Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

KHI ANH NHÀ BÁO “NỔ SẢNG”

 

 

 

 

Chỉ mới liếc qua cái tựa đề ở trên, người đọc ắt hẳn biết rằng nhân vật được nói đến kỳ này đúng là một thứ “không khá chút nào”. Xưa nay, những kẻ thích “nổ”, dù là “nổ bậy” hay “nổ sảng”, không bao giờ được kính trọng, thậm chí c̣n bị nhiều người lánh xa hoặc tránh né trong những dịp gặp gỡ hay tiếp xúc thường ngày. Đó là v́ tâm lư mọi người, không nhiều th́ ít, cũng đều không ưa thích ngồi gần những kẻ hay phô trương khoác lác kiểu “nổ như kho đạn Long B́nh”. (Với những người trẻ không biết nhiều về chiến tranh, Long B́nh là một căn cứ tiếp vận khổng lồ cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây, trong đó có một kho vũ khí rất lớn. Một nhà văn trước đây thường dùng từ ngữ “nổ như tạc đạn”, nhưng từ ngữ “nổ như kho đạn Long B́nh” có phần phổ thông hơn để biếm nhẽ những tay thích khoe khoang một cách quá lố mà không biết ngượng.)

Khi phân tích tâm lư v́ sao có những người thích “nổ”, phần đông mọi người đều cho rằng đó là những hành động của những kẻ thiếu tự tin (một thứ mặc cảm tự ti), v́ thế nên họ cần che giấu nhược điểm v́ lầm tưởng rằng những lời lẽ khoác lác của ḿnh khó bị phản biện v́ không có ai làm chứng. Thông thường, những anh đi tán gái lúc đầu cũng thường dễ có tật xấu này mỗi khi ngồi kể lại chuyện cho những thằng bạn của ḿnh nghe, một phần v́ muốn tỏ ra ta đây không phải là kẻ nhát gái, và phần khác v́ nghĩ rằng không ai biết được sự thật ra sao (trừ khi được nghe kể lại từ chính miệng của người đẹp trong cuộc). Lâu dần, tật xấu này trở thành một cố tật, một thói quen khiến họ không c̣n cảm thấy ngượng v́ quen miệng để rồi dần dần có lẽ chính họ cũng tin rằng đó là sự thật một cách hoang tưởng. 

Nhưng khi kẻ “nổ bậy” hay “nổ sảng” là nhà báo, hoặc là một người làm trong ngành truyền thông, th́ họ phải nhận lănh hậu quả nặng nề hơn chứ không chỉ đơn thuần là một kẻ bị nhiều người khác chê bai hoặc tránh né v́ cái tội khoác lác. Uy tín của họ đột nhiên bị ném xuống bùn đen, bao nhiêu thành quả đạt được coi như phải vứt trôi sông khiến họ khó có khả năng tiếp tục hoạt động trở lại như cũ. Bởi lẽ mọi người đều có quyền nghi ngờ về giá trị trung thực và đứng đắn của những ǵ mà nhà báo này đă nói hoặc viết ra, và những uy tín hay thành quả có được trước đó cũng bị vạ lây theo. Nói theo ngôn ngữ của người xưa là “một sự bất tín, vạn sự khó tin”.

Riêng đối với ngành truyền thông, nhất là trong làng báo Tây Phương tại các nước tự do dân chủ lâu đời, uy tín của một nhà báo là một điều tối ư quan trọng bởi v́ có biết bao nhiêu độc giả hoặc khán thính giả trên thế giới mỗi ngày đều đón đọc hoặc lắng nghe những lời lẽ được phát ra từ những nhà báo mà họ đều tin rằng đó là sự thật. Giữa lúc các chính trị gia hay các chính quyền, dù là độc tài hay dân chủ, và ngay cả những lănh tụ tinh thần hay tôn giáo, dù là thường xuyên (đối với lớp đầu) hay thỉnh thoảng (đối với lớp sau) cũng phải tránh né nói lên sự thật v́ nhiều nguyên nhân khác nhau, th́ chỉ có giới nhà báo là thành phần can đảm c̣n lại dám lên tiếng để tŕnh bày sự thật một cách nguyên vẹn và đầy đủ. V́ đó là chức năng thiêng liêng của họ, phải tường thuật những sự kiện mắt thấy tai nghe để mọi người được quyền hiểu rơ. C̣n chuyện phán xét đúng hay sai, th́ hạ hồi phân giải, hoặc đó là quyền quyết định của người nghe hoặc của độc giả.

V́ thế nên chuyện anh nhà báo Brian Williams, một xướng ngôn viên trụ cột (anchorman) của đài truyền h́nh NBC rất nổi tiếng trong hơn 10 năm qua, nay bỗng nhiên bị rớt đài danh vọng một cách thảm hại, khi đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp chỉ v́ cái tật “nổ sảng” khoác lác về thành tích của ḿnh trong lúc làm phóng sự truyền h́nh tại chiến trường Iraq vào năm 2003, cũng là chuyện dễ hiểu. Điều mỉa mai và trớ trêu là sự rớt đài của anh Williams cũng kéo sự mất mặt của nhiều người đi kèm, nhất là những người đă thường ca tụng anh ta trước đây.

Nạn nhân đầu tiên không ai khác hơn là ‘sếp’ lớn của anh, bà Deborah Turness, chủ tịch của phân bộ NBC News, người đă kư quyết định cho anh ta nghỉ việc không ăn lương trong 6 tháng tới trong khi công ty đang tiếp tục điều tra về những thành tích khoác lác của Williams trong thời gian qua. Điều này có nghĩa là anh ta sẽ bị hao hụt số tiền từ 5 đến hơn 6 triệu Mỹ-kim khi bị buộc phải “ngồi chơi xơi nước” thay v́ tiếp tục tung hoành mỗi tối trên làn sóng TV.

Theo một nguồn tin của Bloomberg Business cho biết, từ lúc mới kư giao kèo để đọc tin trên chương tŕnh Nightly News, Brian Williams đă được trả lương mỗi năm là 8 triệu Mỹ-kim. Sau đó không lâu, anh được tăng lương lên thành 10 triệu Mỹ-kim. Và đến năm 2014, sau khi chương tŕnh này tiếp tục vượt qua các chương tŕnh tin tức của hai đài đối thủ ABC và CBS trong nhiều năm liên tiếp, bà Turness đă ca ngợi thành tích đặc biệt này bằng cách tăng lương của anh lên thành 13 triệu Mỹ-kim! Sau khi chuyện khoác lác “nổ sảng” của Williams bị vỡ lở, bà Turness không những đă buộc anh ta phải tạm nghỉ việc mà c̣n lớn tiếng chê trách rằng việc khoác lác đó là điều “hoàn toàn không thích hợp chút nào cho một người có vị thế như anh ta.”

 

MỘT NGÔI SAO SÁNG CỦA ĐÀI NBC

 

Nhiều người, kể cả đại đa số những nhà báo khác đều đi làm với mức lương khiêm tốn hơn nhiều, có thể kinh ngạc trước số tiền to lớn được trả lương cho một người mỗi ngày chỉ lên đọc tin tức khoảng nửa giờ đồng hồ, chẳng thua ǵ một ngôi sao nổi tiếng. Thật ra số lương đó cũng chỉ là chuyện b́nh thường của đài NBC, không khác ǵ lắm so với hai đài đối thủ lớn khác. Trước đó, đài truyền h́nh này cũng đă trả lương cho người tiền nhiệm là Tom Brokaw mỗi năm 8 triệu Mỹ-kim.

Khách quan mà nói, Brian Williams không phải chỉ là một xướng ngôn viên làm công việc b́nh thường là đọc những bản tin được chạy trên màn h́nh teleprompter ở trước mặt cho thật lưu loát. (Đă xưa lắm rồi chuyện các xướng ngôn viên truyền h́nh c̣n phải đọc tin trên các trang giấy nên cứ phải cúi đầu và ngẩng lên thường xuyên). Cũng giống như tất cả các xướng ngôn viên đọc tin khác, anh Williams cũng chính là người soạn và viết những bản tin mà ḿnh sẽ đọc sau đó; chính v́ thế mà họ đọc tin rất tự nhiên và trôi chảy, lên xuống giọng đúng lúc để tạo sự thu hút đối với khán giả như là người trong cuộc hiểu rơ chuyện chứ không chỉ là kẻ ngồi đọc lại những bản tin như hầu hết các xướng ngôn viên trên các đài truyền thanh và truyền h́nh tiếng Việt, dù là ở hải ngoại hay ở trong nước.

Trong nhiều trường hợp, các xướng ngôn viên trụ cột, như Brian Williams, c̣n kiêm nhiệm thêm chức vụ chủ biên (editor), tức là những người ngồi duyệt xét lại các bản tin của người khác viết, và có thẩm quyền hiệu đính lại, cắt xén hoặc sửa sai cho ngắn gọn và xúc tích hơn. Chính v́ thế mà những nhân vật này đă trở thành những tiếng nói được đa số dân chúng trong nước nể trọng và lắng nghe, với mức độ tín cẩn (trust) rất cao. Vào lúc cao điểm của cuộc chiến tại Việt Nam ở cuối thập niên 60, chính tổng thống Lyndon Johnson cũng phải công nhận rằng “tiếng nói được tín nhiệm nhất ở Hoa Kỳ” chính là Walter Cronkite, xướng ngôn viên trụ cột kỳ cựu của đài CBS.

Khi ông Cronkite đến Việt Nam vào tháng 2-1968 để làm một cuộc phóng sự th́ được nghe Đại tướng Creighton Abrams, Tư lệnh quân đội Mỹ tại chiến trường, thổ lộ rằng “Chúng ta không thể chiến thắng nổi cuộc chiến này, và do đó chúng ta phải t́m một con đường thoát ra cao đẹp”. Sau đó khi trở về Mỹ, ông Cronkite đă đọc một bài b́nh luận với câu kết luận cho rằng “con đường thoát ra khỏi cuộc chiến chính là qua điều đ́nh, chứ không c̣n là của kẻ chiến thắng, của một khối dân muốn bảo vệ tự do trong danh dự, và họ đă làm hết sức ḿnh”. Nhiều người kể lại rằng, sau bài b́nh luận này TT Johnson đă than rằng “nếu chúng ta đă đánh mất (niềm tin của) Walter Cronkite th́ coi như chúng ta đă mất đi (niềm tin của) tầng lớp trung dung của nước Mỹ.” Chỉ vài tuần lễ sau đó, TT Johnson quyết định tuyên bố sẽ không ra tái tranh cử, phần lớn v́ nản ḷng khi thấy cuộc chiến này đă gây chia rẽ trầm trọng và đa số dân Mỹ đă bắt đầu hết kiên nhẫn, hết c̣n tin tưởng vào một kết quả tất thắng như lời hứa hẹn của các tướng lănh ở Ngũ Giác Đài.

Với niềm tin rất cao của dân chúng giành cho các xướng ngôn viên trụ cột như vậy, nhiều người đă trở thành những ngôi sao sáng, nổi tiếng chẳng khác ǵ các tài tử, minh tinh màn bạc hoặc các ca sĩ nổi danh, chứ không c̣n đơn thuần là những người làm trong ngành truyền thông. Người dân bắt đầu bị lôi cuốn theo dơi các chương tŕnh tin tức thời sự v́ mến mộ hay ưa thích các xướng ngôn viên, từ đó khiến cho các đài truyền h́nh phải trả lương hậu hĩ cho họ để có thể giữ vững số lượng khán thính giả trung thành và tiếp tục thu hút các khách hàng quảng cáo thương mại.

Brian Williams khởi nghiệp vào năm 1981 từ một đài truyền h́nh địa phương nhỏ là KOAM-TV ở tiểu bang Kansas. Đến năm 1987, anh bắt đầu được nhận vào làm cho đài CBS ở thành phố New York. Sự nghiệp bắt đầu thăng hoa sau đó khi anh được mời sang làm việc cho đài NBC từ năm 1993 và giữ vai tṛ xướng ngôn viên về tin tức vào cuối tuần, đồng thời cũng là phóng viên chính của đài này chuyên tường thuật từ Toà Bạch Ốc. Và đến năm 2004 th́ anh được giao chức vụ mới nổi tiếng hơn, đó là trở thành xướng ngôn viên trụ cột cho chương tŕnh Nightly News của NBC, thay thế một ngôi sao sáng khác là Tom Brokaw.

Trong suốt hai thập niên dài trước đó, cả 3 đài truyền h́nh lớn tại Hoa Kỳ được nhiều người theo dơi tin tức hàng ngày nhờ vào uy tín của 3 xướng ngôn viên trụ cột cùng xuất hiện và giữ vững ngôi vị của ḿnh: đó là Tom Brokaw ở NBC, Peter Jennings ở ABC và Dan Rather ở CBS. Khi Peter Jennings qua đời vào năm 2005 và Dan Rather cũng nghỉ việc ở CBS cùng năm, coi như cả 3 đài truyền h́nh lớn đều cùng lúc phải t́m những khuôn mặt mới để thay thế cho các xướng ngôn viên trụ cột kỳ cựu của họ. Nhưng từ đó đến nay, chỉ có Brian Williams là người trụ lâu nhất, trong khi hai đài ABC và CBS đều phải thay đổi liên tục các xướng ngôn viên sau một thời gian ngắn v́ vẫn chưa t́m được một khuôn mặt nào sáng giá và ăn khách lâu dài.

V́ thế nên Williams trở thành một tên tuổi sáng chói, giúp NBC giữ vững ngôi vị hàng đầu trong các chương tŕnh tin tức thời sự, và đồng thời chính anh ta cũng trở nên một nhân vật được nhiều khán giả hâm mộ để thỉnh thoảng xuất hiện trong nhiều chương tŕnh đa dạng khác như “30 Rock”, “The Tonight Show” hoặc nhiều chương tŕnh giải trí khác.

Trong một chừng mực nào đó, người ta có thể nói là Brian Williams đă trở thành một thương hiệu (brand name) rất ăn khách cho đài NBC, chứ không chỉ đơn thuần là một xướng ngôn viên. Do đó, khi cái thương hiệu này bị “cháy”, tức là khi khán giả bắt đầu hết tín nhiệm hoặc tẩy chay, th́ coi như công ty NBC cũng lănh đủ những thiệt tḥi. Đó là lư do v́ sao mà ban giám đốc của đài đă phải quyết định xử phạt anh rất nặng như vậy, dù rằng anh ta đă tự động ngỏ lời xin lỗi về sự sai lầm của ḿnh ngay từ lúc mới bị phát giác, và tự ư xin vắng mặt trong thời gian đầu.

  http://puu.sh/go9UO/1c88f9f857.jpg

 

Tom Brokaw và Brian Williams trong những ngày c̣n thắm thiết vui cười

 

KHI NHỮNG LỜI NÓI HỐ BẮT ĐẦU BỊ PHÁT GIÁC

 

Khi Hoa Kỳ phát động cuộc chiến tấn công Iraq vào tháng 3 năm 2003, Brian Williams, cũng như nhiều xướng ngôn viên trụ cột của các đài truyền h́nh khác, được gửi đi theo các đội quân này (embedded) để mỗi ngày làm các chương tŕnh tin tức được trực tiếp truyền đi ngay tại chiến trường cho thêm phần sống động và hấp dẫn người xem. H́nh ảnh của anh ta bắt đầu được nhiều người để ư hơn và uy tín cũng tăng dần, giúp anh củng cố ngôi vị của ḿnh trong chương tŕnh tin tức chính của đài.

Trong số hàng trăm bài tường thuật của ḿnh sau đó, không hiểu có mấy ai chịu để ư hay không để kiểm chứng những chi tiết do anh tường thuật có thật sự là đúng theo kiểu “mắt thấy tai nghe” hay là có phần thêm thắt của anh cho nó ly kỳ hơn, ngầm chứng tỏ sự gan dạ và yêu nghề của ḿnh khi không ngại gian nguy để lao ḿnh vào chốn hiểm nguy khói lửa để làm công việc của một nhà báo chuyên nghiệp. V́ thế nên một số những chi tiết do anh ta thuật lại cũng không bị ai thắc mắc để đặt câu hỏi, khiến anh tiếp tục kể lại nhiều lần sau đó như là những chuyện có thật mà anh đă chứng kiến, thường là những chi tiết ngầm đánh bóng cho h́nh ảnh của ḿnh.

Một trong những chi tiết rất ly kỳ đó là chuyện anh kể rằng ḿnh có tham dự trong một chuyến công tác rất nguy hiểm khi tháp tùng các quân nhân trên một chiếc trực thăng Chinook khi máy bay bị lâm nạn v́ trúng đạn của súng phóng lựu (RPG) của phiến quân Iraq nên phải đáp khẩn cấp.

Mới đây, đài NBC có chiếu một đoạn phóng sự anh Williams mời một cựu chiến binh là Tim Terpak đến dự một trận đấu hockey của đội New York Rangers. Theo thông lệ, ban tổ chức thường dùng chút thời gian trong giờ nghỉ giải lao để vinh danh các cựu chiến binh có mặt. Lần này, họ giới thiệu và ca ngợi anh Terpak là người đă có công cứu sống cho Brian Williams và đoàn quay phim của đài NBC News được an toàn sau khi chiếc trực thăng của họ bị trúng đạn pḥng không.

Thật ra, đây cũng chỉ là câu chuyện cũ mà Williams đă kể lại trước đó trong một lần xuất hiện trên chương tŕnh Late Show của David Letterman vào năm 2013. Qua lời đọc của Williams, khán giả nghe có phần xúc động và hồi hộp nhiều hơn, dù rằng đó là một sự kiện đă diễn ra hơn một thập niên trước đó: “Sau khi chiếc trực thăng chở chúng tôi bị trúng đạn và phải đáp khẩn cấp, đoàn quay phim của NBC đă được cứu vớt và bảo vệ an ninh bởi một trung đội thiết giáp của Sư Đoàn 3 Bộ Binh Hoa Kỳ.”

Sau đó, đài NBC cho đăng đoạn phim ngắn này lên trang mạng Facebook để nhiều người khác có thể vào xem. Nhưng lần này đă có nhiều người lên tiếng cải chính, và tờ báo quân đội là Stars and Stripes đă mở cuộc điều tra để phỏng vấn những người trong cuộc, tức là những quân nhân Mỹ dự trận vào thời gian đó. Nhưng mọi người trong các phi hành đoàn trên các trực thăng Chinook tham chiến vào lúc ấy đều phủ nhận những chi tiết do Williams kể lại, trong đó có hạ sĩ quan cơ-khí Joseph Miller của chiếc máy bay chở đoàn quay phim xác nhận: “Máy bay chúng tôi chở đoàn phim của NBC chẳng hề bị trúng đạn vào lúc ấy.”

C̣n chuyên viên cơ khí của chiếc trực thăng bị lâm nạn là anh Lance Reynolds th́ góp lời b́nh phẩm trên trang Facebook một cách bộc trực hơn: “Xin lỗi cậu nhé, tớ không nhớ là cậu có mặt trên chiếc máy bay của bọn này. Nhưng tớ nhớ rơ rằng cậu có đến gần bọn tớ, nhưng mà khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, khi bọn tớ đă hạ cánh, để hỏi thăm chi tiết về những ǵ đă xảy ra.”

Qua ngày hôm sau, Brian Williams biết ngay là chuyện “nổ sảng” khoác lác của ḿnh đă bị “bể mánh” nên vội vàng lên tiếng nh́n nhận lỗi lầm của ḿnh về sự việc đáng tiếc này trên trang mạng Facebook và sau đó cũng chính thức xác nhận sự “nhầm lẫn” của ḿnh ngay trong chương tŕnh tin tức Nightly News khiến cho mọi người bàng hoàng, sửng sốt.

Trong một đoạn văn dài đọc khoảng 50 giây, Brian Williams ngỏ lời xin lỗi về việc tường thuật không chính xác của ḿnh: “Tôi đă phạm lỗi khi hồi tưởng lại những sự kiện diễn ra cách nay 12 năm, liên quan đến một vụ tai nạn máy bay ở sa mạc trong cuộc chiến tấn công Iraq. Những quân nhân can đảm trong phi hành đoàn có mặt tại chiến trường sa mạc lúc đó đă nhanh chóng lên tiếng nhắc nhở lại những diễn tiến. Tôi muốn xin lỗi. Tôi đă tường thuật rằng khi tôi đang bay trên một chiếc trực thăng th́ nó bị trúng đạn của quân địch. Thật ra lúc đó tôi có mặt trên một chiếc máy bay khác đi theo sau . . . Đây quả t́nh là một hành động vụng về của tôi khi muốn ngỏ lời tri ân đến một cựu quân nhân đặc biệt (ông Tim Terpak), và qua đó là tri ân đến toàn thể các quân nhân anh dũng đă chiến đấu trong lúc tôi không phải phục vụ trong quân đội.”

Mới thoạt nghe, nhiều người sẵn có thiện cảm với Brian Williams chắc hẳn dễ chấp nhận lời tạ lỗi có vẻ chân t́nh này, v́ anh đă can đảm nh́n nhận một lỗi lầm nặng nề khó tha thứ cho những người làm trong ngành truyền thông. Có lẽ nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là một sơ sót vụng về v́ không cân nhắc kỹ, một lầm lẫn mà bất cứ ai cũng có thể vấp ngă. Thói thường, những người mắc phải lỗi lầm nhưng chịu nhanh chóng nh́n nhận và lên tiếng xin lỗi hoặc sám hối luôn được mọi người sẵn ḷng tha thứ, thay v́ cứ cố chấp nguỵ biện hoặc t́m cách tránh né bằng nhiều h́nh thức.

V́ thế nên sau khi nh́n nhận công khai trên làn sóng lỗi lầm nghiêm trọng của ḿnh, Brian Williams vẫn tiếp tục làm việc như b́nh thường, và ngay trong chương tŕnh tin tức sau cùng vào ngày thứ Sáu, anh cũng kết thúc với câu chào quen thuộc là mong tái ngộ khán thính giả vào đầu tuần sau. Nhưng qua đến ngày thứ Bảy hôm sau, ban giám đốc đài đă cho phổ biến tin Williams tự ḿnh loan báo với ban biên tập là trong cương vị chủ biên của chương tŕnh, anh ta sẽ tạm thời vắng mặt trong vài ngày sắp tới v́ biết rằng cá nhân ḿnh sẽ trở thành một đề tài thời sự được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn truyền thông.

Bà sếp lớn của NBC News là Deborah Turness lúc đầu chỉ tuyên bố là ban giám đốc sẽ mở một cuộc điều tra sâu rộng để t́m hiểu rơ mọi chi tiết trong vụ này v́ đây là một vết nhơ không những cho riêng đài NBC mà cũng c̣n là một điều khó chấp nhận đối với mọi người làm trong ngành truyền thông. Nhưng chỉ vài ngày sau đó th́ ban giám đốc cũng loan báo quyết định là sẽ “treo gị” Brian Williams ngồi nhà không ăn lương đến nửa năm, tức là mất toi đi đến hơn 5 triệu Mỹ-kim chỉ v́ cái tội thích “nổ sảng”!

Hậu quả tai hại cho Williams đến một cách nhanh chóng như vậy v́ đây không chỉ đơn giản là một chuyện sai lầm nhỏ xíu khi người xướng viên không nhớ rơ chi tiết về một bản tin, như lời “b́nh loạn” của một nam xướng ngôn viên trên đài truyền h́nh VAN-TV tại Houston v́ không nắm vững vấn đề. Nó không hề là một sự sai lầm nhỏ nhặt v́ không nhớ rơ chi tiết (mà ban chủ biên có thể đính chính và xin lỗi) mà là một sự cố ư “vo tṛn bóp méo” sự thật theo ư của nhà báo nhằm đánh bóng ngầm cho thành tích của ḿnh. Quan trọng hơn nữa, đây không phải chỉ là một vụ đơn lẻ, hiếm hoi xảy ra để có thể biện minh đó là một sơ sót đáng tiếc, mà là một trong nhiều vụ khác nhau diễn ra sau đó như một chiều hướng (pattern), cho thấy tác giả dường như có thói quen không tốt này.

Sự việc không đơn giản như vậy v́ nhiều nhà báo bắt đầu nhập cuộc và khui ra nhiều chi tiết không mấy hay ho cho Williams liên quan đến nhiều bản tin mà anh đă tường thuật trong quá khứ, trong đó có những chi tiết hơi ly kỳ hơn b́nh thường nhưng nhiều người ngần ngại không dám tỏ lời ngờ vực. Ngoài việc chính thức xin lỗi trên làn sóng, Williams cũng tạ lỗi một cách cặn kẽ hơn khi giải thích với báo Stars and Stripes rằng trên một trang bút kư (blog) vào năm 2008, chính anh ta đă kể lại rằng ḿnh ngồi trên một chiếc trực thăng đi theo phía sau chứ không phải trên chiếc trực thăng bị trúng đạn. Do đó, anh ta cảm thấy rất xấu hổ khi phạm vào lầm lỗi này, bởi v́ chính anh đă tự viết lời tường thuật như vậy vào năm 2008, nhưng không hiểu sao sau đó lại kể chuyện một cách sai lạc chi tiết: “Tôi không cố ư phạm sai lầm này. Tôi không hiểu đầu óc ḿnh bị trục trặc thế nào mà lại để xảy ra lầm lẫn giữa chiếc máy bay này với chiếc máy bay khác.”

Đọc đến đây, nhiều người có thể nghĩ rằng Williams có lẽ không cố t́nh khoác lác, do bởi chính anh đă nh́n nhận vào năm 2008 là ḿnh không ngồi trên chiếc trực thăng bị trúng đạn. Tuy nhiên, nhà báo Ben Mathis-Lilley của báo mạng Slate.com nhấn mạnh chi tiết rằng tờ báo Stars and Stripes đă viết rơ ràng là không những Williams không hề gặp nguy hiểm v́ đạn bắn của quân địch, mà anh ta cũng không hề có mặt trong 3 chiếc trực thăng của phi tuần: “Chiếc Chinook bị lâm nạn là 1 trong 3 chiếc máy bay của Không đoàn 159 đang bay th́ bị địch nhắm bắn vào. Sau khi 3 chiếc này phải đáp khẩn cấp th́ khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó mới có 1 chiếc trực thăng khác bay đến, trên đó có chở anh Williams.”

Dựa vào lời kể của Williams, nhiều người nghĩ rằng anh ta có lẽ chỉ lầm lẫn chiếc trực thăng của ḿnh bị trúng đạn, trong khi chỉ có chiếc máy bay ở phía trước bị đạn bắn trúng nên tất cả máy bay trong hợp đoàn đều phải cùng đáp khẩn cấp. Nhưng thực tế th́ không phải như vậy, v́ anh ta và đoàn quay phim của NBC chỉ bay trên một chiếc trực thăng sau đó cả giờ đồng hồ để làm phóng sự, thường là khi t́nh h́nh đă được yên tĩnh và bảo đảm an ninh. Tuy vậy, theo cách nói của Williams trên trang bút kư vào năm 2008, người đọc đều nghĩ rằng chính mắt anh ta đă thấy hoả lực của địch đang bắn ra ngay giữa chiến trường (và như vậy có lẽ sẽ khiến cho nhiều người cảm phục tinh thần gan dạ của một phóng viên chiến trường yêu nghề?)

Trong một cuốn sách xuất bản vào năm 2003 bởi công ty NBC Enterprises, cũng có một đoạn ghi chép lại sự tích ly kỳ này của Brian Williams có mặt trong chuyến trực thăng bị lâm nạn, ngoài ra c̣n có thêm những chi tiết khác như là quả lựu đạn bay xém qua mặt của một nhân viên phi hành!

Cũng liên quan đến thành tích gọi là “phóng viên chiến trường”, nhiều người giờ đây bỗng hoài nghi lại chuyện tường thuật của Brian Williams trong cuộc chiến giữa Do Thái và phe Hezbollah vào tháng 7 năm 2006. Williams tường thuật lại rằng ḿnh đă bay cùng với các viên chức quân đội của Do Thái trên một chiếc trực thăng Black Hawk ở cao độ 1,500 bộ. Ở trên cao, anh ta có thể thấy rơ những làn khói và bụi mù bay lên từ những hoả tiễn Katyusha (122 ly) mà phe Hezbollah đă nhắm bắn về các thành phố của Do Thái nhưng lại rớt xuống ở những vùng đồng quê không có cư dân. Đột nhiên, anh ta thấy hai chiếc hoả tiễn được phóng ra cách chỗ anh đang bay khoảng 6 dặm.

Sau này, trong một cuộc phỏng vấn tại trường Đại học Fairfield, Williams kể lại rằng những chiếc hoả tiễn đó bay ngang “sát dưới sàn chiếc trực thăng mà tôi đang ngồi ở trong”. Trong một lần xuất hiện trên chương tŕnh truyền h́nh “The Daily Show” của Jon Stewart vào năm 2006, Williams cũng thuật lại một cách sôi nổi và ly kỳ không kém: “Đây đúng là lúc mà tôi chứng kiến những chiếc hoả tiễn ḿnh chưa bao giờ thấy rơ, chúng bay ngang ở phía dưới chúng tôi đang ngồi trên trực thăng. Lúc đó, chiếc cửa trực thăng chỗ xạ thủ đang ngồi được mở rộng, nên tôi mới buột miệng nói với một ông tướng, h́nh như là một tướng 4 sao, rằng bọn địch chỉ cần điều chỉnh tác xạ một chút xíu th́ nó có thể chui lọt qua cái cửa của trực thăng này, phải không ạ?”

Williams cũng “nổ bậy” rằng ḿnh đă từng bay cùng với toán biệt kích hàng đầu của Mỹ là đội Team-Six của SEAL, tức là đội lính đặc biệt siêu hạng của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. V́ thế nên anh mới cả gan khoe rằng một người lính trong nhóm này sau đó trở thành bạn đă gửi tặng anh một con dao găm là vũ khí đặc biệt của họ như là một món quà lưu niệm. Trong phi vụ đặc biệt hạ sát trùm khủng bố Osama bin Laden vào năm 2011, Williams c̣n khoe rằng ḿnh có nhận được một phong b́ của người lính, trong đó có một mảnh kim loại là thân xác của chiếc trực thăng Black Hawk bị lâm nạn trong phi vụ này, tương tự như tổng thống Mỹ cũng nhận được một mảnh khác của chiếc trực thăng bị phá huỷ này. Nhưng mới đây phát ngôn viên Ken McGraw của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt đă xác nhận với tờ Huffington Post rằng “họ không bao giờ cho bất cứ phóng viên nào cùng có mặt trong các phi vụ chống khủng bố”. 

Ngoài những lỗi lầm kiểu “nổ sảng” của Brian Williams kể trên trong các bài phóng sự về chiến tranh, giờ đây người ta cũng bắt đầu nghi ngờ về tính trung thực của anh trong các bài tường thuật khác. Chẳng hạn như trong vụ băo Katrina đổ vào thành phố New Orleans vào năm 2005, Williams đă kể lại chuyện chính mắt anh thấy xác người trôi trên mặt nước khi nhiều đường phố bị ngập lụt trong nhiều ngày, góp phần thê-thảm-hoá những h́nh ảnh kinh hoàng của một thiên tai gây ấn tượng mạnh cho nhiều người lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nhiều người đă tỏ ra hoài nghi v́ nơi Williams và đoàn quay phim của đài NBC cư ngụ là khách sạn sang trọng Ritz-Carlton ở khu French Quarter. Vào lúc đó, nhiều người c̣n nhớ rơ là khu này tương đối ít có ngập nước trên đường phố, th́ làm sao Brian Williams có thể chứng kiến h́nh ảnh những xác chết trôi sông?

 

KHI CHÍNH TRỊ GIA THÍCH “NỔ SẢNG”

 

Như đă thưa ở trên, chuyện nhiều người thích khoe khoang, khoác lác hay “nổ sảng” cũng thường thấy trong xă hội từ trước tới nay, bắt đầu từ chuyện đơn giản như những anh chàng mới lớn thích đi tán gái nhưng nhút nhát, mà lại không muốn cho mọi người biết nên đành phải “nổ” cho sướng miệng. Lâu dần riết thành quen, nên trước nhiều vấn đề cũng đâm ra hay thích phóng đại hay cường điệu thêm, mục đích thường là để đánh bóng ngầm cho thành tích hay khả năng của ḿnh, v́ tưởng lầm rằng mọi người khó ḷng phát giác ra được sự thật về sự yếu kém hay nhược điểm của ḿnh.

Thói quen “thích nổ” đôi khi cũng diễn ra dưới nhiều h́nh thức hoặc cấp độ khác nhau, có khi rất kín đáo và thâm độc kiểu “của người phúc ta”, tức là cướp công của nhiều người khác và lợi dụng cơ hội thuận tiện để vơ vào, coi như là công lao của ḿnh, một tật xấu mà nhiều người Việt thường hay gọi bằng từ ngữ “chôm chĩa credit” của người khác. Chẳng hạn như một đài phát thanh địa phương khi được nhiều hội đoàn cùng đồng ḷng góp tay quyên góp tiền bạc để cứu giúp cho các nạn nhân của một vụ thiên tai như vụ 9/11 và sau đó kết thành một số tiền đáng kể trước khi trao lại cho hội Hồng Thập Tự. Đến ngày trao tiền, buổi lễ được diễn ra đ́nh đám, và bà chủ đài nhận lấy hết những tiếng khen như là công lao to lớn của ḿnh, nhưng chớ hề vinh danh hay san sẻ, nhường lại công lao của hàng chục hội đoàn, tổ chức và cá nhân khác đă cùng góp sức vào công việc này.

Thói quen “thích nổ” cũng thường thấy xuất hiện ở các chính trị gia, thậm chí có người c̣n coi đó như là một truyền thống trong chính trị (political tradition). Tại tiểu bang Texas trước đây có một nghị sĩ liên bang rất nổi tiếng về thành tích “chôm chĩa credit” này, đó là ông Phil Gramm. Ông này xuất thân là một người theo đảng Dân Chủ, đến giữa thập niên 80 th́ trở cờ để quay sang đầu quân cho đảng Cộng Hoà. Ông có tật xấu là mỗi khi có lễ lạc khánh thành những công tŕnh hay dự án nào đó trong tiểu bang th́ đều có mặt hàng đầu, và trong bài diễn văn đều lên tiếng ca ngợi và khoe khoang ngầm về thành tích của ḿnh như là đă có công đóng góp vào việc thông qua các đạo luật chuẩn chi cho ngân sách thành lập các văn pḥng hay cơ sở mới này. Từ đó làng báo Hoa Kỳ có thêm từ ngữ mới là “Gramstanding”, nhại theo chữ “grandstanding” để chế riễu thái độ “thích nổ” của ông Gramm cũng như nhiều chính trị gia khác.

Cũng một ông nghị sĩ liên bang khác thích “nổ sảng” và cũng bị “bể mánh” là ông Tom Harkin ở tiểu bang Iowa. Ông này phạm tội đến hai lần trong lúc đi vận động tranh cử. Lần đầu là vào năm 1984 khi tranh cử chức vụ nghị sĩ liên bang và lần thứ nh́ vào năm 1992 khi tranh cử tổng thống trong ṿng sơ bộ bên đảng Dân Chủ. V́ là một cựu quân nhân của Hải Quân Hoa Kỳ, nên ông Harkin thường khoe rằng ḿnh đă từng tham chiến tại Việt Nam trong nhiệm vụ một phi công lái chiến đấu cơ.

Tuy nhiên, tờ báo Wall Street Journal đă làm một cuộc điều tra để chứng minh rằng ông ta không hề được đưa qua Việt Nam, mà chỉ đóng quân ở nước Nhật; thỉnh thoảng ông chỉ được giao công tác lái một số các máy bay vừa được sửa chữa trên những chuyến bay thử mà thôi, khi bay vào hoặc bay ra khỏi Việt Nam. Tuy vậy ông vẫn được cử tri tại Iowa tiếp tục tín nhiệm bỏ phiếu để ông ngồi ở chiếc ghế nghị sĩ liên bang trong 30 năm dài.

Một chính trị gia nổi tiếng khác cũng bị “bể mánh” v́ cái tật thích “nổ sảng” là bà Hillary Clinton. Trong cuộc chạy đua bầu cử tổng thống vào năm 2008, để chứng tỏ kinh nghiệm trong lănh vực ngoại giao của ḿnh có chiều dài nhiều hơn so với đối thủ “tay mơ” là Barack Obama, bà Clinton nói rằng bà đă từng nhiều lần nếm mùi chiến tranh. Điển h́nh là chuyện khi bà và cô con gái Chelsea đến nước Bosnia vào năm 1996, khi máy bay vừa đáp xuống th́ đă có tiếng súng nổ khiến bà và cô con gái phải nhanh chân chạy vội vào đoàn xe đang chờ sẵn tại buổi lễ tiếp tân.

Tuy nhiên, sau đó dường như những người bên phía ông Obama đă cho lục lại hồ sơ cũ để đưa ra h́nh ảnh đoạn phim cho thấy cảnh bà Clinton đi ung dung ngang hàng rào danh dự đón tiếp bà tại phi trường. Khi bị đối chất sau đó trước những h́nh ảnh trái ngược lại với lời kể, bà Clinton cũng đành phải thú nhận: “Ừ, th́ tôi đă lầm lỗi. Coi như các anh đă “trúng mánh” rồi (tức là tha hồ chế riễu tôi). Điều này cho thấy là tôi cũng chỉ là người thôi (tức là cũng có nhiều khuyết điểm như bao nhiêu người khác).”

Điều đáng nói là sau đó ông Obama vẫn tiếp tục tín nhiệm bà Clinton để giao chức vụ Ngoại Trưởng trong suốt 4 năm của nhiệm kỳ đầu, và uy tín của bà vẫn tiếp tục lên cao, được đánh giá như là ngôi sao sáng chói nhất của đảng Dân Chủ hiện nay và có nhiều triển vọng để thắng lớn trong cuộc bầu cử vào năm 2016. Chi tiết này cho thấy là dường như các chính trị gia, như ông Harkin và bà Clinton, không hề bị “sứt mẻ” ǵ cả sau khi bị báo giới khui ra những chuyện họ khoác lác theo kiểu “nổ sảng”.

Nhiều người chớ lầm tưởng rằng chỉ có các chính trị gia thuộc đảng Dân Chủ là dễ rơi vào t́nh trạng khoác lác này. Phía đảng Cộng Hoà cũng có những nhân vật bảo thủ nổi tiếng mắc những tật xấu khó thương này. Điển h́nh là hai khuôn mặt lănh tụ hàng đầu, từng được nhiều người ngưỡng mộ và ca ngợi như là những lănh tụ can đảm, cương quyết và mạnh tay dứt khoát khi giải quyết vấn đề, nhưng lại bị công luận và giới truyền thông tại hải ngoại chê bai là thứ “vơ biền”, chỉ giỏi khoe khoang “vai u thịt bắp” chứ không chứng tỏ được sự thông minh sáng suốt.

Đó là hai cựu tổng thống George W. Bush (Bush Con) và Ronald Reagan. Ông Bush, tuy đă bị đánh giá là một trong những vị tổng thống Mỹ bết bát nhất, có lúc cũng đă từng được ca ngợi như là một lănh tụ cương quyết để đối phó với các nhóm khủng bố Hồi-giáo quá khích. C̣n ông Reagan th́ thường được ca ngợi như là một “người hùng chống Cộng”, có công đánh sập bức tường Bá Linh và góp phần đánh tan chế độ Sô Viết và chủ nghĩa cộng sản tại Âu Châu.

Ông Bush Con, cũng giống như đa số giới trẻ thời đó, đều t́m cách trốn lính để khỏi bị đưa sang chiến trường Việt Nam, dưới hai h́nh thức: hoặc là trốn sang Canada, hoặc là đăng lính Vệ Binh Quốc Gia (National Guard), một loại giống như lính kiểng chỉ để thao dượt huấn luyện ở nội địa. Nhờ thế lực của gịng họ, ông ta được gia nhập vào Không quân của National Guard, nhưng sau đó đă bị treo gị vào tháng 8-1972 sau khi không chịu tŕnh diện để khám sức khoẻ.

Ấy vậy mà trong cuốn hồi kư tự thuật (được viết bởi tham vụ báo chí Karen Hughes, sau này là một phụ tá cao cấp ở Toà Bạch Ốc) vào năm 2000, ông Bush khoe rằng “sau khi hoàn tất huấn luyện lái chiến-đấu-cơ F-102, tôi tiếp tục lái máy bay cùng đơn vị trong nhiều năm sau đó”. Ông ta c̣n khoác lác rằng ḿnh đă cố gắng t́nh nguyện ghi tên để được đưa sang Việt Nam hầu thay thế nhiệm vụ cho các phi công chiến đấu khác. Nhưng mọi người đều biết rơ rằng chuyện gia nhập vào Vệ Binh Quốc Gia vào thời đó là để tránh việc bị đưa sang chiến trường ở Việt Nam, với cường độ khốc liệt gia tăng khiến hàng chục ngàn quân nhân phải thiệt mạng.

Nhưng lối “nổ” của ông Bush Con c̣n thua xa một vị tổng thống tiền nhiệm là ông Reagan. Vào năm 1983, trong lúc đón tiếp Thủ tướng Yitzhak Shamir của Do Thái tại Toà Bạch Ốc, ông Reagan đă cả gan dám khoe (trong gần 45 phút) rằng trong thời gian phục vụ trong ban phim ảnh ngành tâm lư chiến cho Lục Quân Hoa Kỳ, đơn vị của ông đă có dịp quay một đoạn phim ở trại tù Buchenwald chuyên giam giữ dân Do Thái (Holocaust) do phe Nazi của Đức cai quản. Sau khi lănh tụ Hitler bị hạ bệ và những người tù này được giải thoát, ông Reagan và đoàn làm phim đă được dịp chứng kiến để có thể thu h́nh.

Chưa hết, có lẽ sợ như vậy cũng chưa “đủ đô” cho lời khoác lác của ḿnh, qua ngày hôm sau, ông Reagan tiếp tục kể lại thành tích này với viên đại sứ Do Thái. Lư do là v́ ông Reagan muốn mượn dịp này để giải thích v́ sao ḿnh có lập trường ủng hộ mạnh mẽ với dân Do Thái. Sau này, ông Reagan tiếp tục kể lại những giai thoại này cho nhiều người khác, trong đó có nhà văn Simon Wiesenthal là một người nổi tiếng trong chiến dịch truy lùng các hung thần của Nazi.

Nhưng một nhà báo thân cận với ông Ron Paul, cựu ứng cử viên tổng thống và là cha của nghị sĩ liên bang Rand Paul hiện nay của Kentucky, là ông Murray Rothbard, đă cho biết nhiều chi tiết không đúng sự thật trong một bài viết có nhan đề là “Ronald Reagan: An Autopsy” (tạm dịch là Ronal Reagan: Một Cuộc Giảo Nghiệm) vào năm 1989: “Sự thật hoàn toàn trái ngược 180 độ. Ông Reagan không hề đặt chân lên Âu Châu, chưa bao giờ thấy mặt mũi một trại tù tập trung dân Do Thái; ông ta sống phè phỡn một cách an toàn tại khu Hollywood để đóng phim về tuyên truyền chiến tranh cho quân đội. . .”

Những vụ “bể mánh” rất đáng xấu hổ của hai vị cựu tổng thống Mỹ này tuy vậy vẫn không ngăn cản nhiều người tiếp tục suy tôn họ, kể cả nhiều người trong báo giới tiếng Việt, phần lớn là v́ không chịu t́m hiểu sự thật mà chỉ thích chạy theo thị hiếu đương thời. Cũng giống như hai chính trị gia Tom Harkin và Hillary Clinton của đảng Dân Chủ, hai vị lănh tụ của đảng Cộng Hoà này vẫn tiếp tục vươn lên trong sự nghiệp chính trị của ḿnh suốt hai nhiệm kỳ ngồi ở Toà Bạch Ốc.

Nhưng vận may lại không thể đến với ông Brian Williams, bởi lư do đơn giản ông không phải là một chính trị gia mà là một nhà báo, làm việc trong một ngành mà chuyện nói dối khó ḷng được chấp nhận hay tha thứ. Những tay nói láo nổi tiếng trong ngành báo chí đều là những người được biết đến như là những kẻ đă tiêu tan sự nghiệp chỉ v́ những bài báo dựng chuyện với những chi tiết kiểu “nổ sảng”.

Thí dụ điển h́nh là Jayson Blair của tờ nhật báo hàng đầu là New York Times, bị đuổi việc vào năm 2003 v́ tội “cuỗm nhẹ” nhiều đoạn văn của người khác cũng như thêm thắt nhiều chi tiết không có thật. Qua năm sau, một nhà báo khá nổi tiếng khác của tờ USA Today là Jack Kelley cũng bị “thân bại danh liệt” trong một vụ x́-căng-đan tương tự. Khi vụ anh Jayson Blair nổ ra, chủ bút của tờ USA Today nói rằng bất cứ ai hoài nghi về tính trung thực của các bài viết trên báo của ḿnh th́ cứ cho ông ta hay để điều tra, từ đó mới dẫn đến một vài chi tiết để rồi lớn dần một cuộc điều tra khiến cho cuối cùng Jack Kelley phải thú nhận lỗi lầm của ḿnh (cuỗm nhẹ bài của người khác và tưởng tượng nhiều chi tiết không có thực) và xin từ chức vào đầu năm 2004.

Trước đó, một nhà báo khác là cô Janet Cooke của tờ Washington Post, cũng bị cho nghỉ việc tức thời vào năm 1981 khi bị lộ chuyện “nổ bậy” trong các bài báo của ḿnh. Một bài phóng sự của cô về một em bé 8 tuổi tên Jimmy chẳng may bị nghiện bạch phiến gây xúc động cho nhiều người, và giành được giải Putlitzer vào năm đó, giải thưởng cao quí nhất trong ngành truyền thông. Đúng hai ngày sau được trao giải, chủ nhiệm của tờ Washington Post đă phải loan báo việc sai lầm này của cô và giải thưởng Putlitzer cũng bị rút lại.

 

KHI NHỮNG NHÀ BÁO GỐC VIỆT CŨNG “NỔ SẢNG”

 

Nếu chỉ nói đến điểm xấu của các nhà Mỹ mà không đả động ǵ đến những nhân vật tương tự trong cộng đồng người Việt th́ là một điều thiếu sót không thể bỏ qua. Tương tự như việc nhiều nhà báo thích b́nh luận về những đề tài thời sự sôi nổi tại Hoa Kỳ cũng như trên thế giới trên các báo hay đài phát thanh, truyền h́nh tiếng Việt, nhưng hầu hết đều tránh né đề cập đến những đề tài thời sự nóng bỏng ngay trong cộng đồng người Việt tại địa phương, nhất là những chuyện có tính cách đấu đá hay tranh chấp giữa những khuôn mặt tên tuổi trong cộng đồng. Lư do chính là v́ phần đông vẫn c̣n mang cố tật là tránh né các đề tài được coi là nhạy cảm, v́ sợ đụng chạm, v́ không muốn chuốc hoạ vào thân, v́ có thói quen “dĩ hoà vi quí” v.v. Điều trớ trêu và đáng buồn là lập luận này coi như đă đi ngược lại với chủ trương của những người đă chấp nhận nghiệp làm báo, là phải can đảm để tường thuật một cách thẳng thắn và đầy đủ tất cả những diễn biến thời sự để cho những độc giả hay khán thính giả của ḿnh được biết v́ họ không có khả năng, hoặc không có phương tiện để t́m hiểu.

Trong giới cầm bút tiếng Việt, có hai nhân vật cũng nổi tiếng với thói quen “thích nổ”. Người đầu là ông Bùi Bảo Trúc, c̣n có bút hiệu là Bảo Lâm, trước đây có làm cho 3 cơ quan ngôn luận của cô chủ Mai Khanh trong hệ thống Little Saigon Radio: đó là tờ báo Việt Tide, đài TV Hồn Việt và đài phát thanh Little Saigon Radio ở cả 3 vùng Nam và Bắc California và Houston, Texas. Trong chương tŕnh Ngày Này Năm Xưa, với sự phụ hoạ của một tay “nhà báo miệng” khác là Vũ Kiểm thường đóng vai tṛ tà lọt để tâng bốc, ông BBT thường mượn dịp để khoe khoang về kiến thức sâu rộng của ḿnh, nhưng cũng thường chỉ trích hoặc chê bai người khác. Kẻ viết bài này đă nhiều lần phải mất công sưu tầm những lời nói của họ để viết những bài báo phân tích kỹ lưỡng những sai lầm của họ để mọi người được hiểu rơ, bằng không th́ có khối người (thuộc loại sồn sồn) thường dễ có thiện cảm với ông BBT nên dễ lầm tin v́ thán phục, sẵn sàng chấp nhận những điều ông nói như là sự thật.

Một trong những bài viết đó có tựa đề là “Sự Xuống Dốc Của Một Đài Phát Thanh Lớn” vào tháng 3 năm 2010, được đăng lại trong cuốn sách Theo Gịng Thời Sự của tác giả Mai Loan (phát hành vào tháng 7/2014), đă ghi lại nhiều khiếm khuyết trong ban biên tập và các xướng ngôn viên của đài này, trong đó có việc ông BBT thường hợm hĩnh, mượn lấy một số các bản tin để b́nh luận, nhưng không ngờ rằng đó là những bản tin đă cũ, tức là đă mất thời gian tính, nhưng cả hai ông xướng ngôn viên đều lầm tưởng rằng đó là tin thời sự mới nhất nên cứ “b́nh loạn” ào ào. Mục đích của họ là để chê bai thậm tệ chính quyền Obama, v́ nghĩ rằng nhiều người Việt vốn ít có thiện cảm với dân da đen nên cũng không ưa ǵ vợ chồng Barack Obama, cho dù họ có là lănh tụ của cả nước Mỹ một cách đường hoàng và chính thống.

Nhân vật thứ hai đáng tởm hơn là nhà báo Tú Gàn, tức là cựu thẩm phán Nguyễn Cần, c̣n có thêm bút hiệu là Lữ Giang. Trước đây ông ta có thành tích là chuyên viết về các đề tài giật gân, với nhiều chi tiết nẩy lửa và một văn phong sống động hấp dẫn, khiến nhiều người mê đọc, góp phần thu hút số độc giả trung thành theo dơi thường xuyên trên báo Sàig̣n Nhỏ mỗi tuần. Có người đă b́nh phẩm rằng trước đây tờ SGN được nhiều người đón đọc là v́ muốn xem trong hai bài viết của Tú Gàn và Đào Nương có những đoạn nào dám chỉ trích thẳng thừng những sai lầm của các lănh tụ hoặc những thói hư tật xấu trong cộng đồng người Việt.

Nhưng từ ngày mạng thông tin Internet được phổ biến rộng răi th́ uy tín của ông Tú Gàn cũng tan thành mây khói. Lư do là v́ mọi người đă có thể dễ dàng kiểm chứng những chi tiết trong bài viết được đưa ra, và sau đó nhiều lời phản biện đă được tung lên ngay lập tức, khiến cho nhiều người vỡ mộng và hết c̣n tin tưởng vào phần lớn nội dung các bài viết của Tú Gàn. Bởi v́ với lối viết xen lẫn 3 phần thực, 7 phần hư cấu, tựa như lối viết truyện Tam Quốc Chí hay chuyện của Kim Dung, tác giả đă thành công trong việc thu hút sự chú ư của độc giả. Nhưng với h́nh thức của một bài nghị luận, th́ chỉ cần một chi tiết nhỏ sai lầm th́ có thể khiến cho toàn bài cũng có thể bị đánh giá là “vứt vào sọt rác” v́ tất cả những sự kiện và b́nh luận của bài viết đều phải cùng gắn bó chặt chẽ như là một chuỗi giây chuyền, chỉ cần một mắt xích bị đứt th́ coi như cả sợi giây xích cũng chẳng c̣n có giá trị khiển dụng.

Cách đây hơn 2 thập niên, các bài viết trong báo được in ra và gửi đến độc giả qua đường bưu điện. Nếu có phản biện một bài báo nào đó th́ người viết phải gửi trả lại toà soạn và ghi rơ những chi tiết sai lầm của tác giả. Dù cho toà soạn có thiện chí và cho đăng bài cải chính những sai lầm này th́ nhiều khi cũng mất vài tuần lễ sau đó th́ nó mới đến tay độc giả. Và do đó, ảnh hưởng của những lời cải chính này không c̣n tác động mạnh mẽ được nữa, v́ những sai lầm trong bài viết nguyên thuỷ phần lớn cũng c̣n đọng lại trong kư ức của đa số người đọc và lầm tưởng rằng đó là sự thật.

Nhưng từ khi mạng Internet trở thành phổ thông hơn, bất cứ một chi tiết sai lầm nào cũng dễ bị người khác phát giác và sửa sai một cách công khai và tức thời. Do đó, giá trị của bài viết và uy tín của tác giả viết sai lầm này cũng bị tụt giảm mạnh ngay lập tức. V́ thế nên khi bị phải đối chất với những sự thật trái ngược với những điều mà ông đă ghi trong các bài viết của ḿnh, tác giả Tú Gàn chỉ c̣n có phản ứng là “câm miệng hến”, tránh né việc trả lời hay biện hộ, dù là nguỵ biện, trong khi ông ta lại thích chụp mũ những người khác là dân “chọi đá xe lửa đường rầy”, không dám đối diện với sự thật. Có ít nhất là 3 người viết đă từng phản biện một cách chi tiết những điều ông Tú Gàn đă viết ra và tŕnh bày lên diễn đàn Internet: đó là Lê Xuân Nhuận, Hương Saigon và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn ở Houston, Texas. Nhưng trong cả 3 trường hợp này, Tú Gàn tuyệt nhiên không dám có một lời nào để phản biện lại, dù là gượng gạo hay miễn cưỡng, hoặc là chụp mũ tố ngược lại như ông vẫn thường làm với những ng̣i bút chỉ trích khác mà ông không ưa.

Tưởng cũng nên nhớ lại là trước đây ông Tú Gàn đă từng bị toà án ở Orange County phạt phải đích thân xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân một cách công khai v́ những điều hàm hồ sai trái trong bài viết của ông khi tự tiện cáo buộc những điều không đúng sự thật về ông Bân.

Cách đây khoảng 4 năm, sau khi những bài viết của Tú Gàn không c̣n được đăng trên SGN v́ có quá nhiều những chi tiết “tầm bậy” hoặc khoác lác của ông được ban chủ biên lưu ư, ông ta bèn gửi một email riêng cho bạn bè để cáo buộc rằng toà soạn SGN đă có cộng sản xâm nhập vào. (Đây có lẽ cũng chỉ là mặc cảm để biện minh khi bạn cũ hỏi thăm v́ sao lâu nay không thấy bài viết của Tú Gàn trên SGN nữa, và ông muốn “nổ bậy” rằng đó là lư do ông ta không c̣n muốn cộng tác nữa). Không ngờ bức email cá nhân này bị phát tán ra ngoài khiến nhiều người chưng hửng, và không ít phần tin tưởng v́ cho rằng ông ta từng là một cây bút trụ cột của tờ SGN trong một thời gian dài.

 Tuy nhiên khi sự việc đổ bể và mọi người bắt đầu t́m hiểu sự thực cho ra lẽ, th́ Tú Gàn đă vội vàng xin lỗi bà chủ báo Đào Nương, biện minh rằng đó là lời lẽ trao đổi riêng tư nhưng đă bị bạn bè của ông chơi xấu phát tán ra ngoài. Báo hại bà chủ báo bấy lâu nay đă nuôi dưỡng trả tiền nhuận bút hậu hĩ phải đành đoạn giao, và viết một bài dài đăng trên báo để xin lỗi với mọi người về những lầm lẫn trong quá khứ mà các bài viết của Tú Gàn có đăng trên SGN có thể đă gây thiệt hại hay đau buồn cho nhiều người.

Điều đáng xấu hổ, và cũng có phần khá hèn, là ông Tú Gàn không dám công khai nh́n nhận lầm lỗi của ḿnh là đă cáo buộc tầm bậy khi nói rằng báo SGN đă bị cộng sản gài vào hay mua chuộc, mà chỉ dám xin lỗi riêng với người bị ḿnh hăm hại.

Có lẽ ngựa quen đường cũ nên lần này ông ta cũng phạm vào sai lầm tương tự nhân chuyện tranh căi tại toà án giữa báo SGN và báo Người Việt. Tưởng rằng ḿnh vẫn c̣n là một nhân vật sáng giá và thông minh để có thể b́nh luận về nhiều đề tài thời sự, ông Tú Gàn lại dám cả gan dùng những lời lẽ của người khác (là nguyên đơn Phan Huy Đạt) cáo buộc bà Hoàng Dược Thảo (là bị đơn trong vụ kiện cáo) và cho đó chính là lời nói của bà HDT ngay tại toà. Sai lầm tai hại này cũng quá lộ liễu khiến cho người phụ trách chương tŕnh thời sự trên một đài TV tại vùng Little Saigon, California cũng phải lên tiếng đính chính và xin lỗi, trong khi ông Tú Gàn cũng lại im re và chỉ biết lên tiếng xin lỗi nạn nhân HDT trong chốn riêng tư mà thôi.

Xem ra việc làm của ông Tú Gàn không những là sai trái hoặc lầm lẫn như những nhà báo “nổ sảng” cỡ Brian Williams, mà nó c̣n có phần hèn hạ, đáng khinh, làm mất thanh danh của những người sinh hoạt trong giới truyền thông.

Việc ông ta, cũng như Bùi Bảo Trúc, trước đây lại là những người đă từng được giúp đỡ tận t́nh bởi người giờ đây là nạn nhân của họ, cũng khiến cho kẻ viết bài này ngậm ngùi cho nhân t́nh thế thái. Bắt chước theo ngôn ngữ của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ, kẻ này cũng cảm khái cách ǵ để nói rằng hai anh nhà báo này “Bựa” quá đi thôi, làm mất mặt nam nhi chi chí.

Giống như một đứa con hoang đàng làm chuyện nhục nhă gia phong khiến cho mọi người trong gịng họ cũng phải xấu hổ lây theo, mọi người đàn ông Việt Nam trên thế gian này khi biết rơ thành tích đốn mạt của hai anh nhà báo này chắc cũng phải xấu hổ khi thấy có những thằng đàn ông khốn nạn như vậy.

 

MAI LOAN

Houston, Texas ngày 27/02/2015

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám