Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB Radio

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ phát-triển kinh-tế đến thái-độ khiêu-khích

 

về chính-trị và quân-sự của Trung-Cộng

 

 

 

Thế Huy

 

 

 

 

 

Trước chủ-trương gây-hấn và thái-độ ngang-ngược, thách-đố dư-luận xuyên qua việc Trung-Cộng ngang nhiên bắn vào tầu đánh cá của ngư-phủ Việt-Nam (VN) trong vùng biển Đông nằm trong hải-phận VN, tịch-thu tầu và các dụng-cụ hành-nghề của nạn-nhân, người ta đă không thấy bất cứ một quốc-gia nào lên tiếng. Các cường-quốc dân-chủ Tây-Phương và cả Hoa-Kỳ cũng hầu như hoàn-toàn lặng tiếng, bởi lẽ trong cơn suy-thoái tài-chính và mậu-dịch toàn-cầu kéo dài từ mấy năm qua, mỗi nước đều bận-rộn với những vấn-đề kinh-tế, tài-chánh của ḿnh và đối-phó với những phản-ứng chống-đối của quần-chúng trong nước nên không  c̣n quan-tâm đến những vấn-đề quốc-tế hầu đưa ra những biện-pháp hoặc áp-lực tương-xứng buộc Bắc-Kinh phải ngừng bước. 

 

I.-  Mức phát-triển kinh-tế tại Trung-Cộng :

 

Trong khi Tây-Âu, Hoa-Kỳ, Nhật và các nước phát-triển khác trên thế-giới điên đầu về cuộc khủng-hoảng tài-chánh toàn-cầu th́ mức tăng trưởng kinh-tế tuy có chậm lại, nhưng Trung-Cộng  vẫn được coi là có một nền kinh-tế ổn-định. Nhân-công  tại các cường-quốc như Tây-Âu  và  Hoa-Kỳ quá cao so với nhân-lực tại Hoa-lục khiến các nhà đầu tư lớn và các công-ty có tầm-vóc quốc-tế với số vốn hàng chục tỷ mỹ-kim t́m cách khai-thác khối nhân-lực khổng lồ và quá rẻ tại TC. Mục-đích của các nhà đầu-tư là kiếm lời. Đó là lư do khiến hầu hết các hăng xưởng lớn tại Tây-Âu và Bắc-Mỹ đă đóng cửa để chuyển dần sang các nước mà mức lương thợ chỉ bằng 5% đến 10% so với các nước trong khối Liên-Âu và Bắc Mỹ làm cho dân chúng tại các nước đă phát-triển bị mất việc và đời sống khó-khăn hơn.

Lợi-tức cá-nhân giảm-sút và tương-lai bấp-bênh dẫn đến việc hạn-chế tiêu-thụ, và phản-ứng tâm-lư tất nhiên là họ chỉ dám mua những hàng tiêu-dùng giá rẻ dù biết rằng phẩm-chất không bằng hàng sản-xuất  tại Âu-Mỹ. Thực-tế này lại càng khiến cho nền công kỹ-nghệ tại các nước đă phát-triển lâm vào t́nh-trạng tŕ-trệ thêm và nếu không mang dần hăng xưởng sang các nước kém mở-mang, nhân-công rẻ th́ sớm muộn ǵ việc phá sản cũng sẽ xây ra.

Trên thị-trường nhân-lực hiện nay th́ nhân-công rẻ, thợ-thuyền chăm-chỉ, khéo tay, không đ́nh-công ; người ta khó có thể t́m thấy nơi nào thuận-lợi hơn TC. Theo bản thống-kê cuả các cơ-quan thương-mại th́ hơn 80% giầy dép, kể cả những nhăn-hiệu nổi tiếng trên thế-giới đều sản-xuất tại TC. Các loại TV, DVD, điện-thoại đủ loại dù mang nhăn-hiệu nào cũng hầu hết đều chế-tạo tại xứ Tầu Đỏ. Nói một cách dễ hiểu hơn : Một chiếc tủ lạnh dùng trong nhà, loại trung-b́nh sản-xuất tại Tây-Âu ; người mua phải trả 800 Euros. Một chiếc máy cũng mang nhăn hiệu Tây-Âu hoặc có đặc tính tương-tự, nhưng chế tạo tại TC người ta chỉ mua với giá 2/3 hoặc hơn một nửa giá hàng sản-xuất tại Âu-Mỹ v́ trong bất cứ mặt hàng nào tiền lương của nhân-công trong việc sản-xuất cũng chiếm một phần lớn trong giá thành của sản-phẩm.

 Khuynh-hướng mua hàng giá rẻ mặc-nhiên làm cho nền kinh-tế TC ngày càng phát-triển và khởi sắc khiến cán-cân mậu-dịch giữa TC và các nước tư-bản ngày càng chênh lệch hơn. Hàng gia-dụng của Tầu tràn ngập thị-trường thế-giới, không mặt hàng nào sản-xuất tại Âu-Mỹ có thể cạnh-tranh được. Các nước phát-triển, nhất là Hoa-Kỳ khuyến-cáo TC nâng cao giá-trị của đồng "Nhân-Dân-Tệ" để giảm bớt sự mất thăng-bằng mậu-dịch giữa hai bên, nhưng TC vẫn làm ngơ và cố-t́nh tŕ hoăn. Số ngoại tệ thặng dư ngày càng lớn khiến TC tiến dần lên thành một trong các cường-quốc kinh-tế hàng đầu trên thế-giới trong khi các cường quốc kinh-tế trước đây mất dần vị thế.

 

II.-Nỗ Lực Quân-sự và chủ-trương xâm lăng của Trung-Cộng :

Khi có tiền TC nghĩ đến việc giành ngôi cường-quốc quân-sự số 2 trên thế-giới sau Hoa-Kỳ nên từng bước hiện đại hoá quân-đội, trang bị những vũ khí  tối-tân mua lại của Nga và hiện đang tiến-hành việc đóng hàng-không  mẫu-hạm để chạy đua vũ-trang. Dĩ nhiên, về vũ-khí nguyên-tử, TC không thể bắt kịp HK, nhưng viễn-ảnh của một cuộc đại-chiến với vũ-khí hạt-nhân không thể xẩy ra trong một tương-lai gần v́ không một quốc-gia nào dám sử-dụng bởi nó sẽ đưa đến sự hủy-diệt toàn bộ của cả hai bên tham-chiến. Một cuộc chiến-tranh giới hạn với các vũ-khí tối-tân có thể xẩy ra, nhưng không bên nào dám nghĩ tới việc dùng vũ-khí nguyên-tử.

Một chủ-tâm khác của HK và các nước chế-tạo vũ-khí là tạo căng-thẳng tại những điểm nóng trên thế-giới khiến các quốc-gia liên-hệ tới các điểm nóng này phải canh-tân quân-đội của ḿnh bằng cách mua chiến-cụ của Mỹ và của các nước Nga, Anh, Pháp để tự-vệ. Bởi đó là phuơng-cách duy nhất để các nước này bán những chiến-cụ mà họ độc-quyền chế-tạo với kỹ-thuật cao mà các nước đang trên đà phát-triển không thể nào sản-xuất. Dĩ nhiên điều đó cũng khiến cho Nga có thêm một số khách hàng về vũ-khí, nhưng hiện nay ảnh-hưởng và nỗ-lực quân-sự của Nga không là mối bận tâm của các cường-quốc kinh-tế và  quân-sự Tây-Phương. 

 

Mới đây CSVN mua 6 tầu ngầm chạy dầu thuộc thế-hệ Kalo-class của Nga với hơn 10 tỷ đô-la và Úc cũng mua thêm 12 tầu ngầm tối-tân khác của Mỹ để đối phó với 8 tiềm-thuỷ-đĩnh Kalo-class mà TC đă mua trước đó.

Trước thái-độ ngang-ngược và sự gia-tăng áp-lực quân-sự của hải-quân TC tại vùng biển Đông, HK đă di-chuyển 1 loạt tầu ngầm loại tấn-công tối-tân nhất từ Đại-Tây-Dương sang khu vực Thái-B́nh-Dương. Đầu tháng 5/2009 tầu ngầm nguyên-tử USS Jacksonville đă đến Trân-Châu-Cảng và các tầu ngầm loại tối-tân nhất thuộc thế-hệ Virginia-class như USS Hawaii và USS Texas cũng được điều-động tới vùng này. Mười tám (18) tiềm thủy đĩnh loại tấn-công của Mỹ cũng được gửi tới Trân-Châu-Cảng, 3 chiếc được gửi tới đảo Guam và 6 chiếc khác cũng được điều-động tới Thái-B́nh-Dương tại vùng biển California để đối-phó với áp-lực của TC tại khu-vực này của thế-giới.

Tàu ngầm Nguyên Tử USS-Jacksonville đến Pearl Harbor ngày 3 tháng 5, 2009

Tàu ngầm Nguyên Tử Virginia-Class chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái B́nh Dương

Từ những tháng đầu năm 2009, TC đă có thái-độ cản-trở và khiêu-khích các tầu nghiên-cứu về đại-dương của Mỹ hoạt-động tại phía Nam đảo Hải-Nam và Hoàng-hải, đồng thời xây-dựng một hải-cảng tối-tân cho tầu ngầm tại đảo Hải-Nam nhằm đe dọa VN và dự trù sẽ kiểm-soát tất cả các tầu bè trên hải-tŕnh từ Ấn-Độ-Dương qua Thái-B́nh-Dương.

Nhân dịp kỷ-niệm 60 năm ngày thành-lập HQ/TC, Bắc-Kinh tổ-chức một cuộc diễn-hành với 60 tầu ngầm nguyên-tử, tầu chiến để biểu-dương lực-lượng hầu đe doạ các nước có tranh-chấp tại vùng biển Đông là nơi có nhiều mỏ dầu và hơi đốt rất cần-thiết cho việc phát-triển của TC. Cuối tháng 4/2009 Hoa-Kỳ đă mời một nhóm sĩ-quan cao cấp của VC thăm viếng Hàng-Không Mẫu-Hạm nguyên-tử John Stennis bỏ neo gần đảo Côn-Sơn của VN cũng nhằm mục-đích trấn-an CSVN và các nước khác trong cuộc tranh-chấp tại vùng biển mà TC nói rằng chủ-quyền của họ chiếm 3/4 vùng biển này.  Đó cũng là lư do khiến HK điều động tới 2/3 số tầu ngầm của Mỹ đến vùng biển Thái-B́nh-Dương.

Song song với các biến-cố trên, Hoa-Kỳ đă thảo-luận với Nga về việc giảm-thiểu vũ-khí nguyên-tử trong khuôn-khổ của Hiệp-ước tiết giảm vũ-khí chiến-lược mà hai bên kư-kết năm 1991 và đă hết hạn vào tháng 12/2009.  

 

III.- Chủ-trương và chính-sách ḥa-dịu của TT Obama :

Dưới mắt của các nhà b́nh-luận thời cuộc quốc-tế th́ hiện nay Mỹ đang bị sa lầy ở Irak, và lời hứa rút quân Mỹ ra khỏi nước này của TT Obama càng ngày càng tới gần. Cùng lúc, t́nh-h́nh ở Afghanistan bất ổn, ngày càng đưa quân-đội Mỹ và đồng-minh vào t́nh-trạng bấp bênh và khó xử bởi các hoạt-động gần đây của nhóm Taliban khiến cho việc b́nh-định xứ này ngày càng trở nên phức-tạp hơn. Một điểm đáng chú-ư khác là chính-sách ḥa-dịu và thụ-động quá đáng của HK trong các vấn-đề quốc-tế như đối với các nước Hồi-giáo, Bắc Hàn, Iran… khiến cho người ta không dám nghĩ rằng HK sẽ có những phản-ứng hữu-hiệu và thích-nghi về điểm nóng tại vùng ĐNÁ.

Hơn nữa, việc TT Obama được trao tặng giải Nobel về Ḥa-B́nh cũng khiến ông không dám mạnh tay trong chính-sách tương-lai của ông. Đây cũng chính là chủ tâm của những người quyết-định trao giải thưởng này, dù từ ngày 20-01-2009 đến khi được trao giải, ông chưa làm ǵ để chứng-minh rằng ông thật sự xứng đáng để lănh giải.

Một điểm đáng nói khác là với chính-sách của cựu TT Bush can-thiệp vào các vấn-đề quốc-tế như Afghanistan, Irak với những kinh-phí khổng lồ, nhưng không đem lại kết-quả tương xứng vào đúng lúc cuộc suy-thoái  kinh-tế kéo dài và HK là nước bị ảnh-hưởng nặng nhất  khiến cho dân chúng Mỹ không ủng hộ những nỗ-lực của chính-phủ can-dự thêm vào những vấn đề không cấp thời liên-quan đến đời sống khó-khăn hàng ngày của họ.

Người ta c̣n dự-đoán rằng có thể dân chúng Mỹ sẽ biểu-t́nh khắp nơi đ̣i chính-phủ phải đặt trọng tâm vào việc giải-quyết các khó-khăn hàng ngày và bỏ mặc những vấn-đề quốc-tế dù nó ảnh-hưởng đến quyền-lợi lâu dài của nước Mỹ. Bài học về cuộc chiến VN, trong đó Mỹ đă phủi tay ra đi vào năm 1975 trước áp-lực của các phong-trào phản-chiến trước đây, sẽ được lập lại khiến Mỹ mất hẳn uy-tín trên chính-trường thế-giới. Đó là cái giá phải trả do nền dân-chủ tại Mỹ. Trong nền dân-chủ đó, Hoa-Kỳ không thể có một lập-trường hay một chính-sách dài hạn và nhất quán trong nhiều chục năm như tại TC. Đối thủ của Mỹ là Trung-Cộng hiện nay, hơn ai hết hiểu rơ điều đó. 

IV.- Việc đu dây của CSVN giữa Trung-Cộng và Hoa-Kỳ :

Bị đàn anh phương Bắc áp-lực tới độ phải dâng đất, dâng biển, CSVN t́m cách dựa vào Hoa-kỳ hầu tạo một cán-cân thăng bằng thế-lực. Nhưng người ta không thể bỏ quên một điều quan-trọng là từ những năm cuối thập niên 1980, Trung-Cộng đă áp-lực VC để cài những phần-tử thân TC vào guồng máy quyền-lực cao nhất của VC là Bộ-Chính-Trị trung-ương và vào các cơ-quan đầu năo của những cơ-chế cầm quyền. Do đó, mọi nỗ-lực xích gần lại với Mỹ của VC cũng phải được sự đồng-ư của Bắc-Kinh. Bằng chứng điển h́nh là trước khi cử phái-đoàn sang Mỹ và các nước Tây phương, CSVN đă phải cử 1 phái-đoàn khác  sang Bắc-Kinh để xin chỉ-thị.

<>  Việc HK cử Dân-Biểu Cao-Quang-Ánh ở New Orléans và Tr/tá Lê-Bá-Hùng,Hạm-Trưởng một chiến-hạm Mỹ ở Thái-B́nh-Dương đến thăm viếng VN chỉ là một hành-động có tính cách tiêu-cực để trấn-an VC và nhắn với TC rằng đừng vượt quá giới hạn có thể chịu đựng của Mỹ. Nhưng người ta không tin rằng những phản-ứng rụt-rè và thụ-động đó có thể thay đổi được chủ-trương lâu dài của TC. 

V.- Những bài học và kinh-nghiệm lịch-sử :

Khi đuốc Thế-Vận-Hội Bắc-kinh  2008 đi qua Paris, bị một số người Tây-tạng bất  ngờ xuất-hiện, cản-trở trước ống kính của các nhiếp ảnh-gia thế-giới tại khu-vực Tháp Eiffel ở Paris khiến nhà cầm-quyền TC chỉ trích và lên-án chính-phủ  Pháp một cách khá gay gắt khiến TT Nicolas Sarkozy phải lên tiếng. Cựu thủ-tướng Raffarin và Chủ-tịch Thượng-viện Pháp được cử sang Bắc-kinh để giải thích và xin lỗi về việc đáng tiếc này. Được biết, trước đó các hăng Hàng-Không TC đă kư hợp-đồng mua một số phi-cơ Airbus do Pháp, Anh, Đức chế tạo trị giá lên đến nhiều chục tỷ Euros và TC đe dọa có thể hủy bỏ những hợp-đồng này.

Ở các nước dân-chủ Tây phương, những cuộc biểu-t́nh chống chính-phủ xẩy ra hàng ngày và được luật-pháp cho phép, nhưng TC bất kể nguyên-tắc dân-chủ và luật- pháp của các quốc-gia sở tại và cố t́nh dùng việc mua phi-cơ làm áp-lực khiến vị Nguyên-Thủ Pháp v́ lợi nhuận phải cúi đầu xin lỗi, bất kể thể-diện Quốc-gia.

Sự kiện trên khiến chúng ta nhớ lại: Năm 1959,dù lúc đó c̣n nghèo và vị-thế trên thế giới chưa đáng kể, TC vẫn xua quân xâm-lăng Tây-Tạng khiến Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma phải lưu-vong và Tây-Tạng bị ngang nhiên sát nhập vào lănh-thổ TC. Các cường quốc và các định chế quốc-tế đă không có phản-ứng nào thích-ứng.

 Ngày  03-06-1989, trước ống kính của các kư-giả truyền-thanh và truyền-h́nh Quốc-tế, Đặng-Tiểu-B́nh cho quân-đội đàn-áp sinh-viên tại Quảng-Trường Thiên-An-Môn khiến hàng ngàn người chết, gây chấn-động lương-tri nhân-loại. Các nước Tây-phương, nhất là HK, quốc-gia đứng sau lưng yểm-trợ các cuộc biểu-t́nh này cũng chỉ dám đưa ra lời b́nh-luận sơ sài và chừng mực mà không có phản-ứng nào cần-thiết.

Vị thế kinh-tế của TC, lúc đó chưa đáng kể cũng đă khiến các nước dân-chủ Tây-Phương và Mỹ e-dè th́ câu hỏi được đặt ra là: Những biển động tại vùng biển Đông với một nước TH phồn-thịnh hơn, với các công-tŕnh đầu-tư của các nước Tây-phương quy-mô hơn, các quốc-gia này sẽ phản-ứng ra sao khi cuộc chiến-tranh giới hạn xảy ra giữa TC và các quốc-gia tranh-chấp trong vùng?

Chúng ta cũng không thể bỏ quên một yếu-tố quan-trọng là từ năm 1989 đến nay về mặt quân-sự,TC đă hiện-đại hóa quân-đội và là một trong những nước có tiềm-năng quân-sự và kinh-tế hàng đầu trên thế-giới. Các nhà đầu-tư và kỹ-nghệ gia tây-phương quan-niệm rằng họ chỉ cần bán cho TC 10 đô-la hàng-hóa cho mỗi người trong số 1 tỷ 300 triệu dân Tầu cũng đủ trở nên giầu có.

 Việc VC mua tầu ngầm của Nga và cố ư quảng-bá cho mọi người biết cũng chỉ là xảo thuật để trấn-an dư-luận người dân Việt và chứng tỏ rằng họ vẫn âm-thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến bảo-vệ lănh-thổ, chứ không quá ươn-hèn như mọi người lên-án. Thật ra, với số tầu ngầm ấy không thể khiến cho TC e-ngại v́ sự tăng-cường đó chẳng làm cho VC mạnh mẽ và đáng ngại hơn. Bởi bất cứ lúc nào TC cũng có thề mua thêm nhiều chục tiềm-thủy-đĩnh tối-tân hơn để đối phó. Vấn-đề trang-bị quân-sự là đ́ều cần-thiết nhưng điểm then chốt là tinh-thần chiến-đấu và quyết tâm bảo-vệ Tổ-Quốc của cấp lănh-đạo chỉ-huy quân-đội đó.

VI.- Kết-Luận :

Trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch-sử và trải qua biết bao thăng-trầm, vinh-nhục nhưng chưa bao giờ Vua Quan VN cắt đất dâng cho kẻ thù phương Bắc. Hành-vi phản-quốc,  bán nước của CSVN không thể bào chữa bằng bất cứ lư-do ǵ. Hiệp-ước Biên-giới trên bộ ngày 25-12-1999 cũng như "Hiệp-ước phân chia vùng vịnh và Hiệp-ước nghề cá" ngày  30-12-2000 được Hà-nội kư-kết vào thời b́nh lại càng chứng tỏ bọn "Thái-thú người Việt ở Bắc Bộ-Phủ" đích thực là bọn phản-quốc tạo nên nỗi ô-nhục vô-tiền khoáng-hậu không thể phai nḥa được trong lịch-sử hào-hùng của ṇi giống.

 Chúng ta căm-phẫn TC một th́ chúng ta căm-thù, nguyền-rủa và lên án CSVN ngàn lần nhiều hơn bởi chính chúng mang lănh-thổ, lănh-hải mà hàng ngàn đời Tổ-Tiên ta đă dầy công xây-dựng và đổ xương máu bảo-vệ để tặng không cho kẻ-thù truyền-kiếp của Dân Tộc. Phạm-Văn-Đồng đă nh́n nhận Hoàng-Sa và Trường-Sa là của TC qua văn-thư gửi cho Chu-Ân-Lai ngày 14-09-1958 là một bằng chứng nói lên hành-vi bán nước của Hồ-Chí-Minh và những người CS thừa kế. Qua hiệp-ước về lănh-hải ngày 30-12-2000 VC đă chính-thức dâng thêm 11.152 km² biển trong vịnh Bắc Việt cho TC. Đây là vùng có mỏ dầu và khí đốt là những tài-nguyên thiên-nhiên giúp cho những thế-hệ tương-lai của VN phát-triển kinh-tế để sánh vai với cộng-đồng thế-giới.

 Ngoài ra, lấy được Hoàng-Sa và Trường-Sa, TC sẽ kiểm-soát được tất cả các thương-thuyền cũng như các chiến-hạm quốc-tế di-chuyển trong vùng.

 Tóm lại, hành-vi bán nước của CSVN đă khiến cho Thiên-Triều-Đỏ không những vững mạnh thêm về mặt kinh-tế mà c̣n làm cho thế-lực quân-sự của chúng ngày càng mở rộng đe dọa sự ổn-định và ḥa-b́nh thế-giới.-/

 

 

 


 


 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: