Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phan Nhật Nam

 

Tù binh và ḥa b́nh

 

 

Đi Bắc về Nam

 

Suốt một tháng nay người cứ căng đầy như quả bóng đến độ chót thể tích, như kẻ nội lực quá thâm hậu mà không phương cách tống ra ngoài. Từ vị thế người lính tác chiến chuyên nghiệp sau chặng đời dài bỗng dưng được dự phần vào cuộc đấu lặng lẽ quanh chiếc bàn trải thảm xanh, ŕ rầm máy lạnh, tôi bị bao quanh bởi những sự kiện xảy ra ào ào chớp nhoáng. Sự kiện cũng xảy đến chậm răi, từ tốn, như những phiên họp sau bốn giờ có thể kết luận một câu: Phiên họp sẽ tái tiếp tục để chờ chỉ thị mới... Trận chiến diễn ra trong căn pḥng kín cửa, trải dài từ trại giam Phú Quốc qua Lộc Ninh, Minh Thạnh, Hoài Ân, Tam Quan kéo dài đến bờ bắc Thạch Hăn...

Phải viết. Tôi đắm đuối mê man theo nỗi ao ước được ngồi xuống trong lặng lẽ với cây viết để khởi đầu gịng chữ cuốn bút kư “Tù Binh và Ḥa B́nh”. Những chi tiết được xếp đặt dần dần thành hệ thống trên những chuyến bay UH1, lúc ngày mới bắt đầu hay trong lúc chiếc trực thăng bốc khỏi phi đạo Lộc Ninh khi trời vừa tắt nắng. Tiết mục, dàn bài, h́nh ảnh tài liệu chất cứng bận rộn hoài hoài trong trí năo, chỉ đợi chờ được cầm cây viết. Nhưng không thể được, tất cả đang diễn tiến, lư do kỹ thuật của công tác, đồng thời ư thức độc lập và sáng suốt cho người cầm bút không thể có được trong thế hỏa mù sôi động nầy. Tôi chờ đợi ngày thứ sáu mươi, chín mươi hay một ngày nào gần đây.

Nhưng hôm nay phải cầm đến cây viết. Chuyến đi Hà Nội như ánh sáng chói ḷa rọi thật rơ vào hệ thống ấn tượng dậy nên từ thơ ấu kéo dài theo đời người. Những ấn tượng về một quê hương xưa cũ, nơi lịch sử đă diễn thật dài theo thăng trầm của dân tộc. Hà Nội, đất thánh của tâm linh xao xuyến, gây nên gịng rung động lăng mạn tuyệt vời cho bao nhiêu người làm văn nghệ. Hà Nội, địa danh Việt Nam mà những người lớn và sống dưới vĩ tuyến 17 nghĩ đến như một chốn mơ hồ chỉ có trong trí tưởng.

Thế nhưng tôi đă đến được. Người của miền Nam Việt Nam, lớp tuổi trẻ khôn lớn từ miền Nam đă đến kinh đô cũ miền Bắc. Đến và trở về với tâm trạng năo nề băn khoăn thật kỳ lạ. Nỗi xao xuyến không tên, nỗi ray rứt trầm trầm cùng với sự choáng váng dật dờ. Phải ghi lại cảm xúc này... Tôi cầm viết. Viết để tặng quê hương bí nhiệm tan vỡ đó, viết cũng để riêng tặng miền Nam, vùng đất rực rỡ đă nuôi dưỡng tuổi trẻ chúng tôi mà chưa một lần được xưng tụng, miền Nam nơi ân nghĩa chưa được đền đáp và cũng không hề đ̣i hỏi lời tạ ơn. Tôi cảm thấy có một tội mơ hồ khi máy bay trong chiều tối bỏ mặt biển ép dần vào tay trái. Phía Tây, nơi mặt trời rực rỡ, dải đất đen vùng Long Khánh gập bùng ánh lửa rừng. Đất miền Nam.

Cũng cần nói thêm một điều: Bài viết chỉ là phản ứng cấp thời của tuổi trẻ miền Nam sau chuyến đi, lứa tuổi trẻ có rất nhiều tự do và trung trực, không phải là “công tác” của một thành viên thuộc ban Liên Hợp quân sự kiêm thêm nhiệm vụ “tuyên truyền”. Lời phân trần có vẻ khôi hài đối với dân miền Nam nhưng rất cần thiết đối với người miền Bắc.

Những người đă đọc và “triển khai khẩn trương” tối đa bài viết của Dương Phục và Phạm Huấn với nhiều phê phán khắc khe sai lạc, những người luôn chủ trương “công tác tốt...” cho toàn thể mọi hành vi, lời nói.

Liếc nh́n về phía đất liền, mơm Hải Vân ghi nét đậm trên đường chân trời xám đục. Với tốc độ của máy bay như thế nầy chỉ mười lăm phút nữa tôi vào không phận miền Bắc. Năm 1967, khi dẫn quân lên đến vùng phi quân sự, suốt một đêm dài tôi đă thao thức không ngủ, đợi ngày đến để được nh́n về phương Bắc... Và trong ánh nắng vàng của ngày xưa đó, tôi đă thấy cơn chấn động mănh liệt khi nh́n bờ cát cong cong chạy từ cửa Tùng lên măi vào xa xăm, vùng Vĩnh Linh, Đồng Hới. Xúc động của ngày xưa ấy được nâng niu ấp ủ măi qua một thời gian dài. Đó là t́nh cảm để kết hợp lại quê hương... Tôi đă viết rất thành thật như thế trong cuốn sách đầu tay. Thế nhưng, hôm nay, trên không phận miền Bắc, qua khung cửa tṛn từ phi cơ nh́n giăi cát trắng chạy dài từ Quảng Trị ra Quảng B́nh, ḷng b́nh thản thật kỳ lạ. Đă có thay đổi nào trong hồn chăng? Tôi lạ với chính ḿnh. Đang ở trên không phận miền Bắc của quê hương mà sao không có cơn xúc động trong ḷng, đang vượt cửa Tùng, đang bay trên Đồng Hới mà sao ḷng vẫn tịch nhiên lặng lẽ? Thật lạ, suốt đêm hôm qua đây người vẫn tưởng chừng như vỡ ra v́ xúc động được đi Bắc. Giờ này, đất Bắc đây, sao xúc động hôm qua đă biến mất... Tại sao? Suốt tuổi ấu thơ, ngay bây giờ và chắc cũng là măi măi cho đến ngày cuối đời, tôi chỉ có một mong ước lớn trong ḷng. Đi hết cùng xứ sở, đi tận thước đất chót của quê hương. Đất đai cảnh vật xứ người không gợi trong tôi hứng khởi, không gây niềm cảm khích. Tưởng tượng khi đứng dưới chân tháp Eiffel chắc tôi chỉ có cảm giác vui vui v́ trí ṭ ṃ được thoả, được biết một cảnh vật, một đồ vật nổi tiếng. Thế thôi, nhưng khi ở trên cao độ hai trăm thước nh́n xuống sông Cái Lớn chảy ra biển ở cửa Rạch Giá. Này đây, tôi không phải chỉ biết chỉ thấy mà tôi sống cùng... Tôi mê đắm, ngất ngất trong cảm xúc cao độ như chiêm nghiệm được vẻ đẹp tối thượng, chứng kiến được một nhiệm mầu... Trên sông Cái Lớn, tôi được sống lại cảnh tượng của tiền nhân khi tay dao, tay gậy, chống con đ̣ mong manh vượt qua sông Tiền, sông Hậu, đến đây nh́n U-Minh trầm trầm, nh́n đại dương mịt mùng và con sông mênh mông đầm đ́a sức sống đang lồng lộng chảy vào nội địa... Nơi đất và nước không ranh giới lớp lớp phù sa tràn ra biển, dải rừng đước bạt ngàn với vẻ hoang sơ tối cổ... Không phải chỉ thấy cửa Rạch Giá, mà tôi sống lại cùng toàn thể lịch sử với nỗi bồn chồn thao thức của tiền nhân trong đêm thức dậy bên bờ sông âm âm con nước dâng triều nở lách tách giữa hai hàng lau sậy. Trên cao độ hai trăm thước qua khung cửa kính trực thăng tôi không chỉ thấy biển trở màu thành vàng nghệ v́ phù sa nhưng c̣n nghe đuợc tiếng trống trận uy hùng của người xưa Nguyễn Huệ đuổi quân Xiêm qua ngọn sóng bạc đầu, ánh cờ đào phần phật lộng gió trên mặt nước lộng phù sa. Thế nên thật lạ với cảm giác b́nh yên khi qua sông Mă, khi qua Ninh B́nh, khi bay trên đất Bắc... Có ǵ đă thay đổi với hôm qua. Tại sao??

Máy bay lượn trên những đồng ruộng ngập nước, bờ đê, cây liễu và mây mù, cảnh vật đồng quê miền Bắc, mang vẻ lặng lờ kém sinh động khác ruộng đồng miền Nam, thiếu h́nh ảnh lũy tre, thực vật căn bản của dân tộc. B́nh thản vẫn bằng bặt trong ḷng. Lạ thật... Máy bay xuống dần.

Tôi x̣e tay hứng những hạt mưa nhỏ, mưa phùn mùa Xuân miền Bắc là đây, hạt mưa quá nhỏ phải một khoảng lâu mới đủ thấm ướt bàn tay. Một đám đông đứng đợi ở phi trường với áo mưa màu ô liu hoặc nâu lặng lẽ nh́n chúng tôi tiến đến. Tôi bước tiếp theo Trung Tá Tuấn Anh, viên sĩ quan Bắc Việt có nhiệm vụ hướng dẫn phái đoàn Liên Hợp. Thoáng lo âu nghĩ rằng nhỡ đám đông kia ào tới đánh hội đồng để trả đũa vụ lính Bắc Việt bị dân chúng đả thương ở Huế th́ sao? Yếu tố cụ thể cho ư nghĩ này là những viên sĩ quan Bắc Việt bị thương cùng đi chung chuyến bay vừa được đưa vào phi cảng. Kệ nó, bao nhiêu năm lính chết chưa ngán huống ǵ đám người kia, đă vào Lộc Ninh, Minh Thạnh cũng chỉ có mỗi ḿnh, hơn nữa người cộng sản đâu có nổi hứng bất tử, cái ǵ cũng có học tập, kiểm thảo, đả thông, đây lại là giai đoạn ḥa hợp, ḥa giải... Sức mấy nổi hứng đánh ẩu được...

Kiểm soát lại tất cả phản ứng và cảm xúc, thấy một điều. Tôi thản nhiên đến độ lạ lùng. V́ chỉ vài năm xa cách Huế, khi trở lại nh́n từ độ cao, đầm Cầu Hai bủa sóng, ḷng đă dậy nôn nao, huống hồ khi trong ánh nắng chiều bay dọc phá Tam Giang, trên làn hơi khói sóng, trên những con sông xanh thẩm lững lờ lá tre già vùng Dưỡng Nong, Niêm Pḥ. Ḷng lúc ấy là cơn phong ba yên lặng v́ nh́n thấy quê hương điêu linh lặng lẽ đến uy nghi. Cũng cảm giác náo động đó khi từ đồn điền Xa Cam nh́n vào An Lộc đang nằm trong hơi khói pháo binh. Thế tại sao Hà Nội đằng kia, Hà Nội ở đây, rơ rệt như mưa làm mát mặt, đọng trên mi, phủ trên áo, Hà Nội mùa xuân mưa bụi là đây sao ḷng cứ vẫn lặng lờ... Lạ lùng không giải thích. Không lạ lùng sao được, bởi tối hôm qua, ngay hôm kia những ngày được biết chuyến đi chắc chắn được thực hiện không thể bị phục kích tại phút chót như hai chuyến đi ngày 12, 18-2, tôi đă nôn nao quay quắt, đă đứng ngồi không yên, đă hụt hơi nín thở, khi nghĩ đến giờ qua, phút tới để được sát thêm, gần thêm Hà Nội, chốn mơ hồ chỉ có trong trí tưởng...

Chùa Trấn Quốc ở đây nhá... Trấn Quốc chùa xưa(?) đă dăi dầu. Chạnh ḷng cố quốc... đấy mà. Anh chàng Đằng Giao vừa vẽ bản đồ vừa ghi rơ từng vị trí đặc biệt của Hà Nội. Đây là phủ Toàn Quyền, đây chợ Hôm... Chỗ ngả tư nầy là khách sạn Hoà B́nh mà thằng Phục nói, đằng sau kia có vườn hoa con Cóc... Nhớ nhé, nhớ liếc cái số nhà 102 hộ tao, nhà nầy tôi ở cho đến ngày di cư, tôi c̣n bà d́ ở đó, ông liếc vào xem coi có người nào không, chắc chắn ǵ ông cũng được đi qua đường đó, bà d́ tôi và mẹ tôi giống nhau như hệt, nếu thấy được, ông biết ngay là d́ tôi liền!!! Tôi lẩm bẩm từng đống địa chỉ, 102, 115, ở phố X.35, 19 ở phố Y, gần chục địa chỉ với những cảm xúc nồng nhiệt đă được trao cho tôi bằng lời dặn ḍ như kèm theo tiếng khóc bị nén.

Tôi đă sống hai ngày trong lửa cháy trước khi bước chân đến Hà Nội. Thế nhưng sao hôm nay, ngày biến cố, ngày mong đợi, ngày được sờ trên tay hơi ẩm ướt của cái mát phơn phớt giọt mưa bụi đầu xuân Hà Nội, kinh đô văn hoá dân tộc, trung tâm điểm của lối sống phong cách hào hoa không làm tôi xúc động. Nỗi nôn nao của ngày hôm qua, đêm vừa rồi đă biến mất, biến hẳn, nhường lại cho tâm tư lặng lẽ cứng cỏi. Ngồi xuống chiếc ghế, nâng ly bia không đá, nhớ lại tất cả những lời của Phạm Huấn và Dương Phục, tôi sửa soạn lâm chiến với bước đầu chiến dịch nụ cườis. Những suy tính phảng phất nét tàn nhẫn hiện rơ trong ḷng. Tôi chợt hiểu... Thái độ lặng lẽ b́nh thản có suy tính nầy chỉ là một cách thủ thế, phương pháp tự bảo vệ. Hơn tháng qua tôi đă qua bao nhiêu lần bị tấn công, tấn công có kèm nụ cười, tấn công chớp nhoáng sau cái bắt tay nồng nhiệt, tấn công bất th́nh ĺnh trong những câu chuyện trên trời dưới biển đột nhiên tát vào mặt như bị ném một nắm kim tẩm thuốc độc.

Anh người ở đâu? Bố mẹ c̣n không? Một anh chàng dáng dấp nhă nhặn thân mật hỏi tôi

Vâng tôi người Quảng B́nh!!

Ấy, quê hương anh anh hùng lắm đấy nhé, có ông Vơ Nguyên Giáp nầy... nhưng nát bét cả rồi, bảy tấn B52 đấy. Nát bét...

Chưởng đầu tiên tôi hứng phải được đánh ra một cách lẹ làng như thế. May quá, nói láo là “nghề của chàng” nên tôi phản ứng kịp:

Thật ra tôi người Huế, ở Băi Dâu nơi mà các anh chôn người hôm Tết Mậu Thân!!! Lần nầy cũng tương tự như khi vừa cầm ly bia ở bờ bắc sông Thạch Hăn, khi vừa mới hớp ngụm cà phê ở Minh Thạnh, Chơn Thành... Một tháng qua bao nhiêu giờ trong pḥng họp, trên máy bay, nơi địa điểm trao trả đă dạy cho tôi một điều: Không thể hớ một chữ, thua một câu, nhường một việc với người cộng sản... V́ tất cả đều có mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau vào trong một hệ thống.

Toán phục dịch tiếp đón, toán phóng viên nhiếp ảnh đă được phân công, phối hợp và bố trí các câu hỏi, phương thức chụp h́nh đến độ hoàn hảo, mỗi người có mỗi công việc, có mỗi mục tiêu, một số câu hỏi, một số câu trả lời đă được học thuộc ḷng. Tôi không nói quá lời, v́ như khi ở Thạch Hăn, Quảng Trị vừa cười cười nói nói với nhau, sau hớp bia thứ nhất, viên thiếu tá chính trị, viên trung đoàn 102 đă “công tác” ngay. Hôm nay chúng ta được ngồi uống bia Trúc Bạch với nhau là do Hiệp Định Ba Lê trong tinh thần hoà giải dân tộc và v́ thế chúng ta là người Việt Nam được quyền đi bất cứ chỗ nào!! Ư anh chàng này muốn nói đến điều 1 Hiệp Định (theo quan điểm cộng sản) là nước Việt Nam thống nhất, bất khả phân, nghĩa là Bắc Việt có quyền điều động quân, vật dụng chiến tranh vào giúp nhân dân miền Nam, mà nhân dân miền Nam có đại diện chính thức, duy nhất là Mặt Trận Giải Phóng!! Ở Thạch Hăn đă “khẩn trương công tác” như thế huống ǵ ở đây, Hà Nội cái “ổ” của thủ đoạn, nơi không có t́nh thương, chỉ có “công tác”. Ḷng b́nh thản chỉ là một cách giữ thân.

Xin lỗi đất Bắc, xin lỗi Hà Nội, tôi đă đến cùng với tâm tư quá tỉnh táo pha chút khắc nghiệt, nhưng biết làm sao khi “đề cao cảnh giác” quả t́nh phải là một tính chất cốt yếu khi đến cùng người cộng sản.

Mưa bụi bám vào lớp áo nhung của người đàn bà làm mướt lớp tuyết bên ngoài, trông đẹp vô tả. Ông Hoàng Hải Thủy đă “tán” mưa Hà Nội như thế. Sáng hôm nay ở phi trường Gia Lâm không có đàn bà, thiếu nữ mặc áo nhung, chỉ có những người con gái mặc áo cộc, quần đen, mang dép nhựa hướng dẫn đám phóng viên Đông Âu chạy hối hả trên phi đạo.

Xe qua cầu Long Biên, chiếc cầu bằng sắt, lót gỗ, đường rầy xe hỏa ở giữa, hai bên lối đi bộ nhỏ khoảng một thước rộng. Khung cầu màu đen nặng nề han rỉ, được gắn đầy cờ đỏ của ngày khánh thành sau khi vừa sửa chữa hoàn tất. Cờ được gắn san sát suốt trên hai cây số chiều dài với khẩu hiệu có những ngữ từ ngúc ngắc nghe lạ lạ như đội làm cầu... công tác tốt Chiếc xe chạy ŕ ŕ phát ra chấn động làm lùng bùng lỗ tai. Tôi váng vất khó chịu, nh́n xuống ḷng sông cạn đáy mênh mông dằn vặt trong sương mù... Tôi đang đi qua cầu Long Biên, đang đi trên sông Hồng, địa danh muôn thuở huyền hoặc là đây nhưng sao ḷng vẫn nặng tŕ trợm, vắng mặt hẵn những cảm xúc ngây ngất như khi xuống đèo Cả, nh́n lên đỉnh Vọng Phu, tượng đá hiển hiện trên bầu trời làm rợn trên da những gai nhỏ. Con sông lịch sử ở dưới chân thấp thoáng mù sương lẫn khuất cuối chân trời qua cửa kính lấm chấm mưa đối với tôi như là cảnh chết của một gịng nước lặng lờ thụ động. Ấn tượng con sông hùng vĩ đỏ ngầu cuộn dưới chân đê từng đợt sóng bạc và gió thổi mạnh trên làn nước mông mênh gây nên bởi không khí tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng hoàn toàn khác xa với thực tế và cảm giác bây giờ. Gịng sông cạn đáy trơ lớp đất xám đỏ, mặt nước yên lặng không khác Trà Khúc của miền Nam, nhưng kém hẳn cường lực của gịng Cửu Long khi chạy qua Rạch Miểu, Mỹ Thuận, bốc lên thứ khói sương mờ mờ rung rinh qua ánh nắng. Thật ra cũng không phải vậy, ấn tượng rực rỡ về sông Hồng bị công phá không v́ lưu lượng nước thấp, nhưng v́ khối không khí thụ động bao trùm gịng sông và vẻ nặng nề đe dọa của rừng cờ đỏ máu, hai đối tính gây nên đổ vỡ bất cân xứng. Nhiều cờ quá, nhiều khẩu hiệu quá nên thiên nhiên vốn thụ động càng bị xóa tan, lấn át. Con sông lịch sử uy nghi trong ấn tượng sáng nay bị lấp dưới rừng cờ cùng khẩu hiệu tăng năng xuất lao động.

Xe chạy chậm, quá chậm, tai bị ù hẳn, không khí trong ḷng xe khô rốc, người tài xế ấn c̣i liên tiếp. Trước đầu xe, hai ba người dân đang đẩy chiếc xe hai bánh lỏng chỏng vật dụng loay quay t́m lối tránh, bên cạnh chiếc xe nầy người lính chở đứa bé gái trên chiếc xe đạp đang lúng túng dừng lại v́ bị ép giữa hai khối lớn. Người lính dừng lại, bế đứa gái lên bờ lề của người đi bộ, xong hối hả nâng chiếc xe lên theo. Sau khi đứng yên được ở vị thế chắc chắn, người lính và đứa bé nh́n lên chiếc xe chở chúng tôi. Đó là một người đàn ông đă quá bốn mươi tuổi, khuôn mặt gầy, lưỡng quyền cùng đôi mắt nổi lên quá độ, khuôn mặt đặc biệt của dân quê miền Bắc với răng cửa hơi hô ra, má hóp, đôi mắt vơ vàng chịu đựng. Người đàn ông dù với bộ đồ ka-ki và cái nón cối có vẻ trái ngược với h́nh ảnh điển h́nh của ngựi chiến sĩ nhân dân, thành phần tiền phong xây dựng chủ nghĩa xă hội thể hiện qua dăy biểu ngữ mang danh từ sắt đá. Vẫn biết người cộng sản đă h́nh thành được một quân đội nhân dân trong tập hợp xă hội, người lính chỉ là một cán bộ như cán bộ nhà máy điện, cán bộ hợp tác xă rau, cán bộ làm cầu... Người lính chỉ được phân biệt qua đồng phục. Nhưng với ư niệm của một người miền Nam, tôi nghĩ, người lính miền Bắc dù đă đồng hóa vào cùng xă hội nhưng họ vẫn là biểu tượng cụ thể chính yếu cho chế độ, rơ ràng hơn là chế độ đang nuôi dưỡng và dành các quyền ưu đăi vật chất to lớn cho họ, thành phần trực tiếp gánh vác chiến tranh, họ phải là biểu tượng lớn cho ngưỡng mộ của toàn dân. Nên ở đây, những tiếng c̣i thúc dục của người tài xế, đôi mắt vơ vàng chịu đựng trên khuôn mặt lo âu thống khổ của người lính giữa một vùng sương mù bốc lên từ khói sông lẫn cùng làn mưa bụi gây trong tôi một xúc cảm ngậm ngùi... Nhớ đến những người lính địa phương quân ở Long An buổi chiều sau cuộc hành quân tuần tiểu, ngồi câu cá ở chân cầu với vẻ b́nh yên khoáng đạt; h́nh ảnh người lính nhân dân của miền Nam tuy chưa được h́nh tượng hóa, nhưng người lính địa phương quân đó đă thành h́nh và vững mạnh dần cùng với miền Nam bằng tất cả sung măn tinh thần và vật chất.

Tôi đi qua sông Hồng trong bầu trời mưa giăng bụi nhưng ḷng trống vắng cảm xúc ngây ngất, chỉ thấy tràn đầy phẫn nộ im lặng. Đứa bé con người lính đội một chiếc nón cối bằng lá gồi, loại nón của những năm 1950, trong vùng Nam, Ngăi, B́nh, Phú... Hôm nay ngày đầu xuân, trời c̣n lạnh nhưng người dân không ai mặc áo ấm, dù là đứa trẻ. Tưởng tượng cảnh đoàn người lầm lũi đi trên chiếc cầu nầy trong mùa đông khi mưa lớn nước dâng cao và gió băo... Với cảm giác bị canh chừng từ khi xuống phi trường lại vây cứng thêm không khí u uất trên cầu Long Biên gây nên bởi rừng cờ rực đỏ, tôi đi vào Hà Nội, trái tim văn hóa Việt Nam, quê hương lăng mạng và mơ mộng với cảm xúc mới thành h́nh. Sự năo nề tăng dần cường độ. Năo nề, tôi tựa vào tỉnh từ nầy để gọi tên trạng thái tinh thần, mà ảnh hưởng c̣n đến hôm nay khi cầm cây bút, năm ngày sau khi rời Hà Nội, lúc liếc nh́n lại tấm ảnh, lúc bưng bát cơm. Tâm tư không yên ổn của buổi sáng mai kia c̣n nguyên hiển hiện.

Năo nề, không thể c̣n một tỉnh từ nào gọi nên đủ cường độ và tính chất hơn thế nữa. Xe đi hết cầu Long Biên đổ xuống một con dốc, leo lên một con dốc khác, ga hàng Đậu hay hàng Cỏ, tôi cũng chẳng cần để ư. Tờ bản đồ của Đằng Giao trong túi, chỉ cần kéo ra là đủ theo dơi, nhưng tôi mệt, mệt thật sự. Những rộn ră nao nức tối hôm qua, ngày hôm kia, tháng trước mất hẳn, nhường chỗ cho cảm giác mệt. Mệt và muốn trở về Nam. Phải, tôi muốn trở về Nam ngay ở nơi ngă ba có mũi tên chỉ hai hướng Hà Nội - Hà Bắc (chắc là Hà Đông, Bắc Ninh) cách trung tâm Hà Nội bốn cây số. Cách trung tâm Hà Nội bốn cây số, người đàn bà trong lúc mưa nặng hạt chỉ phong phanh một mảnh vải nhựa che thân, chân trần dẫn xe đạp đi lên con đường dốc ngược. Trên nóc nhà ga treo một khẩu hiệu lớn “Đời đời nhớ ơn Hồ Chủ Tịch”... Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch; Kissinger cùng Lê Đức Thọ có đi ngang qua chốn này trong cuộc viếng thăm tháng trước chăng? Ông Hồ Chí Minh đă được nhớ ơn v́ người Mỹ chỉ “giới hạn” đánh bom từ Gia Lâm đến Long Biên, được nhớ ơn v́ người đàn bà miền Bắc được đi xe đạp “trang bị” thêm mảnh ni-lông che mưa gió sau hai mươi năm chiến thắng Điện Biên xây dựng Xă hội chủ nghĩa. Người đàn bà trên đường vào Hà Nội, cách thủ đô bốn cây số đường trải nhựa từ thời thuộc địa. Chiếc xe Prefect hướng dẫn đoàn xe chúng tôi bị hỏng, sẵn dịp tôi chụp bức h́nh “quán nước” Hà Nội gồm một chiếc bàn gỗ tạp, cao khoảng ba tấc chung quanh có những chiếc đ̣n nhỏ sát mặt đất, trên bàn vài gói giấy trắng chắc hẳn là thuốc lào hay thuốc lá lẻ, ấm nước lớn để giữa bàn. Bên cạnh “quán nước” là tiệm hớt tóc, dưới mái hiên dột nát một thiếu nữ đang hớt tóc cho em nhỏ. Tôi tưởng chừng như cảnh không thật, bây giờ là năm 1973, năm người Mỹ chấm dứt chương tŕnh Apollo, các bà Gandhi, Golda Meir cầm quyền quốc gia không thua kém một đồng nghiệp phái nam trên toàn thế giới, rơ rệt hơn “ngoại trưởng” Nguyễn Thị B́nh ở Paris mỗi ngày mỗi gây chú ư bởi tác phong cách mạng vô sản rất “văn minh” không loạt choạc với trào lưu của kinh đô ánh sáng. Nhưng ở tại cây số bốn trên đường đến Hà Nội, người thiếu nữ của miền Bắc, biểu tượng của ba đảm đang, ba sẵn sàng, có dáng dấp, y phục của những nữ cán bộ vùng B́nh Định, Quảng Ngăi ở giai đoạn trước 1954... Dáng dấp thanh lịch đài các của thiếu nữ Hà Nội bị mất hẳn, bị xóa sạch để cầm chiếc tông-đơ đè xuống đầu em nhỏ ngồi trên chiếc ghế gỗ cũ, cũ bằng hoặc hơn thời gian chủ nghĩa xă hội thành h́nh ở miền Bắc. Phải chăng đây là đường hướng tiến bộ từ tâm thức Hồ Chủ Tịch và ông đă được nhớ ơn bởi thành quả đó?

Xe tiếp tục chạy qua cửa Bắc nơi Hoàng Diệu tự vận để giữ tṛn tiết tháo, một tấm bảng đặt dưới chân cổng thành ghi hàng chữ “ Nơi đây dấu vết quả đạn đại bác của quân Pháp ”... Tôi đọc không kịp nên cũng không biết có đúng nội dung trên không, nhưng đại ư là như vậy. Hàng chữ nhắc người Việt Nam luôn nhớ đến mối thù với người Pháp để luôn giữ độc lập tinh thần. Hội nghị Ba Lê mà người cộng sản coi là một thắng lợi lịch sử đang tiếp tục những phiên họp ủy ban bàn việc viện trợ cho miền Bắc và âm hưởng Trung Hoa h́nh như bao trùm lên tất cả tiết tấu những bài hát tôi đă nghe ở bờ Thạch Hăn tuần rồi chập chờn vang dội đâu đây. Đă tan vỡ rồi Hà Nội... Tôi nghe như tiếng nói chính ḿnh v́ viên sĩ quan đi cùng, Đại Úy Tuyển cứ lẩm bẩm: Chẳng có ǵ thay đổi... Y hệt như hôm qua, tất cả như tranh cũ, như ư niệm. Cũng những ngôi nhà khang trang của phố cửa Bắc, hàng cây xanh, lề đường im bóng mát và sương mờ giăng cuối phố trong tàng cây. Buổi sáng mùa xuân có đủ tất cả yên tĩnh thơ mộng và Hà Nội không mất một gốc cây, không vỡ một viên gạch lề đường; nơi mà Thanh Tâm Tuyền đă di chân qua trước giờ rời Hà Nội hai mươi năm trước chắc giờ nầy vẫn c̣n nguyên, nhưng sao thành phố lại gây thê thảm năo nề đến thế này. Thành phố đông người sao thấy quá vắng, phải chăng v́ người mặt đồng phục nhiều quá, màu xanh ô-liu lấn át hẳn màu trắng xám và xanh nhạt. Màu ô-liu, màu của lính, của tập thể, màu của biểu t́nh, hội họp, màu của đồng nhất im lặng và kỹ luật lạnh lẽo. Tan vỡ rồi, Hà Nội... Trên lề đường không vang dội tiếng guốc v́ đế dép plastic lướt đi vội vă, xe điện qua không nghe hồi c̣i leng keng rộn ră như trong văn chương của Hoàng Hải Thủy, Nguyễn Đ́nh Toàn... Phải chăng xe chạy đúng giờ, người dân quá kỹ luật nên tiếng xe reo vui, đặc thù của Hà Hội không c̣n cần thiết? Hay chuông reo cũng giảm mất một phần năng xuất điện? Tôi đi giữa ḷng Hà Nội mưa bay không thấy phố phường, không thấy người, chỉ thấy thê thiết năo nề dồn lên hơi thở. Trần Dần năm xưa thất vọng v́ màu cờ đỏ quá mạnh lấn át hẳn cảnh sắc Hà Nội, tôi hôm nay đi trong ḷng Hà Nội với đe dọa trùng điệp, cảnh giác thường xuyên và trong không khí đồng nhất quái dị... Hà Nội thiêng liêng bí nhiệm vẫn c̣n nguyên hè xưa phố cũ nhưng đă tan vỡ đến đáy sững sờ... Phải chăng đây là Hà Nội? Câu hỏi vang vọng tột độ đớn đau...

Hỏa ḷ, ṭa nhà xám xây bằng đá, pḥng họp nước trà đặc và thuốc lá khô... Giọng viên đại úy chỉ huy trưởng trại vang vang hách dịch, giọng Quảng Nam chắc nịch gằn từng tiếng một. Viên thiếu úy thông dịch cao lớn, đôi mắt dữ dội cay nghiệt, không khí trại giam đầy đủ và toàn hảo. Lại thêm màn bỏ quên ch́a khoá để rút ngắn thời gian tiếp xúc tù binh. Tất cả màn kịch quen thuộc có đủ hết những gút thắt và mở. Tôi đi qua sân bóng chuyền, chiếc lưới quá mới, phải chăng v́ mới giăng nên chưa kịp ẩm ướt mặc dù mưa bụi suốt ngày. Những cửa sổ trên cao thấp thoáng tù binh Mỹ, những khuôn mặt gầy, ánh mắt xao xuyến. Rất thành thực, tôi đưa tay ngoắc và nói lớn với cảm xúc được nén xuống “Cảm ơn, và chào các anh”... Có những ánh mắt rưng rưng nh́n lại. Tù binh, sinh vật tội nghiệp nhất của chiến tranh, món quà thê thảm của hoà b́nh. Hello Friends!! Tôi chào họ lần nữa. Máy ảnh hết phim, chẳng cần thay. Trung tâm Hỏa Ḷ, một đề tài hấp dẫn để làm phóng sự. Tôi không phải một phóng viên đúng nghĩa. Buồn thật.

Đă qua một đoạn viết về Hà Nội, trong ḷng có hai phản ứng trái ngược. Tôi có nh́n Hà Nội với nhăn quan độc lập, trung trực hay chỉ v́ thiên kiến do ư thức “quốc gia” cụ thể qua tấm áo lính nên đă “bóp méo” Hà Nội để gây nên tác dụng “tuyên truyền”? Thật sự đến lúc nầy, ngày thứ năm của giờ rời Hà Nội, cảm giác năo nề, lăng đăng vẫn c̣n đầy ứ... Tôi vẫn bị lao đao với câu hỏi sững sờ: Hà Nội là thế sao? Vùng đất thánh văn hoá, nơi chỉ cách Sài G̣n ba giờ bay có thể nằm ngoài hẳn mọi ư niệm, lạ lùng đến thế được sao? Cố gắng phân tích, cố gắng b́nh thản viết lại sau đây những h́nh ảnh để cụ thể hóa cơn náo loạn tinh thần đó, tôi muốn được viết trung thực về vỡ nát ấn tượng Hà Nội... Bữa ăn ở khách sạn Hoà B́nh tức là khách sạn Splendide cũ, nơi có cái cửa kính xoay, biểu tượng văn minh xa xưa cũ của Hà Nội. Hai mươi năm đi qua chiếc cửa vẫn c̣n đó, lớp kiếng mờ, thớ gỗ lạnh, Hà Nội không một vết nhỏ thay đổi những nơi tôi đi qua. Khách sạn kiến trúc theo lối Pháp, tường dày, nhiều cửa kính theo kiểu Majestic Sài G̣n nhưng bé hơn chỉ bằng khoảng một phần sáu, tường vàng lạnh trống trải h́nh như vừa quét lại, pḥng ăn nơi cửa ra vào được che bởi một tấm màn vải phin màu xanh nhạt, tấm màn cửa mới cứng đơ nếp hồ. Hai két bia Trúc Bạch để ở góc pḥng, thực đơn gồm những món ăn thông dụng của người Bắc, gị lụa, chả quế, thịt ḅ tái và cơm tám thơm. Thức ăn thường nhưng đậm đà và ngon, vị ngọt của miếng thịt ḅ, lát chả gây xúc cảm... Con gà ngoài Bắc ta... Hoài niệm 12 tháng của nhà văn Vũ Bằng bây giờ mới được hiểu hết cường độ xót xa. Thổ ngơi, t́nh tự gợi nên từ bờ tre, đáy giếng, tiếng gà eo óc dưới những cây soan gầy guộc mờ nhạt trong mù sương của miền Bắc h́nh như vẫn được tồn tại qua miếng chả quế tuy không tinh xảo bằng lát chả Sài G̣n nhưng thoang thoảng hương thơm thuần nhất của thớ thịt, thảo mộc quư cách. Chủ nghĩa xă hội đă “vô tính hóa” người và cảnh Hà Nội, nhưng vẫn không có hiệu lực đối với cảm tính muôn đời của dân tộc. Bàn tay nào đă răi những hạt cơm thừa nuôi loài gia súc, giả mạnh cái chầy để tạo nên thức ăn ư hẳn vẫn c̣n nguyên tính chất tư hữu tài hoa của chốn quê hương tan vỡ này. Ư nghĩ lăng đăng, bức tường nhà ăn lạnh cóng, những người phục dịch lúng túng vội vă, nâng niu từng dĩa thức ăn gây nên cảm xúc lạ. Tôi đă ăn những thức ăn quư giá, kết quả sau bao nỗ lực cần mẫn của người dân miền Bắc. Miếng ăn ngon như nghẹn ở cổ khó khăn vô cùng để gắp thêm một lần thứ hai.

Bữa ăn xong, tôi mời người thiếu nữ tiếp đăi chụp chung tấm h́nh. Hai anh sĩ quan Bắc Việt không bỏ cơ hội đứng vào luôn. Có đám đông đứng ở bên đường nh́n vào. Không lẽ chính trị viên Bắc Biệt lại bỏ mất cơ hội “tiếp thu tinh thần ḥa giải” cụ thể như thế nầy sao? Lúc nào cũng “công tác tốt” được. Sống thật phiền!!

Lại lên xe, di chuyển từ khách sạn ra phố chính (Tràng Tiền, phố Huế, Hàng Ngang, hàng Gai, hàng Đào) xe chạy thật nhanh giữa thành phố đông người với tiếng c̣i dồn dập, thúc bách... Máy h́nh chụp liên tiếp, xe điện, ngă tư đường xuôi xuống nhà Hát lớn, nhà Bách Hóa, rạp chớp bóng, tiệm may. Mặc cho xe chạy đảo điên xô đẩy, tôi mê man theo từng mỗi thước đất đi qua. Đang ở giữa trái tim Hà Nội... Những bức h́nh lịch sử, sự thật sẽ được lưu giữ trong giây phút nầy. Anh tài xế cố gắng chạy nhanh để ngăn cản cũng vô hiệu đối với tôi, máy Topcon với ống viễn kính sẽ không phản bội sự thật, xe đi hết đường Trường Thi ép về tay phải, thảm nước xanh lặng lẽ trong trời mù. Hồ Gươm. Rung động dọc sống lưng, những gai nhỏ li ti châm chích trên da thịt. Tôi thấy được những rêu phong trên tháp Rùa, băi cỏ non, làn nước xanh mờ mờ khói nhạt... Đền Ngọc Sơn khuất sau tàng cây, hàng chữ nho sắc nét, cầu Thê Húc cong cong chập chờn, h́nh tượng sống động của lịch sử quê hương là đây. Hôm nay tôi hít được mùi nước gây mát của chiếc hồ muôn thuở, hôm nay tôi thấy được nét chữ in sâu đỏ chói năo nùng của câu đối trước đền Xă Tắc. Có một g̣ đất nhỏ ở cổng đền. Phải chăng là núi Nùng? Chắc không phải, núi Nùng cao hơn ở một nơi nào đó. Nhưng cảm giác phơi phới rạo rực sau khi bừng sáng bỗng tắt ngấm lạnh tanh... Tại sao? Tôi thấy lạnh kỳ dị lạ lùng, chóng mặt và ngỡ ngàng. Hồ vắng quá. Đền lạnh quá... Kỳ dị thật, từ cái nhà ba tầng to lớn kia (Ṭa Thị Chính cũ) nơi có treo những khẩu hiệu vĩ đại đến chỗ tôi đang đi qua đầy ứ người đi bộ, người lũ lượt hàng hàng lớp lớp, xuôi ngược chen chúc, nhưng sao không nghe tiếng động. Tiếng động thường hằng của thành phố mà chúng ta sống cùng nhưng không cảm thấy, chỉ khi nào mất đi như những hôm cấm đường, đ́nh công, băi thị, giới nghiêm mới nhận ra. Quái dị, ở đây ban ngày, người đầy ứ mà sao thành phố lặng lẽ một cách kỳ dị; sự lặng lẽ của đám đông trong buổi biểu t́nh sau khi dứt tiếng hoan hô đả đảo... Chung quanh Hồ Gươm có nỗi im lặng ghê rợn lạ lùng nầy. Người đông nhưng màu áo nhà binh tràn ngập nặng nề che khuất hết vẻ rộn ră. Đông nhưng không nghe tiếng ŕ rầm sống động của con người di chuyển và đang sống. Quanh Hồ Gươm có đám đông thiếu sức sống của người. Tôi run tay, khó thở, xe lại bít bùng váng vất, gió lùa từ cửa sổ vào thành một luồng gờn gợn, trong đầu lại vang vang câu thơ Trần Dần. Tôi bước đi không thấy phố thấy phường. Hôm nay quanh Hồ Gươm, câu thơ lại mang thêm cường độ công phạt tàn bạo. Tôi nghĩ đến lời thơ được sửa đổi: Tôi bước đi không thấy phố, thấy người... Phải, tôi không được thấy người giữa ḷng Hà Nội quanh Hồ Gươm...

Xin ngă mũ chào người cộng sản miền Bắc, các anh đă hơn Nga Sô đă hơn Trung Cộng, một thành phố có sức sống cổ kính dài lâu, mănh liệt như Hà Nội chỉ sau mười chín năm trở nên thành phố “vô tính”. Các anh đă thành công khi xóa sạch hết biên giới con người, không c̣n người già người trẻ, không phân biệt thiếu nữ hay thanh niên, không chia loại trí thức và lao động, không cách xa giữa thiếu nhi và người lớn. Tất cả đều được đoàn ngũ hoá, hệ thống hóa, tổng hợp và vô tính hóa... Con người muôn thuở của Hà Nội đă được “bạch hóa” đến cực độ chỉ sau mười chín năm tôi luyện... Ông Karl Marx, Lenin có bao giờ nghĩ đến một hiện thực cộng sản “đỏ” đến thế nầy ở một nước Á Châu không? Và kinh khiếp hơn, Hà Nội vẫn c̣n nguyên yếu tố thiên nhiên, kiến trúc; c̣n nguyên đủ hè đường lát gạch, hàng cột điện với ngọn đèn ngày trước, cây sấu xanh, lá bàng dầy, chuyến tàu điện xưa cũ đi về, mặt nước hồ lặng lẽ gợn rung rinh Tháp Rùa rêu phủ... Tất cả c̣n nguyên, đủ nhưng tại sao Hà Nội lạnh đến kinh khiếp ngỡ ngàng. Thành phố, không khí và con người đă được “bạch hóa” đến độ nầy sao? Câu hỏi biến thành niềm xao xuyến mông mênh kéo dài đến hôm nay. Ngày thứ năm của giờ rời Hà Nội.

Dự khán buổi trao trả tù binh Mỹ, hai anh Thái Lan ngơ ngác giữa một chốn hận thù hỗn độn... Nghĩ đến những nhân vật của Gheorghiu, thấy ánh mắt bừng sáng vui sướng và hy vọng, bước chân đi lại theo động tác cơ bản thao diễn lúng túng, bàn tay run run đặt cái chào đúng thế của những người tù vừa được trở lại vị thế người lính... Cảm xúc đầy ứ làm nóng mắt. Bỏ qua những dự tính chiến lược và chính trị, người lính trong chiến tranh, bất kể quốc tịch và cấp bậc vẫn là kẻ gánh hết thống khổ điêu linh. Người tù, kẻ ở đáy cuối cuộc đời gió băo. Đi theo một toán tù binh Mỹ đến sát đuôi chiếc C141, người nữ y tá hôn nồng nàn mỗi người trở về... Thấy thương người, thương đời, trạnh nhớ tù binh ta, tù binh cộng sản... Có những xa cách và khác biệt nào? Cảnh phất cờ khởi loạn ở bờ sông Thạch Hăn của tù binh cộng sản lại ám ảnh trong ḷng. Thù hận v́ ư thức hệ có thể là một tính chất căn bản được chăng?

Cũng chẳng muốn đấu trí, đấu khẩu, nhưng những phóng viên trẻ tuổi Đông Âu cứ bao quanh rốt cuộc phải đi đường nói láo.

- Tôi và người này (Tôi chỉ vào anh chàng có nhiệm vụ theo tôi, một phóng viên Bắc Việt) là bạn học cũ!!!

- Thật không?

- Thật...

- Đại úy cho biết ư kiến về B52?

- Anh bao nhiêu tuổi?

- Hai mươi lăm.

- Hai mươi lăm quá trẻ, anh phải đợi vài năm nữa mới hiểu được Việt Nam. Anh chưa có khả năng phân biệt tiếng nói của tôi (người Trung) và anh này (phóng viên cộng sản người Bắc) làm sao anh hiểu được diễn tiến chính trị Việt Nam. Không phải lỗi anh, chỉ v́ anh quá trẻ so với chiến tranh này. Chỉ nói thế cũng thấy mệt, thấy thừa. Đi ḷng ṿng ở sân bay chụp h́nh loạn xạ cốt đợi giờ về.

Buổi trao trả xong, anh phóng viên áo trắng, (cũng chẳng cần hỏi tên) người bám sát tôi từ sáng, kéo riêng ra một góc để ngồi nói chuyện tâm t́nh. Nghe có tiếng cười mĩa mai im lặng trong ḷng. Một tháng rồi, tôi đă qua bao nhiêu lần “nhất trí”, hoà giải... để kết thúc với “B-52”. Bây giờ th́ cũng thế thôi. Ngồi xuống cỏ, mời thuốc lá và lại bắt tay: Anh Nam bao nhiêu tuổi? Người vùng nào? Liếc nh́n sau lưng: Một ống Micro-phone đang ở vị thế thâu... Chán thật! Tôi nổi cáu:

Đây này, tôi cũng có một máy thâu tối tân hơn máy anh không cần micro, để trong túi bật cái nút là thâu rơ hết trơn... Tôi không phải là nhà báo nhưng cũng chẳng lạ ǵ nghề này, các anh cất máy đi... Tôi sẽ nói chuyện miền Nam trên tư cách là người trẻ, người lính miền Nam...

Bị bắt gặp tại trận, anh “bạn tâm t́nh” phải dấu cái micro. Không có sự thẹn thùng và liêm sĩ trí thức của một người bị bắt gặp làm việc lén lút. Nản đến tận cổ, ê chề đầy cứng người, nhưng cũng gắng “thuyết tŕnh” hết bài báo chí tự do miền Nam, dẫn chứng bằng tờ Sóng Thần ngày 3-3-1973 có h́nh ảnh người Huế biểu t́nh ở Băi Dâu và hồi kư của hồi chánh viên Nguyễn Anh Tuấn. Nói cũng “ngon” như b́nh thường nhưng biết rằng sẽ vô ích. Bức tường đá cố chấp không kẽ hở sẽ không để sự thật đi vào. Sau lưng lại thấy dí dí một cái micro khác... Đ.m... Muốn chưởi thề một tiếng thật lớn...

Ngồi đợi máy bay quay cánh quạt để dọt. Tôi nhớ Ngă Năm, Ngă Sáu Sài G̣n, đường Trương Minh Giảng, Lê Văn Duyệt giờ này đang tan sở... Mùi xăng, hơi nắng, hơi nhựa hừng hực, nhưng cảnh “địa ngục” dơ bẩn của Sài G̣n mới xa một ngày sao đă thấy vạn phần thương nhớ trong không khí tịch mịch u uất nơi sân bay Gia Lâm bắt đầu mù hơi lạnh khi trời về chiều... Miền Nam, ban đêm các quán cóc lù mù ánh đèn bán khô cá thiều, cá mực bỗng nhiên hóa thành từng chuổi kim cương kết tủa long lanh. Tôi nghe hơi gió Sài G̣n ban đêm, tôi thấy ánh nắng Sài G̣n ban ngày, tôi tưởng hít được mùi tanh tanh mốc mốc vùng bến Chương Dương, Vân Đồn. Cảnh dẫu nghèo, dơ cũng là cảnh người, cảnh có sức sống. Sài G̣n, hỗn độn, nóng bức, khô khan bắt đầu từ giờ đây là quê hương cuối cùng, quê hương để bó xương, chôn thịt... Chắc chắn phải là như thế. Bao năm sống ở miền Nam cứ nuôi một tâm lư “sống gởi, thác về” không thiết tha, không xưng tụng. Khổ nỗi, nếu xưng tụng th́ mang tiếng “văn nô”... Nhưng hôm nay tôi phải viết, phải bốc, phải hét to, Sài G̣n, Quê Hương Tự Do cho người, nơi đă từ lâu chỉ có nỗi phũ phàng. Xin lỗi miền Nam quí giá và bao dung, xin lỗi Sài G̣n nồng nhiệt. Tôi đă phụ người quá lâu.

Kéo một nụ cười nhạt thếch v́ máy bay đă quay cánh quạt mà Trung Tá Bùi Tín c̣n “công tác” với giọng thân mật...: Nam thấy mấy chiếc Mig kia không? Hạ mấy trăm thằng Mỹ rồi đó! May quá, cánh quạt quá ồn để không cho anh ta nói tiếp về B-52!

Bay cao, hăy bay cao hẳn lên, chẳng cần quay lại nh́n sông Hồng, sông Đuống... Bay thật cao và nhanh, qua đèo Ngang, qua Đồng Hới thật nhanh để đưa tôi về miền Nam... Phía tây ánh mặt trời đỏ ối từ từ ch́m dần vào bóng đêm, tầu ép tay trái vào đất liền, ánh lửa vùng Long Khánh chập chờn rực rỡ. Đất miền Nam. Nghe cơn sóng đầm ấm trong ḷng vang dội. Tôi về Nam - Miền Nam.

Đọc lại bài viết của năm trước để xét xem đă viết trong một “áp lực” nào không, nhưng cuối cùng vẫn phải nh́n nhận. Tôi đă viết thật đúng, thật trung trực, tôi không thổi phồng sự kiện, không “quốc gia hóa” cái nh́n, cũng không văn chương hoá, bi thảm hóa sự kiện, cảnh sắc và yếu tính của Hà Nội. Sau này, những chuyến đi khác chỉ c̣n là một công tác bắt buộc, thiếu hào hứng, đầy nhọc mệt và nhàm chán, tuy thế nhưng cũng có một vài đền bù như được đến Văn Miếu, Viện Bảo Tàng nơi tập trung khá đầy đủ các di tích văn hoá do viện Bác Cỗ trước kia sưu tập và các cuộc t́m kiếm sau này của chính quyền miền Bắc. Nhưng chỉ là những vui thích “kỹ thuật”, được thấy và biết thêm nhiều điều để mở rộng kiến thức. Xúc động từ chuyến đi đầu tiên hoàn toàn mất hẳn.

Đọc lại bài viết cũ nhân dịp xem một đoạn phim quay tại Hà Nội và miền Bắc hơn hai mươi năm trước. Cuốn phim tuy non yếu về kỹ thuật, hỏng hoàn toàn trên tất cả mọi khía cạnh nhưng quả t́nh đă giúp cho tôi soi sáng được một phần nào ấn tượng đẹp đẽ về Hà Nội. Dù ống kính đă thu h́nh Hà Nội với non yếu kỹ thuật và thiếu vắng nghệ thuật, nhưng đoạn phim Kiếp Hoa ấy đă ghi đủ những cảnh sắc và tinh thần Hà Nội... Đó là một nơi chốn tươi mát, hồn hậu và thân mật, những hè đường dầy trầm trầm tiếng guốc, bờ hồ thẩm tàng cây, mặt nước loang nắng, hắt hơi mát lạnh xanh xao lên lớp vỏ cây dịu dàng, và những “người Hà Nội” thanh nhă chậm răi đi lại trên lối nhỏ im bóng lá sinh động hiện thực phẩm tính lịch lăm nhẹ nhàng của thủ đô văn hóa, nơi văn minh Việt Nam đă khai phóng nên thành h́nh tượng. Tôi nh́n lên màn ảnh, bỏ qua h́nh ảnh của các tài tử vốn chỉ là đào kép cải lương Bắc Việt, bỏ đi gịng nhạc đệm nặng nhọc, ngớ ngẩn, để chỉ thấy lại một khối Hà Nội rực rỡ trong nắng, để thấy Hà Nội trầm mặc trong mưa, một di sản văn hoá cao quư mà tiền nhân đă gây dựng nên và trao gởi lại... Thấy trên màn ảnh, nhớ lại cảnh sắc của lần đầu tiên đến Hà Nội với cảm giác năo nề trên mỗi thước đường đi qua, chồng dần, chồng dần cứng đọng nỗi thất vọng khi nh́n khối dân chúng lặng lẽ dị thường của buổi chiều Chủ Nhật 4-3-1973... Kinh dị thật. Chủ nghĩa Cộng Sản đă đánh gục được tâm chất Việt Nam sâu thẳm ngay tại thủ đô văn hoá miền Bắc. Tôi bàng hoàng với sự thật tàn bạo ghê gớm âm thầm này. Cảm giác của một năm về trước...

Qua đoạn phim cũ, tôi được nhắc nhở thêm một điều. Chiến tranh đă quá lâu trên quê hương. Cảnh tượng của đoàn người tản cư chạy loạn trên đường đê, trên cánh đồng chiêm dù chỉ được đạo diễn dựng nên nghèo nàn, ấu trĩ, vụng về, nhưng bóng dáng những đứa bé Việt Nam ôm tay năi, đầu đội nón rách, chân trần đi trên con đường quê điêu tàn, gót chân trẻ thơ vội vă tội nghiệp bước lên lớp đất nức nẻ phủ bụi mờ đă như cơn tấn công phũ phàng nhất, đập mạnh vào cảm xúc, gây nên choáng váng. Hóa ra chiến tranh thật sự đă quá lâu, gần ba mươi năm máu lửa tràn ngập, tác động tiêu hủy lên bao nhiêu thế hệ. Đứa trẻ trong đoạn phim giờ này đă lớn, chắc rằng hiện đang lập lại cảnh đời cay nghiệt với lửa đạn có thật ở một nơi nào đó của quê hương. Cuốn phim quay khoảng 1952, 1953, các ngôi đ́nh tan tác trong phim chắc rằng vẫn giữ nguyên h́nh trạng tang thương vỡ nát đó ở hiện tại, và biết đâu lại không bị suy sụp, hư hao, hủy diệt nhiều hơn... Đau đớn thật, một quê hương đẹp đẽ, đôn hậu hiền hoà như quê hương ta trong ba mươi năm chưa được hưởng trọn một ngày thanh b́nh!! Chỉ có bóng dáng thường trực của bom đạn, chỉ có ám ảnh hằng hằng của sự chết, chỉ hằng chuẩn bị miên man để chạy loạn, tản cư... Cay đắng quá: Ḥa B́nh, tiếng gọi linh thiêng mầu nhiệm này sao vẫn c̣n vắng mặt. Ḥa B́nh, giấc mơ thiết tha mà toàn khối Việt Nam đang mong tới đă vắng mặt ba mươi năm. Ba mươi năm chiến tranh. Chiến tranh ba mươi năm... Những người Cộng Sản có nhớ điều đau đớn, tan vỡ này không?!!

Tháng 4-1974

 

Những người lỡ làng

 

 

Bây giờ, một giờ chiều của ngày 24-7-73, cuộc trao trả tù dân sự tại địa điểm Lộc Ninh đi vào bế tắc. Cộng sản tập trung một số đông dân chúng và cán bộ chung quanh lều trao trả tạo áp lực vào khối tù nhân đang và sắp được trao trả, số người này sẽ được dàn cảnh ào hẳn vào lều trao trả để tạo nên những cảnh hỗn loạn như đă xảy ra tại Quảng Trị, Quảng Ngăi. Tôi đă quá đủ với chiến thuật gây rối này, đồng thời chỉ thị cũng đă nhấn mạnh: Nếu cộng sản vi phạm thủ tục th́ phải hoăn trao trả. Cuộc trao trả tạm ngưng, tôi cùng Trung Úy Nội sắp sửa trận đánh tuyên bố đ́nh hoăn trao trả và quy trách nhiệm cho Việt Cộng v́ họ đă gây trở ngại cho công tác. Những lư lẽ này phải được thông báo chính thức cho Ủy Ban Quốc Tế, minh xác quan điểm của Việt Nam Cộng Ḥa. Hôm nay là ngày công tác chót của phái đoàn Gia Nă Đại và những người trong Ủy Ban Quốc Tế cũng đă thấy rơ được thực chất và khả năng của nhau sau sáu tháng hoạt động. Những điều khoản của Hiệp Định, Nghị Định Thư quả t́nh đă bị vô hiệu hóa trước t́nh thế và thực trạng của Việt Nam, chưa nói đến sự cứng rắn bất chấp vô liêm sĩ của hai phái đoàn Ba Lan, Hung Gia Lợi. Họ đă đánh mất tư cách “Quốc Tế” của Ủy Ban khi khai triển tối đa sự nhất trí đoàn kết giữa những người cộng sản. Sáu tháng qua hàng chục lần trao trả ở nhiều địa điểm, tôi đă quá năo nề với ủy ban “Quốc Tế” này, nhưng lời lẽ thông báo sắp nói vẫn giữ đúng cốt cách trang nghiêm của một “đại biểu”.

- Kính thưa quí vị, trước tiên là lời cám ơn nồng nhiệt của chúng tôi. Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, v́ quí vị đă đến đây giám sát và quan sát cuộc trao trả... Đồng thời tŕnh bày cùng quí vị lư do v́ sao chúng tôi phải tạm đ́nh hoăn cuộc trao trả...

Anh Trung Uư Nội vặn vẹo mấy chữ Ăng-Lê để phiên dịch. Tôi lim dim mắt v́ ánh nắng nhưng thật ra đang ḍ xét xem phản ứng của anh Thiếu Tá Vầy (Việt Cộng) để t́m hiểu ư định của hắn ta. Thoảng trong tiếng gió có tiếng hát cao vút vang vang, tiếng hát ḥa nhịp bởi âm thanh của một chiếc Tây Ban cầm... Quê hương, ḥa b́nh, cầu mong hết chiến tranh, những bài hát của Phạm Thế Mỹ, Trịnh Công Sơn được diễn tả bởi giọng hát tuy không điêu luyện sành sơi nhưng vang dội nhiệt t́nh trong sáng. Những người sinh viên “tranh đấu” được trao trả ngày hôm qua (23-7) nay đang tập họp trong một chiếc lều gần lều của chúng tôi để đợi được phát biểu nguyện vọng với Ủy Ban Quốc Tế, đồng thời yêu cầu tôi (chuyển qua lời của viên Thiếu Tá Việt Cộng) kư nhận và bảo đảm cho họ trở về Sài g̣n trong tư thế nguyên thủy. Chỉ là những sinh viên tranh đấu cho ḥa b́nh dân tộc.

Nhóm sinh viên gồm hai mươi người, có những người “nổi tiếng” như Vơ Như Lanh, Trịnh Đ́nh Ban, Cao Thị Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ, Nguyễn Thành Công. Tất cả can tội phá rối trị an v́ các vụ biểu t́nh xuống đường đ̣i hủy bỏ chế độ quân sự học đường, chống chiến tranh, chống Mỹ, chính quyền Tổng Thống Thiệu và đ̣i quyền sống.

Tôi tŕnh bày ư kiến cũng để trả lời cùng Vầy:

- Những người này được trao trả vào các đợt 7, 8 của ngày hôm qua 23-7 tại địa điểm này và hôm nay họ đưa yêu sách chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa phải nhận họ lại, trả tự do vô điều kiện và cam kết không bắt giữ lại. Với vị thế là một nhân viên Ban Liên Hợp Quân Sự phía Việt Nam Cộng Ḥa, tôi từ chối xác nhận cam kết này v́ tội trạng của những người trên đă cấu thành bởi hành động được ghi rơ trong hồ sơ, tôi cũng không thể nhận họ về với tư cách “chỉ là những sinh viên học sinh bị bắt giữ v́ tranh đấu” v́ như thế là gián tiếp phủ nhận tính chất của công tác trao trả. Đây là cuộc trao trả giữa hai bên miền Nam về những nhân viên dân sự bị bắt giữ. Tôi cũng không có khả năng để cam kết một điều khoản vượt quá xa trách nhiệm của một sĩ quan trung cấp, hơn nữa trên thực tế những người này đă được trả ngày hôm qua, hôm nay phía Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n trách nhiệm nào với họ (theo thủ tục trao trả, lời phát biểu nguyện vọng chỉ có giá trị khi cuộc trao trả đang diễn tiến mà thôi).

Tôi chấm dứt vần đề bằng những lư lẽ có hệ thống, các viên sĩ quan của Ủy Ban Quốc Tế gật đầu tán thành, ngay cả những anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thường ngày vốn yểm trợ Việt Cộng ra mặt nhưng hôm nay trước tính chất “lô-gích” của sự việc cũng đành phải ra chấp thuận lư lẽ của chúng tôi. Tôi nói tiếp:

- Tóm lại, vấn đề hai mươi sinh viên học sinh này đă được vượt khỏi giới hạn của chúng tôi và quí vị (chỉ UBQT) v́ nhiệm vụ “chúng ta” chỉ là quan sát cuộc trao trả những nhân viên dân sự thuộc hai bên miền nam Việt Nam, nay những người sinh viên này bảo rằng họ không thuộc hai thành phần đó, nhưng là một thành phần “thứ ba” trung lập... Th́ tôi nghĩ rằng, vấn đề cũng đă ra khỏi điều 7 của Nghị Định Thư (điều 7 Nghị Định Thư chỉ nói đến việc trao trả Nhân viên dân sự hai bên miền nam Việt Nam). Tôi dứt điểm cú chót bằng bằng cớ rất cụ thể: Các điều khoản của Hiệp Định và Nghị Định Thư.

Các anh Ba Lan và Hung Gia Lợi thở dài, trao đổi ư kiến để kiếm đường giúp đồng chí nhưng cuối cùng chỉ phát biểu một ư kiến rất năo nề: “Chúng tôi ghi nhận sự kiện về các người sinh viên...”

Tôi thắng cuộc, một trở ngại lớn của vấn đề trao trả đă được vượt qua. Nhưng đó chỉ là tôi một phía, phía của công vụ, của con người bổn phận được ấn định bởi bộ quần áo đang mặc, cấp bậc trên cổ áo. C̣n có một phần người khác đang lăng đăng giữa một vùng phiền muộn hiu hắt, phần con người đang nghe những câu hát lồng lộng, con người đang nh́n thấy những ánh sáng trong vắt vị tha trong tia nh́n của hai mươi người tuổi trẻ. Vấn đề của họ không bao giờ giải quyết được.

Phải nói thật, từ lâu nay tôi vốn không tin phẩm cách và khả năng của lớp sinh viên tranh đấu, những người tuổi trẻ xuống đường với những mục tiêu chiến thuật đoản kỳ như chống quân sự học đường, chống động viên, chống chính quyền, người Mỹ và chiến tranh. Những sinh viên trong nước như Huỳnh Tấn Mẫm, ở nước ngoài như Đoàn Hồng Hải, Nguyễn Thái B́nh... Trong tư thế một người lính tác chiến, chịu những khổ ải và đau đớn cụ thể nhất của chiến tranh, sống trong ḷng cuộc chiến tàn ác phi lư, lạ lùng, tôi đă cố gắng hết sức để tồn tại đồng thời t́m lời luận giải thích cho hành động. Thế nên dù có “phản chiến” đến mức độ nào chăng nữa, sẽ vô cùng phi lư khi quy trách nhiệm cuộc chiến này lên chính phủ và người lính Việt Nam Cộng Ḥa: giai tầng đau đớn nhất của cuộc chiến. Tôi không thể nào chấp nhận những luận cứ buông súng vô điều kiện, những lư lẽ hàm hồ hoan nghênh sự chiến đấu hợp lư của những người lính cộng sản và thái độ thời thượng chống chiến tranh ở h́nh thức khả ố, bệnh hoạn. Trong khoảng tháng 7-1972 tôi viết một bài đả kích đám sinh viên này ở tuần báo Diều Hâu, một bài báo bốc lửa, cấu tạo bởi những từ ngữ mạnh mẽ dậy nên từ một tâm thức phẫn nộ, bài viết đă cấu thành sau khi ở miền Trung từ thành phố dẹp Quảng Trị, dọc Đại lộ Kinh Hoàng trở về... Tôi đă viết bài báo với cơn giận làm run tay, trước mắt chập chờn những mảnh áo cháy xém bay phất phơ trên đồng cát xám từ những xác chết co quắp. Những người dân bị pháo cộng sản chết trong ngày 1-5-1972. Ḷng tôi căng thẳng trên h́nh ảnh tai ương uất ức đó; thế nên, nh́n mặt chiến tranh, cố t́m hiểu lư do tại sao người cộng sản đă giết người tỉnh táo đă là ám ảnh năo nề hằng mỗi giờ, mỗi ngày khi đối diện với những kẻ thù c̣n rất mới qua chiếc bàn rộng trải nỉ xanh. Trong t́nh huống này, tôi nh́n Ngô Bá Thành, Trần Ngọc Châu, Huỳnh Tấn Mẫm như những kẻ mắc chứng dở hơi bị ám ảnh bạc nhược, được thôi thúc hướng dẫn bởi một khối chỉ đạo tinh ma già ngọn, hơn thế nữa tôi đồng hóa họ với những kẻ giết người. Thời đại này xây dựng trên tan vỡ, mâu thuẫn và phi lư, cả một khối đông nhân loại đang bị đốt cháy dưới tiếng chuông cầm thú kiểu thí nghiệm Pavlov, tiếng chuông bỉ ổi này vang động những danh từ đẹp đẽ: Giải Phóng, Tự Do, Ḥa B́nh... Nên lũ người phản chiến reo ḥ trong đường phố Sài G̣n, nơi công viên Mỹ Quốc theo sau chiếc hot-pants của ả đào cởi truồng Jane Fonda, thật đang đùa cợt, hân hoan sỉ nhục những cái chết đau đớn của người dân Việt Nam. Tôi nh́n những người “tranh đấu” qua nhăn quan khắc nghiệt uất hận này.

Nhưng hôm nay, khi nghe tiếng hát trong sáng lồng lộng trong gió, khi thấy nét mặt tinh anh của Nguyễn Thành Công lúc tiếp xúc với viên Đại Tá Hung Gia Lợi dù đôi mắt đă có vẻ lạc thần, giọng nói đă đượm màu mệt mỏi. Tôi thấy được một điều lạ ở những người tranh đấu, tôi t́m được kẽ hở của vấn đề, lời giải thích về hiện tượng phản chiến đồng thời có nỗi hận khác bùng nổ theo với tốc độ chóng mặt: Quả t́nh Cộng Sản đă và đang hủy diệt hằng bao thế hệ bởi ngọn đ̣n sơ đẳng: Thêu dệt và lập đi lập lại một số danh từ hàm súc trong một hệ thống luân lư chặt chẽ để quyến rũ con người theo tiếng gọi của máu. Sự khám phá gây nên nỗi giận hờn chen thêm niềm thương cảm xót xa. Tôi đă biết.

Phải, tôi hiểu rằng nhóm sinh viên đang ngồi ở dưới tàng cây cao su, đang gẩy nên những âm thanh trầm lắng với tiếng hát nhiệt thành trong sáng kia quả t́nh không thể nào là những người cộng sản được. Họ không thể nào là những người cộng sản chuyên chính, dù cho họ đă vào khu học tập, dù đă là cán bộ nội thành làm nhiệm vụ sinh viên vận theo đường lối và kỹ thuật đấu tranh phát xuất từ cục R, kiểm soát và điều hành bởi ủy viên thanh niên thuộc Thành Ủy Sài goon-Chợ Lớn. Họ cũng không phải là cộng sản dù có chứng minh thư xác nhận là thành viên của Đảng Lao Động, hoặc thành viên của Đoàn Thanh niên trong Mặt Trận Giải Phóng... V́ tiếng hát, điệu đàn, nét mặt và lời nói tất cả vẫn là phản ảnh của một hoài băo, hoài băo bất diệt của tuổi trẻ. Muốn thoát khỏi hoàn cảnh bít bùng của đời sống hiện tại, đấu tranh và xây dựng một quê hương rạng rỡ tốt đẹp hơn. Và chính phát xuất từ ư định đẹp đẽ mơ tưởng này, hoài băo của họ đă được đồng hóa với mục tiêu chiến thuật đoản kỳ của cộng sản. Và họ trở thành loại cán bộ tiền phong đắc lực thực hiện những mục tiêu hạn chế trong đường phố Sài g̣n, nơi giảng đường, trong ḷng cộng đồng tuổi trẻ Việt Nam. Bởi Cộng sản không bao giờ dại dột lộ hẳn bộ mặt của ḿnh từ đầu, trái lại chúng đă “phục kích” tuổi trẻ bằng cách “tặng” không một số sách lược tranh đấu, cung cấp phương tiện và kỹ thuật sách động (V́ c̣n ai hơn người cộng sản Việt Nam, khối nhân lực vô tận luôn luôn gài người, xách động, hướng dẫn các cuộc đấu tranh, dù bắt đầu với những mục tiêu lành mạnh, hữu khuynh)... Dần dần cán bộ cộng sản đưa ra một vài mục tiêu “chiến thuật” như chống đi lính cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa, được ngụy trang thành chương tŕnh chống quân sự học đường, động viên, những mục tiêu đoản kỳ nhưng sinh tử đối với sinh viên. Và cứ thế tiếp tục xâm nhập dần vào phong trào đấu tranh để biến thành vận động chống chiến tranh, thực hiện ḥa b́nh cấp thiết... Mục tiêu dần lộ mặt cùng với những vận động khắp nơi trên thế giới. Vô t́nh để trở nên hữu ư, những người xuống đường dần thấy những ước vọng to lớn của ḿnh phù hợp với cương lĩnh của Mặt Trận, nên từ chống Mỹ, chống quân sự học đường đến chống Mỹ cứu nước chỉ là bước nhỏ của vấn đề kỹ thuật. Cuối đường, chính thể Việt Nam Cộng Ḥa cùng cộng đồng miền Nam tự động biến thành những đối tượng thù nghịch khi đă thấm sâu lư luận:”Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh cách mạng chống với chiến tranh phản cách mạng do Mỹ Ngụy khởi xướng. Chiến tranh Việt Nam khởi động do nhân dân giác ngộ yêu nước, được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân yêu chuộng ḥa b́nh trên toàn thế giới...” Khi đă chấp nhận những chữ “ḥa b́nh, giác ngộ, cách mạng” nằm đúng vị trí trong hệ thống luận lư của cán bộ cộng sản th́ tất cả năng lực sáng suốt để soi sáng cuộc đấu tranh hoàn toàn tắt ngấm. Người sinh viên diễn xuất theo động tác phản ứng có điều kiện gợi nên từ những danh từ đẹp đẽ trên.

Nhưng, như đă nói, những người tuổi trẻ đó sẽ không bao giờ trở thành cán bộ nồng cốt của Đảng Lao Động được v́ họ không bao giờ là “giai cấp công-nông”. Họ cũng không phải là tiểu tư sản giác ngộ; họ chỉ là những tên lính tiền phong trong đường phố Sài G̣n, nơi buổi họp báo tại trụ sở sinh viên, họ chỉ dùng để chạy tránh hơi cay với một túi ni-lông pha nước chanh, để làm đầy các nhà giam giúp cho cộng sản có thêm lư lẽ: “Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa đă bắt giam nhiều sinh viên học sinh yêu nước...” Và nặng nề hơn hết thảy: Người sinh viên vẫn c̣n là “những sinh viên học sinh yêu nước” - Nghĩa là c̣n một bản vị sinh viên, một cá thể sinh viên, một nhân vị yêu nước... Không bao giờ là “người cộng sản” khi vẫn c̣n mang tước hiệu đẹp đẽ đó. Người sinh viên, gă anh hùng trong đường phố không bao giờ là người cộng sản thuần túy. Không có trường hợp đặc biệt cho trường hợp những cá nhân này.

Thế nên, khi điều động một số dân chúng và binh sĩ đến để nghe các “sinh viên yêu nước” hát, cán bộ cộng sản đă xác nhận lại vị thế cho các anh, đă nhắc nhở sự xa cách giữa “thành phần sinh viên trí thức” và tầng lớp “công nông giác ngộ”, họ đă vạch một ranh giới giữa các bản vị sinh viên và tập thể nhân dân kia, khi họ để anh mặc chiếc áo trắng đẹp nổi bật lên giữa đám dân chúng và binh sĩ cộng sản nghèo đói, xấu xí cũng là lúc tô đậm chữ khai trừ các anh ra khỏi tập thể đấu tranh của Mặt Trận và sự thật cũng vừa xảy đến. Các anh có đấu tranh được những ǵ ở địa điểm Lộc Ninh, trong ḷng người cộng sản. Vai tṛ anh đă hết. Những người sinh viên tranh đấu Sài G̣n hăy hát cao lên nữa; tiếng hát đó cũng như một lần của Phạm Duy cất lên từ khu tư, trên nương đồi Yên Bái, trên thượng lưu của những gịng sông miền Trung với khí thế say đắm hào hùng và lăng mạn của những ngày “cứu nước” từ mùa Thu 46. Giọng hát của các anh giờ này cũng mang tính chất đẹp đẽ thơ mộng hào hùng đó. Và chỉ có thế, v́ bản chất cuộc chiến đă thay đổi, con người đă lộ mặt, vai tṛ của các anh cũng đă hết, sân trường, đường phố đă xa xôi. Các anh đă lỡ làng trong cơn say đắm của buổi tiệc rượu nấu bằng máu của quả tim nhiệt thành.

Đây là phản ứng thứ nhất, phản ứng thương cảm, bội phục, trong ḷng c̣n có một phản ứng đối nghịch đau đớn khác: Sự giận. Phải, tôi giận dữ, v́ những người tuổi trẻ trong ḷng cộng đồng miền Nam đă được nuôi dưỡng và lớn lên từ thực trạng đau đớn quê hương. Hơn ai hết, họ phải thấy được bản chất của cuộc chiến Việt Nam. Kết quả tất nhiên của những cường lực thế giới đang t́m cách thế để ḥa giải, cân bằng lẫn nhau. Những người sinh viên lại càng phải biết rơ hơn ai hết, thủ phạm gây nên tiêu hủy cấu trúc xă hội ổn định Việt Nam đă trường tồn và vững chắc qua hai ngh́n năm dài, một xă hội trật tự, điều ḥa, trong đó các giai cấp đă được vô tính hoá, xung đột xă hội được ḥa giải do tính chất tổng hợp cùng mạch sống dân tộc. Lẽ tất nhiên tôi không mê muội ǵ để bảo rằng hai ngh́n năm lịch sử của nước ta là mô thức lịch sử không kẽ hở; nhưng quá tŕnh vận chuyển lịch sử ấy đă chứng minh tính cân bằng của cơ cấu xă hội Việt Nam, đă là một kết quả tuyệt kỹ. Và như thế, những người tuổi trẻ, ḷng mở rộng vị tha, trí sáng ngời hoài băo và t́nh tự quê hương, thấm đậm cùng nhịp đập của trái tim trung trực lẽ nào không nhận thức được: Chiến tranh này, chỉ là kết quả cuối cùng của chuỗi nổ dây chuyền gây nên bởi xung động của hai ư hệ cùng phát xuất từ phương Tây, hai ư hệ tuy mang nhăn hiệu đối cực nhưng thực chất cũng chỉ là một phản ảnh biểu hiện t́nh trạng tan vỡ, suy đồi của cơ cấu xă hội xây dựng trên vật chất thuần lư. Cộng sản, tư bản, tự do, dân chủ, giải phóng, độc tài, thuộc địa: quả t́nh chỉ là sản phẩm thuần túy Tây phương và chỉ dành riêng cho những xă hội bên bờ Thái B́nh. Nhưng khốn nạn đă xảy đến cho chúng ta, những ư hệ xung đột đó đă chọn lựa đất nước này làm chiến trường tranh chấp, đă cân bằng, ḥa giải, cùng nhau qua máu xương người Việt. Những người tuổi trẻ phải biết rơ điều này, phải biết rơ trước khi lên đường nhập cuộc, trước khi dự vào tṛ chơi lớn mà dịp may không bao giờ có, chỉ có một đường sống hay chết cho cá nhân, cũng của cả dân tộc. Thế nhưng những người trẻ tuổi chỉ có một phía nh́n, chỉ có lời giải thích (Thật lố bịch khi đang ở một giai đoạn lịch sử và tự giải thích giai đoạn ấy theo tiêu chuẩn của ḿnh định đặt) và nguy biến hơn, nhất quyết tin tưởng ḿnh đi đúng đường. Chỉ riêng một ḿnh với cục bộ lư luận riêng.

Những người tuổi trẻ tranh đấu c̣n mắc thêm một nhược điểm trầm trọng, nhược điểm cốt tủy h́nh như đă biến thành tổng quát khắp thế giới. Mặc cảm vô vọng đau đớn của người trí thức. Đúng như thế, từ Tây qua Đông trong ḷng của Paris rực rỡ đến những góc hóc hẻm của một nước nhược tiểu Á Đông, đâu đâu cũng có một lớp trí thức ḷng đầy những ước vọng nhân bản, những hoài băo tuyệt vời nhưng giữa ṿng đai ngột ngạt phi nhân của xă hội. Người trí thức trong khi ư thức về giá trị của ḿnh đồng thời cũng thấy hết nỗi tuyệt vọng bi đát của khả năng hạn chế. V́ đây không c̣n thời đại của cá nhân nhưng là thời của tổ hợp, không c̣n những thi sĩ, chỉ có giai cấp công nhân, không c̣n tri thức lẻ loi giữa ṿm trời trí thức nhưng là con người nhập thế để chịu sự va chạm toé lửa phũ phàng của đời sống. Và đây cũng là thời đại đối nghịch của tâm linh, những giá trị tinh thần dần dần trở nên hạ giá trước những hệ Sinh Tâm lư. Trong cơn đổ nhào của giai cấp kẻ sĩ, người tuổi trẻ tranh đấu chắc sẽ không ngại ngùng tham gia ngay vào thế giới nơi chiếc chiếu hoa kính trọng đă dành sẵn cho những Sartre, Gide, Malraux, những người đă thử lửa với Cộng sản để ḍ xem năng lực trí thức của ḿnh; và ở Việt Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đăng Trừng, Lê Hiếu Đằng. Nếu không vơ đoán, th́ ắt hẳn khi họ nhúng tay vào máu cũng mang cảm giác hân hoan của người được gột rửa những bạc nhược bất lực của khối trí thức tuyệt vọng để chuyển ḿnh thành những trí thức giác ngộ, yêu nước. Nguy biến đă xảy ra, tan vỡ đă hiện h́nh, người trí thức tuổi trẻ ắt hẳn trong núi rừng mật khu chắc phải tự kiểm thảo quá tŕnh tranh đấu để nhận thức lại giá trị của chính ḿnh. Chỉ là người trí thức khi mang tâm thức xao xuyến ở đường phố Sài G̣n, trong giảng đường đại học và đă là người lạc lơng, ngơ ngáo giữa một đám “đồng chí” cách biệt, giác ngộ, lẫy lừng bởi thành tích và gốc gác giai cấp. Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên tuổi sáng chói của lớp sinh viên tranh đấu Huế nay là một ủy viên học vụ ở Gio Linh, cuối đường đấu tranh của nỗ lực trí thức với kết quả tầm phào mạt hạng...(1) Trịnh Đ́nh Ban, Trần Thị Huệ sẽ là ǵ ở núi rừng Lộc Ninh?!! H́nh ảnh trong buổi sáng 24-7, tên Trung Tá gốc “thợ rèn” Năm Tích nửa vừa ra lệnh, nửa vừa coi thường sửa tay sửa chân cho Trịnh Đ́nh Ban để chụp ảnh gây trong tôi cay đắng... Cuối đường tranh đấu chống Mỹ, chống chiến tranh của tuổi trẻ trí thức rốt cuộc để được cười hănh diện v́ chụp ảnh cùng Trung Tá Năm Tích, một cựu thợ rèn, lớp cán bộ mùa thu với quá tŕnh đấu tranh cách mạng mà suốt đời Ban không bao giờ thực hiện được. Có phải thế không?! Có phải thế để tiêu hủy mặc cảm dư thừa của đời sống ù lỳ cứng đọng của ba mươi năm trong gia đ́nh và học đường... Người tuổi trẻ tranh đấu, anh thấy ǵ trong tàng cây cao su xanh thẩm ở rừng Lộc Ninh?

Lộc Ninh - 24-7-1973

 

Những người lăng mạn

 

 

Người sinh viên được nhắc nhở đến nhiều nhất trong ṿng năm năm trở lại đây, ngồi trước mặt tôi với dáng điệu của một diễn viên không sành nghề đóng một vai tṛ quá khổ. Huỳnh Tấn Mẫm mặc chiếc áo trắng, quần xanh, chân mang dép, một túi vải lớn có kẻ hàng chữ xác định: Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm.

Tôi đứng bên cạnh Mẫm để thấy rơ những giọt mồ hôi lấm tấm ở tóc mai đang kết thành gịng chảy xuống má, Mẫm xoắn mười ngón tay vào nhau, anh không có một dáng dấp chế ngự, đập mạnh lên cảm nhận của kẻ khác khi nh́n thấy lần đầu. Mẫm chỉ là một người tầm thước với nét mặt đều đặn b́nh thường, đôi mắt hơi lé và một g̣ má cao. Người sinh viên được hầu hết báo chí bám theo từng hành động, lời nói, của những năm trước, người được các hảng thông tấn quốc tế đánh đi khắp cùng thế giới kèm với biến động chính trị Nam Việt Nam, trung tâm thu hút của mọi nguồn tin mà một số đông mỗi buổi chiều mở ti-vi, giở trang báo đều hướng mắt vào. Huỳnh Tấn Mẫm, người của dàn chào, của hơi cay, khiên mây, áo giáp mà khối Cảnh Sát Dă Chiến hùng hậu nhất thế giới đă đồng ư là mục tiêu số một, “ngon” nhất. Tôi không thấy ở người ngồi trước mặt là người thanh niên có dáng dấp của kẻ gây biến động đó. Mẫm dưới mắt tôi trong buổi sáng nầy là một người rất thường.

Giữa đám người lao xao cùng chung toán tù, những người tù già, những người tù “cách-mạng”, Mẫm lạc lơng hoàn toàn với chiếc áo trắng, đôi mắt xao xác của kẻ bị rơi vào một thế giới hung bạo.

- Anh này là Huỳnh Tấn Mẫm, không thuộc về thành phần trao trả, chúng tôi biết rơ như thế, chúng tôi không cần hỏi ư kiến của anh...

Anh cán bộ cộng sản với quân hàm tương đương thiếu tá bí danh Dũng bỗng nhiên chỉ tay vào Mẫm khẳng định trước cách đối xử. Thật lạ, b́nh thường cán bộ cộng không bao giờ có những lời lẽ, hành động hấp tấp như vậy, tất cả phải được tập dượt, “hội ư”, lấy ư kiến chung rồi mới quyết định. Nhưng sáng nay viên thiếu tá Việt cộng đă làm một biệt lệ (Những người muốn phát biểu nguyện vọng phải đến khi trao trả hết người trong toán ḿnh (hai mươi lăm người) khi ấy mới được hỏi ư kiến về bên tiếp nhận (Mặt Trận Giải Phóng), hay ở lại bên trao trả (Việt Nam Cộng Ḥa), Mẫm co rúm người trước lời nói chát chúa thẳng thừng bất ngờ nầy. Thiếu tá Ngọc của Việt Nam Cộng Ḥa đốp chát ngay để giữ tinh thần cho Mẫm:

- Thiếu tá Dũng vi phạm thủ tục, hai bên phải điểm danh sách, đến tên người nào người đó có ư kiến hay không, ở đây không có sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm nào hết, chỉ có danh sách hai mươi lăm nhân viên dân sự do Việt Nam Cộng Ḥa trao trả... Yêu cầu thiếu tá Dũng bắt đầu theo đúng thủ tục ấn định...

Cần phải mở một dấu ngoặc về công việc ngày hôm nay: Hôm nay là ngày thứ mười hai của đợt trao trả cuối cùng (Bắt đầu từ 8-12-1974 đến 6-3-1974), Việt Nam Cộng Ḥa trả cho Mặt Trận Giải Phóng con số c̣n lại của tổng số 5081 người (Đă trả số lớn đợt đầu tiên vào tháng 3-73; đợt thứ hai ngày 23 và 24-7-73...). Đợt cuối cùng nầy cũng là lần quan trọng nhất, ngoài mấy ngàn nhân viên dân sự thường c̣n có một số tù nhân nổi tiếng mà hai bên có những tính toán riêng khi đem trao trả và tiếp nhận. Đó là những người chống chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa qua các phong trào vận động ḥa b́nh, các mặt trận chính trị mà mục tiêu là chính phủ của Tổng Thống Thiệu. Năm ngoái, chúng tôi đă đưa về bên kia hai mươi mốt nhân viên dân sự gốc sinh viên như Trần Thị Huệ, Trần Thị Lan, Trịnh Đ́nh Ban, Vơ Như Lanh, Nguyễn Thành Công... trong buổi trao trả ngày 23-7-73, cũng tại địa điểm Lộc Ninh nầy. Năm nay chúng tôi có nhiệm vụ “đẩy” một số nhân viên dân sự (NVDS) khác mà tên tuổi đă được dư luận trong cũng như ngoài nước đang cực lực theo dơi đó là các tù nhân Trần Ngọc Châu, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Long, Huỳnh Tấn Mẫm, Cao Thị Quế Hương, Thiếu Sơn... Phía Việt Nam Cộng Ḥa khi đưa những người nầy để trao trả có chủ tâm chứng minh: Họ chỉ là những người được cộng sản ngụy danh xâm nhập vào sinh hoạt chính trị miền Nam Việt-Nam dưới những h́nh thức đấu tranh ḥa b́nh dân chủ. Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa c̣n muốn dọn đường trước cho dư luận thấy rằng: “Thành phần thứ ba” mà Hiệp Định Ba-Lê quy định để tham dự vào Hội đồng Ḥa Giải thực tế cũng chỉ là những người “nằm vùng” trên mà thôi. Trái lại, phía Mặt Trận Giải Phóng lại muốn dùng những nhân viên dân sự (NVDS) trên để làm cớ tố cáo: Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đàn áp đối lập, chụp mũ những người đấu tranh cho ḥa b́nh là cộng sản rồi đem “trả ép” về phía Mặt Trận Giải Phóng; mà thật ra chính là những “nhân tố” cần thiết để cấu thành nên lực lượng thứ ba trong ba thành phần của Hội Đồng Ḥa Giải theo điều 12 Hiệp Định.

Từ hai phía nh́n đối nghịch, mỗi bên đă có một phương thức giải quyết rơ rệt đối với lớp người nầy. Phía Việt Nam Cộng Ḥa muốn trả về cho Mặt Trận tất cả những người đấu tranh nầy, và chỉ nhận về khi họ phát biểu ư kiến “Xin trở về vùng Việt Nam Cộng Ḥa”. Phía Mặt Trận Giải Phóng lại có cơ tâm khác, họ sẽ không nhận những người nầy danh nghĩa là những nhân viên dân sự của họ, mà chỉ nhận những người “tị nạn chính trị” Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa trong vùng Mặt Trận tạm kiểm soát. Cán bộ cộng sản cũng trù tính một chương tŕnh nội công ngoại kích tạo điều kiện thuận tiện để những “Nhân Viên Dân Sự” nầy phát biểu, tố cáo những điều bất lợi đối với Việt Nam Cộng Ḥa tại địa điểm trao trả. Phía Mặt Trận đă đưa vào nhà giam tất cả chi tiết diễn tiến trao trả để những người nầy h́nh dung và chuẩn bị trước công việc sẽ làm, những lời phải nói; họ cũng “dọn” trước tại Lộc Ninh một số phóng viên báo chí ngoại quốc thiên tả, những luật sư trẻ tuổi của Ủy Ban các luật gia tranh đấu cho Tự Do tại Nam Việt Nam; Ủy Ban Quốc Tế đ̣i tự do cho những tù nhân chính trị tại miền Nam Việt Nam... Những người nầy đă đến Việt Nam sau hội nghị vận động trả tự do cho các tù nhân chính trị tại miền Nam Việt Nam mở tại Paris trong 4-1-73. Bề mặt, không hiểu họ đến với tư cách ǵ, chỉ biết khi đến Sài G̣n, họ đă được một số cán bộ cộng sản thuộc Thành ủy Sài G̣n móc nối hướng dẫn vào khu để nhận tài liệu, cách điều hành công tác tại Sài G̣n cũng như ở các địa điểm sắp thực hiện trao trả. Tôi không biết rơ các cơ quan t́nh báo của ta đă hoạt động như thế nào để kiểm soát những nhóm người nầy, điều ngạc nhiên là họ đi đứng, trang phục và phát biểu một cách gần như công khai tất cả dự tính, hoạt động thiên cộng của họ... Dép da, áo quần bà-ba đen, các tài liệu về tù nhân do cán bộ cộng sản cung cấp. Lẽ tất nhiên sự có mặt của đám người này cùng cách đấu tranh cách mạng theo lối Mỹ của họ không phải là một trở ngại cho công việc trao trả chúng tôi. Điều đáng nói là sự chuẩn bị rất kỹ của đối phương để làm nổi bộ mặt Tù Chính Trị, Lực lượng thứ ba tại miền Nam Việt Nam... Mẫm, Long, Châu, Quế Hương khi đến địa điểm trao trả đă thuộc ḷng tất cả thủ tục về cách thức phát biểu nguyện vọng, các từ ngữ cần tránh né như từ “VNCH”, cách thức yêu sách ghi ở mục cước chú khi phát biểu nguyện vọng. Đám luật sư người Mỹ chỉ một ngày sau khi đến Sài G̣n đă có đủ mấy chục tập báo Đối Diện, cuốn bạch thư của Hồ Ngọc Nhuận, tuyên cáo của Phái đoàn Mặt Trận trong Ban Liên Hợp Quân Sự Hai bên Trung Ương về vấn đề tù binh và rơ ràng hơn hết là những tài liệu mà đám sĩ quan cộng sản trong Ban Liên Hợp có được chỉ là những tài liệu đem đến từ nước ngoài... Phải nói thật rộng về vấn đề liên quan đến đám tù nhân nổi tiếng trên để xác định lại một sự kiện: Cộng sản chuẩn bị chu toàn tối đa để khai triển yếu tố “tù chính trị” ở miền Nam Việt Nam... Cuộc đấu tranh giữa chúng tôi cùng với âm mưu trên sẽ được tŕnh bày lại rơ ràng trong đoạn đấu về “Thủ tục trao trả” sau nầy.

Hôm nay ngày 21 tháng 2-1974, Huỳnh Tấn Mẫm đến địa điểm trao trả, mục tiêu “nổi” nhất của đợt trao trả nầy. Chúng tôi và cán bộ cộng sản nhập trận. Sau phần giáo đầu với câu nói tấn công bất chợt như trên, thiếu tá Dũng của Mặt Trận bắt đầu lời “chào mừng”, xong đến điểm danh từng người một. Người thứ nhất, thứ nh́... Huỳnh Tấn Mẫn đưa tay: Tôi có ư kiến, Dũng đáp ngay: Anh đợi khi trả hết danh sách chúng tôi sẽ giải quyết trường hợp anh. Mẫm ngồi xuống lại, mồ hôi chảy gịng lớn và hai bàn tay xoáy cứng vào nhau.

Danh sách trao trả hết. Dũng lớn tiếng gọi: Xin mời Ủy Ban Quốc Tế, Ban Liên Hợp Quân Sự đến để chứng kiến anh Huỳnh Tấn Mẫm phát biểu ư kiến. Để thực hiện cuộc trao trả và tiếp nhận, mỗi bên đưa ra một sĩ quan đại diện để trao trả hoặc tiếp nhận. Sáng hôm nay phía Mặt Trận đưa thiếu tá Dũng, phía Việt Nam Cộng Ḥa có thiếu tá Ngọc. Công việc nầy tại địa điểm Lộc Ninh chúng tôi gồm có ba người, Ngọc, Chuẩn và tôi thay phiên nhau đảm nhiệm theo t́nh h́nh, sáng hôm nay tôi rút lại về vị trí thành viên Trung Ương, không thuộc thành phần trao trả, nhường chỗ cho Ngọc. Cần phải nói qua về anh chàng nầy, Ngọc người Quảng Nam, từng sống với cộng sản trong thời kỳ 45 lúc Nam, Ngăi, B́nh, Phú là Liên khu 5 giải phóng. Gốc Quảng Nam với một kinh nghiệm tích cực nhất đối với cộng sản kinh qua bằng máu xương của ḿnh, Ngọc là đại diện cho thành phần chống cộng đến nơi đến chốn của người quốc gia miền Nam... Tôi báo cho các anh biết: “Các anh lấn tôi một bước, tôi sẽ lấn lại hai bước, các anh nói dai một giờ, tôi nói dai một buổi, nếu cần tôi sẽ ngủ tại Lộc Ninh nầy để “căi” với các anh...... Các anh nên nhớ tôi là dân Quảng Nam, nơi đă lập tuyến chiến đấu đối kháng với các anh từ ba mươi năm nay, có các anh th́ không có tụi tôi và ngược lại...” Đó là những lời giao hữu của Ngọc với sĩ quan Mặt Trận. Tên Triệu Tử Long của địa điểm trao trả nầy hôm nay được dịp “đánh” tối đa với mục tiêu Huỳnh Tấn Mẫm. Tôi rút về vị trí quân sư nhường Ngọc đi xung kích.

Khi đông đủ bốn thành viên quốc tế, hai sĩ quan thuộc Ban Liên Hợp Quân Sự Hai bên Trung Ương, Dũng trên tư cách tiếp nhận được quyền hỏi trước. Nhưng thay v́ hỏi Mẫm ba câu hỏi đúng theo thủ tục, câu thứ nhất hỏi về hộ tịch: tên họ, nơi, ngày và năm sinh; câu hỏi thứ hai lư do bị bắt; câu thứ ba: Nay muốn xin về đâu, ở xă, quận, tỉnh hay đô thị nào.. Dũng cất cao giọng:

- Đây là anh Huỳnh Tấn Mẫm, sinh viên tranh đấu cho ḥa b́nh, ḥa giải dân tộc bị chính phủ Sài G̣n bắt và hôm nay trả ép cho chúng tôi. Chúng tôi khẳng định anh Mẫm không phải là “diện trao trả” nên chúng tôi sẽ không kư nhận anh Mẫm là một nhân viên dân sự của “Chính phủ” chúng tôi, mà chúng tôi chỉ giúp đỡ anh theo đúng ư kiến anh phát biểu...

Mẫm đứng dậy nói lớn:

- Tôi là sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm thuộc trường Đại học Y khoa Sài G̣n, như ai cũng biết trước đây tôi tranh đấu cho ḥa b́nh và ḥa giải dân tộc nên bị Chính phủ Sài G̣n bắt...

Ngọc can thiệp ngay: (Thật ra ngay từ đầu, khi Dũng mới nói được câu thứ nhất th́ Ngọc đă lớn tiếng cắt đứt nhưng v́ để người đọc theo dơi đủ nội dung của lời phát biểu, người viết tŕnh bày theo thứ tự...)

- Chúng tôi phản đối, yêu cầu của thiếu tá Dũng hỏi đúng ba câu hỏi của thủ tục quy định, yêu cầu nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm chỉ được trả lời theo từng câu hỏi... Chúng tôi không chấp nhận sự phát biểu ư kiến nầy, nếu không, yêu cầu bên tiếp nhận hoặc kư nhận và mang nhân viên dân sự này đi, hoặc không th́ chúng tôi mang về.

Anh thiếu úy Hiếu, sĩ quan thông dịch của phía Việt Nam Cộng Ḥa, người có tác phong của một sĩ quan cán bộ tại quân trường và khả năng dịch Anh ngữ th́ đúng “tiêu chuẩn” chống cộng. Hiếu, vọt lên chiếc ghế, dịch sang Anh ngữ, dịch thanh thoát, nhấn mạnh từng từ ngữ, Hiếu dịch như “vờn” địch thủ, như “chưởi” cả một chế độ cộng sản...

- Chúng tôi phản đối! Chúng tôi phản đối! Yêu cầu thiếu tá Ngọc lẫn thiếu úy Hiếu hăy để cho anh Mẫm phát biểu ư kiến của anh ta!!... Dũng quơ tay phân bua cùng đám sĩ quan quốc tế. Dịch cho mấy “ông” quốc tế đi... Dũng xúi thiếu úy Khánh, sĩ quan phiên dịch của Mặt Trận cố gắng phản công Hiếu; v́ bây giờ Hiếu không dịch nữa nhưng đang “đánh” bên đối phuơng bằng khả năng tiếng Anh rất có học, rất chống cộng. Chống cộng đúng sách vở với “chính nghĩa sáng ngời” (Thành ngữ cộng sản thường dùng)... Các anh Ủy Ban Quốc Tế không biết nghe theo ai, cả một nhóm người nhốn nháo... Thủ tục! Thủ tục! Chúng tôi bắt buộc phải áp dụng đúng thủ tục gồm ba câu hỏi và ba câu trả lời!! Ngọc nói như hét. Hiếu lập lại toàn bộ để chấm dứt phần thuyết tŕnh. Mẫm tái mặt, mồ hôi không phải từng ḍng, nhưng mồ hôi đầy mặt, lời nói của anh ta ch́m vào đám đông, một đám đông đầy đe dọa, chắc nịch từng phe từng khối, rơ rệt vững vàng. Đây không phải là giảng đường, không phải là trụ sở sinh viên, nơi Mẫm đă từng cất cao giọng trấn áp đối thủ, nơi Mẫm nổi tiếng đanh thép đè bẹp một liên danh đồng bạn, những người tóc xanh mắt sáng, ḷng bừng ngọn lửa đấu tranh của tuổi trẻ, cho dân tộc, thiếu hẳn các thủ đoạn chính trị tinh ma... Mẫm, chỉ đă gặp những cường lực chống đối bề mặt đó cùng những phẫn nộ bắp thịt ở những ngày qua trong các đường phố để rồi chỉ gây nên phản ứng hận thù hơn bị khuất phục. Nên đây là lần đầu tiên Mẫm thấy được cuộc đấu tóe lửa giữa Cộng Sản và Quốc Gia mục tiêu là chính ḿnh. Một cái cớ nhỏ nhoi của xung đột căn bản giữa hai ư hệ không ḥa giải cùng nhau được. Mẫm sững sờ trước những khuôn mặt đối nghịch, giữa các luận cứ không thể ḥa hợp, một bên là Dũng với khuôn mặt xấu xí, bộ răng úa vàng, đầu tóc ngă màu xám của tuổi già với những sự lập lại chát chúa: Anh cứ phát biểu ư kiến, anh cứ phát biểu ư kiến với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải quyết thích đáng... Một bên là Ngọc với âm vang xứ Quảng kiên cường, xứ sở của Hoàng Diệu, Trần Quư Cáp, Phan Khôi với lư luận cứng như gạch nung, với quyết chí trong từng âm lượng: Phải áp dụng đúng thủ tục phát biểu ư kiến, thiếu tá Dũng hăy hỏi ba câu hỏi, nhân viên dân sự nầy trả lời ba câu, đi hay xin ở lại... Ở đây không có phát biểu ư kiến, ở đây không có khích động, tuyên truyền, đừng giở tṛ phá hoại trao trả... Chúng tôi sẽ ngưng trao trả ở đây yêu cầu quư vị về lều Liên Hợp Quân Sự để làm việc... (Khi có một vấn đề không giải quyết được tại lều trao trả th́ hai bên trao trả, tiếp nhận; sĩ quan của Ban Liên Hợp của hai bên về lều Liên Hợp để t́m cách giải quyết: Thủ tục hai bên ấn định). Trong khi chờ đợi, nhân viên dân sự ngồi tại đây, không ai được tiếp xúc, khích động. Ngọc kết luận mở qua một hướng tấn công mới...

Nhóm người giản ra, Mẫm ngồi xuống. Tôi nh́n thấy nét mệt mỏi tàn tạ trong ánh mắt của anh. Mẫm đă vào một trận đấu không có ư niệm đủ, trận đánh quá xa lạ, khốc liệt và anh ư thức ḿnh chỉ là một cái cớ vô nghĩa khởi đầu cho xung đột. Mẫm không c̣n là sinh viên y khoa Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh viên Sài G̣n, người dẫn đầu lực lượng xung kích xuống đường phố Sài G̣n đ̣i quyền sống. Mẫm đă trở thành một cái “cớ” không hơn không kém, một cái “cớ” bị triệt tiêu!! Chúng tôi để Mẫm ngồi lại gian lều; đám trật tự của Mặt Trận vây chung quanh x́ xào...

Mẫm ngồi lại trong hững hờ sau cơn huyên náo tàn nhẫn, hai bàn tay bám chặt trên chiếc băng đôi mắt nh́n về phía trước để tránh hẳn tất cả gặp gỡ, tra hỏi. Nếu chạm phải một cái nh́n bất ngờ, Mẫm cười, nụ cười sẵn sàng muốn thoát khỏi thực tế tàn bạo đang vây bũa.

Tôi ngồi trong chiếc lều của Ban Liên Hợp cách lều trao trả nơi Mẫm ngồi một khoảng ngắn, tai lắng nghe bên ta cùng đối phương phân tích trường hợp Huỳnh Tấn Mẫm và các cách giải quyết. Hôm nay tôi không phải đấu, nhường nhiệm vụ nầy lại cho thiếu tá Chương, sĩ quan Liên Hợp cùng Tiểu ban Tù binh với tôi. Chúng tôi đủ sức đè bẹp cái đối phương tội nghiệp ngày hôm nay, như đợt đầu vừa qua giữa Ngọc và Dũng, chúng tôi đă chiếm thượng phong rơ rệt. Cán bộ cộng sản không phải chỉ có ưu điểm; Rành lư luận và biện luận giỏi hơn phe ta; họ chỉ học thuộc bài hơn. Bài học độc nhất. Nên chỉ lên lớp, vượt đượt “kẻ vô học”, người không quen trận địa miệng lưỡi. Hơn một năm qua ở bàn hội nghị cũng như các địa điểm trao trả chúng tôi đă thấy rơ được bài học của đối phương, nên khi đẩy vấn đề ra khỏi phạm vi bài học, cán bộ cộng sẽ ngất ngư đến độ buồn cười. Tên tôi được Chương nhắc tới... “Đại úy Nam sẽ tŕnh bày các chi tiết của thủ tục trao trả ở đoạn nói về các trường hợp tương tự như của nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm và cách thức phát biểu ư kiến...” Chương nhường lời cho tôi.

Tôi bắt đầu: Trước mặt tôi có hai bản thủ tục, một bản của chúng tôi, một bản của quư vị, hai bản có nội dung khác nhau và một vài vấn đề chưa được thỏa thuận, nhưng quả t́nh cả hai đă thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản để làm “khung” (tôi dùng một từ ngữ của họ) cho việc trao trả và tiếp nhận. Chính trong bản văn của quí vị cũng công nhận tính chất nầy qua câu kết luận: “Tuy chưa có sự thỏa thuận chính thức của cấp trưởng đoàn nhưng thủ tục trao trả nầy có giá trị thi hành...”. Văn bản của quí vị thiết lập chính thức từ 21-7 đă được xử dụng trong hai cuộc trao trả ngày 23, 24 tháng 7 năm ngoái cũng tại địa điểm nầy. Và cũng đă từng áp dụng cho trường hợp hai mươi mốt nhân viên dân sự gốc sinh viên tương tự như anh Huỳnh Tấn Mẫm. V́ tính chất thực tế và thực dụng của những thỏa thuận căn bản, đă từng áp dụng qua nhiều lần trao trả, hôm nay tôi nhắc lại những điều nầy để giải quyết trường hợp nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm”...

- Thỏa thuận thứ nhất là người phát biểu ư kiến chỉ được hỏi khi bên trao trả đă trả hết danh sách trong đó có người ấy.

- Bên tiếp nhận chỉ được phép hỏi ba câu: Câu thứ nhất hỏi tên, họ, năm, nơi sinh; câu thứ hai hỏi lư do bị bắt tức là những hoạt động trước kia gây nên duyên cớ bị bắt giữ,và câu chót hỏi về nguyện vọng (Tôi xin nói rơ ở đây, trong cả hai bản thủ tục chỉ có từ ngữ “phát biểu ư kiến”). Và nguyện vọng ở đây được xác định là nguyện vọng thay v́ đi về theo bên tiếp nhận th́ xin được ở lại phía bên trao trả. Nguyện vọng nầy sẽ được thực hiện khi trả lời câu hỏi: Nay xin ở lại quận, tỉnh nào... Sở dĩ chúng tôi đă cấu tạo nên câu hỏi trên v́ muốn tránh tính chất khích động từ những câu hỏi: Nay xin về với Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa hay theo Chính phủ Lâm Thời; cũng v́ muốn tránh những khích động tạo căng thẳng tại địa điểm trao trả nên chúng tôi mới đề nghị dùng ghi chú “xin ở lại” ở cột cước chú để tóm tắt nguyện vọng của người phát biểu thay v́ những ghi chú như: Chiêu hồi, t́m tự do, ở lại với bên nào...

Những điều trên tôi vừa tŕnh bày đến quí vị là những thỏa thuận căn bản đă thực hiện qua nhiều địa điểm trao trả. Thế nên hôm nay chúng tôi cần nhắc lại để giải quyết với trường hợp của nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm. Chúng tôi sẽ không thể nào giải quyết được vấn nạn mà chắc chắn quí vị sẽ nêu ra: Nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm không thuộc “diện trao trả”, nghĩa là anh ta thuộc về một thành phần thứ ba, thứ tư nào đó. Chúng tôi xin mở rộng vấn đề nầy thêm một lần nữa để rồi khép lại dứt khoát v́ vấn đề nầy hoàn toàn vượt khỏi khả năng, quyền hạn, trách nhiệm không những của chúng tôi mà cả quí vị. Những sĩ quan của Ban Liên Hợp Quân Sự Hai bên... Như danh từ “quân sự” đă xác định, nhiệm vụ của chúng tôi cũng như quí vị lại được Nghị Định Thư về Ban Liên Hợp Quân Sự xác định thêm một lần nữa, nhiệm vụ đó đă được nêu rơ từng ḍng, từng chữ, nghĩa là một nhiệm vụ rất hạn chế và cũng rất cụ thể... Trong phạm vi trao trả, nhiệm vụ của “chúng ta” lại được xác định thêm một lần nữa ở điều 11(d) Nghị Định Thư về trao trả những nhân viên quân sự và dân sự tại các địa điểm trao trả mà cả hai bên thỏa thuận... “Quan sát” có nghĩa là nh́n, ghi nhận và báo cáo các diễn tiến, trở ngại, kết quả của các buổi trao trả lên trưởng ban của hai bên ở trung ương để các vị này thảo luận hoặc đưa lên cấp trưởng đoàn... Thế nên khi quí vị khai triển trường hợp nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm để ép buộc chúng tôi phải quan sát, chứng kiến và cuối cùng giải quyết một trường hợp đặc biệt, xác nhận thành phần, lực lượng chính trị thứ ba, thứ tư, hoặc quá đáng hơn nữa, quí vị đẩy chúng tôi vào những cam kết nghiêm trọng như: Trả tự do cho các nhân viên dân sự này vô điều kiện, không được bắt lại, theo đúng nguyện vọng của người ta... Làm sao chúng tôi có thể thực hiện những cam kết, xác nhận như trên, không phải cấp trưởng đoàn của ban Liên Hợp Quân Sự mà ngay cả hội nghị cấp cao ở La Celle Saint Cloud cũng chưa thỏa thuận được về định nghĩa, xếp đặt cho thành phần thứ ba này... Chúng tôi chỉ là những sĩ quan trung cấp của một tiểu ban thuộc ban Liên Hiệp Quân Sự làm sao có thể giải quyết được một vấn đề nghiêm trọng, to lớn và rất phức tạp... Một vấn đề nhiều tính chất “chính trị” rất khác biệt với nhiệm vụ cụ thể của một sĩ quan trong tiểu ban trao trả. Tóm lại, chúng tôi cũng như trong quá khứ của khoảng thời gian tháng 4, 5, 6, 7 năm 73 trong lúc ngồi làm việc với quí vị trung ương để thiết lập thủ tục trao trả, khẳng định lại rằng: Chúng tôi chỉ làm việc theo nhiệm vụ của một quân nhân, ấn định rơ bởi các Nghị Định Thư về ban Liên Hiệp Quân Sự. Trong trao trả và chúng tôi làm việc theo thể thức nào. Đấy là thủ tục trao trả hiện đang có trước mặt tôi. Một thủ tục có “giá trị thi hành”, từ ngữ của quí vị. Để chấm dứt, tôi xin đúc kết thành khẳng định sau đây: Nhân viên dân sự Huỳnh Tấn Mẫm sẽ được hỏi theo ba câu hỏi của thủ tục, và cũng chỉ trả lời theo ba câu hỏi đó. Nếu quí vị bảo rằng anh ta không thuộc “diện trao trả”, có nghĩa không là đối tượng để trao trả th́ chúng tôi gạch tên anh ra khỏi danh sách và mang anh ta về. Tôi chấm dứt.

Bên kia lều trao trả, Mẫm lặng lẽ ngồi nghe, chắc anh đang chọn lựa, so sánh và cân nhắc, những chỉ thị đă nhận trước có lẽ đă không có giá trị với thực tế vừa trải qua. Mẫm đă bị đánh bật ra khỏi địa bàn quen thuộc với những đối lực mănh liệt, phũ phàng hơn anh dự tưởng. Qua khoảng sân nắng, tôi thấy Mẫm gục đầu.

Cuối cùng, Mẫm được giải quyết trong khuôn khổ thủ tục ba câu hỏi, anh chỉ yêu cầu đừng ghi là “hồi chánh” (lẽ tất nhiên) và ghi rơ nguyện vọng: “Xin trở về gia đ́nh ở Sài G̣n” ở mục cước chú. Tôi mang xắc tay cho Mẫm đi về phía lều đợi, sát ở băi trực thăng, ngang qua lều y tá, Nguyễn Thành Công, Tổng Thơ Kư của Tổng Hội Sinh viên, lúc Mẫm là Chủ tịch, tay mang băng “y tá” đưa tay lên chào Mẫm. Hai người tuổi trẻ nh́n nhau thật nhanh, h́nh như họ cố gắng cười với nhau nhưng không nổi.

Đến lều đợi, ngồi xuống bên cạnh Mẫm, sẵn có trung úy Vượng, dân Đại Học xá Minh Mạng quen với Mẫm từ trước, sĩ quan báo chí của phái đoàn gợi chuyện; tôi t́m lời nói mở đầu thân thiện nhất. Tôi tự giới thiệu, Mẫm gật đầu xác nhận có đọc qua những bài báo của tôi. Lấy đà từ sự kiện này tôi nói cùng Mẫm:

- Trước kia tôi rất chống đối hoạt động của anh, ở vị thế của một người lính chiến đấu, từ chiến trường nh́n về một hậu phương hỗn loạn trong đó các anh nhân danh ḥa b́nh, dân tộc để đ̣i chấm dứt chiến tranh, nhưng trong cách thế đấu tranh đó các anh đă đề cao người cộng sản và sỉ nhục chúng tôi. Chúng tôi c̣n gọi đó là thái độ vong ơn với những kẻ góp máu để các anh sống ở hậu phương, không những chỉ chống đối, tôi cũng nh́n các anh như là những hiện tượng cần phải hủy diệt, đánh nát. Nhưng bây giờ, sau những ngày sống cùng sinh hoạt này, tôi biết được thêm nhiều chuyện, biết để nghĩ rằng thái độ của ḿnh trưóc kia tuy căn bản không sai nhưng quả t́nh thiếu nhiều tinh tế và quá hạn chế. Trước th́ tôi nghĩ các anh bị cộng sản giật giây, nếu không muốn nói là cộng sản chính cống, nhưng bây giờ qua hai năm sống và tranh đấu trực tiếp cùng họ, hai năm ch́m ngập trong hoạt cảnh bi thảm tù tội, tôi có những ư kiến khác về anh, về anh Công, rộng răi hơn về những người tranh đấu chống chính quyền. Tôi nghĩ trừ một thiểu số nhỏ, những “nhân tố cơ sở” (chữ Việt cộng) mà cộng sản “cấy” vào ḷng các tổ chức sinh viên, các tổ chức tranh đấu ḥa b́nh là những cán bộ cộng sản đích thực, c̣n ngoài ra, anh hay các bạn trẻ dù có nhận tài liệu từ khu đưa vào, dù có được đón đi vào Hố Ḅ, Bến Mương, Tây Ninh học tập, các anh vẫn chưa là người cộng sản, không bao giờ có thể là người cộng sản, cộng sản thuần túy từ lư lịch quá khứ đă tạo dựng lên. Các anh chỉ là những người trẻ tuổi không muốn thỏa hiệp với một chính phủ nhiều sơ hở, nhiều khuyết điểm, tôi không thể phủ nhận tính chất này và có muốn phủ nhận cũng không được, v́ ngay cả ông Thiệu, ông Hương cũng đă báo động về tham nhũng, đă kêu gọi tiếp tay để diệt trừ tham nhũng. Trước một xă hội như thế, hoài bảo, trí thức và ḷng tự trọng của tuổi trẻ không cho phép các anh thỏa hiệp, và các anh phải phất cờ tranh đấu. Nhưng tranh đấu th́ phải có kỹ thuật, tranh đấu phải có mục tiêu. Thế th́ c̣n ai ngoài người cộng sản để tặng đến cho các anh hai khí giới chiến thuật cần thiết đó. Và dần theo sự giải thích của họ, anh thấy mục tiêu của ḿnh “có vẻ giống” mục tiêu của họ. Anh nhận thấy họ cùng anh ở một tuyến chiến đấu. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây, những mục tiêu chiến lược gói trọn cả hoài bảo tuổi trẻ của anh đối với người cộng sản chỉ là một mục tiêu chiến thuật đoản kỳ. Đối lại thái độ nhận họ vào tuyến chiến đấu chung của các anh, th́ họ chỉ xử dụng các anh như những đội ngũ tiền phong ở một vài giai đoạn nào đó, trong một vài địa bàn nào đó, như những năm 1966 - 67 ở đường phố Sài G̣n. Họ luôn luôn bảo vệ lực lượng chiến lược căn bản gồm những công - nông trung kiên với “đảng tính” tinh truyền, các anh chỉ là những “trí thức trẻ” thặng dư để lót đường trong một chiến dịch. Một chiến dịch chứ không là trận đánh cuối cùng, quyết định. Nhưng đến đây, tôi cũng phải nói rơ niềm thán phục của tôi đối với anh; những người tự bỏ đời sống b́nh yên để dấn thân vào cuộc đấu tranh mang đến nhiều cay đắng, thua thiệt. Nếu như những người khác, giờ này anh và anh Công chắc đă trở thành bác sĩ b́nh yên ở Sài G̣n, nhưng các anh đă chọn con đường chông gai, các cô Lan, Huệ đă lựa những vị thế băo táp... Chúng tôi thán phục sự chọn lựa can đảm đầy hy sinh cao đẹp này. Đến đây, anh Mẫm nếu có, cũng đừng nghĩ rằng tôi đang làm một công tác “chiến tranh tâm lư”, công việc này tôi không quen làm, cũng không xứng đáng để tôi thực hiện cùng anh, được như thế th́ tôi mới nói tiếp - Tôi ngần ngại một chút, xong tiếp tục - Tôi nghĩ rằng sự chọn lựa vừa rồi của anh đứng đắn, cũng như các anh Công, cô Lan, cô Huệ đă thấy, Lộc Ninh nầy không phải là thế giới của các anh, các chị. Thế giới, không khí, môi trường của các anh là ở Sài G̣n, trong giảng đường, giữa cộng đồng sinh viên, chỉ những nơi nầy anh mới có mục tiêu, cuộc tranh đấu của anh mới có ư nghĩa, chứ ở đây các anh c̣n ǵ nếu không là h́nh ảnh của anh Công mang băng y tá, ngồi trước mui một chiếc xe Hồng Thập Tự công tác cùng với những “bác sĩ”, chị “y tá” mà khả năng chuyên môn là điều đùa cợt với danh xưng và trong ánh mắt chỉ loáng lên những tia nh́n ŕnh ṃ nghi kỵ hạ đẳng. Anh về lại Sài G̣n học tiếp xong bằng bác sĩ, kết tập kinh nghiệm, mở thế tranh đấu mới trong tinh thần độc lập sắc son của quê hương, dân tộc... Nếu có thể tôi xin làm người viết diễn văn, dán bích chương cổ động cho anh.

Mẫm cười, phải, tôi cũng chỉ chờ đợi nụ cười tự nhiên trong sáng đó, tôi không biết anh nghĩ ǵ về lời tôi nói, nhưng chắc rằng, (hy vọng như thế) anh không bỏ qua ḷng thành thật của tôi. Bây giờ, tháng 4-74, hai tháng sau ngày trao trả, Mẫm vẫn bị biệt cư với một vài điều kiện nào đó, ước mong chính quyền có những biện pháp tích cực, uyển chuyển hơn để chấm dứt t́nh trạng hạn chế của Mẫm, v́ quả t́nh đó chỉ là những người lăng mạn đẹp đẽ mang nhiệt t́nh vào đời sống nhiều hư hại nầy mà thôi.

Lộc Ninh hai ngày sau, hôm nay chính tôi đứng trao trả, một tù nhân nổi tiếng khác: Luật sư Long. Ông Long ngồi ở băng cuối cùng, ngồi hẳn về một góc riêng rẽ, hai tay chống lên đùi chắc nịch tự tin, bên cạnh không phải chỉ một gói hành lư như Huỳnh Tấn Mẫm, luật sư Long có đến một đống hành lư gồm nhiều xắc tay cồng kềnh. Ông già ngồi vững chải, mắt quyết chí, đôi mắt nhỏ long lanh sau lớp kính trắng. Tôi nhủ thầm, ông ta chắc chắn sẽ có thái độ khác hẳn Mẫm hay Huỳnh Văn Trọng những ngày trước. Thái độ đó như thế nào, tôi không tiên đoán được, nhưng cảm thấy có một dự mưu và bề ngoài hăm hở kia chỉ là một lớp sơn che dấu. Từng tên người, từng người tù xao xuyến, c̣m cơi đi qua... Số 23, Nguyễn Long. Luật sư Long đứng dậy, cầm tay nải, một anh cộng sản có nhiệm vụ tiếp đón, đón lấy hai xắc lớn khác, ông đi thẳng không nh́n qua lại, không lộ vẻ ngần ngừ, hai dăy sĩ quan Ủy Ban Quốc Tế và Liên Hợp quân sự theo dơi lần lần bước chân của ông Long. Ông đi thẳng từ lều trao trả qua lều chờ đợi, ngồi xuống cùng đám tù chung danh sách vừa được trao trả. Chúng tôi trả thêm hai người cuối cùng (Danh sách hai mươi lăm người), các nhân viên thuộc Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng Ḥa cùng các cán bộ cộng sản trao đổi nhau ư kiến chót trước khi để tôi cùng thiếu tá Dũng (Mặt Trận Giải Phóng) kư xác nhận cuối cùng ở cuối bản danh sách. Bỗng tôi nghe từ bên lều đợi, cách trao trả khoảng năm thước những tiếng xôn xao, luật sư Long đang sửa soạn tuyên bố vài điều ǵ đó. Mấy viên sĩ quan Mặt Trận hấp tấp đi tập họp đám sĩ quan Ủy Ban Quốc tế, Thiếu úy Khánh (Mặt trận Giải phóng) sĩ quan phiên dịch đang oang oang gọi viên Chủ Tịch Hung Gia Lợi. (Mỗi phái đoàn quốc tế thay phiên nhau làm chủ tịch một tháng ), một anh thiếu úy mặt non, búng ra sữa với những trịnh trọng khôi hài... Như thế này là không được. Tôi bỏ tờ danh sách sắp kư xuống chạy băng qua lều đợi...

- Bác không thể tuyên bố, họp báo hay phát biểu ư kiến ǵ ở đây được. Thủ tục chỉ quy định phát nguyện vọng tại lều trao trả và trong lúc tiến hành trao trả mà thôi. Tôi nói cùng luật sư Long.

- Tôi muốn phát biểu ư kiến, tôi không rơ thủ tục, tôi nghe nhầm, cho tôi phát biểu ư kiến.

- Bác phát biểu ư kiến ǵ?...

Đôi mắt ông Long hốt hoảng, hai tay ông mở ra phân bua:

- Tôi có tội chi, tôi có tội chi, cho tôi phát biểu ư kiến trở về Việt Nam Cộng Ḥa. Bốn chữ chót nầy làm lấp trí khôn, mất hết phản ứng vốn rất nhậy, tôi tưởng rằng ông Long muốn trở về thật, sự hăng hái đi thẳng vừa rồi chỉ v́ không nghe rơ lời hướng dẫn thủ tục về cách phát biểu nguyện vọng trước khi cuộc trao trả bắt đầu... Nhưng chỉ sau ba phút, tôi đă biết ḿnh nhầm lẫn, bị mắc lừa. Trở về VNCH, tôi nghĩ ông Long cũng như Mẫm hay Huỳnh Văn Trọng. Đến lúc chọn lựa cụ thể nhất đă chọn Việt Nam Cộng Ḥa; v́ quả t́nh chỉ có trong cộng đồng nầy họ mới là Nguyễn Long, Huỳnh Văn Trọng, Huỳnh Tấn Mẫm, qua phía Mặt Trận Giải Phóng, họ sẽ không là ǵ hết. Cán bộ cao cấp như Phùng Văn Cung, Phạm Văn Bạch cũng chỉ là những chỗ ngồi bung xung thôi, huống ǵ chính sách sa-lông Nguyễn Long, thành tích tranh đấu không ǵ ngoài ba tuyên cáo chưa hề được phổ biến đến dân chúng. Tôi dẫn ông Long trở lại lều trao trả để ông phát biểu nguyện vọng, những sợi tóc trắng trên một thân thể đă vào tuổi già làm tôi chùng xuống, tôi quên mất đề pḥng trong cảm giác xót xa nầy. Ông Long ngồi xuống băng ghế, liếc mắt thấy đủ tất cả các viên sĩ quan của Uỷ Ban Quốc Tế, đột nhiên ông vùng dậy, mau như một con nai khi thoáng tiếng động...: Tôi, Nguyễn Long, luật sư, 65 tuổi người xă Diên Khánh, phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhà tôi ở 42 Vơ Tánh Sài G̣n, văn pḥng tôi ở 40C Gia Long Sài G̣n. Năm 1961 tôi tham gia vào Phong trào Dân Tộc tự quyết, năm 1965 tôi tham gia vào Ủy Ban Bảo Vệ Ḥa B́nh tôi bị bắt thả ra, rồi năm 1971 (?) tôi bị bắt lại và hôm nay đem trao trả cho Chính Phủ Lâm Thời... Tôi không phải là người của Chính Phủ Lâm Thời (Chánh Phủ Mặt Trận Giải Phóng) nhưng bây giờ tôi xin tỵ nạn chính trị tại Lộc Ninh này!!

A! ra thế!! Tôi đă bị ông Long lừa một cú lớn, tôi đă bị đôi mắt lạc thần, hai bàn tay run run mở ra cùng câu nói như tiếng khóc “tôi có tội chi” làm mờ mắt, tôi bị những sợi tóc bạc, khối thân thể già nua mệt nhọc làm mất hết năng lực nhận xét, nên đă vội vă đưa ông về lều trao trả và ông đi được bước “phát biểu ư kiến” chính thức trước Ủy Ban Quốc Tế... Nỗi sợ hăi “đẩy” một người oan uổng về phía đối phương đă khiến tôi quên mất âm mưu này của phía cộng sản; suốt ba tháng 4, 5, 6 và tháng 7 năm 1973 tại bàn hội nghị, qua hàng chục lần trao trả ở địa điểm này, chưa bao giờ phía Mặt Trận Giải Phóng thực hiện được một cú “phát biểu ư kiến” đầy đũ như lần nầy!! Lần nầy là lần độc nhất và chắc cũng là lần cuối cùng. Tôi có thêm được một kinh nghiệm xác đáng. Không bao giờ đem tinh thần nhân ái ra sống cùng Cộng Sản... Phải nhớ như in vào óc như thế, một lần nầy quá đủ... Tôi đưa tay ngắt lời ông Long, nói lớn gấp năm lần ông Long, nói lớn gấp mười lần lời phiên dịch chát chúa của viên thiếu úy cộng sản.

- Thưa quí vị, nhân viên dân sự Nguyễn Long đă được chúng tôi trao trả đúng thủ tục và không có một ư kiến, một nguyện vọng nào của nhân viên dân sự này được ghi nhận trong khi diễn tiến cuộc trao trả. Sự kiện phát biểu ư kiến của nhân viên dân sự Nguyễn Long sau khi cuộc trao trả hoàn tất chỉ là do thiện ư (quả t́nh như thế) của chúng tôi, tưởng để làm sáng tỏ một nguyện vọng, nhưng bây giờ biến thành một cuộc kích động, tố cáo. Chúng tôi chấm dứt sự phát biểu này v́ sai hẳn thủ tục trao trả. Về phần bác, tôi đă trao trả xong, xin mời bác đi (tôi nói riêng với ông Long).

Ông Long bước đi, bước chân vui thích sốt sắng, cán bộ Mặt Trận Giải Phóng chung quanh tỏ vẻ hớn hở. Nhưng rồi có ra ǵ, đi đến đâu, Ủy Ban Quốc Tế “ghi nhận” sự kiện, và nhân viên dân sự Nguyễn Long ch́m hẳn vào màu xanh đậm ngắt của rừng Lộc Ninh.

Lần đầu tiên trong hai năm “đấu” cùng cộng sản, tôi bị thua một đ̣n, thua v́ nghĩ ông Long là người “quốc gia”; thua là v́ yếu tính “quốc gia” làm mờ khả năng pḥng ngự... Nhưng quả t́nh tôi không thua nặng lắm, kẻ thua thật sự là những Nguyễn Long, Nguyễn Thành Công, Trần Thị Lan, Vơ Như Lanh, những người đem nhiệt t́nh vào trận, ném lên chiếu bạc đấu tranh chính trị tất cả nồng nàn cao quư của những con tim sáng ngời trung chính; Để đến cuối đường nơi khu rừng Lộc Ninh, trên đám rẫy vùng đồi đất đỏ, trong đêm khuya qua liếp cửa lộng gió, chập chờn giữa những giấc ngủ bị ŕnh rập, theo dơi. Họ có được ǵ, c̣n được ǵ, ngoài nỗi tan vỡ bi thương của một tâm thức lăng mạn không đất sống.

Tháng 2, 1974

 

Tù Binh và Ḥa B́nh******Thời đại của gian dối

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: