lẫn xấu hổ lúc này mới bùng lên trong tôi. Tôi muốn dạy cho bà một bài học nhớ đời để sau này bà sẽ biểu t́nh văn minh và có hiệu quả hơn. Để chúng tôi, thế hệ con cháu của bà, c̣n được phép hănh diện với cộng đồng bạn khi thấy cái thế hệ già nua hai thứ tóc của bà mà con sung sức cùng con cháu đấu tranh chống độc tài, bất công xă hội. Tôi nh́n hai người cảnh sát đang chờ đợi câu trả lời của tôi. Họ lặp lại câu hỏi nhiều lần như muốn khuyến khích rằng tôi là công dân Mỹ, tôi có quyền thưa bà ấy gây mất trật tự nơi công cộng và có hành vi bạo lực, xúc phạm tôi ngay trước mắt các nhân viên công quyền. Tôi thầm nghĩ chỉ cần bà vào khám ngồi một ngày th́ có lẽ bà sẽ bớt hung hăng đi. Nhưng cơn giận trong tôi dịu xuống nhanh chóng khi tôi thấy bà đứng im ở góc đường, mái tóc dài trắng xoá bay bay. Tôi thương hại cho bà và cho cả thân tôi. Tôi không hiểu bà và nhóm người biểu t́nh của bà chống ai, chống cái ǵ? Bỏ đi nghi vấn bà có thể là một trong những người cộng sản nằm vùng được gài vào cộng đồng để quấy phá, gây chia rẻ, tôi chia sẻ nỗi đau hận nào đó của bà. Tôi thấy tôi trong bà. Quay sang người cảnh sát tôi nói, “It’s ok. Please just let her go and thank you very much for your help.” (Không sao đâu. Hăy tha cho bà ấy và rất cám ơn sự giúp đỡ của anh)

Tôi chào hai người cảnh sát rồi bỏ đi mang theo h́nh ảnh người đàn bà tóc trắng. Bà là đại diện của một thế hệ chỉ biết sống cho quá khứ, của nỗi ám ảnh đă và sẽ măi theo tôi.

Nguồn : Đàn Chim Việt on line

*

 

DƯ ÂM…. BÙI TÍN !

 

Thư Sinh

 

 

Cali Today News - Chẳng biết tôi đặt tựa đề cho bài tản mạn này, có làm cho các bạn cười thầm hoặc trách móc ǵ không. Nhưng quả thật, dù ông Bùi Tín đă rời San Jose ngày thứ Ba 26/6/2012 để qua Canada thuyết khách, nhưng trên các trang mạng, vẫn c̣n ỳ xèo những ư kiến bênh chống về sự xuất hiện của ông tại vùng Bắc Cali này.

Riêng tôi, nếu có thêm vài lời bàn theo kiểu Mao Tôn Cương, th́ cũng chỉ là ư kiến ư c̣ mang tính cách cá nhân, chớ tuyệt nhiên không nhằm hướng dẫn dư luận , hoặc lèo lái các bạn phải nghe theo.

Mà ngộ nhỡ có bạn nào góp ư phản đối, càng vui!

V́ cộng đồng ta có ồn ào với những dư âm sau một biến cố, mới đúng là cộng đồng người Việt tị nạn

- Trước hết, xin nêu ra một chuyện, để mọi người giải quyết dùm. V́ nếu không giải quyết cho rốt ráo, th́ việc chiêu hồi ông cựu Đại Tá Cộng sản sẽ bị lấn cấn. Trong khi phe quốc gia cứ nằng nặc đ̣i ông Bùi Tín phải đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, th́ chính phe quốc gia chúng ta đă tỏ ra không thống nhất ngay trong bản Quốc ca Việt Nam Cộng Ḥa.

Xin các bạn hăy xem lại buổi tranh luận giữa Ban Tổ Chức và bên chống đối, trên trang mạng baocalitoday.com của nhật báo CaliToday. Nội câu mở đầu bản quốc ca đă cho thấy: có vị hát “này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi.” Lại cũng có vị hát “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng”! Nếu bắt ông Bùi Tín phải chào cờ và hát, ông ấy sẽ phải hát như thế nào cho đúng!

- Tôi vốn đang bị ám ảnh bởi cơn sốt bóng đá giải Euro 2012, nên nh́n cuộc tranh luận theo kiểu… bóng đá. Và tôi coi buổi tranh luận như một trận bóng đá. Để thấy, màng lưới đôi bên vẫn c̣n trinh bạch! Phe chống đối tưởng sẽ tấn công phe Tổ Chức tơi bời hoa lá, nhưng vẫn không thành công. V́ cầu thủ Trần Trung Chính, giữ banh, mà chỉ sút … lên trời, qua những kiến thức đông tây kim cổ, mà không chịu giao banh cho trung phong Nguyễn Tâm.

Trái lại, đội banh Ban tổ chức, vốn theo chiến thuật pḥng thủ. Nhưng v́ đối thủ cứ dẫn banh mà không chịu sút, nên được dịp nghỉ ngơi và suưt chút nữa đă đá thủng lưới đội banh chống đối, qua lối phản công của tiền vệ Trần Mạnh Quỳnh.

V́ đá ṿng loại, hai đội không phải đá thêm giờ hoặc đá phạt đền luân lưu. Nên kết cục, coi như huề. Đây là một trận banh giao hữu. Và hai bên đă bắt tay nhau vui vẻ. Ai về nhà nấy, không hứa hẹn một trận đấu kế tiếp.

Trọng tài trận đấu, c̣n được gọi là vua sân cỏ, tuy không thiên vị bên nào, nhưng vẫn bị cho là làm mất th́ giờ, v́ sự mè nheo của khán giả, tức những ông nhà báo hơi khó tính. Có ông khán giả, giận quá, đ̣i dźa. Nhưng tàn cuộc đấu, vẫn thấy ông dzui dzẻ bắt tay trọng tài, tự nhiên như người Hà Lội.

Nói vậy, chứ cũng có một người thắng lớn. Đó là ông chủ sân vận động Cali Today. Số độc giả và khán giả trên trang mạng do ông chủ tŕ, đă tăng lên vùn vụt. Cái sự tăng số lượng chẳng làm ông chủ sân vận động giàu thêm; nhưng ít ra, tên tuổi trang mạng này, đă được người Việt khắp thế giới, chú ư đến. Đă từ lâu, trang mạng BaoCaliToday.com vốn được tiếng là trung lập. Nên có thể nói với trận đấu vừa qua, tuy chẳng có kẻ thắng người thua, nhưng tất cả những người Việt quốc gia vùng Bắc Cali này đều thắng, v́ tinh thần dân chủ đă được thể hiện triệt để qua cuộc tranh luận.

Cũng tưởng phải nói cho rơ, nhận xét trận đấu bằng chữ HUỀ, là của riêng tôi. V́ như các bạn đă biết qua những bài tản mạn, th́ tôi vốn ba phải, lúc nào cũng chỉ đứng giữa, để được… an toàn trên xa lộ. Ấy vậy mà, khi rời khỏi thư viện Martin Luther King Jr. sau buổi nói chuyện của ông Bùi Tín, tôi đă bị một bà trong đám biểu t́nh hô hoán ầm ĩ, rằng tôi thuộc Đảng Việt Tân. Tuy thế, tôi vẫn c̣n nhẹ tội, nếu so với một thân hữu của tôi. Ông này bị gán cho tội … làm Việt gian !

 

Được biết, lănh đạo đoàn biểu t́nh, là ông Mạc Văn Thuận, Chủ Tịch Ủy Ban chống tuyên vận Cộng sản. Sự tuyên vận của ông không được bà con hưởng ứng như hồi xửa hồi xưa. V́ vào lúc 10 giờ sáng, trước khi bước vào thư viện Martin Luther King Jr., tôi ước lượng nhóm biểu t́nh không được đông lắm, so với số người dự buổi nói chuyện của ông Bùi Tín. Tỉ lệ tham dự và chống đối là “3 trên 1.” Nên tôi thấy nét mặt ông Chủ Tịch ủy ban không được vui. Có lẽ ông càng cụt hứng hơn, khi được biết , một vị nữ lưu đi cùng chung với một vị trong Ban Tổ Chức ,khi ra về, đă bị một bà trong nhóm biểu t́nh nhổ nước miếng … vào miệng. Những hành động như thế này, làm sao… bảo vệ được chính nghĩa quốc gia, và xem ra c̣n làm tổn hại đến chính nghĩa quốc gia nữa là khác. H́nh như vị làm hại chính nghĩa quốc gia, lại cũng chính là vị nữ lưu đă làm những việc hồ đồ kém văn hóa với Thư Sinh tôi và ông bạn thân hữu của tôi nữa.

Đấy là cảnh ngoài thư viện. Thế c̣n trong hậu trường? V́ tôi đến hơi trễ, nên không chứng kiến cảnh chào cờ. Nhưng theo một người bạn thuật lại, th́ ông Vũ Huynh Trưởng muốn ông Bùi Tín đứng với ông dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ông Bùi Tín làm tút xuỵt! Vậy, ông Trưởng tin ông Tín chưa, tôi chưa rơ. Nhưng tôi chỉ thấy sau đó, ông Trưởng ngồi yên theo dơi ông cựu Đại Tá Cộng sản nói chuyện một cách … b́nh yên.

Sự kiện này, khác hẳn với ông Vơ Tử Đản, chủ tịch “Lực lượng Quân Dân chống Cộng.” Dù đă trên tám chục tuổi, và chống gậy, nhưng cụ vẫn tỏ ra sung măn và đầy khí thế khi chạm mặt với ông Bùi Tín, bằng mối thù nhà và nợ nước cực kỳ cao độ. Ngay khi thấy mặt ông cựu Đại Tá Bùi, ông đă sửng cồ vung tay mắng cho ông ta mấy mắng. Và khi ngồi vào hàng ghế đầu, ông cũng đă tỏ lập trường chống Cộng quyết liệt của ḿnh bằng cách dẫm hai bàn chân lên h́nh ông Hồ và lá cờ máu. Tôi đoán, chắc lúc nào ông cũng cụ bị sẵn sàng mấy thứ này trong người. V́ khi ông Giáo sư Trương Bổn Tài đi vào thư viện, cũng đă được ông Đản đưa cho là cờ đỏ, để ông Tài xé lá cờ máu này một cách mạnh dạn, trước sự chứng kiến của nhóm biểu t́nh.

Phải công tâm mà nói, ông Đản được Ban tổ chức dành cho rất nhiều ưu đăi. Nhưng có một chi tiết mà tôi cảm thấy không hài ḷng, qua cách xưng hô của Ban tổ chức với diễn giả Bùi Tín và ông Vơ Tử Đản.

Về tuổi đời, ông Tín lớn (già) hơn ông Đản. Thế thi, tại sao Ban tổ chức gọi Me xừ Bùi Tín bằng ông, và gọi Mit Tơ Vơ Tử Đản bằng… cụ !

Cũng may, cụ Đản không chấp. cụ đă bảo rằng, cụ sẽ sống lâu hơn ông cựu Đại Tá Cộng sản. V́ một đằng, cứ một đường thẳng mà đi. C̣n đàng kia, th́ cứ đi ḷng ṿng.

Tuy đi ḷng ṿng trong quá khứ, nhưng ông Bùi Tín cũng nhất định đ̣i phải sống cho tới ngày chế độ Cộng sản sụp đổ tại Việt Nam. Lúc đó, tôi đoán, cả hai ông lăo Tín &Đản đều chung một niềm vui thôi! Phải không các bạn!

Nhưng thôi, chuyện tương lai thuộc về dạng… biết ra sao ngày sau. Ta cứ chúc cho cả hai ông Tín lẫn cụ Đản được sống lâu trăm tuổi trước đă ! Dù là xi ti dzần hai nước khác nhau, nhưng hai vị đều được hưởng mê đi keo trong hai chương tŕnh y tế tối tân nhất thế giới- th́ việc họ sống thọ, cũng chẳng mấy lạ.

Mà điều lạ ở đây, là chuyện ông Luật sư Nguyễn Tâm chất vấn ông Bùi Tín, được thu h́nh tại pḥng hội nhật báo Cali Today, và đă được phát tán trên toàn thế giới. Lạ v́ ông Luật sư Nguyễn Tâm đă đổi tông, qua cách xưng hô với ông Bùi Tín. Một cách xưng hô đầy t́nh người, rất nhân bản, và biểu lộ được truyền thống tốt đẹp của văn hoá Việt. Đó là cách xưng hô giữa một người trẻ với một người lớn tuổi. Những nhân xưng đại danh từ “Bác Cháu” từ cửa miệng ông Luật sư Tâm, đă làm buổi chất vấn bớt hẳn vẻ căng thẳng. Để từ đó, hai người , một trẻ một già, đă như trải cả tấm ḷng của ḿnh ra, để nói chuyện với nhau.

Tôi không biết các bạn nghĩ ǵ sau buổi nói chuyện này. Riêng tôi, tôi cho rằng, với 10 câu hỏi và một đề nghị mà ông Luật Sư Tâm đưa ra- th́ những nghi vấn về ông Bùi Tín đă đi tới tận cùng của sự thật.

Nêu vậy, ta c̣n đ̣i hỏi ông Bùi Tín phải làm ǵ nữa, để ông đứng trong hàng ngũ quốc gia, cùng chúng ta tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tự do dân chủ.

 

THƯ SINH

 

--- On Sat, 6/30/12, Dan Vo <viettrung1930@sbcglobal.net> wrote:

 

 

From: Dan Vo <viettrung1930@sbcglobal.net>

Subject: (CHÍNH NGHĨA): Cu mồi Bùi Tín lộ mặt bọn Việt Gian ở Bắc California

Date: Saturday, June 30, 2012, 6:26 PM 

Kính thưa qúi vị,

Cá nhân tôi rất cám ơn những vị lộ mặt hoặc ẫn mặt đă mời tên đặc công đỏ Bùi Tín đến Sanjose trong tuần vừa qua ,  không biết qúi vị được ǵ , nhưng theo tôi nhờ sự có mặt của tên đặc công đỏ Bùi Tín mà  đồng hương Người Việt TNCS ở Bắc Cali  nhận rơ một số hội đoàn và cá nhân đă lộ rơ mặt Việt gian đang  thi hành nghị quyết 36 kiểu của bọn Việt cộng ở Hà nội.

- Đảng Vịt T́ềm biêt danh Phở ḅ , Ủy ban chống người chống cộng , nhóm Lừa đảo cướp tiền , nhóm Lương tâm gươm giáo , một số cá nhân đang lững lờ ôm chân Việt cộng và bọn Việt gian đă  lộ nguyên h́nh và đang từ từ ḅ ra.

Đây cũng là một dịp để ai c̣n nhẹ dạ cả tin bọn giả vờ chống cộng  và những tên gọi là có chút trí thức đă và đang bịp chúng ta bằng cung cách đưa người Quốc Gia ra cổng trước và rước bọn Việt cộng vào cổng sau , không khác ǵ hôm trước tên đặc công đỏ Bùi Tín đến ,  cửa trước giả vờ đón rước mời mọc người vào hay tiển lúc bà con đi ra, nhưng cửa sau th́ đón tên đặc công đỏ Bùi Tín ḷn  hâu môn.

Nghe đâu cũng có một  ông trong UBCC sau khi kết thúc buổi nói chuyện cuả tên Bùi Tín cũng xin được đúng bên  Bùi Tín để chụp chung một tấm ảnh, họa may sau này phe Vơ Nguyên Giáp thắng thế Bùi Tín về nước sẽ xin đi theo làm body guard "garde corp"

 Bọn Việt gian chuyến này ḅ ra lần lần chẳng khác chi các con gián ḅ ra kiếm ăn ban đêm ở nơi bếp núc.

 

 

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: